Luận án Đồn điền ở đồng bằng Bắc kỳ từ năm 1884 đến năm 1945

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI ---------- HỒ CÔNG LƢU ĐỒN ĐIỀN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC KỲ TỪ NĂM 1884 ĐẾN NĂM 1945 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI ---------- HỒ CÔNG LƢU ĐỒN ĐIỀN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC KỲ TỪ NĂM 1884 ĐẾN NĂM 1945 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 62.22.03.13 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Am HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi x

pdf239 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 479 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Đồn điền ở đồng bằng Bắc kỳ từ năm 1884 đến năm 1945, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
in cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, tư liệu được sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Những kết quả khoa học của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án Hồ Công Lƣu LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Văn Am, quý thầy cô giáo trong tổ Bộ môn Lịch sử Việt Nam, Khoa Lịch sử, Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã động viên, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Trung tâm lưu trữ Quốc gia I Hà Nội, Thư viện Quốc gia Việt Nam, Viện Sử học, Trung tâm Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận án. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã luôn động viên, ủng hộ và giúp đỡ tôi để tôi có niềm tin, động lực hoàn thành tốt luận án này. Hà Nội, tháng năm 2017 Tác giả luận án Hồ Công Lƣu DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ AGGI Phông phủ toàn quyền Đông Dương ACCIM Archives de la Chambre de commerce et d‟industrie de Marseille (Marseille) ANOM Centre des Archives Nationales d‟Outre – Mer (en France) FM Fonds ministériels IDEO Imprimerie d‟Extrême-Orient RST Fonds de la Résidence Supérieure au Tonkin ha hectare kg kilogramme km 2 kilomètre carré m 2 mètre carré BCH Ban Chấp hành CTQG Chính trị quốc gia ĐD Đông Dương ĐBBK Đồng bằng Bắc Kỳ ĐHQG Đại học quốc gia KHXH Khoa học xã hội NCLS Nghiên cứu Lịch sử Nxb Nhà xuất bản TTLTQG I Trung tâm lưu trữ quốc gia I MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 3 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 3 4. Nguồn tài liệu .......................................................................................................... 4 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu luận án ......................................... 5 6. Đóng góp của Luận án ............................................................................................ 5 7. Bố cục của Luận án ................................................................................................. 6 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ TƢ LIỆU CÓ LIÊN QUAN ............................................................................... 7 1.1. Các công trình của người nước ngoài .................................................................. 7 1.2. Những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước ................................. 14 1.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ..................................................... 22 CHƢƠNG 2. ĐỒN ĐIỀN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC KỲ TỪ NĂM 1884 ĐẾN NĂM 1918 ....................................................................................................... 24 2.1. Cơ sở hình thành và tình hình đồn điền ở đồng bằng Bắc Kỳ giai đoạn 1884 – 1918 ............................................................................................... 24 2.1.1. Điều kiện địa lí tự nhiên .................................................................................. 24 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................ 27 2.1.3. Tình hình đồn điền và sở hữu ruộng đất ở đồng bằng Bắc Kỳ trước năm 1884 ......................................................................................................... 33 2.2. Chính sách nông nghiệp của thực dân Pháp và sự thiết lập hệ thống đồn điền ở đồng bằng Bắc Kỳ .................................................................................................. 35 2.2.1. Chính sách nông nghiệp .................................................................................. 35 2.2.2. Quy chế, chính sách và biện pháp thiết lập đồn điền ..................................... 36 2.2.3. Quá trình thiết lập và quy mô đồn điền .......................................................... 42 2.3. Tổ chức quản lí đồn điền .................................................................................... 45 2.4. Hoạt động kinh tế trong đồn điền ....................................................................... 47 2.4.1. Nguồn vốn ....................................................................................................... 47 2.4.2. Điền chủ .......................................................................................................... 49 2.4.3. Nhân công đồn điền ........................................................................................ 51 2.4.4. Kỹ thuật sản xuất ............................................................................................. 57 2.4.5. Tình hình sản xuất kinh doanh ........................................................................ 59 Tiểu kết chương 2...................................................................................................... 71 CHƢƠNG 3. ĐỒN ĐIỀN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC KỲ TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1945 ....................................................................................................... 73 3.1. Bối cảnh lịch sử và chính sách đồn điền của thực dân Pháp ............................. 73 3.1.1. Bối cảnh lịch sử ............................................................................................... 73 3.1.2. Chính sách đồn điền của thực dân Pháp ........................................................ 74 3.2. Quy mô đồn điền ................................................................................................ 83 3.2.1. Đồn điền nhượng đất chung ............................................................................ 83 3.2.2. Đồn điền nhượng đất phủ rừng ....................................................................... 86 3.2.3. Đồn điền di dân tập thể ................................................................................... 87 3.2.4. Đồn điền bãi bồi ven biển ............................................................................... 88 3.3. Tổ chức quản lí đồn điền .................................................................................... 91 3.4. Hoạt động kinh tế trong đồn điền ....................................................................... 94 3.4.1. Vốn và chính sách hỗ trợ ................................................................................ 94 3.4.2. Nhân công đồn điền ........................................................................................ 96 3.4.3. Tình hình sản xuất và kinh doanh ................................................................. 101 Tiểu kết chương 3.................................................................................................... 117 CHƢƠNG 4. ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐỒN ĐIỀN TỚI KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC KỲ ............................... 119 4.1. Đặc điểm của đồn điền ở đồng bằng Bắc Kỳ từ năm 1884 đến năm 1945 ...... 119 4.1.1. Tập trung và thiết lập sở hữu lớn về ruộng đất ............................................ 119 4.1.2. Du nhập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa nhưng vẫn bảo lưu quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu .................................................................................... 121 4.1.3. Đồn điền ở đồng bằng Bắc Kỳ phát triển theo hướng sản xuất kinh doanh hàng hóa .................................................................................................................. 123 4.1.4. Chính sách hỗ trợ đặc biệt đối với đồn điền cà phê ở đồng bằng Bắc Kỳ ... 125 4.2. Vai trò của đồn điền trong sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng Bắc Kỳ giai đoạn 1884 – 1945 ............................................................................................. 127 4.2.1. Bước đầu góp phần đặt nền móng cho khoa học nông nghiệp Việt Nam hiện đại .................................................................................................................... 127 4.2.2. Góp phần thúc đẩy quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thuộc địa ra đời ở đồng bằng Bắc Kỳ ................................................................................................ 129 4.2.3. Đồn điền tác động tích cực đến sự biến đổi của một số ngành kinh tế khác ở đồng bằng Bắc Kỳ ................................................................................................ 131 4.3. Tác động của đồn điền đối với xã hội vùng đồng bằng Bắc Kỳ ...................... 136 4.3.1. Xã hội chuyển biến, phân hóa ....................................................................... 136 4.3.2. Phong trào đấu tranh của nông dân chống điền chủ và thực dân Pháp ...... 142 Tiểu kết chương 4.................................................................................................... 146 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 147 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .................. 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 152 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thống kê thuế ruộng ở Bắc Kỳ thời vua Tự Đức ................................................ 30 Bảng 2.2. Dân số khu vực Bắc Kỳ từ 1913 đến 1943 .......................................................... 32 Bảng 2.3. Vốn đầu tư của thực dân Pháp ở Đông Dương từ năm 1888 đến năm 1918 ................................................................................ 35 Bảng 2.4. Thuế ruộng đất ở đồng bằng Bắc Kỳ theo Nghị định năm 1913 ...................... 40 Bảng 2.5. Thuế thực dân Pháp quy định với ruộng đất của người Việt ............................ 41 Bảng 2.6. Tiền thưởng phân phát cho điền chủ ở Bắc Kỳ giai đoạn 1901 - 1907 ........... 49 Bảng 2.7. Một số đồn điền chuyên chăn nuôi ở đồng bằng Bắc Kỳ giai đoạn 1884 - 1918 ........................................................................................... 67 Bảng 2.8. Phân bố đồn điền kết hợp chăn nuôi với trồng trọt ở đồng bằng Bắc Kỳ giai đoạn 1884 – 1918 .......................................................................................... 68 Bảng 3.1. Tỷ lệ vốn bỏ ra trong giai đoạn 1924 đến 1930 ở Đông Dương .................. 74 Bảng 3.2. Ngân sách phân bổ cho các công trình thủy lợi lớn ở đồng bằng Bắc Kỳ (theo Đạo luật 22-2-1931) ................................................................................... 96 Bảng 3.3. Đồn điền cấp nhượng theo quy chế chung sử dụng công nhân ăn lương ở đồng bằng Bắc Kỳ giai đoạn 1919 – 1945 ...................................................... 98 Bảng 3.4. Phân bố diện tích các loại cây trồng chính trong các đồn điền của người Pháp ở Việt Nam năm 1930 ............................................................. 104 Bảng 3.5. Đồn điền chuyên canh trồng lúa ở các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ giai đoạn 1919 - 1945 ......................................................................................... 104 Bảng 3.6. Diện tích và sản lượng lúa ở Bắc Kỳ từ năm 1913 – 1943 .............................. 107 Bảng 3.7. Năng suất lúa đồng bằng Bắc Kỳ qua một số năm giai đoạn 1919 – 1945 ........................................................................................ 108 Bảng 3.8. Diện tích đồn điền cà phê ở đồng bằng Bắc Kỳ qua một số năm giai đoạn 1918 - 1945 ......................................................................................... 111 Bảng 3.9. Số liệu thống kê một số năm phản ánh về máy móc và phân bón nông nghiệp được nhập cảng vào Việt Nam ........................................................................... 112 Bảng 3.10. Lượng gia súc được chuyên chở bằng đường sắt và trung tâm cung cấp, tiêu thụ gia súc ở Bắc Kỳ (1920 – 1930) .......................................................... 116 Bảng 4.1. Tổng diện tích đồn điền cấp nhượng ở đồng bằng Bắc Kỳ giai đoạn 1884 - 1945 ......................................................................................... 119 Bảng 4.2. Quy mô sở hữu ruộng đất của Bắc Kỳ – Trung Kỳ – Nam Kỳ vào năm 1930 ...................................................................................................... 121 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đồng bằng Bắc Bộ (đồng bằng châu thổ sông Hồng) là vùng đất tạo những tiền đề quan trọng đưa đến thành lập nhà nước Văn Lang – nhà nước đầu tiên của Việt Nam. Ngay từ buổi đầu đó và trải qua các thời kỳ lịch sử sau này, đồng bằng Bắc Bộ luôn giữ vai trò trọng yếu về an ninh quốc phòng và kinh tế, đồng bằng Bắc Bộ chính là vùng trung tâm, là vựa thóc lớn ở Bắc Bộ và của cả nước. Thời Pháp thuộc, đồng bằng Bắc Bộ được gọi là đồng bằng Bắc Kỳ (Le Delta du Tonkin). Nơi đây, chính sách đồn điền được xem là một trong những chính sách kinh tế then chốt trong nông nghiệp của chính quyền thực dân. Ruộng đất vốn là tư liệu sản xuất chính của hơn 90% dân số Việt Nam lúc đó. Ruộng đất đối với người dân Việt Nam, người dân đồng bằng Bắc Kỳ không chỉ có ý nghĩa về mặt sở hữu vật chất mà còn cả về tinh thần. Chính sách đồn điền của thực dân Pháp đã tác động đến bộ phận đông đảo nhất trong xã hội; tác động đến ngành kinh tế chủ đạo của đồng bằng Bắc Kỳ và tác động đến sinh kế chính của người dân. Do vậy đây là một vấn đề lớn của lịch sử Việt Nam nói chung. Nghiên cứu đồn điền đồng bằng Bắc Kỳ chẳng những giúp chúng ta hiểu sâu sắc về đồn điền nông nghiệp ở đồng bằng Bắc Kỳ mà còn giúp chúng ta hiểu sâu sắc, toàn diện hơn về đồn điền nông nghiệp ở Bắc Kỳ và cả nước thời Pháp thuộc. Đồn điền sản xuất kinh doanh nông nghiệp theo hướng tư bản chủ nghĩa cũng là vấn đề mới trong nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 1884 – 1945, do vậy nghiên cứu vấn đề này sẽ góp phần tạo cơ sở đánh giá một cách khách quan về vai trò của chính quyền thực dân, vai trò của người nông dân Bắc Kỳ đối với sự chuyển biến nhất định của nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam nói chung, đồng bằng Bắc Kỳ nói riêng. Nghiên cứu vấn đề này còn góp phần lí giải sâu sắc hơn nguyên nhân phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp 2 mạnh mẽ, liên tục của nhân dân, nhất là phong trào đấu tranh của nông dân, công nhân ở đồng bằng Bắc Kỳ thời Pháp thuộc. Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống về đồn điền đồng bằng Bắc Kỳ từ năm 1884 đến năm 1945. Nhiều vấn đề còn khoảng trống như: chính sách đồn điền của thực dân Pháp; quá trình thiết lập và quy mô đồn điền; phương thức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm của đồn điền và những tác động của đồn điền tới kinh tế - xã hội trong vùng. Vì vậy công trình nghiên cứu này góp phần khỏa lấp những khoảng trống nói trên. Thực tế đó, nghiên cứ ỳ thời thuộc Pháp có giá trị khoa học và thực tiễn sâu sắc, giúp ta nhìn nhậ đầy đủ và sâu sắc hơn công cuộc khai thác thực dân ở một khu vực, góp phần hiểu đầy đủ hơn về chế độ thuộc địa ở nước ta. Sau hơn 30 năm đổi mới, nhìn chung, nông nghiệp của đồng bằng Bắc Bộ đã có những chuyển biến tích cực, đời sống nông dân được nâng cao hơn, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi tiến bộ. Bên cạnh đó, nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ còn không ít tồn tại như: nông nghiệp phát triển chưa bền vững; việc tập trung, tích tụ ruộng đất sản xuất hàng hóa lớn còn lúng túng chưa đạt mục tiêu; chưa có nhiều sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường thế giới; sử dụng và khai thác tài nguyên đất chưa hiệu quả. Do vậy, nghiên cứu vấn đề đồn điền đồng bằng Bắc Kỳ (1884 - 1945) sẽ góp phần chỉ rõ một số kinh nghiệm nhằm phục vụ yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, tiếp tục “mở rộng hạn điền, tích tụ ruộng đất”, đổi mới nông thôn, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, góp phần thực hiện thành công mục tiêu xây dựng “Nông thôn mới”, sớm đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao đời sống nhân dân và vị thế đất nước trên trường quốc tế. Với những ý nghĩa khoa học và thực tiễn nói trên, tôi lựa chọn vấn đề “Đồn điền ở đồng bằng Bắc Kỳ từ năm 1884 đến năm 1945” làm đề tài luận án Tiến sĩ Lịch sử. 3 2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu của luận án là: tập trung nghiên cứu đồn điền ở đồng bằng Bắc Kỳ thời kỳ 1884 – 1945; đồng thời luận án còn nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đề tài như chính sách đồn điền của thực dân Pháp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đồn điền ở đồng bằng Bắc Kỳ. * Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ thời Pháp thuộc. - Phạm vi thời gian: từ năm 1884 đến năm 1945 (Từ khi có Hiệp ước Patơnốt 1884 đánh dấu sự chấm dứt, từ bỏ quyền thống trị về kinh tế - chính trị của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn và đồng thời chính thức đánh dấu sự đặt ách thống trị của thực dân Pháp, cơ sở quan trọng nhất để chính quyền thực dân Pháp thực thi chính sách cai trị, trong đó có chính sách về đồn điền nông nghiệp; đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945). 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu Mục tiêu nghiên cứu của luận án là khôi phục lại một cách khách quan, tương đối đầy đủ về thực trạng đồn điền trong thời kỳ Pháp thuộc ở vùng đồng bằng Bắc Kỳ. Từ thực trạng đó, luận án phân tích những điểm mạnh và hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách đồn điền qua hai giai đoạn 1884 – 1918, 1919 – 1945; đồng thời luận án góp phần đánh giá vai trò và tác động của đồn điền đến kinh tế, xã hội đồng bằng Bắc Kỳ, bước đầu nêu ra một số bài học kinh nghiệm góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ và cả nước trong thời kỳ hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ Thứ nhất: Luận án nghiên cứu những mặt tích cực, hạn chế trong chính sách xây dựng, phát triển đồn điền của chính quyền thực dân Pháp ở đồng bằng Bắc Kỳ thời kỳ 1884 – 1945. Thứ hai: Luận án dựng lại quá trình thiết lập đồn điền, bước chuyển biến của kinh tế đồn điền đồng bằng bắc kỳ thời thời kỳ 1884–1945. 4 Thứ ba: Luận án nghiên cứu và làm rõ về tổ chức quản lý, kỹ thuật sản xuất, nguồn vốn và phương thức kinh doanh, nhân lực lao động trên các đồn điền ở đồng bằng Bắc Kỳ thời Pháp thuộc. Thứ tư: Luận án phân tích rõ những đặc điểm, tác động của đồn điền tới kinh tế, xã hội ở đồng bằng Bắc Kỳ. Trên cơ sở đó, góp phần đánh giá khách quan vai trò của đồn điền tới kinh tế, xã hội vùng đồng bằng Bắc Kỳ, vai trò của nhà nước thực dân và nông dân đối với kinh tế nông nghiệp ở đồng bằng Bắc Kỳ thời Pháp thuộc. 4. Nguồn tài liệu Để hoàn thành công trình nghiên cứu này, luận án đã khai thác và sử dụng kết hợp nhiều nguồn tư liệu khác nhau: - Những quan điểm, tư tưởng, chính sách về nông nghiệp của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là nguồn tư liệu rất quan trọng giúp nghiên cứu sinh có quan điểm, phương hướng nghiên cứu đúng các vấn đề do đề tài luận án đặt ra. - Nguồn tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I (Hà Nội), Trung tâm lưu trữ hải ngoại Pháp (Centre des Archives Nationales d‟Outre – Mer); Nguồn tài liệu của Thư viện Quốc gia Việt Nam và tư liệu lịch sử ở thư viện các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ; Các tài liệu của cơ quan lưu trữ ở các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Kỳ; Các lưu trữ Đảng bộ, lưu trữ Ủy ban Nhân dân tỉnh. Tư liệu lưu trữ của lịch sử Đảng và lịch sử dân tộc các tỉnh Đây là nguồn tài liệu gốc làm cơ sở để nghiên cứu sinh, khai thác và xây dựng luận án. - Các cuốn lịch sử, sách chuyên khảo, các bài báo nghiên cứu khoa học công bố trên các tạp chí, kỷ yếu hội thảo có liên quan đến đồn điền ở đồng bằng Bắc Kỳ. Đây là nguồn tư liệu bổ sung những nhận định đánh giá xác đáng và làm cơ sở để so sánh với kết quả nghiên cứu của luận án. - Các tư liệu điều tra, khảo sát thực tế địa phương thu thập ở một số địa điểm được Pháp và địa chủ người Việt tập trung đầu tư xây dựng và khai thác 5 đồn điền như: hệ thống các đồn điền ở Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam... Nguồn tư liệu này góp phần bổ sung thiếu sót của tư liệu thành văn. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu luận án - Phương pháp luận: Luận án sử dụng phương pháp luận sử học Mác xít, các trước tác, quan điểm, tư tưởng, chính sách của Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam về kinh tế nông nghiệp. - Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu lịch sử với phương pháp lôgic, trong đó phương pháp lịch sử là chủ yếu. + Luận án sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu chuyên ngành lịch sử với các phương pháp nghiên cứu khác như phân tích, tổng hợp, khái quát, so sánh, thống kê toán học. + Trong quá trình nghiên cứu, nghiên cứu sinh coi trọng làm tốt công tác tư liệu lịch sử như sưu tầm, tập hợp, chỉnh lý, đối chiếu xác minh độ tin cậy của tư liệu. + Là đề tài lịch sử địa phương nên rất chú trọng làm tốt công tác điền dã khảo sát thực tế lịch sử địa phương 6. Đóng góp của Luận án - Luận án là công trình nghiên cứu lần đầu tiên trình bày tương đối đầy đủ, toàn diện, hệ thống về tình hình đồn điền ở đồng bằng Bắc Kỳ thời Pháp thuộc 1884 – 1945; đồng thời rút ra những điểm tích cực, hạn chế của đồn điền nông nghiệp thời kỳ này. - Trên cơ sở đó luận án góp phần vào việc đánh giá một cách khách quan vai trò của chính quyền thực dân, vai trò của người lao động, của khoa học kỹ thuật, quan hệ sản xuất mới đối với đồn điền ở Bắc Kỳ thời Pháp thuộc 1884 – 1945. - Bước đầu luận án rút ra một số đặc điểm, tác động của đồn điền đối với kinh tế, xã hội đồng bằng Bắc Kỳ thời thuộc Pháp; đồng thời nêu lên một 6 số bài học kinh nghiệm lịch sử phục vụ cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp hiện nay ở đồng bằng châu thổ sông Hồng và cả nước. - Luận án còn là nguồn tài liệu thiết thực phục vụ cho nghiên cứu, biên soạn, học tập, giảng dạy lịch sử Việt Nam thời Cận đại. 7. Bố cục của Luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung của Luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và tư liệu có liên quan Chương 2: Đồn điền ở đồng bằng Bắc Kỳ từ năm 1884 đến năm 1918 Chương 3: Đồn điền ở đồng bằng Bắc Kỳ từ năm 1919 đến năm 1945 Chương 4: Đặc điểm và tác động của đồn điền đến kinh tế - xã hội vùng đồng bằng Bắc Kỳ thời Pháp thuộc (1884 – 1945) 7 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ TƢ LIỆU CÓ LIÊN QUAN 1.1. Các công trình của ngƣời nƣớc ngoài Đến nay đã có một số công trình nghiên cứu của tác giả người nước ngoài về kinh tế nông nghiệp, đồn điền ở Bắc Kỳ thời Pháp thuộc. Năm 1885, M.Paul Brunat xuất bản cuốn “Exploration commerciale du Tonkin” (Khảo sát thương mại xứ Bắc Kỳ). Công trình dày 80 trang, có nội dung chính là phản ánh những khảo sát của tác giả về khả năng phát triển thương mại ở Bắc Kỳ. Tác giả đánh giá vùng đồng bằng Bắc Kỳ là vựa lúa lớn của Bắc Kỳ “Bắc Ninh, Hà Nội, Nam Định và Ninh Bình là trung tâm sản xuất lúa gạo, mỗi năm hai vụ mùa hè và mùa đông” [tr 24]; “Cư dân nơi đây đã biết cách để giữ vị thơm của gạo” [tr 25], “họ xuất khẩu sang Hồng Kông thứ gạo trắng, thơm” [tr 25; 26]. Tác giả vi hành đến nhiều tỉnh ở Bắc Kỳ và chỉ ra những cơ hội, tiềm năng khai thác thương mại đối với cây chè, nghề làm giấy, thuốc lá, hay xuất khẩu mía đường [tr 28], tuy nhiên xu hướng thương mại thuận lợi chính ở đồng bằng Bắc Kỳ là tập trung sản xuất lúa và một số sản phẩm chăn nuôi. Rõ ràng, M.Paul Brunat đã đã chỉ ra những tác động của đồn điền nông nghiệp nói chung đối với các hoạt động thương mại. Công trình “Việc cấp phát ruộng đất ở Bắc Kỳ” (Les concessions de terres au Tonkin) của J. Morel (1912). Đây là công trình nghiên cứu chuyên về tình hình cấp nhượng ruộng đất ở Bắc Kỳ đến năm 1912. Có một số vấn đề được phản ánh như các văn bản hành chính về cấp nhượng ruộng đất của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn và thực dân Pháp [tr 22; 78]; tình hình sở hữu ruộng đất gồm đất công làng xã, đất bỏ không, đất thuộc sở hữu nhà nước [tr 16; 33], Một số nội dung liên quan đến vấn đề đồn điền được đề cập như ruộng đất đồn điền đến năm 1912 và chế độ sử dụng lao động trong các đồn điền ở Bắc Kỳ. Marius Borel, một điền chủ trồng cà phê ở Bắc Kỳ trong giai đoạn này đã có công trình nghiên cứu “Nghề trồng cà phê ở Bắc Kỳ” (La culture du 8 caféier au Tonkin) (1913). Công trình hơn 100 trang đã đề cập đến việc trồng cà phê ở Bắc Kỳ đến năm 1913: giống cà phê, kỹ thuật trồng; phòng trừ sâu bệnh; thu hoạch, kinh doanh cà phê. Đây là những tư liệu quan trọng cho nghiên cứu của luận án về tình hình trồng cà phê trên các đồn điền ở đồng bằng Bắc Kỳ. Tác giả đánh giá “Không có phân việc trồng cà phê ở Bắc Kỳ là vô ích” [tr 2]; “Một đồn điền xấu cho mỗi năm mỗi gốc cà phê 150gam cà phê hàng hóa. Sau khi bón nửa lượng phân (phân chuồng và phân hóa học) đồn điền này cho 810 gam cà phê hàng hóa mỗi gốc. Năm sau lượng phân tăng lên gấp đôi năng suất đạt đến 1,38kg cà phê hàng hóa mỗi gốc” [tr 27]. “Việc trồng cà phê không thể thực hiện được nếu không có những đàn gia súc lớn, tỷ lệ với đồn điền” [tr 30]. Ngoài ra, tài liệu cung cấp một số thống kê về nhân công trên các đồn điền ở đồng bằng Bắc Kỳ. Tuy nhiên ở công trình này nghiên cứu của tác giả mới phản ánh được tình hình trồng cà phê ở một số đồn điền trong vùng đến năm 1913. Henri Brenier với công trình (Essai d‟ Atlas statistique de l‟ Indochine Francaise) (Át lát thống kê), IDEO, Hanoi – Haiphong, 1914. Đây là công trình trình bày các vấn đề kinh tế, xã hội Bắc Kỳ dưới dạng át lát địa lý. Công trình này cũng cung cấp cho nghiên cứu luận án những số liệu về diện tích, dân số, đất canh tác ở đồng bằng Bắc Kỳ, đặc biệt là ảnh bản đồ hành chính Bắc Kỳ [tr 28; 29]. Henry Cucherousset với công trình “Xứ Bắc Kỳ ngày nay” (Aujour d‟ au Tonkin) do Trần Văn Quang dịch sang tiếng Việt, xuất bản năm 1924. Công trình gồm 20 chương đề cập đến các vấn đề của Bắc Kỳ như: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, thể dục thể thao, y tế, công trình thủy lợi, giao thông vận tải, đồn điền của người Pháp. Công trình cung cấp nhiều ảnh quý liên quan đến công trình thủy lợi, hái, phơi, sấy cà phê, các giống ngựa, bò quý. Tuy vậy, một số nội dung nghiên cứu còn thể hiện tính chủ quan của tác giả khi nói về sự thống trị của Pháp ở Việt Nam trong giai đoạn này. Chẳng hạn, tác giả cho rằng nhờ có nền cai trị, chính sách của Pháp nên ở đồng bằng Bắc Kỳ người dân có 9 điều kiện kinh tế tốt hơn: nhà ở sạch hơn, đi đường không có người ăn cướp, sự ăn uống sung túc [tr 9 - 10; 56 - 60]. Công lao khai phá đồn điền của người Pháp (chương thứ mười một): „„khi người Pháp mới tới xứ Bắc Kỳ lần thứ nhất thì ở bản xứ có rất nhiều đất bỏ hoang. Chính phủ đề nghị cho người Đại Pháp khẩn những khu đất ấy làm đồn điền. Các điền chủ bèn chiêu tập dân nhà quê bởi thế đất bỏ hoang dần dần lại giồng giọt, dân cư có vẻ trù mật sầm uất‟‟ [tr 55]. Mỗi năm có 1 cuộc hội chợ 15 ngày để cho các nhà nghề phô bày về sự tiến bộ, tổ chức phát thưởng cho những nghề mới [tr 53]. L.Roubaud, Việt Nam-bi thảm Đông Dương, (Viet-nam, La tragédie Indochinoise), Nxb Valois, Paris 1931, được viết theo kiểu ký sự, điều tra. Năm 1963, Nxb Đại Nam văn hiến, Sài Gòn đã dịch cuốn sách sang tiếng Việt. Năm 2006, Nxb Thanh niên cho tái bản và sửa chữa. Sách dày 176 trang tiếng Việt (bản dịch). Đây là cuốn sách mang tính chất điều tra, lịch sử và ký sự nên nội dung tương đối tản mạn. L.Roubaud đã ghi chép lại những gì đã chứng kiến trong những chuyến đi thực tế của mình. Đó là những bài phóng sự của tác giả viết về những cuộc chiến tranh của dân chúng, của công nhân đồn điền Bắc Kỳ chống lại những thảm kịch, chủ yếu là trong năm 1929-1930 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Việt Nam quốc dân Đảng. Khi đề cập đến trường Hoàng Phố (nơi đào tạo một số nhà cách mạng Việt Nam), tác giả cho biết nội dung một số tài liệu dùng để huấn luyện của hội Việt Nam Thanh niên cách mạng trong đó có mục đề cập đến vấn đề “cu li” với quyền được hội họp, đình công, đấu tranh chống tuyển “cu li” cho nước ngoài [tr 49; 50] hoặc đấu tranh đòi tư bản Pháp “áp dụng luật lệ thợ thuyền của mẫu quốc, cấm tuyển dụng “cu li” [tr 91]. Yves Henry xuất bản công trình “Economie agricole de l‟ Indochine” (Kinh tế nông nghiệp Đông Dương) tại Hà Nội năm 1932. Đây là công trình nghiên cứu tổng hợp về kinh tế nông nghiệp Đông Dương, trong đó có nông nghiệp Bắc Kỳ. Công trình đã có những thống kê cụ thể về tình hình sở hữu ruộng đất (về cơ bản sở hữu vừa và nhỏ chiếm ưu thế); việc chiếm hữu ruộng đất 10 của địa chủ, người Pháp ở đồng bằng Bắc Kỳ làm thay đổi ít nhiều hình thức sở hữu, nhất là sự xuất hiện hình thức sở hữu tư nhân có quy mô lớn về diện tích cấp nhượng [tr 106, 107]; thống kê về số người phải lĩnh canh ruộng đất, tá điền [tr 213]; kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp trồng lúa [tr 218, 219]. Tác giả đã có những phản ánh chân thực về việc chiếm hữu ruộng đất lập đồn điền của người Pháp ở Bắc Kỳ: “Từ Nghị định do Toàn quyền Đông Dương ký ngày 27 tháng 12 năm 1913 trở đi, bọn thực dân càng có cơ sở pháp lý thực dân để tiến hành việc cướp đất lập đồn điền. Chỉ trong khoảng 10 năm (1920 – 1930), chúng đã chiếm được thêm ở Bắc Kỳ 104.000 ha ruộng đất của nhân dân Bắc Kỳ” [tr 224]. Việc xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Bắc Kỳ nói chung, vùng đồng bằng nói riêng đã được phản ánh từ chương 5 đến chương 12. Đáng chú ý là những phản ánh về tình hình xuất khẩu lúa gạo [tr 359-363] và cà phê [tr 577-578] ở đồng bằng Bắc Kỳ. Chương 5 “Tổng Th..., đỉnh ở Việt Trì, đáy là bờ vịnh Bắc Bộ từ cửa Bạch Đằng ở phía Đông Bắc đến cửa Đáy ở phía Tây Nam. Diện tích 15.000km2. Là miền sụt võng, mặt phủ phù sa Đệ tứ, ven rìa là phù sa cổ (Vĩnh Phú, Hà Bắc và từ Trung Hà đến Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây), còn một số đồi sót ở Đồ Sơn, Kiến An, Yên Dũng, Thạch Thất, Quốc Oai, Ninh Bình. Bề mặt đồng bằng nói chung nghiêng từ tây bắc sang đông nam. Hệ thống đê chống lụt ven sông và dọc bờ biển chia đồng bằng thành những ô trũng và kín do phù sa sông không bồi thêm vào được [48; 170]. Thời Pháp thuộc, đồng bằng Bắc Bộ gọi là đồng bằng Bắc Kỳ thuộc khu vực Bắc Kỳ (Bắc Kỳ gồm ba khu vực: đồng bằng, trung du và thượng du). Toàn bộ xứ Bắc Kỳ (được xác lập theo các Hiệp ước Harmand năm 1883, Patenôtre năm 1884 và Sắc lệnh của Tổng thống Pháp ngày 17-10-1887) nằm ở phía Bắc Đông Dương, có diện tích 117.988 km2, được chia thành 3 vùng rõ rệt: Khu vực thượng du, khu vực trung du và khu vực đồng bằng châu thổ. Trong đó vùng đất châu thổ do phù sa hai con sông bồi tụ là sông Hồng và sông Thái Bình, có hình thế tam giác cân mà đỉnh là tỉnh Phú Thọ và cạnh huyền là dãi đất kéo dài từ thị xã Quảng Yên đến Ninh Bình (giáp giới đất Trung Kỳ) [54; 32], gồm các tỉnh Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Phúc Yên, Vĩnh Yên [109; 107]. Trên vùng đất châu thổ rộng 14.550 km2 có khoảng 7,3 triệu dân sinh sống (chiếm 4/5 tổng số dân Bắc Kỳ) [54; 32]. Diện tích của Bắc Kỳ gần 116.000 km 2, trong đó vùng đồng bằng chiếm diện tích 14.700 km2 [50; 17]. 25 Theo Henri Brenier thì vùng đồng bằng Bắc Kỳ chiếm khoảng 16.000 km2 [133; 12]. Rõ ràng, khu vực “đồng bằng” Bắc Kỳ được các nhà nghiên cứu định lượng tương đối đồng nhất về địa giới hành chính và diện tích. Trong công trình này, chúng tôi sử dụng bản đồ của tác giả Vũ Tự Lập để làm rõ hơn về “khái niệm” đồng bằng Bắc Kỳ [64; 9-10]. 2.1.1.2. Tự nhiên * Địa hình: Đặc trưng cơ bản nhất là thấp và bằng phẳng, dốc thoải từ tây bắc xuống đông nam, từ độ cao 10 – 15m giảm dần đến độ cao mặt biển. Địa hình cao trên 3m thường là các bậc thềm phù sa cổ, phát triển ở Hà Bắc, Vĩnh Phú và Hà Sơn Bình. Địa hình thấp dưới 1m nằm ở duyên hải thuộc Hà Nam Ninh, Thái Bình và Hải Phòng [64; 8]. Trong đê vùng nội đồng vùng đồng bằng Bắc Kỳ có nhiều ô trũng do phù sa bồi đắp không đều, điển hình nhất là các ô Hà Đông (giữa sông Hồng, sông Đáy và sông Phủ Lý), ô Hà Nam Ninh (giữa sông Hồng, sông Đáy, sông Phủ Lý và sông Nam Định), ô Bắc Hưng Hải (giữa sông Hồng, sông Đuống, sông Thái Bình và sông Luộc). Ra phía biển lại có những ô bao quanh bởi các đê ngăn nước mặn như ô Vĩnh Bảo, ô Tiên Lãng, ô An Dương. Qua các cống ở ven biển, nước thủy triều vẫn lên xuống và được lợi dụng để tưới tiêu cho đồng ruộng ở đây. [64; 10]. Tuy vậy, việc giữ nước, tích, thoát nước rất khó khăn và thường gây ra úng, hạn hán liên miên. Đồng bằng Bắc Kỳ có hàng trăm km bờ biển, chiều cao trung bình của thủy triều ở vùng ven biển từ 1,9 đến 2,4 m, có ngày lên tới 3,8m, công tác thủy lợi có ý nghĩa rất quan trọng. * Đất đai: Đồng bằng Bắc Kỳ phần lớn là đất phù sa màu mỡ do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Đất ở đồng bằng Bắc Kỳ được đánh giá là loại đất tốt nhất ở nước ta với thành phần thịt nhẹ, có độ phì tự nhiên, hàm lượng kim loại kiềm và kiềm thổ cao thích hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là trồng lúa. 26 Đặc điểm này cho phép lĩnh vực trồng trọt ở đồng bằng Bắc Kỳ có cơ cấu cây trồng đa dạng. Do mật độ dân cư cao nên đất canh tác bình quân đầu người của vùng nhỏ. Tổng diện tích đất tự nhiên của vùng đồng bằng Bắc Kỳ khoảng 1,5 – 1,6 triệu ha (15000 – 16000 km2) [64; 8], trong đó diện tích đất nông nghiệp khoảng 1.330.000 ha [225; 1]. Trước khi thực dân Pháp hoàn thành xâm lược Bắc Kỳ, sở hữu làng xã về ruộng đất nhìn chung đã rất thu hẹp. Sở hữu tư nhân đã chiếm vị trí ưu thế chi phối các quan hệ ruộng đất [90; 55]. Cơ bản sở hữu ruộng đất ở đồng bằng Bắc Kỳ lúc này là sở hữu nhỏ. * Sông ngòi: Đồng bằng Bắc Kỳ có mật độ sông ngòi cao, từ 0,7 km đến 1 km/1 km2, có hai hệ thống sông lớn là sông Hồng (trục Tây - Nam) và sông Thái Bình (trục Đông – Bắc) cung cấp nguồn nước đủ cho sản xuất và sinh hoạt của khu vực. Đồng thời, hai hệ thống sông tự nhiên này tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa giữa các tỉnh Bắc Kỳ và giữa vùng đồng bằng, trung du, miền núi. Tại vùng đồng bằng, các nhánh sông Hồng đã gặp các nhánh của sông Thái Bình gồm sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam. Toàn bộ các sông này tỏa rộng cả vùng đồng bằng Bắc Kỳ cùng với các sông nối như sông Kinh Thầy, sông Lạch Tray, sông Luộc, sông Đuống và sông Đáy, tạo nên một hệ thống giao thông dày đặc cho cả Bắc Kỳ. Sông Hồng và Thái Bình hàng năm đổ ra biển khối lượng nước và phù sa khổng lồ, riêng sông Hồng hàng năm mang ra biển gần 1 tỷ m3 nước và hơn 100 triệu tấn phù sa. Chế độ thủy văn của các sông ở đồng bằng Bắc Kỳ phụ thuộc vào chế độ gió mùa, có tính thất thường. Đồng thời phần lớn vùng hạ lưu các sông ở đây có độ dốc dòng chảy nhỏ. Do vậy đồng bằng Bắc Kỳ thường bị úng lụt hay vỡ đê về mùa mưa, khô hạn về mùa khô. Thống kê chưa đầy đủ qua sách Toàn thư Cương mục và Đại Nam thực lục, từ thế kỷ X đến cuối thế kỷ XIX đã có 188 năm có vỡ đê, lũ lụt lớn, hạn hán, mất mùa. Đặc điểm này ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp, sinh sống của người dân. Công tác thủy lợi có ý nghĩa rất lớn đối với khu vực này. 27 * Khí hậu Vùng đồng bằng Bắc Kỳ thể hiện rõ nét đặc trưng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều và diễn biến phức tạp. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22,50C đến 23,50C, độ ẩm từ 82% đến 85%, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1400mm đến 2000mm. [64; 11]. Khoảng 80% tổng lượng nước mưa cả năm dồn vào mùa mưa (khoảng từ tháng 6 đến tháng 10). Một số vùng có lượng mưa cao từ hơn 2000-3000mm. Do vị trí địa lý, địa hình đón gió nên đồng bằng Bắc Kỳ chịu ảnh hưởng rất lớn của những diễn biến thời tiết phức tạp: mùa đông, gió mùa đông bắc lạnh; mùa hè nóng nực, khô hạn. Ngoài ra khu vực này còn thường xuyên hứng chịu các cơn bão lớn, có sức tàn phá mạnh gây lũ lụt lớn, dịch bệnh, Những đặc điểm cơ bản của vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên mang đến những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất, sinh hoạt của cư dân ở đồng bằng Bắc Kỳ. Vùng có nhiều thuận lợi cho phát triển nông nghiệp quy mô lớn, nông nghiệp hàng hóa, nhưng điều kiện tự nhiên cũng đưa đến những bất lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhất là thiên tai, lũ lụt về mùa mưa và hạn hán về mùa khô. Đồng bằng Bắc Kỳ có mức độ tập trung dân số cao, quỹ đất dư hạn chế nên việc khai thác và sử dụng hiệu quả đất đai ở đây có ý nghĩa quan trọng. Để phát triển một nền nông nghiệp hiệu quả trên vùng vừa đòi hỏi phải tận dụng tốt những thuận lợi nhưng đồng thời phải khắc phục khó khăn, nhất là việc phòng chống thiên tai phải luôn được chú trọng. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Kinh tế Từ thời cổ đại, người Việt cổ đã khai phá và nhiệt tình sản xuất nông nghiệp ở vùng đồng bằng Bắc Kỳ. Cùng với truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm kiên cường bất khuất, đoàn kết, cư dân đồng bằng Bắc Kỳ còn có truyền thống lao động sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông vụ. Trồng lúa nước giữ vai trò chủ đạo trong thời gian dài. Ngoài ra cư dân còn trồng rau củ, cây ăn quả, chăn nuôi và đánh bắt thủy hải sản. Cư dân đồng bằng Bắc Kỳ thời cổ đại đã biết 28 làm công tác thủy lợi bằng cách thực hiện biện pháp tưới tiêu “theo nước triều lên xuống” [92; 39]. Thời phong kiến, nông nghiệp tiếp tục là ngành kinh tế chủ đạo của nước ta nói chung và đồng bằng Bắc Kỳ nói riêng. Đến trước thời Nguyễn, đồng bằng Bắc Kỳ là vựa lúa lớn của cả nước, có ý nghĩa rất lớn đối với sự thịnh suy của các triều đại phong kiến. Cùng với những chính sách của triều đình, nông dân đồng bằng Bắc Kỳ qua hàng nghìn năm lao động, sản xuất cần cù, chịu khó đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. Trước hết phải nói đến sự kiên cường, bền bỉ và những kinh nghiệm quý trong công tác thủy lợi gồm đắp đê, ngăn mặn, khơi đào sông ngòi. Công tác này được thực hiện liên tục qua các triều đại. Thời Lý, đắp đê Cơ Xá (từ Yên Phụ đến Lương Yên), khơi rộng, sâu sông Tô Lịch, đào kênh Lãm (Yên Mô – Ninh Bình). Thời Trần, việc làm thủy lợi được thực hiện bài bản hơn. Từ năm 1248 trở đi, nhân dân tham gia đắp đê quai vạc (đê đỉnh nhĩ), đầu tiên thực hiện ở đồng bằng Bắc Kỳ. Hàng năm cứ vào đầu năm người dân đều tham gia đắp đê, “không kể sang hèn, già trẻ đều phải đi đắp. Chỗ nào đê thấp thì tôn cao lên, chỗ lỡ thì bồi đắp lại” [92; 205]. Các triều đại sau theo truyền thống đó mà vẫn duy trì công việc này. Nhân dân đồng bằng Bắc Kỳ còn thực hiện khai hoang, đắp đê lấn biển. Tiêu biểu như việc khai hoang lấn biển lập huyện Tiền Hải – tỉnh Thái Bình; huyện Kim Sơn – tỉnh Ninh Bình đầu thời Nguyễn. Nhân dân tích lũy được kinh nghiệm trong công tác thủy lợi như đắp bờ giữ nước, khơi thông chỗ úng thủy, sử dụng xe tát nước Nhân dân ở đây cũng đã tích lũy được kinh nghiệm lựa chọn, phát triển giống cây trồng đa dạng, phù hợp nhất định với điều kiện thổ nhưỡng từng vùng. Nhà bác học Lê Quý Đôn thế kỷ XVIII đã viết, “Ở Đàng Ngoài người nông dân đã gieo trồng được 8 giống lúa chiêm, 27 giống lúa mùa, 29 giống lúa nếp; trình độ thâm canh cao có nhiều giống lúa ngắn ngày. Nhiều vùng ở 29 đồng bằng Bắc Bộ như Tiên Hưng, Kiến Xương, Nghĩa Hưng (tỉnh Thái Bình), Thiên Trường (Nam Định), Khoái Châu (Hưng Yên), Lý Nhân (Hà Nam) một năm cấy được hai mùa mỗi mẫu sản xuất giá trị hơn 200 quan” [92; 357]. Một số kinh nghiệm được nhân dân đồng bằng Bắc Kỳ đúc rút qua sản xuất: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”; “Nhất thì nhì thục”; đã biết vận dụng nông lịch gồm 24 tiết trong năm của phương Bắc vào điều kiện của Việt Nam. “Từ thế kỷ XI, ở đồng bằng sông Hồng, nông dân hai làng Búng và La Văn (Thái Bình) đã gây bèo hoa dâu bón ruộng” [6; 33]. Dù bất cứ hoàn cảnh nào những người nông dân ở đây vẫn cần cù, tích cực sản xuất, quyết tâm bảo vệ đất đai nên nhiều năm kinh tế nông nghiệp phát triển. Giáo sĩ phương Tây khi vào truyền giáo ở đồng bằng Bắc Kỳ thế kỷ XVIII đã nhận xét: “Đất đai màu mỡ và không lúc nào nghỉ sản xuất. nhân dân rất hiểu giá trị của ruộng đất nên không bao giờ bỏ hoang và như vậy, mỗi năm họ thường làm được hai đến ba vụ lúa” [92; 357]. Truyền thống đó của nông dân đồng bằng Bắc Kỳ được trao truyền cho thế hệ sau. Nhiều kinh nghiệm quý đến nay vẫn được những người nông dân ở đây áp dụng trong sản xuất. Kế thừa kinh nghiệm khẩn hoang của các vương triều trước ở vùng Nam Bộ, các vua Nguyễn đã tiếp tục cho thực hiện chính sách đồn điền trong phạm vi cả nước. Năm 1828 – 1829, Nguyễn Công Trứ đã đề xướng và được phong làm Doanh điền sứ, tổ chức khai hoang thành công và lập ra hai huyện Kim Sơn (Ninh Bình) và Tiền Hải (Thái Bình). Năm 1875, hình thức đồn điền được chuyển cho các Nha sơn phòng. Nhà Nguyễn chủ trương vừa đẩy mạnh khai hoang ở đồng bằng, vừa mở rộng khai hoang thượng du, trung du và biên giới từ Quảng Trị trở ra Bắc nên lập các Nha Sơn phòng đôn đốc công việc này nhằm “chấn hưng mối lợi tự nhiên của trời đất, làm nền tảng mở mang của nước nhà”, “để giữ vững bờ cõi ta, thực là để phòng bị mối lo không ngờ” [30; 226 - 227]. Việc khẩn hoang nửa sau thế kỷ XIX ở đồng bằng Bắc Kỳ được tổ chức theo ba hình thức: đồn điền, doanh điền và làng xã khai hoang. 30 Trước năm 1884, đa số người dân ở đồng bằng Bắc Kỳ sống bằng sản xuất nông nghiệp, gắn chặt với đất đai. Thời Tự Đức, thuế ruộng quy định cho các tỉnh từ Nghệ An ra Bắc Kỳ như bảng thống kê dưới đây: Bảng 2.1. Thống kê thuế ruộng ở Bắc Kỳ thời vua Tự Đức Loại ruộng Thuế tô ruộng tƣ 1 mẫu Thuế tô ruộng công 1 mẫu Thóc Tiền phụ thu Thóc Tiền phụ thu Hạng 1 26,6 thăng 1 tiền 10 đồng 80,0 thăng 1 tiền 25 đồng Hạng 2 20,0 thăng 1 tiền 40 đồng 56,0 thăng 1 tiền 25 đồng Hạng 3 13,3 thăng 1 tiền 40 đồng 33,3 thăng 1 tiền 25 đồng [92; 16] Theo nhận định của các tác giả, “mức bóc lột tô thuế ruộng đất của nhà Nguyễn nhìn chung không cao” [92; 58]. Triều Nguyễn có các biện pháp cứu tế xã hội khác nhau: “tha thuế, hoãn thuế chẩn cấp khi gặp thiên tai, miễn thuế, giảm mức thuế và bán hoặc cho vay thóc.; vận động nhân dân đóng góp giúp đỡ dân đói, có khen thưởng; thành lập xã thương ở làng xã, dựng nhà dưỡng tế ở các trấn” [92; 164-166]. Nhà Nguyễn còn là triều đại đầu tiên chủ trương thông báo giá gạo, tình hình sản xuất mùa màng thiên tai ở các tỉnh về trung ương để nhà nước có thể có những biện pháp đối phó kịp thời bằng các chính sách như trên. Công tác trị thủy và thủy lợi cũng được triều đình nhà Nguyễn quan tâm, thực hiện xuyên suốt ở Bắc Kỳ nói chung, đồng bằng Bắc Kỳ nói riêng. Tuy nhiên, công tác này không hiệu quả do thiếu phối hợp và quy hoạch chung, các tác động của môi trường sinh thái. Theo thống kê của chúng tôi, từ năm 1803 đến năm 1883, có 47 năm đê vỡ ảnh hưởng đến một bộ phận hoặc toàn bộ vùng đồng bằng Bắc Kỳ. Một số năm vỡ đê, lụt, bão lớn nhất ở đồng bằng Bắc Kỳ là 1857; 1862; 1871; 1879; 1881; 1883 [92; 105 – 108]. Sản xuất nông nghiệp trước năm 1884 ở đồng bằng Bắc Kỳ chủ yếu bằng kinh nghiệm. Có một số chuyển biến về nhân giống và cơ cấu nông 31 nghiệp. Lúc này, nông dân đồng bằng Bắc Kỳ đã có được 65 giống lúa tẻ và 27 giống lúa nếp, trong đó có những giống lúa ngắn ngày 3 tháng đến 4 tháng. Nông dân đã tìm được nhiều giống lúa mới cho gạo thơm, trắng, dẻo ngon nhưng chưa tạo được điều kiện cho tăng năng suất. Bên cạnh đó, nông dân còn trồng cây lương thực khác như ngô, khoai, sắn; trồng cây công nghiệp như mía, cói; trồng rau và cây ăn quả. Về chăn nuôi, đa số phát triển chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình phục vụ trồng trọt. Như vậy, nông nghiệp ở đồng bằng Bắc Kỳ trước năm 1884 khá đa dạng, phong phú nhưng vẫn không vượt ra khỏi phương thức sản xuất cổ truyền. Bộ phận kinh tế thứ hai phát triển mạnh ở đồng bằng Bắc Kỳ là thủ công nghiệp. Số người làm nghề thủ công tăng lên. Các nghề làm gốm, sành sứ, dệt vải, lụa, làm giấy, làm đường, làm pháo, phát triển ở nhiều nơi. Một số làng nghề nổi tiếng ở đồng bằng Bắc Kỳ trước năm 1884 như: làm pháo ở Đồng Kỵ (Bắc Ninh), Bình Đà (Hà Tây); làm tranh dân gian ở làng Đông Hồ (Bắc Ninh), Hàng Trống (Hà Nội); làm giấy ở Yên Thái, Hồ Khẩu (Hà Nội); làm gốm sứ ở Bát Tràng (Thăng Long); làm lụa ở La Khê (Hà Tây cũ); Thương nghiệp ở đồng bằng Bắc Kỳ lúc này hạn chế do chính sách ức thương của nhà Nguyễn. “Gạo từ Nam Định chở vào Nghệ An phải nộp thuế 9 lần” [92; 453]. Việc trao đổi với thương nhân phương Tây không còn. Lúc này chủ yếu trao đổi buôn bán với thương nhân Trung Quốc; Xiêm; Mã Lai. Một số hàng hóa của đồng bằng Bắc Kỳ, chủ yếu là lúa gạo, vải lụa, đồ gốm xuất khẩu sang Trung Quốc ở Quảng Châu. Lúc này Thăng Long – Hà Nội vẫn là đô thị lớn nhất Việt Nam. 2.1.2.2. Xã hội Đồng bằng Bắc Kỳ là nơi phát tích, khai phá từ rất sớm của người Việt Cổ. Nhiều phát hiện khảo cổ học ở Vĩnh Yên, Hà Nội, Hải Phòng đã chứng minh đây là khu vực có sự sinh sống và lịch sử phát triển từ buổi sơ khai của người Việt và dân tộc Việt Nam. Từ buổi đầu lịch sử dân tộc cho đến nay, đồng bằng Bắc Kỳ luôn là nơi có sự tập trung dân số cao so với các vùng khác trong cả nước. Gia tăng dân số ở vùng đồng bằng Bắc Kỳ thể hiện qua bảng thống kê sau: 32 Bảng 2.2. Dân số khu vực Bắc Kỳ từ 1913 đến 1943 Khu vực 1913 1921 1926 1932 1936 1943 Bắc Kỳ 6.000.000 6.854.000 7.402.000 8.096.000 8.700.000 9.851.000 Trung Kỳ 5.000.000 4.933.000 5.581.000 5.122.000 5.656.000 7.183.000 Nam Kỳ 3.165.000 3.797.000 4.118.000 4.484.000 4.616.000 5.200.000 [185; 261] Bảng thống kê cho thấy, Bắc Kỳ có dân số cao nhất Đông Dương thời kỳ này, dân số Bắc Kỳ tăng lên nhanh chóng: năm 1921 là 6.854 nghìn người, đến năm 1936 tăng lên 8.700 nghìn người. Đồng bằng Bắc Kỳ dân số là 6.350 nghìn người, mật độ trung bình rất cao là 430 đầu người/km2 [50; 21]. Theo nghiên cứu tác giả Pirre Gourou trong những năm 30 của thế kỷ XX: trong lúc ở vùng trung, thượng du mật độ dân số rất thấp, thì ở đồng bằng mật độ dân số trung bình từ 400 đến 590 người mỗi cây số vuông, thậm chí Nam Định, Thái Bình mật độ dân số là 830 người/1km2 [147; 161]. Về thành phần, đại bộ phận cư dân ở đây là người Kinh. Trước năm 1884, cơ cấu xã hội ở đồng bằng Bắc Kỳ chia thành hai giai cấp lớn: thống trị và bị trị. Giai cấp thống trị gồm vua, quan, địa chủ. Giai cấp đia chủ đã trở thành một lực lượng có thế lực cả về chính trị và kinh tế ở làng xã. Giai cấp bị trị gồm toàn bộ nông dân, thợ thủ công, thương nhân, một số dân nghèo thành thị. Tuyệt đại bộ phận cư dân ở đồng bằng Bắc Bộ là nông dân. Sang thời Pháp thuộc, nông nghiệp vẫn là kinh tế chủ đạo nên nông dân chiếm khoảng 90% dân số của vùng. Theo tác giả Nguyễn Văn Khánh, cho đến năm 1945, tính trên 16 tỉnh miền Bắc, giai cấp nông dân chiếm tới 89% số hộ nông dân [52; 141], chia thành ba tầng lớp: trung nông, bần nông và cố nông. Trung nông có khoảng từ 3 mẫu trở lên và các công cụ sản xuất như trâu, bò, nông cụ, tự sản xuất và nuôi sống mình, không phải bán sức lao động, nhưng cũng không có khả năng tham gia vào việc bóc lột người khác. Bần nông gồm những người thiếu ruộng đất canh tác, trâu bò và nông cụ chiếm 35,4% số hộ nông dân, chiếm 10,8% diện tích canh tác, bình quân 33 ruộng đất là 47.6 m2/người. Cố nông là những người nghèo khổ nhất, không có tư liệu sản xuất, nguồn sống chính là lĩnh canh ruộng đất, làm mướn và đi ở cho nhà giàu. Họ chiếm 20,6% tổng số hộ nông dân nhưng chỉ chiếm khoảng 1,2% ruộng đất. Bình quân ruộng đất của họ là 92m2/người [52; 141]. Thống kê của Aumiphin cho thấy, tá điền chiếm 57% dân số nông thôn Nam Kỳ, trong khi Bắc Kỳ là 24%, Trung Kỳ chiếm 13% [5; 197]. 2.1.3. Tình hình đồn điền và sở hữu ruộng đất ở đồng bằng Bắc Kỳ trước năm 1884 Trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, đồn điền có một vị trí, vai trò quan trọng. Đồn điền thường gắn liền với các công cuộc khẩn hoang, kết hợp kinh tế với quốc phòng và do nhà nước trực tiếp quản lý. Năm 1344, nhà Trần chính thức lập đồn điền, đặt các chức đồn điền Chánh, Phó sứ ở Ty Khuyến nông Năm 1462, nhà Lê đặt đồn điền để chứa lương cho biên giới; năm 1481, lập các sở đồn điền, lúc ấy cả nước có 43 sở đồn điền Năm 1790, Nguyễn Ánh bắt đầu cho quân lính khai hoang, thiết lập đồn điền ở Nam Kỳ. Lực lượng sản xuất trong đồn điền gồm tù binh, tù phạm, nô tì, binh lính, dân chiêu mộ, dưới sự giám sát trực tiếp của quan chức nhà nước. Chính sách này đã góp phần mở rộng diện tích canh tác, tăng sản lượng nông nghiệp, kết hợp với việc nuôi quân bảo vệ biên giới [76; 30]. Có hai loại đồn điền: Một là, đồn điền do binh lính và tù phạm khai khẩn. Tất cả hoa lợi thu hoạch được trong các đồn điền này đều được cho vào kho chung của nhà nước. Hai là, đồn điền do mộ dân khai khẩn và sản xuất thì phải nộp thuế cho nhà nước. Đồn điền dưới thời kỳ phong kiến nói chung là một đơn vị kinh tế kết hợp quân sự. “Từ giữa thế kỷ XIX trở về trước, đồn điền là một hình thức ruộng đất do quân đội cày cấy. Bản thân chữ đồn và chữ điền đã nói rõ hình thức đó; nó phản ánh sự kết hợp giữa đồn binh với ruộng đất” [81; 20]. Đồn điền không chỉ có tác dụng mở rộng diện tích canh tác, ổn định đời sống nhân dân mà còn cung cấp lương thực cho quân đội, bảo vệ biên cương, góp phần đảm bảo sự thống trị của các triều đình phong kiến Việt Nam. Thế kỷ XIX, các vua đầu triều Nguyễn tiếp tục khuyến khích việc phát triển đồn điền, 34 nhất là ở Nam Kỳ. Khi thực dân Pháp âm mưu mở rộng phạm vi đánh chiếm ra Bắc và Trung Kỳ, triều đình nhà Nguyễn buộc phải khuyến khích khẩn hoang theo cả 3 hình thức là đồn điền, doanh điền và đồn sơn phòng [54; 58]. Việc tổ chức khai hoang ở đồng bằng Bắc Kỳ chủ yếu theo hình thức doanh điền mộ dân khai hoang dưới thời vua Minh Mệnh. Từ tháng 3 năm 1828 đến tháng 3 năm 1829, Nguyễn Công Trứ đã tổ chức khai hoang thành lập mới hai huyện Tiền Hải (Thái Bình) và Kim Sơn (Ninh Bình) với tổng diện tích khai khẩn được là 33.590 mẫu [92; 43]. Hình thức khai hoang lập đồn điền do tư nhân đảm nhiệm phát triển mạnh ở một số tỉnh duyên hải đồng bằng Bắc Kỳ và có hiệu quả nửa cuối thế kỷ XIX. Năm Tự Đức thứ 1 (1848), Vũ Đình Nhuận ở xã Ninh Cường (Nam Định) chiêu mộ được 51 đinh, khai hoang được 612 mẫu, chia cho dân đinh và lập thành thôn Ninh Mỹ. Hay vào những năm đầu thế kỷ XIX, tỉnh Thái Bình có 615 làng xã, đến năm 1900 có 802 làng xã, tăng 107 làng xã. Năm Tự Đức thứ 28 (1875), Nam Định khẩn hoang được 17.000 mẫu ruộng, các quan tỉnh được khen [1; 11]. Do chính sách khai hoang lập đồn điền của nhà Nguyễn tập trung ở các tỉnh duyên hải Bắc Kỳ nên đồn điền trước năm 1884, phân bố tập trung ở các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. Về sở hữu ruộng đất, qua nghiên cứu trường hợp của tỉnh Hà Đông (thuộc Hà Nội ngày nay) cho thấy ở đồng bằng Bắc Kỳ trước năm 1884 chủ yếu là sở hữu nhỏ (dưới 3 mẫu) và vừa (từ 3 đến 20 mẫu). Số chủ sở hữu nhỏ ở Hà Đông chiếm 62,32% về số chủ sở hữu và 22,39% về diện tích; số chủ vừa chiếm 36,8% số chủ và nắm giữ phần lớn ruộng đất với 69,97%. Số chủ sở hữu lớn ở Hà Đông chỉ có 110 người chủ (0,87% số chủ) và chiếm 7,65% về diện tích. Đáng chú ý, chỉ có 9 chủ sở hữu trên 50 mẫu và chiếm 1,71% diện tích ở Hà Đông. Như vậy, nhìn chung trước năm 1884, ở đồng bằng chủ yếu vẫn tồn tại hình thức sở hữu nhỏ và vừa. Hình thức sở hữu lớn đã có nhưng ở mức độ thấp. Kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp thời Nguyễn đã có bước tiến bộ hơn trước, song vẫn là sản xuất theo kinh nghiệm, kiến thức nghề nông truyền thống như coi trọng khâu làm đất, đảm bảo khâu tưới, tiêu nước, sử dụng phân 35 chuồng, phân xanh, bèo dâu bón ruộng, thu hoạch đúng thời vụ Nông nghiệp Việt Nam cuối thế kỷ XIX đã có những biến đổi nhất định nhờ hoạt động khẩn hoang, lập đồn điền ở cả Bắc và Nam Kỳ. Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn nặng tính độc canh, phụ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên, kỹ thuật canh tác lạc hậu nên sản lượng, năng suất trồng trọt, chăn nuôi thấp, năng suất lúa đạt khoảng 9 tạ/ha [5; 37]. 2.2. Chính sách nông nghiệp của thực dân Pháp và sự thiết lập hệ thống đồn điền ở đồng bằng Bắc Kỳ 2.2.1. Chính sách nông nghiệp Ngay sau khi chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, ngày 20/2/1862, thực dân Pháp ban hành Nghị định quy định “toàn bộ ruộng đất hoang (vô chủ), đất mà người chủ chỉ chiếm hữu mà không có bằng chứng về quyền sở hữu thì đều bị tịch thu hay sung công cho nhà nước” [80; 29]. Nửa sau thế kỷ XIX, sau khi cơ bản bình định xong toàn bộ Việt Nam, thực dân Pháp bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa ở Đông Dương, với chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) do Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer khởi xướng. Theo Robequain tư bản tư nhân Pháp kể từ năm 1888 đến 1918, tổng số vốn bỏ ra để kinh doanh ở Đông Dương là 492 triệu phơ răng vàng. Bảng 2.3. Vốn đầu tƣ của thực dân Pháp ở Đông Dƣơng từ năm 1888 đến năm 1918 STT Ngành kinh doanh Số vốn (triệu Frans) 1 Công nghiệp 249 2 Vận tải 128 3 Thương nghiệp 75 4 Nông nghiệp 40 Tổng cộng 492 [140; 181] 36 Chính quyền thực dân thực hiện chính sách tổng thể đối với nông nghiệp như: thiết lập quyền sở hữu cá nhân ruộng đất ra toàn lãnh thổ; quy định lại đơn vị tính diện tích ruộng đất; chính sách tô thuế; chính sách đồn điền và chính sách phát triển một số giống cây trồng, vật nuôi mới. Năm 1897, triều đình nhà Nguyễn kí điều ước nhượng quyền khai khẩn đất hoang cho thực dân Pháp. Năm 1898, thực dân Pháp quy định lại số diện tích cho đơn vị tính mẫu trong cả nước ta. Theo đó, ở Bắc Kỳ một mẫu trước đây là 5000 m2, lúc này được quy định chỉ còn 3600m2. Ngày 1 – 5 – 1900, thực dân Pháp ra nghị định phủ nhận quyền sở hữu ruộng đất trong luật pháp phong kiến, tạo cơ sở cho chúng cướp đoạt ruộng đất của nông dân. Một diện tích đất màu mỡ của nông dân bị thực dân Pháp coi là “đất hoang”, “đất vô chủ” để chiếm đoạt. Hầu hết ruộng đất của nước ta lúc này được chính quyền thuộc địa cho phát canh thu tô. Sản xuất chủ đạo vẫn là trồng lúa nhằm cung cấp cho mục tiêu xuất khẩu của thực dân Pháp. Theo số liệu thống kê, từ năm 1913 đến năm 1918, số tiền thuế thu được từ xuất khẩu gạo cả Việt Nam là 13.200 triệu đồng Đông Dương [28; 96]. Một phần ruộng đất được cấp nhượng thành lập hệ thống đồn điền. Đến năm 1890, cả nước bị thực dân Pháp chiếm 10.900 ha, năm 1900 đã chiếm 301.000 ha [152; 223]. Năm 1912, riêng ở Bắc Kỳ thực dân Pháp đã chiếm 470.000 ha [90; 121]. 2.2.2. Quy chế, chính sách và biện pháp thiết lập đồn điền 2.2.2.1. Đối tượng và diện tích cấp nhượng Từ năm 1884 đến năm 1902, theo các văn bản hành chính thực dân, đối tượng được cấp nhượng đất ở đồng bằng Bắc Kỳ chỉ có người Pháp. Nghị định năm 1888 quy định người Pháp được cấp nhượng không mất tiền không quá 100ha. Từ Nghị định năm 1895 về sau chỉ giới hạn đối với người Pháp số diện tích đồn điền cấp không (50 ha với Nghị định năm 1913 và dưới 300 ha Nghị định năm 1918). Đối với số đất đai cấp nhượng cho người Pháp phải trả tiền thì số diện tích được cấp nhượng không giới hạn. 37 Năm 1902, thực dân Pháp đã bắt đầu thực hiện chính sách cấp nhượng đất đối với người bản xứ nhưng chưa được quy định rõ trong văn bản hành chính. Diện tích được cấp nhượng cho người bản xứ không quá 5ha (bằng 1/20 diện tích đất người Pháp được cấp nhượng). Nghị định của Toàn quyền Albert Sarraut năm 1913, lần đầu tiên có quy định rõ việc cho phép người bản xứ được tham gia vào quy chế nhượng đất với tư cách là thần dân và dân bảo hộ. Diện tích được cấp nhượng cho người bản xứ tăng lên không quá 50ha, bằng 1/6 diện tích người Pháp được cấp nhượng không mất tiền. Nghị định năm 1918 điều chỉnh số đất cấp nhượng cho người bản xứ lên không quá 300 ha. Tuy nhiên việc xin cấp nhượng đất của người Việt vướng rất nhiều rào cản khó khăn từ chính quyền thực dân như: vấn đề đơn viết bằng tiếng Pháp; kinh phí khai thác đất; quy trình, thủ tục xin cấp nhượng; Khái quát những vấn đề cơ bản trên cho thấy, đối tượng cấp nhượng có sự phân biệt đối xử rất rõ giữa người Pháp và người bản xứ, trong khi đất đai đó thuộc quyền làm chủ của người bản xứ, chính họ cùng những thế hệ đi trước đã khai phá, bảo vệ. Sự phân biệt, đối xử đã thể hiện bản chất của chính quyền thực dân. Chính quyền thực dân Pháp chỉ quan tâm đến nhu cầu, lợi ích của người Pháp nhằm duy trì nền cai trị, sự quan tâm đến người bản xứ chỉ là chính sách “mị dân” hay “dùng người Việt trị người Việt”. Chủ trương cấp nhượng cho người Việt số ít đất đai lúc này của chính quyền bảo hộ là nhằm biến một số lớn người Việt thành những người bảo vệ đất đai và an ninh xã hội cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, từ chỗ không đề cập gì đến quyền lợi của người bản xứ đến việc thực hiện chính sách cấp nhượng một diện tích nhất định cho thấy đã có sự thay đổi bước đầu trong chính sách đất đai của thực dân Pháp ở đồng bằng Bắc Kỳ. 2.2.2.2. Thủ tục và phương thức cấp nhượng Trước năm 1913, thủ tục cấp nhượng đất đai cho người Pháp ở đồng bằng Bắc Kỳ khá đơn giản. Sự đơn giản này mang tính vô nguyên tắc nhằm phục vụ cho mục đích chiếm đoạt ruộng đất. Từ Nghị định năm 1913, việc 38 cấp nhượng được quy định thận trọng hơn như quy định phải đợi sau 45 ngày đất không có tranh chấp, khiếu nại mới được cấp; sau khi được cấp, trong 5 năm đầu chủ đồn điền chỉ được nhận danh hiệu đồn điền tạm thời và không được bán, chính quyền thực dân có thể lấy lại để phục vụ xây dựng các công trình công cộng. Thay đổi này nhằm tránh việc chính quyền thực dân phải thực hiện giải quyết các vụ tranh tụng và tránh việc phải mua lại đất đai của các chủ đồn điền để cấp lại cho người dân ở đồng bằng Bắc Kỳ. Về phương thức cấp nhượng, từ năm 1884 đến năm 1900, việc cấp nhượng với giá 1 đồng/1ha. Thực chất đây là hình thức cho không. Từ đầu thế kỉ XX, chính quyền bảo hộ ở Bắc Kỳ bắt đầu chủ trương cấp nhượng có bồi thường nhưng chưa ban hành thành quy định cụ thể. Nghị định năm 1913 đã quy định rõ hai hình thức cấp nhượng: dưới 50 ha thì cho không, trên 50 ha phải trả tiền theo hình thức bán đấu giá hay bán thuận mãi (giá thỏa thuận). Nghị định năm 1918, điều chỉnh giới hạn của hai hình thức cấp nhượng lên 300 ha. Đây là quy định áp dụng cho người Pháp. Diện tích cấp nhượng cho không là 50 ha hay 300 ha đều là quá lớn trong bối cảnh người dân đồng bằng Bắc Kỳ đang thiếu đất sản xuất nghiêm trọng. Chẳng hạn, ở tỉnh Bắc Ninh lúc này “người ta ước tính 122.000 chủ có dưới 1 mẫu chiếm 61.000 mẫu” [41; 328]. Nghĩa là trung bình một chủ đất người Việt chỉ có 0,5 mẫu (0,185 ha). Như vậy, diện tích một đồn điền cấp nhượng cho không đối với người Pháp bằng tổng diện tích đất đai sở hữu của từ 270 đến 1621 nông dân. 2.2.2.3. Loại đất cấp nhượng Theo các văn bản hành chính thực dân, đất có thể được cấp nhượng gồm 4 loại: đất tự do chưa bao giờ được trồng cấy; đất không trồng cấy và bỏ từ 3 năm trở lên; đất không trồng cấy, bị bỏ từ 3 năm và trên 1 năm, trừ những đất mà dân các làng tuyên bố bằng văn bản muốn giữ lại và sẽ nộp thuế; đất rừng gọi là đất bãi cây nhỏ, trừ những khoảng được tuyên bố là công và đặt dưới quy chế riêng về rừng đã hoặc sẽ ban hành. 39 Quy định về loại đất được cấp nhượng nói trên của thực dân Pháp cho thấy sự mập mờ, không rõ ràng. Sự mập mờ đó tạo thuận lợi cho chính quyền thực dân thực hiện việc tịch thu, chiếm đoạt ruộng đất để cấp nhượng. Thực tế, “nhiều đất được gọi là hoang, vô chủ, công hữu, tự do mà chính quyền đã lấy để cấp nhượng cho các điền chủ trong giai đoạn này là đất tư của nông dân hay đất công làng xã bị bỏ hoang trong chiến tranh” [109; 52]. Chính quyền ... Nghề nghiệp Đồn điền Diện tích/1 đồn điền Phƣơng thức lập Năm lập Địa điểm Ghi chú 1 Amilhat Jean Nhân viên thương mại kiêm thương nhân 4 70,000 Nhượng tạm thời (NTT) 1899 Hải Dương 2 80,000 NTT 1900 3 10,000 NTT 1901 4 40,000 NTT 1903 5 Arnal Trồng dâu nuôi tằm 2 4,086 NTT 1890 Hà Nội 6 1,084 NTT 1896 Hà Nội 7 Babut Phóng viên ở Hà Nội 1 16,300 Mua (M) Sau 1897 Bắc Ninh 8 Barbier Quản lí khách sạn ở Đồn Sơn 1 2,000 M Trước 1897 Hải phòng 9 Bellan (Pierre Adolph) Nhà trồng trọt ở Phúc Yên 1 2.257,000 NTT 1903 Phúc Yên 10 Boinet Nhà trồng trọt ở Hà Nội 1 1.010,000 NTT 1898 Hà Đông 11 Bourgoin Meiffre Kĩ nghệ gia ở Hà Nội 1 5,985 NTT 1890 Nam Định 12 Broutin Trạng sư ở Hải Phòng 1 7,000 NTT Trước 1897 Hải Phòng 13 Canhier 1 112,000 NTT 1897 Ninh Bình 14 Champanhac Thầu khoán ở Hà Nội 1 320,000 NTT 1896 Hà Nội 15 1 1,500 NTT 1902 Bắc Ninh 16 1 10,000 NTT 1902 Bắc Ninh PL.14 17 Comu 1 2.250,000 NTT 1891 Hưng Yên 18 Cornu Autide Thương nhân ở Vinh 3 20,280 M 1890 Hưng Yên 19 22,180 M 1890 20 351,000 NTT 1890 Nhà nước mua lại (ML) 21 Coupard (Victor, Alphonse) Dược sĩ ở Hải Phòng 2 19,946 NTT 1904 Kiến An 22 36,560 NTT 1904 Hải Dương 23 Courant (Becker) Không rõ 1 0,260 NTT 1900 Hải Dương 24 1 2,280 NTT 1900 Hải Dương 25 Courret (Charies) Thầu khoán ở Hà Nội 5 1.183,000 NTT 1891 Bắc Ninh 26 6.017,360 NTT 1898 Phúc Yên 27 85,000 M 1897 Phúc Yên 28 60,000 M 1897 Phúc Yên 29 6,000 NTT 1900 Phúc Yên 30 Coutel Thầu khoán các công trình công cộng 2 4,277 NTT 1896 Hà Nội 31 0,360 M 1896 Hà Nội 32 Cruers De Cogoin Nhà báo ở Hải Phòng 1 855,000 NTT 1899 Hải Phòng 33 D ‟ Abadie 1 234,200 M 1897 Phúc Yên 34 Dauelle Thương nhân ở Hải Phòng 2 17,028 NTT 1893 Nam Định 35 1.647,000 NTT 1894 Ninh Bình 36 115,920 M 1897 Phúc Yên 37 Delvignes ở Pháp 1 0,850 NTT 1897 Hà Nội 38 Drerup Thầu khoán ở Hải Phòng 1 3,000 M Trước 1897 Hải Phòng 39 Dupont Nhân viên hãng vận tải đường sông Lào Cai 1 1,332 NTT 1892 Nam Định 40 Durant Cảnh sát ở Hà Nội 1 53,600 Sau 1897 Bắc Ninh 41 De Peretti Thầu khoán ở Hà Nội 1 3.756,440 NTT 1900 Phúc Yên 42 Falconnet Người đóng móng ngựa ở Hà Nội 1 1,000 NTT 1897 Hà Nội 43 Fau (Archipppe) Không rõ 3 220,000 NTT 1904 Ninh Bình NVV 1904 44 590,000 NTT 1904 Ninh Bình NVV 1904 PL.15 45 148,000 NTT 1908 Ninh Bình ML 1912 46 Faucon 1 185,200 NTT 1897 Bắc Ninh 47 Faussenmagne (Auguste) Thầu khoán ở Hải Phòng 1 280,000 NTT 1900 Kiến An 48 Fréchon Thương nhân ở Hải Phòng 1 7,000 NTT 1900 Kiến An 49 Gallay Chủ khách sạn ở Đồ Sơn 1 1,000 NTT Trước 1897 Hải Phòng 50 Gayet Laroche (Michel Celestin) Thương nhân ở Hà Nội 2 139,090 M 1890 Hưng Yên 51 113,625 NTT 1989 Hà Nam 52 Gendreau Cố đạo ở Hà Nội 3 30,000 NTT 1900 Ninh Bình 53 18,000 NTT 1900 Ninh Bình 54 1,000 NTT 1907 Hà Nam 55 Géorge (Alfred) Hoa tiêu ở Hải Phòng 1 5,000 M Trước 1897 Hải Phòng 56 Gillard Bác sĩ ở Hà Nội 1 326,000 M 1898 Bắc Ninh 57 Girard Thương nhân ở Thái Nguyên 1 7,000 NTT 1902 Bắc Ninh 58 Grogninard Nhân viên thương mại 1 18,000 NTT 1898 Phúc Yên NVV 1904 59 Grandemange Nhân viên đo đạc ở Hải Phòng 1 500,000 NTT 1900 Hải Dương NVV 1908 60 Guyot D ‟ Asnière de Salin Thương nhân ở Pháp 5 650,000 M 1897 Phúc Yên 61 45,000 NTT 1899 Ninh Bình 62 200,000 NTT 1899 Ninh Bình 63 25,000 NTT 1901 Hà Nam 64 337,000 NTT 1901 Hà Nam 65 Mennier Kỹ sư Hà Nội 1 81,000 NTT 1903 Bắc Ninh 66 Homel Nghề tự do 1 0,722 NTT 1892 Hà Nội 67 Jung Nhà trồng trọt 2 4,000 NTT 1898 Ninh Bình 68 400,000 NTT 1899 Ninh Bình 69 Lachal Thương nhân ở Hà Nội 1 55,500 M Sau 1897 Bắc Ninh 70 Laffeuille (Pierre) Nhà trồng trọt ở Ninh Bình 2 179,000 NTT 1896 Ninh Bình NVV 1904 71 84,000 NTT 1904 Ninh Bình NVV 1904 72 Ladande Không rõ 1 1,858 NTT 1894 Hải Dương PL.16 73 Lamontagne Không rõ 1 50,000 NTT 1916 Ninh Bình 74 Lamontte (Jean, Albert) Thương nhân ở Hà Nội 2 1.200,000 NTT 1906 Hải Dương 75 350,000 NTT 1912 Hải Dương 76 Lechien (Fran Cois) Nhà trồng trọt ở Sơn Tây 1 417,142 M 1897 Vĩnh Yên Mua một phần của dân, một phần của Delmas 77 Lefèbre Thương nhân 2 6,000 NTT 1890 Hải Phòng 78 587,200 NTT 1898 Vĩnh Yên 79 Lemée Trạng sư ở Hải Phòng 1 1.200,000 NTT 1890 Hải Phòng 80 Lepin 2 14,000 M 1895 Hà Nội 81 Không rõ diện tích NTT Trước 1897 Hà Nội 82 Levy Không rõ 1 330,000 NTT 1900 Ninh Bình 83 Loisy Thương nhân 1 233,000 M 1897 Bắc Ninh 84 Maron Nhân viên đo đạc ở Nam Định 1 2.534,000 NTT 1896 Nam Định 85 Marty Chủ tàu buôn ở Hải Phòng 1 550,000 NTT 1909 Hải Dương 86 Marthurin 1 46,000 NTT Trước 1897 Hải Phòng 87 Métral (Marius) Sống ở Lyon 1 1.722,000 NTT 1897 Ninh Bình 88 Michel Viên chức đường sắt 1 Không rõ diện tích NTT 1910 Ninh Bình 89 Mome Không rõ 1 1.809,000 NTT 1898 Hải Dương 90 Moudange Nhân viên vận tải đường sông Hải Phòng 4 73,000 NTT 1895 Hải Phòng NVV 1899 91 27,000 NTT 1898 Kiến An NVV 1908 92 22,000 NTT 1905 Kiến An NVV 1908 93 176,000 NTT Sau 1897 Kiến An NVV 1908 94 Magnan Nhà trồng trọt ở Ninh Bình 2 400,000 NTT 1900 Ninh Bình 95 220,000 NTT 1900 96 Mouillard 1 30,000 NTT 1898 Bắc Ninh PL.17 97 Moulet 1 26,980 NTT 1901 Hải Dương NVV 1906 98 Mouton (Emile) Nhân viên thương mại ở Hài Nội 1 80,000 NTT 1916 Hà Đông 99 Nicolas Đội trưởng 1 507,000 NTT 1898 Ninh Bình Sau bán lại cho Bomal 100 Oflier Không rõ 1 100,000 NTT 1899 Hải Phòng 101 Olivier Nhân viên thương mại ở Hải Phòng 1 100,000 NTT 1899 Hải Dương 102 Pénigaud 1 250,000 NTT 1914 Hà Nam 103 Poineuf Nhân viên thương mại ở Hải Phòng 1 100,000 NTT 1903 Bắc Ninh 104 Polguère Không rõ 1 750,000 NTT 1898 Ninh Bình 105 Rainoid Không rõ 1 193,680 M Sau 1897 Bắc Ninh 106 Riehl Nhà trồng trọt ở Lạng Sơn 3 1.800,000 NTT 1903 Hải Dương 107 Không rõ diện tích NTT 1909 Hải Dương ML 1913 108 32,500 NTT 1917 Hải Dương 109 Riner ở Hà Nội 2 433,000 NTT 1900 Vĩnh Yên 110 377,000 NTT Sau 1897 Vĩnh Yên 111 Roque Chủ tàu buôn ở Hải Phòng 1 825,000 NTT 1888 Hải Dương 112 Ronze Buôn bán 2 25,550 NTT 1892 Bắc Ninh 113 1,000 M Trước 1897 Hải Phòng 114 Rousselet Thầu khoán ở Thị Cầu 2 16,000 NTT 1897 Bắc Ninh NVV 1903 115 40,000 NTT 1900 Bắc Ninh NVV 1921 116 Roustan Nhân viên đo đạc 2 70,000 NTT 1897 Hải Dương NVV 1905 117 1.451,000 NTT 1897 Hải Dương NVV 1905 118 Roynel Không rõ 1 570,000 NTT Sau 1897 Vĩnh Yên 119 Sauer Nhân viên cảnh sát 2 107,000 NTT 1895 Hà Nội 120 85,000 NTT 1898 Hà Đông NVV 1913 121 Simonet Thương nhân ở Hà Nội 1 7,000 M Trước 1897 Hà Nội PL.18 (Thimothé) 122 Vélas Nhân viên vận tải đường sông Hải Phòng 1 250,000 M 1896 Hà Nam 123 Virot Không rõ 1 Không rõ diện tích NTT Trước 1897 Hà Nội 124 Yvoir Nhà trồng trọt ở Ninh Bình 2 62,550 NTT 1898 Ninh Bình NVV 1929 125 25,000 NTT 1902 Ninh Bình NVV 1929 126 Binet Hà Nội 1 221,37 NTT Hà Nội 127 Vũ Ngọc Hoánh Nam Định 1 1.260,00 Mua lại 1910 128 Lance Nhân viên cảnh sát Hà Nội 1 85,50 NTT 1897 47.191,295 1.1.2. Khối liên danh Điền chủ Nghề nghiệp Đồn điền Tổng diện tích (ha) Diện tích/1 đồn điền Phƣơng thức lập Năm lập Địa điểm Ghi chú 1 Chesnay và De Boisadam Nhà báo ở Hà Nội 2 14,000 M 1891 Hà Nội 2 50,000 NTT 1891 Hà Nội 3 Fagère và Orsini 1 443,627 NTT 1900 Vĩnh Yên 4 Kalicher và Lafeuille Một thương gia ở Hà Nội và một nhà trồng trọt ở Ninh Bình 1 200,000 NTT 1898 Ninh Bình 5 Meunier và Lecler Một người sống ở Hà Nội, một trạng sư ở Hà Nội 1 81,000 NTT 1903 Bắc Ninh NVV 1908 6 Thomé và Tourel 2 nhà trồng trọt ở Bắc Giang 2 320,000 240,000 M 1901 Hải Phòng 7 80,000 NTT 1901 Kiến An 8 Fournier, Trelluyer, Levaché Những nhà thầu khoán ở Hà Nội 3 280,000 NTT 1900 Hải Dương 9 250,000 NTT 1901 Hải Dương 10 335,000 NTT 1901 Hải Dương 11 Guilaume Freres 5 nhà thầu khoán ở Hà Nội 4 35,000 NTT 1896 Ninh Bình 12 240,000 NTT 1897 Ninh Bình ML 1904 PL.19 13 1.807,000 NTT 1898 Phúc Yên 14 449,000 NTT 1908 Ninh Bình 15 Guillaume Frères và Borel Louis 5 thầu khoán và 1 nhà trồng trọt 5 25,000 M 1887 Hà Nam 16 30,000 M 1891 Hà Nam 17 80,000 M 1893 Hà Nam 18 1.200,000 M 1893 Hà Nam 19 300,000 M 1896 Hà Nam 20 Gobert Frères 4 thương gia 5 12.106,350 73,930 NTT 1890 Nam Định NVV 1895 21 16,677 NTT 1891 Nam Định NVV 1895 22 229,000 NTT 1891 Bắc Ninh 23 10.260,000 NTT 1896 Bắc Ninh (Sau là Phúc Yên) Nhà nước mua lại 1905 24 1.526,742 NTT 1898 Phúc Yên 18.245,976 1.1.3. Khối Công ty STT Điền chủ Đồn điền Tổng diện tích (ha) Diện tích/1 đồn điền Phƣơng thức lập Năm lập Địa điểm Ghi chú 1 “Công ty Grand à Đap - Cau” 1 7,5 NVV 1902 Bắc Ninh 2 “Công ty Marius Borel” 1 300,000 NTT 1908 Hà Nam 3 “Công ty giấy Đông Dương” 1 7,500 NTT 1905 Bắc Ninh 4 “Công ty khai thác nông nghiệp Bắc Kỳ” do Dupré làm đại diện 2 97,000 M 1897 Phúc Yên 5 4.193,250 NTT 1898 Vĩnh Yên 6 “Công ty khai thác thuộc địa Lyon” do Chaffanjion làm đại diện ở Bắc Kỳ 2 1.678,000 NTT 1900 Ninh Bình NVV 1909 PL.20 7 744,500 NTT 1900 Ninh Bình NVV 1909 8 “Công ty luyện kim và mỏ” do Beauverie làm đại diện ở Bắc Kỳ 1 340,130 NTT 1901 Hải Dương 9 “Công ty nông nghiệp Chợ Gành” do Saissac làm đại diện ở Bắc Kỳ 4 334,000 26,000 M 1905 Ninh Bình 10 130,000 NTT 1907 Ninh Bình 11 100,000 NTT 1911 Ninh Bình 12 78,000 NTT 1902 Ninh Bình 13 “Công ty nông nghiệp Yên Lại” do Pasquier làm đại diện 3 2.746,000 1.600,000 NTT 1898 Ninh Bình 14 521,000 NTT 1900 Ninh Bình 15 625,000 NTT 1907 Ninh Bình 16 “Công ty tài chính và mỏ Đông Dương” 2 65,936 NTT 1901 Kiến An NVV 1908 17 80,000 NTT 1901 Kiến An NVV 1908 10.593,816 1.2. Đồn điền đƣợc cấp nhƣợng ở đồng bằng Bắc Kỳ giai đoạn 1919 – 1945 1.2.1. Việc nhƣợng bán đồn điền đƣợc thiết lập ở đồng bằng Bắc Kỳ giai đoạn 1884 – 1918 STT Điền chủ cũ Số đ đ nhượng bán Diện tích nhượng tạm thời Ngày nhượng tạm thời Tỉnh Điền chủ được nhượng tạm thời Diện tích nhượng, bán tạm thời Ngày nhượng bán Ghi chú 1 Lamontagne 1 50,000 1916 Ninh Bình Công ty Ellies, Mathée 50,000 1922 2 Lefèbre 1 578,00 0 1898 Vĩnh Yên Riner 578,000 1918 3 Magnan 1 700,00 Trước Hòa Bình, Carolf 700,000 1925, Điền chủ mới PL.21 0 1897 Ninh Bình 1928 4 Foumier, Trelluyer, Levaché 1 280 1900 Hai Dương Barbiaux 280,000 5 Bellan 1 2.257,0 00 1903 Phúc Yên Nguyễn Văn Hiếu 2.257,000 1935 Năm 1942 dược bán lại cho Nguyễn Văn Vinh 6 Coupart 2 56,506 1904 Kiến An, Hải Dương Lương Chương Hải 56,506 Người Hoa ở Hải Phòng 7 Lechien 1 447,14 2 1897 Vĩnh Yên Trần Viết Soạn 595,000 Lấn chiếm thêm 148 ha 8 Riehl Một phần 2.032,5 00 1902, 1917 Hải Dương Nguyễn Kim Lân 992,440 9 Roustan Một phần 1.451,0 00 1897 Hải Dương Vũ Đỗ Long 294,000 10 Công ty khai thác nông nghiệp Bắc Kì 1 4.193,2 50 1898 Vĩnh Yên Đỗ Đình Thuật 1.678,580 1920 Tổng 10 7.481,526 1.2.2. Đồn điền thiết lập ở đồng bằng Bắc Kỳ theo quy chế nhƣợng đất chung từ năm 1919 đến năm 1945 * Đồn điền của ngƣời Pháp STT Điền chủ Nghề nghiệp Số đđ Tổng diện tích (ha) Phƣơng thức thiết lập Ngày lập Vị trí Ghi chú 1 Bona Sống tại Hà Nội 1 960,000 NTTCK 1926 Kiến An TH 1937 2 Bonnafont (Louis) Chủ đồn điền sống ở Hải Phòng 1 9,160 NTTCK 1930 Hải Dương NVV 1934 3 Chouquet Edouard Giám đốc Công ty nông 1 159,980 NTTCK 1929 Ninh NVV 1932 PL.22 nghiệp Phúc Lương Ninh Bình Bình 4 De Monpezat André Giám đốc Công ty Pháp khai thác thuộc địa Trung – Bắc Kì 2 375,185 NTTCK M 1932 Ninh Bình Hà Nam TH 1937 giá 225 đồng 5 Jean Dreau Giám mục toàn thánh Tây Bắc Kì 1 47,870 NTTCK 1922 Hà Nam NVV 1931 6 Leconte (Emile) Nhà trồng trọt 2 121,426 NTTCK TCTH 1924 1940 Hà Nam NVV 1928 7 Woldy (Emest) Quản lí đồn điền ở Tuyên Quang 1 3,590 NTTCK 1937 Vĩnh Yên NVV 1941 (1,98 ha) 8 Công ty Ellies, Mathée Hà Nội 1 467,000 NTTCK 1919 Ninh Bình NVV 1923 9 Công ty nông nghiệp Chợ Gành 3 941,800 2 NTTPTT 1 NTTCK 1930, 1936 19934 Ninh Bình 1 TH 1939 2 NVV 1936, 1943 10 Công ty than gầy 1 300,000 NTTCK 1922 Hải Dương NVV 1932 Tổng 14 3.386,011 * Đồn điền của ngƣời Việt STT Điền chủ Nghề nghiệp Số đ đ Tổng diện tích (ha) Phƣơng thức thiết lập Ngày lập Vị trí Ghi chú 1 Bùi Xuân An Thương nhân ở Ninh Bình 1 298,850 NTTCK 1934 Ninh Bình NVV 1942 (189,43ha), TH (109,42 ha) PL.23 2 Bùi Đình Bách Huyện Nho Quan 1 214,650 NTTCK 1941 Ninh Bình NVV 1941 (128,99 ha), TH (85,66 ha) 3 Nguyễn Văn Chuân Cha cố ở Vân Nam 1 49,490 NTTCK 1921 Hải Dương 1928 nhượng VV cho Bergougneux 4 Vũ Xuân Cường Yên Mô – Ninh Bình 1 101,030 NTTCK 1937 Ninh Bình NVV 1937 5 Phạm Sĩ Khiêm Cha cố ở Vĩnh Yên 1 135,500 NTTCK 1943 Vĩnh Yên 6 Nguyễn Kim Lân Dân bảo hộ Pháp ở Hà Nội 1 273,250 NTTCK 1936 Hải Dương 7 Nguyễn Long Nhân viên kế toán hãng ô tô Đông Dương 1 298,600 NTTCK 1941 Phúc Yên 8 Hoàng Gia Luận Con trai Hoàng Cao Khải ở Hà Nội 3 988,837 NTTCK còn lại là M (271,623 ha) 1920 1922 Hà Đông NVV 1921 (91,93 ha), chuyển cho công ty cà phê Đông Dương 1922 9 Đinh Thị Mến Vợ của Gèoffroy ở Hải Phòng 1 10,150 NTTCK 1923 Kiến An NVV 1931 10 Nguyễn Hữu Phong Nhà thầu khoán 2 599,700 NTTCK 1923 Vĩnh Yên 1 bán cho Công ty ruộng đất Bắc Kì năm 1925, 1 NVV 1927 11 Nghiêm Xuân Quang Tuần phủ nghỉ hưu 1 110,000 NTTCK 1934 Ninh Bình 1937 Đỗ Đình Đạc và Vũ Đỗ Tân thay thế, NVV 1940 12 Lại Văn Thiệp Sống ở Kiến An 1 37,734 NTTCK 1926 Kiến An NVV 1935 PL.24 (0,864 ha), TH 1935 (36,87 ha) 13 Lê Xuân Thu Địa chủ ở Kiến An 1 30,258 NTTCK 1934 Ninh Bình NVV 1938 14 Phạm Gia Thụy Tuần phủ tòa Đại hình ở Hà Nội 1 59,630 M của làng Duy Hàn 1931 Vĩnh Yên 15 Đặng Văn Thụy Làm ruộng ở Hải Phòng 1 4,411 NTTCK 1935 Kiến An NVV 1938 16 Trần Văn Tuy (Công ty nông nghiệp Bình Ry) Vĩnh Yên 3 334,815 M (296,296) NTTCK (38,519) 1919 1920 Vĩnh Yên 2 đồn điền bán cho Công ty nông nghiệp Bình Ry, 1 bán cho Hoàng Thị Tuyên 17 Phạm Văn Thu 1 Không rõ Thái Bình NVV 1942 18 Đỗ Đình Đắc 1 Không rõ Ninh Bình NVV 1940 19 Vũ Đỗ Tân 1 Không rõ Ninh Bình NVV 1940 Tổng số 21 3.546,905 1.2.3. Đồn điền thiết lập theo quy chế nhƣợng đất phủ rừng STT Điền chủ Nghề nghiệp Số đđ Tổng diện tích (ha) Ngày nhƣợng tạm thời Vị trí Ghi chú 1 Guyot d ‟ Asnière de Salin Thương gia 2 90,000 1922 1924 Hà Nam 2 Lacombe Nhà trồng trọt ở Ninh Bình 1 30,000 1929 Ninh Bình PL.25 3 Emile Laconte Nhà trồng trọt ở Hà Nam 3 150,000 1922 1923 Hà Nam 4 Lévy Con trai Lévy, nhà trồng trọt ở Ninh Bình 2 20,000 1922 1926 Ninh Bình 5 Emest Borel và công ty Nhà trồng cà phê ở Hà Nam 2 600,000 1922 1923 Hà Nam 6 Marius Borel và công ty Nhà trồng cà phê 1 300,000 1929 Hà Nam 7 Công ty nông nghiệp Phúc Lương Công ty canh nông 1 10,000 1924 Ninh Bình 8 Nguyễn Hữu Cư 1 70,000 1926 Vĩnh Yên Trên đồn điền của điền chủ 9 Trần Minh Thu Địa chủ làng Vĩnh Ninh 1 25,920 1921 Vĩnh Yên Trên đất tư 10 Phạm Tuân Cha cố làng Hòa Loan, Bạch Hạc – Phú Thọ 1 6,000 1922 Vĩnh Yên Trên đất tư Tổng số 15 1.301,920 ha 1.2.4. Đồn điền thiết lập theo quy chế đồn điền di dân tập thể STT Điền chủ Nghề nghiệp Vị trí đồn điền Số đồn điền Tổng diện tích Ngày nhƣợng tạm thời 1 Nguyễn Đức Chiêu Sống ở Ninh Bình Ninh Bình 1 281,460 1938 2 Hội tương hỗ và trợ cấp xã hội Ninh Bình 1 411,000 1939 3 Làng Thanh Mai Hải Dương Hải Dương 1 44,440 1936 3 736,900 1.2.5. Đồn điền cấp nhƣợng theo quy chế khẩn hoang bãi bồi ven biển STT Điền chủ Nghề nghiệp Số đđ Tổng diện tích (ha) Ngày nhƣợng Vị trí Ghi chú PL.26 tạm thời 1 Barbotin Pièrre Thương nhân ở Hải Phòng 1 496,600 1925 Kiến An NVV 1935 (482,710 ha) 2 De Monpezat 1 489,489 Kiến An NVV 3 Nguyễn Văn Bô 1 32,600 1927 Kiến An NVV 1935 (32,16) 4 Nguyễn Bá Chính 1 151,048 1923 Kiến An NVV 1934 5 Nguyễn Ngọc Chương 1 132,592 1941 Hải Dương NVV 1941 6 Đàm Xuân Cung 1 6,300 1927 Kiến An NVV 1931 7 Trần Đình Hòe 1 55,550 1933 Thái Bình NVV 1939 (21,48 ha) 8 Hoàng Gia Luận Con trai Hoàng Cao Khải 2 152,800 1929 Kiến An NVV 1933 (35,36 ha) 9 Nguyễn Văn Mâu 1 432,000 1917 - 1918 Thái Bình 10 Hoàng Trọng Phu Tổng đốc Hà Đông 2 1051,000 1929 Kiến An NVV 1929 11 Lê Thị Tám vợ của Lê Văn Thước thầu khoán ở Hải Phòng 1 66,110 1924 Kiến AN NVV 1939 12 Lại Văn Thiệp Thủy Nguyên – Kiến An 1 37,740 1926 Kiến An NVV 1931(0,864 ha) 13 Nguyễn Bá Tòng Giám mục Kim Sơn 1 4511,852 1938 Ninh Bình 14 Trần Đình Trọng Kiến Xương – Thái Bình 1 300,000 1936 Thái Bình NVV 1941 15 Trương Đình Vang 1 11,480 1933 Thái Bình NVV 1939 16 Nguyễn Trực Hiệu đại diện cho 100 dân thôn Liên Trì, Vân Trì làng Hải Huyệt Tam Chánh tổng Quất Lân, phủ Xuân Trường - Nam Định 1 110,400 1939 Nam Định 17 Nguyễn Quang Làng Xương Diễm 1 72,850 1939 Nam PL.27 Huyên, Nguyễn Hữu Duyệt, Nguyễn Ngọc Liên và 70 dân đinh Định 18 Nguyễn Văn Mâu, Ngô Văn Phú Phủ Thái Ninh, tổng Tân Bồi 2 539,700 1939 Thái Bình 19 Đinh Năng Tĩnh và 25 dân đinh Tổng Quế Hải 1 30,660 1939 Nam Đinh 20 121 dân đinh ở Hải Dương 1 533,074 Hải Dương NVV (196 ha) 21 Làng Văn Hải Kim Sơn – Ninh Bình 2 623,490 1930, 1936 Ninh Bình 22 Làng Phát Diệm Kim Sơn – Ninh Bình 2 1007,960 1930, 1936 Ninh Bình 23 Làng Tân Mỹ Kim Sơn – Ninh Bình 2 882,830 1930, 1936 Ninh Bình 24 Làng Như Tân Kim Sơn – Ninh Bình 2 1062,926 1930, 1936 Ninh Bình 25 Làng Lưu Phương Kim Sơn – Ninh Bình 1 18,518 1923 Ninh Bình 26 Làng Văn Lâm Phủ Xuân Trường 1 55,550 1923 Nam Đinh 27 Làng Hải Huyệt Tam Phủ Xuân Trường 4 677,600 1923 (3 đđ), 1936 (1) Nam Định NVV 1940 (201 ha) 28 Làng Quất Lâm Xuân Trường 1 185,180 1923 Nam Đinh 29 Làng Xuân Hà huyện Hải Hậu 1 30,330 1923 Nam Định 30 Làng Trung Quang huyện Hải Hậu 1 37,960 1923 Nam Định NVV 1940 (42 ha) 31 Làng Hà Quang huyện Hải Hậu 2 379,790 1923 Nam NVV 1940 (212 PL.28 Định ha) 32 Làng Hải Huyệt Tứ Xuân Trường 3 289,590 1923, 1936 Nam Định NVV 1940 (125 ha) 33 Làng Trung Long Xuân Trường 1 128,520 1936 Nam Định NVV 1940: 128,52 ha 34 Làng Kiên Long Xuân Trường 1 128,520 1936 Nam Định NVV 1940: 128,52 ha 35 Làng Long Hành Xuân Trường 1 126,720 1936 Nam Đinh NVV 1940: 126, 72 ha 36 Làng Tiên Trung Xuân Trường 1 87,120 1936 Nam Định NVV 1940: 71 ha 37 Làng Ninh Hải Nghĩa Hưng 1 220,330 1933 Nam Định NVV 1940: 220,330 ha 38 Làng Sĩ Lâm Nam Nghĩa Hưng 1 127,590 1933 Nam Định NVV 1940: 269,66 ha 39 Làng Phù Lễ Hải Hậu 1 185,910 1938 Nam Định NVV 1940: 72 ha 40 Làng Sĩ Hội Nghĩa Hưng 1 88,510 1933 Nam Định NVV 1940: 88,510 ha 41 Làng Nam Long Xuân Trường 1 126,360 1936 Nam Định NVV 1940 toàn bộ 42 Làng Nghĩa Đức Nghĩa Hưng 1 163,330 1933 Nam Định NVV 1940 toàn bộ 43 Làng Ngọc Lâm Nghĩa Hưng 2 110,880 1934, 1939 Nam Định NVV 1940: 92 44 Làng Đồng Lạc Nghĩa Hưng 2 170,740 1933, 1939 Nam Định NVV1940: 159 ha 45 Làng Quần Phương Nghĩa Hưng 2 89,430 1933, 1939 Nam Định NVV 1940: 83 ha 46 Làng Văn Lâm Nghĩa Hưng 2 149,060 1933, 1939 Nam Định NVV 1940: 129 ha PL.29 47 Làng Văn Giao Nghĩa Hưng 2 178,370 1933, 1939 Nam Định NVV 1940: 192 ha 48 Làng Chí Thiện Nghĩa Hưng 2 123,880 1933, 1939 Nam Định NVV 1940: 114 ha 49 Làng Quần Vinh Nghĩa Hưng 2 77,360 1933, 1939 Nam Định NVV 1940 toàn bộ 50 Làng An Phú Nghĩa Hưng 2 152,280 1933, 1939 Nam Định NVV 1940: 148 ha 51 Làng Sĩ Lâm Đông Nghĩa Hưng 2 151,060 1933, 1939 Nam Định NVV 1940: 134 ha 52 Làng Tràng An Nghĩa Hưng 2 261,470 1933, 1939 Nam Định NVV 1940: 260 ha 53 Làng Thịnh Phú Nghĩa Hưng 2 153,440 1933, 1939 Nam Định NVV 1940: 119 ha 54 Làng Thiên Bình Nghĩa Hưng 2 48,520 1933, 1939 Nam Định NVV 1940: 43 ha 55 Làng Bình Lạng Nghĩa Hưng 2 168,000 1933, 1939 Nam Định NVV 1940: 158 ha 56 Làng Hải An Nghĩa Hưng 2 77,510 1933, 1939 Nam Định NVV 1940: 70 ha 57 Làng Giao Lạc Nghĩa Hưng 3 299,460 1933, 1939 Nam Định NVV 1940: 288 ha 58 Làng Thư Điền Trại Nghĩa Hưng 1 118,140 1926 Nam Định NVV 1936 toàn bộ 59 Làng Thư Điền Nghĩa Hưng 2 108,510 1933 Nam Định NVV 1940: 181 ha 60 Làng Chí Thiện Thái Ninh 1 35,180 1940 Thái Bình 61 Làng Ngải Châu Tiền Hải 1 21,110 1933 Thái Bình NVV 1939 toàn bộ 62 Làng Cát Bi Hải An 1 58,500 1941 Kiến An PL.30 63 Làng Cát Khê Hải An 1 126,320 1941 Kiến An NVV: 69 ha 64 Làng Đình Vũ Hải An 1 92,590 1939 Kiến An 65 Làng Đông Xa Hải An 1 55,550 1939 Kiến An 66 Làng Thượng Đoàn Hải An 1 10,000 1925 Kiến An NVV 1935 toàn bộ 67 Làng Trực Cát Hải An 1 185,180 1934 Kiến An TH 1939 68 Làng Thúy Liễu Tiên Lãng 1 39,255 1940 Kiến An 69 Làng Bạch Xá Tiên Lãng 1 39,255 1940 Kiến An 70 Làng Vĩnh Bình Tiên Lãng 1 133,467 1940 Kiến An 71 Làng Vĩnh Hòa Tiên Lãng 1 31,404 1940 Kiến An 72 Làng Văn Úc Tiên Lãng 1 78,510 1940 Kiến An 73 Làng Trung Nghĩa Tiên Lãng 1 23,550 1939 Kiến An 74 Làng Thái Bình Tiên Lãng 1 78,510 1940 Kiến An 75 Làng Xuân Úc Tiên Lãng 1 125,616 1939 Kiến An 76 Làng Quế Đạt Tiên Lãng 1 68,852 Hải Dương NVV toàn bộ Tổng cộng 106 19.489,438 Nguồn: 109; 112; 121; Phông Phủ Thống Sứ Bắc Kỳ (3359, 29920, 68769, 54541, 54538, 54531, 54532, 54542); Sở Địa chính Bắc Kỳ (357, 366, 372, 1146); Phông Công chính Bắc Kỳ (từ 3065 đến 3078) PL.31 2. THỐNG KÊ CÁC CUỘC ĐẤU TRANH CỦA NGƢỜI DÂN CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG BẮC KỲ CHỐNG CHỦ ĐỒN ĐIỀN TỪ NĂM 1884 ĐẾN NĂM 1945 STT Địa bàn Tỉnh Thời gian Kết quả 1 Hưng Yên 1890 - 1891 Chống điền chủ Cornu Autide chiếm 351 ha ruộng đất 2 Hà Nội 1891 Chống Chesnay và De Boisadam chiếm 50 ha ruộng đất 3 Tổng Đa tốn Bắc Ninh 1892 - 1912 Chống điền chủ Marty chiếm 1.183 ha ruộng đất 4 1901 - 1905 Chống Gorbert chiếm 10.260 ha ruộng đất 5 Tổng Đa Phúc Phúc Yên 1900 - 1920 Chống Peretty chiếm 3.756 ha ruộng đất 6 Phúc Yên Không rõ Chống Bellan chiếm 2.257 ha ruộng đất 7 Nho Quan Ninh Bình 1928 Chống điền chủ Chouquet chiếm 159,98 ha ruộng đất 8 Làng Yên Sinh, Đạo Dương, Đàm Thủy Hải Dương 1930 - 1936 Chống điền chủ Nguyễn Kim Lân chiếm 285 ha ruộng đất 9 Làng Văn Bảng, Lạc Thành, Yên Lạc, Quỳnh Cư, huyện Nho Quan Ninh Bình 8/1930 Chống Tuần phủ hưu trí Nghiêm Xuân Quảng cướp đất công mở rộng đồn điền 10 Làng Quất Lâm Hạ, huyện Giao Thủy Nam Định 9/1931 Đấu tranh đòi gặt lúa ở các ruộng đồn điền do điền chủ chiếm đoạt 11 Huyện Gia Lâm Hà Nội 12/1933 Tố các quản lí đồn điền Sallé là Trần Trọng Triết ức hiếp, lạm bổ thuế của dân 12 Làng Xuân Quang, Vĩnh Yên 5/1933 Tố cáo Y Bụa và Nguyễn Hữu Cự PL.32 huyện Bình Xuyên thông đồng chiếm 300 mẫu đất công điền của làng mở rộng đồn điền 13 Làng Quất Lâm Chống chiếm đoạt ruộng đất lập đồn điền 14 Làng Ninh Duy, Cương Nha, Ngọc Động huyện Tiên Lãng Hải Phòng 1933 Chống chiếm đoạt ruộng đất lập đồn điền 15 Làng Tĩnh Hải, huyện Kiến Thụy 1933 Chống điền chủ cướp đất và bóc lột tá điền 16 Đồn điền Đa Phúc Vĩnh yên 1933 Đòi chủ đồn điền thu tô theo mức cũ, đòi bỏ việc lễ tết chủ và cai ký 17 Phủ Yên Lãng Phúc Yên 1933 Chống điền chủ Lê Thanh Giai chiếm đất, ẩn lậu thuế bắt dân làng phải đóng 18 Đồn điền Tam Lộng Đấu tranh chống điền chủ tô thuế nặng nề 19 Làng Nam Huân, huyện Kiến Xương Thái Bình 6/1935 Tố cáo chủ đồn điền làng Phú Mỹ chiếm đoạt 3449 đồng ĐD tiền thuế đất của làng 20 Huyện Kiến Thụy Hải Phòng 1935 Chống chiếm đoạt ruộng đất của điền chủ và đòi chia lại ruộng công 21 Làng Đoan Túc, huyện Vũ Tiên Ninh Bình 4/1937 Tố cáo Lý trưởng, Chưởng bạ và Chánh hội bán ruộng công điền của làng 22 Làng Đức Hậu, huyện Yên Mô 11/1937 Tố cáo Lí trưởng chiếm 17 mẫu công điền mở rộng đồn điền. 23 Làng Địch Lễ huyện Nam Trực Nam Định 1937 Đấu tranh buộc điền chủ phải trả lại ruộng công đã chiếm đoạt 24 Làng Đông An huyện Xuân Trường 1937 Đấu tranh đòi điền chủ trả lại 60 ha đất bãi khai hoang ở sông Hồng PL.33 25 Làng Quỹ Thượng, Quỹ Đê huyện Trực Ninh 1937 Chống Chánh tổng là Lý dịch cấu kết chiếm đoạt ruộng công lập đồn điền 26 Làng Đình Xuyên huyện Ứng Hòa Hà Đông 6/1937 Đấu tranh đòi chia tiền bán ruộng công của làng 27 Làng Đại Đồng huyện Thư Trì Thái Bình 1938 Đấu tranh giành lại 36 mẫu ruộng công từ điền chủ 28 Làng Cổ Việt huyện Vũ Tiên 1938 Kiện điền chủ Chánh Tích buộc phải trả lại hơn 100 mẫu công điền đã chiếm hơn 10 của nông dân 29 Huyện Thái Ninh 1938 Chống điền chủ Ngô Văn Phú chiếm đoạt hơn 1000 mẫu ruộng khai hoang ở ấp Tân Bồi 30 Huyện Phụ Dực 1938 Đấu tranh đòi nhà Chung phải giảm địa tô 31 Làng Hữu Viện huyện Nho Quan Ninh Bình 1938 Đấu tranh giành lại 300 mẫu do điền chủ Lê Vi chiếm đoạt 32 Làng Thần Thiệu huyện Gia Viễn Đấu tranh chống điền chủ Đặng Hữu Oanh đòi lại 50 mẫu công điền 33 Làng Vân Trình huyện Gia Viễn Đấu tranh giảm tô thắng lợi, từ 50 thùng/mẫu giảm xuống 25 thùng/mẫu 34 Làng Quảng Cưu Cư huyện Yên Mô Đấu tranh chống hào lí chiếm đoạt ruộng đất lập đồn điền 35 Làng Thanh Khê huyện Gia Khánh Chống Lý trưởng chiếm đất lập đồn điền 36 Làng Bình Hà huyện Thanh Hà Hải Dương 1938 Chống điền chủ thu tô nặng nề 37 Làng Vạn Phúc, Yên Lộ Hà Đông 1939 Chống cướp đất lập đồn điền của Cút - xô 38 Ấp Lam Sơn huyện Thanh Miện Hải Dương 1942 Biểu tình chống chủ ấp thu tô và ức hiếp tá điền PL.34 39 Làng Quỳnh Lưu, Quảng Cư, Yên Lạc, Văn Bảng huyện Nho Quan Ninh Bình 1945 Biểu tình chống thực dân Pháp cướp đất, tấn công vũ trang đồn điền Chu Văn Luận lấy thóc chia cho dân và lấy súng trang bị cho du kích 40 huyện Nho Quan 3/1945 Biểu tình có tự vệ tịch thu thóc của địa chủ 41 Huyện Thuận Thánh Bắc Ninh 3/1945 Biểu tình có vũ trang chiếm kho thóc của điền chủ ở chùa Dâu 42 Đồn điền Đa Phúc Vĩnh Yên 5/1945 Biểu tình chiếm kho thóc của điền chủ chia cho dân nghèo 43 Đồn điền Tam Lộng 44 Các đồn điền Thái Bình 8/1945 Khởi nghĩa giải phóng các đồn điền 45 Các đồn điền Nam Định 8/1945 Khởi nghĩa giải phóng các đồn điền 46 Các đồn điền Hải Phòng 8/1945 Khởi nghĩa giải phóng các đồn điền 47 Các đồn điền Hà Nội 8/1945 Khởi nghĩa giải phóng các đồn điền 48 Các đồn điền Bắc Ninh 8/1945 Khởi nghĩa giải phóng các đồn điền 49 Các đồn điền Ninh Bình 8/1945 Khởi nghĩa giải phóng các đồn điền 50 Các đồn điền Hải Dương 8/1945 Khởi nghĩa giải phóng các đồn điền 51 Các đồn điền Hà Nam 8/1945 Khởi nghĩa giải phóng các đồn điền 52 Các đồn điền Hưng Yên 8/1945 Khởi nghĩa giải phóng các đồn điền 53 Các đồn điền Kiến An 8/1945 Khởi nghĩa giải phóng các đồn điền 54 Các đồn điền Hà Đông 8/1945 Khởi nghĩa giải phóng các đồn điền 55 Các đồn điền Vĩnh Yên 8/1945 Khởi nghĩa giải phóng các đồn điền 56 Các đồn điền Phúc Yên 8/1945 Khởi nghĩa giải phóng các đồn điền Nguồn: [42; 93; 109; 112] PL.35 Phụ lục 4 Một số hình ảnh liên quan đến đồn điền ở đồng bằng Bắc Kỳ Cống thủy lợi Lạc Quần, Nghĩa Hƣng, Nam Định, 1930 - 1931 Nhân dân Nam Định đắp đê biển năm 1931 PL.36 Nguồn: Camille Chapoulart (1933), La province et la ville de Nam – Dinh, Imprimerie Truong - Phat, Nam – Dinh. Nguồn: [151] Đập giữ nước ở Bắc Kỳ PL.37 Nguồn: [151] Đường giao thông Hà Nội – Vĩnh Yên Bến cảng Nam Định thời Pháp thuộc Nguồn: J.Despierres (2008), Đông Dương xưa, Nxb Giáo dục, Hà Nội. PL.38 Nguồn: [151 Phơi sấy cà phê trên đồn điền Nguồn: [151] Xay cà phê bằng cối xay ta cho rập vỏ PL.39 Nguồn: [151] Một giống ngựa nhập Nguồn: [151] Chăn nuôi bò PL.40 Nguồn: [151] Chăn nuôi lợn Nguồn:[135] Hái cà phê PL.41 Nguồn:[135] PL.42 Nguồn:[135] Máy làm sạch cà phê PL.43 Nguồn:: [135] Máy xay cà phê PL.44 Nguồn: 157-Cảnh lúa trong sân một trang trại lớn ở Bắc Ninh năm 1929 PL.45 Nguồn: 157-Làm trắng gạo ở tỉnh Hà Đông bằng phương pháp giã thủ công Nguồn: 157-Sàng lọc, xay xát lúa ở tỉnh Vĩnh Yên PL.46 Một số hình ảnh về công cụ lao động thủ công phổ biến [PL.46-PL.49] Nguồn: 157 PL.47 Nguồn: 157 PL.48 Nguồn: 157 PL.49 Nguồn: 157 PL.50 PL.51 PL.52 PL.53 Hình ảnh một số đồn điền ở Hà Đông, Bắc Ninh, Ninh Bình, Nam Định Nguồn: 121 PL.54 Nguồn: 121 PL.55 Nguồn: 121 PL.56 Sơ đồ đồn điền của Vũ Ngọc Hoánh-Nam Định Nguồn:Residence de Nam Dinh, 0N 003379-01, Organisation et exploitation de la concession au Ap de Xuan Thuy, huyen de Hai Hau (Nam Dinh) par Vu Ngoc Hoanh, professeur de l'Ecole des madarins de Hanoi, 1922, TTLTQGI, Hà Nội. PL.57 Cổng vào biệt thự của Vũ Ngọc Hoánh (Ảnh đồng tác giả) PL.58 Biệt thự của Vũ Ngọc Hoánh xây thời Pháp thuộc ở Xuân Trƣờng (Ảnh đồng tác giả) PL.59 Đơn xin nhƣợng đất khẩn hoang của Tri huyện Nam Trực Nguồn: Residence de Nam Dinh, 0N 003387, Demandes de concession de terrains alluvionnaires formulÐes par les villages de Nam Ha, Cuu An, Dai An du huyen de Nam Truc, province de Nam Dinh, 1917, TTLTQG I, Hà Nội. PL.60 Điền chủ Maron xin khai khẩn đất hoang ở Nam Định Nguồn: Residence de Nam Dinh, 0N 003348, RÐglementation sur l'octroi des concessions de terrains domaniaux aux indigÌnes et Ðtrangers de la province de Nam Dinh, 1930, TTLTQG I, Hà Nội. PL.61 Đồn điền Maron bán cho Vũ Ngọc Hoánh Nguồn RST 3359

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_don_dien_o_dong_bang_bac_ky_tu_nam_1884_den_nam_1945.pdf
  • pdfHCLThôngtinkếtluậnmớiLATA.pdf
  • pdfHCLThôngtinkếtluậnmớiLATV.pdf
  • pdfTOM TAT TIENG ANH.pdf
  • pdfTOM TAT TIENG VIET.pdf
Tài liệu liên quan