Luận án Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế từ năm 1945 đến năm 1954

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ THANH MAI ĐẢNG LÃNH ĐẠO TRANH THỦ SỰ ỦNG HỘ, GIÚP ĐỠ QUỐC TẾ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HÀ NỘI - 2018 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ THANH MAI ĐẢNG LÃNH ĐẠO TRANH THỦ SỰ ỦNG HỘ, GIÚP ĐỠ QUỐC TẾ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Mã số: 62 22 03 15 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. NGUYỄN

pdf198 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 379 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận án Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế từ năm 1945 đến năm 1954, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MẠNH HÀ 2. TS. NGUYỄN BÌNH HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Phạm Thị Thanh Mai MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6 1.1. Vấn đề tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế qua các công trình nghiên cứu 6 1.2. Kết quả của các công trình nghiên cứu và những vấn đề luận án tiếp tục giải quyết 23 Chương 2: ĐẢNG LÃNH ĐẠO TÌM KIẾM SỰ ỦNG HỘ VÀ GIÚP ĐỠ QUỐC TẾ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1949 25 2.1. Sự cần thiết của tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế và chủ trương của Đảng 25 2.2. Quá trình Đảng tìm kiếm, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế 40 Chương 3: ĐẢNG LÃNH ĐẠO TRANH THỦ SỰ ỦNG HỘ, GIÚP ĐỠ QUỐC TẾ, ĐƯA CUỘC KHÁNG CHIẾN ĐẾN THẮNG LỢI (1950 - 1954) 71 3.1. Bối cảnh trong nước, quốc tế và chủ trương của Đảng 71 3.2. Quá trình Đảng chỉ đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế 81 Chương 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 118 4.1. Nhận xét 118 4.2. Một số kinh nghiệm 137 KẾT LUẬN 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 168 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế để xây dựng và phát triển đất nước luôn là vấn đề được nhiều quốc gia quan tâm. Điều này không chỉ cần thiết đối với các nước lớn có tiềm lực về kinh tế, quân sự, mà còn vô cùng quan trọng, nhân thêm nguồn sức mạnh đối với các dân tộc nhỏ trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Ngay từ những năm tháng tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh luôn khẳng định, cách mạng Việt Nam là một bộ phận của phong trào cách mạng thế giới và ai làm cách mạng trong thế giới đều là bạn bè, đồng chí của nhân dân Việt Nam. Vì thế, phải giáo dục chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản cho nhân dân lao động, làm cho tinh thần yêu nước trở thành một bộ phận của tinh thần quốc tế. Xuất phát từ quan điểm đó, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn hướng sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam hòa vào cuộc đấu tranh của nhân loại bị áp bức chống lại chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2-9-1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa ra đời đã phải đương đầu với những khó khăn chồng chất. Đó là những hậu quả về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục của chế độ cũ để lại: nền kinh tế đình đốn, tài chính kiệt quệ; thiên tai, dịch bệnh liên tiếp đe dọa đời sống của nhân dân, làm gần 2 triệu người chết đói; hơn 90% người dân không biết đọc, biết viết; các thế lực thực dân, đế quốc, phản động trong và ngoài nước cấu kết với nhau mưu đồ thủ tiêu chính quyền cách mạng nhằm nô dịch dân tộc Việt Nam một lần nữa. Chính quyền cách mạng non trẻ đứng trước một tình thế vô cùng khó khăn, một cuộc chiến không cân sức để bảo vệ nền độc lập của đất nước. Do vậy, bên cạnh chủ 2 trương phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, việc tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế để bảo vệ và giữ vững nền độc lập dân tộc trở thành yêu cầu cấp thiết của cách mạng Việt Nam. Vừa lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Pháp, từng bước xây dựng, kiến thiết đất nước, Đảng vừa lãnh đạo tranh thủ, phát huy sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế. Đó là quá trình kết hợp xây dựng lực lượng với mở rộng quan hệ quốc tế để tìm kiếm bạn đồng minh, đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao, kết hợp các hình thức đối ngoại nhằm tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các nước anh em, các lực lượng yêu chuộng hòa bình, công lý và tiến bộ trên thế giới, tạo thế và lực để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) đã bảo vệ và phát triển lên một bước mới những thành quả của Cách mạng Tháng Tám. Nghiên cứu về sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế từ năm 1945 đến năm 1954 đối với Việt Nam, không chỉ làm rõ thêm vai trò to lớn của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với bản lĩnh chính trị kiên cường, với đường lối đúng đắn, sách lược mềm dẻo, linh hoạt, đã tranh thủ, phát huy được sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại để làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, mà còn góp phần đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc lịch sử của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch nhằm vào cách mạng Việt Nam trong giai đoạn lịch sử này. Đồng thời, đây cũng là cơ sở để Đảng tiếp tục phát huy nhân tố sức mạnh thời đại, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế từ năm 1945 đến năm 1954” để nghiên cứu và làm Luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 3 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Làm rõ quá trình Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1945 đến năm 1954. Trên cơ sở đó, nhận xét và rút ra một số kinh nghiệm về quá trình Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế trong giai đoạn 1945- 1954, góp phần vào thực hiện công tác đối ngoại hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ - Làm rõ bối cảnh lịch sử và sự cần thiết phải tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ quốc tế đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Việt Nam giai đoạn 1945-1954. - Nghiên cứu và hệ thống hóa quan điểm, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh; các hoạt động của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). - Trình bày một cách hệ thống sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). - Nêu lên những nhận xét về ưu điểm, hạn chế và rút ra một số kinh nghiệm từ thực tiễn Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế giai đoạn 1945-1954. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Sự lãnh đạo của Đảng về tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1945 đến năm 1954. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Luận án nghiên cứu quá trình Đảng Cộng sản Đông Dương, tháng 2-1951, được đổi tên là Đảng Lao động Việt Nam (gọi tắt 4 là Đảng) lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế về chính trị, quân sự, kinh tế,... trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. - Phạm vi về không gian: Việt Nam và các nước trên thế giới, các tổ chức quốc tế liên quan đến nội dung của luận án. - Phạm vi về thời gian: từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 7 năm 1954. Ngoài ra, để làm rõ thêm đối tượng nghiên cứu, luận án có đề cập một số vấn đề liên quan đến trước và sau khoảng thời gian trên. 4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 4.1. Cơ sở lý luận Quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế; đường lối của Đảng về đối ngoại, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại. 4.2. Nguồn tài liệu Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các nguồn tư liệu chính sau: - Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của các lãnh tụ Đảng, Nhà nước về vấn đề quan hệ quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế. - Các văn kiện của Đảng và Nhà nước; các Hiệp định quốc tế Việt Nam tham gia ký kết; các bài phát biểu, bài viết, trả lời phỏng vấn, thư, điện của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ 1945-1954. Khối tài liệu sưu tầm được từ Cộng hoà Pháp, Liên bang Nga, đặc biệt là khối bản thảo, bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh liên quan đến đề tài luận án hiện đang được lưu giữ tại kho Cơ sở của Bảo tàng Hồ Chí Minh và các nguồn lưu trữ khác trong nước. Đây là nguồn tư liệu cơ bản giúp nghiên cứu sinh nghiên cứu đề tài. - Các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan về lịch sử thế giới, lịch sử Việt Nam, lịch sử Đảng, lịch sử ngoại giao. Đây là nguồn tư liệu quan trọng trong quá trình thực hiện luận án. 5 - Hồi ký, hồi ức của các cá nhân trong và ngoài nước, những người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động tranh thủ, phát huy sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Việt Nam. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic và sự kết hợp của hai phương pháp này là những phương pháp chính được tác giả sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài. Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh, đối chiếu để làm rõ nội dung đề tài. 5. Đóng góp của luận án - Luận án góp phần làm rõ hơn sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng hòa bình, dân chủ, tiến bộ xã hội trên thế giới; của các nước anh em trong hệ thống xã hội chủ nghĩa cũng như của những nước láng giềng đối với cách mạng Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954. - Bước đầu đưa ra nhận xét về sự lãnh đạo của Đảng trong việc tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế về những thành công, hạn chế; đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn quá trình lãnh đạo của Đảng về tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế đối với cách mạng Việt Nam những năm 1945-1954, góp phần gợi mở những nội dung về hoạt động đối ngoại trong giai đoạn hiện nay. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy về vấn đề này. Việc tập hợp, phân tích những tài liệu liên quan đến đề tài cũng góp phần nâng cao hiệu quả công tác trưng bày, thuyết minh tại các bảo tàng, di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh. 6. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình đã công bố của tác giả liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương, 8 tiết. 6 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. VẤN ĐỀ TRANH THỦ SỰ ỦNG HỘ, GIÚP ĐỠ QUỐC TẾ QUA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình trong nước nghiên cứu về quan hệ quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1.1.1.1. Các công trình khoa học về Lịch sử Việt Nam, Lịch sử Đảng và Tư tưởng Hồ Chí Minh đề cập đến vấn đề tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân từ trước đến nay. Vì vậy, những nhân tố làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến này, trong đó có vấn đề đoàn kết quốc tế đã được các nhà nghiên cứu đề cập đến. Công trình "Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945- 1954)", tập 1 [175] và tập 2 [178] của Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam đã đánh giá tầm vóc, ý nghĩa, bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Bộ sách đã phản ánh một cách có hệ thống diễn biến, các nội dung chủ yếu, các mốc lịch sử quan trọng, bước đầu nêu ra những quy luật của cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, trường kỳ, đồng thời lãm rõ các nhân tố thắng lợi dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có thể nói, đây là một công trình thể hiện sự dày công nghiên cứu của các tác giả. Công trình đã dành nhiều trang viết về liên minh chặt chẽ với Lào và Campuchia, phối hợp với Trung Quốc, Liên Xô và các nước khác nhằm tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ quốc tế. Song, vấn đề đó cũng mới chỉ đề cập một cách khái quát, chưa được hệ thống và đầy đủ. 7 "Lịch sử Quốc hội Việt Nam (1946-1960)", tập 1 do Văn phòng Quốc hội [162] tổ chức nghiên cứu, biên soạn. Đây là một công trình khoa học lịch sử về Quốc hội được biên soạn nghiêm túc và xuất bản lần đầu tiên ở Việt Nam. Các tác giả đã nêu rõ Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (1946) vốn là một Quốc hội lập hiến. Song do hoàn cảnh cách mạng và kháng chiến nên Hiến pháp năm 1946 chưa được ban hành. Quốc hội đã giao cho Chính phủ và Ban Thường trực Quốc hội căn cứ vào các nguyên tắc đã định của Hiến pháp để thực thi việc lập pháp. Với tư cách là cơ quan quyền lực cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Quốc hội đã giải quyết mọi vấn đề của toàn quốc, lập hiến và lập pháp, biểu quyết ngân sách, chuẩn y các hiệp ước mà Chính phủ ký với nước ngoài, Quốc hội khoá I đã hoàn thành trách nhiệm của mình đối với một giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước. Mười bốn năm hoạt động trong hoàn cảnh kháng chiến cực kỳ khó khăn gian khổ (1946-1960) là quá trình rèn luyện Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (khoá I). Liên quan đến vai trò, chức năng và nhiệm vụ của Quốc hội Khóa I, việc tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế đối với Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cũng được đề cập đến. Cuốn sách "Cuộc đọ sức giữa hai chế độ xã hội" [100] của Cốc Văn Khang đã đi sâu phân tích cuộc đấu tranh gay gắt và quyết liệt giữa hai hệ thống chính trị xã hội đối lập nhau trên mọi lĩnh vực: tư tưởng chính trị; kinh tế xã hội...; tác giả nêu lên những thành tựu to lớn mà các nước Xã hội chủ nghĩa đã đạt được, đồng thời vạch rõ những mặt hạn chế và sai lầm của các nước này trong quá trình xây dựng Xã hội chủ nghĩa. Trong "Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thắng lợi và bài học" của Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh, trực thuộc Bộ Chính trị [1], các tác giả đã làm rõ nguyên nhân, ý nghĩa, kết quả, bài học của cuộc kháng chiến chống Pháp. Đặc biệt, công trình đã tổng kết được sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần của quốc tế, Liên Xô, Trung Quốc đối với Việt Nam. Tuy 8 nhiên, ở khía cạnh đối ngoại, cụ thể là vấn đề tranh thủ, phát huy sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế với cách mạng Việt Nam ở giai đoạn lịch sử này chưa được đi sâu làm rõ. Trong cuốn hồi ức "Chiến đấu trong vòng vây" của Võ Nguyên Giáp [71], tác giả đã giới thiệu với độc giả về Nguyễn Ái Quốc - Việt Minh - Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, kể lại tiến trình cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp từ ngày 19-12-1946 cho đến trước Chiến dịch Biên Giới năm 1950 mà Đại tướng là người tham gia trực tiếp. Tác giả đã nói rõ về thời kỳ chiến đấu gian khổ trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc và những yêu cầu cấp thiết kết nối với cách mạng thế giới của Việt Nam. Cuốn sách đề cập đến chuyến đi bí mật của Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Trung Quốc và Liên Xô, những kết quả của chuyến đi qua báo cáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Ban Thường vụ Trung ương Đảng sau đó. Đây là những thông tin, tư liệu quan trọng để tác giả luận án đi sâu nghiên cứu về hành trình, nội dung và kết quả chuyến đi này của Chủ tịch Hồ Chí Minh liên quan đến hoạt động đối ngoại nhằm tranh thủ sự ủng hộ, đồng tình của quốc tế đối với cách mạng Việt Nam. "Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975 Thắng lợi và bài học" của Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị [3] đã đưa ra những tổng kết cơ bản về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong chiến tranh cách mạng. Nội dung được trình bày khái quát những sự kiện và tiến trình lịch sử, những nhận định, đánh giá về sự lãnh đạo của Đảng đối với chiến tranh cách mạng Việt Nam, đúc kết những bài học cơ bản trong sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là quá trình cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, mở đầu thắng lợi bằng cuộc tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 giành chính quyền trên cả nước. Tiếp đó, được kế tục và hoàn thành vẻ vang bằng cuộc chiến tranh cách mạng toàn dân, toàn diện, một cuộc chiến tranh cứu nước và giữ nước lâu dài và đây 9 chính là thời kỳ oanh liệt và hào hùng nhất trong lịch sử của dân tộc, đưa nước Việt Nam tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử trọng đại, đưa đất nước vượt qua khó khăn, thử thách sống còn; Nhân dân anh dũng chiến đấu chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc; kiên quyết và khôn khéo sử dụng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng; thực hiện mục tiêu: dân tộc độc lập, Tổ quốc thống nhất, đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đảng đã phát huy truyền thống yêu nước và lòng tự tôn dân tộc, xây dựng, củng cố, phát huy cao độ sức mạnh của toàn dân Việt Nam - những người làm chủ đất nước, tranh thủ tối đa sự ủng hộ của các lực lượng cách mạng thế giới và của cả loài người tiến bộ, phân hoá, cô lập triệt để kẻ thù, thực hiện thắng lợi chiến lược "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công". "Đảng Cộng sản Việt Nam, chặng đường qua hai thế kỷ (1930-2006)" [97]. Cuốn sách đã làm rõ thêm sự ra đời, các chặng đường lịch sử và hoạt động đấu tranh của Đảng, tổng kết thực tiễn lịch sử dân tộc, nêu bật những thắng lợi, thành tựu và cả những hạn chế, khiếm khuyết, làm sáng tỏ những bài học về xây dựng Đảng, những vấn đề về lý luận của cách mạng Việt Nam, giáo dục truyền thống cách mạng của Đảng, bồi dưỡng ý chí và tình cảm cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới. Các tác giả đã đúc rút nên 6 kinh nghiệm của Đảng trong quá trình lãnh đạo nhân dân Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp, trong đó kinh nghiệm thứ năm là đoàn kết, liên minh với nhân dân Lào, Campuchia, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ quốc tế. Trong cuốn "Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại và sự vận dụng của Đảng trong thời kỳ đổi mới" của Đinh Xuân Lý [113] đã giúp cho người nghiên cứu hiểu rõ hơn nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại, một số thành tựu hoạt động đối ngoại của Việt Nam dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh; quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức và vận dụng tư 10 tưởng đối ngoại của Người trong thời kỳ đổi mới đất nước hiện nay. Tác giả đã dành Chương I của sách để nói về cơ sở hình thành và các giai đoạn phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại; Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại và thành tựu của đối ngoại Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh. Các hoạt động tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đã được tác giả đề cập tới tuy chưa sâu, đặc biệt là những hoạt động tham dự của các phái đoàn đại biểu Việt Nam tại các hội nghị quốc tế, sự thiết lập các phòng thông tin tại bốn châu lục trong những năm 1947-1949 để liên lạc, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa. Cuốn "Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh" của Nguyễn Dy Niên [135] đã chỉ ra quá trình hình thành, nguồn gốc tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh; phân tích những nội dung chủ yếu của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, đó là: Các quyền dân tộc cơ bản; Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; Giải quyết mọi vấn đề xung đột thông qua thương lượng hòa bình; Độc lập tự chủ, tự lực tự cường gắn liền với đoàn kết và hợp tác quốc tế; Hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới; Ngoại giao là một mặt trận; Phân tích về phương pháp, phong cách và nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh. Cuốn "Lịch sử Việt Nam", tập 10 của Viện Sử học [187] nằm trong Bộ sách gồm 15 tập, được hoàn thành trên cơ sở Chương trình nghiên cứu trọng điểm cấp Bộ của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam do Viện Sử học là cơ quan chủ trì. Nội dung sách phong phú, toàn diện, nhiều tư liệu mới có giá trị, bố cục chặt chẽ, được trình bày có hệ thống. Các tác giả đã dành một phần nội dung của chương IV nói về đấu tranh ngoại giao và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế năm 1947 và quá trình đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao, góp phần phá vỡ thế bao vây của thực dân Pháp (1948-1950). Trong cuốn sách "Lịch sử Việt Nam", tập 11 của Viện Sử học [188], tại chương II, phần VI, giới thiệu về quá trình đấu tranh trên mặt trận ngoại giao 11 (1951-1952) và dành riêng chương VI viết về “Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi”. Nội dung cơ bản về vấn đề tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã được các tác giả đưa ra, nhưng trong khuôn khổ một bộ thông sử, các tác giả không đi sâu về vấn đề này. Tuy nhiên, những số liệu, sự kiện liên quan đến vấn đề tranh thủ sự ủng hộ quốc tế của Việt Nam đã được các tác giả cập nhật dựa trên kết quả nghiên cứu mới nhất đến thời điểm dự thảo. Trên cơ sở những tư liệu mới được khai thác, sưu tầm, kế thừa những thành tựu, kết quả nghiên cứu đã được công bố, "Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954", tập 5 của Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam [181] đã được xuất bản, nằm trong bộ sách gồm 7 tập. Nhóm biên soạn xây dựng kết cấu, bố cục của tập sách và trình bày nội dung lịch sử theo tiến trình lịch sử và vấn đề. Theo đó, nội dung của tập sách này được thể hiện qua 4 chương (16, 17, 18, 19). Chương 16 trình bày về tình hình địch sau thất bại của chúng trong Thu Đông 1950; về các chủ trương, phương châm chiến lược, quyết sách mới của Đảng ta (thể hiện tập trung ở Đại hội Đảng lần thứ II, tháng 2-1951); diễn biến của 3 chiến dịch tiến công địch ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Chương 17, trình bày các vấn đề về xây dựng lực lượng, củng cố hậu phương kháng chiến, trong đó đi sâu vào các nội dung về củng cố Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể kháng chiến; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; hoạt động đối ngoại. Chương 18 trình bày cuộc chiến đấu của quân và dân ta ở vùng địch chiếm đóng trên khắp ba miền đất nước, mà quan trọng là ở Bắc Bộ nhằm giành, giữ vững thế chủ động chiến lược; đồng thời sử dụng một lực lượng nhất định để phối hợp, chi viện cho chiến trường Lào, Campuchia. Chương 19 bao gồm các nội dung về tiến công địch ở Tây Bắc Bắc Bộ; hoạt động quân sự của cả nước trong Xuân - Hè 1953; về sự phối hợp với quân giải phóng Pa-thét Lào, chiến thắng địch ở Thượng Lào. 12 Mặc dù không phải là các công trình nghiên cứu chuyên sâu về công tác đối ngoại nhưng vấn đề tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế trong kháng chiến chống Pháp cũng được các tác giả đề cập tới. Những công trình nghiên cứu trên là nguồn tài liệu tham khảo chính thống và hữu hiệu cho luận án. Trên cơ sở đó, luận án tiếp tục nghiên cứu sâu và đầy đủ hơn các nội dung liên quan trực tiếp đến đề tài. 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu chuyên sâu về quan hệ quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Đây là những công trình khoa học về quan hệ đối ngoại, vì vậy, vấn đề tranh thủ, phát huy sự ủng hộ quốc tế đã được đề cập ở các mức độ khác nhau. Do đó, đây chính là những nguồn tài liệu tham khảo có giá trị trong quá trình thực hiện luận án. Có thể kể ra như: "Đấu tranh ngoại giao trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (1945-1954)", tập 1 của Bộ Ngoại giao [27]; "Đấu tranh ngoại giao trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (1945-1954)", tập 2 của Bộ Ngoại giao [28]. Một số công trình đề cập đến mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, Việt Nam và Liên Xô như: "Sự thật quan hệ Việt Nam - Trung Quốc 30 năm qua" của Bộ Ngoại giao [29]; "Sự thật về những lần xuất quân của Trung Quốc và quan hệ Việt - Trung" của Nguyễn Huy Toàn và các cộng sự [152]; "Việt Nam - Liên Xô 30 năm quan hệ (1950-1980)" của Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Liên Xô [30]. Cuốn sách "Hồ Chí Minh với công tác ngoại giao" của Viện Quan hệ quốc tế [183]. Cuốn sách “Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác ngoại giao” tổng kết những bài học chủ yếu và kinh nghiệm quí báu trong lĩnh vực ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc, nhà ngoại giao kiệt xuất của Việt Nam. Theo nội dung cuốn sách, hoạt động ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh được chia làm 4 thời kỳ: Giai đoạn từ 1941 đến 13 2.9.1945; Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và hoạt động ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác ngoại giao năm 1954-1964; Giai đoạn từ 1965 đến 1969. Nội dung sách khảng định Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo và tiến hành một cách xuất sắc cuộc đấu tranh ngoại giao trong những giờ phút hiểm nghèo nhất của đất nước, từ đó rút ra những bài học cần thiết để vận dụng trong giai đoạn mới nhằm phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tác giả Phan Ngọc Liên [107] trong cuốn "Hồ Chí Minh những hoạt động quốc tế" đã tóm tắt những hoạt động quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh những năm đầu thế kỷ XX, với tư cách là một chiến sĩ cách mạng quốc tế. Những hoạt động của Người trong hàng ngũ Đồng minh chống quân phiệt Nhật, trong kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp, đến kháng chiến chống Mỹ và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong cuốn "Bao dung Hồ Chí Minh", của Nguyễn Văn Khoan [102] đã viết về những yếu tố hình thành phong cách ứng xử, cách dùng người, những kế sách cứu nước và giữ nước; cách ứng xử ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những ảnh hưởng của Nho giáo đối với quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh với thế giới, nét đẹp tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và những đóng góp của Hồ Chí Minh với thời đại. Cuốn sách "Ngoại giao Việt Nam 1945-2000" là một công trình nghiên cứu khoa học công phu của tập thể các nhà ngoại giao, các chuyên gia hàng đầu về quan hệ quốc tế của Nguyễn Đình Bin [25] chủ biên. Với 5 chương nội dung, cuốn sách đã phác họa những nét chính của hoạt động ngoại giao Việt Nam trong 55 năm, từ năm 1945 đến năm 2000, một thời kỳ đầy những biến động và đổi thay ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Các tác giả đã dành chương 1 và chương 2 nói về hoạt động ngoại giao của Việt Nam, từ ngoại giao góp phần giữ vững và củng cố chính quyền cách mạng (1945-1946) đến ngoại giao trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1947-1954). 14 Vấn đề ngoại giao trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đã được các tác giả chia thành các phân đoạn: Ngoại giao phá vây (1947-1949); Lập quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa, mở rộng quan hệ quốc tế (1950-1953); Hội nghị quốc tế về Đông Dương và ký kết Hiệp định Geneva năm 1954. Với nguồn tài liệu phong phú và đáng tin cậy, với các luận chứng chặt chẽ và súc tích, cuốn sách đã trình bày một cách hệ thống và tổng hợp công tác ngoại giao của Đảng, Nhà nước trong những năm tháng đầy biến động này. Tuy nhiên, đây là những nét chính của hoạt động ngoại giao Việt Nam trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, vấn đề tranh thủ, phát huy sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế ở giai đoạn này vẫn cần có sự nghiên cứu mở rộng và chuyên sâu hơn. Bên cạnh đó, phải kể đến các công trình nghiên cứu tiêu biểu khác như: "Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp giành độc lập, tự do (1945- 1975)" của Nguyễn Phúc Luân [110]; "Hoạt động ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Pháp" của Đặng Văn Thái [147]. "Ngoại giao Việt Nam (1945-1995)" là một công trình nghiên cứu công phu của Lưu Văn Lợi [109]. Tác giả đã đưa ra sự đánh giá bao quát về nửa thế kỷ hoạt động của ngoại giao Việt Nam, bắt đầu từ những năm 1945-1946, giai đoạn bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, hai cuộc chiến tranh biên giới và quá trình phá thế bị bao vây, cô lập để hội nhập thế giới trong các mối quan hệ hợp tác và phát triển đất nước. Trong sách, tác giả chọn những sự kiện quan trọng nhất để thẩm tra và sắp xếp tư liệu nhằm thuật lại sự kiện, qua đó giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về 50 năm ngoại giao Việt Nam. Trong cuốn "Ngoại giao Hồ Chí Minh lấy chí nhân thay cường bạo", tác giả Nguyễn Phúc Luân [111] khẳng định, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã vạch ra những định hướng cơ bản trong hoạt động quốc tế của cách mạng Việt Nam, đặt nền móng cho nền ngoại giao Việt Nam hiện đại. Tinh thần 15 nhân văn trong trong phong cách ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn làm khuất phục lòng người, đặc biệt là với đối phương. Trong cuốn "Ngoại giao Việt Nam, phương sách và nghệ thuật đàm phán" của Nguyễn Khắc Huỳnh [94], tác giả đã phân tích những sự kiện, những chặng đường của ngoại giao Việt Nam, góp phần làm rõ những thành tựu, tính đặc sắc, bản lĩnh và trí tuệ của nền ngoại giao Việt Nam hiện đại. Cuốn sách cũng nêu lên những cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công tác ngoại giao từ năm 1945 đến năm 1969. * Trong các bài tạp chí, báo và hội thảo khoa học, vấn đề đối ngoại, hoạt động ngoại giao, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng được đề cập đến như: “Âm mưu của Trung Quốc từ Điện Biên Phủ đến Giơnevơ” của Nguyễn Anh Thái [146]; Lê Giản, Văn Phong [68] trong cuốn “Những người cộng sản Pháp và chiến tranh ở Đông Dương (1944-1954)”; “Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao” của Phạm Hồng Chương, Phùng Đức Thắng [37]; “Hà Nội tháng 12-1946, những toan tính từ phía bên kia” của Vũ Dương Ninh [137], nội dung bài viết tổng hợp những sự kiện đấu tranh ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến ngày 19-12-1946. Liên quan đến chủ đề này, tác giả Vũ Dương Ninh [136] còn đề cập đến trong bài viết “Mục tiêu độc lập dân tộc trong đường lối đoàn kết quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. “Hồ Chí Minh và cuộc chiến tranh ở Việt Nam” trong hồi tưởng của Khrushchev” của Phạm Hồng Tung [160]; “Đọc hồi ức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp” của Bùi Trọng Liễu [108]; “Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc những năm 1954-1960” của Nguyễn Thị Mai Hoa [81]. "Cuộc hành trình vạn dặm" của Nguyễn Huy Hoan [83]. Nội ...ộng hoà bình, dân chủ và tiến bộ trên thế giới. Chính vì lẽ đó, cuộc chiến đấu của Việt Nam, của các dân tộc Đông Dương không bị lẻ loi, trái lại nó có sự hậu thuẫn rộng lớn của phe dân chủ chống đế quốc trên thế giới quan tâm, giúp đỡ. 2.1.3. Sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế với cách mạng Việt Nam trước năm 1945 Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Nam bước đầu đã có được sự ủng hộ và giúp đỡ quốc tế. Vào những năm 1930-1931, 1936-1939, khi phong trào cách mạng ở Việt Nam bùng nổ mạnh mẽ, giai cấp công nhân Pháp và các nước thuộc địa Pháp cũng phối hợp đấu tranh đòi thả tù chính trị, đòi độc lập cho Việt Nam. Với tư cách là một phân bộ, chi bộ trực thuộc Quốc tế Cộng sản, cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng 32 Cộng sản Đông Dương luôn nhận được sự chỉ đạo và giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản. Một số Đảng Cộng sản như: Đảng Cộng sản Liên Xô, Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn đồng hành cùng cách mạng Việt Nam. Trung Quốc là nơi Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) hoạt động những năm 1924-1927, 1938-1940, mở các lớp đào tạo, huấn luyện cán bộ cách mạng, sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, là nơi diễn ra Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 10- 1930, Đại hội lần thứ I của Đảng năm 1935, nơi đứng chân của Ban Chỉ huy ở ngoài của Đảng (thành lập tháng 3-1934), là nơi gây dựng các cơ sở cách mạng của Việt Nam, Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra, với mong muốn đứng về phía các lực lượng Đồng minh chống phát xít và tìm kiếm sự ủng hộ của các nước Đồng minh đối với Việt Nam, tháng 8-1942, Hồ Chí Minh từ Việt Nam sang Trung Quốc tìm cách liên hệ với đại diện Mỹ tại đây, nhưng không may trên đường đi, Người bị chính quyền Trung Hoa Dân quốc (Chính quyền Tưởng Giới Thạch) bắt giam 14 tháng, từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943. Nhận được tin Hồ Chí Minh bị bắt, nhân danh các đoàn thể cứu quốc, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã viết một loạt kiến nghị bằng tiếng Hán và tiếng Pháp, gửi tới chính quyền Tưởng Giới Thạch, các cơ quan quốc tế ở Trùng Khánh như Sứ quán Mỹ, Đoàn cố vấn Liên Xô, các cơ quan thông tấn báo chí... phát động chiến dịch đòi thả Hồ Chí Minh, đại biểu của phong trào cách mạng Việt Nam. Thiếu tá A.Patti, Trưởng phòng Đông Dương thuộc Cơ quan Tình báo chiến lược Mỹ (OSS) cho rằng, Sứ quán Mỹ ở Trùng Khánh đã chuyển về Washington các bản kiến nghị trên. Tháng 9 năm 1943, Hồ Chí Minh được thả tự do. Ra khỏi tù, Người tiếp tục liên lạc với lực lượng Đồng minh để tranh thủ sự giúp đỡ của họ. Lúc này, ở Đông Dương, đã có các thành viên của lực lượng OSS (tiền thân của CIA) Hoa Kỳ để chuẩn bị cho kế hoạch phản công lại Nhật sau trận Trân Châu Cảng tháng 12-1941. Các thành viên phái bộ của OSS đến Đông Dương đã có một số 33 cuộc gặp gỡ với Việt Minh. Hồ Chí Minh đã gặp gỡ Thiếu tá Patti của OSS và thống nhất các kế hoạch đánh Nhật. Theo thỏa thuận giữa OSS và Việt Minh, Hoa Kỳ hỗ trợ vũ khí, các khí tài và huấn luyện quân sự cho Việt Minh, đổi lại, Việt Minh sẽ giúp đỡ, bảo vệ các phi công Mỹ hoặc quân nhân Mỹ thoát khỏi sự kiểm soát, truy bắt của quân đội Nhật. Cuối năm 1944, một chiếc máy bay của lực lượng không quân Mỹ đóng tại Trung Quốc bị rơi trên địa phận Việt Nam. Viên phi công tên Shaw đã được đưa tới gặp Hồ Chí Minh. Shaw đã được đối xử tử tế, được Hồ Chí Minh trực tiếp đưa về với đơn vị tại Trung Quốc an toàn. Tháng 3-1945, Hồ Chí Minh đã gặp tướng Mỹ, Claire Chennault. Tướng Chennault cảm ơn về việc Việt Minh đã cứu thoát viên phi công và sẵn sàng giúp đỡ những gì có thể. Về phần mình, Hồ Chí Minh khẳng định quan điểm của Việt Minh là ủng hộ và đứng về phía Đồng minh chống phát xít. Tướng Chennault đã trao cho Người thuốc chữa bệnh và tiền để tặng những người Việt Nam đã cứu sống Shaw. Người chỉ nhận thuốc men, không nhận tiền. Hành động, cử chỉ của Hồ Chí Minh khiến phía Mỹ đánh giá cao nhân cách cao thượng của người lãnh đạo Mặt trận Việt Minh [42]. Trước yêu cầu của Việt Minh cần Mỹ cung cấp phương tiện chiến đấu: cố vấn, vũ khí, phương tiện thông tin liên lạc các nhân viên OSS đã giúp chuyển thư đề nghị của Người đến các nhà lãnh đạo Đồng minh. Tháng 6-1945, khi OSS đề nghị Việt Minh bố trí cho một sân bay dã chiến để máy bay cỡ nhỏ có thể lên xuống, Người đã giao nhiệm vụ này cho đồng chí Võ Nguyên Giáp và sân bay đã được chuẩn bị tại xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Đội công tác “Con nai” của Cục tình báo chiến lược Hoa Kỳ do Thiếu tá Thomas chỉ huy, đã nhảy dù xuống làng Kim Long, chiến khu Tân Trào cùng một số vũ khí, khí tài thông tin liên lạc, thuốc men,... Sau đó, một số chuyến bay tiếp tục chở vũ khí, đạn dược đến cho Việt Minh. Cũng trong thời gian này, OSS đã hỗ trợ, tổ chức huấn luyện cho trên 2000 cán bộ, chiến sỹ của Việt Nam Giải phóng quân [42]. 34 Tuy không nhiều, nhưng trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn, Việt Nam Giải phóng quân lại vừa mới được thành lập, chưa được trang bị và huấn luyện đầy đủ, thì sự giúp đỡ trên rất thiết thực, có ý nghĩa quan trọng, góp phần đưa đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám. Từ kinh nghiệm và sự giúp đỡ của quốc tế trước năm 1945, trong hoàn cảnh của Việt Nam lúc này, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế là vấn đề cấp thiết để kiến quốc, xây dựng nguồn lực chống lại thực dân Pháp, một kẻ thù mạnh hơn nhiều lần về tài chính và phương tiện chiến tranh. Chưa bao giờ, cách mạng Việt Nam ở trong điều kiện khó khăn như vậy. Sức mạnh của sự ủng hộ về tinh thần và vật chất của quốc tế sẽ tiếp thêm động lực để Việt Nam vững vàng bước vào cuộc kháng chiến. 2.1.4. Chủ trương của Đảng Trên cơ sở phân tích một cách khoa học tình hình thế giới, những khó khăn và thuận lợi của cách mạng Việt Nam, dự đoán đúng xu thế phát triển của thời đại cũng như tầm quan trọng của việc tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế, Đảng và Nhà nước, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng suốt dùng hoạt động đối ngoại, công tác ngoại giao như là một vũ khí lợi hại nhằm tấn công, kiềm chế, phân hoá thế lực thù địch, cô lập kẻ thù, kêu gọi sự ủng hộ, giúp đỡ từ bạn bè bên ngoài để phá vòng vây hãm. Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ từ bên ngoài lúc này nhằm mục đích tạo hoàn cảnh quốc tế, dư luận quốc tế thuận lợi để bồi dưỡng thực lực của ta và cô lập kẻ thù ngay trên hậu phương của chúng cũng như trước quốc tế; giữ vững chính quyền cách mạng, bảo vệ hòa bình, xây dựng và phát triển đất nước; mở rộng quan hệ ngoại giao, nâng cao vị thế của Việt Nam với quốc tế. Mọi chủ trương, chính sách cũng như các hoạt động lúc này đều nhằm vào mục tiêu cơ bản, quan trọng hàng đầu, đó là độc lập dân tộc, đây là điều “bất biến”. Đối với quân Tưởng ở Miền Bắc, Đảng chủ trương: hòa hoãn tránh xung đột, giao thiệp thân thiện, nhân nhượng cho chúng một số quyền lợi về kinh tế và chính trị như nhận cung cấp lương thực thực phẩm, nhận tiêu tiền mất giá 35 của chúng, nhường cho tay sai của Tưởng 70 ghế trong Quốc hội và 4 ghế trong chính phủ không qua bầu cử. Sự sáng tạo này đã làm thất bại âm mưu của Tưởng, đồng thời vô hiệu hóa các hoạt động chống phá của bọn tay sai của Tưởng, ta có điều kiện tập trung lực lượng chống Pháp ở miền Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng dành sự quan tâm đặc biệt đến việc hoạch định đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Đường lối đó được thể hiện rất rõ trong nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước ngay trước và sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được thành lập như: Nghị quyết Hội nghị toàn quốc của Đảng (họp từ ngày 14 đến ngày 15-8- 1945); Tuyên ngôn độc lập (2-9-1945); Thông cáo về chính sách ngoại giao của Chính phủ lâm thời Dân chủ Cộng hoà Việt Nam (3-10-1945); Chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương về kháng chiến, kiến quốc (25-11-1945); Tuyên ngôn của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (2-3-1946). Trong các văn kiện trên, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định mục tiêu chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam là độc lập dân tộc, hoà bình và hữu nghị với nhân dân thế giới, nhằm đưa nước nhà đến độc lập hoàn toàn, và góp phần cùng các nước Đồng minh chống phát xít, trên cơ sở các nguyên tắc dân chủ được các nước thừa nhận, nhằm xây đắp lại nền hoà bình thế giới.Về phương châm chỉ đạo hoạt động đối ngoại, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, cần phải triệt để khai thác mâu thuẫn giữa các tập đoàn đế quốc, tránh khả năng phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc; phải tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân thế giới; phải kết hợp hoạt động đối ngoại với xây dựng và củng cố lực lượng. Nghị quyết Hội nghị toàn quốc của Đảng họp từ ngày 14 đến ngày 15-8- 1945 tại Tân Trào, Tuyên Quang, khẳng định: 2. Hiện nay, về chính sách ngoại giao Việt Nam chúng ta cần phải nhận định cho rõ hai điều này: a) Sự mâu thuẫn giữa hai phe Đồng minh Anh, Pháp và Mỹ, Tàu về vấn đề Đông Dương là một điều ta cần lợi dụng. 36 b) Sự mâu thuẫn giữa Anh, Mỹ, Pháp và Liên Xô có thể làm cho Anh - Mỹ nhân nhượng với Pháp và để cho Pháp trở lại Đông Dương. 3. Chính sách chúng ta phải tránh cái trường hợp một mình đối phó với nhiều lực lượng Đồng minh (Tàu, Pháp, Anh, Mỹ) tràn vào nước ta và đặt Chính phủ của Pháp Đờ Gôn hay một chính phủ bù nhìn khác trái với ý nguyện dân tộc. Bởi vậy, cần tranh thủ sự đồng tình của Liên Xô và Mỹ chống lại mưu mô của Pháp định khôi phục địa vị cũ ở Đông Dương và mưu mô của một số quân phiệt Tàu định chiếm nước ta. 4. Dù sao chỉ có thực lực của ta mới quyết định được sự thắng lợi giữa ta và Đồng minh. 5. Đối với các nước nhược tiểu và dân chúng Tàu và Pháp, chúng ta phải liên lạc và tranh thủ sự giúp đỡ của họ [51, tr.427]. Trong “Tuyên ngôn độc lập” ngày 2-9-1945, sau khi tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các hội nghị Têhêrăng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không nhận quyền độc lập của dân Việt Nam [124, tr.3]. Phương châm hoạt động nói trên được khẳng định rõ hơn trong Chỉ thị Kháng chiến, kiến quốc (25-11-1945): Về ngoại giao, kiên trì chủ trương ngoại giao với các nước theo nguyên tắc bình đẳng và tương trợ. Phải đặc biệt chú ý những điều này: Một là, thuật ngoại giao là làm cho nước mình ít kẻ thù hơn hết và nhiều bạn đồng minh hơn hết; hai là, muốn ngoại giao được thắng lợi phải biểu dương thực lực [52, tr.27]. Trong các văn bản như Chỉ thị “Tình hình và chủ trương” ngày 03-3- 1946, Chỉ thị “Hòa để tiến” ngày 09-3-1946, Nghị quyết Hội nghị quân sự toàn quốc của Đảng ngày 19-10-1946, Đảng tiếp tục khẳng định phương châm trên, nhấn mạnh việc liên lạc ngay với Đảng Cộng sản Pháp để phối hợp hành 37 động; lợi dụng những khả năng mới để mở rộng công tác tuyên truyền quốc tế; khẳng định điều “cốt tử” là trong khi có cuộc đàm phán với Pháp, phải luôn sửa soạn, sẵn sàng kháng chiến bất cứ lúc nào và ở đâu. Tiếp đó, ngày 12-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị Toàn dân kháng chiến, nêu rõ lập trường quốc tế của Đảng: Liên hiệp với dân tộc Pháp, chống bọn phản động thực dân Pháp; Đoàn kết với dân tộc Miên, Lào và các dân tộc bị áp bức trong khối Liên hiệp Pháp; Thân thiện với các dân tộc Tàu, Xiêm, Miến Điện, Ấn Độ, Nam Dương và các dân tộc yêu chuộng dân chủ, hòa bình trên thế giới [52, tr.151]. Tháng 9 năm 1947, trả lời phỏng vấn của nhà báo S.Êli Mâysi (S.Elie Maissie), phóng viên Hãng tin Mỹ International News Service (I.N.S), người quan tâm nhiều đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát nhiệm vụ và phương hướng đối ngoại chủ yếu của Việt Nam: “Làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai” [125, tr.256]. Định hướng trên chẳng những phản ánh mục tiêu của cuộc đấu tranh chính nghĩa, mà còn có tác dụng làm rõ trong dư luận nước Pháp và các quốc gia khác về tinh thần thiện chí của Việt Nam muốn thúc đẩy quan hệ với các lực lượng dân chủ và hoà bình trên thế giới. Nó có tác dụng tranh thủ lực lượng trung gian chưa đứng hẳn về phía thực dân xâm lược Pháp, đồng thời sẵn sàng rộng mở quan hệ với các lực lượng khác nhau bên ngoài, góp phần vào cuộc phá vây quốc tế, cô lập thế lực thực dân hiếu chiến Pháp và cải thiện vị trí quốc tế của Việt Nam. Trên cơ sở phân tích tình hình thế giới và trong nước, nhận định khả năng nước Pháp khủng hoảng, xảy ra nội chiến và Mỹ sẽ can thiệp vào tình hình Đông Dương, Nghị quyết Hội nghị Trung ương mở rộng của Đảng (từ ngày 15 đến ngày 17-1-1948, yêu cầu phải tập trung lực lượng thực hiện các nhiệm vụ của năm mới (1948): Chuyển cuộc kháng chiến sang giai đoạn thứ 38 hai; Chống chính quyền bù nhìn; Đoàn kết toàn dân chặt chẽ và rộng rãi hơn; Củng cố Việt Minh, phát triển Liên Việt; Mở mang kinh tế, cải thiện dân sinh; Củng cố chính quyền dân chủ kháng chiến; Nhiệm vụ tuyên truyền huấn luyện; Chuẩn bị đối phó với mọi biến chuyển trên thế giới; Tiến tới Đại hội toàn quốc. Về nhiệm vụ tuyên truyền huấn luyện, Đảng chỉ rõ 12 điểm nhằm vào của tuyên truyền và 5 điểm nhằm vào của huấn luyện. Trong đó, công tác tuyên truyền phải “Vạch rõ mưu gian dùng người Việt hại người Việt của thực dân Pháp”, “Gia cường địch vận”, “Gia cường việc tuyên truyền cho cuộc vận động giải phóng của các dân tộc Miên, Lào”; “Mở rộng tuyên truyền ở nước ngoài làm cho thế giới hiểu ta và giúp ta hơn”, [53, tr.36-37]. Về phương châm và chiến thuật tuyên truyền, Đảng yêu cầu phải chú ý “Tuyên truyền cổ động cho sốt dẻo, kịp thời (cải thiện việc lấy tin và thông tin) của các phòng thông tin, cải thiện việc phát thanh” [53, tr.37-38]. Tại Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ sáu (từ ngày 14 đến ngày 18-1- 1949), Đảng đưa ra các nhiệm vụ và công tác quân sự cần kíp, trong đó nhấn mạnh việc “Mở rộng mặt trận Lào, Miên; vì Lào, Miên không độc lập thì nền độc lập của Việt Nam khó mà bảo đảm”; thúc đẩy “Phối hợp với quân giải phóng Tàu”. Về ngoại giao: “1. Ra sức tuyên truyền quốc tế, giành thêm sức ủng hộ của các lực lượng dân chủ thế giới; 2. Gửi các phái đoàn ra ngoại quốc” để thực hiện công tác tuyên truyền về cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, đồng thời kêu gọi, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của quốc tế với cách mạng Việt Nam [54, tr.1, 8]. Tóm lại, ngay từ những ngày đầu của chính quyền cách mạng non trẻ, trên cơ sở xác định đúng diễn biến của tình hình thế giới cũng như nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam, Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kịp thời có những chủ trương, đường lối đối ngoại đúng đắn. Đó là đường lối đối ngoại vì độc lập, hoà bình, hữu nghị, hợp tác, phù hợp với các nguyên tắc dân chủ đã được các nước lớn thừa nhận trong Hiến chương Đại Tây Dương. Đó là chính 39 sách nhằm thêm bạn bớt thù; lợi dụng mâu thuẫn, phân hoá hàng ngũ đối phương; hết sức tránh trường hợp một mình phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc; kết hợp đấu tranh ngoại giao với xây dựng thực lực; tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân các nước yêu chuộng hoà bình, kể cả nhân dân tiến bộ Pháp. Đảng đã mềm dẻo thực hiện sách lược nhân nhượng trên nguyên tắc: nắm chắc vai trò lãnh đạo của Đảng, giữ vững chính quyền cách mạng, giữ vững mục tiêu độc lập thống nhất, dựa chắc vào khối đại đoàn kết dân tộc, vạch trần những hành động phản dân hại nước và nghiêm trị theo pháp luật những tên tay sai lực lượng Tưởng gây tội ác khi có đủ bằng chứng. Những chủ trương sách lược và biện pháp trên đây của Đảng nhằm vô hiệu hoá các hoạt động phá hoại, đẩy lùi từng bước và làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của lực lượng phản động trong và ngoài nước, bảo đảm cho nhân dân Việt Nam tập trung lực lượng kháng chiến chống thực dân Pháp ở miền Nam. Giữ vững và củng cố về mọi mặt chính quyền nhân dân. Việc dàn xếp giữa hai kẻ thù Pháp và Tưởng được Đảng dự đoán sớm. Phân tích tình thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã quyết định chọn giải pháp hoà hoãn với Pháp, vì vấn đề lúc này, không phải là muốn hay không muốn đánh, cần phải biết mình biết người, nhận định một cách khách quan những điều kiện trong nước và ngoài nước để chủ trương cho đúng. Chọn giải pháp thương lượng với Pháp, Đảng ta nhằm mục đích: buộc quân Tưởng rút ngay về nước, tránh tình trạng một lúc phải đối đầu với nhiều kẻ thù, bảo toàn thực lực, tranh thủ thời gian hoà hoãn để chuẩn bị cho một cuộc chiến đấu mới, tiến lên giành thắng lợi. Đánh giá đúng tầm quan trọng của sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế, từ năm 1945 đến năm 1949, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo và trực tiếp thực hiện nhiều hoạt động nhằm tranh thủ, phát huy sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế, từng bước làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam. 40 2.2. QUÁ TRÌNH ĐẢNG TÌM KIẾM, TRANH THỦ SỰ ỦNG HỘ, GIÚP ĐỠ QUỐC TẾ 2.2.1. Tìm kiếm sự đồng tình, ủng hộ của các nước và các lực lượng hòa bình, dân chủ trên thế giới đối với cách mạng Việt Nam Trong điều kiện cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chưa liên hệ được với bên ngoài, ngay từ đầu, cùng với việc xúc tiến các hoạt động tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân tiến bộ Pháp, Đảng rất chú trọng tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng hòa bình, dân chủ trên thế giới đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta, mà chỗ dựa chủ yếu là các lực lượng đấu tranh giải phóng dân tộc Á-Phi, các nước thuộc khu vực Đông Nam Á và Nam Á, các nước dân chủ nhân dân Đông Âu. Dưới sự chỉ đạo của Đảng, trong thời gian này, con đường vận chuyển vũ khí từ Thái Lan, Malaixia, Campuchia về Việt Nam (con đường xuyên Tây) dần hình thành và có vai trò quan trọng đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Bộ. Trong khi việc liên lạc với miền Bắc để xin tiếp nhận vũ khí từ Trung ương khó khăn, Chính ủy Quân khu IX đã có sáng kiến dùng 25kg vàng do đồng bào miền Tây góp cho Chính phủ trong Tuần lễ vàng sang Xiêm (Thái Lan) mua vũ khí. Đồng chí Dương Quang Đông, Thường vụ Xứ ủy Nam Kỳ, được giao nhiệm vụ quan trọng này. Ông đã chỉ huy 14 chiến sỹ từ Nam Bộ đi Thái Lan [148, tr.21-22]. Nhờ công tác tuyên truyền vận động, Dương Quang Đông đã cảm hóa được nhiều người Thái và vận động đồng bào Việt kiều ủng hộ kháng chiến chống Pháp của Việt Nam. Từ Thái Lan, ông còn sang Malaixia vận động và nhận được sự ủng hộ, trợ giúp vũ khí của những người cộng sản Malaixia, xin được súng đạn và tàu thủy. Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Malaixia lúc này là bạn học của Dương Quang Đông hồi nhỏ, có tên Việt Nam là Phạm Văn Đắc nên rất thuận lợi cho Việt Nam. Theo hồi ức của đồng chí Nguyễn Thanh Sơn (nguyên Thứ trưởng thứ nhất Bộ Tài chính Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1957-1975), khi đó ông đang giữ chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban Kháng 41 chiến miền Nam Việt Nam cho rằng, Dương Quang Đông đã vận động được 150 tấn vũ khí của Đảng Cộng sản Malaixia đưa về Nam Bộ. Số vũ khí này vốn là của du kích cộng sản Malaixia thu được của quân Nhật bại trận trước đó [144, tr.233]. Với tinh thần nỗ lực và sáng tạo, Dương Quang Đông đã tập hợp những đội quân vũ trang từ Thái Lan, từ Campuchia và một số đồng chí Malaixia về chiến đấu ở Nam Bộ, tăng thêm lực lượng tác chiến được trang bị khá chính quy cho chiến trường. Dương Quang Đông còn tìm nguồn để mua và vận động bạn giúp đỡ vũ khí cho Nam Bộ. Lúc đầu, còn dùng thuyền nhỏ, sau thuê tàu của Thái Lan, rồi mua cả tàu lớn để chở vũ khí. Bằng cách đó, hàng trăm tấn vũ khí đã được đưa về Nam Bộ, giải quyết một phần quan trọng cho cuộc kháng chiến trong thời kỳ khó khăn ban đầu [148, tr.42]. Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm đến việc tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân các thuộc địa và các nước khác trong khu vực Châu Á. Người nhiều lần gửi thư cho người đứng đầu chính phủ các nước mới giành được độc lập như Inđônêxia, Ấn Độ, Miến Điện (Mianma) và lãnh tụ các phong trào giải phóng. Ngày 13-1-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi các vị lãnh tụ và toàn thể nhân dân Trung Hoa, Miến Điện, nhân dân các thuộc địa Pháp, các nhân sỹ dân chủ toàn thế giới: “Vì Tổ quốc, vì tự do, nhân dân Việt Nam kiên quyết kháng chiến đến cùng. Vì nhân đạo, chính nghĩa, vì hoà bình chung và lợi ích chung, nhân dân Việt Nam mong các vị giúp đỡ mọi phương diện” [125, tr.31]. Một bước đột phá quan trọng của ngoại giao Việt Nam thời kỳ này là Đảng quyết định mở rộng quan hệ ở phía Tây Nam, thiết lập các liên hệ trực tiếp với một số nước Đông Nam Á, từ địa bàn này mở rộng tiếp xúc, tuyên truyền quốc tế, phát triển ngoại giao nhân dân, tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cử Trần Văn Giàu, Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ đi Thái Lan kêu gọi sự ủng hộ của Chính phủ Thái Lan, lập căn cứ hậu cần, 42 mua sắm vũ khí tiếp tế cho quân và dân Nam Bộ. Lúc này, Chính phủ dân tộc tiến bộ của Thái Lan, do ông Priđi Panomyông đứng đầu. Priđi Panomyông từng là bạn học ở Pháp của Trần Văn Giàu. Chính phủ Thái Lan đã có nhiều hoạt động ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Thái Lan cho phép ta lập một số cơ sở huấn luyện quân sự và sản xuất, sửa chữa vũ khí để hỗ trợ cho cuộc kháng chiến ở Nam Bộ. Sau đó, từ tháng Tám năm 1946, Chính phủ Việt Nam đã đặt được một cơ quan đại diện ở Băng Cốc, gọi là Phái viên quán. Thư giới thiệu đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với Chính phủ Thái Lan do Quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng ký ngày 7-7- 1946. Phái viên quán gồm một văn phòng làm nhiệm vụ liên hệ với các chính phủ và cơ quan đại diện nước ngoài, với Việt kiều ở Nam Mỹ, Mỹ, Tân Đảo, Tân Thế giới Thông qua cơ quan này, Việt kiều thường gửi thư và tiền về ủng hộ kháng chiến. Bên cạnh đó, một Sở thông tin được thành lập, ra bản tin tiếng Việt, Thái và Anh để gửi cho Việt kiều, các đại sứ quán các nước và các tổ chức quốc tế kêu gọi sự ủng hộ, giúp đỡ đối với cách mạng Việt Nam. Cơ quan phái viên chuyển về Việt Bắc bằng điện đài các câu phỏng vấn của các nhà báo quốc tế và chuyển các câu trả lời từ trong nước bằng tiếng Anh cho các nhà báo. Nói về vấn đề này, trong cuốn “Trọn đời theo Bác Hồ, Hồi ức của một người con Đồng bằng sông Cửu Long”, tác giả Nguyễn Thanh Sơn kể về việc ông đã cho tổ chức một đoàn gồm ba chiếc thuyền chở 500.000 đồng Đông Dương cùng một số máy móc qua Thái Lan cho Trần Văn Giàu, khi đó đang phụ trách văn phòng đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở Băng Cốc. Sau hai tuần lênh đênh trên biển, đoàn đã hoàn thành nhiệm vụ, số tiền này cùng với số vàng gom được trong “tuần lễ vàng” ở Nam Bộ do Dương Quang Đông đem sang đã được dùng để mua sắm vũ khí, trang bị để thành lập các tiểu đoàn hải ngoại trở về Nam Bộ chiến đấu [144, tr.194]. Từng bước, Băng Cốc (Thái Lan) đã trở thành đầu mối quốc tế chủ yếu để mở rộng hoạt động của Việt Nam ở hải ngoại. Tại đây, đại diện của Việt 43 Nam Dân chủ Cộng hoà đã tiếp xúc với đại diện của nhiều nước, trong đó có Liên Xô. Từ Thái Lan, Việt Nam đã cử các đại biểu đi dự các hoạt động quốc tế và tiếp xúc, liên lạc với một số nước châu Á, châu Âu, trong đó có Miến Điện, Tiệp Khắc, Inđônêxia, cử phái viên đi Diên An (Trung Quốc). Tuy nhiên, đến đầu tháng 11 năm 1947, Chính phủ Pridi Panomyông bị lật đổ, cơ quan của Việt Nam ở Băng Cốc tiếp tục hoạt động nhưng không còn được hưởng quy chế rộng rãi và sự giúp đỡ như trước. Đến tháng 6 năm 1951, Chính phủ Thái Lan đã yêu cầu phái viên của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chấm dứt hoạt động và rời khỏi Thái Lan. Ngay sau khi Miến Điện tuyên bố độc lập, tháng 2 năm 1948, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định cử cán bộ ngoại giao tới Rănggun lập cơ quan đại diện với sự giúp đỡ cơ sở vật chất của Chính phủ Miến Điện và được hưởng quy chế ngoại giao. Năm 1949, cơ quan này trở thành Tổng Lãnh sự quán Việt Nam ở Miến Điện. Ở đây, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cũng lập được một phòng thông tin, có điện đài để liên hệ với Việt Bắc, nhờ đó trong nước có được những thông tin về tình hình quốc tế. Chính phủ Miến Điện đã đài thọ mọi chi phí cho hoạt động của các cơ quan của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Miến Điện và quyết định giúp Việt Nam một số vũ khí. Nhờ hoạt động hiệu quả, nên khi cơ quan của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ở Thái Lan bị thu hẹp dần hoạt động, cơ quan ở Rănggun đã trở thành đầu mối chính ở khu vực, duy trì được một số quan hệ quốc tế của Việt Nam đã có. Tháng 4-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thường vụ Trung ương Đảng cử ông Hoàng Văn Hoan sang Băng Cốc (Thái Lan) làm Đặc phái viên của Chính phủ và đại diện Đảng ở hải ngoại. Đến giữa năm 1949, Hoàng Văn Hoan sang Praha (Tiệp Khắc) và cũng được chính phủ Tiệp Khắc giúp đỡ về vật chất cho cơ quan này hoạt động, bắt được liên lạc với một số Đảng Cộng sản và công nhân quốc tế. Sau khi các cơ quan, phòng thông tin ở Thái Lan, Miến Điện, bị thu hẹp thì phòng thông tin ở Praha vẫn hoạt động hiệu quả, đóng 44 góp tích cực trong việc tuyên truyền về cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam cũng như kêu gọi sự ủng hộ của quốc tế với Việt Nam. Trong lúc quan hệ nhà nước còn hạn chế, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chú trọng thúc đẩy hoạt động ngoại giao của các đoàn thể nhân dân. Đoàn đại biểu nhân dân đầu tiên của Việt Nam đi tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế là đoàn dự Hội nghị Liên Á họp tại Niu Đêli (Ấn Độ), tháng 4 năm 1947. Ngoài ra, Việt Nam cũng cử đoàn đi dự Hội nghị các nước châu Á ủng hộ Inđônêxia chống hành động xâm lược của chính quyền thực dân Hà Lan. Tháng 2 năm 1948, Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định cử một đoàn cán bộ làm nhiệm vụ tuyên truyền và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế ra nước ngoài hoạt động. Đoàn gồm 10 người, là những cán bộ trẻ, biết ngoại ngữ. Trước khi đoàn lên đường, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư động viên, căn dặn các thành viên ghi nhớ: mình là đại biểu cho thanh niên yêu nước ra ngoài để giúp anh em công tác, để tuyên truyền cho thanh niên và cho cả dân tộc Việt Nam. Sau này, Chính phủ Việt Nam tiếp tục cử nhiều đoàn đại biểu đi dự các hội nghị: Thanh niên châu Á ở Can- cút- ta, Ấn Độ (2-1948); thăm hữu nghị thanh niên Thái Lan, thanh niên Hoa kiều ở Thái (4-1948); Hội nghị thanh niên sinh viên tương trợ châu Á ở Ấn Độ (7-1948); Hội nghị thanh niên dân chủ thế giới ở Tiệp Khắc (2-1948); Hội nghị thanh niên cần lao quốc tế ở Ba Lan (8- 1948); Hội nghị ESCAP (Hội đồng kinh tế châu Á - Thái Bình Dương) tháng 1-1949 tại Băng Cốc, Thái Lan; Tuần lễ sinh viên thế giới lần thứ hai ở Bu-đa- pét, Hunggari (8-1949); Hội nghị nhân dân thế giới đấu tranh cho hoà bình ở Pari, Pháp (4-1949); Hội nghị Liên hiệp Công đoàn thế giới ở Milan, Italia (6- 1949), Các đoàn đại biểu trên của Việt Nam đã mang tiếng nói và lập trường chính nghĩa của Chính phủ Hồ Chí Minh, tiếng nói yêu tự do, yêu hòa bình của nhân dân Việt Nam tới diễn đàn các hội nghị, góp phần thiết thực nâng cao vị thế quốc tế của Chính phủ Việt Nam, làm cho nhân dân thế giới hiểu và đi đến đồng tình, ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam [25, tr.107-108]. 45 Từ năm 1947 đến năm 1949, Chính phủ Việt Nam đã tổ chức được 12 phòng thông tin ở Pari, Luân Đôn, Niu Oóc, Praha, Niu Đêli, Rănggun, Băng Cốc, Xingapo, Hồng Kông, Tân Đảo. Với sự giúp đỡ của các tổ chức dân chủ, các hội ái hữu sở tại và Việt kiều, các phòng thông tin đã cung cấp ra thế giới tin tức và hình ảnh cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Đông Dương và Chính phủ Hồ Chí Minh. Như vậy, trong hoàn cảnh khó khăn của cuộc kháng chiến, liên lạc giữa Trung ương và địa phương nhiều khi bị gián đoạn, sự chỉ đạo đôi lúc còn chưa kịp thời, nhưng có thể thấy, với tinh thần Tổ quốc trên hết, Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng nhân dân cả nước, đặc biệt là quân dân Nam Bộ, đã thể hiện sự đồng lòng, nỗ lực và sáng tạo tìm kiếm sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế. Truyền thống yêu nước đã khiến ý Đảng, lòng dân được hòa làm một quyết tâm kháng chiến. 2.2.2. Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của Đảng Cộng sản và nhân dân Pháp Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào dân chủ ở Pháp phát triển mạnh mẽ, Đảng Cộng sản Pháp giành được nhiều thắng lợi trong đấu tranh nghị trường và có đại diện trong Chính phủ. Một số nhân vật lãnh đạo Đảng Cộng sản Pháp cho rằng, với sự can thiệp của những người cộng sản, Chính phủ Pháp sẽ có những chính sách tiến bộ và vấn đề thuộc địa sẽ được giải quyết. Tuy nhiên, do thiếu thông tin, Đảng Cộng sản Pháp không nắm được hết tình hình và thực chất của vấn đề. Do vậy, lúc đầu, sau khi chiến tranh thế giới kết thúc, Đảng Cộng sản Pháp đã không có hành động phản đối, thậm chí một số người còn ủng hộ việc nước Pháp quay trở lại Đông Dương. Đứng trước thực tế trên, trong Chỉ thị Tình hình và chủ trương ra ngày 3-3-1946, Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định phải “Liên lạc mật thiết ngay với Đảng Cộng sản Pháp để thực hiện hành động chung giữa ta và các đồng chí Pháp” [52, tr.46]. 46 Ngay sau khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược trở lại Việt Nam và ngày càng mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương, Đảng chủ trương vừa lãnh đạo nhân dân kiên quyết đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, trước hết bằng con đường hoà bình, thương lượng, vừa tiến hành các hoạt động tích cực nhằm tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân tiến bộ Pháp với cách mạng Việt Nam. Ngày 20-10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi những người Pháp ở Đông Dương hãy vì hoà bình mà chấm dứt đổ máu vô ích. Người khẳng định: “Chúng tôi chiến đấu cho nền độc lập của chúng tôi, chúng tôi chiến đấu chống sự đô hộ của Pháp mà không chống những người Pháp lương thiện” [124, tr.77]. Tuy nhiên, với dã tâm quay trở lại xâm lược Đông Dương, thực ...trực thuộc Bộ Chính trị (2000), Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975: Thắng lợi và bài học, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Ban Chỉ đạo biên soạn Lịch sử Chính phủ Việt Nam (2005) Lịch sử Chính phủ Việt Nam, tập 1, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Ban Ký sự lịch sử - Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (1983), Trận đánh ba mươi năm, tập 1, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 6. Ban Ký sự lịch sử - Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (1985), Trận đánh ba mươi năm, tập 2, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 7. Ban Liên lạc Cựu chiến binh quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia thời kỳ 1945-1954 (2000), Quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia thời kỳ 1945-1954, Tư liệu lịch sử, NXB Mũi Cà Mau. 8. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương (1981), Những sự kiện lịch sử Đảng, tập 2 (Về kháng chiến chống thực dân Pháp) 1945-1954, NXB Thông tin lý luận, Hà Nội. 9. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2000), Sơ thảo lược sử công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam 1930-2000, dự thảo, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2005), Lịch sử biên niên công tác tư tưởng - văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 153 11. Ban Tuyên Giáo Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh (1999), Lịch sử tỉnh Trà Vinh, tập 2 (1945-1954), Trà Vinh. 12. Bảo tàng Hồ Chí Minh (1970), Khối ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh với quốc tế, ký hiệu: NG, QT, VH, Hà Nội. 13. Bảo tàng Hồ Chí Minh (1976), Thư và bài thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng đồng chí Chu Ân Lai và đồng chí Đặng Dĩnh Siêu tháng 3-1950, Tài liệu sưu tầm, bản chụp bút tích lưu tại Kho Cơ sở, Hà Nội. 14. Bảo tàng Hồ Chí Minh (2007), Điện mật mã của Bộ Ngoại giao Liên Xô gửi Đại sứ quán Liên Xô tại Trung Quốc ngày 2-10-1952, Tài liệu sưu tầm, ký hiệu 592-1-2-99, Lưu trữ Lịch sử chính trị - xã hội Liên bang Nga. 15. Bảo tàng Hồ Chí Minh (2007), Điện mật mã của Bộ Ngoại giao Liên Xô gửi Đại sứ quán Liên Xô tại Trung Quốc ngày 3-10-1952, Tài liệu sưu tầm, ký hiệu 592-1-2-2-101, Lưu trữ Lịch sử chính trị - xã hội Liên bang Nga. 16. Bảo tàng Hồ Chí Minh (2008), Thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng chí Stalin, Tài liệu sưu tầm, phông 558, mục lục 11, hồ sơ 295, tờ 7-8, Lưu trữ Lịch sử chính trị - xã hội Liên bang Nga. 17. Bảo tàng Hồ Chí Minh (2008), Điện báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng chí Philipốp, Tài liệu sưu tầm, phông 558, mục lục 11, hồ sơ 295, tờ 10-11, Lưu trữ Lịch sử chính trị - xã hội Liên bang Nga. 18. Bảo tàng Hồ Chí Minh (2008), Trích Kỷ yếu Đại hội Đảng Cộng sản toàn Nga (Bônsêvích) lần thứ XIX: Giới thiệu Lời chúc mừng của Ban Chấp hành Đảng Lao động Việt Nam tới Đại hội, Tài liệu sưu tầm, phông 592, mục lục 1, hồ sơ 43, tờ 152-154, Lưu trữ Lịch sử chính trị - xã hội Liên bang Nga. 19. Bảo tàng Hồ Chí Minh (2008), Tờ trình của Trưởng ban Đối ngoại BCH Trung ương Đảng Cộng sản Nga gửi đồng chí Stalin ngày 18-4- 1950, Tài liệu sưu tầm, ký hiệu 82-21157, Lưu trữ Lịch sử chính trị - xã hội Liên bang Nga. 154 20. Bảo tàng Hồ Chí Minh (2008), Giấy chứng nhận điện báo của Bộ Ngoại giao từ Bắc Kinh, Trung Quốc của Hồ Chí Minh gửi Philipốp ngày 30-9-1952, Tài liệu sưu tầm, ký hiệu 592-1-2-97, Lưu trữ Lịch sử chính trị - xã hội Liên bang Nga. 21. Bảo tàng Hồ Chí Minh (2008), Khối ảnh, tài liệu sưu tầm tại Cộng hòa Liên bang Nga, kho Cơ sở, ký hiệu ST2008, Hà Nội. 22. Bảo tàng Hồ Chí Minh (2008), Điện mật mã của Đại sứ quán Liên Xô tại Trung Quốc gửi về Liên Xô ngày 6-10-1952, Tài liệu sưu tầm, ký hiệu 592-1-2-103, Lưu trữ Lịch sử chính trị - xã hội Liên bang Nga. 23. Bảo tàng Hồ Chí Minh (2008), Thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng chí Stalin ngày 31-10-1952. Tài liệu sưu tầm, ký hiệu 82-21157, Lưu trữ Lịch sử chính trị - xã hội Liên bang Nga. 24. Benoit de Treglode (2000), “Những cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa Việt Nam và Liên Xô (1947-1948)”, Tạp chí Xưa và nay, (73), tr.9-11. 25. Nguyễn Đình Bin (chủ biên) (2002), Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. Bộ Công an (2006), 60 năm Công an nhân dân Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 27. Bộ Ngoại giao Việt Nam (1975), Đấu tranh ngoại giao trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (1945-1954), tập 1, Tài liệu lưu tại Phòng lưu trữ Bộ Ngoại giao, Hà Nội. 28. Bộ Ngoại giao Việt Nam (1976), Đấu tranh ngoại giao trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (1945-1954), tập 2, Tài liệu lưu tại Phòng lưu trữ Bộ Ngoại giao, Hà Nội. 29. Bộ Ngoại giao Việt Nam (1979), Sự thật quan hệ Việt Nam - Trung Quốc 30 năm qua, NXB Sự thật, Hà Nội. 30. Bộ Ngoại giao Việt Nam - Bộ Ngoại giao Liên Xô (1983), Việt Nam - Liên Xô 30 năm quan hệ (1950-1980), NXB Tiến Bộ, Mátxcơva. 155 31. Bộ Tư lệnh Quân khu 5 (1989), Khu 5 - 30 năm chiến tranh giải phóng, tập 1, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, Hà Nội. 32. Chaffard George (2006), Hai cuộc chiến tranh ở Việt Nam - Từ Valluy đến Oétmolen, NXB Plon, Paris, bản dịch, lưu tại Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Hà Nội. 33. Trường Chinh (25-01-1950), “Chính sách ngoại giao của ta đã bắt đầu thực hiện”, Báo Sự thật, (127). 34. Trường Chinh (19-2-1950), ‘‘Việc Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân công nhận Chính phủ Hồ Chí Minh“, Báo Sự thật, (128). 35. Trường Chinh (1987), Tuyển tập, tập 1, NXB Sự thật, Hà Nội. 36. Phạm Hồng Chương (1993), Đấu tranh ngoại giao của Việt Nam chống đế quốc Mỹ trong giai đoạn 1965-1973, Luận án Phó Tiến sĩ khoa học Lịch sử, Đại học Tổng hợp Hà Nội, Hà Nội. 37. Phạm Hồng Chương, Phùng Đức Thắng (1999), “Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao”, Tạp chí Cộng sản, (582), tr.20-24. 38. F. Côbêlép (2010), Đồng chí Hồ Chí Minh, NXB Chính trị-Hành chính, Hà Nội. 39. Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng (2014), Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18-01-1950 về việc tuyên truyền các chính sách ngoại giao của Chính phủ ta, Hà Nội. 40. Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng (2014), Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ Sáu mở rộng, ngày 15 đến 17-7-1954, số DX 1(a), hồ sơ 12, Tài liệu giải mật. 41. Devillers Ph. (1993), Pari - Saigon - Hà Nội, Tài liệu lưu trữ của cuộc chiến tranh 1944-1947, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 42. Dixee R.Bartholomew-FEIS (2007), OSS và Hồ Chí Minh-đồng minh bất ngờ trong cuộc chiến chống phát xít Nhật, NXB Thế giới, Hà Nội. 156 43. Nguyễn Thị Kim Dung (1997), Đảng lãnh đạo hoạt động đối ngoại thời kỳ từ tháng 9-1945 đến tháng12-1946, Luận án Phó Tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 44. Văn Tiến Dũng (1979), Chiến tranh nhân dân, quốc phòng toàn dân, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 45. Đácgiăngliơ, Gi.T. (1985), Thời sự Đông Dương, NXB Albin Michel, Paris, Bản dịch lưu tại Viện Hồ Chí Minh. 46. Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc (1952), Báo cáo công tác năm 1952, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Phông Phủ Thủ tướng, Mục lục số 2, Đơn vị bảo quản số 1814. 47. Đại sứ quán Việt Nam tại Liên Xô (1954), Báo cáo thường kỳ của năm 1953-1954, Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Phông Phủ Thủ tướng. 48. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đảng về kháng chiến chống Pháp, tập 1, NXB Sự thật, Hà Nội. 49. Đảng Cộng sản Việt Nam (1988), Văn kiện Đảng về kháng chiến chống Pháp, tập 2, NXB Sự thật, Hà Nội. 50. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 6, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 51. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 7, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 52. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 8, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 53. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 9, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 54. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 10, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 55. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 11, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 157 56. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 12, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 57. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 58. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 14, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 59. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 15, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 60. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 61. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 62. Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Điện Biên Phủ - Hội nghị Giơnevơ Văn kiện Đảng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 63. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội. 64. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào - Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam, 1930-2007, Biên niên sự kiện, tập I, 1930-1975, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. 65. Đavítsơn Ph.B. (1995), Những bí mật của cuộc chiến tranh Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 66. Đimitơrốp (1961), Tuyển tập, NXB Sự thật, Hà Nội. 67. Ernst Frey (2014), Việt Nam, tình yêu của tôi, NXB Tri thức, Hà Nội. 68. Lê Giản, Văn Phong (1986), “Những người cộng sản Pháp và chiến tranh ở Đông Dương (1944-1954)”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, (3), tr.79-90. 69. Võ Nguyên Giáp (1969), Điện Biên Phủ, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 158 70. Võ Nguyên Giáp (1994), Những chặng đường lịch sử, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 71. Võ Nguyên Giáp (1998), Chiến đấu trong vòng vây, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 72. Võ Nguyên Giáp (2000), Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 73. Võ Nguyên Giáp (2000), “Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh”, trong cuốn Ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 74. P.Gioay-Ô (1981), Trung Quốc và việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Giơnevơ 1954. NXB Thông tin lý luận, Hà Nội. 75. Nguyễn Mạnh Hà (1996), Chính sách chính trị, quân sự của Pháp ở Việt Nam trong giai đoạn 1945-1954 và nguyên nhân thất bại của chúng, Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Quân sự, chuyên ngành Lịch sử Chiến tranh và nghệ thuật quân sự, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Hà Nội. 76. Nguyễn Mạnh Hà (2011), “Về một bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Mỹ Harry Truman (1-1946)”, Tạp chí Lịch sử Quân sự, (230), tr. 32-34. 77. Nguyễn Mạnh Hà (2017), “Góp phần tìm hiểu lý do đến tháng 1-1950 Liên Xô mới công nhận Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, Tạp chí Lịch sử Quân sự, (302), tr. 68-73. 78. Lê Kim Hải (1994), Hồ Chí Minh với cuộc đấu tranh ngoại giao Việt - Pháp từ 2-9-1945 đến 19-12-1946, Luận án tiến sĩ của Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, Hà Nội. 79. Nguyễn Trọng Hậu (2004), Hoạt động đối ngoại của nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa thời kỳ 1945-1950, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 80. Vũ Quang Hiển (2005), Tìm hiểu chủ trương đối ngoại của Đảng thời kỳ 1945-1954, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.. 159 81. Nguyễn Thị Mai Hoa (2010),“Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc những năm 1954-1960”, Tạp chí Lịch sử quân sự, (217), tr.33-38. 82. Nguyễn Thị Mai Hoa (2011), “Chính sách đối ngoại của Đảng những năm sau Cách mạng Tháng Tám”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (9), tr.15- 19; 26. 83. Nguyễn Huy Hoan (2010), “Cuộc hành trình vạn dặm”, Báo Hà Nội mới, (2). 84. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1998), Tư tưởng Hồ Chí Minh - Lý luận và thực tiễn, Hà Nội. 85. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2004), 50 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Kỷ yếu hội thảo khoa học, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội. 86. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2006), Đảng Cộng sản Việt Nam, chặng đường qua hai thế kỷ, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 87. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2008), Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội. 88. Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (2009), Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, tập III: Đảng lãnh đạo kháng chiến và kiến quốc (1945-1954), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 89. Học viện Quan hệ quốc tế (2001), Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp giành độc lập, tự do (1945-1975), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 90. Hội đồng chỉ đạo biên soạn Lịch sử Đảng bộ miền Đông Nam Bộ (2003), Lịch sử Đảng bộ miền Đông Nam Bộ lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945-1975), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 91. Hội đồng chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến (2010), Lịch sử Nam Bộ kháng chiến, tập I, 1945-1954, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 160 92. Hội đồng chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến (2011), Những vấn đề chính yếu trong Lịch sử Nam Bộ kháng chiến, 1945-1975, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 93. Hội đồng chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến (2011), Biên niên sự kiện Lịch sử Nam Bộ kháng chiến, 1945-1975, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 94. Nguyễn Khắc Huỳnh (2006), Ngoại giao Việt Nam phương sách và nghệ thuật đàm phán, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 95. Nguyễn Khắc Huỳnh (2010), “Từ phá vây về ngoại giao đến phá vây biên giới”, Tạp chí Lịch sử quân sự, (225), tr.24-28. 96. Trần Đình Huỳnh, Hoàng Chí Bảo và Đặng Quốc Bảo (2002), Hồ Chí Minh anh hùng giải phóng dân và danh nhân văn hóa thế giới, NXB Văn nghệ, Hà Nội. 97. Trần Thị Thu Hương (chủ biên) (2006), Đảng Cộng sản Việt Nam chặng đường qua hai thế kỷ, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 98. Ilya V. Gaiduk (1998), Liên bang Xô viết và chiến tranh Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 99. Jean Sainteny (1970), Đối diện với Hồ Chí Minh, NXB Éditions Seghers, Paris. 100. Cốc Văn Khang (1994), Cuộc đọ sức giữa hai chế độ xã hội, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 101. Khơ-rút-sốp N. (1971), Hồi ký, NXB Robert Lafont Paris, Bản dịch tiếng Việt lưu tại Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 102. Nguyễn Văn Khoan (1999), Bao dung Hồ Chí Minh, NXB Lao động, Hà Nội. 103. Lady Borton (2012), Hồ Chí Minh: Một hành trình, NXB Thế giới, Hà Nội. 161 104. Thanh Lê (2007), Cuộc vận động đòi Chính quyền Quốc dân Đảng trả tự do cho Hồ Chí Minh tại trang [Truy cập ngày 20/12/2016]. 105. Le’o Figuères (1969), “Đồng chí Hồ Chí Minh như tôi đã được biết”, Báo Nhân đạo, Pháp, ngày 14-9. 106. Phan Ngọc Liên (chủ biên) (1994), Hồ Chí Minh những hoạt động quốc tế, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 107. Phan Ngọc Liên (chủ biên) (1995), Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về một số vấn đề quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 108. Bùi Trọng Liễu (2008), “Đọc hồi ức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp”, Tạp chí Xưa và nay, (322), tr.12-25; 21. 109. Lưu Văn Lợi (2004), Ngoại giao Việt Nam (1945-1995), NXB Công an nhân dân, Hà Nội 110. Nguyễn Phúc Luân (chủ biên) (2001), Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp giành độc lập, tự do (1945-1975), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 111. Nguyễn Phúc Luân (2004), Ngoại giao Hồ Chí Minh lấy chí nhân thay cường bạo, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội. 112. Hồ Thị Tố Lương (2000), Mối quan hệ của Quốc tế Cộng sản với Đảng Cộng sản Đông Dương, Luận án Tiến sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 113. Đinh Xuân Lý (2007), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại và sự vận dụng của Đảng trong thời kỳ đổi mới, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 114. D.Marr (2005), “Quan hệ Pháp - Mỹ - Hoa những ngày tháng 8-1945”, Tạp chí Xưa và Nay, (10), tr. 9-12. 115. D.Marr (2005), “Vận động ngoại giao của Pháp năm 1945 để thực hiện kế hoạch quay trở lại Việt Nam”, Tạp chí Xưa và Nay, (11), tr. 7-8. 162 116. Hồ Chí Minh (1950), Thư gửi các tù binh và hàng binh Âu Phi, Bản đánh máy lưu tại Kho Cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hà Nội. 117. Hồ Chí Minh (1950), Thư gửi đồng chí Nguyễn Dân (Ernst Frey), Bản chụp bút tích lưu tại Kho Cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hà Nội. 118. Hồ Chí Minh (1951), Thư gửi Hội Liên hiệp Phụ nữ Pháp, Bản đánh máy lưu tại Kho Cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hà Nội. 119. Hồ Chí Minh (1953), Thư gửi Thanh niên nam nữ Pháp. Bản sao báo Nhân dân, (147), Lưu tại Kho Cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hà Nội. 120. Hồ Chí Minh (1985), Về tình hữu nghị vĩ đại Việt - Xô, NXB Sự thật, Hà Nội. 121. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 122. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 2, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 123. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 3, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 124. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 125. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 126. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 6, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 127. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 7, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 128. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 8, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 129. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 9, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 130. Navarre (2004), Đông Dương hấp hối (hồi ký), NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 131. Navarre (2004), Thời điểm của những sự thật, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 132. Nhiều tác giả (1954), Những tham luận của đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở Hội nghị Giơnevơ, NXB Sự thật, Hà Nội. 133. Nhiều tác giả (2004), Bác Hồ trong trái tim các nhà ngoại giao, NXB Thanh niên, Hà Nội. 134. Trịnh Nhu, Vũ Dương Ninh (1996), Về con đường giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 163 135. Nguyễn Dy Niên (2008), Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội. 136. Vũ Dương Ninh (1992), “Mục tiêu độc lập dân tộc trong đường lối đoàn kết quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, (3+4), tr.73-82. 137. Vũ Dương Ninh (2006), “Hà Nội tháng 12-1946, những toan tính từ phía bên kia”, Tạp chí Lịch sử Quân sự, (12), tr. 63-67. 138. L.A. Patti (2008), Why Việt Nam? NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng. 139. Bùi Đình Phong (2005), Trí tuệ và bản lĩnh Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 140. Nguyễn Trọng Phúc (1995), “Bản lĩnh chính trị của Đảng ta”, Tạp chí Cộng sản, (2), tr.21-24. 141. Pulơ (1998), Nước Mỹ và Đông Dương, từ Rudơven đến Níchxơn, NXB Thông tin lý luận, Hà Nội. 142. Raymond Aubrac (2006), “Paris - Bắc Kinh - Hà Nội, ba cuộc gặp với Hồ Chí Minh để tìm kiếm hòa bình”, Tạp chí Lịch sử Quân sự, (7), tr.4-6. 143. J. Sainteny (2004), Câu chuyện về một nền hòa bình bị bỏ lỡ, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 144. Nguyễn Thanh Sơn (2010) Trọn đời theo Bác Hồ - Hồi ức của một người con Đồng bằng sông Cửu Long, tái bản lần thứ nhất, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 145. Nguyễn Cơ Thạch (1998), Thế giới trong 50 năm qua (1945-1995) và thế giới trong 25 năm tới (1996-2020), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 146. Nguyễn Anh Thái (1983), “Âm mưu của Trung Quốc từ Điện Biên Phủ đến Giơnevơ”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, (6), tr. 19-20; 22. 147. Đặng Văn Thái (2004), Hoạt động đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống thực dân Pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 164 148. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Kỷ yếu hội thảo Đồng chí Dương Quang Đông, Người cộng sản kiên trung, tận tụy suốt đời vì dân, vì Đảng, Thành phố Hồ Chí Minh. 149. Nguyễn Thành (1988), Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Pháp, NXB Thông tin lý luận, Hà Nội. 150. Song Thành (chủ biên) (2010 ), Hồ Chí Minh Tiểu sử, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội. 151. Lê Văn Thịnh (1999), Quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và Liên Xô trong giai đoạn 1930-1954, Luận án Tiến sĩ lịch sử, Trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 152. Nguyễn Huy Toàn và các cộng sự (1996), Sự thật về những lần xuất quân của Trung Quốc và quan hệ Việt - Trung, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng. 153. S. Tônétxơn (1987), Năm 1946, sự bùng nổ cuộc chiến tranh Đông Dương, Paris, Bản dịch lưu tại Viện Lịch sử Quân sự, Hà Nội. 154. Tổng cục II, Bộ Quốc phòng (1994), Cuộc đọ sức giữa hai chế độ xã hội, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 155. Nguyễn Thị Huyền Trang (2017), Hoạt động đối ngoại của Đảng từ năm 1930 đến năm 1945, Luận án tiến sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 156. Hoàng Tranh (1990), Hồ Chí Minh với Trung Quốc, Nxb Sao Mới, Hà Nội. 157. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Tập tài liệu về Việt Nam xin vào Liên hợp quốc năm 1948-1952, Phông Phủ Thủ tướng, Hà Nội. 158. Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc (2003), Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc những sự kiện 1945-1960, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 159. Trần Minh Trưởng (2001), Hoạt động ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn 1954-1969, Luận án Tiến sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 165 160. Phạm Hồng Tung (2008), “Hồ Chí Minh và cuộc chiến tranh ở Việt Nam trong hồi tưởng của Khrushchev”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, (389-390), tr.96-103. 161. Nguyễn Tố Uyên (1999), Công cuộc bảo vệ xây dựng chính quyền nhân dân Việt Nam những năm 1945-1946, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 162. Văn phòng Quốc hội (1994), Lịch sử Quốc hội Việt Nam (1946-1960), tập 1, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 163. Nguyễn Thị Hồng Vân (2010), Quan hệ Việt Nam - Liên Xô (1917-1991) Những sự kiện lịch sử, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội. 164. Viện Chiến lược và Khoa học Công an (1996), Công an nhân dân Việt Nam - Lịch sử biên niên (1945-1954), NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 165. Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (2016), Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, tập 1, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. 166. Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (2016), Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, tập 2, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. 167. Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (2016), Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, tập 3, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. 168. Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (2016), Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, tập 4, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. 169. Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (2016), Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, tập 5, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. 170. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1994), Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tập 1, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 171. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1995), Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tập 2, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 172. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1995), 50 năm quân đội nhân dân Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 173. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1999), Mấy vấn đề chỉ đạo chiến lược trong 30 năm chiến tranh giải phóng, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 166 174. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2001), Lịch sử kháng chiến chống Pháp khu Tả ngạn sông Hồng (1945-1955), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 175. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2001), Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), tập 1, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 176. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2002), Lịch sử quân tình nguyện Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tại Lào (1945- 1954), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 177. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2004), Điện Biên Phủ đỉnh cao nghệ thuật chiến dịch Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 178. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2005), Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), tập 2, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 179. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2009), Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), tập 3, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 180. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2011), Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), tập 4, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 181. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2015), Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), tập 5, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 182. Viện Mác - Lênin (1986), Tình đoàn kết chiến đấu vô sản Việt - Pháp, NXB Thông tin lý luận, Hà Nội. 183. Viện Quan hệ quốc tế (1990), Hồ Chí Minh với công tác ngoại giao, NXB Sự thật, Hà Nội. 184. Viện Quan hệ quốc tế (1995), Kỷ yếu hội thảo khoa học 50 năm ngoại giao Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 185. Viện Sử học (1977), Cách mạng Tháng Mười và cách mạng Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 167 186. Viện Sử học (2002), Việt Nam những sự kiện lịch sử (1945-1975), NXB Giáo dục, Hà Nội. 187. Viện Sử học (2017), Lịch sử Việt Nam, tập 10, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 188. Viện Sử học (2017), Lịch sử Việt Nam, tập 11, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 189. Hoàng Quốc Việt (1990), Con đường theo Bác, NXB Thanh Niên, Hà Nội. 190. Wilfred Burchett (1986), Tam giác Trung Quốc - Campuchia - Việt Nam, NXB Thông tin lý luận, Hà Nội. 191. William Duiker J. (2000) Hồ Chí Minh - A life, Hyperion, New York. Bản dịch lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hà Nội, ký hiệu H29C16/1. 192. Phạm Xanh (2002), Hồ Chí Minh và thời đại, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 193. Lê Văn Yên (1998), Hồ Chí Minh với chiến lược đoàn kết quốc tế trong cách mạng giải phóng dân tộc, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 168 PHỤ LỤC Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 6 mở rộng (tr.1/3), ngày 15 đến 17-7-1954. Nguồn: [40]. Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 6 mở rộng (tr.2/3), ngày 15 đến 17-7-1954. Nguồn: [40]. Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 6 mở rộng (tr.3/3), ngày 15 đến 17-7-1954. Nguồn: [40]. Thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng chí Stalin 14-10-1950, (tr.1/3). Nguồn: [16]. Thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng chí Stalin 14-10-1950, (tr.2/3). Nguồn: Nguồn: [16]. Thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng chí Stalin 14-10-1950, (tr.3/3). Nguồn: Nguồn: [16]. Dự thảo Điện chúc mừng của Ban Chấp hành Đảng Cộng sản Liên Xô gửi BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Đảng và Mặt trận dân tộc, năm 1952. Nguồn: [21]. Tờ trình của đồng chí V. Grigôrian, Trưởng Ban đối ngoại BCH Trung ương Đảng Cộng sản Nga (Bôn sê vích) gửi đồng chí Stalin xem xét yêu cầu cung cấp 3 tập giáo trình theo đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 18-4-1950. Nguồn: [19]. Điện mật mã của Bộ Ngoại giao Liên Xô gửi Đại sứ quán Liên Xô tại Trung Quốc ngày 2-10-1952. Nguồn: [14]. Giấy chứng nhận điện báo của Bộ Ngoại giao từ Bắc Kinh, Trung Quốc của Hồ Chí Minh gửi Philipốp ngày 30-9-1952 về chuyến đi dự Đại hội lần thứ 19, Đảng Cộng sản toàn Nga. Nguồn [20]. Thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng chí Stalin, ngày 31-10-1952. Nguồn: [23]. Điện mật mã của Đại sứ quán Liên Xô tại Trung Quốc gửi về Liên Xô, ngày 6-10-1952, thông báo về hành trình chuyến đi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Liên Xô. Nguồn: [22]. Điện mật mã của Bộ Ngoại giao Liên Xô gửi Đại sứ quán Liên Xô tại Trung Quốc ngày 3-10-1952, yêu cầu báo cho đồng chí Hồ Chí Minh biết có chuyên cơ đón Người từ Bắc Kinh đến Matxcơva. Nguồn: [15]. Bìa Tạp chí "Liên Xô trên công trường xây dựng" số 11 năm 1949. Có bút tích của các nhà lãnh đạo Liên Xô: Stalin, Môlôtốp, Beria, Micoian, Bungaaniu, Malencốp ký tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh đầu năm 1950. Nguồn: [21]. Chân dung Stalin tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1950. Nguồn: [21]. Ban Chấp hành Trung ương Đảng: Chỉ thị về việc tuyên truyền chính sách ngoại giao của Chính phủ ta (Số 30-CT-TW ngày 18-01-1950), tr 1/2. Nguồn: [39]. Ban Chấp hành Trung ương Đảng: Chỉ thị về việc tuyên truyền chính sách ngoại giao của Chính phủ ta (Số 30-CT-TW ngày 18-01-1950), tr 2/2. Nguồn: [39]. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt vòng hoa viếng Đài tưởng niệm chiến sĩ tử trận trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất tại Paris (Pháp), ngày 03-7-1946. Nguồn: [12]. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Pháp Giooc-giơ Bi-đôn trong chuyến Người sang thăm nước Pháp năm 1946. Nguồn: [12]. Lễ đón tiếp Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Dinh Thủ tướng Pháp, ngày 02/7/1946. Nguồn: [12]. Chủ tịch Hồ Chí Minh với cháu thiếu nhi Pháp, năm 1946. Nguồn: [12]. Chủ tịch Hồ Chí Minh tham dự ngày hội Hàng không Pháp theo lời mời của Bộ trưởng quân giới Pháp trong chuyến thăm Pháp năm 1946. Nguồn: [12]. Chủ tịch Hồ Chí Minh tại ngôi nhà của ông Raymon Aubrac, một trí thức tiến bộ Pháp trong chuyến Người thăm Pháp năm 1946. Nguồn: [12]. Chủ tịch Hồ Chí Minh với bà con Việt Kiều tại Pháp năm 1946. Nguồn: [12]. Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm cung điện Véc-xây (Pháp), ngày 03/7/1946. Nguồn: [12]. Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ bà con Việt kiều và nhân dân Pháp, trong chuyến Người thăm Pháp, năm 1946. Nguồn: [12]. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc diễn văn tại Tòa thị chính ở Paris (Pháp), ngày 04/7/1946. Nguồn: [12]. Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng chí Lê-ô Phi-ghe, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Pháp tại Việt Bắc, năm 1950. (Người đứng bên trái Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nguồn: [12]. Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp ông Xanh- tơ- ni, đại diện Pháp tại Hà Nội, ngày 16/12/1954. Nguồn: [12]. Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu Phong trào hòa bình Pháp sang thăm Việt Nam, ngày 14/3/1955. Nguồn: [12]. Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu phụ nữ Pháp sang thăm Việt Nam, ngày 16/5/1955. Nguồn: [12]. Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Ray-mông Điêng và Hăng-ri Mác-tanh, đại biểu Thanh niên Pháp, sang dự Đại hội toàn quốc lần thứ 2 của Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam, ngày 23/10/1956. Nguồn: [12]. Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Pháp do đồng chí Janét Vécmét Tô rê, Ủy viên Bộ Chính trị, dẫn đầu sang thăm Việt Nam, ngày 07/01/1958. Nguồn: [12].

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_dang_lanh_dao_tranh_thu_su_ung_ho_giup_do_quoc_te_tu.pdf
  • pdfTrang thong tin Pham Thi Thanh Mai.pdf
  • pdfTT _dich_ _Pham Thi Thanh Mai.pdf
  • pdfTT _T.Viet_ Pham Thi Thanh Mai _QD cap HV.pdf
Tài liệu liên quan