Luận án Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác trong Tiếng Việt và Tiếng Anh

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ HẢI BÌNH ĐỐI CHIẾU CÁC ĐƠN VỊ TỪ VỰNG THUỘC TRƢỜNG THỊ GIÁC TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI – 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -------------------------- TRẦN THỊ HẢI BÌNH ĐỐI CHIẾU CÁC ĐƠN VỊ TỪ VỰNG THUỘC TRƢỜNG THỊ GIÁC TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH Ngành: Ngôn ngữ học so sánh – đối chiếu Mã số: 9.22.20.24 LUẬN ÁN T

pdf212 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Luận án Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác trong Tiếng Việt và Tiếng Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
IẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Văn Khang HÀ NỘI – 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi. Các số liệu, kết quả đƣợc nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kì công trình khoa học nào. Tác giả luận án Trần Thị Hải Bình MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do lựa chọn đề tài ................................................................................ 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 1 3. Đối tƣợng , phạm vi nghiên cứu và nguồn tƣ liệu nghiên cứu ................ 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 3 5. Cái mới của luận án .................................................................................. 4 6. Ý nghĩa khoa học của luận án .................................................................. 4 7. Bố cục luận án .......................................................................................... 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT ........................................................................................................... 6 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................. 6 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về trƣờng từ vựng ngữ nghĩa và trƣờng thị giác .............................................................................................. 6 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam về trƣờng từ vựng ngữ nghĩa và trƣờng thị giác .............................................................................................. 9 1.2. Cơ sở lý thuyết ......................................................................................... 13 1.2.1. Một số vấn đề lý luận chung về trƣờng từ vựng ngữ nghĩa ............. 13 1.2.2. Lí thuyết về ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu ngôn ngữ ......... 32 1.3. Thị giác và trƣờng từ vựng chỉ thị giác ................................................. 38 1.3.1. Thị giác............................................................................................. 38 1.3.2. Khái niệm trƣờng thị giác ................................................................ 40 1.3.3. Các từ ngữ trong trƣờng thị giác ...................................................... 41 1.4. Tiểu kết ..................................................................................................... 43 CHƢƠNG 2: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG-NGỮ NGHĨA NHÓM TỪ THUỘC TRƢỜNG THỊ GIÁC TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH ................................................................................................... 44 2.1. Giới hạn nghiên cứu và khảo sát ........................................................... 44 2.2. Đối chiếu về từ vựng các từ ngữ thuộc trƣờng thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh ............................................................................................ 46 2.2.1. Nhóm từ chỉ cơ quan thị giác và bộ phận của thị giác ..................... 46 2.2.2. Nhóm từ chỉ hoạt động của cơ quan thị giác ................................... 48 2.2.3. Nhóm từ mô tả đặc điểm của cơ quan thị giác ................................ 51 2.3. Đối chiếu ngữ nghĩa của nhóm từ thuộc trƣờng thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh ............................................................................................ 53 2.3.1. Đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ cơ quan thị giác và bộ phận của cơ quan thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh ..................... 55 2.3.2. Đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ hoạt động của cơ quan thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh ............................................... 63 2.3.3. Đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ đặc điểm của cơ quan thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh ............................................... 89 2.4. Tiểu kết ................................................................................................... 109 CHƢƠNG 3: ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ THUỘC TRƢỜNG THỊ GIÁC THAM GIA VÀO TẠO THÀNH NGỮ TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH ................................................................................................. 111 3.1. Giới hạn nghiên cứu .............................................................................. 111 3.1.1. Một số quan niệm về thành ngữ .................................................... 111 3.1.2. Giới hạn ngữ liệu nghiên cứu và cách thức tiến hành ................... 116 3.2. Đối chiếu các từ ngữ thuộc trƣờng thị giác tham gia vào tạo thành ngữ trong tiếng Việt và tiếng Anh .............................................................. 117 3.2.1. Số lƣợng chung về thành ngữ và tần số xuất hiện của các đơn vị từ thuộc trƣờng thị giác trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh ............... 117 3.2.2. Số lƣợng thành ngữ đƣợc phân loại theo từ ngữ thuộc trƣờng thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh ........................................................... 119 3.2.3. Nhận xét ......................................................................................... 122 3.3. Đối chiếu phạm vi thể hiện của các thành ngữ có chứa đơn vị từ vựng thuộc trƣờng thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh ................................. 126 3.3.2. Đối chiếu các thành ngữ chứa đơn vị từ vựng thuộc trƣờng thị giác thể hiện phạm vi vẻ bề ngoài của con ngƣời............................................ 127 3.3.3. Đối chiếu các thành ngữ chứa đơn vị từ vựng thuộc trƣờng thị giác thể hiện phạm vi tâm trạng, cảm xúc ....................................................... 133 3.4. Tiểu kết ................................................................................................... 144 KẾT LUẬN ................................................................................................... 147 NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO BẢNG QUY ƢỚC CÁCH VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN ÁN ĐHQG Đại học Quốc gia ĐHSP Đại học Sƣ phạm ĐH&THCN Đại học và Trung học Chuyên nghiệp HV Học viện KHXH Khoa học Xã hội Nxb Nhà xuất bản Tp HCM Thành phố Hồ Chí Minh CUP Cambridge University Press OUP Oxford University Press DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2. 1. Danh từ chỉ cơ quan thị giác và bộ phận của cơ quan thị giác ...... 46 Bảng 2. 2. Động từ chỉ hoạt động của cơ quan thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh ................................................................................................. 49 Bảng 2. 3. Tính từ mô tả đặc điểm của cơ quan thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh ................................................................................................. 52 Bảng 2. 4. Từ chỉ cơ quan thị giác và bộ phận của cơ quan thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh ........................................................................... 55 Bảng 2. 5. Từ chỉ cơ quan thị giác, bộ phận của cơ quan thị giác trong tiếng Việt và nghĩa phái sinh .................................................................. 60 Bảng 2. 6. Từ chỉ cơ quan thị giác, bộ phận của cơ quan thị giác trong tiếng Anh và nghĩa phái sinh .................................................................. 63 Bảng 2. 7. Nhóm từ chỉ hoạt động của cơ quan thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh ................................................................................................. 65 Bảng 2. 8. Các từ chỉ hoạt động của cơ quan thị giác và bộ phận của cơ quan thị giác trong tiếng Việt và nghĩa phái sinh ................................... 77 Bảng 2. 9. Các từ chỉ hoạt động của thị giác tiếng Anh và nghĩa phái sinh ... 86 Bảng 2. 10 Từ chỉ đặc điểm liên quan đến cơ quan thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh .................................................................................... 89 Bảng 2. 11. Từ mô tả hình dạng/kích cỡ của mắt trong tiếng Việt và nghĩa phái sinh .................................................................................................. 91 Bảng 2. 12. Từ mô tả hình dạng/kích cỡ của cơ quan thị giác trong tiếng Anh và nghĩa phái sinh............................................................................ 93 Bảng 2. 13. Từ mô tả đặc điểm màu sắc của cơ quan thị giác trong tiếng Việt và nghĩa phái sinh............................................................................ 97 Bảng 2. 14. Từ chỉ màu sắc của cơ quan thị giác trong tiếng Anh và nghĩa phái sinh ................................................................................................ 101 Bảng 2. 15. Từ mô tả trạng thái của cơ quan thị giác trong tiếng Việt và nghĩa phái sinh ...................................................................................... 105 Bảng 2. 16. Từ mô tả trạng thái của cơ quan thị giác trong tiếng Anh và nghĩa phái sinh ...................................................................................... 107 Bảng 3. 1. Các đơn vị từ vựng thuộc trƣờng thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh ............................................................................................... 116 Bảng 3. 2. Số lần xuất hiện và tần số xuất hiện của các đơn vị từ vựng thuộc trƣờng thị giác trong thành ngữ tiếng Việt .................................. 118 Bảng 3. 3. Số lần xuất hiện và tần số xuất hiện của các đơn vị từ vựng thuộc trƣờng thị giác trong thành ngữ tiếng Anh .................................. 118 Bảng 3. 4. Số lƣợng thành ngữ đƣợc phân loại theo từ ngữ thuộc trƣờng thị giác trong tiếng Việt ........................................................................ 119 Bảng 3. 5. Số lƣợng thành ngữ đƣợc phân loại theo từ ngữ thuộc trƣờng thị giác trong tiếng Anh ........................................................................ 120 Bảng 3. 6. So sánh số lần xuất hiện trong thành ngữ và số thành ngữ có chứa đơn vị từ thuộc trƣờng thị giác trong tiếng Việt .......................... 121 Bảng 3. 7. Số lần xuất hiện của các đơn vị từ vựng thuộc trƣờng thị giác trong thành ngữ thuộc phạm vi vẻ bề ngoài trong tiếng Việt ............... 127 Bảng 3. 8. Số lần xuất hiện của các đơn vị từ vựng thuộc trƣờng thị giác trong thành ngữ thuộc phạm vi vẻ bề ngoài với nghĩa biểu thái khác nhau trong tiếng Việt ............................................................................. 128 Bảng 3. 9. Số lần xuất hiện của các đơn vị từ vựng thuộc trƣờng thị giác trong thành ngữ thuộc phạm vi tâm trạng, cảm xúc trong tiếng Việt ... 133 Bảng 3. 10. Số lần xuất hiện của các đơn vị từ vựng thuộc trƣờng thị giác trong thành ngữ thuộc phạm vi tâm trạng, cảm xúc với nghĩa biểu thái khác nhau trong tiếng Việt ............................................................. 134 Bảng 3. 11. Thành ngữ có chứa đơn vị từ vựng thuộc trƣờng thị giác biểu thị tâm trạng, cảm xúc khác nhau trong tiếng Việt ............................... 137 Bảng 3. 12. Số lần xuất hiện của các đơn vị từ vựng thuộc trƣờng thị giác trong thành ngữ thuộc phạm vi tâm trạng, cảm xúc trong tiếng Anh ... 139 Bảng 3. 13. Số lần xuất hiện của các đơn vị từ vựng thuộc trƣờng thị giác trong thành ngữ thuộc phạm vi tâm trạng, cảm xúc với nghĩa biểu thái khác nhau trong tiếng Anh ............................................................. 140 Bảng 3. 14. Thành ngữ có chứa đơn vị từ vựng thuộc trƣờng thị giác biểu thị tâm trạng, cảm xúc khác nhau trong tiếng Anh ............................... 142 DANH MỤC PHỤ LỤC Trang PHỤ LỤC 1. DANH TỪ CHỈ THỊ GIÁC VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA THỊ GIÁC TRONG TIẾNG VIỆT ............................................................................................. Pl.1 PHỤ LỤC 2. DANH TỪ CHỈ THỊ GIÁC VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA THỊ GIÁC TRONG TIẾNG ANH .............................................................................................. Pl.3 PHỤ LỤC 3. ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ GIÁC TRONG TIẾNG VIỆT . Pl.5 PHỤ LỤC 4. ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ GIÁC TRONG TIẾNG ANH . Pl.8 PHỤ LỤC 5. TÍNH TỪ MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ QUAN THỊ GIÁC TRONG TIẾNG VIỆT .......................................................................................................... Pl.13 PHỤ LỤC 6. TÍNH TỪ MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ QUAN THỊ GIÁC TRONG TIẾNG ANH .......................................................................................................... Pl.17 PHỤ LỤC 7. THÀNH NGỮ CHỨA CÁC ĐƠN VỊ TỪ VỰNG THUỘC TRƢỜNG THỊ GIÁC TRONG TIẾNG VIỆT ......................................................................... Pl.20 PHỤ LỤC 8. THÀNH NGỮ CHỨA CÁC ĐƠN VỊ TỪ VỰNG THUỘC TRƢỜNG THỊ GIÁC TRONG TIẾNG ANH ......................................................................... Pl.30 PHỤ LỤC 9. THÀNH NGỮ MÔ TẢ VẺ BỀ NGOÀI TRONG TIẾNG VIỆT .............. Pl.36 PHỤ LỤC 10. THÀNH NGỮ MÔ TẢ TÂM TRẠNG, CẢM XÚC TRONG TIẾNG VIỆT .. Pl.37 PHỤ LỤC 11. THÀNH NGỮ MÔ TẢ TÍNH CÁCH TRONG TIẾNG VIỆT ............... Pl.39 PHỤ LỤC 12. THÀNH NGỮ MÔ TẢ CÁCH ỨNG XỬ TRONG TIẾNG VIỆT ......... Pl.40 PHỤ LỤC 13. THÀNH NGỮ THUỘC PHẠM VI KHÁC TRONG TIẾNG VIỆT ....... Pl.41 PHỤ LỤC 14. THÀNH NGỮ MÔ TẢ TÂM TRẠNG, CẢM XÚC TRONG TIẾNG ANH . Pl.42 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Trƣờng từ vựng ngữ nghĩa không phải là vấn đề mới mẻ trong lí thuyết ngôn ngữ học. Các vấn đề của trƣờng từ vựng ngữ nghĩa đƣợc nghiên cứu từ lâu, mang tính truyền thống và vì thế đã có rất nhiều nghiên cứu trƣờng từ vựng ngữ nghĩa đƣợc thực hiện, trong đó có các nghiên cứu trƣờng từ vựng ngữ nghĩa của một ngôn ngữ và nghiên cứu theo hƣớng đối chiếu. Việc nghiên cứu trƣờng từ vựng ngữ nghĩa theo hƣớng đối chiếu giúp phát hiện những đặc điểm giống nhau và khác nhau, nhất là những điểm khác nhau; từ đó chỉ ra đƣợc những đặc trƣng tƣ duy –văn hóa dân tộc. Với nhu cầu học tiếng Anh và tìm hiểu văn hóa của các nƣớc nói tiếng Anh ở Việt Nam hiện nay, nhiều nghiên cứu đối chiếu trƣờng từ vựng tiếng Việt và tiếng Anh đã đƣợc thực hiện. Khảo sát các từ chỉ cơ quan cảm giác của con ngƣời nhƣ thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác cho thấy số lƣợng các từ liên quan tới cơ quan thị giác của con ngƣời có số lƣợng nhiều và có ý nghĩa đa dạng hơn cả. Chỉ riêng về động từ, nghiên cứu của Hoàng Thị Hòa (2014) đã cho thấy số lƣợng động từ thị giác nhiều hơn số lƣợng các động từ tri giác khác. Ngoài chức năng là cơ quan thị giác, đôi mắt của con ngƣời còn có thể thực hiện nhiều hoạt động khác liên quan đến phản xạ và biểu cảm nên các đơn vị từ vựng chỉ cơ quan thị giác đƣợc sử dụng một cách phong phú. Tuy nhiên cho đến nay, chƣa có những nghiên cứu đối chiếu chuyên sâu về nhóm từ này trong tiếng Việt và tiếng Anh. Vì vậy, chúng tôi đã lấy các đơn vị từ thuộc trƣờng thị giác để nghiên cứu nhằm chỉ ra các đặc điểm tƣ duy văn hóa dân tộc của ngƣời Việt và ngƣời Anh, đồng thời tìm hiểu sự phát triển các nghĩa mới và tham gia vào tạo các tổ hợp từ, thành ngữ dựa theo mối tƣ duy liên tƣởng của mỗi dân tộc khi nghiên cứu nhóm từ này. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án là nghiên cứu, khảo sát các đơn vị thuộc trƣờng thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh. Thông qua đó, luận án góp phần làm sáng tỏ lí thuyết về từ vựng ngữ nghĩa và đối chiếu ngôn ngữ. Cụ thể trong 2 luận án này là: chỉ ra đặc điểm nghĩa của nhóm từ chỉ cơ quan thị giác và bộ phận của cơ quan thị giác, hoạt động của cơ quan thị giác, đặc điểm của cơ quan thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh; từ đó làm sáng tỏ sự phát triển nghĩa của nhóm từ này cũng nhƣ khả năng kết hợp của chúng theo tƣ duy liên tƣởng của mỗi dân tộc. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục đích nhƣ trên nên nhiệm vụ đặt ra cho luận án là: - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. - Xây dựng cơ sở lí luận liên quan đến đề tài. - Xác lập nhóm từ thuộc trƣờng thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh; đồng thời chỉ ra sự tƣơng đồng và khác biệt của chúng giữa hai ngôn ngữ. - Khảo sát đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ cơ quan thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh; chỉ ra sự tƣơng đồng và khác biệt của chúng giữa hai ngôn ngữ. - Khảo sát khả năng tham gia vào thành ngữ với tƣ cách là yếu tố cấu tạo của các từ ngữ chỉ cơ quan thị giác của ngƣời trong tiếng Việt và tiếng Anh; chỉ ra sự tƣơng đồng và khác biệt của chúng giữa hai ngôn ngữ. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nguồn tƣ liệu nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Với nhiệm vụ đặt ra của đề tài, nhóm từ thuộc trƣờng thị giác đƣợc nghiên cứu một cách hệ thống. Với đối tƣợng nghiên cứu là đơn vị từ thuộc trƣờng thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh, chúng tôi nghiên cứu cấu trúc nghĩa của các đơn vị từ thuộc trƣờng thị giác trong tiếng Việt, phƣơng thức chuyển nghĩa, chuyển trƣờng; phát hiện các đặc điểm điển hình, đặc trƣng của nhóm từ này, đồng thời nghiên cứu các đơn vị từ trong các tổ hợp từ, cụm từ cố định là thành ngữ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu là các đơn vị từ thuộc trƣờng thị giác trong Việt và tiếng Anh. Do số lƣợng từ thuộc trƣờng thị giác khá lớn, trong giới hạn của luận án, chúng tôi tập trung nghiên cứu 24 đơn vị từ vựng thuộc trƣờng thị giác trong tiếng Việt, từ đó nghiên cứu so sánh – đối chiếu sang nhóm từ tƣơng ứng thuộc trƣờng thị giác trong tiếng Anh. 3 3.3. Nguồn tư liệu nghiên cứu Nguồn tƣ liệu của luận án là nhóm từ thuộc trƣờng thị giác đƣợc khảo sát và nghiên cứu chủ yếu dựa trên các từ điển tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Việt – Anh, Anh –Việt, từ điển thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh của các nhà xuất bản có uy tín. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án này sử một số phƣơng pháp và thủ pháp chủ yếu nhƣ: Phƣơng pháp phân tích thành tố nghĩa; phƣơng pháp của ngôn ngữ học đối chiếu c ng các phƣơng pháp thống kê, miêu tả. Phương pháp phân tích thành tố nghĩa Phƣơng pháp này giúp cho việc phân chia trƣờng nghĩa thành các tiểu trƣờng và nhóm từ, phân tích các hƣớng chuyển nghĩa của các đơn vị từ trong trƣờng nghĩa thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh. Phương pháp miêu tả Dựa trên nguồn ngữ liệu đã thu thập, các đặc điểm ngữ nghĩa của trƣờng thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh đƣợc miêu tả và phân tích Phương pháp so sánh, đối chiếu Luận án sử dụng phƣơng pháp so sánh và đối chiếu để tìm ra những điểm tƣơng đồng và khác biệt về số lƣợng từ, phạm vi biểu thị giữa các tiểu trƣờng và các nhóm từ giữa tiếng Việt và tiếng Anh; góp thêm phần khẳng định đặc trƣng văn hóa của ngƣời Việt và ngƣời Anh qua việc sử dụng các từ trong trƣờng thị giác. Thủ pháp thống kê Thủ pháp thống kê đƣợc sử dụng trong luận án nhằm xác định số lƣợng và tần số xuất hiện của các từ trong trƣờng nghĩa, thành ngữ, từ có thể so sánh sự khác biệt về số lƣợng và đặc trƣng dân tộc. Việc thống kê các nghĩa chuyển của các đơn vị từ cũng làm cơ sở cho các nhận định về đặc trƣng văn hóa, ngôn ngữ và tƣ duy của ngƣời Việt và ngƣời Anh. Ngoài các phƣơng pháp trên, luận án còn áp dụng các phƣơng pháp nghiên cứu ngôn ngữ khác nhƣ: phƣơng pháp phân tích ngữ cảnh, phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp để giải quyết các vấn đề cụ thể. 4 5. Cái mới của luận án Đây là luận án nghiên cứu đối chiếu một cách hệ thống các đơn vị từ thuộc trƣờng thị giác trong tiếng Anh và tiếng Việt, gồm các từ loại: danh từ, động từ và tính từ. Luận án đã chỉ ra đƣợc sự giống nhau và khác nhau trong đặc điểm cấu tạo và phƣơng thức chuyển nghĩa của các từ thuộc trƣờng thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh. Luận án đồng thời cũng nghiên cứu ngữ nghĩa của nhóm từ này trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh để thấy đƣợc sự tƣơng đồng và khác biệt trong tƣ duy, văn hóa của hai dân tộc. 6. Ý nghĩa khoa học của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án nghiên cứu chi tiết và có hệ thống về trƣờng thị giác trong tiếng Việt bằng các phƣơng pháp nghiên cứu ngôn ngữ học và ngôn ngữ - văn hóa học. Kết quả của luận án sẽ làm sáng tỏ một phần lý thuyết về trƣờng nghĩa và mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa dân tộc. Đồng thời, luận án cũng có đóng góp về cơ sở lý thuyết cũng nhƣ thực tiễn cho các nghiên cứu về trƣờng nghĩa nói chung và trƣờng nghĩa tiếng Việt nói riêng có đối chiếu so sánh với tiếng Anh. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Với nhu cầu học tiếng Anh hiện nay ở Việt Nam và nhu cầu học tiếng Việt trên thế giới, kết quả của luận án sẽ giúp việc học, và dạy các từ thuộc trƣờng thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh thêm hiệu quả. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận án cũng có thể d ng nhƣ một tài liệu hỗ trợ công tác biên soạn từ điển. 7. Bố cục luận án Luận án, ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, đƣợc cấu trúc thành 3 chƣơng: Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT Trong chƣơng này chúng tôi đề cập đến một số vấn đề lý luận chung về trƣờng từ vựng – ngữ nghĩa, một số vấn đề liên quan đến đối chiếu đơn vị từ vựng, trƣờng thị giác và các vấn đề đối chiếu các từ ngữ trong trƣờng thị giác. 5 Lịch sử phát triển và quan niệm về các vấn đề đƣợc chỉ ra trong chƣơng này. Đồng thời, các nghiên cứu về trƣờng từ vựng – ngữ nghĩa, nghiên cứu so sánh – đối chiếu về trƣờng từ vựng – ngữ nghĩa trên thế giới và tại Việt nam cũng đƣợc đề cập tới; và c ng với lý thuyết đã đã đƣợc đƣa ra, trở thành cơ sở cho nghiên cứu của luận án. Chƣơng 2. ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA NHÓM TỪ THUỘC TRƢỜNG THỊ GIÁC TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH Dựa vào cơ sở lý luận và kết quả của các nghiên cứu đi trƣớc đã đƣợc đề cập đến ở Chƣơng 1, chúng tôi xác lập các tiểu trƣờng thuộc trƣờng thị giác trong tiếng Việt gồm: nhóm từ chỉ cơ quan thị giác và bộ phận của cơ quan thị giác, nhóm từ chỉ hoạt động của cơ quan thị giác và nhóm từ chỉ đặc điểm liên quan đến cơ quan thị giác (nhóm từ mô tả hình dạng, kích cỡ của mắt, nhóm từ mô tả màu sắc của mắt và nhóm từ mô tả trạng thái của mắt), từ đó xác định các đơn vị từ tƣơng đƣơng trong tiếng Anh. Dựa vào từ điển, cấu trúc nghĩa và các kết hợp tổ hợp từ của các đơn vị từ trong tiếng Việt đƣợc khảo sát và nghiên cứu, sau đó đối chiếu với tiếng Anh để tìm ra các điểm tƣơng đồng và khác biệt. Nhờ vào các điểm tƣơng đồng và khác biệt này, các đặc trƣng trong tƣ duy, của văn hóa của hai dân tộc đƣợc chỉ ra. Chƣơng 3. ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ THUỘC TRƢỜNG THỊ GIÁC THAM GIA VÀO TẠO THÀNH NGỮ TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH Dựa vào các cuốn từ điển thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt, chúng tôi xây dựng ngữ liệu gồm các thành ngữ có chứa các đơn vị từ vựng thuộc trƣờng thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh (137 thành ngữ tiếng Việt, 134 thành ngữ tiếng Anh). Việc đối chiếu tần số xuất hiện của các đơn vị từ thuộc trƣờng thị giác trong các thành ngữ, trong phạm vi thể hiện của các thành ngữ và sự kết hợp của các đơn vị từ thuộc trƣờng thị giác với các thành tố khác trong các thành ngữ thuộc các phạm vi nghiên cứu đã làm nổi bật đặc trƣng văn hóa dân tộc. 6 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về trường từ vựng ngữ nghĩa và trường thị giác Nhiều nghiên cứu về trƣờng nghĩa đã đƣợc thực hiện trên thế giới, vận dụng lí thuyết về trƣờng nghĩa. A. Lehrer và L.P. Battan (1945) nghiên cứu trƣờng từ vựng ngữ nghĩa chỉ động vật và phƣơng thức chuyển nghĩa ẩn dụ thông dụng (conventionalized animal metaphors). Theo các tác giả, nghiên cứu trƣờng nghĩa chỉ động vật sẽ thấy đƣợc rõ nhất sự ảnh hƣởng trong chuyển nghĩa của từ này ảnh hƣởng đến từ còn lại trong trƣờng. Ngữ liệu của nghiên cứu là các đơn vị từ chỉ động vật đƣợc lấy trong các cuốn từ điển American Heritage Dictionary và Oxford English Dictionary. Các đơn vị từ đƣợc chia thành các tiểu trƣờng và các nghĩa chuyển tƣơng ứng (ví dụ nhƣ: Chim chóc – Sự ngốc nghếch (Bird – Foolishness), Snake – Treachery (Rắn – Sự phản bội), Động vật linh trưởng – Sự hung ác (Primate – Brutishness), ...) để nghiên cứu sự phát triển của nghĩa theo lịch sử. Với mục đích nghiên cứu các cặp từ đồng nghĩa và mối liên hệ với cú pháp, Li-li Chang, Keh-jiann Chen, Chu-Ren Huang (1999) nghiên cứu trƣờng từ vựng các động từ chỉ cảm xúc trong tiếng Trung Quốc phổ thông (Mandarin Verbs of Emotion). Lấy 7 loại động từ cảm xúc làm gốc: vui, nản, buồn, tiếc, giận, sợ hãi và lo lắng (happy, depressed, sad, regret, angry, afraid và worried), các tác giả tìm tất cả các từ trong tiếng Trung Quốc phổ thông có nghĩa tƣơng đồng, sau đó đặt các từ trong các kết hợp cụm từ, câu để tìm ra đặc điểm cú pháp chung của nhóm từ. Theo hƣớng áp dụng trƣờng từ vựng ngữ nghĩa vào thực tiễn, Chunming Gao và Bin Xu (2013), sau khi dựa vào lí thuyết về trƣờng từ vựng ngữ nghĩa, đã tập trung vào các cụm từ, các từ đồng nghĩa và trái nghĩa, từ đó 7 đề xuất phƣơng pháp giảng dạy từ vựng tiếng Anh một cách hệ thống và hiệu quả áp dụng các nhóm từ này. Hƣớng nghiên cứu tƣơng tự cũng đã đƣợc Ali Nasser Harb Mansouri (1985) (Semantic field theory and the teaching of English vocabulary, with special reference to Iraqui secondary school), Guo Changhong (2010) (Application of the semantic field theory in college English Vocabulary Instruction) và nhiều nhà nghiên cứu khác áp dụng. So sánh trƣờng từ vựng của hai hoặc nhiều ngôn ngữ đã cho nhiều kết quả có ý nghĩa lí luận cũng nhƣ thực tiễn, Ali Mansouri (2007) tìm cách giải quyết vấn đề trong dịch thuật bằng cách lấp khoảng trống trong trƣờng nghĩa của hai ngôn ngữ: tiếng Ả-rập và tiếng Anh. Tác giả đề xuất phân tích các thành phần cấu thành của trƣờng nghĩa và của từ thuộc về để thấy đƣợc rõ ràng khác biệt của một từ tƣởng nhƣ tƣơng đồng nhƣng lại không tƣơng đồng trong hai ngôn ngữ. Không chỉ so sánh hai ngôn ngữ, ngôn ngữ học so sánh đối chiếu còn cho phép so sánh đối chiếu nhiều đến năm ngôn ngữ nhƣ nghiên cứu của Mary K. Bolin (2015). Tác giả đã nghiên cứu so sánh đối chiếu trƣờng từ vựng ngữ nghĩa chỉ thái độ (grace) trong các ngôn ngữ Anh, Đức, Do Thái, Hy Lạp và Latin (English, German, Hebrew, Greek, và Latin) với nguồn dữ liệu đƣợc lấy các cuốn kinh thánh. Số lƣợng từ thuộc trƣờng đƣợc nghiên cứu là 9 từ (trong tiếng Anh gồm: grace, mercy, kindness, favour, compassion and pity, lovingkindness, goodness và thanks). Sau khi xác định trƣờng ngữ nghĩa tƣơng ứng trong các ngôn ngữ đƣợc đối chiếu, tác giả đã nhận xét về sự tƣơng đồng và khác biệt trong nét nghĩa của các từ, các tần số xuất hiện của các từ trong kinh thánh, phân tích sự phát triển nghĩa, đối chiếu, so sánh nét nghĩa của từng theo từng cặp ngôn ngữ. Kết quả của nghiên cứu so sánh – đối chiếu trƣờng từ vựng của hai ngôn ngữ làm rõ những điểm tƣơng đồng và khác biệt trong tƣ duy của hai dân tộc. Trong nghiên cứu của mình về so sánh trƣờng từ vựng, Asifa Majid (2009) đã đƣa ra các dẫn chứng khoa học về hai trƣờng từ vựng ngữ nghĩa: trƣờng nhận thức và trƣờng cơ thể để minh chứng cho sự tƣơng đồng và khác biệt của các ngôn ngữ trong hai trƣờng này. Chẳng hạn, 8 tác giả đã dẫn nghiên cứu của Burenhult (2006) cho thấy trong tiếng Jahai, không có từ tƣơng ứng với bộ phận đầu (head), từ gần nghĩa nhất với đầu là từ kuy – từ này tƣơng ứng với phần của đầu đƣợc bao phủ bởi tóc (da đầu) (part of the head that is covered in hair (i.e., „scalp‟)) và điều ngạc nhiên hơn nữa là trong tiếng Jahai không có từ tƣơng ứng với từ mặt (face). Ngoài việc dựa vào các lớp nghĩa của từ có trong từ điển, trong nghiên cứu trƣờng từ vựng – ngữ nghĩa mắt trong tiếng Anh hiện đại và tiếng Uzbekistan (lexico-semantic field eye in modern English and Uzbek) [98], tác giả Sherali Shokirov (2017) còn quan tâm đến chức năng cấu tạo của các từ liên quan đến từ mắt trong tiếng Anh và tiếng Uzbekistan. Để thực hiện nghiên cứu, tác giả đã dựa vào từ điển để xác định nghĩa và nghĩa chuyển của các từ này trong hai ngôn ngữ, sau đó chia trƣờng “mắt” làm 8 nhóm để so sánh. Tác giả đã tìm ra sự tƣơng đồng và khác biệt trong các nghĩa chuyển, trong nghĩa của từ thuộc trƣờng nghĩa trong tiếng Anh và tiếng Uzbekistan khi kết hợp tạo từ. Do tập trung vào chức năng của từ, nên nghiên cứu còn chỉ ra điểm giống và khác biệt trong cấu trúc cụm từ và câu có từ chứa từ “mắt”. Ngữ liệu của ngôn ngữ học đối chiếu khá đa dạng, với mục đích nghiên cứu so sánh – đối chiếu trƣờng nghĩa của LOVE và ÄLSKA (tình yêu) trong tiếng Anh và tiếng Thụy Điển, Jansson Kajsa (2017) đã sử dụng từ điển Oxford Thesaurus (1991) và Nordstedts Svenska Synonymordbok (2009) để tìm từ đồng nghĩa với từ LOVE và ÄLSKA, sau đó tìm và liệt kê tất cả các từ này trong các cuốn truyện song ngữ Anh – Thụy Điển. Tác giả đã so sánh tìm ra sự khác biệt và tƣơng đồng về tần số xuất hiện của các từ loại thuộc trƣờng nghĩa và về nghĩa của từ trong ngôn ngữ gốc và từ đƣợc dịch sang ngôn ngữ đích,.. Nghiên cứu đã cho thấy ngƣời Anh d ng động từ thuộc trƣờng nghĩa “tình yêu” thƣờng xuyên hơn và với nghĩa rộng hơn ngƣời Thụy Điển, từ đó tác giả đƣa ra các đề xuất về dịch thuật để chuyển tải đƣợc thông điệp chính xác hơn khi dịch các đơn vị thuộc trƣờng nghĩa nghiên cứu. Ngoài các nghiên cứu kế trên còn có rất nhiều các nghiên cứu về trƣờng từ vụng ngữ nghĩa khác đã đƣợc thực hiện nhƣ: Ricardo Mairal Usón (1990) 9 nghiên cứu về trƣờng nghĩa chỉ ánh sáng và bóng tối trong thơ tiếng Tây Ban Nha; Zhou và Weijie (2001) nghiên cứu trƣờng nghĩa trong tiếng Anh; Clark E. V. (1972) nghiên cứu về sự thụ đắc từ trái nghĩa của trẻ em trong hai trƣờng nghĩa liên quan đến chiều và không gian (dimensional and spatio- temporal terms) [63] , ...Tuy chƣa tìm thấy nhiều nghiên cứu về t... đỏ kè, đỏ ngầu và đỏ nọc nhƣng tiếng Anh chỉ có một từ: blood-shot. Nhƣ vậy, c ng với một thực thể khách quan, số lƣợng từ phản ánh của ngôn ngữ này có thể nhiều/ít hơn ngôn ngữ kia, hoặc ngôn ngữ này có từ biểu thị nhƣng ngôn ngữ kia không có từ biểu thị. Trong ngôn ngữ, nghĩa biểu vật của từ có tính khái quát nhƣng cách khái quát khác nhau ở phạm vi từ biểu thị và quan niệm của ngôn ngữ khác nhau trong việc khái quát. Do mỗi từ đều chịu tác động của sự khái quát hóa, của qui tắc cấu tạo từ và của các từ khác nên ý nghĩa biểu niệm là một sự kiện ngôn ngữ. Khái niệm đƣợc tạo ra nhờ sự phản ánh của thực tế khách quan vào tƣ duy, ý nghĩa biểu niệm thông qua khái niệm để hiên hệ với sự vật, hiện tƣợng ngoài ngôn ngữ, đồng thời thông qua ý nghĩa biểu vật để liên hệ với thực tế khách quan. Các thuộc tính của sự vật, hiện tƣợng khách quan đƣợc phản ánh vào khái niệm và trở thành những dấu hiệu của khái niệm và những thuộc tính thứ yếu (phản ánh hiểu biết chung nhất về sự vật, hiện tƣợng) trở thành các dấu hiệu tạo nên hình ảnh gần đúng về ý nghĩa biểu niệm của từ. Ví dụ, trong từ điển, từ mắt đƣợc giải thích nhƣ sau: MẮT: Cơ quan để nhìn của ngƣời hay động vật. Nhƣ vậy hình ảnh gợi ra qua lời giải thích gần tƣơng đƣơng với ý nghĩa biểu niệm của từ mắt với các dấu hiệu: “là cơ quan của ngƣời hay động vật” và “để nhìn”. Mỗi dấu hiệu đƣợc đƣa vào ý nghĩa biểu niệm đƣợc gọi là một nét nghĩa (Đỗ Hữu Châu, 1981); và theo đó thì ý nghĩa biểu niệm là tập hợp của một số nét nghĩa và chỉ những thuộc tính tạo nên sự đồng nhất và đối lập về ngữ nghĩa của các từ mới tạo thành nét nghĩa của ý nghĩa biểu niệm. Giữa các nét nghĩa tạo thành nghĩa biểu niệm có quan hệ nhất định với nhau 24 và tạo thành một tập hợp có quy tắc. Các từ trong c ng một từ loại có cách tổ chức nét nghĩa giống nhau. Ví dụ, các cặp từ: mắt/mũi, nhìn/ngó, sáng/mù, có tổ chức ý nghĩa biểu niệm giống nhau đối với các từ c ng cặp và khác nhau đối với các từ khác cặp. Trong các nét nghĩa cấu tạo nên nghĩa biểu niệm, có nét nghĩa mang tính khái quát cao và có nét nghĩa mang tính cụ thể, nét nghĩa có tính khái quát là nét nghĩa có thể phân chia thành các nét nghĩa cụ thể hơn. Tuy nhiên tính khái quát và cụ thể của nét nghĩa mang tính tƣơng đối. Theo Hoàng Phê (2008), nghiên cứu ngữ nghĩa (ngữ nghĩa học) cần một quan điểm toàn diện, bao gồm nghiên cứu cả đơn vị ngôn ngữ và đơn vị lời nói, và đồng thời nghiên cứu các mối quan hệ nghĩa của từ với nhận thức, hiện tại, cấu trúc nội bộ, hệ thống và tổ hợp với nghĩa của từ khác. Một từ có nhiều nghĩa và mỗi nghĩa của từ cũng đƣợc tạo ra từ những thành tố nhỏ hơn đƣợc gọi là nghĩa tố hay nét nghĩa (seme). Hoàng Phê đƣa ra định nghĩa nét nghĩa nhƣ sau: “nét nghĩa là những yếu tố ngữ nghĩa chung cho nghĩa của các từ thuộc c ng nhóm từ, hoặc riêng cho nghĩa của một từ, đối lập với nghĩa của các từ khác trong c ng một nhóm” [55, tr. 6] Mỗi nét nghĩa lại có thể phân tích thành các nét nghĩa nhỏ hơn và có thể tiếp tục cho đến yếu tố ngữ nghĩa cơ bản. Nhƣ vậy, về cơ bản, khi nghiên cứu cơ cấu nghĩa của từ, nhà nghiên cứu xác định số lƣợng nghĩa của từ, số lƣợng thành tố (nét nghĩa) của mỗi nghĩa và trật tự trong quan hệ với nhau. Ví dụ một nghĩa của từ mắt trong tiếng Việt đƣợc viết là: cơ quan để nhìn của ngƣời hay động vật, giúp phân biệt đƣợc màu sắc hay hình dáng. Trong nghĩa này có các dấu hiệu logic tƣơng ứng với thuộc tính chung của mắt và có thể tƣơng ứng với 2 thành tố nghĩa: nét nghĩa 1: cơ quan của ngƣời hay động vật (nét nghĩa chung cho nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời hay động vật), nét nghĩa 2: để nhìn (nét nghĩa khu biệt về chức năng khi so sánh với các từ còn lại trong nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời và động vật). Về mặt nguyên tắc, việc phân tích nghĩa 25 phải phân tích đến nét nghĩa cuối c ng, không thể phân tích đƣợc nữa, nhƣng trên thực tế việc phân tích này rất khó khăn. Các nghĩa của một từ nhiều nghĩa và các thành tố cấu tạo của một nghĩa không sắp xếp lộn xộn mà có quan hệ nhất định: trật tự và cấp bậc. Trƣớc hết các nét nghĩa có quan hệ trật tự nhất định trong nội bộ nghĩa của từ: nghĩa trƣớc là tiền đề cho nét nghĩa đứng sau và nghĩa đứng sau thuyết minh cho nghĩa đứng trƣớc. Chẳng hạn, các nét nghĩa của từ mắt ở trên là một ví dụ, nét nghĩa 1: cơ quan của ngƣời hay động vật (a) và nét nghĩa 2: có chức năng nhìn (b), nét nghĩa (a) là tiền đề cho nét nghĩa (b) và nét nghĩa (b) thuyết minh rõ cho nét nghĩa (a). Đối ngƣợc với mối quan hệ trật tự tĩnh, là mối quan hệ động trong tổ hợp khi từ tham gia một ngữ - mối quan hệ cấp bậc giữa các nét nghĩa về chức năng và hoạt động trong thông báo. Ví dụ, từ “mắt” có nét nghĩa là cơ quan của ngƣời hay động vật, nhƣng trong “mắt mũi”, “tai mắt”, “qua mắt” thì nét nghĩa của từ “mắt” thay đối, đƣợc hiện thực hóa trong các ngữ. Nhƣ vậy, cấu trúc nghĩa của từ không phải là một cấu trúc tĩnh mà là một cấu trúc động. Điều này thể hiện ở tính độc lập tƣơng đối và khả năng hiện thực hóa khác nhau của các nét nghĩa. Hoàng Phê (2008) khái quát nghĩa của từ là: a) một tập hợp các nét nghĩa có quan hệ định lẫn nhau; b) giá trị của các nét nghĩa không nhƣ nhau (giữa các nét nghĩa có quan hệ cấp bậc), biểu hiện khả năng khác nhau vào việc thực hiện chức năng thông báo; c) các nét nghĩa có tính độc lập tƣơng đối, biểu hiện ở khả năng độc lập tổ hợp và tác động qua lại với những nét nghĩa của từ khác khi từ tổ hợp với nhau [55, tr.15]. Một phƣơng pháp xác định đặc điểm ngữ nghĩa của trƣờng nghĩa đƣợc áp dụng phổ biến trong các nghiên cứu so sánh đối chiếu là phân tách các yếu tố nghĩa của từ. Các yếu tố nghĩa của từ là các đơn vị nghĩa phản ánh các đặc 26 trƣng cụ thể của hiện tƣợng, sự vật mà từ biểu thị, vì vậy sẽ đƣợc tách ra từ thành phần ý nghĩa của từ vựng. Theo Nguyễn Thiện Giáp (2014), định nghĩa của các từ trong từ điển giải thích đƣợc tƣờng giải theo lối miêu tả nên thƣờng đƣợc d ng làm cơ sở phân tích các thành tố nghĩa. Từ việc phân tích các thành tố nghĩa, nhà nghiên cứu có thể tìm ra hạt nhân nghĩa của toàn trƣờng, mối quan hệ của các từ trong trƣờng, đó rút ra nhận xét phong phú về các quy luật ngữ nghĩa của trƣờng. Sự chuyển nghĩa của từ Do nhu cầu giao tiếp, vốn từ vựng với nghĩa ban đầu không đủ để chuyển tải thông tin ngày càng nhiều và đa dạng theo sự phát triển của xã hội, do đó, các đơn vị từ dần dần đƣợc phát triển thêm các nghĩa mới với nhiều phƣơng thức khác nhau. Sự phát triển và chuyển nghĩa của cấu trúc nghĩa của một từ tạo ra sự biến đổi cả về chất lẫn lƣợng của toàn hệ thống từ vựng. Việc hiểu đƣợc các phƣơng thức chuyển nghĩa của từ sẽ giúp hiểu đƣợc cấu trúc nghĩa đƣợc phát triển cho tới thời điểm hiện tại. Các nhà nghiên cứu đã đề cập đến khá nhiều phƣơng thức chuyển nghĩa, trong các phƣơng thức chuyển nghĩa, Arnold I. V. (1986) tập trung vào các phƣơng thức: khu biệt hóa (specialization), khái quát hóa (generalization), hoán dụ (metonymy) và ẩn dụ (metaphor). Trong các phƣơng thức này thì hoán dụ và ẩn dụ là phƣơng thức phổ biến, đặc biệt là ẩn dụ - đƣợc coi là trái ngọt của trí tƣởng tƣợng sáng tạo. Ẩn dụ (metarphor) là phƣơng thức chuyển tên gọi dựa trên những mối liên hệ tƣơng đồng; chẳng hạn, ngƣời ta có thể gọi một phụ nữ là một quả đào (a peach), một quả chanh (a lemon), một con mèo (a cat) hay một con ngỗng (a goose), [57, tr.64]. Mẫu giản đơn của ẩn dụ là “X giống Y vì Z” (X is like Y in respect of Z). Hoán dụ (metonymy) thể hiện mối liên hệ “tiếp giáp” (contiguity), giống nhƣ mối liên hệ phụ nữ - chân váy, ông đã lấy ví dụ hoán dụ thể hiện trong trong vở kịch “the Hall of Healing” (của Sean O‟Casey) khi nhà soạn kịch đặt tên các nhân vật dựa trên những thứ họ mặc/đội/đeo trên ngƣời: Red Mufler, Grey Shawl, 27 C ng có quan điểm tƣơng tự về chuyển nghĩa, Đỗ Hữu Châu cho rằng hai phƣơng thức chuyển nghĩa chính của từ: chuyển nghĩa theo phƣơng thức ẩn dụ và chuyển nghĩa theo phƣơng thức hoán dụ. Phƣơng thức ẩn dụ là phƣơng thức lấy tên gọi A của x để gọi tên y (để biểu thị y), nếu nhƣ x và y giống nhau. Các sự vật đƣợc gọi tên, tức x và y, không có liên hệ khách quan, chúng thuộc những phạm tr hoàn toàn khác nhau. “Sự chuyển tên gọi diễn ra tùy thuộc vào nhận thức có tính chất chủ quan của con ngƣời về sự giống nhau giữa chúng” [2, tr.156]. Ví dụ, từ mắt có nghĩa gốc chỉ bộ phận cơ thể ngƣời hay động vật. Khi chuyển nghĩa sang d ng để chỉ các sự vật, hiện tƣợng khác nhƣ: “mắt gió”, “mắt xích”, “mắt bão”, thì nét nghĩa về hình dáng tròn và có viền xung quanh ra là tƣơng đồng. Phƣơng thức hoán dụ là phƣơng thức lấy tên gọi A của x để gọi y nếu x và y đi đôi với nhau trong thực tế. Mối liên hệ đi đôi với nhau giữa x và y là có thật, không t y thuộc vào nhận thức của con ngƣời. Cho nên các hoán dụ có tính khách quan hơn các ẩn dụ [2, tr.163-168]. Từ “mắt” có nghĩa gốc chỉ bộ phận cơ thể ngƣời hay động vật, ở vị trí trên mặt, dƣới trán, có chức năng nhìn đƣợc chuyển nghĩa cô gái có dung nhan xinh đẹp (“mắt phƣợng mày ngài”). Từ “tay” cũng có nghĩa gốc chỉ bộ phận cơ thể ngƣời, đƣợc chuyển nghĩa để chỉ bộ phận của trang phục (“tay áo”)Hoán dụ thƣờng gồm 4 loại: lấy một bộ phận để gọi tên toàn thể, lấy vật chứa đựng để gọi tên vật bị đựng, lấy dấu hiệu của sự vật để gọi tên sự vật, lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tƣợng, và thƣờng đƣợc thực hiện bằng các quan hệ cặp đôi nhƣ: bộ phận – toàn thể, đồ vật – chất liệu, vật phẩm – ngƣời tạo ra vật phẩm. Nhƣ vậy phƣơng thức ẩn dụ và hoán dụ là phƣơng thức chuyển từ ý nghĩa biểu vật này sang ý nghĩa biểu vật khác. Các từ có c ng một phạm vi biểu vật, thƣờng có các nghĩa chuyển (ẩn dụ hay hoán dụ) c ng hƣớng nhƣ nhau do các từ này thƣờng chuyển biến ý nghĩa theo c ng một hƣớng. Hiện tƣợng chuyển nghĩa của từ (ẩn dụ và hoán dụ) bị chi phối bởi quy luật nhận thức. Do đó, các nghĩa chuyển (ẩn dụ và hoán dụ) có tính dân tộc sâu sắc. Mỗi 28 phƣơng thức chuyển nghĩa lại có những cơ chế chuyển nghĩa riêng rất đa dạng. Nhƣ vậy, ẩn dụ và hoán dụ cũng phát triển dựa vào nét nghĩa cơ sở trong cấu trúc biểu niệm, nhƣng tính đồng loạt của các hoán dụ rõ hơn, cao hơn ẩn dụ. Vì vậy Đỗ Hữu Châu cho rằng, “tỉ số các từ chuyển nghĩa c ng hƣớng theo phƣơng thức ẩn dụ thấp hơn tỉ số các từ chuyển nghĩa c ng hƣớng theo hoán dụ. Bởi vậy, các ẩn dụ thƣờng có vẻ bất ngờ hơn các hoán dụ” [2, tr.161]. Hiện tượng đa nghĩa của từ Hiện tƣợng đa nghĩa hay còn gọi là hiện tƣợng nhiều nghĩa là một hiện tƣợng mang tính phổ quát, bắt nguồn từ nhu cầu giao tiếp của con ngƣời và thể hiện quy luật tiết kiệm của ngôn ngữ là d ng cái hữu hạn để biểu hiện cái vô hạn. Quy luật này thể hiện về mặt từ vựng là: c ng một hình thức ngữ âm có thể diễn đạt đƣợc nhiều nội dung khác nhau (Nguyễn Thiện Giáp, 2014). Theo Đỗ Hữu Châu (1981), các từ nhiều nghĩa khá phổ biến trong từ vựng và ở tiếng Việt các từ đơn thƣờng nhiều nghĩa hơn các từ phức. Hiện tƣợng nhiều nghĩa xảy ra với cả nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu vật và nghĩa biểu thái. Từ nghiên cứu về từ nhiều nghĩa biểu vật và nghĩa biểu niệm, ông thấy rằng số lƣợng nghĩa biểu niệm thƣờng ít hơn số lƣợng nghĩa biểu vật, các nghĩa biểu vật thƣờng đƣợc chia thành nhóm và mỗi nhóm xoay xung quanh một nghĩa biểu niệm. Ví dụ, từ “mắt” có các nghĩa trong Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê nhƣ sau: MẮT 1. (Danh từ) cơ quan để nhìn của ngƣời hay động vật; thƣờng đƣợc coi là biểu tƣợng cái nhìn của con ngƣời. 2. (Danh từ) Chỗ lồi lõm giống hình con mắt, mang chồi ở một số thân cây. 3. (Danh từ) Bộ phận giống hình những con mắt ở ngoài vỏ một số quả phức, ứng với một quả đơn. 4. (Danh từ) Lỗ hở đều đặn ở các đồ đan. 5. (Danh từ) Mắt xích (nói tắt) 29 Có thể thấy nghĩa biểu niệm 1 của từ “mắt” có các nghĩa biểu vật nhƣ “nhìn tận mắt”, “đẹp mắt”, “mắt nai”; nghĩa biểu niệm 2 có các nghĩa biểu vật khác nhau trong “mắt tre”, “mắt khoai tây”; nghĩa biểu niệm 3 có các nghĩa biểu vật khác nhau trong “mắt dứa”, “mắt na”; Nhƣ vậy có thể thấy các nghĩa biểu vật thƣờng đƣợc phát triển trên cơ sở một hoặc vài nét nghĩa trong cấu trúc biểu niệm mà nhóm nghĩa biểu vật lấy làm trung tâm. Có c ng quan điểm với Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp (2010) cho rằng hiện tƣợng đa nghĩa xảy ra chủ yếu ở các từ (đơn vị từ vựng có một âm tiết) và do đặc điểm của tiếng Việt là có xu hƣớng tạo ra các đơn vị từ vựng mới khi xuất hiện sự vật, hiện tƣợng hoặc khái niệm mới hơn là sử dụng các đơn vị từ có sẵn nên số lƣợng từ có nhiều nghĩa cũng nhƣ số nghĩa có trong các từ đa nghĩa ở tiếng Việt. Theo dữ liệu trích dẫn, số từ đa nghĩa trong tiếng Việt chiếm khoảng 33% tổng số từ và có một từ nhiều nghĩa nhất với 19 nghĩa, động từ có tỉ lệ từ đa nghĩa nhiều nhất (32%), sau đó đến danh từ (23%) và tính từ (20%) [10, tr. 150] . Theo ông, trong các nghĩa của một từ đa nghĩa, bao giờ cũng có một nghĩa cơ bản, các nghĩa khác là nghĩa phái sinh. Việc xác định kết cấu nghĩa của từ cần phải tách ra các nghĩa khác nhau, làm sáng tỏ các mối liên hệ, quy định lẫn nhau giữa các nghĩa đó. Khi so sánh kết cấu ngữ nghĩa của các từ đa nghĩa tƣơng ứng ở các ngôn ngữ khác nhau sẽ làm sáng tỏ nhiều điều thú vị. Nguyễn Thiện Giáp (2010) đƣa ra ví dụ về so sánh từ “đầu” trong tiếng Việt với từ “túo” trong tiếng Hán hiện đại và từ “голова” trong tiếng Nga với kết quả là: kết cấu nghĩa của ba từ tƣơng đối đồng nhất, hƣớng phái sinh gần nhƣ hoàn toàn giống nhau, sự khác biệt chỉ có ở số lƣợng nghĩa cụ thể. Từ đa nghĩa trong tiếng Anh (polysemy – the multiplicity of meanings of words) là một hiện tƣợng phổ biến và đã đƣợc nghiên cứu từ lâu. Theo thống kê của Byrd et. al. (1987), với khoảng 60,000 mục trong từ điển Webster‟s Seventh Dictionary thì có 21,488 (tƣơng đƣơng với 40%) từ có từ hai nghĩa trở lên. Phần lớn các từ đƣợc sử dụng thƣờng xuyên đều là từ đa 30 nghĩa; ví dụ, động từ “run” có 29 nghĩa cơ bản trong từ điển Webster và đƣợc chia thành xấp xỉ 125 nghĩa cụ thể. Qua các bài viết về từ đa nghĩa, Yael Ravin & Claudia Leacock (2002) kết luận các vấn đề của từ đa nghĩa thƣờng đƣợc quan tâm nhiều nhất và đồng thời cũng là mối quan tâm của các nhà nghiên cứu và từ từ điển học là bản chất của từ đa nghĩa, mối quan hệ giữa các nghĩa, cách thức của các nghĩa đƣợc trình bày trong từ điển, các quy luật ảnh hƣởng tới các quan hệ này và cơ chế tạo ra nghĩa mới. Các từ đa nghĩa có xu hƣớng tạo nghĩa mới phổ quát cho nhiều ngôn ngữ, có thể kể đến xu hƣớng chuyển nghĩa sau: (1) nghĩa chỉ bộ phận cơ thể chuyển thành bộ phận của vật thể (legs of a tables, veins of gold), (2) các nghĩa chỉ động vật chuyển thành chỉ tính cách con ngƣời (shew, fox, quiet as a fish), (3) nghĩa chỉ không gian chuyển thành chỉ thời gian (long, plural, short), (4) nghĩa thuộc không gian chuyển thành âm thanh (melt, rush), (5) nghĩa chỉ âm thanh chuyển thành màu sắc (loud, clashing, mellow), (6) nghĩa chỉ tính chất vật lí, hữu hình chuyển thành chỉ tính chất vô hình, thuộc về cảm xúc, trí tuệ (crushed, yellow, green with envy). Hiện tượng chuyển trường Một đơn vị từ vựng có thể có nhiều nghĩa, do đó một đơn vị từ vựng cũng có thể thuộc nhiều trƣờng nghĩa. Điều này liên quan đến một hiện tƣợng phổ biến, đó là chuyển trƣờng từ vựng - ngữ nghĩa (hiện tƣợng chuyển trƣờng). Theo định nghĩa của Đỗ Hữu Châu, hiện tƣợng chuyển trƣờng xảy ra khi “một từ ngữ thuộc trƣờng ý niệm này đƣợc chuyển sang d ng cho các sự vật thuộc một trƣờng ý niệm khác” [2, tr.168]. Hiện tƣợng chuyển nghĩa của một từ là cơ sở của hiện tƣợng chuyển trƣờng của từ. Ban đầu khi xuất hiện, một từ chỉ có một nghĩa biểu vật, nhƣng do nhu cầu giao tiếp, đơn vị từ đó có thêm nghĩa biểu vật mới, và đây là sự chuyển biến nghĩa biểu vật của từ. Nghĩa biểu niệm có thể thay đổi khi nghĩa biệt vật của từ thay đổi, và do đó khả năng biểu thái cũng của từ cũng có thể thay đổi. Tuy nhiên, không phải mọi hiện tƣợng chuyển nghĩa đều dẫn đến hiện tƣợng chuyển trƣờng của từ. Khi từ chuyển nghĩa, có nghĩa nội dung 31 biểu thị của từ thay đổi, từ chuyển sang một trƣờng nghĩa mới tƣơng ứng với nội dung biểu đạt mới. Do đó, hiện tƣợng chuyển trƣờng bắt nguồn từ hiện tƣợng chuyển nghĩa. Ví dụ, từ “mũi” có nhiều nghĩa, sự chuyển nghĩa làm cho từ “mũi” thuộc các trƣờng nghĩa khác nhau. 1. Bộ phận nhô lên ở giữa mặt ngƣời và động vật có xƣơng sống, d ng để thở và ngửi. (Từ thuộc trƣờng con ngƣời hoặc động vật) 2. Bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trƣớc của một số đồ vật. (Từ thuộc trƣờng đồ vật) 3. Bộ phận lực lƣợng có nhiệm vụ tiến công theo một hƣớng nhất định. (Từ thuộc trƣờng quân đội) Việc chuyển trƣờng làm tăng tác dụng gợi hình ảnh của từ ngữ. Khi từ ngữ đƣợc sử dụng đúng trƣờng ý niệm cơ bản, do sự trung hòa về đối lập ngữ cảnh, chúng không gợi hình ảnh. Trong số các đơn vị từ đồng nghĩa bao giờ cũng có thể chọn đƣợc các đơn vị từ thay thế thể hiện hình ảnh tốt hơn, từ loại biệt hơn, để thay thế. Khi chuyển trƣờng, từ vẫn mang yếu tố vốn có ở trƣờng ban đầu sang trƣờng mới. Ở ví dụ từ “mũi” ở trên, nét nghĩa về hình dáng và vị trí trong trƣờng đầu tiên đƣợc giữ nguyên trong các trong các trƣờng còn lại. Khi hiện tƣợng chuyển trƣờng của một từ càng mới mẻ thì năng lực gợi hình ảnh của từ càng cao, và ngƣợc lại, hiện tƣợng chuyển trƣờng càng thƣờng xuyên thì năng lực gợi hình ảnh càng mờ. Hiện tƣợng chuyển trƣờng giống nhƣ hình thức mƣợn đơn vị từ vựng của trƣờng này để gọi tên sự vật, hiện tƣợng thuộc một trƣờng khác. Nhƣng sự vay mƣợn này có sự kết hợp của giá trị khái quát hay biểu trƣng của nghĩa. Hiện tƣợng chuyển trƣờng từ vựng - ngữ nghĩa làm cho việc sử dụng từ ngữ trở nên phong phú và đa dạng. Nhà nghiên cứu của Đỗ Việt H ng (2009) đƣa ra mô hình giao thoa giữa hai trƣờng, các từ ngữ trung tâm, các từ ngữ ngoại vi và các khả năng khác của từ ngữ trong trƣờng và giữa các trƣờng. Hiện tƣợng chuyển trƣờng xảy ra 32 khi từ ngữ kết hợp với các từ ngữ trung tâm của trƣờng khác tạo để tạo ra các hiệu quả tu từ. Hiện tƣợng này phổ biến và có tính hệ thống, sự chuyển trƣờng của một từ sẽ kéo theo sự chuyển trƣờng của các từ ngữ khác. Nhƣ vậy hiện tƣợng chuyển trƣờng bắt nguồn từ hiện tƣợng chuyển nghĩa, tạo ra sự phong phú của từ vựng, tăng khả năng diễn đạt và hiệu quả của từ. 1.2.2. Lí thuyết về ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu ngôn ngữ Ngôn ngữ học đối chiếu (Contrastive linguistics) là một lĩnh vực trong Ngôn ngữ học so sánh và ngày càng phát triển do nhu cầu khắc phục lỗi trong học ngoại ngữ. Trong thế kỷ 19, ngôn ngữ học đối chiếu gắn với ngôn ngữ học so sánh lịch sử và mục đích của nghiên cứu ngôn ngữ học đối chiếu thời kỳ này là xác định dòng họ hay các nhóm ngôn ngữ. C ng với nhu cầu hội nhập trên toàn thế giới, ngôn ngữ học đối chiếu đƣợc chú ý nhiều hơn. C ng với ngôn ngữ học miêu tả, ngôn ngữ so sánh – lịch sử, ngôn ngữ học đối chiếu trở thành một phân ngành có nhiều ứng dụng thiết thực. Trong cuộc sống hàng ngày, với nhu cầu tìm hiểu và khám phá, con ngƣời luôn thực hiện so sánh và đối chiếu để nhận biết sự khác nhau cũng nhƣ giống nhau của sự vật, hiện tƣợng trên một cơ sở nhất định. Khi đối tƣợng so sánh đối chiếu là ngôn ngữ thì việc so sánh đối chiếu cũng đƣợc thực hiện trên một cơ sở xác định và có thể là đối chiếu trong (trong nội bộ của một ngôn ngữ) hoặc đối chiếu ngoài (giữa các ngôn ngữ với nhau). Đối chiếu trong là đối chiếu các hiện tƣợng, khái niệm, phạm tr chỉ thuộc phạm vi một ngôn ngữ (ví dụ nhƣ đối chiếu nghĩa vị, từ vị trong c ng một trƣờng), đối chiếu ngoài là đối chiếu các hiện tƣợng, khái niệm, phạm tr giữa ít nhất hai ngôn ngữ với nhau (ví dụ nhƣ đối chiếu ngữ nghĩa và cấu tạo từ của các đơn vị từ thuộc trƣờng thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh). Nhƣ vậy, ngôn ngữ học đối chiếu có thể tiến hành ở tất cả các bình diện chính yếu của ngôn ngữ: cấu trúc và chức năng, hình thức và ý nghĩa, ngôn ngữ và lời nói, qui phạm và phong cách Việc đối chiếu các ngôn ngữ giúp thấy đƣợc giới hạn của ngôn ngữ nhân loại, “nói cách khác, một mặt, ngôn ngữ học đối chiếu giúp ta biết 33 đƣợc những gì ngôn ngữ nhân loại có thể có, mặt khác, nó cũng cho ta biết đƣợc những gì ngôn ngữ nhân loại không thể có” và từ đó hiểu rõ ngôn ngữ của mình hơn [17, tr.32]. Do ngôn ngữ học đối chiếu có thể đƣợc thực hiện trên nhiều bình diện nên “có thể coi ngôn ngữ học đối chiếu có khả năng sử dụng tổng hợp kết quả của nhiều loại nghiên cứu khác nhau: đồng đại và lịch sử; loại hình và phổ quát; lí thuyết và ứng dụng, trong đó có vị trí quan trọng hơn cả là thành tựu của ngôn ngữ học miêu tả thuộc mọi dạng biểu hiện của nó” [44, tr.47], chính vì vậy mà nghiên cứu ngôn ngữ học đối chiếu là nghiên cứu mở - không chỉ giới hạn trong sự kiện ngôn ngữ mà còn mở rộng ra với các quy định xã hội lịch sử, văn hóa, phong tục, thói quen, Với quan điểm tƣơng tự, Volker Gast (2012) cho rằng ngôn ngữ học đối chiếu đòi hỏi một mối liên hệ văn hóa-xã hội giữa các ngôn ngữ đƣợc nghiên cứu và với mục đích ứng dụng thực tiễn của ngôn ngữ học đối chiếu, các nghiên cứu đối chiếu tập trung vào sự khác biệt nhiều hơn là sự tƣơng đồng giữa các ngôn ngữ đƣợc đối chiếu [69, tr.1]. Theo ông, để xây dựng phƣơng thức so sánh chính xác, cần phải dựa vào hiện tƣợng so sánh; cụ thể có 3 cách thực hiện so sánh – đối chiếu: (i) so sánh dựa trên hình thức; (ii) so sánh dựa trên ánh xạ từ hình thức đến chức năng và (iii) so sánh dựa trên các miền chức năng. Các nghiên cứu ngôn ngữ học đối chiếu có đóng góp lớn và đa dạng về lí luận cũng nhƣ thực tiễn. Khác với kết quả của các loại nghiên cứu khác, kết quả của nghiên cứu ngôn ngữ học đối chiếu có tính ứng dụng trực tiếp vào việc dạy và học ngoại ngữ, “phiên dịch và xây dựng lí luận dịch thuật, soạn sách giáo khoa dạy tiếng, từ điển, ngữ pháp thực hành” [43, tr.48]. Mục đích hƣớng tới việc nâng cao chất lƣợng học và dạy ngoại ngữ là động lực lớn nhất đối sự phát triển của ngôn ngữ học đối chiếu. B i Mạnh H ng nêu ra nội dung mà ngôn ngữ học đối chiếu thảo luận trong đó có điểm xuất phát và đích tới của toàn bộ vấn đề thảo luận gồm: “ảnh hƣởng của tiếng mẹ đẻ đối với quá trình học ngoại ngữ, mối quan hệ giữa sự giống nhau và khác nhau giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ với những thuận lợi và khó khăn đối với việc học ngoại 34 ngữ, lỗi do ảnh hƣởng của tiếng mẹ đẻ trong tƣơng quan với những lỗi khác trong quá trình học ngoại ngữ, khả năng và hình thức ứng dụng hiểu biết về những điểm giống nhau và khác nhau giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ vào quá trình dạy học” [17, tr.40]. Nghiên cứu ngôn ngữ học đối chiếu cũng có những đóng góp đáng kể cho lĩnh vực dịch thuật. Chesterman (1998) cho rằng đối chiếu ngôn ngữ và dịch thuật có điểm tƣơng đồng là đều quan tâm đến nội dung đƣợc thể hiện theo các cách khác nhau nhƣ thế nào và do đó hai lĩnh vực này có sự gắn kết tƣơng hỗ lẫn nhau. Trong lĩnh vực lí thuyết, kết quả của nghiên cứu ngôn ngữ học đối chiếu cũng giúp giải quyết các vấn đề của ngôn ngữ học tâm lí, ngôn ngữ học xã hội, kiểm chứng các vấn đề liên quan đến liên quan đến lí thuyết ngôn ngữ học đại cƣơng, góp phần hiệu quả của ngôn ngữ. Ngôn ngữ học đối chiếu giúp phân loại loại hình các ngôn ngữ, xác định và quy các ngôn ngữ c ng loại hình vào các tiểu loại hình. Nhờ đối chiếu mà Stankevich (1982) đã xác định đƣợc tiếng Việt gần với tiếng Hán trung đại và đƣợc quy vào c ng một tiểu loại hình d tiếng Việt hiện đại có một số nét giống với tiếng Hán cổ đại và tiếng Hán hiện đại. Kết quả nghiên cứu loại hình từ ngôn ngữ học đối chiếu là cơ sở để giải thích những dị biệt và tƣơng đồng – điều này rất có ích trong việc ƣớc lƣợng khoảng cách giữa các ngôn ngữ và việc miêu tả ngôn ngữ (dẫn theo [8, tr.30-34]). Theo B i Mạnh Hùng (2008), “nghiên cứu đối chiếu tiếng Việt với các ngôn ngữ khác giúp ta hiểu sâu hơn bản sắc của tiếng Việt, linh hồn của dân tộc Việt và sự phong phú, đa dạng của các ngôn ngữ khác trên thế giới; hiểu đầy đủ hơn những nét đặc trƣng của tiếng Việt và những nét phổ quát mà tiếng Việt chia sẻ với ngôn ngữ của nhân loại” [17, tr.89]. So sánh đối chiếu ngôn ngữ học cũng nhƣ so sánh đối chiếu khác, luôn đƣợc thực hiện trên một cơ sở xác định, các đối tƣợng so sánh thƣờng thuộc c ng một phạm tr nhƣ so sánh từ cấu tạo từ, nghĩa vị trong c ng một trƣờng, âm vị trong một bối cảnh đồng nhất, để xác định đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa các ngôn ngữ đƣợc đối chiếu. Tuy nhiên, đối chiếu đôi khi 35 đƣợc thực hiện giữa sự vật, hiện tƣợng thuộc phạm tr khác nhau. Ví dụ nhƣ Saussure F. (1973) so sánh giá trị của một tín hiệu ngôn ngữ trong một ngôn ngữ với một quân cờ trên bàn cờ, hoặc diện đồng đại của ngôn ngữ với lát cắt ngang của một thân cây. Cách so sánh này nhằm minh chứng cho một đặc điểm nổi bật nào đó của đối tƣợng nghiên cứu, không quan tâm đến sự những tƣơng đồng và dị biệt khác của ngôn ngữ đƣợc đối chiếu. Cách so sánh yếu tố, hiện tƣợng không c ng một phạm tr mang tính chủ quan và mang lại hiệu quả nhất định về nghệ thuật nhờ những liên tƣởng bất ngờ. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khách quan trong nghiên cứu, yếu tố đồng loại luôn là điều kiện tiên quyết của ngôn ngữ học đối chiếu. “Nói cách khác, những cái đƣợc so sánh trong ngôn ngữ học đối chiếu nói riêng và trong ngôn ngữ học so sánh nói chung bao giờ cũng đồng loại với nhau” [17, tr.97]. Dựa vào đặc th của ngôn ngữ học đối chiếu, các nhà ngôn ngữ đã xây dựng nên các nguyên tắc thực hiện nghiên cứu. Trên cơ sở nghiên cứu đối chiếu trên thế giới, B i Mạnh H ng (2008) đã đƣa năm nguyên tắc cơ bản cần tuân thủ: 1. Các phƣơng tiện ngôn ngữ phải đƣợc miêu tả đầy đủ, chính xác và sâu sắc do việc đối chiếu ngôn ngữ đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở của miêu tả; 2. Khi đối chiếu các yếu tố ngôn ngữ, cần phải đặt các phƣơng tiện ngôn ngữ trong hệ thống, không nghiên cứu tách biệt do ngôn ngữ có tính hệ thống và F. de Saussure (1973) đã khẳng định phƣơng tiện đối chiếu ngôn ngữ là những giá trị đƣợc qui định bởi hệ thống; 3. Cần xem xét các yếu tố ngôn ngữ trong cả hệ thống ngôn ngữ và hoạt động giao tiếp. Nếu tách rời yếu tố nghiên cứu với ngữ cảnh thì sẽ không thấy đƣợc nhiều điểm khác biệt quan trọng; 4. Để miêu tả các ngôn ngữ đƣợc đối chiếu, cần phải có tính nhất quán trong vận dụng các khái niệm và mô hình lí thuyết nghiên cứu. Việc miêu tả ngôn ngữ đƣợc đối chiếu bao giờ cũng thực hiện trƣớc khi đối chiếu, do vậy đề có kết quả mong muốn, cần phải xác định và lựa chọn các khái niệm và lí thuyết ph hợp, đồng thời, việc vận dụng các khái niệm và lí thuyết này cũng 36 cần phải nhất quán. Theo Solnsev V. (2001), để thực hiện đƣợc nguyên tắc này cần phải: sử dụng các khái niệm ph hợp để miêu tả cả hai ngôn ngữ đƣợc đối chiều, c ng theo một khung lí thuyết [17, tr.137]. 5. Phải xét đến độ gần gũi về loại hình của các ngôn ngữ đƣợc đối chiếu, điều này cho phép nghiên cứu có cách lựa chọn thích hợp đối với quá trình đối chiếu. Ngoài ra, để có cơ sở đƣa ra những dự báo và lí giải chính xác, nhà nghiên cứu cũng cần phải lƣu ý tới đặc điểm văn hóa và bối cảnh lịch sử - xã hội của cộng đồng nói ngôn ngữ đó khi nghiên cứu đối chiếu từ vựng hay ngữ dụng. Theo Lê Quang Thiêm (1986) có hai phƣơng pháp đối chiếu chung là đối chiếu có định hƣớng chung và có định hƣớng đặc trƣng. Đối chiếu định hƣớng chung làm rõ cái chung có ở các ngôn ngữ đƣợc đối chiếu, còn đối chiếu định hƣớng đặc trƣng làm sáng tỏ nét riêng biệt của một hay một số ngôn ngữ đƣợc đối chiếu. Đối tƣợng nghiên cứu cũng đƣợc chia là làm hai loại: ngôn ngữ đối tƣợng và ngôn ngữ công cụ. Ngôn ngữ đối tƣợng là ngôn ngữ sẽ đƣợc làm sáng tỏ còn ngôn ngữ kia (ngôn ngữ công cụ) sẽ là công cụ để làm sáng tỏ (đối chiếu đặc trƣng). Cũng có trƣờng hợp cả hai ngôn ngữ đều là đối tƣợng, khi đó phân tích đối chiếu lẫn miêu tả sẽ cho thấy điểm tƣơng đồng và dị biệt của hai ngôn ngữ. Đồng thời với phƣơng pháp nghiên cứu là các thủ pháp đối chiếu, gồm: thủ pháp đồng nhất (khu biệt) hình thức, cấu trúc; thủ pháp đồng nhất (khu biệt) nội dung, nghĩa; thủ pháp đồng nhất (khu biệt) hình thức, hoạt động; thủ pháp đồng nhất (khu biệt) phong cách, ngữ dụng. [43, tr.48 - 49]. Các phƣơng pháp và thủ pháp có yêu cầu, mục đích, vai trò khác nhau trong đối chiếu và có khi bổ trợ lẫn nhau và do đó t y từng mục đích và đối tƣợng nghiên cứu, nhà nghiên cứu chọn và vận dụng phƣơng pháp và thủ pháp ph hợp. Có hai kiểu đối chiếu trong ngôn ngữ, đối chiếu định lƣợng và đối chiếu định tính. Đối chiếu định lƣợng nhằm xác định sự khác biệt về số lƣợng của yếu tố ngôn ngữ theo một tiêu chí nào đó, ví dụ nhƣ đối chiếu số lƣợng các thành ngữ có chứa từ “mắt/eye” trong tiếng Việt và tiếng Anh. Đối chiếu 37 định tính là đối chiếu để tìm ra đặc điểm dị biệt tƣơng đồng và tƣơng đồng giữa các yếu tố ngôn ngữ của hai ngôn ngữ, ví dụ nhƣ đối chiếu các động từ chỉ hoạt động của thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh thì thấy tiếng Việt có động từ “nhắm” là động từ chỉ d ng cho mắt nhƣng trong tiếng Anh không có động từ mang nét nghĩa tƣơng tự, động từ “close” không chỉ là hoạt động của mắt mà còn có thể hoạt động dành cho các sự vật, hiện tƣợng khác (close the door, close the book, close the shop, ). Một quy trình đối chiếu chung đƣợc xác lập dựa trên những nguyên tắc trên gồm các bƣớc sau: Bƣớc 1: Miêu tả ngôn ngữ đƣợc đối chiếu một cách ph hợp với mục đích đối chiếu. Ở bƣớc này nhà nghiên cứu có thể xác lập miêu tả của mình hoặc sử dụng miêu tả của ngƣời khác theo mục đích của mình, trong trƣờng hợp đối chiếu bản dịch thì cần phải tìm đƣợc bản dịch tƣơng đƣơng, hoặc của các dịch giả có uy tín. Kết quả của bƣớc miêu tả phụ thuộc vào ngữ liệu thu thập đƣợc nên ngữ liệu cần phải ph hợp với mục đích (có chất lƣợng), đủ rộng và đ...ất là màu đỏ và xanh). 306 13. Cross-eyed Having one or both eyes looking forward the nose. (mắt) Lé 379 14. Dark Brown or black in colour. Nâu; đen 399 15. Deep –set Eyes that are deep-set seem to be quite far back in a person‟s face. (mắt) sâu hoắm 413 16. Grey Having the colour of smoke or ash. Xám. Grey eyes/hair. 709 17. Hollow (Of part of the face) sinking deeply into the face. Sâu. Hollow eyes/cheeks. Hollow-eyed from lack of sleep. 774 18. Hooded (Of eyes) having large eye lids as if they are partly closed. Có mí lớn 780 19. Lazy Lazy eye: an eye that does not see well because it is not used enough. Mắt nhƣợc thị. 909 20. Limpid (Of liquid, etc.) clear. Trong suốt (chất lỏng) (= transparent). Limpid eye. 933 21. Liquid (literary) clear, like water. Trong, nhƣ nƣớc. Liquid blue eyes. (= limpid) 936 22. Misty Not clear or bright. Không rõ, mờ. His eyes grew misty (=full of tears) as he talked. 1023 23. Moist Slightly wet. Ẩm. Her eyes were moist (=with tears) 1029 24. Myopia (short-sightedness) a myopic child/eye 1053 25. Hazel (Of eyes) greenish-brown in colour. Nâu xanh; nâu đỏ 1187 745 26. Sunken (Of eyes or cheek) hollow and deep as a result of disease, getting old, or not having enough food. Lõm sâu, hõm vào (do bệnh tật, tuổi già hoặc thiếu ăn) 1620 1187 27. Sparkling Shining and flashing with light. Lấp lánh, lóng lánh. Sparkling blue eyes. 1187 1542 28. Piercing (Of eyes or the way they look at sb) seeming to notice things about another person that would not normally be noticed, especially in a way that makes that person feel anxious or embarrassed. Soi mói. She looked at me with piercing blue eyes. 1187 1192 29. Watery Of or like water, containing a lot of water. Thuộc về/giống nhƣ nƣớc, chứa nhiều nƣớc. His eyes were red and watery. 1187 1821 PL.19 30. Puffy (Of eyes, faces, etc.) looking swollen (= large, rounder, etc. than usual). (Sƣng) húp. Her eyes were puffy from crying 1187 1278 31. Red (Of the eyes) bloodshot (= with thin lines of blood in them) or surrounded by red or very pink skin. Đỏ hoe. Her eyes were red from crying. 1327 32. Rheumy (Of the eye) containing a lot of water. Mọng nƣớc 1367 33. Round Shaped like a circle or a ball. Tròn. The child was watching it with big round eyes (= showing interest). 1389 34. Sapphire (Bright blue colour). Sapphire eyes. 1412 35. Sharp (Of people or their mind, eyes, etc.) quick to notice or understand things or to react. Nhạy bén, sắc sảo. To have sharp eyes. 1465 36. Short- sighted/near - sighted Able to see things clearly only when they are very close to you. Cận thị 1478 37. Long – sighted/far- sighted Not able to see things that are close to you clearly. Viễn thị. 947 38. Sighted Able to see, not blind. Sáng mắt; không m . The blind parents of sighted children. 1489 39. Sightless Unable to see. M , không nhìn thấy gì. The statue stared down at them with sightless eyes. 1489 40. Slanting Not straight or level; sloping. Xiên, nghiêng; dốc. Slanting eyes/handwriting/rain. 1506 41. Slit-eyed Having narrow eyes (often used in an offensive way to refer to people from E Asia). (thƣờng là xúc phạm chỉ ngƣời Đông Á) có mắt ti hí 1511 42. Narrow Having narrow eyes. 1511 43. Slitty- eyed Having narrow eyes (often used in an offensive way to refer to people from E Asia). (thƣờng là xúc phạm chỉ ngƣời Đông Á) có mắt ti hí 1512 44. Snow-blind Unable to see because of the light reflected from a large area of snow. Chói/lóa tuyết. 1523 45. Soulful Expressing deep feeling, especially feeling of sadness or love. Sâu lắng, sâu sắc (nhất là cảm giác u buồn/yêu thƣơng). Soulful eyes. 1536 46. Starry (of eyes) shining like stars. Lấp lánh 1573 47. Startling (of colour) extremely bright. Rất sáng. Starling blue eyes. 1575 48. Teary Teary eyes. A teary smile/goodbye. 1659 49. Wide Fully open. (mở) Tròn xoe. She stared at him with wide eyes. 1844 PL.20 PHỤ LỤC 7. THÀNH NGỮ CHỨA CÁC ĐƠN VỊ TỪ VỰNG THUỘC TRƢỜNG THỊ GIÁC TRONG TIẾNG VIỆT Thành ngữ Giải thích thành ngữ 1. Anh mù dạy anh lòa 1. Hai ngƣời c ng yếu kém mà dạy bảo nhau thì khó có thể nên việc gì 2. Bé ngƣời, to con mắt 2. Trẻ con mà khôn ranh, xảo quyệt; Ngƣời ít tuổi, địa vị thấp mà tham vọng nhiều 3. Bịt mắt bắt chim 3. Làm một việc khó có thể đạt đƣợc kết quả, chỉ tốn công vô ích, ví nhƣ bình thƣờng cũng đã khó bắt chim, huống chi lại bị bịt mắt nữa 4.Bịt mắt ăn dơ 4. Thấy lợi thì tối mắt lại, lao vào kiếm chác, không biết gì danh dự, liêm sỉ 5. Bịt mắt thế gian 5. Che đậy, bƣng bít, không cho thiên hạ biết; Có làm chút ít gọi là có vẻ mặt hình thức để che đậy, bƣng bít không cho ngƣời ngoài biết sự thật 6. Bƣng tai bịt mắt 6. Sống tách biệt với xã hội, làm ngơ, không quan tâm, không nghe ngóng; Che đậy hoặc bắt ngƣời khác phải làm ngơ trƣớc sự việc xảy ra quanh mình. 7. Chau mày nghiến răng 7. Điệu bộ của ngƣời căm giận, tức tối 8. Chết không nhắm mắt 8. Ôm hận trọn đời; Chết mà con đau khổ vì chƣa thực hiện đƣợc nguyện vọng hoặc vì làm điều gì trái với lƣơng tâm 9. Chớp mắt bỏ qua 9. Thái độ rộng lƣợng, không chấp các lỗi nhỏ 10. Chuyện mình thì quáng, chuyện ngƣời thì sáng 10. Không nhận ra khuyết điểm của mình nhƣng lại sáng suốt khi phê phán khuyết điểm của ngƣời khác PL.21 11. Chƣớng tai gai mắt 11. Khó chịu, bực mình trƣớc những lời nói, việc làm ngang ngƣợc, trái lẽ thƣơng 12. Coi bằng mắt, bắt bằng tay 12. Nắm đƣợc cụ thể, có bằng chứng rõ ràng 13. Coi bằng nửa con mắt 13. Khinh thƣờng, coi rẻ ngƣời khác 14. Con mắt to hơn cái bụng 14. Không có khả năng định lƣợng khẩu phần nên khi chuẩn bị bữa ăn chỉ lo thiếu (d đã đủ hoặc nhiều rồi) 15. Có mắt mà không có con ngƣơi 15/16/17. Không nhận ra cái đang cần tìm đang ở trƣớc mắt; Không phân biệt đƣợc hay dở, tốt xấu 16. Có mắt nhƣ m 17. Có mắt nhƣ không 18. Cú dòm nhà bệnh 18. Xoi mói, lấc láo, những mong tìm kiếm điều gì đó để lấy cớ hãm hại 19. Da ngà mắt phƣợng 19. Ngƣời con gái đẹp 20. Dở khóc dở cƣời 20. Gặp chuyện trớ trêu, cƣời cũng không đƣợc mà khóc cũng không đƣợc 21. Đánh chó không ngó đến chúa 21. Ngƣời vụng đƣờng cƣ xử, không kiêng nể ai 22. Đầu mày cuối mắt 22. Liếc nhìn nhau thể hiện tình cảm quyễn luyễn một cách kín đáo 23. Đập vào mắt 23. Nhìn thấy ngay lập tức 24. Đĩa dầu vơi, nƣớc mắt đầy 24. Âm thầm khóc, chịu đựng nỗi đau khổ suốt đêm 25. Đổ mồ hôi sôi nƣớc mắt 25. Làm lụng hết sức vất vả, cực nhọc 26. Giƣơng mắt ếch 26. Nhìn trừng trừng một cách vô cảm, không có phản ứng gì vì bất lực hoặc thờ ơ 27. Giận nổ đom đóm mắt 27. Trạng thái rất tức giận 28. Khuất mắt khôn coi 28. Không trông thấy nên bỏ qua thiếu sót, PL.22 khuyết điểm; Không biết là tốt hay xấu, sạch hay bẩn 29. Khóc hết nƣớc mắt 29. Khóc nhiều triền miên đến mức nhƣ cạn khô nƣớc mắt 30. Khóc gió than mây 30. Sầu não, u buồn một cách vu vơ, không chính đáng 31. Khóc mƣớn cƣời hộ 31. Nhạt nhẽo, giả tạo trong tình cảm, vì nhƣ ngƣời đi khóc mƣớn trong đám ma, mua vui trong đình đám, lễ hội 32. Khóc mƣớn thƣơng hờ 32. Giả vờ khóc đau xót vì mục đích trục lợi 33. Khóc đứng, khóc ngồi 33. Khóc lóc nhiều, không nguôi ngớt 34. Khóc nhƣ cha chết 34. Khóc lóc thảm thiết, sƣớt mƣớt, ví nhƣ khóc vì bị mất cha mẹ 35.Khóc nhƣ ri 35. Khóc la ầm ĩ, nhiều tiếng khóc c ng òa lên một lúc 36. Khóc dở, mếu dở 36. Đau buồn buồn, khổ sở vì thua lỗ, thất thiệt hoặc gặp nhiều khó khăn, phức tạp khó bề giải quyết nổi 37. Khóc hổ ngƣời, cƣời ra nƣớc mắt 37. Đau khổ âm thầm, cố giấu giếm nén sâu nỗi đau ở trong lòng 38. Khóc nhƣ mƣa 38. Khóc rất nhiều, khóc sƣớt mƣớt 39. Không tin vào mắt 39. Quá ngạc nhiên vì những gì nhìn thấy 40. Liếc mắt đƣa tình 40. Liếc nhìn ai thể hiện tình cảm yêu đƣơng 41. Liếc ngang liếc dọc 41. Nhìn không đƣờng hoàng, thể hiện ý định xấu, sợ ngƣời khác phát hiện ra 42. Má đào mày liễu 42. Chỉ ngƣời phụ nữ đẹp 43. Mát mày mát mặt 43. Vui mừng vì cuộc sống đầy đủ, hoặc vì PL.23 con cái làm rạng danh gia đình 44. Mày liễu mặt hoa 44. Chỉ ngƣời phụ nữ đẹp 45. Mày ngang mũi dọc 45. Khuôn mặt, hình dáng 46. Mắt nảy lửa 46. Thể hiện tâm trạng rất tức giận 47. Mắt cú da lƣơn 47. Chỉ ngƣời xấu hay soi mói chuyện ngƣời khác và có tính lƣơn lẹo 48. Mắt cú vọ 48. Mắt rình mò, chực làm hại ai để kiếm chác, thu vén lợi lộc cho riêng mình 49. Mắt dơi mày chuột 49. Tƣớng mạo thể hiện tâm địa xấu xa, gian giảo 50. Mắt diều hâu 50. Chỉ ngƣời nhìn tinh nhƣng với ý gian 51. Mắt để trên trán 51. Chê ngƣời nhìn nhớn nhác không thấy gì 52. Mắt đỏ nhƣ mắt cá chày 52. Mắt đỏ sọc trông nhƣ mắt cá chày 53. Mắt la mày lét 53. Nhìn trộm, liếc nhìn, không đƣờng hoàng, với vẻ lấm lét, e sợ 54. Mắt lơ mày láo 54. Nhìn ngó có vẻ ngỡ ngàng, nghi hoặc và sợ sệt 55. Mắt lăng mày vƣợc 55. Nhanh nhạy, thấp thỏm, chao đảo bên này bên kia ví nhƣ mắt của cá lăng cá vƣợc 56. Mắt lòa chân chậm 56. Tả cảnh ngƣời già, không nhìn rõ và đi chậm chạp 57. Mắt long sòng sọc 57. Cặp mắt nhìn một cách dữ dội 58. Mắt mù tai điếc 58. Vừa bị m , vừa bị điếc; Chậm chạp, không tinh nhanh; hoặc ngƣời bàng quan với sự việc xung quanh 59. Mắt nhắm mắt mở 59. Trạng thái vội vã, hấp tấp nhƣ lúc ngái ngủ 60. Mắt nhƣ mắt không đồng tử 60. Không nhìn thấy thứ đang cần tìm đang PL.24 ở ngay trƣớc mắt 61. Mắt nhƣ mắt lợn luộc 61. Mắt trắng dã, đầy vẻ độc ác, ví nhƣ mắt lơn luộc 62. Mắt nhƣ mắt rắn ráo 62. Ngƣời có cái nhìn không thẳng thắn; có ý gian 63. Mắt ba vành sơn son 63. Mắt toét 64. Mắt phƣợng mày ngài 64. Ngƣời phụ nữ đẹp 65. Mắt sắc nhƣ dao (cầu) 65. Cặp mắt tinh anh và sắc sảo của ngƣời phụ nữ; ngƣời phụ nữ sắc sảo 66. Mắt thánh tai hiền 66. Chỉ ngƣời sáng suốt, hiểu biết sâu rộng 67. Mắt trắng môi thâm 67. Mắt trắng dã, môi thâm sì do nhiễm khí hậu độc địa của v ng núi rừng; Tả ngƣời nghiện thuốc phiện; Thuộc loại ngƣời độc ác, tráo trở, vô ơn, bạc nghĩa 68. Mắt trông tay trỏ đủ mƣời 68. Chứng kiến sự việc từ đầu đến cuối 69. Mắt trƣớc mắt sau 69. Làm điều xấu thật nhanh vì sợ ngƣời khác nhìn thấy 70. Mắt thấy tai nghe 70. Việc tự mình nhìn chứng kiến 71. Mắt thứ hai tai thứ bảy 71. Chế giễu cán bộ ít quan tâm đến công tác, thứ bảy mong về, thứ hai lờ đờ buồn ngủ 72. Mắt tròn mắt dẹt 72. Nhìn với vẻ nhớn nhác, sợ hãi, rụt rè hoặc quá ngạc nhiên 73. Mặt ngang mày dọc 73. D ng để nói ngƣời mà mình chƣa biết mặt 74. Mặt rác mày dơ 74. Lời mắng ngƣời đã làm một việc đáng xấu hổ 75. Mặt se mày sém 75. Ngƣời làm ăn vất vả 76. Mặt trẽn mày trơ 76. Làm một việc xấu mà không biết xấu PL.25 hổ 77. Mặt ủ mày chau 77. Buồn rầu, ủ rũ 78. Mặt sƣng mày sỉa 78. Không bằng lòng nhƣng không nói gì, chỉ thể hiện qua nét mặt 79. Mèo mù vớ cá rán 79. Không có tài nhƣng gặp may, hƣởng lộc lớn 80. Múa rìu qua mắt thợ 80. Vụng về, kém cỏi nhƣng vẫn thể hiện trƣớc những ngƣời tài giỏi hơn 81. Mƣời mắt trông một 81. Việc nhiều ngƣời chứng kiến, không thể sai đƣợc 82. Mở mày mở mặt 82. Đƣợc sống đàng hoàng, hãnh diện, tự hào với xung quanh 83. Một ngƣời cƣời, mƣời ngƣời khóc 83. Ích kỉ, tìm lợi ích cá nhân trên nỗi khổ của nhiều ngƣời khác 84. Mong đỏ con mắt 84/85. Mong chờ đã lâu lắm rồi 85. Mỏi mắt ngóng trông 86. Mồ hôi, nƣớc mắt 86. Công lao khó nhọc, làm lụng vất vả mới có, mới nên 87. Mồ cha chẳng khóc, khóc đống mối 87/88. Chê ngƣời tha thiết đến việc không phải phận sự của mình 88. Mồ mẹ không khóc, khóc mối bòng bong 89. Mù dắt mù 89. Ngƣời dốt chỉ bảo ngƣời dốt 90. Nảy đom đóm mắt 90. Mắt bị hoa lên nhƣ thể có đom đóm sáng lóe ra từ trong mắt, do bị vật gì va đập vào mặt; cái nhìn mãnh liệt, cháy bỏng, nồng nàn 91. Nặng mặt sa mày 91. Không bằng lòng nhƣng không nói gì, chỉ thể hiện qua nét mặt PL.26 92. Nhắm mắt bƣớc qua 92. Lảng tránh, tảng lờ, vô trách nhiệm trƣớc nghĩa vụ và lƣơng tâm 93. Nhắm mắt ăn dơ 93. Cam chịu làm một việc mình không muốn cốt để qua chuyện 94. Nhắm mắt đƣa chân 94. Đành liều mà làm, phó mặc cho số phận, sự may rủi 95. Nhắm mắt nói liều 95. Không biết rõ sự thật mà cứ phát biểu ý kiến 96. Nhắm mắt khoanh tay 96. Đành phải ngồi yên, không động tĩnh gì, àm ngơ trƣớc mọi diễn biến bên ngoài. 97. Nhắm mắt xuôi tay 97. Chết 98. Nhắm mắt làm ngơ 98. Cố tình lảnh tránh, làm ra vẻ không biết gì về sự thật đang diễn ra trƣớc mắt để tránh liên lụy, phiền phức 99. Nhìn ngang ngó dọc 99. Nhìn ngó xung quanh nhƣ để tìm kiếm 100. Nhìn gà hóa cuốc 100. Nhìn nhầm, nhìn sai, trông cái này tƣởng cái nọ 101. Nhìn xa trông rộng 101. Có khả năng nhìn nhận một cách toàn diện, thấu đáo đoán định trƣớc các vấn đề 102. Nhìn mơ đỡ khát 102. D ng trá thuật để thỏa mãn ngƣời khác, ví nhƣ xƣa Tào Tháo cho quân sĩ nhìn rừng mơ để đỡ khát 103. Ngang tai trái mắt 103. Ngang ngƣợc, trái lẽ thƣờng, gây sự khó chịu khi nhìn, khi nghe. 104. No bụng đói con mắt 104. Tham ăn, hoặc vì món ăn quá ngon, quá hấp dẫn nên mặc d bụng đã no rồi nhƣng vẫn cảm thấy thòm thèm muốn ăn nữa. 105. Nở mày nở mặt 105. Sung sƣớng, mãn nguyện thể hiện trên PL.27 nét mặt hân hoan, rạng rỡ; Phát triển tốt đẹp không thua kém ai và rất đáng tự hào. 106. Nƣớc mắt ngắn nƣớc mắt dài 106. Khóc than sụt s i 107. Nƣớc mắt nhƣ mƣa 107. Khóc nhiều, khóc sƣớt mƣớt 108. Nƣớc mắt cá sấu 108. Giả nhân giả nghĩa, bề ngoài tỏ ra xót thƣơng, đau khổ, cảm thông nhƣng bên trong thì dửng dung, thậm chí muốn hại ngƣời 109. Nƣớc mắt lƣng tròng 109. Rƣng rƣng chỉ chực khóc vì cảm kích, xúc động 110. Nứt mắt đã hƣ 110. Trẻ con nhƣng đã hƣ hỏng 111. Nuôi ong tay áo, nuôi khỉ dòm nhà 111. Nuôi dƣỡng, giúp kẻ xấu, phản chủ, rắp tâm hại mình mà không biết 112. Phồng/phùng má trợn mắt 112. Vẻ mặt giận dữ, tỏ ra rất hống hách, đe nẹt, giống nhƣ con rắn đọc phung mang dƣơng mắt chuẩn bị tấn công đối phƣơng 113. Rậm râu, sâu mắt 113. Tƣờng đàn ông dữ tợn, mạnh mẽ, ngang tàng 114. Sáng bảnh mắt 114. Trời sáng rõ 115. Sáng con mắt, chặt đầu gối 115. Ngƣời cao tuổi mà vẫn khỏe mạnh, sáng suốt 116. Sáng mắt ra 116. Hiểu đƣợc, nhận ra đƣợc sự thật lẽ phải mà trƣớc đó còn mơ hồ, nhầm lẫn, mê muội, không nhận thấy 117. Sợ xanh mắt 117. Rất sợ hãi 118. Sƣng mặt, sƣng mày 118. Có vẻ bực bội, tức giận, tỏ ra bất đắc dĩ phải chấp nhận làm việc gì 119. Ti hí mắt lƣơn 119. Mắt quá bé, lúc nào cũng nhƣ khép lại, không mở to đƣợc PL.28 120. Tiếc rỏ máu mắt 120. Tiếc ghê gớm, đến mức đau đớn quá chừng 121. Thao láo mắt ếch 121. (Mắt) mở to, trơ lì, nhìn ngƣời ta mà không chào hỏi gì 122. Thƣơng vay khóc mƣớn 122. Thƣơng cảm, đau đớn trƣớc cảnh ngộ buồn thảm của ngƣời khác một cách giả dối, không thành thực, ví nhƣ hành vi giả tạo của bọn ngƣời chuyên làm nghề khóc thuê trong các đám tang trƣớc đây. 123. Tóc đuôi gà, mày lá liễu 123. Ngƣời phụ nữ có nhan sắc 124. Tóc mây, mày nguyệt 124. (Ngƣời phụ nữ) xinh đẹp, với mái tóc nhƣ mây, lông mày cong nhƣ vành trăng 125. Tô mày, vẽ mặt 125. Vẽ vời, tuyên truyền đề cao nhƣ thể là tốt đẹp; Chăm chút, trông nom để tiến bộ hơn, tốt đẹp hơn 126. Tối mày tối mặt 126. Bận rộn, không một chút rảnh rỗi; Ở trạng thái choáng váng, sa sẩm mặt mày, không còn tỉnh táo để đối phó 127. Tối tăm mày mặt 127. Đau đớn đến mức choáng váng, không nhìn thấy gì; Bận bụi túi bụi, không chút thảnh thơi nhàn hạ 128. Trắng mắt ra 128. Thấy rõ ràng là thua kém, thiệt hại hoặc sai lầm 129. Trông ngứa mắt 129. Nhìn chƣớng mắt mà sinh ra bực dọc, khó chịu 130. Tức nổ con mắt 130. Quá tức tối, bực bội 131. Trông mòn con mắt 131. Chờ đợi, da diết, đăm đăm, trông ngóng 132. Vải thƣa che mắt thánh 132. D ng những phƣơng tiện, biện pháp PL.29 thô thiển, giản đơn để giấu giếm, che đậy những ý đồ, hành động trƣớc những ngƣời tinh tƣờng 133. Vụng tay hay con mắt 133. Làm thì kém nhƣng nhận xét rất tinh tƣờng 134. Xem thƣờng, xem khinh 134. Coi thƣờng, khinh rẻ ngƣời khác 135. Xem tận mặt, bắt tận tay 135. Phải nhìn tận mặt, chứng kiến cụ thể mới tin đƣợc 136. Xem trời bằng vùng 136. Liều lĩnh, chủ quan, coi thƣờng tất cả 137. Xem hƣớng ngó dạng anh hào, suy ra nét ở khác nào tiểu nhân 137. Bề ngoài tƣởng là rộng rãi, cao thƣợng nhƣng trong thực tế lại đê tiện, hèn hạ. PL.30 PHỤ LỤC 8. THÀNH NGỮ CHỨA CÁC ĐƠN VỊ TỪ VỰNG THUỘC TRƢỜNG THỊ GIÁC TRONG TIẾNG ANH 1. A beam in someone‟s eye (Hãy xem lỗi của mình trước khi chỉ trích lỗi của người khác) 2. A mote in someone‟s eye (Lỗi nhỏ của ai đó mà không đáng kể so với lỗi của người đang chủ trích) 3. A bird's eye view (Cái nhìn bao quát/Nhìn từ trên cao xuống) 4. A sight for sore eyes (người/vật đẹp/trông thích mắt) 5. A nod is as good as a wink (to a blind man) (Không cần giải thích nhiều vì đã hiểu (nói ít hiểu nhiều) 6. A nudge and a wink (Nói vòng vo, tế nhị) 7. Nugde-nudge wink-wink (Nói vòng vo, tế nhị) 8. A worm‟s eye view (Tầm nhìn hạn chế/Cái nhìn hạn chế) 9. All my eye (and Betty Martin) (Chuyện tầm phào, điều không có thật) 10. An eye candy (Người hay vật mà chỉ đẹp bề ngoài nhưng không thông minh hoặc có ích – Giẻ cùi tốt mã) 11. All eyes are on (Theo dõi sát sao) 12. An eye for an eye (Ăn miếng trả miếng) 13. An eye on/for/to the main chance (Quá tham vọng đến nỗi không quan tâm đến thành bại của người khác) 14. An eye-opener (Điều làm cho tỉnh ngộ) 15. As blind as a bat (Không nhìn rõ/Mù tịt) 16. Bawl (one's) eyes out (Khóc thảm thiết) 17. All eyes and ears (Chăm chú) 18. Be all eyes (Nhìn chăm chú) 19. Be like watching grass grow (Thấy chán chường) 20. Be like looking for a needle in a haystack (Giống như tìm kim đáy bể) 21. Be taken as read (Coi như đúng rồi/Không cần phải bàn)) PL.31 22. Be one in the eye for (Là sự thất vọng/thua cuộc đối với ai) 23. Cannot take one‟s eyes off something/somebody (Không thể rời mắt khỏi cái gì/ai) 24. Catch someone‟s eye (Thu hút sự chú ý của người khác) 25. Cast a sheep‟s eye (Liếc nhìn nghi ngờ) 26. Close one‟s eyes to something (Lờ đi vấn đề cần giải quyết) 27. Close your eyes and think of England (Nhắm mắt chịu đựng bằng cách nghĩ về những điều tốt đẹp) 28. Cock an eye at something (Tập trung nhìn vào cái gì) 29. Cry foul at someone/something (Khiếu nại việc gì/ai đó sai trái hay bất công) 30. Cry one‟s eyes out (Khóc hết nước mắt) 31. Cry someone‟s heart out (Khóc thống thiết) 32. Cry over spilled milk (Tốn công vô ích) 33. Cry for the moon (Đòi hỏi thứ mà ko thể có (muốn hái sao trên trời, điều không tưởng) 34. Do someone in the eye (Làm ai xấu hổ) 35. Down to a gnat‟s eyebrow (Cân nhắc) 36. Feast one‟s eyes on something (Mải mê ngắm nhìn) 37. Give someone the eye (Liếc mắt đưa tình với ai) 38. Give someone a black look (Nhìn ai đó một cách tức giận) 39. Have beady eye on sb/st (Trông chừng ai/cái gì) 40. Have got an eye for something (Có mắt tinh đời về cái gì) 41. Have got your eye on somebody/something (Để mắt đến ai đó vì họ cuốn hút, theo dõi cái gì) 42. Have eyes in the back of someone‟s head (Nhìn thấy/nhận biết rất rõ) 43. Have eyes only for someone (Chỉ quan tâm và yêu thương một người nào đó) 44. Have one eye on something (Liếc nhìn) 45. Have stardust in one‟s eyes (Quá viển vông) PL.32 46. Have/get stars in one‟s eyes (Quá viển vông) 47. Have square eyes (xem TV quá nhiều) 48. Have a roving eye (Mắt lẳng lơ/Láo liên) 49. Have eyes like a hawk (Mắt tinh/sắc như diều hâu) 50. Have half an eye on something/someone (Liếc mắt nhìn/Nhìn nhưng không thật tập trung) 51. Hit someone‟s eyes (Đột nhiên trở nên rõ ràng, nổi bật) 52. Hit between the eyes (Tạo ấn tượng mạnh, sự ngạc nhiên lớn) 53. In a pig‟s eye (Chuyện không thể xảy ra) 54. In the blink of an eye (Trong nháy mắt) 55. In the twinkling of an eye (Trong tích tắc) 56. Keep watch for someone (Theo dõi ai) 57. Keep one‟s eyes on the ball (Tập trung vào mục tiêu) 58. Keep an eye peeled (Cẩn thận) 59. Keep a (closed) eye on somebody (Theo dõi ai đó) 60. Keep an eye out for something (Để tâm/chú ý đến cái gì) 61. Keep a weather eye on something (Theo dõi sát diễn biến để dễ dàng đối phó) 62. Keep a weather eye open for something (Theo dõi sát diễn biến để dễ dàng đối phó) 63. Keep watch and ward (Canh giữ) 64. Knit one‟s eyebrow (Nhúi mày khó chịu) 65. Like stealing acorns from a blind pig (Dễ dàng) 66. Look a gift house in the mouth (Chê cái người ta cho bạn (được voi đòi tiên) (ngựa đã biếu thì đừng xem răng) 67. Look the other way (Cố tình làm ngơ trước việc xấu) 68. Look to your laurels (Phòng ngừa kẻ địch, bảo vệ vinh dự đã đạt được) 69. Steal a look at someone/something (Nhìn trộm) 70. Steal a glance at someone (Nhìn trộm) PL.33 71. Look on the bright sight (Nhìn vấn đề một cách tích cực) 72. Look over one‟s shoulder (Hết sức lo lắng) 73. Look before you leap (Nghĩ kĩ trước khi làm) 74. Look down one‟s nose at (Khinh thường ai đó) 75. Make someone watch his step (Bắt ai vào khuôn phép, bắt ai phải phục tùng) 76. Make eyes at someone (Liếc mắt đưa tình với ai) 77. More (to something/somebody) than meets the eye (Thấy phức tạp hơn/thú vị hơn lúc đầu gặp/nhìn thấy) 78. Never/not look back (Trở nên thành công, phát đạt) 79. Not a dry eye in the house (Mọi người đều xúc động) 80. Not a blind bit of notice/difference/ (Không một chút chú ý/khác biệt nào) 81. Not bat an eyelash (Chớp/Không chớp mắt – khi dám làm một việc và không thể hiện cảm xúc) 82. Not believe in someone‟s eyes (Không tin vào những gì nhìn thấy) 83. Not see somebody for dust (Không nhìn thấy ai vì họ đã rời rất nhanh (chuồn, biến mất tăm)) 84. Not see beyond/past the end of your nose (Bận ngập đầu) 85. Not see hide nor hair of sb/st (Không nhìn thấy ai/cái gì một thời gian) 86. Not see the forest for the trees (Thấy cây mà không thấy rừng) 87. Not get a wink of sleep (Không chợp mắt được) 88. One‟s eyes are out on stalks (Nhìn ai đó/cái gì một cách ham muốn) 89. One's eyes pop out of his/her head (Vô cùng ngạc nhiên) 90. Open one‟s eyes (to something) (Mở mắt cho ai đó nhận ra sự thật/vấn đề) 91. Peeping Tom (Đàn ông nhìn trộm phụ nữ khi không mặc gì) 92. Pull the wool over someone‟s eyes (Che mắt, lừa dối ai) 93. Raise someone‟s eyebrows (Làm ai đó ngạc nhiên/ sốc) PL.34 94. Read someone like a book (Đi guốc trong bụng ai) 95. Read sb the Riot Act (Yêu cầu ai đó phải ngừng cư xử tệ nếu không sẽ bị phạt) 96. Rob someone blind (Lừa hay đòi ai đó quá nhiều tiền khi bán hàng) 97. See a man about a horse (Xin phép vắng mặt trong chốc lát) 98. See eye to eye (with somebody) (Có cùng ý kiến, quan điểm (với ai)) 99. See the light (Tỉnh ngộ, sáng tỏ) 100. See sb in hell first (Không có ý định đồng ý hoặc làm theo đề xuất của ai (không đời nào)) 101. See the back of something (Không phải đối mặt với cái gì) 102. See pink elephants (Nhìn gà hóa cuốc) 103. See red (đột nhiên trở nên giận dữ) 104. See how the wind is blowing (Nghe ngóng quan điểm của mọi người trước khi đưa ra quyết định) 105. See which way the wind is blowing (Nghe ngóng quan điểm của mọi người trước khi đưa ra quyết định) 106. See how the land lies (Nghe ngóng quan điểm của mọi người trước khi đưa ra quyết định) 107. See the color of someone‟s money (Nhìn thấy tiền của ai để chắc chắn họ có thể trả cho một khoản) 108. Shut someone‟s eyes to st (Nhắm mắt làm ngơ) 109. Stone blind (Say khướt) 110. Swear blind (that) (Thề sống thề chết) 111. Up to one‟s eye in something (Bận ngập đầu vì cái gì đó) 112. Tip sb the wink (Cho ai thông tin mật mà họ có thể dùng để đạt lợi ích cho riêng mình) 113. Take forty winks (Chợp mắt) 114. The apple of someone‟s eye (Điều rất quan trọng đối với ai đó) 115. The blind leading the blind (Thằng đui dắt thằng mù) 116. The devil looks after his own (Mèo mù vớ cá rán) PL.35 117. The eyes are bigger than the stomach (Mắt to hơn mồm – ham ăn) 118. The scale fall from someone‟s eyes (Đột nhiên nhìn nhận một vấn đề rõ ràng và chính xác) 119. The greened-eyed monster (Sự ganh tị/đố kị, sự ghen tuông) 120. Throw dust into someone‟s eyes (Lòe ai, lừa ai) 121. Turn a blind eye to something (Giả vờ không biết) 122. Take someone‟s eyes off the ball (Ngừng chú ý đến mục tiêu) 123. Under the watchful eye of somebody (Dưới sự giám sát của ai) 124. Watch this space (Đợi thêm tin tức mới được thông báo) 125. Watch the world go by (Chỉ quan sát xung quanh mà không làm gì) 126. Watch somebody like a hawk (Để mắt đến/quan sát ai rất kỹ) 127. Watch your mouth/tongue (Cẩn thận với những gì nói ra) 128. What the eye doesn‟t see (Khuất mắt là được) 129. With an eye to something (Nhằm mục đích) 130. With someone‟s eyes closed (Làm được một cách dễ dàng) 131. With eyes wide open (Hoàn toàn nhận thức được điều mình đang làm) 132. With the naked eye (Chính mắt nhìn thấy) 133. Without a backward glance (Hạnh phúc, không buồn vì bất cứ điều gì) 134. Wipe someone‟s eyes (Phỗng tay trên của ai/Đi nước trước ai) PL.36 PHỤ LỤC 9. THÀNH NGỮ MÔ TẢ VẺ BỀ NGOÀI TRONG TIẾNG VIỆT Tích cực 1. Da ngà mắt phƣợng 2. Má đào, mày liễu 3. Mày liễu, mặt hoa 4. Mắt phƣợng mày ngài 5. Tóc đuôi gà, mày lá liễu 6. Tóc mây mày nguyệt Trung hòa 7. Mặt ngang mày dọc 8. Mày ngang mũi dọc Tiêu cực 9. Mắt cú, da lƣơn 10. Mắt dơi, mày chuột 11. Mắt diều hâu 12. Mắt nhƣ mắt lơn luộc 13. Mắt đỏ nhƣ mắt cá chày 14. Mắt ba vành sơn son 15. Mắt lăng mày vƣợc 16. Mắt trắng môi thâm 17. Ti hí mắt lƣơn 18. Mắt nhƣ mắt rắn ráo 19. Mắt lòa chân chậm 20. Mắt m tai điếc 21. Rậm râu sâu mắt 22. Xem tƣớng ngó rạng anh hào, suy ra nét ở khác nào tiểu nhân PL.37 PHỤ LỤC 10. THÀNH NGỮ MÔ TẢ TÂM TRẠNG, CẢM XÚC TRONG TIẾNG VIỆT Tích cực 1. Mở mày mở mặt 2. Nở mày nở mặt 3. Mát mày mát mặt Trung hòa 4. Không tin vào mắt 5. Mắt tròn mắt dẹt Tiêu cực 6. Chau mày nghiến răng 7. Chƣớng tai gai mắt 8. Dở khóc dở cƣời 9. Đĩa dầu vơi, nƣớc mắt đầy 10. Đổ mồ hôi, sôi nƣớc mắt 11. Khóc mƣớn cƣời hộ 12. Khóc mƣớn thƣơng hờ 13. Khóc hết nƣớc mắt 14. Khóc đứng khóc ngồi 15. Khóc gió than mây 16. Khóc nhƣ cha chết 17. Khóc nhƣ ri 18. Khóc dở mếu dở 19. Khóc hổ ngƣời, cƣời ra nƣớc mắt 20. Khóc nhƣ mƣa 21. Mặt sƣng mày sỉa 22. Mặt rác mày dơ 23. Mắt nảy lửa 24. Mặt se mày sém 25. Mặt trẽn mày trơ 26. Mặt ủ mày chau 27. Mắt long sòng sọc 28. Mắt la mày lét 29. Mắt lơ mày láo 30. Mỏi mắt ngóng trông 31. Mong đỏ con mắt 32. Nặng mặt sa mày 33. Ngang tai trái mắt 34. Nƣớc mắt ngắn nƣớc mắt dài 35. Nƣớc mắt nhƣ mƣa 36. Nƣớc mắt lƣng tròng PL.38 37. Phùng má trợn mắt 38. Sợ xanh mắt 39. Sƣng mặt sƣng mày 40. Tiếc vãi máu mắt 41. Tối tăm mày mặt 42. Tối mày say mặt 43. Tối mắt tối mũi 44. Trông ngứa mắt 45. Tức nổ con mắt 46. Trông mòn con mắt PL.39 PHỤ LỤC 11. THÀNH NGỮ MÔ TẢ TÍNH CÁCH TRONG TIẾNG VIỆT Tích cực 1. Vung tay hay con mắt Trung hòa Tiêu cực 2. Bé ngƣời to con mắt 3. Mắt lăng mày vƣợc 4. Mắt sắc nhƣ dao cầu 5. Mắt cú vọ 6. Mặt cú da lƣơn 7. Mắt dơi mày chuột 8. Mắt m tai điếc 9. Mắt nhƣ mắt lợn luộc 10. Mắt nhƣ mắt rắn ráo 11. Mắt trăng môi thâm 12. Nứt mắt đã hƣ PL.40 PHỤ LỤC 12. THÀNH NGỮ MÔ TẢ CÁCH ỨNG XỬ TRONG TIÊNG VIỆT Tích cực 1. Chớp mắt bỏ qua 2. Đầu mày cuối mắt 3. Liếc mắt đƣa tình Trung hòa 4. Bƣng tai bịt mắt 5. Khuất mắt khôn coi Tiêu cực 6. Bịt mắt ăn dơ 7. Bịt mắt thế gian 8. Cú dòm nhà bệnh 9. Đáng chó khôn ngó đến chúa 10. Giƣơng mắt ếch 11. Khóc mƣớn thƣơng hờ 12. Liếc ngang liếc dọc 13. Mắt trƣớc mắt sau 14. Nhắm mắt nói liều 15. Mắt trƣớc mắt sau 16. Nhắm mắt làm ngơ 17. Nƣớc mắt cá sấu 18. Múa rìu qua mắt thợ 19. Xem trời bằng vùng PL.41 PHỤ LỤC 13. THÀNH NGỮ THUỘC PHẠM VI KHÁC TRONG TIẾNG VIỆT Tích cực 1. Coi bằng mắt, bắt bằng tay 2. Mắt trông tay trỏ đủ mƣời 3. Mắt thấy tai nghe 4. Mƣời mắt trông một 5. Mèo mù vớ cá rán 6. Nhìn mơ đỡ khát 7. Xem tận mắt, bắt tận tay 8. Vụng tay hay con mắt Trung hòa 9. Đập vào mắt 10. Nhắm mắt bƣớc qua 11. Nhắm mắt đƣa chân 12. Sáng bảnh mắt 13. Tô mày vẽ mặt Tiêu cực 14. Con mắt to hơn cái bụng 15. No bụng đói con mắt 16. Mắt thứ hai, tai thứ bảy 17. Mồ cha chẳng khóc, khóc đống mối 18. Mồ mẹ không khóc, khóc mối bòng bong 19. Nuôi ong tay áo, nuôi khỉ dòm nhà 20. Mắt để trên trán 21. Tối mắt 22. Mắt nhắm mắt mở PL.42 PHỤ LỤC 14. THÀNH NGỮ MÔ TẢ TÂM TRẠNG, CẢM XÚC TRONG TIẾNG ANH Tích cực 1. Not a dry eye in the house (Mọi người đều xúc động) 2. Without a backward glance (Hạnh phúc, không buồn vì bất cứ điều gì) Trung hòa 3. One's eyes pop out of his/her head (Vô cùng ngạc nhiên) 4. Not believe in someone‟s eyes (Không tin vào những gì nhìn thấy) 5. More (to something/somebody) than meets the eye (Thấy phức tạp hơn/thú vị hơn lúc đầu gặp/nhìn thấy) Tiêu cực 6. Bawl (one's) eyes out (Khóc thảm thiết) 7. Be one in the eye for (Là sự thất vọng/thua cuộc đối với ai) 8. Close your eyes and think of England (Nhắm mắt chịu đựng bằng cách nghĩ về những điều tốt đẹp) 9. Raise someone‟s eyebrows (Ngạc nhiên/ không đồng tình) 10. Cry one‟s eyes out (Khóc hết nước mắt) 11. Cry someone‟s heart out (Khóc thống thiết) 12. Do someone in the eye (Làm ai xấu hổ) 13. Give someone a black look (Nhìn ai đó một cách tức giận) 14. Look over one‟s shoulder (Hết sức lo lắng) 15. The greened-eyed monster (Sự ganh tị/đố kị, sự ghen tuông) 16. Be like watching grass grow (Thấy chán chường) 17. See red (Đột nhiên trở nên giân dữ)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_doi_chieu_cac_don_vi_tu_vung_thuoc_truong_thi_giac_t.pdf
  • jpgScan0120.JPG
  • jpgScan0121.JPG
  • jpgScan0122.JPG
  • jpgScan0123.JPG
  • pdfTrichyeu_tranThiHaiBinh.pdf
  • pdfTT Eng TranThiHaiBinh.pdf
  • pdfTT TranThiHaiBinh.pdf
Tài liệu liên quan