Luận án Dạy học theo tiếp cận năng lực trong bồi dưỡng cán bộ quản lý ngành thông tin và truyền thông

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LÊ THẢO NGUYÊN DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC TRONG BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ NGÀNH THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ GIÁO DỤC Mã số: 62.14.01.02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌCGIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2017 Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐẶNG THÀNH HƯNG TS. NÔNG KHÁNH BẰNG Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3:. Luận án sẽ được bảo vệ

docx27 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 321 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Dạy học theo tiếp cận năng lực trong bồi dưỡng cán bộ quản lý ngành thông tin và truyền thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Vào hồigiờngàytháng năm 2017 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia; - Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên; - Thư viện Trường Đại học Sư phạm. CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Lê Thảo Nguyên (2013), “Tiếp cận năng lực trong công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý ngành Thông tin và Truyền thông”, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt. 2. Lê Thảo Nguyên (2013), “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Thông tin truyền thông theo hướng tiếp cận năng lực”, Tạp chí Giáo chức, Số 76. 3. Lê Thảo Nguyên (2016), “Dạy học theo tiếp cận năng lực trong quá trình bồi dưỡng cán bộ quản lý ngành Thông tin và Truyền thông”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 129. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế trong phát triển giáo dục nước ta đã được tiếp tục khẳng định trong Nghị quyết Đại hội Đảng CSVN lần thứ XI (2011) và lần thứ XII (2016) và Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011-2020 (2012). Vấn đề hiện nay là làm thế nào để những định hướng đó được thực thi hiệu quả trong giáo dục. 1.2. Đào tạo, bồi dưỡng theo tiếp cận năng lực là một trong những cách tiếp cận hiện đại và hiệu quả, góp phần chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hoạt động giáo dục và đào tạo trên thế giới nhấn mạnh năng lực ở nhiều phương diện: - Kết quả đào tạo (đầu ra) là năng lực chuyên nghiệp cốt lõi của ngành nghề nhất định và năng lực phát triển cá nhân, không chấp nhận những năng lực chung chung. Đánh giá kết quả đào tạo là đánh giá năng lực, đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu của thực tiễn nghề nghiệp và được xác định bởi chính nhà sử dụng nhân lực. 1.3. Bên cạnh những mô hình đào tạo theo năng lực như DACUM, module hóa trong giáo dục nghề hoặc những mô hình đánh giá kết quả học tập như PISA, TIMS trong giáo dục phổ thông, đã trở thành phổ biến trên thế giới, thì khoa học giáo dục vẫn đang không ngừng tìm kiếm những cách giải quyết mới và hiệu quả hơn đối với vấn đề dạy học theo tiếp cận năng lực. Nhất là trong môi trường bồi dưỡng cán bộ đương nhiệm ở nước ta thì vấn đề này hầu như chưa được nghiên cứu chuyên biệt. Một số công trình khoa học của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam từ năm 2011 đến nay và của một số trường đại học về giáo dục theo tiếp cận năng lực chủ yếu giành cho giáo dục phổ thông, giáo dục nghề, giáo dục đại học chính qui, chứ chưa quan tâm đến loại hình giáo dục tương đối khác biệt là bồi dưỡng CBQL. 1.4. Tiếp cận năng lực trong quá trình đào tạo tuy đã trở thành truyền thống trong giáo dục thế giới nhưng là xu hướng mới trong giáo dục nước ta. Nếu chúng ta áp dụng tiếp cận này một cách có hiệu quả vào dạy học trong bồi dưỡng cán bộ thì có thể nâng cao được chất lượng của đội ngũ CBQL một cách rõ rệt trên cơ sở năng lực nền tảng của họ. 1.5. Ngành TT&TT là một ngành mới có tốc độ phát triển rất nhanh, có nhiệm vụ chính trị lớn trong sự phát triển kinh tế cũng như giữ vững an ninh trong đời sống xã hội. Nhưng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đang còn nhiều bất cập chưa theo kịp với xu thế của khu vực cũng như trên thế giới. Điều này đang là trăn trở của những nhà quản lí trong ngành. Trong bối cảnh thực tiễn và lí luận như vậy, vấn đề dạy học theo tiếp cận năng lực trong bồi dưỡng đội ngũ CBQL đương nhiệm rất cần được quan tâm và giải quyết trong những nghiên cứu cụ thể và phù hợp. Đó cũng là vấn đề có ý nghĩa đối với các ngành nói chung chứ không chỉ riêng với ngành TT&TT. Vì vậy tôi chọn đề tài: “Dạy học theo tiếp cận năng lực trong bồi dưỡng CBQL ngành TT&TT” để thực hiện việc nghiên cứu luận án tiến sĩ Lí luận và lịch sử giáo dục. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất các biện pháp dạy học theo tiếp cận năng lực trong bồi dưỡng CBQL ngành TT&TT nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục và hội nhập quốc tế. 3. Câu hỏi nghiên cứu Làm rõ mối quan hệ giữa dạy học trong bồi dưỡng CBQL ngành TT&TT và phát triển năng lực của CBQL ngành TT&TT? Thực trạng hiện nay, dạy học trong bồi dưỡng CBQL ngành TT&TT có chú trọng phát triển năng lực cho người học hay không? Còn tồn tại, hạn chế gì? Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại là gì? Những yếu tố nào ảnh hưởng quyết định đến chất lượng dạy học trong bồi dưỡng CBQL ngành TT&TT? 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học trong bồi dưỡng CBQL ngành TT&TT. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp dạy học theo tiếp cận năng lực trong bồi dưỡng CBQL ngành TT&TT. 5. Giả thuyết khoa học Nếu các biện pháp dạy học như: khai thác và phát triển được năng lực của người học, tổ chức thiết kế học liệu dưới dạng năng lực và đổi mới phương pháp, hình thức dạy học mang tính trải nghiệm thiết thực có thể xác định được trình tự để tiến hành dạy học theo tiếp cận năng lực thì sẽ nâng cao được chất lượng dạy học từng chuyên đề, qua đó nâng cao chất lượng bồi dưỡng của nhà trường đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh mạnh của ngành TT&TT. 6. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 6.1. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1.1. Xây dựng cơ sở lý luận của dạy học theo tiếp cận năng lực trong bồi dưỡng CBQL ngành TT&TT 6.1.2. Khảo sát thực trạng dạy học theo tiếp cận năng lực trong bồi dưỡng CBQL ngành TT&TT 6.1.3. Đề xuất các biện pháp dạy học theo tiếp cận năng lực và tổ chức thực nghiệm khoa học trong bồi dưỡng CBQL ngành TT&TT 6.2. Phạm vi nghiên cứu 6.2.1. Nội dung nghiên cứu - Các biện pháp dạy học theo tiếp cận năng lực được giới hạn trong điều kiện bồi dưỡng CBQL ngành TT&TT, áp dụng cho các chương trình bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp, có quy định chương trình khung từ Bộ TT&TT. - Các biện pháp này do giảng viên thiết kế và thực hiện trong dạy học. 6.2.2. Khách thể điều tra - Giảng viên thực hiện công tác dạy học trong bồi dưỡng CBQL ngành TT&TT. - Địa bàn và quy mô điều tra: CBQL ngành TT&TT thuộc các Cục, Vụ, Viện, Trung tâm, Văn phòng, các Trường do Bộ TT&TT quản lí. 6.2.3. Phạm vi thực nghiệm - Thực nghiệm trên mẫu 35 học viên CBQL cơ quan báo chí theo kĩ thuật đối chứng tại Trường Đào tạo - Bồi dưỡng CBQL Bộ TT&TT - Nội dung tài liệu thực nghiệm được giới hạn ở chuyên đề Đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội của nhà báo 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận 7.1.1. Quan điểm tiếp cận hệ thống 7.1.2. Quan điểm thực tiễn 7.1.3. Quan điểm tiếp cận dựa trên năng lực 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận 7.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.3. Các phương pháp khác 8. Luận điểm bảo vệ - Dạy học theo tiếp cận năng lực giúp hoạt động bồi dưỡng CBQL ngành TT&TT đạt hiệu quả cao hơn, qua đó phát triển năng lực người học đáp ứng được xu hướng đổi mới nhanh và mạnh của ngành. - Dạy học theo tiếp cận năng lực trong bồi dưỡng CBQL ngành TT&TT được tổ chức dựa trên năng lực và phát triển năng lực người học. - Thực tế dạy học trong bồi dưỡng CBQL ngành TT&TT hiện nay có nhiều đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực của người học. Song những chuyển biến đó chưa có tính hệ thống và đồng bộ nên hiệu quả trong hoạt động bồi dưỡng chưa cao. - Những biện pháp dạy học theo tiếp cận năng lực là một chỉnh thể thống nhất và đồng bộ, được đề xuất dựa trên nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn. Điều này mang đến tính khả thi cao trong điều kiện bồi dưỡng CBQL ngành TT&TT hiện nay. 9. Đóng góp mới của luận án 9.1. Về lý luận - Mở rộng lý luận về dạy học theo tiếp cận năng lực nói chung vào đối tượng đặc thù là CBQL ngành TT&TT trong quá trình bồi dưỡng. Chỉ rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và đánh giá kết quả dạy học theo tiếp cận năng lực trong bồi dưỡng CBQL ngành TT&TT. - Thiết kế được các biện pháp dạy học theo tiếp cận năng lực trong bồi dưỡng CBQL ngành TT&TT đảm bảo tính hệ thống, hiệu quả, phù hợp với đặc trưng của hoạt động này. 9.2. Về thực tiễn - Đánh giá được thực trạng dạy học theo tiếp cận năng lực và thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới bồi dưỡng CBQL ngành TT&TT. - Xây dựng quy trình thực nghiệm và thiết kế và tổ chức dạy học chuyên đề “Đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội của nhà báo” nhằm phát triển năng lực quản lý và xử lý thông tin báo chí cho người học. 10. Cấu trúc luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lí luận của dạy học theo tiếp cận năng lực trong bồi dưỡng CBQL ngành TT&TT Chương 2. Thực trạng dạy học theo tiếp cận năng lực trong bồi dưỡng CBQL ngành TT&TT Chương 3. Biện pháp dạy học theo tiếp cận năng lực trong bồi dưỡng CBQL ngành TT&TT Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC TRONG BỒI DƯỠNG CBQL NGÀNH TT&TT 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.2. Các khái niệm cơ bản 1.2.1. Khái niệm dạy học “Dạy học là một quá trình dưới sự thiết kế, tổ chức, điều khiển của người dạy, người học tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức và tự điều khiển hoạt động nhận thức - học tập của mình, nhằm thực hiện những mục đích, nhiệm vụ dạy học đã đề ra”. 1.2.2. Khái niệm năng lực Theo nghĩa thông thường, “Năng lực” được định nghĩa như sau: Từ điển bách khoa Việt Nam: “Năng lực là đặc điểm của cá nhân, thể hiện mức độ thông thạo - tức là có thể thực hiện một cách thành thục và chắc chắn một hay một số dạng hoạt động nào đó”. Từ điển Tiếng Việt: “Năng lực là phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao. 1.2.3. Khái niệm tiếp cận năng lực Trong phạm vi nghiên cứu của luận án này “tiếp cận năng lực” được hiểu là nghiên cứu và vận dụng có mức độ một số lý luận về dạy học theo năng lực như triết lý, nguyên tắc và một số nội dung thích hợp của dạy học theo năng lực vào dạy học trong bồi dưỡng CBQL ngành TT&TT, không phải vận dụng triệt để nội hàm của dạy học theo tiếp cận năng lực vào dạy học trong bồi dưỡng CBQL ngành TT&TT. 1.2.4. Khái niệm dạy học theo tiếp cận năng lực Dạy học theo tiếp cận năng lực là quá trình thiết kế, tổ chức và phối hợp giữa hoạt động dạy và hoạt động học, tập trung vào kết quả đầu ra của quá trình này, trong đó nhấn mạnh người học cần đạt được các mức năng lực như thế nào sau khi kết thúc một giai đoạn (hay một quá trình) dạy học. 1.2.5. Khái niệm dạy học theo tiếp cận năng lực trong bồi dưỡng CBQL ngành TT&TT Dạy học theo tiếp cận năng lực trong bồi dưỡng CBQL ngành TT&TT là quá trình thiết kế, tổ chức và phối hợp giữa hoạt động dạy của giảng viên và hoạt động học của người học là CBQL ngành TT&TT, tập trung vào phát triển năng lực của người học. Quá trình dạy học này chịu sự tác động của các yếu tố từ môi trường bồi dưỡng. 1.3. Một số vấn đề lý luận của dạy học theo tiếp cận năng lực 1.3.1. Đặc điểm của hoạt động học tập theo tiếp cận năng lực 1.3.2. Các nhiệm vụ của dạy học theo tiếp cận năng lực 1.3.3. Các nguyên tắc dạy học theo tiếp cận năng lực 1.3.4. Vai trò của người dạy và người học trong dạy học theo tiếp cận năng lực 1.4. Một số vấn đề lý luận của dạy học theo tiếp cận năng lực trong bồi dưỡng CBQLngành TT&TT 1.4.1. Yêu cầu đối với dạy học theo tiếp cận năng lực trong bồi dưỡng CBQL ngành TT&TT 1.4.2. Mục tiêu dạy học theo tiếp cận năng lực trong bồi dưỡng CBQL ngành TT&TT 1.4.3. Nội dung dạy học theo tiếp cận năng lực trong bồi dưỡng CBQL ngành TT&TT 1.4.4. Phương pháp dạy học theo tiếp cận năng lực trong bồi dưỡng CBQL ngành TT&TT 1.4.5. Hình thức tổ chức dạy học theo tiếp cận năng lực trong bồi dưỡng CBQL ngành TT&TT 1.4.6. Đánh giá kết quả dạy học theo tiếp cận năng lực trong bồi dưỡng CBQL ngành TT&TT 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến dạy học theo tiếp cận năng lực trong bồi dưỡng CBQL ngành TT&TT 1.5.1. Yếu tố chủ quan 1.5.2. Yếu tố khách quan KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Dạy học theo tiếp cận năng lực được nhiều nhà nghiên cứu khoa học giáo dục quan tâm và coi đây là một quan điểm tiếp cận để Giáo dục và Đào tạo đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển xã hội hiện nay. Nghiên cứu về dạy học theo tiếp cận năng lực rất phong phú, đa dạng và gắn với từng môn học, từng đối tượng, từng môi trường học tập. Nghiên cứu vận dụng quan điểm tiếp cận này trong dạy học ở môi trường đặc thù là bồi dưỡng cán bộ ngành TT&TT là rất cần thiết. Bản chất của dạy học theo tiếp cận năng lực là tiếp cận kết quả đầu ra nhưng đầu ra ở đây là hệ thống các năng lực cần hình thành ở người học và được phát triển dựa trên nền tảng năng lực vốn có, nhu cầu phát triển chuyên môn của mỗi vị trí công việc. Chính vì vậy, bên cạnh các nguyên tắc dạy học chung, cần phải quán triệt hệ thống các nguyên tắc đặc thù của dạy học theo tiếp cận năng lực như: Đảm bảo tổ chức dạy học theo hướng tích hợp; Đảm bảo tiêu chí và điều kiện đánh giá kết quả học tập phải được thông báo công khai cho người học; Đảm bảo được sự tham gia của người học vào quá trình đánh giá. Dạy học theo tiếp cận năng lực cần tổ chức thực hiện phù hợp với yêu cầu của môi trường bồi dưỡng CBQL ngành TT&TT Bên cạnh đó, cần xác định rõ các thành tố cấu trúc quá trình dạy học theo tiếp cận năng lực trong bồi dưỡng CBQL ngành TT&TT để đảm bảo hiệu quả dạy học ngành TT&TT như: Mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phương pháp, hình thức dạy học, đánh giá kết quả dạy học, theo tiếp cận năng lực. Dạy học trong môi trường bồi dưỡng chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan như: chương trình bồi dưỡng, đặc điểm của học viên, phương pháp dạy học của giảng viên, Các biện pháp tổ chức dạy học theo tiếp cận năng lực cần phối hợp thống nhất những tác động kể trên để tạo điều kiện hoạt động dạy học đạt hiệu quả cao. Nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận về dạy học theo tiếp cận năng lực trong bồi dưỡng CBQL ngành TT&TT là cơ sở quan trọng để nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đối tượng này. Chương 2 THỰC TRẠNG DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC TRONG BỒI DƯỠNG CBQL NGÀNH TT&TT TẠI TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CBQLTT&TT 2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng 2.2. Kết quả khảo sát 2.2.1. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng ở trường Đào tạo, bồi dưỡng CBQLTT&TT 2.2.1.1. Chương trình bồi dưỡng Trường đào tạo, bồi dưỡng CBQL TT&TT đã xây dựng các chương trình bồi dưỡng cho hai đối tượng là cán bộ công chức và viên chức trong ngành TT&TT. 2.2.1.2. Các hình thức bồi dưỡng - Bồi dưỡng trực tiếp, ngắn hạn. - Bồi dưỡng từ xa. 2.2.1.3. Kết quả các hoạt động bồi dưỡng của trường CBQLTT&TT Trong năm 2016, Trường đã tổ chức được 15 khóa với 51 lớp đào tạo, bồi dưỡng bằng hình thức truyền thống cho 2.521 lượt học viên là các cán bộ, công chức, viên chức trong và ngoài Bộ TT&TT. 2.2.2. Thực trạng về mục tiêu dạy học trong bồi dưỡng CBQLngành TT&TT Bảng 2.1. Đánh giá của CBQL và giảng viên về thực trạng mục tiêudạy học trong bồi dưỡng CBQLngành TT&TT Nội dung Ý kiến đánh giá ĐTB Tốt (4) Khá (3) TB (2) Kém(1) 1. Thiết kế dưới dạng chuẩn năng lực đầu ra dựa vào đặc điểm công việc của đối tượng bồi dưỡng. 0 0 0 0 10 17 50 83 1,17 2. Thể hiện mức năng lực tối thiểu cần đạt của người học khi kết thúc chương trình bồi dưỡng. 0 0 0 0 20 33 40 67 1,33 3. Mục tiêu dạy học thể hiện ở các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ cần đạt của người học 25 42 35 58,3 0 0 0 0 3,42 4. Phù hợp với sứ mạng, nguồn lực của cơ sở bồi dưỡng 30 50 30 50 0 0 0 0 3,50 5. Mức độ nắm mục tiêu của giảng viên 42 70 18 30 0 0 0 0 3,70 6. Công bố cho người học trước khi dạy học 8 13 28 46,7 22 37 2 3,3 2,70 7. Định kì rà soát và điều chỉnh 28 47 26 43,3 6 10 0 0 3,37 Điểm trung bình 2,75 Kết quả khảo sát cho thấy, mục tiêu dạy học trong bồi dưỡng CBQL ngành TT&TT được xác định mang tính truyền thống, chưa thể hiện theo hướng tiếp cận năng lực. Để có thông tin chính xác hơn về thực trạng mục tiêu dạy học, chúng tôi tiến hành khảo sát học viên (câu hỏi số 1 phụ lục 2), kết quả như sau: Bảng 2.2. Đánh giá của học viên về thực trạng mục tiêu dạy học trong bồi dưỡng CBQLngành TT&TT Nội dung Ý kiến đánh giá ĐTB Tốt (4) Khá (3) TB (2) Kém (1) 1. Mục tiêu dạy học đáp ứng yêu cầu của xã hội 203 68 86 28,7 11 3,7 0 0 3,64 2. Thiết kế dưới dạng chuẩn năng lực đầu ra dựa vào đặc điểm công việc của đối tượng bồi dưỡng 0 0 0 0 97 32 203 68 1,32 3. Mục tiêu dạy học thể hiện ở các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ cần đạt của người học 125 42 175 58,3 0 0 0 0 3,42 4. Công bố cho người học trước khi dạy học 52 17 138 46 110 37 0 0 2,81 Điểm trung bình 2,8 Kết quả đánh giá của học viên có điểm tương đồng với đánh giá của giảng viên và CBQL hoạt động bồi dưỡng như “Thiết kế dưới dạng chuẩn năng lực đầu ra dựa vào đặc điểm công việc của đối tượng bồi dưỡng” (ĐTB: 1,32); “Công bố cho người học trước khi dạy học” (2,81). 2.2.3. Thực trạng nội dung dạy học trong bồi dưỡng CBQLngành TT&TT Bảng 2.3. Đánh giá của CBQLhoạt động bồi dưỡng và giảng viên về nội dungdạy học trong bồi dưỡng CBQLngành TT&TT Nội dung Ý kiến đánh giá ĐTB Tốt (4) Khá (3) TB (2) Kém (1) 1. Sự phù hợp của nội dung bồi dưỡng với đối tượng bồi dưỡng là CBQL TT&TT 10 17 40 66,7 10 17 0 0 3,00 2. Nội dung bồi dưỡng đảm bảo tính vừa sức với đối tượng bồi dưỡng 14 23 35 58,3 11 18 0 0 3,05 3. Nội dung bồi dưỡng có tính khả thi, thiết thực với đối tượng bồi dưỡng 11 18 30 50 19 32 0 0 2,87 4. Sự cân đối giữa lý thuyết với rèn kĩ năng của nội dung bồi dưỡng 13 22 25 41,7 20 33 2 3,3 2,82 5. NDBD có giá trị thể hiện đặc thù ngành TT&TT 30 50 20 33,3 10 17 0 0 3,33 6. Nội dung bồi dưỡng được xây dựng thành các mô-đun phát triển năng lực 0 0 0 0 5 8,3 55 92 1,08 7. Tính hấp dẫn với đối tượng của nội dung bồi dưỡng 18 30 39 65 3 5 0 0 3,25 8. NDBD đáp ứng nhu cầu BD CBQL của ngành TT&TT 15 25 26 43,3 19 32 0 0 2,93 9. NDBD thể hiện rõ tư tưởng khoa học hoặc nền tảng lý luận nhất định 28 47 26 43,3 6 10 0 0 3,37 Điểm trung bình chung 2,86 Đánh giá của giảng viên và CBQL hoạt động bồi dưỡng đánh giá chung về nội dung dạy học ở mức khá. Đánh giá từng item thì có sự khác biệt lớn về mức độ chất lượng của nội dung dạy học. 2.2.4. Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học trong bồi dưỡng CBQLngành TT&TT Bảng 2.4. Đánh giá của CBQL, giảng viên, học viênvề mức độ sử dụng phương pháp dạy học trong bồi dưỡng CBQLngành TT&TT Phương pháp dạy học Ý kiến đánh giá ĐTB Rất thường xuyên (4) Thường xuyên (3) Thỉnh thoảng (2) Không bao giờ (1) 1. Vấn đáp 28 46,7 30 50,0 2 3,3 0 0 3,43 2. thuyết trình 35 58,3 25 41,7 0 0 0 0 3,58 3. Thảo luận nhóm 22 36,7 34 56,7 4 6,7 0 0 3,30 4. Thực hành thực tế 7 11,7 8 13,3 21 35 24 40 1,97 5. Nêu và giải quyết vấn đề 8 13,3 10 16,7 27 45 15 25 2,18 6. Trò chơi 5 8,3 7 11,7 25 42 23 38,3 1,90 7. Sử dụng trực quan 27 45,0 24 40,0 9 15 0 0 3,30 8. Nghiên cứu tài liệu 18 30,0 24 40,0 11 18 7 11,7 2,88 9.Nghiên cứu trường hợp 6 10,0 8 13,3 28 47 18 30 2,03 10. Dự án học tập 2 3,3 2 3,3 3 5 53 88,3 1,22 Bảng 2.5. Đánh giá của học viên về mức độ sử dụng phương pháp dạy học trong bồi dưỡng CBQLngành TT&TT Phương pháp dạy học Ý kiến đánh giá ĐTB Rất thường xuyên (4) Thường xuyên (3) Thỉnh thoảng (2) Không bao giờ (1) 1. Vấn đáp 140 46,7 150 50,0 10 3,3 0 0,0 3,43 2. thuyết trình 170 56,7 130 43,3 0 0,0 0 0,0 3,57 3. Thảo luận nhóm 109 36,3 157 52,3 33 11,0 1 0,3 3,25 4. Thực hành thực tế 35 11,7 42 14,0 131 43,7 92 30,7 2,07 5. Nêu và giải quyết vấn đề 37 12,3 52 17,3 140 46,7 71 23,7 2,18 6. Trò chơi 20 6,7 36 12,0 138 46,0 106 35,3 1,90 7. Sử dụng trực quan 132 44,0 123 41,0 36 12,0 9 3,0 3,26 8. Nghiên cứu tài liệu 92 30,7 115 38,3 55 18,3 38 12,7 2,87 9.Nghiên cứu trường hợp 25 8,3 45 15,0 145 48,3 85 28,3 2,03 10. Dự án học tập 5 1,7 12 4,0 14 4,7 269 89,7 1,18 Qua những số liệu thu được từ khảo sát thực trạng có thể thấy những phương pháp dạy học truyền thống được sử dụng ở mức thường xuyên như: Vấn đáp (CBQL, GV: 3,43; HV: 3,43), thuyết trình (CBQL, GV: 3,3; HV: 3,25). 2.2.5. Thực trạng mức độ sử dụng các hình thức tổ chức dạy học trong bồi dưỡng CBQLngành TT&TT Kết quả nghiên cứu được thể hiện cụ thể như sau: Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL hoạt động bồi dưỡng, giảng viên về thực trạng, mức độ sử dụng các hình thức tổ chức dạy học trong bồi dưỡng CBQLngành TT&TT Biện pháp dạy học Ý kiến đánh giá ĐTB Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ 1. Tổ chức NDDH theo các vấn đề tương ứng với từng mục tiêu 5 8,3 7 11,7 35 58 13 21,7 2,07 2. Thông báo ND và yêu cầu HV tự nghiên cứu, sau đó tổ chức rèn kĩ năng tương ứng với nội dung 11 18,3 16 26,7 26 43 7 11,7 2,52 3. Hướng dẫn HV tự học, tự nghiên cứu để hoàn thành nhiệm vụ GV giao 18 30,0 30 50,0 12 20 0 0 3,10 4. Tăng cường tổ chức thảo luận, thực hành, làm việc theo nhóm 14 23,3 19 31,7 25 42 2 3,33 2,75 5. Tạo tình huống DH, nêu vấn đề đàm thoại gợi mở 16 26,7 27 45,0 14 23 3 5 2,93 6. Tổ chức HĐ giúp HV chia sẻ kiến thức, hình thành KN 16 26,7 26 43,3 12 20 6 10 2,87 7. Diễn giảng toàn bộ ND học tập 14 23,3 32 53,3 14 23 0 0 3,00 8. Tổ chức HV triển khai học tập thực tế tại các đơn vị 6 10,0 15 25,0 16 27 23 38,3 2,07 9. Sử dụng các phương tiện DH hiện đại tạo điều kiện cho HV có hứng thú học tập hiệu quả 15 25,0 26 43,3 18 30 1 1,67 2,92 Bảng 2.7. Đánh giá của học viên về thực trạng mức độ sử dụng các hình thức tổ chức dạy học trong bồi dưỡng CBQLngành TT&TT Biện pháp dạy học Ý kiến đánh giá ĐTB Rất thường xuyên (4) Thường xuyên (3) Thỉnh thoảng (2) Không bao giờ (1) 1. Tổ chức NDDH theo các vấn đề tương ứng với từng mục tiêu 27 9,0 32 10,7 181 60,3 60 20,0 2,09 2.  Thông báo ND và yêu cầu HV tự nghiên cứu, sau đó tổ chức rèn kĩ năng tương ứng với nội dung 55 18,3 81 27,0 134 44,7 30 10,0 2,54 3.  Hướng dẫn HV tự học, tự nghiên cứu để hoàn thành nhiệm vụ GV giao 89 29,7 152 50,7 57 19,0 2 0,7 3,09 4.  Tăng cường tổ chức thảo luận, thực hành, làm việc theo nhóm 68 22,7 93 31,0 127 42,3 12 4,0 2,72 5. Tạo tình huống DH, nêu vấn đề đàm thoại gợi mở 81 27,0 138 46,0 71 23,7 10 3,3 2,97 6.  Tổ chức HĐ giúp HV chia sẻ kiến thức, hình thành KN 83 27,7 124 41,3 66 22,0 27 9,0 2,88 7. Diễn giảng toàn bộ ND học tập 88 29,3 102 34,0 110 36,7 0 0,0 2,93 8. Tổ chức HV triển khai học tập thực tế tại các đơn vị 26 8,7 81 27,0 89 29,7 104 34,7 2,10 9. Sử dụng các phương tiện DH hiện đại tạo điều kiện cho HV có hứng thú học tập hiệu quả 75 25,0 135 45,0 89 29,7 1 0,3 2,95 Kết quả khảo sát cho thấy giảng viên đã có sử dụng các biện pháp dạy học tích cực nhưng chưa đồng bộ, chưa thường xuyên, thể hiện ở các số liệu có sự phân tán lớn. 2.2.6. Thực trạng đánh giá kết quả dạy học trong bồi dưỡng CBQLngành TT&TT Bảng 2.8. Đánh giá của giảng viên, CBQL về mức độ sử dụng phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học Phương pháp đánh giá Ý kiến đánh giá ĐTB Rất thường xuyên (4) Thường xuyên (3) Thỉnh thoảng (2) Không bao giờ (1) 1. Viết tự luận 47 78 13 22 0 0 0 0 3.78 2. Trắc nghiệm 0 0 0 0 0 0 60 100 1.00 3. Báo cáo 3 5 11 18 19 32 27 45 1.83 4. Tiểu luận 49 82 11 18 0 0 0 0 3.82 5. Bài tập lớn. 0 0 0 0 7 12 53 88 1.12 6. Thực hành 0 0 0 0 5 8.3 55 92 1.08 Qua thực tế khảo sát mức độ sử dụng các phương pháp đánh giá trong bồi dưỡng CBQL ngành TT&TT, chúng tôi nhận thấy: Các khóa bồi dưỡng sử dụng 2 hình thức đánh giá là đánh giá định kỳ và tổng kết. Phương pháp kiểm tra chủ yếu được sử dụng là viết bài tự luận (ĐTB: 3,78) và tiểu luận (ĐTB: 3,82). Đánh giá tổng kết được thực hiện bằng bài tiểu luận, nội dung tiểu luận được xây dựng theo ngân hàng. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng tiểu luận lại chưa được rà soát, điều chỉnh thường xuyên, chưa có quy định cụ thể về hoạt động kiểm tra đánh giá nên chất lượng thực hiện công việc còn cần phải điều chỉnh. Do đặc thù của các khóa bồi dưỡng nên các hình thức đánh giá trắc nghiệm, thực hành, báo cáo chưa được tiến hành thường xuyên, chỉ thỉnh thoảng được thực hiện từ phía giảng viên như một biện pháp dạy học và không mang tính hệ thống. Bảng 2.9. Đánh giá của CBQL, giảng viên về mức độđảm bảo các yêu cầu trong đánh giá kết quả dạy học Các yêu cầu Ý kiến đánh giá ĐTB Tốt (4) Khá (3) TB (2) Kém (1) Đảm bảo khách quan 43 72 17 28 0 0 0 0 3.72 Đảm bảo chính xác 39 65 21 35 0 0 0 0 3.65 Đảm bảo công bằng 58 97 2 3 0 0 0 0 3.97 Đảm bảo toàn diện 6 10,0 15 25,0 16 27 23 38,3 2,07 Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết giảng viên chú trọng đánh giá kiến thức và khả năng phân tích, giải quyết vấn đề của học viên qua bài viết tự luận và tiểu luận, chưa chú trọng đánh giá kỹ năng thực hành, thực tiễn. 2.2.7. Đánh giá hiệu quả dạy học trong bồi dương CBQLngành TT&TT Bảng 2.10. Đánh giá của CBQL, giảng viên về hiệu quả dạy học trong bồi dưỡng CBQL ngành TT&TT Kết quả dạy học Ý kiến đánh giá ĐTB Tốt (4) Khá (3) TB (2) Kém (1) 1.  Khuyến khích người học chủ động trong việc thu nhận kiến thức; 5 8,3 21 35,0 31 52 3 5 2,47 2.  Giúp người học duy trì được kiếnthức lâu hơn; 8 13,3 31 51,7 18 30 3 5 2,73 3.  Nâng cao khả năng giải quyết vấn đề và tư duy của người học; 6 10,0 8 13,3 33 55 13 21,7 2,12 4.  Nâng cao khả năng làm việc nhóm. 11 18,3 16 26,7 26 43 7 11,7 2,52 5.  Phát huy hết tiềm năng và kinh nghiệm của người học. 5 8,3 14 23,3 38 63 3 5 2,35 6.  Phát huy khả năng tự học của người học 11 18,3 23 38,3 24 40 2 3,33 2,72 7.  Hình thành động cơ tự học đúng đắn 4 6,7 8 13,3 39 65 9 15 2,12 8.  Phát triển và hoàn thiện nhân cách của người CBQL TT&TT 14 23,3 19 31,7 25 42 2 3,33 2,75 Điểm trung bình 2,47 Bảng 2.11. Đánh giá của học viên về hiệu quả dạy học trong bồi dưỡng CBQL ngành TT&TT Kết quả dạy học Ý kiến đánh giá ĐTB Tốt (4) Khá (3) TB (2) Kém (1) 1.  Khuyến khích người học chủ động trong việc thu nhận kiến thức; 22 7,3 127 42,3 134 44,7 17 5,7 2,51 2.  Giúp người học duy trì được kiến thức lâu hơn; 39 13,0 155 51,7 75 25,0 31 10,3 2,67 3.  Nâng cao khả năng giải quyết vấn đề và tư duy của người học; 28 9,3 31 10,3 180 60,0 61 20,3 2,09 4.  Nâng cao khả năng làm việc nhóm. 56 18,7 80 26,7 133 44,3 31 10,3 2,54 5.  Phát huy hết tiềm năng và kinh nghiệm của người học 38 12,7 97 32,3 157 52,3 8 2,7 2,55 6.  Phát huy khả năng tự học của người học 68 22,7 93 31,0 127 42,3 12 4,0 2,72 7.  Hình thành động cơ tự học đúng đắn 35 11,7 98 32,7 145 48,3 22 7,3 2,49 8.  Phát triển và hoàn thiện nhân cách của người CBQL TT&TT 83 27,7 124 41,3 66 22,0 27 9,0 2,88 Điểm trung bình 2,55 Hiệu quả dạy học trong bồi dưỡng CBQL ngành TT&TT được đánh giá ở mức trung bình - khá. Kết quả đánh giá của CBQL, giảng viên và học viên có sự tương đồng. 2.2.8. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến dạy học trong bồi dưỡng CBQLngành TT&TT Bảng 2.12. Đánh giá của CBQL và giảng viên về các yếu tố ảnh hưởng đến dạy học trong bồi dưỡng CBQLngành TT&TT Yếu tố ảnh hưởng Ý kiến đánh giá ĐTB Ảnh hưởng nhiều (4) Ảnh hưởng (3) Ít ảnh hưởng (2) Không ảnh hưởng (1) Chương trình bồi dưỡng 8 13,3 31 51,7 18 30 3 5 2,73 Đặc điểm của học viên 32 53,3 25 41,7 3 5 0 0 3,48 Năng lực dạy học của giảng viên 27 45,0 24 40,0 9 15 0 0 3,30 Chính sách và quản lí bồi dưỡng 11 18,3 16 26,7 26 43 7 11,7 2,52 Cơ sở vật chất, điều kiện học liệu dạy học 8 13,3 31 51,7 15 25 6 10 2,68 Bảng 2.13. Đánh giá của học viên về các yếu tố ảnh hưởng đến dạy học trongbồi dưỡng CBQLngành TT&TT Yếu tố ảnh hưởng Ý kiến đánh giá ĐTB Ảnh hưởng nhiều (4) Ảnh hưởng (3) Ít ảnh hưởng (2) Không ảnh hưởng (1) Chương trình bồi dưỡng 68 22,7 93 31,0 127 42,3 12 4,0 2,72 Đặc điểm của học viên 81 27,0 138 46,0 71 23,7 10 3,3 2,97 Năng lực dạy học của giảng viên 158 52,7 114 38,0 27 9,0 1 0,3 3,43 Chính sách và quản lí bồi dưỡng 24 8,0 128 42,7 132 44,0 16 5,3 2,53 Cơ sở vật chất, điều kiện học liệu dạy học 39 13,0 155 51,7 75 25,0 31 10,3 2,67 2.3. Đánh giá chung về thực trạng 2.3.1. Những thành tựu Qua kết quả khảo sát thực trạng dạy học trong bồi dưỡng CBQL ngành TT&TT do trường Đạo tạo, Bồi dưỡng CBQLTT&TT tổ chức, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: - CBQL ngành TT&TT rất đa dạng về vị trí, chức danh nghề nghiệp và thường xuyên được cập nhật, bồi dưỡng để đáp ứng các tiêu chí của CBQL. Nội dung bồi dưỡng cũng được xây dựng rất đa dạng đáp ứng được các mục tiêu của khóa BD. - Các cơ sở BD đều được trang bị tốt về cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học trong BD CBQL ngành TT&TT. - Học viên tham gia các khóa bồi dưỡng đều có ý thức học tập nâng cao năng lực quản lý của mình đáp ứng cho yêu cầu của công việc. - Học viên của các khóa bồi dưỡng đều là những người có kinh nghiệm quản lý phong phú, có khả năng sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong quá trình học và nghiên cứu tài liệu. - Giảng viên nhiệt tình, năng động và có xu hướng tiếp cận với PPDH hiện đại. - Các khóa bồi dưỡng được tổ chức và quản lý rất quy mô và chặt chẽ, phù hợp với đối tượng học viên. - Sự phối hợp giữa đơn vị chủ quản của các học viên và đơn vị được giao nhiệm vụ bồi dưỡng rất linh hoạt, chủ động. 2.3.2. Những hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động dạy học trong BD CBQL ngành TT&TT vẫn còn tồn tại một số những hạn chế như: - Việc xây dựng kế hoạch dạy học, nội dung chương trình theo định hướng tiếp cận năng lực chưa được quan tâm đầy đủ; Nội dung chương trình chưa thật sự phù hợp với đối tượng được BD, NDBD chưa có tính khả thi, thiết thực với người học, chưa phát huy được năng lực của người học. - Hiệu quả tổ chức dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực trong BD CBQL ngành TT&TT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_day_hoc_theo_tiep_can_nang_luc_trong_boi_duong_can_b.docx
Tài liệu liên quan