VIỆN HÀN LÂM
VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGÔ THỊ THANH THÚY
ĐỒ GỐM MEN THỜI LÝ VÀ THỜI TRẦN
TRONG KHO BẢO TÀNG HÀ NỘI
Chuyên ngành : Khảo cổ học
Mã số : 60.22.03.17
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KHẢO CỔ HỌC
HÀ NỘI, 2016
VIỆN HÀN LÂM
VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGÔ THỊ THANH THÚY
ĐỒ GỐM MEN THỜI LÝ VÀ THỜI TRẦN
TRONG KHO BẢO TÀNG HÀ NỘI
Chuyên ngành : Khảo cổ học
Mã số : 60.22.03.17
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KHẢO CỔ HỌC
Người hướ
294 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 702 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Luận án Đồ gốm men thời Lý và thời Trần trong kho bảo tàng Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng dẫn khoa học:
PGS.TS. Tống Trung Tín
HÀ NỘI, 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình tổng hợp tư liệu và kết quả nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu và tư liệu nêu trong luận án là trung thực. Những ý kiến
khoa học chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận án
Ngô Thị Thanh Thúy
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, biểu đồ, sơ đồ
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÁT HIỆN, NGHIÊN
CỨU CÁC SƯU TẬP ĐỒ GỐM MEN THỜI LÝ, THỜI TRẦN
TRONG KHO BẢO TÀNG HÀ NỘI
9
1.1. Một số khái niệm chuyên ngành 9
1.2. Tình hình phát hiện, sưu tầm và nghiên cứu đồ gốm men thời Lý,
thời Trần ở Thăng Long - Hà Nội
11
Tiểu kết chương 1 25
Chương 2: CÁC LOẠI HÌNH GỐM MEN THỜI LÝ, THỜI TRẦN
TRONG KHO BẢO TÀNG HÀ NỘI
27
2.1. Đồ gốm men thời Lý 27
2.2. Đồ gốm men thời Trần 50
Tiểu kết chương 2 91
Chương 3: ĐẶC TRƯNG-KỸ THUẬT SẢN XUẤT, GIÁ TRỊ
LỊCH SỬ-VĂN HÓA VÀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ
TRỊ GỐM MEN THỜI LÝ, THỜI TRẦN TRONG KHO BẢO
TÀNG HÀ NỘI.
93
3.1. Đặc trưng và kỹ thuật sản xuất 93
3.2. Đôi nét về giá trị lịch sử-văn hóa của đồ gốm men thời Lý, thời
Trần trong kho Bảo tàng Hà Nội
128
3.3. Vấn đề bảo quản hiện vật và phát huy giá trị bộ sưu tập 139
Tiểu kết chương 3 141
KẾT LUẬN 145
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng kê
Phụ lục 2: Bản đồ
Phụ lục 3: Bản ảnh
Phụ lục 4: Bản vẽ
Phụ lục 5: Kết quả phân tích mãu gốm men thời Lý, thời Trần bằng
phương pháp Khoa học tự nhiên
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Ba Bản ảnh
BEFEO Bulletin de L’Ecole Francaise d’ Extrême-Orient
BTHN Bảo tàng Hà Nội
BLT Bến Long Tửu
BTHN Bảo tàng Hà Nội
BTLSVN Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
BTLSQG Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Bv Bản vẽ
CTQG Chính trị Quốc gia
ĐHQG Đại học quốc gia
ĐHKHXH & NV Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn
Đkđ Đường kính đáy
Đkm Đường kính miệng
ĐT Đền Thượng
ĐV Đầu Vè
Gm Gốm men
GS Giáo sư
HLV Hoa Lâm Viên
KCH Khảo cổ học
KHLSVN Khoa học Lịch sử Việt Nam
KHTN Khoa học tự nhiên
KHXH Khoa học xã hội
KL Kim Lan
NCLS Nghiên cứu lịch sử
NPHMVKCH Những phát hiện mới về khảo cổ học
Nxb Nhà xuất bản
PL Phụ lục
TBKH Thông báo khoa học
Tk Thế kỷ
TP Thành phố
TS Tiến sỹ
VC Văn Cao
VKCH Viện Khảo cổ học
VHNT Văn hóa nghệ thuật
VHTT Văn hóa thông tin
VHTT&DL Văn hóa, Thể thao và Du lịch
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BẢN ĐỒ, BẢN ẢNH, BẢN VẼ, KẾT QUẢ
PHÂN TÍCH MỘT SỐ MẪU GỐM MEN THỜI LÝ VÀ THỜI TRẦN
BẰNG PHƯƠNG PHÁP KHTN
Phụ lục 1: Bảng kê
Bảng 1: Đặc điểm chất liệu xương gốm một số mẫu gốm men thời Lý qua quan
sát bằng mắt thường
Bảng 2: Kết quả phân tích lát mỏng thạch học thành phần khoáng vật xương
gốm thời Lý và thời Trần
Bảng 3: Kết quả phân tích thành phần hóa học phân tích xương gốm thời Lý và
thời Trần qua phương pháp phổ xạ plasma ICP-MS
Bảng 4: Đặc điểm chất liệu qua quan sát bề ngoài một số mẫu gốm men thời
Trần
Bảng 5: Kết quả phân tích thành phần hóa học phân tích men gốm bằng phương
pháp phân tích nhiễu xạ tia A-XRD
Bảng 5.1: Kết quả phân tích lát mỏng thạch học thành phần khoáng vật xương
gốm
Bảng 5.2: Kết quả phân tích thành phần hóa học phân tích men gốm
Bảng 5.3: Kết quả phân tích thành phần hóa học phân tích xương gốm
Bảng 6: Kết quả phân tích chất liệu gốm celadon ở Xóm Hống
Bảng 7: Thống kê gốm men thời Lý tại di tích Văn Cao-Hoàng Hoa Thám
Bảng 8: Thống kê gốm men thời Trần tại di tích Văn Cao-Hoàng Hoa Thám
Bảng 9: Thống kê gốm men thời Lý (Tk 11-13) còn dáng
Bảng 10: Thống kê gốm men thời Lý (Tk 11-13)
Bảng 11: Thống kê gốm men thời Trần (Tk 13-14) còn dáng
Bảng 12: Thống kê mảnh gốm men thời Trần (Tk 13-14)
Phụ lục 2. Bản đồ
Bản đồ thời Lê ký hiệu A2499 (Tk 15-18)
Phụ lục 3: Bản ảnh
(từ Bản ảnh 1 đến Bản ảnh 321)
Phụ lục 4: Bản vẽ
(từ Bản vẽ 1 đến Bản vẽ 37)
Phụ lục 5: Kết quả phân tích một số mẫu gốm men thời Lý, thời Trần bằng
phương pháp KHTN
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Bảo tàng Hà Nội hiện nay là nơi lưu giữ nhiều di vật được phát hiện
hoặc sưu tầm trên địa bàn Hà Nội (bao gồm cả Hà Tây cũ, sáp nhập vào năm 2008).
Trong số các di vật của Bảo tàng có một khối lượng không nhỏ đồ gốm men thuộc
giai đoạn Lý, Trần với nhiều nguồn khác nhau. Đó là những sưu tập thu được từ các
cuộc điều tra, thám sát, khai quật do các cơ quan nghiên cứu tiến hành như: Viện
Khảo cổ học, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân
văn, ĐHQG Hà Nội, Bảo tàng Nhân học với hàng trăm hiện vật (gồm những mảnh
đế, miệng, thân gốm). Ngoài ra trong kho Bảo tàng Hà Nội còn lưu giữ khoảng
720 đồ gốm men còn khá nguyên dáng thuộc thời Lý và thời Trần được tiếp nhận từ
các cơ quan Công an, Hải quan và một số tập thể, cá nhân hiến tặng [90].
Có thể nói các hiện vật lưu giữ trong Bảo tàng Hà Nội hiện nay trong đó bao
gồm sưu tập gốm men thời Lý, thời Trần nói trên là những di sản vô cùng quý giá
của dân tộc nói chung và của di sản Thăng Long - Hà Nội nói riêng, vì đó là những
di vật phản ảnh nhiều giá trị lịch sử - văn hóa do tiền nhân để lại còn lưu truyền đến
ngày nay.
Song, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, việc nghiên cứu bộ sưu tập này trong
thời gian qua là rất ít, mới chỉ có một đợt năm 1992. Việc nhận diện giá trị của bộ
sưu tập mới chỉ là bước đầu dựa trên kết quả nghiên cứu cách đây đã 24 năm, nhiều
kết quả giám định đã lạc hậu, nhiều thành tựu mới được bổ sung, việc lập hồ sơ
khoa học với bộ sưu tập này vẫn còn sơ sài, do vậy rất cần được nghiên cứu bổ sung
hoàn thiện. Thêm nữa, việc công bố phát huy giá trị của bộ sưu tập này hiện nay gần
như rất hạn chế, chỉ dừng ở một vài di vật trong một vài ấn phẩm [50,77,89].
Trong nhiều năm qua, việc tìm hiểu và giới thiệu chi tiết của các nhà nghiên
cứu về bộ sưu tập vẫn chưa được tiến hành. Việc phân tích từng di vật, từng sưu tập
theo các dòng men, theo niên đại thời Lý và thời Trần, việc đánh giá giá trị còn rất
nhiều vấn đề chưa rõ ràng, rất hạn chế việc tìm hiểu giá trị của bộ sưu tập và cũng
do vậy, việc nghiên cứu tổng hợp để đánh giá giá trị về bộ sưu tập là rất cần thiết.
2
Là một người làm công tác nghiên cứu tại bảo tàng trong nhiều năm qua, chúng tôi
rất quan tâm đến bộ sưu tập này và đã tập trung nhiều thời gian thu thập đối chiếu
để làm rõ hơn về loại hình và niên đại từng hiện vật.
1.2. Trong một số năm gần đây, ngành khảo cổ học đã tiến hành nghiên cứu
đồ gốm men thời Lý, thời Trần tại hàng loạt các địa điểm thuộc kinh đô Thăng
Long và các vùng phụ cận của kinh đô. Đó là những tư liệu quý giá hàng đầu góp
phần chứng minh thuyết phục tình hình sản xuất và sử dụng gốm men Thăng Long
thời Lý, thời Trần, chứng minh Thăng Long là một trung tâm sản xuất gốm men lớn
và đẹp vào bậc nhất thời Lý và thời Trần. Trên cơ sở các đồ gốm men thời Lý và
thời Trần khai quật đang được lưu giữ ở kho Bảo tàng Hà Nội tác giả cố gắng tổng
hợp, hệ thống, phân loại để có nhận thức bước đầu về mối quan hệ giữa đồ gốm
trong các di tích khảo cổ với các đồ gốm trong sưu tập ngẫu nhiên thu được từ các
nguồn các nhau, qua đó tăng thêm việc đánh giá các giá trị xác thực của tổng thể đồ
gốm men thời Lý, thời Trần được lưu trữ trong kho Bảo tàng Hà Nội
[96,97,99,101,102,104,105,107,111].
1.3. Về mặt lịch sử-văn hóa, gốm men nói chung, gốm men thời Lý, thời
Trần nói riêng là một nguồn sử liệu vật chất quan trọng góp phần nghiên cứu lịch sử
- văn hóa và văn minh thời Lý, thời Trần. Thông qua việc nghiên cứu đồ gốm men
thời Lý, thời Trần, tác giả cố gắng liên hệ, so sánh để hiểu thêm đôi nét về lịch sử -
văn hóa thời Lý, thời Trần ở Thăng Long nói riêng cũng như văn hóa thời Lý, thời
Trần nói chung.
1.4. Cuối cùng, chúng ta biết rằng, hiện nay Bảo tàng Hà Nội đã có cơ sở
khang trang, rộng rãi. Nhu cầu trưng bày phục vụ khách tham quan và công tác
nghiên cứu đang được đặt ra cấp thiết, nhu cầu trưng bày các sưu tập hiện vật trong
đó có gốm men càng cấp thiết hơn. Thực tế, nếu không đi sâu vào nghiên cứu hơn
nữa, bộ sưu tập gốm men thời Lý, thời Trần trong kho Bảo tàng Hà Nội chưa thể
phát huy được tác dụng hữu hiệu, đáp ứng yêu cầu cấp bách nói trên. Xuất phát từ
yêu cầu thực tiễn công tác quản lý hiện vật và phát huy trưng bày của Bảo tàng Hà
Nội, mặc dù biết rằng đây là một đề tài rất khó, bản thân không phải là một nhà
3
khảo cổ học nhưng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Đồ gốm men thời Lý
và thời Trần trong kho Bảo tàng Hà Nội”.
Thực hiện đề tài nghiên cứu này, luận án hy vọng có những đóng góp nhất
định vào việc hiểu biết một cách tương đối toàn diện và hệ thống về sưu tập gốm
men thời Lý, thời Trần hiện đang lưu giữ tại kho Bảo tàng và qua đó góp phần hiểu
thêm về một thời kỳ quan trọng trong tiến trình lịch sử gốm sứ Việt Nam, góp phần
hoàn thiện nội dung hệ thống phích phiếu hiện vật gốm thời Lý, thời Trần; đáp ứng
yêu cầu công tác phát huy trưng bày trong hệ thống chính và trưng bày chuyên đề;
tăng cường nội dung cho công tác thuyết minh, hướng dẫn tham quan tại Bảo tàng Hà Nội.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.
Nghiên cứu “Đồ gốm men thời Lý và thời Trần trong kho Bảo tàng Hà Nội”
nhằm 3 mục đích sau đây:
- Hệ thống hóa những kết quả nghiên cứu đã có về gốm men thời Lý, thời
Trần trong kho Bảo tàng Hà Nội.
- Bước đầu nghiên cứu tổng hợp, phân loại và so sánh để xác định các đặc
trưng của sưu tập gốm thời Lý, thời Trần ở kho Bảo tàng Hà Nội trên các phương
diện dòng men, loại hình, trang trí và kỹ thuật chế tạo để qua đó đóng góp vào việc
nghiên cứu lịch sử gốm sứ Thăng Long nói riêng và lịch sử phát triển của đồ gốm
Việt Nam nói chung. Cũng qua đó góp phần hiểu thêm về lịch sử - văn hóa Thăng
Long nói riêng và lịch sử - văn hóa Việt Nam nói chung.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp bảo quản, bảo tồn và
phát huy giá trị của các sưu tập gốm men thời Lý, thời Trần trong kho Bảo tàng Hà Nội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án.
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Các hiện vật gốm men thuộc thế kỷ 11 - 14 thu thập được từ các cơ quan
Công an, Hải quan trong những năm 1989 - 1990 cùng các hiện vật gốm men do các
nhà sưu tầm tư nhân hiến tặng hiện đang lưu giữ tại kho Bảo tàng Hà Nội,
- Các hiện vật gốm men thuộc thế kỷ 11 - 14 do các cuộc khai quật, khảo sát
thuộc địa bàn Thủ đô Hà Nội đã được bàn giao cho Bảo tàng Hà Nội quản lý như:
các địa điểm khảo cổ học đàn Nam Giao, đàn Xã Tắc, Văn Cao - Hoàng Hoa Thám,
4
di tích Kim Lan, Đền Thượng (Cổ Loa), di tích Bến Long Tửu, Đầu Vè hiện đang
lưu giữ lại Bảo tàng Hà Nội,
- Khi cần thiết, luận án có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu đối với một số đồ
gốm men thời Lý, thời Trần được phát hiện ở các khu vực khác thuộc Hoàng Thành
Thăng Long - Hà Nội đã được công bố như địa điểm 18 Hoàng Diệu, Đoan Môn-
Kính Thiên, 62-64 Trần Phú, Thiên Trường (Nam Định), Chu Đậu (Hải Dương),
thành nhà Hồ (Thanh Hóa), các hiện vật gốm men thời Lý, thời Trần của Thăng
Long - Hà Nội hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và một số bảo tàng
trong nước và thế giới đã được nghiên cứu và công bố nhằm làm rõ thêm các đặc
trưng và giá trị của các sưu tập đồ gốm men thời Lý, thời Trần được lưu giữ trong
kho Bảo tàng Hà Nội.
3.2. Những vấn đề cần giải quyết trong luận án
- Sưu tầm, tổng hợp tình hình nghiên cứu về các sưu tập đồ gốm men thời Lý
và thời Trần trong kho Bảo tàng Hà Nội,
- Hệ thống và phân loại các loại hình gốm men thời Lý và thời Trần trong
kho Bảo tàng Hà Nội,
- Nghiên cứu, so sánh, tìm hiểu các đặc trưng đồ gốm men thời Lý và thời
Trần trên các phương diện chất liệu, kiểu dáng, dòng men, hoa văn và kỹ thuật sản xuất,
- Bước đầu đánh giá giá trị lịch sử văn hóa của các sưu tập gốm men thời Lý
và thời Trần ở kho Bảo tàng Hà Nội,
- Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm bảo quản, bảo tồn với sưu tập đồ
gốm men thời Lý và thời Trần ở kho Bảo tàng Hà Nội.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án.
- Đề tài sử dụng các phương pháp khảo cổ học truyền thống như phân loại,
thống kê, mô tả, đo vẽ, chụp ảnh hiện vật. Sử dụng phương pháp phân tích so sánh
giữa các sưu tập còn lưu giữ ở kho Bảo tàng Hà Nội với các hiện vật tiêu biểu phát
hiện ở các khu vực khác.
- Đề tài cũng sử dụng phương pháp liên ngành dân tộc - khảo cổ học trong
việc tiến hành khảo sát quy trình sản xuất ở một số lò gốm Bát Tràng hiện nay để
tìm hiểu rõ hơn kỹ thuật sản xuất đồ gốm men thời Lý, thời Trần.
5
- Luận án cũng chú ý tiến hành lựa chọn và phân tích thành phần hóa học
bằng các phương pháp khoa học tự nhiên một số mẫu gốm men ở các địa điểm Kim
Lan, Văn Cao và 62 - 64 Trần Phú, nhằm góp phần tìm hiểu đặc trưng chất liệu
xương gốm, men gốm và nhiệt độ nung, thông qua đó góp phần tìm hiểu thêm về kỹ
thuật sản xuất đồ gốm men thời Lý, thời Trần được phát hiện ở Thăng Long - Hà
Nội. Trong luận án này được sự giúp đỡ của Th.s Lê Cảnh Lam (Viện Khảo cổ
học), chúng tôi sử dụng một số phương pháp như sau (PL 5):
+ Phương pháp phân tích thạch học lát mỏng: đơn vị phân tích là Viện Địa
chất khoáng sản, địa chỉ: Đường Chiến Thắng, Hà Đông, Hà Nội. Phương pháp này
sẽ cưa cắt rời mẫu gốm dưới dạng phiến mỏng, mài nhẵn và đặt lên một tấm kính để
nghiên cứu kết cấu hạt dưới kính hiển vi bằng ánh sáng khúc xạ. Phương pháp này
cho biết kích thước các hạt trong xương gốm để đánh giá độ nghiền mịn hay thô của
nguyên liệu để kết luận quy trình lọc, nghiền đất kỹ lưỡng hay đơn giản; cho biết
phần trăm lỗ hổng trong xương gốm để đánh giá độ xốp và độ ngậm nước của gốm;
cho biết gốm có trộn bã thực vật, mảnh vụn vỏ sò hay không trộn.
+ Phân tích thành phần hóa học gốm bằng phương pháp Huỳnh quang tia X-
XRF (X-Ray Fluorescence). Mẫu được phân tích thành phần tại Viện Nghiên cứu
sành sứ - thủy tinh công nghiệp, địa chỉ: 132 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội.
Mẫu được phân tích thành phần bề mặt của xương gốm và men gốm. Phương
pháp XRF được áp dụng cho chất rắn nói chung kể như đá, hợp kim, gốm, sứ, thủy
tinh. Phương pháp này sử dụng thiết bị chiếu tia X vào mẫu vật. Mỗi nguyên tố sẽ
bị kích thích và nhảy điện tử electron từ lớp ngoài vào lớp trong. Khi điện tử chuyển
lớp điện tử sẽ phát ra năng lượng. Máy sẽ đo năng lượng đó để xác định nồng độ
hàm lượng của các nguyên tố được chứa trong chất liệu xương gốm và men gốm.
+ Phương pháp phân tích quang phổ phát xạ plasma/khối phổ ICP-MS
(Inductively coupled plasma/mass spectrometry): Phương pháp này được thực hiện
phân tích tại Trung tâm phân tích thí nghiệm địa chất, địa chỉ: Km 9 - đường
Nguyễn Trãi - Thanh xuân - Hà Nội. Phương pháp phân tích quang phổ phát xạ
plasma/ khối phổ, dùng để phân tích thành phần các nguyên tố vô cơ, kim loại với
độ chính xác cao, có thể phân tích các nguyên tố vết với hàm lượng ppm (10-6). Cho
6
phép phân tích đồng thời 36 chỉ tiêu nguyên tố vô cơ. Ứng dụng trong phân tích
gốm khảo cổ cho biết các thành phần chính có trong xương và men, đồng thời cho
biết các nguyên tố vi lượng có hàm lượng 10-6 trong mẫu.
Từ thành phần hóa học men và xương có thể biết được nguyên tố nào tạo ra
màu sắc của men, và giải thích vì sao gốm thấu quang hay không thấu quang.
+ Phương pháp phân tích nhiễu xạ tia X (XRD) (X-ray diffraction): Tiến
hành phân tích tại Viện Vật liệu xây dựng, địa chỉ: 235 đường Nguyễn Trãi, P.
Thanh Xuân Trung, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
Phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD) phân tích cấu trúc của vật chất, dạng thù
hình của tinh thể từ đó xác định tên của khoáng vật tạo thành trong gốm. Các
khoáng chất tồn tại trong gốm cho phép đoán định nhiệt độ nung và cấu tạo tạo hình
học của khoáng chất để xác định lý giải về tính hợp lý trong đơn phối liệu nguyên
liệu và kết quả của quá trình nung.
+ Phân tích Nhiệt trọng lượng, nhiệt vi sai, Phương pháp TG-DTA (Thermal
gravimetric - Differential Thermal Analysis). Địa chỉ phân tích tại Viện Vật liệu xây
dựng, 235 đường Nguyễn Trãi, P. Thanh Xuân Trung, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
Phương pháp này nghiên cứu sự thay đổi trọng lượng và hiệu ứng nhiệt khi nung
mẫu lên 1300OC. Sự tăng hay giảm của trọng lượng và sự tỏa nhiệt hay thu nhiệt
trong quá trình nung gắn với sự đốt cháy, bay hơi, kết tinh, chuyển pha của mẫu bị
nung được máy phân tích ghi lại dưới dạng giản đồ biến thiên nhiệt độ, trọng lượng,
hiệu ứng nhiệt. Căn cứ vào sự thay đổi trọng lượng và nhiệt để đoán định mẫu có
chứa vật liệu hữu cơ không? mẫu đã được nung đến nhiệt độ nào?
- Tổng hợp nhiều phương pháp để xác định niên đại gốm men thời Lý, thời
Trần trong kho Bảo tàng Hà Nội. Trong Bảo tàng học và khảo cổ học, việc nghiên
cứu xác định niên đại cho từng di vật, từng sưu tập là công việc cốt lõi, cơ bản vô
cùng quan trọng. Để có thể thực hiện được điều này, chúng tôi đã học hỏi từ các nhà
khảo cổ học và nhận thấy rằng có có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau như:
+ Phương pháp nghiên cứu địa tầng,
+ Phương pháp phân tích C14,
+ Phương pháp so sánh loại hình học,
7
+ Phương pháp phân tích tìm hiểu các dấu vết kỹ thuật,
+ Nghiên cứu niên đại từ việc tìm hiểu các chữ Hán được ghi trên đồ gốm,
+ Phương pháp chuyên gia.
Nhìn chung việc tổng hợp nhiều phương pháp khác nhau cho phép hiểu được
niên đại của đồ gốm ngày càng chính xác hơn. Ở điều kiện các sưu tập Bảo tàng,
phương pháp chuyên gia được các cơ quan Bảo tàng, các nhà Bảo tàng học triệt để
vận dụng. Các chuyên gia đã công bố hàng loạt các sách chuyên khảo về đồ gốm
với các chú dẫn cẩn thận và ảnh màu rất đẹp. Chúng tôi xem đó như một cuốn cẩm
nang tra cứu hỗ trợ cho việc xác định niên đại. Các chuyên gia cũng trực tiếp hướng
dẫn và nghiên cứu xác định niên đại cho các sưu tập gốm của Bảo tàng Hà Nội.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án.
- Tập hợp tương đối đầy đủ cho đến thời điểm hiện nay các kết quả nghiên
cứu về đồ gốm men thời Lý, thời Trần được lưu giữ tại kho Bảo tàng Hà Nội bao
gồm các sưu tập ngẫu nhiên và các sưu tập khảo cổ học.
- Xác định một số đặc trưng của đồ gốm men thời Lý, thời Trần trên các
phương diện loại hình, chất liệu, dòng men, kỹ thuật sản xuất, diễn biến các đồ gốm
men từ thời Lý sang thời Trần. Xác định bằng phương pháp khoa học tự nhiên thành
phần khoáng vật, thành phần hóa học của chất liệu xương gốm, men gốm và độ
nung của một số mẫu gốm thời Lý, thời Trần, qua đó góp phần hiểu thêm các đặc
trưng cơ bản của gốm men thời Lý, thời Trần.
- Xác định bước đầu các giá trị lịch sử - văn hóa được thể hiện qua đồ gốm
men thời Lý, thời Trần và qua đó góp phần hiểu thêm lịch sử - văn hóa thời Lý, thời Trần.
- Từ kết quả nghiên cứu này, luận án đề xuất một vài kiến nghị góp phần
hoàn thiện bộ hồ sơ khoa học cho việc quản lý đồ gốm men trong kho Bảo tàng Hà
Nội trên cơ sở đó kiến nghị công tác trưng bày, phục vụ tham quan và công tác bảo
quản phục hồi các hiện vật gốm men thời Lý và thời Trần.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án.
- Việc hoàn thành luận án góp phần nhận thức loại hình, dòng men, hoa văn
và kỹ thuật về các sưu tập gốm men thời Lý, thời Trần trong kho Bảo tàng Hà Nội.
8
- Góp phần nhất định vào việc tìm hiểu tiến trình lịch sử gốm men thời Lý,
thời Trần ở Thăng Long nói riêng, thời Đại Việt nói chung và cũng góp phần hiểu
thêm tiến trình lịch sử gốm men Việt Nam, tiến trình lịch sử văn hóa Việt Nam.
- Góp phần vào việc bảo tồn và trưng bày phát huy giá trị lịch sử-văn hóa của
gốm men thời Lý, thời Trần trong kho Bảo tàng Hà Nội.
7. Bố cục của luận án.
Ngoài mở đầu và kết luận, luận án dày 136 trang, được bố cục thành 3
chương như sau:
- Chương 1: Tổng quan tình hình phát hiện, nghiên cứu các sưu tập đồ gốm
men thời Lý và thời Trần trong kho Bảo tàng Hà Nội.
- Chương 2: Các loại hình gốm men thời Lý, thời Trần trong kho Bảo tàng
Hà Nội.
- Chương 3: Đặc trưng kỹ thuật-sản xuất, giá trị lịch sử-văn hóa và vấn đề
bảo tồn, phát huy giá trị gốm men thời Lý, thời Trần trong kho Bảo tàng Hà Nội.
Để hoàn thành luận án này, tôi xin trân trọng cảm ơn Học viện Khoa học xã
hội, lãnh đạo Bảo tàng Hà Nội cùng các bạn đồng nghiệp ở các Bảo tàng, các
chuyên gia thuộc Viện Khảo cổ học Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, UBND
xã Kim Lan, cán bộ và nhân dân xã Kim Lan, xã Bát Tràng. Đặc biệt, tôi xin bày
tỏ lòng biết ơn PGS.TS Tống Trung Tín đã hướng dẫn khoa học cho công trình
nghiên cứu này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các Thầy, các Cô
và đồng nghiệp đã hết lòng tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình sưu tầm tư
liệu, triển khai nghiên cứu và hoàn thành luận án như: nhà Khảo cổ học Bùi Vinh,
TS.Trần Anh Dũng, TS.Phạm Quốc Quân, TS.Nguyễn Đình Chiến, PGS.TS Trình
Năng Chung, nhà khảo cổ học Đỗ Đức Tuệ, Ths. Lê Cảnh Lam, Thư viện Viện
KCH, Ths. Nguyễn Mai Hương
Xin cảm ơn tất cả./.
9
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÁT HIỆN, NGHIÊN CỨU CÁC SƯU TẬP
ĐỒ GỐM MEN THỜI LÝ, THỜI TRẦN TRONG KHO BẢO TÀNG HÀ NỘI
1.1. Một số khái niệm chuyên ngành.
Tiếp cận nghiên cứu đồ gốm men thời Lý và thời Trần, trước hết cần hiểu
thêm một vài khái niệm chuyên ngành như “đồ gốm”, “gốm men” và “các dòng
gốm men”.
1.1.1. Đồ gốm.
Trong khảo cổ học “đồ gốm” được dùng như một danh từ chung để chỉ các
loại đồ vật được làm từ các loại đất sét được nung qua những nhiệt độ nhất định.
Nếu nói một cách hình ảnh thì “gốm” là sự hòa quyện giữa đất - nước và lửa dưới
bàn tay khéo léo của con người.
Trong lịch sử, theo kết quả nghiên cứu khảo cổ học đồ gốm đã có một quá
trình phát triển lâu đời, phát sinh từ thời tiền sử cách ngày nay trên dưới một vạn
năm. Theo các nhà khảo cổ học thì ở Việt Nam, đồ gốm bắt đầu ra đời từ văn hóa
Hòa Bình hoặc hậu Hòa Bình. Lúc mới ra đời, đồ gốm còn mang những đặc điểm
rất thô sơ đơn giản, thuần túy chỉ là các loại đồ vật được làm từ các loại đất sét có
pha trộn thêm một số loại nguyên liệu khác như cát, bã thực vật Đồ gốm như vậy
nói chung thường có chất liệu thô và có quá trình tồn tại rất lâu kéo dài cho đến tận
ngày nay.
1.1.2. Đồ gốm men.
Đồ gốm men và đồ sứ là tên gọi phổ biến nhất hiện nay trong các văn liệu
khảo cổ. Thuật ngữ này chỉ loại đồ gốm có lớp men được phủ ở trong và ngoài đồ
vật làm cho đồ gốm trở nên đẹp hơn, chắc chắn hơn. Men gốm cơ bản là loại hợp
chất gồm các thành phần khai thác từ các chất liệu thiên nhiên và pha chế theo tỷ lệ
thích hợp để phủ bên ngoài đồ gốm trước khi nung.
“Gốm men” cũng là một khái niệm được sử dụng khá rộng rãi trong giới
nghiên cứu khảo cổ học hiện nay. Tuy nhiên, giữa các nhà nghiên cứu cũng chưa có
cách gọi thống nhất do có những quan niệm khác nhau.
10
Theo nhà nghiên cứu mỹ thuật Trần Khánh Chương thì đồ gốm Việt Nam
được phân chia thành 5 loại: 1. Đất nung, 2. Sành nâu, 3. Sành xốp, 4. Sành trắng, 5. Sứ.
Cách phân loại này dựa trên 2 tiêu chí là xương gốm và niên đại. Nhưng thực
tế lịch sử phát triển đồ gốm Việt Nam không phải trải qua 5 giai đoạn phát triển kế
tiếp nhau như thế [22].
Theo nhà nghiên cứu gốm sứ Nguyễn Đình Chiến thì đồ gốm Việt Nam được
chia làm 4 loại: 1. Đất nung, 2. Sành, 3. Gốm men, 4. Sứ.
Cách phân loại này khác với Trần Khánh Chương là không có sành xốp. Nhìn
chung cách gọi như vậy có phần khái quát hơn cách phân chia của Trần Khánh Chương.
Để nhìn nhận toàn diện hơn, chúng ta có thể tham khảo thêm một số cách
phân loại đồ gốm của các học giả nước ngoài.
Theo nhà nghiên cứu nghệ thuật Noritake Tsuda trong cuốn Sổ tay nghệ
thuật Nhật Bản xuất bản năm 1990, trang 220 thì đồ gốm Nhật Bản cũng được chia
thành 4 loại: 1. Đất nung (Doki), 2. Đất nung có men (Toki), 3. Sành (Sekki), 4. Sứ
(Jiki).
Còn các nhà nghiên cứu Thái Lan, thì đồ gốm ở nước này lại được chia thành
4 loại như sau: 1.Gốm thô tiền sử (Terra cotta) có nhiệt độ nung < 8500C, 2. Đất
nung bán sành (Earthenware) có nhiệt độ nung giữa 8800C - 11500C, 3. Sành
(Stonware) có nhiệt độ nung giữa 11500C - 13300C, 4. Sứ (Porcelan) có nhiệt độ
nung giữa 13000C - 14500C
Đây là cách phân loại dựa trên cả 3 tiêu chí: chất liệu, nhiệt độ nung và niên
đại [137, tr. 171].
Ở phạm vi một luận án đi sâu vào một sưu tập hiện đang lưu giữ trong kho
Bảo tàng Hà Nội, chúng tôi không có ý định đi sâu hơn về các quan niệm đã nói
trên. Điều đó đòi hỏi phải có các đề tài chuyên sâu ở cấp độ lớn hơn. Nhưng nếu
hiểu một cách đơn giản thì “Gốm men” là loại gốm được làm bằng đất sét trắng có
thể có pha thêm một số nguyên liệu khác và được tráng một hay nhiều lớp men. Khi
loại gốm men được nâng lên ở một trình độ cao hơn, độ thiêu kết cao trên 12000C
thì thuật ngữ “Gốm men” được gọi là “Đồ sứ”.
1.1.3. Các dòng gốm men.
11
Đồ gốm men, do cách pha chế nguyên vật liệu, nhìn chung thường tạo ra
nhiều dòng men có màu sắc khác nhau. Vì vậy, giới nghiên cứu nói chung và các
nhà khảo cổ học Việt Nam còn phân chia đồ gốm men theo màu sắc men như “Gốm
men trắng”, “Gốm men vàng’, “Gốm men ngọc”, “Gốm men xanh lục”, “Gốm
men nâu”, “Gốm hoa nâu”, “Gốm hoa lam” Trong luận án này sẽ sử dụng các
khái niệm các dòng gốm men nói trên làm cơ sở để phân loại và nhận thức đồ gốm
men thời Lý, thời Trần trong kho Bảo tàng Hà Nội.
1.1.4. Đồ gốm “nguyên dáng” và đồ gốm “đủ dáng”
Đồ gốm trong các sưu tập ngẫu nhiên và sưu tập khảo có khi còn tương đối
nguyên vẹn có khi bị sứt mẻ, vỡ, đặc biệt trong các di chỉ khảo cổ học chủ yếu chỉ
còn các mảnh vụn. Trong nhiều trường hợp các mảnh vỡ khi chắp lại vãn cho phép
hiểu được một cách tương đối dáng hình của hiện vật. Do vậy, các nhà khảo cổ học sử
dụng hai thuật ngữ: đồ gốm “nguyên dáng” và đồ gốm “đủ dáng”:
Đồ gốm “nguyên dáng” là đồ gốm còn tương đối nguyên vẹn cho phép hiểu
một cách tương đối đầy đủ dáng, hoa văn, men và các vấn đề kỹ thuật liên quan.
Đồ gốm “đủ dáng” là loại đồ gốm chỉ còn một số mảnh vỡ. Từ những mảnh
vỡ này khi chắp lại có thể cho phép hiểu một cách tương đối về kiểu dáng của di vật.
1.2. Tình hình phát hiện, sưu tầm và nghiên cứu đồ gốm men thời Lý,
thời Trần ở Thăng Long - Hà Nội.
1.2.1. Vị trí và đôi nét lịch sử Thăng Long Hà Nội.
Hà Nội, Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đã được mở
rộng bao gồm cả đất Hà Tây cũ (năm 2008). Đó là vùng đất nằm ở trung tâm Bắc
Bộ, giới hạn trong khoảng từ 20053’ đến 21023’ vĩ độ Bắc, 105044’ đến 106002’
kinh Đông tiếp giáp với năm tỉnh là Thái Nguyên ở phía Bắc, Bắc Ninh và Hưng
Yên ở phía Đông, Hà Tây (cũ) và Vĩnh Phúc ở phía Tây và phía Nam.
Từ 3500 năm trước, những người tiền Việt cổ - Việt cổ thuộc văn hóa Phùng
Nguyên - Đông Sơn đã đến đây khai phá. Dấu vết của họ đã được khảo cổ học tìm
thấy ở Văn Điển, Triều Khúc và mới đây ở di tích đàn Xã Tắc thuộc khu vực Ô Chợ
Dừa (Đống Đa, Hà Nội).
12
Vùng Hà Nội đến thời thuộc Đường đã dần trở thành An nam đô hộ phủ với
thành Đại La - trung tâm đầu não thống trị của thế lực ngoại bang. Nhưng ở ngay
nơi trung tâm của “An Nam đô hộ phủ”, nhân dân vùng Hà Nội đã dũng cảm đấu
tranh chống lại ách thống trị tàn bạo và chính sách đồng hóa thâm độc của phong
kiến phương Bắc.
Từ thế kỷ 6, cuộc đấu tranh anh dũng bảo vệ chủ quyền đất nước của Lý
Nam Đế đã đưa Hà Nội cổ, miền đất cửa sông Tô Lịch ở vùng nam sông Hồng đã
bước lên hàng đầu trong lịch sử dân tộc với tên gọi là Tống Bình, Thủ đô của nhà
nước Vạn Xuân (542), nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập đầu tiên.
Thế kỷ 10, sau chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt, Việt Nam thoát khỏi nghìn
năm Bắc thuộc, trong buổi sơ khai của nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập, Ngô
Quyền đóng đô ở Cổ Loa, và sau đó Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn đóng đô ở Hoa Lư
(Ninh Bình) để rồi mùa thu năm Canh Tý, vua Lý Thái Tổ ban Chiếu dời đô về
Thăng Long mở ra một chương mới của lịch sử Việt Nam. Kể từ đó, qua thời Trần
(1225-1400), thời Lê sơ (1428-1527), thời Mạc (1527-1592), thời Lê Trung Hưng
(1593-1789) Thăng Long luôn là Kinh đô của Đại Việt. Thời Nguyễn (1802-1945)
Thăng Long là trấn Bắc Thành và thành Hà Nội. Từ năm 1945 đến nay, Thăng
Long - Hà Nội là Thủ đô nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, nay là Cộng hòa Xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngay từ những năm đầu dời đô về Thăng Long, với khí thế của một quốc gia
tự cường dân tộc mạnh mẽ, vương triều Lý (1010 - 1225) đã cho quy hoạch kinh đô,
xây dựng thành quách, lâu đài, cung điện, đền đài, chùa tháp tạo điều kiện thúc
đẩy các ngành nghề thủ công phát triển, trong đó có nghề sản xuất gốm men.
Thời Trần (1226 - 1400), nhà nước được chuyển giao trong hòa bình nên nhà
Trần được thừa hưởng một phần di sản quý báu do nhà Lý xây dựng. Trên nền tảng
đó, nhà Trần tiếp tục tiến hành xây dựng mới kinh đô và tiếp tục có nhiều biện pháp
thúc đẩy mọi hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và quân sự.
Các vòng thành của kinh đô Thăng Long thời Lý được nhà Trần chú ý củng
cố tu bổ. Trong hoàng cung có hai khu cung điện chính là cung Thánh Từ của
Thượng hoàng và cung Quan Triều của nhà vua. Nối tiếp triều Lý, triều Trần cũng
13
đạt được các thành tích lớn trong kỹ nghệ sản xuất gốm sứ mà các phát hiện khảo cổ
học đã và đang làm rõ điều đó [104].
1.2.2. Vài nét về tình hình nghiên cứu đồ gốm men thời Lý, thời Trần ở
Thăng Long - Hà Nội
1.2.2.1. Khái quát đôi nét về lịch sử nghiên cứu đồ gốm men thời Lý và thời Trần
Đồ gốm men thời Lý, thời Trần nói chung đã bắt đầu được phát hiện và
nghiên cứu ở Việt Nam từ cuối thế kỷ 19- đầu thế kỷ 20. Từ đó đến nay đã hơn một
thế kỷ qua, các loại hình đồ gốm ở thời kỳ này ngày càng được phát hiện nhiều hơn
và nhận thức ngày một sâu sắc hơn.
Trên đại thể có thể tạm phân chia lịch sử phát hiện và nghiên... định niên đại,
luận án đã bước đầu xem xét, phân tích và phân loại các sưu tập gốm men thời Lý,
thời Trần trong kho Bảo tàng Hà Nội ra thành hai thời kỳ: thời Lý và thời Trần.
2.1. Đồ gốm men thời Lý.
Gốm men thời Lý trong kho Bảo tàng Hà Nội hiện có các dòng gốm men
trắng, gốm men ngọc, gốm men xanh lục, gốm men nâu, gốm hoa nâu.
2.1.1. Đồ gốm men trắng.
Gốm men trắng là nước men phủ ngoài sau khi nung có màu trắng. Do nhiều
nguyên nhân như nguyên liệu, độ nung, cách xếp nung, cách pha chế nguyên liệu
mà màu trắng có rất nhiều sắc độ khác nhau như trắng phớt xám nhạt, trắng phớt
vàng nhạt (thường gọi là men ngà), trắng phớt xanh nhạt
Đồ gốm men trắng thời Lý trong Bảo tàng Hà Nội gồm bát, đĩa, ấm, liễn,
bình, thạp, đài sen Sau đây là các kiểu loại đồ gốm men trắng thời Lý (Tk 11 -
13) tiêu biểu lưu giữ ở Bảo tàng Hà Nội.
2.1.1.1. Bát
2.1.1.1.1. Một số kiểu bát nguyên dáng và đủ dáng
Bát men trắng thời Lý không tìm thấy chiếc nào trong sưu tập BTHN (sưu
tập hiện vật thu từ nhiều nguồn khác nhau) mà chỉ có một số tiêu bản trong các cuộc
khai quật địa điểm Văn Cao - Hoàng Hoa Thám, Hoa Lâm Viên, Bến Long Tửu và
một số sưu tầm ở địa điểm Kim Lan. Kết hợp kết quả nghiên cứu khảo cổ với đặc
thù quản lý các di vật bảo tàng, chúng tôi xin đề cập phân chia đến một số loại bát
đủ dáng và lựa chọn đề cập tới các chân đế bát với các địa điểm đã được các nhà
khảo cổ học nghiên cứu rất cẩn thận như ở địa điểm Văn Cao [97].
Bát men trắng thời Lý có khá nhiều kiểu dáng khác nhau, nhưng chung quy
lại chỉ có hai dáng bát cơ bản: dáng bát có thành vát xiên và dáng bát có thành cong
cân xứng.
28
* Loại 1: Bát dáng vát xiên.
Dáng bát có thành vát xiên tạo nên dáng mà nhiều nhà nghiên cứu gọi là
dáng bát “hình phễu” hoặc gần “hình phễu”. Từ phần thành bát vát xiên này, thợ
gốm tạo ra một số biến thể, trong đó có hai biến thể rất cơ bản là thành bát vát thẳng
và thành bát vát cong.
- Kiểu 1: Bát có dáng vát xiên thẳng. Bát vát xiên thẳng, căn cứ vào miệng
có hai phụ kiểu: miệng xiên thẳng và gờ miệng vê tròn vào trong.
+ Phụ kiểu 1: Bát vát xiên thẳng, miệng xiên thẳng. Có hai ví dụ:
Bát phát hiện ở địa điểm Bến Long Tửu. Chiếc bát
mang ký hiệu 07.BLT.H4.L8.(2).85 (PL3: Ba 1). Bát miệng
loe xiên (có hình dạng gần hình phễu), vành miệng hẹp, nhọn,
lòng sâu. Chân đế thấp được tạo hình khá cẩn thận. Lòng đáy
được đánh dấu son nâu hình chữ thập. Bát được tráng men toàn thân và vành ngoài
chân đế. Trong lòng trang trí hoa văn khắc vạch hình hoa sen, tuy nhiên nét khắc đã
hơi to và có dấu vết con kê 5 mấu. Men mỏng, mịn.
Kích thước: cao: 8; Đkm: 18; Đkđ: 6,8
Bát phát hiện ở địa điểm Văn Cao, cũng tìm thấy di vật mang
ký hiệu 11VC.G-174 (PL3: Ba 2), đủ dáng, lòng rộng, thành vát
xiên, miệng loe, mép miệng thẳng. Chân đế thấp, mép chân đế vê
tròn, phần tiếp xúc giữa đáy và chân đế được vét lõm cong. Men phủ
tới gần chân đế. Lớp men mỏng và đã bị vôi hóa, bề mặt ráp. Xương
gốm xốp, màu trắng ngà. Kỹ thuật xếp nung bằng bột chống dính.
Kích thước: cao: 6,0cm; Đkm: 16cm; Đkđ: 5,8cm [97].
+ Phụ kiểu 2: Bát vát xiên thẳng, gờ miệng vê tròn vào trong.
Bát có ký hiệu KL.03.F3L1: 246 (PL3: Ba 3). Bát có thành bát
vát thẳng, mép miệng vuốt tròn, chân đế thấp, dày, mặt cắt chân đế
hình chữ V nhưng vết cắt phẳng. Chiếc bát này bị sống men hoặc thối
men. Xương gốm dày, màu trắng đục. Bát được chồng nung bằng kỹ
thuật lót bột chống dính.
Kích thước: cao 3,6 cm; Đkm: 15 cm; Đkđ: 6,7 cm
29
- Kiểu 2: Dáng bát vát cong: Dáng bát vát nhưng thành bát hơi cong một
chút. Dáng vát cong có hai phụ kiểu: dáng vát cong miệng xiên thẳng, dáng vát
cong miệng bẻ ngả.
+ Phụ kiểu 1: Bát thành vát cong, miệng xiên thẳng. Có một số ví dụ như sau:
Bát men trắng phụ kiểu 1 của kiểu 2 tìm thấy trong một số địa điểm khảo cổ
học có đặc điểm chung là nước men màu trắng đục, không xuất hiện màu trắng sữa,
men phủ khá đều xuống gần chân đế. Kỹ thuật xếp nung về cơ bản có hai loại
chính: sử dụng bột chống dính diện tiếp xúc vết kê rất nhỏ. Về chân đế có kiểu chân
đế cao, có kiểu chân đế thấp. Tuy nhiên, đi vào cụ thể, phụ kiểu 1 có rất nhiều biến
thể khác nhau:
Biến thể 1: bát ở địa điểm Văn Cao. Di vật tiêu biểu là chiếc bát có ký hiệu
11.VC.G-216 (PL3: Ba 4). Bát có thành vát hơi cong, lòng sâu,
miệng thẳng, cạnh ngoài chân đế vê, cạnh trong cắt vát, đáy lõm
để mộc. Men phủ trong lòng tới gần chân đế. Lớp men mỏng và
đã bị vôi hóa, bề mặt men ráp. Xương gốm chắc, màu vàng ngà.
Chân đế cao là đặc điểm nổi bật của tiêu bản này.
Kích thước: cao 6,7 cm; Đkm: 17 cm; Đkđ: 6,7 cm [97]
Biến thể 2: bát ở địa điểm Văn Cao: Kiểu khác chân đế thấp là bát có ký hiệu
11.VC.G-080 (PL3: Ba 5), chân đế thấp, thành bát vát cong, cao, lòng rộng, miệng
hơi loe, mép miệng vuốt nhọn, trong lòng trang trí hoa văn in khuôn hình hoa sen.
Chân đế thanh mảnh, thấp, mép chân đế gọt không đều, đáy vét lõm. Men trắng
phớt xanh.
Kích thước còn lại: cao: 7,2 cm; Đkm: 18 cm; Đkđ: 6,8 cm [97]
Biến thể 3: bát ở địa điểm Văn Cao: tiêu biểu là hiện vật có mã số 11VC.G-
040. Đặc điểm cơ bản dáng thấp, thành cong vát xiên, miệng vuốt thẳng và dày hơn
kiểu 1 và kiểu 2, độ bẻ loe giảm dần, chân đế thô và dày hơn loại 1 và 2. Chân đế
thấp, mép ngoài chân đế vê và cắt vát.
Xương gốm chắc, màu trắng vàng. Trọng lượng nặng hơn các loại trên [97].
30
Biến thể 4: bát ở địa điểm Văn Cao: (PL3: Ba 6) Lòng
rộng, thành cong vát xiên, chân đế thấp, mép chân đế vê tròn,
đáy lõm. Men phủ tới gần chân đế, đáy mộc; Men mỏng, ráp, rạn
men. Xương xốp, màu trắng ngà. Kích thước: Chiều cao còn lại:
6,3cm, ĐKĐ :5,9cm, Chân đế:1,0cm, Dày: 0,4-1,0cm. Hiện vật tiêu biểu có mã số:
11VC.G- 172 [97]..
Biến thể 5: bát ở địa điểm Văn Cao: Có 1 hiện vật. Hiện vật
tiêu biểu có mã số: 11VC.G-024. (PL3: Ba 7). Đủ dáng. Dáng
cao, thành cong vát xiên, lòng rộng và bằng. Chân đế thấp, mép
chân đế vê tròn, diện tiếp xúc nhọn. Mép trong chân đế cắt vát,
góc trong chân đế vê tròn. Đáy lõm. Men phủ trong lòng tới gần chân đế, đáy mộc.
Lớp men mỏng, ráp, bề mặt bị nổ men. Xương gốm xốp, màu trắng. Kích thước:
Cao: 6,5cm; ĐKĐ: 5,7cm; Chân đế: 1,2cm; Dày: 0,4-1,2cm [97].
Biến thể 6: bát ở địa điểm Kim Lan: Bát thành vát cong
trong sưu tập địa điểm Kim Lan. Chiếc bát này có ký hiệu
KL.NVH.ST: 173 (PL3: Ba 8). Bát có dáng vát cong. Chân đế
thấp, dày, mặt cắt chân đế hình chữ V nhưng được cắt phẳng,
chồng nung bằng kỹ thuật lót bột chống dính.
Kích thước còn lại: Đkđ 6,6 cm
+ Phụ kiểu 2: Bát thành vát cong, miệng loe. Phụ kiểu 2 cũng có một số biến thể:
Biến thể 1: bát thành cong chân đế thấp miệng loe bẻ địa điểm Văn Cao: có
4 hiện vật. Dáng thanh mảnh. Lòng sâu và rộng, thành cong vát xiên, mép miệng
loe. Trong số các loại hình bát có chân đế thấp thì kiểu 1a chân đế cao nhất, mép
chân đế vê tròn, diện tiếp xúc nhỏ.
Bát được phủ men đến mép chân đế, men dày, màu trắng,
bề mặt men rạn. Xương gốm màu trắng đục, được làm từ đất sét
trắng. Giữa lòng và gần gờ miệng có tạo 2 đường chỉ in chìm
dưới men. Kích thước của loại bát này như sau: Cao: 6,5cm; ĐKĐ:5,2cm; Chân đế:
1,2cm; Dày: 0,2-0,9cm.
Tiêu biểu là hiện vật mang mã số: 11VC.G-109. (PL3: Ba 9) [97].
31
Biến thể 2: bát miệng loe bẻ địa điểm Văn Cao: Có 7 hiện vật mảnh đáy và 9
mảnh miệng, trong đó có 1 hiện vật đủ dáng. Dáng cao, thành
cong vát, miệng bẻ loe, lòng rộng. Chân đế cao, thành chân đế vê
tròn, diện tiếp xúc phẳng, cạnh trong chân đế vê tròn. Đáy lõm.
Men phủ trong ngoài, đáy mộc. Xương gốm xốp, màu trắng ngà.
Kích thước: Cao: 5,0cm; ĐKĐ: 5,0cm; Chân đế: 1,3cm; Dày:0,3-0,8cm (PL3: Ba 10)
[97].
Biến thể 3: bát miệng loe bẻ, miệng cắt khấc cánh hoa địa điểm Kim Lan:
Chiếc bát này có ký hiệu KL.NVH.ST.142 (PL3: Ba 11), bát còn đủ dáng, cao: 7,5
cm; Đkm: 18 cm; Đkđ: 6,6 cm. Đó là chiếc bát được tạo dáng vát
cong, miệng loe rộng. Thân bát chia thành 6 múi, miệng được cắt
tỉa tạo thành 6 đầu cánh sen, đáy lòng bát được ấn lõm xuống tạo
thành hình một đài sen. Chân đế bát cao trung bình, thành đế
mỏng vát chữ V, trôn đế lõm sâu và để mộc. Xương bát có chất liệu trắng mịn, tráng
men trắng, mỏng đều, bóng mặt, phủ kín đến sát mép đế. Điều đáng chú ý loại bát
có mẫu hình này cũng đã được phát hiện ở khu vực khảo cổ học 18 Hoàng Diệu
thuộc trung tâm Hoàng Thành Thăng Long.
* Loại 2: Bát dáng thành cong cân xứng.
Bát loại 2 có hai kiểu miệng: miệng loe xiên thẳng và miệng loe bẻ.
+ Kiểu 1: Bát dáng cong, miệng loe xiên thẳng. Bát kiểu 1 có một số biến thể
như sau:
Biến thể 1: bát miệng loe xiên thẳng ở địa điểm Văn Cao (PL3: Ba 12), chân
đế cao. Dáng cao, lòng rộng, thành cong, miệng cong vát thẳng,
về cơ bản dáng giống kiểu 1 nhưng mép miệng tạo gờ phẳng.
Mép ngoài chân đế gọt, mép trong cắt vát, cạnh trong chân đế vê
tròn, đáy lồi. Men phủ trong lòng tới sát mép chân đế, do men có
độ thủy tinh hóa thấp nên bị thẩm thấu và có màu trắng đục, nhiều chỗ bị ố. Xương
gốm chắc, màu trắng vàng. Bát được xếp nung trên cùng nên không để lại dấu kê
trong lòng.
32
Kích thước: Cao: 8,8cm, ĐKĐ: 7,0cm, Chân đế: 2,3cm, Dày: 0,3-1,6cm. Có
1 hiện vật đủ dáng. Hiện vật tiêu biểu có mã số:(11VC.G-073) [97].
Biến thể 2: bát miệng loe xiên thẳng ở địa điểm Hoa Lâm Viên: Bát có ký
hiệu 05.HLV.H3.L6.F3: 62a. Bát thành cong, lòng sâu, dáng cân
xứng, miệng loe xiên thẳng, phủ men trắng đục. Không trang trí hoa
văn. Xương gốm mỏng và mịn. Kỹ thuật nung đơn chiếc. Chiếc bát
này còn tương đối nguyên dáng (PL3: Ba 13)
Kích thước: cao: 6,5 cm; Đkm: 14,3 cm; Đkđ: 5 cm
+ Kiểu 2: Bát dáng cong cân xứng, miệng loe bẻ, chân đế cao. Bát kiểu 2 có
một số biến thể như sau:
Biến thể 1: bát thành cong miệng loe bẻ ở Bến Long Tửu: Bát chân đế cao,
ký hiệu 07.BLT.H4.L10.16 (PL3: Ba 14). Bát miệng loe bẻ ngang,
thành miệng bằng, vành miệng cắt khấc hình 5 cánh hoa, lòng rộng.
Chân đế cao, thành chân đế mỏng, không trang trí hoa văn. Men phủ
toàn thân trong, ngoài và một phần vành ngoài chân đế. Đây là loại
bát đặc trưng của bát gốm men thời Lý. Xương gốm mỏng, mịn màu
trắng ngà. Loại bát này cũng đã phát hiện được ở di tích Hoa Lâm Viên.
Kích thước (cm): cao: 5,5 cm; Đkm: 12,5; Đkđ: 5,2
Biến thể 2: bát thành cong cân xứng, miệng loe bẻ địa điểm Văn Cao. Bát ký
hiệu 11VC.G-203 (PL3: Ba 15). Bát thành cong cân xứng, miệng loe
bẻ, mép miệng tạo gờ bẻ ngang ra ngoài, lòng rộng. Chân đế thấp, mép
trong chân đế cắt vát, cạnh trong chân đế vê tròn, diện tiếp xúc nhọn.
Men phủ trong, ngoài, lớp men mỏng, nhẵn, bề mặt men rạn, đáy mộc.
Xương gốm xốp màu trắng ngà. Lòng bát không có dấu xếp nung
nhiều khả năng bát được xếp nung trên cùng hoặc đơn chiếc.
Kích thước còn lại: cao: 5 cm; Đkm: 14 cm; Đkđ: 5,3 cm [97].
Biến thể 3: bát thành cong, miệng loe bẻ địa điểm Bến
Long Tửu. Theo báo cáo khai quật địa điểm này, biến thể 2 chính
là bát loại 2 có 2 kích thước khác nhau:
33
Loại bát to: có ký hiệu 07.BLT.L10.125 (PL3: Ba 16), miệng loe bẻ, mép miệng có gờ
nổi. Men phủ trong, ngoài, đế mộc, vành chân đế mỏng được cạo sửa cẩn thận. Trong lòng bát
còn có dấu vết kê nung chồng trực tiếp rất nhỏ.
Kích thước: h: 7,5; đkm: 18; đ: 6,5
Ở di tích Hoa Lâm Viên và Đầu Vè cũng phát hiện được loại bát này.
2.1.1.1.2. Các kiểu chân đế bát men trắng thời Lý tiêu biểu ở địa điểm Văn Cao:
Di vật khảo cổ phần chủ yếu là di vật mảnh. Các mảnh có thể phân loại được
các kiểu dáng, kỹ thuật đặc biệt là chân đế. Do vậy, các nhà khảo cổ học khi phân
loại mảnh thường chú ý đặc biệt tới kỹ thuật chế tạo chân đế. Trong các báo cáo di
tích đã nộp thì báo cáo phân loại kỹ nhất là báo cáo địa điểm Văn Cao. Hơn nữa ở
Văn Cao còn tìm thấy một địa tầng từ thời Lý sang thời Trần. Vì vậy, chúng tôi
muốn sử dụng kết quả phân loại chân đế gốm thời Lý của địa điểm Văn Cao để từ
đó trong những trường hợp cần thiết đối sánh tìm hiểu thêm các loại hình chân đế
bát đĩa ở các nơi khác [97,113].
Gốm men thời Lý có 368 mảnh, đứng thứ hai sau gốm thời Trần (910 mảnh),
chủ yếu là gốm men trắng với 361 mảnh chiếm tuyệt đại đa số mảnh gốm thời Lý
tìm thấy ở đây.
Trong số 361 mảnh men trắng có 295 mảnh bát, 61 mảnh đĩa, 3 mảnh ấm, 3
mảnh nắp hộp, 1 mảnh đĩa đèn, những mảnh còn lại là men ngọc có 10 mảnh (Bát:
6 mảnh; Đĩa: 3 mảnh. 1 hiện vật đĩa đủ dáng).
Qua các di vật đã phân loại chỉnh lý cho thấy sắc men trắng thời Lý có màu
trắng đục, không xuất hiện loại men màu trắng sữa, men phủ khá đều xuống gần
chân đế. Mặc dù gốm Lý ở đây được nung ở nhiệt độ cao, men nhẵn bóng nhưng
lớp thủy tinh hóa mỏng hơn so với thời Trần.
Kỹ thuật xếp nung về cơ bản có 2 loại chính; sử dụng bột chống dính và con
kê vành khăn có gắn 5 mấu, tuy nhiên trong số những hiện vật thu được có một vài
hiện vật không có dấu kê và bột chống dính trong lòng, nhiều khả năng chúng được
xếp ở trên cùng. Đặc điểm đáng chú ý nhất về kỹ thuật xếp nung trong gốm men
thời Lý ở đây là các vết kê có diện tiếp xúc nhỏ kể cả sử dụng bột chống dính hoặc
mấu kê.
34
295 mảnh bát, gồm 9 mảnh đủ dáng, 135 mảnh miệng, 89 mảnh thân và 62
mảnh chân đế. Loại hình chân đế bát gốm thời Lý về cơ bản có 2 loại chính là: loại
bát có chân đế cao tương ứng với bát cỡ lớn và loại bát có chân đế thấp tương ứng
với bát cỡ nhỏ.
- Mảnh bát chân đế cao: Bát có chân đế cao là loại bát có chiều cao chân đế từ
2 cm trở lên. Đặc điểm cơ bản là chân đế cao, dáng cao, thành cong, miệng loe,
mép miệng vuốt nhọn. Mép ngoài chân đế vê, mép trong chân đế có cắt vát nhưng
tiết diện rất nhỏ. Có 29 mảnh. Tiêu biểu là mảnh chân đế có mã số: 11VC.G - 049.
Chân đế cao, mép chân đế gọt, diện tiếp xúc nhỏ. Men trắng, nhẵn bóng, bề mặt có
vết rạn, đáy mộc phủ trong ngoài. Xương đanh chắc, màu trắng xám. Kỹ thuật xếp
nung bằng bột chống dính màu trắng, còn lưu lại thành một vòng tròn ở giữa lòng
bát. Kích thước chiều cao còn lại: 5,2cm, ĐKĐ: 5,3cm, Chân đế cao: 2,0cm.
- Mảnh bát chân đế thấp: có 33 mảnh. Chân đế thấp thường tương ứng với
dáng bát thấp, thành cong vát, mép miệng hơi loe và vuốt nhọn. Chiều cao chân đế
từ 1,5cm trở xuống. So với chân đế cao, loại bát chân đế thấp, có thành chân đế dày
hơn, kiểu dáng đa dạng và phong phú hơn [97].
2.1.1.2. Đĩa: Đĩa là loại di vật khá phổ biến trong các di tích khảo cổ học lịch
sử. Nhưng trong các sưu tập của Bảo tàng Hà Nội chưa tìm thấy chiếc đĩa men trắng
nào của thời Lý mà chỉ có từ các địa điểm khảo cổ học. Tổng hợp các báo cáo khảo
cổ học thì đĩa men trắng thời Lý có một loại dáng cơ bản: dáng vát xiên. Cũng như
bát, đĩa có dáng vát xiên thời Lý có hai kiểu: vát xiên thẳng và vát xiên cong.
- Kiểu 1: Đĩa dáng vát xiên
Có hai phụ kiểu: đĩa dáng vát xiên thẳng, miệng thẳng và đĩa dáng vát xiên
thẳng, miệng loe.
+ Phụ kiểu 1: Đĩa dáng vát xiên thẳng, miệng thẳng. Ví dụ bát địa điểm Văn
Cao, ký hiệu 11.VC.G-077 (PL3: Ba 18). Đĩa dáng cao, lòng sâu,
mép miệng thẳng, thành cong vát thẳng. Chân đế thấp, mép ngoài
chân đế cắt vát tạo diện tiếp xúc nhọn, đáy vét lõm, để mộc. Men
phủ trong lòng tới gần chân đế. Lớp men mỏng và đã bị vôi hóa.
35
Xương gốm xốp, màu trắng ngà [97].
Kích thước còn lại: cao: 3 cm; Đkm: 14 cm; Đkđ: 5,2 cm
+ Phụ kiểu 2: Đĩa dáng vát xiên thẳng, miệng loe bẻ: có một chiếc ở địa
điểm Bến Long Tửu. Đó là chiếc đĩa có ký hiệu
07.BLT.H4.L10.115 (PL3: Ba 19). Đĩa miệng loe, mép miệng
bẻ ngang vuốt nhọn, lòng nông, rộng, giữa lòng và thành đĩa
không có sự phân biệt. Chân đế thấp, được tạo hình cẩn thận,
thành chân đế cao ở giữa, vát về hai phía. Xương gốm mỏng, màu trắng đục. Đĩa
được chồng nung trực tiếp, dấu vết chồng nung nhỏ.
Kích thước: cao: 4,5 cm; Đkm: 18,5 cm; Đkđ: 6,5 cm
- Kiểu 2: Đĩa dáng vát cong: Đĩa dáng vát cong có hai phụ kiểu: miệng loe
thẳng và miệng loe bẻ.
+ Phụ kiểu 1: Đĩa dáng cong, miệng loe thẳng. Ví dụ chiếc đĩa mang ký hiệu
07.HLV.H6L5: 78 ở địa điểm Hoa Lâm Viên (PL3: Ba 20). Dáng
cong vát, lòng rộng, miệng loe. Trong lòng đĩa trang trí hoa văn “phẩy
răng lược”, có dấu vết của việc kê nung. Toàn bộ đĩa được phủ men
trắng, bên ngoài toàn bộ chân đế và một phần sát đế để mộc. Chân đế
cắt vát tạo hình chữ V. Xương gốm màu trắng đục.
Kích thước: cao 3,5 cm; Đkm 12 cm; Đkđ 4 cm
+ Phụ kiểu 2: Đĩa dáng vát cong miệng loe bẻ. Có hai biến thể:
Biến thể 1: ví dụ tiêu biểu là đĩa ở địa điểm Bến Long Tửu (PL3: Ba 21).
Đĩa miệng loe, bẻ ngang, vành miệng hẹp, mép miệng vuốt nhọn.
Chân đế thấp, vành trong chân đế được tạo vát xiên. Lòng đĩa còn
vết kê nung chồng trực tiếp dạng vòng bột chống dính. Đĩa được
tráng men toàn bộ thân trong, ngoài, đế mộc. Xương gốm mỏng,
màu trắng ngà.
Biến thể 2: Đĩa dáng vát cong, miệng loe rộng.
Ví dụ đĩa ký hiệu 11.VC.G-074 ở địa điểm Văn Cao (PL3: Ba 22, PL4: Bv
1). Dáng cao, lòng rộng, phẳng, miệng loe, thành cong vát tạo hình cánh sen cách
điệu. Trong lòng đĩa trang trí 5 đường chỉ dọc thân đĩa tạo hình cánh sen. Chân đế
36
thấp, mép chân đế cắt vát tạo mép nhọn, phần thân sát đế và
cạnh trong chân đế vét lõm tròn. Men phủ trong lòng tời gần
sát chân đế, đáy mộc. Lớp men mỏng, bị bong tróc men, bề
mặt men ráp. Xương gốm xốp, màu trắng ngà.
Kích thước còn lại: cao 3,5 cm; Đm: 14 cm; Đkđ: 4,5
cm
Đĩa ký hiệu 11.VC.G-034 (PL4: Bv 2). Đĩa có lòng rộng, chân đế thấp, thanh
mảnh, mặt cắt hình chữ V. Xương gốm chắc, men nhẵn bóng và
mịn phủ đều đến mép ngoài chân đế. Đĩa được xếp nung trên
cùng hoặc nung đơn chiếc nên trong lòng không có dấu vết kê
nung.
Kích thước còn lại: cao: 2,4 cm; Đkđ: 7 cm
Và một chiếc ký hiệu 11.VC.G027 (PL4: Bv 3). Dáng đĩa cao, thành vát
cong, lòng rộng và bằng. Chân đế thấp, mép ngoài chân đế vê tròn,
diện tiếp xúc nhọn, đáy lõm. Men phủ trong lòng tới gần chân đế, đáy
mộc. Xương gốm chắc, màu trắng ngà. Đĩa được xếp nung trên cùng
hoặc đơn chiếc nên không có dấu con kê.
Kích thước còn lại: cao: 3,3 cm; Đkđ: 5,8 cm [97].
2.1.1.3. Ấm:
2.1.1.3.1. Những chiếc ấm có đủ dáng.
Bảo tàng Hà Nội còn lưu giữ một số ấm men trắng phớt vàng thời Lý. Dáng
chung của ấm đều có hình cầu nhưng về chi tiết thì có nhiều kiểu khác nhau:
- Kiểu 1: Ấm hình cầu cân xứng. Chiếc ấm có ký hiệu BTHN 4353/Gm 4351
(PL3: Ba 23). Kiểu loại ấm nhỏ có miệng loe hình phễu. Loại ấm này có 1 chiếc.
Đây là chiếc ấm nhỏ phủ men trắng ngà (men vàng), thân để trơn, vai chạm
nổi băng cánh sen, nhưng có kiểu dáng miệng loe hình phễu, vòi
cong ngắn, quai bị vỡ, đế thấp bằng. Chiếc ấm này có kiểu dáng
miệng giống như chiếc ấm men trắng ngà thời Lý phát hiện trước
đây ở Hà Nội, nay còn lưu giữ ở BTLSQG.
37
Kích thước ấm cao 8 cm; Đkm 4 cm; Đkđ 7 cm.
- Kiểu 2: Ấm hình cầu thót đáy. Chiếc ấm mang ký hiệu BTHN 4337/Gm
4335 và BTHN 10427 (PL3: Ba 24-25). Có 2 chiếc.
Đây cũng là chiếc ấm phủ men trắng ngà, vai và nắp chạm nổi băng cánh
sen, nhưng có kiểu dáng thân để trơn, đế hình chân tiện, vòi hình đầu
rồng, quai hình chim vẹt ngủ. Chiếc ấm này có kích thước cao 17 cm,
Đkm 9 cm; Đkđ 9,5 cm mang ký hiệu BTHN 4337/Gm 4335 và có
kiểu dáng, hoa văn giống hệt như chiếc ấm có nắp men trắng ngà thời
Lý được phát hiện từ năm 1927 ở làng Vĩnh Phúc (Ba Đình, Hà Nội),
nay còn lưu giữ ở BTLSQG. [17; tr. 110, ảnh 51][50; tr. 288]
- Kiểu 3: Ấm hình cầu dẹt vai trang trí hoa sen nổi. Có 1 chiếc
+ Chiếc ấm phát hiện tại di tích Kim Lan mang ký hiệu KL.NVH.ST.1246
(PL3: Ba 26). Chiếc ấm này đã bị vỡ mất phần miệng, quai và vòi, kích thước còn
lại cao 7,1 cm, Đkm 3 cm, Đkđ 6,7 cm. Kiểu dáng ấm có thân hình cầu, miệng nhỏ,
vai rộng và được chạm nổi một băng cánh sen, cánh to xen cánh
nhỏ khá tinh tế, mang đặc trưng khá rõ phong cách nghệ thuật
thời Lý. Toàn bộ ấm tráng men trắng vàng, chất liệu xương gốm
trắng mịn. Chiếc ấm này có kiếu dáng và hoa văn gần giống với
chiếc ấm men ngọc phát hiện ở làng Vĩnh Phúc năm 1927 do
Nguyễn Đình Chiến công bố [12; tr. 59-73]. Có điều chiếc ấm ở làng Vĩnh Phúc có
dáng quả dưa, chân đế hình con tiện, còn chiếc ấm ở Kim Lan thân hình cầu dẹt và
có chân đế thấp, trôn đế lõm hình lòng chảo.
Đây là chiếc ấm thời Lý đặc biệt nhất trong số đồ gốm men trắng cao cấp
phát hiện được ở Kim Lan, bởi những đồ vật này đều được chạm nổi văn cánh sen
rất tinh tế và cũng là những mẫu hình được nhiều nhà nghiên cứu xác định và công
bố thuộc lò gốm Thăng Long [12; tr.62]
- Kiểu 4: Ấm dáng quả dưa trang trí hoa văn: Ký hiệu BTHN
10131 (PL3: Ba 27). Ấm nhỏ, nắp cánh sen nổi dính liền ấm, vòi
ngắn, quai hình khuyên, miệng ấm nhỏ khoét trong quai ấm, men
38
phủ màu trắng xám. Kiểu dáng loại này gần tương tự như một chiếc ấm đang lưu
giữ ở BTLSQG [17; tr.112 ảnh 55].
Loại ấm này trong kho BTHN có 1 chiếc.
- Kiểu 5: Ấm dáng quả dưa bổ múi: Có 1 chiếc ký hiệu BTHN 781/Gm 779
(PL3: Ba 28). Ấm có miệng đứng, cổ nhỏ, vai phình, thân dáng chuông,
xung quanh chia múi nổi, đáy bằng để mộc, vòi ngắn, quai hình khuyên
(đã mất), men phủ màu trắng xám.
Kích thước (cm): Cao: 17,7; Đkm: 4,2; Đkđ: 5,8
2.1.1.3.2. Một số mảnh di vật ấm trong một số địa điểm khảo cổ học
- Nắp ấm: Ký hiệu KL.NVH.ST.113 ở địa điểm Kim Lan (PL3: Ba 29) là
chiếc nắp ấm chạm nổi cánh sen rất tinh tế giống như chiếc nắp ấm
thời Lý đã được người Pháp phát hiện trước đây ở làng Vĩnh Phúc mà
hiện nay còn lưu giữ ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Kiểu dáng nắp ấm
hình tròn, núm cầm hình búp sen, lưng nắp chạm nổi hai tầng cánh sen, cánh to xen
cánh nhỏ và được phủ men trắng xanh (dễ nhầm là men ngọc). Có điều về mặt cấu
tạo, mặt dưới chiếc nắp này có thêm một rốn lồi, là loại cấu trúc nắp ấm lần đầu tiên
được thấy ở Kim Lan. Kích thước nắp ấm cao 6,5 cm, Đkm 9,5cm.
- Nắp ấm: Ký hiệu 11.VC.L9a:18 ở địa điểm Văn Cao (PL3: Ba 30, PL4: Bv
4). Nắp ấm chạm nổi cánh sen Kiểu dáng nắp ấm hình tròn, núm
cầm hình cầu dẹt, lưng nắp chạm nổi một tầng cánh sen và được
phủ men trắng xanh (dễ nhầm với men ngọc) [97].
- Nắp ấm: Ký hiệu 07.HLV.ST: 148 ở địa điểm Hoa Lâm Viên (PL3: Ba 31,
PL4: Bv 5). Nắp ấm chạm nổi cánh sen. Kiểu dáng nắp ấm hình tròn,
núm cầm hình cầu dẹt. Mặt trên nắp ấm đắp nổi cánh sen kép, cánh to
xen cánh nhỏ. Phủ men ngọc bên ngoài, bên trong nắp ấm để mộc.
Phủ men trắng xanh (dễ nhầm với men ngọc). Xương gốm màu trắng đục.
Kích thước: Đk 7cm
2.1.1.4. Lọ:
Lọ nhỏ ký hiệu BTHN 4334/Gm 4332 (PL3: Ba 32), men trắng ngả vàng.
Dáng lọ vai phình, hơi thuôn về phía đáy, miệng nhỏ, có gờ viền nổi, gờ miệng vê
39
tròn. Toàn thân lọ tạo 8 cánh sen dáng thon, đầu cánh sen tròn. Vai chạm nổi băng
cánh sen, cánh to xen cánh nhỏ.
Kích thước: cao 10 cm; Đkm 2,8 cm; Đkđ 6,5 cm.
2.1.1.5. Thạp:
Ký hiệu BTHN 4291/Gm 4289 (PL3: Ba 33-34). Thạp hình ống dáng thon
cao có gờ miệng vát, vai hơi phình, thân hình trụ hơi thuôn về phía đáy,
đáy bằng để mộc. Trên vai chạm nổi băng cánh sen, cánh to xen cánh nhỏ,
gắn 4 chiếc quai hình khuyên phủ men trắng ngà. Đáng chú ý mặt ngoài
thân thạp còn được khắc chìm dưới men đồ án hoa sen dây với đường nét rất mềm
mại, khoáng đạt, điêu luyện mang tính nghệ thuật cao. Loại hoa văn này, thường
gặp trên các thạp gốm hoa nâu thời Lý.
Kích thước thạp cao 32 cm; Đkm: 16 cm; Đkđ 19 cm. Chiếc thạp cũng được
công bố năm 2005 [17: 101, ảnh 36][50: 293].
2.1.1.6. Hộp.
Mang ký hiệu BTHN 4365/GM 4363 (PL3: Ba 35). Hộp phủ men trắng ngà,
lớp men mỏng đều, bóng mặt. Hộp có kiểu dáng tròn dẹt, gồm hai
nửa: toàn thân hộp và nắp hộp. Lòng hộp phẳng, để mộc, mặt ngoài
thân hộp in nổi hình cánh hoa cúc cánh dài. Hộp cao 3,5 cm; Đkm
6,5 cm; Đkđ 5,5 cm. Kiểu dáng và hoa văn loại hộp này cũng đã phát hiện được
nhiều ở khu vực trung tâm Hoàng Thành Thăng Long, trong đó có địa điểm Kính
Thiên-Đoan Môn, 18 Hoàng Diệu. [40,107]
2.1.1.7. Chân đèn hoa sen.
Chân đèn mang ký hiệu BTHN 4363/Gm 4361 (PL3: Ba 36), phủ men trắng
xám, dáng thon cao, kích thước: cao 14 cm; Đkm 11,5 cm; Đkđ 10 cm.
Cấu trúc đèn có nhiều phần khá phức tạp: Chân đế tròn giật cấp ba tầng
choãi rộng, phần tiếp theo tạo hình tượng bình hoa miệng loe hai tầng.
Thân phình bổ múi kiểu cánh hoa sen quen thuộc thời Lý. Phần trên cùng là hình
tượng bông hoa sen nở xòe rộng được chia làm hai lớp: lớp dưới là hai lớp cánh sen
ngửa, lớp trên cũng có hai lớp cánh sen ngửa.
40
Đây là một hiện vật rất tiêu biểu trong dòng gốm men trắng thời Lý của lò
gốm Thăng Long và đã được công bố trong các công trình xuất bản năm 2005 và
2010. Trong sưu tập đồ gốm thời Lý khai quật ở Kim Lan có mảnh chân đế cùng
loại, thành ngoài là băng cánh sen nổi, gờ miệng có băng vòng tròn nhỏ và trong
lòng khắc chìm để mộc cành hoa lá.
* Mảnh chân đĩa đèn: Ký hiệu 11.VC.G03 (PL3: Ba 37, PL4: Bv 6). Tìm
thấy được một đoạn hình trụ kiểu chân tiện, lòng rỗng, trên nhỏ,
dưới to. Men phủ ngoài, bên trong để mộc, men mỏng, nhẵn bóng,
bề mặt men rạn. Xương gốm chắc và dày.
Kích thước: dài: 10,5 cm; Đk: 5,5 cm [97].
2.1.2. Đồ gốm men ngọc: Gốm men ngọc thời Lý có hai sắc độ chính là màu
ngọc xám nhạt và ngọc phớt vàng nhạt. Gốm men ngọc thời Lý gồm có bát, đĩa, ấm,
âu, bình, liễn.
2.1.2.1. Bát:
Cũng như dòng gốm men trắng, bát men ngọc thời Lý được phát hiện gồm có
hai loại chính: bát thành vát xiên và bát thành cong cân xứng. Các sưu tập Bảo tàng
Hà Nội hiện không có bát men ngọc thời Lý. Bát men ngọc thời Lý mới chỉ tìm thấy
trong các địa điểm khảo cổ học và về loại hình thì mới chỉ thấy một loại bát dáng
vát xiên. Bát men ngọc dáng vát xiên thời Lý có 2 kiểu: vát xiên thẳng và vát xiên cong.
- Kiểu 1: Bát dáng vát xiên
Bát men ngọc dáng vát xiên rất hiếm. Hiện mới phát hiện một hiện vật ở địa
điểm Kim Lan (PL3: Ba 38). Bát mang ký hiệu
KL.NVH.ST:302, dáng vát xiên, miệng loe xiên thẳng, đế
thấp, thành đế mỏng, mặt cắt thành chân đế hình chữ V, trong
lòng bát trang trí hoa cúc dây. Bát đã bị vỡ hơn ½ và được phục chế lại.
Bát cao: 5,6 cm; Đkm: 8,5 cm; Đkđ: 3,2 cm
- Kiểu 2: Bát có dáng vát cong. Bát dáng vát cong có một số phụ kiểu khác
nhau địa điểm Kim Lan và địa điểm Bến Long Tửu.
+ Phụ kiểu 1: Bát dáng vát cong, miệng loe xiên thẳng. Có một số biến thể:
41
Biến thể 1: bát vát cong miệng loe xiên thẳng.Bát mang ký hiệu
KL.NVH.ST:142 phát hiện tại địa điểm Kim Lan (PL3: Ba 39) cũng là
chiếc bát phủ men xanh vàng, dáng bát loe rộng, thân vát cong, miệng
loe xiên thẳng, đế thấp, mép đế cắt phẳng với các đường nét rất gãy
gọn, trôn đế để mộc. Men phủ cả mép đế. Trong lòng bát được trang trí văn khắc
chìm hình bông sen.
Kích thước bát cao 7,5 cm; Đkm 18 cm; Đkđ 6,6 cm.
Ở Kim Lan còn có mảnh chân đế bát, dáng vát cong, mép miệng vuốt tròn ở
địa điểm Kim Lan. Bát mang ký hiệu KL01.ST.333 (PL3: Ba 40) đã bị vỡ chỉ còn
thân đế nhưng có thể hình dung đó là chiếc bát loe rộng gần hình phễu phủ men
xanh xám vàng, đế thấp, mép đế mỏng cắt phẳng, lòng chân đế gần lòng chảo, để
mộc với xương gốm lên màu đỏ nhạt. Trong lòng in hoa văn cúc dây. Điểm đáng
chú ý trong lòng bát này, ngoài dấu tích đường ve lòng rất hẹp là
những họa tiết hoa văn dây lá vẽ trên men. Bát có chất liệu, kiểu
dáng và hoa văn như vậy đều đã được phát hiện tại địa điểm 62-64
Trần Phú và khu vực Điện Kính Thiên [40,102]
Kích thước còn lại: cao 3 cm; Đkđ: 5,5 cm
Biến thể 2: bát dáng vát cong, miệng xiên thẳng cắt khấc cánh hoa. Bát
mang ký hiệu 07.BLT.H4L8: 23 ở địa điểm Bến Long Tửu
(PL3: Ba 41). Bát miệng loe xiên, thành bát tạo hình thành các
cánh cúc nhỏ. Chân đế thấp, tráng men ngọc toàn thân và vành
ngoài chân đế, thành trong và lòng chân đế để mộc. Xương gốm mỏng và mịn. Bát
được nung đơn chiếc tạo hình bằng phương pháp in khuôn.
Kích thước (cm): cao: 4 cm; Đkm: 10 cm; Đkđ: 4,2 cm
+ Phụ kiểu 2: Bát dáng vát cong, miệng loe.
Phụ kiểu 2 có một số biến thể sau:
Biến thể 1: bát vát cong miệng loe ngả. Bát mang ký
hiệu 05.HLV.H3.L5.F5:49a ở địa điểm Hoa Lâm Viên (PL3:
Ba 42, PL4: Bv 7). Trong lòng bát trang trí hoa văn hoa cúc kết
42
hợp với chải. Xương gốm mỏng, đáy tô son nâu. Kỹ thuật nung chồng trực tiếp,
vành đế để mộc. Bát được phủ men ngọc.
Kích thước: cao: 7 cm; Đkm: 18,8 cm; Đkđ: 7,5 cm
Bát ký hiệu 05.HLV.H3.L7.F3: 170 (PL4: Bv 8). Bát phủ men ngọc. Miệng
loe, bẻ ngang, vành miệng cắt khấc tạo thành các cánh hoa. Giữa lòng
bát có đường tròn nổi, thân và đáy cong tròn. Chân đế thẳng tương
đối cao, vành đế mỏng, lòng và thành đế để mộc. Kỹ thuật nung đơn
chiếc.
Biến thể 2: bát vát cong, miệng loe ngả. Bát mang ký hiệu KL.NVH.ST: 224
phát hiện ở địa điểm Kim Lan (PL3: Ba 44) là chiếc bát phủ
men xanh vàng nhưng có hiện tượng bị thối men. Dáng bát vát
cong, miệng loe. Đế bát thấp, mép đế cắt phẳng, chân đế lõm
để mộc màu tím hồng. Trong lòng chiếc bát này khắc lõm tròn và được trang trí hoa
văn nổi in khuôn như chiếc bát vừa nói trên. Hoa văn trong lòng bát này thuộc loại
hoa lá mang phong cách tả thực (lá to và gân).
Kích thước còn lại cao: 7,5 cm; Đkđ: 5,5 cm
Biến thể 3: bát vát cong, miệng loe bẻ.
Ví dụ: Bát dáng vát cong ở địa điểm Đầu Vè (PL3: Ba 43), miệng rộng,
vành miệng bẻ ra ngoài, chân đế cao, vành đế nhọn. Trong lòng
có dấu vết vòng bột chống dính, lòng bát trang trí hoa văn in
khuôn hình hoa cúc. Men phủ toàn bộ trong và ngoài bát, đế để
mộc. Xương gốm xốp, dày, màu trắng đục.
Ngoài các hiện vật đủ dáng trên đây, ở địa điểm đàn Nam Giao có một vài
mảnh chân đế men ngọc thời Lý:
Mảnh chân đế bát thứ nhất: (PL3: Ba 45) 07.NG.H5L4:10. Lòng bát có hoa
vàng hình mài răng lược. Mảnh chân đế bát này đã bị bong tróc men
gần hết, xương gốm xốp, màu trắng đục ngả vàng, độ nung không cao,
không rõ kỹ thuật nung.
Mảnh chân đế bát thứ hai: (PL3: Ba 46). 07.NG.H5L6:11.
43
Bát phủ men xanh ngọc mịn, mỏng, dễ bong tróc. Giữa phần thân và đế có
đường cạo gãy, không tróc men. Lòng có một đường tròn phân biệt
với thân. Bát được chuốt bằng tay nên ở ... Đồ gốm men thời Trần
Bản vẽ 15: : Bát, gốm men trắng ngà.
Thời Trần (Tk 13-14). Địa điểm Văn Cao
Nguồn: Viện Khảo cô học
Bản vẽ 16: Bát, gốm men trắng ngà
Thời Trần (Tk 13-14). Địa điểm Văn Cao
Nguồn: Viện Khảo cổ học
Bản vẽ 17: Bát, gốm men trắng ngà
Thời Trần (Tk 13-14). Địa điểm Văn Cao
Nguồn: Viện Khảo cổ học
Bản vẽ 18: Bát, gốm men trắng ngà
Thời Trần (Tk 13-14). Địa điểm Văn Cao
Nguồn: Viện Khảo cổ học
Bản vẽ 19: Đĩa, gốm men trắng.
Thời Trần (Tk 13-14). Địa điểm Nam Giao
Nguồn: Viện Khảo cổ học
Bản vẽ 20: : Đĩa, gốm men trắng.
Thời Trần (Tk 13-14). Địa điểm Văn Cao
Nguồn: Viện Khảo cổ học
Bản vẽ 21: Bát, gốm men ngọc
Thời Trần (Tk 13-14). Địa điểm Văn Cao
Nguồn: Viện Khảo cổ học
Bản vẽ 22: Bát, gốm men ngọc.
Thời Trần (Tk 13-14). Địa điểm Hoa Lâm Viên
Nguồn: Khoa Lịch sử, Trường ĐHKHXH&NV
Bản vẽ 23: Bát, gốm men ngọc
Thời Trần (Tk 13-14). Địa điểm Văn Cao
Nguồn: Viện Khảo cổ học
Bản vẽ 24: Bát, gốm men ngọc.
Thời Trần (Tk 13-14). Địa điểm Hoa Lâm Viên
Nguồn: Khoa lịch sử, Trường ĐHKHXH&NV
Bản vẽ 25: Bát, gốm men ngoc.
Thời Trần (Tk 13-14). Địa điểm Hoa Lâm Viên
Nguồn: Khoa Lịch sử, Trường ĐHKHXH&NV
Bản vẽ 26: Bát, gốm men ngoc.
Thời Trần (Tk 13-14). Địa điểm Hoa Lâm Viên
Nguồn: Khoa Lịch sử, Trường ĐHKHXH&NV
Bản vẽ 27: Bát, gốm men ngoc. Bản vẽ 28: Âu, gốm men ngọc.
Thời Trần (Tk 13-14). Địa điểm Hoa Lâm Viên
Nguồn: Khoa Lịch sử, Trường ĐHKHXH&NV
Thời Trần (Tk 13-14). Địa điểm Văn Cao
Nguồn: Viện Khảo cổ học
Bản vẽ 29: Bình hoa, gốm men ngọc.
Thời Trần (Tk 13-14). Địa điểm Văn Cao
Nguồn: tác giả
Bản vẽ 30: Đĩa, gốm men xanh lá cây.
Thời Trần (Tk 13-14). Địa điểm Kim Lan
Nguồn: Viện Khảo cổ học
Bản vẽ 31: Liễn có nắp, gốm hoa nâu.
Thời Trần (Tk 13 - 14). Sưu tập ngẫu nhiên
Nguồn: [77, tr. 205]
Bản vẽ 32: Thạp, gốm hoa nâu.
Thời Trần (Tk 13 - 14). Sưu tập ngẫu nhiên
Nguồn: [77, tr. 199]
Bản vẽ 33: Thạp, gốm hoa nâu.
Thời Trần (Tk 13 - 14). Sưu tập ngẫu nhiên
Nguồn: [77, tr. 197]
Bản vẽ 34: Chậu, gốm hoa nâu.
Thời Trần (Tk 13 - 14). Sưu tập ngẫu nhiên
Nguồn: [77, tr. 209]
Bản vẽ 35: Đĩa, gốm hai màu men.
Thời Trần (Tk 13-14). Địa điểm Nam Giao
Nguồn: Viện Khảo cổ học
Bản vẽ 36: Âu, gốm hoa lam
Thời Trần (Tk 13-14). Địa điểm Văn Cao
Nguồn: Viện Khảo cổ học
Bản vẽ 37: Âu, gốm hoa lam
Thời Trần (Tk 13-14). Địa điểm Văn Cao
Nguồn: Viện Khảo cổ học
PHỤ LỤC 5
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MỘT SỐ MẪU GỐM BẰNG
PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU GỐM MEN THỜI LÝ, TRẦN KHAI QUẬT TẠI ĐỊA ĐIỂM
VĂN CAO, TRẦN PHÚ, KIM LAN.
*NCS. Ngô Thị Thanh Thúy, **Ths.Lê Cảnh Lam, **Hà Văn Cẩn
*: Bảo tàng Hà Nội, **: Viện Khảo cổ học.
I. Giới thiệu
3 địa điểm Văn Cao, Trần Phú, Kim Lan thuộc địa bàn thành phố Hà Nội, trong lịch sử thì
Văn Cao, Trần Phú thuộc khu vực phía tây nội thành Thăng Long, Kim Lan thuộc xã ven đô nằm ở
bên kia sông Hồng. Ba địa điểm này đã được khai quật khảo cổ học trong những năm gần đây,
trong đó có phát hiện rất nhiều chồng dính bao nung cho thấy có khả năng rất lớn tại các địa điểm
này đã từng là khu vực sản xuất gốm men cổ.
08.TP.GM48- thời Lý 08.TP.GM.495 – thời Lý 11.VC.GM.01- thời Lý
11.VC.M1- thời Trần 11.VC.M2 - thời Trần 11.VC.M3 - thời Trần
08.TP.H6.L1.GM.1125.M1-
thời Trần
08.TP.GM.1864.M2- thời Trần 08.TP.H5.L7.GM.1157.M3 -
thời Trần
KL.GM.01.M1- thời Trần KL.GM.02.M2- thời Trần KL.GM.03.M3- thời Trần
Ghi chú: ký hiệu mẫu 11.VC mẫu chồng dính khai quật tại Văn Cao năm 2011, 08.TP chồng dính
khai quật tại Trần Phú năm 2008, KL mẫu bát vỡ khai quật tại Kim Lan.
Qua nghiên cứu loại hình các phế phẩm cho thấy các sản phẩm này có niên đại khoảng thế
kỷ cuối Tk12-đầu13 đến Tk14-15, thuộc giai đoạn Lý-Trần. Ngoài các phế phẩm chồng dính, còn có
các mảnh bát đĩa vỡ thời Lý cũng tìm thấy được ở đây. Chúng tôi đã tiến hành phân tích thạch học
lát mỏng xương gốm và phân tích thành phần hóa học men gốm của 12 mẫu (6 mẫu chồng dính và
6 mẫu mảnh bát vỡ) bao gồm 3 mẫu bát dính Văn Cao, 3 mẫu bát dính Trần Phú, 3 mảnh bát vỡ
Kim Lan.
II. Kết quả và nhận xét
1. Lát mỏng thạch học xương gốm:
08.TP.GM48- thời Lý 08.TP.GM.495 – thời Lý 11.VC.GM.01- thời Lý
11.VC.M1- thời Trần 11.VC.M2 - thời Trần 11.VC.M3 - thời Trần
08.TP.H6.L1.GM.1125.M1- thời Trần 08.TP.GM.1864.M2- thời Trần 08.TP.H5.L7.GM.1157.M3 - thời Trần
KL.GM.01.M1- thời Trần KL.GM.02.M2- thời Trần KL.GM.03.M3- thời Trần
Áp dụng phương pháp thạch học lát mỏng cho phép biết cấu trúc sắp xếp các hạt khoáng,
kích cỡ hạt, lỗ xốp và các thành phần khoáng vật được thiêu kết để tạo ra xương gốm. Kích cỡ
hạt có thể cho thấy khả năng kỹ thuật nghiền đất, chuẩn bị nguyên liệu để có thể đánh giá về
công nghệ hay độ tinh xảo, kỹ lưỡng trong khâu chuẩn bị nguyên liệu.
Thành phần khoáng vật cho biết nguồn gốc nguyên liệu được khai thác ở đâu nếu có đủ
tập hợp các kết quả phân tích về các mỏ khoáng sét trắng. Bước đầu căn cứ vào Bảng 1. Kết
quả phân tích thành phần khoáng vật xương gốm có thể so sánh và rút ra nhận xét sau:
1. Theo niên đại gốm thời Lý thuộc loại mịn hơn so với gốm thời Trần. gốm thời lý có cấu
trúc hạt mịn dạng bột, sét trong khi gốm thời trần có cấu trúc sét, bột, cát. Về kích
thước hạt gốm thời lý chủ yếu ở dạng bột cỡ hạt chủ yếu trong khoảng 0,01-0,03mm.
Cỡ hạt thời Trần to hơn có nhiều hạt cát, cỡ hạt từ 0,01 đến 0,1mm. Độ mịn do trong
gốm thời Lý có tỷ lệ thành phần sét cao, thạch anh thấp (60-75% sét, 17-30% thạch
anh); ngược lại, gốm thời Trần có tỷ lệ sét thấp và thạch anh cao (28-60% sét,30-67%
thạch).
2. Về độ xốp thông qua phần trăm lỗ hổng trong gốm cho thấy gốm thời Lý có độ xốp 2
mẫu là 8-10% , 1 mẫu 5%, trong khi gốm thời Trần có độ xốp thấp hơn có 7 mẫu trong
khoàng 3-5-7% chỉ có 2 mẫu có độ xốp cao 10-15%. Như vậy là có xu thế chuyển từ
thời Lý sang thời Trần từ gốm có độ xốp cao sang gốm có độ xốp thấp giúp cho gốm
có độ chặt kít hơn và giảm độ hút thấm nước.
3. Trong giai đoạn thời Trần, thành phần xương của Văn Cao và Trần Phú giống nhau, đa
dạng khoáng, có tỷ lệ thạch anh thấp 50%,
ngoài ra đa dạng khoáng như Felpast (1-4%), mảnh đá silit (1-2%), silit (2-3%) . Ngoại
trừ 1 mẫu VC.M3 có thành phần khác hẳn thạch anh 52%, sphen 30-35%, silit 7-10%,
sét chỉ có 1-2%. Mẫu sét này khác hẳn với cả 8 mẫu kia.
4. Gốm Kim Lan có thành phần khoáng đơn giản, hàm lượng thạch anh cao khoảng 65%,
sét 30%, các thành phần khác không đáng kể. Riêng có 1 mẫu M3 thì thành phần lại
giống nhóm Trần Phú- Văn Cao. Có thể giai đoạn đầu gốm Kim Lan sử dụng đất sét
trắng tại chỗ với mẫu M1, M2 nhưng sau đó có sử dụng cùng một nguyên liệu sét với
Văn Cao và Trần Phú thể hiện ở mẫu M3. Cũng có thể mẫu phân tích M3 này không
được sản xuất tại Kim Lan mà được được người Kim Lan mua về sử dụng. Điều này rất
có thể xảy ra vì cả 3 mẫu phân tích của Kim Lan là mẫu bát bị vỡ hoàn chỉnh chứ
không phải là dạng chồng dính được nung tại chỗ.
2. Thành phần hóa học xương và men gốm qua phân tích Nhiễu xạ tia X – XRD (phân tích
men gốm) và Phổ phát xạ Plasma ICP-MS (phân tích xương gốm).
2.1. Về xương gốm
Dựa vào Bảng 2 Kết quả phân tích thành phần hóa học xương gốm có thể rút ra một số
nhận xét sau:
Thành phần hóa học xương gốm Lý- Trần có đặc điểm trung là tỷ lệ SiO2 rất cao từ 75-
85%, tỷ lệ Al2O3 thấp từ 11-18%. Hàm lượng K2O thấp khoảng 2-2,5% (tỷ lệ trường thạch thấp –
loại khoáng từ đá gốc chưa bị biến đổi thấp). Hàm lượng sắt tương đối cao đa phần trên 1% (từ
0,75-1,5%) nên màu sắc xương gốm không trắng tinh mà có độ xám trắng hoặc ngả vàng (khi nung
ở điều kiện thiếu oxy sắt ở dạng oxít sắt II- FeO có màu xanh làm xương gốm có màu xám xanh,
khi nung ở điều kiện dư oxy sắt ở dạng oxit sắt III Fe2O3 có màu nâu làm xương gốm có màu ngả
vàng.
2.2. Về men gốm
Thành phần men gốm cho biết mầu sắc của men được tạo bởi nhóm nguyên tố hóa học
nào, chất giúp men thủy tinh hóa, chất tạo độ mờ là gì? Từ đó tìm hiểu các bí quyết pha trộn
men và cũng phần nào góp phần vào việc tìm hiểu mối giao lưu về mặt kỹ thuật, nguyên liệu
sản xuất gốm. Dựa vào Bảng 3 Kết quả phân tích thành phần hóa học mem gốm có thể rút ra
một số nhận xét sau:
1. Men gốm thời Lý ta phát hiện được 2 dòng men là men sắt và men chì. Men sắt khi có
hàm lượng khoảng 1% thì cho màu trắng (mẫu 11VCGM01), ở hàm lượng trên 2% thì
cho màu xanh ngọc celadon (mẫu 08.TP.H4.L6.GM48). Mẫu có màu xanh lục
(08.TP.H4.L7.GM495) thuộc loại men chì hỗn hợp với đồng và thiếc theo tỷ lệ 65,85%
Pb + 2,29% CuO + 0,62% SnO.
Đặc biệt có 1 mẫu men ngọc celadon thời Lý (mẫu 08.TP.H4.L6.GM48) mà khi so
sánh thành phần hóa học men với những mẫu men ngọc thời Trần không nhận ra sự khác
biệt nhưng thực tế nhìn vào mặt cắt ngang của mảnh gốm cho thấy mẫu này có lớp thủy
tinh dày hơn hẳn và được xếp sang nhóm celadon. Có thể ngoài vấn đề thành phần còn có
ảnh hưởng bởi khi thuật nung, nhiệt độ nung để lớp men không bị chảy mỏng mà tạo
thành lớp men thủy tinh dày hơn. Vấn đề này cần tiếp tục nghiên cứu.
2. Ngoại trừ mẫu men chì màu xanh lục còn lại cả thời Lý và Trần men thuộc dòng men
kiềm sử dụng các dạng muối kiềm thổ làm chất trợ chảy để giảm nhiệt độ thủy tinh
hóa men. Các ô xít kiềm bao gồm K2O, Na2O, kiềm thổ CaO, MgO. Sự có mặt của CaO,
MgO chứng tỏ ngoài đất sét trắng thì men còn được trộn nghiền với bột đá đolomít
CaCO3.MgCO3. Một điều cực kỳ khác biệt so với men hiện đại là trong thành phần tạo
men lại có P2O5. Thành phần này có được do từ bột vỏ sò hoặc từ bột xương động vật
là apatit Ca5(PO4)3.(OH).
3. Màu men gốm từ trắng ngà , xanh ngọc nhẹ, xanh ngọc sẫm, nâu vàng nhẹ, nâu đen
sẫm đều do oxit sắt quyết định. Khi hàm lượng oxit sắt thấp dưới 1% sẽ cho màu
trắng ngà đến xanh ngọc nhẹ, khoảng 2-3% cho màu xanh ngọc sẫm, khoảng 6-10%
cho màu nâu vàng nhạt đến nâu đen sẫm. Sự có mặt của các ô xít kim loại mang màu
khác như crom, mangan, đồng, niken, vonphram, molipden với hàm lượng rất thấp từ
0,01-0,3% là các oxit có nguồn từ khoáng sét, không được pha chế có chủ đích. Mức
độ màu đậm nhạt ngoài yếu tố cơ bản là hàm lượng sắt còn ảnh hưởng bởi nguồn gốc
của các oxit mang màu có trong khoáng sét và kinh nghiệm điều chỉnh nhiệt độ, thời
gian và độ thông thoáng gió của các chủ lò sản xuất gốm. Các mẫu trên chưa thấy xuất
hiện men coban Co hay còn gọi là men hồi (xuất xứ từ các nước hồi giáo trung đông)
cho màu xanh dương, xanh nước biển, xanh tràm mà có một số tài liệu nhắc đến loại
men này được nhập khẩu và sản xuất vào thế kỷ 15.
4. Nhóm chất tạo độ mờ là TiO2 và ZnO có hàm lượng thấp dưới 1% có sẵn trong
khoáng sét.
5. Hàm lượng lưu huỳnh SO3 thấp dưới 0,2% của một số mẫu có thể là do việc nung gốm
bằng củi và sự tạp nhiễm than bùn dính vào củi gỗ khi dùng nung gốm.
3. Thành phần khoáng vật qua phân tích huỳnh quang tia X (XRF).
Huỳnh quang tia X :(XRF –X ray fluorescence): thực hiện trên máy đo 40kV và 30mA,
nguồn CuKα bước sóng λ=1.5405 Å., góc 2θ, từ 3o đến 50o với bước nhảy 0,03o, tại 25oC.
Phương pháp này cho biết chi tiết các loại khoáng vật tồn tại trong gốm.
mau 08 TPH4L6 Gm-48
01-077-1317 (C) - Cristobalite low, syn - SiO2 - WL: 1.54056 - Tetragonal - Primitive
00-015-0776 (I) - Mullite, syn - Al6Si2O13 - WL: 1.54056 - Orthorhombic - Primitive
01-085-0930 (C) - Quartz - SiO2 - WL: 1.54056 - Hexagonal - Primitive
Operations: Smooth 0.048 | Import
File: 08TPH4L6 Gm-48.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 5.000 ° - End: 55.010 ° - Step: 0.030 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 0 s - 2-Theta: 5.000 ° - Theta: 2.500 ° - Display
L
in
(
C
p
s
)
0
100
200
300
400
500
600
2-Theta - Scale
6 10 20 30 40 50
d
=
5
.3
7
0
3
1
d
=
4
.2
4
9
7
5
d
=
3
.3
4
5
2
6
d
=
2
.6
9
1
3
0
d
=
2
.5
4
4
7
5
d
=
2
.4
5
6
8
6
d
=
2
.2
8
2
5
5
d
=
2
.2
3
6
6
3
d
=
2
.2
0
7
6
4
d
=
2
.1
2
3
0
2
d
=
1
.8
3
4
5
6
d
=
1
.8
1
8
9
5
d
=
1
.7
0
9
1
4
d
=
1
.6
7
1
7
5
d
=
2
.8
8
5
1
7
d
=
4
.0
8
3
0
1
mau 08 TPH4L7 Gm-495
00-015-0776 (I) - Mullite, syn - Al6Si2O13 - WL: 1.54056 - Orthorhombic - Primitive
01-085-0930 (C) - Quartz - SiO2 - WL: 1.54056 - Hexagonal - Primitive
Operations: Smooth 0.048 | Import
File: 08TPH4L7 Gm-495.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 5.000 ° - End: 55.010 ° - Step: 0.030 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 0 s - 2-Theta: 5.000 ° - Theta: 2.500 ° - Display plane
L
in
(
C
p
s
)
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900
2-Theta - Scale
6 10 20 30 40 50
d
=
5
.3
7
0
3
7
d
=
4
.2
5
5
0
8
d
=
3
.4
2
0
2
2
d
=
3
.3
4
3
5
8
d
=
2
.6
9
5
8
3
d
=
2
.5
4
9
6
4
d
=
2
.4
5
9
9
0
d
=
2
.2
8
6
5
9
d
=
2
.2
3
3
2
9
d
=
2
.2
0
9
5
8
d
=
2
.1
2
7
4
9
d
=
1
.9
7
9
2
4
d
=
1
.8
1
8
2
4
d
=
1
.6
8
9
2
4
mau 11VC Gm-01
01-077-1317 (C) - Cristobalite low, syn - SiO2 - WL: 1.54056 - Tetragonal - Primitive
00-015-0776 (I) - Mullite, syn - Al6Si2O13 - WL: 1.54056 - Orthorhombic - Primitive
01-085-0930 (C) - Quartz - SiO2 - WL: 1.54056 - Hexagonal - Primitive
Operations: Smooth 0.048 | Import
File: 11VC Gm-01.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 5.000 ° - End: 55.010 ° - Step: 0.030 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 0 s - 2-Theta: 5.000 ° - Theta: 2.500 ° - Display plan
L
in
(
C
p
s
)
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900
2-Theta - Scale
6 10 20 30 40 50
d
=
5
.3
9
8
9
8
d
=
4
.2
5
4
3
1
d
=
4
.0
6
7
3
6
d
=
3
.3
4
6
1
0
d
=
2
.8
8
2
7
0
d
=
2
.6
8
9
4
4
d
=
2
.5
4
1
1
7
d
=
2
.4
5
7
1
3
d
=
2
.2
8
7
4
9
d
=
2
.2
7
8
4
8
d
=
2
.2
3
4
7
6
d
=
2
.2
0
5
9
2 d
=
2
.1
2
7
6
9
d
=
1
.9
7
8
6
1
d
=
1
.8
1
7
9
3
08.TP.GM48- thời Lý 08.TP.GM.495 – thời Lý 11.VC.GM.01- thời Lý
mau 11VC M1
01-077-1317 (C) - Cristobalite low, syn - SiO2 - WL: 1.54056 - Tetragonal - Primitive
00-015-0776 (I) - Mullite, syn - Al6Si2O13 - WL: 1.54056 - Orthorhombic - Primitive
01-085-0930 (C) - Quartz - SiO2 - WL: 1.54056 - Hexagonal - Primitive
Operations: Smooth 0.048 | Import
File: 11VC M1.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 5.000 ° - End: 55.010 ° - Step: 0.030 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 0 s - 2-Theta: 5.000 ° - Theta: 2.500 ° - Display plane: 1
L
in
(
C
p
s
)
0
100
200
300
400
500
600
2-Theta - Scale
6 10 20 30 40 50
d
=
5
.3
8
2
0
5
d
=
4
.2
6
9
1
4 d
=
4
.0
6
1
4
8
d
=
3
.3
3
9
3
7
d
=
2
.6
9
3
9
1
d
=
2
.5
4
0
0
9
d
=
2
.4
9
2
5
0
d
=
2
.4
5
9
2
8
d
=
2
.2
7
8
4
0
d
=
2
.2
3
2
8
2
d
=
2
.2
0
3
1
6
d
=
2
.1
2
4
3
0
d
=
1
.9
7
9
0
8
d
=
1
.8
1
7
4
3
mau 11VC M2
01-077-1317 (C) - Cristobalite low, syn - SiO2 - WL: 1.54056 - Tetragonal - Primitive
00-015-0776 (I) - Mullite, syn - Al6Si2O13 - WL: 1.54056 - Orthorhombic - Primitive
01-085-0930 (C) - Quartz - SiO2 - WL: 1.54056 - Hexagonal - Primitive
Operations: Smooth 0.048 | Import
File: 1 VC M2.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 5.000 ° - End: 55.010 ° - Step: 0.030 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 0 s - 2-Theta: 5.000 ° - Theta: 2.500 ° - Display plane: 1
L
in
(
C
p
s
)
0
100
200
300
400
500
600
2-Theta - Scale
6 10 20 30 40 50
d
=
5
.3
9
0
1
9
d
=
4
.2
6
3
5
3
d
=
4
.0
5
4
7
7
d
=
3
.3
4
3
5
5
d
=
2
.8
7
5
5
6
d
=
2
.6
9
3
9
4
d
=
2
.5
4
7
8
5
d
=
2
.4
9
4
8
3
d
=
2
.4
5
9
6
7
d
=
2
.2
8
2
2
6
d
=
2
.2
3
6
1
1
d
=
2
.2
0
8
3
8
d
=
2
.1
2
7
3
2
d
=
1
.9
7
3
5
8
d
=
1
.8
8
5
9
4
d
=
1
.8
1
5
3
9
mau 11VC M3
01-077-1317 (C) - Cristobalite low, syn - SiO2 - WL: 1.54056 - Tetragonal - Primitive
00-015-0776 (I) - Mullite, syn - Al6Si2O13 - WL: 1.54056 - Orthorhombic - Primitive
01-085-0930 (C) - Quartz - SiO2 - WL: 1.54056 - Hexagonal - Primitive
Operations: Smooth 0.048 | Import
File: 1 VC M3.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 5.000 ° - End: 55.010 ° - Step: 0.030 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 0 s - 2-Theta: 5.000 ° - Theta: 2.500 ° - Display plane: 1
L
in
(
C
p
s
)
0
100
200
300
400
500
600
700
800
2-Theta - Scale
6 10 20 30 40 50
d
=
5
.3
9
7
7
3
d
=
4
.2
6
5
5
7
d
=
4
.0
6
5
6
8
d
=
3
.4
3
1
4
2
d
=
3
.3
3
9
5
3
d
=
2
.8
9
5
0
1
d
=
2
.8
5
1
5
0
d
=
2
.6
9
3
6
7
d
=
2
.5
4
7
8
2
d
=
2
.4
5
6
8
9
d
=
2
.2
7
9
9
8
d
=
2
.2
3
3
5
8
d
=
2
.2
0
8
5
2
d
=
2
.1
2
4
5
3
d
=
1
.9
7
8
4
6
d
=
1
.8
1
6
7
1
d
=
1
.7
1
1
5
5
11.VC.M1- thời Trần 11.VC.M2 - thời Trần 11.VC.M3 - thời Trần
mau 08TPH6L1 M5
01-077-1317 (C) - Cristobalite low, syn - SiO2 - WL: 1.54056 - Tetragonal - Primitive
00-015-0776 (I) - Mullite, syn - Al6Si2O13 - WL: 1.54056 - Orthorhombic - Primitive
01-085-0930 (C) - Quartz - SiO2 - WL: 1.54056 - Hexagonal - Primitive
Operations: Smooth 0.048 | Import
File: 08TPH6L1 m5.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 5.000 ° - End: 55.010 ° - Step: 0.030 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 0 s - 2-Theta: 5.000 ° - Theta: 2.500 ° - Display pla
L
in
(
C
p
s
)
0
100
200
300
400
500
600
2-Theta - Scale
6 10 20 30 40 50
d
=
4
.0
7
7
1
1
d
=
5
.3
7
2
8
0
d
=
4
.2
4
8
6
6
d
=
3
.3
4
7
5
6
d
=
2
.6
9
4
2
6
d
=
2
.5
4
6
3
3
d
=
2
.4
5
5
6
8
d
=
2
.2
7
4
7
2
d
=
2
.2
3
7
2
6
d
=
2
.2
0
8
7
6
d
=
2
.1
2
4
3
1
d
=
1
.8
8
2
8
7
d
=
1
.8
1
7
1
2
mau TP M2
01-077-1317 (C) - Cristobalite low, syn - SiO2 - WL: 1.54056 - Tetragonal - Primitive
00-015-0776 (I) - Mullite, syn - Al6Si2O13 - WL: 1.54056 - Orthorhombic - Primitive
01-085-0930 (C) - Quartz - SiO2 - WL: 1.54056 - Hexagonal - Primitive
Operations: Smooth 0.048 | Import
File: TP M2.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 5.000 ° - End: 55.010 ° - Step: 0.030 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 0 s - 2-Theta: 5.000 ° - Theta: 2.500 ° - Display plane: 1 - A
L
in
(
C
p
s
)
0
100
200
300
400
500
2-Theta - Scale
6 10 20 30 40 50
d
=
5
.3
8
9
2
9
d
=
4
.2
6
6
7
8
d
=
4
.0
5
9
9
3
d
=
3
.8
1
8
1
4
d
=
3
.4
1
9
0
4
d
=
3
.3
4
8
9
0
d
=
3
.1
4
0
7
7
d
=
2
.8
4
6
7
4
d
=
2
.6
9
5
8
4
d
=
2
.5
5
3
6
4
d
=
2
.4
9
2
6
1
d
=
2
.4
5
5
8
6
d
=
2
.2
8
2
5
8
d
=
2
.2
0
7
8
4
d
=
2
.1
2
5
5
1
d
=
1
.8
1
7
9
0
mau 08 TPH5 L7 Gm-1157
01-077-1317 (C) - Cristobalite low, syn - SiO2 - WL: 1.54056 - Tetragonal - Primitive
00-015-0776 (I) - Mullite, syn - Al6Si2O13 - WL: 1.54056 - Orthorhombic - Primitive
01-085-0930 (C) - Quartz - SiO2 - WL: 1.54056 - Hexagonal - Primitive
Operations: Smooth 0.048 | Import
File: 08TPH5L7 Gm-1157.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 5.000 ° - End: 55.010 ° - Step: 0.030 ° - Step time: 2. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 0 s - 2-Theta: 5.000 ° - Theta: 2.500 ° - Displ
L
in
(
C
p
s
)
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900
1000
2-Theta - Scale
6 10 20 30 40 50
d
=
5
.4
0
8
1
4
d
=
4
.2
6
2
3
5
d
=
4
.0
6
6
5
1
d
=
3
.3
4
3
6
3
d
=
2
.8
8
8
6
1
d
=
2
.7
0
0
5
7
d
=
2
.5
4
9
1
4
d
=
2
.4
5
7
3
8
d
=
2
.4
3
0
2
8
d
=
2
.2
8
3
9
9
d
=
2
.2
3
7
2
1
d
=
2
.2
0
8
6
4
d
=
2
.1
2
8
3
0
d
=
1
.9
7
6
9
0
d
=
1
.8
4
3
5
1 d
=
1
.8
1
9
0
2
d
=
1
.6
9
9
0
4
08.TP.H6.L1.GM.1125.M1- thời Trần 08.TP.GM.1864.M2- thời Trần 08.TP.H5.L7.GM.1157.M3 - thời Trần
mau M1 KL.Gm-01
01-077-1317 (C) - Cristobalite low, syn - SiO2 - WL: 1.54056 - Tetragonal - Primitive
00-015-0776 (I) - Mullite, syn - Al6Si2O13 - WL: 1.54056 - Orthorhombic - Primitive
01-085-0930 (C) - Quartz - SiO2 - WL: 1.54056 - Hexagonal - Primitive
Operations: Smooth 0.048 | Import
File: M1 KL Gm-01.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 5.000 ° - End: 55.010 ° - Step: 0.030 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 0 s - 2-Theta: 5.000 ° - Theta: 2.500 ° - Display plan
L
in
(
C
p
s
)
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900
2-Theta - Scale
6 10 20 30 40 50
d
=
5
.3
9
0
2
6
d
=
4
.2
6
2
5
4
d
=
4
.0
7
4
2
0
d
=
3
.3
4
3
7
1
d
=
2
.8
9
2
2
2
d
=
2
.6
8
5
3
7
d
=
2
.5
4
6
5
1
d
=
2
.4
5
9
1
3
d
=
2
.2
8
3
6
5
d
=
2
.2
3
3
8
2
d
=
2
.2
0
8
9
5
d
=
2
.1
2
7
0
7
d
=
1
.8
8
7
0
7
d
=
1
.8
1
7
6
8
d
=
1
.6
7
1
7
7
mau M2 KL.Gm-02
01-084-0708 (C) - Microcline - KAlSi3O8 - WL: 1.54056 - Triclinic - Base-centered
00-015-0776 (I) - Mullite, syn - Al6Si2O13 - WL: 1.54056 - Orthorhombic - Primitive
01-085-0930 (C) - Quartz - SiO2 - WL: 1.54056 - Hexagonal - Primitive
Operations: Smooth 0.048 | Import
File: M2 KL Gm-02.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 5.000 ° - End: 55.010 ° - Step: 0.030 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 0 s - 2-Theta: 5.000 ° - Theta: 2.500 ° - Display plan
L
in
(
C
p
s
)
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900
2-Theta - Scale
6 10 20 30 40 50
d
=
5
.4
0
1
6
1
d
=
4
.2
5
5
5
5
d
=
3
.3
4
4
4
2
d
=
3
.2
4
1
2
3
d
=
2
.8
8
6
3
0
d
=
2
.6
9
1
5
6
d
=
2
.5
4
5
3
3
d
=
2
.4
5
6
2
7
d
=
2
.2
8
3
1
9
d
=
2
.2
3
6
4
2
d
=
2
.2
0
6
9
1
d
=
2
.1
2
7
2
3
d
=
1
.9
7
5
8
8 d
=
1
.8
1
8
7
8
d
=
1
.8
1
3
9
5
d
=
1
.6
7
1
8
9
mau M3 KL.Gm-03
00-015-0776 (I) - Mullite, syn - Al6Si2O13 - WL: 1.54056 - Orthorhombic - Primitive
01-085-0930 (C) - Quartz - SiO2 - WL: 1.54056 - Hexagonal - Primitive
Operations: Smooth 0.048 | Import
File: M3 KL Gm-03.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 5.000 ° - End: 55.010 ° - Step: 0.030 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 0 s - 2-Theta: 5.000 ° - Theta: 2.500 ° - Display plan
L
in
(
C
p
s
)
0
100
200
300
400
500
600
700
800
2-Theta - Scale
6 10 20 30 40 50
d
=
5
.3
8
8
3
5
d
=
4
.2
4
9
9
7
d
=
3
.4
1
3
6
4
d
=
3
.3
4
4
0
2
d
=
2
.6
9
6
0
9
d
=
2
.5
5
1
2
4
d
=
2
.4
5
8
8
3
d
=
2
.4
2
7
9
4
d
=
2
.2
8
7
2
6
d
=
2
.2
0
8
5
4
d
=
2
.1
2
4
2
5
d
=
1
.9
7
8
1
1
d
=
1
.8
1
7
7
4
d
=
1
.6
9
4
7
3
KL.GM.01.M1- thời Trần KL.GM.02.M2- thời Trần KL.GM.03.M3- thời Trần
Bảng 4: Phân tích hàm lượng khoáng trong xương gốm (~%)
*Ghi chú: “-”: Không xác định được
Khi nung gốm ứng với mỗi khoảng nhiệt độ nhất định thì có những phản ứng tạo ra các loại
khoáng tương ứng. Dưới đây là nhiệt độ hình thành các khoáng khi nung gốm từ cao lanh:
TT Tên mẫu
Niên đại Quartz:
SiO2
Microcline:
KAlSi3O8
Mullite:
Al6Si2O13
Cristobalit:
SiO2
Pha vô
định hình
1 08TPHL6 Gm-48 Thời Lý 19 - 14 3 64
2 11VC Gm -01 Thời Lý 26 - 8 12 54
3 08TPH4L7 Thời Lý 27 - 9 - 65
4 11VC M1 Thời Trần 17 - 8 16 58
5 11VC M2 Thời Trần 16 - 8 15 61
6 11VC M3 Thời Trần 20 - 8 18 54
7 TP M2 Thời Trần 13 - 7 21 59
8 08TPH6L1 Thời Trần 17 - 10 4 69
9 08TPH5L7 Thời Trần 30 - 7 - 63
10 M1 KL Gm-01 Thời Trần 28 - 8 15 49
11 M2 KL Gm-02 Thời Trần 29 2 8 - 52
12 M3 KL Gm-03 Thời Trần 25 - 15 - 60
Ta thấy ở trạng thái khoáng mullit + cristobalit là khi gốm được nung >1000oC. Khi được
nung ở nhiệt độ 1250oC và có thời gian kéo dài thì sẽ chuyển sang dạng sứ và trong thành phần
khoáng chỉ có 2 dạng trên. Kết quả phân tích cho thấy tất cả các mẫu đều có một hàm lượng nhất
định ở dạng mulit và cristobalit nhưng chưa triệt để 100%, Vậy nên các mẫu gốm này vẫn còn tồn
tại hạt quart SiO2. Bởi vậy nhiệt độ nung dao động trong khoảng 950oC đến 1200oC. Như vậy các
mẫu này được gọi là gốm chứ chưa thành sứ.
4. Phân tích khối lượng- nhiệt vi sai TG-DTA
Phương pháp phân tích nhiệt TG-DTA (Thermogravimetric Analyzers- Differential thermal analysis)
Phân tích nhiệt trọng lượng và nhiệt vi sai. Phân tích nhiệt trọng lượng (TGA) là khảo xát sự tay
đổi trọng lượng của mẫu khi tiến hành nâng nhiệt độ lên và ghi lại giản đồ biến thiên trọng lượng.
Sự giảm trọng lượng gắn với quá trình thoát nước hoặc các phản ứng tạo khí bay lên. Sự tăng
trọng lượng gắn với các phản ứng hóa học (thường là O2) cộng thêm vào hợp chất khoáng vật.
Phân tích nhiệt vi sai (DTA) là khảo sát sự thay đổi về nhiệt lượng thu vào hay tỏa ra của các phản
ứng hóa học hay chuyển pha của mẫu khi nâng nhiệt độ cảu mẫu phân tích. Đường cong TG và
DTA cùng được thể hiện trên một giản đồ ghi lại các biến thiên về trọng lượng và nhiệt lượng tại
cùng một thời điểm phân tích nhiệt. Các mẫu phân tích trong nghiên cứu này được tiến hành
nâng nhiệt từ 25oC lên 1200oC trong môi trường khí N2, tốc độ nâng nhiệt 10oC/phút
Giản đồ TG-DTA: TG là đường dốc xuống từ trái sang phải thể hiện sự thay đổi trọng lượng của
mẫu, khi mẫu giảm trọng lượng thì tạo các đường võng xuống (cực tiểu) còn khi tăng trọng lượng
thì sẽ tạo các đường vồng lên (cực đại). Trục tung bên tay phải là phần trăm giảm trọng lượng,
trục hoành ở dưới là thang nhiệt độ nung. DTA là đường cong đi lên từ trái sang phải. Khi đường
cong lõm xuống là hiệu ứng thu nhiệt (exothermic peak) còn khi đường cong vồng lên là hiệu ứng
tỏa nhiệt (endothermic peak).
08.TP.GM48- thời Lý 08.TP.GM.495 – thời Lý 11.VC.GM.01- thời Lý
11.VC.M1- thời Trần 11.VC.M2 - thời Trần 11.VC.M3 - thời Trần
08.TP.H6.L1.GM.1125.M1- thời Trần 08.TP.GM.1864.M2- thời Trần 08.TP.H5.L7.GM.1157.M3 - thời Trần
KL.GM.01.M1- thời Trần KL.GM.02.M2- thời Trần KL.GM.03.M3- thời Trần
Nhìn vào các giản đồ cho biết khi nung nhiệt độ lên 1200OC, ngoại trừ 2 mẫu thời Lý men
trắng (11VCGM01) có hiệu ứng ở 943,7oC nhưng không giảm khối lượng và nhỏ chứng tỏ mẫu
gốm đã nung qua nhiệt độ 950oC nhưng vẫn còn 1 phần nhỏ lõi gốm chưa qua nhiệt độ này. Mẫu
thứ 2 là mẫu thời Trần men nâu (08.TP.GM.1864.M2). Mẫu là một chiếc bát dính trên 1 mảnh bao
nung bằng đất nung. Khi tiến hành phân tích màu men nâu vị trí lấy mẫu trên mảnh bao nung để
phân tích TG-DTA chứ không phải trên thành bát nên đã bị lẫn tạp nhiễm của đất sét trầm tích
bám vào trong các kẽ hở nứt của bao nung. Do vậy đã có hiệu ứng nhiệt tại khoảng 150oC và 400-
500oC.
Mẫu Giảm trọng lượng (%) Tổng trọng
lượng giảm
Tổng
trọng
lượng
giảm đến
1000oC
Thoát
nước tự
do (25-
200oC)
Phản ứng
cháy hữu
cơ (200-
500oC)
Phân hủy
liên kết
O-H (400-
700oC)
Phân
hủy
Cancite
(700-
850oC)
08.TP.GM1864.M2 1,4 0,44 - (50-720oC) -
1,84
1,84 %
Sự giảm trọng lượng này chỉ là sự bay hơi nước và cháy hữu cơ tạp nhiễm trong mảnh bao
nung mà thôi.
Như vậy kết quả phân tích TG-DTA cũng phản ánh đồng thuận với kết quả phân tích XRF
cho thấy gốm được nung trong khoảng 950oC- 1150oC.
5. So sánh bước đầu với một số nghiên cứu thành phần gốm của tác giả khác.
Trong đợt phân tích này chúng tôi chưa có điều kiện phân tích các loại gốm Trung Quốc
thời Tống, Nguyên nên chỉ xin trích dẫn một số kết quả phân tích của các tác giả khác nhằm
giới thiệu và gợi mở hướng nghiên cứu sâu.
Ziyang He và các cộng sự phân tích XRF của các mẫu gốm celadon thời Tông- Nguyên khai
quật tại khu lò Longquan và Jingdezhen [1]
Thành phần xương gốm Trung Quốc ở 2 địa điểm này khác với những mẫu gốm Lý- Trần
đã phân tích ở trên đó là trong xương gốm Trung quốc tỷ lệ SiO2/Al2O3 khoảng 68/21 và thành
phần K2O cao khoàng 5% trong khi với gốm Việt thì tỉ lệ tương ứng SiO2/Al2O3 khoảng 75/15, K2O
thấp khoảng 2%.
Nếu so sánh thành phần men của dòng men ngọc hoặc celadon thì lượng kiềm thổ CaO,
MgO gốm Việt pha vào cao hơn khoảng 15-17% trong khi gốm TQ chỉ pha 7-10%, lượng thạch anh
SiO2 trong men gốm Việt khoảng 66% còn của Trung Quốc khoảng 70%. Chính sự khác biệt công
thức men cao kiềm thổ này làm men gốm dễ chảy và mỏng hơn so với men gốm celadon của
Trung Quốc.
Tuy nhiên khi so sánh những mảnh gốm bình dân, phế phẩm chồng dính khai quật ở Trần
Phú, Văn Cao, Kim Lan với các tiêu bản gốm đẹp của Trung Quốc thì không phản ánh đúng về trình
độ cao thấp mà chỉ có thể hiểu rằng vào khoảng thời gian cách ngày nay 1000- 600 năm ở 2 nước
đã từng có những kỹ thuật pha chế phối trộn nguyên liệu làm gốm như vây.
Tài liệu tham khảo
1. Ziyang He, Maolin Zhang, Haozhe Zhang, Data-driven research on chemical features of
Jingdezhen and Longquan celadon by energydispersive X-ray fluorescence, Cond-
mat.mtrrl-sci 25/11/2015.
Tóm tắt
Bằng phương pháp nghiên cứu liên ngành khảo cổ- địa chất- hóa học- vật lý hạt nhân áp
dụng phương pháp loại hình học để xác định niên đại và các dòng gốm, các phương pháp khoa
học tự nhiên lát mỏng thạch học, nhiễu xạ tia X (XRD), quang phổ phát xạ plasma (ICP-MS), huỳnh
quang tia X (XRF), khối lượng- nhiện vi sai (TG-DTA) trên 12 mẫu gốm men thời Lý- Trần khai quật
tại 3 đại điểm Văn Cao, Trần Phú, Kim Lan đã xác định được 2 dòng men sắt và men chì và tùy
theo hàm lượng sắt có trong men mà cho ra màu sắc khác nhau như 1% cho men trắng, 2-3% cho
men ngọc, 6-10% cho men nâu. Nguyên liệu phối trộn làm chảy men là loại khoáng vật chứa CaO
và MgO được đưa thêm vào với tỷ lệ khoảng 15-17% . Nhiệt độ nung gốm trong khoảng 1000oC-
1150oC. Xương gốm trong mẫu thời Lý dạng bột, sét mịn hơn thời Trần dạng sét, bột cát và độ xốp
của gốm thời Lý cao hơn gốm thời Trần.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_do_gom_men_thoi_ly_va_thoi_tran_trong_kho_bao_tang_h.pdf