BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
--------- ---------
NGUYỄN TRUNG KIÊN
DẠY HỌC THỰC HÀNH KỸ THUẬT THEO HƢỚNG
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG LÀM VIỆC HỢP TÁC
CHO SINH VIÊN SƢ PHẠM
Chuyên ngành: Lí luận và PPDH bộ môn Kỹ thuật công nghiệp
Mã số : 9.14.01.11
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS LÊ HỒNG SƠN
PGS.TS ĐẶNG THÀNH HƢNG
HÀ NỘI - 2020
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...........................................................
208 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Dạy học thực hành kỹ thuật theo hướng phát triển kỹ năng làm việc hợp tác cho sinh viên sư phạm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
........................ i
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ ................................................................ iii
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN DẠY HỌC THỰC HÀNH KỸ THUẬT THEO
HƢỚNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG LÀM VIỆC HỢP TÁC CHO SINH VIÊN ...... 7
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .............................................................................. 7
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới ............................................................................. 7
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................................ 10
1.2. Những khái niệm cơ bản liên quan tới đề tài ..................................................... 16
1.2.1. Dạy học thực hành kỹ thuật ............................................................................ 16
1.2.2. Kỹ năng ........................................................................................................... 17
1.2.3. Hợp tác ............................................................................................................ 18
1.2.4. Kỹ năng làm việc hợp tác ................................................................................ 19
1.3. Một số vấn đề cơ bản về kỹ năng làm việc hợp tác ........................................... 20
1.3.1. Đặc điểm của kỹ năng làm việc hợp tác ......................................................... 20
1.3.2. Cấu trúc của kỹ năng làm việc hợp tác ........................................................... 22
1.3.3. Quá trình hình thành và phát triển kỹ năng làm việc hợp tác ......................... 25
1.3.4. Đánh giá kỹ năng làm việc hợp tác ................................................................. 26
1.4. Một số vấn đề trong dạy học thực hành kỹ thuật theo hƣớng phát triển kỹ năng
làm việc hợp tác cho Sinh viên Sƣ phạm kỹ thuật .................................................... 28
1.4.1. Nguyên tắc dạy học thực hành kỹ thuật theo hƣớng phát triển kỹ năng làm
việc hợp tác ............................................................................................................... 28
1.4.2. Cấu trúc của dạy học thực hành kỹ thuật theo hƣớng phát triển kỹ năng làm
việc hợp tác ............................................................................................................... 31
1.4.3. Hệ thống kỹ năng làm việc hợp tác cần phát triển cho sinh viên Sƣ phạm kỹ
thuật ........................................................................................................................... 35
1.4.4. Các yêu cầu của dạy học thực hành kỹ thuật theo hƣớng phát triển kỹ năng
làm việc hợp tác cho sinh viên Sƣ phạm ................................................................... 39
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG DẠY HỌC THỰC HÀNH KỸ THUẬT THEO
HƢỚNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG LÀM VIỆC HỢP TÁC CHO SINH VIÊN ... 44
2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng ........................................................................ 44
2.1.1. Mục đích khảo sát ........................................................................................... 44
2.1.2. Đối tƣợng khảo sát .......................................................................................... 44
2.1.3. Phƣơng pháp, nội dung và tiến trình khảo sát ................................................. 46
2.2. Kết quả khảo sát thực trạng ................................................................................ 50
2.2.1. Thực trạng nhận thức của giảng viên và sinh viên về dạy học thực hành kỹ
thuật theo hƣớng phát triển kỹ năng làm việc hợp tác cho sinh viên ........................ 50
2.2.2. Thực trạng dạy học thực hành kỹ thuật theo hƣớng phát triển kỹ năng làm
việc hợp tác cho sinh viên ......................................................................................... 58
2.2.3. Thực trạng về vai trò của kỹ năng làm việc hợp tác của sinh viên Sƣ phạm kỹ
thuật trong thực tiễn nghề nghiệp .............................................................................. 68
2.2.4. Thực trạng kỹ năng làm việc hợp tác của sinh viên Sƣ phạm kỹ thuật .......... 70
CHƢƠNG 3. CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC THỰC HÀNH KỸ THUẬT THEO
HƢỚNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG LÀM VIỆC HỢP TÁC CHO SINH VIÊN ... 77
3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp dạy học thực hành kỹ thuật theo hƣớng phát
triển kỹ năng làm việc hợp tác .................................................................................. 77
3.1.1. Đảm bảo dạy học phải gắn với mục tiêu, nội dung chƣơng trình môn học .... 77
3.1.3. Đảm bảo tính hệ thống .................................................................................... 77
3.1.4. Đảm bảo tính thực tiễn .................................................................................... 78
3.1.5. Đảm bảo tính hiệu quả toàn diện .................................................................... 78
3.2. Các biện pháp dạy học thực hành kỹ thuật theo hƣớng phát triển kỹ năng làm
việc hợp tác cho sinh viên ......................................................................................... 79
3.2.1. Nâng cao tri thức về làm việc hợp tác cho sinh viên ...................................... 79
3.2.2. Thiết kế tiến trình dạy học thực hành kỹ thuật theo hƣớng phát triển kỹ năng
làm việc hợp tác ........................................................................................................ 80
3.2.3. Sử dụng các phƣơng pháp và kỹ thuật dạy học hợp tác trong dạy học thực
hành kỹ thuật ............................................................................................................. 88
3.2.4. Xây dựng môi trƣờng hợp tác qua ứng dụng CNTT và truyền thông .......... 100
3.2.5. Đánh giá dạy học thực hành kỹ thuật tập trung vào kỹ năng làm việc hợp tác
................................................................................................................................. 102
3.3. Ứng dụng dạy học Thực hành điện cơ bản theo hƣớng phát triển kỹ năng làm
việc hợp tác cho sinh viên ....................................................................................... 104
3.3.1. Mục tiêu, cấu trúc nội dung và theo hƣớng dạy học Thực hành điện cơ bản
theo hƣớng phát triển kỹ năng làm việc hợp tác cho sinh viên ............................... 104
3.3.2. Dạy học Thực hành điện cơ bản theo hƣớng phát triển kỹ năng làm việc hợp
tác cho sinh viên ...................................................................................................... 110
CHƢƠNG 4 . KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ ................................................... 117
4.1. Mục đích, đối tƣợng và phƣơng pháp kiểm nghiệm ........................................ 117
4.1.1. Mục đích kiểm nghiệm.................................................................................. 117
4.1.2. Đối tƣợng kiểm nghiệm ................................................................................ 117
4.1.3. Phƣơng pháp kiểm nghiệm ........................................................................... 118
4.2. Kiểm nghiệm bằng phƣơng pháp chuyên gia .................................................. 118
4.2.1. Cách thức và tiến trình thực hiện .................................................................. 118
4.2.2. Kết quả kiểm nghiệm .................................................................................... 120
4.3. Kiểm nghiệm bằng phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm ................................. 124
4.3.1. Cách thức và tiến trình thực hiện .................................................................. 124
4.3.2. Thang đánh giá kết quả của SV .................................................................... 128
4.3.3. Kết quả thực nghiệm ..................................................................................... 130
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ........................................................................................ 148
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN .............................. 152
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 153
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng có ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tác giả
Nguyễn Trung Kiên
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết sâu sắc nhất đến PGS.TS Lê Hồng Sơn, PGS.TS Đặng
Thành Hƣng, các thầy cô giáo trong Bộ môn Phƣơng pháp dạy học - Khoa Sƣ phạm
kỹ thuật đã tận tình hƣớng dẫn, góp ý và động viên để tôi có thể hoàn thành luận án
này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban Gián hiệu, tập thể các thầy cô giáo, các sinh
viên Khoa Sƣ phạm kỹ thuật - Đại học Sƣ phạm Hà Nội, Trƣờng Đại học Sƣ phạm kỹ
thuật Nam Định, Khoa Sƣ phạm kỹ thuật - Đại học kỹ thuật công nghiệp, Đại học
Thái Nguyên đã giúp đỡ và nhiệt tình tham gia quá trình khảo sát, thực nghiệm để tôi
có thể hoàn thành kết quả nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới khoa Sƣ phạm kỹ thuật, phòng Sau đại học, Ban
Giám hiệu trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi có môi
trƣờng học tập và nghiên cứu tốt nhất.
Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Nam Định, Khoa
Bồi dƣỡng Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục đã tạo nhiều điều kiện trong công tác
để tôi có thể nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn, trân trọng đến gia đình, ngƣời thân, các bạn
bè, đồng nghiệp, những ngƣời luôn khuyến khích, động viên và giúp đỡ về mọi mặt
để tôi có thể hoàn thành quá trình nghiên cứu của mình.
Tác giả
Nguyễn Trung Kiên
i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Viết tắt Viết đầy đủ
1 CĐSP Cao đẳng sƣ phạm
2 CNTT Công nghệ thông tin
3 DHHT Dạy học hợp tác
4 ĐC Đối chứng
5 ĐHSP Đại học sƣ phạm
6 GV Giảng viên
7 HTHT Học tập hợp tác
8 HS Học sinh
9 LVHT Làm việc hợp tác
10 NXB Nhà xuất bản
11 PPDH Phƣơng pháp dạy học
12 PTDH Phƣơng tiện dạy học
13 SV Sinh viên
14 THKT Thực hành kỹ thuật
15 TN Thực nghiệm
ii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Cấu trúc của kỹ năng làm việc hợp tác ..................................................... 23
Hình 1.2. Cấu trúc của dạy học thực hành kỹ thuật theo hƣớng phát triển kỹ năng
làm việc hợp tác ........................................................................................................ 32
Hình 2.1. Thực trạng nhầm lẫn về đặc điểm dạy học THKT theo hƣớng phát triển
kỹ năng LVHT của SV Sƣ phạm .............................................................................. 57
Hình 2.2. Ý kiến của giảng viên về sự thuận lợi của nội dung giáo trình, ................ 59
tài liệu để thiết kế nhiệm vụ hợp tác cho sinh viên ................................................... 59
Hình 2.3. Thực trạng về cách thức chia nhóm thực hành ......................................... 62
Hình 3.1. Tiến trình thiết kế nhiệm vụ thực hành theo hƣớng .................................. 81
phát triển kỹ năng LVHT cho sinh viên .................................................................... 81
Hình 3.2. Tiến trình tổ chức hoạt động thực hành theo hƣớng ................................. 85
phát triển kỹ năng LVHT cho sinh viên .................................................................... 85
Hình 3.3. Ứng dụng kỹ thuật khăn trải bàn trong dạy học THKT ............................ 96
Hình 3.4. Cách thức ứng dụng CNTT và truyền thông hỗ trợ quá trình dạy học
THKT theo hƣớng phát triển kỹ năng LVHT ......................................................... 101
Hình 4.1.Đồ thị tần suất số sinh viên đạt điểm Xi (kiểm tra lần 1) ......................... 137
Hình 4.2. Đồ thị tần suất hội tụ tiến fasau kiểm tra lần 1 ...................................... 138
Hình 4.3. Đồ thị tần suất số sinh viên đạt điểm Xi (kiểm tra lần 2) ........................ 141
Hình 4.4. Đồ thị tần suất hội tụ tiến fa sau kiểm tra lần 2 ..................................... 141
Hình 4.5. Đồ thị so sánh kết quả điểm trung bình học tập của 2 đợt đánh giá ....... 142
Hình 4.6. Biểu đồ kết quả trung bình kỹ năng LVHT của SV trƣớc TN ................ 145
Hình 4.7. Biểu đồ kết quả trung bình kỹ năng LVHT của SV sau thực nghiệm .... 146
iii
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 1.1. Tiêu chí đánh giá kỹ năng làm việc hợp tác ............................................. 27
Bảng 1.2. Mức độ kỹ năng làm việc hợp tác ............................................................ 28
Bảng 2.1.Thông tin của Giảng viên đƣợc khảo sát ................................................... 45
Bảng 2.2. Thông tin của Sinh viên đƣợc khảo sát .................................................... 45
Bảng 2.3. Thông tin của cựu Sinh viên đƣợc khảo sát.............................................. 46
Bảng 2.4. Kết quả ý kiến của GV về đặc điểm của dạy học THKT ......................... 50
theo hƣớng phát triển kỹ năng LVHT cho SV Sƣ phạm ........................................... 50
Bảng 2.5. Kết quả ý kiến của GV về nhiệm vụ của GV trong dạy học THKT......... 52
theo hƣớng phát triển kỹ năng LVHT cho SV Sƣ phạm ........................................... 52
Bảng 2.6. Kết quả ý kiến của SV năm thứ nhất về đặc điểm của dạy học THKT theo
hƣớng phát triển kỹ năng LVHT cho SV Sƣ phạm .................................................. 55
Bảng 2.7. Kết quả ý kiến của SV năm thứ 3,4,5 về đặc điểm của dạy học THKT
theo hƣớng phát triển kỹ năng LVHT cho SV Sƣ phạm ........................................... 56
Bảng 2.8. Thực trạng số lƣợng SV/nhóm thực hành ................................................ 62
Bảng 2.9. Thực trạng về hoạt động của giảng viên ................................................... 65
khi tổ chức dạy học thực hành kỹ thuật .................................................................... 65
Bảng 2.10. Thực trạng cách thức đánh giá kết quả thực hành của sinh viên ............ 67
Bảng 2.11. Vai trò của kỹ năng LVHT trong thực tiễn nghề nghiệp ........................ 68
Bảng 2.12. Tự đánh giá của sinh viên về kỹ năng làm việc hợp tác của mình ......... 71
Bảng 2.13. Đánh giá của GV về kỹ năng làm việc hợp tác của sinh viên ................ 72
Bảng 4.1. Thông tin về lớp thực nghiệm và đối chứng ........................................... 118
Bảng 4.2. Đánh giá khái quát về các biện pháp đã xây dựng ................................. 121
Bảng 4.3. Kết quả kiểm tra lần 1 của hai lớp thực nghiệm và đối chứng ............... 134
Bảng 4.4. Bảng tính toán kết quả kiểm tra lần 1 lớp thực nghiệm.......................... 134
Bảng 4.5. Bảng tính toán kết quả kiểm tra lần 1 lớp đối chứng.............................. 135
Bảng 4.6. Kết quả phân tích số liệu thực nghiệm sƣ phạm qua kiểm tra lần 1 ....... 135
Bảng 4.7. Bảng tần suất kết quả kiểm tra lần 1 của hai lớp TN và ĐC .................. 136
Bảng 4.8. Bảng tần suất hội tụ tiến favề kết quả học tập lần 1 ............................. 137
iv
Bảng 4.9. Kết quả kiểm tra lần 2 của hai lớp thực nghiệm và đối chứng ............... 138
Bảng 4.10. Bảng tính toán kết quả kiểm tra lần 2 lớp thực nghiệm........................ 139
Bảng 4.11. Bảng tính toán kết quả kiểm tra lần 2 lớp đối chứng............................ 139
Bảng 4.12. Kết quả phân tích số liệu thực nghiệm sƣ phạm qua kiểm tra lần 2 ..... 140
Bảng 4.13. Bảng tần suất kết quả kiểm tra lần 2 của hai lớp TN và ĐC ................ 140
Bảng 4.14. Kết quả GV đánh giá kỹ năng LVHT của SV trƣớc thực nghiệm ....... 144
Bảng 4.15. Kết quả tự đánh giá kỹ năng LVHT của SV trƣớc thực nghiệm .......... 144
Bảng 4.16. Kết quả GV đánh giá kỹ năng LVHT của SV sau thực nghiệm ........... 145
Bảng 4.17. Kết quả tự đánh giá kỹ năng LVHT của SV sau thực nghiệm ............. 146
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới đang bƣớc vào kỉ nguyên của cuộc cách mạng 4.0, đặt ra nhiệm vụ
cho ngành giáo dục trong giai đoạn mới là đào tạo ra những thế hệ ngƣời học có thể
thích ứng với sự phát triển trên toàn thế giới, có những kỹ năng hiện đại đóng góp
cho sự hội nhập và phát triển chung của nƣớc ta. Trƣớc những yêu cầu của sự
nghiệp phát triển giáo dục trong thời kì mới, đòi hỏi phải đặc biệt chú trọng đổi mới
PPDH vì PPDH là nhân tố cơ bản làm nên chất lƣợng giáo dục và đào tạo.
Định hƣớng đổi mới PPDH đã đƣợc thể chế trong Luật giáo dục: “Phƣơng
pháp giáo dục phải khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tƣ duy sáng
tạo của ngƣời học; bồi dƣỡng cho ngƣời học năng lực tự học và hợp tác, khả năng
thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vƣơn lên” (Luật giáo dục 2019, chƣơng I,
điều 7). Những nội dung đổi mới hoạt động giáo dục đã đƣợc quan tâm đƣa vào các
Nghị quyết của Đại hội Đảng X, XI, XII, đặc biệt là Nghị quyết số 29-NQ/TW “Về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế” đã đƣợc hội nghị Trung ƣơng 8 khóa XI thông qua. Nghị quyết số 29-
NQ/TW đã khẳng định hoạt động đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay cần phải
“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phƣơng pháp dạy và học theo hƣớng hiện đại; phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của ngƣời học;
khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách
học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để ngƣời học tự cập nhật và đổi mới
tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”. Một trong những kỹ năng hết sức quan trọng
hiện nay cần phải trang bị cho ngƣời học là kỹ năng LVHT.
Ở các trƣờng cao đẳng, đại học mục tiêu đào tạo không chỉ hƣớng đến trang
bị cho SV tri thức khoa học và kỹ năng nghề nghiệp, mà còn giúp SV hình thành
phƣơng pháp nghiên cứu, năng lực thích ứng trong môi trƣờng nghề nghiệp, có kỹ
năng làm việc cá nhân và LVHT để có thể làm việc suốt đời. UNESCO đã xác định
bốn nội dung quan trọng trong giáo dục ở thế kỉ XXI là: “Học để biết - Học để làm -
2
Học để tự khẳng định mình - Học để chung sống”, với nghĩa “học để chung sống”
tức là học cách để hợp tác sẽ giúp mỗi ngƣời có thể hòa mình vào cộng đồng xung
quanh, để vừa độc lập, vừa liên kết với các cá nhân khác trong môi trƣờng sống và
làm việc, đóng góp vào sự phát triển chung của toàn xã hội. Kỹ năng hợp tác cũng
đƣợc tổ chức giáo dục phi lợi nhuận “Partnership for 21st Century” gồm các nhà
hoạch định chính sách và các nhà giáo dục hàng đầu tại Mỹ xác định là một trong 4
nhóm kĩ năng thiết yếu của thế kỉ 21.
Hiện nay ở các trƣờng Sƣ phạm, hoạt động đổi mới phƣơng thức đào tạo
theo hệ thống tín chỉ về nội dung, thời lƣợng chƣơng trình dành ra cho SV nhiều
thời gian tự học và làm việc nhóm, SV vừa học tập cá nhân, vừa phải hợp tác nhóm
với nhau để hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Đối với SV Sƣ phạm, kỹ năng LVHT
còn có ý nghĩa lâu dài trong quá trình hoạt động nghề nghiệp sau này của họ, có vai
trò quan trọng với chất lƣợng giảng dạy ở nơi họ công tác. Họ phải chủ động, biết
phát triển các tinh thần hợp tác ngay trong các nhà trƣờng để phát huy vai trò là
ngƣời đào tạo lực lƣợng những chủ nhân tƣơng lai cho đất nƣớc, biết làm chủ
những kỹ năng khoa học và xã hội và thiết lập đƣợc những cơ sở hợp tác trong mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội. Riêng đối với ngành Sƣ phạm kỹ thuật, các nội dung
dạy học, đặc biệt là hoạt động dạy học THKT phần lớn kiến thức đều bắt nguồn từ
thực tiễn, có liên quan đến thực tiễn, đòi hỏi SV cần phải có sự chia sẻ, hợp tác
trong tiến trình học tập mới có đƣợc kết quả cao.
Vì vậy, định hƣớng phát triển kỹ năng LVHT cho SV Sƣ phạm kỹ thuật là
một hƣớng đi hữu ích nhằm đổi mới và nâng cao chất lƣợng dạy học.
Nhận thức sâu sắc vấn đề đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Dạy học thực hành
kỹ thuật theo hướng phát triển kỹ năng làm việc hợp tác cho sinh viên Sư phạm”
để tiến hành nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của dạy học THKT theo hƣớng
phát triển kỹ năng LVHT cho SV Sƣ phạm; từ đó đề xuất các biện pháp dạy học
THKT theo hƣớng phát triển kỹ năng LVHT cho SV Sƣ phạm, nhằm góp phần nâng
3
cao chất lƣợng dạy học ở các trƣờng cao đẳng, đại học có đào tạo ngành Sƣ phạm
kỹ thuật hiện nay.
3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học THKT trong chƣơng trình đào tạo Sƣ phạm kỹ thuật hiện nay.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
- Bản chất của mối quan hệ giữa dạy học THKT với sự cải thiện kỹ năng
LVHT của SV Sƣ phạm.
- Biện pháp dạy học thực hành kỹ thuật theo hƣớng phát triển kỹ năng LVHT
cho SV.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu hoạt động dạy học THKT theo hƣớng phát triển kỹ năng LVHT
cho SV diễn ra trong không gian lớp học thực hành.
- Tìm hiểu thực trạng vấn đề nghiên cứu diễn ra từ tháng 3/2018 - 9/2018 tại
các trƣờng CĐSP Nam Định, ĐHSP Hà Nội, ĐHSP kỹ thuật Nam Định, Đại học Kỹ
thuật công nghiệp Thái Nguyên.
- Đề xuất các biện pháp dạy học THKT theo hƣớng phát triển kỹ năng LVHT
cho SV.
- Tổ chức thực nghiệm từ tháng 01/2019 - 3/2019 tại Trƣờng ĐHSP Kỹ thuật
Nam Định trong dạy học học phần Thực hành điện cơ bản trên 72 SV năm thứ 2.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng và sử dụng đƣợc các biện pháp dạy học THKT theo hƣớng
phát triển kỹ năng LVHT cho SV Sƣ phạm theo đúng bản chất, những nguyên tắc lý
luận, các yêu cầu và kỹ thuật cần thiết thì vừa hoàn thành tốt mục tiêu dạy học, vừa
phát triển đƣợc kỹ năng LVHT cho SV, qua đó nâng cao chất lƣợng dạy học THKT.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy học THKT theo hƣớng phát triển kỹ
năng LVHT cho SV Sƣ phạm kỹ thuật, đề xuất hệ thống kỹ năng LVHT của SV Sƣ
phạm kỹ thuật hiện nay.
4
5.2. Khảo sát, phân tích hoạt động dạy học THKT theo hƣớng phát triển kỹ
năng LVHT cho SV Sƣ phạm hiện nay.
5.3. Đề xuất những biện pháp dạy học THKT theo hƣớng phát triển kỹ năng
LVHT cho SV Sƣ phạm, ứng dụng vào dạy học Thực hành điện cơ bản.
5.4. Kiểm nghiệm và đánh giá kết quả nghiên cứu.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phân tích, tổng hợp những quan điểm, lý thuyết dạy học có liên quan đến
THKT, dạy - học hợp tác, đề xuất hệ thống kỹ năng LVHT của SV Sƣ phạm kỹ
thuật.
- Phân loại, hệ thống hóa lý thuyết đƣa ra những khái niệm cơ bản liên quan
đến đề tài: dạy học THKT, kỹ năng, hợp tác, kỹ năng LVHT và những đặc điểm của
kỹ năng LVHT, dạy học THKT theo hƣớng phát triển kỹ năng LVHT.
6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn đƣợc tiến hành trên 52 GV đang trực tiếp
công tác, giảng dạy sƣ phạm kỹ thuật, 554 SV Sƣ phạm kỹ thuật tại các trƣờng
CĐSP Nam Định, ĐHSP Hà Nội, ĐHSP kỹ thuật Nam Định, Đại học Kỹ thuật công
nghiệp Thái Nguyên, 46 cựu SV sƣ phạm kỹ thuật đã tốt nghiệp, hiện đang làm việc
tại các địa phƣơng trong cả nƣớc trong nhiều môi trƣờng khác nhau.
- Phƣơng pháp quan sát: Lập phiếu quan sát quá trình dạy học THKT, kỹ
năng LVHT của SV nhằm khảo sát, đánh giá việc dạy học THKT theo hƣớng phát
triển kỹ năng LVHT cho SV Sƣ phạm hiện nay.
- Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi: Nhằm khảo sát thực trạng việc dạy
học THKT theo hƣớng phát triển kỹ năng LVHT và khảo sát kỹ năng LVHT của
SV Sƣ phạm.
- Phƣơng pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn các GV có chuyên môn sâu về
PPDH và một số SV để định hƣớng nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng dạy học theo
hƣớng phát triển kỹ năng LVHT cho SV Sƣ phạm kỹ thuật và đánh giá kết quả tác
động của các biện pháp đã thực nghiệm.
5
- Phƣơng pháp chuyên gia: Thực hiện xin ý kiến thông qua Phiếu trưng cầu ý
kiến chuyên gia, qua hoạt động phỏng vấn nhằm kiểm nghiệm các đề xuất của luận án.
- Phƣơng pháp nghiên cứu sản phẩm sƣ phạm: Thông qua phân tích, đánh giá
sản phẩm hoạt động của SV, từ đó phát hiện những điểm mạnh và điểm yếu về kỹ
năng LVHT của SV.
- Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm: Thực nghiệm nhằm khẳng định tính
hiệu quả và khả thi của các biện pháp dạy học THKT theo hƣớng phát triển kỹ năng
LVHT cho SV.
6.3. Phương pháp thống kê toán học
Xử lý số liệu điều tra, thực nghiệm và trình bày kết quả nghiên cứu.
7. Đóng góp mới của luận án
7.1. Về mặt lý luận
Phát triển cơ sở lý luận của dạy học THKT theo hƣớng phát triển kỹ năng
LVHT cho SV, cụ thể là:
- Làm rõ đƣợc khái niệm, đặc điểm, cấu trúc, mức độ của kỹ năng LVHT.
- Làm rõ nguyên tắc, cấu trúc dạy học THKT theo hƣớng phát triển kỹ năng
LVHT cho SV.
- Đề xuất hệ thống kỹ năng LVHT của SV Sƣ phạm kỹ thuật.
7.2. Về mặt thực tiễn
- Đánh giá thực trạng dạy học THKT theo hƣớng phát triển kỹ năng LVHT
cho SV, thực trạng kỹ năng LVHT của SV hiện nay.
- Đề xuất 5 biện pháp dạy học THKT theo hƣớng phát triển kỹ năng LVHT,
ứng dụng vào dạy học Thực hành điện cơ bản.
8. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục; cấu
trúc của luận án bao gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận của dạy học thực hành kỹ thuật theo hƣớng phát triển kỹ
năng làm việc hợp tác cho sinh viên sƣ phạm
6
Chƣơng 2. Thực trạng dạy học thực hành kỹ thuật theo hƣớng phát triển kỹ năng
làm việc hợp tác cho sinh viên
Chƣơng 3. Các biện pháp dạy học thực hành kỹ thuật theo hƣớng phát triển kỹ năng
làm việc hợp tác cho sinh viên
Chƣơng 4. Kiểm nghiệm và đánh giá
7
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN DẠY HỌC THỰC HÀNH KỸ THUẬT
THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG LÀM VIỆC HỢP TÁC
CHO SINH VIÊN
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
* Các nghiên cứu dạy học thực hành kỹ thuật trên thế giới
Dạy học THKT là hoạt động đã xuất hiện từ lâu ở trên thế giới, sớm hơn cả là
ở các quốc gia có sự phát triển nhanh trong lĩnh vực công nghiệp.
- Trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX, nền công nghiệp ở Hoa Kỳ phát triển mạnh
đặt ra nhu cầu nguồn nhân lực đƣợc đào tạo bài bản ở lĩnh vực này, từ đó chƣơng
trình đào tạo nghề ở Hoa Kỳ đã ra đời [77]. Cũng trong giai đoạn này, một số nhà
giáo dục nghề nghiệp Liên Xô cũng xem xét quá trình tổ chức dạy học thực hành theo
nguyên công công nghệ, kết hợp thực hành với sản xuất tạo ra sản phẩm. Đã có nhiều
công trình đƣa ra các mô hình dạy học thực hành, các nội dung, khối lƣợng công việc
cụ thể phải làm, yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cần có trong thực hành cho ngƣời học.
- Trong cuốn "Cơ sở giáo dục học nghề nghiệp" của Liên bang Nga xuất bản
năm 1960, sau đƣợc dịch sang Tiếng Việt năm 1982, các vấn đề cơ bản của giáo dục
nghề nghiệp đƣợc đƣa ra, trình bày các cách thức và PPDH thực hành nghề, mục đích
để hình thành và phát triển kỹ năng làm việc trong lao động nghề nghiệp. [13]
- Những năm 50 và 60 của thế kỷ XX, dạy học thực hành theo “Phƣơng pháp
thực hiện kỹ năng” hay “Học tập trải nghiệm” do Kolb D.A khởi xƣớng đƣợc thực
hiện tại Úc [81] đã đem lại những kết quả khi kết hợp lý luận và thực tiễn lao động,
giúp ngƣời học thực hiện yêu cầu bài học đặt ra ngay trong giờ học. Hƣớng nghiên
cứu này tiếp tục đƣợc tiến hành tại các nƣớc có nền công nghiệp phát triển nhƣ Anh,
Mỹ... và đƣợc nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất hƣởng ứng, đặt hàng các khóa học cho
chính công nhân của mình.
- Cuốn “Lý luận dạy học thực hành nghề” của Đức [61], đề cập đến đặc điểm,
mục tiêu, phƣơng pháp, quy trình dạy học thực hành nghề đã đƣợc Nguyễn Đức Trí
8
dịch sang tiếng Việt năm 1981 là một trong những tài liệu đầu tiên về lý luận dạy học
thực hành nghề ở Việt Nam.
Giai đoạn cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, nền khoa học kỹ thuật phát triển
mạnh, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thực tiễn, vì vậy có thêm
những nghiên cứu trong đào tạo dạy nghề, hình thành các quan điểm dạy học nghề
nhƣ: dạy học tích hợp, dạy học theo module, dạy học theo hƣớng tiếp cận năng lực,
CDIO...
* Các nghiên cứu về dạy - học hợp tác, dạy học theo hướng phát triển kỹ năng
hợp tác trên thế giới
Trong lịch sử phát triển của loài ngƣời, LVHT có một vai trò quan trọng
trong đời sống cộng đồng và đời sống của mỗi con ngƣời. Từ thời cổ đại, đàn ông
đã hợp tác với nhau để cùng đi săn bắn, đàn bà hợp tác với nhau để cùng đi hái
lƣợm. Chính quá trình LVHT đã thúc đẩy sự phát triển của tƣ duy cộng đồng, là cơ
sở cho sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội. Qua quá trình phát triển, với sự
bùng nổ của các Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật đã đặt ra những yêu cầu mới
về dạy học và đào tạo nghề nghiệp trong bối cảnh những hoạt động hợp tác diễn ra
giữa các cá nhân, tổ chức, giữa các quốc gia trên quy mô toàn cầu. Chính vì vậy,
nghiên cứu về các PPDH nhằm phát triển các kỹ năng LVHT cũng đã có những
bƣớc phát triển, đa dạng và phong phú.
Marco Fabio Quintilian ở những năm đầu thế kỷ thứ nhất, cho rằng ngƣời
học sẽ đƣợc hƣởng lợi từ việc cùng hợp tác dạy lẫn nhau. Điều này cùng đồng quan
điểm với nhà triết học Seneca khi ông cho rằng “Khi bạn dạy, tức là bạn đã học lần
thứ hai”. Reverend Bebel và Joseph Lancaster ở những năm cuối thế kỷ XIII đã tổ
chức dạy học bằng cách chia lớp thành từng nhóm HS để hoạt động và phát triển
mô hình này trên khắp Anh quốc. Bằng hình thức này, HS thảo luận, hợp tác, cùng
nhau tìm hiểu, phân tích khám phá các nội dung học tập và thu đƣợc kết quả học tập
tốt. Ý tƣởng hợp tác trong học tập đƣợc áp dụng sang Mỹ và đã nhận đƣợc sự
hƣởng ứng, phát triển trên quy mô rộng rãi bởi những nhà giáo dục tiên phong nhƣ
John Dewey, Roger Parker, Morton Deutsch... Họ đánh giá cao vai trò thiết lập mối
9
quan hệ xã hội thu nhỏ qua hoạt động học tập và cũng đề cao vai trò của giáo viên
k...ó hiệu quả
nguồn lực với thời gian hợp lý sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng công việc.
Mỗi thành viên đều phải xác định đƣợc nhiệm vụ, vai trò của bản thân và của nhóm,
thống nhất cách thức thực hiện nhiệm vụ của từng cá nhân và của nhóm, phân công
công việc phù hợp với nhu cầu, năng lực của cá nhân, hoặc luân phiên đảm nhận
các vai trò, nhiệm vụ khác nhau có thể là ngƣời điều khiển nhóm, ngƣời ghi chép,
ngƣời báo cáo, ngƣời theo dõi hoạt động nhóm. Đặc biệt, trong quá trình LVHT,
phải chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ của cá nhân phù hợp với hoạt động
nhóm; thƣờng xuyên theo dõi tiến độ, đánh giá công việc của các thành viên trong
nhóm để điều hòa, phối hợp, đảm bảo công việc đƣợc diễn ra hiệu quả; ngoài ra
phải biết đánh giá, kiểm tra và điều chỉnh kịp thời các hoạt động của cá nhân và cả
nhóm.
Kỹ năng phát triển các mối quan hệ: Trong quá trình LVHT của SV, không
thể thiếu vai trò của việc tạo dựng mối quan hệ với các thành viên trong nhóm, với
các nhóm khác hay với GV. Mối quan hệ này không phải tự nhiên mà có, mà
thƣờng phải có mục đích, có hoạch định trên cơ sở nhiệm vụ chung của nhóm làm
việc. Khi mối quan hệ với các thành viên trong nhóm đƣợc phát triển, các kỹ năng
khác cũng sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Các biểu hiệu của kỹ năng phát triển các mối
quan hệ là: nhận biết và thấu cảm đƣợc suy nghĩ, tình cảm, thái độ của ngƣời khác;
biết tạo không khí vui vẻ, đoàn kết, khích lệ, động viên và sẵn sàng hỗ trợ các thành
viên khác; biết tiếp nhận và chia sẻ thông tin, tài liệu có liên quan vì hiệu quả chung
25
của nhóm; biết phát hiện và hóa giải mâu thuẫn trong quá trình hợp tác; biết tranh
thủ sự giúp đỡ của ngƣời khác.
Kỹ năng phối hợp hành động: Bản chất của LVHT là sự phối hợp hành
động với nhau một cách hiệu quả, vì vậy đây là kỹ năng rất quan trọng khi tiến hành
LVHT, tạo ra kết quả cuối cùng của hoạt động hợp tác. Mỗi thành viên đều phải
thực hiện đƣợc những hoạt động trí lực, sức lực cùng nhau mang tính phối hợp này
theo đúng mục tiêu, đúng quy trình, kỹ thuật trong điều kiện thực tế. Các biểu hiện
của kỹ năng phối hợp hành động là: thao tác đúng, có sự phối hợp đồng bộ với hoạt
động của nhóm; thƣờng xuyên học hỏi, hỗ trợ các thành viên khác trong quá trình
hành động; biết phân phối thời gian, sử dụng các đồ dùng chung của nhóm khoa
học, hợp lý; biết đánh giá và hoàn thiện các hoạt động của cá nhân và nhóm.
Năm kỹ năng thành phần nói trên có quan hệ biện chứng lẫn nhau, kỹ năng
này vừa phụ thuộc vừa ảnh hƣởng đến kỹ năng khác; các kỹ năng cùng đƣợc phát
triển, hoàn thiện dựa vào nhau, trong đó kỹ năng giao tiếp nhóm có ảnh hƣởng trực
tiếp đến các kỹ năng khác.
1.3.3. Quá trình hình thành và phát triển kỹ năng làm việc hợp tác
Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển
kỹ năng nhƣ của Cruteski, Levitop, Platonop, Kixegof, Phạm Minh Hạc, Phạm Tất
Dong, Nguyễn Quang Uẩn, Mạc Văn Trang, Trần Quốc Thành... Mỗi nghiên cứu có
những quan điểm phân chia theo các giai đoạn khác nhau.
Tác giả kế thừa quan điểm của Kixegof đƣa ra quá trình hình thành và phát
triển kỹ năng gồm 5 giai đoạn tƣơng ứng với 5 mức độ phát triển kỹ năng từ thấp
đến cao, đó là các mức độ: nhận thức, tái hiện, quan sát, bắt chƣớc và hành động
độc lập. [37]
Kế thừa quan điểm đó, tác giả cho rằng kỹ năng LVHT cũng đƣợc hình
thành và phát triển qua 5 giai đoạn tƣơng ứng trên, cụ thể nhƣ sau:
- Giai đoạn tiếp nhận hiểu biết về LVHT nhằm trang bị cho SV những tri
thức về kỹ năng LVHT, bao gồm nhận thức về mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ cách
26
thức LVHT. Tƣơng ứng với giai đoạn này, GV phải định hƣớng, tạo động cơ, nhu
cầu LVHT cho ngƣời học.
- Giai đoạn diễn đạt được quy trình LVHT, tái hiện lại hoạt động LVHT
nhằm hình thành biểu tƣợng hoạt động, và trình tự các động tác cần thực hiện, làm
cho nó có khả năng sẵn sàng áp dụng vào tình huống cụ thể một cách tích cực.
- Giai đoạn nắm vững cách thức LVHT và thực hiện được các hoạt động
LVHT. Ở giai đoạn này, kỹ năng LVHT đƣợc hình thành nhờ sự quan sát, thực hiện
một cách có ý thức những hoạt động đang và đã có trƣớc đây.
- Giai đoạn thực hiện thành thạo quá trình LVHT một cách có ý thức. Ở giai
đoạn này, kỹ năng LVHT dần đƣợc phát triển nhờ sự luyện tập thƣờng xuyên, rút
kinh nghiệm qua nhiều lần thực hiện.
- Giai đoạn vận dụng sáng tạo kinh nghiệm LVHT vào những tình huống
khác nhau. Trên cơ sở kỹ năng LVHT đã đƣợc thực hiện thuần thục trong điều kiện
bình thƣờng, SV có thể vận dụng để hợp tác có hiệu quả trong những tình huống
mới. Do đó, trong giai đoạn này, GV cần tạo ra những môi trƣờng, phƣơng pháp
dạy học phù hợp đòi hỏi phát huy tính sáng tạo trong việc thực hiện kỹ năng LVHT
của SV để giải quyết vấn đề đặt ra.
Các giai đoạn này là cơ chế hình thành hành động LVHT và luyện tập hành
động LVHT trong các điều kiện khác nhau, đƣợc tổ chức một cách hợp lý, khoa
học. Trên cơ sở nghiên cứu về các giai đoạn hình thành kỹ năng, các nhà tâm lí học
đã có sự thống nhất việc phát triển kỹ năng ở trình độ cao đòi hỏi chủ thể phải trải
qua quá trình rèn luyện nhất định; bên cạnh đó kỹ năng còn phụ thuộc vào năng
khiếu và sở trƣờng của từng cá nhân.
1.3.4. Đánh giá kỹ năng làm việc hợp tác
Đặng Thành Hƣng đã chỉ ra rằng trên cơ sở cấu trúc thành phần của kỹ năng,
một kỹ năng có thể đƣợc đánh giá qua nhiều tiêu chí khác nhau [65]. Khai thác theo
quan điểm này, luận án cho rằng kỹ năng LVHT có thể đƣợc đánh giá qua 5 tiêu chí
cụ thể sau: tính đúng đắn, tính đầy đủ, tính thành thạo, tính hiệu quả, tính linh hoạt.
27
- Tính đúng đắn: Đánh giá về mức độ nhận biết mục đích, ý nghĩa, yêu cầu,
cách thức LVHT và thực hiện đúng các hoạt động LVHT.
- Tính đầy đủ: Đánh giá về việc đảm bảo thực hiện 5 kỹ năng LVHT thành
phần trong quá trình LVHT (kỹ năng thiết lập nhóm hợp tác, kỹ năng giao tiếp
nhóm, kỹ năng phân công nhiệm vụ, kỹ năng phát triển các mối quan hệ, kỹ năng
phối hợp hành động).
- Tính thành thạo: Đánh giá về mức độ thuần thục trong việc thực hiện các
hoạt động LVHT ở điều kiện cơ bản.
- Tính hiệu quả: Đánh giá về chất lƣợng, tiến độ trong quá trình LVHT ở
một khoảng thời gian chuẩn.
- Tính linh hoạt: Đánh giá về khả năng nhanh nhạy xử trí, ứng phó trong
quá trình LVHT cho phù hợp với tình hình thực tế, không cứng nhắc về nguyên tắc
(thực hiện sáng tạo) mà vẫn đảm bảo hiệu quả.
Các tiêu chí này cần đƣợc quan tâm, gắn liền với năm giai đoạn hình thành
và phát triển kỹ năng LVHT đã trình bày ở trên. Năm tiêu chí trên đây đều có vai
trò quan trọng nhƣ nhau trong đánh giá kỹ năng LVHT, vì vậy luận án đề xuất đánh
giá kỹ năng LVHT qua năm tiêu chí có trọng số bằng nhau (mỗi tiêu chí có thang
điểm là 2 điểm), với những biểu hiện cụ thể nhƣ trong Bảng 1.1 dƣới đây.
Bảng 1.1. Tiêu chí đánh giá kỹ năng làm việc hợp tác
Tiêu chí Biểu hiện
Tính đúng đắn
(2 điểm)
- Hiểu đúng về mục đích, ý nghĩa, yêu cầu và nắm vững cách
thức LVHT.
- Làm đúng nguyên tắc, kỹ thuật, thao tác thực hiện các hoạt
động LVHT.
Tính đầy đủ
(2 điểm)
- Thực hiện trọn vẹn các hoạt động của từng kỹ năng LVHT
thành phần.
- Thực hiện đƣợc đầy đủ cả 5 kỹ năng LVHT thành phần.
Tính thành thạo - Thực hiện thuần thục, có sự phối kết hợp các thao tác kỹ
28
(2 điểm) năng LVHT thành phần, đáp ứng mục đích và điều kiện của
hoạt động hợp tác.
Tính hiệu quả
(2 điểm)
- Đạt đƣợc mục đích đặt ra trƣớc khi LVHT.
- Thực hiện các hoạt động hợp tác đảm bảo thời gian dự kiến.
Tính linh hoạt
(2 điểm)
- Thực hiện các kỹ năng LVHT thành phần một cách ổn
định, vận dụng linh hoạt vào điều kiện khác nhau của hoạt
động hợp tác.
Có nhiều cách để phân chia mức độ của kỹ năng LVHT, song trong phạm vi
luận án, tác giả đề xuất việc đánh giá kỹ năng LVHT đƣợc chia thành 3 mức độ:
mức độ thấp, mức độ trung bình, mức độ cao dựa trên sự đánh giá tổng hợp của cả 5
tiêu chí này. Mỗi tiêu chí đƣợc đánh giá từ 0-2 điểm, theo các biểu hiện từ mức thấp
đến mức cao. Mức độ kỹ năng LVHT đƣợc thể hiện trên Bảng 1.2.
Bảng 1.2. Mức độ kỹ năng làm việc hợp tác
Tổng điểm Mức độ kỹ năng LVHT
0 - dƣới 5 điểm Thấp
5 - dƣới 7,5 điểm Trung bình
7,5 - 10 điểm Cao
Để đánh giá kỹ năng LVHT hiệu quả, quá trình thực hiện hoạt động đánh giá
cần đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, liên tục ngay từ giai đoạn tiếp nhận hiểu biết về
LVHT đến giai đoạn vận dụng sáng tạo kinh nghiệm LVHT vào những tình huống
khác nhau.
1.4. Một số vấn đề trong dạy học thực hành kỹ thuật theo hướng phát triển kỹ
năng làm việc hợp tác cho Sinh viên Sư phạm kỹ thuật
1.4.1. Nguyên tắc dạy học thực hành kỹ thuật theo hướng phát triển kỹ năng làm
việc hợp tác
Trên thực tế dạy học THKT có nhiều kiểu bài dạy khác nhau, phụ thuộc và
chủ đề và môn học thực hành: dạy THKT theo hệ thống động tác (thao tác), dạy
THKT theo hệ thống nguyên công (hay bƣớc công việc), dạy THKT theo hệ thống
sản phẩm, Dạy THKT theo hệ thống nguyên công - sản phẩm, dạy THKT theo hệ
29
thống đề tài kỹ thuật [36]. Song dù ở kiểu bài dạy nào, đều có những nguyên tắc
nhất định để phát triển kỹ năng LVHT cho SV.
Khi xem xét đến những nguyên tắc trong quá trình dạy học định hƣớng phát
triển kỹ năng LVHT thông qua các nhóm hợp tác, có rất nhiều quan điểm khác
nhau: Robyn M. Gillies & Adrian Ashman [86], SlavinR.E [89], Davison N [75]
Tuy nhiên, tổng kết những nghiên cứu về DHHT trên thế giới cho thấy những
nguyên tắc cơ bản của Johnson D.W và Johnson R.T [78] đƣa ra đƣợc thừa nhận
nhiều nhất. Cùng chung quan điểm này, tác giả cho rằng dạy học THKT định hƣớng
phát triển kỹ năng LVHT phải đảm bảo đƣợc năm nguyên tắc cơ bản sau:
+ Thứ nhất, phải tổ chức dạy học THKT theo nhóm.
Việc tổ chức dạy học THKT phụ thuộc vào mục tiêu, nội dung và điều kiện
cụ thể (đặc điểm ngành học, bậc học; số lƣợng ngƣời học; cơ sở vật chất, trang thiết
bị phục vụ dạy học) và thƣờng có 3 dạng tổ chức dạy học THKT cơ bản là theo
lớp, theo nhóm và theo cá nhân. Để có thể phát triển kỹ năng LVHT cho SV, hình
thức tổ chức dạy học THKT thuận lợi nhất là tổ chức theo nhóm. Đây là hình thức
tổ chức có sự kết hợp tính tập thể và tính cá nhân, trong đó SV từng nhóm dƣới sự
chỉ đạo của GV cùng hoạt động phối hợp, giúp đỡ, hợp tác với nhau để thực hiện
nhiệm vụ chung.
+ Thứ hai, phải tạo ra môi trường để các SV phụ thuộc lẫn nhau một cách
tích cực.
Sự phụ thuộc tích cực biểu hiện ở chỗ: Mỗi SV là một mắt xích trong dây
chuyền hoạt động của nhóm học tập hợp tác. Họ luôn có tinh thần hợp tác với nhau,
giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau trao đổi, bàn bạc. Sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích
cực tạo nên mối liên kết giữa sự thành công chung của nhóm và của một ngƣời, nếu
một ngƣời thực hiện phần việc của mình không hiệu quả, sẽ ảnh hƣởng đến kết quả
chung của cả nhóm. Chính vì vậy, các thành viên không chỉ có ý thức tự giác thực
hiện nhiệm vụ của mình, mà còn quan tâm đến sự tiến bộ của những thành viên
khác, luôn có tinh thần cố gắng giúp nhóm đạt đƣợc mục đích chung. Điều này cũng
chính là linh hồn của hoạt động dạy học theo THKT hƣớng phát triển kỹ năng
30
LVHT. Không có sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực thì các cá nhân trong
nhóm sẽ làm việc rời rạc, khó có sự hợp tác.
+ Thứ ba, đảm bảo sự tương tác, hỗ trợ giữa các cá nhân trong nhóm.
Mục đích của dạy học THKT định hƣớng phát triển kỹ năng LVHT là làm
cho mỗi SV trở thành các cá nhân tích cực, chủ động trong việc thiết lập các hoạt
động hợp tác với nhau. Điều đó có nghĩa là các SV nảy sinh nhu cầu làm việc cùng
nhau, tƣơng tác và hỗ trợ lẫn nhau trên cơ sở nhiệm vụ chung của nhóm hợp tác. Vì
vậy, GV phải tạo ra môi trƣờng thuận lợi để các SV trong một nhóm, các nhóm
khác nhau nhƣ đảm bảo về cơ sở vật chất, trang biết bị, không gian, thời gian phù
hợp; không chỉ LVHT trực tiếp trong nhà xƣởng, phòng thực hành mà còn có thể
LVHT ở mọi lúc mọi nơi với những thiết bị kết nối phổ biến nhƣ máy tính, smart-
phone, máy tính bảng..., từ đó tăng cƣờng động cơ làm việc, làm nảy sinh những
hứng thú mới, sẵn sàng chia sẻ những phát hiện mới để hoàn thành tốt hơn công
việc đƣợc giao.
+ Thứ tư, đảm bảo SV có trách nhiệm cá nhân cao.
Dạy học THKT định hƣớng phát triển kỹ năng LVHT phải tổ chức sao cho
mỗi SV đều phát huy đƣợc vai trò cá nhân, đóng góp nhất định vào hoạt động chung
của nhóm. Các SV trong nhóm hợp tác phụ thuộc lẫn nhau vì một nhiệm vụ chung,
nhƣng mỗi ngƣời đều chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ riêng, có tinh thần trách
nhiệm cá nhân cao và biết rằng kết quả cá nhân của mình sẽ ảnh hƣởng đến kết quả
của cả nhóm. Để đảm bảo nguyên tắc này, GV cần phải thiết kế đƣợc những nhiệm
vụ thực hành phù hợp, sao cho mỗi thành viên trong nhóm đều có công việc của
mình và các công việc này ràng buộc với nhau, họ buộc phải chia sẻ, hỗ trợ, động
viên lẫn nhau, đóng góp phần trách nhiệm của mình vào công việc chung nếu muốn
cả nhóm thành công.
+ Thứ năm, đảm bảo có phản hồi và điều chỉnh trong dạy học.
Kiểm tra, đánh giá phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên nhằm phản hồi những
thông tin cho cả GV và SV. Việc kiểm tra, đánh giá không chỉ dựa trên nội dung tri
thức, kỹ năng nghề nghiệp mà cả về tri thức, kỹ năng LVHT. Nhóm hợp tác phải
31
đƣợc đánh giá trong những hoạt động mà họ đã thực hiện, hoạt động nào có hiệu
quả, hoạt động nào chƣa đạt, chƣa phù hợp, hoạt động nào cần duy trì, hoạt động
nào cần thay đổi. Quá trình này giúp duy trì và củng cố, hoàn thiện các quan hệ giữa
các thành viên trong nhóm nhằm đạt hiệu quả cao nhất đồng thời điều chỉnh các
hoạt động không hiệu quả, từ đó dần nâng cao kỹ năng LVHT cho SV.
Năm nguyên tắc cơ bản trên đây cần phải đƣợc thực hiện một cách đồng bộ
trong quá trình dạy học để tạo ra những điều kiện cho môi trƣờng dạy học THKT
định hƣớng phát triển kỹ năng LVHT có hiệu quả. GV cần phải thành lập nhóm và
đƣa ra các nhiệm vụ, các tình huống học tập hợp lý để SV hiểu đƣợc rằng họ cần
phải LVHT cùng nhau, đƣa ra sự tƣơng trợ, ủng hộ và phải có trách nhiệm cá nhân
cao khi tiến hành công việc. Đồng thời, SV nhận thức đƣợc rằng khi phát huy kỹ
năng LVHT trong quá trình làm việc nhóm tất yếu sẽ giúp cho kết quả học tập đƣợc
nâng cao, chính vì vậy SV luôn chủ động tích cực, sáng tạo trong quá trình hợp tác
để cải thiện hiệu quả hoạt động nhóm.
1.4.2. Cấu trúc của dạy học thực hành kỹ thuật theo hướng phát triển kỹ năng
làm việc hợp tác
Cấu trúc dạy học THKT là mối liên hệ có quy luật giữa mục đích - nội dung
- phƣơng pháp - phƣơng tiện dạy học, thể hiện trong mối tƣơng quan và trình tự sắp
xếp của các giai đoạn trong bài dạy. Trên thực tế, dạy học THKT thƣờng mang tính
tích hợp với ý nghĩa các bài dạy vừa có lý thuyết, vừa cả thực hành, vừa có dạy khái
niệm đồng thời cũng có rèn luyện kỹ năng. Chính vì tính chất tích hợp của dạy học
THKT nên cấu trúc một bài dạy THKT có nhiều cách tiếp cận và thể hiện: cấu trúc
theo 3 giai đoạn, cấu trúc theo 4 giai đoạn, cấu trúc theo 6 bƣớc, cấu trúc theo dạy
học định hƣớng hoạt động. [36]
32
Căn cứ trên các cấu trúc dạy học THKT nêu trên, luận án đề xuất cấu trúc
của dạy học THKT theo hƣớng phát triển kỹ năng LVHT:
Hình 1.2. Cấu trúc của dạy học thực hành kỹ thuật theo hướng
phát triển kỹ năng làm việc hợp tác
* Về mục tiêu dạy học:
Mục tiêu của dạy học THKT định hƣớng phát triển kỹ năng LVHT một mặt
chú trọng việc vận dụng các kiến thức lý thuyết liên quan, hình thành và phát triển
các kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, một mặt phát triển ở ngƣời học những kỹ năng
LVHT, cách thức học tập, tinh thần, thái độ ứng xử trong môi trƣờng học tập hƣớng
vào việc chuẩn bị cho SV thích ứng với môi trƣờng lao động hợp tác, tham gia vào
đời sống xã hội, phát triển cộng đồng, làm hành trang trong nghề nghiệp tƣơng lai.
Đây là 2 mục tiêu kép trong dạy học THKT định hƣớng phát triển kỹ năng LVHT,
nó làm cho mối quan hệ trong dạy học THKT đƣợc cải thiện với sự tích cực tƣơng
tác để chiếm lĩnh tri thức, hình thành và phát triển kỹ năng nghề nghiệp trên cơ sở
đầy thiện chí, sẵn sàng trợ giúp lẫn nhau trong sự tƣơng tác giữa GV - SV; giữa SV
- SV. Và chính kỹ năng LVHT của SV sẽ tác động tích cực đến việc hình thành và
phát triển kỹ năng nghề nghiệp theo yêu cầu của dạy học THKT.
33
* Về thiết kế nhiệm vụ thực hành có tính hợp tác:
Nhiệm vụ thực hành kỹ thuật là hình thái đối tƣợng hóa của mục tiêu dạy học
THKT, đƣợc diễn ra dƣới hình thức các đối tƣợng hoạt động. Thiết kế nhiệm vụ
thực hành có tính hợp tác là một nhiệm vụ quan trọng của GV nhằm cụ thể hóa mục
tiêu trên cơ sở bốn yếu tố sau:
- Nội dung thực hành: Thực tế hiện nay cho thấy các giáo trình, tài liệu dạy
học THKT ở bậc đại học có nội dung phù hợp với kiểu dạy học thực hành truyền
thống, đặc trƣng là coi trọng tính hoạt động độc lập trong việc hình thành kỹ năng
nghề nghiệp cá nhân. Việc thiết lập tính tƣơng tác nhằm phát triển kỹ năng LVHT,
các hoạt động giữa SV-SV ít đƣợc quan tâm đến hoặc hầu nhƣ không có. Do đó,
muốn triển khai tổ chức dạy học theo hƣớng phát triển kỹ năng LVHT cho SV, GV
trƣớc hết phải lựa chọn các nội dung thực hành phù hợp để thiết kế, cấu trúc lại nội
dung này thành các nhiệm vụ thực hành có tính hợp tác.
- Phƣơng pháp thực hành: Phƣơng pháp thực hành có ảnh hƣởng rất quan
trọng đến hoạt động thiết kế nhiệm vụ thực hành có tính hợp tác. Trong dạy học
THKT, có nhiều phƣơng pháp, kỹ thuật dạy học khác nhau tùy theo mục đích, nội
dung của từng giai đoạn. Những phƣơng pháp, kỹ thuật dạy học đòi hỏi sự tham gia
theo nhóm SV thƣờng có ƣu thế hơn để GV thiết kế các nhiệm vụ thực hành có tính
hợp tác.
- Điều kiện tổ chức hoạt động thực hành: GV phải căn cứ vào các điều kiện
phục vụ quá trình tổ chức dạy học thực hành (cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ
thực hành, các nguyên vật liệu cần thiết để phục vụ cho nội dung thực hành) có thể
triển khai thực hành toàn lớp hoặc chia ca thực hành, đảm bảo để các nhóm thực
hiện thuận lợi nhiệm vụ thực hành đƣợc giao.
- Đặc điểm SV: GV phải hiểu rõ đối tƣợng SV của mình, đánh giá đƣợc mức
độ nhận thức, kỹ năng, thái độ, ý thức học tập, hoàn cảnh vùng miền, lối sống, thế
mạnh hiện có của SV. GV trên cơ sở đó có thể dự đoán trƣớc đƣợc những khó
khăn vƣớng mắc của SV trong quá trình giải quyết nhiệm vụ; dự đoán đƣợc khả
34
năng hiện có của SV nhằm thiết kế những nhiệm vụ phù hợp với “vùng phát triển
gần nhất”, kích thích SV phát triển và có những biện pháp tác động hợp lý.
* Về tổ chức hoạt động thực hành:
Tổ chức hoạt động thực hành là toàn bộ những cách thức tổ chức hoạt động
của GV và SV trong quá trình dạy học THKT ở thời gian và địa điểm nhất định với
những phƣơng pháp, phƣơng tiện dạy học cụ thể nhằm thực hiện những nhiệm vụ
dạy học. Tổ chức dạy học THKT theo hƣớng phát triển kỹ năng LVHT cho SV đòi
hỏi GV phải chuẩn bị các PPDH hợp tác, SV phải tiến hành học hợp tác bằng cách
sử dụng các kỹ năng LVHT. Các hình thức tổ chức dạy học phải đảm bảo cân đối,
hài hòa giữa việc hƣớng dẫn của thầy và tự luyện tập của trò, giữa củng cố lý thuyết
và hình thành kỹ năng thực hành; giữa dạy học theo lớp, nhóm và cá nhân, phát huy
đƣợc tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của SV trong các hoạt động hợp tác;
phù hợp với đặc trƣng môn học, đặc điểm đối tƣợng SV. GV luôn phải thay đổi vai
trò của mình, có lúc là ngƣời chỉ đạo phân công, lúc là ngƣời tƣ vấn, định hƣớng,
lúc là ngƣời quan sát, đánh giá GV không tham gia quá nhiều vào quá trình thực
hành của SV, nhƣng cũng không hoàn toàn giao khoán nhiệm vụ và đứng ngoài
những hoạt động của SV mà cần tham gia tƣ vấn, hỗ trợ khi cần thiết.
* Về kiểm tra, đánh giá:
Dạy học THKT định hƣớng phát triển kỹ năng LVHT cho SV không chỉ lấy
việc kiểm tra kỹ năng cá nhân làm trung tâm của việc đánh giá mà còn đánh giá kết
quả làm việc của cả nhóm, đánh giá khả năng phối hợp làm việc của SV trong
những tình huống ứng dụng khác nhau trên cơ sở LVHT.
Đặc thù của hoạt động dạy học THKT theo hƣớng phát triển kỹ năng LVHT
cho SV là tổ chức dạy học theo nhóm, do vậy tính đa dạng của các thành viên trong
nhóm cũng đặt ra yêu cầu đa dạng trong kiểm tra đánh giá. GV phải lựa chọn nhiều
phƣơng thức đánh giá để vừa có thể đánh giá chung kết quả của nhóm, vừa đánh giá
đƣợc kết quả của từng cá nhân. GV phải có kế hoạch đánh giá qua việc quan sát quá
trình thao tác, quá trình phối hợp LVHT của SV, qua sản phẩm của SV, kết quả làm
bài kiểm tra, qua trả lời miệng của SV... Những thông tin thu đƣợc đƣợc phân tích
35
theo các mức độ đánh giá của yêu cầu bài thực hành với tiêu chí rõ ràng và đƣợc lƣu
trữ thông qua sổ theo dõi hàng ngày. Từ kết quả kiểm tra, đánh giá thu đƣợc, GV có
thể xem xét có những điều chỉnh những nhiệm vụ thực hành hoặc điều chỉnh quá
trình tổ chức hoạt động thực hành cho phù hợp hơn nhằm đạt đƣợc mục tiêu dạy
học.
Nhƣ vậy, cấu trúc dạy học THKT theo hƣớng phát triển kỹ năng LVHT dựa
trên cấu trúc cơ bản của dạy học THKT, song đòi hỏi trong hoạt động dạy học phải
hƣớng đến chú trọng khai thác mối quan hệ phụ thuộc tích cực của SV - SV với
mục tiêu hình thành và phát triển phát triển kỹ năng LVHT bên cạnh việc hình
thành kỹ năng nghề nghiệp của SV theo yêu cầu học tập.
1.4.3. Hệ thống kỹ năng làm việc hợp tác cần phát triển cho sinh viên Sư phạm kỹ
thuật
1.4.3.1. Đặc điểm học tập của sinh viên Sư phạm kỹ thuật
* Sinh viên Sư phạm kỹ thuật
SV là lớp thanh niên trí thức ở lứa tuổi từ 18- 25 đang theo học tại các trƣờng
đại học, cao đẳng. Họ đã trƣởng thành về mặt thể chất, tâm lý cá nhân và tâm lý xã
hội, đang tích cực học tập, rèn luyện để có nghề nghiệp phục vụ cho cuộc sống
tƣơng lai. SV đang ở trong thời kỳ chuyển tiếp từ ngƣời học sang ngƣời lao động
độc lập, có ý thức. Họ là nguồn dự trữ cho đội ngũ chuyên gia trong các lĩnh vực
kinh tế, văn hóa khác nhau. Tuy nhiên, SV đang còn ngồi trên ghế nhà trƣờng, vẫn
còn phụ thuộc vào cha mẹ về mặt kinh tế, tình cảm, chƣa hoàn toàn tự lập và vẫn
cần sự giáo dục, định hƣớng, tƣ vấn của các thầy, cô giáo.
SV Sư phạm kỹ thuật là những người đang theo học chuyên ngành kỹ thuật
và nghiệp vụ sư phạm tại các trường Cao đẳng, Đại học Sư phạm với mục tiêu phấn
đấu trở thành giáo viên giảng dạy môn học Công nghệ, các môn học về kỹ thuật,
giáo viên dạy nghề trong các nhà trường phổ thông, chuyên nghiệp; ngoài ra có thể
làm việc tại các công ty, nhà máy, doanh nghiệp sản xuất hoặc trong lĩnh vực dịch
vụ kĩ thuật có liên quan.
36
Trong quá trình học tập, họ phải rèn luyện cả về phẩm chất nhà giáo và năng
lực chuyên môn kỹ thuật, cả về nghiệp vụ sƣ phạm. Cụ thể là:
+ Tu dƣỡng hình thành ý thức công dân, đạo đức, tác phong nhà giáo, nắm
vững đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về giáo dục.
+ Có lòng yêu nghề, nhiệt tình với sự nghiệp giáo dục, không quản ngại khó
khăn, gian khổ, gắn bó lâu dài với sự nghiệp giáo dục.
+ Rèn luyện, phát triển năng lực sƣ phạm, nắm vững đặc điểm tâm lý HS,
hình thành kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục, thiết lập mối quan
hệ giữa các lực lƣợng giáo dục, giữa HS - HS và các kỹ năng tổ chức kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập của HS.
+ Khác hẳn với các SV sƣ phạm ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội,
những SV Sƣ phạm kỹ thuật có một đặc thù riêng biệt, các nội dung học tập chủ yếu
dựa trên nền tảng khoa học kỹ thuật trong thực tiễn, nhiều nội dung thực hành đòi
hỏi phải hình thành kỹ năng, kỹ xảo, thực hiện đƣợc các thao tác kỹ thuật.
* Đặc điểm hoạt động học tập của sinh viên Sư phạm kỹ thuật
SV Sƣ phạm kỹ thuật có những đặc điểm sau đây:
Hoạt động học tập của SV Sư phạm kỹ thuật diễn ra có kế hoạch, phụ thuộc
vào nội dung, chương trình, thời hạn đào tạo và phương thức dạy học của các GV
trong nhà trường Sư phạm. Phƣơng tiện hoạt động học tập là thƣ viện, giáo trình,
phòng thực hành - thực nghiệm, các thiết bị của bộ môn và các điều kiện cơ sở vật
chất khác. Đặc trƣng hoạt động học tập của SV Sƣ phạm kỹ thuật là vừa học tập,
vừa tự nghiên cứu, vừa rèn luyện phẩm chất, năng lực kỹ thuật của giáo viên kỹ
thuật.
Hoạt động học tập của SV Sư phạm kỹ thuật mang tính nghề nghiệp. Các
trƣờng Sƣ phạm đào tạo ngành kỹ thuật không chỉ dạy cho SV kiến thức về xã hội,
về tâm lý giáo dục sƣ phạm, về kiến thức lý thuyết chuyên ngành mà còn giúp SV
có khả năng thực hiện các hoạt động THKT, có kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp để mỗi
SV phải trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực dạy học kỹ thuật sau này. Khoa
học SPKT nghiên cứu các đặc trƣng và mối quan hệ giữa con ngƣời và hệ thống kỹ
37
thuật - công nghệ, nghiên cứu các cơ sở lí luận về hoạt động, về tƣ duy kỹ thuật và
các quy luật phát triển khoa học công nghệ. [21]
Hoạt động học tập của SV Sư phạm kỹ thuật có liên quan chặt chẽ với quá
trình lao động nghề nghiệp. Nội dung học tập luôn có xu hƣớng thống nhất dạy -
học lý thuyết chuyên môn nghề với dạy - học thực hành nghề cơ bản, đó là việc tổ
chức dạy - học phƣơng pháp tích hợp lí thuyết và thực hành. Gần một nửa thời gian
học tập của SV Sƣ phạm kỹ thuật là THKT, nhiều nội dung học tập đòi hỏi phải tổ
chức các hoạt động theo nhóm; do đó tổ chức dạy học theo hƣớng phát triển kỹ
năng LVHT cho SV không chỉ giúp SV nâng cao kết quả học tập, mà còn là những
giờ học mẫu về PPDH thiết thực cho nghề nghiệp của họ sau này.
Hoạt động học tập của SV Sư phạm kỹ thuật vừa có tính chuyên môn, vừa có
tính nghiệp vụ. SV Sƣ phạm kỹ thuật không chỉ là nắm vững lí thuyết các môn kỹ
thuật chuyên ngành để có kỹ năng thực hành nghề kỹ thuật mà còn phải có nghiệp
vụ sƣ phạm vững vàng. Nghiệp vụ sƣ phạm của SV Sƣ phạm kỹ thuật có những
điểm khác biệt khác so với các chuyên ngành khác, có những đặc trƣng riêng về
kiến thức, năng lực chuyên môn và kỹ năng lao động nghề nghiệp của nghề, bao
gồm các công việc nhƣ soạn bài lý thuyết và thực hành, tổ chức giảng dạy trên lớp
và tại xƣởng - phòng thực hành, xây dựng kế hoạch giáo dục, thực hiện các hoạt
động kiểm tra đánh giá đặc thù kỹ thuật.
Những đặc điểm của hoạt động học tập của sinh viên Sƣ phạm kỹ thuật nói
trên đòi hỏi mỗi SV cần có những kỹ năng nhất định để đáp ứng đƣợc yêu cầu học
tập. Một trong những kỹ năng quan trọng mà SV cần phải có là kỹ năng LVHT.
1.4.3.2. Hệ thống kỹ năng làm việc hợp tác của sinh viên Sư phạm kỹ thuật
Kỹ năng LVHT của SV Sƣ phạm kỹ thuật có cấu trúc của kỹ năng LVHT,
song cũng có những đặc điểm riêng, phù hợp với đặc điểm học tập của SV Sƣ phạm
kỹ thuật, nhằm đảm bảo cho SV thực hiện có kết quả nhiệm vụ học tập của mình.
Luận án đề xuất cấu trúc kỹ năng LVHT của SV Sƣ phạm kỹ thuật gồm năm kỹ
năng thành phần với các biểu hiện cụ thể nhƣ sau:
38
* Kỹ năng thiết lập nhóm hợp tác
Bao gồm các biểu hiện sau:
1. Có tinh thần tích cực, sẵn sàng tham gia nhóm hợp tác.
2. Xác định đúng mục tiêu, yêu cầu của nhiệm vụ hợp tác.
3. Xác định những điều kiện, phƣơng tiện cần thiết để tiến hành hợp tác.
4. Đánh giá đƣợc ƣu điểm, hạn chế và trách nhiệm của bản thân trong nhóm.
5. Đánh giá đƣợc nhu cầu, khả năng, đặc điểm tâm sinh lý của các thành viên
trong nhóm.
* Kỹ năng giao tiếp nhóm
Bao gồm các biểu hiện sau:
1. Xác định mục đích giao tiếp phù hợp với đối tƣợng và ngữ cảnh.
2. Lựa chọn nội dung, cách thức, phƣơng tiện giao tiếp phù hợp.
3. Sử dụng hiệu quả ngôn ngữ kết hợp với phi ngôn ngữ khi giao tiếp.
4. Tiếp nhận đƣợc các nội dung, văn bản về kỹ thuật, khoa học công nghệ.
5. Chủ động, tự tin và làm chủ trạng thái cảm xúc của bản thân khi giao tiếp.
6. Lắng nghe và tổng hợp ý kiến của ngƣời khác.
* Kỹ năng phân công nhiệm vụ
Bao gồm các biểu hiện sau:
1. Xác định và thiết kế đƣợc công việc của cá nhân và của cả nhóm phù hợp
với yêu cầu và nhiệm vụ.
2. Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ của cá nhân phù hợp với hoạt động
nhóm.
3. Theo dõi tiến độ công việc của các thành viên trong nhóm để điều hòa,
phối hợp.
4. Đánh giá, kiểm tra và điều chỉnh kịp thời các hoạt động của cá nhân và cả
nhóm.
* Kỹ năng phát triển các mối quan hệ
Bao gồm các biểu hiện sau:
1. Nhận biết và thấu cảm đƣợc suy nghĩ, tình cảm, thái độ của ngƣời khác.
39
2. Tạo không khí vui vẻ, đoàn kết trong quá trình hợp tác.
3. Khích lệ, động viên và sẵn sàng giúp đỡ các thành viên khác.
4. Tiếp nhận và chia sẻ thông tin, tài liệu có liên quan nhằm tạo sự thành
công cho bạn và cho nhóm.
5. Phát hiện và hóa giải mâu thuẫn trong quá trình hợp tác.
6. Biết tranh thủ sự giúp đỡ của GV và các thành viên trong nhóm.
* Kỹ năng phối hợp thao tác thực hành:
Bao gồm các biểu hiện sau:
1. Thao tác đúng kỹ thuật, phối hợp đồng bộ, nhất quán với hoạt động của
nhóm.
2. Học hỏi, tiếp nhận kiến thức, thao tác, kỹ năng, kỹ xảo từ các thành viên
khác khi thực hành.
3. Hƣớng dẫn, hỗ trợ những kiến thức, thao tác, kỹ năng, kỹ xảo từ các thành
viên khác khi thực hành.
4. Phân phối thời gian, sử dụng dụng cụ, nguyên liệu của nhóm khoa học,
hợp lý.
5. Đánh giá, rèn luyện và hoàn thiện thao tác của cá nhân và nhóm.
Nhiệm vụ cơ bản của SV Sƣ phạm kỹ thuật là học tập để tiếp thu kiến thức,
kỹ năng, kỹ xảo, phát triển phẩm chất và năng lực nghề nghiệp để đáp ứng đƣợc yêu
cầu dạy học kỹ thuật trong giai đoạn phát triển khoa học kỹ thuật hiện nay. Hình
thành đƣợc hệ thống kỹ năng LVHT gồm 5 kỹ năng thành phần trên đây sẽ giúp SV
Sƣ phạm kỹ thuật có nhiều thuận lợi để hoàn thành đƣợc những yêu cầu đó. Các kỹ
năng này có mối quan hệ biện chứng với nhau, sự phát triển của kỹ năng này là cơ
sở để phát triển các kỹ năng khác và ngƣợc lại.
1.4.4. Các yêu cầu của dạy học thực hành kỹ thuật theo hướng phát triển kỹ năng
làm việc hợp tác cho sinh viên Sư phạm
* Về phía giảng viên:
- Nhận thức của GV về sự cần thiết phải phát triển kỹ năng LVHT cho SV là điều
kiện tiên quyết và có tác động trực tiếp đến kết quả dạy học THKT theo hƣớng phát
40
triển kỹ nă...hề nghiệp hiện nay:.; Thâm niên công tác:
Đơn vị công tác:
Xin chân thành cảm ơn!
179
PHỤ LỤC 8
PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN SINH VIÊN
(Dành cho sinh viên Sư phạm kỹ thuật)
Với kinh nghiệm học tập của mình, bạn vui lòng cho biết ý kiến của mình về
một số vấn đề có liên quan đến kỹ năng làm việc hợp tác (LVHT).
1. Bạn vui lòng cho biết những thành phần kỹ năng LVHT tác cần thiết đối với
SV Sƣ phạm kỹ thuật hiện nay?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
2. Trong những thành phần kỹ năng LVHT nêu trên, thành phần nào bạn
đánh giá là quan trọng nhất đảm bảo thành công trong học tập hợp tác?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
3. Theo bạn, hiện nay SV thƣờng yếu nhất thành phần kỹ năng LVHT nào?
Tại sao?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
4. Theo bạn, những yếu tố nào ảnh hƣởng tới phát triển kỹ năng LVHT của SV
Sƣ phạm trong quá trình dạy học THKT?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn ý kiến của bạn!
SV-03
180
PHỤ LỤC 9
DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA ĐƢỢC XIN Ý KIẾN
TT Chuyên gia
Chuyên môn
nghiên cứu
Cơ quan công tác
01 PGS.TS. Nguyễn Trọng Khanh Lý luận và PPDH ĐHSP Hà Nội
02 PGS.TS. Đặng Văn Nghĩa Lý luận và PPDH ĐHSP Hà Nội
03 PGS.TS. Nguyễn Văn Khôi Lý luận và PPDH ĐHSP Hà Nội
04 TS. Lê Xuân Quang Lý luận và PPDH ĐHSP Hà Nội
05 ThS. Phạm Khánh Tùng Kỹ thuật điện ĐHSP Hà Nội
06 ThS. Nguyễn Thị Mai Lan Điện - Điện tử ĐHSP Hà Nội
07 ThS. Nguyễn Văn Đƣờng Kỹ thuật điện ĐHSP Hà Nội
08 ThS. Đặng Minh Đức Kỹ thật điện ĐHSP Hà Nội
09 ThS. Đặng Ngọc Trƣờng Động cơ đốt trong ĐHSP Hà Nội
10 TS. Nguyễn Văn Hạnh Lý luận và PPDH ĐHBK Hà Nội
11 TS. Hoàng Thị Phƣơng Kỹ thuật điện tử ĐHSP kỹ thuật Nam Định
12 ThS. Nguyễn Thị Hòa Kỹ thuật điện tử ĐHSP kỹ thuật Nam Định
13 ThS. Trần Thanh Sơn Kỹ thuật điện tử ĐHSP kỹ thuật Nam Định
14 ThS. Phạm Văn Phi Kỹ thuật điện tử ĐHSP kỹ thuật Nam Định
15 ThS. Nguyễn Thị Duyên Kỹ thuật điện tử ĐHSP kỹ thuật Nam Định
16 ThS. Trần Ngọc Đức Kỹ thuật điện tử ĐHSP kỹ thuật Nam Định
17 ThS. Trần Quang Huy Kỹ thuật cơ khí ĐHSP kỹ thuật Nam Định
18 ThS. Vũ Ngọc Thƣơng Kỹ thuật cơ khí ĐHSP kỹ thuật Nam Định
19 ThS. Cao Thị Hằng Kỹ thuật cơ khí ĐHSP kỹ thuật Nam Định
20 ThS. Lê Thanh Kỹ thuật Cơ khí ĐHSP kỹ thuật Nam Định
21 ThS. Trần Công Chính Kỹ thuật cơ khí ĐHSP kỹ thuật Nam Định
22 ThS. Vũ Ngọc Hoàn Kỹ thuật điện ĐHSP kỹ thuật Nam Định
181
23 ThS. Vũ Tiến Lập Kỹ thuật điện ĐHSP kỹ thuật Nam Định
24 ThS. Trần Thị Hiền Kỹ thuật điện ĐHSP kỹ thuật Nam Định
25 ThS. Trần Thị Nhung Kỹ thuật điện ĐHSP kỹ thuật Nam Định
26 ThS. Đào Thị Hằng Điện công nghiệp ĐHSP kỹ thuật Nam Định
27 TS. Lê Thị Quỳnh Trang Lý luận và PPDH Đại học KTCN Thái Nguyên
28 ThS. Lý Việt Anh Kỹ thuật Cơ khí Đại học KTCN Thái Nguyên
29 TS. Nguyễn Thị Mai Hƣơng Kỹ thuật điện Đại học KTCN Thái Nguyên
30 ThS. Dƣơng Trọng Đại Kỹ thuật Cơ khí Đại học KTCN Thái Nguyên
31 ThS. Nguyễn Thị Thu Dung Kỹ thuật Cơ khí Đại học KTCN Thái Nguyên
32 ThS. Trần Thị Thanh Huyền Kỹ thuật điện Đại học KTCN Thái Nguyên
33 ThS. Lại Thị Thanh Hoa Kỹ thuật điện Đại học KTCN Thái Nguyên
34 ThS. Bùi Minh Nguyệt Lý luận và PPDH CĐSP Nam Định
35 ThS. Phạm Thị Nhạn Lý luận và PPDH CĐSP Nam Định
Danh sách gồm có 35 người.
182
PHỤ LỤC 10
GIÁO ÁN THỰC HÀNH
Môn học: Thực hành điện cơ bản
Giáo án số: 01
Tên bài học: An toàn điện
Số tiết: 6 Thời gian: 300 phút
Thực hiện: từ ngày . đến ngày . tháng 02 năm 2019
I. PHẦN GIỚI THIỆU
- Vị trí bài học: bài học đầu tiên trong môn học Thực hành điện cơ bản.
- Ý nghĩa: trang bị kiến thức về đảm bảo an toàn điện và các biện pháp xử lý khi
xảy ra mất an toàn trong thực tập, sản xuất.
- Điều kiện tiên quyết môn học: Điện tử cơ bản 1, Mạch điện 1.
II. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức:
- Hiểu đƣợc tác hại của dòng điện với cơ thể ngƣời.
- Biết các trƣờng hợp tiếp xúc với điện cần tránh.
- Biết các thiết bị và dụng cụ cần thiết cho an toàn điện, cách cấp cứu ngƣời bị
điện giật.
2. Về kỹ năng:
- Biết cách sử dụng đúng các dụng cụ, thiết bị điện an toàn.
- Biết cách nối đất bảo vệ các thiết bị điện.
- Biết cách xử lý khi có tai nạn điện giật.
- Vận dụng đƣợc an toàn điện vào cuộc sống, vào quá trình thực hành.
3. Về thái độ:
- Có ý thức liên hệ thực tiễn, đảm bảo an toàn điện trong quá trình thực hành và
trong cuộc sống hàng ngày.
III. CHUẨN BỊ
1. Giảng viên
- Đề cƣơng bài giảng môn học.
183
- Tìm hiểu đối tƣợng SV, thiết kế các nhiệm vụ học tập hợp tác dựa trên nội dung
bài học, dự kiến phân công các nhóm thực hành có các thành viên đa dạng.
- Xây dựng hệ thống tài liệu, diễn đàn môn học ứng dụng CNTT có nội dung về
kỹ năng LVHT, các tài liệu đa phƣơng tiện về bài học An toàn điện, các nhiệm vụ
thực hành, chuyển trƣớc cho SV.
- Đồ dùng, thiết bị hƣớng dẫn thực hành: Laptop, máy chiếu, tranh vẽ phục vụ cho
bài học.
- Các vật tƣ, thiết bị: Găng tay cao su (5 đôi), Ủng cao su (5 đôi), Bút thử điện (5
cái), Kìm cách điện (5 cái), Tuavít (5 cái), Kính bảo hộ (5 cái), Thảm cao su (2
tấm), Dây đồng tiết diện 6 - 25mm2 (20m), Dây dẫn tiết diện 2,5mm2 (20m).
- Hình thức tổ chức dạy học theo nhóm, phƣơng pháp đánh giá kỹ năng và sản
phẩm thực hành của SV: kiểm tra trực tiếp quá trình thực hành của các nhóm SV và
qua báo cáo thực hành từng cá nhân.
2. Sinh viên
- Tiếp nhận, nghiên cứu các văn bản, tài liệu liên quan trƣớc khi lên lớp.
- Có tinh thần, thái độ tích cực trong quá trình chuẩn bị cho bài học.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp học (thời gian): 5 phút
- Kiểm tra sĩ số lớp.
- Nội dung nhắc nhở SV: đảm bảo nội quy an toàn điện cũng nhƣ an toàn lao động
của cả học phần.
2. Thực hiện bài học: 290 phút
Nội dung bài giảng Thời
gian
Phƣơng
pháp
Các hoạt động của GV và SV
GV SV
(1) (2) (3) (4) (5)
A. DẪN NHẬP
(Gợi mở, trao đổi
phương pháp học, tạo
tâm thế tích cực của
người học)
10
phút
Phát vấn
- Các bạn hãy kể tên các
thiết bị điện trong gia
đình/phòng trọ của các
bạn?
Suy nghĩ, trả lời
184
Trình
chiếu
hình ảnh
trực quan
Thuyết
trình
- Nếu không có các thiết
bị này, cuộc sống sẽ thế
nào?
Vận hành và sử dụng các
thiết bị điện là hoạt động
không thể thiếu trong
cuộc sống hàng ngày của
con ngƣời. Do vậy, việc
sử dụng hệ thống điện,
thiết bị điện thế nào cho
an toàn có tầm quan
trọng rất lớn. Các nội
dung này sẽ đƣợc giới
thiệu trong bài học.
Quan sát, trả lời
Lắng nghe và quan
sát, ghi chép
B. HƢỚNG DẪN
BAN ĐẦU
- Giới thiệu mục tiêu bài
học
- Phân công các nhóm
và vị trí làm việc
- Hƣớng dẫn LVHT
* Trình bày các nội
dung lí thuyết:
1. Tác hại của dòng
điện đối với cơ thể
ngƣời
2. Các trƣờng hợp
chạm điện của ngƣời
(135
phút)
3 phút
5 phút
7 phút
15
phút
15
phút
Thuyết
trình
Thuyết
trình
Thuyết
trình
Thuyết
trình,
Trực
quan
Thuyết
trình,
Trực
Trình bày mục tiêu về
kiến thức, kỹ năng, thái
độ
Phân công theo dự kiến
Trình bày một số điểm
chính cần lƣu ý khi thực
hành theo nhóm hợp tác
GV trình bày các nội
dung, sử dụng tranh ảnh,
video phù hợp.
GV trình bày 5 trƣờng
hợp thƣờng gặp: Chạm
trực tiếp vào dây 1 pha,
Lắng nghe và quan
sát, ghi chép
Sử dụng kỹ năng
thiết lập nhóm hợp
tác
SV tìm hiểu trƣớc
ở nhà, sử dụng Sổ
tay kỹ năng LVHT
khi tiến hành làm
việc nhóm.
Lắng nghe và quan
sát, thảo luận
nhóm.
Lắng nghe và quan
sát, thảo luận
nhóm.
185
3. An toàn điện trong
sản xuất và sinh hoạt
* Hƣớng dẫn các
nội dung thực hành:
1. Sử dụng các thiết bị
bảo vệ
2. Nối đất, nối trung
tính bảo vệ
3. Xử lí khi có ngƣời
bị tai nạn
15
phút
25
phút
20
phút
30
phút
quan
Thuyết
trình,
làm mẫu
Thuyết
trình,
làm mẫu
Phát vấn
Kỹ thuật
khăn trải
bàn
Thuyết
trình,
làm mẫu
Thuyết
trình,
Trực
Chạm trực tiếp vào dây 2
pha, Chạm vào các thiết
bị có rò điện, Tiếp xúc
với điện áp cao, Đi vào
vùng có điện áp bƣớc.
GV trình bày 3 phƣơng
pháp thƣờng sử dụng:
Chống chạm vào các bộ
phận mang điện, Sử dụng
các dụng cụ bảo vệ an
toàn, Nối đất và nối trung
tính bảo vệ.
GV giới thiệu và thao tác
sử dụng găng tay, ủng
cao su, bút thử điện, kìm
cách điện, tuavít, kính
bảo hộ, thảm cao su.
GV giới thiệu và thao tác
cách sử dụng các đồng
hồ đo U,I,R, đồng hồ vạn
năng.
Trong các dụng cụ đo,
kim chỉ ở khoảng nào
của thang đo là tốt nhất?
Làm thế nào để phát hiện
và khắc phục sai số trên
các dụng cụ đo này?
Dùng một dây dẫn
(đƣờng kính > 0,7 lần
đƣờng kính dây pha) để
nối vỏ thiết bị điện với
dây trung tính của mạng
điện.
Trình bày 2 bƣớc xử lý
ngƣời bị tai nạn điện:
- Bƣớc 1: Giải thoát nạn
Lắng nghe và quan
sát, phối hợp thao
tác thực hành.
Lắng nghe và quan
sát, thảo luận, thực
hành
Lắng nghe và quan
sát, thảo luận, thực
hành
Thảo luận nhóm
bằng kỹ thuật khăn
trải bàn
Lắng nghe, quan
sát, phân công
nhiệm vụ và phối
hợp thực hành theo
từng nhóm.
Lắng nghe, quan
sát, thảo luận theo
nhóm.
186
quan
PP tình
huống
nhân khỏi nguồn điện.
- Bƣớc 2: Sơ cứu nạn
nhân (Làm thông đƣờng
thở Hô hấp nhân tạo
xoa bóp tim ngoài
lồng ngực).
Đƣa ra nhiệm vụ xử lý
một số tình huống tai nạn
điện, yêu cầu SV phải
phối hợp với nhau bằng
kỹ thuật đóng vai.
(GV quan sát, tư vấn,
hướng dẫn)
LVHT theo nhóm,
phân công nhiệm
vụ và phối hợp
thực hành xử lý
theo quy trình.
C. HƢỚNG DẪN
THƢỜNG XUYÊN
(Hướng dẫn SV rèn
luyện để hình thành
và phát triển kỹ năng)
1. Hƣớng dẫn phân
tích lý thuyết, sử dụng
các thiết bị bảo vệ
điện
2. Hƣớng dẫn các
phƣơng pháp kiểm tra
và xử lý lỗi khi xảy ra
sự cố điện
(125
phút)
80
phút
45
phút
PP tình
huống,
Kỹ thuật
khăn trải
bàn
PP tình
huống,
Kỹ thuật
khăn trải
bàn
GV đƣa ra các tai nạn
thƣờng gặp về điện, phân
công 3 nhóm giải quyết 3
vấn đề sau: Giải thích
nguyên nhân, Biện pháp
xử lý tình huống (thực
hiện thao tác nếu có),
Cách phòng tránh những
tai nạn trên.
Một mạch điện bị chuột
cắn dây dẫn đến chập
điện, hãy đƣa ra các bƣớc
khắc phục.
(GV quan sát, tư vấn,
hướng dẫn)
LVHT theo nhóm,
sử dụng kỹ thuật
khăn trải bàn, giải
quyết nhiệm vụ
đƣợc phân công.
Bằng kỹ thuật khăn
trải bàn, sử dụng kỹ
năng LVHT phân
tích nguyên nhân
và phân công thao
tác thực hành.
D. HƢỚNG DẪN
KẾT THÚC
- Đánh giá kết quả học
tập và tinh thần LVHT
của từng nhóm, từng
SV.
15
phút
Thuyết
trình
Đánh giá mục tiêu bải
học, hƣớng dẫn SV xem
lại Sổ tay kỹ năng
LVHT, đánh giá và tự
Lắng nghe, phân
tích
187
- Giải đáp những thắc
mắc.
- Phân công chuẩn bị
cho bài thực hành tiếp
theo.
đánh giá quá trình làm
việc của nhóm.
Trả lời các câu hỏi của
SV
Gửi một số nội dung, tài
liệu và yêu cầu của bài
thực hành số 2 “Kỹ thuật
nối dây” qua internet cho
SV.
Lắng nghe, có ý
kiến
SV thảo luận
nhóm, phân công
thực hiện.
E. HƢỚNG DẪN
TỰ RÈN LUYỆN
GV đƣa ra những nội
dung để SV tiếp tục
LVHT theo nhóm
bằng các ứng dụng
Facebook, Zalo,
Google Office
5 phút
Thuyết
trình,
Trực
quan
SV thảo luận
nhóm, thực hiện.
3. Củng cố bài học: 3 phút
- Tầm quan trọng của an toàn điện và cách xử lý khi có tai nạn điện.
- Cách sử dụng các dụng cụ, thiết bị điện an toàn.
4. Giao nhiệm vụ thực hành cho SV: 2 phút
- Viết báo cáo thực hành cá nhân theo mẫu.
5. Rút kinh nghiệm sau tiết giảng:
- Về nội dung: -------------------------------------------------------------------------------
- Về phƣơng pháp: ---------------------------------------------------------------------------
- Về phƣơng tiện: ----------------------------------------------------------------------------
- Về thời gian: --------------------------------------------------------------------------------
- Về SV: ---------------------------------------------------------------------------------------
Ngày tháng . năm 2019
Tổ bộ môn thông qua Giảng viên
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
188
PHỤ LỤC 11
PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN CHUYÊN GIA
VỀ CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC THỰC HÀNH KỸ THUẬT THEO HƢỚNG PHÁP
TRIỂN KỸ NĂNG LÀM VIỆC HỢP TÁC CHO SINH VIÊN
Kính thưa Thầy (Cô)
Kỹ năng làm việc hợp tác (LVHT) là một trong những kỹ năng quan trọng
cần phải chú trọng cho sinh viên (SV) trong giai đoạn hiện nay. Chính vì thế, chúng
tôi đang tiến hành nghiên cứu đề tài “Dạy học thực hành kỹ thuật theo hƣớng
phát triển kỹ năng làm việc hợp tác cho sinh viên Sƣ phạm”. Chúng tôi rất
mong nhận đƣợc các ý kiến nhận xét, góp ý của các Thầy/Cô bằng cách đánh dấu
() hoặc khoanh tròn vào ô thích hợp.
Những ý kiến đóng góp của Thầy (Cô) có nhiều ý nghĩa về mặt nghiên cứu cho đề tài.
Xin chân thành cảm ơn Thầy (Cô) đã cộng tác và giúp đỡ.
THÔNG TIN CÁ NHÂN
Xin Thầy/Cô vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân:
1. Họ và Tên:.................................;Năm sinh: .............;Giới tính: Nam:; Nữ:
3. Trình độ học vấn: Đại học: ; Thạc sĩ : ; Tiến sĩ: ; TSKH:
4. Chức danh: ...............................
5. Công việc đảm nhiệm: Quản lý: ; Dạy lý thuyết: ; Dạy thực hành:
6. Đơn vị công tác:.....................................................; Thâm niên: ...............
Chuyên môn nghiên cứu:
PHẦN NỘI DUNG KHẢO SÁT
I. Đánh giá những nội dung cơ bản đƣợc đề xuất về kỹ năng LVHT
Nội dung
Đánh giá
Khoa
học,
chính
xác, toàn
diện
Khoa học,
chính xác
song chưa
đầy đủ
Khoa học,
độ chính
xác không
cao
Chưa khoa
học, chưa
chính xác
Khái niệm kỹ năng LVHT
Cấu trúc kỹ năng LVHT
Hệ thống kỹ năng LVHT của SV
SPKT
189
Ý kiến khác:...........................................................................................................................
..................................................................................................................................................
II. Đánh giá về 5 biện pháp đƣợc đề xuất trong dạy học THKT theo hƣớng
phát triển kỹ năng LVHT cho SV
3 - Mức cao, 2 -Mức vừa, 1 - Mức thấp
Nội dung đánh giá
Tính khoa
học, logic
Tính khả thi
Tính hiệu
quả
Biện pháp 1: Nâng cao tri thức về LVHT cho
SV qua Sổ tay làm việc hợp tác
3 2 1 3 2 1 3 2 1
Biện pháp 2: Thiết kế tiến trình dạy học
THKT theo hƣớng phát triển kỹ năng LVHT
3 2 1 3 2 1 3 2 1
Biện pháp 3: Sử dụng các phƣơng pháp và kỹ
thuật dạy học hợp tác
3 2 1 3 2 1 3 2 1
Biện pháp 4: Xây dựng môi trƣờng hợp tác
qua ứng dụng CNTT và truyền thông
3 2 1 3 2 1 3 2 1
Biện pháp 5: Đánh giá dạy học THKT tập
trung vào kỹ năng LVHT
3 2 1 3 2 1 3 2 1
Ý kiến khác về biện pháp:.......................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
III- Đánh giá về hiệu quả ứng dụng các biện pháp vào dạy học Thực hành điện cơ bản
(Dành cho Chuyên gia có chuyên ngành kỹ thuật điện)
1. Tính logic của tiến trình thiết kế nhiệm vụ thực hành và tổ chức hoạt động thực hành ở
mức nào:
Logic cao
Bình thƣờng
Không logic
2. Các nhiệm vụ thực hành đƣợc thiết kế phù hợp với năng lực SV ở mức nào?
Phù hợp
Bình thƣờng
Không phù hợp
3. Các biện pháp dạy học Thực hành điện cơ bản sẽ phát triển kỹ năng LVHT của SV ở mức
độ:
Rất tốt
Tốt
190
Bình thƣờng
4.Các biện pháp dạy học Thực hành điện cơ bản sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng học tập của
SV theo hƣớng:
Tốt lên
Không ảnh hƣởng
Kém đi
5.Tính khả thi của các biện pháp dạy học Thực hành điện cơ bản ở mức:
Khả thi
Bình thƣờng
Không khả thi
Một số ý kiến khác:......................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
Kính chúc Thầy (Cô) sức khỏe và hạnh phúc!
191
PHỤ LỤC 12
SỔ TAY KỸ NĂNG LÀM VIỆC HỢP TÁC
I. Phần thứ nhất: Tổng quan về kỹ năng làm việc hợp tác
1.1. Khái niệm kỹ năng làm việc hợp tác
Kỹ năng làm việc hợp tác là tập hợp những hoạt động được thực hiện một
cách có ý thức, có kỹ thuật trong quá trình phối hợp với người khác trên cơ sở vận
dụng tri thức, phương thức hành động để đạt được kết quả chung.
LVHT đƣợc thể hiện bằng 2 dạng chính: hoạt động trí óc và hoạt động cơ bắp.
Quá trình phối hợp với ngƣời khác đƣợc thực hiện ở cả hoạt động trí óc và
hoạt động chân tay, diễn ra ở mọi mặt trong đời sống của con ngƣời: từ hoạt động
học tập, giảng dạy của HS-SV-GV trong nhà trƣờng, hoạt động lao động của các
nhóm công nhân trong nhà máy, xí nghiệp, hoạt động của các nhà nghiên cứu trong
phòng thí nghiệm cho đến hoạt động liên kết, cộng tác giữa các công ty, các tổ
chức, các quốc gia trên toàn cầu.
1.2. Đặc điểm của kỹ năng làm việc hợp tác
- Thứ nhất, kỹ năng LVHT là mặt kỹ thuật của thao tác hay hành động nhất định.
Kỹ năng LVHT là sản phẩm của hoạt động thực tiễn dần đƣợc hoàn thiện và
phát triển qua quá trình làm việc với ngƣời khác chứ không mang tính bẩm sinh.
Kỹ năng LVHT luôn xuất phát từ kiến thức về đối tƣợng tác động và ý thức
về sự hợp tác với ngƣời khác.
Ví dụ: Cầu thủ muốn LVHT trong bóng đá, họ phải biết kiến thức về bóng
đá, và cũng phải biết chuyền bóng cho đồng đội ghi bàn.
- Thứ hai, kỹ năng LVHT có nền tảng cơ bản là sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích
cực của các cá nhân cùng tham gia hoạt động chung.
Sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực tạo nên môi trƣờng để kỹ năng
LVHT đƣợc phát huy, tạo ra mối liên kết giữa sự thành công chung của nhóm và
của cá nhân.
Ví dụ: Nếu doanh nghiệp xuất khẩu và các hộ nông dân cùng ký kết làm việc
hợp tác với nhau để xuất khẩu vải thiều, doanh nghiệp sẽ hỗ trợ kỹ thuật và đặt hàng
đầu ra để nông dân nâng cao chất lƣợng, năng suất sản phẩm, còn nông dân sẽ cố
gắng tuân thủ các cam kết với doanh nghiệp để ổn định kinh tế lâu dài.
192
- Thứ ba, kỹ năng LVHT vừa mang tính ổn định vừa mang tính mềm dẻo, linh hoạt
và sáng tạo.
Kỹ năng LVHT phải đƣợc dựa trên cơ sở nền tảng mỗi cá nhân, vận dụng
đem lại hiệu quả cho hoạt động trong những điều kiện khác nhau, phù hợp với từng
đối tƣợng hợp tác khác nhau.
Ví dụ: làm việc với đối tác nói nhiều mình phải lắng nghe nhiều hơn, làm
việc với đối tác nóng tính mình phải nhẹ nhàng hơn.
- Thứ tư, cơ chế hình thành kỹ năng LVHT thực chất là cơ chế phối hợp hoạt động,
hành động trong các hoạt động nhóm khác nhau.
Việc phân chia công việc cho các thành viên trong nhóm có vai trò quan
trọng đến kết quả chung của cả nhóm. Từng thành viên trong nhóm nếu cùng chia
sẻ, hỗ trợ, động viên lẫn nhau, đóng góp vai trò cá nhân của mình vào công việc
chung của nhóm thì kết quả sẽ tăng gấp bội.
Ví dụ: Ngày 12/02/2019 tại vùng biển Gio Linh - Quảng Trị, một tàu đánh cá
phát hiện ra dòng cá bè xác lớn, huy động các tàu cá xung quanh mình cùng hợp tác
quây lại với mục tiêu bắt đàn cá, mỗi tàu đều phát huy ngƣ cụ, bố trí đứng cách
nhau 1 hải lý, bắt đƣợc đàn cá 135 tấn, thu đƣợc 8 tỷ đồng. Nếu không hợp tác thì
tàu cá ban đầu chỉ bắt đƣợc một phần nhỏ đàn cá bởi mỗi tàu cá chỉ có công năng
khai thác tối đa 20 tấn cá.
1.3.3. Cấu trúc của kỹ năng làm việc hợp tác
Hình 1. Cấu trúc của kỹ năng làm việc hợp tác
193
Kỹ năng thiết lập nhóm hợp tác: Một nhóm hợp tác bao gồm những thành
viên cùng có chung mục đích và lợi ích, đƣợc thiết lập trên cơ sở tự nguyện, cần
đƣợc thiết lập dựa trên mối quan hệ tích cực của các thành viên trong nhóm, tạo bầu
không khí thân thiện và cởi mở trƣớc khi bắt đầu công việc.
Kỹ năng giao tiếp nhóm: Mỗi thành viên cần biết lắng nghe, biết cách thức
truyền tải thông điệp bằng nhiều cách khác nhau và phân tích, tiếp nhận thông tin
trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.
Kỹ năng phân công nhiệm vụ: Mỗi thành viên đều phải xác định đƣợc
nhiệm vụ, vai trò của bản thân và của nhóm, thống nhất cách thức thực hiện nhiệm
vụ của từng cá nhân và của nhóm, phân công công việc phù hợp với nhu cầu, năng
lực của cá nhân, hoặc luân phiên đảm nhận các vai trò, nhiệm vụ khác nhau có thể
là ngƣời điều khiển nhóm, ngƣời ghi chép, ngƣời báo cáo, ngƣời theo dõi hoạt động
nhóm; thƣờng xuyên theo dõi tiến độ, đánh giá công việc của các thành viên trong
nhóm để điều hòa, phối hợp, đảm bảo công việc đƣợc diễn ra hiệu quả.
Kỹ năng phát triển các mối quan hệ: Từng cá nhân sẽ phải thƣờng xuyên
tạo ra không khí tích cực, cùng khích lệ, hỗ trợ nhau phát huy sức mạnh tổng hợp,
bên cạnh đó cũng phải phát hiện, hóa giải các xung đột trong sự đa dạng của các
khác biệt cá nhân.
Kỹ năng phối hợp hành động: Mỗi thành viên đều phải thực hiện đƣợc
những hoạt động trí lực, sức lực cùng nhau mang tính phối hợp này theo đúng mục
tiêu, đúng quy trình, kỹ thuật trong điều kiện thực tế. Sự phối hợp đòi hỏi phải biết
rõ công việc của mình và mối quan hệ giữa mình với các thành viên trong nhóm.
1.3.4. Mức độ kỹ năng làm việc hợp tác
Bảng 1. Tiêu chí đánh giá làm việc hợp tác
Tiêu chí Biểu hiện
Tính đúng đắn
(2 điểm)
- Hiểu đúng về mục đích, ý nghĩa, yêu cầu và nắm vững cách thức
LVHT.
- Làm đúng nguyên tắc, kỹ thuật, thao tác thực hiện các hoạt động
LVHT.
194
Tính đầy đủ
(2 điểm)
- Thực hiện trọn vẹn các hoạt động của từng kỹ năng LVHT thành
phần.
- Thực hiện đƣợc đầy đủ cả 5 kỹ năng LVHT thành phần.
Tính thành thạo
(2 điểm)
- Thực hiện thuần thục, có sự phối kết hợp các thao tác kỹ năng
LVHT thành phần, đáp ứng mục đích và điều kiện của hoạt động hợp
tác.
Tính hiệu quả
(2 điểm)
- Đạt đƣợc mục đích đặt ra trƣớc khi LVHT.
- Thực hiện các hoạt động hợp tác đảm bảo thời gian dự kiến.
Tính linh hoạt
(2 điểm)
- Thực hiện các kỹ năng LVHT thành phần một cách ổn định, vận
dụng linh hoạt vào điều kiện khác nhau của hoạt động hợp tác.
Bảng 2. Mức độ kỹ năng làm việc hợp tác
Tổng điểm Mức độ kỹ năng LVHT
0 - dƣới 5 điểm Thấp
5 - dƣới 7,5 điểm Trung bình
7,5 - 10 điểm Cao
II.Phần thứ hai: Những điều nên và không nên khi làm việc hợp tác
Nội dung Nên làm Nên tránh
Tinh thần khi
hợp tác
- Hào hứng, vui vẻ, cởi mở, hòa
đồng.
- Sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ.
- Buồn bã, khép kín, nội tâm.
- Cá nhân, ích kỷ.
Trƣớc khi
hợp tác
- Tìm hiểu về đối tƣợng: bài học, bạn
cùng nhóm, kỹ năng LVHT
- Chờ đợi buổi họp nhóm đầu tiên
để phân công
Khi thảo luận
- Có thời gian quy định.
- Độc lập suy nghĩ, chuẩn bị nội
dung ra giấy trƣớc khi trao đổi.
- Lần lƣợt các thành viên trình bày.
- Ý kiến tập trung.
- Lắng nghe, khuyến khích.
- Không định thời gian.
- Chỉ nghĩ trong đầu, không viết ra.
- Ngắt lời bạn, tranh lƣợt ngƣời
khác.
- “Dƣơng đông kích tây”, trùng ý
kiến trƣớc.
- Phê bình, chỉ trích.
Khi bất đồng - Nói rõ những ƣu điểm trƣớc khi - Phủ nhận sạch trơn.
195
ý kiến trình bày ý kiến khác.
- Nhẹ nhàng, từ tốn.
- Bình tĩnh, tích cực.
- Gay gắt, căng thẳng.
- Mất bình tĩnh, tiêu cực.
Sau khi thảo
luận
- Kết luận lại vấn đề (Nhóm trƣởng).
- Dành ra 5 phút bổ sung ý kiến.
- Không có kết luận.
- Không cho ý kiến thêm.
Khi hành
động
- Phân công công việc cụ thể theo kế
hoạch. Chú ý đến nguyện vọng, sở
trƣờng các thành viên.
- Phân công hợp lý theo cơ sở vật
chất, trang thiết bị, nguyên vật liệu.
- Để ý đến các thao tác của nhau.
- Sẵn sàng nhờ hoặc giúp đỡ bạn.
- Phân chia công việc mơ hồ,
không rõ ràng, bị ép giao việc.
- Ngƣời làm quá nhiều việc, ngƣời
làm quá ít việc.
- Chỉ làm việc của mình.
- Thiếu tinh thần tƣơng trợ.
Sau mỗi nội
dung hợp tác
- Đánh giá quá trình làm việc, rút ra
ƣu điểm cần phát huy, nhƣợc điểm
cần cải thiện.
- Đánh giá tinh thần làm việc từng
thành viên
- Không đánh giá công việc.
- Chỉ đánh giá chung, không đánh
giá cá nhân.
196
III. Phần thứ ba: Giái quyết một số tình huống khi LVHT
Đối tƣợng Tình huống Cách giải quyết
Nhóm
Không khí làm việc của
nhóm không thoải
mái/có mâu thuẫn
- Họp nhóm, chia sẻ thẳng thắn, yêu cầu mọi
ngƣời xem lại Phần thứ hai - Sổ tay LVHT
- Cả nhóm thƣ giãn vào thời gian nghỉ: cùng nghe
1 câu chuyện cƣời, 1 bản nhạc
- Phát huy vai trò của những thành viên hài hƣớc,
hòa đồng.
Tiến độ bị chậm so với
quy định
- Họp nhóm đánh giá lại tiến độ.
- Kịp thời điều chỉnh, hỗ trợ các hoạt động của cá
nhân, của nhóm.
Công việc không đồng
đều, ngƣời hoàn thành
quá nhanh, ngƣời hoàn
thành quá chậm
- Họp nhóm đánh giá lại công việc:
+ Nếu là do bản thân công việc, sắp xếp lại công
việc, những thành viên hoàn thành trƣớc sẽ hỗ trợ
các thành viên còn lại.
+ Nếu là do năng lực từng thành viên, thì ghi nhận
những thành viên giỏi, và đề xuất họ giúp đỡ
những thành viên yếu.
Chất lƣợng công việc
không đồng đều, ngƣời
quá tốt, ngƣời quá dở
- Họp nhóm: động viên, khích lệ những thành
viên yếu, có thể xem lại năng lực - sở trƣờng của
họ để bố trí lại công việc phù hợp.
- Các thành viên giỏi hƣớng dẫn, hỗ trợ những
kiến thức, thao tác, kỹ năng, kỹ xảo cho các thành
viên khác khi thực hành.
- Thành viên yếu cần vui vẻ học hỏi, tiếp nhận.
Các thành
viên trong
nhóm
Có thành viên trong
nhóm không chịu hợp
tác
- Họp nhóm đánh giá tình hình, yêu cầu thành
viên đó xem lại Phần thứ hai - Sổ tay LVHT, cả
nhóm cùng động viên, hỗ trợ thành viên đó.
- Có thể nhờ GV phân xử nếu nhóm không xử lý
đƣợc: nếu do nguyện vọng có thể phân chia thành
viên này vào nhóm khác.
Có thành viên trong
nhóm kỹ năng kém hơn,
bị chậm tiến độ
- Họp nhóm: động viên, khích lệ những thành
viên kỹ năng kém, phân công các thành viên khác
hƣớng dẫn, hỗ trợ những kiến thức, thao tác, kỹ
năng, kỹ xảo cho các thành viên khác khi thực
hành.
197
- Thành viên kỹ năng kém hơn cần vui vẻ học hỏi,
tiếp nhận.
- Nếu cần thiết, có thể đánh giá lại tiến độ, tổ chức
phân công đảm bảo tiến độ đề ra.
Có thành viên trong
nhóm bị ốm đột xuất
- Tìm hiểu thông tin xem thành viên này ốm một
buổi hay dài hạn.
- Họp nhóm đánh giá tình hình công việc, mức độ
ảnh hƣởng đến nhiệm vụ chung:
+ Nếu không quá ảnh hƣởng, có thể chờ thành
viên đó trở lại rồi cả nhóm có phƣơng án hỗ trợ
thêm.
+ Nếu cần thiết, có thể đánh giá lại tiến độ, tổ
chức phân công lại đảm bảo tiến độ đề ra.
Có thành viên trong
nhóm ỷ lại
- Họp nhóm đánh giá tình hình, yêu cầu thành
viên đó xem lại Phần thứ hai - Sổ tay LVHT, cả
nhóm cùng động viên, hỗ trợ thành viên đó.
- Phân công rõ công việc và tiến độ thực hiện cho
thành viên đó, trƣởng nhóm, các thành viên khác
thƣờng xuyên theo dõi, nhắc nhở và trợ giúp nếu
cần.
Bản thân
Không kiểm soát đƣợc
cảm xúc khi mâu
thuẫn/tranh luận
Hít thở thật sâu, đếm nhẩm từ 1-10, lặp lại đến
khi bình tĩnh lại.
Khó hoàn thành công
việc đƣợc giao
- Chủ động đề xuất thành viên nào có năng lực,
thế mạnh về việc mình gặp khó để nhờ trợ giúp.
Có thể nhờ sự trợ giúp của GV.
- Báo cáo tiến độ công việc trong buổi họp nhóm
(Nếu cần, có thể chủ động đề xuất họp nhóm).
- Trình bày những khó khăn về việc thực hiện
công việc của mình, đề xuất sự hỗ trợ của các
thành viên khác.
Không ƣa một thành
viên nào đó trong nhóm
- Xác định tƣ tƣởng LVHT, loại bỏ cái tôi cá
nhân, đề cao lợi ích chung của nhóm.
- Ngồi lại phân tích những ƣu điểm của thành viên
này (Ai cũng có ƣu điểm), cải thiện dần và phát
triển mối quan hệ.
198
Bị xếp vào nhóm không
đúng nguyện vọng
- Tự điều chỉnh bản thân để hợp tác chung cùng
với nhóm.
- Quan tâm, chia sẻ với nhóm nhiều hơn; thƣờng
xuyên hỗ trợ, kêu gọi sự giúp đỡ của các thành
viên trong nhóm.
Làm việc hợp tác - Bạn sẽ thành công!