Luận án Đổi mới hoạt động thể thao ngoại khóa bằng hình thức câu lạc bộ góp phần phát triển thể chất cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Sơn La

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO NGUYỄN BÁ ĐIỆP ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG THỂ THAO NGOẠI KHÓA BẰNG HÌNH THỨC CÂU LẠC BỘ GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH SƠN LA Chuyên ngành: Giáo dục thể chất Mã số: 62.14.01.03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI, 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO NGUYỄN BÁ ĐIỆP ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG THỂ THAO NGOẠI K

pdf271 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 392 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Luận án Đổi mới hoạt động thể thao ngoại khóa bằng hình thức câu lạc bộ góp phần phát triển thể chất cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HÓA BẰNG HÌNH THỨC CÂU LẠC BỘ GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH SƠN LA Chuyên ngành: Giáo dục thể chất Mã số: 62.14.01.03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Vũ Đức Thu 2. TS. Hoàng Công Dân HÀ NỘI, 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Bá Điệp MỤC LỤC Trang Danh mục các bảng biểu Danh mục các biểu đồ Danh mục các từ viết tắt ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Mục đích nghiên cứu 4 Mục tiêu nghiên cứu 4 Giả thuyết khoa học 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6 1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục thể chất và thể thao trường học 5 1.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về thể dục thể thao trường học 6 1.1.2. Quy định của Bộ Giáo dục Đào tạo về thể dục thể thao trường học 9 1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông 11 1.2.1. Khái niệm giáo dục thể chất 11 1.2.2. Mục tiêu của giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông 12 1.2.3. Nhiệm vụ của giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông 14 1.3. Đặc điểm của giáo dục thể chất nội khóa và ngoại khóa trong trường phổ thông 15 1.3.1. Đặc điểm của giáo dục thể chất nội khóa 15 1.3.2. Đặc điểm của hoạt động thể thao ngoại khóa 18 1.3.3. Giáo dục thể chất trường học trước yêu cầu đổi mới giáo dục 21 1.3.3.1. Thực trạng giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trường trung học phổ thông hiện nay 21 1.3.3.2. Yêu cầu đổi mới nội dung chương trình giáo dục thể chất 23 1.4 Đặc điểm của loại hình câu lạc bộ thể dục thể thao trong hệ thống giáo dục phổ thông 25 1.4.1. Khái quát về thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở 25 1.4.2. Khái niệm câu lạc bộ thể dục thể thao 28 1.4.3. Chức năng câu lạc bộ thể dục thể thao 29 1.4.4. Loại hình câu lạc bộ thể dục thể thao 29 1.4.5. Những đặc điểm cơ bản của câu lạc bộ thể dục thể thao trường học 32 1.4.6. Mô hình tổ chức câu lạc bộ thể dục thể thao trường học 35 1.4.7. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của câu lạc bộ thể dục thể thao trường học 36 1.5. Đặc điểm sinh lí, tâm lý học sinh lứa tuổi trung học phổ thông và đặc trưng tâm lý học sinh dân tộc thiểu số 37 1.5.1. Đặc điểm sinh lí học sinh lứa tuổi trung học phổ thông 37 1.5.2. Đặc điểm tâm lý học sinh lứa tuổi trung học phổ thông 40 1.5.3. Đặc trưng tâm lý học sinh các dân tộc thiểu số 41 1.6. Đặc điểm giáo dục và đặc trưng văn hóa các dân tộc ở tỉnh Sơn La 44 1.6.1. Khái quát về giáo dục trung học phổ thông tỉnh Sơn La 44 1.6.2. Đặc điểm, đặc trưng văn hóa các dân tộc ở tỉnh Sơn La 46 1.6.3. Thực tiễn giáo dục thể chất và thể thao trường học tỉnh Sơn La 49 1.7. Các công trình nghiên cứu liên quan 51 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 57 2.1. Đối tượng nghiên cứu 57 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 57 2.1.2 Khách thể nghiên cứu 57 2.2. Phương pháp nghiên cứu 57 2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 57 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn – điều tra xã hội học 58 2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm 60 2.2.4. Phương pháp kiểm tra y học 60 2.2.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm 62 2.2.6. Phương pháp thực nghiêṃ sư phaṃ 66 2.2.7. Phương pháp toán thống kê 67 2.3. Tổ chức nghiên cứu 68 2.3.1. Địa điểm và cơ quan phối hợp nghiên cứu 68 2.3.2. Kế hoạch nghiên cứu 69 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 71 3.1. Thực trạng công tác giáo dục thể chất trong trường trung học phổ thông tỉnh Sơn La 71 3.1.1. Khái quát về hệ thống quy mô trường, lớp và học sinh trong các trường trung học phổ thông tỉnh Sơn La 71 3.1.2. Thực trạng Giáo dục thể chất nội khóa cấp Trung học phổ thông tỉnh Sơn La 71 3.1.2.1. Thực trạng về đội ngũ giáo viên thể dục 71 3.1.2.2. Thực trạng về cơ sở vật chất trong các trường trung học phổ thông ở Sơn La 73 3.1.2.3. Thực trạng về thực hiện chương trình môn học Thể dục cấp trung học phổ thông tỉnh Sơn La 74 3.1.2.4. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên trong trường trung học phổ thông ở Sơn La về công tác thể dục thể thao 81 3.1.3. Thực trạng hoạt động thể thao ngoại khóa trong các trường 82 trung học phổ thông tỉnh Sơn La 3.1.3.1. Thực trạng về nội dung và hình thức hoạt động thể thao ngoại khóa trong các trường trung học phổ thông tỉnh Sơn La 82 3.1.3.2. Về kết quả hoạt động thể thao ngoại khóa trong các trường trung học phổ thông tỉnh Sơn La 83 3.1.4. Thực trạng hoạt động của các câu lạc bộ thể thao trong các trường trung học phổ thông tỉnh Sơn La 84 3.1.4.1. Số lượng câu lạc bộ và số học sinh tham gia tập luyện trong câu lạc bộ thể dục thể thao ở Sơn La 85 3.1.4.2. Về cơ cấu tổ chức và nội dung hoạt động của các câu lạc bộ thể thao trong trường trung học phổ thông ở Sơn La 85 3.1.5. Đánh giá thực trạng thể chất học sinh trong các trường trung học phổ thông ở Sơn La 87 Bàn luận về thực trạng giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trường trung học phổ thông ở Sơn La 87 3.2. Xây dựng mô hình câu lạc bộ thể thao trong các trường trung học phổ thông tỉnh Sơn La 98 3.2.1. Sự cần thiết và căn cứ để xây dựng mô hình câu lạc bộ thể dục thể thao trong các trường trung học phổ thông tỉnh Sơn La 98 3.2.1.1. Sự cần thiết xây dựng mô hình câu lạc bộ thể dục thể thao 98 3.2.1.2. Những căn cứ để xây dựng mô hình câu lạc bộ thể dục thể thao 99 3.2.2. Xác định nguyên tắc xây dựng mô hình câu lạc bộ thể dục thể thao trong các trường trung học phổ thông tỉnh Sơn La 100 3.2.2.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 100 3.2.2.2 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 100 3.2.2.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 101 3.2.2.4 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ và phát triển 101 3.2.3. Xây dựng và ứng dụng mô hình câu lạc bộ thể dục thể thao nhằm đổi mới hoạt động thể thao ngoại khóa, phát triển thể chất cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Sơn La 102 3.2.3.1. Mô hình về thiết chế tổ chức và quản lý hoạt động câu lạc bộ thể dục thể thao trong các trường trung học phổ thông tỉnh Sơn La 102 3.2.3.2. Mô hình tổ chức, quản lý và bồi dưỡng năng lực hướng dẫn viên phục vụ cho hoạt động câu lạc bộ thể dục thể thao 106 3.2.3.3. Về nội dung hoạt động câu lạc bộ thể dục thể thao trong các trường trung học phổ thông tỉnh Sơn La 110 3.2.4. Thực nghiệm và đánh giá hiệu quả hoạt động của mô hình câu lạc bộ thể dục thể thao trong các trường trung học phổ thông tỉnh Sơn La 113 Bàn luận về đổi mới hoạt động thể thao ngoại khóa bằng hình thức câu lạc bộ góp phần nâng cao hiệu hiệu quả giáo dục thể chất trong các trường trung học phổ thông ở Sơn La 134 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 151 KẾT LUẬN 151 KIẾN NGHỊ 153 TÀI LIỆU THAM KHẢO 154 DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ Số Tên bảng biểu, biểu đò Trang 3.1 Quy mô trường, lớp và học sinh trong các trường THPT ở Sơn La, năm học 2013-2014, (n = 32) Sau trang 71 3.2 Thực trạng đội ngũ giáo viên thể dục trong các trường THPT ở Sơn La, năm học 2013 – 2014 (n = 141) Sau trang 71 3.3 Kết quả khảo sát năng lực giáo viên thể dục THPT theo Chuẩn nghề nghiệp (n = 141) Sau trang 72 3.4. Kết quả đánh giá về các phẩm chất và năng lực chuyên môn của GV TD THPT ở Sơn La (n= 141) Sau trang 74 3.5 Diện tích đất dành cho TDTT trong trường THPT ở Sơn La, năm học 2013 – 2014 (n = 32) Sau trang 74 3.6 Thực trạng cơ ở vật chất thể dục thể thao trong các trường THPT ở Sơn La (n =32) Sau trang 74 3.7 Kết quả đánh giá chất lượng giờ dạy của giáo viên thể dục trong các trường THPT ở Sơn La (n = 24) Sau trang 75 3.8 Kết quả khảo sát mức độ ham thích tập luyện TT của HS THPT Sơn La (n = 2.667) Sau trang 77 3.9 Kết quả khảo sát sự lựa chọn các môn thể thao tập luyện của học sinh THPT tỉnh Sơn La (n = 2.667) Sau trang 77 3.10 Mức độ yêu thích môn học thể dục của học sinh THPT Sơn La (n = 2.667) Trang 78 3.11 Đánh giá về tinh thần và thái độ học tập môn thể dục của học sinh THPT tỉnh Sơn La (n= 2.667) Sau trang 79 3.12 Xếp loại học tập môn thể dục của học sinh THPT Sơn La, năm học 2013 – 2014 (n= 2.667) Trang 79 3.13 Xếp loại tinh thần thái độ học tập môn thể dục của học sinh THPT Sơn La, năm học 2013 – 2014 (n= 2.667) Sau trang 80 3.14a Tập hợp các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả học tập môn thể dục và hoạt động thể thao ngoại khóa của nam học sinh THPT Sơn La (n= Sau trang 80 1.045) 3.14b Tập hợp các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả học tập môn thể dục và hoạt động thể thao ngoại khóa của nữ học sinh THPT Sơn La (n= 1.262) Sau trang 80 3.15 Sự quan tâm đến GDTC và hoạt động thể thao ngoại khóa trong các trường THPT ở Sơn La (n = 237) Sau trang 81 3.16 Thực trạng sử dụng các hình thức hoạt động thể thao ngoại khóa trong trường THPT ở Sơn La, năm học 2013 – 2014, n = 32 Trang 82 3.17 Các môn thể thao được lựa chọn tập luyện ngoại khóa trong các trường THPT Sơn La Năm học 2013 – 2014 (n = 32) Sau trang 83 3.18 Thực trạng tham gia tập luyện thể thao ngoại khóa ngoài nhà trường của học sinh các trường THPT Sơn La năm học 2013 – 2014 (n= 6.154) Sau trang 84 3.19 Nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động thể thao ngoại khóa của học sinh THPT tỉnh Sơn La Sau trang 84 3.20 Số lượng CLB TDTT và số học sinh tham gia tập luyện trong các CLB TDTT trường THPT ở tỉnh Sơn La (n = 79) Sau trang 85 3.21 Kết quả phỏng vấn về cơ cấu tổ chức và nội dung hoạt động của CLB TDTT trong trường THPT tỉnh Sơn La Sau trang 85 3.22 Thực trạng phát triển thể chất của học sinh khối 10 trường THPT Sơn La (15 tuổi) so với HS toàn quốc cùng độ tuổi Sau trang 87 3.23 Thực trạng phát triển thể chất của học sinh khối 11 trường THPT Sơn La (16 tuổi) so với HS toàn quốc cùng độ tuổi Sau trang 87 3.24 Thực trạng phát triển thể chất của học sinh khối 12 trường THPT Sơn La (17 tuổi) so với HS toàn quốc cùng độ tuổi Sau trang 87 3.25 Nội dung và kế hoạch tập luyện từng môn thể thao Trang 111 3.26 Tổng hợp ý kiến về phát triển các hình thức tổ chức luyện tập hoạt động CLB TDTT trường học tỉnh Sơn La (n = 188) Sau trang 117 3.27 Tổng hợp ý kiến của các chuyên gia đóng góp quy chế hoạt động CLB TDTT trong các trường THPT tỉnh Sơn La (n = 122) Sau trang 117 3.28 Nội dung bồi dưỡng cán bộ quán lý trường học Sau trang 118 3.29 Nội dung bồi dưỡng cán bộ chuyên môn thể thao Sau trang 118 3.30 So sánh sự gia tăng về số lượng CLB TDTT và HS tham gia luyện tập trước và sau thực nghiệm Trang 120 3.31 Thái độ học tập môn thể dục và tham gia luyện tập ngoại khóa của học sinh trước thực nghiệm (n = 720) Sau trang 122 3.32 Đánh giá kết quả phát triển thể chất của học sinh khối 10 (15 tuổi) Sau trang 123 3.33 Đánh giá kết quả phát triển thể chất của học sinh khối 11 (16 tuổi) Sau trang 123 3.34 Đánh giá kết quả phát triển thể chất của học sinh khối 12 (17 tuổi) Sau trang 123 3.35 Đánh giá kết quả phát triển về trình độ thể lực của HS Sơn La theo QĐ 53 (khối 10) Sau trang 125 3.36 Đánh giá kết quả phát triển về trình độ thể lực của học sinh Sơn La theo QĐ 53 (Lớp 11) Sau trang 125 3.37 Đánh giá kết quả phát triển về trình độ thể lực của HS Sơn La theo QĐ 53 (Lớp 12) Sau trang 125 3.38 Đánh giá thái độ của học sinh tham gia CLB và thi đấu thể thao trong trường THPT tỉnh Sơn La (n= 84) Trang 132 3.39 Đánh giá kết quả phát triển thể lực của học sinh tham gia CLB và thi đấu thể thao Sau trang 133 3.40 So sánh kết quả hoạt động trước và sau khi triển khai áp dụng các giải pháp ở trường THPT Tô Hiệu Trang 134 3.41 So sánh kết quả hoạt động trước và sau khi triển khai áp dụng các giải pháp ở trường THPT Mường La Sau trang 134 3.42 So sánh kết quả hoạt động trước và sau khi triển khai áp dụng các giải pháp ở trường THPT Co Mạ Sau trang 134 Biểu đồ 3.1 Thực trạng phát triển thể chất của HS khối 10 Sơn La khi so sánh với HS cùng lứa tuổi toàn quốc (lứa tuổi 15) Sau trang 87 3.2 Thực trạng phát triển thể chất của HS khối 11 Sơn La khi so sánh với HS cùng lứa tuổi toàn quốc (lứa tuổi 16) Sau trang 87 3.3 Thực trạng phát triển thể chất của HS khối 12 Sơn La khi so sánh với HS cùng lứa tuổi toàn quốc (lứa tuổi 17) Sau trang 87 3.4 Diễn biến sự phát triển thể chất của Nữ học sinh khối 10 Sau trang 123 3.5 Diễn biến sự phát triển thể chất của Nữ học sinh khối 11 Sau trang 123 3.6 Diễn biến sự phát triển thể chất của Nữ học sinh khối 12 Sau trang 123 3.7 Diễn biến sự phát triển thể chất của Nam học sinh khối 10 Sau trang 123 3.8 Diễn biến sự phát triển thể chất của Nam học sinh khối 11 Sau trang 123 3.9 Diễn biến sự phát triển thể chất của Nam học sinh khối 12 Sau trang 123 Sơ đồ 3.1 Sơ đồ mô hình cấu trúc CLB TDTT trong các trường THPT tỉnh Sơn La Trang 104 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CBQL Cán bộ quản lý CLB Câu lạc bộ Cm Centimet CSVC Cơ sở vật chất CTGD Chương trình giáo dục CTMH Chương trình môn học GD Giáo dục GDTC Giáo dục thể chất GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GV Giáo viên HĐ Hoạt động HKPĐ Hội khỏe phù đổng HS Học sinh HSSV Học sinh sinh viên KH&CN Khoa học và công nghệ kg Kilogam km Kilomet l Lần m Mét NQ Nghị quyết NTN Nhóm thực nghiệm PPDH Phương pháp dạy học QĐ Quyết định s Giây STN Sau thực nghiệm TD Thể dục TDTT Thể dục thể thao THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TN Thực nghiệm TP Thành phố tr Trang TT Thể thao TTDT Thể thao dân tộc TTN Trước thực nghiệm TTTH Thể thao trường học TW Trung ương UB Ủy ban x Nhân XHCN Xã hội chủ nghĩa VĐV Vận động viên % Phần trăm 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục thể chất và thể thao trường học là một bộ phận cấu thành của Thể dục thể thao quần chúng, là một nội dung quan trọng của nền TDTT, là nền tảng của TDTT toàn dân. TTTH bao gồm GDTC chính khóa và hoạt động TDTT ngoại khóa, nhằm đào tạo ra thế hệ trẻ phát triển toàn diện cả về đức - trí - thể - mỹ. TDTT trường học góp phần mang lại cho thế hệ trẻ hiệu quả vận động tích cực suốt đời. Hiệu quả này chỉ có thể đạt được sau một thời gian dài học tập và tham gia hoạt động TDTT thường xuyên, hệ thống. Đây là vấn đề then chốt nhất, khó khăn nhất [1],[2],[3]. Phát triển TDTT trường học là một yêu cầu khách quan, là một mặt quan trọng của chính sách xã hội, một biện pháp tích cực để giữ gìn và nâng cao sức khỏe cho học sinh nói riêng và toàn thể nhân dân nói chung, phục vụ nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước, đáp ứng nhu cầu văn hoá, tinh thần của nhân dân. TDTT trường học phải mang tính dân tộc, khoa học và nhân dân. Phát huy vốn văn hóa cổ truyền dân tộc, đảm bảo tính khoa học trong tập luyện và thi đấu, phù hợp với mọi đối tươṇg học sinh, trên moị điạ bàn [2],[3]. Công tác ngoại khóa TDTT trường học là một phần quan trọng, có mối quan hệ gắn bó khăng khít với chính khóa. Ngoại khóa là một hoạt động bổ sung và nâng cao chất lượng của chính khóa lên một bước. Phạm vi một giờ lên lớp không cho phép người dạy truyền đạt hết tất cả những vấn đề mà việc dạy học phải hướng đến. Bên cạnh những khái niệm, những công thức, tri thức, việc dạy học cũng phải quan tâm đến quá trình hình thành và phát triển các kĩ năng, các quan hệ giao tiếp, các mối liên hệ gắn bó giữa người học với hiện thực cuộc sống, và việc này liên quan mật thiết đến hoạt động ngoại khóa [9],[10],[11]. Hoạt động ngoại khóa TDTT là các hoạt động nằm ngoài chương trình học chính khóa, thường mang tính chất tự nguyện và tích cực. Để khuyến 2 khích và tạo điều kiện cho mọi người dân tham gia tập luyện TDTT một cách có tổ chức, có hướng dẫn và nâng cao hiệu quả tập luyện, việc hình thành các CLB TDTT ở cơ sở đóng vai trò quan trọng [9]. Câu lạc bộ TDTT xuất hiện đầu tiên ở Mỹ. Các nước trên thế giới cũng đã phát triển rất đa dạng các loại hình câu lạc bộ TDTT. Nguyên tắc cơ bản của các loại hình CLB TDTT là tự nguyện, tự giác, tự hoạch toán kinh tế, hoạt động như loại hình cung ứng dịch vụ TDTT. Người Mỹ phân loại CLB TDTT thành 3 loại [69]: Thứ nhất: CLB thể thao với mục đích thi đấu. Đây là loại hình CLB thể thao nhà nghề thi đấu mang lại lợi nhuận. Thứ hai: CLB thể thao mang tính chất hướng dẫn, chỉ đạo. Các CLB hướng dẫn, chỉ đạo nâng cao tri thức, hướng dẫn cho học viên. Nguồn thu của CLB gồm hội phí, học phí trả công giảng dạy, huấn luyện và thi đấu tập, sửa chữa trang thiết bị giảng dạy. Đây là loại hình CLB dịch vụ thu phí. Thứ ba: CLB thể thao mang tính chất xã hội. CLB tổ chức cho các hội viên luyện tập thể thao giải trí, tăng cường sức khỏe, tăng cường giao lưu xã hội. Loại hình CLB này không phát sinh dịch vụ, phi lợi nhuận [69]. Ở nước ta, đã có nhiều tác giả nghiên cứu đánh giá thực trạng, đề xuất các biện pháp và mô hình tổ chức các HĐ TDTT ngoại khóa cho học sinh, sinh viên (HSSV) đã được một số tác giả nghiên cứu như: Nguyễn Gắng (2000), "Nghiên cứu xây dựng mô hình câu lạc bộ thể dục, thể thao hoàn thiện trong các trường đại học và chuyên nghiệp Huế”[38]; Nguyễn Gắng (2015),"Nghiên cứu xây dựng mô hình liên kết thể dục thể thao giữa Đại học Huế và các tổ chức thể dục, thể thao trên địa bàn thành phố Huế", xây dựng được mô hình tổ chức và HĐ TDTT ngoại khóa phù hợp với xu hướng phát triển xã hội và đặc điểm phát triển Đại học Huế [39]; Trần Kim cương (2009), “Nghiên cứu những giải pháp phát triển các loại hình câu lạc bộ thể dục, thể thao cơ sở trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Ninh Bình” [31]; 3 Nguyễn Đức Thành (2013), “Xây dựng nội dung và hình thức hoạt động thể dục, thể thao ngoại khóa của sinh viên một số trường đại học ở thành phố Hồ Chí Minh” [76]. Các công trình nêu trên đã đạt được kết quả nhất định, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh, sinh viên. Theo Quy chế tổ chức và HĐ của CLB TDTT cơ sở (Ban hành theo Quyết định 1589/QĐ-UBTDTT năm 2003 của UBTDTT) thì CLB TDTT cơ sở là tổ chức xã hội được tổ chức và thành lập ở các địa bàn thôn, ấp, bản và các cụm dân cư, trong các cơ quan, đơn vị trường học, đoàn thể, tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, dịch vụ, khu vui chơi giải trí nhằm tổ chức hướng dẫn tập luyện TDTT cho người tập [99]. Theo Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 10/5/2008 [86] của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển thể dục thể thao ở xã, phường, thị trấn đến năm 2010 thì CLB TDTT cơ sở là loại hình thiết chế TDTT ở cơ sở. Đây là những văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước về CLB TDTT, chỉ là những văn bản ban đầu. Vì thế ý nghĩa về CLB TDTT ở nước ta là vấn đề mới, còn ít được coi trọng; phân loại CLB TDTT ở nước ta chưa đầy đủ, rõ ràng. Trong khuôn khổ đề tài, triển khai nghiên cứu CLB TDTT hoạt động ngoại khóa trường học thuộc loại hình CLB thể thao mang tính chất xã hội. CLB tổ chức cho các hội viên luyện tập thể thao giải trí, tăng cường sức khỏe, tăng cường giao lưu xã hội. Loại hình CLB này không phát sinh dịch vụ, phi lợi nhuận, với mong muốn tiếp cận và quốc tế hóa loại hình hoạt động thể thao ngoại khóa trong trường THPT ở Sơn La. Vì đây là loại hình CLB TT phi lợi nhuận và có những đặc điểm như: Tính chất cộng đồng; tính chất phúc lợi; tính chất tiện ích; tính chất đa dạng (trong đó có nhiều môn, tập được ở nhiều địa điểm khác nhau); tính chất giải trí, tăng cường sức khỏe và tái tạo sức lao động; tính chất diễn biến theo sự phát triển kinh tế [69]. 4 Sơn La là một tỉnh miền núi giao thông đi lại khó khăn, có nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống, cuộc sống của người dân còn khó khăn, còn chưa chú trọng đến sức khỏe đặc biệt là lứa tuổi học sinh. Trong những năm gần đây học sinh Trung học phổ thông (THPT) ở Sơn La về phát triển thể chất đã có những tiến triển tốt do chất lượng cuộc sống đã được cải thiện và nâng cao, nhu cầu tập luyện TDTT trong đối tượng học sinh ngày càng được mở rộng, công tác giáo dục và nâng cao sức khỏe cho lứa tuổi học sinh cũng có những bước phát triển nhất định, song so với yêu cầu về mức độ phát triển thể chất đề ra vẫn còn hạn chế và yếu kém [28],[29], thực trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu là do công tác GDTC trong các nhà trường chưa đảm bảo, đặc biệt là công tác hoạt động ngoại khóa về TDTT trong các nhà trường chưa tốt. Vì vậy, rất cần có những giải pháp thích hợp phát triển thể chất cho học sinh các dân tộc thiểu số, nguồn nhân lực tại chỗ của vùng Tây Bắc. Từ cơ sở tiếp cận, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Đổi mới hoạt động thể thao ngoại khóa bằng hình thức câu lạc bộ góp phần phát triển thể chất cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Sơn La”. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc xây dựng một mô hình câu lạc bộ TDTT phù hợp với đặc điểm của các nhà trường và thực tiễn của địa phương, đề tài hướng tới mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Sơn La, qua đó góp phần phát triển thể chất cho học sinh. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng GDTC trong các trường THPT tỉnh Sơn La: Đánh giá thực trạng GDTC; Thực trạng phát triển thể chất; Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thể chất của học sinh các trường THPT tỉnh Sơn La, làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển thể chất cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Sơn La. 5 Mục tiêu 2: Xây dựng mô hình CLB thể thao trong các trường THPT tỉnh Sơn La: Xây dựng thiết chế CLB thể thao, nội dung hoạt động (chú trọng các nội dung, các môn thể thao dân tộc phù hợp sở thích và đặc điểm văn hóa của học sinh dân tộc, phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của một tỉnh miền núi) và đánh giá hiệu quả đối với phát triển thể chất của học sinh THPT các dân tộc tỉnh Sơn La. 4. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng và ứng dụng thành công một mô hình Câu lạc bộ TDTT phù hợp với đặc điểm của các nhà trường và thực tiễn của địa phương, sẽ có tác dụng nâng cao hiệu quả hoạt động TDTT ngoại khóa nói chung và thể chất của học sinh nói riêng. 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước và của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thể dục thể thao trường học 1.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về thể dục thể thao trường học Các Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, XI của Đảng đã xác định những quan điểm cơ bản và chủ trương lớn trong công tác TDTT của thời kỳ đổi mới. Chăm sóc sức khỏe, tăng cường thể chất của nhân dân luôn được coi là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi nhân dân ta phải có sức khỏe dồi dào, thể chất cường tráng, tinh thần phấn khởi. Vận động TDTT là một biện pháp hiệu quả để tăng cường lực lượng sản xuất và lực lượng quốc phòng của nước nhà. Đó chính là những quan điểm của Đảng ta về phát triển sự nghiệp TDTT ở Việt Nam [1],[2],[3],[5],[87],[88],[89]. Ngay từ năm 1941, trong Chương trình cứu nước của Măṭ trâṇ Viêṭ minh, Đảng ta đa ̃ chủ trương: Cần khuyến khích nền thể duc̣ quốc dân, làm cho nòi giống ngày càng thêm maṇh. Từ Đaị hôị Đảng toàn quốc lần thứ III, năm 1960 đến Đaị hôị Đảng toàn quốc lần thứ XI, năm 2011, trong các văn kiêṇ và nghi ̣quyết Đaị hôị, Trung ương đều nêu quan điểm chỉ đaọ công tác TDTT trong cả nhiêṃ kỳ. Đồng thời trong môṭ số nhiêṃ kỳ, Ban chấp hành Trung ương đảng đa ̃ban hành chỉ thi,̣ nghi ̣quyết chuyên đề về công tác TDTT [1],[2],[3]. Theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, TDTT nước ta cần góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo đó, mục tiêu chủ yếu của công tác TDTT là phát triển toàn diện con người Việt Nam về sức khỏe, thể lực và các phẩm chất trí tuệ, đạo đức, để đáp ứng yêu cầu phát 7 triển bền vững đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa [1],[2],[3]. Nghị quyết 08-NQ/TW, ngày 01/12/2011 Bộ Chính trị “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục thể thao đến năm 2020” ban hành trong bối cảnh kinh tế thi ̣ trường và hôị nhâp̣ quốc tế là rất cần thiết để định hướng phát triển TDTT, làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách, kế hoạch và hoàn thiện hệ thống pháp luật về TDTT trong những năm tới; khẳng định các quan điểm nhất quán của Đảng về phát triển sự nghiệp TDTT trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Hoạt động TDTT lần đầu tiên được luật hóa thông qua Pháp lệnh TDTT được ban hành năm 2000. Sau một thời gian dài chuẩn bị, năm 2006 Luật TDTT được Quốc hội thông qua, ghi dấu ấn mới cho sự phát triển TDTT của nước nhà. Luật TDTT đã dành riêng một mục gồm 6 điều để quy định về công tác GDTC và HĐ TT trong nhà trường, đây là cơ sở pháp lý để tăng cường trách nhiệm đối với công tác TDTT nói chung, công tác TDTT trong trường học nói riêng [26]. Không chỉ lãnh đạo TDTT và GD&ĐT bằng đường lối, chính sách, mà Nhà nước còn đề ra những giải pháp chỉ đạo thực hiện hiệu quả. Một trong những giải pháp là đẩy mạnh công tác xã hội hóa (XHH) GD và TDTT. Với quan điểm GD và TDTT là sự nghiệp của toàn dân, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 05/NQ-CP về việc đẩy mạnh XHH các lĩnh vực GD và TDTT (2005) về chính sách XHH đối với các hoạt động trong lĩnh vực GD, dạy nghề, văn hóa, TT nhằm huy động nguồn lực của toàn xã hội cho sự nghiệp GD và TDTT. Các văn bản này đã tạo cơ sở pháp lý để các ngành đẩy mạnh công tác XHH, làm cho mọi thành phần trong xã hội đổi mới quan điểm, nhận thức và giải pháp thực hiện XHH, tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia HĐ 8 và đầu tư các nguồn lực để phát triển công tác GDTC và phong trào thể thao cho mọi người, nâng cao thành tích TT đỉnh cao và hội nhập quốc tế [85]. Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020 đã dành riêng một phần quan trọng cho GDTC và HĐ TTTH. Đề cập đến những yếu kém, tồn tại của công tác GDTC, Chiến lược đã nêu: “Công tác GDTC trong nhà trường và các HĐ TT ngoại khóa của HSSV chưa được coi trọng, chưa đáp ứng yêu cầu duy trì và nâng cao sức khỏe cho HS, là một trong số các nguyên nhân khiến cho thể lực và tầm vóc người Việt Nam thua kém rõ rệt so với một số nước trong khu vực Chương trình chính khóa cũng như nội dung HĐ ngoại khóa còn nghèo nàn, chưa hợp lý, không hấp dẫn HS tham gia các HĐ TT ngoại khóa” [87, tr.5]. Trong Chiến lược đã nêu ra các chỉ tiêu đến năm 2015 có 100% số trường phổ thông thực hiện đầy đủ chương trình GDTC nội khóa, 45% số trường phổ thông có CLB TDTT, có CSVC đủ phục vụ cho HĐ TDTT, có đủ GV và hướng dẫn viên TDTT, thực hiện tốt HĐ TT ngoại khóa, 75% số HS được đánh giá và phân loại thể lực theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể [87]. Nhằm phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH, Thủ tướng đã phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030; trong đó có chương trình phát triển thể lực, tầm vóc bằng giải pháp tăng cường GDTC. Một trong những nội dung chủ yếu của chương trình này là: “Đảm bảo chất lượng dạy và học TD chính khóa, các HĐ TT ngoại khóa cho HS, xây dựng chương trình GDTC hợp lý...” và “Tận dụng các công trình TDTT trên địa bàn để phục vụ cho HĐ GDTC trong trường học” [22, tr.162]. Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016 đã đề ra yêu cầu nâng cao chất lượng GD&ĐT, trong đó có chất lượng GDTC. Mục 5 của Nghị quyết 06/NQ-CP (2012) ghi rõ: “Nâng cao chất lượng GD toàn diện, đặc biệt là GDTC. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy 9 học, gắn với việc đổi mới quy chế thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập HS” [88]. 1.1.2. Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thể dục thể thao trường học Xác định tầm quan trọng của mục tiêu GDTC trong nhà trường phổ thông, Bộ GD&ĐT rất quan tâm tạo điều kiện để các trường học tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, phổ biến những tiến bộ khoa học về GDTC. Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo triển khai dạy học TD chính khoá và tổ chức các HĐ TT ngoại khoá cùng với việc ban hành các văn bản quy định về công tác GDTC trong nhà trường. Điều đó thể hiện rõ trong Quy chế GDTC và Y tế trường học; theo đó giờ học nội khóa là giờ học môn TD, sức khỏe theo chương trình quy định; còn HĐ TT ngoại khóa được thực hiện theo kế hoạch của nhà trường và các cấp quản lý GD [9]. Đối với dạy học chính khóa, Bộ GD&ĐT đã ban hành CTGD phổ thông môn TD. Do đặc điểm dạy và học môn TD phụ thuộc nhiều vào cơ sở vật chất và khí hậu ở các vùng miền, Bộ giao cho các Sở GD&ĐT địa phương căn cứ thực tiễn để xây dựng kế hoạch phân phối chương trình cụ thể ở địa phương mình. Với HS THPT, mỗi năm học có 2 tiết/tuần và dạy học trong 35 tuần, tương ứng 70 tiết/năm [11]. Để giảm tải áp lực nặng nề cho HS trong hệ thống trường trung học, Bộ GD&ĐT đã ban hành quy chế đánh giá xếp loại kết quả học tập của HS THCS và THPT, trong đó môn TD được thay đổi từ đánh giá bằng điểm sang đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập. Việc đánh giá này giúp cho HS yên tâm hơn trong học tập môn TD, đồng thời cũng giúp cho GV tự tin sáng tạo, đổi mới PPDH phù hợp với năng lực và điều kiện học tập của HS [17]. Để đánh giá kết quả GDTC và TTTH phù hợp với thực tiễn và thời đại trong quá trình hội nhập quốc tế, Bộ GD&ĐT đã ban hành quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực HSSV, trong đó qui định về đối tượng thực hiện và 10 các yêu cầu, độ tuổi, các nội dung đánh giá cũng như tiêu chuẩn cụ thể của từng độ tuổi và giới tính của HS các cấp [15]. Trong thực ...g viên các tầng lớp nhân dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Trung ương và địa phương [22]. Một thiết chế văn hóa, thể thao gồm 04 yếu tố: Cơ sở vật chất kỹ thuật; Bộ máy nhân sự; Chính sách, quy chế hoạt động; Nội dung, chương trình hoạt động. Hiện nay thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở bao gồm các thiết chế cấp tỉnh, huyện, xã và dưới cấp xã là các thiết chế văn hóa, thể thao ở thôn, làng, bản, ấp, tổ dân phố Thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở có nhiều tên gọi khác nhau, ở cấp tỉnh có Trung tâm văn hóa, Trung tâm thể thao, Cung, Nhà văn hóa Thanh Thiếu nhi, Cung, Nhà văn hóa Lao động; cấp huyện có Trung tâm Văn hóa – Thể thao, Nhà Thiếu nhi, Nhà văn hóa Lao động; cấp xã có Trung tâm Văn hóa – Thông tin, Trung tâm Văn hóa – Thể thao; cấp dưới xã có Nhà Văn hóa – Khu thể thao, Trung tâm Văn hóa, Hội quán Trong giao tiếp xã hội các thiết chế trên thường có tên gọi là Nhà Văn hóa [22]. Thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở là nơi diễn ra các hoạt động tổng hợp: hội họp, thông tin cổ động, câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ quần chúng, thư viện, tổ chức các sự kiện chính trị, văn hóa, lễ hội, hội trợ, triển lãm, các dịch vụ văn hóa, luyện tập TDTT, vui chơi giải trí cho trẻ em; nơi hướng dẫn xây dựng mô hình văn hóa, văn nghệ, thể thao cho cơ sở, nơi bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc trên địa bàn [22]. Vị trí, vai trò và chức năng, nhiệm vụ của thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở Vị trí, vai trò Thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và tổ chức các nội dung hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí 27 lành mạnh nhằm sử dụng thời gian nhàn rỗi của các tầng lớp nhân dân mang tính giáo dục toàn diện: đức – trí – thể - mỹ [22]. Giữ vai trò nòng cốt trong tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, xã hội tại địa phương; là công cụ trực tiếp và đắc lực của cấp ủy, chính quyền trong lãnh đạo quần chúng. Chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin, thể thao ở cơ sở, tạo sự thống nhất thông suốt từ trên xuống dưới trong hoạt động văn hóa, thể thao. Là tụ điểm sinh hoạt văn hóa, thể thao vui chơi giải trí cộng đồng, là bộ mặt văn hóa phản ánh trình độ phát triển, nhận thức thẩm mỹ ở mỗi địa phương, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện nguồn nhân lực, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển [22]. Chức năng, nhiệm vụ Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí, bồi dưỡng năng khiếu nhằm nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hóa, giải trí, thể thao của nhân dân và vui chơi giải trí của trẻ em. Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương. Khai thác, sưu tầm, phát huy các loại hình nghệ thuật dân gian, các môn thể thao truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; tổ chức các cuộc thi, sáng tác, liên hoan, hội diễn quần chúng, hội thi tuyên truyền lưu động, thi đấu thể thao, triễn lãm, lễ hội truyền thống và hiện đại. Tổ chức cung ứng các dịch vụ văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí, đáp ứng nhu cầu hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT vui chơi giải trí của nhân dân. Hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ cho các thiết chế văn hóa, thể thao cấp dưới [22]. 28 1.4.2. Khái niệm câu lạc bộ thể dục thể thao Câu lạc bộ thể dục thể thao là hình thức tổ chức xã hội về TDTT, là nền tảng, tế bào của hệ thống tổ chức, quản lý TDTT, là đơn vị cơ sở TDTT. Người tập trong CLB là những người có cùng sở thích về HĐ TDTT trên cơ sở tự nguyện, tự giác. Tổ chức quản lý và HĐ có tổ chức theo quy chế và pháp luật hiện hành, có kế hoạch HĐ thiết thực [26],[67],[100]. Bản chất của CLB TDTT: Xét một cách toàn diện theo hướng phát triển kinh tế thị trường có định hướng XHCN thì CLB TDTT được thành lập xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng của những nhóm người, nhóm VĐV để phát huy và hưởng thụ những lợi ích của TDTT, từ đó mục đích của từng người, nhóm người được thỏa mãn. Mặc dù mục đích của VĐV là phát triển thành tích TT, còn mục đích của người tập hay nhóm người tập là nâng cao sức khỏe hoặc giải trí thì HĐ của CLB TDTT phải bảo đảm theo nguyên tắc tự nguyện, tự giác, tích cực và tuân thủ quy chế và pháp luật hiện hành [25],[26],[100]. Vị trí của CLB TDTT trong hệ thống tổ chức quản lý TDTT: CLB TDTT là tế bào, là nền tảng của hệ thống tổ chức quản lý TDTT, nên nó quyết định tính hiệu quả, tính hợp lý, tính hệ thống của một tổ chức TDTT. Câu lạc bộ thể dục thể thao là nơi trực tiếp triển khai việc huấn luyện, tập luyện một cách có mục đích đến VĐV, người tập và chính ở đây VĐV, người tập được thụ hưởng các lợi ích của TDTT. Không có các hoạt động của CLB TDTT thì không thể đánh giá chính xác và khoa học hiệu quả quản lý phong trào TDTT. Mạng lưới CLB TDTT càng rộng, càng tổ chức chặt chẽ, càng thu hút được nhiều người tập, tạo cơ sở để nâng cao thể chất, phát triển toàn diện lực lượng lao động xã hội, góp phần nâng cao năng suất lao động, công tác [25],[26],[100]. 29 1.4.3. Chức năng câu lạc bộ thể dục thể thao Câu lạc bộ thể dục thể thao là tổ chức xã hội (không phải là tổ chức nhà nước). Chức năng của tổ chức xã hội thể hiện ở tính tự nguyện, tự giác của người tập, là cơ sở để xây dựng và tổ chức HĐ CLB TDTT. Đồng thời chức năng này thể hiện xu hướng phát triển XHH các HĐ TDTT. Thông qua các tổ chức xã hội TDTT (Cụ thể là CLB TDTT) để thực hiện chủ trương đường lối, kế hoạch phát triển TDTT của Đảng và chính quyền các cấp [16],[26],[100]. Câu lạc bộ thể dục thể thao là cơ sở sự nghiệp TDTT. Có chức năng thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch phát triển TDTT ở đơn vị cơ sở và ở địa phương phường, xã, thị trấn, được Nhà nước hỗ trợ kinh phí HĐ (loại hình công lập hay bán công). Các kết quả HĐ của các CLB TDTT góp phần quan trọng thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch phát triển TDTT ở cấp xã, phường, thị trấn. Nếu không có các CLB TDTT thì các chỉ tiêu kế hoạch trên không được thực hiện một cách nghiêm túc và ổn định [16],[25],[26],[100]. Theo "Quy chế tổ chức và HĐ của CLB TDTT" (Ban hành theo Quyết định số 1589/2003/QĐ-UBTDTT), thì CLB TDTT có chức năng, nhiệm vụ: Tuyên truyền vận động cho mọi người dân trong phạm vi đơn vị cơ sở tham gia tập luyện TDTT. Hướng dẫn phổ cập các môn TDTT cho mọi người theo yêu cầu và truyền thống ở đơn vị cơ sở. Tổ chức các đội TT, đội tuyển TT để huấn luyện, chuẩn bị lực lượng VĐV tham gia thi đấu các giải TT ở cơ sở và các cấp. Tổ chức các giải thi đấu TT, ngày hội TT ở cơ sở. Xây dựng phát triển cơ sở vật chất (sân bãi TDTT) và cán bộ TDTT cơ sở [99]. 1.4.4. Loại hình câu lạc bộ thể dục thể thao “Loại hình là phương thức cấu tạo của logic hình thức, ở đây người ta tiến hành sự phân biệt các đối tượng thuộc những cấp độ (những loại hình) khác nhau” [99]. Theo Từ điển triết học (tiếng Việt) các tác giả trên coi loại hình là loại quan hệ quản lý: “Là các mối quan hệ chung ổn định giữa các chủ thể hoạt động quản lý trong quá trình thực hiện các mục đích hoạt động và 30 phát triển khách thể quản lý. Đóng vai trò cơ sở để tách biệt loại quan hệ quản lý là thành phần đa dạng của các yếu tố và các thiết chế xã hội có lợi ích, đặc điểm phát triển, mục đích chung và đặc thù. Các loại quan hệ quản lý cơ bản là quan hệ tập trung độc lập, phối hợp và hợp tác, trách nhiệm, tranh đấu”. Với quan điểm lý luận trên xem loại hình không chỉ phân loại theo hình thức logic mà phải phân loại theo mối quan hệ HĐ giữa chủ thể và khách thể, giữa các loại hình với nhau [94]. Những căn cứ để phân loại các loại hình CLB TDTT: Căn cứ vào đặc điểm của từng loại người tham gia tập luyện trong các CLB TDTT gồm có: Trẻ em, thanh thiếu niên, người lao động và người cao tuổi (hay còn gọi là đối tượng phục vụ, đối tượng hưởng thụ TDTT) để phân loại CLB TDTT [22],[99],[100]. Căn cứ vào nghề nghiệp lao động, trực tiếp hay gián tiếp trong các cơ quan, doanh nghiệp, trường học và nơi sinh sống của người tập (chỗ ở của người tập theo địa bàn, thôn, xóm, làng, bản, đường phố, khu dân cư trong đơn vị xã, phường, thị trấn) [22],[99],[100]. Căn cứ chủ thể CLB TDTT, cơ quan nào, tổ chức nào trực tiếp đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, cán bộ cho CLB thì cơ quan, tổ chức đó là chủ thể quản lý trực tiếp [22],[99],[100]. Từ cơ sở lý luận và các tài liệu tham khảo thì căn cứ để phân loại các loại hình CLB TDTT gồm: Căn cứ vào đối tượng tham gia CLB thuộc các đối tượng khác nhau, đặc điểm này quyết định loại hình CLB TDTT ở trường học. Đối tượng HS trong trường học có loại hình tổ chức CLB TDTT trường học. Đối tượng cán bộ viên chức trong cơ quan có loại hình tổ chức CLB TDTT trong cơ quan hành chính sự nghiệp. Đối tượng nhân dân ở xã, phường, thị trấn có loại hình CLB TDTT xã, phường, thị trấn. Ngoài ra còn có loại hình CLB TDTT mang tính chất dịch vụ của tư nhân [22],[99],[100]. 31 Căn cứ vào tính chất đầu tư và sở hữu khác nhau nên có những loại hình CLB TDTT khác nhau (công lập, bán công, dân lập, tư nhân) [22],[99],[100]. Loại hình CLB công lập: Nhà nước đầu tư là chính về cán bộ, cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động cho CLB. Loại hình công lập chủ yếu có CLB TDTT trường học, CLB TDTT trong các cơ quan hành chính sự nghiệp và CLB TDTT xã, phường, thị trấn. Loại hình CLB bán công: Nhà nước có đầu tư một phần, các tổ chức xã hội, đoàn thể và tư nhân đầu tư là chính. Loại hình bán công được tổ chức ở các doanh nghiệp nhà nước. Loại hình dân lập: Được tổ chức trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Loại hình CLB TDTT tư nhân: Do tư nhân đầu tư mang tính chất dịch vụ. Căn cứ vào mục đích và môn tập của người tập có các loại hình: CLB TDTT nhiều môn, CLB TDTT một môn. Tất cả các loại hình trên đều được khuyến khích để phát triển trong các nhà trường THPT [22],[99],[100]. Trong các trường THPT, hầu hết các trường còn thiếu về quỹ đất cho HĐ TT, dụng cụ, trang thiết bị phục vụ cho GDTC và TT, nên việc học TD của HS còn gặp không ít khó khăn, tỷ lệ HS đam mê tập luyện TT chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên với điều kiện hiện có của nhà trường là không đáp ứng đủ cho HS, vì thế ngoài giờ học chính khóa ra HS còn tham gia HĐ ở các CLB TDTT trên địa bàn; trong đó có những CLB các em tham gia phải đóng tiền, điều này đã làm cho nhiều bạn muốn tham gia cũng khó. Nếu tham gia các CLB do nhà trường tổ chức thì dụng cụ, cơ sở vật chất nghèo nàn, đôi khi còn không có người hướng dẫn tập luyện vì thế còn nhiều bất cập trong việc phát triển thể lực và thành tích TT cho HS [99],[100]. 32 1.4.5. Những đặc điểm cơ bản của câu lạc bộ thể dục thể thao trường học Đặc điểm đối tượng tham gia tự nguyện, tự giác: Đối tượng tham gia để trở thành thành viên CLB TDTT trường học rất đa dạng, không phân biệt giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp. Đối với VĐV là học sinh thì mục đích của họ là nâng cao thành tích TT, còn HS và người tập phổ cập thì mục đích của họ là nâng cao sức khoẻ hay giải trí. Đặc điểm đối tượng tham gia thể hiện tính tự giác cao, tính tự nguyện sâu sắc [16],[26],[100]. Trình độ tổ chức quản lý CLB TDTT trường học: Các hình thức tổ chức người tập ở cơ sở có quy mô đơn giản là: Tổ, nhóm tập luyện TT, đội TT. Còn CLB TDTT ở trường học là tổ chức bao gồm tất cả các hình thức tổ chức người tập đơn giản nói trên. Vì vậy, đòi hỏi trình độ tổ chức, quản lý của CLB phải rất khoa học và chặt chẽ. Để bảo đảm và đáp ứng các nguyện vọng của các loại đối tượng người tập thì công việc xây dựng văn bản pháp quy quản lý CLB phải khoa học. Xây dựng cơ cấu bộ máy CLB phải phù hợp với năng lực và đối tượng tham gia. Các HĐ quản lý của CLB phải hoàn chỉnh như: Xây dựng kế hoạch, chương trình tập luyện cho các loại đối tượng với mục đích khác nhau, công tác kiểm tra giám sát, hướng dẫn phải có khoa học. Do đó trình độ tổ chức quản lý và HĐ của CLB TDTT phải ở trình độ cao và phức tạp hơn [16],[26],[64],[100]. Người tập TDTT trong tổ chức hợp pháp chính thống trong xã hội (có quy chế HĐ, được sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, cơ quan chức năng, tổ chức xã hội). Người tập được đảm bảo cơ sở vật chất và chỗ tập ổn định để tập luyện (tại các công trình TDTT hoặc nơi công cộng). Người tập được tập luyện một cách khoa học, có người hướng dẫn, tập theo chương trình khoa học, được chăm sóc y học và kiểm tra đánh giá sức khoẻ. Người tập được khuyến khích tham gia thi đấu TDTT. Người tập được tham 33 gia các HĐphục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước và địa phương (các ngày kỷ niệm lớn, lễ hội truyền thống, giao lưu Văn hoá - TDTT) [100]. Đặc điểm phi lợi nhuận của CLB TDTT: Câu lạc bộ TDTT phi lợi nhuận có những đặc điểm: Tính chất cộng đồng; Tính chất phúc lợi công; Tính chất tiện ích; Tính chất đa dạng (trong đó có nhiều môn, tập ở nhiều địa điểm); Tính chất giải trí, tăng cường sức khỏe, tái tạo sức lao động; Tính chất diễn biến theo sự phát triển kinh tế [69]. Mục tiêu của CLB TDTT là phấn đấu đáp ứng mọi nhu cầu của các đối tượng (VĐV hay quần chúng) mà không được quá thiên về lợi nhuận kinh tế (trừ CLB TDTT của tư nhân). Khi xã hội thừa nhận những lợi ích của CLB TDTT đem lại và đáp ứng mục đích của người tập, đương nhiên họ sẽ tự nguyện và đáp ứng những nhu cầu của CLB (Ví dụ: quyên góp, tài trợ, xây dựng CSVC). Những CLB TDTT, những cơ sở TDTT HĐ nhằm mục đích thu lợi nhuận kinh doanh dịch vụ không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài, vì những cơ sở TDTT trên không nằm trong đối tượng điều chỉnh của quy chế tổ chức và HĐ của CLB TDTT do Uỷ ban TDTT ban hành ngày 19/9/2003 [99]. Câu lạc bộ thể dục thể thao trường học là trung tâm để triển khai việc tập luyện, huấn luyện và thi đấu thể thao: Tập luyện, huấn luyện và thi đấu TT là 3 nội dung HĐ chính của các loại hình CLB TDTT. Đây là 3 nội dung cơ bản, không thể thiếu để duy trì và tồn tại của CLB TDTT. Chỉ khi người tham gia CLB được hướng dẫn tập luyện, được huấn luyện nâng cao thành tích TT để tham gia thi đấu các giải TT do nội bộ CLB tổ chức hoặc do cấp trên tổ chức thì khi đó mới tạo ra tính tích cực hăng say tập luyện của người tập. Đồng thời chỉ thông qua các giải thi đấu TT thì mới quản lý chỉ đạo duy trì HĐ thường xuyên của các CLB [22],[26],[99],[100]. Câu lạc bộ thể dục thể thao trường học mang những truyền thống văn hoá gắn với đặc điểm và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của vùng miền 34 lãnh thổ: Các vùng miền, lãnh thổ (Miền núi, thành phố, nông thôn) luôn có những truyền thống đặc thù riêng biệt trong đó có truyền thống về lĩnh vực TT (Ví dụ: Nơi nào có truyền thống Vật dân tộc thì ở nơi đó môn Vật sẽ có nhiều CLB TDTT được thành lập hơn các môn khác). Những CLB TDTT đại diện truyền thống của mỗi địa phương thực là một giá trị văn hóa tốt đẹp, họ tự hào về nó, bảo vệ nó và đầu tư phát triển nó [22],[26],[99],[100]. Đặc điểm tự quản trong quản lý, tự bảo đảm nguồn lực cho hoạt động của Câu lạc bộ thể dục thể thao trường học: CLB TDTT phải tuân thủ hình thức bầu cử để bầu ra những Ban chủ nhiệm CLB và các tiểu ban chuyên môn được các thành viên tín nhiệm. Việc tuân thủ và vận dụng tri thức quản lý TDTT đòi hỏi mỗi cá nhân, tập thể Ban chủ nhiệm phải năng động, sáng tạo, tự bồi dưỡng, học tập và tìm tòi các biện pháp quản lý cho thích hợp. Hợp tác và phân công lao động là bản chất của quản lý. Trong điều kiện tự quản thì muốn bảo đảm được các nguồn kinh phí cho các HĐ của CLB TDTT và tạo được nền tảng cơ sở vật chất cần thiết thì họ phải rất sáng tạo trong hợp tác và phân công lao động hợp lý, biết tranh thủ sự hỗ trợ và giúp đỡ đắc lực của Nhà nước, biết khai thác các nguồn lực xã hội và các tổ chức kinh tế ở địa phương [22],[26],[99],[100]. Đảm bảo tính khoa học trong huấn luyện và hướng dẫn tập luyện cho người tập: Thực tiễn trên thế giới và trong nước, khi thành lập CLB về nguyên tắc trong mỗi CLB TDTT đều có những VĐV làm nòng cốt vừa để huấn luyện nâng cao thành tích môn TT đó cho những VĐV đó, đồng thời họ lại là những hướng dẫn viên, người tuyên truyền thu hút người tập cho CLB. Đã nói đến công tác huấn luyện thì phải có tính khoa học cao, tuân thủ những nguyên tắc trong huấn luyện. Việc hướng dẫn người tập với các mục đích nâng cao sức khoẻ hoặc giải trí cũng phải đảm bảo tính khoa học thì hiệu quả tập luyện mới cao, lợi ích tập luyện mới thiết thực [22],[26],[99],[100]. 35 1.4.6. Mô hình tổ chức câu lạc bộ thể dục thể thao trường học Theo Từ điển triết học và từ điển xã hội học: “Mô hình - mẫu mực, tiêu chuẩn, cơ cấu tái tạo, mô phỏng, cấu tạo, chức năng, hành động của một cơ cấu khác nào đó (khi thử nghiệm); hình ảnh, sự tương tự, lược đồ của một mảng nào đó của hiện thực, của khách thể văn hóa, của nhận thức, của nguyên mẫu, sự lý giải. Xét từ góc độ nhận thức mô hình là cái thay thế cho nguyên mẫu trong nhận thức, thực tiễn. Xét từ góc độ logic học: Mô hình là cái hiển thị khách thể có quan hệ đồng hành hay đẳng cấu với nó, hoặc có cái quan hệ chung hơn như quan hệ ngang nhau” [40],[94]. Theo tác giả Phạm Viết Vượng: “Mô hình là hệ thống các yếu tố vật chất hoặc ý niệm (trong tư duy). Hệ thống mô hình được xây dựng gần giống với đối tượng nghiên cứu, trên cơ sở tái hiện lại những mối liên hệ cơ cấu, chức năng, mối liên hệ nhân quả của các yếu tố trong đối tượng [104]. Đặc tính quan trọng của mô hình là sự tương ứng của nó với nguyên bản, mô hình thay thế đối tượng và bản thân nó lại trở thành đối tượng để nghiên cứu, chính mô hình là phương tiện để thu nhận thông tin mới. Mô hình là sự tái hiện đối tượng nghiên cứu dưới dạng trực quan. Tri thức thu được từ nghiên cứu do các mô hình là cơ sở để chuyển sang nghiên cứu nguyên bản sinh động, phong phú và phức tạp hơn [104]. Cũng theo Phạm Viết Vượng thì: Mô hình hóa là phương pháp tiếp cận nghiên cứu các hiện tượng và các quá trình xã hội, hình thành và thông qua các quyết định quản lý. Thông qua phương pháp mô hình hóa người ta mô tả cấu trúc của khách thể (mô hình tĩnh) và quá trình hoạt động và phát triển của nó (mô hình động). Mô hình tái tạo các đặc điểm, các mối liên hệ, các xu hướng của hệ thống và quá trình được nghiên cứu, điều này cho phép đánh giá trạng thái của chúng, đưa ra dự báo thông qua quyết định có căn cứ. Mô hình tổ chức là 36 cấu trúc tương đối hoàn thiện được tổng hợp từ nhiều cá thể có trong thực tiễn [94],[104]. Mô hình CLB TDTT trường học, chính là một trong các thiết chế Văn hóa Thể thao cơ sở. Tuy vậy thiết chế này cần mang tính đặc thù của từng trường học, của từng cấp học, từng loại trường (công lập hay tư thục ...). 1.4.7. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của câu lạc bộ thể dục thể thao trường học 1.4.7.1. Vị trí của câu lạc bộ thể dục thể thaotrường học Câu lạc bộ thể dục thể thao trường học là tổ chức tự nguyện, được thành lập tại các đơn vị (bao gồm cả GV, CBVC và HS). Câu lạc bộ thể dục thể thao trường học chịu sự quản lý của Nhà trường [75]. 1.4.7.2. Chức năng của câu lạc bộ thể dục thể thao trường học Tuyên truyền, vận động những người có cùng sở thích để tự nguyện tổ chức, phổ biến, hướng dẫn HĐ TDTT nhằm thỏa mãn nhu cầu rèn luyện thân thể, vui chơi giải trí, nâng cao sức khoẻ, cải thiện đời sống văn hoá, tinh thần và nâng cao thành tích TT cho người tập [22]. 1.4.7.3. Nhiệm vụ của câu lạc bộ thể dục thể thao trường học Vận động những người có cùng sở thích, tự nguyện tham gia HĐ TDTT; Tổ chức thường xuyên tập luyện TDTT nhằm nâng cao sức khỏe, thể lực, tầm vóc; tăng cường sự hợp tác, giao lưu, nâng cao sự hiểu biết về TDTT cho người tập; Tổ chức, tham gia các giải TT quần chúng, các HĐ văn hoá, TT ở địa phương, đơn vị; Tuyên truyền, giáo dục, vận động để hội viên chấp hành pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; Quản lý và phát triển hội viên; 37 Tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; Xây dựng quy chế HĐ, trình cấp ra quyết định thành lập phê duyệt và tổ chức thực hiện [22]. 1.4.7.4. Hoạt động của câu lạc bộ thể dục thể thao trường học Câu lạc bộ thể dục thể thao HĐ theo hình thức tự quản, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tài chính của CLB TDTT nhà trường gồm: Thu từ đóng góp của hội viên, tài trợ, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân; Chi cho các HĐ của CLB được các hội viên thống nhất và công khai. Có thể khẳng định rằng, phạm vi một giờ lên lớp không cho phép người dạy truyền đạt hết tất cả những vấn đề mà việc dạy học phải hướng đến. Bên cạnh những khái niệm, những công thức, tri thức, việc dạy học cũng phải quan tâm đến quá trình hình thành và phát triển các kĩ năng, các quan hệ giao tiếp, các mối liên hệ gắn bó giữa người học với hiện thực cuộc sống, và việc này liên quan mật thiết đến HĐ TT ngoại khóa. Trong các hình thức này, HĐ CLB, bộ môn được các trường vận dụng nhiều nhất [7]. 1.5. Đặc điểm sinh lí, tâm lý học sinh lứa tuổi trung học phổ thông và đặc trưng tâm lý học sinh dân tộc thiểu số 1.5.1. Đặc điểm sinh lí học sinh lứa tuổi trung học phổ thông Quá trình phát triển của cơ thể con người diễn ra qua các giai đoạn là không đồng đều, có thời kì phát triển nhanh, có thời kì phát triển chậm và ổn định; Sự phát triển của các cơ quan cũng không đồng thời, có cơ quan phát triển nhanh, có cơ quan phát triển chậm. Ví dụ: Não phát triển về kích thước đến 10 – 12 tuổi là khá hoàn chỉnh, cơ của trẻ phát triển nhanh ở lứa tuổi 14 – 15 đến 17 – 18 tuổi Dựa vào các đặc điểm hình thái chức năng và sự phát triển của cơ thể để chia thành các lứa tuổi khác nhau [8],[46],[68]. Đối với tuổi học THPT gồm các đặc điểm sau: 38 Hệ thần kinh: Hệ thần kinh tiếp tục được phát triển đi đến hoàn thiện, khả năng tư duy, khả năng phân tích, tổng hợp và trừu tượng hóa được phát triển tạo điều kiện cho việc hình thành nhanh chóng phản xạ có điều kiện. Đây là đặc điểm thuận lợi để các em nhanh chóng tiếp thu và hoàn thiện kĩ thuật động tác, tuy nhiên đối với một số bài tập mang tính chất đơn điệu, không hấp dẫn cũng làm cho các em chóng mệt mỏi. Cần thay đổi nhiều hình thức tập luyện một cách phong phú đặc biệt là tăng cường các HĐ thi đấu, trò chơi để gây hứng thú và tạo điều kiện hoàn thành tốt các bài tập chính. Ngoài ra, do sự HĐ mạnh của tuyến giáp, tuyến yên, tuyến sinh dục làm cho tính hưng phấn của hệ thần kinh chiếm ưu thế, giữa hưng phấn và ức chế không cân bằng đã ảnh hưởng đến HĐ thể lực, đặc biệt là ở các em nữ, tính nhịp điệu giảm sút nhanh chóng, khả năng chịu đựng lượng vận động yếu [8],[46],[68]. Hệ vận động Hệ xương: Bắt đầu giảm tốc độ phát triển, mỗi năm nữ cao thêm 0,5 – 1cm, nam cao thêm 1 – 3cm. Tập luyện TDTT một cách thường xuyên liên tục làm cho bộ xương khỏe mạnh hơn. Ở lứa luổi HS THPT, các xương nhỏ như xương cổ tay, bàn tay hầu như đã hoàn thiện nên các em có thể tập luyện một số động tác treo, chống, mang vác nặng mà không làm tổn hại hoặc không tạo sự phát triển lệch lạc của cơ thể. Cột sống đã ổn định về hình dáng nhưng vẫn chưa được hoàn thiện, vẫn có thể bị cong vẹo, nên việc tiếp tục bồi dưỡng tư thế chính xác thông qua hệ thống bài tập như: Đi, chạy, nhảy, thể dục nhịp điệu, thể dục cơ bản cho các em là rất cần thiết [8],[46],[68]. Riêng đối với các em nữ, xương xốp hơn các em nam, ống tủy rộng hơn, chiều dài ngắn hơn, bắp thịt nhỏ hơn và yếu hơn, nên xương của nữ không khỏe bằng nam. Đặc biệt là xương chậu của nữ to và yếu hơn nam. Vì vậy trong quá trình GDTC không thể sử dụng bài tập có khối lượng và cường 39 độ vận động như nam mà phải có sự phù hợp với đặc điểm giới tính [8],[46],[68]. Hệ cơ: Các tổ chức cơ phát triển muộn hơn xương nên sức co cơ vẫn còn tương đối yếu, các bắp cơ lớn phát triển tương đối nhanh (cơ đùi, cơ cánh tay), các cơ nhỏ phát triển chậm hơn (cơ bàn tay, ngón tay), các cơ co phát triển hơn các cơ duỗi, các cơ duỗi của nữ lại càng yếu. Đặc biệt vào tuổi 16 các tổ chức mỡ dưới da của nữ phát triển mạnh ảnh hưởng đến phát triển sức mạnh của cơ thể. Do vậy cần tập những tài tập phát triển sức mạnh để góp phần phát triển sức mạnh các nhóm cơ. Những bài tập không chỉ đơn thuần là treo hoặc chống mà phải là những bài tập kết hợp giữa treo và chống cùng với những bài tập khắc phục lực đối kháng khác nữa. Các bài tập phải đảm bảo nguyên tắc vừa sức và đảm bảo cho tất cả các cơ đều được phát triển. Nhưng cần có yêu cầu riêng đối với các em nữ, tính chất động tác của nữ cần toàn diện, mang tính mềm dẻo, nhịp điệu và khéo léo [8],[46],[68]. Hệ tuần hoàn: Hệ tuần hoàn của HS THPT đang phát triển và đi đến hoàn thiện, buồng tim phát triển tương đối hoàn chỉnh, mạnh đập của nam vào khoảng 70 – 80l/p, của nữ 75 – 85l/p. Hệ thống điều hòa vận mạch phát triển tương đối hoàn chỉnh. Phản ứng của hệ tuần hoàn trong vận động tương đối rõ rệt, nhưng sau vận động mạch đập và huyết áp hồi phục tương đối nhanh. Cho nên lứa tuổi này cơ thể tập những bài tập chạy dai sức và những bài tập có khối lượng và cường độ vận động tương đối lớn hơn HSTHCS [8],[44],[66]. Hệ hô hấp: Hệ hô hấp đã phát triển và tương đối hoàn thiện, vòng ngực trung bình của nam 67 – 72cm, nữ 69 – 74cm. Diện tích tiếp xúc của phổi khoảng 100 – 120cm2 gần bằng tuổi trưởng thành. Dung lượng phổi tăng lên nhanh chóng từ lúc 15 tuổi là 2 - 2,5 lít đến 16 – 18 tuổi khoảng 3 – 4 lít, tần số hô hấp gần giống người lớn 16 – 20l/p. 40 Tuy nhiên các cơ hô hấp vẫn còn yếu nên sự co giãn của lồng ngực nhỏ, chủ yếu là co giãn cơ hoành. Trong tập luyện cần thở sâu và tập trung chú ý thở bằng ngực, các bài tập bơi, chạy cự li trung bình, việt dã có tác dụng tốt đến sự phát triển của hệ hô hấp [8],[46],[68]. 1.5.2. Đặc điểm tâm lý học sinh lứa tuổi trung học phổ thông Độ tuổi thanh niên (HS THPT) là thời kì bắt đầu đạt được sự trưởng thành về mặt thể lực, nhưng sự phát triển cơ thể vẫn còn kém so với sự phát triển của cơ thể người trưởng thành. Tuổi thanh niên bắt đầu thời kì phát triển tương đối êm ả về mặt sinh lí [47]. Thanh niên mới lớn có hình dáng người lớn, có những nét của người lớn, nhưng chưa phải là người lớn, thanh niên HS còn phụ thuộc vào người lớn, người lớn quyết định nội dung và xu hướng chính HĐ của họ. Các em vẫn đến trường học tập dưới sự lãnh đạo của người lớn, vẫn phụ thuộc vào cha mẹ về vật chất. Vị trí của thanh niên có tính chất không xác định (ở mặt này họ được coi là người lớn, mặt khác lại không). Tính chất đó và những yêu cầu đề ra cho thanh niên được phản ánh một cách độc đáo vào tâm lí thanh niên. Người lớn phải tìm cách tạo điều kiện cho việc xây dựng một phương thức sống mới phù hợp với mức độ phát triển chung của thanh niên, bằng cách khuyến khích hành động có ý thức trách nhiệm riêng của thanh niên và khuyến khích sự GD lẫn nhau trong tập thể thanh niên mới lớn [47],[105]. Về mặt tâm lí, các em thích chứng tỏ mình là người lớn, muốn để cho mọi người tôn trọng mình, đã có trình độ hiểu biết nhất định, có khả năng phân tích tổng hợp, muốn hiểu biết nhiều, có nhiều hoài bão, nhưng còn nhiều nhược điểm và thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống. Tuổi này là tuổi chủ yếu hình thành thế giới quan, tự ý thức, hình thành tính cách và hướng về tương lai. Đó cũng là tuổi của lãng mạn, mơ ước độc đáo và mong cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Đó là tuổi đầy nhu cầu sáng tạo, nảy nở tình cảm mới 41 trong đó có mối tình đầu thường để lại dấu vết trong suốt cuộc đời [47],[105]. Hứng thú: Các em có thái độ tự giác tích cực trong học tập xuất phát từ động cơ học tập đúng đắn và hướng tới việc lựa chọn nghề sau khi đã học xong THPT. Song hứng thú học tập cũng còn do nhiều động cơ khác nhau: Giữ lời hứa với bạn, đôi khi do tự ái, hiếu danh. Cho nên giáo viên cần định hướng cho các em có được hứng thú bền vững trong học tập và trong cuộc sống [47],[105]. Tình cảm: HS THPT biểu lộ rõ rệt hơn tình cảm gắn bó và yêu quý mái trường mà các em sắp từ giã, đặc biệt đối với những GV giảng dạy các em (yêu ghét rõ ràng). Việc GV gây được thiện cảm và sự tôn trọng là một trong những thành công, điều đó giúp giáo viên thuận lợi hơn trong công việc giảng dạy, nó thúc đẩy các em tích cực, tự giác trong học tập và ham thích môn học hơn [47],[105]. Trí nhớ: Ở lứa tuổi này hầu như không còn tồn tại việc ghi nhớ máy móc do các em đã biết cách ghi nhớ có hệ thống, đảm bảo tính logic, tư duy chặt chẽ hơn và lĩnh hội được bản chất của vấn đề cần học tập. Các phẩm chất ý chí đã rõ ràng hơn và mạnh mẽ hơn so với các lứa tuổi trước đó. Tuy nhiên hiện nay do HS THPT đạt tới mức tư duy đặc trưng cho lứa tuổi này còn chưa nhiều, nhiều khi các em chưa phát huy hết năng lực độc lập suy nghĩ của bản thân, còn kết luận vội vàng theo cảm tính [47],[105]. 1.5.3. Đặc trưng tâm lý học sinh các dân tộc thiểu số Đặc trưng tâm lý dân tộc là một hình thái đặc biệt của tâm lý xã hội, có tính chất bền vững. Đặc trưng tâm lý dân tộc là những sắc thái dân tộc độc đáo của tình cảm và xúc cảm, là cách nghĩ và hành động, là những nét tâm lý bền vững của thói quen, là truyền thống được hình thành dưới ảnh hưởng những điều kiện của đời sống vật chất, những đặc điểm của con đường phát 42 triển lịch sử của một dân tộc nhất định và được biểu hiện trong đặc trưng văn hóa và sinh hoạt của dân tộc đó. Trong đặc điểm tâm lý dân tộc nên chia làm hai mặt, mặt tương đối bền vững được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, được phong phú thêm trong mỗi giai đoạn lịch sử mới và mặt tương đối “động” hơn, như tác động của hoàn cảnh sống, điều kiện kinh tế - xã hội [33],[62],[78]. Cấu trúc tâm lý biểu hiện trong cộng đồng văn hóa là một đặc trưng quan trọng để hình thành dân tộc, nội dung khái niệm “tôi người” theo nghĩa hẹp là một cộng đồng người được hình thành trong quá trình lịch sử c... thể thao trong Nhà trường f Hình thức khác: .. 3. Ở trường Thầy (Cô) có các hình thức, biện pháp quản lý, đánh giá chất lượng dạy học môn Thể dục trong Nhà trường nào dưới đây? TT Hình thức, biện pháp, đánh giá chất lượng Có Không a Duyệt kế hoạch, giáo án giảng dạy b Dự giờ, thăm lớp thường xuyên và đột xuất c Kiểm tra chéo giữa các tổ, bộ môn d Tổ chức thao giảng e Các hình thức, biện pháp khác: .. 4. Nhà trường có tiến hành kiểm tra, xếp loại chất lượng GDTC hàng năm? a. Theo tiêu chí của Bộ GD&ĐT Có „ Không „ b. Theo tiêu chí của Sở GD&ĐT Sơn La Có „ Không „ - Nếu chưa có tiêu chí đánh giá nên chọn các tiêu chí nào sau đây cho phù hợp với thực tiễn (có thể đánh dấu tất cả hoặc có thể chọn tiêu chí mà cho là phù hợp). a. Chất lượng đội ngũ giáo viên dạy Thể dục „ b. Chất lượng thực hiện chương trình „ c. Chất lượng cơ sở vật chất theo yêu cầu môn học „ d. Chất lượng phát triển thể chất, sức khỏe học sinh „ e. Tiêu chí khác: .. 5. Xin Thầy (Cô) cho ý kiến đánh giá về các phẩm chất và năng lực cơ bản của giáo viên Thể dục trong Nhà trường? (Đánh dấu X vào ô điểm tương ứng từ cao xuống thấp theo các mức độ từ rất tốt 5 điểm đến kém 1 điểm) TT Các phẩm chất và năng lực cơ bản 5 4 3 2 1 a Có lòng yêu nghề, có ý thức nghề nghiệp, có đạo đức tác phong tốt b Chấp hành tốt các nội quy, quy định của ngành và của Nhà trường c Có tinh thần học hỏi, bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức chung và kiến thức chuyên môn d Thường xuyên học tập, rèn luyện kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ e Năng lực sử dụng các PPDH tiên tiến trong giảng dạy, huấn luyện các môn thể thao f Năng lực truyền thụ, hướng dẫn các nội dung, kỹ thuật thể thao g Năng lực tổ chức các hoạt động thi đấu, trọng tài TDTT ở cấp trường, huyện, tỉnh h Năng lực sử dụng các phương tiện – kỹ thuật công nghệ hiện đại trong dạy học và hoạt động chuyên môn 6. Bình quân tổng số giờ dạy môn Thể dục của Thầy (Cô) trong một năm là giờ. Trong đó: Khối 10: Số lớp: Số học sinh:.. Số tiết/tuần: Khối 11: Số lớp: Số học sinh:.. Số tiết/tuần: Khối 12: Số lớp: Số học sinh:.. Số tiết/tuần: 7. Ý thức học tập môn Thể dục của học sinh? a. Rất tốt „ b. Tốt „ c. Bình thường „ d. Không tốt „ Nếu ý thức học tập nội khóa của HS không tốt, đâu là nguyên nhân? a. Nội dung môn học không hấp dẫn, chương trình học sơ cứng, nặng nề „ b. Năng lực giảng dạy của GV hạn chế, không thu hút HS „ c. Không có nội dung (môn thể thao) HS ham thích „ d. Điều kiện cơ sở vật chất không đáp ứng yêu cầu „ e. Sức khỏe không tốt „ f. Học sinh học văn hóa nhiều, không có thời gian „ g. Nguyên nhân khác: 8. Về chương trình dạy – học chính khóa môn Thể dục, Thầy (Cô) giảng dạy đảm bảo: ..% yêu cầu của chương trình? Nếu không đảm bảo 100% thì cho biết nguyên nhân: Chất lượng học tập của HS: Tốt „ Khá „ Trung bình „ Không tốt „ Nếu không tốt thì cho biết nguyên nhân: 9. Thầy (Cô) nhận thấy chương trình môn học Thể dục trong nhà trường hiện nay như thế nào? a. Chương trình rất phù hợp „ b. Chương trình phù hợp „ c. Chương trình ít phù hợp „ d. Chương trình không phù hợp „ e. Ý kiến khác: 10. Các môn thể thao tự chọn được sử dụng trong Nhà trường có phù hợp không? Có „ Không „ Nếu không thì cho biết lý do:. 11. Nhà trường có tổ chức ngoại khóa Thể dục cho học sinh không? Có „ Không „ Các hình thức ngoại khóa nào thu hút HS tham gia? TT Hình thức ngoại khóa Số lượng /năm Các môn thể thao, cụ thể 1 Tổ chức các Câu lạc bộ thể thao trong Nhà trường 2 Tham gia thi đấu các Giải thể thao HS cấp trường 3 Tham gia các giải thể thao HS cấp tỉnh 4 Tổ chức các lớp học ngoại khóa các môn thể thao 5 Hình thức khác: . 12. Chất lượng hoạt động ngoại khóa Thể thao của HS? a. Rất tốt „ b. Tốt „ c. Bình thường „ d. Không tốt „ Nếu không tốt, đâu là nguyên nhân? a. Chương trình ngoại khóa không hấp dẫn „ b. Năng lực tổ chức hoạt động của GV hạn chế, thiếu thu hút „ c. Điều kiện cơ sở vật chất không đáp ứng yêu cầu „ d. Học sinh không có thời gian „ e. Nguyên nhân khác: 13. Trong các môn thể thao nằm trong chương trình nội khóa và chính khóa của Nhà trường, HS có hứng thú với những môn thể thao nào sau đây? (cho điểm theo mức độ hứng thú: 5 điểm là rất hứng thú – 1 điểm là không hứng thú) TT Môn thể thao Mức độ hứng thú 5 4 3 2 1 a Các nội dung: Chạy, nhảy cao, nhảy xa, đẩy tạ b Các bài tập thể dục Aerrobic c Cầu lông d Đá cầu e Bơi lội f Bóng đá g Bóng chuyền h Bóng rổ i k l m 14. Hàng năm, Nhà trường có đánh giá, xếp loại thể lực HS theo Quyết định số 53/2008/QĐ-BGD-ĐT về việc ban hành quy định đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên do Bộ GD&ĐT ban hành không? Có „ Không „ Nếu không có, xin Ông (Bà) vui lòng cho biết nguyên nhân: 15. Trong 02 cách đánh giá, xếp loại môn học Thể dục, theo Thầy (Cô) cách nào phù hợp và chính xác nhất? a. Chi điểm (từ 01 – 10 điểm) „ b. Xếp loại (Tốt – Khá – Trung bình – Yếu – Kém) „ Nếu được xin Thầy (cô) cho biết vài nét về bản thân: - Họ và tên: Tuổi: . - Trình độ chuyên môn: .. Tốt nghiệp năm: .. - Thâm niên giảng dạy môn Thể dục: - Số điện thoại: . Sơn La, ngày tháng năm 2013 Người trả lời (ký, ghi rõ họ tên) PHỤ LỤC 3 PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC (Dành để điều tra học sinh Trung học phổ thông) (Giáo viên khảo sát theo lớp và điền số lượng học sinh chọn và chỗ trống) Trường THPT: . Lớp: .; Số học sinh: .; Nữ: .. 1. Em có quan tâm theo dõi các hoạt động thể thao không? Mức độ Số người chọn Nam Nữ Rất thường xuyên Thường xuyên Ít theo dõi Không theo dõi 2. Em thường quan tâm theo dõi hoạt động thể thao bằng hình thức nào? TT Hình thức theo dõi Số người chọn Nam Nữ 1 Trực tiếp xem các hoạt động thi đấu thể thao 2 Theo dõi tin tức thể thao thông qua báo chí 3 Xem các chương trình thể thao qua tivi 4 Xem các chương trình thể thao qua mạng Internet 5 Nghe qua truyền thanh (radio) 6 Trao đổi thông tin qua các diễn đàn 7 Nghe thông tin thể thao qua bạn bè, người thân 3. Em có thích học môn Thể dục không? Mức độ Số người chọn Nam Nữ Rất thích Thích Bình thường Không thích 4. Những nguyên nhân nào làm em không thích học môn Thể dục? TT Nguyên nhân Số người chọn Nam Nữ 1 Nội dung môn học không hấp dẫn, chương trình nặng nề 2 Năng lực giảng dạy của giáo viên hạn chế, không thu hút HS 3 Không có nội dung (môn thể thao)HS ham thích 4 Điều kiện cơ sở vật chất không đáp ứng yêu cầu 5 HS học văn hóa nhiều, không có thời gian 6 Sức khỏe HS không tốt 7 Nguyên nhân khác 5. Em có thích tập luyện thể thao không? Mức độ, nhu cầu Số người chọn Nam Nữ Rất thích Thích Bình thường Không thích 6. Em thích tập môn thể thao nào dưới đây? TT Môn thể thao Số lượng TT Môn thể thao Số lượng Nam Nữ Nam Nữ 1 Thể dục Aerobic 11 Bóng bàn 2 Chạy việt dã 12 Võ cổ truyền 3 Điền kinh 13 Võ Karatedo 4 Cầu lông 14 Võ Tekwondo 5 Đá cầu 15 Thể hình 6 Cờ vua, cờ tướng 16 Đi kheo đá bóng 7 Bơi lội 17 Đấu vật 8 Bóng đá 18 Đẩy gậy 9 Bóng chuyền 19 Kéo co 10 Bóng rổ 20 Tung còn 7. Em có tự tập, tham gia lớp học hoặc CLB thể thao nào ngoài nhà trường không? Nam. Có . em Nữ. Có .. em 8. Các môn thể thao dưới đây e tham gia tập luyện môn thể thao nào? TT Môn thể thao Số lượng TT Môn thể thao Số lượng Nam Nữ Nam Nữ 1 Thể dục Aerobic 11 Bóng bàn 2 Chạy việt dã 12 Võ cổ truyền 3 Điền kinh 13 Võ Karatedo 4 Cầu lông 14 Võ Tekwondo 5 Đá cầu 15 Thể hình 6 Cờ vua, cờ tướng 16 Đi kheo đá bóng 7 Bơi lội 17 Đấu vật 8 Bóng đá 18 Đẩy gậy 9 Bóng chuyền 19 Kéo co 10 Bóng rổ 20 Tung còn 9. Những nguyên nhân làm em không tham gia tập luyện thể thao? TT Nguyên nhân Số người chọn Nam Nữ 1 Không thích tập 2 Học văn hóa nhiều, không có thời gian rãnh rỗi 3 Không có tiền để nộp lệ phí 4 Không biết nơi đăng ký tập luyện, không có thông tin 5 Sức khỏe không phù hợp 6 Không có người hướng dẫn tập luyện 7 Nguyên nhân khác: Đại diện cán bộ lớp Ký, ghi rõ họ tên Giáo viên điều tra Ký, ghi rõ họ tên BIÊN BẢN DỰ GIỜ 1. Họ và tên giáo viên được dự: Giáo án số: Học kỳ: Năm học: Dạy lớp: . Trường THPT: . Sĩ số HS (có mặt/tổng số): Nữ: 2. Công tác chuẩn bị: - Giáo án biên soạn: Tốt „; Bình thường „; Có sai sót „; Không có giáo án „ - Sách giáo khoa và tài liệu dạy học khác: Có „; Không „ - Dụng cụ phục vụ dạy học: Có đủ „; Thiếu „; Không có „ - Chất lượng dụng cụ: Tốt „ ; Bình thường „; Kém „ - Sử dụng công cụ, thiết bị dạy học: Máy tính „; Phim „; Tranh ảnh „ - Các thiết bị hỗ trợ khác: Nhận xét sơ bộ: . . 3. Nhận xét về nội dung: - Nội dung truyền đạt: Đầy đủ, chính xác „; Có sai sót „; Thiếu, yếu „ - Thực hiện theo giáo án: Nhanh „; Đúng tiến độ „; Chậm „ - Hiệu quả thực hiện nội dung các phần của giáo án: Phần chuẩn bị: Tốt „; Khá „; Trung bình „; Yếu „ Phần chuẩn bị: Tốt „; Khá „; Trung bình „; Yếu „ Phần chuẩn bị: Tốt „; Khá „; Trung bình „; Yếu „ - Thời gian thực hiện các phần: Khởi động ; Cơ bản .; Kết thúc .; Thả lỏng Nhận xét sơ bộ: . . 4. Nhận xét về phương pháp - Kết hợp phân tích và thị phạm: Tốt „; Khá „; Trung bình „; Yếu „ - Tốc độ giảng giải: Nhanh „; Phù hợp „; Chậm „ - Kết hợp dụng cụ dạy học: Tốt „; Khá „; Trung bình „; Yếu „ - Khả năng bao quát lớp học: Tốt „; Khá „; Trung bình „; Yếu „ - Tương tác với học sinh: Tốt „; Khá „; Trung bình „; Yếu „ - Xử lý tình huống sư phạm: Tốt „; Khá „; Trung bình „; Yếu „ - Phương pháp dạy học: Truyền đạt 1 chiều, HS thụ động „ Phát huy tính chủ động, tích cực của HS „ Nhận xét sơ bộ: . . 5. Hiệu quả giảng dạy tại lớp: - Thời gian phân chia các phần trong giờ học: Hợp lý „; Không hợp lý „ - Nhận xét sơ bộ: . - Tỷ lệ (%) mật độ động của buổi học: .. Nhận xét sơ bộ: . 6. Kết luận tiết dạy: Tốt „; Khá „; Trung bình „; Yếu „ * Ý kiến nhận xét và đề nghị: Sơn La, . giờ . ngày . tháng . năm 201 Người dự giờ (Ký ghi rõ họ tên) PHIẾU QUAN SÁT THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TT Thái đọ và hành vi của HS Nam Nữ SL % SL % A Thái độ 1 Trước giờ học - Háo hức, chờ đợi - Bình thường - Thờ ơ, không muốn học 2 Trong giờ học - Nôn nóng, muốn thực hiện bài học - Bình thường - Thờ ơ, không muốn tập luyện B Hành vi 3 Trang phục - Nghiêm túc, đúng quy định của nhà trường - Cẩu thả, không thực hiện theo quy định 4 Tính chuyên cần - Đi học đúng giờ - Đi học muộn 5 Sự tập trung vào nội dung học tập - Tập trung cao độ, chú ý GV giảng và làm mẫu - Thiếu tập trung, không chú ý bài giảng 6 Sự nỗ lực - Gắng sức thực hiện khối lượng GV giao - Đối phó, không thực hiện hết khối lượng 7 Ý thức khắc phục lỗi kỹ thuật - Quan sát, chú ý sửa chữa sai lầm kỹ thuật - Không chú ý sửa chữa lỗi kỹ thuật 8 Tính tương tác - Quan tâm kỹ thuật, trao đổi ý kiến với GV - Không quan tâm bài học, lười trao đổi 9 Khả năng làm việc nhóm - Trao đổi, tìm giải pháp hoàn thiện kỹ thuật - Thiếu tinh thần hợp tác trong học tập Sơn La, ngày tháng năm 201 Người quan sát BẢNG HỎI (Dành cho chuyên gia, cán bộ quản lý và giáo viên) Kính gửi: . Đơn vị: Để có cơ sở lựa chọn và đánh giá các giải pháp thực tiễn ứng dụng trong các trường THPT ở Sơn La, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng GDTC trong Nhà trường. Xin vui lòng cho biết ý kiến của ông (bà) và cung cấp giúp chúng tôi một số thông tin dưới đây. Đánh dấu X vào ô vuông „ tương ứng ở các nội dung kèm theo dưới đây. 1. Theo ông (bà), những giải pháp nào dưới đây đem lại hiệu quả tốt nhất trong việc nâng cao hiệu quả chất lượng TDTT trong các trường THPT ở Sơn La. TT Nội dung giải pháp Đánh giá Đồng ý Không đồng ý 1 Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục HS, GV và nhân dân về vị trí, vai trò, tác dụng của việc tập luyện TD,TT đối với con người. 2 Phát triển các hình thức tổ chức tập luyện trong CLB TD,TT trong các trường THPT tỉnh Sơn La 3 Quản lý dạy học chính khóa môn TD được duy trì và thực hiện tốt 4 Tận dụng và khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất trong và ngoài nhà trường cho tổ chức HĐ CLB TD,TT trường học tỉnh Sơn La 5 GV TD được chuyêu sâu hóa nhiều môn, có nhiều lợi thế trong việc dạy học sâu và hướng dẫn tập luyện các môn TT trong các CLB TD,TT trường học 6 Tổ chức HĐ thi đấu giao lưu các môn TT trong các Cụm trường THPT tỉnh Sơn La gắn với các lễ hội truyền thống của từng địa phương 7 Xây dựng và phát triển các công trình TD,TT trong trường học THPT tỉnh Sơn La 8 Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ TD,TT trong trường học THPT tỉnh Sơn La 2. Đối với các hình thức tổ chức hoạt động CLB TD,TT ở trường THPT, phương án nào ông (bà) cho là tốt nhất? TT Câu hỏi Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 1 Có cần thiết phát triển các hình thức tổ chức luyện tập HĐ CLB TDTT trong các trường THPT tỉnh Sơn La? a Rất cần thiết b Cần thiết c Không cần thiết 2 Thời gian 02 buổi (4 tiết/ tuần) của chương trình hoạt động CLB hiện nay là? a Nhiều b Vừa c Ít 3 Nội dung hoạt động trong các CLB TD,TT trường học hiện nay như thế nào? a Rất hợp lý b Hợp lý c Không hợp lý 4 Nội dung chương trình hoạt động cần dựa trên nguyên tắc nào dưới đây? a Bám sát ND cũ b Kế thừa kết hợp với yêu cầu thực tiễn 5 Học sinh có được tự chọn môn TT ưa thích khi tham gia HĐ CLB không? a Không được chọn b Được tự chọn c Được chọn môn TT phù hợp với điều kiện trường 6 Các nội dung hoạt động cần điều chỉnh theo hướng nào dưới đây? a Sử dụng các môn TT hiện đại b Sử dụng các môn TT dân tộc c Kết hợp giữa các môn TT hiện đại và dân tộc Sơn La, ngày .tháng .năm 201 Người trả lời (Ký, ghi rõ họ tên) CHƯƠNG TRÌNH THỰC NGHIỆM CÂU LẠC BỘ THỂ DỤC THỂ THAO TRONG CÁC TRƯỜNG THPT Ở SƠN LA (Trích lược nội dung hướng dẫn tổ chức CLB TD,TT ở trường THPT Sơn La) 1. Xác định vị trí CLB TDTT trường học: CLB TDTT là một tổ chức tự nguyện, được thành lập lại trường THPT, chịu sự quản lý về chuyên môn của Ban giám hiệu và quản lý nhà nước về TDTT của chính quyền địa phương theo quy định hiện hành. 2. Xác định chức năng CLB TDTT trường học: Tuyên truyền, vận động HS trong nhà trường và các HS trong độ tuổi THPT ở tỉnh Sơn La có cùng sở thích để tự nguyện tổ chức, phổ biến, hướng dẫn hoạt động TDTT nhằm thỏa mãn nhu cầu rèn luyện thân thể, vui chơi giải trí, nâng cao sức khỏe, cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần và nâng cao thành tích cho người tập, góp phần thúc đẩy công tác GDTC cho HS và phong trào TDTT trong nhà trường. Hoạt động CLB TDTT trường học không có chức năng thay thế chương trình GDTC nội khóa trong nhà trường, mà chỉ tạo cơ hội cho HS khi tham gia với tư cách hội viên CLB, được tham gia các hình thức hoạt động thể thao phù hợp với sở thích và năng lực của cá nhân, được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để thiết lập và duy trì thể lực, được hướng dẫn tập luyện thể thao một cách khoa học và hiệu quả hơn, giảm các chấn thương, nguy hiểm trong tập luyện và thi đấu thể thao, tăng sự hài lòng của cá nhân. 3. Thiết lập các nhiệm vụ của CLB TDTT: - Vận động HS trong nhà trường và HS các trường THPT trên địa bàn có cùng sở thích, tự nguyện tham gia hoạt động TDTT. - Tổ chức các hình thức hoạt động của từng môn thể thao độc lập nằm trong chương trình GDTC môn thể dục, để thường xuyên tập luyện nhằm nâng cao sức khỏe, thể lực, tầm vóc; tăng cường sự hợp tác, giao lưu, nâng cao sự hiểu biết về TDTT. - Tổ chức các lớp học TDTT tự chọn theo sở thích của HS để thu hút, tập hợp HS trong nhà trường và các đối tượng HS khác trên địa bàn để thường xuyên học và tập luyện nhằm nâng cao sức khỏe, thể lực, tầm vóc; tăng cường sự hợp tác, giao lưu, nâng cao sự hiểu biết về TDTT cho người tập. - Tổ chức, tham gia các giải thể thao trong nhà trường, lựa chọn, giới thiệu và bồi dưỡng cho HS có khả năng để tham gia các giải thể thao phong trào trường học và HKPĐ. - Tuyên truyền, giáo dục, vận động để HS (Hội viên) chấp hành pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tăng cường hiệu quả quản lý và phát triển Hội viên CLB. 4. Thành lập hệ thống tổ chức CLB TDTT: Gồm Ban chủ nhiệm, các tiểu ban và hội viên. - Ban chủ nhiệm gồm: Chủ nhiệm và Phó chủ nhiệm do Ban giám hiệu nhà trường chỉ định trên cơ sở đề nghị của Tổ trưởng tổ môn Thể dục và thống nhất của Hội đồng sư phạm; các thành viên khác do CLB bầu chọn. Ưu tiên trong cơ cấu của Ban chủ nhiệm có 01 đại diện của Ban giám hiệu, Tổ trưởng tổ môn Thể dục và GV đại diện của Ban thường vụ Đoàn trường, có ít nhất 01 đại diện của Hội cha mẹ HS tham gia Ban chủ nhiệm. Các GV Thể dục tham gia là thành viên, hoạt động tại các tiểu ban và chịu trách nhiệm về một nội dung (môn TT) phù hợp với chuyên môn sâu hoặc chơi tốt môn thể thao đó. - Các tiểu ban gồm: Tiểu ban chuyên môn; Tiểu ban thông tin tuyên truyền và Tiểu ban hậu cần. Thành viên của các Tiểu ban do Ban chủ nhiệm phân công trên cơ sở phù hợp với năng lực của cá nhân. Các Tiểu ban ngoài nhiệm vụ riêng theo từng chức năng của Tiểu ban mình, còn có trách nhiệm phối hợp tổ chức các hoạt động chung như tổ chức các giải thi đấu thể thao, các hoạt động dã ngoại. - Hội viên: là HS THPT tự nguyện đăng ký tham gia và được tuyển chọn theo quy trình. 5. Quy trình tuyển chọn và phân loại nội dung hoạt động 5.1. Tuyển chọn hội viên Để đảm bảo tham gia hoạt động CLB TDTT trong nhà trường HS cần có các yêu cầu sau: - Xếp loại học tập của học kỳ trước từ Trung bình trở lên, có hanh kiểm Khá trở lên. - Có xác nhận của cha mẹ, hoặc người đỡ đầu cho tham gia CLB. - Có giấy khám sức khỏe của cơ quan y tế trong thời hạn không quá 6 tháng. - Được kiểm tra thể lực và các năng lực thể chất ban đầu do GV Thể dục được Ban chủ nhiệm phân công thực hiện. Các nội dung kiểm tra năng lực, thể lực của HS đăng ký chỉ được tiến hành sau khi có xác nhận sức khỏe của cơ quan y tế. Các kết quả kiểm tra này sẽ được lưu lại để đối chiếu với các ketes quả đánh giá định kỳ trong quá trình tham gia CLB của HS. Ban chủ nhiệm CLB cần đảm bảo việc tuân thù nghiêm chỉnh các yêu cầu của quy trình tuyển chọn hội viên. 5.2. Phân loại hoạt động thể thao cho Hội viên CLB TDTT hoạt động theo hình thức tự quản, tự chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng nhà trường và pháp luật. Các hội viên được đăng ký các nội dung hoạt động dựa trên chương trình, kế hoạch đã được xây dựng, trong đó ưu tiên phát triển 02 hình thức hoạt động chủ yếu là CLB TDTT đơn môn và lớp học theo yêu cầu. Trên cơ sở đó, Ban chủ nhiệm CLB sắp xếp hội viên vào các đội nhóm hoặc lớp học và có nội dung tập chương trình luyện cho hội viên, đồng thời cử GV hoặc hướng dẫn viên có chuyên môn phù hợp hướng dẫn với mục tiêu là đặt lợi ích của hội viên (HS) lên trên hết. * Đội nhóm các môn thể thao đơn môn - Đối tượng: Hội viên (HS) có nhu cầu tập luyện TDTT thường xuyên, hội viên có năng lực học tập yếu môn Thể dục và HS thuộc đội tuyển đại diện trường tham gia thi đấu các giải thể thao ngoài nhà trường. - Nội dung và bài tập: Các môn thể thao tự chọn là cơ sở để GV lựa chọn nội dung và xây dựng bài tập cho hội viên. - Phương pháp tổ chức: Tổ chức tập luyện tại trường hoặc cơ sở thể thao tại địa phương (thông qua liên kết với trường). Thời gian thực hiện 60 – 90 phút/buổi tập, tổ chức thường xuyên 1 – 2 buổi/tuần theo môn thể thao. - Người hướng dẫn: GV Thể dục và cộng tác viên TDTT. * Lớp học thể thao theo yêu cầu theo hướng XHH TDTT - Mục tiêu: Thông qua việc đăng ký học môn thể thao theo sở thích, HS là hội viên có điều kiện tập luyện thêm môn thể thao yêu thích, tăng cường vận động tích cực nhằm củng cố và nâng cao sức khỏe. - Yêu cầu: Là loại hình hoạt động XHH TDTT, hội viên phải đóng một khoản lệ phí học tập để khấu hao CSVC, trả công người hướng dẫn và một số chi phí khác. - Đối tượng: Các hội viên có nhu cầu tập luyện TDTT thường xuyên. - Nội dung và bài tập: Các môn thể thao tự chọn theo sở thích là cơ sở để GV xây dựng kế hoạch giảng dạy, huấn luyện. - Phương pháp tổ chức: Tổ chức tập luyện tại trường hoặc cơ sở thể thao tại địa phương (thông qua liên kết với trường). Thời gian thực hiện 60 – 90 phút/buổi tập, tổ chức thường xuyên 1 – 2 buổi/tuần theo môn thể thao. - Người hướng dẫn: GV Thể dục và cộng tác viên TDTT. 6. Tài chính của CLB gồm: - Thu từ đóng góp của hội viên, lệ phí tổ chức các lớp thể thao, kêu gọi các nguồn tài trợ, ủng hộ của các tổ chức và cá nhân (Hội cha mẹ HS, Đoàn Thanh niên, các doanh nghiệp). - Chi cho các hoạt động của CLB được Ban chủ nhiệm thống nhất và công khai, được Ban giám hiệu nhất trí. Trong đó trích % nguồn chi đóng góp cải tạo, đầu tư CSVC TDTT của nhà trường, trả công GV hướng dẫn các lớp học thể thao tự chọn. Các tỷ lệ % cụ thể được thống nhất và quy đinh theo từng năm. 7. Nội dung chương trình thực nghiệm của các môn trong CLB TDTT TT Nội dung học và tập luyện Tổng số tiết 1 Lý thuyết chung (từng môn) 4 x 7 = 28 2 Thể dục Aerobic 128 3 Bóng đá 128 4 Cầu lông 128 5 Đá cầu 128 6 Võ cổ truyền 128 7 Đi kheo đá bóng 128 8 Đấu vật 128 9 Kiểm tra (từng môn) 8 x 7 =56 Tổng 980 Nội dung dạy học từng môn: 1. Lý thuyết chung: Phương pháp tập luyện từng môn TT, sử dụng các yếu tố thiên nhiên để rèn luyện sức khỏe. Luật, công tác trọng tài và thi đấu từng môn TT. 2. Thể dục Aerobic: Bài thể dục nhịp điệu cơ bản và nâng cao. 3. Bóng Đá: Các kỹ thuật cơ bản trong Bóng đá và một số chiến thuật cơ bản, thi đấu và trọng tài Bóng đá. 4. Cầu lông: Các kỹ thuật cơ bản trong Cầu lông, thi đấu và trọng tài Cầu lông. 5. Đá cầu: Các kỹ thuật cơ bản trong Đá cầu và một số chiến thuật cơ bản, thi đấu và trọng tài Đá cầu. 6. Võ cổ truyền: Các kỹ thuật cơ bản trong Võ cổ truyền và một số bài quyền cơ bản. 7. Đi kheo đá bóng: Các kỹ thuật cơ bản trong Đi kheo đá bóng và thi đấu. 8. Đấu vật: Các kỹ thuật cơ bản trong Đấu vật và thi đấu. Về cấu trúc chương trình: Những nội dung được chọn đưa vào chương trình là cơ bản, phổ thông, phù hợp với lứa tuổi, giới tính, sức khỏe, thể lực học sinh và đặc điểm vùng miền, phù hợp với CSVC của nhà trường và khả năng của GV. Nội dung chương trình được cấu trúc theo hướng góp phần phát triển các tố chất thể lực như: Nhanh, mạnh, bền, khả năng phối hợp vận động và mềm dẻo. Về phương pháp tập luyện Trên cơ sở mục tiêu của chương trình là góp phần giữ gìn và nâng cao sức khỏe, phương pháp tập luyện theo hướng tích cực hóa HS. Phối hợp hợp lý giữa tập đồng loạt và tập lần lượt để tăng thời gian tập luyện cho HS đạt đến lượng vận động hợp lý, sử dụng nhiều phương pháp trò chơi, thi đấu cho HS, hấp dẫn, lôi cuốn HS tập luyện. Tạo điều kiện để HS tự quản, tự điều khiển và tham gia đánh giá lẫn nhau. Về đánh giá kết quả học tập của HS Cần coi trọng cả kiến thức, kỹ năng, thành tích (thể hiện sự tăng tiến về thể lực), sự cố gắng và tiến bộ của HS thông qua từng môn thể thao. Về cơ sở vật chất Căn cứ vào nội dung chương trình thực nghiệm, các cơ sở trường tạo điều kiện hết mức về sân tập, nhà tập và chuẩn bị cần thiết các thiết bị đáp ứng yêu cầu của từng môn TT. Đồng thời, tổ môn Thể dục cảu các nhà trường cần căn cứ vào điều kiện CSVC hiện có để hướng dẫn HS lựa chọn đăng ký tập luyện các môn TT phù hợp với điều kiện của nhà trường và sở thích của cá nhân. Chẩn kiến thức kỹ năng các môn thể thao Môn thể thao Nội dung tập luyện Số tiết Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng 1. Thể dục Aerobic 1. Các kỹ thuật cơ bản - Diễu hành, chạy bộ, nhảy cách quãng (lăng chân) - Nâng gối, đá cao - lộn xuôi, lộn ngược chống đẩy dạng chân, khép chân - Chống đẩy một chân, một tay - Đẩy gập thân - Chống ke dạng chân - Các bài tập phát triển các tố chất thể lực - Xoạc dọc, xoạc ngang - Đổ thành chống sấp 2. Thực hiện bài TD Aerobic thi đấu cấp HS THPT 8 8 10 6 6 8 30 6 6 40 * Kiến thức: - Có những hiểu biết cơ bản về TD Aerobic. - Hiểu được một số luật cơ bản của TD Aerobic. * Kỹ năng: - Có khả năng thực hiện các kỹ thuật động tác khá thuần thục. - Có thể tham gia thi đấu hoặc tham gia đội tuyển TD Aerobic của trường 2. Bóng đá 1. Một số kỹ thuật cơ bản - Kỹ thuật dẫn bóng - Kỹ thuật nhận bóng bằng mu bàn chân - Kỹ thuật nhận bòng bằng đùi - Kỹ thuật nhận bòng bằng ngực, đầu 6 6 6 6 * Kiến thức: - Nắm vững và thực hiện một số kỹ thuật cơ bản môn Bóng đá. - Hiểu được một số điểm - Kỹ thuật sút bóng bằng lòng bàn chân - Kỹ thuật sút bóng bằng mu chính diện - Kỹ thuật sút bóng bằng mu ngoài bàn chân - Kỹ thuật đánh đầu - Kỹ thuật ném biên - Kỹ thuật thủ môn - Các bài tập phát triển các tố chất thể lực - Chiến thuật nhóm 2, 3 người 2. Thi đấu và trọng tài 6 6 6 6 6 6 16 12 40 luật cơ bản và ứng dụng trong thi đấu Bóng đá. * Kỹ năng: - Có khả năng thực hiện các kỹ thuật động tác khá thuần thục, ứng dụng trong thi đấu. - Tham gia giải cấp trường và đội tuyển trường 3. Cầu lông 1. Các kỹ thuật cơ bản - Cách cầm vợt, cầm cầu và tư thế chuẩn bị cơ bản - Kỹ thuật di chuyển đơn bước, tiến, lùi, trái, phải - Kỹ thuật di chuyển đa bước ngang, chéo tiến lùi - Kỹ thuật phát cầu thuận tay - kỹ thuật phát cầu trái tay - Kỹ thuật phòng thủ trái phải thấp tay - Các bài tập phát triển các tố chất thể lực - Kỹ thuật đánh cầu trên đầu - Kỹ thuật đánh cầu cao tay bên phải 6 6 6 6 6 6 14 6 6 * Kiến thức: - Biết cách thực hiện một số kỹ thuật cơ bản môn Cầu lông. - Hiểu được một số điểm luật cơ bản trong thi đấu Cầu lông * Kỹ năng: - Có khả năng thực hiện các kỹ thuật động tác khá - Kỹ thuật đánh cầu cao tay bên trái - Kỹ thuật đập cầu - Trò chơi và bài tập thi đấu 2. Thi đấu và trọng tài 6 6 14 40 thuần thục, ứng dụng trong thi đấu. - Tham gia giải Cầu lông của trường và đội tuyển trường 4. Đá cầu 1. Các kỹ thuật cơ bản - Tâng cầu bằng lòng bàn chân - Tâng cầu bằng mu giữa bàn chân - Tâng cầu bằng mu ngoài bàn chân - Tâng cầu bằng đùi - Tâng cầu bằng ngực - Tâng cầu bằng đầu - Tâng cầu phối hợp - Chuyền cầu phải, trái, chính diện, chéo - Trò chơi và bài tập phát triển thể lực - Đỡ cầu bằng đùi, ngực, vai trước - Đỡ cầu bằng lòng, mu giữa và mu ngoài bàn chân - Phát cầu thấp chân, cao chân chính diện - Phát cầu thấp chân, cao chân nghiêng mình 6 6 6 6 6 6 6 6 14 6 6 6 6 * Kiến thức: - Nắm vững và thực hiện một số kỹ thuật cơ bản môn Cầu lông. - Hiểu được một số điểm luật cơ bản và ứng dụng trong thi đấu Đá cầu * Kỹ năng: - Có khả năng thực hiện các kỹ thuật động tác khá thuần thục, ứng dụng trong thi đấu. - Tham gia giải cấp trường và đội tuyển trường - Đá cầu tấn công bằng mu ngoài - Đá móc 2. Thi đấu và trọng tài 6 6 40 5. Võ cổ truyền 1. Các kỹ thuật cơ bản - Cách nắm đấm - Kỹ thuật đấm trung đẳng, hạ đẳng, thượng đẳng - Kỹ thuật trung bình tấn, đinh tấn - Kỹ thuật đỡ hạ đẳng, trung đẳng, thượng đẳng - Kỹ thuật đá tống trước, tống ngang, vòng cầu - Kỹ thuật di chuyển tấn. - Kết hợp các kỹ thuật đấm, đỡ trung, hạ, thượng đẳng - Bài quyền cơ bản - Các bài tập phát triển thể lực 2. Thi đấu và trọng tài 6 6 6 6 6 6 6 16 16 40 * Kiến thức: - Nắm vững và thực hiện một số kỹ thuật cơ bản môn Võ cổ truyền. - Hiểu được một số điểm luật cơ bản và ứng dụng trong thi đấu. * Kỹ năng: - Có khả năng thực hiện các kỹ thuật động tác khá thuần thục, ứng dụng trong thi đấu. - Tham gia giải cấp trường. 6. Đi kheo đá bóng 1. Một số kỹ thuật cơ bản - Kỹ thuật dẫn bóng - Kỹ thuật nhận bóng bằng kheo 8 8 * Kiến thức: - Nắm vững và thực hiện một số kỹ thuật cơ bản - Kỹ thuật nhận bóng bằng ngực, đầu - Kỹ thuật sút bóng bằng kheo - Kỹ thuật đánh đầu - Kỹ thuật đá biên - Kỹ thuật thủ môn - Các bài tập phát triển các tố chất thể lực - Chiến thuật nhóm 2, 3 người 2. Thi đấu và trọng tài 10 10 8 8 8 20 8 40 môn Đi kheo đá bóng. - Hiểu được một số điểm luật cơ bản và ứng dụng trong thi đấu. * Kỹ năng: - Có khả năng thực hiện các kỹ thuật động tác khá thuần thục, ứng dụng trong thi đấu. - Tham gia giải cấp trường. 7. Đấu vật 1. Các kỹ thuật cơ bản - Kỹ thuật ngã xuôi, ngược, nghiêng mình - Kỹ thuật lộn xuôi, ngược - Kỹ thuật quăng người - Kỹ thuật quật - Kỹ thuật bốc người - Kỹ thuật khóa người - Các bài tập phát triển thể lực - Trò chơi kết hợp thi đấu 8 8 8 8 8 8 20 20 * Kiến thức: - Nắm vững và thực hiện một số kỹ thuật cơ bản môn Đấu vật. - Hiểu được một số điểm luật cơ bản và ứng dụng trong thi đấu. * Kỹ năng: - Có khả năng thực hiện 2. Thi đấu và trọng tài 40 các kỹ thuật động tác khá thuần thục, ứng dụng trong thi đấu. - Tham gia giải cấp trường. PHIẾU ĐĂNG KÝ THAM GIA CÂU LẠC BỘ THỂ DỤC THỂ THAO Trường THPT: PHẦN 1: THÔNG TIN HỌC SINH Họ và tên: .. Khối lớp: Ngày sinh: .. Giới tính: Chiều cao (cm): . Cân nặng: ... Đăng ký hoạt động nội dung: . Năm học: Ký xác nhận: .. Ý kiến phụ huynh: .. . PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ THỂ LỰC BAN ĐẦU Ngày kiểm tra ban đầu: . Người kiểm tra: . Có xác nhận y tế: .. Kết quả kiểm tra các năng lực thể chất ban đầu Lực bóp tay thuận (kg) Nằm ngửa gập bụng (lần/30s) BXTC (cm) 30m XPC (s) Chạy con thoi 4x10m (s) Chạy 5 phút tùy sức (m) PHẦN 3: KỸ NĂNG HOẠT ĐỘNG THỂ THAO Kinh nghiệm thể thao đã có: . PHẦN 4: ĐÁNH GIÁ THỂ LỰC SAU 1 NĂM Lực bóp tay thuận (kg) Nằm ngửa gập bụng (lần/30s) BXTC (cm) 30m XPC (s) Chạy con thoi 4x10m (s) Chạy 5 phút tùy sức (m) Nhận xét của GV về ý thức và tham gia CLB của HS sau 1 năm: .. .. .. .. .. .. .. .. Chủ nhiệm CLB TDTT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_doi_moi_hoat_dong_the_thao_ngoai_khoa_bang_hinh_thuc.pdf
Tài liệu liên quan