Luận án Đổi mới nội dung, chương trình giáo dục lý luận chính trị trong các trường đại học, học viện Công an nhân dân Việt Nam hiện nay

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Mức độ áp dụng các phương pháp giảng dạy của giảng viên LLCT 103 Bảng 3.2: Đánh giá của sinh viên về mức độ phù hợp của các phương pháp giảng dạy được áp dụng khi giảng các môn giáo dục LLCT 104 Bảng 3.3: Đánh giá của sinh viên về mức độ phù hợp của hình thứ

docx333 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Đổi mới nội dung, chương trình giáo dục lý luận chính trị trong các trường đại học, học viện Công an nhân dân Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c thi các môn LLCT 106 Bảng 3.4: Đánh giá của sinh viên về mức độ thiết thực của các môn LLCT 117 Bảng 3.5: Mức độ hứng thú của sinh viên khi học các môn giáo dục LLCT 117 Bảng 3.6: Nguồn tài liệu giảng viên sử dụng để giảng dạy LLCT 124 Bảng 3.7: Đánh giá của sinh viên về mức độ cập nhật của các tài liệu LLCT 126 DANH MỤC BIỂU Biểu đồ 3.1: Số năm giảng dạy của đội ngũ giảng viên các môn giáo dục LLCT trong các trường đại học, học viện CAND 92 Biểu đồ 3.2: Tương quan giữa tuổi của giảng viên và tỷ lệ tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học trong 5 năm qua 94 Biểu đồ 3.3: Những phương tiện, vật dụng hỗ trợ khi giảng dạy các môn LLCT 98 Biểu đồ 3.4: Tương quan giữa tuổi của giảng viên và số lượng nguồn sách/giáo trình chính sử dụng trong giảng dạy các môn LLCT 125 Biểu đồ 3.5: Tương quan giữa tuổi của giảng viên và quan điểm về việc ghép 3 môn (Triết học, Kinh tế chính trị, CNXH khoa học) thành môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 130 Biểu đồ 3.6: Tương quan giữa trình độ LLCT của giảng viên và quan điểm về việc ghép 3 môn (Triết học, Kinh tế chính trị, CNXH khoa học) thành môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 130 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ANND : An ninh nhân dân CAND : Công an nhân dân CNXH : Chủ nghĩa xã hội CSND : Cảnh sát nhân dân LLCT : Lý luận chính trị XHCN : Xã hội chủ nghĩa MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giáo dục LLCT là một trong những nội dung cơ bản của công tác tư tưởng, giữ vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục XHCN, bao gồm cả giáo dục đại học. Đối với giáo dục LLCT ở các trường đại học, vấn đề cốt lõi là trang bị chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước cho sinh viên. Giáo dục LLCT ở các trường đại học thể hiện rõ nét qua hoạt động giảng dạy và học tập các môn LLCT của giảng viên và sinh viên. Hoạt động này không những giác ngộ và trực tiếp trang bị cho sinh viên cơ sở khoa học, thế giới quan, phương pháp luận Mác-xít trong nhận thức mà sâu xa hơn còn củng cố niềm tin vào tiền đồ cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng; xác lập tư tưởng chính trị Mác-xít một cách vững chắc; làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho sinh viên sau khi tốt nghiệp; giúp họ có những phẩm chất cách mạng, lòng yêu nước, lối sống, đạo đức trong sáng để thực hiện sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh. Vấn đề này lại càng quan trọng đối với các cơ sở giáo dục đại học của ngành Công an - nơi đào tạo ra lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. CAND là lực lượng chịu sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, có nhiệm vụ tham mưu cho Đảng, Nhà nước về các vấn đề liên quan đến bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; thực hiện thống nhất quản lý về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia trật tự, an toàn xã hội. Do đó, ở họ có những yêu cầu cao về phẩm chất của người Công an cách mạng, bao gồm phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, phẩm chất tâm lý, phẩm chất nghề nghiệp trong đó phẩm chất chính trị giữ vai trò quan trọng hàng đầu. Những phẩm chất này, đặc biệt là phẩm chất chính trị, của người Công an cách mạng được hình thành và phát triển là do một phần quan trọng ở việc giáo dục các môn LLCT từ khi đang còn ngồi trên ghế giảng đường đại học. Các Mác đã chỉ rõ: “Lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng” [70; tr 580]. Thông qua các hoạt động giáo dục LLCT của đội ngũ giảng viên, các trường đại học, học viện CAND sẽ giúp cho cán bộ, chiến sĩ Công an tương lai có nhận thức đúng đắn về mục tiêu, nhiệm vụ, trách nhiệm của mình, có biện pháp tích cực giải quyết một cách đúng đắn và hiệu quả những nhiệm vụ trong quá trình thực thi công vụ trước thực tiễn thường xuyên biến đổi rất đa dạng, phức tạp. Hiện nay, nước ta mở cửa hội nhập với thế giới ngày càng sâu rộng, trong khi đó tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường như xung đột sắc tộc, tôn giáo, chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa bành trướng có tác động rất lớn đến chủ quyền lãnh thổ và an ninh quốc gia của nước ta. Ở trong nước, công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng đã thu được những kết quả tích cực, lòng tin của nhân dân và cán bộ, chiến sĩ vào độc lập dân tộc và CNXH được củng cố. Tuy nhiên, những khó khăn của niền kinh tế đất nước, những tiêu cực trong đời sống xã hội, tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường, đặc biệt là những âm mưu chống phá của các thế lực thù địch đang có ảnh hưởng đến sinh viên các trường đại học, học viện CAND. Một số sinh viên có biểu hiện tư tưởng, lối sống thực dụng, cá nhân, vị kỷ, thậm chí có hiện tượng vi phạm tư cách về phẩm chất đạo đức, lối sống. Tình hình trên đặt ra yêu cầu cấp bách và lâu dài đối với việc đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục LLCT trong các trường đại học, học viện CAND để xây dựng lực lượng CAND vững mạnh về chính trị. Thêm vào đó, trước tình hình thông tin bùng nổ cả về khối lượng và chất lượng, cả về tốc độ và phạm vi, lĩnh vực như hiện nay, yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục là hết sức cấp bách để đáp ứng đòi hỏi trong thời kì công nghiệp hóa, hiệnđại hóa và hội nhập quốc tế. Điều này đòi hỏi giáo dục LLCT phải giáo dục những vấn đề cơ bản nhất của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng; sátvới thực tiễn, không máy móc, giáo điều, khô cứng; gắn với CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam; và, nội dung này cần được thiết kế cho phù hợp với từng đối tượng học, từng cấp học, từng bậc học từthấp đến cao như Kết luận số 94-KL/TW của Ban Bí thư ngày 28/3/2014 về việc tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân đặt ra. Tuy nhiên, thời gian qua “công tác lãnh đạo, quản lý các hoạt động lý luận, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục LLCT trong nhà trường chậm đổi mới,chưa theo kịp trình độ phát triển và yêu cầu của xã hội” [27; tr 37]. Do đó, đổi mới nội dung, chương trình giáo dục LLCT trong các trường đại học nói chung, các trường đại học CAND nói riêng là nhiệm vụ quan trọng. Căn cứ sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an, những năm gần đây, các trường đại học, học viện CAND cũng luôn coi trọng đổi mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục LLCT. Song, bên cạnh những kết quả đáng kể đã đạt được, thực tế vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Một bộ phận cán bộ, giảng viên còn coi nhẹ vấn đề giáo dục LLCT; còn một bộ phận sinh viên có lối sống buông thả, suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về tư tưởng cách mạng, biểu hiện của việc chưa hiểu đúng, hiểu đủ và thấm nhuần về LLCT. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nổi bật là nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục, phương pháp kiểm tra đánh giá trong giáo dục LLCT đã bộc lộ những hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn; giáo trình giảng dạy với những nội dung cũ đã được duy trì quá lâu, trong thời gian dài, ít thông tin cập nhật thực tiễn có thể làm giảm chất lượng học tập. Vì vậy, xuất phát từ lý luận, thực tiễn và ý nghĩa của giáo dục LLCT, việc đổi mới nội dung, chương trình giáo dục LLCT trong các trường đại học, học viện CAND Việt Nam là yêu cầu bức thiết. Yêu cầu này không những trực tiếp giải quyết, khắc phục những hạn chế và nâng cao chất lượng giáo dục LLCT trong các trường đại học, học viện CAND Việt Nam mà còn góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nước ta đang tích cực thực hiện. Với những căn cứ, lý do căn bản trên đây, được sự hướng dẫn của PGS.TS Phạm Huy Kỳ, tác giả đã lựa chọn đề tài “Đổi mới nội dung, chương trình giáo dục lý luận chính trị trong các trường đại học, học viện Công an nhân dân Việt Nam hiện nay” làm Luận án Tiến sĩ ngành Chính trị học chuyên ngành Công tác tư tưởng. 2. Mục đích nghiên cứu Luận giải có căn cứ khoa học và hệ thống vấn đề đổi mới nội dung, chương trình giáo dục LLCT trong các trường đại học, học viện; đánh giá thực trạng đổi mới nội dung, chương trình giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học, học viện CAND hiện nay. Trên cơ sở đó, xác định một số phương hướng và giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình giáo dục LLCT cho sinh viên trong các trường đại học, học viện CAND trong thời gian tới. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về đổi mới nội dung, chương trình giáo dục LLCT trong các trường đại học, học viện. - Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng đổi mới nội dung, chương trình giáo dục LLCT cho sinh viên trong các trường đại học, học viện CAND những năm gần đây. - Đề xuất một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình giáo dục LLCT cho sinh viên trong các trường đại học, học viện CAND trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đổi mới nội dung, chương trình giáo dục LLCT trong các trường đại học, học viện CAND. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài khảo sát việc đổi mới nội dung, chương trình các môn LLCT cho sinh viên hệ đại học chính quykhối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh tại các trường đại học, học viện ngành Công an từ năm 2009 đến nay. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn - Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an về giáo dục LLCT; tiếp thu, kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan. - Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở thực tiễn về nội dung, chương trình giáo dục LLCT trong các trường đại học, học viện CAND Việt Nam. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học gồm: - Luận án sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp đểxem xét các tài tiệu, các công trình khoa học có liên quan đến đề đề tài nghiên cứu. - Luận án sử dung phương pháp lịch sử - lôgíc để mô tả thực trạng đổi mới nội dung, chương trình giáo dục LLCT trong các trường đại học, học viện CAND hiện nay; phân tích tìm ra những ưu điểm, hạn chế và những vấn đề đặt ra trong đổi mới nội dung, chương trình giáo dục LLCT tại các trường đại học, học viện CAND. - Luận án sử dụng phương pháp điều tra xã hội học để thực hiện quan sát, khảo sát, thăm dò giảng viên và sinh viên các trường đại học, học viện CAND về các vấn đề liên quan; kết quả điều tra được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm SPSS. - Luận án có sử dụng các nhận định, kết luận nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan, khi sử dụng đều rút ra kết luận theo góc độ nghiên cứu của mình. - Luận án sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia để trao đổi với một số lãnh đạo các đơn vị CAND về một số vấn đề có liên quan. 6. Đóng góp mới về mặt khoa học của Luận án - Hệ thống hóa, bổ sung, phát triển lý luận về đổi mới nội dung, chương trình giáo dục LLCT trong các trường đại học; đưa ra hệ thống tiêu chí đánh giá đổi mới nội dung, chương trình giáo dục LLCT trong các trường đại học cho sinh viên, bao quát được các khía cạnh của nội dung, chương trình giáo dục LLCT. - Khái quát thực trạng, xác định một số vấn đề đặt ra đối với đổi mới nội dung, chương trình giáo dục LLCT trong các trường đại học, học viện CAND hiện nay. - Đề xuất một số phương hướng và giải pháp cần thiết nhằm tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình giáo dục LLCT trong các trường đại học, học viện CAND ở Việt Nam trong thời gian tới. 7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của Luận án 7.1. Ý nghĩa lý luận Sau khi nghiên cứu và bảo vệ thành công, Luận án có thể được sử dụng trong học tập, giảng dạy nhằm nâng cao nhận thức về đổi mới nội dung, chương trình giáo dục LLCT trong các trường đại học, học viện CAND hiện nay, hoàn thiện hơn về nội dung, chương trình giáo dục LLCT trong các trường đại học, học viện CAND, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thực tiễn về vấn đề này. Đồng thời, Luận án còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu có liên quan. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu góp phần làm cho nội dung, chương trình giáo dục LLCT trong các trường đại học, học viện CAND khoa học hơn, phù hợp hơn để tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình giáo dục LLCT trong lực lượng Công an nói riêng và ở nước ta nói chung. - Kết quả nghiên cứu sẽ làm tài liệu quan trọng cho giáo viên và học viên nghiên cứu, giảng dạy, học tập LLCT. Đó cũng là tài liệu hữu ích để những người lãnh đạo, cán bộ làm công tác chính trị nghiên cứu, tham khảo phục vụ các hoạt động chuyên môn. 8. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận án gồm 4 chương, 10 tiết. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Vấn đề đổi mới nội dung, chương trình giáo dục LLCT trong các trường đại học đã được Đảng ta đặt ra từ khá lâu. Nhiều văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về giáo dục LLCT đã được ban hành. Trong những năm qua, việc đổi mới một số vấn đề về nội dung, chương trình giáo dục LLCT trong các trường đại học đã được thực hiện và đã có một số cuốn sách và một số cuộc hội nghị, hội thảo của các trường đại học, luận văn, luận án bước đầu đề cập đến vấn đề đổi mới nội dung và chương trình giáo dục LLCT. Nhìn chung, tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án có thể tiếp cận dưới các góc độ: Một là các công trình nghiên cứu liên quan đến giáo dục LLCT và nội dung, chương trình giáo dục LLCT. Hai là các công trình nghiên cứu liên quan đến giáo dục LLCT và nội dung, chương trình giáo dục LLCT cho sinh viên. Ba là các công trình nghiên cứu liên quan đến giáo dục LLCT và nội dung, chương trình giáo dục LLCT cho sinh viên khối lực lượng vũ trang. Ngoài ra, nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến giáo dục LLCT và nội dung, chương trình giáo dục LLCT cũng được các học giả, nhà khoa học ở nước ngoài công bố. 1.1. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến giáo dục lý luận chính trị và nội dung, chương trình giáo dục lý luận chính trị 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài - Cuốn sách của tác giả E. Phan-cô-vích: Nghệ thuật diễn giảng, Nhà xuất bản Sách giáo khoa Mác-Lênin, năm 1976. Trong cuốn sách, tác giả khẳng định: một trong những hình thức phổ biến nhất để truyền đạt kiến thức chính trị là bài giảng. Những bải giảng được chuẩn bị tốt sẽ giúp người nghe tiếp thu nội dung cần truyền đạt tốt hơn. Theo tác giả, muốn soạn được bài giảng LLCT có chất lượng, giảng viên phải nắm vững nội dung giảng dạy, kiên định lập trường của Đảng và có hiểu biết sâu rộng. - Melvin Richter: Political Theory and Political Education, Princeton University Press, New Jersey, United States of America, 1980. Trong cuốn sách này, các tác giả đã trình bày những quan niệm khác nhau để liên kết lý thuyết chính trị với hoạt động giáo dục. Qua đó, đã gợi mởinhiều vấn nghiên cứu cho các nhà khoa học chính trị hiện đại. - Cuốn sách của M.M. Ra-khơ-man-cu-nốp (chủ biên): Tuyên truyền miệng: Lý luận - Tổ chức - Phương pháp, Nhà xuất bản Sách giáo khoa Mác-Lênin, năm 1983. Theo các tác giả, tuyên truyền miệng là một trong những công cụ lãnh đạo chính trị có hiệu quả của Đảng Cộng sản, là hình thức quan trọng để giữ mối liên hệ thường xuyên, liên tục giữa Đảng Cộng sản với quần chúng. Nội dung của tuyên truyền miệng phải đảm bảo nguyên tắc: tính tư tưởng, tính đảng, tính khoa học, tính chân thực, gắn liền với cuộc sống, với thực tiễn của công cuộc xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Nếu người tuyên truyền lựa chọn được những nội dung lý thú, cấp bách, nếu thông tin chính trị được xây dựng trên cơ sở các sự kiện gần gũi với mọi người và được diễn đạt bằng ngôn ngữ sinh động, dễ hiểu thì tuyên truyền miệng sẽ đạt được mục đích. - Cuốn sách của V.A. Xu-khôm-lin-xki: Hình thành niềm tin cộng sản cho thế hệ trẻ, Nhà xuất bản Thanh niên, năm 1983. Theo tác giả, niềm tin cộng sản là nguồn gốc sức mạnh ý chí của cá nhân và việc hình thành niềm tin cộng sản là yêu cầu tất yếu khách quan của sự tiến bộ xã hội và đạo đức. Dưới quan điểm của một nhà giáo dục, tác giả đã phân tích các yếu tố cấu thành của quá trình hình thành niềm tin cộng sản gắn liền với nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức chính trị trong nhà trường. Xu-khôm-lin-xki cho rằng, để hình thành niềm tin cộng sản cho thế hệ trẻ cần gắn lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành. - Roberta S. Sigel:Political Learning in Adulthood: A Sourcebook of Theory and Research, University of Chicago Press, United States of America, 1989. Cuốn sách nghiên cứu việc học tập chính trị ở tuổi trưởng thành ở Mỹ trong bối cảnh sau Thế chiến thứ II. Trong cuốn sách này, các nhà khoa học xã hội Mỹ lần đầu tiên xem xét những thay đổi trong quan điểm chính trị và hành vi diễn ra trong những năm trưởng thành của con người. Trên cơ sở xem xét những sự kiện đời thường và bất thường ảnh hưởng đến các quan điểm chính trị của người trưởng thành, cuốn sách cung cấp một cái nhìn khái quát về các vấn đề lý thuyết và phương pháp luận đặc trưng cho lĩnh vực xã hội hóa chính trị. - Elizabeth Frazer: Citizenship Education: Anti-political Culture and Political Education in Britain, Journal of Political Studies, Volume 48, Issue 1, 3/2000, United Kingdom. Bài viết đặt vấn đề về việc cần thiết phải giáo dục chính trị, giáo dục quyền công dân và dân chủ cho học sinh trong nhà trường trong nền văn hóa Anh với phổ biến các quan điểm cho rằng con người tự do trong việc tiếp nhận các lý thuyết về chính trị. Và, bước đầu đưa ra một số đề xuất để thúc đẩy việc giáo dục chính trị, giáo dục quyền công dân và dân chủ cho học sinh. - Cuốn sách của tác giả La Quốc Kiệt: Tu dưỡng đạo đức tư tưởng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2003. Qua cuốn sách, tác giả khẳng định vai trò chủ nhân tương lai đất nước của sinh viên, người đại diện cho nền giáo dục xã hội. Do đó, bên cạnh việc dạy kiến thức chuyên môn không thể bỏ qua việc giáo dục, rèn luyện đạo đức, tư tưởng cho họ. Tu dưỡng đạo đức tư tưởng là một trong những đặc trưng cơ bản của giáo dục đại học XHCN. Đây là con đường chủ yếu để tiến hành giáo dục lý luận Mác-xít và giáo dục đạo đức cho sinh viên, qua đó đào tạo họ thành người xây dựng và kế tục sự nghiệp XHCN. - Bài viết của tác giả Hồ Tự Lực: Tư duy mới về giáo dục LLCT của các trường đại học, Cao đẳng Thuế - Tài chính Hà Nam học báo (kỳ 2 số 18), năm 2004. Trong bài viết, tác giả đã đề cao vai trò của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc hình thành và phát triển ý thức chính trị của sinh viên. Tác giả bài viết đã đi vào tìm hiểu các vấn đề trọng tâm: kiên trì vai trò chỉ đạo không thay đổi chủ nghĩa Mác-Lênin, bảo đảm phương hướng đúng đắn trong công tác giáo dục đại học; lấy sự chỉ đạo của chủ nghĩa Mác-Lênin, phát huy tốt hơn nữa công tác giáo dục LLCT - Cuốn Giáo trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ tuyên truyền của Cục Cán bộ, Ban Tuyên huấn Đảng Cộng sản Trung Quốc: Công tác tuyên truyền tư tưởng trong thời kỳ mới, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2005. Cuốn sách đã trình bày một loạt những vấn đề quan trọng liên quan đến công tác tuyên truyền tư tưởng. Trong đó, đối với công tác lý luận, cuốn sách đã đề ra những vấn đề cơ bản về nhiệm vụ và yêu cầu đối với công tác giáo dục lý luận. Đối với việc giảng dạy lý luận chủ nghĩa Mác tại các trường đại học, cao đẳng cuốn sách nhấn mạnh: “Nay phải đi sâu điều tra, nghiên cứu để chỉ đạo việc biên soạn và sửa chữa các giáo trình lý luận chủ nghĩa Mác” [20; tr 68]. - Nguyễn Đức Sâm (biên dịch): Những gợi ý từ tuyến đầu giảng dạy lý luận Mác-xít, tạp chí Những vấn đề chính trị - xã hội số 16/2006. Bài viết đã phản ánh những khó khăn, hạn chế trong giáo dục LLCT ở các trường đại học của Trung Quốc (Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa, Đại học Nhân dân Trung Quốc, Đại học Nông nghiệp Trung Quốc...) và nêu lên một số giải pháp nhằm thúc đẩy môn học lý luận Mác-xít. - Bài viết của Triệu Thanh Mai: Nghiên cứu tâm lý tiếp nhận giáo dục tư tưởng chính trị của sinh viên đại học hiện nay, Tây Bắc Sư Đại Học Báo, Kỳ 2 số 44, năm 2007. Tác giả đã phân tích ba góc độ tâm lý tiếp nhận lý luận tư tưởng tưởng chính của sinh viên. Trong đó, bên cạnh động cơ học tập và sự đồng tình với phương thức giáo dục, tác giả cũng nhấn mạnh đến độ tin cậy của nội dung giáo dục tư tưởng chính trị. Từ đó, tác giả đề ra một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị cho sinh viên. - Luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị, chuyên ngành CNXH khoa học của tác giả Sổmphăn Sỉvôngsay: Nâng cao chất lượng giáo dục LLCT cho sinh viên ở các trường đại học CAND Lào hiện nay, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội năm 2007. Luận văn đã nêu lên cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác giáo dục LLCT ở các trường đại học CAND Lào, đồng thời rút ra những vấn đề cấp thiết cần quan tâm giải quyết. Qua đó, luận văn đã xác định phương hướng và những giải pháp cơ bản để tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục LLCT cho sinh viên ở các trường đại học CAND Lào, góp phần xây dựng đội ngũ CAND Lào vững mạnh, đáp ứng được yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước trong thời kỳ mới. - Bài viết của tác giả Xaykhăm Munmanyvông: Giảng dạy lý luận Mác-Lênin tại các Trường Chính trị và Hành chính ở Lào hiện nay, Tạp chí LLCT số 5 năm 2013. Tác giả đã trình bày khái quát về các Trường Chính trị và Hành chính ở Lào và quan điểm của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về công tác giáo dục lý luận Mác-Lênin ở các trường đó; nêu lên những ưu điểm và hạn chế về công tác giảng dạy lý luận Mác-Lênin tại các Trường Chính trị và Hành chính ở Lào trong những năm qua; từ đó đề xuất nội số nội dung để đổi mới phương pháp giảng dạy lý luận Mác-Lênin tại các Trường Chính trị và Hành chính ở Lào hiện nay. - Bài viết của tác giả Kệtmany Phummalạt: Đổi mới phương pháp giảng dạy các môn LLCT - hành chính ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào với nhiều hình thức, Tạp chí LLCT và Hành chính quốc gia Lào, Số 5, năm 2014. Tác giả đã trình bày khái quát vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào; làm rõ tầm quan trọng của các môn LLCT - hành chính ở Học viện; phân tích thực trạng hoạt động giảng dạy các môn LLCT - hành chính ở Học viện hiện nay; từ đó đề xuất một số kiến nghị trong việc giảng dạy các môn LLCT - hành chính ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào trong những năm tới. - Luận án tiến sĩ chuyên ngành Giáo dục công tác tư tưởng và lý luận chủ nghĩa Mác của tác giả Mao Lộ: Giáo dục tư tưởng chính trị cao học và nghiên cứu xã hội hóa chính trị cho sinh viên trong thời đại mới, Trường Đại học Sư phạm Hồ Nam, Trung Quốc, năm 2014. Luận án đã đề cập đến các phương pháp cơ bản trong việc thúc đẩy giáo dục chính trị tư tưởng trong các trường đại học và các mục tiêu quan trọng trong việc tiến hành xã hội hóa chính trị cho sinh viên ở Trung Quốc hiện nay. Trên cơ sở phân tích hiện trạng về xã hội hóa chính trị cho sinh viên Trung Quốc hiện nay, tác giả luận án đã đề xuất một số giải pháp cơ bản tăng cường giáo dục lý tưởng chính trị, thúc đẩy xã hội hóa giáo dục chính trị cho sinh viên; triển khai việc giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng văn hóa học đường, các chương trình ngoại khóa, đa phương tiện dạy học trong các trường đại học ở Trung Quốc. - Luận án tiến sĩ chuyên ngành Triết học của tác giả Xaykhăm Munmanyvông: Giáo dục lý luận Mác-Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 2014. Luận án đã phân tích làm rõ tầm quan trọng của giáo dục lý luận Mác-Lênin làm cơ sở cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, phân tích chỉ rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra trong việc giáo dục lý luận Mác-Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường này hiện nay. Đồng thời, đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lý luận Mác-Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các trường này. Đây là những kết quả nghiên cứu vừa cơ bản, vừa thực tiễn về vấn đề giáo dục lý luận Mác-Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. - Linda K. Mancillas & Peter W. Brusoe: Born Digital:Integrating Media Technology in the Political Science Classroom, Journal of Political Science Education, Issue 4, 2016, United States of America. Bài viết đặt ra những vấn đề về tích hợp công nghệ truyền thông hiện đại vào giảng dạy trong các lớp học về khoa học chính trị ở các trường đại học tại Mỹ. Theo các tác giả, đối với những sinh viên được sinh ra trong thời đại kỹ thuật số, giáo dục đại học phải cung cấp những kiến thức mới giúp họ có được những kỹ năng cần thiết để trực tiếp tham gia vào đời sống chính trị phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước 1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến giáo dục lý luận chính trị và nội dung, chương trình giáo dục lý luận chính trị * Đề tài cấp Nhà nước - Đề tài KX 10-09D do Tô Huy Rứa làm chủ nhiệm: Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo giảng viên LLCT các trường đại học, cao đẳng, Hà Nội, năm 1994. Đề tài đã đánh giá khái quát năng lực đào tạo lý luận Mác-Lênin của một số trường đại học tại Hà Nội, Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Đồng thời, nhóm tác giả cũng đề xuất một khung chương trình tổng thể để đào tạo giảng viên các môn lý luận Mác-Lênin. Mặc dù, kết quả nghiên cứu đã được triển khai thực hiện trong trong các giai đoạn trước đây. Nhưng, đó là cơ sở khoa học, giúp tác giả có cái nhìn tổng thể khi sử dụng phương pháp lịch sử, so sánh để nghiên cứu đổi mới nội dung, chương trình giáo dục LLCT trong các trường đại học, học viện CAND. - Đề tài KX 10-09 do Phạm Tất Dong làm chủ nhiệm: Đổi mới quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học Mác-Lênin - Kiến nghị và giải pháp, Hà Nội, năm 1996. Đề tài làm rõ thực trạng đào tạo và giảng dạy của đội ngũ khoa học Mác-Lênin, đồng thời đề xuất những chế độ, chính sách để phát triển đội ngũ này. Giải pháp và cũng là vấn đề mà các nhà khoa học đưa ra trong kết quả nghiên cứu đề tài này đã, đang và sẽ vẫn là một yếu tố chủ đạo trong quá trình nâng cao chất lượng đổi mới nội dung, chương trình giáo dục LLCT trong các trường đại học, học viện CAND hiện nay. Bởi vì, đó không hẳn là yếu tố con người nói chung mà là yếu tố người thầy - chủ thể thực hiện giáo dục, đào tạo LLCT trong các nhà trườnghiện nay. - Đề tài KX 10-09B của Nguyễn Việt Chiến: Đổi mới phương thức đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu lý luận Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đề tài đã đánh giá thực trạng đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu lý luận Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay, đề ra các giải pháp cơ bản để đổi mới phương thức đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu lý luận Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. * Đề tài cấp Bộ - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ do Hoàng Đình Cúc làm chủ nhiệm: Đào tạo giảng viên các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay, năm 2008. Các tác giả đã chứng minh luận điểm: chất lượng đào tạo giảng viên các môn LLCT quyết định chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy LLCT và do đó chi phối quá trình dạy - học các môn khoa học lý luận trong các trường đại học. Những kết luận khoa học từ kết quả nghiên cứu của đề tài vẫn còn giá trị thời sự, mang tính giải pháp trong quá trình đổi mới nội dung, chương trình giáo dục LLCT trong các trường đại học, học viện CAND hiện nay. - Đề tài cấp Bộ mã B.08-23 do Ngô Ngọc Thắng làm chủ nhiệm: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào giáo dục LLCT trong giai đoạn hiện nay, năm 2008. Công trình trên của tác giả đã khái quát các luận điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về công tác giáo dục LLCT, khảo sát thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào công tác giáo dục LLCT hiện nay. Từ đó đưa ra giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục LLCT vào giáo dục LLCT hiện nay. * Luận văn, luận án - Luận án tiến sĩ Triết học của Lê Hanh Thông: Đổi mới giáo dục LLCT cho cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp xã các tỉnh khu vực Nam Bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 2003. Luận án đã trình bày khái quát các vấn đề lý luận về giáo dục LLCT, tiến hành khảo sát thực trạng giáo dục LLCT cho cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp xã khu vực Nam Bộ, từ đó đưa ra hệ thống các giải pháp thiết thực, cụ thể nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục LLCT cho cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp xã khu vực Nam Bộ. - Luận văn Thạc sĩ Chính trị học của Nguyễn Ngọc Khanh: Nâng cao chất lượng đào tạo LLCT cho cán bộ trong hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Thái Nguyên hiện nay, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 2006. Đề tài đã đề cập đến chất lượng đào tạo LLCT cho cán bộ trong hệ thống cấp cơ sở. Trong đó, tác giả nghiên cứu việc đào tạo LLCT trên địa bàn một tỉnh, nêu các vấn đề về đào tạo LLCT và chất lượng đào tạo LLCT để đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo LLCT cho cán bộ trong hệ thống chính trị cơ sở. * Sách - Đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở trong giai đoạn hiện nay của Vũ Ngọc Am, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2003. Những nghiên cứu về giáo dục LLCT vẫn còn giá trị tham khảo của tác giả là xác định giáo dục chính trị tư tưởng là một nội dung quan trọng của công tác tư tưởng nhằm củng cố, nâng cao lập trường tư tưởng chính trị Mác-xít cho cán bộ, đảng viên. Đồng thời, trong công trình nghiên cứu này, tác giả còn nhấn mạnh lập trường tư tưởng chính trị Mác-xít của cán bộ, đảng viên là một quá trình giác ngộ lâu dài, trong đó yếu tố tự giác là quan trọng nhất. Điều này đã gợi mở về việc đổi mới ... quyền, duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước, sự tham gia vào công việc của nhà nước, sự xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước. Với ý nghĩa đó, LLCT là bộ phận quan trọng trong kho tàng lý luận của nhân loại giới hạn trong lĩnh vực chính trị, phản ánh mối quan hệ của các giai cấp trong việc giành và giữ chính quyền. Nói cách khác, LLCT là hệ thống tri thức về lĩnh vực chính trị thể hiện thái độ và lợi ích giai cấp đối với quyền lực nhà nước trong xã hội có giai cấp, là kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học và thực tiễn chính trị của nhiều người, qua nhiều thế hệ. Như vậy, lý luận chính trị là “hệ thống tri thức về lĩnh vực chính trị, thể hiện thái độ và lợi ích của một giai cấp đối với quyền lực nhà nước trong xã hội có giai cấp, được khái quát từ nghiên cứu khoa học và hoạt động chính trị thực tiễn” [64; tr 15]. Từ những vấn đề đã trình bày về giáo dục và LLCT và từ thực tiễn công tác giáo dục LLCT trong hệ thống chính trị cũng như các trường đại học ở nước ta, nhiều nhà nghiên cứu với những góc độ khác nhau đã đưa ra những quan niệm của mình về giáo dục LLCT. Có ý kiến cho rằng: “các môn giáo dục LLCT thường được gọi là chủ nghĩa Mác-Lênin với tư cách là những môn khoa học về thế giới quan, đều có mục đích chung là giáo dục về thế giới quan khoa học, phương pháp luận khoa học và về chủ nghĩa cộng sản” [55; tr 18]. Có thể thấy rằng, quan niệm này mới chỉ nêu lên được nội dung trọng tâm, cốt lõi của giáo dục LLCT, đó là giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin mà chưa bao hàm hết các nội dung hợp thành của nó. Tác giả Trần Trọng Tân thì cho rằng: “Công tác giáo dục LLCT của chúng ta là nhằm góp phần xây dựng nên những chiến sĩ cộng sản có tấm lòng trong sáng, biết nghĩ và biết làm cách mạng: góp phần xây dựng con người mới cho xã hội mới” [82]. Đây là quan niệm thể hiện tính chính trị, tính giai cấp của giáo dục và giáo dục LLCT. Nhấn mạnh đến quá trình giáo dưỡng trong giáo dục LLCT, quan niệm này đã khái quát chức năng chung của giáo dục LLCT trong sự nghiệp đào tạo con người toàn diện mà Đảng ta đã đề ra cho giáo dục. Tác giả Mai Đức Ngọc trong Giáo trình Nguyên lý Công tác tư tưởng của khoa Tuyên truyền, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã đưa ra khái niệm: “Giáo dục LLCT là quá trình truyền bá, tiếp thu những nguyên lý lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân” [51; tr 99]. Với quan điểm này, tác giả đã đề cập giáo dục LLCT là quá trình tác động vào đối tượng giáo dục bằng cách trình bày, giải thích một cách khoa học những khái niệm, những quan điểm nhằm làm cho cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân nhận thức một cách đúng đắn những nguyên lý chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng. Tác giả Dương Xuân Ngọc cho rằng: “Giáo dục LLCT là một hoạt động nhận thức, vận dụng và sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản, phương pháp tư duy và phương pháp làm việc biện chứng, khoa học góp phần nâng cao tính tích cực chính trị - xã hội của các chủ thể chính trị trong xã hội, trong thực tiễn” [73; tr 332]. Trong quan niệm này, tác giả đã nhấn mạnh đến đối tượng của giáo dục LLCT. Khi coi giáo dục LLCT là hoạt động nhận thức, vận dụng và sáng tạo, tác giả muốn nói đến tính tích cực, chủ động của đối tượng trong quá trình giáo dục. Với khuôn khổ của đề tài, từ những cách tiếp cận trên, tác giả quan niệm giáo dục lý luận chính trị là hoạt động có tổ chức, kế hoạch của Đảng và Nhà nước nhằm truyền bá những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước tới người học để hình thành cho họ thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, phương pháp tư duy biện chứng và phương pháp hành động khoa học góp phần phát huy tính tích cực trong hoạt động thực tiễn. 2.1.1.2. Nội dung, chương trình giáo dục lý luận chính trị - Nội dung, chương trình giáo dục + Nội dung giáo dục: Nội dung là tất cả những bộ phận, chất liệu cấu tạo nên sự vật, hiện tượng nào đó thông qua sự thể hiện bằng một hình thức nhất định. Trong giáo dục, nội dung là một thành tố quan trọng của quá trình giáo dục. Nội dung giáo dục chính là nội dung hoạt động giữa chủ thể và đối tượng trong suốt quá trình giáo dục. Tác giả Phạm Viết Vượng cho rằng: “Giáo dục là quá trình có những nội dung cụ thể. Nội dung giáo dục là hệ thống tri thức về các giá trị văn hóa xã hội mà các đối tượng giáo dục cần phải nắm vững để biến nó thành ý thức, thái độ và hành vi cá nhân” [115; tr 232]. Theo từ điển Giáo dục học, nội dung giáo dục là: 1. Tập hợp những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm hoạt động sáng tạo, những quy phạm về thái độ cảm xúc, giá trị 2. Tập hợp những khái niệm tạo nên môn học, cần phải nắm vững trong một đối tượng học viên. Nội dung và phương pháp giáo dục phải được thể thiện thành chương trình giáo dục; chương trình giáo dục phải được cụ thể hóa thành sách giáo khoa, giáo trình [47; tr 306]. Như vậy, có thể xem nội dung giáo dục là một thành tố quan trọng của quá trình giáo dục, bao gồm hệ thống kiến thức và kỹ năng tương ứng mà người học cần nắm vững được thể hiện qua chương trình giáo dục nhất định để họ đáp ứng được yêu cầu hoạt động trong thực tiễn ở trình độ mong đợi. + Chương trình giáo dục: Thuật ngữ Curriculum trong tiếng Anh đã được nhiều nhà khoa học giáo dục chuyển dịch sang tiếng Việt là chương trình đào tạo, chương trình giáo dục, chương trình học, chương trình dạy họchaychương trình. Việc đưa ra định nghĩa về chương trình hoàn toàn không dễ dàng. Đó không chỉ là vấn đề định nghĩa về chương trình mà còn thể hiện quan điểm của mỗi tác giả về giáo dục. White cho rằng: “Chương trình là một kế hoạch đào tạo phản ánh các mục tiêu giáo dục, đào tạo mà nhà trường theo đuổi. Bản kế hoạch đó cho biết nội dung và phương pháp dạy và học cần thiết để đạt được mục tiêu đề ra” [52; tr 7]. Theo Từ điển Giáo dục học, chương trình đào tạo là: Văn bản chính thức quy định mục đích, mục tiêu, yêu cầu, nội dung kiến thức và kỹ năng, cấu trúc tổng thể các bộ môn, kế hoạch lên lớp và thực tập theo từng năm học, tỷ lệ giữa các bộ môn, giữa lý thuyết với thực hành, quy định phương thức, phương pháp, phương tiện, cơ sở vật chất, chứng chỉ, văn bằng tốt nghiệp của cơ sở giáo dục và đào tạo [47; tr 54]. Đồng thuận với các quan điểm về chương trình giáo dục trên, đề tài cho rằng chương trình giáo dục là văn bản trình bày một cách tổng thể và có hệ thống về nội dung và kế hoạch một hoạt động giáo dục, đào tạo trong một khoảng thời gian xác định và được thể hiện ở các yếu tố sau: 1) Mục tiêu đào tạo được cụ thể hóa qua kết quả đào tạo; 2) Nội dung cần đào tạo (các môn học) và thời lượng chương trình mỗi môn học; 3) Quy trình và các phương pháp triển khai thực hiện nội dung đào tạo đã được quy định trong chương trình để đạt được mục tiêu đào tạo. Như vậy, nội dung giáo dục LLCT là hệ thống tri thức về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, phương pháp tư duy biện chứng, phương pháp hành động khoa học dựa trên thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng được thể hiện qua một chương trình giáo dục cụ thể mà người học cần nắm vững để phát huy tính tích cực trong hoạt động thực tiễn ở trình độ mong đợi. Trong khi đó, chương trình giáo dục LLCT là văn bản quy định một cách tổng thể, có hệ thống về nội dung giáo dục LLCT và các hoạt động giáo dục chính khóa cũng như ngoại khóa trong một khoảng thời gian nhất định của cơ quan có thẩm quyền thông qua, qua đó người học thu nhận được các tri thức lý luận về chính trị, hình thành phương pháp tư duy và hành động, phát triển các kỹ năng và thái độ theo mục tiêu đề ra dưới sự tổ chức của cơ sở đào tạo. Do nội dung giáo dục phải được thể hiện thành chương trình giáo dục nên có thể thấy nội dung giáo dục LLCT và chương trình giáo dục LLCT luôn đi liền với nhau, thống nhất với nhau. Và, khái niệm “chương trình giáo dục LLCT” rộng hơn khái niệm “nội dung giáo dục LLCT”. Chương trình giáo dục LLCT bao gồm cả nội dung kiến thức LLCT, nội dung các hoạt động giáo dục LLCT, cách thức tổ chức quá trình giáo dục. Mục tiêu của nội dung, chương trình giáo dục LLCT trong các trường đại học là nâng cao trình độ chính trị, xây dựng niềm tin vào con đường đi lên CNXH của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao năng lực vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng vào hoạt động thực tiễn của người học. Trong giáo dục LLCT cho sinh viên, nội dung cơ bản, có tác động trực tiếp tới việc thực hiện mục tiêu này là việc giảng dạy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Các nội dung trên đều được đưa vào giảng dạy tại các trường đại học, học viện trên cả nước. Nhưng, tùy thuộc vào từng nhóm ngành học mà lựa chọn những môn học độc lập hay tích hợp. Do đó, nội dung, chương trình giáo dục LLCT mà đề tài nghiên cứu chính là nội dung, chương trình các môn LLCT. 2.1.2. Vị trí và vai trò của nội dung, chương trình giáo dục lý luận chính trị 2.1.2.1. Vị trí của nội dung, chương trình giáo dục lý luận chính trị * Vị trí của nội dung, chương trình giáo dục lý luận chính trị trong xã hội - Nội dung và chương trình giáo dục LLCT là công cụ sắc bén trong công tác tư tưởng,lý luận của Đảng. Nội dung, chương trình giáo dục LLCT - với hệ thống kiến thức và quy trình hoạt động của chúng - chính là một trong các phương tiện chủ yếu tham gia vào cuộc đấu tranh tư tưởng nhằm bảo vệ bảo vệ sự đúng đắn, trong sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng; đồng thời còn góp phần xây dựng những công dân có trình độ cao về mọi mặt và một đội ngũ cán bộ có phẩm chất và năng lực giữ cương vị chủ chốt, có khả năng hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đưa đất nước phát triển mạnh mẽ và vững chắc. Nội dung, chương trình giáo dục LLCT được thiết kế thống nhất, có chất lượng còn góp phần tăng cường sự thống nhất về tư tưởng trong Đảng và sự đồng thuận trong đời sống tinh thần của xã hội, tạo động lực cho sự phát triển của đất nước. - Nội dung, chương trình giáo dục LLCT phản ánh định hướng xây dựng và phát triển con người của Đảng. Mục tiêu, nhiệm vụ của sự nghiệp xây dựng và phát triển con người là “phát triển con người toàn diện về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật; đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước” [36]. Mục tiêu này được thể hiện, được quán triệt trong mọi khâu, mọi mặt hoạt động của xã hội, trong đó có nội dung và chương trình giáo dục LLCT. Việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng chủ yếu thông qua các hoạt động giáo dục LLCT của chủ thể giáo dục - tức là thực hiện nội dung, chương trình giáo dục LLCT - phải nhằm giúp mỗi người hình thành thế giới quan, niềm tin cộng sản, tinh thần tập thể, trách nhiệm cao, ý chí vượt khó vươn lên và các phẩm chất khác. Và như vậy, nội dung, chương trình giáo dục LLCT phản ánh một phần mục tiêu xây dựng, phát triển con người của Đảng. - Nội dung, chương trình giáo dục LLCT liên hệ và phụ thuộc vào sự phát triển của các khoa học chính trị và khoa học giáo dục. Mọi lý luận đều xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm mục đích, động lực phát triển và tiêu chuẩn để đánh giá. Nội dung, chương trình giáo dục LLCT vừa truyền tải các kết quả nghiên cứu LLCT, đưa LLCT vào thực tiễn, vừa phản ánh kết quả của hoạt động thực tiễn, từ thực tiễn để chứng minh cho lý luận phát triển và nâng cao hiệu quả của hoạt động LLCT. Ngoài ra, nội dung, chương trình giáo dục LLCT cũng phản ánh sự phát triển, xu hướng của khoa học giáo dục thông qua nội dung và hệ thống các hoạt động trong quá trình giáo dục. Có thể dễ dàng thấy ngay rằng, cùng với những ngành khoa học khác, những năm qua tri thức của các khoa học chính trị có sự tăng vọt, giáo dục không thể thực hiện được chức năng truyền thống của nó là truyền đạt lại khối kiến thức khổng lồ ấy. Do vậy, nội dung giáo dục LLCT không thể liệt kê hết những kiến thức cần truyền đạt, mà chỉ là những kiến thức cơ bản, nền tảng theo một hệ thống nhất định với những hoạt động chính khóa và ngoại khóa phù hợp. Qua đó, chủ yếu rèn luyện cho người học phương pháp nhận thức vấn đề, kỹ năng tư duy, kỹ năng biểu đạt, kỹ năng khai thác và xử lý thông tin để hình thành cho mình thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận khoa học, cách mạng... * Vị trí của nội dung, chương trình giáo dục lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân Trong hệ thống các nhà trường, ngoài vị trí trong xã hội đã được nêu ở trên, nội dung và chương trình giáo dục LLCT còn có vị trí sau: - Nội dung, chương trình giáo dục LLCT thể hiện mục đích của giáo dục LLCT. Có thể xem mục đích giáo dục là mô hình dự kiến của sản phẩm giáo dục sẽ đạt được trong tương lai. Mô hình dự kiến này có ba chức năng: một là làm tiền đề định hướng cho sự phát triển giáo dục, hai là làm cơ sở để tổ chức quá trình giáo dục, ba là làm tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục. Mục đích giáo dục là cơ sở để tổ chức quá trình giáo dục, bởi vì mục đích giáo dục quy định việc lựa chọn nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức giáo dục, xác định các điều kiện để thực hiện quá trình giáo dục. Căn cức vào mục đích giáo dục, cơ sở giáo dục tiến hành các hoạt động giáo dục theo đặc điểm của từng loại đối tượng học sinh, từng bậc học, ngành học cho phù hợp Mục đích giáo dục LLCT sẽ cụ thể hoá định hướng cho việc bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng, các phẩm chất, những khả năng trí tuệ cần được rèn luyện và cả những cách thức, quy trình thực hiện trong quá trình giáo dục LLCT Đây chính là sự định hướng cho việc xây dựng nội dung, chương trình giáo dục LLCT đưa vào các nhà trường. Mọi nội dung kiến thức trong quá trình giáo dục LLCT phải được lựa chọn theo mục đích giáo dục. Chính mục đích giáo dục LLCT sẽ quyết định việc lựa chọn các nội dung kiến thức của môn học hay từng bài học. Khi thiết kế, xây dựng bất kỳ một nội dung, chương trình giáo dục LLCT hay một chương trình giáo dục nào, trước tiên phải xác định rõ mục đích của của quá trình giáo dục này là gì (các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ, phẩm chất), từ mục đích mới xây dựng nội dung, thiết kế chương trình và viết giáo trình Như vậy, thông qua nội dung, chương trình giáo dục LLCT chúng ta có thể hình dung rõ ràng về mục đích của giáo dục LLCT. Nói cách khác nội dung, chương trình giáo dục LLCT thể hiện mục đích của giáo dục LLCT. - Nội dung, chương trình giáo dục LLCT quy định các hoạt động giáo dục LLCT. Xét về mặt thực tiễn, nội dung, chương trình giáo dục LLCT chính là toàn bộ các hoạt động giáo dục LLCT, nó quy định các hoạt động của giảng viên và học viên theo mục đích đặt ra. Cùng với giảng viên và học viên, nội dung, chương trình chính là nền tảng của quá trình giáo dục, quá trình dạy và học LLCT. Nội dung và chương trình cũng là cơ sở cho việc thực hiện và quản lý hoạt động giáo dục LLCT. Nội dung, chương trình càng hiện đại, toàn diện thì chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy và học LLCT càng cao. Nội dung, chương trình còn quy định phương pháp, hình thức giáo dục, giảng dạy LLCT. Đây là những tri thức về LLCT được đặt ra theo quy định thống nhất, mang tính hệ thống, tính chuẩn mực nhằm tạo điều kiện để giáo dục tri thức LLCT từ thấp đến cao, cung cấp phương pháp, hình thức giáo dục để người thầy và người trò thực hiện. Qua đó, nâng cao trình độ LLCT của đối tượng giáo dục. Như vậy, nội dung và chương trình giáo dục LLCT chiếm vị trí trung tâm trong việc xác định các hoạt động giáo dục LLCT trong các nhà trường, là căn cứ để thực hiện giảng dạy và học tập LLCT. Những tri thức về LLCT được trình bày có hệ thống, bảo đảm cả bề rộng lẫn chiều sâu với các quy định về hoạt động ngoại khóa cũng như chính khóa hợp lý sẽ tạo thuận lợi cho giảng viên thực hiện hoạt động của mình, giúp sinh viên tích luỹ kiến thức vận dụng vào cuộc sống, trang bị cho họ quan điểm, lập trường đúng đắn, phát huy tính tích cực, tư duy sáng tạo để nhìn nhận những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. 2.1.2.2. Vai trò của nội dung, chương trình giáo dục lý luận chính trị trong hoạt động giáo dục lý luận chính trị - Nội dung, chương trình giáo dục LLCT định hướng hoạt động chuyên môn của giảng viên, giúp giảng viên có cách nhìn trọng tâm để nghiên cứu sâu các vấn đề giảng dạy. Như chúng ta đã biết, giảng viên LLCT phải có phông kiến thức sâu rộng. Ngoài chuyên ngành của mình, người giảng viên ít nhất cũng phải nắm vững các bộ môn lý luận Mác-Lênin; lịch sử Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh giữa các bộ môn đó có mối quan hệ khăng khít, gắn bó chặt chẽ với nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong mỗi bài giảng. Và, ngoài việc có kiến thức rộng, giảng viên cần phải đầu tư chiều sâu cho chuyên ngành của mình giảng dạy. Cùng với đó, giảng dạy các môn LLCT nhất thiết phải liên hệ với thực tiễn, gắn liền lý luận với thực tiễn. Bài giảng muốn sinh động giàu sức thuyết phục, giảng viên cần phải liên hệ với thực tiễn của thế giới, của đất nước, của địa phương, của bản thân mỗi học viên. Sự liên hệ này tuỳ thuộc vào khả năng của mỗi giảng viên, có thể giảng viên tự liên hệ trong bài giảng và chỉ cho học viên thấy rõ điều đó được thể hiện trong thực tế cuộc sống. Chính vì vậy, để giảng viên truyền đạt những vấn đề cần thiết trong các môn học LLCT đến học viên với chất lượng cao là thử thách không đơn giản nếu không có cái nhìn đầy đủ, chính xác về môn học. Nội dung, chương trình giáo dục LLCT không chỉ giúp cho giảng viên có được cái nhìn tổng quát về mỗi môn học, nội dung chính của mỗi môn học, từ các khái niệm, phạm trù, nét chính của nội dung môn học, phương pháp nghiên cứu, thành tựu và triển vọng của các môn học LLCT, thêm vào đó, nội dung, chương trình còn cụ thể hoá, chi tiết hoá toàn bộ nội dung của các môn học LLCT, giúp giảng viên biết cần dạy gì trong mỗi môn học này. Từ đó, người giảng viên xác định được các vấn đề cần quan tâm trong quá trình giảng dạy để có sự đầu tư, nghiên cứu thích hợp,qua đó xây dựng giáo án bài giảng có chất lượng. - Nội dung, chương trình giáo dục LLCT là căn cứ để giảng viên lựa chọn, cân đối thời lượng các hình thức tổ chức dạy học. Một trong những yếu tố cần và đủ để đảm bảo cho quá trình dạy học nói chung, cũng như dạy học LLCT nói riêng thực sự có chất lượng chính là việc đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học nhằm đáp ứng đến mức tối đa các phong cách học đa dạng của học viên, thúc đẩy các động cơ và năng lực học tập của họ. Có thể tạm chia các hình thức tổ chức dạy học thành 2 dạng chính: giờ lên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tuy nhiên, cho dù triển khai dưới hình thức nào đi chăng nữa thì vẫn phải tuân thủ theo một tỉ lệ cân đối về thời lượng nhằm đảm bảo mục tiêu và tính hiệu quả trong dạy học. Mỗi giảng viên có trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm giảng dạy khác nhau nên sẽ có sự khác nhau trong việc cân đối thời lượng các hình thức giảng dạy và thời lượng các nội dung trong các hình thức giảng dạy. Do đó, nếu không có sự thống nhất sẽ dẫn đến sự lạm dụng các hình thức giảng dạy làm cho chất lượng giáo dục LLCT bị ảnh hưởng. Có thể dễ dàng thấy rằng, việc cân đối, lựa chọn hình thức dạy học (trên lớp hay ngoài giờ lên lớp) sẽ do chính mục tiêu và nội dung dạy học chi phối. Cụ thể: Mục tiêu/nội dung nào sẽ được giải quyết ở trên lớp (thông qua sự tham gia trực tiếp của người dạy)?; Mục tiêu/nội dung nào sẽ được người học tự giải quyết thông qua con đường tự nghiên cứu (dưới sự hướng dẫn và kiểm tra đánh giá của người dạy)?; Mục tiêu/nội dung nào sẽ được người học tự định hướng giải quyết nhằm thỏa mãn nhu cầu học tập cá nhân theo định hướng mục tiêu môn học? Trong khi đó, các yếu tố này được quy định cụ thể trong nội dung, chương trình giáo dục LLCT. Khi xác định nội dung, thiết kế chương trình giáo dục, giảng dạy LLCT, chủ thể của quá trình giáo dục đều cân nhắc, tính toán tỉ lệ hợp lý giữa các giờ lên lớp và các hoạt động dạy học ngoài giờ lên lớp trên cơ sở mục tiêu môn học, nội dung đặc thù của môn học, đặc điểm của học viên. Ngoài ra, khi cụ thể hóa nội dung, chương trình giáo dục LLCT thành đề cương các môn học LLCT, chủ thể giáo dục cũng đều quy định rõ các hình thức dạy học và giảng viên phải được thông báo và hướng dẫn cụ thể chi tiết về các hình thức này khi bắt đầu triển khai môn học. Như vậy, nội dung, chương trình giáo dục LLCT sẽ là căn cứ để giảng viên lựa chọn và cân đối các hình thức giảng dạy. - Nội dung, chương trình giáo dục LLCT giúp giảng viên linh hoạt trong việc lựa chọn phương pháp giảng dạyphù hợp, đáp ứng yêu cầu đặt ra. Thực tế giảng dạy các môn LLCT hay bất cứ môn học nào khác cho thấy người giảng viên thường xuyên đối diện với vấn đề: lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp, hiệu quả. Các nhà các nhà sư phạm thường đưa ra lời khuyên: Mỗi phương pháp giảng dạy có một giá trị riêng, không có phương pháp nào là vạn năng, giữ vị trí độc tôn trong dạy học, cần phối hợp sử dụng các phương pháp giảng dạy Lời khuyên này không sai nhưng ít có giá trị giúp đỡ đối với giảng viên bởi nó gần như không có tác dụng thao tác hoá do không chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp giảng dạy. Việc lựa chọn phương pháp giảng dạy do nhiều yếu tố quy định, tuy nhiên yếu tố hàng đầu chi phối đến việc lựa chọn phương pháp chính là nội dung giáo dục, giảng dạy. Lý luận dạy học hiện đại khẳng định giữa nội dung và phương pháp giảng dạy có mối quan hệ tác động lẫn nhau, trong nhiều trường hợp quy định lẫn nhau. Ở bình diện kĩ thuật dạy học, phương pháp giảng dạy cần tương thích với nội dung dạy học. Cùng với nội dung giảng dạy, mục tiêu giảng dạy cũng là căn cứ quan trọng để xác định phương pháp giảng dạy. Mỗi phương pháp giảng dạy đều có những điểm mạnh, điểm hạn chế nhất định. Nhưng khi xem xét việc thực hiện một mục tiêu dạy học nhất định thì có một số phương pháp giảng dạy có khả năng cao hơn các phương pháp khác. Chẳng hạn nếu đặt mục tiêu nhanh chóng truyền thụ cho xong nội dung quy định thì phương pháp thuyết trình có vị trí quan trọng. Nhưng nếu đặt mục tiêu phát triển năng lực tìm tòi sáng tạo của học viên thì vấn đề sẽ khác đi. Hay, việc lựa chọn phương pháp giảng dạy cần chú ý đến đặc điểm, hứng thú, thói quen của học viên. Các vấn đề trên đều được nêu rõ trong nội dung, chương trình giáo dục, đối với giáo dục LLCT cũng vậy. Không chỉ vậy, trong bản thân chương trình giáo dục cũng đã quy định một số phương pháp giảng dạy thích hợp để người giảng viên xem xét, lựa chọn. Do đó, nội dung, chương trình giáo dục LLCT sẽ giúp giảng viên linh hoạt trong việc lựa chọn phù hợp phương pháp giảng dạy, đáp ứng yêu cầu đặt ra. - Nội dung, chương trình giáo dục LLCT giúp sinh viên có cơ sở đúng đắn nhất để tự tổ chức quá trình học tập LLCT của mình. Ngày nay, trong bối cảnh mới, sinh viên không còn là người thụ động tiếp nhận kiến thức từ giảng viên, mà trở thành một chủ thể tự giác, tự tổ chức và tự chịu trách nhiệm về quá trình nhận thức của bản thân dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Để làm được điều này, sinh viên phải hiểu rõ những gì cơ sở đào tạo mong đợi ở họ khi kết thúc quá trình học tập của môn học, những hình thức và tiêu chí xác định thành công hay thất bại. Nội dung và chương trình giáo dục chính là nguồn cung cấp những thông tin đó cho sinh viên. Hay nói cách khác, nội dung, chương trình sẽ cung cấp toàn bộ các thông tin cần thiết để sinh viên tự tổ chức quá trình học tập, nghiên cứu của mình, tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của cá nhân, tranh thủ tối đa sự hướng dẫn, hỗ trợ của giảng viên và vì vậy, họ sẽ đạt kết quả cao nhất trong phạm vi có thể. Trên thực tế, để tạo điều kiện cho học viên lập kế hoạch học tập một cách khoa học không chỉ cho riêng các môn LLCT mà còn cho tất cả các môn học khác, ngay từ đầu quá trình giáo dục giảng viên sẽ cung cấp cho học viên đề cương chi tiết môn học, giới thiệu giáo trình, tài liệu tham khảo, số lượng bài kiểm tra, hình thức thảo luận trên lớp, cách tính điểm, hình thức thi kết thúc môn, hướng dẫn sinh viên tự học ở nhà Từ đó, giúp sinh viên có thể khái quát và hình thành nên kế hoạch học tập phù hợp cho từng môn học tránh trường hợp bị dồn ứ nhiều môn khi vào mùa thi cử. Căn cứ vào nội dung, chương trình giáo dục, giảng viên quán triệt cho sinh viên hiểu rõ: mọi kế hoạch phải được xây dựng dựa trên những mục tiêu cụ thể và hoàn toàn có thể phấn đấu thực hiện được. Trong đó, cần xác định rõ nội dung nào là trọng tâm, nội dung nào là bổ trợ, nội dung nào nên giải quyết trước và vấn đề nào nên giải quyết sau. Có như thế, quá trình học tập các môn LLCT sẽ giúp cho sinh viên góp nhặt được những tri thức, tích lũy kết quả học tập một cách bền vững và hiệu quả. - Nội dung, chương trình giáo dục LLCT giúp lãnh đạo các cấp có cơ sở để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá đối với giảng viên và sinh viên trong quá trình giảng dạy và học tập LLCT. Cũng như các lĩnh vực khác của hoạt động giáo dục, giáo dục LLCT cũng cần có sự quản lý, chỉ đạo của các cơ quan chuyên môn. Đây là một quá trình tác động của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý dựa trên những nguồn lực và những điều kiện có thể nhằm đạt được mục đích của quá trình giáo dục - đẩy mạnh công tác đào tạo theo yêu cầu phát triển xã hội. Về nguyên tắc, nội dung, chương trình giáo dục mang tính yêu cầu bắt buộc của các cơ quan quản lý giáo dục, giảng viên phải thực hiện nghiêm chỉnh, không được tùy tiện thay đổi, thêm bớt làm sai lệch. Đây là công cụ chủ yếu để các cơ quan Nhà nước cũng như lãnh đạo các cấp chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá đối với giảng viên và sinh viên trong quá trình giảng dạy và học tập, đối với giáo dục LLCT cũng không ngoại lệ. Đồng thời, nó cũng là căn cứ pháp lý để nhà trường và các giảng viên tiến hành tổ chức công tác giảng dạy thống nhất trong phạm vi toàn quốc, sinh viên tiến hành học tập theo yêu cầu chung. Thực tế, nội dung, chương trình giáo dục cũng là sự cụ thể hóa các nội dung hoạt động giáo dục với những lộ trình, phương thức rõ ràng. Lãnh đạo các cấp có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn đội ngũ giảng viên thực hiện đúng yêu cầu của nội dung, chương trình giáo dục (trong tình huống cụ thể của từng cơ sở đào tạo cần vận dụng linh hoạt trong chừng mực và phạm vi cho phép). Do đó, nội dung, chương trình giáo dục LLCT là một trong nhiều công cụ giúp lãnh đạo các cấp có cơ sở để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá đối với giảng viên và sinh viên trong quá trình giảng dạy và học tập LLCT. 2.2. Đổi mới nội dung, chương trình giáo dục lý luận chính trị trong các trường đại học, học viện 2.2.1. Khái niệm - Đổi mới Đổi mới được hiểu theo nghĩa chung nhất là thay thế khác so với trước, nhằm khắc phục tình trạng lạc hậu, trì trệ và đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. Đổi mới được tiếp cận dưới hai nội dung cơ bản là đổi mới tư duy và đổi mới phương thức hành động. Đổi mới là cái vốn có của mọi vận động và phát triển trong tự nhiên, xã hội cũng như trong tư duy. Bất kỳ sinh vật nào cũng luôn luôn tự đổi mới để thích nghi với những thay đổi của môi trường sống. Trong quá trình nhận thức và cải tạo tự nhiên và xã hội, con người luôn tự rút ra cho mình những kinh nghiệm thực tiễn, luôn đổi mới cách nghĩ, cách làm để mang lại lợi ích nhiều hơn. Vì vậy, trong xã hội “đổi mới” đôi khi còn được coi là một cuộc “cách mạng”, tạo ra bước ngoặt trên con đường phát triển của một quốc gia, dân tộc. Đổi mới không phải là phủ nhận thành tựu và cách làm trước đây, mà là tiếp tục khẳng định những tư duy và hành động đúng, loại bỏ những suy nghĩ và hành động sai; hoặc những gì trước kia đúng nhưng nay không phù hợp, bổ sung nhận thức và cách làm mới, đáp ứng những nhu cầu của tình hình mới. - Đổi mới nội dung, chương trình giáo dục LLCT trong các trường đại học, học viện Theo Luật Giáo dục, đại học và học viện là 2 dạng của trường đại học. Tuy nhiên, học viện thường đào tạo sâu và mang tính chất chuyên môn cao, thiên về nghiên cứu, còn đào tạo của trường đại học mang tính nghề nghiệp, ngành nghề nhiều hơn. Như vậy, đại học, học viện là cơ sở giáo dục đại học tổ chức giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục đã quy định trong Luật Giáo dục và phù hợp chức năng nhiệm vụ của từng ngành, từng trường. Từ những điều đã trình bày, có thể hiểu: Đổi mới nội dung giáo dục LLCT trong các trường đại học, học viện là việc cập nhật, hiện đại, hoàn thiện về hệ thống kiến thức giáo dục LLCT nhằm khắc phục sự trùng lặp kiến thức trong các môn học, tăng khả năng ứng dụng vào hoạt động của ngành đào tạo, phù hợp với xu thế giáo dục của thế giới, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra trên cơ sở đảm bảo thống nhất giữa tính khoa học và định hướng chính trị. - Đổi mới chương trình giáo dục LLCT trong các trường đại học, học viện là quá trình phát triển, cải tiến tổng thể kế hoạch giáo dục LLCT, bao gồm mục tiêu, nội dung, quy trình, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục và cách đánh giá kết quả giáo dục để đảm bảo cho sinh viên có những kiến thức LLCT cơ bản và tương đối hoàn chỉnh, có phương pháp làm việc, tư duy khoa học, có năng lực vận dụng lý thuyết vào hoạt động chuyên môn. Như đã trình bày, nội dung giáo dục LLCT phải được thể hiện thành chương trình giáo dục LLCT nên chúng có sự thống nhất với nhau. Và, khái niệm chương trình giáo dục LLCT rộng hơn khái niệm nội dung giáo dục LLCT. Chương trình giáo dục LLCT bao gồm cả nội dung kiến thức, nội dung các hoạt động giáo dục, cách thức tổ chức quá trình giáo dục. Vì vậy, có thể xem xét việc đổi mới cả nội dung và chương trình giáo dục LLCT trên các mặt: mục tiêu giáo dục; nội dung và thời lượng giáo dục; quy trình và các phương pháp triển khai thực hiện nội dung giáo dục. Về mục tiêu giáo dục: Trong quá trình đổi mới phải ... định về địa bàn nào công tác Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Thành phố 294 58.9 59.9 59.9 Nông thôn 145 29.1 29.6 89.4 Miền núi/Hải đảo 52 10.4 10.6 100.0 Total 492 98.3 100.0 Missing System 8 1.7 Total 500 100.0 Anh/chị dự định công tác trong lĩnh vực nào Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Cán bộ giảng dạy 24 4.8 4.8 4.8 Cán bộ nghiên cứu 31 6.2 6.2 11.1 Cán bộ nghiệp vụ ngành công an 424 84.8 85.7 96.8 Khác 16 3.2 3.2 100.0 Total 494 98.9 100.0 Missing System 6 1.1 Total 500 100.0 Mức độ yêu thích của anh/chị đối với ngành học Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rất thích 121 24.2 25.0 25.0 Thích 207 41.4 42.8 67.8 Bình thường 142 28.4 29.4 97.2 Không thích 12 2.4 2.5 99.7 Rất không thích 2 .3 .3 100.0 Total 483 96.6 100.0 Missing System 17 3.4 Total 500 100.0 Đánh giá mức độ thiết thực của các môn giáo dục lý luận chính trị Rất thiết thực Thiết thực ít thiết thực Không thiết thực Khó trả lời Total Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin Count 141 257 69 7 23 497 % 28.4 51.8 13.9 1.5 4.5 100.0 Đường lối cách mạng của Đảng CSVN Count 199 209 45 5 9 467 % 42.7 44.8 9.6 1.1 1.9 100.0 Tư tưởng Hồ Chí Minh Count 231 225 26 6 9 496 % 46.5 45.4 5.2 1.2 1.8 100.0 Mức độ hứng thú của người trả lời khi học các môn giáo dục lý luận chính trị Rất hứng thú Hứng thú Bình thường ít/không hứng thú Khó trả lời Total Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin Count 45 142 221 69 21 497 % 9.0 28.5 44.3 13.9 4.2 100.0 Đường lối cách mạng của Đảng CSVN Count 89 169 162 40 11 470 % 18.9 36.0 34.4 8.5 2.3 100.0 Tư tưởng Hồ Chí Minh Count 115 183 162 25 11 496 % 23.1 36.9 32.7 5.0 2.2 100.0 Đánh giá lượng kiến thức các môn giáo dục lý luận chính trị so với khả năng tiếp thu của người trả lời Nhiều/ quá tải Vừa đủ ít Khó trả lời Total Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin Count 172 227 70 28 497 % 34.6 45.6 14.1 5.6 100.0 Đường lối cách mạng của Đảng CSVN Count 83 322 40 21 466 % 17.8 69.1 8.7 4.4 100.0 Tư tưởng Hồ Chí Minh Count 71 349 54 23 496 % 14.3 70.3 10.8 4.6 100.0 Những phương pháp giảng dạy được áp dụng khi giảng các môn giáo dục lý luận chính trị Có Không Total Thuyết trình Count 428 63 491 % 87.2 12.8 100.0 Cemina/ Thảo luận nhóm Count 455 36 491 % 92.7 7.3 100.0 Làm bài tập, thực hành Count 368 95 463 % 79.5 20.5 100.0 Đi nghiên cứu thực tế Count 269 180 449 % 59.9 40.1 100.0 Phương pháp khác Count 37 112 149 % 24.6 75.4 100.0 Đánh giá mức độ phù hợp của các phương pháp giảng dạy được áp dụng khi giảng các môn giáo dục lý luận chính trị Rất phù hợp Phù hợp Tương đối phù hợp Không phù hợp Khó trả lời Total Thuyết trình Count 127 216 107 21 12 484 % 26.2 44.7 22.2 4.4 2.6 100.0 Cemina/ Thảo luận nhóm Count 135 220 104 17 7 483 % 27.9 45.6 21.5 3.4 1.5 100.0 Làm bài tập, thực hành Count 88 202 117 46 13 465 % 18.8 43.4 25.1 10.0 2.7 100.0 Đi nghiên cứu thực tế Count 223 132 51 14 15 436 % 51.3 30.4 11.7 3.2 3.4 100.0 Phương pháp khác Count 18 36 17 6 38 115 % 15.8 31.1 14.7 5.5 32.9 100.0 Những phương tiện, vật dụng hỗ trợ khi giảng dạy các môn giáo dục lý luận chính trị Có Không Khó trả lời Total Máy tính/máy chiếu Count 479 11 4 495 % 96.8 2.3 .9 100.0 Phim tư liệu Count 434 56 6 496 % 87.6 11.2 1.2 100.0 Ảnh Count 426 58 6 491 % 86.9 11.9 1.2 100.0 Tư liệu bằng âm thanh Count 313 150 12 475 % 65.9 31.6 2.6 100.0 Bài báo Count 256 196 12 464 % 55.1 42.3 2.6 100.0 Văn bản, chính sách Count 385 75 15 475 % 81.0 15.9 3.1 100.0 Khác Count 17 56 49 121 % 13.7 46.0 40.2 100.0 Hình thức thi các môn giáo dục lý luận chính trị Viết Bài tập lớn/ Tiểu luận Vấn đáp Khác Total Hình thức thi môn: Những nguyên lý cơ bản cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin Count 457 15 20 0 492 % 92.9 3.0 4.1 .0 100.0 Hình thức thi môn: Đường lối cách mạng của Đảng CSVN Count 403 21 12 2 437 % 92.2 4.8 2.7 .4 100.0 Hình thức thi môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh Count 424 24 13 3 463 % 91.5 5.1 2.8 .6 100.0 Đánh giá mức độ phù hợp của hình thức thi các môn giáo dục lý luận chính trị Rất phù hợp Khá phù hợp Phù hợp Không phù hợp Total Đánh giá mức độ phù hợp của hình thức thi môn: Những nguyên lý cơ bản cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin Count 119 171 165 38 493 % 24.1 34.6 33.5 7.8 100.0 Đánh giá mức độ phù hợp của hình thức thi môn: Đường lối cách mạng của Đảng CSVN Count 111 141 153 32 437 % 25.4 32.3 35.1 7.3 100.0 Đánh giá mức độ phù hợp của hình thức thi môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh Count 115 150 159 39 464 % 24.9 32.4 34.3 8.5 100.0 Hình thức thi nên áp dụng đối với các môn giáo dục lý luận chính trị Viết Bài tập lớn/ Tiểu luận Vấn đáp Khác Total Nên đổi hình thức thi môn: Những nguyên lý cơ bản cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin Count 43 41 59 18 161 % 26.6 25.4 36.8 11.2 100.0 Nên đổi hình thức thi môn: Đường lối cách mạng của Đảng CSVN Count 36 44 53 12 145 % 24.6 30.1 36.9 8.4 100.0 Nên đổi hình thức thi môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh Count 41 37 61 11 151 % 27.2 24.7 40.7 7.3 100.0 Đánh giá về nguồn tài liệu phục vụ việc dạy-học các môn giáo dục lý luận chính trị tại trường Đầy đủ Thiếu ít Thiếu nhiều Không có Khó trả lời Total Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin Count 257 155 64 2 19 497 % 51.7 31.1 12.9 .5 3.9 100.0 Đường lối cách mạng của Đảng CSVN Count 241 145 51 2 16 455 % 52.9 31.9 11.2 .5 3.6 100.0 Tư tưởng Hồ Chí Minh Count 275 145 53 3 16 493 % 55.8 29.5 10.7 .7 3.3 100.0 Nơi đọc tài liệu khi học các môn giáo dục lý luận chính trị tại trường Có Không Total Mua/photo tài liệu về đọc Count 161 320 481 % 33.5 66.5 100.0 Đến thư viện của nhà trường Count 327 154 481 % 68.0 32.0 100.0 Đến thư viện quốc gia Count 43 439 481 % 8.9 91.1 100.0 Đánh giá mức độ đầy đủ của nguồn tài liệu về giáo dục lý luận chính trị Đầy đủ Thiếu ít Thiếu nhiều Không biết Total Những nguyên lý cơ bản cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin Count 281 148 45 22 496 % 56.7 29.8 9.1 4.5 100.0 Đường lối cách mạng của Đảng CSVN Count 256 144 39 18 457 % 56.1 31.5 8.5 3.9 100.0 Tư tưởng Hồ Chí Minh Count 291 142 45 17 496 % 58.8 28.7 9.1 3.4 100.0 Đánh giá mức độ cập nhật của các tài liệu về giáo dục lý luận chính trị Đa số cập nhật Khoảng một nửa cập nhật Đa số không cập nhật Không biết Total Những nguyên lý cơ bản cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin Count 173 168 99 53 494 % 35.0 34.1 20.1 10.7 100.0 Đường lối cách mạng của Đảng CSVN Count 185 162 70 41 459 % 40.3 35.4 15.3 8.9 100.0 Tư tưởng Hồ Chí Minh Count 209 153 80 52 494 % 42.3 31.0 16.2 10.5 100.0 Để việc học tập các môn giáo dục lý luận chính trị của sinh viên đạt hiệu quả hơn, theo người trả lời cần phải làm gì Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 182 36.4 36.4 36.4 áp dụng cách giảng sinh động, kiểm tra thi chuyển từ viết sang vấn đáp 1 .3 .3 36.6 áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung bài học 1 .3 .3 36.9 áp dụng phương pháp giảng dạy mới, giảng viên tích cực, gần gũi hơn, nội dung chương trình phù hợp, áp dụng trang thiết bị tiện dụng, tổ chức đi nghiên cứu thực tế 1 .3 .3 37.2 áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy 1 .3 .3 37.4 áp dụng thực tế ngay lập tức 1 .3 .3 37.7 Đào tạo giáo viên thân thiện, củng cố trang thiết bị nhất là máy chiếu 1 .3 .3 37.9 Đưa học viên đi thực tế nhiều hơn 1 .3 .3 38.2 Đưa vào tư liệu thực tế, giảm tải lý thuyết 2 .3 .3 38.5 Đưa vào tư liệu thực tế, giảm tải lý thuyết, lược bỏ phần khó học, khó hiểu ít ứng dụng 2 .3 .3 38.8 Đổi mới phương pháp cho sinh động, không cắt giảm thời lượng học, hạn chế giới hạn nội dung thi, thường xuyên kiểm tra mức độ tiếp thu của sinh viên 1 .3 .3 39.1 Đổi mới phương pháp dạy hứng thú cho sinh viên, trang bị đủ tài liệu, công cụ học tập 1 .3 .3 39.4 Đổi mới phương pháp dạy, cho học viên đứng lớp, làm việc nhóm, vấn đáp, giảng viên tạo không khí sôi nổi thêm nhiều hình ảnh, video thực tế 2 .3 .3 39.7 Đổi mới phương pháp dạy, chú trọng nội dung bài giảng 1 .3 .3 39.9 Đổi mới phương pháp dạy, tăng thời gian nghiên cứu, đi thực tế, thảo luận 1 .3 .3 40.2 Đổi mới phương pháp giảng có sự tương tác giảng viên và học viên, nêu rõ mục đích và tác dụng của môn học 1 .3 .3 40.5 Đổi mới phương pháp giảng dạy 1 .3 .3 40.7 Đổi mới phương pháp giảng dạy như làm bài tập, thảo luận nhóm, nghiên cứu tài liệu 1 .3 .3 41.0 Đổi mới phương pháp giảng dạy tạo hứng thú cho học viên 1 .3 .3 41.2 Đổi mới phương pháp giảng dạy, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, kỹ thuật, giáo trình, tài liệu 1 .3 .3 41.5 Đổi mới phương pháp giảng dạy, thêm xem phim tư liệu, hình ảnh, âm thanh và tham quan thực tế 1 .3 .3 41.8 Đổi mới phương pháp giảng sinh động hơn, ví dụ thực tế, sinh hoạt chính trị thực tế để sinh viên dễ tiếp thu 1 .3 .3 42.0 Đổi mới phương pháp giảng tạo hứng thú cho người học 1 .3 .3 42.3 Đổi mới phương pháp tránh khô cứng, máy móc, giáo điều, tăng kiến thức thực tiễn, nâng cao trang thiết bị cơ sở vật chất, giáo trình tài liệu 2 .3 .3 42.6 Đổi mới phương pháp và nội dung, thường xuyên áp dụng thực tế 1 .2 .2 42.8 Đổi mới phương pháp, đầy đủ phương tiện, cập nhật nội dung tài liệu 1 .3 .3 43.1 Đổi mới phương pháp, dành thời gian cho học viên nghiên cứu, áp dụng kiểm tra bài cũ 1 .3 .3 43.3 Đổi mới phương pháp, giảng viên tạo không khí vui nhộn, trang bị cơ sở tốt hơn, cập nhật giáo trình tài liệu mới 1 .3 .3 43.6 Đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giảng viên, gia tăng trang thiết bị, cập nhật giáo trình môn 1 .3 .3 43.9 Đổi mới phương pháp, nâng cao trình độ giảng dạy, nâng cấp cơ sở vật chất, đổi mới giáo trình tài liệu 1 .3 .3 44.1 Đổi mới phương pháp, nâng cao trình độ giảng viên, tăng thêm trang thiết bị, cơ sở vật chất, tài liệu giáo trinh 1 .3 .3 44.4 Đổi mới phương pháp, trang thiết bị mới hơn, cơ sở vật chất đầy đủ, cập nhật giáo trình 1 .3 .3 44.6 Đầu tư cơ sở vật chất, nhiều tài liệu tham khảo hơn 1 .3 .3 44.9 Đầu tư cơ sở vật chất, tài liệu tham khảo, giáo viên tương tác với học sinh nhiều hơn 2 .3 .3 45.2 Đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất, cập nhật thông tin chính trị cho sinh viên, áp dụng các hình thức học như thuyết trình, đi thực tế 2 .3 .3 45.5 Đầu tư trang thiết bị phù hợp với quan sát thực tế 1 .3 .3 45.8 Đầu tư trang thiết bị, đào tạo thêm giảng viên, nâng cao ý thức học cho học sinh 1 .3 .3 46.1 Đi tham quan thực tế nhiều hơn 1 .2 .2 46.3 Đi thực tế nhiều hơn 1 .3 .3 46.5 Đi thực tế nhiều hơn để áp dụng vào quá trình học 1 .2 .2 46.8 Đi thực tế nhiều hơn, đầu tư trang thiết bị 1 .3 .3 47.0 Đi thực tế nhiều, tăng thảo luận, tăng tài liệu băng đĩa, video... 1 .3 .3 47.3 Đi thực tế nhiều, trang thiết bị giảng dạy hiện đại hơn, nội dung chương trình cần đề cập đến những vấn đề thực tế 2 .3 .3 47.6 Bám sát thực tế, lấy ví dụ dễ hiểu, phim ảnh tài liệu liên quan 1 .3 .3 47.9 Bổ sung cập nhật thông tin 1 .3 .3 48.1 Bổ sung phương tiện dạy học, xây dựng thêm thư viện, bổ sung tài liệu học 1 .3 .3 48.4 Bổ sung tài liệu giảng dạy đa dạng, phong phú hơn, thêm vào phim ảnh tư liệu 2 .3 .3 48.7 Bổ sung thêm nhiều chuyến nghiên cứu thực tế để có trực quan sinh động giúp tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn 1 .3 .3 49.0 Bổ sung thêm thời gian giảng dạy 1 .3 .3 49.2 Cách diễn giải gắn thực tế, sinh động 1 .3 .3 49.5 Cách giảng dạy hàn lâm học sinh khó tiếp thu, cách kiểm tra quá áp đặt, kiến thức phức tạp xa rời thực tiễn, giáo trình tài liệu dày đặc khó thu hút người đọc 1 .3 .3 49.8 Có buổi sinh hoạt, đi thực tế nhiều hơn 1 .3 .3 50.0 Có phương pháp học; tập trung tiếp thu bài, tổ chức thảo luận nhóm, tích cực tìm hiểu tài liệu 1 .3 .3 50.3 Có phương pháp thu hút sinh viên vào bài giảng 1 .3 .3 50.5 Cần đưa lý thuyết vào thực tiễn, cho sinh viên xem phim tư liệu, đi thực tế nhiều, tăng cường trao đổi giữa giảng viên và học viên 1 .3 .3 50.8 Cần đi thực tế 1 .3 .3 51.0 Cần có các ví dụ thực tiễn về việc áp dụng những nguyên lý hay tư tưởng thế nào, cho sinh viên xem phim tư liệu và đi thực tế 1 .3 .3 51.3 Cần có những phương pháp chia sẻ kiến thức thực tế hơn từ các giảng viên 2 .4 .4 51.7 Cần có phương pháp mới để đỡ nhàm chán cho người học, nên xen kỹ các bộ phim tư liệu, câu chuyện hấp dẫn 1 .2 .2 52.0 Cần chăm nghe thầy cô giảng trên lớp, tự học ở nhà nhiều hơn 1 .3 .3 52.2 Cần chắt lọc nội dung quan trọng cần thiết cho công tác sau này 2 .3 .3 52.6 Cần cho sinh viên đi thực tế để hiểu sâu, sát những gì đã học 1 .2 .2 52.8 Cần khái quát ý chính để học sinh hiểu sâu hơn, cần cho học sinh sự hứng thú như các trò chơi, giải thưởng, giúp học sinh tìm tòi, nghiên cứu 2 .3 .3 53.1 Cần nâng số tiết học giáo viên truyền đạt kiến thức học sinh 2 .3 .3 53.4 Cần nhiều bài giảng liên hệ với thực tiễn 1 .3 .3 53.7 Cần nhiều buổi đi tham quan thực tế, trang thiết bị học tập đầy đủ hơn 1 .3 .3 53.9 Cần nhiều ví dụ, tài liệu thực tế hơn 3 .5 .5 54.5 Cần phương pháp giảng dạy tốt 1 .2 .2 54.7 Cần thường xuyên tổng kết rút kinh nghiệm, đánh giá phương pháp giảng dạy 1 .3 .3 54.9 Cập nhật đổi mới phương pháp giảng, gắn liền thực tế 1 .3 .3 55.2 Cập nhật giáo trình, tài liệu, tạo chuyên đề cho sinh viên thuyết trình, có phim tư liệu dẫn chứng liên quan 2 .3 .3 55.5 Cập nhật phương pháp giảng dạy mới, nguồn giáo viên trẻ năng động, trang thiết bị hiện đại đầy đủ 1 .3 .3 55.8 Cập nhật tài liệu đúng chủ trương đường lối của đảng, đa dạng phương pháp giảng và hình thức thi kiểm tra 1 .3 .3 56.0 Cập nhật tài liệu giảng dạy, tham khảo, đi thực tế 1 .3 .3 56.3 Cập nhật tài liệu mới, đa dạng phương pháp giảng, thi đổi sang vấn đáp 1 .3 .3 56.6 Cập nhật tài liệu phù hợp với giai đoạn phát triển hiện nay 1 .3 .3 56.8 Cập nhật tài liệu, giảng dạy cần thực tế, giảng viên tạo điều kiện cho học viên tự tìm hiểu 1 .3 .3 57.1 Cập nhật và đổi mới nội dung 1 .3 .3 57.3 Cập nhật, đổi mới phương pháp giảng phù hợp, trang bị áp dụng tiến bộ KHKT vào giảng dạy 1 .3 .3 57.6 Chăm chỉ đọc sách LLCT 1 .3 .3 57.9 Chăm chỉ đọc tài liệu 1 .2 .2 58.1 Chăm chỉ nghiên cứu nghiền ngẫm 1 .2 .2 58.3 Chăm học 1 .2 .2 58.5 Chiếu phim tư liệu, lấy ví dụ nhiều hơn, có điểm thưởng để sinh viên học hăng say hơn 1 .3 .3 58.8 Chủ động sáng tạo trong giảng dạy, nắm bắt tâm lý học viên 1 .3 .3 59.0 Chỉ cần học viên cố gắng 1 .3 .3 59.3 Cho học viên tiếp xúc thực tế nhiều hơn 1 .3 .3 59.6 Cho sinh viên chủ đề để thảo luận và cùng tìm tài liệu tham khảo 2 .3 .3 59.9 Chú trọng nội dung trọng tâm không lan man, phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự lập của sinh viên 2 .3 .3 60.2 Chú trọng phương pháp dạy 1 .3 .3 60.5 Củng cố cơ sở vật chất trang thiết bị, kể chuyện hay vào bài giảng tránh nhàm chán 1 .2 .2 60.7 Cung cấp kiến thức đủ cho 1 tiết học, không nên quá chèn ép kiến thức 1 .3 .3 61.0 Cung cấp tư liệu cho sinh viên 1 .2 .2 61.2 Dạy học thông qua câu chuyện thực tế, giảng viên cần thu hút sự chú ý của học viện, giảm sự chán nản của học viên 1 .3 .3 61.4 Dạy theo tình hình thực tế 1 .3 .3 61.7 Dạy theo tình hình thực tế, đưa thực tiễn và tương lai vào bài học 1 .3 .3 62.0 Gắn chương trình sát thực tế 1 .3 .3 62.2 Gắn chương trình sát thực tế công tác 1 .3 .3 62.5 Gắn nhiều hơn với thực tiễn và lợi ích bản thân mỗi học viên 1 .3 .3 62.8 Gắn với thực tiễn, không gò bó nội dung trong phạm vi ngân hàng câu hỏi tránh tình trạng học vẹt 1 .3 .3 63.0 Giáo trình cần phù hợp 1 .2 .2 63.2 Giáo trình còn dài dòng chưa tập trung vào vấn đề chính, giáo viên nên tóm tắt lại cho học viên dễ tiếp thu 2 .3 .3 63.6 Giáo viên cần tạo hứng thú cho học viên, thêm giáo trình lôi cuốn kích thích học viên từ đó nâng cao ý thức tự học 1 .3 .3 63.8 Giáo viên cho bài tập về nhà để sinh viên làm nhiều hơn, rút ngắn chương trình giảng dạy, giới thiệu thêm cho sinh viên nhiều tài liệu tham khảo 1 .3 .3 64.1 Giáo viên nên cung cấp nhiều tài liệu video, hình ảnh, phim tài liệu cho học viên dễ tiếp thu 1 .2 .2 64.3 Giáo viên tạo thu hút với sinh viên, đưa ra các video thiết thực, trang thiết bị đầy đủ như máy chiếu..., nội dung chương trình đầy đủ 2 .3 .3 64.6 Giảm lý thuyết, tăng thực tế 1 .3 .3 64.9 Giảm tải nội dung, tăng số tiết vì kiến thức nhiều thời gian ít, trường không lắp wifi gây khó khăn cho việc tìm tài liệu 2 .3 .3 65.2 Giảng dạy đi liền với thực tế, tài liệu thường xuyên đổi mới, tổ chức thực tế nhiều 1 .3 .3 65.5 Giảng dạy cần nhiều ví dụ thực tế 1 .3 .3 65.7 Giảng dạy cụ thể, học tập liên hệ tư duy, ý nghĩa với bản thân 1 .3 .3 66.0 Giảng dạy không nên nói nhiều, cho sinh viên xem phim tài liệu, đi thực tiễn để gắn lý thuyết với thực tiễn, tăng cường trao đổi 1 .3 .3 66.2 Giảng dạy kèm kiến thức thực tế 1 .3 .3 66.5 Giảng dạy kết hợp thực tế nhiều hơn, đưa tư liệu ngoài giáo trình , giảm thuyết trình thay bằng viết báo cáo, thu hoạch 1 .2 .2 66.7 Giảng dạy lý thuyết gắn với thực tế 3 .5 .5 67.2 Giảng viên đi vào trọng tâm, phân tích ví dụ để học sinh hiểu vấn đề, giáo trình đọc khó hiểu, quá dày 1 .3 .3 67.5 Giảng viên có phương pháp phù hợp hơn 1 .3 .3 67.8 Giảng viên cần am hiểu nhiều lĩnh vực, đa dạng về phương pháp giảng, trang bị đầy đủ thiết bị giảng dạy như máy chiếu, âm thanh, giáo viên cần phân biệt cho sinh viên tài liệu nào là chính thống hay không chính thống 1 .3 .3 68.0 Giảng viên cần gần gũi hơn, nội dung giảng cô đọng, giảm áp lực cho học viên 1 .3 .3 68.3 Giảng viên lâu lâu nói chuyện vui để sinh viên không buồn ngủ 2 .3 .3 68.6 Giảng viên nâng cao khả năng, đổi mới phương pháp phù hợp 1 .3 .3 68.9 Giảng viên tạo hứng thú cho học viên, học viên cần chuẩn bị bài trước ở nhà, mạnh dạn nêu ý kiến, tránh học vẹt 1 .3 .3 69.1 Giảng viên thân thiện, học viên tích cực, đổi mới phương pháp lấy người học làm trung tâm, trang thiết bị hiện đại 1 .3 .3 69.4 Không ngừng nâng cao thêm kiến thức LLCT, trang bị đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ học tập, nội dung rút ngắn dễ hiểu 2 .3 .3 69.7 Khuyến khích học sinh đọc sách nhiều, cho những cuốn sách hay để sinh viên đọc nghiên cứu và cho bài kiểm tra 1 .3 .3 70.0 Kiến thức nhiều thi tập trung vào cuối kỳ dẫn đến quá tải, cần kết hợp học như thuyết trình, các kiến thức ngoài giáo trình 1 .3 .3 70.2 Kiến thức thi quá nhiều, nhiều môn học nhiều cùng một lúc nên khó học, nên cho đi thực tế, tóm lược các môn học 1 .3 .3 70.5 Kết hợp giảng dạy và kể chuyện hài để học viên hứng thú, không buồn ngủ 1 .3 .3 70.7 Kết hợp giảng với xem phim tư liệu, hình ảnh, liên hệ thực tế 2 .3 .3 71.1 Kết hợp lý luận và thực tiễn, sử dụng tài liệu phim ảnh, tọa đàm bồi dưỡng LLCT, nâng cao bản lĩnh chính trị 1 .3 .3 71.3 Kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy; thêm nhiều kiến thức thực tế 1 .3 .3 71.6 Lắng nghe thầy cô giảng và phương pháp học tập đúng đắn 1 .3 .3 71.8 Lồng ghép thực tế, thân thiện và dễ trao đổi 2 .3 .3 72.2 Lấy học viên làm trung tâm, nâng cao chất lượng môn học và các mô hình giáo cụ sinh động 1 .3 .3 72.4 Liên hệ thực tế nhiều, tăng thực hành, sử dụng nhiều thiết bị hỗ trợ giảng 1 .3 .3 72.7 Liên hệ thực tế nhiều, tránh lý thuyết quá nhiều khiến học sinh mơ hồ 1 .3 .3 72.9 Liên hệ thực tế nhiều, trang thiết bị nhiều hơn 1 .3 .3 73.2 Liên tục đổi mới phương pháp giảng, bổ sung thay thế trang thiết bị giảng 1 .3 .3 73.5 Liên tục đổi phương pháp giảng, tránh nhàm chán 1 .3 .3 73.7 Môn LLCT thường khô khan, giáo viên chỉ chiếu slide, ít khi liên hệ thực tiễn, cần thay đổi phương pháp giảng dạy mới 1 .3 .3 74.0 Nâng cao chất lượng trang thiết bị, cơ sở vật chất. Cần đi thực tế nhiều 1 .3 .3 74.2 Nâng cao phương pháp giảng dạy, đi thực tế, xem phim tư liệu 1 .3 .3 74.5 Nâng cao phương pháp, đưa ra hình ảnh, phim tài liệu 1 .3 .3 74.8 Nâng cao trang thiết bị giảng dạy, bổ sung thời lượng thực hành 1 .3 .3 75.0 Nâng cao trang thiết bị, cơ sở vật chất giảng dạy 1 .3 .3 75.3 Nâng cao tự học, đọc tài liệu, viết tiểu luận, bài tập lớn, đi thực tế tại các bảo tàng 1 .3 .3 75.5 Nâng cao tính chủ động của học viên, giảng viên nhiệt tình tâm huyết, đảm bảo trang thiết bị cơ sở vật chất, chương trình nhiều ví dụ 2 .3 .3 75.9 Nâng cao ý thức tự học của học viên dưới sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn 1 .3 .3 76.1 Nâng cao ý thức tự học là chính, phương pháp dạy cần nhiều ví dụ sinh động, giảm bớt trùng lặp trong nội dung dạy 1 .3 .3 76.4 Nên đưa nhiều tư liệu thiết thực hơn vào giảng dạy, tổ chức nhiều bài học nhóm để sinh viên có cơ hội phát huy sáng tạo 1 .3 .3 76.6 Nội dung cần thiết thực hơn, cần phản bác qua lại để hiểu sâu hơn, cần nguồn tài liệu tham khảo thiết thực 1 .3 .3 76.9 Nội dung giảng cô đọng súc tích, sinh động, cần nhiều chuyến thực tế 1 .3 .3 77.1 Nội dung phù hợp dễ tiếp thu hơn 1 .2 .2 77.4 Phát huy phương pháp thuyết trình 2 .3 .3 77.7 Phát huy tính chủ động, sáng tạo tích cực của sinh viên 1 .3 .3 78.0 Phương pháp dạy dễ hiểu, thoải mái hơn, đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất, nội dung tóm lược không nên dàn trải, cung cấp thêm tài liệu, giảm ngân hàng câu hỏi 1 .3 .3 78.2 Phương pháp dạy linh hoạt, sáng tạo, thu hút học viên 1 .3 .3 78.5 Phương pháp dạy linh hoạt, sáng tạo, thu hút học viên, nghiên cứu lí luận đi đôi với thực tế 1 .3 .3 78.7 Phương pháp dạy phù hợp, giảng viên có kinh nghiệm thực tế, trang thiết bị đầy đủ phù hợp, cung cấp đầy đủ giáo trình 1 .3 .3 79.0 Phương pháp giảng càn lôi cuốn, dễ hiểu, trang bị bổ sung nhiều tài liệu liên quan 2 .3 .3 79.3 Phương pháp giảng cần sinh động vì những môn chính trị là môn khô khan, cần nhiều ví dụ thực tế 1 .3 .3 79.6 Phương pháp giảng cần tạo sự đam mê cho học viên, giáo viên cởi mở 2 .3 .3 79.9 Phương pháp giảng dạy đơn giản, dễ tiếp thu, sát thực tế 1 .3 .3 80.2 Phương pháp giảng hấp dẫn hơn, tài liệu đầy đủ hơn, có nhiều cơ hội cho học viên thuyết trình 1 .3 .3 80.4 Phương pháp giảng tốt hơn, chú trọng tự nghiên cứu 1 .3 .3 80.7 Phương pháp giảng vận dụng thực tế, giảm lý thuyết, bổ sung nhiều tài liệu tham khảo 1 .3 .3 80.9 Phương pháp sinh động hơn; cập nhật giáo trình tài liệu, tổ chức đi thực tế 1 .3 .3 81.2 Phương pháp thay đổi cho sinh viên chủ động, giáo viên cởi mở, trang thiết bị cần đầy đủ, nội dung có nhiều hình ảnh, phim 1 .3 .3 81.5 Phương pháp, trang thiết bị hiện đại hơn 1 .3 .3 81.7 Siêng học 1 .2 .2 81.9 Sinh độnghơn 1 .3 .3 82.2 Sinh viên phải đọc nhiều tài liệu, tổ chức thảo luận nhóm, tạo điều kiện cho sinh viên thuyết trình trên lớp để tự tin trước đám đông 2 .3 .3 82.5 Sử dụng máy chiếu nhiều hơn, cho học viên xem các tư liệu, tài liệu hay hơn, tham quan thực tế 1 .3 .3 82.8 Sửa chữa trang thiết bị máy chiếu... giới thiệu thêm nhiều tài liều tham khảo 1 .3 .3 83.0 Tăng cường đi thực tế, cập nhật các nguồn tài liệu tham khảo 1 .3 .3 83.3 Tăng cường đi thực tế, cập nhật tài liệu trong và ngoài nước 1 .3 .3 83.6 Tăng cường cemina thảo luận, đi thực tế 1 .3 .3 83.8 Tăng cường cho sinh viên tự học, làm việc nhóm, thuyết trình trước đám đông, đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới phương pháp giảng dạy 2 .3 .3 84.1 Tăng cường nghiên cứu thực tế, giảng dạy bằng phương pháp nghe nhìn, vận dụng trong thực tế 1 .3 .3 84.4 Tăng cường phương pháp dạy phù hợp, tăng cường cơ sở vật chất 1 .3 .3 84.7 Tăng cường thảo luận cemina 1 .3 .3 84.9 Tăng cường thảo luận, phân tích vấn đề LLCT, trả lời sâu sắc câu hỏi của học viên, cung cấp tài liệu kiến thức trọng tâm, nâng cao khả năng tự học 1 .3 .3 85.2 Tăng cường trao đổi thảo luận giữa giảng viên và sinh viên, sửa chữa trang thiết bị, nội dung giảng cần bổ sung hình ảnh tư liệu âm thanh 1 .3 .3 85.4 Tăng tương tác của giáo viên với sinh viên, nâng cao cơ sở vật chất 2 .3 .3 85.7 Tăng tương tác giáo viên và học sinh tạo không khí sinh động, cơ sở vật chất đầy đủ, tránh đi sau chủ trương đường lối của Đảng 2 .3 .3 86.1 Tăng tương tác với sinh viên, có danh mục dách tham khảo, đề cương rõ ràng 1 .3 .3 86.3 Tăng thảo luận, ví dụ minh họa kết hợp hình thức giải trí như kể chuyện bác Hồ, các môn Mác lê nin khó cần trọng tâm hơn 1 .3 .3 86.6 Tăng thời gian giảng dạy 1 .3 .3 86.9 Tăng thời gian học các môn lý luận 1 .3 .3 87.1 Tăng thời lượng giảng dạy, đổi mới phương pháp đưa sinh viên làm trung tâm, tài liệu đáp ứng, đẩy mạnh đi thực tế, đổi mới cơ sở vật chất trang thiết bị 1 .3 .3 87.4 Tăng thời lượng thảo luận để học viên tự tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức, tăng cường các loại hình tài liệu tham khảo 1 .2 .2 87.6 Tăng tiết tự thảo luận, thuyết trình để tăng kỹ năng mềm, dễ tiếp thu kiến thức 1 .3 .3 87.9 Tìm phương pháp giảng dạy mới, cập nhật tài liệu kịp thời, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất 1 .3 .3 88.1 Tìm phương pháp học có khoa học hơn 1 .3 .3 88.4 Tài liệu nhiều hơn, giảng hay hơn, sinh động, thực tế hơn 1 .2 .2 88.6 Tạo điều kiện cho sinh viên thảo luận trên lớp 2 .3 .3 88.9 Tạo cơ hội cho sinh viên thuyết trình, làm tiểu luận nhóm, cung cấp cho học viên nhiều tài liệu tham khảo, chắt lọc nội dung quan trọng cho công tác sau này 2 .3 .3 89.3 Tổ chức đi thực tế để có cái nhìn sát hơn về môn học trong thực tế, sưu tầm các đoạn phim tài liệu 1 .3 .3 89.5 Tổ chức đi thực tế, diễn kịch, tương tác với giáo viên thoải mái 1 .3 .3 89.8 Tổ chức các buổi tham quan di tích lịch sử, sử dụng phim tài liệu liên quan 1 .3 .3 90.0 Tổ chức cho sinh viên những buổi thuyết trình nhiều hơn, sử dụng nhiều tư liệu về hình ảnh 2 .3 .3 90.3 Tổ chức thuyết trình thảo luận, trang bị máy chiếu đầy đủ, bổ sung tài liệu 1 .3 .3 90.6 Tổ chức tranh luận cemina trong lớp, cho học sinh xem tài liệu và phim ảnh, chương trình dạy không quá dài hay quá ngắn 2 .3 .3 90.9 Thư viện cần đáp ứng đủ tài liệu mới, cho học viên đi thực tế, xem phim tư liệu 1 .2 .2 91.2 Thư viện không đáp ứng nhu cầu đọc sách của sinh viên 2 .3 .3 91.5 Thảo luận nhóm, đi thực tế, thường xuyên kiểm tra việc học bài của học viên 1 .3 .3 91.7 Thêm nhiều buổi đi thực tế hơn 1 .3 .3 92.0 Thêm nhiều tài liệu thực tế vào giảng dạy 1 .3 .3 92.3 Tham quan thực tế, dạy những vấn đề thực tế nhiều hơn, hiện nay lý thuyết khô khan còn nhiều, tài liệu tham khảo ít 1 .2 .2 92.5 Thêm tài liệu tham khảo 1 .2 .2 92.7 Thay đổi cách thi lấy điểm 1 .3 .3 93.0 Thay đổi phương pháp dạy, khuyến khích tinh thần học viên bằng cách cho điểm thưởng 1 .3 .3 93.2 Thay đổi phương pháp giảng để phù hợp hơn 1 .2 .2 93.5 Thay đổi phương pháp giảng dạy cũ quá hàn lâm, cần bám sát thực tiễn, nên đặt vấn đề để tìm hướng giải quyết chứ không chỉ thuyết trình phân tích lí luận 1 .3 .3 93.7 Thay đổi phương pháp giảng dạy vì phương pháp cũ học viên thấy nặng nề, kiểm tra theo cách học thuộc chưa thực sự hiệu quả, cần hỏi câu hỏi mở để phát huy năng lực học viên 1 .3 .3 94.0 Thay đổi phương pháp giảng dạy, chủ động trao đổi, giáo viên cởi mở, tạo hứng thú cho sinh viên, trang thiết bị đầy đủ, có nhiều hình ảnh, phim tài liệu 1 .3 .3 94.2 Thay đổi phương pháp giảng nâng cao chủ động của học viên, giáo viên tâm huyết với nghề, cơ sở vật chất nâng cấp, cập nhật chương trình, tài liệu tham khảo 2 .3 .3 94.6 Thay đổi phương pháp giao tiếp nhiều, thêm tư liệu tham khảo, đi thực tế 1 .3 .3 94.8 Thay đổi phương pháp phù hợp, thêm buổi thảo luận, trao đổi chuyên gia, tài liệu tham khảo phong phú 1 .3 .3 95.1 Thay đổi phương pháp, không bám sát quá giáo trình khi dạy, sử dụng phim tư liệu, hình ảnh cũng như thực tế nhiều hơn 1 .3 .3 95.3 Thầy cô trao đổi kinh nghiệm với nhau 1 .3 .3 95.6 Thường xuyên đi thực tế, liên hệ thực tế trong giảng dạy, nhiều tài liệu tham khảo 1 .3 .3 95.9 Thường xuyên cập nhật tài liệu giáo trình giảng dạy học tập, tăng tập huấn công tác giảng dạy môn giáo dục lí luận 2 .3 .3 96.2 Thường xuyên kiểm tra miệng 1 .2 .2 96.4 Thường xuyên thay đổi phương pháp giảng đẻ không khí sôi nổi giữa giáo viên và học viên 1 .3 .3 96.7 Thường xuyên theo dõi thời sự và các môn chính trị 1 .3 .3 96.9 Thuyết trình nhiều hơn, chú trọng phát triển kỹ năng hơn là nhồi nhét kiến thức, hỏi bài cũ 1 .3 .3 97.2 Trang bị đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất, các tư liệu tham khảo 1 .3 .3 97.4 Trang thiết bị đầy đủ và thường xuyên, đưa sinh viên đi thực tế bên ngoài 1 .3 .3 97.7 Trang thiết bị cần bảo đảm, phương pháp cần linh động 1 .3 .3 98.0 Tự học là chủ yếu, theo sự hướng dẫn của giáo viên 1 .3 .3 98.2 Tự nghiên cứu tài liệu thường xuyên, chuyên đề thực tếm, cemina 1 .3 .3 98.5 Tích cực học tập, trao đổi, tìm tài liệu 1 .2 .2 98.7 Tích cực thảo luận, trang thiết bị , nội dung giảng dạy sinh động 1 .3 .3 99.0 Tích cực trao đổi với học viên, nội dung dễ hiểu, ngắn gọn, rõ ràng, giáo trình phải cập nhật thường xuyên 2 .3 .3 99.3 Xem nhiều tài liệu thực tế ở địa phương 1 .2 .2 99.5 Xem trước bào và chú ý nghe thầy cô giảng 1 .2 .2 99.7 Xem xét phương pháp học tập thảo luận nhóm kết hợp đi thực tế 1 .3 .3 100.0 Total 500 100.0 100.0

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_doi_moi_noi_dung_chuong_trinh_giao_duc_ly_luan_chinh.docx
Tài liệu liên quan