Luận án Đánh giá kết quả học tập môn giáo dục học của sinh viên đại học sưphạm theo tiếp cận năng lực

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI *********************** NGUYỄN THỊ THANH TRÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC HỌC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI *********************** NGUYỄN THỊ THANH TRÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC HỌC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử

pdf313 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Đánh giá kết quả học tập môn giáo dục học của sinh viên đại học sưphạm theo tiếp cận năng lực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giáo dục Mã số: 62. 14 .01. 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Trần Thị Tuyết Oanh PGS. TS Vũ Lệ Hoa HÀ NỘI - 2016 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Thị Thanh Trà ii LỜI CÁM ƠN Trong quá trình thực hiện luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban Giám hiệu, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Sau đại học, Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội để tôi thực hiện và hoàn thành luận án đúng thời hạn. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó. Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban chủ nhiệm Khoa Tâm lý - Giáo dục cùng các thầy, cô, anh, chị, em đồng nghiệp trong Bộ môn Lý luận dạy học và trong Khoa Tâm lý - Giáo dục, nơi tôi công tác, đã luôn ủng hộ, chia sẻ công việc cũng như động viên tinh thần giúp tôi có động lực vượt qua khó khăn để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. Cám ơn các em sinh viên đã nhiệt tình tham gia và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu vừa qua. Đặc biệt, tôi muốn gửi lời tri ân sâu sắc đến PGS. TS Trần Thị Tuyết Oanh và PGS. TS Vũ Lệ Hoa, các cán bộ hướng dẫn khoa học, những người đã chỉ bảo, tư vấn, định hướng cho tôi về mặt học thuật, giúp tôi thể hiện ý tưởng nghiên cứu cũng như truyền đạt cho tôi nhiều kinh nghiệm quý báu trong nghiên cứu khoa học để tôi hoàn tất đề tài nghiên cứu này. Lời sau cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới những người thân trong gia đình và những người bạn đã luôn động viên, khích lệ tôi trong quá trình thực hiện và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận án. Xin trọng cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu này. Tác giả luận án Nguyễn Thị Thanh Trà iii MỤC LỤC Lời cam đoan.........................................................................................................................i Lời cám ơn........................................................................................................................... ii Mục lục ............................................................................................................................... iii Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt .............................................................................. vi Danh mục các bảng, biểu đồ và sơ đồ ............................................................................ vii MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI................................................................................................. 1 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU......................................................................................... 2 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..................................................... 2 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC ........................................................................................ 3 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU......................................................................................... 3 6. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................................ 3 7. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................ 4 8. NHỮNG LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ ...................................................................5 9. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN ...............................................................5 10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN ......................................................................6 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QỦA HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC HỌC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC....................................................................................................................... 7 1.1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ........................................................7 1.1.1 Các nghiên cứu về đánh giá KQHT ............................................................. 7 1.1.2 Các nghiên cứu về đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực ....................... 10 1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI .........................................15 1.2.1 Kết quả học tập........................................................................................... 15 1.2.2 Đánh giá kết quả học tập ............................................................................ 16 1.2.3 Năng lực...................................................................................................... 18 1.2.4 Tiếp cận năng lực ....................................................................................... 22 1.3 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP .............................................................23 1.3.1 Vị trí, vai trò, chức năng của đánh giá KQHT ........................................... 23 1.3.2 Nguyên tắc đánh giá kết quả học tập.......................................................... 24 1.3.3 Phương pháp, hình thức và công cụ kiểm tra - đánh giá KQHT................ 25 1.3.4 Triết lí về đánh giá kết quả học tập ............................................................ 27 iv 1.4 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC............................................................................................29 1.4.1 Đặc trưng của môn GDH ở trường sư phạm .............................................. 29 1.4.2 Những năng lực cần hình thành và phát triển cho sinh viên ĐHSP thông qua môn Giáo dục học......................................................................................... 31 1.4.3 Các thành tố của quá trình đánh giá KQHT môn Giáo dục học theo tiếp cận năng lực................................................................................................................ 43 1.4.4 Những yêu cầu đối với việc thực hiện đánh giá KQHT môn GDH theo tiếp cận năng lực......................................................................................................... 50 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................................ 53 Chương 2: THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC HỌC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC ....................................................................................................55 2.1 KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT THỰC TRẠNG ...................55 2.1.1 Mục đích khảo sát....................................................................................... 55 2.1.2 Nội dung khảo sát ....................................................................................... 55 2.1.3 Đối tượng, địa bàn khảo sát........................................................................ 55 2.2 KẾT QUẢ KHẢO SÁT ..............................................................................55 2.2.1 Thực trạng đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP ...................................... 56 2.2.2 Thực trạng nhận thức về đánh giá KQHT môn Giáo dục học của sinh viên ĐHSP theo tiếp cận năng lực............................................................................... 62 2.2.3 Thực trạng thực hiện đánh giá KQHT môn Giáo dục học của sinh viên ĐHSP theo tiếp cận năng lực............................................................................... 67 2.2.4 Đánh giá chung về thực trạng..................................................................... 89 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................................ 93 Chương 3: BIỆN PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC HỌC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................................................... 95 3.1 ĐỊNH HƯỚNG VÀ NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP ...................95 3.1.1 Định hướng đề xuất biện pháp ................................................................... 95 3.1.2 Các nguyên tắc xây dựng biện pháp........................................................... 97 3.2 BIỆN PHÁP ĐÁNH GIÁ KQHT MÔN GIÁO DỤC HỌC CỦA SINH VIÊN ĐHSP THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC ............................................................98 v 3.2.1 Nhóm biện pháp 1. Thiết lập các điều kiện chuẩn bị cho đánh giá KQHT môn GDH theo tiếp cận năng lực ........................................................................ 98 3.2.2 Nhóm biện pháp 2. Xây dựng công cụ đánh giá KQHT môn GDH theo tiếp cận năng lực ...................................................................................................108 3.2.3 Nhóm biện pháp 3. Thực hiện đánh giá KQHT môn GDH theo tiếp cận năng lực..........................................................................................................117 3.3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ XÂY DỰNG..........123 3.3.1 Khái quát về quá trình thực nghiệm ......................................................... 123 3.3.2 Kết quả thực nghiệm................................................................................. 127 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................................ 146 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN............................................................................ 151 PHỤ LỤC ........................................................................................................1PL vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ DH ĐC ĐG ĐHSP GD GDH GV HTTC KQHT KN KX NL NLSP PP QTDH SP SV TN Dạy học Đối chứng Đánh giá Đại học Sư phạm Giáo dục Giáo dục học Giảng viên Hình thức tổ chức Kết quả học tập Kĩ năng Kĩ xảo Năng lực Năng lực sư phạm Phương pháp Quá trình dạy học Sư phạm Sinh viên Thực nghiệm vii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Bảng so sánh giữa ĐG kết quả về việc học, ĐG vì sự tiến bộ của người học và ĐG kết quả là hoạt động học tập ................................................................29 Bảng 1.2 Hình thức thể hiện của rubric phân tích...........................................48 Bảng 1.3 Ưu điểm và nhược điểm của các loại rubric....................................49 Bảng 2.1 Nhận thức của giảng viên và sinh viên ĐHSP về tầm quan trọng của đánh giá KQHT trong quá trình dạy học ở đại học........................................56 Bảng 2.2 Nhận thức của giảng viên về mục đích đánh giá KQHT.................57 Bảng 2.3 Nhận thức của SV về mục đích đánh giá KQHT.............................58 Bảng 2.4 Nhận thức của giảng viên và sinh viên ĐHSP về mối quan hệ giữa đánh giá KQHT và quá trình dạy học .............................................................60 Bảng 2.5 Nhận thức của giảng viên và sinh viên ĐHSP về xu hướng đánh giá KQHT hiện nay. ..............................................................................................61 Bảng 2.6 Nhận thức của GV về khái niệm đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực ....................................................................................................................63 Bảng 2.7 Nhận thức về vai trò đánh giá KQHT môn Giáo dục học trong việc phát triển các năng lực nghề của SV...............................................................64 Bảng 2.8 Ý kiến của SV về tác dụng của đánh giá KQHT môn GDH theo tiếp cận năng lực.....................................................................................................66 Bảng 2.9 Thực trạng mức độ thực hiện đánh giá các năng lực nghề của sinh viên qua môn Giáo dục học.............................................................................68 Bảng 2.10 Ý kiến GV về những năng lực họ thường đánh giá ở sinh viên ....68 Bảng 2.11 Ý kiến GV về thực trạng thực hiện mục tiêu đánh giá ..................69 Bảng 2.12 Ý kiến SV về thực trạng thực hiện mục tiêu đánh giá...................70 Bảng 2.13 Ý kiến giảng viên về thực trạng thực hiện các PP, hình thức đánh giá KQHT môn GDH theo tiếp cận năng lực..................................................72 Bảng 2.14 Ý kiến sinh viên về thực trạng thực hiện các PP, hình thức đánh giá KQHT môn GDH theo tiếp cận năng lực........................................................73 Bảng 2.15 Ý kiến của sinh viên về thực trạng chấm chữa kết quả thực hiện nhiệm vụ của SV trong đánh giá KQHT môn GDH theo tiếp cận năng lực...77 viii Bảng 2.16 Ý kiến của giảng viên về thực trạng chấm chữa kết quả thực hiện nhiệm vụ của SV trong đánh giá KQHT môn GDH theo tiếp cận năng lực...79 Bảng 2.17 Ý kiến giảng viên về sự cần thiết của một số yếu tố đối với đánh giá KQHT môn GDH theo tiếp cận năng lực..................................................86 Bảng 2.18 Ý kiến sinh viên về sự cần thiết của một số yếu tố đối với đánh giá KQHT môn GDH theo tiếp cận năng lực........................................................87 Bảng 2.19 Những khó khăn của giảng viên trong quá trình đánh giá KQHT môn GDH theo tiếp cận năng lực....................................................................89 Bảng 2.20 Những khó khăn của sinh viên trong quá trình đánh giá KQHT môn GDH theo tiếp cận năng lực....................................................................91 Bảng 3.1 Bảng phân phối tần suất mức độ các NL của nhóm TN1 và ĐC1 trước TN...127 Bảng 3.2 Bảng kiểm định t-test kết quả đo lường năng lực của SV.............128 nhóm TN1 và ĐC1 trước thực nghiệm lần 1.................................................128 Bảng 3.4 Bảng kiểm định t-test kết quả đo lường năng lực của SV nhóm TN1 và ĐC1 sau thực nghiệm lần 1............................................................................................131 Bảng 3.5 Bảng phân phối tần số điểm thi hết môn GDH của nhóm TN1 và ĐC1................................................................................................................133 Bảng 3.6 Bảng phân phối tần suất mức độ các NL của nhóm TN2 và ĐC2 trước TN ............................................................................................. 135 Bảng 3.7 Bảng phân phối tần suất mức độ các NL của nhóm TN2 và ĐC2 sau TN..................................................................................................................135 Bảng 3.8 Bảng phân phối tần số điểm thi hết môn GDH của nhóm TN2 và ĐC2137 Bảng 3.9 Tác dụng thực hiện các bài tập thực hành nhằm đánh giá năng lực .......140 Bảng 3.10 Lợi ích của việc công khai tiêu chí đánh giá trước khi sinh viên thực hiện bài tập ............................................................................................141 Bảng 3.11 Lợi ích của việc sử dụng rubric để đánh giá và phối hợp giữa đánh giá của giảng viên với đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá của sinh viên.....142 Bảng 3.12 Tự đánh giá của sinh viên về các năng lực của bản thân.............143 Bảng 3.13 Các khó khăn mà sinh viên gặp phải khi thực hiện đánh giá KQHT môn GDH theo tiếp cận năng lực..................................................................144 ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Biểu đồ điểm trung bình của GV và SV về mức độ thường xuyên thực hiện các mục tiêu đánh giá .......................................................................... 70 Biểu đồ 2.2 Các loại nhiệm vụ đánh giá mà GV thường giao cho SV thực hiện72 Biểu đồ 2.3 Điểm trung bình ý kiến GV và SV về việc sử dụng công cụ chấm điểm của GV........................................................................................................ 75 Biểu đồ 3.1 Điểm trung bình các năng lực của sinh viên nhóm TN1 và ĐC1 ..129 trước thực nghiệm.............................................................................................. 129 Biểu đồ 3.2 Điểm trung bình các năng lực của sinh viên nhóm TN1 và ĐC1 sau TN...................................................................................................................... 131 Biểu đồ 3.3 Điểm trung bình các năng lực của sinh viên nhóm TN2 và ĐC2 sau thực nghiệm ....................................................................................................... 136 Biểu đồ 3.4 Mức độ hứng thú của sinh viên khi tham gia đánh giá KQHT môn Giáo dục học theo tiếp cận năng lực ................................................................. 139 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Hệ thống NL dạy học cần hình thành cho sinh viên ĐHSP thông qua môn Giáo dục học.....................................................................................41 Sơ đồ 1.2 Hệ thống NL giáo dục cần hình thành cho sinh viên ĐHSP thông qua môn Giáo dục học.....................................................................................42 Sơ đồ 3.1 Quy trình đánh giá KQHT môn GDH theo tiếp cận năng lực......101 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1 Để có thể hội nhập quốc tế trong thời đại nền kinh tế tri thức hiện nay, vấn đề chất lượng nguồn nhân lực đều được các quốc gia trên thế giới rất quan tâm. Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động và cạnh tranh gay gắt đòi hỏi nguồn nhân lực của mỗi quốc gia cần có năng lực chuyên môn tốt, năng lực sáng tạo, năng lực làm chủ khoa học công nghệ, khả năng thích ứng với biến đổi của đời sống xã hội, xử lý tốt các tình huống nảy sinh trong nền kinh tế thị trường. Để đáp ứng yêu cầu này về nguồn nhân lực, giáo dục đại học thế giới đang chú trọng vào đổi mới phương thức đào tạo theo tiếp cận năng lực, nhằm hình thành và phát triển năng lực hành động cho người học, đáp ứng yêu cầu chất lượng nguồn nhân lực và sự phát triển xã hội. 1.2 Kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo là một trong những khâu trọng yếu, là bộ phận không thể tách rời của quá trình đào tạo. Đào tạo theo tiếp cận năng lực đặt ra vấn đề cũng cần phải đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo theo tiếp cận đó, bởi đổi mới kiểm tra đánh giá là động lực thúc đẩy sự đổi mới quá trình đào tạo. Đánh giá kết quả đào tạo theo tiếp cận năng lực chú trọng đánh giá năng lực của người học theo chuẩn đầu ra, đánh giá sự vận dụng tri thức của người học vào giải quyết các tình huống của cuộc sống nghề nghiệp, xem người học làm được gì, có năng lực gì chứ không phải chỉ đánh giá xem người học biết gì. 1.3 Giáo dục đại học Việt Nam nói chung và các trường Đại học Sư phạm nói riêng hiện nay đang tiến hành đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học theo hướng chú trọng hình thành và phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên. Ngành sư phạm trong các trường đại học có vai trò đào tạo đội ngũ giáo viên giảng dạy các bộ môn khoa học khác nhau ở các trường phổ thông. Chất lượng của đội ngũ giáo viên là yếu tố quyết định đến chất lượng của hệ thống giáo dục và đào tạo. Do đó sinh viên sư phạm cần được hình thành các năng lực nghề cần thiết theo chuẩn đầu ra trong quá trình đào tạo tại các trường sư phạm để ra trường thực hành nghề tại các trường học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Những năng lực đó cần được hình thành trong quá trình học tập và kiểm tra đánh giá các môn học và thể hiện qua việc sinh viên thực hiện các nhiệm vụ học tập, các bài kiểm tra được giao, nhất là trong học tập các môn nghiệp vụ của các trường sư phạm. 2 1.4 Giáo dục học là môn học quan trọng, thể hiện trực tiếp đặc trưng nghề nghiệp của các trường sư phạm. Môn học này trang bị cho sinh viên những lý luận cơ bản, hiện đại về giáo dục học, bước đầu hình thành cho họ những năng lực sư phạm cơ bản để sau khi ra trường họ có thể tiến hành tốt các hoạt động dạy học và giáo dục ở trường phổ thông. Tuy nhiên trong thực tế, việc đánh giá năng lực của sinh viên ở môn Giáo dục học còn ít được chú trọng. Cách đánh giá môn học này hiện nay chủ yếu vẫn mang tính truyền thống, chú trọng kiểm tra tri thức lý thuyết của sinh viên chứ ít chú ý đến yêu cầu sinh viên vận dụng tổng hợp những tri thức, kĩ năng vào giải quyết một vấn đề cụ thể thuộc về nghề nghiệp. Nói cách khác việc đánh giá đó chưa thực sự gắn những điều được học với yêu cầu thực tiễn của nghề nghiệp đang chờ đợi họ nên chưa phản ánh đúng năng lực học tập và năng lực nghề nghiệp của sinh viên. Do đó mà chất lượng học tập môn Giáo dục học chưa cao. Khi ra trường sinh viên khó có thể đảm đương tốt công việc mà xã hội giao phó, do đó mà ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục. Để khắc phục những hạn chế của đánh giá truyền thống, việc thực hiện đánh giá KQHT môn Giáo dục học của sinh viên ĐHSP theo tiếp cận năng lực là hết sức cần thiết giúp sinh viên có được năng lực nghề vững chắc trong tương lai. Tuy nhiên cho đến nay còn thiếu công trình nghiên cứu đầy đủ, cụ thể về vấn đề này. Với những lí do nêu trên, tác giả chọn đề tài “Đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên Đại học Sư phạm theo tiếp cận năng lực” để nghiên cứu với hy vọng góp phần nâng cao chất lượng đánh giá và chất lượng dạy học môn Giáo dục học nói riêng và chất lượng đào tạo ngành sư phạm trong các trường đại học nói chung. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề xuất các biện pháp đánh giá KQHT môn Giáo dục học của sinh viên Đại học Sư phạm theo tiếp cận năng lực nhằm đánh giá được đầy đủ mức độ đạt được mục tiêu về năng lực cần hình thành cho sinh viên trong quá trình học tập môn Giáo dục học. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn học nói riêng và chất lượng đào tạo của các trường đại học có đào tạo sư phạm nói chung. 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1 Khách thể nghiên cứu Quá trình đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở các trường Đại học Sư phạm 3 3.2 Đối tượng nghiên cứu Biện pháp đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên các trường Đại học Sư phạm theo tiếp cận năng lực. 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực là một xu thế hiện nay đòi hỏi đánh giá được việc người học vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, qua đó phát triển các năng lực cần thiết. Tuy nhiên việc đánh giá KQHT môn Giáo dục học của sinh viên Đại học Sư phạm hiện nay vẫn thiên về đánh giá tri thức lý thuyết, chưa thật chú trọng đến đánh giá sự vận dụng kiến thức, kĩ năng của môn học. Việc đánh giá các năng lực của sinh viên tuy có được thực hiện nhưng chưa toàn diện, đầy đủ, chưa chỉ rõ đánh giá năng lực cụ thể nào và mức độ năng lực cần đạt của sinh viên. Nếu đề xuất được các biện pháp đánh giá KQHT môn Giáo dục học của sinh viên theo hướng phối hợp đa dạng các phương pháp đánh giá, tập trung vào sự vận dụng kiến thức, xây dựng và sử dụng hợp lý các công cụ đánh giá thì sẽ đánh giá được mức độ mà sinh viên đạt được các mục tiêu về năng lực, đồng thời giúp cho đánh giá tác động tích cực đến học tập môn Giáo dục học của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn học. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 5.1 Xây dựng cơ sở lí luận về đánh giá KQHT môn Giáo dục học theo tiếp cận năng lực. 5.2 Khảo sát thực trạng đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên ở các trường Đại học Sư phạm theo tiếp cận năng lực. 5.3 Đề xuất các biện pháp đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên ĐHSP theo tiếp cận năng lực. 5.4 Thực nghiệm biện pháp đánh giá KQHT môn Giáo dục học của sinh viên ĐHSP theo tiếp cận năng lực. 6. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đánh giá một số năng lực chung và năng lực dạy học, năng lực giáo dục của sinh viên trong quá trình dạy học môn Giáo dục học. - Khảo sát các sinh viên và giảng viên ở các trường Đại học Sư phạm và đại học có đào tạo sư phạm có tính đại diện trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam bao gồm: Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Đại học Sư phạm Hà Nội II, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa), Đại học Sư phạm Huế, Đại học Quy Nhơn, Đại học Cần Thơ. 4 7. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7.1 Phương pháp luận nghiên cứu đề tài 7.1.1 Phương pháp tiếp cận hoạt động Các năng lực nghề của sinh viên đại học sư phạm được thể hiện thông qua các hoạt động học tập và nghiệp vụ. Do đó, nghiên cứu đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học theo tiếp cận năng lực nhằm đánh giá và phát triển các năng lực nghề cho sinh viên phải thông qua các hoạt động cụ thể. Nghĩa là đề tài đánh giá KQHT cũng như đánh giá năng lực nghề nghiệp của sinh viên trong quá trình cho họ thực hiện các nhiệm vụ, bài tập đánh giá cụ thể. 7.1.2 Phương pháp tiếp cận hệ thống - cấu trúc Quá trình đánh giá KQHT môn Giáo dục học theo tiếp cận năng lực là một hệ thống gồm nhiều thành tố có quan hệ mật thiết với nhau như: mục tiêu đánh giá, nội dung đánh giá, tiêu chí đánh giá, phương pháp - hình thức đánh giá, giảng viên - sinh viên tham gia đánh giá và kết quả đánh giá. Các thành tố này không tồn tại độc lập mà tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau. Đồng thời quá trình đánh giá lại là một khâu của quá trình dạy học và có quan hệ chặt chẽ với quá trình dạy học. Vì vậy, nghiên cứu đánh giá KQHT môn Giáo dục học theo tiếp cận năng lực cần xác định các thành tố hệ thống, mối liên hệ giữa các thành tố, chức năng của các thành tố để đảm bảo nâng cao hiệu quả đánh giá KQHT môn Giáo dục học. 7.1.3 Phương pháp tiếp cận thực tiễn Các năng lực nghề nghiệp cần hình thành và đánh giá của sinh viên đại học sư phạm phải gắn liền với các năng lực mà người giáo viên phổ thông thường thực hiện. Do đó đánh giá KQHT môn Giáo dục học theo tiếp cận năng lực phải nhằm đánh giá và phát triển các năng lực của sinh viên đáp ứng chuẩn đầu ra của ngành sư phạm, góp phần đào tạo theo nhu cầu thực tế của xã hội, của nhu cầu thực tiễn nghề nghiệp trong tương lai. 7.2. Hệ thống các phương pháp nghiên cứu cụ thể 7.2.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận. Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa các tài liệu liên quan đến đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học theo tiếp cận năng lực để làm cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu. 7.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: 5 + Sử dụng phiếu hỏi để khảo sát thực trạng về đánh giá kết quả học tập và đánh giá KQHT môn Giáo dục học của sinh viên ĐHSP theo tiếp cận năng lực với 2 mẫu phiếu dành cho giảng viên giảng dạy môn Giáo dục học và sinh viên ĐHSP thuộc các khoa của các trường Đại học Sư phạm. + Phiếu hỏi còn được sử dụng để khảo sát ý kiến của sinh viên sau quá trình thực nghiệm. - Phương pháp quan sát sư phạm: Tiến hành quan sát một số giờ dạy môn Giáo dục học của giảng viên và sinh viên để lấy thông tin phục vụ cho đánh giá thực trạng và bổ sung cho kết quả nghiên cứu thực nghiệm. - Phương pháp trò chuyện: Trò chuyện với giáo viên và sinh viên trong quá trình khảo sát thực trạng và sau khi tiến hành thực nghiệm để lấy thông tin bổ sung, làm rõ thêm vấn đề cần nghiên cứu. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm biện pháp đánh giá kết quả học tập theo tiếp cận năng lực nhằm giúp đánh giá được các mục tiêu về năng lực của sinh viên. - Phương pháp chuyên gia: Trao đổi trực tiếp với một số chuyên gia về lĩnh vực giáo dục học để xin ý kiến góp ý nhằm hoàn thiện các biện pháp cũng như các công cụ đánh giá đã xây dựng. - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: nghiên cứu các bài làm, giáo án mà sinh viên thực nghiệm đã thực hiện để phân tích, đánh giá về các năng lực chung và năng lực dạy học - giáo dục của họ. 7.2.3 Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng toán thống kê để phân tích và tổng hợp số liệu thu được thông qua khảo sát và thông qua thực nghiệm với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS để từ đó rút ra những kết luận phù hợp. 8. NHỮNG LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ 8.1 Đổi mới dạy học theo hướng phát triển năng lực đòi hỏi cần có sự đổi mới về đánh giá KQHT một cách đồng bộ. Đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực yêu cầu phải đánh giá được các mục tiêu về năng lực mà người học đạt được trong học tập đồng thời đánh giá phải tác động tích cực trở lại hoạt động dạy học. 8.2 Đánh giá KQHT môn Giáo dục học theo tiếp cận năng lực chú trọng đánh giá sự vận dụng các kiến thức về nghiệp vụ sư phạm của sinh viên để giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn dạy học và giáo dục học sinh. Do vậy, thực hiện đánh giá theo cách tiếp cận này ở môn Giáo dục học sẽ giúp hình thành 6 và phát triển các năng lực cần thiết của người giáo viên tương lai theo chuẩn đầu ra ngành sư phạm. 8.3 Đánh giá KQHT môn Giáo dục học của sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực sẽ mang lại hiệu quả cao khi được thực hiện đồng bộ các biện pháp như xác định các mục tiêu năng lực và quy trình đánh giá KQHT môn GDH theo tiếp cận năng lực; xây dựng cách thức kết hợp các kết quả đánh giá bộ phận môn Giáo dục học, xây dựng các công cụ đánh giá KQHT môn GDH theo tiếp cận năng lực; sử dụng phối hợp các phương pháp, hình thức trong đánh giá KQHT môn GDH theo tiếp cận năng lực. 9. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Tổng hợp, hệ thống hóa và phát triển lý luận về đánh giá KQHT môn Giáo dục học của sinh viên Đại học Sư phạm theo tiếp cận năng lực. - Phân tích đánh giá thực trạng về đánh giá KQHT môn GDH của sinh viên Đại học Sư phạm theo tiếp cận năng lực và tìm ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó. - Đề xuất các biện pháp đánh giá KQHT môn Giáo dục học của sinh viên Đại học Sư phạm theo tiếp cận năng lực, trong đó xây dựng hệ thống bài tập thực hành và các rubric đánh giá các năng lực chung và năng lực dạy học - giáo dục của sinh viên ĐHSP trong quá trình dạy học môn Giáo dục học. 10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Mở đầu Chương 1. Cơ sở lí luận về đánh giá KQHT môn Giáo dục học của sinh viên Đại học Sư phạm theo tiếp cận năng lực Chương 2. Thực trạng đánh giá... này. Có một số tác giả [84], [98] cố gắng phân biệt sự khác nhau giữa hai thuật ngữ. Nhưng phần lớn tác giả khác mà tiêu biểu là Winterton (2009) [101], McClelland (1973) [87], Hager và Gonczi (1996) [80], Pitman J.A (1999) [94] v.v cho rằng hai thuật ngữ trên không có gì khác biệt, chúng có cùng một nghĩa và hoàn toàn có thể sử dụng hoán đổi cho nhau. Thậm chí cả hai thuật ngữ này còn được nhiều tác giả sử dụng trong cùng một bài báo. Dưới đây là một số định nghĩa tiêu biểu về năng lực hiểu theo cách thứ hai: - Năng lực là việc sở hữu kiến thức, kĩ năng, thái độ và đặc điểm nhân cách mà một người cần có để đáp ứng các yêu cầu của một nhiệm vụ cụ thể (Eric Thesaurus) - Năng lực là một tập hợp các kiến thức, kĩ năng và thái độ phù hợp với một hoạt động thực tiễn (Barnett, 1992) [16] - Năng lực là biết sử dụng các kiến thức và kĩ năng trong một tình huống có ý nghĩa (X. Roegiers 1996) [16]. - Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống phong phú của cuộc sống (Québec - Ministère de l’Education, 2004) [33] - Năng lực là sự kết hợp của kiến thức, kỹ năng và khả năng cần thiết để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể (Bộ Giáo Dục Hoa Kỳ, năm 2001, tr.1) [99] Các định nghĩa này đã chỉ rõ các thành phần cụ thể của năng lực, mặc dù quan điểm về các thành phần của năng lực có khác nhau: có quan điểm chỉ nêu 3 yếu tố cơ bản của năng lực là kiến thức, kĩ năng, thái độ, nhưng cũng có quan điểm cho rằng năng lực còn có cả các đặc điểm riêng của cá nhân như kinh nghiệm, hứng thú, tính cách v.v... Các phát biểu trên về năng lực cho thấy nhiều nhà nghiên cứu giáo dục có chung quan điểm rằng năng lực cá nhân được thể hiện thông qua việc làm chủ hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ để đáp ứng các yêu cầu của một nhiệm vụ cụ thể và được chứng minh qua kết quả hoạt động thực tế. Qua những cách hiểu trên đây về năng lực, có thể rút ra một số điểm chính sau: 20 - Năng lực không phải là một thuộc tính đơn nhất. Đó là một tổ hợp những thuộc tính tâm lí của cá nhân, tuy nội hàm của khái niệm thuộc tính cá nhân còn có những khác biệt nhất định nhưng về cơ bản nó gồm các yếu tố là tri thức, kĩ năng, thái độ cá nhân. Mặc dù năng lực không thể bị quy về kiến thức, kĩ năng, thái độ nhưng nếu thiếu những yếu tố này thì cũng không thể có năng lực. Những yếu tố này không tách rời nhau mà chúng tích hợp, gắn kết, thống nhất với nhau. Những yếu tố này phải được chuyển hóa, vận dụng trong những tình huống cụ thể. - Năng lực bao giờ cũng gắn với một hoạt động cụ thể nào đó do một chủ thể thực hiện như năng lực học tập, năng lực toán học, năng lực quan sát... - Năng lực chỉ tồn tại trong quá trình vận động, phát triển của một hoạt động cụ thể. Năng lực vừa là tiền đề, vừa là kết quả của hoạt động. Vì vậy, muốn hình thành năng lực của cá nhân, nhất thiết phải đưa cá nhân tham gia vào hoạt động. - Một năng lực có thể được biểu hiện ở nhiều mức độ. Nói cách khác, những thành tích (mà dựa vào đó để nói rằng một người có năng lực) có thể có nhiều mức độ khác nhau. Do đó, bất cứ một cá nhân bình thường nào cũng có một năng lực nhất định. Như vậy, người có năng lực về một lĩnh vực hoạt động nào đó cần có đủ các dấu hiệu cơ bản sau: • Có kiến thức hay hiểu biết hệ thống về loại/lĩnh vực hoạt động đó. • Biết cách tiến hành hoạt động đó hiệu quả và đạt kết quả phù hợp với mục đích (bao gồm xác định mục tiêu cụ thể, cách thức, phương pháp thực hiện hành động hay lựa chọn được các giải pháp phù hợp,... và cả các điều kiện, phương tiện để đạt mục đích). • Hành động có kết quả, ứng phó linh hoạt, hiệu quả trong những điều kiện mới, không quen thuộc. Trên cơ sở những phân tích ở trên, tác giả sử dụng khái niệm năng lực theo cách thứ hai để phù hợp với lý luận dạy học hiện đại nói chung và đảm bảo tính khách quan, tính hiệu quả trong việc nghiên cứu sự đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo tiếp cận năng lực: Năng lực là tổ hợp các yếu tố kiến thức, kĩ năng, thái độ, các đặc điểm cá nhân và tích hợp những yếu tố đó một cách thích hợp để giải quyết có hiệu quả những vấn đề cụ thể đặt ra. Do các đặc điểm cá nhân rất phong phú và khó lượng hóa cụ thể, nên để đảm bảo tính khách quan, chính xác của kết quả đánh giá, luận án chỉ tập trung 21 đánh giá việc vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ của người học trong giải quyết nhiệm vụ để từ đó xác định mức độ năng lực của họ mà thôi. Một vấn đề đặt ra là làm thế nào để đánh giá được năng lực? Để trả lời cho câu hỏi này cần làm rõ mối quan hệ giữa “năng lực” (competence) và “sự thực hiện” (performance). Từ điển thuật ngữ giáo dục học định nghĩa: “Sự thực hiện là quá trình hiện thực hóa năng lực” [103]. Định nghĩa này không chỉ nói lên mối quan hệ hữu cơ giữa năng lực và sự thực hiện, đồng thời cũng vạch ra mục tiêu để đánh giá năng lực. Qua sự tổng hợp nhiều sự so sánh giữa hai thuật ngữ này có thể thấy: “Năng lực” (competence) thường nói đến các tri thức và kĩ năng, thái độ cần thiết để hoàn thành công việc một cách tốt đẹp, trong khi “sự thực hiện” (performance) nói đến những hành động, quá trình tiến hành để hoàn thành công việc ấy. Trong hai thuật ngữ trên, thuật ngữ “năng lực” miêu tả người ta có thể làm gì, còn “sự thực hiện” tập trung vào họ làm việc đó như thế nào. Mặc dù giữa năng lực và sự thực hiện không phải lúc nào cũng có sự tương đồng với nhau vì năng lực là thuộc tính tương đối ổn định của nhân cách, còn sự thực hiện lại có đặc điểm là không ổn định, dễ thay đổi, nó bị chi phối bởi nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài như kiến thức, kĩ năng cũng như các yếu tố về trạng thái cảm xúc, sức khỏe, môi trường thực hiện công việc... của cá nhân. Tuy nhiên năng lực chỉ được bộc lộ ra bên ngoài thông qua sự thực hiện một nhiệm vụ cụ thể bởi sự thực hiện có thể quan sát được, đánh giá được. Muốn đánh giá năng lực của cá nhân phải xem xét biểu hiện của nó trong hoạt động thực tế của người đó cũng như kết quả của hoạt động ấy hay nói cách khác, chỉ thông qua các hoạt động, việc làm, cá nhân mới bộc lộ năng lực của mình. Từ mối quan hệ này cho thấy muốn đánh giá năng lực của một người bắt buộc phải dựa vào quá trình thực hiện hành động cụ thể cũng như kết quả mà cá nhân đạt được sau khi thực hiện hành động đó. Do đó biểu hiện của quá trình thực hiện hành động và chất lượng sản phẩm mà cá nhân đạt được chính là thước đo cho biết năng lực của mỗi cá nhân. Hiểu rõ được mối quan hệ giữa năng lực và sự thực hiện cho ta cơ sở để tiến hành hình thành, phát triển và đánh giá các năng lực của sinh viên trong quá trình dạy học các môn học ở đại học. 22 1.2.4 Tiếp cận năng lực Theo Từ điển Giáo dục học: “cách tiếp cận giáo dục là tập hợp những quan điểm chung hướng tới xác định các biện pháp, hình thức tác động tới đối tượng giáo dục nhằm đạt được mục đích cần thiết” [18] Trong nhiều trường hợp người ta cũng sử dụng “tiếp cận” với nghĩa giải pháp giải quyết vấn đề và trong một số trường hợp còn là sự định hướng để giải quyết vấn đề. Với nghĩa trên, trong luận án thuật ngữ “tiếp cận” được hiểu là một quan điểm để giải quyết một vấn đề chứ không phải là một phương pháp cụ thể nào. Vậy, tiếp cận năng lực là quan điểm về việc hình thành và phát triển năng lực cho người học. Với ý nghĩa đó, trong hoạt động đánh giá, cách tiếp cận khác nhau sẽ định hướng khác nhau đối với các thành tố của quá trình đánh giá, từ việc đề xuất mục tiêu đánh giá, lựa chọn nội dung đánh giá, lựa chọn phương pháp, hình thức đánh giá, cho đến xây dựng công cụ đánh giá và công cụ chấm điểm. Các đặc trưng cơ bản của tiếp cận năng lực đã được Paprock (1996) [93] chỉ ra như sau: - Tiếp cận năng lực dựa trên triết lý người học là trung tâm - Tiếp cận năng lực thực hiện việc đáp ứng các đòi hỏi của chính sách - Tiếp cận năng lực là định hướng vào cuộc sống thực - Tiếp cận năng lực có tính linh hoạt và năng động - Những tiêu chuẩn của năng lực được hình thành một cách rõ ràng. Như vậy, đánh giá theo tiếp cận năng lực là một quan điểm về đánh giá, chú trọng vào kết quả đầu ra là hệ thống các năng lực cần đạt, trong đó nhấn mạnh đến năng lực làm, năng lực vận dụng của người học và những tiêu chí cho việc đo lường các năng lực đó. Đánh giá kết quả học tập theo tiếp cận năng lực thực chất là quá trình thu thập bằng chứng và đưa ra nhận định xem người học có đạt được những năng lực cần thiết không. KQHT chính là sự hiện thực hóa các năng lực của người học. Thông qua KQHT mà người học đạt được, có thể đánh giá các năng lực của họ. Vì vậy, trong luận án tác giả sử dụng cách hiểu về đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực như sau: Đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực là quá trình tập hợp và phân tích thông tin nhằm đưa ra những nhận định về việc vận dụng tích hợp tri thức, kĩ năng, thái độ của người học để giải quyết các nhiệm vụ dạy 23 học phức hợp trong một bối cảnh thực tế hoặc giả định để đáp ứng mục tiêu về năng lực đặt ra. 1.3 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 1.3.1 Vị trí, vai trò, chức năng của đánh giá KQHT 1.3.1.1 Vị trí, vai trò của đánh giá KQHT Kiểm tra - đánh giá KQHT là một trong những khâu cơ bản và rất quan trọng của quá trình dạy học. Đánh giá KQHT nhằm cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy và học. Ở đại học, đánh giá là bộ phận hợp thành quan trọng, không thể thiếu của quá trình dạy học đại học bởi muốn biết quá trình dạy học có chất lượng, hiệu quả hay không và đến mức độ nào, người giảng viên phải tiến hành đánh giá KQHT của sinh viên. Đánh giá KQHT sẽ cung cấp thông tin phản hồi có ý nghĩa quan trọng đối với cả giảng viên và sinh viên. Đó là các thông tin về khả năng nhận thức, mức độ thành thạo các kĩ năng của sinh viên đáp ứng mục tiêu học tập. Dựa vào đó giảng viên và sinh viên sẽ phát hiện ra thực trạng học tập của sinh viên cũng như nguyên nhân dẫn đến kết quả đó. Đây là cơ sở để giảng viên điều chỉnh hoạt động dạy và sinh viên điều chỉnh hoạt động học. Có thể nói kết quả đánh giá KQHT sẽ là căn cứ khởi đầu cho một chu trình dạy học tiếp theo với chất lượng cao hơn và là động lực để thúc đẩy sự đổi mới quá trình dạy học. 1.3.1.2 Chức năng của đánh giá KQHT Đánh giá KQHT của sinh viên trong giáo dục đại học nói chung và trong các trường đại học sư phạm nói riêng thể hiện một số chức năng cơ bản sau: * Chức năng định hướng Đánh giá KQHT của sinh viên trước khi tiến hành giảng dạy sẽ giúp giảng viên thu được thông tin về kiến thức, kĩ năng, thái độ học tập môn học của sinh viên, nhờ đó mà dự báo được kết quả dự kiến mà họ có thể đạt được trong quá trình học tập, đồng thời xác định được những điểm mạnh và điểm yếu của họ. Qua đó, giảng viên có thể hướng dẫn sinh viên học tập một cách phù hợp với năng khiếu, sở trường, trình độ, khả năng nhận thức để có hiệu quả học tập tốt nhất. Nhờ có việc đánh giá này mà giảng viên có thể xác định mục tiêu, thiết kế nội dung, lựa chọn phương pháp, phương tiện, hình thức dạy học v.v... phù hợp với sinh viên. Còn sinh viên qua đánh giá này sẽ biết được khả năng trình độ học tập hiện tại của bản thân, biết được những tri thức, kĩ năng đã nắm vững, những kiến thức, kĩ năng còn thiếu sót để lập hoạch học tập phù hợp. 24 * Chức năng xác nhận Chức năng này thể hiện xác định mức độ sinh viên đạt được các mục tiêu học tập đến mức độ nào, cung cấp thông tin cho người học biết họ đã đạt hay chưa đạt yêu cầu của môn học, khóa học. Từ đó làm căn cứ cho những quyết định phù hợp như cho lên lớp, ở lại lớp, cấp bằng hay buộc thôi học v.v... Chức năng này có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt, đặc biệt là về mặt xã hội bởi nó giúp chỉ ra được chất lượng của đào tạo. Đánh giá xác nhận cũng còn nhằm xếp loại người học theo mục tiêu nào đó nhằm phân biệt trình độ khác nhau giữa sinh viên này với sinh viên khác để xếp hạng hay tuyển chọn sinh viên. * Chức năng hỗ trợ Với chức năng hỗ trợ, đánh giá KQHT được xem như bộ phận tích hợp của quá trình dạy học. Với chức năng này đánh giá KQHT của sinh viên cung cấp những thông tin phản hồi hữu ích cho cả giảng viên và sinh viên. Thông qua kết quả đánh giá sẽ xác định được những thiếu sót của sinh viên, từ đó giúp sinh viên và giảng viên điều chỉnh cách học, cách dạy cho phù hợp. Nói cách khác, thông tin về kết quả đánh giá là cơ sở đề ra những quyết định phù hợp có liên quan đến việc điều chỉnh, cải tiến hoạt động giảng dạy, học tập để nâng cao chất lượng dạy học. 1.3.2 Nguyên tắc đánh giá kết quả học tập Nguyên tắc đánh giá KQHT trong giáo dục đại học là những yêu cầu có tính khách quan và có tác dụng chỉ đạo hoạt động đánh giá KQHT. Đánh giá KQHT của sinh viên cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau: * Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan Nguyên tắc này đòi hỏi việc đánh giá KQHT của sinh viên phải đúng như nó tồn tại, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác. Khi tiến hành đánh giá KQHT phải tạo điều kiện để mỗi sinh viên bộc lộ đúng khả năng và trình độ của mình, hạn chế đến mức tối đa các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến kết quả đánh giá. * Nguyên tắc đảm bảo tính công bằng trong đánh giá Nguyên tắc này đòi hỏi trong đánh giá KQHT phải đảm bảo sinh viên có cơ hội ngang nhau để thể hiện mức độ đạt được KQHT của mình. Hay nói cách khác những sinh viên thực hiện các hoạt động đánh giá với cùng một mức độ và thể hiện cùng một nỗ lực sẽ nhận được những đánh giá kết quả như nhau. * Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện 25 Nguyên tắc này yêu cầu quá trình đánh giá KQHT phải phản ánh đầy đủ các loại mục tiêu đánh giá, các nội dung trọng tâm cần đánh giá cũng như các mức độ nhận thức khác nhau của sinh viên. * Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống Nguyên tắc này yêu cầu việc đánh giá KQHT của sinh viên phải được tiến hành một cách có kế hoạch, thường xuyên theo một trình tự xác định. * Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển Đánh giá KQHT không chỉ cần tính khách quan, chính xác, công bằng mà còn cần phát triển trí tuệ, nhận thức cho sinh viên và phát triển ở họ một số thói quen, phẩm chất cần thiết khác như tính tự lực, chủ động và sáng tạo; phát triển động cơ học tập đúng đắn, lòng tự tin, tự trọng và hình thành năng lực tự đánh giá cho sinh viên. 1.3.3 Phương pháp, hình thức và công cụ kiểm tra - đánh giá KQHT 1.3.3.1 Các phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá KQHT Có nhiều phương pháp, hình thức cụ thể dùng để thu thập thông tin cho mục đích đánh giá. Tuy nhiên, những phương pháp kiểm tra - đánh giá cơ bản thường được đề cập nhiều nhất gồm: phương pháp kiểm tra vấn đáp, phương pháp kiểm tra viết, phương pháp kiểm tra thực hành, phương pháp quan sát * Phương pháp kiểm tra vấn đáp Đó là phương pháp giảng viên tổ chức hỏi và đáp giữa giảng viên và sinh viên qua đó thu được thông tin về KQHT của sinh viên sau một giai đoạn học tập nhất định. Phương pháp này có hai hình thức cơ bản sau: - Kiểm tra vấn đáp thường dùng trong đánh giá không chính thức với chức năng hỗ trợ. Loại vấn đáp này được sử dụng thường xuyên trong quá trình dạy học để kiểm tra mức độ phản hồi thông tin của sinh viên để biết sinh viên có hiểu bài không, có đạt được các kĩ năng cần thiết không, qua đó mà có điều chỉnh hoạt đông dạy học một cách phù hợp. - Thi vấn đáp dùng trong đánh giá chính thức với chức năng xác nhận nhằm xác định mức độ đạt được mục tiêu học tập vào cuối quá trình học tập của SV. Phương pháp kiểm tra vấn đáp thường được sử dụng để đánh giá các mục tiêu về kiến thức, các năng lực tư duy bậc cao của người học. Qua việc tiếp xúc trực tiếp với người học, phương pháp này còn giúp giáo viên đánh giá thái độ của họ. Cũng có thể sử dụng phương pháp này để đánh giá một số kĩ năng thực hành của người học nhưng không nhiều. 26 * Phương pháp kiểm tra viết Đó là phương pháp kiểm tra đánh giá mà trong đó sinh viên viết các câu trả lời cho các câu hỏi hoặc vấn đề vào giấy. Các bài viết của sinh viên sẽ là căn cứ để giảng viên đánh giá mức độ về thành tích học tập của họ. Đây là phương pháp kiểm tra kiểu truyền thống với hai hình thức kiểm tra phổ biến là tự luận và trắc nghiệm khách quan. Hình thức trắc nghiệm khách quan được sử dụng rất tốt để đánh giá cho các mục tiêu về kiến thức nhưng lại bị hạn chế để đánh giá các mục tiêu khác. Còn tự luận là hình thức có ưu thế rất lớn để đánh giá cho mục tiêu kiến thức và mục tiêu kĩ năng tư duy bậc cao. * Phương pháp kiểm tra thực hành Đó là phương pháp kiểm tra mà giảng viên tổ chức cho sinh viên tiến hành các hoạt động thực tiễn, qua đó thu được những thông tin về kĩ năng thực hành của sinh viên. Phương pháp kiểm tra thực hành thường dùng để đánh giá các kĩ năng của sinh viên. Hệ thống kĩ năng của các môn học rất phong phú, đa dạng với ba dạng thể hiện chính là nói, viết và hoạt động thực hành. Tùy theo nội dung môn học, tùy vào mục tiêu đánh giá mà có thể sử dụng phương pháp này để đánh giá các kĩ năng như thuyết trình, giảng bài, làm việc nhóm hoặc các kĩ năng vận động (chạy, nhảy, phát bóng...) của sinh viên. Việc đánh giá các kĩ năng này thường được thực hiện thông qua đánh giá các sản phẩm hay quá trình thực hiện hoạt động của sinh viên. Phương pháp này đánh giá rất tốt cho mục tiêu về kĩ năng, đồng thời qua kĩ năng làm việc cũng như sản phẩm mà người học làm ra có thể đánh giá được về kiến thức cũng như năng lực tư duy và thái độ của người học. * Phương pháp quan sát Quan sát là phương pháp thu thập thông tin về đối tượng quan sát bằng cách tri giác trực tiếp đối tượng và các nhân tố khác có liên quan đến đối tượng. Đây là phương pháp rất có ưu thế trong đánh giá thái độ học tập của sinh viên. Phương pháp này cũng thường dùng để đánh giá quá trình hoạt động hoặc các sản phẩm do sinh viên làm ra. Tuy nhiên để đánh giá kiến thức hay các kĩ năng tư duy của người học lại không phải là thế mạnh của phương pháp này. * Tự đánh giá Tự đánh giá là việc người học tham gia đánh giá KQHT đạt được của chính bản thân mình dựa trên các tiêu chí do giáo viên nêu ra. Tự đánh giá giúp người 27 học hiểu rõ những gì đã đạt được, đã tiến bộ, những gì cần cố gắng và rèn luyện cho họ cách tự học. * Đánh giá đồng đẳng Đánh giá đồng đẳng là người học tham gia vào việc đánh giá sản phẩm và công việc của những bạn học khác dựa trên các tiêu chí xác định. Qua việc này người học có thể học hỏi những điểm tốt hay hoặc rút kinh nghiệm từ những điểm chưa tốt của bạn, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập của bản thân. 1.3.3.2 Các công cụ kiểm tra - đánh giá kết quả học tập * Các công cụ thu thập thông tin về KQHT Tương ứng với các phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá ở trên, các công cụ thường được sử dụng nhằm thu thập thông tin về KQHT của sinh viên là: - Câu hỏi, bài tập vấn đáp - Câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan - Câu hỏi, bài tập tự luận - Câu hỏi, bài tập thực hành liên quan đến các dạng thể hiện nói, viết, vận động - Phiếu quan sát, biên bản ghi chép v.v... Ngoài các công cụ trên còn có những công cụ khác dùng trong kiểm tra - đánh giá thường xuyên như: biên bản thảo luận nhóm, bài tiểu luận, bài thuyết trình, bài báo cáo, bài thu hoạch, chủ đề xêmina, dự án học tập, hồ sơ học tập v.v... * Các công cụ chấm điểm Bên cạnh các công cụ kiểm tra nhằm thu thập thông tin về KQHT của người học, còn có các công cụ dùng để chấm điểm các bài kiểm tra đó. Các công cụ chấm điểm đối với các bài kiểm tra viết thường là các hướng dẫn chấm điểm bao gồm có đáp án và thang chấm điểm để làm cơ sở cho việc chấm điểm của giáo viên. Ngoài ra cũng có thể sử dụng bảng kiểm, thang đánh giá v.v... để chấm điểm. Hệ thống phương pháp, công cụ của kiểm tra - đánh giá khá phong phú, đa dạng. Muốn đánh giá một cách có hiệu quả cần kết hợp các phương pháp và công cụ kiểm tra đánh giá sao cho phù hợp với mục tiêu đánh giá và đặc trưng của từng môn học. 1.3.4 Triết lí về đánh giá kết quả học tập Để sử dụng đánh giá KQHT có hiệu quả, cần hiểu rõ đánh giá để làm gì. Hiện nay có 3 triết lí cơ bản ảnh hưởng nhiều đến đánh giá đó là: đánh giá kết quả về việc học (assessment of learning), đánh giá vì sự tiến bộ của người học (assessment for learning) và đánh giá là hoạt động học tập (assessment as learning). 28 Đánh giá kết quả về việc học (assessment of learning) có mục tiêu chủ yếu là đánh giá tổng kết, xếp loại, lên lớp và chứng nhận kết quả. Đánh giá này diễn ra sau khi người học học xong một giai đoạn học tập nhằm xác định xem các mục tiêu dạy học có được thực hiện không và đạt được ở mức nào. Giáo viên là trung tâm trong quá trình đánh giá và người học không được tham gia vào các khâu của quá trình đánh giá. Đánh giá vì sự tiến bộ của người học (assessment for learning) diễn ra thường xuyên trong quá trình dạy học (đánh giá quá trình) với chức năng hỗ trợ cho quá trình dạy học. Việc đánh giá nhằm cung cấp thông tin để giáo viên và người học cải thiện chất lượng dạy học. Việc chấm điểm (cho điểm và xếp loại) không nhằm để so sánh giữa các người học với nhau mà để làm nổi bật những điểm mạnh và điểm yếu của mỗi người học và cung cấp cho họ thông tin phản hồi để tiếp tục việc học của mình ở các giai đoạn học tập tiếp theo. Giáo viên vẫn giữ vai trò chủ đạo trong đánh giá kết quả học tập, nhưng người học cũng được tham gia vào quá trình đánh giá. Người học có thể tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau dưới sự hướng dẫn của giáo viên, qua đó họ tự đánh giá được khả năng học tập của mình để điều chỉnh hoạt động học tập được tốt hơn. Đánh giá là hoạt động học tập (assessment as learning) nhìn nhận đánh giá với tư cách là một quá trình học tập. Người học cần nhận thức được các nhiệm vụ đánh giá cũng chính là công việc học tập của họ. Việc đánh giá cũng được diễn ra thường xuyên, liên tục trong quá trình học tập của người học. Đánh giá kết quả như là việc học tập trung vào bồi dưỡng khả năng tự đánh giá của người học dưới sự hướng dẫn, kết hợp với sự đánh giá của giáo viên với hai hình thức đánh giá cơ bản là tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng. Qua đó, người học học được cách đánh giá, tự phản hồi với bản thân xem kết quả học tập của mình đến đâu, tốt hay chưa, tốt như thế nào. Ở đây, người học giữ vai trò chủ đạo trong quá trình đánh giá. Họ tự giám sát hoặc theo dõi quá trình học tập của mình, tự so sánh, đánh giá KQHT của mình theo những tiêu chí do giáo viên cung cấp và sử dụng kết quả đánh giá ấy để điều chỉnh cách học. Kết quả đánh giá này không được ghi vào học bạ mà chỉ có vai trò như một nguồn thông tin để người học tự ý thức khả năng học tập của mình đang ở mức độ nào, từ đó thiết lập mục tiêu học tập cá nhân và lên kế hoạch học tập tiếp theo. 29 Có thể tóm tắt những điểm khác biệt cơ bản giữa đánh giá kết quả của việc học, đánh giá kết quả vì việc học và đánh giá kết quả như là việc học qua bảng 1.1 như sau: Bảng 1.1 Bảng so sánh giữa ĐG kết quả về việc học, ĐG vì sự tiến bộ của người học và ĐG kết quả là hoạt động học tập Tiêu chí so sánh ĐG kết quả về việc học (assessment of learning) ĐG vì sự tiến bộ của người học (assessment for learning) ĐG là HĐ học tập (assessment as learning) Mục tiêu đánh giá Xác nhận kết quả học tập của người học để phân loại, đưa ra quyết định về việc lên lớp hay tốt nghiệp Cung cấp thông tin cho các quyết định DH tiếp theo của GV; cung cấp thông tin cho người học nhằm cải thiện thành tích học tập Sử dụng kết quả đánh giá để cải thiện việc học của chính người học Căn cứ đánh giá So sánh giữa các người học với nhau So sánh với các chuẩn đánh giá bên ngoài. So sánh với các chuẩn đánh giá bên ngoài. Trọng tâm ĐG Kết quả học tập Quá trình học tập Quá trình học tập Thời gian ĐG Thường thực hiện cuối quá trình học tập Diễn ra trong suốt quá trình học tập Trước, trong và sau quá trình học tập Vai trò GV Chủ đạo Chủ đạo hoặc giám sát Hướng dẫn Vai trò người học Đối tượng của đánh giá Giám sát Chủ đạo Người sử dụng KQĐG Giáo viên Giáo viên, người học Người học Hiện nay, để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của đánh giá kết quả học tập theo tiếp cận năng lực đòi hỏi phải vận dụng cả 3 triết lí đánh giá nêu trên. Bởi vì năng lực của người học được hình thành, rèn luyện và phát triển trong suốt quá trình dạy học môn học. Do vậy để xác định mức độ năng lực của người học không thể chỉ thực hiện qua một bài kiểm tra kết thúc môn học có tính thời điểm mà phải được tiến hành thường xuyên trong quá trình đó. Việc đánh giá cần được tích hợp chặt chẽ với việc dạy học, coi đánh giá như là công cụ học tập nhằm hình thành và phát triển năng lực cho người học. 1.4 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC 1.4.1 Đặc trưng của môn GDH ở trường sư phạm * Vị trí, vai trò của môn GDH trong hệ thống các môn và hoạt động nghiệp vụ của trường sư phạm. 30 Giáo dục học là môn nghiệp vụ quan trọng đối với sinh viên sư phạm. Nó có quan hệ chặt chẽ với các môn như Tâm lý học, Phương pháp giảng dạy bộ môn và hoạt động nghiệp vụ như Thực tập sư phạm. Môn Tâm lý học nhất là học phần Tâm lý học lứa tuổi sư phạm cung cấp tiền đề cho sinh viên để tìm hiểu đặc điểm chung của lứa tuổi học sinh, qua đó hình thành những phương thức tác động giáo dục phù hợp. Như vậy, Tâm lý học là tiền đề, cơ sở khoa học giúp sinh viên tiếp nhận các tri thức sư phạm sâu sắc hơn. Về phần mình, Giáo dục học lại là cơ sở, là tiền đề để sinh viên học Phương pháp giảng dạy bộ môn và Nghiệp vụ sư phạm. Phương pháp giảng dạy bộ môn rèn luyện năng lực nghề cho sinh viên trên cơ sở đặc trưng của môn học và những tri thức, kỹ năng đã được chuẩn bị của môn Giáo dục học và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Còn Thực tập sư phạm là giai đoạn cuối cùng để đánh giá năng lực nghề nghiệp của sinh viên trước khi ra trường. Có thể nói Giáo dục học là “cầu nối” quan trọng giữa các môn nghiệp vụ trong trường sư phạm. * Đặc trưng của môn Giáo dục học ở trường sư phạm Với vị trí, vai trò như vậy, môn Giáo dục học có đặc trưng sau: Môn học này tập trung trang bị cho sinh viên những tri thức lý luận cơ bản, hiện đại về quá trình dạy học, quá trình giáo dục và công tác tổ chức, quản lý giáo dục trong nhà trường, đồng thời từng bước hình thành cho sinh viên những năng lực nghề nghiệp, giúp họ thích ứng dần với hoạt động sư phạm của bản thân trong tương lai. Giáo dục học còn là môn học có tác dụng to lớn trong việc hình thành ở những người giáo viên tương lai thế giới quan khoa học, tư duy biện chứng; bồi dưỡng và phát triển lòng yêu nghề, yêu trẻ và các phẩm chất nhân cách khác của một nhà giáo. Thiết nghĩ không một môn học nào trong trường sư phạm lại có khả năng thực hiện có hiệu quả và tập trung hình thành năng lực nghề giáo viên bằng môn Giáo dục học. Hiện nay, trong các trường đại học sư phạm môn Giáo dục học được giảng dạy cho sinh viên năm thứ hai. Môn học này thường được chia làm bốn phần: - Phần 1 “Những vấn đề chung của giáo dục học” cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về giáo dục, vai trò của giáo dục đối với xã hội nói chung và với nước ta hiện nay, đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân; những xu thế phát triển của giáo dục thế giới nói chung và của Việt Nam 31 nói riêng; mục đích giáo dục và hệ thống giáo dục quốc dân; những quan điểm cơ bản của Đảng ta về giáo dục trong giai đoạn hiện nay. - Phần 2 “Lý luận dạy học” trang bị cho sinh viên những tri thức về bản chất, quy luật, khuynh hướng phát triển của quá trình dạy học ở nhà trường phổ thông, từ đó giúp cho sinh viên có năng lực vận dụng những tri thức lý thuyết vào giảng dạy các bộ môn; trang bị cho sinh viên các nguyên tắc dạy học để đảm bảo hiệu quả của hoạt động dạy học, các phương pháp dạy học đáp ứng những yêu cầu mới của thực tiễn hoạt động dạy học ở trường phổ thông. - Phần 3 “Lý luận giáo dục” giúp sinh viên nắm vững được bản chất, quy luật, khuynh hướng phát triển của quá trình giáo dục (theo nghĩa hẹp), hiểu rõ các nguyên tắc và các phương pháp giáo dục, từ đó có năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh ở nhà trường phổ thông. - Phần 4 “Quản lý giáo dục trong nhà trường” giúp cho sinh viên có những hiểu biết cơ bản về công tác quản lý giáo dục như bộ máy quản lý trong trường phổ thông, chức năng, vai trò của từng vị trí quản lý, nội dung và phương thức quản lý nhà trường, hiểu được lao động sư phạm của người giáo viên và những phẩm chất mà người giáo viên cần có cũng như nội dung, phương pháp, công tác của người giáo viên chủ nhiệm lớp.... Trên cơ sở những tri thức đó, sinh viên từng bước rèn luyện các phẩm chất nhân cách cần thiết và những năng lực quản lý cơ bản của người giáo viên. 1.4.2 Những năng lực cần hình thành và phát triển cho sinh viên ĐHSP thông qua môn Giáo dục học Phân loại năng lực là vấn đề phức tạp, phụ thuộc vào các quan điểm và tiêu chí phân loại. Ở đây chúng tôi đưa ra hai quan niệm về phân loại năng lực khác nhau - Theo quan điểm của các nhà lý luận dạy học là Bend Meier và Nguyễn Văn Cường [13] thì cấu trúc chung của năng lực gồm có 4 thành phần: + Năng lực chuyên môn + Năng lực phương pháp + Năng lực xã hội + Năng lực cá thể Cách phân loại này thiết nghĩ chưa thật lôgic khi mà “năng lực phương pháp chuyên môn” có mặt ở cả hai thành phần “năng lực chuyên môn” và “năng lực phương pháp”. 32 - Các nhà tâm lí học phân chia năng lực thuộc bất kì một lĩnh vực hoạt động nào thành hai loại là năng lực chung và năng lực riêng. Đây là cách phân loại được sử dụng rộng rãi hơn cả. + Năng lực chung là những năng lực đáp ứng yêu cầu của nhiều loại hình hoạt động khác nhau. Đây là những năng lực cơ bản, thiết yếu làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp, đ...ng xuyen Rat thuong xuyen Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent 116PL c125 7 17.5 17.5 17.5 17 42.5 42.5 60.0 16 40.0 40.0 100.0 40 100.0 100.0 Thinh thoang Thuong xuyen Rat thuong xuyen Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c126 4 10.0 10.0 10.0 20 50.0 50.0 60.0 16 40.0 40.0 100.0 40 100.0 100.0 Thinh thoang Thuong xuyen Rat thuong xuyen Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c127 29 72.5 72.5 72.5 10 25.0 25.0 97.5 1 2.5 2.5 100.0 40 100.0 100.0 Thinh thoang Thuong xuyen Rat thuong xuyen Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c128 4 10.0 10.0 10.0 4 10.0 10.0 20.0 24 60.0 60.0 80.0 8 20.0 20.0 100.0 40 100.0 100.0 It khi Thinh thoang Thuong xuyen Rat thuong xuyen Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c129 22 55.0 55.0 55.0 12 30.0 30.0 85.0 6 15.0 15.0 100.0 40 100.0 100.0 It khi Thinh thoang Thuong xuyen Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent 117PL c1210 13 32.5 32.5 32.5 17 42.5 42.5 75.0 8 20.0 20.0 95.0 2 5.0 5.0 100.0 40 100.0 100.0 It khi Thinh thoang Thuong xuyen Rat thuong xuyen Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c1211 15 37.5 37.5 37.5 16 40.0 40.0 77.5 7 17.5 17.5 95.0 2 5.0 5.0 100.0 40 100.0 100.0 It khi Thinh thoang Thuong xuyen Rat thuong xuyen Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation c121 40 2.00 5.00 3.5750 1.00989 c122 40 3.00 4.00 3.4750 .50574 c123 40 3.00 5.00 4.1000 .67178 c124 40 3.00 5.00 3.7500 .63043 c125 40 3.00 5.00 4.2250 .73336 c126 40 3.00 5.00 4.3000 .64847 c127 40 3.00 5.00 3.3000 .51640 c128 40 2.00 5.00 3.9000 .84124 c129 40 2.00 4.00 2.6000 .74421 c1210 40 2.00 5.00 2.9750 .86194 c1211 40 2.00 5.00 2.9000 .87119 Valid N (listwise) 40 Frequency Table c131 3 7.5 7.5 7.5 7 17.5 17.5 25.0 9 22.5 22.5 47.5 17 42.5 42.5 90.0 4 10.0 10.0 100.0 40 100.0 100.0 ko bao gio it khi thinh thoang thuong xuyen rat thuong xuyen Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent 118PL c132 9 22.5 22.5 22.5 8 20.0 20.0 42.5 14 35.0 35.0 77.5 8 20.0 20.0 97.5 1 2.5 2.5 100.0 40 100.0 100.0 ko bao gio it khi thinh thoang thuong xuyen rat thuong xuyen Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c133 1 2.5 2.5 2.5 3 7.5 7.5 10.0 23 57.5 57.5 67.5 13 32.5 32.5 100.0 40 100.0 100.0 it khi thinh thoang thuong xuyen rat thuong xuyen Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c134 10 25.0 25.0 25.0 10 25.0 25.0 50.0 9 22.5 22.5 72.5 9 22.5 22.5 95.0 2 5.0 5.0 100.0 40 100.0 100.0 ko bao gio it khi thinh thoang thuong xuyen rat thuong xuyen Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c135 26 65.0 65.0 65.0 6 15.0 15.0 80.0 6 15.0 15.0 95.0 2 5.0 5.0 100.0 40 100.0 100.0 ko bao gio it khi thinh thoang thuong xuyen Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation c131 40 1.00 5.00 3.3000 1.11401 c132 40 1.00 5.00 2.6000 1.12774 c133 40 2.00 5.00 4.2000 .68687 c134 40 1.00 5.00 2.5750 1.23802 c135 40 1.00 4.00 1.6000 .92819 Valid N (listwise) 40 119PL Frequency Table c141 2 5.0 5.0 5.0 4 10.0 10.0 15.0 21 52.5 52.5 67.5 13 32.5 32.5 100.0 40 100.0 100.0 it khi thinh thoang thuong xuyen rat thuong xuyen Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c142 6 15.0 15.0 15.0 16 40.0 40.0 55.0 16 40.0 40.0 95.0 2 5.0 5.0 100.0 40 100.0 100.0 it khi thinh thoang thuong xuyen rat thuong xuyen Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c143 3 7.5 7.5 7.5 13 32.5 32.5 40.0 14 35.0 35.0 75.0 9 22.5 22.5 97.5 1 2.5 2.5 100.0 40 100.0 100.0 ko bao gio it khi thinh thoang thuong xuyen rat thuong xuyen Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c144 22 55.0 55.0 55.0 9 22.5 22.5 77.5 6 15.0 15.0 92.5 2 5.0 5.0 97.5 1 2.5 2.5 100.0 40 100.0 100.0 ko bao gio it khi thinh thoang thuong xuyen rat thuong xuyen Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent 120PL c145 2 5.0 5.0 5.0 19 47.5 47.5 52.5 19 47.5 47.5 100.0 40 100.0 100.0 thinh thoang thuong xuyen rat thuong xuyen Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c146 6 15.0 15.0 15.0 11 27.5 27.5 42.5 10 25.0 25.0 67.5 11 27.5 27.5 95.0 2 5.0 5.0 100.0 40 100.0 100.0 ko bao gio it khi thinh thoang thuong xuyen rat thuong xuyen Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c147 7 17.5 17.5 17.5 13 32.5 32.5 50.0 15 37.5 37.5 87.5 3 7.5 7.5 95.0 2 5.0 5.0 100.0 40 100.0 100.0 ko bao gio it khi thinh thoang thuong xuyen rat thuong xuyen Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c148 2 5.0 5.0 5.0 3 7.5 7.5 12.5 12 30.0 30.0 42.5 21 52.5 52.5 95.0 2 5.0 5.0 100.0 40 100.0 100.0 ko bao gio it khi thinh thoang thuong xuyen rat thuong xuyen Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c149 2 5.0 5.0 5.0 11 27.5 27.5 32.5 19 47.5 47.5 80.0 8 20.0 20.0 100.0 40 100.0 100.0 it khi thinh thoang thuong xuyen rat thuong xuyen Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent 121PL c1410 4 10.0 10.0 10.0 10 25.0 25.0 35.0 18 45.0 45.0 80.0 8 20.0 20.0 100.0 40 100.0 100.0 it khi thinh thoang thuong xuyen rat thuong xuyen Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c1411 7 17.5 17.5 17.5 12 30.0 30.0 47.5 13 32.5 32.5 80.0 8 20.0 20.0 100.0 40 100.0 100.0 it khi thinh thoang thuong xuyen rat thuong xuyen Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation c141 40 2.00 5.00 4.1250 .79057 c142 40 2.00 5.00 3.3500 .80224 c143 40 1.00 5.00 2.8000 .96609 c144 40 1.00 5.00 1.7750 1.04973 c145 40 3.00 5.00 4.4250 .59431 c146 40 1.00 5.00 2.8000 1.15913 c147 40 1.00 5.00 2.5000 1.03775 c148 40 1.00 5.00 3.4500 .90441 c149 40 2.00 5.00 3.8250 .81296 c1410 40 2.00 5.00 3.7500 .89872 c1411 40 2.00 5.00 3.5500 1.01147 Valid N (listwise) 40 Frequency Table c151 10 25.0 25.0 25.0 8 20.0 20.0 45.0 22 55.0 55.0 100.0 40 100.0 100.0 Khong dong y Phan van Dong y Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent 122PL c152 7 17.5 17.5 17.5 10 25.0 25.0 42.5 23 57.5 57.5 100.0 40 100.0 100.0 Khong dong y Phan van Dong y Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c153 4 10.0 10.0 10.0 8 20.0 20.0 30.0 28 70.0 70.0 100.0 40 100.0 100.0 Khong dong y Phan van Dong y Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c154 9 22.5 22.5 22.5 31 77.5 77.5 100.0 40 100.0 100.0 Phan van Dong y Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c155 6 15.0 15.0 15.0 9 22.5 22.5 37.5 25 62.5 62.5 100.0 40 100.0 100.0 Khong dong y Phan van Dong y Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c156 10 25.0 25.0 25.0 12 30.0 30.0 55.0 18 45.0 45.0 100.0 40 100.0 100.0 Khong dong y Phan van Dong y Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c157 13 32.5 32.5 32.5 13 32.5 32.5 65.0 14 35.0 35.0 100.0 40 100.0 100.0 Khong dong y Phan van Dong y Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent 123PL c158 10 25.0 25.0 25.0 10 25.0 25.0 50.0 20 50.0 50.0 100.0 40 100.0 100.0 Khong dong y Phan van Dong y Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation c151 40 1.00 3.00 2.3000 .85335 c152 40 1.00 3.00 2.4000 .77790 c153 40 1.00 3.00 2.6000 .67178 c154 40 2.00 3.00 2.7750 .42290 c155 40 1.00 3.00 2.4750 .75064 c156 40 1.00 3.00 2.2000 .82275 c157 40 1.00 3.00 2.0250 .83166 c158 40 1.00 3.00 2.2500 .83972 Valid N (listwise) 40 Frequency Table c161 7 17.5 17.5 17.5 33 82.5 82.5 100.0 40 100.0 100.0 Can thiet Rat can thiet Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c162 17 42.5 42.5 42.5 23 57.5 57.5 100.0 40 100.0 100.0 Can thiet Rat can thiet Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c163 4 10.0 10.0 10.0 18 45.0 45.0 55.0 18 45.0 45.0 100.0 40 100.0 100.0 Binh thuong Can thiet Rat can thiet Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent 124PL c164 4 10.0 10.0 10.0 6 15.0 15.0 25.0 30 75.0 75.0 100.0 40 100.0 100.0 Binh thuong Can thiet Rat can thiet Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c165 20 50.0 50.0 50.0 20 50.0 50.0 100.0 40 100.0 100.0 Can thiet Rat can thiet Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c166 20 50.0 50.0 50.0 20 50.0 50.0 100.0 40 100.0 100.0 Can thiet Rat can thiet Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c167 16 40.0 40.0 40.0 24 60.0 60.0 100.0 40 100.0 100.0 Can thiet Rat can thiet Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c168 4 10.0 10.0 10.0 21 52.5 52.5 62.5 15 37.5 37.5 100.0 40 100.0 100.0 Binh thuong Can thiet Rat can thiet Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c169 3 7.5 7.5 7.5 15 37.5 37.5 45.0 22 55.0 55.0 100.0 40 100.0 100.0 Binh thuong Can thiet Rat can thiet Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent 125PL c1610 5 12.5 12.5 12.5 14 35.0 35.0 47.5 21 52.5 52.5 100.0 40 100.0 100.0 Binh thuong Can thiet Rat can thiet Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c1611 3 7.5 7.5 7.5 16 40.0 40.0 47.5 21 52.5 52.5 100.0 40 100.0 100.0 Binh thuong Can thiet Rat can thiet Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c1612 17 42.5 42.5 42.5 10 25.0 25.0 67.5 13 32.5 32.5 100.0 40 100.0 100.0 Binh thuong Can thiet Rat can thiet Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation c161 40 4.00 5.00 4.8250 .38481 c162 40 4.00 5.00 4.5750 .50064 c163 40 3.00 5.00 4.3500 .66216 c164 40 3.00 5.00 4.6500 .66216 c165 40 4.00 5.00 4.5000 .50637 c166 40 4.00 5.00 4.5000 .50637 c167 40 4.00 5.00 4.6000 .49614 c168 40 3.00 5.00 4.2750 .64001 c169 40 3.00 5.00 4.4750 .64001 c1610 40 3.00 5.00 4.4000 .70892 c1611 40 3.00 5.00 4.4500 .63851 c1612 40 3.00 5.00 3.9000 .87119 Valid N (listwise) 40 126PL Sinh viên Frequencies c1 2 .2 .2 .2 5 .6 .6 .9 54 6.6 6.6 7.5 353 43.2 43.2 50.7 403 49.3 49.3 100.0 817 100.0 100.0 ko quan trong it quan trong binh thuong quan trong Rat quan trong Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Frequency Table c21 43 5.3 5.3 5.3 73 8.9 8.9 14.2 250 30.6 30.6 44.8 328 40.1 40.1 84.9 123 15.1 15.1 100.0 817 100.0 100.0 Khong quan trong it quan trong binh thuong quan trong rat quan trong Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c22 3 .4 .4 .4 21 2.6 2.6 2.9 102 12.5 12.5 15.4 437 53.5 53.5 68.9 254 31.1 31.1 100.0 817 100.0 100.0 Khong quan trong it quan trong binh thuong quan trong rat quan trong Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c23 5 .6 .6 .6 10 1.2 1.2 1.8 124 15.2 15.2 17.0 369 45.2 45.2 62.2 309 37.8 37.8 100.0 817 100.0 100.0 Khong quan trong it quan trong binh thuong quan trong rat quan trong Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent 127PL c24 7 .9 .9 .9 19 2.3 2.3 3.2 93 11.4 11.4 14.6 357 43.7 43.7 58.3 341 41.7 41.7 100.0 817 100.0 100.0 Khong quan trong it quan trong binh thuong quan trong rat quan trong Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c25 6 .7 .7 .7 14 1.7 1.7 2.4 80 9.8 9.8 12.2 359 43.9 43.9 56.2 358 43.8 43.8 100.0 817 100.0 100.0 Khong quan trong it quan trong binh thuong quan trong rat quan trong Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c26 6 .7 .7 .7 24 2.9 2.9 3.7 161 19.7 19.7 23.4 384 47.0 47.0 70.4 242 29.6 29.6 100.0 817 100.0 100.0 Khong quan trong it quan trong binh thuong quan trong rat quan trong Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation c21 817 1.00 5.00 3.5080 1.02314 c22 817 1.00 5.00 4.1236 .74633 c23 817 1.00 5.00 4.1836 .77528 c24 817 1.00 5.00 4.2313 .80537 c25 817 1.00 5.00 4.2840 .76866 c26 817 1.00 5.00 4.0184 .82302 Valid N (listwise) 817 c3 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent La mot qua trinh doc lap... 36 4.4 4.4 4.4 Valid La khau cuoi cung cua qtrinh day hoc 128 15.7 15.7 20.1 128PL La mot bo phan cua qua trinh day hoc... 653 79.9 79.9 100.0 Total 817 100.0 100.0 Frequency Table c41 290 35.5 35.5 35.5 527 64.5 64.5 100.0 817 100.0 100.0 chon khong chon Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c42 500 61.2 61.2 61.2 317 38.8 38.8 100.0 817 100.0 100.0 chon khong chon Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c43 104 12.7 12.7 12.7 713 87.3 87.3 100.0 817 100.0 100.0 chon khong chon Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c44 175 21.4 21.4 21.4 642 78.6 78.6 100.0 817 100.0 100.0 chon khong chon Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c45 114 14.0 14.0 14.0 703 86.0 86.0 100.0 817 100.0 100.0 chon khong chon Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent 129PL Frequencies c6 3 .4 .4 .4 9 1.1 1.1 1.5 53 6.5 6.5 8.0 394 48.2 48.2 56.2 358 43.8 43.8 100.0 817 100.0 100.0 ko quan trong it quan trong binh thuong quan trong rat quan trong Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Frequency Table c71 4 .5 .5 .5 53 6.5 6.5 7.0 760 93.0 93.0 100.0 817 100.0 100.0 ko dong y phan van dong y Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c72 22 2.7 2.7 2.7 179 21.9 21.9 24.6 616 75.4 75.4 100.0 817 100.0 100.0 ko dong y phan van dong y Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c73 23 2.8 2.8 2.8 141 17.3 17.3 20.1 653 79.9 79.9 100.0 817 100.0 100.0 ko dong y phan van dong y Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c74 40 4.9 4.9 4.9 224 27.4 27.4 32.3 553 67.7 67.7 100.0 817 100.0 100.0 ko dong y phan van dong y Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent 130PL c75 42 5.1 5.1 5.1 268 32.8 32.8 37.9 507 62.1 62.1 100.0 817 100.0 100.0 ko dong y phan van dong y Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c76 93 11.4 11.4 11.4 311 38.1 38.1 49.4 413 50.6 50.6 100.0 817 100.0 100.0 ko dong y phan van dong y Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c77 46 5.6 5.6 5.6 198 24.2 24.2 29.9 573 70.1 70.1 100.0 817 100.0 100.0 ko dong y phan van dong y Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation c71 817 1.00 3.00 2.9253 .28103 c72 817 1.00 3.00 2.7271 .50261 c73 817 1.00 3.00 2.7711 .48279 c74 817 1.00 3.00 2.6279 .57616 c75 817 1.00 3.00 2.5692 .59030 c76 817 1.00 3.00 2.3917 .68301 c77 817 1.00 3.00 2.6450 .58480 Valid N (listwise) 817 Frequencies C8 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent khong bao gio 6 .7 .7 .7 it khi 50 6.1 6.1 6.9 thinh thoang 390 47.7 47.7 54.6 thuong xuyen 295 36.1 36.1 90.7 rat thuong xuyen 76 9.3 9.3 100.0 Valid Total 817 100.0 100.0 131PL Frequency Table c101 55 6.7 6.7 6.7 410 50.2 50.2 56.9 352 43.1 43.1 100.0 817 100.0 100.0 Thinh thoang Thuong xuyen Rat thuong xuyen Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c102 68 8.3 8.3 8.3 464 56.8 56.8 65.1 285 34.9 34.9 100.0 817 100.0 100.0 Thinh thoang Thuong xuyen Rat thuong xuyen Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c103 192 23.5 23.5 23.5 396 48.5 48.5 72.0 229 28.0 28.0 100.0 817 100.0 100.0 Thinh thoang Thuong xuyen Rat thuong xuyen Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c104 54 6.6 6.6 6.6 356 43.6 43.6 50.2 327 40.0 40.0 90.2 80 9.8 9.8 100.0 817 100.0 100.0 It khi Thinh thoang Thuong xuyen Rat thuong xuyen Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation c101 817 3.00 5.00 4.3635 .60536 c102 817 3.00 5.00 4.2656 .60164 c103 817 3.00 5.00 4.0453 .71685 c104 817 2.00 5.00 3.5300 .76016 Valid N (listwise) 817 132PL Frequencies c11 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Qua trinh thuc hien hoat dong 156 19.1 19.1 19.1 Cac sp sau khi thuc hien hoat dong 147 18.0 18.0 37.1 Ca sp va qua trinh thuc hien hoat dong 514 62.9 62.9 100.0 Valid Total 817 100.0 100.0 Frequency Table c121 14 1.7 1.7 1.7 135 16.5 16.5 18.2 299 36.6 36.6 54.8 245 30.0 30.0 84.8 124 15.2 15.2 100.0 817 100.0 100.0 Ko bao gio It khi Thinh thoang Thuong xuyen Rat thuong xuyen Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c122 42 5.1 5.1 5.1 288 35.3 35.3 40.4 270 33.0 33.0 73.4 177 21.7 21.7 95.1 40 4.9 4.9 100.0 817 100.0 100.0 Ko bao gio It khi Thinh thoang Thuong xuyen Rat thuong xuyen Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c123 14 1.7 1.7 1.7 68 8.3 8.3 10.0 204 25.0 25.0 35.0 244 29.9 29.9 64.9 287 35.1 35.1 100.0 817 100.0 100.0 Ko bao gio It khi Thinh thoang Thuong xuyen Rat thuong xuyen Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent 133PL c124 40 4.9 4.9 4.9 83 10.2 10.2 15.1 312 38.2 38.2 53.2 313 38.3 38.3 91.6 69 8.4 8.4 100.0 817 100.0 100.0 Ko bao gio It khi Thinh thoang Thuong xuyen Rat thuong xuyen Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c125 40 4.9 4.9 4.9 54 6.6 6.6 11.5 179 21.9 21.9 33.4 289 35.4 35.4 68.8 255 31.2 31.2 100.0 817 100.0 100.0 Ko bao gio It khi Thinh thoang Thuong xuyen Rat thuong xuyen Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c126 14 1.7 1.7 1.7 108 13.2 13.2 14.9 316 38.7 38.7 53.6 379 46.4 46.4 100.0 817 100.0 100.0 It khi Thinh thoang Thuong xuyen Rat thuong xuyen Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c127 41 5.0 5.0 5.0 220 26.9 26.9 31.9 285 34.9 34.9 66.8 230 28.2 28.2 95.0 41 5.0 5.0 100.0 817 100.0 100.0 Ko bao gio It khi Thinh thoang Thuong xuyen Rat thuong xuyen Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent 134PL c128 14 1.7 1.7 1.7 54 6.6 6.6 8.3 191 23.4 23.4 31.7 464 56.8 56.8 88.5 94 11.5 11.5 100.0 817 100.0 100.0 Ko bao gio It khi Thinh thoang Thuong xuyen Rat thuong xuyen Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c129 153 18.7 18.7 18.7 355 43.5 43.5 62.2 228 27.9 27.9 90.1 81 9.9 9.9 100.0 817 100.0 100.0 Ko bao gio It khi Thinh thoang Thuong xuyen Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c1210 54 6.6 6.6 6.6 178 21.8 21.8 28.4 366 44.8 44.8 73.2 151 18.5 18.5 91.7 68 8.3 8.3 100.0 817 100.0 100.0 Ko bao gio It khi Thinh thoang Thuong xuyen Rat thuong xuyen Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c1211 81 9.9 9.9 9.9 260 31.8 31.8 41.7 271 33.2 33.2 74.9 177 21.7 21.7 96.6 28 3.4 3.4 100.0 817 100.0 100.0 Ko bao gio It khi Thinh thoang Thuong xuyen Rat thuong xuyen Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation c121 817 1.00 5.00 3.4039 .98935 c122 817 1.00 5.00 2.8592 .97569 c123 817 1.00 5.00 3.8837 1.03727 c124 817 1.00 5.00 3.3525 .94615 c125 817 1.00 5.00 3.8140 1.09685 135PL c126 817 2.00 5.00 4.2974 .75952 c127 817 1.00 5.00 3.0122 .97636 c128 817 1.00 5.00 3.6977 .82272 c129 817 1.00 4.00 2.2901 .88302 c1210 817 1.00 5.00 3.0012 1.00061 c1211 817 1.00 5.00 2.7687 1.00810 Valid N (listwise) 817 Frequency Table c131 159 19.5 19.5 19.5 99 12.1 12.1 31.6 292 35.7 35.7 67.3 139 17.0 17.0 84.3 128 15.7 15.7 100.0 817 100.0 100.0 ko bao gio it khi thinh thoang thuong xuyen rat thuong xuyen Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c132 287 35.1 35.1 35.1 208 25.5 25.5 60.6 194 23.7 23.7 84.3 108 13.2 13.2 97.6 20 2.4 2.4 100.0 817 100.0 100.0 ko bao gio it khi thinh thoang thuong xuyen rat thuong xuyen Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c133 28 3.4 3.4 3.4 152 18.6 18.6 22.0 281 34.4 34.4 56.4 356 43.6 43.6 100.0 817 100.0 100.0 it khi thinh thoang thuong xuyen rat thuong xuyen Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent 136PL c134 194 23.7 23.7 23.7 120 14.7 14.7 38.4 141 17.3 17.3 55.7 238 29.1 29.1 84.8 124 15.2 15.2 100.0 817 100.0 100.0 ko bao gio it khi thinh thoang thuong xuyen rat thuong xuyen Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c135 565 69.2 69.2 69.2 138 16.9 16.9 86.0 89 10.9 10.9 96.9 25 3.1 3.1 100.0 817 100.0 100.0 ko bao gio it khi thinh thoang thuong xuyen Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation c131 817 1.00 5.00 2.9731 1.30300 c132 817 1.00 5.00 2.2240 1.13544 c133 817 2.00 5.00 4.1812 .85261 c134 817 1.00 5.00 2.9731 1.41309 c135 817 1.00 4.00 1.4786 .80735 Valid N (listwise) 817 Frequency Table c141 43 5.3 5.3 5.3 81 9.9 9.9 15.2 182 22.3 22.3 37.5 332 40.6 40.6 78.1 179 21.9 21.9 100.0 817 100.0 100.0 ko bao gio it khi thinh thoang thuong xuyen rat thuong xuyen Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent 137PL c142 129 15.8 15.8 15.8 156 19.1 19.1 34.9 201 24.6 24.6 59.5 275 33.7 33.7 93.1 56 6.9 6.9 100.0 817 100.0 100.0 ko bao gio it khi thinh thoang thuong xuyen rat thuong xuyen Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c143 350 42.8 42.8 42.8 177 21.7 21.7 64.5 150 18.4 18.4 82.9 102 12.5 12.5 95.3 38 4.7 4.7 100.0 817 100.0 100.0 ko bao gio it khi thinh thoang thuong xuyen rat thuong xuyen Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c144 100 12.2 12.2 12.2 177 21.7 21.7 33.9 290 35.5 35.5 69.4 211 25.8 25.8 95.2 39 4.8 4.8 100.0 817 100.0 100.0 ko bao gio it khi thinh thoang thuong xuyen rat thuong xuyen Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c145 29 3.5 3.5 3.5 34 4.2 4.2 7.7 146 17.9 17.9 25.6 410 50.2 50.2 75.8 198 24.2 24.2 100.0 817 100.0 100.0 ko bao gio it khi thinh thoang thuong xuyen rat thuong xuyen Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent 138PL c146 40 4.9 4.9 4.9 87 10.6 10.6 15.5 200 24.5 24.5 40.0 339 41.5 41.5 81.5 151 18.5 18.5 100.0 817 100.0 100.0 ko bao gio it khi thinh thoang thuong xuyen rat thuong xuyen Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c147 209 25.6 25.6 25.6 247 30.2 30.2 55.8 217 26.6 26.6 82.4 115 14.1 14.1 96.5 29 3.5 3.5 100.0 817 100.0 100.0 ko bao gio it khi thinh thoang thuong xuyen rat thuong xuyen Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c148 63 7.7 7.7 7.7 121 14.8 14.8 22.5 248 30.4 30.4 52.9 304 37.2 37.2 90.1 81 9.9 9.9 100.0 817 100.0 100.0 ko bao gio it khi thinh thoang thuong xuyen rat thuong xuyen Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c149 68 8.3 8.3 8.3 121 14.8 14.8 23.1 219 26.8 26.8 49.9 306 37.5 37.5 87.4 103 12.6 12.6 100.0 817 100.0 100.0 ko bao gio it khi thinh thoang thuong xuyen rat thuong xuyen Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent 139PL c1410 105 12.9 12.9 12.9 142 17.4 17.4 30.2 274 33.5 33.5 63.8 245 30.0 30.0 93.8 51 6.2 6.2 100.0 817 100.0 100.0 ko bao gio it khi thinh thoang thuong xuyen rat thuong xuyen Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c1411 49 6.0 6.0 6.0 112 13.7 13.7 19.7 205 25.1 25.1 44.8 356 43.6 43.6 88.4 95 11.6 11.6 100.0 817 100.0 100.0 ko bao gio it khi thinh thoang thuong xuyen rat thuong xuyen Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation c141 817 1.00 5.00 3.6401 1.08815 c142 817 1.00 5.00 2.9670 1.19748 c143 817 1.00 5.00 2.1444 1.22922 c144 817 1.00 5.00 2.8923 1.07016 c145 817 1.00 5.00 3.8739 .94455 c146 817 1.00 5.00 3.5802 1.05892 c147 817 1.00 5.00 2.3978 1.11678 c148 817 1.00 5.00 3.2681 1.07460 c149 817 1.00 5.00 3.3121 1.12427 c1410 817 1.00 5.00 2.9939 1.11307 c1411 817 1.00 5.00 3.4113 1.05360 Valid N (listwise) 817 Frequency Table c151 152 18.6 18.6 18.6 272 33.3 33.3 51.9 393 48.1 48.1 100.0 817 100.0 100.0 Ko dong y Phan van Dong y Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent 140PL c152 165 20.2 20.2 20.2 161 19.7 19.7 39.9 491 60.1 60.1 100.0 817 100.0 100.0 Ko dong y Phan van Dong y Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c153 301 36.8 36.8 36.8 123 15.1 15.1 51.9 393 48.1 48.1 100.0 817 100.0 100.0 Ko dong y Phan van Dong y Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c154 163 20.0 20.0 20.0 151 18.5 18.5 38.4 503 61.6 61.6 100.0 817 100.0 100.0 Ko dong y Phan van Dong y Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c155 179 21.9 21.9 21.9 104 12.7 12.7 34.6 534 65.4 65.4 100.0 817 100.0 100.0 Ko dong y Phan van Dong y Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c156 152 18.6 18.6 18.6 210 25.7 25.7 44.3 455 55.7 55.7 100.0 817 100.0 100.0 Ko dong y Phan van Dong y Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation c151 817 1.00 3.00 2.2950 .76208 c152 817 1.00 3.00 2.3990 .80281 c153 817 1.00 3.00 2.1126 .91531 141PL c154 817 1.00 3.00 2.4162 .80173 c155 817 1.00 3.00 2.4345 .82749 c156 817 1.00 3.00 2.3709 .77856 Valid N (listwise) 817 Frequency Table c161 55 6.7 6.7 6.7 285 34.9 34.9 41.6 477 58.4 58.4 100.0 817 100.0 100.0 Binh thuong Can thiet Rat can thiet Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c162 68 8.3 8.3 8.3 519 63.5 63.5 71.8 230 28.2 28.2 100.0 817 100.0 100.0 Binh thuong Can thiet Rat can thiet Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c163 40 4.9 4.9 4.9 27 3.3 3.3 8.2 246 30.1 30.1 38.3 313 38.3 38.3 76.6 191 23.4 23.4 100.0 817 100.0 100.0 Ko can thiet It can thiet Binh thuong Can thiet Rat can thiet Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c164 14 1.7 1.7 1.7 176 21.5 21.5 23.3 450 55.1 55.1 78.3 177 21.7 21.7 100.0 817 100.0 100.0 It can thiet Binh thuong Can thiet Rat can thiet Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent 142PL c165 54 6.6 6.6 6.6 368 45.0 45.0 51.7 395 48.3 48.3 100.0 817 100.0 100.0 Binh thuong Can thiet Rat can thiet Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c166 56 6.9 6.9 6.9 531 65.0 65.0 71.8 230 28.2 28.2 100.0 817 100.0 100.0 Binh thuong Can thiet Rat can thiet Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c167 55 6.7 6.7 6.7 517 63.3 63.3 70.0 245 30.0 30.0 100.0 817 100.0 100.0 Binh thuong Can thiet Rat can thiet Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c168 13 1.6 1.6 1.6 245 30.0 30.0 31.6 398 48.7 48.7 80.3 161 19.7 19.7 100.0 817 100.0 100.0 It can thiet Binh thuong Can thiet Rat can thiet Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c169 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent It can thiet 40 4.9 4.9 4.9 Binh thuong 82 10.0 10.0 14.9 Can thiet 421 51.5 51.5 66.5 Rat can thiet 274 33.5 33.5 100.0 Valid Total 817 100.0 100.0 143PL c1610 81 9.9 9.9 9.9 424 51.9 51.9 61.8 312 38.2 38.2 100.0 817 100.0 100.0 Binh thuong Can thiet Rat can thiet Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c1611 53 6.5 6.5 6.5 220 26.9 26.9 33.4 329 40.3 40.3 73.7 215 26.3 26.3 100.0 817 100.0 100.0 It can thiet Binh thuong Can thiet Rat can thiet Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c1612 13 1.6 1.6 1.6 107 13.1 13.1 14.7 468 57.3 57.3 72.0 229 28.0 28.0 100.0 817 100.0 100.0 It can thiet Binh thuong Can thiet Rat can thiet Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation c161 817 3.00 5.00 4.5165 .62035 c162 817 3.00 5.00 4.1983 .57082 c163 817 1.00 5.00 3.7197 1.01509 c164 817 2.00 5.00 3.9670 .70720 c165 817 3.00 5.00 4.4174 .61305 c166 817 3.00 5.00 4.2130 .55234 c167 817 3.00 5.00 4.2326 .55991 c168 817 2.00 5.00 3.8654 .73697 c169 817 2.00 5.00 4.1371 .78329 c1610 817 3.00 5.00 4.2827 .63370 c1611 817 2.00 5.00 3.8641 .88001 c1612 817 2.00 5.00 4.1175 .67946 Valid N (listwise) 817

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_danh_gia_ket_qua_hoc_tap_mon_giao_duc_hoc_cua_sinh_v.pdf
  • pdfTOM TAT ENGLISH - TRA.pdf
  • pdfTOM TAT TIENG VIET - TRA.pdf
  • pdfTT kết quả mới của LA - TRA.pdf