Luận án Đối chiếu động từ trải nghiệm trong tiếng Anh và Tiếng Việt

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LẠI THỊ PHƯƠNG THẢO ĐỐI CHIẾU ĐỘNG TỪ TRẢI NGHIỆM TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu Mã số: 62.22.02.41 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÂM QUANG ĐÔNG HÀ NỘI - 2016 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô thuộc Khoa Ngôn ngữ học – Học viện Khoa học Xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học Xã

pdf212 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Đối chiếu động từ trải nghiệm trong tiếng Anh và Tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ã hội Việt Nam đã chỉ dạy và dành cho tôi những ý kiến đóng góp quý báu trong quá trình tôi thực hiện đề tài nghiên cứu. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Lâm Quang Đông, người thầy đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp đỡ tôi hoàn thành luận án. Nhân dịp này, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Tiếng Anh, Trường THPT chuyên Ngoại ngữ, và các đơn vị hữu quan của Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên chia sẻ trong những lúc khó khăn nhất để tôi có thể hoàn thành luận án. Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện luận án bằng mọi nỗ lực và khả năng của mình nhưng tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để luận án được hoàn thiện. Xin chân thành cảm ơn. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Lại Thị Phương Thảo i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu thực sự của riêng tôi, không sao chép của ai. Các kết quả nghiên cứu được trình bày và miêu tả trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nội dung luận án có tham khảo và sử dụng ngữ liệu được trích dẫn từ các tác phẩm và nguồn tư liệu đăng tải trên các trang thông tin điện tử theo danh mục tài liệu của luận án. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Lại Thị Phương Thảo ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU......................................... 6 1.1. Tình hình nghiên cứu động từ trải nghiệm trong tiếng Anh .................................. 6 1.2. Tình hình nghiên cứu động từ trải nghiệm trong tiếng Việt ................................ 16 1.3. Tiểu kết ................................................................................................................................. 21 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................. 22 2.1. Ngữ pháp chức năng với bình diện ngữ nghĩa và ngữ pháp của câu ................... 22 2.2. Mối quan hệ giữa bình diện ngữ nghĩa và ngữ pháp trong câu .......................... 42 2.3. Tiểu kết ............................................................................................................... 43 Chương 3: ĐỘNG TỪ TRẢI NGHIỆM TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆTTRONG CẤU TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN CỦA CÂU .............................. 45 3.1. Quan niệm về sự tình trải nghiệm ....................................................................... 45 3.2. Quan niệm và phân loại động từ trải nghiệm ...................................................... 47 3.3. Đặc điểm ngữ nghĩa của sự tình trải nghiệm ....................................................... 50 3.4. Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với động từ trải nghiệm trong tiếng Anh và tiếng Việt .................................................................................................................... 55 3.5. Tiểu kết ................................................................................................................ 89 Chương 4: ĐỘNG TỪ TRẢI NGHIỆM TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT TRONG CẤU TRÚC CÚ PHÁP CỦA CÂU ......................................................... 92 4.1. Khả năng hiện thực hóa của sự tình trải nghiệm tiếng Anh và tiếng Việt trong câu .............................................................................................................................. 92 4.2. Sự hiện thực hóa của các thành phần nghĩa của sự tình trải nghiệm trong câu ... 95 4.3. Khả năng hiện diện của các thành phần cú pháp trong câu ............................... 103 4.4. Cấu trúc cú pháp của câu với động từ trải nghiệm trong tiếng Anh và tiếng Việt ........................................................................................................................... 107 4.5. Tiểu kết ............................................................................................................. 135 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 138 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................. 142 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 143 NGUỒN TƯ LIỆU TRÍCH DẪN .......................................................................... 149 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 154 iii QUY ƯỚC TRÌNH BÀY TRONG LUẬN ÁN [số, tr. số]: Nguồn tài liệu tham khảo: Số tài liệu trích dẫn, chữ viết tắt tr. và số trang. Các số được viết cách nhau bằng dấu phẩy. Ví dụ: [3, tr.101] [số, số]: Nguồn tài liệu tham khảo: Hai số tài liệu trích dẫn cùng một tác giả. Ví dụ: [56, 57]. [số, tr. số-số]: Nguồn tài liệu tham khảo: Số liệu trích dẫn, chữ viết tắt (tr. = trang) và số trang tham khảo từ trang đến trang.. Ví dụ: [5, tr.201-203] [số]: Nguồn tài liệu tham khảo: Số tài liệu trích dẫn. Nội dung tham khảo được tóm lược lại dựa trên các nội dung của tài liệu. Ví dụ: [14] [số:số]: Nguồn tư liệu trích dẫn ví dụ minh họa: số tài liệu trích dẫn, số trang. Các số được viết cách nhau bằng dấu hai chấm (:). Ví dụ: [33:23]. []: Nguồn tư liệu trực tiếp. CTCP: Cấu trúc cú pháp CTNBH: Cấu trúc nghĩa biểu hiện et al: và nhóm cộng sự. Ví dụ Quirk et al (Quirk và nhóm cộng sự ĐT: Động từ NT: Nghiệm thể QT: Quá trình ĐTTG: Động từ tri giác ĐTTN: Động từ tri nhận ĐTTC: Động từ tình cảm ĐTMM: Động từ mong muốn iv MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trải nghiệm là một hiện tượng cơ bản trong cuộc sống của con người. Dik [41, tr.115] cho rằng tính trải nghiệm chỉ có thể có được thông qua hoạt động của các giác quan và trí óc con người (hoặc các động vật sống). Tính trải nghiệm trong các phát ngôn cho thấy trạng thái của chủ thể hành động tri nhận, cảm giác, mong muốn, tưởng tượng, hay cái gì đó mà họ đã trải qua. Theo Verhoeven [92, tr.1], trải nghiệm là “một khái niệm cơ bản cần được thể hiện ở mọi ngôn ngữ bằng cách này hay cách khác. Lĩnh vực trải nghiệm ở đây được hiểu là bao gồm các loại trải nghiệm cụ thể mà liên quan chủ yếu đến việc xử lý các tác nhân kích thích (stimuli) bên trong và bên ngoài bởi hệ thần kinh con người. Điều này liên quan đến khả năng tri nhận giác quan, cảm nhận và cảm giác cơ thể, quá trình tinh thần, cũng như phản ứng tình cảm”. Cụ thể hơn nữa trải nghiệm bao gồm “cảm giác cơ thể (bodily sensation), tình cảm (emotion), tri nhận (cognition), mong muốn (volition) và tri giác (perception)”. Ngôn ngữ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc biểu thị những lĩnh vực trải nghiệm đó của con người. Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, C.Mác và F. Enghen đã chỉ ra rằng: “Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng”. V.I.Lênin khẳng định ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất trong sự giao thiệp giữa người với người. Ngôn ngữ là phương tiện hình thành và lưu giữ ý tưởng như là sự phản ánh hiện thực và trao đổi chúng trong quá trình giao tiếp của con người. Ngôn ngữ mang bản chất xã hội; nó không tách biệt với con người với tư cách là người sáng tạo ra và người sử dụng nó; nó hình thành và phát triển cùng với sự phát triển xã hội. Trong giao tiếp khi muốn diễn đạt ý tưởng hay thông báo một sự tình nào đó, chúng ta cần tuân theo những quy tắc ngữ pháp và sự đúng đắn và phù hợp khi lựa chọn từ vựng để có thể truyền tải được thông điệp một cách đầy chính xác, đầy đủ và phù hợp với ngữ cảnh. Trong số lớp từ loại được sử dụng để diễn đạt sự tình trải nghiệm, theo khảo sát của chúng tôi, động từ trải nghiệm được coi là một trong những lớp từ loại quan trọng nhất. Động từ trải nghiệm cho chúng ta diễn đạt được những điều chúng ta tri nhận giác quan, những biểu hiện về mặt tình cảm, những điều chúng ta nhận thức và những mong muốn chúng ta thể hiện. Động từ trải nghiệm chính là tâm điểm đối với việc mô tả một sự tình trải nghiệm bởi vì chúng ta tạo dựng câu chuyện về một sự kiện xung quanh một sự tình. Vì lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài Đối chiếu động từ trải nghiệm trong tiếng Anh và tiếng Việt trong sự hành chức của câu trên bình diện ngữ nghĩa và ngữ pháp để tìm ra nét tương đồng và dị biệt. Chúng tôi hi vọng kết quả nghiên cứu sẽ có những đóng góp mới vào lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ học so sánh đối 1 chiếu, cùng với những góc nhìn mới mẻ, sâu sắc hơn và toàn diện hơn về động từ trải nghiệm trong tiếng Anh và tiếng Việt. Ngoài ra, kết quả của nghiên cứu còn góp phần nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy tiếng Anh và cải thiện năng lực sử dụng tiếng Anh của người Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm: (1) Xác định cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với động từ trải nghiệm trong tiếng Anh và đối chiếu với tiếng Việt để tìm ra điểm tương đồng và dị biệt; và (2) Thiết lập được cấu trúc cú pháp của câu với động từ trải nghiệm trong tiếng Anh và đối chiếu với tiếng Việt để tìm ra điểm tương đồng và dị biệt. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận án sẽ tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: (1) Xác lập cơ sở lí luận liên quan đến ngữ pháp chức năng ở bình diện ngữ nghĩa và ngữ pháp, quan niệm về nghĩa biểu hiện, phân loại sự tình với các tham số nghĩa và vai nghĩa, cấu trúc nghĩa của một sự tình; (2) Xác lập cơ sở lí luận liên quan đến bình diện ngữ pháp như khái niệm thành phần câu, các kiểu cấu tạo ngữ pháp của câu; mối quan hệ giữa hai bình diện ngữ nghĩa và ngữ pháp trong câu. Hai nhiệm vụ trên cung cấp cơ sở lí luận để thực hiện đề tài; (3) Xác định lĩnh vực trải nghiệm, cấu trúc nghĩa của sự tình trải nghiệm, các thành phần tham gia vào sự tình trải nghiệm và đặc điểm ngữ nghĩa của chúng; tiêu chí nhận diện và phân loại các động từ trải nghiệm trong tiếng Anh và tiếng Việt; cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với mỗi tiểu lớp động từ trải nghiệm trong tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt; và (4) Phân tích sự hiện thực hóa các thành tố nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của sự tình trải nghiệm trong câu, cấu trúc cú pháp của câu với mỗi tiểu lớp động từ trải nghiệm trong tiếng Anh, và đối chiếu với tiếng Việt. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là động từ trải nghiệm trong tiếng Anh và tiếng Việt. Động từ này được phân loại và nghiên cứu ở bốn tiểu lớp như sau: động từ tri giác –perception verbs (see – nhìn thấy, hear – nghe thấy, v.v), động từ tri nhận– cognition verbs (know – biết , understand – hiểu, v.v), động từ tình cảm – emotion verbs (like – thích, fear – sợ hãi, v.v.), và động từ mong muốn – volition verbs (như want–muốn, wish – mong ước, desire – khao khát, hope – hi vọng, decide – 2 quyết định, v.v.). Luận án lấy ngữ liệu tiếng Anh làm gốc, sau đó đối chiếu với tiếng Việt. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Động từ trải nghiệm trong tiếng Anh và tiếng Việt được chia thành nhiều tiểu loại; mỗi tiểu loại lại có một số lượng lớn động từ. Do vậy, luận án này không tiến hành nghiên cứu nét nghĩa của từng lớp động từ hay nhóm động từ, mà nghiên cứu mỗi tiểu lớp động từ trải nghiệm trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu trên bình diện ngữ nghĩa theo hướng ngữ pháp chức năng. Sau đó luận án nghiên cứu mỗi tiểu lớp động từ trải nghiệm trong cấu trúc cú pháp của câu. Cụ thể hơn, sau khi nhận diện và phân loại động từ trải nghiệm trong tiếng Anh và tiếng Việt (64 động từ tri giác tiếng Anh với khoảng 64 động từ tương đương trong tiếng Việt, 98 động từ tri nhận tiếng Anhvới khoảng 98 động từ tương đương trong tiếng Việt, 98 động từ tình cảm tiếng Anh với khoảng 98 động từ tương đương trong tiếng Việt, và 41 động từ mong muốn tiếng Anh với khoảng 41 động từ mong muốn tiếng Việt), chúng tôi tiến hành nghiên cứu cấu trúc ngữ nghĩa của câu với lõi sự tình là động từ trải nghiệm – yếu tố quy định các tham thể tham gia vào cấu trúc nghĩa. Từ mô hình cấu trúc ngữ nghĩa đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu sự ánh xạ của chúng lên cấu trúc cú pháp của câu. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Xuất phát từ tính chất, đối tượng và mục đích nghiên cứu của luận án, các phương pháp chủ yếu được dùng trong luận án này là: phương pháp so sánh-đối chiếu và phương pháp phân tích-miêu tả. Ngoài ra, chúng tôi còn dùng một số thủ pháp như: thống kê, mô hình hóa, đối lập và loại suy, và nội quan. Phương pháp phân tích-miêu tả dùng để phân tích, miêu tả những đặc trưng ngữ nghĩa và cú pháp cơ sở của câu với động từ trải nghiệm trong tiếng Anh và tiếng Việt. Phương pháp so sánh - đối chiếu giúp cho quá trình liên hệ những nội dung tìm được trong lớp các động từ trải nghiệm trong trong tiếng Anh với những đơn vị ngôn ngữ tương đương trong tiếng Việt trong sự hành chức của câu với những tham thể xoay quanh động từ, từ đó cho phép tìm ra những đặc điểm tương đồng và dị biệt trong những đặc trưng ngữ nghĩa và cú pháp của chúng. Cụ thể, trong luận án này chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh - đối chiếu với cơ sở đối chiếu là động từ trải nghiệm trong tiếng Anh, sau đó liên hệ sang tiếng Việt. Thủ pháp thống kê giúp tiến hành khảo sát, thu thập các dữ liệu từ các nguồn khác nhau, nhằm rút ra những kết quả định lượng và định tính, tích cực hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu các đặc trưng ngữ nghĩa của các động từ trải nghiệm trong tiếng Anh và liên hệ với tiếng Việt. Từ đó, danh sách các động từ trải nghiệm thuộc các tiểu lớp khác nhau được xây dựng. 3 Thủ pháp mô hình hóa giúp chúng tôi thiết lập những mô hình cấu trúc ngữ nghĩa và cú pháp của câu với mỗi lớp động từ trải nghiệm trong tiếng Anh, sau đó đối chiếu với tiếng Việt. Thủ pháp đối lập và loại suy cho phép chúng tôi phân biệt rạch ròi giữa “có” và “không” trong một số các thành tố ngôn ngữ nhằm giúp loại bỏ những đơn vị ngôn ngữ không thuộc diện được ưu tiên nghiên cứu. Thủ pháp nội quan giúp chúng tôi đưa ra những phán đoán, suy luận về những đặc trưng ngữ nghĩa và cú pháp của câu với những nhóm động từ đang xét. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Thứ nhất, luận án có thể được coi là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu các động từ trải nghiệm trong tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt theo cách tiếp cận của ngữ pháp chức năng. Thứ hai, luận án thiết lập được khung lí luận trong việc đối chiếu động từ trải nghiệm trong tiếng Anh và tiếng Việt, đó là: (i) đưa ra được về khái niệm trải nghiệm, các lĩnh vực trải nghiệm; (ii) phân loại sự tình, sự tình trải nghiệm theo hướng ngữ pháp chức năng; (iii) tìm hiểu cấu trúc của một sự tình trải nghiệm, nhận diện và phân loại các lớp động từ trải nghiệm là lõi sự tình trải nghiệm, miêu tả đặc điểm của các vai nghĩa tham gia vào sự tình trải nghiệm; (iv) thiết lập, mô tả các cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với mỗi lớp động từ trải nghiệm trong tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt; và (v) trên cơ sở các mô hình cấu trúc ngữ nghĩa đó, luận án tìm ra sự ánh xạ của các thành tố tham gia vào cấu trúc nghĩa do động từ là lõi sự tình quy định lên cấu trúc cú pháp của câu với mỗi lớp động từ trải nghiệm trong tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt để tìm ra nét tương đồng và dị biệt. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Về mặt lý luận, kết quả nghiên cứu của đề tài đã chứng minh hai bình diện ngữ nghĩa và ngữ pháp trong câu với động từ trải nghiệm tiếng Anh và tiếng Việt một mặt phân giới với nhau nhưng mặt khác lại có mối quan hệ khăng khít, tương tác với nhau. Bằng việc nghiên cứu động từ trong sự hành chức của câu trên hai bình diện này, luận án đã góp thêm một tiếng nói khẳng định hướng tiếp cận và nghiên cứu ngôn ngữ theo quan điểm của ngữ pháp chức năng là một hướng tiếp cận và nghiên cứu mới, hứa hẹn những kết quả khả quan. Kết quả nghiên cứu này bước đầu đã đem đến cho người đọc một cái nhìn tổng quan có hệ thống hơn về vấn đề động từ trải nghiệm trong tiếng Anh và tiếng Việt trong sự hành chức của câu theo hướng tiếp cận của ngữ pháp chức năng. Về mặt thực tiễn, các kết quả của luận án sẽ là một nguồn tư liệu tham khảo có ích trong lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ nói chung và nghiên cứu về động từ nói riêng, trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh cho người Việt và giảng dạy tiếng Việt cho người nói tiếng Anh, trong lĩnh vực dịch thuật và biên soạn từ điển. 4 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nguồn tư liệu trích dẫn và Phụ lục, luận án gồm bốn (4) chương được kết cấu như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu trình bày về tình hình nghiên cứu động từ trải nghiệm trong tiếng Anh và tiếng Việt. Chương 2: Cơ sở lí luận trình bày những cơ sở lý cơ bản liên quan đến ngữ pháp chức năng với bình diện ngữ nghĩa và ngữ pháp của câu và mối quan hệ giữa hai bình diện đó trong câu. Chương 3: Động từ trải nghiệm tiếng Anh và tiếng Việt trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu được nghiên cứu trên bình diện ngữ nghĩa theo hướng ngữ pháp chức năng. Chương này bàn luận các quan niệm về trải nghiệm lĩnh vực trải nghiệm, cấu trúc nghĩa của sự tình trải nghiệm, đặc điểm của mỗi thành tố nghĩa, nhận diện và phân loại động từ trải nghiệm trong tiếng Anh và tiếng Việt. Trên cơ sở đó luận án sẽ phân tích và mô tả cấu trúc ngữ nghĩa của câu với mỗi tiểu lớp động từ trải nghiệm trong tiếng Anh, sau đó đối chiếu với tiếng Việt để tìm ra nét tương đồng và dị biệt giữa các cấu trúc ngữ nghĩa đó. Chương 4: Động từ trải nghiệm tiếng Anh và tiếng Việt trongcấu trúc cú pháp của câu được nghiên cứu trên bình diện ngữ pháp trong mối liên hệ với bình diện ngữ nghĩa. Chương này bàn luận sự hiện thực hóa các thành tố nghĩa của sự tình trải nghiệm trong câu và khả năng hiện diện đầy đủ và không đầy đủ của các thành phần nghĩa trong câu. Sau đó luận án đi sâu vào phân tích cấu trúc cú pháp của câu với mỗi tiểu lớp động từ trải nghiệm trong tiếng Anh, sau đó đối chiếu với tiếng Việt để tìm ra được nét tương đồng và dị biệt giữa các cấu trúc đó. Phần Kết luận của luận án sẽ tổng hợp lại kết quả nghiên cứu dựa vào mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. Phần này cũng nêu ra những điểm còn hạn chế, chưa được giải quyết hết trong luận án và gợi mở hướng nghiên cứu mới. Phần cuối cùng của luận án là danh mục các tài liệu tham khảo, nguồn tư liệu trích dẫn và phụ lục về danh sách động từ trải nghiệm trong tiếng Anh và tiếng Việt được nghiên cứu trong luận án. 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu động từ trải nghiệm trong tiếng Anh Động từ được tìm thấy ở hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới (Allerton [32, tr.1]; Lyons [68, tr.429]) và trong lịch sử nghiên cứu nhiều nhà ngữ pháp học đã quan tâm đến những thuộc tính ngữ nghĩa và cấu trúc của chúng. Theo Aarts & Meyer [31, tr.1], trong khoảng năm thứ 100 trước Công nguyên, nhà ngữ pháp học Dionysius Thrax đã nhấn mạnh tầm quan trọng của động từ (the verb) như là “một phạm trù từ loại không thay đổi về cách mà có sự thay đổi về thì, giống, và số, chỉ một hoạt động hay một quá trình được thực hiện hay đã trải qua.” Các tác giả còn nhận xét thêm: Định nghĩa này đã cho thấy rằng những nhà ngữ pháp thời kỳ đầu đã quan tâm đến cả mặt hình thức lẫn mặt ngữ nghĩa của các lớp từ loại. Những nhà ngữ pháp sau này như Appolonius Dyscolus vào thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên quan tâm nhiều hơn đến thuộc tính phân bố của lớp từ loại [31, tr.1]. Như vậy, có thể nói rằng việc nghiên cứu về động từ đã được quan tâm từ rất sớm. Động từ trải nghiệm đã ít nhiều được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Anh, hoặc các công trình nghiên cứu sâu về động từ trong tiếng Anh và được phân tích về một hay nhiều phương diện nhất định. Theo khảo sát của chúng tôi, khi mô tả và phân tích về động từ nói chung hay động từ trải nghiệm nói riêng, các tác giả nghiên cứu động từ theo hướng là một phạm trù từ loại và nghiên cứu động từ theo hướng là phạm trù chức năng. 1.1.1. Động từ trải nghiệm được nghiên cứu theo hướng là một phạm trù từ loại Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu động từ trải nghiệm là một phạm trù từ loại là Alsagoff [33], Biber et al [35], Dixon [43], Evans & Wilkins [49], Leech [64], Leech & Svartvik [65, 66], Nelson [75], Quirk et al [79, 80], Sweetser [84], Viberg [93], v.v. Theo hướng nghiên cứu này, động từ được nghiên cứu trong sự phân biệt với danh từ, tính từ, trạng từ, v.v. Động từ trải nghiệm trong các công trình nghiên cứu được thể hiện ở một số tiểu lớp với những đặc điểm cơ bản như sau. (a) Động từ tri giác tĩnh, động từ tri nhận tĩnh, động từ chỉ trạng thái cơ thể Tiêu biểu là quan niệm của Leech [64, tr.23-26] và Quirk et al [79, 80]. Động từ tri giác tĩnh (verbs of inert perception)1 là những động từ như feel (cảm thấy), hear (nghe thấy), see (nhìn thấy), smell (ngửi thấy), taste (nếm thấy), sound (nghe có vẻ), look (trông có vẻ); động từ tri nhận tĩnh (verbs of inert cognition) là những 1Leech & Svartvik [65] bàn luận đến động từ tri giác nói chung. Nhóm động từ còn lại ông sử dụng thuật ngữ khác. 6 động từ think (nghĩ), feel (thấy), believe (tin), forget (quên), hope (hi vọng), know (biết), suppose (cho rằng), understand (hiểu); và động từ chỉ cảm giác cơ thể (verbs of bodily sensation) là những động từ ache (đau), feel (cảm nhận), hurt (đau), itch (ngứa), tingle (u lên). Hầu hết các nhóm động từ này có nghĩa tĩnh và chỉ sử dụng với thể đơn. Tác giả cũng bàn luận đến một số trường hợp ngoại lệ: cùng một động từ tri giác nhưng nó có ít nhất hai nghĩa (tĩnh và động). Động từ tri giác tĩnh Động từ tri giác động (1) I (can) smell the perfume. I’m smelling the perfume. Tôi (có thể) ngửi thấy mùi nước hoa. Tôi đang ngửi nước hoa. (2) I (can) see a bus in the distance. I’m looking at a bus in the distance. Tôi (có thể) nhìn thấy một chiếc xe Tôi đang nhìn chiếc xe buýt ở đằng xa. buýt ở đằng xa. (3) I (can) hear what he is saying. I’m listening to what he is saying. Tôi (có thể) nghe thấy anh ấy nói gì. Tôi đang nghe anh ấy nói. [28:26]2 Tuy nhiên, Quirk et al [79, tr.47] cụ thể hơn Leech khi chỉ rõ nhóm nào có tính [+động] (dynamic) và nhóm nàocó tính [+tĩnh] (stative). Nhóm động từ cảm giác cơ thể (verbs of bodily sensations): ache, feel, hurt, itch là nhóm động; Nhóm tĩnh (stative) gồm động từ tri giác và tri nhận tĩnh (verbs of inert perception and cognition) như: abhor (ghê tởm, ghét cay ghét đắng), adore (say mê), astonish (làm ngạc nhiên), believe (tin tưởng), desire (ước muốn), detest (ghét), dislike (không thích), doubt (nghi ngờ), feel (cảm thấy), forgive (tha thứ), guess (đoán), hate (ghét), hear (nghe thấy), imagine (tưởng tượng), impress (làm/gây ấn tượng), intend (dự định), know (biết), like (thích), love (yêu), mean (ý định), mind (ngại), perceive (hiểu được), please (làm hài lòng), prefer (thích), presuppose (giả định), realize (nhận ra), recall (gợi lại, nhắc lại), recognize (nhận thức), regard (coi là), remember (nhớ), satisfy (làm thỏa mãn), see (nhìn thấy), smell (ngửi), suppose (giả sử), taste (nếm có vị), think (nghĩ), understand (hiểu), want (muốn), wish (ước), v.v. Ví dụ: (4) (a) I think you are right. [nhóm B – động từ tri nhận tĩnh] Tôi nghĩ anh đúng. (b) I am thinking of you all the time. [nhóm A – động từ tri nhận động] Lúc nào tôi cũng nghĩ đến anh. [34:47] Năm 1985, trong công trình nghiên cứu A Comprehensive Grammar of the English Language, Quirk cùng với cộng sự của mình [80] đã chia nhóm động từ chỉ trạng 2 Trên thực tế mỗi một động từ có thể có nhiều nghĩa khác nhau. Ở đây chúng tôi chỉ dịch nghĩa cơ bản nhất của từng động từ tiếng Anh sang tiếng Việt để tiện trình bày. Những câu ví dụ được dịch sang tiếng Việt với động từ có ý nghĩa tương đương. 7 thái tĩnh thành: (i) động từ chỉ trạng thái trí tuệ (intellectual states)3, như know (biết), believe (tin), think (nghĩ), wonder (tự hỏi, phân vân), suppose (giả sử, cho rằng), imagine (tưởng tượng), realize (nhận ra), understand (hiểu); (ii) động từ chỉ trạng thái tình cảm hay thái độ (states of emotion or attitude) như intend (dự định), wish (ước), want (muốn), like (thích), dislike (ghét), disagree (không đồng ý), pity (tiếc); (iii) động từ chỉ trạng thái tri giác (states of perception) như see (nhìn thấy), hear (nghe thấy), feel (cảm thấy), smell (ngửi thấy), taste (nếm thấy); và (iv) động từ chỉ trạng thái cảm giác cơ thể (states of bodily sensation) như hurt (đau), ache (đau), tickle (cảm thấy ngưa ngứa/buồn buồn), itch (ngứa), feel cold (cảm thấy lạnh). (b) Động từ tình cảm, động từ chỉ trạng thái tinh thần/cảm nghĩ Leech & Svartvik [65] dựa vào nghĩa và cách thức tạo nghĩa đã bàn luận đến những biểu thức biểu thị một số phạm trù tình cảm như sở thích (liking and disliking), hi vọng (hope), ngạc nhiên (surprising), lo lắng (worrying), và một số biểu thức diễn đạt mong muốn (volition). Đến năm 2002, hai tác giả [66] đã bổ sung thêm một số nhóm động từ trải nghiệm như động từ tri giác (verbs of perceiving) như see (nhìn thấy), hear (nghe thấy), feel (cảm thấy), smell (ngửi thấy), taste (nếm thấy); những động từ như believe (tin), adore (say mê), desire (ước muốn), detest (ghét), dislike (không thích), doubt (nghi ngờ), forget (quên), hope (hi vọng), know (biết), like (thích), love (yêu), mean (có ý định), prefer (thích), remember (nhớ), suppose (giả sử, cho rằng), understand (hiểu), want (muốn), seem/appear (dường như), v.v. được các tác giả xếp chung vào nhóm động từ đề cập đến trạng thái tinh thần hay cảm nghĩ (verbs referring to a state of mind or feeling). Những nhóm động từ với nghĩa trên không thể sử dụng với thể tiếp diễn, nhưng vẫn có những trường hợp sử dụng với thể tiếp diễn nếu chúng là động từ động. Ví dụ: (5) She was feeling in her little pocket for a (Động từ động) handkerchief. Cô ấy đang lục tìm chiếc khăn tay trong túi. (6) She felt tired after a long journey (Động từ trạng thái) Cô ấy cảm thấy mệt sau chuyến đi dài. (7) We are tasting the soup. (Động từ động) Chúng tôi đang nếm món xúp. (8) It really tastes delicious. (Động từ trạng thái) Nó thực sự có vị ngon. [27] Biber et al [35, tr.103-140], dựa trên phạm trù ngữ nghĩa của động từ có ý nghĩa từ vựng, đã phân chia loại động từ này thành bảy nhóm và một trong số những nhóm 3 Ở công trình A University Grammar of English (1973), nhóm động từ này gọi là động từ tri nhận tĩnh (verbs of inert cognition) 8 này là động từ tinh thần (mental verbs). Nhóm tác giả chia nhỏ nhóm động từ tinh thần thành: động từ chỉ trạng thái hoặc quá trình tinh thần như think (nghĩ), know (biết); động từ chỉ tình cảm, thái độ hay ước muốn như love (yêu), want (muốn); động từ tri giác như see (nhìn thấy), taste (nếm thấy); và động từ chỉ hoạt động tiếp nhận lời nói như read (đọc), hear (nghe thấy). Tác giả chỉ ra đặc điểm của động từ tinh thần - đó là động từ tinh thần có nghĩa động và động từ tinh thần biểu thị trạng thái tĩnh. Asagoff [33, tr.108] gộp động từ tinh thần (mental verbs/thinking verbs) với nhóm động từ tình cảm (emotion verbs) như need (cần), know (biết), imagine (tưởng tượng), believe (tin), suspect (nghi ngờ), think (nghĩ). (c) Động từ trải nghiệm là động từ hoạt động tri giác và động từ nối Viberg [93]4 đã nghiên cứu 53 ngôn ngữ thuộc 14 nhóm ngôn ngữ khác nhau, sau đó ông đã phân chia các động từ tri giác vốn được sử dụng để chỉ những hoạt động của năm giác quan trên cơ thể con người thành ba nhóm động từ tri giác, đó là: động từ chỉ hoạt động (activity); động từ chỉ sự trải nghiệm (experience); động từ nối (copulative). Năm 1990, Sweetser [84] đã nghiên cứu về động từ tri giác và kết luận rằng: các động từ tri giác chỉ hoạt động của thị giác (“sight” verbs) được mở rộng nghĩa hướng đến ý nghĩa về tri thức (knowledge) hoặc quan điểm nội tâm (mental vision). Trong khi đó, các động từ chỉ hoạt động của thính giác (“hearing” verbs) được liên hệ với nghĩa tiếp thụ bên trong (internal receptivity) hoặc sự tuân thủ (obedience). Ngoài ra, động từ chỉ hoạt động của vị giác (“taste” verbs) thường được gắn kết với những gì thuộc về bên trong bản thân nó, và được dùng để biểu đạt những sự thích thú hay chán ghét có tính cá nhân của mỗi người (personal likes or dislikes). Evans & Wilkins [49] kiểm nghiệm lại giả thuyết của Sweetser [84] trong các ngôn ngữ Australia và đưa ra kết quả: các từ chỉ hoạt động của thính giác (hearing) hay của tai (ear) thường được mở rộng ra đến phạm vi của nhận thức, như các động từ: think (nghĩ), know (biết), remember (nhớ), understand (hiểu), obey (nghe lời). Tuy nhiên, các từ chỉ hoạt động của thị giác (seeing) hay của mắt (eye) thì có thể mở rộng ra phạm vi tương tác xã hội, chẳng hạn như: sự ngưỡng mộ và sự hấp dẫn về giới, sự thù địch và quan hệ tương tác xã hội có tính tiêu cực, sự giám sát và sự giám thị, sự gặp mặt và thăm viếng. Evan & Wilkins thừa nhận mối quan hệ ngữ nghĩa từ vựng (lexical semantic association) giữa sự tri giác nhận được từ cơ quan thính giác và sự tri nhận thuộc trí óc và rằng tất cả các ngôn ngữ trên thế giới đều có mối quan hệ qua lại giữa sự tri giác bằng thính giác và tri nhận thuộc trí óc, và chúng là nguồn gốc của việc xuất hiện các từ đa nghĩa, từ đồng âm hoặc sự chuyển nghĩa. (d) Một số nghiên cứu khác 4 Dẫn theo tổng kết của Hoàng Thị Hòa (2013) 9 Dixon [43] chia động từ thành hai loại chính: động từ chính (primary) và động từ phụ (secondary). Dựa trên tiêu chí nhận diện về nghĩa ...trình, sự tình tinh thần hoặc là sự tình trải nghiệm. Tuy nhiên, các lớp động từ trải nghiệm chưa được đi sâu phân tích như một công trình nghiên cứu độc lập mà chỉ được đề cập một phần trong các công trình nghiên cứu về ngữ pháp hay lớp động từ khác. Do vậy, rất cần phải có một công trình nghiên cứu độc lập về động từ trải nghiệm trong tiếng Anh và tiếng Việt, đặc biệt là nghiên cứu so sánh đối chiếu chúng trong sự hành chức của câu trên bình diện ngữ nghĩa và ngữ pháp theo hướng tiếp cận ngữ pháp chức năng để tìm ra nét tương đồng và dị biệt. 21 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Ngữ pháp chức năng với bình diện ngữ nghĩa và ngữ pháp của câu Có nhiều quan điểm khác nhau về vai trò của nghĩa trong việc phân tích cú pháp. Theo Nguyễn Văn Hiệp [14], ngôn ngữ học miêu tả Mĩ được coi là trường phái không thừa nhận vai trò của nghĩa, trong đó Bloomfield cho rằng nghĩa không thể được nghiên cứu một cách khoa học. Theo ông, nghiên cứu ngôn ngữ “phải luôn bắt đầu từ dạng thức ngữ âm chứ không phải từ nghĩa”. Một số nhà ngôn ngữ học hàng đầu ở Mĩ còn cho rằng có thể loại bỏ hẳn ngữ nghĩa ra khỏi lĩnh vực ngôn ngữ. Những khuynh hướng không thừa nhận hoặc coi nhẹ vai trò của nghĩa trong phân tích và miêu tả cú pháp có thể được gọi chung là cách tiếp cận hình thức (Formal Approach) (tr.13). Đại diện cho cách tiếp cận này là Chomsky với Ngữ pháp tạo sinh (Generative Grammar - GG) (1957, 1965). Chomsky đã phê phán mô hình cấu trúc ngữ đoạn trong nghiên cứu cú pháp, vốn dựa trên cách phân tích của ngữ pháp thành tố trực tiếp, bởi vì mô hình này không giải thích được câu lưỡng nghĩa như: Flying planes can be dangerous. Câu này có thể hiểu là: (i) Máy bay đang bay có thể gặp nguy hiểm; (ii) Lái máy bay có thể [là một việc] nguy hiểm (tr.14). Theo Chomsky, cú pháp có tính tự trị (độc lập với nghĩa) và ngữ pháp của ông phải đảm bảo cho việc tạo ra và thừa nhận những câu sai về ngữ nghĩa nhưng đúng ngữ pháp tiếng Anh như câu sau: *Colorless green ideas sleep furiously (Những tư tưởng màu xanh không màu ngủ một cách cuồng nộ). Về sau này, ông điều chỉnh và phát triển Lý thuyết Chi phối và Ràng buộc (Governing and Binding Theory) (1983) và hướng tiếp cận Tối thiểu luận (Minimalist Approach) (1993) nhưng vẫn bảo lưu quan điểm cú pháp có tính tự trị và vẫn vấp phải nhiều chỉ trích mạnh mẽ. Hướng tiếp cận chức năng ra đời đã khắc phục những nhược điểm mà hướng tiếp cận hình thức gặp phải. Theo cách tiếp cận này, ngôn ngữ được xem là một công cụ tương tác xã hội, là một phương tiện giao tiếp. Những nhà ngôn ngữ theo hướng tiếp cận này đã cố gắng giải thích mọi biểu hiện của ngôn ngữ như là phương tiện để biểu đạt nghĩa, để thực hiện chức năng nào đó trong giao tiếp (Nguyễn Văn Hiệp [14, tr.19]). Ngôn ngữ học phải xử lý hai loại hệ thống quy tắc, và cả hai về bản chất, đều mang tính xã hội, đó là: (i) các quy tắc chi phối hoạt động tương tác bằng lời với tư cách là một hình thức hoạt động hợp tác – quy tắc dụng học và (ii) các quy tắc chi phối những biểu thức ngôn ngữ học có cấu trúc được sử dụng với tư cách là công cụ trong hoạt động này – quy tắc nghĩa học, cú pháp và ngữ âm học. Theo hướng này, dụng học được ưu tiên hơn so với nghĩa học và kết học, và đến lượt mình, nghĩa học cũng được ưu tiên hơn so với kết học (tr.19). 22 Với hướng tiếp cận chức năng, câu không chỉ được nghiên cứu ở phương diện đặc trưng cấu trúc mà còn được chú ý ở cả bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng. Ngữ pháp chức năng đã phân định ranh giới rõ ràng ở ba bình diện này nhưng cũng chỉ ra mối quan hệ khăng khít giữa ba bình diện: ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng. Luận án này chọn hướng tiếp cận theo ngữ pháp chức năng để phân tích động từ trải nghiệm trong sự hành chức của câu trên bình diện ngữ nghĩa và bình diện ngữ pháp. 2.1.1. Bình diện ngữ nghĩa 2.1.1.1. Nghĩa biểu hiện Ngữ pháp chức năng đã tập trung nghiên cứu hai thành phần nghĩa của câu: nghĩa biểu hiện (nghĩa miêu tả, nghĩa sự vật, nghĩa mệnh đề, nghĩa quan niệm) và nghĩa tình thái. Nghĩa tình thái chính là thành phần nghĩa biểu thị thái độ, quan hệ, cách đánh giá của người nói đối với người nghe hay của người nói với hiện thực được nói trong câu, là thành phần nghĩa không thể thiếu trong câu. Tuy nhiên, trong một câu nói, một thành phần nghĩa khác cũng được quan tâm thích đáng – đó là nghĩa biểu hiện (mang nội dung thông báo của câu). Đây chính là một trong các đối tượng khảo sát của luận án này. Câu là đơn vị nhỏ nhất có thể sử dụng vào việc giao tiếp. Khi nói ra một câu, người nói muốn truyền đạt một ý tưởng, một sự vật, sự việc, hay một sự tình nào đó đang diễn ra trong thực tế khách quan. Lõi của sự tình/sự việc chính là nghĩa biểu hiện của câu. Theo Halliday [6, tr.205], nghĩa biểu hiện của câu chính là sự thể hiện các mẫu thức kinh nghiệm của con người. Khi diễn đạt một sự tình nào đó, người nói thường không phản ánh một cách nguyên xi sự tình tồn tại trong thế giới khách quan vào một câu nói, mà đã được cấu trúc hóa theo mục đích nói với các quan hệ ngữ pháp tùy thuộc vào ngữ cảnh giao tiếp. Ví dụ, trước một sự thật là “chị ấy đã thấy cuốn sách”, trong ngữ cảnh: thời gian (hôm qua), địa điểm (tại phòng họp), sự việc trên có thể được diễn đạt là: Hôm qua chị ấy đã thấy cuốn sách tại phòng họp. Tùy thuộc vào mục đích của người nói, sự việc này có thể có những cách diễn đạt sau đây: - Hôm qua, chị ấy đã thấy cuốn sách tại phòng họp. - Chị ấy đã thấy cuốn sách tại phòng họp hôm qua. - Tại phòng họp, hôm qua, chị ấy đã thấy cuốn sách. - Cuốn sách đã được chị tìm thấy tại phòng họp hôm qua. Dù có được diễn đạt như thế nào thì chúng ta nhận thấy một sự tình với nội dung thông báo là: lõi của sự tình được tri giác thấy được thực hiện bởi một chủ thể tri giác chị ấy với đối tượng được nhận thấy là cuốn sách vào thời gian hôm qua và địa điểm tại phòng họp. Đây chính là nghĩa biểu hiện – phần nội dung có tính chất cốt lõi của một sự tình. Như vậy, có thể khẳng định là nghĩa biểu hiện của câu chính là thành phần nghĩa phản ánh một sự tình nào đó của hiện thực, là hình ảnh 23 của những sự tình trong thực tế khách quan được con người phản ánh vào trong câu nói [1, tr.41]. Việc phân loại nghĩa biểu hiện cũng chính là phân loại các sự tình. 2.1.1.2. Phân loại sự tình Theo khảo sát, “sự tình” đã được bàn luận trong nhiều công trình nghiên cứu Anh ngữ học và Việt ngữ học và chủ yếu theo hướng tiếp cận chức năng. Thuật ngữ “sự tình” trong tiếng Việt còn có các thuật ngữ đồng nghĩa như “quá trình” hay “sự thể”. Trong tiếng Anh có những thuật ngữ tương ứng như “states of affairs”, “situation”, “process”, hoặc “event”. Sự tình chính là những vật, việc, hiện tượng tồn tại trong thực tế khách quan mà con người trải nghiệm trong cuộc sống. Theo Verhoeven [92, tr.13], một sự tình như là một sự mô tả tri nhận, bao gồm các thực thể được gọi là các tham thể. Một tham thể này có thể có quan hệ với một hoặc nhiều hơn một tham thể trong các mối quan hệ tĩnh hay động, mà lõi sự tình được coi là sự thể hóa các mối quan hệ giữa các tham thể. Những mối quan hệ đó có thể được biểu thị hiển ngôn, những có những mối liên hệ lại đồng nhất, chồng lấp hay sở hữu lẫn nhau, không thể được biểu thị bằng ngôn ngữ mà phải thông qua ngữ cảnh. Sự tình là một khái niệm chung và được cụ thể hóa bằng các kiểu loại khác nhau dựa trên các tiêu chí khác nhau. Nhìn chung các nhà ngôn ngữ tập trung vào phân loại các kiểu sự tình dựa trên hai tiêu chí: (i) tham số ngữ nghĩa và (ii) số lượng và loại vai nghĩa do từ loại chi phối, chủ yếu là động từ. (i) Phân loại sự tình dựa vào tham số ngữ nghĩa Tham số ngữ nghĩa Sự tình được bàn luận trong nhiêu công trình nghiên cứu theo hướng ngữ pháp chức năng. Dựa trên những tham số ngữ nghĩa (semantic parameters), nhiều tác giả đã phân chia sự tình thành các tiểu loại khác nhau. Những tham số phổ biến được bàn luận nhiều nhất là: [±dynamic] (động), [±telic] (hữu kết), [± momentaneous] (nhất thời)9, [±control] (kiểm soát), [±experience] (trải nghiệm) (Dik [42, tr.106- 117]). Rothtein [82, tr.12] đề xuất thêm tính [± stages] ([±giai đoạn]). [± dynamic] [± động] Một sự tình [-dyn] ([-động]) không liên quan đến bất kỳ thay đổi nào; cụ thể hơn các thực thể tham gia vào sự tình giống nhau ở tất cả những điểm thời gian mà sự tình đó tồn tại. Có thể sử dụng thuật ngữ “tình huống” cho sự tình [-dyn] ([-động]). Ví dụ: (27) The substance was red. [-dyn] Chất có màu đỏ. [-động] 9 Pavey (2010:100) gọi là “instantaneous” (nghĩa là điểm bắt đầu và kết thúc gần như nhau). 24 (28) John was sitting in his father’s chair. [-dyn] John đang ngồi trên ghế của bố của mình. [-động] [22:107] Trong ví dụ 27 và 28 trên, giả sử người ta tuyên bố rằng, chất đó có màu đỏ trong một ngày thì sau đó ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày đó chất đó phải màu đỏ. Và nếu John đang ngồi trên ghế của bố của anh ta trong vòng một giờ thì sau đó bất kỳ thời điểm nào trong giờ đồng hồ đó anh ta cũng ngồi trên chiếc ghế đó. Nói cách khác, các sự tình trên không đem lại sự thay đổi nào và do đó có tính [-động]. Sự tình có tính [+dyn] [+động], ngược lại, phải liên quan một loại thay đổi nào đó, có tính động nội tại (internal dynamism). Tính động này có thể bao hàm một mô hình thay đổi trước mắt, thông qua quá trình của sự tình, hoặc một sự thay đổi từ lúc bắt đầu sự tình thành một sự tình khác khi kết thúc. Sự tình có tính [+dyn] còn được gọi là events (sự kiện). Ví dụ: (29) The substance reddened. [+dyn] [22:107] Chất đó trở nên có màu đỏ. [+động] Một tiêu chí nữa để phân biệt sự tình [+động] và [-động] là: Sự tình có tính [+động] có thể kết hợp với trạng từ chỉ tốc độ; còn sự tình [-động] thì không thể. Ví dụ: Câu khả chấp Câu bất khả chấp (30) The substance reddened quickly. (31) The substance was red (*quickly). Chất đó trở nên có màu đỏ nhanh. *Chất có màu đỏ nhanh. [22:107-108] [± telic] [± hữu kết] Một tình huống [+tel] [+hữu kết] là một sự tình có điểm kết thúc tự nhiên (a natural terminal point), hoặc kết thúc hoàn toàn. Hãy so sánh các ví dụ sau: (32) John was painting a portrait. [+tel] John đang vẽ một bức chân dung. [+hữu kết] (33) John was painting (portraits). [-tel] John đang vẽ (những bức chân dung). [-hữu kết] [22:108] Trong ví dụ 33, một người liên tục vẽ hoặc vẽ những chân dung vô hạn định, nhưng lại không thể vẽ một bức chân dung vô hạn định. Việc vẽ tranh có thể hiểu rằng nếu hành động kết thúc hoàn toàn thì sản phẩm của hành động đó – bức chân dung được hoàn thiện. Rõ ràng là vai nghĩa Đích thể (Goal) quyết định tính hữu kết. Tính hữu kết có thể xác định được bằng một cụm từ chỉ hướng hoặc bằng tham thể đầu tiên của vị ngữ có một tham thể (one-place predicate). [± momentaneous] (instantaneous) [±nhất thời] 25 Tình huống và sự kiện có tính [-tel] có thể được hiểu là sự tình kéo dài không giới hạn: chúng có thể xảy ra mãi mãi. Sự kiện [+tel] kéo dài có giới hạn: chúng có điểm kết thúc tự nhiên. Trong phạm trù sự tình [+tel], chúng ra có thể phân biệt giữa sự tình [+mom] (hoặc “punctual”-điểm tính) và [-mom]. - Sự tình [+mom] không xảy ra kéo dài: sự tình xảy ra và kết thúc ngay sau khi bắt đầu. - Sự kiện [-mom] có thể kéo dài trong một khoảng thời gian, có sự phân biệt về điểm bắt đầu và điểm kết thúc. Một tiêu chí có thể phân biệt là có hay không sự tình kết hợp với động từ thể (aspectual verbs) (mang tín hiệu bắt đầu, liên tục, hoặc kết thúc của sự tình). Nếu có thể kết hợp với động từ start (bắt đầu), finish (kết thúc), continue (tiếp tục) thì sự tình có đặc trưng [-mom]; nếu không, sự tình có tính [+mom] (có thể kết hợp từ “continue”). Ví dụ: (34) John started / continued/ finished painting the portrait. [-mom] John bắt đầu/tiếp tục/hoàn thành vẽ bức tranh. [-nhất thời] (35) John continued reaching the summit. [+mom] John tiếp tục chinh phục được đỉnh cao. [+nhất thời] [22:111] Trong tiếng Việt, dấu hiệu ngôn ngữ học dùng để phân biệt loại sự tình này là khả năng kết hợp với phó từ đang, với các vị từ tình thái tính (modality verbs) như tiếp tục, thôi. Chỉ có sự tình [-nhất thời] mới có thể kết hợp với những từ này. Ví dụ: (36) Quả bom nổ. [+nhất thời] (câu khả chấp) *Quả bom đang nổ. (câu bất khả chấp) [6: 63] [±control] [±kiểm soát] Sự khác nhau cơ bản giữa một sự tình [+con] ([+kiểm soát]) và [-con] ([-kiểm soát]) ở chỗ: Một sự tình được coi là [+con] nếu tham thể đầu tiên có khả năng quyết định được liệu sự tình đó có tồn tại hay không; nếu có, tham thể đầu tiên là người kiểm soát sự tình. Ngược lại, một sự tình [-con] nếu tham thể đầu tiên không kiểm soát được sự tình. Ví dụ: (37) John opened the door. [+con] John mở cửa. [+kiểm soát] (38) The tree fell down. [-con] Cây đổ xuống. [-kiểm soát] [22:112] Trong ví dụ 37, chính John là người quyết định liệu sự tình có tồn tại hay không. John có thể quyết định không mở cửa. John là người kiểm soát sự tình này. Còn ở ví dụ 38, cây (the tree) là tham thể không kiểm soát. 26 Trong ngữ pháp tiếng Anh, một số quy luật ngữ pháp có thể giúp nhận diện sự tình [+con] và [-con]. + Câu mệnh lệnh (commands) và yêu cầu (directives): Những biểu thức A dùng để đưa ra lời mệnh lệnh hoặc yêu cầu tới B được B kiểm soát. Do vậy, sự tình với những cụm động từ sau được coi là [+con]: order (ra lệnh), persuade (thuyết phục), request (yêu cầu), v.v. Ví dụ: (39) John, come here! [+con] John, lại đây! (40) Bill ordered John to be polite. [+con] Bill yêu cầu John hãy lịch sự. (41) *Bill ordered John to be intelligent. (câu bất khả chấp) Bill yêu cầu John hãy thông minh. [22:113] Trong những ví dụ trên, hành động “coming here” (đến đây) và “being polite” (lịch sự) là sự việc mà John được giả định có thể kiểm soát được; còn “falling asleep” (bắt đầu ngủ) và “being intelligent” (thông minh) thì không. + Kết ước (commissives): Những biểu thức dùng để đưa ra lời hứa từ A tới B đòi hỏi rằng A được hứa trong sự kiểm soát của B. Ví dụ: (42) John promised Bill to be polite. [+con] John hứa với Bill sẽ lịch sự. [+kiểm soát] (43) *John promised Bill to be intelligent. * John hứa với Bill sẽ thông minh. (câu bất khả chấp) [22:113] + Vai nghĩa Đắc lợi thể (Beneficiary) và Instrument (Công cụ) đòi hỏi sự tình có tính [+con]. Ví dụ: (44) John cut down the tree for my sake. [+con] John chặt hạ cái cây vì tôi. [+kiểm soát] (45).*The tree fell down for my sake. (câu bất khả chấp) Cái cây đổ xuống vì tôi. (46). John cut down the tree with an axe. [+con] John chặt cái cây bằng một cái rìu. [+kiểm soát] (47) * The tree fell down with an axe. (câu bất khả chấp) Cái cây đổ xuống bằng một cái rìu. [23:114] [±experience] [± trải nghiệm] Theo thuật ngữ, một sự trải nghiệm không thể tự mình tồn tại mà phải qua những cơ quan cảm giác hay tinh thần của một thực thể động vật nào đó. Một sự tình trải 27 nghiệm là sự tình trong đó một thực thể có tính động vật tri giác, cảm nhận, muốn, nghĩ ra, hay trải nghiệm cái gì đó. Ví dụ: (48) John did not believe the story. ([+exp] Position) [+exp] [-dyn] [+con] John không tin câu chuyện. (Sự tình vị trí trải nghiệm) (49) John did not know the story. ([+exp] State) [+exp] [-dyn] [-con] John không biết câu chuyện. (Sự tình trạng thái trải nghiệm) (50) John conceived a clever trick. [+exp] [+dyn] [+con] [+tel] ([+exp] Accomplishment) John chơi một trò chơi khăm. (Sự tình hoàn thành trải nghiệm) (51) John was thinking about his money problems. [+exp] [+dyn] [+con] [-tel] ([+exp] Activity) John đang nghĩ về vấn đề tiền của anh ta. (Sự tình hoạt động trải nghiệm) (52) John got an interesting idea. ([+exp] Change) [+exp] [+dyn] [-con] [+tel] John có một ý tưởng thú vị. (Sự tình thay đổi trải nghiệm) (53) John dreamed about his girlfriend. [+exp] [+dyn] [-con] [-tel] ([+exp] Dynamism) John mơ về bạn gái của anh ta. (Sự tình động trải nghiệm) [22:115] Tuy nhiên, trong tiếng Anh vẫn có sự khác biệt giữa position [-exp] và [+exp]; giữa state [-exp] và state [+exp]. Ví dụ: (54) John did not wait for his friend. [-exp] Position John không đợi bạn của anh ấy. (55) John did not believe the story. [+exp] Position John không tin câu chuyện. (56) John did not sleep on the floor. [-exp] State John không ngủ trên sàn nhà. (57) John did not know the story. [+exp] State John không biết câu chuyện. Sự tình [+exp] [-con] khác với [-exp] trong các ví dụ sau: (58) He listened to the music. [+exp] [+con] Anh ấy nghe nhạc. (59) He heard the music. [+exp] [-con] Anh ấy nghe thấy tiếng nhạc. [22:116] 28 Các kiểu sự tình dựa trên tham số ngữ nghĩa Ở nước ngoài, dựa trên tham số ngữ nghĩa (semantic parameters) như [±stative] ([±tĩnh]), [±dynamic] ([±động]), [±telic] ([± hữu kết]), [± instantaneous] ([± nhất thời], ([±stages] ([± giai đoạn]) (khả năng sử dụng với thể tiếp diễn hay không), [± control] ([± kiểm soát])), v.v. mỗi nhà nghiên cứu phân chia các kiểu sự tình trong tiếng Anh bằng các tiểu loại khác nhau, nhưng tựu trung lại những kiểu cơ bản sau đây được đề cập: sự tình trạng thái, sự tình hoạt động, sự tình kết quả và sự tình hoàn thành. Tiêu biểu cho xu hướng này là Chafe [5, 37], Gisborne [52], Pavey [77], và Ryle, Vendler, Kenny (dẫn theo Rothstein [82]). Sự tình trạng thái (states) Sự tình này thông thường là cảm giác nội tâm (internal feelings), điều kiện (conditions), thuộc tính (properties), hoặc có thể là vị trí (location)10. Đây là sự tình được tri nhận không liên quan đến bất kỳ một sự thay đổi nào. Ví dụ: (60) Ethel is beautiful. (properties) Ethel xinh đẹp. (61) Bertha loves George Clooney. (internal feelings) Bertha yêu George Clooney. (62) The shark is under the boat. (location) Con cá mập ở dưới con thuyền. [33:95] Nhìn chung đây là những sự tình có đặc điểm [+tĩnh], [-động], [-kiểm soát], [-hữu kết], [-nhất thời]. Rothstein còn nêu thêm một đặc điểm nữa là [-giai đoạn], nghĩa là không sử dụng được với thể tiếp diễn. Chúng không thể trả lời được câu hỏi ‘What happened?’ vì ở trạng thái tĩnh11. Sự tình hoạt động (activities) Sự tình hành động có đặc điểm [-tĩnh], [+động], [+kiểm soát], [-hữu kết], [-nhất thời], [+giai đoạn] như dance (nhảy), run (chạy), swim (bơi lội), watch (xem), write (viết), march (diễu hành), v.v. Chúng có thể trả lời câu hỏi: What happened? (Chuyện gì (đã) xảy ra?), What is happening? (Chuyện gì đang xảy ra?). Chúng liên quan đến hành động, vì thế có thể sử dụng với trạng từ như energetically (mạnh mẽ, hăng hái) hoặc vigorously (mạnh mẽ, sôi nổi) mà sự tình tĩnh không thể kết hợp được. Ví dụ: (63) Rod is dancing energetically. Rod đang nhảy một cách hăng hái. 10 Trong công trình nghiên cứu “The Structure of Language – An introduction to Grammar Analysis” của Pavey [77, tr. 94-96]. 11Đây cũng là quan điểm của Chafe [5, tr. 98-99] trong công trình nghiên cứu “Meaning and the Structure of Language” 29 (64) Brian is watching television. Brian đang xem ti vi. [33:96] Sự tình kết quả (achievements) Sự tình kết quả có đặc điểm [+tĩnh], [-động], [-kiểm soát], [+hữu kết], [-giai đoạn]. Đây là những sự tình xảy ra gần đồng thời (near-instantaneous) (kết thúc ngay sau khi bắt đầu và tạo nên tình huống mới), do vậy có tính nổi bật là [+nhất thời] như notice (nhận thấy), recognize (nhận ra), find (tìm thấy), lose (mất), die (chết), reach (đạt được, đến nơi), pop (nổ), collapse (sụp đổ), explode (nổ tung). Do đó, sự tình này có điểm kết thúc tự nhiên (hay có tính hữu kết). Hơn nữa, sự tình này không có tính động (non-dynamic) vì chúng không liên quan đến một hành động và không có tính giai đoạn (không thể sử dụng với thể tiếp diễn) và cũng không thể sử dụng với trạng từ như energetically như ở ví dụ dưới đây. (65) The balloon popped. Quả bóng nổ. (66) The balloon popped (*enegertically) *Quả bóng nổ một cách hăng hái) (Câu bất khả chấp) [33:98] Sự tình hoàn thành (accomplishments) Giống như sự tình kết quả, sự tình hoàn thành mô tả sự thay đổi về trạng thái như melt (tan chảy), recover (hồi phục), master (nắm vững), paint a picture (vẽ một bức tranh), build a house (xây một ngôi nhà). Tuy nhiên, sự tình hoàn thành là những thay đổi diễn ra trong một thời gian dài hơn. Vì chúng miêu tả những thay đổi nên sự tình hoàn thành cũng có điểm kết thúc tự nhiên và không có tính động. Sự tình hoàn thành có đặc điểm [-tĩnh], [+động], [-kiểm soát], [-chủ ý], [+hữu kết], [-giai đoạn].Ví dụ: (67) The snowman melted. Người tuyết tan chảy. (68) Bob recovered from his broken leg. Bob đã hồi phục sau khi bị gãy chân. [33:98] Ngoài ra, có thêm hai kiểu sự tình trung gian là semelfactives (sự tình nhất cố) và active achievements (kết quả hoạt động)12. Ở trong nước, Cao Xuân Hạo (chủ biên) [11,12] cho rằng phân loại câu theo nghĩa biểu hiện cũng tức là phân loại các sự tình. “Những sự tình được thông báo, các hiển ngôn, hàm ngôn trực tiếp hay gián tiếp dựa vào câu mà biểu hiện. Mỗi từ ngữ, 12Theo đề xuất của Pavey [90, tr.99-100] trong công trình nghiên cứu “The Structure of Language – An introduction to Grammar Analysis” 30 mỗi thành phần chức năng trong câu đều có vai trò của nó, nhưng có thể nói hạt nhân của câu là cái khung vị từ (khung nghĩa) gồm có vị từ trung tâm và các tham tố của nó” (Cao Xuân Hạo (chủ biên) [12, tr.112]). Dựa vào đặc trưng [±động], [± chủ ý], và [± nội tại], nhóm tác giả đã chia sự tình thành ba loại: sự tình biến cố (gồm sự tình hành động và sự tình quá trình), sự tình tồn tại, và sự tình tình hình (gồm sự tình trạng thái và sự tình quan hệ). Ứng với mỗi sự tình là các tham tố tham gia vào các sự tình ấy. Nguyễn Thị Quy [21] đã áp dụng tiêu chí phân loại tính [± động] và [± chủ ý] của Dik (1978) vào việc phân chia sự tình tiếng Việt, và đã phân sự tình của tiếng Việt thành bốn loại sau: (1) Các vị từ hành động [+ động, + chủ ý]; (2) Các vị từ tư thế [động, +chủ ý]; (3) Các vị từ quá trình [+ động,  chủ ý]; (4) Các vị từ trạng thái [động,  chủ ý]. Cao Xuân Hạo (chủ biên) [12, tr.27-28] đề xuất thêm vị từ tình thái [± động, ± chủ ý].Từ đây, ông đã phân chia vị từ trạng thái nhành những nhóm nhỏ sau: (a) Vị từ trạng thái (VTTrT) thường tồn (thể trạng, vật trạng), (b) VTTrT thường tồn tinh thần (tính khí), (c) VTTrT không thường tồn thể chất (thể trạng, vật trạng), (d) VTTrT không thường tồn tinh thần (tâm trạng) và đưa ra các ví dụ tương ứng cho mỗi loại sau: (69) Gà trống hay gà mái thì cũng là gà.(VTTrT thường tồn) (70) Ông ấy coi vậy mà hiền lắm.(VTTrT thường tồn tinh thần (tính khí)) (71) Hôm nay ông ấy không được khỏe.(VTTrT không thường tồn thể chất) (72) Bà ấy thương kẻ nghèo.(VTTrT không thường tồn tinh thần (tâm trạng)) [4:39] Tóm lại, dựa vào tham số ngữ nghĩa, sự tình trong tiếng Anh được phân chia thành các tiểu loại với những đặc trưng ngữ nghĩa sau đây: Kiểu sự tình ±Static ±Dynamic ± Telic ± ±Controlled ±Stages (Tĩnh) (Động) (Hữu kết) Instantaneous (Kiểm soát) (Giai (Nhất thời) đoạn) States + ̶ ̶ ̶ ̶ ̶ (Trạng thái) Activities ̶ + ̶ ̶ + + (Hoạt động) Accomplishments ̶ + + ̶ ̶ ̶ (Hoàn thành) Achievements ̶ + + + ̶ ̶ (Kết quả) Bảng 2: Bảng tổng kết các sự tình và tham số nghĩa của chúng 31 Trong tiếng Việt, dựa vào đặc trưng [±động], [± chủ ý], và [± nội tại], Cao Xuân Hạo (chủ biên) [11, 12] đã chia sự tình thành ba loại: sự tình biến cố (gồm sự tình hành động và sự tình quá trình), sự tình tồn tại, và sự tình tình hình (gồm sự tình trạng thái và sự tình quan hệ). Ứng với mỗi sự tình là các tham tố tham gia vào các sự tình ấy. Nguyễn Thị Quy [21] đã áp dụng tiêu chí phân loại tính [± động] và [± chủ ý] của Dik (1978) vào việc phân chia sự tình tiếng Việt, và đã phân sự tình của tiếng Việt thành bốn loại sau: (1) Các vị từ hành động [+ động, + chủ ý]; (2) Các vị từ tư thế [ động, + chủ ý]; (3) Các vị từ quá trình [+ động,  chủ ý]; (4) Các vị từ trạng thái [ động,  chủ ý]. (ii) Phân loại sự tình dựa trên số lượng và loại vai nghĩa Một cách phân loại sự tình phổ biến thứ hai là dựa trên số lượng tham thể (participants) và vai tham thể (hay còn gọi là vai ngữ nghĩa) (participant roles, semantic roles) (Downing & Locke [44], Halliday [6, 54], Humphrey [56], Lock [67], Martin et al [69], Mylne [74], Thompson [86], Diệp Quang Ban [3], Hoàng Văn Vân [30, 88])13. Mỗi tác giả lại phân loại sự tình thành các tiểu loại khác nhau, nhưng nhìn chung có những tiểu loại sau: Sự tình vật chất (Downing & Locke [44, tr.110], Halliday [6, 54], Thompson [86, tr.79], Martin et al [69, tr.116]) hoặc sự tình hành động (Lock [67, tr.72]). Lõi của sự tình được biểu thị bằng những động từ hành động như kick (đá), run (chạy), paint (sơn), construct (xây dựng), dig (đào), write (viết), send (gửi), give (đưa). Sự tình hành động điển hình là sự tình có tính [+động], có thể sử dụng với thể tiếp diễn. Tham thể tham gia vào sự tình này có tính [+động vật] hoặc [-động vật] (bất cập vật). Sự tình tinh thần. Các tác giả Downing & Locke [44, tr.125], Halliday [6, 54], Martin et al [69, tr.105], và Thompson [86, tr. 82-86] phân loại sự tình tinh thần thành sự tình tri giác như see (nhìn thấy), hear (nghe thấy); sự tình tri nhận như know (biết), understand (hiểu); sự tình tình cảm như like (thích), fear (sợ). Lock [67, tr.105-109], Verhoeven [92, tr.1, tr.4] và Humphrey [56, tr.22] đề xuất thêm sự tình mong muốn như want (muốn), hope (hi vọng), need (cần), would rather (muốn), wish (ước). Lock [67, tr.104] gọi sự tình tinh thần là sự tình trải nghiệm hoặc sự tình cảm giác. Sự tình quan hệ trong đó một tham thể được miêu tả, đồng nhất, hay định vị về mặt cảnh huống (như be, seem, stand, lie, become, v.v.).Theo quan niệm của các tác giả Downing & Locke [44, tr.131-135], Lock [67, tr.126-138], Thompson [86, tr.93], sự tình quan hệ (STQH) được chia thành STQH thuộc tính, STQH chu cảnh, và STQH sở hữu. Halliday [6, 54] đề cập đến hai phương thức quan hệ là phương thức định tính (PTĐT) và phương thức đồng nhất (PTĐN). 13Các tác giả này sử dụng thuật ngữ “quá trình” thay vì “sự tình”. Để cho thống nhất, chúng tôi sử dụng thuật ngữ “sự tình” trong phần này. 32 Sự tình phát ngôn tương đương với thuật ngữ “verbal processes” hoặc “processes of saying” trong tiếng Anh của các tác giả Downing & Locke [44, tr.136], Halliday [6, 54], Lock [67, tr.116], Thompson [86, tr.97]. Lõi của sự tình phát ngôn được thực hiện hóa bằng các động từ như say (nói), tell (kể), announce (thông báo), ask (hỏi) và report (thông báo). Sự tình tồn tại (Downing & Locke [44, tr.138], Halliday [6, 54], Lock [67, tr.139], Martin et al [69, tr.125], và Thompson [86, tr.97]). Trong câu chỉ sự tình tồn tại, từ there đóng vai trò là Chủ ngữ và một động từ tồn tại (thường là be). There không phải là một tham thể vì nó không có nội dung ngữ nghĩa. Sự tình ứng xử là sự tình trung gian giữa sự tình vật chất và tinh thần, vừa có đặc điểm của sự tình vật chất, vừa có đặc điểm của sự tình tinh thần. Ví dụ: Buff Behaver never laughs or smiles. (Buff chẳng bao giờ cười to hoặc cười mỉm) Sự tình tinh thần-hành động là trung gian giữa sự tình tinh thần và sự tình hành động và có đặc điểm của cả hai. Thông thường sự tình này bắt buộc có một tham thể, mà giống như Cảm thể trong sự tình tinh thần, phải có tính [+động vật] và thường là [+con người]. Tuy nhiên, khác với Cảm thể, nhưng lại giống như Hành thể (Actor), tham thể này thường hành động có [+chủ ý]. Giống như sự tình hành động, câu hỏi dò của sự tình này có thể là What did S do? What is S doing? Ngoài ra, thì hiện tại tiếp diễn được áp dụng với sự tình tinh thần-hành động, còn đối với sự tình tinh thần thì không. Một số động từ có thể sử dụng cho cả sự tình hành động và sự tình tinh thần-hành động (Lock [67, tr.116]). Ví dụ: Sự tình tinh thần Sự tình tinh thần-hành động (73) I think there is a problem here. (74) I am thinking about the problem. Tôi nghĩ có một vấn đề ở đây. Tôi đang nghĩ về vấn đề. (75) I can taste garlic in this. (76) I am tasting the soup. Tôi có thể nếm thấy tỏi ở món này. Tôi đang nếm món xúp. (77) I can see the screen. (78) I am watching/looking at the screen. Tôi có thể nhìn thấy màn hình. Tôi đang xem màn hình. (79) I can hear the radio. (80) I am listening to the radio. Tôi có thể nghe thấy đài. Tôi đang nghe đài. [29:116] 2.1.1.3. Cấu trúc nghĩa của sự tình Như trên đã trình bày, nghĩa biểu hiện của câu chính là thành phần nghĩa phản ánh một sự tình nào đó của hiện thực khách quan. Một sự tình được cấu tạo bởi các thành phần cơ bản sau: lõi của sự tình (SoA core), các vai nghĩa (bắt buộc và tùy nghi) do lõi sự tình chi phối. Phân tích cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu cũng chính là phân tích cấu trúc nghĩa của sự tình. 33 (a) Lõi của sự tình Lõi của sự tình nêu nội dung thông báo của sự tình, có đặc trưng [động] hay [tĩnh], thường được biểu thị bằng động từ, tính từ, danh từ, trạng từ, v.v.Ví dụ: (81) I love you, Sunny. Will you marry me? Lõi sự tình là động từ [40:4] Tôi yêu em, Sunny. Em sẽ lấy tôi chứ? (82) The Mountain Demon was very sad. Lõi sự tình là tính từ [40:24] Thần Núi đã rất buồn. (83) He is the best drummer in the entire Lõi sự tình là danh từ [41:17] kingdom. Anh ta là tay trống hay nhất trong khắp vương quốc. (84) Many balloons are in the sky. Lõi sự tình là trạng từ [] Nhiều quả bóng bay ở trên trời. (b) Vai nghĩa Trong công trình nghiên cứu ngôn ngữ, vai nghĩa được nhắc tới với nhiều tên gọi khác nhau như vai chức năng, quan hệ nghĩa, vai tham thể, cách sâu, cách ngữ ngh...ervant had prepared for my refreshment. [18:21] Tôi rời sang thư phòng, yếu lả như một con mèo con, yếu tới mức gần như không còn khoái cảm để tận hưởng đống lửa vui tươi và tách cà phê bốc khói mà người hầu đã pha để cho tôi uống lại sức. [2:50] - 'Naught, naught,' he said, and broke away to enjoy his grief and anger in solitude. [18:172] Chả làm gì, chả làm gì sất, gã nói và bứt đi để nhấm nháp nỗi buồn, giận một mình. [2:439] - “Nay, Cathy,” the old man would say, “I cannot love thee, thou'rt worse than thy brother. Go, say thy prayers, child, and ask God's pardon.” [18:26] “Này, Caythy,” lúc ấy ông già thường nói, “tao không yêu mày được, mày còn tệ hơn cả thằng anh mày. Đi cầu kinh đi con, và hãy xin Chúa tha tội.” 7 love yêu, yêu mến [2:65] - I loved her long ago, and was wretched to lose her; but it is past. [18:92] Cách đây lâu rồi tôi yêu nàng và khổ sở vì mất nàng, nhưng đó là dĩ vãng. [2:236] - Con yêu chồng con nên con yêu tất cả quá khứ thuộc về anh ấy. [11:76] - I rejoiced to see that she had made such a quick recovery. [46] 8 rejoice vui mừng Tôi vui mừng khi thấy rằng cô ấy đã bình phục nhanh chóng như vậy. 187 - my children are dearer to me than she was; and, at death, I shall not rejoice that I are going to her [18:92] - các con tôi bây giờ thân thiết với tôi hơn chính nàng trước kia và khi chết tôi không mừng vì sắp đến với nàng [2:236] - I began to rejoice at length in a faint dawn of its progress: as I thought at tự hào, hãnh first... [18:71] rejoice (in) diện, vui mừng Cuối cùng tôi bắt đầu vui mừng thấy le (về) lói một hi vọng tiến triển mỏng manh – thoạt đầu tôi đã tưởng thế. [2:179] - I did not relish the notion of deliberately fastening myself in with thích thú, ưa Heathcliff. [18:82] 9 relish thích Tôi chẳng (thích) thú gì cái ý định tự nguyện giam mình trong phòng với Heathcliff. [2:208] revel in ham mê, thích - They reveled in their success. 10 (tĩnh) thú Họ thích thú với thành công của mình. - I was comfortably revelling in the spring fragrance around, [18:186] revel in Tận hưởng, ham Tôi đang khoan khoái tận hưởng (động) thích hương thơm mùa xuân ngào ngạt xung quanh, [2:472] - She bought a house with a big yard so tự cho phép that she could indulge her passion for mình hưởng thụ gardening. [48] 11 indulge (in) sự vui thích cái Cô ấy đã mua một ngôi nhà với cái sân gì, xả láng rộng nhằm để cô ấy có thể thỏa thích làm vườn. - There's nothing better after a hard hưởng thụ, vui day's work than to luxuriate in a hot luxuriate hưởng, đắm 12 bath. [46] (in) mình vào, thích, ham Không có gì thích hơn là sau một ngày làm việc vất vả đắm mình mình bồn 188 tắm nước nóng. - My idea of a holiday is to stay in a five- star hotel and just wallow in luxury for thích thú, ham a week. [46] 13 wallow (in) mê, đắm mình Ý tưởng của tôi về một kỳ nghỉ là ở khách sạn 5 sao và tận hưởng sự xa xỉ trong một tuần. - As a terminal cancer patient, she's vowed to savor every moment of the savor time she has left. [48] 14 thưởng thức (savour) Là một bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, cô ấy thề sẽ tận hưởng từng phút giây cô ấy còn lại. - We shall always cherish the keepsakes that our grandmother left us. [48] Chúng ta sẽ luôn nâng niu những kỷ vật mà mẹ đã để lại cho chúng ta. thương yêu, yêu - As the guest answered nothing, but took dấu, yêu mến, 15 cherish his seat, and looked thoroughly quý trọng indifferent what sentiments she cherished concerning him, [18:62] Thấy người khách không trả lời gì, mà chỉ ngồi xuống ghế và có vẻ hoàn toàn dửng dưng với bất kể tình cảm gì cô ấp ủ đối với ông ta, [2:157-158] Nhóm admiring (ngưỡng mộ) - I admired him for his determination. admire 16 ngưỡng mộ (tĩnh) Tôi ngưỡng mộ anh ấy vì tính quyết đoán. - Before passing the threshold, I paused to admire a quantity of grotesque carving lavished over the front [18:1] admire ngắm, chiêm Trước khi bước qua ngưỡng cửa, tôi (động) ngưỡng dừng lại ngắm một lô hình chạm thô kệch ở mặt tiền [2:9] - I smelt the rich scent of the heating spices; and admired the shining kitchen 189 utensils, [18:33] Tôi ngửi cái mùi ngào ngạt của gia vị đang nóng lên và ngắm nghía những đồ dùng làm bếp sáng loáng [2:83] - I really appreciate a good cup of tea. Tôi thực sự thích một chén trà ngon. thưởng thức - I appreciate my parents more than I 17 appreciate yêu quý, quý can express. trọng Tôi yêu quý bố mẹ tôi hơn những gì tôi có thể thể hiện. - Catherine had an awfully perverted taste to esteem him so dearly, knowing him so well. [18:100] kính mến, quý 18 esteem Catherine biết rõ hắn thế mà vẫn quý trọng trọng yêu mến hắn như vậy, thì quả là chị ấy có một sở thích đồi bại ghê ghớm. [2:256] - He is generally/widely regarded as the coi trọng, đánh father of international law. 19 regard giá cao Ông nhìn chung được đánh giá là cha đẻ của luật quốc tế. - Catherine had seasons of gloom and silence now and then: they were respected with sympathising silence by her husband, [18:54] 20 respect tôn trọng Catherine thỉnh thoảng có những thời kỳ mặt ủ mày chau và lặng lẽ, chồng cô tôn trọng những cơn đó với một sự thông cảm, [2:138] - I prize that intimacy above everything. [46] Tôi đánh giá sự thân tình đó trên tất cả đánh giá cao, mọi thứ. 21 prize quý trọng - In parts of Asia this plant is prized for its medicinal qualities. [46] Ở một số khu vực của Chây Á, cây này được quý trọng vì đặc tính thảo dược 190 của nó. - I'll always treasure the time my friend trân trọng, giữ and I spent together this past summer. 22 treasure gìn, rất yêu Tôi luôn trân quý thời gian bạn tôi và thương tôi đã ở bên nhau suốt mùa hè qua. - I advised her to value him the more for trọng, chuộng, his affection. [18:58] 23 value quý, coi trọng Tôi bèn khuyên cô nàng nên quý trọng cậu hơn vì tình yêu đó. [2:147] thần tượng hóa, tôn sung - She blindly idolized her older sister. 24 idolize (ngưỡng mộ và Chị ấy thần tượng chị gái mình một tôn trọng ai đó cách mù quáng. quá mức) - and you, after pretending such affection, and having reason to worship her almost, store every tear you have sùng bái, tôn for yourself, and lie there quite at ease. sùng (yêu hay [18:160] 25 worship quý ai, cái gì còn cậu thì sau khi giả bộ yêu quá/quá mức) thương đến thế, lại có lý do để gần như tôn thờ cô, cậu có bao nhiêu nước mắt đều dành cho bản thân hết và nằm ườn kia, hoàn toàn thư thái. [2:407] - Nelson Mandela is revered for his brave fight against apartheid. [46] tôn sùng, sùng 26 revere Nelson Mandela được tônsùng vì dũng kính, kính trọng cảm đấu tranh chống lại nạn phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. - Robert Burns is Scotland's most sùng kính, tôn venerated poet. [48] 27 venerate trọng, tôn kính Robert Burns là nhờ thơ được sùng kính nhất nước Scotland. Nhóm hating (ghét) - Why do you dislike her so much? [46] 28 dislike không thích Tại sao anh lại không thích cô ấy đến 191 thế? - I dislike walking and I hate camping. [46] Mình không thích đi bộ và mình ghét cắm trại. - She hates her job, she hates her friends, and she hates her life! [48] 29 hate ghét Chị ấy ghét công việc của mình, chị ấy ghét bạn bè của mình và chị ấy ghét cả cuộc sống của mình nữa! - He abominates cruelty of all kinds. ghê tởm, ghét [46] 30 abominate cay ghét đắng Anh ấy ghét cay ghét đắng sự độc ác dưới mọi hình thức. - I abhor all forms of racism. [46] ghét cay ghét 31 abhor Tôi ghét cay ghét đắng các hình thức đắng, ghê tởm phân biệt chủng tộc. - I detest having to get up when it's ghét cay ghét dark outside. [46] 32 detest đắng, ghê tởm Tôi cực ghét phải ngủ dậy khi bên ngoài trời vẫn còn tối. - I thought, though everybody hated and despised each other, they could not avoid loving me. [18:72] xem thường, coi 33 despise Trước tôi cứ tưởng, mặc dầu mọi khinh người khinh ghét lẫn nhau, họ vẫn không thể không yêu thích tôi. [2:181] - "Do you like fish?" "No, I loathe it." [46] “Bạn có thích cá không?” “Không, 34 loathe ghê tởm mình ghê tởm nó.” - I loathe doing housework. [46] Tôi ghét cay ghét đắng làm công việc nhà. Nhóm missing (nhớ) 192 - I still miss my old car. [46] 35 miss nhớ Tôi vẫn thấy nhớ chiếc ô tô của của mình. - “It is twenty years,” mourned the voice: “twenty years. I've been a waif for twenty years!” [18:18] thương tiếc, xót 36 mourn “Đã hai mươi năm rồi đấy”, giọng nói xa đáp sầu thảm, “hai mươi năm. Tôi đã là một linh hồn bơ vơ hai mươi năm ròng!” [2:41] - Researchers at universities are always bemoaning their lack of than khóc, nhớ funds. [46] 37 bemoan tiếc, than phiền Các nhà nghiên cứu ở trường đại học luôn than phiền về thiếu ngân quỹ cho nghiên cứu. - He bewailed his misfortune and the loss of his most treasured than phiền, than possessions. 38 bewail vãn Anh ta than vãn về sự không may mắn của mình và mất mát hầu hết tài sản có giá trị. - Is there anything you've done in your life that you regret? [46] Có gì bạn đã làm trong cuộc đời mà bạn thấy tiếc không? - I have always regretted not having studied harder at school. [46] 39 regret hối tiếc, tiếc nuối Tôi luôn hối tiếc không học chăm hơn ở trường. - British Airways regret to announce the cancellation of flight BA205 to Madrid. [46] Hãng Hàng không Anh Quốc lấy làm tiếc khi thông báo chuyến bay mang nhãn hiệu BA205 tới Madrid bị hủy. 40 deplore lấy làm ân hận, - He deplored his mistakes. 193 lấy làm tiếc về, Anh ấy lấy làm ân hận về những lỗi thương hại, xót lầm của mình. xa Nhóm fearing (sợ hãi) - We despaired when we saw how little time we had left to complete our thất vọng, tuyệt 41 despair project. [48] vọng Chúng tôi tuyệt vọng khi thấy còn quá ít thời gian để hoàn thành dự án. - Try not to worry - there's nothing you can do to change the situation. [46] 42 worry lo lắng Đừng cố lo lắng – không có gì bạn có thể làm được để thay đổi tình hình đâu. - You're not stewing about what happened yesterday, are you? [46] 43 stew (about) giận giữ, lo lắng Bạn có đang lo lắng về chuyện đã xảy ra ngày hôm qua không? - Don't stress over it - we'll soon get it sorted out. [46] lo lắng, căng 44 stress Đừng quá căng thẳng về điều đó – thẳng chúng ta sẽ sớm giải quyết được nó thôi. - I feared I should have to come down and fetch my property myself. 45 fear sợ hãi [18:119] Tôi đã sợ phải thân hành kiếm vật sở hữu của mình đấy. [2:305] - She was becoming increasingly nervous, dreading what she would have to face in a little while. [35:16] 46 dread kinh sợ, kinh hãi Cô ấy đang ngày càng lo lắng, lo sợ những điều sẽ phải đối mặt trong chốc lát. 194 B. Động từ tình cảm nhóm “please” STT Tiếng Anh Tiếng Việt Ví dụ Nhóm satisfying (làm thỏa mãn) - I only got married to please my parents. [46] Tôi lập gia đình chỉ để làm hài lòng bố mẹ tôi. 1 please làm hài lòng - It always pleases me to see a well- designed book! [46] Xem một cuốn sách được thiết kế đẹp luôn làm tôi hài lòng. - Her new job, which is much less stressful than her old one, agrees with her. 2 agree with làm hài lòng Công việc mới của cô ấy, ít căng thẳng hơn so với công việc cũ, làm cô ấy hài lòng. - Some people are easily contented by life's simple pleasures. 3 content làm hài lòng Một số người dễ dàng hài lòng với những thú tiêu khiển đơn giản của cuộc sống. delight làm vui sướng, - The news that you had won the 4 làm vui thích, Pulitzer delighted us beyond words. làm say mê Được tin bạn đã đoạt giải thưởng Pulitzer làm chúng tôi vui sướng đến khó tả. - I'd be delighted if you would join us. [35:224] Tôi sẽ vui sướng nếu bạn tham gia với chúng tôi. - All the fresh flowers at the farmers' feast (sb’s market feast your eyes. 5 làm mãn nhãn eyes) Tất cả bông hoa tươi ở chợ của người nông dân làm chúng ta mãn nhãn. 6 gladden làm vui lòng, - It would gladden me to hear you sing 195 làm sung again. sướng Tôi sẽ vui sướng khi nghe bạn hát lần nữa. - We were gratified at (with) his success làm hài lòng, 7 gratify Chúng tôi lấy làm hài lòng là anh ấy làm vừa lòng đã thành công. - They have 31 flavours of ice cream - enough to satisfy everyone! 8 satisfy làm hài lòng Họ có 31 hương vị kem – đủ để hài lòng mọi người. - It does not suit all tastes. thỏa mãn, đáp 9 suit Điều đó không thoả mãn tất cả thị ứng nhu cầu hiếu. Nhóm attracting (thu hút) - He was so allured by his sister's college roommate that before long he was quyến rũ, lôi asking her for a date. [48] 10 allure cuốn Anh ấy đã bị cuốn hút bởi bạn cùng phòng với chị gái mình đến nỗi trước đó anh đòi hẹn hò liên tục với cô ấy. - I sat, a model of patience, trying to attract his absorbed attention from its engrossing speculation,... [18:189] Tôi ngồi như một mẫu mực của đức kiên nhẫn, cố kéo sự chú ý miệt mài của ông ra khỏi ám ảnh triền mien nọ, [2:480] 11 attract thu hút - Her ideas have attracted a lot of attention in the scientific community. [46] Những ý tưởng của cô ấy đã thu hút nhiều sự chú ý trong cộng đồng khoa học. làm mê hoặc, - Science has always fascinated me. [46] 12 fascinate quyến rũ Khoa học luôn cuốn hút tôi. quyến rũ, mê - We were charmed by his boyish manner. 13 charm hoặc, làm vui [46] 196 sướng, làm vui Chúng tôi bị cuốn hút bởi tính cách hơi thích trẻ con của cậu ấy. Thu hút, quyến rũ, lôi cuốn - The magician effortlessly beguiled and (chiếm giữ amazed the children. [48] 14 beguile được sự chú ý, - Ảo thuật gia dễ dàng lôi cuốn và làm quan tâm hoặc bọn trẻ ngạc nhiên. tận tụy của ai đó) làm say mê, làm mê mẩn, - He was bewitched by her beauty. [46] 15 bewitch làm say đắm, Anh ta mê mẩn bởi vẻ đẹp của cô ấy. làm cho vô cùng thích thú - The clown captivated the toddlers with làm say đắm, his balloon tricks. [48] 16 captivate quyến rũ Anh hề đã làm bọn trẻ mê tít bằng trò ảo thuật bóng bay của mình. - The audience was clearly enchanted by làm say mê, her performance. [46] 17 enchant làm vui thích Rõ ràng khán giả vui thích bởi tiết mục biểu diễn của cô ấy. - The woman did witch me with her gentle mê hoặc, làm smile. [48] 18 witch mê hồn, quyến Người phụ nữ đó hút hồn tôi bằng nụ rũ, say đắm cười dịu dàng của mình. - With his dark good looks he would làm cho ngạc positively kill the ladies. [48] 19 kill (thông tục) nhiên; làm Với bề ngoài điển trai và it nói, anh ấy thích mê chắc chắn sẽ làm các quý bà thích mê. - We amused ourselves by watching the passers-by. [46] Chúng tôi giải trí bằng cách ngắm 20 amuse làm vui vẻ những người đi qua. - Shall I put on a DVD to amuse the kids? [48] Tôi sẽ mở đĩa DVD để làm bọn trẻ vui 197 nhé? - 'Night-walking amuses him, then,' I remarked,.. [18:186] Vậy là việc đi dạo đêm làm ông ta vui thích, tôi nhận xét, [2:473] - We hired a magician to entertain the children. [46] 21 entertain làm giải trí Chúng tôi thuê một ảo thuật gia để giải trí bọn trẻ con. - It's a great game for diverting restless kids on long car rides . [46] làm giải trí, 22 divert Đó là một trò chơi hay để giải trí bọn làm vui vẻ trẻ không ngủ trên những chuyến đi dài bằng ô tô. Nhóm displeasing (làm không hài lòng) - I wouldn't want to do anything to displease him. [46] 23 displease làm phật lòng Tôi không muốn làm bất cứ điều gì làm anh ta phật lòng. - Doesn't all this violence on TV disgust you? [46] Tất cả bạo lực này trên TV có làm anh căm phẫn không? làm ghê tởm, 24 disgust - I felt disgusted at the little wretch's làm căm phẫn composure, since he was no longer in terror for himself. [18:156] Tôi cảm thấy ghê tởm cái vẻ bình tĩnh của gã trai trẻ đê tiện; vì gã không còn kinh hãi cho bản thân nữa. [2:395] - But, alas! how could I offend a man who was charitable enough to sit at my làm tổn bedside a good hour,? [18:54] thương, làm 25 offend Song than ôi! Làm sao tôi có thể xúc bực mình, xúc phạm một người còn đủ từ thiện để phạm ngồi cả tiếng đồng hồ bên giường tôi trò chuyện,? [2:135] - she meant that certain persons would 198 not hurt you for fear of offending her. [18:104] ý nói rằng một số người không dám đánh ông vì sợ phật ý chị. [2:268] - Isabella, terrified and repelled, afraid to enter the room, it would be so dreadful to watch Catherine go. [18:72] 26 repel làm khó chịu Isabella thì thất đảm và kinh tởm, không dám vào căn phòng này – phải nhìn Catherine ra đi, thật dễ sợ. [2:182] - We were revolted by the dirt and mess in her house. [46] Chúng tôi ghê tởm bởi bụi bẩn và tình trạng bừa bộn trong căn nhà cô ấy. làm ghê tởm, - It revolts me to know that the world 27 revolt làm chán ghét spends so much money on arms when millions are dying of hunger.[46] Điều làm tôi chán ghét là thế giới tiêu tốn quá nhiều tiền vào vũ khí trong khi hàng triệu người đang chết đói. - It saddens me to think that we'll never see her again. [46] 28 sadden làm buồn Điều làm tôi buồn là khi nghĩ rằng chúng tôi sẽ chẳng bao giờ được gặp lại cô ấy nữa. - I was not aware how openly I grieved, till Earnshaw halted opposite, in his measured walk, and gave me a stare of newly-awakened surprise. [18:81] Mãi đến khi Earnshaw ngắt quãng 29 grieve làm đau buồn những bước đều đặn, dừng lại trước mặt tôi và với vẻ sững sờ của kẻ vừa bừng tỉnh, đăm đăm nhìn tôi, tôi đã nhận ra là mình đã phô diễn nỗi đau buồn của mình một cách lộ liễu như thế nào. [2: 201] làm buồn, làm 30 depress - This weather depresses me. [46] chán nản thất 199 vọng Thời tiết này làm tôi chán nản thất vọng. - Doesn't it depress you listening to the news these days? [46] Việc nghe những tin đó vào những ngày này có làm bạn chán nản không? - It depresses me to think that I'll probably still be doing exactly the same job in ten years' time. [46] Điều làm tôi chán nản khi nghĩ rằng tôi có thể vẫn làm công việc này trong vòng mười năm nữa. - It pains me to see animals being 31 mistreated. [46] pain làm đau khổ Trông thấy động vật bị ngược đãi làm tôi đau khổ. - He ached for her. 32 ache for đau khổ vì ai Anh ấy đau khổ vì nàng. - I didn't want to alarm him by telling him làm lo lắng, that she was ill. [46] 33 alarm làm buồn Tôi không muốn làm cho anh ấy buồn bằng việc nói với anh ấy rằng chị bị ốm. - It startles to me to learn that she was nearly hit by a car. 34 startle làm hoảng hốt Tôi hoảng hốt khi biết được rằng chị ấy suýt bị một chiếc ô tô đâm phải. - She did not want to scare the blue bird, [39:7] 35 scare làm sợ hãi Cô bé không muốn làm chú chim xanh sợ hãi [39:7] - Threatening Joe Romano with a gun làm sợ hãi, đe was a criminal act. [35:21] 36 frighten dọa Đe dọa Joe Romano bằng súng là phạm tội. [7:41] làm khiếp sợ, - This news will horrify my parents. [46] 37 horrify làm hoảng sợ Tin này sẽ làm bố mẹ tôi hoảng sợ đây. 200 - Eve is shocked at her mother's secret Làm căm phẫn, talent. [54] 38 shock làm sửng sốt Eve vô cùng sửng sốt về tài năng giấu kín của mẹ mình. - My sister would kill me if she heard me cáu giận, điên say that. [46] 39 kill (thông tục) tiết Chị gái tôi sẽ điên tiết lên với tôi nếu chị ấy nghe được tôi nói điều đó. - The little souls were comforting each other with better thoughts than I could have hit on. [18:27] 40 comfort an ủi Những đứa nhỏ đang an ủi nhau bằng những ý hay hơn là tôi có thể nghĩ ra [2:67] - He sensed (that) his guests were bored, although they were listening politely.[46] 41 bore làm buồn chán Anh ấy cảm nhận là những vị khách thấy chán, mặc dầu họ đang lắng nghe một cách lịch sự. - but, with your leave, I'll proceed in my own fashion, if you think it will amuse and not weary you. [18: 54] làm mỏi mệt, 42 weary nhưng nếu ông cho phép, tôi sẽ kể làm chán ngắt theo cách riêng của tôi, ví như nó có thể mua vui cho ông và không làm ông mỏi mệt. [2:137] - You worried your mother by not writing. Bạn đã làm mẹ lo lắng bằng việc không viết gì cho bà đấy. - It worries me that he hasn't phoned yet. 43 worry làm ai lo lắng Điều làm tôi lo lắng là anh ấy vẫn chưa gọi điện cho tôi. - The continued lack of rain is starting to worry people. Việc thiếu mưa liên tục bắt đầu làm cho mọi người lo lắng. 201 - Does it bother you that he's out so much of the time? Bạn có bị làm phiền khi anh ấy vắng làm phiền hà, mặt quá nhiều thời gian không? 44 bother làm buồn bã, - Living on my own has never bothered làm lo lắng me. Sống một mình chưa bao giờ làm tôi buồn. - After a while her behaviour really làm bực mình, began to irritate me. 45 irritate làm cáu Sau đó một lúc, hành vi ứng xử của cô ta thực sự làm tôi phát cáu. - Tina really annoyed me in the meeting this morning. [46] 46 annoy (tĩnh) làm bực mình Tina thực sự làm tôi bực mình trong cuộc học sáng nay. - I'm sorry - is my cough annoying you? [46] annoy (động) làm bực mình Tôi xin lỗi – việc tôi ho có đang làm bạn bực mình không? - They were disappointed by the outcome 47 disappoint làm thất vọng of the game. [46] Họ bị thất vọng bởi kết quả trận đấu. - That comment just bummed me out. bum (out) (từ làm buồn, làm [48] 48 thông tục) thất vọng Lời bình luận đó chỉ làm tôi thất vọng thôi. - It's really getting him down that there does not seem to be one woman who will date him. [48] 49 get down làm thất vọng Điều thực sự làm anh thất vọng là hình như không có một người phụ nữ nào sẽ hẹn hò với anh. - You will be there tomorrow - you won't 50 let down làm thất vọng let me down, will you? [46] Bạn sẽ có mặt ở đó ngày mai – bạn 202 không làm mình thất vọng chứ? làm không - Strange dreams and thoải mái/lo nightmares oppressed him. [46] 51 oppress lắng đến phát Những giấc mơ và mộng mị làm anh ấy ốm lo lắng đến phát ốm. - All these tragedies occurring simultaneously are weighing me down. weigh down làm buồn, làm 52 [48] (động) lo lắng Tất cả bi kịch này xảy ra cùng một lúc đang làm tôi lo lắng. IV. Động từ mong muốn STT Tiếng Anh Tiếng Việt Ví dụ Nhóm wanting (muốn) 1 want muốn - Kevin wants to plan a night out at an Italian restaurant in town. Kevin muốn lập kế hoạch ăn tối tại một nhà hàng Ý trong thành phố. [52] - Tốt nghiệp đại học, tôi muốn về quê xin việc để tiện chăm sóc cha mẹ [67] 2 ache for khát khao - Suddenly his heart ached for the sight of his native country. Trái tim của anh ấy chợt khát khao được nhìn thấy hình bóng quê nhà. 3 crave (for) khao khát, thèm - I was craving for apple juice. thuồng Tôi thèm nước táo. 4 desiderate ao ước, khao - I desiderated a tour around the bay. khát, mong mỏi; Tôi đã khao khát một chuyến du ngoạn khát vọng, ước vòng quanh vịnh. vọng 5 die (for) ao ước, mong - I'd die for some ice cream right now. đợt [48] Tôi ao ước được ăn kem ngay bây giờ. 6 hanker (for or ao ước, mong - I hanker after a life of leisure. after) muốn Tôi mong muốn một cuộc đời nhàn 203 nhã. 7 hunger (for) ao ước, mong - I've never hungered after power. [46] muốn Tôi chẳng bao giờ mong muốn quyền lực. 8 repine (for) ao ước, mong - During the deep cold of winter, I repine muốn for warm tropical beaches. [48] Vào thời điểm mùa đông lạnh sâu, tôi ao ước đến bãi biển nhiệt đới ấm áp. 9 itch for ao ước, mong - Clock-watchers itch for the working muốn day to end. Những người hay nhìn đồng hồ luôn mong cho ngày làm việc kết thúc. 10 jones for (tiếng mong muốn - I'm really jonesing for a cup of coffee lóng) right now. [48] Bây giờ tôi thực sự muốn một tách cà phê. 11 long for khao khát, - I long for the day when cancer is but a mong mỏi distant and unpleasant memory. Tôi mong có một ngày khi bệnh ung thư chỉ còn là một ký ức khó chịu và xa xôi. 12 lust (for or ham muốn, - Some people lust for honors. after) thèm khát Một số người thèm khát danh vọng. 13 pant (for or mong muốn - The newspapers are panting for after) (tiếng thiết tha, khao details of the scandal. [46] lóng) khát Một số tờ báo đang khao khát có được thông tin chi tiết của vụ bê bối. 14 pine (for) mong muốn - He's still pining for his ex-girlfriend. thiết tha, mòn [46] mỏi mong chờ, Anh ấy vẫn đang mòn mỏi chờ đợi bạn mong mỏi gái cũ của mình. 15 thirst (for, khao khát - I am thirsting for some days off work. after) Tôi đang khao khát có được một vài ngày nghỉ làm. 16 desire khao khát, - She did not mind the difference of a 204 mong ước dollar or two more in the price so long as she got what she desired. [20] Cô ấy không để ý sự khác biệt giữa việc thêm 1 đô la hay 2 về giá cả vì cô ấy đã mua được thứ cô ấy mong ước. 17 wish (for) ước muốn - I wish I was in Florida. [35:5] Tôi ước đang ở Florida. 18 yearn (for) mong mỏi Sometimes I just yearn to be alone. [46] Đôi lúc tôi chỉ mong được ở một mình. Nhóm needing (cần) 19 need cần - No, the clerk needn’t call the boy. He would carry up his suitcase, himself. [32] Không, anh thư ký không cần phải gọi cậu đấy đâu. Anh ấy có thể tự mình mang hành lý lên. 20 necessitate đòi hỏi phải có, - The current situation necessitates cần phải có deflationary policies. - Tình hình hiện nay đòi hỏi phải có chính sách kiềm chế lạm phát. 21 require mong muốn có, - Will you require tea? muốn Anh muốn uống trà hay không? Nhóm wishing (ước muốn) 22 like muốn - Do whatever you like. I don’t mind. Hãy làm bất cứ điều gì anh muốn. Tôi không bận tâm. 23 would like muốn - I’d like to take a Japanese course next year. Tôi muốn tham gia khóa học tiếng Nhật vào năm tới. 24 care for thích, muốn - Would you care for a walk? Anh có thích đi tản bộ không? 25 fancy muốn - I fancy a cup of tea. Tôi muốn uống một chén trà. 205 26 decide quyết định - Cody and his sister April decide they want a dog. [51] Cody và chị gái của mình April quyết định là họ cần một con chó. 27 determine quyết định - I determined they should come about as they pleased for me. [18:71] Tôi quyết định để tùy họ xoay sở với nhau. [2:179] 28 resolve quyết định - The company resolved to take no further action against the thieves. Công ty quyết định không làm gì nữa với các tên trộm. 29 choose lựa chọn, chọn - "If you win, the money will be deposited in any country you choose.” [35:211] “Nếu chị thắng cuộc, khoản tiền đó sẽ được gửi vào ngân hàng ở bất cứ nước nào chị chọn.” 30 wish ước, ước gì - 'I wish I could hold you,' she continued, bitterly,’ [18:92] Tôi ước gì nắm giữ được anh, mợ chua chát nói tiếp [2:235] 31 suppose giả sử, giả dụ, - Suppose (that) the news is true: what giả định cho then? rằng, ví bằng Cứ cho rằng tin ấy là đúng, rồi sao nào? 32 would rather muốn - I would rather stay home than go out in this weather. Tôi muốn ở nhà hơn đi chơi vào thời tiết này. Nhóm intending (ý định) 33 mean định, có ý định, - I mean to go early tomorrow. muốn, có ý Tôi định mai sẽ đi sớm. muốn - I mean this for my younger sister. Tôi dự định cái này dành cho em gái tôi. 206 34 aim cố gắng, dự - We aim to finish as soon as possible. định làm được Chúng tôi cố gắng hoàn tất càng sớm cái gì càng tốt. 35 propose dự định - I propose an early start/ to make an early start/ making an early start Tôi dự định ngày mai khởi hành sớm. 36 purpose có ý định - He purposed to come. Hắn ta có ý định đến 37 plan (for) đặt kế hoạch, dự - I plan to have a party for my birthday. trù, dự tính, dự Tôi dự tính tổ chức một bữa tiệc dành kiến, dự định, cho ngày sinh nhật của tôi. lên kế hoạch, - They are planning out a traffic system lập kế hoạch for the town. Họ đang lập kế hoạch hệ thống giao thông cho thành phố. Nhóm hoping (hi vọng) 38 hope hi vọng, ước - but I hope she could feel my love mong, trông through my sunshine [40:19] mong nhưng tôi hi vọng cô ấy có thể cảm thấy tình yêu của tôi thông qua ánh nắng [40:19] 39 expect mong đợi, - I’m expecting a visit from them any mong chờ, day now. trông mong, Tôi mong họ viếng thăm vào bất kỳ trông đợi ngày nào. 40 trust hi vọng, kỳ - We trust to receive a cheque at your vọng earlist convenience. Chúng tôi hi vọng sẽ nhận được tấm séc vào thời điểm sớm nhất. - I trust that you are in good health. Tôi hi vọng rằng anh vẫn khỏe mạnh. 41 look forward háo hức chờ - We are looking forward to your reply. to mong, hân hoan Chúng tôi háo hức chờ câu trả lời của chờ đón bạn. 207

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_doi_chieu_dong_tu_trai_nghiem_trong_tieng_anh_va_tie.pdf
Tài liệu liên quan