LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số liệu, kết quả nêu ra trong luận án là trung thực có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Thế Thi
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
10
1.1.
Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
10
1.2.
Khái quát kết quả nghiên
192 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 334 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n cứu của các công trình đã công bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết
21
Chương 2
CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH (2006 - 2010)
26
2.1.
Những yếu tố tác động và chủ trương của Đảng về phát triển du lịch (2006 - 2010)
26
2.2.
Đảng chỉ đạo phát triển du lịch (2006 - 2010)
52
Chương 3
SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH (2011 - 2015)
80
3.1.
Những yếu tố mới tác động và chủ trương của Đảng về phát triển du lịch (2011 - 2015)
80
3.2.
Sự chỉ đạo của Đảng về phát triển du lịch (2011 - 2015)
91
Chương 4
NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
122
4.1.
Nhận xét quá trình Đảng lãnh đạo phát triển du lịch (2006 - 2015)
122
4.2.
Một số kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo phát triển du lịch (2006 - 2015)
139
KẾT LUẬN
157
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
160
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
161
PHỤ LỤC
176
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Chữ viết đầy đủ
Chữ viết tắt
01
Ban Chấp hành Trung ương
BCHTW
02
03
Hiệp định Thương mại tự do
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
FTA
ASEAN
04
05
Sản phẩm du lịch
Tổng sản phẩm trong nước
SPDL
GDP
06
Ủy ban Nhân dân
UBND
07
Văn hóa - xã hội
VH - XH
08
Văn phòng Chính phủ
VPCP
09
Xúc tiến, quảng bá du lịch
XT, QBDL
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng, đóng vai trò ngày càng quan trọng ở nhiều quốc gia, có tốc độ phát triển nhanh trên thế giới. Hội nghị Bộ trưởng du lịch thế giới tại OSAKA (Nhật Bản) năm 1994, khẳng định:
Du lịch là nguồn lớn nhất tạo ra GDP và việc làm của thế giới, chiếm tới 1/10 mỗi loại, đồng thời, đầu tư cho du lịch và các khoản thu từ thuế liên quan tới du lịch tương ứng cũng tăng cao. Những sự gia tăng này cùng với các chỉ tiêu khác của du lịch dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng một cách vững chắc và như vậy du lịch sẽ là đầu tàu kéo nền kinh tế thế giới trong thế kỷ XXI [149, tr.52].
Việt Nam là một quốc gia có nhiều tiềm năng, thế mạnh về du lịch, nằm ở ngã ba giao thương quốc tế, thuận lợi cho du khách đi và đến, tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch ngày càng tốt hơn, lại có nguồn nhân lực dồi dào phục vụ phát triển du lịch. Việc phát triển du lịch là một đòi hỏi khách quan.
Trong quá trình đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước rất quan tâm phát triển du lịch, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986) xác định: Phải nhanh chóng khai thác các điều kiện thuận lợi của đất nước để mở mang du lịch bằng vốn trong nước và hợp tác với nước ngoài. Chỉ thị 46 - CT/TW ngày 14/10/1994 về lãnh đạo, đổi mới và phát triển du lịch trong tình hình mới của Ban Bí thư nhấn mạnh: “Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh” [2, tr.1]. Đại hội IX của Đảng (4/2001) tiếp tục nêu rõ: “Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” [56, tr.178].
Trong giai đoạn 2006 - 2015, Đảng tiếp tục khẳng định chủ trương phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Du lịch Việt Nam đã tiến những bước dài, có sự đột phá, phát triển vượt bậc, thể hiện ở việc: Đóng góp lớn vào GDP của cả nước; tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động; góp phần bảo vệ nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; góp phần giữ vững ổn định chính trị, tăng cường sức mạnh quốc phòng toàn dân, Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề đặt ra trong thực tiễn phát triển du lịch, những hạn chế, yếu kém trong hoạt động xúc tiến, quảng bá; xây dựng, phát triển sản phẩm; xây dựng nguồn nhân lực,... làm cho Việt Nam chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh về du lịch.
Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về phát triển du lịch với cách tiếp cận đa dạng, phong phú của các chuyên ngành khoa học. Tuy nhiên, đối với khoa học Lịch sử Đảng, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về quá trình Đảng lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề này để làm rõ chủ trương, sự chỉ đạo, đưa ra nhận xét, đánh giá những ưu điểm, hạn chế và rút ra kinh nghiệm về quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015 là việc làm cần thiết, góp phần tổng kết quá trình lãnh đạo phát triển du lịch của Đảng, cung cấp thêm những luận cứ để tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh đường lối đẩy mạnh phát triển du lịch trong những năm tiếp sau.
Từ những lý do trên, tác giả chọn vấn đề “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015” làm đề tài luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích
Làm rõ quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015; đúc kết những kinh nghiệm có giá trị tham khảo.
Nhiệm vụ
Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án.
Làm rõ những yếu tố tác động đến quá trình Đảng lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015.
Phân tích, làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015.
Nhận xét, đánh giá ưu điểm, hạn chế, làm rõ nguyên nhân và đúc kết những kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động lãnh đạo phát triển du lịch của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu chủ trương và quá trình Đảng chỉ đạo phát triển du lịch. Chỉ thị 46 - CT/TW ngày 14/10/1994 về lãnh đạo, đổi mới và phát triển du lịch trong tình hình mới của Ban Bí thư đã xác định 8 nội dung của du lịch bao gồm: (1) Quy hoạch du lịch; (2) SPDL; (3) thị trường du lịch; (4) đầu tư du lịch; (5) XT, QBDL; (6) đào tạo nhân lực du lịch; (7) hợp tác quốc tế về du lịch; (8) ứng dụng khoa học công nghệ vào du lịch. Trong khuôn khổ luận án, nghiên cứu sinh tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng về phát triển du lịch trên 5 nội dung: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch; đầu tư phát triển du lịch; phát triển SPDL; XT, QBDL; phát triển nguồn nhân lực du lịch. Bởi đây là những nội dung cơ bản nhất, tập trung và thể hiện rõ sự lãnh đạo của Đảng đối với phát triển du lịch trong giai đoạn này.
Về thời gian: Tập trung trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2015. Nghiên cứu sinh chọn mốc 2006 và 2015 bởi năm 2006 là năm diễn ra và khởi đầu nhiệm kỳ Đại hội X, năm 2015 là năm kết thúc nhiệm kỳ Đại hội XI của Đảng, chọn mốc thời gian như vậy sẽ thể hiện rõ sự lãnh đạo của Đảng về phát triển du lịch qua hai kỳ đại hội, Đại hội X (2006 - 2010) và Đại hội XI (2011 - 2015). Tuy nhiên, để đảm bảo tính hệ thống và đạt được mục đích nghiên cứu đề tài có sử dụng tài liệu, tư liệu trước năm 2006 và sau năm 2015.
Về không gian: Trên lãnh thổ Việt Nam.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Đề tài thực hiện dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Cơ sở thực tiễn
Quá trình lãnh đạo phát triển du lịch của Đảng Cộng sản Việt Nam, những kết quả thực tiễn về phát triển du lịch; kết quả khảo sát thực tế của nghiên cứu sinh; kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đã được công bố.
Phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic và sự kết hợp của hai phương pháp đó. Đồng thời, còn sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp,... Các phương pháp được sử dụng phù hợp với yêu cầu của từng nội dung luận án.
Phương pháp lịch sử được sử dụng nhiều để phục dựng, tái hiện trung thực những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo cuả Đảng về phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015, quá trình phát triển nhận thức, đề ra chủ trương và chỉ đạo phát triển du lịch của Đảng qua hai giai đoạn 2006 - 2010 và 2011 - 2015.
Phương pháp lôgic được sử dụng nhiều để nghiên cứu tổng quát sự lãnh đạo của Đảng về phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015, đưa ra những nhận xét, đánh giá và chỉ ra nguyên nhân, từ đó đúc rút những kinh nghiệm có thể tham khảo, vận dụng.
Phương pháp so sánh được sử dụng nhiều trong luận án nhằm so sánh sự lãnh đạo của Đảng về phát triển du lịch giữa hai giai đoạn 2006 - 2010 và 2011 - 2015; so sánh kết quả lãnh đạo phát triển du lịch với các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp được sử dụng nhiều ở chương 1 khi nghiên cứu tổng quan các công trình có liên quan đến đề tài luận án. Làm rõ chủ trương và các mặt chỉ đạo của Đảng về phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015.
5. Những đóng góp mới của luận án
Hệ thống hóa, phân tích, làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015.
Đưa ra những nhận xét, đánh giá về quá trình Đảng lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015 trên cả 2 bình diện ưu điểm và hạn chế, làm rõ nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế.
Đúc kết những kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài
Luận án được nghiên cứu thành công bước đầu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch; góp phần tổng kết sự lãnh của Đảng về phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015.
Những kinh nghiệm được đúc kết trong luận án có giá trị tham khảo, vận dụng vào phát triển du lịch trong những năm tiếp theo.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam ở các nhà trường, cơ quan nghiên cứu.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu, 04 chương (08 tiết), kết luận, danh mục các công trình khoa học của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài
Ward. J, Higson P. và Campbell W. (1994), Leisure and Tourism [168], (Giải trí và Du lịch). Các tác giả tập trung phân tích các sản phẩm, dịch vụ trong ngành du lịch và giải trí cũng như các tác động của nó đến kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường.
Gareth Shaw và Allan M.Williams (1994), Critical issues in tourism: a geographical perspective [161], (Các vấn đề quan trọng trong du lịch: một góc độ địa lý). Công trình làm rõ sự phát triển của ngành du lịch từ sau 1945 đến đầu thập niên 1990 tại các đô thị du lịch và nông thôn ở nhiều quốc gia cả phát triển và đang phát triển. Du lịch đã mang lại việc làm cho hàng triệu người và sự giải trí cho du khách. Đồng thời du lịch cũng phá hủy và gây ô nhiễm môi trường thiên nhiên, đe dọa nền văn hóa.
Theobald W. (1994), Global Tourism - The next decade [166], (Du lịch toàn cầu - Thập kỷ tới). Công trình này giới thiệu về khái niệm và phân loại loại hình du lịch; xác định những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của du lịch; định hướng và kế hoạch phát triển du lịch; vai trò du lịch đối với hòa bình thế giới.
Tribe J. (1995), The Economis of Leisure and Tourism [167], (Kinh tế học về Giải trí và Du lịch). Nội dung xoay quanh các vấn đề về tổ chức, quảng bá hoạt động giải trí và du lịch; mối tương quan giữa môi trường quốc tế với giải trí và du lịch; tác động của giải trí và du lịch đối với nền kinh tế quốc gia; các vấn đề giữa môi trường, đầu tư với giải trí và du lịch.
Oppermann Martin và Kye - Sung Chon (1997), Tourism in Developing Countries [163], (Du lịch ở các nước đang phát triển). Công trình tập trung phân tích hai vấn đề: Sự phát triển du lịch ở các nước phát triển và đang phát triển theo các giai đoạn: 1930 - 1960, 1970 - 1985 và 1985 - 1993. Mối liên hệ giữa Chính phủ và du lịch, các mô hình phân tích phát triển du lịch, các phương pháp đo lường phát triển du lịch quốc tế, sự phát triển các điểm đến du lịch.
Hall. C.Michael, Sharples Liz, Mitchell Richard, Macionis Niki, Cambourne Brock (2003), Food Tourism around the World: Development, management and markets [160], (Du lịch Thực phẩm trên thế giới: Phát triển, quản lý và thị trường). Các tác giả phân tích 4 vấn đề chính: Các SPDL thực phẩm; du lịch thực phẩm; hành vi tiêu dùng; trường dạy nấu ăn trong du lịch. Công trình tập trung luận giải vai trò quan trọng của thực phẩm trong phát triển du lịch, đang ngày càng được xem như là động cơ chính thúc đẩy du lịch phát triển. Food Tourism Around the World: Development, management and markets cung cấp một cái nhìn sâu sắc độc đáo về mối tương quan giữa thực phẩm, các SPDL và những kinh nghiệm du lịch.
Mathieson. A và Wall. G (2008), Tourism, economic, physical and social impacts [158], (Du lịch, tác động kinh tế, vật chất và xã hội). Công trình nghiên cứu về bản chất của ngành du lịch và khách du lịch, xem xét các khung khái niệm về du lịch và đánh giá sự phù hợp của các phương pháp tác động để đánh giá tác động của du lịch đối với kinh tế, việc làm, môi trường, văn hóa bằng một loạt các ví dụ minh họa từ các nước phát triển và đang phát triển.
Medlik S. (1995), Managing Tourism [159], (Quản lý Du lịch), tác giả phân tích và trả lời các câu hỏi về khả năng đóng góp của các nghiên cứu trong tương lai đối với chính sách về du lịch.
Stephen J. Page và Don Getz (1997), The Business of Rural Tourism International Perspectives [164], (Quan điểm quốc tế về việc phát triển kinh doanh du lịch tại khu vực nông thôn). Công trình nghiên cứu những vấn đề: Chính sách, kế hoạch, các tác động về việc thương mại du lịch tại khu vực nông thôn, trong đó tác giả phân tích về vấn đề tài chính cũng như quảng bá cho du lịch tại khu vực nông thôn, đồng thời nêu ra một số mô hình mẫu tại các nước như Mỹ, Canada, Trung Quốc, Đức, Úc, Niu Dilân và một số tác động đối với việc phát triển loại hình du lịch tại khu vực này.
Lumsdom Led và Stephen J. Pace (2004), Tourism and Transport: Issues and Agenda for the New Millennium [162], (Du lịch và Giao thông vận tải: Các vấn đề và Chương trình nghị sự cho thiên niên kỷ mới). Công trình tập trung làm rõ vai trò vô cùng quan trọng của giao thông đối với sự phát triển du lịch và đặt ra một số vấn đề quan trọng: Phạm vi của sự tiến bộ trong ngành du lịch và nghiên cứu giao thông trong thiên niên kỷ mới là gì? Đã nghiên cứu thông qua một chương trình chung để giải quyết các vấn đề khái niệm liên quan đến du lịch vận tải hay chưa?...
Raju G. P (2009), Tourism marketing and management [165], (Tiếp thị và quản lý du lịch). Công trình khẳng định vai trò của ngành du lịch là ngành công nghiệp lớn nhất thế giới tạo ra những thay đổi xã hội, kinh tế, môi trường nhanh chóng, đòi hỏi sự hiểu biết chi tiết và biện pháp để quản lý. Tác giả phân tích những yếu tố trong tiếp thị du lịch, bao gồm: SPDL, dịch vụ du lịch về vị trí, phân phối và giá cả,...
1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài
Các nghiên cứu đề cập đến vị trí, vai trò du lịch
Phạm Thị Mộng Hoa và Lâm Thị Mai Lan (2000), Du lịch đối với các dân tộc thiểu số ở huyện Sa Pa [74]. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc phát triển du lịch ở Sa Pa đã tác động to lớn đến đời sống của nhân dân bao gồm cả các tác động tích cực và tiêu cực. Về tích cực: Du lịch tạo nhiều cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương; mở rộng sự giao lưu, hiểu biết của người dân, qua đó góp phần nâng cao dân trí, bảo tồn, quảng bá các giá trị văn hóa; tăng cường đầu tư kinh tế xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho địa phương và thúc đẩy sự hòa nhập của kinh tế địa phương vào hoạt động kinh tế của cả nước. Về tiêu cực: Sự biến mất hay biến đổi của các hoạt động văn hóa, nguy cơ thương mại hóa các giá trị văn hóa truyền thống, các tác động của du lịch đối với bảo vệ môi trường tự nhiên.
Phạm Ngọc Thắng (2010), Phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo ở Lào Cai [114]. Luận án chứng minh được những đóng góp của phát triển du lịch đối với xóa đói giảm nghèo của tỉnh Lào Cai: Đóng góp một tỷ lệ nhất định vào phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh; tăng thêm thu nhập cho dân cư địa phương; tạo ra nhiều việc làm hơn cho người dân địa phương, đặc biệt là người nghèo; phát triển cơ sở hạ tầng cải thiện cuộc sống của người nghèo; nâng cao dân trí và thể lực, sức khỏe cho cộng đồng dân cư địa phương.
Nguyễn Duy Mậu (2011), Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế [94]. Khi bàn về vai trò du lịch, tác giả nhận định: Thế kỷ XXI là thế kỷ của du lịch và làm rõ vai trò của du lịch trên hai khía cạnh. Đối với nền kinh tế, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, đóng góp quan trọng vào GDP, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu phát triển, tạo nên quá trình “xuất khẩu tại chỗ”, tạo ra công ăn việc làm, thu nhập cho người lao động, thúc đẩy giao thông vận tải, viễn thông tin học phát triển, tác giả nhấn mạnh: “Du lịch là một trong những ngành kinh doanh đạt hiệu quả cao so với nhiều ngành kinh tế khác do ngành du lịch có tỷ suất lợi nhuận cao, vốn đầu tư ít và thời gian thu hồi vốn nhanh” [94, tr.36]. Đối với văn hóa - xã hội, du lịch là công cụ trực tiếp, quan trọng đối với quá trình xóa đói, giảm nghèo, tăng cường quảng bá văn hóa, tình hữu nghị giữa các dân tộc, giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước, du lịch là phương tiện giáo dục tốt thông qua sinh hoạt cộng đồng, là phương thức tăng cường sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Nguyễn Thị Hồng Lâm (2013), Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế [87]. Trong tiểu tiết 2 chương 2 của luận án, từ trang 47 đến 52, tác giả phân tích mối quan hệ giữa kinh tế du lịch đối với sự phát triển kinh tế, xã hội: “Trong phạm vi một quốc gia, sự phát triển của kinh tế du lịch có vai trò quan trọng trong việc tạo nên thu nhập quốc dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế” [87, tr.48], cụ thể: Kinh tế du lịch phát triển góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ; góp phần kích thích đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, qua đó làm tăng tổng cầu của nền kinh tế; góp phần củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế như: Quan hệ hợp tác đầu tư, quan hệ buôn bán,... giữa các thành phần kinh tế; góp phần tăng quy mô việc làm và thu nhập trong xã hội; thông qua thu hút khách quốc tế, góp phần quảng bá hình ảnh nước nhà.
Nguyễn Thị Hương (2016), Đánh giá tác động của du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam thông qua bảng cân đối liên ngành [84]. Tác giả nhận định, trên thế giới, du lịch được coi là ngành công nghiệp không khói, ngành kinh tế vô cùng quan trọng, có đóng góp không nhỏ đối với tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia. Tác giả đã phân tích và đo lường tác động tổng hợp của du lịch quốc tế và du lịch nội địa đối với tăng trưởng kinh tế năm 2013 ở Việt Nam. Kết quả cho thấy, tác động tổng hợp của hoạt động du lịch chiếm 6,69% GDP Việt Nam, trong đó tác động tổng hợp của du lịch quốc tế chiếm 4,00% và du lịch nội địa là 2,69%.
Nguyễn Thị Thu Hà (2016), Quản lý di sản văn hóa và phát triển du lịch ở đô thị cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam [67]. Tác giả chỉ rõ các tác động của du lịch trên các khía cạnh: Kinh tế, xã hội và di sản văn hóa:
Du lịch đã nổi lên trở thành một trong những ngành lớn về hoạt động tạo ra thu nhập và mang đến nhiều cơ hội nghề nghiệp cho nhiều cộng đồng trên toàn thế giới... Với những lợi ích kinh tế nó mang lại, nhiều quốc gia trên thế giới đang đặt du lịch vào danh mục ưu tiên hàng đầu cho sự phát triển quốc gia [68, tr.22-23].
Ngô Hoài Chung (2017), Phát triển du lịch biên giới là góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng quốc gia [49]. Tác giả nhận định việc phát triển du lịch tại các tỉnh biên giới có ý nghĩa vô cùng to lớn về kinh tế, xã hội. Phát triển du lịch biên giới sẽ góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất cho cộng đồng dân cư và đẩy nhanh xóa đói, giảm nghèo đối với cộng đồng các dân tộc ít người ở vùng sâu, vùng xa, núi cao, biên giới. Phát triển du lịch biên giới còn góp phần gìn giữ và làm tăng giá trị cảnh quan, các di tích, các giá trị văn hóa bản địa khu vực biên giới, đồng thời có ý nghĩa đặc biệt trong việc góp phần tăng cường giao lưu giữa các dân tộc khu vực biên giới, củng cố và giữ vững quốc phòng, an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội dọc biên giới để tiến tới xây dựng đường biên hòa bình, hữu nghị và phát triển. Bên cạnh đó, bài báo phân tích những lợi thế của Việt Nam về phát triển du lịch biên giới: Việt Nam có đường biên giới đất liền dài 4.550 km với ba nước: Trung Quốc, Lào, Campuchia, với 21 cửa khẩu quốc tế đường bộ. Với lợi thế về vị trí địa lý, đường biên giới dài, mạng lưới giao thông đường bộ đang phát triển, đặc biệt có tuyến đường xuyên Á kết nối với các thị trường có nhu cầu du lịch đường bộ cao. Việt Nam đủ điều kiện cơ bản để phát triển du lịch biên giới đường bộ và thu hút du khách quốc tế đến bằng đường bộ qua biên giới.
Ngoài ra còn có các công trình: Nguyễn Trọng Nhân (2017), Những tác động của du lịch đối với kinh tế, xã hội và môi trường Huyện Phú Quốc qua cảm nhận của người dân địa phương [102]; Dương Hoàng Hương (2017), Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú thọ [81]; Lê Đức Viên (2017), Phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng theo hướng bền vững [152],...
Các nghiên cứu đề cập đến thực trạng phát triển du lịch
Hoàng Văn Hoan (2002), Hoàn thiện quản lý nhà nước về lao động trong kinh doanh du lịch ở Việt Nam [76]. Luận án hệ thống hóa các vấn đề lý luận về lao động trong kinh doanh du lịch, đặc biệt là các nội dung cơ bản quản lý Nhà nước đối với lao động trong kinh doanh du lịch. Đồng thời luận án khái quát thực trạng phát triển du lịch Việt Nam từ năm 1960 đến năm 2000; phân tích và đánh giá quản lý Nhà nước về lao động trong kinh doanh du lịch thông qua các chính sách quản lý của Nhà nước đối với lao động trong kinh doanh du lịch, khẳng định những thành công và những vấn đề đặt ra cần giải quyết nhằm đổi mới và hoàn thiện nội dung quản lý Nhà nước đối với lao động trong kinh doanh du lịch ở Việt Nam.
Thái Vũ - Xuân Lộc (2009), Xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam - Cần một hướng đi mới [157]. Tác giả bàn về việc tổ chức triển khai thực hiện Luật Du lịch 2005, Tác giả nhận định, tính đến năm 2009, Luật khó đi vào cuộc sống bởi Luật Du lịch có hiệu lực từ tháng 01/2006, nhưng đến đầu năm 2009 mới có thông tư hướng dẫn thực hiện, nhiều quy định của Luật chưa đi vào cuộc sống, Tác giả dẫn chứng nhiều ví dụ và đề nghị cần hoàn thiện công tác pháp chế du lịch. Đồng thời, Tác giả đi sâu phân tích về những bất cập trong công tác XT, QBDL. Công tác xúc tiến chậm, lực lượng mỏng. Cách thức quảng bá du lịch chưa phong phú, hiệu quả thấp. Tính đến đầu năm 2009, hoạt động xúc tiến không theo kịp yêu cầu phát triển, Tổng cục Du lịch chưa có văn phòng đại diện ở các nước trên thế giới, trong khi đó Thái Lan là 20, Malaysia có 2 văn phòng ở Việt Nam.
Phạm Trương Hoàng (2012), Hình ảnh điểm đến du lịch Việt Nam trong con mắt khách du lịch quốc tế [77]. Điểm đến du lịch là yếu tố quan trọng để thu hút khách, tạo sức cạnh tranh để phát triển du lịch. Tác giả xác định thực trạng hình ảnh điểm đến du lịch Việt Nam dựa trên kết quả điều tra 1031 khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Du lịch Việt Nam là một điểm đến nổi bật về văn hóa, tự nhiên hoang sơ, lòng hiếu khách và sự đa dạng. Đồng thời, Việt Nam được đánh giá là giàu tiềm năng tài nguyên du lịch song chưa được khách du lịch quốc tế đánh giá cao. Tác giả chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu đối với du lịch Việt Nam từ nhận định của khách du lịch quốc tế và đề xuất một số kiến nghị để phát triển hình ảnh và du lịch Việt Nam.
Đặng Thị Thanh Loan, Bùi Thị Thanh (2014), Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch: Nghiên cứu trường hợp điểm đến du lịch Bình Định [89]. Bài báo xác định có tám yếu tố ảnh hưởng đến thực tế thu hút du khách được sắp xếp theo mức độ quan trọng lần lượt là: Tài nguyên thiên nhiên; văn hóa, lịch sử và nghệ thuật; môi trường du lịch; khả năng tiếp cận; dịch vụ ăn uống, mua sắm và giải trí; cơ sở hạ tầng; cơ sở lưu trú; giá cả các loại dịch vụ. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất một số chính sách nhằm tăng cường thu hút du khách đến Bình Định trong thời gian tới.
Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (2016), Tác động kinh tế của Du lịch và Lữ hành ở Việt Nam - năm 2016 [78]. Cuốn sách phân tích tác động của du lịch đối với kinh tế - xã hội thông qua nghiên cứu sự phát triển ngành du lịch tại 184 quốc gia, 24 khu vực trên thế giới và nêu rõ:
Năm 2015 là năm thứ 5 liên tục, ngành du lịch và lữ hành có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng của nền kinh tế thế giới (ở mức 2,8% so với 2,3%), thậm chí cao hơn so với một số ngành kinh tế chủ yếu như công nghệ chế tạo và bán lẻ. Năm 2015, ngành du lịch và lữ hành đã tạo ra 7,2 nghìn tỷ USD (tương đương 9,8% GDP toàn cầu), tạo ra 284 triệu việc làm - tương đương với tỷ lệ 1/11 việc làm được tạo ra trong nền kinh tế toàn cầu [78, tr.1].
Đối với Việt Nam, Năm 2015, đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP là 279.287 tỷ đồng, tương đương 6,6% GDP; được dự báo tăng 5,2% trong năm 2016 và tăng 7,2% mỗi năm trong giai đoạn 2016 - 2026, đạt 587.593 tỷ đồng vào năm 2026 (7,2% GDP). Năm 2015, du lịch và lữ hành trực tiếp tạo ra 2.783.000 việc làm (5,2% tổng việc làm); được dự báo tăng 0,7% trong năm 2016 và tăng 2,4% mỗi năm, đạt 3.553.000 việc làm vào năm 2026 (5,7% tổng việc làm) [78, tr.1]. Cuốn sách còn nêu rõ giá trị xuất khẩu du lịch; mức đầu tư cho du lịch năm 2015 và xếp hạng của du lịch Việt Nam năm 2015, dự báo năm 2016.
Nguyễn Sơn Hà (2016), Đào tạo nguồn nhân lực du lịch hiện nay [66]. Tác giả khẳng định tầm quan trọng của nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực du lịch nói riêng, trình bày thực trạng nhân lực du lịch Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015 về quy mô, trình độ, cơ cấu và thực trạng công tác đào tạo nhân lực du lịch, về số trường, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ đội ngũ giáo viên, quy mô đào tạo, khung chương trình đào tạo: Cả nước có 62 trường đại học, 80 trường cao đẳng, 117 trường trung cấp, 2 công ty đào tạo và 23 trung tâm có tham gia đào tạo nghiệp vụ du lịch. Hầu hết các tỉnh, thành phố có trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nghề du lịch ngắn hạn. Tuy nhiên, những các cơ sở đào tạo còn thiếu trang thiết bị phục vụ cho môn học; chương trình, phương pháp đào tạo không đặt trọng tâm nhiều về kỹ năng mềm; đội ngũ giáo viên còn thiếu, kinh nghiệm thực tế còn ít, nên ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
Hoàng Thị Lan Hương (2016), Đào tạo du lịch tại các trường đại học và cao đẳng - hội nhập và phát triển [83]. Tác giả đánh giá thực trạng đào tạo du lịch bậc đại học, cao đẳng tại Việt Nam và chất lượng nguồn nhân lực du lịch bậc đại học, cao đẳng với những số liệu thuyết phục. Tác giả nhận định: Đào tạo du lịch nói chung và đào tạo nghề du lịch nói riêng ở Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể cả về chất và về lượng, tuy nhiên vẫn tồn tại những bất cập, khó khăn về chất lượng tuyển chọn đầu vào, khung và trình độ đào tạo theo chuẩn, chương trình, giáo trình, nội dung đào tạo, phương pháp giảng dạy tiên tiến và phù hợp. Từ đó, đề cập đến sự chuẩn bị của các ngành, các trường cho sự thay đổi trong đào tạo du lịch khi Việt Nam hội nhập khu vực và gợi mở một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo du lịch trong quá trình hội nhập.
Nguyễn Thị Thu Hương (2017), Thực trạng và giải pháp phát triển ngành du lịch Việt Nam hiện nay [85]. Tác giả nêu lên thực trạng phát triển du lịch Việt Nam từ năm 1990 đến năm 2016, cụ thể: Năm 1990 Việt Nam thu hút 250.000 lượt khách quốc tế, đến năm 2016 đạt 10 triệu lượt khách. Khách du lịch nội địa cũng tăng mạnh liên tục, từ 01 triệu lượt năm 1990 lên 35 triệu lượt vào năm 2016. Sự phát triển không ngừng của du lịch Việt Nam thể hiện ở: Năm 2015, đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP là 279.287 tỷ đồng (tương đương 6,6% GDP) và tạo ra 2,783 triệu việc làm (chiếm 5,2% tổng số việc làm). Từ đó, tác giả đề xuất 5 giải pháp phát triển du lịch trong thời gian tiếp sau.
Ngoài ra còn có các công trình: Lê Đỗ Mười (2007), Thực trạng và giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng giao thông để tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế [97]; Trần Tiến Dũng (2007), Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha - Kẻ Bàng [52]; Nguyễn Trọng Nhân, Trần Thị Hoàng Anh (2015), Đánh giá của du khách đối với du lịch miệt vườn vùng Đồng bằng sông Cửu Long [101]; Đặng Thị Thanh Loan (2015), Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với điểm đến Bình Định [90]; Nguyễn Mạnh Cường (2016), Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình [51]; Nguyễn Xuân Hiệp (9/2016), Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch: Trường hợp điểm đến TP. Hồ Chí Minh [73]; Lê Hoằng Bá Huyền, Nguyễn Thu Hương (2017), Xác định nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa [80],...
Các nghiên cứu đề cập đến giải pháp, kinh nghiệm phát triển du lịch
Nguyễn Văn Mạnh (2007), Một số kiến nghị để đào tạo nguồn nhân lực bậc đại học đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của ngành du lịch [92]. Tác giả khái quát về thực trạng đào tạo quản trị du lịch và khách sạn bậc đại học, cao đẳng ở Việt Nam tính đến năm 2006. Trên cơ sở đó, Tác giả đưa ra một số kiến nghị để đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu của xã hội.
Đỗ Cẩm Thơ (2007), Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế [115]. Đề tài hệ thống những vấn đề lý luận về cạnh tranh SPDL; phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống SPDL Việt Nam; nghiên cứu cạnh tranh và định vị SPDL Việt Nam trong thị trường du lịch khu vực và quốc tế; phân tích và đánh giá hệ thống SPDL của các nước cạnh tranh trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Singapo, Trung Quốc, Inđônexia; phân tích đặc thù và thế mạnh cho SPDL Việt Nam; đề xuất biện pháp chủ yếu góp phần tăng cường tính cạnh tranh của SPDL Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2015.
Nguyễn Thị Hồng Lâm, Nguyễn Kim Anh (2016), Kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch ở một số nước và gợi ý cho Việt Nam....
Bên cạnh đó, các điểm nước khoáng, suối nước nóng của Việt Nam là tài nguyên thiên nhiên rất quý giá để triển khai các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh. Ở Việt Nam, bước đầu đã điều tra khảo sát được trên 400 nguồn nước khoáng tự nhiên như: Mỹ Lâm - Tuyên Quang , Thanh Thủy - Phú Thọ, Kim Bôi - Hoà Bình, Phú Ninh - Quảng Nam, Thạch Bích - Quảng Ngãi, Tháp Bà - Khánh Hòa, Vĩnh Hảo - Bình Thuận,... [20, tr.38].
Tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn rất phong phú đa dạng, bao gồm: Các di tích lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc, những phong tục tập quán, các làng nghề và truyền thống văn hoá đặc sắc của các dân tộc... tạo điều kiện phát triển nhiều loại hình du lịch phong phú, hấp dẫn như: Nghỉ dưỡng, thể thao, nghiên cứu khoa học, hội chợ, hội nghị, festival... dài ngày và ngắn ngày.
Về các di sản, di tích lịch sử - văn hóa: Ở Việt Nam hầu hết các tỉnh, thành đều có các di tích lịch sử - văn hóa, phản ánh quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, nét xuyên suốt là truyền thống, bản ngã Việt Nam. Năm 2010, có 3.125 di tích cấp quốc gia, trong đó 15 di sản văn hoá được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc công nhận [20, tr.41], tiêu biểu: Đền Hùng, nhắc con dân Việt hướng về cội nguồn, hướng về đất tổ, Kinh đô Huế với những nét kiến trúc độc đáo, nơi ghi dấu cuối cùng của nền Phong kiến Việt Nam, được công nhận là di sản văn hóa thế giới... Những di tích lịch sử - văn hoá là tài nguyên du lịch trọng yếu để xây dựng những SPDL độc đáo, có sức cạnh tranh cao.
Về Lễ hội: Theo thống kê 2009, cả nước có trên 3000 lễ hội dân gian [20, tr.42], tiêu biểu như: Hội Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội), Lễ hội ĐHYPERLINK ""ền Hùng (Phú Thọ), Lễ hội ĐHYPERLINK ""ền Trần, Phủ Dày (Nam Định ), Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh), Lễ hội Đâm Trâu của bà con dân tộc Tây Nguyên,... Hệ thống các lễ hội đang được lồng ghép trong các SPDL và trở thành yếu tố đặc sắc để quảng bá về đất nước, con người, văn hóa và du lịch Việt Nam.
Các làng nghề Việt Nam: Việt Nam có gần 2.000 làng nghề [20, tr.42] như: Làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội), Làng tranh Đông Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh), Làng đá Mỹ Nghệ Non Nước (Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng), Làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội,... với 12 nhóm sản phẩm thủ công chính, bao gồm: Mây tre đan; sản phẩm từ cói và lục bình; gốm sứ; điêu khắc gỗ; sơn mài; thêu ren; điêu khắc đá; dệt thủ công; giấy thủ công; tranh nghệ thuật; kim khí và những sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác.
Về Ẩm thực: Ẩm thực Việt Nam tuân theo hai nguyên lý là âm dương phối triển và ngũ hành tương sinh, thiên về phối trộn gia vị một cách tinh tế, với nét đặc biệt mà các nước khác, nhất là nước phương Tây không có chính là gia vị nước mắm. Ẩm thực Việt Nam được chia ra ba miền rõ rệt là Bắc, Trung, Nam. Mỗi miền có một nét, khẩu vị đặc trưng. Ẩm thực miền Bắc thường không đậm các vị cay, béo, ngọt bằng các vùng khác. Ẩm thực miền Nam thường cho thêm đường và hay sử dụng sữa dừa (nước cốt và nước dão của dừa) rất đặc biệt với những món ăn dân dã. Đồ ăn miền Trung có hương vị riêng biệt, nhiều món ăn cay và mặn hơn đồ ăn miền Bắc và miền Nam, màu sắc được phối trộn phong phú, rực rỡ, thiên về màu đỏ và nâu sậm. Ngoài ra, văn hoá ăn bằng đũa, cùng 54 dân tộc với từng món ăn mang bản sắc riêng đã thực sự trở thành thương hiệu, quảng bá cho Du lịch Việt Nam.
Các yếu tố dân tộc học: Với 54 dân tộc sống trên nhiều vùng, địa bàn khác nhau, điều kiện sinh sống, đặc điểm văn hoá, phong tục, tập quán, hoạt động sản xuất với những sắc thái riêng là yếu tố quan trọng để hình thành các loại hình du lịch như: Tham quan, tìm hiểu,... Trong 54 dân tộc, nhiều dân tộc vẫn giữ nguyên được những nét sinh hoạt văn hoá truyền thống của mình, đặc biệt là các dân tộc Tày, Nùng, Thái, Mường ở miền Bắc; các dân tộc Chăm, Gia Rai, Ê Đê, Ba Na ở miền Trung và Tây Nguyên; các dân tộc Khơme ở Đồng bằng sông Cửu Long, đều có những truyền thống văn hoá có giá trị cao có thể khai thác phục vụ phát triển du lịch.
Những thuận lợi khác từ điều kiện kinh tế xã hội
Trong giai đoạn 2006 - 2010, Việt Nam đã vượt qua khó khăn, thách thức do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, tốc độ tăng trưởng khá, bình quân 5 năm đạt 7%, quy và năng lực sản xuất đều tăng. Năm 2010, GDP đạt 101,6 tỷ USD, bình quân đầu người đạt 1.168 USD, Việt Nam đã ra khỏi nhóm nước có thu nhập thấp, bước vào nhóm các nước đang phát triển có thu nhập trung bình [60, tr.91- 92]. Sự tăng trưởng và ổn định của nền kinh tế đã góp phần quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi để du lịch phát triển.
Quan hệ ngoại giao tích cực của Việt Nam với thế giới đang mở ra cơ hội thu hút đầu tư vốn và công nghệ vào du lịch. Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO, là điều kiện thuận lợi để nền kinh tế nói chung và du lịch nói riêng có điều kiện để phát triển. Các nền kinh tế lớn, các tổ chức quốc tế đang tích cực hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường và ngày một đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam, đầu tư của nước ngoài cho phát triển du lịch ngày một tăng.
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy du lịch phát triển. Năm 2009, Dân số Việt Nam khoảng 86 triệu người, độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao, lao động cần cù, thông minh, chịu khó học hỏi, trình độ học vấn ngày càng cao, là những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Mặt khác, nhân dân ta nói chung, lực lượng lao động nói riêng là những con người trung hậu, yêu nước, chịu thương, chịu khó, lịch thiệp, hiếu khách, luôn tự hào là người Việt Nam. Người Việt luôn coi trọng “nhân - lễ - nghĩa - trí - tín”, điều này đặc biệt quan trọng với những người làm hướng dẫn viên du lịch, bộ phận làm trong khách sạn, nhà hàng, nhân viên phục vụ du lịch. Đó là tiềm năng để phát triển du lịch, bởi lao động du lịch là lao động thỏa mãn nhu cầu của con người.
Cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị du lịch như: Hệ thống giao thông, hệ thống điện và cấp, thoát nước, hệ thống thông tin truyền thông, hệ thống đô thị, các công trình thể thao, vui chơi giải trí, hệ thống cơ sở lưu trú, nhà hàng tuy chưa thật sự đầy đủ, song về cơ bản, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị du lịch có thể đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch. Hệ thống giao thông đang dần được hoàn thiện cả về đường sắt, đường bộ, đường hàng không. Hệ thống nhà hàng, khách sạn Việt Nam ngày càng nhiều và đầy đủ hơn đáp ứng nhu cầu nghĩ dưỡng của du khách, hệ thống khu vui chơi, giải trí, mua sắm du lịch đang được đầu tư mạnh mẽ.
Những khó khăn, thách thức của du lịch Việt Nam
Từ năm 2006 đến năm 2010, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội và quốc phòng an ninh, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định trong từng lĩnh vực. Đại hội XI của Đảng (2011) nhận định: Kinh tế phát triển chưa bền vững; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, cơ hội và yêu cầu phát triển của đất nước [60, tr.165]. Bên cạnh đó, các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá, xã hội, môi trường còn nhiều hạn chế, yếu kém [60,tr.167]. Những điều đó mang đến những khó khăn, thách thức đối với phát triển kinh tế, văn hóa xã hội nói chung và phát triển du lịch nói riêng, những biểu hiện cụ thể là: Nguồn vốn đầu tư cho phát triển du lịch còn ít; nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch còn thiếu và yếu; cơ sở hạ tầng du lịch về giao thông, điện, nước chưa thật sự đảm bảo; hệ thống SPDL, các khu vui chơi giải trí chưa thực sự hấp dẫn.
2.1.1.4. Thực trạng Đảng lãnh đạo phát triển du lịch trước năm 2006
Ưu điểm
Thứ nhất, Đảng đã hình thành và từng bước bổ sung hệ thống các quan điểm, chủ trương, chính sách phát triển du lịch.
Những chủ trương, chính sách phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước thể hiện trong các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII và lần thứ IX, Chỉ thị 46 CT/TW ngày 14/10/1994 của Ban Bí thư Trung ương, Thông báo số 179 TB/TW ngày 11/11/1998 của Bộ Chính trị về Phát triển du lịch trong tình hình mới. Thông báo số 179/TB-TW nêu rõ: “Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng” [3, tr.1]. Đại hội IX của Đảng xác định: Phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn.
Thứ hai, Đảng quan tâm chỉ đạo phát triển du lịch, coi du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, quan trọng.
Đại hội VII của Đảng (1991) nhận định: Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ cần được phát triển. Chỉ thị 46 CT/TW ngày 14/10/1994 đã yêu cầu các cơ quan nhà nước ban hành, sửa đổi, bổ sung các chính sách, luật pháp về công tác du lịch phù hợp với yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới và nhanh chóng kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương đến địa phương. Ban Bí thư Trung ương Đảng yêu cầu ngành du lịch phối hợp với các ban, ngành, địa phương, đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội để: Hướng dẫn, tổ chức phát triển du lịch theo đúng pháp luật, quản lý và phục vụ tốt khách du lịch, huy động các nguồn lực trong và ngoài nước xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên du lịch, phối hợp chặt chẽ liên ngành để đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ hợp tác quốc tế. Đồng thời, yêu cầu các cơ quan thông tin đại chúng và Tổng cục Du lịch tiến hành tuyên truyền phổ biến quan điểm, chủ trương của Đảng, các chính sách của Nhà nước về công tác du lịch, vai trò, vị trí và hiệu quả nhiều mặt của phát triển du lịch, chống tiêu cực trong hoạt động du lịch. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 307/TTg, ngày 24/5/1995, Phê duyệt Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995-2010, nêu rõ bối cảnh, mục tiêu, giải pháp phát triển du lịch từ năm 1995 đến năm 2010.
Đại hội VIII của Đảng (1996) chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa các ngành kinh tế, trong đó chú trọng phát triển du lịch với mục tiêu từng bước đưa Việt Nam trở thành trung tâm du lịch có tầm cỡ trong khu vực và chỉ rõ nhiệm vụ phát triển du lịch trong thời gian tới là: “Triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng to lớn của đất nước theo hướng du lịch sinh thái, văn hóa, môi trường [54, tr.194]. Thông báo số 179 TB/TW nhấn mạnh: “Để tiếp tục thực hiện tốt các chức năng, hoạt động du lịch trong thời gian tới cần khai thác tốt hơn các tiềm năng, thế mạnh về du lịch của đất nước, nâng cao ý thức phát triển du lịch phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc và văn minh quốc tế” [4, tr.1].
Đại hội IX của Đảng (2001) tiếp tục nêu rõ định hướng phát triển du lịch trong giai đoạn 2001 - 2010, trong đó nhấn mạnh phải nâng cao chất lượng, quy mô và hiệu quả hoạt động du lịch [56, tr.287]. Thực hiện sự chỉ đạo đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg, ngày 22/7/2002, Phê duyệt Chiến lược Phát triển du lịch Việt Nam 2001-2010, đồng thời, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bộ, ban, ngành tiếp tục cụ thể hóa chủ trương phát triển du lịch của Đảng theo phạm vi nhiệm vụ.
Thứ ba, du lịch Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề VH - XH.
Xây dựng, nâng cấp cơ sở lưu trú du lịch phát triển mạnh mẽ. Đến năm 2005, cả nước có khoảng 6.000 cơ sở lưu trú, với 130.000 buồng, trong đó 2.575 cơ sở được xếp hạng với tổng số 72.458 buồng, cụ thể: 18 khách sạn 5 sao với 5.251 buồng; 48 khách sạn 4 sao với 5.797 buồng; 119 khách sạn 3 sao với 8.724 buồng; 449 khách sạn 2 sao với 18.447 buồng; 434 khách sạn 1 sao với 10.757 buồng và 923 khách sạn đạt tiêu chuẩn tối thiểu với 23.482 buồng [136, tr.6].
Số lượng khách du lịch đến Việt Nam tăng nhanh và đều qua các năm. Lượng khách năm 1994 đạt một triệu. Từ năm 1990 đến 2004 lượng khách du lịch luôn duy trì được mức tăng trưởng cao 2 con số (trung bình năm trên 20%). Khách du lịch quốc tế tăng 11 lần từ 250.000 lượt (năm 1990) lên xấp xỉ 3 triệu lượt (năm 2004). Khách du lịch nội địa tăng 14,5 lần, từ 1 triệu lượt (năm 1990) lên 14,5 triệu lượt (năm 2004). Số lượng người Việt Nam đi du lịch nước ngoài ngày càng tăng, hàng năm trên 1 vạn người [136, tr.10].
Thu nhập từ du lịch tăng nhanh, năm 1990 tổng thu từ khách du lịch mới đạt 1.350 tỷ đồng thì năm 2004 là 26.000 tỷ đồng, gấp 20 lần năm 1990. Đến năm 2005, đạt 30 ngàn tỷ đồng [37, tr.10]. Tạo việc làm cho trên 23 vạn lao động trực tiếp và trên 50 vạn lao động gián tiếp, chiếm 2,5% lao động toàn quốc [136, tr.16].
Nguyên nhân ưu điểm: Du lịch có sự tăng trưởng ổn đinh như vậy do nhiều nguyên nhân, trong đó, nguyên nhân quyết định là đường lối đổi mới toàn diện đất nước, những thành tựu trong phát triển kinh tế, xã hội, hội nhập quốc tế, kinh tế đối ngoại tạo điều kiện cho du lịch phát triển. Bên cạnh đó, nhu cầu đi du lịch của con người tăng mạnh theo thời gian, Việt Nam có tiềm năng, thế mạnh lớn về du lịch, mặt khác, Việt Nam có môi trường an ninh tốt, các điều kiện về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch được cải thiện ngày một tốt hơn.
Hạn chế
Thứ nhất, chủ trương, chính sách phát triển du lịch của Đảng chưa được quan tâm tương xứng với vai trò của nó.
Từ năm 1975 đến năm 1991, du lịch chưa được Đảng quan tâm nhiều, vì vậy, trong giai đoạn này du lịch chưa có sự chuyển biến, phát triển chậm. Giai đoạn từ 1991 đến năm 2005, Đảng coi phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đại hội VII của Đảng xác định phát triển du lịch là cần thiết và quan trọng nhằm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tuy nhiên, từ năm 1991 đến năm 1994 chưa triển khai thực hiện, đến năm 1995, mới xây dựng và triển khai quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam lần đầu tiên. Năm 2001 Đảng xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, song chưa có kế hoạch triển khai thực hiện.
Thứ hai, hiệu quả chỉ đạo một số nội dung phát triển du lịch còn hạn chế.
Việc tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch Tổng thể du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 - 2010 và Chương trình Hành động quốc gia về Du lịch giai đoạn 2002-2005 còn thiếu tính chủ động và sáng tạo; đầu tư cho XT, QBDL chưa được chú trọng; tổ chức bộ máy quản lý còn có những bất cập, lực lượng trực tiếp triển khai phát triển du lịch còn mỏng, hoạt động kiêm nhiệm nên việc tổ chức thực hiện còn bị động, thiếu tính chuyên nghiệp và hiệu quả chưa cao; chưa có chính sách ưu tiên huy động nguồn lực, nhất là nội lực, để phát triển du lịch; công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, chất lượng, quy mô, đội ngũ nhân lực du lịch chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển du lịch trong tình hình mới. Báo cáo tổng kết chương trình Hành động quốc gia về du lịch 2000 - 2005 đánh giá: Việc tổ chức triển khai thực hiện Chương trình còn thiếu tính chủ động và thiếu sáng tạo trong xã hội hóa các nguồn lực (nhân, tài, vật lực) cho phát triển du lịch. Đầu tư cho xúc tiến quảng bá du lịch chưa được nhận thức đúng trong các cấp các ngành. Các hoạt động xúc tiến du lịch ở nước ngoài chưa được tiến hành một cách sâu rộng, thường xuyên và hiệu quả [137, tr.18]. SPDL còn thiếu hấp dẫn, trùng lắp nhiều, chưa có những SPDL chủ lực, độc đáo nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, chưa phát huy được với tiềm năng, thế mạnh của tài nguyên du lịch.
Nguyên nhân hạn chế: Việt Nam là một nước nghèo, đang trong quá trình khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh, kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn và tụt hậu rất xa so với thế giới. Du lịch Việt Nam mới mở cửa, trong khi du lịch thế giới đã phát triển cao về nhiều mặt, du khách thường đến những nơi có nền du lịch phát triển cao, bởi ở đó, nhiều nhu cầu của họ được đáp ứng. Công tác tổ chức và quản lý du lịch thiếu sự ổn định, kinh nghiệm trong tổ chức, quản lý còn thiếu. Cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch chưa đầy đủ, các cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn quốc tế còn ít nên chưa hấp dẫn khách du lịch lại thiếu sự đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.
2.1.2. Chủ trương của Đảng về phát triển du lịch (2006 - 2010)
Chủ trương phát triển du lịch giai đoạn 2006 - 2010 thể hiện rõ ở Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 do Đại hội IX (2001) thông qua; Văn kiện Đại hội X (2006) và các hội nghị Trung ương của Đảng trong giai đoạn 2006 - 2010. Nội dung chủ trương phát triển du lịch trong giai đoạn 2006 - 2010 của Đảng thể hiện ở những vấn đề cơ bản sau:
2.1.2.1. Mục tiêu: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, sớm đạt tới trình độ là quốc gia phát triển về du lịch của khu vực.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 thông qua tại Đại IX (2001) của Đảng xác định mục tiêu phát triển du lịch: “Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn” và “...sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực” [56, tr.178]. Đây là mục tiêu xuyên suốt, lâu dài để phát triển du lịch cũng như khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của du lịch. Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, sớm đạt tới trình độ là quốc gia phát triển về du lịch của khu vực là yêu cầu khách quan, xuất phát từ thế mạnh của Việt Nam về du lịch, đồng thời phù hợp với xu thế phát triển kinh tế thế giới; sẽ tạo nguồn thu nhập lớn, đóng góp vào GDP, tạo ra đòn bẩy thúc đẩy các ngành khác, có khả năng tích lũy cao; tạo ra số lượng việc làm lớn, góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội của quốc gia; có tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng khó khăn, góp phần xóa đói giảm nghèo; có tác dụng tốt tới việc phục hồi và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và tạo điều kiện, cơ hội thuận lợi cho các ngành khác của nền kinh tế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Cụ thể hóa mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn được xác định trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 thông qua tại Đại IX (2001) của Đảng, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010 đã xác định rõ:
Phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực, phấn đấu sau năm 2010 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực [118, tr.1].
Các chỉ tiêu cụ thể là: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2001 - 2010 đạt 11 - 11,5%/ năm. Năm 2010, Khách quốc tế vào Việt Nam từ 5,5 đến 6 triệu lượt người, khách nội địa từ 25 đến 26 triệu lượt người, thu nhập du lịch đạt 4 đến 4,5 tỷ USD [118, tr.1]. Chương trình Hành động quốc gia về du lịch 2006 - 2010 tiếp tục chỉ rõ, phấn đấu từ năm 2010 Việt Nam trở thành một trong các quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực, cụ thể: Tỷ lệ tăng trưởng khách du lịch quốc tế tăng từ 10 - 20%/năm; tỷ lệ tăng trưởng khách du lịch nội địa tăng từ 15 - 20%/năm. Thu nhập du lịch năm 2010 đạt khoảng 4 - 5 tỷ USD [121, tr.1].
Tiếp đó, Chương trình Hành động của ngành du lịch sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới giai đoạn 2007 - 2012 đã điều chỉnh theo hướng tăng lên các chỉ tiêu về đón khách du lịch, về thu nhập từ du lịch và xác định rõ ràng, đầy đủ hơn về một số chỉ tiêu khác, cụ thể: Về đón khách: Phấn đấu đến năm 2010, du lịch Việt Nam sẽ đón được 5,5-6,0 triệu lượt khách quốc tế với nhịp độ tăng trưởng trung bình đạt 11,4% và 25 triệu lượt khách du lịch nội địa; về thu nhập du lịch: Phấn đấu năm 2010, doanh thu từ du lịch đạt 4,0 - 4,5 tỷ USD, đưa GDP năm 2010 đạt 5,3% tổng GDP của cả nước với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 11,0 - 11,5%/năm; về tạo việc làm cho xã hội: Đến năm 2010, tạo 1,4 triệu việc làm, trong đó có 350.000 việc làm trực tiếp [9, tr.1].
2.1.2.2. Phương hướng
Thứ nhất, mở rộng, nâng cao chất lượng và phát triển mạnh du lịch
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 của Đảng chủ trương mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, trong đó, phát triển mạnh du lịch được xem là một nội dung phải chú trọng: “Đẩy mạnh các lĩnh vực dịch vụ thu ngoại tệ: du lịch, xuất khẩu lao động, vận tải,...” [56, tr.199].
Đại hội X (2006) của Đảng nêu rõ phương hướng phát triển du lịch giai đoạn 2006 - 2010, Đại hội khẳng định: “Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng một số ngành: Vận tải, thương mại, du lịch,...” [57, tr.92]. Đại hội X của Đảng (2006) cũng chỉ rõ:
Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân. Tạo nền tảng để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 [57, tr.185-186].
Để thực hiện mục tiêu này, Đại hội X của Đảng đã xác định phương hướng phát triển của các ngành, vùng kinh tế, định hướng giáo dục đào tạo, văn hóa,... Đối với du lịch, Đại hội nêu rõ: “Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ truyền thống, như vận tải, thương mại, du lịch...” [57, tr.201].
Năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập WTO, du lịch đứng trước thời cơ và thách thức lớn, chủ trương phát triển nhanh du lịch được nêu tại Nghị quyết số 08-NQ/TW, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, ngày 05/02/2007, Về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới: “Phát triển nhanh các dịch vụ có giá trị gia tăng cao và các dịch vụ cơ bản phục vụ phát triển của các lĩnh vực liên quan trong nền kinh tế như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, vận tải, du lịch,...” [58, tr.7].
Chủ trương mở rộng, nâng cao chất lượng, phát triển mạnh du lịch là hoàn toàn đúng đắn, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng đối với phát triển du lịch. Mở rộng và nâng cao chất lượng, phát triển mạnh du lịch là xem phát sự phát triển du lịch có vai trò đặc biệt quan trọng, cần được ưu tiên tập trung phát triển cả về cơ chế, chính sách, vốn, công nghệ, nguồn nhân lực. Phát triển mạnh du lịch là tạo bước phát triển toàn diện du lịch cả về phạm vi, quy mô, chất lượng dịch vụ, có tỷ trọng, tốc độ, chất lượng tăng trưởng cao, có tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đồng bộ, hiện đại. Đồng thời, cùng với việc phát triển mạnh du lịch phải nâng cao chất lượng hiệu quả du lịch, coi nâng cao chất lượng, hiệu quả du lịch là yếu tố then chốt trong phát triển du lịch.
Thứ hai, nâng cao chất lượng và hiệu quả du lịch trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử.
Việt Nam có điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử thuận lợi để phát triển du lịch. Đảng luôn coi trọng bảo vệ tự nhiên, môi trường sinh thái trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội. Chỉ thị 46 CT/TW ngày 14/10/1994 của Ban Bí thư nêu rõ phát triển du lịch: “...phải đồng thời đạt hiệu quả trên nhiều mặt: kinh tế, chính trị, văn hoá, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc và nhân phẩm con người Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa thế giới” [2, tr.1].
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 của Đảng xác định phát triển du lịch trên cơ sở: “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử” [56, tr.178]. Đại hội X của Đảng chỉ rõ: “Kết hợp hài hoà việc bảo vệ, phát huy các di sản văn hoá với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch” [57, tr.107].
Du lịch và điều kiện tự nhiên, sinh thái có mối quan hệ tác động chặt chẽ. Du lịch muốn phát triển nhất định phải dựa trên điều kiện tự nhiên, sinh thái, đây là những “nguyên liệu” không thể thiếu để tạo thành SPDL hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Điều kiện tự nhiên, sinh thái là yếu tố tạo nên sức hấp dẫn và các giá trị thụ hưởng của hoạt động du lịch, cảnh quan và môi trường du lịch là yếu tố sống còn của du lịch, vì vậy mọi chương trình, hoạt động phát triển du lịch một mặt khai thác tối đa lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, mặt khác phải coi trọng hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 của Đảng yêu cầu: “Nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân” [56, tr.208]. Du lịch và văn hóa có mối quan hệ tác động qua lại sâu sắc, văn hóa là động lực, nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng của du lịch, đến lượt mình, du lịch tác động trở lại văn hóa, sự tác động đó theo hai hướng: Một là, giữ gìn và phát huy, tôn vinh các giá trị văn hóa; hai là, góp phần làm cho các giá trị văn hóa xuống cấp, vì vậy, phải kết hợp chặt chẽ giữa phát triển du lịch và văn hóa. Việt Nam là một trong số ít các quốc gia có nền văn hóa lâu đời, mang đậm bản sắc dân tộc, văn hóa từ lâu là nhân tố cấu thành Tổ quốc, quốc gia, đồng thời chúng ta đang hội nhập mạnh mẽ tạo điều kiện cho du lịch phát triển nhanh chóng, nhiều cái đẹp, cái hay được du nhập, song những cái xấu cũng vào theo làm ô nhiễm văn hóa, do đó, phát triển du lịch phải giữ vững, phát huy các thuần phong, mỹ tục, đồng thời giảm thiểu và hạn chế tối đa các tệ nạn xã hội, phát triển du lịch phải góp phần bảo vệ, phát triển văn hóa.
Thứ ba, phát triển du lịch đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) của Đảng đã nêu rõ phát triển du lịch nhằm: “....đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế” [56, tr.178].
Phát triển du lịch đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước là một trong những định hướng quan trọng của Đảng, bởi phát triển du lịch nội địa có ý nghĩa về nhiều mặt. Phát triển du lịch nội địa không chỉ đạt hiệu quả kinh tế mà còn góp phần cải thiện đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Phát triển du lịch quốc tế là điều kiện cần thiết và cơ bản để thúc đẩy du lịch phát triển. Phát triển du lịch quốc tế nhằm khuyến khích, thúc đẩy tăng trưởng sản xuất và xuất khẩu tại chỗ, góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, giao lưu, hội nhập quốc tế, bởi vì, theo quan niệm thông thường xuất khẩu là hoạt động đưa hàng hóa dịch vụ tiêu thụ bên ngoài biên giới quốc gia, nhưng với du lịch thì không hẳn, du lịch là loại hình xuất khẩu độc nhất vô nhị - sản phẩm và dịch vụ được cung cấp cho người nước ngoài được tiêu thụ ngay ở nước sở tại.
Đảng xác định phải phát triển du lịch đáp ứng nhu cầu trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế bởi mối quan hệ tác động sâu sắc giữa chúng, là tiền đề, động lực, điều kiện thúc đẩy nhau cùng phát triển, cùng quyết định sự phát của du lịch. Phát triển du lịch không chỉ đáp ứng nhu cầu khách quốc tế mà cả khách nội địa; quy hoạch, phát triển các điểm du lịch, khu du lịch phải bảo đảm không gian cùng cho khách quốc tế và nội địa; SPDL phải phù hợp với từng đối tượng đáp ứng nhu cầu của từng loại khách và XT, QBDL phải được tiến hành đồng bộ cả quốc tế và trong nước.
2.1.2.3. Nhiệm vụ và giải pháp
Trên cơ sở chủ trương, định hướng phát triển kinh tế - xã hội nói chung và định hướng phát triển du lịch nói riêng do Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 - 2010 và Đại hội X của Đảng vạch ra, có thể khái quát một số nội dung liên quan trực tiếp đến du lịch như sau:
Thứ nhất, chú trọng xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch.
Đại hội X của Đảng đã chỉ rõ những nội dung đối với công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, một trong những chính sách cơ bản để hoàn thành mục tiêu kinh tế - xã hội do Đại hội X xác định là đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. Trong đó, vấn đề quan trọng hàng đầu phải thực hiện ngay là ban hành và thực thi Luật Kế hoạch hóa phát triển kinh tế, VH - XH, đồng thời đổi mới mạnh mẽ công tác quy hoạch, kế hoạch, Đại hội nhấn mạnh: “Đổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu chiến lược, công tác quy hoạch, kế hoạch, đặc biệt coi trọng các chỉ tiêu và biện pháp về chất lượng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường” [57, tr.250-251]. Phương hướng đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch là:
Đổi mới nội dung, phương pháp, quy trình xây dựng, thông qua và phê duyệt, triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế; phát huy tối đa lợi thế so sánh và nguồn lực của quốc gia, của mỗi vùng và mỗi địa phương. Gắn kết chặt chẽ giữa chiến lược, quy hoạch với kế hoạch” [57, tr. 251].
Và “Công tác quy hoạch, kế hoạch phải đồng bộ từ quy hoạch tổng thể đến quy hoạch cụ thể” [57, tr.252]. Năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập WTO, chủ trương về công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển đối với các ngành kinh tế được xác rõ tại Nghị quyết số 08-NQ/TW, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Nghị quyết yêu cầu: “Rà soát, điều chỉnh chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế so sánh” [58, tr.3].
Với tư cách là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng cao, công tác kế hoạch, quy hoạch phát triển du lịch càng phải làm kỹ hơn, có sự tính toán, nghiên cứu sâu sắc, đảm bảo đúng định hướng của Đảng. Quán triệt quan điểm Đại hội X của Đảng về công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch, công tác kế hoạch quy hoạch phát triển du lịch phải đúng pháp luật, đặc biệt là Luật Kế hoạch hóa phát triển kinh tế, VH - XH, đồng thời công tác quy hoạch, kế hoạch du lịch phải đổi mới toàn diện cả về nội dung, phương pháp, xác định rõ các chỉ tiêu phát triển. Khi thực hiện ...
82. Hoàng Thị Lan Hương (2011), Phát triển kinh doanh lưu trú du lịch tại Vùng du lịch Bắc bộ của Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
83. Hoàng Thị Lan Hương (11/2016), Đào tạo du lịch tại các trường đại học và cao đẳng - hội nhập và phát triển, Lưu: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch.
84. Nguyễn Thị Hương (10/2016), “Đánh giá tác động của du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam thông qua bảng cân đối liên ngành”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Số 232, tr.32-39.
85. Nguyễn Thị Thu Hương (2017), “Thực trạng và giải pháp phát triển ngành du lịch Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Công thương, Số 04, tr.15-22.
86. Nguyễn Thị Hồng Lâm (2006), “Tìm hiểu đặc trưng nghành kinh tế du lịch”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, Số 12, tr.78-79.
87. Nguyễn Thị Hồng Lâm (2013), Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
88. Nguyễn Thị Hồng Lâm, Nguyễn Kim Anh (2016), “Kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch ở một số nước và gợi ý cho Việt Nam”, Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Số 12, tr.38-44.
89. Đặng Thị Thanh Loan, Bùi Thị Thanh (12/2014), “Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch: Nghiên cứu trường hợp điểm đến du lịch Bình Định”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 210, tr.36-44.
90. Đặng Thị Thanh Loan (2015), “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với điểm đến Bình Định”, Tạp chí Phát triển Kinh tế, Số 26, tr.101-118.
91. Nguyễn Văn Mạnh (2007) “Để du lịch Việt Nam phát triển nhanh và bền vững sau khi gia nhập WTO”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 115, tr.14-16.
92. Nguyễn Văn Mạnh (2007) “Một số kiến nghị để đào tạo nguồn nhân lực bậc đại học đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của ngành du lịch”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 120, tr.46-47.
93. Nguyễn Văn Mạnh (8/2008), “Phát triển bền vững du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Phát triển Kinh tế, Số 214, tr.2-7.
94. Nguyễn Duy Mậu (2011), Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
95. Lê Văn Minh, Đào Duy Tuấn (2013), Những xu hướng mới trong phát triển du lịch trên thế giới, Lưu: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch.
96. Thúy Mơ (2007), “Du lịch Việt Nam trước cơ hội đổi mới”, Tạp chí Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, Số 02, tr.27-29.
97. Lê Đỗ Mười (2007), “Thực trạng và giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng giao thông để tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế”, Tạp chí Giao thông Vận tải, Số 7/2007, tr.35-38.
98. Nguyễn Quốc Nghi (4/2011), “Nhìn lại chặng đường 10 năm phát triển của ngành du lịch Việt Nam: Thành tựu, hạn chế và giải pháp phát triển”, Tạp chí Phát triển Kinh tế, số 246, tr.37-40.
99. Nguyễn Trọng Nhân, Đào Ngọc Cảnh (2011), “Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch Chợ nổi Cái Răng - Thành phố Cần Thơ”, Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ, Số 19a, tr.60-71.
100. Nguyễn Trọng Nhân (2014), “Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch biển tỉnh Kiên Giang”, Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ, Số 30, tr.22-29.
101. Nguyễn Trọng Nhân, Trần Thị Hoàng Anh (2015), “Đánh giá của du khách đối với du lịch miệt vườn vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ, Số 36, tr.84-91.
102. Nguyễn Trọng Nhân (2017), “Những tác động của du lịch đối với kinh tế, xã hội và môi trường huyện Phú Quốc qua cảm nhận của người dân địa phương”, Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ, Số 14, tr.148-156.
103. Thái Thị Kim Oanh (2015), Đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh Nghệ An và khuyến nghị chính sách, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
104. Hồ Đức Phớc (2009), “Về hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 123, tr. 36-39.
105. Hồ Đức Phớc (2009), Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế chính trị, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
106. Võ Quế (2014), Giải pháp phát triển du lịch Việt Nam trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, Lưu: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch.
107. Quốc hội (1999), Pháp lệnh Du lịch ngày 08/02/1999, Hà Nội.
108. Quốc hội (2006), Nghị quyết số 56/2006/QH11, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2006 - 2010, Lưu: Văn phòng Quốc Hội.
109. Quốc hội (2008), Luật Du lịch, Nxb CTQG, Hà Nội.
110. Quốc hội (2011), Nghị quyết số 10/2011/QH13, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015, Lưu: Văn phòng Quốc Hội.
111. Thái Thanh Quý, Đặng Thanh Tùng (3/2014), “Du lịch tỉnh Nghệ An: Thực trạng và định hướng phát triển”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 201, tr.107-113.
112. Lê Thái Sơn, Hà Nam Khánh Giao (2014), “Các nhân tố tác động đến sự phát triển du lịch MICE tại thành phố Đà Lạt”, Tạp chí Phát triển Kinh tế, Số 290, tr.91-110.
113. Nguyễn Quyết Thắng (5/2017), “Giải phát phát triển du lịch bền vững cho vùng đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh hội nhập”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 239, tr.30-39.
114. Phạm Ngọc Thắng (2010), Phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo ở Lào Cai, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
115. Đỗ Cẩm Thơ (2007), Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế, Đề tài cấp Bộ (2007), Lưu: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch.
116. Đỗ Cẩm Thơ (2015), Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch một số nước trong khu vực và trên thế giới, Lưu: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch.
117. Thủ tướng Chính phủ (1995), Quyết định số 307/TTg, Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995-2010, Lưu: VPCP.
118. Thủ tướng Chính phủ (2002), Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg, Phê duyệt Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam 2001-2010, Lưu: VPCP.
119. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 194/2005/QĐ-TTg, Phê duyệt Đề án phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch khu vực miền Trung - Tây Nguyên, Lưu: VPCP.
120. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 15/2006/QĐ-TTg, Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Lưu: VPCP.
121. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 121/2006/TTg-CP, Phê duyệt Chương trình Hành động quốc gia về du lịch 2006 - 2010, Lưu: VPCP.
122. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg, Ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2007 - 2010, Lưu: VPCP.
123. Thủ tướng Chính phủ (2007), Chỉ thị số15/2007/CT-TTg, Về một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, Lưu: VPCP.
124. Thủ tướng Chính phủ (2007),Quyết định số 1290/QĐ-TTg ngày 26/9/2007, Về việc ban hành danh mục quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài thời kỳ 2006 - 2010, Lưu: VPCP.
125. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 122/2009/QĐ-TTg ngày 09/10/2009 Ban hành Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn 2009 - 2010, Lưu: VPCP.
126. Thủ tướng Chính Phủ (2010), Quyết định số 60/QĐ-TTg, Ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và đinh mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn vốn nhân sách nhà nước giai đoạn 2011 - 2015, Lưu: VPCP.
127. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 1216/QĐ-TTg, Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, Lưu: VPCP.
128. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 2473/QĐ-TTg, Phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, Lưu: VPCP.
129. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 201/QĐ-TTg, Phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, Lưu: VPCP.
130. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 3211/QĐ-TTg, Phê duyệt Chương trình Hành động Quốc gia về du lịch giai đoạn 2013 - 2020, Lưu: VPCP.
131. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 23/2014/QĐ-TTg, Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Du lịch trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Lưu: VPCP.
132. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 631/QĐ-TTg, Ban hành Danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài tới năm 2020, Lưu: VPCP.
133. Thủ tướng Chính phủ (2014), Công điện số 229/CĐ-TTg, Về việc tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội, Lưu: VPCP.
134. Thủ tướng Chính phủ (2015), Chỉ thị số 14/CT-TTg, Về việc tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển du lịch, Lưu: VPCP.
135. Vũ Đình Thụy (1996), Những điều kiện và giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn chủ yếu, Luận án tiến sĩ kinh tế Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
136. Tổng cục Du lịch (2005), Báo cáo tóm tắt thành tích 45 năm xây dựng và trưởng thành của ngành du lịch Việt Nam, Lưu: Văn phòng Tổng cục Du lịch.
137. Tổng cục Du lịch (2006), Tổng kết chương trình hành động quốc gia về du lịch 2000 - 2005, Lưu: Văn phòng Tổng cục Du lịch.
138. Tổng cục Du lịch (2015), Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 12 và năm 2015, Cổng thông tin điện tử Tổng cục Du lịch, đăng ngày 29/12/2015.
139. Tổng cục Du lịch (2018), Tổng thu từ khách du lịch giai đoạn 2000 -2018, Cổng thông tin điện tử Tổng cục Du lịch, đăng ngày 24/01/2019.
140. Tổng cục Du lịch (2018), Khách du lịch nội địa giai đoạn 2000 - 2018, Cổng thông tin điện tử Tổng cục Du lịch, đăng ngày 13/02/2019.
141. Tổng cục Du lịch (2017), Cơ sở lưu trú du lịch giai đoạn 2000 - 2018, Cổng thông tin điện tử Tổng cục Du lịch, đăng ngày 24/6/2019.
142. Tổng cục Thống kê (2007), Niên giám thống kê 2006, Nxb Thống kê, Hà Nội.
143. Tổng cục Thống kê (2010), Niên giám thống kê 2009, Nxb Thống kê, Hà Nội.
144. Tổng cục Thống kê (2011), Niên giám thống kê 2010, Nxb Thống kê, Hà Nội.
145. Tổng cục Thống kê (2012), Niên giám thống kê 2011, Nxb Thống kê, Hà Nội.
146. Tổng cục Thống kê (2016), Niên giám thống kê 2015, Nxb Thống kê, Hà Nội.
147. Tổng cục Thống kê (2017), Niên giám thống kê 2016, Nxb Thống kê, Hà Nội.
148. Hoàng Anh Tuấn(2008), “Du lịch Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Quản lý nhà nước, Số 144, tr.22-26.
149. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2006), Kinh tế du lịch, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
150. Nguyễn Văn Tuấn (2014), Thách thức đối với sự tăng trưởng Du lịch Việt Nam, Lưu: Văn phòng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch.
151. Lê Thanh Tùng, Lê Tuấn Anh (2016), “Hoàn thiện chiến lược phát triển ngành du lịch Việt Nam trong bối cảnh Cộng đồng Kinh tế ASEAN được thành lập”, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, Số 26, tr.70-77.
152. Lê Đức Viên (2017), Phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng theo hướng bền vững, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
153. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Việt Nam (2015), Bản tin du lịch và phát triển quý II/2015, Lưu: Văn Phòng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch.
154. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Việt Nam (2015), Bản tin du lịch và phát triển quý IV/2015, Lưu: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch.
155. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Việt Nam (2017), Nhân tài trong du lịch - một định hướng phát triển du lịch bền vững, Lưu: Văn phòng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch.
156. Nguyễn Tấn Vinh (2008), Hoàn thiện quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, Luận án tiến sĩ kinh tế chính trị, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
157. Thái Vũ, Xuân Lộc (2009), “Xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam - Cần một hướng đi mới”, Tạp chí Pháp Lý, Số 5, tr.14-18.
Tiếng Anh
158. Mathieson. A và Wall. G (2008), Tourism, economic, physical and social impacts, Nxb Longman, London, UK.
159. Medlik S. (1995), Managing Tourism, Nxb Butterworth - Heinemann Ltd.
160. Hall.C.Michael, Sharples Liz, Mitchell Richard, Macionis Niki, Cambourne Brock (2003), Food Tourism Around the World: Development, management and markets, Nxb Elsevier Ltd, Oxford, UK.
161. Gareth Shaw và Allan M.Williams (1994), Critical issues in tourism: a geographical perspective, của Nxb Wiley - Blackwell, UK.
162. Lumsdom Lesvà Stephen J. Pace (2004), Tourism and Transport: Issues and Agenda for the New Millennium, Nxb Elsevier Ltd, Oxford, UK.
163. Oppermann Martin và Kye - Sung Chon (1997), Tourism in Developing Countries - Du lịch ở các nước đang phát triển, Nxb International Thomson Business Press, UK.
164. Stephen J. Page và Don Getz, The Business of Rural Tourism International Perspectives, Nxb International Thomson Business Press, UK, 1997.
165. Raju G. P (2009), Tourism marketing and management, Nxb Manglam Publications.
166. Theobald W. (1994), Global Tourism - The next decade, Nxb Butterworth - Heinemann Ltd, UK.
167. TribeJ.(1995), The Economics of Leisure and Tourism, NxbButterworth - Heinemann Ltd, UK.
168. Ward. J, Higson P. và Campbell W. (1994), Leisure and Tourism, Nxb Stanley Thornes Ltd, 1994.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bản đồ du lịch Việt Nam
Nguồn: vietbando.com
Phụ lục 2: Hệ thống quốc lộ có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển du lịch
- Quốc lộ 1 nối với 8 thành phố du lịch Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết - TP.Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Rạch Giá.
- Quốc lộ 2 nối Hà Nội - Việt Trì, Đền Hùng, Hà Giang, cửa khẩu Thanh Thủy và Đồng Văn.
- Quốc lộ 2 và quốc lộ 70 nối Hà Nội - Yên Bái - Lào Cai.
- Quốc lộ 3 nối với Hồ Ba Bể và vườn quốc gia Ba Bể, Cao Bằng và cửa khẩu Tà Lùng sang Trung Quốc.
- Quốc lộ 4 (A,B,C,D) nối các tỉnh biên giới phía Bắc.
- Quốc lộ 5 nối Hà Nội - Hải Phòng.
- Quốc lộ 6 nối Hà Nội - Hoà Bình.
- Quốc lộ 7 nối quốc lộ 1 với cửa khẩu Mường Xén sang Lào
- Quốc lộ 8 nối quốc lộ 1 với cửa khẩu Cầu Treo sang Lào.
- Quốc lộ 9 nối quốc lộ 1 với cửa khẩu Lao Bảo sang Lào (hành lang Đông - Tây).
- Quốc lộ 10 nối các tỉnh duyên hải Đông Bắc với Thanh Hóa.
- Quốc lộ 13 nối thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Đông Nam Bộ với Bình Phước sang Campuchia qua cửa khẩu Hoa Lư.
- Quốc lộ 14 nối Đà Nẵng, Kon Tum, Pleiku, Buôn Ma Thuột, TP. Hồ Chí Minh.
- Quốc lộ 18 nối Hà Nội, Vịnh Hạ Long đến biên giới với Trung Quốc.
- Quốc lộ 19 nối Quy Nhơn, Pleiku và Campuchia.
- Quốc lộ 20 nối Phan Rang, Đà Lạt, TP. Hồ Chi Minh
- Quốc lộ 51 nối TP. Hồ Chí Minh - Vũng Tàu
- Quốc lộ 22 nối TP. Hồ Chí Minh với Campuchia qua cửa khẩu Mộc Bài.
Nguồn: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch(2013), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Nxb Hà Nội.
Phụ lục 3: Một số cảng hàng không ở Việt Nam
TT
Cảng Hàng không
Tỉnh, thành phố
1
Điện Biên
Điện Biên
2
Nà Sản
Sơn La
3
Nội Bài
Hà Nội
4
Cát Bi
Hải Phòng
5
Vinh
Nghệ An
6
Đồng Hới
Quảng Bình
7
Phú Bài
TT Huế
8
Chu Lai
Quảng Nam
9
Đà Nẵng
Đà Nẵng
10
Phù Cát
Bình Định
11
Tuy Hòa
Phú Yên
12
Nha Trang
Khánh Hòa
13
Cam Ranh
Khánh Hòa
14
Plei Ku
Gia Lai
15
Buôn Ma Thuột
Đăk Lăk
16
Liên Khương
Lâm Đồng
17
Tân Sơn Nhất
Tp. Hồ Chí Minh
18
Côn Sơn
Bà Rịa - Vũng Tàu
19
Cần Thơ
Cần Thơ
20
Phú Quốc
Kiên Giang
21
Rạch Giá
Kiên Giang
22
Cà Mau
Cà Mau
Nguồn: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Nxb Hà Nội.
Phụ lục 4: Các chỉ tiêu hiện trạng phát triển du lịch giai đoạn 2001 - 2010
STT
Các chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
1
Khách du lịch
-
Khách du lịch quốc tếđến
( nghìn lượt khách)
2.330
2.628
2.428,7
2.927,9
3.477,5
3.583,5
4.229,4
4.235.8
3.772,4
5.049,8
-
Khách du lịch nội địa
(nghìn lượt khách)
11.700
13.000
13.500
14.500.
16.000.
17.500.
19.200
20.500.
25.000.
28.000
2
Tổng thu (ngàn tỷ đồng )
20,5
23,0
22,0
26,0
30,0
51,0
56,0
60,0
85,6
98,1
3
GDP du lịch (ngàn tỷ đồng)
10,10
10,93
10,30
12,82
13,84
23,23
20,50
24,38
27,10
37,40
-
Tổng GDP (ngàn tỷ đồng - giá so sánh năm 1994)
292,54
313,25
336,24
362,44
393,03
425,37
461,34
489,83
516,57
645,00
-
Tỷ trọng GDP kinh tếDL/ tổng GDP toàn quốc (%)
3,46
3,49
3,06
3,55
3,52
5,46
5,43
4,99
5,25
5,80
4
Lao động trong ngành (người)
150.662
196.873
208.777
241.685
275.128
310.675
391.177
424.740
440.277
478.065
-
Trên đại học và đại học
15.816
20.068
21.984
25.926
29.938
34.211
42.694
47.447
49.871
62.943
-
Cao đẳng và trung cấp
30.180
38.320
43.540
50.910
58.331
62.914
78.840
93.664
95.711
126.490
-
Đào tạo khác
30.178
38.968
40.728
48.419
56.436
64.157
80.080
88.361
93.861
97.886
-
Chưa qua đào tạo
82.488
99.517
102.525
116.430
130.123
149.393
189.563
195.268
200.834
190.746
5
Cơ sở lưu trú
4.366
4.773
5.620
6.567
7.603
8.516
9.633
10.638
11.314
12.089
Số buồng lưu trú(buồng)
86.809
95.003
110.639
129.137
150.105
150.105
189.436
205.979
219.605
236.747
Nguồn: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Nxb Hà Nội, tr.141.
Phụ lục 5: Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 12 và 12 tháng năm 2006
Ước tháng 12 năm 2006
Ước 12 tháng 2006
So với tháng trước (%)
Năm 2006 so 2005 (%)
Tổng số
324.625
3.583.486
106,2
103,0
Theo phương tiện
Đường không
267.679
270.2430
103,0
115,7
Đường biển
15.766
224.081
109,3
111,8
Đường bộ
41.180
656.975
131,9
69,8
Theo mục đích
Du lịch, nghỉ ngơi
197.736
2.068.875
103,7
101,5
Đi công việc
54.820
575.812
106,1
116,2
Thăm thân nhân
45.453
560.903
158,6
110,4
Các mục đích khác
26.616
377.896
77,0
86,9
Theo thị trường
Trung Quốc
31.301
516.286
108,9
72,0
Hồng Kông
420
4.199
122,1
112,0
Đài Loan
24.215
274.663
117,7
100,1
Nhật Bản
36.074
383.896
100,1
113,4
Hàn Quốc
43.428
421.741
110,1
129,4
Campuchia
8.429
154.956
70,1
78,0
Indonesia
1.921
21.315
87,4
92,3
Lào
1.765
33.980
116,2
79,5
Malaisia
15.350
105.558
120,5
131,0
Philippin
1.884
27.355
70,7
86,4
Singapo
13.673
104.947
140,2
127,6
Thái Lan
15.378
123.804
135,8
142,6
Mỹ
34.337
385.654
118,5
116,8
Canada
6.932
73.744
107,9
115,6
Pháp
11.362
132.304
79,0
99,2
Anh
7.626
84.264
86,6
101,6
Đức
7.179
76.745
73,8
110,6
Thụy Sỹ
1.555
16.686
81,2
108,6
Italy
1.338
15.746
71,2
96,6
Hà Lan
2.375
26.546
80,5
115,7
Thụy Điển
2.234
18.816
100,2
105,0
Đan Mạch
1.313
18.050
79,0
120,0
Phần Lan
512
5.342
123,1
108,6
Bỉ
1.384
14.770
68,8
105,3
Na Uy
874
12.684
97,4
122,0
Nga
2.558
28.776
78,2
115,6
Tây Ban Nha
1.682
22.131
83,2
112,7
Úc
20.170
172.519
143,8
115,9
Niudilân
1.171
14.162
87,9
103,0
Các thị trường khác
26.185
291.847
105,3
107,7
Nguồn:
Phụ lục 6: Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 12 và 12 tháng năm 2010
Ước tính
tháng 12/2010
12 tháng năm 2010
Tháng 12/2010 so với tháng trước (%)
Tháng 12/2010 so với tháng 12/2009
12 tháng 2010 so với cùng kỳ năm trước
Tổng số
449.570
5.049.855
105,0
119,0
134,8
Chia theo phương tiện đến
Đường không
365.070
4.061.712
104,8
119,1
134,2
Đường biển
4.500
50.500
112,5
104,7
76,6
Đường bộ
80.000
937.643
105,3
119,5
143,0
Chia theo mục đích chuyến đi
Du lịch, nghỉ ngơi
258.689
3.110.415
105,1
109,3
138,8
Đi công việc
91.129
1.023.615
102,7
125,5
137,9
Thăm thân nhân
53.841
574.082
108,2
112,7
110,9
Các mục đích khác
45.911
341.743
105,0
221,5
138,6
Chia theo một số thị trường
Trung Quốc
72.279
905.360
117,9
152,5
174,5
Hàn Quốc
45.529
495.902
99,4
134,9
137,7
Nhật Bản
43.517
442.089
100,9
135,9
124,0
Mỹ
35.585
430993
95,3
98,2
106,9
Đài Loan
27.455
334.007
100,5
110,9
123,7
Úc
26.803
278.155
118,2
106,1
128,1
Campuchia
20.839
254.553
127,7
1.517,8
215,2
Thái Lan
21.459
222.839
105,9
117,2
139,7
Malaisia
23.818
211.337
117,2
116,6
127,6
Pháp
17.058
199.351
78,5
113,1
115,3
Các thị trường khác
115.228
1.275.269
102,8
93,5
126,9
Nguồn:
Phụ lục 7: Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 12 và cả năm 2011
Tháng 11/2011
Ước tính tháng 12 2011
Năm 2011
Tháng 12/2011 so với tháng trước (%)
Tháng 12/2011 so với tháng 12/2010
Năm 2011 so với năm 2010
Tổng số
611.864
593.408
6.014.032
97,0
132,0
119,1
Chia theo phương tiện đến
Đường không
514.094
493.908
5.031.586
96,1
135,3
123,9
Đường biển
7.627
8.500
46.321
111,4
188,9
91,7
Đường bộ
90.143
91.000
936.125
101,0
113,8
99,8
Chia theo mục đích chuyến đi
Du lịch, nghỉ ngơi
374.191
360.276
3.651.299
96,3
139,3
117,4
Đi công việc
101.435
98.967
1.003.005
97,6
108,6
98,0
Thăm thân nhân
98.889
99.388
1.007.267
100,5
184,6
175,5
Các mục đích khác
37.349
34.777
352.460
93,1
75,7
103,1
Chia theo một số thị trường
Trung Quốc
152.031
139.797
1.416.804
92,0
193,4
156,5
Hàn Quốc
54.729
52.928
536.408
96,7
116,3
108,2
Nhật
48.346
47.512
481.519
98,3
109,2
108,9
Mỹ
35.166
43.402
439.872
123,4
122,0
102,1
Campuchia
40.571
41.781
423.440
103,0
200,5
166,3
Đài Loan
29.654
35.625
361.051
120,1
129,8
108,1
Úc
25.596
28.591
289.762
111,7
106,7
104,2
Malaisia
23.417
23.003
233.132
98,2
96,6
110,3
Pháp
21.531
20.863
211.444
96,9
122,3
106,1
Thái Lan
20.198
17.940
181.820
88,8
83,6
81,6
Các thị trường khác
160.625
141.965
1.438.779
88,4
123,2
112,8
Nguồn:
Phụ lục 8: Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 12 và 12 tháng năm 2015
Chỉ tiêu
Ước tính tháng 12/2015
(Lượt khách)
12 tháng năm 2015
(Lượt khách)
Tháng 12/2015 so với tháng trước (%)
Tháng 12/2015 so với tháng 12/2014 (%)
Năm 2015 so với năm 2014 (%)
Tổng số
760.798
7.943.651
102,6
115,0
100,9
Chia theo phương tiện đến
1. Đường không
577.224
6.271.250
110,4
111,1
100,8
2. Đường biển
13.728
169.839
103,9
244,7
356,9
3. Đường bộ
169.846
1.502.562
82,6
124,4
93,5
Chia theo một số thị trường
Anh
17.771
212.798
76,3
121,5
105,2
Bỉ
2.075
23.939
81,9
113,5
103,1
Campuchia
20.504
227.074
108,3
54,8
56,2
Canada
9.963
105.670
94,9
109,5
101,3
Đài Loan
36.525
438.704
98,9
121,5
112,8
Đan Mạch
2.188
27.414
103,5
118,0
101,4
Đức
13.754
149.079
78,4
107,1
104,7
Hà Lan
4.748
52.967
90,5
119,2
107,8
Hàn Quốc
114.741
1.112.978
113,9
138,0
131,3
Indonesia
5.344
62.240
99,0
107,8
90,7
Italy
3.565
40.291
77,7
125,7
110,6
Lào
9.188
113.992
92,5
111,9
83,4
Malaisia
39.609
346.584
131,3
99,2
104,1
Mỹ
44.927
491.249
106,0
121,4
110,7
Na Uy
1.707
21.425
94,9
95,4
94,4
Niuzilan
2.545
31.960
105,2
103,8
96,5
Nga
41.459
338.843
111,9
120,1
92,9
Nhật
58.770
671.379
96,8
104,4
103,6
Pháp
17.746
211.636
84,1
108,9
99,0
Phần Lan
1.877
15.043
190,4
107,6
108,8
Philippin
8.913
99.757
91,0
118,2
96,5
Singapore
31.219
236.547
146,7
119,1
116,9
Tây Ban Nha
2.856
44.932
62,8
105,0
110,4
Thái Lan
29.072
214.645
124,8
140,2
86,9
Thụy Điển
4.026
32.025
124,0
105,8
98,6
Thụy Sỹ
2.550
28.750
78,4
107,0
96,7
Trung Quốc
169.106
1.780.918
96,2
126,6
91,5
Úc
28.361
303.721
128,1
96,2
94,6
Các thị trường khác
53.909
507.091
162,7
186,2
113,6
Nguồn:
Phụ lục 9: Khách du lịch nội địa giai đoạn 2000 - 2017
Năm
Khách nội địa
(nghìn lượt khách)
Tốc độ tăng trưởng (%)
2000
11.200
2001
11.700
4,5
2002
13.000
11,1
2003
13.500
3,8
2004
14.500
7,4
2005
16.100
11,0
2006
17.500
8,7
2007
19.200
9,7
2008
20.500
6,8
2009
25.000
22,0
2010
28.000
12,0
2011
30.000
7,1
2012
32.500
8,3
2013
35.000
7,7
2014
38.500
10,0
2015
57.000
48,0
2016
62.000
8,8
2017
73.200
18,1
Nguồn:
Phụ lục 10: Tổng thu từ khách du lịch giai đoạn 2000 - 2017
Năm
Tổng thu từ khách du lịch (nghìn tỷ đồng)
Tốc độ tăng trưởng (%)
2000
17,40
2001
20,50
17,8
2002
23,00
12,2
2003
22,00
-4,3
2004
26,00
18,2
2005
30,00
15,4
2006
51,00
70,0
2007
56,00
9,8
2008
60,00
7,1
2009
68,00
13,3
2010
96,00
41,2
2011
130,00
35,4
2012
160,00
23,1
2013
200,00
25,0
2014
230,00
15,0
2015
337,83
46,9
2016
400,00
18,4
2017
510,90
27,5
Nguồn:
Phụ lục 11: Cơ sở lưu trú du lịch giai đoạn 2000 - 2017
Năm
Số lượng cơ sở
Tăng trưởng (%)
Số buồng
Tăng trưởng (%)
Công suất buồng bình quân (%)
2000
3.267
-
72.200
-
-
2002
4.390
34,4
92.500
28,1
-
2004
5.847
33,2
125.400
35,6
49,9
2006
7.039
20,4
160.500
28,0
60,0
2007
9.080
29,0
178.348
11,1
60,7
2008
10.406
14,6
202.776
13,7
59,9
2009
11.467
10,2
216.675
6,9
56,9
2010
12.352
7,7
237.111
9,4
58,3
2011
13.756
11,4
256.739
8,3
59,7
2012
15.381
11,8
277.661
8,1
58,8
2014
16.000
-
332.000
-
69,0
2015
19.000
18,7
370.000
11,4
55,0
2016
21.000
10,5
420.000
13,5
57,0
2017
25.600
21,9
508.000
21,0
56,5
Nguồn:
Phụ lục 12: Số lượng cơ sở lưu trú du lịch từ 3- 5 sao (2013 - 2017)
Năm
Tổng số
Khách sạn 5 sao và tương đương
Khách sạn 4 sao và tương đương
Khách sạn 3 sao và tương đương
Biệt thự và căn hộ du lịch cao cấp
Số cơ sở
Số buồng
Số cơ sở
Số buồng
Số cơ sở
Số buồng
Số cơ sở
Số buồng
Số cơ sở
Số buồng
2013
598
62.002
64
15.385
159
20.270
375
26.347
-
-
2014
640
66.728
72
17.659
187
22.569
381
26.500
-
-
2015
747
82.325
91
24.212
215
27.379
441
30.734
-
-
2016
784
91.250
107
30.624
230
29.387
442
30.902
11
1.557
2017
882
104.315
118
34.444
261
33.764
490
34.332
12
1.713
Nguồn:
Phụ lục 13: Xếp hạng cạnh tranh du lịch của các nước Asean năm 2010
Nước
xếp hạng trong KV châu Á - TBD
xếp hạng tổng thể trên 139 quốc gia
Khung pháp
lý kinh tếDL
Cơ sở hạ tầng và môi trường kinh doanh
Tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân văn
Singapore
1
10
6
4
23
Malaysia
7
35
60
40
18
Thái Lan
10
41
77
43
21
Brunei
11
67
96
50
63
Indonesia
13
74
94
86
40
Việt Nam
14
80
89
89
46
Philippin
18
94
98
95
75
Campuchia
21
109
110
118
81
Nguồn: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Nxb Hà Nội, tr.148.
Phụ lục 14: Các chương trình, dự án đầu tư phát triển du lịch
đến năm 2020, tầm nhìn 2030
TT
Dự án
Triệu USD
Giai đoạn
Tổng
đầu tư
2011-2015
2016-2020
2021-2025
2026-2030
A
Đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật (35%)
32.970
6.475
8.400
8.820
9.275
A1
Các dự án khu du lịch quốc gia
30.930
6.360
8.010
8.240
8.320
I
Vùng Trung du miền núi Bắc bộ
4.440
820
1.150
1.220
1.250
1
Khu du lịch Cao nguyên đá Đồng Văn
670
70
150
200
250
2
Khu du lịch Bản Giốc
500
200
150
100
50
3
Khu du lịch Mẫu Sơn
200
50
50
50
50
4
Khu du lịch Ba Bể
180
50
50
40
40
5
Khu du lịch Tân Trào
170
50
50
40
30
6
Khu du lịch Sa Pa
210
80
50
40
40
7
Khu du lịch Thác Bà
550
50
100
200
200
8
Khu du lịch Đền Hùng
240
50
100
50
40
9
Khu du lịch Mộc Châu
570
20
150
200
200
10
Khu du lịch Điện Biên Phủ - Pá Khoang
400
50
100
100
150
11
Khu du lịch Hồ Núi Cốc
250
50
100
50
50
12
Khu du lịch Hồ Hòa Bình
500
100
100
150
150
II
Vùng Đồng bằng sông hồng và duyên hải Đông bắc
4.020
1.070
1.220
820
910
13
Khu du lịch Hạ Long
1.020
200
300
220
300
14
Khu du lịch Vân Đồn
870
400
300
100
70
15
Khu du lịch Trà Cổ
550
100
150
100
200
16
Khu du lịch Côn Sơn
190
50
50
50
40
17
Khu du lịch Ba Vì-Suối Hai
270
50
100
70
50
18
Khu du lịch quốc gia Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam
600
150
150
150
150
19
Khu du lịch Tam Đảo
250
50
100
70
30
20
Khu du lịch Tràng An
150
50
50
30
20
21
Khu du lịch Tam Chúc
120
20
20
30
50
III
Vùng Bắc Trung bộ
2.810
610
630
650
920
22
Khu du lịch Thiên Cầm
700
50
100
200
350
23
Khu du lịch Phong Nha-Kẻ Bàng
750
50
100
200
400
24
Khu du lịch Đăk Rông
220
50
50
50
70
25
Khu du lịch Lăng Cô-Cảnh Dươn
1.140
460
380
200
100
IV
Vùng Duyên hải Nam Trung bộ
6.680
1.050
1.750
2.130
1.750
26
Khu du lịch Sơn Trà
450
200
150
50
50
27
Khu du lịch Bà Nà
400
100
100
50
150
28
Khu du lịch Cù lao Chàm
350
50
100
150
50
29
Khu du lịch Mỹ Khê
500
50
150
250
50
30
Khu du lịch Phương Mai
890
40
150
350
350
31
Khu du lịch Vịnh Xuân Đài
1.440
40
250
550
600
32
Khu du lịch Bắc Cam Ranh
1.320
470
400
250
200
33
Khu du lịch Ninh Chữ
950
50
250
400
250
34
Khu du lịch Mũi Né
380
50
200
80
50
V
Vùng Tây Nguyên
1.840
240
350
490
760
35
Khu du lịch Măng Đen
380
150
100
70
60
36
Khu du lịch Tuyền Lâm
370
20
50
100
200
37
Khu du lịch Đan Kia-Suối Vàng
790
40
150
200
400
38
Khu du lịch Yok Đôn
300
30
50
120
100
VI
Vùng Đông Nam bộ
2.340
420
640
680
600
39
Khu du lịch núi Bà Đen
210
20
40
80
70
40
Khu du lịch Cần Giờ
330
50
50
100
130
41
Khu du lịch Long Hải
850
50
250
250
300
42
Khu du lịch Côn Đảo
950
300
300
250
100
VII
Vùng đồng bằng sông Cửu Long
8.800
2.150
2.270
2.250
2.130
43
Khu du lịch Thới Sơn
400
50
70
100
180
44
Khu du lịch Xứ sở hạnh phúc
1.850
50
350
650
800
45
Khu du lịch Phú Quốc
6.000
2.000
1.650
1.350
1.000
46
Khu du lịch Năm Căn
550
50
200
150
150
A2
Đầu tư các cơ sở vật chất du lịch khác
2.040
115
390
580
955
B
Đầu tư hạ tầng (28%)
6.376
.180
.720
7.056
7.420
C
Quảng bá xúc tiến, xây dựng thương hiệu (15%)
14.130
2.775
3.600
3.780
3.975
D
Đào tạo nhân lực (7%)
6.594
1.295
1.680
1.764
1.855
Đ
Nghiên cứu & phát triển (7%)
6.594
1.295
1.680
1.764
1.855
E
Bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch (6%)
5.652
1.110
1.440
1.512
1.590
G
Khác (2%)
.884
370
480
504
530
Tổng số
94.200
18.500
24.000
25.200
26.500
Nguồn: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Nxb Hà Nội. tr.182.