BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
Nguyễn Thị Thục
DI SẢN VĂN HÓA VÙNG HÀM RỒNG
Ở TỈNH THANH HÓA
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
Hà Nội - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
Nguyễn Thị Thục
DI SẢN VĂN HÓA VÙNG HÀM RỒNG
Ở TỈNH THANH HÓA
Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số: 62 31 06 40
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. NGUY
211 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 367 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Luận án Di sản văn hóa vùng hàm rồng ở tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỄN CHÍ BỀN
Hà Nội - 2014
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, bản Luận án tiến sĩ: DI SẢN VĂN
HÓA VÙNG HÀM RỒNG Ở TỈNH THANH HÓA là do tôi viết.
Các số liệu, trích dẫn, tư liệu trong luận án đảm bảo độ tin cậy,
chính xác, trung thực, có dẫn nguồn cụ thể. Tôi xin chịu trách
nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả
Nguyễn Thị Thục
2
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... 1
MỤC LỤC .............................................................................................................. 2
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ VÙNG VĂN HÓA VÀ DI SẢN VĂN HÓA ....... 11
1.1. Lý thuyết về vùng văn hóa .......................................................................... 11
1.2. Lý thuyết về DSVH .................................................................................... 23
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................. 42
CHƯƠNG 2: DI SẢN VĂN HÓA Ở VÙNG HÀM RỒNG ................................... 44
2.1. Nhận diện vùng Hàm Rồng ........................................................................ 44
2.2. Di sản văn hóa vật thể vùng Hàm Rồng ...................................................... 46
2.3. DSVH phi vật thể vùng Hàm Rồng ............................................................. 77
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................. 99
CHƯƠNG 3: BÀN LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 101
3.1. Hàm Rồng - một vùng văn hóa ................................................................. 101
3.2. Kiến nghị .................................................................................................. 123
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................... 135
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 136
MỘT SỐ CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............... 141
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 142
3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN ÁN
BSVHDT: Bản sắc văn hóa dân tộc
BTCVHL: Bảo tàng cổ vật Hoằng Long
CNH - HĐH: Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
DSVH : Di sản văn hóa
GS: Giáo sư
KHKT: Khoa học kỹ thuật
KHXH: Khoa học xã hội
KHXH & NV: Khoa học xã hội và nhân văn
Nxb: Nhà xuất bản
NCKH Nghiên cứu khoa học
TS: Tiến sĩ
TSKH: Tiến sĩ khoa học
TƯ: Trung ương
UBND: Uỷ ban nhân dân
VHDT Văn hóa dân tộc
VHNT Văn hóa Nghệ thuật
VHTT: Văn hóa - Thông tin
4
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong tâm thức của người đương đại, Hàm Rồng là một địa danh đặc biệt ở xứ
Thanh, được ghi nhớ với những chiến công vang dội trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước. Ngược dòng lịch sử, ít người biết rằng nơi đây từng là một trong
những cái nôi của loài người, sự hiện diện của các dấu vết khảo cổ học từ trước công
nguyên: di chỉ khảo cổ học Núi Đọ (cách chúng ta khoảng 20 vạn năm); di tích khảo
cổ học Đông Sơn nổi tiếng thời kỳ đồng thau và sắt sớm... Những cứ liệu khảo cổ học
ít nhiều cho phép nhận diện bức tranh về một vùng Hàm Rồng rộng lớn mà người
Việt cổ di chuyển xuống chiếm lĩnh đồng bằng sông Mã. Đó là sự di chuyển từ hang
Con Moong (Thạch Thành), Mái Đá Điều (Bá Thước) tiến xuống vùng núi Đọ ngày
nay. Sự di chuyển cho thấy ba vùng tiếp biến văn hóa: Mái đá Điều - hang Con Mong
- núi Đọ, trong đó, núi Đọ là địa điểm người Việt cổ định cư lâu nhất. Tiến xuống ven
biển là di chỉ khảo cổ học Đa Bút, điểm nhấn minh chứng con người không chỉ dừng
lại ở vùng đồng bằng mà đã tiến dần xuống các vùng ven biển rồi tụ cư ven các cửa
sông, cửa biển, các con rạch. Trong quá trình di chuyển, sông Mã đã trở thành con
đường thiên lý quan trọng, khi ở giai đoạn đương thời chưa có thêm những con
đường khác hữu dụng hơn. Sau công nguyên, Hàm Rồng trở thành tâm điểm của
nhiều cuộc tranh giành giữa các thế lực trong nước, chiến tranh liên miên, loạn lạc
kéo dài cho đến thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ. Lịch sử đi qua, lặng đọng lại trong
vùng nhiều giá trị văn hóa tiêu biểu, mang tính liên tục, có thể nhận biết qua hệ thống
DSVH đang hiện tồn. Lớp áo thời gian đã làm cho DSVH có sức mạnh bền vững.
Những phần nhiều, người đương thời chỉ nhớ và đề cao các chiến công, giá trị lịch sử
- văn hóa của giai đoạn cận - hiện đại. Giá trị văn hóa thuộc về những lát cắt đồng đại
ở giai đoạn cổ - trung đại chưa được xem xét đúng tầm.
Hàm Rồng có cảnh quan sinh thái hội tụ đầy đủ các yếu tố núi, đồng bằng,
ven biển, mang tính đại diện cho cảnh quan sinh thái xứ Thanh. Sự hấp dẫn của
cảnh quan sinh thái nơi đây đã được ghi nhận qua nhiều bài viết đăng trên các tạp
5
chí, kỷ yếu hội thảo khoa học, nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào đặt cảnh
quan sinh thái trong mối quan hệ với DSVH trong vùng. Việc đặt ra vấn đề nghiên
cứu tổng thể DSVH vùng Hàm Rồng có một ý nghĩa lý luận, thực tiễn quan trọng,
khẳng định những giá trị văn hóa được tiếp nối liên tục tại một vùng đặc biệt ở xứ
Thanh. Từ cảnh quan sinh thái, giá trị lịch sử, giá trị DSVH có thể có cùng một mẫu
số của nền văn minh Đông Sơn vùng hạ lưu sông Mã đã tích tụ lại ở đây.
Tốc độ đô thị hóa, việc mở rộng không gian thành phố Thanh Hóa cộng với
quá trình hội nhập sâu rộng trên nhiều bình diện phần nào đang phá vỡ cảnh quan
sinh thái tự nhiên, làm mai một, xuống cấp hệ thống DSVH trong vùng. Với những
gì đang diễn ra hiện nay rất dễ làm DSVH bị tổn thương và biến mất theo thời gian.
Một Hàm Rồng “danh giá” đang đứng trước những nỗi lo về hậu quả xấu sẽ diễn ra
trong tương lai khi các cấp quản lý chưa có phương án hợp lý trong quy hoạch, bảo
vệ DSVH của vùng; khi người dân chưa nhận thức đầy đủ vai trò của DSVH trong
đời sống cộng đồng; khi chưa lựa chọn được những nhà đầu tư xứng tầm, có tâm
với DSVH. Vài năm trước đây, UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt quy hoạch vùng
Hàm Rồng và chấp nhận cho một số doanh nghiệp đầu tư, khai thác du lịch, kinh tế
tại vùng Hàm Rồng. Động thái này đã vô tình phá vỡ tính liên kết của vùng, sự phân
cấp chưa cụ thể cũng đã làm cho DSVH không được coi trọng đúng với giá trị vốn có
của nó. Đồng thời, ở đây cũng chưa thấy được mối quan hệ, chia sẻ hài hòa lợi ích
giữa bảo tồn văn hóa và phát triển du lịch. Việc cần làm hiện nay là đánh giá tổng thể
giá trị DSVH, chỉ ra những đặc trưng chung của DSVH vùng Hàm Rồng, để thấy
Hàm Rồng cần được xem xét, quy hoạch và bảo vệ như một vùng văn hóa đặc biệt ở
tỉnh Thanh Hóa.
Năm 2011, tỉnh Thanh Hóa xây dựng bản điều chỉnh quy hoạch vùng Hàm
Rồng ở các khía cạnh: quy hoạch tổng thể, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di
tích lịch sử - văn hóa Hàm Rồng. Tuy nhiên, bản quy hoạch có sự hạn chế về không
gian, có nghĩa chỉ lựa chọn từ điểm tiếp giáp làng cổ Dương Xá kéo dài đến núi Nít
đã làm cho không gian Hàm Rồng trở nên nhỏ bé. Vấn đề bảo tồn DSVH chủ yếu
dựa trên cơ sở khảo sát, mô tả thực trạng từng di tích, chưa quan tâm nghiên cứu
6
mối quan hệ, sự lan tỏa, tiếp biến các giá trị văn hóa trong và ngoài vùng. Bài học
của nhiều quốc gia trên thế giới và ngay cả một số địa phương ở Việt Nam cho thấy,
khi quy hoạch một vùng đều cần đến sự liên kết chặt chẽ giữa vùng quy hoạch và
các vùng/ tiểu vùng phụ cận. Từ đó đề xuất những giải pháp quy hoạch, bảo tồn,
phát huy giá trị DSVH toàn vùng.
Từ cách đặt vấn đề trên, tôi nhận thấy rằng cần có một công trình nghiên cứu
về Hàm Rồng với phương pháp tiếp cận nghiên cứu tổng thể giá trị DSVH trong một
vùng văn hóa. Đặc biệt cần nghiên cứu Hàm Rồng gắn với bảo tồn văn hóa và ứng
dụng phát huy DSVH trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới. Công trình nghiên cứu
không chỉ mang tính lý luận làm sáng tỏ Hàm Rồng có ý nghĩa về lịch sử, độc đáo về
sinh thái, văn hóa. Tìm ra những giá trị đặc trưng của DSVH, tạo tiền đề khoa học
cho việc xây dựng vùng văn hóa - du lịch Hàm Rồng trong phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Thanh nói riêng và cả nước nói chung. Với tất cả các vấn đề trên, tôi đã lựa chọn
đề tài: Di sản văn hóa vùng Hàm Rồng ở tỉnh Thanh Hóa làm Luận án Tiến sĩ.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu tổng thể hệ thống DSVH ở vùng Hàm Rồng. Lựa chọn các
DSVH điển hình để khảo cứu, từ đó chỉ ra những đặc điểm chung của DSVH vùng
Hàm Rồng.
2.2. Trên cơ sở lý thuyết vùng văn hóa và phân vùng văn hóa, kết quả nghiên
cứu DSVH vùng Hàm Rồng, bước đầu chứng minh Hàm Rồng là một vùng văn hóa -
lịch sử ở Thanh Hóa đáp ứng đầy đủ các tiêu chí. Trong đó, giá trị đặc trưng của
DSVH đóng vai trò là một tiêu chí quan trọng.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống DSVH ở vùng Hàm Rồng biểu hiện qua các loại hình DSVH vật
thể và DSVH phi vật thể. Trên cơ sở khảo cứu các DSVH điển hình được đề cập
theo từng loại hình cụ thể.
- Luận án cũng đề cập đến một số DSVH ở vùng đệm có cùng mẫu số với
DSVH vùng Hàm Rồng hình thành do quá trình lan tỏa và tích tụ.
7
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian nghiên cứu của luận án là vùng văn hóa Hàm Rồng.
Theo hướng Tây - Đông, tính từ xã Thiệu Khánh với dãy núi Đông Sơn chạy men
theo sông Mã đến xã Hoằng Quang, phường Nam Ngạn. Theo hướng Bắc - Nam từ
bến Ngự đến núi Nhồi, phường An Hoạch.
- Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Nghiên cứu DSVH vật thể (Di tích lịch sử văn
hóa; danh lam thắng cảnh; di vật, cổ vật, bảo vật); DSVH phi vật thể (Lễ hội, tín
ngưỡng; diễn xướng dân gian; nghề thủ công truyền thống) điển hình còn hiện tồn
đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết để tiếp cận hệ thống lý thuyết
về DSVH, phương pháp phân loại DSVH từ các văn bản luật và dưới luật; lý thuyết
vùng văn hóa và phân vùng văn hóa từ kết quả nghiên cứu thành công của các học
giả trong nước và nước ngoài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu nguồn tư liệu viết về DSVH tỉnh Thanh Hóa,
DSVH ở vùng Hàm Rồng. Tổng hợp số liệu, phân tích, phân loại tư liệu nghiên cứu
theo mục đích và nội dung luận án.
4.3. Phương pháp nghiên cứu liên ngành: sử học, văn hóa học, nghệ thuật
học, dân tộc học giúp cho việc tiếp cận, phân tích các loại hình DSVH. Trong đó
chú trọng đến một số mặt của lý thuyết địa - văn hóa đối với hệ thống DSVH vùng
Hàm Rồng trên các phương diện: đặc điểm lịch sử, cảnh quan sinh thái, dân cư
trong việc góp phần vào quá trình hình thành giá trị của DSVH.
4.4. Phương pháp điền dã, kết hợp với phương pháp tổng hợp, thống kê, phân
loại, đối chiếu, so sánh, phân tích các DSVH điển hình trong vùng. Đây là phương
pháp quan trọng, được triển khai theo các bước cụ thể:
Bước thứ nhất: Điều tra, khảo sát tổng thể hệ thống DSVH vùng Hàm Rồng.
Bước thứ hai: Lựa chọn các DSVH (vật thể, phi vật thể) điển hình để khảo
cứu. Song song với tiến trình đánh giá giá trị DSVH, luận án sẽ quan tâm đến các
8
vấn đề: cộng đồng dân cư; môi trường sinh tháiBước này là cơ sở để chỉ ra những
giá trị và những đặc điểm chung của hệ thống DSVH vùng Hàm Rồng.
Bước thứ ba: Sau khi có đầy đủ các thông tin từ hai bước trên, cần tiếp tục
khảo sát lại để có đối chứng, so sánh, tránh bỏ sót những DSVH có giá trị.
- Phương pháp thống kê, phân loại, phân tích, so sánh: Một vùng văn hóa
thường có sự tích hợp đầy đủ các giá trị về văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần,
trong sự tích hợp ấy lại có nhiều các tổ hợp văn hóa với những biểu hiện đa dạng,
khác nhau. Cần sử dụng phương pháp này để làm nổi bật lên diện mạo của một
vùng văn hóa - lịch sử đặc trưng ở tỉnh Thanh Hóa.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Thứ nhất, về khoa học
- Luận án sau khi hoàn thành sẽ góp phần hệ thống hóa lý thuyết vùng văn
hóa và phân vùng văn hóa; chỉ ra hệ tiêu chí xác định vùng văn hóa. Khái quát lý
thuyết về DSVH và vấn đề phân loại DSVH.
- Luận án chỉ ra những giá trị đặc trưng của DSVH vùng Hàm Rồng.
- Chứng minh Hàm Rồng là một vùng văn hóa - lịch sử, đáp ứng đầy đủ các
tiêu chí, trong đó có sự đóng góp không nhỏ về giá trị của DSVH trong vùng.
- Đưa ra một số kiến nghị trong việc bảo tồn, khai thác, phát huy vai trò của
vùng, giá trị DSVH trong vùng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ hai, về thực tiễn
- Bổ sung và góp phần làm phong phú hơn kho tàng DSVH tỉnh Thanh Hóa,
DSVH Việt Nam từ những giá trị độc đáo của DSVH vùng Hàm Rồng.
- Những kiến nghị trình bày trong luận án, tác giả mong muốn sẽ là những
gợi ý hữu ích cho các cấp quản lý địa phương vận dụng trong công tác quy hoạch,
bảo tồn, khai thác phát huy DSVH và vùng văn hóa Hàm Rồng.
- Luận án có thể trở thành tài liệu tham khảo cho sinh viên các ngành Văn hóa -
Du lịch, Quản lý Văn hóa ở các trường Đại học, Cao đẳng KHXH & NV.
- Luận án có thể xuất bản thành sách tham khảo.
Thứ ba, kết quả nghiên cứu và những luận bàn
9
- Hàm Rồng từ lâu đã trở thành đề tài hấp dẫn cho các học giả trong nước và
nước ngoài lựa chọn nghiên cứu, nhưng chủ yếu là những công trình đơn lẻ theo một
vấn đề cụ thể. Ý tưởng của luận án đặt ra nghiên cứu tổng thể cảnh quan sinh thái,
DSVH vùng Hàm Rồng là cần thiết.
- Vùng Hàm Rồng với những giá trị DSVH tiêu biểu - sợi dây nối liền bản
sắc văn hóa Việt cổ, mà đỉnh cao là nền văn hóa Đông Sơn với con người đương
đại. Nơi đây được ví như một kho tàng văn hóa dân gian, kho sử liệu của lịch sử -
văn hóa Việt Nam. Việc nghiên cứu DSVH vùng Hàm Rồng ở tỉnh Thanh Hóa
không chỉ mang tính lý luận thuần túy mà còn làm sáng tỏ DSVH vùng Hàm Rồng
có nhiều giá trị đặc trưng riêng biệt.
- Từ thế kỷ XVI - XIX trên thế giới đã xuất hiện nhiều trường phái nghiên
cứu về vùng và phân vùng văn hóa, mang lại những thành công nhất định ở cả
phương diện lý thuyết và thực hành. Những kết quả nghiên cứu trên đã tác động
mạnh mẽ đến các nhà khoa học Việt Nam. Sự tác động mạnh mẽ nhất vào thập niên
80, 90 của thế kỷ XX. Thời điểm này các quan điểm lý thuyết vùng và phân vùng
văn hóa của các học giả nước ngoài đã được nhiều học giả Việt Nam vận dụng vào
việc nghiên cứu vùng văn hóa ở Việt Nam theo nhiều quan điểm khác nhau. Điểm
chung của các công trình nghiên cứu là việc các tác giả đều thống nhất, khi xác định
vùng văn hóa cần xây dựng bộ công cụ/ hệ tiêu chí trong xác định vùng văn hóa.
Quá trình nghiên cứu, tác giả luận án cho rằng, có thể xác định những tiêu chí
chung ở nhiều tác giả. Nhưng lấy giá trị đặc trưng của DSVH như một tiêu chí vận
dụng để xác định vùng văn hóa thì chưa có tác giả nào đề cập một cách đầy đủ.
- Trong những năm gần đây, việc đánh giá giá trị DSVH theo loại hình đi liền
với công tác bảo tồn DSVH luôn trở thành vấn đề nóng trên các diễn đàn. Theo quy
luật phát triển, các vấn đề xã hội thường có xu hướng tỷ lệ thuận với nhau. Tuy
nhiên giữa phát triển kinh tế và bảo tồn DSVH đang gặp phải những khó khăn,
những tranh luận gay gắt. DSVH vùng Hàm Rồng cũng đứng trước thực trạng
xuống cấp và mai một dần. Việc khảo cứu giá trị của DSVH vùng Hàm Rồng là cơ
10
hội để bảo tồn, phát huy giá trị một vùng văn hóa - lịch sử đặc biệt ở tỉnh Thanh
Hóa trong thời kỳ hội nhập.
6. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu (07 trang), kết luận (04 trang), danh mục tài liệu tham
khảo (7 trang), phụ lục (58 trang), luận án bao gồm ba chương:
Chương 1: Lý thuyết về vùng văn hóa và di sản văn hóa (33 trang)
Chương 2: Di sản văn hóa ở vùng Hàm Rồng (57 trang)
Chương 3: Bàn luận và kiến nghị (35 trang)
11
NỘI DUNG
Chương 1
LÝ THUYẾT VỀ VÙNG VĂN HÓA VÀ DI SẢN VĂN HÓA
1.1. Lý thuyết về vùng văn hóa
Vùng văn hóa được coi là dạng thức của không gian văn hóa. Việc nhận thức
vùng văn hóa hay không gian văn hóa chính ở sự tương đồng và khác biệt. Về
phương diện lý thuyết, vùng và phân vùng văn hóa đã được nhiều học giả trong
nước và trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Luận án kế thừa các kết quả nghiên cứu
đi trước, tập hợp thành một hệ thống lý thuyết bao gồm các khái niệm công cụ:
Vùng văn hóa, vùng thể loại văn hóa, tiểu vùng văn hóa, trung tâm văn hóa, tổ hợp
văn hóa, các khuynh hướng nghiên cứu trên thế giới và trong nước để làm cơ sở lý
thuyết cho việc giải quyết các nội dung nghiên cứu trong Luận án.
1.1.1. Một số khái niệm
- Vùng văn hóa
Khái niệm vùng văn hóa được đề cập lần đầu tiên trong công trình nghiên
cứu của nhà địa lý học người Đức Friedrich Ratzel (1844-1904), nhưng không cụ
thể mà nằm trong mối quan hệ với thuyết “vòng văn hóa”. Sau này được phổ biến
rộng rãi nhờ sự phát triển của các nhà nhân học Mỹ. Khái niệm này chủ yếu dùng
trong việc nghiên cứu sự phân bố không gian của các hiện tượng văn hóa và xác
định mối quan hệ qua lại giữa chúng.
Theo tác giả Alfred Kroeber (1876-1960), thì vùng văn hóa có liên hệ mật
thiết với vùng tự nhiên; ông cũng cho rằng, vùng văn hóa là một khu vực địa lý xác
định, có đặc trưng bởi sự tương đồng về phần lớn các đặc điểm văn hóa. Nhìn
chung, vùng văn hóa được định nghĩa như một khu vực địa lý, trong đó cộng đồng
dân cư khác nhau, hoặc các nền văn hóa khác nhau nhưng có đặc trưng văn hóa
giống nhau, có cùng một kiểu phương thức hoạt động hoặc có cùng một định hướng
văn hóa chủ đạo.
Có thể thấy, một số định nghĩa của các học giả phương Tây khá chung
chung, khiến cho việc phân vùng văn hóa sẽ thiếu cơ sở khoa học. Các học giả Việt
12
Nam đã rút kinh nghiệm và đã cụ thể hơn rất nhiều khi đưa ra các định nghĩa về
vùng văn hóa:
Theo tác giả Ngô Đức Thịnh:
Vùng văn hóa là một vùng lãnh thổ có những tương đồng về mặt hoàn
cảnh tự nhiên, dân cư sinh sống, ở đó từ lâu đã có những mối quan hệ
nguồn gốc và lịch sử, có những tương đồng về trình độ phát triển kinh tế -
xã hội, giữa họ đã diễn ra những giao lưu, ảnh hưởng văn hóa qua lại, nên
trong vùng đã hình thành những đặc trưng chung, thể hiện trong sinh hoạt
văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của cư dân, có thể phân biệt với
vùng văn hóa khác [115, tr.64].
Theo tác giả Huỳnh Khái Vinh:
Vùng văn hóa là một không gian văn hóa được tạo thành bởi các đơn vị
địa lý dân cư địa phương nằm kề nhau liên tục; ở đó có một tập hợp (có
khi là hệ thống) các cơ cấu và đặc trưng văn hóa được hình thành trên cơ
sở tương đồng về quan hệ nguồn gốc và lịch sử; và có một “mức tự chủ”
nhất định và được phân biệt rõ ràng giữa các vùng văn hóa với nhau
[142, tr.96].
Tác giả Trần Quốc Vượng định nghĩa: “Một vùng văn hóa là một tổng thể - hệ
thống với một cấu trúc - hệ thống bao gồm các hệ dưới hay tiểu hệ theo lối tiếp cận
hệ thống [141, tr.401].
Tác giả Trần Ngọc Thêm trên cơ sở phân tích, đánh giá đã đưa ra khái niệm:
Vùng văn hóa là một không gian lãnh thổ liên tục với hoàn cảnh tự nhiên
tương đối đồng nhất ở bên trong và khu biệt với các không gian lãnh thổ
liền kề bên ngoài, trong đó tồn tại một cộng đồng người thống nhất tương
đối (gồm một hai nhiều tộc/nhóm người), đã cùng cư trú và tiếp xúc giao
lưu đồng hướng với nhau trong một thời gian đủ dài để tạo nên được một
hệ thống giá trị chung đặc thù cho phép khu biệt nó với các hệ thống giá
trị của những vùng có liên quan” [114, tr.47].
13
Như vậy, định nghĩa của tác giả Ngô Đức Thịnh và Huỳnh Khái Vinh có nhiều
điểm tương đồng, khá chi tiết nên thiếu tính khái quát và rất khó sử dụng. Khái niệm
của tác giả Trần Quốc Vượng mang tính khái quát cao, nhưng rất khó xác định hệ tiêu
chí để xác định vùng văn hóa. Riêng tác giả Trần Ngọc Thêm, khái niệm vùng văn
hóa cụ thể hơn. Trong khái niệm có thể thấy được hệ tiêu chí và dễ vận dụng vào thực
tiễn. Nhưng cũng cần xác định, không có hệ tiêu chí bất biến, hay hệ tiêu chí áp dụng
cho tất cả việc phân vùng văn hóa của các tác giả khác. Việc phân vùng văn hóa phần
nhiều dựa vào các kết quả nghiên cứu chủ quan của người thực hiện.
- Vùng thể loại văn hóa
Là vùng mà ở đó từng thể loại văn hóa biểu hiện tính tương đồng, tính
thống nhất của mình thông qua nội dung, kết cấu, các sắc thái biểu hiện,
phương thức lưu truyềnkhông nhất thiết tất cả các thể loại văn hóa đều
phân bố theo vùng hay thể hiện rõ nét đặc trưng “vùng” của mình, mà đó
thường là các thể loại văn hóa tiêu biểu, một hiện tượng văn hóa mang
tính tổng thể, gắn liền với sinh hoạt văn hóa cộng đồng của cư dân các
dân tộc sinh sống trong vùng [115, tr.100].
Các vùng thể loại thường mang những biểu hiện tương đối đặc trưng, và tên
gọi của vùng gắn liền với biểu hiện đặc trưng ấy. Ví dụ: vùng truyền thuyết Hùng
Vương; vùng hát xoan Phú Thọ, vùng dân ca quan họ Bắc Ninh. Ở Thanh Hóa,
trong công trình nghiên cứu của TS. Mai Hồng Hải cũng đã chỉ ra một vùng thể loại
truyền thuyết và nghi lễ Lam Sơn. Đa phần vùng văn hóa phải là sự thống nhất và
tổng hợp lại giữa các vùng thể loại, tuy nhiên, không bao giờ ranh giới giữa các
vùng thể loại và vùng văn hóa trùng khít nhau. Vẫn có trường hợp vài ba vùng thể
loại nằm trong không gian một vùng văn hóa. Nhưng lại có trường hợp một vùng
thể loại nằm ở nhiều vùng văn hóa. Tuy nhiên, ở cấp độ mà phạm vi vùng văn hóa
càng nhỏ thì sự trùng hợp giữa các vùng thể loại càng nhiều.
- Tiểu vùng văn hóa
Trong một số công trình nghiên cứu về văn hóa vùng của GS.TS Ngô Đức
Thịnh đã đưa ra hệ thống cấp bậc phân vùng văn hóa rộng hẹp: miền, khu vực, tiểu
khu vực, vùng, tiểu vùng Có thể thấy, ở mỗi cấp độ phân vùng lớn hơn thường
14
bao chứa các cấp độ nhỏ hơn. Ví dụ, Đông Nam Á là miền văn hóa - lịch sử, trong
đó bao gồm hai khu vực văn hóa là Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo;
Đông Nam Á lục địa lại chia thành hai tiểu khu vực là Đông Đông Dương và Tây
Đông Dương. Phân nhỏ hơn tiểu khu vực Đông Đông Dương là các vùng văn hóa
như đồng bằng trung du Bắc Bộ, Nam Bộ, Tây Nguyên, duyên hải Bắc Trung Bộ
Còn trong mỗi vùng lại chia nhỏ hơn thành các tiểu vùng như tiểu vùng đất Tổ -
Phú Thọ, tiểu vùng Thăng Long - Hà Nội thuộc vùng văn hóa đồng bằng và trung
du Bắc Bộ. Từ cách đặt vấn đề trên có thể hiểu: “Tiểu vùng văn hóa là những bộ
phận hợp thành vùng văn hóa, trong đó mỗi tiểu vùng được xác định với những nét
đặc thù bị chi phối bởi không gian địa lý, khí hậu và lịch sử hình thành, phát triển
của vùng” [115, tr.30].
Việc phân loại tiểu vùng văn hóa hoàn toàn không phá vỡ tính thống nhất của
tổng thể một vùng văn hóa. Ngược lại, việc chia các tiểu vùng văn hóa còn giúp
nhận diện rõ nét hơn các giá trị đặc trưng, độc đáo của vùng.
- Trung tâm văn hóa
Trong công trình Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam có đề cập
đến thuật ngữ “trung tâm văn hóa”. Thuật ngữ được viện dẫn và luận giải từ quan
điểm của nhà nhân chủng học Mỹ C.L.Wisler viết trong cuốn sách Người Mỹ da đỏ
xuất bản năm 1917 và tái bản lần thứ hai năm 1922, thì: “Trung tâm văn hóa chính là
nơi sinh sống của “các bộ lạc đặc trưng” và chính vùng văn hóa hình thành như là
vùng ảnh hưởng của trung tâm văn hóa” [115, tr.40]. Các tác giả cũng nhấn mạnh:
Nếu nhìn văn hóa từ khía cạnh hình thái, thì văn hóa trung tâm bao giờ
cũng biến đổi mạnh hơn văn hóa xa trung tâm, tạo nên một hiện tượng
trong văn hóa học gọi là “hóa thạch ngoại vi” để chỉ những hiện tượng
bảo lưu các dạng cổ của văn hóa ngoại vi so với những biến đổi nhanh
của vùng trung tâm [115, tr.40].
Ở công trình Bản sắc văn hóa vùng ở Việt Nam có đề cập đến khái niệm trung
tâm và vai trò của trung tâm, và tác giả luận án đồng thuận với quan điểm này. Trước
tiên cần xác định rõ, trung tâm không phải là một cấp độ của phân vùng. Tùy theo cấp
15
độ là miền, khu vực, vùng mà trung tâm rộng hẹp khác nhau. Ví dụ, ở tiểu vùng văn
hóa Thăng Long - Hà Nội thì 36 phố phường được coi là trung tâm. Điều này có
nghĩa, một vùng nào đó trong các vùng đóng vai trò trung tâm (có nghĩa chức năng
của nó là trung tâm của vùng chứ không phải là cấp độ để phân vùng). Như vậy,
trung tâm có thể là một vùng, một làng, một đô thị điều đó phụ thuộc vào vị trí của
nó trong phạm vi toàn vùng mà nó đóng vai trò. Cũng cần xác định là, trung tâm
không phải là vị trí ở giữa. Để trở thành trung tâm của một vùng văn hóa, thường đó
là vị trí mang đậm sắc thái văn hóa đặc trưng. Theo quy luật phát triển kinh tế - xã hội
cũng như văn hóa không bao giờ dàn đều, mà thường từ các trung tâm rồi lan tỏa và
phổ biến rộng ra các nơi xung quanh. Trung tâm thường là nơi phát sinh, nâng cao,
tiếp nhận các giá trị và tinh hoa văn hóa rồi từ đó lan tỏa đi khắp nơi theo quy luật lan
truyền văn hóa. Như vậy, trung tâm thường là nơi có điều kiện kinh tế - chính trị - xã
hội phát triển, là đầu mối giao lưu và nơi tập trung những người tài trí.
- Tổ hợp văn hóa
Một lần nữa trong các công trình Con người và văn hóa và Mối quan hệ giữa
thiên nhiên và con người ở châu Mỹ bản xứ tác giả C.L.Wisler có đề cập đến khái
niệm “tổ hợp văn hóa” và khái niệm này một lần nữa được GS.TS Ngô Đức Thịnh
điểm trong công trình nghiên cứu của mình: “Là tập hợp những yếu tố văn hóa đặc
trưng, gắn với trung tâm của vùng văn hóa” [115, tr.41]. Do vậy, nghiên cứu động
thái của vùng văn hóa đi liền với việc xem xét quá trình lan truyền các yếu tố văn
hóa từ trung tâm. Chính vùng văn hóa không phải cái gì khác mà là tổng hợp các
yếu tố văn hóa của tổ hợp ấy trong một phạm vi lãnh thổ xác định.
1.1.2. Các khuynh hướng nghiên cứu về vùng văn hóa của các học giả
trên thế giới và trong nước
Một trong những quy luật phát triển văn hóa chính là quy luật tương tác với
môi trường tự nhiên. Các nhà văn hóa học ngay từ thế kỷ XIX đã nhìn ra những nét
đặc trưng mang tính địa văn hóa, nghĩa là mỗi vùng miền gắn với điều kiện tự
nhiên, cộng đồng chủ thể sáng tạo riêng biệt, từ đó cũng tạo ra những giá trị đặc
trưng riêng. Đầu thế kỷ XIX, lý thuyết vùng văn hóa, không gian văn hóa được
16
nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Đến đầu thế kỷ XX, nhiều nhà nghiên
cứu văn hóa còn tập trung vào việc lý giải, chứng minh và cảnh báo về nguy cơ tàn
lụi, tan biến của các nền văn hóa, các tộc người trước những biến đổi mạnh mẽ của
môi trường nhân văn, hay nói một cách khác, trước những biến động lớn lao làm
các tộc người này bị bứt ra khỏi môi trường tự nhiên ban đầu mà họ đã sinh sống,
gắn bó hàng ngàn đời. Đó cũng chính là lý do mà từ thập niên 80 của thế kỷ XX, tổ
chức UNESCO đã đưa ra chương trình bảo vệ văn hóa truyền thống của các dân tộc,
bảo vệ văn hóa vùng, miền, quốc gia để gìn giữ sự đa dạng, phong phú của văn hóa
nhân loại. Và cũng chính từ đây việc nghiên cứu văn hóa tộc người, văn hóa quốc
gia, văn hóa vùng phát triển đa dạng hơn.
1.1.2.1. Các khuynh hướng nghiên cứu lý thuyết về vùng văn hóa, không gian
văn hóa trên thế giới.
Trên thế giới, từ cuối thế kỷ XIX việc nghiên cứu vùng văn hóa trở nên đặc
biệt phát triển, có ba trường phái đỉnh cao, các trường phái này đã được tác giả Ngô
Đức Thịnh tổng thuật khá đầy đủ trong luận án tiến sĩ sử học của mình, bảo vệ năm
1980 tại Moskva và công bố trong tài liệu [115].
- Thuyết “khuyếch tán văn hóa” ở Tây Âu vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ
XX. Thuyết này ra đời để giải thích hiện tượng tương đồng văn hóa không hoàn
toàn đồng nhất. Trong thuyết này xuất hiện ba trường phái với các xu hướng nghiên
cứu khác nhau: Trường phái văn hóa - lịch sử ở Đức và Áo quan tâm đến các khái
niệm “khu vực văn hóa”, “vòng văn hóa”. Trường phái “Age and area” (trường phái
không gian và thời gian), quan tâm đến ý nghĩa của sự truyền bá văn hóa. Trường
phái truyền bá văn hóa ở Anh lại đánh giá cao vai trò truyền bá văn hóa lịch sử nhân
loại. Các đại diện là F.Ratzel, I.Frobenius, F.Grabner, W.Schimidt.
- Lý thuyết “vùng văn hóa” trong nhân chủng học Mỹ ra đời như một bước
đột phá ở cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Một mặt, lý thuyết này chống lại quan
điểm tiến hóa của L.Morgan và E.Taylor; mặt khác, nó cũng phê phán những quan
điểm “vòng văn hóa”, “khuyến tán văn hóa” cực đoan của các nhà nghiên cứu Tây
Âu. Trên cơ sở nghiên cứu khá tường tận về người da đỏ châu Mỹ, các nhà nhân
17
chủng học Mỹ đã đưa ra lý thuyết “vùng văn hóa”, “loại hình văn hóa” và "trung
tâm văn hóa" mà đại diện tiêu biểu là C.L.Wisler. Ông cho rằng, nghiên cứu các
vùng văn hóa nhất thiết phải bắt đầu từ việc phân tích một tổ hợp các yếu tố văn
hóa, rằng không thể nhìn nhận riêng rẽ từng yếu tố một, chúng hợp thành một thể
thống nhất không thể chia cắt, và đó chính là kết quả của quá trình lâu dài nhóm dân
cư ấy thích ứng với những điều kiện của môi trường sinh thái. Đây là một bước tiến
mới mang tính lý luận và phương pháp nghiên cứu về vùng văn hóa.
- Các nhà nghiên cứu dân tộc học Xô Viết đã kế thừa trên bình diện rộng lớn
hơn, đã bàn tới vấn đề nghiên cứu liên văn hóa. Từ những năm 30 của thế kỷ XX,
trong một số công trình của S.P.Tônxtop và A.M.Dôlôrarep đã đề cập đến vấn đề
không gian địa lý của các hiện tượng văn hóa. Đây là tiền đề cho sự xuất hiện lý
thuyết về “Loại hình kinh tế - văn hóa” và “Khu vực văn hóa - lịch sử” (còn gọi là
khu vực lịch sử - dân tộc học hay vùng văn hóa - lịch sử).
Với việc đưa ra khái niệm loại hình kinh tế - văn hóa (loại hình kinh tế - xã
hội) của các nhà dân tộc học Xô Viết để giải thích hiện tượng tương đồng và khác
biệt văn hóa kể trên, loại hình kinh tế - văn hóa được hiểu: “Đó là một tổng thể các
đặc điểm kinh tế và văn hóa hình thành trong quá trình lịch sử của các dân tộc khác
nhau, cùng ở một trình độ phát triển kinh tế - xã hội và sinh sống trong môi trường
địa lý tự nhiên như nhau” (N.N.Trêbôcxarốp - I.A.Trêbôcxarốpva, 1971) [115, tr.49].
Như vậy, mỗi loại hình kinh tế - văn hóa luôn gắn chặt với sự phát triển của
lực lượng sản xuất của một cộng đồng người cụ thể, cũng như mối quan hệ khăng
khít của cộng đồng người đó với môi trường tự nhiên xung...xem xét như một
tiêu chí xác định Hàm Rồng là một vùng văn hóa.
1.2.3. Vai trò của DSVH trong đời sống xã hội
1.2.3.1. DSVH là tài sản của cộng đồng
Tài sản là một thuật ngữ đặc trưng của kinh tế học. Theo quan điểm kinh tế
thuần túy thì tài sản là những của cải, vật chất dùng để sản xuất ra các của cải vật
chất mới hay để tiêu dùng. Theo quan điểm của kinh tế học hiện đại thì của cải vật
chất dùng để tạo ra các của cải vật chất mới được gọi là tài sản, còn dùng để tiêu
dùng thì gọi là tiêu sản.
Tuy nhiên, DSVH không thể tiếp cận theo kinh tế học thuần túy mà cần phải
tiếp cận theo quan điểm của kinh tế học văn hóa. Quan điểm này xem xét tài sản
như là các giá trị (vật chất hay tinh thần) khi được sử dụng sẽ tạo ra các giá trị mới,
và quá trình sử dụng có những phần giá trị được sử dụng theo dạng thuần túy của
nhu cầu tiêu dùng, không tạo ra các giá trị mới, phần này gọi là tiêu sản.
Trong Luật DSVH năm 2001 được sửa đổi bổ sung năm 2009 ghi: “DSVH
Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là bộ phận của
cộng đồng văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ
nước của nhân dân ta”; “Di sản có thể thuộc quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức, nhà
nước" [78, tr.13].
Thuật ngữ “tài sản” trong Luật DSVH là một thuật ngữ mang hai ý nghĩa
quan trọng. Thứ nhất, mang tính luật học thể hiện tính có sở hữu cụ thể của DSVH.
Thứ hai, giá trị sử dụng của di sản được khái quát ở vai trò to lớn của nó trong sự
nghiệp dựng nước và giữ nước. Vai trò là tài sản của DSVH, trước hết nó được sử
dụng trực tiếp để tạo ra các của cải, giá trị vật chất, tinh thần mới. Về khía cạnh
kinh tế, các loại cổ vật, di vật và bảo vật quốc gia đều là những vật có giá trị kinh tế
32
lớn. Với tư cách là một sản phẩm văn hóa, giá trị kinh tế của chúng không tính theo
quy luật giá trị thông thường, mà được tính theo những thang bậc thể hiện ở tính
độc đáo, tính quý hiếm, tính biểu trưng... Trong các DSVH, giá trị tinh thần kết tinh
trong nó mới chính là bộ phận quan trọng tạo nên giá trị đích thực của chúng.
Như vậy, DSVH là tài sản quý giá của cộng đồng. Nó vừa có thể là di sản
riêng của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng nhỏ, vừa là tài sản chung của cả cộng
đồng lớn vùng, miền, quốc gia, nhân loại.
1.2.3.2. DSVH là nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội
Ngay trong nghị quyết 05 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa VI tập trung chủ yếu quan điểm chỉ đạo lĩnh vực văn hóa, trong đó đã xác định
văn hóa là lĩnh vực sản xuất tinh thần, là cơ sở, nền tảng tạo ra các giá trị văn hóa
mới, và những giá trị ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Những giá trị
được kế thừa hay sáng tạo mới đều làm cho giàu, đẹp thêm cho cuộc sống. Nội
dung trình bày trong nghị quyết đã khẳng định, sản xuất tinh thần như một tiểu hệ
thống trong nền sản xuất xã hội, nhưng lại giải thích tiểu hệ thống này có chức năng
bồi dưỡng con người về mặt tri thức, tình cảm và đạo đức để trở thành những thành
viên tích cực của xã hội. Nói cách khác, trong thời kỳ bao cấp, chúng ta mới phát
huy chức năng giáo dục của DSVH - sản phẩm của sản xuất tinh thần, mà chưa
quan tâm đến chức năng kinh tế của nó.
Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhìn rõ
vai trò DSVH là nguồn lực phát triển xã hội, thể hiện ở khả năng “là nguồn cổ súy
trực tiếp cho phát triển,... phát triển cần thừa nhận văn hóa giữ vị trí trung tâm, vai
trò điều tiết xã hội”; “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, một động lực thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội” [64].
Chức năng kinh tế thể hiện rõ nét khi coi DSVH là tài sản quốc gia. Một số
quốc gia trên thế giới vấn đề này được quan tâm và đề cao, điển hình là Nhật Bản.
Trong chính sách văn hóa của Nhật Bản, các giá trị văn hóa truyền thống được quan
niệm như là những tài sản văn hóa. Trong tương quan với khái niệm DSVH, tài sản
văn hóa nhấn mạnh vào sự sở hữu tích cực của chủ thể. Người quản lý tài sản văn
hóa truyền thống chẳng những biết phát huy tác dụng giáo dục của tài sản ấy mà
33
còn phải biết làm cho nó có giá trị sử dụng - tức giá trị kinh tế trong xã hội đương
đại. Do vậy, ngay từ giữa thế kỷ XX, khi ban hành chính sách văn hóa, người Nhật
đã ý thức được về nguồn lực phi vật thể của những tài sản văn hóa truyền thống
trong công cuộc khôi phục và phát triển đất nước.
Quan niệm DSVH như một nguồn lực phi vật thể trong phát triển kinh tế - xã
hội cần được phát huy trên hai khía cạnh. Thứ nhất, phát huy chức năng tư tưởng
của DSVH, nhằm bồi dưỡng con người về các mặt tri thức, tình cảm, ý chí, làm cho
giá trị văn hóa tiềm nhập vào con người, khiến con người trở thành một nhân cách
tích cực, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ở đây, giá trị văn
hóa biểu hiện như nguồn lực gián tiếp, tác động vào sự phát triển. Thứ hai, phân
tích chức năng kinh tế của DSVH, biểu hiện như là một nguồn lực trực tiếp tham
gia vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nếu chúng ta đặt toàn bộ
DSVH vào quỹ đạo kinh doanh của ngành du lịch.
Bên cạnh là nguồn lực phát triển trực tiếp khi là tài sản của cộng đồng, của
quốc gia, DSVH còn là nguồn lực phát triển gián tiếp khi đóng vai trò là những tiêu
sản. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, chính là nhờ yếu tố văn hóa trong phát triển,
đến sức mạnh truyền thống tiềm chứa trong DSVH Việt Nam, đã hun đúc nên bản
lĩnh, trí tuệ và tình cảm Việt Nam. Lịch sử chứng minh trong những bước hiểm
nghèo nhất của dân tộc, văn hóa luôn là sức mạnh phát huy tiềm năng vô tận của
nhân dân về trí tuệ, tài năng, tình cảm và ý chí.
Ở một số tài liệu đã trích dẫn nhận định của Federico Mayor: “Hễ nước nào
tự đặt cho mình mục tiêu phát triển kinh tế mà tách rời môi trường văn hóa thì nhất
định sẽ xảy ra mất cân đối nghiêm trọng cả về kinh tế lẫn văn hóa, và khả năng sáng
tạo của nước ấy sẽ bị suy yếu rất nhiều” [62, tr.110]. Như vậy, DSVH là một nguồn
lực quan trọng để phát triển kinh tế xã hội, là nguồn lực không thể thiếu để phát
triển bền vững.
1.2.3.3. DSVH là linh hồn gắn kết dân tộc, gắn kết cộng đồng
Văn hóa luôn có tính cộng đồng, nó chính là bản sắc của cộng đồng tạo ra nó.
DSVH là tài sản chung của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc, là môi trường mà cả dân
tộc cùng chung vai gắng sức sáng tạo ra trong suốt tiến trình lịch sử của mình.
34
Chính vì thế nó trở thành nhân tố quan trọng, là hạt nhân gắn kết cộng đồng xã hội
ở những cấp độ khác nhau.
DSVH tạo thành một nền tảng để con người tồn tại như một nhân cách văn
hóa, tách biệt với các sinh thể khác chỉ có nền tảng vật chất đơn thuần. Theo quan
điểm của chủ nghĩa duy vật Mác xít thì tinh thần tuy phụ thuộc vào vật chất nhưng
luôn có tính độc lập tương đối của nó. Điều đó có nghĩa là: Văn hóa trong một số
điều kiện nhất định sẽ quyết định sự phát triển của kinh tế. Văn hóa là hạt nhân gắn
kết cộng đồng, dân tộc thông qua các mặt hoạt động cụ thể của đời sống xã hội. Một
bằng chứng hùng hồn nhất của sức mạnh gắn kết cộng đồng, dân tộc của văn hóa
nói chung, DSVH nói riêng là quá trình giữ nước của dân tộc ta trong suốt diễn
trình lịch sử. Điều gì đã cho dân tộc ta có sức chiến đấu bền bỉ và khả năng vượt
qua những khó khăn, thử thách tưởng chừng như không thể vượt qua đó? GS Trần
Văn Giàu đã đưa ra lời giải thích thú vị về sức sống kỳ diệu ấy: “Bị đô hộ hàng
mười mấy thế kỷ bởi một nước có văn hóa cao hơn nhiều và số dân đông hơn gấp
bội, mà sau ngàn năm “ta vẫn là ta”, hẳn không phải vì những mũi tên nhọn hơn,
bắp thịt cứng hơn, mà chủ yếu là nhờ văn hóa, nhờ đạo lý, nhờ hệ giá trị tinh thần
của riêng mình...” [62, tr.223]. Như vậy, sức mạnh thần kỳ của dân tộc ta phải tìm
trong văn hóa dân tộc, mà nền tảng của nó là vốn DSVH.
Trong xã hội hiện đại, DSVH được quan niệm không phải như những biểu
tượng hoài niệm về quá khứ, mà như một nội lực cố kết cộng đồng trong cuộc đấu
tranh vì sự tồn tại của mỗi quốc gia dân tộc. Điều này đã giải thích vì sao mà một số
dân tộc sống tha phương khắp nơi trên thế giới, không có tổ quốc vẫn không bị triệt
tiêu, không bị vong bản. Họ đã được kết nối với nhau chủ yếu bằng hệ thống các di
sản mà cha ông họ đã tích lũy được trong quá trình lịch sử và họ vẫn tiếp tục gìn
giữ, trân trọng và phát huy khối di sản đó để tạo thành nền tảng, thành hạt nhân gắn
kết dân tộc.
Cũng như DSVH của các dân tộc khác, DSVH Việt Nam đã thực sự khẳng
định được vị trí, vai trò của mình trong đời sống xã hội không phải chỉ trong phát
triển kinh tế mà còn trong khả năng hội tụ và đoàn kết dân tộc. Tìm về DSVH cũng
có nghĩa là tìm về những giá trị truyền thống của dân tộc, nổi bật nhất trong đó là
35
truyền thống cộng đồng, truyền thống yêu nước, truyền thống nhân văn. Chính các
truyền thống đó tạo nên thuần phong mỹ tục trong lối sống, trong quan hệ giữa con
người với con người từ trong phạm vi gia đình, làng xóm đến ngoài xã hội. Trong
tâm thức của người Việt Nam, nhà - làng - nước là ba phạm trù gắn bó chặt chẽ với
nhau. Sự bình an trong cuộc sống được hình thành từ đó. Bảo vệ và phát huy DSVH
cũng có nghĩa là bảo vệ và phát huy những giá trị làm nền tảng tinh thần cho đời
sống mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng và toàn xã hội.
1.2.3.4. DSVH trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương, dân tộc
Bản sắc văn hóa dân tộc (BSVHDT) là một thuật ngữ được sử dụng rất
thường xuyên trong các văn bản đời sống hiện đại. BSVHDT có ý nghĩa lớn đối với
sự tồn tại và phát triển của một quốc gia, nó thể hiện ở mọi mặt của đời sống văn
hóa - xã hội của quốc gia ấy. BSVHDT còn là đặc điểm để phân biệt cộng đồng
nước này với cộng đồng nước khác, giữa cộng đồng và khu vực. Tiếp thu tinh hoa
văn hóa nhân loại và làm giàu hơn BSVHDT. Được tôi luyện qua lịch sử, BSVHDT
biến thành bản lĩnh dân tộc.
Có nhiều định nghĩa, có nhiều hướng tiếp cận khác nhau về BSVHDT. GS
Phan Huy Lê lựa chọn hướng nghiên cứu khái quát và nghiên cứu đặc trưng các giá
trị tiêu biểu; GS.TS Ngô Đức Thịnh lại chọn hướng nghiên cứu qua các giá trị văn
hóa truyền thống Mặc dù chưa có khái niệm thống nhất, nhưng BSVHDT cũng
đã được được đề cập ở nhiều khía cạnh khác nhau:
- GS Phan Ngọc cho rằng: “Nói đến bản sắc văn hóa tức là nói đến cái mặt
bất biến của văn hóa trong quá trình phát triển của lịch sử [65, tr.32].
- Nghị quyết TƯ Đảng ở một số hội nghị bàn về lĩnh vực văn hóa tuy không
định nghĩa khái niệm BSVHDT, nhưng lại đề cập là vai trò trong phát triển: Nghị
quyết hội nghị TƯ 4, khóa VII nêu bật vấn đề giữ gìn truyền thống và bản sắc văn
hóa dân tộc và khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là mục tiêu, vừa
là động lực phát triển kinh tế - xã hội. Đến Nghị quyết 09, khóa VII của Bộ Chính
trị đưa ra sáu định hướng, trong đó có hai định hướng quan trọng là phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Nghị quyết TƯ 5, khóa
VIII đề cập đến thành tố cấu thành BSVHDT:
36
Đó là lòng yêu nước nồng nàn; ý chí tự cường dân tộc; tinh thần đoàn
kết; ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân, gia đình, làng xã, Tổ quốc; lòng
nhân ái khoan dung; trọng nghĩa tình đạo lý; sáng tạo trong lao động;
tinh tế trong ứng xử; tính giản dị trong lối sống” [78].
Ngoài ra, ở một số cuốn tài liệu khác cũng đề cập đến khái niệm này:
Bản sắc là một từ Hán Việt, trong đó bản là cốt lõi, căn cốt, cơ bản; sắc
là sắc thái, là sự biểu hiện ra bên ngoài để có thể nhận biết được. Vì vậy,
bản sắc là những biểu hiện, thể hiện cái cơ bản nhất, đặc trưng nhất để
nhận diện một sự vật, hiện tượng và để phân biệt sự vật, hiện tượng đó
với các sự vật, hiện tượng khác cùng loại hay khác loại. Bản sắc văn hóa
dân tộc chính là những đặc trưng, những biểu hiện để ta nhận diện một
nền văn hóa và qua đó nhận diện một dân tộc, phân biệt dân tộc này với
dân tộc khác” [62, tr.226].
Và dù tiếp cận theo hướng nào thì các tác giả cũng thống nhất rằng,
BSVHDT là nét riêng của văn hóa dân tộc; ổn định, định hình, và được thẩm định
trong đời sống xã hội và trong lịch sử; có quá trình vận động không ngừng trong
mối quan hệ của tự nhiên - xã hội - văn hóa đất nước và sự phát triển của nhân loại;
khi nâng lên tầm khái quát về BSVHDT không chỉ để xã hội nhận thức được mà cần
phải nhân lên trong xã hội và nó biến thành nhận thức của từng người, và cao hơn là
biến thành hành động của từng người trong xã hội để chính mỗi con người có trách
nhiệm trong bảo tồn và phát huy các giá trị BSVHDT.
Xuất phát từ những nghiên cứu này chúng ta có thể suy ra rằng bản sắc của
một vùng, miền, một địa phương, cũng như BSVHDT là những yếu tố nổi trội, thể
hiện những khuynh hướng, phẩm chất, bản lĩnh và thái độ ứng xử văn hóa của cá
nhân, cộng đồng, quốc gia dân tộc. Trong đó, DSVH là những nét tinh tuý nhất, đặc
sắc nhất của một nền văn hóa vượt qua được thử thách của thời gian lịch sử đến với
thế hệ hiện tại, là tấm gương phản ánh thật rõ nét bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc,
mỗi vùng miền, địa phương. Một trong những nét bản sắc của văn hóa Việt Nam là
bản lĩnh phát huy nội lực, tiếp thu có chọn lọc và nội sinh hóa mạnh mẽ những giá
trị văn hóa ngoại lai trên nền tảng những giá trị riêng của mình. Điều này cũng tìm
37
thấy những minh chứng - trong khối DSVH của dân tộc. Những giá trị văn hóa Ấn
Độ, Trung Quốc và phương Tây đã được dung hợp với các giá trị văn hóa bản địa
trong khối DSVH mà ngày nay chúng ta đang được thừa hưởng cho thấy sức mạnh
bền vững và trường tồn của bản sắc văn hóa Việt Nam, sức mạnh của văn hóa gốc
và khả năng thích ứng linh hoạt, khôn khéo, cởi mở, bao dung của dân tộc ta.
Trong giai đoạn hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, vấn đề bản sắc văn hóa
dân tộc được quan tâm hàng đầu. Từ đầu thế kỷ XX, nhà nhân học người Mỹ là
Franz Boas đã đưa ra một nhận xét hết sức sâu sắc: “Mỗi nền văn hóa là một tồn tại
độc đáo, hơn thế, là một kho báu độc đáo; sự biến mất của bất cứ nền văn hóa nào
cũng làm cho chúng ta nghèo đi” [62; tr.229]. UNESCO đã báo động về tình trạng
đồng phục văn hóa. Nó không chỉ đưa đến hậu quả về sự vong bản ở những nước
chậm phát triển, mà còn làm nghèo đi DSVH của toàn nhân loại.
Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu đã nhìn thấy vai trò của DSVH trong xu thế
toàn cầu hóa sẽ được thể hiện ở hai khía cạnh. Thứ nhất, DSVH là hiện thân của bản
sắc văn hóa, giữ gìn DSVH chính là giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; Thứ hai,
DSVH là biểu hiện của sự đa dạng và phong phú của văn hóa nhân loại, vì thế giữ
gìn DSVH dân tộc là giữ gìn sự da dạng và phong phú của văn hóa nhân loại.
1.2.3.5. DSVH và việc hình thành hệ giá trị mới
Quá trình phát triển quốc gia nào, dân tộc nào cũng luôn có một hệ giá trị ổn
định đóng vai trò quyết định trong việc duy trì một xã hội phát triển trong thế bình
ổn, an toàn và bền vững. Ở mỗi lát cắt đồng đại, hệ giá trị này luôn có nền tảng từ
truyền thống văn hóa, tức từ khối DSVH của thế hệ trước để lại. Để phù hợp với sự
phát triển của thời đại mới một số yếu tố lỗi thời sẽ bị thanh lọc, đào thải, một số
yếu tố mới được hình thành. Quá trình chọn lọc thể hiện bản lĩnh của cộng đồng chủ
thể văn hóa. Chọn lọc phù hợp sẽ tạo ra những phát triển bền vững cho xã hội, và
ngược lại, chọn lọc sai lầm sẽ dẫn đến những khủng hoảng, những trì trệ và lạc hậu.
Cơ sở để lựa chọn chính là những yêu cầu thực tế của thời đại, xuất phát từ những
xu hướng hiện đại đang tác động mạnh mẽ lên đời sống xã hội.
Chẳng hạn, xu hướng CNH, HĐH đất nước: Quá trình CNH, HĐH thường
tạo ra nhiều biến động quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội và nó có mối quan
38
hệ khá phức tạp với văn hóa nói chung và DSVH nói riêng. Tác động tích cực của
CNH, HĐH với DSVH thể hiện ở các khía cạnh:
- Làm thay đổi cơ cấu ngành nghề trong nền kinh tế, nâng cao tỷ trọng của
công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Nhà máy, xí nghiệp ra đời kéo theo sự hình
thành các đô thị và quá trình đô thị hóa, góp phần chuyển đổi đất đai từ đất nông
nghiệp sang các mục đích công nghiệp và dịch vụ tạo ra những biến động lớn về đời
sống sinh hoạt của một bộ phận lớn nhân dân, tách họ khỏi môi trường sinh hoạt
quen thuộc, buộc họ phải chuyển sang một công việc mới, kế sinh nhai mới. Do đó,
cũng cần hình thành một nếp sống mới, nếp sinh hoạt mới có kỷ luật hơn, năng
động hơn so với nếp sống cũ có phần chậm rãi. Như vậy, trong hệ giá trị mới hiện
đại sẽ có sự mâu thuẫn nhất định với những giá trị truyền thống. Chúng ta cần phải
vượt qua những hạn chế để không gây cản trở cho phát triển.
- CNH, HĐH tạo ra một đời sống cao hơn, hiện đại hơn với sự phát triển
hàng hóa công nghiệp, cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông, phương tiện giao thông,
truyền thông thuận lợi cho việc đi lại giao lưu giữa các vùng miền, làm cho giá trị
của DSVH có khả năng lan tỏa nhanh hơn. Điều này đã hỗ trợ việc củng cố những
giá trị truyền thống phù hợp với đời sống hiện đại. Những phong tục đẹp, những tập
quán độc đáo giờ đây được nhiều người biết đến và nâng niu gìn giữ hơn.
- CNH, HĐH đòi hỏi phải có một nguồn lực lao động chất lượng cao hơn, đòi
hỏi con người phải có kỹ năng, kiến thức. Vì vậy, nó là động lực để thúc đẩy văn
hóa phát triển trên cơ sở khai thác triệt để và hiệu quả cao nhất những giá trị văn
hóa của khối DSVH dân tộc.
Tuy nhiên CNH, HĐH cũng có những tác động tiêu cực đối với văn hóa:
Thứ nhất, vì tạo ra nhịp điệu cuộc sống năng động hối hả và làm nảy sinh lối
sống vị tiện nghi đã tạo ra những nét gãy đối với văn hóa truyền thống. Nhiều loại
hình văn hóa nghệ thuật truyền thống như tuồng, chèo, cải lương, dân ca... vốn xưa
kia là linh hồn của văn hóa làng xã, nay trở nên xa lạ với lớp công chúng trẻ. Họ
không có thời gian để chiêm nghiệm, hưởng thụ những nét nhấn nhá trong các loại
hình nghệ thuật truyền thống đó mà mải chạy theo những giai điệu sôi động, gấp
gáp du nhập từ bên ngoài vào.
39
Thứ hai, văn hóa nghe nhìn phát triển mạnh và nhanh chóng, trên nền tảng
dân trí chưa cao, đã cản trở văn hóa đọc vốn chưa thực sự là món ăn tinh thần không
thể thiếu của nhân dân, tạo ra tâm lý lười đọc, lười suy ngẫm, làm giảm bớt những
thế mạnh của tư duy trừu tượng vốn do sách vở mang lại.
Thứ ba, những sản phẩm thủ công truyền thống đang phải cạnh tranh khốc
liệt của hàng hóa công nghiệp. Nhiều loại hàng hóa thủ công đã không đủ sức cạnh
tranh và dần bị mai một, đây không chỉ là tổn thất về kinh tế mà còn là mất mát to
lớn về văn hóa. Bởi vì những kỹ năng để tạo ra các sản phẩm thủ công này là tri
thức dân gian được tích lũy từ đời này sang đời khác, nếu bị mai một sẽ không còn
cơ hội để khôi phục, tìm hiểu và nghiên cứu.
Vì vậy, khi xây dựng các chính sách văn hóa cần phải tính đến những tác
động của xu hướng CNH, HĐH đang ngày càng được đẩy mạnh ở nước ta hiện nay,
sao cho hệ giá trị mới được hình thành phải chọn lọc, gìn giữ được những giá trị
truyền thống phù hợp và mạnh dạn loại bỏ những giá trị đã lỗi thời, không còn phù
hợp với thời đại là hai mặt của một quá trình thống nhất: quá trình xây dựng hệ giá
trị mới.
Như vậy, DSVH có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành hệ giá
trị mới nhằm đảm bảo, duy trì sự ổn định của xã hội hiện đại trong một thế cân bằng
động. Nền tảng bền vững, trường tồn phần nhiều vẫn nằm trong khối DSVH của
dân tộc nói chung và DSVH vùng, miền, địa phương nói riêng.
1.2.4. Giá trị đặc trưng của DSVH - một tiêu chí xác định vùng văn hóa
Ở mục (1.1.2) đã phân tích: khi xác định một vùng văn hóa cần đưa ra một hệ
tiêu chí phù hợp làm công cụ để xác định vùng văn hóa. Các tác giả thường dựa vào
mục đích, đối tượng nghiên cứu để xây dựng hệ tiêu chí, và các giá trị đặc trưng
luôn được lựa chọn làm tiêu chí quan trọng. Với những kết quả nghiên cứu bước
đầu, tác giả luận án nhận thấy DSVH là một thành tố quan trọng trong việc hình
thành một vùng văn hóa. Ở một số công trình nghiên cứu có đề cập đến một hoặc
một vài thành tố của DSVH trong xác định vùng văn hóa. Theo sách Cơ sở văn hóa
Việt Nam, ở chương 4, khi đề cập tới không gian văn hóa Việt Nam, sách này đã
cho biết: Ở phạm vi hẹp là văn hóa dân gian, PGS Hoàng Tiến Tựu đưa ra phương
40
án chia văn học dân gian của người Việt ra ba miền, mỗi miền lại có một số khu
vực: “Miền Bắc có ba khu vực: 1-Trung du Bắc Bộ, 2- Đồng bằng sông Hồng, 3-
Khu vực sông Mã...” [145, tr.211]. Như vậy, PGS Hoàng Tiến Tựu đã lựa chọn văn
học dân gian - một thành tố của DSVH để phân vùng văn hóa. Tuy nhiên, tác giả
chỉ mới dừng lại ở việc lựa chọn một thành tố nổi bật nhất đồng thời là tiêu chí duy
nhất để phân vùng. Luận án đã kế thừa, lựa chọn hướng nghiên cứu DSVH dưới góc
nhìn tổng hợp, đầy đủ các thành tố của DSVH. Việc nghiên cứu tổng thể các thành
tố của DSVH và lựa chọn DSVH trở thành một tiêu chí quan trọng trong phân vùng
văn hóa là một điểm mới của luận án.
Theo quan điểm của tác giả luận án, DSVH thực sự quan trọng, bởi thông qua
DSVH có thể giải mã và nhận biết thông tin đa chiều:
- DSVH cho thấy sự hiện diện của truyền thống, của lịch sử trong đời sống xã
hội ở mỗi lát cắt niên đại. Đó chính là việc sử dụng các giá trị văn hóa truyền thống
vào việc phát triển văn hóa xã hội của một địa phương, một vùng, miền hay quốc
gia, bao gồm cả việc phát triển kinh tế xã hội (DSVH như tài sản) và ổn định trật tự
xã hội (DSVH trong hình thành hệ giá trị mới); Vai trò là linh hồn cố kết cộng đồng
dân cư - những chủ thể sáng tạo văn hóa trên một địa phương, một quốc gia đã cho
thấy DSVH luôn đồng hành cùng với cộng đồng chủ thể sáng tạo trong một môi
trường văn hóa cụ thể và đóng vai trò là thiên nhiên thứ hai cho cộng đồng chủ thể
ấy. Mỗi thế hệ cộng đồng dân cư chủ thể của một vùng, một địa phương hay một
quốc gia đều được sinh ra trong môi trường tự nhiên thứ nhất (tự nhiên thiên tạo) và
thứ hai (môi trường văn hóa mà thế hệ trước để lại - tức DSVH), rồi bằng sự sáng
tạo của mình tiếp tục hoàn thiện môi trường thiên nhiên thứ hai bằng cách tác động
vào môi trường thiên nhiên thứ nhất theo những kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm,
chuẩn mực của thiên nhiên thứ hai. Mặt khác, do đặc thù của văn hóa, con người
vừa là chủ thể, vừa là khách thể và đối tượng của văn hóa nên các DSVH phi vật thể
như các phong tục, tập quán, quan niệm sống, chuẩn mực ứng xử luôn là đặc trưng
cho bản sắc của mỗi cộng đồng. Nó giúp ta nhận diện và phân biệt một cộng đồng
này với cộng đồng khác.
41
DSVH cũng mang những nét đặc trưng cơ bản của văn hóa, đó là, tính nhân
sinh, tính lịch sử, tính giá trị và tính hệ thống đã được GS.TSKH Trần Ngọc Thêm
khái quát, thì DSVH cũng có những đặc trưng riêng được GS.TS Hoàng Vinh đưa
ra: tính hiểu biết, tính biểu tượng và tính sử liệu.
Tính hiểu biết, hiển thị ở khả năng sáng tạo và tích lũy thông tin. Trong
DSVH có chứa đựng vốn kinh nghiệm và tri thức sống của con người. Ví dụ, trống
đồng Đông Sơn chứa đựng biết bao kiến thức sống mà chủ nhân đương thời của nó
đã tích lũy được, chưa kể những hình khắc và hoa văn phủ đầy trên mặt và tang
trống phản ánh hình thái sinh hoạt vật chất và tinh thần của cư dân thời đó, mà ngay
việc đúc đồng đã hé mở cho chúng ta về vốn tri thức công nghệ luyện kim khi đó đã
phát triển ở trình độ khá cao.
Tính biểu tượng, đó là khả năng trình bày, diễn đạt một ý nghĩa trừu tượng,
sâu sắc bằng một hình tượng cụ thể. Ví dụ, hoa sen biểu trưng cho sự thanh cao,
tinh khiết. Nhờ có tính biểu tượng mà văn hóa nói chung và DSVH nói riêng giàu
có, phong phú hơn rất nhiều so với số lượng các hiện vật hay hình tượng mà một
nền văn hóa sản sinh ra. Vì một hình tượng, một hiện vật có thể chứa vô số lớp
nghĩa khác nhau. Mỗi lớp nghĩa có thể lại tượng trưng cho một cách tiếp cận hay
một thời đại.
Tính sử liệu: Bất cứ vật thể nào đại diện cho sự kiện lịch sử trọng đại, một
giai đoạn lịch sử tiêu biểu, hay một nhân vật lịch sử kiệt xuất đều có thể trở thành
DSVH. Nó ghi dấu ấn của các sự kiện trọng đại đó. Ngoài ra, DSVH còn cung cấp
các dữ liệu, sử liệu phản ánh trình độ, quan niệm của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc
trong quá trình lịch sử. Mỗi một tác phẩm, một hiện tượng văn hóa để trở thành di
sản đều được lưu truyền qua nhiều thời đại lịch sử khác nhau để đến được với hiện
đại. Do có tính khả biến của văn hóa mà trên dòng chảy lịch sử các di sản luôn tích
hợp những dấu tích của thời đại. Vì vậy, chúng chứa trong mình những sử liệu
thuộc về nhiều lớp thời gian lịch sử khác nhau.
Một tác phẩm văn hóa (nghĩa là một sản phẩm vật thể hay phi vật thể hội đủ
bốn đặc trưng cơ bản mà GS.TSKH Trần Ngọc Thêm đưa ra) không nhất thiết phải
42
hội đủ cả ba tiêu chí trên, nhưng ít nhất phải có một tiêu chí đặc sắc, thì sản phẩm
văn hóa ấy mới trở thành DSVH.
Những đặc trưng trên đây cho thấy, việc nghiên cứu hệ thống DSVH của một
vùng không chỉ thấy được những nét đặc trưng về văn hóa của một địa
phương/vùng mà còn có thể thấy rõ cả một tiến trình lịch sử của địa phương ấy
được phản ánh một cách sinh động trong hệ thống DSVH. Thông qua hệ thống
DSVH có thể nhận diện đầy đủ các giá trị vật chất, tinh thần đến các lớp trầm tích
văn hóa được tích lũy trong suốt quá trình lịch sử.
Những phân tích trên về đặc trưng của DSVH, vai trò trong đời sống xã hội
của mỗi cộng đồng, địa phương, quốc gia giúp khẳng định, DSVH ngoài là nhân tố
cơ bản cấu tạo vùng thì có thể lựa chọn như một tiêu chí trong xác định vùng văn
hóa. Như vậy, việc xây dựng hệ tiêu chí để chứng minh Hàm Rồng là một vùng văn
hóa ở Thanh Hóa được tác giả luận án lựa chọn là:
(1) Có không gian địa lý liên tục, liền khoảnh;
(2) Có cảnh quan sinh thái tự nhiên đa dạng, độc đáo;
(3) Có cộng đồng dân cư sinh sống lâu đời, phát triển liên tục trong lịch sử;
(4) Có hệ thống DSVH đặc trưng.
Hệ tiêu chí này sẽ áp dụng để xem xét vùng văn hóa Hàm Rồng. Việc vận
dụng các tiêu chí này sẽ được bàn luận ở chương 3 luận án. Trong phạm vi chương
2, luận án tập trung khảo sát, đánh giá hệ thống DSVH Hàm Rồng để làm cơ sở
chứng minh Hàm Rồng có một hệ thống DSVH điển hình, đáp ứng vai trò là một
trong các tiêu chí xác định vùng văn hóa.
Tiểu kết chương 1
Cơ sở lý thuyết là nền tảng quan trọng cho bất kỳ một công trình nghiên cứu
nào. Mục đích nghiên cứu của Luận án là DSVH trong một vùng văn hóa cụ thể. Do
vậy ở chương 1, tác giả đã tập trung vào 2 nhóm lý thuyết căn bản:
- Luận án đã tập trung khái quát, hệ thống hóa các quan điểm lý thuyết về vùng
văn hóa và phân vùng văn hóa của các học giả trên thế giới và ở Việt Nam. Đồng thời
chỉ ra hệ tiêu chí (4 tiêu chí) nhiều học giả đã áp dụng thành công trong phân vùng
43
văn hóa ở Việt Nam. Từ lý thuyết trên, tác giả luận án cũng nhận thấy, hệ tiêu chí
trong phân vùng văn hóa không phải là bất biến, mà nó được xây dựng trên cơ sở
thực tiễn đối tượng, hướng nghiên cứu. Hệ tiêu chí thường được lựa chọn trên cơ sở
những giá trị đặc trưng của vùng, vùng có nhiều giá trị đặc trưng sẽ thuận lợi hơn
trong chứng minh để có thể trở thành một vùng văn hóa. Và giá trị đặc trưng cũng
chính là đặc điểm tạo ra sự khác biệt giữa vùng văn hóa này và vùng văn hóa khác.
- Luận án cũng đã tập trung khái quát toàn bộ các cơ sở lý thuyết căn bản về
DSVH từ khái niệm đến các tiêu chí phân loại và nêu bật vai trò của DSVH trong
đời sống xã hội. Từ việc phân tích lý thuyết về DSVH bước đầu cho thấy, ẩn chứa
trong hệ thống DSVH là các giá trị văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần phong phú
của các giai đoạn lịch sử được đọng lại ở đây. Giải mã các loại hình DSVH sẽ thấy
đầy đủ diện mạo đời sống văn hóa cộng đồng ở từng thời kỳ lịch sử đã đi qua. Điều
này minh chứng, DSVH đủ các điều kiện trở thành một tiêu chí trong xác định một
vùng văn hóa.
- Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa kết quả các công trình nghiên cứu đi trước và
trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn vùng Hàm Rồng, luận án đã xây dựng hệ tiêu chí
(gồm 4 tiêu chí) áp dụng vào việc xác định Hàm Rồng là một vùng văn hóa đặc
trưng ở Thanh Hóa. Ngoài 3/4 tiêu chí luận án vận dụng từ kết quả nghiên cứu của
các học giả đi trước, tiêu chí thứ 4 tác giả luận án lựa chọn theo hướng nghiên cứu
tổng hợp các thành tố của DSVH, đồng thời chỉ ra những giá trị đặc trung chung
của DSVH vùng Hàm Rồng. Việc lựa chọn DSVH là một tiêu chí quan trọng trong
xác định vùng văn hóa, là một vấn đề mới bước đầu luận án đặt ra nghiên cứu.
44
Chương 2
DI SẢN VĂN HÓA Ở VÙNG HÀM RỒNG
Hàm Rồng là một vùng đất cổ, với vai trò là một trong những cái nôi của loài
người, được hình thành và phát triển lâu dài trong lịch sử. Sự hiện diện của hệ thống
DSVH đa dạng, độc đáo đã minh chứng cho quá trình phát triển liên tục trong lịch
sử. Trên cơ sở nhận diện diên cách vùng Hàm Rồng, ở chương 2, luận án tập trung
khảo cứu hệ thống DSVH vùng Hàm Rồng ở hai loại hình cơ bản: DSVH vật thể và
DSVH phi vật thể. Bước đầu tìm ra những giá trị đặc trưng của các DSVH làm cơ
sở/ tiêu chí trong xác định Hàm Rồng là một vùng văn hóa - lịch sử điển hình ở
Thanh Hóa.
2.1. Nhận diện vùng Hàm Rồng
Để tiến hành nghiên cứu văn hóa của một vùng, thì phải bắt đầu từ việc khu
biệt vùng đó với các vùng xung quanh, đồng thời hình dung được toàn bộ các vùng
cùng cấp để làm cơ sở đối chứng, so sánh.
Về mặt cảm tính, vùng Hàm Rồng đã được nhận diện khá sớm, lịch sử ghi
nhận vùng Hàm Rồng xưa rất rộng lớn, bao gồm cả vùng Đông Sơn, Thiệu Dương,
Quỳ Chữ, Hoằng Lý, thực sự là một trung tâm kinh tế thịnh vượng của nhà nước
Văn Lang thời các vua Hùng. Sang thời kỳ Bắc thuộc được lựa chọn làm lỵ sở của
quận Cửu Chân, nhiều thế kỷ sau vẫn là trấn lỵ, trung tâm của tỉnh Thanh Hóa.
Ranh giới của vùng Hàm Rồng dễ xác định, do có yếu tố địa lý tự nhiên đặc
thù. Nhìn theo khía cạnh không gian, chiều Tây - Đông tính từ núi Đọ, xá Thiệu
Khánh đến xã Hoằng Quang, Nam Ngạn. Chiều Bắc - Nam từ Bến Ngự đến núi
Nhồi, phường An Hoạch. Ranh giới vùng Hàm Rồng gần như trùng khít v... rất sâu vào trong đất liền. Đứng trên núi
Nhồi (xã Đông Hưng bây giờ) nhìn ra đã thấy biển ở ngay trước mặt. Sóng biển lúc
ào ào hung dữ, lúc êm dịu thiết tha vẫn dội và vách núi những hòa âm vĩnh cửu của
thiên nhiên.
Dân quanh vùng sinh sống chủ yếu bằng nghề chài lưới. Có một gia đình nọ
làm nghề đánh cá. Chồng sớm trưa thả lưới, buông câu trên biển, vợ ở nhà vừa vá
lưới, vừa đi chợ bán cá, tôm lấy tiền mua gạo nuôi bốn đứa con, đứa lớn nhất mới
195
độ 13, 14 tuổi, đứa nhỏ nhất đang chập chững biết đi. Những khi biển lặng, sóng êm
người chồng kiếm được nhiều tôm cá thì cuộc sống gia đình đỡ phần chật vật.
Những khi biển động, sóng cồn người chồng không ra khơi được thì vợ chồng con
cái lại phải lần hồi mớ rau bữa cháo qua ngày. Sống trong cảnh túng thiếu như vậy,
nhưng vợ chồng nhà ấy vẫn rất thương yêu nhau, con cái của họ biết nhường nhịn
nhau từng miếng khoai, củ sắn.
Cứ mỗi chiều, khi con thuyền của người chồng về là người vợ và đàn con lại
ào ra bến reo hò, mang vào hộ cho chồng, cho bố. Quanh năm ngày tháng dưới mái
tranh nghèo của họ bao giờ cũng có tiếng cười vui.
Năm ấy, trời làm đói kém. Mưa, gió cứ kéo dài triền miên hết trận này tới
trận khác, đồn điền chìm trong biển nước trắng xóa mênh mông. Rất nhiều gia đình
phải bỏ quê đi tìm kế sinh nhai ở nơi khác.
Lần ấy, mưa kéo dài đã tới bảy, tám ngày mà vẫn không dứt. Bầu trời lúc nào
cũng xám xịt. Mưa to, gió lớn xối vào lòng người bao nỗi lo sợ, hãi hùng. Biển cả
lúc nào cũng gầm thét tung những đợt sóng khổng lồ. Gia đình vợ chồng, con cái
nhà nọ đã mấy hôm liền phải bữa rau, bữa cháo cầm hơi. Người chồng sớm hôm
vẫn phải lặn lội ngoài đồng kiếm con cá, con đam (cua), củ khoai, mớ rau cho bữa
ăn hàng ngày của gia đình. Thế rồi do dãi gió, dầm mưa người chồng lăn ra ốm,
cảnh nhà vốn đã khó khăn lại càng trở nên túng quẫn hơn.
Khi trời ngớt gió, biển đỡ rú gầm, nằm nhìn vợ và đàn con nheo nhóc mà
người chồng thấy đau lòng. Anh gắng gượng làm ra bộ đã khỏe, vác lưới trên vai,
đẩy thuyền ra khơi may ra có kiếm được con cá nào chăng. Nhìn thấy mặt mũi
chồng phờ phạc, da dẻ xanh xao, người vợ cố lựa lời khuyên chồng ở lại nhưng anh
gắng gượng cười nói với vợ con:
“Mình và các con cứ yên lòng. Tôi đã khỏe thực rồi mà. Ra biển may còn kiếm
được con cá, con tôm, chẳng hơn ngồi nhà mà chờ chết đói cả chăng. Nếu thuyền về
muộn, mẹ con hãy lên núi Nhồi đốt lửa để bố biết đường cho thuyền cập bến.
Lúc ấy, một ngọn gió xô tới đẩy con thuyền ra khơi. Mỗi lúc thuyền ra một
xa, bóng hình con thuyền và người chồng cứ mờ dần rồi khuất hẳn phía chân trời.
196
Con thuyền của người chồng mỗi ngày một tiến ra xa, nhưng càng ra thì sóng
ngầm càng dữ. Anh quăng đến tối, năm lần, bảy lượt nhưng vẫn không kiếm được
con cá nào. Đang gò lưng kéo lưới, bỗng một con sóng ngầm cuộn lên dữ dội lật úp
con thuyền.
Ở nhà, chiều dần buông và tối dần, người vợ và đám con nóng ruột chờ
chồng, chờ cha, như có lửa trong lòng, người vợ cứ hết đi ra lại đi vào, chẳng nói
nửa lời. Mấy đưa con từ sáng tới giờ chưa có gì vào bụng, nhưng không đứa nào
dám đòi ăn. Chúng như biết được một tai họa kinh khủng đang giáng xuống cái gia
đình nhỏ nhoi, nghèo khổ này.
Trời chiều mỗi ngày một nhanh hơn. Xóm làng đã dần trong cảnh tranh tối,
tranh sáng mà người chồng vẫn chưa trở về. Nhớ tới lời chồng dặn, người vợ ẵm
con tay dắt díu mấy đứa leo lên đỉnh núi Nhồi căng mắt nhìn ra mặt biển xa xôi tìm
dấu con thuyền. Nàng đốt một đống lửa lớn và cầu mong, hy vọng người chồng
thấy hướng cho thuyền cập bến. Đống lửa bập bùng suốt đêm đã bắt đầu tàn,
phương đông mặt trời đã bắt đầu ló rạng ngời mặt biển mà nàng và đàn con vẫn còn
đứng yên ngóng đợi.
Cứ như vậy suốt mấy ngày ròng, nước mắt của nàng và đàn con đã chảy
thành dòng trên mặt đất mà bóng hình người chồng vẫn vô vọng. Mưa, nắng, gió
sương, đói khát vẫn chẳng hề làm họ nản lòng. Rồi một buổi chiều nọ giông tố, sấm
chớp nổi lên đùng đùng. Bầu trời quay cuồng trong cơn thịnh nộ, mặt đất run rẩy,
vật vã hứng cơn giận dữ của trời. Khi trời quang mây tạnh, nhìn lên núi Nhồi mẹ
con nàng đã hóa đá và vẫn đứng chờ đợi.
Ngày nay, nếu có dịp đi qua Thành phố Thanh Hóa, nhìn chếch về phía Tây
Nam, hòn Vọng phu vẫn còn đó như khắc vào không gian và thời gian bài ca bất
diệt của nghĩa tình vợ chồng đằm thắm, thủy chung [57, tr.58 - 61].
4. VỢ CHỒNG ANH KÌNH
Xưa kia ở xứ Thanh không có sông. Đất đai toàn là đồng màu mỡ nhưng
không có nước tưới. Mỗi năm trời làm vài ba trận mưa không thấm đất. Những mùa
hạn hán đông điền khô nẻ, làm ăn rất khó khăn. Nhân dân khắp nơi ca thán ông Trời
197
ăn ở chẳng công bằng. Lúc bấy giờ ở vùng đất Đông Sơn ngày nay có vợ chồng nhà
anh Kình rất nghèo, làm ăn cực khổ lắm. Anh có một mảnh đất quanh năm ngày
tháng khô queo, đào giếng thì giếng không có nước, đào mương thì không có sông.
Anh cất công đào hồ để trữ nước mưa, nhưng mưa cũng cạn ngay, tình cảnh thật
trăm bề vất vả. Vợ chồng anh Kình thấy vô cùng tức giận, nhất quyết đi lên trời để
hỏi sự thể ra sao. Bà con trong vùng khổ cực đã lâu cũng rất mong vợ chồng anh lên
cho chóng, sớm báo tín mừng về cho dân chúng.
Lên đến cửa trời, không may gặp phải lúc Trời đi vắng, các tướng giữ cửa nhà
Trời không cho anh Kình nói chuyện, lại còn xua đuổi anh trở về hạ giới. Anh bực
bội bèn khua trống vang lên ầm ĩ cả một góc thiên đình. Nhưng cửa Trời vẫn đóng
chặt, anh lay mãi không được bèn tức giận vung tay đánh đổ cả mấy pho tượng đá đặt
hai bên đường rồi hai vợ chồng hậm hực ra về, định bụng lên Trời lần nữa.
Trời về nghe các thiên tướng tâu bày mọi sự. Họ nói hai vợ chồng anh Kình
hỗn láo lên phá phách cửa nhà trời. Trời tức giận bèn hội các tướng xuống nghiêm
trị tên Kình xấc xược. Năm con đại bàng được cử xuống mổ hai vợ chồng Kình.
Nhưng nhờ thần bếp nhà Kình báo trước, nên Kình chuẩn bị đánh trả. Kình nấp sau
cánh cửa, khi mấy con đại bàng ào ào từ trên trời lao xuống nhà, Kình bắn một cái,
một con đại bàng rơi xuống. Sau năm lần “phựt’ như vậy, cả năm con đại bàng bị
tên xuyên qua cổ họng. Xác chúng hóa thành năm quả núi ở Rừng Thông, làng Sơn
Viện và Vân Nhưng, xã Đông Lĩnh, huyện Đông Sơn bấy giờ.
Nghe tin bại trận, Trời tức lắm, lại sai một bầy voi đến xéo nát nhà Kình và
giày xéo hai vợ chồng Kình, và thần bếp lại mách trước. Kình bèn chất một đống
mía rất to trên đường đi và thả vào đó mấy ổ kiến càng, kiến lửa. Đàn voi tự trên
trời xuống vừa mệt, vừa khát, thấy mía là sà vào ăn ngay, cuốn hết cây này tới cây
khác Kiến chui vào vòi, vào tai, vào mắt và cắn xuôi, cắn ngược. Voi bị kiến cắn
điên lên, lăn lộn, chạy toán loạn chẳng còn hàng ngũ gì cả. Con Voi đầu đàn lớn
nhất, bị Kình cho một búa như trời giáng, chạy ra đến làng Đông Khối (xã Đông
Cương bây giờ) thì lăn ra chết, hóa thành núi Voi ở đó. Con voi bé nhất chưa kịp
198
chạy thì bị vợ Kình phang cho một phát nằm lăn ra bên đường hóa ra núi Voi ở chợ
Voi (xã Quảng Thịnh bây giờ).
Hai trận đấu đều thất bại, Trời lền sai tướng Rồng xuống trị tội hai vợ chồng
Kình. Tướng Rồng vốn là một tướng tài giỏi vào loại bậc nhất ở trên Thiên đình, đi
đến đâu cũng phải có một đám mây hộ vệ. Biết vậy, vợ chồng anh Kình đến mượn
cái quạt của một người thợ rèn, nấp sau gốc cây to phụt mạnh xua tan đám mây đi,
Rồng không có mây, không vẫy vùng được nên rơi xuống đất. Vợ chồng anh Kình
chỉ đợi có lúc ấy mỗi người một gậy phang Rồng tới tấp, Rồng giẫy dụa rồi chết hóa
thành dãy Long (thuộc địa phận phường Hàm Rồng bây giờ). Núi Long ngày nay có
nhiều dấu vết lồi lõm là cho những vết đánh bằng gậy của vợ chồng anh Kình.
Liên tiếp thua trận một cách thảm hại, Trời đành nhượng bộ phải đưa cho xứ
Thanh một con sông. Vốn những tướng tá của Trời đều là những loài vật, nên con
sông đưa xuống xứ Thanh cũng cầm tinh một con ngựa bất kham hung dữ. Vì thế
sông này có tên là sông Mã, lượng nước thì lớn, dòng sông lại lắm thác, nhiều
ghềnh nên rất nguy hiểm đối với thuyền bè qua lại.
Hai vợ chồng anh Kình thắng trận liên tục, lại có được sông dùng vào việc đi
lại thông thương, nước tưới cho đồng ruộng, lấy làm mừng lắm. Họ không biết tuy
Trời nhượng bộ nhưng vẫn căm tức lắm. Và thần Mã Giang phải xuống hạ giới, xa
cảnh giới thiên đình thì lấy làm bực bội, tính nết càng thêm hung dữ, vẫn luôn luôn
rắp tâm trả thù. Một hôm, hai vợ chồng anh Kình đang dạo thuyền trên sông, thì
thần làm một luồng nước xoáy, đánh úp thuyền. Nhờ có sức khỏe, nên vợ chồng
nhà anh Kình không ai chết cả, nhưng anh Kình bị thương nặng phải nằm gường
bệnh, vợ anh Kình phải đi xa kiếm thuốc cho chồng.
Ở trên Trời, tướng Hổ vốn là bạn thân của tướng Rồng. Từ khi tướng Rồng
bị vợ chồng anh Kình đánh chết, Hổ uất ức lắm, cứ muốn trả thù. Nhưng xin mãi
Trời không cho. Nhân một hôm trời ngủ, Hổ bèn trộm xuống hạ giới, đúng hôm anh
Kình đang mệt, vợ anh lại vắng nhà. Hổ đi một cách dấu diếm, không có lệnh trời
nên thần bếp cũng không hay biết. Anh Kình chỉ kịp vơ ngọn mác để đầu nhà ra
chống trả. Anh đâm trúng Hổ mười một mũi, nhưng không mũi nào trúng chỗ hiểm.
199
Hổ hăng lên xông lại cắn anh Kình chết, đúng vào lúc anh Kình đâm mũi mác cuối
cùng vào mặt Hổ, Hổ cũng lăn ra chết, biến thành núi Hổ ở phía Nam thành phố
Thanh Hóa ngày nay, mật Hổ loang ra một vùng rộng lớn gọi là làng Mật. Núi Hổ
còn gọi là núi Mật Sơn. Mười hai mũi mác của anh Kình vẫn còn dấu vết mười hai
cái hang trong núi Mật.
Vợ anh Kình đi xin được thuốc về đến nơi nghe tin chồng chết, chị hốt hoảng
đánh rơi tất cả những thứ cầm trên tay. Cái hộp đựng thuốc cho chồng cũng rơi và
hóa thành tảng đá ngay bên gốc cây đa làng Vệ Yên. Chiếc gương của chị rơi biến
thành cái giếng, chiếc khăn tay chị vắt rơi xuống hóa thành con sông tự nhiên, tức là
sông Cầu Bố bây giờ. Sông này có một cái bến không ai xây nhưng có bậc tam cấp
hẳn hoi, đó là dấu vết chiếc lược vợ anh Kình, khi chị đứng khóc chồng, đầu tóc rũ
rượi, chiếc lược rơi lúc nào không biết.
Đau khổ, vợ anh Kình quay lên trời một lần nữa. Chị khóc lóc, oán trách trời
đã dùng mưu mô đánh lén lúc người ta đang ốm. Trời một mực từ chối, thề rằng
tướng Hổ thù oán rồi làm liều, chứ Trời không hề sai bảo hắn đi đâu cả. Nhưng vợ
anh Kình vẫn không chịu, nhiếc móc mãi không thôi. Cuối cùng Trời đành chấp
nhận vợ chồng anh Kình vào hàng ngũ người nhà Trời và xin đưa anh Kình lên trời
để chôn cất, còn vợ Kình thì được ở trong cung với các bà Tiên. Vợ Kình không
đồng ý, nhất định đòi xuống trần gian và đòi cho được cả hai vợ chồng trở thành bất
tử. Thấy chị Kình làm dữ, Trời không làm sao được đành phải bằng lòng cho biến
vợ chồng anh Kình thành đôi Kim Đồng - Ngọc Nữ kề nhau vĩnh viễn, nêu cao
gương chiến đấu và lòng thủy chung cùng với cỏ cây, sông núi.
Trời sai một vị thánh xuống làm phép, lúc đầu định đặt cả hai vợ chồng đứng
phía bên kia Cầu Bố, ngoảnh nhìn phía Bắc. Nhưng vị thánh biến anh Kình trở
thành hòn Kim Đồng thì chị Kình cứ đứng phía bên này sông, vừa nguyền rủa, vừa
giơ chân đạp vào xác Hổ. Thánh chờ mãi không thấy chị Kình sang, nóng ruột liền
biến chị Kình thành hòn Ngọc Nữ đang đứng ở đuôi Hổ. Đặc biệt vết chân này rất
nhỏ, chỉ có 12 phân rưỡi. Vì chị Kình là người nhỏ nhắn, rất xinh đẹp, chân chị
chẳng khác gì chân cô thiếu nữ [57, tr.66 - 63].
200
5. SỰ TÍCH LÀNG GIÀNG HẾN
Làng Thanh Dương ngày nay thuộc xã Thiệu Khánh, ngày xưa tên chữ là
làng Thanh Giang, tên nôm gọi là làng Giàng Hến, nhân dân quanh vùng thường
vẫn quen gọi là làng Hến vì dân ở đây đã có nghề xúc hến từ những buổi khai dân,
lập ấp đầu tiên. Thuở ban đầu làng có tên là phường Hến, sau đó đổi thành trang
Hến và tới làng Giàng Hến.
Thuở xưa, làng Giàng Hến ở ven bờ sông Mã, dân sống chủ yếu bằng nghề
trồng lúa, trồng ngô, xúc hến... Đặc biệt ở đây có trồng loại cam đường vỏ mỏng
chín đỏ, ngọt lịm mà vị lại rất thơm, nên hàng năm làng vẫn phải tiến vua gọi là
cam tiến. Con gái Giàng Hến vốn nổi tiếng xinh đẹp lại khéo tay nên được nhiều
nơi biết đến. Dân quanh vùng cho rằng sở dĩ làng có nhiều con gái đẹp là do dân
làng chuyên ăn hến sông Mã. Tiếng đồn mỗi ngày một lan xa cho tới tận triều đình.
Các vua chúa đã nhiều lần lựa chọn mỹ nữ, cung tần, tỳ thiếp từ đất này. Từ thời Lê
trở đi làng có lệ tiến hến cho vua (từ tháng một tới tháng ba âm lịch). Mang hến tới
kinh đô là một công việc cực kỳ khó khăn, vất vả vì đường thì xa mà phải giữ sao
để cho hến khỏi chết, khỏi gầy. Muốn vậy, người gánh hến bắt buộc phải mang theo
nước phù sa sông Mã, có lẫn cả cát, bùn làm thức ăn cho hến. Nhưng điều khổ tâm
nhất đối với dân làng là công việc vận chuyển hến phải do những cô gái xinh đẹp,
dịu hiền đảm nhận. Đã có biết bao nhiều người không trở về làng sau những lần tiến
hến như vậy. Sắc đẹp của họ dần tàn phai, tấm thân họ mỏi mòn dần trong những
căn phòng của cung cấm thâm nghiêm. Gia đình nhà nào có con gái xinh đẹp là bố
mẹ suốt ngày đêm đau nỗi đau canh cánh của sự chia ly mất mát. Mỗi năm cứ đến
kỳ tiến hến là xóm làng chìm ngập trong nỗi lo âu, sầu muộn, nhớ thương của kẻ đi,
người ở.
Có một lần trong đám con gái làng Giàng đem hến vào cung, vua nhác thấy
một người có sắc đẹp “chim sa cá lặn”. Sau đấy cô gái được vua vời vào cung làm
tỳ thiếp và không được trở về quê cũ nữa. Cô gái ấy có tên là Toàn. Hơn ba năm
trời sống trong cung vua cho tới một ngày nọ được “bệ rồng ban ơn mưa móc” thì
chẳng may cô lại “bị bệnh”. Mắc phải tội “khi quân”, chiếu theo luật lệ triều đình lẽ
201
ra cô bị chém, nhưng trước lời tâu bày mềm mỏng, khéo léo như tiếng ngọc, tiếng
vàng của cô, vua nghĩ cô vốn người đất Hến nên tha cho, chỉ giam vào lãnh cung rồi
phế truất cho về quê cũ. Cảm ơn “công đức cao dầy” đã thương đến mà xá tội, cô
tâu bày lại với đức vua nỗi gian lao vất vả, nhọc nhằn của hành trình đem hến vào
cung và cúi mong bệ rồng hãy bãi bỏ lệ tiến hến cho dân làng. Đức vua gật đầu
chấp thuận, xuống chiếu bãi bỏ lệ trên.
Từ đó trờ đi làng Giàng được bỏ lệ tiến hến. Nhớ ơn bà Toàn người đã có
công lớn cứu làng Giàng khỏi lệ tiến hến hàng năm trong các dịp lệ tế thần, làng
bày hương án của bà ở phía ngoài để tế tạ ơn. Ngày nay con cháu của bà, dân làng
Giàng vẫn truyền tụng, ghi nhớ công đức của Bà [57, tr.77, 78].
6. HÒN NGỌC HÀM RỒNG
Ngày xửa, ngày xưa, Trời có một hòn bảo ngọc, quý lắm “thiên bảo ngọc’
này quý ở chỗ nó giữ cho hòa khí tốt tươi, muôn vật sinh sôi nảy nở, vận lành quy
tụ, kết tinh được linh khí núi sông. Trời giữ gìn rất cẩn thận. Khi đi ngủ, Trời ngậm
vào miệng và ban ngày Trời đeo luôn bên mình không lúc nào rời.
Thời đó có quỷ Sắt muốn cướp thiên bảo ngọc. Nhân lúc trời mải mê ngắm
cảnh, quỷ Sắt bèn dùng phép ngọc của Trời. Trời nổi giận sai Thiên Lôi đánh quỷ
Sắt để cướp lại bảo ngọc. Thiên Lôi và quỷ Sắt đánh nhau hết ngày này tháng khác,
giành giật nhau hòn ngọc quý, xảy ra hòn ngọc rơi xuống vùng Thanh Hóa. Ngọc
rơi xuống cũng làm mất đi một làng và chết mất một số người. Dân trong vùng căm
giận Trời lắm, song biết hòn ngọc quý nên Trời đòi mãi mà dân không trả. Dân
quyết giữ gìn bảo ngọc. Họ bảo nhau rèn cung tên bằng đồng, giáo mác bằng đồng,
gậy tre mã thò3 để canh giữ viên ngọc.
Phần tiếc Ngọc, phần coi thường nhân dân, Trời sai Hỏa Ngọc Long bay
xuống cướp về. Đó là con Rồng Lửa. Rồng xuống tới nơi, cung tên bắn ra tua tủa.
Túng thế Rồng phun lửa chống lại. Dân chúng bắn gãy một chân Rồng, Rồng đau
quá sa xuống vùng vẫy và phun lửa ngày càng mạnh. Đất cát bị quần lên từng vùng
sâu hoắm, dài dằng dặc. Trời nhìn xuống thấy lửa cháy rực, tưởng rằng dân đốt lửa
3 Gậy có quấn thừng ở đầu.
202
đánh con mình, nên sai thần Mưa giội nước xuống cứu Rồng. Rồng hết phép chống
lại và tắt thở. Rồng chết nằm dài đuồn đuột nay là núi Hàm Rồng, có vây, có vảy
uốn khúc dọc bờ sông Mã. Dòng sông Mã là do Rồng quần lên và nước mưa của
thần Mưa xối xả chảy mãi mà thành, còn hòn ngọc tức là núi Ngọc ngày nay.
Hai mắt rồng, hàm rồng hướng về núi Ngọc như muốn cướp lại viên ngọc
quý song dòng sông Mã chảy nên cách ngăn, đời đời thuộc về dân xứ Thanh, giữ
cho lành trời đất, bốn mùa xanh tươi, phong nẫm.
7. ÔNG BƯNG
Ngày nay, ở các xã Hoằng Quỳ, Hoằng Sơn, Hoằng Vinh thuộc huyện
Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa vẫn còn di tích của ông Bưng. Núi Bưng ở xã Hoằng
Sơn còn có đền thờ mẹ ông Bưng, còn có hòn đá to, tròn ông Bưng dùng để tập
luyện mà dân địa phương gọi là “hòn quòn” (hòn đá dùng để tập quyền thuật). Thôn
Ích Hạ trước đây có đền thờ Thánh Tến (tên ông Bưng) và tục múa hát Chèo Chải
để thờ phụng. Và rải rác trong các huyện Hà Trung, Hoằng Hóa, Thiệu Hóa (cũ),
Tĩnh Gia... có đến 36 đền thờ Thánh Bưng.
Chuyện kể rằng:
Ngày xửa, ngày xửa, ở thôn Trì Trọng (nay thuộc xã Hoằng Quý, Thành phố
Thanh Hóa) có một người đà bà nghèo khổ. Bà đi làm thuê làm mướn cho nhà giàu
quanh vùng để kiếm miếng ăn. Đã luống tuổi mà bà vẫn chưa có chồng. Một buổi
sáng tinh mơ bà ra sông Mã gánh nước, thấy vết một bàn chân kỳ dị in trên bờ cát.
Tò mò, bà ướm bàn chân và thấy động trong mình. Bà thụ thai4. Bà sợ dân làng chê
trách nên không dám đi đâu nữa. Bà che một túp lều, bán nước cho khách qua
đường để kiếm gạo sinh sống. Đủ ngày đủ tháng, bà sinh ra một cậu bé khỏe mạnh.
Tiếng khóc chào đời của cậu bé mới sinh vang cả một vùng. Ai cũng lấy làm lạ.
Cậu lớn lên như thổi, ăn hết nồi ba, nồi tư một bữa không no. Hai mẹ con
ngày càng chật vật. Cậu bé ngày càng to cao, dị kỳ. Bóng cậu che rợp cả một vùng.
Cậu bé thích tập luyện võ nghệ. Những hòn đá to như cái nong lớn gọi là “hòn
quờn” mà cậu bé dùng để tập ném trơn tru nhẵn thín nay vẫn còn, dưới chân núi
4 Có người kể: Bà gặp một trận mưa, ướt người về nhà thụ thai.
203
Xuân Sơn. Cả vùng gọi cậu là chàng Bưng5. Lớn lên, chàng Bưng đi hái củi về bán
kiếm gạo giúp mẹ, Bưng thường hái củi ở núi Đường Trèo, cứ như bây giờ là vùng
Kim Tân, huyện Thạch Thành, giáp với Nho Quan, Hòa Bình (tỉnh Hà Sơn Bình)6.
Khi đi cũng như về, Bưng thường ngồi nghỉ trên một cồn đất ngày nay là Cồn
Thánh thuộc vùng xã Hà Tiến, huyện Hà Trung. Bưng gánh những bó củi khổng lồ.
Người Bưng cao lừng lững. Sáng từ nhà ra đi, xế trưa đã về tới nhà.
Ở vùng Thiệu Hóa (ngày nay là một phần huyện Thiệu Hóa, một vài xã đã
sát nhập về Thành phố Thanh Hóa), có ông Vồm cũng to lớn, khỏe mạnh. Ông Vồm
nổi tiếng là người giỏi vật. Nghe Bưng cũng giỏi vật, ông Vồm tìm đến Trì Trọng
để thi tài. Lúc đó, Bưng đã đi củi vắng. Biết ông Vồm muốn đọ tài với con mình, bà
mẹ Bưng bảo ông Vồm ngồi chờ một lát và bà cắm móng tay. Ở tận Đường Trèo
đang đốn củi, Bưng thấy nóng ruột, biết mẹ cắm móng hay gọi về, một đầu là bó củi
tre buộc đôi cò trắng, một đầu là bó củi lim, Bưng vội xốc gánh củi lên vai bước
vội. Ông Vồm đang uống dở bát nước đã thấy một bóng râm to tướng phủ kín sân.
Bà mẹ nói:
- Cháu nó về sắp tới nơi.
- Sao bà biết?
- Đó! Bóng cháu từ ngoài ấy đổ về đó!
Ông Vồm sợ quá, đặt bát nước xuống, vội vàng bỏ chạy. Về tới nhà, Bưng
nghe mẹ thuật lại câu chuyện ông Vồm đến thách vật. Máu nóng tuổi trẻ nổi lên,
Bưng quăng vội gánh củi đuổi theo ông Vồm. Hai bó củi văng ra, một đầu củi tre
rơi gần Trì Trọng sau mọc thành rừng tre gọi là Mả Cương (thuộc thôn Ích Hạ, xã
Hoằng Quỳ). Đôi cò trắng sinh sôi thành một đàn cò lớn, làm tổ trên rừng tre, đời
này sang đời khác, càng về sau càng đông. Còn đầu củi lim thì văng đến làng Trung
Hia (nay là xã Hoằng Vinh, huyện Hoằng Hóa), cách Trì Trọng đến gần nửa ngày
đường, mọc thành rừng lim. Cái đòn gánh cong thành đường nối hai làng Cẩm Lữ
5 Bưng có lẽ có nghĩa là dùng hai tay nâng lên một vật gì nặng.
6 Cách thôn Trì Trọng sáu bảy chục cây số đường chim bay.
204
và Xuân Sơn (nay là xã Hoằng Sơn, huyện Hoằng Hóa). Hai mấu đòn gánh mọc
thành hai cây đa, đến nay vẫn còn.
Thế là Bưng đuổi theo ông Vồm, vệt chân của Bưng biến thành hai dãy ao so
le từ đầu làng Ích Hạ đến bờ sông Mã. Bưng vọt qua sông Mã đã thấy ông Vồm
đang chạy trước mặt. Ông Vồm càng sợ vội náu mình vào bụi rậm, nhưng cái mũi
to quá, sống mũi chìa ra ngoài. Bưng nhảy đến, lấy tay búng vào cái mũi ông Vồm,
ông Vồm chết đứ đừ. Xác ông Vồm biến thành núi Vồm và đền thờ ông Vồm dưới
chân núi có tác cái mặt ông Vồm với cái mũi bị tẹt là vì thế.
Giết ông Vồm xong, thỏa tính hiếu thắng, Bưng thấy hối hận. Bưng quyết từ
nay chỉ dùng sức để cứu khổ.
Bây giờ hai làng Cổ Bi và Đàm Xá (thuộc huyện Thiệu Hóa cũ) có chuyện
xích mích. Làng Cổ Bi cậy thế mạnh, ức hiếp làng Đàm Xá. Cổ Bi lại còn hẹn ngày
đến để chiếm đất Đàm Xá. Cả làng Đàm Xá bị lép vế lo âu. Các lão làng họp bàn
mãi mà cũng đành bó tay. Lúc bấy giờ chàng Bưng đi củi về qua Đàm Xá thấy trai
làng hớt hải, bà con lo lắng không yên, hỏi biết chuyện, Bưng bèn đi thắng tới đình
làng. Các lão làng đông đủ, cụ nọ nhìn cụ kia. Chàng Bưng chào các cụ và xin các
cụ cho ra tay giúp Đàm Xá. Các cụ vô cùng mừng rỡ. Chàng Bưng hẹn:
- Sáng mai, xin các cụ sửa soạn cho 100 bắp cày bằng tre đực, 10 nong cơm
và 1 nong muối. Tôi sẽ dẫn đủ 100 quân đến để giúp làng.
Sáng hôm sau các cụ ra đình sớm ngồi chờ. Các thứ chuẩn bị khá tươm tất.
Trong khi đó, làng Cổ Bi đã đánh trống họp trai đinh, có một thầy dạy võ đứng đầu
cùng lý hương cường hào dẫn xuống cướp đất làng Đàm Xá. Lúc bấy giờ chàng
Bưng mới lững thững đi đến. Bưng thưa với làng là quân chàng còn đi sau, chàng
xin ăn cơm trước để chuẩn bị. Mười nong cơm và một nong muối chàng ăn chỉ một
loáng. Ăn xong súc miệng bằng mấy gầu nước giếng, chàng ra chỗ đống bắp cày.
Mỗi cái bắp chàng kẹp vào hai ngón tay để thử. Cái nào cũng gãy bẹp. Chỉ có một
cái là tạm dùng được. Chàng Bưng cầm cái bắp cày, sẵn cái cối đá tảng ở sân đình,
chàng xọc vào đầu bắp cày và vác lên vai đi ra phía đầu làng. Lúc bấy giờ, quân Cổ
Bi đang tràn xuống đầu làng Đàm Xá, cắm mốc mới, xéo lên cả hoa màu. Những
205
căn nhà đầu làng bị xô đổ. Những vườn cây bị chặt. Bỗng chàng Bưng xuất hiện.
Tên thầy võ hung hăng chạy lại bị chàng “cho một đá” nhẹ, chết thẳng cẳng. Dân
Cổ Bi khiếp đảm chạy dạt về làng. Chàng Bưng cứ vác cây gậy tre có cái cối đá
lủng lẳng đi sau. Dân Đàm Xá theo chàng. Đến địa giới hai làng, chàng Bưng đặt
cái cối đá xuống làm mốc, cắm cây tre xuống làm dấu. Cối đá sau biến thành núi
Tường Vân, còn cái gậy mọc thành bụi tre. Vì cây gậy cắm ngọn xuống đất, gốc lên
trời nên bây giờ thành bụi tre mọc ngược, tất cả tre đều đâm chúc xuống đất rồi mới
đâm thẳng lên. Chàng Bưng được người dân Đàm Xá ca ngợi và biết ơn.
Sau đó, chàng Bưng về xin mẹ tòng quân để “phò vua giúp nước”. Đó là vào
thời Lý Thái Tông. Chàng Bưng tòng quân với cái tên Lê Phụng Hiểu. Ông thẳng
thắn, khỏe mạnh, mưu trí, làm đến chức đô thống, đem quân dẹp được quân Chiêm
Thành quấy rối ở phương nam, diệt bọn Đông Chinh, Dực Thánh là bọn hoàng thân,
quốc thích định cướp ngôi vua Lý. Nhà Lý được yên, công ông đứng đầu triều đình.
Vua ban cho ruộng đất. Ông xin được về quê nhà, đứng trên đỉnh núi Bưng ném
đao, đao đến đâu thì ruộng xin đến đấy. Vua bằng lòng. Ông về quê và đứng trên
mảnh đất sinh sống từ xưa, ném con đao. Con đao bay vù lên trời, bay mãi bay mãi
mới rớt xuống. Vết đao cắm sâu hóa thành con sông Hoạt khoanh một vùng địa giới
của hàng nghìn mẫu ruộng. Ruộng đó sau gọi là “Thác đao điền”. Rồi ông xin vua
về xây dựng quê hương.
Nhân dân ở vùng quê hương ông còn kể nhiều kỳ tích của ông sau khi nhận
ruộng “Thác đao”, như việc chinh phục “Con trâu xanh khổng lồ”, việc chặt cây lim
lớn làm cày, việc khai sông Ấu, việc đem hòn núi Bưng từ Đường Trèo về, việc
đánh đuổi ông Đẽn giành lại hòn núi Bưng bị lấy cắp... Những huyền thoại này làm
cho hình tượng ông Bưng thêm phong phú hoàn thiện, vừa tương đồng, gần gữi,
vừa độc lập, vừa độc đáo so với các nhân vật cùng loại trong huyền thoại và trong
truyền thuyết nước ta (như ông Đùng ở Nghệ Tĩnh, ông Gióng ở Trung du Bắc Bộ).
Nếu bóc cái vỏ hoang đường đi thì những việc làm phi thường như: Bắt con
trâu khổng lồ, chặt cây lim khổng lồ, đẽo cái cày khổng lồ và đường khổng lồ tạo ra
206
con sông Ấu của ông Bưng rất gần gũi với công việc thực tế mà người nông dân
Hoằng Hóa nói riêng, người nông dân Việt Nam nói chung và phát triển nghề nông.
Về đoạn chót của truyện ông Bưng, có người kể rằng: “Khi ông Bưng đã
nhiều tuổi, quê hương giàu đẹp, dân làng yên vui, một hôm ông đi về phía Hà
Trung, trèo lên núi Hoa Lâm, cởi áo ngoài khoác lên cây lim trên đỉnh núi rồi “ngài
hóa”. Dân trong vùng nhớ công đức của ông đã lập đền thời ông ở nhiều nơi. Hàng
năm vào ngày mồng 8 tháng 2 âm lịch có tục mở hội tế chung ở đền thờ ông Bưng
mà nhân dân trong vùng thường quen gọi là Thánh Tến7 [46, tr.241 - 248].
8. TRUYỆN ÔNG VỒM
Ngày xửa, ngày xưa, ở một vùng sông nước cuối nguồn con sông Sủ (sông
Chu ngày nay) có một người đàn bà đã luống tuổi mà chưa có chồng, với chiếc
thuyền con ngày tháng lênh đênh trên sông nước kiếm sống.
Một đêm mưa gió bà thiu thiu ngủ mở thấy một con giải trườn lên thuyền,
giải nói được tiếng người “Ta là Thần tướng của Long Vương nhân đi thăm thú qua
đây, gặp người ta muốn được cùng người ân ái một đêm”. Trong giấc mơ người đàn
bà lo quá, nhưng đành phải vâng lời, con giải quấn lấy bà ân ái một hồi rồi trườn
xuống sông. Sáng dậy bà thấy trong người khác lạ và cũng từ đấy bà thụ thai. Sau
ba năm sinh ra một chàng trai khôi ngôi, tuấn tú, chàng trai được mẹ chăm sóc, bà
con vạn chài giúp đỡ nên lớn nhanh như thổi, càng lớn càng ăn khoẻ, mỗi bữa có
thể ăn hết cả nong cơm, ăn khoẻ, làm cũng khoẻ, nhất là đôi vai gồng gánh, chỉ cần
một tay chàng có thể nâng bổng một chiếc thuyền buồm lớn, có thể cõng cả một quả
núi trên lưng như ta cõng một bó củi.
Một hôm chàng tỷ tê hỏi mẹ: Mẹ ơi! Cha con đâu hở mẹ? Chẳng biết nói sao
người mẹ đành dối con
- Cha con chết rồi.
- Thế mộ cha con ở đâu?
7 Trước đây khi gặp hạn hán kéo dài, dân vùng này thường làm lễ rước tượng Thánh Tến (cao 7 thước ta
bằng gỗ trầm hương) đem ra sông Mã tắm. Có khi tắm tượng chưa xong trời đã mưa như trút. Người ta
truyền rằng ngài có bình nước mưa, về sau ông Hà Rò (thần núi Linh Trường) lấy mất nên ngài không làm
mưa được nữa (xem Truyện dân gian Thanh Hóa, tr.30) về lai lịch của Thánh Tến và mối quan hệ giữa Thánh
Bưng và Thánh Tến cần được điều tra nghiên cứu thêm.
207
Bà chỉ tay xuống sông nói bâng quơ:
- Ở dưới nước đó
Nghe mẹ nói, chàng trai nhảy tùm xuống sông tìm mộ cha. Sông sâu nước
xoáy chàng mò mẫm hết ngày hết tháng vẫn không thấy. Chàng bực tức bảo với mẹ.
- Con phải gánh đá lấp sông mà tìm cho được mộ cha.
Người mẹ can ngăn không được đành chiều theo ý con, thế là chàng lấy
chiếc đũa ghế cơm làm đòn gánh, xe những sợi chỉ nhỏ lại làm quang giắng, đi về
hướng Tây Bắc gánh đá để lấp sông. Bước chân của chàng sải dài dọc theo triền
sông Sủ, gánh đá của chàng rơi rải rác dọc đường, một hòn đắp thành núi Vân, một
hòn đắp thành núi Mấu, hòn nhỏ rơi xuống tạo thành núi Là. Khi về đến cuối con
sông Sủ chẳng mai gẫy đòn gánh, đá rơi xuống phía hữu đắp thành núi Vồm, đá rơi
xuống phía tả đắp thành núi Trịnh (hai quả núi đá nằm song song ở hai xã Thiệu
Khánh, Thiệu Hợp ngày nay). Công việc lấp sông tìm mộ cha không thành, chàng
trai uất ức tựa vào núi và hóa thành đá, lõm vào vách núi nên có tên gọi là núi Vồm.
Không biết tự bao giờ người ta đã khắc một bức tượng lớn, gọi là tượng ông Vồm.
Và dị bản khác kể rằng:
Có một chàng trai nọ, cậy mình có sức khoẻ hơn người, nghe nói ở Hoằng
Hóa có tên Bưng còn khoẻ hơn liền tìm đến nhà Bưng để thách đấu, nhưng Bưng đi
vắng, hồi thì bà mẹ Bưng bảo:
“Thằng Bưng lên rừng Nưa kiếm củi nó cũng sắp về rồi đó, đó bóng nó đã
về, người nó cũng sắp về rồi mà”. Thấy bóng đã đỗ vào sân mà người còn ở mãi
đâu đâu chắc tay Bưng phải là người to lớn lắm, chàng trai sợ hãi bỏ chạy. Khi
Bưng về đến nhà thấy mẹ kể chuyện có người tìm con để thách đấu, Bưng giận lắm,
đuổi theo hướng tay mẹ chỉ: Không đầy năm bước Bưng đã tóm được chàng trai
quật mạnh vào vách đá, vách đá lõm xuống thành vồm, nên núi này có tên là núi
Vồm và chàng trai kia cũng được gọi là ông Vồm [47, tr.648, 649].
9-ĐỘNG TIÊN VÀ ĐỘNG RỒNG
Truyện kể rằng: Từ xa xưa lắm, khi con người còn sống hoang sơ, trong
vùng, có một người đàn ông và một người đàn bà sống bằng nghề hái lượm, săn
208
bắn. Mỗi người ở một hang, dần dần ăn ỏ với nhau và sinh được một đàn con. Khi
con đã khôn lớn, vợ chồng cho con cái ở riêng, của cải chẳng còn gì ngoài một ít
ruộng đất. Họ đem số đất ấy chia cho mỗi người một mảnh. Để chứng tỏ đám đất đã
có chủ, mỗi người lấy một hòn đá đặt vào giữa khoảng ruộng của mình.
Một hôm ông Trời đi chơi, nhìn xuống hạ giới thấy có nhiều cục đá nằm rải rác
khắp nơi. Trời bèn cho đòi quan Thổ Địa đến để hỏi. Thổ Địa tâu rằng: “Đó là nhà kia
chia đất cho con, họ đánh dấu phần đất đấy. Mỗi một phần đất là của một người”.
Trời hỏi: - Nhà ấy có mấy đứa....?
Thổ Thần thưa: - Nhà ấy có một trăm con.
Trời giật mình, bảo các quan rằng: “Nhà ấy định cướp ngôi của ta chăng”.
Rồi ra lệnh cho các quan giảm bớt số con cho không để một trăm đứa ở chung một
chỗ. Các quan đành lập kế, tách cậu con út đi nơi khác bằng cách tạo một con sông
ở giữa, đồng thời, biến các cục đá kia thành từng hòn núi. Các phần đất của từng
người bị trời xóa nhòa, mất ranh giới. Các con lại phải tản đi các nơi tìm đất mới.
Do vậy, ngày nay dãy Hàm Rồng chỉ còn 99 ngọn, còn một ngọn nằm bên kia sông,
cho nên đã có câu:
Chín mươi chín ngọn đứng trông
Còn ngọn núi Nít qua sông chưa về.
Sau này, mỗi người thành một làng. Để khỏi quên gốc, mỗi năm nhớ ngày
giỗ mẹ, các làng lại phải gặp nhau một lần đó là vào ngày mồng 3 tháng 3 hàng
năm... Người mẹ được dân trong vùng tôn là Thượng Ngàn Thánh Mẫu, Đền
Thượng Ngàn được thờ tại Đình Hương và cũng từ ngày ấy, nhiều làng trong vùng,
trai gái không lấy được nhau [47, tr.345 - 347]./.