Luận án Đánh giá chính sách cán bộ, công chức cấp xã ở Việt Nam hiện nay

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LƢƠNG MẠNH SƠN ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, 2020 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LƢƠNG MẠNH SƠN ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 9 34 04 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐỖ PHÚ HẢI HÀ NỘ

pdf186 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Luận án Đánh giá chính sách cán bộ, công chức cấp xã ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I, 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các tài liệu được trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nghiên cứu sinh Lƣơng Mạnh Sơn MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...................................... 9 1.1. Tình hình nghiên cứu ........................................................................................ 9 1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu ........................................................................ 16 1.3. Những vấn đề đặt ra được tiếp tục nghiên cứu ................................................ 17 Chƣơng 2 LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ ...................................................................................... 20 2.1. Chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã .................................................. 20 2.2. Đánh giá chính sách cán bộ, công chức cấp xã ................................................ 33 2.3. Các tiêu chí đánh giá chính sách cán bộ, công chức cấp xã ............................. 44 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá chính sách cán bộ, công chức cấp xã ....... 49 Chƣơng 3 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .................................................................................. 55 3.1. Thực tiễn chính sách cán bộ, công chức cấp xã hiện nay ................................. 55 3.2. Đánh giá chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã hiện nay ...................... 65 3.3. Nhận xét chung ............................................................................................... 95 Chƣơng 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở VIỆT NAM ........................................................................ 111 4.1. Quan điểm và định hướng hoàn thiện chính sách cán bộ, công chức cấp xã. . 111 4.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách cán bộ, công chức cấp xã ở Việt Nam ........ 117 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 153 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................................................. 155 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 156 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 167 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BMNN BVDP Bộ máy nhà nước Bảo vệ dân phố CBCC Cán bộ, công chức CBCCVC Cán bộ, công chức, viên chức CC Công chức CCCX Công chức cấp xã CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CQHCNN Cơ quan hành chính nhà nước CSCBCCCX Chính sách cán bộ, công chức cấp xã ĐGCBCC Đánh giá cán bộ, công chức ĐGCCHC Đánh giá công chức hành chính ĐGCS Đánh giá chính sách ĐTBD Đào tạo, bồi dưỡng HCNN Hành chính nhà nước HĐND Hội đồng nhân dân KHCN Khoa học công nghệ Nxb Nhà xuất bản PACS Phương án chính sách QLNN Quản lý nhà nước QPPL Quy phạm pháp luật UBKT Ủy ban kiểm tra UBND Ủy ban nhân dân VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Lương cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn năm 2004 ............. 75 Bảng 3.2. Lương cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn năm 2009 ............. 76 Bảng 3.3. Lương cán bộ xã, phường, thị trấn năm 2017 ..................................... 77 Bảng 3.4. Lương cán bộ xã, phường, thị trấn năm 2019 ..................................... 79 Bảng 4.1. Tiêu chí và phương pháp đánh giá chính sách CBCCCX ................. 144 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tuyển dụng CBCCCX về chuyên môn, nghiệp vụ ...................... 67 Biểu đồ 3.2. Điều kiện làm việc đối với CBCCCX .......................................... 69 Biểu đồ 3.3. Trang thiết bị làm việc đối với CBCCCX .................................... 70 Biểu đồ 3.4 Tính hợp lý chính sách luân chuyển CBCCCX............................. 74 Biểu đồ 3.5. Tính hiệu quả trong ĐTBD CBCCCX sử dụng trong công việc .. 86 Biểu đồ 3.6. Tính công bằng trong chính sách ĐTBD CBCCCX..................... 87 Biểu đồ 3.7. Tính công bằng chính sách khen thưởng đối với CBCCCX ......... 92 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cán bộ, công chức (CBCC) là nhân tố quan trọng trong bộ máy hành chính nhà nước của mọi quốc gia. Lực lượng này vừa tham mưu xây dựng, đồng thời vừa là người tổ chức thực thi các chính sách, pháp luật của Nhà nước trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội. Bộ máy hành chính của một quốc gia vận hành thông suốt, có hiệu lực, hiệu quả hay không phụ thuộc nhiều vào phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm, thái độ, động lực làm việc của đội CBCC làm việc trong bộ máy đó. Để họ có động lực trong công việc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến, chế độ, chính sách đối với họ trong đó chế độ, chính sách có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức (CC). Trong bộ máy hành chính nhà nước xã, phường, thị trấn (gọi chung là chính quyền cấp xã) là đơn vị hành chính cấp cơ sở; nơi trực tiếp triển khai các Nghị quyết, đảm bảo các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống; nơi thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của xã hội. Chính quyền cấp xã là bộ phận nòng cốt của hệ thống chính trị cơ sở, là nơi trực tiếp giải quyết công việc cụ thể của Nhân dân, góp phần vào sự ổn định và phát triển đất nước. Thực tiễn cho thấy ở đâu chính quyền cấp xã mạnh, ở đó mọi chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh, quyền làm chủ của Nhân dân được phát huy. Vấn đề nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở, đặc biệt là chính quyền cấp xã luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Đã có nhiều nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các Bộ quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã. Trên cơ sở đó, tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ngày càng được kiện toàn, chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động ngày được nâng lên. Điều này được thể hiện thông qua việc đẩy mạnh phân cấp cho chính quyền cấp cấp xã trong một số lĩnh vực về y tế, văn hoá, giáo dục, thể thao, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã (CBCCCX), cải cách thủ tục hành chính theo hướng xây dựng mô hình hành chính ''một cửa, một dấu''.. 2 Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển của đất nước và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân ở cơ sở thì tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động của chính quyền cấp xã còn bộc lộ nhiều hạn chế, chậm được đổi mới, yếu kém về hiệu lực, hiệu quả quản lý, về năng lực tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội và thực hiện quyền làm chủ của Nhân dân; năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức ở một số chính quyền cấp xã có mặt chưa tương xứng với mức độ phân cấp; đổi mới tổ chức bộ máy chưa gắn với việc tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Trong khi đó, chính quyền cơ sở lại là cấp chính quyền "gần dân" nhất, những công vụ được thực hiện hàng ngày mang tính sự vụ tức thời và yêu cầu phải giải quyết ngay nên cấp chính quyền này cần được tập trung quan tâm kiện toàn và đổi mới để ngày một năng động, hoạt động với hiệu quả cao hơn. Nghị quyết số 18/NQ/TW ngày 25/7/2017 của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XII nêu rõ: “Hiện nay, cả nước có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh (58 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc Trung ương); 713 đơn vị hành chính cấp huyện (546 huyện, 49 quận, 51 thị xã, 67 thành phố thuộc tỉnh); 11.162 đơn vị hành chính cấp xã (8.978 xã, 1.581 phường và 603 thị trấn); 111.282 thôn, tổ dân phố và tương đương. Trong 10 năm (2007-2016), cả nước chỉ giảm được 1 đơn vị hành chính cấp tỉnh, trong khi đó lại tăng 165 đơn vị hành chính cấp huyện, tương ứng 30,11% và 194 đơn vị hành chính cấp xã, tương ứng 1,77%” [2]. Tuy vậy, trong một thời gian dài, CBCCCX ít được các cấp, các ngành quan tâm, chúng ta chưa có chính sách tạo được động lực thúc đẩy CBCCCX, chưa tạo động lực cho họ trong quá trình thực thi công vụ và chưa đảm bảo được đời sống của họ. Công tác đánh giá các chính sách đối với CBCC còn chưa được thực hiện. Do đó, hệ thống các chính sách chưa khuyến khích được đội ngũ CBCCCX tích cực làm việc, yên tâm công tác, trau dồi phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành phát triển kinh tế, xã hội ở các địa phương. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhìn chung chính sách CBCCCX đã từng bước được sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với từng địa bàn quản lý. Song nhìn chung, chính sách đối với CBCCCX còn nhiều bất cập, chưa đảm bảo cuộc sống của đội ngũ công chức ở địa phương, chưa tạo động lực CBCCCX tự giác, hăng say nỗ lực làm việc; các chính sách đối với CBCCCX xây dựng và thực hiện chưa được thường xuyên đánh giá hoặc nếu 3 được đánh giá thì đánh giá chưa có hiệu quả. Hoạt động này đã ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động, làm giảm hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, điều hành phát triển kinh tế, xã hội của bộ máy chính quyền cấp xã ở các địa phương hiện nay. Công tác tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm cho hoạch định và thực thi chính sách chưa được coi trọng, chưa làm thường xuyên, kịp thời. Trong một thời gian dài, hoạt động này chưa thật sự được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quan tâm, coi trọng do sự bất cập trong tư duy làm chính sách. Điều này không chỉ đúng với quy trình chính sách của chính quyền địa phương mà còn của Chính phủ, các bộ, ngành. Trong những năm gần đây, thực tiễn cho thấy xã hội đã bắt đầu ý thức rõ hơn về vai trò quan trọng của hoạt động này trong tổng thể quy trình chính sách. Tuy vậy, xét về tổng thể, hoạt động phân tích, đánh giá chính sách công (CSC) còn trong tình trạng lẻ tẻ, rời rạc, hình thức; không có nhiều những sản phẩm nghiên cứu có tầm cỡ về nội dung, chất lượng và quy mô để có thể tạo ra được những đột phá về chính sách trong từng lĩnh vực. Vì những lý do khác nhau mà những kết quả nghiên cứu, phân tích, đánh giá CSC được ứng dụng vào thực tế một cách hữu ích chưa nhiều, gây lãng phí, thiệt thòi cho toàn bộ quy trình CSC hoặc từng công đoạn trong đó. Việc tiếp thu các kết quả phân tích, đánh giá CSC từ phía các cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn rất dè dặt, cứng nhắc; thậm chí có những trường hợp tỏ thái độ phân biệt, phê phán, Từ những vấn đề nêu trên, để đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và hội nhập quốc tế, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân ở cơ sở thì việc tiếp tục hoàn thiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ CBCCCX là cần thiết. Do vậy, chúng tôi chọn đề tài “Đánh giá chính sách cán bộ, công chức cấp xã ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Chính sách công của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan tới đánh giá chính sách CBCCCX, luận án tiến hành đánh giá nội dung chính sách để từ đó chỉ ra giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách này trong hiện thực. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, tổng quan các nghiên cứu trong nước và nước ngoài liên quan đến chính sách và ĐGCS CBCCCX để xác định hướng triển khai nghiên cứu của luận án. 4 Thứ hai, hệ thống hóa cơ sở lý luận về ĐGCS đối với CBCCCX bao gồm mục đích, yêu cầu, nội dung, hình thức, phương pháp và các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá chính sách đối với CBCCCX hiện nay. Thứ ba, đánh giá thực trạng hệ thống chính sách đối với CBCCCX và tổ chức thực hiện ở Việt Nam. Thứ tư, tìm hiểu, xây dựng định hướng chính sách và đánh giá chính sách đối với đội ngũ CBCCCX ở Việt Nam để đề xuất nội dung hoàn thiện chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án tập trung vào chính sách đối với CBCC hành chính cấp xã. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận án tập trung vào xem xét đánh giá những nội chính sách đối với CBCCCX, như: chính sách tuyển dụng; sử dụng; đào tạo, bồi dưỡng; đánh giá CBCC; những đãi ngộ về vật chất và tinh thần; khen thưởng, kỷ luật; và hưu trí đối với CBCCCX. Về không gian: Luận án nghiên cứu đánh giá chính sách đối với CBCCCX trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp xã. Về thời gian: Luận án nghiên cứu đánh giá chính sách CBCCCX từ năm 2003 đến năm 2019. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng và thực hiện chính sách đối với CBCC, trong đó có CBCCCX ở Việt Nam hiện nay. 4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án Trên nền tảng của phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, để có các phân tích, đánh giá, lập luận có căn cứ khoa học về đề tài nghiên cứu, NCS sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp khảo cứu tài liệu: Là phương pháp thu thập, tổng hợp thông tin trên cơ sở các công trình đã được công bố. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong toàn bộ các chương của luận án, sử dụng nhiều nhất là Chương 1 của luận án 5 (Tổng quan tình hình nghiên cứu). Phương pháp này sử dụng trong việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá kết quả đã đạt được của các công trình nghiên cứu trước; phân tích những nội dung chính. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tiến hành tham khảo tài liệu là các đề tài nghiên cứu khoa học, luận án, luận văn, khóa luận, các tạp chí, sách tham tham khảo, chuyên khảo có liên quan đến chính sách CBCCCX. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này tác giả đã sử dụng trong các chương của luận án, chủ yếu được sử dụng trong Chương 3. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả phân chia các nội dung nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố giản đơn hơn để phân tích, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố và từ đó giúp hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, để đi đến cái chung từ những bộ phận riêng lẻ. Tổng hợp là phương pháp đi ngược với phương pháp phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái tổng quát, cơ bản. Từ những kết quả nghiên cứu riêng lẻ, từng vấn đề, tác giả cần nhận thức đầy đủ, đúng đắn để tìm ra cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động chúng để có hướng nghiên cứu. Phương pháp phân tích được sử dụng để đánh giá sâu hơn từng khía cạnh khác nhau của các CSCBCCCX; phương pháp tổng hợp được sử dụng để khái quát hóa các kết quả nghiên cứu từ việc phân tích để đưa ra những nhận định về đánh giá CSCBCCCX. Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua các hình thức tiếp xúc trực tiếp, phỏng vấn, nghe ý kiến phản hồi của CBCCCX. Tác giả thu thập ý kiến thông qua việc xin tích vào các câu hỏi tác giả đưa ra. Sau đó, tác giả phân tích, xử lý các số liệu thu thập được. Phương pháp nghiên cứu định lượng thực hiện thông qua các hình thức: Xem xét bảng số liệu tổng kết thông qua báo cáo của các cơ quan có thẩm quyền; xem xét số liệu về các vụ việc cụ thể liên quan (đã phát hiện, đang xử lý, đã xử lý; mức độ thiệt hại); tiến hành khảo sát thông qua phiếu điều tra, thực hiện điều tra xã hội học. Các bước thực hiện đánh giá gồm: Bước 1. Lập kế hoạch đánh giá; Bước 2. Thu thập dữ liệu đánh giá; Bước 3. Kiểm tra chéo; Bước 4. Phân tích, tổng hợp dữ liệu; Bước 5. Xây dựng báo cáo đánh giá. Để nghiên cứu thực tiễn các CSCBCCCX, tác giả đã thiết kế bảng hỏi để thu thập các thông tin cần thiết. Căn cứ vào quy mô, độ sai chuẩn của các nghiên cứu trước đây và kinh nghiệm của một số các chuyên gia, tác giả xây dựng quy mô mẫu 6 là 532 phiếu điều tra. Địa bàn điều tra được thực hiện ở 4 địa bàn khác nhau như địa bàn trung tâm, ngoại thành, nông thôn và miền núi: i) Khu vực trung tâm: tác giả lấy 10 phường thuộc trung tâm thành phố Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm (3 phường: Phường Hàng Bông, Hàng Trống, Cửa Đông); quận Cầu Giấy (3 phường: Quan Hoa, Nghĩa Tân, Yên Hòa ); quận Đống Đa (4 phường: Khâm Thiên, Láng Thượng, Láng Hạ, Phương Liên). ii) Khu vực ngoại thành tác giả lấy phiếu đánh giá 10 xã thuộc 2 huyện ngoại thành Hà Nội: Huyện Thanh trì (5 xã: Tân Triều, Thanh Liệt, Tứ Hiệp, Ngọc Hồi, Đại Áng); huyện Đông Anh (5 xã: Tiên Dương, Uy Nỗ, Vân Hà, Thụy Lâm, Xuân Canh); iii) Khu vực nông thôn: Tác giả điều tra 2 huyện của tỉnh Thái Bình, đó là huyện Đông Hưng (gồm 3 xã: Hoa Lư, Nguyên Xá, Đông Kinh) và huyện Vũ Thư (gồm 3 xã: Vũ Đoài, Vũ Vinh, Vũ Tiến); iiii) Khu vực miền núi: tác giả điều tra 2 huyện của tỉnh Sơn La (nằm trong 62 huyện nghèo trong cả nước) đó là huyện Phù Yên (gồm 3 xã: Tường Hạ, Huy Tường, Huy Tân); huyện Bắc Yên (gồm 3 xã: Hồng Ngài, Phiêng Côn, Tà Xùa). Như vậy, tác giả đánh giá trên 10 phường. Sở dĩ tác giải chọn 3 tỉnh Hà Nội, Thái Binh và Sơn La vì một số lý do: Thái Bình nằm ở phía đông nam đồng bằng châu thổ sông Hồng. Thái Bình nằm cách thủ đô Hà Nội 110 km, đồng thời là đầu mối giao thông của tỉnh; thuận lợi giao lưu với các tỉnh, thành phố trong vùng như Hải Phòng, Nam Định, đồng bằng sông Hồng qua quốc lộ 10. Tỉnh Thái Bình có 286 đơn vị cấp xã gồm 10 phường, 9 thị trấn và 267 xã. Do đặc điểm sát biển nên chúng đều chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều, mùa hè mức nước dâng nhanh với lưu lượng lớn và hàm lượng phù sa cao, mùa đông lưu lượng giảm nhiều và lượng phù sa không đáng kể khiến nước mặn ảnh hưởng sâu vào đất liền từ 15–20 km. Thành phố Hà Nội hiện có 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã. Số đơn vị hành chính cấp xã là 584 (386 xã, 177 phường, 21 thị trấn), gần 8.000 thôn, tổ dân phố - nhiều nhất cả nước. Tỉnh Sơn La có diện tích 14.125 km² chiếm 4,27% tổng diện tích Việt Nam, đứng... Địa hình cao, sông suối nhiều, lắm thác ghềnh, nên đây là nơi có nguồn thủy ... với 204 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 7 phường, 10 thị trấn và 188 xã. Như vậy, 3 tỉnh, thành phố có sự khác nhau về số lượng cấp xã, địa hình, khí hậu khác nhau. Tác giả chọn 3 tỉnh thành phố để có sự so sánh việc thực hiện chính sách cấp xã 3 miền khác nhau như thế nào. Phương pháp so sánh, đối chiếu: Trong quá trình nghiên cứu luận án này, việc so sánh được thực hiện trên cơ sở đối chiếu về đối tượng: So sánh việc ban hành 7 CSCBCCCX với chính sách đối với CBCC nói chung; giữa lý luận và thực tiễn, giữa CSCBCCCX trước kia và hiện nay. Trong Luận án, chúng tôi tiến hành khảo sát, lấy ý kiến của một số CBCCCX một số CQHCNN ở địa phương, nghe báo cáo tại một số địa phương về các chính sách đối với CBCCCX hiện nay. Phương pháp thống kê mô tả: Trong quá trình nghiên cứu, các thông tin thu thập được từ các tài liệu về CSCBCCCX, các số liệu được tác giả thu thập qua bảng hỏi được sử dụng xử lý, sắp xếp và mô phỏng dưới dạng bảng biểu, sơ đồ để minh chứng cho các bằng chứng định lượng về các phân tích hay nhận định về đánh giá CSCBCCCX. Phương pháp này được sử dụng nhiều nhất ở phần phân tích thực trạng (Chương 3). Phương pháp quy nạp, diễn dịch: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đi từ cái riêng đến cái chung, từ những sự vật đơn lẻ cho đến nguyên lý phổ biến. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng phương pháp diễn dịch trong việc nghiên cứu các chính sách của CBCC nói chung đến CSCBCCCX nói riêng. Phương pháp điều tra xã hội học: Đó là việc điều tra trực tiếp qua bảng hỏi được tác giả xây dựng để đánh giá thực trạng chính sách đối với CBCCCX. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, nội dung Luận án, tác giả xây dựng bảng hỏi để thu thập các thông tin liên quan đến chính sách đối với CBCCCX. Sau khi lấy ý kiến tác giả thu thập thông tin, xử lý số liệu. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án 5.1. Đóng góp mới về lý luận Thứ nhất, Luận án hệ thống hóa những nội dung lý luận về đánh giá chính sách công nói chung từ đó hoàn thiện thêm cơ sở lý luận về đánh giá chính sách CSCBCCCX. Thứ hai, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá CSCBCCCX ở Việt Nam. Thứ ba, Luận án xây dựng hệ thống tiêu chí, phương pháp đánh giá cho phù hợp với chính sách đối với CSCBCCCX ở Việt Nam hiện nay. 5.2. Đóng góp mới về thực tiễn Một là, Luận án góp phần thay đổi nhận thức và hành động của các nhà lãnh đạo, quản lý, CBCC và người dân trong nhìn nhận, đánh giá các chính sách đối với CBCCCX. Hai là, kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu, các 8 nhà quản lý, đặc biệt là các nhà lập chính sách của Chính phủ, các nhà quản lý trong các CQHCNN và chính quyền địa phương có cái nhìn tổng thể, đầy đủ về chính sách đối với CBCCCX. Ba là, kết quả nghiên cứu của Luận án làm cơ sở đề xuất các giải pháp hoàn thiện ĐGCS CBCCCX ở Việt Nam, phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước hiện nay, tạo cơ sở chính trị, pháp lý cho việc xây dựng đội ngũ CBCC đủ phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Bốn là, kết quả nghiên cứu của Luận án là công trình khoa học chuyên sâu, có giá trị làm tài liệu tham khảo cho cơ quan quản lý nhà nước xem xét xây dựng và thực hiện chính sách CBCCCX ở nước ta trong điều kiện hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án Một là, kết quả nghiên cứu của Luận án góp phần bổ sung cho hệ thống lý luận về chính sách CBCC nói chung, chính sách CBCCCX nói riêng, từ đó khẳng định về vai trò và sự cần thiết phải đánh giá chính sách CBCCCX. Hai là, Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về quản lý công và chính sách công để đào tạo, bồi dưỡng CBCC nói chung, CBCCCX nói riêng 7. Kết cấu của Luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các chữ viết tắt, Danh mục bảng, hình, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận án gồm 4 chương: Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu. Chƣơng 2. Lý luận về đánh giá chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã. Chƣơng 3. Thực trạng chính sách cán bộ, công chức cấp xã ở Việt Nam hiện nay. Chƣơng 4. Giải pháp hoàn thiện chính sách cán bộ, công chức cấp xã ở Việt Nam. 9 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Chính sách đối với CBCC nói chung, CBCCCX nói riêng nhằm kích thích tính tích cực, sáng tạo của đội ngũ CBCC trong thực thi công vụ từ lâu đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước và ngoài nước. Tùy theo các cách tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học có những quan niệm khác nhau về ĐGCS CBCCCX. 1.1. Tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Những nghiên cứu liên quan đến chính sách CBCCCX Đề tài (2001), Đổi mới chính sách đối với chính quyền cơ sở đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, đề tài khoa học cấp Bộ [94]. Nhóm tác giả đã đề cập đến vị trí, vai trò của chính quyền địa phương, sự tác động của chính sách CBCC đối với việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các CQHCNN. Đề tài (2002) [93], Chính sách và những vấn đề cơ bản chi phối việc hoạch định chính sách ở Việt Nam, Đề tài Khoa học cấp bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Khoa học chính trị. Công tác tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm cho hoạch định và thực thi chính sách chưa được coi trọng, chưa làm thường xuyên, kịp thời. Trong một thời gian dài, hoạt động này chưa thật sự được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quan tâm, coi trọng do sự bất cập trong tư duy làm chính sách. Điều này không chỉ đúng với quy trình chính sách của chính quyền địa phương mà còn của Chính phủ, các bộ, ngành. Trong những năm gần đây, thực tiễn cho thấy xã hội đã bắt đầu ý thức rõ hơn về vai trò quan trọng của hoạt động này trong tổng thể quy trình chính sách. Tuy vậy, xét về tổng thể, hoạt động phân tích, đánh giá CSC còn ở trong tình trạng lẻ tẻ, rời rạc, hình thức; không có nhiều những sản phẩm nghiên cứu có tầm cỡ về nội dung, chất lượng và quy mô để có thể tạo ra được những đột phá về chính sách trong từng lĩnh vực. Vì những lý do rất khác nhau mà những kết quả nghiên cứu, phân tích, đánh giá CSC được ứng dụng vào thực tế một cách hữu ích chưa nhiều, gây lãng phí, thiệt thòi cho toàn bộ quy trình CSC hoặc từng công đoạn trong đó. Việc tiếp thu các kết quả phân tích, đánh giá CSC từ phía các cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn rất dè dặt, cứng nhắc; thậm chí có những trường hợp tỏ thái độ phân biệt, phê phán, "chụp mũ" Đề tài cấp Nhà nước “Chính sách đãi ngộ, khen thưởng, trọng dụng và tôn 10 vinh các cán bộ khoa học kỹ thuật” năm 2012, nhiệm vụ số 05-Đề án 928 của Văn Tất Thu đã tập trung phân tích những vấn đề lý luận về chính sách trọng dụng, đãi ngộ, khen thưởng và tôn vinh cán bộ khoa học kỹ thuật; đánh giá thực trạng về chính sách trọng dụng, đãi ngộ, khen thưởng và tôn vinh cán bộ khoa học kỹ thuật, trên cơ sở đó, đề tài đề xuất, kiến nghị đổi mới chính sách trọng dụng, đãi ngộ, khen thưởng và tôn vinh cán bộ khoa học kỹ thuật. Luận án (2013), Thực hiện chính sách cán bộ đối với cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị phường ở khu vực Tây Nam Bộ giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ Chính trị học, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh [107]. Luận án đã nghiên cứu các chính sách về lương, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với đội ngũ CBCC chủ chốt trong hệ thống chính trị, tại khu vực Tây Nam Bộ. Tuy nhiên, công trình mới chỉ đề cập đến chính sách đối với cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị phường. Theo tác giả: cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị phường ở khu vực Tây Nam Bộ bao gồm những cán bộ giữ chức vụ qua bầu cử của hệ thống chính trị phường thuộc các tỉnh Tây Nam Bộ, có chế độ làm việc và được hưởng các chính sách về cơ bản như CBCC nhà nước. Luận án (2010), Chính sách tạo động lực cho CBCCCX (Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An), Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân [66]. Công trình đã phân tích thực trạng động lực làm việc của CBCCCX trên địa bàn tỉnh Nghệ An về vấn đề sử dụng thời gian, mức độ nỗ lực làm việc, mức độ hoàn thành nhiệm vụ và mức độ yên tâm làm việc. Tác giả đã thu thập số liệu qua bảng hỏi về thực trạng các chính sách tạo động lực và chính sách duy trì đối với CBCCCX. Công trình đã nhận xét, đánh giá bước đầu chính sách tạo động lực CBCCCX. Đây là tài liệu có giá trị tham khảo để tác giả hoàn thiện Luận án của mình. Luận án (2013), Đổi mới nhằm nâng cao chất lượng chính quyền cấp cơ sở ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia [90]. Luận án đã đề xuất 10 giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền cấp cơ sở, trong đó coi trọng các chính sách đãi ngộ đối với CBCC cấp cơ sở. Luận án (2008), Hoàn thiện pháp luật về cán bộ, công chức chính quyền cấp xã đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học [82]. Luận án đã khái quát sự hình thành và phát triển pháp luật CBCCCX, từ đánh giá nội dung và hình thức pháp luật, chỉ ra những thành tựu, mặt 11 hạn chế và nguyên nhân của pháp luật về CBCCCX, qua đó rút ra thực trạng pháp luật CBCCCX và khái quát quy luật điều chỉnh của bộ phận pháp luật này. Luận án (2000), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội [59]. Tác giả đã phân tích vị trí, vai trò của cấp xã nói chung, cấp xã vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng, chỉ rõ tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,HĐH) ở khu vực này. Trên cơ sở phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng nông thôn ĐBSCL, tác giả đề xuất 04 nhóm giải pháp như: xác định tiêu chuẩn và cơ cấu của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã; đổi mới công tác quy hoạch gắn với đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, quản lý, kiểm tra đội ngũ cán bộ cấp xã; xây dựng hệ thống chính trị và phong trào cách mạng của quần chúng ở cơ sở vững mạnh để rèn luyện, bồi dưỡng, tuyển chọn, kiểm tra cán bộ; tiếp tục hoàn thiện chính sách đãi ngộ đối với cán bộ cấp xã. Luận án (1996), Ảnh hưởng của chính sách xã hội đối với việc nâng cao vai trò của nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, Luận án Tiến sĩ Triết học [70]. Luận án đã phân tích tác động của chính sách xã hội trong việc phát huy khả năng của con người, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Cuốn sách (2013), Đại cương về Chính sách công, tác giả Nguyễn Hữu Hải - Lê Văn Hòa, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội [48]. Công trình đã nêu vai trò chính sách công; chức năng, nhiệm vụ, chủ thể phân tích chính sách công; nội dung, phương pháp, mục tiêu phân tích chính sách công. Cuốn sách (2013), “Suy nghĩ về phát triển nguồn nhân lực cho cơ quan hành chính ở nước ta” (Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan), Nxb Khoa học xã hội [97]. Công trình đã nhìn nhận một cách khách quan về nguồn nhân lực trong các CQHCNN. Họ bao gồm nhiều thành phần và có các công việc khác nhau: có người làm các công việc chuyên môn, người làm khoa học, người làm nhiệm vụ quản lý, người hoạch định chính sách... Tuy nhiên, việc hoàn thiện các chính sách nhằm tạo ... quy định trong chính sách còn cần có các hoạt động thực thi trên thực tế đời sống về kinh tế, xã hội. 6) Nội dung các chính sách thường tập trung giải quyết một lĩnh vực, một vấn đề đang đặt ra trong đời sống thực tiễn. 7) Khi xây dựng và thực hiện chính sách đều hướng vào những mục tiêu cụ thể, với những tiêu chí đã được xây dựng. Qua phân tích trên, theo tác giả thì: Chính sách là tập hợp các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhằm lựa chọn mục tiêu và giải pháp thực hiện giải quyết các vấn đề của xã hội theo mục tiêu đã đề ra; là sự quy định chế độ, thể chế hoá các quan hệ lợi ích, các lợi ích nhóm, bộ phận trong xã hội. Thứ hai, chính sách cán bộ, công chức cấp xã Qua phân tích trên, có thể thấy: Chế độ, chính sách cán bộ là tổng thể các quy định, quan điểm, nguyên tắc được thể hiện trong các văn bản của Đảng, Nhà nước và các tổ chức trong hệ thống chính trị, nhằm điều chỉnh hoạt động, những quyền lợi và nghĩa vụ của đội ngũ cán bộ, công chức phù hợp với hoàn cảnh khách quan, đáp ứng yêu cầu và những mục tiêu của Đảng, Nhà nước trong từng thời kỳ nhất định. Theo quy định hiện hành chế độ, chính sách CBCC nói chung, CBCCCX nói riêng bao gồm: 1) Chính sách về tuyển dụng cán bộ, công chức. 2) Chính sách quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng CBCC. 3) Chính sách bố trí, sử dụng, đề bạt cán bộ. 4) Chính sách luân chuyển CBCC. 5) Chính sách đãi ngộ (tiền lương, phụ cấp, chế độ hưu, BHXH...). 6) Chính sách đảm bảo điều kiện làm việc của CBCC. v v... Trong các chính sách trên thì chính sách tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, y tế đối với đội ngũ CBCCCX là một nội dung quan trọng. Chính sách đối với CBCC là vấn đề mang tính chất chiến lược trong việc phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Chính sách đối với CBCCCX tác động mạnh đến thành công hay thất bại của các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, trực tiếp tác động đến sự ổn định, phát triển về mọi mặt ở cấp xã hiện nay. Suy cho cùng, mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các Nghị 25 quyết đều phải triển khai, thực hiện ở cơ sở và thông qua hoạt động công vụ của đội ngũ CBCC cấp cơ sở. Chính sách CBCCCX là tổng thể các chủ trương, quan điểm, phương hướng, mục tiêu và các giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ CBCCCX đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương và của đất nước trong từng giai đoạn lịch sử. Qua phân tích trên, theo tác giả: Chính sách CBCCCX là những quy định, định hướng, khuyến khích thực hiện của Nhà nước để giải quyết các vấn đề có liên quan đến CBCCCX (về công tác quy hoạch, thu hút, tuyển dụng sử dụng, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ, khen thưởng), được thực hiện trong khoảng thời hạn nhất định, nhằm thúc đẩy sự phát triển về quy mô, chất lượng, cơ cấu của đội ngũ CBCCCX trước mắt và lâu dài (chính sách đối với CBCC thì nước nào cũng có, nhưng chính sách đối với CBCCCX thì chỉ ỏ Việt Nam mới có ), Bỏ so sánh này đi,thầy hải Như vậy, cán bộ và công chức có các tiêu chí khác nhau, căn cứ vào đó các cơ quan QLNN ban hành và có các chính sách cho phù hợp với từng đối tượng, từng vị trí việc làm. Các chính sách căn cứ vào vị trí, chức danh, chuyên môn nghiệp vụ cụ thể để đưa ra các chế độ phù hợp với từng đối tượng, địa bàn khác nhau. 2.1.2.2. Cấu trúc Từ những quan niệm khác nhau về chính sách và CSCBCCCX trên, có thể khái quát cấu trúc của chính sách CBCCCX bao gồm 2 nội dung chính là: mục tiêu chính sách và giải pháp chính sách. Thứ nhất, mục tiêu chính sách. Mục tiêu chính sách đối với CBCCCX có thể hiểu là những kết quả mà nhà nước mong muốn đạt được thông qua thực hiện các giải pháp chính sách. Các chính sách đối với CBCCCX nhằm xây dựng một đội ngũ CBCCCX có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu công việc, đảm bảo sự công bằng giữa CBCCCX với CBCC trong các cơ quan hành chính nhà nước khác. Các chính sách đề ra nhằm tiếp tục xây dựng chính quyền cấp xã trong sạch, vững mạnh toàn diện, đổi mới, chất lượng, hiệu lực, hiệu quả, đoàn kết, hành động, phục vụ nhân dân, kỷ cương, liêm chính. Chính sách có thể mở đường, là động lực thúc đẩy tính tích cực, khả năng sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm của mỗi con người, nhưng cũng có thể kìm hãm những hoạt động, làm thui chột tài năng, sáng tạo của họ. Vì vậy, có thể khẳng định rằng chất lượng cán bộ luôn gắn liền với hệ thống chính sách cán bộ. 26 Chính sách cán bộ còn góp phần ổn định, phát triển và tiến bộ xã hội, bảo đảm cho mọi người sống trong bình đẳng, phát triển hài hòa. Các chính sách như bố trí, sử dụng, chính sách đánh giá, chính sách đào tạo và phát triển, chính sách khen thưởng là những chính sách tác động lên yếu tố thúc đẩy như: Sự thành đạt, sự công nhận, bản thân công việc, trách nhiệm, cơ hội phát triển... nhằm đem lại sự thỏa mãn cho CBCC nói chung, CBCCCX nói riêng trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Các chính sách nhằm thúc đẩy, khuyến khích, động viên người CBCCCX tự giác, hăng say, nỗ lực làm việc thực hiện tốt chức trách được giao. Đội ngũ CBCCCX vừa là một bộ phận cấu thành, vừa là chủ thể quản lý của bộ máy chính quyền ở cấp xã, là nhân tố quan trọng quyết định hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã cũng như quá trình phát triển kinh tế, xã hội ở các địa phương. Các cơ quan HCNN muốn đạt được hiệu lực, hiệu quả cao trong hoạt động QLNN ở cấp cơ sở thì cần có một đội ngũ CBCCCX có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đáp ứng được yêu cầu đổi mới, trong đó chính sách có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCCCX. Chính sách CBCC nói chung, CBCCCX nói riêng có vai trò kích thích phát triển, tạo động lực mạnh mẽ tới đội ngũ CBCCCX trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Các chính sách về tuyển chọn, bố trí sử dụng, đánh giá, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật, tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, điều kiện làm việc, nghỉ ngơi nếu được quy định hợp lý, mang tính khả thi và thường xuyên được đánh giá để điều chỉnh cho phù hợp thì các chính sách này là nguồn động viên, kích thích quá trình làm việc của CBCC. Mục tiêu của chính sách nói chung, chính sách đối với CBCCCX thể hiện ý chí, quyền lực của nhà nước trong việc giải quyết một vấn đề chung của đất nước. Nhà nước muốn duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương - nơi đội ngũ CBCC trực tiếp triển khai các Nghị quyết, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Mục tiêu chính sách phản ánh tính tích cực của Nhà nước đối với đội ngũ công chức cấp xã điều này thể hiện trong Nghị quyết số 17-NQ/TW Hội nghị Trung ương 5 khóa IX, ngày 18/3/2002 “Về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn", Nghị quyết đã chỉ ra những mục tiêu cơ bản là: Xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận 27 tụy với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng; trẻ hóa đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở; góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả.Quan điểm, chủ trương này đặt cơ sở cho việc xác định các chức danh cán bộ, công chức và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Thứ hai, các giải pháp giải quyết vấn đề. Giải pháp là phương thức để giải quyết vấn đề nhằm thực hiện tốt mục tiêu mà chính sách đề ra. Trên cơ sở mục tiêu của chính sách CBCCCX đã trình bày trên, nhà nước xây dựng, đề xuất các giải pháp thích hợp để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Các giải pháp phải phù hợp với mục tiêu chính sách, đây là mối quan hệ giữa mục tiêu và phương tiện. Tuy nhiên, mục tiêu chính sách được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau từ mục tiêu chung đến mục tiêu cụ thể, do vậy các giải pháp cũng đi từ giải pháp tổng quát đến các giải pháp cụ thể, chi tiết. Các giải pháp cụ thể phải chỉ ra được các công cụ, phương thức, cách thức thực hiện, thực thi chính sách, các nguồn lực cần thiết (tài chính, vật chất, nhân lực), dự kiến tổ chức thực hiện, thời gian... Như vậy, cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm thực thi chính sách phải xây dựng các quy định, thủ tục, thành lập các tổ chức, thiết kế các chương trình, đề án, dự án cụ thể cho việc thực hiện các mục tiêu từng chính sách đối với CBCCCX. 2.1.2.3. Các loại Chính sách đối với CBCC nói chung, CBCCCX nói riêng, gồm có các loại sau: Một là, chính sách bầu cử, tuyển dụng. Bầu cử ở Việt Nam là phương thức đảm bảo cho việc tôn trọng các quyền tự do, dân chủ đó. Trong một nền dân chủ, quyền lực của nhà nước chỉ được thực thi khi có sự nhất trí của người dân (người bị quản lý). Cơ chế căn bản để chuyển sự nhất trí đó thành quyền lực nhà nước là tổ chức bầu cử tự do và công bằng. Bầu cử được hiểu là thủ tục thành lập do các cơ quan nhà nước hay chức danh nhà nước, thủ tục này được thực hiện bởi sự biểu quyết của cử tri (đại cử tri, đại diện cử tri) với điều kiện để bầu một đại biểu (chức danh) phải có từ hai ứng cử viên trở lên. Bầu cử cũng được hiểu là cách thức nhân dân trao quyền cho Nhà nước và với tư cách là một chế độ tiên tiến, Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam không thể bằng một phương pháp nào khác hơn là bầu cử để thành lập ra các cơ quan của mình [3]. Để thực hiện chính sách bầu cử có 28 hiệu quả cần thực hiện theo các nguyên tắc như: Phổ thông đầu phiếu, bình đẳng trong bầu cử, nguyên tắc bầu cử trực tiếp, nguyên tắc bỏ phiếu kín. Hai là, chính sách quy hoạch. Quy hoạch đội ngũ CBCC là một kế hoạch xây dựng và phát triển CBCC trong một thời gian nhất định; là quá trình phát hiện nguồn cán bộ trẻ có đức, có tài, có triển vọng về khả năng lãnh đạo, quản lý, đưa vào quy hoạch để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lý, đáp ứng nhiệm vụ chính trị trước mắt và lâu dài của từng địa phương, cơ quan, đơn vị và của đất nước. Ba là, chính sách đào tạo, bồi dưỡng. Đào tạo có thể hiểu là quá trình truyền đạt, tiếp thu có hệ thống những tri thức, kỹ năng theo quy định của từng cấp học, bậc học. Bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc. Đào tạo thời gian tiến hành dài hơn so với bồi dưỡng. Đào tạo, bồi dưỡng CBCC nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả làm việc của đội ngũ CBCC. Đào tạo, bồi dưỡng CBCCCX nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương. Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch đã được xây dựng và phê duyệt hàng năm, các cơ quan, tổ chức cử CBCC đi đào tạo và bồi dưỡng đảm bảo đúng phù hợp với từng đối tượng. Bốn là, chính sách bố trí, sử dụng, đánh giá. Bố trí, sử dụng và đánh giá công chức để làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao để từ đó bố trí, sử dụng nhân lực cho hợp lý. Kết quả đánh giá công chức là căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với công chức [69]. Trong quá trình bố trí, sử dụng CBCCcần thực hiện theo nguyên tắc: đúng người, đúng việc, đúng năng lực sở trường, đúng chuyên môn được đào tạo. Việc thực hiện các nguyên tắc trên nhằm mục tiêu khai thác tối đa năng lực, khả năng của từng cá nhân ở mỗi vị trí khác nhau, từ đó sẽ kích thích được tiềm năng của mỗi người. Đây là động lực giúp cho CBCC hăng say làm việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ được cơ quan, tổ chức giao, tạo được sự đoàn kết thống nhất cao trong cơ quan, tổ chức. Bên cạnh đó, việc bố trí, sử dụng cán bộ cần thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật, của cơ quan quản lý có thẩm quyền, theo phân cấp quản lý CBCC đảm bảo dân chủ theo quy trình chặt chẽ trong bố trí CBCC. Năm là, chính sách điều động, luân chuyển. Điều động là việc cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị 29 này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác. Cán bộ, công chức được điều động thì phải chịu sự phân công công tác và quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến. Điều động là việc cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển CBCC từ cơ quan, đơn vị này sang cơ quan, đơn vị khác làm việc. Việc điều chuyển cán bộ, căn cứ vào vị trí việc làm, năng lực công tác và biên chế của cả cơ quan chuyển đi và chuyển đến, bên cạnh đó cũng phải chú ý đến nguyện vọng của cá nhân và hoàn cảnh của gia đình trước khi ra quyết định điều động CBCCCX. Luân chuyển là việc người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm CBCC lãnh đạo giữ một chức vụ lãnh đạo mới trong quá trình thực hiện công tác quy hoạch và ĐTBD. Việc luân chuyển CBCC lãnh đạo giữ một chức vụ khác theo quy định nhằm đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng có hiệu quả đội ngũ CBCC lãnh đạo phải căn cứ vào yêu cầu công tác và phù hợp với trình độ năng lực của CBCC. Như vậy, chủ thể có thẩm quyền luân chuyển CBCC là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị. Cán bộ, công chức được luân chuyển phải chịu sự phân công công tác và quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến. Điều kiện thực hiện việc luân chuyển CBCC theo yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch cán bộ, cán bộ được điều động trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội; nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức, công chức lãnh đạo, quản lý được luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội. Các cơ quan, đơn vị nhận CBCC được luân chuyển đến đều có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của cán bộ, công chức được luân chuyển đến. Sáu là, chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ. Tiền lương là một nội dung quan trọng, nhưng khá phức tạp, liên quan đến nhiều chính sách kinh tế - xã hội khác. Tiền lương là một chính sách hoàn chỉnh với cấu trúc tổ chức chặt chẽ, bao gồm: hệ thống chế độ tiền lương với thang, bảng, mức lương, phụ cấp lương; chế độ tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương làm thêm giờ; hình thức trả lương, cách trả lương,... và gắn với tổ chức, cơ cấu hoạt động của từng cơ quan, đơn vị; tiền lương còn làm cơ sở để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người sử dụng lao động thực hiện các nghĩa vụ bắt buộc khác, như: đóng - hưởng bảo hiểm xã hội, đóng - hưởng bảo hiểm y tế, trợ cấp mất việc làm, bồi thường vật chất,... 30 Chính sách tiền lương là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách đối với CBCC. Đây là chính sách đảm bảo tái sản xuất sức lao động, không ngừng nâng cao đời sống vật chất cho người CBCC và là đòn bẩy để CBCC nâng cao tinh thần trách nhiệm nâng cao hiệu quả công việc. Bên cạnh đó là chính sách đãi ngộ, các lợi ích vật chất, tinh thần tương xứng với hiệu quả, chất lượng công việc mà người CBCC mang lại nhằm khuyến khích CBCC tích cực, thi đua trong công việc. Bảy là, chính sách khen thưởng, kỷ luật. Trong quá trình thực thi công vụ, khen thưởng là việc ghi nhận công lao đóng góp, chất lượng, hiệu quả công việc hoặc các hành vi, hành động có tính nêu gương, điển hình mà CBCC thực hiện. Hình thức này thường thể hiện trong các phong trào thi đua yêu nước hay thành tích nổi bật trong công tác. Kỷ luật là hình thức trừng phạt đối với CBCC vi phạm, làm trái với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước hoặc điều lệ và các quy định của tổ chức. Thông qua hình thức kỷ luật nhằm giáo dục CBCC hoặc tinh giản những CBCC không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, công việc. Ngoài các chính sách trên, còn một số chính sách khác tác động đến điều kiện, môi trường làm việc của CBCC như: chính sách cải thiện điều kiện làm việc, tạo bầu không khí và chính sách phối hợp của CBCC trong thực thi nhiệm vụ. Như vậy, chính sách CBCCCX là một bộ phận của chính sách CBCC nói chung. Các chính sách luôn luôn thay đổi cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội; tạo điều kiện cho đội ngũ CBCC được làm việc, học tập trong môi trường thuận lợi, nhằm tạo kích thích của mỗi cá nhân. 2.1.2.4. Vai trò Chính sách có vai trò rất quan trọng đối với đội ngũ cán bộ, công chức, thể hiện trên các nội dung sau: Thứ nhất, chính sách tạo môi trường thuận lợi nhằm khuyến khích đội ngũ CBCCCX phát triển. Chính sách vừa là công cụ đòn bẩy, kích thích, tạo động lực cho đội ngũ CBCCCX và chính quyền xã phát triển bền vững; vừa có vai trò bảo hộ cho nền hành chính phát triển. Chính phủ là là cơ quan HCNN cao nhất, đại diện các CQHCNN và đội ngũ CBCC thực thi và bảo vệ pháp luật và bộ máy hành chính. Chính sách CBCCCX là một trong những phương tiện để nhà nước quản lý, sử dụng và phát triển đội ngũ CBCCCX đáp ứng yêu cầu thực hiện phát triển kinh tế, xã hội của từng vùng, miền trong từng giai đoạn cụ thể. Nó là nền tảng, cơ sở để dẫn dắt, 31 định hướng mọi hoạt động và hành vi của mỗi CBCCCX cũng như của các tổ chức, cá nhân có liên quan. Chính sách CBCCCX có vai trò trong việc quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCCX, tạo ra sự công bằng trong chế độ làm việc của CBCC trên từng địa bàn cấp xã; tạo sự liên kết giữa các xã, phường này với các xã, phường khác cũng như giữa các vùng, miền trong cả nước; nó có vai trò kích thích, tạo động lực tới đội ngũ CBCCCX trong quá trình tác nghiệp, thực thi nhiệm vụ. Thứ hai, chính sách huy động sự tham gia của xã hội và cá nhân đầu tư nguồn lực đảm bảo sự ổn định, phát triển bền vững của đội ngũ CBCCCX. Hiện nay, nhu cầu của người dân, của đội ngũ công chức tăng cao, đầu tư cho hoạt động của các CQHCNN gặp nhiều khó khăn do nguồn ngân sách nhà nước có hạn. Nhà nước ban hành các chính sách huy động xã hội hóa, đầu tư các nguồn lực để phát triển đội ngũ CBCCCX; phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ. Thứ ba, chính sách giúp cho việc định hướng, tạo động lực cho đội ngũ CBCCCX hăng say làm việc theo đúng mục tiêu của từng giai đoạn. Nhà nước nên bổ sung, hoàn thiện, ĐGCS thường xuyên để tạo môi trường, điều kiện làm việc, chế độ tiền lương, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ CBCC giỏi, tôn vinh công chức cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng được yêu cầu của hội nhập quốc tế. Trong quá trình nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCCX, chính sách có vai trò trong việc định hướng những hành động do các cơ quan nhà nước ban hành để giải quyết, xử lý các vấn đề phát sinh trong thực tế cho phù hợp với điều kiện. Dưới góc độ QLNN các chính sách là hình thức tác động của Nhà nước vào các lĩnh vực của đời sống xã hội để đạt được mục tiêu, thực hiện được định hướng đã đề ra. Chính sách CBCCCX có vai trò tác động đến vấn đề kinh tế, xã hội ở địa phương, là căn cứ để phát triển các hoạt động kinh tế, xã hội; phát huy những ưu thế của nền kinh tế thị trường, hạn chế những tồn tại của nó. Tạo môi trường thích hợp cho các hoạt động kinh doanh, các lĩnh vực khác hoạt động hiệu quả. Thực tiễn đã chứng minh, chính sách phát triển CBCCCX có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ CBCCCX có đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng, đủ tầm tổ chức triển khai thực hiện mọi chủ trương, nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước ở từng địa bàn. Đồng thời, các chính sách cũng đã 32 phản ánh được ý nguyện của nhân dân và các vấn đề phát sinh từ thực tiễn để nhân dân tham gia cùng Nhà nước hoàn thiện các đường lối chính sách, nhằm triển khai có hiệu quả trong cuộc sống thực tiễn. 2.1.2.5. Đặc điểm Thứ nhất, chính sách CBCCCX có nhiều nội dung khác nhau, các nội dung đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Môi trường làm việc, đối tượng tiếp xúc của CBCCCX rất rộng, họ phải giải quyết tất cả các công việc trong đời sống xã hội của địa phương về chính trị, văn hóa, kinh tế, an ninh, quốc phòng Với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, UBND cấp xã đã thể hiện được vai trò quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các mặt, các lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hội ở địa phương; đồng thời cũng là cơ quan quản lý việc chấp hành, điều hành các quyết định, chỉ thị của UBND cấp huyện cũng như các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Hoạt động của UBND cấp xã với nghĩa là cơ quan quyền lực thực hiện chức năng hành pháp trong tổ chức các hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh, quốc phòng và môi trường xã hội trên địa bàn. Do vậy, chính sách đối với CBCCCX cũng liên quan đến các mặt của đời sống xã hội. Thứ hai, chính sách CBCCCX được tiến hành bởi các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền như Quốc hội, Chính phủ, Bộ ngành Trung ương, UBND cấp tỉnh, cấp huyện. Thứ ba, đối tượng của chính sách CBCCCX là: các quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa liên quan đến quyền, trách nhiệm và lợi ích của CBCCCX. Thứ tư, nhằm tạo ra một đội ngũ CBCCCX có đủ về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị đặt ra đối với cấp xã trong từng giai đoạn phát triển. Khi nói đến chất lượng CCCX là nói đến tổng thể những phẩm chất và năng lực, thể hiện trong khả năng và kết quả hoàn thành nhiệm vụ của họ, mà cụ thể là thực hiện những nhiệm vụ của UBND cấp huyện mà họ được cấp có thẩm quyền phân công theo luật định. Các yếu tố quyết định đến chất lượng công chức xã: Tuyển dụng và sử dụng công chức; lương và chế độ đãi ngộ; khen thưởng, kỷ luật; đào tạo, bồi dưỡng và đánh giá công chức. 33 2.2. Đánh giá chính sách cán bộ, công chức cấp xã 2.2.1. Khái niệm đánh giá chính sách cán bộ, công chức cấp xã 2.2.1.1. Đánh giá Đánh giá là thuật ngữ có gốc từ khái niệm “giá trị”. Các kết quả khác nhau của hoạt động quản lý là khách thể đánh giá: là chủ thể quản lý (bộ máy hành chính nhà nước nói chung và từng cơ quan, công chức), các dạng quan hệ xã hội, các quá trình, các văn bản cụ thể, v.v.. [81, tr.43]; “Đánh giá có nghĩa là nhận định giá trị”, khái niệm này có nghĩa gần với nhận định, nhận xét, phê bình, bình luận, xem xét [91, tr.213]; “Đánh giá có nghĩa là nhận xét, bình phẩm về giá trị” [90, tr. 26]. Như vậy, đánh giá là một quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải tạo thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Trong Luận án, tác giả cho: Đánh giá là một hoạt động thu thập các thông tin, bằng chứng có giá trị và đáng tin cậy; trên cơ sở các tiêu chuẩn, tiêu chí đề ra ban đầu để điều chỉnh nhằm đưa ra một quyết định đúng đắn. Đánh giá chính sách nói chung, CSCBCCCX nói riêng là những hoạt động có tính hệ thống trong một tiến trình; các hoạt động này nhằm kiểm tra toàn bộ các khía cạnh hay một khía cạnh của một can thiệp chính sách, để có biện pháp sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; đó là việc xem xét khách quan, có hệ thống về một chính sách đang được thực hiện hoặc đã hoàn thành để xác định tính thích hợp, hiệu lực, hiệu quả, tác động và tính bền vững của nó. Mỗi đánh giá sẽ đưa ra một lượng thông tin nhất định, góp phần vào quá trình ra quyết định của nhà quản lý, những người thụ hưởng và nhà tài trợ. 2.2.1.2. Đánh giá chính sách cán bộ, công chức cấp xã Qua phân tích trên, theo tác giả: Đánh giá CSCBCCCX là quá trình dựa trên các tiêu chí nhất định để xem xét, phân tích và kết luận về sự phù hợp của quy trình (trình tự, thủ tục, phương thức) và sản phẩm (chính sách) của quy trình đó trên những phương diện nhất định (thẩm quyền, nội dung, hình thức...) với những mục tiêu đặt ra (quản lý, pháp lý, kỹ thuật...) nhằm phát hiện kịp thời những khiếm khuyết, bất cập và có những biện pháp xử lý thích ứng. Qua khái niệm trên ta thấy: Thứ nhất, đánh giá chính sách CBCCCX theo các hướng sau: 34 Đánh giá hoạt động và đánh giá tác động: i) Đánh giá hoạt động là quá trình thực hiện việc khảo sát phạm vi, mức độ hiệu quả trong triển khai can thiệp chính sách, cũng như việc so sánh giữa việc xây dựng kế hoạch với kết quả quá trình thực hiện; ii) Đánh giá tác động là việc xem xét, nghiên cứu những thay đổi trong mức phúc lợi có thực sự là kết quả của can thiệp chính sách chứ không phải của các yếu tố khác hay không. Đánh giá định lượng và định tính: i) Đánh giá định lượng là những nghiên cứu hướng vào việc thiết kế những quan sát định lượng các biến, phương pháp đo lường, phân tích mẫu và kiến giải mối quan hệ giữa các biến bằng các quan hệ định lượng. Việc đánh giá thực hiện chính sách dựa trên việc thu thập và phân tích những số liệu trước đó. ii) Đánh giá định tính là những nghiên cứu đề cập nhiều hơn vào sự đa dạng, kết cấu và cảm giác từ những biểu hiện của số liệu bởi vì việc ĐGCS dựa trên sự nhìn nhận và khả năng tổng hợp của nhà nghiên cứu qua quá trình phát triển của những hiện tượng. Đánh giá trước và đánh giá sau: Những phương thức đánh giá này có thể được thực hiện bằng các phương pháp định lượng trước hoặc sau khi bắt đầu can thiệp chính sách: i) Đánh giá trước hay tiên nghiệm là dự đoán các tác động can thiệp chính sách, dự án, hoặc chính sách bằng các dữ liệu có trước khi can thiệp chính sách được triển khai. ii) Đánh giá sau hay hồi cứu là đánh giá sau được tiến hành sau khi một can thiệp chính sách hoàn thành hoặc sau khi hoàn thành một thời gian dài. Đánh giá giữa kỳ và đánh giá cuối kỳ: i) Đánh giá giữa kỳ là đánh giá được tiến hành vào giữa giai đoạn thực hiện một can thiệp chính sách. Mục đích là trao đổi, rút ra kinh nghiệm từ quá trình thực hiện để thay đổi việc cung cấp và thiết kế các chính sách tiếp theo. Các đánh giá giữa kỳ là loại đánh giá chính thức và được tiến hành trong thời gian thực hiện và nhằm cải thiện kết quả thực thi chính sách. ii) Đánh giá cuối kỳ là quá trình đánh giá xác định mức độ các kết quả và các kết quả đầu ra dự đoán được tạo ra, được thực hiện ngay sau khi được hoàn thành một can thiệp chính sách. Đánh giá nhanh, nghiên cứu tình huống và đánh giá chéo: i) Đánh giá nhanh: Vì giám sát và đánh giá là một công cụ quản lý liên tục, nên cần tiến hành các đánh giá nhanh. Các đánh giá chính sách nhanh về mặt thời gian cho phép việc đánh giá và báo cáo nhanh các kết quả đã đạt được, tính theo thời gian thực và việc 35 đánh giá nhanh sẽ cung cấp cho người ra quyết định thông tin phản hồi ngay tức thì về sự thay đổi đối với một can thiệp chính sách. ii) Nghiên cứu tình huống: Nghiên cứu tình huống là loại đánh giá để các nhà quản lý tìm hiểu vấn đề sâu hơn, hiểu những gì đã sảy ra khi can thiệp 1 chính sách. Các nghiên cứu tình huống kết hợp tốt nhất giữa bề rộng và chiều sâu. iii) Đánh giá chéo: Nếu số lượng các đánh giá đã được tiến hành về một hoặc các can thiệp chính sách tương tự, thì đánh giá chéo thiết lập các tiêu chí và các thủ tục cho việc xem xét một cách có hệ thống toàn bộ các đánh giá hiện có đó để tổng kết các xu hướng và tạo ra sự tin chắc trong các kết quả nghiên cứu chéo. Đánh giá chính sách nêu trên được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, ĐGCS được các cơ quan nhà nước tiến hành trên 03 nội dung: đánh giá đầu vào; đánh giá đầu ra và đánh giá tác động chính sách. Thú hai, mục tiêu ĐGCS CBCCCX Việc ĐGCS giúp cho các nhà quản lý, lãnh đạo có sự quan tâm giữa chính sách và các vấn đề xã hội như phân phối thu nhập, mức sống dân cư, bình đẳng giới, môi trường. Đây là cơ sở quan trọng trong việc ban hành các chính sách có liên quan đến các lĩnh vực khác, nhất là việc đảm bảo mức sống cho đội ngũ CBCC cấp cơ sở. Để thực hiện được mục đích này cần xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; đồng bộ, thống nhất trong quá trình thực hiện. Khi tiến hành ĐGCS cần phải căn cứ vào việc thực hiện công tác cán bộ từ khâu tuyển dụng đến đánh giá CBCCCX. Các quy định về: số lượng, chất lượng, cơ cấu CBCCCX mang tính khách quan, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các xã, phường, thị trấn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội từng vùng miền. Từ đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để đội ngũ CBCCCX phát huy được năng lực, sở trường của mình. Các chính sách đối với CBCCCX ban hành là khung pháp lý quan trọng để Nhà nước quản lý bộ máy và CCCX nhằm xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Quá trình xây dựng, thực hiện và đánh giá chính sách CBCCCX nếu được quan tâm, thực hiện nghiêm túc và đổi mới sẽ phù hợp với từng thời kỳ phát triển, tiến tới hoàn thiện nhà nước pháp quyền. Đánh giá CSCBCCCX thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa IX (Nghị quyết số 17-NQ/TW) trên cơ sở xác định các chức danh cán bộ, công chức và chuẩn hóa đội ngũ CBCCCX, đặt ra mục tiêu là: Xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, 36 đội ngũ đó phải công tâm, có kỹ năng thành thạo trong công việc, hết lòng vì dân; cần trẻ hóa đội ngũ, quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý, đầy đủ và đồng bộ chính sách đối với họ Đánh giá chính sách CBCCX là căn cứ để các nhà hoạch định chính sách xác định được việc đầu tư ngân sách nhà nước đối với đội ngũ này – những người trực tiếp triển khai Nghị quyết, đường lối của Đảng, Nhà nước vào đời sống. Đặc biệt, nghiên cứu mối quan hệ chí phí/lợi ích trong việc xây dựng chính sách; tương xứng ngân sách bỏ ra so với các chỉ tiêu đạt được, có kế hoạch trong việc bố trí và bảo đảm kinh phí thực hiện. Đánh giá chính sách CBCCCX đảm bảo bình đẳng trong quản lý CBCC; quyền lợi của đội ngũ CBCCCX hiện nay. Hiện nay, công chức cấp Trung ương thường được quan tâm, tạo điều kiện hơn đối với CBCCCX như: Về cơ hội phát triển, về đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch... Do vậy, việc ĐGCS để tạo điều kiện CCCX được hưởng chính sách như đối với CBCC trong các cơ quan nhà n..., viên chức. 157 11. Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 40/2017/TT-BNV ngày 28/04/2017 của Bộ Tài chính quy định về chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị. 12. Chính phủ (2003), Nghị định số 114/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/10/2003 về công chức xã, phường, thị trấn. 13. Chính phủ (2003), Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 05/12/2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với CBCC ở xã, phường, thị trấn. 14. Chính phủ (2004), Nghị định số 172/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/9/2004 quy định các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. 15. Chính phủ (2004), Nghị định số 184/2004/NĐ-CP, ngày 02/12/2004 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh Dân quân tự vệ. 16. Chính phủ (2004), Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. 17. Chính phủ (2009), Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với công chức ở xã, phường, thị trấn và những hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. 18. Chính phủ (2011), Nghị định số 112/2011/NĐ-CP, ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn. 19. Chính phủ (2017), Nghị định số 47/2017/NĐ-CP ngày 24/4/2017 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. 20. Chính phủ (2012), Nghị định số 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. 21. Chính phủ (2012), Nghị định số 31/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung. 22. Chính phủ (2012), Nghị định số 34/2012/NĐ-CP 15/4/2012 của Chính phủ về chế độ phụ cấp công vụ. 23. Chính phủ (2013), Nghị định số 17/2013/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với CBCCVC và lực lượng vũ trang. 24. Chính phủ (2013), Nghị định số 29/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08/4/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 158 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với CBCC ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. 25. Chính phủ (2015), Nghị định số 56/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/6/2015 về phân loại và đánh giá CBCCVC. 26. Chính phủ (2016), Nghị định số 34/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/5/2016 về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành VBQPPL. 27. Chính phủ (2017), Nghị định số 88/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/7/2017 về sửa đổi một số điều Nghị định số 56/2015/NĐ-CP về phân loại và đánh giá CBCCVC. 28. Chính phủ (2017), Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 có quy định đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. 29. Chính phủ (2019), Nghị định 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 về sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố. 30. Phạm Đức Chính (2014), Đào tạo kỹ năng hành chính nhằm nâng cao năng lực hoạt động quản lý cho cán bộ cấp cơ sở, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 222, tháng 7/2014. 31. Nguyễn Đăng Dung (1997), Tổ chức chính quyền Nhà nước ở địa phương (lịch sử và hiện tại), Nxb Đồng Nai. 32. Đoàn Nhân Đạo (2014), “Tiêu chí và phương pháp đánh giá công chức cấp xã đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính”, Tạp chí Quản lý nhà nước (số 222), tháng 7/2014. 33. Đoàn Nhân Đạo (2016), Hoàn thiện tiêu chí và phương pháp đánh giá công chức cấp xã ở tỉnh Quảng Bình trong điều kiện hiện nay, Luận án Tiến sĩ Quản lý Hành chính công. 34. Nguyễn Văn Đức (2011), “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn đáp ứng yêu cầu của Luật Cán bộ, công chức”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 3/2011. 35. Nguyễn Duy Gia (chủ biên) (1995), Cải cách nền hành chính quốc gia ở nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 36. Nguyễn Duy Gia (chủ biên) (1997), Một số vấn đề cơ bản về hoàn thiện bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 159 37. Nguyễn Duy Gia (chủ nhiệm) (1989), “Cải cách hệ thống tổ chức, hoạt động của bộ máy quản lý hành chính nhà nước, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước” đề tài khoa học cấp Bộ, mã số: 89-96-013, ngày 10/5/1989. 38. Lê Thanh Hà (2010), “Chính sách với cán bộ, công chức xã cần đồng bộ, sát thực tế”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 3/2010. 39. Tô Tử Hạ (1998), Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ công chức hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 40. Nguyễn Thị Hồng Hải (2013), Quản lý thực thi công vụ theo định hướng kết quả, Nxb. Lao động. 41. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.234. 42. Đỗ Phú Hải (2012), Chu trình chính sách công: Vấn đề lý luận và thực hiện. Đề tài cấp cơ sở Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. 43. Đỗ Phú Hải (2013), Đánh giá chính sách công tại Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn. Đề tài cấp cơ sở Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. 44. Đỗ Phú Hải (2013), Thiết kế chính sách công tại các nước đang phát triển. Đại hội chính sách công quốc tế lần thứ 1, 6/2013, Science de PO, Grenoble, Pháp. 45. Đỗ Phú Hải (2014), “Quá trình xây dựng chính sách công tại các nước đang phát triển”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 4, tr.37-42. 46. Đỗ Phú Hải (2014), “Đánh giá chính sách công ở Việt Nam: vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Khoa học Chính trị, số 7/2014. 47. Đỗ Phú Hải (2017), Tổng quan về chính sách công, Nxb Chính trị quốc gia. 48. Nguyễn Hữu Hải - Lê Văn Hòa (2013), Đại cương về Chính sách công, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 49. Nguyễn Hữu Hải - Lê Văn Hòa (2013), Đại cương về phân tích Chính sách công, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 50. Tạ Ngọc Hải (2011), Hoàn thiện pháp luật công chức, công vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội. 160 51. Tạ Ngọc Hải (2008), Vài nét công chức và Luật Công chức của một số nước, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 5/2008. 52. Tạ Ngọc Hải (Chủ nhiệm) (2016), Phương pháp xác định vị trí việc làm trong các cơ quan hành chính nhà nước, Đề tài Khoa học cấp Bộ, Bộ Nội vụ, Hà Nội. 53. Tạ Ngọc Hải (2016), Bàn về tiêu chí và đánh giá chất lượng cán bộ, công chức và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, Trang thông tin Cải cách nền hành chính nhà nước, tháng 1/2016. 54. Lê Văn Hòa (2016), Giám sát và đánh giá chính sách công, Nxb Chính trị quốc gia. 55. Nguyễn Thị Huệ (2014), Thông tin chính trị, xã hội với việc ra quyết định của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 56. Nguyễn Hữu Đức, Phan Văn Hùng đã hoàn thiện công trình “Xác định tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá chính quyền xã trong sạch, vững mạnh”, Nxb Chính trị Quốc gia. 57. Nguyễn Hữu Đức (2008), “Bàn về chế độ, chính sách đối với cán bộ cơ sở xã, phường, thị trấn”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 3/2008. 58. Học viện Hành chính Quốc gia (2010), Chính sách công. Nxb Khoa học - Xã hội, Hà Nội. 59. Phạm Công Khâm (2000), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng nông thôn đồng bằng công Cửu Long hiện nay, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 60. Võ Công Khôi (2007), Đánh giá hiệu quả hoạt động của UBND xã, Tạp chí Tổ chức nhà nước. 61. Trịnh Xuân Khánh (2011), Nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 3/2011. 62. Chu Xuân Khánh (2010), Hoàn thiện việc xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước chuyên nghiệp ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Quản lý Hành chính công, Hà Nội. 63. Cầm Thị Lai (2012), Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, hành chính cho đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ Khoa học Chính trị. 161 64. Đặng Bá Lãm - Phạm Thành Nghị (1999), Chính sách và kế hoạch trong quản lý giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 65. Lê Đình Lý (2009), “Góp phần hoàn thiện chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 05/2009. 66. Lê Đình Lý (2010), Chính sách tạo động lực cho cán bộ, công chức cấp xã (Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An), Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. 67. Nguyễn Thị Tuyết Mai (2008), “Năng lực tổ chức thực tiễn của cán bộ chủ chốt cấp xã hiện nay: Qua khảo sát ở đồng bằng sông Hồng”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, 7/2008. 68. Nguyễn Thị Tuyết Mai (2008), Nhu cầu bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý của cán bộ xã, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học, Học viện Khoa học xã hội Việt Nam. 69. Trần Thị Thanh Thủy, Đặng Khắc Ánh, Nguyễn Thị Tuyết Mai (2010), Hỏi - đáp về lãnh đạo quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã, Nxb Chính trị quốc gia. 70. Nguyễn Văn Nhón (1996), Ảnh hưởng của chính sách xã hội đối với việc nâng cao vai trò của nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới theo định hướng XHCN ở nước ta, Luận án Tiến sĩ Triết học. 71. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2011), Quy định mới về nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. 72. Mai Đức Ngọc (2007), Vai trò cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã trong việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn nước ta hiện nay (Qua thực tiễn vùng đồng bằng sông Hồng), Luận án Tiến sĩ Chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 73. Nguyễn Duy Phương (2009), Hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật về công vụ của công chức hành chính ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. 74. Nguyễn Duy Phương (2004), “Quá trình hình thành và phát triển của đội ngũ công chức và thể chế quản lý công chức ở nước ta từ năm 1945 đến nay‟‟, Tạp chí Tổ chức nhà nước, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 75. Nguyễn Minh Phương (2012), Hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật về công vụ của công chức hành chính ở Việt Nam hiện nay, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 162 76. Nguyễn Minh Phương (2010), “Một số giải pháp phát hiện và sử dụng nhân tài ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số tháng 4. 77. Quốc hội (2003), Luật số 12/2003/QH11 Luật Bầu cử đại biểu HĐND. 78. Quốc hội (2008), Luật số 22/2008/QH12 Luật Cán bộ, Công chức. 79. Quốc hội (2015), Luật số 80/2015/QH13 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015. 80. Quốc hội (2015), Luật số 77/2015/QH13 Luật Tổ chức Chính quyền địa phương có hiệu lực ngày 01/01/2016. 81. Quốc hội (2008), Luật số 17/2008/QH13 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03/06/2008. 82. Mạc Minh Sản (2008), Hoàn thiện pháp luật về cán bộ, công chức chính quyền cấp xã đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. 83. Đinh Dũng Sỹ (2008), Chính sách và mối quan hệ giữa chính sách với pháp luật trong hoạt động lập pháp. Vụ Pháp luật - Văn phòng Chính phủ. 84. Sengsathit Vichitlasy (2015), Năng lực công chức hành chính nhà nước cấp tỉnh - Nghiên cứu tại thủ đô Viên Chăn, Luận án Tiến sĩ Chính trị học, Đại học Kinh tế Quốc dân. 85. Sắc lệnh số 76/SL về quy chế công chức Việt Nam. 86. Võ Kim Sơn (2002), Tổ chức nhân sự hành chính nhà nước, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 87. Phạm Hồng Thái (2004), Công vụ, công chức, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 88. Vũ Văn Thái, (2010), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng cơ sở đánh giá tổ chức định kỳ đối với các cơ quan hành chính nhà nước do Vũ Văn Thái (Chủ nhiệm), Đề tài khoa học cấp Bộ. 89. Vũ Văn Thái (Chủ nhiệm) (2010), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng cơ sở đánh giá tổ chức định kỳ đối với các cơ quan hành chính nhà nước, Bộ Nội vụ - Vụ tổ chức biên chế. 90. Nguyễn Ngọc Thanh (2013), Đổi mới nhằm nâng cao chất lượng chính quyền cấp cơ sở ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia. 163 91. Nguyễn Đăng Thành (2012), Đo lường và đánh giá hiệu quả quản lý hành chính nhà nước, Nxb Lao động. 92. Nguyễn Đăng Thành (chủ nhiệm) (2002), “Đánh giá chính sách ở Việt Nam: vấn đề và giải pháp”, Tạp chí Cộng sản số 1265 ISSN 0866- 7276, năm 2012. 93. Nguyễn Đăng Thành (chủ nhiệm) (2002), Chính sách và những vấn đề cơ bản chi phối việc hoạch định chính sách ở Việt Nam, Đề tài Khoa học cấp bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Khoa học chính trị. 94. Trần Hữu Thắng (2001), Đổi mới chính sách đối với chính quyền cơ sở đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, Vụ trưởng vụ Chính quyền địa phương, Đề tài khoa học cấp Bộ. 95. Nguyễn Thanh Tuyền (2009), “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Điện Biên”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, 05/2009. 96. Đoàn Trọng Truyến (1996), Một số vấn đề xây dựng và cải cách nền hành chính Nhà nước Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 97. Nguyễn Trung (Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan) (2013), Suy nghĩ về phát triển nguồn nhân lực cho cơ quan hành chính ở nước ta, Nxb Khoa học xã hội. 98. Đinh Văn Trưởng, “Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Sơn La”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 02/2014. 99. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 223/2006/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý công sở các cơ quan hành chính nhà nước. 100. Từ điển Tiếng Việt (2003), Viện ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng và Trung tâm từ điển học. 101. Từ điển Tiếng Việt (1997), Viện Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng. 102. Từ điển Tiếng Việt thông dụng (1998), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 103. Từ điển hành chính (2007), Học viện Hành chính quốc gia. Nxb. Lao động - Xã hội. 104. Từ điển tiếng Việt (1999), Nguyễn Như Ý , Nxb Thống kê. 105. Phùng Thị Phương Thảo (2017),“Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đánh giá chính sách công ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 3/2017. 164 106. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước. 107. Phan Thị Thúy Vân (2013), Thực hiện chính sách cán bộ đối với cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị phường ở khu vực Tây Nam Bộ giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ Chính trị học. 108. Nguyễn Thế Vịnh (2009), “Đổi mới chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 1/2009. 109. Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước (2000), Chính quyền cấp xã và quản lý nhà nước ở cấp xã, Nxb Chính trị Quốc gia. 110. Viện nghiên cứu khoa học hành chính (2009), Thuật ngữ hành chính. - Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Hà Nội, Tr. 46 111. Vụ Tổ chức Chính quyền địa phương (2014), Báo cáo công tác năm 2014, phương hướng thực hiện năm 2015, Bộ Nội vụ. Tài liệu tiếng Anh 112. Carl V. Patton, David S. Sawicki, "Basic Methods of Policy Analysic and Planning" (1993), Nxb. Prentice Hall (nguồn:http//books.google.com.vn/books/about/Basic- Methods) và Weimer and Vining (1999) (nguồn: /14- inefficiency-in- public-organizations/). 113. Dieter Grunow (1988), Burgernahe Verwaltung, Nxb Campus Verlag GmbH. CHLB Đức. 114. D.Stone (1998), Những nan giải của chính sách và lý lẽ chính trị - Scott Forresoman and Company. 115. Dr. Stephan Rolfes và Werner Volkert (1999) “Aufgaben und Organisation der offentlichen Verwaltung” Nxb Richard Boorberg Verlag. 116. Dorsey Press (1983), Những nền tảng của phân tích chính sách công. 117. Gunter Puttner (1989) “Verwaltungslehre”, Nxb C.F. Muller Juristischer Verlag. 118. Guy Peter, Jon Pierrce, 2002. Handbook of Public Administration. Sage, 2002. 165 119. Henri Fayol (1916), Adiministration Industrielle et Generale (Tổng quát về quản lý hành chính) xuất bản năm 1916. 120. Howlette M., 2007. „Studying public policies’. Sage Publications. 121. Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heinz Weihrich (1992) Những vấn đề cốt yếu của quản lý, Nxb Khoa học và Kỹ thuật. 122. Michael Amstrong (2003) Thực tiễn quản lý nguồn nhân lực, Nxb Khoa học và Kỹ thuật. 123. Michael Howlett & M. Ramesh, Nghiên cứu chính sách công: Chu kỳ chính sách và tiểu hệ thống chính sách, Toronto - New York - Oxford, 1995. 124. Michaek E. Craft; Scott R. Furlong, Đánh giá các lựa chọn chính sách, Tài liệu dịch, dùng trong Chương trình giảng dạy Kinh tế Fuibright. 125. Norm Smallwood (HHP) đăng trên Harvard Business Pulishing, “Phát triển năng lực quản lý nhà nước chính quyền địa phương: châu Á nhanh hơn châu Âu?” 126. Knode, David, 1993. „Network as Political Glue: Explaining Public Policy - Making, in W.J.Wilson ed.’, Socialogy and Public Agenda. London: Sage.Tr. 67-120. 127. Rhodes, R.A.W 1997. „Understanding governance: Policy networks, Governance, Reflexibility and Accountability’, Buckingham: Open University Press. Tr.91-130. 128. T.Dye (1985), Tìm hiểu về chính sách công- Prentice Hall, xuất bản lần thứ 129. T. Dye (1985), Tìm hiểu về chính sách công - Prentice Hall, xuất bản lần thứ 5. 130. J. Deway (1978), Những công trình còn dang dở - H. Lnois University, xuất bản 1910 - tái bản 1978, tập VI. 131. William N. Dunn. 2008. „Public Policy Analysis: An Introduction’. (New Jersey: Pearson), Tr.10-190. Website 132. https:/baomoi.com/de-xuat-moi-ve-can-bo-cong-chuc-cap- xa/c/23049743.epi 133. =31201754651512697&MaMT=23. 166 134. https://dantri.com.vn/xa-hoi/du-an-600-tri-thuc-tre-gan-60-pho-chu-tich- xa-se-di-ve-dau-20170705113243874.htm 135. 136. https://baomoi.com/nang-cao-hieu-qua-lay-y-kien-nguoi-dan-trong-xay- dung-chinh-sach-phap-luat/c/28037091.epi 167 PHỤ LỤC Phụ lục 1. Phiếu khảo sát về chính sách cán bộ, công chức cấp xã (Dùng cho cán bộ, công chức cấp xã, phƣờng, thị trấn) Phụ lục 2. Đánh giá kết quả nghiên cứu bằng phƣơng pháp phỏng vấn 168 PHỤ LỤC Phụ lục 1. Phiếu khảo sát về chính sách cán bộ, công chức cấp xã (Dùng cho cán bộ, công chức cấp xã, phƣờng, thị trấn) ) (n = 500) PHIẾU KHẢO SÁT Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu “Đánh giá chính sách cán bộ, công chức cấp xã ở Việt Nam hiện nay”. Xin Anh/Chị cho biết ý kiến về những nội dung dưới đây bằng cách đánh dấu V vào những ô thích hợp hoặc ghi thêm ý kiến cá nhân. Những thông tin được cung cấp chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Anh/Chị! Phần 1: Thông tin cá nhân 1. Tuổi .; Giới tính: Dân tộc: .. 2. Số năm công tác: .. 3. Chức vụ hiện nay:.. 4. Trình độ chuyên môn đào tạo: ... Phần 2: Phần trả lời câu hỏi (Chọn nhiều ý) (số phiếu phát ra là 530, số phiếu thu về là 500) Công bằng, bình đẳng trong công tác bầu cử CBCCCX Số ngƣời trả lời Tỷ lệ (%) Rất công bằng, bình đẳng 124 24,8 Công bằng, bình đẳng 164 32,8 Chưa công bằng, bình đẳng 114 22,8 Rất không công bằng, bình đẳng 98 19,6 Tổng 500 100 Chính sách tuyển dụng CBCCCX về mặt chuyên môn Số người trả lời Tỷ lệ (%) Rất phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ 113 22,6 Phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ 139 27,8 Chưa phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ 127 25,4 Rất chưa phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ 121 24,2 Tổng 500 100 169 Chính sách về điều kiện làm việc đối với CBCCCX Số ngƣời trả lời Tỷ lệ (%) Điều kiện làm việc rất tốt 76 15,2 Điều kiện làm việc tốt 78 15,6 Điều kiện làm việc bình thường 178 35,6 Điều kiện làm việc tồi 89 17,8 Điều kiện làm việc rất tồi 79 15,8 Tổng 500 100 Chính sách về trang thiết bị làm việc đối với CBCCCX Số ngƣời trả lời Tỷ lệ (%) Trang thiết bị rất tốt 87 17,4 Trang thiết bị tốt 109 21,8 Trang thiết bị bình thường 127 25,4 Trang thiết bị tồi 121 24,2 Trang thiết bị rất tồi 56 11,2 Tổng 500 100 Địa bàn làm việc CBCCCX Số ngƣời trả lời Tỷ lệ (%) Địa bàn rất thuận lợi 89 17,8 Địa bàn thuận lợi 129 25.8 Địa bàn bình thường 103 20,6 Địa bàn khó khăn 124 24,8 Địa bàn rất khó khăn 55 11 Tổng 500 100 170 Chính sách quy hoạch CBCCCX Số ngƣời trả lời Tỷ lệ (%) Chính sách quy hoạch CBCC rất tốt 210 42 Chính sách quy hoạch CBCC tốt 191 38,2 Chính sách quy hoạch CBCC chưa tốt 99 19,8 Tổng 500 100 Tính công khai, minh bạch trong quy hoạch CBCCCX Số ngƣời trả lời Tỷ lệ (%) Công tác quy hoạch rất công khai, minh bạch 196 39,2 Công tác quy hoạch công khai, minh bạch 208 41,6 Công tác quy hoạch rất chưa công khai, minh bạch 96 19,2 Tổng 500 100 Quy trình quy hoạch CBCCCX Số ngƣời trả lời Tỷ lệ (%) Công tác quy hoạch rất đúng quy trình 196 39,2 Công tác quy hoạch đúng quy trình 206 41,2 Công tác quy hoạch chưa đúng quy trình 98 19,6 Tổng 500 100 Ảnh hƣởng của chính sách luân chuyển đến cuộc sống CBCCCX Số ngƣời trả lời Tỷ lệ (%) Rất ảnh hưởng 145 29 Ảnh hưởng lớn 143 28,6 Ảnh hưởng 134 26,8 Ít ảnh hưởng 78 15,6 Tổng 500 100 171 Tính hợp lý trong chính sách luân chuyển CBCCCX Số ngƣời trả lời Tỷ lệ (%) Rất hợp lý 99 19,8 Hợp lý 120 24 Chưa hợp lý 97 19,4 Không hợp lý 89 17,8 Rất không hợp lý 95 19 Tổng 500 100 Tính hợp lý của tiền lƣơng đối với CBCCCX Số ngƣời trả lời Tỷ lệ (%) Rất hợp lý 170 34 Hợp lý 78 15,6 Chưa hợp lý 66 13,2 Rất chưa hợp lý 186 37,2 Tổng 500 100 Sự tác động của tiền lƣơng đến hiệu quả công việc Số ngƣời trả lời Tỷ lệ (%) Tác động rất mạnh 400 80 Tác động mạnh 64 12,8 Tác động không mạnh 20 4 Tác động ít 11 2,2 Tác động rất ít 5 1 Tổng 500 100 172 Tính khả thi của chính sách tiền lƣơng đối với CBCCCX Số ngƣời trả lời Tỷ lệ (%) Rất khả thi 90 18 Khả thi 160 32 Không khả thi 78 15,6 Rất không khả thi 172 34,4 Tổng 500 100 Tính hiệu lực của chính sách ĐTBD CBCCCX Số ngƣời trả lời Tỷ lệ (%) Rất cần thiết 252 50,4 Cần thiết 181 36,2 Không cần thiết 29 5,8 Rất không cần thiết 38 7,6 Tổng 500 100 Sử dụng kết quả ĐTBD trong quá trình thực thi công vụ Số ngƣời trả lời Tỷ lệ (%) Sử dụng rất nhiều trong công việc 90 18 Sử dụng nhiều trong công việc 120 24 Ít được sử dụng 160 32 Chưa được sử dụng 62 12,4 Chưa bao giờ sử dụng 68 13,6 Tổng 500 100 Tính công bằng trong chính sách ĐTBD CBCCCX Số ngƣời trả lời Tỷ lệ (%) Đã quan tâm 173 34,6 Chưa quan tâm 160 32 Rất ít quan tâm 167 33,4 Tổng 500 100 173 Tính khả thi trong chính sách ĐTBD CBCCCX Số ngƣời trả lời Tỷ lệ (%) Rất khả thi 156 31,2 Khả thi 113 22,6 Không khả thi 83 16,6 Rất không khả thi 148 19,6 Tổng 500 100 Chính sách khen thƣởng đối với CBCCCX Số ngƣời trả lời Tỷ lệ (%) Tác động rất nhiều 320 64 Tác động vừa phải 120 24 Tác động ít 43 8,6 Tác động rất ít 17 3,4 Tổng 500 100 Hài lòng của CBCCCX về chính sách khen thƣởng Số ngƣời trả lời Tỷ lệ (%) Rất hài lòng 39 7,8 Hài lòng 41 8,2 Chưa hài lòng 190 38 Rất không hài lòng 230 46 Tổng 500 100 Giá trị khen thƣởng đối với CBCCCX Số người trả lời Tỷ lệ (%) Động viên, khuyến khích rất nhiều 23 4,6 Động viên, khuyến khích nhiều 67 13,4 Động viên, khuyến khích vừa phải 312 62,4 Động viên, khuyến khích ít 98 19,6 Tổng 500 100 174 Công bằng chính sách khen thƣởng đối với CBCCCX Số ngƣời trả lời Tỷ lệ (%) Đánh giá rất công bằng 132 26,4 Đánh giá công bằng 124 24,8 Đánh giá không công bằng 96 19,2 Đánh giá rất không công bằng 148 29,6 Tổng 500 100 Sử dụng kết quả đánh giá CBCCCX Số ngƣời trả lời Tỷ lệ (%) Chưa được sử dụng 72 14,4 Được sử dụng 189 37,8 Ít được sử dụng 184 36,8 Rất ít được sử dụng 55 11 Tổng 500 100 Tiêu chí đánh giá CBCCCX Số ngƣời trả lời Tỷ lệ (%) Rất cụ thể, rõ ràng 124 24,8 Cụ thể, rõ ràng 154 30,8 Chưa cụ thể, rõ ràng 153 30,6 Rất chưa cụ thể, rõ ràng 69 13,8 Tổng 500 100 Đánh giá CBCCCX theo hƣớng mở (ngƣời dân đánh giá) Số ngƣời trả lời Tỷ lệ (%) Mở rộng rất nhiều 68 13,6 Mở rộng nhiều 109 21,8 Chưa mở rộng 166 33,2 Rất ít mở rộng 157 31,4 Tổng 500 100 175 Khiếu nại về kết quả đánh giá CBCCCX Số ngƣời trả lời Tỷ lệ (%) Chưa thực hiện 158 31,6 Đã thực hiện 145 29 Chưa bao giờ thực hiện 197 39,4 Tổng 500 100 176 Phụ lục 2. Đánh giá kết quả nghiên cứu bằng phƣơng pháp phỏng vấn 1. Tổ chức đánh giá 1.1. Mục đích, quy mô, thành phần chuyên gia Qua kết quả nghiên cứu, tác giả đã đánh giá kết quả nghiên cứu bằng phương pháp phỏng vấn - Mục đích của việc đánh giá muốn kiểm chứng lại kết quả nghiên cứu luận án. - Về quy mô đánh giá: Tác giả lấy ý kiến đánh giá trong phạm vi của 10 phường thuộc Hà Nội, khu vực nông thôn: 16 xã, miền núi: 6 xã. - Thành phần phỏng vấn: Sau khi tổ chức điều tra, tác giả thu được 500/532 phiếu (đạt 93,98%). Đối tượng là CBCCCX, trong đó 130 là cán bộ; còn 370 là công chức (chức danh công chức cấp xã, phường, thị trấn). 1.2. Nội dung đánh giá - Tác giả đánh giá sự cần thiết của các nhóm giải pháp đã đề cập trong Luận án. 1.3. Phương pháp và kĩ thuật tiến hành - Tác giả làm bảng hỏi với các nội dung trên. - Tác giả gửi bài Luận án cho các CBCCCX. - Các CBCCCX cho ý kiến và tác giả tổng hợp. 1.4. Quy trình thực hiện Lập phiếu, nêu câu hỏi gửi phiếu tới các đối tượng xin ý kiến, sau đó thu lại để xử lý các ý kiến đánh giá bằng cách cho điểm từng biện pháp theo 5 mức độ, tính thành điểm từ 1-5 (điểm càng cao - tính cần thiết, tính khả thi càng lớn). Điểm kí hiệu là X, điểm trung bình cộng kí hiệu là X . Mức độ đánh giá như sau: Điểm số trung bình cộng X Mức độ đánh giá 4,3 - 5 Rất cần thiết, rất khả thi 3,5 - 4,2 Cần thiết, khả thi 2,7 - 3,4 Trung bình 1,9 - 2,6 Chưa cần thiết, chưa khả thi 1- 1,8 Hoàn toàn không cần thiết, không khả thi * Nội dung của các giải pháp: Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức về đánh giá chính sách Giải pháp 2: Hoàn thiện xây dựng chính sách Giải pháp 3: Triển khai thực hiện chính sách có hiệu quả 177 Giải pháp 4: Chỉnh sửa, hoàn thiện các chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã Giải pháp 5: Xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá chính sách cán bộ, công chức cấp xã Giải pháp 6: Đánh giá chính sách nghiêm túc, theo hướng mở Giải pháp 7: Chất lượng nguồn nhân lực đánh giá chính sách Giải pháp 8: Đầu tư kinh phí đối với đánh giá chính sách cán bộ, công chức cấp xã Giải pháp 9: Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chính sách 2. Kết quả đánh giá Bảng 2.1. Nhận thức về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp TT Các giải pháp Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Trung bình Chƣa cần thiết Hoàn toàn không cần thiết Rất khả thi Khả thi Trung bình Chƣa khả thi Hoàn toàn không khả thi 1 Giải pháp 1 440 58 2 0 0 433 63 3 1 0 2 Giải pháp 2 290 141 28 16 25 289 141 33 25 12 3 Giải pháp 3 405 89 5 1 0 406 91 2 1 0 4 Giải pháp 4 427 69 3 1 0 421 77 1 1 0 5 Giải pháp 5 435 62 3 0 0 422 76 2 0 0 6 Giải pháp 394 104 2 0 0 392 101 5 2 0 7 Giải pháp 7 291 185 16 8 0 318 132 35 10 5 8 Giải pháp 8 422 70 8 0 0 407 90 3 0 0 9 Giải pháp 9 396 95 3 5 1 368 120 10 1 1 Nguồn: Tác giả tổng hợp trên cơ sở số liệu thu thập Bảng 2.2. Tổng hợp kết quả khảo sát nhận thức về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp TT Đánh giá Giải pháp Mức độ cần thiết Mức độ khả thi Tổng điểm Trung bình Thứ bậc Tổng điểm Trung bình Thứ bậc 1 Giải pháp 1 2438 4,88 1 2428 4,86 1 2 Giải pháp 2 2155 4,31 10 2170 4,34 10 3 Giải pháp 3 2398 4,80 5 2402 4,80 5 4 Giải pháp 4 2422 4,84 3 2418 4,84 3 5 Giải pháp 5 2432 4,86 2 2420 4,84 2 178 TT Đánh giá Giải pháp Mức độ cần thiết Mức độ khả thi Tổng điểm Trung bình Thứ bậc Tổng điểm Trung bình Thứ bậc 6 Giải pháp 2392 4,78 6 2383 4,77 6 7 Giải pháp 7 2259 4,52 9 2248 4,50 9 8 Giải pháp 8 2414 4,83 4 2404 4,81 4 9 Giải pháp 9 2380 4,77 7 2353 4,71 7 Nguồn: Tác giả tổng hợp trên cơ sở số liệu thu thập Qua kết quả khảo nghiệm trên ta thấy các biện pháp đề xuất đều cần thiết và có khả năng thực hiện được, phần xếp thứ tự các mức độ cần thiết, khả thi của từng biện pháp như sau: Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức về đánh giá chính sách: Tính cần thiết: tổng 2.438 điểm, trung bình là 4,88; tính khả thi: tổng 2.428 điểm, trung bình là 4,86 và được xếp đứng thứ nhất. Giải pháp 2: Hoàn thiện xây dựng chính sách: tổng 2.432 điểm, trung bình là 4,86; tính khả thi: tổng 2.420 điểm, trung bình là 4,84 và được xếp đứng thứ hai. Giải pháp 3: Triển khai thực hiện chính sách có hiệu quả: cần thiết: tổng 2.422 điểm, trung bình là 4,84; tính khả thi: tổng 2.418 điểm, trung bình là 4,84 và được xếp đứng thứ ba. Giải pháp 4: Chỉnh sửa, hoàn thiện các chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã: tính cần thiết: tổng 2.414 điểm , trung bình là 4,83; tính khả thi: tổng 2.404 điểm, trung bình là 4,81 và được xếp đứng thứ tư. Giải pháp 5: Xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá chính sách cán bộ, công chức cấp xã: tính cần thiết: tổng 2.398 điểm, trung bình là 4,80; tính khả thi: tổng 2.402 điểm, trung bình là 4,80 và được xếp đứng thứ năm. Giải pháp 6: Đánh giá chính sách nghiêm túc, theo hướng mở: tính cần thiết: tổng 2.392 điểm, trung bình là 4,78; Tính khả thi: tổng 2.383 điểm, trung bình là 4,77 và được xếp đứng thứ sáu. Giải pháp 7: Chất lượng nguồn nhân lực đánh giá chính sách: tính cần thiết: tổng 2.380 điểm, trung bình là 4,77; tính khả thi: tổng 2.353 điểm, trung bình là 4,71 và được xếp đứng thứ bảy. 179 Giải pháp 8: Đầu tư kinh phí đối với đánh giá chính sách cán bộ, công chức cấp xã: tính cần thiết: tổng 2.373 điểm, trung bình là 4,75; tính khả thi: tổng 2.338 điểm, trung bình là 4,68 và được xếp đứng thứ tám. Giải pháp 9: Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chính sách: tính cần thiết: tổng 2.259 điểm, trung bình là 4,52; tính khả thi: tổng 2.353 điểm, trung bình là 4,71 và được xếp đứng thứ chín.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_danh_gia_chinh_sach_can_bo_cong_chuc_cap_xa_o_viet_n.pdf
  • pdfTrichyeu_LuongManhSon.pdf
Tài liệu liên quan