VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
BÙI THẾ QUÂN
ĐÌNH LÀNG THẾ KỶ XVII – XVIII Ở GIA LÂM (HÀ NỘI)
NHỮNG GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHẢO CỔ HỌC
HÀ NỘI – 2016
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
BÙI THẾ QUÂN
ĐÌNH LÀNG THẾ KỶ XVII – XVIII Ở GIA LÂM (HÀ NỘI)
NHỮNG GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA
Chuyên ngành: Khảo cổ học
Mã số: 62 22 03 17
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHẢO CỔ HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA
221 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Đình làng thế kỷ XVII – XVIII ở Gia lâm (Hà nội) những giá trị lịch sử và văn hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A HỌC:
1. TS LÊ ĐÌNH PHỤNG
2. PGS. TS NGUYỄN VĂN TIẾN
HÀ NỘI – 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu nêu trong luận án là trung thực; các nhận xét và kết luận
đƣợc rút ra một cách tự nhiên và độc lập; những phát hiện mới trong luận án
chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2016
Tác giả luận án
Bùi Thế Quân
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Mục lục ii
Danh mục các bảng trong luận án iv
Danh mục bản đồ, bản ảnh, bản vẽ, bảng thông kê v
Danh mục chữ cái viết tắt xvi
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án................ 2
2.1. Mục đích nghiên cứu............................................................ 2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án............................... 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................... 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................. 3
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án....... 3
4.1. Phương pháp luận................................................................ 3
4.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................... 4
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án........................................... 4
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án......................................... 5
7. Cơ cấu của luận án............................................................................ 5
CHƢƠNG 1 6
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Vài nét về đình làng........................................................................ 6
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu................................................... 16
1.3. Khái niệm thƣờng sử dụng trong luận án.................................... 29
1.4. Tiểu kết chƣơng 1........................................................................... 36
CHƢƠNG 2 38
ĐÌNH LÀNG THẾ KỶ XVII – XVIII Ở GIA LÂM...................................
2.1. Vài nét về vị trí địa lý và lịch sử vùng đất Gia Lâm.................... 38
2.2. Những đình làng tiêu biểu ở Gia Lâm thế kỷ XVII – XVIII...... 45
2.3. Tiểu kết chƣơng 2........................................................................... 94
CHƢƠNG 3 97
NHỮNG GIÁ TRỊ LỊCH SỬ - VĂN HÓA CỦA ĐÌNH LÀNG Ở GIA
LÂM THẾ KỶ XVII – XVIII.......................................................................
3.1. Những đặc trƣng chung của đình làng thế kỷ XVII - XVII ở 98
Gia Lâm..................................................................................................
3.2. Đình làng ở Gia Lâm thế kỷ XVII – XVIII trong hệ thống 104
kiến trúc đình làng Việt Nam...............................................................
3.3. Giá trị lịch sử và văn hóa của các ngôi đình ở Gia Lâm............. 135
3.4. Định hƣớng hoạt động đối với các di tích đình làng thế kỷ 147
XVII – XVIII ở Gia Lâm......................................................................
3.5. Tiểu kết chƣơng 3........................................................................... 153
KẾT LUẬN..................................................................................................... 154
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 157
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN
Bảng 2.1: Kích thƣớc cắt dọc của đại đình đình Xuân Dục
Bảng 2.2: Kích thƣớc cắt ngang của đại đình đình Xuân Dục
Bảng 2.3: Các đề tài sử dụng trang trí đình Xuân Dục
Bảng 2.4: Kích thƣớc cắt dọc của đại đình đình Công Đình
Bảng 2.5: Kích thƣớc cắt ngang của đại đình đình Công Đình
Bảng 2.6: Các đề tài sử dụng trang trí đình Công Đình
Bảng 2.7: Kích thƣớc cắt dọc của đại đình Tình Quang
Bảng 2.8: Kích thƣớc cắt ngang của đại đình Tình Quang
Bảng 2.9: Các đề tài sử dụng trang trí đình Tình Quang
Bảng 2.10: Kích thƣớc cắt dọc của đại đình Trân Tảo
Bảng 2.11: Kích thƣớc cắt ngang của đại đình đình Trân Tảo
Bảng 2.12: Các đề tài sử dụng trang trí đình Trân Tảo
Bảng 2.13: Kích thƣớc cắt dọc của đại đình Thanh Am
Bảng 2.14: Kích thƣớc cắt ngang của đại đình Thanh Am
Bảng 2.15: Các đề tài sử dụng trang trí đình Thanh Am
Bảng 3.1: So sánh tổng số đo cắt dọc của Đại đình đình Tình Quang, Thanh
Am, Xuân Dục, Trân Tảo, Công Đình
Bảng 3.2: So sánh tổng số đo cắt ngang của Đại đình
đình Tình Quang, Thanh Am, Xuân Dục, Trân Tảo, Công Đình
Bảng 3.3: Kích thƣớc mặt cắt dọc của Đại đình đình Tây Đằng
Bảng 3.4: Kích thƣớc cắt dọc của đại đình đình Trân Tảo
Bảng 3.5: Kích thƣớc cắt dọc của đại đình đình Phù Lƣu
DANH MỤC BẢN ĐỒ, BẢN ẢNH, BẢN VẼ, BẢN THỐNG KÊ
1. Bản đồ:
Bản đồ số 1: Bản đồ huyện Gia Lâm – Hà Nội (Cổng thông tin điện tử thành
phố Hà Nội)
Bản đồ số 2: Bản đồ phân bố đình làng ở Gia Lâm (UBND huyện Gia Lâm)
Bản đồ số 3: Bản đồ phân bố 5 ngôi đình tiêu biểu ở Gia Lâm (UBND huyện
Gia Lâm)
2. Bản ảnh:
Bản ảnh số 1: Cổng đình Xuân Dục (Tác giả)
Bản ảnh số 2: Đình Xuân Dục (Toàn cảnh phía trƣớc) (Tác giả)
Bản ảnh số 3: Đình Xuân Dục (Toàn cảnh phía sau) (Tác giả)
Bản ảnh số 4: Kết cấu vì nóc đình Xuân Dục (Tác giả)
Bản ảnh số 5: Trang trí trên cốn phía sau đình Xuân Dục (Đề tài: tiên múa)
(Tác giả)
Bản ảnh số 6: Trang trí trên xà nách gian đốc phía trƣớc đình Xuân Dục (Đề
tài: vân xoắn) (Tác giả)
Bản ảnh số 7: Trang trí “Cánh gà” gian giữa phía sau đình Xuân Dục (Đề tài:
tiên cƣỡi rồng) (Tác giả)
Bức ảnh số 8: Trang trí “Cánh gà” gian cạnh phía sau đình Xuân Dục (Đề tài:
tiên cƣỡi rồng) (Tác giả)
Bản ảnh số 9: Kết cấu cốn, kẻ phía sau đình Xuân Dục (Tác giả)
Bản ảnh số 10: Trang trí đầu dƣ gian cạnh đình Xuân Dục (Đề tài: rồng) (Tác
giả)
Bản ảnh số 11: Trang trí diệp thƣợng gian cạnh đình Xuan Dục (Đề tài: rồng)
(Tác giả)
Bản ảnh số 12: Trang trí “Cánh gà” gian cạnh đình Xuân Dục (Đề tài: tiên
cƣỡi rồng) (Tác giả)
Bản ảnh số 13: Trang trí ván gió hậu gian cạnh đình Xuân Dục (Đề tài: cá
chép hoá rồng) (Tác giả)
Bản ảnh số 14: Trang trí ván gió hậu gian cạnh đình Xuân Dục (Đề tài: cá
chép hoá rồng) (Tác giả)
Bản ảnh số 15: Trang trí ván gió hậu gian cạnh đình Xuân Dục (Đề tài: cá
chép hoá rồng chầu tiền múa) (Tác giả)
Bản ảnh số 16: Trang trí thân kẻ đình Xuân Dục (Đề tài: rồng) (Tác giả)
Bản ảnh số 17: Sắc phong Cảnh Trị thứ 8 (1671) đình Xuân Dục (Đề tài:
rồng) (Tác giả)
Bản ảnh số 18: Trang trí “Cánh gà” gian cạnh phía sau đình Xuân Dục (Đề
tài: rồng) (Tác giả)
Bản ảnh số 19: Trang trí “Cánh gà” gian cạnh phía trƣớc đình Xuân Dục (Đề
tài: rồng) (Tác giả)
Bản ảnh số 20: Trang trí cốn gian cạnh phía sau đình Xuân Dục (Đề tài: tùng
hoá long) (Tác giả)
Bản ảnh số 21: Trang trí cốn gian giữa phía sau đình Xuân Dục (Đề tài: mai
hoá long, ban thờ) (Tác giả)
Bản ảnh số 22: Trang trí cốn gian giữa phía sau đình Xuân Dục (Đề tài: hồi
văn lá lật) (Tác giả)
Bản ảnh số 23: Chân tảng kê cột hiên phía trƣớc đình Xuân Dục tu sửa thời
Nguyễn (Giáp Tuất niên: 1934) (Tác giả)
Bản ảnh số 24: Đình Công Đình (Toàn cảnh phía trƣớc) (Tác giả)
Bản ảnh số 25: Đình Công Đình (Toàn cảnh phía đầu hồi) (Tác giả)
Bản ảnh số 26: Trang trí góc mái đình Công Đình (đề tài lân, lá lật, hoa
chanh) (Tác giả)
Bản ảnh số 27: Kết cấu vì nóc gian giữa đình Công Đình (Tác giả)
Bản ảnh số 28: Kết cấu cốn gian giữa phía sau đình Công Đình (Tác giả)
Bản ảnh số 29: Kết cấu cốn gian giữa phía trƣớc đình Công Đình (Tác giả)
Bản ảnh số 30: Lòng câu đầu gian giữa đình Công Đình (Ghi niên đại khởi
dụng năm Cảnh Trị thứ 6 (1668) (Tác giả)
Bản ảnh số 31: Trang đầu dƣ gian giữa đình Công Đình (Đề tài: đầu rồng)
(Tác giả)
Bản ảnh số 32: Trang trí cửa võng gian giữa đình Công Đình (Đề tài: lƣỡng
long chầu hổ phù) (Tác giả)
Bản ảnh số 33: Trang trí “Cánh gà” gian giữa đình Công Đình (Đề tài: đầu
rồng) (Tác giả)
Bản ảnh số 34: Trang trí đầu dƣ, “Cánh gà” gian giữa đình Công Đình (Đề
tài: đầu rồng) (Tác giả)
Bản ảnh số 35: Trang trí kẻ phía sau gian cạnh đình Công Đình (Tác giả)
Bản ảnh số 36: Trang trí cốn góc phía sau đình Công Đình (Tác giả)
Bản ảnh số 37: Trang trí kẻ hiên gian giữa đình Công Đình (Tác giả)
Bản ảnh số 38: Bia đá đình Công Đình (Thế kỷ XVII) (Tác giả)
Bản ảnh số 39: Bia đá “Hậu thần bi ký” đình Công Đình (Cảnh Hƣng thứ 3 –
1742) (Tác giả)
Bản ảnh số 40: Trang trí cốn gian cạnh đầu hồi đình Công Đình (Đề tài: vân
xoắn) (Tác giả)
Bản ảnh số 41: Kẻ gian đầu hồi đình Công Đình (Đề tài: không trang trí) (Tác
giả)
Bản ảnh số 42: Trang trí đầu dƣ gian cạnh đầu hồi phía trƣớc đình Công Đình
(Đề tài: đầu rồng) (Tác giả)
Bản ảnh số 43: Trang trí đầu dƣ gian cạnh phía sau đình Công Đình(Tác giả)
Bản ảnh số 44: Trang trí giếng trời đình Công Đình (Đề tài: bầu trời nhị thập
bát tú) (Tác giả)
Bản ảnh số 45: Nghi môn đình Tình Quang (Tác giả)
Bản ảnh số 46: Đình Tình Quang (Toàn cảnh phía trƣớc) (Tác giả)
Bản ảnh số 47: Tả vu đình Tình Quang (Tác giả)
Bản ảnh số 48: Hữu vu đình Tình Quang (Tác giả)
Bản ảnh số 49: Trang trí đầu đao, đầu guột đình Tình Quang (Tác giả)
Bản ảnh số 50: Đình Tình Quang (Đầu hồi khi giải hạ) (Tác giả)
Bản ảnh số 51: Kết cấu cốn gian đốc đình Tình Quang (Tác giả)
Bản ảnh số 52: Trang trí đầu dƣ gian giữa đình Tình Quang (Đề tài: đầu rồng)
(Tác giả)
Bản ảnh số 53: Trang trí đầu dƣ gian đốc đình Tình Quang (Đề tài: đầu rồng
ngoảnh vào) (Tác giả)
Bản ảnh số 54: Trang trí trên cốn đình Tình Quang (Đề tài: Tiên cƣỡi rồng)
(Tác giả)
Bản ảnh số 55: Trang trí dƣờng trên cốn gian giữa đình Tình Quang (Đề tài:
đao lá, cúc) (Tác giả)
Bản ảnh số 56: Trang trí giƣờng trên cốn gian giữa đình Tình Quang (Đề tài:
ngƣời cƣỡi đầu thú) (Tác giả)
Bản ảnh số 57: Trang trí trên cốn gian giữa đình Tình Quang (Đề tài: rồng ổ)
(Tác giả)
Bản ảnh số 58: Trang trí trên cốn gian giữa đình Tình Quang (Đề tài: lân,
rồng, tiên cƣỡi rồng)
Bản ảnh số 59: Trang trí trên cốn gian giữa đình Tình Quang (Đề tài: Lân)
(Tác giả)
Bản ảnh số 60: Trang trí trên nghé gian giữa đình Tình Quang (Đề tài: đầu
rồng) (Tác giả)
Bản ảnh số 61: Trang trí trên cốn gian cạnh đình Tình Quang (Đề tài: Lân)
(Tác giả)
Bản ảnh số 62: Trang trí trên cốn gian cạnh đình Tình Quang (Đề tài: Lân)
(Tác giả)
Bản ảnh số 63: Trang trí trên kẻ hiên gian cạnh đình Tình Quang (Đề tài:
phƣợng) (Tác giả)
Bản ảnh số 64: Trang trí trên kẻ hiên gian cạnh đình Tình Quang (Đề tài: đao,
vân xoắn) (Tác giả)
Bản ảnh số 65: Trang trí trên kẻ hiên gian giữa đình Tình Quang (Đề tài: trúc
hoá long) (Tác giả)
Bản ảnh số 65: Trang trí trên kẻ hiên gian cạnh đình Tình Quang (Đề tài: Lân)
(Tác giả)
Bản ảnh số 66: Lăng đá tại đình Tình Quang (Thế kỷ 18) (Tác giả)
Bản ảnh số 67: Bia đá tại đình Tình Quang (Thế kỷ 17) (Tác giả)
Bản ảnh số 68: Cổng đình Trân Tảo (Tác giả)
Bản ảnh số 69: Toàn cảnh phía trƣớc đình đình Trân Tảo (Tác giả)
Bản ảnh số 70: Nhà Tả vu đình Trân Tảo (Tác giả)
Bản ảnh số 71: Toàn cảnh phía sau đình đình Trân Tảo (Tác giả)
Bản ảnh số 72: Kết cấu vì nóc đình Trân Tảo (Tác giả)
Bản ảnh số 73: Trang trí cốn gian giữa phía trƣớc, mặt bên phải đình Trân
Tảo (Đề tài: Rừng thú) (Tác giả)
Bản ảnh số 74: Trang trí cốn gian giữa phía trƣớc, mặt bên trái đình Trân Tảo
(Đề tài: “Tam đa”, Tùng, hƣơu, dơi (Tác giả)
Bản ảnh số 75: Trang trí cốn gian giữa phía trƣớc, mặt nhìn vào giữa đình
Trân Tảo (Đề tài: Tiên cƣỡi rồng) (Tác giả)
Bản ảnh số 76: Trang trí cốn gian cạnh phía sau, mặt nhìn vào giữa đình Trân
Tảo (Đề tài: Tiên múa) (Tác giả)
Bản ảnh số 77: Trang trí cốn gian cạnh phía sau, mặt bên đình Trân Tảo. (Đề
tài: Rồng mây chầu mặt trời) (Tác giả)
Bản ảnh số 78: Trang trí cốn gian cạnh phía trƣớc, mặt bên đình Trân Tảo (Đề
tài: Hồi văn đồ thờ) (Tác giả)
Bản ảnh số 79: Trang trí cốn gian cạnh phía trƣớc, mặt bên đình Trân Tảo (Đề
tài: Tùng, trúc, cúc) (Tác giả)
Bản ảnh số 80: Trang trí cốn gian cạnh phía sau, mặt bên đình Trân Tảo (Đề
tài: Rồng, vân xoắn) (Tác giả)
Bản ảnh số 81: Trang trí đầu dƣ gian giữa đình Trân Tảo (Đề tài: đầu rồng)
(Tác giả)
Bản ảnh số 82: Trang trí đầu dƣ gian cạnh đình Trân Tảo (Đề tài: Đầu rồng)
(Tác giả)
Bản ảnh số 83: Trang trí cốn gian giữa phía trƣớc, mặt bên phải đình Trân
Tảo (Đề tài: Hổ vồ nai) (Tác giả)
Bản ảnh số 84: Trang trí rƣờng cốn gian giữa phía trƣớc, mặt nhìn vào giữa
đình Trân Tảo (Đề tài: Lân cầm rắn) (Tác giả)
Bản ảnh số 85: Trang trí rƣờng cốn gian giữa phía trƣớc, mặt nìn vào giữa
đình Trân Tảo (Đề tài: Trẻ vui đùa) (Tác giả)
Bản ảnh số 86: Trang trí rƣờng cốn gian cạnh phía trƣớc, mặt nhìn ra đình
Trân Tảo (Tác giả)
Bản ảnh số 87: Trang trí cột trụ cốn gian góc phía trƣớc, mặt nhìn vào đình
Trân Tảo (Đề tài: Tiên cƣỡi rồng) (Tác giả)
Bản ảnh số 88: Trang trí rƣờng cốn gian góc phía sau, mặt nhìn vào đình Trân
Tảo (Đề tài: ngƣời và khỉ) (Tác giả)
Bản ảnh số 89: Trang trí rƣờng cốn gian cạnh phía sau, mặt nhìn vào đình
Trân Tảo (Đề tài: sƣ tử hý cầu) (Tác giả)
Bản ảnh số 90: Trang trí rƣờng cốn gian cạnh phía trƣớc, mặt nhìn vào đình
Trân Tảo (Đề tài: sƣ tử) (Tác giả)
Bản ảnh số 91: Trang trí rƣờng cốn gian cạnh phía sau, mặt nhìn vào đình
Trân Tảo (Đề tài: Rồng) (Tác giả)
Bản ảnh số 92: Trang trí ván cốn gian cạnh phía trƣớc, mặt nhìn ra đình Trân
Tảo (Đề tài: đàn nai) (Tác giả)
Bản ảnh số 93: Trang trí nghé gian cạnh phía trƣớc, mặt nhìn vào đình Trân
Tảo (Đề tài: Lá lật) (Tác giả)
Bản ảnh số 94: Trang trí đầu kẻ gian giữa, mặt nhìn ra đình Trân Tảo. (Đề tài:
Mai hoá long) (Tác giả)
Bản ảnh số 95: Cổng đình Thanh Am (Tác giả)
Bản ảnh số 96: Toàn cảnh đầu hồi đình Thanh Am (Tác giả)
Bản ảnh số 97: Toàn cảnh đầu hồi đình Thanh Am (Tác giả)
Bản ảnh số 98: Đầu hồi đình Thanh Am (Tác giả)
Bản ảnh số 99: Kết cấu vì nóc đình Thanh Am (Tác giả)
Bản ảnh số 100: Kết cấu và trang trí cốn phía trƣớc gian cạnh đình Thanh Am
(Đề tài: cụm vân, lá lật) (Tác giả)
Bản ảnh số 101: Trang trí cốn phía trƣớc gian giữa đình Thanh Am (Đề tài:
rồng) (Tác giả)
Bản ảnh số 102: Trang trí đầu dƣ phía trƣớc gian giữa đình Thanh Am (Đề
tài: đầu rồng) (Tác giả)
Bản ảnh số 103: Trang trí đầu dƣ phía sau gian cạnh đình Thanh Am (Đề tài:
đầu rồng) (Tác giả)
Bản ảnh số 104: Trang trí nghé phía trƣớc gian giữa đình Thanh Am (Đề tài:
đầu rồng) (Tác giả)
Bản ảnh số 105: Trang trí kẻ phía trƣớc gian giữa đình Thanh Am (Đề tài: lá
lật) (Tác giả)
Bản ảnh số 106: Trang trí kẻ phía trƣớc gian cạnh đình Thanh Am (Đề tài: tứ
linh) (Tác giả)
Bản ảnh số 107: Trang trí đình Thanh Am cốn gian giữa phía sau bên phải,
mặt nhìn vào. (Đề tài: Rồng mây) (Tác giả)
Bản ảnh số 108: Trang trí đình Thanh Am cốn gian giữa phía sau bên phải,
mặt nhìn ra (Đề tài: Trúc, cuốn thƣ) (Tác giả)
Bản ảnh số 109: Trang trí đình Thanh Am cốn gian giữa phía sau bên trái,
mặt nhìn vào (Đề tài: tùng, cuốn thƣ) (Tác giả)
Bản ảnh số 110: Trang trí đình Thanh Am cốn gian giữa phía sau trái, mặt
nhìn ra (Đề tài: cúc) (Tác giả)
Bản ảnh số 111: Dấu vết mộng sàn cột cái đình Thanh Am (Tác giả)
Bản ảnh số 112: Dấu vết mộng sàn cột quân đình Thanh Am (Tác giả)
Bản ảnh số 113: Trang trí đầu kẻ bên trái gian giữa mặt nhìn vào đình Thanh
Am. (Đề tài: Ly) (Tác giả)
Bản ảnh số 114: Trang trí đầu kẻ bên phải gian giữa mặt nhìn vào đình Thanh
Am (Đề tài: Rùa cõng cuốn sách) (Tác giả)
Bản ảnh số 115: Trang trí đầu kẻ bên trái gian giữa mặt nhìn ra đình Thanh
Am (Đề tài: Rùa cõng sách) (Tác giả)
Bản ảnh số 116: Trang trí đầu kẻ bên phải gian giữa mặt ra vào đình Thanh
Am (Đề tài: Ly) (Tác giả)
Bản ảnh số 117: Trang trí đầu kẻ gian cạnh bên trái mặt nhìn vào (Tác giả)
Bản ảnh số 118: Trang trí Lân trên rƣờng vì nóc đình Thuỵ Phiêu (Đình làng
vùng châu thổ Bắc Bộ, Nxb. Thế giới).
Bản ảnh số 119: Trang trí đầu dƣ đình Thuỵ Phiêu (Đề tài: rồng) (Đình làng
vùng châu thổ Bắc Bộ, Nxb. Thế giới).
Bản ảnh số 120: Trang trí ván cốn vì nóc đình Thuỵ Phiêu (Đề tài: Tiên cƣỡi
rồng) (Đình làng vùng châu thổ Bắc Bộ, Nxb. Thế giới).
Bản ảnh số 121: Trang trí ván cốn vì nóc đình Lỗ Hạnh (Đề tài: phƣợng)
(Đình làng vùng châu thổ Bắc Bộ, Nxb. Thế giới).
Bản ảnh số 122: Trang trí ván cốn vì nóc đình Lỗ Hạnh (Đề tài: tiên cƣỡi
rồng) (Đình làng vùng châu thổ Bắc Bộ, Nxb. Thế giới).
Bản ảnh số 123: Trang trí ván cốn vì nóc đình Tây Đằng (Đề tài: tiên cƣỡi
rồng) (Đình làng vùng châu thổ Bắc Bộ, Nxb. Thế giới).
Bản ảnh số 124: Trang trí trụ đấu vì nách đình Tây Đằng (Đề tài: ngƣời cầm
rắn) (Đình làng vùng châu thổ Bắc Bộ, Nxb. Thế giới).
Bản ảnh số 125: Trang trí vì nách đình Thổ Hà (Đề tài: tiên cƣỡi rồng) (Đình
làng vùng châu thổ Bắc Bộ, Nxb. Thế giới).
Bản ảnh số 126: Trang trí vì nách đình Thổ Hà (Đề tài: tiên cƣỡi rồng, tiên
cƣỡi phƣợng) (Đình làng vùng châu thổ Bắc Bộ, Nxb. Thế giới).
Bản ảnh số 127: Trang trí “cánh gà” đình Thanh Lũng (Đề tài: rồng) (Đình
làng vùng châu thổ Bắc Bộ, Nxb. Thế giới).
Bản ảnh số 128: Trang trí kẻ hiên đình Chu Quyến (Đề tài: thú) (Đình làng
vùng châu thổ Bắc Bộ, Nxb. Thế giới).
Bản ảnh số 129: Trang trí rƣờng vì nách đình Chu Quyến (Đề tài: ngƣời bám
râu rồng) (Đình làng vùng châu thổ Bắc Bộ, Nxb. Thế giới).
Bản ảnh số 130: Trang trí “cánh gà” đình Dƣ Hàng, Hải Phòng (Đề tài: rồng)
(Đình làng vùng châu thổ Bắc Bộ, Nxb. Thế giới).
Bản ảnh số 131: Trang trí vì nách đình Dục Tú (Đề tài: rồng) (Đình làng vùng
châu thổ Bắc Bộ, Nxb. Thế giới).
3. Bản vẽ:
Bản vẽ số 1: Bản vẽ mặt bằng kiến trúc đình Xuân Dục (Công ty cổ phần
Nguyễn An)
Bản vẽ số 2: Mặt đứng trục 1-12 đình Xuân Dục (Công ty cổ phần Nguyễn
An)
Bản vẽ số 3: Mặt đứng trục M-A đình Xuân Dục (Công ty cổ phần Nguyễn
An)
Bản vẽ số 4: Mặt cắt 1-1 đình Xuân Dục (Công ty cổ phần Nguyễn An)
Bản vẽ số 5: Mặt cắt 2-2 đình Xuân Dục (Công ty cổ phần Nguyễn An)
Bản vẽ số 6: Bản vẽ mặt bằng kiến trúc đình Công Đình (Công ty cổ phần xây
dựng và tôn tạo công trình văn hóa)
Bản vẽ số 7: Mặt cắt 1-1 đình Công Đình (Công ty cổ phần xây dựng và tôn
tạo công trình văn hóa)
Bản vẽ số 8: Mặt cắt 2-2 đình Công Đình (Công ty cổ phần xây dựng và tôn
tạo công trình văn hóa)
Bản vẽ số 9: Mặt đứng trục 1 đình Công Đình (Công ty cổ phần xây dựng và
tôn tạo công trình văn hóa)
Bản vẽ số 10: Mặt đứng trục A đình Công Đình (Công ty cổ phần xây dựng
và tôn tạo công trình văn hóa)
Bản vẽ số 11: Bản vẽ mặt bằng kiến trúc đình Tình Quang (Công ty cổ phần
đầu tƣ - xây dựng công trình văn hóa và đô thị)
Bản vẽ số 12: Bặt cắt A-A đình Tình Quang (Công ty cổ phần đầu tƣ - xây
dựng công trình văn hóa và đô thị)
Bản vẽ số 13: Mặt cắt B-B đình Tình Quang (Công ty cổ phần đầu tƣ - xây
dựng công trình văn hóa và đô thị)
Bản vẽ số 14: Bản vẽ mặt bằng kiến trúc đình Trân Tảo (Công ty cổ phần tu
bổ di tích và thiết bị văn hóa Trung ƣơng)
Bản vẽ số 15: Mặt đứng đình Trân Tảo (Công ty cổ phần tu bổ di tích và thiết
bị văn hóa Trung ƣơng)
Bản vẽ số 16: Mặt bên đình Trân Tảo (Công ty cổ phần tu bổ di tích và thiết
bị văn hóa Trung ƣơng)
Bản vẽ số 17: Chi tiết vì trục 6 đình Trân Tảo (Công ty cổ phần tu bổ di tích
và thiết bị văn hóa Trung ƣơng)
Bản vẽ số 18: Chi tiết vì trục C8-5 đình Trân Tảo (Công ty cổ phần tu bổ di
tích và thiết bị văn hóa Trung ƣơng)
Bản vẽ số 19: Bản vẽ mặt bằng kiến trúc đình Thanh Am (Công ty cổ phần
xây dựng và phục chế công trình văn hóa)
Bản vẽ số 20: Mặt đứng trục 1-16 đình Thanh Am (Công ty cổ phần xây dựng
và phục chế công trình văn hóa)
Bản vẽ số 21: Mặt đứng trục A-N đình Thanh Am (Công ty cổ phần xây dựng
và phục chế công trình văn hóa)
Bản vẽ số 22: Mặt cắt 1-1 đình Thanh Am (Công ty cổ phần xây dựng và
phục chế công trình văn hóa)
Bản vẽ số 23: Mặt cắt 2-2 đình Thanh Am (Công ty cổ phần xây dựng và
phục chế công trình văn hóa)
4. Bảng thống kê một số đình làng ở Gia Lâm có thông tin tƣ liệu xây
dựng vào thế kỷ XVII - XVIII
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
CKĐL Chạm khắc đình làng
CN Con ngƣời
CTQG Chính trị Quốc gia
GS Giáo sƣ
H. Hình
HT Hình tƣợng
HTCN Hình tƣợng con ngƣời
HTNT Hình tƣợng nghệ thuật
KHXH Khoa học Xã hội
NCKH Nghiên cứu khoa học
NCS Nghiên cứu sinh
Nxb Nhà xuất bản
PGS Phó giáo sƣ
PGS.TS Phó giáo sƣ. Tiến sĩ
PL Phụ lục
T/c Tạp chí
TK Thế kỷ
Tr Trang
Tp. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TS Tiến sĩ
VHDT Văn hóa Dân tộc
VHTT Văn hóa Thông tin
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nƣớc theo hƣớng Công nghiệp
hóa - Hiện đại hóa, Đảng đã xác định vai trò quan trọng của di sản văn hóa đối
với sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc đƣợc đặt ra nhƣ một vấn đề quan trọng của quốc gia. Thái độ ứng xử với di
sản văn hoá cũng phản ánh quan điểm, đƣờng lối, chính sách của quốc gia,
dân tộc trong từng thời điểm nhất định. Chúng ta cần phải tìm hiểu sâu sắc và
giới thiệu các loại hình kiến trúc truyền thống để có cái nhìn toàn diện và sâu
sắc hơn về những giá trị kết tinh tiềm ẩn trong tinh hoa văn hóa dân tộc của
ông cha ta để lại cho hậu thế. Đây là việc làm hết sức cần thiết trong thời kỳ
hiện nay, bởi bất kỳ ngƣời nào muốn bƣớc tới tƣơng lai đúng hƣớng đều phải
nhìn lại quá khứ. Theo định hƣớng đó, thời gian gần đây các di tích lịch sử
văn hóa nhƣ: các di chỉ khảo cổ học, các địa điểm ghi dấu chứng tích lịch sử,
các công trình kiến trúc nghệ thuật v.vđã và đang là đối tƣợng đƣợc đặc biệt
quan tâm nghiên cứu, trong đó có đình làng.
Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về đình làng - một di sản
kiến trúc văn hóa tín ngƣỡng của cộng đồng làng xã Việt Nam trên nhiều phƣơng
diện khác nhau. Những công trình nghiên cứu này đã và đang góp phần khẳng
định giá trị văn hóa đặc sắc, độc đáo của đình làng Việt Nam, cũng trên cơ sở đó
giúp chúng ta hiểu biết thêm về làng xã truyền thống, về bản sắc văn hóa Việt
Nam. Nghiên cứu đình làng và khai thác các giá trị của đình làng dƣới góc độ
khảo cổ học lịch sử sẽ góp phần cung cấp nguồn tƣ liệu khoa học cho việc bảo
tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của làng Việt cổ truyền.
Những ngôi đình làng thế kỷ XVII - XVIII ở Gia Lâm là những công
trình có nhiều giá trị về lịch sử - văn hóa. Mặc dù những ngôi đình này đã
đƣợc xếp hạng di tích cấp quốc gia, song đến nay chƣa có một công trình
2
nghiên cứu nào toàn diện, sâu sắc từ góc độ khảo cổ học. Để khẳng định giá trị
và tìm hiểu một cách có hệ thống, góp phần vào sự nghiệp bảo tồn và phát huy
giá trị của di tích trong giai đoạn hiện nay, tôi xin chọn đề tài: “Đình làng thế
kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm (Hà Nội) - những giá trị lịch sử và văn hoá” là
đối tƣợng để nghiên cứu của luận án này.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án đặt ra bốn mục tiêu nghiên cứu nhƣ sau:
- Tập hợp, hệ thống hóa tƣ liệu và kết quả nghiên cứu của các tác giả đi
trƣớc nghiên cứu về đình làng nói chung và đình làng thế kỷ XVII - XVIII ở
Gia Lâm (Hà Nội).
- Nghiên cứu, đánh giá giá trị lịch sử và những giá trị văn hóa – nghệ
thuật đƣợc biểu hiện dƣới dạng vật thể và phi vật thể của các đình làng thế kỷ
XVII – XVIII ở Gia Lâm, tìm ra những đặc trƣng cơ bản của các di tích này,
xác định vai trò của nó đối với cộng đồng làng xã và các vùng lân cận.
- Xác định niên đại khởi dựng qua tƣ liệu và phong cách nghệ thuật.
- Đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị
văn hóa, lịch sử của các ngôi đình này.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc các mục tiêu nghiên cứu đề ra, nhiệm vụ cần thực hiện là:
- Khảo sát điền dã, ghi vẽ hiện trạng kiến trúc và tổng hợp các tài liệu
nghiên cứu đã có để xác định và hệ thống hoá đặc điểm cơ bản của đình làng
thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm.
- Thống kê, khảo tả hiện trạng kiến trúc, trang trí trên kiến trúc làm cơ
sở đánh giá giá trị về lịch sử, văn hoá của các đình làng thế kỷ XVII – XVII ở
Gia Lâm trong đời sống xã hội, làm cơ sở cho việc thực hiện các nghiên cứu
tiếp theo.
3
- Thu thập những thông tin về những đình làng khác ở Gia Lâm, vùng
phụ cận liên quan để so sánh sự tƣơng đồng và khác biệt về kiến trúc và trang
trí kiến trúc.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tập trung nghiên cứu tổng quan và chuyên sâu về 5 đình làng tiêu biểu
thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm (Hà Nội). Cụ thể là đình Xuân Dục (xã Yên
Thƣờng), đình Tình Quang (phƣờng Giang Biên), đình Thanh Am (phƣờng
Thƣợng Thanh), đình Trân Tảo (xã Phú Thị), đình Công Đình (xã Đình
Xuyên).
- Mở rộng đối tƣợng nghiên cứu đến một số đình làng khác ở Gia Lâm và
phụ cận để so sánh các giá trị lịch sử, văn hóa cùng các giá trị chính trị - xã
hội của các ngôi đình làng trong đời sống xã hội hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển cùng giá
trị văn hóa nghệ thuật của các đình làng thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm (Hà
Nội) từ khi khởi dựng cho đến nay. Đặc điểm kiến trúc, hệ thống di vật trong
đình làng.
- Phạm vi thời gian và không gian: Tập trung khảo sát, nghiên cứu các
đình làng thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm ( Hà Nội), sau đó mở rộng phạm vi
nghiên cứu đối với các di tích đình làng ở khu vực phụ cận liên quan.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
- Phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đƣợc sử dụng
để lý giải các vấn đề thuộc lịch sử, văn hoá và quá trình hình thành, phát triển
của đình làng Việt Nam và đình làng thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm.
4
- Phƣơng pháp đƣợc triển khai qua những tiếp cận đa ngành, liên ngành,
trong đó chú trọng việc kết hợp giữa các tiếp cận nghiên cứu khảo cổ học, sử
học, mỹ thuật học, dân tộc học, bảo tàng học, văn hóa học với ứng dụng khoa
học kỹ thuật trong việc đánh giá hiện trạng, ghi vẽ kiến trúc.
4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án
- Phƣơng pháp tập hợp, hệ thống hóa những kết quả nghiên cứu của các
tác giả, các công trình nghiên cứu có liên quan của những ngƣời đi trƣớc.
- Phƣơng pháp Khảo cổ học truyền thống: điều tra, quan sát, tham dự,
miêu tả, đo vẽ, chụp ảnh, phỏng vấn, nghiên cứu các tƣ liệu cổ, tƣ liệu Hán
Nôm liên quan...
- Phƣơng pháp điền dã thực tiễn từ đời sống xã hội của các cộng đồng
dân cƣ ở trong các làng xã, dòng họ nơi các di tích tồn tại và phát triển.
- Phƣơng pháp khảo cứu trực tiếp tại các đình làng thông qua các hoạt
động lễ hội tín ngƣỡng thƣờng niên và các hoạt động văn hóa – xã hội đã và
đang diễn ra tại các đình làng ở Gia Lâm.
- Phƣơng pháp so sánh, phân tích tổng hợp tƣ liệu.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án chính là công trình đầu tiên giới thiệu có hệ thống và đầy đủ về
5 di tích đình làng thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm (Hà Nội) dƣới góc độ
Khảo cổ học.
- Luận án xác định tổng quan giá trị lịch sử - văn hóa của các di tích
thông qua tài liệu và phong cách nghệ thuật.
- Nghiên cứu toàn diện giá trị lịch sử, văn hóa của đình làng thế kỷ XVII
– XVIII ở Gia Lâm (Hà Nội), góp phần bổ sung và làm rõ những nghiên cứu
về đình làng thế kỷ XVII – XVIII và đình làng Việt Nam nói chung.
- Kết quả nghiên cứu của luận án cũng góp một phần quan trọng trong
việc xác định, đánh giá vai trò của hệ thống di tích lịch sử - văn hóa nói chung,
hệ thống di tích đình làng nói riêng trong quá trình đô thị hóa, Công nghiệp
5
hóa – Hiện đại hóa đất nƣớc ở một địa bàn quan trọng của Thủ đô, góp phần
bảo tồn và phát huy giá trị của di tích.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Đóng góp vào lịch sử nghiên cứu về đình làng Việt Nam nói chung,
đình làng ở Gia Lâm (Hà Nội) nói riêng từ góc độ kiến trúc, trang trí kiến trúc
với giá trị lịch sử và văn hoá dƣới góc độ khảo cổ học. Thông qua việc so
sánh sự tƣơng đồng và khác biệt để thấy rõ cái riêng và cái chung của đình
làng ở Gia Lâm so với các đình làng khác trong vùng và đình làng cùng niên
đại thế kỷ XVII – XVIII vùng phụ cận liên quan.
- Thông qua nghiên cứu khảo cổ học, luận án cung cấp thông tin đầy đủ
hơn về cấu trúc, niên đại xây dựng đình làng, bƣớc phát triển về đình làng
Việt Nam và đặc biệt bổ sung vào “phần khuyết’’ ngôi đình đầu thế kỷ XVII,
những ngôi đình thời Vĩnh Trị, Cảnh Trị làm cơ sở nở rộ các ngôi đình làng
vào thời Chính Hòa.
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa học
cho các hoạt động về bảo tồn và phát huy giá trị của chính những ngôi đình
làng nói riêng và các di tích đình, đền, chùa nói chung trong điều kiện hiện
nay.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
nghiên cứu của luận án đƣợc chia làm ba chƣơng:
Chƣơng 1.
Tổng quan tình hình nghiên cứu (33 trang).
Chƣơng 2.
Đình làng thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm (62 trang)
Chƣơng 3.
Những giá trị lịch sử - văn hoá của các đình làng thế kỷ XVII -
XVIII ở Gia Lâm (53 trang)
6
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Vài nét về đình làng
Trong các công trình kiến trúc tín ngƣỡng, tôn giáo ở mỗi làng quê Việt
Nam, đình làng có một vị trí quan trọng. Đây là công trình kiến trúc tín
ngƣỡng chung mang đặc tính riêng Việt của mỗi cộng đồng, đƣợc xây dựng
trên vị trí trang trọng, linh thiêng nhất, quy mô lớn và đảm nhận nhiều chức
năng khác nhau. Theo nhiều nhà nghiên cứu đình làng là công trình kiến trúc
công cộng của làng xã, dùng làm nơi diễn ra các hoạt động chính trị tinh thần
– văn hóa xã hội của nhân dân ở nông thôn làng xã d...ất, yêu đời nhất. Những đôi trai gái ở lứa tuổi yêu
đƣơng đàng hoàng tự tin, những cặp vợ chồng đang âu yếm nhau, những bà
mẹ trìu mến chăm sóc bầy con, những cảnh lao động của ngƣời dân, những
trai làng bơi thuyền và đấu vật thật là hào hứng [96].
22
Trong cuốn sách Cảm luận nghệ thuật (2002), tác giả Trần Duy đã nói
về văn hóa đình làng trong nền văn hóa Việt Nam. Đặc biệt, qua việc phân
tích những hình chạm khắc trên kết cấu đình làng, tác giả đã đƣa ra nhiều
nhận định sâu sắc về ý nghĩa, vai trò của những mảng chạm khắc đó. Tiêu
biểu, khi nói tới hình ảnh ngƣời phụ nữ xƣa đƣợc hiện diện trong những mảng
chạm khắc tại ngôi đình làng tôn kính (nơi vốn dĩ chỉ dành cho đàn ông, phụ
nữ không đƣợc tới), ông thấy đƣợc biểu hiện văn hóa, quan niệm của ngƣời
nghệ nhân dân gian đƣợc thể hiện rất rõ ràng. Ông khẳng định, đình là nơi
ngƣời phụ nữ xuất hiện tự khẳng định giá trị cơ thể và trí tuệ của mình. Tính
tiến bộ của văn hóa đình bắt đầu từ cách định hƣớng giá trị thật của con
ngƣời, nhất là ngƣời phụ nữ [26].
Trong bài viết “Một số đồ án trang trí trong nghệ thuật cổ Việt Nam”
Kỷ yếu hội thảo đồ họa ứng dụng (2002), tác giả Nguyễn Hải Phong đã phân
tích một số đồ án trang trí ở các công trình kiến trúc nghệ thuật cổ Việt Nam
theo những nguyên tắc chi phối nghệ thuật trang trí, cụ thể là thành ba
nhóm: lạ hóa bề mặt, bổ ô trang trí và phân tầng trang trí. Ở mỗi nhóm,
ngoài phân tích những trang trí ở chùa, tác giả còn nhấn mạnh tính đặc thù
rất độc đáo của các trang trí trên phù điêu đình làng. Về nguyên tắc phân
chia theo tầng và khu vực rõ nét ở các đình với trung tâm trang trí hƣớng
vào gian giữa, nơi đặt bàn thờ Thành hoàng, có nguyên một tổ hợp cửa võng
gồm nhiều môtip hoa văn trang trí, kết hợp với những hoành phi và câu đối
tạo nên sự hài hòa, đăng đối và không khí tôn nghiêm trong đình. Việc phân
tầng, chia ô trang trí còn thể hiện ở những hình trang trí trên “liên ba” (là
phần kiến trúc chạy dài tới hai đầu hồi, bề mặt phẳng, mỏng, ghép với nhau
thành mảng lớn từ nhiều ô chữ nhật, to nhỏ khác nhau) [59].
Trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam (2004), do Trần Quốc Vƣợng (chủ
biên) và nhóm tác giả đã nhận định về sự phát triển của các ngành văn hóa
23
nghệ thuật nói chung, chạm khắc đình làng nói riêng ở TK.XVI - XVII mang
phong cách dân gian đậm nét, bên cạnh những chủ đề tâm linh nhân thế, điêu
khắc đình làng thời kỳ này còn có những hoa văn phản ánh sinh hoạt văn hóa đời
thƣờng. Khi so sánh về nghệ thuật chạm khắc đình làng TK.XVIII với những
thời kỳ trƣớc đó đã kết luận nhƣ sau: Những ngôi chùa, những đình làng đƣợc
xây dựng trong giai đoạn này nhƣ đình Thạch Lỗi (Mỹ Văn, Hƣng Yên), đình
làng Đình Bảng (Bắc Ninh) nổi tiếng thể hiện đƣợc phong cách điêu khắc
TK.XVII, cảnh sinh hoạt ít dần trong hoa văn trang trí nhƣng nghệ thuật trang
trí thì vẫn tự nhiên, thoải mái [108].
Hà Văn Tấn, trong cuốn sách Đến với lịch sử - văn hoá Việt Nam (2005),
đã đề cập tới đình Việt Nam, trong đó có nghệ thuật chạm khắc đình làng.
Không chỉ nổi bật với sự đa dạng của chủ đề, những bức chạm miêu tả cảnh
sinh hoạt của con ngƣời nhƣ đốn củi, cày voi, đuổi hổ, bắt rắn, chồng ngƣời
làm xiếc, chèo thuyền uống rƣợu, nam nữ bá vai nhau.v.v.. Tác giả còn nhấn
mạnh đến sự tinh xảo và điêu luyện của kỹ thuật chạm khắc. Đồng thời, ông
cũng cho rằng, ở đình làng Bắc Bộ, nghệ thuật điêu khắc cũng chính là nghệ
thuật trang trí, bởi lẽ bản chất của những ngƣời thợ chỉ là xây dựng ngôi đình
nhƣng ở đây, họ còn đảm nhiệm vai trò trang trí, tô điểm cho ngôi đình thêm
đẹp. Do đó, điêu khắc gắn liền một cách hài hoà và tinh tế với kiến trúc [69].
Trong cuốn Nghiên cứu về mỹ thuật (2006), Nguyễn Đức Bình và
nhóm tác giả đã đi sâu phân tích một thể loại của mỹ thuật, đó là chạm khắc.
Trong rất nhiều môtip trang trí của chạm khắc thời kỳ này, ông nhận định:
hình tƣợng con ngƣời là hình ảnh luôn đóng vai trò chủ đạo và đƣợc đề cao.
Dƣới góc nhìn mỹ thuật, phù điêu đình làng thời Mạc thể hiện rõ sự thay đổi
về khối. Từ những mảng chạm nông chuyển dần sang chạm bong kênh. Hình
khối nhƣ muốn thoát ly khỏi không gian trên mặt phẳng. Tuy phóng khoáng
về nhát đục, nhát chạm về đề tài thể hiện, nhƣng dƣờng nhƣ trong một khuôn
24
hình thì nhân vật và không gian trang trí nhƣ muốn bật ra khỏi bố cục. Trong
một không gian nhỏ, khép kín đồng hiện nhiều hoạt cảnh, nhiều nhân vật [16].
Cuốn Mỹ thuật đình làng đồng bằng Bắc Bộ (2006), Nguyễn Văn
Cƣơng đã miêu tả nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đình làng theo sự phân
cắt các biểu tƣợng với những tƣ liệu hết sức phong phú. Theo tác giả, các yếu
tố văn hoá đã chi phối các giá trị thẩm mỹ, mô thức thẩm mỹ của ngƣời Việt
khi nghiên cứu mỹ thuật đình làng từ góc độ nghệ thuật học. Cụ thể hơn, đó
là: Tâm thức phồn thực của cƣ dân nông nghiệp trồng lúa nƣớc (mà cơ sở của
nó là tín ngƣỡng phồn thực và triết lý âm - dƣơng); những yếu tố địa - văn
hoá; việc sáng tạo, lựa chọn và sử dụng những mô tip trang trí có tính biểu
tƣợng. Những yếu tố văn hoá hình thành từ những hệ quả của quá trình thích
nghi với môi cảnh tự nhiên (các yếu tố tự nhiên) và xã hội (lịch sử, chính trị,
kinh tế, lối sống) thể hiện ở tƣ duy khái quát, năng lực biểu tƣợng hoá và mô
típ thẩm mỹTác giả đã nhận thấy rằng: Qua những thủ pháp tạo hình đa
dạng, điêu khắc đình làng để lại những dấu ấn đặc sắc, có nhiều yếu tố
thuần Việt, không có sự lặp lại ở các nền mỹ thuật khu vực. Tác giả đã đƣa
ra những chủ đề đa dạng trong chạm khắc đình làng từ TK.XVI đến
TK.XIX, trong đó, con ngƣời với những hoạt cảnh đời sống thƣờng nhật
đƣợc tái hiện rất sinh động, giàu hình ảnh và đầy biểu cảm qua các đôi tay
khéo léo, sáng tạo của các nghệ nhân. Không chỉ thế, ngƣời thợ dân gian
xƣa còn rất linh hoạt và tinh tế khi sử dụng các kỹ thuật chạm (chạm thủng,
chạm nông, chạm kênh bong, chạm lộng) để ý tƣởng của mình đƣợc
chuyển tải đầy đủ nhất [22].
Trong cuốn “Diễn biến kiến trúc truyền thống Việt (vùng châu thổ sông
Hồng)”, Trần Lâm Biền đã cho thấy sự ra đời, hƣng thịnh và chuyển đổi chức
năng của ngôi đình làng trong lịch sử. Bên cạnh đó giới thiệu kiến trúc cổ
25
truyền cơ bản của ngƣời Việt, đặc biệt là những diễn biến kiến trúc đình làng
qua các thời kỳ [13].
Cuốn Văn minh vật chất của người Việt (2011), nhà phê bình mỹ thuật
Phan Cẩm Thƣợng đã nêu lên nguồn gốc các chủ đề sinh hoạt thƣờng nhật
của con ngƣời trên những mảng chạm khắc trang trí kiến trúc đình làng dƣới
góc độ văn hoá học. Ông cho rằng, những ngƣời thợ dân gian xƣa đã khéo
léo, khôn ngoan đƣa những đề tài dân gian vào chạm khắc đình làng dƣới bức
màn tôn giáo. Qua quá trình tìm hiểu thần phả của nhiều làng xã, ông cho
rằng phù điêu đình làng còn có thể coi là một cuốn dã sử tái hiện lại cuộc
sống của những ngƣời dân lúc bấy giờ: cái nhìn tín ngƣỡng và Nho giáo dƣới
góc độ dân gian vẫn là hình thức bên ngoài cũng những bức phù điêu, nhƣng
bên trong đầy rẫy những hoạt cảnh dung tục và ngày thƣờng nhƣ ngƣời dân
đang sống và vẫn sống nhƣ thế [74].
Bài viết “Từ đặc trƣng và giá trị mỹ thuật của các di tích kiến trúc nghệ
thuật trên địa bàn Hà Nội” thuộc cuốn sách Thế giới biểu tượng trong di sản
văn hóa Thăng Long - Hà Nội (2011), Trần Lâm Biền đã thông qua việc nêu
ra một số di tích kiến trúc tại Hà Nội để nhấn mạnh giá trị về văn hóa cũng
nhƣ mỹ thuật của những công trình này. Theo ông, những ngôi đình làng ở
Thủ đô thƣờng có niên đại khoảng cuối TK.XVII, đầu TK.XVIII (giai đoạn
phát triển rực rỡ của nghệ thuật đình làng). Các đề tài đƣợc chạm trổ sinh
động và vui mắt. Đáng chú ý nhất là hình tƣợng nam giới mặc váy (đình Tây
Đằng, Dục Tú). Ông cho rằng: Đây là một biểu hiện có tính lịch sử về phục
trang trong chạm khắc cổ của ngƣời Việt. Đây là một chi tiết rất đáng quan tâm,
giúp cho chúng ta xác nhận lại về một khía cạnh của phục trang ngày trƣớc, từ
đó cũng đóng góp nhiều cho các phim lịch sử và sân khấu [14].
1.2.2.2. Nghiên cứu về đình làng dưới góc độ dân tộc học, văn hóa, tín
ngưỡng
Với Lê Văn Hảo trong cuốn chuyên luận “Mở đầu việc nghiên cứu ngôi
đình và phƣơng diện dân tộc học”. Mặc dù, chủ đích của công trình Dân tộc
26
học này dành cho việc miêu tả các hoạt động tinh thần ở đình làng, nhƣng Lê
Văn Hảo đã cố gắng đƣa ra một đề cƣơng toàn diện cho việc nghiên cứu ngôi
đình và ca ngợi đình làng chiếm vị trí hàng đầu trong nền kiến trúc Việt Nam
[31].
Nhà triết học Kim Định đã đặt tên cho tập sách của ông là “Triết lí cái
đình” và coi nó là nơi hội tụ của nguồn gốc tƣ tƣởng Việt thuần khiết, không
hề có màu sắc nhập ngoại Trung Hoa [30].
Tiếp sau đó, Chu Quang Trứ và Trịnh Cao Tƣởng với bút danh Phƣơng
Anh – Thanh Hƣơng đã giới thiệu các đình làng đẹp nhất của Hà Bắc trong
hai tập sách “Hà Bắc ngàn năn văn hiến” in trong các năm 1973, 1976. Đó là
các đình: Đình Bảng, Thổ Hà, Diềm, Hồi Quan, Thắng, Phù Lƣu, Cao
Thƣợng,...[40].
Trần Lâm Biền qua bài “Quanh ngôi đình làng – lịch sử” trong Tạp chí
Nghiên cứu nghệ thuật, số 4 (1983) đƣợc coi là bài viết gần nhƣ sớm nhất, có
tính nghiên cứu sâu và tổng hợp bàn về lịch sử hình thành ngôi đình làng [12].
* Từ sau cách mạng tháng Tám (1945), nghiên cứu đình càng đƣợc
quan tâm nhiều hơn. Đặc biệt sau năm 1954 nhiều cán bộ khoa học mới đã đi
sâu hơn về đình làng, song chủ yếu chỉ dừng lại ở mô tả. Tới tận những năm
60 của thế kỷ XX, lực lƣợng nghiên cứu mới đã phát triển mạnh. Đáng chú ý,
nghiên cứu về đình làng dƣới góc độ tín ngƣỡng, nghệ thuật có một bƣớc tiến
lớn so với thời kỳ trƣớc năm 1954.
1.2.2.3. Nghiên cứu về đình làng dưới góc độ khảo cổ học lịch sử
Luận án Phó tiến sĩ của Trịnh Cao Tƣởng với đề tài “Đình làng Phù Lão
– Hà Bắc trong nền cảnh đình làng Bắc Bộ” (Hà Nội - 1994). Luận án nghiên
cứu sâu về đình làng Phù Lão, một ngôi đình điển hình của vùng đất trung du
đồng bằng Bắc Bộ, dƣới các góc độ: vị trí địa lý, kiến trúc, điêu khắc đã góp
phần xây dựng lý luận mới về sự phát triển của lịch sử kiến trúc, sự phát triển
văn hóa trong bối cảnh của kinh tế xã hội Việt Nam thời hậu Lê. Trong luận án,
tác giả cũng đã thống kê 42 ngôi đình có niên đại từ thế kỷ XVI đến thế kỷ
XVIII ở các tỉnh Hà Tây, Hà Bắc, Vĩnh Phú, Hải Hƣng, Nam Hàm Hải Phòng,
27
Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ninh so sanh với đình Phù Lão từ đó đã rút ra
những đặc trƣng cơ bản của đình làng Việt Nam.
Luận án Phó tiến sĩ của Nguyễn Anh Tuấn với đề tài “Cụm đình Tam
Canh trong hệ thống đình làng ở Vĩnh Phú” (Hà Nội – 1996). Luận án tập trung
nghiên cứu 3 ngôi đình Hƣơng Canh, Ngọc Canh, Tiên Hƣờng trên vùng đất văn
hóa cổ truyền đại diện vùng Trung du Bắc Bộ. Qua nghiên cứu so sánh đã đƣa ra
những đặc trƣng chung của hệ thống đình làng thế kỷ XVII – XVIII.
Luận án Tiến sĩ của Phan Xuân Thành với đề tài “Đình Võ Liệt trong
bối cảnh đình làng Nghệ An” (Hà Nội – 2002). Luận án nêu những đặc trƣng
kiến trúc đình làng xứ Nghệ nói chung và kiến trúc đình làng thời Nguyễn nói
riêng. Góp phần tìm hiểu nguồn gốc đình làng, sự phát triển cùng vai trò của
đình làng trong đời sống hiện tại.
Luận án tiến sĩ của Nguyễn Hồng Kiên “Những ngôi đình làng thế kỷ
XVI ở Việt Nam” năm 2003 đã góp phần đi sâu nghiên cứu về loại hình kiến
trúc đình làng trong lịch sử. Đặc biệt luận án đi sâu nghiên cứu những kiến trúc
đình làng có niên đại sớm ở nƣớc ta, đặt tiền đề cho việc nghiên cứu hệ thống
kiến trúc đình làng những giai đoạn sau.
* Nhìn chung các luận án nghiên cứu về đình làng nêu trên trong không
gian rộng, thời gian dài từ thế kỷ XVI đến XVIII, đã bƣớc đầu khái quát diện
mạo loại hình kiến trúc đặc trƣng trong kiến trúc cổ truyền dân tộc. Đặc biệt
nghiên cứu đình làng ở châu thổ Bắc Bộ sẽ là những tƣ liệu chân xác góp phần
đối chiếu về đặc điểm kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc trang trí cho các ngôi đình
ở Gia Lâm.
1.2.3. Tình hình nghiên cứu về đình làng ở Gia Lâm
* Đình làng là công trình kiến trúc tiêu biểu đƣợc gìn giữ ở mỗi làng quê
trên đất Gia Lâm. Nằm cận kề vùng đất trung tâm văn hóa của đất nƣớc, cho
nên những ngôi đình ở Gia Lâm đƣợc nhiều thế hệ học giả, nhiều cơ quan
quan tâm chú ý. Trong những khóa luận tốt nghiệp Đại học khoa Bảo tàng
Trƣờng Đại học Văn hoá Hà Nội của Nguyễn Văn Anh với đề tài “Tìm hiểu
28
di tích lịch sử văn hoá đình Thanh Am’’ năm 2007; Lê Thu Phƣơng với đề tài
“Tìm hiểu di tích lịch sử văn hoá đình Tình Quang’’ năm 2008; Nguyễn Thuý
Hồng có đề tài “Tìm hiểu di tích lịch sử văn hoá đình Trƣờng Lâm’’, năm
2010 và gần đây Luận văn Thạc sĩ của Lê Quốc Vụ với đề tài “Đình Tình
Quang kiến trúc và điêu khắc” năm 2015. Những luận văn nêu trên nghiên
cứu đơn lẻ, độc lập từng ngôi đình và mới chỉ dừng lại bƣớc đầu tìm hiểu đƣa
ra một số nhận xét nhất định, chƣa có tính nghiên cứu tổng thể.
* Từ năm 2006 đến nay, chính quyền cơ sở đã chỉ đạo tổ chức các hội thảo
khoa học đánh giá giá trị của các di tích, những thực trạng và đƣa ra nhữngc giải
pháp quy hoạch, tu bổ cho từng di tích hoặc cụm di tích. Trong các hội thảo ấy có
những hội thảo chuyên đề về một số di tích đình nhƣ: đình Thanh Am, đình Tình
Quang, đình Hội Xá, đình Thổ Khối, đình Xuân Đỗ Hạ, đình Nha, đình Trạm, đình
Tƣ Đình, đình Bình Minh với Hành Cung Cổ Bi... Tại các hội thảo đã có rất nhiều
tham luận của một số nhà khoa học. Các tham luận tại các hội thảo cũng đã nghiên
cứu về vị thế địa – văn hoá, giá trị của kiến trúc, giá trị về văn hoá vật thể, văn hoá
phi vật thể ... đồng thời đánh giá hiện trạng của từng di tích và đƣa ra giải pháp
nhằm quy hoạch, tu bổ tôn tạo cho từng di tích hoặc cụm di tích. Các tham luận của
các nhà nghiên cứu cũng đã đƣa ra một số giá trị nhất định của đình làng. Tuy nhiên
mục đích chủ yếu phục vụ cho công tác quy hoạch, tu bổ, tôn tạo di tích.
* Năm 2006, Nhà xuất bản Sự Thật xuất bản cuốn sách “Di tích lịch sử
văn hoá và cách mạng kháng chiến quận Long Biên’’ do Uỷ ban nhân dân
quận Long Biên làm chủ biên với sự tập hợp các bài viết của nhiều tác giả.
Tuy nhiên cuốn sách chỉ dừng lại góc độ giới thiệu các di tích trên địa bàn
quận Long Biên, trong đó có các ngôi đình tiêu biểu ở đây.
Năm 2010, Nhà xuất bản Thời Đại đã xuất bản cuốn sách “Cổ vật Long
Biên’’ do UBND quận Long Biên và Bảo tàng lịch sử Việt Nam tập hợp kết
quả các đợt giám định cổ vật. Cuốn sách chỉ dừng lại giới thiệu kết quả các
29
đợt giám định và một số hình ảnh về cổ vật tiêu biểu tại các đình, chùa, đền
trên địa bàn.
Cũng năm 2010, nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội,
UBND huyện Gia Lâm đã giới thiệu cuốn sách “Di tích lịch sử văn hoá –
cách mạng kháng chiến huyện Gia Lâm’’ do Sở Thông tin và Truyền thông
Hà Nội cấp phép và cuốn sách cũng dừng lại giới thiệu các di tích trên địa bàn
huyện Gia Lâm.
Những ngôi đình đƣợc giới thiệu trong sách nói trên và cả trong hồ sơ xếp
hạng di tích cũng chỉ mang tính chất sơ lƣợc.
Những công trình nghiên cứu và những tài liệu trên đây cho ta thấy, tới
nay những di tích đình làng thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm (Hà Nội) vẫn
chƣa có một chuyên khảo nào giới thiệu đầy đủ về những giá trị lịch sử và văn
hoá của nó. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu ấy đã giúp cho tác giả
luận án một số vấn đề sau:
- Những công trình nghiên cứu về đình làng làm căn cứ khoa học, giúp
cho tác giả luận án có tính định hƣớng tiếp tục nghiên cứu về đình làng nói
chung và làm cơ sở so sánh khi nghiên cứu về đình làng ở Gia Lâm (Hà Nội)
thế kỷ XVII – XVIII với những giá trị lịch sử và văn hóa nói riêng.
- Nghiên cứu về về đình làng ở Gia Lâm (Hà Nội) thế kỷ XVII – XVIII
với những giá trị lịch sử và văn hóa, tác giả luận án tiếp thu một số thành quả
các học giả đi trƣớc góp phần tìm hiểu sự tƣơng đồng và khác biệt giữa đình
làng ở Gia Lâm với những ngôi đình khác. Đặc biệt luận án là công trình đầu
tiên dƣới góc độ khảo cổ học, nghiên cứu sâu và mang tính chất tổng quan về
đình làng ở Gia Lâm.
1.3. Khái niệm thƣờng sử dụng trong luận án
Trong luận án này, tác giả sử dụng một số thuật ngữ, khái niệm cơ bản
khi tiếp cận nghiên cứu đình làng.
30
Thuật ngữ sử dụng trong kiến trúc:
- Gian: là một đơn vị tổ chức không gian mặt bằng, xác định quy mô,
tầm cỡ của các kiến trúc cổ truyền thống của ngƣời Việt. Kiến trúc càng có
nhiều (không) gian càng đƣợc coi là to lớn. Giới hạn gian đƣợc qui định bởi
khoảng cách hai bộ vì (một tổ hợp liên kết các cấu kiện theo mặt cắt ngang
của một kiến trúc) liền sát nhau xác định đơn vị 01 gian. Vì vậy, số lƣợng vì
luôn là một số chẵn và số gian bao giờ cũng là một số lẻ.
- Chái: là một gian đặc biệt, nằm ở hai đầu hồi của kiến trúc, là khoảng
không gian đƣợc giới hạn bởi một vì có chân các cột chống xuống chân tảng
của mặt nền và 1 vì lửng (các cột trốn chân, đứng trên một xà dọc chứ không
chống xuống nền).
- Dĩ: không gian giữa (2) cột cái và (2) cột quân ở đầu hồi, thƣờng nằm
dƣới mái bên.
- Chân tảng: (hay còn gọi là đá tảng) là những khối đá lớn, kê dƣới
chân các cột mặt nền.
- Cột: là những thân gỗ lớn, dài , đứng song hàng từng cặp trên chân
tảng đặt trên mặt nền. Các cột là cấu kiện chính của kết cấu bộ khung chịu
lực, gánh chịu phần lớn tải trọng của hệ mái, làm xƣơng sống cho mọi liên kết
và tạo nên chiều cao - tầm vóc công trình. Cột còn là cấu kiện ít biến đổi nhất,
có các loại cột cơ bản nhƣ sau:
+ Cột cái: là những cây cột có tiết diện và kích thƣớc lớn nhất, đƣợc
dựng thành hàng, theo mặt cắt dọc ở trung tâm nội thất kiến trúc. Nhiều vùng
gọi tên loại cột này theo vị trí cột: cột lòng/hàng nhất. Cột cái có công năng
chủ yếu là nâng đỡ vì nóc, đồng thời tạo nên các điểm liên kết khung kết cấu
theo chiều dọc kiến trúc .
+ Cột quân (còn gọi là cột con, cột thành, cột lòng/ hàng nhì): nhỏ và
ngắn hơn cột cái. Đảm bảo chức năng đỡ vì nách và tạo thêm các điểm liên
kết theo ở một cao độ thấp hơn so với cột cái .
31
+ Cột hiên: có kích thƣớc nhỏ hơn, hoặc bằng cột quân. Công năng
chính là nâng đỡ mái hiên.
+ Cột trốn là hình thức trốn chân, chân cột không trốn thẳng xuống nền.
- Bộ vì: là yếu tố cơ bản của kết cấu khung gỗ, liên kết tất cả các cấu
kiện (cột - xà- kẻ - bẩy). Các bộ vì chính là kết cấu chịu lực nâng đỡ mái.
Theo mặt cắt ngang, một bộ vì đƣợc chia thành ba phần:
+ Vì nóc: là liên kết các cấu kiện ở khoảng không gian giữa hai cột cái,
đỡ nóc và nửa mái phía trên. Khoảng không gian ấy có hình một tam giác cân,
giới hạn bởi câu đầu.
+ Vì nách: là liên kết các cấu kiện ở khoảng không gian hình một tam
giác vuông, đƣợc tạo thành giữa cột cái và cột quân. Tam giác vuông này
cạnh dài là xà nách cấu kiện liên kết cột cái và cột quân theo mặt cắt ngang,
cạnh ngắn là độ dài hơn của cột cái so với cột quân và cạnh huyền là độ dài
phần mái phía dƣới.
- Hiên: là liên kết các cấu kiện để phần đua vƣơn ra ở hàng hiên, tính từ
cột quân ra hết chân mái giọt gianh.
- Xà dọc: cấu kiện gỗ liên kết các cột theo mặt cắt dọc, làm hình thành
một hệ thống “giằng” cố định các bộ phận thành một khung chịu lực. Nhiều
khi các cấu kiện này còn đƣợc gọi là xà đai vì chúng đánh đai các cột ở nhiều
cao độ khác nhau. Các xà dọc ăn mộng ở phần đầu các cột cái có tên là xà
thượng, các xà dọc ở đầu các cột quân có tên là xà trung, các xà dọc ở đầu
các cột hiên có tên là xà hạ, các xà dọc ở phần chân các cột hiên có tên là xà
ngưỡng.
Hệ thống dầm sạp gỗ ở kiến trúc đình làng cũng là những cấu kiện có
tác dụng liên kết, cố định làm bộ khung gỗ chịu lực thêm vững chãi.
- Vì giá chiêng: là một thuật ngữ kiến trúc cổ, chỉ kiểu liên kết các cấu
kiện theo hình thức của các giá cheo chiêng trống cổ truyền (có nơi, dân gian
lại nhìn nhận hình dáng kiểu này giống cái quang đèn). Đây là kiểu kiến trúc
liên kết vì nóc có niên đại sớm nhất trong các kiến trúc cổ bằng gỗ hiện còn.
32
- Câu đầu: một loại xà ngang, đƣợc dùng để liên kết hai đầu một cặp
cột cái ở các kiến trúc có niên đại sớm, câu đầu chỉ kê trên đầu cột cái qua
một đấu vuông thót đáy; muộn hơn về sau câu đầu mới ăn mộng xuống đầu
cột cái.
- Đầu dư: phần kết cấu gắn với các cột cái trong ngôi đình thƣờng đƣợc
chạm lộng để tạo tính mỹ thuật cho công trình kiến trúc.
- Cửa võng: nếu nói chữ thì đây đƣợc gọi là cái long môn, thuật ngữ chỉ
toàn bộ khung trang trí phía trƣớc của nơi thờ thành hoàng.
- Con rường: là những thân gỗ ngắn, nằm ngang trong các kết cấu vì
nóc và vì nách. Đầu các con rường tạo điểm đỡ hoành mái.
- Ván nong/dong: là những tấm ván gỗ dày, kê giữa các cấu kiện. Công
năng kiến trúc của cấu kiện này chƣa thật rõ, có lẽ (theo nhƣ tên gọi) đây
cũng là một biện pháp cân chỉnh, kê kích các cấu kiện lớn, tƣơng tự nhƣ các
đấu hay guốc hoành. Nhiều khi hai mặt của ván nong đƣợc chạm khắc trang
trí.
- Hoành mái: là những thân gỗ (hoặc có hình dạng tự nhiên của các
thân gỗ nhỏ, hoặc có hình vuông do đƣợc xẻ từ những thân gỗ lớn) gác qua
các bộ vì theo chiều dọc công trình. Chiều dài một hoành bằng chiều rộng của
một gian. Cấu kiện này tạo thành mặt phẳng mái.
- Guốc/dép hoành: là những khúc gỗ nhỏ, có thể ngắn - dài, cao - thấp
tùy trƣờng hợp cụ thể, thƣờng đƣợc tạo hình đẹp, kê dƣới các hoành mái.
Công năng của cấu kiện này là cân chỉnh mặt phẳng mái.
- Cốn chồng rường: là một kiểu thức liên kết các cấu kiện ở vì nách.
Các con rường nằm chồng lên nhau qua các đấu vuông thót đáy và trốn cột.
Vì nách có nhiều kiểu liên kết khác nhau, riêng chồng rường đƣợc gọi là cốn.
- Bẩy hiên: là những thân gỗ đặt chéo, ăn mộng qua đầu các cột ở hiên
(cột quân hoặc cột hiên). Phần đuôi bẩy (có tên gọi riêng là nghé bẩy) tỳ lực
vào dạ xà nách, thân bẩy chạy chéo vuông, vƣơn dài ra đỡ những hoành mái
33
cuối cùng. Theo chúng tôi, chỉ cấu kiện có nghé đội vào dạ xà nách, gác một
điểm tựa duy nhất ở mộng trên đầu cột quân (hay cột hiên) dùng sức nặng của
mái trên đè xuống, bẩy lên đỡ chân mái theo đúng nghĩa đòn bẩy mới gọi là
bẩy hiên. Trong các trƣờng hợp thân gỗ chạy chéo này gác tới hai mộng (một
ở đầu cột hiên, một ở đầu cột quân) thì lại là cấu kiện có tên là Kẻ.
- Tâm/tim cột: trong kiến trúc cổ truyền Việt, khoảng cách thƣờng đƣợc
xác định từ các tâm hình tròn của các cột, tim các tƣờng gạch xây. Cách đo
này giúp tránh đƣợc các sai số vì thông thƣờng các hàng cột không dựng
vuông góc với mặt nền mà “thượng thu - hạ thách”.
- Tàu mái: là những tấm ván gỗ dày, nối nhau, ăn mộng chốt vào bẩy
hay kẻ hiên (hoặc ván nong trên đó). Thực chất, có thể coi đây là cây hoành
cuối cùng của mái. Tàu mái thuộc không gian của các gian đƣợc gọi là tàu
gian, thuộc phần hồi nhà đƣợc gọi là tàu hồi. Tàu gian chỉ là một tấm ván
dày, thẳng; còn tàu hồi là nhiều tấm ván ghép chồng nối với nhau, déo cong
lên góc mái (Déo cong là một thuật ngữ kiến trúc cổ chỉ sự vƣơn cao, uốn
cong, vuốt nhỏ dần về một đầu). Nhiều nơi gọi tàu hồi là tàu đao.
- Rui: là những thanh gỗ mỏng (kích thƣớc theo mặt cắt thƣờng là 0,02
x 0,10m; dài tùy ý) dải nằm vuông góc trên các thân hoành mái, chạy theo
chiều dốc của mái.. Công năng của cấu kiện này tạo nên mặt phẳng để lợp
ngói.
- Mè/gộp rui: là những thanh gỗ nhỏ (tiết diện 0,03m x 0,04m; dài tùy
theo gỗ đƣợc sử dụng). Đƣợc gác vuông góc trên rui, song song với hoành và
cũng chạy suốt chiều dọc mái nhƣ hoành. Công năng chính của cấu kiện này
là chống sự xô, tụt ngói lót..
- Ván gió: đƣợc gọi là ván gió hoặc ngắn gọn là lá gió. Theo vị trí cấu
kiện này còn đƣợc gọi là diệp thượng, diệp hạ.
Thuật ngữ sử dụng trong nghệ thuật:
- Hình tượng: sự phản ánh hiện thực một cách khái quát bằng nghệ
thuật dƣới hình thức những hiện tƣợng cụ thể, sinh động, điển hình, nhận thức
trực tiếp bằng cảm tính.
34
- Hình tượng nghệ thuật: phạm trù cơ bản của mỹ học, dùng để chỉ một
hình thức phản ánh hiện thực đặc thù bằng các phƣơng tiện nghệ thuật. Hình
tƣợng nghệ thuật khác với các phạm trù của tƣ duy khoa học (khái niệm, phán
đoán, diễn dịch), do tính chất trực tiếp của nó. Đồng thời, nó cũng khác với
các phạm trù khác nhƣ: cảm giác, tri giác, biểu tƣợng, vì ngoài sự phản ánh
trực tiếp hiện thực, nó còn nhằm tổng hợp các hiện tƣợng của đời sống theo
một kiểu riêng. Nó thâm nhập vào bản chất của các hiện tƣợng đó và làm sáng
rõ ý nghĩa sâu xa của chúng. Hình tƣợng nghệ thuật làm xuất hiện trong một
sự thống nhất khăng khít các yếu tố của nhận thức trực quan tích cực và tƣ
duy trừu tƣợng, nhƣng đồng thời nó cũng khác về bản chất cả với cái này và
cái kia.
- Nghệ thuật tạo hình: là nghệ thuật đƣa tới thị giác những tác phẩm có
không gian hai hoặc ba chiều nhƣ: hội họa, điêu khắc, kiến trúc, đồ họa, nghệ
thuật trang trí ứng dụng.
- Nghệ thuật dân gian truyền thống: các môn nghệ thuật truyền từ đời này
sang đời khác theo phƣơng pháp “cha truyền con nối” trong các làng xóm,
phƣờng xã Kiểu mẫu cổ truyền thƣờng đƣợc giữ mãi, ít khi bị thay đổi. Ở Việt
Nam có nghệ thuật làm đồ chơi, nghệ thuật hát chèo, nghệ thuật in tranh Đông
Hồ, Nghệ thuật chạm khắc.
- Nghệ nhân: ngƣời làm nghệ thuật theo lối truyền thống. Họ tạo ra sản
phẩm dựa trên kinh nghiệm “cha truyền con nối” bằng sự khéo léo của đôi tay
với những công cụ máy móc đơn giản nhƣ bàn xoay, dao khắc Đặc biệt, mỗi
sản phẩm của nghệ nhân làm ra đều mang nét độc đáo riêng, không có cái nào
giống cái nào, dù rằng chúng cùng một mẫu. Hầu hết các nghệ nhân không qua
các trƣờng lớp đào tạo mà học theo kiểu truyền nghề.
- Họa tiết: hình vẽ đã đƣợc cách điệu hóa, dung để trang trí .
- Hoa văn: hình vẽ trang trí đƣợc thể hiện trên các đồ vật .
35
- Chạm: là tạo nên những đƣờng nét hoặc hình khối nghệ thuật trên mặt
vật rắn bằng cách đục, khắc. Chạm còn là kỹ thuật điêu khắc, đục xuống mặt
vật liệu (đá, gỗ, ngà) để làm nổi bật lên các hình tƣợng nghệ thuật muốn
diễn tả, ở sau phù điêu bằng chạm nổi. Các kỹ thuật chạm chủ yếu là chạm
nổi (cao, vừa và thấp), chạm bong hay chạm kênh, chạm lộng hay chạm
thủng. Những kỹ thuật này phổ biến trong mỹ thuật Việt Nam và thế giới .
- Chạm thủng: mặt ván thƣờng không dày, các hình thƣờng phẳng và
nền bị đục thủng, chỉ còn lại các hình trang trí. Kỹ thuật này cho phép diễn tả
hoa lá, mây nƣớc, chim thú, rồng, phƣợng rất tinh tế, mềm mại, thanh nhã,
với hiệu quả trang trí cao, lại có giá trị sử dụng khi làm cánh cửa, cửa thông
gió, tƣờng ngăn nhỏ hay bình phong
- Chạm nông: bề mặt gỗ phẳng và các chi tiết đƣợc chạm nổi ở trên đó.
Các bức chạm vuông vức trên các ván bƣng, hoành phi, câu đối thƣờng
dùng lối chạm này, rất thuận tiện cho việc sơn son thếp vàng. Kỹ thuật chạm
nông cho phép các hình trang trí đƣợc bố cục trải đều phủ kín mà không làm
giảm chịu lực của cấu kiện gỗ.
- Chạm kênh bong: kỹ thuật chạm khắc để tạo ra các hình trang trí
nhiều lớp từ thân gỗ chịu lực. Các hình rồng, phƣợng, mây, hoa lá gắn với các
khối lớn hoặc ở các xà kèo lớn thƣờng đƣợc tách ra, có khi theo nhiều lớp
chồng lên nhau. Kỹ thuật này tạo ra cảm giác các hình nhƣ mọc ra từ thân gỗ,
kết hợp với hiệu quả ánh sáng gây cảm giác trang trí uốn lƣợn rất cầu kỳ, hơn
hẳn cách chạm nông hay chạm thủng. Nhiều khi ngƣời ra kết hợp với kiểu
chạm kênh bong bằng việc gắn thêm phía ngoài những chi tiết khắc rời, tạo
hiệu quả tầng tầng lớp lớp cho mảng trang trí. Kiểu chạm kênh bong khá phổ
biến ở phù điêu trang trí đình làng.
Chạm bong (chạm kênh, chạm kênh bong) thuật ngữ kỹ thuật dân gian
chỉ hình thức chạm khắc trên gỗ mà một số thành phần của bức chạm đƣợc
36
chạm trồi cao nên gần nhƣ tách ra khỏi mặt nền. Lối chạm này tạo nên nhiều
lớp cao thấp nhằm diễn tả chiều sâu không gian, khẳng định những hình
tƣợng chủ yếu của các bức chạm. Kiểu chạm này đƣợc chạm nhiều trên các
thành phần kiến trúc ở đình, chùa cổ Việt Nam .
- Chạm lộng: là cách chạm khắc đòi hỏi kỹ thuật cao, sự công phu, tỉ
mỉ của ngƣời thợ. Đây cũng là kỹ thuật chạm khắc đầy tính biểu cảm, có
hiệu quả không gian và khối cao nhất. Các hình khối chạm lộng thƣờng là
những nhân vật và các con vật linh Chúng gần nhƣ những pho tƣợng tròn,
lồi hẳn ra, chồng chéo nhiều lớp cực kỳ phức tạp, làm mất cảm giác về nền
vốn có của bức chạm. Cả thân cây gỗ đƣợc đục rỗng, tạo ra những khoảng
trống luồn lách trong khối tƣợng. Các bức chạm khắc đƣợc chạm lộng
thƣờng là những phần hấp dẫn nhất của điêu khắc trang trí đình làng.
Chạm lộng (chạm thủng): chỉ những bức chạm (phần nhiều bằng gỗ,
ngà, sừng) mà các hình tƣợng nghệ thuật đƣợc thể hiện vẫn nằm trên mặt
phẳng nhƣng liên kết với nhau qua sự tiếp dính của các thành phần. Mặt nền
đƣợc đục thủng để hằn rõ đƣờng viền của các hình tƣợng, đồng thời làm cho
bức chạm thông thoáng, nhẹ nhõm. Chạm lộng đƣợc thể hiện nhiều trên các
bức chạm ở cánh cửa, đƣờng diềm trang trí trên các đồ gỗ, đặc biệt áp dụng
để đục các cửa võng ở phía trên bàn thờ gian giữa .
- Chạm nổi: một hình thức nghệ thuật mà hình tƣợng đƣợc diễn tả trên
mặt phẳng bằng độ đục chạm (trên gỗ, sừng, ngà, đá, kim loại) nông sâu
khác nhau.
1.3. Tiểu kết chƣơng 1
Đình làng từ trƣớc đến nay đã có một lịch sử nghiên cứu khá dày và
công phu của nhiều tác giả, tập trung nghiên cứu ở các lĩnh vực:
- Nghiên cứu đình làng tiếp cận về kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc.
Các tác giả nghiên cứu mang tính tổng quan, cơ bản đã đƣa ra đặc điểm riêng
37
Việt của loại hình kiến trúc đình làng. Với những kết quả nghiên cứu về kỹ
thuật chạm khắc, đề tài trang trí là cơ sở để xác định khung niên đại cho kiến
trúc đình làng, đồng thời làm nền tảng cho việc nghiên cứu từng đình làng cụ
thể.
- Nghiên cứu đình làng tiếp cận dƣới góc độ dân tộc học, văn hóa, tín
ngƣỡng đã đạt đƣợc những thành tựu nổi bật về vai trò, chức năng của đình
làng: chức năng hành chính, tín ngƣỡng và văn hóa cộng đồng làng. Điều này
cho ta thấy sức hấp dẫn về giá trị về lịch sử, văn hoá của đình làng.
- Nghiên cứu về đình làng tiếp cận dƣới góc...kiến trúc dân tộc đã đƣợc
thể hiện một cách hoàn chỉnh nhất ở tất cả các phƣơng diện xử lý không gian,
bộ mái, khung gỗ, kết cấu, biểu tƣợng, điêu khắc, trang trí.
2. Đình làng là sản phẩm của một thời kỳ lịch sử, nó thích hợp với tính
chất “Uống nƣớc nhớ nguồn’’, một hiện tƣợng mở rộng của tục thờ cúng tổ
tiên đã đƣợc ngƣời Việt mà đặc biệt là giới đàn ông nông thôn và tầng lớp
Nho sĩ cấp thấp hội tâm, hội lực thúc đẩy cho đến đỉnh cao; mà chúng ta hiểu
để bùng nổ vào cuối thế kỷ XVII. Cái chung của đình làng là nó trở về với
bản thể của tâm hồn Việt, đi tìm lấy bản sắc dân tộc không bị lệ thuộc vào bất
kể một hệ thống tôn giáo du nhập nào từ bên ngoài. Chính các ngôi đình ở
Gia Lâm đã cơ bản nằm trong giai đoạn rực rỡ này. Nó đã phản ánh tính chất
thờ Thành hoàng làng là ông tổ của cộng đồng làng xã.
3. Nghệ thuật điêu khắc trang trí đình làng Việt Nam từ trƣớc đến nay
đã có một lịch sử nghiên cứu khá dày và công phu của nhiều tác giả. Điều này
cho thấy sức hấp dẫn và giá trị nghệ thuật điêu khắc đình làng. Bởi lẽ, đình
làng là một thiết chế văn hóa tín ngƣỡng manh nha từ thế kỷ XV, định hình
vào thế kỷ XVI, đạt đến đỉnh cao vào cuối thế kỷ XVII, đánh dấu một bƣớc
phát triển của cơ cấu làng xã cổ truyền, là biểu tƣợng của tính cộng đồng và
dân chủ làng xã, là trung tâm văn hóa, nơi tập trung và lƣu truyền các giá trị
văn hóa dân tộc, các phong tục tập quán tốt đẹp của cộng đồng làng. Do đó,
tác giả luận án đã tiếp cận và nghiên cứu từ góc độ khảo cổ học để làm sáng
rõ hơn về quy mô kiến trúc, giá trị nghệ thuật của những mảng chạm khắc
đình làng ở Gia Lâm thế kỷ XVII - XVIII. Đồng thời khẳng định, trong quá
155
trình phát triển đầy biến động của lịch sử, nghệ thuật điêu khắc trang trí đình
làng là nguồn mạch văn hóa dân tộc, và cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá
trị.
4. Bên cạnh những cái chung thì đình làng thế kỷ XVII – XVIII ở Gia
Lâm cũng có cái riêng. Đó là niên đại ra đời của những ngôi đình này. Trƣớc
hết việc xác định thời gian xây dựng của đình làng Xuân Dục đã góp phần bổ
sung vào phần khuyết trong “bƣớc đi” của đình làng đầu thế kỷ XVII. Bên
cạnh đó, qua nghiên cứu thấy rằng, trƣớc thời Chính Hòa, ở Gia Lâm đã có
nhiều đình làng ra đời. Đây là đặc điểm riêng mà từ trƣớc tới nay chƣa đƣợc
quan tâm.
5. Những đề tài trang trí trong nghệ thuật chạm khắc đình làng ở Gia
Lâm có những yếu tố ƣớc lệ và yếu tố tả thực. Mặc dù phong phú về nội dung
chủ đề và đa dạng về hình thức thể hiện, song có chung đặc trƣng cơ bản: Hồn
nhiên, mộc mạc, sinh động trong phản ánh hiện thực, ít hàm chứa những ý
nghĩa cao siêu hay những triết lý khó hiểu, đơn giản chỉ là những mô tả về
hoạt động lao động sản xuất thƣờng nhật, những sinh hoạt đời thƣờng hay
phản ánh ƣớc mong, hi vọng về một cuộc sống tƣơi đẹp.
6. Với những giá trị to lớn của đình làng thế kỷ XVII – XVIII ở Gia
Lâm trong diễn trình phát triển của nền văn hóa dân tộc. Do đó, việc bảo tồn
và phát huy những giá trị truyền thống này đòi hỏi phải xây dựng các chƣơng
trình, đề án, kế hoạch để giới thiệu những giá của nó tới mọi tầng lớp nhân
dân và bạn bè quốc tế; đồng thời, đẩy mạnh việc giáo dục cho thế hệ trẻ về
những giá trị thẩm mỹ quý giá mà những di tích này đang hàm chứa nhƣ một
trong những thông điệp của quá khứ về truyền thống sáng tạo của ông cha
muôn đời để lại. Bên cạnh đó cũng cần phải xây dựng đề án nhằm tăng cƣờng
công tác quản lý, đầu tƣ tu bổ và phát huy giá trị trong tình hình hiện nay để
tránh trƣờng hợp cố tình hoặc vô thức làm “đánh mất” bản sắc văn hóa dân
tộc theo tinh thần Nghị quyết Trung ƣơng 5 khóa VIII của Đảng “Xây dựng
và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”./.
156
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Đào Duy Anh (1964), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb KHXH, Hà Nội.
2. Toan Ánh (1968), Hội hè đình đám, Nxb Lá Bối, Sài Gòn.
3. Nguyễn Bích (1993), Cái đình và điêu khắc đình làng, Kỷ yếu Bảo tàng
Mỹ thuật Việt Nam, Nxb Văn hóa - Thông tin, (số 8), tr. 36-39.
4. Nguyễn Bích (1996), Điêu khắc trang trí đình làng ở Bảo tàng Mỹ thuật
Việt Nam, Tạp chí VHNT (số 6), tr. 32-33.
5. Trƣơng Duy Bích (1984), Điêu khắc đình làng, Tạp chí Văn hóa dân gian
(số 3), tr. 40 - 45.
6. Trần Lâm Biền (1983), Quanh ngôi đình làng - lịch sử, Tạp chí Nghiên
cứu nghệ thuật (số 4), tr. 38- 43, 53.
7. Trần Lâm Biền (1993), Hình tượng con người trong nghệ thuật tạo hình
truyền thống Việt, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.
8. Trần Lâm Biền (1993), Mỹ thuật thời Mạc, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.
9. Trần Lâm Biền (1996), Đôi nét về các di tích kiến trúc Việt Nam, Tạp chí
Nghiên cứu Đông Nam Á (số 3), tr. 61-64.
10. Trần Lâm Biền (2000), Một con đường tiếp cận lịch sử, Nxb VHDT, Hà Nội.
11. Trần Lâm Biền (chủ biên) (2001), Trang trí trong mỹ thuật truyền thống
của người Việt, Nxb VHDT – Tạp chí VHNT, Hà Nội.
12. Trần Lâm Biền (2003), Quanh ngôi đình làng - nghệ thuật, Bản tin của
Trung tâm Thiết kế và Tu bổ di tích, Hà Nội, tr. 26-29.
13. Trần Lâm Biền (chủ biên) (2008), Diễn biến kiến trúc truyền thống vùng
châu thổ sông Hồng, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
14. Trần Lâm Biền, Trịnh Sinh (2011), Thế giới biểu tượng trong di sản văn
hóa Thăng Long – Hà Nội, Tủ sách Thăng Long 1000 năm, Nxb Hà Nội,
Hà Nội.
157
15. Trần Lâm Biền - Đào Hùng (1985), Con rồng trong mỹ thuật Việt Nam,
Tạp chí Mỹ thuật (số 2), tr. 47-55.
16. Nguyễn Đức Bình (20026), Nghiên cứu về Mỹ thuật, Nxb Mỹ thuật, Hà
Nội.
17. Cục Bảo tồn bảo tàng và Bảo tàng Hồ Chí Minh (1996), 50 năm bảo tồn
di sản văn hóa dân tộc, Hà Nội, tr. 7.
18. Cục Di sản văn hóa (2005, 2006, 2008, 2010, 2012), Một con đường tiếp
cận lịch sử, 6 tập, Nxb Thế giới và Xây dựng, Hà Nội.
19. Cục Di sản văn hóa (2014), Văn bản quản lý nhà nước về di sản văn hóa,
Hà Nội.
20. Nguyễn Đỗ Cung (1975), Lời tựa cho cuốn sách ảnh Việt Nam điêu khắc
dân gian thế kỷ XVI, XVII, XVIII. Hà Nội.
21. Nguyễn Văn Cƣơng (2000), Về yếu tố đặc sắc của đình làng Bắc Bộ, Tạp
chí VHNT (số 7), tr. 39-42.
22. Nguyễn Văn Cƣơng (2006), Mỹ thuật đình làng Bắc Bộ, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
23. Nguyễn Du Chi (2000), Trên đường tìm về cái đẹp của cha ông, Viện Mỹ
thuật và Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.
24. Phan Huy Chú (1992), Lịch triều hiến chương loại chí, 3 tập, Nxb KHXH,
Hà Nội.
25. Nguyễn Đăng Duy (1978), Cái bẩy trong kiến trúc cổ, Tạp chí Nghiên
cứu nghệ thuật (số 5, 6), tr. 47-51.
26. Trần Duy (2002), Cảm luận nghệ thuật, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.
27. Đại Việt sử lược (1960), Bản dịch, Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội.
28. Đại Việt sử ký toàn thư (1998), Bản dịch Ngô Đức Thọ, 3 tập, Nxb
KHXH, Hà Nội.
29. Đình, chùa Tình Quang, lƣu trữ tại Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch, Hồ sơ số 203.
158
30. Kim Định (1971), Triết lý cái đình, Nxb Lá Bối, Sài Gòn.
31. Lê Văn Hảo (1962), Mở đầu việc nghiên cứu ngôi đình về phương diện
Dân tộc học. Hội những người nghiên cứu Đông Dương. Tập 38, số 1.
Paris (bộ mới). Bản dịch tƣ liệu Viện Khảo cổ học.
32. Phạm Đức Hân (2009), Cụm di tích đình - chùa Hữu Bằng (Hà Tây) kiến
trúc và điêu khắc, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lịch sử.
33. Nguyễn Duy Hinh (1982), Về một số đặc điểm truyền thống của kiến trúc
cổ Việt Nam, Góp phần nghiên cứu bản lĩnh bản sắc dân tộc Việt Nam,
Nxb KHXH, Hà Nội.
34. Nguyễn Duy Hinh (1996), Tín ngưỡng thành hoàng làng Việt Nam, Nxb
KHXH, Hà Nội.
35. Diệp Đình Hoa (chủ biên) (1990), Tìm hiểu làng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội.
36. Diệp Đình Hoa (2000), Người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, Nxb KHXH, Hà Nội.
37. Hội đồng Quốc gia Chỉ đạo Biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam
(2007) Từ điển Bách khoa Việt Nam, Tập 1, A - Đ, Tái bản lần thứ nhất,
Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
38. Nguyễn Văn Huyên (1989), Con voi trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam,
Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật (số 1), tr. 43-46.
39. Nguyễn Văn Huyên (1997), Địa lý hành chính Kinh Bắc, Hội Khoa học
lịch sử - Sở Văn hóa Thông tin Bắc Giang.
40. Thanh Hƣơng, Phƣơng Anh (1973, 1976), Hà Bắc ngàn năm văn hiến
(Tập 1, 2), Ty văn hóa Hà Bắc.
41. Nguyễn Hồng Kiên (1986), Đình Tường Phiêu (Hà Nội) một kiến trúc
hiếm ở đầu thế kỷ 17, Những phát hiện mới về khảo cổ học, Nxb KHXH,
Hà Nội, tr. 323-325.
42. Nguyễn Hồng Kiên (1991), Bộ vì nóc của kết cấu nhà khung gỗ cổ truyền
Việt Nam, Tạp chí VHNT (số 2), tr. 24-31.
159
43. Nguyễn Hồng Kiên (1992), Đình làng Việt, Trung tâm Thiết kế và Tu bổ
các công trình văn hoá, Hà Nội, tr. 1-13.
44. Nguyễn Hồng Kiên (1996), Đình làng Việt, Tạp chí Kiến trúc
Việt Nam (số 1), tr. 37-40.
45. Nguyễn Hồng Kiên (1996), Điêu khắc trên kiến trúc cổ truyền Việt, Tạp
chí Kiến trúc Việt Nam (số 2), tr. 40-42.
46. Nguyễn Hồng Kiên (1996), Kiến trúc gỗ cổ truyền Việt, Tạp chí Kiến
trúc (số 3), tr. 36-43.
47. Hồng Kiên (1999), Về mặt bằng những kiến trúc tôn giáo cổ truyền của
người Việt, Tạp chí VHNT (số 11), tr. 48-50.
48. Nguyễn Hồng Kiên (2003), Những ngôi đình làng Việt thế kỷ 16, Luận án
Tiến sĩ khảo cổ học.
49. Hoàng Đạo Kính (2012), Văn hóa kiến trúc, Nxb Tri thức, Hà Nội.
50. Tạ Quốc Khánh (2005), Đình làng Hạ Hiệp (Hà Tây) kiến trúc và điêu
khắc, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lịch sử.
51. Nguyễn Đăng Khoa (1989), Con người và tạo hình chạm khắc đình - đền
- chùa, Tạp chí Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật (số 1), tr. 37-42.
52. Nguyễn Thị Ngọc Lan, Nguyễn Thế Cƣờng (2003), Kiến trúc cổ Trung
Quốc, Nxb TP HCM.
53. Trần Lâm - Hồng Kiên (1987), Diễn biến của các loại hình kiến trúc cổ
Việt Nam, Tạp chí Kiến trúc (số 2, 3), tr. 42-50.
54. Nguyễn Bá Lăng (1968), Cổ tích và danh thắng tỉnh Sơn Tây, Việt Nam
khảo cổ tập san (số 5).
55. Hoàng Linh (1979), Nhân đọc bài: Cái bẩy trong kiến trúc cổ Việt Nam
Bẩy và Kẻ, Tạp chí Nghiên cứu nghệ thuật, (số 4), tr. 57-57.
56. Bình Nguyễn Lộc (1971), Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam, Nxb
Lá Bối, Sài Gòn.
160
57. Ngô Quang Nam (1998), Hỏi đáp về văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa, Hà
Nội.
58. Hoàng Phê (Chủ biên) (2003), Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học
Nxb Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng.
59. Nguyễn Hải Phong (2002), “ Một số đồ án trang trí trong nghệ thuật cổ
Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo ứng dụng, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.
60. Nguyễn Quân, Phan Cẩm Thƣợng (1989), Mỹ thuật của người Việt, Nxb
Mỹ thuật, Hà Nội.
61. Nguyễn Quân, Phan Cẩm Thƣợng (1991), Mỹ thuật ở làng, Nxb Mỹ
thuật, Hà Nội.
62. Quốc sử quan triều Nguyễn (1997), Đại Nam nhất thống chí, 5 tập, Bản
dịch Viện Sử học, Nxb Thuận Hóa.
63. Quốc sử quan triều Nguyễn (1998), Khâm định Việt sử thông giám cương
mục, Bản dịch Viện Sử học, 2 tập, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
64. Ngô Huy Quỳnh (1986), Tìm hiểu kiến trúc Việt Nam, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
65. Ngô Huy Quỳnh (1986), Kiến trúc Việt Nam, Nxb TP HCM.
66. Hà Văn Tấn - Nguyễn Văn Cự (1998), Đình Việt Nam, Nxb TP HCM.
67. Hà Văn Tấn (1999), Bài bia của Trương Hán Siêu và vấn đề phong Thành
hoàng, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử (số 1), tr. 42-50.
68. Hà Văn Tấn (chủ biên) (2002), Khảo cổ học Việt Nam, tập III, Khảo cổ
học lịch sử Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội.
69. Hà Văn Tấn (2005), Đến với lịch sử - văn hóa Việt Nam, Nxb Hội nhà
văn, Hà Nội.
70. Phan Xuân Thành (2002), Đình Võ Liệt trong bối cảnh đình làng Nghệ
An, Luận án Tiến sĩ Khoa học lịch sử.
71. Trần Đình Thọ (1973) và các tác giả, Về tính dân tộc của nghệ thuật tạo
hình. Nxb Văn hóa, Hà Nội.
72. Nguyễn Đăng Thục (1973), Văn hóa đình làng, Tập san tƣ tƣởng (số 7).
161
73. Tiêu chuẩn quốc gia (2014), Di sản văn hóa và các vấn đề liên quan-thuật
ngữ và định nghĩa chung, xuất bản lần 1, Hà Nội.
74. Phan Cẩm Thƣợng, Văn minh vật chất của người Việt, Nxb Tri thức, Hà
Nội.
75. Tống Trung Tín (1987), Vật liệu kiến trúc Việt Nam, trong 10 thế kỷ sau
Công nguyên, Tạp chí KCH (số 4), tr. 45-60.
76. Tống Trung Tín (1997), Nghệ thuật điêu khắc Việt Nam thời Lý và thời
Trần (thế kỷ 11-14), Nxb KHXH, Hà Nội.
77. Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Mạnh Cƣờng (1995), Đình làng-tính hai mặt
và quá trình biến đổi, Tạp chí KCH (số 3), tr. 62-68.
78. Nguyễn Anh Tuấn (1996), Cụm đình Tam Canh trong hệ thống đình làng
ở Vĩnh Phú, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học lịch sử.
79. Nguyễn Quốc Tuấn (1992), Thờ cúng Thành hoàng làng Việt ở Bắc bộ:
Nhận thức nguồn gốc, Tạp chí Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật (số 1), tr. 16-
18.
80. Nguyễn Quốc Tuấn (1992), Thờ cúng Thành hoàng làng Việt ở Bắc bộ:
Nhận thức nguồn gốc, Tạp chí Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật (số 2), tr.
43-45.
81. Nguyễn Khắc Tụng (1981), Về cái Kẻ và cái Bẩy, T/c KCH (số 4), tr. 66-68.
82. Trần Từ (1984), Cơ cấu tổ chức của làng người Việt cổ truyền ở Bắc Bộ,
Nxb KHXH, Hà Nội.
83. Trịnh Cao Tƣởng (1979), Đình làng Phù Lão - Hà Bắc trong nền cảnh
đình làng Bắc bộ, Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học lịch sử.
84. Trịnh Cao Tƣởng (1981), Kiến trúc đình làng, T/c KCH (số 2), tr. 56-64.
85. Trịnh Cao Tƣởng (1982), Đình làng - điểm lại bước đi ban đầu, Tạp chí
Nghiên cứu nghệ thuật (số 1), tr. 41-51.
86. Trịnh Cao Tƣởng (1982), Kiến trúc đình làng - Hình tượng, Tạp chí
Nghiên cứu nghệ thuật (số 2), tr. 36-41,62.
162
87. Trịnh Cao Tƣởng (1985), Cây thước tầm trong nền kiến trúc cổ Việt Nam,
Tạp chí KCH (số 2), tr. 57-62.
88. Trịnh Cao Tƣởng (2008), Về những dấu mã hóa trên cây thước tầm trong
nền kiến trúc cổ Việt Nam, Tạp chí DSVH (số 3), tr. 99-102.
89. Nông Thành - Quốc Vụ (2010), Thử giải mã một số đề tài chạm khắc trên
đình Chu Quyến, Tạp chí DSVH (số 3), tr. 70-74.
90. Nguyễn Đức Thiềm (1980), Tìm hiểu về cấu trúc gian - vì kèo trong nhà ở
truyền thống của người Việt, Tạp chí Dân tộc học (số 2), tr. 49-53.
91. Nguyễn Đức Thiềm (1983), Đóng góp vào việc nghiên cứu nghệ thuật
kiến trúc đình làng miền Bắc, Tạp chí Dân tộc học (số 2), tr. 33-38.
92. Nguyễn Đức Thiềm (1987), Tìm hiểu truyền thống kiến trúc dân gian và kinh
nghiệm xây dựng cổ truyền, Tạp chí Nghiên cứu văn hóa (số 2), tr. 57-68.
93. Đinh Khắc Thuân (2002), Văn bia và đình làng thế kỷ XVI, XVII, Tạp chí
VHNT (số 6), tr. 62-68, 73.
94. Phan Cẩm Thƣợng (1997), Điêu khắc cổ Việt Nam, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.
95. Chu Quang Trứ (1999), Kiến trúc dân gian truyền thống Việt, Nxb Mỹ
thuật, Hà Nội.
96. Chu Quang Trứ (2002), Văn hóa Việt Nam nhìn từ Mỹ Thuật, tập 1, Nxb
Mỹ thuật, Hà Nội.
97. Trƣờng Đại học Mỹ thuật Hà Nội - Viện Mỹ thuật (2000), Bản rập họa
tiết Mỹ thuật cổ Việt Nam, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.
98. Trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam (2013), Đình làng vùng châu thổ Bắc
Bộ, Nxb Thế giới, Hà Nội.
99. Thái Bá Vân (1976), Điêu khắc đình làng, Tạp chí Nghiên cứu nghệ
thuật (số 4), tr. 69-75.
100. Thái Bá Vân (1997), Tiếp xúc với nghệ thuật, Nxb Bản đồ, Hà Nội.
101. Viện Nghệ thuật (1976), Nghệ thuật chạm khắc cổ Việt Nam (qua các bản
rập), Hà Nội.
163
102. Viện Sử học (1977 - 1978), Nông thôn Việt Nam trong lịch sử, 2 tập, Nxb
KHXH, Hà Nội.
103. Lê Quốc Vụ (2006), Đình Xuân Dục - Một kiến trúc được xác nhận vào
thế kỷ XVII, Tạp chí DSVH (số 4), tr. 52-55.
104. Lê Quốc Vụ (2008), Về ba bài bị đặc biệt của đình Ngọc Động (xã Đa
Tốn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội), Tạp chí DSVH (số 3), tr. 73-75.
105. Lê Quốc Vụ (2015), Đình Tình Quang, kiến trúc và điêu khắc, Luận văn
Thạc sĩ Khoa học lịch sử.
106. Trần Quốc Vƣợng (1998), Việt Nam cái nhìn địa - văn hoá, Nxb VHDT –
Tạp chí VHNT, Hà Nội.
107. Trần Quốc Vƣợng (2000), Văn hoá Việt Nam - tìm tòi và suy ngẫm, Nxb
VHDT – Tạp chí VHNT, Hà Nội.
108. Trần Quốc Vƣợng – chủ biên (1997), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
Tài liệu tiếng Pháp
109. Clayes J.Y. Introduction à l’estude L’ Annam et Cham. Paris 1934.
110. Giran P. Magie et Religions Annamites. BEFEO. No 1912.
111. Gourou P. Le Paysan du delta Tonkin. Paris 1936.
112. Louis Bezacier (1954), L’Art Viêtnamien, Éditions De L’Union Francaise,
3, Rue Blaise - Desgoffe - Paris - VI.
113. Louis Bezacier (1955), L’Art Vietnamien . Paris.
114. Nguyen Van Huyen, Contribution à l’étude de l’habita tion sur pilotis
dans le sus – est Asiatique. 1934.
115. Nguyen Van Khoan. Essai sur le Dinh et le culte du genie tutélaire
annamite – Ly Phuc Man. BEFEO XXXVIII, 1938.
164
PHỤ LỤC I
BẢN ĐỒ
Bản đồ số 1: Bản đồ huyện Gia Lâm – Hà Nội
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử thành phố Hà Nội)
165
PHỤ LỤC II
BẢN ẢNH
Bản ảnh số 1: Cổng đình Xuân Dục
Nguồn: tác giả
166
Bản ảnh số 2: Đình Xuân Dục (Toàn cảnh phía trƣớc)
Nguồn: tác giả
Bản ảnh số 3: Đình Xuân Dục (Toàn cảnh phía sau)
Nguồn: tác giả
167
Bản ảnh số 4: Kết cấu vì nóc đình Xuân Dục
Nguồn: tác giả
Bản ảnh số 6: Trang trí trên xà nách
gian đốc phía trƣớc đình Xuân Dục
(Đề tài: vân xoắn)
Nguồn: tác giả
Bản ảnh số 5: Trang trí trên cốn
phía sau đình Xuân Dục (Đề tài:
tiên múa)
Nguồn: tác giả
168
Bản ảnh số 7: Trang trí “Cánh gà” gian giữa phía sau đình Xuân Dục
(Đề tài: tiên cƣỡi rồng)
Nguồn: tác giả
Bản ảnh số 8: Trang trí “Cánh gà” gi an cạnh phía sau đình Xuân Dục
(Đề tài: tiên cƣỡi rồng)
Nguồn: tác giả
169
Bản ảnh số 9: Kết cấu cốn, kẻ phía sau đình Xuân Dục
Nguồn: tác giả
Bản ảnh số 10: Trang trí đầu dƣ gian Bản ảnh số 11: Trang trí diệp
cạnh đình Xuân Dục (Đề tài: rồng). thƣợng gian cạnh đình Xuân
Nguồn: tác giả Dục (Đề tài: rồng)
Nguồn: tác giả
Bản ảnh số 12: Trang trí “Cánh gà” gian cạnh đình
Xuân Dục (Đề tài: tiên cƣỡi rồng)
Nguồn: tác giả
170
Bản ảnh số 13: Trang trí ván Bản ảnh số 14: Trang trí ván
gió hậu gian cạnh đình Xuân gió hậu gian cạnh đình Xuân
Dục (Đề tài: cá chép hóa rồng). Dục (Đề tài: cá chép hóa
Nguồn: tác giả rồng). Nguồn: tác giả
Bản ảnh số 15: Trang trí ván gió hậu gian cạnh đình Xuân Dục (Đề
tài: cá chép hóa rồng chầu tiên múa). Nguồn: tác giả
Bản ảnh số 17: Sắc phong
Bản ảnh số 16: Trang trí thân kẻ Cảnh Trị thứ 8 (1671)
đình Xuân Dục (Đề tài: rồng) đình Xuân Dục (Đề tài:
Nguồn: tác giả rồng). Nguồn: tác giả
171
Bản ảnh số 24: Đình Công Đình (Toàn cảnh phía trƣớc)
Nguồn: tác giả
Bản ảnh số 25: Đình Công Đình (Toàn cảnh phía đầu hồi)
Nguồn: tác giả
172
Bản ảnh số 26: Trang trí góc mái đình Công Đình (đề tài lân, lá lật,
hoa chanh)
Nguồn: tác giả
Bản ảnh số 27: Kết cấu vì nóc gian giữa đình Công Đình
Nguồn: tác giả
Bản ảnh số 29: Kết cấu cốn
Bản ảnh số 28: Kết cấu cốn gian gian giữa phía trƣớc đình
giữa phía sau đình Công Đình Công Đình
Nguồn: tác giả Nguồn: tác giả
173
Bản ảnh số 31: Trang đầu dƣ
Bản ảnh số 30: Lòng câu đầu gian gian giữa đình Công Đình (Đề
giữa đình Công Đình (Ghi niên đại tài: đầu rồng).Nguồn: tác giả
khởi dựng năm Cảnh Trị thứ 6
(1668). Nguồn: tác giả
Bản ảnh số 32: Trang trí cửa võng gian giữa đình Công Đình
(Đề tài: lƣỡng long chầu hổ phù)
Nguồn: tác giả
Bản ảnh số 33: Trang trí “Cánh gà” gian giữa đình Công Đình
(Đề tài: đầu rồng). Nguồn: tác giả
Nguồn: tác giả
174
Bản ảnh số 34: Trang trí đầu dƣ, “Cánh gà” gian giữa đình Công Đình
(Đề tài: đầu rồng)
Nguồn: tác giả
Bản ảnh số 36: Trang trí cốn
góc phía sau đình Công Đình
Bản ảnh số 35: Trang trí kẻ phía sau Nguồn: tác giả
gian cạnh đình Công Đình
Nguồn: tác giả
175
Bản ảnh số 37: Trang trí kẻ hiên gian
giữa đình Công Đình
Nguồn: tác giả
Bản ảnh số 38: Bia đá đình
Công Đình (Thế kỷ XVII)
Nguồn: tác giả
Bản ảnh số 39: Bia đá “Hậu thần bi
ký” đình Công Đình (Cảnh Hƣng
thứ 3 – 1742)
Nguồn: tác giả
176
Bản ảnh số 49: Đình Tình Quang (Toàn cảnh phía trƣớc)
Nguồn: tác giả
Bản ảnh số 50: Đình Tình Quang (Đầu hồi khi giải hạ)
Nguồn: tác giả
177
Bản ảnh số 51: Kết cấu cốn gi an đốc đình Tình Quang
Nguồn: tác giả
Bản ảnh số 53: Trang trí đầu dƣ
Bản ảnh số 52: Trang trí đầu dƣ
gian giữa đình Tình Quang (Đề gian đốc đình Tình Quang (Đề
tài: đầu rồng ngoảng vào)
tài: đầu rồng)
Nguồn: tác giả
Nguồn: tác giả
178
Bản ảnh số 54: Trang trí trên cốn đình Tình Quang
(Đề tài: Tiên cƣỡi rồng)
Nguồn: tác giả
Bản ảnh số 56: Trang trí dƣờng
Bản ảnh số 55: Trang trí dƣờng trên cốn gian giữa đình Tình
trên cốn gian giữa đình Tình Quang (Đề tài: ngƣời cƣỡi đầu
Quang (Đề tài: đao lá, cúc) thú)
Nguồn: tác giả Nguồn: tác giả
179
Bản ảnh số 58: Trang trí trên
Bản ảnh số 57: Trang trí trên cốn cốn gian giữa đình Tình Quang
gian giữa đình Tình Quang (Đề (Đề tài: lân, rồng, tiên cƣỡi
tài: rồng ổ) rồng)
Nguồn: tác giả Nguồn: tác giả
Bản ảnh số 59: Trang trí trên cốn Bản ảnh số 60: Trang trí trên
gian giữa đình Tình Quang (Đề nghé gian giữa đình Tình
tài: Lân) Quang (Đề tài: đầu rồng)
Nguồn: tác giả Nguồn: tác giả
Bản ảnh số 61: Trang trí trên cốn Bản ảnh số 62: Trang trí trên
gian cạnh đình Tình Quang (Đề cốn gian cạnh đình Tình Quang
tài: Lân) (Đề tài: Lân)
Nguồn: tác giả Nguồn: tác giả
180
Bản ảnh số 64: Trang trí trên kẻ
Bản ảnh số 63: Trang trí trên kẻ hiên gian cạnh đình Tình Quang
hiên gian cạnh đình Tình Quang (Đề tài: đao, vân xoắn)
(Đề tài: phƣợng) Nguồn: tác giả
Nguồn: tác giả
Bản ảnh số 65: Trang trí trên kẻ
Bản ảnh số 65: Trang trí trên kẻ hiên gian cạnh đình Tình Quang
hiên gian giữa đình Tình Quang (Đề tài: lân)
(Đề tài: trúc hóa long) Nguồn: tác giả
Nguồn: tác giả
Bản ảnh số 66: Lăng đá tại đình
Tình Quang (Thế kỷ 18)
Nguồn: tác giả
Bản ảnh số 67: Bia đá tại đình
Tình Quang (Thế kỷ 17)
Nguồn: tác giả
181
Bản ảnh số 97: Đình Thanh Am (Toàn cảnh phía trƣớc)
Nguồn: tác giả
Bản ảnh số 98: Đình Thanh Am (Toàn cảnh phía đầu hồi)
Nguồn: tác giả
182
Bản ảnh số 99: Kết cấu vì nóc đình Thanh Am
Nguồn: tác giả
Bản ảnh số 100: Kết cấu và trang trí cốn phía trƣớc gian cạnh
đình Thanh Am (Đề tài: cụm vân, lá lật)
Nguồn: tác giả
183
Bản ảnh số 102: Trang trí
đầu dƣ phía trƣớc gian giữa
đình Thanh Am (Đề tài: đầu
rồng)
Bản ảnh số 101: Trang trí cốn phía Nguồn: tác giả
trƣớc gian giữa đình Thanh Am (Đề
tài: rồng).
Nguồn: tác giả
Bản ảnh số 103: Trang trí đầu dƣ
Bản ảnh số 104: Trang trí
phía sau gian cạnh đình Thanh Am
nghé phía trƣớc gian giữa
(Đề tài: đầu rồng).
đình Thanh Am (Đề tài: đầu
Nguồn: tác giả
rồng).
Nguồn: tác giả
Bản ảnh số 106: Trang trí kẻ
phía trƣớc gian cạnh đình
Bản ảnh số 105: Trang trí kẻ phía Thanh Am (Đề tài: tứ linh).
trƣớc gian giữa đình Thanh Am (Đề Nguồn: tác giả
tài: lá lật).
Nguồn: tác giả
184
Bản ảnh số 118: Trang trí Lân
Bản ảnh số 119: Trang trí đầu
trên rƣờng vì nóc đình Thụy
dƣ đình Thụy Phiêu (Đề tài:
Phiêu.
rồng).
Nguồn: Đình làng vùng châu thổ
Nguồn: Đình làng vùng châu
Bắc Bộ, Nxb. Thế giới
thổ Bắc Bộ, Nxb. Thế giới
Bản ảnh số 120: Trang trí ván Bản ảnh số 121: Trang trí ván
cốn vì nóc đình Thụy Phiêu (Đề cốn vì nóc đình Lỗ Hạnh (Đề
tài: tiên cƣỡi rồng). tài: phƣợng).
Nguồn: Đình làng vùng châu thổ Nguồn: Đình làng vùng châu
Bắc Bộ, Nxb. Thế giới thổ Bắc Bộ, Nxb. Thế giới
Bản ảnh số 122: Trang trí ván Bản ảnh số 123: Trang trí ván
cốn vì nóc đình Lỗ Hạnh (Đề tài: cốn vì nóc đình Tây Đằng (Đề
tiên cƣỡi rồng). tài: tiên cƣỡi rồng).
Nguồn: Đình làng vùng châu thổ Nguồn: Đình làng vùng châu
Bắc Bộ, Nxb. Thế giới thổ Bắc Bộ, Nxb. Thế giới
185
Bản ảnh số 125: Trang trí vì nách
đình Thổ Hà (Đề tài: tiên cƣỡi
rồng).
Nguồn: Đình làng vùng châu thổ
Bắc Bộ, Nxb. Thế giới
Bản ảnh 124: Trang trí trụ đấu vì
nách đình Tây Đằng (Đề tài:
ngƣời cầm rắn).
Nguồn: Đình làng vùng châu thổ
Bắc Bộ, Nxb. Thế giới
Bản ảnh số 127: Trang trí “cánh
gà” đình Thanh Lũng (Đề tài:
rồng).
Nguồn: Đình làng vùng châu thổ
Bắc Bộ, Nxb. Thế giới
Bản ảnh số 126: Trang trí vì nách
đình Thổ Hà (Đề tài: tiên cƣỡi
rồng, tiên cƣỡi phƣợng).
Nguồn: Đình làng vùng châu thổ
Bắc Bộ, Nxb. Thế giới
186
Bản ảnh số 129: Trang trí rƣờng
vì nách đình Chu Quyến (Đề tài:
Bản ảnh 128: Trang trí kẻ hiên
ngƣời bám râu rồng).
đình Chu Quyến (Đề tài: thú).
Nguồn: Đình làng vùng châu thổ
Nguồn: Đình làng vùng châu thổ
Bắc Bộ, Nxb. Thế giới
Bắc Bộ, Nxb. Thế giới
Bản ảnh số 131: Trang trí vì
nách đình Dục Tú (Đề tài:
Bản ảnh số 130: Trang trí “Cánh
rồng).
gà” đình Dƣ Hàng, Hải Phòng (Đề
Nguồn: Đình làng vùng châu
tài: rồng).
Nguồn: Đình làng vùng châu thổ thổ Bắc Bộ, Nxb. Thế giới
Bắc Bộ, Nxb. Thế giới
187
Bản ảnh số 19: Trang trí
Bản ảnh số 18: Trang trí “Cánh “Cánh gà” gian cạnh phía
gà” gian cạnh phía sau đình Xuân trƣớc đình Xuân Dục (Đề tài:
Dục (Đề tài: rồng). rồng).
Nguồn: Tác giả Nguồn: Tác giả
Bản ảnh số 21: Trang trí cốn
Bản ảnh số 20: Trang trí cốn gian gian giữa phía sau đình Xuân
cạnh phía sau đình Xuân Dục Dục (Đề tài: mai hóa long,
(Đề tài: tùng hóa long). ban thờ).
Nguồn: Tác giả Nguồn: Tác giả
Bản ảnh số 22: Trang trí cốn Bản ảnh số 23: Chân tảng
gian giữa phía sau đình Xuân kê cột hiên phía trƣớc đình
Dục (Đề tài: hồi văn lá lật). Xuân Dục tu sửa thời
Nguồn: Tác giả Nguyễn (Giáp Tuất niên:
1934).
Nguồn: Tác giả
188
PHỤ LỤC III
BẢN VẼ KIẾN TRÚC
Bản vẽ số 1: Bản vẽ mặt bằng kiến trúc đình Xuân Dục
Nguồn: Công ty cổ phần Nguyễn An
189
Bản vẽ số 2: Mặt đứng trục 1-12 đình Xuân Dục
Nguồn: Công ty cổ phần Nguyễn An
Bản vẽ số 3: Mặt đứng trục M-A đình Xuân Dục
Nguồn: Công ty cổ phần Nguyễn An
190
Bản vẽ số 4: Mặt cắt 1-1 đình Xuân Dục
Nguồn: Công ty cổ phần Nguyễn An
Bản vẽ số 5: Mặt cắt 2-2 đình Xuân Dục
Nguồn: Công ty cổ phần Nguyễn An
191
Bản vẽ số 6: Bản vẽ mặt bằng kiến trúc đình Công Đình
Nguồn: Công ty cổ phần xây dựng và tôn tạo công trình văn hóa
192
Bản vẽ số 7: Mặt cắt 1-1 đình Công Đình
Nguồn: Công ty cổ phần xây dựng và tôn tạo công trình văn hóa
Bản vẽ số 8: Mặt cắt 2-2 đình Công Đình
Nguồn: Công ty cổ phần xây dựng và tôn tạo công trình văn hóa
193
Bản vẽ số 9: Mặt đứng trục 1 đình Công Đình
Nguồn: Công ty cổ phần xây dựng và tôn tạo công trình văn hóa
Bản vẽ số 10: Mặt đứng trục A đình Công Đình
Nguồn: Công ty cổ phần xây dựng và tôn tạo công trình văn hóa
194
Bản vẽ số 11: Bản vẽ mặt bằng kiến trúc đình Tình Quang
Nguồn: Công ty cổ phần đầu tƣ - xây dựng công trình văn hóa và đô thị
195
Bản vẽ số 12: Bặt cắt A-A đình Tình Quang
Nguồn: Công ty cổ phần đầu tƣ - xây dựng công trình văn hóa và đô thị
Bản vẽ số 13: Mặt cắt B-B đình Tình Quang
Nguồn: Công ty cổ phần đầu tƣ - xây dựng công trình văn hóa và đô thị
196
Bản vẽ số 14: Bản vẽ mặt bằng kiến trúc đình Trân Tảo
Nguồn: Công ty cổ phần tu bổ di tích và thiết bị văn hóa Trung ƣơng
197
Bản vẽ số 15: Mặt đứng đình Trân Tảo
Nguồn: Công ty cổ phần tu bổ di tích và thiết bị văn hóa Trung ƣơng
Bản vẽ số 16: Mặt bên đình Trân Tảo
Nguồn: Công ty cổ phần tu bổ di tích và thiết bị văn hóa Trung ƣơng
198
Bản vẽ số 17: Chi tiết vì trục 6' đình Trân Tảo
Nguồn: Công ty cổ phần tu bổ di tích và thiết bị văn hóa Trung ƣơng
Bản vẽ số 18: Chi tiết vì trục C8-5 đình Trân Tảo
Nguồn: Công ty cổ phần tu bổ di tích và thiết bị văn hóa Trung ƣơng
199
Bản vẽ số 19: Bản vẽ mặt bằng kiến trúc đình Thanh Am
Nguồn: Công ty cổ phần xây dựng và phục chế công trình văn hóa
200
Bản vẽ số 20: Mặt đứng trục 1-16 đình Thanh Am
Nguồn: Công ty cổ phần xây dựng và phục chế công trình văn hóa
Bản vẽ số 21: Mặt đứng trục A-N đình Thanh Am
Nguồn: Công ty cổ phần xây dựng và phục chế công trình văn hóa
201
Bản vẽ số 22: Mặt cắt 1-1 đình Thanh Am
Nguồn: Công ty cổ phần xây dựng và phục chế công trình văn hóa
Bản vẽ số 23: Mặt cắt 2-2 đình Thanh Am
Nguồn: Công ty cổ phần xây dựng và phục chế công trình văn hóa
202
PHỤ LỤC 4: BẢNG THỐNG KÊ MỘT SỐ ĐÌNH LÀNG Ở GIA LÂM
CÓ THÔNG TIN TƢ LIỆU XÂY DỰNG VÀO THẾ KỶ XVII - XVIII
Tên di tích/xã, Nhân vật đƣợc thờ Một số thông tin xác định niên đại
STT
phƣờng, thị trấn xây dựng
Đình Ngọc Động, Ba anh em họ Đào Hiện còn 03 ngai, bài vị có niên
1 xã Đa Tốn (tƣớng của Hai Bà đại cuối thế kỷ XVII
Trƣng)
Đình Thuận Tốn, Bát Bộ Ma vƣơng, Đại Một số đầu dƣ ở Đại đình có niên
2
xã Đa Tốn Ma vƣơng đại thế kỷ XVIII
Đình Lê Xá, Đào Tam Lang Còn 01 ngai, 01 kiệu bát cống có
3
xã Đa Tốn niên đại đầu thế kỷ XVIII
Đình Tế Xuyên, Đỗ Trung (danh tƣớng Cờn 01 bia đá “Hậu thần bi ký’’
4 xã Đình Xuyên nhà Trần) có niên đại Chính Hòa thứ 13
(1692)
Đình Ninh Giang, Nguyễn Nộn Đại đình còn giữ gần nguyên vẹn
xã Ninh Hiệp kết cấu kiến trúc khởi dựng và
5
trên câu đầu còn ghi rõ niên đại
Cảnh Trị thứ 5 (1667)
Đình Phú Viên, Linh Lang Còn lân đá niên đại đầu thế kỷ
6
phƣờng Bồ Đề XVIII
Đình Thổ Khối, Linh Lang, Cao Sơn, Còn 6 ngai, 6 bài vị, 6 kiệu bát
7 phƣờng Cự Khối Bạch Đa, Dị Mệ, Bố Cái, cống niên đại cuối thế kỷ XVII
Đào Thành hoàng
Đình Xuân Đỗ Hạ, Khoả Ba Sơn, Lâu Ly Còn tấm bia “Hậu thần bi ký:
8
phƣờng Cự Khối niên đại Vĩnh Tộ (1619 – 1628)
Đình Mai Phúc, Xuân Vinh, Luân Nƣơng Còn đôi chân đền thời Mạc Diên
9
phƣờng Phúc Đồng Thành thứ 7 (1583)
203
Đình Thƣợng Đồng, Trịnh Chính Còn 01 bia đá “Hậu thần bi ký’’
10
phƣờng Phúc Lợi niên đại Dƣơng Đức thứ 1 (1672)
Đình Ngô, Linh Lang Đại đình còn lƣu giữ nhiều mảng
11
phƣờng Thạch Bàn chạm khắc đầu thế ký XVIII
Đình Gia Quất, Cao Sơn, Minh Trụ, Cón 01 bia “Ký sự bi ký’’ dựng
12
P. Thƣợng Thanh Minh Khiết năm Cảnh Trị thứ 9 (1671)
Đình Thƣợng Cát, Cao Sơn, Minh Trụ, Bia “Tăng Phúc đình bi ký’’
P. Thƣợng Thanh Minh Khiết, Đống dựng năm 1678’ ghi lại việc xây
13 Lƣơng, Thung Vinh, dựng đình năm 1676
Trung Thành, Quý
Nƣơng
Đình Lệ Mật, Hoàng Quý Công Còn giữ lại một số đầu dƣ niên
14
phƣờng Việt Hƣng đại thế kỷ XVII
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_dinh_lang_the_ky_xvii_xviii_o_gia_lam_ha_noi_nhung_g.pdf