Luận án Dạy học trực tuyến ngành Công nghệ thông tin theo tiếp cận tương tác

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất cứ công trình của tác giả nào khác. Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2018 TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Quốc Khánh 1 LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Ngô Tứ Thành đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn các t

pdf142 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 417 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Dạy học trực tuyến ngành Công nghệ thông tin theo tiếp cận tương tác, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tập thể và cá nhân đã quan tâm và tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận án này. Tác giả cũng chân thành cảm ơn các chuyên gia giáo dục, các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp đã và đang công tác tại các trường đại học, cơ sở giáo dục, thư viện và trung tâm học liệu, đã ủng hộ, động viên, cộng tác và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận án. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Quốc Khánh 2 MỤC LỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ............................................................................ 6 DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ........................................................................ 7 DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................... 9 MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 10 1 Lý do chọn đề tài .............................................................................................................. 10 2 Mục đích nghiên cứu ........................................................................................................ 11 3 Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................................... 12 4 Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 12 5 Giả thuyết khoa học .......................................................................................................... 12 6 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................. 12 6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận ................................................................................... 12 6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ................................................................................ 12 6.3 Nhóm các phương pháp hỗ trợ ...................................................................................... 13 7 Ý nghĩa và đóng góp mới của luận án .............................................................................. 13 7.1 Về mặt lý luận ............................................................................................................... 13 7.2 Về mặt thực tiễn ............................................................................................................ 13 8 Kết cấu luận án ................................................................................................................. 13 SƠ ĐỒ KHUNG LOGIC NGHIÊN CỨU CHÍNH CỦA LUẬN ÁN ................................. 14 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN & THỰC TIỄN DẠY HỌC TRỰC TUYẾN THEO TIẾP CẬN TƯƠNG TÁC ............................................................................................................ 15 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................................... 15 1.1.1 Vấn đề dạy-tự học trong giáo dục đại học .................................................................. 15 1.1.2. Tình hình nghiên cứu E-learning và dạy học trực tuyến ........................................... 16 1.1.3. Tình hình nghiên cứu về dạy học tương tác .............................................................. 22 1.2 Một số khái niệm cơ bản ............................................................................................... 24 1.2.1 Khái niệm sư phạm tương tác và phương pháp dạy học tương tác ............................ 24 1.2.2 Tự học ......................................................................................................................... 25 1.2.2 E-learning và dạy học trực tuyến ................................................................................ 26 1.2.3 Dạy học trực tuyến theo tiếp cận tương tác ................................................................ 27 1.3 Một số vấn đề chung về dạy học trực tuyến theo tiếp cận tương tác............................. 28 1.3.1 Đặc điểm của dạy học trực tuyến ............................................................................... 28 1.3.2 Yêu cầu của lớp học trực tuyến theo tiếp cận tương tác ............................................. 28 1.3.3 Ưu điểm và hạn chế của dạy học trực tuyến ............................................................... 30 1.4 Thiết kế khóa học trực tuyến theo tiếp cận tương tác .................................................... 30 1.4.1 Một số nguyên tắc khi thiết kế khóa học trực tuyến theo tiếp cận tương tác. ............ 30 1.4.2 Sử dụng mô hình thiết kế ADDIE ............................................................................. 32 1.4.3 Cấu trúc tổng thể của một khóa học trực tuyến theo tiếp cận tương tác .................... 34 3 1.4.4 Những nội dung cần thiết kế trong khóa học trực tuyến theo tiếp cận tương tác ....... 36 1.4.5 Mô hình thiết kế tổng thể khóa học trực tuyến theo tiếp cận tương tác ..................... 48 1.5 Tổ chức dạy học trực tuyến theo tiếp cận tương tác ...................................................... 49 1.5.1 Phương pháp và kỹ năng dạy học trực tuyến theo tiếp cận tương tác ........................ 49 1.5.2 Phương tiện dạy học trực tuyến theo tiếp cận tương tác ............................................ 50 1.5.3 Quy trình tổ chức dạy học trực tuyến theo tiếp cận tương tác .................................... 51 1.6 Thực trạng sử dụng E-learning trong dạy học trực tuyến ngành CNTT một số trường Đại học ................................................................................................................................ 58 1.6.1 Mục đích ..................................................................................................................... 58 1.6.2 Đối tượng khảo sát ...................................................................................................... 59 1.6.3 Phương pháp khảo sát ................................................................................................. 59 1.6.4 Nội dung khảo sát ....................................................................................................... 59 1.6.5 Kết quả và đánh giá .................................................................................................... 59 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................................... 71 CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC KHÓA HỌC TRỰC TUYẾN HỌC PHẦN KIẾN TRÚC MÁY TÍNH NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THEO TIẾP CẬN TƯƠNG TÁC ................................................................................................................ 72 2.1 Đặc điểm ngành công nghệ thông tin và nội dung học phần kiến trúc máy tính .......... 72 2.1.1 Đặc điểm ngành công nghệ thông tin ......................................................................... 72 2.1.2 Cấu trúc nội dung học phần kiến trúc máy tính .......................................................... 72 2.2 Xây dựng khóa học trực tuyến học phần kiến trúc máy tính theo tiếp cận tương tác ... 73 2.2.1 Thiết kế phần cơ sở dữ liệu cho khóa học .................................................................. 73 2.2.2 Xây dựng khóa học .................................................................................................... 83 2.3 Xây dựng các tiêu chí để tổ chức dạy học trực tuyến học phần kiến trúc máy tính theo tiếp cận tương tác có hiệu quả ............................................................................................. 99 2.3.1 Điều kiện, môi trường học tập .................................................................................... 99 2.3.2 Chuẩn hóa giảng viên trực tuyến ................................................................................ 99 2.3.3 Yêu cấu đối với sinh viên ......................................................................................... 102 2.4 Tổ chức dạy học trực tuyến học phần kiến trúc máy tính theo tiếp cận tương tác. ..... 103 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................................. 116 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM – ĐÁNH GIÁ KHÓA HỌC TRỰC TUYẾN HỌC PHẦN KIẾN TRÚC MÁY TÍNH THEO TIẾP CẬN TƯƠNG TÁC ..................... 117 3.1 Mục đích kiểm nghiệm và đánh giá ............................................................................ 117 3.2 Phương pháp thực nghiệm sư phạm ............................................................................ 117 3.2.1 Mục đích, đối tượng, phương pháp tiến hành thực nghiệm sư phạm ....................... 117 3.2.2 Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học ....................................................................... 118 3.2.3 Đánh giá kết quả TNSP ............................................................................................ 119 3.3 Phương pháp khảo sát trực tuyến ý kiến SV ............................................................... 126 3.3.1 Mục đích và đối tượng khảo sát ............................................................................... 126 3.3.2 Nội dung và phương pháp tiến hành......................................................................... 126 4 3.3.3 Kết quả đánh giá ....................................................................................................... 127 3.4 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia ............................................................................. 131 3.4.1 Nội dung ................................................................................................................... 131 3.4.2 Phương pháp thực hiện ............................................................................................. 131 3.4.3 Kết quả đánh giá theo phương pháp chuyên gia ....................................................... 132 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................................. 134 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................................... 135 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 135 KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................................... 135 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 137 TIẾNG VIỆT ..................................................................................................................... 137 TIẾNG ANH ..................................................................................................................... 140 WEBSITE .......................................................................................................................... 141 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN ............................. 142 PHỤ LỤC .................................................................................................................. 1 PHỤ LỤC 1. Đánh giá thực trạng sử dụng CNTT&TT và ứng dụng E-learning trong dạy học trực tuyến của GV ở Việt Nam .............................................................................................. 1 PHỤ LỤC 2. Bảng số liệu thống kê kết quả điều tra thực trạng sử dụng CNTT&TT và ứng dụng E-learning trong dạy học trực tuyến của GV ở Việt Nam ............................................ 5 PHỤ LỤC 3. Đánh giá thực trạng sử dụng CNTT&TT trong học tập trực tuyến của sinh viên ngành CNTT .................................................................................................................. 9 PHỤ LỤC 4. Bảng số liệu thống kê kết quả điều tra thực trạng sử dụng CNTT&TT trong học tập trực tuyến của SV ngành CNTT ............................................................................. 11 PHỤ LỤC 5. Phiếu lấy ý kiến chuyên gia ........................................................................... 14 PHỤ LỤC 6. Mẫu phiếu khảo sát trực tuyến ý kiến SV sau khi tham gia khóa học trực tuyến học phần kiến trúc máy tính ................................................................................................ 16 PHỤ LỤC 7. Danh sách SV tham gia khảo sát trực tuyến .................................................. 20 PHỤ LỤC 8. Điểm đánh giá quá trình theo từng chủ đề của khóa học .............................. 22 PHỤ LỤC 9. Bảng điểm kết quả học tập ............................................................................ 35 PHỤ LỤC 10. Bảng giá trị tới hạn student .......................................................................... 39 5 CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Viết tắt Viết đầy đủ ADL Advanced Distributed Learning CMCN Cách mạng công nghiệp CNDH Công nghệ dạy học CNTT Công nghệ thông tin CNTT&TT Công nghệ thông tin và truyền thông DHTT Dạy học trực tuyến ĐC Đối chứng E-learning Electronic learning GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GV Giảng viên LMS Learning Management System LOM Learning Object System MTHT Môi trường học tập MTDH Môi trường dạy học OS Operating System PTDH Phương tiện dạy học PPDH Phương pháp dạy học QTDH Quá trình dạy học RAM Random Access Memory ROM Read Only Memory SCORM Sharable Content Object Reference Model SV Sinh viên TCP/IP Transmission Control Protocol/ Internet Protocol TN Thực nghiệm XML eXtensible Markup Language 6 DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Hình 1. 1 Mô hình chức năng của hệ thống E-learning (nguồn: [20]) ................................ 19 Hình 1. 2 Các thành phần của hệ thống E-learning (nguồn: [21])....................................... 20 Hình 1. 3 Mô hình sư phạm tương tác (nguồn: [10]) .......................................................... 24 Hình 1. 4 Chu trình tự học của sinh viên (nguồn [6]) ......................................................... 26 Hình 1. 5 Tương tác trong dạy học trực tuyến .................................................................... 32 Hình 1. 6 Mô hình thiết kế ADDIE (nguồn: [70]) ............................................................... 33 Hình 1. 7 Các bước tiến hành phân tích .............................................................................. 33 Hình 1. 8 Câu hỏi cần xem xét khi phát triển tài liệu .......................................................... 34 Hình 1. 9 Cấu trúc tổng thể một khóa học trực tuyến theo tiếp cận tương tác .................... 35 Hình 1. 10 Các hoạt động trong khóa học trực tuyến theo tiếp cận tương tác .................... 36 Hình 1. 11 Thiết kế nội dung khóa học trực tuyến theo tiếp cận tương tác......................... 37 Hình 1. 12 Chia chủ đề trong khóa học trực tuyến theo tiếp cận tương tác ........................ 38 Hình 1. 13 Phiếu đánh giá hoạt động nhóm ........................................................................ 41 Hình 1. 14 Các cách đánh giá trong tiến trình ..................................................................... 42 Hình 1. 15 Các dạng bài tập đánh giá tổng thể .................................................................... 43 Hình 1. 16 Công cụ GV dùng để đánh giá SV .................................................................... 44 Hình 1. 17 Công cụ đánh giá SV sử dụng để đánh giá SV khác ......................................... 45 Hình 1. 18 Mô hình thiết kế nội dung khóa học trực tuyến theo tiếp cận tương tác ........... 48 Hình 1. 19 Quy trình tổ chức dạy học trực tuyến theo tiếp cận tương tác ........................... 52 Hình 1. 20 Quy trình tổ chức dạy học một chủ đề ............................................................... 54 Hình 1. 21 Biểu đồ kỹ năng sử dụng các phương tiện CNTT&TT trong dạy học .............. 60 Hình 1. 22 Biểu đồ kỹ năng sử dụng các phần mềm dạy học ............................................. 60 Hình 1. 23 Biều đồ khả năng vận dụng E-learning trong dạy học ...................................... 61 Hình 1. 24 Biểu đồ nhận xét của GV về ưu điểm của dạy học trực tuyến .......................... 62 Hình 1. 25 Biểu đồ nhận xét của GV về nhược điểm của mô hình dạy học trực tuyến ...... 63 Hình 1. 26 Biểu đồ ý kiến của GV về việc tổ chức giảng dạy trực tuyến ........................... 64 Hình 1. 27 Biểu đồ hình thức dạy học sử dụng đối với học phần chuyên ngành CNTT .... 64 Hình 1. 28 Biểu đồ những nội dung thiết kế trong khóa học trực tuyến ............................. 65 Hình 1. 29 Biểu đồ phương pháp dạy học được sử dụng trong dạy học trực tuyến ............ 65 Hình 1. 30 Đánh giá của GV về tương tác giữa SV và nội dung học tập trong dạy học trực tuyến .................................................................................................................................... 66 Hình 1. 31 Đánh giá của giảng viên về tương tác trong dạy học trực tuyến ....................... 66 Hình 1. 32 Biểu đồ kỹ năng sử dụng các phương tiện CNTT&TT trong học tập ............... 67 Hình 1. 33 Biểu đồ khả năng sử dụng các phương thức học tập trực tuyến ........................ 68 Hình 1. 34 Biểu đồ tương tác khi tham gia học tập trực tuyến ............................................ 68 Hình 1. 35 Biểu đồ các hình thức đánh giá trực tuyến đã tham gia..................................... 69 Hình 1. 36 Biểu đồ khả năng tự học trực tuyến ................................................................... 69 Hình 2. 1 Cấu trúc tổng thể khóa học trực tuyến hoc phần kiến trúc máy tính ................... 74 7 Hình 2. 2 Chủ đề khóa học kiến trúc máy tính .................................................................... 78 Hình 2. 3 Nội dung một chủ đề của khóa học ..................................................................... 78 Hình 2.4 Các phần mềm dùng để xây dựng khóa học trực tuyến theo tiếp cận tương tác .. 84 Hình 2.5 Giao diện chức năng Learn của phần mềm IT Essentials Vitual Destop ............. 86 Hình 2.6 Giao diện chức năng Test của phần mềm IT Essentials Vitual Destop ................ 86 Hình 2.7 Giao diện chức năng Explore của phần mềm IT Essentials Vitual Destop .......... 87 Hình 2.8 Website khóa học trực tuyến học phần kiến trúc máy tính .................................. 88 Hình 2.9 Các hoạt động trước khi tham gia khóa học ......................................................... 89 Hình 2.10 Diễn đàn trước lạ sau quen ................................................................................. 90 Hình 2. 11 Câu hỏi trắc nghiệm thăm dò trước khóa học.................................................... 90 Hình 2.12 Chủ đề i của khóa học ........................................................................................ 91 Hình 2.13 Bài giảng điện tử chuẩn Scorm chủ đề i ............................................................. 92 Hình 2.14 Bài kiểm tra đánh giá kết quả học bài giảng chủ đề i ......................................... 92 Hình 2.15 Bài tập cá nhân chủ đề i ...................................................................................... 93 Hình 2.16 Bài tập nhóm chủ đề i ......................................................................................... 93 Hình 2.17 Thảo luận trực tuyến chủ đề i ............................................................................. 94 Hình 2.18 Bài kiểm tra đánh giá hết chủ đề i ...................................................................... 94 Hình 2.19 Bài tập đúc kết chủ đề i ...................................................................................... 95 Hình 2.20 Phần mềm thực hành tương tác ảo IT Essentials Virtual Desktop ..................... 95 Hình 2.21 Quy ước các linh kiện sử dụng trong phần mềm IT Essentials Virtual Desktop 96 Hình 2.22 Câu hỏi trắc nghiệm đồ họa dạng ghép đôi ........................................................ 97 Hình 2.23 SV thao tác lắp ghép lần lượt CPU vào socket tương ứng ................................. 97 Hình 2.24 Câu hỏi trắc nghiệm đồ họa dạng lựa chọn ........................................................ 98 Hình 2.25 Kết quả làm bài trắc nghiệm đồ họa của SV ...................................................... 98 Hình 2.26 Tiêu chí chuẩn hóa GV trực tuyến .................................................................... 100 Hình 2. 27 Năng lực cần có của một GV trực tuyến ......................................................... 101 Hình 2. 28 Quy trình tổ chức dạy học trực tuyến học phần kiến trúc máy tính theo tiếp cận tương tác ............................................................................................................................. 104 Hình 2. 29 Diễn đàn ý kiến phản hồi của SV tới GV ........................................................ 115 Hình 3. 1 Biểu đồ phân bố điểm quá trình học tập ............................................................ 121 Hình 3. 2 Biểu đồ phân bố điểm thi cuối kỳ ...................................................................... 122 Hình 3. 3 Đồ thị phân bố điểm thi cuối kỳ ........................................................................ 123 Hình 3. 4 Biểu đồ phân bố tần xuất điểm thi cuối kỳ ........................................................ 123 Hình 3. 5 Đồ thị phân bố tần xuất điểm thi cuối kỳ .......................................................... 124 Hình 3. 6 Tỉ lệ kết quả đánh giá của SV về các vấn đề có liên quan................................. 127 Hình 3. 7 Tỉ lệ kết quả đánh giá của SV về vấn đề có sự suy nghĩ ý kiến ........................ 128 Hình 3. 8 Tỉ lệ kết quả đánh giá của SV về vấn đề tương tác ........................................... 128 Hình 3. 9 Tỉ lệ kết quả đánh giá của SV về vai trò của GV trong lớp học ........................ 129 Hình 3. 10 Tỉ lệ kết quả đánh giá của SV về vai trò của các SV trong lớp học ................ 129 Hình 3. 11 Tỉ lệ kết quả đánh giá của SV về vấn đề sự giải thích. .................................... 130 Hình 3. 12 Tổng hợp tỉ lệ kết quả đánh giá của SV về lớp học trực tuyến ....................... 130 8 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. 1 Điểm khác biệt của lớp học trực tuyến so với lớp học giáp mặt ........................ 28 Bảng 1. 2 Các hoạt động/dạng bài tập đánh giá khóa học trực tuyến ................................. 45 Bảng 1. 3 Các tiêu chí đánh giá hoạt động trong khóa học trực tuyến của SV ................... 46 Bảng 2. 1 Quy trình dạy và học trực truyến học phần Kiến trúc máy tính theo tiếp cận tương tác ............................................................................................................................ 105 Bảng 2. 2 Quy trình tổ chức dạy học chủ đề 01 ................................................................ 108 Bảng 3. 1 Đánh giá tính tích cực tham gia học tập của SV ............................................... 119 Bảng 3.2 Thống kê kết quả điểm quá trình học tập ........................................................... 120 Bảng 3.3 Thống kê kết quả điểm thi cuối kỳ ..................................................................... 122 Bảng 3.4 Bảng phân bố tần xuất điểm thi cuối kỳ ............................................................ 123 Bảng 3.5 Kết quả lấy ý kiến chuyên gia ............................................................................ 132 9 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 1.1 Tác động của Cách mạng Công nghiệp 4.0 tới giáo dục. Sự phát triển của nền sản xuất thông minh dựa trên nền tảng Internet của cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm cho những kiến thức mà Đại học truyền thống đang dạy có thể không còn hữu dụng trong tương lai. SV tốt nghiệp đại học truyền thống không thích ứng với sự phát triển công nghệ 4.0, không đáp ứng được với yêu cầu của doanh nghiệp khiến nhiều doanh nghiệp phải tự tổ chức đào tạo lại, thậm chí đào tạo mới. CMCN 4.0 với cốt lõi là sự phát triển bậc cao của CNTT&TT đã hình thành mô hình đào tạo trực tuyến với những ưu điểm nổi bật: Chương trình đào tạo luôn được cập nhật nhanh nhất mảng kiến thức mới cho học viên; Quá trình học đều được thực hiện trực tuyến linh hoạt ở mọi lúc (every time) và mọi nơi (every where), GV và SV tương tác qua nhiều kênh, nhiều hình thức thông qua lớp học trên mạng (lớp học ảo) mà không cần tới lớp học truyền thống. Dạy học trực tuyến đang là xu thế tất yếu của thời đại thông tin, kỷ nguyên số. Bởi vậy thiết kế và tổ chức dạy học các khóa học trực tuyến theo tiếp cận tương tác một cách có hiệu quả đang là vấn đề cấp thiết được đặt ra. 1.2. Định hướng ứng dụng CNTT&TT của Đảng và Nhà nước trong đổi mới GD&ĐT Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành GD giai đoạn 2008-2012 có nêu: “CNTT là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới quản lý GD, góp phần và nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng GD Để đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong GD&ĐT Bộ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu các cấp quản lý, các cơ sở GD trong toàn ngành triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2008- 2010”. Trong đó, nội dung của nhiệm vụ 4 – Đẩy mạnh một cách hợp lý việc triển khai ứng dụng CNTT&TT trong đổi mới phương pháp dạy và học ở từng cấp học có yêu cầu “Triển khai mạnh mẽ công nghệ học điện tử (e-learning). Tổ chức cho GV, giảng viên soạn bài giảng điện tử e-learning trực tuyến, tổ chức các khóa học trên mạng, tăng tính mềm dẻo trong việc lựa chọn cơ hội học tập cho NH.” [1]. Tiếp theo, trong Chiến lược Phát triển GD 2011 – 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ) đã khẳng định: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT&TT trong dạy và học, đến năm 2015, 100% GV đại học, cao đẳng và đến năm 2020, 100% GV giảng dạy nghề nghiệp và phổ thông có khả năng ứng dụng CNTT &TT trong DH. Biên soạn và sử dụng giáo trình, sách giáo khoa điện tử” [47]. Chỉ thị số 5444/BGDĐT-GDĐH, ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Bộ giáo dục và đào tạo (2017) về áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực CNTT trình độ đại học, yêu cầu các trường Đại học “tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác đào tạo, áp dụng phương thức đào tạo trực tuyến, đào tạo kết hợp (Blended learning) và đào tạo thực hành tại doanh nghiệp. Triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến dùng chung, xây dựng nguồn tài nguyên dùng chung (đặc biệt kho học liệu điện tử dùng chung)” [2]. 1.3 Đặc thù của ngành Công nghệ thông tin Ngành Công nghệ thông tin là ngành công nghệ hiện đại phát triển rất nhanh và xâm nhập ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội. Chu kỳ vòng đời sản phẩm CNTT ngày càng rút ngắn, khối lượng thông tin và tri thức của ngành tăng theo hàm 10 mũ. Ví dụ: trong vòng vài tháng, trong công nghệ phần cứng của máy tính lại xuất hiện một công nghệ mới, trong vòng vài năm thì Microsoft lại xuất ra một phiên bản hệ điều hành mới với nhiều tính năng mới... Kiến thức mà SV ngành CNTT học được ở trường thì ngay sau khi ra trường đã trở thành lạc hậu. Các kỹ sư, cử nhân CNTT luôn phải tự học tập, cập nhật tri thức để bắt kịp với tốc độ phát triển rất nhanh của ngành. Với đặc thù của ngành CNTT đã phân tích thì yêu cầu đặt ra của thị trường lao động ngành này trong thế kỷ 21 là lao động tri thức, lao động sáng tạo. Theo như PGS. Trần Khánh Đức [51] Thị trường lao động này đòi hỏi SV: “có sự sáng tạo và thích ứng cao trong mọi hoàn cảnh, có khả năng thích ứng với công việc mới, biết vận dụng những tư tưởng mới, biết đặt ra những câu hỏi đúng, có kỹ năng làm việc theo nhóm, có năng lực tìm kiếm và sử dụng thông tin, biết kết luận, biết phân tích và biết đánh giá”. Để đáp ứng được yêu cầu này thì quá trình dạy học phải là dạy học sáng tạo, theo tác giả Trần Khánh Đức [50,52] đó là quá trình dạy học: “Tập trung mục tiêu phát triển năng lực và tư duy sáng tạo của người học, đề cao vấn đề dạy phương pháp học tập cho người học hơn là dạy nội dung học tập”. Vấn đề đặt ra là phải dạy học ngành CNTT như thế nào để đáp ứng được yêu cầu trên. Theo tác giả Nguyễn Thị Hương Giang [20] nếu tạo cho SV một thói quen, kỹ năng tự học tập nghiên cứu trong môi trường học tập sử dụng máy tính và mạng (học tập trực tuyến) ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường sẽ giúp họ phát triển được năng lực kỹ thuật của mình, phát triển kỹ năng tự học, năng lực sáng tạo. Vậy vấn đề đặt ra là cần phải dạy học trực tuyến ngành CNTT như thế nào để đáp ứng được đặc thù và yêu cầu thị trường lao động và nhu cầu xã hội đa dạng, thường xuyên thay đổi. 1.4 Dạy học trực tuyến đã làm thay đổi bản chất của quá trình tương tác Tương tác trong dạy học trực tuyến khác hoàn toàn với tương tác trong dạy học giáp mặt. Trong dạy học trực tuyến không còn chỉ là tương tác trực tiếp giữa người dạy và người học mà tương tác giữa người dạy và người học, người học với người học được thực hiện thông qua máy tính và mạng Internet. Đặc biệt là sự tương tác giữa người học với nội dung học tập (slide bài giảng, mô phỏng, phần mềm dạy học tương tác, trò chơi, thí nghiệm thực hành ảo,) để lĩnh hội kiến thức. Đã có những công trình nghiên cứu của Tác giả Trịnh Văn Đích [53] về xây dựng các bài thực hành điện tử kiểu trò chơi kỹ thuật; tác giả Lê Huy Hoàng [13] về xây dựng các bài thí nghiệm thực hành ảo môn kỹ thuật Công nghiệp hay như tác giả Trần Huy Hoàng [54] về xây dựng các bài thí nghiệm cơ nhiệt trung học phổ thông trên phần mềm máy tính. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là: cách thức tương tác trong dạy học trực tuyến có nâng cao hiệu quả dạy học hơn cách tương tác trong dạy học giáp mặt không? Hiệu quả ở những khía cạnh nào? Giáo viên làm gì để tăng cường sự tương tác tích cực tro...ng tài liệu “Các kiểu học tập và các chương trình dạy học tương tác” đã phân tích các loại tương tác, khả năng áp dụng trong các môi trường E-Learning, MTDH ảo [72]. 1.1.3.2. Trong nước Tác giả Phạm Quang Tiệp [45] đã làm rõ cơ sở của dạy học dựa vào tương tác trong giáo dục hiện đại. Đề xuất quy trình tổ chức dạy học tương tác trong đào tạo đại học. Tác giả Nguyễn Cẩm Thanh [40] đã làm rõ được cơ sở khoa học của dạy học thực hành kỹ thuật theo tiếp cận tương tác, xác định được vai trò của "tương tác" trong dạy học, khả năng vận dụng và điều kiện thực hiện dạy học thực hành kỹ thuật theo tiếp cận tương tác. Đề xuất được quy trình và biện pháp dạy học thực hành theo tiếp cận tương tác. Tác giả Nguyễn Thành Vinh [40] đã đưa ra mô hình tổ chức dạy học theo quan điểm sư phạm tương tác nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục. Theo tác giả Nguyễn Xuân Lạc [28], Dạy học tương tác là dạy học theo tiếp cận khoa học thần kinh về học và dạy, coi quá trình dạy học là quá trình tương tác đặc thù (tương tác xoay quanh bộ máy học) giữa bộ ba tác nhân: người học, người dạy và môi trường. Trong đó, người học là trung tâm, người dạy là người hướng dẫn, giúp đỡ và môi trường có ảnh hưởng tất yếu. Với công nghệ dạy học tương tác, trong đó tương tác bằng máy tính và mạng với người học là trung tâm ngày càng phổ biến. Tác giả Trần Kim Tuyền [58] đã làm rõ công nghệ dạy học tương tác ảo đó là tương tác giữa người dạy và người học, người học với người học qua mạng. Tương tác giữa người học, người dạy với phần mềm dạy học tương tác thông minh. Tác giả Trịnh Văn Đích [53] đưa ra quy trình dạy học thực hành điện tử thông qua trò chơi kỹ thuật tương tác. Quá trình tiếp thu tri thức của người học được thông qua một trò chơi điển tử trên máy tính. Như vậy, ở đây có thể thấy dạy học tương tác đòi hỏi ở mức độ cao về sự tương tác đa dạng, tính tích cực, chủ động và tự lực giải quyết vấn đề của người học. Tuy nhiên, người học vẫn nhận được những định hướng, trợ giúp cần thiết về nội dung và phương pháp học tập từ người dạy. Qua tìm hiểu và nghiên cứu các công trình của một số tác giả có nội dung liên quan tới luận án cho thấy một số điểm sau: Đễ giữ chân người học trước máy tính vẫn chủ yếu dựa vào chất lượng của bài giảng trực tuyến. Điều này sẽ rất khó khăn khi trang thiết bị và trình độ CNTT của GV sẽ ngăn cản họ tạo ra những bài giảng có tính tương tác cao và có đủ môi trường và giao diện thân thiện để thu hút người học trong một thời gian dài với nội dung học tập khó. Tương tác trong học tập trực tuyến: Các tác giả chủ yếu chú trọng nghiên cứu và đưa ra giải pháp nâng cao tính tương tác giữa SV với nội dung học tập, điều này phụ thuộc rất nhiều 23 vào công nghệ thiết kế bài giảng. Tương tác giữa SV với SV, SV với GV chưa được nghiên cứu sâu và đưa ra giải pháp để phát huy được tính cộng đồng trong học tập trực tuyến. Chưa đưa ra được phương pháp kiểm tra đánh giá trực tuyến có hiệu quả. Đặc biệt chưa có biện pháp để chứng thực kết quả học tập của SV. Tổ chức lớp học: Các lớp học tổ chức dưới dạng đào tạo đồng bộ hoặc không đồng bộ. Học trong môi trường trực tuyến có sự hỗ trợ của GV. Tuy nhiên vai trò của GV chưa được đề cao, tầm ảnh hưởng của GV lên kết quả học tập chưa nhiều. Đặc biệt là chưa có biện pháp để tổ chức dạy học thực hành trực tuyến cũng như biện pháp kiểm tra đánh giá thực hành. Như vậy, E-learning và dạy học trực tuyến ở Việt Nam đã có những phát triển mạnh mẽ cả trong công nghệ lẫn nghiên cứu khoa học, tạo ra một nhu cầu nghiên cứu lớn trong lĩnh vực tiềm năng này. Nghiên cứu, đưa ra được một mô hình dạy học trực tuyến hiệu quả theo tiếp cận tương tác đáp ứng được yêu cầu dạy học sáng tạo của thế kỷ 21[49,52] là vấn đề mà luận án giải quyết, cụ thể như sau: Phát triển khung lý luận dạy học trực tuyến theo lý thuyết dạy học tương tác Xây dựng phương pháp và quy trình thiết kế khóa học trực tuyến theo tiếp cận tương tác Xây dựng quy trình tổ chức dạy học trực tuyến theo tiếp cận tương tác có hiệu quả: Dạy học đồng bộ, dạy học không đồng bộ và kết hợp giữa dạy học đồng bộ và không đồng bộ. 1.2 Một số khái niệm cơ bản 1.2.1 Khái niệm sư phạm tương tác và phương pháp dạy học tương tác a) Sư phạm tương tác Theo quan niệm của J.M. Denomme & Madeleine Roy (hai nhà sư phạm Pháp) [9,10]. Quan niệm dạy học tích cực hay không tích cực do mối quan hệ giữa 3 yếu tố: Người học - Người dạy - Mội trường, điều kiện phương tiện dạy học (Theo tiếng Pháp gọi là quan niệm 3E: E- Etudiant; E-Enseignant; E -Environnement). Trước hết nếu ta coi dạy học là một quá trình tương tác thì tác nhân ở đây không phải là GV mà phải là người học tức là người học ở đây phải là chủ thể nhận thức vì người học "Đi học" chứ không phải họ "Đi để được dạy". Với cách hiểu vai trò vị trí của người học như vậy, người dạy được coi như người phục vụ người học và chức năng chính của người dạy là giúp đỡ người học, làm cho người học hứng thú học và đưa họ tới đích. Dạy học không thể tồn tại trong chân không, sự tương tác phải thông qua môi trường vật chất, xã hội, văn hoá...cũng như điều kiện phương tiện dạy học và người ta coi chúng là tác nhân khách quan của quá trình dạy học. Với quan niệm như trên phương pháp sư phạm ở đây được coi như toàn bộ các can thiệp của người dạy với mục đích giúp người học thực hiện phương pháp học, tức là giúp người học thực hiện quá trình chiếm lĩnh kiến thức hay kỹ năng và từ đó học cách tìm kiếm và xử lí thông tin, tạo cho mình những năng lực tương ứng. HS PP Đ/K, MT GV Hình 1. 3 Mô hình sư phạm tương tác (nguồn: [10]) (GV-giáo viên; HS- người học; Đ/K,MT- Điều kiện,môi trường; PP- phương pháp). 24 Góc nhìn của sư phạm tương tác lại coi mối quan hệ người học - người dạy và môi trường, điều kiện là quyết định mà coi các yếu tố khác coi như đã được xác lập. b) Phương pháp dạy học tương tác Có rất nhiều khái niệm khác nhau về phương pháp dạy học tương tác nhưng trong khuôn khổ của luận án, phương pháp dạy học tương tác được hiểu theo quan điểm của GS. Nguyễn Xuân Lạc [27], được định nghĩa như sau: “Phương pháp dạy học tương tác là phương pháp vận dụng bộ ba nguyên lý và bộ ba ứng xử sư phạm tương tác với sự lựa chọn phương tiện tương tác và hình thức tổ chức dạy học thích hợp sao cho quá trình dạy học về cơ bản là quá trình học bằng làm của người học”. Cụ thể của phương pháp này là: Dạy học với SV là trung tâm, là tác nhân chính của hoạt động học; GV là người hướng dẫn và giúp đỡ, là người can dự chính bên cạnh SV; Môi trường tác động tất yếu tới hoạt động dạy và học; Dạy học theo tiếp cận công nghệ, tích hợp lý thuyết và thực hành, học bằng làm, ở đây thực hành và làm đều có thể là về thể chất, về trí tuệ, thật hoặc ảo, tùy điều kiện cụ thể cho phép; Dạy học hướng nghiên cứu với mức độ và hình thức tổ chức thích hợp với tiến trình dạy học cụ thể. Cũng theo tác giả Nguyễn Xuân Lạc, hình thức tổ chức dạy học tương tác bao gồm: Hình thức truyền thống quen thuộc như lên lớp lý thuyết, thực hành, hoặc tích hợp lý thuyết với thực hành, tự học, học nhóm, xêmina, chỉ khác ở chỗ do định hướng tương tác hiện đại và điều kiện tương tác hiện đại dẫn đến: lấy người học là trung tâm, học bằng làm, cả làm thực và làm ảo, vào mọi lúc, ở mọi chỗ với mọi mức độ nếu cần, với sự hướng dẫn và giúp đỡ của người dạy, trong bối cảnh giáp mặt, qua mạng hoặc phối hợp giáp mặt với qua mạng. Hình thức tương tác qua mạng còn được phân làm hai loại: đồng bộ (đồng thời hay thời gian thực), trong đó các thành viên có thể tương tác đồng thời với nhau hoặc cùng với một đối tượng thứ ba và không đồng bộ (không đồng thời) như E-learning. 1.2.2 Tự học Theo Từ điển Giáo dục học –Nhà xuất bản từ điển Bách khoa 2001: “Tự học là quá trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kỹ năng thực hành...” Như vậy, tự học là một bộ phận của hoạt động học, nó cũng được hình thành bởi những thao tác, cử chỉ, ngôn ngữ, hành động của người học trong hệ thống tương tác của hoạt động dạy học. Tự học phản ánh rõ nhất nhu cầu bức xúc về học tập của người học, phản ánh tính tự giác và nỗ lực của người học, phản ánh năng lực tổ chức và tự điều khiển của người học nhằm đạt được kết quả nhất định trong hoàn cảnh nhất định với nội dung học tập nhất định. Có nhiều quan điểm khác nhau về hình thức tự học nhưng trong khuôn khổ của luận án được hiểu theo quan điểm của tác giả Trần Khánh Đức [50] đó là, tự học có ba hình thức chính: Tự học không có hướng dẫn: Người học tự tìm lấy tài liệu để đọc, hiểu, vận dụng các kiến thức trong đó; Tự học có hướng dẫn: Có GV ở xa hướng dẫn người học bằng tài liệu, e-book hoặc bằng các phương tiện thông tin, truyền thông khác; Tự học có hướng dẫn trực tiếp: Có tài liệu và giáp mặt với GV một số tiết trong ngày, trong tuần, được thầy hướng dẫn giảng giải sau đó về nhà tự học. Chu trình tự học của HS gồm 3 bước: (1) Tự nghiên cứu; (2) Tự thể hiện; (3) Tự kiểm tra, tự điều chỉnh. 25 (1)Tự (2)Tự thể nghiên hiện cứu (3)Tự kiểm tra Tự điều chỉnh Hình 1. 4 Chu trình tự học của sinh viên (nguồn [6]) (1) Tự nghiên cứu: Người học tự tìm tòi, quan sát, mô tả, giải thích, phát hiện vấn đề, định hướng, giải quyết vấn đề tự tìm ra kiến thức mới (chỉ đối với người học) và tạo ra sản phẩm ban đầu hay sản phẩm thô có tính chất cá nhân. (2) Tự thể hiện: Người học tự thể hiện mình bằng văn bản, bằng lời nói, tự sắm vai trong các tình huống, vấn đề, tự trình bày, bảo vệ kiến thức hay sản phẩm cá nhân ban đầu của mình, tự thể hiện qua sự hợp tác, trao đổi, đối thoại, giao tiếp với các bạn và thầy, tạo ra sản phẩm có tính xã hội của cộng đồng lớp học. (3) Tự kiểm tra, tự điều chỉnh: Sau khi tự thể hiện mình qua sự hợp tác, trao đổi với các bạn và thầy, sau khi thầy kết luận, người học tự kiểm tra, tự đánh giá sản phẩm ban đầu của mình, tự sửa sai, tự điều chỉnh thành sản phẩm khoa học (tri thức) Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh, với sự bùng nổ thông tin, khoa học, kỹ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão thì không thể dạy học theo kiểu nhồi nhét. Vì thế, mỗi người phải rèn cho mình thói quen và phương pháp tự học. Tuy nhiên, tự học hoàn toàn thì rất khó mà cần phải có một sự hướng dẫn được tổ chức chu đáo. Tự học qua mạng Internet ra đời nhằm cung cấp sự hướng dẫn cho bất cứ ai muốn học một chương trình nào đó hoặc xem lại, bổ sung, mở rộng phần kiến thức đã học ở trường lớp. Tự học qua mạng, người học không còn bị ràng buộc vào một kế hoạch cứng nhắc, mà có thời gian để suy nghĩ sâu sắc một vấn đề, phát hiện ra những khía cạnh xung quanh vấn đề đó và ra sức tìm tòi, học hỏi thêm. Như vậy, cách tự học đó dần trở thành thói quen, giúp người học phát triển được tư duy độc lập, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo. 1.2.2 E-learning và dạy học trực tuyến Theo tác giả Lê Huy Hoàng, Lê Xuân Quang [12] “E-Learning là một hình thức học tập thông qua mạng Internet dưới dạng các khóa học và được quản lí bởi các hệ thống học tập đảm bảo sự tương tác, hợp tác đáp ứng nhu cầu học mọi lúc, mọi nơi của người học”. Từ khái niệm có thể thấy E-learning được hiểu như một hình thức học tập trong môi trường Internet với các phương tiện máy tính, các thiết bị điện tử thông minh, ... và một hệ thống quản lý học tập cho phép GV và SV có thể tương tác với nhau theo thời gian thực hoặc không theo thời gian thực. Hệ thống học tập cho phép người học có thể học ở mọi lúc, mọi nơi. Bỏ qua các trở ngại về mặt thời gian, địa lí và trở thành hình thức dạy học “theo nhu cầu”. Theo Tác giả Nguyễn Thị Hương Giang [18] DHTT được định nghĩa “DHTT (còn gọi là HTTT – online learning) là hình thức DH E-learning tích hợp những ứng dụng của 26 CNTT&TT, trong đó sử dụng Internet và máy tính (hoặc các thiết bị di động) có cài trình duyệt web để tổ chức các hoạt động học tập”. Như vậy, E-learning có thể hiểu rộng hơn DHTT bởi khái niệm trực tuyến liên quan đến việc sử dụng Internet hoặc Intranet. Trong khi E-learning có thể sử dụng cả CD-ROM và DVD để cung cấp tài liệu học tập cho SV, các khóa học trực tuyến được phân phối qua Internet và có thể được truy cập từ một máy tính hoặc qua điện thoại di động hay máy tính bảng có cài trình duyệt web (chẳng hạn như Internet Explorer). Nhờ mạng Internet có phạm vi hoạt động toàn cầu, SV có thể truy cập nội dung học tập mọi lúc, mọi nơi khi có nhu cầu học tập. Các khóa học trực tuyến có thể diễn ra theo phương thức không đồng bộ - được phân phối thuận tiện bất cứ lúc nào, bất kì nơi đâu. Hoặc các khóa học trực tuyến cũng có thể diễn ra đồng bộ - người học trực tuyến học ở một thời điểm cụ thể, các nội dung học tập được phân phối theo thời gian thực. 1.2.3 Dạy học trực tuyến theo tiếp cận tương tác Từ những khái niệm trên, khái niệm về dạy học trực tuyến theo tiếp cận tương tác trong luận án được định nghĩa: "Dạy học trực tuyến theo tiếp cận tương tác là phương thức dạy học trên môi trường mô phỏng bằng công nghệ máy tính và mạng, trong đó diễn ra các hoạt động tương tác đa dạng trong môi trường mạng Internet, đòi hỏi người học chủ động, tích cực và tự lực giải quyết vấn đề. Người dạy đóng vai trò là người tổ chức môi trường dạy học và hỗ trợ, tư vấn cho người học” Từ khái niệm có thể thấy dạy học trực tuyến theo tiếp cận tương tác có đặc điểm sau: Mục tiêu: Xây dựng một mô hình lớp học trên nền internet. Nội dung: Nội dung dạy học được số hóa theo chuẩn SCORM, thiết kế dưới dạng các bài giảng điện tử tương tác, video, phần mềm tự học, trò chơi, thực hành thí nghiệm ảo, ... Phương tiện: Sử dụng trang web học tập với các công cụ như email, thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum); mạng internet; máy tính, điện thoại di động có kết nối internet, tivi có kết nối internet, Phương pháp: Sử dụng phương pháp chủ đạo là phương pháp sư phạm tương tác mà ở đây không phải là tương tác trực tiếp như trong dạy học truyền thống mà là tương tác qua mạng internet. Ở đó lấy người học làm trung tâm, các mối tương tác chủ yếu ở đây là: Tương tác giữa người dạy và người học, người học và người học (đồng bộ và không đồng bộ), tương tác giữa người dạy với nội dung học tập, tương tác giữa người học với nội dung học tập. Phương pháp thứ hai là phương pháp tự học, người học tự nghiên cứu, tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của mình thông qua hệ thống học tập trực tuyến. Hình thức tổ chức: Hoạt động dạy học được tổ chức theo thời gian thực, không theo thời gian thực và hình thức tổ chức kết hợp trong môi trường học tập trực tuyến. Kiểm tra-đánh giá kết quả học tập: Sử dụng các bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan, các bài tập nộp trực tuyến để đánh giá kết quả học tập của SV. 27 1.3 Một số vấn đề chung về dạy học trực tuyến theo tiếp cận tương tác 1.3.1 Đặc điểm của dạy học trực tuyến Phương pháp dạy học dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, đồng nghĩa với: Technology-enhanced learning(TEL), Computer-based instruction(CBI), Computer- based training (CBT), Computer – assisted instruction(CAI), Internet – based training (IBT), Web-based training(WBT), Virtual learing environment (VLE). Hướng tới của đào tạo trực tuyến là môi trường học tập ảo (VLE). Dựa theo tác giả Nguyễn Thị Hương Giang [23], dạy học trực tuyến có một số đặc điểm: Linh hoạt và thuận tiện về thời gian và địa điểm; Sử dụng các cơ sở dữ liệu (knowledge database) như: audio, video, tape, satellite TV, CD-ROM, computer – based learning, intranet/extranet and web bases- learning, ; Sử dụng các dịch vụ hỗ trợ trực tuyến (online support): diễn đàn, hội họp, tin nhắn, ; GV đóng vai trò hỗ trợ, có sự tương tác giữa GV và SV, SV với SV, SV với nội dung theo 2 hình thức: Đào tạo không theo thời gian thực (Asyschronous training): tự học trong môi trường trực tuyến và có hỗ trợ của GV và đào tạo theo thời gian thực (Syschronous training): trao đổi trực tiếp với GV, giữa SV với nhau. So với lớp học giáp mặt lớp học trực tuyến có một số điểm khác biệt như sau: Bảng 1. 1 Điểm khác biệt của lớp học trực tuyến so với lớp học giáp mặt Tiêu thức so sánh Học giáp mặt Học trực tuyến Thời gian học Cố định Linh hoạt Hình thức giao tiếp Trực tiếp Gián tiếp Phương tiện giao tiếp Lời nói, hành vi, cử chỉ Viết, chat, thảo luận trên diễn đàn, email, tin nhắn, điện thoại Vai trò của GV Là người giảng chính Hỗ trợ, thúc đẩy các hình thức thảo luận và thúc đẩy việc tự học. Vai trò của SV Học dưới hướng dẫn Tự học, chủ động tham gia vào lớp trực tiếp học. Tài liệu sử dụng Tài liệu phát trong lớp Rất đa dạng, các tài nguyên trên học mạng Công nghệ Không yêu cầu cao Có kiến thức nhất định về công nghệ thông tin (email, internet, ) 1.3.2 Yêu cầu của lớp học trực tuyến theo tiếp cận tương tác Học tập trong môi trường trực tuyến theo tiếp cận tương tác là môi trường học tập mà ở đó GV và SV được tương tác với nhau thông qua các phương tiện CNTT&TT như máy tính, mạng máy tính, các thiết bị multimedia. Sử dụng phần dạy học ảo thông qua mạng internet, do đó để có thể thiết kế và tổ chức dạy học được một khóa học có hiệu quả thì những yêu cầu sau được đặt ra: Phải xác định rõ các cấu phần cơ bản cần có của khóa học: 28 Thông tin trước khóa học: Giúp GV nắm được thông tin (họ tên, quê quán, tuổi, sở thích, khả năng sử dụng máy tính, khả năng khai thác internet) của SV. Qua phần này giúp GV làm quen với SV cũng như SV có làm quen ban đầu với bạn học trong lớp. Việc khéo léo khai thác thông tin này giúp cho việc tổ chức lớp học dễ dàng và hiệu quả hơn từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trực tuyến. Thông tin chung về khóa học: Để SV chủ động, bố trí thời gian hợp lý cho công việc học tập thì phần thông tin này là rất quan trọng, nó bao gồm: Chương trình học: Lời chào mừng, hỗ trợ kỹ thuật, nội dung chính, mục đích và mục tiêu, cấu trúc, yêu cầu tham gia khóa học, kênh giao tiếp, yêu cầu về bài tập, mô tả các hợp phần; Lịch học cụ thể vời từng chủ đề, bài giảng, bài tập, bài kiểm tra; Các tiêu chí đánh giá cụ thể và rõ ràng; Các quy tắc chấm điểm với từng loại bài tập. Nội dung khóa học: Một phần quan trọng để tạo nên chất lượng lớp học trực tuyến. Nội dung khóa học được cấu thành từ hai yếu tố: Bài giảng điện tử, bài đọc trực tuyến, các video hướng dẫn, tài liệu tham khảo để hỗ trợ học tập, ; Các hoạt động của SV trong lớp học: Tham gia thảo luận trực tuyến, tham gia làm bài tập cá nhân, tổ chức làm bài tập nhóm, Tổng kết và đánh giá kết quả: Để khích lệ SV tích cực và chủ động tham gia khóa học thì vai trò của GV cần được nâng cao, GV cần phải làm tốt những vấn đề sau: Có hình thức kiểm tra đánh giá trực tuyến phù hợp; Kết quả đánh giá luôn phải được phản hồi kịp thời cho SV ngay sau khi kết thúc từng loại bài tập; Kết thúc mỗi chủ đề học tập của khóa học cần phải tổng kết điểm đánh giá cho SV để tạo tâm thế tốt cho SV tham chủ đề tiếp theo; Kết thúc khóa học đánh giá điểm tổng kết toàn khóa cho SV. Đánh giá khóa học: Việc phản hồi về chất lượng khóa học của SV sau mỗi chủ đề của khóa học cũng như sau khi kết thúc khóa học sẽ giúp GV có điều chỉnh kịp thời trong khóa học cũng như những khóa học tiếp theo. Phải xác định điểm khác biệt của thiết kế khóa học trực tuyến theo tiếp cận tương tác so với khóa học truyền thống và khóa học trực tuyến thông thường: Do môi trường học tập là môi trường trực tuyến chứ không phải là môi trường giáp mặt như trong đào tạo truyền thống, cho nên thiết kế khóa học trực tuyến phải khác với khóa học truyền thống, cụ thể như sau: GV cần chuyển các nguyên tắc và tài liệu học tập thành kế hoạch cho các hoạt động và tài liệu đào tạo; Đào tạo trực tuyến là quá trình cung cấp thông tin và xây dựng các hoạt động nhằm thúc đẩy SV tham gia khóa học, hướng tới mục tiêu học tập; Thiết kế là quá trình lên kế hoạch một cách tổng thể có hệ thống trước khi phát triển hoặc thực hiện. Khi thiết kế cần chú ý đến ba câu hỏi: Mục tiêu đào tạo là gì? Chiến lược và phương tiện là gì? Bài kiểm tra cần thiết kế như thế nào, đánh giá và chỉnh sửa ra sao, làm thế nào biết chúng ta đã đến đích? Ngoài ra để làm nổi bật được tính tương tác của lớp học trực tuyến được xây dựng với các lớp học trực tuyến đã được nghiên cứu và xây dựng [23,41,65,78,79,80] thì những vấn đề sau cần phải lưu ý: Tạo ra môi trường học tập như trong lớp học truyền thống, SV luôn cảm thấy có bạn học và thầy cô ở bên cạnh; Phải có phòng thực hành ảo để SV có thể hoàn thành bài thực hành của học phần; Phải có hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đồ họa để kiểm tra đánh giá kỹ năng thực hành của SV trên môi trường học tập trực tuyến. 29 1.3.3 Ưu điểm và hạn chế của dạy học trực tuyến Ưu điểm: Có thể diễn ra mọi nơi; có thể diễn ra tại mọi thời điểm; chủ động thời gian, công việc; tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc; có tính hỗ trợ và tương tác cao, dễ hiểu, dễ học; chất lượng bài viết, bài thảo luận được nâng cao; tiếp cận với nhiều nguồn tài liệu; vai trò SV được nâng cao và thúc đẩy tính chủ động tích cực và sáng tạo của SV. Hạn chế: ít có sự tương tác trực tiếp với bạn bè và thầy cô, người học cần có kỹ năng quản lý thời gian, hạn chế về công nghệ, khó tiếp thu kiến thức, thiếu động lực với SV, khó giữ chân người học trong thời gian dài, khó đánh giá kết quả học tập của SV, khả năng đáp ứng yêu cầu năng lực của GV trực tuyến và khả năng am hiểu về đào tạo trực tuyến từ bộ phận quản lý. 1.4 Thiết kế khóa học trực tuyến theo tiếp cận tương tác Như đã phân tích ở mục 1.3.1 thấy rằng hướng tới của dạy học trực tuyến là môi trường học tập ảo. Giáo viên tương tác với SV trong môi trường máy tính và mạng internet, môi trường học tập ảo theo thời gian thực hoặc không theo thời gian thực. Để phát huy được thế mạnh tiềm ẩn của môi trường học tập ảo này thì vấn đề đặt ra ở đây là cần phải có một mô hình thiết kế phù hợp, một mô hình phát huy được tối đa khả năng tương tác giữa SV với SV, SV với GV, SV với nội dung học tập thông qua các phương tiện dạy học trực tuyến (Website, phần mềm dạy học, máy tính, ). Tuân thủ trên một số nguyên tắc luận án đề xuất mô hình thiết kế tổng thể khóa học trực tuyến theo tiếp cận tương tác, được trình bày chi tiết sau đây: 1.4.1 Một số nguyên tắc khi thiết kế khóa học trực tuyến theo tiếp cận tương tác. Nguyến tắc 1: Nguồn tài nguyên cơ sở dữ liêu của khóa học phong phú, đa dạng nhưng đảm bảo tính hệ thống và chính xác: Nguyên tắc trên được quán triệt và thể hiện xuyên suốt từ khâu hình thành ý tưởng, thiết kế cấu trúc và xây dựng nguồn tài nguyên học liệu của khóa học trực tuyến theo tiếp cận tương tác, cụ thể là: Các giáo trình tham khảo được lựa chọn để xây dựng bài giảng trực tuyến, số hóa dưới dạng chuẩn SCORM phải của nhiều tác giả khác nhau, được xuất bản tại các nhà xuất bản uy tín và lưu hành hợp pháp; Các bài giảng điện tử dạng chuẩn SCORM, được biên soạn theo phương thức dạy học tích cực, thể hiện vai trò định hướng và dẫn dắt hoạt động tự học cho SV trên hệ thống học tập trực tuyến. Mỗi bài học (hay chủ đề) có thể có nhiều bài giảng khác nhau do nhiều thầy cô biên soạn, tạo cơ hội cho SV hình thành phương pháp tiếp cận tri thức từ nhiều góc độ khác nhau. Các bài thực hành trực tuyến cung cấp cho SV một số phần mềm thực hành ảo kèm theo các bài thực hành có hướng dẫn chi tiết nhằm minh họa, kiểm nghiệm nội dung lý thuyết, hoặc hỗ trợ trực quan cho một hiện tượng hay quá trình thực. Những bài thực hành ảo luôn đem lại hứng thú cho người học, góp phần củng cố các kiến thức đã được giảng dạy, gợi mở, nêu vấn đề, đánh giá kiến thức. Khai thác các bài thực hành qua phần mềm thực hành ảo là cách học tập tương tác, trong đó, SV không chỉ “xem và đọc” mà họ còn “thao tác”, nói cách khác, có sự tương tác người - máy, người - người thông qua các thao tác với phần mềm. 30 Phần mềm kiểm tra, đánh giá tự động cần đươc xây dựng theo các quan điểm mới về kiểm tra, đánh giá (trắc nghiệm khách quan), nhằm: Đánh giá mức độ nhận thức và tiếp thu bài giảng của SV, gợi ý, định hướng trọng tâm, trọng điểm của mỗi bài giảng. Hướng dẫn SV hiểu rõ yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cho từng nội dung học tập. Ngoài ra, còn có thể đưa vào cơ sở dữ liệu các thông tin tài liệu tham khảo hữu ích nhưng có nguồn gốc, xuất sứ rõ ràng, bao gồm: Các tài liệu tham khảo liên quan đến kiến kiến thức học phần và việc học, bao gồm các công trình nghiên cứu khoa học, bài viết đăng trên các tạp chí, sách chuyên khảo, các chủ đề gợi mở dưới dạng hỏi đáp, vừa mang ý nghĩa học thuật, kiểm tra trình độ, vừa có tính thư giãn, giải trí kích thích hứng thú học tập của SV. Nguyên tắc 2: Cung cấp các tiện ích hỗ trợ khai thác thuận lợi và thân thiện: Hệ thống quản lý dạy và học trực tuyến phải cung cấp các tiện ích hỗ trợ người dùng, giúp cho việc truy cập dễ dàng, tiện lợi và thân thiện (đảm bảo tính thẩm mỹ và tính sư phạm). Việc xây dựng bài giảng SCORM được triển khai đồng bộ từ khâu bố cục nội dung kiến thức, các chủ đề học phần theo quan điểm dạy học tích cực, phù hợp với các bài giảng điện tử tiên tiến và phương thức đào tạo tín chỉ. Giao diện của Bài giảng được thiết kế đơn giản, hài hòa, không lạm dụng các hiệu ứng flash (nhấp nháy), màu sắc, âm thanh để gây chú ý nhưng vẫn đảm bảo hiển thị đầy đủ các tính năng một cách trực quan theo nguyên tắc WYS- WYG (What You See – What You Get). Đối với những phần mềm nhúng, hoặc những tài liệu tham khảo có dung lượng lớn, SV cần thao tác lâu hoặc có nhu cầu sử dụng khai thác lâu dài, hệ thống dạy học cho phép tải về máy cá nhân và trên thanh công cụ đều có hướng dẫn cách tải (download), cài đặt và hướng dẫn sử dụng kèm theo. Nguyên tắc 3: Phải tạo ra môi trường học tập có tính cộng đồng cao Khóa học trực tuyến được thiết kế nhằm tạo ra một không gian học tập tập thể, ở đó, SV được tạo cơ hội và được khuyến khích trình bày quan điểm, ý kiến của mình, có thể chia sẻ tranh luận và nhận xét với các ý kiến, quan điểm của bạn bè, qua đó bồi dưỡng và phát triển năng lực tự học và tư suy sáng tạo của SV, được hiện thực hóa bằng việc: Khóa học trực tuyến cung cấp rất nhiều công cụ giao tiếp, bao gồm các diễn đàn thảo luận (forum) với phương thức trao đổi online dưới dạng đồng bộ, không đồng bộ và kết hợp giữa đồng bộ và không đồng bộ. Được cụ thể hóa dưới dạng nhiều bài tập trực tuyến khác nhau. Mặc dù là giao tiếp từ xa, nhưng sự giao tiếp vẫn có thể là trực diện (face to face) nhờ chức năng Lync Online, có thể hội thoại trực tiếp (Điện thoại, phần mềm chat chuyên dụng) và giao tiếp trực tiếp qua các dòng tin (Messege). Giao tiếp có thể là SV với SV, SV với GV (tập thể hoặc cá nhân) và có thể giao tiếp ẩn danh. Bằng cách này, GV có thể đóng vai một người dùng ẩn danh (Nick name) để tham gia thảo luận, tranh luận, phản biện với mục định hướng và điều chỉnh nội dung, cách thức tranh luận một cách kín đáo và khách quan. Nguyên tắc 4: Phải có tính tương tác cao Tương tác trong lớp học trực tuyến là hoàn toàn khác biệt so với tương tác trong dạy học giáp mặt, tương tác ở đây là tương tác không giáp mặt được diễn ra trong môi trường máy tính và mạng Internet. Trong luận án nghiên cứu và làm sáng tỏ vấn đề tương tác giữa GV và SV, tương tác giữa SV và SV, tương tác giữa GV và nội dung, tương tác giữa SV và nội dung, được thể hiện qua mô hình sau: 31 Giảng viên MÔI TRƯỜNG DẠY HỌC (Máy tính, mạng Internet, Nội dung Sinh viên phần mềm d ạy học, (Bài giảng, bài phòng thực hành ảo, tập, bài thực hành, Sinh viên giao tiếp ảo, ) bài kiểm tra) Kết quả Hình 1. 5 Tương tác trong dạy học trực tuyến Tương tác giữa GV và SV: Mọi tương tác của GV và SV không giáp mặt trực tiếp mà thông qua các phương tiện CNTT&TT. Đây là mấu chốt để SV có động lực và cảm thấy được quan tâm như trong lớp học truyền thống. Để giải quyết tốt mối tương tác này luận án đề xuất một số phương tiện và phương pháp tương tác như: Gọi điện thoại, tạo diễn đàn, tổ chức hội họp trực tuyến, Tương tác giữa SV và SV: Như trên đã phân tích điểm yếu của lớp học trực tuyến là SV không được tương tác với bạn học trong lớp. Để SV không cảm thấy nhàm chán, khi tham gia lớp họp họ có cảm giác như đang học trong lớp học truyền thống có bạn bè xung quanh. Mặt khác để phát huy kỹ năng tổ chức, phối hợp trong công việc (yếu tố rất quan trọng khi ra đời làm việc) thì mối tương tác này cần được giải quyết tốt trong lớp học trực tuyến. Trong luận án đã đề xuất một số biện pháp như: tạo diễn đàn làm quen, tổ chức hội họp trực tuyến, tổ chức làm bài tập nhóm, Tương tác giữa SV và nội dung: Do không được giảng dạy trực tiếp cho nên vấn đề đặt ra trong dạy học trực tuyến là làm thể nào để SV có thể tích cực tiếp thu nội dung học tập mọi lúc, mọi nơi một cách tích cực, chủ động. Để mối tương tác này có hiệu quả cần có bài giảng điện tử trực quan sinh động; phần mềm dạy học tương tác ảo (phần mềm thực hành ảo, trò chơi giáo dục, ); hệ thống bài kiểm tra trắc nghiệm (dạng text và đồ họa) đa dạng và phong phú. Tương tác giữa GV và nội dung: GV chủ động cung cấp bài giảng, phần mềm dạy học, ra đề thi trắc nghiệm, tổ chức bài tập nhóm, bài tập cá nhân, Đặt mức thời gian, chấm bài và phản hồi kết quả học tập cũng như sửa chữa bài tập qua mạng cho SV. 1.4.2 Sử dụng mô hình thiết kế ADDIE Có nhiều mô hình thiết kế hướng dẫn học khác nhau nhưng hướng dẫn học trong môi trường E-learning chủ yếu áp dụng mô hình ADDIE và mô hình ICARE. Để có thể thiết kế được khóa học trực tuyến có hiệu quả, luận án sử dụng mô hình ADDIE để thiết kế, theo mô hình được mô tả như hình vẽ sau: 32 Phân tích Thực hiện Đánh giá Thiết kế Phát triển Hình 1. 6 Mô hình thiết kế ADDIE (nguồn: [70]) T...TN và nhóm ĐC là có ý nghĩa và kết quả thu được không phải là ngẫu nhiên, với độ tin cậy 95%. Điều đó chứng tỏ: Việc sử dụng mô hình học tập trực tuyến học phần kiến trúc máy tính theo tiếp cận tương tác đã có tác động tích cực thiết thực nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo. 3.3 Phương pháp khảo sát trực tuyến ý kiến SV 3.3.1 Mục đích và đối tượng khảo sát Để đánh giá khả năng tác động của việc học tập trực tuyến theo tiếp cận tương tác đến SV như: Tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu; chủ động, tích cực trong học tập; tạo môi trường học tập được tương tác thường xuyên với bạn bè và thầy cô; dễ học, dễ hiểu và vận dụng tốt vào thực tiễn. Đối tượng khảo sát là 41 SV lớp TT1Đ15 sau khi đã tham gia học khóa học trực tuyến học phần kiến trúc máy tính theo tiếp cận tương tác. 3.3.2 Nội dung và phương pháp tiến hành Đặc điểm chung của các khảo sát trực tuyến là nội dung phải hết sức ngắn gọn cụ thể, trực diện vào vấn đề mà người tham gia quan tâm. Vì vậy, luận án chỉ tập trung khảo sát, lấy ý kiến về 6 nội dung sau: Có liên quan: Nội dung học tập tập trung vào các vấn đề SV quan tâm, quan trọng đối với SV, nâng cao kỹ năng và có thể vận dụng lầm thực hành. Có sự suy nghĩ ý kiến: SV có suy nghĩ làm thế nào để học tập tốt, bình phẩm về các ý kiến của chính bản thân và của các SV khác, bình phẩm về các ý kiến trong nội dung bài học. Tương tác giữa các SV: SV giải thích về ý kiến của mình cũng như yêu cầu các GV khác giải thích ý kiến của họ. Có sự hỗ trợ của GV: GV khuyến khích SV tham gia, khuyến khích các ý kiến trả lời, GV làm mẫu và tự bình phẩm. Có sự hỗ trợ của bạn bè: Có sự khuyến khích, đánh giá, động viên của bạn học trong lớp. Sự giải thích: GV và SV thực hiện đúng các thông báo trong khóa học. Ngoài ra bảng khảo sát còn dành một câu hỏi “mở” để người tham gia có thể nhận xét, góp ý, chia sẻ ý kiến về các vấn đề khác mà họ quan tâm. 126 Phương pháp: Bảng khảo sát xin ý kiến được thiết kế thành một chức năng trên trang chủ của websie, dưới dạng các câu hỏi nhiều lựa chọn. (Mẫu phiếu khảo sát được trình bày tại phụ lục 6 của luận án). Sau khi SV tham gia khảo sát hệ thống sẽ tự động thống kê số liệu dưới dạng biểu đồ. 3.3.3 Kết quả đánh giá Sau khi tiến hành khảo sát trực tuyến trên hệ thống học tập trực tuyến học phần kiến trúc máy tính. Với sự tham gia trả lời của 35/41 SV (danh sách SV tham gia trả lời khảo sát ở phụ lục 7 của luận án), luận án thu được kết quả của hệ thống thống kê như sau: Luôn luôn Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ Việc học tập của Những gì tôi Tôi nghiên cứu làm Những gì tôi nghiên tôi tập trung vào nghiên cứu thì thế nào để nâng cao cứu tốt cho việc các vấn đề mà liên quan trọng đối với kỹ năng chuyên chuyển tiếp sang quan đến tôi thực hành chuyên môn của tôi thực hành chuyên môn của tôi môn của tôi Hình 3. 6 Tỉ lệ kết quả đánh giá của SV về các vấn đề có liên quan 127 Luôn luôn Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ Tôi suy nghĩ về Tôi suy nghĩ Tôi suy nghĩ bình Tôi suy nghĩ làm thế nào để bình phẩm về phẩm về các ý bình phẩm về tôi học tốt. các ý kiến của kiến của các học các ý kiến trong chính tôi viên khác các bài đọc Hình 3. 7 Tỉ lệ kết quả đánh giá của SV về vấn đề có sự suy nghĩ ý kiến Luôn luôn Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ Tôi giải thích Tôi yêu cầu Các SV khác Các SV khác các ý kiến của các SV khác yêu cầu tôi giải trả lời các ý tôi cho các SV giải thích các thích ý kiến của kiến của tôi khác. ý kiến của h ọ. tôi. Hình 3. 8 Tỉ lệ kết quả đánh giá của SV về vấn đề tương tác 128 Luôn luôn Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ Giáo viên Giáo viên Giáo viên Giáo viên làm khuyến khích khuyên khích làm mẫu bài mẫu tự đánh giá ý kiến của tôi tôi tham gia thuyết trình bình phẩm tốt Hình 3. 9 Tỉ lệ kết quả đánh giá của SV về vai trò của GV trong lớp học Luôn luôn Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ Các SV khác Các SV khác Các SV khác Các SV khác khuyến khích ca ngợi sự đánh giá sự nhấn mạnh sự tôi tham gia đóng góp của đóng góp của cố gắng của tôi tôi tôi để học. Hình 3. 10 Tỉ lệ kết quả đánh giá của SV về vai trò của các SV trong lớp học 129 Luôn luôn Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ Tôi thực hiện Các SV khác Tôi thực hiện Giáo viên theo thông thực hiện theo theo đúng hướng dẫn báo của SV đúng thông thông báo thực hiện theo khác báo của tôi của giáo viên đúng thông báo của tôi Hình 3. 11 Tỉ lệ kết quả đánh giá của SV về vấn đề sự giải thích. tôi Luôn luôn Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ Có Có sự suy Tương Có sự hỗ Bạn Sự liên nghĩ ý tác trợ của bè hỗ giải quan kiến GV trợ thích Hình 3. 12 Tổng hợp tỉ lệ kết quả đánh giá của SV về lớp học trực tuyến Với kết quả thu được của đợt khảo sát, theo đánh giá của SV trong lớp học có thể nhận thấy: 130 Kết quả học tập: Nội dung học tập đã đáp ứng tốt được kỳ vọng của SV như: tập trung vào các vấn đề SV quan tâm, quan trọng đối với SV, nâng cao kỹ năng và có thể vận dụng làm thực hành. Rèn luyện tốt kỹ năng đánh giá: SV nâng cao kỹ năng tự đánh giá và đánh giá các SV khác trong lớp học; Rèn luyện tốt kỹ năng tự lập kế hoạch cho bản thân và cho nhóm trong học tập; Tạo được môi trường học tập tốt thường xuyên có sự hỗ trợ quan tâm của bạn bè, của thầy cô. Nhận xét: Qua ý kiến đánh giá của SV có thể nhận thấy mô hình lớp học trực tuyến theo tiếp cận tương tác luận án xây dựng đã đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra đó là: Tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu; chủ động, tích cực trong học tập; tạo môi trường học tập được tương tác thường xuyên với bạn bè và thầy cô; dễ học, dễ hiểu và vận dụng tốt vào thực tiễn. 3.4 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia 3.4.1 Nội dung Kiểm nghiệm tính khả thi, dự kiến tính hiệu quả và tác dụng của mô hình thiết kế và triển khai dạy học trực tuyến học phần kiến trúc máy tính trong mô hình E-learning theo tiếp cận tương tác, cụ thể hóa qua những nội dung sau đây: a) Về mô hình dạy học trực tuyến theo tiếp cận tương tác đã thiết kế Tính mới và sự cần thiết của mô hình thiết kế và tổ chức dạy học trực tuyến theo tiếp cận tương tác. Tính phù hợp của khóa học trực tuyến học phần kiến trúc máy tính theo tiếp cận tương tác đã thiết kế. Tính giá trị và ý nghĩa thực tiến của khóa học trực tuyến học phần kiến trúc máy tính theo tiếp cận tương tác đã thiết kế. b) Tính hiệu quả và tác dụng của khóa học trực tuyến theo tiếp cận tương tác khi tổ chức dạy cho SV ngành CNTT. Tăng khả năng tương tác trong học tập trực tuyến. Tăng khả năng tích cực, chủ động trong học tập của SV. Tạo được một môi trường học tập trực tuyến mà ở đó người học cảm thấy được quan tâm như đang được học ở lớp học truyền thống. Nâng cao chất lượng đào tạo trực tuyến. 3.4.2 Phương pháp thực hiện Công cụ đánh giá là bộ phiếu lấy ý kiến chuyên gia về 7 tiêu chí: Đánh giá về tính khả thi của mô hình dạy học trực tuyến theo tiếp cận tương tác đã thiết kế 1. Tính mới và sự cần thiết của mô hình thiết kế và tổ chức dạy học trực tuyến theo tiếp cận tương tác. 131 2. Tính phù hợp của khóa học trực tuyến học phần kiến trúc máy tính theo tiếp cận tương tác đã thiết kế. 3. Tính giá trị và ý nghĩa thực tiến của khóa học trực tuyến học phần kiến trúc máy tính theo tiếp cận tương tác đã thiết kế. Đánh giá dự kiến tính hiệu quả và tác dụng của khóa học trực tuyến theo tiếp cận tương tác khi tổ chức dạy cho SV ngành CNTT. 4. Tăng khả năng tương tác trong học tập trực tuyến. 5. Tăng khả năng tích cực, chủ động trong học tập của SV. 6. Tạo được một môi trường học tập trực tuyến mà ở đó người học cảm thấy được quan tâm như đang được học ở lớp học truyền thống. 7. Nâng cao chất lượng đào tạo trực tuyến. (Mỗi tiêu chí đều đánh giá theo 3 cấp độ là: A: Đồng ý; B: Chưa rõ, cần hoàn thiện thêm; C: Không đồng ý). Ngoài ra, còn có phần xin ý kiến nhận xét, góp ý, gợi ý của chuyên gia về các vấn đề liên quan đến nội dung, cách thức diễn đạt, trình bày của luận án. (Mẫu phiếu xin ý kiến chuyên gia được trình bày tại phụ lục 5 của luận án) Đề tài đã tiến hành lấy ý kiến 20 chuyên gia có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ, bao gồm các nhà quản lí chuyên môn về E-learning, các chuyên gia sư phạm và các GV có thâm niên giảng dạy CNTT một số trường đại học. 3.4.3 Kết quả đánh giá theo phương pháp chuyên gia Sau khi lấy ý kiến của 20 chuyên gia bao gồm các nhà quản lí chuyên môn về E-learning, các chuyên gia sư phạm và các GV có thâm niên giảng dạy CNTT một số trường đại học. Kết quả thu được theo thống kê từ phiếu đánh giá như sau: Bảng 3.5 Kết quả lấy ý kiến chuyên gia Cấp Cấp Cấp Cấp độ đánh Stt Tiêu chí đánh giá độ độ độ giá A B C Về tính khả thi của mô hình dạy học trực tuyến theo tiếp cận tương tác đã thiết kế: 1 Tính mới và sự cần thiết của mô hình thiết kế - A: Đồng ý và tổ chức dạy học trực tuyến theo tiếp cận tương tác. 16/20 4/20 0/20 - B: Chưa rõ, cần hoàn thiện thêm 2 Tính phù hợp của khóa học trực tuyến học phần kiến trúc máy tính theo tiếp cận tương - C: Không tác đã thiết kế. 17/20 3/20 0/20 đồng ý 132 3 Tính giá trị và ý nghĩa thực tiễn của khóa học trực tuyến học phần kiến trúc máy tính theo tiếp cận tương tác đã thiết kế. 15/20 5/20 0/15 Dự kiến tính hiệu quả và tác dụng của khóa học trực tuyến theo tiếp cận tương tác khi tổ chức dạy cho SV chuyên ngành CNTT 4 Tăng khả năng tương tác trong học tập trực - A: Đồng ý 16/20 4/20 0/20 tuyến. - B: Chưa rõ, cần hoàn thiện 5 Tăng khả năng tích cực, chủ động trong học 14/20 6/20 0/20 thêm tập của SV. - C: Không 6 Tạo được một môi trường học tập trực tuyến đồng ý mà ở đó người học cảm thấy được quan tâm 16/20 4/20 0/20 như đang được học ở lớp học truyền thống. 7 Nâng cao chất lượng đào tạo trực tuyến 15/20 5/20 0/20 Kết quả thu được ở phương pháp chuyên gia cho thấy đa số các chuyên gia đều đồng ý là mô hình dạy học trực tuyến luận án đã xây dựng hoàn toàn có tính khả thi, một số ít chuyên gia đánh giá là chưa rõ cần hoàn thiện thêm, không có chuyên gia nào đánh giá không có tính khả thi. Đa số các chuyên gia cũng dự đoán tính hiệu quả của khóa học trực tuyến theo tiếp cận tương tác đó là: Tăng khả năng tương tác, tạo được môi trường học tập tốt; tăng khả năng tích cực chủ động trong học tập của SV và do đó nâng cao chất lượng đào tạo trực tuyến; số ít chuyên gia còn cho rằng cần hoàn thiện thêm. Tác giả cũng đã nhận được từ các chuyên gia những ý kiến góp ý, tư vấn, chỉ dẫn hết sức xác đáng và quý báu như: Chỉ ra những hạn chế, khiếm khuyết trong quá trình nghiên cứu; đóng góp ý kiến về bố cục, nội dung luận án cũng như cách thức diễn đạt và trình bày luận án Tác giả đã tiếp thu nghiêm túc, kịp thời chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện luận án. 133 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Chương 3 phản ánh kết quả của 3 phương pháp kiểm nghiệm, đánh giá đã thực hiện, bao gồm: Đối với phương pháp thực nghiệm sư phạm: luận án đã tiến hành 1 đợt TNSP, với mục đích thử nghiệm mô hình dạy học trực tuyến theo tiếp cận tương tác học phần kiến trúc máy tính cho SV hệ đại học. Sau khi tổ chức dạy học trực tuyến cho SV ngành công nghệ thông tin trường Đại học Công nghiệp Việt Trì. Kết quả cho thấy SV chủ động tích cực trong môi trường học trực tuyến, kết quả học tập được năng lên rõ rệt. Như vậy có thể khẳng định việc vận dụng mô hình này đã nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến đối với học phần kiến trúc máy tính nói riêng, các học phần chuyên ngành công nghệ thông tin nói chung. Đối với phương pháp đánh giá trực tuyến: Qua ý kiến của SV trực tiếp tham gia lớp học đã khẳng định được mô hình dạy học này đã tác động tới SV: Nâng cao ý thức tự giác, ý thức tổ chức trong học tập. Tạo ra các động lực để SV tích cực tham gia học tập cũng như tạo ra được một môi trường học tập tốt. Đối với phương pháp đánh giá qua ý kiến chuyên gia: Nhận định chung của các chuyên ra đều thống nhất ghi nhận: Việc thiết kế mô hình dạy học trực tuyến theo tiếp cận tương tác và vận dụng mô hình này để dạy học cho SV chuyên ngành CNTT là khả thi và cần thiết, luận án đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. 134 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ KẾT LUẬN Dạy học trực tuyến đang là xu thế trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên dạy học như thế nào để có hiệu quả cao đang là vấn đề thời sự được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Với kết quả luận án đã được hoàn thành bước đầu đã giải quyết vấn đề năng cao chất lượng dạy học trực tuyến, kết quả của luận án cụ thể như sau: Về mặt lý luận, luận án đã xác định được cơ sở lý luận về dạy học trực tuyến theo tiếp cận tương tác, hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản và xây dựng được khung lý thuyết về dạy học trực tuyến theo tiếp cận tương tác trong đào tạo CNTT ở các trường đại học. Về mặt thực tiễn, luận án đã đánh giá bức tranh chung về ứng dụng E-learning trong dạy học chuyên ngành CNTT, phản ánh khá sâu sắc về khả năng ứng dụng các công cụ, phần mềm IT trong dạy học, thực tế đổi mới phương pháp giảng dạy các môn chuyên ngành CNTT ở các trường đại học. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các đặc điểm của lớp học trực tuyến theo tiếp cận tương tác, đặc thù của ngành CNTT để từ đó đề xuất mô hình thiết kế tổng thể khóa học trực tuyến theo tiếp cận tương tác bao gồm quy trình chung và mô tả những bước cơ bản trong việc thiết kế và quy trình tổ chức dạy học khóa học. Đã vận dụng để thiết kế và tổ chức dạy học thành công khóa học trực tuyến cho một học phần đặc trưng cho ngành CNTT (học phần kiến trúc máy tính) cho sinh viên chuyên ngành CNTT bậc đại học. Sản phẩm của luận án đã được sử dụng để dạy học trực tuyến học phần kiến trúc máy tính tại khoa Công nghệ thông tin – trường Đại học Công nghiệp Việt Trì từ năm học 2016- 2017 bước đầu thu được kết quả khá khả quan. Sau mỗi khóa học, hệ thống lại được cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung. Kết quả nghiên cứu của luận án cũng đã được vận dụng để xây dựng và tổ chức dạy học cho học phần Mạng máy tính chuyên ngành công nghệ thông tin tại trường Đại học Công nghiệp Việt Trì và có kết quả tốt. Kết quả trên đã khẳng định đề tài nghiên cứu của luận án là cần thiết và khả thi, sản phẩm đạt được các mục tiêu cơ bản đã đề ra. KHUYẾN NGHỊ Thứ nhất, đề nghị với lãnh đạo khoa CNTT – trường đại học Công nghiệp Việt trì sử dụng sản phẩm của luận án để tổ chức dạy học trực tuyến cho học phần kiến trúc máy tính trong đào tạo cử nhân ngành CNTT; Tập huấn cho toàn bộ giảng viên trong khoa về quy trình thiết kế, trình tự tổ chức dạy học cũng như các kỹ năng sử dụng phương tiện dạy học trực tuyến để GV có thể thiết kế và tổ chức dạy học trực tuyến cho các học phần khác chuyên ngành CNTT. Thứ hai, đề nghị với Ban giám hiệu trường Đại học Công nghiệp Việt trì nhân rộng sản phẩm của luận án tới các khoa khác trong trường: Mở các lớp tập huấn về kỹ năng thiết kế và tổ chức dạy học trực tuyến; Có chính sách khuyến khích GV trong trường tích cực đổi mới phương pháp và mô hình dạy học theo hướng dạy học trực tuyến cho các ngành học khác trong trường. Thứ ba, đề nghị với Bộ giáo dục và đào tạo cho phép sử dụng sản phẩm của luận án để chức dạy học trực tuyến cho học phần Kiến trúc máy tính chuyên ngành CNTT cho các trường đại học khác bởi vì hầu hết các trường đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin đều 135 học học phần kiến trúc máy tính, nội dung học phần này cơ bản là giống nhau. Đồng thời cho nhân rộng mô hình dạy học trực tuyến mà luận án đã xây dựng ra tất cả các cơ sở đào tạo chuyên ngành CNTT bậc đại học trong cả nước. 136 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT [1] Bộ giáo dục và đào tạo (2008) Tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012. Chỉ thị Số: 55/2008/CT-BGDĐT, ngày 30 tháng 09 năm 2008, Hà Nội. [2] Bộ giáo dục và đào tạo (2017) Áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực CNTT trình độ đại học, Công văn số 5444/BGDĐT-GDĐH, ngày 16 tháng 11 năm 2017. [3] Bùi Ngọc Sơn (2006) Bài giảng công nghệ dạy học. Đại học Bách Khoa Hà Nội. [4] Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng (2004) Phương pháp dạy học địa lý theo hướng tích cực. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội. [5] Đỗ Cao Minh, Nguyễn Quốc Khánh (2016) Bài giảng Kiến trúc máy tính. Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì. [6] Đỗ Ngọc Miên (2014) Phát triển một số yếu tố của tư duy sáng tạo cho học sinh tiểu học. Luận án tiến sỹ giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. [7] Hà Nhật Thăng, Đào Thanh Âm (1998) Lịch sử giáo dục học thế giới, [8] Iu.K Babanxki (1981) Tối ưu hóa quá trình dạy học. Cục đào tạo bồi dưỡng cán bộ GD- ĐT, Hà Nội. [9] Jean-Marc Denomme và Madeleine Roy (2000) Tiến tới một phương pháp sư phạm tương tác. Nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. [10] Jean-Marc Denomme, Madeleine Roy (2009) Sư phạm tương tác - Một tiếp cận khoa học thần kinh về học và dạy, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội [11] Khải Hoàn (2010) Hướng dẫn thực hành Macromedia Flash CS6. Nhà xuất bản Giao thông vận tải. [12] Lê Huy Hoàng, Lê Xuân Quang (2011) E-learning và ứng dụng trọng dạy học. VVOB, tr 5. [13] Lê Huy Hoàng (2005) Thí nghiệm thực hành ảo ứng dụng trong dạy học KTCN lớp 12 THPT. Luận án tiến sĩ giáo dục học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. [14] Lê Thanh Huy (2013) Tổ chức hoạt động dạy học Vật lý đại cương trong các trường đại học theo học chế tín chỉ với sự hỗ trợ của E-learning. Luận án Tiến sỹ giáo dục, Trường Đại học Huế. [15] Lâm Đức Khải, Trần Thị Như Nguyệt (2016) Tài liệu hướng dẫn thực hành kiến trúc máy tính nâng cao. Nhà xuất bản đại học Quốc Gia Hồ Chí Minh. [16] Lê Đức Long, Trần Văn Hạo, Axel Hunger (2011) Thiết kế dạy học và vấn đề gắn kết tính sư phạm trong việc xây dựng nội dung học tập trực tuyến. Hội thảo về “ELearning Architecture annd Technology” (5-2011), thành phố HCM, Việt Nam. [17] N.A. Rubanki (1984) Tự học như thế nào. Nhà xuất bản Thanh niên Hà Nội. [18] Nguyễn Thị Hương Giang (2015) Giải pháp định hướng người học trong môi trường học tập trực tuyến. Tạp chí khoa học đại học Sư phạm Hà nội, Vol. 60, No.1. trang 20-29. 137 [19] Nguyễn Thị Hương Giang (2016), Công nghệ dạy học trực tuyến dựa trên phong cách học tập. Luận án tiến sỹ, trường đại học Sư phạm Hà Nội. [20] Nguyễn Thị Hương Giang (2015) Phát triển năng lực kỹ thuật trong môi trường dạy học trực tuyến. Tạp chí Khoa học-Đại học Sư phạm Hà nội, Volume 60, số 8D/2015, tr.115- 123. [21] Nguyễn Thị Hương Giang (2013) Mô phỏng thao tác thực hành sử dụng trắc nghiệm đồ họa trong CourseLab. Tạp chí Thiết bị giáo dục, số 99 tháng 11-2013, tr. 34-37. [22] Nguyễn Thị Hương Giang (2015), Xây dựng môi trường học tập cộng tác qua mạng. Tạp chí Thiết bị Giáo dục số 121, tháng 9-2015, tr.30-32,40. [23] Nguyễn Thị Hương Giang, Nguyễn Thị Việt Hương (2010) Đề xuất xây dựng hệ thống quản lý học tập thích nghi trong dạy học trực tuyến ở Việt Nam. Tạp chí khoa học 5 trườngđại học kỹ thuật, số 75 (2010), tr. 156-160. [24] Nguyễn Thị Thanh Hồng (2012) Tổ chức tự học giáo dục học cho SV đại học sư phạm qua e-elarning. Luận án tiến sĩ giáo dục, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. [25] Nguyễn Văn Hồng (2012) Ứng dụng e-learning trong dạy học môn toán lớp 12 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh THPT. Luận án tiến sĩ giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. [26] Nguyễn Văn Hiến (2016) Phát triển năng lực tự học cho sinh viên sư phạm quan E- learning, Tạp chí khoa học ĐHSP TPHCM số 4, trang 86-93. [27] Nguyễn Xuân Lạc (2017) Nhập môn lý luận và công nghệ dạy học hiện đại. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. [28] Nguyễn Xuân Lạc (2015) Công nghệ dạy học tương tác ảo. Tạp chí tiết bị giáo dục số 122, tr 1-3. [29] Nguyễn Minh Tân (2013) Xây dựng và sử dụng Tài liệu điện tử dạy học nội dung về “Các phương pháp và kỹ thuật vật lí ứng dụng trong y học”, hỗ trợ dạy học môn Lí sinh y học cho SV ngành y. Luận án Tiến sỹ, Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên. [30] Nguyễn Minh Tân (2012) Tài liệu điện tử dạy học, một mô hình phần mềm dạy học tích hợp. Tạp chí Giáo dục số 280 (2.2012), Tr. 51-53. [31] Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên), Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo (2004) Học và dạy cách học. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội. [32] Nguyễn Cẩm Thanh (2015) Dạy học thực hành kỹ thuật theo tiếp cận tương tác trong đào tạo GV công nghệ. Luận án tiến sỹ giáo dục, trường đại học sư phạm Hà Nội. [33] Nguyễn Bảo Hoàng Thanh (2009), Sử dụng ngân hàng câu hỏi TNKQ làm phương tiện dạy học để đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo đại học. Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng, (2.31), tr 104-108. [34] Nguyễn Ngọc Trang (2017) Dạy học dựa vào dự án trong đào tạo công nghệ thông tin trình độ cao đẳng với sự hỗ trợ của E-learning. Luận án tiến sĩ giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. [35] Nguyễn Đức Trí (2010) Giáo dục nghề nghiệp, một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật. 138 [36] Nguyễn Hồng Sơn (2012), Vụ Giáo dục thường xuyên, Bộ GD & ĐT (2012) Đào tạo trực tuyến ở Việt Nam: Thuận lợi và rào cản. Hội thảo Giải pháp e-learning trong đào tạo và bồi dưỡng GV Tiếng Anh, 12- 2012. [37] Nguyễn Trường Sinh (2008) Macromedia Flash 8 - tập 1, Nhà xuất bản thống kê [38] Nguyễn Trường Sinh (2008) Macromedia Flash 8 - tập 2, Nhà xuất bản thống kê [39] Nguyễn Đình Việt (2000) Kiến Trúc Máy Tính. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam [40] Nguyễn Thành Vinh (2006) Tổ chức dạy học theo quan điểm sư phạm tương tác trong các trường (khoa) cán bộ quản lý giáo dục và đào đào tạo hiện nay. Luận án tiến sĩ giáo dục, trường Đại học Sư Phạm Hà Nội. [41] Ngô Minh Phước (2014) Tổng quan về dự án e-leaning ở Đại học Bách Khoa Hà nội. Trung tâm mạng thông tin, Đại học Bách khoa Hà nội. [42] Ngô Doãn Đãi (2000) Cải tiến phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo. Tham luận đề dẫn tại hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo, Đại học Quốc Gia Hà Nội. [43] Phạm Quốc Cường (2016) Kiến Trúc Máy Tính. Nhà xuất bản đại học Quốc Gia Hồ Chí Minh [44] Phạm Quang Dũng (2013) Hệ thống e-learning thích nghi dựa trên phong cách học tập. Luận án tiến sĩ, Đại học Quốc gia Hà nội. [45] Phạm Quang Tiệp (2013) Dạy học dựa vào tương tác trong đào tạo giáo viên tiểu học trình độ đại học. Luận án tiến sỹ giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. [46] Phan ngọc Liên (2003) Vấn đề phát huy tính tích cực trong học tập của sinh viên. Tạp chí Dạy và học ngày nay, số 9, trang 3-5. [47] Thủ tướng Chính phủ (2012) Chiến lược Phát triển giáo dục 2011 – 2020. Ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ. [48] Thủ tướng Chính phủ (2017) Tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04 tháng 05 năm 2017. [49] Trần Khánh Đức (2002) Sư phạm kỹ thuật. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam [50] Trần Khánh Đức (2013) Lý luận và Phương pháp dạy học hiện đại (phát triển năng lực và tư duy sang tạo). Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam [51] Trần Khánh Đức (2014) Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ 21. Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam. [52] Trần Khánh Đức (2014) Năng lực và tư duy sáng tạo trong Giáo dục đại học. Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội. [53] Trịnh Văn Đích (2015) Dạy học thực hành điện tử qua trò chơi kỹ thuật. Tạp chí khoa học đại học Sư phạm Hà nội. Vol 60, No.8D. [54]. Trần Huy Hoàng (2006) Nghiên cứu sử dụng thí nghiệm với sự hỗ trợ của máy vi tính trong dạy học một số kiến thức cơ nhiệt THPT. Luận án tiến sĩ giáo dục học, trường Đại học Sư phạm Vinh, Nghê An. 139 [55] Trần Văn Lăng, Đào Văn Tuyết, Choi Seong (2004) E-learning, hệ thống đào tạo từ xa. Nhà xuất bản thống kê 128. [56] Trịnh Văn Minh và cộng sự dịch (2009), Sư phạm tương tác – một tiếp cận khoahọc thần kinh về học và dạy, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội. [57] Trương Tiến Tùng (2012) Triển khai e-learning tại Viện Đại học Mở Hà nội. Hội thảo Giải pháp e-learning trong đào tạo và bồi dưỡng GV Tiếng Anh, 12- 2012. 129 [58] Trần Kim Tuyền (2015) Công nghệ dạy học tương tác ảo trong dạy học hình họa họa hình và vẽ kỹ thuật. Tạp chí khoa học đại học sư phạm Hà nội, Volume60, No.8D, [59] Trần Thanh Bình (2013) Nghiên cứu xây dựng và sử dụng hệ thống E-learning vào dạy học phần “Dao động cơ và sóng cơ” vật lí 12 trung học phổ thông. Luận án Tiến sỹ giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế. [60] Tô Thị Thanh Xuân (2012), Sử dụng phần mềm CourseLab 2.4 thiết kế EBook chương “nhóm Oxi – lưu huỳnh” lớp 10 nâng cao, luận văn thạc sỹ giáo dục học, trường Đại học Sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh. TIẾNG ANH [61] Andrew Dean Ho (2014) HarvardX and MITx: The first year of open online courses. HarvardX Working Paper No. 1 [62] Allen I.E. and Seaman J. (2010) Class Differences - Online Education in the United States. Babson Survey Research Group and The Sloan Consortium. [63] Bra P.D., Smits D., Van der Sluijs K., Cristea A.I., Foss J., Glahn C., and Steiner C.M. (2012), GRAPPLE: Learning Management Systems Meet Adaptive Learning Environments, GRAPPLE Project. Eindhoven University of Technology (TU/e) Eindhoven, The Netherlands. [64] Ha T.T.T (2007), E-learning in schools-development, implementation, evaluation and perspective: PhD Thesis, Potsdam. [65] Horton,W. (2006) E-Learning by Design. Pfeiffer –AnIm print of Wiley, USA [66] Mallon D., Bersin J., Howard C., O’Leonard K. (2010) Learning Management Systems 2009. Excutive Summary. [67] Naidu S. (2006) E-Learning-A Guidebook of Principles, Procedures and Practices. 2nd Revised Edition, CEMCA. [68] Pillay H., Irving K., & Tones M. (2007) Validation of the Diagnostic Tool for Assessing Tertiary Students’ Readiness for Online Learning. Higher Education Research & Development, 26:2, 217 – 23 [69] Rosenberg M.J. (2001) E-learning: Strategies for Delivering Knowledge in the Digital Age. McGraw-Hill. [70] Sally J. Baldwin (2017), Adaptation And Acceptance In Online Course Design From Four-Year College And University Instructors: An Analysis Using Grounded Theory. Doctor of Education in Educational Technology Boise State University. 140 [71] Sessoms, D. (2008). Interactive Instruction: Creating Interactive Learning Environments Through Tomorrow’s Teachers. International Journal of Technology in Teaching and Learning, 4(2), 86-96. [72] Staemmler, Daniel (2006): Lernstile und interaktive Lernprogramme. Wisbaden: Deutsche Universität Verlag. [73] Taylor Walsh (2012) Unlocking the Gates. Sách- Nhà xuất bản đại học Princeton. [74] Thurmond Veronica, Wambach Karen (2004) Understanding Interaction in Distance Education, A Review ò Literature. International Journal of Instructional Technology & Distance Learning, Number 02, January. [75] William G. Bowen (2012) The Cost Disease in Higher Education. Các bài giảng Tanner tại đại học Stanford. [76] William G. Bowen et al (2012) Barriers to Adoption of Online Learning Systems in U.S. Higher Education. Tài liệu do cơ quan nghiên cứu Ithaka S+R xuất bản. WEBSITE [77] BigBlueButton (2013), Open Source Integrations: Moodle, from [78] virtual-desktop-cua-cisco/, Cài đặt, sử dụng IT essential Destop [79] [80] download phần mềm Macromedia Flash8 [81] Cài đặt, vận hành và sử dụng Moodle [82] https://www.tienganh123.com, website học tập tiếng anh trực tuyến [83] https://hocmai.vn/, website học tập trực tuyến dành cho phổ thông [84] trường đại học trực tuyến [85] Ngô Tứ Thành (2017), Đại học trực tuyến - mối đe dọa lớn nhất đối với Đại học truyền thống, de-doa-lon-nhat-doi-dai-hoc-truyen-thong-20170320135752569.htm 141 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN 1 Các bài báo đã đăng 1. Nguyễn Quốc Khánh (2016), Tổ chức lớp học đảo ngược dạy học phần kiến trúc máy tính với sự hỗ trợ của hệ thống học tập trực tuyến, Tạp chí Thiết bị Giáo dục số 127, trang 1-4. 2. Nguyễn Quốc Khánh (2016), Thiết kế quá trình đánh giá trong đào tạo trực tuyến học phần kiến trúc máy tính”, Tạp chí Thiết bị Giáo dục số 128, trang 1-4. 3. Nguyễn Quốc Khánh (2016), Thiết kế hoạt động giao tiếp trong đào tạo trực tuyến học phần kiến trúc máy tính nhằm phát triển tư duy sáng tạo và tích cực hóa người học, Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp quốc gia – Giáo dục kỹ thuật các xu hướng công nghệ và thách thức, trang 250-256. 4. Nguyễn Quốc Khánh, Lê Huy Tùng (2016), Effective use of online learning system in creative teaching for architecture computer module, VNU Journal of Science: Education Research, Vol. 32, No. 4, trang 58-64 5. Nguyen Quoc Khanh (2017), Design and organization of teaching online module computer architechture, Kỷ yếu hội thảo quốc tế “PROCEEDINGS SCIENTIFIC RESEARCH RESULTS FOR TRAINING” tại đại học Kiên Giang, tháng 12/2017, trang 60-74. 2 Các đề tài liên quan đến luận án đã được nghiệm thu 1. Nguyễn Quốc Khánh (2015), Xây dựng bộ công cụ hỗ trợ dạy học môn Tin học đại cương tại trường đại học Công nghiệp Việt Trì bằng phương pháp Sư phạm tương tác, đề tài khoa học cấp trường ĐH Công nghiệp Việt Trì. 2.Nguyễn Quốc Khánh (2016), Nghiên cứu xây dựng mô hình và thử nghiệm “dạy học đảo ngược” chuyên ngành Công nghệ Thông tin - Đại học Công nghiệp Việt Trì, đề tài cấp trường ĐH Công nghiệp Việt Trì 3. Nguyễn Quốc Khánh (2017), Xây dựng hệ thống và triển khai đào tạo trực tuyến học phần kiến trúc máy tính và mạng máy tính chuyên ngành Công nghệ thông tin ứng dụng vào trường đại học Công nghiệp Việt Trì, đề tài cấp trường ĐH Công nghiệp Việt Trì. 142

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_day_hoc_truc_tuyen_nganh_cong_nghe_thong_tin_theo_ti.pdf
  • pdfPHỤ LỤC LUAN AN.pdf
  • pdfTHONG TIN MOI CUA LUAN AN (TIENG ANH).pdf
  • pdfTHONG TIN MOI CUA LUAN AN (TIENG VIET).pdf
  • pdfTOM TAT LUAN AN.pdf