BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----------------------------
HỒ THỊ HỒNG VÂN
DẠY HỌC SINH HỌC 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI, 2020
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----------------------------
HỒ THỊ HỒNG VÂN
DẠY HỌC SINH HỌC 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP
Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Sinh học
Mã số: 9140
233 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Dạy học sinh học 10 trung học phổ thông đáp ứng mục tiêu định hướng nghề nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
111
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đinh Quang Báo
HÀ NỘI, 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của GS.TS. Đinh Quang Báo. Các số liệu, kết quả của
luận án hoàn toàn khách quan, trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình khoa học nào khác.
Tác giả
Hồ Thị Hồng Vân
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận án, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân.
Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến
Thầy hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đinh Quang Báo đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài luận án.
Xin chân thành cảm ơn các thầy/cô giáo của Bộ môn Lí luận và
Phương pháp dạy học Sinh học, Khoa Sinh học, Phòng đào tạo sau Đại học;
Ban giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô, các em học sinh
các trường trung học phổ thông đã tạo điều kiện thuận lợi và hợp tác cùng
chúng tôi trong suốt quá trình khảo sát và thực nghiệm đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, cơ quan, các đồng nghiệp và bạn
bè đã tạo điều kiện, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Hà Nội, tháng 6 năm 2020
Tác giả luận án
Hồ Thị Hồng Vân
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Bảng ghi chú những cụm từ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục hình vẽ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ............................................................ 2
4. Giả thuyết khoa học .................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................... 3
6. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3
7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 3
8. Đóng góp mới của luận án........................................................................... 5
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................................. 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC .......... 6
SINH HỌC 10 ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP .. 6
1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................. 6
1.1.1. Nghiên cứu về giáo dục định hướng nghề nghiệp ................................ 6
1.1.2. Nghiên cứu về năng lực ĐHNN ........................................................... 10
1.1.3. Nghiên cứu về định hướng nghề nghiệp cho HS thông qua các môn
học .................................................................................................................. 14
1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................... 18
1.2.1. Quan điểm về định hướng nghề nghiệp ở cấp Trung học phổ thông 18
1.2.2. Năng lực định hướng nghề nghiệp ...................................................... 34
1.2.3. Phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực góp phần đáp ứng mục
tiêu định hướng nghề nghiệp thuộc lĩnh vực khoa học cho HS ................... 37
1.2.4. Cơ hội để phát triển năng lực ĐHNN khi tổ chức dạy học khám phá
theo mô hình 5E, dạy học trải nghiệm ......................................................... 46
1.2.5. Công cụ đánh giá năng lực định hướng nghề nghiệp ........................ 48
iv
1.3. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP Ở
NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG VIỆT NAM ............................................... 49
1.3.1. Mục đích điều tra................................................................................. 49
1.3.2. Đối tượng điều tra ............................................................................... 50
1.3.3. Nội dung điều tra ................................................................................. 50
1.3.4. Phương pháp điều tra .......................................................................... 50
1.3.5. Kết quả điều tra ................................................................................... 54
Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 64
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC DẠY HỌC SINH HỌC 10 TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP65
2.1. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC DẠY HỌC SINH HỌC 10 NHẰM ĐỊNH
HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP ............................................................................ 65
2.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu ĐHNN và yêu cầu cần đạt của Chương
trình môn Sinh học ........................................................................................ 65
2.1.2. Đảm bảo tính hệ thống ........................................................................ 66
2.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn ........................................................................ 67
2.2. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP TRONG CÁC CHỦ ĐỀ SINH
HỌC 10 THEO CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 ......................................... 68
2.2.1. Nội dung học tập Sinh học 10 được ứng dụng trong các lĩnh vực
nghề nghiệp .................................................................................................... 68
2.2.2. Một số nội dung Sinh học 10 có thể tổ chức dạy học nhằm định
hướng nghề nghiệp cho HS ........................................................................... 69
2.3. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP NHẰM ĐỊNH HƯỚNG
NGHỀ NGHIỆP TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 10 ................................. 75
2.3.1. Quy trình thiết kế hoạt động học tập nhằm ĐHNN cho HS trong
dạy học Sinh học 10 ....................................................................................... 75
2.3.2. Ví dụ minh họa .................................................................................... 81
2.3.3. Các hoạt động học tập nhằm ĐHNN trong Sinh học 10 .................... 86
2.4. TỔ CHỨC DẠY HỌC SINH HỌC 10 ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU ĐỊNH
HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP ............................................................................ 91
2.4.1. Quy trình tổ chức dạy học Sinh học 10 đáp ứng mục tiêu ĐHNN .... 91
2.4.2. Giải thích các bước của quy trình....................................................... 94
2.4.3. Ví dụ minh họa .................................................................................. 102
v
2.4.4. Mối tương quan giữa quy trình tổ chức dạy học nhằm ĐHNN và
mục tiêu phát triển năng lực ĐHNN .......................................................... 110
2.5. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HS
TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 10 ............................................................ 111
2.5.1. Quy trình đánh giá năng lực ĐHNN ................................................. 111
2.5.2. Giải thích các bước của quy trình..................................................... 112
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 124
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ................................................ 125
3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .................................................. 125
3.2. ĐỐI TƯỢNG THỰC NGHIỆM .................................................................... 125
3.3. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM ............................................................. 125
3.4 . THỜI GIAN THỰC NGHIỆM ..................................................................... 125
3.5. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM ...................................................................... 126
3.6. TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM ......................................................................... 126
3.7. THU THẬP DỮ LIỆU ..................................................................................... 127
3.8. XỬ LÝ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ........................................................... 128
3.9. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ THẢO LUẬN ........................................ 129
3.9.1. Kết quả thực nghiệm khảo sát .......................................................... 129
3.9.2. Kết quả thực nghiệm chính thức ................................................................. 130
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................... 149
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................... 150
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ .................. 152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 153
PHỤ LỤC
vi
BẢNG CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Đọc là
1 CNSH Công nghệ sinh học
2 ĐHNN Định hướng nghề nghiệp
3 GDPT Giáo dục phổ thông
4 GV Giáo viên
5 HS Học sinh
6 KN Kĩ năng
7 NL Năng lực
8 PPDH Phương pháp dạy học
9 SH Sinh học
10 THPT Trung học phổ thông
11 TN Thực nghiệm
12 VSV VSV
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Năng lực định hướng nghề nghiệp ............................................................. 37
Bảng 1.2. Cơ hội để phát triển năng lực ĐHNN khi tổ chức dạy học khám phá 5E 46
Bảng 1.3. Cơ hội để phát triển năng lực ĐHNN khi tổ chức dạy học trải nghiệm ... 47
Bảng 1.4. Biến quan sát trong thang đo ...................................................................... 50
Bảng 1.5. Tần suất áp dụng các hoạt động dạy học Sinh học .................................... 55
Bảng 1.6. Kết quả phân tích tương quan giữa các nhân tố trong mô hình ................ 58
Bảng 1.7. Mức độ hứng thú của HS với môn học ...................................................... 59
Bảng 1.8. Mức độ tiếp cận thông tin nghề nghiệp của HS ........................................ 60
Bảng 1.9. Mức độ thực hiện hoạt động học tập nhằm ĐHNN của HS ..................... 61
Bảng 1.10. Nguyện vọng nghề nghiệp của HS .......................................................... 62
Bảng 2.1. Nội dung học tập Sinh học 10 có ứng dụng trong các lĩnh vực nghề
nghiệp ......................................................................................................... 68
Bảng 2.2. Nội dung có thể triển khai dạy học ĐHNN trong các nội dung giáo dục
cốt lõi của Sinh học 10 ............................................................................... 69
Bảng 2.3. Nội dung có thể triển khai dạy học ĐHNN trong các chuyên đề Sinh học
10 ................................................................................................................ 74
Bảng 2.4. Hoạt động học tập lĩnh hội tri thức Sinh học ............................................. 78
Bảng 2.5. Một số hoạt động học tập có thể tổ chức dạy học trong chương trình
Sinh học 10 nhằm ĐHNN cho HS ............................................................ 87
Bảng 2.6. Một số hoạt động học tập nhằm ĐHNN có thể tổ chức trong chuyên đề
Sinh học 10 ................................................................................................. 90
Bảng 2.7. Tổ chức rèn luyện kĩ năng xác định mục tiêu ............................................ 95
Bảng 2.8. Tổ chức rèn luyện kĩ năng xác định khả năng và sở thích của bản thân .. 96
Bảng 2.9. Tổ chức rèn luyện kĩ năng khám phá nghề nghiệp .................................... 98
Bảng 2.10. Tổ chức rèn luyện kĩ năng lập kế hoạch hướng nghiệp .......................... 99
Bảng 2.11.Các bước tổ chức rèn luyện kĩ năng đánh giá và điều chỉnh ................. 100
Bảng 2.12. Cách thức tổ chức hoạt động dạy học 5E, trải nghiệm nhằm mục tiêu
phát triển năng lực ĐHNN ....................................................................... 101
Bảng 2.13. Mối tương quan giữa quy trình tổ chức dạy học khám phá 5E và dạy
học trải nghiệm với biểu hiện năng lực ĐHNN ...................................... 111
Bảng 2.14. Bảng tiêu chí đánh giá năng lực ĐHNN ................................................ 114
viii
Bảng 2.15. Thang đánh giá năng lực định hướng nghề nghiệp ............................... 117
Bảng 2.16. Phiếu quan sát biểu hiện hành vi, thái độ của HS .................................. 120
Bảng 2.17. Biến quan sát trong thang đo .................................................................. 121
Bảng 3.1. Các chủ đề được lựa chọn tổ chức dạy thực nghiệm ............................... 126
Bảng 3.2. Thời điểm và công cụ đo nghiệm ............................................................. 127
Bảng 3.3. Mức độ đạt được về các kĩ năng .............................................................. 129
Bảng 3.4. Giá trị các tham số thống kê đánh giá kĩ năng nhận thức sở thích, hứng
thú bản thân ................................................................................................ 131
Bảng 3.5. Kiểm định giá trị trung bình theo cặp về kĩ năng nhận thức sở thích,
hứng thú bản thân đạt được qua các lần kiểm tra (Paired Samples T-Test)132
Bảng 3.6. Các tham số thống kê về kĩ năng ứng dụng kiến thức môn học và nghề
nghiệp liên quan qua các lần kiểm tra ....................................................... 134
Bảng 3.7. Kiểm định T-Test theo cặp về mức độ kĩ năng ứng dụng kiến thức môn
học và nghề nghiệp liên quan giữa các lần kiểm tra ................................. 135
Hình 3.3. Biểu đồ kết quả mức độ đạt được về kĩ năng lập kế hoạch hướng nghiệp
của HS qua các lần kiểm tra ....................................................................... 137
Bảng 3.8. Các tham số thống kê về mức độ đạt được kĩ năng lập kế hoạch hướng
nghiệp của HS ............................................................................................ 137
Bảng 3.9. Kiểm định T-Test theo cặp về mức độ kĩ lập kế hoạch hướng nghiệp
giữa các lần kiểm tra .................................................................................. 138
Bảng 3.10. Giá trị trung bình (mean), độ lệch chuẩn (SD) của các nhân tố ............ 142
Bảng 3.11. Kiểm định T-test theo cặp về biểu hiện của các kĩ năng thành phần của
năng lực ĐHNN trước và sau thực nghiệm ............................................... 144
Bảng 3.12. Phân tích tương quan giữa các nhân tố (Correlations) .......................... 145
ix
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Mô hình lý thuyết về lựa chọn nghề nghiệp (Eccles, 2009) ...................... 22
Hình 1.2. Cấu trúc của năng lực định hướng nghề nghiệp ........................................ 35
Hình 1.3. Biểu hiện của người có năng lực ĐHNN (Bộ Giáo dục Mỹ, 2012) ......... 35
Hình 1.4. Biểu hiện của năng lực hướng nghiệp (C.Cohen và D. Pattterson, 2012) 36
Hình 1.5. Sơ đồ mô hình nghiên cứu .......................................................................... 42
Hình 1.6. Cơ sở để thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học khám phá 5E và dạy học
trải nghiệm nhằm ĐHNN cho HS ...................................................................... 45
Hình 1.7. Biểu đồ tần suất tổ chức hoạt động dạy học ĐHNN .................................. 56
Hình 1.8. Biểu đồ mức độ thực hiện hoạt động dạy học trải nghiệm của GV .......... 57
Hình 1.9. Biểu đồ mức độ tiến hành các hoạt động dạy học khám phá .................... 57
Hình 2.1. Quy trình thiết kế hoạt động học tập .......................................................... 76
Hình 2.2. Các dạng hoạt động học tập trong dạy học Sinh học ................................. 77
Hình 2.3. Các dạng hoạt động thực hành ĐHNN trong dạy học Sinh học ............... 79
Hình 2.4. Các hoạt động kết nối nhằm ĐHNN trong dạy học Sinh học ................... 80
Hình 2.5. Các bước trong quy trình giáo dục hướng nghiệp (Vũ Đình Chuẩn,
2014). ................................................................................................................... 91
Hình 2.6. Quy trình tổ chức dạy học nhằm ĐHNN cho HS ...................................... 94
Hình 2.7. Quy trình đánh giá năng lực ĐHNN của học sinh ................................... 112
Hình 2.8. Mô hình 5 giai đoạn hình thành kĩ năng (Dreyfus, 1980) ....................... 113
Hình 2.9. Đường phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp ............................... 118
Hình 3.1. Biểu đồ tỉ lệ % học sinh đạt được ở các mức độ kĩ năng nhận thức sở
thích, hứng thú bản thân qua các lần kiểm tra ................................................. 131
Hình 3.2. Biểu đồ tỉ lệ HS đạt mức các mức độ kĩ năng ứng dụng kiến thức môn
học và nghề nghiệp liên quan qua các lần kiểm tra ......................................... 134
Hình 3.4. Biểu đồ mức độ phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp của HS qua
các chủ đề thực nghiệm .................................................................................... 140
Hình 3.5. Biểu đồ so sánh biểu hiện năng lực ĐHNN trước và sau thực nghiệm .. 143
Hình 3.6. Tóm tắt mối tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu . 147
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thứ nhất, xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục đáp ứng mục tiêu định
hướng nghề nghiệp
Giáo dục Việt Nam đang đứng trước yêu cầu đổi mới mạnh mẽ nhằm
đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội, cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu
hóa, vì vậy mục tiêu giáo dục định hướng nghề nghiệp (ĐHNN) được đặc biệt
coi trọng trong giai đoạn giáo dục trung học phổ thông (THPT).
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 hội nghị Trung ương 8 khóa
XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã khẳng định cần phát
triển giáo dục và đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ
Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; đối với giáo dục phổ thông, tập
trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân,
phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS; THPT
phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có
chất lượng.
Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) (Bộ Giáo dục và đào tạo,
2018) cũng đặt ra mục tiêu đối với giáo dục THPT cần giúp HS tiếp tục phát
triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và
nhân cách công dân; khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và
sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề
hoặc tham gia vào cuộc sống lao động; khả năng thích ứng với những đổi thay
trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới.
Thứ hai, xuất phát từ vai trò của định hướng nghề nghiệp lĩnh vực Sinh
học
Định hướng nghề nghiệp giúp cho HS nhận thức về thế mạnh của bản
thân, hiểu biết về các lĩnh vực ngành nghề, biết đánh giá thông tin về nhu cầu
lao động ở địa phương, ở Việt Nam và thế giới. Từ đó, HS có thể lựa chọn
ngành nghề phù hợp với hứng thú, sở thích của bản thân, phù hợp với điều
kiện gia đình và đáp ứng xu thế phát triển của kinh tế - xã hội. Tuy nhiên,
người học hiện nay vẫn ở trong tình trạng thiếu thông tin và không được
ĐHNN đúng hướng. Theo kết quả khảo sát sinh viên năm thứ nhất tại một số
trường đại học, có đến 65,4% người học chưa hiểu hết về mục đích, ý nghĩa
của ngành học mình lựa chọn, 50,8% không biết học xong ra làm việc gì và
nơi nào tuyển dụng, 75,6% sinh viên ít thỏa mãn với sự lựa chọn của mình
(Trung tâm dự báo nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động thành phố
2
Hồ Chí Minh). Sự phát triển kinh tế-xã hội, cách mạng công nghiệp 4.0 và
toàn cầu hóa, các ngành nghề quan trọng và có nhu cầu lao động cao trong
những năm tới như công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm, nhân lực chất
lượng cao ngành nông nghiệp. Đồng thời, một số ngành nghề mới sẽ xuất
hiện như kĩ sư nghiên cứu tế bào gốc, công nghệ y sinh, chuyên viên nghiên
cứu các vấn đề về gen Thực tế hiện nay, tỉ lệ HS lựa chọn các ngành khoa
học, kĩ thuật hay nông, lâm, ngư nghiệp là rất thấp (DOMI, 2010).
Thứ ba, xuất phát từ vai trò của ứng dụng khoa học Sinh học trong các
lĩnh vực ngành nghề
Sinh học THPT nói chung và phần Sinh học 10 nói riêng có liên quan
đến nhiều ứng dụng công nghệ sinh học, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực
ngành nghề khác nhau trong xã hội như trong nông nghiệp (nhân giống cây
trồng, vật nuôi,..), trong y – dược (sản xuất kháng sinh, protein tổng hợp,),
trong bảo vệ môi trường (xử lý chất thải, sự cố tràn dầu,), trong công
nghiệp sản xuất năng lượng, tin sinh học, chế biến thực phẩm.
Do đó, để thực hiện mục tiêu định hướng nghề nghiệp (ĐHNN) của
chương trình GDPT đặt ra, trong dạy học Sinh học THPT nói chung và dạy
học Sinh học 10 nói riêng cần có định hướng lựa chọn nội dung, cách thức tổ
chức phù hợp gắn liền với các quy trình công nghệ sinh học hiện đại giúp HS
có được năng lực chuyên biệt trong môn học và tiếp cận lựa chọn nghề nghiệp
có liên quan.
Trên cơ sở phân tích về vai trò, thực trạng, văn bản chỉ đạo về ĐHNN,
chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Dạy học Sinh học 10 THPT đáp
ứng mục tiêu định hướng nghề nghiệp”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng cơ sở khoa học, quy trình tổ chức và biện pháp tổ chức dạy
học Sinh học 10 nhằm hình thành và phát triển năng lực định hướng nghề
nghiệp cho HS, đáp ứng mục tiêu định hướng nghề nghiệp trong thực hiện
Chương trình GDPT 2018.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học Sinh học đáp ứng mục tiêu ĐHNN cho HS THPT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu luận án là quy trình và biện pháp tổ chức dạy HS
học 10 ở THPT theo ĐHNN.
3
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xác định được nguyên tắc, quy trình tổ chức dạy học môn Sinh học
10 bằng dạy học khám phá theo mô hình 5E và dạy học trải nghiệm nhằm
nâng cao nhận thức của học sinh về giá trị của các ứng dụng khoa học công
nghệ và sở thích, hứng thú với môn học thì sẽ góp phần hình thành và phát
triển được năng lực định hướng nghề nghiệp liên quan lĩnh vực sinh học cho
HS.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Xác định cơ sở lí luận về ĐHNN, năng lực ĐHNN và biện pháp dạy
học nhằm phát triển ĐHNN.
5.2. Khảo sát thực trạng về dạy học Sinh học 10 hướng tới phát triển năng
lực ĐHNN tại một số trường THPT.
5.3. Phân tích nội dung chương trình Sinh học 10, xác định các nội dung có
thể ĐHNN cho HS.
5.4. Đề xuất các nguyên tắc, quy trình thiết kế hoạt động, quy trình tổ chức
dạy học trong Sinh học 10 để hình thành và phát triển năng lực ĐHNN ở HS.
5.5. Xây dựng các chủ đề học tập ĐHNN trong dạy học Sinh học 10.
5.6. Xây dựng tiêu chí, bộ công cụ để đánh giá năng lực ĐHNN.
5.7. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá kết quả đạt được về năng lực
ĐHNN của HS thông qua quá trình dạy học Sinh học 10.
6. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi chọn khảo sát, nghiên cứu các biện pháp tổ chức dạy học một
số nội dung trong chương trình Sinh học 10 THPT theo ĐHNN.
Đề tài tiến hành khảo sát, thực nghiệm tại lớp 10 của một số trường
THPT.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nghiên cứu lý luận: thu thập, phân tích, lựa chọn, tổng hợp các tài
liệu có liên quan đến định hướng nghề nghiệp, Sinh học 10, đặc điểm tâm
sinh lý lứa tuổi học sinh THPT, tài liệu về PPDH Sinh học, đánh giá năng lực
của HS,... làm cơ sở lý luận cho đề tài và nghiên cứu các văn bản về chủ
trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục ở trường phổ thông làm
cơ sở pháp lý cho đề tài. Cụ thể, chúng tôi đã tiến hành như sau:
- Nghiên cứu mục tiêu ĐHNN, yêu cầu cần đạt của nội dung môn Sinh
học quy định trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và Chương trình
môn Sinh học (Bộ Giáo dục & Đào tạo, 2018), các tài liệu về PPDH nhằm
phát triển năng lực HS ...
4
- Nghiên cứu các tài liệu, bài báo liên quan đến tổ chức dạy học nhằm
phát triển năng lực ĐHNN, nâng cao hứng thú, nguyện vọng nghề nghiệp của
HS để đề xuất quy trình, biện pháp tổ chức dạy học Sinh học 10 đáp ứng mục
tiêu ĐHNN.
- Nghiên cứu tài liệu về quy trình kiểm tra, đánh giá theo tiếp cận năng
lực, mục tiêu năng lực ĐHNN và yêu cầu cần đạt về dạy học nội dung Sinh
học 10 để thiết kế tiêu chí, bộ công cụ đánh giá năng lực ĐHNN và kết quả
học tập kiến thức Sinh học 10 của HS.
7.2. Nghiên cứu thực tiễn dạy học môn Sinh học ở trường trung học phổ
thông
Chúng tôi đã thiết kế phiếu hỏi để điều tra thực trạng tổ chức dạy học
trong dạy học Sinh học nhằm ĐHNN của GV và HS ở một số trường THPT.
Cụ thể như sau:
- Đối với GV: Đối tượng điều tra là các GV giảng dạy môn Sinh học tại
các trường THPT (235 GV). Điều tra được tiến hành bằng điều tra trực tiếp ở
một số trường THPT ở Hà Nội, Vĩnh Phúc, Nam Định, Lào Cai, Hòa Bình.
Điều tra trực tiếp sử dụng phương pháp tiếp xúc và phỏng vấn GV tại các
trường THPT ở một số tỉnh thành đại diện cả nước. Chúng tôi phát đi 235
phiếu trực tiếp thu về được 230 phiếu hợp lệ.
- Đối với HS: Khảo sát được thực hiện với 319 học sinh lớp 10 ở 3
trường THPT: Khối THPT của Trường Tiểu học, THCS, THPT Thực
nghiệm (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam), Trường THPT Phúc Thọ (Phúc
Thọ, Hà Nội), Trường THPT Thăng Long (Hai Bà Trưng, Hà Nội). Khảo sát
được thực hiện bằng cách điều tra trực tiếp. Tổng số phiếu trả lời đưa vào
phân tích chính thức là 319, số lượng mẫu này đạt điều kiện về ý nghĩa thống
kê vì lớn hơn 200 theo nghiên cứu của Comrey và Lee (1992).
7.3. Phương pháp tham vấn chuyên gia
Các sản phẩm nghiên cứu được xây dựng như: quy trình thiết kế hoạt
động học tập nhằm ĐHNN, quy trình tổ chức dạy học Sinh học 10 nhằm
ĐHNN, các tiêu chí, công cụ đánh giá năng lực ĐHNN cho HS, đã được xin
ý kiến tham vấn của các chuyên gia là các nhà giáo dục học, cán bộ quản lý
và GV có kinh nghiệm trong giảng dạy Sinh học. Ý kiến của các chuyên gia
được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp hoặc bản nhận xét về nội dung
luận án. Các ý kiến góp ý của các chuyên gia được phân tích, nghiên cứu để
tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện các nội dung nghiên cứu của luận án.
7.4. Thực nghiệm sư phạm
5
Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của
quy trình tổ chức, biện pháp dạy học Sinh học 10 đáp ứng mục tiêu hình
thành và phát triển năng lực ĐHNN cho HS. Quá trình thực nghiệm được tiến
hành qua 2 giai đoạn: thực nghiệm khảo sát và thực nghiệm chính thức, cụ
thể như sau:
- Thực nghiệm khảo sát tại khối THPT của trường Tiểu học, THCS, THPT
Thực nghiệm, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, với 42 học sinh lớp 10.
- Thực nghiệm chính thức với 319 HS ở 3 trường:
+ Khối THPT của Trường Tiểu học, THCS, THPT Thực nghiệm -
Viện Khoa học giáo dục Việt Nam
+ Trường THPT Phúc Thọ, huyện Phúc Thọ, Hà Nội
+ Trường THPT Thăng Long, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
7.5. Phương pháp thống kê toán học
Chúng tôi tiến hành phân tích số liệu thu được bằng phần mềm thống kê
SPSS 20 (Statistical Package for the Social Sciences). Các nhận xét, thảo luận
kết quả thực nghiệm được đưa ra dựa trên phân tích các giá trị Mean (giá trị
trung bình), SD (độ lệch chuẩn), mối tương quan giữa các nhân tố (Pearson
correlation), phân tích T-test và phân tích hồi quy tuyến tính (Linear
Regression).
Các kết quả phân tích định tính sẽ được đối chiếu với các nghiên cứu đã
có để rút ra kết luận có chất lượng khoa học.
8. Đóng góp mới của luận án
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về định hướng nghề nghiệp, năng lực định
hướng nghề nghiệp.
- Xác định được cấu trúc năng lực định hướng nghề nghiệp của HS THPT
- Xây dựng được quy trình thiết kế và quy trình tổ chức hoạt động học tập
khám phá 5E và hoạt động trải nghiệm nhằm định hướng nghề nghiệp trong
dạy học Sinh học.
- Xác định được các tiêu chí và công cụ đánh giá năng lực định hướng
nghề nghiệp trong dạy học Sinh học.
6
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC
SINH HỌC 10 ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP
1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Nghiên cứu về giáo dục định hướng nghề nghiệp
1.1.1.1. Trên thế giới
Định hướng nghề nghiệp từ lâu đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà
nghiên cứu vì chuyên ngành này đã giúp đỡ con người lựa chọn ngành nghề
phù hợp với bản thân. Frank Parson (1943) đã xuất bản tác phẩm “Choosing
Vocation” (Lựa chọn nghề nghiệp) đã mở đầu cho sự ra đời của những nghiên
cứu về hướng nghiệp. Tác giả đã đưa ra phương pháp đánh giá nghề nghiệp
có hệ thống có ba yếu tố: (1) sự hiểu biết rõ ràng về bản thân, năng khiếu, khả
năng, sở thích, tham vọng, nguồn lực, hạn chế và nguyên nhân của mình; (2)
kiến thức về các yêu cầu và điều kiện thành công, lợi thế và bất lợi, bồi
thường, cơ hội và triển vọng trong các ngành nghề khác nhau; (3) mối quan
hệ của các nhóm sự kiện (Phillips & Pazienza, 1988) [84].
Các nghiên cứu chỉ ra rằng ĐHNN cần bắt đầu hướng tới “sự khác biệt”
của HS, và sự hướng dẫn sớm từ các chuyên gia và các công cụ kiểm tra
(Lazerson và Grubb,1974). Do đó, ĐHNN tại thời điểm này có nghĩa là đánh
giá cá nhân để xác định hướng nghề nghiệp tốt nhất (Phillips & Pazienza,
1988). Đồng thời, HS phổ thông cần phải chiếm lĩnh cơ hội phát triển năng
lực của mình bằng cách tham gia hoạt động nghề nghiệp song song với việc
học văn hóa, khoa học để đáp ứng (UNESCO, 2002) [83].
Schmidt, J.J (1996) và Roger D. Herring (1998) khuyến khích các GV
phối hợp định hướng nghề cho HS thông qua những bài giảng hàng ngày trên
lớp. Các tác giả này đã khái quát mục tiêu ĐHNN cho từng cấp học và những
cách thức để tiến hành những mục tiêu đó, đồng thời chỉ ra mối quan hệ giữa
định hướng nghề và tham vấn nghề, các thành phần tạo nên mô hình ĐHNN
hiệu quả [67].
Một số nghiên cứu...hân là thái độ lựa chọn một cách đặc thù đối
với hiện thực của con người, có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và hành
động của người đó, là sự tích cực cá nhân có lựa chọn trong nó với hiện thực,
là hệ thống thái độ chủ đạo của nhân cách [50]. Định hướng cá nhân thể hiện
trong hoạt động tích cực nhằm hướng tới đạt được những mục đích quan
trọng trong cuộc đời.
Trong các loại hình hoạt động của con người thì hoạt động nghề nghiệp
có vị trí quan trọng nhất. Hoạt động nghề nghiệp tạo nên sự tích cực của chủ
thể, tạo điều kiện thuận lợi nhất để họ thỏa mãn các nhu cầu phát triển tài
năng, trí tuệ.
Định hướng nghề nghiệp là một quá trình tìm hiểu, đối chiếu, so sánh
những yêu cầu về đặc điểm tư chất và yêu cầu của hoạt động lao động xã hội
với những điều kiện cụ thể của bản thân trên cơ sở hình dung ra trước hoạt
động lao động của cá nhân trong hiện tại và tương lai (Nguyễn Đình Xuân,
1998) [50]. Trong nghiên cứu này, tác giả đã đề cập đến năng lực trong việc
chọn nghề, trong đó chú ý đến vấn đề hứng thú nghề nghiệp, đó chính là động
lực có sức mạnh kích thích sự hăng say, bền bỉ, kích thích sự tìm tòi sáng tạo
của con người với nghề nghiệp họ theo đuổi. Tuy nhiên, tác giả chưa xác định
cấu trúc của năng lực định hướng nghề nghiệp.
Theo Điều 3-Nghị định 75/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục, hướng nghiệp trong giáo dục là
hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngoài nhà trường để giúp HS có kiến
thức về nghề nghiệp và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp
nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.
Theo Tài liệu tập huấn về đổi mới giáo dục hướng nghiệp trong trường
Trung học, hướng nghiệp trong giáo dục, với bản chất là hệ thống các biện
pháp tiến hành trong và ngoài nhà trường để giúp HS phổ thông có kiến thức
về nghề nghiệp và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp
nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội,
đóng vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới nhằm đạt được mục tiêu đó
(Vũ Đình Chuẩn, 2013) [17].
20
Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 quan niệm về mục tiêu định
hướng nghề nghiệp ở giai đoạn THPT là HS có khả năng lựa chọn nghề
nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân
để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng
thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công
nghiệp mới [12].
Trong đề tài này, chúng tôi quan niệm rằng Định hướng nghề nghiệp là
một quá trình tìm hiểu, đối chiếu, so sánh những yêu cầu về đặc điểm tư chất
và yêu cầu của hoạt động lao động xã hội với những điều kiện cụ thể của bản
thân trên cơ sở hình dung ra trước hoạt động lao động của cá nhân trong hiện
tại và tương lai.
Tổ chức dạy học đáp ứng mục tiêu định hướng nghề nghiệp cho HS
được hiểu là một hệ thống biện pháp tác động nhằm hướng dẫn và chuẩn bị
cho HS tham gia lao động trong các ngành nghề của xã hội dựa trên năng lực,
hứng thú của các nhân.
Định hướng nghề nghiệp qua tổ chức dạy học môn Sinh học 10 là hệ
thống biện pháp tác động của GV Sinh học nhằm hướng dẫn và chuẩn bị cho
HS xác định và lựa chọn ngành nghề liên quan, dựa trên năng lực, hứng thú
của các em.
1.2.1.2. Một số mô hình lý thuyết nền tảng về định hướng nghề nghiệp cho
HS
Để tiến hành dạy học nhằm ĐHNN cho HS qua môn học một cách phù
hợp và đạt hiệu quả mong đợi, cần dựa trên cơ sở của một số mô hình lý
thuyết đã được xây dựng và kiểm chứng. Nghiên cứu của chúng tôi được phát
triển dựa trên một số mô hình lý thuyết về ĐHNN cơ bản như: Mô hình lý
thuyết giá trị kỳ vọng của Eccles (2009), lý thuyết ngẫu nhiên có kế hoạch của
J. Krumboltz, lý thuyết mật mã Holland, lý thuyết hệ thống, Trong đó,
chúng tôi phát triển các nội dung nghiên cứu chủ yếu dựa trên mô hình lý
thuyết giá trị kỳ vọng của Eccles (2009) [72].
Mô hình lý thuyết giá trị kỳ vọng của Eccles
Lý thuyết giá trị kỳ vọng của Eccles (Eccles’ expectancy–value theory)
(Eccles, 1983, 2009) đưa ra một mô hình toàn diện cho nghiên cứu về lựa
chọn giáo dục và nghề nghiệp dựa trên năng khiếu, kỳ vọng, giá trị nhiệm vụ
chủ thể và mục tiêu cuộc sống. Mô hình này gồm ba thành phần chính: yếu tố
21
tâm lý bao gồm năng lực niềm tin, mục tiêu, sở thích và giá trị; yếu tố sinh
học bao gồm các yếu tố di truyền và tác động của hormone đối với sự phát
triển khả năng, năng lực niềm tin và giá trị; và yếu tố xã hội hóa bao gồm ảnh
hưởng xã hội, văn hóa và ngữ cảnh đến sự phát triển của sự tự tin, mục tiêu,
sở thích và giá trị.
Theo lý thuyết giá trị - kỳ vọng, các lựa chọn liên quan đến kết quả học
tập (ví dụ, tuyển sinh trung học và tuyển sinh đại học), nguyện vọng và lựa
chọn nghề nghiệp hầu hết chịu ảnh hưởng trực tiếp về khả năng, năng lực
nhận thức (ví dụ, kỳ vọng thành công - expectations for success) và giá trị
thực hiện nhiệm vụ của chủ thể (động lực) với các lựa chọn có sẵn khác nhau.
Giá trị nhiệm vụ chủ thể (Subjective task value) bao gồm giá trị hứng
thú (interest value) (sở thích hoặc cảm thấy thoải mái), giá trị ứng dụng
(utility value) (giá trị công cụ của nhiệm vụ giúp hoàn thành mục tiêu cá
nhân), giá trị thu nhận (attainment value) (liên kết giữa nhiệm vụ và ý thức về
bản thân và cá tính), và chi phí (dự đoán về mặt tâm lý, chi phí kinh tế và xã
hội của nhiều nhiệm vụ hoặc lựa chọn khác nhau). Khi các cá nhân cảm thấy
tự tin rằng họ có thể học và thành công trong các môn học cụ thể như toán và
khoa học, họ có nhiều khả năng kiên trì và tham gia vào các chiến lược nhận
thức sâu hơn liên quan đến thành tích học tập và tuyển sinh khóa học
(Wigfield & Eccles, 2002). Niềm tin liên quan đến giá trị là dự đoán về kết
quả và sự tham gia học tập (Schiefele, 2001), đây cũng là dự đoán khá chắc
chắn về các hành vi lựa chọn và nguyện vọng nghề nghiệp về STEM (Eccles,
2009; Eccles & Wang, 2012; Wang & Eccles, 2013) [72].
22
Hình 1.1. Mô hình lý thuyết về lựa chọn nghề nghiệp (Eccles, 2009)
Lý thuyết ngẫu nhiên có kế hoạch của J. Krumboltz
J. Krumboltz đã phát triển lý thuyết ngẫu nhiên có kế hoạch dựa trên lý
thuyết học tập xã hội của Bandura. Tác giả cho rằng, trong ĐHNN, việc ra
quyết định là một kĩ năng có thể học hỏi. Sở thích và hứng thú của con người
chính là kết quả trực tiếp của quá trình học tập liên tục, thông qua học tập thì
sở thích và hứng thú của con người được tạo lập và có thể thay đổi. Lý thuyết
này khuyến khích những người đang trong quá trình tìm hiểu và quyết định
nghề nghiệp đến thăm và làm việc thực tế tại các cơ sở hoạt động để có kinh
nghiệm thực tế nhiều hơn [17].
Vận dụng lý thuyết này trong giáo dục ĐHNN, GV cần tạo môi trường
học tập với các hoạt động phong phú, giúp HS khám phá, có hứng thú với lĩnh
vực nghề nghiệp.
Ý nghĩa quy trình này là giúp xác định được các công việc cần làm và các
bước đi cụ thể khi giáo dục ĐHNN cho HS.
Lý thuyết cây nghề nghiệp
Mô hình lý thuyết cây nghề nghiệp bao gồm: Sở thích, khả năng, cá tính
và giá trị nghề nghiệp của mỗi người đóng vai trò rất quan trọng trong việc
Yếu tố văn
hóa xã hội
Xã hội hóa
Chuẩn mực
văn hóa
Yếu tố sinh
học
Hormone
Sự kích thích
não bộ
Yếu tố bối
cảnh
Trường lớp
Gia đình
Bạn bè
Năng lưc trí tuệ và yếu tố
khả năng
Yếu tố tâm lý học
Niềm tin về năng lực
Giá trị thực hiện nhiệm vụ của
chủ thể (ví dụ: giá trị hứng thú,
giá trị ứng dụng)
Thể hiện về mặt học thuật
Mục tiêu/nguyện vọng tương
lai
Thi tuyển các khóa học
Tham gia hoạt động
Hứng thú nghề nghiệp
Lựa chọn trường học sau
trung học
Chuyên ngành đại học
Lựa chọn
nghề nghiệp
23
chọn hướng học, chọn nghề phù hợp và nó được coi là phần “Rễ” của cây
nghề nghiệp.
Ý nghĩa của lý thuyết cây nghề nghiệp: đây là lý thuyết quan trọng nhất
trong ĐHNN vì đã chỉ ra rằng, công việc đầu tiên cần làm khi giáo dục
ĐHNN là phải giúp cho HS nhận thức đầy đủ về bản thân để các em chọn
được nghề phù hợp.
Lý thuyết mật mã Holland
Lí thuyết Mật mã Holland (Holland codes) được phát triển bởi nhà tâm lí
học J. Holland. Ông được biết đến rộng rãi nhất qua nghiên cứu lí thuyết lựa
chọn nghề nghiệp. Ông đã đưa ra lí thuyết RIASEC dựa trên 8 giả thiết, trong
đó có 5 giả thiết cơ bản và một số luận điểm rất có giá trị trong hướng nghiệp.
Ông cho rằng, hầu như ai cũng có thể được xếp vào một trong sáu kiểu tính
cách và có sáu môi trường hoạt động tương ứng với 6 kiểu tính cách, đó là:
Nhóm kĩ thuật; Nhóm nghiên cứu; Nhóm nghệ thuật; Nhóm xã hội; Nhóm
quản lí; Nhóm nghiệp vụ. Nếu một người chọn được công việc phù hợp với
tính cách của họ, thì họ sẽ dễ dàng phát triển và thành công trong nghề nghiệp
[81].
Ý nghĩa của lý thuyết mật mã Holland giúp HS biết được sở thích và khả
năng nghề nghiệp của bản thân và những nghề nghiệp phù hợp nhanh nhất, dễ
làm nhất.
1.2.1.3. Đặc điểm tâm - sinh lý và nhận thức nghề nghiệp của học sinh
THPT
Học sinh THPT đang ở giai đoạn đầu lứa tuổi thanh niên, đặc điểm tâm
lý lứa tuổi có ảnh hưởng rất lớn đến sự lựa chọn nghề nghiệp sau này. Giai
đoạn thanh niên là một trong những giai đoạn phát triển nhân cách mạnh mẽ
nhất. Đây là giai đoạn kết thúc bước chuyển từ tuổi ấu thơ thành người lớn. Ở
giai đoạn này thanh niên mang tính độc lập và tinh thần trách nhiệm cao. Ở
lứa tuổi này, một số em bước vào cuộc sống lao động, một số khác tiếp tục
học tập ở bậc cao hơn. Bước vào giai đoạn này, thanh niên xuất hiện sự định
hướng vào những mối quan hệ của người lớn, đánh giá lại những giá trị chuẩn
mực, ứng xử của người lớn, định hướng vào các yêu cầu phát triển nghề
nghiệp, Hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi này là hoạt động lao động và hoạt
động học tập. Đặc điểm nhân cách đặc trưng ở tuổi thanh niên là định hướng
nghề nghiệp, là sự tự quyết về đạo đức xã hội và sự tự quyết về cuộc sống
riêng tư của bản thân (Nguyễn Đình Xuân, 1998) [50].
24
Tâm lý của lứa tuổi thanh niên rất phức tạp về hoạt đông tư duy, sự
phát triển ý thức, sự hình thành thế giới quan.
Hoạt động tư duy của HS THPT tích cực, độc lập hơn, các phẩm chất
tư duy ngày càng hoàn chỉnh ở mức độ cao. Các em có tư duy chặt chẽ, có
căn cứ và nhất quán hơn, phát triển tư duy có tính phê phán. Các kĩ năng tư
duy như so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa, phán
đoán và suy luận của HS THPT được phát triển cao hơn giai đoạn trước.
Sự phát triển tự ý thức của HS phổ thông diễn ra mạnh mẽ, và có tính
chất đặc thù riêng. Các em quan tâm, tìm hiểu, đánh giá những đặc điểm tâm
lý của mình theo quan điểm về mục đích cuộc sống và hoài bão của bản thân.
HS có nhận thức về cái tôi của mình và vị trí của mình trong xã hội, có những
đánh giá sâu sắc về bản thân và những người xung quanh. Các em đã có ý
thức rõ ràng hơn về định hướng ngành nghề, khối thi cho bản thân.
Sự hình thành thế giới quan của HS được xây dựng gồm những tiêu
chuẩn, nguyên tắc, hành vi về thế giới quan. Nhiều HS đã có dự định nghề
nghiệp cho mình và cách thức để đạt đến một vị trí trong xã hội. HS đã có thể
so sánh đặc điểm cá nhân về mặt tâm lý, năng lực, sức khỏe của mình với yêu
cầu của nghề nghề nghiệp mặc dù các em chưa được nhận thức đầy đủ về
nghề nghiệp tương lai.
Các đặc điểm tâm lý HS THPT về khả năng tự ý thức, sự hình thành lý
tưởng sống và tính tích cực xã hội có tác động to lớn đến quyết định nghề
nghiệp của các em. Việc hỗ trợ các em xây dựng kế hoạch phát triển nghề
nghiệp, thúc đẩy các em tích cực, chủ động lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với
bản thân và xã hội là điều rất quan trọng trong lứa tuổi này.
Nhận thức về nghề nghiệp: Nhận thức về nghề nghiệp của HS sẽ thúc
đẩy nhu cầu, hứng thú và tạo ra nguyện vọng chọn nghề cho HS. Nhận thức
nghề nghiệp bao gồm nhận thức về các yêu cầu của xã hội đối với nghề, nhận
thức về đặc điểm, tính chất, giá trị của nghề. Nhận thức về nghề nghiệp một
cách đầy đủ và đúng đắn sẽ là cơ sở giúp các em có tình cảm với nghề và
chọn nghề phù hợp với nguyện vọng, khả năng của mình. Mỗi nghề nghiệp
đều có những yêu cầu, đòi hỏi riêng cần người lao động đáp ứng. Có nghề đòi
hỏi người lao động cần có sức lực, có nghề đòi hỏi nhiều về trí tuệ, có nghề
yêu cầu tri thức và kĩ năng tinh xảo. Trong thực tế, có nhiều người có sức
khỏe bình thường nhưng do đặc điểm tâm sinh lý cá nhân không thể làm nghề
này hay nghề khác được. Vì vậy, khi chọn nghề, mỗi người cần đánh giá bản
thân, đánh giá công việc, lựa chọn trong những việc mình có thể làm được thì
25
việc nào bản thân có thể làm với năng suất lao động tốt nhất, phù hợp với
mình nhất. Ở lứa tuổi HS THPT, chưa tham gia cuộc sống lao động, các em
chưa thể biết được bản thân mình có năng suất lao động cao nhất ở nghề nào
(Nguyễn Đình Xuân, 1998) [50]. Vì vậy, trước hết HS cần biết đánh giá bản
thân mình, đối chiếu các phẩm chất cá nhân của mình với yêu cầu của nghề
nghiệp định lựa chọn.
Với những điều kiện tâm sinh lý của người bình thường, con người có
thể tham gia được nhiều nghề, nhất là những nghề không yêu cầu chuyên môn
đặc biệt. Vì vậy, khi đứng trước nhiều nghề mình có thể làm được, HS sẽ
chọn nghề mà bản thân thấy thích, hứng thú nhất. Hứng thú nghề nghiệp
chính là động lực kích thích sự hăng say, bền bỉ, tìm tòi sáng tạo của người
lao động trong nghề nghiệp của họ. Do đó, tìm hiểu nghề nghiệp để biết mình
thích làm nghề gì có ý nghĩa quan trọng với việc ĐHNN, chuẩn bị cho việc
lựa chọn nghề nghiệp tương lai cho mỗi cá nhân.
1.2.1.4. Đặc điểm và mục tiêu định hướng nghề nghiệp trong Chương trình
GDPT tổng thể và chương trình Sinh học năm 2018
Mục tiêu về định hướng nghề nghiệp trong Chương trình GDPT
tổng thể 2018
Theo Chương trình GDPT hiện hành (2006) giáo dục hướng nghiệp được
chính thức đưa vào kế hoạch dạy học của các trường THCS, THPT với tư
cách là một hoạt động giáo dục, có chương trình dạy học, bao gồm mục tiêu,
chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ cho từng chủ đề hướng nghiệp của từng
khối, lớp. Theo chương trình này, thời lượng dành cho giáo dục hướng nghiệp
là 9 tiết/năm học/lớp, có sự tích hợp một số chủ đề hướng nghiệp vào hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp và môn Công nghệ lớp 10.
Theo quan điểm của Chương trình GDPT tổng thể (Bộ Giáo dục và Đào
tạo, 2018), giáo dục ĐHNN bao gồm toàn bộ các hoạt động của nhà trường
phối hợp với gia đình và xã hội nhằm trang bị kiến thức, hình thành năng lực
ĐHNN cho HS, từ đó giúp HS lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực,
tính cách, sở thích, quan niệm về giá trị của bản thân, phù hợp với điều kiện,
hoàn cảnh của gia đình và phù hợp với nhu cầu của xã hội. Giáo dục ĐHNN
có ý nghĩa quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện và phân
luồng HS sau trung học cơ sở cũng như sau trung học phổ thông [12].
Điểm khác biệt về giáo dục ĐHNN trong Chương trình GDPT 2018 so
với chương trình hiện hành là giáo dục ĐHNN được thực hiện thông qua tất
cả các môn học và hoạt động giáo dục, tập trung ở các môn Công nghệ, Tin
26
học, Khoa học tự nhiên (Vật lí, Hóa học, Sinh học), Nghệ thuật, Giáo dục
công dân ở trung học cơ sở, các môn học ở THPT và Hoạt động trải nghiệm,
hướng nghiệp và Nội dung giáo dục của địa phương. Đồng thời, hoạt động
ĐHNN trong nhà trường phổ thông được thực hiện thường xuyên và liên tục
trong đó tập trung vào các năm học cuối của giai đoạn giáo dục cơ bản và
toàn bộ thời gian của giai đoạn giáo dục ĐHNN.
Định hướng nghề nghiệp là mục tiêu quan trọng trong Chương trình
GDPT mới (2018) và giai đoạn THPT (lớp 10, 11, 12) được xác định là giai
đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Giai đoạn này nhằm phát triển năng
lực theo sở trường, nguyện vọng của từng HS, tạo điều kiện cho HS tiếp cận
nghề nghiệp, chuẩn bị cho giai đoạn sau THPT có chất lượng hoặc tham gia
cuộc sống lao động.
Qua đó có thể thấy, Chương trình GDPT mới đã xác định rõ ràng về
quan điểm và tầm quan trọng của giáo dục ĐHNN cho HS, cụ thể là:
- Chương trình GDPT mới chú trọng hình thành và phát triển các năng
lực cho HS, trong đó có năng lực định hướng nghề nghiệp (đây là một năng
lực thành phần của năng lực tự chủ và tự học). Do đó, HS có nhiều cơ hội để
khám phá và phát triển năng lực, sở thích, hứng thú nghề nghiệp của bản thân.
- Chương trình GDPT 2018 xác định rằng kế hoạch giáo dục được phân
chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn 1 là giai đoạn giáo dục cơ bản (gồm cấp tiểu
học và cấp trung học cơ sở), giai đoạn 2 là giai đoạn giáo dục ĐHNN. Ở giai
đoạn giáo dục ĐHNN (từ lớp 10 đến lớp 12), HS không cần phải học tất cả
các môn học như trước đây mà ngoài các môn học bắt buộc, HS chỉ chọn 5
môn trong các môn học định hướng nghề nghiệp để phân hóa cao hơn và tiếp
cận nghề nghiệp. Qua đó có thể thấy, mục tiêu về định hướng nghề nghiệp là
mục tiêu quan trọng hàng đầu cần tập trung hướng tới trong giai đoạn THPT.
Trước yêu cầu đổi mới này, tổ chức dạy học các môn học và hoạt động giáo
dục cần tạo điều kiện cho HS được đánh giá và tự đánh giá về năng lực, sở
trường, hứng thú liên quan đến nghề nghiệp, làm cơ sở để HS có khả năng lựa
chọn cho mình ngành nghề phù hợp để tiếp tục học lên, học nghề hoặc bước
vào cuộc sống lao động.
- Chương trình GDPT được xây dựng tích hợp cao các môn học ở các
lớp học dưới, phân hóa dần các môn học ở các lớp học trên; kết nối chặt chẽ
giữa các lớp học, cấp học với nhau và liên thông với chương trình giáo dục
mầm non, chương trình giáo dục nghề nghiệp và chương trình giáo dục đại
27
học, tạo cơ hội cho HS vận dụng các kiến thức tích hợp liên môn để giải quyết
các vấn đề thực tiễn, các ứng dụng khoa học công nghệ trong các ngành nghề.
Đặc điểm của chương trình Sinh học THPT và mục tiêu ĐHNN
Chương trình môn Sinh học ban hành tháng 12/2018 là môn học được
lựa chọn trong nhóm môn khoa học tự nhiên ở giai đoạn giáo dục định hướng
nghề nghiệp (cấp THPT). Mục tiêu của môn Sinh học là hình thành, phát triển
ở HS năng lực Sinh học, đồng thời góp phần cùng các môn học, hoạt động
giáo dục khác hình thành, phát triển ở HS các phẩm chất chủ yếu và năng lực
chung [13].
Chương trình môn Sinh học vừa hệ thống hoá, củng cố kiến thức, phát
triển kĩ năng và giá trị cốt lõi của Sinh học đã được học ở giai đoạn giáo dục
cơ bản; vừa giúp HS tìm hiểu sâu hơn các tri thức Sinh học cốt lõi, các
phương pháp nghiên cứu và ứng dụng Sinh học, các nguyên lí và quy trình
công nghệ Sinh học thông qua các chủ đề: Sinh học tế bào; Sinh học phân tử;
Sinh học vi sinh vật; sinh học cơ thể; di truyền học; tiến hoá và sinh thái học.
Chương trình cũng xác định đối tượng nghiên cứu của Sinh học là thế
giới sinh vật gần gũi với đời sống hằng ngày của HS, và là khoa học thực
nghiệm, ngày càng rút ngắn khoảng cách giữa kiến thức lí thuyết cơ bản với
công nghệ ứng dụng. Vì vậy Chương trình đã xác định thực nghiệm là
phương pháp dạy học đặc trưng của môn Sinh học, nhằm giúp HS khám phá
thế giới tự nhiên, phát triển khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn và khả
năng ĐHNN sau GDPT.
Về thực hiện giáo dục ĐHNN trong môn Sinh học: Nội dung môn Sinh
học được xây dựng làm cơ sở cho các quy trình công nghệ gắn với các lĩnh
vực ngành nghề, vì vậy trong yêu cầu cần đạt của từng chủ đề luôn yêu cầu
HS liên hệ với các ngành nghề liên quan. Nội dung môn Sinh học vừa phản
ánh các thuộc tính cơ bản của tổ chức sống ở các cấp độ phân tử, tế bào, cơ
thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái, sinh quyển; vừa giới thiệu các nguyên lí
công nghệ ứng dụng Sinh học nhằm định hướng cho học sinh lựa chọn ngành
nghề trong bối cảnh phát triển của công nghệ Sinh học. Để thực hiện định
hướng trên, Chương trình môn Sinh học được thiết kế theo các chủ đề có tính
khái quát và dành nhiều thời gian để tổ chức các hoạt động dạy học giúp HS
khám phá khoa học, phát triển năng lực nhận thức, trong đó chú ý tổ chức các
hoạt động trải nghiệm, thực hành, ứng dụng và tìm hiểu các ngành nghề liên
quan.
28
Như vậy, Chương trình môn Sinh học 2018 đã có sự định hướng rõ
ràng về việc dạy các nội dung cơ bản đồng thời gắn với các ứng dụng thực
tiễn, các quy trình công nghệ liên quan đến các ngành nghề sinh học để từ đó
phát triển ĐHNN cho HS. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sẽ nghiên cứu và
làm rõ việc tổ chức dạy học Sinh học theo định hướng mà chương trình môn
học đã quy định.
Đặc điểm cấu trúc nội dung và mục tiêu ĐHNN của chương trình
Sinh học 10
Nội dung giáo dục cốt lõi của môn Sinh học bao quát các cấp độ tổ
chức sống, gồm: phân tử, tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái, sinh
quyển. Kiến thức về mỗi cấp độ tổ chức sống bao gồm: cấu trúc, chức năng;
mối quan hệ giữa cấu trúc, chức năng và môi trường sống. Từ kiến thức về
các cấp độ tổ chức sống, chương trình môn học khái quát thành các đặc tính
chung của thế giới sống như: trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, sinh
trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, di truyền, biến dị và tiến hoá. Thông
qua các chủ đề nội dung, chương trình môn học trình bày các thành tựu công
nghệ sinh học trong chăn nuôi, trồng trọt, xử lí ô nhiễm môi trường, nông
nghiệp và thực phẩm sạch; trong y - dược học [13].
Học chương trình Sinh học lớp 10, HS được củng cố, hệ thống hoá
được các kiến thức, kĩ năng đã học ở giai đoạn giáo dục cơ bản, đặc biệt từ
môn Khoa học tự nhiên. Thông qua các chủ đề sinh học hiện đại như sinh học
tế bào, sinh học VSV và virus, sinh học và phát triển bền vững, sinh học trong
tương lai, công nghệ tế bào, công nghệ enzyme, công nghệ VSV,... HS vừa
được trang bị cách nhìn tổng quan về thế giới sống, làm cơ sở cho việc tìm
hiểu các cơ chế, quá trình, quy luật hoạt động của các đối tượng sống thuộc
các cấp độ tế bào, cơ thể và trên cơ thể; vừa có hiểu biết khái quát về sinh
học, công nghệ sinh học và vai trò của sinh học đối với con người.
Nguyên tắc tích hợp trong chương trình Sinh học 10 được thể hiện qua
sự kết nối các nội dung dạy học quanh các nguyên lí cơ bản của khoa học tự
nhiên, của thế giới sống và qua kết nối trong và giữa các mạch nội dung cốt
lõi của Sinh học.
Thời lượng của nội dung môn Sinh học 10:
Thời lượng cho mỗi lớp là 105 tiết/năm học, dạy trong 35 tuần. Trong
đó, thời lượng dành cho nội dung cốt lõi là 70 tiết. Dự kiến tỷ lệ % thời lượng
dành cho mỗi mạch nội dung như sau:
29
- Mở đầu: 6%
- Giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống: 3%
- Sinh học tế bào: 54%
- Sinh học VSV và virus: 27%
- Đánh giá định kỳ: 10%
Bên cạnh nội dung cốt lõi, chương trình môn Sinh học còn có hệ thống
các chuyên đề học tập chủ yếu được phát triển từ nội dung các chủ đề sinh
học ứng với chương trình môn học. Các chuyên đề nhằm mở rộng, nâng cao
kiến thức, rèn luyện kĩ năng thực hành, tìm hiểu ngành nghề để trực tiếp định
hướng, làm cơ sở cho các quy trình kĩ thuật, công nghệ thuộc các ngành nghề
liên quan đến sinh học.
Thời lượng dành cho các chuyên đề học tập là 35 tiết. Số tiết của các
chuyên đề học tập (bao gồm cả kiểm tra, đánh giá) như sau:
- Chuyên đề 1: Công nghệ tế bào và một số thành tựu: 15 tiết
- Chuyên đề 2: Công nghệ enzyme và ứng dụng: 10 tiết
- Chuyên đề 3: Công nghệ VSV trong xử lý ô nhiễm môi trường (10 tiết)
Chương trình Sinh học 10 phần nội dung cốt lõi được chia làm 4 phần:
Phần 1: Mở đầu: Phần này giới thiệu khái quát chương trình, đối
tượng và các lĩnh vực nghiên cứu, mục tiêu môn học, vai trò của sinh học với
cuộc sống hằng ngày và với sự phát triển kinh tế – xã hội, với sự phát triển
bền vững môi trường sống và những vấn đề toàn cầu, triển vọng phát triển
Sinh học trong tương lai, đạo đức sinh học, phương pháp nghiên cứu và học
tập môn học. Mục tiêu ĐHNN được thể hiện trong phần 1 ở nội dung giới
thiệu các ngành nghề liên quan đến Sinh học. Dạy học nội dung này yêu cầu
HS có hiểu biết về ứng dựng thực tiễn trong các ngành nghề liên quan đến
Sinh học. Đồng thời, HS cần tìm hiểu các thành tựu lí thuyết, thành tựu công
nghệ của một số ngành nghề chủ chốt (Y – dược học, pháp y, công nghệ thực
phẩm, bảo vệ môi trường, nông nghiệp, lâm nghiệp,) và đánh giá được triển
vọng của các ngành nghề đó trong tương lai.
Phần 2 – Giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống.
Phần này phác họa khái quát và phân loại các đặc điểm của thế giới
sống; Toàn bộ sinh giới được sắp xếp từ cấp độ thấp đến cao, với các cấp độ
tổ chức sống cơ bản là tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái, sinh
quyển. Nội dung các bài học của Sinh học sẽ làm sáng tỏ các khái niệm và
quá trình sinh học ở cấp độ tế bào, rồi đến cấp độ cơ thể, cấp độ quần thể,
quần xã - hệ sinh thái, sinh quyển.
30
Phần 3: Sinh học tế bào: nội dung phần này nghiên cứu cấu trúc và
chức năng của từng cấp độ tổ chức sống từ phân tử đến tế bào. Tế bào được
coi là đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản của mọi sinh vật. Dạy học phần
này giúp HS có hiểu biết về cấu trúc và chức năng của tế bào làm bộc lộ
những đặc trưng sống cơ bản như: chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh
trưởng và phát triển, cảm ứng và sinh sản. Mục tiêu ĐHNN được thể hiện ở
yêu cầu vận dụng kiến thức về thành phần hoá học của tế bào vào giải thích
các hiện tượng và ứng dụng trong thực tiễn như ăn uống hợp lí, giải thích vì
sao thịt lợn, thịt bò cùng là protein nhưng có nhiều đặc điểm khác nhau, giải
thích vai trò của DNA trong xác định huyết thống, truy tìm tội phạm,...), giải
thích được sự phân chia tế bào một cách không bình thường có thể dẫn đến
ung thư, tìm hiểu thông tin về bệnh ung thư ở Việt Nam và một số biện pháp
phòng tránh ung thư. Việc gắn lý thuyết với ứng dụng quy trình công nghệ
được thể hiện ở nội dung Công nghệ tế bào (nguyên lí công nghệ và một số
thành tựu của công nghệ tế bào thực vật, công nghệ tế bào động vật).
Phần 4: Sinh học Vi sinh vật và virus
Phần này giới thiệu các phương pháp nghiên cứu VSV, quá trình tổng
hợp và phân giải ở VSV, quá trình sinh trưởng và sinh sản ở VSV và một số
ứng dụng VSV trong thực tiễn (ý nghĩa của việc sử dụng kháng sinh để ức chế
hoặc tiêu diệt VSV gây bệnh và tác hại của việc lạm dụng thuốc kháng sinh
trong chữa bệnh cho con người và động vật), một số thành tựu hiện đại của
công nghệ VSV. Từ những kiến thức bài học, HS sẽ tìm hiểu một số ứng
dụng VSV trong thực tiễn (sản xuất và bảo quản thực phẩm, sản xuất thuốc,
xử lí môi trường,...), thực hiện được dự án hoặc đề tài tìm hiểu về các sản
phẩm công nghệ VSV. Mạch nội dung về virus cũng được triển khai theo
trình tự từ kiến thức cơ bản về khái niệm, sự nhân lên của virus trong tế bào
chủ, từ đó HS tìm hiểu về thành tựu ứng dụng virus trong sản xuất chế phẩm
sinh học, trong y học và nông nghiệp, sản xuất thuốc trừ sâu từ virus.
Qua phân tích nội dung Sinh học 10 có thể thấy, các mạch nội dung được
triển khai theo hướng từ nội dung cơ bản sinh học, yêu cầu HS vận dụng
trong thực tiễn cuộc sống, ứng dụng trong quy trình công nghệ trong các
ngành nghề liên quan đến sinh học (công nghệ thực phẩm, y học, nông
nghiệp,...). Đây là cơ hội thuận lợi để tổ chức dạy học nhằm mục tiêu ĐHNN
cho HS qua môn học này. Các nội dung cụ thể trong chươn trình Sinh học 10
có cơ hội để triển khai dạy học nhằm ĐHNN cho HS sẽ được trình bày chi tiết
trong chương II.
31
Mục tiêu ĐHNN trong chương trình Sinh học 10
Chương trình Sinh học 10 góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực
sinh học, đồng thời góp phần cùng các môn học, hoạt động giáo dục khác
hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung.
Năng lực ĐHNN là một năng lực thành phần của năng lực chung tự chủ và tự
học. Như vậy, cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác, dạy học
Sinh học 10 góp phần hình thành năng lực ĐHNN cho HS. Yêu cầu cần đạt
về năng lực ĐHNN được quy định trong Chương trình GDPT như sau:
- Nhận thức được cá tính và giá trị sống của bản thân.
- Nắm được những thông tin chính thức về thị trường lao động, về yêu
cầu và triển vọng của các ngành nghề,
- Xác định được hướng phát triển phù hợp sau THPT, lựa chọn học các
môn học phù hợp với ĐHNN của bản thân [12, tr.44].
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sẽ xác định các thành phần cấu trúc và
những biểu hiện cụ thể của năng lực ĐHNN, sẽ được trình bày chi tiết ở mục
1.2.2. Việc xác định cấu trúc của năng lực ĐHNN, kết hợp với quy trình thiết
kế hoạt động dạy học nhằm ĐHNN sẽ là cơ sở để xây dựng quy trình tổ chức
dạy học Sinh học 10 nhằm ĐHNN cho HS.
1.2.1.5. Một số lĩnh vực ngành nghề ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại
Để dạy học ĐHNN cho HS trong dạy học Sinh học, trước hết cần xác
định các lĩnh vực nghề nghiệp trong xã hội có sử dụng các lý thuyết và ứng
dụng sinh học. Công nghệ sinh học (CNSH) có thể ứng dụng trong các lĩnh
vực kinh tế - xã hội như:
CNSH trong nông nghiệp
- CNSH có đóng góp trong việc cải thiện giống cây trồng, xây dựng kĩ
thuật canh tác mới, nghiên cứu quá trình cố định đạm ở những cây không
thuộc họ đậu,
- CNSH trong cải thiện và nhân nhanh giống cây trồng: lĩnh vực này có 4
ứng dụng chính: ứng dụng kĩ thuật chọn dòng tế bào biến dị soma, nhân
giống trong ống nghiệm (in vitro), lai vô tính hay còn gọi là dung hợp tế
bào trần, kĩ thuật sản xuất cây đơn bội (n).
Các phương pháp canh tác mới, bao gồm: phương pháp màng dinh
dưỡng, hệ thống thủy canh. CNSH trong chăn nuôi: kĩ thuật chuyển phôi,
tạo chế phẩm phòng tránh bệnh cho động vật,
CNSH trong y - dược
32
- Lĩnh vực ứng dụng công nghệ di truyền mạnh nhất trong y tế là ngành sản
xuất kháng sinh, vaccine, kháng thể đơn dòng và các protein có hoạt tính
SH. Nghiên cứu tìm kiếm các chất kháng sinh mới tăng mạnh do hiện
tượng VSV kháng lại tác dụng của kháng sinh ngày càng nhiều hơn.
- Phạm vi ứng dụng của kháng thể đơn dòng trong y tế ngày càng tăng như
phân tích miễn dịch, định vị khối u, phát hiện một số protein có liên quan
đến sự hình thành khối u, ...là thuốc thử có tính chuyên hóa cao mà không có
enzyme thì các quá trình công nghệ sinh học không thể tối ưu hóa được
Công nghệ sản xuất enzyme
Trong sản xuất chế phẩm enzyme, cần chú ý đến những yếu tố:
Nguồn enzyme
Có thể thu nhận enzyme từ động vật như trypsin, chimotrypsin, từ thực
vật như papain của đu đủ, amylase của đại mạch. Nhưng enzyme vi sinh vật là
nguồn phổ biến và giá thành có ý nghĩa kinh tế nhất.
41PL
Ứng dụng
Hiện nay, sản xuất chế phẩm enzyme các loại đã và đang phát triễn mạnh mẽ
trên quy mô công nghiệp.
Ứng dụng trong y dược
Enzyme có một vị trí quan trọng trong y học. Đặc biệt là các phương pháp
định lượng và định tính enzyme trong hóa học lâm sàng và phòng thí nghiệm
chẩn đoán. Do đó, hiện nay trong y học đã xuất hiện lãnh vực mới gọi là chẩn
đoán enzyme.
Dùng enzyme để định lượng các chất, phục vụ công việc xét nghiệm chẩn
đoán bệnh, ví dụ dùng để kiểm tra glucose nước tiểu rất nhạy.
Urease để định lượng ure
Dùng enzyme làm thuốc ví dụ protease làm thuốc tắc nghẽn tim mạch,
tiêu mủ vết thương, làm thông đường hô hấp, chống viêm, làm thuốc tăng tiêu
hóa protein, thành phần của các loại thuốc dùng trong da liễu và mỹ phẩm
Trong y học các protease cũng được dùng để sản xuất môi trường dinh
dưỡng để nuôi cấy vi sinh vật sản xuất ra kháng sinh, chất kháng độc Ngoài
ra người ta còn dùng enzyme protease để cô đặc và tinh chế các huyết thanh
kháng độc để chửa bệnh.
Amylase được sử dụng phối hợp với coenzyme A, cytocrom C, ATP,
carboxylase để chế thuốc điều trị bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, phối hợp
với enzyme thủy phân để chữa bệnh thiếu enzyme tiêu hóa.
Ứng dụng trong hóa học
Cho đến nay, việc ứng dụng enzyme trong hóa học là do enzyme có cảm
ứng cao đối với nhiệt độ, pH và những thay đổi khác của môi trường.
Trong nghiên cứu cấu trúc hóa học, người ta cũng sử dụng enzyme, ví dụ
dùng protease để nghiên cứu cấu trúc protein, dùng endonuclease để nghiên
cứu cấu trúc nucleic acid
Dùng làm thuốc thử trong hóa phân tích.
Ứng dụng trong công nghiệp
Protease ta có thể thấy được sự đa dạng: công nghiệp thịt, công nghiệp
chế biến cá,công nghiệp chế biến sữa, công nghiệp bánh mì, bánh kẹo, công
nghiệp bia, công nghiệp sản xuất sữa khô và bột trứng, công nghiệp hương
phẩm và mỹ phẩm, công nghiệp dệt, công nghiệp da, công nghiệp phim ảnh,
công nghiệp y họcVới amylase, đã được dùng trong sản xuất bánh mì, công
42PL
nghiệp bánh kẹo, công nghiệp rượu, sản xuất bia, sản xuất mật,glucose, sản
xuất các sản phẩm rau, chế biến thức ăn cho trẻ con, sản xuất các mặt hàng từ
quả, sản xuất nước ngọt, công nghiệp dệt, công nghiệp giấyTrong phạm vi
giáo trình này chúng ta chỉ đề cập đến việc ứng dụng chế phẩm enzyme trong
một số lãnh vực.
Ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm
Enzyme là một công cụ để chế biến các phế liệu của công nghiệp thực
phẩm thành thức ăn cho người và vật nuôi.
Người ta còn khai thác tính đông tụ như của renin, pepsin vào công
nghiệp thực phẩm như trong sản xuất phomat.
Pectinase với công nghiệp thực phẩm: Pectinase đã được dùng trong một
số ngành công nghiệp thực phẩm sau: - Sản xuất rượu vang, nước quả và
nước uống không có rượu, quả cô đặc, mứt.
Cellulase với công nghiệp thực phẩm: Cellulose là thành phần cơ bản của
tế bào thực vật, vì vậy nó có mặt trong mọi loại rau quả cũng như trong các
nguyên liệu,phế liệu của các ngành trồng trọt và lâm nghiệp. Chế phẩm
cellulase thường dùng để:
- Tăng chất lượng thực phẩm và thức ăn gia súc.
- Tăng hiệu suất trích ly các chất từ nguyên liệu thực vật.
Ứng dụng trước tiên của cellulase đối với chế biến thực phẩm là dùng nó
để tăng độ hấp thu, nâng cao phẩm chất về vị và làm mềm nhiều loại thực
phẩm thực vật. Đặc biệt là đối với thức ăn cho trẻ con và nói chung chất
lượng thực phẩm được tăng lên.
Một số nước đã dùng cellulase để xử lý các loại rau quả như bắp cải,
hành, cà rốt, khoai tây, táo và lương thực như gạo. Người ta còn xử lý cả chè,
các loại tảo biển
Amylase với công nghiệp thực phẩm: Chế phẩm amylase đã được dùng
phổ biến trong một số lãnh vực của công nghiệp thực phẩm như sản xuất bánh
mì, glucose, rượu , bia...
Ứng dụng trong công nghiệp dệt
Trong công nghiệp dệt, chế phẩm amylase được dùng để rũ hồ vải trước
khi tẩy trắng và nhuộm. Amylase có tác dụng làm vải mềm, có khả năng
nhúng ướt, tẩy trắng và bắt màu tôt. Rũ hồ bằng enzyme không những nhanh,
43PL
không hại vải, độ mao dẫn tốt mà còn đảm bảo vệ sinh, do đó tăng được năng
suất lao động.
Trong sản xuất tơ tằm, người ta dùng protease để làm sạch sợi tơ. Với
công đoạn xử lý bằng enzyme sau khi xử lý bằng dung dịch xà phòng sẽ giúp
lụa có tính đàn hồi tốt, bắt màu đồng đều và dễ trang trí trên lụa.
Ứng dụng trong công nghiệp thuộc da
Trong công nghiệp da, enzyme protease được dùng để làm mềm da, làm
sạch da, rút ngắn thời gian, tránh ô nhiễm môi trường. Thực tế cho thấy khi
xử lý da bằng chế phẩm protease từ vi sinh vật có thể rút ngắn thời gian làm
mềm và tách lông xuống nhiều lần. Điều quan trọng là chất lượng lông tốt
hơn khi cắt. So với phương pháp hóa học thì việc xử lý bằng enzyme có số
lượng lông tăng 20-30%.
Ứng dụng trong nông nghiệp
Có thể sử dụng các loại chế phẩm enzyme khác nhau để chuyển hóa các
phế liệu, đặc biệt là các phế liệu nông nghiệp cải tạo đất phục vụ nông nghiệp.
Ở Nhật hằng năm đã sản xuất hàng vạn tấn chế phẩm cellulase các loại để
dùng trong nông nghiệp. Có chế phẩm chứa cả cellulase, hemicellulase,
protease và amylase.
Ở Việt Nam bước đầu đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng các enzyme trong
chế biến nông sản, thực phẩm, nhất là trong lĩnh vực sản xuất bia, rượu, chế
biến tinh bột (Viện công nghiệp thực phẩm, Viện công nghệ sinh học – công
nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội). Việc nghiên cứu các enzyme
phục vụ nông nghiệp, công nghiệp cũng được quan tâm và có các kết quả
đáng khích lệ.
Thuyết trình về ứng dụng công nghệ enzyme, trưng bày sản phẩm chế tạo
- GV tổ chức cho các nhóm HS trưng bày sản phẩm nghiên cứu, trình bày
kết quả thực hiện dựa trên poster đã thực hiện.
- Các nhóm lắng nghe, nhận xét, góp ý, đánh giá nhóm khác.
- GV hỗ trợ, định hướng và đánh giá kết quả làm việc của HS.
- Các nghiên cứu tốt sẽ tiếp tục tham gia hội chợ khoa học của Trường.
Hoạt động 4: Đánh giá, liên hệ nghề nghiệp (Evaluate)
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi ở mục IV.
IV. Câu hỏi, bài tập kiểm tra, đánh giá
44PL
Câu 1: Giải thích tại sao khi sản xuất bột giặt, nhà sản xuất lại cho thêm
nhiều loại enzim?
Câu 2:
Định lượng glucose bằng phương pháp dùng enzyme
Định lượng glucose bằng phương pháp dùng enzyme (Glucose
Oxydase) là phương pháp để xét nghiệm sinh hóa trong Y học. Nguyên tắc
của phương pháp này là sử dụng enzyme Glucose Oxidase (GOD) oxy hoá
Glucose thành gluconic acid và peroxide hydrogen (H2O2). Peroxide
hydrogen tạo thành bị enzyme peroxidase (POD) phân huỷ và giải phóng oxy.
Oxy giải phóng oxy hoá 4 – aminophenzon(4-AAP) và phenol tạo phức chất
quinonimin có màu đỏ hồng. Cường độ màu tỷ lệ với hàm lượng Glucose.
Người bình thường, nồng độ glucose trong huyết thanh: 0,75 - 1,15g/l (4,1 -
6,4mmol/l). Bệnh nhân A có nồng độ glucose trong huyết thanh là 7.6mmol/l.
Trong trường hợp này, bác sĩ cần có lời khuyên gì với bệnh nhân?
Câu 3:
Theo em, cần lập kế hoạch học tập và hướng nghiệp như thế nào để có
thể trở thành người làm việc trong các ngành nghề ứng dụng công nghệ
enzime ?
45PL
Chủ đề 4: Cơ chế phân bào và công nghệ tế bào
Các câu hỏi khái quát cho chủ đề:
Vai trò của cơ chế phân bào và ứng dụng trong thực tiễn?
Ứng dụng của công nghệ tế bào trong các lĩnh vực ngành nghề (nông
nghiệp, Y học,?
I. Mô tả chủ đề
Chủ đề là một phần nội dung thuộc phần Sinh học tế bào, bao gồm:
1. Chu kỳ tế bào và quá trình nguyên phân
2. Quá trình giảm phân
3. Công nghệ tế bào
Mạch kiến thức của chủ đề:
1. Chu kỳ tế bào
2. Cơ chế của quá trình nguyên phân
3. Cơ chế của quá trình giảm phân
4. Vận dụng kiến thức nguyên phân, giảm phân để giải thích một số vấn
đề trong thực tiễn.
5. Công nghệ tế bào và thành tựu công nghệ tế bào ứng dụng trong một số
lĩnh vực.
Thời lượng: 4 tiết
- Số tiết học trên lớp: 3 tiết
- Làm dự án: 1 tuần
II. Mục tiêu
Bảng mô tả các mức độ mục tiêu của chủ đề:
Các mức độ nhận thức Các năng
lực cần
hướng tới
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
thấp
Vận dụng
cao
ND1. Chu kỳ tế bào và nguyên phân
- Trình bày
được khái
niệm, các
giai đoạn của
chu kỳ tế bào
- Phân tích
được mối
liên hệ giữa
các giai đoạn
của chu kỳ tế
bào
- Giải thích
được quá
trình nguyên
phân là cơ
chế sinh sản
của tế bào.
-Giải thích
được cơ chế
gây bệnh ung
thư và đề
xuất giải
pháp.
KN quan sát,
phân tích,
tìm kiếm
thông tin.
KN ứng
dụng kiến
46PL
thức trong
thực tiễn,
khám phá
nghề nghiệp.
ND2. Quá trình giảm phân
Trình bày
được cơ chế
của quá trình
giảm phân
So sánh được
cơ chế
nguyên phân
và giảm phân
Giải thích
được quá
trình giảm
phân, thụ
tinh cùng với
nguyên phân
là cơ sở của
sinh sản hữu
tính ở sinh
vật.
Giải quyết
một số vấn
đề thực tiễn
dựa vào kiến
thức về giảm
phân.
KN quan sát,
phân tích,
tìm kiếm
thông tin.
KN nhận
thức về ứng
dụng kiến
thức vào
thực tiễn.
ND3. Công nghệ tế bào
Trình bày
được khái
niệm công
nghệ tế bào
Phân tích
nguyên lý
công nghệ tế
bào động vật
và thực vật.
Giải thích
được mối
liên hệ giữa
nền tảng lý
thuyết sinh
học và thành
tựu công
nghệ tế bào.
Lập được kế
hoạch phát
triển nghề
nghiệp liên
quan đến
công nghệ tế
bào.
KN quan sát,
phân tích,
tìm kiếm
thông tin.
KN nhận
thức về ứng
dụng kiến
thức trong
thực tiễn,
khám phá
nghề nghiệp.
V. Tổ chức các hoạt động học tập
Khởi động: Quan sát tranh về sự phát triển cơ thể người
GV cho HS xem một bức tranh về sự phát triển con người từ khi hình
thành hợp tử, phát triển thành bào thai đến khi trưởng thành.
47PL
GV: Em có nhận xét gì về sự
phát triển cơ thể người qua bức tranh
này?
GV: Vì sao từ 1 tế bào có thể
phát triển thành cơ thể to lớn như
vậy?
GV dẫn dắt vào chủ đề.
Hình thành kiến thức:
Hoạt động 1: Làm mô hình quá trình nguyên phân và giảm phân (Trải
nghiệm cụ thể)
GV đặt vấn đề: nhà trường đang có nhu cầu mua một số mô hình về
quá trình nguyên phân, giảm phân để làm đồ dùng dạy học. Các em trong vai
trò là một công ty thiết kế và chế tạo đồ dùng dạy học nghiên cứu, tìm hiểu
thông tin về quá trình nguyên phân, giảm phân trên internet hoặc các tài liệu
khác, chế tạo một bộ mô hình mô tả diễn biến của quá trình nguyên phân,
giảm phân ở tế bào động vật hoặc thực vật. Sản phẩm sẽ được trưng bày trong
tiết Sinh học (sau 1 tuần). Mô hình hiệu quả nhất sẽ được chọn là sản phẩm
chiến thắng.
GV giao nhiệm vụ cho HS: mỗi nhóm gồm 5-6 HS tìm hiểu nội dung về
chu kỳ tế bào, diễn biến các kỳ của quá trình nguyên phân, giảm phân, từ đó
xây dựng mô hình nguyên phân, giảm phân trong thời gian 1 tuần.
Hoạt động 2: Trưng bày sản phẩm, thuyết trình (Quan sát, phản ánh)
HS trưng bày sản phẩm, báo cáo thuyết trình về sản phẩm, trình bày diễn
biến của quá trình nguyên phân, giảm phân
GV và các nhóm HS nhận xét, đánh giá sản phẩm.
Hoạt động 3: Xây dựng sơ đồ tư duy (Trừu tượng hóa khái niệm)
GV yêu cầu HS xây dựng sơ đồ tư duy về chu kỳ tế bào, quá trình nguyên
phân, giảm phân.
HS tìm kiếm thông tin, xây dựng sơ đồ tư duy theo yêu cầu.
GV: Hỗ trợ, định hướng cho HS.
Hoạt động 4: Ứng dụng công nghệ tế bào trong y học, sản xuất nông
nghiệp (thử nghiệm tích cực, khám phá nghề nghiệp)
Hình 2.6. Sự phát triển của cơ thể người
48PL
GV nhiệm vụ nghiên cứu cho HS ở tiết 2: chia lớp thành 4 nhóm, mỗi
nhóm sẽ thực hiện một dự án tìm hiểu về ứng dụng của cơ chế phân bào trong
y học, trong sản xuất. HS thực hiện trong 1 tuần.
Câu hỏi nội dung:
- Công nghệ tế bào là gì?
- Công nghệ tế bào ứng dụng trong nuôi cấy mô tế bào thực vật như thế
nào?
- Công nghệ tế bào ứng dụng trong nuôi cấy mô tế bào động vật như
thế nào?
- Công nghệ tế bào ứng dụng trong nhân bản vô tính như thế nào?
- Tìm hiểu về kiểm soát phân bào và cơ chế gây bệnh ung thư, đề xuất
giải pháp?
Bước 2: Lập kế hoạch thực hiện dự án
GV yêu cầu các nhóm lập kế hoạch thực hiện dự án, phân công nhiệm
vụ cho từng thành viên trong nhóm.
HS làm việc theo nhóm, phân công nhiệm vụ thực hiện dự án và báo
cáo kết quả trước lớp.
Trước khi kết thúc tiết học GV phát cho các nhóm “Phiếu phân công
công việc và thực hiện dự án” để HS tự phân công công việc trong nhóm để
có thể thực hiện tốt yêu cầu của GV (mỗi HS 01 phiếu) và “Nhật ký làm việc
của từng nhóm” để trong quá trình thực hiện dự án thư ký của các nhóm sẽ
ghi lại tiến độ thực hiện công việc của nhóm.
Phiếu phân công công việc và thực hiện dự án của nhóm
Họ và tên
Công việc nhóm phân
công,
quá trình thực hiện
Thời gian
thực hiện
Vai trò
trong nhóm Ghi chú
1 Nhóm
trưởng
2 Nhóm phó
3 Thư ký
... Thành viên
Nhật ký làm việc của nhóm
Thời gian
thảo luận
Tiến độ thực hiện
nhiệm vụ được giao
Ý kiến thảo luận Ghi chú
49PL
Ngày
Ngày
.
Tổng hợp
Bước 3: Thực hiện dự án
HS sẽ đi thực tế tại các viện nghiên cứu, bệnh viện, chụp ảnh hoặc sưu
tầm tranh, ảnh, tài liệu (từ sách, báo, Internet,...) có liên quan đến ứng dụng
của cơ chế phân bào trong y học và sản xuất. Gợi ý một số địa điểm nghiên
cứu gần Trường Tiểu học, THCS, THPT Thực nghiệm như: Viện Di truyền
nông nghiệp, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Bệnh Viện K,
HS sẽ dựa trên kiến thức và sản phẩm thu được để xây dựng sản phẩm
của nhóm.
Bước 4: Báo cáo sản phẩm dự án
Các nhóm sẽ trình bày sản phẩm của nhóm mình. GV và các nhóm
khác nhận xét theo bảng tiêu chí đánh giá và có phản hồi ngay sau phần trình
bày của mỗi nhóm.
Thảo luận chung:
- Cơ chế phân bào đã được các nhà khoa học vận dụng như thế nào
trong y học và sản xuất nông nghiệp?
- Phân tích mối liên hệ giữa cơ chế nguyên phân và kĩ thuật nuôi cấy
mô, nhân bản vô tính?
Bước 5: Đánh giá
Quá trình đánh giá:
Trước khi thực hiện
dự án
HS thực hiện dự án
và hoàn tất công việc
Sau khi hoàn tất dự án
GV phải đánh giá:
- Nhu cầu của HS
- Tổ chức nhóm
GV đánh giá HS trong
quá trình thực hiện dự
án thông qua việc HS:
- Thảo luận
- Phản hồi với GV
- Nhật ký nhóm
GV đánh giá dựa trên:
- Sản phẩm của HS
- Đánh giá của các
nhóm còn lại
50PL
Tổng hợp đánh giá: Sau khi hoàn tất dự án GV dùng bảng đánh giá sản
phẩm HS, kết hợp với bảng đánh giá của các nhóm còn lại để cho điểm.
GV: Yêu cầu HS tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình theo bảng tiêu
chí đánh giá.
HS: Nhóm trưởng tổng hợp bảng đánh giá cá nhân nộp cho GV.
IV. Câu hỏi, bài tập đánh giá
Câu 1:
Vào tháng 2 năm 1993, một nhóm nghiên cứu của Viện nghiên cứu
nông nghiệp quốc gia ở Bresson-Villiers (Pháp) đã thành công trong việc tạo
ra năm bản sao của bò. Việc sản xuất các dòng vô tính (động vật có cùng vật
liệu di truyền, mặc dù được sinh ra từ năm con bò khác nhau), là một quá
trình phức tạp.
Đầu tiên, các nhà nghiên cứu đã loại bỏ khoảng ba mươi tế bào trứng
từ một con bò (giả sử tên 5 con bò là Blanche 1). Các nhà nghiên cứu đã loại
bỏ nhân từ mỗi tế bào trứng được lấy từ Blanche 1.
Sau đó, các nhà nghiên cứu đã lấy một phôi từ một con bò khác
(Blanche 2). Phôi này chứa khoảng ba mươi tế bào.
Các nhà nghiên cứu đã tách khối tế bào từ Blanche 2 thành 10 ô riêng
lẻ. Sau đó, họ loại bỏ nhân từ mỗi tế bào riêng lẻ này. Mỗi hạt nhân được tiêm
riêng vào từng trong số ba mươi tế bào xuất phát từ Blanche 1 (các tế bào mà
hạt nhân đã bị loại bỏ). Cuối cùng, ba mươi tế bào trứng được tiêm đã được
cấy vào ba mươi con bò cái. Chín tháng sau, năm con bò cái thay thế đã sinh
ra những con bê. Một trong những nhà nghiên cứu nói rằng một ứng dụng quy
mô lớn của kĩ thuật nhân bản này có thể mang lại lợi ích tài chính cho người
chăn nuôi gia súc.
1. Ý tưởng nghiên cứu chính được thử nghiệm trong các thí nghiệm
của Pháp trên bò đã được xác nhận bằng kết quả. Ý tưởng đó là gì?
2. Phát biểu nào sau đây là đúng hay sai?
Tất cả năm con bê có cùng loại gen. Đúng/Sai
Tất cả năm con bê có cùng giới tính. Đúng/Sai
Lông của cả năm con bê có cùng màu Đúng/Sai
51PL
Câu 2:
Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp
nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh với đầy đủ
các tính trạng của cơ thể gốc. Giải thích cơ sở khoa học của công nghệ tế bào
được ứng dụng trong các lĩnh vực nông nghiệp, y học ?
Câu 3:
Bạn A rất hứng thú với thành tựu công nghệ tế bào và bạn muốn lập
một kế hoạch để học tập và định hướng nghề nghiệp của bản thân trong 5 năm
tới. Theo em, bạn A cần xác định được những điều gì và cần lập kế hoạch học
tập và định hướng nghề nghiệp như thế nào?
52PL
Chủ đề 5: Vi sinh vật và ứng dụng
Các câu hỏi khái quát cho chủ đề:
Trình bày được cơ sở khoa học của việc ứng dụng vi sinh vật trong
thực tiễn.
Trình bày được một số ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn ngành nghề
(sản xuất và bảo quản thực phẩm, sản xuất thuốc, xử lí môi trường,...).
I. Mô tả chủ đề
Chủ đề là một nội dung thuộc phần Sinh học vi sinh vật và virus.
Mạch kiến thức của chủ đề:
1. Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật
2. Quá trình sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật
3. Một số ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn
Thời lượng: 3 tiết
II. Mục tiêu
Bảng mô tả các mức độ mục tiêu của chủ đề:
Các mức độ nhận thức Các năng
lực cần
hướng tới
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
thấp
Vận dụng
cao
Vi sinh vật
- Trình bày
được sự trao
đổi chất ở vi
sinh vật, sinh
trưởng, sinh
sản ở vi sinh
vật.
- Phân tích
được một số
ví dụ ứng
dụng VSV
trong thực
tiễn
- Phân tích
được cơ sở
khoa học
ứng dụng
VSV trong
các lĩnh vực
ngành nghề:
công nghiệp,
nông nghiệp,
y học, môi
trường
- Nghiên
cứu, sản xuất
các sản phẩm
lên men từ
VSV.
KN thực
hành, phân
tích, tìm
kiếm thông
tin.
KN nghiên
cứu khoa học
ứng dụng
kiến thức
trong thực
tiễn, năng
lực khám
phá nghề
nghiệp.
53PL
III. Thiết kế các hoạt động học tập
Khởi động: Xem video về vi sinh vật (Engage)
- GV chiếu một đoạn phim về hệ vi sinh vật, yêu cầu HS quan sát và
trình bày những hiểu biết của mình về vi sinh vật và ứng dụng của vi
sinh vật trong thực tiễn.
Hình thành kiến thức:
Hoạt động 1: Thí nghiệm quan sát vi sinh vật (Explore)
- GV chia các nhóm 5-6 HS.
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm:
Quan sát dưới kính hiển vi hệ vi sinh vật trong đất
Vẽ hình thái tế bào VSV quan sát được ra giấy.
- Các nhóm HS thực hiện thí nghiệm quan sát vi sinh vật dưới kính hiển vi
được sự giúp đỡ của GV phụ trách phòng thí nghiệm để miêu tả được hình
thái một số loại VSV.
Hoạt động 2: Thảo luận (Explain)
- GV yêu cầu HS tìm kiếm thông tin, thảo luận để trả lời các câu hỏi:
VSV có đặc điểm gì?
Theo em, vi sinh vật có thể tìm thấy ở đâu?
Trong phòng thí nghiệm thường dùng các loại môi trường nào để
nuôi cấy vi sinh vật?
Phân biệt các kiểu dinh dưỡng của các nhóm vi sinh vật.
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận dưới nhiều hình thức khác nhau: sơ đồ
tư duy, bảng biểu, tranh ảnh, hình vẽ,
- GV góp ý, nhận xét và định hướng, hỗ trợ HS.
Hoạt động 3: Tìm hiểu ứng dụng của vi sinh vật trong các lĩnh vực
ngành nghề (Elaborate)
Bước 1: Tìm hiểu ứng dụng của vi sinh vật trong các lĩnh vực ngành nghề
- GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm 5-6 HS:
Tìm thông tin trên các trang web, bài báo, báo cáo, về việc sử dụng
các ứng dụng vi sinh vật trong các lĩnh vực ngành nghề.
Vẽ sơ đồ tư duy về ứng dụng vi sinh vật trong các ngành nghề.
54PL
Báo cáo kết quả thảo luận theo vòng tròn: mỗi nhóm báo cáo về ứng
dụng vi sinh vật trong một lĩnh vực ngành nghề, nhóm sau không báo
cáo trùng với nhóm trước.
- HS tìm kiếm thông tin, thảo luận và báo cáo kết quả.
- GV lắng nghe, tóm tắt thành sơ đồ trên bảng.
- Nhận xét kết quả hoạt động của HS.
Bước 2: Nhà sản xuất tương lai: Nghiên cứu sản xuất sản phẩm lên men nhờ
vi sinh vật
- GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm HS:
Tìm hiểu ứng dụng quá trình lên men nhờ vi sinh vật tạo ra sản phẩm
(sữa chua, dưa chua, rượu vang, bánh bao,)
Làm một sản phẩm lên men nhờ vi sinh vật từ các nguyên liệu và quy
trình đơn giản.
Giới thiệu sản phẩm tại lớp.
- HS thực hiện nhiệm vụ làm sản phẩm lên men trong 1 tuần. HS mang sản
phẩm đến lớp và thuyết trình vào tuần tiếp theo.
- Sau 1 tuần, các nhóm HS mang sản phẩm đến lớp, từng nhóm giới thiệu về
sản phẩm nhóm đã thực hiện: quy trình làm ra sản phẩm, giải thích cơ sở khoa
học của việc sử dụng vi sinh vật để làm sản phẩm đó.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm và thuyết trình của HS.
Hoạt động 4: Đánh giá, liên hệ nghề nghiệp (Evaluate)
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi ở mục IV.
IV. Câu hỏi, bài tập đánh giá
Câu 1:
Sâu răng
Vi khuẩn sống trong miệng của chúng ta gây ra sâu răng. Sâu răng đã là
một vấn đề kể từ những năm 1700 khi đường được làm ra nhiều từ ngành
công nghiệp mía đường đang mở rộng. Ngày nay, chúng ta biết rất nhiều về
sâu răng. Ví dụ: Vi khuẩn gây sâu răng do ăn đường; Đường được chuyển
thành axit; Axit làm hỏng bề mặt răng; Đánh răng giúp ngăn ngừa sâu răng.
1. Vai trò của vi khuẩn trong sâu răng là gì?
A. Vi khuẩn tạo men răng.
B. Vi khuẩn tạo ra đường.
C. Vi khuẩn tạo ra khoáng chất.
55PL
D. Vi khuẩn tạo ra axit.
2. Biểu đồ sau đây cho thấy mức tiêu thụ đường và số lượng sâu răng ở các
quốc gia khác nhau. Mỗi quốc gia được thể hiện bằng một dấu chấm trong
biểu đồ.
Những câu nào sau đây được rút ra theo dữ liệu được đưa ra trong biểu đồ?
A. Ở một số nước, người ta đánh răng thường xuyên hơn ở các nước khác.
B. Người càng ăn nhiều đường, họ càng có nhiều khả năng bị sâu răng.
C. Trong những năm gần đây, tỷ lệ sâu răng đã tăng lên ở nhiều quốc gia.
D. Trong những năm gần đây, tiêu thụ đường đã tăng lên ở nhiều quốc gia.
Câu 2: Ứng dụng của vi sinh vật được sử dụng trong các lĩnh vực ngành nghề
như thế nào (ví dụ: nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, Y – dược, môi
trường,) ?
Câu 3: Em cần có kế hoạch học tập và hướng nghiệp như thế nào để có thể
làm việc trong các ngành nghề ứng dụng vi sinh vật trong tương lai?
Trung
bình
tỉ lệ
răng
sâu ở
một
người
ở các
nước
khác
nhau
Lượng đường tiêu thụ trung bình (gram/người/ngày)
56PL
PHỤ LỤC 5:
MỘT SỐ ĐỀ KIỂM TRA KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1
Môn Sinh học lớp 10
Chủ đề 1
Thời gian 45 phút
Câu 1 (4 điểm) : Rau là thực phẩm thường dùng trong bữa ăn hàng ngày, ăn
nhiều rau xanh rất tốt cho sức khỏe con người vì trong rau chứa nhiều chất xơ,
nước, vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Rau có thể bảo quản và chế
biến theo nhiều cách khác nhau.
1. Trong bảo quản lạnh, rau xanh được khuyến cáo bảo quản ở nhiệt độ
từ 8 – 10 độ C (ngăn mát) không nên bảo quản trong ngăn đá. Dựa vào đặc
điểm sự tồn tại của nước trong tế bào, em hay giải thích điều này.
2. Để bảo quản rau trong tủ lạnh có 2 cách:
Cách 1: nhặt rau, rửa sạch rồi đóng túi và cho vào tủ, đem ra sử dụng
Cách 2: nhặt rau, đóng túi, cho vào tủ, khi nào sử dụng thì mang ra rửa
sạch và sử dụng.
Theo em, cách bảo quản nào là hợp lý hơn?
Câu 2 (1 điểm):
Phẫu thuật là biện pháp cần thiết để điều trị nhiều bệnh trong Y học,
được thực hiện trong trong phòng phẫu thuật được trang bị đặc biệt. Bệnh
nhân có thể không ăn uống được sau phẫu thuật nên họ sẽ được truyền dịch
chứa nước, đường, muối khoáng. Tại sao các loại đường được đưa vào dịch
truyền cho người bệnh sau phẫu thuật? (chọn 1 đáp án đúng nhất).
A. Để tránh mất nước
B. Để kiểm soát cơn đau sau phẫu thuật
C. Để chữa trị nhiễm trùng sau phẫu thuật
D. Để cung cấp dinh dưỡng cần thiết
Câu 3 (5 điểm):
Em cần cần lập kế hoạch học tập và hướng nghiệp như thế nào để có thể
trở thành người làm việc trong các ngành nghề ứng dụng kiến thức về thành
phần hóa học tế bào học ?
57PL
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 2
Môn Sinh học lớp 10
Chủ đề 2
Thời gian 20 phút
Câu 1 (2 điểm):
Lysosome là bào quan chứa các enzyme thủy phân thực hiện chức năng
phân hủy các sản phẩm thừa như protein, nucleic, acid, polysaccharide đảm
bảo cho tế bào hoạt động ổn định. Ngoài ra lysosome còn phân hủy cả những
tế bào tổn thương, tế bào già hoặc chết. Tế bào cơ, tế bào hồng cầu, tế bào
bạch cầu, tế bào thần kinh, loại tế bào nào có nhiều lysosome nhất?
Câu 2 (4 điểm):
Khoảng giữa tháng 11/2018, các nhà nghiên cứu Israel đã tạo ra loại mô
cấy ghép đầu tiên, có thể cá nhân hoá hoàn toàn bằng chính vật chất và tế bào
của người được cấy. Họ đã tạo ra hydrogel cho từng bệnh nhân từ các vật chất
của mẫu sinh thiết lấy từ họ, từ đó phân chia các tế bào mô mỡ thành nhiều
loại tế bào khác, kĩ thuật hoá thành các mô cấy ghép khác từ tim đến tủy sống,
vỏ não để chữa trị nhiều loại bệnh khác nhau. Công nghệ mới sẽ mở đường
cho những bộ phận cấy ghép khác từ tuỷ sống cho đến tim hay não chỉ từ mẫu
sinh thiết mô mỡ và điều quan trọng là không bị đào thải sau cấy ghép.
(Nguồn: https://vietbao.com/a287919/israel-da-tao-ra-mo-cay-ghep-khong-
gay-dao-thai).
Giải thích vì sao khi ghép các mô theo nghiên cứu này không xảy ra hiện
tượng đào thải sau khi cấy ghép?
Câu 3 (4 điểm):
Em cần cần lập kế hoạch học tập và hướng nghiệp như thế nào để có thể
trở thành người làm việc trong các ngành nghề ứng dụng kiến thức về cấu
trúc tế bào ?
58PL
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 3
Môn Sinh học lớp 10
Chủ đề 3
Thời gian 45 phút
Câu 1 (3 điểm). Giải thích tại sao khi sản xuất bột giặt, nhà sản xuất lại cho
thêm nhiều loại enzyme?
Câu 2 (4 điểm).
Định lượng glucose bằng phương pháp dùng enzyme
Định lượng glucose bằng phương pháp dùng enzyme (Glucose
Oxydase) là phương pháp để xét nghiệm sinh hóa trong Y học. Nguyên tắc
của phương pháp này là sử dụng enzyme Glucose Oxidase (GOD) oxy hoá
Glucose thành gluconic acid và peroxide hydrogen (H2O2). Peroxide
hydrogen tạo thành bị enzyme peroxidase (POD) phân huỷ và giải phóng oxy.
Oxy giải phóng oxy hoá 4 – aminophenzon(4-AAP) và phenol tạo phức chất
quinonimin có màu đỏ hồng. Cường độ màu tỷ lệ với hàm lượng Glucose.
Người bình thường, nồng độ glucose trong huyết thanh: 0,75 - 1,15g/l
(4,1 - 6,4mmol/l). Bệnh nhân A có nồng độ glucose trong huyết thanh là
7.6mmol/l. Trong trường hợp này, bác sĩ cần có lời khuyên gì với bệnh nhân?
Câu 3 (3 điểm):
Em cần cần lập kế hoạch học tập và hướng nghiệp như thế nào để có thể
trở thành người làm việc trong các ngành nghề ứng dụng kiến thức về
enzyme?
59PL
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 4
Môn Sinh học lớp 10
Chủ đề 4
Thời gian 45 phút
Câu 1 (3 điểm):
Vào tháng 2 năm 1993, một nhóm nghiên cứu của Viện nghiên cứu
nông nghiệp quốc gia ở Bresson-Villiers (Pháp) đã thành công trong việc tạo
ra năm bản sao của bò. Việc sản xuất các dòng vô tính (động vật có cùng vật
liệu di truyền, mặc dù được sinh ra từ năm con bò khác nhau), là một quá
trình phức tạp.
Đầu tiên, các nhà nghiên cứu đã loại bỏ khoảng ba mươi tế bào trứng
từ một con bò (giả sử tên 5 con bò là Blanche 1). Các nhà nghiên cứu đã loại
bỏ nhân từ mỗi tế bào trứng được lấy từ Blanche 1.
Sau đó, các nhà nghiên cứu đã lấy một phôi từ một con bò khác
(Blanche 2). Phôi này chứa khoảng ba mươi tế bào.
Các nhà nghiên cứu đã tách khối tế bào từ Blanche 2 thành 10 ô riêng
lẻ. Sau đó, họ loại bỏ nhân từ mỗi tế bào riêng lẻ này. Mỗi hạt nhân được tiêm
riêng vào từng trong số ba mươi tế bào xuất phát từ Blanche 1 (các tế bào mà
hạt nhân đã bị loại bỏ). Cuối cùng, ba mươi tế bào trứng được tiêm đã được
cấy vào ba mươi con bò cái. Chín tháng sau, năm con bò cái thay thế đã sinh
ra những con bê. Một trong những nhà nghiên cứu nói rằng một ứng dụng quy
mô lớn của kĩ thuật nhân bản này có thể mang lại lợi ích tài chính cho người
chăn nuôi gia súc.
1. Ý tưởng nghiên cứu chính được thử nghiệm trong các thí nghiệm của Pháp
trên bò đã được xác nhận bằng kết quả. Ý tưởng đó là gì?
2. Phát biểu nào sau đây là đúng hay sai?
Tất cả năm con bê có cùng loại gen. Đúng/Sai
Tất cả năm con bê có cùng giới tính. Đúng/Sai
Lông của cả năm con bê có cùng màu Đúng/Sai
Câu 2 (3 điểm):
60PL
Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp
nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh với đầy đủ
các tính trạng của cơ thể gốc. Giải thích cơ sở khoa học của công nghệ tế bào
được ứng dụng trong các lĩnh vực nông nghiệp, y học ?
Câu 3 (4 điểm).
Bạn A rất hứng thú với thành tựu công nghệ tế bào và bạn muốn lập
một kế hoạch để học tập và phát triển nghề nghiệp của bản thân trong 5 năm
tới. Theo em, bạn A cần xác định được những điều gì và cần lập kế hoạch học
tập và phát triển nghề nghiệp như thế nào?
61PL
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 5
Chủ đề 5
Thời gian 45 phút
Câu 1 (3 điểm): Làm sữa chua có phải là quá trình nuôi cấy VSV (Vi khuẩn
lactic) không liên tục không? Vì sao?
Em hãy dự đoán nếu bổ sung thêm sữa vào thời điểm cuối pha cân bằng thì
pha này có thể chuyển thành pha lũy thừa không? Vì sao?
Câu 2 (3 điểm): Giả sử em trong vai trò là kĩ sư công nghệ thực phẩm của
hãng sản xuất sữa chua X, em hãy liệt kê, phân tích những điều kiện thuận lợi
ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm lên men của vi khuẩn lactic. Để cho sản
phẩm sữa chua có màu, thêm mùi thơm em có thể bổ sung thêm chất gì? Nêu
ví dụ?
Câu 3 (4 điểm): Ứng dụng vi sinh vật để lên men có thể sử dụng trong các
ngành nghề như thế nào? Em cần làm gì nếu muốn trở thành người làm trong
những ngành nghề này?
52PL
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM
53PL