BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRẦN THỊ MỸ HẠNH
ĐỊNH NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TIẾNG VIỆT
(QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN XUÔI VIỆT NAM)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
NGHỆ AN - 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRẦN THỊ MỸ HẠNH
ĐỊNH NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TIẾNG VIỆT
(QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN XUÔI VIỆT NAM)
Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 922 01 02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. PHAN MẬU CẢNH
2. TS. NGUYỄN HOÀI NGUYÊN
187 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Định ngữ nghệ thuật trong tiếng Việt (qua một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHỆ AN - 2021
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ đề tài “Định ngữ nghệ thuật trong Tiếng Việt
(qua một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam)” là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kì công trình nào khác.
Nghệ An, tháng 01 năm 2021
Tác giả luận án
ii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................v
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài..........................................................................................1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................2
4. Nguồn ngữ liệu............................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................4
6. Đóng góp của luận án..................................................................................5
7. Kết cấu của luận án .....................................................................................6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI..............................................................................7
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu định ngữ và định ngữ nghệ thuật .......7
1.1.1. Tình hình nghiên cứu định ngữ ở ngoài nước .....................................7
1.1.2. Tình hình nghiên cứu định ngữ ở Việt Nam .......................................9
1.1.3. Tình hình nghiên cứu định ngữ nghệ thuật trong tiếng Việt ..............14
1.2. Cơ sở lí thuyết của đề tài ........................................................................18
1.2.1. Câu và cụm từ tiếng Việt ..................................................................18
1.2.2. Một số khái niệm lí thuyết về Phong cách học và phong cách
ngôn ngữ nghệ thuật ........................................................................25
1.2.3. Định ngữ nghệ thuật trong tiếng Việt ...............................................30
1.3. Tiểu kết chương 1...................................................................................39
CHƯƠNG 2. CÁCH THỨC TỔ CHỨC CỦA ĐỊNH NGỮ NGHỆ THUẬT
TRONG TIẾNG VIỆT (QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN XUÔI
VIỆT NAM) ....................................................................................................40
2.1. Cách thức tổ chức ngữ pháp của định ngữ nghệ thuật trong tiếng Việt .......40
2.1.1. Vị trí của định ngữ nghệ thuật trong cụm danh từ............................. 40
2.1.2. Số lượng các định ngữ nghệ thuật trong cụm danh từ .......................42
2.1.3. Cấu tạo của định ngữ nghệ thuật trong cụm danh từ .........................43
iii
2.1.4. Các dạng biểu hiện của định ngữ nghệ thuật trong cụm danh từ .......56
2.1.5. Cấu tạo của cụm danh từ chứa định ngữ nghệ thuật..........................57
2.2. Cách thức tổ chức ngữ nghĩa của định ngữ nghệ thuật trong tiếng Việt........65
2.2.1. Chức năng ngữ nghĩa của định ngữ nghệ thuật .................................65
2.2.2. Cách thức tổ chức ngữ nghĩa của định ngữ nghệ thuật......................72
2.3. Tiểu kết chương 2...................................................................................92
CHƯƠNG 3. VAI TRÒ CỦA ĐỊNH NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG
TIẾNG VIỆT (QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN XUÔI VIỆT NAM) ......93
3.1. Vai trò của định ngữ nghệ thuật trong cụm danh từ ................................ 93
3.1.1. Vai trò của định ngữ nghệ thuật đối với trung tâm cụm danh từ
(DTTT)............................................................................................ 93
3.1.2. Vai trò của định ngữ nghệ thuật đối với các thành tố phụ trong
cụm danh từ .....................................................................................95
3.2. Vai trò của định ngữ nghệ thuật đối với câu văn nghệ thuật ...................97
3.2.1. Vai trò của định ngữ nghệ thuật đối với cấu tạo câu văn nghệ thuật .....98
3.2.2. Vai trò của định ngữ nghệ thuật đối với nội dung ngữ nghĩa của
câu văn nghệ thuật ......................................................................... 101
3.2.3. Vai trò của định ngữ nghệ thuật đối với nhạc điệu của câu văn
nghệ thuật ...................................................................................... 115
3.3. Vai trò của định ngữ nghệ thuật với tác phẩm nghệ thuật ..................... 119
3.3.1. Định ngữ nghệ thuật góp phần thể hiện đặc điểm phong cách
chức năng văn bản ......................................................................... 119
3.3.2. Định ngữ nghệ thuật góp phần thể hiện đặc điểm sử dụng ngôn
ngữ của nhà văn............................................................................. 126
3.3. Tiểu kết chương 3................................................................................. 130
KẾT LUẬN................................................................................................... 132
NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN................................................................................ 135
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 136
NGUỒN NGỮ LIỆU TRÍCH DẪN ............................................................. 150
PHỤ LỤC
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CT : Cụm từ
DT : Danh từ
DTTT : Danh từ trung tâm
ĐT : Động từ
ĐNNT : Định ngữ nghệ thuật
TT : Tính từ
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê các vị trí của ĐNNT ......................................................... 40
Bảng 2.2. Thống kê các từ loại đứng trước ĐNNT và sau DTTT ..................... 41
Bảng 2.3. Bảng thống kê phân loại cấu tạo ĐNNT trong cụm DT .................... 43
Bảng 2.4. Bảng thống kê các kiểu cấu tạo từ của ĐNNT .................................. 44
Bảng 2.5. Bảng thống kê các từ loại của ĐNNT ............................................... 46
Bảng 2.6. Bảng thống kê dạng cấu tạo của các ĐNNT là tiểu cụm từ ............... 50
Bảng 2.7. Bảng thống kê phân loại tiểu cụm chính phụ làm ĐNNT ................. 51
Bảng 2.8. Bảng tổng hợp các kiểu cấu tạo của ĐNNT là tiểu cụm từ ............... 53
Bảng 2.9. Bảng thống kê phân loại các cụm DT có ĐN đứng trước DTTT....... 58
Bảng 2.10. Thống kê các thành tố phụ sau ĐNNT trong cụm DT tiếng Việt .... 61
Bảng 2.11. Thống kê các kiểu quan hệ với ĐNNT của các thành tố phụ sau .... 62
Bảng 2.12. Bảng tổng hợp các ý nghĩa do chức năng thẩm mỹ biểu thị ............ 69
Bảng 2.13. Bảng tổng hợp các cách thức tổ chức ngữ nghĩa của ĐNNT........... 73
Bảng 2.14. Bảng thống kê phân loại các biện pháp ẩn dụ tu từ trong ĐNNT .... 77
Bảng 2.15. Bảng thống kê các kiểu so sánh trong ĐNNT ................................. 84
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp các ĐNNT theo thể loại .......................................... 125
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Mỗi ngôn ngữ có những quy ước, tạo thành những quy tắc nhất định
để sử dụng các đơn vị ngôn ngữ thành đơn vị giao tiếp, trong đó có đơn vị câu.
Về cấu tạo ngữ pháp, câu trong tiếng Việt gồm thành phần chính (nòng cốt câu)
và các thành phần phụ; việc phân loại các kiểu câu về mặt ngữ pháp cơ bản là
dựa vào các thành phần đó. Thành phần chính giữ vai trò quan trọng, quyết định
và chi phối sự xuất hiện của các thành phần phụ trong câu. Thành phần phụ với
vai trò bổ sung thông tin nhưng trong nhiều trường hợp nó có khả năng làm biến
đổi ý nghĩa, nâng cấp chất lượng thông tin và tình thái của câu. Định ngữ (ĐN)
trong tiếng Việt là một trong những thành phần phụ có vai trò như vậy. Tìm
hiểu, khảo sát định ngữ theo hướng gắn liền với sự hành chức trong thực tế giao
tiếp vừa góp phần vào việc phân tích ngữ pháp vừa làm rõ sự hoạt động của các
đơn vị ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp. x
1.2. Trong tổ chức lời nói, nội dung thông báo thường được thể hiện rõ ở
các thành phần chính, việc bổ sung, làm rõ nội dung nào đó cho vị trí trung tâm
thường là do các thành phần phụ đảm nhiệm. Trong tác phẩm văn học, câu văn
có xu hướng mở rộng thành phần với nhiều cách diễn đạt linh hoạt, sinh động,
có tính thẩm mĩ. Một trong những thành phần mở rộng thể hiện rõ tính thẩm mĩ
trong tác phẩm văn học là định ngữ nghệ thuật (ĐNNT).
Có thể nói, ĐNNT là một trong những yếu tố đã góp phần làm nên vẻ đẹp
văn chương, thể hiện một phần phong cách ngôn ngữ nghệ thuật và phong cách
tác giả. Ở mỗi giai đoạn của văn học Việt Nam, chúng ta đều có thể nhìn thấy các
dấu ấn sáng tạo của các nhà văn thông qua việc sử dụng ngôn từ và định hình
phong cách tác giả.
1.3. Trong các công trình nghiên cứu ngữ pháp, định ngữ được xếp vào
thành tố phụ của từ hoặc thành phần phụ của câu, là thành phần mở rộng nằm
ngoài trung tâm kiến trúc của câu. Khi phân tích thành phần câu từ góc độ phong
cách học hay từ góc nhìn lý luận phê bình văn học, tên gọi “định ngữ”, “định
2
ngữ nghệ thuật” cũng là một trong những thuật ngữ được nhắc đến để phân tích,
bình giá... Như vậy, có thể thấy, ĐN (trong đó có ĐNNT) trong tiếng Việt vẫn là
một vấn đề thú vị cần được tiếp tục tìm hiểu, phân tích thấu đáo để thấy rõ hơn
vai trò chuyển tải thông tin, tính chất nghệ thuật của đơn vị thông báo.
Việc tiếp tục hệ thống hoá, làm sáng tỏ các khía cạnh chưa được khảo cứu
đầy đủ (về cấu tạo, ý nghĩa, vai trò) của ĐNNT là thiết thực góp phần vào việc
nghiên cứu lí thuyết về thành phần câu và trong một phạm vi nhất định, còn giúp
ích cho việc tìm hiểu phong cách ngôn ngữ văn chương và phong cách tác giả.
Thêm nữa, tìm hiểu về ĐNNT còn góp phần vào việc thực hành tiếng Việt, tập
làm văn và dạy học ngữ văn trong nhà trường.
Từ các lí do chính trên đây, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài luận án:
Định ngữ nghệ thuật trong tiếng Việt (qua một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam).
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu định ngữ nghệ thuật nhằm làm rõ các đặc điểm về ngữ pháp,
ngữ nghĩa và vai trò của thành phần này trong câu văn tiếng Việt.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án đề ra các nhiệm vụ cụ thể như sau:
a) Tổng quan tình hình và kết quả nghiên cứu về ĐNNT; làm rõ cơ sở lí
luận và hướng tiếp cận của đề tài;
b) Phân tích, miêu tả cách thức tổ chức cấu tạo và cách thức tổ chức ngữ
nghĩa của ĐNNT trong tiếng Việt;
c) Phân tích vai trò của định ngữ nghệ thuật trong tiếng Việt.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các định ngữ nghệ thuật trong
tiếng Việt.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Các ĐNNT trong tiếng Việt sẽ được tìm hiểu ở các phương diện ngữ pháp
(cấu tạo, từ loại), ngữ nghĩa và vai trò của nó trong tiếng Việt. Đơn vị làm đối
3
tượng phân tích và miêu tả của luận án giới hạn trong phạm vi là các câu có cụm
danh từ chứa ĐNNT trong tiếng Việt (khảo sát trong một số tác phẩm văn xuôi
Việt Nam).
4. Nguồn ngữ liệu
Định hướng lựa chọn ngữ liệu của luận án là những tác phẩm văn xuôi
có xu hướng thiên về lối văn miêu tả (tiểu thuyết, truyện ngắn) và giàu tính
biểu cảm (tùy bút, ký). Vì số lượng tác phẩm rất lớn và đa dạng về phong
cách, nên trong luận án, chúng tôi chỉ khảo sát một số tác phẩm tiêu biểu,
thống kê những câu văn có chứa ĐNNT làm dẫn chứng phân tích, miêu tả đối
tượng nghiên cứu. Các câu văn có cụm DT chứa ĐNNT trong 14 công trình
thuộc các thể loại như sau:
a. Thể loại tiểu thuyết
Luận án khảo sát các tác phẩm của các tác giả: Nguyễn Minh Châu, Ma
Văn Kháng, Lê Lựu, Bảo Ninh. Cụ thể là các tác phẩm:
1. Nguyễn Minh Châu, Dấu chân người lính, xuất bản năm 1972.
2. Ma Văn Kháng, Côi cút giữa cảnh đời, xuất bản năm 1989.
3. Lê Lựu, Thời xa vắng, xuất bản năm 1986.
4. Bảo Ninh, Nỗi buồn chiến tranh, xuất bản năm 1990.
b. Thể loại truyện ngắn
Tiêu biểu là các tác giả: Nam Cao, Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Nguyễn Thi
được tập hợp vào các tập truyện ngắn sau:
1. Nam Cao, Truyện ngắn trước 1945, xuất bản năm 2016.
2. Tô Hoài, Truyện Tây Bắc, xuất bản 1953.
3. Nguyễn Khải, Mùa lạc, xuất bản 1960.
4. Nguyễn Thi, Truyện và kí, xuất bản năm 1978.
5. Nguyễn Tuân, Nguyễn Tuân tuyển tập, xuất bản năm 2012.
c. Thể loại tùy bút, bút kí
Tiêu biểu là các tác giả: Vũ Bằng, Lưu Quý Kỳ, Nguyễn Tuân, Nguyễn
Trung Thành, Hoàng Phủ Ngọc Tường với các tác phẩm:
1. Vũ Bằng, Thương nhớ mười hai, xuất bản năm 1956.
4
2. Nguyễn Khải, Tháng ba ở Tây Nguyên, xuất bản năm 1976.
3. Lưu Quý Kỳ, Sông núi còn đây, xuất bản năm, 1973
4. Nguyễn Trung Thành, Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc,
xuất bản năm 1969.
5. Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ai đã đặt tên cho dòng sông, xuất bản năm 1986.
Việc lựa chọn các tác phẩm trên làm căn cứ khảo sát xuất phát từ những lí
do sau:
- Hầu hết, các tác giả đã được giảng dạy trong nhà trường phổ thông hoặc
đã đạt giải thưởng về văn học nghệ thuật.
- Các tác phẩm tiêu biểu cho sáng tác của các nhà văn và cho thể loại
được khảo sát.
- Các tác phẩm được khảo sát dự đoán có thể xuất hiện nhiều định ngữ
nghệ thuật.
Số lượng đơn vị được thống kê dùng trong luận án là 2.000 đơn vị (câu có
cụm danh từ chứa ĐNNT).
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp miêu tả
Phương pháp này dùng để miêu tả đặc điểm của ĐNNT xét trong ngữ
cảnh những câu văn thống kê từ các tác phẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại trên
các bình diện cấu tạo (vị trí, số lượng, cấu tạo và khả năng kết hợp) và bình
diện chức năng - ngữ nghĩa (mỗi loại đảm nhiệm một/ một vài chức năng nhất
định nào đó, có ý nghĩa gì trong câu). Để vận dụng phương pháp miêu tả đồng
đại hiệu quả, có thể sử dụng một số thủ pháp đi kèm gồm thủ pháp phân tích ngữ
nghĩa, thủ pháp phân tích ngữ cảnh, ngôn cảnh, thủ pháp thử nghiệm như: thay
thế, lược bỏ, cải biến, so sánh, đối chiếu, thủ pháp phân tích thành tố trực tiếp
(phân tích cấu trúc câu và cụm từ theo sơ đồ giá nến),
5.2. Phương pháp phân tích diễn ngôn
Phương pháp phân tích diễn ngôn xem tác phẩm văn học là văn bản hoàn
chỉnh, trong đó có thể phân xuất các đơn vị trong văn bản thành các thành tố;
chúng được trích xuất, trừu tượng hoá để thống kê, phân loại, phân tích các loại
5
ĐNNT xuất hiện trong câu, đoạn văn, tác phẩm; xem xét vai trò, hiệu quả, các
mối liên hệ, tác động qua lại của ĐN với các thành phần khác cũng lấy các tác
phẩm, với tư cách là các diễn ngôn độc lập để đánh giá. Cơ cấu hành chức của tổ
hợp từ chứa ĐNNT cũng xuất phát từ tác phẩm để rút ra đặc điểm và ảnh hưởng
của đặc điểm đó đến hệ thống chung.
5.3. Thủ pháp thống kê - phân loại
Thủ pháp thống kê - phân loại dùng để thống kê các ngữ liệu thu thập,
nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu của luận án. Các ngữ liệu có nguồn gốc,
xuất xứ và độ tin cậy cao, được mô tả và phân tích thông qua những tiêu chí rõ
ràng, cụ thể. Sau khi thống kê, các ngữ liệu sẽ được phân loại và tập hợp theo một
hệ thống nhất định để sử dụng cho từng chương, từng luận điểm của luận án.
6. Đóng góp của luận án
Nghiên cứu về ĐNNT ở các lĩnh vực ngữ pháp và ngữ nghĩa sẽ góp phần
giải quyết những vấn đề lí luận và thực tiễn sau:
6.1. Về mặt lí luận
- Xác định rõ các đặc điểm về hình thức, nội dung và vai trò của ĐNNT
trong tổ chức của cụm từ tiếng Việt, làm rõ mối quan hệ giữa ĐNNT với câu
văn nói riêng, trong tác phẩm văn học nói chung.
- Góp phần bổ sung những khía cạnh lí thuyết về ĐN và ĐNNT trong
hành chức; nêu rõ các giá trị và hiệu quả nghệ thuật của ĐNNT trong tác phẩm
văn học.
6.2. Về thực tiễn
- Nguồn ngữ liệu ĐNNT sử dụng trong luận án được chọn lọc và phân
loại dựa trên những tiêu chí nhất định đủ tin cậy để phân tích, miêu tả đặc điểm
của ĐNNT, là nguồn tham khảo tin cậy để có thể thực hiện các công trình
nghiên cứu tiếp theo;
- Kết quả nghiên cứu ĐNNT có thể ứng dụng vào việc dạy học ngữ văn
trong trường phổ thông: các giờ tiếng Việt (thực hành viết câu văn, phân tích
ngữ pháp) và các tiết học đọc - hiểu (phân tích tác phẩm, tìm hiểu phong cách
ngôn ngữ văn chương và phong cách tác giả) trong các nhà trường.
6
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận án gồm có 3 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết của đề tài
Chương 2. Cách thức tổ chức của định ngữ nghệ thuật trong tiếng Việt
(qua một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam)
Chương 3. Vai trò của định ngữ nghệ thuật trong tiếng Việt (qua một số
tác phẩm văn xuôi Việt Nam).
7
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu định ngữ và định ngữ nghệ thuật
1.1.1. Tình hình nghiên cứu định ngữ ở ngoài nước
Thuật ngữ định ngữ (Atribute) được dùng trong nghiên cứu của Ngữ pháp
học, liên quan đến việc miêu tả cấu tạo ngữ pháp, phân loại và phân tích thành
phần câu. Trong các công trình của Ngôn ngữ học đại cương và Ngữ pháp học,
định ngữ là một khái niệm được nhiều tác giả bàn tới, đánh giá về cương vị ngữ
pháp của nó trong tổ chức cú pháp của câu. Nhưng có thể thấy, cho đến nay, các
nhà nghiên cứu còn có những ý kiến khác nhau về định ngữ; nhìn chung, các ý
kiến mới chỉ dừng lại ở vài nhận xét sơ giản, mà chưa dành nhiều quan tâm như
các thành phần khác. Qua các tài liệu mà chúng tôi có được, tuy chưa đầy đủ
nhưng có thể nêu tổng quan mấy điểm chính về tình hình và các kết quả nghiên
cứu ngữ pháp có bàn đến định ngữ theo mấy hướng sau đây.
Các nhà ngôn ngữ học Nga (như A.A. Potebnja, A.A. Shakhmatov, F.I.
Buslaev...) cho rằng thành phần câu gồm: vị ngữ, chủ ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ, vị
ngữ phụ thuộc và định ngữ. Khi đề cập đến thành phần phụ của câu, người ta
xem trạng ngữ là thành phần bị dẫn tiếp, bổ ngữ là thành phần bị chế ước còn
định ngữ là thành phần bị hợp dạng [Dẫn theo 163, tr. 11- 12]. Họ phân biệt hai
loại cú pháp: Cú pháp học câu nghiên cứu thành phần chính trong mối quan hệ
với câu và trong mối quan hệ tương hỗ với nhau; còn Cú pháp học từ tổ chủ yếu
nghiên cứu các thành phần phụ của câu trong mối quan hệ với các thành phần
chính và cũng đặt trong mối quan hệ tương hỗ với nhau [Dẫn theo 163, tr. 15].
JU.X. Xtepanop, khi bàn về cấu trúc cú pháp ở bậc câu trong tiếng Nga có
nói đến hai loại kết cấu: kết cấu hướng tâm (từ tổ có thành phần chủ yếu) và kết
cấu li tâm (từ tổ không có thành phần chủ yếu). Kết cấu hướng tâm là loại từ tổ
được mở rộng thành phần chính, khi vận động theo hướng ngược lại thì kết cấu
được rút gọn cho đến tận thành phần chính. Mô hình: A+N N (trong đó, A:
tính từ - định ngữ, N: danh từ [178, tr. 436].
8
Các nhà nghiên cứu của Mỹ, Đức, Anh theo quan điểm ngữ pháp quan hệ,
ngữ pháp chức năng về sau này chủ yếu quan tâm đến thành phần chính (đặc
biệt là vị ngữ); họ không hoặc ít quan tâm đến các thành phần phụ, thậm chí
không nói đến định ngữ. Tổng hợp các tài liệu [66], [54] có liên quan đến nội
dung đề tài, chúng tôi thấy giai đoạn sau này, khoảng những năm 80 của thế kỷ
XX, khi xu hướng nghiên cứu ngữ pháp chú trọng đến ngữ nghĩa và chức năng
phát triển, bàn về thành phần câu, người ta có đề cập đến thành phần định ngữ.
M. Halliday cho rằng trong cấu trúc kinh nghiệm của danh ngữ tiếng Anh có
một số yếu tố, trong đó phải kể đến tính ngữ (epithet) và phân loại tố
(classifier). Trong đó, tính ngữ là “chỉ ra một phẩm chất nào đó của tiểu tập
hợp, như, old (già/ cũ), long (dài/ lâu), blue (xanh da trời), fast (nhanh)”; phân
loại tố lại “chỉ ra tiểu lớp của sự vật [], ví dụ, electric train (tàu điện),
passenger train (tàu khách), wooden train (tàu bằng gỗ)” [59, tr. 315, 316].
Trong khi phân loại chức năng các thành tố phụ trong danh ngữ, M.
Halliday không xét danh ngữ trong hoạt động hành chức cũng như trong mối
quan hệ với ngữ cảnh (cả đối ngôn và hiện thực bên ngoài ngôn ngữ). Mặc dù
không trực tiếp nói ra, nhưng ông đã xem xét chức năng của các thành tố phụ
trong tiếng Anh (trong đó có các thành phần định ngữ) trên bình diện ngữ nghĩa.
Ngoài chức năng tính ngữ và phân loại tố, chúng ta có thể thấy còn các chức
năng như hậu chỉ trỏ. Đây là một trong những gợi ý để chúng tôi, khi xem xét
chức năng của ĐN nói chung và ĐNNT nói riêng và phân loại chúng trên bình
diện ngữ nghĩa ở mục nói về chức năng định ngữ tiếng Việt.
Trong một công trình khác, Beatrice Warren [205] cũng có mục nói về
các thành phần phụ thuộc của câu, trong đó có định ngữ. Theo tác giả, ngoài
chức năng miêu tả, phân loại, định ngữ còn có chức năng định dạng. Khi xem
xét chức năng này, tác giả đặt định ngữ trong tình huống sử dụng cụ thể của nó
(tức là trong hoạt động giao tiếp cụ thể). Bà viết: “Chúng ta hãy giả sử rằng
người A muốn người B đưa cho anh ta một cuốn sách. Nếu có trên một cuốn
sách ở gần, A phải nhận dạng cuốn sách nào anh ta đòi hỏi. Một cách tự nhiên
làm điều này là bổ nghĩa cho danh từ bằng một tính từ chỉ ra đặc điểm có thể
9
ứng dụng được - hoặc ít nhất là dễ thấy nhất đối với sự biểu đạt có ý định trong
những sự biểu đạt có thể của sách trong những tình huống cụ thể. Ví dụ: - Hãy
đưa cho tôi cuốn sách màu đỏ!” [205, tr. 98]. Rõ ràng, chức năng miêu tả và
phân loại của ĐN trong những ngữ cảnh nhất định thường được dùng để “giúp
cho việc nhận dạng” sự vật được nói đến trong ngữ cảnh. Điều này giúp chúng
ta nhận ra vai trò cần thiết và quan trọng trong việc phân loại ĐN.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu định ngữ ở Việt Nam
Khoảng đầu thế kỷ XX một số tác giả (như: Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Lê
Văn Lý) tiếp thu lí thuyết của ngôn ngữ châu Âu vào nghiên cứu tiếng Việt.
Riêng ở lĩnh vực ngữ pháp, giai đoạn đầu (những năm 40 thế kỷ XX), các nhà
nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt chủ yếu vận dụng lí thuyết các trường phái ngôn
ngữ phương Tây vốn phù hợp với các ngôn ngữ biến hình để phân loại từ và câu
tiếng Việt - một ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập. Giai đoạn tiếp theo (những
năm 70), ngữ pháp tiếng Việt đã có những thay đổi theo hướng nghiên cứu câu
tiếng Việt trên nền tảng của các lí thuyết mới của phương Tây, bám sát vào cấu
trúc cú pháp và cấu trúc ngữ nghĩa. Từ những năm 90 của thế kỉ XX, các nhà
Việt ngữ học tiếp cận ngữ pháp từ bình diện chức năng, quan tâm đến ngữ nghĩa
ngữ dụng của câu trong hoạt động giao tiếp. Khi đề cập đến cấu trúc câu, một
trong những vấn đề trọng tâm mà các tác giả bàn tới là các thành phần câu, trong
đó nhiều tác giả đề cập đến thành phần ĐN. Các nhà nghiên cứu dễ dàng xác
định ĐN có cương vị ngữ pháp khá đặc thù so với các thành phần khác (như chủ
ngữ, vị ngữ hay bổ ngữ) trong câu nhưng đặc điểm và vai trò của nó thì lại có
nhiều hướng nhìn nhận, phân tích đánh giá.
1.1.2.1. Định ngữ trong mối quan hệ với câu
Hiện nay có hai loại ý kiến phân tích về ĐN tiếng Việt. Loại ý kiến thứ
nhất xem ĐN thuộc thành phần của câu, nhưng quan niệm ĐN thuộc thành phần
câu cũng khác nhau và có phân biệt về thứ bậc, tôn ti. Phan Khôi (1955) xác
định câu tiếng Việt gồm 6 thành phần, xếp vào ba nhóm: thành phần chủ yếu
(chủ ngữ và vị ngữ), thành phần liên đới (tân ngữ, bổ túc ngữ) và thành phần
phụ gia (hình dung phụ gia ngữ và phó từ phụ gia ngữ).
10
Các tác giả Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp (1981, 1992) xem
định ngữ là “một loại thành phần phụ có thể đứng trước nòng cốt câu hoặc chen
vào giữa chủ ngữ và vị ngữ, có nhiệm vụ biểu thị những ý nghĩa hạn định về
tình thái hoặc cách thức cho sự tình được nêu trong câu” [163, tr. 304]. Ví dụ: -
Đột nhiên, Hộ nảy ra ý định muốn lại gần Từ, nhìn kĩ xem mặt Từ lúc bấy giờ ra
sao (Nam Cao); - Bỗng đùng một cái, tôi nghe tin anh chết (Nam Cao); - Vậy thì
hắn đích thực là một con người hay lật lọng (Nam Cao). Các định ngữ, theo
quan niệm của hai tác giả, có thể dễ dàng thay đổi vị trí mà không làm thay đổi
hay mất đi ý nghĩa của toàn bộ câu văn. Trong công trình viết chung Thành
phần câu tiếng Việt (1999), hai tác giả phân chia thành phần câu tiếng Việt làm
hai loại: Loại thành phần chủ yếu của câu gồm: vị ngữ, chủ ngữ và bổ ngữ; loại
thành phần thứ yếu của câu gồm: khởi ngữ, tình thái ngữ, định ngữ câu và trạng
ngữ. Như vậy, định ngữ là thành phần có hai vị trí: đứng trước nòng cốt câu
hoặc chen giữa chủ ngữ và vị ngữ, bổ sung ý nghĩa về mặt tình thái (khách quan
hay chủ quan) cho câu [163, tr. 328, 330].
Loại ý kiến thứ hai xem ĐN không có cương vị là thành phần câu mà là
thành phần phụ thuộc của từ (từ tổ, cụm từ). Nhiều ý kiến của các nhà Việt ngữ
học theo hướng này. Hoàng Tuệ (1962) xem ngoài các thành viên chính của câu
là chủ ngữ và vị ngữ thì có thành viên thứ yếu bổ ngữ, còn định ngữ (bổ sung ý
nghĩa cho danh từ) là loại thành viên không nằm cùng hàng với chủ ngữ, vị ngữ
và bổ ngữ [174, tr. 346]. Nguyễn Kim Thản (1964) xác định các thành phần câu
gồm: thành phần chính của câu (chủ ngữ, vị ngữ), thành phần thứ yếu của câu
(trạng ngữ, khởi ngữ), còn bổ ngữ và định ngữ là thành phần thứ yếu của từ tổ.
Thành phần thứ yếu của câu thì phụ thuộc vào cả câu, còn thành phần thứ yếu
của từ tổ thì “phụ thuộc hẳn vào một từ nhất định” [145, tr. 207]. Các tác giả I.S.
Bưstrov, Nguyễn Tài Cẩn, N.V. Stankevich (1975) xem các thành phần phụ khi
ở trong đoản ngữ (cụm từ, từ tổ) là “thành phần phụ thuộc”, điển hình là định
ngữ [16, tr. 134]. Cao Xuân Hạo (1999), khi xác định cấu trúc của câu tiếng Việt
theo quan điểm ngữ pháp chức năng đã chia theo thứ bậc: Bậc cấu trúc cơ bản
của câu, gồm phần chính (đề - thuyết) và phần phụ (trạng ngữ) và các thành
11
phần khác ngoài cấu trúc cơ bản của câu gồm: khởi ngữ, hô ngữ, thành phần
chuyển tiếp và thành phần chú thích. Định ngữ và bổ ngữ không phải là thành
phần câu mà thuộc cấu trúc của ngữ. “Ngữ làm các thành phần chức năng trong
câu có cấu trúc gồm một từ trung tâm và các định ngữ (ngữ danh từ), các bổ ngữ
(ngữ vị từ) của nó” [68, tr. 70, 71]. Trong cấu trúc ngữ danh từ kiểu như cái áo
cuối cùng, cái áo đẹp nhất thì cuối cùng, đẹp nhất là định ngữ [66, tr. 33].
Tóm lại, các nhà ngôn ngữ học nước ngoài hay trong giới Việt ngữ học
khi bàn đến cấu tạo ngữ pháp của câu tiếng Việt đều đề cập đến thành phần câu,
miêu tả các thành phần câu. Về ĐN, các tài liệu của các nhà ngôn ngữ học nước
ngoài nghiên cứu về tiếng Việt hay các nhà Việt ngữ học thậm chí không đề cập
đến đối tượng này hoặc viết rất sơ lược khi xem xét ĐN trong mối quan hệ với
câu. Từ đó, có thể phân thành hai loại ý kiến: hoặc là xếp ĐN vào thành phần
thứ yếu của câu hoặc không xem nó là thành phần của câu mà thuộc tổ chức của
cụm từ (hay từ tổ, đoản ngữ).
Trong luận án, chúng tôi theo quan niệm coi ĐN là thành phần phụ
trong cụm danh từ (còn gọi là danh ngữ - DN), có chức năng và ý nghĩa phụ
thuộc, liên quan trực tiếp đến danh từ trung tâm.
1.1.2.2. Định ngữ trong mối quan hệ với cụm danh từ
Khi xem xét cụm từ, các nhà nghiên cứu ngữ pháp đã bàn thảo phân tích,
miêu tả các thành tố trong cụm danh từ. Sau đây, chúng tôi tóm lược một số ý
kiến xác định cương vị, vai trò của ĐN trong cụm từ tiếng Việt.
a. Vị trí của định ngữ trong cụm danh từ
Khi bàn đến ĐN, việc đầu tiên, người ta xác định vị trí của nó trong cấu
tạo của cụm danh từ. Từ cách xác định trung tâm, các nhà nghiên cứu phân tích,
chỉ ra các phần phụ trước và phần phụ sau trung tâm (gọi là định tố, định ngữ,
bổ tố,). Trong mô hình ngữ danh từ của M.B. Emeneau (1951), ông gọi thành
phần đứng sau danh từ trung tâm là định ngữ (attribute). Trong tiếng Anh,
attribute được hiểu là đặc tính, thuộc tính của một vật, một người nào đó. Như
vậy, định ngữ trong quan điểm của M.B. Emeneau chính là thành phần bổ sung
thêm những thuộc tính nào đó của danh từ đứng trước nó trong ngữ danh từ.
12
Nguyễn Tài Cẩn (1975) nêu các định tố đầu (trước phần trung tâm) và định tố
cuối (sau phần trung tâm). Ông nhận xét trong tiếng Việt không có “loại định tố
nào có trật tự tự do, khi thì ở trước, khi thì ở sau” [20, tr. 203]. Đái Xuân Ninh
(1978) xem xét các cụm từ trong tiếng Việt, ngoài phần danh từ làm chính tố, đã
gọi các thành phần đứng trước hoặc sau chính tố là các bổ tố. Cũng trong công
trình của mình, tác giả Đái Xuân Ninh phân tích cấu tạo, xác định sự phân bố
của các bổ tố trong cụm danh từ [126, tr. 235]. Tuy nhiên, cách gọi “bổ tố” trong
cụm danh từ có thể làm cho người đọc nhầm lẫn giữa thành phần phụ của cụm
danh từ với cụm động từ và cụm tính từ trong tiếng Việt. Hơn nữa, việc phân
loại bổ tố của tác giả cũng chưa triệt để và có thể tiếp cận đến tất cả các cấu trúc
làm thành phần phụ trong “cụm danh từ”. Các tác giả trong cuốn Ngữ pháp tiếng
Việt (1983), bàn đến vai trò của danh ngữ: “danh từ không trực tiếp làm yếu tố
cấu tạo của câu, mà chỉ danh ngữ có tính xác định mới đóng vai trò đó” [176, tr.
103]. Các yếu tố thuộc khu vực sau danh từ trung tâm là phụ tố; đồng thời, chia
phụ tố thành hai loại: phụ tố hạn định sự vật bằng đặc điểm của nó (S1) và phụ
tố chỉ định vị trí của sự vật trong không gian, thời gian (S2) [176, tr. 113].
Nguyễn Thiện Giáp (1997) đưa ra khái niệm cú đoạn “bao gồm hơn một từ và
không có cấu trúc chủ vị tiêu biểu cho cú. [] Có những kiểu cú đoạn như: cú
đoạn danh từ, cú đoạn động từ, cú đoạn tính từ và cú đoạn giới từ” [52, tr. 205].
Tuy nhiên, trong công trình này, ông không đưa ra mô hình cụ thể của các cú
đoạn trong tiếng Việt mà chỉ dừng lại ở việc gọi tên cho nó.
b. Về vai trò của định ngữ trong cụm danh từ
Đây là nội dung các nhà nghiên cứu bàn luận và phân tích khá ...
cách sử dụng có tính chất mĩ học của ngôn ngữ, đặc biệt là cách sử dụng ngôn
ngữ trong văn học.
b. Phương tiện tu từ
Phương tiện tu từ là những phương tiện ngôn ngữ mà ngoài ý nghĩa cơ
bản ra chúng còn có ý nghĩa bổ sung, có màu sắc tu từ. Người ta gọi chúng là
những phương tiện được tu sức về mặt ngôn từ, hoặc đôi khi là những phương
tiện được đánh dấu về mặt tu từ.
Trong phong cách ngôn ngữ văn chương, phương tiện tu từ được định
nghĩa một cách khái quát và nhất quán ở các cấp độ. Những phương tiện tu từ từ
vựng, ngữ pháp, văn bản đều khác biệt đối lập tu từ học với những phương tiện
trung hòa từ vựng, ngữ pháp cú pháp, văn bản [85, tr. 59, 60]
c. Các biện pháp tu từ thường gặp
Biện pháp tu từ là những cách phối hợp sử dụng trong lời nói các phương
tiện ngôn ngữ (không kể trung hoà hay diễn cảm) để tạo ra hiệu quả tu từ (tức
tác dụng gợi hình, gợi cảm, nhấn mạnh, làm nổi bật...) do sự tác động qua lại của
các yếu tố trong một ngữ cảnh rộng [75, tr. 19].
Một số biện pháp tu từ tiêu biểu thường gặp gồm: biện pháp tu từ ngữ âm,
biện pháp tu từ từ vựng - ngữ nghĩa, biện pháp tu từ cú pháp và biện pháp tu từ
văn bản; trong đó, chúng tôi chú ý đến biện pháp tu từ từ vựng - ngữ nghĩa, biện
pháp tu từ cú pháp và văn bản. Biện pháp tu từ từ vựng - ngữ nghĩa là những
27
cách phối hợp sử dụng các đơn vị từ vựng trong phạm vi của một đơn vị khác
thuộc bậc cao hơn, có khả năng mang lại hiệu quả tu từ do mối quan hệ giữa các
đơn vị trong ngữ cảnh. Các biện pháp tu từ từ vựng ngữ nghĩa gồm: ẩn dụ, hoán
dụ, so sánh, điệp ngữ, Biện pháp tu từ cú pháp là những cách phối hợp sử
dụng các kiểu câu trong ngữ cảnh rộng (đoạn văn, văn bản) nhằm đem lại ý
nghĩa biểu cảm - cảm xúc cho những mảnh đoạn của lời nói. Các biện pháp tu từ
cú pháp gồm: sóng đôi, đảo đối, câu hỏi tu từ, tách biệt, liên kết tu từ,... Biện
pháp tu từ văn bản là những cách phối hợp sử dụng khéo léo các mảnh đoạn của
văn bản để tạo ra hiệu quả tu từ (tạo hình, gợi cảm, bày tỏ thái độ, gây ấn tượng,
nhấn mạnh). Các biện pháp tu từ văn bản gồm: hoà hợp, tương phản, qui định.
Để nghiên cứu đặc điểm của các đơn vị giao tiếp, người ta thường dùng các
thao tác phân tích, miêu tả các đơn vị đó dựa vào những dấu hiệu nhất định, ở góc
độ tìm hiểu đặc điểm phong cách ngôn ngữ, dấu hiệu đó là các biện pháp tu từ.
1.2.2.2. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
a. Các phong cách chức năng
Ngôn ngữ có các chức năng cơ bản là phương tiện giao tiếp và là công cụ
tư duy, trên cơ sở đó, người ta phân loại ngôn ngữ thành các phong cách chức
năng. Phong cách khoa học có chức năng thông báo, phong cách sinh hoạt hàng
ngày có chức năng giao tiếp, phong cách công vụ - hành chính có chức năng
thông báo, phong cách chính luận có chức năng tác động và phong cách nghệ
thuật có chức năng tác động và thẩm mĩ [147, tr. 186]. Cũng có người chia thành
hai loại lớn: phong cách hội thoại và phong cách sách vở.
b. Khái niệm phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Bàn về phong cách nghệ thuật, Nguyễn Thiện Giáp nhận xét: “Phong cách
nghệ thuật là một loại phong cách đặc biệt, nó có thể mang đặc điểm của nhiều
phong cách” [51, tr. 218]. Còn Nguyễn Thái Hoà nêu các đặc điểm của phong
cách ngôn ngữ nghệ thuật: ở dạng nói hay dạng viết phong cách ngôn ngữ nghệ
thuật đều có ba đặc trưng cơ bản sau: Tính hình tượng, tính truyền cảm và tính
cá thể hoá [75, tr. 186-187]. Có thể khẳng định phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
là một loại phong cách chức năng của ngôn ngữ “được dùng để sáng tạo hình
28
tượng nghệ thuật và các tác phẩm nghệ thuật nhằm phục vụ cho nhu cầu về đời
sống tinh thần của con người” [45, tr.276].
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật được thể hiện cụ thể qua tác phẩm văn
học và các đặc điểm ngôn ngữ được sử dụng trong tác phẩm. Tác phẩm văn học
là “công trình nghệ thuật ngôn từ do một cá nhân hay tập thể sáng tạo nhằm thể
hiện những khái quát bằng hình tượng về cuộc sống con người, biểu hiện tâm tư,
tình cảm, thái độ của chủ thể trước thực tại”... Ngôn ngữ được dùng trong tác
phẩm văn học là ngôn ngữ mang tính nghệ thuật [60, tr. 215, 290]. Như vậy, các
loại sản phẩm ngôn ngữ, trong đó, có tác phẩm văn học, được tạo ra trong quá
trình giao tiếp, mang dấu ấn phong cách của chủ thể sáng tạo. Theo Hugo
Schuchardt: “Ngôn ngữ là một sáng tạo của cá nhân trên cơ sở bắt chước cộng
đồng và vì vậy ngôn ngữ có một mặt lệ thuộc vào cá nhân là người sáng tạo và
sử dụng nó. Vì vậy, ngôn ngữ là một sự kiện phong cách và chính ngôn ngữ phải
được xem xét ở phương diện phong cách”. Phân tích các mặt khác nhau của đơn
vị ngôn ngữ như vậy liên quan đến đặc trưng phong cách, kiểu loại văn bản”
[Dẫn theo 74, tr.20].
c. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
So với các phong cách chức năng khác, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
có những đặc trưng riêng biệt. Trước hết, các đơn vị ngôn ngữ trong phong cách
ngôn ngữ nghệ thuật có chức năng tác động hình tượng, tức là có khả năng đem
lại cho người đọc những tình cảm, những rung động về cảm xúc. Hơn thế, nó
còn có khả năng tác động đến người đọc qua hệ thống các đơn vị mang tính hình
tượng, có khả năng gợi ra những liên tưởng sâu xa. Theo tác giả Hữu Đạt, “khi
các đơn vị ngôn ngữ tham gia với tư cách là các tham tố tạo nên hình tượng
nghệ thuật, tự nó đã làm mờ nhạt đi tính bản thể của tín hiệu ngôn ngữ để tạo
nên một loại nghĩa mới ngoài bản thể hay là “siêu tín hiệu” [45, tr. 285].
Ngoài ra, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật còn có tính thẩm mĩ. Thông
qua ngôn từ nghệ thuật, các nhà văn xây dựng hình tượng nghệ thuật để thực
hiện chức năng thẩm mĩ, mang đến cho người đọc những rung động mạnh mẽ.
Từ đó, tác phẩm văn học mang tính sinh động và biểu cảm cao, làm nên chất trữ
tình của văn bản nghệ thuật và tạo cầu nối cảm xúc giữa nhà văn và bạn đọc.
29
d. Màu sắc tu từ và tính thẩm mĩ trong ngôn ngữ nghệ thuật
Màu sắc tu từ và tính thẩm mĩ là hai đặc trưng liên quan đến ĐNNT.
- Màu sắc tu từ là chỉ phần thông tin có tính chất bổ sung bên cạnh phần
thông tin cơ bản của một thực từ. Đa số các từ trong ngôn ngữ chỉ có phần thông
tin cơ bản (còn gọi là ý nghĩa biểu vật), như: nhà, cửa, bàn, ghế, tốt, đẹp, đi lại,
rất... Nhưng trong ngôn ngữ cũng có nhiều từ ngoài phần thông tin cơ bản ra còn
có thông tin bổ sung (còn gọi là ý nghĩa liên hội) vốn hình thành từ những thành
tố: biểu cảm, cảm xúc, bình giá và phong cách (còn gọi là tu từ học chức năng).
Màu sắc tu từ là phần ý nghĩa bổ sung, là yếu tố tinh tế, làm nên sự đối
lập giữa các phương tiện trung hoà với các phương tiện tu từ của ngôn ngữ. Còn
trong các biện pháp tu từ thì cách phối hợp sử dụng các phương tiện ngôn ngữ
cả trung hoà lẫn tu từ cũng đưa đến một tác dụng, một hiệu quả là nảy sinh
những màu sắc tu từ [86; tr. 91- 92].
- Tính thẩm mĩ (chức năng thẩm mỹ) thể hiện rõ trong tác phẩm văn học,
qua hệ thống hình tượng, qua tổ chức ngôn từ của tác phẩm, tạo nên tính nghệ
thuật. Tính nghệ thuật trong ngôn ngữ văn chương được “thể hiện ở cấu tứ độc
đáo, miêu tả sinh động, kết cấu tài tình, ngôn ngữ gợi cảm, gây ấn tượng đặc biệt
tạo thành sức thuyết phục và lôi cuốn của tác phẩm” [60, tr. 238]. Tính nghệ
thuật cho phép người viết tạo ra những cách diễn đạt mới mẻ, độc đáo và người
đọc cảm nhận đối tượng được nói đến theo cách riêng, tùy thuộc vào trí tưởng
tượng và khả năng cảm nhận của mình. Như vậy, có thể hiểu tính thẩm mĩ thể
hiện trên hai phương diện: bổ sung thêm một nét “ý nghĩa mới”, một cách tiếp
nhận mới về đối tượng được nói đến; “trang trí, làm đẹp” cho câu văn, ngôn bản,
tạo nên tính nghệ thuật cho câu văn.
Tóm lại, cả hai tính chất: màu sắc tu từ và tính thẩm mĩ có mối quan hệ
tương liên; màu sắc tu từ góp phần đem lại hiệu quả thẩm mĩ, ấn tượng thẩm mĩ,
làm nên tính thẩm mĩ và ngược lại, tình thẩm mĩ là biểu hiện cụ thể sinh động của
màu sắc tu từ. Cả hai có mặt trong ngôn từ của tác phẩm văn học, làm nên tính
nghệ thuật của tác phẩm văn học. Vì vậy, “với người sáng tạo, tác phẩm văn học
là nơi kí thác, nơi khẳng định nhân sinh, lí tưởng thẩm mĩ... Với người đọc, tác
phẩm văn học là đối tượng tích cực của cảm thụ thẩm mĩ” [60, tr. 291].
30
1.2.3. Định ngữ nghệ thuật trong tiếng Việt
Trong phần tổng quan về nghiên cứu định ngữ và định ngữ nghệ thuật
(mục 1.1), chúng tôi đã trình bày một số ý kiến và kết quả khảo sát về định ngữ
của các công trình đã công bố. Trong phần này, chúng tôi trình bày khái niệm
định ngữ và định ngữ nghệ thuật trong tiếng Việt, các tiêu chí phân biệt giữa
định ngữ và định ngữ nghệ thuật. Đây là những giới thuyết làm cơ sở cho việc
trình bày các nội dung định ngữ nghệ thuật trong các phần tiếp theo.
1.2.3.1. Định ngữ trong tiếng Việt
a. Về tên gọi, khi xác định các thành tố trong cấu tạo của cụm danh từ thì
thành tố phụ sau danh từ - thành tố chính, hiện có hai tên gọi được dùng: định tố
và định ngữ.
Một số tác giả trong giới Việt ngữ học gọi thành tố này là định tố (có sự
phân biệt với định ngữ). Hoàng Trọng Phiến dùng cả hai thuật ngữ này nhưng có
cân nhắc, phân biệt về vai trò của thành phần này ở trong câu. “Định ngữ được
xét như một yếu tố trong quan hệ nội bộ của nhóm thì gọi là định tố. Tuy nhiên,
khi định tố của một nhóm từ nào đó làm thành phần chính của câu thì định tố có
giá trị như một thành phần câu với tên gọi định ngữ... Sự phân biệt định ngữ và
định tố là sự phân biệt cấu trúc - chức năng của từ pháp và cú pháp” [132, tr.
42]. Như vậy, có thể hiểu, tên gọi định tố là nói đến vai trò của thành tố này
trong cụm từ (từ pháp), còn tên gọi là định ngữ là nói đến vai trò của thành phần
này trong quan hệ với câu (cú pháp). Quan niệm này tương cận với tên gọi định
ngữ của Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp như đã nói ở trên. Nguyễn
Thị Nhung cũng gọi tên định tố với cách hiểu là một thành tố phụ cho từ; chức
năng ngữ pháp của nó thể hiện trong danh ngữ, định tố không có vai trò ngang
hàng với những thành phần câu khác như vị ngữ, chủ ngữ, trạng ngữ, đề ngữ
[125, tr. 38].
Nhiều tác giả (Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Kim Thản, Cao Xuân Hạo, Diệp
Quang Ban, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Như Ý...) gọi thành tố này là định ngữ.
Diệp Quang Ban định nghĩa: “Định ngữ là thành phần phụ đi kèm danh từ và nêu
lên những đặc trưng của sự vật do danh từ biểu thị” [12, tr. 182, 184].
31
Nguyễn Như Ý coi định ngữ “là thành phần phụ của cụm danh từ trong câu
có chức năng bổ sung thêm cho thành phần chính bằng quan hệ phụ thuộc, chỉ ra
các thuộc tính, tính chất của người, vật, sự vật, hiện tượng do danh từ làm thành
phần chính gọi tên [179, tr. 89]. Nguyễn Thiện Giáp định nghĩa: “Định ngữ là một
bộ phận của danh từ, chỉ ra những đặc trưng của danh từ chính” [57, tr. 163].
b. Về cấu tạo, các nhà Việt ngữ học (N.V.Stankêvích, Nguyễn Tài Cẩn,
Diệp Quang Ban,) khi bàn về vai trò của định ngữ đã nhận xét cấu tạo của
định ngữ; chẳng hạn, theo Diệp Quang Ban, định ngữ có thể là một từ, cụm từ
hay kết cấu chủ vị [8, tr. 182, 184]. Về từ loại, định ngữ có thể là danh từ, động
từ, tính từ, hoặc các đại từ xác định, các từ có ý nghĩa thời gian, vị trí và số từ
[18] hay từ chỉ trỏ, từ chỉ vị trí và từ chỉ con số [20, tr. 237], các số từ xác định,
số từ thứ tự, đại từ, thời - vị từ [7, tr. 57]. N.V. Stankêvích nhận xét: “định
ngữ biểu thị bằng các từ loại khác nhau có ý nghĩa và đặc điểm hình thức khác
nhau. Định ngữ là tính từ chỉ đặc điểm phẩm chất của sự vật còn định ngữ là
danh từ chỉ đặc điểm của sự vật thông qua một sự vật khác. Đối với định ngữ là
danh từ thì có một hình thức giới từ riêng, còn định ngữ là tính từ thì không
được dẫn nối bởi giới từ. Ngoài ra, đặc tính từ loại cũng xác định vị trí của định
ngữ trong dãy ĐN” [18, tr. 6].
c. Về phân loại vị trí định ngữ trong cụm từ, các nghiên cứu về định ngữ
(hay định tố) đều cho rằng định ngữ là thành phần phụ nghĩa cho thành tố chính
trong cụm danh từ. Việc xác định vị trí của định ngữ trong cụm danh từ có phạm
vi rộng hẹp khác nhau. Diệp Quang Ban xác nhận định ngữ có hai loại: định ngữ
chỉ lượng (đứng trước danh từ) và định ngữ miêu tả (đứng sau danh từ) [8, tr.
182, 184]. Nguyễn Thiện Giáp lại cho rằng, có ba loại định ngữ trong cụm danh
từ: định ngữ hạn định, định ngữ miêu tả và định ngữ chỉ xuất. Định ngữ hạn
định có tác dụng thu hẹp ngoại diên của danh từ trung tâm (cá trê, dưa hấu...).
Định ngữ miêu tả thêm vào nghĩa của danh ngữ một nét riêng của cái cá thể hay
những cá thể cụ thể được nói đến trong câu. Định ngữ chỉ xuất có thể là những
từ trực chỉ và cả những ngữ đoạn vị từ hoặc tiểu cú như bức tranh ấy, bức tranh
treo trên tường ấy, cuốn sách mà anh vừa mới mua ấy... [57, tr. 163].
32
d. Về chức năng của định ngữ, như đã trình bày ở phần tổng quan về định
ngữ (mục 1.1.1.2.), nhiều nhà nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt đều đồng ý với
quan điểm cho rằng các thành tố trong phần cuối của cụm danh từ tiếng Việt có
chức năng hạn định, chức năng miêu tả.
.Đầu tiên là nói về chức năng hạn định, Hoàng Tuệ (1962) gọi ĐN là “hạn
định ngữ” và cho rằng “không phải vì có ĐN mà kết cấu của câu bị thay đổi”
[174, tr. 90]. Đinh Văn Đức (1986) cho rằng “Chức năng của nó (định ngữ -
ĐVĐ) là hạn định” [48, tr. 90], coi định ngữ chỉ ra đặc trưng hạn định mà nội
dung cơ bản là miêu tả cho cái nội dung của danh từ (có thể hiểu như nội hàm và
ngoại diên của danh từ). Đồng thời, ông cũng phân loại các ĐN theo những từ
loại nhất định và từ đó, chỉ ra chức năng hạn định của mỗi loại ĐN trong cụm
danh từ. Cao Xuân Hạo (1998) trong khi phân loại đã gọi tên một số ĐN đứng
sau DTTT là “định ngữ hạn định, mà ý nghĩa và tác dụng là thu hẹp ngoại diện
của DTTT bằng cách thêm vào nghĩa của nó một số định tính riêng tạo thành
một tiểu loại trong cái chủng loại do DTTT” [66, tr. 377]. Chẳng hạn: cá trê phi,
cá bống mú, cái trống cơm
Chức năng thứ hai của định ngữ là chức năng miêu tả (trang trí). Cao
Xuân Hạo (1998) cùng các tác giả Hoàng Xuân Tâm, Nguyễn Văn Bằng, Bùi
Tất Tươm (1992) khi phân loại đã đề cập đến chức năng trang trí của ĐN trong
cụm DT, không chỉ xem định ngữ có chức năng hạn định như trên mà còn có
chức năng trang trí (hay còn gọi là định ngữ miêu tả, hay tính ngữ); định ngữ
chỉ xuất hay trực chỉ [66, tr. 377, 385].
Ngoài chức năng hạn định và miêu tả, có ý kiến còn nói đến chức năng
chỉ xuất. Nguyễn Thiện Giáp [57], Hoàng Dũng, Nguyễn Thị Ly Kha [39] đều
có chung ý kiến này. Những thành tố phụ đứng sau vị trí trung tâm (0) là các:
“định ngữ hạn định” (1’); “định ngữ trang trí” (2’). Trong đó, vị trí (2’) được các
tác giả tiếp tục phân chia thành các tiểu loại: định ngữ phức số, định ngữ chỉ
xuất, định ngữ miêu tả
33
1.2.3.2. Định ngữ nghệ thuật
a. Nhận xét chung
Mỗi thành phần, mỗi yếu tố khi đi vào câu (phát ngôn), trở thành đơn vị
giao tiếp đều có một ý nghĩa nhất định và giữ một vai trò cụ thể. Định ngữ là
một thành phần của cụm danh từ, đến lượt mình, cụm danh từ lại là một bộ phận
của câu, đương nhiên có ý nghĩa và vai trò nhất định. Hiện nay, việc nghiên cứu
về ĐNNT của các nhà Việt ngữ học chưa nhiều; một số bài viết mới chỉ dừng lại
ở định nghĩa và được điểm qua trong các công trình nghiên cứu về phong cách
ngôn ngữ tác giả cụ thể. Chẳng hạn, khái niệm ĐNNT được nhắc đến trong công
trình nghiên cứu của tác giả Trần Đình Sử (1998) khi ông trích dẫn nhận định
của A.N. Veclovxki: “Lịch sử của ĐNNT là lịch sử của phong cách thi ca dưới
dạng rút gọn” [dẫn theo 138, tr. 171].
b. Về định nghĩa
Định ngữ nghệ thuật là một thuật ngữ mà trước đây được gọi là hình dung
từ, hay tính ngữ nghệ thuật (ephithet). Hình dung từ là: 1. Một “điều biến tố”
nêu đặc trưng về chất của một danh từ, phân biệt yếu tố chỉ lượng hay chỉ định
đi với danh từ, như trong cụm danh từ những ngôi nhà cao mới xây kia. 2. Một
“điều biến tố” nêu đặc trưng của một danh từ riêng, như trong Tân cao kều,
Dũng béo [13, tr. 259, 260].
Các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, trong Từ điển
thuật ngữ văn học xác định: Định ngữ nghệ thuật là “Phương thức chuyển nghĩa,
trong đó một từ (hoặc một cụm từ) đóng vai trò phụ nghĩa cho một từ (hoặc cụm
từ) khác nhằm làm nổi bật một đặc điểm nào đó của đối tượng để tạo ra ấn tượng
thẩm mĩ” [60, tr.120].
Nguyễn Thái Hoà nêu một số đặc điểm của định ngữ nghệ thuật: Định
ngữ nghệ thuật là phương thức tu từ có chức năng định ngữ (epithete) nhưng
giàu màu sắc biểu cảm tu từ... Phần lớn những định ngữ nghệ thuật là những ẩn
dụ (ẩn dụ bổ sung, ẩn dụ tượng trưng). Do vậy, định ngữ nghệ thuật thường
được xếp vào ẩn dụ. Định ngữ nghệ thuật xuất hiện khá nhiều trong văn thơ làm
nên hình tượng và cảm xúc thơ [75, tr.80].
34
c. Phân biệt định ngữ và định ngữ nghệ thuật
Định ngữ nghệ thuật không nằm ngoài quy luật hoạt động của định ngữ
trong cụm từ. Xét về chức vụ cú pháp trong câu và trong cấu trúc của cụm danh
từ, chúng hầu như không có sự khác biệt. Tuy nhiên, ngoài những phẩm chất
vốn có của định ngữ thông thường, ĐNNT tạo ra cho mình những dấu ấn, những
đặc điểm riêng trong văn chương nghệ thuật. Những điểm phân biệt định ngữ
thông thường và định ngữ nghệ thuật là:
- Về vị trí:
Định ngữ (tác giả Nguyễn Tài Cẩn gọi là định tố) có thể xuất hiện ở ba vị
trí: i) Trước danh từ trung tâm, bổ sung các ý nghĩa định lượng cho danh từ
trung tâm (trong sơ đồ cấu tạo cụm danh từ đó là vị trí (-3) và (-2); hoặc: ii)
Trước danh từ trung tâm, bổ sung ý nghĩa chỉ xuất (trong sơ đồ cấu tạo cụm
danh từ đó là vị trí (-1). Ví dụ: Tất cả những cái con mèo... Và iii) Sau danh từ
trung tâm, bổ sung các ý nghĩa chỉ định cho danh từ trung tâm (trong sơ đồ cấu
tạo cụm danh từ đó là vị trí: (2). Ví dụ: Tất cả những cái con mèo ấy. Và iiii):
Sau danh từ trung tâm, bổ sung các ý nghĩa hạn định hay miêu tả cho danh từ
trung tâm (trong sơ đồ cấu tạo cụm danh từ đó là vị trí (1). Ví dụ: Tất cả những
cái con mèo đen ấy.
Còn định ngữ nghệ thuật chỉ xuất hiện ở vị trí (1) ngay sau danh từ trung
tâm. Ví dụ: Tất cả những cái con mèo đen tuyền, đáng yêu ấy.
- Về cấu tạo và từ loại, định ngữ thường có các từ loại phụ thuộc vào vị trí
trước (phụ từ chỉ lượng) và sau (đại từ chỉ định), riêng ở vị trí (1) có thể có
nhiều từ loại tham gia (danh, động, tính), các thành tố phụ ở mỗi vị trí thường
đơn giản (1 từ). Còn định ngữ nghệ thuật thường có cấu tạo đa dạng, từ 1 từ, tiểu
cụm từ thậm chí là một tiểu cú (kết cấu c - v); các từ loại tham gia cũng đa dạng,
rõ nhất là tính từ và các cấu trúc so sánh có tính từ làm hạt nhân.
- Về ý nghĩa, các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi cho
rằng, điểm cơ bản để phân biệt hai khái niệm này chính là mặt ý nghĩa của chúng.
ĐN thường chỉ có ý nghĩa xác định đặc điểm vốn có của sự vật, hiện tượng, mang
tính khách quan. Ví dụ: tóc dài, bàn vuông, mèo đen... “ĐNNT mang lại một ý
35
nghĩa mới cho sự vật hiện tượng, không chỉ ý nghĩa vốn có mà còn là ý nghĩa có
thể có, tạo cảm xúc cho người đọc, người nghe” [60, tr. 120]. Nó có màu sắc tu
từ, đem lại hiệu quả thẩm mỹ. Ví dụ: Đầu xanh đã tội tình gì... Rừng phong thu
đã nhuốm màu quan san. Chỉ khi các ĐN được vận dụng “phương thức chuyển
nghĩa, trong đó, một từ (hoặc một cụm từ) đóng vai trò phụ nghĩa cho một từ
(hoặc một cụm từ) khác nhằm làm nổi bật một đặc điểm nào đó của đối tượng để
tạo nên ấn tượng thẩm mỹ” thì mới trở thành ĐNNT [60, tr. 119].
Nguyễn Cao Đàm (2005) đã nói đến ý nghĩa của định ngữ “làm tăng sắc
thái ý nghĩa, tạo hình nghệ thuật, gợi ý bóng bẩy, uyển chuyển cho câu văn”, tạo
ra giá trị và hiệu quả nghệ thuật cho câu văn mà nếu lược bỏ chúng sẽ làm cho
“câu văn trở nên méo mó, nghèo nàn hoặc mất hẳn tác dụng thẩm mỹ” [44, tr.
363]. Đó chính là một trong những quan điểm gần gũi với khái niệm ĐNNT.
Từ những tiêu chí trên, có thể so sánh một số cụm danh từ để làm rõ sự
khác biệt giữa định ngữ thông thường và định ngữ nghệ thuật. Ví dụ:
Trong cụm DT những ngõ hẻm dài, ĐN thông thường xuất hiện ở các vị
trí (-2) những và (1) dài. Trong đó, vị trí (1) xuất hiện TT dài chỉ “khoảng cách”
từ đầu đến cuối ngõ hẻm, có thể lưu ý chiều dài “hơn mức bình thường” [130,
tr.300]. Như vậy, trong cụm DT này, các ĐN miêu tả đặc điểm vốn có của sự vật
một cách khách quan, giúp người đọc hình dung về chiều dài của con hẻm được
nói đến ở DTTT.
Với cụm DT những ngõ hẻm câm lặng như hang sâu, ĐNNT xuất hiện ở vị
trí (1) được cấu tạo bởi một cấu trúc so sánh ngang bằng, một kiểu cấu trúc cho
phép người viết thể hiện cách đánh giá và trí liên tưởng của mình một cách tối đa.
Cấu trúc so sánh này có tính từ trung tâm, hạt nhân miêu tả: câm lặng - “im lặng
như không thể nói, không thể phát ra tiếng động” [130, tr. 151] và đối tượng so
sánh là “hang sâu” - “khoảng trống sâu vào trong lòng đất” [130, tr. 530]. Như vậy,
ĐNNT trong cụm DT không chỉ cung cấp đặc điểm của những con hẻm: sâu và
vắng, mà còn giúp người đọc hình dung về một không gian vắng lặng, buồn bã, mà
khi bước vào đó, con người trở nên nhỏ bé, bất lực và cô đơn đến rợn ngợp.
Định ngữ thông thường trong các cụm DT vẫn xuất hiện những cấu trúc
phức tạp như: tiểu cụm từ, tiểu cú. Chẳng hạn, trong cụm DT những cuốn sách
36
tôi đọc khi còn nhỏ đó, ở vị trí (1) có kiểu cấu tạo là tiểu cú. Tuy nhiên, về mặt ý
nghĩa, ĐN này chỉ nêu lên một hiện thực khách quan, đơn giản là thời gian xảy
ra sự kiện gắn liền với đối tượng được nói đến ở DTTT (cuốn sách). Với cụm
DT những cuốn sách đầy ắp kỉ niệm tuổi thơ ngọt ngào của tôi, ĐNNT không
chỉ nhắc đến thời gian mà còn chứa đựng trong đó những cảm xúc, những rung
cảm mạnh mẽ của người viết đối với đối tượng. Những cuốn sách chính là nơi
nuôi dưỡng tâm hồn con trẻ, làm cho tuổi thơ trở nên đáng yêu, đáng quý. Đó là
cảm xúc nâng niu, trân trọng một miền kí ức ngọt ngào - có thể là môi trường,
chất xúc tác để góp phần hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp của con người
trong hiện tại.
Có thể so sánh hai câu văn để thấy rõ hơn những khác biệt giữa ĐN thông
thường và ĐNNT như sau:
(1) Có lẽ chưa bao giờ cái biệt hiệu Thần Sầu phải mang từ hồi mới nhập
ngũ lại chí lí với hình ảnh con người Kiên như vào những ngày mưa
sầu thảm sống ở Gọi Hồn này.
[X, tr. 23]
(1’) Có lẽ chưa bao giờ cái biệt hiệu Thần Sầu phải mang từ hồi mới nhập
ngũ lại chí lí với hình ảnh con người Kiên như vào những ngày mưa
dầm sống ở Gọi Hồn này.
Ở (1’), cụm DT những ngày mưa dầm giúp người đọc hình dung về cơn
mưa “kéo dài nhiều ngày, thường diễn ra trên một diện tích rộng” [130, tr. 825].
Riêng đối với cụm DT những ngày mưa sầu thảm ở (1), không chỉ cho người đọc
liên tưởng đến những cơn mưa kéo dài trên diện rộng mà còn giúp hình dung sự
buồn bã, cô đơn của lòng người trong những ngày mưa. Cách sử dụng và kết hợp
từ ngữ ngày mưa sầu thảm khiến cho cơn mưa trở thành một thực thể có linh hồn,
biết đồng cảm với dòng tâm trạng của nhân vật được nói đến trong câu văn. Nghĩa
là cụm DT ở ví dụ (1) đã tạo nên màu sắc tu từ cho câu văn nghệ thuật.
(2) Rồi ở xa xa, xa tít đàng xa, có hai cái hình bóng bé nhỏ hiện lên trên
hai con ngựa gầy cúi đầu đạp tuyết mà đi về phía chân trời tẻ ngắt.
[I, tr. 276]
37
Nếu như chân trời xa chỉ miêu tả đặc điểm về khoảng cách, về độ dài con
đường mà hai con ngựa gầy phải đi đến thì chân trời tẻ ngắt (2) mang đến cho
người đọc những cảm xúc khác. Cách sử dụng từ ngữ trong cụm DT không chỉ
gợi lên một không gian rộng lớn mà còn giúp người đọc liên tưởng đến tâm
trạng buồn chán, đơn điệu, không có một chút hấp dẫn, lôi cuốn nào ở phía trước
cho những con người đang trên cuộc hành trình. Cụm DT trong câu (2) không
chỉ miêu tả cảnh vật vắng vẻ, cô liêu mà còn mang đến giá trị biểu cảm. Sự buồn
chán từ câu văn lan tỏa đến tâm trạng của người đọc khi cảm thụ bức tranh cảnh
vật được miêu tả ở đây. Đó chính là giá trị thẩm mĩ mà ĐNNT mang đến cho
câu văn cũng như cho cụm DT chứa nó.
Như vậy, ĐNNT là loại định ngữ không chỉ có chức năng hạn định và
miêu tả cho danh từ như ĐN thông thường mà còn có chức năng thẩm mĩ (mang
màu sắc tu từ và tính thẩm mĩ). Để có một khái niệm định hướng cho việc thực
hiện đề tài, chúng tôi xác định: Định ngữ nghệ thuật là loại định ngữ nằm trong
cấu trúc của cụm danh từ, là thành phần mang màu sắc tu từ và tính thẩm mĩ
cho câu văn thuộc văn bản nghệ thuật.
Khi phân tích các ngữ liệu, chúng tôi nhận thấy các ĐNNT đều có màu
sắc tu từ và tính thẩm mĩ (chức năng thẩm mĩ). Chúng mang lại những cách cảm
nhận mới mẻ về đối tượng được nói đến, mang đến một cách nhìn về sự vật vừa
mới lạ vừa gần gũi thân quen đối với sự liên tưởng, tưởng tượng của người đọc
như cách nhà văn Nguyễn Tuân miêu tả tiếng nước thác sông Đà: (3) “Thế rồi
nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu
tre nứa nổ lửa, đang phá truông rừng lửa, rừng lửa cũng gào thét với đàn
trâu da cháy bùng bùng” [XIII, tr. 279]. Nó thể hiện hàm ý của nhà văn khi giải
thích nguyên cớ cơn giận của bà cô Thị Nở, một người đàn bà cô độc không
chồng, không con: (4) “Người đàn bà đức hạnh thấy cháu bà sao mà đĩ thế?”
[II, tr. 50]. Nó mang đến nhạc điệu, chất thơ, sự gợi cảm cho câu văn trong
những dòng tùy bút của nhà văn Vũ Bằng: (5) “Mùa xuân của tôi - mùa xuân
Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh,
có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn
xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng” [I, tr. 18]
38
Từ những đặc điểm trên nên trong công trình này, chúng tôi sẽ tìm hiểu
các phương diện như: cấu trúc, phong cách của ĐNNT.
d. Các bình diện nghiên cứu định ngữ nghệ thuật
Từ yêu cầu và mục đích của đề tài, trong luận án, chúng tôi định hướng
nhiệm vụ tìm hiểu định ngữ nghệ thuật liên quan đến quá trình sáng tác cũng
như tiếp nhận các tác phẩm văn chương nghệ thuật. Do đó, ĐNNT được xem xét
một cách toàn diện cả về mặt ngữ pháp, ngữ nghĩa và phong cách của nó đặt
trong ngữ cảnh hẹp (CT) và ngữ cảnh rộng (câu, văn bản- tác phẩm văn học).
Những nghiên cứu đó góp phần khẳng định: ĐNNT là loại định ngữ không chỉ
có chức năng hạn định và miêu tả cho danh từ mà còn có chức năng thẩm mĩ
(mang màu sắc tu từ và tính thẩm mĩ).
- Bình diện cấu tạo của định ngữ nghệ thuật
Tìm hiểu ĐNNT trên bình diện cấu trúc là xác định cấu tạo của DN có
chứa ĐNNT, xác định ranh giới của ĐNNT trong cụm DT. Tuy nhiên, ĐNNT
không phải là một đơn vị có thể đứng độc lập, hoạt động tự do mà nó cần được
đặt vào trong một chỉnh thể lớn hơn, là một đơn vị nhỏ nhất bao hàm trong câu,
đó là cụm DT. Chỉ khi được đặt vào trong cụm DT, ĐN nói chung và ĐNNT nói
riêng mới phát huy được vai trò của mình. Do đó, khi nghiên cứu bình diện cấu
tạo của ĐNNT, có thể xem xét ở các nội dung sau:
- Tìm hiểu vị trí của ĐNNT trong tương quan với thành tố trung tâm.
- Các kiểu cấu tạo của ĐNNT: từ (DT, ĐT, TT); cụm từ; cụm chủ vị
- Số lượng các ĐNNT có thể xuất hiện trong một cụm DT.
- Các thành tố có thể xuất hiện (kết hợp) cùng ĐNNT trong cụm DT và
quan hệ giữa các yếu tố tạo nên ĐNNT.
Từ những nội dung trên, chúng ta có thể đánh giá được vai trò chức năng
ngữ nghĩa của ĐNNT có thể đảm đương (hạn định, miêu tả, trang trí...) trong
cụm DT cũng như trong câu.
- Bình diện phong cách của định ngữ nghệ thuật
Khi nghiên cứu ĐNNT trên bình diện phong cách học, chúng ta quan tâm
đến ĐNNT trong hoạt động hành chức trong các tác phẩm văn học. Như vậy,
thứ nhất, ĐNNT sẽ được đặt trong mối quan hệ với các đơn vị khác có liên quan
như DN, câu và ngôn bản (tức các ngữ cảnh hiện hữu bao quanh của ĐNNT).
39
Thứ hai, ĐNNT thể hiện dấu ấn, thói quen của nhà văn trong việc chọn lựa và sử
dụng từ ngữ trong câu nhằm đạt được hiệu quả nghệ thuật cao nhất trong sáng
tác, thể hiện cả phong cách và đặc trưng thể loại của tác phẩm văn học. Cả hai
điều trên cho thấy tính lâm thời và tính cá thể trong cách sử dụng cụ thể, chịu sự
chi phối của ngữ cảnh xuất hiện phát ngôn.
ĐNNT là một thành phần phụ trong cụm DT, trong câu nên nó chịu sự chi
phối của những đơn vị bao chứa nó trong hoạt động giao tiếp cụ thể. Tuy nhiên,
dù trong hoàn cảnh giao tiếp nào, ĐNNT xét trong những ngữ cảnh cụ thể, nó
đều phát huy hết vai trò miêu tả và tác động của mình để có thể thực hiện chức
năng thông tin và chức năng thẩm mỹ trong câu.
1.3. Tiểu kết chương 1
Trong các công trình của Ngôn ngữ học đại cương và Ngữ pháp học, khái
niệm định ngữ đã có khá nhiều tác giả bàn tới. Tuy nhiên, các tài liệu ở ngoài
nước hay trong nước viết rất ngắn gọn, sơ lược về cương vị, vai trò, đặc điểm
của định ngữ trong tổ chức cú pháp của câu hoặc trong mối quan hệ với câu.
Hiện có hai loại ý kiến: hoặc là xếp định ngữ vào thành phần thứ yếu của câu
hoặc không xem nó là thành phần của câu mà thuộc tổ chức của cụm từ (hay từ
tổ, đoản ngữ, ngữ). Trong luận án, chúng tôi theo quan niệm coi định ngữ là
thành phần phụ trong cụm danh từ, có chức năng và ý nghĩa phụ thuộc, liên
quan trực tiếp đến danh từ trung tâm.
Để tìm hiểu định ngữ nghệ thuật, luận án làm rõ các cơ sở lí thuyết có liên
quan trực tiệp đến đề tài là: Ngữ pháp học (gồm các khái niệm về câu, thành
phần câu, ngữ pháp, ngữ nghĩa của câu, tổ chức của cụm từ); Phong cách học
(gồm các biện pháp tu từ, ngôn ngữ nghệ thuật, màu sắc tu từ, tính thẩm mĩ).
Định ngữ là một thành phần của cụm danh từ, đến lượt mình, cụm danh từ
lại là một bộ phận của câu, đương nhiên có ý nghĩa và vai trò nhất định. Khi
định ngữ nằm trong các câu thuộc văn bản nghệ thuật, mang đến màu sắc tu từ
và chức năng thẩm mỹ cho câu văn thì chúng được xem là định ngữ nghệ thuật -
đối tượng nghiên cứu của đề tài. ĐNNT là loại định ngữ không chỉ có chức năng
hạn định và miêu tả cho danh từ như ĐN thông thường mà còn có chức năng
thẩm mĩ (mang màu sắc tu từ và tính thẩm mĩ).
40
CHƯƠNG 2
CÁCH THỨC TỔ CHỨC CỦA ĐỊNH NGỮ NGHỆ THUẬT ... trên hai
con mắt sáng
quắc, cái gò
mũi ngay
thẳng, chính
trực, Hứng đen
ngòm cặp kính
râm, áo ca-rô
nâu vàng, tay
lủng lẳng cái
túi da in dòng
chữ adidas
PL 14
khuôn mặt đàn
ông trẻ và trần
trụi nọ
Trên quê
hương
những
anh hùng
Điện
Ngọc -
Nguyễn
Trung
Thành
Tiếng hát êm ả,
người tình
mong đợi, bãi
sông tiễn đưa,
mảnh đất cháy
bỏng này, tấm
thân còm cõi
của mẹ ta, một
linh cảm mơ hồ,
một thân thể
cường tráng,
một bàn tay
nặng trịch, cái
thân hình mảnh
dẻ của nó, một
linh cảm mơ hồ,
tiếng hát êm ả
của quê hương,
túp lều chui đụt,
kẻ thù tàn bạo
nhất, một sự
biến hóa phi
thường, cơn đau
xé ruột, bài học
đắng cay
Một cơn sóng
ngầm xao động ở
tận chỗ sâu kín
của tâm hồn, hai
viên gạch nặng
trĩu căm thù, một
hạt muối trắng
mặn mà, kẻ thù
tàn bạo nhất của
loài người, hai
cái tay rộng lớn
như hai cánh lim
chắc của anh,
những đôi chân
nhỏ thoăn thoắt
gánh lúa, lòng
dũng cảm trầm
lặng và vững
chãi của đất
nước, của chúng
tôi, một con ác
thú dữ tợn và
thâm hiểm, hai
chân vững chãi,
rập ràng, một hạt
muối trắng mặn
mà
Tiếng hát đậm
đà, uyển chuyển
của những bản
dân ca Việt Nam,
tiếng hát trữ tình,
điềm đạm, trong
sáng, duyên dáng
và say sưa như
một cuộc hẹn hò,
xao xuyến như
buổi gặp gỡ ban
đầu, cuộc chiến
đấu trường kỳ và
dữ dội, cuộc
chiến đấu lớn
lao, quyết liệt và
tiêu biểu nhất,
chông nhọn hoắt
căm thù và trí tuệ
chúng ta,
Những mưu đồ
mà những cái
đầu thông minh
nhất trong
những cái đầu
tư bản đần độn
của chúng đã
nghĩ ra được,
hai hàng lông
mày đậm đến
che tối cả đôi
mắt mở to, bình
thản, trong
suốt, giọt nước
mắt vui lặng lẽ
của người vợ ở
quê ta gặp
chồng sau mười
năm trời cách
biệt, khóe mắt
người yêu mới
gặp, những mũi
thò cẩn thận,
tinh vi như
những suy nghĩ
cô đọng mười
năm của chúng
ta
Mùa lạc -
Nguyễn
Khải
Những khóm
tre xào xạc, cái
thú vui ích kỉ,
mùi hương
ngan ngát, cái
màu xanh lặng
Những thân cây
đứng trơ trụi,
mùi ẩm ướt nồng
nồng của những
cây lạc, hai con
mắt hẹp và dài,
Cặp mắt màu nâu
nhạt ẩn dưới đôi
lông mày đen và
mịn như nét vẽ,
cặp mắt hơi nâu,
rất đẹp của anh,
Hai cánh tay
cuồn cuộn
những thớ thịt
cháy nắng của
Huân, hai bàn
tay nhỏ nhắn
PL 15
lẽ của lá lạc,
một miếng vàng
sẫm của mấy
miếng cỏ gianh,
cái thân người
sồ sề của chị,
hai mắt nhỏ tí,
mái tóc xanh
mỡ của Huân,
một cảnh gia
đình hạnh phúc,
một cảm giác
êm đềm, những
sườn đồi chon
von
người đàn bà ít
duyên dáng ấy,
đôi mắt dài lóng
lánh của Đào, cô
gái mảnh khảnh,
rụt rè, cách sống
rút rát, lo âu và
cô độc, những
chấm hoa đỏ
thắm như nhung,
những bông hoa
rền tía đỏ thắm
hình tháp bút, hai
bàn tay to và
đen
một màu xanh
mờ mờ, cao tít,
những ngọn đèn
nhỏ dờn dợt
vàng, những thớ
thịt tròn trĩnh,
nhẵn nhụi, đỏ
rực đầy tia
máu
nhưng các ngón
đã vàng sẹm,
hai con mắt có
những sợi lông
mi thưa,
Thời xa
vắng - Lê
Lựu
Cái lớp da mịn
màng của mình,
những cái nhìn
đăm đăm của
người con trai,
đôi môi đỏ
mọng, số phận
hẩm hiu, một
thứ trò đùa dai
dẳng, cái gáy
nõn nà của cô,
cái khoảng tự
do cuối cùng
của tình cảm,
cái thân thể nõn
nà của cô, cái
quyết định tai
quái, một tảng
đá khổng lồ,
một quyết định
dũng cảm, một
thứ trò đùa dai
Cái cơ thể dồi
dào sức lực của
mình, mái tóc
cứng quèo chưa
khô, chiếc áo con
căng cứng ninh
ních, đôi cánh
tay trần mát
lạnh, khuôn ngực
đầy ngồn ngộn
ánh trăng, tiếng
gọi tha thiết yêu
thương, cánh
đồng lởm chởm
mấp mô, cái tính
chân thật, rụt rè
của Sài, những
hơi thở buồn bã
và lo lắng, tất cả
mệnh lệnh gắt
gỏng và ngọt
ngào của các
Thứ ánh sáng rập
rờn, lấp lánh như
bạc, đôi mắt to,
đẹp và thông
minh, một người
có chí, ham học
và chịu đựng
nhẫn nhục mà
học, cái hạnh
phúc vất vả, cực
nhọc đã đến với
con bà, cái vẻ
thẳng thắn cương
nghị mà rất dịu
dàng của cô,
những lời lẽ cay
độc sỉ vả nặng nề
của Hương
Một ông đầu
chít khăn nâu
vá, khoác bao
tải, cái buốt
lạnh mênh
mang của cánh
đồng táp vào
da thịt mỗi
người
PL 16
dẳng, cô bé tinh
ma này, anh bộ
đội lém lỉnh
kia
cô
Truyện
Tây Bắc -
Tô Hoài
Những người
đàn bà khốn
khổ, một dòng
nước mắt lấp
lánh, một người
to lớn, những
làng Mông đỏ
hẻo lánh vùng
Phiềng Sa, con
bướm sặc sỡ,
hai người khổ
sở, các lỗ cửa
sổ tun hút
Hai cái đầu gối
sưng bạnh lên
như mặt hổ phù,
một làn ánh sáng
đục lờ như thể cà
phê sữa, cặp môi
mọng ngọt như
trái chín, tiếng
gọi man rợ,
hoang dã ấy của
tuổi thanh xuân,
cái cửa sổ lỗ
vuông mờ mờ
trăng trắng,
những khuôn mặt
hốc hác u tối, hai
hõm má đã xám
đen lại
Cái khăn xéo
trắng loang lỗ
đầy máu
Những triền núi
cao ngất, lốm
đốm nhà, thấp
thoáng ruộng,
đất đỏ, suối
trắng tinh.
Tuyển tập
Hoàng
Phủ Ngọc
Tường -
Hoàng
Phủ Ngọc
Tường
Vùng châu thổ
êm đềm, cuộc
hành trình gian
truân, một
người con gái
dịu dàng của
đất nước, tấm
voan huyền ảo
của tự nhiên,
những đáy vực
bí ẩn, một bản
lĩnh gan dạ,
tâm hồn sâu
thẳm của nó,
người tình
Hai dãy đồi sừng
sững như thành
quách, dòng
sông mềm như
tấm lụa, một linh
hồn mô tê xưa
cũ, cái nhìn thắm
thiết tình người
của tác giả từ ấy,
một tâm hồn tự
do và trong sáng,
một cô gái Di-
gan phóng
phoáng và man
dại, một chút
Những dặm dài
chói lọi màu đỏ
của hoa đỗ quyên
rừng
Người đẹp nằm
ngủ mơ màng
giữa cánh đồng
Châu Hóa đầy
hoa dại, niềm
kiêu hãnh âm u
của những lăng
tẩm đồ sộ, cả
một vùng
thượng lưu
“Bốn bề núi
phủ mây phong
- Mảnh trăng
thiên cổ bóng
tùng vạn niên”,
PL 17
mong đợi,
những rừng
thông u tịch, vẻ
đẹp trầm mặc
nhất, những
vành trăng non,
những biền bãi
xanh biếc, vầng
lá u sầm, những
xóm thuyền
xúm xít, đoàn
tàu tốc hành lạ
lùng ấy, những
hành khách tí
hon của nó,
điệu chảy lặng
lờ của nó,
lẳng lơ kín đáo
của tình yêu, một
sắc đẹp dịu dàng
và trí tuệ, đảo
Cồn Hến quanh
năm mơ màng
trong sương
khói
dòng sông của
thời gian ngân
vang, của sử thi
viết giữa màu
cỏ lá xanh
biếc
Truyện và
ký -
Nguyễn
Thi
Những bờ kinh
xanh biếc này,
những hình ảnh
thân yêu, tiếng
pháo lễnh lảng
của giặc, những
đám lửa dữ dội,
những mũi lê
nhọn hoắt trong
đêm, mấy ngón
tay cứng còng,
một lời thề dữ
dội, cây xoài
mồ côi, một tấm
mền bông xám
ngoét, cả
khoảng trời
nặng nề ấy,
những trái dừa
xanh biếc đó,
Bóng đêm vắng
lặng và lạnh lẽo,
cái cằm nhọn
hoắt ra của anh
Tánh, hai cái
chót mũi hơi hớt
lên của chị em
Việt, trong đêm
vui náo nức này,
những chiều hè
dai dẳng nặng
nề,
Hai bắp tay tròn
vo sạm đỏ màu
cháy nắng, cả
thân người to và
chắc nịch của
mình, cái giọng
rành rọt tiếng
nào ra tiếng nấy,
một vết sẹo dài
nằm ngang thái
dương, nụ cười
hiền hậu đầy tình
thương,
Những căn hầm
chúng lùa hơi
độc, những
vòm cây chúng
làm trụi lá, một
anh bộ đội mặt
mũi hiền khô,
một sức sống
tha thiết, mãnh
liệt dâng lên
trên bờ sông
lạnh lẽo,
PL 18
những người
đàn bà thùy mị
nhất, một người
đàn bà tần
tảo
Gió đầu
mùa -
Thạch
Lam
Quầng sáng
thân mật, tâm
hồn thơ ngây
của chị, một
mùi âm ẩm,
một cửa hàng
tạp hóa nhỏ xíu,
ngọn lửa xanh
biếc, ngọn gió
xa xôi, giấc ngủ
yên tĩnh, cái sự
thực chua chát
của cuộc đời,
những ngày
sung sướng,
những câu
chuyện kín đáo,
tiếng hát lanh
lảnh của bác
gái, những thứ
đồ tồi tàn ấy,
những cơn gió
lạnh lùng,
những cặp mắt
bẩn thỉu, một
bát nước đỏ
thắm
Một thứ quà xa
xỉ, nhiều tiền,
một vùng sáng
rực và lấp lánh,
một buổi chán
nản, yếu hèn, cái
dĩ vảng xa xôi
thăm thẳm, căn
nhà ẩm ướt và tối
tăm, nét mặt gian
ác và tinh nghịch
của cậu Phúc,
căn nhà lạnh lẽo
âm u, một cảm
giác lo sợ đè nèn
lấy tâm can họ,
căn phòng tối
tăm, ẩm thấp
này, cái tiếng
cười ghê gớm
như tiếng cười
của một người
điên, một cảm
giác lạnh lùng
như thắt lấy ruột
gan, những cái tã
rách như xơ
mướp
Cái hành vi khốn
nạn và nhỏ nhen
đáng khinh bỉ
của tôi, một dãy
nhà lụp xụp và
thấp lè tè, xiêu
vẹo như trên bờ
một cái đầm,
mấy đứa trẻ nhà
quê trần truồng
và đen xạm, một
cô gái quê ăn
mặc giản dị
nhưng sạch sẽ,
cái miệng xinh
xắn, có duyên
chúm chím như
tinh nghịch
Gió bấc lạnh
như lưỡi dao
sắc khía vào
da, mấy miếng
thịt ướp hồng
hào, mỡ trắng
và trong như
thủy tinh,
những người
gày gò, rách
rưới như những
người sống
trong cơn mê,
một bức thư mà
chữ viết non
nớt nguệch
ngoạc, lời lẽ
quê kệch,
những mái tóc
đen nhánh che
lấp vành tai
hồng hồng và
xinh xắn
Dấu chân
người lính
- Nguyễn
Minh
Những cặp mắt
ngây thơ của
những đứa trẻ,
năm ngón tay
Đôi lòng đen như
hai hạt nhãn,
mười ngón tay
trắng nhợt,
Đôi mắt to, sáng,
hết sức ngây thơ
của đứa em trai
vừa chết bom ở
Một tên lính
ngụy mặt rỗ,
một con búp bê
tóc vàng hoe,
PL 19
Châu cáu đen, cái
thân hình dài
ngoằng, cái
khuôn mặt dài
thượt, cái mùi
khét ghê tởm,
hai hố mắt
trũng sâu, một
miền heo hút,
một con người
lẩn thẩn, đôi
chân vững chãi,
những sợi nước
mưa óng ánh,
những cánh hoa
mai trắng rợn,
cái nhìn lấm lét,
một thứ ánh
sáng xanh lét,
một dãy hàng
rào bùng nhùng,
một vệt cây
xanh um, những
hạt thóc vàng
mẩy, khuôn mặt
trầm tĩnh của
vợ
khoảng trời xám
mù mịt, một đám
lửa cháy lem lém
trên một cái thân
cây đỗ, một cái
hố bom sâu
hoắm, lút đầu,
những hố đỏ loét,
những ngày đen
tối và đau khổ
nhất, một luồng
hơi thở ghê tởm
như hơi thở của
một con thú dữ,
một thành phố
Thủ đô cháy
ngùn ngụt sau
lưng, hai bờ cát
thẳng và trắng
xóa, một con
đường mòn sâu
hun hút, mười
đầu ngón tay sần
sùi và cáu đen,
vầng trán trắng
xanh như men
sứ, ngọn đồi đỏ
quạch như
máu
nhà, những chiếc
nụ xòe hình tròn
xinh xắn như
những chiếc con
quay đẽo bằng
gỗ, đôi mắt đầy
lòng đen, to và
sáng, một nỗi lo
mơ hồ và gần
như bất lực, một
mối tình yêu
thương im lìm và
sâu xa của người
cha, đôi mắt hết
sức lạnh lẽo và
nghiêm khắc của
Nhẫn, những
đống cơm nắm
cao lù lù và
trắng phau, một
cái đầu xám
ngoét, sần sùi
như củ nâu, hai
con mắt vàng
vàng đỏ đỏ long
lanh như mắt hổ,
một giọt nước
mắt hiếm hoi đặc
quánh như chất
dầu
hai con mắt
tròn xanh biếc,
nỗi mong mỏi
và lo âu vẩn vơ
của một người
cha suốt cả đời
sống biền biệt,
một thanh củi
ruột trắng nõn
như lụa, hàng
râu xanh lờ mờ
trên khuôn mặt
xương xương,
những con sóc
nâu mõm nhọn
hoắt, cặp lông
mày bạc như
lông mày một
người mắc
bệnh hủi, một
cậu trinh sát
đầu húi trọc
PL 20
Bảng 2.d. Bảng thống kê các cách thức cấu tạo ngữ nghĩa của ĐNNT
Liệt kê Ẩn dụ So sánh Điệp cú pháp
Một mùi hương dìu
dịu, man mát lại
chua chua, mấy quả
cà nghệ thanh
thanh, mằn mặn,
cái hình hài yêu
dấu, mong manh,
mềm mại như cánh
hồng ấy, những
ngón tay dài
ngoằng lạnh toát,
những giấc mơ đậm
đặc cảm giác, nóng
bỏng và ngọt lịm
như mật, cô gái mắt
nâu long lanh bất tử,
kiều mị và điên rồ
của anh, những con
người xảo trá, tham
tàn, độc ác, tiếng
hát trữ tình, điềm
đạm, trong sáng,
duyên dáng và say
sưa như một cuộc
hẹn hò, xao xuyến
như buổi gặp gỡ ban
đầu, cái hạt cơm
trong muốt, trắng
tinh, ong óng như
con ong, một giọng
hát dân ca ngân nga
bát ngát như cánh
cò trên đồng lúa
miền Nam chạy tới
chân trời, tiếng hát
Một phiến trăng
sầu, một gốc đèn
rầu rĩ, một cái
giường mệt nhọc,
những giấc mộng
thiên thần, những
cái giếng sâu nước
ặc lên như vừa rót
dầu sôi vào, tất cả
bấy nhiêu cái luồng
giận dữ của một
con thác, mùi da
thịt phụ nữ chín rũ,
bài học đắng cay,
mười năm xương
máu, những bản
nhạc ma, tiếng cười
ma quỷ, một tình
thương trầm mặc,
buồn bã và không
lời, một ánh đèn
mệt nhọc, một buổi
chiều mưa gió đìu
hiu, những ấn
tượng rầu rĩ, cái rét
ngọt ngào, mặt
trăng buồn hiu hiu,
cái rét muộn màng
đó, sự im lặng thần
tiên đó, bao nhiêu
cuộc phù trầm cay
đắng của những
ngày xa thật là xa,
một ngọn đèn hồng
ấm áp, cái rét êm
Những đêm xanh
như tóc những cô
gái tuyết trinh,
những đêm trăng
êm mượt như
nhung, bầu trời
thâm xám, thấp và
tối như vòm hang,
cái xác lở loét, ốm o
như xác nhái, ánh
lửa dập dờn như
lửa ma trơi, nỗi đơn
độc bí ẩn, sắc như
dao, đầy hiểm
nghèo của anh, một
làn ánh sáng đục lờ
như thể cà phê sữa,
lớp bùn đặc ghê
tanh như mùi thịt
thối, kỉ niệm bi
thảm, thương tâm
và hiểm nghèo nhất
trong kí ức chiến
tranh của Kiên, một
thân hình cao to và
gọn quánh như chất
sừng mun, một
không khí khói tỏa
như đám cháy nhà,
hai dãy đồi sừng
sững như thành
quách, những ngõ
hẻm câm lặng như
hang sâu, dòng
sông mềm như tấm
Những căn nhà nhỏ
bé xanh um cây cối,
trắng xóa tường
vôi, thời thơ ấu vô
cùng hạnh phúc và
vô cùng buồn đau,
một thứ ánh sáng
trắng như sữa, nhẹ
như bông, những ao
rau cần xanh ngăn
ngắt, tươi hơn hớn,
một bầu không khí
vừa vừa lạnh, hiu
hiu gió, biêng biếc
sầu, một thành phố
khét lẹt hơi người,
chói chang nắng
lửa, những lá non
bé tí tẹo, xanh
mươn mướt, những
cuộc ân ái đẹp như
trăng thu, trắng
như tuyết núi,
những cô sơn nữ
đẹp não nùng, sầu
biêng biếc, một sa
mạc lạnh tê, trắng
xóa, vừa nên thơ,
vừa ghê rợn, cái
cảnh trập trùng non
non, nước nước,
mây mây đó, những
u hồn lang thang
khe suối gốc cây,
vất vưởng nơi cầu
PL 21
đậm đà, uyển
chuyển của những
bản dân ca Việt
Nam, cuộc chiến
đấu lớn lao, quyết
liệt và tiêu biểu
nhất, cái chiến dịch
tố cộng âm u và
rùng rợn ấy, một
màn mờ mỏng, dịu
như sương, những
linh hồn lở loét
không manh áo che
mình, bầu không
khí ẩm rượt, nồng
ngạt mùi mồ hôi và
khét lẹt khói xông
muỗi, một cỗ bài
sờn nát, quăn queo,
lem nhem dấu tay
của những người đã
chết, một thời tai
họa, thảm khốc và
đẫm máu
êm, ngòn ngọt,
những con mắt ngọt
ngào, bộ ngực ngát
thơm, một tiếng tì
bà oán hận, quầng
sáng thân mật,
ngọn gió xa xôi, cái
lão cáo già này, cái
óc nặng nề ấy, cái
đồng tiền tụ máu,
cái mặt xanh lè thất
vọng, cái màu đỏ
giận dữ ở một
người bất mãn, một
con sông Đà hung
tợn độc ác khét
tiếng, làn nước
ghen oán, bộ mặt
khô héo, những câu
mát mẻ, một câu hát
sầu lạnh, một màu
mưa trĩu lòng,
những ngày mưa
sầu thảm
lụa, những cái môi
nứt nẻ như bờ
ruộng vào kì đại
hạn, cái mặt rạch
ngang rạch dọc như
cái mặt thớt, một
giàn lửa đỏ chói lòa
như mẻ thép, một
luồng hơi thở ghê
tởm như hơi thở
của một con thú dữ,
hai con mắt vàng
vàng đỏ đỏ long
lanh như mắt hổ,
một giọt nước mắt
hiếm hoi đặc quánh
như chất dầu, vầng
trán trắng xanh như
men sứ, ngọn đồi
đỏ quạch như
máu
sương điếm cỏ, mây
ngàn trắng màu bạc
cũ, gió núi biêng
biếc màu bằng
lăng
PL 22
Phụ lục chương 3
Bảng 3.a. Danh sách các câu văn có ĐNNT được sử dụng trong luận án
TT Câu có ĐNNT Tác giả Tác phẩm Số
trang
1. Anh cứ áp mặt mình với với mặt nước mát
lạnh chốc chốc lại xô lên đầu như đùa rỡn
với anh, con người đang giang hai hay, áp
mình vào phiến đá và áp khuôn mặt cháy
bỏng vì cơn khát vào với dòng nước suối
hào phóng và vô tình đã đem đến cho anh
niềm sung sướng mãn nguyện mà cả cuộc
đời từ bé đến bây giờ chưa có một lần nào
có được cái hạnh phúc lớn lao ấy để rồi
vĩnh viễn chấm dứt mọi gian khổ và hi
vọng
Lê Lựu Thời xa
vắng
215
2. Những bờ vai sát lại những bờ vai; những
con mắt nhõng nhẽo tìm những con mắt
ngọt ngào; mớ tóc ai đen rung rức như
đêm tăm sao khéo buông lơi xuống môi má
người thương y như thể tơ hồng quấn quýt
lấy cành mộc liên xanh nõn.
Vũ Bằng Thương
nhớ mười
hai
273
3. Cô giáo không quản ngại đường xa đến
những bản làng xa xôi hẻo lánh để vận
động học sinh đến trường vào năm học
mới.
Ma Văn
Kháng
Côi cút
giữa cảnh
đời
104
4. Đám tảng đám hòn chia làm ba hàng chặn
ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền,
một cái thuyền đơn độc không còn biết lùi
đi đâu để tránh một cuộc giáp lá cà đá dàn
trận địa sẵn.
Nguyễn
Tuân
Nguyễn
Tuân tuyển
tập
280
5. Và khi những tháng hè đã hết, nó đã đến
chỗ Hàn xuvơnia cho Tơ một cái mùi xoa
thơm lừng bằng lụa nõn, viền tím và thêu
cành hoa con bướm với hai chữ HT gài với
nhau.
Nam Cao Truyện
ngắn trước
1945
260
6. Nguyễn nửa muốn ngồi vào trong xe, nửa
muốn đứng mãi ở bệ xe để được ngắm đầy
Nguyễn
Tuân
Nguyễn
Tuân tuyển
11
PL 23
đủ một cái đẹp tơi tả, đĩ thỏa pha trộn vào
cái lồng lộn của một bộ máy lớn muốn
ngốn lấy ngốn để cả một dải đường đỏ
nhiều đoạn thắm như cua gạch.
tập
7. Trăng dãi trên đường thơm thơm, trăng cài
lên tóc ngoan ngoan của những khóm tre
xào xạc, trăng thơm môi mời đón của dòng
sông chảy êm đềm, trăng ôm lấy những bộ
ngực xanh của những trái đồi ban đêm
ngào ngạt mùi sim chín trăng ơi sao
trăng khéo đa tình, cứ đi hoài theo chân cô
gái tuyết trinh và lẻn cả vào phòng the của
người cô phụ lay động lá màn chích ảnh?
Vũ Bằng Thương
nhớ mười
hai
179
8. Vậy mà bây giờ ngoài một cỗ bài sờn nát,
quăn queo, lem nhem dấu tay của những
người đã chết, Kiên chẳng còn có thêm
một kỉ vật nào nữa về trung đội mình.
Bảo Ninh Nỗi buồn
chiến tranh
15
9. Đã sang tuổi mười bảy, cái tuổi dậy thì của
người con gái mỗi ngày như trông thấy cái
cơ thể dồi dào sức lực của mình cứ phổng
lên, cái lớp da mịn màng của mình cứ mát
mẻ và êm ái căng đầy lên, đã thấy khao
khát đến cháy khô đôi môi đỏ mọng trước
những cái nhìn đăm đăm của người con
trai, đã thấy phập phồng mỗi đêm nghe
thấy tiếng chân chồng chạy về nhà.
Lê Lựu Thời xa
vắng
48
10. Mười năm nay bao nhiêu triệu cặp mắt
mong chờ lo âu chăm chú nhìn về phía
chúng ta từ khắp nơi trên trái đất, chăm
chú theo dõi ta, từ cái thủa ta còn len lõi
trong rừng đêm bốn bề giặc bủa: Những
đôi mắt nặng trĩu chịu đựng và lo chờ, xám
bạc như lớp tro phủ hòn than vùi trên
khuôn mặt đen bóng của Châu Phi; Những
đôi mắt sôi nổi từ phía Châu Mỹ Latin;
Những đôi mắt trầm ngâm của Châu Á,
long lanh của Châu Âu; Những đôi mắt
Nguyễn
Trung
Thành
Trên quê
hương
những anh
hùng Điện
Ngọc
78
PL 24
xao động sóng gió từ vô số hòn đảo trên
Châu Đại Dương rộng lớn.
11. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn
con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng
vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tung
rừng lửa, rừng lửa cũng gầm thét với đàn
trâu da chày bùng bùng.
Nguyễn
Tuân
Nguyễn
Tuân tuyển
tập
276
12. Chèo nhanh và tay lái cho vững mà phóng
qua cái giếng sâu, những cái giếng sâu
nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào.
Nguyễn
Tuân
Nguyễn
Tuân tuyển
tập
275
13. Những cái phá sặc sở, những cái khăn,
những đôi hài sảo thêu xanh viền đỏ với
bao nhiêu hoa tai bạc, vòng cổ vàng, vòng
tay đen, vòng chân tím giao hoan với mây
ngàn trắng màu bạc cũ, gió núi biêng biếc
màu bằng lăng làm cho phiên chợ cưới và
bao nhiêu cảnh vật ở chung quanh có một
vẻ huyền ảo lung linh như một buổi quần
tiên đại hội trong một thửa vườn thần
thánh trên Thiên đình.
Vũ Bằng Thương
nhớ mười
hai
290
14. Người đàn bà đức hạnh thấy cháu bà sao
mà đĩ thế!
Nam Cao Truyện
ngắn trước
1945
50
15. Đêm xanh biêng biếc, tuy chưa có mưa
rây, nhưng nhìn lên thấy rõ từng cánh sếu
bay.
Vũ Bằng Thương
nhớ mười
hai
21
16. Nào đâu những buổi hoàng hôn lành lạnh
quấn quýt tơ hồng; nào đâu những đêm
trăng êm mướt như tơ, mái tóc ai xõa trên
gối đầy những bông sao rụng; nào đâu
những tiếng tơ, tiếng nhạc của trời tình bát
ngát hoa hương, mến thương nhịp thở ái
ân thường vẫn thấy viết ở trên những báo
Xuân, sách Tết?
Vũ Bằng Thương
nhớ mười
hai
186
17. Vì thế những cảm nghĩ ấy ngày một ngày
hai nó lần cả vào trong tiềm thức để rồi có
những đêm xanh như tóc những cô gái
Vũ Bằng Thương
nhớ mười
hai
128
PL 25
tuyết trinh, người xa nhà mộng thấy mình
phiêu phiêu đi về những đường cũ lối xưa
trò chuyện với những người thương yêu đã
mấy thế kỷ nay vắng mặt.
18. Vũ trụ thăm thẳm bao la đối với tâm hồn
hai đứa trẻ như đầy bí mật và xa lạ và làm
mỏi trí nghĩ, nên chỉ một lát hai chị em lại
cúi nhìn về mặt đất, về quầng sáng thân
mật chung quanh ngọn đèn đang lay động
trên chõng hàng của chị Tí.
Thạch
Lam
Gió đầu
mùa
47
19. Tự nhiên mình có cảm giác trăng ở trong
lòng mình cũng lung linh một thứ ánh sáng
xanh màu huyền diệu, thắm hoa hương,
làm cho cả tâm óc chơi vơi, rung động.
Vũ Bằng Thương
nhớ mười
hai
205
20. Một người tách ra, bước vào trong vòng
sáng dập dờn màu đỏ nhạt của ngọn lửa.
Nguyễn
Minh
Châu
Dấu chân
người lính
196
21. Thế nhưng lạ lùng thay, từ trong máu lửa
cháy đỏ cả lịch sử, chúng ta lên tiếng nói,
và tiếng nói ấy lại là tiếng hát trữ tình,
điềm đạm, trong sáng, duyên dáng và say
sưa như một cuộc hẹn hò, xao xuyến như
buổi gặp gỡ ban đầu.
Nguyễn
Trung
Thành
Trên quê
hương
những anh
hùng Điện
Ngọc
75
22. Con sông Đà tuôn dài như một áng trữ
tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây
trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo
tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo
đốt nương xuân.
Nguyễn
Tuân
Nguyễn
Tuân tuyển
tập
287
23. Bây giờ ngồi nghĩ lại những hình ảnh xưa
ấy, tôi vẫn còn thấy đời ngọt ngào như có
vị đường và tưởng như không bao giờ có
thể quên được hương thơm quyến rũ của
trời nước, của hoa đào, của da thịt những
cô sơn nữ đẹp não nùng, sầu biêng biếc,
ngửa mặt lên cười một cách hồn nhiên
trong cánh rừng bạt ngàn san dã hoa
đào.
Vũ Bằng Thương
nhớ mười
hai
44
PL 26
24. Thị chống hai tay vào háng, vênh vênh cái
mặt, và tớn cái môi vĩ đại lên, trút vào mặt
hắn tất cả lời bà cô.
Nam Cao Truyện
ngắn trước
1945
50
25. Bà tôi vừa mở hai vạt áo che ngực, rồi để
mặc cho hai hàng nước mắt tràn qua hai
má gầy, bà tôi gào lên khản re, và bước lên
với vùng ngực già xám ngắt, nhăn nheo,
khốn khổ.
Ma Văn
Kháng
Côi cút
giữa cảnh
đời
176
26. Một giọng hát dân ca ngân nga bát ngát
như cánh cò trên đồng lúa miền Nam
chạy tới chân trời, có lúc rụt rè, e thẹn như
khóe mắt người yêu mới gặp, có lúc tinh
nghịch, duyên dáng như những đôi chân
nhỏ thoăn thoắt gánh lúa chạy trên những
con đường làng trộn lẫn bóng tre và bóng
nắng.
Nguyễn
Trung
Thành
Trên quê
hương
những anh
hùng Điện
Ngọc
62
27. Và trống ngực nện thùm thùm, tôi nhìn
chằm chằm vào các góc tối cầu thang nơi
các hồn ma rách nát thường vẫn hiện hình,
ôm theo những vết thương đỏ lòm, toác
hoác.
Bảo Ninh Nỗi buồn
chiến tranh
59
28. Thì ra không cần nhiều: chỉ một câu nói
rất tầm thường vào một buổi chiều mưa
gió đìu hiu cũng gợi lên được những ấn
tượng rầu rĩ trong một tấm lòng có mối
xông.
Vũ Bằng Thương
nhớ mười
hai
10
29. Bởi vì miệng Phương anh thấy đang bị
một bàn tay to xù bịt chặt.
Bảo Ninh Nỗi buồn
chiến tranh
238
30. Lườn đi êm như trườn xuống một cái dốc
ngọn thác mà lòng thác đều lót một lớp
đầy rêu tơ nõn.
Nguyễn
Tuân
Nguyễn
Tuân tuyển
tập
179
31. Cái thuyền xoay tít, những thước phim
màu cũng quay tít, cái máy lia ngược
cotre-plongée lóe lên một cái mặt giếng
mà thành giếng xây toàn bằng nước sông
xanh ve một áng thủy tinh khối đúc dày,
khối pha lê xanh như sắp vỡ tan ụp cả
Nguyễn
Tuân
Nguyễn
Tuân tuyển
tập
275
PL 27
vào máy, cả người quay phim, cả người
đang xem.
32. Đêm ấy, trên căn gác nhỏ leo lét một ánh
đèn mệt nhọc, có một người nhớ da diết
giao thừa Bắc Việt ngồi giở những trang
sách cũ, xem lại những tranh con gà, con
lợn.
Vũ Bằng Thương
nhớ mười
hai
308
33. Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt,
mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có
mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng
nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống
chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có
câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ
mộng.
Vũ Bằng Thương
nhớ mười
hai
18
34. Ngồi nhìn ra chung quanh, anh cảm thấy
đắm chìm trong một sa mạc lạnh tê, trắng
xóa, vừa nên thơ, vừa ghê rợn, vì thỉnh
thoảng lại nghe thấy một con chim kêu
quái gỡ hay tiếng của một đoàn sơn cầu
nhìn lên mặt trăng buồn hiu hiu mà tru lên.
Vũ Bằng Thương
nhớ mười
hai
47
35. Tháng Ba mà không có những ao rau cần
xanh ngăn ngắt, tươi hơn hớn không
phải là tháng Ba Bắc Việt.
Vũ Bằng Thương
nhớ mười
hai
69
36. Chắc anh ta cho rằng có thêm một đứa bé,
một hài nhi tham gia vào thì câu chuyện tối
tăm điên dở mịt mờ không lối thoát này sẽ
đỡ thương tâm, sẽ có hương vị hi vọng và
sẽ thành ra một câu chuyện có hậu.
Lê Lựu Thời xa
vắng
281
37. Thực ra cảnh tượng và tình cảnh chung của
đội điều trị thế nào Kiên chẳng hay biết, bởi vì
suốt gần hai tháng trời trước khi được đưa lên
chữa chạy ở Viện 211 anh bị nằm chôn trong
một cái hầm mái bằng tối mờ mờ, ướt át, rỉ rỉ
nước.
Bảo Ninh Nỗi buồn
chiến tranh
177
38. nhưng trong thâm tâm, tôi vẫn yên trí
rằng nếu ngày rằm tháng Bảy mà không lễ
các cô hồn thì là một cái tội không thể tha
Vũ Bằng Thương
nhớ mười
hai
159
PL 28
thứ được đối với những người đã khuất,
nhất là những u hồn lang thang khe suối
gốc cây, vất vưởng nơi cầu sương điếm
cỏ.
39. Mỗi lần đạp xe qua phố Huế, tai vẫn lắng
nghe tiếng còi tàu báo động mà lòng thì bổi
hổi bồi hồi một nỗi niềm Kim Luông Nam
Phổ nước đổ về Sình, đôi lứa mình dẫu có
làm răng chăng nữa cũng không đành
quên nhau.
Nguyễn
Tuân
Nguyễn
Tuân tuyển
tập
257
40. Có gì đây đang trào dậy trong lòng tôi,
như một linh cảm mơ hồ, như một hơi men
cay, một cơn sóng ngầm xao động ở tận
chỗ sâu kín của tâm hồn.
Nguyễn
Trung
Thành
Trên quê
hương
những anh
hùng Điện
Ngọc
76
41. Cho đến ngôi sao xa ngoài khung cửa cũng
đứng im, lóng lánh như giọt nước mắt vui
lặng lẽ của người vợ ở quê ta gặp chồng sau
mười năm trời cách biệt.
Nguyễn
Trung
Thành
Trên quê
hương
những anh
hùng Điện
Ngọc
59
42. Món hàng yêu nước giả hiệu và giọng
hùng hồn khô rúm của bọn tướng tá Mỹ
cũng sẽ theo những giọt mồ hôi trên khuôn
mặt nhạt nhẽo, phờ phạc của bọn binh sĩ
Mỹ lăn xuống bãi cát của bờ biển, bốc
thành hơi, tan đi trong gió.
Lưu Quý
Kỳ
Sông núi
còn đây
314
43. Mối cuồng si bí ẩn, đầy tội lỗi và có một
không hai bắt đầu ra sao, nhen lên từ ai, đã
ôm cuốn lấy những ai vào vòng tay của nó,
Kiên hầu như không biết.
Bảo Ninh Nỗi buồn
chiến tranh
34
44. Bốn bề mìn mịt chỉ một màu mưa trĩu
lòng, một màu núi màu rừng ảm đạm và
đói khổ.
Bảo Ninh Nỗi buồn
chiến tranh
21
45. Bất đồ Can òa khóc, gục mặt xuống đầu
gối, bả vai và mảng lưng trần gầy guộc,
ướt loáng bần bật run.
Bảo Ninh Nỗi buồn
chiến tranh
29
PL 29
46. Một anh phụ trách quân lực mặc quần đùi
áo lót, khuôn mặt còn trẻ mà đã hói lên tận
đỉnh đầu, anh ta ngồi dạng chân trước
chiếc ba lô cóc to kềnh càng để quấy sữa
bột, chợt trông thấy cái dáng nhỏ bé và
nhanh như sóc của Khuê vác súng tiểu
liên đi vụt qua liền cất tiếng gọi ầm ĩ cả
rừng.
Nguyễn
Minh
Châu
Dấu chân
người lính
38
47. Một giọng hát dân ca ngân nga bát ngát
như cánh cò trên đồng lúa miền Nam
chạy tới chân trời, có lúc rụt rè, e thẹn như
khóe mắt người yêu mới gặp, có lúc tinh
nghịch, duyên dáng như những đôi chân
nhỏ thoăn thoắt gánh lúa chạy trên những
con đường làng trộn lẫn bóng tre và bóng
nắng.
Nguyễn
Trung
Thành
Trên quê
hương
những anh
hùng Điện
Ngọc
75
48. Máu thắm đượm rãnh cày ta gieo hạt
giống, máu thấm đượm mảnh sân con ta
nô đùa ngày bé, máu thắm đượm con
đường nơi đó mẹ ta lau nước mắt ngày
tiễn ta ra đi, máu thắm đượm bờ ao em ta
ngồi giặt áo trên chiếc cầu nhỏ gập
ghềnh.
Nguyễn
Trung
Thành
Trên quê
hương
những anh
hùng Điện
Ngọc
76
49. Tôi van cô bạn đừng có lấy đôi đũa xinh
xinh đó để lùa một mạch vào trong miệng
tươi hơn hớn, mà tôi xin cô khẽ cầm đũa
xới từng hạt rượu nếp lên, để lên đũa rồi
thong thả nhấm nhót từng miếng nho nhỏ,
be bé và cô sẽ thấy cái rượu ấy nó ngọt biết
chừng nào, cái nếp ấy nó ngậy, nó thơm,
nó bùi, nó bổ biết chừng nào.
Vũ Bằng Thương
nhớ mười
hai
116
50. Đấy là cái màu xanh dịu mát của chất
ngọc bích; đấy là cái màu xanh ở những
cánh đồng lúa non ngút ngàn của xứ sở
không bao giờ có nạn binh lửa.
Vũ Bằng Thương
nhớ mười
hai
174
51. Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như
da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ
Nguyễn
Tuân
Nguyễn
Tuân tuyển
283
PL 30
lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất
mãn bực bội vì mỗi độ thu về.
tập
52. Biết bao kỉ niệm bi thảm, bao nhiêu là nỗi
đau mà từ lâu lòng đã nhủ lòng là phải
gắng cho qua đi, rốt cuộc đều dễ dàng bị
lay thức bởi những mối liên tưởng tuồng
như không đâu nảy sinh một cách khôn
lường từ muôn vàn những chi tiết tầm
thường, rời rác và vô vị nhất có thể có
trong chuỗi bất tận ngày qua ngày nhạt
thếch, buồn tẻ và êm đềm đến phát ốm.
Bảo Ninh Nỗi buồn
chiến tranh
57
53. Còn Kiên, theo như cách anh tự biểu
tượng, vẫn đang hằng đêm hóa thân thành
ngọn nến leo lét cháy lên trong bầu không
khí tù đọng, trong cảm giác ngột ngạt và
trong những buồn đau say khướt không
tài nào ai hiểu nổi của anh.
Bảo Ninh Nỗi buồn
chiến tranh
114