HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
LÊ HÙNG YÊN
ĐẠO TIN LÀNH
Ở VÙNG TÂY NAM BỘ HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: TÔN GIÁO HỌC
HÀ NỘI - 2020
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
LÊ HÙNG YÊN
ĐẠO TIN LÀNH
Ở VÙNG TÂY NAM BỘ HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: TÔN GIÁO HỌC
Mã số: 62.22 03 09
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS, TS Ngô Hữu Thảo
2. TS. Trần Hữu Hợp
HÀ NỘI - 2020
LỜI CAM ĐOAN
Đây là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân
tôi. Các k
262 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 501 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Đạo tin lành ở vùng Tây nam bộ hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết quả, thông tin, số liệu trong luận án là có xuất
xứ rõ ràng và trung thực.
Tác giả luận án
Lê Hùng Yên
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN 7
1.1. Các tư liệu liên quan đề tài luận án 7
1.2. Giá trị của các công trình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra 24
1.3. Lý thuyết nghiên cứu 26
1.4. Một số khái niệm sử dụng cho luận án 29
Chương 2: QUÁ TRÌNH TRUYỀN GIÁO CỦA ĐẠO TIN LÀNH Ở
VÙNG TÂY NAM BỘ 34
2.1. Khái quát những tác nhân ảnh hưởng đến đạo Tin Lành ở vùng
Tây Nam Bộ 34
2.2. Quá trình du nhập và phát triển của đạo Tin Lành ở vùng Tây
Nam Bộ 48
Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẠO TIN LÀNH
VÙNG TÂY NAM BỘ HIỆN NAY 69
3.1. Thực trạng đạo Tin Lành vùng Tây Nam Bộ hiện nay 69
3.2. Thực trạng đạo Tin Lành trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã
hội, chính trị vùng Tây Nam Bộ 82
3.3. Đặc điểm của đạo Tin Lành vùng Tây Nam Bộ hiện nay 97
Chương 4: XU HƯỚNG, NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ KHUYẾN NGHỊ 107
4.1. Xu hướng phát triển của đạo Tin Lành vùng Tây Nam Bộ 107
4.2. Những vấn đề đặt ra từ đạo Tin Lành vùng Tây Nam Bộ đối
với công tác tôn giáo hiện nay 115
4.3. Khuyến nghị đối với hệ thống chính trị nhằm nâng cao hiệu
lực, hiệu quả công tác với đạo Tin Lành vùng Tây Nam Bộ 123
KẾT LUẬN 139
DANH SÁCH CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
CÓ LIÊN QUAN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 141
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 142
PHỤ LỤC 156
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GHBTVN : Giáo hội Báp-tít Việt Nam
Hội TGPÂLH : Hội Truyền giáo Phúc âm Liên hiệp
Ms : Mục sư
MSNC : Mục sư nhiệm chức
MTTQVN : Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
TL VNMN : Tin Lành Việt Nam miền Nam
TNB : Vùng Tây Nam Bộ của Việt Nam
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Đạo Tin Lành ra đời ở Châu Âu đầu thế kỷ XVI và đã có ảnh hưởng rất
lớn tới đời sống chính trị, xã hội và văn hoá, tới cả tâm lý, lối sống, phong tục
tập quán của nhiều quốc gia, nhất là quốc gia tư bản, cho đến tận ngày nay. Đạo
Tin Lành chính thức truyền vào Việt Nam năm 1911, với mốc đánh dấu việc
thành lập Hội thánh Tin Lành đầu tiên ở Đà Nẵng.
Đến trước năm 2004, khi có Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, đạo Tin Lành
có khoảng 40 vạn tín đồ. Nhưng đến năm 2017, theo Vụ Tin Lành, thuộc Ban
Tôn giáo Chính phủ, tôn giáo này đã có 10 tổ chức hệ phái được Nhà nước công
nhận, với 1,4 triệu tín đồ (tăng hơn 3 lần chỉ sau 13 năm), 4.000 điểm nhóm, hơn
600 chi hội, hơn 900 mục sư, hơn 600 mục sư nhiệm chức, khoảng 1.000 truyền
đạo, với hơn 300 nhà thờ. Vậy đây là một tôn giáo phát triển nhanh và mạnh vào
bậc nhất, trong 16 tôn giáo được Nhà nước công nhận. Lý giải về việc đạo Tin
Lành tăng mạnh đến như vậy, các nhà tôn giáo học Việt Nam thường chú ý tới
yếu tố tự thân, rằng nó là hiện thân của phong trào cải cách tôn giáo ở Châu Âu,
tiếp thu được tính dân chủ, hiện đại của chính trị - văn hoá Hoa Kỳ, hội nhập
quốc tế cao và phương thức truyền giáo rất linh hoạt. Nghiên cứu về đạo Tin
Lành ở Tây Nam Bộ, nghiên cứu sinh sẽ có cơ sở bổ sung cho kết luận trên, từ
phương diện yếu tố môi trường của tôn giáo này, đó là nền tảng kinh tế - xã hội -
văn hoá của vùng đất, con người Tây Nam Bộ Việt Nam.
Đạo Tin Lành ở vùng Tây Nam Bộ, theo báo cáo của 13 tỉnh, đến năm
2016, có 08 hệ phái được công nhận tổ chức và được cấp đăng ký hoạt động;
ngoài ra còn nhiều hệ phái, điểm nhóm Tin Lành chưa được công nhận, chưa
cấp đăng ký hoạt động, với tổng số 86.684 tín đồ, chiếm tỉ lệ 1,45% so với
tổng số tín đồ các tôn giáo vùng Tây Nam Bộ, là 5.944.807 người và bằng
0,49% tổng dân số của vùng, là 17.594.400 người. Vậy, đạo Tin Lành không
2
phải là tôn giáo có số lượng tín đồ đông ở vùng Tây Nam Bộ, song tôn giáo này
lại có nhiều đặc điểm tiêu biểu cả về phương diện tôn giáo học và thực tiễn xã
hội - chính trị, đòi hỏi phải được nghiên cứu làm rõ.
Đạo Tin Lành từ lâu đã tồn tại như một thực thể tôn giáo - văn hoá - xã
hội của vùng Tây Nam Bộ, song đang còn nhiều vấn đề đặt ra. Như: Tin Lành
có các yếu tố tích cực và tiêu cực đang được các cộng đồng xã hội Tây Nam Bộ
thừa nhận đến mức độ nào; có ảnh hưởng ra sao đến đời sống xã hội ở vùng
Tây Nam Bộ; có sự phát triển, biến đổi mang tính phổ biến, hoặc tính đặc thù
ra sao ở Tây Nam Bộ, một địa bàn rất đa dạng về tôn giáo và rất phong phú về
dân tộc Vậy, việc nghiên cứu là cấp thiết nhằm phát triển nhận thức xã hội
và đóng góp cho chuyên ngành tôn giáo học.
Hơn nữa, thời gian qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam, với tinh thần đổi
mới sâu sắc, đã ban hành chính sách, pháp luật về công tác tôn giáo, trong đó
có chủ trương riêng đối với đạo Tin Lành. Theo đó, ở vùng Tây Nam Bộ, đạo
Tin Lành đã trực tiếp chịu sự điều chỉnh bởi Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg, của
Thủ tướng Chính phủ (2005), về một số công tác đối với đạo Tin Lành, và đã
phát triển rất nhanh, thậm chí đột biến. Sự phát triển như vậy, một mặt, làm cho
sinh hoạt của tôn giáo này thuận lợi hơn trước rất nhiều; nhưng mặt khác, đã làm
nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp mới về văn hoá, xã hội, kể cả ở phương diện an
ninh chính trị - xã hội trên địa bàn Tây Nam Bộ... Giải quyết tình hình này theo
chủ trương của Đảng và Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, chủ thể công tác tôn giáo ở
Tây Nam Bộ còn vẫn chưa có sự nhất quán; định kiến đối với đạo Tin Lành do
lịch sử để lại đã ảnh hưởng không ít đến nhận thức của cả chủ thể và khách thể
công tác tôn giáo. Điều này khiến một bộ phận tín đồ, chức sắc Tin Lành nhận
thức sai hoặc chưa đầy đủ về chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo của
Đảng và Nhà nước, nên việc thực hiện chủ trương phát huy nguồn lực của đạo
Tin Lành còn nhiều khó khăn. Đó cũng là vấn đề để các nhà lãnh đạo, quản lý
xã hội và giới khoa học quan tâm nghiên cứu, giải quyết.
3
Những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra từ đạo Tin Lành đối với nhận
thức xã hội và với hệ thống chính trị Tây Nam Bộ như nêu trên, trở thành vấn
đề cấp bách để nghiên cứu sinh triển khai đề tài: "Đạo Tin Lành ở vùng Tây
Nam Bộ hiện nay", làm luận án Tiến sĩ chuyên ngành Tôn giáo học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Luận án làm rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra từ đạo Tin Lành ở
vùng Tây Nam Bộ, từ đó khuyến nghị đối với công tác tôn giáo nhằm tôn
trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, để đồng bào theo đạo Tin
Lành đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt mục đích trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu quá trình phát triển của đạo Tin Lành ở vùng Tây Nam Bộ.
- Làm rõ thực trạng, đặc điểm của đạo Tin Lành trên địa bàn vùng Tây
Nam Bộ và những vấn đề đặt ra hiện nay.
- Dự báo tình hình và đề xuất khuyến nghị nhằm đảm bảo quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo, để tín đồ, chức sắc, chức việc của đạo Tin Lành đồng
hành cùng sự phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đạo Tin Lành ở vùng Tây Nam Bộ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Đạo Tin Lành ở vùng Tây Nam Bộ hiện nay.
Thời gian: Từ năm 2004 đến nay, sau khi có Thông báo số 160-TB/TW
của Ban Bí thư Khóa IX "Về chủ trương công tác đối với đạo Tin Lành".
Không gian: Do địa bàn vùng Tây Nam Bộ rộng lớn, có nhiều hệ phái
Tin Lành hoạt động, có hệ phái đã hoạt động lâu năm, cũng có một số hệ phái
mới hoạt động, có hệ phái đã được nhà nước công nhận tổ chức, có hệ phái
chưa được công nhận tổ chức,... Vì vậy khi nghiên cứu về đạo Tin Lành vùng
này, nghiên cứu sinh tập trung chủ yếu vào địa phương có đông tín đồ, có nhiều
hệ phái. Từ đó, nghiên cứu sinh nhận thấy: trong số 13 tỉnh, thành phố vùng
4
Tây Nam Bộ của Việt Nam (TNB), thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long là
hai địa phương có đông tín đồ, nhiều hệ phái Tin Lành và các hệ phái thường
lấy Cần Thơ làm trung tâm để phát triển và lan tỏa ra các tỉnh, thành khác. Vậy
nên, nghiên cứu sinh chọn Cần Thơ và Vĩnh Long là hai địa phương chính để
thực hiện điền dã, khảo sát, thống kê...
Ở Cần Thơ nghiên cứu sinh tập trung vào các địa phương mang tính đại
diện như: Quận Ninh Kiều là nơi có hai Ban Đại diện của hai hệ phái đông tín đồ
nhất vùng TNB, với nhiều cơ sở tôn giáo, nhiều chi hội và điểm nhóm. Huyện
Phong Điền, Thới Lai là nơi Giáo hội Báp-tít Việt Nam phát triển mạnh, đông
tín đồ. Quận Ô Môn là nơi điểm nhóm có đông tín đồ là người dân tộc Khmer...
Còn về hệ phái, nghiên cứu sinh tập trung vào hai hệ phái có tính đại
diện cao, là:
- Tin lành Việt Nam miền Nam (TL VNMN): là hệ phái hoạt động ổn
định lâu dài, có đông tín đồ và cơ sở tôn giáo.
- Giáo hội Báp-tít Việt Nam: là hệ phái phát triển khá nhanh, đại diện
cho các hệ phái mới được công nhận tổ chức.
Về số liệu, nghiên cứu sinh khảo sát và sử dụng số liệu thống nhất của
Ban Tôn giáo 13 tỉnh, thành vùng Tây Nam Bộ.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
Triển khai luận án, nghiên cứu sinh đặt một số câu hỏi nghiên cứu như sau:
Câu hỏi 1: Thực trạng tình hình và đặc điểm của đạo Tin Lành ở vùng
Tây Nam Bộ hiện nay ra sao, tại sao đạo Tin Lành có thể phát triển nhanh, mạnh
ở vùng đa tôn giáo - Tây Nam Bộ?
Câu hỏi 2: Đạo Tin Lành ở vùng Tây Nam Bộ hiện nay, từ yếu tố cộng
đồng, đức tin cho đến hành vi tôn giáo, có những đặc điểm và những vấn đề
gì đặt ra cần quan tâm?
Câu hỏi 3: Trách nhiệm trực tiếp của chủ thể công tác đối với đạo Tin
5
Lành - hệ thống chính trị các cấp vùng Tây Nam Bộ, phải như thế nào để đạo
Tin Lành hoạt động tuân thủ pháp luật, hài hòa cùng xã hội?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: quá trình đạo Tin Lành truyền giáo vào vùng Tây Nam
Bộ với những khó khăn nhiều hơn thuận lợi, nhưng đạo Tin Lành vẫn trụ
vững ở vùng đất này.
Giả thuyết 2: đạo Tin Lành ở vùng Tây Nam Bộ hiện nay đang thể hiện
như một thực thể tôn giáo và cùng các tôn giáo khác tạo nên sự đa dạng hóa tôn
giáo vùng Tây Nam Bộ.
Giả thuyết 3: chủ thể công tác đối với đạo Tin Lành - hệ thống chính trị
các cấp vùng Tây Nam Bộ, cần chủ động tác động để đạo Tin Lành phát triển
hài hòa cùng xã hội Tây Nam Bộ.
4.3. Cơ sở lý luận
- Về lý luận: Đề tài luận án được triển khai dựa trên cơ sở lý luận của
Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn
giáo; đồng thời có sự tham khảo một số cơ sở lý luận khác về tôn giáo.
4.4. Phương pháp nghiên cứu
- Về phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng những phương pháp luận
chung nhất của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; sử
dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành tôn giáo học; đồng thời sử
dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành, như xã hội học tôn giáo, nhân học
tôn giáo, văn hoá tôn giáo, chính trị học và kết hợp phương pháp lịch sử với
phương pháp logic. Trong đó, các phương pháp của xã hội học như: xử lý tư
liệu, khảo sát, phỏng vấn sâu và phỏng vấn bằng bảng hỏi, được coi trọng.
Nghiên cứu sinh phỏng vấn sâu, điều tra bằng bảng hỏi với 200 đối tượng
[Bảng 16, 17, 18, 19, 20, 21] ở 50 điểm nhóm và chi hội Tin Lành; 30 chức sắc
các hệ phái Tin Lành; 20 công chức làm công tác tôn giáo tại cơ sở của hệ thống
chính trị; lấy ý kiến bằng bảng hỏi được thực hiện với 100 chức sắc, tín đồ Tin
Lành, trong đó có 30 tín đồ người dân tộc Khmer.
6
Các phương pháp xã hội học đó giúp cho nghiên cứu sinh trong việc định
lượng và định tính kết quả nghiên cứu và đánh giá sát, đúng mức độ hiệu quả
của công tác tôn giáo đối với đạo Tin Lành vùng TNB ở cả phương diện chủ thể
công tác và đối tượng - khách thể công tác.
5. Đóng góp mới của luận án
- Lần đầu tiên, đề tài luận án nghiên cứu một cách hệ thống và toàn
diện quá trình truyền giáo, phát triển của đạo Tin Lành ở vùng Tây Nam Bộ,
từ năm 1919 cho đến nay.
- Từ phương diện tôn giáo học, đề tài luận án nghiên cứu khảo sát làm
rõ thực trạng của đạo Tin Lành ở Tây Nam Bộ, với hơn 10 hệ phái, từ đó khái
quát vấn đề đặt ra đối với công tác tôn giáo của hệ thống chính trị và với các
tổ chức hệ phái Tin Lành trên địa bàn.
- Đề tài luận án khuyến nghị đối với hệ thống chính trị vùng Tây Nam
Bộ, nhằm tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tôn giáo và để tín đồ, chức sắc,
chức việc đạo Tin Lành đóng góp tích cực vào sự phát triển toàn diện, bền
vững vùng Tây Nam Bộ hiện nay và mai sau.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Về lý luận, luận án góp phần bổ sung, làm phong phú lý luận chuyên
ngành tôn giáo học và làm rõ thêm tính quy luật của mối quan hệ giữa đạo Tin
Lành với đời sống xã hội, qua thực tiễn tôn giáo - xã hội vùng Tây Nam Bộ.
Về thực tiễn, luận án từ việc làm rõ thực trạng đạo Tin Lành vùng Tây Nam
Bộ, đã đề xuất khuyến nghị có tính giải pháp đối với việc đổi mới công tác đối với
đạo Tin Lành của hệ thống chính trị Tây Nam Bộ.
Luận án còn là một nguồn tài liệu tham khảo quý đối với công tác
giảng dạy tôn giáo học của các trường đại học và trường chính trị của các
tỉnh, thành vùng Tây Nam Bộ hiện nay.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án
có kết cấu gồm 4 chương, 12 tiết.
7
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. CÁC TƯ LIỆU LIÊN QUAN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về vùng đất và cư dân vùng Tây
Nam Bộ
Nghiên cứu về vùng đất và con người Tây Nam Bộ, đã có nhiều công
trình khoa học và tiêu biểu là:
Sơn Nam với sách Đồng bằng sông Cửu Long: Nét sinh hoạt xưa và
văn hóa miệt vườn [99], đã hệ thống quá trình khai khẩn vùng đất Tây
Nam Bộ thuở xa xưa, nơi "rừng thiêng, nước độc", song được cư dân nơi
đây dày công biến thành vùng đất trù phú, thành vựa lúa lớn nhất Việt
Nam. Cũng ở nơi đây, cư dân đã lập nên những "miệt vườn" với những
nét riêng có ở vùng Tây Nam Bộ. Môi trường sống được cải thiện, dưới
nước có cá, có lúa, trên bờ có cây trái, chim, thú. Tất cả tạo ra môi trường
sống khá thuận lợi, từ đó cũng dần tạo nên đời sống tinh thần phong phú và
phóng khoáng của cư dân ở đây.
Cuốn sách là tài liệu có ý nghĩa giúp nghiên cứu sinh đưa ra nhận định
và giải pháp nhằm hài hòa các giá trị văn hóa trong đời sống tinh thần người
dân vùng Tây Nam Bộ với văn hóa đạo Tin Lành.
Phạm Văn Búa, "Tìm hiểu đặc điểm cư dân và tâm lý người dân đồng
bằng sông Cửu Long nhằm thực hiện có hiệu quả chiến lược đại đoàn kết toàn
dân tộc" [15]. Bài viết nghiên cứu nhiều tài liệu lịch sử, như: "Văn hóa và cư
dân đồng bằng sông Cửu Long" của các tác giả Nguyễn Công Bình, Lê Xuân
Diệm, Mạc Đường; "Phủ Biên Tạp Lục" của Lê Quý Đôn; quyển "Lịch sử
khẩn hoang Nam Bộ" của nhà Sử học Huỳnh Lứa; Qua đó, bài viết đúc kết:
4 cộng đồng dân tộc chính ở TNB, mặc dù có lịch sử hình thành, ngôn ngữ và
một số nét văn hóa khác nhau nhưng qua quá trình cộng cư, đã đoàn kết hỗ trợ
nhau vượt qua thiên tai, dịch họa, tạo nên điều kiện tự nhiên, xã hội, con
8
người, dân tộc, tôn giáo mang nét riêng ở vùng Tây Nam Bộ, đặc biệt là các
đức tính quí báu của cư dân: tự lực, tự cường, phóng khoáng, chịu thương,
chịu khó, sáng tạo, năng động, kiên cường, bất khuất.
Phan Huy Lê, Chủ nhiệm đề tài: Quá trình hình thành và phát triển
vùng đất Nam Bộ [86]. đã hệ thống hóa khá đầy đủ về quá trình hình thành,
phát triển, cùng các thiết chế văn hóa, đặc điểm dân cư, dân tộc, tín ngưỡng,
tôn giáo vùng TNB. Sự hấp dẫn của vùng đất mới TNB đã thu hút nhiều dân
tộc, mà nhiều nhất là 4 dân tộc Kinh, Khmer, Chăm, Hoa. Sự giao thoa văn
hóa là một nguyên nhân để vùng này trở thành cái nôi hình thành nhiều tôn
giáo bản địa mang bản sắc khu vực, ít lan tỏa sang khu vực khác, đã tạo nên
bức tranh phong phú, đa sắc màu tâm linh của cư dân vùng TNB.
Qua tác phẩm này, tác giả thấy mối quan hệ giữa đời sống vật chất với
đời sống tinh thần của cư dân vùng TNB, từ đó làm rõ hơn ảnh hưởng của đạo
Tin Lành đến đời sống tinh thần, tôn giáo của cư dân TNB hiện nay.
Trần Ngọc Thêm, Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ [126]. Tác giả
đặt TNB là một vùng văn hóa riêng biệt thuộc "miền văn hóa Nam Bộ", nơi
có sự hòa nhập văn hóa Việt - Khmer - Hoa - Chăm, nơi có sự giao thoa, hội
nhập với văn hóa Phật giáo, văn hóa Nho giáo, nơi có sự ứng xử với văn hóa
phương Tây. Tác giả đã hệ thống nét văn hóa đặc trưng qua tính cách con
người, văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức, văn hóa ứng xử, tín ngưỡng, tôn
giáo của người Việt ở TNB.
Cuốn sách giúp nghiên cứu sinh nhận thức rõ hơn về văn hóa truyền
thống và khuynh hướng biến đổi ở TNB hiện nay, từ đó có khuyến nghị sát hợp.
Nhóm tác giả thuộc Hội Khoa học lịch sử Việt Nam do Vũ Minh Giang
chủ biên, cùng với Nguyễn Quang Ngọc, Lê Trung Dũng, Cao Thanh Tân,
Nguyễn Sĩ Tiến, có sách Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam [105]. Nội dung
cuốn sách khái quát những nét cơ bản nhất của vùng đất và con người Nam
Bộ, từ thế kỷ thứ I đến nay.
9
Cuốn sách có giá trị tham khảo, giúp nghiên cứu sinh cập nhật thêm
những vấn đề cơ bản về quá trình hình thành và phát triển của vùng TNB và
là cơ sở để giải quyết các vấn đề xã hội liên quan của đạo Tin Lành.
Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học nêu trên là nguồn tư
liệu liên quan trực tiếp đến đề tài luận án. Qua đó, nghiên cứu sinh có cơ sở
khoa học để so sánh, đánh giá, khuyến nghị một cách khách quan về mối quan
hệ biện chứng, quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội khi nhận
thức về xã hội, con người vùng TNB với sự phát triển của đạo Tin Lành.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về đạo Tin Lành
1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đạo Tin Lành trên
thế giới và ở Việt Nam nói chung
Nguyễn Thanh Xuân, Bước đầu tìm hiểu đạo Tin Lành trên thế giới và
ở Việt Nam [143]; Nguyễn Thanh Xuân (chủ biên), Tôn giáo và chính sách
tôn giáo ở Việt Nam [146]. Qua 02 công trình này, tác giả đã trình bày bao
quát quá trình ra đời và phát triển của đạo Tin Lành ở Việt Nam và trên thế
giới; giáo lý, giáo luật, tổ chức giáo hội; sự giống và khác nhau giữa Tin Lành
và Công giáo, cung cấp cho đọc giả kiến thức cơ bản về đạo Tin Lành trên thế
giới và ở Việt Nam.
Với hai công trình này, nghiên cứu sinh hiểu thêm về đạo Tin Lành; về
sự hình thành, du nhập, phát triển của đạo Tin Lành ở Việt Nam; về chính
sách, pháp luật đối với tôn giáo nói chung và với Tin Lành nói riêng.
Hoàng Minh Đô - Chủ nhiệm đề tài, Đạo Tin Lành ở Việt Nam - Thực
trạng, xu hướng phát triển và những vấn đề đặt ra trong lãnh đạo, quản lý
[35]. Chủ nhiệm đề tài khái quát tương đối đầy đủ về đạo Tin Lành ở Việt
Nam, thực trạng hoạt động, nguyên nhân, ảnh hưởng, xu hướng phát triển và
vấn đề đặt ra cho công tác đối với đạo Tin Lành ở Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp nghiên cứu sinh khái quát về những
vấn đề đặt ra cho công tác đối với đạo Tin Lành ở Việt Nam, từ đó có cơ sở
để nhận định về vấn đề đặt ra cho công tác đối với đạo Tin Lành ở TNB.
10
Phạm Hồng Thái (chủ biên), Sự truyền bá và phát triển của đạo Tin
Lành ở một số nước và vùng lãnh thổ Đông Bắc Á [119]. Đề tài chỉ rõ, đạo
Tin Lành có mặt tại vùng Đông Bắc Á gắn liền với hoạt động củng cố địa bàn
thực dân và mở rộng thị trường của các Đế quốc phương Tây, điển hình là
Mỹ, Anh, Hà Lan... Tin Lành có đóng góp nhất định vào đời sống văn hóa xã
hội. Quan hệ của đạo Tin Lành với nhà nước ở từng nước cũng có nét đặc thù.
Ở các nước theo mô hình tư bản chủ nghĩa, các tổ chức Tin Lành dù chưa có
xung đột với chính quyền, nhưng cũng không đơn giản xuôi chiều. Tại các
nước theo mô hình xã hội chủ nghĩa, đạo Tin Lành nhiều khi bị lợi dụng làm
công cụ gây chia rẽ dân tộc, làm mất ổn định xã hội, can dự vào đời sống
chính trị âm mưu lật đổ chính quyền do Đảng Cộng Sản lãnh đạo. Vậy, các
nhà nước vẫn kiểm soát các hoạt động tôn giáo nói chung và hoạt động của
đạo Tin Lành nói riêng.
Công trình này là cơ sở để nghiên cứu sinh nhận xét về mặt tích cực
của đao Tin Lành trong đời sống xã hội vùng TNB, đồng thời quan tâm đến
vấn đề đạo Tin Lành bị chính trị lợi dụng.
Đỗ Quang Hưng, "Vài nhận xét về Tin Lành Mỹ'' [70], tác giả đã chỉ ra
một số nhận xét và một số đặc trưng của Tin Lành Mỹ. Điều đó đã giúp
nghiên cứu sinh có thêm cơ sở để nhận định sâu sắc hơn về ảnh hưởng của
Tin Lành đối với vùng TNB, nơi có nhiều hệ phái Tin Lành xuất thân từ Mỹ.
Trần Hồng Liên "Sự chuyển đổi tôn giáo trong người Khmer ở Trà
Vinh hiện nay'' [88, tr.47-52 ]. Trần Hữu Hợp, "Sự cải giáo của một bộ phận
người Khmer vùng Tây Nam Bộ" [65, tr.98-107]. Hai tác giả đã khái quát sự
chuyển đổi tôn giáo sang đạo Tin Lành trong người Khmer, nhất là từ 10 năm
trở lại đây, nêu một số nguyên nhân từ những biến đổi trong sinh hoạt của tu
sĩ Phật giáo Nam tông Khmer đưa đến tình trạng cải đạo, dự báo xu hướng
truyền đạo vào cộng đồng người Khmer trong thời gian tới.
11
Hai bài viết có giá trị tham khảo cho tác giả luận án khi viết về vấn đề
đạo Tin Lành phát triển vào dân tộc Khmer ở vùng TNB.
Vũ Thị Thu Hà, "Nguyên nhân Tin Lành phát triển nhanh trong vùng
dân tộc đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay [42, tr.112-122].
Bài viết đã khái quát một số nguyên nhân Tin Lành phát triển nhanh trong
vùng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Đó là: sự thay đổi thể chế chính trị, hoàn
cảnh sống, phương thức truyền giáo, giá trị đạo đức của đạo Tin Lành và một
số nguyên nhân khác.
Bài viết thêm dữ liệu để nghiên cứu sinh so sánh và đánh giá tại sao Tin
Lành khó phát triển vào vùng dân tộc ở TNB so với vùng Tây Nguyên.
Vũ Thị Thu Hà, "Những đóng góp của Tin Lành thời kỳ đầu du nhập
vào Trung Quốc và Việt Nam" [43, tr.97-108]. Bài viết phân tích nguyên
nhân chính dẫn đến sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng đến xã hội của Tin
Lành đến Trung Quốc và Việt Nam ở thời kỳ đầu truyền giáo thông qua các
lĩnh vực như y tế, thông tin, báo chí, từ thiện xã hội, và thúc đẩy giao lưu văn
hóa... Những nguyên nhân có thể được nghiên cứu sinh tham khảo, vận dụng
vào thực tế ảnh hưởng của đạo Tin Lành ở vùng TNB.
Trần Thị Phương Anh, "Quan niệm của Tin Lành về các mối quan hệ
gia đình qua Kinh Thánh'' [1, tr.99-110]. Bài viết đã tìm hiểu các qui tắc ứng
xử liên quan đến mối quan hệ trong gia đình của đạo Tin Lành được thể hiện
trong Kinh Thánh như: hôn nhân, cha mẹ - con cái, anh chị em, qua đó chỉ ra
yếu tố tích cực của các mối quan hệ đó. Bài viết cung cấp thêm thông tin cho
phần nội dung đánh giá liên quan đạo đức Tin Lành của luận án.
Đỗ Quang Hưng, Tôn giáo và tính hiện đại [77]. Tác giả nhận định:
đạo Tin Lành chính là tôn giáo của tính hiện đại. Công trình bao quát về đạo
Tin Lành ở Việt Nam từ nguồn gốc, diện mạo, quá trình xâm nhập, phát triển,
đặc điểm thần học, đời sống đạo, hoạt động truyền giáo, tính hiện đại và sự
chuyển biến thần học Tin Lành ở Việt Nam... Nghiên cứu trường hợp Tin
12
Lành ở Tây Nguyên, tác giả nhận định việc giải quyết vấn đề Tin Lành ở đây
khi chính trị đã ổn định, thì vấn đề văn hóa trở thành vấn đề phức tạp và đáng
quan tâm cả ở trước mắt và lâu dài.
Những nhận định này là cơ sở đối chiếu cho nhận định về đạo Tin Lành
đối với vùng TNB hiện nay trong luận án.
Luận văn Thạc sĩ triết học của Nguyễn Lương Chung, Công tác tôn
giáo đối với đạo Tin Lành ở tỉnh Đồng Nai hiện nay [18]. Công trình đã
nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển của đạo Tin Lành, thực trạng công
tác tôn giáo đối với đạo Tin Lành tại tỉnh Đồng Nai, đưa ra những giải pháp,
kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác đối với đạo Tin Lành tại tỉnh
Đồng Nai.
Lê Minh Quang, "Đạo Tin Lành ở Lâm Đồng giai đoạn 1929-1975''
[112]. Tác giả viết về phương thức truyền giáo và tác động của việc truyền
giáo vào vùng dân tộc thiểu số.
Thi Tú , Thúy Ly, Ngô Đại Đức; Thảo Nguyên cùng viết về: "Kết quả
thực hiện Chỉ thị 01/2005/CT-TTg". Những bài viết này đề cập sâu đến công
tác tôn giáo đối với hoạt động của đạo Tin Lành qua kết quả thực hiện Chỉ thị
01/2005/CT-TTg từ năm 2005 - 2011, chỉ ra thành tựu, hạn chế và nguyên
nhân, đồng thời có một số đề nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác tôn giáo
ở các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, Tây Ninh.
Nghiên cứu sinh tham khảo các bài viết trong công tác về đạo Tin Lành.
Các tư liệu nước ngoài, có:
Jean Bau Bérot, Lịch sử đạo Tin Lành [10], tác giả tìm hiểu sự ra đời và
tính phân ly, hiện đại, cải cách và đa giáo phái của đạo Tin Lành. Công trình
này góp phần để nghiên cứu sinh lý giải về thực trạng đạo Tin Lành đã, đang
và sẽ diễn ra ở Việt Nam và ở vùng TNB.
Cuốn sách Modernity and Re - enchantment in Post - revolutionary Việt
Nam (Tính hiện đại và niềm say mê tìm hiểu thời kì hậu cách mạng Việt Nam)
13
của P.Taylor [107]. Tác giả viết về thực trạng đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở
Việt Nam hiện nay, qua đó, nhận xét: Tôn giáo ở Việt Nam đang hồi sinh và
phát triển theo chiều hướng đổi mới. Nhận xét đó cho luận án tham khảo khi
nhận xét về chiều hướng phát triển của đạo Tin Lành.
Cuốn The Emergence of a Nonprofit Sector and Philanthropy in the
Socialist Republic of Vietnam (Sự xuất hiện của các tổ chức phi lợi nhuận và
các tổ chức từ thiện tại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) của Mark Sidel
[96] đã nghiên cứu về vai trò của các nhóm xã hội trong đó có tôn giáo, mối
quan hệ của nhà nước với các đoàn thể, các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam là
năng động và đầy triển vọng. Nghiên cứu này có thể tham khảo cho công tác
tôn giáo đối với đạo Tin Lành hiện nay.
Chang-Yau Hoon, "Truyền bá phúc âm và đa văn hóa: sự năng động
của Tin Lành ở Indonesia" [50, tr.58-78]. Bài viết khảo sát người Tin Lành ở
Indonesia đã vượt qua môi trường đa văn hóa ra sao và làm thế nào để điều
chỉnh sự đa dạng Tin Lành. Bài viết có một số thông tin có thể đối chiếu vào
đặc thù Tin Lành vùng TNB.
Marion Aubree (Lê Văn Tuyên dịch), "Tân Tin Lành ở Châu Á và Mỹ
Latinh: Nghiên cứu so sánh" [97, tr.110-123]. Theo tác giả, sự năng động của
phong trào Ngũ Tuần ngày nay ở các nền văn hóa Đông Nam Á có thể tạo ra
sự so sánh giữa Mỹ Latinh và Đông Nam Á bằng cách xem xét các khái niệm
và phương pháp khác nhau đã phát triển hơn 70 năm qua trong nghiên cứu các
phong trào Phúc âm mới.
Nhận định về sự năng động đó của phong trào Ngũ Tuần là cơ sở để
nghiên cứu sinh lý giải tại sao phong trào này phát triển khá mạnh ở TNB
hiện nay.
Các công trình nước ngoài liên quan đến luận án được xem là những
gợi ý mới để tác giả tham khảo và sử dụng như là một trong những cái phổ
biến được đặt trong cái đặc thù là đạo Tin Lành vùng TNB.
14
1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đạo Tin Lành ở
vùng Tây Nam Bộ
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học của Lê Hùng Yên, Quản lý nhà nước
đối với hoạt động của đạo Tin Lành ở thành phố Cần Thơ hiện nay [147].
Luận văn đã làm rõ quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Tin Lành trên
địa bàn thành phố Cần Thơ thời gian qua có nhiều thành tựu, nhưng cũng bộc
lộ những hạn chế, bất cập và từ đó đề xuất khuyến nghị. Tư liệu này là một cơ
sở đánh giá tình hình chung của công tác tôn giáo đối với đạo Tin Lành vùng
Tây Nam Bộ.
Luận văn Thạc sĩ Triết học của Phạm Châu Hải, Đạo Tin Lành và ảnh
hưởng của nó trong đời sống xã hội tỉnh Vĩnh Long hiện nay [44]. Tác giả
tìm hiểu những vấn đề chung và đặc điểm quá trình du nhập, phát triển của
đạo Tin Lành ở tỉnh Vĩnh Long; phân tích tình hình đạo Tin Lành ở Vĩnh
Long hiện nay và ảnh hưởng của nó trong đời sống xã hội, rút ra vấn đề đặt ra
và khuyến nghị. Tác giả nhận định: đạo Tin Lành đã vào tỉnh Vĩnh Long dưới
thời thực dân Pháp, với nhiều hạn chế, khó khăn, song với sức sống của một
tôn giáo cách tân, nó vẫn lan tỏa, ảnh hưởng rộng ra mọi tầng lớp dân cư Vĩnh
Long. Thời đế quốc Mỹ xâm lược miền Nam, đạo Tin Lành ở Vĩnh Long có
nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Từ khi Việt Nam bước vào thời kỳ đổi
mới, với những thành tựu kinh tế xã hội được khẳng định, cùng với chính
sách đổi mới về tôn giáo và công tác tôn giáo của Đảng, Nhà nước, đạo Tin
Lành ở Vĩnh Long phát triển rất thuận lợi. Đạo Tin Lành thể hiện cả đặc điểm
truyền thống và mới hình thành, do tính quy định của đời sống xã hội ở Việt
Nam, trong đó có Vĩnh Long thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Luận văn cũng là một cơ sở khoa học cho luận án khi viết về đạo Tin
Lành ở vùng Tây Nam Bộ.
Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Minh Ngọc, Tôn giáo - Tín ngưỡng của
các cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long [19]. Nội dung sách khái quát về
15
tôn giáo, tín ngưỡng ở vùng TNB, trong đó có đạo Tin Lành. Hai tác giả chỉ
ra ba nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc theo đạo Tin Lành của cư dân
vùng TNB, vì vậy có thể kế thừa.
Nguyễn Xuân Hùng, "Đạo Tin Lành tại Tây Nam Bộ: Lịch sử, hiện
trạng và những vấn đề đặt ra'' [69, tr.59-72]; Nguyễn Khắc Đức, Một số vấn
đề về đạo Tin Lành ở Việt Nam [39]. Hai bài viết trên đã nghiên cứu khái quát
về quá trình truyền giáo của của đạo Tin Lành tại vùng TNB từ ngày khởi đầu
đến nay và những vấn đề đặt ra.
Các bài viết có nhiều nội dung liên quan trực tiếp đến nội dung luận án,
vì vậy cần tham khảo để củng cố thêm tính khoa học cho luận án.
Trần Hữu Hợp, "Tin Lành vùng đồng bằng sông Cửu Long - hiện trạng
và vài vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển", Kỷ yếu tọa đàm về đạo Tin
Lành ở Việt Nam giai đoạn 1976-2011, do Viện Nghiên cứu tôn giáo, Hội
Việt - Mỹ và Viện Liên kết toàn cầu tổ chức tại Hà Nội [61]. Tác giả Trần
Hữu Hợp có một số khái quát về vùng TNB, về lịch sử phát triển và hiện
trạng đạo Tin Lành trên địa bàn, một số vấn đề đặt ra đối với chính sách, pháp
luật về tôn giáo và với sự phát triển bền vững vùng TNB.
Bài viết giúp nghiên cứu sinh thêm cơ sở để có những đề xuất cho đạo
Tin Lành phát triển hài hòa trong sự phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ.
Trần Hữu Hợp, Việc đào tạo giáo sĩ của Tin Lành - Trường hợp Báp-tít
Việt Nam (Nam Phương) và những vấn đề đặt ra cho công tác quản lý nhà
nước, Kỷ yếu: biến động tín ngưỡng, tôn giáo vùng đồng bằng sông Cửu
Long trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, do Ban Chỉ đạo TNB,
Viện Nghiên cứu tôn giáo và Sở Nội vụ Thành phố Cần Thơ phối hợp tổ chức
[62]. Theo tác giả, vẫn còn có nhiều b... phái" được dịch từ tiếng La-tinh
là secta (tiếng Pháp là "secte" và tiếng Anh là "sect"), với ý nghĩa "secta" gốc
bởi động từ secari, có nghĩa là "cắt đứt, chặt lìa". Nhóm nào ly khai khỏi Giáo
hội Công giáo thì gọi là "secta". Hiện nay một số hệ phái Tin Lành cũng dùng
từ "giáo phái" để gọi các hệ phái mới.
11) Địa hạt
Là một cấp trung gian của đạo Tin Lành, được hình thành gồm nhiều chi
hội (Hội Thánh cơ sở) trong một giới hạn địa lý do tổ chức hệ phái qui định.
12) Đời sống tôn giáo của đạo Tin Lành
Đời sống tôn giáo, theo nghĩa rộng nhất, đó là toàn bộ những hoạt động
của tôn giáo để duy trì sự tồn tại của tôn giáo với tính chất là một thực thể
(sống), bao gồm những hoạt động vật chất và tinh thần của tôn giáo.
Từ đó, khái niệm "đời sống tôn giáo của đạo Tin Lành" (viết tắt: đời
sống Tin Lành), đó là toàn bộ những hoạt động tôn giáo thuần tuý (bên trong,
nội bộ của đạo Tin Lành) và những hoạt động xã hội (những hoạt động liên
quan đến các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội và chính trị), được quy định bởi
giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức của Tin Lành.
32
13) Thần học (theology)
Theo Millard J. Erickson (2007), Thần học Cơ Đốc giáo, NXB Văn hóa
Thông tin, Tập 1, tr.24, "Thần học là một bộ môn cố gắng đưa ra một sự diễn đạt
mạch lạc về những giáo lý liên quan đến đức tin của người Cơ Đốc, chủ yếu dựa
vào Kinh Thánh, được đặt trong bối cảnh văn hóa nói chung, được diễn đạt bằng
văn hóa hiện đại và có liên hệ đến những vấn đề trong cuộc sống".
14) Bồi Linh và Đại Hội đồng
Bồi linh còn gọi là Hội đồng linh tu, được tổ chức hàng năm theo các
cấp giáo hội để nâng cao trình độ giáo lý, thần học cho tín đồ, mục sư, truyền
đạo. Bồi linh cấp trung ương chỉ có các mục sư, truyền đạo và những chức vụ
chủ chốt của các chi hội; còn bồi linh ở cấp chi hội thì mở rộng đến tín đồ.
Đại hội đại biểu cấp chi hội họp mỗi năm/lần. Hội đồng chi hội có
nhiệm vụ tổng kết công việc trong năm, bàn chương trình hoạt động năm tới,
bầu ban chấp sự; bỏ phiếu tín nhiệm mục sư, truyền đạo chủ tọa và bầu đại
biểu đi dự Đại hội đồng cấp trên (nếu trùng nhiệm kỳ). Đại hội đồng là Đại
hội đại biểu trên cấp chi hội, tham dự gồm các mục sư, truyền đạo, đại biểu
tín đồ. Đại hội đồng tổ chức theo nhiệm kỳ để giải quyết việc nội bộ, xây
dựng, sửa đổi Hiến chương, Điều lệ, bầu nhân sự lãnh đạo giáo hội.
15) Hội truyền giáo Phúc âm Liên hiệp (CMA): Theo Bách khoa toàn
thư mở Wikipedia, Hội Truyền giáo Phúc âm Liên hiệp là một cộng đồng các
giáo hội Cơ Đốc thuộc trào lưu Tin Lành. Thành lập năm 1887 bởi: Albert
Benjamin Simpson.
16) Baptist (Báp-tít): Theo từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia,
Báp-tít là một nhóm các giáo hội Cơ Đốc giáo cho rằng phép báp têm chỉ nên
được cử hành cho những người tự tuyên xưng đức tin. Họ được xem là một
trong những giáo phái thuộc cộng đồng Kháng Cách, và về mặt giáo lý, hầu
hết có quan điểm theo phong trào Tin Lành.
33
17) Phong trào Ngũ Tuần: Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia,
Phong trào Ngũ Tuần là một trào lưu Tin Lành tập chú vào trải nghiệm cá
nhân nhận lãnh báp têm bằng Chúa Thánh Linh như được ký thuật trong Tân
Ước về ngày Lễ Ngũ Tuần (Ngũ Tuần - Hi văn: πεντηκοστή [ήμέρα],
pentekostē [hēmera] - nghĩa là năm mươi ngày [sau Lễ Vượt qua]).
Có những tương đồng giữa Phong trào Ngũ Tuần và Phong trào Ân tứ,
trong khi tín hữu Phong trào Ân tứ vẫn duy trì sinh hoạt tại các giáo đoàn cũ,
thì tín hữu Ngũ Tuần tách ra để thành lập các giáo phái Ngũ Tuần. Đa số tín
hữu Ngũ Tuần tin theo giáo lý Ba Ngôi (Tam vị nhất thể), số còn lại là các tín
hữu thuộc phong trào Ngũ Tuần Nhất thể (Oneness Pentecostalism).
34
Chương 2
QUÁ TRÌNH TRUYỀN GIÁO
CỦA ĐẠO TIN LÀNH Ở VÙNG TÂY NAM BỘ
2.1. KHÁI QUÁT NHỮNG TÁC NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẠO TIN
LÀNH Ở VÙNG TÂY NAM BỘ
2.1.1. Về tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến đạo Tin Lành ở
vùng Tây Nam Bộ
2.1.1.1. Tự nhiên và xã hội
Vùng Tây Nam Bộ Việt Nam là một bộ phận của châu thổ sông Mê
Kông, nằm liền kề với vùng Đông Nam Bộ. Vùng TNB gồm 12 tỉnh và 01
thành phố, là: Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Đồng Tháp, Trà
Vinh, An Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau và
Thành phố Cần Thơ, có diện tích 40.576 km², với dân số 17.594.400 người và
mật độ 434 người/km² [3].
Vùng TNB là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, đất đai màu mỡ, sinh thái
đa dạng. Người dân TNB trong mọi sinh hoạt luôn gắn bó với các dòng sông,
con rạch chằng chịt. Tất cả đã không chỉ tác động đến kinh tế, mà còn ảnh hưởng
đến hình thái cư trú cư dân, đến sự giao lưu, tiếp xúc tộc người, đến việc hình
thành đặc trưng văn hóa vùng, gồm cả đời sống tôn giáo, tín ngưỡng.
Dân cư TNB cư trú gần sông nước, phương tiện đi lại chủ yếu bằng ghe,
tàu và điều này là sự lạ lẫm với các Mục sư Tin Lành trẻ tuổi, lại chưa thạo tiếng
Việt, nên họ phải vừa theo ghe, tàu truyền giáo vừa học tiếng bản địa. Khó khăn
hơn, họ từ nước ngoài mới đến Việt Nam chưa am hiểu tường tận về văn hóa,
tôn giáo, tín ngưỡng bản địa. Theo Mục sư (Ms) Ms. Lê Hoàng Phu:
"Những bài viết của họ, kể cả các vị lãnh đạo ưu việt đôi khi cũng để lộ
một số thiếu sót trong sự thông hiểu cơ cấu xã hội, giáo dục thực hành của các
tôn giáo, cả đến những biến cố quan trọng nhất của sự phát triển Giáo hội
Công giáo La Mã tại Việt Nam" [110, tr.108].
35
Hiện nay, điều kiện tự nhiên, địa lý và xã hội của TNB đã có thay đổi,
phát triển nhanh về mọi mặt, mà với đạo Tin Lành là thuận lợi nhiều cho sự
phát triển. Lực lượng chức sắc, chức việc hiện nay đều là người bản địa, am
hiểu về phong tục tập quán, văn hóa vùng. Trình độ nhận thức của dân cư
vùng TNB được nâng cao, họ không còn bị bó buộc theo truyền thống tôn
giáo của gia đình, vốn gò bó, rườm rà, mất thời gian, thậm chí là lạc hậu và
mê tín - điều mà đạo Tin Lành có thể bù đắp, thay thế. Điều kiện giao thông,
phương tiện đi lại thuận lợi hơn, đồng thời phương tiện truyền thông cũng phù
hợp với tôn giáo hiện đại như đạo Tin Lành.
Xã hội vùng TNB hiện nay là xã hội đa dạng giai cấp, tầng lớp, dân tộc,
trong mối quan hệ không thể tách rời, song có sự chênh lệch, phân hoá xã hội
khác nhau. Sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng xa; chênh lệch khá cao về thu
nhập giữa khu vực kinh tế nông nghiệp - nơi duy trì các tôn giáo truyền thống,
với khu vực kinh tế công nghiệp, dịch vụ - nơi đạo Tin Lành có lợi thế.
Vậy, một bộ phận người dân TNB dù muốn hay không thì cũng phải
thích nghi với điều kiện sống mới và môi trường tôn giáo mới. Vì thế, dấu ấn
tôn giáo truyền thống trong họ theo thời gian, có phần phai nhạt, thay vào đó
là tình cảm nảy sinh với các tôn giáo hiện đại, phù hợp với môi trường công
nghiệp như đạo Tin Lành.
2.1.1.2. Kinh tế
Những năm 20 của thế kỷ XX đời sống của cư dân vùng Tây Nam Bộ
hết sức bần cùng, nhưng các Giáo sĩ Tin Lành đã không giúp đỡ tín đồ về
phần tài chánh, mà còn dạy họ dâng hiến, đóng góp cho công cuộc truyền
giảng Tin Lành, tổ chức bán Kinh Thánh. Nhiều tín đồ đem 1/10 thu nhập
dâng vào Hội thánh và tổng số tiền dâng hiến lên tới 5.432,98 Mỹ kim vào
năm 1925; 7.882,93 Mỹ kim vào năm 1926 và 7.217 Mỹ kim vào năm 1927
[110, tr.119-120]. Đây là một nguyên nhân dẫn đến đạo Tin Lành khó phát
triển trong tầng lớp nông dân vùng TNB.
36
Giai đoạn 1927 - 1941, trước tình hình khủng hoảng kinh tế, để duy trì
hoạt động và giảm bớt sự lệ thuộc về tài chính từ Ủy ban truyền giáo hải ngoại,
phong trào Hội thánh bản xứ phát động thực hiện chính sách dần đi đến độc lập
và tự trị hoàn toàn. Đến năm 1930, Địa hạt Nam kỳ đã có 14 Hội thánh tự lập
trong khi đó ở Bắc kỳ có 01, Trung kỳ có 04. Các Mục sư nhận kinh phí hoạt
động từ Hội Truyền giáo Phúc âm Liên hiệp (TGPÂLH) và còn nhiều nguồn
khác(*) [110, 116, tr.103, 105, 179, 192].
Để thu hút tín đồ, một số nhà truyền giáo đã loan tin đồn, rằng theo đạo
Tin Lành sẽ được cho 20 đô la và cho vé tàu thủy đi Mỹ miễn phí. Tại Hội
thánh Mỹ Tho, nơi Ông bà Mục sư George Ferry phụ trách, qua tin đồn rằng
nếu là tín đồ Tin Lành thì chính quyền sẽ miễn thuế thân hàng năm, nên
không bao lâu đã có 2.000 người đến với đạo [116, tr.135]. Mục sư Lê Hoàng
Phu, trong sách "Lịch sử Hội thánh Tin Lành Việt Nam" đã viết:
""Tại Mỹ Tho chúng tôi thấy một điều độc đáo trong lịch sử truyền
giáo của Hội TGPÂLH". Ngày 01/01/1925 chỉ vỏn vẹn có 27 tín hữu tại Hội
thánh này, nhưng đến cuối năm đã tăng lên 1.017. Những thuộc viên mới đã
dâng 3.105 đồng cho Hội thánh trong năm, tuy nhiên, chẳng phải ít người đã
đến với cớ tích lẫn lộn, hoặc vô tình hoặc cố ý, đã bị Truyền đạo có tài hùng
biện nhưng thiếu từng trải dẫn đi sai lạc" [110, tr.129-130].
Giai đoạn 1954-1975, được sự hậu thuẫn của Mỹ và các tổ chức truyền
giáo, đạo Tin Lành phát triển rất thuận lợi về mọi mặt.
Sau năm 1975 đất nước thống nhất, đặc biệt là sau khi Việt Nam thực
hiện chính sách đổi mới, đến nay kinh tế vùng TNB đã có sự phát triển khá
nhanh, đời sống vật chất của người dân vùng này được cải thiện đáng kể. Nền
kinh tế ở vùng TNB đang có sự dịch chuyển nhanh từ mô hình chủ yếu dựa
(*) Như các kiện sách của Thánh Kinh hội, các Mục sư được phép bán và giữ lại 80% để bồi dưỡng và chi phí.
Thánh Kinh hội cũng hỗ trợ mua một chiếc ghe nhỏ giúp cho việc truyền đạo và chuyển sách đi khắp nơi.
Thánh Kinh hội trả lương cho những người dịch Kinh Thánh sang tiếng Việt. Truyền đạo người Việt (những
người cộng tác trẻ tuổi) được hưởng lương 25 đồng bạc (12 đô la Mỹ) một tháng từ HTGPÂLH.
37
vào tài nguyên, như trồng trọt và nuôi trồng thủy sản, sang nông nghiệp công
nghệ cao, công nghiệp và dịch vụ. Điều này đòi hỏi nhiều yếu tố, nhất là
nguồn nhân lực có kỹ năng, tố chất mang tính công nghiệp và điều này lại là
quá thân thuộc với tố chất đã có và sẽ có của người Tin Lành.
Hơn nữa, cũng do kinh tế công nghiệp phát triển, đời sống lên cao, theo
qui luật, nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo cũng cao và đa dạng hơn, thế nên đạo
Tin Lành đã nắm bắt nhu cầu để tranh thủ đáp ứng.
Như vậy, đạo Tin Lành là một tôn giáo dù ở hoàn cảnh nào cũng luôn
coi trọng tới yếu tố kinh tế của xã hội và của tín đồ. Hiện nay, nền kinh tế ở
TNB phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thực sự là môi
trường rất thuận lợi, phù hợp với "truyền thống kinh tế" của đạo Tin Lành.
2.1.2. Cư dân, văn hoá và tôn giáo ảnh hưởng đến đạo Tin Lành
2.1.2.1. Về cư dân và dân tộc
(*)
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất trù phú nên có sức hấp dẫn cư
dân ở nhiều nơi về lập nghiệp, với làn sóng di cư liên tục, làm cho quá trình
tộc người trở nên phong phú, đa dạng và cũng có phần phức tạp. Tuy khác
nhau về phong tục, tập quán, tôn giáo nhưng các dân tộc ở TNB đã đoàn kết
chặt chẽ để chống thiên tai, dịch họa. Họ đã tạo nên một nền văn minh nông
nghiệp đặc sắc là thích ứng với môi sinh, với địa hình sông rạch. Các thương
cảng lớn ra đời từ thế kỷ XVIII như: Thương cảng Bãi Xấu (Sóc Trăng),
thương cảng Hà Tiên (Kiên Giang), Phố chợ Mỹ Tho, [15, tr.11].
Trong khoảng 25 dân tộc ở TNB, các dân tộc có số dân đông, đóng góp
nhiều cho sự phát triển của vùng, là dân tộc Kinh, Khmer, Hoa và Chăm.
Người Kinh:
Theo Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, đến năm 2015, người Kinh ở TNB có
(*) Khái niệm "dân tộc" sử dụng trong luận án, nhất là khi nói đến dân tộc vùng TNB, nghiên cứu sinh chủ
yếu dùng theo nghĩa hẹp - tộc người (Ethnic), mà không dùng theo nghĩa rộng - quốc gia (Nation).
38
16.036.217 người [Bảng 10], phân bố đều khắp các tỉnh, thành. Người Kinh ở
Tây Nam Bộ sớm thích nghi với môi trường mới, số dân tăng lên ngày càng
cao có vị thế đặc biệt trong phát triển của vùng. Người Kinh ở Tây Nam Bộ
cũng có đặc điểm cư trú riêng, với xã, ấp xây dựng dọc theo bờ sông, kênh,
rạch, phía trước ghe thuyền đi lại, xung quanh là vườn cây ăn trái, phía sau là
ruộng đồng. Họ xây dựng nên những vùng quần cư phù hợp với điều kiện tự
nhiên đa dạng, tự lập, tự quản thôn xã.
Người Kinh có đời sống tín ngưỡng rất phong phú. Đó là tục thờ cúng
tổ tiên; thờ các vị thần có công với đất nước, có công lập làng, lập ấp, khẩn
hoang, thờ Bà Chúa Xứ; thờ cọp, thờ voi, thờ đá và các hình thức tín ngưỡng
nông nghiệp. Tôn giáo của người Kinh cũng vậy, họ có các tôn giáo lớn trên
thế giới, như Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Islam giáo; lại tạo ra nhiều tôn
giáo mới, vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, như Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ
Ân Hiếu Nghĩa, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, và nhiều hiện tượng Ông
Đạo... Tất cả đều rất hấp dẫn đối với người Kinh TNB.
Người Khmer:
Theo số liệu thống kê của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ năm 2015, dân tộc
Khmer vùng Tây Nam Bộ có 1.200.369 người, chiếm 6,8% dân số vùng
[Bảng 10]. Người Khmer là cư dân sinh sống lâu đời, trước khi có các làn
sóng di dân đến nơi này của người Kinh, Hoa, Chăm. Họ là những nông dân
nghèo khổ đến đây sinh sống để tránh áp bức, bóc lột của chế độ Ăngkor. Về
sau, do nội chiến và sự dã man của quân Xiêm, những người di cư Khmer đến
vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long ngày càng đông.
Người Khmer vùng TNB có nền văn hóa phát triển toàn diện, phong
phú và đa dạng. Hoạt động văn hóa, tôn giáo chiếm vị trí quan trọng trong đời
sống của họ. Tôn giáo của người Khmer là Phật giáo Nam tông Khmer, với
443 chùa, 7.827 sư sãi, 5.701 thành viên Ban Quản trị chùa [Bảng 11].
Hiện nay, một bộ phận người Khmer trước sự phát triển của xã hội, vì
39
điều kiện kinh tế hoặc tinh thần, hoặc cả hai, họ không muốn bị ràng buộc,
gắn chặt cuộc đời với ngôi chùa và các nghi lễ tôn giáo trong phạm vi làng,
xã. Vì vậy không ít người Khmer đã có phần phai nhạt tôn giáo truyền thống
và bắt đầu quan tâm đến tôn giáo khác, tạo điều kiện thuận lợi cho đạo Tin
Lành phát triển vào cộng đồng dân tộc này, mặc dù chưa thật sự bền vững.
Người Hoa:
Người Hoa đến Tây Nam Bộ theo nhiều nhóm người và theo từng thời
gian khác nhau, nhưng hình thành cộng đồng rõ nhất là năm 1708, khi Mạc
Cửu tới Hà Tiên nhận chức Tổng binh. Từ năm 1708 - 1819, người Hoa đã
hình thành cộng đồng tại vùng Tây Nam Bộ. Hiện nay, người Hoa ở đồng bằng
sông Cửu Long có 192.435 người. Họ sống tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Bạc
Liêu, Tiền Giang, An Giang, Vĩnh Long và Cà Mau [Bảng 10]. Trong cuộc
sống, người Hoa luôn sống hòa đồng với các dân tộc khác. Họ rất có ý thức và
năng lực kinh doanh, thương mại, chịu khó, có bí quyết làm ăn và ít quan tâm
đến chính trị. Dù ít tham gia các hoạt động của cộng đồng chung, song tính
cộng đồng trong nội bộ người Hoa lại rất cao kể cả cộng đồng tín ngưỡng.
Người Hoa có đời sống tâm linh phong phú, đậm tính chất dung hợp tín
ngưỡng, tôn giáo, như thờ Phật, Thần, Mẫu đan xen với triết lý Nho giáo, tạo
nên sự tích hợp hài hòa, bền chặt. Đây là đặc điểm nổi bật nhất trong đời sống
tinh thần của cộng đồng người Hoa trước đây cũng như hiện nay mà đạo Tin
Lành khó có thể thâm nhập.
Người Chăm:
Người Chăm vùng TNB có 14.892 người [Bảng 10]. Người Chăm cư
trú trong các palay, mỗi palay thường có 50 đến 70 hộ. Họ là một bộ phận của
cộng đồng người Chăm từ miền Trung Bộ đến sinh sống tại đây vào thế kỷ
XIV-XV. Trung tâm của người Chăm Hồi giáo ở vùng TNB là tỉnh An Giang.
Gần như tất cả người Chăm ở đây đều theo Hồi giáo. Trước đây, Châu
Đốc được xem như một thế giới Hồi giáo thu nhỏ của vùng Đông Dương
40
thuộc Pháp [144, tr.445]. Điều hành và quản lý xã hội là Hội đồng bô lão với
chức năng duy trì tập quán cổ truyền, và giúp đỡ các giáo sĩ Islam truyền giáo
trong cộng đồng mình. Vì vậy đạo Tin Lành hầu như không quan tâm đến
việc phát triển vào cộng đồng dân tộc Chăm vùng Châu Đốc.
Như vậy, cư dân vùng TNB hầu hết đến từ các vùng miền khác nhau
của Việt Nam, nên tự nhắc mình là "dân tứ xứ" và họ đã cùng nhau cộng cư để
lập nghiệp, cùng nhau khẩn hoang, khai phá đất đai để trồng lúa nước. Công
cuộc khai phá vùng hoang vu đầy hiểm nguy và gian khổ, đòi hỏi các dân tộc
vùng Tây Nam Bộ phải chung lưng đấu cật để tồn tại. Điều kiện tự nhiên, địa lý
và xã hội vùng TNB đã tạo nên nét đặc trưng Văn hóa Nam Bộ, với nét tính
cách chung là đoàn kết đùm bọc, hỗ trợ nhau không phân biệt dân tộc, kẻ đến
trước, người đến sau, phóng khoáng, hiếu khách, trọng nghĩa tình, không văn
vẻ, rườm rà, khách sáo. Sự giao lưu, tiếp biến văn hóa diễn ra liên tục giữa các
tộc người, nhưng mỗi dân tộc vẫn giữ cho mình nét văn hóa và tôn giáo riêng,
tạo nên một bức tranh tôn giáo với nhiều màu sắc [15, tr.11-18].
Mỗi dân tộc vùng TNB có một nền văn hóa riêng, song quá trình giao
lưu văn hóa đã đúc kết nên những đặc điểm con người vùng đất này. Đó là:
Một là, tính chịu thương, chịu khó, chịu đựng; mạnh mẽ, năng động,
sáng tạo, bất khuất vượt qua những khó khăn, khắc nghiệt của cuộc sống. Là
những người nông dân trong môi trường sống "rừng thiêng, nước độc", người
dân Tây Nam Bộ có niềm tin về số mệnh giúp họ có sức chịu đựng, vươn lên
và niềm tin vào "lực lượng siêu nhiên" lại càng sâu sắc. Đời sống nông
nghiệp, với "con trâu", "cái cày", "mảnh ruộng" là gia tài, là thế mạnh của
người dân nơi đây. Họ ưa sống tự lập, mỗi người làm chủ một mảnh đất riêng,
địa bàn riêng, khai phá và sinh sống, mảnh đất trở thành "của riêng". Họ vì
thế có sự độc lập về kinh tế và đó là nguyên nhân sâu xa để họ có ý thức độc
lập trên các lĩnh vực khác của xã hội, trong đó có tín ngưỡng, tôn giáo.
Hai là, những cư dân đến với vùng Tây Nam Bộ hầu hết do lâm vào
41
hoàn cảnh bế tắc, phải tha hương để đi tìm cái sống trong muôn cái chết nên họ
rất chuộng nghĩa khí, quý trọng tình bạn bè, huynh đệ, nghĩa hiệp, coi khinh
tiền tài, sẵn sàng xả thân vì nghĩa. Họ thường kết nghĩa với nhau, để rồi sống
chết có nhau, thương yêu đùm bọc nhau đến sâu đậm, tạo thành sức mạnh vô
biên chinh phục vùng đất hoang vu đầy hiểm nguy. Họ thích làm quen với
người nghèo, chân thật và trọng nghĩa khí, ghét kẻ đạo đức giả, xu nịnh, thay
lòng đổi dạ, bán đứng bạn bè, lại có phong cách thực tế, minh bạch, cởi mở,
phóng khoáng, thể hiện sự bộc trực, thẳng thắn, ít thích văn chương rào đón
Những người nông dân đến đây ít nhiều có đầu óc mạo hiểm, chấp nhận
hiểm nguy đã khiến họ không chịu lùi bước trước những trở ngại của thiên
nhiên, trước sức mạnh phi nghĩa. Họ rất coi trọng tình nghĩa, đó là tình yêu
thương, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn; là nghĩa thủy chung, son sắt. Họ đã phải
rời xa làng quê đến xứ người, nên gặp người "đồng hương" là một may mắn.
Truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, tôn sư trọng
đạo, thờ cúng hình tượng ông bà, cha mẹ, những người có công đã trở
thành triết lý sống, lẽ sống, thành gương soi để hoàn thiện con người TNB.
Đây là nét văn hóa gây trở ngại lớn cho đạo Tin Lành với giáo lý không thờ
hình tượng.
Ba là, tâm lý bài ngoại của người dân Tây Nam Bộ. Sống xa quê
hương, nhà không rào, thậm chí không cửa, chỉ có tấm phên tre ngăn muỗi và
gió về đêm, xóm làng không có lũy tre bao bọc, con người nơi đây rất cần
tình bạn và có lòng hiếu khách. Trải qua bao gian khổ để có được môi trường
sống cho riêng mình, con người nơi đây luôn biết sống vì nhau, biết đoàn kết
để vượt qua mọi khó khăn, gian khổ và để chống giặc ngoại xâm. Trong họ đã
hình thành một tố chất "tự đề kháng" trước những nguy cơ từ bên ngoài. Vào
giữa thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp thiết lập hệ thống cai trị hà
khắc và phong trào kháng Pháp bùng lên mạnh mẽ ở Nam Bộ. Trong số tín đồ
các tôn giáo, đã có người là lãnh tụ của cuộc kháng chiến, như Trương Công
42
Ðịnh (1862) tức Bình Tây Ðại nguyên soái, Nguyễn Trung Trực (1861) -
người anh hùng đốt cháy tàu chiến Pháp tại sông Nhật Tảo, Trần Văn Thành
(1867) khởi nghĩa tại vùng Láng Linh tỉnh An Giang, Huỳnh Phú Sổ - Giáo
chủ Phật giáo Hòa Hảo tham gia Ủy ban kháng chiến Nam Bộ
Đạo Tin Lành đến với người TNB phần lớn thông qua các nhà truyền
giáo đến từ Mỹ. Ở miền Bắc, người ta gọi Tin Lành là "Đạo Rối". Dân Nam
Bộ gọi đạo Tin Lành là "Đạo Huê kỳ", "Đạo bỏ ông, bỏ bà" với dụng ý khinh
thường, châm biếm, cảnh báo đồng bào đây là tôn giáo ngoại bang, không thể
chấp nhận vì không phù hợp với truyền thống của người Việt Nam.
Những đặc điểm tính cách của người dân miền TNB suy cho cùng là do
tồn tại xã hội của vùng đất này quy định. Còn xét từ phương diện tín ngưỡng, tôn
giáo, người dân nơi đây phù hợp hơn với các tôn giáo nội sinh, như đạo Cao Đài,
Phật giáo Hòa Hảo, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa Theo logic ấy,
các tôn giáo ngoại sinh, trong đó có đạo Tin Lành, nếu muốn phát triển rộng nơi
vùng đất, con người TNB, thì cần phải biến đổi theo hướng "bản địa hoá". Song
đạo Tin Lành từ khi tới vùng đất này và tồn tại đến nay, vẫn "cương quyết chối
bỏ" những phong tục tập quán, văn hoá truyền thống, có khi là rất căn cốt, của
người dân TNB. Trước đây, người dân Nam Bộ đã gọi Tin Lành là đạo Huê
kỳ, đạo rối, đạo của kẻ xâm lược, thì ngày nay, có người dân vẫn gọi đạo này
đúng với bản chất hành vi, là "đạo bỏ ông, bỏ bà". Vì thế, không ít nhà nghiên
cứu vẫn cho rằng Tin Lành khó có thể được chấp nhận ở TNB và mục tiêu
thâm nhập của đạo vào Tây Nam Bộ khó có thể đạt được.
2.1.2.2. Tín ngưỡng, tôn giáo ảnh hưởng đến đạo Tin Lành
Đến cuối năm 2016, vùng TNB có 12 tôn giáo đã được nhà nước công
nhận. Đó là: Phật giáo, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài, Công giáo, Tin Lành,
Islam giáo, Phật đường Nam tông Minh Sư đạo, Baha’i, Tịnh độ Cư Sĩ Phật
hội Việt Nam, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương, Phật giáo Hiếu Nghĩa
Tà Lơn. Các tôn giáo có khoảng 5,9 triệu tín đồ, chiếm 33,8% dân số toàn
43
vùng, với 11.300 chức sắc, 34.000 chức việc và 4.646 cơ sở thờ tự. Trong đó,
đồng bào Khmer hầu hết theo Phật giáo Nam tông Khmer [3].
Tín ngưỡng, tôn giáo ở TNB có hai đặc điểm chung đáng lưu ý đối với
đạo Tin Lành. Đó là:
Thứ nhất, các dân tộc đều có chung tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ
cúng những người đã khuất, những người có công với nước, với dân tộc, với
cộng đồng. Tín ngưỡng đó hiện vẫn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời
sống tinh thần của cư dân vùng TNB trong lịch sử và hiện nay.
Thứ hai, văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo mang nặng dấu ấn tam giáo
(Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo). Đây là đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo của
cả người Việt Nam, song ở Tây Nam Bộ, nó trở nên rất rõ nét và thường
xuyên. Ở đây, dấu ấn tam giáo thể hiện trong hành vi văn hóa tín ngưỡng
thường ngày, tại gia, của người dân, với việc họ thờ hình tượng, thắp nhang
đèn, cúng tế, hương khói đều đặn. Còn trong các tôn giáo như Bửu Sơn Kỳ
Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài, Phật giáo Hiếu
Nghĩa Tà Lơn, đều lấy giáo lý tam giáo làm nền tảng.
Đạo Tin Lành trước khi vào vùng Tây Nam Bộ thì tất cả các tôn giáo
lớn ở Việt Nam đều đã có mặt tại vùng này, bên cạnh đó còn những tín
ngưỡng, tôn giáo bản địa, các tôn giáo mới khác (GS.TS. Đỗ Thái Bồng gọi là
"tôn giáo sách tay"). Tín ngưỡng, tôn giáo ở TNB thời đó, có thể nói là khá
phong phú nhằm đáp ứng cho nhu cầu tâm linh, cũng như cho phong trào đấu
tranh giành độc lập dân tộc của cư dân TNB.
Giai đoạn đạo Tin Lành khởi đầu truyền giáo, vùng TNB đã có Phật giáo,
Công giáo và thêm bốn tôn giáo nội sinh là đạo Bửu Sơn Kỳ Hương (1849), Tứ
Ân Hiếu Nghĩa (1876), đạo Cao Đài (1926) và Phật giáo Hòa Hảo (năm 1939).
Tư tưởng của các tôn giáo đó đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân TNB,
được gìn giữ qua nhiều thế hệ, trở thành nền tảng tâm linh khá vững chắc,
không dễ đổi thay, như một nét đẹp văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo.
44
Truyền thống chống giặc ngoại xâm và hình thức chống giặc thông qua
tôn giáo đã được phát huy. Tín ngưỡng, tôn giáo là yếu tố không chỉ tập hợp
quần chúng bởi niềm tin siêu nhiên, mà còn bởi động cơ đấu tranh hợp pháp với
kẻ thù. Từ đó, tín đồ tôn giáo và cũng là người dân TNB, trong khi chất đầy
niềm tin tôn giáo, thì họ cũng thực hành tôn giáo gắn với đánh giặc cứu nước,
cứu nhà. Họ hành động với triết lý và niềm tin: "đạo - đời hai vai", rõ hơn:
"Muốn về cõi Phật lập thân cõi trần", hoặc thấy nhân duyên: "Tu đền nợ thế cho
rồi, thì sau mới được đứng ngồi tòa sen", hay trách nhiệm với quốc gia dân tộc:
"Bờ cõi vững lặng, thân ta mới yên. Quốc gia mạnh giàu, mình ta mới ấm".
Hiện nay, văn hoá vùng TNB cũng đa dạng trong dấu ấn văn hoá vùng
miền, quốc gia, song với những biểu hiện mới, tiêu biểu là xu hướng phát
triển tới văn minh (văn hoá đô thị). Mặt khác, tôn giáo, tín ngưỡng cũng đa
dạng trong mâu thuẫn giữa cái truyền thống và cái hiện đại. Một bộ phận
không nhỏ người dân vùng TNB không còn và không muốn bị ràng buộc bởi
những qui chuẩn của văn hóa truyền thống mang nặng dấu ấn nông nghiệp,
thay vào đó, xuất hiện những điều kiện thuận lợi tiếp cận với thế giới văn
minh, hiện đại, tiếp cận với những tôn giáo có tính hiện đại như Tin Lành.
Như vậy, ở vùng TNB, các dân tộc sinh sống đan xen nhau trên địa bàn
Tây Nam Bộ đã gắn bó với nhau trong suốt quá trình khai phá đất đai, xây
dựng làng xã, đoàn kết đấu tranh chống thiên nhiên và dịch họa. Các tộc
người và tôn giáo tộc người ở vùng Tây Nam Bộ là khá ổn định. Tham gia
vào việc chung, song nét văn hóa đặc sắc của từng dân tộc vẫn luôn được bảo
tồn, phát huy cho tới nay, làm phong phú thêm đời sống văn hóa vùng miền
của người dân TNB. Thực tế đó của văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo ở TNB, đối
với đạo Tin Lành, tất nhiên là bao gồm cả khó khăn và thuận lợi.
2.1.3. Chính trị
Đạo Tin Lành vào Việt Nam trong bối cảnh đất nước bị thực dân Pháp
đô hộ theo chế độ: bảo hộ ở miền Bắc, vốn nặng tính phong kiến, còn miền
45
Nam theo chính sách thuộc địa, trực trị, mang tính dân chủ tư sản. Vì vậy, đạo
Tin Lành hoạt động ở TNB ít bị gò bó hơn. Song do có vấn đề lịch sử chính
trị của người Pháp với đạo Tin Lành và với người Đức, nên chính quyền Pháp
ở Đông Dương e ngại các nhà truyền giáo Tin Lành, dẫn tới luôn cấm đoán
việc truyền đạo, cho dù vùng Nam Bộ vẫn được tự do truyền đạo
(*)
.
Ở Việt Nam năm 1915, có 6/9 giáo sĩ Tin Lành là người Đức bị chính
quyền Pháp trục xuất, chỉ còn lại 04 giáo sĩ có quốc tịch Anh, Mỹ, Canada
[110, tr.133]. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc nhưng sự đối nghịch
giữa các giáo sĩ Tin Lành với các quan chức Pháp còn kéo dài nhiều năm sau
đó. Khi Nhật đảo chính Pháp, đạo Tin Lành tiếp tục bị cấm đoán... Đặc biệt là
vào tháng 4 năm 1943, tất cả các giáo sĩ bị hiến binh Nhật tập trung quản thúc
tại Mỹ Tho [Bảng 15, Ảnh 2.1].
Giai đoạn đất nước trong thời kỳ chiến tranh giành độc lập dân tộc,
Mục sư và tín hữu phải tạm tản cư ra khỏi vùng chiến tranh, một số nhà thờ bị
đốt, hoặc bị bỏ hoang. Khi Nhật đảo chính Pháp, đạo Tin Lành tiếp tục bị cấm
đoán... Từ năm 1942, các Hội thánh ở Tây Nam Bộ phải tự lập với sự hỗ trợ
của Địa hạt và sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các Hội thánh địa phương. Sau năm
1944, nhiều Hội thánh vùng Tây Nam Bộ không có người quản lý, 38 Hội
thánh bị đóng cửa... Ở Nam hạt có 7 Hội thánh (Mỹ Tho, Bình Tây, Bình Trị
Đông, An Thái Đông, Cao Lãnh, Bến Tre, Mỹ An) bị Pháp phá hủy, nhiều
Hội thánh ở vùng sâu mất liên lạc. Nhìn chung trong giai đoạn này, đạo Tin
Lành gặp nhiều khó khăn, thậm chí gần như ngưng hoạt động. Tuy nhiên, tín
đồ vẫn duy trì nhóm tại nhà riêng và các cuộc bồi linh vẫn được tổ chức.
Sau khi Việt Nam giành độc lập, ngày 02/9/1945, thì ngày 23/9/1945,
quân đội Pháp tái chiếm các tỉnh miền Nam. Những năm 1945 - 1949, hoạt
(*) Giai đoạn này, Pháp đang thực hiện theo Điều 9 Hòa ước Giáp Tuất (1874) và Điều 14 Giáp Tuất (1884)
[90, tr.135-136], qua đó, chỉ các giáo sĩ Công giáo Pháp và Tây Ban Nha mới được hoạt động trong khu vực
thực dân Pháp cai trị.
46
động của Tin Lành ở Việt Nam, trong đó có vùng Tây Nam Bộ, gặp nhiều khó
khăn, chỉ còn Mục sư Wm.C.Cadman là giáo sĩ nước ngoài duy nhất ở lại Việt
Nam. Mục sư Lê Văn Thái lãnh đạo Hội thánh thực hiện chính sách không can
dự vào chính trị và vì lý do này mà Hội thánh bị cả người Pháp và Cách mạng
nghi ngờ, dẫn đến việc truyền giáo gặp nhiều trở ngại.
Những năm 1949 - 1954, miền Nam phân chia thành nhiều khu vực:
của cách mạng, của tôn giáo và của chính phủ quốc gia, gây nhiều khó khăn
cho công cuộc truyền giáo Tin Lành, song Tin Lành vẫn phát triển khá mạnh
do sự nhiệt tình của các Mục sư.
Hiệp định Genève được ký ngày 27/4/1954, đất nước tạm thời bị chia
cắt làm hai miền, với hai chế độ chính trị khác nhau. Ở miền Nam, thực dân
Pháp chấm dứt quyền cai trị, Cựu hoàng Bảo Đại bị phế truất khỏi vị trí Quốc
trưởng, Ngô Đình Diệm, là người Công giáo, trở thành Tổng thống Việt Nam
cộng hòa, dưới sự bảo trợ của Mỹ. Chính phủ Ngô Đình Diệm thực hiện chính
sách tự do tôn giáo, nhưng dành ưu ái cho giáo hội Công giáo La Mã.
Năm 1955, Bộ Quốc phòng mời Hội thánh Tin Lành VN thiết lập Đoàn
Tuyên úy Tin Lành cho quân đội với tên gọi Nha tuyên úy Tin Lành Sài Gòn
và 04 phòng tuyên úy cho 04 quân khu ở Miền Nam Việt Nam [121, tr.248],
[110, tr.281]. Năm 1963, Ngô Đình Diệm bị lật đổ, chính phủ của Nguyễn
Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ đã cho các tôn giáo được hoạt động khá tự do,
hoạt động của đạo Tin Lành được cải thiện.
Sau ngày thống nhất đất nước 30/4/1975, chấm dứt chế độ Việt Nam
Cộng hòa và sự ra đi của Đế quốc Mỹ, điều này đồng nghĩa với việc đạo Tin
Lành ở miền Nam mất lợi thế ưu đãi về mọi mặt của chính quyền cũ và nguồn
tài chính có từ các tổ chức Tin Lành hải ngoại. Các giáo sĩ ngoại quốc ra đi;
một bộ phận chức sắc, tín đồ Tin Lành Việt Nam cũng di tản, vượt biên ra
nước ngoài. Số tín đồ còn lại đa số vẫn giữ nguyên lập trường "không tham
gia vào chính trị". Tại Tây Nguyên, một số mục sư và truyền đạo lại tham gia
47
vào tổ chức Fulrô, hoạt động chống phá cách mạng. Trước tình hình đó, chính
quyền cách mạng miền Nam buộc phải áp dụng biện pháp đình chỉ toàn bộ
hoạt động của bộ máy hành chính đạo Tin Lành, giải tán các chi hội, đóng cửa
nhà thờ, tập trung cải tạo các mục sư, truyền đạo tham gia Fulrô [41].
Những diễ...ỏng
vấn Nam Nữ
1. Đoàn Văn Hiếu 1967 Phó T rưởng Ban
Ban Tôn giáo TP
Cần T hơ
09/12/2019
2. Nguyễn T hanh Kiệt 1973 Phó T rưởng Ban
Ban Tôn giáo TP
Cần T hơ
09/12/2019
3. Thạch Út Hậu 1980
Trưởng Phòng
HCTH
Ban Tôn giáo TP
Cần T hơ
09/12/2019
4. Phạm Bách T hắng 1973
Phó Trưởng Phòng
HCTH
Ban Tôn giáo TP
Cần T hơ
09/12/2019
5. Trần Hoàng Duyên 1966 Trưởng Ban
Ban Tôn giáo tỉnh
Bạc Liêu
12/08/2019
6. Lê Văn T ịnh 1968 Trưởng Ban
Ban Tôn giáo tỉnh
Trà vinh
18/12/2018
7. Lê Nguyên Châu 1970
PGĐ SNV
kiêmT rưởng Ban
Ban Tôn giáo tỉnh
An Giang
18/12/2018
8. Lê Văn Dũng 1978 Phó T rưởng Ban
Ban Tôn giáo tỉnh
An Giang
18/12/2018
9. Đào Văn T ụ 1964 Trưởng Ban
Ban Tôn giáo tỉnh
Bến t re
03/05/2019
10. Phạm Ngọc T hành 1970 Phó t rưởng Ban
Ban Tôn giáo tỉnh
Bến t re
03/05/2019
11. Trần Diệu Hiền 1972 Phó T rưởng Ban Ban Tôn giáo tỉnh 08/7/2018
247
Cà mau
12. Châu Văn T ài 1965 Trưởng Ban
Ban Tôn giáo tỉnh
Đồng T háp
09/12/2019
13. Danh Lắm 1971 Trưởng Ban
Ban Tôn giáo tỉnh
Kiên giang
06/11/2018
14. Trương Hoàng Anh 1976 Phó T rưởng Ban
Ban Tôn giáo tỉnh
Kiên giang
09/12/2019
15. Nguyễn Văn Mưng 1976 Trưởng Ban
Ban Tôn giáo tỉnh
Long An
16/02/2020
16. Văn Quốc tâm 1968 Trưởng Ban
Ban Tôn giáo tỉnh
Sóc T răng
16/02/2020
17. Nguyễn Hồng Phúc 1968 Chuyên viên
Ban Tôn giáo tỉnh
Hậu Giang
10/12/2019
18. Phan Thị Mỹ Xuyên 1977 Chuyên viên
Ban Tôn giáo tỉnh
Hậu Giang
10/12/2019
19. Văn Công Đấu 1967 Chuyên viên
Ban Tôn giáo tỉnh
Hậu Giang
10/12/2019
20. Phan Vũ Linh 1982 Chuyên viên
Ban Tôn giáo tỉnh
Hậu Giang
10/12/2019
IV. LẤY PHIẾU KHẢO SÁT CHI HỘI, ĐIỂM NHÓM [BẢNG 17]
Số
TT
Tên Chi hội , Điểm nhóm Hệ phái Địa chỉ Ngày khảo
sát
1. Chi hội T in Lành Cần T hơ HT T L VN (MN)
Số 87 Xô Viết Nghệ
T ĩnh, phường An Cư,
quận Ninh Kiều, TP
Cần T hơ
07/08/2019
2. Chi hội T in Lành An Phú HT T L VN (MN)
Số 156 Mậu Thân,
phường An Phú, quận
Ninh Kiều, T P Cần Thơ
07/08/2019
3. Chi hội T in Lành Bình T hủy HT T L VN (MN)
Số 21/9 đường Lê Hồng
Phong, phường Bình
Thuỷ, quận Bình T hủy,
TP Cần T hơ
07/08/2019
4. Chi hội T in Lành Cái Răng HT T L VN (MN)
số 266 D, đường Hàng
Gòn, P Lê Bình, quận
Cái Răng, T P Cần T hơ
07/08/2019
5. Chi hội T in Lành Ô Môn HT T L VN (MN)
100 Trần Hưng Đạo, P .
Châu Văn Liêm, quận Ô
Môn, TP Cần T hơ
07/08/2019
6. Chi hội Tin Lành Phong Điền HT T L VN (MN)
Đường 923, ấp Nhơn
Lộc I, thị trấn Phong
Điền, huyện Phong
Điền, T P Cần T hơ
08/08/2019
7. Chi hội T in Lành Giai Xuân HT T L VN (MN)
Ấp Thới An A, xã Giai
Xuân, huyện Phong
Điền, T P Cần T hơ
08/08/2019
8. Chi hội T in Lành Đông Lợi HT T L VN (MN)
Số 289, Ấp Đông Lợi,
xã Đông Bình, huyện
Thới Lai, TP Cần T hơ
08/08/2019
9. Hội thánh Báp -T ít Cần T hơ
Giáo hội Báp - T ít
Việt Nam
Số 134, khu dân cư 515
(đường 30/4, phường
08/08/2019
248
Hưng Lợi, quận Ninh
Kiều, T P Cần T hơ
10.
Hội thánh Báp -T ít Phong
Điền
Giáo hội Báp - T ít
Việt Nam
121A, Ấp Nhơn T họ 2,
xã Nhơn Ái, huyện
Phong Điền, TP Cần
Thơ
08/08/2019
11. Hội thánh Báp -T ít Bình An
Giáo hội Báp - T ít
Việt Nam
Số 220/1, ấp Thới
Thuận A, thị trấn T hới
Lai huyện Thới Lai, T P
Cần T hơ
09/08/2019
12. Hội thánh Báp - T ít T hới Lai
Giáo hội Báp - T ít
Việt Nam
Số 495/5, ấp T hới Hoà
B, xã Thới Thạnh,
huyện Thới Lai, TP Cần
Thơ
09/08/2019
13. Hội thánh Báp - T ít Nhơn Ái
Giáo hội Báp - T ít
Việt Nam
377 ấp Nhơn Thọ 2A,
xã Nhơn Ái, huyện
Phong Điền, t hành phố
Cần T hơ
09/08/2019
14.
Hội thánh Báp - T ít Phước
Thiên
Tổng hội Báp - T ít
Việt Nam
149/8 Ấp Đông Lợi, xã
Đông Bình, huyện T hới
Lai, T P Cần T hơ
09/08/2019
15. Hội thánh CĐPL Cần Thơ
Giáo hội Cơ Đốc
Phục Lâm Việt Nam
Số 33, đường Cách
mạng tháng 8, phường
Thới Bình, quận Ninh
Kiều, T P Cần Thơ
09/08/2019
16. Hội thánh CĐPL Vàm Nhon
Giáo hội Cơ Đốc
Phục Lâm Việt Nam
ấp Thới Khánh, Xã Tân
Thạnh, huyện Thới Lai,
TP Cần T hơ
09/08/2019
17.
Điểm nhóm Cần Thơ
(do bà Võ Thị Việt Bình làm
Trưởng điểm nhóm)
Hội thánh Liên Hữu
Cơ Đốc Việt Nam
70/40/4 CMT8
Phường Cái Khế, quận
Ninh Kiều
22/6/2018
18.
Điểm nhóm Giô Đanh
(do bà Nguyễn Thị Thanh Nhã
làm Trưởng điểm nhóm)
HT Phúc Âm Ngũ
Tuần VN
Số 54/2A đường Trần
Việt Châu, KV2, P An
Hòa
22/6/2018
19.
Điểm nhóm An Nghiệp
(do ông Vũ Quang Tuấn làm
Trưởng điểm nhóm)
GH TL Giám lý Liên
Hiệp VN
Số 416/14 khu vực Bình
Nhựt (khu dân cư 12ha8
cũ), P Long Hòa, Bình
Thủy
22/6/2018
20.
Điểm nhóm Cái Khế
(do ông Nguyễn Lập T uy làm
Trưởng điểm nhóm)
GH TL Giám lý Liên
Hiệp VN
70/33 CMT8 Phường
Cái Khế, quận Ninh
Kiều
22/6/2018
21.
Điểm nhóm Ninh Kiều
(do ông Nguyễn Lập Xuyên
làm Trưởng điểm nhóm)
GH TL Giám lý Liên
Hiệp VN
40B/28G, đường
Nguyễn Văn Cừ,
phường An Hoà, quận
Ninh Kiều
22/6/2018
22.
Điểm nhóm Đức Chúa T rời
(do ông Huỳnh Thanh Tùng
làm Trưởng điểm nhóm)
Đức Chúa T rời
2/53D Mậu Thân, P A
Hòa, Q Ninh Kiều
23/6/2018
23.
Điểm nhóm TL Báp - T ít Liên
hiệp Cần T hơ
(do ông Nguyễn Tấn Dũng
Báp tít Liên Hiệp
4/60 Huyện Thanh
Quan, phường Thới
Bình, quận Ninh Kiều
23/6/2018
249
làm Trưởng điểm nhóm)
24.
Điểm nhóm TL Lời Sự Sống
Cần T hơ
(do ông Đào Văn Nhiều làm
Trưởng điểm nhóm)
HT T L Lời Sự Sống
2/14 đường 3/2, phường
Hưng Lợi, quận Ninh
Kiều
23/6/2018
25.
Điểm nhóm Giô Suê
(do ông Hồ Phước Huy làm
Trưởng điểm nhóm)
GH TL Giám lý Liên
Hiệp VN
378 G2/10 đường
Nguyễn Văn Cừ nối dài,
KV3, phường An
Khánh, quận Ninh Kiều
23/6/2018
26.
Điểm nhóm do MS Võ Minh
Khoa làm Trưởng điểm nhóm
Giáo hội Báp tít Việt
Nam
Số 1030, KV5 Phường
Châu Văn Liêm quận Ô
Môn
23/6/2018
27.
Điểm nhóm Trường Lạc
(do ông Trần Văn Sanh làm
Trưởng điểm nhóm)
Giáo hội Báp tít Việt
Nam
Phường Trường Lạc,
quận Ô Môn
23/6/2018
28.
Điểm nhóm Phước Thới
(do bà Tô Thị Kim Hoa làm
Trưởng điểm nhóm)
GH TL Giám lý Liên
Hiệp VN
KV Bình Khánh,
phường Phước Thới,
quận Ô Môn
23/6/2018
29.
Điểm nhóm Cái Chôm
(do Ms Võ Thanh Phán làm
Trưởng điểm nhóm)
T in Lành Việt Nam
(miền Nam)
Cái Chôm, số 62, KV
Thới Hòa, phường
Phước Thới, quận Ô
Môn
23/6/2018
30.
Điểm nhóm TL Thới Hòa
(do ông Nguyễn Thành Tân
làm Trưởng điểm nhóm)
HT TL LH Truyền
giáo VN
31/13/11, KV Hòa
Thạnh, phường Thới
Hòa, Ô Môn
23/6/2018
31.
Điểm nhóm nhân chứng
Giêhôva (do bà Nguyễn Thị
Bích Trâm làm Trưởng điểm
nhóm)
Nhân chứng Giêhôva
B5-2, đường số 5, khu
dân cư Long Thịnh,
phường Phú Thứ, quận
Cái Răng
23/6/2018
32.
Điểm nhóm TL Hưng T hạnh
(do Mục sư Lê Hoàng Long
làm Trưởng điểm nhóm)
T in Lành Việt Nam
(miền Nam)
Lô 11 B đường Phan
Trọng Tuệ, phường
Hưng Thạnh, quận Cái
Răng
23/6/2018
33.
Điểm nhóm do ông Võ Hoàng
Đông làm Trưởng điểm nhóm
Tin Lành Việt Nam
(miền Nam)
KV Thới Long, phường
Thới An Đông, quận
Bình T hủy
05/7/2019
34.
Điểm nhóm do bà T ô Thị Kim
Hoa làm T rưởng điểm nhóm
GH TL Giám lý Liên
Hiệp VN
21/11 đường Lê Hồng
Phong, phường Bình
Thủy, quận Bình T hủy
05/7/2019
35.
Điểm nhóm Thới Hòa
(do ông Nguyễn Văn Không
làm Trưởng điểm nhóm)
T in Lành Việt Nam
(miền Nam)
ấp Thới Hòa, xã Thới
Thạnh, huyện Thới Lai
05/7/2019
36.
Điểm nhóm do ông T rần Văn
Học làm T rưởng điểm nhóm
GH Cơ Đốc Phục
Lâm VN
Thị trấn Thới Lai,
huyện T hới Lai
05/7/2019
37.
Điểm nhóm CĐPL ấp T rường
Khánh, xã T rường T hành
(do ông Nguyễn Hữu Nhựt
làm Trưởng điểm nhóm)
GH Cơ Đốc Phục
Lâm VN
Xã Trường Thắng,
huyện T hới Lai
05/7/2019
38.
Điểm nhóm CĐPL ông Định
(do ông Lê Văn Nghĩa làm
Trưởng điểm nhóm)
GH Cơ Đốc Phục
Lâm VN
Điểm nhóm xã Tân
Thạnh, huyện Thới Lai
05/7/2019
39. Điểm nhóm TL Nam Phương Giáo hội Báp tít Việt Điểm nhóm xã Đông 05/7/2019
250
ấp Đông Hòa (do ông Nguyễn
Thanh Hồng làm Trưởng điểm
nhóm)
Nam Thuận, huyện Thới Lai
40.
Điểm nhóm do bà Nguyễn
Hoa Tươi làm Trưởng điểm
nhóm
Giáo hội Báp tít Việt
Nam
Điểm nhóm xã Thới
Tân, huyện T hới Lai
05/7/2019
41.
Điểm nhóm TL Trưởng Lão
ấp Đông Thạnh (do ông
Dương Văn Giàu làm Trưởng
điểm nhóm)
HT TL Trưởng Lão
VN
Điểm nhóm ấp Đông
Thạnh xã Đông T huận,
huyện T hới Lai
05/7/2019
42.
Điểm nhóm Đức T in (do ông
Nguyễn Hữu Phước làm
Trưởng điểm nhóm)
Hội thánh Phúc âm
toàn vẹn VN
Điểm nhóm ấp Đông
Hiển, xã Đông Thuận,
huyện T hới Lai
05/7/2019
43.
Điểm nhóm TL Trưởng Lão
Liên Hiệp Đông Thuận (do
ông Dương Văn Tới làm
Trưởng điểm nhóm)
HT TL Trưởng Lão
Liên Hiệp VN
173, ấp Đông Thạnh, xã
Đông Thuận, huyện
Thới Lai
05/7/2019
44.
Điểm nhóm TL Báp - T ít ấp
Trường Tây A (do ông Huỳnh
Văn Xoài làm Trưởng điểm
nhóm)
Giáo hội Báp tít Việt
Nam
Ấp Trường Tây A, xã
Trường Thành, huyện
Thới Lai
05/7/2019
45.
Điểm nhóm Tin Lành Giô - Sê
(do ông Trần Văn T hanh T rí
làm Trưởng điểm nhóm)
HT Phúc Âm Toàn
Vẹn VN
391 ấp Định Hòa A, xã
Định Môn, T hới Lai
05/7/2019
46.
Điểm nhóm CĐPL ấp Thới
Hữu, xã Đông Hiệp (do ông
Lê Thanh Tuấn làm Trưởng
điểm nhóm)
GH Cơ Đốc Phục
Lâm VN
Ấp Thới Hữu, xã Đông
Hiệp, huyện Cờ Đỏ
05/7/2019
47.
Điểm nhóm Báp Tít Đông Mỹ
(do ông Trần Ngọc Việt làm
Trưởng điểm nhóm)
Tổng hội Báp tít VN
Ấp Đông Mỹ, xã Đông
Thắng, huyện Cờ Đỏ
05/7/2019
48.
Điểm nhóm T L Báp T ít T hới
Hưng (do ông Trương Hữu
Tâm
Giáo hội Báp - T ít
VN
Ấp 5, xã Thới Hưng,
huyện Cờ Đỏ
05/7/2019
49.
Điểm nhóm Đức T in (do ông
Hồ Phước Huy làm Trưởng
điểm nhóm)
GH TL Giám lý Liên
Hiệp VN
Ấp Trường Hòa, xã
Trường Long, huyện
Phong Điền (nhà ông
Võ Văn Hiểu)
05/7/2019
50.
Điểm nhóm Ti Mô T hê
(do ông Hà Hữu Thuấn làm
Trưởng điểm nhóm)
Hội thánh Phúc âm
toàn vẹn VN
Ấp Tân Lợi, xã Tân
Thới, huyện Phong
Điền
05/7/2019
Nguồn: Nghiên cứu sinh thực hiện.
251
MỘT NỘI DUNG PHỎNG VẤN SÂU
ĐÃ ĐƯỢC CHỌN LỌC ĐƯA VÀO LUẬN ÁN
Bảng 21
Nghiên cứu sinh trực tiếp làm công tác tôn giáo, vì vậy thường xuyên tiếp xúc với
chức sắc, chức việc, tín đồ đạo Tin Lành, có điều kiện để triển khai các nội dung phỏng
vấn phục vụ công tác và nghiên cứu. Tuy nhiên trong dung lượng của luận án này, xin
được tóm tắt một số nội dung chính trong phỏng vấn sâu có liên quan trực tiếp, cụ thể:
Một số câu hỏi chung đặt ra có liên quan nội dung luận án:
Giới thiệu về chức vụ:
Hỏi: Đề nghị Mục sư cho biết về thực trạng hệ phái mình (thực trạng chức sắc,
chức việc, tín đồ, sự phát triển nhiều hệ phái khác có ảnh hưởng gì đến hệ phái).
Hỏi: Mục sư nhận xét thế nào về chủ trương, chính sách pháp luật của Việt Nam về
tôn giáo nói chung và đối với đạo Tin Lành nói riêng.
Hỏi: Theo Mục sư, mối quan hệ qua lại giữa chính quyền và tôn giáo hiện nay ra
sao:
Hỏi: theo Mục sư, tác động của đạo Tin Lành đến xã hội vùng Tây Nam Bộ hiện
nay thế nào.
Một số câu hỏi liên quan khác như ảnh hưởng của Phong trào Ân tứ; về mức độ
niềm tin tôn giáo
Tóm tắt các nội dung trả lời:
1. Một số nội dung trao đổi với Mục sư Lê Hoàng Long, ngày 05/02/2018:
- Giới thiệu về chức vụ: UV BTS TLH, Quản nhiệm Chi hội Tin Lành Cần Thơ
HT TL VN (M N).
- Tóm tắt nội dung trả lời:
Được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân năm 2001. Hiện là hệ phái đông tín
đồ nhất, có mặt tại 13 tỉnh Tây Nam bộ.
Hệ thống tổ chức của hệ phái hiện nay theo Hiến chương có hai cấp hành chính
chính thức là Tổng Liên hội và Chi hội (Hội thánh cơ sở). Giữa hai cấp hành chính nói
trên, khi đạt điều kiện nhất định về số lượng Chi hội cơ sở, một số tỉnh, thành phố có thành
lập đại diện hoặc Ban Đại diện làm cầu nối giữa Tổng Liên hội với Chi hội. Ngoài ra còn
có các Hội nhánh trực thuộc Chi hội.
Hoạt động của hệ phái cơ bản ổn định, tuy phát triển không nhanh, nhưng khá vững
bền, vì hầu hết tín đồ đã sinh hoạt ổn định nhiều năm, số mới tin cũng trên tinh thần tự
nguyện. Số tín đồ mới tăng theo chiều hướng cơ học hoặc do kết hôn là chính, các nguồn
khác không nhiều.
Đã nhiều năm làm trường Ban Đại diện tại Cần Thơ và là chủ tịch Hội đồng Giáo
phẩm, tôi thấy khá rõ sự t iến bộ của luật pháp Việt Nam về tôn giáo, trong đó có chúng tôi,
nhìn chung là ngày một cởi mở, thông thoáng hơn, mặc dù cung còn nhưng vấn đề bất cập
cho từng tôn giáo cụ thể.
252
Mối quan hệ giữa giáo hội với nhà nước, giữa chức sắc Tin Lành là rất tốt, anh
cũng đã nghe nhiều Mục sư chỗ tôi khi đi thăm các cơ quan, đến Ban Tôn giáo đều hay nói
câu “về nhà mình thấy ấm cúng và thoải mái”, theo tôi đó là sự thân tình.
2. Một số nội dung trao đổi với Mục sư Châu Tử Tôn, ngày 16/8/2018 :
- Giới thiệu về chức vụ: Thư ký Hội đồng Giáo phẩm HT TL VN (MN), Quản
nhiệm Chi hội An Phú.
- Tóm tắt nội dung trả lời:
Bản thân tôi là sĩ quan tuyên úy trước 1975, sau giải phóng tôi cảm nhận rõ nhất sự
mặc cảm, đối xử đầy nghi ngờ lẫn nhau. Tuy nhiên theo thời gian, hiện hầu như mọi việc
trở lại bình thường. Những vấn đề do lịch sử để lại đã được giáo hội cũng như chính quyền
giải quyết rất hiệu quả. Dấu ấn tình cảm sâu nhất với tôi là năm 2017 nhà nước giao thêm
cho Chi hội tôi gần 300m2 đất để mở rộng hoạt động.
Về ảnh hưởng của Tin Lành đến xã hội Tây Nam Bộ, theo tôi là tích cực. Quan
điểm của giáo hội là không tham gia vào chính trị nhưng hưởng ứng những hoạt động của
chính quyền nhằm phát triển và cùng lo cho tha nhân
3. Một số nội dung trao đổi với Mục sư Phạm Duy Thọ, ngày 18/7/2018:
- Giới thiệu về chức vụ: Phó ban Đại diện Tin Lành Việt Nam Miền Nam. Quản
nhiệm Chi hội Tin Lành Cái Răng
- Tóm tắt nội dung trả lời:
Đôi khi chúng tôi còn nhận thấy vẫn tồn tại tình trạng ngán ngại trước sự phát triển
của Tin Lành. Mặc dù không còn căng thẳng như những năm sau giải phóng, nhưng vẫn có
một vài biểu hiện ngăn cản, ép buộc người dân không theo hoặc bỏ đạo Tin Lành, nhất là ở
những vùng dân tộc Khmer. Điều này đã có một số Mục sư tâm sự và thể hiện thái độ
không hài lòng.
Hệ phái chúng tôi hoạt động rất ổn định. Sau khi có Chỉ thị 01, nhiều hệ phái, điểm
nhóm Tin Lành mới xuất hiện đã có tác động và kéo theo một số M ục sư và tín đồ tách ra
theo hệ phái khác, tuy nhiên qua rà soát, chúng tôi thấy rằng hầu hết số M ục sư này có vấn
đề mâu thuẫn nội bộ “buồn Thầy, giận bạn” mà bỏ đi, muốn tạo cho mình một sự nghiệp
riêng. Không loại trừ một số trường hợp tìm đến các hệ phái có nguồn tài trợ kinh phí
mạnh từ nước ngoài.
4. Một số nội dung trao đổi với Mục sư Lê Duy Linh, ngày 19/7/2018:
- Giới thiệu về chức vụ: Quản nhiệm Chi hội Tin Lành Giai Xuân
- Tóm tắt nội dung trả lời:
Một số nơi, chính quyền còn can thiệp sâu vào công việc nội bộ của Tin Lành trong
việc phong chức, phong phẩm, Đại hội, Hội nghị tôn giáo, thuyên chuyển chức sắc.
Chính quyền ở một số nơi còn ứng xử khắt khe với Tin Lành so với các tôn giáo
khác, thử hỏi bao giờ chúng tôi mới được giao đất như nhà nước giao cho các Thiền viện
Trúc Lâm ở các tỉnh, thành. Về vấn đề đất đai như anh biết, nhu cầu đất cho sinh hoạt của
tín đồ Tin Lành ở tất cả các hệ phái là rất lớn, nhưng việc xin giao theo luật pháp là không
thể, hiện chúng tôi phải tự tạo nguồn, giao lại nhà nước rồi được giao lại, nhưng số lượng
253
không đáng kể so với nhu cầu và so với lượng đất giao cho một số tôn giáo khác. Theo tôi
đây là kẽ hở lớn dễ nảy sinh phức tạp khi một số người nhận tiền từ nước ngoài về mua đất
cất nhà như hộ gia đình, sau đó cho hệ phái mượn lại sử dụng lâu năm
5. Một số nội dung trao đổi với Mục sư Nguyễn Ngọc Nhỏ, ngày 19/7/2018:
- Giới thiệu về chức vụ: Trưởng Ban Đại diện Tin Lành Việt Nam Miền Nam,
Quản nhiệm Chi hội Tin Lành Phong Điền
- Tóm tắt nội dung trả lời:
Một số nơi, cán bộ, công chức khi ứng xử với Tin Lành khá cứng nhắc, đặt nặng
vấn đề chính trị với đạo Tin Lành, chưa phân biệt rõ các vụ việc liên quan Tin Lành vừa
qua là bị lợi dụng, giáo hội không hề có chủ trương. Vì vậy chưa có biện pháp kịp thời để
đáp ứng những nhu cầu chính đáng, thiết thực của đồng bào theo Tin Lành. Một số nơi còn
có tình trạng chính quyền ưu tiên một tôn giáo nhất định, trong một số vấn đề cụ thể liên
quan đến tôn giáo của một số địa phương tạo nên tâm lý “so bì hơn thiệt”, tạo nên những
mặc cảm của người Tin Lành rằng tôn giáo họ tin theo bị xem nhẹ.
6. Một số nội dung trao đổi với Mục sư Nguyễn Phan Cẩm Phượng, ngày
01/8/2018:
- Giới thiệu về chức vụ: Tổng Thư ký Giáo hội Báp-tít Việt Nam; Trưởng ban Ban
Đại diện GH BT VN TPCT; Quản nhiệm Hội thánh Báp-tít Cần Thơ.
- Tóm tắt nội dung trả lời:
Chúng ta không lạ gì nhau, anh còn lưu các biên bản vi phạm của tôi không. Theo
tôi nhớ, trước khi được hoạt động hợp pháp, tôi đã bị lập gần 60 biên bản. Tuy nhiên sau
khi có Chỉ thị 01, anh thấy tôi chấp hành pháp luật nghiêm không. Giáo hội Báp-tít Việt
Nam hoạt động ở Cần Thơ là nghiêm túc tuân thủ pháp luật và giáo luật, chúng tôi cũng
được tạo điều kiện thuận lợi, ổn định, vì vậy số lượng điểm nhóm và tín đồ phát triển rất
nhanh, số liệu anh đã có.
Hệ phái của tôi có nhiều người đến sau khi tách khỏi Tin Lành Việt Nam, khi có
chủ trương cho thành lập điểm nhóm, một số chức sắc, chức việc, tín đồ Tin Lành VNM N,
đã tách ra “tự phong”, tự hình thành điểm nhóm. Chúng tôi cũng được biết, còn nhiều
trường hợp vì mục đích kinh tế, hoặc quyền lợi cá nhân khác nên thường xuyên thay đổi
“hệ phái”, họ đến với hệ phái có nguồn tài trợ nhiều hơn.
7. Một số nội dung trao đổi với Mục sư nhiệm chức Nguyễn Văn Thọ, ngày
01/8/2018:
- Giới thiệu về chức vụ: Thủ quỹ Ban Đại diện GH BT VN TPCT.
- Tóm tắt nội dung trả lời:
Hệ phái của chúng tôi bắt nguồn từ Hội Truyền Giáo Báp Tít Nam Phương đến
Việt Nam năm 1959. Khôi phục và hoạt động trở lại năm 1986. Được Nhà nước công nhận
tư cách pháp nhân năm 2008. Đến nay đã có mặt tại 13 tỉnh, thành Tây Nam bộ.
Hoạt động của hệ phái là rất thuận lợi, phát triển nhanh, thu hút đông đảo tín đồ.
Chủ trương, chính sách pháp luật của Việt Nam về tôn giáo hiện thông thoáng hơn nhiều,
chúng tôi cũng được thường xuyên cập nhật qua nhiều nguồn khác nhau.
254
Về tác động của Tin Lành đến xã hội Tây Nam bộ theo tôi là tích cực. Tín đồ khi đã
đến với Tin Lành đều lo làm ăn, hỗ trợ nhau, hạn chế hút chít, rượu chè, cuộc sống gia
đình hạnh phúc, suy nghĩ tiến bộ hơn, đó là đã góp phần vào ổn định và phát triển xã
hội. Riêng một số trường hợp đập phá bàn thờ ông bà là có, nhưng thuộc suy nghĩ thiển
cận của một vài cá nhân, Ban Đại diện đã nghiêm túc chấn chỉnh và không còn xảy ra.
Chúng tôi cho rằng người Tin Lành buộc phải hiếu kính với ông bà, cha mẹ, vì đó là lời
dạy của Chúa, mỗi người có cách thể hiện khác nhau, không thể bắt buộc, đặc biệt là vi
phạm quyền tự do t ín ngưỡng, tôn giáo
8. Một số nội dung trao đổi với Mục sư Quách Minh, ngày 05/8/2019:
- Giới thiệu về chức vụ: Phó Trưởng ban Ban Đại diện GH BT VN TPCT; Quản
nhiệm Hội thánh Báp-tít Phong Điền.
- Tóm tắt nội dung trả lời:
Sự phát triển quá nhanh của các hệ phái “Tin Lành mới” gây ra sự phân hóa, mâu
thuẫn nội bộ trong các Hội thánh Tin Lành “truyền thống” ở vùng Tây Nam bộ và tạo ra
mâu thuẫn trong việc tranh giành chức sắc, tín đồ, địa bàn hoạt động của nhau. Điều này là
không tránh khỏi, tuy nhiên chỉ một giai đoạn, hiện thì đã bình thường. Vừa qua giải quyết
mâu thuấn liên quan tín đồ phải kể đến sự giúp đỡ của chính quyền trong việc giải thích về
quyền tự do theo hay không theo một tôn giáo, chúng tôi ghi nhận.
Hệ phái của chúng tôi hiện có một số chức sắc nhận tiền từ nước ngoài về mua đất
để chuẩn bị cho hoạt động Tin Lành, lúc nào thời gian thuận tiện tôi sẽ trao đổi cụ thể
thêm.
9. Một số nội dung trao đổi với Mục sư nhiệm chức Nguyễn Hoàng Ninh, ngày
22/8/2019:
- Giới thiệu về chức vụ: Trưởng điểm nhóm GH BT VN TPCT.
- Tóm tắt nội dung trả lời:
Ở Cần Thơ chúng ta đều biết, trước tốc độ phát triển nhanh của các hệ phái, các
điểm nhóm, đã xuất hiện một số trường hợp nhận tiền tài trợ từ các tổ chức và cá nhân Tin
Lành nước ngoài, hoặc của các hệ phái mới phát triển vào vùng Tây Nam bộ để mua đất,
xây dựng nhà sinh hoạt núp bóng nhà cho mượn của gia đình các Trưởng điểm nhóm. Sau
khi xây dựng, đưa người vào hoạt động đã quay phim, chụp ảnh gởi ra nước ngoài để quyết
toán.
Giáo hội chúng tôi có khá nhiều điểm nhóm, quá trình làm việc với chính quyền
chúng tôi thấy khá thuận lợi tuy nhiên tại sơ sở, đặc biệt là cấp xã còn khá nhiều bất cập,
có nơi chúng tôi đến đăng ký hoạt động tôn giáo tập trung thì cấp xã yêu cầu cung cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, trong khi luật không qui định.
10. Một số nội dung trao đổi với Mục sư Dương Quang Thoại - Chủ tọa Hội
thánh Cơ Đốc Phục Lâm Cần Thơ và Mục sư Trương Công Khai - Chủ tọa Hội
thánh Cơ Đốc Phục Lâm Vàm Nhon, ngày 22/8/2019:
- Tóm tắt nội dung trả lời:
Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm của chúng tôi bắt đầu hoạt động ở Miền Nam từ năm
255
1929 do Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm Ngày Thứ Bảy. Được Nhà nước công nhận tư cách
pháp nhân năm 2009. Đến năm 1954 Giáo hội Cơ đốc Phục Lâm chính thức được thành
lập. Đến 2016 có mặt tại 09 tỉnh, thành Tây Nam bộ.
Chúng tôi là một tôn giáo riêng, không phải là một hệ phái Tin Lành, và đến năm
2017 Ban Tôn giáo Chính phủ không còn thống kê như là một trong các hệ phái Tin Lành.
Về ảnh hưởng của Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm đến xã hội Tây nam Bộ chúng tôi
cho rằng đã thể hiện trong đường hướng: Kính Chúa, Yêu Người và Phục vụ Tổ Quốc. Từ
khi vào Việt Nam đến nay, chúng tôi tập trung nhiều cho công tác xã hội, ngay trong chiến
tranh, khi chúng tôi hỗ trợ thương binh thì cũng không phân biệt họ ở bên nào, nay cũng
vậy. Vừa qua được Ban Tôn giáo Chính phủ tín nhiệm nên cho phép chúng tôi đến các tỉnh
phía Bắc giáp biên giới Trung Quốc nhận gần 2000 tín đồ để tránh các đối tượng xấu mua
chuộc lôi kéo chống nhà nước.
11. Một số nội dung trao đổi với Trần Ngọc Út, ngày 22/8/2019:
- Giới thiệu về chức vụ: Quản nhiệm Hội thánh Báp-tít Phước Thiên thuộc Tổng
hội Báp-tít Việt Nam.
- Tóm tắt nội dung trả lời:
Tổng hội Báp-tít Việt Nam bắt nguồn từ Hội Truyền Giáo Báp Tít Nam Phương
đến Việt Nam năm 1959. Ngày 18/11/1962 thành lập với tên gọi mới là Hội Thánh Báp Tít
Ân Điển và hoạt động liên tục đến nay dưới sự điều hành của Mục sư Lê Quốc Chánh. Đến
2016, có mặt tại 03 tỉnh Tây Nam bộ gồm Tiền Giang, Cần Thơ, Bến Tre, có 412 tín đồ và
02 chi hội.
Về tác động của Tin Lành đến xã hội Tây Nam Bộ chúng tôi thấy rằng là tích cực.
Hội thánh chúng tôi theo đường hướng “sống Phúc Âm, Phục vụ Chúa, Phục vụ Tổ quốc
và Dân tộc”, người Tin Lành chúng tôi luôn có những suy nghĩ và hành động đúng mực
như Kinh thánh dạy, trong đó có tuân thủ luật pháp và nhà cầm quyền, chúng tôi cũng tích
cực tham gia các hoạt động xã hội, các phong trào của địa phương phát động.
Một vấn đề chúng tôi còn chưa thông đó là vấn đề ứng xử khi một số người Khmer
theo Tin Lành, Hội thánh chúng tôi có Mục sư nhiệm chức Danh Thu và một số tín đồ
người Khmer, quá trình những người Khmer này tin và theo Chúa gặp rất nhiều khó khăn
từ nhiều phía, nhiều tác động để bỏ đạo Tin Lành, mà theo chúng tôi là vi phạm quyền tự
do theo hoặc không theo tôn giáo nào đó.
Về pháp luật, chúng tôi kiến nghị nên sớm điều chỉnh, hướng dẫn trên tinh thần ủng
hộ những điều tích cực của Tin Lành, đơn cử như tính dân chủ khi bầu chọn chức việc,
chúng tôi không biết ai sẽ là chức việc trước để làm lý lịch tư pháp.
12. Một số nội dung trao đổi với Mục sư Võ Thị Việt Bình, ngày 09/12/2019:
- Giới thiệu về chức vụ: Trưởng điểm nhóm Hội thánh Liên Hữu Cơ Đốc Việt
Nam.
- Tóm tắt nội dung trả lời:
Hội thánh chúng tôi hình thành do Mục sư Hoàng Kim Thanh khởi xướng và được
chính quyền Sài Gòn công nhận năm 1974 và khoảng năm 1989 thì hoạt động mạnh trở lại
256
với sự sáp nhập của nhóm Mục sư Đinh Thiên Tứ. Được Nhà nước công nhận tư cách pháp
nhân năm 2009, Đường hướng “Trung tín thờ phượng Đức Chúa Trời Ba Ngôi theo đúng
mẫu mực Kinh Thánh và trung thành với Tổ quốc Việt Nam”. Đến 2016 có mặt tại 08 tỉnh,
thành Tây Nam bộ: Cần Thơ, Kiên Giang, Bến Tre, Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Bạc
Liêu, Cà Mau..
Giai đoạn trước khi có Chỉ thị 01 hoạt động của đạo gặp nhiều trở ngại, nếu không
nói là bị cấm. Tuy nhiên từ 2005 đến nay hoạt động ngày một thuận lợi hơn vì pháp luật
thông thoáng. Về hoạt động tại vùng Tây Nam Bộ, sau một thời gian khoảng 12 năm
(2005-2017) đã phát triển khá nhanh về mọi mặt thì hiện nay có phần chậm lại, một số
điểm nhóm hoạt động cầm chừng, thậm chí giải thể. Nguyên nhân có cả chủ quan và khách
quan, nhưng chính vẫn là vấn đề nhân sự truyền giáo và sự phát triển, lấn sân của các hệ
phái khác có điều kiện thuận lợi hơn.
13. Một số nội dung trao đổi với Mục sư nhiệm chức Nguyễn Thị Thanh
Triều, ngày 09/12/2019:
- Giới thiệu về chức vụ: Trưởng điểm nhóm Hội thánh Liên Hữu Cơ Đốc Việt
Nam.
- Tóm tắt nội dung trả lời:
Tôi đánh giá cao sự tiến bộ trong các nội dung của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, đặc
biệt là sự công bằng, nghiêm minh, bảo đảm quyền tự do tôn giáo. Hiện chúng tôi rất thiếu
cơ sở thờ tự, tôi đề nghị nhà nước nên thông thoáng hơn khi giáo đất cho Tin Lành nếu có
nhu cầu thật sự. Giải thích từ ngữ “địa điểm hợp pháp” chưa rõ ràng, dễ bị lợi dụng để hợp
thức hóa qua cho thuê, mượn; về thẩm quyền cho phép “đăng ký sinh hoạt điểm nhóm Tin
Lành tập trung” là cấp xã, nhưng thực tế tôi thấy rằng cấp tỉnh đang thụ lý, như vậy theo
luật là đơn giản, một cửa thuận tiện, khi thực hiện thì lại khác
14. Một số nội dung trao đổi với Mục sư Trần Thành Lợi, ngày 5/7/2018:
- Giới thiệu về chức vụ: nguyên Quản nhiệm Chi hội Tin Lành Bình Thủy HT TL
VN (M N), Hiện tôi đã nghỉ vì tuổi cao.
- Tóm tắt nội dung trả lời:
Về cấp độ, mức độ niềm tin tôn giáo của chức sắc, chức việc và tín đồ, theo tôi có
thể tạm lấy mốc năm 2005 để chia thành 2 giai đoạn phát triển niềm tin.
Nhóm thứ nhất, hầu hết là tín đồ và hàng Giáo phẩm thuộc hệ phái TL VNM N và
một số ít Mục sư, tín đồ của các hệ phái khác có mặt ở Tây Nam Bộ trước năm 1975. Tín
đồ trong nhóm này có cấp độ niềm tin tôn giáo khá cao, khá vững chắc. Họ hầu hết đã trải
qua khoảng thời gian khó khăn nhất để củng cố niềm tin và thực hành niềm tin. Họ có
được sự ảnh hưởng mạnh từ gia đình và giáo hội. Chức sắc, hàng giáo phẩm trong nhóm
này cũng được đào tạo bài bản và có nhiều kinh nghiệm truyền giáo do chính Giáo hội và
xã hội rèn luyện.
Nhóm thứ hai, là nhóm tín đồ mới tin theo Tin Lành sau năm 2005. Nhóm này theo
đạo Tin Lành không chỉ vì niềm tin tôn giáo, mặc dù trong quá trình sinh hoạt đạo, niềm
tin tôn giáo được hình thành từng bước. Nhìn chung, nhóm này có mức độ niềm tin tôn
257
giáo không cao. Chức sắc, chức việc nhóm này, một số xuất thân từ các hệ phái có trước
năm 1975, một số mới theo Tin Lành, một số tách ra từ TL VNM N. Họ hầu hết chưa được
đào tạo bài bản, chủ yếu chỉ qua các đợt tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn trong và ngoài
nước, vì vậy kinh nghiệm truyền giáo không nhiều. Niềm tin tôn giáo của các nhóm này
cũng còn bị chi phối bởi nhiều nhân tố khác nhau, vì một lợi ích cá nhân nào đó mà nhập
đạo Tin Lành nên niềm tin tôn giáo chưa thật vững, hay dao động. Vì vậy, số lượng tín đồ
của các hệ phái này không ít chỉ là ảo
15. Một số nội dung trao đổi với ông Dương Văn Giàu, ngày 25/7/2018:
- Giới thiệu về chức vụ: Trưởng điểm nhóm Hội thánh Tin Lành Trưởng Lão Việt Nam.
- Tóm tắt nội dung trả lời:
Hội thánh Tin Lành Trưởng Lão Việt Nam được Nhà nước công nhận tư cách pháp
nhân năm 2009. Đến 2016 có mặt tại 04 tỉnh, thành Tây Nam bộ: Cần Thơ, Kiên Giang,
Bến Tre, Long An. Có khoảng 400 tín đồ. Đường hướng hành đạo: “Hết lòng thờ phượng
Ba Ngôi Đức Chúa Trời, kính Chúa, yêu người, phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Tổ quốc,
dân tộc và tuân thủ pháp luật”.
Về ảnh hưởng của yếu tố Thần học Ngũ tuần ở vùng Tây Nam Bộ, tôi thấy thế này:
Phong trào Ân tứ không chỉ ở các hệ phái Ngũ Tuần, mà còn lan tỏa sang các hệ phái khác,
cũng không thể nói là do Hội thánh Ngũ tuần tác động, mà chính xác là Kinh Thánh tác
động. Đó là lời dạy của Chúa trong sách Mác 16:17-20 “Vậy những kẻ tin sẽ được các dấu
lạ nầy: lấy danh ta mà trừ quỉ; dùng tiếng mới mà nói; bắt rắn trong tay; nếu uống giống
chi độc, cũng chẳng hại gì; hễ đặt tay trên kẻ đau, thì kẻ đau sẽ lành. Đức Chúa Jesus phán
như vậy rồi, thì được đem lên trời, ngồi bên hữu Đức Chúa Trời. Về phần các môn đồ, thì
đi ra giảng đạo khắp mọi nơi, Chúa cùng làm với môn đồ, và lấy các phép lạ cặp theo lời
giảng mà làm cho vững đạo”. ..
16. Một số nội dung trao đổi với Mục sư Ngô Trương Tiến Lĩnh, ngày
12/6/2019:
- Giới thiệu về chức vụ: Phó tổng Quản nhiệm Hội thánh Phúc Âm Ngũ Tuần Việt Nam.
- Tóm tắt nội dung trả lời:
Hội thánh Phúc Âm Ngũ Tuần Việt Nam hiện phát triển ở vùng Tây Nam bộ không
nhiều, tuy nhiên quá trình quan hệ để đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, tôi thấy chưa
phù hợp ở chỗ: Tổ chức tôn giáo là pháp nhân đứng ra đăng ký, tổ chức chúng tôi hoạt
động ở nhiều địa phương, được Ban Tôn giáo Chính phủ cấp phép, chính quyền cấp xã là
cơ quan giải quyết đơn, chúng tôi thấy có nhiều bất hợp lý: Họ hiểu thế nào về tổ chức
chúng tôi, khi có vụ việc thì họ làm việc với chúng tôi thế nào, giải quyết ra sao cho kịp
thời và đúng giáo luật và pháp luật
Việc cung cấp “phiếu lý lịch tư pháp” trước khi ứng cử chức việc, là bất cập với
truyền thống dân chủ tích cực của đạo Tin Lành; hơn nữa, tín đồ tham gia Ban Chấp sự khá
đông nên buộc họ phải có lý lịch tư pháp sẽ hạn chế số người tham gia, gây khó khăn cho
hoạt động của đạo