Luận án Đời sống thẩm mỹ của người Việt thời kỳ Hùng Vương

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ THÙY ĐỜI SỐNG THẨM MỸ CỦA NGƯỜI VIỆT THỜI KỲ HÙNG VƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2020 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ THÙY ĐỜI SỐNG THẨM MỸ CỦA NGƯỜI VIỆT THỜI KỲ HÙNG VƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ Mã số: 92 29 002 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS Nguyễn Văn Huyên 2. TS. Lương Th

pdf185 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Đời sống thẩm mỹ của người Việt thời kỳ Hùng Vương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u Hiền HÀ NỘI - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Lê Thị Thùy MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI LUẬN ÁN 6 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 6 1.2. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu và vấn đề đặt ra đối với luận án 30 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỜI SỐNG THẨM MỸ CỦA NGƯỜI VIỆT THỜI KỲ HÙNG VƯƠNG 34 2.1. Lý luận về đời sống thẩm mỹ và về thời kỳ Hùng Vương 34 2.2. Các tiền đề, điều kiện hình thành đời sống thẩm mỹ người Việt thời kỳ Hùng Vương 51 Chương 3: NHỮNG BIỂU HIỆN CHỦ YẾU CỦA ĐỜI SỐNG THẨM MỸ NGƯỜI VIỆT THỜI KỲ HÙNG VƯƠNG 79 3.1. Sự biểu hiện của khách thể thẩm mỹ thời kỳ Hùng Vương 79 3.2. Sự biểu hiện của chủ thể thẩm mỹ thời kỳ Hùng Vương 115 3.3. Các sản phẩm của sự tương tác giữa chủ thể thẩm mỹ và khách thể thẩm mỹ thời kỳ Hùng Vương 124 Chương 4: ĐẶC ĐIỂM, Ý NGHĨA VÀ MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA ĐỜI SỐNG THẨM MỸ NGƯỜI VIỆT THỜI KỲ HÙNG VƯƠNG 138 4.1. Những đặc điểm của đời sống thẩm mỹ người Việt thời kỳ Hùng Vương 138 4.2. Ý nghĩa của đời sống thẩm mỹ người Việt thời kỳ Hùng Vương đối với đời sống thẩm mỹ Việt Nam hiện nay 144 4.3. Một số hạn chế của đời sống thẩm mỹ người Việt thời kỳ Hùng Vương 153 KẾT LUẬN 159 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 161 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 162 PHỤ LỤC 175 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với tư cách là sản phẩm tinh túy nhất của tạo hóa, con người luôn mong muốn hoàn thiện bản thân mình để đạt tới chân - thiện - mỹ. Cái chân, cái thiện, cái mỹ là tổ hợp giá trị cao quý mà loài người thời đại nào cũng mơ ước, là đích đến cuối cùng của cuộc đời mỗi con người. Trong tổ hợp giá trị ấy, cái mỹ có vai trò riêng biệt và là một phần máu thịt của đời sống xã hội. Vì vậy, khi nghiên cứu xã hội loài người không thể không nghiên cứu để hiểu thấu cái phần máu thịt của nó - đó là đời sống thẩm mỹ. Ở "thời nguyên thủy chưa có mỹ học nhưng đã có đời sống thẩm mỹ" [73, tr.5]. “Những con người thuộc thời đại công xã nguyên thủy cũng đã từng có khả năng thể nghiệm nhiều loại cảm xúc thẩm mỹ” [191, tr.96]. Đối với Việt Nam, từ thời tiền sử, sơ sử, đời sống thẩm mỹ của người Việt đã được hình thành và có những biểu hiện phong phú. Người Việt sớm đạt tới trình độ tư duy thẩm mỹ với những sắc thái đặc trưng. Vấn đề của chúng ta hôm nay là làm thế nào để những giá trị thẩm mỹ ấy luôn "sống" trong xã hội hiện đại, góp phần định hướng, giáo dục các thế hệ người Việt Nam ý thức về tổ tiên, giống nòi, về đặc trưng thẩm mỹ của dân tộc mình. Nhất là khi, mục đích và lý tưởng cao đẹp của chủ nghĩa xã hội, của Đảng cộng sản Việt Nam là xây dựng và phát triển con người toàn diện, hài hòa các mặt Đức, Trí, Thể, Mỹ,... Nghiên cứu đời sống thẩm mỹ nói chung, đời sống thẩm mỹ của người Việt trong lịch sử nói riêng là nền tảng để thực hiện mục đích cao đẹp đó. Thực tiễn Việt Nam hôm nay đang chứng kiến những bi kịch về đời sống tinh thần. Sự khủng hoảng về thẩm mỹ đang biểu hiện rõ bi kịch của sự lệch lạc, xuống cấp giá trị thẩm mỹ. Nhiều hiện tượng âm nhạc, trang phục, trái ngược với thuần phong mỹ tục và giá trị thẩm mỹ truyền thống dân tộc, lại được một bộ phận dân cư coi là đẹp. Những hiện tượng đơn giản, thô kệch, thậm chí dung tục trong thưởng thức nghệ thuật dẫn đến hậu quả một bộ phận không nhỏ lớp trẻ “què quặt, khiếm khuyết” về thẩm mỹ chân chính. Sự bắt chước, đua đòi, chạy theo thị hiếu phương Tây trong sáng tạo, thưởng ngoạn tinh thần dẫn đến những thị hiếu lai căng, xa rời, làm méo mó các giá trị văn hóa truyền thống. Khi bị đứt gãy về các giá trị thẩm mỹ đó, người ta trở thành những “kẻ học đòi mù quáng”, thiếu các chuẩn thẩm mỹ mới, phù hợp với căn tính dân tộc mình. 2 Điều đó càng khẳng định, các giá trị văn hóa truyền thống là bộ phận không thể thiếu trong đời sống văn hóa của xã hội hiện đại. Nó cần thấm sâu vào tâm hồn con người Việt Nam, là chất keo gắn bó con người với con người, là cái cốt lõi góp phần tạo nên bản sắc Việt Nam, trở thành tinh hoa văn hóa của cả dân tộc. Việc nghiên cứu đời sống thẩm mỹ của người Việt thời kỳ Hùng Vương, rút ra ý nghĩa của nó với đời sống thẩm mỹ hiện nay là việc làm cần thiết, mang ý nghĩa thời sự cấp bách cả về lý luận và thực tiễn, tạo sự kết nối giữa truyền thống với hiện đại. Cũng cần nhận thức rõ: “Khi làm sáng tỏ bất kỳ một hiện thực lịch sử nào, việc đầu tiên là phải quan sát sự kiện cơ bản đó với toàn bộ ý nghĩa và phạm vi của nó, và phải dành cho nó một vị trí xứng đáng” [102, tr.40]. Trong lịch sử Việt Nam, thời kỳ Hùng Vương là một thời kỳ lịch sử như thế - "một thời đại lịch sử xa xăm của dân tộc nhưng lại là một thời đại mở đầu lịch sử dân tộc được tất cả mọi người chú ý theo dõi" [139, tr.7]. Từ cuối những năm 60 của thế kỷ XX, thời đại Hùng Vương đã trở thành đề tài nghiên cứu và thảo luận của giới sử học và nhiều ngành khoa học. "Nghiên cứu thời đại Hùng Vương là một thời đại có nhiều vấn đề liên quan đến nhiều ngành khoa học. Không một bộ môn khoa học nào có thể độc lập giải quyết được những vấn đề tồn tại thuộc thời đại đó. Mỗi một bộ môn khoa học đều góp phần của mình vào công tác nghiên cứu thời đại Hùng Vương" [139, tr.39]. Bằng sự hợp tác khoa học và bằng phương pháp nghiên cứu liên ngành, cho đến nay, giới khoa học trong và ngoài nước đã cơ bản thống nhất nhận định: Thời đại Hùng Vương là một thời đại có thật trong lịch sử dân tộc Việt Nam với thời gian tồn tại khoảng 2.000 năm trước Công nguyên. Từ hơn nửa thế kỷ qua, mọi mặt đời sống của người Việt thời kỳ Hùng Vương, gồm đời sống vật chất và đời sống tinh thần đã được giới nghiên cứu khoa học quan tâm, nghiên cứu và đã đạt được những thành tựu rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, có thể do nhiều nguyên nhân, đời sống thẩm mỹ của người Việt thời kỳ Hùng Vương dường như chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng. Cho đến nay, chúng ta chưa có một công trình chuyên khảo về vấn đề này. Việc đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu, làm rõ các vấn đề thẩm mỹ thời kỳ Hùng Vương là việc làm hết sức ý nghĩa. Nghiên cứu, nhận thức đúng về đời sống thẩm mỹ người Việt thời kỳ Hùng Vương còn khẳng định thuyết phục hơn nữa rằng người Việt Nam từ xa xưa đã có đời sống tinh thần phong phú, góp phần làm sâu sắc thêm nền văn hóa Việt Nam 3 trong lịch sử hàng nghìn năm, để từ đó định hướng giá trị thẩm mỹ đúng đắn cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Đồng thời đóng góp cho công tác nghiên cứu, giảng dạy liên quan tới thẩm mỹ và tư duy thẩm mỹ dân tộc ở Việt Nam hiện nay. Với tinh thần trên, nghiên cứu sinh lựa chọn chủ đề Đời sống thẩm mỹ của người Việt thời kỳ Hùng Vương làm đề tài luận án tiến sĩ triết học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu, khái quát những biểu hiện chủ yếu của đời sống thẩm mỹ người Việt thời kỳ Hùng Vương, từ đó khái quát những đặc điểm, bước đầu rút ra ý nghĩa của đời sống thẩm mỹ thời kỳ này đối với đời sống thẩm mỹ Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, luận án sẽ giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau: + Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài; chỉ rõ những kết quả chính đã thực hiện, xác định những nội dung luận án tiếp tục nghiên cứu. + Khái quát về thời kỳ Hùng Vương, đặc điểm người Việt thời kỳ này; làm rõ khái niệm, các bộ phận cấu thành đời sống thẩm mỹ; phân tích các tiền đề, điều kiện hình thành đời sống thẩm mỹ người Việt thời kỳ Hùng Vương. + Phân tích, khái quát những biểu hiện chủ yếu của đời sống thẩm mỹ người Việt thời kỳ Hùng Vương thông qua các bộ phận khách thể thẩm mỹ, chủ thể thẩm mỹ và sản phẩm của sự tương tác giữa khách thể thẩm mỹ và chủ thể thẩm mỹ thời kỳ này. + Bước đầu rút ra đặc điểm, ý nghĩa và một số hạn chế của đời sống thẩm mỹ người Việt thời kỳ Hùng Vương. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là đời sống thẩm mỹ của người Việt thời kỳ Hùng Vương. 3.2. Phạm vi nghiên cứu + Về thời gian: Thời kỳ Hùng Vương được sử sách (Lịch sử Việt Nam) xác định là từ khoảng 2000 - 1500 năm TCN đến khoảng thế kỷ I. Về cơ bản nghiên cứu sinh tập trung hơn cả vào giai đoạn văn hóa Đông Sơn với niên đại khoảng 800- 700 năm TCN cho đến khoảng thế kỷ I khi phân tích các biểu hiện của đời sống thẩm mỹ người Việt thời kỳ này. Người Việt thời kỳ Hùng Vương được luận án 4 khai thác trong tư liệu lịch sử Việt Nam, khảo cổ học, văn học, dân tộc học,... về thời kỳ này là người Lạc Việt và Âu Việt trong Bách Việt. + Về không gian: Cương vực của nước Văn Lang, bao gồm toàn bộ vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, tính từ Đèo Ngang trở ra của nước Việt Nam hiện tại. + Về nội dung nghiên cứu: Luận án phân tích biểu hiện của đời sống thẩm mỹ qua các bộ phận khách thể thẩm mỹ, chủ thể thẩm mỹ và sản phẩm của sự tương tác giữa chủ thể thẩm mỹ và khách thể thẩm mỹ thời kỳ Hùng Vương. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận + Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng cộng sản Việt Nam về đời sống thẩm mỹ, các điều kiện hình thành, phát triển yếu tố thẩm mỹ của người Việt Nam trong lịch sử cũng như các quan điểm xây dựng, phát triển con người Việt Nam hiện nay. + Luận án kế thừa những kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học đã công bố trong và ngoài nước liên quan đến nội dung đề tài. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận của việc thực hiện luận án là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đây là công cụ tiếp cận, giải quyết các vấn đề của luận án, giúp cho việc nhìn nhận vấn đề khách quan, toàn diện; thấy được tính lịch sử cụ thể, tính đặc thù, tính phổ biến, tính quy luật của sự hình thành, vận động, phát triển đời sống thẩm mỹ cũng như những điều kiện, tiền đề cho sự hình thành đời sống thẩm mỹ người Việt thời kỳ Hùng Vương. Đồng thời có những đánh giá khách quan, khoa học về lĩnh vực này. Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: lịch sử - logic; phân tích - tổng hợp, khái quát hóa, khai thác tư liệu; phương pháp quy nạp - diễn dịch; phương pháp thống kê, so sánh; phương pháp chứng thực lịch sử, phương pháp lịch đại... để thực hiện mục đích và nhiệm vụ đã đặt ra. 5. Đóng góp mới của luận án Luận án trình bày có hệ thống về đời sống thẩm mỹ người Việt thời kỳ Hùng Vương, chứng minh đời sống thẩm mỹ thời kỳ này đã hình thành và có những biểu hiện phong phú đưa đến sự hình thành, phát triển văn hóa Việt Nam trong lịch sử dân tộc. Kết quả nghiên cứu của luận án đóng góp vào mảng lý luận về vấn đề nghiên cứu 5 tư tưởng thẩm mỹ người Việt dưới góc độ triết học (cụ thể là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử) theo đúng quan điểm của Đảng ta. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận về đời sống thẩm mỹ và đời sống thẩm mỹ của người Việt thời kỳ Hùng Vương dưới lập trường quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Phân tích và khái quát những biểu hiện chủ yếu của đời sống thẩm mỹ người Việt thời kỳ Hùng Vương; từ đó bước đầu rút ra đặc điểm, ý nghĩa và một số hạn chế của đời sống thẩm mỹ người Việt thời kỳ này. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ nghiên cứu, học tập, giảng dạy về đời sống thẩm mỹ của người Việt tại các học viện, các trường đại học, cao đẳng hiện nay. Đồng thời là tài liệu tham khảo cho bạn đọc quan tâm tới lĩnh vực này. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học của nghiên cứu sinh liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương với 10 tiết. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI LUẬN ÁN 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1.1. Những nghiên cứu về đời sống thẩm mỹ Trước tiên phải nói tới bộ Nguyên lý mỹ học Mác - Lênin của Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, xuất bản năm 1960 tại Mátscơva gồm 4 phần đã được Nhà xuất bản Sự thật - Hà Nội lần lượt cho xuất bản từng phần: phần I (1961), phần II (1962), phần III, IV (1963). Bộ sách trình bày một cách có hệ thống những vấn đề cơ bản của mỹ học Mác - Lênin và cho thấy sự gắn chặt với cuộc sống, với thực tiễn kiến thiết chủ nghĩa cộng sản, với thực tiễn nghệ thuật là “đặc điểm trọng đại nhất và là đặc sắc chủ yếu của mỹ học Mác - Lênin” [189, tr.5]. Các tác giả khẳng định: "trong lúc khái quát hóa những kết quả của việc phân tích thẩm mỹ, thế là đã bước vào lãnh vực của lý luận mỹ học" [189, tr.35], nói cách khác mỹ học là khoa học nghiên cứu những vấn đề của đời sống thẩm mỹ. Bộ sách đã có những phân tích về các bộ phận của đời sống thẩm mỹ như nghệ thuật; về các hiện tượng (phạm trù) thẩm mỹ như cái đẹp, cái bi kịch, cái hài kịch. Tuy chưa đưa ra khái niệm cụ thể và làm rõ các vấn đề theo cấu trúc của đời sống thẩm mỹ nhưng bộ sách là nền tảng vững chắc cho việc nghiên cứu lý luận về đời sống thẩm mỹ nói chung và Đời sống thẩm mỹ của người Việt thời kỳ Hùng Vương nói riêng ở góc nhìn của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Cuốn sách Mỹ học là gì? của K.Kivisky do Huy Hùng và Y Minh dịch, được Nhà xuất bản Văn hóa - Nghệ thuật xuất bản năm 1963 đã trình bày về những vấn đề của đời sống thẩm mỹ như: "vấn đề mối quan hệ của nghệ thuật đối với hiện thực là trung tâm của những vấn đề mỹ học" [68, tr.22], vấn đề cái đẹp, vấn đề lý tưởng thẩm mỹ, mối liên hệ giữa "lý tưởng thẩm mỹ với thế giới quan của nghệ sĩ và ý nghĩa của nó đối với các mặt khác nhau của hoạt động sáng tác" [68, tr.25], vấn đề hình tượng nghệ thuật, quá trình sáng tác. Cuốn sách cũng khẳng định: “Những nhân tố của sự tác động thẩm mỹ vượt xa giới hạn của nghệ thuật. Về mặt thẩm mỹ, chúng ta đã nêu lên các hiện tượng trong thiên nhiên, trong sản xuất và trong sinh hoạt có hiệu quả” [68, tr.31]. Tuy không trình bày một cách có hệ thống về đời sống thẩm mỹ nhưng cuốn sách đã cung cấp cho chúng ta những kiến thức cơ bản về chủ thể thẩm mỹ, khách thể thẩm mỹ và sản phẩm của sự tương tác giữa chủ thể thẩm mỹ và khách thể thẩm mỹ. 7 Cuốn Những nguyên lý mỹ học Mác - Lênin: Giáo trình giảng dạy trường lý luận và nghiệp vụ - Bộ văn hóa, E. G. Iacovlep, 1964 trình bày về đối tượng và nhiệm vụ của mỹ học Mác - Lênin; bản chất của nhận thức thẩm mỹ; lịch sử của học thuyết mỹ học; những phạm trù mỹ học cơ bản; nghệ thuật và xã hội; hình tượng nghệ thuật, nội dung và hình thức trong nghệ thuật, sáng tác nghệ thuật, các loại hình nghệ thuật; phê phán nghệ thuật và mỹ học tư sản hiện đại; chủ nghĩa hiện thực và xã hội chủ nghĩa. Về cơ bản, cuốn sách làm rõ các phạm trù mỹ học cũng như một số vấn đề của khách thể thẩm mỹ, chủ thể thẩm mỹ và nghệ thuật. Tuy chưa triển khai phân tích đời sống thẩm mỹ theo hệ thống nhưng cuốn sách đã chứa đựng nhiều nội dung mà các nhà nghiên cứu sau này ở Việt Nam tiếp tục phát triển tạo những cơ sở để nghiên cứu sinh kế thừa. Cuốn sách Những phạm trù mỹ học cơ bản của Iu. B. Borep do Hoàng Xuân Nhị dịch, được Trường Đại học Tổng hợp xuất bản năm 1974 đã trình bày về các phạm trù trong mỹ học trước chủ nghĩa Mác và những phạm trù mỹ học Mác - Lênin. Cuốn sách tập trung sâu vào các phạm trù của mỹ học Mác - Lênin: cái thẩm mỹ, cái đẹp, cái cao thượng, cái bi kịch và cái hài kịch. Đây chính là những bộ phận hợp thành khách thể thẩm mỹ trong đời sống thẩm mỹ. Tác giả cuốn sách đã đưa ra quan điểm về cái thẩm mỹ: "Về bản chất của chúng, cái đẹp, cái cao thượng, cái bi kịch, cái hài kịch, cái có kịch tính và những phẩm chất tương tự khác của hiện thực, đều có quan hệ bà con với nhau. Cái thẩm mỹ là cái chung vốn nằm trong các phẩm chất đó" [66, tr.208]. Đặc biệt, "cái thẩm mỹ trong nghệ thuật là sự thống nhất giữa tư tưởng, lý tưởng và chất liệu của cuộc sống, là sự thống nhất giữa cái duy nhất và cái chung, giữa khách quan và chủ quan" [66, tr.230]. Cuốn sách đã giải quyết tốt mặt khách thể của đời sống thẩm mỹ và là tài liệu quan trọng cho nghiên cứu sinh tham khảo khi viết phần lý luận về đời sống thẩm mỹ. Cuốn Nguyên lý Mỹ học Mác - Lênin của tác giả Iu. A. Lukin và V. C. Xcachersiccop, do Hoài Lam dịch, Nhà xuất bản Sách giáo khoa Mác - Lênin, Hà Nội, 1984 đã phân tích khá sâu sắc về bộ phận chủ thể thẩm mỹ của đời sống thẩm mỹ như nhận thức thẩm mỹ về hiện thực và hoạt động thẩm mỹ của con người; vị trí, vai trò, bản chất xã hội, các loại hình nghệ thuật; giáo dục thẩm mỹ cho những người xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Cuốn sách khẳng định: "Mỹ học nghiên cứu những biểu hiện khác nhau của thẩm mỹ (cái đẹp, cái cao cả, cái anh hùng,... trong hiện thực và trong nghệ 8 thuật, những môi trường biểu hiện của thẩm mỹ và những đặc điểm hoạt động thẩm mỹ của con người trong thực tiễn sản xuất - vật chất và hoạt động xã hội, những tính quy luật của sáng tạo nghệ thuật, tác phong trong sinh hoạt" [67, tr.19]. Những biểu hiện khác nhau của thẩm mỹ trong hiện thực, những đặc điểm hoạt động thẩm mỹ của con người trong thực tiễn sản xuất - vật chất và hoạt động xã hội chính là khía cạnh của đời sống, cụ thể hơn là của đời sống thẩm mỹ. Những nội dung trong cuốn sách cung cấp cho nghiên cứu sinh những kiến thức chuyên sâu về chủ thể thẩm mỹ của đời sống thẩm mỹ. Cuốn Mỹ học - cơ bản và nâng cao do M.F Opxiannhicop chủ biên, được Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin xuất bản năm 2001 là công trình có nhiều nội dung đi sâu vào văn hóa thẩm mỹ. Cuốn sách gồm V phần: Phần I - Mỹ học với tính cách là một khoa học; Phần II - Đặc trưng của nghệ thuật; Phần III - Các loại hình nghệ thuật; Phần IV - Bản chất xã hội của nghệ thuật; Phần V - Văn hóa thẩm mỹ của xã hội chủ nghĩa. Trong đó ở chương I (Đối tượng và nhiệm vụ của mỹ học Mác - Lênin) và chương III (Cái thẩm mỹ) của phần I tuy chưa xác lập được khái niệm đời sống thẩm mỹ nhưng đã trình bày khá sâu sắc về bản chất của cái thẩm mỹ, làm cơ sở lý luận cho nhận thức về cái thẩm mỹ và đời sống thẩm mỹ. Bên cạnh những công trình nghiên cứu, bàn thảo về các nội dung của đời sống thẩm mỹ, còn có những công trình dành các mục cụ thể để phân tích phạm trù cái thẩm mỹ, giá trị thẩm mỹ, văn hóa thẩm mỹ. Đó là những công trình của nhiều tác giả nước ngoài như tuyển chọn Về văn học và nghệ thuật, C. Mác và Ph. Ăngghen, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1958; Từ mỹ học đến các loại hình nghệ thuật, Denis Diderot, Nxb Tri thức, 2015; Mỹ học, Denis Huisman, Nxb Thế giới, 2003,... Mặc dù các tác giả nêu trên không trực tiếp và đi sâu vào phạm trù đời sống thẩm mỹ, bản chất của cái thẩm mỹ, song những tư tưởng lớn của các nhà kinh điển đã xứng là nền tảng lý luận chung nhất cho việc xác định về cái thẩm mỹ. Ở Việt Nam, trên cơ sở mỹ học Mác - Lênin, đã có một số tác giả chuyên nghiên cứu mỹ học như Đỗ Văn Khang, Đỗ Huy, Nguyễn Văn Huyên, Vũ Khiêu, Vũ Minh Tâm, Lê Ngọc Trà, Như Thiết, Là một nhà nghiên cứu văn học, triết học, nghệ thuật học, mỹ học, tác giả Đỗ Văn Khang đã xuất bản nhiều công trình mỹ học: cuốn Lịch sử mỹ học, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1983; Mỹ học Mác - Lênin (viết cùng Đỗ Huy), Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1985; Mỹ học đại cương, Nxb Giáo dục, 1996, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội tái bản có bổ sung năm 2002 và 2008; Mỹ học 9 Mác - Lênin cao cấp, Nxb Đại học Sư phạm, 2004 và gần đây nhất là Giáo trình Mỹ học Mác - Lênin; Giáo trình Mỹ học cơ sở, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2011;... Trong loạt công trình của mình, tác giả khẳng định đối tượng của mỹ học là đời sống thẩm mỹ: "Đối tượng mỹ học là toàn bộ những quy luật cơ bản và phổ biến nhất của đời sống thẩm mỹ (khách thể thẩm mỹ, chủ thể thẩm mỹ và nghệ thuật). Trong đó cái đẹp là phạm trù cơ bản và trung tâm, hình tượng là tiếng nói đặc trưng, nghệ thuật là đỉnh cao của những thành tựu sáng tạo thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ là điểm tựa của sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật" [71, tr.8]. Mặc dù đã có những phân tích tương đối rõ nét về vai trò, tác dụng, các dạng biểu hiện của đời sống thẩm mỹ và là nhà nghiên cứu sử dụng rất nhiều lần thuật ngữ "đời sống thẩm mỹ" nhưng Đỗ Văn Khang chưa đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh về thuật ngữ này ngoài việc khẳng định "đặc điểm riêng của đời sống thẩm mỹ là sự sáng tạo theo quy luật của cái đẹp" [75, tr.5]. Theo ông, con người có đời sống vật chất và đời sống tinh thần, trong đời sống tinh thần có đời sống thẩm mỹ. "Đời sống thẩm mỹ (bao gồm ba bộ phận: khách thể thẩm mỹ, chủ thể thẩm mỹ và nghệ thuật) trong đó cái đẹp là phạm trù cơ bản và trung tâm" [75, tr.13]. Đồng thời, ông chỉ ra ba dạng biểu hiện của đời sống thẩm mỹ là: dạng cảm xúc - tình cảm của đời sống thẩm mỹ, văn hóa thẩm mỹ và những quan điểm thẩm mỹ. Tác giả Đỗ Huy là nhà nghiên cứu có nhiều công trình tập trung về mỹ học, trong đó có vấn đề thẩm mỹ và phạm trù thẩm mỹ. Các công trình chủ yếu của ông như: Mỹ học với tư cách là một khoa học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996; Mỹ học - khoa học về các quan hệ thẩm mỹ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001; Đạo đức học, mỹ học và đời sống văn học nghệ thuật, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002; Trong cuốn Mỹ học - khoa học về các quan hệ thẩm mỹ, ông khẳng định: “Mỹ học là một khoa học hợp thành các khoa học triết học. Đối tượng chủ yếu của nó là các dạng biểu hiện của cái thẩm mỹ trong toàn bộ hoạt động của đời sống con người” [56, tr.9] và có những phân tích tương đối thỏa đáng các vấn đề về quan hệ thẩm mỹ. Hay trong cuốn Giáo trình đại cương về những khuynh hướng cơ bản trong lịch sử mỹ học, Nxb Chính trị quốc gia, 2011, cùng với việc phân tích lịch sử hình thành và phát triển của mỹ học, các khuynh hướng trong quá trình đó và tư tưởng mỹ học mácxit Việt Nam đương đại, ông tiếp tục khẳng định đối tượng của mỹ học là "các quan hệ và hoạt động thẩm mỹ của con người đối với hiện thực cuộc sống và đã có lịch sử phát triển từ mấy ngàn năm trước" [58, tr.5]. "Mỹ học được coi là khoa học nghiên cứu các quan hệ thẩm mỹ giữa con người và hiện thực, trong đó cái đẹp là trung tâm, hình tượng là khâu cơ 10 bản và nghệ thuật là biểu hiện tập trung nhất. Có nghĩa là, mỹ học nghiên cứu cái đẹp, cái cao cả, cái bi, cái hài trong cuộc sống, trong tâm hồn và trong nghệ thuật" [58, tr.36]. Với ông, con người có vô số mối quan hệ, trong đó có quan hệ thẩm mỹ - là mối quan hệ giữa chủ thể thẩm mỹ và khách thể thẩm mỹ. Quan hệ thẩm mỹ là khái niệm hẹp hơn, nó nằm trong đời sống thẩm mỹ. Ở một số luận điểm, ông cũng có sử dụng thuật ngữ đời sống thẩm mỹ, chẳng hạn như: “Trong đời sống thẩm mỹ hiện nay ở nước ta có sự đan xen giữa các quan hệ thẩm mỹ tiên tiến và quan hệ thẩm mỹ lạc hậu” [56, tr.44]. Những công trình nghiên cứu của tác giả Đỗ Huy thực sự là những tài liệu ý nghĩa đối với việc thực hiện luận án của nghiên cứu sinh. Tác giả Nguyễn Văn Huyên với tư cách là người nghiên cứu mỹ học cũng đã có những cống hiến đối với sự phát triển của khoa học này ở Việt Nam. Trong các nghiên cứu đó đã có nhiều cách luận giải sâu sắc về thẩm mỹ. Nói tới ông, chúng ta phải kể tới hai cuốn sách: Cuốn Giáo trình Mỹ học Mác - Lênin do Nguyễn Văn Huyên, Đỗ Huy, Nguyễn Ngọc Long cùng biên soạn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000 và cuốn Giáo trình Mỹ học đại cương do Nguyễn Văn Huyên chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. Trong đó, ông nêu rõ quan điểm: "Mỹ học là khoa học triết học nghiên cứu sự vận động của các quan hệ thẩm mỹ trong hiện thực, trong tâm hồn và trong nghệ thuật. Quan hệ thẩm mỹ là phạm trù nền tảng của mỹ học. Cái đẹp là phạm trù trung tâm, hình tượng là đặc trưng cơ bản, nghệ thuật là biểu hiện tập trung nhất của mỹ học” [62, tr.65]. Cùng chiều hướng như nhà nghiên cứu Đỗ Huy, Nguyễn Văn Huyên cũng coi đối tượng của mỹ học là quan hệ thẩm mỹ. Tuy nhiên, ông đã sử dụng và quan tâm tới khái niệm đời sống thẩm mỹ nhiều hơn, linh hoạt hơn. Trong một số khẳng định của ông đã có điều đó, như: “Tuyệt đối hóa mặt cảm tính trong đánh giá thẩm mỹ, sẽ dẫn tới những sai lầm, phủ nhận những giá trị thẩm mỹ khách quan, đích thực trong đời sống thẩm mỹ” [62, tr.80]; “Cái đẹp giữ vị trí trung tâm trong đời sống thẩm mỹ, vì vậy nó là phạm trù cơ bản của mỹ học” [62, tr.108]. Theo Nguyễn Văn Huyên, đời sống thẩm mỹ là mối quan hệ gồm ba mặt hợp thành: “mặt đối tượng trong quan hệ thẩm mỹ (đó là những cái đẹp, cái bi, cái hài, cái cao cả tồn tại khắp nơi trong đời sống xã hội); mặt chủ thể trong quan hệ thẩm mỹ (đó là các hoạt động của chủ thể thẩm mỹ, bao gồm các hoạt động về nhu cầu thẩm mỹ; về thị hiếu thẩm mỹ; về lý tưởng thẩm mỹ của con người - xã hội); mặt nghệ thuật trong quan hệ thẩm mỹ (đó là các hoạt động hưởng thụ nghệ thuật, đánh giá nghệ thuật, sáng tạo nghệ thuật bao gồm 11 các đặc trưng của nghệ thuật, bản chất xã hội của nghệ thuật và chức năng nghệ thuật)” [60, tr.32-33]. Ngoài các công trình trên, có thể kể đến một số công trình khác như: Cuốn Mỹ học đại cương của tác giả Thế Hùng cũng bàn về các vấn đề cơ bản của mỹ học như bản chất của mỹ học, khách thể thẩm mỹ, chủ thể thẩm mỹ,... Trong đó, ông khẳng định: "Con người tồn tại giữa một đời sống thẩm mỹ, giữa không gian bao la và thời gian vô tận. Đời sống thẩm mỹ tồn tại dưới hai dạng: đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Đời sống vật chất là những giá trị thẩm mỹ tồn tại dưới dạng vật thể, đồ vật (Tangible) có thể nhìn thấy, sờ thấy. Đời sống tinh thần là những giá trị thẩm mỹ phi vật thể (Intangible), chỉ có thể nghe thấy, cảm thấy. Nhưng, dẫu có tồn tại dưới dạng vật chất hay tinh thần, vật thể hay phi vật thể, các giá trị thẩm mỹ đều phải hướng tới Chân - Thiện - Mỹ. Một giá trị thẩm mỹ, một tác phẩm nghệ thuật sẽ không có lý do để tồn tại nếu không phản ánh chân thực, chân xác cuộc sống" [50, tr.12-13]. Tuy chưa đưa ra một quan điểm rõ ràng, đầy đủ về đời sống thẩm mỹ nhưng tác giả đứng trên lập trường mỹ học "là khoa học nghiên cứu các mối quan hệ thẩm mỹ, các hiện tượng thẩm mỹ trong không gian thẩm mỹ của con người. Mỹ học nghiên cứu các quy luật chung nhất của sự hình thành, phát triển và biểu hiện cái thẩm mỹ trong đời sống con người" [50, tr.12]. Cuốn Mỹ học của Bộ môn Mỹ học - Trường Đại học Văn hóa Hà Nội xuất bản năm 1995 khẳng định: "Đời sống thẩm mỹ - đối tượng nghiên cứu của mỹ học hình thành trên cơ sở tổng hòa các quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực, hay nói cách khác, từ quá trình con người đồng hóa thẩm mỹ đối với thế giới xung quanh. Trong quá trình này, họ vừa là khách thể hóa, đối tượng hóa năng lực thẩm mỹ của mình, vật chất hóa năng lực ấy trong các vật phẩm và hoạt động sáng tạo vật phẩm, vừa chủ thể hóa các sự vật, hiện tượng được coi là đối tượng thẩm mỹ" [11, tr.29]. Theo quan điểm của Bộ môn Mỹ học - Đại học Văn hóa Hà Nội thì đời sống thẩm mỹ gồm các hiện tượng thẩm mỹ trong cuộc sống và sự phản ánh chúng trong nghệ thuật. Cuốn Cái đẹp - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, của tác giả Nguyễn Thu Nghĩa, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2016 đã dựa trên cơ sở trình bày, phân tích những đóng góp quan trọng và những thành quả của C. Mác và Ph. Ăngghen về các tư tưởng sáng tạo theo quy luật của cái đẹp; sự vận động lịch sử cũng như các đặc trưng, các loại hình chủ yếu của cái đẹp trong thực tiễn xã hội Việt Nam (từ truyền thống đến 12 hiện đại). Cuốn sách đã tập trung vào yếu tố trọng tâm của đời sống thẩm mỹ - đó chính là cái đẹp - một phạm trù phản ánh khách thể thẩm mỹ. Trong thời gian gần đây những công trình mỹ học mới ra đời không nhiều, chủ yếu là tái bản, bổ sung những ấn phẩm đã xuất bản trước đó. Tuy nhiên, cuốn sách Tương tác mở trong mỹ học Việt Nam đương đại của tác giả Đỗ Thị Minh Thảo được xuất bản năm 2017 là một điểm nhấn. Cuốn sách có xu hướng tái cấu trúc hai đường hướng mỹ học đời sống thẩm mỹ và quan hệ thẩm mỹ. “Đây là đường hướng mỹ học tổng thể thẩm mỹ với đặc điểm xây dựng nguyên lý tính tổng thể theo quan điểm của chủ nghĩa Mác và Hồ Chí Minh (...) nhằm định hướng các giá trị tổng thể của đời sống xã hội" [158, tr.3-4]. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra quan điểm về đời sống thẩm mỹ và quan hệ thẩm mỹ. Những quan điểm của tác giả Đỗ Thị Minh Thảo trong cuốn sách này đã tạo cơ sở quan trọng cho hướng nghiên cứu của luận án, trong đó có khẳng định: “Trong cấu trúc đời sống thẩm mỹ: khách thể thẩm mỹ (bàn đến các đối tượng cái đẹp khách quan) - chủ thể thẩm mỹ (bàn đến thế giới chủ thể sáng tạo và thưởng ngoạn cái đẹp chủ quan) - Nghệ thuật (bàn đến tính thống nhất khách quan và chủ quan của cái đẹp nghệ thuật)” [158, tr.130]. Nhìn chung, tất cả các công trình nêu trên đều trình bày khá rõ những vấn đề cơ bản của đời sống thẩm mỹ, đều cho thấy đời sống thẩm mỹ bao gồm khách thể thẩm mỹ, chủ thể thẩm mỹ và sản phẩm của sự tương tác giữa chủ thể thẩm mỹ và khách thể thẩm mỹ với đỉnh cao là nghệ thuật. Tuy nhiên, hầu hết các công trình chỉ trình bày các bộ phận của đời sống thẩm mỹ mà chưa có một công trình chuyên sâu nào đưa ra quan niệm về đời sống thẩm mỹ, nhất là về đời sống thẩm mỹ của người Việt thời kỳ Hùng Vương. Cái nút để đạt được mục đích của luận án là những vấn đề lý luận nền tảng về đời sống thẩm mỹ, từ đó mới có thể đi vào phân tích đời sống thẩm mỹ người Việt thời kỳ Hùng Vương. Các công trình nói trên đã cung cấp những chất liệu quan trọng để tác giả luận án hệ thống hóa các vấn đề lý luận về đời sống thẩm mỹ ở chương 2. 1.1.2. Những nghiên cứu về thời kỳ Hùng Vương và người Việt thời kỳ ... quá trình hình thành và đặc điểm của các quốc gia dân tộc Việt Nam và các tộc người cấu thành. Cuốn sách mặc dù giới thiệu chung về quốc gia dân tộc Việt Nam và 54 tộc người anh em nhưng cũng là nguồn tư liệu không thể bỏ qua trong quá trình thực hiện luận án. Cuốn Con người huyền thoại thời Hùng Vương, Lê Quốc Hùng, Nxb Văn hóa dân tộc, 2007 kể về những con người huyền thoại thời kỳ Hùng Vương như: người giết thuồng luồng ở Kẻ Nung, cụ voi chiến của vua Hùng Huy, chàng thuồng luồng cộc ở đồng lũng, sự tích đền Nhà Bà và Gành Lời,... Cuốn sách dừng lại ở những con người trong thần thoại, truyền thuyết thời kỳ Hùng Vương nhưng cũng cho nghiên cứu sinh thêm những tư liệu trong quá trình nghiên cứu về người Việt thời kỳ Hùng Vương - những con người hiện thực không phải chỉ là trong huyền thoại. Cuốn Nguồn gốc người Việt - người Mường, Tạ Đức, Nxb Tri Thức, 2013 đề cập tới chủ đề chính là nguồn gốc của hai nền văn hóa Đá Mới Phùng Nguyên và Đồng Thau Đông Sơn, sự hình thành của các nước Xích Quỷ, Việt Thường, Văn Lang, Âu Lạc, Nam Việt (những nước được coi là của tổ tiên người Việt), từ đó làm sáng tỏ nguồn gốc người Việt - người Mường, hai tộc người vốn khác nhau từ gần 4000 năm qua. Cuốn sách gồm 17 chương, 31 phụ lục, giúp độc giả hiểu biết sâu sắc, toàn diện hơn về lịch sử người Việt và người Mường, về văn hóa Việt và văn hóa Mường trong mối liên hệ cội nguồn với lịch sử của nhiều tộc người, nhiều nền văn hóa ở Việt Nam, 25 Đông Á, Đông Nam Á. Mặc dù quan tâm sâu vào vấn đề nguồn gốc người Việt - người Mường nhưng cuốn sách cũng tạo một hướng tiếp cận mới cho nhiều độc giả và nghiên cứu sinh tham khảo. Ngoài ra còn một số công trình luận án, bài viết liên quan tới người Việt thời kỳ Hùng Vương. Cụ thể như: Luận án Đặc điểm nhân chủng cư dân văn hóa Đông Sơn ở Việt Nam, Nguyễn Lân Cường, Luận án Phó Tiến sĩ khoa học Lịch sử, 1993 đã tập hợp, nghiên cứu những di cốt người cổ của văn hóa Đông Sơn ở Việt Nam từ trước tới nay; tìm hiểu đặc điểm nhân chủng của chủ nhân nền văn hóa Đông Sơn: loại hình Indonesien, loại hình Đông Nam Á; tìm hiểu nguồn gốc và thành phần chủng tộc của cư dân Việt Nam trong thời đại kim khí. Bài viết "Vấn đề người Indonesien và loại hình Indonesien trong thời đại nguyên thủy Việt Nam", Hà Văn Tấn, Thông báo khoa học, tập I, Sử học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1962 đã phân tích 3 vấn đề lớn: I. Vị trí của vấn đề "Người Indonesien" trong việc giải quyết vấn đề nguồn gốc dân tộc Việt Nam; II. Việc phân loại người Indonesien và ý đồ của học giả phương Tây; III. Nghiên cứu vấn đề chủng tộc của loại hình Indonesien thời đại nguyên thủy ở Việt Nam. Bài viết "Văn hóa Phùng Nguyên và nguồn gốc dân tộc Việt Nam", Hà Văn Tấn, Dân tộc học số 1, trang 32-35, 1975 đã nghiên cứu về văn hóa Phùng Nguyên, trên cơ sở đó đưa ra những kiến giải về nguồn gốc, chủ nhân của nền văn hóa này cũng như của dân tộc Việt Nam. Hà Văn Tấn khẳng định: “Không hiểu vì sao khi nghĩ về quá trình hình thành dân tộc Việt, tôi vẫn liên tưởng đến sự ngưng tụ của các dòng kim loại, và vì vậy, tôi không thể không coi các bộ lạc Phùng Nguyên như cái mầm đầu tiên của một quá trình kết tinh, quá trình hình thành tinh thể Việt long lánh trên bờ Thái Bình Dương” [147, tr.35]. Các công trình trên tuy không chuyên sâu nghiên cứu về người Việt thời kỳ Hùng Vương ở khía cạnh đặc trưng tinh thần, tính cách nhưng đã tạo cơ sở cho nghiên cứu sinh viết về vấn đề này ở chương 2. 1.1.3. Những nghiên cứu về đời sống thẩm mỹ người Việt thời kỳ Hùng Vương Cuốn Lược sử Mỹ thuật Việt Nam, Nguyễn Phi Hoanh, Nxb KHXH, 1970, là một cố gắng bước đầu hệ thống hóa mặt sinh hoạt mỹ thuật của dân tộc ta từ xưa đến 26 nay, trong đó có thời kỳ Hùng Vương. Tương tự như vậy, cuốn Mỹ thuật của người Việt, Nguyễn Quân - Phan Cẩm Thượng, Nxb Mỹ thuật, 1989 cũng khai thác về khía cạnh mỹ thuật của dân tộc ta. Cuốn sách “được trình bày theo trục thời gian gồm các phần Sơ khai, “Bắc thuộc”, và Phong kiến sơ kỳ, trung kỳ, hậu kỳ. Mỗi phần tách ra thành các mục kiến trúc, điêu khắc, đồ họa, mỹ thuật ứng dụng tùy theo thực tế mỹ thuật mỗi thời” [123, tr.5]. Trong đó, các tác giả có đề cập tới mỹ thuật thời tiền sử (thời đại đồ đá, thời đại đồ đồng) và đi đến khẳng định: “nghệ thuật Đông Sơn bắt rễ từ nghệ thuật nguyên thủy Việt Nam, tiếp tục “sống” trong thời kỳ Bắc thuộc và còn có ảnh hưởng có tính mạch chìm, cội rễ tới nghệ thuật các thế kỷ sau này của thời phong kiến độc lập” [123, tr.47]. Tuy nhiên, cả hai cuốn sách chỉ khai thác ở khía cạnh mỹ thuật, và mỹ thuật thời kỳ Hùng Vương chỉ được đề cập với tư cách là một giai đoạn trong lịch sử dân tộc. Một số tác phẩm của tác giả Hà Văn Tấn có liên quan tới vấn đề thẩm mỹ, đặc biệt là luận văn: Người Phùng Nguyên và đối xứng, tạp chí Khảo cổ học, số 3-4 năm 1969 (sau này được in trong cuốn Theo dấu các văn hóa cổ, được Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 2003). Hà Văn Tấn đã phân tích rất sâu về vấn đề đối xứng trong văn hóa Phùng Nguyên. Từ đó đi đến khẳng định tư duy mỹ học cũng như tư duy khoa học của người Phùng Nguyên. “Đối với người Phùng Nguyên, cái đối xứng quả là một yếu tố của cái đẹp” ”[152, tr.566]. Tổ tiên nghìn xưa của chúng ta cảm thấy như vậy và giờ đây, đứng trước những đường nét của người xưa, chúng ta vẫn nhận thấy điều đó. Những đồ án có đối xứng gương thường gây một cảm giác tĩnh, vững chắc, nghiêm trang, còn những đồ án có đối xứng trục thì trái lại, gây một cảm giác động, rộn ràng, linh hoạt. Trong nhiều bố cục, người Phùng Nguyên đã kết hợp tài tình cả hai kiểu đối xứng, làm cho đồ án vững chắc mà không chết, linh hoạt mà không giảm phần trang trọng. Ở tập 3 (xuất bản năm 1973) và tập 4 (xuất bản năm 1974) của kỷ yếu Hùng Vương dựng nước, một số nhà khoa học đã trình bày những nghiên cứu của mình về đời sống thẩm mỹ của người Việt thời kỳ Hùng Vương như: Lê Văn Lan - Trịnh Minh Hiên, Đời sống vật chất và tinh thần thời Hùng Vương, Sđd, tập 3, tr.228-253; Lê Văn Lan, Trang phục thời Hùng Vương, Sđd, tập 3, tr.254-266; Trần Mạnh Phú, Nghệ thuật tạo hình Đông Sơn - Bản chất, diễn biến và ảnh hưởng, Sđd, tập 3, tr.286-293; Lê Văn Lan - Văn Trọng, Đời sống vật chất và tinh thần thời Hùng Vương, Sđd, tập 4, tr.303- 314; Trần Mạnh Phú, Những bước phát triển của nghệ thuật tạo hình thời Hùng 27 Vương, Sđd, tập 4, tr.323-331; Nguyễn Hữu Thu - Lê Văn Lan, Bàn về âm nhạc thời kỳ Hùng Vương, Sđd, tập 4, tr.339-347; Các bài viết trên đề cập đến từng khía cạnh của đời sống thẩm mỹ người Việt thời kỳ Hùng Vương. Đây là những tài liệu quan trọng cho việc tổng hợp, hệ thống thành công trình chuyên sâu về đời sống thẩm mỹ thời kỳ này. Cuốn Một số vấn đề lý luận về lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nguyễn Tài Thư - Nguyễn Khánh Toàn - Hà Văn Tấn, Viện Triết học, 1984 đã trình bày về đối tượng, phạm vi của lịch sử tư tưởng, đặc thù của tư tưởng dân tộc, các vấn đề về phân kỳ lịch sử tư tưởng, vai trò của tư tưởng dân gian, các tư tưởng Nho - Phật - Lão,... triết học Mác - Lênin và tư tưởng Việt Nam. Nhưng trong đó, tư tưởng thẩm mỹ vẫn chưa được đề cập rõ ràng, đặc biệt là thẩm mỹ thời kỳ Hùng Vương. Công trình Lịch sử tư tưởng Việt Nam tập 1, Nguyễn Tài Thư (chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, 1993 đã đề cập đến toàn bộ lịch sử tư tưởng Việt Nam từ thời tiền, sơ sử cho tới thời kỳ các cuộc chiến tranh nông dân và sự sụp đổ của các chính quyền đàng trong, đàng ngoài thế kỷ XVII - XVIII. Đời sống của người Việt thời kỳ Hùng Vương được các tác giả đề cập đến ở chương III: Tư tưởng của cư dân buổi đầu dựng nước, chủ yếu là qua việc nghiên cứu văn hóa Đông Sơn. Cuốn sách khẳng định: “chúng ta có đủ lý do để phân tích trình độ tư duy của cư dân Tiền Đông Sơn qua những sản phẩm của họ cũng như qua các hình tượng nghệ thuật của họ. Những hình tượng nghệ thuật này vừa biểu hiện tư duy mỹ học vừa biểu hiện tư duy khoa học” [170, tr.53]. Cuốn sách giúp chúng ta nhận biết được "phần nào tư duy khoa học cũng như tư duy mỹ học của con người thời kỳ này" [170, tr.58]. Tuy nhiên, vấn đề đời sống thẩm mỹ thời kỳ Hùng Vương vẫn chưa được trình bày, phân tích có hệ thống. Bài viết Sự hình thành bản sắc văn hóa ở người Việt cổ của Hà Văn Tấn và Chử Văn Tần in trong cuốn Văn hóa Việt Nam xã hội và con người, Vũ Khiêu (chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, 2000 đã phân tích tương đối rõ nét về khái niệm “người Việt cổ” và bản sắc văn hóa Việt cổ. Bài viết nhận định: “Điểm lại toàn bộ đồ vật mà người Phùng Nguyên - Đông Sơn tạo ra chỉ xét riêng về hình dáng và màu sắc chúng ta cũng nhận ra cái độc đáo thấm đậm một cảm xúc thẩm mỹ chung là cái dịu nhẹ, mềm mại, trầm đọng và sâu lắng” [78, tr.132]; “Nhìn chung nhịp nhàng cân xứng và hiền hòa là mẫu số chung của mô hình thẩm mỹ Đông Sơn” [78, tr.133]. Đây là những nhận định hết sức quan trọng hỗ trợ nghiên cứu sinh khi đưa ra những đánh giá về đặc điểm của đời sống thẩm mỹ người Việt thời kỳ Hùng Vương. 28 Cuốn Trang sức của người Việt cổ, Trịnh Sinh - Nguyễn Văn Huyên, Văn hóa dân tộc, 2001, nghiên cứu vẻ đẹp của đồ trang sức người Việt cổ từ đất, đá, tre, gỗ đến vàng bạc, ngọc ngà,..., tìm hiểu thẩm mỹ và bản sắc văn hóa Việt Nam từ ngàn xưa của người Việt. Mặc dù chỉ khai thác khía cạnh thẩm mỹ trên đồ trang sức của người Việt cổ nhưng cuốn sách góp phần không nhỏ cho quá trình hoàn thiện luận án của nghiên cứu sinh. Trong cuốn Đạo đức học - Mỹ học và đời sống văn hóa nghệ thuật của tác giả Đỗ Huy, Nxb Khoa học Xã hội xuất bản năm 2002 có các bài viết Nguồn gốc các quan hệ thẩm mỹ trong truyền thống văn hóa của dân tộc ta qua một vài hiện vật khảo cổ, Quá trình hình thành và phát triển của các quan hệ thẩm mỹ trong văn hóa Việt Nam, liên quan tới Đời sống thẩm mỹ của người Việt thời kỳ Hùng Vương. Các bài viết này cho nghiên cứu sinh nhiều định hướng quan trọng khi phân tích, đánh giá đời sống thẩm mỹ của người Việt thời kỳ Hùng Vương. Cuốn Cổ vật Phú Thọ của tác giả Nguyễn Anh Tuấn và Trịnh Sinh, Nxb Văn hóa thông tin xuất bản năm 2005 đã cung cấp các tư liệu cổ vật thời kỳ Hùng Vương tại Phú Thọ đang được trưng bày và lưu giữ trong kho của Bảo tàng Phú Thọ, Bảo tàng Đền Hùng, một số lưu ở các Bảo tàng Trung ương, Viện Khảo cổ học và các sưu tập cổ vật tư nhân ở thành phố Việt Trì. Cuốn sách là nguồn tư liệu quý góp phần phản ánh đời sống thẩm mỹ của người Việt thời kỳ Hùng Vương trên phương diện khai thác các di vật khảo cổ học. Cuốn Truyền thuyết Hùng Vương, Nguyễn Khắc Xương (sưu tầm), Nxb Văn hóa dân tộc - Hội văn học nghệ thuật Phú Thọ, Hà Nội, 2008 đã tập hợp các câu truyện truyền thuyết về thời kỳ Hùng Vương được lưu truyền trong dân gian. Mặc dù chưa có những phân tích, đánh giá các khía cạnh thẩm mỹ thời kỳ Hùng Vương nhưng cuốn sách là nguồn tư liệu tham khảo cho nghiên cứu sinh khi phân tích đời sống thẩm mỹ của người Việt thời kỳ Hùng Vương ở mảng truyện kể dân gian. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia Tư duy thẩm mỹ người Việt từ buổi sơ khai đến đầu thế kỷ X, năm 2009 của tác giả Đỗ Thị Minh Thảo là một công trình có liên hệ mật thiết với hướng nghiên cứu của luận án. Đề tài góp phần làm sáng tỏ quá trình hình thành tư duy thẩm mỹ của người Việt cổ qua quá trình lao động sản xuất, chế tác công cụ, trong buổi đầu dựng nước, giữ nước và chống Bắc thuộc. Đồng thời làm nổi bật những đặc điểm chính của tư duy thẩm mỹ Việt Nam trong giai đoạn 29 này. Những kết quả nghiên cứu của đề tài thực sự là tư liệu tham khảo quan trọng đối với nghiên cứu sinh khi phân tích biểu hiện và chỉ ra những đặc điểm của đời sống thẩm mỹ người Việt thời kỳ Hùng Vương. Trong cuốn Lịch sử triết học phương Đông, Doãn Chính (chủ biên), 2015 ở phần Nội dung tư tưởng triết lý của người Việt thời kỳ dựng nước, các tác giả có đề cập tới tư duy thẩm mỹ của người Việt cổ thời kỳ này nhưng hết sức ngắn gọn và mới chỉ dừng lại ở việc phân tích các khía cạnh của tư duy thẩm mỹ dưới góc độ nghệ thuật như nghệ thuật tạo hình trên các sản phẩm thực dụng, nghệ thuật tạo hình trên trống đồng, nghệ thuật vẽ hình và tạo tượng. Từ đó, các tác giả khẳng định: "thời dựng nước trong mọi lãnh vực từ vẽ tranh, chạm khắc, tạo tượng và mỹ nghệ đều thể hiện rõ nét tư duy thẩm mỹ phong phú của người Việt cổ, tất cả đều bắt nguồn từ cuộc sống thực tiễn của con người và trở lại hòa lẫn trong cuộc sống đó" [14, tr.676]. Những phân tích, đánh giá về tư duy thẩm mỹ của người Việt cổ trong nghệ thuật thời kỳ dựng nước mà cuốn sách này trình bày là một trong những tư liệu vô cùng quý giá cho nghiên cứu sinh tham khảo. Cuốn Khái lược lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, Nguyễn Tài Đông (chủ biên), Nxb Đại học sư phạm, năm 2015 trình bày khái lược về tư tưởng triết học Việt Nam tương ứng với các giai đoạn lịch sử: từ thế kỷ VII TCN đến năm 938; thế kỷ X- XV; thế kỷ XVI-XVIII; thế kỷ XIX; nửa đầu thế kỷ XX. Cuốn sách có đề cập tới tư tưởng thời kỳ văn hóa Đông Sơn nhưng chủ yếu là qua thần thoại và truyền thuyết. Các tác giả của cuốn sách khẳng định: Văn hóa Đông Sơn là thời kỳ của tiến bộ luyện kim đồng chuyển sang vật liệu sắt (khoảng 1000 năm TCN đến thế kỷ I, II SCN), của nhà nước Việt sơ khai, của sự tự nhận thức của dân bản địa về đời sống vật chất và tinh thần của mình. “Lúc này chữ viết chưa có, nhưng ta có thể thông qua các công cụ chế tác, qua thần thoại và truyền thuyết để tìm hiểu về thế giới quan và nhân sinh quan của người Việt lúc bấy giờ" [28, tr.12]. Theo đó, ba nội dung tư tưởng thời kỳ văn hóa Đông Sơn đã được trình bày. Đó là: ý tưởng về cội nguồn của người Âu Lạc và quan hệ giữa tộc người này với các tộc người khác xung quanh, ý tưởng về nguồn gốc sức mạnh của cộng đồng, ước mơ về các khả năng siêu phàm trong cuộc sống phàm tục. Tuy tư tưởng thẩm mỹ không được đề cập trực diện nhưng cuốn sách rất có ý nghĩa đối với luận án của nghiên cứu sinh. 30 Tập 1 của bộ sách Triết học Việt Nam của Nguyễn Hùng Hậu được Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật xuất bản năm 2017 viết về Triết học Việt Nam truyền thống đã phác họa vài nét về kinh tế, xã hội và thế giới quan của người Việt thời tiền sử. Qua đó, tác giả nhận định: "Nhìn chung, tư tưởng triết học Việt Nam thời tiền, sơ sử còn khá đơn giản, mộc mạc, chất phác và hiện nay hầu như vẫn còn là một mảnh đất trống mà chưa có ai dũng cảm đi vào khai phá" [40, tr.73]. Vấn đề đời sống thẩm mỹ của người Việt thời kỳ Hùng Vương cũng chưa được đi sâu đúng như nhận định của tác giả. Cuốn Cẩm nang biểu tượng đặc trưng văn hóa Hùng Vương, Trịnh Thế Truyền (chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, năm 2019 đã “hệ thống hóa những biểu tượng đặc trưng văn hóa Hùng Vương” [208, tr.5] với các nhóm biểu tượng chính là: biểu tượng thiên văn - vũ trụ - quyền lực; biểu tượng những người anh hùng dân tộc; biểu tượng nghi lễ, tín ngưỡng, sinh hoạt dân gian; biểu tượng những con vật; biểu tượng đời sống sản xuất của cải vật chất; biểu tượng những con số. Cuốn sách đã góp phần cho thấy để trở thành biểu tượng - “ngôn ngữ của cái bất khả tri” [208, tr.10], “nằm ở vị trí trung tâm và là trái tim của cuộc sống giàu tưởng tượng” [208, tr.9] thì những hình ảnh, hình tượng phải có tính thẩm mỹ nhất định, phải là một phần của đời sống thẩm mỹ. Ở thời kỳ văn hóa Hùng Vương cũng vậy. Những biểu tượng mà cuốn sách chỉ ra cũng mang những ý nghĩa thẩm mỹ nhất định, phản ánh về đời sống thẩm mỹ thời kỳ này. Có thể thấy, các nhà nghiên cứu đã có những quan tâm nhất định đối với đời sống thẩm mỹ của người Việt thời kỳ Hùng Vương. Tuy nhiên, các công trình còn tản mạn, chưa có hệ thống, mới chỉ dừng lại ở những khía cạnh, những mặt cụ thể của đời sống thẩm mỹ người Việt thời kỳ Hùng Vương. Đây quả thực là mảnh đất trống, đòi hỏi sự nghiên cứu nghiêm túc, chuyên sâu hơn. 1.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI LUẬN ÁN 1.2.1. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu Trải qua các thời kỳ lịch sử, việc nghiên cứu về thời kỳ Hùng Vương đã được quan tâm ở những mức độ, tính chất và mục đích nhất định. Qua tìm hiểu tình hình nghiên cứu đề tài, nghiên cứu sinh nhận thấy: Về nội dung, các công trình nghiên cứu trên đã giải quyết các vấn đề: - Niên đại, nguồn gốc, lãnh thổ, đời sống vật chất, đời sống tinh thần... của cư dân thời kỳ Hùng Vương (với những cứ liệu cụ thể, chính xác của khảo cổ học); Vai 31 trò, vị trí của thời kỳ Hùng Vương trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. - Trình bày một số vấn đề về nhân chủng, dân tộc, đặc tính, của người Việt thời kỳ Hùng Vương. - Trình bày các vấn đề của mỹ học nói chung, mỹ học Mác - Lênin nói riêng và một số nét khái quát về tư duy thẩm mỹ dân tộc, trong đó có tư duy thẩm mỹ thời kỳ dựng nước; trình bày một số vấn đề lý luận về đời sống thẩm mỹ, chủ yếu là các yếu tố của các bộ phận chủ thể thẩm mỹ, khách thể thẩm mỹ và nghệ thuật. - Trình bày, mô tả những mặt, những khía cạnh cụ thể của đời sống thẩm mỹ người Việt thời kỳ Hùng Vương. Đồng thời có những đánh giá bước đầu về đời sống thẩm mỹ thời kỳ này. - Các công trình, bài viết trên đã góp phần thực hiện đúng quan điểm của Đảng, Nhà nước, tư tưởng Hồ Chí Minh về việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, trong đó có thời kỳ Hùng Vương. Mỗi công trình từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, với những đối tượng nghiên cứu điển hình, chịu những điều kiện, hoàn cảnh tác động khác nhau đều có những đóng góp nhất định cả về lý luận và thực tiễn cho việc khẳng định giá trị lịch sử của thời kỳ dựng nước của dân tộc. Tuy nhiên đó là những nghiên cứu từng mặt của đời sống thẩm mỹ, chưa có một công trình chuyên khảo dày dặn về vấn đề này. Về đối tượng nghiên cứu, các công trình mới chỉ đề cập đến các đối tượng là đời sống vật chất, đời sống tinh thần, các hiện vật cụ thể thời kỳ Hùng Vương,... Trong tất cả các đề tài đó chưa đề tài nào đi vào nghiên cứu chuyên sâu để làm rõ đời sống thẩm mỹ của người Việt thời kỳ Hùng Vương. Nhìn tổng quát, các công trình trên đã có những đóng góp ở những mức độ và những phương diện khác nhau trong việc làm rõ đời sống thẩm mỹ của người Việt thời kỳ Hùng Vương. Tuy nhiên, đây là một vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Tuy đã có nhiều người tham gia bàn luận song việc tìm hiểu để làm rõ khía cạnh đời sống thẩm mỹ người Việt thời kỳ Hùng Vương vẫn chưa được nghiên cứu có hệ thống. 1.2.2. Vấn đề đặt ra đối với luận án Khi tiếp tục tham gia nghiên cứu thời kỳ Hùng Vương, về cơ bản tác giả luận án trân trọng, tiếp thu những thành quả nghiên cứu có giá trị của những nhà khoa học đi trước; đồng thời tham gia giải quyết những mảng trống của một đề tài rất cần thiết nhưng khó và chưa được nghiên cứu nhiều. Tác giả tiếp tục đi vào tìm hiểu các khía 32 cạnh sau: - Khái quát, phân tích những điều kiện, tiền đề dẫn đến sự hình thành đời sống thẩm mỹ của người Việt thời kỳ Hùng Vương như yếu tố tự nhiên, yếu tố kinh tế, yếu tố xã hội, yếu tố tư tưởng,... - Khái quát những đặc trưng tính cách, tâm tư tình cảm của người Việt thời kỳ Hùng Vương. - Nghiên cứu khái niệm, nguồn gốc, đặc trưng, kết cấu và vai trò của đời sống thẩm mỹ đối với đời sống xã hội. - Chỉ ra và phân tích những biểu hiện chủ yếu của đời sống thẩm mỹ người Việt thời kỳ Hùng Vương dưới cách tiếp cận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. - Chỉ ra những đặc điểm, đánh giá ý nghĩa của đời sống thẩm mỹ người Việt thời kỳ Hùng Vương đối với đời sống thẩm mỹ Việt Nam hiện nay và một số hạn chế của đời sống thẩm mỹ thời kỳ này. Tóm lại, chưa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt về đời sống thẩm mỹ của người Việt thời kỳ Hùng Vương dù là dưới góc độ văn hóa học, lịch sử, mỹ học, dân tộc học, nghệ thuật học,... Dưới góc độ triết học, nếu có thì các công trình mới chỉ dừng lại ở những đánh giá, nhận xét khái quát, ngắn gọn, mang tính chất tổng kết lại những gì đã phân tích trong các công trình về triết học phương Đông, tư tưởng triết học Việt Nam. Phần lớn các nhà nghiên cứu đều có những đánh giá cao tư duy nói chung và tư duy thẩm mỹ người Việt thời kỳ này. Chúng ta cần có những nghiên cứu toàn diện, sâu sắc hơn để khơi gợi và phát huy các giá trị còn lại tới ngày nay mà người Việt thời kỳ Hùng Vương đã tạo lập. Tiểu kết chương 1 Trong chương 1, nghiên cứu sinh đã hoàn thành các nội dung sau: Thứ nhất, đã tổng quan được tình hình nghiên cứu về đời sống thẩm mỹ. Có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập, giải quyết các vấn đề thẩm mỹ. Tuy nhiên, các vấn đề lý luận về đời sống thẩm mỹ chưa được trình bày đầy đủ thành một công trình chuyên biệt mà mới chỉ làm rõ được các bộ phận trong đời sống thẩm mỹ. 33 Thứ hai, đã tổng quan được tình hình nghiên cứu về thời kỳ Hùng Vương và người Việt thời kỳ Hùng Vương. Dưới góc độ sử học, khảo cổ học, thời kỳ Hùng Vương được tập trung nghiên cứu tương đối đầy đủ, toàn diện. Đây là nền tảng quan trọng cho quá trình thực hiện luận án. Vấn đề người Việt thời kỳ Hùng Vương đã được nghiên cứu trên phương diện nhân học, dân tộc học, văn hóa, văn học, và đạt được một số thành tựu nhất định. Song vấn đề đặc trưng của đời sống tinh thần, tính cách người Việt thời kỳ Hùng Vương mới chỉ được đề cập tản mạn. Thứ ba, đã tổng quan được tình hình nghiên cứu về đời sống thẩm mỹ của người Việt thời kỳ Hùng Vương. Từ đó cho thấy, đời sống thẩm mỹ của người Việt thời kỳ này đã được các nhà nghiên cứu đề cập đến nhưng chỉ dừng lại ở những phương diện, những mặt, những khía cạnh cụ thể của đời sống thẩm mỹ mà thôi. Phần lớn là mô tả đời sống thẩm mỹ thông qua nghệ thuật. Thứ tư, trên cơ sở các nghiên cứu đi trước, nghiên cứu sinh đã đưa ra những đánh giá về tình hình nghiên cứu. Điểm đạt được lớn nhất của các công trình nghiên cứu đi trước liên quan tới luận án đó là các công trình này đã trình bày được một số khía cạnh cụ thể của đời sống thẩm mỹ người Việt thời kỳ Hùng Vương. Tuy nhiên, lại chưa trình bày một cách có hệ thống cũng như phân tích, luận giải sâu sắc đời sống thẩm mỹ của người Việt thời kỳ Hùng Vương. Thứ năm, trong chương 1 cũng chỉ rõ luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu các nội dung như điều kiện, tiền đề hình thành đời sống thẩm mỹ của người Việt thời kỳ Hùng Vương; đặc trưng của người Việt thời kỳ Hùng Vương; một số nội dung lý luận về đời sống thẩm mỹ; những biểu hiện chủ yếu của đời sống thẩm mỹ người Việt thời kỳ Hùng Vương; bước đầu khái quát đặc điểm, đánh giá ý nghĩa và một số hạn chế của đời sống thẩm mỹ người Việt thời kỳ Hùng Vương. Việc nghiên cứu đề tài này không chỉ cho chúng ta biết được đời sống thẩm mỹ của người Việt thời kỳ Hùng Vương, mà còn cho thấy được đặc điểm, ý nghĩa và một số hạn chế của đời sống thẩm mỹ thời kỳ này. Đây là một việc làm hết sức cần thiết để góp phần khẳng định, giữ gìn và phát huy tư tưởng dân tộc, trong đó có tư duy thẩm mỹ, nghĩa là nó được thấm nhuần, được phát triển bền vững qua các thế hệ, có tác động tích cực đến cuộc sống của mỗi người và sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc Việt Nam. Với việc làm này, luận án sẽ có ý nghĩa nhất định đối với việc nghiên cứu về thời kỳ dựng nước đầu tiên của dân tộc cũng như đối với triết học, mỹ học nước ta. 34 Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỜI SỐNG THẨM MỸ CỦA NGƯỜI VIỆT THỜI KỲ HÙNG VƯƠNG 2.1. LÝ LUẬN VỀ ĐỜI SỐNG THẨM MỸ VÀ VỀ THỜI KỲ HÙNG VƯƠNG 2.1.1. Lý luận về đời sống thẩm mỹ Đời sống vật chất và đời sống tinh thần là hai bộ phận cấu thành đời sống xã hội. Trong đó, đời sống tinh thần bao gồm toàn bộ những hoạt động nội tâm của con người nói chung (ý nghĩ, tình cảm, tư tưởng,); những giá trị, sản phẩm, hiện tượng, những quan hệ tinh thần, phản ánh đời sống vật chất xã hội trong những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định. Tùy từng lĩnh vực cụ thể khác nhau mà đời sống tinh thần được chia thành các bộ phận khác nhau như đời sống tôn giáo, đời sống đạo đức, đời sống pháp luật, đời sống thẩm mỹ... Trong các bộ phận nói trên, đời sống thẩm mỹ đã làm giàu có thêm cho đời sống tinh thần. Khái niệm này xuất phát từ quan điểm thực tiễn, được xây dựng và nghiên cứu mạnh ở các nước xã hội chủ nghĩa và Liên Xô vào những năm 50 - 60 của thế kỷ XX. Đến những năm 70, khái niệm này được đưa vào một số giáo trình và sách về mỹ học ở Việt Nam. 2.1.1.1. Khái niệm và cấu trúc của đời sống thẩm mỹ * Khái niệm Đời sống “là hoạt động của con người về một lĩnh vực nào đó nói chung” [207, tr.670], còn thẩm mỹ “là khả năng cảm thụ và hiểu biết về cái đẹp” [207, tr.1540] của con người. Mác viết: “đời sống là gì nếu không phải là hoạt động?” [105, tr.134]. "Nói đến đời sống là nói đến sự sinh thành và phát triển" [75, tr.5]. Vậy, đời sống thẩm mỹ là tổng thể những hoạt động tinh tế, sinh động thể hiện sự vận động, phát triển của khả năng sáng tạo, cảm thụ, hiểu biết về cái đẹp và các khía cạnh thẩm mỹ khác trong tự nhiên, xã hội, tư duy con người ở các xã hội nhất định, trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Đời sống thẩm mỹ hết sức phong phú, không thể hiện trong một lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội mà trong mọi hoạt động xã hội của con người. Nó tham gia cấu tạo nên môi trường văn hóa của con người và là một bộ phận của đời sống tinh thần. Cần có sự phân biệt giữa đời sống thẩm mỹ và một số khái niệm như cái thẩm mỹ, hoạt động thẩm mỹ, ý thức thẩm mỹ, Cái thẩm mỹ là một khái niệm chung chỉ 35 tính thẩm mỹ của hiện thực, của đời sống. Đó là những thực thể thẩm mỹ hình thành, phát triển trong quá trình con người đồng hóa thế giới về mặt thẩm mỹ. Chẳng hạn như cái đẹp, cái bi, cái hài, cái cao cả đều là những thuộc tính cùng loại thể hiện các hiện tượng thẩm mỹ khách quan, nói cách khác điểm chung của cái đẹp, cái bi, cái hài, cái cao cả chính là tính thẩm mỹ (cái thẩm mỹ), đây cũng là điểm khác nhau về bản chất giữa các phạm trù này với các thuộc tính khác của hiện thực như đạo đức, khoa học (chân lý), Cái thẩm mỹ mang tính khách quan, không đặt nền tảng trên sự thỏa mãn những động cơ về kinh tế, sự mưu cầu những lợi ích vật chất trực tiếp của con người. Nó là một giá trị trong đời sống xã hội, mà cái đẹp là giá trị tinh túy nhất. Còn đời sống thẩm mỹ là “toàn diện các mặt thẩm mỹ của đời sống” [60, tr.31], là những biểu hiện khác nhau của cái thẩm mỹ (cái đẹp, cái cao cả, cái anh hùng,...) trong hiện thực và trong nghệ thuật, những môi trường biểu hiện của thẩm mỹ, những đặc điểm hoạt động thẩm mỹ của con người trong thực tiễn sản xuất - vật chất và hoạt động xã hội, những tính quy luật của sáng tạo nghệ thuật, tác phong sinh hoạt. Từ trong đời sống thẩm mỹ sẽ hình thành nên cái thẩm mỹ. Cùng với đó, nếu hoạt động thẩm mỹ chỉ tất cả những gì “phản ánh và biểu hiện những quan hệ thẩm mỹ đối với hiện thực” [188, tr.35], là các hoạt động của nhà sáng tạo làm ra các giá trị thẩm mỹ (Nhà sáng tạo không chỉ là các nhà văn, nhà thơ, nhà điêu khắc, mà cả những con người bình thường đang hàng ngày hàng giờ tạo ra những vẻ đẹp thường ngày cho cuộc sống của chúng ta) thì đời sống thẩm mỹ là hệ thống chỉnh thể sinh động các hoạt động thẩm mỹ ấy. Nếu đời sống thẩm mỹ bao hàm cả chủ thể thẩm mỹ, khách thể thẩm mỹ, và đỉnh cao của mối quan hệ này là nghệ thuật thì ý thức thẩm mỹ là phạm trù thể hiện chủ thể thẩm mỹ một cách bao quát nhất, là một bộ phận của ý thức xã hội, là sự nhận thức và thái độ thẩm mỹ của con người, phản ánh quan hệ thẩm mỹ giữa con người và hiện thực. Đời sống thẩm mỹ “là một bộ phận tất yếu, hữu cơ của đời sống xã hội. Những vấn đề bản chất của đời sống thẩm mỹ chỉ được làm sáng tỏ khi đặt nó trong mối tương quan với đời sống xã hội" [11, tr.6]. Chỉ có điều "đặc điểm riêng của đời sống thẩm mỹ là sự sáng tạo theo quy luật của cái đẹp" [75, tr.5]. Giữa đời sống thẩm mỹ với khoa học mỹ học, với đời sống xã hội và các khía cạnh cụ thể khác của cuộc sống con người có mối quan hệ biện chứng. "Đời sống thẩm mỹ thẩm thấu vào trong tất cả các chiều của đời sống" [71, tr.15] và rồi chính đời sống lại là cái nôi cho các cung bậc thẩm mỹ thăng hoa. 36 * Cấu trúc Căn cứ vào mối quan hệ con người - hiện thực, khi xem xét theo trục dọc, đời sống thẩm mỹ bao gồm: các hiện tượng thẩm mỹ trong cuộc sống và sự phản ánh chúng trong nghệ thuật. Nghiên cứu sinh khảo sát theo trục ngang, bao gồm chủ thể thẩm mỹ, khách thể thẩm mỹ, sản phẩm của sự tương tác giữa chủ thể và khách thể thẩm mỹ như cái thẩm mỹ đạo đức, các sản phẩm thủ công, mà tập trung nhất, toàn vẹn nhất là sản phẩm nghệ thuật: Một là, chủ thể thẩm mỹ là chủ thể xã hội có khả năng hưởng thụ, sáng tạo, đánh giá thẩm mỹ. Các phạm trù biểu hiện chủ thể thẩm mỹ gồm: Ý thức thẩm mỹ là một bộ phận của ý thức xã hội được biểu hiện dưới hình thức trực tiếp, cảm tính. Đây là khái niệm thể hiện chủ thể thẩm mỹ bao quát nhất, được cấu thành bởi những phạm trù thẩm mỹ khác vốn là những thành tố quan trọng phụ thuộc và làm nên nó như cảm xúc thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ, Cảm xúc thẩm mỹ là trạng thái rung động trực tiếp của con người trước các hiện tượng thẩm mỹ khách quan quan tự nhiên, trong đời sống và trong nghệ thuật, đó có thể là cảm giác sảng khoái trước cái đẹp, sửng sốt trước cái cao cả, đau xót trước cái bi, khinh bỉ trước cái hài, ghê tởm trước cái thấp hèn và buồn rầu trước cái xấu, Đây là phạm trù biểu hiện chủ thể thẩm mỹ đầu tiên trước đối tượng thẩm mỹ. Thị hiếu thẩm mỹ là các sở thích tương đối ổn định của cá nhân hay cộng đồng về phương diện thẩm mỹ. Nó thật sự có ý nghĩa trong việc xây dựng đời sống thẩm mỹ. Quan điểm thẩm mỹ là sự khái quát nhu cầu thẩm mỹ của xã hội và hoạt động thẩm mỹ của con người. Đó là những nguyên tắc tiếp cận các hiện tượng và quá trình thẩm mỹ ngoài đời sống và trong nghệ thuật, quan điểm thẩm mỹ chỉ đạo mọi hoạt động thẩm mỹ. Lý tưởng thẩm mỹ là hình ảnh mẫu mực cảm quan về sự hoàn thiện hoàn mỹ của cuộc sống và c...ự thắng thế của trang trí ứng dụng gắn với lễ tục và nhà nước so với điêu khắc, hội họa và kiến trúc” [123, tr.40]. Thậm chí, cũng như thời đồ đá, các bộ môn này chưa tách bạch được nhau ra. Tiểu kết chương 4 Trong phạm vi chương 4, nghiên cứu sinh đã làm rõ các nội dung về đặc điểm, ý nghĩa và một số hạn chế của đời sống thẩm mỹ người Việt thời kỳ Hùng Vương: Thứ nhất, nghiên cứu sinh đã khái quát đời sống thẩm mỹ thời kỳ Hùng Vương bao gồm các đặc điểm: những cảm xúc và cách thể hiện cái đẹp của người Việt thời kỳ Hùng Vương nhấn mạnh tới “cái chuốt, cái tinh, cái thần”; đời sống thẩm mỹ phản ánh chân thực cuộc sống, mang tính bình dị, phóng khoáng, bình đẳng, tính chất dân chủ sơ khai; đời sống thẩm mỹ thời kỳ này cũng mang phong cách tư duy lưỡng hợp; kết hợp tài tình giữa giá trị sử dụng và giá trị thẩm mỹ; cái độc đáo thấm đậm một cảm xúc thẩm mỹ chung là “cái dịu nhẹ, mềm mại, trầm đọng và sâu lắng”; trong tư duy thẩm mỹ của người Việt thời kỳ Hùng Vương mang đặc điểm tư duy thẩm mỹ hướng về Mẫu, tư duy nhịp điệu thân thể chứ không phải cấu trúc hài hòa của cơ thể. Thứ hai, về ý nghĩa đối với đời sống thẩm mỹ Việt Nam hiện nay, dù là đối với đời sống thẩm mỹ cá nhân hay đời sống thẩm mỹ xã hội thì đều có tác động tích cực, hoàn thiện đời sống thẩm mỹ trong bối cảnh hiện đại. Cùng với mỹ cảm thời kỳ nguyên thủy, đời sống thẩm mỹ của người Việt thời kỳ Hùng Vương có ý nghĩa tạo lập, đặt những viên gạch đầu tiên xây nên nền móng cho tư duy thẩm mỹ dân tộc. Đời sống thẩm mỹ của người Việt thời kỳ Hùng Vương có ý nghĩa và khả năng gợi ra những cung bậc tinh tế, phong phú với nhiều sắc thái khác nhau của cảm xúc thẩm mỹ tích cực cho người Việt Nam hôm nay. Đời sống thẩm mỹ của người Việt thời kỳ Hùng Vương còn có ý nghĩa định hướng giá trị thẩm mỹ, quan điểm thẩm mỹ, thị hiếu 158 thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ,... cho thời đại ngày nay. Cuối cùng, đời sống thẩm mỹ của người Việt thời kỳ Hùng Vương còn có ý nghĩa giáo dục thẩm mỹ sâu sắc, đặc biệt là với thế hệ trẻ. Thứ ba, về hạn chế, đời sống thẩm mỹ thời kỳ Hùng Vương còn mang tính trực quan cảm tính; chưa thoát khỏi yếu tố trần tục để đạt tới vẻ tinh xảo của cái thẩm mỹ; chưa đưa ra được những quan điểm toàn diện về các khía cạnh thẩm mỹ; cái bi, cái hài,... chưa được đề cập nhiều;... Những hạn chế này đều có những nguyên nhân lịch sử nhất định. Dù đứng dưới góc độ nào, chúng ta cũng không thể phủ nhận, thời kỳ Hùng Vương đã đặt những nét phác thảo đầu tiên trong bức tranh thẩm mỹ của dân tộc. Trong những nét phác thảo ấy có màu sắc, có đường nét, có hình khối, có âm thanh, có trái tim bằng máu, có khối óc bằng niềm tin, bằng sự đam mê, sáng tạo, có cái được và cả cái chưa được... Tất cả cùng hòa quyện một cách tất yếu mà vô cùng tự nhiên trong các thang âm cuộc sống của con người. Đời sống thẩm mỹ thời kỳ Hùng Vương bắt rễ từ mỹ cảm của người nguyên thủy Việt Nam, tiếp tục “sống” trong thời kỳ Bắc thuộc và ảnh hưởng có tính mạch chìm, cội rễ tới đời sống thẩm mỹ các giai đoạn sau của dân tộc ta. Một cây xanh cứ thế hiện hữu, cứ thế vận động, nảy mầm đơm lộc ra hoa, kết quả trong bức tranh diệu kỳ ấy - cây đời thẩm mỹ của dân tộc Việt Nam. 159 KẾT LUẬN Tinh hoa của nền văn minh Việt cổ, chính là tấm lòng yêu nước, mến dân, thương người, vì hạnh phúc của đồng bào và người thân mà lao động hăng say, chiến đấu gan dạ, ước mơ hòa hợp, khao khát thanh bình. Tinh hoa Việt cổ là ở cái tinh vi, tế nhị, hài hòa, tao nhã, tô điểm cho cuộc sống hàng ngày (trống đồng, thạp đồng đã nói lên được điều đó). Tinh hoa Việt cổ bao gồm những giá trị nhân văn thiết thực, gần gũi với con người chứ không phải ở những kỳ tích, những tư tưởng cao xa, diệu vợi đối với con người. Ở đó vẫn hiện lên một năng khiếu thẩm mỹ, một trình độ thẩm mỹ chất phác và gần gũi. Đó là những nét cân xứng, đều đặn của mũi tên, con dao hoặc giáo mác; là sự hài hòa, đối xứng, lặp lại theo một nhịp điệu nhất định trên mặt trống đồng và thạp đồng; là những nét uyển chuyển của các hoa văn; là sự ngộ nghĩnh trên hình ảnh người, chim, hươu; là sự khéo léo và tinh tế thể hiện trên nhẫn đồng và vòng tay đồng... Có thể thấy, “cái đẹp đi liền với các vật dụng đó có cơ sở ở một ý thức thẩm mỹ, ở nhu cầu làm đẹp thêm cuộc sống của con người trong lao động và giao tiếp cộng đồng” [28, tr.13]. Đời sống thẩm mỹ người Việt thời kỳ Hùng Vương chứa đựng những điều tốt đẹp, tạo nền tảng cho sự tiến bộ và hoàn thiện, phong phú, đa dạng của đời sống thẩm mỹ người Việt về sau. Thông qua điêu khắc, kiến trúc, âm nhạc, múa, thần thoại, truyền thuyết, trang phục, đồ dùng hàng ngày,... chúng ta thấy được các khía cạnh của đời sống thẩm mỹ người Việt thời kỳ này: đó là tình cảm thẩm mỹ giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với con người; là văn hóa thẩm mỹ; là quan niệm thẩm mỹ. Tất cả đều hiện lên tinh tế, sinh động, bình dị mà cũng thật cao quý, nhẹ nhàng, không kém những chi tiết, đường nét ấn tượng. Một đời sống thẩm mỹ như đang sống, đang hiện hữu, di chuyển và được giữ gìn một cách bền bỉ qua di vật, di sản còn để lại cho chúng ta hôm nay. Tài năng của những nghệ sĩ dân gian đầu tiên với những thành tựu độc đáo của một nền văn hoá nhân dân rực rỡ cách đây nhiều nghìn năm đã trở thành niềm tự hào sâu xa trong tư tưởng và tình cảm của dân tộc ta. Thời gian trôi qua, những con người bằng xương bằng thịt đã lùi vào quá khứ nhưng tư tưởng, tinh thần và cả những gì mà họ sáng tạo ra vẫn còn mãi về sau. Dù dân tộc Việt Nam đã trải qua muôn vàn biến cố lịch sử, xã hội hiện đại đã có nhiều thay đổi với một đời sống thẩm mỹ khác xưa nhưng những gì mà người Việt thời kỳ Hùng 160 Vương tạo nên thì còn mãi tới muôn đời. Trong đời sống thẩm mỹ của chúng ta hôm nay, vẫn còn mãi âm vang của một thời đại văn minh đầu tiên của dân tộc - thời đại Văn Lang - Âu Lạc với những giá trị vô cùng to lớn, trong đó có một giá trị ngân vang muôn đời - giá trị của một đời sống thẩm mỹ thật gần mà cũng thật cao quý. Bản thân nghiên cứu sinh trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận án của mình đã có được nhiều kiến thức và bài học quý báu. Nhìn về quá khứ để sống tốt hơn cho những gì ở hiện tại - Đó cũng là thông điệp mà nghiên cứu sinh muốn gửi gắm, để mỗi khi nhớ về quá khứ, trong đó có thời kỳ Hùng Vương, người Việt đều thấy tiếng đồng điệu của lòng mình! 161 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Lê Thị Thùy (2017), Bước đầu tìm hiểu đời sống thẩm mỹ của người Việt thời kỳ Hùng Vương qua truyện kể dân gian, Tạp chí Triết học, (318), tr.75-80. 2. Lê Thị Thùy (2019), Đời sống thẩm mỹ của người Việt thời kỳ Hùng Vương (qua khảo sát đời sống vật chất), Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, (08), tr.42-49. 162 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Duy Anh (1954), “Văn hóa Đông Sơn hay văn hóa Lạc Việt”, Tập san nghiên cứu Văn - Sử - Địa số 1. 2. Đào Duy Anh (1969), “Văn hóa Đông Sơn, niên đại và chủ nhân”, Tạp chí Khảo cổ học số 3-4. 3. Đào Duy Anh (1992), Việt Nam văn hoá sử cương, Nxb TP. Hồ Chí Minh. 4. Đào Duy Anh (2005), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 5. Đào Duy Anh (2005), Lịch sử cổ đại Việt Nam, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 6. Nguyễn Vũ Tuấn Anh (2002), Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại, tái bản lần thứ 2, Nxb Văn hóa thông tin. 7. Ph.Ăngghen (1971), Chống Đuyrinh, Nxb Sự thật Hà Nội. 8. Trần Lê Bảo (2012), Giáo trình văn hóa phương Đông, Nxb Đại học Sư phạm. 9. Phan Kế Bính (1990), Việt Nam phong tục, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 11. Bộ môn Mỹ học trường Đại học văn hóa Hà Nội (1995), Mỹ học, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 12. Nguyễn Từ Chi (2003), Góp phần nghiên cứu văn hóa và văn hóa tộc người, Nxb Văn hóa dân tộc. 13. Hoàng Xuân Chinh - Nguyễn Ngọc Bích (1978), Di chỉ khảo cổ học Phùng Nguyên, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 14. Doãn Chính (chủ biên) (2015), Lịch sử triết học phương Đông, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 15. Mai Ngọc Chừ (1998), Văn hóa Đông Nam Á, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 16. Lưu Hùng Chương (2005), Tìm hiểu thời đại Hùng Vương, Nxb Lao Động. 163 17. Cổng thông tin điện tử (2016), Mỹ thuật Việt Nam - thời kỳ Hùng Vương, tại trang [truy cập ngày 22/5/2019]. 18. Cổng thông tin điện tử, Vũ khí người Việt xưa, tại trang album/vu-khi-nguoi-viet-xua_214.html, [truy cập ngày 20/2/2019]. 19. Denis Diderot (2015), Từ mỹ học đến các loại hình nghệ thuật, Nxb Tri thức. 20. Denis Huisman (2003), Mỹ học, Nxb Thế giới. 21. Lê Xuân Diệm (1971), Các giai đoạn phát triển văn hóa thời Hùng Vương, Tạp chí Khảo cổ học, số 9-10. 22. Lê Xuân Diệm, Hoàng Xuân Chinh (1983), Di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 23. Phạm Đức Dương (2000), Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á, Nxb Khoa học Xã hội. 24. Nguyễn Duy (1966), Nghiên cứu về những người cổ sống trong thời đại đồ đồng thau ở Thiệu Dương, Thanh Hóa trong Một số báo cáo về khảo cổ học Việt Nam, Hà Nội. 25. Nguyễn Duy (1969), Vài nét về những người cổ ở Vinh Quang, Hà Tây, Phòng tư liệu Viện Khảo cổ học. 26. Đại học Quốc gia Hà Nội - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (1998), Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng văn hóa Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia. 27. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 9 BCHTƯ khóa XI. 28. Nguyễn Tài Đông (chủ biên) (2015), Khái lược lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội. 29. Tạ Đức (1999), Nguồn gốc và sự phát triển của kiến trúc - biểu tượng và ngôn ngữ Đông Sơn, Hội dân tộc học Việt Nam. 30. E. G. Iacovlep (1964), Những nguyên lý mỹ học Marx - Lenin, Giáo trình giảng dạy trường lý luận và nghiệp vụ - Bộ văn hóa. 31. G. V. Pơlêkhanốp (1948), Nghệ thuật và văn học, tiếng Nga, Mát-scơ-va. 32. Vũ Minh Giang (2009), Lịch sử Việt Nam: truyền thống và hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 164 33. Đinh Hồng Hải - Trần Gia Linh - Lê Cường (2012), Hình tượng và tạo hình trong văn hóa dân gian Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc. 34. Hoàng Quốc Hải (2007), Văn hóa phong tục, Nxb Phụ Nữ. 35. Lê Thúy Hạnh (2013), “Bản sắc văn hóa Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hóa”, Tạp chí Triết học, Số 12 (271). 36. Lê Văn Hảo (2000), Hành trình về thời đại Hùng Vương dựng nước, Nxb Thanh Niên, Hà Nội. 37. Lê Văn Hảo, Hành trình về thời đại Hùng Vương dựng nước, tại trang [truy cập ngày 10/2/2019]. 38. Nguyễn Hùng Hậu (2002), Triết lý trong văn hóa phương Đông, Nxb Đại học Sư phạm. 39. Nguyễn Hùng Hậu (2010), Đại cương lịch sử triết học Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 40. Nguyễn Hùng Hậu (2017), Triết học Việt Nam tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật. 41. Nguyễn Duy Hinh (1974), “Trống đồng trong sử sách”, Tạp chí Khảo cổ học số 13. 42. Nguyễn Duy Hinh (2004), Văn minh Lạc Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 43. Diệp Đình Hoa (1974), “Công dụng của trống đồng cổ”, Tạp chí Khảo cổ học số 14. 44. Diệp Đình Hoa (1977), “Một vài suy nghĩ về đồ gốm Đông Sơn”, Tạp chí Khảo cổ học số 3. 45. Nguyễn Phi Hoanh (1970), Lược sử Mỹ thuật Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 46. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Phân viện Hà Nội - Khoa Triết học (2000), Tập bài giảng Triết học Mác - Lênin (tập 1+ tập 2), Nxb Chính trị Quốc gia. 47. Bùi Huy Hồng (1974), “Lịch thời Hùng Vương trên mặt trống Hoàng Hạ”, Tạp chí Khảo cổ học số 14. 48. Bùi Huy Hồng (1976), Ý nghĩa thiên văn học trên những vòng tròn có tiếp tuyến dùng để trang trí trống đồng Ngọc Lũ, Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1976. 165 49. Bùi Huy Hồng và Trương Đình Nguyên (1983), Bàn thêm về ý nghĩa thiên văn học của hoa văn trên mặt trống Ngọc Lũ, Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1982. 50. Thế Hùng (2004), Mỹ học đại cương, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 51. Hoàng Hưng (1969), “Thời đại Hùng Vương trong thư tịch xưa”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 123. 52. Lê Quốc Hùng (2007), Con người huyền thoại thời Hùng Vương, Nxb Văn hóa dân tộc. 53. Đoàn Hải Hưng (2015), Nét đẹp văn hóa dân gian vùng đất Tổ, Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Phú Thọ. 54. Trần Đình Hượu (1994), Đến hiện đại từ truyền thống, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 55. Đỗ Huy (1996), Mỹ học với tư cách là một khoa học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 56. Đỗ Huy (2001), Mỹ học khoa học về các quan hệ thẩm mỹ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 57. Đỗ Huy (2002), Đạo đức học, mỹ học và đời sống văn học nghệ thuật, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 58. Đỗ Huy, Vũ Trọng Dung (đồng chủ biên) (2011), Giáo trình mỹ học đại cương về những khuynh hướng cơ bản trong lịch sử mỹ học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 59. Nguyễn Văn Huy (chủ biên) (2005), Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam, Nxb Giáo dục. 60. Nguyễn Văn Huyên (2000), Giáo trình mỹ học Maxr - Lenin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 61. Nguyễn Văn Huyên (chủ biên) (2001), Văn hóa thẩm mỹ và sự phát triển con người Việt Nam trong thế kỷ mới, Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 62. Nguyễn Văn Huyên (chủ biên) (2004), Giáo trình Mỹ học đại cương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 63. Phạm Minh Huyền (1976), “Những cán dao găm hình người”, Tạp chí Khảo cổ học số 19. 166 64. Phạm Minh Huyền (1991), “Tính đa dạng và phức tạp của văn hóa Đông Sơn”, Tạp chí Khảo cổ học số 3. 65. Phạm Minh Huyền (1993), Văn hóa Đông Sơn, tính thống nhất và đa dạng, Luận án Phó Tiến sĩ khoa học Lịch sử 1993, Viện Khảo cổ học. 66. Iu.B.Bôrép (Hoàng Xuân Nhị dịch) (1974), Những phạm trù mỹ học cơ bản, Trường Đại học Tổng hợp. 67. Iu.A. Lukin V. C. Xcachersiccop (Hoài Lam dịch) (1984), Nguyên lý Mỹ học Marx - Lenin, Nxb sách giáo khoa Marx-Lenin, Hà Nội. 68. K.Kivisky (Huy Hùng và Y Minh dịch) (1963), Mỹ học là gì?, Nxb Văn hóa - Nghệ thuật. 69. Karl Marx và Friedrich Engels (1958), Về văn học và nghệ thuật, Nxb Sự thật, Hà Nội. 70. Hán Văn Khẩn (1976), “Các giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên qua tài liệu gốm”, Tạp chí Khảo cổ học số 19. 71. Đỗ Văn Khang (1997), Mỹ học đại cương, Nxb Giáo dục. 72. Đỗ Văn Khang (2004), Mỹ học Mác - Lênin cao cấp, Nxb Đại học Sư phạm. 73. Đỗ Văn Khang (2010), Giáo trình Lịch sử mỹ học, Nxb Giáo dục Việt Nam. 74. Đỗ Văn Khang (2010), Giáo trình Mỹ học Mác - Lênin, Nxb Giáo dục. 75. Đỗ Văn Khang (2011), Giáo trình Mỹ học cơ sở, Nxb Giáo dục. 76. Đinh Gia Khánh (1993), Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hóa Đông Nam Á, Nxb Khoa học Xã hội. 77. Vũ Khiêu (1996), Bàn về văn hiến Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội. 78. Vũ Khiêu (chủ biên) (2000), Văn hóa Việt Nam xã hội và con người, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 79. Nguyễn Đình Khoa (1965), “Về yếu tố Indonesien trong thành phần nhân chủng các dân tộc ở Đông Nam Á”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 75. 80. Nguyễn Đình Khoa (1983), Các dân tộc ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 81. Nguyễn Đình Khoa (1983), Nhân chủng học Đông Nam Á, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 167 82. Khoa Triết học - Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Tập bài giảng Triết học Mác - Lênin nâng cao. 83. Hoàng Văn Khoán (1974), “Tìm hiểu kỹ thuật đúc trống đồng Ngọc Lũ”, Tạp chí Khảo cổ học số 14. 84. Hoàng Văn Khoán (1982), “Lưỡi cày đồng Cổ Loa”, Tạp chí Khảo cổ học số 1. 85. Trần Trọng Kim (2008), Việt Nam sử lược, Nxb Văn học. 86. Phạm Văn Kỉnh (1969), Tìm hiểu một số vấn đề về thời kỳ Hùng Vương, Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. 87. Phạm Văn Kỉnh (1969), “Về niên đại các di tích Hùng Vương”, Tạp chí Khảo cổ học số 1. 88. Hoài Lam (1991), Về biện chứng của đời sống thẩm mỹ và nghệ thuật, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 89. Lê Văn Lan, Phạm Văn Kỉnh và Nguyễn Linh (1963), Những vết tích đầu tiên của thời đại đồ đồng thau ở Việt Nam, Nxb Khoa học, Hà Nội. 90. Lê Văn Lan (1973), “Trở lại vấn đề văn hóa Đông Sơn”, Tạp chí Khảo cổ học số 3-4. 91. Lê Văn Lan (1979), “Về mặt hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần ở thời đại các vua Hùng”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 130. 92. Lê Văn Lan (1982), Trống đồng Cổ Loa và vấn đề thân phận người thợ kỹ thuật ở thời đại bắt đầu dựng nước, Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội xuất bản. 93. Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn và Lương Minh (1991), Lịch sử Việt Nam, Tập 1 - Thời kỳ nguyên thủy đến thế kỷ X, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp. 94. Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam - Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam - Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam (2019), Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia Thời đại Hùng Vương trong tiến trình lịch sử Việt Nam. 95. Nguyễn Linh (1968), “Về sự tồn tại nước Văn Lang”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 112. 96. Vũ Thế Long (1974), “Hình tượng động vật trên trống và các đồ đồng Đông Sơn”, Tạp chí Khảo cổ học số 14. 97. Đặng Văn Lung (1997), Từ hoa văn trống đồng nghĩ về văn nghệ dân gian, Nxb Khoa học Xã hội. 168 98. M.F Ovxiannhicop (chủ biên) (2001), Mỹ học - cơ bản và nâng cao, Nxb Văn hóa - Thông tin. 99. C.Mác, Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1962. 100. C.Mác, Góp phần phê phán chính trị kinh tế học, Nxb Sự thật, 1971. 101. C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin (1977) tập 1, Về văn học và nghệ thuật, Nxb Sự thật, Hà Nội. 102. C. Mác và Ph. Ăngghen toàn tập, (2011), Tập 3, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 103. C. Mác và Ph. Ăngghen toàn tập, (2011), Tập 12, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 104. C. Mác và Ph. Ăngghen toàn tập, (2011), Tập 20, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 105. C. Mác và Ph. Ăngghen toàn tập, (2011), Tập 42, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 106. Marc Jimenez (Phạm Diệu Hương dịch) (2016), 50 câu hỏi mỹ học đương đại, Nxb Thế giới. 107. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 108. Phan Ngọc (2008), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội. 109. Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên) (2008), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo dục. 110. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội (1973), Thời đại Hùng Vương, Hà Nội. 111. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội (1998), Đại Việt sử ký toàn thư (tập 1), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 112. Nguyễn Chương Nhiếp (2000), Thị hiếu thẩm mỹ và vai trò của nó trong đời sống thẩm mỹ, LATS Triết học, Viện Triết học, Hà Nội. 113. Nhiều tác giả (2012), Hùng Vương và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (các công trình nghiên cứu), tập 1, Nxb Văn hóa thông tin. 114. Nhiều tác giả (2012), Quốc tổ Hùng Vương, Nxb Lao Động. 115. Đỗ Văn Ninh (1983), Thành cổ Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 116. Lương Ninh (chủ biên) (2014), Lịch sử thế giới cổ đại, Nxb Giáo dục Việt Nam. 169 117. Trần Mạnh Phú (1971), “Những bước phát triển các nghệ thuật tạo hình thời Hùng Vương”, Tạp chí Khảo cổ học số 9-10. 118. Trần Mạnh Phú (1974), “Văn hóa Đông Sơn qua sự phát triển của nghệ thuật trang trí trống đồng”, Tạp chí Khảo cổ học số 14. 119. Hà Văn Phùng (1979), “Tìm mối quan hệ giữa Gò Mun và Đông Sơn”, Tạp chí Khảo cổ học số 1. 120. Hà Văn Phùng (1980), “Các bước phát triển của giai đoạn văn hóa Đồng Đậu”, Tạp chí Khảo cổ học số 2. 121. Hà Văn Phùng (1981), “Vấn đề luyện kim và chế tác kim loại thời dựng nước đầu tiên”, Tạp chí Khảo cổ học số 3. 122. Hà Văn Phùng (1982), “Nghề xe sợi và dệt vải thời dựng nước đầu tiên”, Tạp chí Khảo cổ học số 2. 123. Nguyễn Quân, Phan Cẩm Thượng (1989), Mỹ thuật của người Việt, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 124. Hồ Sĩ Quý (1999), Tìm hiểu về văn hóa và văn minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 125. Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (chủ biên) (2008), Đại cương lịch sử Việt Nam (toàn tập) từ thời nguyên thủy đến năm 2000, Nxb Giáo dục. 126. Vũ Quỳnh - Kiều Phú Quỳnh, Lĩnh Nam trích quái (tái bản), Nxb Văn học, Hà Nội. 127. Nguyễn Văn Sang (2017), “Sự phát triển quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về văn hóa”, Tạp chí Triết học số 8 (315). 128. Trịnh Sinh (1976), “Vòng ống Đông Sơn”, Tạp chí Khảo cổ học số 19. 129. Trịnh Sinh (1977), “Từ vòng đá đến vòng đồng”, Tạp chí Khảo cổ học số 3. 130. Trịnh Sinh (1979), “Vài nét về giao lưu văn hóa ở thời đại kim khí trong bối cảnh lịch sử Đông Nam Á”, Tạp chí Khảo cổ học số 9. 131. Trịnh Sinh (1983a), Thành tựu bước đầu nghiên cứu mỹ thuật tiền sử và sơ sử, Kỷ yếu hội nghị hai mươi năm công tác nghiên cứu mỹ thuật, Hà Nội. 132. Trịnh Sinh (1983b), “Điêu khắc Đông Sơn: truyền thống và tính độc đáo”, Tạp chí Khảo cổ học số 4. 170 133. Trịnh Sinh, Nguyễn Văn Huyên (2001), Trang sức của người Việt cổ, Nxb Văn hóa dân tộc. 134. Trịnh Sinh (2010), Hà Nội thời Hùng Vương, An Dương Vương, Nxb Hà Nội. 135. Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội (1982), Phát hiện Cổ Loa, Hà Nội. 136. Sở Văn hóa Thông tin Phú Thọ, Tổng tập Văn nghệ dân gian đất Tổ (5 tập), Phú Thọ. 137. Tạp chí Văn học (1965), Bàn thêm về truyền thuyết Mỵ Châu - Trọng Thủy (xét về phương diện dân tộc học), Hà Nội. 138. Văn Tân (1960), “Xã hội nước Văn Lang và xã hội nước Âu Lạc”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 20. 139. Văn Tân - Nguyễn Linh - Lê Văn Lan - Nguyễn Đổng Chi - Hoàng Hưng (2007) (tái bản), Thời đại Hùng Vương: lịch sử - văn hóa - kinh tế - chính trị - xã hội, Nxb Văn học, Hà Nội. 140. Hà Văn Tấn (1962), Về vấn đề người Indonesien và loại hình Indonesien trong thời đại nguyên thủy Việt Nam, Thông báo khoa học Sử học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, tập I, Hà Nội. 141. Hà Văn Tấn (1968), “Một số ý kiến về văn hóa Phùng Nguyên”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 112. 142. Hà Văn Tấn (1969), “Người Phùng Nguyên và đối xứng”, Tạp chí Khảo cổ học số 3-4. 143. Hà Văn Tấn (1969), “Về niên đại di tích Hùng Vương”, Tạp chí Khảo cổ học số 1. 144. Hà Văn Tấn, Hoàng Văn Khoán (1971), “Luyện kim và chế tác kim loại thời Hùng Vương”, Tạp chí Khảo cổ học số 9-10. 145. Hà Văn Tấn, Hán Văn Khẩn (1973), Kỹ thuật chế tạo đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên, Thông báo khoa học (sử học), Đại học Tổng hợp Hà Nội, tập VI. 146. Hà Văn Tấn (1974), “Từ đồ gốm Phùng Nguyên đến trống đồng”, Tạp chí Khảo cổ học số 13. 147. Hà Văn Tấn (1975), “Văn hóa Phùng Nguyên và nguồn gốc dân tộc Việt Nam”, Tạp chí Dân tộc học số 1. 171 148. Hà Văn Tấn (1980), “Về khái niệm “dân tộc” (nation) của Mác và Ăng-ghen và sự hình thành dân tộc Việt”, Tạp chí Dân tộc học số 2. 149. Hà Văn Tấn (chủ biên) (1994), Văn hóa Đông Sơn ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội. 150. Hà Văn Tấn (chủ biên) (1999), Khảo cổ học Việt Nam tập 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 151. Hà Văn Tấn (chủ biên) (1999), Lịch sử quân sự Việt Nam - Tập 1: Buổi đầu giữ nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 152. Hà Văn Tấn (2003), Tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh Theo dấu các văn hóa cổ, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 153. Tạ Ngọc Tấn (chủ biên) (2015), Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị. 154. Chử Văn Tần (1969), “Về niên đại các di tích Hùng Vương”, Tạp chí Khảo cổ học số 1. 155. Chử Văn Tần (1978), “Suy nghĩ về tính đa dạng thời đại các vua Hùng”, Tạp chí Khảo cổ học số 1. 156. Chử Văn Tần (1985), “Những lưỡi cày đồng trong văn hóa Đông Sơn”, Tạp chí Khảo cổ học số 2. 157. Chử Văn Tần (2003), Văn hóa đông sơn - Văn minh Việt cổ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 158. Đỗ Thị Minh Thảo (2018), Tương tác mở trong mỹ học Việt Nam đương đại, Nxb Thông tin và truyền thông. 159. Trần Ngọc Thêm (2006), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 160. Trần Ngọc Thêm (2006), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 161. Dương Huy Thiện (Chủ biên), Phú Thọ miền đất cội nguồn, Nxb Trẻ. 162. Bùi Thiết (2000), Việt Nam thời cổ xưa, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 163. Như Thiết (2002), Cái đẹp trong cuộc sống và trong nghệ thuật, Nxb Khoa học Xã hội. 164. Ngô Đức Thịnh (1982), “Váy hay khố”, Tạp chí Khảo cổ học số 4. 165. Ngô Đức Thịnh (1994), Trang phục cổ truyền các dân tộc Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc. 172 166. Ngô Đức Thịnh (Chủ biên) (2001), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 167. Ngô Đức Thịnh (2006), Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội. 168. Trần Văn Thục (chủ biên) (2009), Văn hóa, văn học dân gian Phú Thọ, Trường Đại học Hùng Vương, Phú Thọ. 169. Nguyễn Tài Thư - Nguyễn Khánh Toàn - Hà Văn Tấn (1984), Một số vấn đề lý luận về lịch sử tư tưởng Việt Nam, Viện Triết học. 170. Nguyễn Tài Thư (chủ biên) (1993), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 1, Nxb Khoa học xã hội. 171. Phan Cẩm Thượng (2011), Văn minh vật chất của người Việt, Nxb Tri Thức. 172. Cao Khắc Thùy (2011), Hát Xoan - Hát Ghẹo dấu ấn một chặng đường, Nxb Âm Nhạc. 173. Hà Văn Thủy, Về cội nguồn người Việt, Bài đăng trong Talawas - Ban Việt ngữ, Đài BBC, tháng 4 - 2005. 174. Đoàn Thị Tình (2010), Trang phục Việt Nam, Nxb Mỹ Thuật. 175. Trần Từ, Bạch Đình (1971), “Cõi sống và cõi chết trong quan niệm cổ truyền của người Mường”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 140-141. 176. Đào Thế Tuấn (1983), “Sự tiến hóa của cây lúa ở Việt Nam”, Tạp chí Khảo cổ học số 3. 177. Nguyễn Anh Tuấn (2007), Đi tìm dấu tích kinh đô Văn Lang, Sở VHTT Phú Thọ. 178. Nguyễn Anh Tuấn (2015), Tiến trình nghệ thuật tạo hình miền đất Tổ, Bảo tàng Hùng Vương, Sở VHTT&DL Phú Thọ. 179. Hoàng Tuấn (2013), Nền văn minh Việt cổ, Nxb Văn học. 180. Nguyễn Khắc Tụng (1982), “Nhà Đông Sơn”, Tạp chí Khảo cổ học số 3. 181. Lê Tượng (1985), Truyền thuyết Hùng Vương (In lần 4), Sở VHTT Vĩnh Phú. 182. Lê Tượng - Nguyễn Anh Tuấn - Phạm Hoàng Anh (2009), Nước Văn Lang thời đại các vua Hùng, Sở VHTT và Du Lịch, Hội Sử học Phú Thọ. 183. Đặng Xuân Tuyên (2008), Thời đại Hùng Vương truyền thuyết và lịch sử, Khu di tích lịch sử Đền Hùng xuất bản. 173 184. Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam - Viện Khảo cổ học (1970), Hùng Vương dựng nước tập I, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 185. Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam - Viện Khảo cổ học (1972), Hùng Vương dựng nước tập II, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 186. Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam - Viện Khảo cổ học (1973), Hùng Vương dựng nước tập III, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 187. Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam - Viện Khảo cổ học (1974), Hùng Vương dựng nước tập IV, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 188. Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (1975), Những trống đồng Đông Sơn đã phát hiện ở Việt Nam. 189. Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô (1960), Nguyên lý mỹ học Mác - Lênin phần I (1961), 190. Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô (1960), Nguyên lý mỹ học Mác - Lênin phần phần II (1962), Nxb Sự thật - Hà Nội. 191. Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô (1960), Nguyên lý mỹ học Mác - Lênin phần phần III (1963), Nxb Sự thật - Hà Nội. 192. Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô (1960), Nguyên lý mỹ học Mác - Lênin phần IV (1963), Nxb Sự thật - Hà Nội. 193. Viện Khảo cổ học và Sở Văn hóa Thông tin và Thể thao Phú Thọ (2001), Tìm hiểu văn hóa Phùng Nguyên, Sở Văn hóa Thông tin - Thể thao Phú Thọ xuất bản. 194. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam - Viện Ngôn ngữ học (1992), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển ngôn ngữ, Hà Nội. 195. Nguyễn Việt (1982), “Về lúa nếp và chõ thời Hùng Vương”, Tạp chí Khảo cổ học số 3. 196. Hồ Sĩ Vịnh (1993), “Tìm về bản sắc dân tộc của văn hóa”, Tạp chí Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật. 197. Trần Quốc Vượng (dịch) (1960), Đại Việt sử lược, Bản Tứ khố toàn thư, QI-1a, Nxb Văn sử địa, Hà Nội. 198. Trần Quốc Vượng và Hà Văn Tấn (1960), Lịch sử chế độ cộng sản nguyên thủy ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 174 199. Trần Quốc Vượng (1969), “Về niên đại các di tích Hùng Vương”, Tạp chí Khảo cổ học số 1. 200. Trần Quốc Vượng (1974a), “Vài suy nghĩ tản mạn về trống đồng”, Tạp chí Khảo cổ học số 14. 201. Trần Quốc Vượng (1982), “Mấy ý kiến về trống đồng và tâm thức Việt cổ”, Tạp chí Khảo cổ học số 3. 202. Trần Quốc Vượng (1996), Theo dòng lịch sử những vùng đất, thần và tâm thức người Việt, Nxb Văn hóa. 203. Trần Quốc Vượng (chủ biên) (1998), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 204. Trần Quốc Vượng và các cộng tác viên (2015), Văn hóa Việt Nam những hướng tiếp cận liên ngành, Nxb Văn học. 205. Nguyễn Khắc Xương (2008), Hát Xoan Phú Thọ, Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, Hội Văn nghệ dân gian. 206. Nguyễn Khắc Xương (sưu tầm) (2008), Truyền thuyết Hùng Vương, Nxb Văn hóa dân tộc - Hội văn học nghệ thuật Phú Thọ, Hà Nội. 207. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1998), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 208. Trịnh Thế Truyền (chủ biên) (2019), Cẩm nang biểu tượng đặc trưng văn hóa Hùng Vương, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 175 PHỤ LỤC Một phần Linh Quang Kim Trảo Thần Nỏ được khai quật Những chiếc mũi tên đồng thường có cấu tạo độc đáo ba cạnh với khả năng sát thương rất lớn. Kẻ bị bắn trúng mũi tên này sẽ không dám rút mũi tên ra bởi chúng sẽ xé nát thịt, gây mất máu và dẫn đến tử vong nhanh. 176 Một số mũi lao đồng. 177 Các tấm che ngực có hình vuông hay hình chữ nhật, có hoa văn trang trí đúc nổi thời Hùng Vương xua_214.html Tượng người đàn ông tại Văn Điển ở thời kỳ Phùng Nguyên, Nguồn: Người đàn ông với tư thế đang ngồi, đầu chít khăn, hai tay bó gối ở giai đoạn Gò Mun. Nguồn: 178 Bốn cặp tượng nam nữ giao hoan được tạo hình đơn giản, cụ thể trên nắp thạp đồng Đào Thịnh (Yên Bái), Nguồn: thoi-ky-hung-vuong/ Bức tượng người cõng nhau thổi khèn cao 8,8cm ở Đông Sơn, Nguồn: Tượng Người ngồi thổi khèn trên cán gáo ở Việt Khê - Hải Phòng. Nguồn: 179 Tượng người trên cán dao găm, Nguồn: nam-thoi-ky-hung-vuong/ Tượng bò thời kỳ Đồng Đậu, Nguồn: nam-thoi-ky-hung-vuong/ Nhà sàn thời Hùng Vương, Nguồn: thoi-ky-hung-vuong/ 180 Thành Cổ Loa, Nguồn: hung-vuong/ Nguồn: Nguồn: 181 Hoa văn trang trí trên thân trống đồng Nguồn: Hoa Văn trên mặt Trống Đồng Ngọc Lũ, Nguồn: Thạp đồng Đào Thịnh, Nguồn: ky-hung-vuong/

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_doi_song_tham_my_cua_nguoi_viet_thoi_ky_hung_vuong.pdf
  • pdfLÊ THỊ THÙY.pdf
  • pdfTT _T.Viet_ Thuy.pdf
Tài liệu liên quan