VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ THỦY CHUNG
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA
TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
HÀ NỘI - 2020
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ THỦY CHUNG
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA
TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
Ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 9 22 90 20
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. HÀ QUANG NĂNG
2. TS. PHẠM HIỂN
HÀ
174 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Đối chiếu từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và Tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI - 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công
bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nội dung luận án có tham khảo và sử
dụng ngữ liệu được trích dẫn từ các tác phẩm và nguồn tư liệu đăng tải trên
các trang thông tin điện tử theo Danh mục tài liệu tham khảo của luận án.
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Thủy Chung
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN.......................................................................................................................... 9
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................................... 9
1.1. Nghiên cứu về từ ngữ chỉ hoa trên thế giới ...................................................... 9
1.2. Nghiên cứu về từ ngữ chỉ hoa ở Việt Nam ..................................................... 10
2. Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài luận án .................................................... 13
2.1. Lý thuyết về từ và nghĩa của từ ...................................................................... 13
2.1.1. Từ ......................................................................................................... 13
2.1.2. Nghĩa của từ ......................................................................................... 21
2.1.3. Thành ngữ, tục ngữ và ca dao .............................................................. 31
2.2. Một số vấn đề về quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa ................................... 32
2.2.1. Khái niệm về văn hóa ........................................................................... 32
2.2.2. Đặc điểm văn hóa Anh và Việt ............................................................ 32
2.2.3. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa .............................................. 33
2.3. Lý thuyết về định danh từ vựng ...................................................................... 35
2.3.1. Khái niệm định danh ............................................................................ 35
2.3.2. Đơn vị định danh .................................................................................. 37
2.3.3. Cơ chế định danh của đơn vị định danh phái sinh (định danh bậc 2) ........ 38
2.3.4. Biến thể định danh................................................................................ 38
2.4. Lý thuyết về đối chiếu ngôn ngữ ..................................................................... 39
2.4.1. Khái niệm ngôn ngữ học đối chiếu ...................................................... 39
2.4.2. Các bình diện đối chiếu ngôn ngữ ........................................................ 39
2.4.3. Các phương pháp đối chiếu .................................................................. 40
2.4.4. Các nguyên tắc nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ ............................ 41
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 42
Chương 2: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO, ĐỊNH DANH VÀ NGỮ
NGHĨA TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT .......... 43
2.1. Đặc điểm cấu tạo từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt .................. 43
2.1.1. Đặc điểm cấu tạo từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh ............................... 43
2.1.2. Đặc điểm cấu tạo từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Việt ............................... 46
2.1.3. Đối chiếu đặc điểm cấu tạo từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và
tiếng Việt ........................................................................................................ 49
2.2. Đặc điểm định danh từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt ............. 51
2.2.1. Tính có lý do và không có (hoặc chưa rõ) lý do đặt tên của tên gọi .......... 51
2.2.2. Đặc điểm định danh tên gọi các loại hoa trong tiếng Anh ................... 52
2.2.3. Đặc điểm định danh tên gọi các loài hoa trong tiếng Việt ................... 58
2.2.4. Các biến thể tên gọi các loài hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt.......... 64
2.2.5. Đối chiếu đặc trưng dùng để định danh tên các loài hoa trong
tiếng Anh và tiếng Việt .................................................................................. 70
2.3. Đặc điểm ngữ nghĩa từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt ............. 80
2.3.1. Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh .................... 81
2.3.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Việt .................... 87
2.3.3. Đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và
tiếng Việt ........................................................................................................ 95
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ....................................................................................... 102
Chương 3: ĐỐI CHIẾU NGHĨA BIỂU TRƯNG CỦA THÀNH NGỮ,
TỤC NGỮ, CA DAO CÓ CHỨA THÀNH TỐ HOA VÀ TÊN GỌI CÁC
LOÀI HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT ..................................... 104
3.1. Nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao có chứa thành tố
flower và tên gọi các loài hoa trong tiếng Anh ................................................... 104
3.1.1. Nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao tiếng Anh chứa
thành tố “flower” (hoa) ................................................................................ 104
3.1.2. Nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao tiếng Anh chứa
tên gọi các loài hoa ....................................................................................... 108
3.2. Nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao tiếng Việt có chứa
thành tố hoa và tên gọi các loài hoa ..................................................................... 121
3.2.1. Nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao có chứa thành tố hoa .. 121
3.2.2. Nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao tiếng Việt có
chứa tên gọi các loài hoa .............................................................................. 133
3.3. Đối chiếu nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao có chứa từ
hoa và tên các loài hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt ....................................... 141
3.3.1. Nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao chứa thành tố
“flower” trong tiếng Anh và “hoa” trong tiếng Việt .................................... 143
3.3.2. Nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao chứa tên các loài
hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt ................................................................ 144
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ....................................................................................... 146
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ NỘI DUNG LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................ 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 152
PHỤ LỤC ................................................................. Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Ý nghĩa
1 CBĐ Cái biểu đạt
2 CĐBĐ Cái được biểu đạt
3 T Dấu hiệu được chọn để định danh
4 C – P Chính – Phụ
5 Đ – L Đẳng – Lập
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tên gọi hoa trong tiếng Anh xét về mặt cấu tạo....................................... 45
Bảng 2.2: Tên gọi hoa trong tiếng Việt xét về mặt cấu tạo....................................... 47
Bảng 2.3: Bảng các kiểu định danh tên gọi các loại hoa trong tiếng Anh ................ 53
Bảng 2.4: Bảng các kiểu định danh tên gọi các loài hoa trong tiếng Việt ................ 59
Bảng 2.5: Bảng so sánh các kiểu định danh tên các loài hoa trong tiếng Anh và
tiếng Việt ........................................................................................................ 70
Bảng 2.6: Bảng tổng kết thống kê các biểu hiện bằng từ ngữ của nét nghĩa
trong tiếng Anh ............................................................................................... 86
Bảng 2.7: Bảng tổng kết thống kê các biểu hiện bằng từ ngữ của nét nghĩa
trong tiếng Việt ............................................................................................... 93
Bảng 2.8: Bảng so sánh đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ tên gọi các loài hoa
trong tiếng Anh và tiếng Việt ......................................................................... 95
Bảng 3.1: Bảng đối chiếu nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao có
chứa thành tố hoa” và tên các loài hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt ......... 142
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Tam giác ngữ nghĩa của S.Ullmann
Sơ đồ 1.2: Tháp nghĩa hình học không gian của Đỗ Hữu Châu
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xu hướng nghiên cứu các lớp từ hay các nhóm từ ngữ trong ngôn ngữ
học dưới nhiều góc độ như ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng v.v đã được phát
triển từ rất lâu và có những đóng góp lớn cho thực tiễn sử dụng ngôn ngữ, đặc
biệt là các nghiên cứu liên quan đến đối chiếu các lớp từ giữa các ngôn ngữ.
Từ ngữ chỉ hoa có số lượng khá lớn và mang ý nghĩa phong phú, đa
dạng nên chúng trở thành đối tượng được ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu
từ nhiều góc độ và bình diện. Trên thế giới, có các nghiên cứu theo đường
hướng khác nhau về hoa. Dưới góc độ văn hóa, tác giả Huss et all (2017) đã
nghiên cứu về các loài hoa (với các cách tri nhận khác nhau) được khái quát
hóa như thế nào trong một nền văn hóa. Về góc độ tâm lý, tác giả Haviland-
Johns et all (2005) đã thực hiện các nghiên cứu khác nhau và chỉ ra hoa là một
yếu tố mang lại cảm xúc tích cực mạnh mẽ. Trong nghiên cứu của
Frownfelter (2010), các loài hoa được sử dụng như một cách nói ẩn dụ để giải
quyết những vấn đề cảm xúc có liên quan đến chủ đề giới tính nữ. Ở Việt
Nam, cũng có nhiều nghiên cứu về hoa chủ yếu theo góc độ ngữ nghĩa học,
đầu tiên phải kể đến nghiên cứu của Cao Thị Thu (1995) đã xác định được
những đặc điểm định danh và ngữ nghĩa của tên gọi thực vật trong trường từ
vựng tên gọi thực vật, trong đó có đề cập tới từ chỉ hoa. Lê Thị Kim Dung
(2019) nghiên cứu làm rõ đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa và phương thức
chuyển nghĩa của các từ chỉ hoa trong tiếng Hán, so sánh với tiếng Việt.
Ngoài ra có các nghiên cứu khác về trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ hoa sử
dụng ngữ liệu nghiên cứu là các loại hình văn học dân gian như Hà Thị Quế
Anh (2007); Trần Hạnh Nguyên (2014) v.v. Như vậy, chưa có nghiên cứu nào
về nhóm từ chỉ hoa có đối chiếu giữa tiếng Anh và tiếng Việt.
Về mặt thực tiễn, người học, người sử dụng ngôn ngữ gặp nhiều khó
khăn trong việc học và dịch các từ và cụm từ vì phương thức cấu tạo từ, cụm
từ, đặc điểm ngữ nghĩa của chúng phức tạp, gồm nhiều tầng bậc. Nghiên cứu
đối chiếu về khả năng tạo từ, đặc điểm định danh và ngữ nghĩa của các từ ngữ
chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt để từ đó tìm ra những điểm tương đồng
và khác biệt về đặc điểm văn hóa giữa hai cộng đồng ngôn ngữ sẽ giúp cho
việc sử dụng ngôn ngữ hàng ngày và dịch thuật được thuận lợi hơn.
2
Với những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Đối chiếu từ ngữ chỉ
hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt” cho luận án của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua so sánh đối chiếu đặc điểm cấu tạo, định danh và ngữ nghĩa
của các từ ngữ chỉ hoa cũng như các hướng nghĩa biểu trưng của các thành
ngữ, tục ngữ, ca dao có chứa từ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt để làm
sáng tỏ những tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ, đồng thời chỉ ra
được các yếu tố văn hóa, đặc điểm tư duy của cộng đồng người sử dụng tiếng
Anh và tiếng Việt có thể tác động đến sự tương đồng và khác biệt này.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án cần giải quyết các
nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Tổng quan tình hình nghiên cứu về hoa dưới các góc độ khác nhau nói
chung và nghiên cứu về từ ngữ chỉ hoa nói riêng ở trong nước và trên thế giới
nhằm tổng hợp, đánh giá những kết quả nghiên cứu đã đạt được, từ đó xác
định những vấn đề, nội dung còn bỏ ngỏ (khoảng trống nghiên cứu) để tiếp
tục nghiên cứu;
Xác lập một khung lý thuyết để làm cơ sở nghiên cứu các vấn đề được
đặt ra trong luận án;
Miêu tả cấu tạo, phân tích đặc điểm định danh và đặc điểm ngữ nghĩa
và nghĩa biểu trưng của từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt;
Đối chiếu đặc điểm cấu tạo, đặc điểm định danh, đặc điểm ngữ nghĩa
và ý nghĩa biểu trưng của từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những đơn vị từ ngữ chỉ hoa trong
tiếng Anh và tiếng Việt.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Vì từ ngữ về hoa có số lượng rất lớn biểu thị các phương diện khác
nhau của hoa, chẳng hạn bao gồm các từ ngữ biểu thị: màu sắc của hoa, bộ
phận của hoa, đặc tính, trạng thái của hoa, tên gọi các loài hoa... bởi vậy trong
khuôn khổ của luận án, chúng tôi chỉ giới hạn tập trung vào các từ ngữ là tên
3
gọi các loài hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt. Mặc dù vậy, khi nghiên cứu về
tên gọi các loài hoa, luận án không đề cập đến phương diện từ nguyên, nguồn
gốcmà chỉ tập trung nghiên cứu các bình diện sau:
+ Cấu tạo các đơn vị từ vựng trong tiếng Anh và tiếng Việt dùng để gọi
tên các loài hoa;
+ Phương thức định danh: Tìm hiểu cơ chế hay các đặc trưng được
chọn để gọi tên hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt;
+ Đặc điểm ngữ nghĩa: phân tích thành tố nghĩa để phân giải lời định
nghĩa từ điển thành các nét nghĩa khu biệt hay còn gọi là nghĩa vị, phản ánh
những đặc trưng cơ bản của đối tượng được biểu thị;
+ Ý nghĩa biểu trưng: từ khối liệu thành ngữ, tục ngữ và ca dao có chứa
thành tố hoa và tên các loài hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt, luận án chỉ ra các
hướng nghĩa biểu trưng trong hai ngôn ngữ, đối chiếu để tìm ra những điểm tương
đồng và khác biệt, từ đó làm rõ mối liên hệ mật thiết giữa các yếu tố ngôn ngữ,
văn hóa và tư duy trong mỗi cộng đồng người sử dụng tiếng Anh và tiếng Việt.
4. Phương pháp nghiên cứu và ngữ liệu nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu và thực hiện được các nhiệm vụ đặt ra
của luận án, chúng tôi sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp miêu tả: Đây là phương pháp nghiên cứu để miêu tả đặc
điểm cấu tạo, định danh, ngữ nghĩa và nghĩa biểu trưng của từ ngữ thuộc
trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ hoa xuất hiện trong ngữ cảnh là các câu thành
ngữ, tục ngữ và ca dao trong tiếng Anh và tiếng Việt.
Phương pháp đối chiếu: Đây là phương pháp nghiên cứu chính để giải
quyết các vấn đề của luận án. Luận án sử dụng phương pháp đối chiếu hai
chiều. Phương pháp này được sử dụng để tìm ra sự giống nhau và khác nhau
mang tính đặc trưng ngôn ngữ, văn hóa và tư duy ở người Anh và người Việt
thông qua các từ ngữ chỉ hoa.
Phương pháp phân tích thành tố nghĩa: Đây là phương pháp được sử
dụng để phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ các loài hoa để phát
hiện các nét nghĩa/ nghĩa vị khu biệt, từ đó tìm ra nét nghĩa làm cơ sở cho sự
chuyển nghĩa và sự biểu trưng hóa được thể hiện trong ca dao, thành ngữ, tục
ngữ tiếng Anh và tiếng Việt.
4
Thủ pháp thống kê phân loại: Các hiện tượng ngôn ngữ không chỉ có
những đặc trưng về chất mà còn có cả đặc trưng về lượng nên thủ pháp thống
kê phân loại được sử dụng nhằm thống kê và phân loại các từ ngữ chỉ các loài
hoa và các ý nghĩa của chúng trong từ điển giải thích tiếng Anh, từ điển giải
thích tiếng Việt, từ điển, sách báo và các trang mạng để làm ngữ liệu cho việc
nghiên cứu đối chiếu của luận án.
4.2. Ngữ liệu nghiên cứu
Để có ngữ liệu đối chiếu trong luận án, chúng tôi thu thập và phân chia
ngữ liệu của luận án thành hai nhóm chính: nhóm ngữ liệu 1 gồm các từ ngữ
chỉ tên gọi loài hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt; nhóm ngữ liệu 2 là các
thành ngữ, tục ngữ và ca dao có chứa từ hoa và tên các loài hoa trong tiếng
Anh và tiếng Việt. Các nhóm ngữ liệu này được dùng vào các mục đích sau:
Nhóm ngữ liệu 1: được sử dụng vào việc khảo sát, miêu tả và phân tích
đặc điểm cấu tạo từ, đặc điểm định danh, biến thể định danh và đặc điểm ngữ
nghĩa của các từ ngữ chỉ tên loài hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt. Nhóm
ngữ liệu này bao gồm 347 từ ngữ chỉ tên hoa trong tiếng Anh và 355 từ ngữ
chỉ tên hoa trong tiếng Việt được thu thập từ các nguồn từ điển giải thích, từ
điển sinh học, từ điển trực tuyến, từ điển, sách, báo và các trang mạng về hoa
và nghệ thuật cây cảnh. (Xem phụ lục I và II)
Đặc biệt, đối với từ điển ngữ văn (từ điển giải thích), ngoài việc thu
thập từ ngữ chỉ các loài hoa, luận án còn sử dụng định nghĩa tên các loài hoa
trong từ điển giải thích để phân tích các nét nghĩa hay nghĩa vị. Do các nguồn
từ điển hiện nay khá đa dạng nên luận án sử dụng các định nghĩa trong từ điển
của Oxford Advanced Learner’s Dictionary, Nxb ĐH Oxford, tb 2015 và Từ
điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, Nxb Từ điển Bách Khoa, 2012).
Nhóm ngữ liệu 2: được sử dụng để phân tích và làm rõ các hướng biểu
trưng của từ hoa và tên các loài hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt. Do ngữ
nghĩa liên tưởng được đặt trong bối cảnh nên ngữ liệu chúng tôi thu được là
các thành ngữ, tục ngữ và ca dao gồm 75 thành ngữ, tục ngữ và ca dao trong
tiếng Anh và 156 thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong tiếng Việt. Nhóm ngữ liệu
này được thu thập từ các nguồn từ điển thành ngữ, tục ngữ trực tuyến, từ điển
thành ngữ, tục ngữ tiếng Anh và tiếng Việt và kho tàng ca dao. (Xem phụ lục
III và IV)
5
Tiêu chí thu thập ngữ liệu: Để có nguồn ngữ liệu chính xác và đầy đủ,
luận án căn cứ vào định nghĩa của từ hoa trong từ điển sinh học, từ điển giải
thích tiếng Anh và tiếng Việt để thu thập:
Trong thực vật học, hoa (phương ngữ miền bắc) hay bông (phương ngữ
miền nam) là bộ phận chứa cơ quan sinh sản, đặc trưng của thực vật có hoa,
cụ thể là một chồi rút ngắn mang những lá biến đổi làm chức năng sinh sản
của cây. Về mặt cấu trúc thực vật học, hoa là một dạng cành đặc biệt. Các loài
hoa chiếm một phần quan trọng trong đời sống văn hóa tín ngưỡng của con
người, và một số (chẳng hạn như sen, đào và hồng) mang ý nghĩa văn hóa và
biểu tượng rộng rãi.
Theo Advanced Learner’s Dictionary (2015), flower (hoa) có các nghĩa
sau: 1. The coloured part of a plant from which the seed or fruit develops.
Flowers usually grow at the end of a stem and last only a short time (Bộ phận
có màu sắc của cây mà từ đó hạt hoặc quả phát triển). 2. A plant grown for the
beauty of its flowers (Một cây được trồng để lấy hoa đẹp). 3. A flower with its
stem that has been picked as a decoration (Một bông hoa có cuống được hái
để trang trí).
Theo Hoàng Phê (2012), hoa được định nghĩa như sau: 1. Cơ quan sinh
sản hữu tính của cây hạt kín, thường có màu sắc và hương thơm. 2. Cây trồng
để lấy hoa làm cảnh. 3. Vật có hình đẹp tựa như bông hoa. 4. (id). Hoa tai
(nói tắt). 5. (kng). Đơn vị đo khối lượng, bằng một phần mười lạng, ngày
trước được đánh dấu hoa thị trên cán cân. 6. (dùng phụ sau d). Hình hoa
trang trí. 7. (kết hợp hạn chế). Dạng chữ đặc biệt, to hơn chữ thường, thường
dùng ở đầu câu và đầu danh từ riêng.
Trên cơ sở định nghĩa về hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt, luận án sẽ
khảo sát và thống kê số lượng từ ngữ chỉ tên hoa theo hai tiêu chí:
1. Cơ quan sinh sản hữu tính của cây hạt kín, thường có màu sắc và hương
thơm như: lotus (hoa sen), cherry blossom (hoa anh đào), peach blossom (hoa
đào) và hoa bưởi, hoa khế, hoa sen v.v.
2. Cây trồng để lấy hoa làm cảnh như: orchid (hoa lan), rose (hoa hồng), lily
(hoa loa kèn) và hoa hồng, hoa lan, hoa thược dược v.v.
Qua quá trình khảo sát, chúng tôi thu được 75 thành ngữ, tục ngữ và ca
dao chứa thành tố “flower” và tên các loài hoa trong các từ điển thành ngữ,
6
tục ngữ và sách về ca dao, dân ca trong tiếng Anh. Trong tiếng Việt, hoa và
tên gọi các loài hoa xuất hiện rất nhiều trong loại hình văn học dân gian như
thành ngữ, tục ngữ và đặc biệt là ca dao, vì vậy luận án thu thập cả thành ngữ,
tục ngữ, ca dao có chứa thành tố hoa và tên các loài hoa và chúng tôi thu được
156 thành ngữ, tục ngữ, ca dao chứa thành tố “hoa” và “tên các loài hoa” từ
các từ điển thành ngữ, tục ngữ và kho tàng ca dao người Việt. Đối với các
ngữ liệu này (thành ngữ, tục ngữ và ca dao) trong tiếng Anh và tiếng Việt,
luận án chỉ khảo sát thống kê những thành ngữ, tục ngữ và những câu ca dao
có chứa tên các loài hoa và bộ phận của hoa như: màu sắc của hoa, cánh hoa,
búp hoa, bông hoa v.v.
4.3. Phương pháp thu thập ngữ liệu nghiên cứu
Nguồn ngữ liệu phục vụ cho luận án được tiến hành thu thập trong
khoảng thời gian 6 tháng (từ tháng 4/2018 đến tháng 10/2018). Cách thức thu
thập ngữ liệu được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Tìm tất cả tên các loài hoa và định nghĩa của chúng trong các
từ điển giải thích, từ điển về hoa, sách báo, tạp chí bằng tiếng Anh và tiếng
Việt Đánh từ khóa chỉ tên các loài hoa như rose hay hoa hồng trên các
trang mạng về hoa và cây cảnh. Khi thu thập ngữ liệu luôn dựa trên tiêu chí
đã đặt ra.
Bước 2: Tìm tất các thành ngữ, tục ngữ và ca dao có chứa thành tố
flower và thành tố hoa hay tên các loài hoa trong các từ điển thành ngữ, tục
ngữ bằng tiếng Anh và tiếng Việt và trong kho tàng ca dao, dân ca Anh và
Việt. Đánh các từ khóa flower và hoa hay cụm từ khóa các thành ngữ tục ngữ
có chứa từ flower, hoa và tên các loài hoa trên các trang mạng để thực hiện
việc tìm kiếm.
Bước 3: Thống kê và phân tích đặc điểm cấu tạo của các từ ngữ chỉ tên
các loài hoa dựa trên tiêu chí của từ đơn, từ ghép, từ phái sinh, từ láy và các
cụm từ (ngữ). Phân tích đặc điểm định danh trong tiếng Anh dựa trên từ điển
từ nguyên trực tuyến (https://www.etymonline.com) và dựa vào những tiêu
chí hay đặc trưng đã được xác định trong nghiên cứu cách định danh thực vật
giữa các ngôn ngữ Nga, Anh và Kazakstan của G.I.Ujukbaeva. Các tiêu chí
đó bao gồm: 1. Hình thức (a. Các sự vật khác, b. Động vật, c. Bộ phận cơ thể
động vật, d. Bộ phận cơ thể người); 2. Màu sắc; 3. Kích cỡ; 4. Số lượng bộ
7
phận; 5. Ứng dụng trong đời sống; 6. Ứng dụng trong y học; 7. Nơi sinh
trưởng; 8. Mùi; 9. Vị và 10. Thuộc tính khác. Trong tiếng Việt, hiện nay chưa
có từ điển từ nguyên nên việc xác định đặc trưng định danh tên các loài hoa
chủ yếu dựa vào các tiêu chí trong kết quả nghiên cứu của G.I.Ujukbaeva và
đặc tính vốn có của sự vật hiện tượng. Phân tích đặc điểm ngữ nghĩa dựa trên
các định nghĩa tên các loài hoa trong từ điển giải thích tiếng Anh và tiếng Việt
để xác định nét nghĩa hay nghĩa vị khu biệt như nét nghĩa phân loại, màu sắc,
hình thức/cấu tạo, kích cỡ v.v.
Bước 4: Nhập các ngữ liệu vào phần mềm máy tính để phân tích số
liệu, tính tỷ lệ phần trăm (%).
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu đối chiếu có hệ thống và chuyên sâu về
nhóm từ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt ở bình diện cấu tạo, định danh và
ngữ nghĩa. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ đóng góp một phần nhất định vào
việc nghiên cứu lý thuyết của ngôn ngữ học đối chiếu cũng như đối chiếu một
nhóm từ ngữ cụ thể giữa các ngôn ngữ thuộc loại hình ngôn ngữ khác nhau. Trên
cơ sở phân tích và đối chiếu đặc điểm cấu tạo từ, đặc điểm định danh và ngữ
nghĩa của các từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt, luận án sẽ chỉ ra sự
tương đồng và khác biệt trong cách tạo từ, định danh và ngữ nghĩa của các từ
ngữ chỉ các loài hoa trong hai ngôn ngữ, từ đó rút ra một số đặc trưng văn hóa
của ngôn ngữ và tư duy của hai cộng đồng người Anh và Việt.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể góp phần vào việc nghiên cứu
một số vấn đề lý thuyết về nghĩa và nghĩa biểu trưng của một nhóm từ trong
các ngôn ngữ thuộc loại hình khác nhau. Chính sự đối chiếu ngữ nghĩa nói
chung, nghĩa biểu trưng nói riêng của các từ ngữ chỉ các loài hoa trong tiếng
Anh và tiếng Việt có thể giúp thấy được một số đặc trưng văn hóa - dân tộc
trong ngôn ngữ và tư duy của hai cộng đồng người Anh và Việt. Do vậy, các
kết quả nghiên cứu đã góp thêm tiếng nói khẳng định vai trò của lí thuyết về
ngữ nghĩa chưa phải đã lỗi thời mà vẫn có giá trị đối với việc nghiên cứu từ
vựng ngữ nghĩa của một ngôn ngữ.
8
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu đối chiếu nhóm từ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng
Việt có đóng góp thiết thực cho thực tiễn giảng dạy tiếng Anh cho người Việt
và dạy tiếng Việt cho người Anh với tư cách là những ngoại ngữ. Đồng thời,
nó cũng giúp cho việc phân tích, bình giá các từ ngữ chỉ hoa xuất hiện với tư
cách là những tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm văn chương bằng tiếng Anh
hay tiếng Việt.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận án cũng phục vụ cho công tác
biên, phiên dịch cũng như công tác biên soạn từ điển Anh – Việt, Việt – Anh.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, bố cục
luận án bao gồm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận. Trong
chương này, các nghiên cứu liên quan đến các nhóm từ và nhóm từ chỉ hoa
được tổng hợp và phân tích. Một số vấn đề lý luận chung về từ, cụm từ, nghĩa
của từ, định danh, ngôn ngữ học đối chiếu, văn hóa cũng được trình bày trong
chương này.
Chương 2. Đối chiếu đặc điểm cấu tạo, định danh và ngữ nghĩa của
từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt. Chương này xác định đặc
điểm cấu tạo, đặc điểm định danh và ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ hoa giữa hai
ngôn ngữ Anh và Việt, sau đó được so sánh dựa trên các đặc điểm văn hóa
dân tộc.
Chương 3. Đối chiếu nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ, ca
dao có chứa thành tố hoa và tên gọi các loài hoa trong tiếng Anh và tiếng
Việt. Chương 3 tập trung phân tích sự kết hợp của flower (hoa) và tên các loài
hoa với các yếu tố khác trên trục ngữ đoạn nhằm làm rõ các hướng nghĩa biểu
trưng của thành ngữ, tục ngữ và ca dao chứa thành tố hoa và tên các loại hoa
trong tiếng Anh và tiếng Việt. Mỗi tiểu loại được so sánh đối chiếu để tìm ra
các điểm tương đồng và khác biệt; lý giải sự tương đồng và khác biệt này dựa
trên các đặc trưng văn hóa dân tộc.
9
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1. Nghiên cứu về từ ngữ chỉ hoa trên thế giới
Trên thế giới, đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu về các nhóm từ
ngữ chỉ màu sắc; chỉ khái niệm sắc đẹp; nhóm các từ ngữ về ánh sáng và
bóng tối v.v. và có một số nghiên cứu cụ thể về nhóm từ ngữ chỉ hoa dưới các
góc độ khác nhau.
+ Nghiên cứu dưới góc độ văn hóa:
Một nghiên cứu tiêu biểu ở góc độ này là của Huss et all (2017) với đề
tài “The meaning of Flowers: A Cultural and Perceptual Exploration of
Ornamental Flowers” (Ý nghĩa của các loài hoa: Một nghiên cứu theo hướng
văn hóa và tri nhận về các loài hoa trang trí). Trong công trình này, các tác giả
đã tìm hiểu các loài hoa khác nhau (với các cách tri nhận khác nhau) được
khái quát hóa như thế nào trong một nền văn hóa. Họ đã sử dụng phương
pháp kết hợp để điều tra sở thích của 150 khách thể đối với 4 loại hoa khác
nhau, khai thác lý do tại sao họ chọn những loài hoa đó. Các tác giả còn điều
tra cách tri nhận của khách thể về khái niệm hoa nói chung và so sánh nó với
hình tròn tượng trưng cho tôn giáo của vũ trụ. Từ đó, các tác giả chuyển sang
các lý thuyết về tâm lý, tri nhận và văn hóa thông qua việc sử dụng bản đồ
khái niệm (concept – map) để tiếp cận những hiểu biết văn hóa về các loài
hoa cụ thể. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tất cả 4 loài hoa đều được lựa
chọn ngang nhau như là sự lựa chọn đầu tiên vì vậy tác giả đã giới thiệu khái
niệm phổ quát về hoa đó là làm tăng thêm sự bình tâm và hạnh phúc của con
người. Khái niệm hoa được xếp hạng cao hơn so với hình tròn tượng trưng
cho tôn giáo của vũ trụ vì hoa đem lại niềm hạnh phúc còn hình tròn tượng
trưng chỉ mang lại sự quan tâm. Các loài hoa cũng được xếp hạng và phân
biệt theo ý nghĩa văn hóa mà các yếu tố hình ảnh khác nhau của chúng gợi lên
trong bối cảnh văn hóa của đất nước Do Thái. Kết quả nghiên cứu khẳng định
rằng có mối tương tác lẫn nhau giữa các yếu tố nhận thức phổ quát và yếu tố
văn hóa cụ thể liên quan đến các loài hoa. Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy
một khái niệm trung tâm về hoa (flower) bao quát hơn các ý nghĩa văn hóa cụ
thể của các loài hoa.
10
+ Nghiên cứu dưới góc độ tâm lý:
Công trình đầu tiên nghiên cứu về hoa từ góc độ tâm lý là của nhóm tác
giả Haviland-Jones et all (2005) thuộc Khoa tâm lý và di truyền học trường
đại học New Jersey “An Environmental Approach to Positive Emotion:
Flowers” (Một nghiên cứu theo cách tiếp cận môi trường đối với cảm xúc
tích cực: Các loài hoa), trong đó các tác giả đã thực hiện ba nghiên cứu khác
nhau và chỉ ra hoa là một yếu tố mang lại cảm xúc tích cực mạnh mẽ. Trong
nghiên cứu thứ nhất, kết quả cho thấy hoa, khi được tặng cho những người
phụ nữ, luôn tạo ra cho họ nụ cười thực sự (true smile). Những người phụ nữ
nhận hoa được cho rằng có tâm trạng tích cực hơn cho đến ba ngày sau đó.
Trong nghiên cứu thứ hai, một bông hoa được tặng cho những nam giới hay
phụ nữ trong thang máy thì đều tạo ra những ứng xử xã hội tích cực hơn là
các yếu tố kích thích khác. Trong nghiên cứu thứ ba, hoa được tặng cho
những người già (trên 55 tuổi), kết quả cho thấy những người già cũng có tâm
trạng tích cực và cải thiện được trí nhớ. Có thể nói hoa có những tác động tức
thì hay tác động lâu dài đến đến phản ứng cảm xúc, tâm ...(1999, 122-125), đã tổng hợp khá kỹ các quan
niệm về nghĩa của các học giả nổi tiếng trên thế giới và ông đã rút ra được hai
khuynh hướng: Khuynh hướng thứ nhất cho nghĩa của từ là một bản thể nào
đó (đối tượng, khái niệm, sự phản ánh ). Khuynh hướng thứ 2 cho nghĩa
của từ là một quan hệ nào đó (quan hệ của từ với đối tượng hoặc quan hệ của
từ với khái niệm )”. Tác giả thấy rằng “những ý kiến cho nghĩa của từ là
quan hệ gần gũi với chân lý hơn” “nghĩa của từ là một đối tượng phức tạp,
bao gồm một số thành tố đơn giản hơn” như: “nghĩa sở chỉ”, “nghĩa sở biểu”,
nghĩa sử dụng” và “nghĩa kết cấu”.
Tuy nhiên, tác giả có công trình nghiên cứu tập trung nhất về nghĩa của
từ là Đỗ Hữu Châu, sau khi đi kiến giải về tam giác nghĩa của các học giả nổi
tiếng, ông đã đưa ra sơ đồ “hình tháp nghĩa hình học không gian” thay thế tam
giác hình học phẳng của Sterm dưới đây:
Sơ đồ 2: Tháp nghĩa hình học không gian [Đỗ Hữu Châu (2015):750]
24
Khắc phục những thiếu sót của Stern, Đỗ Hữu Châu (2005) cho rằng: Ở
đỉnh cao nhất của hình tháp là từ (trừu tượng) với hai thành phần hình thức và
ý nghĩa. Ở mỗi đỉnh của đáy là những nhân tố góp phần làm thành ý nghĩa,
lần lượt là sự vật, hiện tượng, những hiểu biết của tư duy (khái niệm), nhân tố
người sử dụng (nhân tố lịch sử - xã hội), các chức năng tín hiệu học, cấu trúc
của ngôn ngữ. Số lượng các đỉnh của đáy sẽ tăng lên tùy thuộc vào số lượng
những nhân tố được phát hiện thêm. Ưu điểm của mô hình tháp nhọn là một
mặt tách được những thực thể đang xem xét (từ, các nhân tố) ra khỏi nhau
đồng thời vạch ra được những quan hệ giữa chúng (bằng các cạnh của hình
tháp). Những quan hệ này đồng thời cũng chỉ ra những phương diện cần
nghiên cứu khi nghiên cứu nghĩa của từ (mối quan hệ giữa hình thức và ý
nghĩa được thể hiện trong từ bằng mô hình mà F.De Sausure đã đưa ra. Cũng
từ “hình tháp”, ông đã tập trung phân tích các loại nghĩa như: “ý nghĩa biểu
vật”, “ý nghĩa biểu niệm”, “ý nghĩa liên hội” và “ý nghĩa biểu thái”. [10:750].
Từ các quan niệm về nghĩa khác nhau nêu trên có thể khái quát về
nghĩa của từ như sau: Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu hiện bao gồm
những hiểu biết, những tri thức thông thường được thể hiện trong quá trình tư
duy - giao tiếp bằng ngôn ngữ của người nói. Nghĩa được hình thành do sự
kết hợp và tác động của cả nhân tố nằm ngoài ngôn ngữ (như sự vật, hiện
tượng thực tế khách quan, tư duy của con người) và nhân tố nằm trong ngôn
ngữ (chức năng tín hiệu học, hệ thống cấu trúc của ngôn ngữ), trong đó
những nhân tố có tính quyết định là người sử dụng ngôn ngữ, văn cảnh, ngữ
cảnh và chức năng tín hiệu học. Đồng thời, những đặc trưng văn hóa tinh
thần của người bản ngữ cũng được bộc lộ thông qua nghĩa.
2.1.2.2. Các thành phần ý nghĩa của từ
a. Các thành phần ý nghĩa của từ trong tiếng Anh
Khi nghiên cứu về nghĩa, Bloomfield cũng phân định nghĩa thành hai
loại: nghĩa từ vựng (lexical meaning) và nghĩa ngữ pháp (grammatical
meaning). Một trong những vấn đề quan trọng nhất trong quan niệm của
Bloomfield về nghĩa từ vựng là ông đã phân biệt được những ý nghĩa thông
thường, trọng tâm (normal/ central meanings) với những nghĩa cận biên
(nghĩa ẩn dụ hay nghĩa chuyển) (marginal or metaphoric and tranferred
meaning) [87, tr.173-174].
25
Nguyễn Hòa (2004) xác định các thành phần nghĩa của từ (components
of word meaning) trong tiếng Anh bao gồm: denotative meaning (nghĩa biểu
vật), connotative meaning (nghĩa biểu thái), structural meaning (nghĩa cấu
trúc) và category meaning (nghĩa phân loại).
Denotative meaning: (nghĩa biểu niệm) bao gồm có nghĩa khái niệm
(conceptual meaning) và nghĩa biểu vật (referential meaning). Nghĩa khái
niệm còn được gọi là nghĩa định nghĩa, nghĩa đen, nghĩa thực hay nghĩa phổ
biến của một từ (the definitional, literal, obvious or common meaning of a
word). Ví dụ: A table may be defined as a piece of furniture used for writing
at (một chiếc bàn có thể được định nghĩa như là một loại đồ nội thất được
sử dụng để viết trên đó). Nghĩa biểu vật là khả năng quy chiếu đến những
đồ vật của từ (the ability to refer to objects or things). Ví dụ: Can you give me
a book?
Connotative meaning: (nghĩa biểu thái) là giá trị giao tiếp mà một từ
hay cụm từ có được nhờ vào những gì nó quy chiếu đến, ngoài cái nghĩa khái
niệm đơn thuần của nó. Nghĩa biểu thái thay đổi đáng kể theo nền văn hóa,
giai đoạn lịch sử và trải nghiệm của cá nhân.
Structural meaning: (nghĩa cấu trúc) gồm có 4 loại nghĩa khác là nghĩa
được phản chiếu (reflected meaning), nghĩa kết hợp (collocative meaning),
nghĩa gắn kết (associative meaning) và nghĩa chủ đề (thematic meaning).
b. Các thành phần ý nghĩa của từ trong tiếng Việt
Ở Việt Nam, thông qua hình tháp nghĩa hình học không gian, Đỗ Hữu
Châu (2005) đã chỉ ra mối quan hệ giữa từ và các yếu tố góp phần tạo nên ý
nghĩa của từ. Tác giả khẳng định rằng từ mối quan hệ giữa từ và sự vật hình
thành nên ý nghĩa biểu vật; từ mối quan hệ của từ với khái niệm sẽ hình thành
các ý nghĩa biểu niệm; từ mối quan hệ với nhân tố người dùng hình thành các
ý nghĩa phong cách và liên hội; từ mối quan hệ với chức năng sẽ hình thành
các giá trị chức năng của từ; từ mối quan hệ với cấu trúc của ngôn ngữ (với
các từ khác) sẽ hình thành ý nghĩa cấu trúc và từ quan hệ giữa ý nghĩa với các
thành phần hình thức để hình thành các ý nghĩa cấu tạo từ, các ý nghĩa ngữ
pháp. Như vậy, từ sự phân định trên của Đỗ Hữu Châu, chúng ta nhận thấy có
hai thành phần nghĩa lớn của từ đó là nghĩa từ vựng và nghĩa ngữ pháp.
26
Theo Đỗ Hữu Châu [2005:101-102], nghĩa của từ bao gồm các thành
phần sau: nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái và nghĩa ngữ pháp.
Trong đó ba thành phần nghĩa nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm và nghĩa biểu
thái hình thành nên ý nghĩa từ vựng của từ:
Nghĩa biểu vật (denotative meaning): Là thành phần nghĩa của từ liên
quan đến sự vật hoặc phạm vi sự vật mà từ đó được sử dụng trong thế giới mà
từ gợi ra khi ta tiếp xúc với nó. Ý nghĩa biểu vật ứng với chức năng biểu vật.
Ý nghĩa biểu niệm (significative meaning): Là thành phần nghĩa của
từ liên quan đến hiểu biết về ý nghĩa biểu vật của từ. Sự vật, hiện tượng trong
thực tế khách quan có các thuộc tính được phản ánh vào tư duy và hình thành
nên khái niệm. Vì vậy, khái niệm là một phạm trù của tư duy được hình thành
từ những hiểu biết trong thực tế. Đấy là những dấu hiệu bản chất về sự vật,
hiện tượng. Khi các dấu hiệu bản chất đó được phản ánh vào ngôn ngữ sẽ
hình thành nên các nét nghĩa. Tập hợp các nét nghĩa đó trong ngôn ngữ chính
là ý nghĩa biểu niệm của từ.
Nghĩa biểu thái (connotative meaning): Là phần nghĩa của từ có liên
quan đến thái độ, cảm xúc, cách đánh giá. Sự vật, hiện tượng được biểu thị
trong ngôn ngữ đều là những sự vật, hiện tượng đã dược nhận thức, được thể
nghiệm bởi con người.
2.1.2.3. Cấu trúc nghĩa của từ
Ngữ nghĩa học hiện đại đã chứng minh được rằng nghĩa của từ là sự
phản ánh của hiện thực khách quan vào ý thức và được thể hiện ở ngôn ngữ.
Sự phản ánh đó tồn tại trong từ dưới dạng một cơ cấu, do một chùm những
thành tố có quan hệ hữu cơ với nhau, được tổ chức theo một tôn ti nhất định.
Từ luận đề chung này có thể suy ra rằng:
"1. Nghĩa của phần lớn các từ không phải là không phân tích ra được nữa;
2. Nghĩa bao hàm những đơn vị nhỏ hơn gọi là nét nghĩa. Nét nghĩa là đơn vị
cơ bản phản ánh thuộc tính hoặc quan hệ có giá trị khu biệt của hiện tượng, sự
vật trong thế giới khác quan. Nhưng nét nghĩa không phải bao giờ cũng là yếu
tố trực tiếp tạo ra nghĩa từ. Nó thường là yếu tố tạo nên những thành tố trực
tiếp của nghĩa từ;
3. Thành tố nghĩa là đơn vị trung gian giữa nét nghĩa và nghĩa từ, nó do một
hay nhiều nét nghĩa tạo nên." [36, tr.33].
27
U.Weinreich (1971), nhà ngôn ngữ học Mỹ, cho rằng: “Mong muốn
phân tích một nghĩa tổng quát ra những thành tố và xác lập một cấp hệ (hệ
thống tôn ti cấp bậc) giữa các thành tố luôn luôn là một trong những động cơ
chủ yếu của nghiên cứu ngữ nghĩa học” [139, tr.317]. Theo đó, muốn xác
định thành tố nghĩa cơ sở để tạo nên nghĩa từ vựng của từ cần phân tích từ
thành nét nghĩa. Vì vậy, trong từ điển có thể thấy qua các ví dụ khi giả định
rằng một số nghĩa từ điển được phân tích, giải nghĩa theo nét nghĩa.
Ở Việt Nam, việc sử dụng phương pháp phân tích thành tố nghĩa để
phân tích nghĩa từ vựng của từ ra thành nét nghĩa đã được các nhà ngôn ngữ
học như Hoàng Phê, Đỗ Hữu Châu, Hoàng Văn Hành, Lê Quang Thiêmvận
dụng vào phân tích ngữ liệu tiếng Việt trong các công trình nghiên cứu của
mình. Trong đó, hai nhà ngôn ngữ học Hoàng Phê và Đỗ Hữu Châu là những
tác giả tiêu biểu đi tiên phong đã có nhiều đóng góp đáng kể trong lĩnh vực
này. Trong bài “Phân tích ngữ nghĩa” của Hoàng Phê, trên cơ sở phân tích
ngữ nghĩa của các từ đại diện, tác giả đã kết luận rằng: “Nói tóm lại, nghĩa
của từ nói chung: + Là một tập hợp những nét nghĩa có quan hệ quy định lẫn
nhau; + Giá trị của các nét nghĩa không như nhau (giữa các nét nghĩa có
quan hệ cập bậc) biểu hiện ở khả năng tham gia khác nhau vào việc thực hiện
chức năng thông báo; + Các nét nghĩa có tính độc lập tương đối. [83, tr.15].
2.1.2.4. Các phương thức chuyển nghĩa (meaning transference)
Để có thể hình thành và phát triển thêm nghĩa của từ, có nhiều phương
thức chuyển nghĩa trong ngôn ngữ như ẩn dụ, hoán dụ, ngoa dụ, châm biếm,
nói giảm nói tránh hay uyển ngữ, nhưng hai phương thức chuyển nghĩa phổ
biến và quan trọng nhất trong các ngôn ngữ đó là chuyển nghĩa ẩn dụ
(metaphor) và chuyển nghĩa hoán dụ (metonymy).
a. Các phương thức chuyển nghĩa trong tiếng Anh
Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ (metaphor):
Ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa của một vật này sang một vật khác
dựa trên sự giống nhau giữa hai vật hay nói cách khác chúng ta gọi tên của
một vật này bằng tên của một vật khác bởi vì chúng ta so sánh hai vật và tìm
ra các đặc điểm chung giữa chúng. Ẩn dụ theo quan niệm truyền thống chính
là những sự so sánh ngầm.
28
Ví dụ: Khi một người nói “John is a snake” (Anh ta là một con rắn
độc) không có nghĩa một con rắn có tên là John hay John là một con rắn hiểu
theo nghĩa đen mà ở đây ám chỉ đến một người nham hiểm và đầy mưu mô.
Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ có thể dựa trên sự giống nhau về
hình dạng (shape), vị trí (position), sự di chuyển (movement), chức năng
(function), màu sắc (colour) hay kích cỡ (size).
Chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ (metonymy)
Hoán dụ được hiểu là sự thay thế của một vật này cho một vật khác mà nó
có sự gắn kết với. Hoán dụ hoạt động dựa trên sự tương đồng hơn là sự giống
nhau, thay cho việc sử dụng tên của một vật hay một khái niệm này chúng ta sử
dụng tên của một vật khác bởi những vật này có sự gắn kết và liên quan chặt chẽ
với nhau. Ví dụ: chúng ta sử dụng “The kettle boils” (cái ấm sôi) thay cho “The
water in the kettle boils” (nước ở trong ấm sôi); “crown” (vương miện) thay cho
“monarchy” (chế độ quân chủ); “The big apple” thay cho “New York”
Ngoài ra, trong tiếng Anh còn có các loại chuyển nghĩa khác như ngoa
dụ (hyperbole), mỉa mai, châm biếm (irony), nói giảm, nói tránh (litotes) và
uyển ngữ (euphemism).
b. Các phương thức chuyển nghĩa trong tiếng Việt
Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ:
Ẩn dụ là phương thức chuyển đổi tên gọi dựa trên sự liên tưởng so sánh
những mặt, những thuộc tính giống nhau giữa các đối tượng được gọi tên.
Ví dụ:
Trong tiếng Việt, từ “chân” có một nghĩa là: bộ phận dưới cùng của cơ
thể người hay động vật, dùng để đi, đứng. Trên cơ sở so sánh nhiều sự
vật khác có vị trí tương tự, người ta đã chuyển “chân” sang gọi tên cho
phần dưới cùng của một số vật: chân giường, chân bàn, chân núi,
Từ “foot” trong tiếng Anh có ý nghĩa tương đương với từ “chân” cũng
có nghĩa phái sinh như nêu trên: the foot of the mountain
Chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ:
Hoán dụ là phương thức chuyển tên gọi dựa trên mối liên hệ lô gích
giữa các đối tượng được gọi tên. Phương thức này lấy tên gọi A của x để gọi y
nếu x và y đi đôi với nhau trong thực tế. Mối liên hệ đi đôi với nhau giữa x và
y là có thật, không tùy thuộc vào nhận thức của con người. Cho nên các hoán
dụ có tính khách quan hơn các ẩn dụ [11, tr.155].
29
Ví dụ:
Từ cốc vốn chỉ "đồ dùng bằng thủy tinh, sành sứ... để đựng chất lỏng"
được chuyển nghĩa hoán dụ chỉ "lượng chất lỏng đựng trong cốc", ví
dụ: Uống cạn cốc nước.
Như vậy, ẩn dụ và hoán dụ là sự chuyển từ ý nghĩa biểu vật này sang ý
nghĩa biểu vật khác và giữa các ý nghĩa biểu vật có sự đồng nhất với nhau ở
nét nghĩa cơ sở trong cấu trúc biểu niệm trung tâm của chúng (đối với ẩn dụ)
hoặc nét nghĩa "gần nhau trong không gian và thời gian (đối với hoán dụ).
Trong một từ có thể vừa có nghĩa chuyển ẩn dụ, vừa có nghĩa chuyển hoán
dụ. Tức là, phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ và hoán dụ có thể ở trong cùng
một từ.
2.1.2.5. Khái niệm nghĩa biểu trưng/tượng trưng (symbol)
"Trong kí hiệu học, một kí hiệu mà đặc tính của nó là thuần túy võ
đoán hoặc hoàn toàn quy ước, tức không có căn cứ, như màu "đen" hay
"trắng" tượng trưng cho sự tang tóc" [1, tr.67]. Theo Hoàng Tiến Tựu thì:
“Biểu trưng là cách lấy một sự vật, hiện tượng nào đó để biểu hiện có tính
chất tượng trưng, ước lệ một cái gì đó khác mang tính trừu tượng. Đó là hiện
tượng khá phổ biến và quen thuộc đối với các dân tộc và phản ánh quan niệm
ngây thơ, dân gian của mỗi tộc người đôi khi được cố định hoá trong ngôn
ngữ. Khi một sự vật, hiện tượng có giá trị biểu trưng thì nó sẽ gợi lên trong ý
thức người bản ngữ sự liên tưởng khá bền vững” [82, tr.145].
2.1.2.6. Quan hệ giữa nghĩa biểu trưng và nghĩa gốc
Quá trình chuyển nghĩa của từ góp phần quan trọng vào việc sáng tạo
nghệ thuật. Quá trình chuyển nghĩa có thể là quá trình biểu trưng hóa của tín
hiệu, một quá trình vốn có nguồn gốc tâm lí của nó trong đời sống xã hội và
được ghi lại một cách tế nhị và độc đáo trong ngôn ngữ. Pierce cho rằng biểu
trưng có quan hệ với đối tượng của nó chỉ qua một nghĩa có tính chất ước lệ
mà người ta gán cho nó trong một hoàn cảnh nào đó. Nghĩa đó là do con
người trong cộng đồng xã hội đặt ra mà thôi.
Tính chất ước lệ này chỉ ra những lí do về mặt lịch sử xã hội trong việc
sử dụng của biểu trưng; chỉ ra việc lựa chọn chất liệu - cái biểu hiện nào làm
biểu trưng đều có lí do. Biểu trưng ở một mặt nào đó, vừa có tính hình tượng
lại vừa cụ thể. Chẳng hạn, cái biểu hiện của biểu trưng phải là một đối tượng
30
nào đó được quy chiếu từ hiện thực nhưng ý nghĩa xã hội của biểu trưng đó
phải được cả cộng đồng sử dụng ngôn ngữ chấp nhận. Điều này lí giải vì sao,
người Việt chọn tín hiệu thuyền làm vật quy chiếu cho biểu trưng chỉ người ra
đi (chàng trai), còn bến làm vật quy chiếu biểu trưng cho người ở lại (cô gái)
trong kho tàng ca dao người Việt [82, tr.145].
2.1.2.7. Các phương thức thể hiện nghĩa biểu trưng
Biểu trưng thường là có lí do, có thể hình thành dựa trên đặc điểm tồn
tại khách quan của đối tượng, đồng thời còn có thể dựa trên sự gán ghép chủ
quan của con người. Theo Đỗ Hữu Châu, “Với tư cách là thể chất của thành
phần văn học, ngôn ngữ văn học là hệ thống thành phần bao gồm: tín hiệu
thông thường thực hiện chức năng giao tiếp lí trí (tái tạo hiện thực) và tín
hiệu thẩm mĩ chứa tư tưởng, tình cảm của tác giả, thông qua quá trình biểu
trưng hóa, khái quát hóa nghệ thuật” [6, tr.153]. Như vậy, cái gọi là tín hiệu
thẩm mĩ, thực chất là một yếu tố thuộc hệ thống các phương tiện biểu hiện
của nghệ thuật mang giá trị biểu trưng. Loại tín hiệu này có liên quan chặt chẽ
với tín hiệu ngôn ngữ (tín hiệu thông thường). Theo quan điểm của chủ nghĩa
cấu trúc [64], tín hiệu ngôn ngữ gồm hai mặt thống nhất là cái biểu đạt (CBĐ)
và cái được biểu đạt (CĐBĐ). CBĐ là hình thức âm thanh (hoặc chữ viết),
CĐBĐ là nội dung ý nghĩa mà tín hiệu đó biểu đạt. Tín hiệu thẩm mĩ cũng là
một loại tín hiệu nên nó mang những đặc trưng của tín hiệu nói chung. Khi
bước vào thế giới nghệ thuật, những tín hiệu ngôn ngữ thông thường có sự
chuyển hóa nhất định để trở thành tín hiệu thẩm mĩ mang ý nghĩa biểu trưng
mang đặc thù của nghệ thuật. Do đó, tín hiệu thẩm mĩ là một yếu tố thuộc các
phương tiện biểu hiện của nghệ thuật. Theo Đinh Trọng Lạc, “Tín hiệu ngôn
ngữ đóng vai trò là hệ thống tín hiệu thứ nhất, làm cơ sở cho hệ thống tín
hiệu thứ hai là tín hiệu thẩm mĩ” [48, tr.137]. Nhà ngôn ngữ học Đan Mạch,
L.Hjemslev đã đưa ra sơ đồ sau để chỉ rõ mối tương quan giữa tín hiệu ngôn
ngữ với tín hiệu thẩm mĩ:
CBĐ
CBĐ - Tín hiệu ngôn ngữ -------------
CĐBĐ
Tín hiệu thẩm mĩ ----------------------------------------------------------------------
CĐBĐ - Ý nghĩa thẩm mĩ (ý nghĩa biểu trưng)
31
Theo sơ đồ này, thì cả hợp thể CBĐ và CĐBĐ của tín hiệu ngôn ngữ
trở thành CBĐ cho một CĐBĐ mới là ý nghĩa thẩm mĩ, ý nghĩa biểu trưng
trong tác phẩm văn học.
Tín hiệu thẩm mĩ được hình thành từ tín hiệu ngôn ngữ nhưng đã có sự
vượt cấp. Khi đó, một tín hiệu ngôn ngữ (gồm cả hai mặt CBĐ và CĐBĐ) trở
thành CBĐ cho tín hiệu thẩm mĩ, còn CĐBĐ của tín hiệu thẩm mĩ là một ý
nghĩa mới được tạo ra theo cơ chế chuyển nghĩa (theo ẩn dụ hay hoán dụ) từ
nghĩa thông thường sang nghĩa nghệ thuật có giá trị thẩm mĩ, giá trị biểu trưng.
2.1.3. Thành ngữ, tục ngữ và ca dao
2.1.3.1. Thành ngữ, tục ngữ trong tiếng Anh
Thành ngữ (idioms): Trong từ điển Longman về giảng dạy ngôn ngữ và
ngôn ngữ học ứng dụng, thành ngữ được định nghĩa là “một cụm từ có chức
năng như một đơn vị độc lập mà nghĩa của nó không thể tách ra thành các
nghĩa riêng lẻ” [122]. Cowie, Mackin & McCaig (1993) cũng có cùng quan
điểm trên khi quan niệm rằng: “thành ngữ là các nhóm từ có nghĩa cố định
không thể phân tách nghĩa ra thành nghĩa của các bộ phận riêng biệt” [91]
Trong công trình “English idioms” (1988), thành ngữ được Seidl và
McMordie định nghĩa là: “thành ngữ có thể là một số các từ, khi đi với nhau,
có nghĩa khác với mỗi nghĩa của từ riêng lẻ” [133, tr.12-13]. Hai tác giả này
cho rằng thành ngữ trong tiếng Anh có nhiều dạng và nhiều cấu trúc khác
nhau, thành ngữ có thể có cấu trúc có quy tắc hoặc có thể không có quy tắc,
và thậm chí không đúng cấu trúc ngữ pháp. Sự mạch lạc rõ ràng về nghĩa của
thành ngữ không không phụ thuộc vào “tính đúng ngữ pháp”.
Tục ngữ (proverbs): Theo từ điển Advanced Learner’s Dictionary
(2015), tục ngữ là “một cụm từ hoặc một câu ngắn gọn để đưa ra lời khuyên
hoặc phổ biến một số thực tế và kinh nghiệm trong cuộc sống” [127].
2.1.3.2. Thành ngữ, tục ngữ và ca dao trong tiếng Việt
Thành ngữ: Trong công trình “777 khái niệm ngôn ngữ học”, Nguyễn
Thiện Giáp (2010) quan niệm rằng: “Thành ngữ là những cụm từ mà trong cơ
cấu cú pháp và ngữ nghĩa của chúng có những thuộc tính đặc biệt, chỉ có ở cụm
từ đó. Nói cách khác, thành ngữ là một cụm từ mà ý nghĩa của nó không được tạo
thành từ các ý nghĩa của các từ cấu tạo nên nó. Ngay cả khi biết nghĩa của tất cả
cá từ trong đó vẫn chưa thể đoán chắc nghĩa thành ngữ của cả cụm từ đó” [27].
32
Luận án sử dụng quan điểm trong Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ
biên) (2010) cho rằng thành ngữ là: “tập hợp từ cố định đã quen dùng mà
nghĩa thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của
các từ tạo nên nó” [62].
Tục ngữ: Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) (2010) định nghĩa
tục ngữ là: “câu ngắn gọn, thường có vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm
sống và đạo đức thực tiễn của nhân dân” [62].
Ca dao: Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) (2010): “Ca
dao là thơ dân gian truyền miệng dưới hình thức những câu hát không theo
một nhịp điệu nhất định” [62].
2.2. Một số vấn đề về quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa
2.2.1. Khái niệm về văn hóa
Theo Trần Ngọc Thêm “bởi văn hóa là sản phẩm của con người và tự
nhiên nên nguồn gốc sâu xa của mọi sự khác biệt về văn hóa chính là do
những khác biệt về điều kiện tự nhiên (địa lý – khí hậu) và xã hội (lịch sử -
kinh tế) quy định” [71, tr. 40]. Với cách nhìn như vậy, tác giả đã tìm ra mối
quan hệ ảnh hưởng, chi phối giữa các mặt, theo thứ tự: điều kiện tự nhiên,
môi trường sinh tồn – nghề nghiệp – đời sống – tâm lý, quan niệm với văn
hóa, trong đó, tự nhiên – môi trường là xuất phát điểm. Hai điều kiện môi
trường tự nhiên của phương Tây và phương Đông khác nhau đã làm thành hai
nền văn hóa với những đặc trưng khác nhau.
2.2.2. Đặc điểm văn hóa Anh và Việt
Đặc điểm văn hóa Anh: Nước Anh mang đậm những nét đặc trưng của
văn hóa phương tây bao gồm khí hậu lạnh, khô – có vùng đồng cỏ - thích hợp
chăn nuôi – tạo nên lối sống du cư – có tâm lý coi thường, có tham vọng
chinh phục tự nhiên – lối tư duy thiên về phân tích và siêu hình (trọng yếu tố)
– trọng sức mạnh, trọng tài, trọng võ, trọng nam; mang tính khách quan, lý
tính và thực nghiệm; có tính nguyên tắc và quân chủ, trọng cá nhân – có tính
độc tôn, cứng rắn, hiếu thắng... vì vậy đây là nền văn hóa trọng động (gốc du
mục). Xét về yếu tố tôn giáo, người Anh là các tín đồ của Kitô giáo và tôn
sùng Đức mẹ Đồng Trinh, Mary.
Đặc điểm văn hóa Việt: Trong khí đó, Việt Nam có những nét đặc
trưng của văn hóa phương Đông gồm có khí hậu nóng, ẩm – có nhiều đồng
33
bằng – thích hợp nghề trồng trọt – tạo nên lối sống định cư – có tâm lý tôn
trọng, hòa hợp với tự nhiên – lối tư duy thiên về tổng hợp, biện chứng (trọng
quan hệ) – trọng tình, trọng đức, trọng văn, trọng nữ; mang tính chủ quan,
cảm tính và kinh nghiệm; có tính dân chủ, trọng cộng đồng – có tính dung
hợp mềm dẻo, hiếu hòa, vì thế, đây được coi là nền văn hóa trọng tĩnh (gốc
nông nghiệp). Do những điều kiện khác nhau, Việt Nam giao lưu, tiếp xúc với
nhiều nền văn hóa khác như Trung Hoa, Ấn Độ (từ rất sớm), sau đó là văn
hóa phương Tây, cụ thể là văn hóa Pháp trong thời kì Pháp đô hộ Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, dù sớm hay muộn, dù nhiều hay ít, văn hóa Việt Nam
cũng có những ảnh hưởng nhất định và đã tiếp nhận các nền văn hóa này ở
những mức độ khác nhau, đặc biệt là văn hóa Trung Hoa. Tuy vậy, với điều
kiện môi trường tự nhiên khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, với một không gian xã
hội được định hình rất sớm, đặc trưng gốc văn hóa nông nghiệp lúa nước vẫn
được bảo lưu, làm thành mạch ngầm xuyên suốt chiều dài không gian và thời
gian dân tộc Việt.
Qua sự phân chia trên có thể thấy sự khác biệt rất lớn giữa hai nền văn
hóa phương Đông và phương Tây nói chung và nền văn hóa nước Anh và
Việt nói riêng. Giữa hai nền văn hóa có rất nhiều mặt đối lập nhau ví dụ như
về lối nhận thức tư duy thì người Phương Đông trong đó có Việt Nam thiên
về tổng hợp và biện chứng (trọng quan hệ), chủ quan, cảm tính và kinh
nghiệm, còn người phương Tây hay người Anh thiên về phân tích và siêu
hình (trọng yếu tố), khách quan, lý tính và thực nghiệm v.v. Hiểu đặc điểm
của văn hóa Anh và văn hóa Việt giúp cho việc phân tích các yếu tố văn hóa
của mỗi dân tộc có ảnh hưởng đến phương thức định danh và ý nghĩa biểu
trưng của các từ ngữ chỉ hoa trong hai ngôn ngữ như thế nào.
2.2.3. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa
Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa là một vấn đề đã được đề cập khá
sớm trong các nghiên cứu ngôn ngữ học và nhân học/dân tộc học từ thế kỉ XIX.
Thực tế, ngôn ngữ xuất hiện cùng với con người và gắn bó mật thiết
với các cộng đồng người trong suốt tiến trình phát triển. Các nhà kinh điển
Macxit đã xem ngôn ngữ là “công cụ của tư duy”, là “hiện thực trực tiếp của
tư tưởng”, là “phương tiện giao tiếp trọng yếu của con người”. Nói rộng hơn,
ngôn ngữ là công cụ, là phương tiện liên kết con người trong xã hội, trong các
34
lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, trong sản xuất, sáng tạo xây dựng
cuộc sống ngày một tiến bộ và phát triển. Ngôn ngữ, như chúng ta đã biết, là
một trong những yếu tố cấu thành dân tộc. Trong ngôn ngữ học dường như
không ai là không biết đến tư tưởng của Humboldt về ngôn ngữ, văn hóa và
tư duy tộc người: "Ngôn ngữ của một dân tộc chính là linh hồn của dân tộc
đó; linh hồn của một dân tộc chính là ngôn ngữ của dân tộc đó” [103]. Đây là
tuyên bố của Wilhelm von Humboldt (1767 – 1835), nhà bác học Đức nổi
tiếng, khi nói về vai trò của tiếng Đức đối với dân tộc Đức. Lời tuyên bố này
không chỉ đúng với tiếng Đức mà còn đúng với mọi ngôn ngữ trên thế giới. Là
sản phẩm của xã hội loài người, sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ gắn
liền với sự phát triển của xã hội. Ngôn ngữ là sự sáng tạo kì diệu, lớn lao của
con người. Ngôn ngữ là tinh thần của dân tộc. Ngôn ngữ và văn hóa có mối
quan hệ mật thiết với nhau. Điều này thể hiện ở mấy điểm quan trọng sau đây:
- Thứ nhất, ngôn ngữ là sản phẩm văn hóa nhưng đồng thời lại là công
cụ, phương tiện để ghi lại, phản ánh văn hóa;
- Thứ hai, do là một bộ phận của văn hóa nên mọi thuộc tính của văn
hóa đều ẩn chứa trong ngôn ngữ;
Các nhà nhân học/dân tộc học Mỹ khi nghiên cứu ngôn ngữ của các thổ
dân da đỏ cũng phát hiện ra rằng ngôn ngữ và văn hóa có một mối quan hệ
mật thiết. F. Boas (1911) đã nhận xét rằng: "hình thái của ngôn ngữ bị quy
định bởi trạng thái của văn hóa, chứ không phải trạng thái của ngôn ngữ bị
quy định bởi hình thái của ngôn ngữ" [88].
Như vậy, sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ đi liền với văn hóa
của mỗi dân tộc sử dụng ngôn ngữ đó. Giữa ngôn ngữ và văn hóa có mối quan
hệ biện chứng với nhau, chúng phát triển trong sự tương tác qua lại với nhau,
tức có cái này phải có cái kia và ngược lại.
Ngôn ngữ là phương tiện thúc đẩy sự hình thành văn hóa của mỗi dân
tộc, là phương tiện lưu trữ văn hóa cũng như sự biểu hiện và truyền đạt các
giá trị văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác hoặc giữa các xã hội khác nhau
hay từ người này sang người khác trong cộng đồng. Sự biến đổi và phát triển
của ngôn ngữ đi đôi với sự biến đổi và phát triển của văn hóa. F. de Saussure
cho rằng “Phong tục của một dân tộc có tác động đến ngôn ngữ, và mặt khác,
trong một chừng mực khá quan trọng, chính ngôn ngữ làm nên dân tộc” [66].
35
Mặt khác, ngôn ngữ là một thành tố trong văn hóa dân tộc. Do đó, sự
giống nhau và khác nhau trong ngôn ngữ thể hiện sự giống và khác nhau về
văn hóa, trong đó có văn hóa nhận thức. Nguyễn Đức Tồn cho rằng “ngôn
ngữ là một trong những thành tố đặc trưng nhất của bất cứ nền văn hóa nào”
[77,47]. Như vậy, ngôn ngữ là một bộ phận trong nội hàm văn hóa. Do đó,
việc nghiên cứu ngôn ngữ không thể tách rời văn hóa. Farzad Sharifian (2007)
cho rằng: "Culture of course does not only feed into the morphosyntactic
component but also forms and informs all aspects of language content and
structure. Theories of language therefore need to take into account the role of
cultural conceptualizations in carving and constructing all levels of language
from lexicon to semantic and pragmatic meanings" (Tất nhiên, văn hóa không
chỉ cung cấp nguyên liệu cho thành tố hình thái cú pháp mà còn làm cơ sở và
bộc lộ ra tất cả các lĩnh vực của ngôn ngữ, kể cả mặt kết cấu. Vì vậy, lý thuyết
ngôn ngữ cần xem xét đến vai trò của các ý niệm hóa văn hóa trong việc tạo lập
các mức độ của ngôn ngữ từ từ vựng đến ngữ nghĩa và cả nghĩa ngữ dụng) [95].
2.3. Lý thuyết về định danh từ vựng
2.3.1. Khái niệm định danh
Con người nhận thức và tri giác các sự vật, hiện tượng ngoài thế giới
hiện thực khách quan từ nhiều góc độ khác nhau, vì vậy đôi khi cùng một sự
vật hiện tượng tồn tại trong hiện thực lại có các tên gọi khác nhau. Song trong
thực tế, người ta gắn mỗi sự vật với một kí hiệu ngôn ngữ nhất định và người ta
gọi đó là định danh ngôn ngữ (language naming). Theo Kolshanskij (1977), quá
trình định danh là quá trình gắn cho kí hiệu ngôn ngữ một khái niệm – biểu niệm
phản ánh các đặc trưng nhất định của một biểu vật. [dẫn theo 77, tr.52]
Như vậy, có thể hiểu định danh chính là đặt tên gọi (naming) cho sự
vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Khi định danh, trước hết phải quan
sát, tìm hiểu kĩ để phát hiện ra một bộ những dấu hiệu đặc trưng nào đó vốn
có của đối tượng. Sau đó, người ta chọn xem trong số các dấu hiệu ấy, dấu
hiệu nào là tiêu biểu và có giá trị khu biệt nó với các đối tượng khác. Tuy
nhiên, dấu hiệu đặc trưng được chọn làm cơ sở cho việc định danh phụ thuộc
vào đặc trưng văn hóa của mỗi dân tộc, ngoài ra loại hình ngôn ngữ cũng có
sự tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ tới quá trình định danh [77].
36
Štekauer (2005) nhận định rằng các đơn vị định danh không xuất hiện
trong sự cô lập với các yếu tố như kiến thức con người, khả năng nhận thức,
kinh nghiệm, khám phá về những vấn đề mới, quy trình, và phẩm chất, trí
tưởng tượng của con người.Một vật được định danh không chỉ ở góc độ
riêng mình nó mà còn được giải thích trong mối quan hệ với các vật sẵn có.
Vì vậy, các mối quan hệ cấu trúc trong từ vựng bị chi phối bởi một mạng lưới
các mối quan hệ khách quan mà cần phải được xem xét trong quá trình định
danh. Trong nghiên cứu về định đoán nghĩa của các đơn vị định danh mới,
Štekauer đã nêu ra các nguyên tắc quan trọng sau đây:
+ Mô hình đặt trọng tâm vào vai trò tích cực của người dùng ngôn ngữ
trong quá trình định danh cho các đối tượng thay vì trình bày sự cấu tạo từ
như một hệ thống quy tắc cá nhân tách rời khỏi các đối tượng được định danh
và người sử dụng ngôn ngữ.
+ Quá trình định danh không phải chỉ là một quá trình ngôn ngữ thuần
túy. Các đơn vị định danh không tồn tại một cách tách rời với các yếu tố như
kiến thức con người, những khả năng nhận thức của con người, kinh nghiệm,
việc phát hiện những cái mới, quá trình và phẩm chất, sự tưởng tượng của con
người. Như vậy, quá trình định danh là một quá trình nhận thức dựa trên năng
lực trí tuệ của người tạo ra từ mới (đơn vị định danh mới). [135]
Theo quan điểm của Đỗ Hữu Châu (2007), chức năng định danh chỉ là
một...hiều trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Anh gồm hoa
hồng, hoa loa kèn, hoa cúc và hoa violet nhưng trong thành ngữ, tục ngữ, ca
dao tiếng Việt là các tên gọi hoa đào, hoa sen, hoa hồng. Sở dĩ có sự khác
biệt như vậy là do điều kiện khí hậu, thời tiết và thổ nhưỡng ở hai nước phù
hợp đối với những loài hoa nhất định.
Những tương đồng và khác biệt trong việc sử dụng hoa và tên gọi các
loài hoa cụ thể để biểu biểu hiện ý nghĩa biểu trưng trong thành ngữ, tục ngữ,
ca dao tiếng Anh và tiếng Việt đã thể hiện rõ những tương đồng trong tư duy,
nhận thức thế giới khách quan, đồng thời phản ánh những khác biệt về môi
trường sống, đặc trưng văn hóa của hai cộng đồng người Anh và Việt.
147
KẾT LUẬN
Nghiên cứu “Đối chiếu từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt”
cho phép rút ra một số kết luận như sau:
1. Về khả năng cấu tạo từ ngữ chỉ hoa: Ngôn ngữ là một hiện tượng xã
hội đặc biệt, trong đó các đơn vị từ vựng không ngừng được bổ sung làm giàu
vốn từ của các ngôn ngữ để phục vụ nhu cầu diễn đạt những khái niệm mới,
những nhu cầu giao tiếp mới mà xã hội đặt ra. Về mặt loại hình học, tiếng
Anh thuộc ngôn ngữ biến hình, tổng hợp tính có pha phân tích tính còn tiếng
Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, phân tích tính. Do sự khác biệt này mà
phương thức cấu tạo từ của tiếng Anh và tiếng Việt không giống nhau. Cụ
thể, do đặc điểm đơn lập nên số lượng vỏ âm tiết tiếng Việt bị hạn chế vì thế
số lượng từ đơn cũng bị giới hạn. Tiếng Việt chủ yếu dùng phương thức ghép
để tạo ra số lượng từ ngữ mới, đáp ứng nhu cầu giao tiếp nên số lượng từ
ghép chiếm số lượng lớn nhất. Ngược lại, số lượng từ ngữ lớn nhất trong
trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ hoa trong tiếng Anh là từ đơn. Ngoài ra, tiếng
Anh có từ phái sinh mà tiếng Việt không có.
2. Về đặc điểm định danh: Các dấu hiệu đặc trưng được chọn để định
danh các loài hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt khá tương đồng. Những đặc
trưng làm cơ sở cho việc định danh các loài hoa có tính chất phổ quát trong
hai ngôn ngữ gồm: hình thức, màu sắc, kích cỡ, vai trò, môi trường sống, mùi
hương và nguồn gốc xuất xứ. Hai đặc trưng được cả người Anh và người Việt
chú ý trước tiên khi định danh các loài hoa là hình thức và màu sắc. Về sự
khác biệt trong sự định danh các loài hoa, người Anh chọn đặc trưng người lai
tạo hoặc nhân vật có liên quan để định danh rất nhiều loài hoa như tên nhà
thực vật học, nhà tự nhiên học, tên người anh hùng, hoặc tên các vị thánh có
gắn với các loài hoa hay tên tác giả và họa sĩ vẽ hoặc giới thiệu về loài hoa
nào đó, còn người Việt không lựa chọn đặc trưng này.
3. Về đặc điểm ngữ nghĩa: Qua phân tích các nghĩa vị từ lời định nghĩa
trong từ điển giải thích của những từ ngữ chỉ các loài hoa trong tiếng Anh và
148
tiếng Việt, chúng ta có cái nhìn khái quát về đặc điểm ngữ nghĩa của các từ
ngữ này trong hai ngôn ngữ. Về cơ bản, người Anh và người Việt đều có quan
niệm, tư duy giống nhau trong việc lựa chọn các nghĩa vị để định nghĩa tên
hoa, 2 nghĩa vị được hai cộng đồng ngôn ngữ Anh và Việt chọn nhiều nhất là
nghĩa vị chỉ loại và màu sắc của hoa. Và trong cả tiếng Anh và tiếng Việt, các
đặc trưng khu biệt của các loài hoa đã được chọn để đưa vào định danh dưới
hình thái bên trong của tên gọi cũng chính là các nghĩa vị khu biệt được nêu
trong lời định nghĩa từ điển của các từ ngữ thuộc trường từ vựng chỉ hoa trong
hai ngôn ngữ. Trong tiếng Anh, có 11 đặc trưng/dấu hiệu khu biệt làm thành
nghĩa vị thì có đến 8 đặc trưng/dấu hiệu được chọn để định danh các loài hoa;
còn trong tiếng Việt có 12 đặc trưng/dấu hiệu khu biệt làm thành nghĩa vị thì
có tới 10 đặc trưng/dấu hiệu được chọn để định danh. Tuy nhiên, có một
điểm khác biệt giữa hai ngôn ngữ về đặc điểm ngữ nghĩa đó là trong tiếng
Việt có xuất hiện nghĩa vị “quan hệ họ hàng với các loài hoa khác” nhưng
trong các lời định nghĩa tên các loài hoa trong tiếng Anh không có nghĩa vị
này. Điều này là do nhóm tác giả biên soạn từ điển giải thích tiếng Việt mà
chúng tôi chọn làm ngữ liệu đã giải thích các từ chỉ hoa theo cách định nghĩa
khái niệm khoa học trong thực vật học.
4. Về nghĩa biểu trưng của hoa và tên loài hoa trong kho tàng thành
ngữ, tục ngữ và ca dao của hai ngôn ngữ, luận án khảo sát các câu thành ngữ,
tục ngữ và ca dao có chứa thành tố hoa/flower và tên gọi các loài hoa trong
tiếng Anh và tiếng Việt. Kết quả thu được 75 câu thành ngữ, tục ngữ tiếng
Anh và 156 câu thành ngữ, tục ngữ và ca dao tiếng Việt chứa thành tố hoa và
tên các loài hoa. Kết quả khảo sát cho thấy các câu thành ngữ, tục ngữ và ca
dao chứa thành tố hoa (flower) trong tiếng Anh và tiếng Việt có số lượng
nghĩa biểu trưng tương đồng với nhau. Cả hai ngôn ngữ đều cùng có nghĩa
biểu trưng cho sự thành công, khai mở. Người Anh có hai thành ngữ để biểu
hiện ý nghĩa này là “to flower = to come into flower” và “to be in (into)
flower” tương ứng với hai thành ngữ trong tiếng Việt là “khai hoa, kết trái”
149
và "đơm hoa, kết trái”. Tuy nhiên, ngoài nghĩa biểu trưng cho sự thành công,
thịnh vượng, trong tiếng Việt hai thành ngữ này còn được sử dụng để nói về
kết quả tốt đẹp của một tình yêu - đó là đi đến hôn nhân. Bên cạnh đó, các câu
thành ngữ, tục ngữ và ca dao chứa yếu tố hoa (flower) trong tiếng Anh và
tiếng Việt còn có sự tương đồng về hai nghĩa biểu trưng khác - đó là nghĩa
biểu trưng cho những điều tốt đẹp hay vẻ đẹp của con người và nghĩa biểu
trưng cho tình yêu. Nhưng nếu như người Anh nhấn mạnh đến vẻ đẹp của tuổi
thanh xuân, của con người tốt đẹp nhất và tình yêu tổ quốc, yêu hòa bình, thì
người Việt lại hướng đến vẻ đẹp thể chất, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ và
tình yêu lứa đôi, nam nữ. Hơn nữa, các thành ngữ, tục ngữ chứa thành tố hoa
(flower) trong tiếng Anh chủ yếu mang nghĩa biểu trưng với sắc thái tích cực,
còn trong tiếng Việt xuất hiện nhiều thành ngữ, tục ngữ và câu ca dao mang
nghĩa biểu trưng với sắc thái tiêu cực về hình ảnh số phận truân chuyên của
người phụ nữ, sự trinh tiết hay thái độ, lối sống không tốt của người đàn ông
đối với phụ nữ.
Việc sử dụng các loài hoa ở hai công đồng người nói tiếng Anh và
tiếng Việt để biểu trưng cho con người cùng những phẩm chất, trạng thái tinh
thần hoặc số phận của con người trong thành ngữ, tục ngữ và ca dao thể hiện
cách tư duy chung - đó chính là cách tư duy theo ẩn dụ ý niệm: CON NGƯỜI
LÀ THỰC VẬT hay CÂY CỐI. Tuy nhiên, do sự khác biệt khá rõ rệt giữa
hai nền văn hóa Anh – Việt, văn hóa Anh là loại hình văn hóa du mục còn văn
hóa Việt Nam là loại hình văn hóa nông nghiệp, cùng với những điều kiện về
khí hậu và thổ nhưỡng của mỗi nước nên các loài hoa được chọn sử dụng
trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao cũng như nghĩa biểu trưng của tên gọi của
chúng có nhiều điểm dị biệt. Mỗi dân tộc đã lựa chọn những loài hoa gắn liền
với lịch sử phát triển và truyền thống văn hóa và phù hợp với điều kiện khí
hậu, địa lý, thổ nhưỡng của mình. Người Anh chọn các loài hoa hồng, hoa loa
kèn, hoa cúc và hoa vi ô lét - những loài hoa có sự liên quan sâu sắc đến lịch
sử phát triển, tôn giáo hay phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng của họ, còn
150
người Việt chọn hoa đào, hoa sen và hoa hồng - những loài hoa có sự gắn liền
với quá trình phát triển của văn hóa phương đông nói chung và văn hóa Việt
Nam nói riêng cũng như phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới hay thổ
nhưỡng của Việt Nam. Dựa trên quan điểm phổ quát về hoa trên thế giới: hoa
là biểu tượng của bản thể thụ động, là hình ảnh của đức tính tâm hồn, của sự
toàn hảo tinh thần, là biểu tượng của tình yêu và sự hài hòa, thành ngữ, tục
ngữ và ca dao chứa tên gọi các loài hoa trong hai ngôn ngữ đều có nghĩa biểu
trưng cho phẩm chất tốt đẹp của con người và nghĩa biểu trưng cho vẻ đẹp
của người phụ nữ. Tuy nhiên, do có sự khác biệt lớn về văn hóa, lịch sử phát
triển, phong tục, tập quán nên trong tiếng Anh các nghĩa biểu trưng chủ yếu
hướng đến sự quyền quý, giàu sang, thịnh vượng; sự thành công, thuận lợi;
niềm hạnh phúc, lạc quan, còn tiếng Việt lại hướng tới các nghĩa biểu cho
mùa xuân, cho người phụ nữ, tình yêu đôi lứa hay số phận của người phụ nữ.
5. Hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo: Do hạn
chế về mặt thời gian và số trang của luận án, chúng tôi mới chỉ tập trung
nghiên cứu được đặc điểm cấu tạo, định danh, ngữ nghĩa và nghĩa biểu trưng
của các từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt. Luận án chưa đi nghiên
cứu sâu để khai thác đặc điểm ngữ pháp, nghĩa từ nguyên, sự chuyển trường
của các từ ngữ chỉ hoa trong hai ngôn ngữ. Chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục có
cơ hội để nghiên cứu thêm về các từ ngữ này để hình thành được bức tranh
toàn cảnh về hệ thống từ ngữ chỉ hoa trong hai ngôn ngữ Anh và Việt.
151
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ NỘI DUNG LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Thị Thủy Chung (2017), “Đặc điểm cấu tạo của một số từ chỉ hoa
trong tiếng Anh”, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư, số 3, tr. 14 – 22.
2. Nguyễn Thị Thủy Chung (2019), “A survey of meaning predictability
levels for naming units: A case study of English flower - name
compounds”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 5, tr. 30 – 38.
3. Nguyễn Thị Thủy Chung (2020), “Đôi nét về đặc điểm định danh của từ
ngữ chỉ tên hoa trong tiếng Anh”, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư,
số 1, tr. 2 – 10.
4. Nguyễn Thị Thủy Chung (2020), “Nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục
ngữ có chứa thành tố flower và hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt”, Tạp
chí Ngôn ngữ và đời sống, số 4, tr. 54 – 62.
152
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Diệp Quang Ban (2010), “Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học (sơ thảo)”,
Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
2. Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (2013), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb
Giáo Dục Việt Nam,6.
3. Nguyễn Tài Cẩn (1996), Ngữ pháp tiếng Việt: Tiếng, từ ghép, đoản ngữ,
Nxb ĐHQG Hà Nội,148.
4. Nguyễn Tài Cẩn (1998), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (2007), Đại cương ngôn ngữ học, tập 1, Nxb.
Giáo dục, Hà Nội.
6. Đỗ Hữu Châu (1997), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, Nxb. Đại học Quốc
Gia Hà Nội.
7. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
8. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
9. Đỗ Hữu Châu (2000), "Tìm hiểu văn hóa qua ngôn ngữ", Tạp chí Ngôn
ngữ, số 10.
10. Đỗ Hữu Châu (2005), Đỗ Hữu Châu Tuyển tập, T1, Từ vựng – ngữ nghĩa,
Nxb Giáo dục.
11. Đỗ Hữu Châu (2007), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng việt, Nxb. Đại học Quốc
gia Hà Nội.
12. Võ Văn Chi (2003), Từ điển thực vật thông dụng, tập 1, Nxb. Khoa học
và Kỹ thuật, Hà Nội.
13. Vũ Linh Chi (2015), “Đặc điểm về trường từ vựng tang ma và hôn nhân
trong tiếng Việt (đối chiếu với tiếng Anh)”. Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ
học, Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội.
14. Nguyễn Văn Chiến (2004), Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hóa Việt
(Nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
153
15. Mai Ngọc Chừ; Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng Phiến (2008), Cơ sở
ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
16. Việt Chương (2003), Từ điển thành ngữ tục ngữ ca dao Việt Nam, Nxb.
Tổng hợp Đồng Nai.
17. Nguyễn Đức Dân (1986), “Ngữ nghĩa của thành ngữ và tục ngữ - sự vận
dụng”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 3.
18. Dirt Geeraerts (2010), Các lý thuyết ngữ nghĩa học từ vựng (Phạm Văn
Lam dịch), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
19. Lê Thị Kim Dung (2019), Ngữ nghĩa của các từ chỉ hoa trong tiếng Hán
(liên hệ với tiếng Việt), Luận án Tiến Sĩ Ngôn ngữ học, trường Đại học
Khoa học Xã hội Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
20. Phạm Đức Dương (2007), Bức tranh ngôn ngữ - văn hóa tộc người ở Việt
Nam và Đông Nam Á, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
21. Hữu Đạt (2000), Văn hóa và ngôn ngữ giao tiếp của người Việt, Nxb. Văn
hóa – Thông tin, Hà Nội.
22. Trịnh Bá Đĩnh, (2018). Từ kí hiệu đến biểu tượng. Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội.
23. Nguyễn Văn Độ (2004), Tìm hiểu mối liên hệ ngôn ngữ - văn hóa, Nxb.
Đại học Quốc gia Hà Nội.
24. Đinh Văn Đức (2013), Ngôn ngữ và tư duy – một tiếp cận, Nxb. Đại học
Quốc gia Hà Nội.
25. Nguyễn Thiện Giáp, (1999), Từ vựng học tiếng Việt. Nxb. Giáo dục Hà Nội.
26. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên) (2004), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb. Giáo
dục Hà Nội.
27. Nguyễn Thiện Giáp (2010), 777 khái niệm ngôn ngữ học, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.
28. Nguyễn Thiện Giáp (2011), Vấn đề từ trong tiếng Việt, Nxb GD Việt
Nam, Hà Nội,
154
29. Nguyễn Thiện Giáp (2014), “Phân biệt nghĩa và ý nghĩa trong ngôn ngữ
học hiện đại”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Nước ngoài,
Tập 30, Số 3 (2014) 1-13.
30. Nguyễn Thiện Giáp (2014), Nghĩa học Việt ngữ, Nxb. Giáo dục Việt Nam.
31. Nguyễn Thiện Giáp (2015), Từ và từ vựng học tiếng Việt, Nxb. Đại học
Quốc gia Hà Nội.
32. Đinh Hồng Hải (2014), Nghiên cứu biểu tượng – một số hướng tiếp cận lý
thuyết, Nxb Thế giới Hà Nội.
33. Hoàng Văn Hành (1982), “Về cấu trúc nghĩa của tính từ tiếng Việt (trong
sự so sánh với tiếng Nga)”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 3.
34. Hoàng Văn Hành (1988), về cơ chế cấu tạo các đơn vị định danh bậc 2
trong các ngôn ngữ đơn lập/ những vấn đề ngôn ngữ các dân tộc ở Việt
nam và khu vực Đông Nam Á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
35. Hoàng Văn Hành (2002), Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ, Nxb. Khoa học
xã hội, Hà Nội.
36. Hoàng Văn Hành (2010), Tuyển tập ngôn ngữ học, Nxb. Khoa học xã hội
Hà Nội.
37. Bích Hạnh (2009), Biểu tượng ngôn ngữ trong ca từ của Trịnh Công Sơn,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
38. Phan Thị Thúy Hằng (2007), Trường từ vựng tên gọi các loài cây trong ca
dao người Việt, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Vinh.
39. Bùi Mạnh Hùng, (2008), Ngôn ngữ học đối chiếu, Nxb. Giáo dục,
TPHCM.
40. Đỗ Việt Hùng (2013), Ngữ nghĩa học, từ bình diện hệ thống đến hoạt
động, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
41. Nguyễn Quốc Hùng (2001), “Một vài đặc điểm đáng lưu ý về tư duy ngôn
ngữ ở người Anh”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 8.
42. Nguyễn Thị Thanh Hường (2014), Trường từ vựng ngữ nghĩa về hoa và
mẹ trong thơ Dương Kiều Minh, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Vinh.
155
43. Jean Chevalier & Alain Gheerbrant (2002), Từ điển biểu tượng văn hóa
thế giới, (Nhiều dịch giả), Nxb. Đà Nẵng.
44. John Lyons (2009), Ngữ nghĩa học dẫn luận (Nguyễn Văn Hiệp dịch),
Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
45. Nguyễn Văn Khang (2007), Từ ngoại lai trong tiếng Việt, Nxb. Giáo dục,
Hà Nội.
46. Nguyễn Thúy Khanh (1994), “Đặc điểm định danh của trường tên gọi
động vật tiếng Nga trong sự đối chiếu với tiếng Việt”, Tạp chí Văn hóa
dân gian, số 2.
47. Nguyễn Thúy Khanh (1996), “Đặc điểm trường từ vựng ngữ nghĩa tên gọi
động vật (trên tư liệu đối chiếu tiếng Việt với tiếng Nga)”, Luận án phó
tiến sĩ khoa học ngữ văn, Viện Ngôn ngữ học.
48. Đinh Trọng Lạc (cb), Nguyễn Thái Hòa (2001), Phong cách học tiếng
Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
49. Nguyễn Lai (1996), Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học, Nxb.
Giáo dục, Hà Nội.
50. Hồ Lê (1973), “Về sự phân loại từ ghép song song trong tiếng Việt Hiện
đại”, Ngôn ngữ, số 1, tr.104.
51. Đỗ Thị Kim Liên (2006), “Trường ngữ nghĩa về cây lúa và các sản phẩm
từ lúa phản ánh đặc trưng văn hóa lúa nước trong tục ngữ Việt”, Tạp chí
Văn hóa dân gian, số 4.
52. Lê Quang Long (chủ biên) (2008), Từ điển tranh về các loài hoa, Nxb.
Giáo dục, Hà Nội.
53. Nguyễn Lực, Lương Văn Đang (2009), Thành ngữ tiếng Việt, Nxb. Khoa
học xã hội, Hà Nội.
54. Hoàng Mai (2008), Ngôn ngữ các loài hoa, Nxb. Lao động – Trung tâm
văn hóa ngôn ngữ Đông Tây.
55. Trịnh Thị Mai (2008), Tiếp cận bài thơ “Tràng Giang” của Huy Cận qua
các trường từ vựng ngữ nghĩa, Kỷ yếu Ngữ học trẻ.
156
56. Hà Quang Năng, “Bản sắc văn hóa của người Việt qua các hình thể ngôn
từ ẩn dụ trong ca dao Việt Nam”, in trong Ngôn ngữ - Văn hóa – Giao
tiếp, Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Hà Nội.
57. Lê Thị Thanh Nga (2008), Đặc điểm lớp từ ngữ thuộc trường nghĩa chỉ
vật dụng – biểu tượng tình yêu trong ca dao tình yêu lứa đôi, Luận văn
thạc sĩ, trường Đại học Vinh.
58. Ngôn ngữ văn hóa & xã hội (2006), Nxb. Thế giới, Hà Nội.
59. Nguyễn Văn Nở (2009), Biểu trưng trong tục ngữ người Việt, Nxb. Đại
học Quốc gia Hà Nội.
60. Vũ Ngọc Phan (2004), Tục ngữ - Ca dao – Dân Ca Việt Nam, Nxb. Văn
học, Hà Nội.
61. Hoàng Phê (1989), Lôgic – Ngôn ngữ học, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
62. Hoàng Phê (chủ biên) (2010), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Từ điển Bách
khoa, Hà Nội.
63. Nguyễn Quang (2002), Giao tiếp và giao tiếp giao văn hóa, Nxb. Đại học
Quốc gia Hà Nội.
64. Robert Lado (2003), Ngôn ngữ học qua các nền văn hóa, (Hoàng Văn
Vân dịch), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
65. Trần Văn Sáng (2007), “Biểu trưng mùa xuân trong thơ ca”, Tạp chí Ngôn
ngữ và Đời sống, số 6, tr.32.
66. F. de Saussure (1973), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, Nxb. Khoa
học xã hội, Hà Nội.
67. Nguyễn Kim Thản (1963), Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, tập 1. Nxb.
Khoa học, Hà Nội.
68. Nguyễn Văn Thạo (2015), “Trường nghĩa ‘lửa’ và ‘nước’ trong tiếng Việt”,
Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học, Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội.
69. Lý Toàn Thắng (1983), “Vấn đề ngôn ngữ và tư duy”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2.
70. Lý Toàn Thắng (1999), "Giới thiệu giả thuyết: Tính tương đối ngôn ngữ"
của Sapir - Whorf", Tạp chí Ngôn ngữ, số 4, tr. 23 - 31.
157
71. Trần Ngọc Thêm (1999), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb. TP. Hồ
Chí Minh.
72. Lê Quang Thiêm (2004), Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội.
73. Lê Quang Thiêm (2008), Ngữ nghĩa học (tập bài giảng), Nxb. Giáo dục,
Hà Nội.
74. Lê Quang Thiêm (2008), Sự phát triển nghĩa từ vựng tiếng Việt từ 1945
đến 2005, Nxb ĐHQG Hà Nội.
75. Cao Thị Thu (1995), Đặc điểm định danh và ngữ nghĩa trường từ vựng
tên gọi thực vật trong tiếng Việt, Luận văn cử nhân, Trường Đại học
tổng hợp Hà Nội.
76. Nguyễn Đức Tồn (1988), Đặc điểm trường từ vựng ngữ nghĩa tên gọi bộ
phận cơ thể người (trên tư liệu tiếng Việt và tiếng Nga) : Luận án Phó
tiến sĩ khoa học ngữ văn, M.,Viện Ngôn ngữ học, Viện HLKH Liên Xô,
(Bằng tiếng Nga)
77. Nguyễn Đức Tồn (2002), Tìm hiểu đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn
ngữ và tư duy ở người Việt (trong sự so sánh với các dân tộc khác), Nxb.
Đại học Quốc gia Hà Nội.
78. Nguyễn Đức Tồn (2015), Đặc trưng văn hóa dân tộc của Ngôn ngữ và tư
duy, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
79. Phan Thị Huyền Trang (2007), “Khả năng liên tưởng nghĩa của từ hoa
trong truyện Kiều”. Tạp chí Ngôn ngữ, số 11 / 2017.
80. Nguyễn Văn Tu (1978), Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại, Nxb DDH và
THCN
81. Hoàng Tuệ (1987), “Tín hiệu và biểu trưng”, In trong "Hoàng Tuệ tuyển
tập ngôn ngữ học", Nxb. Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr.1228 -
1234.
82. Hoàng Tiến Tựu (1999), Văn học dân gian Việt Nam, tập hai, Nxb. Giáo
dục, Hà Nội.
158
83. Viện Ngôn ngữ học và Trung tâm Từ điển học (2008), Hoàng Phê –
Tuyển tập Ngôn ngữ học, Nxb. Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học, Hà
Nội – Đà Nẵng.
84. Trần Quốc Vượng (2002), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. Giáo Dục, Hà
Nội.
85. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1997), Từ điển giải thích thuật ngữ Ngôn ngữ
học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
86. Berlin, B. & Kay, P. (1969). Basic Color Terms: Their Universality and
Evolution. (ISBN 1-57586-162-3).
87. Bloomfield, L. (1933/2001), Languages, Beijing: Foreign Language
Teaching and Research Press.
88. Boas, F. (1911). Handbook of American Indian Languages, Washington
D.C.
89. Buhler, K. (1934). Theory of Language: The representational function of
language. John Benjamins Publishing Company.
90. Cirlot, J.E. (1971). Dictionary of Symbols, Routledge and kegan Paul Ltd.
91. Cowie, A.P., Mackin, R., & McCaig, I. R. (1993). Oxford Dictionary of
English Idioms. Oxford: Oxford University Press.
92. Crow, J. & Quigley, J. R. (1985. A semantic field approach to passive
vocabulary acquisition for reading comprehention, TESOL, volume 19,
pp. 497 – 513.
93. Dang, N.G. (2018). Idioms in English and Vietnamese. Vietnam National
University Press, Hanoi.
94. Dell, H. (1964), Language in culture and society, Harper and Row.
95. Farzad, S. & Gary, B. (2007). Applied Cultural Linguistics, John
Benjamins Publishing Company, Amsterdam/Philadelphia.
96. Fisiak, J. (ed) (1990). Further Insights into Contrastive Analysis.
Amsterdam – Philadelphia: John Benjamins.
159
97. Frownfelter, A. (2010). Flower Symbolism as Female Sexual Metaphor,
Senior Honors Theses, Eastern Michigan University.
98. Geeraerts, D., et all. (1994), The structure of lexical variation: Meaning,
Naming and Context, Mouton de Gruyter, Berlin; New York.
99. Geertz, C. (1973). Myth, Symbol, and Culture, New York: W.W. Norton
and Company, Inc.
100. Ghangong, G. (2010). The application of the semantic field theory in
college English vocabulary instruction, Chinese journal of applied
linguistics, volume 33, pp. 50 – 62.
101. Greanbeau, S. (1973). A University Grammar of English. Longman
Group UK Limited.
102. Grzegorz, A. (2007). The tradition of field theory and the study of lexical
semantic change, Zeszyt, volume 47, pp. 187 - 205:191].
103. Humboldt, W.V. (1999). On Language. On the Diversity of Human
Language Construction and its Influence on the Mental Development of
the Human Species, Cambridge University Press, 2nd re. edition.
104. Huss et all. (2017). The meaning of Flowers: A Cultural and Perceptual
Exploration of Ornamental Flowers. TOPSYJ-10-140: 140-153.
(https://creativecommons.org/licenses/by/4.0/legalcode)
105. Ipsen, G. (1932). Der neue Sprachbegriff, “Zeitschrift fur Deutschkund”,
Leipzig – Berlin.
106. James, C. (1986). Contrastive analysis, Longman Singapore publishers
Ltd.
107. Jones, H. et all. (2005). An Environmental Approach to Positive
Emotion: Flowers. Evolutionary Psychology – ISSN 1474-7049 –
Volume 3.
108. Kay, P. (1977). Review work: Semantic Fields and Lexical Structure by
Adrienne Lehrer, journal article, vol. 53. No 2, pp. 469 – 474).
160
109. Khosravizadeh, P.& Mollaei, S. (2011). Incidental Vocabulary Learning:
A Semantic Field Approach, Brain. Broad Research in Artificial
Intelligence and Neuroscience, Volum 2, Issue 3, September.
110. Kirkby, M. (2011). A Victorian Flower Dictionary: The Language of
Flowers Companion, Ballantine Books – New York.
111. Kittay, E.F. (1987). Metaphor: Its Cognitive Force and Linguistic
Structure, Clarendon Press, Oxford.
112. Kittay, E.F. (1989), Metaphor: Its Cognitive Force and Linguistic
Structure, Clarendon Press. Oxford.
113. Kovecses, Z. (2000). Metaphors: A practical Introduction, Oxford
University Press.
114. Kovecses, Z. (2005). Metaphors in Culture: Universality and Variation,
Cambridge University Press.
115. Kramsch, C. (1980). Language and Culture, Oxford University Press.
116. Lakoff, G. & Johnson, M. (1980). Metaphors we live by, University of
Chicago Press, Chicago.
117. Larsen, E.W. & Roots, B.I. (2005). Flower Guide for Holiday Weekends,
National Research Council of Canada.
118. Laufer, B. (1990). “Words You Know: How They Affect the Words You
Learn. In:
119. Lehmann, W. (1962). Lingustics: An introduction, New York: University
of Taxas.
120. Lehrer, A. (1985). The influence of semantic fields on semantic change.
In: J. Fisiak (ed.), Historical Semantic, Historical word formation.
BERLIN: Walter de Gruyter and Co. pp. 283 – 296).
121. Lehrer & Kittay (chủ biên). (1992). Frames, Fields, and Contrasts,
Lawrence Erlbaum Associates.
122. Longman Dictionary of Language Teaching and Applied Linguistics
(1992). England: Longman.
161
123. Longman (1999). American Idioms Dictionary, Pearson Education
Limited.
124. Lyons, J. (1977). Semantics. Cambridge: Cambridge University Press.
125. Mansouri, A.N.H. (2012). Semantic Fields in English and Arabic:
Problems in Translation (được in trong cuốn Building Bridges:
Integrating Languagues, Linguistics, Literature and Translation in
Pedagogy and Research của Najma Al Zidjaly, Sultan Qaboos
University, Oman, published by the Cambridge Scholars Publishing.
126. Mei, Jiaju, Zhu, Y., Gao, Y. & Yin, H. (1987). Semantic field and
semantic system. Foreign Language, 49, 18 – 23.
127. Oxford Advanced Learner’s Dictionary, New 9th Edition, Oxford
University Press, 2015
128. Oxford Idioms Dictionary for Learners of English, Oxford University
Press, 2012.
129. Pham, H. & Harald Baayen, R. (2013), Semantic relations and
compound transparency: A regression study in CARIN theory,
PSIHOLOGIJA, Vol. 46 (4), 455-478.
130. Pink, A. (2008), Dictionary of flowers and plants for gardening, This
Vintage Treasure Complimentary Ebook Provided by Teresa Thomas
Bohannon.
131. Sapir, E. (1921). Language: An Introduction to the Study of Speech,
Harcourt, Brace.
132. Schmitt, N. (1999). The relationship between TOEFL vocabulary items
and meaning, association, collocation and word class knowledge,
Language testing, volume 16, pp. 189 – 216.
133. Seidl, J. & McMordie, W. (1988). English idioms. London: OUP,12-13
134. Shoben, E. (1991). Predicating and nonpredicating combinations. In
Schwanenflugel, P., editor, The psychology of word meanings, page 117-
135. Lawrence Erlbaum Associates, Inc, Hillsdale.
162
135. Štekauer, P. (2005). Meaning predictability in word formation: novel,
context-free naming units. Amsterdam/Philadelphia: John Benjamins.
136. Stern, G. (1931), Meaning and change of meaning (with special
reference to English language), Bloommington, Indiana, University
Press.
137. Talmy, L. (2000a), Toward a Cognitive Semantics: Vol. I Concept
Structuring System. Cambridge, MA: The MIT Press.
138. Talmy, L. (2000b), Toward a Cognitive Semantics: Vol. II: Typology
and process in Concept Structuring. Cambridge, MA: The MIT Press.
139. Weinreich, U. (1971). Explorations in semantics theory, Janua
Linguarum, pp.317.
140. Weisgerber (1950). Vom Weltbild der deutschen Sprache, 60 – 96.
141. Whorf, B., Carrol, John, B., ed. (1956). Language, Thought, and Reality:
Selected Writings of Benjamin Lee Whorf, MIT Press.
142. Zhou, W. (1997). A research on English Semantic Field. Shandong
Foreign Languages Journal, 68, 21 – 23].
143. Zhou, W. (2001). A new research on English Semantic Field. Journal of
Beijing International Studies University, 102, 30 – 35]
144. Гак Б.Г (1971), Семантическая структура слова как компанент
семантической структуры высказывания // Семантическая
структура слова. Психолингвистические исследования. М., Наука.
145. Колшанский Г.В (1977), Языковая номинация. Общие вопросы. М.,
Наука.
146. Реформатский А.А (1960), Введение в языкознание. М., Учпедгиз.
163
NGUỒN TƯ LIỆU TRÍCH DẪN
A. NGUỒN NGỮ LIỆU KHẢO SÁT CÁC TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG
TIẾNG ANH
1. Pink, A. (2008), Dictionary of flowers and plants for gardening, This
Vintage Treasure Complimentary Ebook Provided by Teresa Thomas
Bohannon.
2. Hilderic Friend, F.l.s. Flower and flower lore, volum 1 by the REV.
3. Kirkby, M. (2011). A Victorian Flower Dictionary: The Language of
Flowers Companion, Ballantine Books – New York.
4. Oxford Advanced Learner’s Dictionary, New 9th Edition, Oxford
University Press, 2015
5. Mạng từ trong tiếng Anh (wordnet)
B. NGUỒN NGỮ LIỆU KHẢO SÁT CÁC TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG
TIẾNG VIỆT
6. Võ Văn Chi (2003), Từ điển thực vật thông dụng, tập 1, Nxb. Khoa học và
Kỹ thuật, Hà Nội.
7. Thiên Kim (2017), Sổ tay người làm vườn: 365 loài hoa cảnh, Nxb Mỹ
Thuật.
8. Lê Quang Long (chủ biên) (2008), Từ điển tranh về các loài hoa, Nxb.
Giáo dục, Hà Nội.
9. Hoàng Mai (2008), Ngôn ngữ các loài hoa, Nxb. Lao động – TTVHNN
Đông Tây.
10. Hoàng Phê (chủ biên) (2010), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Từ điển Bách
khoa, Hà Nội.
C. ĐƯỜNG LINK NGUỒN NGỮ LIỆU
11. https://idioms.thefreedictionary.com
12. https://www.etymonline.com
13. https://saigonhoa.com/
14. https://vitc.edu.vn/tudiennn/home/about
164
15. https://www.countryfile.com/wildlife/how-to-identify/a-beginners-guide-
to-native-british-wildflowers/;
16. https://www.macmillandictionary.com/dictionary/british/flower_1
D. NGUỒN NGỮ LIỆU KHẢO SÁT THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TIẾNG ANH
17. Cowie, A.P., Mackin, R., & McCaig, I. R. (1993). Oxford Dictionary of
English Idioms. Oxford: Oxford University Press.
18. Dang, N.G. (2018). Idioms in English and Vietnamese. Vietnam National
University Press, Hanoi.
19. Longman (1999). American Idioms Dictionary, Pearson Education
Limited.
20. Oxford Idioms Dictionary for Learners of English, Oxford University
Press, 2012.
21. Bùi Phụng (2003), Thành ngữ Anh - Việt Idioms. Nxb Văn hóa Thông
Tin.
22. Oxford Idioms - Dictionary for learners of English (2017). Oxford
University Press.
23. Seidl, J & McMordie, W. (1988). English idioms. London: OUP,12-13
24. Lê Thành, Trịnh Thu Hương - Trung Dũng (2010). Dictionary of English
- Vietnamese idioms (Từ điển thành ngữ Anh - Việt), Nxb Khoa học và
Kỹ thuật
E. NGUỒN NGỮ LIỆU KHẢO SÁT THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ, CA DAO
TIẾNG VIỆT
25. Việt Chương (2003), Từ điển thành ngữ tục ngữ ca dao Việt Nam, Nxb.
Tổng hợp Đồng Nai.
26. Dang Nguyen Giang (2018). Idioms in English and Vietnamese. Vietnam
National University Press, Hanoi.
27. Nguyễn Xuân Kính – Phan Đăng Nhật (chủ biên) (1995), Kho tàng ca dao
Người Việt, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
165
28. Nguyễn Lân. (2012). Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam. Nxb Văn
Hóa Thông Tin.
29. Nguyễn Lực, Lương Văn Đang (2009), Thành ngữ tiếng Việt, Nxb. Khoa
học xã hội, Hà Nội.
30 Vũ Ngọc Phan (2004), Tục ngữ - Ca dao – Dân Ca Việt Nam, Nxb. Văn
học, Hà Nội.
31 Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1997), Từ điển giải thích thuật ngữ Ngôn ngữ
học, Nxb Giáo dục.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_doi_chieu_tu_ngu_chi_hoa_trong_tieng_anh_va_tieng_vi.pdf
- Trichyeu_NguyenThiThuyChung.pdf