HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
SOMSACK SENGSACKDA
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VỚI
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH CHĂM PA SẮC,
CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI - 2020
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
SOMSACK SENGSACKDA
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VỚI
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH CHĂM PA SẮC,
CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Mã số: 9 31 01 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KH
177 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 321 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế - Xã hội ở tỉnh Chăm pa sắc, cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
OA HỌC: PGS,TS NGUYỄN VĂN HẬU
HÀ NỘI - 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Somsack Sengsackda
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6
1.1. Những nghiên cứu có liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 6
1.2. Những nghiên cứu ở một số nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài 12
1.3. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 28
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở NƯỚC TIẾP NHẬN
ĐẦU TƯ 31
2.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài 31
2.2. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội
ở nước tiếp nhận đầu tư 56
2.3. Kinh nghiệm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của đầu tư
trực tiếp nước ngoài của một số địa phương ở Việt Nam và Lào 66
Chương 3: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VỚI
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH CHĂM PA SẮC, CỘNG HÒA
DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 76
3.1. Những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài ở tỉnh Chăm Pa Sắc 76
3.2. Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Chăm Pa Sắc giai đoạn
(2006 - 2018) 85
3.3. Phân tích tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển
kinh tế - xã hội ở tỉnh Chăm Pa Sắc giai đoạn (2006-2018) 99
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÁC ĐỘNG
TÍCH CỰC, HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở TỈNH
CHĂM PA SẮC, CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 114
4.1. Phương hướng phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực
của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Chăm Pa Sắc đến năm 2025 114
4.2. Giải pháp phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực đến phát
triển kinh tế - xã hội của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Chăm Pa Sắc 124
KẾT LUẬN 148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC 163
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOT : Xây dựng - kinh doanh - chuyển giao
BT : Xây dựng - chuyển giao
BTO : Xây dựng - chuyển giao - kinh doanh
CHDCND Lào : Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNTB : Chủ nghĩa tư bản
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
DNLD : Doanh nghiệp liên doanh
ĐTNN : Đầu tư nước ngoài
EU : Liên minh châu Âu
FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FIE : Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế
KCN : Khu công nghiệp
KCX : Khu chế xuất
KT-XH : Kinh tế - xã hội
M&A : Mua lại và sát nhập
NDCM Lào : Nhân dân Cách mạng Lào
ODA : Viện trợ phát triển chính thức
QLNN : Quản lý nhà nước
TNCs : Công ty xuyên quốc gia
UBND : Ủy ban nhân dân
UNCTED : Ủy ban Liên hợp quốc về thương mại và phát triển
WTO : Tổ chức Thương mại thế giới
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Chăm Pa Sắc giai đoạn thực
hiện kế hoạch 5 năm lần thứ VI (2006-2010) 78
Bảng 3.2: Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Chăm Pa Sắc giai đoạn thực
hiện kế hoạch 5 năm lần thứ VII (2011-2015) 78
Bảng 3.3: Dân số và lực lượng lao động của tỉnh Chăm Pa Sắc (2006-2017) 82
Bảng 3.4: Tình hình thu hút FDI của tỉnh Chăm Pa Sắc giai đoạn 2006-2018 89
Bảng 3.5: Chăm Pa Sắc tiếp nhận đầu tư của các nước tính đến năm 2018 91
Bảng 3.6: FDI phân theo địa bàn 2018 94
Bảng 3.7: Vốn đầu tư phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh Chăm Pa Sắc thời kỳ
2006-2018 100
Bảng 3.8: FDI góp phần giải quyết việc làm ở tỉnh Chăm Pa Sắc thời kỳ
2006-2017 101
Bảng 3.9: Tổng thu ngân sách tỉnh Chăm Pa Sắc và đóng góp của khu vực
FDI giai đoạn 2006-2018 102
Bảng 3.10: Tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ đóng góp của FDI vào GDP giai
đoạn 2006-2018 103
Bảng 3.11: Cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Chăm Pa Sắc (2006-2018) 104
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1: GDP trung bình đầu người giai đoạn 2006 - 2018 79
Biểu đồ 3.2: Số vốn theo hình thức FDI ở tỉnh Chăm Pa Sắc 2018 92
Biểu đồ 3.3: Phân loại các dự án đầu tư theo lĩnh vực đầu tư 2018 93
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI - Foreign Direct Investment) là vấn đề mang tính
chất toàn cầu và là xu thế của các quốc gia trên thế giới. Thực hiện đầu tư trực
tiếp nước ngoài là nhằm mở rộng thị trường nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh, tiếp cận người tiêu dùng, tận dụng nguồn tài nguyên, nguyên liệu tại
chỗ, tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hóa, tránh được chế độ giấy phép xuất
khẩu trong nước và tận dụng côta xuất khẩu của nước nhận đầu tư để mở rộng
thị trường, nâng cao trình độ khoa học - công nghệ, năng lực quản lý và trình
độ tiếp thị giữa các quốc gia.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng có vai trò rất quan trọng đối với quá
trình phát triển kinh tế của các quốc gia, gia tăng sự gắn kết, phụ thuộc lẫn nhau
giữa các nền kinh tế. Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nước nhận đầu
tư, có thể tiếp thu được vốn, công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý
và tìm hiểu được thị trường quốc tế. Vì vậy, trên thế giới đang diễn ra một cuộc
cạnh tranh để thu hút nguồn vốn của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nguồn vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài càng có ý nghĩa quan trọng hơn đối với các quốc gia đang
phát triển và kém phát triển như Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND
Lào) nói chung và tỉnh Chăm Pa Sắc nói riêng. Việc thu hút và sử dụng vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài nhằm phục vụ cho mục tiêu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng
kinh tế hiện nay được các quốc gia trên thế giới quan tâm, đặc biệt là các nước
trong khu vực. Để thực hiện thành công sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước, cùng với các chính sách khai thác nội lực của đất nước, Đảng
và Nhà nước Lào đã và đang rất quan tâm đến việc tăng cường thu hút nguồn vốn
này và phát huy những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực của nó
đối với phát triển kinh tế - xã hội.
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là một nước đang phát triển. Tuy có
nhiều nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên và con người, nhưng chưa được khai
2
thác một cách hiệu quả, vì trình độ phát triển thấp, thiếu thốn về nhiều mặt, nhất là
về vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý, nên quy mô sản xuất, tốc độ tăng
trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng kinh doanh theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước và mở rộng hợp tác quốc tế. Trong những năm qua,
Đảng và Nhà nước Lào đã tiến hành công cuộc đổi mới về kinh tế, rất coi trọng
việc khai thác và phát huy các nguồn lực phát triển kể cả thu hút các nguồn lực từ
bên ngoài. Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế của 10 năm gần đây đã cao hơn hẳn
10 năm trước, đạt ở mức 7%/năm; mức sống của người dân đã từng bước được cải
thiện, nâng lên rõ rệt, góp phần ổn định chính trị, xã hội.
Bắt đầu từ 1994, sau khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài lượng vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài vào nước CHDCND Lào ngày càng tăng lên, góp phần
đáng kể vào việc phát triển kinh tế - xã hội, như: tăng thu nhập của nhân dân,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH),
tăng cường khả năng giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp...
Đối với tỉnh Chăm Pa Sắc, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có một quá trình
phát triển từ những năm 90 của thế kỳ XX trở lại đây và những kết quả đạt được
đã góp phần to lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.
Để phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu
đã đề ra, tỉnh Chăm Pa Sắc cần phải có một nguồn vốn đầu tư rất lớn. Trong khi
khả năng tích luỹ vốn nội bộ còn hạn chế, việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Chăm Pa Sắc là một vấn đề
quan trọng mang tính chiến lược. Qua 20 năm kể từ khi ban hành Luật Đầu tư
nước ngoài, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần tích cực vào việc
thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, so với yêu cầu thì
lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn còn thấp và phân bổ không đều. Mặt
khác, tác động của vốn đầu tư chưa thực sự rõ nét, chưa góp phần tạo ra sự tăng
trưởng ổn định và vững chắc cho nền kinh tế của tỉnh. Vì vậy, việc phân tích thực
trạng tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài và tìm ra các giải pháp hữu hiệu để
tăng cường thu hút và phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của
3
nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội
của tỉnh Chăm Pa Sắc, CHDCND Lào đang là vấn đề đặc biệt cấp thiết. Với ý
nghĩa như vậy, Đề tài: "Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế - xã
hội ở tỉnh Chăm Pa Sắc, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào" được lựa chọn làm
luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị.
2. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về đầu tư trực tiếp
nước ngoài, luận án phân tích và đánh giá thực trạng tác động của đầu tư trực tiếp
nước ngoài với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Chăm Pa Sắc, từ đó đề xuất
phương hướng và các nhóm giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực, hạn chế
tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội ở
tỉnh Chăm Pa Sắc, CHDCND Lào.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa, làm rõ hơn những lý luận cơ bản về đầu tư trực tiếp nước
ngoài và những tác động của nó đối với phát triển kinh tế - xã hội ở nước tiếp
nhận đầu tư và ở một tỉnh thuộc quốc gia tiếp nhận đầu tư trên cấp độ địa phương.
- Phân tích, đánh giá thực trạng tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài
với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Chăm Pa Sắc, CHDCND Lào.
- Đề xuất phương hướng và một số nhóm giải pháp nhằm phát huy tác
động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài
với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Chăm Pa Sắc, CHDCND Lào.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển
kinh tế - xã hội, làm rõ những tác động tích cực và tiêu cực của đầu tư trực tiếp
nước ngoài với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Chăm Pa Sắc, CHDCND Lào.
3.2. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
- Luận án này chỉ tập trung nghiên cứu những tác động của đầu tư trực tiếp
nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội ở nước tiếp nhận đầu tư và ở một Tỉnh
4
thuộc quốc gia tiếp nhận đầu tư trên cấp độ địa phương. Không nghiên cứu tác
động của phát triển kinh tế - xã hội đến đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Về không gian, luận án nghiên cứu tác động của đầu tư trực tiếp nước
ngoài với phát triển kinh tế -xã hội của địa phương cấp tỉnh - tỉnh Chăm Pa
Sắc, nước CHDCND Lào.
- Thời gian nghiên cứu; từ khi ban hành Luật khuyến khích và quản lý đầu
tư của CHDCND Lào (20/06/1994), nhưng chủ yếu tập trung nghiên cứu từ năm
2006 đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án nghiên cứu trên cơ sở vận dụng tư duy kinh tế chủ nghĩa Mác -
Lênin, các học thuyết kinh tế hiện đại, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của
Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (NDCM Lào), chính sách của Nhà nước về quản
lý và huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong sự nghiệp phát triển kinh tế -
xã hội và các vấn đề liên quan đến việc thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài tại
tỉnh Chăm Pa Sắc.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, các
quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác-Lênin và phương pháp trừu tượng
hóa khoa học để phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn về đầu tư trực tiếp nước
ngoài với phát triển kinh tế - xã hội.
Đồng thời, luận án vận dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể trong
nghiên cứu khoa học kinh tế như sử dụng các phương pháp thống kê-so sánh, lô
gíc kết hợp với lịch sử, tổng kết thực tiễn, đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp
nước ngoài với phát triển kinh tế - xã hội.
Kế thừa một cách có chọn lọc kết quả của các công trình nghiên cứu trước
đây và cập nhật những thông tin mới về chủ đề nghiên cứu.
Luận án còn sử dụng phương pháp tham vấn ý kiến của các chuyên gia, các
nhà hoạt động thực tiễn về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển
kinh tế - xã hội.
5
5. Những đóng góp mới của luận án
- Khái quát hóa cơ sở khoa học về đầu tư trực tiếp nước ngoài, đi sâu vào
phân tích hình thức, đặc điểm, tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài, phân tích
những nhân tố ảnh hưởng đến tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với
phát triển kinh tế - xã hội ở nước tiếp nhận đầu tư và ở một tỉnh thuộc quốc gia
tiếp nhận đầu tư trên cấp độ địa phương.
- Phân tích những tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển
kinh tế - xã hội ở tỉnh Chăm Pa Sắc, CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay, làm
rõ những tác động tích cực và những tác động tiêu cực và nguyên nhân.
- Từ đó và trên cơ sở quan điểm, đường lối phát triển kinh tế của Đảng
Nhân dân cách mạng Lào, đề xuất các giải pháp nhằm vừa tăng cường thu hút
nguồn vốn này, vừa phát huy những tác động tích cực, hạn chế những tác động
tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Chăm Pa Sắc, CHDCND Lào đến năm 2025.
6. Kết cấu luận án
Kết cấu của luận án nay, ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu
tham khảo, luận án gồm 4 chương, 11 tiết.
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư trực tiếp nước ngoài với
phát triển kinh tế - xã hội ở nước tiếp nhận đầu tư
Chương 3: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế -
xã hội ở tỉnh Chăm Pa Sắc, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Chương 4: Phương hướng và giải pháp phát huy tác động tích cực, hạn
chế tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội của đầu tư trực tiếp nước
ngoài ở tỉnh Chăm Pa Sắc, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
1.1.1. Một số công trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào Lào
Đối với CHDCND Lào bắt đầu từ 1994, sau khi ban hành Luật Đầu tư
nước ngoài lượng FDI vào nước CHDCND Lào ngày càng tăng lên, góp phần
đáng kể vào việc phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Đến Nghị quyết 4 (1997)
Đại hội Đảng NDCM Lào khóa VI đã chú trọng đề ra, đường lối mở rộng phát
triển kinh tế đối ngoại, thực hiện các quan hệ kinh tế với nhiều nước trong khu
vực và trên toàn thế giới, nhất là việc thu hút nguồn vốn FDI kết hợp với nguồn
vốn đầu tư trong nước cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện thắng lợi
công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước Lào; trong đó đã nhấn mạnh vấn đề
thực hiện FDI cho phát triển KT-XH. Tuy nhiên, để thu hút FDI với số lượng lớn
và vận dụng nó có hiệu quả, điều hết sức quan trọng là vấn đề tạo lập môi trường
sinh động, khuyến khích, hấp dẫn thì mới đạt mục tiêu đặt ra. Từ đó, các cơ quan
đoàn thể, các nhà lãnh đạo đã quan tâm nghiên cứu về FDI cả về phương diện lý
luận và thực tiễn ngày càng nhiều hơn. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu
dưới các góc độ khác nhau về FDI vào Lào như:
- Xỉ la Viêng kẹo (1996), “Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và ASEAN
những cơ hội, lợi ích và thách thức” [120]. Tác giả đưa ra câu hỏi xung quanh vấn
đề gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) của CHDCND Lào như:
khi gia nhập ASEAN, CHDCND Lào sẽ có những tác động ảnh hưởng tích cực,
tiêu cực và khó khăn hạn chế gì?, tác giả đã phân tích tính tất yếu Lào phải trở
thành thành viên của khối ASEAN, làm rõ chính sách đối ngoại mở rộng hợp tác,
liên kết quốc tế của Đảng và Nhà nước Lào là nhằm phát triển mạnh về kinh tế đối
ngoại, tạo mọi điều kiện thu hút nguồn lực từ bên ngoài cho phát triển đất nước,
7
tác giả cũng đã làm rõ mục tiêu quan trọng của ASEAN là hợp tác kinh tế tương
trợ giúp đỡ lẫn nhau tạo mọi yếu tố cho nhau cùng có lợi, cùng phát triển và cạnh
tranh kinh tế với các tổ chức khác trên thế giới nhằm phát triển khu vực.
- Khảy Khăm Văn Na Vông Sỷ (2002), “Mở rộng quan hệ kinh tế giữa
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào với các nước láng giềng trong giai đoạn hiện
nay” [29]. Luận án phân tích xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa đời sống kinh tế
các nước, khẳng định tính tất yếu và những lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh
tế đối ngoại của Lào với các nước láng giềng có chung đường biên giới, đề xuất
các giải pháp chủ yếu để mở rộng, nâng cao hiệu quả quan hệ kinh tế giữa Lào với
các nước láng giềng. Làm rõ sự cần thiết khách quan mở rộng phân công lao động
và hợp tác kinh tế giữa Lào với các nước láng giềng. Xác định vai trò, vị trí, ý
nghĩa của mỗi hình thức hợp tác và xem xét thực trạng hợp tác và kiến nghị các
phương hướng, giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế giữa Lào
và các nước láng giềng. Khái quát, luận chứng tính tất yếu phát triển quan hệ kinh
tế giữa Lào với các nước láng giềng. Phân tích làm rõ thực trạng, chỉ ra những mặt
được, chưa được, những hạn chế, khó khăn cụ thể của quá trình phát triển quan hệ
kinh tế giữa Lào với các nước láng giềng. Đề xuất những phương hướng phát triển
hợp lý, những giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế giữa Lào
với các nước láng giềng.
- Xay Xổm Phon Phôm Vi Hàn (2003), “Toàn cầu hóa và hội nhập của CH
DCND Lào trong nền kinh tế thế giới hiện nay” [119]. Bài viết nói về quan hệ hợp
tác kinh tế giữa Lào với các nước trong những năm qua, kể từ khi Lào thực hiện
đường lối cải cách - mở cửa năm 1986 tới nay. Xem xét diễn biến tình hình đầu tư
trên thế giới, các xu hướng đầu tư sẽ diễn ra theo chiều hướng nào và Lào sẽ tiếp
thu được gì trong toàn cầu hóa và hội nhập của CH DCND Lào trong nền kinh tế
thế giới hiện nay.
- Xụ Phăn Kẹo My Xay (2003), “Vài ý kiến về phát triển CH DCND Lào
trở thành được giao lưu trong khu vực ” [122]. Bài viết nói về hoàn thiện môi
trường và chính sách khuyến khích đầu tư, đánh giá thực trạng hệ thống chính
8
sách và tổ chức thu hút FDI của Lào, đòi hỏi sự nỗ lực toàn diện và triển khai theo
nhiều hướng trên mọi lĩnh vực: Kinh tế, chính trị và kỹ năng quản lý theo các điều
kiện kỹ thuật, pháp luật, cơ chế vận hành... Những môi trường được biểu hiện ra
bằng hệ thống các giải pháp đúng đắn và phù hợp. từ đó đã đưa ra vài ý kiến về
phát triển CH DCND Lào trở thành được giao lưu trong khu vực.
- Xổm Xạ Ạt Un Xi Đa (2005), “Hoàn thiện các giải pháp tài chính trong
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào đến năm
2010” [121]. Luận án đã trình bày một cách có hệ thống các công cụ tài chính và
vai trò của nó trong thu hút FDI ở Lào; đánh giá hệ thống pháp luật, chính sách,
quá trình sử dụng các công cụ này vào việc thu hút FDI ở Lào, những hạn chế của
các công cụ tài chính đang sử dụng, nguyên nhân; qua đó tác giả đã đề xuất các
giải pháp tài chính nhằm thu hút vốn FDI ở Lào đến năm 2010, những điều kiện
để thực hiện các giải pháp này. Luận án đã đề cập đến vấn đề tạo lập môi trường
đầu tư tại CHDCND Lào dưới góc độ tạo các điều kiện thuận lợi về chính sách
thuế, chính sách tín dụng, ưu đãi đầu tư,... đối với nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN)
khi thực hiện dự án tại Lào. Tuy nhiên, luận án mới chỉ dừng lại ở việc hoàn thiện
các giải pháp tài chính nhằm thu hút FDI mà chưa đề cập đến các giải pháp thu
hút FDI nói chung.
- Phon Xay Vi Lay Suc (2009). “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” [48]. Trong luận án tác giả, chỉ đi sâu nghiên
cứu thu hút FDI vào CHDCND Lào. trên cơ sở đó phân tích thực trạng thu hút
FDI của CHDCND Lào và đề xuất ra những phương hướng, giải pháp chủ yếu
nhằm tăng cường thu hút FDI vào phát triển kinh tế-xã hội thích ứng với điều kiện
thực tiễn của CHDCND Lào trong những năm tới.
- Seng Phai Văn Seng A-Phon (2012), "Quản lý nhà nước về thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào" [58]. Luận án đã
xác định những vấn đề chưa được nghiên cứu hoặc cần được nghiên cứu sâu sắc
hơn; Luận án hệ thống hóa và góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý luận cơ bản
về FDI và quản lý nhà nước (QLNN) về thu hút FDI ở một nước, trong đó, Luận
9
án đưa ra và phân tích khái niệm QLNN về thu hút FDI được nghiên cứu trong
Luận án này; Luận án phân tích và đánh giá năm nội dung quản lý nhà nước về
thu hút FDI ở Lào, đánh giá kết quả thực hiện thực hiện các mục tiêu của QLNN
về thu hút FDI ở Lào và đã khái quát những thành công và hạn chế trong QLNN
về thu hút FDI ở Lào; Đề xuất những giải pháp mới hoàn thiện QLNN về thu hút
FDI như giải pháp giảm ưu đãi về thuế và các ưu đãi khác cho các dự án FDI vào
những vùng, địa phương có điều kiện thuận lợi, tăng thêm nữa những uưu đãi cho
các dự án FDI đầu tư vào những vùng khó chính để điều chỉnh cơ cấu FDI theo
vùng miền, chính sách chọn lọc công nghệ sạch đầu tư vào Lào, Chính sách kiểm
soát lao động kỹ thuật vào Lào,... Cách tiếp cận khi phân tích thực trạng QLNN về
thu hút FDI vào Lào và thực trạng thu hút FDI vào Lào trong Luận án này cũng có
thể được coi một điểm mới của Luận án.
- Văn Xay Sen Nhot (2015), "Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các
tỉnh miền núi phía Bắc ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào" [112]. Luận án khái
quát hóa cơ sở khoa học về thu hút FDI, đi sâu vào phân tích hình thức, đặc điểm,
tác động của FDI, phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI. Phân tích
toàn diện thực trạng thu hút FDI tại các tỉnh Miền núi phía Bắc ở CHDCND Lào
trong giai đoạn hiện nay, rút ra những thành tựu đạt được, những hạn chế và
nguyên nhân. Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm tăng
cường thu hút FDI vào các tỉnh Miền núi phía Bắc ở CHDCND Lào.
- Phon Xay Chăn Thạ Văn (2015), "Quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài trong lĩnh vực công nghiệp mỏ ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào" [116].
Cuốn sách bản về quản lý đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp nói chung và công
nghiệp mỏ. Hệ thống hóa những diễn biến về cơ chế, chính sách trong quản lý nhà
nước đối với vốn FDI trong lĩnh vực công nghiệp mỏ ở CHDCND Lào trong từng
thời kỳ ban hành luật khuyến khích đầu tư (2004) đến nay nhằm sử dụng có hiệu
quả vốn FDI trong lĩnh vực này.
Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý vốn FDI
nói chung và đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp mỏ nói riêng, cuốn sách đã làm rõ
10
các lý thuyết về quản lý vốn FDI trong lĩnh vực công nghiệp mỏ, phân tích những
tác động và tồn tại trong quản lý vốn FDI trong lĩnh vực công nghiệp mỏ ở
CHDCND Lào, cũng như vấn đề liên quan đến điều chỉnh và chuyển dịch cơ cấu
đầu tư trong lĩnh vực này. Đánh giá thực trạng vốn FDI trong ngành kinh tế nói
chung và theo lĩnh vực công nghiệp mỏ nói riêng, chỉ ra những mặt thành công và
hạn chế trong quản lý Nhà nước đối với vốn FDI, Đề xuất một số quan điểm, định
hướng và giải pháp về quản lý vốn FDI trong lĩnh vực công nghiệp mỏ nhằm điều
chỉnh cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế ở Lào, phục vụ chuyển dịch cơ cấu đầu tư
theo ngành kinh tế, góp phần vào việc thực hiện chiến lược phát triển KT-XH ở
CHDCND Lào theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
1.1.2. Một số công trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài với
phát triển kinh tế - xã hội ở Lào
Đã có nhiều nghiên cứu về vốn FDI vào Lào. Các nghiên cứu đã tập trung
vào các khía cạnh: di chuyển vốn và chuyển giao công nghệ, chính sách và biện
pháp nhằm thu hút và sử dụng vốn FDI trong phát triển KT-XH của đất nước.
Dưới đây là tổng thuật các công trình nghiên cứu chủ yếu về vấn đề này.
- Bua Khăm Thíp Pha Vông (2001), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong
phát triển kinh tế ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” [9]. Luận án phân tích sự
tác động của các nhân tố, do hình thức FDI tạo ra đối với sự phát triển kinh tế của
mỗi quốc gia hiện nay. Phân tích và tổng kết những bài học kinh nghiệm trong
việc thu hút FDI và phát huy hiệu quả nguồn vốn FDI của các nước NICs,
ASEAN và của Lào trong thời gian qua. Từ đó, xác định những điều kiện và
những giải pháp chủ yếu để thúc đẩy việc thu hút nguồn FDI trong việc phát triển
kinh tế CHDCND Lào.
Tìm ra mối liên hệ khách quan giữa việc phát triển kinh tế và thu hút vốn
FDI. Phân tích những tác động của FDI trong việc phát triển kinh tế CHDCND
Lào, khái quát những thành tựu cũng như những tồn tại của thu hút FDI, xuất phát
từ những phân tích tình hình thực tiễn luận án đã đề xuất các phương hướng và
đưa ra những biện pháp chủ yếu nhằm thu hút có hiệu quả nguồn vốn FDI tại
CHDCND Lào.
11
- Khăm Xảy Năn Thạ Vông (2009), " Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
trong phát triển kinh tế ở CH DCND Lào " [28]. Cuốn sách phân tích tác động của
các nhân tố, do hình thức FDI tạo ra với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia
hiện nay. Phân tích và tổng kết một số bài học kinh tế trong việc thu hút đầu tư và
phát huy hiệu quả nguồn vốn FDI của một số nước và của Lào trong thời gian
qua. Từ đó, xác định những điều kiện và giải pháp chủ yếu để thúc đẩy việc thu
hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp trong việc phát triển kinh tế CHDCND Lào.
Cuốn sách nghiên cứu một số vấn đề lý luận về FDI; tìm ra mối liên hệ
khách quan giữa việc phát triển kinh tế và thu hút FDI trong sự nghiệp phát triển
kinh tế Lào, khái quát những thành tựu đạt được và những tồn tại của thu hút FDI.
Từ đó phân tích tình hình thực tiễn, đề xuất các phương hướng và một số giải
pháp chủ yếu nhằm thu hút có hiệu quả nguồn vốn FDI vào CHDCND Lào.
Phân tích những đặc điểm vận động của dòng vốn FDI ở một số nước.
Phân tích sự tác động của FDI đối với sự phát triển kinh tế của Lào. Phân tích
những bài học kinh nghiệm trong việc thu hút vốn FDI của một số nước và thực
trạng đầu tư trực tiếp của Lào, trong việc trình bày quan điểm phương hướng và
những biện pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh việc thu hút FDI để thực hiện nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội của CHDCND Lào.
- Vi Lạ Vông But Đa Khăm (2011), “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
nhằm phát triển kinh tế - xã hội của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào” [115].
Trong nghiên cứu tác giả đã làm rõ lý luận về đầu tư, vốn đầu tư, thu hút vốn đầu
tư, phân tích đánh giá về cơ chế quản lý vốn FDI vào Cộng hòa Dân chủ nhân dân
Lào. Từ đó, đề xuất các giải pháp, đặc biệt là giải pháp nhằm tăng cường thu hút
FDI vào Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong những năm tới. Phân tích những
đặc điểm vận động của dòng vốn FDI. Phân tích sự tác động qua lại của FDI với
sự phát triển kinh tế của nước CHDCND Lào. Phân tích những bài học kinh
nghiệm trong việc thu hút FDI và thực trạng FDI ở Lào trong đó trình bày quan
điểm phương hướng và những biện pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh việc thu hút FDI
để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển KT-XH ở CHDCND Lào.
12
- Sỉ Sạ Vạt King Da La (2017), " Chính sách huy động các nguồn vốn nước
ngoài để cho phát triển kinh tế-xã hội" [59]. Bài viết đã đưa ra những nhận thức
mới về FDI ở CHDCND Lào, sau Luật Khuyến khích đầu tư (sửa đổi bổ sung
năm 2016), đánh giá quá trình thực hiện chính sách huy động vốn FDI của
CHDCND Lào. Trên cơ sở đó, bài viết đã đưa ra một số kiến nghị quan trọng việc
thực hiện chính sách huy động vốn FDI tại CHDCND Lào. Trong bài viết này, đề
cập đến các vấn đề như: cải cách thủ tục hành chính, phân cấp quản lý dự án, hoạt
động hỗ trợ, xúc tiến đầu tư...nhằm thu hút FDI phục vụ sự nghiệp phát triển kinh
tế - xã hội.
Những công trình và đề tài khoa học trên mới chỉ quan tâm đến các vấn đề
dưới khía cạnh và góc độ khác nhau về đầu tư nước ngoài. Do vậy, đề tài mà tác
giả đã chọn không trùng lặp với các công trình và đề tài khoa học đã công bố.
1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU Ở MỘT SỐ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI
1.2.1. Một số công trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài ở
Việt Nam
Ở Việt Nam từ khi Luật ĐTNN (1987) được ban hành đến nay, đã có rất
nhiều công trình nghiên cứu, với quan điểm khá phong phú của các cá nhân hoặc
tập thể tiếp cận về vấn đề FDI đối với hoạt động FDI. Có thể kể đến các công trình
nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau về FDI vào Việt Nam như:
- Mai Đức Lộc (1994), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong việc phát triển
kinh tế Việt Nam ” [36]. Luận án phân tích sự tác động của các nhân tố quốc tế, do
hình thức FDI tạo ra đối với sự phát triển kinh tế.
Phân tích và tổng kết những bài học kinh nghiệm trong việc thu hút và phát
huy hiệu quả nguồn vốn FDI của các nước NIEs. ASEAN và của Việt Nam trong
thời gian qua. Từ đó, xác định những điều kiện và những giải pháp chủ yếu để
thúc đẩy việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI trong việc phát triển
kinh tế Việt Nam.
Phân tích tác động của FDI trong sự nghiệp phát triển kinh tế Việt Nam,
13
khái quát những thành tựu cũng như những tồn tại của hoạt động triển khai Luật
Đầu tư nước ngoài; bước đầu tìm hiểu những đặc điểm và những xu hướng vận
động chủ yếu của các dòng đầu tư du nhập vào Việt Nam.
Phân tích sự tác động qua lại của các nhân tố bên ngoài do FDI tạo ra, với
sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trong điều kiện ngày nay và những nét đặc
thù của sự tác động đó ở nước ta.
Phân tích tương đối toàn diện và có hệ thống đặc điểm vận động của các
dòng vốn FDI trên thế giới, đặc biệt trong các nước NIEs.
Tổng kết những kinh nghiệm phổ biến trong việc thu hút và phát huy hiệu
quả vốn FDI của NIEs và Việt Nam trong thời gian qua. Từ đó trình bày quan
điểm, phương hướng và nh...ch kimh tế ở Trung
Quốc” [3]. Cuốn sách đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về chính sách và biện
pháp của Trung Quốc trong việc giải quyết những vấn đề KT-XH, áp dụng giảm
thiểu những vấn đề KT-XH nảy sinh là đầu tư công phu và có trọng điểm vào việc
xây dựng và hoàn thiện liên tục hệ thống pháp luật, chính sách và các quy định về
mạt pháp lý phục vụ hoạt động thu hút FDI. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm
hoàn thiện chính sách, pháp luật và tổ chức thu hút FDI ở Trung Quốc.
- Luo How thien (2014),“ Tạo lập môi trường đầu tư cho doanh nghiệp
đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc” [38]. Luận án đã Phân tích đánh giá
những yếu tố quyết định đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc, Phát huy tiềm
lực để tăng cường FDI của Trung Quốc. Luận án cũng trình bày các nguyên nhân
ảnh hưởng, đánh giá những thuận lợi và hạn chế về thu hút FDI tại Trung Quốc
trong thời gian qua, từ đó đề xuất yếu tố quyết định FDI của Trung Quốc.
Nhà nước sẽ quản lý FDI bằng nhiều biện pháp, hỗ trợ theo dõi toàn bộ
hoạt động đầu tư. Để tạo điều kiện cho công tác thu hút FDI Chính phủ sẽ đầu tư
nhiều về các cơ sở hạ tầng, xây dựng các cơ chế chính sách khuyến khích và nâng
cao việc hội nhập mỗi quan hệ kinh tế quốc tế với các nước trong khu vực để mở
rộng thị trường, xây dựng và tạo điều kiện môi trường cho việc thu hút FDI vào
Trung Quốc.
- Phet-Sa-Mon-Phom-Ma-Ly (2018), “Dòng vốn FDI vào Trung Quốc”
[47]. Bài viết đã đánh giá trực trạng FDI vào Trung Quốc, trong những năm gần
đây Trung Quốc đã tiếp nhận FDI vào những khu vực sản xuất công nghệ cào,
ngoài ra Trung Quốc cũng tăng cường nỗ lực cho phép các nhà ĐTNN tiếp cận
rộng hơn thị trường tài chính và tiêu dùng trong nước, với một loạt các biện pháp
28
được công bố trong năm 2017.Từ đó vài viết đã rút ra năm bài học kinh nghiệm
trong tiếp nhận dòng vốn FDI vào nước CHDCND Lào.
1.3. NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI
1.3.1. Những kết quả chủ yếu từ các công trình nghiên cứu liên quan
Đến nay, đã có những nghiên cứu của các chuyên gia trong nước và quốc tế
về FDI vào Lào. Các nghiên cứu đã tập trung vào các khía cạnh: di chuyển vốn và
chuyển giao công nghệ, chính sách và biện pháp nhằm thu hút và sử dụng hiệu
quả nguồn vốn FDI trong phát KT-XH của đất nước. Đạt được những kết quả
chính của quan hệ hợp tác kinh tế giữa Lào với các nước và lãnh thổ trong khu
vực thể hiện trên hai lĩnh vực chủ yếu là thương mại và FDI trong những năm qua,
kể từ khi CHDCND Lào thực hiện đường lối cải cách, mở cửa tới nay.
Trên cơ sở đó, đã xác định một số định hướng cơ bản, bao gồm những định
hướng chung và những định hướng cụ thể, của quan hệ hợp tác kinh tế giữa Lào
với từng nước và từng nhóm trong khu vực; Đồng thời đề xuất một hệ giải pháp
nhằm thúc đẩy mối quan hệ này phát triển một cách nhanh chóng, đúng hướng và
có hiệu quả. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã được công bố của các tác
giả trong và ngoài nước chủ yếu tập trung nghiên cứu về FDI như sau:
- Phân tích nguyên nhân dẫn tới di chuyển vốn quốc tế và vốn FDI ở trên
thế giới, Nguồn vốn FDI giữa các nước phát triển với nhau, giữa các nước phát
triển với các nước đang phát triển, giữa các nước đang phát triển và các nước kém
phát triển với nhau.
- Làm rõ nội dung cơ bản và các phương thức FDI.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến FDI vào các nước tiếp nhận đầu tư.
- Phân tích chính sách thu hút FDI của một số quốc gia trên thế giới như
Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc,..Đây là những nước có chính sách thu hút FDI
khá thành công.
- Phân tích một số cơ sở lý luận và thực tiễn về FDI vào một nước hoặc vào
một địa phương ở Việt Nam và Lào.
29
- Nghiên cứu một số khía cạnh khác nhau về FDI vào Lào như vai trò của
FDI đối với sự phát triển KT-XH của Lào, chính sách tài chính đối với FDI vào
Lào, một số vấn đề về thu hút FDI vào Lào,
- Đề xuất giải pháp phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực
của FDI, thúc đẩy phát triển KT-XH ở Lào
Có thể thấy rằng, có nhiều nội dung, nhiều vấn đề đã được nghiên cứu khá
sâu sắc và toàn diện. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của tác giả, trong các công
trình mà tác giả được tiếp cận nghiên cứu, còn một số vấn đề chưa được giải
quyết hoặc chưa được nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện, cần tiếp tục
được nghiên cứu.
1.3.2. Những vấn đề chưa được nghiên cứu hoặc cần tiếp tục
nghiên cứu
Những vấn đề về FDI với phát triển KT-XH với chủ đề luận án là làm rõ sự
cần thiết khách quan mở rộng phân công lao động và hợp tác kinh tế giữa Lào với
các nước láng giềng. Xác định vai trò, vị trí, ý nghĩa của mỗi hình thức hợp tác và
xem xét thực trạng hợp tác và kiến nghị các phương hướng, giải pháp mở rộng và
nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế giữa Lào và các nước láng giềng. Mặc dù đã có
nhiều công trình nghiên cứu nhưng còn có nhiều vấn đề đề cần phải tiếp tục
nghiên cứu như:
- Còn có nhiều quan điểm khác nhau về vai trò của FDI đối với sự phát
triển của một quốc gia.
- Một số vấn đề lý luận về FDI của một nước còn có nhiều tranh cãi, có
nhiều cách hiểu khác nhau hoặc chưa được nghiên cứu một cách sâu sắc. Chẳng
hạn, Quan niệm FDI, nội dung về FDI, các mục tiêu về thu hút FDI, các nhân tố
ảnh hưởng tới FDI.
- Đặc biệt, hiện đang còn thiếu sự nghiên cứu một cách có hệ thống, bài bản
và sâu sắc về cơ sở lý luận và thực tiễn của FDI tại CHDCND Lào. Cho đến nay,
các công trình nghiên cứu, phân tích đánh giá một cách tổng thể, dài hạn về thực
trạng về nguồn vốn FDI ở Lào trong cả thời kỳ từ khi thực hiện chủ trương, đường
30
lối đổi mới, mở cửa, thu hút FDI của Đảng và Nhà nước nước CHDCND Lào
chưa nghiên cứu một cách đồng bộ.
- Phân tích sự tác động của các nhân tố, do hình thức đầu tư trực tiếp nước
ngoài tạo ra đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia hiện nay. Phân tích và
tổng kết những bài học kinh nghiệm trong việc phát huy hiệu quả nguồn vốn FDI
trong thời gian qua. Từ đó, xác định những điều kiện và những giải pháp chủ yếu
để đẩy mạnh việc thu hút FDI để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh KT-XH ở
nước CHDCND Lào.
- Phân tích những đặc điểm vận động của dòng vốn FDI. Phân tích sự tác
động qua lại của FDI với phát triển KT-XH ở tỉnh Chăm Pa Sắc nước CHDCND
Lào. trong đó trình bày quan điểm phương hướng và những biện pháp cơ bản
nhằm phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của FDI trong việc
phát triển KT-XH của tỉnh Chăm Pa Sắc nước CHDCND Lào.
Đặc biệt là, vấn đề về FDI với phát triển KT-XH ở tỉnh Chăm Pa Sắc nước
CHDCND Lào cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ
thống dưới góc độ kinh tế chính trị. Vì vậy, luận án này cần phải tiếp tục nghiên
cứu, giải quyết những vấn đề nêu trên và tập trung nghiên cứu về tác động của
FDI với phát triển KT-XH ở tỉnh Chăm Pa Sắc nước CHDCND Lào.
31
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VỚI PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI Ở NƯỚC TIẾP NHẬN ĐẦU TƯ
2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI
2.1.1. Quan niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Có nhiều quan niệm khác nhau về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Mỗi
quan niệm đều cố gắng khái quát hóa bản chất và nhấn mạnh đến một khía cạnh
nào đó của FDI. Có thể thấy rõ điều đó qua một số quan niệm của FDI đã được
các nhà nghiên cứu đưa ra.
- Theo Synthia Day, Wallace, ĐTNN là việc thiết lập hay giành được
quyền sở hữu đáng kể trong một loạt công ty ở nước ngoài hay sự gia tăng khối
lượng của một khoảng ĐTNN nhằm đạt được quyền sở hữu đáng kể. Quan niệm
này nhấn mạnh đến quyền sở hữu của nhà đầu tư khi tham gia đầu tư ở nước
ngoài. Đây là quan niệm ĐTNN theo nghĩa rộng.
- Ủy ban Liên hợp quốc về Thương mại và phát triển (UNCTED) định
nghĩa đầu tư trực tiếp nước ngoài là một khoản đầu tư bao gồm mối quan hệ
trong dài hạn, phản ánh lợi ích và quyền kiểm soát lâu dài của một thực thể
thường trú ở một nền kinh tế, (nhà ĐTNN hoặc công ty mẹ nước ngoài) trong một
doanh nghiệp thường trú ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà ĐTNN,
(doanh nghiệp ĐTNN trực tiếp, doanh nghiệp liên doanh hoặc chi nhánh nước
ngoài). Quan niệm này đề cập đến lợi ích và quyền kiểm soát của chủ thể ĐTNN
trong những doanh nghiệp trong nền kinh tế ở nước ngoài mà họ đầu tư.
- Trong báo cáo cán cân thanh toán hàng năm, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)
đưa ra định nghĩa khác về FDI, là: "đầu tư có lợi ích lâu dài của một doanh
nghiệp tại một nước khác (nước nhận đầu tư), không phải tại nước mà doanh
nghiệp đang hoạt động (nước đi đầu tư), với mục đích quản lý một cách có hiệu
quả doanh nghiệp". Quan niệm này chủ yếu là nhấn mạnh hai yếu tố như: (1) tính
lâu dài của hoạt động đầu tư; (2) và động cơ đầu tư là giành quyền trực tiếp kiểm
32
soát theo dõi trong hoạt động quản lý điều hành các hoạt động sử dụng vốn đầu tư
mà họ tự bỏ ra tại các cơ sở sản xuất doanh nghiệp ở nước khác.
- Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI như sau:
FDI xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư), có được một tài
sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư), cùng với quyền quản lý tài sản đó.
Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác.
Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở
nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong các trường hợp đó, nhà đầu tư thường
hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi
nhánh công ty ".
- Các nhà kinh tế Trung Quốc định nghĩa: đầu tư trực tiếp nước ngoài là
người sở hữu tư bản tại nước này mua hoặc kiểm soát một thực thể kinh tế của
nước khác. Đó là một khoản tiền mà nhà đầu tư trả cho một thực thể kinh tế của
nước ngoài để có ảnh hưởng quyết định đối với thực thể kinh tế ấy hoặc tăng thêm
quyền kiểm soát trong thực thể kinh tế ấy.
- Luật ĐTNN của Việt Nam (năm 1996) định nghĩa: "Đầu tư trực tiếp
nước ngoài là việc nhà ĐTNN đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài
sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này" [51].
Quan niệm này muốn chỉ rõ phương thức đầu tư và sử dụng vốn của nhà ĐTNN
ở Việt Nam.
Năm 2005, Luật Đầu tư của Việt Nam định nghĩa ĐTNN được như sau:
"Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng
tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư" [52].
Khác với Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài (1996), Luật Đầu tư năm 2005
không đề cập cụ thể đến khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài, mà chỉ đưa ra
quan niệm ĐTNN. Theo đó, có thể hiểu, ĐTNN bao gồm cả đầu tư trực tiếp và
đầu tư gián tiếp của các nhà ĐTNN. Hai quan niệm, đầu tư trực tiếp và đầu tư gián
tiếp nước ngoài, được hiểu đều là hình thức đầu tư của nhà ĐTNN. Trong đó, đầu
tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình
và vô hình để hình thành tài sản, tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của
Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Theo Luật này, đầu tư
33
trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý điều
hành trực tiếp trong hoạt động đầu tư. Theo Luật này, "đầu tư gián tiếp là hình
thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá
khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian
khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư" [52].
- Theo Luật Đầu tư (khuyến khích và quản lý đầu tư) nước ngoài của
CHDCND Lào (20/6/1994 và bổ sung thêm 22/10/2004): Chính phủ CHDCND
Lào khuyến khích cho tư nhân và pháp nhân nước ngoài đầu tư tại CHDCND Lào
dựa trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi và hoạt động theo pháp luật của
CHDCND Lào [54, tr.21].
Người đầu tư nước ngoài được phép thực hiện sự sản xuất kinh doanh trong
các lĩnh vực của nền kinh tế như: nông - lâm nghiệp, công nghiệp, khai thác mỏ,
giao thông vận tải, xây dựng, du lịch, dịch vụ và thương mại [54, tr.22].
Mọi của cải, tài sản trong sự đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tại
CHDCND Lào sẽ được giữ gìn và bảo vệ theo nguyên tắc và luật pháp của
CHDCND Lào như: không được trực thu, không được giữ lại hay nhường cho
Nhà nước. Nhưng nếu có việc sử dụng dưới hình thức vì lợi ích công cộng, thì
người đầu tư nước ngoài sẽ được nhận bồi thường lại một cách hợp tình, hợp lý và
theo thực trạng hiện hành [54, tr.22].
Như vậy, mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau về FDI nhưng chúng đều
thống nhất ở các điểm như: FDI là hình thức đầu tư quốc tế, cho phép các nhà đầu
tư tham gia điều hành hoạt động đầu tư ở nước tiếp nhận đầu tư tuỳ theo mức góp
vốn của nhà đầu tư. Nói tóm lại, từ những quan niệm trên, có thể hiểu vốn FDI là
biểu hiện bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản do tổ chức hoặc cá nhân người nước ngoài
mang vào nước khác (nước tiếp nhận đầu tư) để thực hiện kinh doanh theo luật
pháp của nước đó nhằm thu được lợi nhuận. Các nhà đầu tư có quyền điều hành
doanh nghiệp tuỳ theo tỷ lệ góp vốn của mình.
Những phân tích trên đây cho phép tác giả định nghĩa đầu tư trực tiếp nước
ngoài như sau:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là loại hình kinh doanh của nhà đầu tư nước
ngoài bỏ vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào đó để thiết lập các cơ sở sản xuất
34
kinh doanh ở nước tiếp nhận đầu tư, nhờ đó họ có quyền sở hữu và trực tiếp tham
gia quản lý, điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư nhằm mục đích thu được
lợi nhuận từ những hoạt động đầu tư đó.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là quá trình kinh tế trong đó các nhà đầu tư di
chuyển bất kỳ tài sản như vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý vào nước tiếp nhận
đầu tư để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm mục đích tìm
kiếm lợi nhuận cao trên phạm vi toàn cầu. Tài sản trong quan niệm này, theo
thông lệ quốc tế, FDI có thể là tài sản hữu hình bao gồm: máy móc, thiết bị, bất
động sản, quy trình công nghệ, các loại hợp đồng và giấy phép có giá trị, tài sản
vô hình như là: quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết và kinh nghiệm quản lý doanh
nghiệp, hoặc tài sản tài chính như: cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, giấy ghi nợ
Tóm lại, FDI là việc đưa vốn từ nước ngoài vào chính nước nhận vốn đầu
tư để góp vốn vào đầu tư kinh doanh mà nhà đầu tư có một phần quyền sở hữu, có
quyền trong việc quản lý và điều hành. Việc kinh doanh đó bao gồm cả quyền
quyết định trong hoạt động kinh doanh theo mức độ được hưởng lợi như: nguồn
vốn, kiến thức về kỹ thuật chuyên môn, khả năng trong sản xuất có hiệu quả, kinh
nghiệm trong quản lý hành chính doanh nghiệp đó. FDI được thể hiện các quy
định pháp lý điều chỉnh hoạt động đầu tư phù hợp với chính sách thu hút FDI của
nước tiếp nhận đầu tư. Như vậy, có thể nói, FDI là sự gặp gỡ về nhu cầu của hai
bên và cả hai bên cùng có lợi, một bên có lợi nhuận là nhà đầu tư và còn một bên
có lợi nhuận và lợi ích khác là nước tiếp nhận đầu tư.
2.1.2. Nguyên nhân hình thành đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.1.2.1. Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin
- C.Mác về đầu tư tư bản ra nước ngoài
Khi nghiên cứu quá trình sản xuất hay đầu tư tư bản chủ nghĩa (TBCN),
C.Mác đã vạch ra rằng: Bản chất (nội dung) của sự tích luỹ tư bản là sự bóc lột
giá trị thặng dư. Thực chất của quá trình sản xuất ra tư bản là quá trình sản xuất
ra giá trị thặng dư và ngược lại, quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư cũng là quá
trình sản xuất ra tư bản ngày càng lớn. Vì rằng, với lao động thặng dư của mình
trong năm, giai cấp công nhân đã tạo ra một tư bản, tư bản này năm sau lại sẽ
muốn thêm một số lao động mới. Đó chính là cái mà người ta gọi là "tư bản đẻ
35
ra tư bản" [39, tr.38]. Và trong quá trình ấy, "... Nếu ta cố định những hình thái
biểu hiện đặc biệt mà một giá trị đang tăng lên lần lượt mang lấy trong vòng đời
của nó, thì chúng ta sẽ đi đến những định nghĩa như sau: tư bản là tiền, tư bản là
hàng hoá" [40, tr.291].
Khi nghiên cứu quá trình sản xuất và lưu thông TBCN, C.Mác chỉ ra rằng:
Mục tiêu lớn nhất của hoạt động đầu tư sản xuất - kinh doanh của các nhà tư bản
"không những là để tái sản xuất số tư bản đã ứng ra, mà là để sản xuất ra một giá
trị dôi ra so với tư bản ấy" [39, tr.69], tức là giá trị thặng dư hay lợi nhuận.
Lợi nhuận mà nhà tư bản thu được là do chỗ hắn bán một cái mà hắn đã
không phải trả tiền. "Giá trị thặng dư hay lợi nhuận, chính là phần giá trị dôi ra ấy
của giá trị hàng hoá so với chi phí sản xuất của nó, nghĩa là phần dôi da của tổng
số lượng lao động chứa đựng trong hàng hoá so với số lượng lao động được trả
công chứa đựng trong hàng hoá" [39, tr.71-72].
Để đo lường hiệu quả đầu tư của tư bản hay lợi nhuận, C.Mác dùng tỷ suất
lợi nhuận, coi đó là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn (tư bản) sản xuất. Do
đó, những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận, đồng thời cũng ảnh hưởng
đến hiệu quả đầu tư tư bản, mà trực tiếp là lợi nhuận. C.Mác giải thích: Trong quá
trình lưu thông hàng hoá, khi giá trị thặng dư (m) đã chuyển hoá thành lợi nhuận
thì tỷ suất giá trị thặng dư (m') cũng chuyển hoá thành tỷ suất lợi nhuận (p').Tỷ
suất giá trị thặng dư và tỷ suất lợi nhuận đều là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư
sản xuất và kinh doanh của các đơn vị kinh tế.
Nếu tỷ suất giá trị thặng dư là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tư bản khả
biến (v) trong việc tạo ra giá trị thặng dư (m) hay lợi nhuận (p), thì tỷ suất lợi
nhuận là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ tư bản hay tổng tư bản cũng
trong việc tạo ra giá trị thặng dư hay lợi nhuận đó.
C.Mác viết: "Đó là hai cách đo lường khác nhau đối với cùng một lượng,
chúng biểu thị hai tỷ lệ hay hai tỷ số khác nhau của cùng một lượng, do dùng
thước đo khác nhau" [39, tr.72].
Lý thuyết về tỷ suất lợi nhuận của C.Mác có giá trị rất cao trong nhận thức
khoa học về đánh giá hiệu quả đầu tư. Lý thuyết này, hiện nay vẫn còn nguyên giá
trị được người ta vận dụng rất phổ biến trong thực tiễn việc đánh giá hiệu quả của
36
các hoạt động ĐTNN cả tầm vi mô và vĩ mô, ở cả khu vực tư nhân và cả khu vực
nhà nước.
- V.I.Lênin về nguyên nhân xuất khẩu tư bản
Kế thừa và phát triển học thuyết của C.Mác và Ph.Ăngghen cùng với
những nghiên cứu về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản (CNTB) ở cuối thế kỷ
19, đầu thế kỷ 20, V.I.Lênin đã rút ra một kết luận quan trọng đó là: "... Việc tập
trung sản xuất đẻ ra tổ chức độc quyền thì nói chung lại là một quy luật phổ biến
và cơ bản trong giai đoạn hiện nay của chủ nghĩa tư bản" [32, tr.402] và
V.I.Lênin cho rằng việc CNTB mới - chủ nghĩa đế quốc, trong đó độc quyền giữ
địa vị thống trị - thay thế CNTB cũ trong đó chế độ tự do cạnh tranh thống trị, là
đặc trưng (hay biểu hiện) cơ bản nhất của giai đoạn phát triển hiện đại của
CNTB. Nó nói lên bản chất kinh tế của CNTB trong giai đoạn phát triển mới,
trong đó quan hệ sản xuất TBCN vận động dưới hình thức mới, trong cái vỏ vật
chất của nó là tổ chức độc quyền.
Hoạt động FDI, theo quan niệm của Lênin là xuất khẩu "tư bản thừa", là
hoạt động kinh tế chịu tác động và chi phối của các quy luật kinh tế. FDI là hoạt
động kinh tế mang tính khách quan, khi quá trình tích tụ và tập trung sản xuất đã
đạt được một trình độ nhất định, khi lực lượng sản xuất đã phát triển vượt khỏi
biên giới quốc gia. V.I.Lênin đề cập vấn đề xuất khẩu tư bản như một đặc điểm
kinh tế cơ bản của CNTB độc quyền. Người cho rằng đến giai đoạn chủ nghĩa tư
bản độc quyền, xuất khẩu tư bản trở thành cần thiết đối với CNTB, vì quá trình
tích tụ và tập trung tư bản là điều kiện rất quan trọng cho sự phát triển của tư bản
và sự "thừa tư bản" như là một tất yếu. "Tư bản thừa" ở đây có tính chất tương
đối, tức là thừa so với lợi nhuận thấp nếu phải đầu tư trong nước, nhưng nếu đầu
tư ra nước ngoài thì tỷ suất lợi nhuận sẽ cao hơn.
Chừng nào "CNTB vẫn còn là CNTB, thì số tư bản thừa vẫn còn chuyên
dụng không phải để nâng cao mức sống của người lao động trong một quốc gia
nhất định, vì như thế nó sẽ làm giảm bớt lợi nhuận của bọn nhà tư bản, mà là để
tăng thêm lợi nhuận đó bằng cách xuất khẩu tư bản ra nước ngoài, vào những
nước đang phát triển và kém phát triển. Tuy nhiên các nước này, lợi nhuận thường
cao, vì tư bản còn ít, giá đất đai tương đối không là bao, tiền công hạ, nguyên liệu
rẻ" [33, tr.456].
37
Trong chính sách kinh tế mới năm 1921, V.I.Lênin đặt vấn đề là phải sử
dụng kinh tế tư bản nhà nước, vì kinh tế tư bản nhà nước đã đạt đến trình độ phát
triển cao, làm xuất hiện các nhân tố với tư cách là tiền đề cho việc xây dựng chủ
nghĩa xã hội (CNXH), vì nếu không có kỹ thuật của tư bản được xây dựng trên
những phát minh của khoa học hiện đại, không có một tổ chức nhà nước mạnh có
năng lực quản lý nền kinh tế vĩ mô thì không thể nói đến xã hội chủ nghĩa được.
V.I.Lênin chỉ ra một số hình thức của kinh tế tư bản nhà nước, như: Tô nhượng,
cho tư bản thuê tài sản của nhà nước Xô Viết, công ty hợp doanh... thông qua
những hình thức này để thu hút vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của
nước ngoài để xây dựng CNXH. Người viết: khi thu nhập (xem là từ gì đây?)
CNTB nhà nước dưới hình thức tô nhượng, chính quyền Xô-viết tăng cường được
nền đại sản xuất đối lập với nền tiểu sản xuất, nền sản xuất tiên tiến đối lập với
nền sản xuất lạc hậu... và lực lượng sản xuất phát triển, số lượng sản phẩm tăng
lên ngay hoặc trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, trong đó, nhà tư bản họ kinh
doanh theo phương thức tư bản để lấy lợi nhuận cao hơn hoặc để có được nguyên
liệu,... mà không thể tìm được hoặc khó tìm được bằng cách khác. Như vậy, ngay
trong điều kiện chính trị, KT-XH của thế giới lúc này (thiên niên kỷ 20 của thế kỷ
20), V.I.Lênin khẳng định, FDI và viện trợ phát triển chính thức nước ngoài đã là
nhân tố có vai trò thúc đẩy sự phát triển nói chung và phát triển nền sản xuất xã
hội nói riêng của các bên liên quan đến hoạt động FDI.
Như vậy, xuất khẩu tư bản theo quan niệm của V.I. Lênin (tức là đầu tư
nước ngoài) vẫn là một xu hướng khách quan của kinh tế thế giới. Mặc dù hình
thức và xu hướng vận động của ĐTNN trong mấy chục năm qua đã có những thay
đổi cơ bản, nhưng việc xuất khẩu tư bản để thu lợi nhuận của CNTB vẫn tồn tại.
Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay đòi hỏi các nước chậm phát
triển (như CHNCND Lào) không thể đứng ngoài xu thế này được (toàn cầu hóa),
đòi hỏi phải thiết lập môi trường đầu tư thuận lợi (và phù hợp với điều kiện KT-
XH của Lào) để thu hút vốn FDI, nhằm thúc đẩy sự phát triển KT-XH của Lào,
qua đó rút ngắn khoảng cách tụt hậu với các quốc gia trên thế giới.
2.1.2.2. Theo quan điểm của các học giả khác
Cho đến nay, đã có nhiều lý thuyết được đưa ra để giải thích nguyên nhân
hình thành FDI. Việc phân tích một số lý thuyết điển hình để rút ra những nhận
38
định khách quan về xu hướng phát triển các hình thức FDI là hết sức cần thiết
trong công tác xây dựng chiến lược thu hút FDI vào các nước đang phát triển.
- Lý thuyết lợi nhuận cận biên của vốn
Lý thuyết lợi nhuận cận biên của vốn do Mác - Dougale (năm 1960) đã đưa
ra mô hình lý thuyết dựa trên các giả định như [27, tr.61]
+ Thế giới chỉ có hai quốc gia.
+ Thị trường cạnh tranh hoàn hảo, đầu tư di chuyển từ nước có tỷ suất lợi
nhuận thấp sang nước có tỷ suất lợi nhuận cao.
+ Không có sự hạn chế về đầu tư, vốn chuyển dịch hoàn toàn tự do giữa
các quốc gia.
+ Thông tin hoàn hảo, người nhập khẩu vốn và xuất khẩu vốn về đều có
thông tin đầy đủ về các hoạt động đầu tư. Việc nhập khẩu hoặc xuất khẩu vốn sẽ
được thực hiện cho đến khi lợi nhuận cận biên bằng tỷ suất lợi nhuận bình quân
trên thế giới.
+ Không có rủi ro và môi trường đầu tư được giữ ổn định.
Mác - Dougall cho rằng, dòng vốn đầu tư quốc tế sẽ di chuyển từ nơi có giá
trị sản phẩm cận biên thấp sang nơi có giá trị sản phẩm cận biên cao. Việc di
chuyển này làm thay đổi cơ cấu kinh tế của các nước có liên quan. Xét riêng với
quốc gia tiếp nhận vốn, khối lượng sản phẩm của ngành tiếp nhận vốn tăng lên
làm thay đổi tỷ trọng của các ngành trong nền kinh tế.
- Lý thuyết nội bộ hoá thị trường
Lý thuyết này giải thích sự tồn tại của FDI như là kết quả của việc các công
ty thay thế các giao dịch thị trường bằng giao dịch trong nội bộ công ty nhằm
tránh các yếu tố không hoàn hảo xuất hiện trên thị trường các sản phẩm trung
gian. Kinh doanh hiện đại còn tổ chức nhiều hoạt động bổ sung cho quá trình sản
xuất hàng hoá và dịch vụ. Đó là các hoạt động như marketing, R&D, đào tạo lao
động... các hoạt động này độc lập với nhau nhưng lại có mối liên hệ với nhau
thông qua dòng vận động của các sản phẩm trung gian, phần lớn dưới dạng tri
thức và kỹ năng, kỹ xảo. Sự tồn tại các yếu tố không hoàn hảo của thị trường
khiến cho việc định giá một số dạng sản phẩm trung gian rất khó khăn. Chẳng hạn
khó có thể thiết kế và thực hiện một hợp đồng thầu khoán sao cho không để xảy ra
39
tình trạng bên mua hay bên cho thuê công nghệ chuyển công nghệ đó cho những
đối tượng khác mà không được phép của hãng sản xuất chính. Vì tình trạng này
mà các công ty không muốn phổ biến công nghệ ra thị trường mà chỉ giới hạn việc
khai thác công nghệ đó trong nội bộ công ty. Chiến lược nội bộ hoá thị trường
giữa các quốc gia của các công ty dẫn đến làm gia tăng FDI.
Lý thuyết nội bộ hoá có thể giải thích hành vi đầu tư có liên quan đến FDI.
Tuy nhiên, nó chưa được kiểm chứng thực tế, nhiều công trình nghiên cứu về chi
phí trong và ngoài thị trường cho thấy, các chi phí giao dịch trong các ngành công
nghiệp chế biến tổ chức theo chiều dọc, các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, công
nghiệp viễn thông rất cao. Do vậy, theo lý thuyết nội bộ hoá thị trường thì các
TNCs có xu hướng chiếm lĩnh các ngành này.
- Lý thuyết chiết trung hay mô hình OLI (Ownership Aclvantages
Locational Advanteges - Internalisation Aclvantages) của Dunning.
Như đã được trình bày trên đây có thể có nhiều cách giải thích khác nhau
về đầu tư nước ngoài, nhưng chưa có lý thuyết nào đưa ra một cách giải thích
hoàn thiện. Vậy, Dunning (1977, 1979 và 1988) đã đưa ra "lý thuyết chiết trung"
về đầu tư nước ngoài, có khả năng kết hợp được những lý thuyết trên đây [17,
tr.6]. Theo Dunning một công ty dự định tham gia vào hoạt động đầu tư nước ngoài
cần có ba lợi thế là: lợi thế về sở hữu, lợi thế về địa điểm và lợi thế về nội vi hoá.
+ Thứ nhất là lợi thế về sở hữu. Công ty cần có quyền sở hữu và lợi thế sở
hữu so với các công ty khác. Những lợi thế này thường nảy sinh từ việc sở hữu
những tài sản vô hình. Việc sử dụng những lợi thế này có lợi hơn là bán chúng
cho các công ty khác nhất là khi sử dụng kết hợp với một vài yếu tố đầu vào ở
nước ngoài.
Lợi thế về sở hữu có thể mở rộng hơn với những khái niệm lợi thế về công
nghệ, quản lý, kỹ năng tổ chức, quy mô sản xuất, khả năng kêu gọi sự hỗ trợ của
Chính phủ... Cần lưu ý rằng, các TNC là những công ty có lợi thế về mặt này. Đây
chính là nguyên nhân giải thích vai trò quyết định của các tập đoàn xuyên quốc
gia trong hoạt động FDI toàn cầu.
+ Thứ hai là lợi thế về vị trí. Đó là lợi thế của nước tiếp nhận đầu tư liên
quan đến chi phí vận chuyển sản phẩm và nguyên liệu, các hạn chế về nhập khẩu,
khả năng tạo lợi nhuận. Lợi thế vị trí bao gồm các yếu tố: tài nguyên của đất nước,
40
sức mạnh về vốn, quy mô và sự tăng trưởng của thị trường, sự phát triển của cơ sở
hạ tầng, chi phí và năng suất lao động, mức độ mở cửa của Chính phủ, chính sách
phát triển, sự ổn định về chính trị, khả năng sinh lời và vị trí địa lý.
+ Thứ ba là lợi thế về nội bộ hoá, liên quan đến những nhân tố giúp công ty
thực hiện thuận lợi các giao dịch và quản lý trong nội bộ công ty. Lợi thế này bao
gồm các yếu tố: giảm chi phí giao dịch trong việc ký kết, kiểm soát và thực hiện
hợp đồng; tránh được sự thiếu thông tin dẫn đến chi phí cao cho các công ty; tránh
được chi phí thực hiện các bản quyền phát minh, sáng chế; thu được lợi ích từ quy
mô kinh tế và đa dạng hoá; tránh được sự can thiệp của Chính phủ; điều khiển thị
trường đầu ra và đầu vào. Lợi thế nội bộ hoá tạo khả năng cho các công ty thu
được lợi nhuận cao hơn so với trường hợp công ty sản xuất tại nước mình rồi xuất
khẩu hoặc cấp bản quyền công nghệ ra nước ngoài.
Lý thuyết chiết trung được Dunning kiểm chứng trên số liệu của 5 quốc gia
và các công ty Mỹ hoạt động trong 14 ngành công nghiệp tại 7 nước khác nhau.
Lý thuyết này chỉ ra rằng, đối với FDI, những nhân tố “đẩy” bắt nguồn từ lợi thế
sở hữu và lợi thế nội bộ hoá còn lợi thế vị trí sẽ tạo ra những nhân tố “kéo”.
Những lợi thế này không cố định mà biến đổi theo không gian, thời gian và sự
phát triển của mỗi quốc gia.
- Lý thuyết về lợi thế so sánh dẫn đến sự chênh lệch về hiệu qủa đầu tư
nước ngoài, thúc đẩy sự di chuyển của luồng vốn đầu tư nước ngoài.
Theo Harrod Domar thì, đầu tư tạo ra lợi nhuận và gia tăng sức sản xuất
trong nền kinh tế của các quốc gia và toàn cầu. Đối với các nước đang phát triển
có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, thị trường tiêu thụ lớn, để khai
thác những lợi thế này, đòi hỏi cần phải huy động vốn ĐTNN, thông qua đó thực
hiện chiến lược “rượt đuổi”, nhờ “mượn sức”của những nước đi trước để công
nghiệp hoá và phát triển nền kinh tế quốc gia. Harrod Domar đề cập đến vấn đề
môi trường ĐTNN dưới góc độ nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, thị
trường tiêu thụ lớn, Nếu không có môi trường đầu tư thuận lợi thì khó có thể
thu hút FDI được, bởi các nhà đầu tư nước ngoài luôn luôn quan tâm đến lợi
nhuận cao là chính.
41
Thực tế cho thấy, quá trình ĐTNN không phải chỉ là sự di chuyển vốn đầu
tư từ nước này sang nước khác thuần túy, mà điều quan trọng hơn là kèm theo
chuyển giao công nghệ, kiến thức quản lý, kinh nghiệm kinh doanh, kỹ thuật sản
xuất, marketing, cho nước nhận đầu tư. Từ những đặc điểm đó cho thấy quá
trình hoạt động ĐTNN không chỉ phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, mà
còn chịu t... doanh nghiệp FDI xin áp dụng. Tuy nhiên, APA cũng là một quá trình
phức tạp và mất nhiều thời gian nên chỉ phù hợp với các doanh nghiệp FDI có quy
mô lớn và có mô hình kinh doanh ổn định. Mặt khác, Sờ tài chính, Cơ quan thuế
của Chăm Pa Sắc cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp lý trong quản lý chuyển giá.
Thứ tư, chính quyền tỉnh Chăm Pa Sắc và các cơ quan chức năng cũng cần
rà soát, điều chỉnh theo hướng thu hẹp khoảng cách về các ưu đãi thuế giữa các
ngành, lĩnh vực và vùng miền, địa phương trên địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắc. Như đã
nêu trên đây, một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi chuyển giá là có sự
chênh lệch thuế thu nhập của các doanh nghiệp FDI giữa các quốc gia, chênh lệch
thuế suất thuế thu nhập của doanh nghiệp FDI trong một quốc gia do áp dụng thuế
suất ưu đãi và các ưu đãi khác như miễn, giảm thuế.
Thứ năm, cơ quan thuế cần tăng cường thanh tra giá chuyển giao, xem
đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành thuế. Chú trọng việc
thanh tra, kiểm tra giá chuyển giao đối với các doanh nghiệp FDI có dấu hiệu rủi
ro lớn về thuế do hành vi chuyển giá của doanh nghiệp liên kết, các doanh
nghiệp FDI đã và đang thực hiện tái cơ cấu có khả năng lợi dụng chuyển giá để
tránh thuế. Đối với các trường hợp chuyển giá, phải có chế tài xử phạt theo
hướng tăng mức phạt và hình thức phạt so với quy định hiện tại để đảm bảo tính
nghiêm minh của pháp luật.
Thứ sáu, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và liên thông dữ liệu, thông tin về
doanh nghiệp FDI trong các cơ quan chức năng của tỉnh Chăm Pa Sắc để có sự
147
phối hợp đồng bộ, thông suốt trong kiểm soát chuyển giá của các cơ quan chức
năng. Trong giai đoạn tiếp theo, các ban ngành như: ngành thuế, cơ quan cấp phép
đầu tư, hải quan, công an, ngân hàng, v.v... cần tăng cường xây dựng cơ sở dữ liệu
và kết nối thông tin để có được một hệ thống thông tin đảm bảo cho quá trình
quản lý thuế nói chung, hoạt động phân tích rủi ro, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi
phạm về giá chuyển giao giữa các thành viên liên kết nói riêng.
Thứ bảy, tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngành thuế để
chuyên theo dõi, kiểm soát chuyển giá, trong đó chú trọng đào tạo về kỹ năng xác
định giá thị trường, trang bị kiến thức về pháp luật, về kinh tế ngành, kỹ năng tin
học, ngoại ngữ,... [86, tr.18].
Tóm lại, hoạt động chống chuyển giá có thể tác động đến khả năng thu hút
FDI vào tỉnh Chăm Pa Sắc trong ngắn hạn theo hướng giảm số lượng dự án và
vốn đầu tư, song về dài hạn sẽ nâng cao chất lượng thu hút FDI bằng việc hạn chế
các nhà ĐTNN không hiệu quả và tăng đóng góp của khu vực FDI, thu hút được
các nhà ĐTNN có uy tín, môi trường đầu tư tỉnh Chăm Pa Sắc sẽ phát triển theo
hướng tích cực, lành mạnh hơn. Đã đến lúc các ngành chức năng, các địa phương
cần kiên quyết và quyết liệt hơn nữa trong việc thực hiện các biện pháp đồng bộ
chống chuyển giá, để tránh những thua thiệt cho tỉnh Chăm Pa Sắc khi thu hút vốn
đầu tư từ các doanh nghiệp FDI.
148
KẾT LUẬN
Từ phân tích lý luận và thực tiễn của FDI ở CHDCND Lào nói chung, ở
tỉnh Chăm Pa Sắc nói riêng, luận án đã được trình bày thành 4 chương nội dung
và rút ra những kết luận khoa học sau đây:
1. “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là loại hình kinh doanh của nhà đầu tư
nước ngoài bỏ vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào đó để thiết lập các cơ sở sản
xuất kinh doanh ở nước tiếp nhận đầu tư, nhờ đó họ có quyền sở hữu và trực tiếp
tham gia quản lý, điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư nhằm mục đích thu
được lợi nhuận từ những hoạt động đầu tư đó”. Các hình thức, đặc điểm và mục
đích của các chủ đầu tư, mục đích của nước nhận đầu tư được phân tích trong luận
án, cho phép nhìn nhận đầy đủ và cụ thể hơn về FDI.
2. Nguyên nhân hình thành của FDI chủ yếu là do các nhà sản xuất kinh
doanh ở các nước đã tích lũy được nhiều vốn, nhưng nếu đầu tư ở trong nước thì
thu được lợi nhuận ít hơn, cho nên họ đã tìm cách đầu tư ra nước ngoài để tìm
kiếm lợi nhuận cao hơn, đặc biệt là trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay, thì FDI
càng trở nên phổ biến và phát triển mạnh mẽ, không những từ các nước phát triển
sang các nước kém và đang phát triển và ngược lại, FDI từ các nước kém và đang
phát triển sang các nước đã phát triển.
3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã, đang và sẽ tiếp tục tác động tích cực đến
quá trình phát triển nền kinh tế - xã hội của nước tiếp nhận đầu tư, FDI bổ sung
nguồn vốn quan trọng cho đầu tư khai thác tiềm năng về lao động, đất đai, tài
nguyên, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, tạo nguồn thu lớn cho ngân
sách nhà nước, góp phần tạo việc làm và chuyển giao kinh nghiệm quản lý, nhất là
đối với các nước đang phát triển vì những nước này thường thiếu vốn, do khả
năng tích luỹ nội bộ nền kinh tế còn bị hạn chế. FDI cung cấp công nghệ mới,
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển; thúc đẩy chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, giúp mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất nhập
khẩu góp phần thực hiện mục tiêu phát triển KT-XH của nước tiếp nhận đầu tư...
149
4. Tác động tiêu cực của FDI đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội ở nước
tiếp nhận đầu tư là có thể làm mất cân đối trong đầu tư, tạo ra sự phụ thuộc về
công nghệ, thị trường, gây sức ép cạnh tranh đến các doanh nghiệp của địa
phương, khai thác cạn kiệt tài nguyên, nguy cơ trở thành bãi thải công nghệ gây ô
nhiễm môi trường, tác động tiêu cực đến vấn đề xã hội.
5. Đối với tỉnh Chăm Pa Sắc, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, tác động
tích cực rõ nét của FDI thể hiện ở chỗ, FDI đã giải quyết khó khăn về vốn và tác
động rất lớn đến với tăng trưởng, phát triển kinh tế của Tỉnh. Năm 2006 có 67 dự
án FDI vào tỉnh Chăm Pa Sắc với tổng số vốn đầu tư là 5.729,84 tỷ kíp, Hiện nay
(2018), tỉnh Chăm Pa Sắc đã có 286 dự án FDI đang hoạt động với tổng số vốn
đầu tư là 27.526,92 tỷ kíp tăng lên gấp 49 lần so với thời kỳ đầu. Tỷ lệ đóng góp
của FDI vào GDP của tỉnh ngày càng tăng. Giai đoạn 2016-2018 tỷ lệ đóng góp
của FDIvào GDP là 1,13%. Nhờ đó FDI đã góp phần tạo thêm nhiều việc làm,
tăng thu nhập cho người dân. Năm 2018, đã trực tiếp giải quyết việc làm cho
khoảng 2,43% tổng số lao động trong toàn Tỉnh. FDI góp phần đáng kể cho tăng
thu ngân sách nhà nước của Tỉnh, giai đoạn 2016-2018, Khu vực FDI đã đóng
góp 12,99% tổng thu thu ngân sách nhà nước của Tỉnh. FDI góp phần tích cực
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Chăm Pa Sắc theo hướng hợp lý, tỷ trọng
ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên; tỷ trọng ngành nông nghiệp
ngày càng giảm xuống...
6. Tác động tiêu cực rõ nhất của doanh nghiệp FDI ở tỉnh Chăm Pa Sắc là
lạm dụng tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, Trong nhiều trường
hợp, công nghệ được sử dụng là công nghệ lạc hậu và công nghệ đã qua sử dụng
như các ngành năng lượng, thủy lợi, thủy nông, máy móc chế biến, bia rượu, trình
độ công nghệ thấp hơn trình độ chung của ngành tạo ra bãi thải công nghệ cũ cho
một số nước khác.
7. Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở
tỉnh Chăm Pa Sắc, Luận án đã đề xuất phương hướng thu hút và phát huy tác động
tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của FDI ở tỉnh Chăm Pa Sắc và 3 nhóm giải
150
pháp chính với 12 giải pháp cụ thể. Trong đó, có những giải pháp đẩy mạnh thu
hút FDI vào những lĩnh vực, ngành mà Tỉnh cần để khai thác tiềm năng, thế
mạnh; những giải pháp phát huy tác động tích cực của FDI ở tỉnh Chăm Pa Sắc và
những giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của FDI ở tỉnh Chăm Pa Sắc.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển KT-XH là một đề tài rộng, phức
tạp, với những kết quả nghiên cứu của luận án, tác giả hy vọng đóng góp một
phần nhỏ vào việc nhận thức rõ hơn về FDI với phát triển KT-XH, đồng thời, với
nhiều đề xuất giải pháp, nếu được vận dụng vào thực tiễn sẽ góp phần tăng cường
và nâng cao hiệu quả hoạt động thu hút và sử dụng FDI với phát triển KT-XH của
tỉnh Chăm Pa Sắc nước CHDCND Lào trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất
nước và chủ động hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
151
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Somsack Sengsackda (2019), “Giải pháp thu hút và sử dụng vốn FDI với phát
triển kinh tế -xã hội ở tỉnh Chăm Pa Sắc, Cộng hòa Dân Chủ Nhân dân Lào”,
Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, (542), tr.75-77.
2. Somsack Sengsackda (2019), “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới
việc phát triển kinh tế -xã hội ở tỉnh Chăm Pa Sắc, Cộng hòa Dân Chủ Nhân
dân Lào”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, (543), tr.39-41.
152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. A-nụ-xa Tộn-xụ-rát (1994), Các yếu tố tác động đầu tư của Nhật Bản
tại Thái Lan và sự tác động đến nền kinh tế của Thái Lan, Nxb Kinh tế
Thái Lan.
2. Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Tuệ Anh (2006), Tác động của FDI tới tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam.
3. Nguyễn Kim Bảo (2004), Điều chỉnh một số chính sách kimh tế ở Trung
Quốc, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
4. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng (2006), Những vấn đề kinh tế - xã hội
nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngoài, kinh nghiệm Trung Quốc và thực
tiễn Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
5. Bộ Công thương Lào (2015), Tình hình phát triển thị trường trong nước và
thị trường ngoài nước thời kỳ 2011 - 2015, Viêng Chăn, Lào.
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Tổng cục Thống kê (2008), Đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam 7 năm đầu thế kỷ XXI, Nxb Thống kê, Hà Nội.
7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào (2015), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
quốc gia 5 năm lần thứ VI (2010 - 2015), Viêng Chăn, Lào.
8. Bộ Tư pháp (2011), Luật và văn bản pháp luật trong lĩnh vực kinh tế và
Tài chính, Chịu trách nhiệm xuất bản Vụ Tuyên truyền Pháp luật. Viêng
Chăn, Lào.
9. Bua Khăm Thíp Pha Vông (2001), Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong
phát triển kinh tế ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Luận án tiến sĩ,
Hà Nội.
10. Burkly, P.S. (1983), Maeroeconomic Versus International Busines Approach
to FDI: a coment on profesor kojinas Interpraton, Hititsu Bashi Journal
economics.
153
11. Trần Thị Minh Châu (2007), Về chính sách khuyến khích đầu tư ở Việt Nam,
Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
12. Hải Châu (2008), “Đà Nẵng học được gì qua 20 năm thu hút vốn FDI?” tại
trang [truy cập ngày 18/2/2019].
13. Khổng Chiêm (2018), “Bình Dương đứng thứ 3 cả nước về thu hút FDI”,
tai trang
2018731092420491p4c154.news, [truy cập ngày 2/4/2019].
14. Chu-pha-thịp Yềm-chít-mệt-ta (1989), Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thái
Lan, Nxb Thammasat, Thái Lan.
15. Chu-pha-thịp Yềm-chít-mệt-ta (1991), Đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại
Thái Lan, Luận án tiến sĩ, Bang kok, Thái Lan.
16. Nguyễn Tiến Cơi (2008), Chính sách thu hút vốn FDI của Malaixia trong
quá trình hội nhập kinh tế - Thực trạng, kinh nghiệm và khả năng vận dụng
vào Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân,
Hà Nội.
17. Dunning (1988), Ownership Aclvantages Locational Advanteges - Internalisation
Aclvantages.
18. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (1986), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ IV, Nxb Nhà nước Lào, Viêng Chăn.
19. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb Nhà nước Lào, Viêng Chăn.
20. Tống Quốc Đạt (2005), Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành kinh
tế ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Hà Nội.
21. Phước Hiền (2018), “Đà Nẵng thu hút 546 dự án FDI, vốn đầu tư trên 3 tỷ
USD”, tại trang www.drt.danang.vn, [truy cập ngày 25/5/2019]
22. Đào Văn Hiệp (2012), “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số
1(404), tr.23-30.
154
23. Nguyễn Văn Hiệu (2006), “Thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài ở Việt
Nam - thực trạng, triển vọng và giải pháp”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế,
(343), tr.3-12.
24. Trần Văn Hùng (2019), “Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
góp phần phát triển kinh tế xã hội”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Binh
Dương, (3), tr.34-36.
25. Đặng Thu Hương (2010), Thu hút vốn FDI trong quá trình hội nhập kinh
tế của Trung Quốc thời kỳ 1987 - 2003, thực trạng và bài học kinh nghiệm
đối với Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân, Hà Nội.
26. Quang Thị Ngọc Huyền (2008), "Chính sách FTA của Hàn Quốc và hợp tác
thương mại Hàn Quốc - ASEAN", Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, (4).
27. Imad A. Moosa (2002), Foreign Direct Investment Theory, Evidence and
Practice, Palgrave.
28. Khăm Xảy Năn Thạ Vông (2009), Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
trong phát triển kinh tế ở nước ta, Nxb Đại học Quốc gia Lào.
29. Khảy Khăm-Văn Na Vông Sỷ (2002), Mở rộng quan hệ kinh tế giữa Cộng
hòa Dân chủ Nhân dân Lào với các nước láng giềng trong giai đoạn hiện
nay, Luận án tiến sĩ, Hà Nội.
30. Trần Quang Lâm, An Như Hải (2006), Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Lê Nết (2014), “Thu hút FDI bài học từ Thái Lan”, tại trang
[truy cập ngày 20/2/2019].
32. V.I.Lênin (1994), Toàn tập, tập 27, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.402.
33. V.I.Lênin (1980) Toàn tập, tập 27, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, tr.402.
34. Liu Dongyi (1991), An analysis of Foreign Direct Investment in China’s
special Economics Zone.
155
35. Hoàng Thị Bích Loan (2008), Thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty
xuyên quốc gia vào Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
36. Mai Đức Lộc (1994), Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong việc phát triển
kinh tế Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Hà Nội.
37. Trần Văn Lợi (2006), “Phát triển kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vấn đề
đặt ra và một số giải pháp”, Tạp chí Cộng sản, (14), tr.45-50.
38. Luo How thien (2014), Tạo lập môi trường đầu tư cho doanh nghiệp đầu
tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc.
39. C.Mác (1978), Tư bản, quyển III, tập I, Nxb Sự thật, Hà Nội.
40. C.Mác, Ph.Ăngghen (1982), Tuyển tập, tập III, Nxb Sự thật, Hà Nội.
41. Trần Nam (2018), “FDI - Cú hích tạo việc làm, cải thiện nguồn nhân lực”
tại trang
viec-lam-cai-thien-nguon-nhan-luc-144298.html, [truy cập ngày
20/8/2019].
42. Đặng Hoàng Thanh Nga (2011), Đầu tư trực tiếp nước ngoài của các
công ty xuyên quốc gia của Hoa Kỳ ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia -
Sự thật, Hà Nội.
43. Lâm Nguyễn (2004), “Các giải pháp tăng cường thu hút FDI”, Tạp chí
Kinh tế và dự báo, (4), tr.1-2.
44. Phùng Xuân Nhạ (2013), Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam Lý
luận và Thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
45. Bùi Huy Nượng (2010), “Giải pháp tăng cường đầu tư trực tiếp nước
ngoài sang Lào của các doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và dự
báo, số 9 (437), tr.25-27.
46. Paul Samuelson, Williem D.Nordhause (1997), Kinh tế học, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
47. Phết Sạ Mon Phôm Mạ Ly (2018), “Dòng vốn FDI vào Trung Quốc”, Tạp
chí A Lun May, (216), tr.18-20.
156
48. Phon Xay Vi Lay Suc (2009), Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Luận án tiến sĩ, Hà Nội.
49. Nguyễn Duy Quang (2007), Đầu tư trực tiếp của Liên minh châu Âu vào
Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Hà Nội.
50. Hoàng An Quốc (2001), Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các nước khu
vực Châu Á - Thái Bình Dương trong thời kỳ đổi mới, Luận án tiến sĩ
Kinh tế, Hà Nội.
51. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1996), Luật Đầu tư
nước ngoài Việt Nam, Hà Nội.
52. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Đầu tư
Việt Nam, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.
53. Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (1988), Luật Đầu tư
nước ngoài, Viêng Chăn, Lào.
54. Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (1994, 2004), Luật
khuyến khích và quản lý đầu tư (khuyến khích tư đầu tư nước ngoài),
Viêng Chăn, Lào.
55. Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (2004), Luật Khuyến
khích đầu tư nước ngoài, Viêng Chăn, Lào.
56. Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (2009), Luật về khuyến
khích đầu tư, Viêng Chăn, Lào.
57. Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (2016), Luật Khuyến
khích đầu tư, (sửa đổi bổ sung), Viêng Chăn, Lào.
58. Seng Phai Văn Seng A-Phon (2012), Quản lý nhà nước về thuhút đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Luận án
tiến sĩ, Hà Nội.
59. Sỉ Sạ Vạt King Da La (2017), "Chính sách huy động các nguồn vốn
nước ngoài để cho phát triển kinh tế-xã hội", Tạp chí A Lun May, (205),
tr.23-25.
157
60. Sở Công nghiệp và Thương mại (2006, 2015 và 2018), Báo cáo tổng kết
giai đoạn (2006-2010) giai đoạn (2011-2015) và (2016-2018), Tỉnh Chăm
Pa Sắc.
61. Sở Giáo dục và Đào tạo (2015), Báo cáo Tổng kết việc thực hiện công tác
giáo dục, năm 2010 - 2015, Chăm Pa Sắc.
62. Sở Giao thông vận tải, (2015), Báo cáo Tổng kết việc thực hiện công tác
giao thông vận tải, năm 2010 - 2015, Chăm Pa Sắc.
63. Sở Giao thông vận tải (2015), Kế hoạch xây dựng đường giao thông giai
đoạn năm 2015 - 2020 và 2025, Tỉnh Chăm Pa Sắc.
64. Sở Kế hoạch và Đầu tư (2011), Báo cao Kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội 5 năm lần thứ VI (2006-2010), Tỉnh Chăm Pa Sắc.
65. Sở Kế hoạch và Đầu tư (2015), Báo cao Kế hoạch phát triển kinh tế- xã
hội 5 năm lần thứ VII (2010-2015), Thủ đô Viêng Chăn, Lào.
66. Sở Kế hoạch và Đầu tư (2015), Bài báo cáo về việc đầu tư trong nước và
đầu tư nước ngoài 2006 - 2015 của phòng khuyến khích đầu tư, Tỉnh
Chăm Pa Sắc.
67. Sở Kế hoạch và Đầu tư (2015), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
lần thứ VIII (2015-2020), Chăm Pa Sắc.
68. Sở Kế hoạch và Đầu tư (2017), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế- xã
hội, Tỉnh Sạ Vẳn Nạ Khết, Lào.
69. Sở Kế hoạch và Đầu tư (2018), Báo cáo Tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội, Chăm Pa Sắc.
70. Sở Kế hoạch và Đầu tư (2018) Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã
hội các năm 2006, 2010, 2015 và 2018, Tỉnh Chăm Pa Sắc.
71. Sở Kế hoạch và Đầu tư (2018), Bài báo cáo về việc đầu tư trong nước và
đầu tư nước ngoài của phòng khuyến khích đầu tư năm 2018, Tỉnh Chăm
Pa Sắc.
72. Sở Kế hoạch và Đầu tư (2018), Bài báo cáo về đầu tư nước ngoài tại tỉnh
Chăm Pa Sắc năm 2018, Tỉnh Chăm Pa Sắc.
158
73. Sở Kế hoạch và Đầu tư (2018), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã
hội năm 2018, Tỉnh Chăm Pa Sắc.
74. Sở Kế hoạch và Đầu tư (2018), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
lần thứ VI, VII và VIII (2016-2018), Tỉnh Chăm Pa Sắc.
75. Sở Lao động và Phúc lợi xã hội (2018), Báo cáo Tổng kết việc thực hiện
công tác Lao động và Phúc lợi xã hội, năm 2010 - 2018, Tỉnh Chăm Pa Sắc.
76. Sở Lao động và Phúc lợi xã hội (2018), Báo cáo lực lượng lao động và
việc làm giai đoạn 2006-2017, Tỉnh Chăm Pa Sắc.
77. Sở Năng lượng và mỏ Tỉnh Chăm Pa Sắc (2018), Bài báo cáo tổng kết về
năng lượng và mỏ năm 2018, Tỉnh Chăm Pa Sắc.
78. Sở Nông - Lâm nghiệp và Phát triển nông thôn (2015), Báo cáo tổng kết
năm 2011-2015 và phương hướng nhiệm vụ năm 2016-2020, Tỉnh Chăm
Pa Sắc.
79. Sở Nông - Lâm nghiệp (2006, 2015 và 2018), Báo cáo tổng kết giai đoạn
(2006-2010), giai đoạn (2011-2015) và (2016 - 2018), Tỉnh Chăm Pa Sắc.
80. Sở Nông - Lâm nghiệp (2018), Báo cáo tình hình phát triển lĩnh vực nông
- lâm nghiệp năm 2018, Tỉnh Chăm Pa Sắc.
81. Sở Tài chính (2010), Bài báo cáo nguồn thu ngân sách giai đoạn (2006 -
2010), Tỉnh Chăm Pa Sắc.
82. Sở Tài chính (2015), Bài báo cáo nguồn thu ngân sách giai đoạn (2011 -
2015), Tỉnh Chăm Pa Sắc.
83. Sở Tài chính (2017), Báo cáo kết quả công tác thuế năm 2017, nhiệm vụ -
biện pháp công tác thuế năm 2018, Tỉnh Chăm Pa Sắc.
84. Sở Tài chính (2018), Bài báo cáo nguồn thu ngân sách giai đoạn (2006 -
2018), Tỉnh Chăm Pa Sắc.
85. Sở Tài chính (2018), Bài báo cáo nguồn thu ngân sách giai đoạn thực
hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ VI, VII và VIII
(2006-2018), Tỉnh Chăm Pa Sắc.
159
86. Sở Tài chính (2018), Tổng kết việc thu chi ngân sách nhà nước năm 2018
kế hoạch 2019 và tầm nhìn 2025, Tỉnh Chăm Pa Sắc.
87. Sở Tài nguyên và Môi trường (2015), Bài báo cáo tổng kết giai đoạn
(2011 - 2015) và kế hoạch (2016 - 2020), Tỉnh Chăm Pa Sắc.
88. Sở Tài nguyên và Môi trường (2015), Kế hoạch bảo vệ môi trường 2015 -
2020 và tầm nhìn 2025, Tỉnh Chăm Pa Sắc.
89. Sở Y tế (2015), Báo cáo Tổng kết việc thực hiện công tác ý tế, năm 2010 -
2015, Tỉnh Chăm Pa Sắc.
90. Som Sack Seng Sack Da (2018), "Vai trò của FDI đối với phát triển kinh
tế-xã hội ở tỉnh Chăm Pa Sắc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào",
Tạp chí Chăm Pa May, (02), tr.12-15.
91. Somsack sengsackda (2019), “Giải pháp thu hút và sử dụng vốn FDI với
phát triển kinh tế -xã hội ở tỉnh Chăm Pa Sắc, Cộng hòa Dân Chủ Nhân
dân Lào”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Binh Dương, (542), tr.75-77.
92. Somsack sengsackda (2019), “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới
việc phát triển kinh tế -xã hội ở tỉnh Chăm Pa Sắc, Cộng hòa Dân Chủ Nhân
dân Lào”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, (543), tr.39-41.
93. Lê Ngọc Sơn (2012), “Tăng cường thu hút FDI vào các vùng kinh tế”,
Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 17(529), tr.28-30.
94. Nguyễn Huy Thám (1999), Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở
các nước ASEAN và vận dụng vào Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Hà Nội.
95. Đặng Đức Thanh (2012), “Huy động vốn đầu tư nước ngoài, thực trạng, dự
báo và một số kiến nghị”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 24(536), tr.17-20.
96. Ngô Công Thành (2005), Định hướng phát triển các hình thức đầu tư trực
tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Hà Nội.
97. Thành ủy tỉnh Chăm Pa Sắc (2018), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh
Chăm Pa Sắc lần thứ VI (2015 - 2020), Viêng Chăn, Lào.
160
98. Anh Thoa (2008), "Giải ngân vốn FDI ở Bình Dương, "Chăm Sóc" từng
nhà đầu tư", tại trang
[truy cập ngày 18/2/2019].
99. Tiềm năng, thế mạnh các tỉnh Nam Lào (2015), Hệ thống Luật khuyến
khích đầu tư nước ngoài của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào,
Tổng lãnh sự quán Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Paksê Cộng
hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
100. Tỉnh trưởng tỉnh Chăm Pa Sắc (2016), Quyết định số 98/2016/QĐ-TTg Về
một số biện pháp khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài, 3/2016.
101. Lưu Ngọc Trịnh, Nguyễn Bình Giang (2006), “Đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào các tỉnh biên giới phía bắc (Việt Nam)”, Tạp chí Nghiên cứu
kinh tế, (343), tr.25-33.
102. Trung tâm Thống kê Quốc gia (2017), Cục Thống kê xã hội 2017, Viêng
Chăn, Lào.
103. Nguyễn Văn Tuấn (2005), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển
kinh tế ở Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
104. Trần Nguyễn Tuyên (2004), “Hoàn thiện môi trường và chính sách
khuyến khích FDI ở Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, (14), tr.41-45.
105. Trần Nguyễn Tuyên (2018), “ Thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam: Kết quả
đạt được và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 1(112),
tr.26-41
106. Ủy ban nhân dân tỉnh Chăm Pa Sắc (2015), Văn kiện Đại hội Đảng bộ
tỉnh Chăm Pa Sắc lần thứ VII, Viêng Chăn, Lào.
107. Ủy ban nhân dân tỉnh Chăm Pa Sắc (2015), Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội giai đoạn (2015-2020), Viêng Chăn, Lào.
108. Ủy ban nhân dân tỉnh Chăm Pa Sắc (2015), Quy hoạch thu hút đầu tư
nước ngoài giai đoạn (2015-2020), Tỉnh Chăm Pa Sắc.
161
109. Ủy ban nhân dân tỉnh Chăm Pa Sắc (2017), Báo cáo tình hình kinh tế - xã
hội, năm 2017, kế hoạch 2018, Chăm Pa Sắc.
110. Uỷ ban Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Chăm Pa Sắc (2015), Kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh Chăm Pa Sắc 2015-2020 và tầm nhìn 2025, Tỉnh
Chăm Pa Sắc.
111. Ủy ban Kiểm tra nhà nước tỉnh Chăm Pa Sắc (2018), Báo cáo kết quả
công tác kiểm tra nhà nước năm 2018, và biện pháp công tác kiểm tra nhà
nước năm 2019, Tỉnh Chăm Pa Sắc.
112. Văn Xay Sen Nhot (2015), Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các
tỉnh miền núi phía Bắc ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Luận án tiến
sĩ, Hà Nội.
113. Văn phòng Chính phủ, Cơ quan quản lý đất đai quốc gia (2007), Bài Tổng
kết cuộc họp về đất đai toàn quốc gia lần thứ I, Viêng Chăn, Lào.
114. Văn phòng Chính phủ (2010), Nghị định số 236/TTg, ngày 07/05/2010 về
phê chuẩn và công bố sử dụng kế hoạch chiến lược phát triển lao động
giai đoạn năm 2011 đến năm 2020, Viêng Chăn, Lào.
115. Vi Lạ Vông But Đa Khăm (2011), Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
nhằm phát triển kinh tế - xã hội của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào,
Luận án tiến sĩ, Hà Nội.
116. Viêng Phon Kẹo Khun Sỉ (2009), Quản lý đầu tư trong lĩnh vực công
nghiệp mỏ ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Nxb Đại học Quốc gia Lào.
117. Nguyễn Tấn Vinh (2012), Đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị - Hành
chính, Hà Nội.
118. Wu Yarui (1999), Đầu tư trực tiếp nước ngoài và sự phát triển kinh tế ở
Trung Quốc, Trung Quốc.
119. Xay Xổm Phon Phôm Vi Hàn (2003), “Toàn cầu hóa và hội nhập của
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong nền kinh tế thế giới hiện nay”,
Tạp chí A Lun May, (103), tr.18-24.
162
120. Xỉ la Viêng kẹo (1996), “Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và ASEAN
những cơ hội, lợi ích và thách thức”, Tạp chí Tài chính Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào, (2), tr.10-15.
121. Xổm Xạ Ạt Un Xi Đa (2005), Hoàn thiện các giải pháp tài chính trong
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào
đến năm 2010, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.
122. Xụ Phăn Kẹo My Xay (2003), “Vài ý kiến về phát triển Cộng hòa Dân
chủ Nhân dân Lào trở thành được giao lưu trong khu vực”, Tạp chí A Lun
May, (104), tr.18-24.
123. Yaingqui và Annie Wei (2004), Đầu tư trực tiếp nước ngoài - nghiên cứu
ở sáu nước, Trung Quốc.
1.
163
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
GDP TRUNG BÌNH ĐẦU NGƯỜI GIAI ĐOẠN 2006 - 2018
Đơn vị tính: USD
Năm GDP / người
2006 445 USD/ người
2007 592 USD/ người
2008 730 USD/ người
2009 812 USD/ người
2010 925 USD/ người
2011 1.097 USD/ người
2012 1.290 USD/ người
2013 1.428 USD/ người
2014 1.731 USD/ người
2015 2.005 USD/ người
2016 2.285 USD/ người
2017 2.410 USD/ người
2018 2.587 USD/ người
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Chăm Pa Sắc giai đoạn
(2006-2018) [70, tr.5, 7, 9].
164
Phụ lục 2
TÌNH HÌNH THU HÚT FDI CỦA TỈNH CHĂM PA SẮC
GIAI ĐOẠN 2006-2018
Đơn vị tính: tỷ kíp
Năm Tổng số dự án Vốn pháp định
(tỷ kíp)
Vốn đầu tư thực
hiện (tỷ kíp)
2006-2010 144 12.733,92 8.924,87
2006 27 2.122,32 -
2007 29 2.464,74 -
2008 32 3.104,51 -
2009 27 2.387,67 -
2010 29 2.654,68 -
2011-2015 208 18.826,28 13.432,89
2011 33 2.986,68 -
2012 39 3.434,38 -
2013 44 3.988,42 -
2014 43 3.961,92 -
2015 49 4.454,88 -
2016-2018 286 27.526,92 20.132,76
2016 89 8.000,48 -
2017 97 10.104,20 -
2018 100 9.422,24 -
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Chăm Pa Sắc giai đoạn (2006 -2018)
[74, tr.23, 26, 33]
165
Phụ lục 3
VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA TỈNH CHĂM PA SẮC THỜI KỲ 2006-2018
Đơn vị tính: Tỷ kíp
Năm Tổng vốn đầu
tư xã hội
Vốn rong
nước
Vốn nước
ngoài
Tỷ lệ Vốn
nước ngoài
2006-2010 18.394,48 8.994,97 9.399,51 51,09 %
2006 3.588,89 1.799,00 1.789.89 49,87 %
2007 3.622,24 1.733,56 1.888.68 52,14 %
2008 3.632,86 1.640,57 1.992.29 54,84 %
2009 3.799,42 2.051,54 1.747.88 46,00 %
2010 3.751,07 1.770,30 1.980,77 52,80%
2011-2015 25.238,23 10.192,54 15.045,69 59,62 %
2011 4.898,89 2.486,16 2.412,73 49,25%
2012 4.944.48 1.955,84 2.988,64 60,44%
2013 5.248,86 2.141,88 3.268,98 62,27%
2014 4.746,78 1.401.92 3.344,86 70,46%
2015 5.399,22 2.368,74 3.030,48 56,12%
2016-2018 39.272,58 11.745,66 27.526,92 70,09 %
2016 11.987,66 2.907,28 9.080,38 75,74%
2017 12.940,28 3.627,63 9.312,65 71,96%
2018 14.344,64 5.210,75 9.133,89 63,67%
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Chăm Pa Sắc giai đoạn 2006-2018 [74, tr.31].
166
Phụ lục 4
TỔNG THU NGÂN SÁCH TỈNH CHĂM PA SẮC VÀ ĐÓNG GÓP
CỦA KHU VỰC FDI GIAI ĐOẠN 2006-2018
Đơn vị tính: Tỷ kíp
Năm Tổng thu ngân
sách của Tỉnh
Đóng góp của FDI
cho ngân sách
Tỷ lệ đóng góp của
FDI vào ngân sách
2006-2010 2.939,45 323,33 10,99%
2006 568,76 62,99 11,07%
2007 577,33 63,67 11,02%
2008 589,56 65,12 11,04%
2009 598,87 64,89 10,83%
2010 604,93 66,66 11,01%
2011-2015 4.145,35 497,44 11,99%
2011 800,86 96,47 12,04%
2012 812,12 96,99 11,94%
2013 828,38 99,34 11,99%
2014 834,45 104,58 12,53%
2015 869,54 100,06 11,50%
2016-2018 4.475,13 581,76 12,99%
2016 1.388,64 178,68 12,86%
2017 1.499,20 198,79 13,25%
2018 1.587,29 204,21 12,86%
Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Chăm Pa Sắc giai đoạn 2006-2018 [85, tr.12].
167
Phụ lục 5
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP VÀ TỶ LỆ ĐÓNG GÓP
CỦA FDI VÀO GDP GIAI ĐOẠN 2006-2018
Năm Tốc độ tăng trưởng
GDP (%)
Tỷ lệ đóng góp
vào GDP (%)
2006 9,1% 0,89%
2007 8,4% 0,87%
2008 9,5% 1,03%
2009 8,6% 0,91%
2010 10,1% 0,92%
2011 11,2% 0,94%
2012 9,7% 0,88%
2013 11,3% 1,09%
2014 9,3% 0,99%
2015 7,9% 0,89%
2016 8,1% 1,13%
2017 8,2% 1,09%
2018 7,8% 0,82%
Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Chăm Pa Sắc giai đoạn 2006-2018 [85, tr.8].
168
Phụ lục 6
TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐỒNG TIỀN KÍP
NĂM (2006 - 2019)
Đơn vị: Kíp Lào
Đô la Mỹ (USD) Việt Nam đồng (VND)
Năm
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
2006 9.682 9.684 0,611 0,618
2007 9.222 9.224 0,582 0,589
2008 8.761 8.763 0,529 0,536
2009 8.516 8.518 0,472 0,479
2010 8.320 8.322 0,426 0,433
2011 8.043 8.045 0,391 0,398
2012 8.021 8.023 0,382 0,389
2013 8.033 8.035 0,379 0,386
2014 8.078 8.080 0,381 0,388
2015 8.129 8.131 0,359 0,366
2016 8.167 8.169 0,359 0,366
2017 8.275 8.277 0,366 0,373
2018 8.536 8.538 0,369 0,376
2019 8.866 8.868 0,371 0,378
Nguồn: Ngân hàng Trung ương Lào (2006 - 2019)
169
Phụ lục 7
BẢN ĐỒ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
170
Phụ lục 8
BẢN ĐỒ TỈNH CHĂMPASẮC