Luận án Dạy học môn giáo dục học ở trường đại học sư phạm có mô phỏng các yếu tố của truyền hình

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ------------------ ĐÀO THỊ NGỌC ANH DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CÓ MÔ PHỎNG CÁC YẾU TỐ CỦA TRUYỀN HÌNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ------------------ ĐÀO THỊ NGỌC ANH DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CÓ MÔ PHỎNG CÁC YẾU TỐ CỦA TRUYỀN HÌNH Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục

pdf305 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Dạy học môn giáo dục học ở trường đại học sư phạm có mô phỏng các yếu tố của truyền hình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mã số: 9.14.01.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN THỊ TUYẾT OANH HÀ NỘI - 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả luận án Đào Thị Ngọc Anh ii LỜI CẢM ƠN ----***---- Để có được công trình nghiên cứu này, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Sau đại học, Phòng Đào tạo - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Đảng ủy, Ban chủ nhiệm Khoa Tâm lý – giáo dục học, tới Bộ môn Lý luận dạy học, đến tất cả quý thầy giáo, cô giáo, các đồng nghiệp – nơi tôi đang công tác đã động viên, ủng hộ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, nâng cao trình độ. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy giáo, cô giáo và các bạn sinh viên của trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm Đà Nẵng thuộc Đại học Đà Nẵng đã hợp tác và giúp đỡ tôi nghiên cứu. Đặc biệt, tôi muốn gửi lời tri ân sâu sắc đến PGS. TS. Trần Thị Tuyết Oanh, cán bộ hướng dẫn khoa học, người đã chỉ bảo, tư vấn, định hướng cho tôi về mặt học thuật, giúp tôi thể hiện ý tưởng nghiên cứu cũng như truyền đạt cho tôi nhiều kinh nghiệm quý báu trong nghiên cứu khoa học để tôi hoàn tất đề tài nghiên cứu này. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình, bạn bè đã động viên, trở thành điểm tựa tinh thần, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận án Đào Thị Ngọc Anh iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... ii MỤC LỤC ......................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ vi DANH MỤC CÁC BẢNG ..............................................................................................vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ....................................................................................... viii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ............................................................................................... ix MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu...................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 3 4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................ 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 4 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 4 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 4 8. Những luận điểm bảo vệ ......................................................................................... 7 9. Đóng góp mới của luận án ...................................................................................... 7 10. Cấu trúc luận án .................................................................................................... 8 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CÓ MÔ PHỎNG CÁC YẾU TỐ CỦA TRUYỀN HÌNH ................................................................................................................. 9 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 9 1.1.1. Nghiên cứu về dạy học môn Giáo dục học ....................................................... 9 1.1.2. Nghiên cứu về dạy học mô phỏng ................................................................... 12 1.1.3. Nghiên cứu về ứng dụng truyền hình vào trong dạy học ................................ 16 1.2. Dạy học môn Giáo dục học ở trường đại học sư phạm ................................ 20 1.2.1. Khái niệm dạy học ở trường đại học và dạy học môn Giáo dục học .............. 20 1.2.2. Vai trò của môn Giáo dục học trong trường ĐHSP ........................................ 21 1.2.3. Các thành tố của quá trình dạy học môn Giáo dục học .................................. 22 1.2.4. Định hướng đổi mới dạy học môn Giáo dục học ở trường ĐHSP .................. 23 1.3. Những vấn đề lý luận của việc vận dụng các yếu tố của truyền hình vào trong dạy học môn Giáo dục học ........................................................................... 26 1.3.1. Khái niệm truyền hình và các khái niệm liên quan ......................................... 26 1.3.2. Vai trò của truyền hình đối với dạy học môn Giáo dục học ở trường đại học sư phạm ..................................................................................................................... 30 1.3.3. Các yếu tố của truyền hình và khả năng vận dụng chúng trong dạy học môn GDH ở trường đại học sư phạm ................................................................................ 33 iv 1.4. Lý luận về dạy học môn Giáo dục học có mô phỏng các yếu tố của truyền hình .............................................................................................................. 37 1.4.1. Khái niệm mô phỏng và phân loại mô phỏng ................................................. 37 1.4.2. Khái niệm dạy học mô phỏng và dạy học môn GDH có mô phỏng các yếu tố của truyền hình .......................................................................................................... 40 1.4.3. Các quan điểm và lý thuyết sư phạm làm căn cứ cho dạy học môn Giáo dục học có mô phỏng các yếu tố của truyền hình ............................................................ 42 1.4.4. Đặc trưng của dạy học môn Giáo dục học có mô phỏng các yếu tố của truyền hình ............................................................................................................................ 45 1.4.5. Những yêu cầu đảm bảo hiệu quả dạy học môn GDH ở trường ĐHSP có mô phỏng các yếu tố của truyền hình .............................................................................. 52 Kết luận chương 1 ................................................................................................... 54 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CÓ MÔ PHỎNG CÁC YẾU TỐ CỦA TRUYỀN HÌNH ............................................................................................................... 55 2.1. Khái quát về quá trình khảo sát ..................................................................... 55 2.1.1. Mục đích, nội dung khảo sát ........................................................................... 55 2.1.2. Đối tượng và địa bàn khảo sát ......................................................................... 55 2.1.3. Phương pháp khảo sát ..................................................................................... 56 2.1.4. Xử lý kết quả khảo sát ..................................................................................... 57 2.2. Kết quả khảo sát ............................................................................................... 57 2.2.1. Thực trạng dạy học môn GDH ở trường đại học sư phạm............................. 57 2.2.2. Thực trạng học tập môn Giáo dục học của sinh viên ...................................... 63 2.2.3.Thực trạng tác động của truyền hình đến hoạt động học tập của SV trong QTDH môn GDH ...................................................................................................... 66 2.2.4. Thực trạng vận dụng các yếu tố của truyền hình vào trong dạy học môn Giáo dục học ...................................................................................................................... 68 2.3. Đánh giá chung về thực trạng ......................................................................... 85 2.3.1. Ưu điểm ........................................................................................................... 85 2.3.2. Hạn chế ............................................................................................................ 85 2.3.3. Nguyên nhân .................................................................................................... 86 Kết luận chương 2 ................................................................................................... 87 CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CÓ MÔ PHỎNG CÁC YẾU TỐ CỦA TRUYỀN HÌNH .......... 89 3.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp ............................................................... 89 3.1.1. Đảm bảo quá trình dạy học mang tính thống nhất, thực hiện theo mục tiêu và nội dung chương trình dạy học môn Giáo dục học ................................................... 89 3.1.2. Đảm bảo tính kỹ thuật và tính nghệ thuật của các biện pháp ......................... 89 3.1.3. Các biện pháp dạy học phải có tính chuyển giao. ........................................... 89 3.1.4. Các biện pháp phải có mối liên hệ biện chứng và có tính liên tục, kế thừa .... 90 v 3.2. Các biện pháp dạy học môn GDH ở trường đại học sư phạm có mô phỏng các yếu tố của truyền hình ...................................................................................... 90 3.2.1. Biện pháp 1: Thiết kế kịch bản dạy học có mô phỏng các yếu tố của truyền hình theo các chủ đề của môn GDH ......................................................................... 90 3.2.2. Biện pháp 2: Thiết lập các điều kiện để tổ chức hiệu quả dạy học môn GDH có mô phỏng các yếu tố của truyền hình ................................................................. 103 3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức giờ học môn GDH có mô phỏng các yếu tố của truyền hình .......................................................................................................................... 107 3.2.4. Biện pháp 4: Đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo tiếp cận quá trình trong dạy học môn GDH có mô phỏng các yếu tố truyền hình .............................. 111 3.3. Thực nghiệm các biện pháp dạy học môn Giáo dục học có mô phỏng các yếu tố của truyền hình .......................................................................................... 114 3.3.1. Khái quát về quá trình thực nghiệm .............................................................. 114 3.3.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm lần 1 các biện pháp dạy học môn Giáo dục học có mô phỏng các yếu tố của truyền hình ................................................................. 117 3.3.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm lần 2 các biện pháp dạy học môn Giáo dục học có mô phỏng các yếu tố của truyền hình ................................................................. 127 3.4. Các điều kiện để chuyển giao các biện pháp dạy học có mô phỏng các yếu tố của truyền hình ............................................................................................................... 134 Kết luận chương 3 ................................................................................................. 137 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................................. 139 1. Kết luận .............................................................................................................. 139 2. Khuyến nghị ....................................................................................................... 140 2.1. Đối với các trường đại học sư phạm ................................................................ 140 2.2. Đối với giảng viên giảng dạy môn Giáo dục học............................................. 141 2.3. Đối với sinh viên đại học sư phạm ................................................................... 141 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................................... 143 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 145 PHỤ LỤC LUẬN ÁN ........................................................................................................ 1 vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT TỪ ĐẦY ĐỦ ĐC Đối chứng ĐC1 Đối chứng lần 1 ĐH Đại học ĐHSP Đại học Sư phạm ĐLC Độ lệch chuẩn ĐTB Điểm trung bình GDH Giáo dục học GV Giảng viên HTDH Hình thức dạy học KTDH Kỹ thuật dạy học MC Master of Ceremonies (người dẫn chương trình) MT Mục tiêu MP Mô phỏng NL Năng lực PP Phương pháp PPDH Phương pháp dạy học PPGD Phương pháp giáo dục QTDH Quá trình dạy học SV Sinh viên SVĐHSP Sinh viên Đại học Sư phạm SVSP Sinh viên sư phạm TCH Tích cực hóa TN Thực nghiệm TN1 Thực nghiệm lần 1 TN2 Thực nghiệm lần 2 TNSP Thực nghiệm sư phạm TTC Tính tích cực vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Ví dụ về chủ đề môn GDH được xây dựng theo cách truyền thống và theo cách mô phỏng các chủ đề của chương trình truyền hình 36 Bảng 1.2. Sự khác biệt giữa kịch bản truyền hình và kịch bản dạy học 48 Bảng 2.1. Đặc điểm mẫu đối tượng khảo sát là sinh viên 56 Bảng 2.2. Đặc điểm mẫu đối tượng khảo sát là giảng viên 56 Bảng 2.3. Ý kiến của GV và SV về vai trò môn Giáo dục học trong đào tạo giáo viên 58 Bảng 2.4. Định hướng đổi mới dạy học môn Giáo dục học cơ bản nhất 61 Bảng 2.5. Ý kiến của SV về các điều kiện để nâng cao kết quả học tập và hứng thú học tập môn Giáo dục học 65 Bảng 2.6. Các yếu tố của truyền hình tác động đến hoạt động học tập của sinh viên 68 Bảng 2.7. Mức độ sinh viên thích các thể loại chương trình truyền hình 69 Bảng 2.8. Ý kiến của GV về mức độ phù hợp vận dụng các thể loại chương trình truyền hình vào trong dạy học môn GDH 71 Bảng 2.9. Ý kiến của SV về những ưu thế của tổ chức dạy học môn Giáo dục học có mô phỏng kịch bản truyền hình 75 Bảng 2.10. Ý kiến của SV về những ưu thế của việc mô phỏng phong cách và kỹ thuật tương tác truyền hình trong không gian văn hóa truyền thông 77 Bảng 2.11. Ý kiến của GV và SV về các tác động tích cực của việc vận dụng các yếu tố của truyền hình đến dạy học môn GDH 79 Bảng 2.12. Những điều kiện cần thiết để vận dụng thành công các yếu tố của truyền hình vào trong dạy học môn GDH 80 Bảng 2.13. Mức độ quan trọng của những năng lực sư phạm của người giảng viên 81 Bảng 2.14. Những nội dung sinh viên cần chuẩn bị để vận dụng thành công các yếu tố của truyền hình vào trong dạy học môn Giáo dục học 82 Bảng 3.1. Kỹ thuật “Tôi đã biết, tôi chưa biết, tôi cần biết và tôi muốn biết” 93 Bảng 3.2. Phiếu đánh giá bối cảnh dạy học 95 Bảng 3.3. Bảng ý tưởng dạy học của giảng viên 96 Bảng 3.4. Mức độ khả thi của các ý tưởng dạy học 96 Bảng 3.5. Nguyên tắc thiết kế mục tiêu dạy học theo chủ đề 98 Bảng 3.6. Bảng mô tả các phương pháp dạy học môn Giáo dục học có mô phỏng các yếu tố của truyền hình 100 Bảng 3.7. Phiếu đánh giá bối cảnh dạy học ở lớp TN lần 1 117 Bảng 3.8. Bảng mô tả các phương pháp dạy học môn Giáo dục học có mô phỏng các yếu tố của truyền hình trong lần TN1 120 Bảng 3.9. Mức độ năng lực sáng tạo của SV lớp TN 1 121 Bảng 3.10. Tần suất mức độ các NL của nhóm TN1 và ĐC1 trước thực nghiệm 122 Bảng 3.11. Phiếu đánh giá bối cảnh dạy học ở lớp TN lần 2 128 viii Bảng 3.12. Mức độ năng lực sáng tạo của SV lớp TN2 130 Bảng 3.13. Động cơ học môn Giáo dục học trước và sau thực nghiệm của SV lớp TN2 133 Bảng 3.14. Kịch bản dạy học mô phỏng chương trình “Ơn giời cậu đây rồi!” cho toán tiểu học (Bài diện tích hình chữ nhật ) 135 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Các định hướng đổi mới dạy học môn Giáo dục học 60 Biểu đồ 2.2. Thực trạng hứng thú học tập môn Giáo dục học của sinh viên 63 Biểu đồ 2.3. Tác động của truyền hình đến hoạt động học tập của sinh viên 67 Biểu đồ 2.4. Ý kiến của GV về các yếu tố của chương trình truyền hình có thể 73 tạo ý tưởng mới cho dạy học môn Giáo dục học Biểu đồ 3.1. Kết quả học tập cuối kỳ môn GDH của SV nhóm TN1 và ĐC1 124 Biểu đồ 3.2. Động cơ học môn Giáo dục học của SV lớp TN1 trước và sau 125 thực nghiệm Biểu đồ 3.3. Kết quả học tập cuối kỳ môn Giáo dục học của sinh viên lớp 132 TN2 (tính theo tỷ lệ %) ix DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Mô hình truyền thông tuyến tính 33 Sơ đồ 1.2. Mô hình truyền thông chu kỳ theo Jakobson 34 Sơ đồ 1.3. Cấu trúc quá trình mô phỏng 38 Sơ đồ 1.4. Cấu trúc phương pháp mô phỏng trong dạy học 38 Sơ đồ 1.5. Các giờ học mô phỏng 40 Sơ đồ 1.6. Đối thoại văn hóa giữa giảng viên và sinh viên dựa trên trục nhận 45 thức “Tôi là chủ thể văn hóa” Sơ đồ 3.1. Các biện pháp dạy học môn GDH ở trường đại học sư phạm có mô 90 phỏng các yếu tố của truyền hình Sơ đồ 3.2. Các giai đoạn thiết kế kịch bản dạy học có mô phỏng các yếu tố 91 của truyền hình Sơ đồ 3.3. Các nội dung dạy học sinh viên đã biết 93 Sơ đồ 3.4. Các nội dung dạy học sinh viên chưa biết 93 Sơ đồ 3.5. Các nội dung dạy học sinh viên muốn biết 94 Sơ đồ 3.6. Kỹ thuật graph thể hiện các nội dung theo từng chủ đề dạy học 97 Sơ đồ 3.7. Mẫu cây mục tiêu dạy học 99 Sơ đồ 3.8. Mô hình cấu trúc phương pháp dạy học có mô phỏng các yếu tố 101 của các chương trình truyền hình đã dựng sẵn Sơ đồ 3.9. Mô hình cấu trúc phương pháp dạy học có mô phỏng các yếu tố 102 của chương trình truyền hình không có sẵn Sơ đồ 3.10. Phân loại học liệu 103 Sơ đồ 3.11. Một số mô hình tương tác thuận giữa SV với SV trong giờ học 104 Sơ đồ 3.12. Mô hình tương tác SV với SV theo góc quan điểm đối lập 104 Sơ đồ 3.13. Một số mô hình tương tác giữa GV với SV trong giờ học 105 Sơ đồ 3.14. Các khâu của một giờ học môn GDH có mô phỏng các yếu tố của 107 truyền hình Sơ đồ 3.15. Cây mục tiêu dạy học trong lần TN1 119 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Trong hệ thống những môn học của các trường đại học sư phạm (ĐHSP), môn Giáo dục học (GDH) là một môn học đặc thù có vị trí đặc biệt quan trọng. Đây là môn học thể hiện trực tiếp đặc trưng nghề nghiệp, đặt cơ sở ban đầu quan trọng về mặt nghiệp vụ cho việc đào tạo giáo viên. Môn Giáo dục học trang bị cho sinh viên (SV) những lý luận cơ bản, hiện đại về giáo dục, hình thành cho sinh viên những năng lực nghề để sau khi ra trường họ có thể tiến hành tốt các hoạt động dạy học và giáo dục, tạo điều kiện cho họ không ngừng tự nâng cao năng lực sư phạm nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục. Tuy nhiên thực tế cho thấy, dạy học môn học này hiện nay ở các trường đại học sư phạm vẫn mang tính hàn lâm, nặng về trang bị cho sinh viên lý thuyết hơn là phát triển ở những năng lực và lòng yêu nghề. Để giải quyết vấn đề đổi mới dạy học môn Giáo dục học, trong phạm vi luận án này chúng tôi gắn đổi mới dạy học môn này với việc vận dụng các yếu tố của truyền hình – một lĩnh vực truyền thông thâm nhập sâu, rộng vào các lĩnh vực đời sống xã hội hiện nay, trong đó có giáo dục, từ đó hình thành nên một lý thuyết giáo dục và Giáo dục học mới – giáo dục và Giáo dục học truyền thông. Ý tưởng nghiên cứu này xuất phát từ sự phát triển mạnh mẽ của phương tiện thông tin đại chúng điện tử, trong đó phải kể đến truyền hình. Truyền hình giờ đây không chỉ đơn thuần là một không gian giải trí của con người mà còn là một nguồn cung cấp thông tin, một không gian giao lưu, học tập. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu hiện nay về ứng dụng truyền hình vào trong dạy học chưa hề đề cập đến việc khai thác loại truyền thông đại chúng này như là những phiên bản để giúp cho giảng viên (GV) có những ý tưởng mới trong việc thay đổi cách thức tổ chức những giờ học, tạo điều kiện cho sinh viên làm việc với thông tin một cách đa chiều, phát huy ở họ năng lực sáng tạo, năng lực phân tích và phê phán vấn đề. Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn về đổi mới dạy học môn Giáo dục học ở trường ĐHSP, từ những thiếu hụt kể trên trong nghiên cứu lý luận về mối liên hệ giữa dạy học và truyền hình trong phạm vi luận án này chúng tôi đề xuất hướng nghiên cứu dạy học môn Giáo dục học có mô phỏng các yếu tố của truyền hình. 2 Dạy học môn GDH có mô phỏng các yếu tố sẽ tạo ra những thay đổi về chất đối với các phương diện sau của dạy học môn học này: - Thứ nhất là dạy học môn Giáo dục học có mô phỏng các yếu tố của truyền hình sẽ tạo điều kiện cho giảng viên và sinh viên hoạt động trong một môi trường tương tác đa chiều giữa giảng viên với sinh viên, giữa sinh viên với sinh viên, sinh viên với nhân vật sự kiện.. thông qua việc áp dụng một cách có hệ thống các phương pháp, phương tiện và hình thức dạy học riêng biệt được lựa chọn và xây dựng trên cơ sở những lý thuyết, quan điểm dạy học hiện đại nhất hiện nay. - Thứ hai là thiết kế và tổ chức dạy học môn Giáo dục học ở trường ĐHSP có mô phỏng các yếu tố của truyền hình sẽ làm cho quá trình dạy học môn học này không ngừng vận động, phát triển theo một hướng mới mà ở đó việc học tập trở nên gần gũi với cuộc sống của sinh viên hơn, bởi vì sự việc và con người trên truyền hình là những việc thật, người thật. - Thứ ba, dạy học có mô phỏng các yếu tố của truyền hình đáp ứng được yêu cầu hiện nay về việc đa dạng hóa phương pháp (PP), hình thức dạy học (HTDH) môn Giáo dục học, gắn dạy học môn học này với thực tiễn. Hướng dạy học này sẽ tạo điều kiện cho sinh viên nắm bắt một cách nhanh chóng các thông tin giáo dục của đất nước và thế giới thông qua việc nghiên cứu các tư liệu sinh động, đa dạng về hình thức và nội dung, tạo nên sự khác biệt với dạy học truyền thống, dựa chủ yếu vào sự tương tác giữa người dạy và người học với tư liệu học tập chính chỉ là giáo trình. - Thứ tư, dạy học có mô phỏng các yếu tố của truyền hình được thiết kế và tổ chức theo các quan điểm tiếp cận, các lý thuyết của các ngành khoa học khác nhau (báo chí, xã hội học, tâm lý học, Giáo dục học) trong đó các quan điểm tiếp cận, các lý thuyết sư phạm sẽ đóng vai trò của nền tảng, các quan điểm, lý thuyết của các ngành khoa học khác sẽ đóng vai trò hỗ trợ. Điều này sẽ tạo ra sự mới mẻ từ khâu thiết kế, tổ chức cho đến khâu kiểm tra, đánh giá của quá trình dạy học môn học này. Tuy nhiên hiện nay, trong thực tế dạy học có mô phỏng các yếu tố của truyền hình chưa được áp dụng một cách đầy đủ, một cách có hệ thống. Các giảng viên dạy học môn GDH ở trường ĐHSP chỉ dừng lại dạy học theo kịch bản truyền hình một cách tự phát, lẻ tẻ, không có lý luận khoa học chỉ dẫn. Hiện tại chưa có nhiều công 3 trình nghiên cứu sâu về vấn đề này. Tính cấp thiết và tính mới mẻ của dạy học có mô phỏng các yếu tố của truyền hình cho thấy loại hình dạy học này đáp ứng được yêu cầu của lý luận khoa học giáo dục và thực tiễn đào tạo giáo viên hiện nay. Xuất phát từ những luận điểm lý luận và thực tiễn nêu trên chúng tôi đã hình thành tên đề tài nghiên cứu là “Dạy học môn Giáo dục học ở trường đại học sư phạm có mô phỏng các yếu tố của truyền hình”. Qua đây chúng tôi mong muốn đóng góp một phần vào việc nâng cao chất lượng dạy- học môn Giáo dục học trong trường đại học sư phạm. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và thực tiễn việc vận dụng các yếu tố của truyền hình vào trong dạy học môn Giáo dục học, từ đó xác định các biện pháp dạy học môn GDH ở trường ĐHSP có mô phỏng các yếu tố của truyền hình nhằm nâng cao hiệu quả học tập của SV, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên trong các trường đại học sư phạm. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học môn Giáo dục học ở trường ĐHSP. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quá trình dạy học môn Giáo dục học ở trường ĐHSP có mô phỏng các yếu tố của truyền hình. 4. Giả thuyết khoa học Các yếu tố của truyền hình có khả năng tạo ra sự thay đổi tích cực cho đổi mới dạy học môn GDH trong các trường ĐHSP. Nếu xây dựng được các biện pháp dạy học môn học này ở trường ĐHSP có mô phỏng các yếu tố của truyền hình bao gồm việc thiết kế kịch bản dạy học theo các chủ đề môn GDH, thiết lập được các điều kiện dạy học cần thiết, đồng thời tổ chức giờ học hợp lý với hệ thống đánh giá phù hợp thì sẽ nâng cao được kết quả học tập của SV thể hiện ở việc phát triển trình độ năng lực sáng tạo và các năng lực nghề của họ (năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể) và bồi dưỡng cho họ động cơ, hứng thú học tập môn Giáo dục học. 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy học môn Giáo dục học ở trường ĐHSP có mô phỏng các yếu tố của truyền hình. 5.2. Xác định cơ sở thực tiễn của dạy học môn Giáo dục học ở trường ĐHSP có mô phỏng các yếu tố của truyền hình. 5.3. Đề xuất các biện pháp dạy học môn Giáo dục học ở trường ĐHSP có mô phỏng các yếu tố của truyền hình và thực nghiệm các biện pháp dạy học. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 6.1. Về nội dung nghiên cứu Trong đề tài này chúng tôi lựa chọn truyền hình, một lĩnh vực truyền thông đại chúng có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống xã hội để mô phỏng khi thiết kế và tổ chức quá trình dạy học môn Giáo dục học. Trong các yếu tố của truyền hình, chúng tôi tập trung mô phỏng các yếu tố nội dung, kịch bản, format, phong cách, kỹ thuật và môi trường tương tác trong khi thiết kế và tổ chức dạy học môn GDH. 6.2. Về phạm vi nghiên cứu - Luận án tiến hành khảo sát ý kiến trên 1080 sinh viên đại học sư phạm thuộc các khoa tự nhiên và các khoa xã hội (SV chính quy) và 46 cán bộ giảng viên có tham gia giảng dạy môn Giáo dục học của các trường ĐHSP có tính đại diện trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam bao gồm: Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Đại học Sư phạm Hà Nội II, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. - Trong phạm vi luận án này chúng tôi chỉ tiến hành thực nghiệm sư phạm (TNSP) ở 2 lớp SV chính quy năm thứ nhất ở trường ĐHSP Hà Nội. Tổng số SV tham gia TNSP là 139 SV được tiến hành trong hai năm học (2017 - 2018) và (2018 - 2019). 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận nghiên cứu đề tài Để tiến hành nghiên cứu đề tài, chúng tôi vận dụng một số quan điểm phương pháp luận nghiên cứu như sau: - Quan điểm hệ thống–cấu trúc: Quan điểm này được tác giả vận dụng trong luận án thể hiện ở việc nghiên cứu quá trình dạy học môn Giáo dục học có mô phỏng các yếu tố của truyền hình như một hệ thống toàn vẹn với một cấu trúc nhất định bao gồm các thành tố như mục tiêu, nhiệm vụ dạy học, nội dung dạy học, 5 phương pháp, phương tiện và hình thức dạy học, hoạt động dạy và hoạt động học, kết quả dạy học đạt được. Từ đó xác định mối quan hệ hữu cơ giữa các thành tố của quá trình dạy học môn GDH có mô phỏng các yếu tố của truyền hình để tìm ra những đặc trưng chung của quá trình này. - Quan điểm lịch sử- lôgic: Việc vận dụng quan điểm này trong luận án thể hiện ở chỗ tác giả tổng hợp và phân tích theo chiều dài lịch sử các công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới về dạy học môn Giáo dục học, dạy học mô phỏng, về ứng dụng truyền hình vào trong dạy học để viết tổng quan nghiên cứu vấn đề. Đồng thời, tác giả luận án luôn xem xét toàn bộ sự phát triển quá trình dạy học môn Giáo dục học có mô phỏng các yếu tố của truyền hình theo diễn biến thời gian: bắt đầu, phát triển và kết thúc quá trình dạy học. - Quan điểm thực tiễn: Việc vận dụng quan điểm thực tiễn vào trong luận án được chứng minh ở những luận điểm về tính cấp thiết của đề tài mà một phần quan trọng của nó là xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn dạy học môn Giáo dục học hiện nay ở trường ĐHSP. Tiếp theo tác giả khảo sát thực trạng dạy học môn Giáo dục học và thực trạng nhận thức của sinh viên, giảng viên về việc vận dụng các yếu tố của truyền hình vào trong dạy học môn Giáo dục học ở các trường ĐHSP đại diện cho ba miền bắc, trung, nam để xác định cơ sở thực tiễn của việc xây dựng các biện pháp dạy học môn Giáo dục học có mô phỏng các yếu tố của truyền hình. Cuối cùng tác giả đã lấy thực tiễn để chứng minh giá trị và hiệu quả của các biện pháp dạy học này thông qua phần thực nghiệm sư phạm. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Tác giả luận án tiến hành nghiên cứu các tài liệu trong nước và trên thế giới có liên quan đến vấn đề dạy học môn Giáo dục học, thực tiễn và lý luận dạy học mô phỏng ở trường đại học, vấn đề ứng dụng truyền hình vào trong dạy học sau đó tiến hành phân tích và hệ thống hoá lại để làm cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu. Các phương pháp nghiên cứu lý luận được sử dụng ở đây bao gồm : phân tích và tổng hợp tài liệu; khái quát hóa và trừu tượng hóa; so sánh và hệ thống hóa lý thuyết; 6 7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi Chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi (anketa) với hai mẫu dành cho cán bộ giảng dạy môn Giáo dục học và các sinh viên thuộc các khoa khác nhau của một số trường ĐHSP để khảo thực trạng dạy học môn Giáo dục học và thực trạng nhận thức của sinh viên, giảng viên về việc vận dụng các yếu tố của truyền hình vào trong dạy học môn Giáo dục học. Phiếu hỏi còn đượ...n thông [49]. Tuy nhiên phương pháp mô phỏng của các nhà giáo dục nước Anh được mô tả rất chung chung và mới chỉ giới hạn trong việc dạy học, nghiên cứu văn bản truyền thông chứ chưa được các nhà nghiên cứu này áp dụng rộng rãi trong dạy học các môn học khác nhau. Đây chính là hạn chế của phương pháp này. 19 Điều này cho thấy đề tài dạy học môn Giáo dục học ở trường đại học sư phạm có mô phỏng các yếu tố của truyền hình vừa có tính lịch sử, kế thừa những công trình nghiên cứu giáo dục truyền thông của các tác giả nước ngoài trong các thời kỳ khác nhau vừa có tính phát triển thể hiện ở sự mới mẻ của đề tài. * Ở Việt Nam Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về ứng dụng truyền hình vào trong dạy học vẫn còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên thực tiễn ứng dụng lĩnh vực truyền thông đại chúng này vào trong các hoạt động dạy học những năm gần đây diễn ra sôi nổi. Các nghiên cứu về ứng dụng truyền hình vào trong dạy học ở Việt Nam chủ yếu theo các hướng sau đây: Trước hết là những nghiên cứu về thực hiện các hoạt động dạy học trên truyền hình. Năm 2006 tác giả Phan Văn Tú đăng bài báo “Dạy học trên sóng truyền hình: Tương tác và hiệu quả” trên Tạp chí Người Làm Báo số 389 đã đặt ra nhiều vấn đề đáng để suy ngẫm. Trong bài báo của mình, tác giả Phan Văn Tú đã phân tích và tổng hợp thực tiễn dạy học trên sóng truyền hình và coi đó là những đóng góp của truyền hình vào việc xây dựng một xã hội học tập. Ngoài ra, tác giả Phan Văn Tú đã phân tích những khó khăn và những mặt mạnh của dạy học trên truyền hình [36]. Về mặt lý luận, dạy học trên truyền hình ở Việt Nam chưa được nghiên cứu sâu vì đây còn là vấn đề mới mẻ đối với các nhà giáo dục Việt Nam. Những nghiên cứu về vấn đề này chủ yếu thuộc về lĩnh vực báo chí. Đó là nghiên cứu của tác giả Hà Thị Ngần về đổi mới nội dung thông tin, cách thức truyền tải thông tin, sự tham gia của chuyên gia tư vấn trong các chương trình truyền hình khoa giáo dành cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Kạn [26]; nghiên cứu của tác giả Lê Thị Nhung về các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các chương trình giáo dục hướng nghiệp cho Thanh niên nông thôn trên VT6 như các nhóm giải pháp liên quan đến yếu tố con người, phương tiện, cơ sở vật chất kỹ thuật; yếu tố về đổi mới nội dung và hình thức thể hiện giáo dục hướng nghiệp cho thanh niên nông thôn trên kênh truyền hình VTV6 [ 25]; luận văn thạc sĩ “Giáo dục kỹ năng sống cho thanh thiếu niên trên kênh VTV6 – Đài truyền hình Việt Nam” của các tác giả Đinh Thị Xuân Hòa, Nguyễn Thị Thủy bảo vệ 2014 [10]; luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Tuấn Việt với đề tài “Tuyên truyền giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên trên kênh VTV6” [43]. Tiếp theo là những nghiên cứu về mô hình dạy học theo hình thức hội nghị 20 truyền hình (Video Conferencing). Xét về góc độ lý luận dạy học, mô hình dạy học “hội nghị truyền hình” được phân tích sâu trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Hòa [11]. Tác giả Nguyễn Văn Hòa đã chỉ ra rất cụ thể các thuận lợi và khó khăn của đào tạo từ xa bằng truyền hình hội nghị. Cuối cùng chúng ta phải kể đến công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Lan Hường về ứng dụng công nghệ thông tin trong việc khai thác các kênh truyền hình như một nguồn tư liệu phong phú và hiệu quả phục vụ cho việc giảng dạy tiếng Anh [15]. Qua nghiên cứu các hướng ứng dụng truyền hình vào trong dạy học ở Việt Nam cho thấy các nhà giáo dục của Việt Nam vẫn chưa khai thác hết những tiềm năng dạy học của loại truyền thông đại chúng này. Nhiều vấn đề lý luận dạy học có liên quan đến truyền hình đến nay vẫn còn bỏ ngỏ. Ở Việt Nam chưa hình thành được đội ngũ các nhà nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực giáo dục truyền thông, trong đó có truyền hình như ở các nước khác trên thế giới. Ở nhiều nước trên thế giới các khả năng của truyền hình đối với dạy học được nghiên cứu sâu, một cách có hệ thống từ rất lâu trong mạch nghiên cứu của các công trình thuộc về lĩnh vực giáo dục và Giáo dục học truyền thông. Điều này cho thấy hướng nghiên cứu của đề tài luận án “Dạy học môn Giáo dục học ở trường đại học sư phạm có mô phỏng các yếu tố của truyền hình ” góp phần bổ sung vào kho tàng các công trình đang còn rất hạn chế về cả số lượng và chất lượng của lĩnh vực giáo dục, Giáo dục học truyền thông của Việt Nam. 1.2. Dạy học môn Giáo dục học ở trường đại học sư phạm 1.2.1. Khái niệm dạy học ở trường đại học và dạy học môn Giáo dục học Dựa trên việc phân tích những nét độc đáo trong hoạt động học tập của sinh viên, tác giả Hồ Thị Dung trong luận án tiến sĩ của mình đã quan niệm bản chất của quá trình dạy học đại học như sau: Bản chất quá trình dạy học ở đại học là quá trình nhận thức độc đáo có tính chất nghiên cứu của SV được tiến hành dưới vai trò tổ chức, điều khiển của GV, qua đó SV nắm vững hệ thống kiến thức khoa học và nghiệp vụ, hình thành và phát triển năng lực nghề nghiệp [6, tr. 32-36]. Như vậy, theo các tác giả nghiên cứu về quá trình dạy học ở đại học thì trong quá trình dạy học ở đại học chỉ có sự xuất hiện hai chủ thể chính là giảng viên và sinh viên. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, một trong những xu thế đổi mới quá trình dạy học ở đại học là phải tạo ra những điều kiện để có sự tham gia đa chủ thể vào quá trình dạy học, trong đó hai chủ thể chính vẫn là giảng viên và sinh viên. Hoạt động dạy của giảng viên bây giờ không chỉ đơn thuần là truyền đạt kiến thức 21 mà là tổ chức các điều kiện, tình huống sư phạm để SV tự học, tự nghiên cứu các vấn đề học tập. Xuất phát từ luận điểm trên, tác giả luận án đưa ra quan niệm sau về bản chất quá trình dạy học ở đại học: Bản chất quá trình dạy học đại học là quá trình thiết kế, tổ chức những các tình huống học tập-nghiên cứu trong những điều kiện sư phạm linh hoạt (môi trường dạy học) để đảm bảo sự thực hiện tối ưu những mối quan hệ sư phạm đặc thù giữa các chủ thể của quá trình dạy học, trong đó chủ yếu là giữa hai chủ thể chính: giữa giảng viên và sinh viên. Các mối quan hệ này được duy trì và thể hiện thông qua hàng loạt các hoạt động tương tác giữa các chủ thể, trong đó dưới vai trò lãnh đạo của giảng viên, sinh viên tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo tự tổ chức, tự kiểm tra-đánh giá hoạt động học tập-nghiên cứu của mình nhằm phát triển nhân cách của mình như là một chuyên gia tương lai trong một lĩnh vực nghề nghiệp nhất định. Xét đến cùng bản chất của quá trình dạy học đại học là sự tối ưu hóa các điều kiện để thực hiện tốt các mối quan hệ giữa các chủ thể quá trình dạy học đại học (trong đó chủ yếu là giữa giảng viên và sinh viên) mà các mối quan hệ này được thể hiện thông qua hàng loạt các hoạt động của giảng viên và sinh viên trên lớp và ngoài lớp. Dựa vào bản chất quá trình dạy học ở trường đại học, tác giả luận án đưa ra khái niệm quá trình dạy học môn Giáo dục học như sau: Quá trình dạy học môn GDH là một quá trình thiết kế, tổ chức những các tình huống học tập-nghiên cứu trong những điều kiện sư phạm linh hoạt (môi trường dạy học) để đảm bảo sự thực hiện tối ưu những mối quan hệ sư phạm đặc thù giữa các chủ thể của quá trình dạy học, trong đó chủ yếu là giữa hai chủ thể chính: giữa giảng viên và sinh viên. Các mối quan hệ này được duy trì và thể hiện thông qua hàng loạt các hoạt động tương tác giữa các chủ thể, trong đó dưới vai trò lãnh đạo của giảng viên, sinh viên tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo tự tổ chức, tự kiểm tra-đánh giá hoạt động học tập-nghiên cứu các nội dung môn GDH của mình nhằm phát triển nhân cách của bản thân như là một nhà giáo dục tương lai. 1.2.2. Vai trò của môn Giáo dục học trong trường ĐHSP Trong chương trình dạy học dành cho sinh viên các trường đại học sư phạm của các nước trên thế giới đều có môn học thuộc khoa học giáo dục. Với tư cách là một môn học, Giáo dục học bao gồm các khía cạnh lý thuyết và thực tiễn của dạy học và giáo dục thế hệ trẻ. Đây vừa là môn lý luận, vừa là môn nghiệp vụ, có vị trí quan trọng trong việc hình thành những năng lực sư phạm cho người giáo viên 22 tương lai. Tác giả X.P. Ilina [73] đã khẳng định những khả năng sau của môn học này trong việc đào tạo và giáo dục sinh viên của các trường sư phạm của Liên bang Nga: - Phát triển ở sinh viên tư duy đối thoại; - Hình thành ở sinh viên hệ thống tri thức về con người với tư cách là như là những nhân cách đang phát triển, như là những cá tính, chủ thể của hoạt động sống, tri thức về những quy luật xã hội và tâm lý của sự tương tác của con người với con người, về bản chất, nội dung và cấu trúc của quá trình giáo dục, tri thức về sự hình thành, phát triển và thay đổi của các hệ thống giáo dục v.v.; - Giúp cho sinh viên lĩnh hội thành thạo các kỹ năng xây dựng các quá trình giáo dục phù hợp với tự nhiên, với văn hóa, kỹ năng làm việc với những người thuộc mọi lứa tuổi và địa vị xã hội tham gia vào quá trình giáo dục, hình thành và phát triển ở sinh viên năng lực thiết kế các hệ thống giáo dục và kỹ năng nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực giáo dục. Tác giả X.V. Rifkina trong nghiên cứu của mình đã nhấn mạnh vai trò đặc biệt môn Giáo dục học trong việc phát triển cho sinh viên những năng lực nghề nghiệp chung, chuẩn bị cho sinh viên có năng lực giải quyết các nhiệm vụ của hoạt động sư phạm nói chung [102]. Cùng quan điểm với các nhà giáo dục LB Nga, các nhà giáo dục Việt Nam trong các tài liệu về Giáo dục học cũng đã khẳng định vai trò quan trọng của môn học này trong việc đào tạo nghề cho đội ngũ giáo viên tương lai. Tác giả Hồ Thị Dung trong luận án tiến sĩ của mình đã khẳng định, Giáo dục học là một môn nghiệp vụ, có vị trí hết sức quan trọng trong chương trình đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm. Môn học này không những cung cấp cho sinh viên một hệ thống những tri thức cơ bản về lí luận dạy học, lí luận giáo dục mà còn hình thành cho họ những kỹ năng cơ bản của nghề dạy học – kỹ năng tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục, kỹ năng giải quyết các tình huống sư phạm [6, tr.41-42]. 1.2.3. Các thành tố của quá trình dạy học môn Giáo dục học Theo quan điểm hệ thống-cấu trúc, quá trình dạy học môn GDH tại một thời điểm nhất định là một hệ thống toàn vẹn bao gồm các thành tố sau: mục tiêu và nhiệm vụ dạy học, nội dung dạy học, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học, các chủ thể của quá trình dạy học gồm giảng viên và sinh viên, kết quả dạy học. Các thành tố này có mối quan hệ thống nhất, biện chứng với nhau trong một môi trường dạy học với những điều kiện xác định. Mục tiêu dạy học môn GDH phản ánh những năng lực và phẩm chất mà sinh viên sư phạm phải đạt được sau khóa học, đáp ứng các yêu cầu hiện nay của xã hội 23 về nhân cách của các nhà giáo. Nội dung dạy học môn GDH trả lời câu hỏi trong khóa học này GV dạy cái gì và SV học cái gì. Hiện nay, trong các trường đại học sư phạm của Việt Nam môn Giáo dục học được giảng dạy cho sinh viên năm thứ nhất hoặc năm thứ hai. Nội dung môn học này thường được chia làm bốn phần chính: phần 1 “Những vấn đề chung của Giáo dục học”, phần 2 “Lý luận và tổ chức quá trình dạy học ở trường phổ thông”, phần 3 “Lý luận và tổ chức quá trình giáo dục ở trường phổ thông”, phần 4 “Quản lý giáo dục trong nhà trường” [47]. Phương pháp dạy học (PPDH) môn GDH là cách thức hoạt động phối hợp, thống nhất giữa GV và SV được thực hiện dưới vai trò chủ đạo của GV nhằm thực hiện tối ưu các nhiệm vụ dạy học. Các PPDH được sử dụng phổ biến hiện nay trong dạy học môn GDH là thuyết trình, đàm thoại, trực quan, thực hành, thảo luận nhóm, dự án, đóng vai, nêu và giải quyết vấn đề .v.v. Hình thức tổ chức dạy học môn GDH là hình thức tổ chức hoạt động dạy của GV và hoạt động của SV theo một trật tự và chế độ nhất định nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học. Các hình thức dạy học được sử dụng phổ biến trong dạy học môn GDH là hình thức dạy học lên lớp, seminar, hình thức dạy học trực tuyến .v.v. Dưới ánh sáng của khoa học sư phạm hiện đại, dạy học môn GDH ở trường đại học sư phạm là hoạt động tương tác giữa hai chủ thể: giảng viên (GV) và sinh viên (SV). Giảng viên làm nhiệm vụ giảng dạy, còn sinh viên có nhiệm vụ học tập. Hai hoạt động này được phối hợp chặt chẽ theo một quy trình, một nội dung và hướng tới cùng một mục tiêu đó là phát triển trí tuệ và năng lực hoạt động sáng tạo của sinh viên, từ đó phát triển nhân cách toàn diện cho sinh viên. Thành tố cuối cùng của QTDH môn GDH là kết quả dạy học. Đó là sự phát triển tổng hợp của quá trình dạy học mà trước hết thể hiện ở sự phát triển nhân cách của sinh viên sau mỗi giai đoạn học tập. Các thành tố cấu trúc của QTDH môn GDH tương tác với nhau trong một môi trường sư phạm nhất định. Môi trường đó bao gồm toàn bộ điều kiện tự nhiên và xã hội có tác động trực tiếp và gián tiếp đến QTDH. 1.2.4. Định hướng đổi mới dạy học môn Giáo dục học ở trường ĐHSP Thực tiễn cho thấy, trong các trường đại học sư phạm quá trình đổi mới dạy học môn Giáo dục học đang diễn ra mạnh mẽ và theo những định hướng nhất định. Đó là các định hướng sau đây: 24 1.2.4.1.Dạy học môn Giáo dục học theo định hướng phát triển năng lực, đặc biệt là phát triển năng lực độc lập, sáng tạo cho sinh viên sư phạm Để chuẩn bị cho những người giáo viên tương lai thích ứng được với môi trường dạy học và giáo dục phổ thông không ngừng biến đổi, dạy học môn Giáo dục học phải góp phần phát triển ở sinh viên các năng lực, đặc biệt là năng lực độc lập, sáng tạo. Điều này xuất phát từ những đặc điểm mới của lao động sư phạm của người giáo viên phổ thông hiện nay. Một yếu tố quan trọng quyết định đến thành công của hoạt động giảng dạy và giáo dục của người giáo viên đó là nghệ thuật sư phạm, mà muốn có nghệ thuật sư phạm thì người giáo viên phải là những người sáng tạo. Để có được sự sáng tạo thì người giáo viên phải độc lập trong suy nghĩ và trong hành động. Đối với SV, năng lực độc lập, sáng tạo trong học tập chính là năng lực biết tự giải quyết vấn đề học tập để tìm ra cái mới ở một mức độ nào đó thể hiện được khuynh hướng, năng lực, kinh nghiệm của cá nhân. Để có sự độc lập, sáng tạo, chủ thể phải ở trong tình huống có vấn đề, tìm cách giải quyết mâu thuẫn nhận thức hoặc hành động và kết quả là đề ra được phương án giải quyết không giống bình thường mà có tính mới mẻ đối với SV (nếu chủ thể là SV) hoặc có tính mới mẻ đối với loài người (chủ thể là nhà nghiên cứu). Muốn phát triển được năng lực độc lập, sáng tạo cho SV thì dạy học môn Giáo dục học phải phát huy được tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của họ với tư cách là những chủ thể của hoạt động học tập-nhận thức. Vì vậy, đây là định hướng cơ bản nhất trong các định hướng đổi mới quá trình dạy học môn học này. 1.2.4.2.Dạy học môn Giáo dục học theo định hướng gắn với thực tiễn dạy học, giáo dục phổ thông, gắn với đổi mới chương trình giáo dục và thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn luôn là phương châm dạy học từ xưa đến nay nhưng trong bối cảnh đổi mới toàn diện giáo dục phổ thông, đặc biệt là đổi mới thi tốt nghiệp phổ thông và thi đại học thì vấn đề này càng được quan tâm chú ý hơn. Do đó, dạy học môn Giáo dục học phải tạo điều kiện cho sinh viên thâm nhập vào thực tiễn, hiểu và đánh giá được thực tiễn giáo dục phổ thông từ đó có cái nhìn khách quan, toàn diện, sâu sắc về thực tiễn này. 1.2.4.3.Dạy học môn Giáo dục học theo hướng đổi mới phương pháp, hình thức dạy học, tạo ra một môi trường dạy học tương tác đa chiều, mang tính đa chủ thể Thực tiễn dạy học môn Giáo dục học hiện nay cho thấy, tính chất tác động 25 trong dạy học chủ yếu mang tính xuôi chiều (từ người dạy đến người học), tạo ra sự thụ động, kém tích cực của sinh viên làm cho hiệu quả dạy học không cao. Tăng cường tương tác tích cực đa chiều (đặc biệt tương tác từ người học đến người dạy, người học - người học, người học - nhóm bạn học, người học - phương tiện học) sẽ đảm bảo sự tương tác bình đẳng về chức năng của các yếu tố dạy học, làm gia tăng giá trị các tương tác dạy học, thúc đẩy tính tích cực học tập của sinh viên, góp phần nâng cao hiệu quả môn học này. Theo quan điểm dạy học truyền thống, chủ thể chính của quá trình dạy học ở trường đại học là giảng viên. Nhưng với những điều kiện dạy học mới, chúng ta phải tạo ra một môi trường dạy học đa chủ thể. Ngoài việc tổ chức sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên, sinh viên và sinh viên, trong quá trình dạy học môn Giáo dục học cần tạo điều kiện cho sinh viên tương tác với những giáo viên của các trường phổ thông, các tác giả, các nhân vật trong những sự kiện xã hội v..v. Điều này sẽ góp phần giúp cho sinh viên tích lũy kinh nghiệm thực tiễn, nâng cao hứng thú học tập môn GDH. Vì vậy, giảng viên trong QTDH cần phải đa dạng hóa các phương pháp, hình thức dạy học, đặc biệt áp dụng hoặc sáng tạo ra các phương pháp, hình thức dạy học mới, hiện đại. 1.2.4.4.Dạy học môn Giáo dục học chuyển từ định hướng khoa học sang định hướng hoạt động Trước yêu cầu chú trọng phát triển năng lực thực hiện cho sinh viên đại học sư phạm đã đặt ra vấn đề dạy học môn Giáo dục học phải chuyển từ định hướng khoa học mang tính hàn lâm sang định hướng hoạt động. Cơ sở lý luận của dạy học định hướng hoạt động là lý thuyết hoạt động. Hanno Hotsch trong cuốn lý luận dạy học nghề nghiệp đưa ra khái niệm dạy học định hướng hành động. Đó là dạy học định hướng vào việc tích cực hóa quá trình học tập của người học; sự học mang tính toàn diện, toàn vẹn; trong đó kết quả (mục tiêu học tập) được thoả thuận trước giữa giảng viên và sinh viên có tác dụng điều khiển, chỉ đạo quá trình dạy học, nhằm tạo ra một tỷ lệ cân bằng thích hợp giữa hoạt động chân tay và hoạt động trí óc [44]. Bản chất của dạy học định hướng hoạt động thể hiện ở những luận điểm sau: • Dạy học định hướng hoạt động là tổ chức sinh viên hoạt động mang tính trọn vẹn, mà trong đó sinh viên độc lập thiết kế kế hoạch, quy trình hoạt động, thực hiện hoạt động theo kế hoạch và kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động. • Tổ chức quá trình dạy học mà trong đó sinh viên học thông qua hoạt động độc lập ít nhất là theo quy trình cách thức của họ. • Học qua các hoạt động cụ thể mà kết quả của hoạt động đó không nhất thiết 26 tuyệt đối mà có tính chất là mở (các kết quả hoạt động có thể khác nhau). • Tổ chức tiến hành giờ học hướng đến mục tiêu hình thành ở sinh viên kỹ năng giải quyết nhiệm vụ nghề nghiệp. • Kết quả dạy học định hướng hoạt động tạo ra được sản phẩm vật chất hay ý tưởng. 1.3. Những vấn đề lý luận của việc vận dụng các yếu tố của truyền hình vào trong dạy học môn Giáo dục học 1.3.1. Khái niệm truyền hình và các khái niệm liên quan 1.3.1.1. Khái niệm truyền hình Thuật ngữ truyền hình (Television) có nguồn gốc từ tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp. Theo tiếng Hy Lạp, từ “Tele” có nghĩa là ''ở xa'' còn “videre” là ''thấy được'', còn tiếng Latinh có nghĩa là xem được từ xa. Ghép hai từ đó lại “Televidere” có nghĩa là xem được ở xa. Tiếng Anh là “Television”, tiếng Pháp là “Television”, tiếng Nga gọi là “Tелевидение”. Như vậy, dù có phát triển bất cứ ở đâu, ở quốc gia nào thì tên gọi truyền hình cũng có chung một nghĩa. Chúng ta có thể tham khảo một số định nghĩa sau về truyền hình: Tác giả Dương Xuân Sơn [33, tr.116] xem xét khái niệm truyền hình trên cả hai phương diện kỹ thuật và nội dung. Trên phương diện kỹ thuật thì truyền hình là quá trình biến đổi năng lượng ánh sáng thông qua ống kính máy thu hình thành năng lượng điện, nguồn tín hiệu điện tử được phát sóng truyền đến máy thu hình và lại biến đổi thành năng lượng ánh sáng tác động vào thị giác, người xem nhận được hình ảnh thông qua màn hình. Về mặt nội dung, truyền hình là loại hình truyền thông mà thông điệp được truyền trong không gian tích hợp cả hình ảnh và âm thanh tạo cho người xem cảm giác sống động của hiện thực cuộc sống. Theo tác giả Hoàng Tuấn Minh [23], truyền hình là một công nghệ thuộc lĩnh vực điện tử viễn thông, nó bao gồm tập hợp nhiều thiết bị điện tử có khả năng thu nhận tín hiệu sóng vô tuyến cũng như truyền dẫn các tín hiệu điện mang hình ảnh và âm thanh được mã hóa, được phát dưới dạng sóng vô tuyến hoặc thông qua hệ thống cáp quang hoặc cáp đồng trục. Theo tác giả V.V. Egorov [70], truyền hình là sự sáng tạo và phổ biến một cách đại chúng những thông tin nghe-nhìn trong một hệ thống tương tác nhất định với công chúng. Ở đây, thông tin nghe-nhìn được hiểu là sự cho phép người dân hoặc các cá nhân cụ thể quyền sử dụng các loại thông tin ở dạng các tín hiệu, âm thanh, hình ảnh v.v. thông qua kỹ thuật vô tuyến. Trong khái niệm truyền hình bao hàm quá trình truyền phát và thu nhận các tín hiệu, các ký hiệu văn tự, âm thanh, 27 hình ảnh v.v. thông qua dây dẫn cáp quang và kỹ thuật radio hoặc các hệ thống điện từ khác. Như vậy, hiện nay tồn tại hai quan điểm khi xem xét khái niệm truyền hình. Quan điểm thứ nhất xem truyền hình như là phương tiện truyền thông đại chúng, còn quan điểm thứ hai xem xét truyền hình dưới góc độ là quá trình truyền thông (đại diện cho quan điểm này là tác giả V.V. Egorov). Xuất phát từ ý tưởng mô phỏng các yếu tố chủ yếu về nội dung, kịch bản, format, phong cách tương tác của truyền hình, tác giả luận án dựa vào quan điểm của tác giả V.V.Egorov để đưa ra định nghĩa sau về truyền hình: Truyền hình là một loại hình truyền thông đại chúng có nhiệm vụ sáng tạo những thông tin dưới dạng nghe-nhìn (âm thanh và hình ảnh) được thể hiện thành các chương trình truyền hình để phổ biến đến công chúng tạo nên một môi trường văn hóa ứng xử đại chúng, có sự tương tác đa chiều. Để hiểu rõ định nghĩa trên chúng ta phải làm rõ khái niệm truyền thông đại chúng. Truyền thông đại chúng (mass communication) là quá trình truyền đạt thông tin một cách rộng rãi đến mọi người trong xã hội thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Trong định nghĩa này, cần chú ý đến cái vế thứ hai: một quá trình truyền thông chỉ được gọi là quá trình truyền thông đại chúng nếu nó được phát ra “thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng” [30, tr.10-11]. Như vậy, khi định nghĩa truyền hình là một loại hình truyền thông đại chúng có nghĩa là xem xét truyền hình ở khía cạnh hoạt động chứ không đơn thuần là những phương tiện kỹ thuật. 1.3.1.2. Khái niệm và phân loại chương trình truyền hình Theo Điều 3 trong Luật báo chí (2016), chương trình truyền hình là tập hợp các tin, bài trên báo hình theo một chủ đề trong thời lượng nhất định, có dấu hiệu nhận biết mở đầu và kết thúc [21]. Theo tác giả Tạ Ngọc Tấn, chương trình truyền hình thường dùng để chỉ một hay nhiều tác phẩm hoàn chỉnh hoặc kết hợp với một số thông tin, tài liệu khác được tổ chức theo một chủ đề cụ thể với hình thức tương đối nhất quán, thời lượng ổn định và được phát đi theo định kỳ [34, tr.142]. Dưới góc nhìn của tác giả Dương Xuân Sơn, chương trình truyền hình là sự liên kết, sắp xếp bố trí hợp lý các tin bài, bảng tư liệu bằng hình ảnh và âm thanh trong một thời gian nhất định được mở đầu bằng lời giới thiệu, nhạc hiệu, kết thúc bằng lời chào tạm biệt, đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của cơ quan báo chí truyền hình nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho khán giả [32, tr.113]. . Mỗi chương trình trong các kênh truyền hình cần phải trả lời các câu hỏi sau: - Để làm gì? (Mục đích mà chương trình đó hướng tới) 28 - Cái gì? (Nội dung đề cập) - Như thế nào? (Thể loại, hình thức) - Cho ai? (cho toàn thể công chúng hay một đối tượng riêng biệt) - Khi nào? (Vào thời gian phù hợp nhất và vào lúc bắt buộc) - Tại sao? (Theo nhu cầu xã hội) Theo các tiêu chí khác nhau, người ta có các cách phân loại các chương trình truyền hình khác nhau. Cụ thể là: • Dựa vào khả năng kỹ thuật và công nghệ, có thể phân chia các loại chương trình truyền hình như sau: chương trình bằng băng từ, chương trình phim nhựa, chương trình phát trực tiếp [32, tr.120]. • Căn cứ vào thể loại người ta chia chương trình truyền hình thành các nhóm sau: - Các chương trình thuộc thể loại thông tấn: phỏng vấn truyền hình, tin truyền hình, phóng sự truyền hình; - Các chương trình thuộc thể loại bình luận; - Các chương trình thuộc thể loại giải trí; - Các chương trình thuộc thể loại khoa giáo; - Các chương trình thuộc thể loại mạn đàm; - Các chương trình thuộc thể loại quảng cáo; - Các chương trình thuộc thể loại phát biểu .v.v. • Căn cứ vào đối tượng thụ hưởng người ta chia chương trình truyền hình thành: chương trình dành cho thiếu nhi, chương trình dành cho thanh thiếu niên, chương trình dành cho người lớn tuổi .v.v. • Dựa vào phương thức sáng tạo tác phẩm, người ta chia chương trình truyền hình thành ba nhóm: hội thoại, tạo hình và nhóm các chương trình trò chơi, khách mời [29, tr.14-15]. 1.3.1.3. Khái niệm kịch bản chương trình truyền hình Kịch bản bắt nguồn từ tiếng La tinh Senario, có nghĩa là văn bản kịch hoặc văn bản viết có tính kịch dùng để chỉ một bộ phận cấu thành rất quan trọng của tác phẩm văn học, điện ảnh hay truyền hình. Tóm lại, kịch bản là một vở kịch, một bộ phim, một chương trình được phác thảo, mô hình hoá trên văn bản với tư cách là một đề cương, hay chi tiết đến từng chi tiết nhỏ (tuỳ theo yêu cầu của mỗi loại hình), là cơ sở chính cho “tập thể tác giả” làm nên, hoàn thiện tác phẩm của mình [32, tr.85-87]. Trong mỗi một kịch bản bao giờ cũng chứa đựng xung đột kịch, hành động kịch, ngôn ngữ kịch. Kịch bản truyền hình là “kim chỉ nam” cho hoạt động của phóng viên và 29 quay phim, là “linh hồn” cho tập thể làm chương trình giúp cho tác phẩm có chủ đề tư tưởng, đối tượng phục vụ, cách thể hiện tác phẩm rõ ràng, rành mạch Có thể nói kịch bản của các tác phẩm báo chí truyền hình là mô hình thực tế của xã hội, là sự tiên đoán, là kế hoạch để quay phim. Kịch bản báo chí truyền hình có đặc điểm như sau: - Kịch bản tác phẩm báo chí truyền hình mang tính dự kiến, dự báo. Chất liệu xây dựng kịch bản là chất liệu có thật ngoài cuộc sống, không dàn dựng, hư cấu. - Kịch bản tác phẩm báo chí truyền hình vừa là kịch bản văn học vừa là kịch bản đạo diễn. - Kịch bản tác phẩm báo chí truyền hình chỉ sử dụng một lần. Có hai loại kịch bản tác phẩm báo chí truyền hình. Đó là kịch bản chi tiết và kịch bản đề cương. Kịch bản đề cương là kịch bản được xây dựng trên cơ sở tìm hiểu thực tế, nắm bắt được cơ bản quá trình diễn biến của sự kiện xảy ra. Kịch bản chi tiết thường viết cho những sự kiện, vấn đề có diễn biến tương đối ổn định, đối tượng phản ánh xác định khá rõ, ít biến động [28, tr.105-106]. 1.3.1.4. Khái niệm format chương trình truyền hình “Format” bản thân là một từ chuyên môn của nước ngoài để chỉ một văn bản ghi lại hoàn chỉnh các yếu tố cần và đủ để tạo nên một chương trình truyền hình (bao gồm các loại chương trình truyền hình như âm nhạc, nghệ thuật, trò chơi, du lịch ) [41]. Mỗi chương trình truyền hình trước khi đưa vào sản xuất số đầu tiên đều đã được chuẩn bị rất kỹ về thể loại, hình thức, thời lượng Tất cả những yếu tố đó sẽ giúp cho chương trình trở nên riêng biệt và được gọi chung là format chương trình. Format chuẩn chuyên nghiệp có tính kỹ đến yếu tố tương tác trên website, facebook, twitter, SMS và phải tính đến việc PR cho chương trình như tạo hiệu ứng trên trailer, behind the scenes, vote và comment qua facebook, twitter, chating, tư vấn .v.v. Mỗi format chương trình truyền hình phải đảm bảo thể hiện những khía cạnh sau của chương trình đó: thông tin chung; ý nghĩa, mục đích của chương trình; kết cấu nội dung; cách thức thể hiện; êkíp thực hiện; kênh phát sóng; khung giờ phát chính; khung giờ phát lại. Trong phần thông tin chung mỗi chương trình phải làm rõ: tên chương trình, thể loại, thời lượng, tần suất, đối tượng khán giả. Phần kết cấu nội dung của chương trình thì tùy theo từng thể loại chương trình người ta sẽ có cách xây dựng kết cấu riêng. Tuy nhiên kết cấu nội dung phải phản ánh chi tiết lịch trình của mỗi chương trình được phát sóng theo từng chủ đề, bao gồm: số thứ tự, nội dung, thời lượng, ghi chú. 30 1.3.2. Vai trò của truyền hình đối với dạy học môn Giáo dục học ở trường đại học sư phạm Nghiên cứu chuyên biệt những vai trò của truyền hình đối với dạy học môn Giáo dục học cho chúng ta thấy những vai trò sau của loại hình truyền thông này: • Truyền tải thông tin giáo dục Truyền hình giúp nâng cao nhận thức và tư duy của người dạy, người học thông qua những hình ảnh có thật về các sự kiện, hiện tượng giáo dục với tất cả sự phong phú và đa dạng của nó. Phát hiện bản chất có ý nghĩa triết học của hiện tượng và sự kiện, nâng cao khái quát hóa bằng hình tượng thông qua cách sử dụng có hiệu quả những thủ pháp nghệ thuật. Truyền hình là phương tiện quan trọng tác động thay đổi phương pháp giáo dục có hiệu quả trên cơ sở chuyển tải tri thức bằng hình ảnh với tất cả các màu sắc vốn có của cuộc sống cùng với âm thanh sống động đã tạo nên tính hấp dẫn.Truyền hình tác động vào cả hai giác quan quan trọng nhất của con người là thính giác và thị giác bằng những chất liệu sinh động và tươi mới tạo cho người xem cảm giác như đang tiếp xúc trực tiếp với người trong cuộc. Điều này giúp cho việc tri giác thông tin một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra, lượng thông tin mà truyền hình mang đến cho người xem là rất lớn, rất phổ biến. • Phổ biến tri thức khoa học giáo dục Một trong những chức năng chính của truyền hình là chức năng khai sáng, phổ biến tri thức khoa học, trong đó có rất nhiều tri thức thuộc khoa học giáo dục (tri thức giáo dục giới tính, giáo dục giá trị, giáo dục môi trường, tri thức về phương pháp dạy học trong nhà trường, phương pháp giáo dục gia đình .v.v.). Sự kế thừa những yếu tố tinh hoa nghệ thuật của...iên 4.1. Mục đích: Thu nhận những thông tin phản hồi từ phía sinh viên về 3 tiết học môn Giáo dục học có mô phỏng các yếu tố của truyền hình theo chủ đề “Nghệ thuật dạy học của người giáo viên” 4.2 Phương án thực hiện: Thực hiện dưới hình thức chương trình truyền hình “Ý kiến bạn xem truyền hình” Chương trình “Ý kiến bạn xem truyền hình” được xây dựng có mô phỏng format chương trình “Ý kiến bạn xem truyền hình” của VTV3 nhằm thu nhận ý kiến phản hồi của sinh viên về giờ học. PL123 KỊCH BẢN DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 7: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG: TỪ GÓC NHÌN CỦA SỰ ĐỔI MỚI (3 tiết) A.Mục tiêu dạy học theo chủ đề 1) Mục tiêu về năng lực chuyên môn: Trong quá trình nghiên cứu chủ đề sinh viên được rèn luyện năng lực tư duy phê phán thông qua lập luận , phân tích, đánh giá đa chiều thực trạng đổi mới hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông. Cụ thể là: - SV biết thu thập đa dạng, đảm bảo độ tin cậy các thông tin về vấn đề đổi mới hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông. - SV biết phân tích rõ ràng, chặt chẽ, lôgic các thông tin đã thu thập theo các quan điểm khác nhau để làm rõ bản chất vấn đề đổi mới hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông. - SV biết đưa ra quan điểm/ý kiến riêng của cá nhân về đổi mới hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông. với những lý lẽ đầy đủ, rõ ràng để bảo vệ quan điểm đó 2) Mục tiêu về năng lực phương pháp: Hình thành và phát triển cho sinh viên năng lực đổi mới và sáng tạo phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông với việc vận dụng cách truyền tải thông tin của các chương trình “Danh ngôn cuộc sống” và quảng cáo truyền hình”. Cụ thể là: - SV biết truyền tải thông điệp giáo dục đến công chúng thông qua kịch bản truyền hình và quảng cáo truyền hình; - SV biết vận dụng format các chương trình khoa giáo để đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục ở nhà trường phổ thông 3) Mục tiêu về năng lực xã hội: Hình thành và phát triển cho sinh viên năng lực hợp tác, năng lực xử lý tình huống nảy sinh trong công tác giáo dục học sinh. Cụ thể là: * Về năng lực hợp tác, làm việc nhóm: - SV biết tích cực chia sẻ trách nhiệm với các thành viên khác trong nhóm và tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao để đạt được mục tiêu chung của nhóm. - SV biết tích cực đóng góp ý tưởng, ý kiến cá nhân trong quá trình làm việc nhóm một cách chính xác và đầy thuyết phục. - SV biết chú ý lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các thành viên khác trong nhóm, sẵn sàng tiếp thu ý kiến dù ý kiến đó trái ngược với quan điểm cá nhân. - SV biết hỗ trợ, giúp đỡ các thành viên khác phát huy thế mạnh cá nhân đảm bảo công việc của nhóm đạt hiệu quả cao. * Về năng lực xử lý tình huống sư phạm: - SV nhận diện được mâu thuẫn chính trong tình huống cần giải quyết, phân tích đầy đủ, rõ ràng, chính xác các thông tin về tình huống và nguyên nhân dẫn đến tình huống đó - SV biết vận dụng tốt, hợp lí các nguyên tắc, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức giáo dục để xử lí tình huống PL124 - SV biết xử lí tình huống hợp lí, khéo léo, tinh tế, sáng tạo, đảm bảo tính giáo dục, tác động đồng bộ theo nhiều hướng - Rèn cho SV tư duy linh hoạt xử lý tình huống khi điều kiện tình huống thay đổi 4) Mục tiêu về năng lực cá thể: Hình thành cho sinh viên tự nhận thức về năng lực của bản thân trong đổi mới hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông. Cụ thể là: - SV biết tự nhận thức về bản thân mình và trách nhiệm của bản thân với tư cách là nhà giáo dục đứng trước những khó khăn trong công tác giáo dục học sinh ở nhà trường phổ thông. - SV biết vận dụng những năng lực, sở trường của bản thân để biến khó thành dễ trong công tác giáo dục học sinh. B.Nộidung chính của chủ đề B.1. Các nội dung dạy học SV cần phải biết: 1)Khái niệm hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông 2)Đổi mới nội dung hoạt động giáo dục trong nhà trường phồ thông 3)Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông B.2. Các nội dung dạy học SV nên biết: - Các quan điểm khác nhau về đổi mới hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông. B.3. Các nội dung dạy học SV có thể biết: - Kinh nghiệm một số nước trong công tác giáo dục học sinh trong nhà trường. C. Các từ khóa của chủ đề: hoạt động giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, hình thức giáo dục D.Yêu cầu chuẩn bị : 1)Yêu cầu về phía giảng viên: Xây dựng và nắm vững kịch bản dạy học theo chủ đề, chuẩn bị các phiếu kiểm tra –đánh giá 2)Yêu cầu về phía sinh viên: *Đối với nhóm chủ lực: Có nhiệm vụ nghiên cứu sâu các nội dung chính của chủ đề để tiến hành buổi tọa đàm. Nắm vững đặc trưng các thể loại chương trình truyền hình mà sẽ được mô phỏng trong quá trình nghiên cứu chủ đề này. * Đối với các sinh viên khác: Có nhiệm vụ tự ôn tập các nội dung các chương 10 “Quá trình giáo dục”, chương 11 “Nội dung giáo dục”, chương 12 “Phương pháp giáo dục”, chương 13 “Tổ chức hoạt động giáo dục ở trường phổ thông” trong giáo trình Giáo dục học do tập thể tác giả Phan Thị Hồng Vinh, Trần Thị Tuyết Oanh, Từ Đức Văn, Vũ Lệ Hoa, Nguyễn Thị Tình, Trịnh Thúy Giang, Nguyễn Thị Thanh Hồng biên soạn, nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 2018; nắm vững đặc trưng các thể loại chương trình truyền hình mà sẽ được mô phỏng trong quá trình nghiên cứu chủ đề này. 3)Yêu cầu về phương tiện: Máy trình chiếu kết nối với máy tính (yêu cầu cơ bản), khuyến khích sinh viên sử dụng máy tính có kết nối Internet. PL125 E.Tiến trình dạy học 1.Khâu 1: Khởi động 1.1.Bước 1: Tìm hiểu tâm thế của sinh viên trước giờ học 1.1.1.Mục đích : Tìm hiểu tâm thế của sinh viên trước giờ học để đánh giá mức độ chuẩn bị tham gia các hoạt động học tập-nghiên cứu của sinh viên đồng thời giới thiệu cho sinh viên list chương trình hoạt động có mô phỏng các yếu tố của truyền hình theo chủ đề nghiên cứu. 1.1.2. Phương án thực hiện: Chương trình trắc nghiệm trên truyền hình “Nhìn hình đoán tâm trạng?” * Phân vai diễn: Giảng viên đóng vai MC tổ chức trắc nghiệm còn sinh viên là người tham gia trắc nghiệm, thành viên của khán phòng * Mô tả các phân cảnh: STT Phân Thời Bối cảnh dạy Hoạt động của giảng viên –MC Hoạt động của sinh cảnh gian học (không viên, thành viên gian và bố trí của khán phòng lớp học) 1 Giới thiệu 1 phút Mô phỏng cách Bật nhạc hiệu của chương trình và MC bước ra chào khán giả: -Vỗ tay theo nhạc yêu cầu và bố trí trường MC: Chào mừng các bạn đến với chương trình trắc nghiệm trên truyền hiêu nội dung quay của VTV: hình “ Nhìn hình đoán tâm trạng”. Nhiệm vụ của các bạn hãy cho biết của bài Sinh viên là theo bạn người đàn ông trong bức ảnh dưới đây đang nhìn về ai trong 5 trắc khán giả tham cô gái? Chọn 1 trong 5 đáp án: A, B, C, D, E tương ứng với hình nhé nghiệm gia trắc nghiệm ngồi hướng 2 Trình 2 phút mặt lên phía MC: trình chiếu bức tranh chiếu các máy trình bức hình chiếu. Giảng PL126 viên –MC đứng hướng về sinh viên đồng thời không được chắn màn hình máy chiếu. 3 Giải mã 3 phút MC trình chiếu các đáp án Lắng nghe và chiêm bức tranh A. Bạn khá tự tin vào vóc dáng lẫn trí tuệ của chính mình và tràn đầy nghiệm về bản thân sức hấp dẫn, bạn luôn được người khác phái theo đuổi. Bạn đang cảm thấy hài lòng với cuộc sống hiện tại. Bạn luôn muốn hoàn thiện bản thân mình và có trách nhiệm, biết cân nhắc ý kiến của người khác và cũng không quá cố chấp. B. Bạn đang thấy không hài lòng về bản thân mình và khá tự ti. Thực tế không hề tệ hại như thế, chỉ là do bạn suy nghĩ quá cứng nhắc và có cái nhìn vấn đề chưa thoáng. Tâm trạng không được ổn định, lại thường hay than vãn nên cuộc sống của bạn có phần kém vui. C. Bạn đang rất hy vọng và nỗ lực để có thể duy trì cuộc sống hiện tại, không thích mạo hiểm để thay đổi. Có thể nói bạn là mẫu người thực tế, vững vàng và không tham lam hư vinh. Tuy có thể không đạt được những thành tựu to lớn nhưng nhìn chung cuộc đời của bạn khá an nhàn. D. Bạn đang cảm thấy bi quan, luôn nhìn thấy những mặt tiêu cực của vấn đề. Bạn thường xem trọng tâm lý của người khác nhưng lại không hề biết đứng ở lập trường của đối phương nên dễ gây ra hiểu lầm. Lời khuyên cho bạn vào lúc này là không nên quá nóng vội, bạn cần có cái nhìn điềm tĩnh và cởi mở hơn để tìm thấy những niềm vui trong cuộc sống. PL127 E. Bạn đang cảm thấy cực kỳ bất mãn với hiện tại và có cảm giác muốn nổ tung. Bạn cần buông xuống những áp lực và học cách thư giãn để lấy lại sự cân bằng, nếu không tình trạng này sẽ trở nên tồi tệ hơn. 3 Tổng hợp 2phút Giảng viên cùng sinh viên tổng hợp xem trạng thái tâm lý chủ đạo của lớp để có định hướng “Trạng hành động tiếp theo thái tâm lý chủ đạo của cả lớp” 4 Giới thiệu 1 phút MC giới thiệu các chương trình truyền hình mà hôm nay sinh viên sẽ Lắng nghe và quan sát List tham gia trên màn hình chương Trên màn hình sẽ chạy list chương trình mô phỏng cách giới thiệu trình hoạt chương trình của VTV bao gồm các chương trình sau: động có 13h15 phút: Trò chơi “Chiếc nón kỳ diệu” mô phỏng 13h 25 phút: Bản tin thời sự giáo dục các yếu tố 13h 45 phút: Talk show “Hãy nói, đừng sợ” với chủ đề “Hoạt động của truyền giáo dục trong nhà trường phổ thông: từ góc nhìn của sự đổi mới” hình 14h 25 phút: Chương trình “Danh ngôn cuộc sống” 14h 50 phút: Quảng cáo truyền hình 15h 15 phút: Chương trình truyền hình “Nhân vật của tôi” 15h 35 phút: Chương trình “Con đường chông gai” 15h 50 phút: Thư giãn, tiểu phẩm hài “Cai thuốc lá” 15h 55 phút: Ý kiến bạn xem truyền hình 1.2. Bước 2: Khởi động bằng trò chơi truyền hình 1.2.1. Mục đích: Tạo ra sự chuyển đổi trạng thái tâm lý ở sinh viên nhằm giúp cho sinh viên khởi động về thể chất và tâm lý, tạo không khí sôi động để đón nhận các nhiệm vụ học tập-nghiên cứu đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên nhớ lại những kiến thức đã học trong chương 10, 11,12,13, nhờ đó tạo ra mối liên hệ với chủ đề nghiên cứu “Hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông: từ góc nhìn của sự đổi mới” PL128 1.2.2. Phương án thực hiện: Trò chơi “Chiếc nón kỳ diệu” mô phỏng có biến đổi format trò chơi truyền hình “Chiếc nón kỳ diệu” của VTV 3 * Phân vai diễn - Giảng viên là MC - 2 sinh viên là người chơi - Sinh viên còn lại: Khán giả * Mô tả các phân cảnh STT Phân cảnh Thời Bối cảnh dạy học Hoạt động của giảng viên- MC Hoạt động của sinh Hoạt động gian (không gian và viên của sinh bố trí lớp học) (người chơi) viên (khán giả) 1 Giới thiệu 1 phút Mô phỏng cách bố Bật nhạc hiệu của chương trình Bước ra chào khán giả Khán giả vỗ chương trình và trí game show MC: Xin chào mừng quý vị khán giả đã đến với tay chào đón người chơi “Chiếc nón kỳ chương trình “Chiếc nón kỳ diệu” được phát người chơi diệu” của trường sóng trên VTV3 của Đài truyền hình Việt Nam. quay VTV3: Bục Thưa quý vị, có rất nhiều yếu tố làm nên sự giảng là nơi để thành công của chương trình: sự may rủi, hồi ghế dành cho hộp của người chơi, những phần thưởng lớn mà người chơi và họ có thể đạt được và quan trọng hơn cả là sự MC. Xung quanh trải nghiệm của các quý vị thông qua trò chơi. bục giảng được Và một lần nữa xin cảm ơn quý vị luôn chọn trang trí hình logo “Chiếc nón kỳ diệu” là món ăn tinh thần. Bây và tên chương giờ xin mời quý vị làm quen với những người trình truyền hình. chơi trong chương trình ngày hôm nay (Giơ tay chỉ về phía người chơi) 2 Phổ biến luật 1 phút MC: Người chơi sẽ lần lượt quay vòng tròn theo Sinh viên lắng nghe Khán giả chơi tiếng nhạc. Tiếng nhạc dứt thì xem mũi tên chỉ luật chơi và đưa ra lắng nghe vào ô nào trên vòng quay. Có các ô như sau: ô những thắc mắc nếu luật chơi 100, 200, 300, 400, 500 điểm, ô phần thưởng, ô có PL129 nhân đôi, ô mất lượt. Nếu mũi tên chỉ vào ô mất lượt thì người chơi sẽ không được trả lời mà nhường quyền trả lời cho người kế tiếp theo. Còn khi mũi tên chỉ vào các ô còn lại thì người chơi sẽ trả lời các câu hỏi tương ứng của mình 3 Thực hiện trò 10 MC: Tổ chức cho người chơi quay vòng quay để Tham gia trả lời câu Khán giả chơi “Chiếc nón phút trả lời các câu hỏi hỏi của chương trình ngồi nghe và kỳ diệu” chuẩn bị sự trợ giúp cho người chơi 5 Tổng kết 1 phút Thông báo kết quả chơi cho khán phòng Người chơi cảm ơn Vỗ tay khán giả và cảm ơn chương trình 6 Dẫn dắt vào phần 1 phút Giảng viên dẫn dắt: Chúng ta vừa tham gia trò Vỗ tay hưởng ứng MC “Bản tin thời sự chơi “Chiếc nón kỳ diệu”. Trò chơi giúp chúng giáo dục” ta ôn tập lại những kiến thức về quá trình giáo dục, nội dung và phương pháp giáo dục. Những tri thức này giúp chúng ta hiểu hơn về lý luận và cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông. Tuy nhiên trong thực tế các hoạt động giáo dục đang diễn ra như thế nào trong nhà trường ở Việt Nam và các nước trên thế giới như thế nào. Xin mời các bạn cùng theo dõi “Bản tin thời sự giáo dục” của chúng tôi. 2. Khâu 2: Tổ chức các hoạt động học tập-nghiên cứu 2.1. Bước 1: Tổ chức hoạt động học tập-nghiên cứu nhằm phát triển năng lực chuyên môn cho sinh viên (năng lực tư duy phê phán) PL130 2.1.1. Mục đích: Tạo điều kiện cho sinh viên phân tích, đánh giá và bày tỏ quan điểm của mình về thực trạng hoạt động giáo dục trong nhà trường, va chạm với các quan điểm khác nhau về vấn đề đổi mới hoạt động giáo dục từ đó góp phần phát triển ở sinh viên tư duy phê phán 2.1.2. Phương án thực hiện: Chương trình “Bản tin thời sự giáo dục” và talk show “Đổi mới hoạt động giáo dục ở nhà trường phổ thông” 2.1.2.1. Chương trình “Bản tin thời sự giáo dục ” “Bản tin thời sự giáo dục” là một hoạt động học tập-nghiên cứu của sinh viên có mô phỏng có biến đổi format và cách thức truyền tải thông tin của chương trình “Thời sự” được phát sóng trên VTV1 hàng tuần * Phân vai diễn Giảng viên là biên tập viên Sinh viên là khán giả * Mô tả phân cảnh STT Phân cảnh Thời Bối cảnh dạy học Hoạt động của giảng viên – biên tập viên Hoạt động gian (không gian và của sinh viên bố trí lớp học) –khán giả 1 Giới thiệu 1phút Mô phỏng cách bố Bật nhạc hiệu của chương trình Lắng nghe chương trình trí trường quay Biên tập viên: Xin kính chào quý vị và cảm ơn quý vị đã theo dõi “Bản tin thời chương trình chương trình “Bản tin thời sự giáo dục” của Đài truyền hình Việt Nam. sự giáo dục” “Thời sự” của Sau đây xin mời quý vị và các bạn cùng theo dõi những hoạt động giáo VTV 1: Bàn giáo dục nổi bật trong nhà trường Việt Nam trong phần “Thời sự giáo dục viên là bàn ngồi trong nước” và các hoạt động giáo dục ở một số nước trên thế giới của biên tập viên trong phần “Thời sự giáo dục thế giới” 2 Trình chiếu 5 phút hướng về khán Biên tập viên: Bình luận về từng sự kiện giáo dục được chiếu trên màn Lắng nghe và bản tin giả, trên tường hình nhỏ tri giác thông treo màn hình tin PL131 3 Trao đổi với 3 phút chiếu để thuận tiện MC yêu cầu sinh viên với tư cách là khán giả viết vào tờ giấy chọn ra Lựa chọn sự khán giả: Sự cho biên tập viên sự kiện giáo dục nào mà quan tâm nhất và giải thích vì sao? kiện giáo dục kiện giáo dục chiếu các hình ảnh mà mỗi cá mà bạn quan và các tin tức giáo nhân quan tâm nhất dục tâm nhất 4 Phân tích, bình 10 Tổ chức cho khán giả phân tích, bình luận sự kiện theo các khía cạnh Tiến hành luận sự kiện phút sau: phân tích, + Sự kiện đó nói lên vấn đề gì? bình luận sự + Ấn tượng mà sự kiện đem lại cho bạn? kiện theo sự hướng dẫn của MC 7 Kết thúc 1 phút Biên tập viên: Cảm ơn các quý vị khán giả đã tham gia tương tác với Vỗ tay chương trình chúng tôi trong chương trình “Bản tin thời sự giáo dục”. 2.1.2.1. Chương trình talk show “Hoat động giáo dục trong nhà trường phổ thông: từ góc nhìn của sự đổi mới” * Phân vai diễn 1sinh viên thuộc nhóm chủ lực: MC 6 sinh viên thuộc nhóm chủ lực là khách mời, đại diện cho “6 chiếc mũ tư duy” với cách nhìn nhận, phân tích đánh giá theo 6 hướng tương ứng với màu sắc của chiếc mũ mà họ đại diện Sinh viên còn lại là khán giả Tổ chức cho sinh viên tọa đàm có mô phỏng format các talk show truyền hình. Buổi talk show sẽ diễn ra theo kỹ thuật “6 chiếc mũ tư duy”, tức là mỗi vị khách mời sẽ trình bày quan điểm của mình theo góc nhìn khác nhau tương ứng màu sắc của chiếc mũ mà họ đại diện (xem sơ đồ dưới đây) PL132 * Mô tả phân cảnh STT Phân cảnh Thời Bối cảnh dạy Hoạt động của MC Hoạt động của các Hoạt động của gian học (không gian khách mời khán giả và bố trí lớp học) 1 Giới thiệu khách 2 phút Mô phỏng cách Bật nhạc hiệu của chương trình. Bước vào chào khán giả Vỗ tay chào mừng mời bố trí trong các Đứng trước khán giả giới thiệu các vị khách mời chương trình tên và vai trò của từng vị khách Talk show trên mới: 2 Trao đổi ý kiến về 5 phút truyền hình: Một Đưa ra câu hỏi cho các khách Đưa ra ý kiến Đưa ra ý kiến khái niệm hoạt bàn tròn được kê mời và các khán giả: Các bạn động giáo dục giữa bục giảng để hiểu như thế nào về hoạt động trong nhà trường làm bàn tọa đàm giáo dục trong nhà trường phổ phổ thông dành cho MC, thông các khách mời. Khái quát về các tên gọi: Hoạt Các khán giả động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngồi ở hai dãy trải nghiệm sáng tạo, hoạt động PL133 bàn hướng lên giáo dục, hoạt động trải nghiệm. 3 Bình luận sự kiện 7 phút bục giảng (sân MC: Trình chiếu video về hoạt Xem video clip Xem video khấu trường động giáo dục ở một trường trung quay). Xung học phổ thông (ví dụ, hoạt động quanh bục giảng trải nghiệm sáng tạo ở trường được trang trí THPT Nguyễn Tất Thành) 4 Tổ chức tọa đàm 10 phút hình logo và tên MC: Đưa ra nội dung bàn luận và Đưa ra quan điểm từ góc Lắng nghe nội dung: Đổi của chương trình mời các vị khách đưa ra quan nhìn khác nhau mới nội dung các điểm của mình theo kỹ thuật 6 hoạt động giáo chiếc mũ tư duy dục trong nhà trường phổ thông 5 Tổ chức tọa đàm 10 phút MC: Đưa ra nội dung bàn luận: Đưa ra quan điểm từ góc Lắng nghe nội dung thứ hai: Các định hướng đổi mới phương nhìn khác nhau (nhà Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức hoạt quản lý, giáo viên, phụ pháp và hình thức động giáo dục trong nhà trường huynh học sinh, học tổ chức các hoạt phổ thông. sinh) động 6 Tổ chức trao đổi 7 phút MC: Tổ chức cho các khách mời Trả lời các câu hỏi của Đặt câu hỏi cho ý kiến với khán giao lưu với khán giả khán giả các khách mời giả 7 Tuyên bố kết thúc 1 phút MC cảm ơn khách mời và khán Đứng dậy vỗ tay buổi talk show giả đã tham gia chương trình, mong nhận sự góp ý của các khán giả xem truyền hình 2.2. Bước 2: Tổ chức hoạt động học tập-nghiên cứu nhằm phát triển năng lực phương pháp cho sinh viên (năng lực đổi mới và sáng tạo cách thức tổ chức hoạt động giáo dục ) 2.2.1. Mục đích: Phát triển cho sinh viên năng lực đổi mới và sáng tạo cách thức tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông 2.2.2. Phương án thực hiện: Chương trình “Danh ngôn cuộc sống” và chương trình “Sáng tạo quảng cáo truyền hình” PL134 2.2.2.1. Chương trình danh ngôn cuộc sống Chương trình “Danh ngôn cuộc sống” là hoạt động học tập-nghiên cứu của sinh viên dựa trên mô phỏng format chương trình truyền hình “Danh ngôn cuộc sống” được phát trên VTV1 hàng tuần. Hoạt động này giúp phát triển năng lực sáng tạo của sinh viên trong việc truyền đi những thông điệp có gắn với các nội dung giáo dục trong nhà trường như giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, giá trị sống, lối sốngtheo kịch bản phim ngắn mà sinh viên sáng tạo ra. * Phân vai diễn 1 sinh viên thuộc nhóm chủ lực là biên tập viên, MC Sinh viên chia thành 2 đội chơi * Mô tả phân cảnh: ST Phân cảnh Thời Bối cảnh dạy học (không Hoạt động của biên tập viên Hoạt động của Hoạt động T gian gian và bố trí lớp học) đội 1 của đội 2 1 Giới thiệu chương trình 7 phút Mô phỏng cách bố trí trong Nói: Chào mừng các bạn đã đến với Xem phim Xem phim và chiếu phim “Dạy chương trình “ Danh ngôn chương trình truyền hình “Danh con” cuộc sống” của VTV1. ngôn cuộc sống”. Sau đây các bạn Xung quanh bục giảng được cùng xem một bộ phim ngắn “Dạy trang trí hình logo và tên con” được phát sóng trên VTV1 2 Phân tích cách xây 5phút của chương trình Nói: Mời bạn hãy đưa ra ý kiến về Đưa ra ý kiến Đưa ra ý dựng phim trong cách xây dựng phim trong chương kiến chương trình “Danh trình danh ngôn cuộc sống. ngôn cuộc sống” 3 Phần diễn của các đội 10 phút Biên tập viên tổ chức cho các đội Tổ chức diễn Tổ chức diễn chơi chơi trình diễn tiểu phẩm của đội tiểu phẩm tiêu phẩm mình minh họa cho câu danh ngôn “Bạn sẽ biết rằng đó là tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là người đó hạnh phúc cho dù niềm hạnh phúc đó không có phần của bạn-- Đưa ra ý kiến Julia Roberts” Đưa ra ý Hỏi : Theo các bạn, bộ phim này có kiến PL135 thể sử dụng cho nội dung giáo dục nào trong nhà trường THPT 4 Phân tích, đánh giá kịch 3 phút Yêu cầu giảng viên phân tích, đánh Lắng nghe Lắng nghe bản của mỗi đội giá kịch bản phim của mỗi đội 5 Tuyên bố kết thúc 1 phút Cảm ơn các đội đã tham gia Vỗ tay theo Vỗ tay theo chương trình và phát chương trình tiếng nhạc tiếng nhạc quà cho đội thắng 2.2.2.2.Chương trình “ Sáng tạo quảng cáo truyền hình” Chương trình “ Sáng tạo quảng cáo truyền hình” là hoạt động học tập-nghiên cứu của sinh viên nhằm phát triển năng lực sáng tạo cách thức tuyên truyền và vận động trong công tác giáo dục học sinh thông qua thiết kế và thực hành các kịch bản phim quảng cáo trên truyền hình * Phân vai diễn 1 sinh viên thuộc nhóm chủ lực là biên tập viên, MC Sinh viên chia thành 2 đội chơi * Mô tả phân cảnh: STT Phân cảnh Thời Bối cảnh dạy Hoạt động của biên tập viên Hoạt động Hoạt động gian học (không của đội 1 của đội 2 gian và bố trí lớp học) 1 Giới thiệu chương trình 1 phút Mô phỏng Nói: Chào mừng các bạn đã đến với chương Xem quảng Xem quảng cách bố trí trình truyền hình “Sáng tạo quảng cáo truyền cảo cáo trường quay hình”. Sau đây các bạn cùng xem một quảng của VTV3 cáo ngắn trên truyền hình. 2 Phân tích cách xây dựng 5phút Nói: Mời bạn hãy đưa ra ý kiến về cách xây Đưa ra ý kiến Đưa ra ý kiến quảng cáo truyền hình dựng quảng cáo truyền hình 3 Tổ chức cho các đội sáng tạo 5phút Biên tập viên đưa cho hai đội chủ đề về giáo Thảo luận và Thảo luận và kịch bản quảng cáo truyền dục bình đẳng giới trong gia đình. sáng tạo kịch sáng tạo kịch hình bản quảng cáo bản quảng cáo 4 Tổ chức cho hai đội trình bảy 10 Nhường sân khấu cho hai đội Diễn tiểu Diễn tiểu phần quảng cáo truyền hình phút phẩm quảng phẩm quảng PL136 của mìn cáo cáo 5 Phân tích, đánh giá kịch bản 3 phút Yêu cầu giảng viên phân tích, đánh giá kịch Lắng nghe Lắng nghe của mỗi đội bản phim của mỗi đội 6 Tuyên bố kết thúc chương 1 phút Cảm ơn các đội đã tham gia chương trình Vỗ tay theo Vỗ tay theo trình và phát quà cho đội tiếng nhạc tiếng nhạc thắng 2.3. Bước 3: Tổ chức hoạt động học tập-nghiên cứu nhằm phát triển năng lực xã hội (năng lực ứng xử xã hội) 2.3.1. Mục đích: Rèn luyện cho SV năng lực ứng xử xã hội trong các mối quan hệ xã hội thông qua xử lý những tình huống có thật trong cuộc sống 2.3.2. Phương án thực hiện: Chương trình truyền hình “Nhân vật của tôi” Chương trình “Nhân vật của tôi” là chương trình do tác giả luận án sáng tạo ra nhằm tạo cơ hội cho sinh viên cọ xát với các tình huống có thật xảy ra với giáo viên trong các mối quan hệ xã hội để từ đó họ đưa ra những phương án xử lý phù hợp. * Phân vai diễn Giảng viên là MC, hỗ trợ Nhóm chủ lực : nhóm đưa ra tình huống, chuẩn bị 3 video clip về 3 tình huống sư phạm có thật trong đời sống được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng 3 đội chơi mỗi đội 3 người Sinh viên còn lại là khán giả * Mô tả phân cảnh STT Phân cảnh Thời Bối cảnh dạy học Hoạt động của MC Hoạt động của Hoạt động Hoạt gian (không gian và bố trí nhóm chủ lực của các đội động của lớp học) chơi khán giả 1 Giới thiệu 1 phút Mô phỏng cách bố trí Bật nhạc hiệu Bước ra chào khán Bước ra Vỗ tay chương trình trường quay của MC: Chào mừng các bạn đã đến giả chào khán chào và các đội VTV3. với chương trình truyền hình giả mừng các chơi “Nhân vật của tôi”. Sau đây tôi đội chơi xin giới thiệu các đội chơi ngày hôm nay (giơ tay về phía các đội chơi) PL137 2 Giới thiệu 1 phút MC: Mỗi đội chơi sẽ bốc thăm Lắng nghe luật chơi Lắng nghe Lắng nghe nội dung nhân vật của mình. Đội chủ lực sẽ luật chơi luật chơi chương trình chiếu về nhân vật và tình huống xảy ra với nhân vật đó để đội bốc thăm đưa ra phương án xử lý. Đội thắng là đội sẽ được khán giả bầu là đội xử lý tình huống hay nhất 3 Tổ chức bốc 2 phút MC: Tổ chức cho các đội bốc Đưa phiếu bốc thăm Bốc thăm Quan sát thăm thăm cho các đội quá trình bốc thăm 4 Trình chiếu 10 phút MC tổ chức cho đội chủ lực trình Trình chiếu nhân vật Quan sát tình huống chiếu tình huống cho các đội theo và tình huống tên nhân vật mà các đội đã bốc thăm 5 Trình bày 9phút MC tổ chức cho các đội trình bày Lắng nghe Đưa ra Lắng nghe phương án phương án xử lý tình huống theo phương án xử lý tình nhân vật xử lý tình huống huống 6 Tổ chức cho 2 phút MC đưa micro về phía khán giả Lắng nghe Lắng nghe Đưa ra khán giả bầu để bầu đội chơi xử lý tình huống đánh giá đội xử lý hay nhất đội xử lý tình huống tình huống hay hay nhất 6 Tuyên bố 1 phút MC cảm ơn các đội chơi Vỗ tay theo tiếng Vỗ tay theo Vỗ tay kết thúc nhạc tiếng nhạc theo tiếng chương trình nhạc 2.4. Bước 4: Tổ chức hoạt động học tập-nghiên cứu nhằm phát triển năng lực cá thể (năng lực tự nhận thức) PL138 2.4.1. Mục đích: Giúp cho sinh viên có năng lực tự nhận thức về bản thân mình với tư cách là một người giáo viên tương lại biết vượt qua những khó khăn trong bối cảnh đổi mới hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông 2.4.2. Phương án thực hiện: Thực hiện qua chương trình truyền hình “Con đường chông gai” Chương trình truyền hình “Con đường chông gai” là chương trình truyền hình do tác giả sáng tạo ra có mô phỏng phong cách truyền hình nhằm giúp cho sinh viên tự nhận thức về bản thân mình với tư cách là một giáo viên tương lai biết vượt qua những khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ của một nhà giáo dục trong bối cảnh đổi mới hoạt động giáo dục ở nhà trường phổ thông * Phân vai diễn Giảng viên – MC Hai sinh viên là người chơi Những sinh viên còn lại đóng vai trò là những cản trở trên con đường đây chông gai dành cho 2 người chơi *Mô tả phân cảnh STT Phân cảnh Thời Bối cảnh dạy Hoạt động của MC Hoạt động của gian học (không các sinh viên gian và bố trí đóng vai người lớp học) chơi 1 Giới thiệu chương 1 Mô phỏng MC: Chào mừng các bạn đã đến với chương trình truyền hình Vỗ tay trình, các đội chơi phút cách bố trí “Con đường chông gai”. và thư ký của trường quay chương trình của VTV3. 2 Giới thiệu cách thức 1 MC: Mỗi người chơi đưa ra dự định tổ chức một hoạt động giáo Lắng nghe luật hoạt động phút dục nào đó trước khán giả. Một số khán giả sẽ tạo dựng lên một chơi con đường mà bạn phải đi qua để có thể thực hiện hoạt động giáo dục đó. Con đường đó là những thử thách mà khán giả đưa ra để cho người chơi phải vượt qua. Nếu vượt qua được thử thách của khán giả nào thì khán giả đó sẽ thu tay về và ra tín hiệu cho người chơi đi tiếp. 3 Tiến hành chơi 10 MC ra tín hiệu bắt đầu cho chơi Đi qua con phút đường chông gai do khán giả PL139 dựng lên 4 Trao đổi cảm xúc 3 MC tổ chức người chơi chia sẻ cảm xúc khi đi qua con đường Chia sẻ cảm xúc phút chông gai 5 Tuyên bố kết thúc 1 MC cảm ơn các người chơi đã tham gia chương trình Vỗ tay phút 3. Khâu 3: Thư giãn 3.1. Mục đích: Giúp cho SV cho những giây phút thư giãn sau một thời gian tham gia các hoạt động học tập-nghiên cứu 3.2. Phương án thực hiện: Mô phỏng chương trình truyền hình “Xả xì-chét” của VTV3 với tiểu phẩm hài “Cai thuốc lá” * Phân vai diễn Nhóm chủ lực: 1 sinh viên đóng vai người dẫn chuyện; 1 sinh viên đóng vai ngài thị trưởng; Các sinh viên đóng vai đám đông * Mô tả phân cảnh STT Phân cảnh Thời gian Bối cảnh dạy Hoạt động của MC Hoạt động của các diễn viên trong Hoạt động của học (không vai thị trưởng và đám đông khán giả gian và bố trí lớp học) 1 Tại sảnh 5phút Mô phỏng cách Nói: Tại một thị trấn nọ Ngài thị trưởng: Bỏ cai thuốc là rất dễ Lắng nghe của tòa thị bố trí trường người ta phát động phong Đám đông: Nhưng ngài có thể cho chính quay sân khấu trào cai thuốc lá chúng tôi phương pháp cai thuốc lá hài trên truyền được không hình: Bục giảng Ngài thị trưởng: Theo tôi phương pháp là sân khấu diễn. bỏ thuốc lá dễ nhất là chúng ta không Xung quanh hút thuốc lá mà .chúng ta chuyển được trang trí sang hút thuốc lào 2 Kết thúc 1phút những mặt hề MC: Chúng ta vừa xem tiểu Giơ tay chào khán giả Vỗ tay cảm ơn nhằm tạo không phẩm hài. Mong rằng tiểu các diễn viên khí vui tươi phẩm vừa rồi mang lại cho các bạn tiếng cười sảng khoái. Xin cảm ơn các diễn viên của chúng ta PL140 4. Khâu 4: Thu nhận thông tin phản hồi từ sinh viên 4.1. Mục đích: Thu nhận những thông tin phản hồi từ phía sinh viên về 3 tiết học môn Giáo dục học có mô phỏng các yếu tố của truyền hình theo chủ đề “Hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông: từ góc nhìn của sự đổi mới” 4.2 Phương án thực hiện: Thực hiện dưới hình thức chương trình truyền hình “Ý kiến bạn xem truyền hình” Chương trình “Ý kiến bạn xem truyền hình” được xây dựng có mô phỏng format chương trình “Ý kiến bạn xem truyền hình” của VTV3 nhằm thu nhận ý kiến phản hồi của sinh viên về giờ học. 141 PHỤ LỤC 16 MỘT SỐ HÌNH ẢNH DẠY HỌC 142

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_day_hoc_mon_giao_duc_hoc_o_truong_dai_hoc_su_pham_co.pdf
  • pdfTóm tắt tiếng anh luận án - Đào Thị Ngọc Anh.pdf
  • pdfTóm tắt tiếng việt luận án - Đào Thị Ngọc Anh.pdf