Luận án - Địa danh có thành tố gốc tiếng dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM DƢƠNG THỊ NGỮ ĐỊA DANH CÓ THÀNH TỐ GỐC TIẾNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH TUYÊN QUANG (trên cứ liệu 4 huyện: Chiêm Hóa, Lâm Bình, Nà Hang, Sơn Dƣơng) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM DƢƠNG THỊ NGỮ ĐỊA DANH CÓ THÀNH TỐ GỐC TIẾNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH TUYÊN QUANG (trên cứ liệu 4 huyện: Chiêm Hóa, Lâm Bình, Nà Hang, Sơn Dƣơng) Chuyên ngành: Ngôn ngữ

pdf229 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án - Địa danh có thành tố gốc tiếng dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Việt Nam Mã ngành: 62 22 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. PHẠM VĂN HẢO THÁI NGUYÊN - 2017 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả được nêu trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Thái Nguyên, tháng 08 năm 2017 Tác giả Dƣơng Thị Ngữ ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo và Ban Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, Phòng Đào tạo (Bộ phận Quản lý sau đại học), Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên cùng các thầy cô giáo ở Viện Ngôn ngữ học, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy, luôn động viên, nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi suốt quá trình học tập. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Văn Hảo, người thầy mẫu mực cho tôi tri thức, kinh nghiệm, niềm say mê nghiên cứu để hoàn thành luận án này. Tôi xin gửi lời cảm chân thành, sâu sắc tới lãnh đạo trường Đại học Tân Trào, Khoa Khoa học xã hội và Nhân văn trường đại học Tân Trào và các anh, chị, em, bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều kiện cho tôi được học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn bạn bè và người thân trong gia đình đã tiếp sức cho tôi, giúp tôi có được kết quả như hôm nay. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 08 năm 2017 Tác giả Dƣơng Thị Ngữ iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii BẢNG KÍ HIỆU CHỮ VIÊT TẮT .................................................................. iv DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ v DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .......................................................................... vi MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 2 4. Nguồn tư liệu của luận án ............................................................................. 4 5. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 5 6. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 6 7. Bố cục của luận án ........................................................................................ 7 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CỞ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................................................ 8 1.1. Tổng quan nghiên cứu về địa danh ............................................................ 8 1.1.1. Trên thế giới ............................................................................................ 8 1.1.2. Ở Việt Nam ........................................................................................... 10 1.2. Một số vấn đề về lý thuyết ....................................................................... 15 1.2.1. Khái quát chung về định danh ngôn ngữ .............................................. 15 1.2.2. Khái niệm địa danh ............................................................................... 16 1.2.3. Phân loại địa danh ................................................................................. 19 1.2.4. Chức năng của địa danh ........................................................................ 23 1.2.5. Vị trí địa danh học trong ngôn ngữ học ................................................ 23 1.2.6. Một số vấn đề về ngôn ngữ và văn hóa ................................................. 26 iv 1.3. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 28 1.3.1. Khái quát về tỉnh Tuyên Quang ............................................................ 28 1.3.2. Vài nét về địa bàn nghiên cứu ............................................................... 31 1.4. Tiểu kết ..................................................................................................... 40 Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA DANH CÓ THÀNH TỐ GỐC TIẾNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH TUYÊN QUANG .................................... 43 2.1. Dẫn nhập .................................................................................................. 43 2.2. Kết quả thu thập và phân loại địa danh có thành tố gốc dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang ........................................................................................... 43 2.2.1. Kết quả thu thập địa danh ..................................................................... 43 2.2.2. Phân loại địa danh ................................................................................. 44 2.3. Cấu trúc phức thể địa danh ....................................................................... 50 2.3.1. Cấu trúc của thành tố chung .................................................................. 53 2.3.2. Cấu trúc của thành tố riêng ................................................................... 63 2.4. Phương thức định danh trong địa danh có nguồn gốc tiếng DTTS ở tỉnh Tuyên Quang ............................................................................................ 74 2.4.1. Phương thức tự tạo ................................................................................ 75 2.4.2. Phương thức chuyển hóa ....................................................................... 79 2.4.3. Đặc điểm định danh xét theo các kiểu ngữ nghĩa trong định danh ngôn ngữ .......................................................................................................... 82 2.5. Đặc trưng văn hóa trong địa danh được thể hiện qua các thành tố cấu tạo của địa danh ............................................................................................... 84 2.5.1. Đặc trưng văn hóa được thể hiện qua các thành tố chung .................... 84 2.5.2. Đặc trưng văn hóa được thể hiện qua thành tố riêng ............................ 87 2.6. Tiểu kết ..................................................................................................... 95 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CHÍNH TẢ ĐỊA DANH CÓ THÀNH TỐ GỐC TIẾNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TUYÊN QUANG ................ 98 v 3.1. Dẫn nhập .................................................................................................. 98 3.2. Thực trạng sử dụng địa danh có thành tố gốc tiếng DTTS ở tỉnh Tuyên Quang ................................................................................................... 98 3.2.1. Tình hình chung về sử dụng địa danh ................................................... 98 3.2.2. Các địa danh sử dụng thống nhất .......................................................... 99 3.2.3.Các địa danh sử dụng không thống nhất .............................................. 100 3.3. Một số nguyên nhân và giải pháp .......................................................... 121 3.3.1. Nguyên nhân của cách viết không thống nhất .................................... 121 3.3.2. Một số giải pháp .................................................................................. 130 3.4. Tiểu kết ................................................................................................... 138 KẾT LUẬN .................................................................................................. 140 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ Đà CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..................................................... 145 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 146 PHẦN PHỤ LỤC ......................................................................................... 159 iv BẢNG KÍ HIỆU CHỮ VIÊT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BĐ 2009 Bản đồ địa hình tỉnh Tuyên Quang năm 2009 BDDHC huyện Bản đồ hành chính các huyện: Chiêm Hóa, Lâm Bình, Nà Hang, Sơn Dương BĐTQ 2014 Bản đồ hành chính tỉnh Tuyên Quang năm 2014 CTGT Công trình giao thông CTNT Công trình nhân tạo ĐHTN Địa hình tự nhiên Địa danh gốc DTTS Địa danh gốc dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang DM2014 Danh mục địa danh dân cư, sơn văn, thủy văn, kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang năm 2014 DTTS Dân tộc thiểu số ĐVDC Đơn vị dân cư ĐVTN Đơn vị tự nhiên TLTK Tài liệu tham khảo TTC Thành tố chung TTR Thành tố riêng VBK Các văn bản khác trong TLTK CH Huyện Chiêm Hóa LB Huyện Lâm Bình NH Huyện Nà Hang SD Huyện Sơn Dương v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Âm đầu trong tiếng Tày .................................................................. 34 Bảng 1.2: Âm chính trong tiếng Tày ............................................................... 35 Bảng 1.3: Âm cuối trong tiếng Tày ................................................................. 36 Bảng 1.4: Thanh điệu trong tiếng Tày ............................................................ 36 Bảng 2.1. Kết quả thu thập địa danh ............................................................... 44 Bảng 2.2: Địa danh tự nhiên ........................................................................... 45 Bảng 2.3: Địa danh không tự nhiên ................................................................ 46 Bảng 2.4: Kết quả phân loại địa danh ............................................................. 47 Bảng 2.5: Mô hình phức thể địa danh ............................................................. 52 Bảng 2.6. Cấu trúc phức thể địa danh ............................................................. 52 Bảng 2.7: Đặc điểm cấu tạo của các thành tố chung ...................................... 54 Bảng 2.8. Thành tố chung có gốc tiếng DTTS ............................................... 55 Bảng 2.9: Mô hình cấu trúc phức thể địa danh khi thành tố chung chuyển hóa thành yếu tố thứ nhất trong thành tố riêng ............................. 59 Bảng 2.10: Mô hình cấu trúc phức thể địa danh khi thành tố chung chuyển hóa thành yếu tố thứ hai trong thành tố riêng .................. 60 Bảng 2.11: Thống kê thành tố riêng theo kiểu cấu tạo ................................... 68 Bảng 3.1. Điạ danh sử dụng thống nhất .......................................................... 99 Bảng 3.2: Viết không thống nhất âm đầu“b” ................................................ 102 Bảng 3.3: Viết không thống nhất do lỗi chính tả .......................................... 104 Bảng 3.4: Viết không thống nhất chữ “ch” với “tr” ...................................... 105 Bảng 3.5: Viết không thống nhất “p” với “ph” ............................................. 106 Bảng 3.6: Viết không thống nhất “a” với “ă” ............................................... 109 Bảng 3.7: Viết không thống nhất chữ “a” với “â” ........................................ 110 Bảng 3.8: Viết không thống nhất chữ “ă”với “â” ......................................... 111 vi Bảng 3.9: Viết không thống nhất “o” và “oo” .............................................. 113 Bảng 3.10: Viết không thống nhất “uô” ........................................................ 114 Bảng 3.11: Viết không thống nhất âm cuối .................................................. 117 Bảng 3.12: Viết không thống nhất thanh ngã với thanh các khác ................ 118 Bảng 3.13: Viết không thống nhất thanh hỏi với thanh khác ....................... 119 Bảng 3.14: Viết không thống nhất thanh ngã với thanh nặng ...................... 119 Bảng 3.15: Viết không thống nhất về từ vựng .............................................. 120 Bảng 3.16: Viết địa danh không thống nhất do dịch nghĩa ........................... 121 vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Kết quả phân loại địa danh theo tiêu chí ngôn ngữ .................... 49 Biểu đồ 2.2: Sự chuyển hóa địa danh .............................................................. 57 Biểu đồ 2.3: Thống kê thành tố riêng theo số lượng các yếu tố ..................... 63 Biểu đồ 2.4: Thành tố riêng cấu tạo đơn ......................................................... 69 Biểu đồ 2.5: Thành tố riêng có cấu tạo phức .................................................. 71 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Ngôn ngữ học có nhiều chuyên ngành, trong đó có Địa danh học (Toponymie), thuộc từ vựng học, là ngành khoa học chuyên nghiên cứu về nguồn gốc, cấu tạo, ngữ nghĩa, sự biến đổi, phân bố và sử dụng của địa danh. Nghiên cứu địa danh là tìm hiểu về các mặt của định danh, đồng thời hiểu được ngôn ngữ, văn hóa của một vùng miền nói riêng và của một dân tộc nói chung. 1.2. Tuyên Quang là tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc của Việt Nam, nơi có nhiều tộc người sinh sống cộng cư, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 50% dân số của toàn tỉnh. Địa danh ở Tuyên Quang là do người Kinh, người Tày, người Nùng, người Dao, người Mông, người Cao Lan, người Sán Chí đặt ra bằng chính ngôn ngữ của mỗi tộc người. Chính vì thế, nghiên cứu địa danh có thành gốc tiếng dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang là tập trung tìm hiểu địa danh thuộc các nhóm ngôn ngữ DTTS khác nhau, trong đó nhóm Tày, Nùng chiếm đa số. Địa danh có thành tố gốc tiếng dân tộc thiểu số là những địa danh bằng tiếng Việt, được hình thành từ gốc vốn là ngôn ngữ DTTS của cộng đồng cư dân tại Tuyên Quang. Các đặc điểm về ngôn ngữ DTTS hàm chứa trong bản thân địa danh, theo tiến trình lịch sử, các địa danh này ở Tuyên Quang có thể xuất hiện, biến đổi một phần hay biến đổi hoàn toàn. Nghiên cứu địa danh có thành tố gốc tiếng DTTS ở Tuyên Quang sẽ thấy được quá trình biến đổi đó gắn với những đặc điểm lịch sử - văn hóa của người DTTS trên địa bàn. Từ đó, luận án không chỉ tìm hiểu mối quan hệ giữa địa danh với văn hóa của đồng bào DTTS mà còn làm rõ được mối quan hệ giữa tiếng DTTS với tiếng Việt. 2 1.3. Hiện nay, việc nghiên cứu địa danh có thành tố gốc tiếng DTTS ở tỉnh Tuyên Quang theo hướng ngôn ngữ học còn ít, chưa hệ thống. Vì những lí do trên nên chúng tôi chọn đề tài: Địa danh có thành tố gốc tiếng dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang (trên cứ liệu 4 huyện: Chiêm Hóa, Lâm Bình, Nà Hang, Sơn Dương) để nghiên cứu. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các địa danh có thành tố gốc tiếng DTTS ở tỉnh Tuyên Quang. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu là khảo sát, nghiên cứu các tư liệu địa danh có thành tố gốc tiếng DTTS ở tỉnh Tuyên Quang. Về không gian địa lý, ở tỉnh Tuyên Quang, các dân tộc thiểu số tập trung chủ yếu ở các huyện Chiêm Hóa, Lâm Bình, Nà Hang và huyện Sơn Dương. Tại các huyện này, cư dân chủ yếu nói ngôn ngữ Tày - Nùng, một số ít nói tiếng Mông, tiếng Dao nên cứ liệu địa danh luận án khảo sát chủ yếu là các địa danh có thành tố gốc ngôn ngữ Tày - Nùng, thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái trong trong ngữ hệ Thái - Kađai. Những địa danh ở ngoài phạm vi trên, những địa danh tiếng Việt tạm thời không nằm trong giới hạn tư liệu nghiên cứu của chúng tôi. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận án, tác giả sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: - Phương pháp điều tra điền dã là phương pháp chính để thu thập tài liệu, tìm hiểu việc sử dụng từ ngữ chỉ địa danh qua cách gọi dân dã của các tộc người bản địa; tìm hiểu thói quen sử dụng địa danh trong giao tiếp. Trên cứ liệu thu thập được ở các tài liệu tư liệu, chúng tôi tiến hành chọn lọc 3 những trường hợp một địa danh có nhiều tên gọi khác nhau. Chúng tôi tiến hành điều tra điền dã những địa danh cụ thể ở các huyện trong không gian phạm vi nghiên để thu thập những tư liệu về địa danh về nhiều mặt, từ đó có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về những địa danh khảo sát. Đồng thời, phân loại địa danh theo những tiêu chí nhất định và cho kết quả về loại địa danh. Từ đó, xác định ý nghĩa của địa danh. Với những địa danh chưa rõ ràng về nghĩa, luận án truy tìm nguồn gốc, ý nghĩa của chúng. Việc làm đó cung cấp thông tin về ý nghĩa lịch sử, văn hóa ẩn chứa trong địa danh. Cách thức, thao tác điều tra điền dã bằng gặp gỡ trao đổi với các cơ quan, chính quyền tại địa bàn nghiên cứu; gặp và phỏng vấn những cộng tác viên là những cán bộ văn hóa xã, thôn, các già làng, trưởng bản, người dân, các vị lão thành cách mạng, các trí thức trên địa bàn nghiên cứu. - Phương pháp miêu tả: Từ việc thu thập hệ thống địa danh có thành tố gốc tiếng DTTS ở tỉnh Tuyên Quang, từ các nguồn dữ liệu đã khảo sát, luận án tập hợp và phân loại các địa danh theo các tiêu chí địa danh địa hình thiên nhiên, địa danh đơn vị dân cư và địa danh công trình nhân tạo. Đồng thời, luận án cũng tiến hành miêu tả đặc điểm cấu trúc và đặc điểm ngữ nghĩa của phức thể địa danh, của từng thành tố trong phức thể địa danh. Ngoài hai phương pháp nghiên cứu chính, luận án còn sử dụng hướng tiếp cận liên ngành: luận án tiếp cận địa danh có thành tố gốc tiếng dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang bằng nhiều hình thức, dựa trên dữ liệu của nhiều chuyên ngành như Ngôn ngữ học với Văn hóa học, Sử học, Xã hội học. - Các thủ pháp được áp dụng: +Thống kê - phân loại: trên cơ sở thu thập số liệu từ các nguồn tư liệu và tư liệu điền dã, luận án tập hợp và thống kê địa danh theo những kiểu loại, 4 những tiêu chí khác nhau và quy về những nhóm địa danh. Từ đó tính tỷ lệ, mức độ từng loại địa danh và nhận ra tính phổ biến của địa danh. + Phân tích ngữ nghĩa: luận án phân tích đặc điểm ngữ nghĩa của địa danh dựa trên kết quả khảo sát thực tế, từ đó quy về các kiểu ngữ nghĩa mà địa danh phản ánh. + So sánh - đối chiếu: Luận án nhằm thu thập từ ngữ chỉ địa danh, miêu tả cấu trúc và phương thức định danh của địa danh có thành tố gốc tiếng DTTS ở các huyện có đồng bào dân tộc thiểu số sống tập trung ở tỉnh Tuyên Quang (trong tương quan so sánh với ngôn ngữ toàn dân). Từ đó, luận án đưa ra các giải pháp để việc sử dụng địa danh có thành tố gốc tiếng DTTS ở tỉnh Tuyên Quang một cách nhất quán. Vì vậy thủ pháp so sánh đối chiếu được coi là một trong những thủ pháp quan trọng được vận dụng khi thực hiện đề tài này. + Phân tích - tổng hợp: Dựa vào các cứ liệu ngôn ngữ, đặc điểm tâm lí của tộc người và quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá, nghiên cứu một số địa danh để tìm hiểu xuất xứ, nguồn gốc của một số địa danh tiêu biểu có thành tố gốc tiếng DTTS ở các huyện có đồng bào dân tộc thiểu số sống tập trung của tỉnh Tuyên Quang. + Khảo sát bản đồ: luận án khảo sát cách viết các địa danh có thành tố gốc tiếng DTTS trên các loại bản đồ như: bản đồ địa hình tỉnh Tuyên Quang năm 2009; bản đồ tỉnh Tuyên Quang năm 2014: bản đồ hành chính các huyện Chiêm Hóa, Lâm Bình, Nà Hang, Sơn Dương. 4. Nguồn tƣ liệu của luận án Nguồn tư liệu sử dụng trong luận án chủ yếu là tài liệu như bản đồ tỉnh Tuyên Quang, Bản đồ các loại của các huyện Chiêm Hóa, huyện Lâm Bình, 5 huyện Nà Hang, huyện Sơn Dương; danh mục các đơn vị hành chính, sơn văn, thủy văn; các kết quả điều tra hộ khẩu, hộ tịch, điều tra dân số; các tài liệu về kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang. Trên cơ sở đó, luận án thu được 1176 địa danh có thành tố gốc tiếng dân tộc thiểu số. Nguồn tư liệu chủ yếu của chúng tôi là tư liệu điền dã. Chúng tôi tiến hành khảo sát nhiều đợt, ở nhiều địa bàn khác nhau để tìm hiểu, nghiên cứu về các địa danh tại các huyện có đồng bào dân tộc thiểu số sống tập trung của tỉnh Tuyên Quang. Từ đó, chúng tôi thu được kết quả về nguồn gốc, ý nghĩa, quá trình hình thành, sự thay đổi của các địa danh. Ngoài ra, luận án kế thừa các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học viết về Tuyên Quang đã được công bố. 5. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Mục đích nghiên cứu Thông qua nghiên cứu địa danh có thành tố gốc tiếng dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang, luận án góp phần soi sáng vấn đề địa danh của lý luận ngôn ngữ và giải quyết vấn đề chính tả địa danh trong thực tế. 5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu các vấn đề lí luận xung quanh địa danh học. - Khảo sát, điều tra điền dã hệ thống địa danh có thành tố gốc tiếng DTTS ở các loại hình địa lý khác nhau trên địa bàn nghiên cứu. - Miêu tả, thống kê, phân tích địa danh để làm rõ đặc điểm cấu tạo và phương thức định danh địa danh có thành tố gốc tiếng DTTS ở tỉnh Tuyên Quang. - Tìm hiểu sự phản ánh ý nghĩa của địa danh có thành tố gốc tiếng DTTS ở tỉnh Tuyên Quang. 6 - Chỉ ra thực trạng cách viết, cách đọc các địa danh có thành tố gốc tiếng DTTS ở tỉnh Tuyên Quang và đề xuất một số giải pháp để sử dụng các địa danh một cách thống nhất và viết đúng chính tả trên các văn bản tiếng Việt. 6. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Luận án góp phần vào việc làm giàu cho vốn tri thức về địa danh học ở Việt Nam trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu địa danh Việt có thành tố gốc tiếng DTTS ở Tuyên Quang. Luận án chỉ ra một số đặc trưng của địa danh có thành tố gốc tiếng DTTS ở Tuyên Quang qua nghiên cứu đặc điểm địa danh. Đồng thời, kết quả nghiên cứu sẽ là tư liệu cho việc nghiên cứu lịch sử văn hóa của địa phương. - Ý nghĩa thực tiễn: Luận án giúp cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang hiểu rõ các đặc trưng văn hóa và ngôn ngữ qua địa danh có thành tố gốc tiếng DTTS trên chính quê hương mình. Luận án giúp cho độc giả hiểu được vốn từ ngữ chỉ địa danh của đồng bào DTTS ở Tuyên Quang, từ đó hiểu được đặc điểm lịch sử, văn hóa của Tuyên Quang. Luận án góp phần làm phong phú thêm về mặt tư liệu văn hoá của DTTS trên địa bàn toàn tỉnh. Luận án góp phần cho việc sử dụng thống nhất địa danh có thành tố gốc tiếng DTTS ở Tuyên Quang. Luận án cũng góp phần cho việc biên soạn sách Từ điển Bách khoa tên riêng Tuyên Quang, cho việc viết báo và làm bản đồ về chuẩn hóa địa danh ở địa phương. 7 7. Bố cục của luận án Luận án ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính bao gồm 3 chương như sau: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn của đề tài. Chƣơng 2: Đặc điểm địa danh có thành tố gốc tiếng dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang. Chƣơng 3: Thực trạng chính tả địa danh có thành tố gốc tiếng dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang. 8 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CỞ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan nghiên cứu về địa danh 1.1.1. Trên thế giới Nghiên cứu về địa danh trên thế giới xuất hiện sớm cùng với sự hình thành và phát triển của ngành địa danh học và được chú ý nhiều vào những năm 80 của thế kỉ XIX. Những công trình đầu tiên nghiên cứu về địa danh trên thế giới có thể kể đến là “Địa danh học” của J.J.Egli (Thụy Sĩ) công bố vào năm 1872; “Địa danh học” của J.W.Nagl (Áo) công bố vào năm 1903 (dẫn theo [102, tr.2]; tác giả người Pháp A.Dauzat có “Nguồn gốc và sự phát triển của địa danh” (1926) và “Địa danh học Pháp” (1948) [151]. Nghiên cứu địa danh theo hướng nghiên cứu ngôn ngữ địa danh học, địa lý địa danh học và lịch sử địa danh học được các tác giả phương Tây chú trọng. Có nhiều công trình nghiên cứu về địa danh được công bố, tiêu biểu là các công trình: “Địa lý từ nguyên học” (1835) của T.A.Gibson; “Từ và các địa điểm hay sự minh họa có tính nguyên lai về lịch sử, dân tộc học và địa lý học” (1864) của tác giả I Ssac Taylor, v.v; Qua các công trình nghiên cứu này, “cơ sơ lý thuyết đã được xác lập: đối tượng của địa danh học đã được xác định, sự phân loại địa danh tương đối hợp lý, phương pháp nghiên cứu đã mang tính khoa học” [56; tr.22]. Các công trình “Les noms de lieux” (1965) của Charles Rostaing [152] “Các tên gọi, một khảo sát về việc đặt tên địa điểm” (1958) của George, “Thực hành địa danh học” (1977) của P.E.Raper đã đánh dấu sự phát triển của ngành Địa danh học. Trong đó, đáng chú ý là Charles Rostaing (Pháp) trong tác phẩm: “Les noms de lieux” [152, tr.9] đã nêu ra hai nguyên tắc 9 nghiên cứu địa danh. Đó là phải tìm ra các hình thức cổ của các từ cấu tạo nên và muốn biết từ nguyên của địa danh thì phải dựa trên kiến thức ngữ âm học địa phương. Như vậy, những công trình nghiên cứu về địa danh trong giai đoạn hình thành ngành địa danh học đã nhìn nhận địa danh dưới con mắt của nhiều ngành khoa học khác nhau. Ở mỗi phương diện ấy, các tác giả đều có những đóng góp cho địa danh học - một ngành khoa học có tính chất liên ngành. Nghiên cứu của các nhà địa danh học Nga đã đánh dấu một bước phát triển mới cho địa danh học. Có thể kể tên tác giả E.M.Murzaev với Những khuynh hướng nghiên cứu địa danh học; A.Kapenko với Bàn về địa danh học đồng đại; A.I.Popôv với Những nguyên tắc cơ bản của công tác nghiên cứu địa danh, Chto takoe toponimika? (Địa danh học là gì) của A.V. Superanskaja (dẫn theo [56, tr22]) Các tác giả Nga đã đặt nền tảng đầu tiên cho việc xây dựng hệ thống lí luận về địa danh học. Đặc biệt A.V.Superanskaia với Địa danh học là gì (1985) [105] đã đặt ra những vấn đề vừa mang tính cụ thể vừa mang tính khái quát cao về địa danh học. Tác giả đã trình bày cách hiểu về khái niệm địa danh, đi sâu vào những vấn đề thiết thực liên quan đến việc phân tích địa danh. A. V. Superanskaja đã đưa ra khái niệm địa danh, phân loại địa danh theo cách của mình. Tác giả đã mở rộng hơn cách nhìn nhận về địa danh và rất chi tiết, cụ thể khi chia địa danh thành 8 loại: tên gọi của các điểm dân cư; tên gọi các con sông; tên gọi núi non; tên gọi công trình trong thành phố; tên gọi các đường phố; tên gọi quảng trường; tên gọi mạng lưới giao thông; tên gọi địa điểm phi dân cư nhỏ. Không những thế, công trình Địa danh học là gì còn nêu lên đặc tính liên tục của tên gọi địa danh, không gian tên riêng và các loại địa danh (địa danh kí hiệu, địa danh mô tả, địa danh ước vọng) cũng như tên gọi các đối tượng địa lí theo địa hình. Địa danh học là gì là một công trình 10 khoa học có giá trị, đã tổng kết những kết quả nghiên cứu mới, là cơ sở chắc chắn cho các công trình nghiên cứu về địa danh học tiếp theo. Qua các công trình nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy địa danh trên thế giới được tìm hiểu ở các góc độ khái quát về lý thuyết địa danh như khái niệm, phân loại, phân tích địa danh và mối quan hệ giữa địa danh học với các ngành khoa học xã hội khác. Đây chắc chắn là cơ sở quan trọng về mặt lý thuyết cho các nghiên cứu về lĩnh vực này ở Việt Nam. 1.1.2. Ở Việt Nam Ở Việt Nam, địa danh trở thành hiện tượng được quan tâm nghiên cứu vào khoảng giữa thế kỉ XX. Cho đến nay, nghiên cứu về địa danh được thực hiện theo nhiều hướng khác nhau. Nghiên cứu địa danh theo hướng tiếp cận địa lý - lịch sử - văn hóa có các tác giả như: Nguyễn Văn Âu, Bùi Thiết, Nguyễn Dược, Trung Hải, Nguyễn Như Ý... Những nghiên cứu về địa danh dưới góc nhìn địa lý - lịch sử - văn hóa của các tác giả trên đây đều hệ thống hóa các địa danh hoặc nghiên cứu địa danh với những lớp địa dnah gắn với vùng địa lý cụ thể. Theo hướng nghiên cứu này có thể kể tên các công trình nghiên cứu có thể kể tên là: Địa danh Việt Nam (1993) [4], Một số vấn đề địa danh học Việt Nam (2000) [5] của Nguyễn Văn Âu; tác giả Bùi Thiết có Địa danh văn hóa Việt Nam (1999) [120]; năm 2001 đồng tác giả Nguyễn Dược và Trung Hải xuất bản Sổ tay địa danh Việt Nam [34]; Nguyễn Như Ý (chủ biên) với Từ điển địa danh văn hóa và lịch sử Việt Nam (2011) [146]; tác giả Đỗ Hữu Thích (trưởng ban biên tập) với công trình Địa chí Thanh Hoá, tập 1. Địa lý và lịch sử (2000); tác giả Đinh Xuân Vịnh với Sổ tay địa danh Việt Nam (2002) đã khái quát những địa danh ở hầu hết các khu vực của Việt Nam. Tác giả Nguyễn Văn Âu [4], [5] đưa ra khái niệm địa danh, cách hiểu và phân tích địa danh theo hướng địa lý. Theo tác giả thì “địa danh học là một 11 môn khoa học chuyên nghiên cứu về tên địa lí của các địa phương. Tác giả chia địa danh Việt Nam thành ba cấp: loại, kiểu, dạng. Ở “loại” địa danh, tác giả chia làm hai loại: địa danh tự nhiên và địa danh kinh tế - xã hội. Ở “kiểu” địa danh, tác giả chia thành bảy kiểu: thủy danh, lâm danh, sơn danh, làng xã, huyện thị, tỉnh, thành phố, quốc gia và mười hai dạng: sông ngòi, hồ đầm, đồi núi, hải đảo, rừng rú, truông - trảng, làng - xã, huyện - quận, thị trấn, tỉnh, thành phố, quốc gia. Ở “dạng” địa danh, theo tác giả có 13 dạng địa danh từ sông ngòi, hồ đầm, đồi núi đến các đơn vị dân cư như làng xã, huyện quận, thị trấn, tỉnh, thành phố, quốc gia. Đây là cách phân chia địa danh phức tạp và dễ gây nhầm lẫn, chẳng hạn như giữa các “kiểu” và các “dạng” địa danh có sự chồng chéo, khó phân biệt. Nguyễn Như Ý cùng với các tác giả Nguyễn Thanh Chương, Bùi Thiết [146] tổng hợp 5000 địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam. Các tác giả phân chia thành 5 nhóm địa danh như: những địa danh có các di tích lịch sử văn hoá; những địa danh gắn với những di chỉ khảo cổ học đã được phát hiện và miêu tả, ghi chép trong các sách báo, tạp chí hoặc các thông báo khảo cổ học; những địa danh là các thắng cảnh nổi tiếng; những địa danh là các làng nghề truyền thống, các làng hội, làng danh nhân; những địa danh hành chính từ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với các số liệu về diện tích, dân số, các quận, huyện, th... mới cho phép người nghệ sĩ tạo nên những hình tượng bất kì trong những bối cảnh sâu rộng, phong phú, tế nhị và hấp dẫn lòng người” [35, tr.111-112]. Như vậy, khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, các tác giả đều cho rằng đây là một mối quan hệ hữu cơ. Trong mối quan hệ đó, vừa có quan hệ bao hàm lại vừa có quan hệ tương tác lẫn nhau. Điều đó được thể hiện như sau: Nghiên cứu địa danh có thành tố gốc tiếng DTTS ở tỉnh Tuyên Quang ở góc độ ngôn ngữ - văn hóa là tìm hiểu sự ảnh hưởng, tác động qua lại giữa văn 28 hóa với địa danh có gốc là tiếng DTTS. Qua đó, thấy được các đặc trưng của văn hóa tộc người qua cách lựa chọn những đặc điểm để định danh. Từ đó cho thấy bức tranh toàn cảnh về vùng đất và con người Tuyên Quang. 1.3. Cơ sở thực tiễn 1.3.1. Khái quát về tỉnh Tuyên Quang 1.3.1.1. Về địa lý Tuyên Quang là một tỉnh miền núi, thuộc khu vực Đông Bắc của Việt Nam. Trên bản đồ tỉnh Tuyên Quang được xác định ở tọa độ địa lý từ 21029' đến 220 42' vĩ độ Bắc và từ 104050' đến 1050 36' kinh độ Đông. Tỉnh Tuyên Quang tiếp giáp với vùng núi cao ở phía bắc và vùng đồng bằng ở phía nam. Phía bắc và tây bắc của Tuyên Quang tiếp giáp với tỉnh Hà Giang. Phía đông và đông bắc giáp các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn và Cao Bằng, phía tây giáp tỉnh Yên Bái, phía nam giáp tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Tuyên Quang thuộc vùng trung tâm của lưu vực sông Lô, sông Gâm. Trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị xã hội của tỉnh là thành phố Tuyên Quang. Tỉnh Tuyên Quang hiện nay gồm có thành phố Tuyên Quang và 6 huyện: Chiêm Hóa, Lâm Bình, Hàm Yên, Nà Hang và Sơn Dương. 1.3.1.2. Về lịch sử Theo lịch sử chép lại, tên gọi Tuyên Quang xuất hiện từ thời Trần và tồn tại đến ngày nay. Tuy nhiên, trước năm 1831, Tuyên Quang được gọi với các tên như Châu, Trấn, Thừa Tuyên, Xứ. Địa giới hành chính tỉnh Tuyên Quang được xác đinh từ năm 1831 khi vua Minh Mệnh tiến hành cải cách bộ máy hành chính toàn quốc, chia định địa hạt từ Quảng Trị trở ra thành 18 tỉnh. Tỉnh Tuyên Quang lúc này gồm cả tỉnh Hà Giang và một phần tỉnh Yên Bái ngày nay. Tỉnh Tuyên Quang gồm 1 phủ, 1 huyện và 5 châu, gồm: phủ Yên Bình, huyện Hàm Yên, châu Vị Xuyên (gồm toàn bộ tỉnh Hà Giang hiện nay), châu Thu Vật (huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái hiện nay), châu Đại Man (huyện 29 Chiêm Hóa và Na Hang tỉnh Tuyên Quang hiện nay), châu Lục Yên (huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái hiện nay), châu Bảo Lạc (huyện Bảo Lạc và huyện Bảo Lâm tỉnh Cao Bằng hiện nay). Lúc này, tỉnh Tuyên Quang phía Bắc giáp tỉnh Quảng Tây và Vân Nam (Trung Quốc), phía Đông giáp Cao Bằng và Thái Nguyên, phía Nam giáp Sơn Tây và Hưng Hóa, phía Tây giáp Lào Cai. Trước khi thực dân Pháp xâm lược, tỉnh Tuyên Quang có hai phủ là phủ Yên Bình (gồm huyện Hàm Yên, Vĩnh Tuy và Lục Yên) và phủ Tương Yên (gồm ba huyện Vị Xuyên, Vĩnh Điện, Để Định và châu Chiêm Hóa). Năm 1900, tỉnh Tuyên Quang được thành lập lại với phủ Yên Bình gồm hai huyện là Hàm Yên và Sơn Dương cùng châu Chiêm Hoá (thuộc phủ Tương Yên). Sau năm 1945, tỉnh Tuyên Quang gồm một thị xã và năm huyện Chiêm Hoá, Hàm Yên, Na Hang, Sơn Dương và Yên Sơn. Hà Giang và Tuyên Quang nhập với nhau thành tỉnh Hà Tuyên vào tháng12/1975. Năm 1990, tỉnh Tuyên Quang được tái lập trên cơ sở tỉnh Hà Tuyên. Năm 2010, thị xã Tuyên Quang chuyển thành thành phố Tuyên Quang. Năm 2011, huyện Lâm Bình được thành lập trên cơ sở tách 5 xã thuộc huyện Nà Hang và 3 xã thuộc huyện Chiêm Hóa. Hiện nay, tỉnh Tuyên Quang gồm có 1 thành phố, 6 huyện và 141 đơn vị cấp xã (7 phường, 5 thị trấn, 129 xã). Ngay từ thời các triều đại phong kiến, mảnh đất Tuyên Quang luôn là “trấn biên” che chở cho “kinh trấn”. Trước Cách mạng Tháng Tám, Tuyên Quang được Đảng và Bác Hồ chọn làm trung tâm lãnh đạo tổng khởi nghĩa Tháng Tám, là Thủ đô cách mạng, là chiếc nôi của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thờì kì kháng chiến chống Pháp, Tuyên Quang là một trong ba tỉnh được chọn làm ăn cứ kháng chiến của Trung ương. 1.3.1.3. Về dân cư Theo sử sách ghi lại thì từ xưa kia, Tuyên Quang đã là một tỉnh có nhiều dân tộc anh em sinh sống. Lê Quý Đôn trong “Phủ biên tạp lục” đã 30 ghi:“Tuyên Quang có các giống người như: giống người Nùng, giống người Răng Vàng, giống người Hoá Thường, giống người Ngô Ngàn, bảy chủng tộc người Mán trong đó có Sơn Trang, Sơn Tử, Cao Lan, Sơn Man, Sơn Bán, Sơn Miêu... giống người Sá Ngoại, giống người La Quả, giống người Sá Tụ...” [42, tr.11- 12]. Hiện nay, Tuyên Quang vẫn là tỉnh có nhiều thành phần dân tộc, nơi đây tập trung hơn 22 dân tộc anh em, trong đó có 8 dân tộc có dân số đông hơn cả là Kinh, Tày, Dao, Cao Lan, Nùng, Hoa, H'Mông, Sán Dìu. Dân số ở Tuyên Quang tính theo dân tộc (năm 2009) có tổng số 746700 người thì người Kinh có số lượng 334.992 người, chiếm hơn 1/2 dân số của tỉnh và cư trú trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó tập trung nhất ở thành phố và các huyện Yên Sơn, Sơn Dương. Đứng thứ hai về số dân là người Tày (185.456 người), phân bố chủ yếu ở huyện Chiêm Hoá, huyện Na Hang. Tiếp theo là người Dao (90.618 người) phân bố ở huyện Hàm Yên, huyện Na Hang; người Sán Chay (61.343 người), người Nùng 14.214 người sống chủ yếu ở huyện Sơn Dương Dân cư tập trung tương đối đông đúc ở các vùng thấp, địa hình bằng phẳng, gần nguồn nước hay các thị xã, thị trấn, nơi gần đường giao thông, ngược lại, ở cùng cao dân cư thưa thớt. Năm 2010, mật độ dân số trung bình của tỉnh Tuyên Quang thấp hơn mật độ trung bình của toàn quốc. Các huyện có dân cư thưa thớt nhất là Na Hang (41 người/ km2), Chiêm Hoá (87 người/km2). Trong số các dân tộc trên địa bàn tỉnh, người dân tộc thiểu số chiếm gần 50%, tạo nên những nét sinh hoạt văn hoá đa dạng mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc. 1.3.1.4. Về văn hóa Như đã biết, Tuyên Quang là nơi tụ cư lâu đời của các dân tộc: Kinh, Tày, Dao, Sán Chay, Mông, Nùng, Sán Dìu, Hoa, Pà Thẻn... Bề dày truyền thống lịch sử và bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc miền núi 31 phía Bắc đã tạo cho Tuyên Quang một tiềm năng, thế mạnh quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Kho tàng ca dao dân ca của đồng bào dân tộc thiểu số hết sức phong phú, đặc sắc như làn điệu then, cọi, quan làng (dân tộc Tày), páo dung (dân tộc Dao), sình ca (dân tộc Cao Lan), soọng cô (dân tộc Sán Dìu) Trong khi biểu diễn những làn điệu dân ca của dân tộc mình, mỗi dân tộc lại sử dụng những bộ nhạc cụ rất độc đáo như đàn tính, quả nhạc của dân tộc Tày; khèn, kèn lá, sáo trúc của dân tộc Mông; bộ gõ của dân tộc Dao, Cao Lan 1.3.2. Vài nét về địa bàn nghiên cứu Giới thiệu vài nét về địa bàn nghiên cứu theo phạm vi của luận án, trong phần này, chúng tôi trình bày những nét khái quát nhất về đặc điểm dân tộc và ngôn ngữ DTTS. 1.3.2.1. Các dân tộc thiểu số Các DTTS ở Tuyên Quang chủ yếu thuộc nhóm dân tộc nói ngôn ngữ Tày Nùng và nhóm ngôn ngữ Mông - Dao, trong đó, dân tộc Tày Nùng là dân cư chiếm số đông ở Tỉnh Tuyên Quang. Theo số liệu thống kê năm 2009, người Tày có185.456 người, người Dao có 90.618 người; người Nùng có 14.214 người. Các DTTS này là những dân tộc bản địa, có quá trình hình thành và phát triển lâu dài và gắn bó với địa bàn cư trú. Trong số các DTTS, dân tộc Tày “là một trong những cư dân bản địa đầu tiên quần cư sinh sống trên đất Tuyên Quang” [89, tr.21]. Những tên gọi ban đầu của người Tày là “Thổ” (chỉ thổ dân, người bản xứ); “Ngạn” (do mặc áo ngắn hơn); “Phén” (mặc áo nâu),v, v...[41, tr.14]. Về nguồn gốc dân tộc, người Tày định cư rất sớm ở nước ta và một trong những chủ nhân đầu tiên của nước Việt cổ. Người Tày phân bố trên toàn tỉnh nhưng tập trung đông nhất ở các huyện Nà Hang, Chiêm Hoá, Lâm Bình. 32 Dân tộc Nùng Tuyên Quang chủ yếu là ngành Nùng An [6, tr.77]. Hiện nay, người Nùng còn khá ít, sở dĩ như vậy là do trên thực tế có rất nhiều người Nùng đã “cố kết” với người Tày. Sự cố kết giữa Tày và Nùng cũng là dễ hiểu vì 2 dân tộc này xa xưa cùng một nguồn gốc, tiếng nói và phong tục tập quán cơ bản giống nhau. Đồng bào dân tộc Dao tỉnh Tuyên Quang đứng thứ ba về dân số trong số các dân tộc ở tỉnh Tuyên Quang (sau dân tộc Kinh, Tày). Trong đó, có người Dao Đỏ, Dao Thanh y, Dao Tiền, Dao Áo dài sống tập trung ở các huyện Nà Hang, Chiêm Hóa. Người Dao đã từng được gọi bằng bằng những tên như: Động, Dạo, Xá, Mán. Người Dao tự nhận mình là Kiềm Miền, Kìm Mùn, Yù Miền, Ìn Miền, Bèo Miền đều có nghĩa là người ở rừng núi (Kiềm, Kìm, Yù, Ìn: rừng; Miền, Mùn: người). Dân tộc Mông thuộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao, là một dân tộc có truyền thống lịch sử lâu đời. Theo gia phả của của dân tộc này thì dân tộc Mông bắt nguồn từ Trung Quốc, cách đây khoảng 200 đến 500 năm bắt đầu di cư sang Việt Nam và họ vẫn giữ phong tục tập quán của riêng mình. Các ngành của dân tộc Mông sinh sống ở Chiêm Hoá, Na Hang, Lâm Bình và Sơn Dương là: Mông Trắng (tự gọi là Mông Đấu); Mông Đỏ (tự gọi là Pạ Hử); Mông Hoa hay Mông Lài; Mông Nước. Như vậy, các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao là các các cư dân chủ yếu của rừng núi Tuyên Quang. Ngôn ngữ của các dân tộc ở Tuyên Quang được xếp vào các nhóm chính là: nhóm ngôn ngữ Tày - Thái của dân tộc Tày, Cao Lan, Nùng; nhóm ngôn ngữ Mông - Dao của dân tộc Mông, Dao, Pà Thẻn ... 1.3.3.2.Đặc điểm khái quát các ngôn ngữ các tộc thiểu số a, Đặc điểm loại hình Các ngôn ngữ DTTS ở Tuyên Quang chủ yếu gồm nhóm Tày - Nùng, thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái trong ngữ hệ Thái- Kađai; tiếng Mông 33 thuộc nhánh Mèo, tiếng Dao thuộc nhánh Dao, cả hai thuộc họ Mèo - Dao [56, tr 93, 94]. Các dân tộc nói tiếng Tày - Nùng gồm Tày, Nùng, Cao Lan. Hiện nay, các nhà nghiên cứu chưa thống nhất về vấn đề tiếng Tày và tiếng Nùng là một hay hai ngôn ngữ. Sự phân biệt giữa Tày - Nùng chủ yếu là do khác biệt di cư chứ không phải do chủng tộc văn hoá. Trong luận án, chúng tôi không tìm hiểu vấn đề đó, việc dùng thuât ngữ “ngôn ngữ Tày Nùng” là kế thừa kết quả nghiên cứu khi người ta quan niệm tiếng nói của người Tày và người Nùng là một ngôn ngữ (từ đây, chúng tôi tạm gọi chung ngôn ngữ Tày - Nùng là “ngôn ngữ Tày”). Cả hai nhóm ngôn ngữ DTTS chủ yếu ở Tuyên Quang trong phạm vi nghiên cứu là ngôn ngữ có thanh điệu, đều thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, mang âm tiết tiết tính triệt để [63]. Từ trong ngôn ngữ DTTS ở Tuyên Quang cũng mang những đặc điểm chung của loại hình ngôn ngữ đơn lập là không biến đổi hình thái khi diễn đạt các ý nghĩa ngữ pháp. Ví dụ trong tiếng Tày, “Vỏ mẻ liệng lủc công phya đán/ lurc liệng vỏ mẻ lủc án tấng vằn” (Bố mẹ nuôi con công lao như núi đá cao/con nuôi bố mẹ con đếm từng ngày) [3, tr.298]. b, Đặc điểm về mặt ngữ âm Ngôn ngữ DTTS ở Tuyên Quang mang tính chất âm tiết tính triệt để. Tiếng Tày (ở khu vực Đông Bắc Việt Nam) được phân thành bốn vùng phổ biến là: vùng giữa (bao gồm các huyện nam Cao Bằng, Bắc Kạn, một số huyện ở phía bắc Lạng Sơn) là vùng tiếng nói có mức độ phổ biến hơn cả; vùng Đông Bắc có mức độ phổ biến khá cao; vùng Nam mức độ phổ biến cao thấp không đều; vùng Tây Bắc mức độ phổ biến thấp nhất. Vì vậy, theo quan niệm của người dân, cho đến hiện nay, tiếng Tày ở trong tỉnh không có hệ thống chưa chính thức có hệ thống âm tiêu biểu. Một số đặc điểm âm 34 tiết tiếng Tày (căn cứ vào các tài liệu [12], [13]) được chúng tôi khái quát lại như sau: a. Âm đầu: Ngữ âm tiếng Tày có những đặc điểm giống và khác so với tiếng Việt. Dưới đây là kết quả cụ thể: Bảng 1.1: Âm đầu trong tiếng Tày STT Chữ ghi âm vị tiếng Tày Chữ ghi âm vị tiếng Việt 1 ph ph 2 th th 3 tr 4 d gi/d 5 ch ch 6 nh nh 7 ng ng/ngh 8 kh kh 9 g/gh 10 c/k/q c/k/q 12 t t 13 r 14 h h 15 b b 16 m m 17 v v 18 đ đ 19 n n 20 l l 21 x x 22 p p 23 s 24 sl 25 f 26 pj 27 phj 28 mj 29 bj Ghi chú: Âm đầu trong tiếng Tày so sánh với tiếng Việt (thể hiện trên chữ ghi âm vị) 35 Qua bảng thống kê trên đây, có thể nhận thấy, bên cạnh những âm giống nhau, giữa tiếng Tày và tiếng Việt còn có nhiều âm khác biệt. Khi phát âm và thể hiện trên chữ viết, sau các phụ âm môi thường là “j” thành “mj, bj, phj, pj”. Phụ âm “p” trong tiếng Tày phát âm bật hơi. Trong tiếng Tày còn có những phụ âm khi phát âm âm bật mạnh như: t’, p’, k’. Tiếng Tày không có phụ âm quặt lưỡi [ţ] và phụ âm gốc lưỡi [g]. b, Âm đệm: Tiếng Tày có 1 âm đệm /w/ là bán âm, được thể hiện trên chữ viết là “o” hoặc “u”. Ví dụ: doát (nhảy), quẹng (vắng), tuyện (chuyện). c, Âm chính: Tiếng Tày có 14 nguyên âm làm âm chính. Bảng 1.2: Âm chính trong tiếng Tày STT Chữ ghi âm vị tiếng Tày Chữ ghi âm vị tiếng Việt 1 i i 2 ê ê 3 e e 4 a a 5 ă ă 6 ơ ơ 7 â â 8 ư ư 9 ô ô 10 o/oo o/oo 12 u u 13 ia/iê/ya ia/yê/iê/ya 14 uô/ua uô/ua 15 ưa/ươ ưa/ươ 36 d, Âm cuối trong tiếng Tày Trong tiếng Tày có 9 âm cuối, gồm 6 phụ âm, và 3 bán nguyên âm. Bảng 1.3: Âm cuối trong tiếng Tày STT Chữ ghi âm vị tiếng Tày Chữ ghi âm vị tiếng Việt 1 p p 2 t t 3 c c 4 m m 5 n n 6 ng ng 7 u u 8 i i 9 ư Về âm cuối, tiếng Tày và tiếng Việt ngoài những điểm giống nhau còn có sự khác biệt. Đó là sự xuất hiện của âm cuối “ư” trong tiếng Tày, không có trong tiếng Việt. Ví dụ: mấư (mới), nẩư (nhẹ), hẩư (cho). e, Thanh điệu: Thanh điệu trong tiếng Tày ngoài những đặc điểm giống với thanh điệu tiếng Việt còn có những thanh điệu riêng. Dưới đây là kết quả tổng hợp cụ thể: Bảng 1.4: Thanh điệu trong tiếng Tày tiếng Tày tiếng Việt STT tên gọi Cao độ - âm điệu tên gọi Cao độ- âm điệu thanh “không” thanh “không” 1 cao - bằng Cao - bằng (không dấu) (không dấu) 2 thanh huyền thấp - hơi xuống thanh huyền thấp - bằng 3 thanh lửng rất thấp thanh ngã Cao - trắc 4 thanh sắc cao - lên thanh sắc cao - trắc 5 thanh hỏi Cao thấp, lên thanh hỏi thấp - trắc thấp - đi xuống, 6 thanh nặng Thanh nặng thấp - trắc tắc họng 37 So với tiếng Việt (có 6 thanh) thì tiếng Tày có 5 thanh (thiếu “thanh ngã”) nhưng lại có thêm “thanh lửng”. Tuy vậy, trong thực tế, số lượng các thanh điệu trong tiếng Tày không phải bao giờ cũng giống nhau. Những vùng phương ngữ Tày thì thanh điệu có đường nét và âm vực không phải bao giờ cũng giống nhau. Những khác biệt về thanh điệu đó phần nào khiến các địa danh có thành tố gốc tiếng DTTS ở tỉnh Tuyên Quang có những cách gọi không thống nhất. Như vậy, đặc điểm ngữ âm của tiếng Tày bên cạnh những đặc điểm giống ngữ âm tiếng Việt còn có những sự khác biệt. Về phần vần, tiếng Tày có những phụ âm đầu không có trong tiếng Việt (chẳng hạn các phụ âm “mj”, “pj”, “bj”); bán nguyên âm “ư” đảm nhiệm làm âm cuối trong tiếng Tày, không có trong tiếng Việt. Tiếng Tày có các thanh điệu: thanh huyền, thanh sắc, thanh nặng, thanh hỏi, thanh ngang, thanh điệu thứ 6 là thanh lửng (thanh lửng không thể hiện rõ trên chữ viết) [77]. Tiếng Mông, tiếng Dao thuộc loại đơn tiết, có đặc trưng riêng, không lẫn được với tiếng của dân tộc khác cho dù là các dân tộc cùng nhóm ngôn ngữ. Tiếng nói của người Mông, người Dao khá phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, khi phát âm, có một số âm như tr, s, th, kh đối với ngay người Dao vẫn là khó phát âm, vì thế, họ thường “nói ngọng” so với phát âm của người Việt. Trong bản làng, người Dao, người Mông thường giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ. Khi giao tiếp xã hội, người Dao, người Mông dùng tiếng Tày, hoặc tiếng Việt. c, Đặc điểm về từ ngữ Người Tày và người Việt (cùng nhiều tộc người khác nữa) chung sống với nhau từ lâu đời trên mảnh đất Tuyên Quang. Vì vậy, tiếng nói của các tộc người này có sự tiếp xúc ảnh hưởng và vay mượn lẫn nhau. Có hai ngôn ngữ ảnh hưởng và có mối tác động qua lại với tiếng Tày nhiều nhất là tiếng Việt 38 và tiếng Hán. Trong kho từ vựng tiếng Tày, ngoài yếu tố “thuần Tày” thì còn có một bộ phận các từ ngữ mượn Hán và mượn tiếng Việt. Các từ gốc Thái - Kađai (gốc của tiểu nhánh Thái trung tâm) và vốn từ của riêng dân tộc Tày. Trong bất kì ngôn ngữ nào, bộ phận từ ngữ chính gốc là cơ bản nhất. Trong tiếng Tày, đó là các từ ngữ chỉ các sự vật, hiện tượng liên quan trực tiếp đến cuộc sống và sinh hoạt của cư dân Tày như: các dụng cụ sản xuất nông nghiệp; các sản vật của núi, của rừng hay do chính bàn tay người lao động làm ra; các sản phẩm tinh thần của con người; các từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc, trạng thái của con người; các từ ngữ dùng xưng gọi hay những từ chỉ quan hệ thân tộc Đây chính là kho từ vựng phong phú về đời sống và sinh hoạt của đồng bào dân tộc Tày. Ngoài lớp từ cơ bản trên, tiếng Tày còn bộ phận các từ vay mượn của các dân tộc khác. Trong đó, bộ phận từ ngữ mượn Hán cũng rất phong phú (giống điều kiện lịch sử - xã hội của tiếng Việt). Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng: các dân tộc thuộc Việt Nam đều có quan hệ tiếp xúc với dân tộc Hán và chịu ảnh hưởng của văn hoá Hán khá đậm nét. Tiếng Tày mượn tiếng Việt những từ thuộc các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật như: hợp tác xã, chủ tịch, bí thư, chi bộ, thủy điện, tết, học sinh, thông thái Trong tiếng Việt, những từ này phần lớn lại mượn từ Hán. Như vậy, tiếng Tày mượn tiếng Hán trực tiếp và gián tiếp (qua tiếng Việt). Thời đại ngày nay, trong vốn từ tiếng Tày, các từ ngữ có gốc là tiếng Việt sẽ ngày một tăng lên. Khi mượn tiếng Việt, tiếng Tày vay mượn hoàn toàn hình thức ngữ âm và nghĩa sử dụng. Ví dụ: “gương” trong “gương slúng” (gương sáng). Khi các nhà nghiên cứu tiến hành so sánh vốn từ tiếng Tày với các ngôn ngữ có tiếp xúc trong khu vực Đông Nam Á thì cho kết quả là các từ 39 ngữ Tày chung gốc với các ngôn ngữ Nam Đảo, Nam Á, Hán Tạng, Mông Dao Như vậy, tiếng Tày có quan hệ tiếp xúc rộng rãi với các ngôn ngữ trong khu vực. Nhưng đây là một vấn đề phức tạp, chúng tôi chỉ tìm hiểu những từ tiếng Tày mượn tiếng Việt. d, Đặc điểm về mặt chữ viết Từ xa xưa, tiếng Tày có chữ viết, đó là chữ Nôm Tày (ra đời vào khoảng thế kỷ thứ XV). Tuy nhiên, chữ nôm Tày chỉ được sử dụng hạn hẹp trong ghi chép của các thầy giáo, thầy cúng, thầy mo hay trong các hoạt động tín ngưỡng khác. Chữ viết La tinh Tày (Tày - Nùng) là loại chữ thứ hai và phổ biến của tiếng Tày. Xuất hiện từ thời kì kháng chiến chống Pháp, chữ viết La tinh Tày được sử dụng rộng rãi trong việc vận động nhân dân Tày tham gia kháng chiến, giành độc lập. Đến năm 1971, nhà nước thông qua phương án chữ viết Tày, lấy tiếng Tày vùng Thạch An (Cao Bằng) làm phương ngữ cơ sở. Đây là hệ thống chữ viết La tinh phản ánh khá chính xác các đặc điểm ngữ âm tiếng Tày vùng giữa gồm các khu vực như Thạch An, Tràng Định, Bạch Thông... Chữ La tinh Tày phát triển mạnh mẽ vào những năm 60 và 70 của thế kỉ XX. Lúc đó, phong trào học, sử dụng tiếng nói, chữ viết Tày phát triển rầm rộ ở Khu tự trị Việt Bắc. Đây là thời kì phát triển nhất của chữ Tày như báo chí, Tạp chí văn nghệ bằng chữ Tày đã ra đời; học sinh phổ thông học chữ Tày (vào năm 1962 - 1963)... Đến năm 1978, phong trào học chữ Tày ở bậc phổ thông đã chấm dứt do một số người cho rằng chữ Tày đã không phản ánh được thực tế đa dạng về phương ngữ Tày và sự đa dạng của các thổ ngữ, phương ngữ Nùng. Vì thế, các nhóm Nùng không thừa nhận là chữ viết của mình cho đến nay. 40 Về chữ viết, người Dao có chữ Nôm Dao vẫn chưa có chữ viết La tinh riêng. Các văn tự của người Dao hiện nay phần nhiều còn lưu giữ được viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm Dao. Chữ La tinh của người Mông được xây dựng vào năm 1962 và chữ này đã góp phần phát triển bền vững cho đồng bào dân tộc ở vùng cao của tỉnh. e, Đặc điểm về xã hội - ngôn ngữ học Trong quá trình giao tiếp hiện nay của đồng bào DTTS, tiếng Việt là ngôn ngữ hành chính. Đa số đồng bào dân tộc sử dụng thành thạo tiếng Việt. Việc sử dụng song ngữ Tày, Nùng - Việt, Mông - Việt, Dao - Việt đã phổ biến trong cộng đồng người DTTS. Tiếng DTTS cũng đã bổ sung và làm phong phú thêm trong kho tàng tiếng Việt. Chẳng hạn, phụ âm “p” tiếng Tày được sử dụng ghép để viết các tên địa danh như: Pác Bó, Pó Ngoàng, Pó Củng các từ “nọng”, “lồng tồng”, “phong sli”, “lượn” xuất hiện nhiều hơn trong các văn bản; các từ cảm thán như: dà, úi, lớ cũng được dùng khá phổ biến. Các từ sli, lượn, then đi vào ngôn ngữ toàn dân. Như vậy, tiếng Tày (bao gồm cả cộng đồng Tày - Nùng) đã chứng tỏ được sự ảnh hưởng của mình đến cộng đồng ngôn ngữ rộng lớn hơn. 1.4. Tiểu kết Trong chương này, luận án trình bày về Tổng quan, Cơ sở lý thuyết và thực tiễn để nghiên cứu địa danh có thành tố gốc tiếng DTTS ở Tuyên Quang. Trong phần Tổng quan về vấn đề nghiên cứu, luận án tổng kết và khái quát lại những hướng nghiên cứu chính về địa danh trên thế giới và ở Việt Nam. Nghiên cứu về địa danh đã có từ lâu trên thế giới và đã đạt được nhiều thành tựu. Ở Việt Nam, có nhiều công trình nghiên cứu về địa danh ở cả cấp độ vi mô và vĩ mô. Tuy nhiên, nghiên cứu về địa danh có thành tố gốc tiếng DTTS ở Tuyên Quang chưa có công trình nghiên cứu nào. 41 Trong phần cơ sở lý thuyết, luận án trình bày về lý thuyết địa danh: khái niệm địa danh, phân loại địa danh, cấu trúc địa danh, chức năng của địa danh, mối quan hệ giữa địa danh học và ngôn ngữ học và cách tiếp cận, nghiên cứa địa danh dưới góc độ ngôn ngữ. Một số nội dung được chúng tôi hệ thống hóa chủ yếu như sau: Thứ nhất, dựa trên nền tảng lý thuyết địa danh, luận án cho rằng địa danh là những từ ngữ để gọi tên những đối tượng địa lý tự nhiên hay không tự nhiên trong không gian. Địa danh có tác dụng khu biệt, định vị những đối tượng địa lý và những đặc trưng của đối tượng đó. Thứ hai, địa danh học là một bộ phận của ngôn ngữ học, vì vậy, nghiên cứu về địa danh cũng là công việc của ngôn ngữ học. Ngôn ngữ học nghiên cứu địa danh ở mô hình cấu trúc, quá trình tạo dựng, hình thành và phát triển địa danh; tìm hiểu ngữ nghĩa của địa danh, sự biến đổi của các địa danh; chuẩn hóa các địa danh trong các văn bản hành chính và trong tiếng Việt. Thứ ba, về phân loại địa danh, dựa theo tiêu chí “tự nhiên - không tự nhiên” địa danh địa danh có thành tố gốc DTTS ở Tuyên Quang phân chia thành địa danh chỉ địa hình thiên nhiên, địa danh chỉ công trình xây dựng, địa danh hành chính và địa danh chỉ vùng. Về tiêu chí nguồn gốc ngôn ngữ, địa danh có thành tố gốc DTTS ở Tuyên Quang phân loại theo những nguồn gốc ngôn ngữ khác nhau, nhưng chủ yếu là nhóm ngôn ngữ Tày - Nùng. Trong phần giới thiệu địa bàn nghiên cứu, luận án trình bày những nội dung cơ bản về địa bàn tỉnh Tuyên Quang ở những nét khái quát nhất, trong đó tập trung vào những vấn đề về dân tộc, ngôn ngữ và văn hóa của các DTTS làm cơ sở cho việc khai thác địa danh có thành tố gốc tiếng DTTS ở tỉnh Tuyên Quang. Địa bàn nghiên cứu của luận án là 4 huyện: Chiêm Hoá, 42 Lâm Bình, Nà Hang, Sơn Dương, là các huyện thuộc vùng cao của tỉnh, nơi có đồng bào DTTS sinh sống tập trung nhất. Luận án chủ yếu nghiên cứu địa danh có thành tố gốc Tày - Nùng vì đây là ngôn ngữ của đồng bào DTTS chiếm số lượng lớn nhất trong cộng đồng các DTTS của tỉnh. Đồng thời, trong các ngôn ngữ DTTS của tỉnh Tuyên Quang chỉ có tiếng Tày- Nùng được sử dụng trong việc gọi tên địa danh DTTS trên các tài liệu, tư liệu về kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh. 43 Chƣơng 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA DANH CÓ THÀNH TỐ GỐC TIẾNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH TUYÊN QUANG 2.1. Dẫn nhập Nghiên cứu địa danh là tìm hiểu tên gọi của các đối tượng địa lý, các không gian địa lý trong đồng đại và lịch đại. Đi sâu vào khảo tả, mô hình hóa địa danh cho kết quả về đặc điểm cấu trúc của địa danh. Cấu trúc địa danh còn được thể hiện ở phương thức định danh - là nguyên tắc đặt tên địa danh, cho biết về cách thức định danh, ý nghĩa và lí do đặt tên địa danh. Mặt ý nghĩa và giá trị văn hóa cũng được đề cập và thể hiện đặc điểm văn hóa của cộng đồng. Như đã nói, địa danh có thành tố gốc tiếng DTTS ở Tuyên Quang là địa danh có bộ phận từ ngữ là ngôn ngữ của các DTTS trên địa bàn. Chữ “thành tố” ở đây được hiểu là các yếu tố cơ bản, cơ sở của địa danh, có thể là yếu tố chung (thành tố chung), hoặc yếu tố riêng (thành tố riêng). Thông thường, thành tố có gốc DTTS thường nằm ở thành tố riêng nhưng cũng có khi nằm ở thành tố chung. Như vậy, trong địa danh phải có một yếu tố còn dễ dàng nhận ra gốc DTTS ở chúng. Trong chương này, luận án tìm hiểu về đặc điểm địa danh trên tư liệu khảo sát địa danh có thành tố gốc tiếng DTTS ghi bằng chữ Quốc ngữ và những địa danh dưới dạng nguyên ngữ (được khảo sát bằng phương pháp điền dã), từ đó, rút ra đặc điểm khái quát của địa danh có thành tố gốc tiếng DTTS ở địa bàn nghiên cứu. 2.2. Kết quả thu thập và phân loại địa danh có thành tố gốc dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang 2.2.1. Kết quả thu thập địa danh Khảo sát địa danh có thành tố gốc tiếng DTTS tại 4 huyện: Chiêm Hóa, Lâm Bình, Nà Hang, Sơn Dương, thu thập các địa danh trên bản đồ trung ương và địa phương, các kết quả thống kê của Cục thống kê, các văn bản tiếng Việt và kết quả của công tác điền dã, luận án thu được kết quả 1176 địa danh các loại. Kết quả đó được tập hợp trong bảng 2.1 sau: 44 Bảng 2.1. Kết quả thu thập địa danh STT Loại hình địa danh Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1 Địa hình tự nhiên 481 40,90 2 Đơn vị dân cư 449 38,18 3 Công trình nhân tạo 246 20,92 Tổng cộng 1176 100 Dựa trên kết quả thu thập cho thấy, trong hệ thống địa danh có thành tố gốc tiếng DTTS ở tỉnh Tuyên Quang, các địa danh địa hình thiên nhiên có 481 địa danh, chiếm 40,9%; địa danh đơn vị dân cư có 449 địa danh, chiếm 38,18%; địa danh chỉ công trình nhân tạo có 246 địa danh, chiếm 20,92%. Điều đó cho thấy, các địa danh đã phản ánh khách quan diện mạo tự nhiên, xã hội của khu vực có đông đảo đồng bào DTTS sinh sống. 2.2.2. Phân loại địa danh 2.2.2.1. Phân loại địa danh dựa theo tiêu chí “tự nhiên- không tự nhiên” Dựa theo tiêu chí “tự nhiên - không tự nhiên”, luận án phân loại 1176 địa danh có thành tố gốc tiếng DTTS thành hai loại địa danh chính là địa danh tự nhiên và địa danh không tự nhiên. Địa danh tự nhiên là những địa danh chỉ các đối tượng tự nhiên, gồm tên các địa hình núi, đèo, rừng, suối, khe. Ví dụ: núi Phia Đeng (LB) (núi, núi đỏ); đèo Kéo Mác (CH) (đèo, đèo quả ); suối Nà Meng (CH) (suối ruộng sành), v,v. Địa danh không tự nhiên là những địa danh chỉ các đơn vị dân cư như tên bản làng, xã, huyện; địa danh chỉ các công trình xây dựng như di tích, hồ, đập,..; địa danh chỉ công trình giao thông như cầu, bến, Ví dụ: thôn Nà Héc (CH) (thôn, ruộng, chảo); di tích đền Ba Khuôn (SD), bến Khuổi Bốc (NH), (bến suối cạn), v.v. a, Địa danh tự nhiên Loại hình địa danh tự nhiên bao gồm 3 nhóm địa danh: sơn danh (địa danh núi, đồi, đèo, dốc, rừng, hang); thủy danh (địa danh suối, khe, thác); địa danh chỉ vùng phi dân cư (thung lũng, vùng). Số lượng phân loại cụ thể như sau: 45 Bảng 2.2: Địa danh tự nhiên Loại địa hình địa danh tự nhiên Phân Sơn danh Thủy danh Vùng phi dân cƣ Tổng loại Đèo, Hang, Thung Núi Đồi Rừng Suối Khe Thác Vùng cộng dốc động lũng Số 143 6 32 14 33 179 6 21 30 17 481 lượng Tỉ lệ 29,73 1,25 6,65 2,91 6,86 37,21 1,25 4,37 6,24 3,53 100 (%) Nhận xét Từ bảng phân loại địa danh địa hình thiên nhiên cho thấy, trong tổng số 481 địa danh tự nhiên thu thập được thì loại hình địa danh chỉ suối chiếm số lượng lớn nhất với 179 địa danh, chiếm 37,21%, ví dụ: suối Khuổi Muồi (CH) (suối, suối, cây mai), suối Nà Lòa (LB) (suối, ruộng, cái cào), suối Thia (SD) (suối, nước siết), v,v. Loại địa danh chỉ núi đứng thứ hai với 143 địa danh, chiếm 29, 73% ví dụ: núi Ái Cao (NH) (núi, nàng Ái Cao - tên người thiếu nữ dân tộc Tày, gắn với truyền thuyết Nàng Ái Cao của dân tộc Tày ở Tuyên Quang), núi Khau Đao (LB) (núi, núi, cây đao), núi Pu Cút (CH) (núi, cây rau dớn - loại cây thuộc họ dương sỉ), v,v. Địa danh chỉ hang động đứng ở vị trí thứ ba với 33 địa danh, chiếm 6,86%, ví dụ: hang Nà Lốc (NH) (hang ruộng, cái guồng quay nước), hang Pác Thắm (CH) (hang, cửa hang), hang Ngườm Hầu (NH) (hang, động hổ), v,v. Địa danh chỉ đồi, khe có số lượng ít nhất: 6 địa danh, chiếm 1,25%, ví dụ: đồi Pù Mi (CH), (đồi, đồi gấu), khe Lũng Luông (LB) (khe, thung lũng, lớn), khe Lũng Vài (NH) (khe, thung lũng trâu), v.v. b, Địa danh không tự nhiên Loại hình địa danh không tự nhiên bao gồm 3 nhóm địa danh: địa danh đơn vị dân cư, địa danh công trình xây dựng và địa danh công trình giao thông. Số lượng của từng loại địa danh được phản ánh một cách cụ thể như sau: 46 Bảng 2.3: Địa danh không tự nhiên Loại địa hình địa danh không tự nhiên Công trình Công trình Phân Đơn vị dân cư xây dựng giao thông Tổng loại Thị Thôn, Thắng Di Hồ, Ngã cộng Huyện Cầu Bến trấn bản cảnh tích đập ba Số 1 1 447 14 134 30 47 6 15 695 lượng Tỉ lệ 0,14 0,14 64,32 2,01 19,28 4,33 6,76 0,86 2,16 100 (%) Nhận xét Từ 695 địa danh không tự nhiên thu thập được, chúng tôi phân loại thành những tiểu loại, trong đó, địa danh hành chính cấp thôn, bản chiếm số lượng lớn nhất trong nhóm địa danh đơn vị dân cư và lớn nhất trong những địa danh không tự nhiên với 447 địa danh, chiếm 64,32%. Ví dụ: thôn Nà Luông (CH), (thôn, ruộng, lớn), thôn Bản Vịt (NH), (thôn, thôn, vót đũa), thôn Móc Ròm (SD) (thôn, mây, trĩu xuống), v,v. Trong nhóm địa danh công trình xây dựng, địa danh di tích có số lượng lớn nhất và đứng thứ hai trong địa danh không tự nhiên với 134 địa danh, chiếm 19,28%. Ví dụ: di tích Nà Mạ (CH), di tích bến Thia (SD), di tích hang Phia Vài (LB), v,v. Trong nhóm địa danh công trình giao thông, địa danh chỉ cầu có số lượng lớn nhất với 47 địa danh, chiếm 6.76%. Ví dụ: cầu Nà Phiêng (CH) (cầu, ruộng, vùng), cầu Bản Tha (LB), cầu Bản Cưởm (NH) ), v.v. c, Kết quả... Lừa Trung Hà 206 thôn Piềng Ly Trung Hà 207 Thẳm Hon((bản Thản hon) Trung Hà 208 thôn Nà Ngày Trung Hòa 209 Khuôn Then Xuân Quang 210 thôn Làng Ải Xuân Quang 211 thôn Làng Lạc Xuân Quang 212 thôn Nà Coóc Xuân Quang 213 thôn Nà Nẻm Xuân Quang 214 thôn Nà Nhàm Xuân Quang 215 thôn Nà Thoi Xuân Quang 187 STT Địa danh Vị trí hiện nay 216 thôn Bắc Muồi Yên Lập 217 thôn Bản Dần Yên Lập 218 thôn Cốc Táy Yên Lập 219 thôn Hành Hói/ hanh Yên Lập 220 thôn Khun Khương Yên Lập 221 thôn Nà Diều Yên Lập 222 thôn Nà Héc Yên Lập 223 thôn Nà Leo Yên Lập 224 thôn Nà Lụng Yên Lập 225 thôn Nà Nâu Yên Lập 226 thôn Nà Ngận Yên Lập 227 thôn Nà Tiệng Yên Lập 228 thôn Phòng Dĩn Yên Lập 229 thôn Tin Kéo Yên Lập 230 thôn Tồng Mọoc Yên Lập 231 thôn Khuôn Khoai Yên Nguyên 232 thôn Khuôn Trú Yên Nguyên 233 thôn Làng Mòi Yên Nguyên 234 thôn Làng Tạc Yên Nguyên 235 thôn Làng Tói Yên Nguyên 236 thôn Loong Coong Yên Nguyên 237 thôn Tát Chùa Yên Nguyên 238 thôn Bản Dạ(bản Do) Bình An 239 Bản Xá Bình An 240 thôn Chẩu Quân Bình An 241 thôn Lung Muông/(bản) Nung Muông) Bình An 242 thôn Lung Rạng (bản Dũng Rạng) Bình An 188 STT Địa danh Vị trí hiện nay 243 thôn Nà Coóc Bình An 244 thôn Nà Đẩu (bản Nà Đấu) Bình An 245 thôn Nà Nắp Bình An 246 thôn Nà Xé Bình An 247 thôn Phiêng Luông (Bản Luông) Bình An 248 thôn Tát Ten (bản Tát Tén) Bình An 249 thôn Tống Pu (bản Tàng Phu) Bình An 250 thôn Bản Luông (Bản Luông Ngang) Hồng Quang 251 thôn Bản Tha (Bản Thơ) Hồng Quang 252 thôn Khuổi Soan (bản K Xoan) Hồng Quang 253 thôn Lung Luông ((bản Luông) Hồng Quang 254 thôn Nà Chúc (Bản Nà Pồng) Hồng Quang 255 thôn Nà Nghè (bản) Hồng Quang 256 thôn Thẳm Hon (làng Bôi) Hồng Quang 257 Bản Rịa Khuôn Hà 258 thôn Kà Nò Khuôn Hà 259 thôn Lung May(bản Na Càng) Khuôn Hà 260 thôn Nà Điêm Khuôn Hà 261 thôn Nà Hu Khuôn Hà 262 thôn Nà Kẹm/ken Khuôn Hà 263 thôn Nà Mạ Khuôn Hà 264 thôn Nà Muông Khuôn Hà 265 Nà Muổng Khuôn Hà 266 thôn Nà Ráo/háo Khuôn Hà 267 thôn Nà Tè Khuôn Hà 268 thôn Nà Thếm/thiểm Khuôn Hà 269 thôn Nà Thìn (bản) Khuôn Hà 189 STT Địa danh Vị trí hiện nay 270 thôn Nà Thom(bản Nà Phom) Khuôn Hà 271 thôn Nà Vàng Khuôn Hà 272 Thôn Thác Nghiền (bản) Khuôn Hà 273 Thôm Cuông (thôn Cuông) Khuôn Hà 274 thôn Bản Khiển (bản) Lăng Can 275 Bản Vén (Véc) Lăng Can 276 thôn Đon Bả Lăng Can 277 Thôn Khuôn Lùng (bản) Lăng Can 278 Nà Cha Lăng Can 279 thôn Nà Khà Lăng Can 280 Nà Khoác Lăng Can 281 Nà Lẩng/lửng Lăng Can 282 thôn Nà Mèn Lăng Can 283 thôn Nặm Đíp Lăng Can 284 thôn Nặm Trá/ Chá. Lăng Can Thôn Phai Tre A Lăng Can Thôn Phai Tre B Lăng Can 285 thôn Bản Bon (bản) Phúc Yên 286 thôn Bản Tấng (bản) Phúc Yên 287 bản Khau Cau (bản Buốc) Phúc Yên 288 thôn Bản Thàng Phúc Yên 289 Thôn Phiêng Mơ Phúc Yên 290 thôn Bản Pước ((bản Phước) Thổ Bình 291 thôn Lũng Piát (Bản Thượng Đạt) Thổ Bình 292 thôn Nà Bó (Bản nà Bò) Thổ Bình 293 thôn Nà Cọn (bản nà Con) Thổ Bình 294 thôn Nà Mỵ/Mỹ Thổ Bình 190 STT Địa danh Vị trí hiện nay 295 Nà Phéc (Làng Vài) Thổ Bình 296 thôn Nà Thản Thổ Bình 297 thôn Nà Vải Thổ Bình 298 thôn Noong Liều (Bản Long Liều) Thổ Bình 299 thôn Vằng Áng (Bản Ang) Thổ Bình 300 thôn Bản Bó (bản Bò) Thượng Lâm 301 thôn Khau Đao Thượng Lâm 302 thôn Nà Bản Thượng Lâm 303 thôn Nà Đông Thượng Lâm 304 thôn Nà Lầu Thượng Lâm 305 thôn Nà Liềm/niềm Thượng Lâm 306 thôn Nà Lung Thượng Lâm 307 Thôn Khun Hon Thượng Lâm 308 Thôn Bản Chợ Thượng Lâm 309 thôn Nà Ta Thượng Lâm 310 thôn Nà Tông(bản) Thượng Lâm 311 thôn Nà Va(bản) Thượng Lâm 312 Thôn Nà Thuôn Thượng Lâm 313 Thôn Cốc Phát Thượng Lâm 314 thôn Khuổi Củng(bản) Xuân Lập 315 thôn Khuổi Trang(bản) Xuân Lập 316 thôn Lũng Giềng(bản) Xuân Lập 317 thôn Nà Co(bản) Xuân Lập 318 thôn Nà Hốc(bản) Xuân Lập 319 thôn Nà Loà(bản) Xuân Lập 320 thôn Cốc Túm TT. Na Hang 321 thôn Khuôn Phươn TT. Na Hang 191 STT Địa danh Vị trí hiện nay 322 thôn Nà Mỏ TT. Na Hang 323 thôn Ngòi Nẻ/Bản Nẻ TT. Na Hang 324 Thôn Pắc Ban TT. Na Hang 325 thôn Tân Lập (bản Hẻo) TT. Na Hang 326 bản Thèo Côn Lôn 327 bản Bó Bu Côn Lôn 328 bản Bó Khiếu (bản Khiếu) Côn Lôn 329 bản Đon Thài Côn Lôn 330 bản Khau Phấu Côn Lôn 331 thôn Lũng Vài Côn Lôn 332 thôn Nà Nam Côn Lôn 333 thôn Nà Nạn Côn Lôn 334 thôn Nà Ngoăng/ngoẵng Côn Lôn 335 thôn Nà Nọi Côn Lôn 336 thôn Nà Nục (lục) Côn Lôn 337 thôn Nà Thưa Côn Lôn 338 thôn Pác Bẻ Côn Lôn 339 thôn Phai Léc (Pai Nét) Côn Lôn 340 Thôn Pom Pán (bản) Côn Lôn 341 thôn Bắc Lẻ (bản Bắc Lè) Đà Vị 342 thôn Bản Âm (Bản Âm) Đà Vị 343 thôn Bản Lục (Bản Lục) Đà Vị 344 thôn Bản Tâng (bản) Đà Vị 345 thôn Bản Thốc (bản) Đà Vị 346 thôn Khuổi Nạn (bản) Đà Vị 347 thôn Khuổi Tích (bản) Đà Vị 348 thôn Nà Cại(bản) Đà Vị 192 STT Địa danh Vị trí hiện nay 349 thôn Nà Đeo Đà Vị 350 thôn Nà Đông Đà Vị 351 thôn Nà Đứa Đà Vị 352 thôn Nà Phin/pin(bản) Đà Vị 353 thôn Nà Pục (bản) Đà Vị 354 thôn Phai Khằn (bản phai căn) Đà Vị 355 Thôn Nà Pục Đà Vị 356 thôn Bản Muông/bản Mường Hồng Thái 357 thôn Khâu Tràng (bản Khau Chàng) Hồng Thái 358 thôn Khuổi Phầy (bản) Hồng Thái 359 thôn Nà Kiếm (bản) Hồng Thái 360 thôn Nà Mụ/ma Hồng Thái 361 thôn Pắc Khoang (bản Pác Khoang) Hồng Thái 362 Bản Thôm Lai Hồng Thái 363 thôn Khau Khai (bản) Khâu Tinh 364 thôn Khau Muồn/muồng(bản) Khâu Tinh 365 thôn Khau Tinh Luông (bản) Khâu Tinh 366 thôn Khau Tinh Nọi /(bản Khau Tinh Nai) Khâu Tinh 367 thôn Lũng Tạc (bản) Khâu Tinh 368 thôn Nà Tạng(bản) Khâu Tinh 369 thôn Bản Nhùng (bản Nhũng) Năng Khả 370 thôn Bàn Nuầy (bản) Năng Khả 371 thôn Bản Tùn/tùm (bản) Năng Khả 372 thôn Bó Chuông Năng Khả 373 thôn Khau Quang (Bản Bắc Co) Năng Khả 374 thôn Không Mây Năng Khả 375 thôn Lũng Giang Năng Khả 193 STT Địa danh Vị trí hiện nay 376 thôn Nà Chác Năng Khả 377 thôn Nà Chang/Trang Năng Khả 378 thôn Nà Chao Năng Khả 379 thôn Nà Chóng/choóng Năng Khả 380 thôn Nà Heng Năng Khả 381 thôn Nà Khá/khả Năng Khả 382 thôn Nà Kham Năng Khả 383 thôn Nà Khun Năng Khả 384 thôn Nà Noong/loong Năng Khả 385 thôn Nà Reo/neo Năng Khả 386 thôn Nà Vai Năng Khả 387 thôn Pác Lung Năng Khả 388 thôn Phiêng Rào Năng Khả 389 Thôm Bưa/(thôn bưa) Năng Khả 390 thôn Thôm Luông(thôn Thuông Luông) Năng Khả 391 thôn Thôm Pết (thôn bết)Ao vịt Năng Khả 392 thôn Trung Phìn (bản Chung phìn) Sinh Long 393 thôn Khuổi Bốc(bản) Sinh Long 394 thôn Khuổi Phìn Sinh Long 395 thôn Lũng Khiêng/Lung Khiêng Sinh Long 396 thôn Nà Tấu (bản Nà Tấu) Sinh Long 397 thôn Nà Tham (bản) Sinh Long 398 thôn Nà Tống(bản) Sinh Long 399 thôn Nặm Đường (bản Nậm Đường) Sinh Long 400 thôn Phiêng Ngàm(bản Phiêng Ngằm) Sinh Long 401 thôn Phiêng Phốc (bản Khuổi Phốc) Sinh Long 402 Thôn Bản Lá (bản Lá) Sinh Long 194 STT Địa danh Vị trí hiện nay 403 thôn Phiêng Ten (bản) Sinh Long 404 thôn Phiêng Thốc (bản) Sinh Long 405 thôn Thăm Đét (bản) Sinh Long 406 Bản Bán Sơn Phú 407 thôn Bản Dạ(bản) Sơn Phú 408 thôn Bản Lằn (bản) Sơn Phú 409 thôn Bản Tàm (bản) Sơn Phú 410 thôn Nà Lạ Sơn Phú 411 thôn Nà Mu Sơn Phú 412 thôn Nà Nghè Sơn Phú 413 thôn Nà Ơ Sơn Phú 414 thôn Nà Sảm Sơn Phú 415 thôn Phia Chang Sơn Phú 416 thôn Vàng Bo (bản) Sơn Phú 417 thôn Bản Bung (bản) Thanh Tương 418 thôn Cổ Yểng(bản) Thanh Tương 419 thôn Đon Tâu (Đơn Tân) Thanh Tương 420 thôn Nà Coóc (Bản Cóc) Thanh Tương 421 thôn Nà Đồn bản (Nà Đôn) Thanh Tương 422 thôn Nà Đứa (bản Nà Đưa) Thanh Tương 423 thôn Nà Mạ/(bản Nà Ma) Thanh Tương 424 thôn Nà Né Thanh Tương 425 thôn Nà Út Thanh Tương 426 thôn Pá Làng Thanh Tương 427 thôn Pắc Tù Thanh Tương 428 thôn Bản Cưởm (Bản Cươm) Thượng Giáp 429 thôn Bản Muồng (bản Pôm Cút) Thượng Giáp 195 STT Địa danh Vị trí hiện nay 430 thôn Bản Vịt (bản vịt) Thượng Giáp 431 thôn Nà Thài (Bản) Thượng Giáp 432 thôn Nặm Cằm (bản Nậm Cằm) Thượng Giáp 433 thôn Bản Giòng (bản) Thượng Nông 434 Thôn Khoan Thượng (bản Cuốn) Thượng Nông 435 thôn Bản Khẻ (bản Khé) Thượng Nông 436 Dé Thượng Nông 437 thôn Nà Nọi (bản) Thượng Nông 439 thôn Nặm Pó (bản) Thượng Nông 440 thôn Bản Thác (bản Thác) 441 thôn Bản Va(bản Va) Yên Hoa 442 thôn Khâu Pồng (bản) Yên Hoa 443 thôn Nà Luông (bản Nà Ma) Yên Hoa 444 thôn Nà Tông (bản Khể) Yên Hoa 445 thôn Phiêng Bung (lâm Trường) Năng Khả 446 thôn Phiêng Quân(bản Nuôi) Năng Khả 447 thôn Phiêng v0063Nghịu (bản Hồng Phai) Yên Hoa 448 Thôn Khấu Lấu Bình Yên 449 thôn Lẹm Kháng Nhật 196 IV. CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 1. Cầu STT Địa danh Vị trí hiện nay 1 cầu Mạ Yên Nguyên 2 cầu Làng Mòi Yên Nguyên 5 cầu Đon Bả Hòa Phú 6 cầu Khuân Hang Hòa Phú 7 cầu Bốc Phúc Thịnh 8 cầu Nà Mốc Tân An 9 cầu Nà Piêng Tân An 10 cầu Ngòi Nhầu Tân An 11 cầu Nà Rùng Hà Lang 12 cầu Suối Mang Hà Lang 13 cầu Nà Lừa Trung Hà 14 cầu Nà Đông Trung Hà 15 cầu Bản Ba Trung Hà 16 cầu Nà Áng Minh Quang 17 cầu Nà Mạ Minh Quang 18 cầu tràn Nà Nẻm Xuân Quang 19 cầu Pắc Kép Hùng Mỹ 20 cầu phao Nà Thoi Xuân Quang 21 cầu Nà Áng Ngọc Hội 22 cầu Vật Nhèo Ngọc Hội 23 cầu Nà Lung Yên Lập 24 cầu Tin Keo Yên Lập 25 cầu Tống Mọc Yên Lập 197 STT Địa danh Vị trí hiện nay 26 cầu Nà Héc Bình Phú 27 cầu Tin Kéo Bình phú 28 cầu treo Pắc Cáp Kiên Đài 29 cầu Bản Nhân Lý 30 cầu Phai Khằn Đà Vị 31 cầu treo Na Hang Na Hang 32 cầu Khuẩy Pừn Phúc Yên 34 cầu Nà Chao Phúc Yên 35 cầu Khuổi Chướn Bình An 37 cầu Bản Tụm Tân Mỹ 38 cầu Nẻ TT Na Hang 39 cầu Bản Tha Hồng Quang 40 cầu Nà Bản Thượng Lâm 41 cầu Bản Cưởm Thượng Giáp 42 cầu Đồng Đăm Thượng Nông 43 cầu Bản Lục Đà Vi 44 cầu Thác Dẫng Bình Yên 45 cầu Bâng Minh Thanh 46 cầu Suối Thia 1 Tân Trào 47 cầu Suối Thia 2 Tân Trào 198 2.Ngã ba STT Địa danh Vị trí hiện nay 1 ngã ba Pắc Vãng Khâu Tinh 2 ngã ba Lang Chang Hòa Phú 3 ngã ba Na Héc Hùng Mỹ 4 ngã ba Kẹm Pu Khuôn Hà 5 ngã ba Pắc Hóp Linh Phú 6 ngã ba Nà Cuồng Hùng Mỹ 3. Bến STT Địa danh Vị trí hiện nay 1 bến Chản Bình Nhân 2 bến Khuyếch Bình Nhân 3 bến Nghe Hùng Mỹ 4 bến Ngầu Hùng Mỹ 5 bến gốc Nhội Vinh Quang 6 bến Bắc Giòn - Thượng Lâm Thượng Lâm 7 bến Bản Cài Khuôn Hà Lòng hồ 8 bến Khuổi Bốc (suối cạn) Nà Hang 9 bến Nà Thìn Nà Hang 10 bến Thác Khuy Nà Hang 11 Nà Đứa Nà Hang 12 Pá Van Nà Hang 13 Cham Nhân Lý 14 Bến đò Ruộc Vĩnh lợi 15 Bến Thia Tân Trào 199 V. ĐỊA DANH CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG 1. Thắng cảnh STT 1 thắng cảnh Hang Mỏ Bài Minh Quang 2 thắng cảnh Động Bản Pài Minh Quang 3 thắng cảnh Hang Thẳm Hốc Phúc Sơn 4 thắng cảnh Hang Thẳm Vài Phúc Sơn 5 thắng cảnh Hang Bó Ngoạng Phúc Sơn 6 thắng cảnh Thác Bản Ba Trung Hà 7 thắng cảnh Thác Khuân Nhòa Trung Hà 8 thắng cảnh Thác Nặm Me Khuôn Hà 9 thắng cảnh Thác Tát Lụa Hà Lang 10 thắng cảnh Thác Pác Ban Vĩnh Yên 11 thắng cảnh Lâm viên Phiêng Bung Na Hang 12 thắng cảnh Lâm thủy Cọc Vài Na Hang 13 thắng cảnh Thủy trại Đà Vị Na Hang 14 thắng cảnh Hang Khào T.T Na Hang 2. Di tích STT 1 di tích Xưởng quân Khí H52, Bản Cài Xuân Tiến 2 di tích Đền Pắc Tạ Vĩnh Yên 3 di tích Hang Phia Mồn Sơn Phú 4 di tích Hang Phia Vài Khuôn Hà 5 di tích Đền Pú Pảo Lăng Can 6 di tích Nà Mạ Linh Phú 7 di tích thôn Khuổi Hóp Linh Phú 8 di tích Nơi cất dấu và sửa chữa máy bay, Loong Chằm Vinh Quang di tích Hội nghị cán bộ nông dân toàn quốc lần thứ 2, 9 Bình Nhân thôn Đồng Quắc 200 STT 10 di tích Xưởng in cơ yếu, thôn Khuôn Khoai Yên Nguyên 11 di tích Kho Lưu trữ, thôn Khuôn Khoai Yên Nguyên 12 di tích Trường Công An Trung cấp thôn Khuôn Khoai Yên Nguyên 13 di tích Bộ Quốc gia Giáo Dục thôn Khuôn Khoai Yên Nguyên 14 di tích Bộ Ngoại giao thôn Lăng Lằm Hòa Phú 15 di tích Bộ Y tế thôn Lăng Cuồng Hòa Phú 16 di tích Bộ Lao động làng Đẩu Hòa Phú 17 di tích Bênh viện Trung ương thôn Khun Vìn Kiên Đài 18 di tích Kho cấp phát thôn Bó Cút Kiên Đài 19 di tích Kho cáp phát lương thực thôn Khun Cúc Kiên Đài 20 di tích Phòng vô tuyến điện thôn Thẳm Lấu Kiên Đài 21 di tích Đoàn cố vấn chính trị Trung Quốc làng Thẳm Kiên Đài 22 di tích Ban tuyên huấn trung ương làng Thẳm/ Bản Khây Kiên Đài di tích Nhà của gia đình đồng chí Trường Chinh thôn 23 Kiên Đài Khun Miềng 24 di tích Văn phòng Tổng Bí thư thôn Khuôn Miềng Kiên Đài 25 di tích Ban biên tập báo Cứu quốc, thôn Nà Chiếng Kiên Đài 26 di tích Nhà xuất Bản sự thật, Bản Khây Kiên Đài 27 di tích Ban tổ chức trung ương Đảng thôn Nà Bó Kiên Đài di tích Mặt trận Liên Việt, Ban dân vận Trung ương, 28 Kiên Đài thôn Nà Bó 29 di tích Ban Kinh tế Chính phủ, thôn Chè Hon Kiên Đài di tích Nhà ở và làm việc của đồng chí Tôn Đức 30 Kiên Đài Thắng, thôn Bản Tai 31 di tích Ban tiếp tế ATK, Bản Tai Kiên Đài 32 di tích Đoàn cán bộ cách mạng lào, thôn Bản Vả Kiên Đài di tích Nhà ở và làm việc của đồng chí Xuân Thủy, 33 Kiên Đài thôn Bản Vả 201 STT di tích Văn phòng Chủ tịch phủ - Thủ tướng phủ, thôn 34 Kiên Đài Bản Tai di tích hầm và lán Chủ tịch Hồ Chí Minh, thôn 35 Kiên Đài Khuôn Mạ 36 di tích Xưởng Quân Giới J3, thôn Nà Mạ Kiên Đài 37 di tích Ty Trật tự tư pháp, thôn Khuôn Trại Phú Bình 38 di tích Bộ Tài chính, thôn Nà Làng Phú Bình 39 di tích Xưởng Quân Giới J3, thôn Nà Viên Phú Bình 40 di tích Xưởng Quân Giới J3, thôn Nà Viên Phú Bình 41 di tích Xưởng Quân Giới J3, thôn Nà Viên Phú Bình 42 di tích Chiến thắng Bản Heng Phú Bình 43 di tích Chùa Nà Seo Kiên Đài 44 di tích Đền Bản Cuống Minh Quang 45 di tích Di tích Trạm giao thông 28, thôn Nà Bây Ngọc Hội 46 di tích Chiến thắng vật Nhèo Ngọc Hội di tích Ty Chính trị và Ty Trật tự tư pháp, thôn Lăng 47 Tân Thịnh Luông 48 di tích Bộ Giao thông công chính, thôn Nà Nghè Tân Thịnh 49 di tích ban thường trực Quốc hội, thôn Đồng Lũng Phúc Thịnh 50 di tích Trại từ binh 42, thôn Đồng Lũng Phúc Thịnh 51 di tích Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, thôn Đồng Lũng Phúc Thịnh 52 di tích Bộ tư Pháp, thôn Đồng Lũng Phúc Thịnh 53 di tích Sở Đúc Tiền,thôn Đồng Tụ Phúc Thịnh 54 di tích Trường Công an Trung ương, thôn phai Cống Xuân Quang 55 di tích Bộ Quốc gia Giáo dục, làng Ải Xuân Quang 56 di tích Ban Chế tạo dụng cụ y dược, thôn nà Coóc Xuân Quang 57 di tích Trường Đại học Khoa học cơ bản, thôn Nà Lá Xuân Quang 58 di tích Ban Thường vụ Quốc hội, thôn Nà Lá Xuân Quang 59 di tích Bộ Tư pháp, thôn Nà Lá Xuân Quang 202 STT 60 di tích Ban Liên lạc Hội Nông dân toàn quốc, thôn Nà Lá Xuân Quang 61 di tích Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, thôn Nà Lá Xuân Quang 62 di tích Trạm An dưỡng đường, xóm Nà Ca Xuân Quang 63 di tích Bệnh viện thực hành, làng Lạc Xuân Quang 64 di tích Trường Đại học Y khoa, làng Lạc Xuân Quang 65 di tích Nhà Máy in tiền Khanh Thi, thôn Ngầu 1 Hùng Mỹ 66 di tích Trận địa phòng không đồi Pù Méo Kim Bình 67 di tích Trận địa phòng không núi Khặm Khuật Kim Bình 68 di tích Đài Quan sát Pù Choong Kim Bình 69 di tích Trạm gác của du kích, thôn Bó Củng Kim Bình di tích Nhà cụ Nguyễn Xương Thành, Thung lũng 70 Kim Bình Khau Tao di tích Ban Kinh tế - Tài chính Trung ương, thôn 71 Kim Bình Khuôn Nhự 72 di tích trung đội Cứu quốc quân III, xóm Khuổi Kịch Tân Trào 73 di tích Trường Quân chính Kháng Nhật, xóm Khuổi Kịch Tân Trào 74 di tích Lán Nà Lừa Tân Trào 75 di tích Bến Thia Tân Trào 76 di tích Lán Chủ tịch Hồ Chí Minh Lũng Tẩu Tân Trào 77 di tích Sân Thể thao Lũng Tẩu Tân Trào 78 di tích Lán đồng chí Tôn Đức Thắng thôn Đồng Man Tân Trào 79 di tích Ban thi đua Ái quốc Trung ương thôn Đồng Man Tân Trào di tích Văn phòng Tổng Bí thư Trường Chinh thôn 80 Tân Trào Đồng Man 81 di tích Tổng bộ Việt Minh thôn Đồng Man Tân Trào 82 di tích Ban Kiểm tra Trung ương Đảng thôn Đồng Man Tân Trào 83 di tích Trạm liên lạc 14 thôn Đồng Man Tân Trào 84 di tích Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam thôn Lũng Búng Tân Trào 85 di tích Trạm Liên lạc Miên - Lào thôn Lũng Búng Tân Trào 203 STT 86 di tích Cơ quan chuyên gia Trung Quốc thôn Thia Tân Trào di tích Văn phòng Chủ tịch phủ - Thủ tướng phủ thôn 87 Tân Trào Thia 88 di tích Ban tuyên huấn Trung ương, thôn Thia Tân Trào 89 di tích Lán Hang Thia Tân Trào 90 di tích Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, thôn Thia Tân Trào 91 di tích Khấu Lấu - Vực Hồ Tân Trào 92 di tích phiến đá Vực Hồ Tân Trào 93 di tích Lán hang Bòng Tân Trào 94 di tích Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương, thôn Bòng Tân Trào 95 di tích Bản Ngòi Nho Tân Trào 96 di tích Phân khu Nguyễn Huệ, thôn Ao Búc Trung Yên 97 di tích Lò rèn vũ khí thô sơ, thôn Ao Búc Trung Yên 98 di tích Hang đá Ao Búc Trung Yên 99 di tích Thung lũng Khôn Trút Trung Yên 100 di tích Lễ ăn thề, thôn Ao Búc Trung Yên 101 di tích Nhà ông Triệu Văn Hiến, Thôn Ao Búc Trung Yên 102 di tích Bộ phận Lao động, thôn Ao Búc Trung Yên 103 di tích Ban Thường trực Quốc hội, thôn Chi Liền Trung Yên 104 di tích Mặt trân Liên Việt, thôn Chi Liền Trung Yên di tích Lán và hầm an toàn của dồng chí Tôn Đức 105 Trung Yên Thắng, thôn Chi Liền 106 di tích Lán Đồng Minh, Vực Do Trung Yên 107 di tích Rộc Hán - Ao Gà Minh Thanh 108 di tích Lán Vực Đảo Minh Thanh 109 di tích Đèo Chắn Minh Thanh 110 di tích Lán Thâm Thi Minh Thanh 204 3. Hồ, đập STT 1 hồ Rèn Hòa An 2 hồ Bó Mạ Hòa An 3 hồ Bó Coóc Hòa An 4 hồ Ca Lao Hòa An 5 hồ Ka Loan Hòa An 6 hồ Phăng Mơ Hòa An 7 hồ Thôm Pha Hòa An 8 hồ Búc núi Yên Nguyên 10 hồ Khuổi Chùm Tân An 11 hồ Thâm Luông Phú Bình 12 ao Búc Dăm Yên Nguyên 13 đập Khuổi Cùng Tân An 14 đập Thôn Luông Xuân Quang 15 đập Nà Ký Tân Thịnh 16 đập Tống Moọc Yên Lập 17 đập Khuổi Đúc Yên Lập 18 hồ Thác Rõm Tân Mỹ 19 hồ Nà Đình xã Linh Phú 20 hồ Khuổi Chùm Tân An 21 hồ Noong Mò Tân An 23 đập Nặm Dật Tân An 24 đập Thác Dẫng 25 đập Khuổi Nghìn Na Hang 26 đập Nà Mục Đà Vị 4. Trạm kiểm lâm STT 1 trạm kiểm lâm Pắc Vãng/ Bắc Khâu Tinh 2 trạm kiểm lâm Bản Bung Thanh Tương 3 trạm kiểm lâm Na Héc Hùng Mỹ 4 trạm Kiểm lâm Phia Phoong (trạm nổi) Sơn Phú 205 PHỤ LỤC IV DANH SÁCH ĐỊA DANH TÀY NÙNG ĐỀ NGHỊ PHIÊN CHUYỂN I. HUYỆN CHIÊM HÓA 1. Địa danh địa hình thiên nhiên Thành tô Vị trí Đề nghị STT Tiếng DTTS chung hiện nay phiên chuyển 1 Núi Khau Cóng Hà Lang Khau Coóng 2 Núi Khau Piết Hà Lang Khau Phiết 3 Núi Khau Slảng Hà Lang Khau Sảng 4 Núi Trạm Chu Hà Lang Chạm Chu 5 Núi Keo Liêng Hùng Mỹ Kéo Niêng 6 Núi Tam Chảu Hùng Mỹ Tam Chẩu 7 Núi Pau Mi Kiên Đài Pù Mi 8 Núi Khặm Khuật Kiên Đài Khăm Khuật 9 Núi Pjia Nàng Minh Quang Pia Nàng 10 Núi Khau Phjà xã Tân Mỹ Khau Phà 11 Núi Khau Phji Tân Mỹ Khau Phi 12 Núi Phjia Khán Trung Hà Phia Khán 13 Núi Phioa Khằn Trung Hà Phia Khằn 14 Núi Khau Ka Xuân Quang Khau Ca 15 Núi Phjiêng Khàng Trung Hà Phiêng Khàng 16 Đèo Ka Mác Yên Lập Ca Mác 17 Đèo Trai Keo Kim Bình Chai Keo 18 Đèo Kéo Pụt Vinh Quang Kéo Bụt 19 Đèo Khau Phà Tân An Khau Khà 20 Hang Mỏ Pài Minh Quang Mỏ Bài 206 Thành tô Vị trí Đề nghị STT Tiếng DTTS chung hiện nay phiên chuyển 21 Hang Lung Pjia Khuôn Hà Lung Pia 22 Hang Phjia Vài Khuôn Hà Phia Vài 23 suối Pó Kim Bình Bó 24 Suối Nà Đinh Linh Phú Nà Đình 25 Suối Tà Nà Mạ Minh Quang Ta Nà Mạ 26 Suối Pó Cuống Minh Quang Bó Cuống 27 Suối nặm Ho Phú Bình Làng Ho 28 Suối Pó Ngoặm Phúc sơn Bó Ngoạng 29 Suối Cóp Tri Phú Cốp 30 Suối Tà Rọc Phúc Sơn Tà Rộc 31 Suối Nà Mường Tân An Nà Meng suối Khuổi 32 Suối Trung Hà suối Khuổi Dầu Dầư 33 Suối Cầu Khộo Tri Phú Cầu Khộ 34 Suối Khuổi Trang Tri Phú Khuổi Chang 35 Suối Khuổi Vồng Trung Hà Khuổi Vuồng 36 Suối Phiền Ly Trung Hà Phiềng Ly 37 Suối Tàu Dừa Trung Hà Khuổi Trang 38 Thác Khuân Nhòa Trung Hà Khuôn Nhòa 39 Suối Sán Mâm Tân An Nặm Nhật 40 Suối Khuổi Thôn Tân An Khuổi Thân 41 Suối Lũng Rơm Hùng Mỹ Lũng Dỗm 42 Khuổi Pó Kim Bình Bó 207 2. Địa danh đơn vị dân cƣ Thành tô Vị trí Đề nghị STT Tiếng DTTS chung hiện nay phiên chuyển 1 Thôn Trang Bình Nhân Chang 2 Thôn Phjia Xeng Hà Lang Phia Xeng 3 Thôn Cháng Hạ Hòa An Chắng Hạ 4 Thôn Cháng Thượng Hòa An Chắng Thượng 5 Thôn Làng Trang Hòa An Làng Chang 6 Thôn Lang Hối Hòa An Lăng Hối 7 Thôn Bùng Khít Phúc Sơn Búng Khít 8 Thôn Làng Cuồng Phúc Sơn Noong Cuồng 9 Thôn Po Tùy Phúc Sơn Bó Tùy 10 Thôn Pó Ngoặm Phúc Sơn Bó Ngoặng 11 Thôn Bản Chon Phúc Sơn Bản Chỏn 12 Thôn Bung Pẩư Phúc Sơn Búng Pẩu 13 Thôn Làng Cường Minh Quang Làng Cuống 14 Thôn Đồn Mệnh Minh Quang Đon Mệnh 15 Thôn Khau Tèo Minh Quang Khau Téo 16 Thôn Nà Linh Minh Quang Nà Lính 17 Thôn Pắc Khập Minh Quang Pắc Khộp 18 Thôn Piêng Láng Minh Quang Phiêng Lang 19 Thôn Làng Tang Minh Quang Nà Tơơng 20 Thôn Làng Chúa Trung Hà Lăng Chua 21 Thôn Khuôn Đồng Trung Hà Khuổi Đinh 22 Thôn Phieng Ly Trung Hà Phiềng Ly 23 Thôn Thản Hon Trung Hà Thẳm Hon 24 Thôn Làng Mãn Bình Phú Bản Man 25 Thôn Nà Vai Bình Phú Bản Lếch 26 Thôn Bưa Tân Mỹ Thôm Bưa 27 Thôn Dõm Tao Tân Mỹ Pắc Có 208 Thành tô Vị trí Đề nghị STT Tiếng DTTS chung hiện nay phiên chuyển 28 Thôn Khau Thẩm Tân Mỹ Khuôn Thẳm 29 Thôn Làng Lé Tân Mỹ Lăng Lé 30 Thôn Mong Tuông Tân Mỹ Noong Tuông 31 Thôn On Cáy Tân Mỹ Ón Cáy 32 Thôn Thác Khuổng Tân Mỹ Thắc Khuổng 33 Thôn Tỏng Lùng Tân Mỹ Tông Lùng 34 Thôn Bản Cuộn Hà Lang Bản Cuôn 35 Thôn Phjia SLeng Hà Lang Phia Xeng 36 Thôn Na Khan Hà Lang Nà Khán 37 Thôn Huê Phúc Thịnh Húc 38 Thôn Khuôn Piên Phúc Thịnh Khuôn Phiên 39 Thôn Bảo Hùng Mỹ Bảu 40 Thôn Khâu Thắng Hùng Mỹ Khun Thắng 41 Thôn Rốm Hùng Mỹ Rõm 42 Thôn Bắc Mùi Yên Lập Bắc Muồi 3. Địa danh công trình nhân tạo Thành Vị trí Đề nghị STT Tiếng DTTS tô chung hiện nay phiên chuyển 1 cầu Nà Pjiêng Tân An Nà Piêng 2 Di tích Khun Miềng Kiên Đài Khuôn Miềng 3 Di tích Khun Khoai Kiên Đài Khuôn Khoai 209 II.HUYỆN NÀ HANG 1. Địa danh địa hình thiên nhiên Thành Vị trí Đề nghị STT Tiếng DTTS tố chung hiện nay phiên chuyển 1 Núi Phjiêng Sa Sinh Long Phiêng Xả 2 núi Phjia Đông Thanh Tương Phia Đông 3 núi Phjia Siêu Thanh Tương Phia Siêu 4 núi Pia Phơưng Thượng Giáp Pia Phương 5 núi Phea Pú Lùa Thanh Tương Phia Pú Lùa 6 núi Phea Phặt Phày Thanh Tương Phia Phặt Phày 7 núi Pắc Tạ Khâu Tinh Pác Tạ 8 núi Phjia Bjioóc Năng Khả Phia Boóc 9 núi Cù Bó Năng Khả Pù Bó 10 núi PhJia Liêu Sơn Phú Phia Liêu 11 núi Khe khao Sơn Phú Khe Khau 12 núi Phjia Khao Thanh Tương Phia Khao 13 núi Pù Kom Thanh Tương Pù Com 14 núi Lũng Tạc Yên Hoa Lũng Tặc 15 núi Khuổi Tong Thượng Nông Khuổi Tòng 16 núi Pịa Thanh Tương Pía 17 núi Loong Noòng Thanh Tương Loong Noong 18 Thác Pắc Ban Nà Hang Pác Ban 19 Hang Lung Pjia Khuôn Hà Lung Pia 20 Hang Phjia Vài Khuôn Hà Phia Vài 21 Hang Phjia Muồn Sơn Phú Phia Muồn 22 thác Pắc Hẩu Sơn Phú Pác Hảu 210 2. Địa danh đơn vị dân cƣ Thành Vị trí Đề nghị STT Tiếng DTTS tô chung hiện nay phiên chuyển 1 Thôn Trung Phìn Sinh Long Chung Phìn 2 Thôn Khuổi Phốc Sinh Long Phiêng Phốc 3 Thôn Pôm Cút Thượng Giáp Bản Muồng 4 Thôn Bản Cóc Thanh Tương Nà Coóc 5 Thôn Nà Đôn Thanh Tương Nà Đồn 6 Thôn Nà Đôn Thanh Tương Nà Đồn 7 Thôn Nà Đưa Thanh Tương Nà Đứa 8 Thôn Nà Ma Thanh Tương Nà Mạ 9 Thôn Đơn Tân Thanh Tương Đon Tâu 10 Thôn Bản Khé Thượng Nông Bản Khẻ 11 Thôn thôn Bản Giòng Thượng Nông thôn Bản Gioòng 12 Thôn Nặm Pó Thượng Nông Nặm Bó 13 Thôn Khâu Pôồng Yên Hoa Khâu Pồng 14 Thôn Nà Chè Yên Hoa Nà Chẻ 15 Thôn Cuôn Yên Hoa Bản Cuốn 16 Thôn Phj iêng Ngịu Yên Hoa Phiêng Nghịu 17 Thôn Khể Yên Hoa Nà Tông 18 Thôn Khâu Tràng Hồng Thái Khâu Chàng 19 Thôn Mường Hồng Thái Muông 20 Thôn Nà Ma Hồng Thái Nà Mụ 21 Thôn Pắc Khoang Hồng Thái Pác Khoang 22 Thôn Bằng Bo Sơn Phú Vàng Bo 23 Thôn Da Sơn Phú Dạ 211 Thành Vị trí Đề nghị STT Tiếng DTTS tô chung hiện nay phiên chuyển 24 Thôn Lăn Sơn Phú Lằn 25 Thôn Bán Sơn Phú Man 26 Thôn Nà Do Sơn Phú Nà Lạ 27 Thôn Phjia Trang Sơn Phú Phia Chang 28 Thôn Bắc Co Năng Khả Khau Quang 29 Thôn Ban Nuây Năng Khả Bản Nuầy 30 Thôn Thôn Bết Năng Khả Thôm Pết 31 Thôn Bô Chuông Năng Khả Bó Chuông 32 Thôn Thôn Bưa Năng Khả Thôm Bưa 33 Thôn Bản Khả Năng Khả Nà Khá 34 Thôn Phjiêng Bung Năng Khả Phiêng Bung 35 Thôn Nà Chắc Năng Khả Nà Chác 36 Thôn Bản Nhũng Năng Khả Bản Nhùng 37 Thôn Nà Chóng Năng Khả Nà Choong 38 Thôn Nà Loong Năng Khả Nà Noong 39 Thôn Nà Neo Năng Khả Nà Reo 40 Thôn Nà Trang Năng Khả Nà Chang 41 Thôn Thuông Luông Năng Khả Thôm Luông 42 Thôn Khau Pấu Côn Lôn Khau Phấu 212 3. Địa danh công trình nhân tạo Thành tô Vị trí Đề nghị STT Tiếng DTTS chung hiện nay phiên chuyển 1 Trạm kiểm lâm Bắc Vãng Khau Tinh Pác Vãng 2 Thắng cảnh Thác Pác Ban Vĩnh Yên Thác Pác Ban 3 Cầu Tin Keo Yên lập Tin Kéo 4 Cầu Khuẩy Pừn Phúc Yên Khuổi Pừn III. HUYỆN LÂM BÌNH 1. Địa danh địa hình tự nhiên Thành Vị trí Đề nghị STT Tiếng DTTS tố chung hiện nay phiên chuyển 1 Núi Phjia Pioong Bình An Phia Phong 2 Núi Pù Chẩu Bình An Pù Chậu 3 Núi Nà Pôồng Hồng Quang Nà Pồng 4 Núi Khau Tre Lăng Can Khau Che 5 Núi Pù Hắng Thượng Lâm Pù Hẳng 6 Núi Khe Pặu Lăng can Che Pặu/ Khe Pặu 7 Suối Khuổi Cái Bình An Khuổi Cải 8 Suối Khuổi Sóoc Bình An Khuổi Sóc 9 Suối Nặm Tác Hồng Quang Nậm Tặc 10 Đèo Buôn Hồng Quang Buông 11 Núi Phe Trẩu Thổ Bình Phia Trẩu 12 núi Khuổi Thiên Thổ Bình Khuổi Thiển 13 Núi Khau Phương Thổ Bình Khuổi Khương 14 Rừng Hong Khạo Thượng Lâm Hoong Khạo 15 Rừng Phong Mạ Thượng Lâm Phoong Mạ 16 Rừng Khưa Quang Thượng Lâm Khau Quang 17 Hang Lung Pjia Khuôn Hà Lung Pia 18 Hang Phjia Vài Khuôn Hà Phia Vài 19 Suối Khuổi Trang Thượng Lâm Khuổi Chang 213 2. Địa danh đơn vị dân cƣ Thành Vị trí Đề nghị STT Tiếng DTTS tô chung hiện nay phiên chuyển 1 Thôn Bản Do Bình An Bản Dạ 2 Thôn Bản Sá Bình An Bản Xá 3 Thôn Nung Muông Bình An Lung Muông 4 Thôn Dũng Rạng Bình An Lung Rạng 5 Thôn thôn Nà Cóc Bình An thôn Nà Coóc 6 Thôn Nà Đấu Bình An Nà Đẩu 7 Thôn Bản Luông) Bình An Phiêng Luông 8 Thôn Tát Tén Bình An Tát Ten 9 Thôn Tàng Phu Bình An Tống Pu 10 Thôn Luông Ngang Hồng Quang Bản Luông 11 Thôn Bản Thơ Hồng Quang Bản Tha 12 Thôn Khuổi Soan Hồng Quang Khuổi Xoan 13 Thôn Luông Hồng Quang Lung Luông 14 Thôn thôn Nà Trúc Hồng Quang Nà Chúc 15 Thôn thôn Kà Nò Khuôn Hà thôn Cà Nò 16 Thôn Nà Kẹn Khuôn Hà Nà Kẹm 17 Thôn Nà Háo Khuôn Hà Nà Ráo 18 Thôn Nà Thiểm Khuôn Hà Nà Thếm 19 Thôn Nà Phom Khuôn Hà Nà Thom 20 Thôn Cuôn Khuôn Hà Thôm Cuông 21 Thôn Bản Véc Lăng Can Bản Vén 22 Thôn Nà Lửng Lăng Can Nà Lẩng 23 Thôn Nám Trá Lăng Can Nặm Chá 214 Thành Vị trí Đề nghị STT Tiếng DTTS tô chung hiện nay phiên chuyển 24 Thôn Khau Tre Lăng Can Phai Che 25 Thôn Bản Phước Thổ Bình Bản Pước 26 Thôn Lũng Piát Thổ Bình Pi Át 27 Thôn Nà Bò Thổ Bình Nà Bó 28 Thôn Nà Con Thổ Bình Nà Cọn 29 Thôn thôn Nà Mỹ Thổ Bình Nà Mỵ 30 Thôn Long Liều Thổ Bình Noong Liều 31 Thôn Bản Ang Thổ Bình Vằng Áng 32 Thôn Bản Bò Thượng Lâm Nà Bó 33 Thôn Khâu Đao Thượng Lâm Khau Đao 34 Thôn Nà Niềm Thượng Lâm Nà Liềm 3. Địa danh công trình nhân tạo Thành tô Vị trí Đề nghị STT Tiếng DTTS chung hiện nay phiên chuyển 1 Cầu Khuổi Chướn Bình An Khuổi Chườn 2 Di tích Phjia Vài Khuôn Hà Phia Vài 3 Cầu Khuẩy Rưởn Khuôn Hà Khuổi Rưởn 215 IV. HUYỆN SƠN DƢƠNG Thành tố Vị trí Đề nghị STT Tiếng DTTS chung hiện nay phiên chuyển 1 Thôn Pắp Pẻn Trung Yên Pắc Pẻn 2 Thôn Khâu Lâu Bình Yên Khấu Lấu 3 Thôn Đông Mã Trung Yên Đồng Mà 4 Thôn Lúng Búng Tân Trào Lũng Búng 5 Thôn Đồng Tâu Lương Thiện Đồng Tậu 6 Thôn Gò Gu Lương Thiện Gò Hu 7 Thôn Khuân Lăn Thượng Ấm Khuôn Lăn 8 Thôn Khuân Giáng Phúc Ứng Khuôn Ráng 9 Thôn Đồng Pai Đông Thọ Đồng Phai 10 Thôn Móc Dòm Tuân Lộ Múc Ròm 11 Thôn Thanh Khuân Đại Phú Thạch Khuôn 12 Thôn Đồng Hèo Minh Thanh Đồng Hẻo 13 Thôn Niêng Minh Thanh Niếng 14 Núi Pù Mang Tân Trào Pù Màng 15 Núi Nản Đen Tân Trào Nản Đeng 16 Núi Đá Thia Tân Trào Thia 17 Núi Khao Hắp Tân Trào Khau Hắp 18 Núi Khuôn Lìu Tân Trào Khuôn Lỉu 19 Núi Ao Rừm Tân Trào Au Rừm 20 Suối Khuân Pén Tân Trào Khuôn Pén 21 Lán Nà Nưa Tân Trào Nà Lừa 22 Cầu Thác Dẫn Bình Yên Thác Rẫng 23 Cầu Bâng Minh Thanh Bân 24 Bến Duộc Vĩnh Lợi Ruộc 25 Núi Khau Tú Tân Trào Khau Tứ 26 Núi Khau Nhù Tân Trào Khau Nhì 216 PHỤ LỤC V BIỂU ĐỒ 450 400 350 Sơn danh 300 Thủy danh Vùng đất nhỏ 250 Thị trấn, huyện 200 Thôn, bản, làng 150 Công trình giao thông Công trình xây dựng 100 50 0 Loại địa hình Biểu đồ 2.1. Kết quả thu thập địa danh có yếu tố DTTS ở Tuyên Quang 500 450 400 350 300 Tày, Nùng 250 Mông, Dao 200 Chưa xác định 150 100 50 0 ĐVTN ĐVDC CTNT Biểu đồ 2.2: Kết quả phân loại địa danh theo tiêu chí tự nhiên - không tự nhiên 217 450 400 350 300 ĐDĐHTN 250 ĐDĐHDC 200 Đ DCTNT 150 100 50 0 Một yếu tố Hai yếu tố Ba yếu tố Biểu đồ 2.3: Kết quả phân loại địa danh theo tiêu chí ngôn ngữ 450 400 350 300 Cấu tạo đơn 250 Chính phụ 200 Đẳng lập Chủ - vị 150 100 50 0 ĐDĐHTN ĐDĐVDC ĐDCTNT Biểu đồ 2.4: Thống kê thành tố riêng theo số lượng các yếu tố 218 120 100 80 Tày, NÙng 60 Mông, Dao 40 20 0 ĐDĐHTN ĐDĐVDC ĐDCTNT Biểu đồ 2.5: Thống kê thành tố riêng theo kiểu cấu tạo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_dia_danh_co_thanh_to_goc_tieng_dan_toc_thieu_so_o_ti.pdf
Tài liệu liên quan