BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
============
MAI VĂN THI
DẠY HỌC XÁC SUẤT – THỐNG KÊ HỖ TRỢ NGHỀ
NGHIỆP CHO SINH VIÊN NGÀNH KINH TẾ, KĨ THUẬT
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
============
MAI VĂN THI
DẠY HỌC XÁC SUẤT – THỐNG KÊ HỖ TRỢ NGHỀ
NGHIỆP CHO SINH VIÊN NGÀNH KINH TẾ, KĨ THUẬT
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
Chuyên ngành: L
213 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Dạy học xác suất – thống kê hỗ trợ nghề nghiệp cho sinh viên ngành kinh tế, kĩ thuật tại trường đại học hàng hải Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán
Mã số: 9.14.01.11
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS TRẦN KIỀU
2. TS PHẠM VĂN TRẠO
HÀ NỘI - 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả, được hoàn
thành với sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của nhiều nhà khoa học. Các số liệu, kết quả
được trình bày trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác trước đó.
Hà Nội, ngày tháng 08 năm 2020
Tác giả luận án
Mai Văn Thi
ii
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong và ngoài Viện Khoa học
giáo dục Việt Nam, Phòng Quản lý khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế - Viện Khoa
học giáo dục Việt Nam đã hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian tác giả
làm nghiên cứu sinh cũng như đã đưa ra những góp ý quý báu trong quá trình tác giả
thực hiện luận án.
Nhân dịp này, tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo PGS.TS.
Trần Kiều và Thầy giáo TS. Phạm Văn Trạo những người đã tận tình hướng dẫn, dìu
dắt tác giả trong suốt thời gian qua.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ từ phía Ban Giám hiệu, Khoa
Cơ sở - Cơ bản, Bộ môn Toán, các chuyên gia, giảng viên và sinh viên trường Đại học
Hàng hải Việt Nam đã giúp đỡ tác giả tổ chức khảo sát, thực nghiệm để kiểm tra tính
khả thi của các biện pháp được nêu ra trong luận án.
Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình luôn
động viên, giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận án này.
Do điều kiện chủ quan và khách quan, bản luận án chắc chắn còn thiếu sót. Tác
giả rất mong nhận được những ý kiến phản hồi để tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất
lượng luận án.
Hà Nội, ngày tháng 08 năm 2020
Tác giả
Mai Văn Thi
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT x
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ xi
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 3
3. Mục đích nghiên cứu 11
4. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu 12
5. Giả thuyết khoa học 12
6. Nhiệm vụ nghiên cứu 12
7. Phạm vi nghiên cứu 13
8. Phương pháp nghiên cứu 13
9. Nơi thực hiện đề tài nghiên cứu 13
10. Các đóng góp mới của luận án 13
11. Các vấn đề đưa ra bảo vệ 14
12. Cấu trúc của luận án 14
Chương I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 15
1.1. Năng lực, năng lực nghề nghiệp và năng lực nghề kinh tế, kĩ thuật
hàng hải
15
1.1.1. Năng lực 15
1.1.2. Năng lực nghề nghiệp 16
1.1.3. Năng lực nghề kinh tế, kĩ thuật hàng hải 18
1.1.3.1. Năng lực nghề kinh tế hàng hải 18
1.1.3.2. Năng lực nghề kĩ thuật hàng hải 20
1.2. Hỗ trợ nghề nghiệp đối với người lao động ngành kinh tế, kĩ thuật
hàng hải
22
1.2.1. Quan niệm về hỗ trợ nghề nghiệp 22
iv
1.2.2. Quan niệm về hỗ trợ nghề nghiệp cho sinh viên ngành kinh tế, kĩ
thuật hàng hải
22
1.2.3. Mối quan hệ giữa hỗ trợ nghề nghiệp và phát triển năng lực nghề
nghiệp
23
1.3. Dạy học Xác suất - Thống kê trong trường đại học nói chung và
Đại học Hàng hải Việt Nam nói riêng
25
1.3.1. Đặc điểm, ý nghĩa của Xác suất - Thống kê 25
1.3.2. Ý nghĩa, vai trò của dạy học Xác suất - Thống kê trong quá trình
đào tạo nguồn nhân lực ở bậc đại học
26
1.3.3. Mục tiêu và một số xu hướng đổi mới dạy học Xác suất - Thống
kê ở trường đại học nói chung và Đại học Hàng hải Việt Nam nói riêng
27
1.4. Dạy học Xác suất - Thống kê hỗ trợ nghề nghiệp cho sinh viên các
ngành kinh tế, kĩ thuật hàng hải
29
1.4.1. Dạy học theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp 29
1.4.2. Quan niệm, đặc trưng, yêu cầu và các khả năng của quá trình
dạy học Xác suất - Thống kê hỗ trợ nghề nghiệp cho sinh viên các
ngành kinh tế, kĩ thuật hàng hải
31
1.4.2.1. Quan niệm về dạy học Xác suất - Thống kê hỗ trợ nghề nghiệp 31
1.4.2.2. Các đặc trưng của dạy học Xác suất - Thống kê hỗ trợ nghề
nghiệp cho sinh viên các ngành kinh tế, kĩ thuật hàng hải
31
1.4.2.3. Khả năng hỗ trợ nghề nghiệp của quá trình dạy học Xác suất -
Thống kê đối với sinh viên các ngành kinh tế, kĩ thuật hàng hải
32
1.4.2.4. Yêu cầu của dạy học Xác suất - Thống kê hỗ trợ nghề nghiệp
cho sinh viên các chuyên ngành kinh tế, kĩ thuật hàng hải
39
1.5. Đặc điểm chương trình Xác suất - Thống kê và chuẩn đầu ra của
kĩ sư hàng hải ở trường Đại học Hàng hải Việt Nam
40
1.5.1. Vị trí của Xác suất - Thống kê trong chương trình đào tạo kĩ sư
hàng hải
40
1.5.2. Chương trình Xác suất - Thống kê trong chương trình đào tạo kĩ
sư hàng hải ở trường Đại học Hàng hải Việt Nam
40
v
1.5.3. Chuẩn đầu ra của sinh viên các chuyên ngành kinh tế, kĩ thuật
hàng hải tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam
42
1.6. Đặc điểm của sinh viên kinh tế, kĩ thuật trường Đại học Hàng hải
Việt Nam
46
1.7. Khảo sát thực trạng dạy học Xác suất - Thống kê theo hướng hỗ
trợ nghề nghiệp cho sinh viên ngành hàng hải ở trường Đại học Hàng
hải Việt Nam
49
1.7.1. Mục đích khảo sát 49
1.7.2. Nội dung khảo sát 49
1.7.3. Đối tượng và thời gian khảo sát 49
1.7.4. Phương pháp và công cụ khảo sát 50
1.7.5. Xử lý và phân tích kết quả của thực trạng dạy học Xác suất -
Thống kê theo hướng hỗ trợ nghề nghiệp cho sinh viên ngành kinh tế,
kĩ thuật hàng hải
50
1.7.5.1. Thực trạng việc giảng dạy Xác suất - Thống kê cho sinh viên
ngành kinh tế, kĩ thuật hàng hải theo hướng hỗ trợ nghề nghiệp
51
1.7.5.2. Thực trạng về trình độ kiến thức, kĩ năng và nhận thức của sinh
viên ngành kinh tế, kĩ thuật hàng hải sau khi học xong học phần Xác suất
- Thống kê theo hướng hỗ trợ nghề nghiệp
53
1.7.5.3. Tình hình sử dụng kiến thức, kĩ năng Xác suất - Thống kê trong
thực tiễn nghề nghiệp của kĩ sư hàng hải
57
1.7.5.4. Thực trạng về bài giảng Xác suất - Thống kê cho đối tượng sinh
viên các ngành kinh tế, kĩ thuật hàng hải tại trường Đại học Hàng hải
Việt Nam
58
1.7.5.5. Thực trạng sử dụng kiến thức Xác suất - Thống kê của các môn
cơ sở ngành, môn chuyên ngành trong quá trình đào tạo kĩ sư hàng hải
61
1.7.5.6. Đánh giá của các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động các ngành
kinh tế, kĩ thuật hàng hải
64
KẾT LUẬN CHƯƠNG I 67
vi
CHƯƠNG II. CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ NGHỀ NGHIỆP CHO
SINH VIÊN NGÀNH KINH TẾ, KĨ THUẬT HÀNG HẢI THÔNG
QUA VIỆC DẠY HỌC XÁC SUẤT - THỐNG KÊ Ở TRƯỜNG ĐẠI
HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
69
2.1. Định hướng xây dựng các biện pháp 69
2.1.1. Định hướng 1 69
2.1.2. Định hướng 2 69
2.1.3. Định hướng 3 69
2.1.4. Định hướng 4 69
2.2. Biện pháp dạy học Xác suất - Thống kê hỗ trợ nghề nghiệp cho
sinh viên ngành kinh tế, kĩ thuật hàng hải
69
2.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức dạy học Xác suất - Thống kê nhằm trang
bị cho sinh viên vốn tri thức, kỹ năng cơ bản về môn học, đảm bảo mục
tiêu và chuẩn đào tạo của chương trình đào tạo cử nhân, kĩ sư hàng
hải theo hướng hỗ trợ nghề nghiệp
69
2.2.1.1. Cơ sở đề xuất biện pháp 69
2.2.1.2. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp 70
2.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp 71
2.2.2. Biện pháp 2: Thiết kế các tình huống thực tiễn gắn với đặc thù
nghề hàng hải trong quá trình dạy học Xác suất - Thống kê tại trường
Đại học Hàng hải Việt Nam cho sinh viên
77
2.2.2.1. Cơ sở đề xuất biện pháp 77
2.2.2.2. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp 78
2.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp 79
2.2.3. Biện pháp 3: Rèn luyện năng lực mô hình hóa toán học cho sinh
viên ngành kinh tế, kĩ thuật hàng hải nhằm góp phần giải quyết những
vấn đề trong thực tiễn nghề nghiệp qua học tập Xác suất - Thống kê
85
2.2.3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp 85
2.2.3.2. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp 86
vii
2.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp 87
2.2.4. Biện pháp 4: Rèn luyện cho sinh viên khả năng biểu diễn, xử lý
các số liệu thống kê theo hướng hỗ trợ nghề nghiệp trong quá trình
dạy học Xác suất - Thống kê tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam
94
2.2.4.1. Cơ sở đề xuất biện pháp 94
2.2.4.2. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp 95
2.2.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp 95
2.2.5. Biện pháp 5: Thực hiện đổi mới mục tiêu, cấu trúc, nội dung giáo
trình và cách thức thực hiện chương trình môn Xác suất - Thống kê
theo hướng hỗ trợ nghề nghiệp cho sinh viên ngành kinh tế, kĩ thuật
hàng hải đồng thời liên kết với các bộ môn chuyên ngành để giúp sinh
viên sử dụng kiến thức Xác suất - Thống kê cho những học phần tiếp
theo
101
2.2.5.1. Cơ sở đề xuất biện pháp 101
2.2.5.2. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp 102
2.2.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp 103
KẾT LUẬN CHƯƠNG II 110
CHƯƠNG III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 112
3.1. Mục đích thực nghiệm 112
3.2. Yêu cầu thực nghiệm 112
3.3. Nhiệm vụ thực nghiệm 112
3.4. Nguyên tắc tổ chức thực nghiệm 112
3.5. Các nội dung, quy trình, hình thức triển khai và phương pháp
đánh giá của quá trình thực nghiệm
113
3.5.1. Khai thác, xây dựng các bài toán thực tiễn trong nghề hàng hải 113
3.5.2. Thực hiện các biện pháp đề xuất trong dạy học Xác suất - Thống
kê hỗ trợ nghề nghiệp
113
3.5.3. Quy trình và các hình thức triển khai nội dung thực nghiệm 116
3.5.4. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm 117
viii
3.6. Tiến trình thực nghiệm 119
3.6.1. Thực nghiệm vòng 1 từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 12 năm 2017 119
3.6.2. Thực nghiệm sư phạm vòng 2 từ tháng 02 đến tháng 07 năm 2018 126
3.7. Đánh giá kết quả thực nghiệm 133
3.7.1. Đánh giá về xây dựng các tình huống thực tiễn trong ngành kinh
tế, kĩ thuật hàng hải
133
3.7.2. Đánh giá về sử dụng các biện pháp dạy học 134
3.7.3. Đánh giá sự phát triển kỹ năng nghề hàng hải của sinh viên 136
KẾT LUẬN CHƯƠNG III 140
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 141
1. Kết luận 141
2. Khuyến nghị 142
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
143
TÀI LIỆU THAM KHẢO 144
PHỤ LỤC 1. Phiếu hỏi: "Về việc giảng dạy môn Xác suất - Thống kê
cho sinh viên các ngành hàng hải của các Thầy, Cô giáo thuộc Bộ môn
Toán tại trường Đại học Hàng hải" Việt Nam
151
PHỤ LỤC 2. Phiếu hỏi: "Thực trạng về kiến thức, kĩ năng và nhận
thức của sinh viên ngành kinh tế, kĩ thuật hàng hải sau khi học xong
học phần Xác suất - Thống kê theo hướng hỗ trợ nghề nghiệp hàng
hải"
153
PHỤ LỤC 3. Phiếu hỏi: "Thực trạng về quá trình sử dụng Xác suất -
Thống kê trong thực tiễn nghề nghiệp của kĩ sư hàng hải"
156
PHỤ LỤC 4. Một số bài toán thực tiễn trong nghề hàng hải 159
PHỤ LỤC 5. Giáo án thực nghiệm: Quy trình tìm kì vọng toán của
biến ngẫu nhiên (tiết 1)
171
PHỤ LỤC 6. Bản nhận xét của giảng viên dạy thực nghiệm 177
PHỤ LỤC 7. Phân tích Năng lực kinh tế hàng hải 179
ix
PHỤ LỤC 8. Danh mục các môn học sử dụng Xác suất - Thống kê 182
PHỤ LỤC 9. Phiếu đánh giá kết quả giờ dạy Xác suất - Thống kê theo
hướng hỗ trợ nghề nghiệp cho sinh viên
185
PHỤ LỤC 10. Yêu cầu và nội dung chi tiết của học phần (Kinh tế
lượng)
187
PHỤ LỤC 11. Quy định về nhân sự trong khu vực động cơ - kĩ thuật
STCW của ICTCS
190
PHỤ LỤC 12. Nhóm năng lực nghề kinh tế, kĩ thuật hàng hải với khả
năng hỗ trợ của Xác suất - Thống kê
191
PHỤ LỤC 13. Báo cáo về ứng dụng của Xác suất - Thống kê trong các
môn chuyên ngành
193
x
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
STT TỪ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ
1 BPSP Biện pháp sư phạm
2 CĐ Cao đẳng
3 DH Dạy học
4 ĐH Đại học
5 ĐHHHVN Đại học Hàng hải Việt Nam
6 GV Giảng viên
7 HTNN Hỗ trợ nghề nghiệp
8 KNNN Kĩ năng nghề nghiệp
9 KTKTHH Kinh tế, kĩ thuật hàng hải
10 NL Năng lực
11 NLNN Năng lực nghề nghiệp
12 NLTH Năng lực thực hiện
13 PPDH Phương pháp dạy học
14 SV Sinh viên
15 TH Toán học
16 TK Thống kê
17 TN Thực nghiệm
18 TT Thực tiễn
19 XS Xác suất
20 XSTK Xác suất - Thống kê
xi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ
STT Tên các bảng và biểu đồ Trang
1
Bảng 1.1. Cước cho thuê tàu container các cỡ (không quá 10 tuổi
và có thiết kế hiện đại) giai đoạn 2017-2020
20
2
Bảng 1.2. Chuẩn đầu ra của ngành kinh tế hàng hải liên quan tới
nhóm NL nghề kinh tế hàng hải
44
3
Bảng 1.3. Chuẩn đầu ra của ngành kĩ thuật hàng hải liên quan tới
nhóm NL nghề kĩ thuật hàng hải
46
4
Bảng 1.4 Kết quả điều tra thực trạng giảng dạy môn XSTK cho SV
các ngành KTKTHH theo hướng HTNN
53
5
Bảng 1.5. Kết quả đánh giá mức độ nhận thức của SV ngành
KTKTHH sau khi kết thúc học phần XSTK
56
6 Bảng 1.6. Kết quả khảo sát số ví dụ và bài tập trong bài giảng 61
7
Bảng 1.7. Kết quả đánh giá mức độ áp dụng kiến thức vào thực
tiễn của SV
67
8
Bảng 1.8. Kết quả đánh giá vai trò của Toán - XSTK trong hoạt
động nghề hàng hải
67
9
Bảng 3.1. Kết quả đánh giá về áp dụng kiến thức vào thực tiễn của
SV
122
10
Bảng 3.2. Bảng phân bố tần số điểm kiểm tra bài số 1 (Thực
nghiệm sư phạm vòng 1)
124
11
Bảng 3.3. Bảng phân bố tần số điểm bài kiểm tra số 2 nhóm thực
nghiệm và đối chứng (Thực nghiệm sư phạm vòng 1)
126
12
Bảng 3.4. Phân bố điểm kiểm tra chất lượng xét tuyển đầu vào ĐH
của nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng vòng 2, tại trường
ĐHHHVN
128
13
Bảng 3.5. Bảng phân bố tần số điểm kiểm tra bài số 1 (Thực
nghiệm sư phạm vòng 2)
131
14
Bảng 3.6. Bảng phân bố tần số điểm kiểm tra bài số 2 (Thực
nghiệm sư phạm vòng 2)
134
xii
15 Bảng 3.7. Bảng đánh giá mức độ đạt được sau giờ dạy 137
16
Biểu đồ 2.1. Tổng hợp lượt tàu của Công ty hoa tiêu hàng hải khu
vực II - Hải Phòng từ năm 1992 đến 2013
76
17
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ kết quả điểm kiểm tra bài số 1 (Thực nghiệm
sư phạm vòng 1)
125
18
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ kết quả điểm kiểm tra bài số 2 (Thực nghiệm
sư phạm vòng 1)
128
19
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ kết quả điểm kiểm tra bài số 1
(Thực nghiệm sư phạm vòng 2)
132
20
Biểu đồ 3.4. Biểu đồ kết quả điểm kiểm tra bài số 2
(Thực nghiệm sư phạm vòng 2)
134
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết về “Chiến lược biển Việt Nam đến 2020” đã được thông qua vào
tháng 2 năm 2007 tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 4 - khoá X, đây là
Chiến lược đầu tiên của Việt Nam về biển và cũng là kim chỉ nam để định hướng phát
triển các ngành, lĩnh vực kinh tế biển Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường hiện
nay. Cùng với việc thực hiện các cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới,
việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các ngành hàng hải, các lĩnh vực kinh tế biển gắn
với xây dựng và phát triển “Thương hiệu biển Việt Nam” theo định hướng Chiến lược
biển có ý nghĩa cực kỳ quan trọng để đưa nước ta “Tiến nhanh ra biển, trở thành Quốc
gia mạnh về biển và làm giàu từ biển”, như tinh thần Nghị quyết 4 về “Chiến lược biển
Việt Nam đến 2020” đã yêu cầu.
Đánh giá sau hơn 10 năm triển khai và thực hiện Nghị quyết về "Chiến lược biển
Việt Nam đến 2020", Hội nghị Trung ương 8 khoá XII (10/2018) đã tổng kết các kết
quả khả quan đối với 5 lĩnh vực ưu tiên phát triển là khai thác, chế biến dầu khí; khai
thác và chế biển hải sản; phát triển kinh tế hàng hải; phát triển du lịch và nghỉ dưỡng
biển; tăng cường xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp. Trong đó, lĩnh vực kinh tế
hàng hải đã có bước phát triển đáng kể, giá trị sản lượng của ngành vận tải biển, dịch vụ
cảng biển và đóng tàu đã liên tục gia tăng, với tốc độ tăng trong giai đoạn 2007 - 2010
là 22%/năm, giai đoạn 2011 - 2015 là 13%/năm. Đội tàu biển trong nước tính đến hết
tháng 11/2017 có tổng trọng tải khoảng 7,8 triệu tấn, đứng thứ 4 trong ASEAN và thứ
30 trên thế giới. Sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển tăng đều theo các
năm (năm 2015 đạt 427,3 triệu tấn thì đến năm 2017 đạt khoảng 511,6 triệu tấn). Sau 10
năm thực hiện Chiến lược biển, toàn ngành đã có những nỗ lực rất lớn trong công tác
đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và dịch vụ logistics, đảm bảo nhu cầu lưu thông hàng
hóa bằng đường biển với mức tăng trưởng hàng hóa hàng năm từ 10% - 20%, nhiều
cảng biển có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải 200.000 tấn. Tuy vậy, tỷ trọng đóng góp
chung của kinh tế hàng hải vào GDP cả nước còn rất nhỏ và có xu hướng giảm, với mức
1,05% vào năm 2010; 0,98% vào năm 2015 và 0,97% vào năm 2017. Đây cũng là tình
trạng chung của việc đóng góp của kinh tế biển và ven biển vào GDP cả nước từ 48%
năm 2005, giảm xuống còn 40,73% năm 2010 và năm 2017 ước đạt 30,19% theo Tổng
2
cục Biển và Hải đảo Việt Nam phối hợp với Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu
tư) để tính toán các chỉ số GDP trong 10 năm thực hiện "Chiến lược biển Việt Nam đến
2020". [83]
Phân tích kết quả và những hạn chế, Hội nghị Trung ương 8 cũng nêu rõ: việc
thực hiện Nghị quyết vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, khó khăn và thách thức trong
phát triển bền vững kinh tế biển. Phát triển kinh tế biển chưa gắn kết hài hoà với phát
triển xã hội và bảo vệ môi trường, trong đó việc thực hiện chủ trương phát triển một số
ngành kinh tế biển mũi nhọn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Khoa học và công nghệ,
điều tra cơ bản, phát triển nguồn nhân lực biển chưa trở thành nhân tố then chốt trong
phát triển bền vững kinh tế biển. [85]
Những hạn chế, yếu kém nêu trên có nguyên nhân khách quan, song nguyên nhân
chủ quan là chủ yếu. Trong đó, theo đánh giá của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam
một nguyên nhân chủ quan có tầm ảnh hưởng nhiều nhất tới thực trạng đó là phát triển
nguồn nhân lực biển. Nhân lực biển Việt Nam còn thiếu về số lượng và yếu về chất
lượng, cơ cấu nhân lực còn mất cân đối, đội ngũ nhân lực quản lý yếu về chuyên môn,
nghiệp vụ. Lực lượng thuyền viên vừa chỉ đáp ứng nhu cầu hạn chế trong nước, vừa
chưa có khả năng xuất khẩu như Philippines, Indonesia, Hàn Quốc, Trung Quốc Đội
ngũ nhân lực nghiên cứu sáng tạo còn ít, chất lượng chưa cao nên thành quả khoa học
về biển và công nghệ phục vụ các hoạt động liên quan đến biển chưa đáp ứng được yêu
cầu.
Nguyên nhân chính là do đầu tư cho việc phát triển nhân lực biển còn chưa tương
xứng; đội ngũ GV còn thiếu và yếu; cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu, phương tiện
trang thiết bị, trình độ cán bộ phục vụ công tác đào tạo, phát triển nhân lực... vừa thiếu,
vừa yếu, trong khi hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo về biển chưa được thúc đẩy
mạnh mẽ. [85]
Khắc phục những khó khăn đó, trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây, công
tác phát triển nguồn nhân lực biển tại nước ta đã được quan tâm, đầu tư hiệu quả. Chính
phủ đã giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương
triển khai rà soát các đề án phát triển nguồn nhân lực, trong đó chú trọng phát triển
nguồn nhân lực biển thông qua đào tạo (ĐH và trên ĐH), dạy nghề, xây dựng cơ sở đào
tạo và các chương trình đào tạo nhân lực cho quản lý, khai thác biển [85]. Việc chú trọng
3
phát triển nguồn nhân lực thông qua đào tạo tại các trường ĐHthể hiện bởi quá trình
HTNN cho người lao động ngay khi họ còn ngồi trên ghế nhà trường. Đào tạo trong nhà
trường được thực hiện qua các hoạt động giáo dục, trong đó hoạt động DH đóng vai trò
chủ yếu. Và như vậy, việc DH các môn học bao gồm các phân môn Toán ở trường ĐH,
đặc biệt là các môn Toán ứng dụng, trong đó có XSTK đều phải thực hiện mục đích
HTNN trong tương lai cho người học. Đây không chỉ là một yêu cầu cấp thiết và chính
đáng của TT mà còn liên quan đến vấn đề về lý luận của quá trình DH XSTK cho đối
tượng là SV và chuẩn bị cho quá trình HTNN cho họ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Để thực hiện nhiệm vụ, yêu cầu trên trước tiên phải thực hiện một số vấn đề liên
quan như việc định hướng rõ mục tiêu DH, tiêu chí chọn lựa nội dung và đặc biệt là
những PPDH được chọn lựa để truyền tải nội dung đó. Ngoài ra còn phải tính đến cách
thức tổ chức hoạt động DH hay trang bị cơ sở vật chất trong nhà trường. Vấn đề này cần
được nghiên cứu trước hết là về mặt lý luận đối với việc đào tạo nhân lực ngành hàng
hải.
Thực tế DH XSTK ở trường ĐHHHVN đang đặt ra yêu cầu đào tạo SV nhằm
HTNN cho họ. Đã có một số ít kinh nghiệm cho quá trình này nhưng chính những kinh
nghiệm đó cần được soi sáng bằng lý luận khoa học. Để phục vụ TT tốt nhất là tìm
những giải pháp cụ thể giúp cho việc đào tạo SV ngành hàng hải theo định hướng HTNN
đạt hiệu quả cao trong quá trình dạy XSTK. Nhìn lại mối liên quan giữa DH XSTK với
quá trình HTNN thì chưa có công trình nào nghiên cứu tương đối đầy đủ và toàn diện
vấn đề đó ở nước ta một cách hệ thống.
Vì những lý do nói trên mà chúng tôi đã lựa chọn đề tài:
“DẠY HỌC XÁC SUẤT - THỐNG KÊ
HỖ TRỢ NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN NGÀNH KINH TẾ, KĨ THUẬT
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM”
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Do phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài nên trong phần tổng quan này luận
án chỉ nghiên cứu việc DH XSTK gắn với NL, NLNN trong nhà trường từ cấp trung học
trở lên.
2.1. Trên thế giới
2.1.1.Dạy học Xác suất - Thống kê ở bậc trung học
4
Trong quá trình DH TH nói chung và XSTK nói riêng trên thế giới hiện nay có
một xu thế chung là: giảm bớt tính hàn lâm, tăng cường thực hành và vận dụng vào TT.
Vì có rất nhiều công trình bàn về chủ đề DH XSTK nhưng trong khuôn khổ có hạn của
đề tài và với nguồn tư liệu có được, đề tài chỉ điểm qua dưới đây một số tác giả và công
trình đại diện. Trước tiên phải kể đến các nghiên cứu liên quan đến các cấp học trung
học như:
Henry M. (1994), [69], có nhiều bài viết về chủ đề DH XSTK. Các công trình
của ông tập trung bàn đến các khái niệm và tính toán XS ở bậc trung học từ ba quan
điểm: lịch sử, tri thức luận và didactic. Cách tiếp cận của ông nhằm mục đích giúp người
học nắm được nghĩa của khái niệm, tránh việc dạy những kiến thức hình thức.
Coutigno C. (2001), [65], trong khuôn khổ luận án tiến sĩ của mình đã xem xét
vấn đề đưa vào ngay từ bậc trung học cơ sở các tình huống ngẫu nhiên, trong đó có sự
tác động của mô hình hóa và giả lập với phần mềm Cabri-géomètre 2.
Briad J. (2005), [62], nghiên cứu vấn đề tiếp cận các luật ngẫu nhiên ở bậc trung
học phổ thông. Tình huống đó giúp người học nhận ra những yếu tố thiết lập nên quan
hệ giữa XS với TK, xây dựng các tình huống đưa XS vào giáo trình toán phổ thông.
Wozniak F. (2005), [82], với luận án tiến sĩ "Ưu điểm và hạn chế của quá trình
giảng dạy TK ở trường trung học cơ sở", nghiên cứu việc DH TK ở lớp đầu cấp trung
học cơ sở của Pháp. Thừa nhận rằng đào tạo tư duy TK là một vấn đề mấu chốt, tác giả
xem xét những điều kiện và những ràng buộc mà người giáo viên phải chịu trong thực
hành DH các nội dung của TK. Câu hỏi mà tác giả đặt ra để nghiên cứu là "tại sao các
điều kiện, các ràng buộc rất khác nhau trong nhiều thể chế mà thực tế DH thì hầu như
đều thiên về việc rút gọn TK vào các tính toán số học?".
Định nghĩa suy luận TK và sáu loại hình suy luận TK do Garfield và Gal đề xuất
được nghiên cứu và áp dụng cho các đối tượng học sinh phổ thông, còn đối với SV
chuyên nghiệp những nghiên cứu như vậy còn ít được quan tâm đến [68]. Người ta rất
ít đề cập tới cách thức mà SV suy luận như thế nào khi các em đối mặt với dữ liệu TK
chuyên ngành nói riêng và dữ liệu TK nói chung. Những loại hình suy luận TK nào là
phù hợp với SV; SV cần được giảng dạy như thế nào để phát triển NL suy luận TK là
những vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu một cách đầy đủ và nghiêm túc.
2.1.2. Dạy học Xác suất - Thống kê ở bậc Cao đẳng, Đại học
5
Ngoài việc giảm bớt tính hàn lâm, tăng cường thực hành và vận dụng vào TT thì
DH XSTK trên thế giới hiện nay rất chú ý đến việc HTNN, việc chuẩn bị cơ sở cho hình
thành và phát triển NL của người học trong đó có NLNN cho SV ở bậc CĐ và ĐH.
Từ những năm 50 của thế kỷ trước, nhiều Hội nghị quốc tế TH đã thảo luận về
DH XSTK ở bậc ĐH và CĐ như: năm 1956 ở Genever (Thụy Sĩ), năm 1966 ở Matxcơva
(Liên Xô cũ), năm 1969 ở Lyon (Pháp), năm 1976 ở Karsrube (Đức), năm 1980 ở
Berkley (Hoa Kỳ), năm 2005 ở Petaling Jaya (Malaysia), ... Các Hội nghị đều đi tới
thống nhất về việc đưa XSTK vào các loại hình nhà trường cùng với các yêu cầu cụ thể
như mục tiêu, nội dung, phương pháp, điều kiện thực hiện ...
Trong nghiên cứu của Wilbert J. McKeachie (Anh) và các cộng sự [56] đã trình
bày các chiến lược, các kết quả nghiên cứu về lý thuyết DH XSTK. Công trình này đã
đưa ra các kết luận về chiến lược tối ưu dành cho việc DH XSTK ở các trường CĐ, ĐH,
trong đó có các trường ĐH kinh tế, kĩ thuật bao gồm mục tiêu, nội dung, phương pháp,
cách thức tổ chức DH và các điều kiện cần thiết, trong đó khẳng định ý nghĩa và yêu
cầu làm rõ các ý nghĩa đó của XSTK đối với các lĩnh vực trong đời sống TT.
Susan Miles [79], với bài báo "Giảng dạy TK tại trường Y: Ý kiến của bác sĩ lâm
sàng", đã điều tra quan điểm của bác sĩ lâm sàng và cho ta thấy có rất ít bác sĩ sử dụng
được những kiến thức và kĩ năng TK mà họ đã được học ở bậc ĐH. Hơn nữa, nhu cầu
đào tạo TK cho bác sĩ đã thay đổi do những tiến bộ trong công nghệ thông tin và sự gia
tăng tầm quan trọng của phương pháp y học dựa trên chứng cứ. Từ đó tác giả khuyến
cáo phải cải tiến PPDH cho tương lai.
Trong [59] tác giả Artaud M. với luận án tiến sĩ "TH trong kinh tế như là một vấn
đề mô phạm – Một nghiên cứu khám phá" đã thực hiện một phân tích lịch sử TH và kinh
tế học để chỉ ra rằng việc tạo ra các tri thức kinh tế thường gắn liền với những cuộc điều
tra TH (được thực hiện một cách thỏa đáng), sau đó là truyền bá các kết quả điều tra, và
công việc thứ hai này không phải là đơn giản. Nghiên cứu đó cho thấy quan hệ mật thiết
giữa kinh tế học với TH, đặc biệt là với lý thuyết XSTK. Từ ghi nhận này, tác giả xem
xét lại công tác đào tạo ở các trường ĐH kinh tế ở Pháp, xét từ góc nhìn của lý thuyết
"Chuyển hóa sư phạm".
Một số nhà khoa học Bailar [60]; Moore [74]; Snee [76], [77], [78] đều cho rằng
phương pháp giảng dạy truyền thống tập trung vào việc phát triển các kỹ năng, quy trình
6
tính toán TK đã không mang lại những thành công như mong đợi. Vì vậy, họ kêu gọi
hãy tập trung nhiều hơn cho tư duy TK. "Thông thường mọi người tìm hiểu phương
pháp, nhưng không biết làm thế nào để áp dụng chúng hoặc không biết làm thế nào để
giải thích các kết quả" [73]. Một giải pháp được cung cấp để thay đổi tình trạng này là
việc sử dụng đa dạng các phương pháp giảng dạy và học tập ở cấp ĐH, cuốn hút SV trải
nghiệm tư duy TK bằng cách đối phó với các vấn đề của TT. Tuy nhiên, điều đó cũng
gặp không ít khó khăn, trở ngại và hiệu quả sư phạm thấp khi đội ngũ giáo viên có kiến
thức hạn chế về tư duy TK [60].
Ngoài một số công trình trên, còn có dự án LOE bắt đầu được triển khai ở ĐH
Joseph Fourier của Cộng hòa Pháp từ năm 2011. Mục đích của dự án là thiết kế một
trang web dùng cho việc đào tạo ở trường ĐH Y (thuộc ĐH Joseph Fourier), nhằm hình
thành ở SV NLTH một nghiên cứu y học thông qua kiến thức XSTK (từ bước xác định
vấn đề nghiên cứu, xây dựng phương pháp nghiên cứu, đến thu thập dữ liệu, phân tích
dữ liệu, rồi viết bài báo khoa học) và NL đọc có phê phán một bài báo của y học.
Những nghiên cứu trên cho thấy nhiều công trình bàn về chủ đề DH XSTK đều
nhấn mạnh yêu cầu phải quan tâm tới tính TT, nâng cao nhận thức của người học về ứng
dụng của XSTK trong đời sống, xác lập quan hệ giữa việc DH XSTK với đào tạo các
ngành kinh tế, kĩ thuật, y học ... gắn liền với việc phát triển NL sử dụng XSTK của người
học đối với nghề nghiệp trong tương lai.
2.2. Ở Việt Nam
2.2.1. Một số nghiên cứu về dạy học môn Toán ở Cao đẳng, Đại học theo hướng hỗ trợ
nghề nghiệp thông qua phát triển năng lực nghề nghiệp
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của công
cuộc công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước là một vấn đề luôn được Đảng và Nhà
nước ta coi trọng. Chủ trương đó đã được khẳng định qua các văn bản về việc cần thiết
phải phát triển NLNN cho SV trong các trường thuộc hệ thống giáo dục ĐH và giáo dục
chuyên nghiệp.
Hiện nay, theo sự đa dạng của các chuyên ngành được đào tạo, do vai trò công
cụ của TH đối với các khoa học khác nên nhiều chuyên ngành đào tạo ở ĐH có môn
Toán trong chương trình học. Có thể phân loại ra ba dạng chủ yếu về toán ở ĐH: TH
cho các chuyên ngành kĩ thuật; TH cho các chuyên ngành kinh tế; TH cho những người
7
sẽ đi dạy toán hoặc nghiên cứu toán chuyên nghiệp. Ở các trường ĐH kinh tế, kĩ thuật
các môn Toán được dạy cho SV thuộc dạng thứ nhất và thứ hai. Và theo [47], dạy và
học toán ở ĐH là “dạy và học kiến thức toán cùng với văn hoá TH”. Do đó, việc DH
Toán ở trường ĐH cần đảm bảo cho người học tiếp cận TH trên cả hai phương diện:
TH với cấu trúc logic và TH với tính cách nhận thức hiện thực. Ngoài ra, tăng cường
mối liên hệ giữa TH và TT trong DH góp phần tích cực hoá hoạt động học tập và khai
thác tiềm năng sáng tạo của SV bởi vì ngoài việc tiếp thu một cách khoa học các tri
thức TH, vấn đề khai thác mặt ứng dụng TT của TH đòi hỏi người học thực hiện những
khám phá mới. Do đó, tự thân vấn đề đặt ra yêu cầu cao hơn về tích tích cực hoạt động
và sáng tạo trong học toán của người học để thực hiện mục tiêu học tập [45].
Trong [53], tác giả Đặng Văn Uy đã đưa ra những tiêu chí về công tác đào tạo và
huấn luyện nhân lực ngành hàng hải nhằm phát huy hết khả năng về chuyên môn, NLNN
chuyên biệt của ngành và thái độ làm việc chuyên nghiệp. Nghiên cứu đã chỉ rõ, trong
số các yếu tố làm nên “Thương hiệu biển Việt Nam” thì NLNN của đội ngũ nguồn nhân
lực hàng hải chất lượng cao là nhân tố quan trọng hàng đầu cho sự phát triển chung đó.
Để hình thành và phát triển những NLNN cho người lao động cần phải trải qua cả một
quá trình dài mà trước hết là quá trình đào tạo trong nhà trường. Đào tạo trong nhà
trường thể hiện ở mọi hoạt động giáo dục, trong đó hoạt động DH đóng vai trò chủ yếu.
Và như vậy, việc DH các môn học không chỉ các môn học chuyên ngành mà các môn
học đại cương, cơ sở cũng vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển
NLNN cho người học.
Tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà...ông
việc sẽ gắn với bản thân của mỗi người trong hầu hết phần lớn khoảng thời gian quan
trọng trong cuộc đời. Kiến thức chuyên ngành mà trường ĐHHHVN cung cấp cho SV
trong quá trình học tập là yếu tố quyết định giúp SV có thể lập nghiệp trong tương lai.
Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là những kiến thức chuyên ngành đó đã đủ để cho SV có thể
vượt qua những khó khăn và thử thách trong một thế giới đang thay đổi từng ngày. Và
vấn đề ở đây là SV trường ĐHHHVN nói chung và SV ngành KTKTHH nói riêng khi
ra trường thiếu rất nhiều các hoạt động HTNN, đây là trách nhiệm từ phía nhà trường.
1.2.1. Quan niệm về hỗ trợ nghề nghiệp
Hỗ trợ theo từ điển tiếng Việt là giúp đỡ nhau, là giúp thêm vào. [40]
HTNN trước hết phải định hướng nghề nghiệp cho SV. Với một SV, định hướng
nghề nghiệp trong tương lai giúp họ hiểu được nghề, đặc điểm của ngành nghề mình
đang học, vị trí việc làm sau khi ra trường, từ đó đưa ra được những hoạt động cho bản
thân nhằm trau dồi kiến thức chuyên môn cũng như các kỹ năng bổ trợ để mang lại thành
công trong công việc mình lựa chọn sau này.
Khi đã có định hướng rõ ràng, việc cần làm tiếp theo là thiết lập mục tiêu phù
hợp, không nên đặt mục tiêu quá cao so với khả năng và điều kiện thực tế, cũng không
nên đặt cùng một lúc nhiều mục tiêu trong khoảng thời gian hạn chế. Trong quá trình
giảng dạy, GV là người giúp SV đặt ra mục tiêu phù hợp cho từng ngành nghề, từng
môn học cụ thể, đồng thời cũng cần cho SV thấy được việc thiết lập mục tiêu thường
khó khăn hơn và đòi hỏi nhiều nỗ lực, kiên trì hơn.
Và như vậy, HTNN trong nhà trường CĐ, ĐH được quan niệm là tạo các cơ hội,
các điều kiện để SV tiếp cận và thực hiện (làm việc) với nghề nghiệp tương lai của họ
thông qua việc tiếp nhận, rèn luyện kiến thức, kỹ năng môn học, qua các hoạt động rèn
nghề, thực tập nghề
1.2.2. Quan niệm về hỗ trợ nghề nghiệp cho sinh viên ngành kinh tế, kĩ thuật hàng
hải
HTNN cho SV ngành KTKTHH với mục đích giúp SV có sự chuẩn bị tốt về kiến
thức, kỹ năng và thái độ nghề hàng hải ngay trong trường ĐH, để sau khi ra trường
những kĩ sư KTKTHH tương lai có NL làm việc tốt đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp.
23
Cụ thể, quá trình hỗ trợ này thực hiện ba mục đích sau: Một là, cung cấp cho SV nền
kiến thức khoa học của chuyên ngành hàng hải, đồng thời làm cho SV thấy được những
kiến thức đó được dùng trong nghề hàng hải như thế nào, vào việc gì. Hai là, giúp cho
SV tiếp cận được với các tình huống nghề hàng hải trong đó sử dụng các kiến thức khoa
học chuyên ngành đã được cung cấp. Ba là, nâng cao khả năng giải quyết các tình huống
nghề nghiệp thực tế, giả thực tế cho SV bằng cách đưa họ tham gia vào tình huống, hỗ
trợ để họ thực sự giải quyết các tình huống này.
Như vậy, có thể quan niệm rằng: HTNN cho SV ngành KTKTHH là hỗ trợ họ
trong quá trình đào tạo nghề hàng hải, có thể hiểu là trong toàn bộ hoạt động giảng dạy
của nhà trường đều hướng tới việc giúp cho SV tiếp cận, làm quen và thậm trí hành nghề
hàng hải khi còn đang học tập tại trường.
1.2.3. Mối quan hệ giữa hỗ trợ nghề nghiệp và phát triển năng lực nghề nghiệp
Vì NL hình thành và phát triển qua hoạt động, đó là một trong những nguyên tắc
chung, nói đến một NL nào đó thì có một hoạt động nghề nghiệp tương ứng, như vậy
NLNN chỉ được hình thành và phát triển khi con người tham gia hoạt động nghề nghiệp.
Do đó, khi nói đến việc hình thành và phát triển NLNN cho SV khi đang học ở trường
thực chất là các hoạt động có tính chuẩn bị để HTNN cho SV, có nghĩa là có thể tạo các
cơ hội, các thuận lợi để góp phần dần hình thành và phát triển những yếu tố của NLNN
trong luận án gọi là HTNN.
Theo quan niệm và mục đích của HTNN được trình bày như trên thì HTNN và
phát triển NLNN có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau bởi phát triển NLNN là
phát triển ba thành tố: tri thức nghề, kĩ năng nghề và thái độ với nghề cho người học, đó
cũng là ba yếu tố mà HTNN có thể tác động trực tiếp và mạnh mẽ trong quá trình đào
tạo nghề cho SV. Cụ thể là:
- HTNN trước tiên là hỗ trợ tri thức về nghề, HTNN trong nhà trường sẽ cung
cấp cho SV nền kiến thức khoa học của chuyên ngành thông qua các môn học, SV sẽ
nhận biết được những kiến thức đó thuộc lĩnh vực nào của nghề, được sử dụng ra sao
trong nghề.
- Tiếp theo, HTNN giúp SV bước đầu hình thành và phát triển KNNN, tức là giúp
cho SV hình thành, phát triển khả năng của mình để thực hiện công việc nghề nghiệp
một cách có hiệu quả trong một thời gian thích hợp, với các điều kiện nhất định thông
24
qua việc tiếp cận với các tình huống nghề. Hơn thế nữa, HTNN còn hỗ trợ cho SV trực
tiếp tham gia giải quyết các tình huống đó (tình huống TT hoặc giả TT nghề) bằng cách
sử dụng các kiến thức khoa học chuyên ngành đã được cung cấp.
- Cuối cùng, qua việc hỗ trợ trang bị tri thức nghề, tiếp cận và tham gia giải quyết
một số các tình huống nghề mà HTNN sẽ hình thành cho SV thái độ tích cực với nghề
nghiệp tương lai của mình. Khi được hiểu hơn về nghề nghiệp sau này trong quá trình
học tập, SV sẽ có cơ hội, có đủ kiến thức để đánh giá tốt hơn về lựa chọn của mình từ
đó SV có thể kịp thời tự điều chỉnh nhận thức, tư duy để hình thành động cơ học tập
đúng đắn và hiệu quả hơn.
Ví dụ 1.3. NL lập và trình bày báo cáo là một trong những NL quan trọng hàng
đầu của người kĩ sư, cử nhân nói chung và kĩ sư, cử nhân hàng hải nói riêng. Để hỗ trợ
cho việc hình thành và phát triển NL này trong nhà trường đối với XSTK là hoàn toàn
khả thi. Bởi vì, NL này có các biểu hiện khi rèn luyện là: Khả năng TK dữ liệu; Khả
năng phân tích và xử lí thông tin dữ liệu; Khả năng mô tả số liệu bằng bảng biểu, biểu
đồ; Khả năng trình bày số liệu theo chuẩn mẫu báo cáo quy định, nên khi DH HTNN
ngoài các kiến thức về XSTK thì SV sẽ được trang bị thêm các tri thức về các loại báo
cáo nghề hàng hải mà SV có thể tiếp cận, thực hành như: báo cáo sau mỗi chuyến đi
biển, báo cáo về luồng lạch an toàn khi dẫn tàu, báo cáo thuỷ văn, địa văn khu vực, báo
cáo bốc xếp tại cảng, báo cáo về dịch vụ vận tải biển, ... Với các mức độ có thể tác động
của XSTK là:
Mức độ 1: Có hiểu biết ban đầu về cách báo cáo của một công ty, từ đó chú trọng
đến các kiến thức TK, tư duy TK cần thiết để phục vụ cho việc làm báo cáo.
Mức độ 2: Cho bảng báo cáo và yêu cầu SV cho một số số liệu giả định để hoàn
thiện.
Qua các ví dụ, bài tập trong quá trình DH, SV được trang bị tri thức và dần hình
thành kĩ năng đọc hiểu, trình bày một số loại báo cáo liên quan đến nghề hàng hải của
mình, xác định được người kĩ sư, cử nhân hàng hải cần thiết phải làm gì trong các báo
cáo, và xác định được kiến thức XSTK liên quan, phục vụ cho báo cáo: kiến thức về TK
số liệu, dữ liệu; phân tích và xử lí thông tin dữ liệu; mô tả số liệu bằng bảng biểu. Từ đó
SV sẽ thấy tự tin, hứng thú với nghề nghiệp tương lai của mình để có thái độ và động
cơ học tập tích cực hơn.
25
1.3. Dạy học Xác suất - Thống kê trong trường đại học nói chung và Đại học Hàng
hải Việt Nam nói riêng
1.3.1. Đặc điểm, ý nghĩa của Xác suất - Thống kê
Thống kê học có nguồn gốc phát triển từ thời cổ đại. Qua quá trình hình thành và
phát triển từ giản đơn đến phức tạp, mà có được khoa học TK ngày càng hoàn thiện:
“TK học chính là khoa học nghiên cứu hệ thống các phương pháp thu thập, xử lý và
phân tích các con số (mặt lượng) của những hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và
tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong những điều kiện, địa điểm và thời gian
cụ thể” [41] hay “TK học là khoa học, kĩ thuật hay nghệ thuật của việc rút thông tin từ
dữ liệu quan sát nhằm giải quyết các bài toán từ thực tế cuộc sống” [44]. TK học là môn
khoa học có đối tượng và phương pháp nghiên cứu riêng. Đối tượng nghiên cứu của TK
là mặt lượng trong sự liên hệ mật thiết với mặt chất của các hiện tượng kinh tế, xã hội,
tự nhiên với đặc trưng số lớn trong thời gian và không gian cụ thể. Có quan niệm cho
rằng TK học là một ngành khoa học xã hội.
Lý thuyết XS xuất hiện từ thế kỷ XVII, các giai đoạn chủ yếu của quá trình hình
thành và phát triển của lý thuyết XS bắt nguồn từ sự việc hai nhà TH Pháp là Blaise
Pascal (1623 – 1662) và Pierre de Fermat (1601 – 1665) trao đổi thư từ để bàn với nhau
về một số bài toán liên quan đến trò chơi may rủi đến sự ra đời của cuốn sách “Nền tảng
của lý thuyết XS" (1933) của Kolmogorov A.H. đã đưa lý thuyết XS trở thành bộ môn
TH với cơ sở lý thuyết TH chặt chẽ, với nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực hoạt động
khác nhau của con người [58].
TK TH với cơ sở TH là lý thuyết XS có mục đích là phát hiện cái ổn định trong
cái bất định, cái tất yếu trong cái ngẫu nhiên bằng phương pháp TH [11]. “TK TH là
một ngành của TH ứng dụng, sử dụng các phương pháp của Lý thuyết XS để xử lý các
kết quả thực nghiệm. Việc nghiên cứu một bài toán TK có thể chia thành các bước như
sau: Thu thập dữ liệu dựa trên các kết quả thực nghiệm, phân loại dữ liệu, chế biến và
phân tích dữ liệu nhằm gắn chúng vào các mô hình XS, dự báo” [26].
Ngày nay, Lý thuyết XS và TK toán (hay còn gọi tắt là Xác suất - Thống kê) là
một ngành khoa học có vị trí quan trọng và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực
hoạt động của con người như kinh tế, y tế, kĩ thuật, khoa học dự báo, công nghệ thông
tin ... XSTK đã được đưa vào DH và trở thành giáo trình cơ sở của nhiều ngành học
26
trong các trường ĐH. Một trong những người đầu tiên có ý định đưa XSTK vào nhà
trường là Thomas Varga người Hungari với một báo cáo tại Đại hội TH thế giới lần thứ
XI ở Paris về việc đưa XSTK vào trong nhà trường, trong đó ông dự kiến đưa từ bậc
Tiểu học không chỉ TK mà cả XS với nội dung học sinh có thể chấp nhận được.
1.3.2. Ý nghĩa, vai trò của dạy học Xác suất - Thống kê trong quá trình đào tạo nguồn
nhân lực bậc ở đại học
Trong các môn Toán ở trường ĐH, XSTK là môn học có nhiều ứng dụng rộng
rãi trong các ngành khoa học, kĩ thuật như: Kinh tế, Quản trị, Điện, Tin học, Công trình,
Y học, XSTK là một bộ phận của TH, nghiên cứu các hiện tượng ngẫu nhiên – là các
hiện tượng mà ta không thể nói trước là nó xảy ra hay không khi thực hiện một lần quan
sát. Nghiên cứu XSTK nhằm tìm ra tính quy luật trong những hiện tượng TT mà “tưởng
chừng” như không có quy luật. XS và TK kể cả lý thuyết XS cổ điển cũng như hiện đại
được cho là một môn học khó. Hơn nữa, nội dung của môn học này phong phú, có tính
liên môn, có tính ứng dụng cao. Do đó, để đạt được hiệu quả cho quá trình dạy học môn
XSTK, người GV cần phải có PPDH thích hợp với đặc trưng riêng của môn học.
Vì vậy, DH XSTK để môn học này thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong
quá trình đào tạo nguồn nhân lực ở bậc ĐH đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp luôn là một
chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Liên quan đến chủ đề này, qua những tư
liệu tìm hiểu được, ta có thể thấy có ba xu hướng nghiên cứu gắn với ba mục đích, ý
nghĩa của môn học XSTK đối với người học là:
- Giúp người học nhìn thấy quan hệ gắn bó mật thiết giữa XS và TK.
- Giúp người học hiểu được ý nghĩa của các khái niệm cơ bản, các nguyên lý ứng
dụng cũng như ý nghĩa TT của XSTK.
- Giúp người học phát triển trực giác XS và tư duy TK.
Ba xu hướng nghiên cứu này là không tách rời nhau. Ta có thể thấy được mối liên
quan giữa XS với TK được xây dựng trên cơ sở trả lời những câu hỏi như: XSTK tồn
tại để giải quyết vấn đề gì? Có quan hệ ra sao với các tri thức khác? Và chính mối quan
hệ giữa XS với TK lại là nền tảng để hình thành tư duy TK, theo đó người học phải biết
phương pháp phân tích dữ liệu, ý thức được sự rủi ro hay độ tin cậy của những kết luận
rút ra từ mẫu, từ đó thấy được vai trò của việc chọn mẫu để đưa ra những kết luận, quyết
định chính xác khi hoạt động nghề nghiệp.
27
Gắn với ba xu hướng đó người ta thường nói đến vấn đề mô hình hóa trong DH
XSTK. Điều này hoàn toàn tự nhiên, vì hai lẽ: thứ nhất, XSTK là một khoa học ứng
dụng, nên nói đến XSTK thì phải nói đến mô hình hóa TH (quy trình giải quyết một vấn
đề ngoài TH bằng công cụ TH); thứ hai, muốn người học hiểu nghĩa của tri thức cần
dạy, muốn phát triển tư duy TK thì phải gắn tri thức với vấn đề mà việc sử dụng nó
mang lại một lời giải tối ưu chứ không thể trình bày tri thức một cách hình thức.
• Ở Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
Trong quá trình đào tạo kĩ sư, cử nhân tại trường ĐHHHVN để hoạt động TT
nghề nghiệp sau khi ra trường hiệu quả, các cử nhân kinh tế vận tải biển, logistic, các kĩ
sư đóng tàu, điều khiển tàu biển, công trình thuỷ, bảo đảm an toàn hàng hải không
thể thiếu những kiến thức cơ bản về XSTK. Đặc biệt, trong điều kiện nền kinh tế nước
ta đang chuyển sang nền kinh tế hàng hoá, vận động theo cơ chế thị trường với yếu tố
bất định là chủ yếu thì môn XSTK lại càng có ý nghĩa quan trọng đối với TT nghề hàng
hải. Do vậy, XSTK cần được giảng dạy một cách đầy đủ với nội dung phong phú theo
hướng HTNN cho SV các ngành kinh tế, kĩ thuật nói chung và các ngành KTKTHH nói
riêng.
Hơn nữa, với đặc thù là môn Toán ứng dụng nên bên cạnh việc góp phần phát
triển các NL TH như: khái quát hóa, đặc biệt hóa, mô hình hóa, phát hiện và giải quyết
vấn đề... thì việc học XSTK còn góp phần HTNN cho SV ngành hàng hải, như: NL thu
thập, xử lí số liệu TK; NL quan sát; NL phân tích, ra quyết định thông qua các bài toán
ước lượng, kiểm định; NL xác định vị trí và hướng trên biển, NL tính toán, dự đoán thủy
triều, NL thiết kế và sử dụng công trình báo hiệu hàng hải, NL tổ chức cơ giới hoá công
tác xếp dỡ hàng ở cảng ...
DH XSTK như thế nào để góp phần đáp ứng những yêu cầu trên? Đây là một số
vấn đề đặt ra cần nghiên cứu một cách nghiêm túc và hệ thống.
1.3.3. Mục tiêu và một số xu hướng đổi mới dạy học Xác suất - Thống kê ở trường
đại học nói chung và Đại học Hàng hải Việt Nam nói riêng
Thời gian gần đây, việc nghiên cứu vận dụng DH TH nói chung và XSTK nói
riêng ở các trường ĐH đã được nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam quan
tâm. Những nghiên cứu chủ yếu được trình bày dưới dạng các tài liệu tham khảo cho
GV và SV. Trên cơ sở việc nghiên cứu TT DH XSTK tại trường ĐHHHVN và tham
28
khảo các tài liệu cho thấy mục tiêu DH và một số hướng đổi mới DH XSTK ở các trường
ĐH nói chung và ĐHHHVN nói riêng như sau:
1.3.3.1. Mục tiêu dạy học Xác suất - Thống kê ở trường đại học
Sau khi học xong môn học, SV phải đạt được các yêu cầu sau:
- Hiểu được một số khái niệm cơ bản của XS và TK.
- Biết vận dụng các khái niệm, công thức, định lý đã học để giải quyết các bài
tập. Biết vận dụng các kiến thức, phương pháp của XSTK để phân tích và giải quyết
được các bài toán TT.
- Tạo được thói quen nhìn nhận một vấn đề theo quan điểm TK.
1.3.3.2. Một số xu hướng đổi mới dạy học Xác suất - Thống kê ở trường đại học nói
chung và Đại học Hàng hải Việt Nam nói riêng
Góp phần đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao của DH ĐH là đáp ứng yêu
cầu của xã hội, các trường ĐH trong cả nước nói chung và ĐHHHVN nói riêng đã có
nhiều biện pháp đổi mới trong đào tạo nhằm hỗ trợ cho người học kiến thức và NLNN
trong tương lai, trong đó phải kể đến sự đóng góp của môn XSTK, cụ thể là:
- Ngoài những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần đạt được thì cần tập trung chú ý
thực hiện yêu cầu biết ứng dụng những điều đã học của XSTK vào chuyên môn, chuyên
ngành của SV.
- Phù hợp với yêu cầu đó, nội dung của môn XSTK cũng phải thay đổi theo hướng
tập trung nhiều hơn vào ứng dụng. Cùng với phần lý thuyết cơ bản được đưa vào giảng
dạy với các ví dụ TT để đặt vấn đề, để minh hoạ thì cần tăng cường phần thực hành,
tăng cường giải quyết các bài toán TT nảy sinh trong từng ngành học có sử dụng XSTK.
- PPDH trong môn này cũng được sử dụng một cách linh hoạt nhằm biến hoạt
động học của SV thành hoạt động tự học, tăng cường được tính tự giác, chủ động, sáng
tạo của SV.
- DH XSTK được đổi mới theo hướng chuẩn bị cho việc hình thành và phát triển
NL người học là chuyển từ SV được học cái gì sang SV làm được gì sau việc học, đồng
thời phải gắn bó chặt chẽ với sử dụng phương tiện dạy học, đặc biệt là ứng dụng công
nghệ thông tin đạt được hiệu quả cao như dùng bài giảng điện tử, bài giảng trên
PowerPoint, phần mềm hỗ trợ trong TK.
29
Những xu hướng đổi mới này cũng bước đầu được thể hiện trong quá trình DH XSTK
tại trường ĐHHHVN, đó là:
Một là, biên soạn giáo trình với ngôn ngữ dễ hiểu, gần gũi hơn với SV đồng thời
bước đầu gắn kết các kiến thức lý thuyết của XSTK với các thuật ngữ, khái niệm cơ bản
của các nghề KTKTHH. Đặc biệt, là sử dụng các ví dụ ngay sau phần lý thuyết vừa giúp
cho SV nắm chắc lý thuyết lại vừa được tiếp cận với kiến thức, thuật ngữ liên quan đến
nghề nghiệp của mình nhằm tạo thêm hứng thú học tập cho SV.
Hai là, hướng dẫn SV vận dụng vào TT cuộc sống, cụ thể là khi dạy học GV lấy
thêm nhiều ví dụ minh họa, các bài toán TT gắn với đời sống hàng ngày, qua các hoạt
động thực hành bài tập tập mà phát triển, tìm hiểu các ứng dụng của XSTK vào trong
công việc của mình sau này. Từ đó có ý thức tham gia giải quyết các vấn đề đặt ra có
ứng dụng XSTK.
Ba là, xây dựng một số hoạt động DH tích cực trong quá trình DH XSTK giúp
SV phát triển NL sáng tạo, chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Đồng thời rèn luyện cho SV
NL tự học, tự nghiên cứu, NL làm việc nhóm thông qua các bài tập và nhiệm vụ được
giao về nhà theo nhóm.
1.4. Dạy học Xác suất - Thống kê hỗ trợ nghề nghiệp cho sinh viên các ngành kinh
tế, kĩ thuật hàng hải
1.4.1. Dạy học theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp
Khi bàn về DH theo hướng phát triển NLNN có nhiều quan niệm khác nhau:
Norton R.E [75] cho rằng có bốn dấu hiệu cơ bản để xác định một phương thức DH theo
hướng phát triển NLNN là:
- Các NLNN cần trang bị cho người học được xác định rõ ràng, thẩm định và
công bố cho người học trước khi DH.
- Các tiêu chuẩn và điều kiện đánh giá thành tích học tập được quy định cụ thể
và công bố cho người học trước khi đánh giá.
- Chương trình DH được thiết kế dựa trên sự phát triển của cá nhân.
- Đánh giá năng lực của người học dựa trên kết quả thực hiện công việc thực tế
và phải có đủ bằng chứng để khẳng định mức độ đạt được.
Theo Nguyễn Đức Trí [49], việc DH nhằm hình thành và phát triển các NLNN
phải được thiết kế và thực hiện sao cho:
30
- Kiến thức lý thuyết được học ở mức độ cần thiết đủ để hỗ trợ cho việc hình
thành và phát triển các NLNN. Lý thuyết và thực hành được dạy và học tích hợp với
nhau. Các học liệu được soạn thảo và chuẩn bị thích hợp với các NLNN.
- Mỗi người học phải liên tục có được các thông tin phản hồi cụ thể về sự hình
thành và phát triển NLNN của mình.
- Người học phải có đủ điều kiện học tập cần thiết, đặc biệt là điều kiện thực hành
nghề.
- Người học có thể học hết các chương trình DH của mình ở các mức độ kết quả
khác nhau.
- DH theo hướng phát triển NLNN gắn rất chặt chẽ với yêu cầu của chỗ làm việc,
của người sử dụng lao động, của các ngành nghề.
Tác giả có cùng quan niệm về DH theo hướng phát triển NLNN như Nguyễn Đức
Trí.
Trong một nghiên cứu cụ thể của Phạm Thị Hồng Hạnh [14] đối với nghề kế toán
thì DH môn XSTK theo hướng phát triển NL nghề kế toán là việc bố trí, sắp xếp và tác
động đến các thành tố của quá trình DH môn XSTK (mục tiêu, nội dung, phương pháp,
hình thức tổ chức DH,...) nhằm hình thành và phát triển NL hoạt động nghề kế toán cho
SV.
* Ưu điểm, hạn chế chủ yếu của DH theo hướng phát triển NLNN
- Ưu điểm nổi bật của DH theo hướng phát triển NLNN là đáp ứng được nhu cầu
của cả người học lẫn người sử dụng lao động. Người tốt nghiệp chương trình DH theo
hướng phát triển NLNN một mặt đạt được sự thành thạo công việc theo các tiêu chuẩn
quy định, tức là đáp ứng yêu cầu sử dụng, mặt khác lại có thể dễ dàng tham gia các khoá
học nâng cao hoặc cập nhật các NLNN mới để di chuyển vị trí làm việc. Theo các nghiên
cứu của Nguyễn Viết Sự [42], Nguyễn Đức Trí [49], Cao Danh Chính [2] thì DH theo
hướng phát triển NLNN còn có các ưu điểm sau:
+ Tạo khả năng và cơ hội cho người học tìm kiếm và tự tạo việc làm.
+ Giúp người học đáp ứng các tiêu chuẩn NLNN và thích ứng với các tình huống
nghề nghiệp.
+ DH dựa trên kết quả phân tích nghề, phân tích công việc và phân tích chức
năng của người hành nghề tức là dạy những điều người lao động cần, nghề nghiệp cần
31
và xã hội cần.
+ Nội dung DH được cấu trúc theo lôgic các vấn đề cần giải quyết trong thực tế
nghề nghiệp nên tính ứng dụng rất cao.
+ DH phát triển NLNN được kết cấu theo mô đun, kết hợp lý thuyết chuyên môn
với thực hành nghề; kết hợp giữa khoa học cơ bản, cơ sở kỹ thuật, lý thuyết chuyên môn
với thực hành nghề.
+ Thành tích học tập của người học được so sánh với tiêu chí và tiêu chuẩn nghề
nghiệp để đánh giá nên giúp người học có động cơ học tập tốt hơn.
+ Tỷ lệ người học có việc làm cao.
- Hạn chế chủ yếu của DH theo hướng phát triển NLNN do nội dung chương
trình được cấu trúc thành các mô đun “tích hợp” dẫn đến người học không được trang
bị kiến thức một cách cơ bản, toàn diện và có hệ thống theo lôgic khoa học, không có
đủ cơ hội hiểu sâu sắc bản chất lý thuyết của các sự vật, hiện tượng như “truyền thống”
lâu nay khi học theo các môn học lý thuyết, vì vậy sẽ có thể hạn chế phần nào năng lực
sáng tạo trong hành nghề thực tế ở người học.
1.4.2. Quan niệm, đặc trưng, yêu cầu và các khả năng của quá trình dạy học Xác suất
- Thống kê hỗ trợ nghề nghiệp cho sinh viên các ngành kinh tế, kĩ thuật hàng hải
1.4.2.1. Quan niệm về dạy học Xác suất - Thống kê hỗ trợ nghề nghiệp
Từ quan niệm DH, DH phát triển NLNN nói trên, từ mối quan hệ giữa NLNN
với HTNN, cùng với đặc điểm, vai trò của XSTK và đặc điểm của SV các ngành kinh
tế, kĩ thuật chúng tôi quan niệm về DH XSTK HTNN cho SV nói chung, cho SV các
ngành KTKTHH nói riêng như sau:
DH XSTK HTNN cho SV các ngành KTKTHH là quá trình DH trong đó các thành
tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, đánh giá kết quả trong môn học
XSTK đều tuân theo định hướng HTNN hàng hải cho SV.
Nói cách khác, đây là một quá trình sư phạm nhằm hỗ trợ cho việc hình thành hệ
thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề hàng hải cho người học thông qua tri thức của
môn học XSTK, trên cơ sở đó phát triển trí tuệ, phát triển khả năng tư duy sáng tạo, giáo
dục nhân cách, chuẩn bị tâm lý cho họ bước vào cuộc sống và công việc mới.
1.4.2.2. Các đặc trưng của dạy học Xác suất - Thống kê hỗ trợ nghề nghiệp cho sinh
viên các ngành kinh tế, kĩ thuật hàng hải
32
Quá trình DH XSTK cho SV các chuyên ngành kinh tế, kĩ thuật ở các trường CĐ,
ĐH Hàng hải theo hướng HTNN có những đặc trưng sau đây:
- Về mục tiêu DH:
Mục tiêu DH sẽ giúp SV có thể hoàn thành tốt một số chức trách, nhiệm vụ bằng
kiến thức XSTK trên cương vị là cử nhân, kĩ sư ở các doanh nghiệp hoặc đơn vị hành
chính sự nghiệp sau này.
- Về nội dung XSTK:
Đối với nội dung (kiến thức) XSTK sẽ chú ý ưu tiên DH những nội dung chuyên
môn mà SV sẽ sử dụng trong nghề hàng hải sau này; đảm bảo tính hợp lý giữa lý thuyết
với thực hành để có thể hình thành và phát triển những NL cần thiết cho SV; trang bị
cho SV cả kiến thức, phương pháp và bồi dưỡng NL tự học, tự nghiên cứu và tự phát
triển.
- Về phương pháp và hình thức tổ chức DH:
Với các phương pháp và hình thức tổ chức DH tích cực, phù hợp với môn học và
đối tượng học tập, DH XSTK HTNN cho SV khối ngành KTKTHH sẽ phát huy tính
tích cực trong nhận thức, trong hành động cho SV; trang bị cho SV NL giao tiếp, tổ chức
và điều khiển các hoạt động nghề nghiệp TT trong môi trường làm việc, cách thức giải
quyết những vấn đề của TT nghề đặt ra.
- Về đánh giá kết quả học tập:
Quá trình DH này sẽ luôn chú trọng vào việc đánh giá khả năng vận dụng các
kiến thức XSTK vào giải quyết các tình huống cụ thể của nghề KTKTHH.
Tóm lại, DH XSTK HTNN cho SV các ngành KTKTHH thể hiện qua việc bố trí,
sắp xếp và tác động đến các thành tố của quá trình DH XSTK (mục tiêu, nội dung,
phương pháp, hình thức tổ chức DH,...) nhằm tạo cơ hội nghề nghiệp cho SV, tức là tạo
các cơ hội, các điều kiện để SV tiếp cận và thực hiện những kỹ năng nghề, tham gia các
hoạt động nghề nghiệp thực sự hoặc các hoạt động đó được mô tả, tái tạo trong quá trình
học tập, thực hành, thực tập nghề.
1.4.2.3. Khả năng hỗ trợ nghề nghiệp của quá trình dạy học Xác suất - Thống kê đối với
sinh viên các ngành kinh tế, kĩ thuật hàng hải
Qua phân tích mục tiêu và nội dung môn học, đối chiếu với các yêu cầu của TT
nghề nghiệp của SV, có thể thấy quá trình DH XSTK có ý nghĩa quan trọng đối với việc
33
HTNN cho SV các ngành kinh tế, kĩ thuật nói chung, SV KTKTHH nói riêng và được
thể hiện bởi các khả năng cụ thể sau đây:
a) Khả năng 1: DH XSTK giúp SV phát triển khả năng mô tả lại một số tình
huống TT nghề hàng hải bằng ngôn ngữ của XSTK
Đây là khả năng đòi hỏi SV cần phải có để tạo tiền đề cho các NL khác, cụ thể là:
- Khả năng mã hoá thông tin TH từ tình huống TT nghề KTKTHH. Khả năng
này được thể hiện trong các hoạt động chuyển đổi những thông tin XSTK có được trong
tình huống TT nghề KTKTHH từ dạng diễn đạt bằng lời sang dạng diễn đạt bằng ngôn
ngữ XSTK để có được các dữ kiện TH.
- Khả năng giải mã các thông tin XSTK từ tình huống TT nghề KTKTHH. Sau
khi giải quyết bài toán thuần tuý được xây dựng từ tình huống TT nghề hàng hải, các kết
quả thu được thường sẽ thể hiện bằng ngôn ngữ XSTK. Giải mã các thông tin TH có
được từ tình huống TT nghề hàng hải giúp cho chủ thể chuyển kết quả trong bài toán
XSTK sang dạng diễn đạt bằng ngôn ngữ thông thường.
Ví dụ 1.4. Khi kiểm tra cơ sở vật chất của tàu để chuẩn bị ra khơi, thuyền trưởng
thấy trong kho có 2 radar đã qua sử dụng. Kiểm tra 2 radar đó thì thấy độ chính xác của
radar thứ nhất là 0,9; của radar thứ 2 là 0,86. Thuyền trưởng quyết định lắp cả 2 radar
cho chuyến đi tới. Hỏi quyết định đó của thuyền trưởng là đúng hay sai nếu xét về việc
đảm bảo an toàn hàng hải?
Trả lời: Quyết định đó của thuyền trưởng là hoàn toàn đúng đắn nếu xét trên
phương diện đảm bảo an toàn hàng hải vì XS để cả hai radar cùng cho tín hiệu không
chính xác (bằng 0,014) nhỏ hơn nhiều so với XS để 1 trong 2 radar cho tín hiệu không
chính xác (bằng 0,23). Vì vậy quyết định lắp cả 2 radar sẽ giúp nguy cơ mất an toàn
hàng hải giảm xuống nhiều lần.
Qua ví dụ này SV phải biết chuyển từ bài toán TT hàng hải sang ngôn ngữ XSTK
để tính toán và so sánh xem con số thực tế của hành động trên cụ thể như thế nào rồi lại
chuyển về ngôn ngữ TT liên quan tới nghề nghiệp để đưa ra kết luận cho bài toán.
b) Khả năng 2: DH XSTK hỗ trợ cho SV KTKTHH khả năng xử lý các thông tin
đã được cấu trúc bằng ngôn ngữ của XSTK trong TT nghề
Sự hỗ trợ này được thể hiện khi SV tiến hành các hoạt động vận dụng kiến thức
XSTK vào TT nghề KTKTHH. SV sẽ phát hiện, nhận biết được nhiều tình huống TT
34
đó ăn khớp với những kiến thức XSTK, các mô hình XSTK đã biết, nhận dạng được
kiến thức XSTK trong các tình huống khác nhau.
Ví dụ 1.5. Đo phương vị radio bằng máy vô tuyến tầm phương tại trạm pha radio
có thể xảy ra 2 trường hợp: Nhận được tín hiệu và không nhận được tín hiệu. Máy thu
đặt trên tàu biển cũng có thể xảy ra 2 sự kiện tương tự: Nhận được tín hiệu và không
nhận được tín hiệu. Trong thực tế, do ảnh hưởng của nhiễu, tạp âm, sai số đường truyền,
nên có thể xảy ra hiện tượng ở máy phát có tín hiệu phát đi mà máy thu trên tàu
không nhận được, hoặc ngược lại, máy phát không phát mà máy thu trên tàu vẫn nhận
được tín hiệu giả do các hiện tượng trên gây ra. Vì vậy, việc xác định độ tin cậy của hệ
thống truyền tín hiệu thông tin là vô cùng cần thiết đặc biệt là trong tình huống khẩn cấp
trên biển.
* Xây dựng bài toán TT: Do ảnh hưởng của nhiễu, tạp âm, sai số đường truyền
nên XS để nhận được tín hiệu của máy vô tuyến tầm phương tại trạm pha radio trên mặt
đất là 0,625, khi đó XS máy thu trên tàu nhận được tín hiệu là 0,6. Biết rằng XS máy
thu vẫn nhận được tín hiệu khi máy phát không phát là !". Hãy xác định độ tin cậy của
hệ thống truyền thông tin trên.
* Xử lý các thông tin đã được cấu trúc bằng ngôn ngữ của XSTK
Gọi: A là biến cố máy thu nhận được thông tin
B là biến cố máy phát nhận được thông tin
Khi đó để xác định độ tin cậy của hệ thống truyền thông tin trên ta phải tính
P(B/A): XS để thật sự có tín hiệu phát đi khi ở máy thu nhận được tín hiệu và P( B# A#⁄ ):
XS để thực sự không có tín hiệu phát đi khi ở máy thu không nhận được tín hiệu.
Vì B và 𝐵' tạo thành 1 nhóm đầy đủ các biến cố nên áp dụng công thức Bayes ta
được: P(B/A) = P(B). P(A/B)P(B). P(A/B) + P(B#). P(A/B#) = 0,75.
Tương tự P(B# A#⁄ ) = 0,5.
Vậy, kết quả trên chứng tỏ rằng khi ở đầu máy thu nhận được tín hiệu thì có thể
chắc tới 75% ở đầu phát có tín hiệu phát đi, còn khi ở đầu thu không nhận được tín hiệu
thì mới chắc đến 50% ở đầu phát không có tín hiệu phát đi.
35
c) Khả năng 3: DH XSTK giúp SV rèn luyện khả năng thu - nhận thông tin XSTK
từ tình huống TT nghề hàng hải
Quá trình phát hiện các tình huống chứa đựng kiến thức XSTK trong TT và nắm
vững các phương pháp xử lý thông tin liên quan đến ngành nghề là yêu cầu không thể
thiếu trong quá trình làm nghề đối với các các cử nhân, kĩ sư ngành KTKTHH tương
lai. Sau phát hiện là việc thực hiện giải quyết tình huống đó bằng những phương pháp
của XSTK toán như: Phương pháp mẫu để thu thập và xử lý thông tin, phương pháp
kiểm định giả thuyết TK ... để đưa ra những kết luận chính xác cho quá trình vận hành
sản xuất, kinh doanh.
Ví dụ 1.6. Kết quả điều tra về doanh số bán hàng tại 10 đại lý bảo hiểm hàng hải
về doanh thu của loại bảo hiểm thân vỏ tàu trong 1 tuần, thu được các số liệu sau (đơn
vị: triệu đồng):
17,5; 19,2; 26,2; 24,5; 30,9; 31,5; 25,3; 11,9; 28,3; 25.
Một số thông tin thu được:
- Dấu hiệu điều tra: doanh số bán hàng...nhuận của công ty sẽ là:
50000000 - 20%.50000000 = 40000000 đồng.
- Nếu tàu gặp tai nạn thì lợi nhuận của công ty sẽ là:
50000000 - 4000000000 - 20%.50000000 = - 3960000000 đồng.
Khi đó X = {- 3960000000; 40000000}.
Bước 2: Bảng phân bố xác suất của X là
X - 3960000000 40000000
P 0,0045 0,9955
Bước 3: Tính E(X)
E(X) = - 3960000000. 0,0045 + 40000000. 0,9955 = 20000000 đồng.
173
* GV dự kiến các vấn đề các nhóm sẽ thảo luận:
- Thảo luận các bước giải của bạn Bảo Ngọc xem đúng chưa?
- Mỗi thành viên đều cho ý kiến riêng của mình về biến X, giá trị của X, bảng
phân phối của X, công thức tính E(X), kết luận.
- Với mỗi bước của lời giải, họ tranh luận và đưa ra ý kiến để thuyết phục các
thành viên khác trong nhóm.
- Từ bài giải của bạn Bảo Ngọc, các thành viên tiếp tục thảo luận và cho kết luận
về quy trình tìm E(X).
* GV dự kiến kết quả mong đợi:
- Trả lời câu hỏi 1:
+ Đồng ý với cách giải của bạn Bảo Ngọc.
+ Vì bạn đã đạt được mục tiêu là tìm được lợi nhuận công ty thu được với mỗi
hợp đồng bảo hiểm (tức là tìm được kì vọng của X)
+ Các bước biến đổi của lời giải toán học đúng.
- Trả lời câu hỏi 2:
Quy trình tìm kì vọng của biến ngẫu nhiên X:
Bước 1: Tìm tập giá trị X = {X1, X2, ..., Xn}.
Bước 2: Lập bảng phân phối XS của X
X X1 X2 ... Xn
Bước 4: Vậy lợi nhuận công ty thu được với mỗi hợp đồng bảo hiểm là
20 triệu đồng.
- Nhiệm vụ 1: Nhóm em có đồng ý với các bước giải của lời giải trên
không? Tại sao? Các bạn trong nhóm thảo luận, sau đó GV sẽ mời một bạn bất
kì trong nhóm trả lời.
- Nhiệm vụ 2: Qua các bước giải bài toán của bạn Bảo Ngọc, nhóm
trưởng phân công mỗi thành viên trong nhóm tự đưa ra quy trình giải bài
toán "Tìm kì vọng của biến ngẫu nhiên X", sau đó cả nhóm thảo luận quy
trình của từng thành viên và đưa ra quy trình chung của nhóm đã thống nhất.
174
P P1 P2 ... Pn
Bước 3: Tính kì vọng theo công thức
Bước 4: Kết luận
* GV dự kiến vấn đề các nhóm sẽ thảo luận:
Sau khi đọc hết đề bài ở Phiếu học tập số 2, trên cơ sở Quy trình đã biết, nhóm
trưởng phân công các thành viên nhiệm vụ tương ứng: Tính giá trị của X, lập bảng phân
phối của X, sử dụng công thức tính E(X), kết luận. Cuối cùng là thảo luận và thư kí của
nhóm sẽ ghi lại trên giấy A0.
* GV dự kiến kết quả:
Lời giải gợi ý tình huống 2:
Bước 1: Đặt Mi là biến cố "Hệ thống thứ i bị hỏng trong ngày" với i = 1,2,3.
Khi đó 𝑀>''' là biến cố " Hệ thống thứ i không bị hỏng trong ngày" và:
P(M1) = 0,1; P(M2) = 0,2; P(M3) = 0,3.
Gọi X là số Hệ thống bị hỏng trong ngày: X = {0, 1, 2, 3}.
Ta có:
P(X = 0) = 0,504; P(X = 1) = 0,398
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Họ và tên sinh viên: .......................................................................
Nhóm: ..................; Lớp: ................................................................
Tình huống 2: Một tàu khu trục của công ty vận tải biển Isalco - trường
ĐHHHVN có 3 hệ thống máy trục vớt hoạt động độc lập. Khi ra biển hoạt
động thì trong một ngày khả năng các hệ thống đó hỏng tương ứng là 0,1; 0,2;
0,3. Hỏi trung bình mỗi ca có bao nhiêu hệ thống hỏng?
Nhiệm vụ 3: Áp dụng quy trình tìm E(X) trả lời trong tình huống 2. Theo
hướng dẫn sau: nhóm trưởng hãy phân công nhiệm vụ cho các thành viên, mỗi
người một việc: tìm X, tìm P(X), E(X) và kết luận, sau đó thảo luận nhóm
thống nhất câu trả lời cho tình huống. Cuối cùng viết toàn bộ lời giải trên giấy
A0 và dán trên bảng.
175
P(X = 2) = 0,092; P(X = 3) = 0,006.
Bước 2: Vậy X có bảng phân phối XS như sau
X 0 1 2 3
P 0,504 0,398 0,092 0,006
Bước 3: Tính E(X)
E(X) = 0.0,504 + 1.0,398 + 2.0,092 + 3.0,006 = 0,6.
Bước 4: Vậy trung bình có 0,6 Hệ thống hỏng trong 1 ngày.
2. Tổ chức dạy học hợp tác
Hoạt động 1 (Thời gian 20 phút)
- GV chia lớp thành 4 nhóm, trong mỗi nhóm bầu nhóm trưởng và thư kí của
nhóm. Sau đó GV phát Phiếu học tập số 1 cho toàn thành viên trong lớp và yêu cầu SV
suy nghĩ yêu cầu của bài toán.
- Sau khi nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên nghiên cứu lời
giải, GV yêu cầu các nhóm sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để các thành viên thực hiện
công việc của mình.
- Trong quá trình các nhóm thảo luận, GV quan sát cả lớp và có thể hỗ trợ về kiến
thức hoặc tư duy nếu các nhóm định hướng sai.
- Sau khi hết thời gian thảo luận nhóm, GV yêu cầu một thành viên đại diện nhóm
đứng tại chỗ trả lời câu hỏi, các nhóm còn lại theo dõi câu trả lời và có thể phản biện
nếu thấy câu trả lời chưa đúng hoặc cách giải thích không hợp lý.
- Cuối cùng GV chiếu slide xác nhận kết quả của Phiếu học tập số 1 và nhận xét
cách làm việc của từng nhóm, từ đó có lời động viên, khích lệ, yêu cầu rút kinh nghiệm
của từng nhóm.
Hoạt động 2 (Thời gian 30 phút)
- GV chiếu slide Phiếu học tập số 2 cho SV, yêu cầu các nhóm thảo luận để trả
lời cho câu hỏi 3 và ghi lời giải vào giấy A0 bằng kĩ thuật mảnh ghép.
- Trong quá trình các nhóm thảo luận, GV quan sát cả lớp và có thể hỗ trợ về kiến
thức hoặc tư duy nếu các nhóm định hướng sai.
176
- Sau khi các nhóm đã thảo luận và giải xong Phiếu học tập số 2, GV yêu cầu 4
nhóm dán lời giải của mình lên bảng. GV yêu cầu các nhóm nhận xét chéo và chiếu slide
để chính xác hoá kết quả của các nhóm.
- Sau đó GV nêu ý nghĩa của kì vọng trong kinh tế, trong kĩ thuật nói chung, trong
lĩnh vực hàng hải nói riêng.
Nhận xét:
Tình huống đã thiết kế ở trên có tác dụng gợi ra vấn đề. Vấn đề đó là tìm cách
giải bài toán chưa biết thuật giải (Phiếu bài tập số 1). Trong phiếu học tập có trình bày
một hướng giải để SV đánh giá, qua việc GV tổ chức dạy học hợp tác SV thấy có nhu
cầu hợp tác, trao đổi với nhau và hi vọng sự hợp tác đó sẽ có tác dụng tốt. Để hoàn thành
nhiệm vụ 1 rất cần có sự trao đổi, tranh luận trong nhóm. Để giải quyết nhiệm vụ 2 cần
có sự phân công trong nhóm để đạt kết quả và tiến độ. Và để hoàn thành nhiệm vụ 3 cần
có sự thống nhất trong nhóm sao cho câu trả lời là đúng nhất, ngắn gọn và đầy đủ nhất,
tạo ra môi trường hợp tác để thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa vai trò cá nhân với vài
trò tập thể.
3. Lưu ý cho sinh viên
- Trong trường hợp Xác suất được phân phối đều trên tập giá trị thì Kỳ vọng
chính là trung bình cộng của các giá trị ấy.
- Kỳ vọng trong kinh tế, nó được coi như là một tiêu chuẩn để ra quyết định trong
tình huống cần lựa chọn giữa hai hay nhiều chiến lược khác nhau. Tiêu chuẩn này thường
được biểu diễn dưới dạng lợi nhuận kỳ vọng hay doanh số kỳ vọng để làm căn cứ cho
chiến lược sản xuất, kinh doanh.
C. Nội dung giao cho sinh viên tự nghiên cứu, chuẩn bị nội dung thảo luận
Sưu tầm, xây dựng hệ thống bài toán về thực tiễn nghề hàng hải theo chuyên
ngành học của mình có ứng dụng kỳ vọng toán để giải. Trình bày lời giải hệ thống bài
toán đã xây dựng được theo các bước (lập mô hình TH, giải bài toán, kết luận kết quả).
177
PHỤ LỤC 6
BẢN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN DẠY THỰC NGHIỆM
Giảng viên: TS. NGUYỄN ĐÌNH DƯƠNG
Cơ sở công tác: Bộ môn Toán - Khoa Cơ sở - Cơ bản - Trường Đại học Hàng hải Việt
Nam
Ý kiến nhận xét sau quá trình tiến hành dạy thực nghiệm các biện pháp được đề
xuất trong luận án: “Dạy học XSTK hỗ trợ nghề nghiệp cho sinh viên ngành kinh tế,
kĩ thuật hàng hải tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam”
XSTK là lĩnh vực có nhiều ứng dụng trong thực tiễn, đặc biệt là thực tiễn nghề
nghiệp. Đối với SV ngành KTKTHH được tiếp cận XSTK không đồng nghĩa với việc
là họ sẽ biết ứng dụng của XSTK vào nghề hàng hải của họ. Do đó, rất cần có những
nghiên cứu về cách thức khai thác nội dung TT nghề hàng hải; hướng dẫn cách tiếp cận
nghề hàng hải, cách dạy nhằm HTNN qua việc vận dụng tri thức XSTK vào giải quyết
một số tình huống trong thực tiễn nghề hàng hải. Trong quá trình quan sát và tham gia
giảng dạy thực nghiệm môn XSTK cho sinh viên ngành KTKTHH ở trường ĐHHHVN
theo ý tưởng của luận án, tôi nhận thấy:
- Các ví dụ minh họa cho các ý tưởng trong các biện pháp phong phú, hấp dẫn,
phù hợp với mức độ yêu cầu bài học thuộc môn XSTK trong Chương trình đào tạo ở
các trường ĐHHHVN với các chuyên ngành KTKTHH, phù hợp với khả năng tiếp cận
của SV, có tác dụng tốt cho việc bổ trợ kiến thức nghề hàng hải trong tương lai của SV.
- Quá trình tiến hành giảng dạy các giáo án thực nghiệm dưới các hình thức (tích
hợp trong bài học, giao bài tập lớn theo chủ đề, chuẩn bị nội dung thảo luận, dạy học
theo dự án, dạy học hợp tác nhóm) chúng tôi nhận được sự hưởng ứng tích cực của SV.
Kết quả đánh giá định tính và định lượng sau thực nghiệm cho thấy SV thể hiện rõ nhu
cầu, thói quen thực hiện tuần tự các hoạt động trong các bước vận dụng kiến thức môn
học vào các tình huống thực tiễn nghề hàng hải trong tương lai của SV. Hơn thế, qua
dạy học theo dự án, SV còn hình thành được một số năng lực cốt lõi của nghề hàng hải.
- Các biện pháp hoàn toàn có thể thực hiện được trong điều kiện SV được tạo
điều kiện về thời gian và có sự định hướng, hướng dẫn của GV giao cho các nhóm SV
những bài tập lớn theo chủ đề hoặc chuẩn bị nội dung thảo luận và kết hợp với thực hiện
tích hợp trong giờ dạy lý thuyết trên lớp đã gây được hứng thú học tập và khả năng nắm
178
chắc kiến thức của SV.
Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả cao của các biện pháp đề xuất trong luận án thì
GV phải chuẩn bị bài giảng phải công phu, mất nhiều thời gian. Đồng thời GV cần có
nhiều kiến thức thực tế nghề hàng hải và sự hiểu biết về một số môn học chuyên ngành
trong chương trình đào tạo kĩ sư hàng hải mà SV đang theo học.
Ngày 30 tháng 12 năm 2017
Nguyễn Đình Dương
179
PHỤ LỤC 7
Phân tích Năng lực kinh tế hàng hải (Thái và cộng sự [80], [81])
Bảng 2: Khung năng lực đề xuất cho các chuyên gia cung ứng - hậu cần hàng hải
Nhóm năng
lực
Nhóm năng lực
phụ
Kỹ năng, kiến thức và khả năng
Liên quan đến
thương mại
Năng lực chung
1. Quản lý tài chính kế toán
2. Phân tích dữ liệu TK
3. Quản trị kinh doanh tổng hợp
4. Quản lý nhân sự
5. Tiếp thị
6. Quản lý chất lượng và dịch vụ khách hàng
7. Kinh doanh quốc tế
8. Quản lý rủi ro
9. Tác động của toàn cầu hoá và biến đổi khí hậu
10. Lập kế hoạch và quản lý chiến lược
11. Nguyên tắc kinh tế
12. Quản lý hệ thống thông tin
13. Quan hệ công nghiệp
14. Sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp
15. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Đặc thù hàng
hải
16. Thương mại và vận chuyển toàn cầu
17. Xuất nhập khẩu hàng hải
18. Kinh tế hàng hải
19. Khung vận chuyển quốc tế
20. Sử dụng luật và bảo hiểm hàng hải
21. Vận chuyển và tiếp thị cảng
22. Vai trò và chức năng của cảng
23. Khai báo trình tự thuế và hải quan
24. Quy định hàng hoá nguy hiểm
180
25. An toàn và an ninh cảng, bao gồm Mã ISPS,
luật 24 giờ, CSI
Liên quan đến
cung ứng -
hậu cần
Năng lực chung
26. Quản lý chuỗi cung ứng
27. Quản lý hợp đồng
28. Thu mua
29. Xử lý vật liệu
30. Quản lý vận tải
31. Bao bì
32. Kiểm kê hàng hóa
33. Quản lý kho bãi
34. Cứu hộ và xử lý phế liệu
35. Hậu cần ngược
Đặc thù cảng
36. Điều hướng và điều khiển giao thông
37. Lập kế hoạch và hoạt động cho hàng hoá thông
thường (bao gồm lượng lớn hàng hoá khô, lỏng và
xử lý hàng hoá)
38. Kho vận chuyển và hoạt động kho
39. Vận hành trạm hàng hoá
40. Vận hành tàu Container và sân bãi
41. Lập kế hoạch và lập kế hoạch cầu cảng
42. Lập kế hoạch bốc xếp hàng trên tàu
43. Hoạt động chuyển nhượng
44. Hoạt động vận chuyển hàng hoá nguy hiểm
45. Vận hành hàng lạnh
46. Vận hành hàng hoá dự án
47. Lập kế hoạch và hoạt động của khu hậu cần
Đặc thù tàu
biển
48. Hệ thống giao thông quốc tế
49. Quản lý cước phí và bốc xếp – vận tải
50. Thiết kế hệ thống mạng giao thông và tối ưu
hoá
181
51. Quy mô đội tàu và quyết định hỗn hợp
52. Định tuyến và lập lịch tàu
53. Hoạt động xử lý hàng hoá
Liên quan đến
quản lý
Năng lực chung
54. Môi giới và thuê tàu
55. Khả năng lập kế hoạch, lãnh đạo, tổ chức và
kiểm soát
56. Giao tiếp hiệu quả (ngôn ngữ nói và viết)
57. Giám sát nhân viên hiệu quả
58. Khả năng uỷ thác, đào tạo và động viên nhân
viên
59. Khả năng đàm phán
60. Khả năng giải quyết vấn đề
61. Quản lý thời gian hiệu quả
62. Khả năng thích ứng với sự thay đổi của tổ chức
63. Tinh thần nhiệt huyết và sự liêm chính của cá
nhân
64. Xây dựng đội ngũ và truyền thông
65. Biết hai ngôn ngữ trở lên
Đặc thù hàng
hải
66. Chiến lược hàng hải
67. Quản lý vận chuyển
68. Quản lý chất lượng trong vận chuyển
69. Lập kế hoạch chiến lược cảng, quy hoạch tổng
thể và vận hành tàu
70. Hệ thống thông tin quản lý, bao gồm cả thiết
bị đầu cuối, hệ thống quy hoạch
71. Quản lý thời gian và hiệu suất làm việc
182
PHỤ LỤC 8
DANH MỤC CÁC MÔN HỌC SỬ DỤNG KIẾN THỨC
XÁC SUẤT - THỐNG KÊ
STT Chuyên ngành Môn cơ sở ngành Môn chuyên ngành
Môn thực
tập tốt
nghiệp
1.
Kinh tế vận tải
biển
Kinh tế vi mô;
Tài chính tiền tệ;
Nguyên lý kế toán;
Nguyên lý TK;
Kinh tế lượng
Thuế vụ cảng bộ;
Kinh tế cảng;
Đại lý tàu và giao
nhận hàng hải;
Logistics và vận tải
đường biển;
Bảo hiểm hàng hải;
Kinh doanh vận tải
biển
Kinh doanh
cảng biển;
Quản lý chất
lượng chuỗi
cung ứng
hàng hải
2.
Logistics và
chuỗi cung ứng
hàng hải
Kinh tế vi mô;
Tài chính tiền tệ;
Nguyên lý kế toán;
Nguyên lý TK;
Kinh tế lượng;
Môi trường và bảo vệ
môi trường
Thuế vụ cảng bộ;
Logistics vận tải;
Quản trị kho hàng;
Logistics và vận tải đa
phương tiện;
Bảo hiểm hàng hải;
Logistics toàn cầu;
Kinh tế VC đường
biển
Kinh doanh
dịch vụ
logistics
3.
Kinh tế hàng
hải và toàn cầu
hoá
Kinh tế vi mô;
Kinh tế vĩ mô;
TK cơ bản;
Quản lý môi trường
đại dương
Chính sách cạnh tranh
hàng hải;
Địa chính trị về năng
lượng;
Toàn cầu hoá;
Kinh doanh quốc tế I
và II;
Kinh doanh
hàng hải -
Lập dự án
kinh doanh
183
Logistics toàn cầu
4.
Điều khiển tàu
biển
Cơ lý thuyết;
Môi trường và bảo vệ
môi trường;
Thiết kế tàu;
Máy tàu thuỷ
Thông tin liên lạc
hàng hải;
Khí tượng hải dương;
Bảo hiểm hàng hải;
Điều động tàu
Xử lý các
trường hợp
khẩn cấp trên
biển;
Lập kế hoạch
chuyến đi
5.
Khai thác máy
tàu biển
Cơ lý thuyết, Môi
trường và bảo vệ môi
trường;
Sức bền vật liệu;
Kĩ thuật gia công cơ
khí
Nguyên lý máy;
Hệ thống tự động tàu
thuỷ;
Công nghệ chế tạo
máy;
Điện tàu thuỷ;
Thiết bị và kĩ thuật đo
Động lực
tổng hợp;
Khai thác hệ
động lực tàu
thuỷ
6. Công trình thuỷ
Cơ lý thuyết;
Môi trường và bảo vệ
môi trường;
Vật liệu xây dựng;
Cơ học kết cấu
Động lực học sông
biển;
Công trình đường
thuỷ;
Quy hoạch cảng;
Kinh tế xây dựng công
trình thuỷ
Phân tích lựa
chọn phương
án thi công
7.
Đảm bảo an
toàn hàng hải
Cơ lý thuyết;
Môi trường và bảo vệ
môi trường;
Vật liệu xây dựng;
Thuỷ lực
Luồng tàu và khu
nước của cảng;
Công trình báo hiệu
hàng hải;
Trắc địa công trình
biển;
Công trình đường
thuỷ;
Kinh tế xây dựng;
Khí tượng
thuỷ văn;
Lập phương
án kĩ thuật
đánh giá an
toàn hàng hải
công trình
cảng biển;
Lập phương
án kĩ thuật
184
Ứng dụng GIS trong
kĩ thuật an toàn hàng
hải
về thiết bị và
công nghệ
thi công nạo
vét luồng tàu
và khu nước
185
PHỤ LỤC 9
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIỜ DẠY XSTK THEO HƯỚNG HỖ TRỢ
NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN
TT Câu hỏi
GV đánh giá theo
từng mức độ
1 2 3 4 5
1 Thầy/Cô hãy đánh giá mức độ đạt được trong giờ
dạy theo các tiêu chí sau đây:
1.1 Khuyến khích SV nghiên cứu các tình huống TT nghề
nghiệp
1.2 Giúp SV thấy được các yếu tố/mô hình trong tình
huống
1.3 Giúp SV nhận ra sự gắn kết giữa kiến thức XSTK và
thực tiễn nghề nghiệp
1.4 Giúp SV phát triển bài toán bằng ngôn ngữ của môn
học XSTK
1.5 Yêu cầu SV xây dựng các bài toán có mô hình hoặc tình
huống TT tương tự để giải quyết
1.6 Khuyến khích SV xây dựng các bài toán có liên quan
đến mô hình hoặc tình huống TT
2 Thầy/Cô đánh giá mức độ đạt được của bài toán có
tình huống thực tiễn ngành hàng hải theo tiêu chí
sau đây:
2.1 Thực sự có tình huống TT
2.2 Phù hợp với nội dung tiết giảng
3 Theo Thầy/Cô, việc giảng dạy của GV trong tiết
giảng hỗ trợ cho SV khả năng vận dụng kiến thức
môn học XSTK vào giải quyết các bài toán có chứa
tình huống thực tiễn ngành hàng hải ở mức độ:
186
3.1 Tìm hiểu, xác định được tình huống có XSTK trong
TT ngành hàng hải
3.2 Xác định các thông tin TH (liệt kê những số liệu, dữ
kiện TH liên quan đến bài toán)
3.3 Diễn đạt vấn đề bằng ngôn ngữ của môn học XSTK
3.4 Sử dụng hững kiến thức, kỹ năng được học để giải
quyết mô hình TH trong bài toán TT
3.5 Lựa chọn kết quả đạt được, phương án tối ưu từ việc
giải quyết mô hình TH trong bài toán
187
PHỤ LỤC 10
YÊU CẦU VÀ NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA HỌC PHẦN
Tên học phần: Kinh tế lượng
Mã học phần: 15206 Tổng số tiết: 30
Bộ môn phụ trách: Quản lý và Khai thác Cảng
Khoa: Kinh tế Vận tải biển
Điều kiện tiên quyết: Sinh viên phải học xong các học phần: Toán cao cấp, Xác suất -
Thống kê, Kinh tế vi mô 1, Kinh tế vĩ mô 1, Nguyên lý TK
Mục tiêu của học phần: Cung cấp cho sinh viên các mô hình giữa các biến kinh tế, từ
đó ước lượng, kiểm định giả thiết và dự báo các biến kinh tế trong hàng hải.
Đề cương chi tiết học phần
TT TÊN CHƯƠNG MỤC
PHÂN PHỐI SỐ TIẾT
TS LT BT TH KT
1 Chương 1. Khái quát về kinh tế lượng 1 1
2 1.1. Khái niệm kinh tế lượng 0.5 0.5
3 1.2. Phương pháp luận kinh tế lượng 0.5 0.5
4 Chương 2. Một số khái niệm trong mô hình hồi
quy tuyến tính
2 2
5 2.1. Phân tích hồi quy 1 1
6 2.2. Nguồn số liệu cho phân tích hồi quy 1 1
7 Chương 3. Mô hình hồi quy đơn 15 12 3
8 3.1. Mô hình hồi quy đơn 1 1
9 3.2. Phương pháp bình phương nhỏ nhất 1 1
188
10 3.3. Các giả thiết của mô hình hồi quy tuyến tính 1 1
11 3.4. Phương sai và độ lệch chuẩn của các ước lượng 0.5 0.5
12 3.5. Hệ số xác định - Hệ số tương quan 0.5 0.5
13 3.6. Phân phối xác suất của các ước lượng 2 2
14 3.7. Khoảng tin cậy của các hệ số hồi quy 3 2 1
15 3.8. Kiểm định giả thiết đối với các hệ số hồi quy 3 2 1
16 3.9. Kiểm định sự phù hợp của mô hình. Phân tích
phương sai
1 1
17. 3.10. Dự báo 2 1 1
18. Chương 4. Mô hình hồi quy bội 5
19 4.1. Mô hình hồi quy ba biến 2 1 1
20 4.2. Mô hình hồi quy tuyến tính k biến 2 1 1
21 4.3. Một số dạng mô hình khác 1 1
22 Chương 5. Hồi quy với biến giả 4
23 5.1. Bản chất của biến giả
5.2. Mô hình trong đó biến giải thích đều là biến giả
5.3. Hồi quy với một biến định lượng và một biến
định tính
5.4. Hồi quy với một biến định lượng và k biến định
tính
2 1 1
24. 5.5. So sánh hai hồi quy
5.6. Sử dụng biến giả trong phân tích mùa
5.7. Hồi quy tuyến tính từng khúc
2 1 1
189
25 Chương 6. Sự vi phạm giả thiết 3
26 6.1. Đa cộng tuyến
6.2. Phương sai sai số thay đổi
1 1
27. 6.3. Tự tương quan
6.4. Chọn mô hình và kiểm định việc chọn mô hình
2 1 1
190
PHỤ LỤC 11
QUY ĐỊNH VỀ NHÂN SỰ TRONG KHU VỰC ĐỘNG CƠ - KĨ THUẬT STCW
CỦA ICTCS (Hiệp hội đào tạo và chứng thực hàng hải)
Trong chương III quy định về nhân sự trong khu vực động cơ – kĩ thuật, STCW
quy định đối với kĩ thuật viên ở mức độ vận hành phải:
- Sử dụng được những công cụ thích hợp cho những hoạt động chế tạo, sửa chữa
thông thường trên tàu: nắm được đặc điểm của các thiết bị, các quy trình vận hành tiêu
chuẩn trên tàu; biết đặc tính, thông số quá trình vận hành, sửa chữa của toàn bộ hệ thống
cũng như tổ hợp mình phụ trách, các biện pháp giữ an toàn lao động trong môi trường
xưởng;
- Biết tháo dỡ để kiểm tra, bảo trì, sửa chữa và lắp ráp lại các tổ hợp máy móc
trên tàu: biết đặc điểm, thiết kế, số lượng, chủng loại linh – phụ kiện; biết đọc số liệu,
bản vẽ, tài liệu hướng dẫn; nắm được cơ chế vận hành của hệ thống;
- Biết dùng các thiết bị khảo sát đánh giá vận hành của hệ thống nhằm phát hiện,
khắc phục kịp thời các sự cố;
- Duy trì ca trực kĩ thuật an toàn;
- Dùng trôi chảy tiếng Anh;
- Biết vận hành cả các hệ thống dự bị, ngoại vi bên cạnh hệ thống kĩ thuật chính
của tàu trong phạm vi trách nhiệm;
- Đối với máy trưởng và máy phó: Có khả năng lập kế hoạch, lịch biểu vận hành
của tàu, khởi động và ngắt được toàn bộ hệ thống cùng các thiết bị ngoại vi (có kiến
thức về nhiệt động lực học và truyền nhiệt, cơ học và cơ học thủy lực, động cơ tàu, nhiên
liệu và chất bôi trơn, cấu trúc, đóng tàu và kiểm soát thảm họa).
191
PHỤ LỤC 12
NHÓM NĂNG LỰC NGHỀ KINH TẾ, KĨ THUẬT HÀNG HẢI VỚI KHẢ
NĂNG HỖ TRỢ CỦA XÁC SUẤT - THỐNG KÊ
1. Nhóm năng lực nghề kinh tế hàng hải
* Liên quan tới hoạt động thương mại
- Nhóm NL chung có kể đến:
(1) NL quản lý tài chính kế toán;
(2) NL phân tích dữ liệu TK;
(8) NL quản lý rủi ro.
- Nhóm NL hàng hải đặc thù:
(20) NL sử dụng luật và bảo hiểm hàng hải;
(23) NL khai báo trình tự thuế và hải quan.
* Liên quan tới lĩnh vực cung ứng
- Nhóm NL chung, đáng chú ý có:
(26) NL quản lý chuỗi cung ứng;
(32) NL kiểm kê hàng hóa;
(33) NL quản lý kho bãi.
- Nhóm NL liên quan tới hoạt động cảng vụ:
(36) NL điều khiển lưu thông cảng;
(37), (44), (45), (46) & (47) NL lên kế hoạch và vận hành.
- Nhóm NL liên quan tới nghiệp vụ tàu biển:
(49) NL quản lý cước phí và bốc xếp – vận tải;
(50) NL thiết kế hệ thống mạng giao thông và tối ưu.
* Liên quan tới lĩnh vực Quản lý
- Nhóm NL chung:
(60) NL giải quyết vấn đề;
(61) NL quản lý thời gian.
- Nhóm NL hàng hải đặc thù:
(69), (70) NL lập kế hoạch và điều động tàu;
(71) NL quản lý thời gian và hiệu suất làm việc.
2. Nhóm năng lực nghề kĩ thuật hàng hải
192
* Nhóm năng lực chung:
(1) NL thu nhận, biến đổi và xử lý thông tin;
(2) NL ứng dụng tri thức toán học vào thực tiễn;
(3) NL tìm tòi kiến thức mới, tự học, tự nghiên cứu
* Liên quan đến lĩnh vực cung ứng:
- Nhóm năng lực liên quan tới nghiệp vụ tàu biển:
(4) NL định vị vị trí tàu trên biển dựa vào lý thuyết sai số;
(5) NL ứng phó và xử lý tình huống khẩn cấp trên biển;
(6) NL vận dụng toán học, cụ thể là XSTK trong việc sử dụng, vận hành
các thiết bị hàng hải;
(7) NL sử dụng các thiết bị khảo sát đánh giá vận hành của hệ thống nhằm
phát hiện, khắc phục kịp thời các sự cố;
- Nhóm năng lực liên quan tới hoạt động cảng vụ:
(8) NL tổ chức cơ giới hoá công tác xếp dỡ hàng ở cảng cũng như tính
toán, lựa chọn phương án có lợi; lập kế hoạch công tác xếp dỡ ở cảng;
(9) NL tổ chức quản lý khai thác ở cảng; tổ chức quản lý và khai thác kho
hàng; lựa chọn phương án khai thác có hiệu quả nhất;
* Liên quan đến lĩnh vực quản lý, kiểm định:
(10) NL quản lý, tổ chức đội ngũ trên tàu để khắc phục xử lý sự cố;
(11) NL sử dụng được những công cụ thích hợp cho những hoạt động chế
tạo, sửa chữa thông thường trên tàu, đánh giá, kiểm định chất lượng các
thiết bị được chế tạo, sản xuất trong xưởng.
193
PHỤ LỤC 13
BÁO CÁO VỀ ỨNG DỤNG CỦA XÁC SUẤT - THỐNG KÊ
TRONG CÁC MÔN CHUYÊN NGÀNH
Nhóm: SunShine
Ngành học: Công trình thuỷ và Đảm bảo an toàn hàng hải
Môn học: Công trình đường thuỷ
Giảng viên: Nguyễn Mạnh Toàn – Khoa Công trình
Ngày báo cáo: 15/01/2019
1. Danh sách các thành viên của nhóm
STT HỌ VÀ TÊN MÃ SINH VIÊN VỊ TRÍ - VAI TRÒ
1. Nguyễn Thanh Hải 35755 Trưởng nhóm
2. Nguyễn Thị Hường 35446 Thư ký
3. Phạm Quang Hưng 35764 Thành viên
4. Nguyễn Nhật Linh 35101 Thành viên
5. Trần Duy Khánh 36300 Thành viên
6. Lê Văn Hiếu 35168 Thành viên
7. Vũ Đức Thắng 35230 Thành viên
8. Vũ Quang Hùng 36177 Thành viên
2. Nội dung báo cáo
2.1. Kiến thức chuẩn bị (Nguyễn Thị Hường - Nguyễn Nhật Linh)
2.1.1. Khái niệm về mẫu và tổng thể, phương pháp chọn mẫu
- Tổng thể: Số lượng các giá trị có thể mà đại lượng ngẫu nhiên (ĐLNN) X có
thể nhận được là vô cùng lớn. Tập hợp tất cả các giá trị mà ĐLNN X có thể nhận được
gọi là tổng thể. Kí hiệu: N.
194
- Mẫu: Trong nghiên cứu không thể nào nghiên cứu hết tất cả các giá trị của tổng
thể mà chỉ nghiên cứu trên một tập giá trị số lượng rất nhỏ. Tập hợp hữu hạn các số liệu
thu thập được của tổng thể được gọi là mẫu. Kí hiệu: n.
- Các yêu cầu của mẫu trong TK:
Tính đại diện: Mẫu được chọn có những tính chất của tổng thể. Muốn vậy, dung
lượng mẫu phải đủ lớn đảm bảo sai số lấy mẫu; mẫu phải bao gồm các giá trị số đặc
trưng lớn, nhỏ và trung bình.
Tính độc lập: các số liệu của mẫu không phụ thuộc lẫn nhau.
Tính đồng nhất: cùng loại, cùng nguyên nhân hình thành hoặc cùng điều kiện
xuất hiện.
2.1.2. Hàm tần suất tích luỹ và hàm mật độ tần suất
- Khái niệm:
Trong TK toán thường chỉ thu được hữu hạn các giá trị của ĐLNN (mẫu có dung
lượng n) tức là thu được các giá trị rời rạc từ tổng thể mặc dù ĐLNN có thể là liên tục.
Do vậy có thể dùng các công thức định nghĩa của ĐLNN rời rạc để tính toán. Các hiện
tượng thuỷ văn là ĐLNN liên tục, các giá trị thu được rời rạc, vì vậy trong thuỷ văn quy
ước cách gọi riêng: XS gọi là tần suất và theo đó có hàm mật độ XS gọi là hàm mật độ
tần suất, hàm phân phối XS gọi là hàm tần suất tích luỹ.
- Hàm phân bố XS của ĐLNN dùng trong thuỷ văn:
Hàm phân bố XS F(x) là XS để cho ĐLNN X nhận các giá trị lớn hơn hoặc bằng
một giá trị x, trong đó x là biến số nhận các giá trị có thể trên miền xác định của nó: F(x)
= P(X ³ x)
- Đồ thị hàm tần suất tích luỹ:
195
2.2. Nhiệm vụ và nội dung tính toán trong môn học
Nội dung tính toán: Dòng chảy năm thiết kế
2.2.1. Tài liệu phục vụ tính toán (Phạm Quang Hưng - Lê Văn Hiếu)
- Quy định, quy phạm và tiêu chuẩn tính toán (QPTL C6 – 77).
- Các nguồn tài liệu sẵn có:
+ Tài liệu đặc trưng thuỷ văn do Tổng cục khí tượng thuỷ văn chỉnh biên, tuy
nhiên tại các vị trí công trình không phải lúc nào cũng có đầy đủ số liệu, khi đó phải thu
thập thêm.
+ Tài liệu thuỷ văn ở các trạm dùng riêng; tài liệu điều tra khảo sát thuỷ văn vùng
công trình; tài liệu thuỷ văn từng địa phương, đặc điểm thuỷ văn các tỉnh, thành phố.
- Thiết lập hệ thống các trạm đo (trạm quan trắc) để thu thập thông tin khí tượng
thuỷ văn:
+ Trạm khí tượng: trạm chỉ đo một số yếu tố khí tượng như mưa, gió, bốc hơi,
+ Trạm thuỷ văn: đo tương đối đầy đủ các yếu tố khí tượng và mức độ chi tiết
(Giáo trình Thuỷ văn công trình)
196
2.2.2. Tính toán đặc trưng dòng chảy năm thiết kế (Vũ Quang Hùng - Trần Duy Khánh
- Vũ Đức Thắng)
a) Các thuật ngữ và khái niệm môn học:
- Dòng chảy năm: là lượng dòng chảy sinh ra của lưu vực trong thời đoạn bằng
một năm cùng với sự thay đổi của nó trong năm.
Các đại lượng biểu thị:
Wn(m3), Qn(m3/s), Mn(l/s.km2), Yn(mm), an.
Wn =31,5.106.Qn = 3,15.M.F = Yn.F.103.
- Chuẩn dòng chảy năm: là trị số trung bình đặc trưng dòng chảy năm trong thời
kỳ nhiều năm đã tiến tới ổn định, với điều kiện cảnh quan địa lý, địa chất không thay
đổi
Các đại lượng biểu thị chuẩn dòng chảy năm:
W0(m3), Q0(m3/s), M0(l/s.km2), Y0(mm), a0.
Khi n đủ lớn thì Q0 tính theo công thức: 𝑄. = 1𝑛G𝑄-1-?! .
Tính ổn định nhận biết khi ta thêm vào chuỗi số liệu m năm thì giá trị Q0 thay đổi
rất ít.
197
𝑄.1 = 1𝑛G𝑄- ≈1-?! 𝑄.12/ = 1𝑛 + 𝑚 G 𝑄-12/-?! .
- Dòng chảy năm thiết kế: là dòng chảy năm được tính ứng với một tần suất
thiết kế nào đó.
Các đặc trưng biểu thị:
Wnp(m3), Qnp(m3/s), Mnp(l/s.km2), Ynp(mm).
- Mùa dòng chảy: trong năm dòng chảy thường chia thành 2 mùa có tính chất
khác nhau giữa mùa lũ và mùa kiệt. Do vậy, việc nghiên cứu cũng tiến hành cho các
mùa. Có 2 khái niệm năm: năm lịch và năm thuỷ văn (bắt đầu từ mùa lũ và kết thúc vào
mùa kiệt kế tiếp).
- Tiêu chuẩn phân mùa: lũ và kiệt
Các tháng mùa lũ là tháng có lưu lượng dòng chảy bình quân tháng lớn hơn lưu
lượng dòng chảy bình quân năm với một tần suất xuất hiện lớn hơn 50%: 𝑃 𝑄4@á1B ≥ 𝑄1ă/ > 50%.
b) Tính toán dòng chảy năm thiết kế dựa vào XS TK
Sự thay đổi dòng chảy theo thời đoạn thời gian (Dt = ngày, tuần, tháng hoặc mùa)
trong một năm là phân phối dòng chảy năm. Để mô tả và tính toán dòng chảy năm có
hai cách:
198
- Cách 1:
Dạng quá trình thời gian: Biểu thị sự thay đổi dòng chảy (lưu lượng hoặc tổng
lưu lượng dòng chảy) theo với thời đoạn tuần, tháng hoặc mùa.
Đường duy trì lưu lượng bình quân ngày: là đường cong chỉ mối quan hệ giữa
hai đại lượng Ti và Qi. Trong đó: Qi là lưu lượng bình quân ngày tương ứng với cấp i
nào đó; Ti là thời gian duy trì một lưu lượng lớn hơn hoặc bằng giá trị Qi của cấp đó, Ti
= T(Q³Qi).
- Cách 2:
TK lưu lượng bình quân ngày xách định giá trị Qmin, Qmax, sau đó chọn số cấp lưu
lượng trong khoảng từ Qmin đến Qmax (n cấp).
Đếm số ngày có lưu lượng lớn hơn hoặc bằng các giá trị của mỗi cấp lưu lượng
(Ti). Cuối cùng sẽ đi tính tỉ lệ % của Ti so với tổng số ngày của chuỗi số liệu TK.
(Ghi chú: Nhóm trưởng Nguyễn Thanh Hải: chịu trách nhiệm giám sát, thống nhất kiến thức
với các thành viên sau khi làm nhiệm vụ được phân công và tổng hợp báo cáo)
Hải Phòng, ngày 15 tháng 01 năm 2019
Xác nhận của Giảng viên môn học Trưởng nhóm
Nguyễn Thanh Hải
199
Đánh giá của Giảng viên dạy Xác suất - Thống kê
- Nhận xét:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
- Điểm đánh giá: ........../10
- Ký và ghi rõ họ tên: