VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THÁI HOÀNG
DẤU ẤN CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN SINH
TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
HÀ NỘI - 2016
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THÁI HOÀNG
DẤU ẤN CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN SINH
TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số : 62 22 01 21
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN BÍCH THU
HÀ NỘ
168 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 742 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Luận án Dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh trong văn xuôi Việt Nam đương đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỘI - 2016
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
các số liệu nêu trong luận án là trung thực, những kết luận khoa
học của luận án chưa từng được công bố trong bất kì công trình
nào khác.
Tác giả luận án
Nguyễn Thái Hoàng
iv
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 4
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án ................................................................. 5
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án ................................................................. 5
7. Cơ cấu của luận án .................................................................................................. 5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................... 6
1.1. Tình hình nghiên cứu chủ nghĩa hiện sinh trong văn học đô thị miền Nam
Việt Nam trước 1975 .................................................................................................. 6
1.2. Tình hình nghiên cứu chủ nghĩa hiện sinh trong văn xuôi Việt Nam đương đại ... 10
CHƯƠNG 2. KHÁI LƯỢC VỀ TRIẾT HỌC HIỆN SINH VÀ VĂN HỌC
HIỆN SINH .................................................................................................................. 20
2.1. Khái lược về triết học hiện sinh ......................................................................... 20
2.2. Khái lược về văn học hiện sinh ......................................................................... 35
CHƯƠNG 3. NHÂN VẬT MANG TÂM THỨC HIỆN SINH TRONG VĂN
XUÔI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI ............................................................................... 57
3.1. Nhân vật vong thân và bóng dáng tha nhân ...................................................... 57
3.2. Nhân vật cô đơn ................................................................................................. 65
3.3. Nhân vật dấn thân .............................................................................................. 72
3.4. Nhân vật bản năng ............................................................................................. 77
3.5. Nhân vật mang ám ảnh về cái chết .................................................................... 95
CHƯƠNG 4. PHƯƠNG THỨC HUYỀN THOẠI HÓA KHÔNG GIAN, THỜI
GIAN THỂ HIỆN TÂM THỨC HIỆN SINH TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM
ĐƯƠNG ĐẠI .............................................................................................................. 101
4.1. Phương thức huyền thoại và văn học hiện sinh .................................................. 101
4.2. Phương thức huyền thoại hóa không gian, thời gian ....................................... 104
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................................. 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO - PHỤ LỤC ................................................................... 152
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1. Đầu thế kỉ XX, triết học nhân sinh xuất hiện và nhanh chóng chiếm ưu thế
khi triết học tự nhiên bị đả phá. Chủ nghĩa hiện sinh ra đời trực tiếp từ trào lưu tiêu
biểu của triết học nhân sinh là hiện tượng học của Edmund Husserl, chính nó đã
“cung cấp cho chủ nghĩa hiện sinh một lí thuyết để trở thành triết học” [32, tr.55].
Tồn tại cùng các trào lưu triết học nhân bản phi duy lí khác, chủ nghĩa hiện sinh trở
thành trào lưu văn hóa lớn của phương Tây và nhân loại thế kỷ XX, có tác động sâu
rộng trên nhiều lĩnh vực và ở nhiều quốc gia. Xuất hiện trong bối cảnh khủng hoảng
và đổ vỡ, những quan điểm có ý nghĩa nhân văn của chủ nghĩa hiện sinh đã gây chấn
động cả nhân loại vốn thường trực nỗi âu lo. Bắt đầu với triết học hiện sinh, đối
tượng chung về thân phận con người đã dẫn trào lưu triết học này đi thẳng vào văn
học hình thành nên trào lưu văn học hiện sinh ở Châu Âu (trước hết ở Pháp) và
nhanh chóng lan rộng đến nhiều nước trên thế giới với đội ngũ các triết gia đồng thời
là các nhà văn hiện sinh. Dù giai đoạn thịnh vượng đã trôi qua từ những năm 50, 60
của thế kỷ XX nhưng đến nay những tư tưởng chủ yếu của triết học hiện sinh, văn
học hiện sinh vẫn tiếp tục âm vang trong khoa học nhân văn, triết học, khoa học xã
hội nhiều nước.
Từ năm 1968, Giáo sư Trần Thái Đỉnh đã mở đầu cuốn sách bàn về chủ nghĩa
hiện sinh của mình với nỗi băn khoăn: “Tôi sợ đó là câu truyện quá nhàm” [42, tr.9],
tuy nhiên cho đến nay, với tầm quan trọng, sự ảnh hưởng và sức hấp dẫn lớn lao
không chỉ giới hạn ở tầng lớp trí thức, chủ nghĩa hiện sinh vẫn xứng đáng được quan
tâm trong thời đại mà vấn đề con người, thân phận, sự sống và cái chết của con
người vẫn là nỗi day dứt, ám ảnh mang tính toàn cầu.
2. Ở Việt Nam, cùng với cuộc xâm lăng ồ ạt của văn hoá phương Tây (đặc biệt
là văn hoá Mỹ), văn học đô thị miền Nam 1954 - 1975 chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của
chủ nghĩa hiện sinh trên nhiều mặt, từ lí luận phê bình đến sáng tác tạo nên một đời
sống văn học phức tạp, hấp dẫn và sôi động.
Sau một thời gian đứt quãng, từ những năm 80, đặc biệt từ sau năm 1986, trong
văn xuôi Việt Nam xuất hiện nhiều khuynh hướng, trong đó có chủ nghĩa hiện sinh.
Dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh được tìm thấy trong sáng tác của nhiều nhà văn như
Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Việt Hà, Tạ Duy
Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Danh Lam, Thuận, Đoàn Minh Phượng Những ám ảnh,
2
day dứt, lo âu về hiện tồn trong thời đại tưởng chừng thấu đạt tới đỉnh cao của sự văn
minh, bình ổn đã quay trở lại (dù nguyên nhân, tính chất khác trước), tiếp tục truy vấn
người cầm bút. Dù không tạo nên trào lưu văn học như ở các nước khác song những
biểu hiện đó cũng góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú trong cảm quan và lối viết
của các nhà văn Việt Nam đương đại, cho thấy sự tiếp biến của văn học Việt Nam nói
chung và văn xuôi Việt Nam nói riêng đối với một hiện tượng lớn của văn hóa, văn học
thế giới.
Tuy nhiên, khi nhắc đến chủ nghĩa hiện sinh nhiều người vẫn ngại ngần bởi
định kiến về một học thuyết bi quan yếm thế và một lối sống đồi trụy, phóng túng.
Song, nói như Gordon E. Bigelow: “Một trong những điểm lôi cuốn, và cũng là một
trong những điều nguy hiểm, của các đề tài hiện sinh là: mỗi khi người ta bắt đầu tìm
kiếm chúng, thì chúng có mặt khắp mọi nơi. Nhưng nếu anh ta áp dụng chúng một
cách dè dặt và hạn chế, thì lại phát giác ra rằng chúng soi sáng phần lớn nền văn
chương đương đại, và đôi khi nền văn chương của quá khứ nữa” [15]. Bởi vậy, tiếp
cận văn xuôi Việt Nam đương đại từ góc nhìn của chủ nghĩa hiện sinh sẽ giúp khám
phá những đặc điểm và giá trị mới cũng như những giới hạn không thể tránh khỏi
trong bối cảnh không còn có thể phủ nhận sự có mặt của chúng.
Việc tìm hiểu dấu ấn chủ nghĩa hiện sinh trong văn xuôi Việt Nam đương đại
góp phần mang lại cái nhìn đúng đắn, khoa học, khách quan đối với triết thuyết hiện
sinh, văn học hiện sinh.
Xuất phát từ thực tiễn đó, việc nghiên cứu dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh trong văn
xuôi Việt Nam đương đại là việc làm vừa có ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu và nhận diện dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh trong văn xuôi Việt Nam
đương đại, trên cơ sở đó ghi nhận những nỗ lực cách tân của nhà văn trong ngữ cảnh
đổi mới và hội nhập văn hóa, văn học hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thứ nhất, xác định những nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự xuất hiện các yếu tố
của chủ nghĩa hiện sinh trong văn xuôi Việt Nam đương đại.
- Thứ hai, chỉ ra những yếu tố căn bản của tinh thần hiện sinh thể hiện trong
văn xuôi Việt Nam đương đại.
- Thứ ba, làm rõ phương thức nghệ thuật được các nhà văn Việt Nam đương
3
đại sử dụng để chuyển tải tinh thần hiện sinh.
- Thứ tư, trong chừng mực nhất định, luận án đánh giá hiệu ứng thẩm mĩ của
các yếu tố hiện sinh cũng như cách thể hiện các yếu tố đó trong các tác phẩm văn
xuôi Việt Nam đương đại.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài này, đối tượng nghiên cứu khá rộng, tuy nhiên, do khuôn khổ của
luận án, chúng tôi giới hạn ở những phương diện chủ yếu là nhân vật và phương thức
huyền thoại hóa. Qua nghiên cứu các kiểu nhân vật luận án sẽ cho thấy những nội
dung cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh về vấn đề hiện hữu của con người. Về phương
thức huyền thoại hóa, chúng tôi tập trung nghiên cứu cách các nhà văn Việt Nam
đương đại sử dụng phương thức này trong xây dựng không gian, thời gian nhằm thể
hiện tinh thần hiện sinh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Với mục đích tìm hiểu dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh trong văn xuôi Việt Nam
đương đại, chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận án là những tiểu thuyết,
truyện ngắn từ 1986 đến nay mà chúng tôi cho rằng có thể tìm thấy những yếu tố của
trào lưu này, trong đó chủ yếu tập trung vào thể loại tiểu thuyết, thể loại chúng tôi
thấy rằng tinh thần hiện sinh thể hiện đậm nét hơn cả. Về truyện ngắn, chúng tôi chỉ
đề cập đến truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài.
- Bảo Ninh: Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh
- Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
- Tiểu thuyết Thiên sứ và truyện ngắn của Phạm Thị Hoài
- Tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương: Thoạt kỳ thủy, Những đứa trẻ chết già,
Trí nhớ suy tàn, Người đi vắng, Ngồi, Mình và họ.
- Tiểu thuyết của Thuận: Chinatown, Paris 11 tháng 8, T mất tích.
- Tiểu thuyết của Đoàn Minh Phượng: Và khi tro bụi
- Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam: Giữa vòng vây trần gian, Giữa dòng chảy
lạc, Cuộc đời ngoài cửa.
- Truyện ngắn và tiểu thuyết của Tạ Duy Anh: Đi tìm nhân vật, Thiên thần sám
hối, Chảy qua bóng tối.
- Mạc Can: Tiểu thuyết Tấm ván phóng dao
- Tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú: Nháp, Phiên bản, Kín, Hoang tâm
4
- Tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà: Khải huyền muộn, Cơ hội của chúa, Ba
ngôi của người
- Nguyễn Ngọc Tư: Tiểu thuyết Sông
- Tiểu thuyết của Đỗ Phấn: Vắng mặt, Rừng người, Gần như là sống
- Trần Nhã Thụy: Tiểu thuyết Sự trở lại của vết xước
- Tiểu thuyết của Vũ Đình Giang: Song song, Bờ xám
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận án dựa trên nền tảng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử của triết học Mác – Lênin để tìm hiểu sự vận động của một học thuyết triết
học, một trào lưu văn học; cũng như mối quan hệ biện chứng của nhiều yếu tố dẫn
tới sự xuất hiện của một hiện tượng văn học. Luận án cũng vận dụng các lí thuyết
nghiên cứu văn học trên thế giới như thi pháp học, tự sự học để tìm hiểu vấn đề có
hiệu quả.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp loại hình
Phương pháp loại hình là phương pháp được xây dựng trên cơ sở một nguyên
tắc về tính cộng đồng của các hiện tượng khác nhau. Phương pháp này được sử dụng
trong luận án ở hai phương diện:
- Giúp người nghiên cứu xác định những nguyên tắc, chủ đề của chủ nghĩa hiện
sinh thể hiện trong một loạt các tác phẩm văn xuôi Việt Nam đương đại, từ đó có cái
nhìn bao quát và khẳng định sự tồn tại của một khuynh hướng sáng tạo trong văn
xuôi Việt Nam đương đại.
- Giúp người nghiên cứu bao quát các tác phẩm văn xuôi (loại hình tự sự) trên
phương diện nghệ thuật tự sự: không gian, thời gian
4.2.2. Phương pháp tiếp cận thi pháp học
Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận thi pháp học khi nghiên cứu các phương
tiện nghệ thuật với đặc điểm cơ bản của nó là không gian nghệ thuật, thời gian nghệ
thuật, tác động qua lại của hai khái niệm này tạo nên phương thức biểu hiện mang
dấu ấn hiện sinh trong văn xuôi Việt Nam đương đại.
4.2.3. Phương pháp tiếp cận tự sự học
Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận tự sự học để nghiên cứu cách các nhà
văn Việt Nam đương đại xây dựng thời gian nhằm thể hiện tâm thức hiện sinh.
5
4.2.4. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh văn học được sử dụng nhằm mục đích chỉ ra điểm tương
đồng và khác biệt giữa biểu hiện của chủ nghĩa hiện sinh trong văn xuôi Việt Nam
đương đại với văn học đô thị miền Nam trước 1975 cũng như văn học các nước trong
khu vực và trên thế giới.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Nhận diện văn xuôi Việt Nam đương đại một cách có hệ thống, chuyên sâu dưới
góc nhìn của chủ nghĩa hiện sinh, luận án bổ sung một hướng nghiên cứu về văn xuôi
Việt Nam giai đoạn này, cho thấy sự đổi mới của văn xuôi đương đại Việt Nam trên quá
trình hiện đại hóa thể loại để hòa nhập vào quỹ đạo của văn học thế giới.
- Luận án góp phần mang lại cái nhìn đúng đắn, khoa học, khách quan đối với
triết thuyết hiện sinh, văn học hiện sinh.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
Là công trình chuyên biệt đầu tiên nghiên cứu về dấu ấn của chủ nghĩa hiện
sinh trong văn xuôi Việt Nam đương đại, sau khi hoàn thành, luận án sẽ là tài liệu
tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy văn học Việt Nam.
Ngoài ra, trên cơ sở những so sánh, đối chiếu luận án còn bổ sung vào lí luận
về giao lưu, tiếp nhận văn học - một vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh hội
nhập ngày nay.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần Nội dung luận án
gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Khái lược về triết học hiện sinh và văn học hiện sinh
Chương 3: Nhân vật mang tâm thức hiện sinh trong văn xuôi Việt Nam đương đại
Chương 4: Phương thức huyền thoại hóa không gian, thời gian thể hiện tâm
thức hiện sinh trong văn xuôi Việt Nam đương đại
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu chủ nghĩa hiện sinh trong văn học đô thị miền Nam
Việt Nam trước 1975
“Để chọn một lý thuyết triết học và mỹ học được du nhập và có ảnh hưởng rộng
rãi nhất trong lý luận và sáng tác văn học ở miền Nam Việt Nam những năm 1954 -
1975, có lẽ nhiều người sẽ không ngần ngại chọn chủ nghĩa hiện sinh” [106, tr.91].
Những bài viết giới thiệu về chủ nghĩa hiện sinh của các giáo sư triết học giảng dạy tại
trường Đại học Văn khoa Sài Gòn lúc bấy giờ như Trần Thái Đỉnh, Lê Tôn Nghiêm,
Lê Thành Trị, Nguyễn Văn Trung là nhịp cầu chính dẫn chủ nghĩa hiện sinh đến với
giới trí thức và những người sáng tác ở miền Nam trong những ngày tháng sục sôi và
phức tạp ấy. Các công trình triết học và sáng tác văn học của F. Nietzsche, K. Jaspers,
M. Heidegger, J. P. Sartre, A. Camus, Simon de Beauvoir, F. Sagan được dịch thuật
và đăng tải rầm rộ trên nhiều tờ báo và tạp chí đương thời (Tạp chí Văn, Bách Khoa,
Khởi Hành, Tin Sách, Tư Tưởng, Sáng Tạo, Trình Bày).
Đối với sự hiện diện của chủ nghĩa hiện sinh trong văn học đô thị miền Nam trước
1975, tính chất phức tạp có thể nhìn thấy ở tình hình nghiên cứu bộ phận văn học này.
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trước năm 1975
Giới nghiên cứu phê bình miền Nam như Tạ Tỵ, Huỳnh Phan Anh, Cô Phương
Thảo, Đặng Tiến, Lê Phương Chi, Nguyễn Nguyễn. trong các chuyên luận phê
bình, bài viết điểm sách, giới thiệu sách đánh giá cao những tác phẩm viết về thảm
kịch đời sống tầm thường, buồn nôn, về thân phận con người trong xã hội loạn li
luôn bị đe dọa của các tác giả như Duyên Anh, Nguyễn Thị Hoàng, Nhã Ca, Thanh
Tâm Tuyền, Dương Nghiễm Mậu, Nhật Tiến, Nguyễn Đình Toàn
Huỳnh Phan Anh trong chuyên luận Duyên Anh tuổi trẻ, mộng và thực cho rằng
tác phẩm của Duyên Anh là tiếng nói của thân phận con người, của tuổi trẻ đầy mộng
ước. Trong Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay, các nhà văn như Tuý Hồng, Nguyễn
Thị Thuỵ Vũ, Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Đình Toàn, Thế Uyên, Nhật Tiến đều
được tác giả Tạ Tỵ đánh giá cao và trân trọng ở sự trăn trở, xót thương cho sự bất lực
của con người. Với Nhật Tiến, Tạ Tỵ cho rằng: “Cũng mang tâm trạng kẻ lưu đày bất
đắc dĩ giữa thực tại, qua hình ảnh gã nông dân Lỗ Ma Ni trong tác phẩm Giờ thứ hai
mươi lăm của Gheorghiu, Nhật Tiến bị ám ảnh, giãy giụa trong mỗi suy nghĩ về thân
phận con người trước cường lực, trước bất hạnh. Nhà văn cố gắng chống lại cái giờ
thứ hai mươi lăm đó, bằng cách níu lại chút tình người, giữa cơn phá sản tinh thần,
7
chẳng những do chiến tranh, còn do sự ngờ vực, đày đọa lẫn nhau, trong một thế giới
đang đi dần vào tuyệt vọng!”. Với Thế Uyên - “nhà văn trẻ đã vào đời bằng một
thái độ”, Tạ Tỵ cũng có cái nhìn trân trọng đó về một nhà văn có tài và đã dùng tác
phẩm của mình để thể hiện “những gì nghĩ về thế hệ mình, về xã hội, mà đích thực,
để xác định một vị trí và chiều hướng sáng tạo được ấn định rõ ràng trong tâm thức”,
những “nỗi bỏng cháy, giãy giụa của thân phận làm người”. Quan niệm bi đát và thái
độ sống của Dương Nghiễm Mậu được Tạ Tỵ chỉ ra là chịu ảnh hưởng của thời cuộc
và tư tưởng phương Tây với Sartre và Camus khi “đặt ra vấn đề thân phận con người,
nhất là tuổi trẻ” [143].
Những vấn đề về thân phận con người được nhìn nhận trong các bài viết đó đã
thừa nhận sự có mặt của chủ nghĩa hiện sinh trong văn học đô thị miền Nam trước 1975.
Không xem chủ nghĩa hiện sinh như hệ thống tư tưởng phù hợp với đời sống
tinh thần con người trong thời đại rối ren và bi đát, nhiều nhà nghiên cứu như: Thạch
Phương (Khuynh hướng chống cộng, mũi xung kích của văn học thực dân mới), Trần
Hiếu Minh (Suy nghĩ bước đầu về nền văn nghệ trên một nửa đất nước: Văn nghệ
miền Nam), Trường Lưu (Mấy nét về khuynh hướng đồi truỵ trong văn học miền
Nam vùng tạm bị chiếm), Phạm Văn Sĩ (Văn học giải phóng miền Nam 1954 -
1970) đã phê phán gay gắt hiện tượng này, xem đó là một thứ lai căng, sa đọa, đồi
truỵ, biến bộ phận văn học này thành một nền văn nghệ nô dịch, một “hạng văn
chương huỷ hoại con người” [102, tr.197]. Tác phẩm của Chu Tử (Loạn, Yêu),
Nguyễn Thị Hoàng (Vòng tay học trò)... bị lên án là những tác phẩm dễ dãi, dung
tục, đồi trụy, mang những ảnh hưởng của văn chương suy đồi phương Tây (Phạm
Văn Sỹ - Những nọc độc văn chương suy đồi phương Tây trong tiểu thuyết Yêu của
Chu Tử; Vòng tay học trò - một cuốn truyện cần được phê phán nghiêm khắc; Lê
Phương Chi - Loạn của Chu Tử ... ).
Như vậy, với lí do không có giá trị tích cực đối với đời sống con người, với
cuộc kháng chiến của dân tộc, một thời kì văn học đô thị miền Nam bị phủ nhận hầu
như hoàn toàn.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu sau năm 1975 đến nay
Sau năm 1975 không còn xuất hiện nhiều bài nghiên cứu về văn học hiện sinh
miền Nam như giai đoạn trước. Ở giai đoạn từ năm 1975 đến 1986, trong các công
trình, bài viết về khuynh hướng văn học này như Cuộc xâm lăng về văn hóa tư tưởng
của đế quốc Mĩ tại miền Nam Việt Nam (Lữ Phương), Phê phán văn học hiện sinh
chủ nghĩa (Đỗ Đức Hiểu), đứng trên lập trường chính trị, các tác giả đã phủ nhận
8
chủ nghĩa hiện sinh và xem “văn học hiện sinh chủ nghĩa phương Tây là một văn học
suy đồi, sai lầm về cơ bản”, còn “cái gọi là “văn học hiện sinh chủ nghĩa Sài Gòn”,
thì theo Đỗ Đức Hiểu, “những lời tuyên bố ồn ào “theo phương pháp hiện tượng
luận” để “trở về với chính sự vật”, “nỗi cô đơn của những thiên tài, “cái nhìn” kiểu
Xactơrơ, “tự do của người khác huỷ diệt tự do của tôi”, rồi những “cô đơn tuyệt đối”,
sự “lưu đày” và “thế giới im lặng khủng khiếp” [58, tr.253-256] đều chỉ là một sự
“bắt chước”, một thứ mốt, là “cái áo khoác bên ngoài” của “thứ “văn học” chống
cộng bẩn thỉu”. Từ đó, khẳng định: “cần phê phán nghiêm khắc cái gọi là văn học
hiện sinh Sài Gòn” và “vấn đề cần kết luận ở đây là phải khẳng định tính chất phản
động của bộ phận “văn học” tự nhận là “hiện sinh” này” [58, tr.258].
Đến sau 1986, với độ lùi thời gian cần có, bộ phận văn học này được đánh giá,
nhìn nhận lại một cách khách quan và công bằng hơn. Trong cuốn Về tư tưởng và
văn học hiện đại phương Tây, tác giả Phạm Văn Sỹ thể hiện sự am hiểu về chủ nghĩa
hiện sinh và khá khách quan khi nhận xét: “Trong văn học hiện sinh ở Sài Gòn,
những khái niệm và luận đề về từ chối và chấp nhận, về hư vô và tự do, về nổi loạn,
về dấn thân đều mang tính chất chống duy lí như trong văn học hiện sinh chủ nghĩa
phương Tây. Tuy nhiên văn học hiện sinh ở Sài Gòn ít khi có cái vẻ cao đạo, cái
dáng siêu thoát như đã có trong một số truyện ở phương Tây, cũng ít khi có những
băn khoăn day dứt về thân phận con người như trí thức Châu Âu” [112, tr.361].
Nguyễn Tiến Dũng (Chủ nghĩa hiện sinh: Lịch sử, sự hiện diện ở Việt Nam)
sau khi chỉ ra biểu hiện của chủ nghĩa hiện sinh trong sáng tác của Thanh Tâm
Tuyền, Nguyễn Thị Hoàng, Duyên Anh (và cả lối sống của thanh niên, trí thức Sài
Gòn) đã đi đến kết luận: “Cuối cùng, thì chủ nghĩa hiện sinh ở Sài Gòn nó vẫn là nó.
Đó là một chủ nghĩa hiện sinh bi quan đến cùng cực mà thôi”, “Chủ nghĩa hiện sinh
ở Sài Gòn hơn ở đâu hết chỉ thể hiện một chủ nghĩa bi quan đến đen tối, sự tuyệt
vọng và “một niềm cô độc là thường trực vĩnh viễn” mà cái chết là điểm kết thúc”
[32, tr.152-153] và “Không phải ngày nay chúng ta mới thấy những độc hại của văn
học hiện sinh ở Sài Gòn”, đó chỉ là “hiện thân của chủ nghĩa duy lí trong cuộc trấn
áp tinh thần đối với nhân dân ta” [32, tr.160].
Bên cạnh việc chỉ ra những hạn chế, nhiều tác giả cũng ghi nhận sự đóng góp
của bộ phận văn học này trong nền văn học dân tộc. Huỳnh Như Phương trong bài
viết Chủ nghĩa hiện sinh ở miền Nam Việt Nam 1954-1975 (trên bình diện lý thuyết)
khẳng định sự ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh trên bình diện sáng tác văn học
một cách tích cực: “Chủ nghĩa hiện sinh đã đem lại cho văn học miền Nam những
thay đổi đáng kể, với quan niệm nghệ thuật về con người cô đơn trong một thế giới
9
phi lý, với ngôn ngữ và kỹ thuật mô tả hiện tượng luận” [106, tr.99]. Những quan
điểm phê phán mà tác giả đưa ra mang tính học thuật, khách quan và thấu đáo.
Bỏ qua tâm lí e ngại, một số luận văn, luận án đã mạnh dạn tìm lại, đánh giá lại
văn học đô thị miền Nam. Tiêu biểu như luận án Khảo sát sự du nhập của phân tâm
học và chủ nghĩa hiện sinh vào văn học đô thị miền Nam trước 1975 của Nguyễn
Phúc, Vấn đề thân phận con người trong tiểu thuyết đô thị miền Nam 1954 - 1975
của Nguyễn Thị Việt Nga. Trong luận án, tác giả Nguyễn Phúc cho rằng việc ảnh
hưởng phân tâm học và chủ nghĩa hiện sinh vào văn học đô thị miền Nam là một
bước phát triển cần ghi nhận, là một sự tìm tòi trong sáng tác ở các đô thị miền Nam
Việt Nam. Tác giả Nguyễn Thị Việt Nga chỉ ra: “Giá trị mà tiểu thuyết đô thị miền
Nam mang lại về mặt tác động khách quan là tiếng nói bất bình của con người trước
xã hội hiện tại, bất bình với chiến tranh” bởi “những cảm giác bất an, nỗi lo âu, sợ
hãi của con người trước chết chóc do chiến tranh gây ra, những cảnh đời bất hạnh và
nỗi khổ trong cuộc sống tù túng; những ngang trái, giả dối, phi lí diễn ra trong xã hội
qua các tác phẩm tiểu thuyết đô thị miền Nam ít nhiều phản ánh xã hội đương thời,
qua đó, mang đến cho người đọc thái độ không thể dung hòa” [90, tr.179]. Bên cạnh
đó, tiểu thuyết đô thị miền Nam trước 1975 cũng có những đóng góp nhất định về mặt
thi pháp: sự cách tân về ngôn ngữ, cảm nhận trực giác và ngôn ngữ theo dòng ý thức,
chất triết lí và giọng điệu đa thanh; sử dụng phương pháp miêu tả hiện tượng luận
trong miêu tả nhân vật làm cho “tiểu thuyết đô thị miền Nam 1954 - 1975 có một
diện mạo riêng, góp phần vào việc phát triển thể loại tiểu thuyết trong nền văn học
Việt Nam hiện đại” [90, tr.180].
Như vậy, qua các công trình nghiên cứu trên có thể thấy ở phương diện sáng tác
văn học, tác động của chủ nghĩa hiện sinh thể hiện trước hết ở sự thay đổi quan niệm
về con người - con người cô đơn, lạc loài trong đời sống bi thảm, phi lí gợi lên những
suy nghĩ, trăn trở về thân phận và hành động trong hoàn cảnh đặc biệt của đất nước;
ngoài ra kĩ thuật mô tả hiện tượng luận cũng là đóng góp quan trọng của chủ nghĩa
hiện sinh đối với văn học đô thị miền Nam nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói
chung.
Mặt khác, dưới sự ảnh hưởng của trào lưu này, không hẳn không có lí khi văn
học đô thị miền Nam trước 1975 chịu sự phê phán quyết liệt từ giới phê bình bởi
khuynh hướng cổ xuý lối sống chìm đắm trong cô đơn, bất lực, tuyệt vọng, thờ ơ
trước thời cuộc, liều thân phó mặc trong truỵ lạc, buông thả thay vì hướng con người
vào cuộc chiến chống phi lí.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về văn học hiện sinh ở miền Nam Việt
10
Nam đa số được viết trước đổi mới, tiếp cận chủ yếu trên bình diện nội dung tư
tưởng. Sau 1986, các công trình, bài viết đánh giá về biểu hiện của chủ nghĩa hiện
sinh trong văn học đô thị miền Nam, thay vì đứng trên lập trường chính trị, phê bình
xã hội học, đã đứng trên lập trường thẩm mĩ, nghệ thuật để mang đến cái nhìn cởi
mở, khách quan, toàn diện hơn về bộ phận văn học này.
1.2. Tình hình nghiên cứu chủ nghĩa hiện sinh trong văn xuôi Việt Nam đương đại
1.2.1. Những tài liệu khẳng định sự ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh trong văn
xuôi Việt Nam đương đại
Trong không khí sáng tác và phê bình dân chủ, cởi mở, giới nghiên cứu đã tiếp
cận các hiện tượng văn học Việt Nam đương đại và nhận ra sự thâm nhập của nhiều
trào lưu văn học hiện đại, hậu hiện đại, trong đó có sự xuất hiện trở lại của chủ nghĩa
hiện sinh. Qua khảo sát có thể thấy bắt đầu từ khảo luận Văn học phi lí của Nguyễn
Văn Dân (1997), dù phủ nhận giá trị thẩm mĩ song đã đề cập đến dấu ấn của văn học
hiện sinh trong văn học Việt Nam. Từ thời điểm đầu thế kỉ XX, càng về sau khuynh
hướng nghiên cứu này càng được chú ý, ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu thừa
nhận sự có mặt của chủ nghĩa hiện sinh trong các sáng tác văn chương đương đại nói
chung và văn xuôi nói riêng, như Nguyễn Tiến Dũng trong cuốn Chủ nghĩa hiện
sinh, lịch sử, sự hiện diện ở Việt Nam, Thái Phan Vàng Anh trong các bài viết Con
người hiện sinh trong tiểu thuyết Việt Nam mười năm đầu thế kỉ XXI, Các khuynh
hướng tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI và Khuynh hướng hiện sinh trong tiểu
thuyết Việt Nam sau 1986,
Nguyễn Thành Thi trong Ám ảnh hiện sinh trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp,
Đoàn Ánh Dương trong Lối viết tiểu thuyết Việt Nam trong bối cảnh hội nhập (Qua
trường hợp Tạ Duy Anh)
1.2.1.1. Nhóm tài liệu mang tính chất khái quát diện mạo văn học
Nhóm tài liệu này bao gồm những bài viết mang tính khái quát về văn xuôi
Việt Nam từ sau 1986 đến nay, trong đó các tác giả cho rằng đã có sự xuất hiện trở
lại của chủ nghĩa hiện sinh trong văn xuôi Việt Nam với những mức độ đậm nhạt
khác nhau.
Nguyễn Văn Dân trong khảo luận Văn học phi lí nhận định rằng trong nền văn
học Việt Nam hiện đại, “chúng ta thấy trong tác phẩm của Phạm Thị Hoài có bóng
dáng của Kafka và của Camus khá rõ nét” [27, tr.110] ở khía cạnh nghệ thuật và
khung cảnh tự sự (ví dụ chủ đề “mê cung”). Đó là sự giống nhau về tình trạng tha
hóa của nhân vật (khước từ “lối sống bầy đàn”, trở thành những “kẻ xa lạ” trong xã
hội, tạo nên một thế giới phi lí siêu thực). Ngoài ra, tiểu thuyết Cơ hội của Chúa của
11
Nguyễn Việt Hà cũng có vẻ “mang hơi hướng của loại văn học phi lí” [27, tr.114] ở
chủ nghĩa hư vô, trốn tránh sự đời, xa lạ với cuộc sống. Tuy nhiên, theo tác giả, đó
chỉ là “sự bắt chước bằng cách “cấy ghép” khập khiễng, xộc xệch”, chưa đủ sức
thuyết phục và do đó “kém hiệu quả thẩm mĩ”. Song đó cũng là những nỗ lực rất
đáng khích lệ bởi “ý thức tiến hành những cuộc thể nghiệm để tạo ra những mô hình
mới cho tiểu thuyết” [27, tr.118] của hai nhà văn này. Trần Thị Thục trong bài viết
Trào lưu hiện sinh chủ nghĩa trong văn học hiện đại Nhật Bản và Việt Nam dưới góc
nhìn so sánh trong khi khẳng định dù không trở thành trào lưu văn học hiện sinh
mạnh mẽ và phổ biến song chủ nghĩa hiện sinh Nhật Bản vẫn tồn tại và đạt được
những thành tựu nổi bật ở một số tác giả thì với văn học Việt Nam, tác giả cho rằng
văn học hiện sinh Việt Nam không phát triển mạnh và “không có tên tuổi nhà văn
nào nổi trội, tiêu biểu cho khuynh hướng văn chương này” [128], tuy nhiên có thể
tìm thấy âm hưởng hiện sinh đậm nhạt khác nhau trong sáng tác của Nguyễn Huy
Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Tạ
Duy Anh Trong đó, theo tác giả, trong văn học Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn
Huy Thiệp “đã đề cập sâu sắc đến những vấn đề về thân phận con người, liên quan
đến chủ nghĩa hiện sinh”. Đó là “những con người bất ổn, luôn luôn di động, đi tìm
tự do, đi tìm cái đẹp, đi tìm bản thân”; là những con người cô đơn, bơ vơ, không thể
hoà nhập với cuộc sống hiện đại. Với Phạm Thị Hoài, tác giả Trần Thị Thục cho
rằng dấu ấn hiện sinh cũng xuất hiện trong tác phẩm của nhà văn cá tính này “nhưng
không được đậm nét” [128].
Bên cạnh quan điểm trên, một số tác giả khác như Nguyễn Tiến Dũng, Thái
Phan Vàng Anh, Trần Thị Mai Nhi... đã dứt khoát khẳng định sự có mặt của chủ
nghĩa hiện sinh trong văn xuôi Việt Nam đương đại. Nguyễn Tiến Dũng trong cuốn
Chủ nghĩa hiện sinh, lịch sử,...t bằng câu châm ngôn khắc trên cửa đền Delphes: “Hãy tự biết mình”.
Con người là đối tượng đáng được quan tâm hơn cả, mọi tri thức có liên quan đến
bản chất và cuộc sống con người đều đáng được sở hữu và cần phải được tích lũy.
Tri thức về thế giới tự nhiên bên ngoài nếu không có ý nghĩa thiết thực đối với cuộc
sống con người, chỉ có tầm quan trọng thứ yếu. Tuy nhiên, lời kêu gọi tha thiết
không được đáp ứng, kể cả những học trò như Platon, Aristote. Hướng nghiên cứu
thế giới tự nhiên vẫn tiếp tục được say mê, con người chỉ được quan tâm với tư cách
là một phần của thế giới ấy. Các triết gia hiện sinh về sau đã phê phán kịch liệt triết
học cổ điển ở lập trường này để từ đó họ cho rằng triết học của họ là “một phản ứng
của con người chống lại sự thái quá của triết thuyết duy tâm và triết lí về vạn vật”, và
trên đường về với bản ngã tròn đầy họ “đả kích triết cổ điển đã quá lãng quên cuộc
sống con người để chú tâm vào triết lí về vạn vật và những sản phẩm của tinh thần”
[87, tr.9]. Song song với cuộc đả phá, các triết gia hiện sinh xây dựng nên một phong
trào triết học hướng đến một tinh thần khác trong sự nghiên cứu về con người.
Như vậy, từ thời Socrate đã manh nha ý thức hướng đến đời sống con người.
Đặc biệt, thời trung cổ, có thể nhìn thấy những vấn đề về tồn tại, về số phận con
người khá rõ trong các học thuyết tôn giáo, nhất là trong triết học thần học của Thánh
23
Augustin. Khi viết về đời sống con người, thánh Augustin đã đề cập đến nhiều khía
cạnh như tâm linh, lương tâm, ý nghĩa đời sống, cuộc sống tạm bợ của con người
trên trần thế (“Hư phù của hư phù, và tất cả là hư phù” [92, tr.238]) Đó là những
khơi mở có ảnh hưởng lớn đối với các triết gia hiện sinh về sau. Thậm chí trong cuốn
Triết học nhập môn, K. Jaspers cho rằng “các nhà tư tưởng ngày nay muốn mạo hiểm
vào những niềm sâu xa của con người hãy đi vào khai thác triết học của Thánh
Augustin, đó là những nguồn suối phong phú chưa hề bị tát cạn” [51, tr.97]. Blaise
Pascal, trong các tác phẩm triết học và văn học, nhất là tập Những điều suy nghĩ đã
cho thấy những băn khoăn siêu hình về thân phận con người. Cách nhìn về sự tồn tại
mong manh, phi lí đến rợn ngợp của con người trong đoạn văn sau của Pascal là điều
mà về sau người ta có thể nhìn thấy một lần nữa trong chủ nghĩa hiện sinh: “Khi tôi
xem xét cái khoảng khắc nhỏ bé của đời tôi chơi vơi trong cái vĩnh viễn trước kia và
sau này, xem xét cái không gian nhỏ bé mà tôi choán lấy và tôi nhìn thấy, chìm sâu
trong không khí vô tận của những không gian mà tôi không biết và nó không biết tôi
(thì) tôi hoảng hốt và ngạc nhiên thấy tại sao mình ở đây mà không phải ở nơi kia,
bởi vì không có lí do nào cắt nghĩa tại sao lại ở đây mà không ở nơi kia, tại sao bây
giờ mà không lúc khác. Ai đặt tôi vào đây? Do mệnh lệnh và do sự dẫn dắt của ai mà
nơi này đây và thời gian này đây lại dành cho tôi?” [92, tr.236]. Nhà nghiên cứu
người Ấn Độ G. Dutt thậm chí cho rằng “chủ nghĩa hiện sinh bắt đầu trực tiếp từ tư
tưởng của Pascal” [92, tr.235].
Về tiền đề nhận thức luận, triết học cổ điển từ Platon đến Hegel tuyệt đối đề
cao vai trò lí tính trong nhận thức. Platon, Aristote thậm chí triệt để coi những gì
không có lí tính thì không phải là đối tượng của triết học. Dù là chủ nghĩa duy lí thần
lí (điển hình là Hegel) hay triết lí duy nghiệm và khoa học thực nghiệm (điển hình là
F. Bacon), khoa học đều được đặt lên vị thế tối thượng. Hegel, đại diện cực đoan của
lập trường duy lí tuyên bố chỉ có một thực tại đích thực và hoàn bị, đó là toàn thể vạn
vật theo tổng hợp của lí trí. Đời sống (con người) được/bị hợp lí hóa theo khuôn khổ
có sẵn. Hegel cũng nêu quan niệm về khả năng vô cùng tận của lí tính mà sau này bị
đả kích là tự phụ. Tuy nhiên, song song với cao vọng đó, trong triết học phương Tây
cũng hình thành khuynh hướng đối lập, khuynh hướng hoài nghi khoa học. Ngay ở
thời hoàng kim của chủ nghĩa duy lí, triết gia người Pháp Pascal đã khẳng định: “Con
tim có những lí lẽ mà lí trí không thể hiểu được” [51, tr.101]. Ở thế kỉ XVIII, I. Kant
trong bộ ba tác phẩm vĩ đại Phê phán lí tính thuần tuý, Phê phán lí tính thực hành và
Phê phán năng lực phán đoán đã thể hiện một tư tưởng triết học nhân bản khi quan
24
tâm đến những vấn đề cơ bản của con người, quy lại thành ba câu hỏi lớn: Tôi có thể
biết gì? Tôi có thể làm gì? Tôi được phép hi vọng gì? Kant cũng nhận ra giới hạn của
tư duy duy lí cũng như khoa học và bắt đầu chú ý đến những vùng ảo diệu ngoài lí
tính con người như cảm tính, linh cảm, trực giác Đến những năm cuối thế kỉ XIX,
sau thời kì dài toàn thịnh chủ nghĩa duy lí rơi vào khủng hoảng. Nhân loại bừng tỉnh
trước ánh hào quang choáng ngợp của khoa học lí tính. Sự lạc quan không thể kéo
dài thêm, lí trí khoa học, lí trí thực nghiệm bắt đầu bị đả phá. Đối tượng khoa học,
thực tại, không tất yếu là thực tại khách quan mà còn là thực tại chủ quan, chủ quan
của chủ thể nhận thức và hoạt động của chủ thể ấy. Khuynh hướng chống chủ nghĩa
duy lí đến lúc này phát triển mạnh mẽ với làn sóng phản bác gay gắt triết học duy lí
Descartes, Hegel... Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ tư tưởng của Kant theo hướng vừa
kế thừa vừa phản bác, cuối thế kỉ XIX A. Schopenhauer đã làm dấy lên chủ nghĩa hư
vô và chủ nghĩa bi quan. Các vấn đề bản thể luận, nhận thức luận được triết gia
người Đức xem xét ở góc độ mới. Tên tác phẩm nổi tiếng nhất, Thế giới như là ý chí
và tưởng tượng đã gói gọn toàn bộ tư tưởng cơ bản của triết gia duy ý chí này.
Schopenhauer nêu quan niệm về tính chủ thể bằng ý tưởng thế giới là sự tưởng
tượng, hiện thực là do con người tưởng tượng ra. Những đặc tính như không gian,
thời gian, tính nhân quả của vạn vật là do con người gán cho chúng. Khác với các
bậc tiền bối, triết gia u trầm, hoài nghi và kiêu căng Schopenhauer không xem trí tuệ
là căn nguyên và nền tảng của con người, theo ông, vị thế đó thuộc về ý chí. Ý chí ở
đây được ông hiểu như là “sự xung động”, “khí thế”, “nguồn năng lượng”, “bản năng
sống” tồn tại trong mọi sự vật, hiện tượng. Ý chí cai trị trí tuệ, kể cả phần vô thức,
tuy nhiên, ý chí sẽ dẫn con người đến chỗ thống khổ, chết chóc. Luận điểm về nhân
vị, thân xác của Schopenhauer cũng là những gợi ý quan trọng cho triết học hiện
sinh. Theo ông, “chủ thể tri thức là một người sống thực, một nhân vị nào đó nhất
định” [42, tr.117] và hành động của ý chí được thực hiện là do hành động thân xác,
thân xác là cơ sở của hiện hữu. Những điểm chính yếu trên trong tư tưởng
Schopenhauer là một trong những nền tảng quan trọng của chủ nghĩa hiện sinh, đặc
biệt khơi nguồn cảm hứng cho Nieszche - ông tổ của hiện sinh vô thần. Một ảnh
hưởng quan trọng nữa đối với chủ nghĩa hiện sinh là thuyết trực giác của Henri
Bergson. Với sự ra đời thuyết trực giác, các nhà triết học phản duy lí như được chắp
thêm vây cánh. Bergson cho rằng việc nắm bắt cuộc sống không chỉ dựa vào tư duy
logic và phương pháp phân tích lí tính, chỉ có nhận thức bằng trực giác mới hiểu biết
được hiện thực. Nhận thức bằng trực giác là “hoạt động nhận thức trên cơ sở trở về
25
với những kinh nghiệm trực tiếp và bằng một sự cố gắng đột khởi của những sự chú
ý nhằm vào đối tượng để nắm bắt, phát hiện ra những điều bí ẩn sâu kín của chúng”
[51, tr.106]. Cách nhận thức đối tượng bằng trực giác, bằng kinh nghiệm trực tiếp
của Bergson được các nhà hiện sinh ca ngợi và nhiệt tình đón nhận.
Nhiều người cho rằng không có lí do gì để xem F.M. Dostoevsky là nhà văn
hiện sinh nhưng một số tư tưởng của “gã khổng lồ của văn học thế giới” [150, tr.16]
được nhiều nhà hiện sinh đề cao. Cuốn Bút kí dưới hầm (1864) được Walter
Kaufmann xem là “tác phẩm viết về chủ nghĩa hiện sinh tuyệt vời nhất từng được
viết” [150, tr.14], những vấn đề thể hiện trong tác phẩm này “chính là cái chúng ta có
thể nhận thấy khi đọc tất cả những gì được gọi là chủ nghĩa hiện sinh từ Kierkegaard
đến Camus” [150, tr.14]. Bút kí dưới hầm tạo nên biểu tượng về những “underground
man” cô lập, khổ ải, vừa phòng thủ vừa khinh miệt đời sống. Mặt tối của đời sống
nội tâm phơi bày trong lí tưởng về tính độc đáo đầy nghịch lí. Nhân vật vượt thoát
khỏi mọi luật điều, tự giam hãm giữa những chằng chịt rối bời của vực thẳm đời
sống tâm lí cá nhân. Đó là thái độ phản ứng với lí trí, đề cao dục vọng, bản năng.
Nietszche khi đọc Dostoevsky đã sung sướng như tìm được “họ hàng”.
Như vậy, cơ sở của chủ nghĩa hiện sinh đã manh nha trong một số tư tưởng về
vấn đề con người và nhận thức của các nhà triết học ngay từ thời cổ đại. Song, triết
học cổ truyền trong thời điểm đó là triết học về vũ trụ. Vũ trụ lớn lao lấn át khiến con
người bị xem nhẹ, bi đát hơn là bị lãng quên. Ngay mệnh đề đầy tự chủ “Tôi tư duy,
tôi tồn tại” của Descartes, lấy con người làm xuất phát điểm để cắt nghĩa thế giới vẫn
là thứ triết học đánh mất con người, đề cao tuyệt đối tư duy mà quên đi những
phương diện khác. Các triết gia hiện sinh bên cạnh việc kế thừa nền tảng bản thể luận
và nhận thức luận đã đồng thời phê phán gay gắt lập trường trên của triết học cổ
truyền. Có thể thấy từ Socrate, Platon đến Kant, Schopenhauer, Bergson càng về
sau mối quan tâm của triết học càng hướng nhiều về phía con người. Con người được
soi chiếu vào chiều sâu bản thể để thấy rằng nó là một hiện hữu không chỉ có lí trí
mà còn có nhiều chiều kích không dễ nắm bắt khác. Trên cơ sở phê phán và tiếp thu
các bậc tiền bối, các hậu bối lừng lẫy không kém những người đi trước như nhà triết
học kiêm thần học Đan Mạch Soren Kierkegaard, nhà triết học Đức Friedrich
Nietzsche, nhà hiện tượng học Đức Edmund Husserl đến gần hơn tư tưởng về hiện
sinh và được xem là những người có ảnh hưởng trực tiếp nhất đến sự ra đời của trào
lưu này.
Soren Kierkegaard và Friedrich Nietzsche được tôn xưng là hai triết nhân tiên
26
khởi cho phong trào hiện sinh mặc dù họ chưa từng sử dụng thuật ngữ “chủ nghĩa
hiện sinh” trong tác phẩm của mình (Kierkegaard và Nietzsche cũng được xem là
tiền thân của một số phong trào khác như chủ nghĩa hậu hiện đại, chủ nghĩa hư vô...).
Chúng ta có thể thấy âm vọng của họ rõ nét trong tác phẩm những người đi sau, dù
vô thần như J.P. Sartre và A. Camus hay hữu thần như G. Marcel, K. Jaspers.
Nội dung triết học Kierkegaard chịu ảnh hưởng của trào lưu chủ nghĩa phi lí
tính trong triết học châu Âu. Phê phán chủ nghĩa lí tính của Hegel, Kierkegaard xây
dựng triết học lấy con người cá nhân phi lí tính làm xuất phát điểm. Khác với quan
niệm hiện thực khách quan, tuyệt đối của Hegel, Kierkegaard quan niệm thế giới là
thế giới mà cá nhân thể nghiệm, nhận thức được. Con người giữ vị thế chủ thể riêng
biệt, có cá tính, khác với các sự vật khác, bởi vậy, chân lí là chân lí chủ quan, chân lí
mang tính cá nhân tuyệt đối. Khi Kierkegaard nhấn mạnh cá nhân là xuất phát điểm
của triết học tức ông đang nói về ý chí, tình cảm riêng biệt của mỗi người chứ không
phải nói về thân thể hay lí trí. Chính tình cảm, ý chí mới là hiện sinh của con người.
Con người cá nhân của triết gia cô độc, trầm tư này là con người mang tâm trạng bi
quan và tuyệt vọng. Bị chi phối bởi tâm trạng tiêu cực, con người trở nên xa lạ và tha
hóa song cũng chính từ tâm trạng đó họ có động lực hành động, lựa chọn để phục hồi
bản ngã. Theo Kierkegaard thân phận bị bủa vây, bơ vơ là hậu quả của việc xa rời
Thượng đế và con đường hiện sinh đích thực là con đường đến với Thượng đế. Ông
đưa ra ba giai đoạn của con đường nhân sinh: thẩm mĩ, luân lí và tôn giáo. Trong đó
giai đoạn tôn giáo là giai đoạn bị chi phối bởi tín ngưỡng, ở đây con người mới đạt
tới tồn tại thực sự - tồn tại với tư cách nhân vị độc đáo, độc lập, tự quyết, con người
là chính họ, đối diện với họ chỉ có Thượng đế. Lúc này, cá nhân mới có thể là xuất
phát điểm của triết học, tuy nhiên không phải ai cũng đạt được giai đoạn này. Như
vậy, với Kierkegaard con đường nhân sinh là con đường đi tới Thượng đế. Các triết
gia hiện sinh đã bắt đầu từ tư tưởng về con người của Kierkegaard để khai triển
nhiều luận điểm về con người hiện sinh.
Trái ngược với “hiệp sĩ của niềm tin” Kierkegaard, F. Nietszche là nhà hiện
sinh vô thần chính hiệu. F. Nietszche - bộ óc vĩ đại của nước Đức, người từng
ngưỡng mộ Goethe và say mê Schopenhauer đã làm rung chuyển châu Âu bằng
những trang viết sấm sét có ý nghĩa lay tỉnh nhân loại, như Trần Thái Đỉnh đánh giá:
“Nit - sơ đã xuất hiện như một trận bão táp kinh thiên động địa: những lời lẽ tuy
ngạo mạn nhưng thống thiết của ông đã lay tư tưởng nhân loại như ít khi thấy trong
lịch sử” [42, tr.150]. Lật đổ các giá trị cổ truyền với thái độ căm thù, thậm chí thóa
27
mạ hằn học, con người ốm yếu về thể chất nhưng hùng mạnh về tinh thần này xây
dựng nên triết lí người hùng ngạo nghễ thể hiện khao khát vươn lên làm người tự do,
thoát khỏi đời sống ươn hèn, thụ động của kẻ nô lệ. Nietszche cho rằng triết lí cổ
truyền từ Parmenide, Socrate, Platon đến Kant, Hegel đã giết chết tinh thần hùng
cường và sức sống mãnh liệt, phong phú của đời sống vốn đã có từ thời Hi Lạp
nguyên thuỷ được tượng trưng bởi thần Apollon và Dionisos. Theo Nietszche, không
thể có chân lí trừu tượng cũng không thể có nhận thức tuyệt đối mà chỉ có tri thức cụ
thể, tri thức cụ thể gắn liền với thực tế sinh động, linh hoạt, muôn màu. Nếu Hegel
khẳng định “tất cả những gì có thực đều hợp lí và tất cả những gì hợp lí đều có thực”
[51, tr.99] thì Nietszche lạnh lùng phủ nhận cái hợp lí khi tuyên bố cái hợp lí không
có ý nghĩa gì cho cuộc hiện sinh. Phê bình nền luân lí cổ truyền, Nietszche chỉ trích
tôn giáo và các giá trị luân lí cổ truyền đã hạ thấp những giá trị cao quý của cuộc
hiện sinh, khiến con người trở nên bạc nhược, hèn yếu. Cơ sở của hiện hữu tại thế là
thể xác được Nietszche đề cao. Ông nói: “Tôi là xác và hồn” và “Tôi chỉ là thân xác
mà thôi” [42, tr.129-130], ở con người, thể xác mới là cái cao quý, con người hiện
hữu bằng thể xác và tương tác với người khác bằng thể xác. Thái độ này dẫn tới quan
niệm tư thân của G. Marcel và M. Ponty về sau.
Coi tôn giáo là hình thức nô lệ, Nietszche kêu gọi giết chết thượng đế để con
người siêu nhân xuất hiện. Phủ nhận thượng đế, Nietszche đưa ra lời tiên đoán cho
nhân loại về thời đại hư vô đầy đe dọa với những con người mệt mỏi, vô nghĩa. Để
vượt khỏi tình trạng đó, ông đề xuất triết lí siêu nhân và ý chí hùng cường. Thượng
đế đã chết, vậy con người phải tự chủ, truy tìm chân lí ngay trong bản thân mình,
“luôn luôn trở nên chính mình”, phải là “chủ ông và là nhà điêu khắc để tạc nên
chính mình” [42, tr.33]. Tàn bạo và thơ mộng, Nietszche đưa ra quan điểm về con
người siêu nhân - con người luôn luôn vươn lên, vượt qua thượng đế, vượt qua chính
mình để đổ dồn vào cuộc hiện sinh. Siêu nhân là kẻ lữ hành cô độc vượt qua mọi tầm
thường, hèn kém, vô vị để sống đời sống trần gian bằng bản năng mãnh liệt, dạt dào.
Qua hình ảnh con người siêu nhân, Nietszche nhấn mạnh vai trò cá nhân, ý chí tự
quyết, tự định đoạt giá trị, không bị quy ước bởi bất kì quan niệm có sẵn nào. Bởi
những tư tưởng đó, Nietszche được xem như tiền bối của chủ nghĩa hiện sinh và là
đại diện của chủ nghĩa hiện sinh vô thần.
Bàn về tiền đề tư tưởng của chủ nghĩa hiện sinh không thể không nói đến Hiện
tượng học. Học thuyết do E. Husserl sáng lập vào nửa đầu thế kỉ XIX là một trong
những quan niệm triết học có ảnh hưởng nhất thế kỉ XX, đặt cơ sở cho hầu hết các
28
học thuyết triết học châu Âu đương đại, trong đó có phong trào triết học hiện sinh.
Bắt đầu với ý tưởng “đối tượng bao giờ cũng là đối tượng cho một ý thức, và ý thức
bao giờ cũng là ý thức về một cái gì” [42, tr.159], tư tưởng về tính ý hướng kế thừa
từ nhà tâm lí học thường nghiệm - người thầy Franz Brentano, được Husserl phát
triển thành chủ đề trọng tâm trong hiện tượng học của mình. Nếu triết học cổ truyền
coi thế giới là tuyệt đối thì Husserl cho rằng không có thế giới khách thể tuyệt đối,
cũng không có chủ thể tuyệt đối, nếu là đối tượng thì chỉ có thể là đối tượng của một
người nào đó. Thế giới của hiện tượng học không phải là thế giới trong sách vở, thế
giới tự thân, bất biến mà triết học cổ điển nói tới, bởi theo Husserl và các nhà Hiện
tượng học thế giới do sách vở tả lại kia chỉ đáng gọi là một thế giới của “người ta”,
thế giới không trung thực; còn thế giới tự thân và tuyệt đối lại chỉ đáng coi là một
huyền thoại. Thế giới đã có đấy rồi trước khi con người tiến hành phản tỉnh nhưng
thế giới đó chỉ là một dữ kiện uyên nguyên, xa lạ và bằng hành vi phản tỉnh, con
người tìm về bản chất hiện tượng, bản chất thế giới. Chỉ trong hành vi hướng ý thức
và tạo nghĩa của ta, thế giới đó mới trở nên thực hữu, con người trở thành “mạch
nguồn tuyệt đối” (M. Ponty) trong khả năng kiến tạo thế giới vô tận. Khi đó, con
người không tồn tại như ý niệm mà tồn tại như những chủ thể sinh hoạt tại thế
(Heidegger gọi là “hữu thể tại thế”). Bác bỏ mọi kinh nghiệm luận về thế giới (bất kì
kinh nghiệm nào về thế giới cũng là quan niệm, sự cắt nghĩa từ cái bên ngoài bản
thân thế giới), Husserl kêu gọi trở về với bản thân sự vật bằng phương pháp giảm trừ
hiện tượng học nhằm gạt bỏ dư luận và những điều truyền tụng qua giao tiếp, sách vở
(giảm trừ triết học); gạt bỏ thiên kiến thế giới, tức thiên kiến cho rằng thế giới là bất
biến, tuyệt đối để đạt tới thế giới sinh hoạt (giảm trừ bản chất hay giảm trừ yếu tính);
vạch cho ta thấy thế giới hình thành như thế nào trong kinh nghiệm sống của con
người (giảm trừ hiện tượng học). Có nghĩa, theo Husserl để “trở về chính các sự vật”
cần phải mô tả chân thực, trực tiếp kinh nghiệm khi gặp gỡ sự vật, vượt qua mọi áp
chế khoa học hay tri thức đối với cả chủ thể lẫn đối tượng (vì vậy Husserl gọi hiện
tượng học là tâm lí học mô tả). Ý thức của chủ thể “không chỉ là hoạt động mang lại
ý nghĩa, thậm chí không chỉ tạo ý nghĩa cho hiện tượng mà thực ra nó còn tổ chức và
tạo lập hiện tượng” [30, tr.159]. Nói cách khác, Hiện tượng học phủ nhận mối quan
hệ nhân quả, nhấn mạnh yếu tố ngẫu nhiên, xem “thế giới này là tập hợp của những
sự vật rơi vãi hỗn loạn mà ý nghĩa của chúng chỉ có được thông qua hoạt động ý thức
của con người” [30, tr.158].
Hiện tượng học đã tạo ra bước ngoặt quan trọng trong việc chuyển đổi hệ hình
29
tư duy triết học (từ triết học tự nhiên sang triết học nhân sinh). Tư tưởng cơ bản của
Hiện tượng học về tính chủ thể và vị thế trung tâm, tích cực của con người con người
chính là nền tảng quan trọng cho sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh, và đó cũng là
điều các nhà hiện sinh chủ nghĩa thường tự hào.
Quan niệm về hữu thể và các phương pháp phân tích thế giới của Husserl được
các nhà hiện sinh kế thừa, phát triển để mổ xẻ bản chất con người. Tuy nhiên, sự ra
đời của triết học hiện sinh trên nền tảng hiện tượng luận cũng là một quá trình tiếp
nhận đi kèm phủ định. Theo các nhà hiện sinh, hiện tượng luận của Husserl cũng có
những điểm sai lầm mang tính ngộ nhận. Như trên đã nói, Husserl quan niệm bản
chất thế giới hình thành, tỏ lộ qua ý thức con người, tức ông đã đề xuất một triết học
xuất phát từ chủ thể người, mang đậm ý nghĩa nhân sinh song Husserl lại không tiến
hành phân tích chủ thể ấy để thấy được bản chất nào của con người sẽ chi phối mối
tương quan giữa nó với thế giới. Sự thiếu hụt này của Husserl về sau được Heidegger
- người học trò kiệt xuất của Husserl khắc phục bằng việc xây dựng nên khoa học
hữu thể, tư tưởng về Dasein - tư tưởng về hiện hữu con người. Phê phán về tính chất
siêu hình học trong triết học Husserl, các nhà hiện sinh sau này, kể cả hậu bối
Heidegger đã khơi nguồn tư tưởng của mình bằng quan niệm về tính trung tâm của
hiện hữu con người. Chỉ khi hiểu rõ bản chất và mọi trạng thái hiện hữu của con
người mới có thể tường tận về điều nó ý thức về. Lập trường của chủ nghĩa hiện sinh
về hiện hữu người độc đáo và độc lập với tính chủ thể sinh động đã được hình thành
như thế.
Như vậy, đến nửa sau thế kỉ XIX, nền tảng tư tưởng của Kierkegaard,
Nietszche và phương pháp của Husserl đã đặt nền móng cho sự ra đời của chủ nghĩa
hiện sinh trong thời đại khủng hoảng thế kỉ XX. Vừa kế thừa vừa phê phán người đi
trước, vừa phát triển những khuynh hướng mới, chủ nghĩa hiện sinh như cơn gió
mạnh thổi từ Tây sang Đông, đến cả những xứ sở tưởng chừng bảo thủ nhất, tạo nên
cơn chấn động lớn về văn hóa, tư tưởng của không chỉ một thời đại.
Tóm lại, nhìn một cách sâu xa, chủ nghĩa hiện sinh cũng như các khuynh
hướng khác của chủ nghĩa phi duy lí (trong văn học: chủ nghĩa tượng trưng, chủ
nghĩa ấn tượng, chủ nghĩa vị lai, chủ nghĩa siêu thực; trong triết học: triết học đời
sống, phân tâm học, chủ nghĩa nhân vị, chú giải học) là hệ quả của tình trạng
khủng hoảng tinh thần trầm trọng do chủ nghĩa duy lí gây ra trong xã hội phương
Tây hiện đại. Từ sự khủng hoảng của chủ nghĩa duy lí, con người bàng hoàng nhận
ra rằng những vấn đề xung quanh vũ trụ và đời sống tưởng chừng đã minh triết, thấu
30
đạt nay bỗng trở nên phù du, mù mờ, vượt ngưỡng trí tuệ. Sự ra đời của chủ nghĩa
hiện sinh thể hiện thái độ phản kháng quyết liệt của giới trí thức phương Tây nhằm
giành lại vị thế cho con người trong cơn vần vũ của biến động xã hội, trong sự bành
trướng của nền kinh tế hàng hóa, trong những mục tiêu xa vời của lí trí khoa học.
Đối lập với một hình thức triết học bị tha hóa, chủ nghĩa hiện sinh tự nhận mình là
triết học của sự bừng tỉnh, là sự trở về với con người. Đánh trúng tâm lí của lớp
người (nhất là lớp người trẻ) muốn vượt lên thay đổi số phận, phá bỏ quy tắc, sống
đời sống khác với đời sống chật hẹp, bó buộc, tha hóa và phi lí - đời sống của tự do và
độc đáo, chủ nghĩa hiện sinh nhanh chóng được giới trí thức và thanh niên Châu Âu
đón nhận nồng nhiệt. Từ cuối những năm 60 đầu những năm 70 của thế kỷ XX chủ
nghĩa hiện sinh đi vào suy thoái nhưng tư tưởng của nó đã vượt khỏi số phận của một
thứ mốt thời thượng cuồng nhiệt rồi mau chóng lỗi thời để tiếp tục mở rộng tầm ảnh
hưởng, thấm sâu vào lòng thời đại ở phương thức tư duy và cách nhìn đậm tính nhân
văn về bản thể và sự hiện tồn của con người.
2.1.2. Một số nội dung cơ bản của triết học hiện sinh
Giữa bức tranh phức tạp, đa dạng, thậm chí khác biệt (giữa chủ nghĩa hiện sinh
ở các quốc gia: chủ nghĩa hiện sinh Đức (Martin Heidegger, Karl Jaspers), chủ
nghĩa hiện sinh Pháp (Gabriel Marcel, Jean Paul Sartre, Merleau Ponty), chủ nghĩa
hiện sinh Mỹ (Paul Tilých); chủ nghĩa hiện sinh theo thái độ với tôn giáo: chủ
nghĩa hiện sinh vô thần (Martin Heidegger, Jean Paul Sartre, Merleau - Ponty),
chủ nghĩa hiện sinh hữu thần (Soren Kierkegard, Gabriel Marcel, Karl Jaspers, E.
Mounier...)), trong tư tưởng của tất cả những người theo chủ nghĩa hiện sinh hoặc
được xem là những người hiện sinh chủ nghĩa vẫn vang lên tiếng nói đồng thuận về
mối quan tâm hàng đầu, hầu như duy nhất là sự hiện hữu của con người. Những triết
gia trên được gọi là các nhà hiện sinh vì tất cả họ đã đi một hướng khác so với triết
học cổ điển khi coi vấn đề hiện sinh của con người là nội dung cơ bản trong triết học
của mình.
Triết học hiện sinh là triết học về thân phận con người, về kiếp nhân sinh. Đó
không phải là con người phổ quát mà là con người tại thế, riêng tư và độc đáo trong
đời sống cụ thể. Nói cách khác, chủ nghĩa hiện sinh không dừng ở con người chung
chung (bản tính) mà đi vào nghiên cứu đặc thù hiện hữu ở mỗi người, mỗi cá nhân,
cái làm thành nhân vị của mỗi người. Các nhà hiện sinh phân biệt hai khái niệm hữu
thể và hiện hữu. Hữu thể là khái niệm chỉ một cái gì đó (vật, người) đang tồn tại,
đang có mặt nhưng chưa là một cái gì cụ thể, chưa có diện mạo, chưa có cá tính. Vì
31
vậy đó là một tồn tại chưa sống đích thực, chưa hiện hữu. Hiện hữu là khái niệm chỉ
cái đang tồn tại một cách đích thực (hiện sinh). Hiện sinh là kinh nghiệm sống, hơn
thế nữa, là ý thức sống. Ý thức ở đây không phải là lí trí hay ý thức khoa học, mà là
một thứ xúc cảm chủ quan (lo âu, đau khổ, cô đơn, tự do, nổi loạn...) ở cá nhân riêng
lẻ của con người và cảm nhận chủ quan mà con người gán cho đồ vật. Nói cách khác,
hiện sinh là trạng thái thấu hiểu về mình, về chủ thể tính và về tồn tại, đem lại ý
nghĩa tồn tại của mỗi người. Do đó hiện sinh chỉ có thể là hiện sinh của con người
bởi chỉ có con người mới có ý thức để trở thành hiện sinh.
Như vậy, việc đặt vấn đề bản thể luận lên hàng đầu của chủ nghĩa hiện sinh
được xem là điểm đặc thù của triết học phương Tây hiện đại. Quan điểm này của các
nhà hiện sinh gắn liền với việc khẳng định xu hướng phi duy lí chủ nghĩa. Họ quyết
liệt chống lại mọi hệ thống lí luận khái niệm, loại bỏ lí trí và chủ trương mô tả bằng
cảm tính trực quan. E. Mounier khẳng định: “Tất cả những gì ta dùng lí trí để hiểu
biết về thực thể chẳng qua là những mật mã bí hiểm mà chính lí trí không giải thích
nổi” [87, tr.1]. Triết học hiện sinh nghiên cứu con người không nhằm mục đích tìm
kiếm tri thức khách quan mà chỉ hướng tới chân lí chủ quan như kinh nghiệm, cuộc
sống riêng tư, cụ thể, độc đáo của mỗi cá nhân nhằm tái tạo đời sống nội tâm, đời
sống tinh thần nằm ngoài sự can thiệp của lí trí, đó là bản năng, trực giác, vô thức
Vì vậy, các nhà hiện sinh kêu gọi con người quay về thân xác, với những cảm nhận
nóng sốt về cuộc đời.
Nội dung của chủ nghĩa hiện sinh khá phức tạp, tuy nhiên có thể nhận thấy
những vấn đề căn bản của trào lưu này xoay quanh hai hệ thống phạm trù: hệ thống
phạm trù hiện sinh đích thực và hệ thống phạm trù hiện sinh không đích thực. Hiện
sinh đích thực là hiện hữu của một hữu thể không ngừng vươn đến các giá trị hiện
sinh. Hệ thống phạm trù hiện sinh đích thực bao gồm các khái niệm cơ bản như tự
do, dấn thân, âu lo, dự phóng, siêu việt Hiện sinh không đích thực là hình thức
sinh tồn đã đánh mất giá trị làm người, chỉ tồn tại như đất đá, cây cỏ. Hệ thống phạm
trù hiện sinh không đích thực bao gồm các khái niệm cơ bản như phi lí, hư vô, buồn
nôn, vong thân, cái chết Đây là hệ thống các phạm trù mang tính đặc thù nhằm cụ
thể hóa vấn đề hiện sinh của con người. Việc phân chia này chỉ có ý nghĩa tương đối
bởi trong các phạm trù hiện sinh không trung thực có ẩn chứa mầm mống của hiện
sinh trung thực.
2.1.2.1. Hệ thống phạm trù về hiện sinh đích thực
* Tự do: Vấn đề tự do có ý nghĩa quan trọng trong học thuyết hiện sinh. Tất cả
các triết gia hiện sinh đều cho rằng tự do là yếu tính của con người. Con người tự do
32
là con người tự đảm nhiệm hành động, tự lựa chọn, sáng tạo để tạo nên nhân vị.
Trong bài viết từng làm rung chuyển giới trí thức Paris và được xem như bản tuyên
ngôn của phong trào này, Chủ nghĩa hiện sinh là một chủ nghĩa nhân bản, J. P.
Sartre nêu luận điểm quan trọng của chủ nghĩa hiện sinh: “(...) nếu Thượng đế không
tồn tại thì có ít nhất một sinh vật đã tồn tại trước khi có bản chất, trước khi được định
nghĩa bởi một khái niệm nào đó” [129, tr.916]. Như vậy, không thể định nghĩa con
người bởi ban đầu con người không mang một bản chất vốn có nào, con người chỉ tự
làm nên bản chất của mình, chỉ làm cho mình trở thành “một cái gì” thông qua việc
tự lựa chọn và tự hành động. Như vậy, nói con người tự kiến tạo tức con người có tự
do, có tính chủ thể.
Tự do hiện sinh là tự do mang tính bản thể, xuất phát từ ý thức và tinh thần trách
nhiệm. Vì vậy, mỗi quyết định là một giá trị hiện sinh. Qua quan niệm về tự do, chủ
nghĩa hiện sinh thể hiện cái nhìn phủ định về bản chất bất biến của con người, nói như
Sartre, “con người trước hết là một dự án” [129, tr.916]. Nếu K. Jasper, G. Marcel coi
tự do không phải là “muốn làm gì thì làm” [42, tr.282] thì Sartre cho rằng tự do của
con người là tuyệt đối, chỉ cần còn sống là con người có tự do, do đó, với Sartre tự do
là điều con người không thể thoát được - thứ tự do “bị kết án”. Quan niệm về tự do của
các triết gia hiện sinh, nhất là quan niệm của Sartre - người nói nhiều về tự do cá nhân
nhất, có sức hấp dẫn đặc biệt, nhất là với những người trẻ tuổi.
* Âu lo: Con người là một ngẫu nhiên tuyệt đối, một sinh vật bị ruồng bỏ giữa
thế giới mênh mông. Trong thứ tự do đến kinh hoàng đó, họ phải tự đảm nhiệm lấy
mình mà không có điểm tựa, không có chuẩn mực để phán đoán, không có nguyên
tắc để hành động, con người tất yếu không thể tránh được suy tư và âu lo. Âu lo là
một thứ lo vô cớ, mơ hồ song làm con người bồn chồn, day dứt. Âu lo làm con người
đau khổ nhưng cũng chính nhờ đó mà con người tìm thấy hiện sinh. Theo các triết
gia hiện sinh, sự lo âu sinh ra để phản ứng lại tính cách thường nhật, ù lì bởi con
người tỉnh ngộ thì không thể không âu lo và âu lo chính là phản tỉnh, là bước đầu của
sự đi lên, nói như Mounier, “sự lo âu đích danh là một dấu chỉ của cảm tính đích
thực về thân phận làm người” [87, tr.60].
* Kiện tính (.) và siêu việt (transcendant): Các triết gia hiện sinh cho rằng
con người được tạo dựng từ kiện tính và siêu việt. Kiện tính là tất cả những thuộc
tính tự nhiên, xã hội, tâm lí, lịch sử của con người. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở kiện
tính con người chỉ là dạng tồn tại ở trạng thái “tự nó”, tức là tình trạng của sự vật tầm
thường, chỉ những ...̀n vốn đang
trở thành trọng tâm của văn chương thế giới.
Khác với tinh thần hiện sinh trong văn học miền Nam trước 1975, trong văn
xuôi Việt Nam đương đại cái nhìn về đời sống bình thản hơn, lãnh đạm hơn, bởi vậy,
những nỗi cay đắng của con người không quay quắt, bi ai mà mang hơi hướng black
- houmour. Cũng nỗi bi thảm, chua xót về thân phận con người, nhưng trong thời đại
mới, cách thể hiện của con người về nỗi đau đã khác trước.
Tuy nhiên, có thể nói, so với văn học hiện sinh phương Tây và kể cả một số
nước Châu Á khác, tính phổ quát khi thể hiện tinh thần hiện sinh trong tác phẩm của
các nhà văn Việt Nam chưa cao. Nói cách khác, các nhà văn phương Tây khi sáng tác
luôn cảm nghiệm, ý thức sâu sắc về xã hội, hiểu rõ căn nền xã hội mình đang sống để từ
đó luôn đặt vấn đề cá nhân trong tương quan với vấn đề xã hội. Tầm nhìn rộng khiến tác
phẩm của họ thoát khỏi tính vụn vặt, nhỏ lẻ cá nhân để vươn lên mang tầm thời đại.
150
Trong văn xuôi Việt Nam đương đại, chưa có nhiều tác phẩm đạt được giá trị đó.
5. Trong văn xuôi Việt Nam đương đại, huyền thoại được các nhà văn sử dụng
với nhiều cấp độ, nhiều hình thức để chuyển tải tinh thần hiện sinh. Phương thức
huyền thoại tạo nên kiểu không gian huyền thoại, thời gian huyền thoại đầy biến ảo
như chính bản chất biến ảo, phi lí của đời sống. Các thủ pháp giải huyền thoại (bằng
tái tạo các motif, các câu chuyện, nhân vật huyền thoại), tạo lập huyền thoại (bằng
huyền thoại hóa không gian hiện thực), xây dựng không gian mê cung tạo nên không
gian huyền thoại hư hoặc. Vận dụng lí thuyết tự sự của G. Genette, luận án làm rõ các
kĩ thuật mờ hóa, xáo trộn thời gian như kĩ thuật tạo tính bất xác định của thời gian niên
biểu, tạo sự sai trật tự niên biểu và kĩ thuật lặp lại, cho thấy tính chất huyền thoại như
một trong những đặc trưng của thời gian trong văn xuôi Việt Nam đương đại.
Tuy nhiên, trong văn xuôi Việt Nam đương đại, có thể nói chưa có nhiều
những tác phẩm mang tính biểu trưng cao, mà tính biểu trưng được xem là đặc điểm
cơ bản của huyền thoại. Hầu như chỉ có một số tác giả thực sự có ý thức và đã phần
nào làm được điều này như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Bình
Phương, Nguyễn Danh Lam (Giữa vòng vây trần gian). Tính chất huyền thoại phần
lớn chỉ thể hiện ở chi tiết, chưa trở thành cảm quan và cấu tứ nghệ thuật mà nhiều nhà
văn trên thế giới như G. Marquez, F. Kafka, Haruki Murakami, Cao Hành Kiện
từng rất thành công. Song không thể phủ nhận phương thức huyền thoại hóa đã góp
phần không nhỏ trong việc làm phong phú thêm cách thức thể hiện hiện thực và thân
phận con người trong văn xuôi Việt Nam đương đại.
6. Khi thể hiện tinh thần hiện sinh, một số nhà văn như Nguyễn Huy Thiệp,
Phạm Thị Hoài, Nguyễn Bình Phương, Đoàn Minh Phượng đã phần nào đạt đến sự
thấu triệt nhất định, từ đó tạo nên thế giới nghệ thuật khá thuyết phục về mặt nội
dung cũng như hình thức nghệ thuật. Song bên cạnh đó ở một số tác phẩm sự thể
hiện các yếu tố hiện sinh còn gượng ép, chưa mang đến hiệu quả tư tưởng và thẩm
mĩ cần có như tiểu thuyết Giữa dòng chảy lạc (Nguyễn Danh Lam), Xác phàm
(Nguyễn Đình Tú), các tiểu thuyết của Đỗ Phấn
7. Chỉ ra những yếu tố của tư tưởng hiện sinh trong văn xuôi Việt Nam đương đại
cũng như phương thức nghệ thuật tiêu biểu để thể hiện tinh thần hiện sinh, luận án đã
chỉ ra những khả dĩ và hạn chế của các nhà văn Việt Nam. Tuy nhiên, văn xuôi Việt
Nam vẫn đang trên con đường đổi mới để đi đến giới hạn triệt để hơn nữa, sẽ còn
nhiều tác phẩm mới ra đời thể hiện tâm thức thời đại, cùng với đó là nhiều phương
thức nghệ thuật khác được vận dụng. Vì vậy sẽ còn nhiều hứa hẹn thú vị và bất ngờ
đòi hỏi cần được tiếp tục nghiên cứu về khuynh hướng này trong văn xuôi Việt Nam
đương đại.
151
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Thái Hoàng, Không gian huyền thoại trong văn xuôi Việt Nam đương đại,
Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 12/2014.
2. Nguyễn Thái Hoàng, Sự trở lại của khuynh hướng hiện sinh trong văn xuôi Việt
Nam đương đại, Tạp chí Cửa Việt, số 249, tháng 6/2015.
3. Nguyễn Thái Hoàng, Sự gặp gỡ của một số motif trong tiểu thuyết Giữa vòng vây
trần gian (Nguyễn Danh Lam) và Người đàn bà trong cồn cát (Kobo Abe), Tạp
chí Sông Hương, số 318, tháng 8/2015.
4. Nguyễn Thái Hoàng, Thế giới vô thức trong văn xuôi Việt Nam đương đại, Tạp
chí Cửa Việt, số 253, tháng 10/2015.
5. Nguyễn Thái Hoàng, Thời gian trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại,
Tạp chí Nhân lực Khoa học Xã hội, số 1/2016.
152
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. R. M. Albérès (2003), Cuộc phiêu lưu tư tưởng văn học Âu Châu thế kỉ XX
1900 - 1959 (Vũ Đình Lưu dịch), Nxb Lao động.
2. Huỳnh Phan Anh (1972), Duyên Anh tuổi trẻ mộng và thực, Vàng Son xuất
bản, Sài Gòn.
3. Thái Phan Vàng Anh (2010), Những cái tôi kể chuyện trong tiểu thuyết Đoàn
Minh Phượng, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, số 62A, tr. 31-36.
4. Thái Phan Vàng Anh (2012), Con người hiện sinh trong tiểu thuyết Việt Nam
mười năm đầu thế kỉ XXI, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, (8), tr. 53 - 61.
5. Thái Phan Vàng Anh (2013), Các khuynh hướng tiểu thuyết Việt Nam đầu thế
kỉ XXI, Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 771.
6. Thái Phan Vàng Anh (2015), Khuynh hướng hiện sinh trong tiểu thuyết Việt
Nam sau 1986, số 820.
7. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
8. Lại Nguyên Ân, Thần thoại, văn học, văn học huyền thoại,
9. M. Bakhtin (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
10. R. Barthes (1997), Độ không của lối viết (Nguyên Ngọc dịch và giới thiệu),
Nxb Hội nhà văn.
11. R. Barthes (2003), Nhập môn phân tích cấu trúc truyện kể (Tôn Quang Cường
dịch từ bản tiếng Nga), Tạp chí văn học nước ngoài, số 1, tr.110 -115.
12. R. Barthes (2008), Những huyền thoại (Phùng Văn Tửu dịch), Nxb Tri thức, Hà
Nội.
13. Lê Huy Bắc (2006), Nghệ thuật F. Kafka, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
14. Hoàng Ngọc Biên (1969), Mười nhà văn Pháp hiện đại, Nxb Trình bày, Sài
Gòn.
15. Gordon E. Bigelow (2007), Đôi nét về chủ nghĩa hiện sinh (Cao Hùng Lynh dịch),
16. Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi việt Nam 1975-1995 những đổi mới cơ bản,
NXB Giáo Dục, HN.
17. Nguyễn Thị Bình (2007), Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 - một cái nhìn khái
quát, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 2.
153
18. Nguyễn Thị Mai Chanh (2001), Siêu thực và hiện sinh trong tập thơ văn xuôi
“Cỏ dại” của Lỗ Tấn, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 9, tr.65-73.
19. Lê Kim Châu, Một số tư tưởng của chủ nghĩa hiện sinh thế kỉ XX
&esrc=s&sa=U&ei=4ZIGVLKlBdDN8gWkxYL4CA&ved=0CBIQFjAA&usg
=AFQjCNExY3zaXb5TFH0ZII0HinBphPlyJg
20. Jean Chevalier, Alain Gheerbrant (1997), Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới,
(Phạm Vĩnh Cư dịch), Trường viết văn Nguyễn Du - NXB Đà Nẵng.
21. Lê Phương Chi, Loạn của Chu Tử, Tin Sách 9/1964.
22. Thạch Chương (1960), Trình bày và phê bình hai quan điểm nổi loạn của
Albert Camus, Tạp chí Sáng tạo, số 3, tr. 68 - 87.
23. Jacques Colette (2011), Chủ nghĩa hiện sinh thế giới (Hoàng Thạch dịch), Nxb
Thế giới.
24. Pierre Daco (1999), Giải mã những giấc mộng qua ánh sáng Phân tâm học,
Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.
25. Nguyễn Văn Dân (1997), Dấu ấn phương Tây trong văn học Việt Nam hiện đại
- vài nhận xét tổng quan, Tạp chí Văn học số 2.
26. Nguyễn Văn Dân (2010), Sức sống dai dẳng của kĩ thuật “dòng chảy ý thức”,
Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 8, tr. 17-29.
27. Nguyễn Văn Dân (2002), Văn học phi lí, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
28. Chu Xuân Diên (2009), Để góp phần nghiên cứu huyền thoại và thi pháp huyền
thoại trong sáng tác văn học
&view=article&id=337:-gop-phn-nghien-cu-huyn-thoi-va-thi-phap-huyn-thoi-
trong-sang-tac-vn-hc&catid=94:ly-lun-va-phe-binh-vn-hc&Itemid=135
29. Trần Nhật Duật (1970), “Quê người” của Dương Nghiễm Mậu, Tuần báo Khởi
Hành, số 71, tr. 13 - 14.
30. Trương Đăng Dung (2002), Phương thức tồn tại của tác phẩm văn học, Tạp chí
Văn học, số 8, tr.7-8.
31. Dương Ngọc Dũng (2011), Huyền thoại và giải huyền thoại trong tư tưởng
Roland Barthes,
iew=article&id=1998:huyn-thoi-va-gii-huyn-thoi-trong-t-tng-roland-
barthes&catid=94:ly-lun-va-phe-binh-vn-hc&Itemid=135. Truy cập ngày 04.02.20
32. Nguyễn Tiến Dũng (2006), Chủ nghĩa hiện sinh: lịch sử, sự hiện diện ở Việt
154
Nam, NXB tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
33. Đoàn Ánh Dương (2009), Lối viết tiểu thuyết Việt nam trong bối cảnh hội nhập
(Qua trường hợp Tạ Duy Anh), Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 7, tr.85-95.
34. Đoàn Ánh Dương (2012), Đỗ Phấn giữa chúng ta,
vn/details/51/chan-dung/102504/do-phan-giua-chung-ta-.aspx. Truy cập
ngày 34. 3. 2013
35. Trần Trọng Đăng Đàn (2000), Văn hoá Văn nghệ miền Nam Việt Nam 1954 -
1975, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
36. Đặng Anh Đào (1995), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại,
Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
37. Đặng Anh Đào (2007), Việt Nam và phương Tây - tiếp nhận và giao thoa trong
văn học, Nxb Giáo dục Hà Nội.
38. Đặng Anh Đào (2003), Huyền thoại văn chương: Thời điểm phát sáng và biến
hóa trong văn học viết hiện đại.
van-chuong--Thoi-diem-phat-sang-va-bien-hoa-trong-van-hoc-viet-hien-dai/
39. Trần Thiện Đạo (1964), Lịch sử của cảm giác buồn nôn trong văn chương
phương Tây, Tạp chí Văn, số 17.
40. Trần Thiện Đạo (2001), Chủ nghĩa hiện sinh và thuyết cấu trúc, Nxb Văn học,
Hà Nội.
41. Đinh Văn Điệp (2014), Nhân vật mang tâm thức hiện sinh trong tiểu thuyết Tạ
Duy Anh và Nguyễn Bình Phương, Luận văn Thạc sĩ bảo vệ tại trường Đại học
Sư phạm Hà Nội 2.
42. Trần Thái Đỉnh (1968), Triết học hiện sinh, Thời Mới xuất bản, Sài Gòn.
43. Lưu Phóng Đồng (1994), Triết học phương Tây hiện đại, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
44. P. Foulquie (1969), Chủ nghĩa hiện sinh, Nxb Nhị Nùng, Sài Gòn.
45. Michel Fragonard (1999), Văn hoá thế kỷ XX - Từ điển lịch sử văn hoá, (Chu
Tiến Ánh dịch), NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.
46. Roger Garaudy (2012), Kafka (Lộc Phương Thủy dịch),
w_Detail.aspx?ItemID=14. Truy cập ngày 13.5.2013
47. Roger Garaudy, Chủ nghĩa hiện thực không bờ bến (Lê Xuân Ninh dịch), Tài
liệu đánh máy, Thư viện Viện văn học.
48. Văn Giá (2005), Tấm ván phóng dao - sức sống của giá trị nhân văn cổ điển,
155
gia-tri-nhan-van-co-dien-1973804.html. Truy cập ngày 15. 4. 2016
49. Hoàng Cẩm Giang (2010), Vấn đề nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ
XXI,
hc/804-vn-nhan-vt-trong-tiu-thuyt-vit-nam-u-th-k-xxi. Truy cập ngày: 23.12.2011
50. Phạm Minh Hạc (2007), Thuyết hiện sinh và giá trị học, Tạp chí Nghiên cứu
Con người, số 3.
51. Nguyễn Hào Hải (2001), Một số học thuyết triết học phương Tây hiện đại, Nxb
Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
52. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2007), Từ điển thuật ngữ văn
học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
53. Martin Heidegger (2004), Tác phẩm triết học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
54. Lê Thị Hiền (2011), Cảm thức hiện sinh trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp,
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, bảo vệ tại Trường ĐHKH Huế.
55. Phan Thu Hiền (2007), Huyền thoại học và văn hóa học,
van-hoa/47-phan-thu-hien-huyen-thoai-hoc-va-van-hoa-hoc.html. Ngày truy
cập: 11. 4. 2014.
56. Hoàng Ngọc Hiến (2008), Tiếp nhận những cách tân của chủ nghĩa hiện đại và
chủ nghĩa hậu hiện đại
&pid=0&shname=Tiep-nhan-nhung-cach-tan-cua-chu-nghia-hien-dai-chu-
nghia-hau-hien-dai. Ngày truy cập: 10. 02. 2013.
57. Đào Duy Hiệp (2008), Phê bình văn học từ lí thuyết hiện đại, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
58. Đỗ Đức Hiểu (1978), Phê phán văn học hiện sinh chủ nghĩa, Nxb Văn học, Hà
Nội.
59. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, NXB Hội nhà văn.
60. Trần Hinh (2005), Tiểu thuyết A. Camus trong bối cảnh tiểu thuyết Pháp thế kỷ
XX, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
61. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
62. Trần Hoàng Hoàng (2010), Những yếu tố hiện sinh trong tiểu thuyết Và khi tro
bụi của Đoàn Minh Phượng, khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Văn hóa Hà
Nội.
156
63. Mai Hương (2006), Đổi mới tư duy văn học và đóng góp của một số cây bút
văn xuôi, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 11, tr.3-14.
64. Trịnh Đặng Nguyên Hương, Cảm thức lạc loài trong sáng tác của Thuận,
sang-tac-cua-Thuan-4387.html. Truy cập ngày 25.6.2012
65. Hoàng Thanh Hương (2012), Ám ảnh hiện sinh trong tiểu thuyết nhà văn
Thuận, Tạp chí Nhà văn, số 11, tr.102-109.
66. Ngô Thị Hy (2014), Tiểu thuyết Tấm ván phóng dao của Mạc Can trong bối
cảnh văn học Việt Nam cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, Tạp chí Khoa học
Trường Đại học An Giang, số 2, tr. 106 - 114.
67. Cao Huy Khanh (1970), Sơ thảo 15 năm văn xuôi miền Nam (1955 - 1969),
Tuần báo Khởi Hành số 74, tr. 9 - 12.
68. Thuỵ Khê (2000), Sóng từ trường II,
Truy cập ngày: 13.6.2012
69. Milan Kundera (2001), Tiểu luận (Nghệ thuật tiểu thuyết và Những di chúc bị
phản bội) (Nguyên Ngọc dịch), Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin và Trung tâm
Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây.
70. Lê Đình Kỵ (1987), Nhìn lại tư tưởng văn nghệ thời Mỹ Ngụy, Nxb Tp Hồ Chí
Minh.
71. Lê Đình Kỵ (1993), Văn hóa văn nghệ miền Nam 1954 - 1975, Nxb Thông tin,
Hà Nội.
72. Nguyễn Minh Lăng (1988), Mấy trào lưu triết học phương Tây, Nxb Đại học
và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.
73. Phạm Minh Lăng, (2003), Những chủ đề cơ bản của triết học phương Tây, Nxb
Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
74. Cô Liêu (1960), Lập trường văn nghệ của Albert Camus, Bách Khoa số 77.
75. Nguyễn Quang Lục (1970), Mổ xẻ nhà văn hiện sinh Jean Paul Sartre, Nxb
Hoa muôn phương, Sài Gòn.
76. Vũ Đình Lưu (1963), Albert Camus người đánh cuộc đời sống, Tạp chí Tin
sách, số 18, tr. 5 - 9.
77. Phương Lựu (chủ biên) (1997), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
78. Phương Lựu (2001), Lí luận và phê bình văn học phương Tây thế kỉ XX, Nxb
Văn học, Hà Nội.
79. Phương Lựu (2002), Trích Bút ký tự sự học (về thời gian giả trong tự sự), Tạp
157
chí Văn học số 7, tr.31 - 35.
80. C. Mác và Ph. Ăngghen toàn tập (1994), T12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
81. Trần Hạnh Mai, Ngô Thị Thu Hiền (2011), Cảm thức lạc loài trong văn xuôi
đương đại, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 11, tr.62-68.
82. Jahn Manfred (2005), Trần thuật học: nhập môn lí thuyết trần thuật (Nguyễn
Thị Như Trang dịch), tài liệu ở dạng bản thảo.
83. Lê Văn Mẫu (2009), Không gian ngghệ thuật trong sáng tác của Franz Kafka,
Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 6.
84. E.M.Meletinsky (2004), Thi pháp của huyền thoại, (Trần Nho Thìn, Song Mộc
dịch), NXB ĐHQG Hà Nội.
85. Trần Hiếu Minh (1969), Suy nghĩ bước đầu về nền văn nghệ trên một nửa đất
nước: Văn nghệ miền Nam, Tạp chí văn học số 1, tr. 11 - 17.
86. Hồ Tấn Nguyên Minh, Quan niệm về con người trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp.
ngan-nguyen-huy-thiep.html
87. E. Mounier (1970), Những chủ đề triết hiện sinh (Thụ Nhân dịch), Nxb Nhị
Nùng, Sài Gòn.
88. Lê Thanh Nga (2006), Thân phận con người trong sáng tác của Franz Kafka,
Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 3, tr.107-117.
89. Nguyễn Thị Thanh Nga (2006), Dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh trong truyện
ngắn Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay (2006), Luận văn thạc sĩ bảo vệ tại
trường Đại học Khoa học Huế.
90. Nguyễn Thị Việt Nga (2012), Vấn đề thân phận con người trong tiểu thuyết đô
thị miền Nam 1954 - 1975, Luận án tiến sĩ bảo vệ tại Học viện Khoa học Xã
hội.
91. Lã Nguyên (2007), Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học
Việt Nam qua sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài, Tạp chí
Nghiên cứu Văn học, số 12.
92. Lê Tôn Nghiêm (1971), Những vấn đề triết học hiện đại, Nxb Ra khơi, Sài
Gòn.
93. Trần Thị Mai Nhân (2009), Tìm hiểu phương thức “huyền thoại hóa” trong
một số tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới
=article&id=264:tim-hiu-phng-thc-huyn-thoi-hoa-trong-mt-s-tiu-thuyt-vit-nam-
thi-k-i-mi&catid=63:vn-hc-vit-nam&Itemid=106
158
94. Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Nguyễn Huy Thiệp- hợp lưu giữa nguồn mạch dân gian
và tinh thần hiện đại.
Truy cập ngày: 02. 06. 2013.
95. Trần Thị Mai Nhi (1994), Văn học hiện đại - văn học Việt Nam giao lưu gặp
gỡ, NXB Văn học, Hà Nội.
96. Nhiều tác giả (2002), Đổi mới tư duy tiểu thuyết, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
97. Nhiều tác giả (2003), Lý luận văn học, Khoa Văn, Đại học Khoa học xã hội &
Nhân văn Hà Nội, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
98. Nhiều tác giả (2005), Huyền thoại và văn học, Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ
Chí Minh.
99. Đỗ Hải Ninh (2009), Đôi điều suy nghĩ từ một mùa tiểu thuyết, Tạp chí Nhà
văn, số 7, tr.41-47.
100. Hoàng Phê (chủ biên) (2010), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
101. Nguyễn Phúc (1995), Khảo sát sự du nhập của phân tâm học và chủ nghĩa hiện
sinh trong văn học đô thị miền Nam trước năm 1975, Luận án tiến sĩ bảo vệ tại
trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
102. Lữ Phương (1981), Cuộc xâm lăng về văn hoá tư tưởng của đế quốc Mĩ tại
miền Nam Việt Nam, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
103. Thạch Phương (1977), Khuynh hướng chống cộng, mũi xung kích của văn học
thực dân mới, Tạp chí Văn học, số 4, tr. 3 - 18.
104. Hoài Phương (2013), "Sông" và hành trình “bản ngã” của Nguyễn Ngọc Tư,
va-hanh-trinh-%E2%80%9Cban-nga%E2%80%9D-cua-nguyen-ngoc-tu.html.
Truy cập ngày: 22.5.2014
105. Huỳnh Như Phương (2011), Hồi chuông tắt lửa và cái nhìn hiện tượng luận,
=article&id=2146:hi-chuong-tt-la-va-cai-nhin-hin-tng-lun&catid=63:vn-hc-vit-
nam&Itemid=106. Truy cập ngày: 34.7.2012
106. Huỳnh Như Phương (2008), Chủ nghĩa Hiện sinh ở Miền Nam Việt Nam 1954-
1975 (trên bình diện lý thuyết), Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 9, tr. 91 - 103.
107. Nguyễn Mạnh Quỳnh (2006), Một số luận điểm cơ bản trong Diễn ngôn tự sự
của G.Genette, Tạp chí khoa học số 5, Trường ĐHSP Hà Nội, tr.66-74.
108. Trần Huyền Sâm (biên soạn và giới thiệu) (2010), Những vấn đề lí luận văn
học Phương Tây hiện đại, Nxb Văn học, Hà Nội.
109. Phạm Văn Sỹ (1965), Những nọc độc của văn chương suy đồi phương Tây
159
trong cuốn tiểu thuyết Yêu của Chu Tử, Tạp chí Văn học số 8, tr.56-65.
110. Phạm Văn Sỹ (1969), Vòng tay học trò - một cuốn truyện cần được phê phán
nghiêm khắc, Tạp chí Văn học số 11, tr.83-89.
111. Phạm Văn Sỹ (1975), Văn học giải phóng miền Nam 1954 - 1970, Nxb ĐH và
THCN, Hà Nội.
112. Phạm Văn Sỹ (1986), Về tư tưởng và văn học phương Tây hiện đại, Nxb Đại
học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
113. Trần Đình Sử (chủ biên) (2008), Tự sự học (phần 2), Nxb Đại học Sư phạm, Hà
Nội.
114. Đỗ Ngọc Thạch (2011), Sartre và văn học,
4902. Truy cập ngày: 15.6.2012
115. Phạm Xuân Thạch (2006), Tiểu thuyết như là trạng thái tìm kiếm ý nghĩa của
đời sống, báo Văn nghệ số 45.
116. Hồ Anh Thái (2002), Hồ Anh Thái và những quan niệm về văn chương,
quan-niem-ve-van-chuong-1874655.html. Truy cập ngày: 20. 3. 2010.
117. Phạm Thị Thắm (2015), Dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh trong tiểu thuyết
Nguyễn Bình Phương, Luận văn Thạc sĩ bảo vệ tại trường Đại học Sư phạm Hà
Nội.
118. Phùng Gia Thế (2008), Cảm nhận tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, phần 1,
Văn nghệ Trẻ, số 2.
119. Phùng Gia Thế (2008), Cảm nhận tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, phần 2,
Văn nghệ Trẻ, số 3.
120. Phùng Gia Thế (2012), Lý giải về sự khó đọc của tiểu thuyết hiện nay,
Truy cập ngày 23.6.2013.
121. Đoàn Cầm Thi (2004), Sáng tạo văn học: giữa mơ và điên (Đọc 'Thoạt kỳ thủy'
của Nguyễn Bình Phương),
van/sang-tao-van-hoc-giua-mo-va-dien-doc-thoat-ky-thuy-cua-nguyen-binh-
phuong-2140778.html. Truy cập ngày: 21.06.2008.
122. Nguyễn Thành Thi (2010), Ám ảnh hiện sinh trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 5.
123. Nguyễn Thành Thi (2012), Tiểu thuyết Bờ xám của Vũ Đình Giang: Cái nhìn
“xám” và chất “hài hước đen,
160
view=article&id=2826%3Atiu-thuyt-b-xam-ca-v-inh-giang-cai-nhin-xam-va-
cht-hai-hc-en&catid=94%3Aly-lun-va-phe-binh-vn-hc&Itemid=135&lang=en.
Truy cập ngày: 05.4.2013.
124. Trần Viết Thiện (2011), Huyền thoại trong truyện ngắn đương đại Việt Nam,
3Ahuyn-thoi-trong-truyn-ngn-ng-i-vit-nam&catid=119%3Avan-hoc-viet-
nam&Itemid=7243&lang=vi&site=30. Truy cập ngày: 07.7.2014
125. Bích Thu (2015), Văn học Việt Nam hiện đại - sáng tạo và tiếp nhận, Nxb Văn
học, Hà Nội.
126. Bùi Công Thuấn (2010), Giữa dòng hiện sinh
127. Nguyễn Văn Thuấn, Trần Thị Lý (2015), Một vài đặc điểm trong truyện ngắn
huyền thoại Việt Nam thời kì Đổi mới,
luan-van-nghe/mot-vai-dac-diem-trong-truyen-ngan-huyen-thoai-viet-nam-
thoi-ki-doi-moi-7683.html. Truy cập ngày: 25.7.2015
128. Trần Thị Thục (2012), Trào lưu hiện sinh chủ nghĩa trong văn học hiện đại
Nhật Bản và Việt Nam dưới góc nhìn so sánh,
=article&id=2909%3Atrao-lu-hin-sinh-ch-ngha-trong-vn-hc-hin-i-nht-bn-va-
vit-nam-di-goc-nhin-so-sanh&catid=64%3Avn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-
sanh&Itemid=108&lang=vi. Truy cập ngày: 05.5.2012
129. Lộc Phương Thủy (2007), Lí luận - phê bình văn học thế giới thế kỉ XX (tập 2),
NXB Giáo Dục, Hà Nội.
130. Đặng Tiến (1963), Giới thiệu Yêu, Tạp chí Tin sách, số tháng 11, tr. 20 - 22.
131. Trần Văn Toàn (1960), Vị trí của trào lưu hiện sinh trong lịch sử triết lí, Đại
Học số 18.
132. Tzevan Todorov (2008), Dẫn luận về văn chương kì ảo, Nxb Đại học Sư phạm,
Hà Nội.
133. Tzvetan Todorov (2008), Thi pháp văn xuôi, Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội.
134. Minh Đức Hoài Trinh (1967), Sám hối, Nxb Triều Dương, Sài Gòn.
135. Nguyễn Thị Thu Trang (2007), Vài nét về văn xuôi đô thị miền Nam giai đoạn
1954-1975, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 5.
136. Lê Thành Trị, Hiện tượng luận về hiện sinh (1969), Phủ Quốc Vụ Khanh đặc
trách Văn hóa xuất bản, Sài Gòn.
161
137. Nguyễn Thanh Tú (2008), Bi kịch hoá trần thuật - một phương thức tự sự (Trên
cứ liệu "Cánh đồng bất tận" của Nguyễn Ngọc Tư), Tạp chí Nghiên cứu Văn
học, số 5.
138. Hoàng Anh Tuấn (2011), Một số hiện tượng văn học Việt Nam ở đầu thế kỷ
XXI,
nam-o-dau-the-ky-xxi.html. Truy cập ngày 18.6.2013
139. Lê Phong Tuyết (2005), Tiếp cận Genette qua một vài khái niệm trần thuật,
Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 8, tr.75 - 89.
140. Dương Tử (2010), "Kín" và nỗi hoang mang thời đại, Văn nghệ Trẻ, số 51.
141. Phùng Văn Tửu (2010), Tiểu thuyết trên đường đổi mới nghệ thuật, Nxb Tri
thức, Hà Nội.
142. Tạ Tỵ, Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay,
Truy
cập ngày 12. 5. 2012
143. Võ Văn (2011), Về sự cách tân của tiểu thuyết,
144. Lê Trí Viễn (2006), Hồ Xuân Hương thơ và cuộc đời, Nxb Văn học, Hà Nội.
145. Ngô Thế Vinh (1964), Bóng đêm, Nxb Khai Trí, Sài Gòn.
146. Hoàng Vũ (1963), Nhận định về Francoise Sagan sau "Cô có thích nhạc
Brahms?", Tạp chí Văn học, số 4, tr. 88 - 93.
147. Bửu Ý (1973), Văn học thế giới hiện đại, Nxb An Tiêm, Sài Gòn.
II. Tài liệu tiếng Anh
148. Gareth Edwards (1998), The use of certain fantastic concepts in the fiction of
Murakami Haruki,
149. Walter Kaufmann (1975), Existentialism from Dostoevsky to Sartre, Meridian
Books, Inc. New York.
150. S. Thompson, Motif - index of Folk - Literature, A Classification of Narrative
Elements in Folk - Tale, Ballads, Myths, Fables, Medieval, Romances,
Exempla, Local Legends, Truy
cập ngày 13. 5. 2014
162
PHỤ LỤC
(Các tác phẩm đã khảo sát)
151. Kobo Abe (2001), Khuôn mặt người khác, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
152. Kobo Abe (2010), Người đàn bà trong cồn cát (Nguyễn Tuấn Khanh dịch),
Nxb Văn học, Hà Nội.
153. Tạ Duy Anh (2004), Thiên thần sám hối, Nxb Đà Nẵng.
154. Tạ Duy Anh (2004), Truyện ngắn chọn lọc, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
155. Tạ Duy Anh (2008), Giã biệt bóng tối, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
156. Tạ Duy Anh (2008), Đi tìm nhân vật, Nxb Tổng hợp Đồng Nai.
157. Duyên Anh (1965), Luật hè phố, Nxb Trí Dũng, Sài Gòn.
158. Duyên Anh (1967), Ảo vọng tuổi trẻ, Thứ tư Tạp chí xuất bản, Sài Gòn.
159. Duyên Anh (1971), Ngựa chứng sân trường, Nxb Tuổi Ngọc, Sài Gòn.
160. J.L.Borges (2001), Louis Borges tuyển tập, (Nguyễn Trung Đức dịch), Nxb
Đà Nẵng.
161. Nhã Ca (1967), Đêm dậy thì, Nxb An Tiêm, Sài Gòn.
162. Nhã Ca (1965), Tình ca cho Huế đổ nát, Nxb Thương Yêu, Sài Gòn.
163. Nhã Ca (1969), Đoàn nữ binh mùa thu, Nxb Thương Yêu, Sài Gòn.
164. Nhã Ca (1969), Một mai khi hòa bình, Nxb Thương Yêu, Sài Gòn.
165. Nhã Ca (1969), Mưa trên cây sầu đông, Nxb Đời Mới, Sài Gòn.
166. Nhã Ca (1971), Cô Hippy lạc loài, Nxb Vàng Son, Sài Gòn.
167. Mạc Can (2006), Tấm ván phóng dao, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
168. Trùng Dương (1967), Mưa không ướt đất, Nxb Văn, Sài Gòn.
169. Vũ Đình Giang (2010), Bờ xám, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.
170. Vũ Đình Giang (2007), Song song, Nxb Văn nghệ, Tp Hồ Chí Minh.
171. Nguyễn Việt Hà (2005), Khải huyền muộn, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
172. Nguyễn Việt Hà (2006), Cơ hội của chúa, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
173. Nguyễn Việt Hà (2014), Ba ngôi của người, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh
174. Herman Hesse (2013), Sói thảo nguyên, Nxb Văn học, Hà Nội.
175. Phạm Thị Hoài (1989), Mê lộ, Nxb Tổng hợp Phú Khánh.
176. Phạm Thị Hoài (1995), Man nương, Nxb Hà Nội.
177. Phạm Thị Hoài (1998), Thiên sứ, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.
178. Nguyễn Thị Hoàng (1967), Ngày qua bóng tối, Tập san Văn xuất bản, Sài Gòn.
179. Nguyễn Thị Hoàng (1968), Tuổi Sài Gòn, Kim Anh xuất bản, Sài Gòn.
180. Nguyễn Thị Hoàng (1968), Về trong sương mù, Thái Phương xuất bản, Sài
163
Gòn.
181. Nguyễn Thị Hoàng (1969), Vòng tay học trò (in lần thứ 4), Nxb Thái Phương,
Sài Gòn.
182. Nguyễn Thị Hoàng (1969), Tiếng chuông gọi người tình trở về, Nxb Sống Mới,
Sài Gòn.
183. Nguyễn Thị Hoàng (1971), Bóng tối cuối cùng, Nxb Giao Điểm, Sài Gòn.
184. Túy Hồng (1970), Tôi nhìn tôi trên vách, Nxb Đồng Nai, Sài Gòn.
185. Túy Hồng (1971), Biển điên, Văn Khoa xuất bản, Sài Gòn.
186. Túy Hồng (1971), Bướm khuya, Cửu Long xuất bản, Sài Gòn.
187. Franz Kafka (2012), Lâu đài (Trương Đăng Dung dịch), Nxb Văn học, Hà Nội.
188. Nikos Kazantzakis (2008) Alexis Zorba - con người hoan lạc, Nxb Văn học,
Hà Nội.
189. Nguyễn Danh Lam (2005), Giữa vòng vây trần gian, Nxb Hội Nhà văn, Hà
Nội.
190. Nguyễn Danh Lam (2014), Cuộc đời ngoài cửa, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
191. Nguyễn Danh Lam (2014), Giữa dòng chảy lạc, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
192. Bình Nguyên Lộc (1959), Đò dọc, Nxb Bến Nghé, Sài Gòn.
193. Dương Nghiễm Mậu (1965), Tuổi nước độc, Nxb Văn, Sài Gòn.
194. Dương Nghiễm Mậu (1966), Đêm tóc rối, Nxb Thời Mới, Sài Gòn.
195. Haruki Murakami (2006), Rừng Na Uy, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
196. Haruki Murakami (2006), Biên niên kí chim vặn dây cót, Nxb Hội Nhà văn, Hà
Nội.
197. Haruki Murakami (2007), Kafka bên bờ biển, Nxb Văn học, Hà Nội.
198. Haruki Murakami (2009), Xứ sở kì diệu bạo tàn và chốn tận cùng thế giới, Nxb
Hội Nhà văn, Hà Nội.
199. Haruki Murakami (2008), Người tình Sputnik, Nxb Văn học, Hà Nội.
200. Bảo Ninh (2011), Nỗi buồn chiến tranh, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.
201. Đỗ Phấn (2010), Vắng mặt, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
202. Đỗ Phấn (2011), Rừng người, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
203. Đỗ Phấn (2011), Chảy qua bóng tối, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.
204. Đỗ Phấn (2013), Gần như là sống, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.
205. Nguyễn Bình Phương (2005), Thoạt kỳ thủy, Nxb Văn học, Hà Nội.
206. Nguyễn Bình Phương (2006), Trí nhớ suy tàn, Nxb Văn học, Hà Nội.
207. Nguyễn Bình Phương (2013), Ngồi, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.
208. Nguyễn Bình Phương (2013), Những đứa trẻ chết già, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.
164
209. Nguyễn Bình Phương (2014), Mình và họ, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.
210. Đoàn Minh Phượng (2008), Và khi tro bụi, NXB Trẻ.
211. Đoàn Minh Phượng (2009), Mưa ở kiếp sau, NXB Trẻ.
212. Francoise Sagan (2014), Buồn ơi chào mi, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
213. Jean Paul Sartre (2008), Buồn nôn, Nxb Văn hóa Sài Gòn, Tp Hồ Chí Minh.
214. Cao Duy Sơn, Nguyễn Bình Phương (2005), Tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi
mới (Người lang thang, Người đi vắng), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
215. Mai Thảo (1964), Khi mùa thu tới, Nxb Thái Lai, Sài Gòn.
216. Mai Thảo (1969), Cũng đủ lãng quên đời, Nxb Hồng Đức, Sài Gòn.
217. Mai Thảo (1972), Chỉ là ảo tưởng, Nxb Sống Mới, Sài Gòn.
218. Mai Thảo (1972), Một đời còn tưởng nhớ, Nxb Hải Vân, Sài Gòn.
219. Mai Thảo (1973), Bên lề giấc mộng, Nxb Ngày Mới, Sài Gòn.
220. Mai Thảo (1973), Chìm dần vào quên lãng, Nxb Tiếng phương Đông, Sài Gòn.
221. Nguyễn Huy Thiệp (2004), Tuyển tập truyện ngắn, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.
222. Thuận (2009), Chinatown, Nxb Văn học, Hà Nội.
223. Thuận (2005), Paris 11 tháng 8, Nxb Đà Nẵng.
224. Thuận (2007), T mất tích, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
225. Trần Nhã Thụy (2008), Sự trở lại của vết xước, Nxb Văn nghệ, Tp Hồ Chí
Minh.
226. Nhật Tiến (1964), Chuyện bé Phượng, Nxb Ngày Nay, Sài Gòn.
227. Nhật Tiến (1971), Thềm hoang, Nxb Huyền Trân, Sài Gòn.
228. Nguyễn Đình Tú (2009), Nháp, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
229. Nguyễn Đình Tú (2009), Phiên bản, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
230. Nguyễn Đình Tú (2010), Kín, Nxb Văn học, Hà Nội.
231. Nguyễn Đình Tú (2013), Hoang tâm, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
232. Thanh Tâm Tuyền (1967), Cát lầy, Nxb Giao Điểm, Sài Gòn.
233. Thanh Tâm Tuyền (1970), Mù khơi, Nxb Kẻ Sĩ, Sài Gòn.
234. Nguyễn Ngọc Tư (2014), Cánh đồng bất tận, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.
235. Nguyễn Ngọc Tư (2012), Sông, Nxb Trẻ.
236. Chu Tử (1963), Yêu, Nxb Đường Sáng, Sài Gòn.
237. Chu Tử (1964), Loạn, Nxb Đuốc Sáng, Sài Gòn.
238. Nguyễn Thị Thụy Vũ (1968), Thú hoang, Nxb Hồng Đức, Sài Gòn.
239. Nguyễn Thị Thụy Vũ (1972), Nhang tàn thắp khuya, Nxb Nguyễn Đình
Vượng, Sài Gòn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_dau_an_cua_chu_nghia_hien_sinh_trong_van_xuoi_viet_n.pdf