Luận án Đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta hiện nay

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN TRẦN HUY NGỌC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHU VỰC TRUNG DU, MIỀN NÚI PHÍA BẮC NƯỚC TA HIỆN NAY (Qua khảo sát Đại học Thái Nguyên và trường Đại học Tây Bắc) LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC HÀ NỘI - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN TRẦN HUY NGỌC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤ

doc246 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Luận án Đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
C LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHU VỰC TRUNG DU, MIỀN NÚI PHÍA BẮC NƯỚC TA HIỆN NAY (Qua khảo sát Đại học Thái Nguyên và trường Đại học Tây Bắc) Chuyên ngành: Công tác tư tưởng Mã số: 9 31 02 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS. Phạm Huy Kỳ HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Luận án được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS, TS. Phạm Huy Kỳ. Các số liệu và kết quả nêu trong luận án là chính xác, trung thực, bảo đảm tính khách quan khoa học và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tin cậy. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận án Trần Huy Ngọc DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CNXH : Chủ nghĩa xã hội LLCT : Lý luận chính trị MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 9 I. Các công trình khoa học trong nước 9 II. Một số công trình khoa học của nước ngoài 26 III. Những kết quả đạt được và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 32 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 35 1.1. Phương pháp giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học 35 1.2. Đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học 62 Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CỦA VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHU VỰC TRUNG DU, MIỀN NÚI PHÍA BẮC NƯỚC TA HIỆN NAY 82 2.1. Đặc điểm các trường đại học và sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta 82 2.2. Thực trạng đổi mới phương pháp giáo dục lý luân chính trị cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du miền núi phía Bắc nước ta hiện nay 90 2.3. Những vấn đề đặt ra trong việc đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta hiện nay 134 Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHU VỰC TRUNG DU, MIỀN NÚI PHÍA BẮC NƯỚC TA HIỆN NAY 141 3.1. Quan điểm đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta hiện nay. 141 3.2. Giải pháp đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta hiện nay. 147 KẾT LUẬN 181 TÀI LIỆU THAM KHẢO 186 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài 1.1. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng giáo dục lý luận chính trị là “Quá trình tác động vào đối tượng bằng cách trình bày, giải thích một cách khoa học những khái niệm, những quy luật, những quan điểm... nhằm làm cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nắm được những kiến thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, về đường lối, chính sách của Đảng, nâng cao phẩm chất cách mạng và năng lực hoạt động thực tiễn của họ, hướng dẫn họ vận động những hiểu biết ấy vào cuộc sống” [141, tr.169]. Trong tác phẩm “Đường Cách mệnh” (1927), Người viết: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ Nam”[91, 289]. Vì thế, công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân luôn là nhiệm vụ quan trọng của Đảng trong các thời kỳ cách mạng. Người căn dặn: “Đảng phải chống thói xem nhẹ học tập lý luận. Vì không học tập lý luận thì chí khí kém kiên quyết, không thấy xa trông rộng, trong lúc đấu tranh dễ lạc phương hướng, kết quả là “mù chính trị”, thậm chí hủ hóa, xa rời cách mạng” [96, tr.280]. Trong quá trình lãnh đạo, Đảng ta luôn xác định giáo dục lý luận chính trị là một bộ phận quan trọng của công tác tư tưởng, góp phần xây dựng, bồi đắp nền tảng tinh thần của xã hội. Từ thực tiễn công tác giáo dục lý luận chính trị, Đảng ta đã đưa ra nhiều chỉ thị, nghị quyết nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị. Văn kiện đại hội XI xác định: “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hơn nữa tính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu quả của công tác tư tưởng, tuyên truyền học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục LLCT, giáo dục công dân trong hệ thống các trường chính trị, các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Mỗi cán bộ, đảng viên phải học tập, nâng cao trình độ LLCT” [46, tr.256-257]. Kết luận số 94-KL/TW ngày 28/3/2014 của Ban Bí thư về việc Tiếp tục đổi mới việc học tập LLCT trong hệ thống giáo dục quốc dân cũng xác định: Tiếp tục đổi mới việc học tập (bao gồm cả nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, xây dựng đội ngũ giáo viên) LLCT trong hệ thống giáo dục quốc dân có tầm quan trọng chiến lược, cần đặt trong tổng thể của việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Phương pháp dạy học và học tập phải sinh động, mềm dẻo, có thực tiễn và phù hợp với từng cấp; tạo được sự hứng thú và có trách nhiệm cho người dạy và người học; người học thích đọc hơn, có trách nhiệm phải học; người dạy có hứng thú hơn, có trách nhiệm cao hơn. Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 9/10/2014 của Bộ Chính trị về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030 xác định phương hướng đổi mới mới phương pháp giáo dục LLCT: Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT theo hướng hiện đại, phù hợp đối tượng, đồng thời chú trọng nâng cao trình độ, rèn luyện phong cách, trau dồi bản lĩnh chính trị của đội ngũ giảng viên. Tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục LLCT, công tác nghiên cứu, quán triệt các nghị quyết, kết luận của Đảng theo hướng thiết thực, hiệu quả. 1.2. Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Song mặt trái của kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã tác động theo hướng tiêu cực đến đời sống, làm băng hoại nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống, làm thay đổi quan niệm, lối sống, phai nhạt lý tưởng, niềm tin của một bộ phận quần chúng nhân dân ta nói chung và thanh niên, sinh viên nói riêng. Sinh viên - những người được coi là rường cột của nước nhà, là chủ nhân tương lai của đất nước đang có một số biểu hiện tiêu cực như: một bộ phận sinh viên suy thoái đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, sống thiếu hoài bão lập thân lập nghiệp, thiếu bản lĩnh chính trị, thờ ơ chính trị, mơ hồ về chính trị Do đó, yêu cầu thực tiễn cấp bách đặt ra hiện nay là cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả giáo dục LLCT nhất là trong các trường đại học ở nước ta. Bởi, chính những tri thức LLCT, góp phần quan trọng vào việc hình thành trong mỗi sinh viên một thế giới quan khoa học, một nhân sinh quan cộng sản, phương pháp tư duy và phương pháp làm việc biện chứng. Giáo dục LLCT có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển về nhận thức, nhân cách của sinh viên. Tuy nhiên, trong quá trình truyền bá, tiếp thu tri thức LLCT cho sinh viên trong thời gian qua vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, mà như Nghị quyết 37-NQ/TW đã chỉ rõ: “Công tác tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng LLCT còn hạn chế về chất lượng, trùng lặp về nội dung, chương trình, giáo trình; chậm đổi mới về phương pháp. Đấu tranh tư tưởng, lý luận chưa theo kịp với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, đặc biệt trong điều kiện bùng nổ thông tin và phát triển mạng thông tin toàn cầu”. Đặc biệt là phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học thời gian qua còn chậm đổi mới hơn so hơn với thực tế phát triển của đất nước và thời đại trong điều kiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (cách mạng 4.0) hiện nay. Thực tế này, đang đặt ra yêu cầu: Cần phải tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên trong các trường đại học ở nước ta hiện nay. 1.3. Khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta là vùng lãnh thổ rộng lớn nhất cả nước (chiếm khoảng 30,5% diện tích và chiếm khoảng 14,2% dân số cả nước), khu vực có vị trí kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, an ninh quốc phòng quan trọng của nước ta; vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, đa số là đồng bào dân tộc thiểu số, đa dạng văn hóa.... Đại học Thái Nguyên và trường Đại học Tây Bắc nằm trên địa bàn khu vực trung du, miền núi phía Bắc, có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực, đồng thời thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, góp phần quan trọng trong viêc phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực trung du, miền núi phía Bắc. Với khoảng trên 90.000 sinh viên đại học đang học tập – đây sẽ là nguồn nhân lực rất quan trọng trong tương lai của khu vực và cả nước. Giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc có vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, thực tế đổi mới giáo dục LLCT trong đó có đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Vì vậy, tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục LLCT nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học, trong đó có sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta hiện nay có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Để góp phần nhận thức giải quyết điều này, tác giả chọn vấn đề: “Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta hiện nay” (Qua khảo sát Đại học Thái Nguyên và trường Đại học Tây Bắc) làm đề tài luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án, hệ thống cơ sở lý luận của việc đổi mới phương pháp giáo dục lý luận cho sinh viên các trường đại học ở nước ta, trên cơ sở đó khảo sát thực trạng, đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta hiện nay. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được những mục đích trên, luận án cần thực hiện các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu, đánh giá khái quát tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án để từ đó chỉ ra những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu. - Nghiên cứu làm rõ các vấn đề lý luận về phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học và đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học. - Trình bày rõ đặc điểm các trường đại học và sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc; phân tích thực trạng đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta: chỉ rõ những thành tựu đạt được, hạn chế và nguyên nhân; những vấn đề đặt ra trong đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta hiện nay. - Đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường Đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án nghiên cứu vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta hiện nay qua. Tuy nhiên, khu vực trung du, miền núi phía Bắc là khu vực có diện tích rộng lớn nhất cả nước (Chiếm 30,5% diện tích và 14,2% dân số cả nước) thuộc 15 tỉnh thành, tập trung khá đông các trường đại học: trường đại học Công nghiệp Việt Trì (Phú Thọ), trường đại học Hùng Vương (Phú Thọ), trường đại học Công nghiệp (Quảng Ninh), trường đại học Tân Trào (Tuyên Quang), trường đại học Việt Bắc (Thái Nguyên), Đại học Thái Nguyên (Thái Nguyên), trường đại học Tây Bắc (Sơn La). Do đó, với đề tài này tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu thực trạng đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên đại học hệ chính quy tập trung, qua khảo sát tại Đại học Thái Nguyên (là đại học vùng với 11 đơn vị đào tạo, trong đó có 7 trường Đại học) - thuộc khu vực trung du và trường Đại học Tây Bắc (Sơn La) – thuộc khu vực miền núi phía Bắc. Đây là những trường đại học có quy mô lớn nhất cả về tổ chức bộ máy và số lượng sinh viên nên nghiên cứu những trường đại học này có thể mang tính đại diện cho cả khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Luận án nghiên cứu vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến nay. Năm 2009 là thời điểm các trường bắt đầu chuyển sang hình thức đào tạo mới theo học chế tín chỉ đặt yêu cầu cần phải đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp, phương tiện giáo dục cho phù hợp. Ngoài ra đây cũng là năm đã tích hợp rút ngắn khung chương trình các môn LLCT từ năm môn xuống còn ba môn học: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (trên cơ sở tích hợp ba môn học vốn là ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác – Lênin), Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu - Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước về giáo dục - đào tạo, giáo dục LLCT, đổi mới phương pháp giáo dục LLCT; tiếp thu, kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trong và ngoài nước có liên quan. - Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở thực tiễn công tác giáo dục LLCT trong các trường đại học ở nước ta hiện nay; quá trình đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta; hệ thống các tư liệu, số liệu lưu trữ của các cơ quan, đơn vị và kết quả khảo sát thực tiễn của chính tác giả. - Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học, gồm: phương pháp phân tích và tổng hợp, lôgíc và lịch sử, tâm lý học, giáo dục học như: hệ thống - cấu trúc, chuyên gia, thống kê, so sánh, điều tra, quan sát, thu thập thông tin... Trong đó, để phục vụ nghiên cứu luận án đã sử dụng chủ yếu phương pháp điều tra xã hội học thông qua bảng hỏi ANKET cho đối tượng là giảng viên (100 phiếu) và sinh viên (1400 phiếu). Sau khi có kết quả điều tra xã hội học, tác giả tiến hành tổng hợp, phân loại, phân tích số liệu, vẽ mô hình, đồ thị nhằm so sánh, đối chiếu và đưa ra các kết luận khách quan làm căn cứ thực tiễn cho luận án. 6. Đóng góp mới của Luận án Luận án có những đóng góp mới sau: - Luận án góp phần hệ thống, luận giải, làm sáng rõ các vấn đề lý luận về phương pháp giáo dục LLCT và đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học ở nước ta hiện nay. Trong đó đã xây dựng được khung lý thuyết về mục tiêu, nguyên tắc, nội dung cho việc đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên đại học. - Luận án góp phần làm rõ thực trạng đổi mới phương pháp giáo dục LLCT trong các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta trong thời gian qua (Qua khảo sát tại Đại học Thái Nguyên và trường Đại học Tây Bắc). - Luận án đã đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu dưới góc độ khoa học công tác tư tưởng nhằm tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục LLCT có hiệu quả cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án - Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp thêm tư liệu khoa học phong phú, đáng tin cậy phục vụ cho giảng dạy, học tập, nghiên cứu, lãnh đạo quản lý hoạt động giáo dục, đào tạo ở các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nói riêng và các trường đại học ở Việt Nam nói chung. - Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần xây dựng một số giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta hiện nay. 8. Kết cấu của Luận án Luận án được cấu trúc gồm: mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án, 3 chương, 7 tiết, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN I. Các công trình khoa học trong nước A. Các công trình nghiên cứu về công tác tư tưởng và giáo dục lý luận chính trị * Các công trình nghiên cứu về công tác tư tưởng - Hà Học Hợi (chủ biên), Ngô Văn Thạo (2002), Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [63] Cuốn sách đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, dự báo tình hình tư tưởng xã hội của nước ta đến năm 2020 trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đề xuất nội dung, giải pháp cơ bản và một số nhiệm vụ trước mắt của công tác tư tưởng. Cuốn sách là tài liệu quan trọng trong quá trình nghiên cứu về vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục LLCT của tác giả. - Đào Duy Quát (2004), Về công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [112] Cuốn sách là tập hợp những bài nói, bài viết về công tác tư tưởng của tác giả Đào Duy Quát. Nội dung cuốn sách được kết cấu thành ba phần. Phần I: gồm các bài có nội dung về công tác tư tưởng và những vấn đề nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng; Phần II: gồm các bài về kiên định những quan điểm có tính nguyên tắc trong công tác tư tưởng; Phần III: gồm các bài về công tác tư tưởng với thực hiện nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ mới. Trong đó, tác giả nhấn mạnh công tác giáo dục LLCT, giáo dục lý tưởng cách mạng, giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên, sinh viên. Tác giả đưa ra khái niệm: “Giáo dục LLCT là việc truyền bá những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Đó là quá trình tác động vào đối tượng giáo dục bằng cách trình bày, giải thích một cách khoa học, những khái niệm những quan điểm, nhằm làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức đúng đắn những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, nhất trí cao với đường lối, quan điểm của Đảng, nâng cao phẩm chất cách mạng và khả năng hoạt động thực tiễn, hướng dẫn họ vận dụng những hiểu biết ấy vào cuộc sống”. Trong khái niệm này, tác giả đã nhấn mạnh đến đối tượng giáo dục LLCT và khả năng hoạt động thực tiễn, khả năng vận dụng hiểu biết LLCT vào cuộc sống của họ. - Lương Khắc Hiếu (Chủ biên), (2008), Nguyên lý công tác tư tưởng – Tập1,2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [54] Tập 1 cuốn sách gồm 11 chương, giới thiệu những vấn đề lý luận chung nhất của công tác tư tưởng: đối tượng, bản chất, hình thái, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, phương châm hoạt động và vai trò của nó. Những nội dung cơ bản của công tác giáo dục tư tưởng về thế giới quan, tư duy lý luận, chính trị - tư tưởng, kinh tế, đạo đức, lối sống. Tập 2 cuốn sách gồm 10 chương, giới thiệu những vấn đề thuộc về phương pháp, hình thức và những phương tiện chủ yếu của công tác tư tưởng như: Hệ thống giáo dục LLCT, các phương tiện truyền thông đại chúng, các thiết chế, thể chế văn hóa, xây dựng đội ngũ cán bộ tư tưởng; những vấn đề về xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, công tác kiểm tra và cuối cùng là đánh giá hiệu quả công tác tư tưởng. Trong đó, chương 4: Hệ thống giáo dục LLCT, tác giả đã đưa ra khái niệm: “Giáo dục LLCT là quá trình truyền bá và tiếp thu những nguyên lý lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân” [54, tr. 99]. Ở đây tác giả đã xem giáo dục LLCT là một quá trình đồng thời diễn ra hoạt động truyền bá và tiếp thu LLCT. Giáo dục LLCT theo quan niệm trên thuộc phạm trù công tác tuyên truyền trong công tác tư tưởng của Đảng. Hai cuốn sách là tài liệu quan trọng, là cơ sở lý luận giúp tác giả tiếp cận vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên trên góc độ công tác tư tưởng. - Phạm Tất Thắng (Chủ biên) (2010), Đổi mới công tác tư tưởng, lý luận phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội. [120] Cuốn sách bao gồm 4 chương: Chương 1: Trình bày các vấn đề chung về công tác tư tưởng, lý luận. Chương 2: Phân tích thực trạng công tác tư tưởng, lý luận trong thời kỳ đổi mới. Chương 3: Phân tích, luận giải tình hình thế giới, trong nước một vài thập kỷ tới tác động đến tư tưởng, lý luận; dự báo tình hình tư tưởng, xã hội và những vấn đề đặt ra đối với đổi mới công tác tư tưởng, lý luận. Chương 4: Trình bày quan điểm, phương hướng, giải pháp đổi mới công tác tư tưởng, lý luận ở nước ta hiện nay. Bốn chương của cuốn sách đề cập đến nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh, nhiều tác động khác nhau cả về thực tiễn và lý luận đối với công tác tư tưởng, lý luận của Đảng trong thời kỳ đổi mới đất nước với những phân tích sắc sảo, những dẫn liệu cụ thể, sinh động, giàu sức thuyết phục. Trên cơ sở đó, các tác giả đã phân tích những bài học kinh nghiệm, khẳng định các quan điểm mang tính nguyên tắc, mục tiêu, phương hướng và luận giải những giải pháp đổi mới cả về nội dung, phương thức, phương pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác tư tưởng, lý luận của Đảng trong tình hình hiện nay. Nội dung cuốn sách có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc trên lĩnh vực công tác tư tưởng, là tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình tác giả nghiên cứu vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên. - Phạm Tất Thắng (Chủ biên) (2010), bộ sách gồm hai cuốn: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác tư tưởng, lý luận và Công tác tư tưởng, lý luận thời kỳ mới: Thực trạng, quan điểm và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [119,120] Bộ sách là kết quả nghiên cứu thuộc đề tài khoa học trọng điểm cấp Nhà nước KX.04.32/06-10. Các bài viết đề cập nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh, nhiều tác động khác nhau cả về thực tiễn và lý luận của công tác tư tưởng, lý luận của Đảng trong thời kỳ đổi mới đất nước; nêu ra những biện pháp đổi mới mạnh mẽ cả nội dung, phương pháp, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, lý luận của Đảng nhằm phát huy sức mạnh của nền dân chủ XHCN, của đại đoàn kết dân tộc, phấn đấu thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN; khẳng định vai trò tiên phong của Đảng ta. Đây là tài liệu quan trọng cho tác giả trong quá trình nghiên cứu vấn đề giáo dục LLCT cho sinh viên. - Nguyễn Danh Tiên (Chủ biên), (2010), Đảng lãnh đạo công tác tư tưởng trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [131] Cuốn sách nghiên cứu, làm rõ sự lãnh đạo công tác tư tưởng của Đảng ta trong sự nghiệp đổi mới. Cuốn sách được kết cấu thành ba chương: Chương I: Tình hình mới, yêu cầu mới đối với công tác tư tưởng và sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực tư tưởng. Chương II: Quá trình Đảng lãnh đạo công tác tư tưởng trong thời kỳ đổi mới. Chương III: Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp nâng cao sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tư tưởng trong tình hình hiện nay. Trong đó, cuốn sách đã phân tích được tình hình tư tưởng và những vấn đề đặt ra với công tác tư tưởng trong tình hình hiện nay, từ đó cuốn sách khẳng định trong công tác tuyên truyền cần tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục LLCT trong hệ thống các trường chính trị, các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp trong cả nước; khắc phục sự lạc hậu của chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, đảm bảo tính cơ bản, hệ thống, hiện đại và phù hợp với thực tiễn Việt Nam. - Ngô Huy Tiếp (2011), Những vấn đề lý luận về công tác tư tưởng của Đảng ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội. [132] Cuốn sách tập trung làm rõ và trình bày một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về công tác tư tưởng của Đảng trong giai đoạn hiện nay, bao gồm: tư tưởng và công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam; lý luận và công tác lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam; công tác tuyên truyền, cổ động của Đảng; giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên; cuộc đấu tranh tư tưởng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. - Lương Khắc Hiếu (2017), Cơ sở lý luận công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. [56] Cuốn sách gồm có 7 chương, đã trình bày một cách có hệ thống, chuyên sâu về những vấn đề lý luận trọng yếu của công tác tư tưởng, làm rõ khái niệm, phạm trù về các yếu tố, các bộ phận cấu thành của công tác tư tưởng. Cuốn sách còn đi sâu nghiên cứu lý luận về các hình thái, các bộ phận của công tác tư tưởng và sự gắn bó hữu cơ với các quá trình tư tưởng chủ yếu. Trong chương 7, cuốn sách đã làm rõ các nội dung về phương pháp công tác tư tưởng như: khái niệm và phân loại phương pháp công tác tư tưởng, một số phương pháp được sử dụng phổ biến trong thực tiễn công tác tư tưởng ở nước ta. Cuốn sách là tài liệu quan trọng cho tác giả trong việc tiếp cận hoạt động đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên trên góc độ công tác tư tưởng. - Các bài báo khoa học liên quan đến công tác tư tưởng: Nguyễn Phú Trọng, “Nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả của công tác tư tưởng trong tình hình mới, Tạp chí Tư tưởng - Văn hóa số 8/1999; Hữu Thọ, “Từ thực tiễn, suy ngẫm sâu hơn về công tác tư tưởng”, thông tin công tác tư tưởng số 3/2001; Nguyễn Khoa Điềm, “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nghị quyết trung ương năm về nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới”, thông tin công tác lý luận số 1/2005; Lương Khắc Hiếu, “tìm hiểu về tuyên truyền miệng trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Tạp chí Tư tưởng - Văn hóa, số 1/2001; Thái Hòa (2015), “Phát huy vai trò của công tác tư tưởng trong tự phê bình và phê bình”, Tạp chí Tuyên giáo, (9)... * Các công trình nghiên cứu về giáo dục LLCT - Đề tài KX 10-09D do tác giả Tô Huy Rứa nghiên cứu: Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo giảng viên LLCT các trường đại học cao đẳng, HN, 1994 [114]. Đề tài đã đánh giá khái quát năng lực đào tạo lý luận Mác – Lênin của một số trường đại học tại Hà Nội, Học viện chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Đồng thời nhóm tác giả cũng đề xuất một khung chương trình tổng thể để đào tạo giảng viên các môn lý luận Mác – Lênin. - Đề tài KX 10-09 do tác giả Phạm Tất Dong làm chủ nhiệm (1996): Đổi mới quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ dạy học và nghiên cứu khoa học Mác – Lênin – Kiến nghị và giải pháp, Hà Nội [37]. Đề tài làm rõ thực trạng đào tạo và dạy học của đội ngũ khoa học Mác – Lênin, đồng thời đề xuất những chế độ, chính sách để phát triển đội ngũ này. - Đề tài cấp Bộ mã B.08 – 22 do tác giả Ngô Ngọc Thắng (Chủ nhiệm đề tài), (2008), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác giáo dục LLCT trong hệ thống các trường chính trị nước ta giai đoạn hiện nay [121]. Đề tài khái quát các luận điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác giáo dục LLCT, từ đó đưa ra các quan điểm vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác giáo dục LLCT trong hệ thống các trường chính trị nước ta giai đoạn hiện nay. - Đề tài cấp Bộ mã B.08 – 23 do tác giả Ngô Ngọc Thắng (Chủ nhiệm đề tài), (2008), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào giáo dục LLCT trong giai đoạn hiện nay [122]. Hai công trình trên của tác giả Ngô Ngọc Thắng làm chủ nhiệm đề tài đã khái quát các luận điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về công tác giáo dục LLCT, khảo sát thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào công tác giáo dục LLCT hiện nay. Từ đó đưa ra giải pháp vận dụng tư tưởng về giáo dục LLCT vào giáo dục LLCT hiện nay. Đặc biệt các đề tài đã hệ thống hóa một cách toàn diện các luận điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác giáo dục LLCT. Trong đó, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác giáo dục LLCT tại các trường chính trị ở nước ta hiện nay, là những gợi mở cho tác giả trong quá trình thực hiện đề tài luận án. - Ban Tuyên giáo Trung ương (10-2007), Đề tài nghiên cứu khoa học: Tình hình giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng và chủ trương, giải pháp cho thời gian tới [7]. Đề tài đã nghiên cứu một cách tổng quát về đội ngũ giảng viên dạy học các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tư cách là một trong những yếu tố quan trọng, trực tiếp tác động đến chất lượng quá trình dạy và học. Nhóm nghiên cứu cho rằng: bên cạnh hàng loạt các ưu điểm về gia tăng học hàm, học vị trong đội ngũ thì hạn chế lớn nhất của số đông đội ngũ này là sức ì lớn, chậm đổi mới tư duy, ngại trau dồi kiến thức, ít chịu tìm tòi phương pháp dạy học phù hợp với những đối tượng khác nhau, chậm đổi mới phương pháp giảng dạy. Đặc biệt, tâm lý coi các môn học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là môn học phụ, nhất là trong các trường kỹ thuật cũng là một trong những nguyên nhân cản trở đổi mới phương pháp. - Ban Khoa giáo Trung ương, Đề tài nghiên cứu khoa học, mã số KHBĐ-2003-20: Rà soát và đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung một số nội dung giáo dục đạo đức công dân, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong nhà trường ở từng cấp học [6]. Đây là một công trình nghiên cứu có mục tiêu tìm ra các giải pháp, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học các môn LLCT, đạo đức công dân trong các bậc học khác nhau. Theo nhóm tác giả, đội ngũ giảng viên Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng nước ta hiện nay tuy tăng nhanh về số lượng song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo. Tình trạng dạy vượt giờ, quá tải khiến một số đông đội ngũ không có thời gian đầu tư, hoàn thiện chuyên môn, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng của đội ngũ. - Vũ Ngọc Am (2003), Đổi mới công tác giáo dục chính trị - tư tưởng cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở trong giai đoạn hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [1]. Cuốn sách trình bày công tác giáo dục chính trị - tư tưởng với việc nâng cao tính tự giác cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên nhằm chống "diễn biến hoà bình". - Hồ Chí Minh (2006), Về công tác giáo dục LLCT, Nxb CTQG, Hà Nội [99]. Cuốn sách giới thiệu các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò của chủ nghĩa Mác – Lênin đối với cách mạng Việt Nam. Trong cá... dục LLCT, phương pháp và đổi mới phương pháp đôi mới giáo dục LLCT. Một số công trình đã khái quát được các vấn đề về giáo dục LLCT, từ đó đưa ra các gợi mở giải pháp để đổi mới cách thức, biện pháp giáo dục LLCT nhằm nâng cao chất lượng giáo dục LLCT. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên đại học. III. Những kết quả đạt được và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu A. Những kết quả đạt được - Các công trình khoa học nêu trên đã tập trung nghiên cứu, hệ thống hóa các vấn lý luận về: Công tác tư tưởng, công tác giáo dục LLCT, công tác giáo dục LLCT cho sinh viên Việt Nam. Đặc biệt: Một số công trình tập trung nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của công tác giáo dục LLCT cho sinh viên đại học ở nước ta hiện nay, thực trạng những vấn đề đặt ra và từ đó đã đưa ra các giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục LLCT cho sinh viên hiện nay. - Đã có các công trình nghiên cứu về phương pháp và đổi mới phương pháp giáo dục giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học, tuy nhiên phần lớn tiếp cận dưới góc độ: đổi mới phương pháp dạy học LLCT, đổi mới phương pháp dạy và học LLCT, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập... Có những công trình nghiên cứu về phương pháp giáo dục LLCT, tuy nhiên lại tiếp cận dưới góc độ của các khoa học khác như: giáo dục học, tâm lý học... B. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu Qua khảo sát các công trình khoa học trong và ngoài nước liên quan đến đề tài nghiên cứu của luận án phần lớn các công trình mới tập trung vào những vấn đề chung của đổi mới phương pháp giáo dục LLCT hoặc mới dừng lại ở nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy và học LLCT – một bộ phận của công tác giáo dục LLCT cho sinh viên trong các trường đại học. Chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện cơ sở lý luận và thực tiễn về đổi mới phương pháp giáo dục LLCT trong các trường đại học. Các công trình khoa học cũng chưa có những khảo sát đánh giá về thực trạng đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học, đặc biệt là đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay. Các công trình khoa học cũng chưa đề xuất được nhiều giải pháp hiệu quả nhằm đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học, trong đó có sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc. Qua đó, còn một số “khoảng trống” về lý luận và thực tiễn mà các nhà khoa học đi trước chưa đề cập tới, để luận án tục nghiên cứu trên góc độ công tác tư tưởng. Cụ thể như sau: - Luận án tiếp tục nghiên cứu các vấn đề lý luận về đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên dưới góc tiếp cận của công tác tư tưởng. Luận án khái quát, hệ thống hóa, làm rõ các vấn đề lý luận về phương pháp giáo dục LLCT và đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên. Trong đó trọng tâm xây dựng bộ khung lý thuyết về đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị trong các trường đại học như: mục tiêu, nguyên tắc, nội dung đánh giá sự đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học. - Luận án nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phí Bắc nước ta trong quá trình đổi mới căn bản toàn diện, giáo dục đào tạo hiện nay. Luận án nghiên cứu quá trình đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta trong điều kiên học theo học chế tín chỉ và thực hiện tích hợp các môn lý luận chính trị trị theo Quyết định 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ giáo dục & Đào tạo về chương trình các môn LLCT trình độ đại học cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. - Nghiên cứu, chỉ rõ một số quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta trong thời gian tới. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 1.1. Phương pháp giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học 1.1.1. Khái niệm lý luận chính trị và giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học 1.1.1.1. Lý luận chính trị - Lý luận. Lý luận là sự khái quát những kinh nghiệm thực tiễn, là sự tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội được tích lũy trong quá trình hoạt động lịch sử của con người, phản ánh mối liên hệ bản chất, mang tính quy luật của sự vật, hiện tượng của một lĩnh vực nào đó của hiện thực khách quan và có vai trò hướng dẫn hiện thực. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là sự tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại qua quá trình lịch sử” [95, tr. 497]. Lý luận Mác - Lênin là sự tổng kết kinh nghiệm đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân thế giới. Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Hồ Chí Minh nói một cách cụ thể: "Lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc đấu tranh, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng, rõ ràng, làm thành kết luận. Rồi lại đem nó chứng minh với thực tế" [94, tr. 233]. Lý luận được khái quát từ những kinh nghiệm thực tiễn, nhưng lý luận là trình độ cao hơn về chất so với kinh nghiệm. Tri thức lý luận thể hiện trong hệ thống các khái niệm, phạm trù, qui luật. Khác với kinh nghiệm, lý luận mang tính trừu tượng và khái quát cao. Nhờ đó, nó đem lại sự hiểu biết sâu sắc về bản chất, tính tất nhiên, tính qui luật của các sự vật, hiện tượng khách quan. Tri thức lý luận thể hiện tính chân lý sâu sắc hơn, chính xác hơn, hệ thống hơn, nghĩa là có tính bản chất sâu sắc hơn và do đó, phạm vi ứng dụng của nó cũng phổ biến hơn, rộng hơn nhiều so với tri thức kinh nghiệm. C.Mác và Ph.Ăngghen cũng từng chỉ rõ: “Sự quan sát theo kinh nghiệm tự nó không bao giờ có thể chứng minh được đầy đủ tính tất yếu và nhiệm vụ của nhận thức lý luận là đem quy sự vận động bề ngoài chỉ biểu hiện trong hiện tượng về sự vận động bên trong thực sự” [94, tr. 343]. Xét về bản chất, lý luận là một hệ thống tri thức chặt chẽ mang tính trừu tượng, hệ thống, khái quát, đúc kết từ thực tiễn, được diễn đạt thông qua các khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật... phản ánh bản chất sự vận động, biến đổi, phát triển của sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Lý luận là sản phẩm của sự phát triển cao của nhận thức, được hình thành trong mối quan hệ với thực tiễn. Từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Lý luận là tổng kết có hệ thống những kinh nghiệm của loài người phát sinh từ thực tiễn để chi phối và cải tạo thực tiễn” [143, tr.496]. Như vậy, thực tiễn còn là tiêu chuẩn của chân lý, là căn cứ để kiểm chứng tính đúng đắn của lý luận. Mọi lý luận đều phải trở lại thực tiễn và được thực tiễn kiểm chứng. Tác dụng và sức sống của lý luận phụ thuộc vào khả năng của chính nó trong việc khái quát bản chất của hiện thực khách quan từ vô số các hiện tượng cụ thể; phụ thuộc vào chỗ nó thúc đẩy sự tiến bộ của lịch sử, sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Thực tiễn là nguồn gốc của lý luận, có thực tiễn mới có lý luận. Tuy nhiên, sau khi hình thành, phát triển, lý luận cũng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại đối với thực tiễn theo cả hai hướng: tích cực hoặc tiêu cực. Nếu lý luận là lý luận khoa học sẽ góp phần thúc đẩy thực tiễn phát triển, ngược lại nó sẽ trở thành “xiềng xích”, kìm hãm sự phát triển của thực tiễn. Khi vận dụng trong công tác cần chú ý mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn. Cần tránh cả hai trường hợp: tuyệt đối hóa lý luận trở thành lý luận “suông”, tuyệt đối hóa thực tiễn trở thành thực tiễn “mù quáng”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói : "Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Thực tiễn mà không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông" [95, tr.496]. Như vậy, có thể hiểu: Lý luận là hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật được khái quát từ thực tiễn khách quan, phản ánh trình độ nhận thức và cải tạo thế giới khách quan của con người. Lý luận là kết quả của sự nhận thức chủ quan của con người về các sự kiện, hiện tượng trong thế giới khách quan. - Lý luận chính trị. LLCT là từ ghép giữa lý luận và chính trị. Trong đó, chính trị là một hiện tượng lịch sử xuất hiện và tồn tại khi xã hội phân chia thành giai cấp và hình thành nhà nước. Chính trị giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội. Chính trị theo tiếng Hy Lạp là “Politics” có nghĩa là những công việc liên quan đến thành bang, những công việc quốc gia. Trong đó việc quan trọng nhất là tổ chức ra cơ quan cai trị (chính phủ, nhà nước). Từ thời cổ đại, các nhà tư tưởng đã luôn đi tìm để sáng tạo ra một mô hình nhà nước hợp lý, hiệu quả nhất, đại diện và bảo vệ lợi ích giai cấp thống trị xã hội. Do đó, chính trị theo nguyên nghĩa là: công việc của nhà nước, là phạm vi hoạt động gắn liền với những quan hệ giai cấp, dân tộc và các nhóm xã hội khác nhau mà hạt nhân của nó là vấn đề giành và giữ chính quyền. Tuy nhiên, Lênin cũng chỉ ra rằng: “Chính trị có tính logic khách quan của nó không phụ thuộc vào những dự tính cá nhân, của đảng này hay đảng khác” [79, tr.246]. Chính trị thuộc kiến trúc thượng tầng do cơ sở hạ tầng quyết định, nó luôn tồn tại và gắn liền với điều kiện lịch sử cụ thể, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của của cá nhân hay giai cấp, chính đảng nào. Nhưng, với tư cách là một thiết chế xã hội, chính trị luôn luôn tìm cách dẫn dắt xã hội theo tư tưởng của giai cấp thống trị. Tùy theo cách tiếp cận mà có các quan niệm khác nhau về chính trị. Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng: Chính trị là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các giai cấp, cũng như các dân tộc và các quốc gia với vấn đề giành, giữ, tổ chức và sử dụng quyền lực Nhà nước; là sự tham gia của nhân dân vào công việc của Nhà nước và xã hội, là hoạt động chính trị thực tiễn của giai cấp, các đảng phái chính trị, các nhà nước nhằm tìm kiếm những khả năng thực hiện đường lối và những mục tiêu đã đề ra nhằm thỏa mãn lợi ích. LLCT là bộ phận quan trọng trong kho tàng lý luận của nhân loại, giới hạn trong lĩnh vực chính trị, phản ánh mối quan hệ giữa các giai cấp trong việc giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị. Có nhiều khái niệm khác nhau về LLCT như: LLCT là hệ thống lý luận gắn liền với cuộc đấu tranh giữa các giai cấp trong việc giành, giữ và xây dựng chính quyền. LLCT phản ánh quy luật của các quan hệ kinh tế - chính trị - xã hội, thể hiện lợi ích và thái độ của giai cấp đối với quyền lực Nhà nước. [ 49, tr11]. Hay “LLCT là hệ thống tri thức về lĩnh vực chính trị thể hiện thái độ là lợi ích của một giai cấp đối với quyền lực Nhà nước trong xã hội có giai cấp, được khái quát từ nghiên cứu khoa học và hoạt động chính trị thực tiễn” [71, tr. 15]. Có thể thấy rằng, LLCT ra đời trong xã hội có giai cấp, nó phản ánh cuộc đấu tranh giữa các giai cấp trong việc giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước. LLCT mang tính giai cấp. Về nguồn gốc, LLCT là sản phẩm của hoạt động nghiên cứu khoa học về lý luận và thực tiễn chính trị của giai cấp trong việc đấu tranh giành, giữ và xây dựng chính quyền nhà nước. Về bản chất, LLCT phản ánh tính quy luật của các quan hệ kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội, thể hiện lợi ích và thái độ của giai cấp đối với quyền lực nhà nước. Về mục đích, LLCT nhằm trang bị thế giới quan và thúc đẩy hành vi thực hiện mục tiêu, lý tưởng chính trị của giai cấp. Quan niệm về LLCT được xem xét bởi sự hợp thành từ ba phương diện: Lý luận được tổng kết từ nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực tiễn chính trị; LLCT là hệ thống các tri thức khoa học về chính trị của chính trị học và các khoa học chính trị; LLCT còn được hiểu với tư cách là phương diện chính trị của các lĩnh vực khác trong xã hội như: kinh tế, văn hóa, xã hội. Như vậy, có thể hiểu: LLCT là hệ thống tri thức trong lĩnh vực chính trị, thể hiện thái độ và lợi ích của một giai cấp đối với quyền lực nhà nước trong xã hội có giai cấp, được khái quát từ nghiên cứu khoa học và hoạt động chính trị thực tiễn. 2.1.1.2. Giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học - Giáo dục. Để tồn tại và phát triển, loài người không ngừng tác động vào thế giới khách quan, nhận thức thế giới khách quan. Quá trình lao động và phát triển, con người có nhu cầu truyền cho nhau những kinh nghiệm sống, kinh nghiệm lao động sản xuất và chinh phục thiên nhiên. Đây chính là nguồn gốc phát sinh của hiện tượng giáo dục. Đầu tiên, giáo dục xuất hiện như một hiện tượng tự phát, diễn ra đơn giản theo lối quan sát để bắt chước, càng về sau giáo dục trở thành một hoạt động có ý thức. Trong quá trình nhận thức và cải tạo xã hội, để phát triển con người dần dần biết xác định mục đích, hoàn thiện nội dung và tìm ra phương thức để tổ chức hoạt động giáo dục có hiệu quả. Ngày nay, giáo dục đã trở thành một hoạt động đặc biệt được tổ chức vô cùng khoa học và đạt tới trình độ cao. Hoạt động giáo dục trong thời đại ngày nay có mục đích rõ ràng, có chương trình theo kế hoạch, có nội dung phong phú và có phương pháp, phương tiện tiên tiến, hiện đại. Nhờ vậy, nó đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của xã hội loài người. Có nhiều khái niệm khác nhau về giáo dục. Giáo dục nhìn dưới góc độ hoạt động, đó là quá trình thế hệ trước truyền đạt lại kinh nghiệm lịch sử - xã hội cho thế hệ sau nhằm chuẩn bị cho họ bước vào cuộc sống lao động cần thiết để tiếp tục phát triển xã hội. Giáo dục với tư cách là một hoạt động (quá trình), có 3 cấp độ: Một là, giáo dục theo nghĩa rộng nhất, đó là quá trình hình thành con người dưới ảnh hưởng của tất cả các tác động bên ngoài (môi trường tự nhiên và xã hội, các hoạt động chuyên biệt có mục đích của các nhà giáo dục). Hai là, giáo dục theo nghĩa rộng (trong giáo dục học) là sự hình thành con người dưới ảnh hưởng của những tác động có mục đích của nhà giáo dục trong quá trình dạy học ; giáo dục (theo nghĩa hẹp) diễn ra trong hệ thống các thiết chế giáo dục. Ba là, giáo dục theo nghĩa hẹp (trong giáo dục học) là công tác giáo dục chuyên biệt do nhà giáo dục tiến hành nhằm hình thành hệ thống các phẩm chất nhất định: đạo đức, thế giới quan, niềm tin, quan điểm, thẩm mỹ Giáo dục với ý nghĩa chuẩn bị cho con người tham gia vào đời sống xã hội và tiếp tục phát triển phát triển xã hội, đã xuất hiện cùng với loài người và tồn tại mãi mãi với loài người. Giáo dục không chỉ là phương thức chủ yếu để giữ gìn, phổ biến, giao lưu và phát triển văn hóa mà còn là phương thức tái sản xuất sức lao động. Không có giáo dục, xã hội sẽ ngừng phát triển và loài người sẽ diệt vong. Với nội hàm như vậy, có thể hiểu: Giáo dục là một hiện tượng xã hội, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội những tri thức, kinh nghiệm được tích luỹ trong quá trình lịch sử - xã hội của loài người. Giáo dục góp phần nâng cao trình độ nhận thức và cải tạo thế giới của con người. Từ đó, xã hội loài người không ngừng phát triển. - Giáo dục LLCT. Giáo dục LLCT là hoạt động nhằm truyền bá, tiếp thu những tri thức và kinh nghiệm chính trị được tích lũy trong quá trình lịch sử - xã hội. Theo Lênin, giáo dục LLCT là: Đem lại cho quần chúng nhân dân lao động sự hiểu biết về quy luật phát triển của xã hội, về thế giới quan khoa học, về đường lối, chính sách của chính đảng cách mạng, biến nó thành niềm tin, lý tưởng, những nguyên tắc đạo đức, giúp gạt bỏ những tàn dư của tư tưởng cũ, lạc hậu, tiếp thu tư tưởng mới, tư tưởng tiên tiến khoa học. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh giáo dục LLCT là: “quá trình tác động vào đối tượng bằng cách trình bày, giải thích một cách khoa học những khái niệm, những quy luật, những quan điểm... nhằm làm cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nắm được những kiến thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, về đường lối, chính sách của Đảng, nâng cao phẩm chất cách mạng và năng lực hoạt động thực tiễn của họ, hướng dẫn họ vận dụng những hiểu biết ấy vào cuộc sống” [141, tr.169]. Như vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáo dục LLCT là một bộ phận quan trọng trong công tác tư tưởng của Đảng; là hoạt động có chủ đích của Đảng Cộng sản nhằm xắc lập thế giới quan khoa học trên cơ sở hệ tư tưởng, lập trường của giai cấp công nhân, đó là chủ nghĩa Mác – Lênin; nhằm làm cho đối tượng được giáo dục nâng cao phẩm chất và năng lực hoạt động thực tiễn, khả năng vận dụng lý luận vào trong thực tiễn cuộc sống. Trong hoạt động khoa học, có nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu về giáo dục LLCT và đưa ra các quan niệm về giáo dục LLCT như: Theo GS,TS. Dương Xuân Ngọc: “Giáo dục LLCT là hoạt động nhận thức, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản, phương pháp tư duy và phương pháp làm việc biện chứng, khoa học, góp phần nâng cao và phát huy tính tích cực chính trị - xã hội của các chủ thể chính trị trong xã hội trong hoạt động thực tiễn” [108, tr.332]. Trong khái niệm này, tác giả đã nhấn mạnh đến đối tượng của giáo dục LLCT. Quan niệm này chỉ rõ vai trò chủ động, tích cực và sáng tạo của đối tượng và cái đích cần đạt tới là thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của cả chủ thể và đối tượng giáo dục LLCT theo hướng tích cực. Đây cũng chính là mục tiêu hướng đến của đổi mới giáo dục LLCT cho sinh viên đại học nước ta hiện nay. Theo, PGS, TS. Lương Khắc Hiếu trong cuốn Giáo trình Nguyên lý công tác tư tưởng đã đưa ra khái niệm: “Giáo dục LLCT là quá trình truyền bá và tiếp thu những nguyên lý lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân” [54, tr.99]. Ở đây tác giả đã xem giáo dục LLCT là một quá trình đồng thời diễn ra hoạt động truyền bá và tiếp thu LLCT. Theo PGS,TS. Phạm Huy Kỳ: “Giáo dục LLCT là truyền bá những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân nhằm hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản, phương pháp tư duy và phương pháp làm việc biện chứng, khoa học và góp phần thúc đẩy tính tích cực chính trị - xã hội của các chủ thể chính trị trong hoạt động thực tiễn” [71, tr.25]..... Như vậy, có thể hiểu: Giáo dục LLCT là một bộ phận quan trọng trong công tác tư tưởng của Đảng. Đó là hoạt động truyền bá, tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhằm nâng cao nhận thức lý luận, hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản, phương pháp tư duy và phương pháp làm việc biện chứng, khoa học, góp phần nâng cao và phát huy tính tích cực chính trị - xã hội của họ trong hoạt động thực tiễn. - Sinh viên Thuật ngữ "sinh viên" có nguồn gốc từ tiếng La-tinh "student" có nghĩa là người làm việc, học tập nhiệt tình, người đi tìm kiếm, khai thác tri thức. Nó được dùng cùng nghĩa tương đương với từ "student" trong tiếng Anh, "étudiants" trong tiếng Pháp và "студент" trong tiếng Nga. "Sinh viên" là để chỉ những người theo học ở bậc đại học, cao đẳng nhằm phân biệt với học sinh học ở bậc phổ thông. Theo L.X.Kôn thì sinh viên một mặt là một bộ phận của thanh niên, mặt khác là một bộ phận của giới trí thức. Theo Từ điển tiếng Việt, khái niệm "sinh viên" được dùng để chỉ người học ở bậc đại học. Theo Quy chế công tác Học sinh Sinh viên trong các trường đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo: "Sinh viên" là người đang theo học hệ đại học và cao đẳng. Từ đó, ta có thể hiểu: sinh viên là một bộ phận của thanh niên, là những người đang học tập và rèn luyện trong các trường đại học, cao đẳng để trau rồi kỹ năng nghề nghiệp cũng như tu dưỡng bản thân để tự hoàn thiện mình. Ở Việt Nam, sinh viên là một bộ phận thanh niên đã được tuyển chọn qua các kỳ thi quốc gia và được đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng. Đối với sinh viên các trường đại học có những đặc điểm chính như sau: Thứ nhất, trình độ nhận thức, hiểu biết các vấn đề kinh tế - chính trị - văn hóa xã hội của sinh viên rộng nhưng chưa sâu. Phần lớn sinh viên đại học là bộ phận thanh niên có trình độ cao, đã được tuyển chọn qua kỳ thi quốc gia, được đào tạo bài bản nên họ có nhận thức và hiểu biết khoa học. Với sự phát triển của khoa học công nghệ và sự bùng nổ thông tin như hiện nay là điều kiện tốt để sinh viên tiếp cận với cái mới, nhanh chóng tiếp thu tri thức nhân loại. Tuy nhiên, nhận thức và hiểu biết của sinh viên chưa sâu sắc do đặc điểm của tuổi trẻ, những nhận thức và hiểu biết của sinh viên mới ở chiều rộng chưa có chiều sâu. Nhiệm vụ của giáo dục LLCT cho sinh viên chính là trang bị một cách có hệ thống, khoa học các tri thức lý luận chính trị, từ đó hình thành niềm tin và tính tích cực chính trị - xã hội cho sinh viên. Thứ hai, thế giới quan và nhân sinh quan của sinh viên chưa ổn định. Trong môi trường đại học, sinh viên chủ yếu lao động trí óc, chưa gắn nhiều với hoạt động lao động sản xuất, sinh viên thiếu kinh nghiệm và vốn sống, tâm lý tư tưởng chưa ổn định, dễ thay đổi. Do đó, thế giới quan, nhân sinh quan của sinh viên chưa ổn định. Thứ ba, đa số sinh viên có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt. Sinh viên là bộ phận thanh niên có lý tưởng, có hoài bão lập thân lập nghiệp, họ đại diện cho giới trí thức trẻ Do đó, có thể thấy đại bộ phận sinh viên có phẩm chất chính trị và đạo đức trong sáng. Rất nhiều phong trào và hoạt động có sự tham gia của sinh viên: tình nguyện, hiến máu nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa Nhưng do sự tác động của mặt trái của cơ chế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, một bộ phận sinh viên đã bị tha hóa, suy thoái về phẩm chất đạo đức lối sống. Nên, giáo dục LLCT với chiều sâu nhân văn là khoa học làm người sẽ góp phần hình thành và hoàn thiện nhân cách, tư tưởng, đạo đức, lối sống mới, tiến bộ cho sinh viên. Thứ tư, năng lực tư duy và năng lực hoạt động thực tiễn của sinh viên có nhiều triển vọng. Sinh viên là những người hết sức nhạy bén với cái mới, có tư duy nhanh nhạy, luôn quyết tâm phấn đấu để hoàn thiện bản thân và tự khẳng định mình Do đó, sinh viên nếu có được thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin soi đường, họ sẽ trở thành những người tiên phong trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Giáo dục LLCT trong các trường đại học với ý nghĩa như vậy chính là góp phần quan trọng trong việc hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa để xây dựng thành công CNXH ở nước ta trong tương lai. - Giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học. Giáo dục LLCT cho sinh viên là một nội dung quan trọng của công tác giáo dục - đào tạo ở bậc đại học, là yêu cầu khách quan nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên. Giáo dục LLCT cho sinh viên trong các trường đại học là hoạt động truyền bá và tiếp thu những tri thức khoa học trong lĩnh vực chính trị, góp phần chủ yếu vào việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học cho sinh viên. Nó cùng với các môn khoa học khác và các hoạt động chính trị - xã hội thực tiễn, bồi dưỡng tri thức, lý tưởng, niềm tin chính trị và tính tích cực chính trị - xã hội cho sinh viên, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay. Như vậy, có thể hiểu: Giáo dục LLCT cho sinh viên là hoạt động truyền bá, tiếp thu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức chính trị, hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản, phương pháp tư duy và phương pháp làm việc khoa học,biện chứng, góp phần phát huy tính tích cực chính trị - xã hội cho sinh viên trong hoạt động thực tiễn. Giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học có nội hàm rộng, do đó, ở phạm vi của luận án sẽ tiếp cận giáo dục LLCT cho sinh viên như một chỉnh thể bao gồm các hoạt động truyền bá của chủ thể giáo dục và hoạt động tiếp thu của đối tượng (sinh viên) các tri thức LLCT nhằm nâng cao nhận thức lý luận, hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản, phương pháp tư duy và phương pháp làm việc biện chứng, khoa học, góp phần phát huy tính tích cực chính trị - xã hội của sinh viên trong hoạt động thực tiễn. Chủ thể giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học có thể chia làm ba nhóm: Chủ thể quản lý, lãnh đạo (Đảng ủy, Ban Giám hiệu, các phòng chức năng, Ban chủ nhiệm các khoa, giáo viên chủ nhiệm lớp...); Chủ thể truyền đạt tri thức LLCT (đội ngũ giảng viên, báo cáo viên, tuyên truyền viên...) và chủ thể hỗ trợ (các tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên, Nữ công, Công đoàn...). Đối tượng giáo dục LLCT là sinh viên các trường đại học. Nội dung giáo dục LLCT trong các trường đại học ở nước ta hiện nay là: Giáo dục hệ tư tưởng chính trị (chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh); Giáo dục đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước (Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của Nhà nước...); Giáo dục tri thức và kinh nghiệm chính trị trong nước và thế giới (truyền thống đấu tranh cách mạng của dân tộc, tri thức chính trị và kinh nghiệm chính trị của dân tộc và nhân loại...) Hình thức giáo dục LLCT cho sinh viên trong các trường đại học: Dạy học LLCT theo chương trình đào tạo của Nhà trường (theo môn học, lớp học...); Tổ chức nói chuyện thời sự, chính sách, đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, học tập nghị quyết, các buổi sinh hoạt chính trị...; Báo cáo chuyên đề, thi tìm hiểu lịch sử và danh nhân của dân tộc và nhân loại, các cuộc thi Olimpic Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, cổ động, mít tinh chào mừng các ngày truyền thống, các ngày lễ của dân tộc và thế giới, các hoạt động ngoại khóa, các panô, ápphích, các băng zôn... Phương tiện giáo dục LLCT cho sinh viên: Cơ sở vật chất, kỹ thuật, các phương tiện hỗ trợ giảng dạy, các phương tiện phục vụ cho công tác tuyên truyền, cổ động các nội dung LLCT cho sinh viên. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác giáo dục LLCT nói chung là: giảng đường, hội trường, thư viện, phòng làm việc, nghiên cứu của cán bộ, giảng viên, ký túc xá cho sinh viên... Các phương tiện hỗ trợ dạy học như: máy chiếu, máy projector, micro... và các phương tiện khác (bảng, biểu đồ, sơ đồ...). Ngoài ra, các phương tiện hỗ trợ công tác tuyên truyền, cổ động các nội dung LLCT cho sinh viên có: loa phát thanh, băng zôn, biểu ngữ, khẩu hiệu... - Dạy học LLCT – Một hình thức giáo dục LLCT đặc thù trong các trường đại học. Các hình thức giáo dục LLCT rất phong phú, đa đạng, chúng được phân biệt với nhau bởi cách thức kết hợp giữa chủ thể và đối tượng giáo dục; bởi thành phần và số lượng tác động; bởi các yếu tố đảm bảo như: địa điểm, chương trình, thời gian; mục đích cần đạt tới của giáo dục LLCT... Có nhiều hình thức giáo dục LLCT, mỗi hình thức giáo dục LLCT có những đặc điểm riêng, có ưu nhược điểm khác nhau. Trong thực tiễn, dạy học LLCT được xem là hình thức giáo dục LLCT đạt hiệu quả cao nhất, trực tiếp nhất trong các trường đại học. Vì thế, đây cũng là hình thức phổ biến nhất để giáo dục LLCT cho sinh viên trong các trường đại học ở nước ta hiện nay. Dạy học là hoạt động chủ yếu trong các trường đại học, trong đó có hoạt động dạy học LLCT. Dạy học trong các trường đại học thực chất là hoạt động dạy của giảng viên, hoạt động học của sinh viên và sự tác động qua lại giữa chúng. Trong mối quan hệ đó, giảng viên giữ vai trò chủ đạo hướng dẫn, truyền đạt tri thức và đánh giá kết quả học tập, còn sinh viên giữ vai trò chủ động, sáng tạo tiếp thu tri thức trên cơ sở hướng dẫn của giảng viên. Dạy học LLCT là hình thức giáo dục LLCT mang lại hiệu quả cao, do: Một là, giảng viên LLCT trong các trường đại học là các thầy giáo, cô giáo đã được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. Sinh viên – đối tượng của quá trình giáo dục – sẽ tiếp thu những tri thức LLCT một cách có hệ thống, khoa học hơn thông qua hoạt động dạy học chính khóa, có chương trình cụ thể, dưới sự hướng dẫn, truyền đạt tri thức có phương pháp của giảng viên, có có sở vật chất và các phương tiện dạy học hỗ trợ.... Thông qua quá trình dạy, học và công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên, sẽ nâng cao ý thức và khả năng tiếp thu LLCT cho sinh viên. Hai là, nội dung, chương trình dạy học LLCT trong các trường đại học là các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Theo Quyết định 52/2008/QDD-BGD&ĐT ngày 18/9/2008 của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn LLCT trình độ đại học và cao đẳng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, gồm: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam. Các giáo trình của các môn khoa học này do Bộ Giáo dục và Đạo tạo chủ trì biên soạn. Do đó, dạy học LLCT có nội dung, chương trình, giáo trình cụ thể, chi tiết, có tính khoa học, thống nhất cao mà các hình thức giáo dục LLCT khác không có được. Ba là, phương pháp giữ một vai trò quan trọng trong dạy học LLCT. Dạy học LLCT sẽ đạt hiệu quả cao khi giảng viên sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học tích cực, sinh viên chủ động, sáng tạo trong phương pháp học và tự học, kết hợp với sử dụng có hiệu quả các phương tiện giáo dục mới, hiện đại. Trong các trường đại học, các giảng viên được đào tạo bài bản về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và phương pháp dạy học , nên sẽ là hạt nhân quan trọng để đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên (vốn chưa quen với phương pháp giáo dục ở bậc đại học). Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học LLCT cho sinh viên. Bốn là, trong các trường đại học với hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật, các phương tiện hỗ trợ dạy học hiện đại,... điểm cao trong các kỳ thi ¨ Hình thức thi chưa phản ánh chính xác nhận thức và hiểu biết của sinh viên ¨ Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật chưa đảm bảo để đổi mới phương pháp học tập 3. 7. Theo anh (chị) làm thế nào để đổi mới phương pháp tiếp thu LLCT của sinh viên 1 Nâng cao nhận thức của các chủ thể giáo dục LLCT và sinh viên về tầm quan trọng của công tác giáo dục LLCT và đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học. ¨ 2 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy LLCT trong các trường đại học. ¨ 3 Nâng cao khả năng sử dụng phương pháp mới, hiện đại của cả chủ thể giáo dục LLCT và sinh viên ¨ 4 Đổi mới nội dung, chương trình giáo dục LLCT; đa dạng hoá phương tiện, hình thức giáo dục LLCT trong các trường đại học. ¨ 5 Phát huy tính tích cực, chủ động của sinh viên đại học. ¨ 6 Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên. ¨ 7 Đầu tư, trang bị cơ sở vật chất hiện đại phục vụ công tác giáo dục LLCT ¨ 8 Ý kiến khác (ghi rõ): ¨ Xin cám ơn sự hợp tác của anh (chị). PHỤ LỤC 2 BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ XỬ LÝ PHIẾU HỎI GIẢNG VIÊN Tổng số phiếu: 120 phiếu, trong đó: Đại học Thái Nguyên: 90 phiếu Trường Đại học Tây Bắc: 30 phiếu Phần 1: THÔNG TIN ĐỊNH DANH 1. Giới tính: Nam: 17.5%; Nữ : 82.5% 2. Dân tộc: Dân tộc Kinh 72.5 %; Dân tộc khác: chiếm 27.5 % 3. Trình độ chuyên môn của thầy/cô hiện nay? STT Học hàm, học vị Tỷ lệ (%) 1 Cử nhân 7.50 2 Thạc sĩ 80.00 3 Tiến sĩ 12.50 4 Giảng viên chính 8.30 5 Giáo sư, Phó giáo sư 0 4. Thầy/cô hiện đang công tác tại đơn vị nào? Đại học Thái Nguyên: 75% Trường Đại học Tây Bắc: 25% 5. Thầy/cô đã tham gia giảng dạy LLCT trong thời gian bao lâu? STT Thời gian tham gia giảng dạy Tỷ lệ (%) 1 Dưới 5 năm 62.50 2 5 năm -10 năm 22.50 3 10 năm – 20 năm 4.20 4 Trên 20 năm 10.80 Phần 2: PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN 2.1. Hiện nay thầy/cô đang áp dụng chủ yếu những phương pháp giáo dục LLCT nào dưới đây? STT Phương pháp chủ yếu trong GD LLCT Tỷ lệ (%) 1 Thuyết trình 72.50 2 Đàm thoại 50.00 3 Nêu vấn đề 37.50 4 Dạy học cùng tham gia 33.32 5 Thảo luận nhóm 65.83 6 Phương pháp trực quan 80.00 7 Phương pháp nêu gương 27.50 8 Phương pháp khác 0 2.2. Thầy/cô có thể đánh giá hiệu quả các phương pháp giáo dục LLCT dưới dây theo thang điểm từ 1 – 5 (1 là phương pháp ít hiệu quả nhất, 5 là phương pháp hiệu quả nhất). Mức độ hiệu quả Phương pháp Tỷ lệ (%) 1 2 3 4 5 Tổng Thuyết trình 16.67 11.67 28.33 18.83 27.5 100 Đàm thoại 0 23.33 27.5 22.5 26.67 100 Nêu vấn đề 0 0 50.00 33.33 16.67 100 Dạy học cùng tham gia 0 5.00 37.17 22.5 33.33 100 Thảo luận nhóm 16.67 16.67 10.83 27.5 28.33 100 Trực quan 0 30.83 10.00 13.13 45.83 100 Nêu gương 0 4.17 50.00 12.5 33.33 100 Phương pháp khác: 0 0 0 0 0 0 2.3. Tại sao thầy/cô sử dụng chủ yếu phương pháp đó? STT Nguyên nhân Tỷ lệ (%) 1 Sinh viên ít phải chuẩn bị bài, giảng viên chủ động trong việc truyền dạy kiến thức mình có 5.83 2 Phù hợp với lớp học lớn, số lượng sinh viên đông 66.67 3 Tiết kiệm thời gian vì giảng viên phải hoàn thành bài giảng đúng tiến độ 28.83 4 Sinh viên có thể nắm bắt các khái niệm cơ bản 16.67 5 Tăng cường tính tích cực học tập của sinh viên: tư duy sáng tạo, chuẩn bị bài học 33.33 6 Phát huy kỹ năng lắng nghe, phân tích và phản biện vấn đề của sinh viên 33.33 7 Tăng cường khả năng nghiên cứu khoa học của sinh viên 16.67 8 Sinh viên có thể nắm bắt được một cách cơ bản những nội dung, vấn đề giảng viên truyền đạt 45.00 9 Giảng viên có thể cung cấp cho sinh viên một khối lượng kiến thức lớn, có hệ thống 55.83 2.4. Thầy/ cô đánh giá thế nào về nội dung, chương trình giảng dạy LLCT hiện nay? STT Đánh giá nội dung, chương trình Tỷ lệ (%) 1 Nội dung, chương trình hiện nay rất phù hợp. 9.17 2 Sự lắp ghép 1 cách cơ học của học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin từ 3 môn học trước đây khiến cho một giảng viên khó có thể đảm nhiệm cả 3 khối kiến thức 83.33 3 Chưa thể hiện rõ được mối liên hệ cũng như ý nghĩa của học phần đối với các chuyên ngành đào tạo 22.5 4 Nội dung khô khan, trừu tượng, thiếu tính linh hoạt cụ thể 18.83 5 Chưa xuất phát từ yêu cầu khách quan đối với các đối tượng sinh viên khác nhau 16.67 6 Nội dung nặng tính sách vở, chưa tạo được sự hấp dẫn 37.17 7 Nội dung trong các giáo trình còn trùng lặp, thiếu tính lôgic giữa các phần, ví dụ minh họa chưa có tính thuyết phục 37.5 8 Ý kiến khác 1.14 2.5. Hình thức kiểm tra/đánh giá các môn LLCT thầy/cô thường áp dụng hiện nay? Kiểm tra/ Đánh giá Tỷ lệ (%) Vấn đáp (1) Tự luận không được sử dụng tài liệu (2) Tự luận được sử dụng tài liệu (3) Trắc nghiệm (4) Viết tiểu luận, bài tập lớn (5) Hình thức khác (ghi rõ) (6) 1.Chuyên cần, thường xuyên 27.5 38.33 33.33 16.67 44.17 9.17 2.Kiểm tra giữa kỳ 16.67 50.00 33.33 5.83 27.5 0 3.Thi kết thúc học phần 16.67 70.83 3.33 9.17 0 0 2.6. Theo thầy/cô, hình thức kiểm tra/đánh giá của môn học đã phản ánh chính xác hiểu biết của sinh viên như thế nào? Kiểm tra/thi Tỷ lệ (%) Rất chính xác Chính xác Chưa chính xác 1.Chuyên cần, thường xuyên 5.00 83.33 11.67 2.Kiểm tra giữa kỳ 0 94.17 5.83 3.Thi kết thúc học phần 6.67 88.33 5.00 2.7. Theo thầy/cô nguyên nhân những hạn chế trong phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên hiện nay là gì (có thể chọn nhiều phương án)? STT Nguyên nhân Tỷ lệ (%) 1 Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng dạy LLCT còn nhiều hạn chế về năng lực và trình độ chuyên môn. 22.50 2 Giảng viên LLCT ít quan tâm đến việc đổi mới phương phương giáo dục LLCT. 33.33 3 Động cơ, thái độ học tập của một bộ phận sinh viên chưa đúng đắn. 44.17 4 Sinh viên chưa tích cực đổi mới phương pháp học tập 77.50 5 Sinh viên thụ động, lười suy nghĩ 67.50 6 Sinh viên chưa hình thành phương pháp tự học, tự nghiên cứu 80.83 7 Chương trình, nội dung, hình thức, phương tiện giáo dục LLCT còn nhiều bất cập. 66.67 8 Kiến thức các môn LLCT khô khan, khó tiếp thu. 29.16 9 Phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của nhà trường chưa khoa học, chưa công bằng. 26.67 10 Sự buông lỏng quản lý của gia đình, nhà trường và các đoàn thể xã hội đối với sinh viên. 16.67 11 Âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch nhằm vào đối tượng sinh viên 12.50 12 Tác động mặt trái của kinh tế thị trường. 38.33 13 Những hạn chế, khiếm khuyết của chủ nghĩa xã hội hiện thực nói chung, của quá trình đổi mới đất nước ta nói riêng. 22.50 14 Nguyên nhân khác 0 Phần 3: ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC LLCT CHO SINH VIÊN 3.1. Theo thầy/cô tại sao phải đổi mới phương pháp giảng dạy LLCT trong trường đại học hiện nay? STT Nguyên nhân Tỷ lệ (%) 1 Yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước         16.67 2 Yêu cầu của sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học 94.17 3 Yêu cầu của sự phát triển khoa học - công nghệ 22.50 4 Yêu cầu của quá trình hội nhập đào tạo đại học trong khu vực và trên thế giới                    38.33 5 Yêu cầu của phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ 44.17 6 Nguyên nhân khác 0 3.2. Hiện nay, thầy/cô đã đổi mới phương pháp truyền thụ LLCT cho sinh viên chưa? Đã đổi mới: 100% Chưa đổi mới: 0% 3.3. Thầy/cô đã đổi mới phương pháp LLCT cho sinh viên ở mức độ nào dưới đây? STT Mức độ đổi mới phương pháp Tỷ lệ (%) 1 Sáng tạo ra các phương pháp mới đạt hiệu quả cao hơn trong giáo dục LLCT cho sinh viên. 4.17 2 Sử dụng các phương pháp mới trong giáo dục LLCT cho sinh viên 40.83 3 Đổi mới từng phần các phương pháp giáo dục LLCT hiện có cho sinh viên 30.00 4 Đa dạng hóa, tích hợp các phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên. 75.83 3.4. Thầy/cô thường sử dụng bao nhiêu phương pháp mới trong quá trình truyền thụ LLCT hiện nay? STT Số lượng phương pháp sử dụng Tỷ lệ (%) 1 Sử dụng 1 – 2 phương pháp 5.83 2 Sử dụng 3 – 4 phương pháp 56.67 3 Sử dụng trên 5 phương pháp 37.50 3.5. Khi đổi mới phương pháp giáo dục LLCT, thầy/cô đánh giá như thế nào về chất lượng giảng dạy/học tập LCTT của giảng viên/sinh viên? STT Đánh giá về chất lượng giảng dạy/học tập sau khi đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên Tỷ lệ (%) 1 Phù hợp với lớp học lớn, số lượng sinh viên đông 50.00 2 Tăng cường tính tích cực học tập của sinh viên: tư duy sáng tạo, chuẩn bị bài học 56.67 3 Phát huy kỹ năng lắng nghe, phân tích và phản biện vấn đề của sinh viên 54.16 4 Tăng cường khả năng nghiên cứu khoa học 34.16 5 Tăng cường khả năng liên hệ vận dụng thực tiễn của sinh viên 33.33 6 Sinh viên có thể nắm bắt được một cách cơ bản những nội dung, vấn đề giảng viên truyền đạt 40.00 7 Giảng viên có thể cung cấp cho sinh viên một khối lượng kiến thức lớn, có hệ thống 40.83 8 Ý kiến khác (ghi rõ): 0 3.6. Tại sao thầy/cô chưa đổi mới phương pháp giáo dục LLCT theo hướng sử dụng các phương pháp mới, hiện đại? STT Nguyên nhân chưa đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên Tỷ lệ (%) 1 Sinh viên thụ động, chưa tích cực tiếp nhận kiến thức cũng như phương pháp học tập phù hợp 0 2 Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới phương pháp giáo dục LLCT 0 3 Số lượng sinh viên trong 1 lớp học phần quá đông 0 4 Dung lượng kiến thức đối với mỗi bài giảng quá lớn 0 5 Trình độ/khả năng nhận thức của sinh viên không đồng đều 0 6 Nguyên nhân khác 0 STT Giải pháp đổi mới Phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên Tỷ lệ (%) 1 Nâng cao nhận thức của các chủ thể giáo dục LLCT và sinh viên về tầm quan trọng của công tác giáo dục LLCT và đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học. 50.00 2 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy LLCT trong các trường đại học. 72.50 3 Nâng cao khả năng sử dụng phương pháp mới, hiện đại của cả chủ thể giáo dục LLCT và sinh viên 82.50 4 Đổi mới nội dung, chương trình giáo dục LLCT; đa dạng hoá phương tiện, hình thức giáo dục LLCT trong các trường đại học. 66.67 5 Phát huy tính tích cực, chủ động của sinh viên đại học. 79.17 6 Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên. 44.17 7 Đầu tư, trang bị cơ sở vật chất hiện đại phục vụ công tác giáo dục LLCT 45.00 8 Ý kiến khác 0 3.7. Theo thầy/cô, để đổi mới phương pháp giáo dục LLCT nhằm nâng cao chất lượng giáo dục LLCT cho sinh viên hiện nay cần phải làm những gì (có thể chọn nhiều phương án, trong đó xin ghi số 1 vào ô tương ứng với nội dung thầy/cô cho là quan trọng nhất)? BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ XỬ LÝ PHIẾU HỎI SINH VIÊN Tổng số phiếu: 1400 phiếu trong đó: Sinh viên các trường thuộc Đại học Thái Nguyên: 1100 phiếu chiếm 78.57% Sinh viên Trường đại học Tây Bắc: 300 phiếu chiếm 21.43% STT Tên trường Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 ĐH Sư Phạm 200 14.28 2 ĐH Kỹ thuật Công nghiệp 200 14.28 5 ĐH KT&QTKD 200 14.28 3 ĐH Nông Lâm 200 14.28 4 ĐH Y - Dược 100 7.15 6 ĐH Khoa học 100 7.15 7 ĐH CNTT & Truyền thông 100 7.15 8 ĐH Tây Bắc 300 21.43 Tổng số 1400 100 Phần 1. Thông tin định danh 1. Giới tính: Nam chiếm 31.64 %, Nữ chiếm 68.36% 2. Dân tộc: Dân tộc kinh chiếm 61.09%, Dân tộc khác: chiếm 38.91% 3. Anh (chị) là sinh viên năm thứ mấy? STT Năm học Tỷ lệ (%) 1 Năm thứ nhất 48.93 2 Năm thứ hai 39.14 3 Năm thứ ba 10.36 4 Năm thứ tư 0.93 5 Khác 0.64 Tổng 100 4. Anh (chị) hiện đang là sinh viên trường nào? STT Trường Tỷ lệ (%) 1 Đại học Thái Nguyên 78.57 2 Trường Đại học Tây Bắc 21.43 Tổng 100 5. Anh (chị) hiện ở nội trú hay ngoại trú? STT Năm % 1 Nội trú 24.36 2 Ngoại trú 75.64 Tổng 100 6. Hiện anh (chị) đang theo học chuyên ngành thuộc khối ngành đào tạo nào dưới đây? STT Khối ngành Tỷ lệ (%) 1 Khối ngành Khoa học tự nhiên 12.85 2 Khối ngành Khoa học xã hội 15.00 3 Khối ngành Kỹ thuật 15.21 4 Khối ngành Nhân văn 1.29 5 Khối ngành Ngoại ngữ 0 6 Khối ngành Sư phạm 14.28 7 Khối ngành Công nghệ 7.14 8 Khối ngành Kinh tế 14.28 9 Khối ngành Văn hóa nghệ thuật 0 10 Khối ngành Nông - Lâm - Ngư 12.85 11 Khối ngành Y dược 7.14 12 Khối ngành Quân sự 0 13 Khối ngành Cảnh sát - An ninh 0 Tổng 100 Phần 2: Phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên 2.1. Phương pháp giảng dạy 2.1.1. Anh (chị) đánh giá như thế nào về phẩm chất và năng lực đội ngũ giảng viên LLCT của Nhà trường? STT Nội dung đánh giá Tốt (%) Khá (%) Bình thường (%) Chưa tốt (%) Tổng (%) 1 Mức độ nhiệt tình, trách nhiệm trong giảng dạy và hướng dẫn sinh viên học tập 64.71 22.79 11.57 0.93 100 2 Đạo đức và lối sống 14.71 19.00 5.79 0.5 100 3 Mức độ truyền đạt bài giảng dễ hiểu, mở rộng kiến thức và liên hệ thực tiễn 67.79 23.71 7.93 0.57 100 4 Sử dụng các phương tiện hiện đại trong giảng dạy 48.64 33.43 16.07 1.86 100 5 Mức độ sử dụng phương pháp giảng dạy LLCT tích cực có sáng tạo gây được hứng thú cho người học 48.00 32.21 14.86 1.93 100 2.1.2. Hiện nay anh (chị) đang được tiếp nhận những phương pháp giáo dục LLCT chủ yếu nào? STT Phương pháp chủ yếu trong GD LLCT Tỷ lệ (%) 1 Thuyết trình 87.5 2 Đàm thoại 79.64 3 Nêu vấn đề 36.43 4 Dạy học cùng tham gia 28.86 5 Thảo luận nhóm 65.93 6 Phương pháp trực quan 23.71 7 Phương pháp nêu gương 0.64 8 Phương pháp khác 0 2.1.3. Anh (chị) có thể đánh giá hiệu quả các phương pháp giáo dục LLCT trên theo thang điểm từ 1 – 5 (1 là phương pháp ít hiệu quả nhất, 5 là phương pháp hiệu quả nhất). Mức độ hiệu quả Phương pháp Tỷ lệ (%) 1 2 3 4 5 Tổng Thuyết trình 12.43 11.5 24.29 21.14 30.64 100 Đàm thoại 9.71 9.43 15.86 25.50 39.5 100 Nêu vấn đề 11.86 17.57 23.36 27.64 19.57 100 Dạy học cùng tham gia 10.29 13.93 22.50 24.29 29.00 100 Thảo luận nhóm 16.14 24.64 10.29 23.36 25.57 100 Trực quan 15.50 16.4 24.64 19.07 24.64 100 Nêu gương 3.50 15.64 15.86 39.50 25.5 100 Phương pháp khác: 0 0. 0 0 0 0 2.1.4. Theo anh (chị) nguyên nhân của những hạn chế trong phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên hiện nay là gì (có thể chọn nhiều phương án)? STT Nguyên nhân Tỷ lệ (%) 1 Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng dạy LLCT còn nhiều hạn chế về năng lực và trình độ chuyên môn. 14.86 2 Giảng viên LLCT ít quan tâm đến việc đổi mới phương phương giáo dục LLCT. 20.07 3 Sinh viên chưa tích cực đổi mới phương pháp học tập 64.71 4 Chương trình, nội dung, hình thức, phương tiện giáo dục LLCT còn nhiều bất cập. 41.64 5 Kiến thức các môn LLCT khô khan, khó tiếp thu. 58.00 6 Phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của nhà trường chưa khoa học, chưa công bằng. 18.86 7 Động cơ, thái độ học tập của một bộ phận sinh viên chưa đúng đắn 50.43 8 Sự buông lỏng quản lý của gia đình, nhà trường và các đoàn thể xã hội đối với sinh viên. 12.79 9 Âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch nhằm vào đối tượng sinh viên 5.79 10 . Tác động mặt trái của kinh tế thị trường. 14.86 11 Những hạn chế, khiếm khuyết của chủ nghĩa xã hội hiện thực nói chung, của quá trình đổi mới đất nước ta nói riêng. 16.43 12 Khác 0 2.1.5. Anh (chị) đánh giá thế nào về nội dung, chương trình giảng dạy LLCT hiện nay? STT Đánh giá nội dung, chương trình Tỷ lệ (%) 1 Nội dung, chương trình hiện nay rất phù hợp. 16.14 2 Sự lắp ghép 1 cách cơ học của học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin từ 3 môn học trước đây khiến cho một giảng viên khó có thể đảm nhiệm cả 3 khối kiến thức 20.64 3 Chưa thể hiện rõ được mối liên hệ cũng như ý nghĩa của học phần đối với các chuyên ngành đào tạo 24.07 4 Nội dung khô khan, trừu tượng, thiếu tính linh hoạt cụ thể 56.86 5 Chưa xuất phát từ yêu cầu khách quan đối với các đối tượng sinh viên khác nhau 17.93 6 Nội dung nặng tính sách vở, chưa tạo được sự hấp dẫn 52.58 7 Nội dung trong các giáo trình còn trùng lặp, thiếu tính lôgic giữa các phần, ví dụ minh họa chưa có tính thuyết phục 13.36 8 Ý kiến khác 1.14 2.1.6. Hình thức kiểm tra/đánh giá các môn LLCT cho sinh viên hiện nay? Kiểm tra/Đánh giá Tỷ lệ (%) hình thức kiểm tra, đánh giá các môn LLCT Vấn đáp Tự luận không được sử dụng tài liệu Tự luận được sử dụng tài liệu Trắc nghiệm Viết tiểu luận, bài tập lớn Hình thức khác 1. Chuyên cần, Thường xuyên 41.5 50.00 37.07 5.83 38.5 2.36 2. Kiểm tra giữa kỳ 12.71 17.93 24.64 17.93 16.14 0 3.Thi kết thúc học phần 16.67 75.64 3.33 9.17 0 0 2.1.8. Theo anh (chị), hình thức kiểm tra/đánh giá của môn học đã phản ánh chính xác nhận thức và hiểu biết của sinh viên như thế nào? Kiểm tra/thi Tỷ lệ (%) Tổng Rất chính xác Chính xác Chưa chính xác 1.Chuyên cần, Thường xuyên 17.93 69.00 13.07 100 2.Kiểm tra giữa kỳ 15.79 65.07 19.14 100 3.Thi kết thúc học phần 26.43 63.79 9.78 100 2.2. Phương pháp học tập 2.2.1. Hiện nay anh chị đang chủ yếu sử dụng phương pháp tiếp thu LLCT nào? STT Phương pháp học Tỷ lệ (%) 1 Phương pháp nghe giảng, ghi chép trên trường lớp để thi được điểm cao 77.14 2 Phương pháp tự học, tự nghiên cứu: Tại phòng, thư viện. 21.93 3 Học tập thông qua các hoạt động chính trị - xã hội thực tiễn 0.93 4 Phương pháp khác 0 Tổng 100 2.2.2. Tại sao anh chị lại áp dụng phương pháp học tậpđang sử dụng các phương pháp tiếp thu LLCT? STT Nguyên nhân Tỷ lệ (%) 1 Phù học với học tín chỉ hiện nay 67.14 2 Thói quen từ các cấp học trước đây 42.93 3 Phù hợp với nội dung, chương trình giáo dục LLCT hiện tại 37.36 4 Phù hợp với cách tiếp cận của giảng viên 19.14 5 Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất hiện có 24.07 6 Ý khiến khác 0.64 Phần 3. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC LLCT CHO SINH VIÊN 3.1. Theo anh (chị) tại sao phải đổi mới phương pháp giáo dục LLCT trong trường đại học hiện nay? STT Nguyên nhân % 1 Yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước         41.14 2 Yêu cầu của sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học 41.50 3 Yêu cầu của sự phát triển khoa học - công nghệ 24.64 4 Yêu cầu của sự hội nhập về giáo dục ĐH trong khu vực và trên thế giới 46.79 5 Yêu cầu của phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ 50.85 6 Nguyên nhân khác 0.86 3.2. Anh (chị) đã đổi mới phương pháp tiếp thu LLCT chưa? Đã đổi mới : 75.36% Chưa đổi mới: 24.64 % 3.3. Anh (chị) đã đổi mới phương pháp tiếp thu LLCT ở mức độ nào dưới đây? STT Mức độ đổi mới Tỷ lệ % 1 Sáng tạo ra phương pháp mới, đạt hiệu quả cao hơn trong tiếp thu LLCT. 2.36 2 Sử dụng các phương pháp mới trong tiếp thu LLCT. 30.14 3 Đổi mới từng phần các phương pháp tiếp thu LLCT hiện có. 64.21 4 Đa dạng hóa, tích hợp các phương pháp tiếp thu LLCT. 60.79 3.4. Anh (chị) thường sử dụng bao nhiêu phương pháp mới trong tiếp thu LLCT hiện nay? STT Mức độ đổi mới Tỷ lệ % 1 Sử dụng 1 – 2 phương pháp 48.21 2 Sử dụng 3 – 4 phương pháp 31.57 3 Sử dụng trên 5 phương pháp 20.22 3.5. Sau khi đổi mới phương pháp tiếp thu LLCT, anh (chị) thấy kết quả học tập thay đổi như thế nào? STT Kết quả sau đổi mới phương pháp tiếp thu LLCT Tỷ lệ (%) 1 Hiểu bài nhanh hơn 64.36 2 Được hoạt động nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn 41.93 3 Tích cực chủ động trong lĩnh hội tri thức 37.07 4 Nắm được hệ thống các khái niệm cơ bản 42.93 5 Có kiến thức và biết cách vận dụng các kiến thức đã học trong thực tiễn 38.50 6 Cần nhiều thời gian tự học hơn 29.71 7 Không có gì khác biệt so với trước khi đổi mới phương pháp học tập 6.36 8 Kết quả thi cao hơn 33.64 9 Kết quả thi kém đi 2.43 3. 6. Tại sao anh chị chưa đổi mới phương pháp tiếp thu LLCT STT Nguyên nhân % 1 Giảng viên chưa tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy 17.71 2 Phù hợp với nội dung, chương trình, giáo trình hiện nay 15.36 3 Tính thụ động trong học tập của sinh viên 67.71 4 Mục đích học tập là để đạt đạt điểm cao trong các kỳ thi 35.43 5 Hình thức thi chưa phản ánh chính xác nhận thức và hiểu biết của sinh viên 26.64 6 Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật chưa đảm bảo để đổi mới phương pháp học tập 18.5 3. 7. Theo anh (chị) làm thế nào để đổi mới phương pháp tiếp thu LLCT của sinh viên STT Giải pháp đổi mới phương pháp tiếp thu lý luận chính trị của sinh viên Tỷ lệ % 1 Nâng cao nhận thức của các chủ thể giáo dục LLCT và sinh viên về tầm quan trọng của công tác giáo dục LLCT và đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học. 60.79 2 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy LLCT trong các trường đại học. 49.86 3 Nâng cao khả năng sử dụng phương pháp mới, hiện đại của cả chủ thể giáo dục LLCT và sinh viên 65.93 4 Đổi mới nội dung, chương trình giáo dục LLCT; đa dạng hoá phương tiện, hình thức giáo dục LLCT trong các trường đại học. 48.00 5 Phát huy tính tích cực, chủ động của sinh viên đại học. 48.93 6 Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên. 19.14 7 Đầu tư, trang bị cơ sở vật chất hiện đại phục vụ công tác giáo dục LLCT 41.93 8 Ý kiến khác 1.86 PHỤ LỤC 3 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN BAN CHỨC NĂNG ĐƠN VỊ NGHIÊN CỨU VÀ PHỤC VỤ ĐƠN VỊ ĐÀO TẠO 1. Văn phòng 2. Ban Tổ chức Cán bộ 3. Ban Kế hoạch tài chính 4. Ban Đào tạo 5. Ban Đào tạo Sau đại học 6. Ban Công tác Học sinh, sinh viên 7. Ban Thanh tra Khảo thí & Đảm bảo chất lượng giáo dục 8. Ban Hợp tác Quốc tế 9. Ban Khoa học Công nghệ & Môi trường 10. Ban Quản lý cơ sở vật chất & Dự án phát triển Đại học Thái Nguyên 11. Ban Công tác Chính trị 12. Trung tâm Công nghệ thông tin 1. Trường Đại học Sư phạm 2. Trường Đại học Nông lâm 3. Trường Đại học Y - Dược 4. Trường Đại học Khoa học 5. Trường Đại học Công nghệ Thông tin & Truyền thông 6. Trường Đại học Kĩ thuật Công nghiệp 7. Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh 8. Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật 9. Khoa Ngoại ngữ 10. Khoa Quốc tế 11. Trung tâm Giáo dục quốc phòng 1. Bệnh viện Trường Đại học Y khoa 2. Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên 3. Viện Khoa học Sự sống 4. Viện nghiên cứu Công nghệ cao về Kỹ thuật công nghiệp 5. Viện nghiên cứu Kinh tế Xã hội và Nhân văn Miền núi 6. Trung tâm Học liệu 7. Trung tâm nghiên cứu Khoa học và Chuyển giao Công nghệ vùng Đông bắc 8. Trung tâm Liên kết Đào tạo Quốc tế 9. Trung tâm Hợp tác Quốc tế 10. Trung tâm Hợp tác Nghiên cứu và Giáo dục 11. Trung tâm Đào tạo Từ xa 12. Trung tâm Đào tạo Tiền tiến sĩ ĐẢNG UỶ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Các tổ chức đoàn thể (Công đoàn, Đoàn TN, Hội SV, Hội CCB) BAN GIÁM ĐỐC Các hội đồng tư vấn (Hội đồng KH&ĐT, Hội đồng chức danh, Hội đồng thi đua) Bảng 3.1. Bộ máy tổ chức của Đại học qua các năm TT Loại hình bộ máy tổ chức 1994 2000 2005 2010 2014 I Các đơn vị thành viên 5 7 10 18 23 1 Đơn vị đào tạo 5 6 9 10 11 2 Đơn vị nghiên cứu và phục vụ 0 1 1 12 II Đơn vị tham mưu, nghiệp vụ (Ban chức năng và tương đương) 4 5 8 5 12 Bảng 3.2. Đội ngũ cán bộ của Đại học qua các năm Năm Diễn giải 1994 2000 2005 2010 2013 1. Tổng số cán bộ viên chức 1.556 1.562 2.498 3.573 4.232 2. Cán bộ giảng dạy 963 998 1.514 2.372 2.743 Giáo sư, Phó Giáo sư 8 27 30 83 98 Tiến sĩ 90 105 153 256 389 Thạc sĩ 228 358 582 1.135 1.558 Đại học 645 535 779 981 796 Bảng 3.3. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ qua các giai đoạn TT Chỉ tiêu Giai đoạn Tổng 1994-2000 2001-2005 2006-2010 2011-2013 I Cử đi đào tạo 1 Tiến sĩ 96 129 435 256 916 2 Thạc sĩ 300 458 902 476 2.136 3 Tiếng Anh - - 1048 944 1.992 Tổng 396 587 2.385 1676 5.004 II Tốt nghiệp 1 Tiến sĩ 40 89 127 146 402 2 Thạc sĩ 225 312 695 553 1785 3 Tiếng Anh - - 725 686 1411 Tổng 265 401 1547 1385 3598 Bảng 3.4. Các ngành, chuyên ngành đào tạo của Đại học qua các năm TT Năm Trình độ đào tạo 1994 2000 2005 2010 2014 1 Tiến sĩ 0 2 5 19 27 2 Thạc sĩ 8 17 26 40 43 3 Bác sĩ chuyên khoa cấp I 2 6 12 13 15 4 Bác sĩ chuyên khoa cấp II 0 0 0 02 02 5 Bác sĩ nội trú 0 0 0 02 02 6 Đại học 16 39 78 111 162 7 Cao đẳng 11 11 12 17 19 8 Trung cấp 3 5 7 10 11 9 Dạy nghề 1 1 1 3 7 Tổng cộng 41 81 141 217 284 Bảng 3.5. Quy mô tuyển sinh của Đại học qua các năm (người) TT Năm Trình độ đào tạo 1994 2000 2005 2010 2013 1 Tiến sĩ và tương đương 0 4 12 61 166 2 Thạc sĩ và tương đương 29 204 350 1304 1670 3 Đại học 1987 3810 11436 16397 17398 4 Cao đẳng 140 324 303 2348 626 5 Trung cấp 89 778 792 384 0 6 Dạy nghề 0 392 1236 900 178 Tổng cộng 2.245 5.512 13.767 20.029 20.032 Bảng 3.6. Quy mô đào tạo của Đại học Thái Nguyên qua các năm (người) TT Năm Trình độ đào tạo 1994 2000 2005 2010 2013 1 Tiến sĩ và tương đương 0 10 39 289 421 2 Thạc sĩ và tương đương 90 590 1.376 3.261 3.593 3 Đại học, Cao đẳng, Trung cấp và Dạy nghề 6.195 15.746 42.457 85.668 86.390 Tổng cộng 6.285 15.746 43.872 89.218 90.404 Bảng 3.7. Đề tài nghiên cứu các cấp giai đoạn 1994 - 2013 Giai đoạn Cấp Nhà nước Cấp Bộ/Đại học Khác Tổng Độc lập Nhánh/ NĐ thư Nghiên cứu cơ bản Trọng điểm Cấp bộ/Đại học Dự án SX thử Cấp cơ sở NCKH Sinh viên 1994-2000 1 32 247 4 719 371 1.374 2001-2005 1 3 11 16 313 10 967 1972 3.293 2006- 2010 4 2 6 27 496 4 1826 3008 5.373 2011- 2013 3 3 9 41 254 6 1515 1868 3.699 Tổng 9 8 26 116 1310 24 5027 7219 13.739 Bảng 3.8. Các bài báo khoa học được đăng tải giai đoạn 1994-2013 Giai đoạn 1994 - 2000 2001 - 2005 2006 - 2010 2011-2013 Tổng Tạp chí nước ngoài 76 133 238 286 733 Tạp chí trong nước 447 783 1.601 1445 4.276 Tổng 523 916 1839 1731 5.009 Bảng 3.9. Kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất qua các giai đoạn (Tỷ đồng) Nguồn Giai đoạn Tổng 1996-2000 2001-2005 2006-2010 2011-2013 NSNN + ODA + Vay 89,908 180,286 802,063 395,940 1.168,197 Vốn của ĐH 0,000 0,000 155,465 22,390 177,855 Tổng 89,908 180,286 957,528 418,330 1.646,052 Bảng 3.10. Diện tích sàn xây dựng và giải phóng mặt bằng qua các giai đoạn Chỉ tiêu Giai đoạn Tổng Trước 1995 1995 - 2005 2006 - 2010 2011 - 2013 Diện tích sàn (m2) 56.228 72.668 243.113 31.919 403.928 GPMB (m2) 0 33.000 240.200 21.693 294.623 Bảng 3.11: Số lượng giảng viên LLCT ở các trường Đại học thuộc đại học Thái Nguyên năm 2015 STT Các trường Tổng số giảng viên Tiến sĩ Thạc sĩ CN 1 ĐH Sư Phạm 28 11 25 2 2 ĐH Kỹ thuật Công nghiệp 20 01 12 7 3 ĐH Nông Lâm 13 0 13 0 4 ĐH Y - Dược 7 1 6 0 5 ĐH KT&QTKD 18 0 16 2 6 ĐH Khoa học 5 0 5 0 7 ĐH CNTT & Truyền thông 10 0 10 0 Tổng số 101 13 87 11 PHỤ LỤC 4 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC Bảng 4.1. Cơ cấu, chất lượng đội ngũ cán bộ, giáng viên Trường Đại học Tây Bắc tính 2015 Đơn vị T.Số GS, PGS Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Trình độ khác Ban Giám hiệu 4 4 P.Tổ chức cán bộ 4 2 2 P. Hành chính -Tổng hợp 11 1 2 7 1 P. Đào tạo Đại học 10 1 4 5 P. Khảo thí và Bảo đảm CLGD 11 7 4 P. Đào tạo Sau Đại học 5 2 1 2 P.KHCN và HTQT 6 1 1 4 P. Kế hoạch - Tài chính 10 3 7 P. CTCT và QLNH 10 6 4 P. Quản trị CSVC 26 2 4 20 Phòng Thanh tra- Pháp chế 5 4 1 VP. Đảng ủy 2 2 VP. Công đoàn 1 1 VP. Đoàn trường 1 1 K.Toán-Lí-Tin 44 5 34 5 K.Ngữ văn 26 2 21 3 K.Sinh-Hóa 38 3 32 3 K.Sử-Địa 29 1 3 22 3 K.Tiểu học - Mầm non 27 2 14 11 K.Nông-Lâm 45 3 30 12 K.Ngoại Ngữ 26 14 12 K.Lí luận Chính trị 22 3 17 2 K.Kinh tế 31 23 8 K.Thể dục Thể thao 31 21 10 Bộ môn Tâm lí Giáo dục 10 1 9 Ban Quản lí Khu nội trú 14 2 5 7 Trạm Y tế 4 4 Trường Phổ thông thực hành Chu Văn An 15 4 11 Ban Y Dược 3 1 2 Trung tâm Tin học-Ngoại ngữ 1 1 Trung tâm NCKH và CGCN 3 1 1 1 Trung tâm Giáo dục quốc phòng - An ninh sinh viên Tây Bắc 24 3 21 Trung tâm Thông tin - Thư viện 21 3 15 3 Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa các dân tộc Tây Bắc 5 2 3 Trung Tâm Nghiên cứu thực nghiệm Nông- Lâm nghiệp 14 1 1 2 10 Tổng cộng 539 1 33 288 171 46 Bảng 4.2. Các ngành đào tạo của Trường (năm học 2015-2016) STT Đào tạo trình độ đại học Đào tạo trình độ cao đẳng 1 Sư phạm Toán học Sư phạm Toán học (Toán-Lý) 2 Sư phạm Vật lý 3 Sư phạm Tin học 4 Sư phạm Hóa học Sư phạm Hóa học (Hóa- Sinh) 5 Sư phạm Sinh học 6 Sư phạm Ngữ văn Sư phạm Ngữ văn (Văn-GDCD) 7 Sư phạm Lịch sử Sư phạm Lịch sử (Sử-Địa) 8 Sư phạm Địa lý 9 Giáo dục Mầm non Giáo dục Mầm non 10 Giáo dục Tiểu học Giáo dục Tiểu học 11 Giáo dục Chính trị 12 Giáo dục Thể chất Giáo dục Thể chất 13 Sư phạm Tiếng Anh Sư phạm Tiếng Anh 14 Chăn nuôi 15 Lâm sinh Lâm sinh 16 Nông học 17 Bảo vệ thực vật Bảo vệ thực vật 18 Quản lý tài nguyên và môi trường 19 Công ngệ thông tin Tin học ứng dụng 20 Quản trị kinh doanh Quản trị kinh doanh 21 Kế toán Kế toán Bảng 4.3. Quy mô sinh viên chính quy trình độ đại học, cao đẳng của Nhà trường năm học (2014-2015) theo các Khoa đào tạo STT Khoa Tổng số Trong đó Nam Nữ Dân tộc 1 Toán-Lý-Tin 743 430 313 440 2 Sinh - Hóa 547 224 323 359 3 Ngữ văn 560 123 437 303 4 Sử- Địa 712 360 352 486 5 Ngoại ngữ 211 31 180 82 6 LLCT 363 209 154 327 7 Tiểu học- Mầm non 1653 240 1413 1331 8 Thể dục- Thể thao 519 475 44 395 9 Kinh tế 598 240 358 263 10 Nông - Lâm 1229 876 353 1106 11 Cộng 7135 3208 3927 5092 Bảng 4.4. Quy mô sinh Lưu học sinh Lào Năm học Tổng số Lưu học sinh Lào 2011-2012 32 2012-2013 61 2013-2014 88 2014-2015 117 PHỤ LỤC 5 Biểu đồ 2.1. Hình thức kiểm tra, đánh giá đã phản ánh chính xác nhận thức và hiểu biết của sinh viên Biểu đồ 2.2: Kết quả sau khi đổi mới phương pháp học tập Biểu đồ 2.3: Các phương pháp được áp dụng chủ yếu trong giảng dạy LLCT cho sinh viên Biểu đồ 2.4. Đánh giá về nội dung, chương trình các môn LLCT hiện nay Biểu đồ 2.5. Mức độ đổi mới phương pháp giáo dục LLCT Biểu đồ 2.6. Tích hợp, đa dạng hóa các phương pháp giáo dục LLCT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_doi_moi_phuong_phap_giao_duc_ly_luan_chinh_tri_cho_s.doc
  • docxThông tin những kết luận mới của luận án tiếng Anh.docx
  • docThông tin những kết luận mới của luận án tiếng Việt.doc
  • docTóm tắt luận án tiếng Việt.doc
  • docTóm tắt luận ánTiếng anh.doc
Tài liệu liên quan