BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
***
PHAN CHÍ THÀNH
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA GIẢNG VIÊN TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học
Mã số chuyên ngành: 9140110
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KỸ THUẬT
Hà Nội – 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
***
PHAN CHÍ THÀNH
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA GIẢNG VIÊN TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN
Ngành: L
196 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 330 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Đánh giá năng lực sử dụng công nghệ thông tin của giảng viên trong dạy học trực tuyến chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ý luận và phương pháp dạy học
Mã số: 9140110
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KỸ THUẬT
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGÔ TỨ THÀNH
Hà Nội – 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả - Luận án Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học kỹ thuật. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án được đảm bảo tính khoa học, trung thực, khách quan.
Luận án này cho đến nay chưa từng được các tác giả khác công bố. Các thông tin trích dẫn trong luận án đều được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan của mình.
Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2020
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TÁC GIẢ LUẬN ÁN
PGS.TS Ngô Tứ Thành Phan Chí Thành
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện luận án, tác giả đã nhận được rất nhiều động viên từ gia đình; thầy, cô giáo; các đồng nghiệp; bạn bè và các bạn sinh viên yêu quý. Đây là nguồn động lực rất lớn giúp tác giả vượt qua các khó khăn, thử thách trong quá trình nghiên cứu đề tài của luận án.
Tác giả xin gửi lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo của trường Đại học Bách khoa Hà Nội – nơi tác giả học tập, nghiên cứu; trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị – nơi tác giả công tác; các nhà khoa học, các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, các nhà giáo. Đặc biệt, tác giả xin tỏ lòng cảm tạ sâu sắc tới PGS.TS Ngô Tứ Thành – người Thầy đã hướng dẫn, dìu dắt, định hướng cho tác giả từ những ngày đầu cho đến lúc có được những thành quả nghiên cứu cuối cùng của luận án.
Tác giả xin cảm ơn chân thành tới gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã luôn sát cánh, giúp đỡ tác giả thực hiện thành công những nghiên cứu của luận án.
Cuối cùng, tác giả xin gửi tới những bạn sinh viên lời cảm ơn, lòng yêu quý với những hỗ trợ nhiệt tình của các bạn trong các đợt thực nghiệm công trình nghiên cứu của luận án.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Phan Chí Thành
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
CMCN Cách mạng công nghiệp
CNTT Công nghệ thông tin
CNTT&TT Công nghệ thông tin và truyền thông
ĐC Đối chứng
DH Dạy học
GD Giáo dục
GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
GV Giảng viên
ISTE International Society for Technology in Education
LĐTBXH Lao động thương binh xã hội
NL Năng lực
SV Sinh viên
TC Tiêu chí
TN Thực nghiệm
TPACK Teachnological Pedagogical Content Knowledge
UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Sự chuyển đổi quá trình DH trong thế kỷ 21 [14] 11
Bảng 1.2. Điểm khác biệt của lớp học trực tuyến so với lớp học giáp mặt 37
Bảng 1.3. Nhận thức của GV với việc sử dụng CNTT trong DH 48
Bảng 1.4. Mục đích sử dụng CNTT của GV trong giảng dạy 49
Bảng 1.5. Biểu hiện NL sử dụng CNTT của GV trong DH trực tuyến 50
Bảng 1.6. Nhu cầu phát triển NL sử dụng CNTT của GV trong DH trực tuyến 52
Bảng 1.7. Điều kiện tổ chức DH trực tuyến 53
Bảng 1.8. Nhu cầu về trang bị thiết bị công nghệ phục vụ DH trực tuyến 54
Bảng 1.9. Nhu cầu trang cấp hệ thống thiết bị phục vụ DH trực tuyến 55
Bảng 2.1. Khung NL CNTT&TT cho GV của tổ chức UNESCO [5] 67
Bảng 2.2. Tiêu chuẩn về kỹ năng công nghệ của tổ chức ISTE [13] 68
Bảng 2.3. Các khung NL CNTT với các tiêu chí NL thành phần trong DH 74
Bảng 2.4. Khái quát tiêu chí đánh giá giờ dạy ứng dụng CNTT 78
Bảng 2.5. Kỹ năng phát triển NL ứng dụng CNTT trong tổ chức DH 79
Bảng 2.6. Khung tiêu chí đánh giá NL sử dụng CNTT của GV trong DH trực tuyến 82
Bảng 2.7. Bộ tiêu chí đánh giá NL sử dụng CNTT theo ITCFL-OT 89
Bảng 3.1. Nhu cầu phát triển NL sử dụng CNTT của GV trong DH 105
Bảng 3.2. Điều kiện tổ chức DH trực tuyến 106
Bảng 3.3. Kết quả giá trị hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm NL3 110
Bảng 3.4. Kết quả giá trị hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm NL5 110
Bảng 3.5. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo khung NL CNTT 110
Bảng 3.6. Giá trị nhân tố EFA của nhóm NL3 110
Bảng 3.7. Giá trị kiểm định hệ số tương quan Pearson của nhóm NL1 và NL2 111
Bảng 3.8. Kết quả lấy ý kiến chuyên gia về cấu trúc khung NL CNTT 113
Bảng 3.9. Bảng kết quả đánh giá các tiêu chí thang đo khung NL CNTT 114
Bảng 3.10. Bảng phân phối Fi điểm tổng kết cuối kỳ 123
Bảng 3.11. Bảng tần suất điểm cuối kỳ 124
Bảng 3.12. Bảng tần suất hội tụ lùi điểm cuối kỳ 125
Bảng 3.13. Bảng phân tích tham số đặc trưng thống kê 126
Bảng 3.14. Bảng phân phối điểm giữa kỳ 128
Bảng 3.15. Bảng tần suất điểm giữa kỳ 129
Bảng 3.16. Bảng tần suất hội tụ lùi điểm giữa kỳ 130
Bảng 3.17. Bảng phân tích tham số đặc trưng thống kê 131
Bảng 3.18. Bảng phân phối điểm cuối kỳ 132
Bảng 3.19. Bảng phân phối tần suất điểm cuối kỳ 133
Bảng 3.20. Bảng tần suất hội tụ lùi điểm cuối kỳ 133
Bảng 3.21. Bảng phân tích tham số đặc trưng thống kê 134
Bảng 3.22. Bảng phân tích z-Test 135
Bảng 3.23. Mức độ ảnh hưởng tác động kết quả điểm 136
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1. Sơ đồ quy trình xây dựng bộ tiêu chí đánh giá khung NL CNTT 8
Hình 2. Sơ đồ cấu trúc khung logic nghiên cứu của luận án 9
Hình 1.1. Tổng quan khung lý luận DH [44] 14
Hình 1.2. Mô hình đánh giá theo NL [72] 24
Hình 1.3. Quy trình chung đánh giá theo NL 25
Hình 1.4. Mô hình NL của Bloom 26
Hình 1.5. Mô hình NL theo các nhà sư phạm của Đức và UNESCO 27
Hình 1.6. Mô hình NL phát triển [53] 27
Hình 1.7. Đề xuất khóa đào tạo GV tiền dịch vụ về CNTT trong GD [84] 29
Hình 1.8. Mô hình công nghệ GD với ICT-TPCK [7] 30
Hình 1.9. Tiêu chuẩn ISTE dành cho nhà GD [6] 31
Hình 1.10. Mô hình năng lực công nghệ số thế kỷ 21 [86] 32
Hình 1.11. Hoạt động học tập trong bối cảnh mở rộng của lớp học [87] 33
Hình 1.12. Mô hình tiêu chí đánh giá theo AUN-QA [89] 33
Hình 1.13. Tương tác đa chiều trong GD dựa trên nền tảng công nghệ 38
Hình 1.14. Lịch sử ứng dụng CNTT trong dạy và học [108] 40
Hình 1.15. Mô hình DH thế kỷ 21 41
Hình 1.16. Lược đồ chức năng hệ thống tổ chức DH trực tuyến 44
Hình 1.17. Thang đo NL của Bloom Hình 1.18. Kỹ năng tư duy bậc cao 46
Hình 1.19. Khung mô hình TPACK [114] 46
Hình 1.20 (1,2,3). Sơ đồ nhận thức của GV với việc sử dụng CNTT trong DH 49
Hình 1.21. Sơ đồ mục đích sử dụng CNTT của GV trong giảng dạy 50
Hình 1.22. Sơ đồ biểu hiện NL sử dụng CNTT của GV trong DH trực tuyến 51
Hình 1.23. Sơ đồ nhu cầu phát triển NL sử dụng CNTT của GV trong DH trực tuyến 53
Hình 1.24. Sơ đồ điều kiện tổ chức DH trực tuyến 54
Hình 1.25. Sơ đồ nhu cầu về thiết bị công nghệ phục vụ DH trực tuyến 54
Hình 1.26. Sơ đồ nhu cầu trang cấp hệ thống thiết bị phục vụ DH trực tuyến 55
Hình 1.27. Sơ đồ nhu cầu vận dụng khung NL CNTT của GV trong DH trực tuyến 56
Hình 2.1. Hoạt động sư phạm sử dụng CNTT trong DH của nhà trường [118] 59
Hình 2.2. Mô hình cấu trúc phương pháp mô phỏng trong DH 60
Hình 2.3. Sơ đồ hóa sử dụng CNTT trong GD&ĐT 60
Hình 2.4. Kỹ năng sử dụng CNTT trong DH 69
Hình 2.5. Các mức độ kỹ năng thành thạo về sử dụng CNTT trong DH 69
Hình 2.6. Sơ đồ 6 bước xây dựng khung NL CNTT dành cho GV trong DH trực tuyến 75
Hình 2.7. Mô hình triển khai ứng dụng CNTT trong trường học [122] 77
Hình 2.8. Các mức áp ứng dụng CNTT trong đổi mới DH 78
Hình 2.9. Khái quát kỹ năng sử dụng CNTT trong DH 79
Hình 2.10. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng việc sử dụng CNTT trong DH [124] 80
Hình 2.11. Sơ đồ hóa cấu trúc khung NL CNTT trong DH trực tuyến 81
Hình 2.12. Khung NL CNTT của GV trong DH trực tuyến (ITCEL-OT) 81
Hình 2.13. Sơ đồ quy trình đánh giá thang đo khung NL CNTT trong DH 84
Hình 2.14. Mô hình cách tiếp cận CNTT hỗ trợ DH [126] 86
Hình 2.15. Mô hình kiến thức về nội dung, phương pháp và công nghệ - TPACK [127] 86
Hình 2.16. Quy trình học tập thông qua hệ thống hỗ trợ trực tuyến - LMS 98
Hình 2.17. Mô hình thực thi khung NL CNTT trong đào tạo giáo viên [12] 99
Hình 3.1. Mức độ GV ứng dụng CNTT trong DH 104
Hình 3.2. Sơ đồ nhu cầu phát triển NL sử dụng CNTT của GV trong DH 106
Hình 3.3. Sơ đồ điều kiện tổ chức DH trực tuyến 107
Hình 3.4. Sơ đồ nhu cầu vận dụng khung NL CNTT của GV trong DH 108
Hình 3.5. Quy trình đánh giá thang đo khung NL CNTT trong DH 109
Hình 3.6. Cấu trúc khung NL CNTT của GV trong DH trực tuyến 109
Hình 3.7. Sơ đồ phân tích kết quả đánh giá thang đo khung NL CNTT 114
Hình 3.8. Kết quả đánh giá tiêu chí nhóm NL1 của khung NL CNTT 117
Hình 3.9. Sơ đồ phân tích kết quả đánh giá các tiêu chí thang đo khung NL CNTT 117
Hình 3.10. Giao diện trung Trung tâm học tập trực tuyến - LMS 120
Hình 3.11. Lược đồ chức năng hệ thống tổ chức DH trực tuyến 121
Hình 3.12. Tỷ lệ % GV đạt các cấp độ về NL sử dụng CNTT trong DH 121
Hình 3.13. Tỷ lệ % SV sư phạm đạt các cấp độ về NL sử dụng CNTT 122
Hình 3.14. Hình giao diện học phần lớp TN trên OLC – Đợt 1 123
Hình 3.15. Sơ đồ kết quả phân bố điểm Xi 123
Hình 3.16. Sơ đồ kết quả phân phối điểm Fi 124
Hình 3.17. Sơ đồ bảng tần suất điểm cuối kỳ 124
Hình 3.18. Sơ đồ tần suất hội tụ lùi điểm cuối kỳ 125
Hình 3.19. Hình giao diện học phần lớp TN trên OLC – Đợt 2 127
Hình 3.20. Sơ đồ kết quả phân bố điểm Xi 128
Hình 3.21. Sơ đồ kết quả phân phối điểm Fi 129
Hình 3.22. Sơ đồ bảng tần suất điểm giữa kỳ 129
Hình 3.23. Sơ đồ tần suất hội tụ lùi điểm giữa kỳ 130
Hình 3.24. Sơ đồ kết quả phân bố điểm Xi 132
Hình 3.25. Sơ đồ kết quả phân phối điểm Fi 132
Hình 3.26. Sơ đồ tần suất điểm cuối kỳ 133
Hình 3.27. Sơ đồ tần suất hội tụ lùi điểm cuối kỳ 133
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Xu thế giáo dục thế kỷ 21 với tác động của cuộc CMCN lần thứ tư
Thế kỷ 21 đang thay đổi rất nhanh, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ. Những phát triển gần đây trong lĩnh vực CNTT&TT đã mở ra nhiều thách thức cho con người trong nhiều lĩnh vực, khả năng sử dụng CNTT một cách hiệu quả và hợp lý là điều cần thiết để người học tiếp thu và khai thác thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người, trong đó có hoạt động GD. Cùng với sự phát triển CNTT&TT mạnh mẽ với tiềm năng to lớn của nó, CNTT đã chắc chắn mở ra những con đường mới cho việc học tập suốt đời, giúp mọi người thích ứng tốt hơn trong nền kinh tế thông tin mới. Xã hội tri thức đã tạo ra sự chuyển hướng từ công nghệ làm động lực thay đổi đến công cụ cung cấp những cách thức mới để kết hợp các thông tin phổ biến.
Việt Nam đang bước vào ngưỡng cửa của cuộc CMCN lần thứ tư (CMCN 4.0) với xu hướng phát triển dựa trên nền tảng tích hợp cao độ của hệ thống kết nối số hóa - vật lí - sinh học với sự đột phá của Internet vạn vật (IoT-Internet of Things), Trí tuệ nhân tạo (AI-Artificial Intelligence), Thực tế ảo (VR-Virtual Reality), Tương tác thực tại ảo (AR-Augmented Reality) cùng với mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC-Social Mobile Analytics Cloud) để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số, mà đặc điểm là tận dụng một cách triệt để sức mạnh lan tỏa của hệ thống kết nối số hóa. Thực tế này mở ra những cơ hội và cả thách thức rất lớn cho các cơ sở đào tạo nhằm đáp ứng nguồn nhân lực trong thời kì công nghệ số. CMCN 4.0 tác động trực tiếp đến nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực GD&ĐT. Giáo dục thời kỳ 4.0 (hay GD 4.0) đáp ứng nhu cầu của xã hội trong kỷ nguyên GD sáng tạo. Xu hướng này phù hợp với hành vi thay đổi với các đặc tính đặc biệt của tính song hành, kết nối và trực quan hóa [1].
Trong bối cảnh đó, GD phổ biến là những nơi mà con người, máy móc, sự vật được kết nối để tạo ra môi trường DH được cá thể hóa và hoàn toàn quyết định, tự quyết định của cá nhân theo một phong cách thích nghi khác nhau. Sự thích nghi và đổi mới này tạo ra một môi trường sinh thái GD mới ở đó sự sáng tạo được là nền tảng của GD 4.0. Vì vậy, để đáp ứng với GD 4.0 với xu hướng số hóa, các cơ sở GD&ĐT đặc biệt là các trường đại học phải nhanh chóng đổi mới chương trình, đổi mới các mô hình DH nhằm đào tạo nhân lực nói chung và cho thế hệ giáo viên trong thế kỷ 21 nói riêng cả về mặt chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp và cả về mặt công nghệ mà cốt lõi là CNTT. Một vấn đề khác đặt ra cho các cơ sở GD&ĐT là cách thức tổ chức để chuyển tải nội dung chương trình đào tạo đến người học. CMCN 4.0 đòi hỏi phương thức và phương pháp đào tạo thay đổi với sự ứng dụng mạnh mẽ của CNTT, công nghệ kĩ thuật số, hệ thống mạng và các hệ thống thông minh tích hợp. Và các hình thức đào tạo trực tuyến, đào tạo ảo, mô phỏng, số hóa tài nguyên DH sẽ là xu hướng đào tạo nghề nghiệp trong tương lai.
1.2. Định hướng ứng dụng CNTT trong đổi mới giáo dục và đào tạo
Việt Nam với chính sách về ứng dụng và phát triển CNTT trong Luật CNTT 2006 đã nêu rõ: “Ưu tiên ứng dụng và phát triển CNTT trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, “Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia”, cho phép ứng dụng những thành tựu của CNTT vào trong GD&ĐT thuận lợi.
Chiến lược phát triển GD&ĐT giai đoạn 2011 - 2020 của Bộ GD&ĐT đã yêu cầu ngành GD phải từng bước phát triển GD dựa trên CNTT “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT&TT trong dạy và học, đến năm 2015, 100% GV đại học, cao đẳng và đến năm 2020, 100% giáo viên giảng dạy nghề nghiệp và phổ thông có khả năng ứng dụng CNTT&TT trong DH. Biên soạn và sử dụng giáo trình, sách giáo khoa điện tử”.
Chỉ thị số 5444/BGDĐT-GDĐH, ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Bộ GD&ĐT về áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực CNTT trình độ đại học, yêu cầu các trường đại học “Tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác đào tạo, áp dụng phương thức đào tạo trực tuyến, đào tạo kết hợp và đào tạo thực hành tại doanh nghiệp. Triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến dùng chung, xây dựng nguồn tài nguyên dùng chung (đặc biệt kho học liệu điện tử dùng chung)” [2].
Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04 tháng 05 năm 2017 của Thủ tướng Chính Phủ về “Tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4” [3].
Nghị quyết 29-NQ/TW “về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đặt ra trong xu thế GD nước nhà hiện nay; việc đào tạo trực tuyến hướng đến phát triển NL của người dạy và người học đang được chú trọng và đặc biệt về NL sử dụng CNTT càng được quan tâm mạnh mẽ trong thời đại đang đẩy mạnh ứng dụng của cuộc CMCN 4.0 [4].
Với những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Bộ GD&ĐT về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển tiềm năng của việc áp dụng CNTT trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và lĩnh vực GD&ĐT càng được chú trọng trong việc tổ chức triển khai, nghiên cứu, áp dụng và chuyển giao công nghệ về số hóa trong đào tạo để có thể đáp ứng của xu thế hiện đại hóa và hội nhập về công nghệ số hóa hiện nay.
1.3. Đặc trưng của CNTT với xu hướng dạy học trực tuyến
Công nghệ thông tin là ngành công nghệ hiện đại phát triển rất nhanh và xâm nhập ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội. Sự phát triển kéo theo chu kỳ phát triển của các sản phẩm CNTT ngày càng rút ngắn, thường xuyên được đổi mới và cập nhật về công nghệ. Với đặc thù của ngành CNTT và yêu cầu đặt ra của thị trường lao động trong thế kỷ 21 phải là lao động tri thức, lao động sáng tạo.
Vấn đề DH và đổi mới phương thức DH từ xưa đến nay vẫn là mối quan tâm hàng đầu của thế giới nói chung và với Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, cách DH truyền thống hiện nay với nhiều hạn chế về đối tượng, phát triển kỹ năng, tính sáng tạo, thời gian, không gian, tài nguyên và phương thức thực hiện; với hình thức đào tạo trực tuyến thì khoảng cách về những hạn chế đó dần được xóa bỏ. Giờ đây, người học đã trở thành trung tâm của quá trình đào tạo, có thể xác định mục tiêu đào tạo, có thể lựa chọn chương trình phù hợp với nhu cầu và khả năng của bản thân, chủ động, sáng tạo trong học tập; người dạy dưới sự trợ giúp của các công cụ sẽ dễ dàng thiết kế số hóa bài dạy, tổ chức hoạt động dạy, truyền đạt các kiến thức dưới nhiều hình thức, đồng thời cũng có thể giám sát, theo dõi và đánh giá việc học của người học một cách sâu sát, mọi lúc, mọi nơi dựa trên nền tảng ứng dụng của phương thức đào tạo trực tuyến thông qua môi trường mạng Internet.
Trong xã hội dựa trên tri thức và số hóa, GD&ĐT phải đương đầu với thách thức to lớn về chuyển từ DH truyền thống sang đổi mới phương pháp DH mới. Nó đặt ra yêu cầu lớn biến đổi vai trò người dạy từ truyền thụ kiến thức theo cách truyền thống sang vai trò xúc tác và điều phối. Sự biến đổi này buộc người dạy đối diện với nhiệm vụ mới một cách linh hoạt hơn và cần được đào tạo, bồi dưỡng lại cho các nhiệm vụ rất mới mẻ này. Vai trò người dạy đã và đang tiếp tục thay đổi từ vị thế người dạy sang người thiết kế, cố vấn, huấn luyện và tạo ra môi trường học tập.
Trong DH trực tuyến không còn chỉ là tương tác trực tiếp giữa người dạy và người học mà còn tương tác giữa người học với người học, người học với nội dung học tập được thực hiện thông qua máy tính và mạng Internet. Sự tương tác giữa người học với nội dung học tập (bài giảng, mô phỏng, phần mềm DH tương tác, trò chơi, thí nghiệm thực hành ảo,) được chú trọng trong lĩnh hội kiến thức và tri thức.
CMCN 4.0 với cốt lõi là sự phát triển bậc cao của CNTT&TT đã hình thành mô hình đào tạo trực tuyến với những ưu điểm nổi bật: Chương trình đào tạo luôn được cập nhật nhanh nhất mảng kiến thức mới cho người học; Quá trình học được thực hiện trực tuyến linh hoạt ở mọi lúc (every time) và mọi nơi (every where), người dạy và người học tương tác qua nhiều kênh, nhiều hình thức thông qua lớp học trên mạng (lớp học ảo) mà không cần tới lớp học truyền thống (lớp học giáp mặt). Dạy học trực tuyến đang là xu thế tất yếu của thời đại thông tin, kỷ nguyên số. Bởi vậy thiết kế và tổ chức DH các khóa học trực tuyến theo tiếp cận tương tác hướng phát triển NL CNTT một cách có hiệu quả đang là vấn đề cấp thiết được đặt ra.
Cùng với sự phát triển của công nghệ, việc xây dựng môi trường học tập trực tuyến hiện đại, xây dựng các nội dung DH trực tuyến được phát triển theo hướng ngày càng tiếp cận gần hơn với người học; người học có thể khai thác nội dung học tập trực tuyến từ thiết bị di động, thiết bị CNTT, hay học tập trong mô hình trường “trường học ảo”, “lớp học ảo” ở bất kì đâu, bất kì lúc nào khi công nghệ truyền thông được kết nối, đặc biệt với nền tảng công nghệ của CMCN 4.0 đang bùng nổ hiện nay là xu thế tất yếu trong GD hiện đại.
Đa phần, người dạy lẫn người học đang tự trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cơ bản về CNTT để tổ chức dạy và tham gia học mà chưa có một bộ chuẩn nào về công cụ và tiêu chí đánh giá NL sử dụng CNTT trong môi trường DH trực tuyến. Hơn lúc nào hết, việc phát triển ứng dụng NL sử dụng CNTT trong DH và DH trực tuyến là một trong những giải pháp tối ưu giải quyết vấn đề về đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng, tăng tính tương tác, phát triển kỹ năng, NL của người dạy và người học trong bối cảnh của thời đại số. Vì vậy, việc xây dựng khung NL CNTT trong DH trực tuyến phù hợp với điệu kiện thực tiễn Việt Nam và xu hướng chung của thế giới là điều cần thiết.
Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về xây dựng khung NL, chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT hay đánh giá NL sử dụng CNTT trong DH trong và ngoài nước, tiêu biểu như: UNESCO (2018) [5] đã đề ra khung NL CNTT&TT cho GV trong DH; ISTE (2017) [6] xuất bản bộ chuẩn về kĩ năng công nghệ cho GV; mô hình TPACK với cấu trúc ICT-TPCK (2009) [7]; ETS (2006) [8] phát triển một bộ công cụ kiểm tra NL CNTT&TT; Hsu S. (2017) [9] phát triển và xác nhận thang đo để thay đổi trình độ tích hợp CNTT của GV theo thời gian; Claudia & Robert (2000) [10] đã đưa ra công cụ đánh giá NL CNTT&TT; Lê Thị Kim Loan (2019) [11] “Phát triển NL CNTT trong DH cho SV sư phạm ở trường đại học”. Kết quả nghiên cứu từ các công trình nêu trên đã phần nào cung cấp khá đầy đủ và bao phủ về tính vận dụng hay NL sử dụng CNTT trong DH. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu đang dừng lại ở việc mô tả bộ khung NL CNTT với các yếu tố cơ bản, cụ thể về công cụ như sử dụng máy tính và thiết bị ngoại vi hay sử dụng một số phần mềm máy tính ở mức độ cơ bản; những yếu tố thiết yếu phát triển khung NL CNTT trong DH chưa được đề cập đến và đào sâu như: về chính sách trong sử dụng CNTT, ứng dụng CNTT trong phát triển chương trình đào tạo, tính sư phạm gắn với kỹ năng sử dụng CNTT, NL sử dụng và vận hành các phần mềm chuyên sâu theo từng chuyên môn, tích hợp các yếu tố công nghệ trong xây dựng tài nguyên số, quản trị học tập trực tuyến, và đây cũng là vấn đề cần được bàn luận và làm rõ hơn nhiệm vụ của GV về sử dụng CNTT trong DH, cùng với đó bằng kết quả tương tác, đánh giá NL người học được tổ chức trên nền tảng trực tuyến chưa giải quyết, đặt ra vấn đề về xây dựng bộ công cụ về tiêu chí đánh giá NL sử dụng CNTT của GV trong DH và DH trực tuyến. Vấn đề về đánh giá NL sử dụng CNTT của GV trong DH trực tuyến của các trường đại học trong đào tạo giáo viên còn ít được nghiên cứu và chưa có công bố nào về thang đo NL sử dụng CNTT đối với GV hay SV sư phạm trong DH trực tuyến.
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài nghiên cứu “Đánh giá năng lực sử dụng công nghệ thông tin của giảng viên trong dạy học trực tuyến” được tác giả lựa chọn làm đề tài nghiên cứu trong khuôn khổ luận án Tiến sĩ chuyên ngành lý luận và phương pháp dạy học kỹ thuật. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ phát huy hiệu quả trong DH tích hợp CNTT với NL sư phạm của GV trong GD&ĐT, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ở các trường đại học nói chung và ở các trường đại học, cao đẳng sư phạm nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn NL sử dụng CNTT của GV trong DH và DH trực tuyến, luận án đề xuất quy trình và xây dựng khung NL CNTT với bộ tiêu chí đánh NL sử dụng CNTT dành cho GV trong DH trực tuyến đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp của GV, góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng GD&ĐT bậc đại học.
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đánh giá NL sử dụng CNTT của GV trong DH trực tuyến của các trường đại học, cao đẳng sư phạm đào tạo giáo viên.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình DH trực tuyến tại các trường đại học, cao đẳng sư phạm đào tạo giáo viên.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu: Bao gồm GV, SV sư phạm các khoa chuyên môn sư phạm thuộc trường ĐHSP Huế, trường ĐHSP Đà Nẵng, trường ĐH Bách khoa Hà Nội, trường CĐSP Quảng Trị và một số trường đại học đào tạo giáo viên khu vực Bắc Trung bộ.
Phạm vi thực hiện nội dung thực nghiệm: Khảo nghiệm và dạy thực nghiệm một số bộ môn chuyên ngành sư phạm thuộc các khoa chuyên môn của trường đại học, cao đẳng sư phạm.
Phạm vi đối tượng thực nghiệm: Tổ chức khảo nghiệm và thực nghiệm với khóa học trực tuyến cho khoảng từ 70 đến 90 SV thuộc chuyên ngành sư phạm của trường đại học, cao đẳng sư phạm.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng bộ công cụ đánh giá NL sử dụng CNTT theo khung NL CNTT của GV trong DH trực tuyến phù hợp với thực tiễn DH, sẽ góp phần phát triển NL CNTT của người dạy và người học, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường đại học, cao đẳng sư phạm trong đào tạo giáo viên.
5. Nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu
Xác lập cơ sở lý luận và thực tiễn NL sử dụng CNTT của GV trong DH trực tuyến của các trường đại học đào tạo giáo viên.
Thiết lập quy trình, xây dựng khung NL CNTT của GV trong DH trực tuyến.
Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá theo khung NL CNTT của GV trong DH trực tuyến.
Kiểm nghiệm, đánh giá tính khả thi và hiệu quả của kết quả nghiên cứu thông qua việc thiết kế và tổ chức thực nghiệm khóa học trực tuyến vận dụng khung NL CNTT cho môn học cụ thể nhằm phát triển NL CNTT của người dạy và người học.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Quan điểm phương pháp luận duy vật biện chứng: Xem xét các sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.
Quan điểm hệ thống cấu trúc: Không xem xét các sự vật, hiện tượng một cách riêng lẻ mà luôn đặt chúng trong một hệ thống, chịu sự ảnh hưởng, tác động của nhiều yếu tố trong hệ thống đó.
Quan điểm thực tiễn: Những nghiên cứu trong đề tài phải xuất phát từ thực tiễn và hướng đến việc giải quyết những vấn đề trong hiện thực GD.
6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các nguồn thông tin, tài liệu để xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài.
Sử dụng các phương thức, cách thức đã được chứng minh, khẳng định trước đó nhằm mục đích nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về các phạm trù có liên quan đến đề tài, lấy đó làm cơ sở tiến hành nghiên cứu thực trạng.
Các văn kiện, văn bản chỉ đạo, điều hành về đổi mới GD theo hướng phát triển NL, ứng dụng CNTT trong đào tạo của hệ thống GD quốc dân Việt Nam. Nghiên cứu lý luận về phát triển NL sử dụng CNTT trong DH và DH trực tuyến, từ đó làm cơ sở cho việc thiết lập quy trình, xây dựng khung NL CNTT và bộ tiêu chí đánh giá NL sử dụng CNTT dành cho GV trong DH trực tuyến của trường đại học, cao đẳng sư phạm trong đào tạo giáo viên.
6.3. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.3.1. Phương pháp điều tra:
Điều tra, khảo sát thực trạng bằng phiếu lấy ý kiến về nhận thức, thái độ, tính sẵn sàng của người dạy và người học về ứng dụng CNTT trong DH và DH trực tuyến; phiếu điều tra ý kiến của chuyên gia và GV về khung NL CNTT dành cho GV vận dụng cho DH trực tuyến nhằm nâng cao hiệu quả tương tác và chất lượng trong DH.
6.3.2. Phương pháp quan sát sư phạm:
Việc quan sát sư phạm được tiến hành trên khách thể nghiên cứu thông qua giảng dạy, dự giờ và làm việc trong lớp học truyền thống và khóa học trực tuyến. Các thông tin thu thập được từ phương pháp này sẽ sử dụng để bổ sung, chính xác hóa cho kết quả của phương pháp điều tra.
6.3.3. Phương pháp phỏng vấn:
Thực hiện phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với các GV, SV nhằm đối chiếu với thông tin thu thập qua phiếu điều tra và đánh giá các đối tượng khảo sát về phát triển NL CNTT của GV trong DH và DH trực tuyến. Đồng thời, thu thập, bổ sung hiểu biết cụ thể, sâu hơn và đầy đủ hơn về các nội dung nghiên cứu trong vận dụng DH phát triển NL sử dụng CNTT được điều tra.
6.3.4. Phương pháp chuyên gia:
Đây là phương pháp được sử dụng để xin ý kiến trực tiếp hoặc gián tiếp, tham vấn ý kiến chuyên gia trong giải thích các đề xuất mới, các số liệu xác lập, các biểu hiện phức tạp hoặc khác thường trong kết quả nghiên cứu về quy trình và khung NL CNTT dành cho GV trong DH trực tuyến. Phương pháp này hỗ trợ cho mục đích làm cơ sở xác thực các đề xuất trong nội dung nghiên cứu của luận án.
6.3.5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm:
Nghiên cứu phân tích sản phẩm về thiết lập, xây dựng khung NL CNTT dành cho GV trong DH trực tuyến; tổ chức hoạt động DH vận dụng bộ tiêu chí đánh giá NL sử dụng CNTT của khung NL CNTT dành cho GV trong DH trực tuyến; đánh giá kết quả DH.
6.3.6. Phương pháp thống kê Toán học:
Sử dụng phương pháp thống kê Toán học trong khoa học GD để xử lý các kết quả điều tra và thực nghiệm sư phạm làm cơ sở cho các nhận xét, đánh giá kết quả nghiên cứu.
6.3.7. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá, kiểm chứng, khẳng định tính khả thi và hiệu quả của việc vận dụng khung NL CNTT dựa trên các tiêu chí của bộ công cụ đánh giá NL sử dụng CNTT dành cho GV trong DH trực tuyến trong đào tạo giáo viên của trường đại học, cao đẳng sư phạm. Xử lý thông tin thu thập trên thực nghiệm sư phạm, kết hợp với phương pháp thống kê Toán học để xử lý các kết quả thực nghiệm làm cơ sở cho các nhận xét, đề xuất và đánh giá kết quả của luận án.
7. Những đóng góp của Luận án
7.1. Về lý luận
Góp phần bổ sung vào lý luận DH trong đào tạo trực tuyến theo định hướng phát triển NL sử dụng CNTT của GV.
Làm sáng tỏ cơ sở khoa học và thực tiễn, các khái niệm về DH hướng phát triển NL CNTT.
Đề xuất quy trình, xây dựng khung NL CNTT dành cho GV và thiết lập bộ tiêu chí đánh giá NL sử dụng CNTT của GV trong DH trực tuyến trong đào tạo giáo viên của trường đại học, cao đẳng sư phạm.
Khung NL xác định độ đáp ứng NL cần thiết về sử dụng CNTT so với chuẩn NL nghề nghiệp của GV; xác nhận cơ sở để đào tạo, bồi dưỡng NL nghề nghiệp sư phạm và NL công nghệ đối với đội ngũ GV trong sử dụng CNTT.
7.2. Về thực tiễn
Đánh giá thực trạng về DH vận dụng khung NL CNTT dành cho GV trong DH trực tuyến trong đào tạo giáo viên của trường đại học, cao đẳng sư phạm.
Xác lập kết quả thực nghiệm, đánh giá tính hiệu quả trong DH thông qua việc thiết kế và tổ chức khóa học trực tuyến vận dụng khung NL CNTT dành cho GV.
Xác lập các tiêu chí theo các cấp độ cần có đối với GV về sử dụng CNTT trong DH mang tính mở nhằm thích ứng trong môi trường DH truyền thống và trực tuyến đáp ứng xu thế của sự phát triển nhanh của công nghệ ngày nay.
Chỉ rõ phương thức đào tạo trực tuyến vận dụng bộ công cụ đánh giá NL sử dụng CNTT có nhiều ưu điểm giúp nâng cao NL phát hiện và giải quyết vấn đề trong DH hướng phát triển NL đối với người dạy và người học bậc đại học nhằm đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của GV và yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện GD Việt Nam.
8. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu tham khảo và phụ lục; luận án được cấu trúc gồm 3 chương:
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN
Chương 2. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA GIẢNG VIÊN TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN
Chương 3. KHẢO NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
THEO KHUNG NĂNG LỰC CNTT TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN
Hình 1. Sơ đồ quy trình xây dựng bộ tiêu chí đánh giá khung NL CNTT
SƠ ĐỒ CẤU TRÚC KHUNG LOGIC NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
Bối cảnh vấn đề nghiên cứu
Tác động CMCN 4.0
Định hướng UD CNTT
Tác động DH trực tuyến
ĐÁNH GIÁ NL SỬ DỤNG CNTT TRONG DH TRỰC TUYẾN
Lý luận DH phát triển NL CNTT
Mô hình DH phát triển NL CNTT
Thực trạng đánh giá NL CNTT trong DH
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐÁNH GIÁ NL SỬ DỤNG CNTT TRONG DH TRỰC TUYẾN
KẾT LUẬN, HƯỚNG PHÁT TRIỂN LUẬN ÁN, KHUYẾN NGHỊ
Nguyên tắc và yêu cầu đánh giá NL SD CNTT trong DH
Quy trình xây dựng cấu trúc khung NL CNTT
Quy trình xây dựng bộ tiêu chí đánh giá theo khung NL CNTT
Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá gắn với khung NL CNTT
Xây dựng khung NL CNTT của GV trong DH trực tuyến
ĐÁNH GIÁ NL SỬ DỤNG CNTT CỦA GV TRONG DH TRỰC TUYẾN
1
2
3
5
4
Khảo sát ý kiến GV và SV sư phạm
...hảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo video,
Theo quan điểm của Bộ GD&ĐT, E-learning (học tập điện tử) là việc học tập hay đào tạo dựa trên CNTT&TT (CNTT, công nghệ mạng, kĩ thuật mô phỏng, kĩ thuật đồ họa) và được phân phối, truyền tải qua Internet, CD-ROM, DVD, Tivi, hay các thiết bị cá nhân (điện thoại di động) để đến người học [63].
Cùng quan điểm này, theo VVOB (2011) [64], “E-learning là một hình thức học tập thông qua mạng Internet dưới dạng các khóa học và được quản lí bởi các hệ thống học tập đảm bảo sự tương tác, hợp tác đáp ứng nhu cầu học mọi lúc, mọi nơi của người học”.
Dạy học trực tuyến được Nguyễn Thị Hương Giang [34] định nghĩa “DH trực tuyến (còn gọi là học tập trực tuyến – online learning) là hình thức DH e-learning tích hợp những ứng dụng của CNTT&TT, trong đó sử dụng Internet và máy tính (hoặc các thiết bị di động) có cài trình duyệt web để tổ chức các hoạt động học tập”.
Quá trình DH trực tuyến diễn ra trong một môi trường học tập trực tuyến. Môi trường học tập trực tuyến được định nghĩa là môi trường con của môi trường học tập và là nơi ứng dụng các tiến bộ của CNTT vào tổ chức, thực hiện quá trình DH trực tuyến. Trong đó, công nghệ DH trực tuyến sẽ trang bị, cung cấp phương tiện DH trực tuyến, hình thành nên cơ sở hạ tầng của môi trường học tập trực tuyến. Dựa trên nền tảng phương tiện của môi trường học tập trực tuyến, người học và nội dung sẽ thực hiện các phương pháp học và phương pháp dạy, từ đó hình thành và phát triển các kĩ năng học và dạy trực tuyến hướng đến giải quyết các vấn đề về DH phát triển NL của người học trên môi trường học tập “ảo” [46].
Từ các khái niệm trên, tác giả xác định khái niệm DH trực tuyến có thể hiểu: DH trực tuyến (Online teaching) là phương thức tổ chức DH ảo thông qua máy vi tính, điện thoại thông minh kết nối mạng đối với hệ thống máy chủ có lưu trữ bài giảng điện tử và phần mềm cần thiết để triển khai hoạt động DH trực tuyến từ xa.
Mạng Internet có phạm vi hoạt động toàn cầu, do đó người học có thể truy cập nội dung học tập mọi lúc, mọi nơi khi có nhu cầu học tập.
Đánh giá theo năng lực trong dạy học
Năng lực có 2 đặc trưng cơ bản: 1) Được bộc lộ qua hoạt động; 2) Đảm bảo hoạt động có hiệu quả.
Mỗi NL ứng với một loại hoạt động, có thể phân chia thành nhiều NL bộ phận; bộ phận nhỏ nhất, gắn với hoạt động cụ thể là kĩ năng (hành vi). Các NL bộ phận có thể đồng cấp với nhau, bổ sung cho nhau, nhưng cũng có thể là những mức độ phát triển khác nhau. Cách hiểu về NL là cơ sở để đổi mới phương pháp DH và đánh giá kết quả GD [55].
Shirley (1995) [65], đã xác định một số nguyên tắc cơ bản, gợi ý về các phương pháp cũng như lợi ích của kỹ thuật đánh giá theo NL; đưa ra một số hướng dẫn cho những người làm công tác đào tạo hướng tới việc đánh giá dựa trên công việc.
Theo nhóm nghiên cứu của Viện khoa học GD Việt Nam, “mỗi một thứ trong 3 cấu tạo tâm lí nói trên khi tách riêng nhau ra đều là những dạng chuyên biệt của NL: có loại NL ở dạng tri thức (NL nhận thức), có loại NL ở dạng kĩ năng (NL làm), và có loại NL ở dạng xúc cảm, biểu cảm (NL xúc cảm). Khi kết hợp cả 3 thứ lại, vẫn là NL, nhưng mang tính chất hoàn thiện hơn và khái quát hơn” [66].
Theo Đặng Bá Lãm [67], Lâm Quang Thiệp [68, 69], đã giải quyết những vấn đề về phương pháp luận đo lường và đánh giá trong GD: các phương pháp trắc nghiệm, quy trình đánh giá, và đặc biệt là khoa học đo lường trong đánh giá thành quả học tập.
Trần Khánh Đức (2014) [70], đã làm rõ một số thuật ngữ thường dùng trong đo lường và đánh giá kết quả học tập như kiểm tra, đo lường, đánh giá và trắc nghiệm; yêu cầu của kiểm tra và đánh giá về độ tin cậy và độ giá trị; đánh giá câu hỏi và bài trắc nghiệm về độ khó và độ phân biệt; quy trình thiết kế trắc nghiệm.
Tác giả Thái Duy Tuyên (2000) [71], đã xác định 5 nhóm NL sư phạm mà người GV phải có trong DH, gồm: (1) NL chuẩn đoán nhu cầu và đặc điểm đối tượng, (2) NL thiết kế kế hoạch, (3) NL tổ chức thực hiện kế hoạch, (4) NL giám sát, đánh giá và (5) NL giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Đây là các nhóm NL phù hợp và logic của hoạt động DH và nhiệm vụ của người GV.
Trong Nguyễn Quang Việt (2015) [72], đánh giá là “nhận định giá trị”. Trong GD, theo mục đích của việc đánh giá có thể phân chia đánh giá làm ba nhóm: đánh giá chẩn đoán (diagnostic), đánh giá trong tiến trình (formative) và đánh giá kết thúc (summative).
Khái niệm đánh giá theo NL trong DH được tác giả đề xuất: Đánh giá theo NL (Assessment according to competence) trong DH là đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng và thái độ của người dạy và người học trong thực hiện nhiệm vụ của hoạt động DH theo một chuẩn nhất định và dựa trên sản phẩm đầu ra cụ thể của quá trình DH.
Đánh giá năng lực sử dụng CNTT trong dạy học trực tuyến
Đánh giá NL sử dụng CNTT trong DH là một trong những xu thế vận dụng đổi mới phương thức DH theo hướng phát triển NL của người dạy lẫn người học, quá trình DH được thực thi trên môi trường DH số hóa với yếu tố công nghệ và việc đánh giá NL sử dụng CNTT trong DH đóng vai trò quan trọng quyết định nên sự thành công của mục tiêu đào tạo lấy người học làm trung tâm và DH hướng phát triển toàn diện NL của kết quả đào tạo.
Các tiêu chí đánh giá NL sử dụng CNTT hay khung NL CNTT sẽ đóng vai trò định hướng và xây dựng động cơ học tập trong việc rèn luyện NL CNTT cho SV và là căn cứ để xây dựng những nội dung DH, lựa chọn phương pháp DH, công cụ đánh giá NL phù hợp cho người học của GV. Khung NL được kết hợp với các tiêu chí, tiêu chuẩn NL cụ thể, sẽ là thang đo được sử dụng trong việc đánh giá tính hiệu quả của việc DH theo tiếp cận NL CNTT cho GV trong môi trường trực tuyến, một NL nghề nghiệp quan trọng của người GV trong thời đại công nghệ số ngày nay [58, 73].
Xác định NL sử dụng CNTT trong DH là khả năng sử dụng phức hợp cấu trúc gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ tích hợp CNTT của người dạy để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ DH. NL CNTT là một trong những NL cơ bản, tích hợp và hỗ trợ trong thực hiện để đạt đến mục tiêu các NL chính của hoạt động DH trực tuyến.
Nhận diện về đánh giá theo NL, NL sử dụng CNTT trong DH và khái niệm DH trực tuyến nêu trên, tác giả đúc kết và đưa ra các yếu tố cần đạt được về khái niệm đánh giá NL sử dụng CNTT trong DH trực tuyến thể hiện theo 03 yếu tố chính, đó là: (1) đánh giá theo NL, (2) NL sử dụng CNTT, (3) môi trường DH trực tuyến và khái niệm Đánh giá NL sử dụng CNTT (Assessment the information technology use competence) trong DH trực tuyến là đánh giá khả năng sử dụng phức hợp cấu trúc gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ tích hợp NL CNTT của người dạy và người học để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ DH trong môi trường trực tuyến.
Lý luận chung về đánh giá năng lực sử dụng CNTT trong dạy học trực tuyến
Đánh giá theo năng lực trong dạy học
Đánh giá trong hoạt động DH có vai trò và ý nghĩa rất lớn trong GD&ĐT. Kết quả đánh giá tốt đồng nghĩa với chất lượng đào tạo tốt. Trong DH, đánh giá chính xác kết quả học tập của SV sẽ cung cấp thông tin phản hồi chính xác không chỉ giúp cho người dạy và người học điều chỉnh được hoạt động dạy và học của mình, mà còn giúp cho nhà trường đánh giá được chất lượng đào tạo, đánh giá được chương trình đào tạo đã phù hợp về mục tiêu, nội dung, số lượng và thời lượng các học phần trong chương trình đào tạo để có những sự điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp hướng đến tính hiệu quả trong hoạt động DH.
Đánh giá kết quả hoạt động DH là một quá trình hoạt động có vai trò định hướng, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra và giải quyết vấn đề đối với quá trình học tập của SV, đồng thời thông qua công tác này, các nhà GD đánh giá được chất lượng GV, hiệu quả của hoạt động DH để từ đó có những biện pháp phù hợp trong quản lý hoạt động GD&ĐT.
Đánh giá hoạt động DH trong GD đại học nói chung và trong các trường đại học sư phạm nói riêng thể hiện một số chức năng cơ bản sau:
+ Chức năng định hướng: Đánh giá quá trình hoạt động DH trước khi tiến hành giảng dạy sẽ giúp GV thu được thông tin về kiến thức, kĩ năng, thái độ học tập môn học của người học, dự báo được kết quả dự kiến mà GV có thể đạt được trong quá trình DH, đồng thời xác định được những điểm mạnh và điểm yếu của GV. Qua đó, GV có thể hướng dẫn SV học tập một cách phù hợp với năng khiếu, sở trường, trình độ, khả năng nhận thức để có hiệu quả học tập tốt nhất. Nhờ có việc đánh giá này mà GV có thể xác định mục tiêu, thiết kế nội dung, lựa chọn phương pháp, phương tiện, hình thức DH phù hợp với SV. Còn SV qua đánh giá này sẽ biết được khả năng trình độ học tập hiện tại của bản thân, biết được những tri thức, kĩ năng đã nắm vững, những kiến thức, kĩ năng còn thiếu sót để lập hoạch học tập phù hợp.
+ Chức năng xác nhận: Chức năng này thể hiện xác định mức độ người học đạt được các mục tiêu học tập đến mức độ nào, cung cấp thông tin cho người học biết họ đã đạt hay chưa đạt yêu cầu của môn học, khóa học. Chức năng này có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt, đặc biệt là về mặt xã hội bởi nó giúp chỉ ra được chất lượng của đào tạo. Đánh giá xác nhận cũng còn nhằm xếp loại người học theo mục tiêu nào đó nhằm phân biệt trình độ khác nhau giữa SV này với SV khác để xếp hạng hay phân loại SV giúp cho GV hình thành tiêu chí vận dụng đánh giá qua hoạt động DH.
+ Chức năng hỗ trợ: Với chức năng hỗ trợ, đánh giá được xem như bộ phận tích hợp của quá trình DH. Với chức năng này đánh giá kết quả học tập của SV cung cấp những thông tin phản hồi hữu ích cho cả GV và SV. Thông qua kết quả đánh giá sẽ xác định được những thiếu sót của SV, từ đó giúp SV và GV điều chỉnh cách học, cách dạy cho phù hợp. Nói cách khác, thông tin về kết quả đánh giá là cơ sở đề ra những quyết định phù hợp có liên quan đến việc điều chỉnh, cải tiến hoạt động giảng dạy, học tập để nâng cao chất lượng DH.
Như vậy, đánh giá hoạt động DH chính là đánh giá kết quả đạt được của quá trình học theo chuẩn đầu ra của từng chương trình đào tạo, đồng thời là thước đo đánh giá NL của GV trong hoạt động dạy. Kết quả từ đánh giá DH góp phần quan trọng nhằm nâng cao chất lượng GD&ĐT mà mỗi nhà GD, mỗi người dạy và mỗi người học cần có trong xu thế DH tiên tiến tích hợp công nghệ theo hướng phát triển NL toàn diện.
Đánh giá theo NL trong hoạt động DH được sử dụng xuyên suốt quá trình nghiên cứu của luận án, xác định là đánh giá NL tổng hoà các yếu tố nhận thức (kiến thức, kỹ năng) về các yếu tố phi nhận thức (thái độ, niềm tin, xúc cảm) trong hoạt động DH, kết quả đánh giá NL sẽ giúp GV có thể đánh giá được đầy đủ, khách quan NL học tập của SV.
Một số đặc điểm của đánh giá theo NL khác so với đánh giá xếp hạng nhiều mức độ hoặc đánh giá theo tuyển (đánh giá xếp hạng), đó là:
- Theo tiêu chí, tiêu chuẩn: Việc đánh giá NL dựa trên tiêu chí (đánh giá tuyệt đối), nghĩa là, nó đo sự thực hiện của cá nhân trong mối liên hệ so sánh với các tiêu chí. Việc xếp hạng tương đối (đánh giá theo chuẩn) giữa các cá nhân là không quan trọng và thường chỉ sử dụng trong hội thi tay nghề giỏi, thi đầu vào hoặc thi tuyển dụng. Điều quan trọng là đối tượng đánh giá chứng tỏ được khả năng của mình đạt tiêu chuẩn đã đặt ra.
- Theo chứng cứ: Đánh giá về một người có NL hay không dựa trên những chứng cứ mà họ thể hiện hoặc cung cấp cho đánh giá viên. Chứng cứ thường được chia thành 03 nhóm chủ yếu: (1) Chứng cứ trực tiếp: cung cấp các thông tin rõ ràng về SV thông qua vấn đáp, quan sát sự thực hiện (quy trình, thao tác), kiểm tra sản phẩm; (2) Chứng cứ gián tiếp: được thu thập thông qua kiểm tra viết, tham khảo ý kiến, ảnh, băng ghi âm, video, giải thưởng, hồ sơ đào tạo; (3) Chứng cứ bổ sung: bổ sung cho chứng cứ trực tiếp, chủ yếu là ý kiến xác nhận của bên thứ ba về đối tượng đánh giá. Các đồ án, tình huống mô phỏng cũng có thể cung cấp các chứng cứ bổ sung. Nói cách khác, đánh giá theo NL không bị giới hạn hẹp về phương pháp và kỹ thuật đo lường. Một loạt các công cụ đánh giá có thể được sử dụng miễn là SV có cơ hội để chứng minh NL của mình liên quan đến công việc.
- Tham gia của người được đánh giá: Trong hoạt động DH, SV có cơ hội thảo luận với các người đánh giávề hình thức thực hiện các hoạt động đánh giá. GV hay người đánh giá cần công bố trước khi đánh giá cho SV biết về: mục đích, quy trình tổ chức đánh giá, tiêu chí và thời gian đánh giá. Trong quá trình đánh giá, có thể cấp cho họ bản sao chép về các công cụ đánh giá đồng thời giải thích cách sử dụng để tự đánh giá kiến thức, kỹ năng đạt được của mình. Điều đó không chỉ cung cấp cho đối tượng đánh giá những thông tin phản hồi để sửa chữa các lỗi mắc phải mà còn giúp họ có khả năng tự xác định quy trình hay sản phẩm có chấp nhận được hay không. Các công cụ đánh giá có thể phải được thử nghiệm và chỉnh lý nên những ý kiến phản hồi của đối tượng đánh giá thử nghiệm sẽ rất hữu ích đối với GV trong việc phát hiện những hạn chế và hoàn thiện các công cụ cũng như quy trình đánh giá.
- Tổ chức đánh giá NL theo nhóm: DH và đánh giá theo nhóm thường được áp dụng nhằm thực hiện và đạt được các mặt về xã hội, về GD và về kết quả sản phẩm. Mặt xã hội, làm việc theo nhóm tạo điều kiện phát triển quan hệ xã giao giữa các học viên. Nó góp phần phát triển các kỹ năng giao tiếp cá nhân như nghe, nói, tranh luận và lãnh đạo. Mặt GD, hoạt động nhóm có ích cho việc phát triển những kỹ năng trí tuệ bậc cao như suy luận và giải quyết vấn đề; mặt kết quả sản phẩm, các hoạt động nhóm theo chuẩn mực nghề nghiệp liên quan đến tổ chức hoạt động và kết quả sản phẩm. Việc tổ chức nhóm trong DH và đánh giá kết quả học tập theo nhóm nhằm đánh giá phương diện NL về sự phối hợp, mức độ trách nhiệm và kỹ năng làm việc nhóm của người học.
Những nghiên cứu trên thế giới
Trong Shirley (1995) [65], với “Kỹ thuật đánh giá theo NL” đã xác định một số nguyên tắc cơ bản, gợi ý về các phương pháp cũng như lợi ích của kỹ thuật đánh giá theo NL; đưa ra một số hướng dẫn cho những người làm công tác đào tạo hướng tới việc đánh giá dựa trên công việc.
Trong báo cáo của Aaron & Christopher (2015) [74] đã chỉ ra các vấn đề cần đặt ra cho nền GD định hướng NL ở Mỹ như: lợi ích của người học, kiểm tra đánh giá, chi phí tài chính đối với người học, chất lượng, đáp ứng yêu cầu kỹ năng của công việc trong tương lai của người học, xóa bỏ các rào chắn về chính sách.
Katie & Matthew (2015) [25] đã đề cập đến vấn đề kiểm tra đánh giá định hướng NL và chi tiết hóa một số vấn đề về mức độ đánh giá và mức độ làm chủ trong công việc thực tiễn của người học.
Đặc biệt, mối quan hệ giữa DH trực tuyến với định hướng NL cũng đã có các kết quả nghiên cứu tiêu biểu (Jackie etc 2015 [75], Jamal 2014 [76]).
Những nghiên cứu ở Việt Nam
Nghiên cứu của các tác giả Đặng Bá Lãm [67], Lâm Quang Thiệp [68, 69], đã giải quyết những vấn đề về phương pháp luận đo lường và đánh giá trong GD: các phương pháp trắc nghiệm, quy trình đánh giá, và đặc biệt là khoa học đo lường trong đánh giá thành quả học tập.
Trong Trần Khánh Đức [56, 77], đã làm rõ một số thuật ngữ thường dùng trong đo lường và đánh giá kết quả học tập như kiểm tra, đo lường, đánh giá và trắc nghiệm; yêu cầu của kiểm tra và đánh giá về độ tin cậy và độ giá trị; đánh giá câu hỏi và bài trắc nghiệm về độ khó và độ phân biệt; quy trình thiết kế trắc nghiệm.
Trần Thị Hà Giang (2018) [39], đề xuất quy trình và cách thức ứng dụng CNTT&TT trong DH theo mô hình DH kết hợp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và phát triển NL của người học trong học tập, góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên.
Xây dựng các biện pháp quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển NL góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT [46].
Nguyễn Quang Việt (2015) [72], xác định đánh giá là nhận định giá trị, theo mục đích của việc đánh giá có thể phân chia đánh giá làm ba nhóm: đánh giá chẩn đoán (diagnostic), đánh giá trong tiến trình (formative) và đánh giá kết thúc (summative).
+ Đánh giá chẩn đoán được thực hiện ở đầu quá trình giảng dạy nhằm mục đích tìm hiểu sự khiếm khuyết của một số người học (mục tiêu học tập cụ thể nào người học đó không đạt được trong quá khứ và nguyên nhân làm cho họ không đạt được mục tiêu đó) và tìm hiểu thế mạnh hoặc khả năng đặc biệt của một số người học liên quan đến các mục tiêu học tập cụ thể.
+ Đánh giá tiến trình sẽ làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được về các mục tiêu DH nghề, tình trạng kiến thức, kỹ năng, thái độ của SV đối chiếu với yêu cầu của chương trình đào tạo; phát hiện những nguyên nhân sai sót, giúp SV điều chỉnh hoạt động học; giúp GV có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh/yếu của mình, tự điều chỉnh và hoàn thiện hoạt động dạy.
+ Đánh giá kết thúc nhằm tổng kết những gì SV đạt được, xếp loại SV, lựa chọn SV thích hợp để tiếp tục đào tạo hoặc sử dụng trong tương lai, chứng tỏ hiệu quả của khóa học và việc giảng dạy của GV, đề ra mục tiêu tương lai cho SV.
Hình 1.2. Mô hình đánh giá theo NL [72]
Các kết quả đánh giá sẽ chỉ rõ NL hay mức độ phát triển kỹ năng của người học. Đánh giá theo NL có các chức năng sau [72]: đánh giá chẩn đoán (giúp xác định nhu cầu GD); đánh giá tiến trình (cung cấp phản hồi về cách SV sẽ tiến triển hướng tới đạt được các NL); đánh giá tổng kết (đánh giá kết quả học tập để xác nhận NL); công nhận NL hiện tại/kết quả học tập trước đây (để xác định xem một người nào đó đã tích lũy được NL thông qua học tập chính quy hoặc không chính quy và kinh nghiệm sống, kinh nghiệm làm việc).
Kết quả nghiên cứu này đã phát triển một số luận điểm cơ bản về đánh giá trong DH theo tiếp cận NL, như: đặc điểm DH thực hành nghề theo tiếp cận NL, nội dung, phương pháp và các nguyên tắc đánh giá; quy trình và các công cụ đánh giá trong DH thực hành nghề theo NL. Tuy nhiên, tác giả chỉ dừng lại ở nghiên cứu quy trình và công cụ đánh giá trong DH thực hành nghề ở các trường dạy nghề.
Đặng Lộc Thọ (2014) [78], nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động đánh giá kết quả học tập và quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo yêu cầu đổi mới GD đại học, đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của SV nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của trường cao đẳng sư phạm.
Trong quy trình đánh giá, phương pháp và công cụ nào được sử dụng đều phải đáp ứng mục đích và mục tiêu đánh giá người học đạt được những NL nào để hành nghề theo tiêu chí do thị trường lao động quy định, mà cụ thể là tiêu chí thực hiện trong các tiêu chuẩn NL của nghề. Tiêu chí thực hiện trong các tiêu chuẩn NL sẽ là cơ sở của tiêu chí đánh giá được xác định trong các công cụ đánh giá. Từ đó có thể xác định quy trình đánh giá chung gồm các bước như hình sau:
Hình 1.3. Quy trình chung đánh giá theo NL
Trong môi trường DH trực tuyến, NL và đánh giá theo NL là một trong những xu thế vận dụng đổi mới phương thức DH theo hướng phát triển NL ứng dụng công nghệ của người dạy lẫn người học. Quá trình DH được thực thi trên môi trường trực tuyến thì yếu tố công nghệ và việc đánh giá NL sử dụng CNTT đóng vai trò quan trọng quyết định nên sự thành công của mục tiêu đào tạo lấy người học làm trung tâm và DH hướng phát triển toàn diện NL của người học với mô hình DH hiện đại.
Trong Trần Khánh Đức (2015) [42], theo quan điểm hoạt động thì NL học tập chính là những khả năng thực hiện các hoạt động DH đa dạng. Các thành phần cơ bản của NL học tập xác nhận chuẩn đầu ra của quá trình DH là: NL giao tiếp, NL tư duy, NL ngôn ngữ, NL thích ứng, NL hành động. Tác giả đã phản ánh và phân tích các khái niệm, quan điểm, cấu trúc và các nội dung cơ bản về NL, học tập và NL học tập. Đề xuất cấu trúc các thành phần NL học tập và các nội dung phản ánh NL học tập của người học được xác lập thông qua quá trình đạo tạo.
Quan điểm tiếp cận NL trong đánh giá giáo sinh đã được đưa ra trong Vũ Trọng Nghị (2010) [43]. Theo đó tiếp cận NL đã được nghiên cứu trong suốt một quá trình lâu dài từ tiếp cận hành vi tới tiếp cận tổng thể về NL. Theo tiếp cận mới, các tiêu chí đánh giá giáo sinh trong giảng dạy (thực tập giảng dạy) cần phải đặt mức độ đòi hỏi cao về nhận thức và NL hành vi, chia thành nhiều cấp độ NL, gắn bó chặt chẽ với chức năng, nhiệm vụ của người GV và tính tới điều kiện, hoàn cảnh mà giáo sinh thực hiện hoạt động giảng dạy. Đó là cơ sở khoa học cho những nghiên cứu tiếp theo về tiếp cận NL trong đánh GV và giáo sinh sư phạm ở Việt Nam hiện nay [79, 80].
Nghiên cứu của Nguyễn Vũ Bích Hiền (2015) [81], trên cơ sơ nghiên cứu lí luận và thực tiễn, nghiên cứu này đã đề xuất khung NL đánh giá GD cho giáo viên gồm: (1) lập kế hoạch đánh giá, (2) lựa chọn và phát triển công cụ đánh giá, (3) triển khai thực hiện hoạt động đánh giá, (4) sử dụng kết quả đánh giá, (5) thông báo phản hồi kết quả đánh giá, và (6) nghiên cứu khoa học đánh giá. Đây là cơ sở tốt để phát triển chương trình bồi dưỡng giáo viên về lĩnh vực này.
Qua phân tích về NL thực hiện và thực trạng đào tạo nghề, Trần Bá Hoành [51] đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề theo tiếp cận NL thực hiện đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực phục vụ phát triển nước nhà.
* Các đặc trưng và cấu trúc của năng lực:
Các đặc trưng của NL:
NL được bộc lộ ở hoạt động (công việc, tình huống cuộc sống) nhằm đáp ứng những yêu cầu cụ thể trong bối cảnh (điều kiện) cụ thể. Đây là đặc trưng phân biệt NL với tiềm năng (potential) - khả năng ẩn giấu bên trong, chưa bộc lộ ra, chưa phải là hiện thực.
NL bộc lộ tính hiệu quả (khả năng). Đặc trưng này làm rõ NL với khái niệm khả năng. Khả năng là cái tồn tại ở dạng tiềm năng, có thể biến thành hiện thực khi cần thiết và khi có điều kiện thích hợp, nhưng cũng có thể không biến thành hiện thực [82].
NL là sự phối hợp nhiều nguồn lực (tổng hợp, huy động, vận dụng tổng hợp). Đặc trưng này thể hiện trong chương trình GD trung học bang Québec, đã nêu rõ: “Những nguồn lực này được sử dụng một cách phù hợp, bao gồm tất cả những gì học được từ nhà trường cũng như những kinh nghiệm của SV; những kĩ năng, thái độ và sự hứng thú; ngoài ra còn có những nguồn lực bên ngoài, chẳng hạn như bạn cùng lớp, thầy giáo, cô giáo, các chuyên gia hoặc các nguồn thông tin khác” [83].
Cấu trúc của NL:
NL được xác định gắn liền với xác định cấu trúc các thành phần của NL. Cấu trúc NL được mô tả theo các quan điểm khái niệm và được vận dụng trong những hoạt động cụ thể.
Trên cơ sở nền tảng của các khái niệm đó, cấu trúc của NL có thể được mô tả theo các mô hình của từng trường phái như sau:
Theo mô hình được luận án sử dụng dựa trên quan điểm của Bloom, cấu trúc của NL gồm 3 thành tố: Kiến thức, Kỹ năng và Thái độ. (hình 1.4)
Hình 1.4. Mô hình NL của Bloom
Theo mô hình được các tổ chức, các nhà nghiên cứu khái niệm dựa trên quan điểm của các nhà sư phạm nghề của Đức, cấu trúc của NL gồm 4 thành tố: NL chuyên môn, NL phương pháp, NL xã hội và NL cá thể.
Mô hình 4 thành phần NL này phù hợp với 4 trụ cột GD theo UNESCO:
Hình 1.5. Mô hình NL theo các nhà sư phạm của Đức và UNESCO
+ NL chuyên môn, là khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, khả năng đánh giá kết quả chuyên môn, bao gồm: khả năng tư duy logic, phân tích, tổng hợp, khả năng nhận biết các mối quan hệ theo hệ thống.
+ NL phương pháp, là khả năng đối với những hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề, bao gồm phương pháp chung và phương pháp chuyên môn.
+ NL xã hội, là khả năng đạt được mục đích trong những tình huống xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau trong sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác.
+ NL cá thể, là khả năng xác định, đánh giá những cơ hội phát triển cũng như những giới hạn của cá nhân.
Từ cấu trúc của khái niệm NL cho thấy GD định hướng phát triển NL không chỉ nhằm mục tiêu phát triển NL chuyên môn bao gồm tri thức, kỹ năng chuyên môn mà còn phát triển NL phương pháp, NL xã hội và năng lực cá thể. Những NL này không tách rời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ.
Mối quan hệ giữa các nguồn lực hợp thành NL là tri thức, kĩ năng và thái độ với sự thể hiện của chúng trong hoạt động là NL hiểu, NL làm và NL ứng xử được thể hiện theo sơ đồ cấu trúc NL hình 1.6. [53].
Hình 1.6. Mô hình NL phát triển [53]
Như vậy, vấn đề nâng cao NL và NL giải quyết vấn đề DH trong GD được nghiên cứu khá mạnh ở nước ta [39, 42, 81]. Tuy vậy, các nghiên cứu vấn đề này đối với vận dụng NL sử dụng CNTT thì vẫn còn thiếu vắng. Các NL giải quyết vấn đề trong DH thực tiễn nào được hình thành từ NL sử dụng CNTT vẫn là một vấn đề đáng quan tâm với xu thế phát triển của thời kỳ công nghệ và số hóa như hiện nay.
Khung năng lực CNTT của giảng viên trong dạy học
Những nghiên cứu trên thế giới
Theo tổ chức UNESCO
Năm 2011, Tổ chức UNESCO [12] đã đề ra khung NL CNTT&TT trong DH dành cho GV, trong đó khung NL đề cập đến 6 khía cạnh trong công tác DH của GV, gồm: (1) Hiểu biết về vai trò của CNTT&TT trong GD, (2) Chương trình giảng dạy và đánh giá, (3) Phương pháp sư phạm, (4) Công cụ CNTT&TT, (5) Tổ chức và quản lí, (6) Bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. Mỗi khía cạnh bao gồm 3 mức độ liên tục trong quá trình phát triển NL của người GV trong DH ở các mức: 1-Kiến thức công nghệ; 2-Tri thức chuyên sâu; 3-Tri thức sáng tạo.
Năm 2018, UNESCO [5] đã phát triển phiên bản 3.0 thiết lập khung năng lực CNTT&TT dành cho GV, trong đó khung năng lực bao gồm 6 khía cạnh. Mỗi khía cạnh bao gồm 3 cấp độ liên tục trong việc phát triển năng lực của GV. Bộ khung NL CNTT&TT cho GV gồm 06 khía cạnh: (1) Hiểu CNTT&TT trong chính sách GD, (2) Chương trình giảng dạy và đánh giá, (3) Sư phạm, (4) Ứng dụng các kỹ năng số, (5) Tổ chức và quản trị, (6) Học tập nghề nghiệp GV. Tương ứng với mỗi khía cạnh khung NL CNTT&TT cho GV cần đạt được theo 03 cấp độ: 1-Giành được tri thức, 2-Đào sâu tri thức, 3-Tạo lập tri thức. Khung năng lực CNTT&TT phiên bản 3.0 là câu trả lời cho các phát triển công nghệ và sư phạm gần đây trong lĩnh vực CNTT&TT và GD, và kết hợp vào các nguyên tắc bao hàm toàn diện có cấu trúc của nó về không phân biệt đối xử, khả năng tiếp cận thông tin mở và công bằng và bình đẳng giới trong phân phối GD được công nghệ hỗ trợ. Nó đề cập tới các tác động của những tiến bộ công nghệ gần đây trong GD và huấn luyện, như Trí tuệ Nhân tạo - AI (Artifcial Intelligence), Công nghệ Di động, Internet Vạn vật - IoT (Internet of Things) và Tài nguyên GD Mở - OER (Open Educational Resources), để hỗ trợ tạo ra các xã hội tri thức bao hàm toàn diện.
Nhận thấy, khung NL CNTT&TT cho GV của UNESCO phiên bản 3.0 [5] đã chuyển đổi căn bản các tiêu chí theo 6 khía cạnh vận dụng so với phiên bản trong [12] với những chính sách và tiêu chí thiên về vận dụng và phát triển theo nhu cầu của môi trường DH số hóa và điện tử hóa, từ cách tiếp cận đến cách thức tổ chức quản lý và vận hành. Ý tưởng được đặt ra là các GV nào có các NL sử dụng CNTT trong thực hành nghề nghiệp của họ sẽ phân phối chất lượng GD và hướng đến có khả năng hướng dẫn hiệu quả sự phát triển các NL CNTT cho người học.
Khung NL CNTT của GV được tổ chức thành 18 nhóm NL có liên quan tới CNTT&TT trong GD theo 3 mức, mỗi mức với 6 khía cạnh. Từng mức được sắp xếp theo cách các GV thường áp dụng công nghệ. Mức đầu tiên, GV có xu hướng sử dụng công nghệ để bổ sung cho những gì GV đã áp dụng trong lớp học; mức thứ 2, GV bắt đầu khai thác sức mạnh thực sự của công nghệ và thay đổi cách thức DH; mức thứ 3 là mức biến đổi, GV và SV tạo lập tri thức và phát minh ra các chiến lược có tính cách tân để áp dụng ở mức cao nhất của nguyên lý phân loại theo các mức của Bloom. Tuy nhiên, từng mức chia sẻ theo 6 khía cạnh GD trong khi đòi hỏi sự phức tạp và thành thạo gia tăng trong sử dụng công nghệ để đạt được các mục tiêu GD. Bằng việc đạt 3 mức - Giành được Tri thức, Đào sâu Tri thức và Tạo lập Tri thức, với 6 khía cạnh trong công việc của một GV - Việc hiểu biết CNTT trong Chính sách GD; Chương trình giảng dạy và Đánh giá; Sư phạm; Ứng dụng các Kỹ năng Số; Tổ chức và Quản trị; Học tập Nghề nghiệp GV.
Cách áp dụng khung NL CNTT dành cho GV được thực thi dựa vào từng quốc gia theo khung NL CNTT&TT của UNESCO hoặc phát triển tiêu chuẩn của từng trường hợp riêng. Cấu trúc phù hợp hơn cho quy hoạch về CNTT của từng quốc gia trong kế hoạch tổng thể GD. Một số thành phần NL chung, chẳng hạn như chính sách, chương trình giảng dạy, đánh giá, liên quan nhiều hơn đến trách nhiệm giải trình của chính phủ hoặc NL thể chế (nền tảng chính sách) hơn so với NL cần có của GV. Hiểu được mối quan hệ của khung NL CNTT dành cho GV với chính sách GD, sẵn sàng về CNTT, chương trình phát triển và môi trường GV về văn hóa và chuyên nghiệp là cần thiết trước khi vận dụng và thực thi (F.Miao) [84]:
1). Khung NL CNTT dành cho GV và sự sẵn sàng điện tử hóa DH: Các tiêu chuẩn về NL CNTT không nên được coi là tiêu chuẩn bắt buộc đối với GV ở các nước đang phát triển mà không có sự sẵn sàng điện tử hóa trong DH.
2). Khung NL CNTT dành cho GV và nội dung kiến thức sư phạm của GV: Trình độ chuyên môn về CNTT của GV nên được xoay quanh sư phạm.
3). Năng lực CNTT của GV không phải là yếu tố quyết định để đào sâu kiến thức và sáng tạo kiến thức. Môi trường chính sách và các yếu tố cho phép khác có liên quan là quan trọng hơn.
Mức độ áp dụng các tiêu chuẩn NL CNTT (kết hợp với sư phạm) của GV được thể hiện qua yếu tố đầu vào (mức độ cung cấp CNTT trong hệ thống GD) và đạt được đầu ra (các bằng chứng về tác động của CNTT đến GD).
4). Các điều kiện tiền giả định để đào sâu kiến thức và sáng tạo tri thức nằm ngoài thực tế bối cảnh của các nước đang phát triển: trình độ học vấn mà GV làm việc; môn học cụ thể họ dạy và phương pháp luận được sử dụng; các điều kiện truy cập vào CNTT tại các trường của SV và GV.
5). Hầu hết các cơ sở GD công lập ở các nước đang phát triển thiếu khả năng thiết kế và cung cấp các khóa đào tạo CNTT trong GD. Do đó, việc cải thiện hệ thống của khung NL CNTT dành cho GV trong các điều kiện này vẫn là một thách thức.
Hình 1.7. Đề xuất khóa đào tạo GV tiền dịch vụ về CNTT trong GD [84]
Mô hình DH với sự tương tác của CNTT&TT (ICT) dựa trên 4 yếu tố chính (hình 1.7), gồm: Sự chuyên môn hóa (ICT Specialization), Sự chuyển tải qua chương trình giảng dạy (Infusing ICT across Curriculum), Các môn học (ICT in Subject Areas), Trình độ học vấn (ICT Literacy). Các yếu tố này là nền tả...NL10_TC3
6.216
7.39
.615
.726
NL10_TC4
6.067
7.16
.602
.769
Kết quả trên đã chứng minh rằng các biểu hiện là thực tế và có mối tương quan nội tại cao trong các NL thành phần.
- Phân tích nhân tố EFA
Khi phân tích nhân tố khám phá cho từng NL thành phần, chúng ta có các biến quan sát hội tụ trên một phần tử, có hệ số tải tương đối cao và lớn hơn 0,5. Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) nằm trong khoảng 0,5 ≤ KMO ≤ 1 và có Bartlett Sig. <0,05.
Ví dụ: Với nhóm NL thành phần thứ 3 (NL3), có kết quả như sau:
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.
.794
Bartlett's Test of Sphericity
Approx. Chi-Square
521.832
df
8
Sig.
.000
Total Variance Explained
Component
Initial Eigenvalues
Extraction Sums of Squared Loadings
Rotation Sums of Squared Loadings
Total
% of Variance
Cumulative %
Total
% of Variance
Cumulative %
Total
% of Variance
Cumulative %
1
4.154
73.074
63.074
3.154
73.074
73.074
3.138
72.755
72.755
2
2.336
66.728
69.802
2.336
66.728
69.802
2.352
67.047
67.047
3
.861
17.220
87.022
4
.521
10.420
97.441
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Component Matrixa
Component
1
2
NL3_TC1
.800
.795
NL3_TC2
.742
.712
NL3_TC3
.896
.808
NL3_TC4
.603
.784
Extraction Method: Principal Component Analysis.
a. 2 components extracted.
Kết quả trên cho thấy thang điểm cho từng NL thành phần là khá cao.
- Phân tích hệ số tương quan Pearson giữa các biến quan sát trong các NL thành phần:
Kiểm định hệ số tương quan Pearson dùng để kiểm tra mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Nếu các biến độc lập với nhau có tương quan chặt thì phải lưu ý đến vấn đề đa cộng tuyến khi phân tích hồi quy (giả thuyết H0: hệ số tương quan bằng 0).
Ví dụ: Kết quả kiểm định hệ số tương quan của các nhóm NL1, NL2 và các tiêu chí NL thành phần của nhóm NL2, như sau:
Descriptive Statistics
Mean
Std. Deviation
N
NL1
2.556
.5525
210
NL2
2.676
.4702
210
NL2_TC1
2.463
.5010
210
NL2_TC2
2.519
.5203
210
NL2_TC3
2.935
.6596
210
Correlations
NL1
NL2
NL2_TC1
NL2_TC2
NL2_TC3
NL1
Pearson Correlation
1
-.236*
-.060
-.004
.125
Sig. (2-tailed)
.014
.537
.970
.196
N
210
210
210
210
210
NL2
Pearson Correlation
-.236*
1
.445**
-.224*
-.008
Sig. (2-tailed)
.014
.000
.020
.934
N
210
210
210
210
210
NL2_TC1
Pearson Correlation
-.060
.445**
1
-.535**
-.559**
Sig. (2-tailed)
.537
.000
.000
.000
N
210
210
210
210
210
NL2_TC2
Pearson Correlation
-.004
-.224*
-.535**
1
.317**
Sig. (2-tailed)
.970
.020
.000
.001
N
210
210
210
210
210
NL2_TC3
Pearson Correlation
.125
-.008
-.559**
.317**
1
Sig. (2-tailed)
.196
.934
.000
.001
N
210
210
210
210
210
*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
Kết quả phân tích hệ số tương quan Pearson giữa các biến quan sát trong mỗi yếu tố, có hệ số tương quan tương đối cao từ kết quả thu được giá trị nhân tố EFA của thang đo.
PHỤ LỤC 4. PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN TỰ ĐÁNH GIÁ VỀ CẤP ĐỘ NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VỚI BỘ TIÊU CHÍ THEO KHUNG NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA GIẢNG VIÊN TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN
(Dành cho Giảng viên tự đánh giá NL CNTT)
THÔNG TIN CÁ NHÂN
Họ và tên giảng viên:
Học hàm, học vị:
Chuyên ngành:
Đơn vị công tác:
Địa chỉ E-mail:
NỘI DUNG KHẢO SÁT
Lấy ý kiến khảo sát trong quá trình thực nghiệm sư phạm vận dụng bộ tiêu chí đánh giá NL sử dụng CNTT gắn với khung NL CNTT dành cho GV trong DH trực tuyến đối với GV tham gia giảng dạy.
Phiếu khảo sát ý kiến tự đánh giá NL sử dụng CNTT của GV theo các cấp độ của bộ tiêu chí đánh giá NL sử dụng CNTT theo khung NL CNTT dành cho GV trong DH trực tuyến, với các mức đạt được: Cấp độ 1 hoặc Cấp độ 2 hoặc Cấp độ 3, như sau:
Ký hiệu
Tiêu chí đánh giá theo từng
nhóm NL
Cấp độ
1
2
3
NL1
Nhóm NL hiểu biết về chính sách ứng dụng CNTT trong DH
TC1. Phân tích, đánh giá tác động của việc ứng dụng CNTT trong DH
TC2. Cập nhật và phân tích được các xu hướng và chính sách áp dụng CNTT trong DH theo luật CNTT
TC3. Đề xuất các phương án ứng dụng CNTT vào quá trình DH phù hợp với những điều kiện khách quan và chủ quan.
NL2
Nhóm NL CNTT trong phát triển chương trình chuyên môn, ngành nghề
TC1. Xác định yếu tố ứng dụng CNTT trong chương trình về chuyên môn, ngành nghề
TC2. Đánh giá sự tác động của yếu tố CNTT đối với ngành nghề đào tạo
TC3. Nhu cầu về ứng dụng CNTT trong phát triển chương trình chuyên môn, nghiệp vụ
NL3
Nhóm NL CNTT gắn với sư phạm
TC1. Xác định yếu tố NL CNTT trong phương pháp giảng dạy
TC2. Vận dụng NL CNTT trong DH để phát triển nghề nghiệp của bản thân
TC3. NL sử dụng CNTT trong bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của GV
TC4. NL Kết hợp việc ứng dụng CNTT với các phương pháp DH tích cực và phương pháp DH đặc thù của từng chuyên ngành
NL4
Nhóm NL vận hành máy tính, sử dụng phần mềm cơ bản và thiết bị CNTT trong DH
TC1. Sử dụng và vận hành máy tính cơ bản
TC2. Thiết lập và sử dụng các phần mềm, các chương trình ứng dụng cơ bản trên máy tính.
TC3. Sử dụng các phần mềm ứng dụng CNTT cơ bản trong DH.
TC4. Sử dụng các thiết bị ngoại vi và phương tiện kĩ thuật CNTT thông thường trong DH.
NL5
Nhóm NL CNTT trong thiết kế và xây dựng tài nguyên số cơ bản
TC1. Sử dụng các phần mềm, các chương trình ứng dụng CNTT cơ bản trong thiết kế, xây dựng tài nguyên số.
TC2. Sử dụng công cụ tìm kiếm, khai thác, cập nhật, hiệu chỉnh và kết xuất tư liệu phục vụ DH.
TC3. Sử dụng các phần mềm tiện ích, công cụ hỗ trợ CNTT khai thác và quản lý tài nguyên số trong DH.
NL6
Nhóm NL sử dụng phần mềm chuyên sâu trong phát triển chuyên môn đặc trưng
TC1. Sử dụng các phần mềm ứng dụng CNTT chuyên sâu theo từng đặc trưng chuyên môn, ngành nghề.
TC2. Sử dụng tích hợp và nhúng các sản phẩm ứng dụng CNTT trong chương trình DH.
TC3. Hiệu quả trong vận dụng các sản phẩm tạo ra từ các phần mềm chuyên sâu.
NL7
Nhóm NL CNTT tổ chức triển khai và đánh giá kết quả
TC1. Sử dụng các phần mềm hỗ trợ xây dựng, thiết kế và quản lí ngân hàng đề thi dưới dạng số hóa.
TC2. Sử dụng đa dạng các hình thức kiểm tra, đánh giá thông qua các công cụ, các phần mềm nhằm cung cấp được thông tin đánh giá, phản hồi về việc dạy và việc học.
TC3. Phát huy NL ứng dụng CNTT trong tương tác của quá trình tổ chức kiểm tra, đánh giá, phản hồi đối với SV trên môi trường ứng dụng công nghệ.
NL8
Nhóm NL CNTT trong khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên số qua mạng máy tính và internet
TC1. Sử dụng công cụ để tìm kiếm, quản lí thời gian, tổ chức cơ sở dữ liệu số và quản lý tài nguyên trực tuyến.
TC2. Sử dụng các công cụ để theo dõi, quản lí, liên lạc và hỗ trợ SV trong quá trình tham gia khóa học.
TC3. Sử dụng hệ thống, thiết bị lưu trữ dữ liệu ngoài và lưu trữ trực tuyến.
NL9
Nhóm NL CNTT gắn với các yếu tố thiết bị công nghệ
TC1. Sử dụng các thiết bị công nghệ, các thiết bị ngoại vi gắn với hệ thống máy tính và hệ thống ứng dụng CNTT.
TC2. Sử dụng các yếu tố thiết bị công nghệ hỗ trợ trong thiết kế môi trường học tập hướng tương tác đa chiều.
TC3. NL sử dụng các thiết bị công nghệ mới trong DH.
NL10
Nhóm NL CNTT tổ chức và quản trị khóa học trực tuyến
TC1. NL sử dụng các chương trình tiện ích và vận hành khóa học trực tuyến.
TC2. Tối đa hóa khả năng quản trị và tổ chức khóa học trong môi trường trực tuyến.
TC3. NL phân tích và truy xuất tài nguyên số trên môi trường trực tuyến.
TC4. NL làm việc trực tuyến.
Trân trọng cám ơn ý kiến tham gia của quý thầy/cô!
PHỤ LỤC 5. PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ VỀ CẤP ĐỘ NĂNG LỰC SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VỚI BỘ TIÊU CHÍ THEO KHUNG NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA GIẢNG VIÊN TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN
(Dành cho Sinh viên đánh giá NL sử dụng CNTT của GV thực nghiệm sư phạm)
THÔNG TIN CÁ NHÂN
Họ và tên sinh viên:
Lớp học, ngành học:
Đơn vị học tập:
Địa chỉ E-mail:
THÔNG TIN NGƯỜI ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ
Họ và tên giảng viên:
Học hàm, học vị:
Chuyên ngành:
Đơn vị công tác:
Địa chỉ E-mail:
NỘI DUNG KHẢO SÁT
Lấy ý kiến khảo sát trong quá trình thực nghiệm sư phạm vận dụng bộ tiêu chí đánh giá NL sử dụng CNTT gắn với khung NL CNTT dành cho GV trong DH trực tuyến đối với GV tham gia giảng dạy.
Phiếu khảo sát ý kiến của SV đánh giá NL sử dụng CNTT của GV theo các cấp độ của bộ tiêu chí đánh giá NL sử dụng CNTT theo khung NL CNTT dành cho GV trong DH trực tuyến, với các mức đạt được: Cấp độ 1 hoặc Cấp độ 2 hoặc Cấp độ 3, như sau:
Ký hiệu
Tiêu chí đánh giá theo từng
nhóm NL
Cấp độ
1
2
3
NL1
Nhóm NL hiểu biết về chính sách ứng dụng CNTT trong DH
TC1. Phân tích, đánh giá tác động của việc ứng dụng CNTT trong DH
TC2. Cập nhật và phân tích được các xu hướng và chính sách áp dụng CNTT trong DH theo luật CNTT
TC3. Đề xuất các phương án ứng dụng CNTT vào quá trình DH phù hợp với những điều kiện khách quan và chủ quan.
NL2
Nhóm NL CNTT trong phát triển chương trình chuyên môn, ngành nghề
TC1. Xác định yếu tố ứng dụng CNTT trong chương trình về chuyên môn, ngành nghề
TC2. Đánh giá sự tác động của yếu tố CNTT đối với ngành nghề đào tạo
TC3. Nhu cầu về ứng dụng CNTT trong phát triển chương trình chuyên môn, nghiệp vụ
NL3
Nhóm NL CNTT gắn với sư phạm
TC1. Xác định yếu tố NL CNTT trong phương pháp giảng dạy
TC2. Vận dụng NL CNTT trong DH để phát triển nghề nghiệp của bản thân
TC3. NL sử dụng CNTT trong bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của GV
TC4. NL Kết hợp việc ứng dụng CNTT với các phương pháp DH tích cực và phương pháp DH đặc thù của từng chuyên ngành
NL4
Nhóm NL vận hành máy tính, sử dụng phần mềm cơ bản và thiết bị CNTT trong DH
TC1. Sử dụng và vận hành máy tính cơ bản
TC2. Thiết lập và sử dụng các phần mềm, các chương trình ứng dụng cơ bản trên máy tính.
TC3. Sử dụng các phần mềm ứng dụng CNTT cơ bản trong DH.
TC4. Sử dụng các thiết bị ngoại vi và phương tiện kĩ thuật CNTT thông thường trong DH.
NL5
Nhóm NL CNTT trong thiết kế và xây dựng tài nguyên số cơ bản
TC1. Sử dụng các phần mềm, các chương trình ứng dụng CNTT cơ bản trong thiết kế, xây dựng tài nguyên số.
TC2. Sử dụng công cụ tìm kiếm, khai thác, cập nhật, hiệu chỉnh và kết xuất tư liệu phục vụ DH.
TC3. Sử dụng các phần mềm tiện ích, công cụ hỗ trợ CNTT khai thác và quản lý tài nguyên số trong DH.
NL6
Nhóm NL sử dụng phần mềm chuyên sâu trong phát triển chuyên môn đặc trưng
TC1. Sử dụng các phần mềm ứng dụng CNTT chuyên sâu theo từng đặc trưng chuyên môn, ngành nghề.
TC2. Sử dụng tích hợp và nhúng các sản phẩm ứng dụng CNTT trong chương trình DH.
TC3. Hiệu quả trong vận dụng các sản phẩm tạo ra từ các phần mềm chuyên sâu.
NL7
Nhóm NL CNTT tổ chức triển khai và đánh giá kết quả
TC1. Sử dụng các phần mềm hỗ trợ xây dựng, thiết kế và quản lí ngân hàng đề thi dưới dạng số hóa.
TC2. Sử dụng đa dạng các hình thức kiểm tra, đánh giá thông qua các công cụ, các phần mềm nhằm cung cấp được thông tin đánh giá, phản hồi về việc dạy và việc học.
TC3. Phát huy NL ứng dụng CNTT trong tương tác của quá trình tổ chức kiểm tra, đánh giá, phản hồi đối với SV trên môi trường ứng dụng công nghệ.
NL8
Nhóm NL CNTT trong khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên số qua mạng máy tính và internet
TC1. Sử dụng công cụ để tìm kiếm, quản lí thời gian, tổ chức cơ sở dữ liệu số và quản lý tài nguyên trực tuyến.
TC2. Sử dụng các công cụ để theo dõi, quản lí, liên lạc và hỗ trợ SV trong quá trình tham gia khóa học.
TC3. Sử dụng hệ thống, thiết bị lưu trữ dữ liệu ngoài và lưu trữ trực tuyến.
NL9
Nhóm NL CNTT gắn với các yếu tố thiết bị công nghệ
TC1. Sử dụng các thiết bị công nghệ, các thiết bị ngoại vi gắn với hệ thống máy tính và hệ thống ứng dụng CNTT.
TC2. Sử dụng các yếu tố thiết bị công nghệ hỗ trợ trong thiết kế môi trường học tập hướng tương tác đa chiều.
TC3. NL sử dụng các thiết bị công nghệ mới trong DH.
NL10
Nhóm NL CNTT tổ chức và quản trị khóa học trực tuyến
TC1. NL sử dụng các chương trình tiện ích và vận hành khóa học trực tuyến.
TC2. Tối đa hóa khả năng quản trị và tổ chức khóa học trong môi trường trực tuyến.
TC3. NL phân tích và truy xuất tài nguyên số trên môi trường trực tuyến.
TC4. NL làm việc trực tuyến.
Trân trọng cám ơn ý kiến tham gia của các em sinh viên!
PHỤ LỤC 6. GIAO DIỆN KHÓA HỌC THỰC NGHIỆM - ĐỢT 1
(TRUNG TÂM HỌC TẬP TRỰC TUYẾN - TRƯỜNG CĐSP QUẢNG TRỊ)
PHỤ LỤC 7. GIAO DIỆN KHÓA HỌC THỰC NGHIỆM - ĐỢT 2
(TRUNG TÂM HỌC TẬP TRỰC TUYẾN - TRƯỜNG CĐSP QUẢNG TRỊ)
PHỤ LỤC 8. PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN VỀ ĐIỀU KIỆN VÀ NHU CẦU
SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA GIẢNG VIÊN TRONG
DẠY HỌC TRỰC TUYẾN
(Mẫu phiếu lấy ý kiến khảo sát trực tuyến qua mạng internet)
Năng lực sử dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học là một trong những năng lực nghề nghiệp quan trọng đối với giảng viên (GV) trong thời đại công nghệ số. Vì vậy, việc xác định và vận dụng khung năng lực CNTT phù hợp với điều kiện thực tiễn của giáo dục Việt Nam và xu hướng chung của thế giới là điều cần thiết. Dạy học hướng phát triển năng lực có nhiều ý nghĩa trong việc định hướng quá trình đào tạo để rèn luyện và phát triển năng lực cho sinh viên.
@@@ Xin ý kiến của các GV và SV về nội dung khảo sát này.
* Required (bắt buộc)
A. THÔNG TIN CÁ NHÂN
Họ và tên *
Học hàm, học vị
Chức danh/chức vụ *
Lĩnh vực chuyên môn *
Số năm công tác *
Đơn vị công tác *
Địa chỉ cơ quan
Email *
Điện thoại di động
B. BẢNG KHẢO SÁT
Xin quý thầy/cô và các em SV vui lòng đọc và nêu ý kiến của mình về các nội dung khảo sát được liệt kê theo bảng hỏi dưới đây bằng cách nhấp chọn/click chuột vào 1 trong 4 lựa chọn tương ứng từng câu hỏi.
Câu 1. Nhu cầu sử dụng năng lực CNTT của GV trong dạy học.
*** Các mức lựa chọn: 1=Không cần thiết; 2=Ít cần thiết; 3=Cần thiết; 4=Rất cần thiết
1.1. Thái độ của GV về việc sử dụng tích hợp công nghệ với phương pháp sư phạm *
1 1 2 3 4
1.2. Thái độ của GV về việc ứng dụng CNTT trong dạy học. *
1 1 2 3 4
1.3. Thái độ của GV về tính cần thiết của việc sử dụng khung năng lực CNTT trong dạy học. *
1 1 2 3 4
Câu 2. Khả năng ứng dụng CNTT của GV trong dạy học và giao tiếp.
* Các mức lựa chọn: 1=Hiếm khi; 2=Thỉnh thoảng; 3=Thường xuyên; 4=Rất thường xuyên
2.1. Mức độ sử dụng CNTT để nâng cao tính hiệu quả trong việc giảng dạy. *
1 1 2 3 4
2.2. Mức độ sử dụng CNTT để liên lạc với đồng nghiệp, chia sẻ tài liệu. *
1 1 2 3 4
2.3. Mức độ trong việc sử dụng CNTT để lưu trữ thông tin trong dạy học. *
1 1 2 3 4
2.4. Mức độ ứng dụng công nghệ mới trong dạy học. *
1 1 2 3 4
2.5. Mức độ sử dụng internet để tra cứu tài liệu và nâng cao năng lực chuyên môn. *
1 1 2 3 4
2.6. Mức độ sử dụng thư điện tử (email), diễn đàn (forum) để trao đổi với sinh viên và đồng nghiệp. *
1 1 2 3 4
Câu 3. Vui lòng cho biết ý kiến về “Biểu hiện năng lực CNTT của GV trong tổ chức dạy học trực tuyến”.
*** Các mức lựa chọn: 1=Không cần thiết; 2=Ít cần thiết; 3=Cần thiết; 4=Rất cần thiết
3.1. Khai thác hiệu quả những thông tin thu được từ các website (violet.vn, truonghocketnoi.edu.vn, elearning.moet.vn, vista.gov.vn,...) để hỗ trợ hoạt động chuyên môn *
1 1 2 3 4
3.2. Sử dụng thành thạo thư điện tử trong hoạt động chuyên môn (gồm: gửi/nhận thư, gửi/nhận file đính kèm, kiểm tra thư trong thư mục spam, thùng rác,) *
1 1 2 3 4
3.3. Sử dụng thành thạo phần hệ thống mềm quản lý học tập (như: hệ thống quản lý học tập, quản lý điểm, quản trị học tập trực tuyến,) trong nhà trường *
1 1 2 3 4
3.4. Cung cấp thông tin, phản hồi về hoạt động, kết quả giáo dục kịp thời, minh bạch trên các phương tiện truyền thông *
1 1 2 3 4
3.5. Tìm kiếm tài nguyên từ internet để phục vụ quá trình dạy học có hiệu quả *
1 1 2 3 4
3.6. Sử dụng thành thạo các thiết bị công nghệ trong dạy học (như: laptop, desktop, tablet, smart phone,) *
1 1 2 3 4
3.7. Sử dụng được một số phần mềm tin học thông dụng phù hợp trong dạy học (gồm: Microsoft Word, Excel, Power Point, Violet, PDF, Paint, Movie maker, Imindmap, Unikey, Winrar,) *
1 1 2 3 4
3.8. Sử dụng được hệ thống lưu trữ dữ liệu trực tuyến (gồm: Google Drive, Dropbox, Onedrive, Apple iCloud Drive, Amazon Cloud Drive,) *
1 1 2 3 4
3.9. Sử dụng thành thạo thiết bị lưu trữ ngoài (gồm: USB, đĩa cứng, thẻ nhớ,) *
1 1 2 3 4
3.10. Khả năng tương tác, làm việc trên môi trường trực tuyến có hiệu quả (thông qua: dịch vụ thư điện tử (gồm: gmail, yahoo mail, outlook, icloud mail,), trang mạng xã hội (như: facebook, zalo, viber, youtube, twitter, linkedln, instagram, google plus,), nhóm (group), blog, diễn đàn (forum),) *
1 1 2 3 4
3.11. Khả năng thiết kế, biên tập và xây dựng bài giảng điện tử thành thạo *
1 1 2 3 4
Câu 4. Vui lòng cho biết ý kiến về “Nhu cầu phát triển năng lực CNTT của GV trong tổ chức dạy học trực tuyến".
*** Các mức lựa chọn: 1=Không cần thiết; 2=Ít cần thiết; 3=Cần thiết; 4=Rất cần thiết
4.1. Khả năng ứng dụng CNTT và truyền thông trong hoạt động dạy học và giáo dục *
1 1 2 3 4
4.2. Sử dụng CNTT trong việc tự nghiên cứu, tự học, tự bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của GV *
1 1 2 3 4
4.3. Kỹ năng sử dụng thành thạo thư điện tử (email) và các dịch vụ hỗ trợ của email *
1 1 2 3 4
4.4. Kỹ năng tìm kiếm thông tin, tài nguyên trên internet *
1 1 2 3 4
4.5. Kỹ năng sử dụng các phần mềm thông dụng hỗ trợ dạy học (như: word, excel, powerpoint, paint, pdf, unikey, winrar,) *
1 1 2 3 4
4.6. Kỹ năng sử dụng các phần mềm chuyên sâu về chuyên ngành và hệ thống phần mềm dạy học trực tuyến *
1 1 2 3 4
4.7. Kỹ năng sử dụng thiết bị có kết nối internet (như: laptop, desktop, tablet, smart phone,) *
1 1 2 3 4
4.8. Kỹ năng sử dụng hệ thống lưu trữ dữ liệu trực tuyến (gồm: Google Drive, Dropbox, Onedrive, Apple iCloud Drive, Amazon Cloud Drive,) *
1 1 2 3 4
4.9. Kỹ năng sử dụng thiết bị lưu trữ ngoài (gồm: USB, đĩa cứng, thẻ nhớ,) *
1 1 2 3 4
4.10. Kỹ năng làm việc trên các phần mềm, dịch vụ hỗ trợ trực tuyến (gồm: dịch vụ thư điện tử (gmail, yahoo mail, outlook, icloud mail,), trang mạng xã hội (facebook, zalo, viber, youtube, twitter, linkedln, instagram, google plus,), nhóm (group), blog, diễn đàn (forum),) *
1 1 2 3 4
4.11. Kỹ năng thực hành biên tập bài giảng điện tử *
1 1 2 3 4
Câu 5. Vui lòng cho biết ý kiến về “Điều kiện tổ chức dạy học trực tuyến”.
*** Các mức lựa chọn: 1=Không cần thiết; 2=Ít cần thiết; 3=Cần thiết; 4=Rất cần thiết
5.1. Hệ thống mạng và đường truyền internet *
1 1 2 3 4
5.2. Máy tính sử dụng phục vụ học tập *
1 1 2 3 4
5.3. Thiết bị công nghệ di động phục vụ học tập *
1 1 2 3 4
5.4. Thời gian dành cho học tập trên mạng *
1 1 2 3 4
5.5. Hệ thống và thiết bị lưu trữ dữ liệu học tập *
1 1 2 3 4
5.6. Sự quan tâm của lãnh đạo các cấp *
1 1 2 3 4
5.7. Sử dụng hệ thống phần mềm quản lý học tập trong nhà trường *
1 1 2 3 4
5.8. Tổ chức các lớp bồi dưỡng về dạy học trực tuyến *
1 1 2 3 4
5.9. Chi phí cá nhân phục vụ học tập qua mạng *
1 1 2 3 4
5.10. Chính sách tài chính triển khai các khóa học trực tuyến của nhà trường *
1 1 2 3 4
Câu 6. Vui lòng cho biết bản thân cần có các thiết bị công nghệ gì để phục vụ nhu cầu dạy học trực tuyến (qua mạng)
*** Xin đánh dấu (click chuột) vào các ô vuông hoặc điền vào chỗ trống phù hợp với lựa chọn.
Các thiết bị công nghệ: *
(1) Máy vi tính có kết nối mạng Internet
(2) Điện thoại di động thông minh (smart phone), máy tính bảng có kết nối mạng Internet
(3) Thiết bị lưu trữ dữ liệu ngoài
Khác:
Câu 7. Vui lòng cho biết nhà trường nơi thầy/cô đang công tác cần có các điều kiện cơ sở vật chất gì để phục vụ nhu cầu tổ chức dạy học trực tuyến (qua mạng)
*** Xin đánh dấu (click chuột) vào các ô vuông hoặc điền vào chỗ trống phù hợp với lựa chọn.
Các cơ sở vật chất: *
(1) Nhà trường có đủ máy vi tính phục vụ dạy học trực tuyến
(2) Nhà trường có hệ thống mạng và đường truyền Internet truy cập tốt
(3) Nhà trường có đủ phòng học phục vụ dạy học trực tuyến
Khác:
* Ý kiến khác (nếu có):
Trân trọng cám ơn quý thầy/cô, các em SV đã tham gia ý kiến!
---> Nhấp chọn GỬI/SUBMIT để xác nhận gửi ý kiến khảo sát.
SUBMIT
PHỤ LỤC 9. PHIẾU LẤY Ý KIẾN CHUYÊN GIA VỀ KHUNG NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN DÀNH CHO GIẢNG VIÊN TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN
(Mẫu phiếu lấy ý kiến khảo sát trực tuyến qua mạng internet)
Năng lực công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học là một trong những năng lực (NL) nghề nghiệp quan trọng đối với giảng viên (GV) trong thời đại công nghệ số ngày nay. Việc xác định và xây dựng khung NL CNTT dành cho GV và các yếu tố vận dụng khung NL CNTT trong dạy học trực tuyến có nhiều ý nghĩa trong việc định hướng quá trình đào tạo để rèn luyện và phát triển NL cho sinh viên.
Nghiên cứu và xây dựng khung NL CNTT dành cho GV trong dạy học trực tuyến nhằm xác định các yêu cầu, thang đo các tiêu chí và những kết quả có được từ việc sử dụng những công cụ và tài nguyên công nghệ từ NL CNTT để trao đổi, tổ chức, lưu trữ, quản lý và đánh giá trong hoạt động dạy học trực tuyến.
@@@ Xin các chuyên gia cho ý kiến của mình về các tiêu chí của Khung NL CNTT dành cho GV trong dạy học trực tuyến theo 10 nhóm NL với các tiêu chí tương ứng ở phần nội dung khảo sát dưới đây.
* Required (bắt buộc)
THÔNG TIN CÁ NHÂN
Họ và tên *
Your answer
Chức danh, chức vụ
Your answer
Chuyên ngành
Your answer
Học hàm, học vị
Your answer
Cơ quan công tác *
Your answer
Địa chỉ email *
NỘI DUNG KHẢO SÁT
Xin ý kiến chuyên gia về khung năng lực CNTT dành cho GV trong dạy học trực tuyến được xây dựng gồm 10 nhóm NL CNTT với 33 tiêu chí tương ứng, các tiêu chí được đánh giá theo 03 cấp độ:
1. Cấp độ thất (mức cơ bản: có sự so sánh trong vận dụng)
2. Cấp độ trung bình (mức khá thành thạo: có sự đánh giá trong vận dụng)
3. Cấp độ cao (mức thành thạo: có sự phân tích và đánh giá, phản biện và sáng tạo, có thể chia sẻ và hướng dẫn lại).
CẤU TRÚC KHUNG NĂNG LỰC CNTT DÀNH CHO GV TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN
Xin ý kiến của chuyên gia và thầy/cô về các nhóm NL của khung NL CNTT dành cho GV trong DH trực tuyến bằng cách nhấp chọn/click chuột vào ô Đồng ý hoặc nêu Ý kiến khác (nếu có) cho các câu hỏi sau:
1. Nhóm NL hiểu biết về chính sách ứng dụng CNTT trong dạy học
1.1. Phân tích, đánh giá tác động của việc ứng dụng CNTT trong dạy học
¨ Đồng ý
*Ý kiến khác:
Your answer
1.2. Cập nhật và phân tích được các xu hướng và chính sách áp dụng CNTT trong dạy học theo luật CNTT
¨ Đồng ý
*Ý kiến khác:
Your answer
1.3. Đề xuất các phương án ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học phù hợp với những điều kiện khách quan và chủ quan
¨ Đồng ý
*Ý kiến khác:
Your answer
2. Nhóm NL CNTT trong phát triển chương trình chuyên môn, ngành nghề
2.1. Xác định yếu tố ứng dụng CNTT trong chương trình về chuyên môn, ngành nghề
¨ Đồng ý
*Ý kiến khác:
Your answer
2.2. Đánh giá sự tác động của yếu tố CNTT đối với ngành nghề đào tạo
¨ Đồng ý
*Ý kiến khác:
Your answer
2.3. Nhu cầu về ứng dụng CNTT trong phát triển chương trình chuyên môn, nghiệp vụ
¨ Đồng ý
*Ý kiến khác:
Your answer
3. Nhóm NL CNTT gắn với sư phạm
3.1. Xác định yếu tố NL CNTT trong phương pháp giảng dạy
¨ Đồng ý
*Ý kiến khác:
Your answer
3.2. Vận dụng NL CNTT trong DH để phát triển nghề nghiệp của bản thân
¨ Đồng ý
*Ý kiến khác:
Your answer
3.3. NL sử dụng CNTT trong bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của GV
¨ Đồng ý
*Ý kiến khác:
Your answer
3.4. NL Kết hợp việc ứng dụng CNTT với các phương pháp DH tích cực và phương pháp dạy học đặc thù của từng chuyên ngành
¨ Đồng ý
*Ý kiến khác:
Your answer
4. Nhóm NL vận hành máy tính, sử dụng phần mềm cơ bản và thiết bị CNTT trong dạy học
4.1. Sử dụng và vận hành máy tính cơ bản
¨ Đồng ý
*Ý kiến khác:
Your answer
4.2. Thiết lập và sử dụng các phần mềm, các chương trình ứng dụng cơ bản trên máy tính
¨ Đồng ý
*Ý kiến khác:
Your answer
4.3. Sử dụng các phần mềm ứng dụng CNTT cơ bản trong dạy học
¨ Đồng ý
*Ý kiến khác:
Your answer
4.4. Sử dụng các thiết bị ngoại vi và phương tiện kĩ thuật CNTT thông thường trong dạy học
¨ Đồng ý
*Ý kiến khác:
Your answer
5. Nhóm NL CNTT trong thiết kế và xây dựng tài nguyên số cơ bản
5.1. Sử dụng các phần mềm, các chương trình ứng dụng CNTT cơ bản trong thiết kế, xây dựng tài nguyên số.
¨ Đồng ý
*Ý kiến khác:
Your answer
5.2. Sử dụng công cụ tìm kiếm, khai thác, cập nhật, hiệu chỉnh và kết xuất tư liệu phục vụ dạy học
¨ Đồng ý
*Ý kiến khác:
Your answer
5.3. Sử dụng các phần mềm tiện ích, công cụ hỗ trợ CNTT khai thác và quản lý tài nguyên số trong dạy học
¨ Đồng ý
*Ý kiến khác:
Your answer
6. Nhóm NL sử dụng phần mềm chuyên sâu trong phát triển chuyên môn đặc trưng
6.1. Sử dụng các phần mềm ứng dụng CNTT chuyên sâu theo từng đặc trưng chuyên môn, ngành nghề
¨ Đồng ý
*Ý kiến khác:
Your answer
6.2. Sử dụng tích hợp và nhúng các sản phẩm ứng dụng CNTT trong chương trình dạy học
¨ Đồng ý
*Ý kiến khác:
Your answer
6.3. Hiệu quả trong vận dụng các sản phẩm tạo ra từ các phần mềm chuyên sâu
¨ Đồng ý
*Ý kiến khác:
Your answer
7. Nhóm NL CNTT tổ chức triển khai và đánh giá kết quả
7.1. Sử dụng các phần mềm hỗ trợ xây dựng, thiết kế và quản lí ngân hàng đề thi dưới dạng số hóa
¨ Đồng ý
*Ý kiến khác:
Your answer
7.2. Sử dụng đa dạng các hình thức kiểm tra, đánh giá thông qua các công cụ, các phần mềm nhằm cung cấp được thông tin đánh giá, phản hồi về việc dạy và việc học
¨ Đồng ý
*Ý kiến khác:
Your answer
7.3. Phát huy NL ứng dụng CNTT trong tương tác của quá trình tổ chức kiểm tra, đánh giá, phản hồi đối với SV trên môi trường ứng dụng công nghệ
¨ Đồng ý
*Ý kiến khác:
Your answer
8. Nhóm NL CNTT trong khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên số qua mạng máy tính và internet
8.1. Sử dụng công cụ để tìm kiếm, quản lí thời gian, tổ chức cơ sở dữ liệu số và quản lý tài nguyên trực tuyến
¨ Đồng ý
*Ý kiến khác:
Your answer
8.2. Sử dụng các công cụ để theo dõi, quản lí, liên lạc và hỗ trợ SV trong quá trình tham gia khóa học
¨ Đồng ý
*Ý kiến khác:
Your answer
8.3. Sử dụng hệ thống, thiết bị lưu trữ dữ liệu ngoài và lưu trữ trực tuyến
¨ Đồng ý
*Ý kiến khác:
Your answer
9. Nhóm NL CNTT gắn với các yếu tố thiết bị công nghệ
9.1. Sử dụng các thiết bị công nghệ, các thiết bị ngoại vi gắn với hệ thống máy tính và hệ thống ứng dụng CNTT
¨ Đồng ý
*Ý kiến khác:
Your answer
9.2. Sử dụng các yếu tố thiết bị công nghệ hỗ trợ trong thiết kế môi trường học tập hướng tương tác đa chiều
¨ Đồng ý
*Ý kiến khác:
Your answer
9.3. NL sử dụng các thiết bị công nghệ mới trong dạy học
¨ Đồng ý
*Ý kiến khác:
Your answer
10. Nhóm NL CNTT tổ chức và quản trị khóa học trực tuyến
10.1. NL sử dụng các chương trình tiện ích và vận hành khóa học trực tuyến
¨ Đồng ý
*Ý kiến khác:
Your answer
10.2. Tối đa hóa khả năng quản trị và tổ chức khóa học trong môi trường trực tuyến
¨ Đồng ý
*Ý kiến khác:
Your answer
10.3. NL phân tích và truy xuất tài nguyên số trên môi trường trực tuyến
¨ Đồng ý
*Ý kiến khác:
Your answer
10.4. NL làm việc trực tuyến
¨ Đồng ý
*Ý kiến khác:
Your answer
@ Ý kiến khác của chuyên gia về thang đo khung NL CNTT (nếu có):
Your answer
Trân trọng cảm ơn sự tham gia ý kiến của chuyên gia!
---> NHẤP CHỌN NÚT GỬI/SUBMIT ĐỂ XÁC NHẬN VIỆC GỬI Ý KIẾN KHẢO SÁT
SUBMIT
PHỤ LỤC 10. DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA
TT
Họ và tên
Học hàm, học vị
Đơn vị công tác
Thái Thế Hùng
PGS.TS
Trường ĐHBK Hà Nội
Trần Khánh Đức
PGS.TS
Trường ĐHBK Hà Nội
Ngô Tứ Thành
PGS.TS
Trường ĐHBK Hà Nội
Bùi Thị Thúy Hằng
PGS.TS
Trường ĐHBK Hà Nội
Nguyễn Tiến Long
TS
Trường ĐHBK Hà Nội
Nguyễn Thị Hương Giang
TS
Trường ĐHBK Hà Nội
Lê Thanh Nhu
TS
Bộ GD&ĐT
Phạm Văn Sơn
PGS.TS
Tạp chí Thiết bị Giáo dục
Phan Minh Tiến
PGS.TS
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
Phan Đức Duy
PGS.TS
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
Trần Văn Hiếu
PGS.TS
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
Nguyễn Văn Bắc
PGS.TS
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
Đậu Minh Long
PGS.TS
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
Nguyễn Thanh Hùng
TS
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
Đinh Thị Hồng Vân
TS
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
Nguyễn Thế Dũng
TS
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
Lê Thanh Hiếu
TS CNTT
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
Hà Viết Hải
TS CNTT
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
Thái Quang Trung
TS
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
Nguyễn Đức Nhuận
ThS CNTT
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
Phù Đôn Hậu
ThS CNTT
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
Nguyễn Hải Lộc
ThS CNTT
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
Nguyễn Hữu Hảo
ThS CNTT
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
Trần Văn Hưng
TS
Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng
Nguyễn Thị Ngọc Anh
TS CNTT
Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng
Vũ Thị Trà
TS CNTT
Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng
Nguyễn Hoàng Hải
TS CNTT
Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng
Mai Thị Kiều Liên
TS
Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng
Nguyễn Thị Trâm Anh
TS
Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng
Lê Mỹ Dung
TS
Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng
Lê Thanh Huy
TS
Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng
Phạm Văn Phương
TS CNTT
Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng
Hồ Ngọc Tú
ThS CNTT
Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng
Lê Thanh Tâm
TS
Đại học Công nghiệp Việt Trì
Nguyễn Hùng Cường
TS
Đại học Công nghiệp Việt Trì
Nguyễn Quốc Khánh
TS CNTT
Đại học Công nghiệp Việt Trì
Hoàng Văn Dũng
PGS.TS
Đại học Quảng Bình
Võ Văn Quân
TS
Đại học SPKT – Đại học Đà nẵng
Lê Thị Hương
TS
Sở GD&ĐT Quảng Trị
Mai Chiếm Khang
TS
Sở GD&ĐT Quảng Trị
Trương Đình Thăng
TS
Trường CĐSP Quảng Trị
Lê Quốc Hải
TS
Trường CĐSP Quảng Trị
Đoàn Quốc Khoa
TS
Trường CĐSP Quảng Trị
Nguyễn Thanh Long
TS
Trường CĐSP Quảng Trị
Hoàng Phước Lộc
TS
Trường CĐSP Quảng Trị
Nguyễn Huy Tuyến
TS
Trường CĐSP Quảng Trị
Lê Đức Quảng
TS
Trường CĐSP Quảng Trị
Hoàng Hữu Tân
TS
Trường CĐSP Quảng Trị
Trần Ngọc Hùng
TS
Trường CĐSP Quảng Trị
Nguyễn Thị Thanh
ThS CNTT
Trường CĐSP Quảng Trị
Nguyễn Phong
ThS CNTT
Trường CĐSP Quảng Trị
Huỳnh Thụ Kim Ngân
ThS CNTT
Trường CĐSP Quảng Trị
----------------------------