HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN MẬU LINH
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO
CÔNG TÁC DÂN VẬN Ở TÂY NGUYÊN
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
HÀ NỘI - 2017
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN MẬU LINH
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO
CÔNG TÁC DÂN VẬN Ở TÂY NGUYÊN
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Mã số: 62 22 03 15
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
186 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 394 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác dân vận ở Tây nguyên từ năm 2001 đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. PGS.TS. NGUYỄN MINH ĐỨC
2. PGS.TS. VŨ QUANG VINH
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của
riêng tôi trên cơ sở sưu tầm, đọc và phân tích các tài liệu. Tất
cả các tài liệu tham khảo, các tư liệu, số liệu thống kê sử dụng
trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và
được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Mậu Linh
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 6
1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến luận án 6
1.2. Khái quát kết quả các công trình đã công bố và những vấn đề luận án
tiếp tục giải quyết 24
Chƣơng 2: ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC DÂN VẬN Ở TÂY NGUYÊN
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005 27
2.1. Đặc điểm tình hình Tây Nguyên và công tác dân vận ở Tây Nguyên
trước năm 2001 27
2.2. Chủ trương của Đảng về công tác dân vận ở Tây Nguyên từ năm
2001 đến năm 2005 38
2.3. Quá trình chỉ đạo thực hiện công tác dân vận của Đảng ở Tây
Nguyên từ năm 2001 đến năm 2005 48
Chƣơng 3: ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC DÂN VẬN Ở TÂY NGUYÊN
TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010 73
3.1. Tình hình mới và chủ trương của Đảng về công tác dân vận ở Tây
Nguyên từ năm 2006 đến năm 2010 73
3.2. Quá trình chỉ đạo đẩy mạnh công tác dân vận của Đảng ở Tây
Nguyên từ năm 2006 đến năm 2010 82
Chƣơng 4: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 111
4.1. Một số nhận xét 111
4.2. Một số kinh nghiệm 129
KẾT LUẬN 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 150
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 151
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
CTDV : Công tác dân vận
CTPĐQC : Công tác phát động quần chúng
CTVĐQC : Công tác vận động quần chúng
DTTS : Dân tộc thiểu số
FULRO : Mặt trận thống nhất đấu tranh của các sắc tộc bị áp bức
HTCT : Hệ thống chính trị
Nxb : Nhà xuất bản
UNESCO : Tổ chức Văn hóa-Khoa học-Giáo dục của Liên hợp quốc
UNHCR : Tổ chức Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công tác dân vận của Đảng là toàn bộ những hoạt động của Đảng và của các tổ
chức khác trong hệ thống chính trị (HTCT) dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm tuyên
truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục, hướng dẫn, tập hợp và tổ chức mọi tầng lớp
nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước; chăm lo, bảo vệ lợi ích của nhân dân; phát huy quyền làm chủ, sức mạnh to
lớn của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện thắng lợi mục
tiêu, lý tưởng của Đảng. Trong bài báo Dân vận đăng trên báo Sự thật, ngày 15-10-
1949, Hồ Chí Minh khẳng định: "Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan
trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công"
[72, tr.234].
Trải qua các thời kỳ lịch sử, Đảng luôn xác định công tác dân vận (CTDV) là
một nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách
mạng của dân tộc; là điều kiện tiên quyết bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng; góp phần
củng cố, tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng và nhân dân. Đặc biệt, trong
thời kỳ đổi mới, CTDV của Đảng được tăng cường và từng bước đổi mới. Đảng và
Nhà nước đã có nhiều chủ trương, giải pháp tích cực, phù hợp với từng đối tượng,
từng lĩnh vực; đồng thời, thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo,
mở rộng dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân cũng như vai trò của Nhà
nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể quần chúng và lực lượng vũ trang
trong CTDV. Từ đó, tạo ra các phong trào quần chúng rộng lớn, phát huy sức mạnh
của mọi tầng lớp nhân dân, tiến hành sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại
hóa (CNH, HĐH) đất nước, tạo nên những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đưa
nước ta thoát khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển; từng bước nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội; củng cố quốc phòng, an ninh; nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường
quốc tế... Bên cạnh những thành công và kết quả đạt được, CTDV của Đảng cũng
còn nhiều hạn chế, yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi
mới: Chậm cụ thể hóa cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ;
2
một số nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước chưa được quán
triệt và thực hiện hiệu quả; sự phối hợp giữa các tổ chức trong HTCT chưa chặt
chẽ; một số cơ quan nhà nước chưa nhận thức sâu sắc vị trí, tầm quan trọng của
CTDV; những yếu kém của bộ máy công quyền tạo bức xúc, khiếu kiện trong
nhân dân, là kẽ hở để các thế lực thù địch và bọn cơ hội chính trị lợi dụng xuyên
tạc, kích động quần chúng nhân dân, ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết toàn dân
tộc. Trước tình hình đó, việc tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với
CTDV là một yêu cầu cấp thiết nhằm củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân đối
với Đảng, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh to lớn
của các tầng lớp nhân dân, tạo ra phong trào quần chúng rộng lớn để xây dựng
một nước Việt Nam: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh .
Tây Nguyên là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế,
chính trị, quốc phòng, an ninh và môi trường sinh thái của đất nước; đây là vùng đất
có nhiều tiềm năng, lợi thế, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nhân tố mất ổn định, nhất là
sự chống phá thường xuyên, quyết liệt của các thế lực thù địch nhằm xóa bỏ vai trò
lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở nước ta. Nhận thức sâu
sắc vị trí, tầm quan trọng của địa bàn chiến lược và việc xây dựng "thế trận lòng
dân" ở Tây Nguyên, trong quá trình lãnh đạo đồng bào các dân tộc xây dựng và bảo
vệ cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc, Đảng từng bước đổi mới nội dung và phương
thức lãnh đạo CTDV nhằm động viên, tập hợp mọi tầng lớp nhân dân thực hiện các
nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; củng cố và tăng cường khối đại
đoàn kết các dân tộc trên địa bàn. Đặc biệt, trong những năm 2001 - 2010, trước
những diễn biến phức tạp của tình hình an ninh chính trị ở Tây Nguyên, Đảng đã
lãnh đạo, chỉ đạo CTDV đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên
cạnh những kết quả đạt được, công tác này vẫn còn nhiều hạn chế, khuyết điểm
chậm được khắc phục, sửa chữa. Thực tế của ba cuộc biểu tình, bạo loạn (năm
2001, 2004 và 2008) trên địa bàn một số tỉnh Tây Nguyên là minh chứng rõ nét.
Nguyên nhân xảy ra các cuộc bạo loạn này, cần được nhận diện và phân tích một
cách thấu đáo, đa chiều, trong đó có sự hạn chế, yếu kém của Đảng về CTDV. Vì
vậy, nghiên cứu, tổng kết quá trình Đảng lãnh đạo CTDV ở Tây Nguyên trong 10
3
năm đầy biến động này, nhằm khẳng định những thành công, chỉ ra những hạn chế
và bước đầu đúc kết một số kinh nghiệm, góp phần xây dựng và tổ chức thực hiện
có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về CTDV ở Tây
Nguyên là việc làm cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Với ý nghĩa
đó, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề "Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác
dân vận ở Tây Nguyên từ năm 2001 đến năm 2010" làm luận án Tiến sĩ lịch sử,
chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghi n cứu
2 1 c đ ch nghiên c u
Làm sáng tỏ quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo CTDV trên địa
bàn Tây Nguyên từ năm 2001 đến năm 2010; qua đó, rút ra một số kinh nghiệm chủ
yếu, góp phần vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả CTDV ở Tây Nguyên trong
giai đoạn hiện nay.
2 2 Nhiệm v nghiên c u
- Nghiên cứu, luận giải, làm rõ những yếu tố tác động đến quá trình lãnh đạo
thực hiện CTDV của Đảng trên địa bàn Tây Nguyên từ năm 2001 đến năm 2010.
- Làm rõ những chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với
CTDV trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên từ năm 2001 đến năm 2010.
- Đánh giá đúng thực trạng CTDV của Đảng với những ưu điểm, hạn chế cũng
như nguyên nhân của nó và rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu về quá trình lãnh đạo
CTDV ở Tây Nguyên từ năm 2001 đến năm 2010 của Đảng Cộng sản Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghi n cứu
3 1 Đối tượng nghiên c u
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam đối với CTDV trên địa bàn Tây Nguyên.
3 2 Phạm vi nghiên c u
- Về nội dung: Công tác dân vận của Đảng có nội hàm phong phú và rộng
lớn. Trong phạm vi của đề tài, luận án tập trung nghiên cứu về việc Đảng đề ra
những quan điểm, chủ trương về CTDV và quá trình chỉ đạo tổ chức thực hiện
CTDV trên địa bàn Tây Nguyên từ năm 2001 đến năm 2010.
4
- Về không gian: Nghiên cứu CTDV của Đảng trên địa bàn Tây Nguyên (gồm
các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Đắk Nông).
- Về thời gian: Tập trung nghiên cứu khoảng thời gian 10 năm (2001-2010).
Tuy nhiên, để vấn đề nghiên cứu có tính hệ thống, luận án có đề cập một số nội
dung liên quan trong thời gian trước năm 2001.
4. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghi n cứu và nguồn tƣ liệu
4 1 Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về vai trò của quần chúng nhân dân và công tác vận động quần chúng của Đảng.
4.2. Phương pháp nghiên c u
Luận án sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc và kết hợp hai
phương pháp đó là chủ yếu. Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên
cứu bổ trợ khác như: Phương pháp đồng đại, lịch đại, phân kỳ, thống kê, phân tích -
tổng hợp, so sánh.
Phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc và kết hợp hai phương pháp đó được
sử dụng ở Chương 2, Chương 3 và Chương 4 của luận án nhằm phục dựng bối cảnh
lịch sử, chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về CTDV ở Tây
Nguyên qua hai giai đoạn 2001-2005 và 2006-2010. Qua đó, tái hiện quá trình Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo CTDV ở Tây Nguyên từ năm 2001-2010.
Ở Chương 4, tác giả luận án sử dụng phương pháp lôgic là chủ yếu, đồng
thời kết hợp với phương pháp lịch sử để đánh giá và đúc rút kinh nghiệm về quá
trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo CTDV ở Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010.
Luận án sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp so sánh ở Chương 1,
phần Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo. Sử dụng phương pháp phân tích, so
sánh để làm rõ sự phát triển trong nhận thức và thực tiễn quá trình lãnh đạo của Đảng
đối với CTDV ở Tây Nguyên giai đoạn 2006-2010 so với giai đoạn 2001-2005.
4.3. Nguồn tư liệu
Nguồn tài liệu chính được sử dụng trong luận án là: Các văn kiện của Đảng
và Nhà nước về CTDV, về Tây Nguyên; các kết luận, báo cáo tổng kết của Ban Chỉ
đạo Tây Nguyên, Ban Dân vận Trung ương về CTDV ở Tây Nguyên; các văn kiện,
báo cáo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh ủy của 5 tỉnh Tây
Nguyên; những công trình nghiên cứu về Tây Nguyên và CTDV ở Tây Nguyên.
5
5. Đóng góp mới của luận án
- Phân tích làm rõ bước phát triển trong nhận thức và chủ trương cũng như sự
chỉ đạo của Đảng đối với CTDV trên địa bàn Tây Nguyên từ năm 2001 đến năm 2010.
- Đánh giá một cách khách quan, toàn diện những thành công và hạn chế của
Đảng về lãnh đạo, chỉ đạo CTDV ở Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010.
- Đúc rút một số kinh nghiệm lịch sử CTDV của Đảng ở Tây Nguyên có giá
trị cho CTDV trong hiện tại và tương lai.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
- Công tác dân vận là một lĩnh vực rất quan trọng trong hoạt động của Đảng,
nghiên cứu quá trình Đảng lãnh đạo CTDV ở Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010 sẽ
góp phần tổng kết CTDV của Đảng trong thời kỳ đổi mới.
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho
việc hoạch định những chủ trương, giải pháp đúng đắn, phù hợp nhằm tăng cường
CTDV của Đảng trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay và
những năm tiếp theo.
- Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy
lịch sử CTDV của Đảng nói chung và của Đảng bộ ở các tỉnh Tây Nguyên nói riêng.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
án gồm 4 chương, 9 tiết.
6
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
Công tác dân vận của Đảng Cộng sản là vấn đề quan trọng được đề cập trong
nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Liên quan
đến đề tài luận án có thể chia thành các nhóm công trình như sau:
Nhóm 1: Các công trình nghiên c u về công tác dân vận nói chung
Sách Tư tưởng Dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh [29] là tập hợp 34 tham
luận tại Hội thảo khoa học về tư tưởng Dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã tập
trung làm rõ quan điểm lý luận chung về CTDV trong lịch sử, trong học thuyết Mác
- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; nội dung, phương thức CTDV trong tư tưởng Hồ
Chí Minh; đồng thời liên hệ, vận dụng vào thực tiễn CTDV trong sự nghiệp đổi
mới. Đáng chú ý là tham luận "Suy ngẫm về định nghĩa dân vận của Bác Hồ", cho
rằng: Công tác dân vận phải đi sâu vào từng con người, khơi dậy và phát huy tính
tích cực, sáng tạo, tính chủ động và tự giác của mỗi người thể hiện ở tài trí, sức lực,
tiền của của mỗi người góp vào công việc chung Công tác dân vận bao giờ cũng
gắn với nhiệm vụ chính trị. Kết quả của CTDV là tạo được phong trào hành động
cách mạng của quần chúng sôi nổi, rộng khắp thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã
hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể vững mạnh
[29, tr.202-204].
Cuốn sách Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể nhân dân trong thời kỳ đổi mới [107] đã khẳng định: Đổi mới
phương thức lãnh đạo đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân
nhằm mục tiêu củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mối liên hệ
giữa Đảng và nhân dân. Trên cơ sở phân tích những ưu điểm và hạn chế về phương
thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng, tác
giả nêu lên một số bài học kinh nghiệm: Đảng phải tiếp tục nâng cao nhận thức và
quan điểm quần chúng, đấu tranh khắc phục bệnh quan liêu, xa rời quần chúng của
cán bộ, đảng viên, loại bỏ những phần tử thoái hóa, biến chất Củng cố, tăng
7
cường Ban Dân vận các cấp về tổ chức, bộ máy và cán bộ; về phương tiện, điều
kiện làm việc để cho Ban làm tốt chức năng tham mưu, hướng dẫn, kiểm tra, phối
hợp hoạt động, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về CTDV. Tăng cường vai trò tổ chức
đảng và đảng viên trong Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Đồng thời, tác
giả đưa ra 6 giải pháp chung, đó là: Nâng cao chất lượng các định hướng của Đảng
đối với các tổ chức quần chúng về chính trị, tư tưởng, nội dung, phương thức hoạt
động, tổ chức và cán bộ; thể chế hóa kịp thời các chủ trương của Đảng về dân vận,
tăng cường CTDV của chính quyền và sự phối hợp công tác giữa chính quyền với
Mặt trận và các đoàn thể nhân dân; coi trọng lãnh đạo việc tổ chức thực hiện, đôn
đốc kiểm tra, sơ kết, tổng kết kịp thời; củng cố, tăng cường HTCT ở cơ sở vững
mạnh; tăng cường hoạt động của Ban Dân vận các cấp tham mưu giúp Đảng tổng
kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về phương thức lãnh đạo đối với Mặt trận và các
đoàn thể; thực hiện quy chế hóa, chương trình hóa, hiện đại hóa sự lãnh đạo của cấp
ủy đối với hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân. Tuy nhiên, do chủ đề
của sách tập trung vào phương thức lãnh đạo của Đảng đối với một đối tượng cụ
thể, nên chưa bao trùm hết các hoạt động lãnh đạo của Đảng trong CTDV.
Sách Làm tốt công tác quần chúng trong tình hình mới: kinh nghiệm Trung
Quốc, kinh nghiệm Việt Nam [64] là tập hợp các tham luận trong Hội thảo lý luận
lần thứ 7 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, tập trung
vào chủ đề: Công tác quần chúng trong tình hình mới, trong đó khẳng định vị trí,
vai trò quan trọng của CTDV trong tình hình mới; sự cần thiết phải tăng cường mối
quan hệ máu thịt giữa Đảng và nhân dân; vai trò của HTCT, đặc biệt là Mặt trận Tổ
quốc và các tổ chức quần chúng trong công tác vận động quần chúng (CTVĐQC).
Các tham luận của học giả Việt Nam đã đúc kết, đề xuất nhiều kinh nghiệm và giải
pháp đổi mới CTDV của Đảng. Tiêu biểu có các bài: "Đảng Cộng sản Việt Nam với
công tác quần chúng - thực tiễn và một số kinh nghiệm" [64, tr.36-60] đã nhấn
mạnh: Công tác quần chúng cần tiếp tục đổi mới, không chỉ để theo kịp, giải quyết
kịp thời những vấn đề mới nảy sinh, mà còn để xác định tầm nhìn có tính chiến lược
và lâu dài Sự đổi mới đó là một trong những cơ sở lý luận - thực tiễn quan trọng
để Đảng Cộng sản tiếp tục giữ vững vai trò là hạt nhân lãnh đạo, tiếp tục lãnh đạo
8
quần chúng làm nên những thắng lợi lịch sử mới; Bài viết "Lãnh đạo công tác quần
chúng trong giải quyết các điểm nóng ở địa bàn cơ sở - một số kinh nghiệm của
Việt Nam". Trên cơ sở nhận diện những điểm nóng xảy ra ở Việt Nam trong thời
gian qua, tác giả đã nhận định: Với mục tiêu xây dựng vững chắc mối quan hệ giữa
Đảng, Nhà nước với nhân dân, tạo sức mạnh phát triển bền vững, giải quyết điểm
nóng không chỉ nhằm mục tiêu thiết lập sự ổn định và củng cố cơ sở chính trị - xã
hội, mà quan trọng hơn còn tăng cường sức mạnh và hiệu lực của HTCT. Điều đó,
đòi hỏi lãnh đạo phải hiểu sâu sắc nguyện vọng của quần chúng, thu phục được lòng
dân, tạo được niềm tin và sự đồng thuận, đồng tình ủng hộ của nhân dân đối với
Đảng, Nhà nước; huy động được sự tham gia một cách tự nguyện và phát huy cao
nhất ý thức trách nhiệm công dân, sức mạnh của quần chúng vào việc giải quyết dứt
điểm các điểm nóng [64, tr.214].
Sách Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận trong thời kỳ đổi mới ở
nước ta hiện nay [80] là tập hợp các bài nói, bài nghiên cứu tiêu biểu của các đồng
chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các nhà khoa học liên quan đến vấn đề dân vận
trong tư tưởng Hồ Chí Minh và sự vận dụng vào thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay.
Đây là tập tư liệu quý, gắn nghiên cứu lý luận với vận dụng vào thực tiễn, nhằm
nâng cao chất lượng, hiệu quả CTDV trong tình hình mới.
Sách Học tập và làm theo phong cách "Dân vận khéo" Hồ Chí Minh [85] đã
phân tích làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận
khéo; nêu lên những tiêu chí về mô hình và điển hình dân vận khéo ở một số cơ sở;
đề xuất một số nội dung và phương pháp nhằm hiện thực hóa tư tưởng "Dân vận
khéo" của Người trong giai đoạn hiện nay, đó là: thực hành dân chủ, nêu gương; cải
cách thủ tục hành chính; thực hiện kỹ năng "nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân
tin"; đổi mới công tác cán bộ dân vận. Đáng chú ý là nhận định của tác giả: "Dân
vận là công tác khoa học, nhưng cũng là nghệ thuật, nhằm giải quyết mối quan hệ
giữa Đảng và dân. Muốn làm tốt CTDV, cán bộ phải có tâm trong sáng, có trách
nhiệm, có tri thức khoa học, tóm lại phải có tâm và có tài, như vậy mới là "Dân vận
khéo" theo tư tưởng Hồ Chí Minh" [85, tr.80].
Sách Lý luận và kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác dân
9
vận [81], tập hợp hơn 30 bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh
đạo các bộ, ban, ngành; các nhà khoa học, đã phân tích làm nổi bật những vấn đề lý
luận và kinh nghiệm thực hiện CTDV trong thời kỳ đổi mới. Qua đó, cho thấy
CTDV của Đảng là một lĩnh vực rộng lớn, nhạy cảm, bao trùm mọi mặt của đời
sống xã hội. Đây là công việc rất quan trọng, phải làm thực chất, không phô trương,
hình thức; đồng thời, công tác này cần phải thường xuyên được đúc kết kinh
nghiệm từ thực tiễn để kịp thời hoạch định chủ trương, chính sách hợp lòng dân,
nhằm phát huy cao nhất sức mạnh của toàn dân tộc trong công cuộc xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Tiêu biểu có bài: "Mấy vấn đề về đổi mới nội dung, phương thức
vận động quần chúng của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước" [81, tr.174-183] cho rằng: Ở mỗi giai đoạn lịch sử, có những mục
tiêu, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp và đối tượng của cách mạng khác nhau. Vì
vậy, CTDV cũng được thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tiễn và nhiệm vụ
của từng giai đoạn. Trong những năm qua, Đảng đã có nhiều đổi mới về nội dung,
phương thức CTDV như: Mục tiêu của CTDV ngày càng rõ hơn; chủ trương, chính
sách, giải pháp CTDV ngày càng phong phú, hoàn chỉnh, đi sâu từng lĩnh vực, từng
đối tượng; các cấp ủy đảng đã tăng cường lãnh đạo CTDV, kiện toàn, củng cố Ban
Dân vận các cấp; phương thức CTDV có sự đổi mới theo hướng trực tiếp với cơ sở,
gần dân, sát dân hơn Tuy nhiên, CTDV của HTCT còn một số khuyết điểm, đó
là: Cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ chưa được cụ thể
hóa đầy đủ và đồng bộ; tình trạng quan liêu, cửa quyền của một bộ phận cán bộ,
công chức nhà nước chưa được khắc phục; hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể
nhân dân không ít nơi vẫn còn tình trạng hành chính hóa. Từ đó, tác giả đề xuất 7
nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức CTDV.
Trong đó, giải pháp quan trọng hàng đầu là: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, giáo dục, không ngừng nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên,
công chức, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu, trách nhiệm của đội ngũ cán
bộ, công chức chính quyền về CTDV trong tình hình mới.
Sách Lịch sử công tác dân vận của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2010)
[11]. Công trình đã phản ánh quá trình lịch sử phong phú, sinh động về CTDV của
10
Đảng qua các thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng XHCN; nêu bật
những chủ trương, chính sách, nhiệm vụ và quá trình lãnh đạo thực hiện, khẳng
định những thành tựu đạt được; đồng thời, chỉ rõ những sai lầm, hạn chế trong
CTDV; từ đó, đúc kết những bài học lịch sử cho CTDV của Đảng trong hiện tại và
tương lai.
Cùng với các công trình trên có rất nhiều nghiên cứu đăng tải trên các tạp chí
khoa học. Tiêu biểu là những bài viết: "Một số bài học kinh nghiệm về công tác vận
động quần chúng của Đảng trong những năm đổi mới" [83]. Từ thực tế lãnh đạo
CTVĐQC của Đảng hơn 25 năm đổi mới, tác giả rút ra 6 bài học chủ yếu: Đảng
luôn nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vai trò quan trọng của CTVĐQC trong quá trình
lãnh đạo công cuộc đổi mới; lấy độc lập dân tộc và dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh làm mục tiêu của CTVĐQC; đoàn kết, thống nhất trong Đảng
là hạt nhân, là cơ sở vững chắc để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
CTVĐQC phải được thực hiện trên cơ sở giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa các
thành viên trong xã hội, giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể và xã hội; CTVĐQC
phải được dựa trên cơ sở thấm nhuần phương châm "Vì quần chúng nhân dân, do
quần chúng nhân dân"; trong CTVĐQC phải biết phát huy những truyền thống quý
báu của dân tộc, nhất là truyền thống yêu nước.
Bài viết "Quan niệm về chất lượng và hiệu quả công tác dân vận" [39] đã
xác định năm tiêu chí và yêu cầu để đánh giá chất lượng, hiệu quả CTDV trong tình
hình mới, đó là: Sự tin tưởng của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, đồng thuận
với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, làm cho
dân hăng hái, phấn khởi, tự giác thực hiện nhiệm vụ và nghĩa vụ của mình trong xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây là thước đo chất lượng giáo dục, tuyên truyền, phổ
biến và tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
trong các tầng lớp nhân dân; phải tăng cường được sự đoàn kết, nhất trí trong các
cộng đồng dân cư ở cơ sở; công tác dân vận phải tập hợp được quần chúng nhân
dân thành lực lượng xã hội rộng lớn và nuôi dưỡng các phong trào thi đua yêu
nước; công tác dân vận phải đảm bảo thực hành dân chủ rộng rãi; chất lượng CTDV
phải được đánh giá bởi chất lượng hoạt động của HTCT các cấp.
11
Luận án Công tác vận động đồng bào Công giáo của Đảng bộ một số tỉnh ở
miền Đông Nam Bộ từ năm 1986 đến năm 2006 [118]. Trên cơ sở phân tích làm rõ
những thành công và hạn chế trong công tác vận động đồng bào Công giáo của
Đảng bộ một số tỉnh miền Đông Nam Bộ, luận án đã rút ra 4 kinh nghiệm về tăng
cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng; về việc tổ chức phối hợp giữa cơ
quan dân vận của Đảng với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể; về việc
chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Công giáo và về công tác cán bộ.
Đặc biệt, tác giả nhấn mạnh: Tăng cường sự lãnh đạo, không ngừng đổi mới
phương thức chỉ đạo của cấp ủy là điều kiện quyết định để những quan điểm, chủ
trương đổi mới về chính sách tôn giáo của Đảng được hiện thực hóa có hiệu quả
Thực chất của việc đổi mới phương thức lãnh đạo CTVĐQC của cấp ủy các tỉnh là
nhằm tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền, Mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể trong công tác vận động đồng bào Công giáo trên địa bàn.
Hình thức thể hiện vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động đồng bào
Công giáo là bằng nghị quyết, chỉ thị hay các văn bản chỉ đạo, bằng việc kiểm tra
kết quả thực hiện, phát hiện và điều chỉnh những thiếu sót trong quá trình thực hiện
[118, tr.175-178].
Luận án Công tác vận động đồng bào Khmer của các Đảng bộ xã, phường,
thị trấn ở Tây Nam Bộ trong giai đoạn hiện nay [115]. Đóng góp của tác giả luận án
là làm rõ đặc điểm của đồng bào Khmer, chỉ ra nội dung và phương thức vận động
đồng bào Khmer với tư cách là đối tượng có tính đặc thù trong CTDV của Đảng;
đồng thời, luận án đã rút ra một số kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp mang
tính đặc thù để tăng cường công tác vận động đồng bào Khmer của các Đảng bộ xã,
phường, thị trấn ở Tây Nam Bộ.
Bên cạnh các công trình nghiên cứu trong nước là những nghiên cứu ở nước
ngoài. Tiêu biểu có các công trình:
Sách Đổi mới công tác xây dựng Đảng ở nông thôn [58] đã khẳng định công
tác quần chúng nông thôn có làm tốt hay không có liên quan, ảnh hưởng đến đại cục
cải cách, phát triển và ổn định của Trung Quốc. Làm tốt công tác quần chúng trong
thời kỳ mới là nhiệm vụ quan trọng của đội ngũ cán bộ nông thôn. Người cán bộ
12
nông thôn phải tích cực nghiên cứu những chuyển biến mới trong đời sống kinh tế -
xã hội và những đặc điểm mới trong công tác quần chúng nông dân ở Trung Quốc;
thường xuyên đổi mới phương thức làm việc, vận dụng các biện pháp như thuyết
phục, giáo dục, làm thí điểm và cung cấp dịch vụ thì mới có thể giải quyết tốt những
vấn đề và mâu thuẫn nội bộ trước mắt của người dân nông thôn và đoàn kết, dìu dắt
quần chúng nông dân không ngừng phấn đấu, tiến lên để thực hiện mục tiêu xây
dựng xã hội khá giả toàn diện... Cán bộ nông thôn phải bắt được mạch tư tưởng của
quần chúng nông dân, phải hiểu được những khó khăn và tình hình thực tế của họ,
phải tạo ra những cách làm phong phú, có tính khả thi, hợp ý dân mới có thể đạt
hiệu quả cao trong công tác quần chúng [58, tr.485-488].
Bài viết "Thúc đẩy xây dựng chính trị dân chủ cơ sở nông thôn, thực hiện
quản lý của chính quyền cơ sở và tự trị của quần chúng thúc đẩy lẫn nhau một cách
tích cực" [79] cho rằng: Xây dựng chính trị dân chủ cơ sở nông thôn Trung Quốc là
một hành động sáng tạo vĩ đại của đông đảo nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Trung Quốc. Thực hiện kết hợp hữu cơ giữa xây dựng chính quyền xã, thị
trấn với phát triển tự trị dân làng trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của xây
dựng chính trị dân chủ XHCN của Trung Quốc, phát huy vai trò quan trọng trong
việc củng cố nền tảng cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc, thúc đẩy kinh tế,
xã hội nông thôn phát triển, tăng cường quản lý xã hội ở cơ sở và thúc đẩy hài hòa
ổn định. Nội dung hạt nhân của tự trị quần chúng cơ sở nông thôn là bầu cử dân
chủ, quyết sách dân chủ, quản lý dân chủ và giám sát dân chủ. Đây là nội dung mà
luận án có thể kế thừa trong trình bày vấn đề xây dựng HTCT cơ sở, xây dựng buôn
làng tự quản ở Tây Nguyên.
Bài viết: "Kiên trì quan điểm nhân dân là tối thượng, thiết thực làm tốt công
tác quần chúng trong tình hình mới" [64] đã nêu rõ những vấn đề trọng tâm trong
công tác quần chúng của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã và đang tập trung hướng
vào: Xây dựng quan điểm quần chúng đúng đắn, thắt chặt sợi dây tình cảm gắn kết
với quần chúng, tạo nền tảng tư tưởng vững chắc để làm tốt công tác quần chúng;
luôn giữ vững lập trường quần chúng, đề cao tôn chỉ phục vụ nhân dân, tập trung
giải quyết những vấn đề liên quan đến lợi ích thiết thân của quần chúng nhân dân;
13
cải tiến và đổi mới phương thức và phương pháp, sử dụng các hình thức và biện
pháp mà quần chúng yêu thích, nỗ lực tăng cường tính hướng đích và tính hiệu quả
của công tác quần chúng; xây dựng và kiện toàn chế độ công tác, nâng cao sức ràng
buộc và thực thi của chế độ, tăng cường mức độ quy phạm hóa và chế độ hóa của
công tác quần chúng [64, tr.19-35]. Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với Trung
Quốc, nên những kinh nghiệm quý báu trong CTDV của Trung Quốc có giá trị tham
khảo đối với luận án.
Bài viết "Đảng Cộng sản các nước trên thế giới tận dụng như thế nào sự tham
dự dân chủ để thắt chặt quan hệ giữa Đảng và quần chúng" [68, tr.23-31] cho rằng,
phát huy dân chủ không chỉ là sự tôn trọng đối với người dân, mà còn tạo sức mạnh
của một chính đảng. Các Đảng Cộng sản cầm quyền hay không cầm quyền ở các
nước đều coi trọng mối liên hệ mật thiết với quần chúng và nhấn mạnh mục đích vì
nhân dân phục vụ trong điều lệ, cương lĩnh của đảng. Một số Đảng Cộng sản do mất
dân chủ, không gắn với dân nên suy yếu, thậm chí sụp đổ. Tác giả đã dẫn ra kinh
nghiệm ở các nước như: Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lấy công tác cơ sở làm
trọng điểm, lấy dân chúng làm đối tượng phục vụ, thực hiện kế hoạch giúp người
dân nông thôn thoát nghèo, tiến tới giàu có làm mục tiêu; triển khai xây dựng cơ sở
chính trị, xây dựng "Chi bộ đảng cơ sở kiên trì và giỏi lãnh đạo toàn diện"; yêu cầu
bí thư, phó bí thư, đảng ủy viên các cấp mỗi năm phải dành thời gian 1/3 đến nửa
năm xuống cơ sở để tuyên truyền đường lối, chính sách của đảng, lắng nghe ý kiến
của quần chúng, kịp thời nắm bắt và giải quyết ... vận ở Tây Nguy n
Về điều kiện tự nhiên
Tây Nguyên có 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng
(từ ngày 01-01-2004, tỉnh Đắk Nông được thành lập, bao gồm 6 huyện phía Nam
của tỉnh Đắk Lắk) giới hạn trong tọa độ địa lý từ 11045' đến 15027' (độ vĩ Bắc) và từ
107
012' đến 108055' (độ kinh Đông). Phía Bắc Tây Nguyên giáp tỉnh Quảng Nam,
phía Đông giáp các tỉnh: Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh
Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai; phía Nam giáp tỉnh Bình Phước; phía Tây giáp Lào
và Campuchia (Phụ lục 1). Đường biên giới giáp Lào và Campuchia dài 590 km
(trong đó đường biên giới giáp Campuchia 455 km). Nằm dọc trên toàn tuyến biên
giới có 29 xã, thuộc 12 huyện của 4 tỉnh: Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông, Kon Tum.
Các xã biên giới cũng là địa bàn cư trú của nhiều DTTS tại chỗ Tây Nguyên như:
Brâu, Rơ măm, Gia rai, Xơ đăng, Giẻ Triêng, Ê đê, Mnông Với vị trí đó, trong
cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc hiện nay, Tây Nguyên luôn giữ một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về
quốc phòng và an ninh.
Tây Nguyên có tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, có tiềm năng
lớn phát triển các ngành lâm nghiệp, cây công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, công
nghiệp chế biến, du lịch Diện tích tự nhiên của Tây Nguyên là 54.474 km2, chiếm
16,3% diện tích cả nước, trong đó diện tích rừng và đất rừng chiếm tỷ trọng lớn.
"Đến năm 2005, toàn vùng có 3.006.147 ha rừng và đất lâm nghiệp" [17, tr.20].
Mặc dù đã bị khai thác quá mức, nhưng Tây Nguyên vẫn là vùng có trữ lượng gỗ
lớn nhất cả nước (chiếm khoảng 35% tổng trữ lượng gỗ của cả nước). Rừng Tây
28
Nguyên không chỉ lớn về diện tích mà còn có giá trị đặc biệt về chất lượng bởi sinh
khối lớn và sự đa dạng, phong phú của hệ động, thực vật.
Tài nguyên đất Tây Nguyên giàu có là đặc điểm nổi bật so với các vùng lãnh
thổ khác trên cả nước. Cùng với điều kiện khí hậu nhiệt đới điển hình, loại đất đỏ
bazan là điều kiện sinh thái rất thuận lợi cho các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao
như cà phê, cao su, hồ tiêu...
Bên cạnh những thuận lợi, thiên nhiên Tây Nguyên cũng rất khắc nghiệt: địa
hình hiểm trở, bị chia cắt bởi núi rừng, sông, suối, giao thông đi lại khó khăn (nhiều
nơi, từ huyện lỵ đến trung tâm xã phải đi hết cả ngày đường và đi lại giữa các thôn,
buôn trong một xã cũng rất khó khăn, đặc biệt là vào mùa mưa), nên ảnh hưởng
nhiều đến CTVĐQC, nhất là ở vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa.
Về điều kiện kinh tế.
Đặc điểm kinh tế của Tây Nguyên vốn là nền nông nghiệp nương rẫy, sản
xuất mang tính tự nhiên, tự cung tự cấp, trình độ lực lượng sản xuất thấp, công cụ
sản xuất thô sơ, kỹ thuật canh tác lạc hậu, năng suất lao động thấp. Bên cạnh đó,
Tây Nguyên cũng là một địa bàn có sự đan xen nhiều tầng nấc về tính chất và trình
độ sản xuất, sự chênh lệch giữa vùng đồng bào DTTS và vùng người Kinh. Trong
những năm đổi mới, Đảng và Nhà nước đã quan tâm dành nhiều ưu tiên về cơ chế
và các nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ vậy, kinh tế trên địa bàn
Tây Nguyên tăng trưởng ở mức khá cao và liên tục, đời sống của người dân từng
bước được cải thiện và nâng cao.
Tuy đã đạt được những kết quả quan trọng trong những năm đầu đổi mới,
nhưng nhìn chung, kinh tế - xã hội Tây Nguyên vẫn chưa có sự chuyển biến cơ bản.
Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa vững chắc, còn phụ thuộc phần lớn
vào sản xuất nông nghiệp. Công tác quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên, môi
trường có nhiều thiếu sót; nhiều tiềm năng, lợi thế của từng địa phương chưa được
khai thác có hiệu quả để tạo nền tảng cho sự phát triển của Tây Nguyên nói chung
và CTDV trên địa bàn nói riêng. Điều này đặt ra yêu cầu cần phải có một chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội, phát huy mọi nguồn lực nhằm cải thiện đời sống vật chất
và tinh thần cho đồng bào các dân tộc trong vùng.
29
Về điều kiện dân cư, văn hóa, xã hội.
Tây Nguyên là vùng đất đầy xáo trộn và biến động về dân số, dân tộc và dân
cư. Đặc biệt từ sau năm 1975, ở Tây Nguyên đã xảy ra tình trạng gia tăng dân số đột
biến do di dân (có kế hoạch và tự do). Đến năm 2009, dân số toàn vùng Tây
Nguyên có 5.107.437 người, chiếm gần 6% dân số cả nước, bao gồm 49 dân tộc có
nguồn gốc và lịch sử cư trú khác nhau. Nếu xét về nguồn gốc, có thể chia thành ba
nhóm: Nhóm các DTTS tại chỗ (gồm 12 dân tộc: Bana, Xêđăng, Brâu, Rơmắm, Gié
triêng, Jarai, Êđê, M'nông, K'ho, Mạ, Churu và X'tiêng), với 1.359.134 người,
chiếm 26,57% dân số toàn vùng; nhóm các DTTS từ miền núi phía Bắc, vùng duyên
hải miền Trung và Đông Nam Bộ đến Tây Nguyên làm ăn sinh sống, với 445.713
người, chiếm 8,71% dân số toàn vùng và nhóm dân tộc Kinh với 3.302.588 người,
chiếm 64,7% tổng dân số (Phụ lục 2).
Việc gia tăng dân số và thay đổi cơ cấu thành phần tộc người ở Tây Nguyên
tạo nên hình thái cư trú xen cư giữa nhóm các DTTS tại chỗ và nhóm các tộc người
mới đến. Đây là một đặc điểm rõ nét và phổ biến không chỉ ở địa bàn cấp tỉnh,
huyện mà xuống tận cấp xã, buôn, làng. Theo kết quả của cuộc Tổng điều tra dân số
và nhà ở toàn quốc năm 1999, hầu như toàn bộ các xã ở Tây Nguyên đều là xã đa
tộc người; xã, phường có một dân tộc chỉ chiếm 1,53%; xã có từ 5 dân tộc trở lên
chiếm tới 55,46% (325/586) số xã, phường trong vùng. Cả Tây Nguyên không có xã
nào chỉ có DTTS tại chỗ, ngược lại có tới 52 xã (8,87%) chỉ gồm các dân tộc từ nơi
khác chuyển cư đến vào những thời gian khác nhau [128] (Phụ lục 2).
Có thể nói, tính đan xen về dân tộc trên địa bàn dân cư ở Tây Nguyên kéo
theo sự đan xen về văn hóa, tâm lý, lối sống Đó là một trong những đặc điểm nổi
bật vừa có những điều kiện thuận lợi, vừa có những thách thức, khó khăn trong quá
trình xây dựng khối đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên. Vì vậy, CTDV ở Tây Nguyên
cần đặc biệt quan tâm đến việc củng cố và phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa các
dân tộc; đồng thời, phải nhận thức, hiểu rõ bản chất và giải quyết kịp thời những
mâu thuẫn, xung đột trong quan hệ tộc người.
Cộng đồng các DTTS tại chỗ ở Tây Nguyên tuy là bộ phận thiểu số nhưng
vẫn là chủ nhân nền tảng của văn hóa Tây Nguyên, sự ổn định của nhóm DTTS tại
30
chỗ có ảnh hưởng rất lớn đến ổn định và an ninh chính trị của Tây Nguyên. Vì vậy,
đồng bào DTTS tại chỗ ở Tây Nguyên là đối tượng đặc thù cần được quan tâm
trong CTDV của Đảng.
Nét nổi bật của các DTTS tại chỗ là đời sống xã hội mang tính cộng đồng cao.
Đơn vị tổ chức xã hội truyền thống của đồng bào là buôn làng (buôn, bon, plei);
mỗi buôn làng có một tổ chức tự quản bao gồm: chủ làng, hội đồng già làng, chỉ
huy thanh niên, thầy cúng có chức năng, nhiệm vụ điều hành, kiểm soát mọi lĩnh
vực trong đời sống xã hội và tâm linh theo luật tục của buôn làng. Ý thức cộng đồng
buôn làng rất mạnh: "Con người Tây Nguyên tự đồng nhất mình với làng, con
người hòa tan trong tế bào cơ bản của xã hội là làng, hình phạt nặng nề nhất, nỗi
nhục nhã, đau khổ lớn nhất là bị đuổi ra khỏi làng" [104, tr.10]. Ngày nay, mặc dù
thiết chế buôn làng cổ truyền ở Tây Nguyên về danh nghĩa không còn chính thức,
trọn vẹn, nhưng ảnh hưởng của nó vẫn còn đậm nét trong các buôn làng có đông
đồng bào DTTS.
Với bản chất thật thà, chất phác, sống thiên về tình cảm và lối tư duy cụ thể,
trực quan, cảm tính, đồng bào DTTS thường có thói quen xem xét, đánh giá mọi sự
việc, hành vi một cách cụ thể bằng quan sát và tiếp xúc trực tiếp; họ dễ tin vào
những việc, những người có hành động cụ thể, gần gũi, đem lại lợi ích thiết thực
cho họ; khi đã tin thì tin hết lòng, ngược lại, khi đã mất niềm tin một lần thì khó tạo
dựng lại niềm tin. "Bản chất của người Tây Nguyên có tính cộng đồng cao, tinh
thần thượng võ, chất phác mà phóng khoáng, bền bỉ và dẻo dai, không lắm lời nhiều
tiếng. Đã vui vui cả làng, đã tin tin tuyệt đối, đã đi đi đến cùng" [104, tr.126].
Mỗi cộng đồng DTTS ở Tây Nguyên đều có những đặc điểm riêng về văn
hóa, phong tục, tập quán, ngôn ngữ và tâm lý xã hội truyền thống. Điều này, cần
phải được nhận diện một cách thấu đáo thì mới xác định được nội dung và biện
pháp tiến hành CTDV phù hợp, hiệu quả.
Những giá trị truyền thống, những phong tục tập quán tốt đẹp, những
thiết chế xã hội cổ truyền, những luật tục và chuẩn mực đạo đức, lối
sống, ngôn ngữ, đã ăn sâu vào tâm thức người dân, đang trực tiếp ảnh
hưởng đến cuộc sống của họ là những yếu tố không thể bỏ qua mà cần
31
nghiên cứu, nắm vững, kế thừa một cách có chọn lọc để sử dụng một
cách có lợi nhất trong quá trình lãnh đạo, quản lý và xây dựng HTCT ở
Tây Nguyên [57, tr.143].
Về tình hình tôn giáo, tín ngưỡng
Tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào các DTTS Tây Nguyên trước đây chủ
yếu là những hình thức truyền thống như: hồn linh giáo, bái vật giáo, ma thuật, đa
thần giáo Tuy nhiên, cùng với tiến trình phát triển lịch sử, nhiều tôn giáo lớn:
Công giáo, Phật giáo, Tin lành và Cao đài đã xuất hiện và chiếm ưu thế ở Tây
Nguyên. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2009, trong tổng số 5.107.437
người dân Tây Nguyên, có 824.992 người theo Công giáo (16,12%), có 454.229
người theo đạo Phật (8,88%), có 362.689 người theo Tin lành (7,09%), 19.989
người theo Cao đài (0,40%) [105]. Như vậy, có khoảng gần 40% dân số Tây
Nguyên theo các tôn giáo khác nhau, trong đó, chiếm tỷ lệ đông nhất là Công giáo,
tiếp đến là Phật giáo, Tin lành và Cao đài. Đáng chú ý là số lượng tín đồ đạo Tin
lành phát triển rất nhanh trong đồng bào DTTS, trong 362.689 người theo Tin lành,
có 324.135 người DTTS (chiếm 89,3%). Cùng với sự mở rộng và phát triển nhanh
chóng về số lượng tín đồ, những hoạt động của tôn giáo, đặc biệt là đạo Tin lành có
những biểu hiện hết sức phức tạp như: Hoạt động truyền đạo trái phép; xây dựng
các cơ sở thờ tự bất hợp pháp; sự lôi kéo, tranh chấp tín đồ... gây nên nhiều khó
khăn cho chính quyền địa phương trong công tác quản lý tôn giáo và vận động quần
chúng tín đồ.
Việc chuyển đổi mạnh mẽ từ tín ngưỡng truyền thống sang các tôn giáo
khác, nhất là đạo Tin lành đã có nhiều ảnh hưởng đa chiều, phức tạp, đã hình
thành nên các cộng đồng dân cư cùng theo một tôn giáo: "Tính cố kết của những
cộng đồng này không chỉ diễn ra trong số tín đồ của một tộc người cư trú trên
cùng một địa bàn như trước đây, mà còn giữa các tộc người tại chỗ, giữa người
mới di cư đến với người đã định cư lâu đời, giữa những người ở Tây Nguyên với
một số vùng trong nước và các quốc gia khác, nơi có đồng tộc và đồng đạo sinh
sống" [60, tr.207].
Quan hệ dân tộc và tôn giáo gắn chặt với nhau, chi phối và tác động lẫn nhau
32
là một trong những nguyên nhân khiến tình hình an ninh chính trị trong vùng đồng
bào DTTS tại chỗ Tây Nguyên trở nên phức tạp. Dưới chiêu bài đòi "tự trị dân tộc",
"tự do tôn giáo", lực lượng phản động FULRO trong và ngoài nước đã và đang âm
mưu lập nên cái gọi là "Nhà nước Đê Ga" và "Tin lành Đê Ga" để tuyên truyền, lôi
kéo một bộ phận đồng bào DTTS chống đối cách mạng. Một bộ phận chức sắc, tín
đồ Tin lành bị bọn phản động FULRO lợi dụng, lôi kéo tham gia hoạt động
FULRO, "Tin lành Đê Ga". Thực chất "Tin lành Đê Ga" là một tổ chức chính trị
phản động, đội lốt tôn giáo, ly khai khỏi Hội thánh Tin lành miền Nam Việt Nam; là
con đẻ của cái gọi là "Nhà nước Đê Ga" trong chiến lược "diễn biến hòa bình"
chống phá cách mạng Việt Nam. "Tin lành Đê Ga" tuy hoạt động ngấm ngầm
nhưng vẫn tồn tại và tiềm ẩn nguy cơ chia rẽ đoàn kết dân tộc, ảnh hưởng tiêu cực
đến an ninh chính trị ở Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung.
Bên cạnh những đặc điểm cơ bản nói trên, vùng đất Tây Nguyên còn phải
đối mặt với những khó khăn, thách thức sau:
Một là, vấn đề đất đai và phân hóa giàu nghèo diễn ra ngày càng sâu sắc.
Trước năm 1975, Tây Nguyên là một vùng rừng núi xa xôi, đất rộng người
thưa, việc tranh chấp đất đai ít xảy ra. Sau ngày miền Nam giải phóng, việc giao
đất, rừng cho các nông, lâm trường quản lý, sử dụng với diện tích quá lớn, mang
tính chất áp đặt chủ quan, không xuất phát từ tình hình, đặc điểm, tập quán sử dụng
đất của đồng bào DTTS tại chỗ và yêu cầu quản lý nhà nước, nên đã xảy ra một tình
trạng bất hợp lý là trong khi nhiều nông, lâm trường không sử dụng hết đất hoặc sử
dụng kém hiệu quả thì một số hộ DTTS tại chỗ thiếu đất sản xuất, đất ở dẫn đến
tranh chấp đất đai giữa đồng bào với nông, lâm trường.
Tình trạng dân di cư là một hiện tượng xã hội đặc biệt, diễn ra mạnh mẽ, với
tốc độ lớn khiến dân số Tây Nguyên tăng lên nhanh chóng: "từ năm 1975 đến năm
2000, dân di cư đến Tây Nguyên khoảng 1,5 triệu người, trong đó số dân di cư tự do
lên tới 80 vạn người, chủ yếu từ năm 1976 - 1990" [63]. Bên cạnh một số tác động
tích cực như bổ sung nguồn lao động, truyền bá kiến thức, kinh nghiệm sản xuất
cho đồng bào tại chỗ, tạo thêm nhiều ngành nghề mới, làn sóng dân di cư đã kéo
theo nhiều hệ lụy tiêu cực về kinh tế, xã hội, đặc biệt là tình trạng mua bán, tranh
33
chấp và bao chiếm đất đai giữa một bên là người DTTS tại chỗ với một bên là
người mới đến diễn ra phổ biến: "từ năm 1990 - 1998, ở các tỉnh Tây Nguyên đã có
hơn 2.500 vụ tranh chấp đất đai phải đưa lên các cấp có thẩm quyền giải quyết" [70,
tr.157]. Hệ quả của vấn đề trên, đã làm cho một bộ phận người DTTS tại chỗ lâm
vào cảnh thiếu đất sản xuất và đất ở, cuộc sống đói nghèo, đi làm thuê cho người
mới đến hoặc chấp nhận cuộc sống du canh, du cư vào rừng sâu.
Cùng với vấn đề đất đai, nghèo đói và phân hóa giàu nghèo là vấn đề xã hội
nổi cộm ở Tây Nguyên. Sau gần 20 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, Tây Nguyên
vẫn là một trong những vùng nghèo nhất của cả nước. "Thu nhập bình quân của
20% số hộ có mức thu nhập cao nhất so với 20% số hộ có mức thu nhập thấp nhất
cách nhau 13 lần, trong khi mức chênh lệch này của cả nước là 8,9 lần và của Tây
Bắc là 7,1 lần" [41, tr.5]. Không chỉ nghèo về đời sống kinh tế mà đời sống văn hóa,
tinh thần của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên cũng còn nhiều hạn chế.
Vấn đề đất đai và sự phân hóa giàu nghèo đã làm nảy sinh tư tưởng, so bì và
không bằng lòng trong các DTTS tại chỗ, ảnh hưởng đến quan hệ dân tộc và niềm
tin của đồng bào đối với Đảng, với cách mạng vốn tốt đẹp trong hai cuộc kháng
chiến. Thực tế trên là nguyên cớ để các thế lực phản động tuyên truyền, lôi kéo các
DTTS tại chỗ biểu tình, bạo loạn, ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng và phát
triển Tây Nguyên theo hướng bền vững.
Hai là, trình độ dân trí và năng lực của đội ngũ cán bộ DTTS còn hạn chế.
Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mà giáo dục ở vùng đồng
bào DTTS Tây Nguyên chậm phát triển. Nhìn chung, đồng bào DTTS có trình độ
học vấn thấp, chủ yếu là học hết cấp 1, cấp 2; một bộ phận còn mù chữ, tái mù chữ,
hoặc không nói được tiếng phổ thông. Trình độ dân trí thấp ảnh hưởng rất lớn đến
khả năng vận dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật trong sản xuất và đời sống,
cũng như việc nhận thức và thực hiện các chủ trương của Đảng; chính sách, pháp
luật của Nhà nước. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho một bộ phận
đồng bào DTTS dễ bị các lực lượng thù địch lợi dụng, kích động, mua chuộc, lừa
bịp và lôi kéo.
Trong đời sống, đồng bào DTTS ở Tây Nguyên còn tồn tại nhiều phong tục,
34
tập quán lạc hậu như: du canh, du cư; tảo hôn, nối dòng, ma lai, thuốc thư đã ăn
sâu trong tiềm thức của đồng bào nên không dễ xóa bỏ một cách nhanh chóng. Đây
là một khó khăn rất lớn trong công tác vận động đồng bào thay đổi những nếp nghĩ,
cách làm, xóa bỏ những tập tục lạc hậu, xây dựng đời sống mới theo hướng văn
minh, hiện đại.
Đội ngũ cán bộ DTTS trong HTCT các cấp ở Tây Nguyên không đều và
chưa ngang tầm với đòi hỏi của thực tiễn. Một vấn đề có tính quy luật là càng xuống
cấp dưới thì trình độ cán bộ càng thấp hơn, rõ nhất là ở cấp xã, phường, thị trấn. Đội
ngũ cán bộ cơ sở người DTTS nhìn chung còn yếu cả về trình độ chuyên môn và
năng lực công tác; tâm lý tự ti, thụ động trong công việc, ỷ lại vào cấp trên vẫn còn
tồn tại khá phổ biến. Đây chính là những khó khăn và lực cản để đội ngũ cán bộ này
phát huy thế mạnh của mình trong công tác vận động đồng bào thực hiện các chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Ba là, sự chống phá thường xuyên và quyết liệt của các thế lực thù địch,
phản động.
Tây Nguyên trong quá khứ cũng như hiện tại và tương lai luôn có vị trí chiến
lược về quốc phòng, an ninh đối với cả nước. Đây cũng là nơi các thế lực thù địch
thường xuyên chống phá quyết liệt, âm mưu chia cắt, lôi kéo, chi phối đồng bào các
dân tộc. Thủ đoạn quen thuộc của chúng là lợi dụng những vấn đề dân tộc, tôn giáo,
dân chủ, nhân quyền, đất đai để gây mất ổn định chính trị, chia rẽ khối đại đoàn kết
dân tộc, đặc biệt là giữa dân tộc Kinh và các DTTS; chia rẽ giữa đồng bào các dân
tộc với Đảng và chính quyền; kích động tư tưởng ly khai, tự trị dân tộc để thực hiện
âm mưu "Quốc tế hóa" vấn đề Tây Nguyên, tách Tây Nguyên ra khỏi Việt Nam.
Đặc biệt, từ năm 2001 đến nay, chúng đã gây ra ba cuộc biểu tình, bạo loạn
(2-2001; 4-2004 và 4-2008). Mặc dù, Đảng, Nhà nước và các cấp bộ đảng, chính
quyền địa phương đã tập trung giải quyết hậu quả của các cuộc biểu tình, bạo loạn,
từng bước tạo sự ổn định chính trị, xã hội, nhưng vẫn chưa giải quyết được căn
bản tư tưởng ly khai, tự trị trong một số đối tượng và đồng bào DTTS. Thực tế cho
thấy, sự chống phá của các thế lực thù địch ở Tây Nguyên ngày càng điên cuồng
với những thủ đoạn thâm độc và nham hiểm hơn. Vì vậy, tình hình an ninh ch ính
35
trị trên địa bàn luôn trong trạng thái bất ổn, tác động tiêu cực đến tốc độ phát triển
kinh tế - xã hội, cuộc sống yên bình của nhân dân và khối đại đoàn kết các dân tộc
ở Tây Nguyên.
Thực chất cái gọi là "Nhà nước Đê Ga độc lập" và "Tin lành Đê Ga" là
mưu đồ của các thế lực thù địch nhằm khôi phục lại tổ chức phản động
FULRO, mà nòng cốt là những tên phản động trong tổ chức này trước
đây, nay được móc nối, kích động, ngóc đầu dậy và phát triển lực lượng
để chống phá cách mạng. Đây là âm mưu rất thâm độc, rất lâu dài của các
thế lực thù địch đối với Tây Nguyên, đối với đất nước và chế độ [122].
Tóm lại, các yếu tố tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội và con người của vùng
đất Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, xây
dựng đời sống văn hóa, nhưng cũng có nhiều nhân tố ảnh hưởng tiêu cực đến
việc thực hiện CTDV, trong đó, những thách thức đặt ra đối với CTDV ở Tây
Nguyên là:
Thứ nhất, khu vực Tây nguyên còn nghèo, điểm xuất phát thấp, hậu quả
chiến tranh nặng nề, lại xa các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của đất nước,
nên việc nâng cao đời sống nhân dân gắn với việc tuyên truyền đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước còn hạn chế.
Thứ hai, do Tây Nguyên có số dân di cư tự do đến rất đông nên dân số tăng
nhanh; địa bàn rộng, phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, dân cư lại sống phân tán,
nhất là ở vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa; tình trạng tranh chấp đất đai,
phân hóa giàu nghèo diễn ra gay gắt nên việc tuyên truyền, vận động xây dựng
khối đại đoàn kết dân tộc gặp rất nhiều khó khăn.
Thứ ba, địa bàn Tây Nguyên hội đủ ba yếu tố: dân tộc, tôn giáo và biên giới.
Đây là những vấn đề hết sức phức tạp và nhạy cảm mà kẻ thù luôn tìm cách lợi
dụng để chống phá.
Tình hình trên đặt ra yêu cầu cho Đảng cần phải đổi mới CTDV, tăng cường
mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân, đặc biệt là phải có chủ trương, biện pháp đúng
đắn, phù hợp để thúc đẩy các phong trào quần chúng, tạo được sự chuyển biến tích
cực về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trên địa bàn chiến lược này.
36
2.1.2. Thực trạng công tác dân vận ở Tây Nguy n trƣớc năm 2001
Quán triệt chủ trương của Đảng về đổi mới CTDV qua các kỳ Đại hội VI,
VII, VIII, đặc biệt là: Nghị quyết số 8B-NQ/TW, ngày 27-3-1990 Về đổi mới công
tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân , Đảng
bộ các tỉnh Tây Nguyên đã triển khai thực hiện nhiều biện pháp nhằm tạo sự
chuyển biến trong CTDV, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Quá trình thực
hiện CTDV ở Tây Nguyên trong gần 15 năm đổi mới đã đạt được một số thành
tích cơ bản:
Một là, công tác dân vận ở Tây Nguyên đã bước đầu đổi mới nội dung và
phương thức hoạt động, bám sát nhiệm vụ chính trị để vận động quần chúng tham
gia thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực
hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Hai là, tổ chức, bộ máy các cấp của Dân vận, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn
thể quần chúng được kiện toàn, củng cố (trong đó sắp xếp các đồng chí Thường vụ
làm Trưởng Ban Dân vận các cấp, chú trọng bố trí các đồng chí có năng lực để lãnh
đạo các đoàn thể).
Ba là, phần lớn hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng
đều đổi mới nội dung và phương thức hoạt động. Do đó, sau một thời kỳ suy giảm
trong điều kiện kinh tế thị trường, số lượng hội viên, đoàn viên trong các tổ chức
đoàn thể có tăng lên, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể được đánh giá
là thiết thực và có hiệu quả hơn trước. Chẳng hạn, tại tỉnh Đắk Lắk, theo đánh giá
của Ban Dân vận Tỉnh ủy: "năm 1997, ở cấp xã, có 30% tổ chức Mặt trận Tổ quốc
vững mạnh, so với năm 1992, tăng 11,8%; Hội Nông dân vững mạnh là 15,5%, tăng
8,45%; Hội Phụ nữ vững mạnh là 24,6%, tăng 10,2%; Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh vững mạnh là 16,6%, tăng 5,5%" [36].
Nhờ hoạt động tích cực của Mặt trận và các đoàn thể quần chúng, các chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cùng các Chương trình quốc
gia như: Xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội;
phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới ở khu dân cư"; thực hiện
Quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng nông thôn mới, xây dựng làng văn hóa và gia
37
đình văn hóa, xây dựng quy ước, hương ước được triển khai rộng khắp, thu hút
đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia, tạo được những chuyển biến tích cực trong
đời sống nhân dân toàn vùng.
Bên cạnh những ưu điểm, CTDV ở Tây Nguyên còn tồn tại những hạn chế:
Một là, cấp ủy, chính quyền ở một số nơi chưa thật sự quan tâm đúng mức
đến CTVĐQC, kể cả trong nhận thức và chỉ đạo điều hành. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của
cấp ủy đảng đối với CTDV chỉ dừng lại ở những định hướng chung chung, thiếu các
chương trình, kế hoạch và biện pháp cụ thể; thiếu sự phối hợp chặt chẽ, thường
xuyên giữa chính quyền với Mặt trận và các đoàn thể nhân dân; chưa tạo điều kiện
tốt cho hoạt động của các đoàn thể.
Hai là, việc tổ chức thực hiện CTDV chưa đồng bộ, sâu sát, thiết thực; công
tác kiểm tra, đôn đốc chưa thường xuyên; việc sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm,
nhân rộng điển hình còn chậm; việc thực hiện quy chế làm việc còn mang tính hình
thức, hoặc chấp hành không nghiêm túc.
Ba là, HTCT ở cơ sở còn nhiều yếu kém, không đủ sức để giải quyết những
vấn đề bức xúc nảy sinh ở cơ sở. Đặc biệt, ở nhiều nơi còn "trắng" tổ chức đảng và
Đoàn thanh niên. Ví dụ: Tại tỉnh Gia Lai, vào thời điểm đầu năm 2001, "trong tổng
số 1.730 buôn, làng thì có tới 263 buôn, làng không có đảng viên; 140 buôn, làng
chưa xây dựng được tổ chức đoàn. Tỷ lệ đảng viên so với dân số chung của toàn
khu vực Tây Nguyên là 0,21%, thấp nhất so với các khu vực khác trong cả nước (ở
các tỉnh phía Bắc, tỷ lệ này là 0,3%)" [106, tr.546-547]. Đề cập đến những hạn chế
của CTDV ở các tỉnh Tây Nguyên, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ chỉ rõ:
Nhiều tổ chức đoàn thể nhân dân hoạt động còn nặng về hình thức, hành
chính. Chính quyền cơ sở ở nhiều nơi chưa làm tốt chức năng quản lý,
buông lỏng công tác quản lý đất đai, hộ tịch, hộ khẩu; trình độ, kiến thức,
năng lực lãnh đạo, quản lý, thuyết phục quần chúng còn nhiều mặt hạn
chế. Một số cán bộ cơ sở chỉ lo làm ăn sinh sống, ít lo cho dân; nhiều cán
bộ không nói được tiếng dân tộc, nên tuy ở gần dân nhưng không hiểu
được dân, không nắm bắt được diễn biến tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng
chính đáng của nhân dân [37].
38
Công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ người DTTS, nhất là ở
cơ sở chưa được quan tâm đúng mức và thiếu chính sách, giải pháp phù hợp. Việc
xây dựng đội ngũ cán bộ thôn, buôn và lực lượng cốt cán trong đồng bào DTTS, tôn
giáo chưa được chú trọng, vai trò của già làng, trưởng buôn chưa được phát huy
trong CTDV.
Những yếu kém, hạn chế trên của HTCT ở Tây Nguyên đã ảnh hưởng rất lớn
đến chất lượng, hiệu quả của CTDV. Nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ Chính trị
chỉ rõ:
Vụ bạo loạn chính trị đầu năm 2001 đã bộc lộ rõ tình trạng nhiều tổ chức
đảng, chính quyền, đoàn thể cơ sở ở Tây Nguyên yếu kém, không gắn bó
với dân, không được dân tín nhiệm. Lực lượng chuyên trách chưa nắm
chắc các hoạt động của địch. Đội ngũ cán bộ cốt cán các cấp chưa tương
xứng với yêu cầu, nhiệm vụ; một số người yếu kém cả về năng lực và
phẩm chất, không sát nhân dân, nhất là không sát đồng bào các DTTS [3].
2.2. CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG VỀ CÔNG TÁC DÂN VẬN Ở TÂY
NGUYÊN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005
Trong những năm đầu thế kỷ XXI, tình hình thế giới và trong nước diễn biến
rất phức tạp, bên cạnh những cơ hội lớn là những khó khăn, thách thức lớn đan xen
với nhau. Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực
lượng sản xuất. Toàn cầu hóa kinh tế là xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng
nhiều nước tham gia. Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chung của các
quốc gia, dân tộc. Khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương, sau khủng
hoảng tài chính kinh tế, có khả năng phát triển năng động nhưng vẫn tiềm ẩn những
nhân tố gây mất ổn định.
Ở Việt Nam, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng
và 15 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, tình hình đất nước có nhiều chuyển biến
tích cực: Chính trị tiếp tục ổn định, kinh tế tăng trưởng khá, tạo đà phát triển trong
những năm tiếp theo; văn hoá - xã hội có những tiến bộ, đời sống nhân dân tiếp tục
được cải thiện; quốc phòng, an ninh được tăng cường; quan hệ đối ngoại không
ngừng được mở rộng, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên.
39
Bên cạnh những thuận lợi, nước ta phải đối mặt với những nguy cơ, thách
thức lớn. Bốn nguy cơ mà Đảng đã chỉ ra: tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều
nước trong khu vực và trên thế giới, chệch hướng XHCN, nạn tham nhũng và tệ
quan liêu, "diễn biến hòa bình" vẫn còn tồn tại và diễn biến phức tạp, đan xen tác
động lẫn nhau, không thể xem nhẹ nguy cơ nào. Đặc biệt là tình trạng suy thoái về
chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên
đã gây bất bình và làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, đe dọa vai trò
lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ.
Bước vào thế kỷ XXI, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2001)
đã kiểm điểm 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII và tổng kết 15 năm thực hiện
đường lối đổi mới. Đại hội thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm
2001- 2010 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2001-
2005) nhằm mục tiêu: "Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt
đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020
nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại" [50, tr.159].
Đại hội đúc kết bốn bài học chủ yếu sau 15 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới,
trong đó nhấn mạnh bài học: Đổi mới phải dựa vào nhân dân, vì lợi ích của nhân
dân, phù hợp với thực tiễn, luôn sáng tạo. Về CTDV, Đại hội xác định quan điểm
chỉ đạo: "Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân là đường lối chiến lược, là
nguồn sức mạnh và động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; xây dựng khối
đại đoàn kết toàn dân là trách nhiệm của cả HTCT và toàn xã hội" [50, tr.123].
Thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp
hành Trung ương (khóa IX) đã ra ba nghị quyết quan trọng về CTVĐQC, đó là:
Nghị quyết số 23/NQ/TW, ngày 12-3-2003 Về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn
dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; Nghị quyết
số 24/NQ/TW, ngày 12-3-2003 Về công tác dân tộc và Nghị quyết số 25/NQ/TW,
ngày 12-3-2003 Về công tác tôn giáo.
Nghị quyết Đại hội IX (2001) cùng với các Nghị quyết của Hội nghị lần thứ
bảy Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX) nêu trên đã thể hiện rõ những nội dung
cơ bản trong CTDV của Đảng như sau:
40
Một là, vận động, tập hợp nhân dân xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
phát huy vai trò làm chủ của nhân dân và sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, giữ
vững độc lập, thống nhất của Tổ quốc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH
đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh,
vững bước đi lên CNXH.
Hai là, xây dựng chính sách cụ thể đối với các giai cấp, tầng lớp, các dân tộc,
tôn giáo, bảo đảm công bằng và bình đẳng xã hội, chăm lo lợi ích thiết thực, chính
đáng, hợp pháp của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân nhằm tạo ra động lực mới
để thúc đẩy các phong trào cách mạng của quần chúng.
Ba là, tập trung xây dựng và hoàn chỉnh cơ chế làm chủ của nhân dân, phát
huy quyền làm chủ của nhân dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện "dân
biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", tăng cường đoàn kết toàn dân, củng cố sự
nhất trí về chính trị và tinh thần trong xã hội.
Bốn là, tiếp tục đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; mở rộng và đa dạng hóa các hình thức tập
hợp nhân dân tham gia các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội, các hội nghề
nghiệp; hướng mạnh các hoạt động về cơ sở, cộng đồng dân cư và từng gia đình;
khắc phục tình trạng hành chính hóa, phô trương, hình thức, quan liêu, xa dân.
Năm là, công tác vận động quần chúng là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn
dân, toàn quân, của các cấp, các ngành, của cả HTCT mà hạt nhân lãnh đạo là các tổ
c...dân tộc học)", trong Một số vấn đề phát
triển kinh tế - xã hội buôn làng các dân tộc Tây Nguyên, Nxb Khoa học
Xã hội, Hà Nội, tr.98-126.
67. Nguyễn Mạnh Hùng (2011), "Những điều rút ra từ thành công trong chỉ đạo
công tác dân vận ở Binh đoàn 15", Tạp chí Dân vận, (3), tr.24-26.
68. Thái Thượng Kim (2015), "Đảng Cộng sản các nước trên thế giới tận dụng như
thế nào sự tham dự dân chủ để thắt chặt quan hệ giữa Đảng và quần
chúng", Thông tin những vấn đề lý luận (Phục vụ lãnh đạo), (5), tr.23-31.
69. Lê Văn Khoa, Phạm Quang Tú (2014), Hướng tới phát triển bền vững Tây
Nguyên, Nxb Tri thức, Hà Nội.
70. Vũ Đình Lợi, Bùi Minh Đạo và Vũ Thị Hồng (2000), Sở hữu và sử dụng đất
đai ở các tỉnh Tây Nguyên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
71. Yly Niê Kđăm (2006), "Nâng cao đời sống văn hóa và tinh thần đồng bào dân
tộc thiểu số", trong Tây Nguyên trên đường phát triển bền vững, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.92-95.
157
72. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
73. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
74. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
75. Thành Nam (2001), "Hội nghị công tác dân vận bốn tỉnh Tây Nguyên", Tạp chí
Dân vận, (6), tr.13-16.
76. Mai Văn Năm (2006), "Tây Nguyên quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết
10", trong Tây Nguyên trên đường phát triển bền vững, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, tr.32-37.
77. Nguyễn Văn Nên (2012), "Tây Nguyên - bài học về sức mạnh lòng dân", trong
Ban Chỉ đạo Tây Nguyên 10 năm hình thành và phát triển (2002-2012)",
Buôn Ma Thuột, tr.32-37.
78. Linh Nga Niê Kdam (2010), "Văn hóa truyền thống các dân tộc Tây Nguyên
trong sự ổn định và phát triển", trong Dương Thị Hưởng, Đỗ Đình Hãng
và Đậu Tuấn Nam, đồng chủ biên, Một số vấn đề về văn hóa - xã hội các
dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
tr.107-121.
79. Vương Tề Ngạn (2009), "Thúc đẩy xây dựng chính trị dân chủ cơ sở nông thôn,
thực hiện quản lý của chính quyền cơ sở và tự trị của quần chúng thúc
đẩy lẫn nhau một cách tích cực", trong Vấn đề nông nghiệp, nông dân,
nông thôn: kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, tr.438-450.
80. Nhà xuất bản Lao động - Xã hội (2013), Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác
dân vận trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay, Hà Nội.
81. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2014), Lý luận và kinh nghiệm của Đảng
Cộng sản Việt Nam về công tác dân vận, Hà Nội.
82. Hà Sơn Nhim (2011), "Một số kết quả và bài học kinh nghiệm trong công tác
dân vận của Đảng bộ tỉnh Gia Lai", Tạp chí Dân vận, (1), tr.39-41.
83. Trần Văn Phòng (2012), "Một số bài học kinh nghiệm về công tác vận động
quần chúng của Đảng trong những năm đổi mới", Tạp chí Lý luận chính
trị,(8), tr.33-38.
158
84. Trần Đại Quang (2012), "Phát triển Tây Nguyên toàn diện, bền vững, xứng
đáng với vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh và môi trường sinh thái của đất nước", Tạp chí Cộng sản,
(6), tr.12-18.
85. Nguyễn Bá Quang (2013), Học tập và làm theo phong cách "Dân vận khéo" Hồ
Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
86. Lưu Văn Sùng (2010), Một số điểm nóng chính trị - xã hội điển hình tại các
vùng dân tộc ở miền núi trong những năm gần đây: hiện trạng, vấn đề,
các bài học kinh nghiệm trong xử lý tình huống, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
87. Đỗ Khánh Tặng (2012), Nghiên cứu lý luận phục vụ công tác tuyên giáo, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
88. Nguyễn Đình Tấn, Trần Thị Bích Hằng (2010), Nhận thức, thái độ, hành vi của
cộng đồng các dân tộc thiểu số đối với chính sách dân tộc của Đảng và
Nhà nước trong giai đoạn hiện nay - thực trạng và giải pháp, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
89. Tỉnh ủy Đắk Lắk (2001), Kế hoạch số 01/KH-TU Về đấu tranh xóa bỏ "Tin
lành Đê Ga" và tiếp tục thực hiện chủ trương đối với đạo Tin lành trong
tình hình mới, ngày 22-6-2001, Đắk Lắk.
90. Tỉnh ủy Đắk Lắk (2010), Báo cáo số 381-BC/TU Tổng kết 10 năm thực hiện
Nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội,
bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010, ngày
20-9-2010, Đắk Lắk.
91. Tỉnh ủy Đắk Lắk (2011), Báo cáo kết quả 6 năm thực hiện công tác kết nghĩa với
các buôn đồng bào dân tộc thiểu số (2004-2010), tháng 2-2011, Đắk Lắk.
92. Tỉnh ủy Đắk Lắk (2011), Báo cáo số 72-BC/TU Tổng kết 6 năm thực hiện Nghị
quyết số 04-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XIII) về phát triển kinh tế - xã hội
buôn, thôn đồng bào dân tộc thiểu số, ngày 27-7-2011, Đắk Lắk.
93. Tỉnh ủy Đắk Nông (2010), Báo cáo số 21-BC/TU Tổng kết tình hình thực hiện
Nghị quyết 10-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và
đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010, ngày
22-12-2010, Đắk Nông.
159
94. Tỉnh ủy Gia Lai (2005), Chỉ thị số 22-CT/TU Về một số công tác đối với đạo
Tin lành, ngày 8-4-2005, Gia Lai.
95. Tỉnh ủy Gia Lai (2009), Báo cáo số 242-BC/TU Tổng kết 5 năm thực hiện
Thông báo 160-TB/TW của Ban Bí thư (khóa IX) về chủ trương công tác
đối với đạo Tin lành, ngày 7-5-2009, Gia Lai.
96. Tỉnh ủy Gia Lai (2010), Báo cáo số 04-BC/TU Tổng kết tình hình thực hiện
Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 18-01-2002 của Bộ Chính trị về phát
triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên
thời kỳ 2001-2010 , ngày 09-11-2010, Gia Lai.
97. Tỉnh ủy Kon Tum (2006), Chỉ thị số 04-CT/TU Về đẩy mạnh triển khai thực
hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, ngày 10-10-2006, Kon Tum.
98. Tỉnh ủy Kon Tum (2007), Nghị quyết số 04-NQ/TU Về đẩy mạnh xây dựng các
xã đặc biệt khó khăn, ngày 14-6-2007, Kon Tum.
99. Tỉnh ủy Kon Tum (2009), Báo cáo sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết 04-
NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XIII) về đẩy mạnh xây dựng các xã đặc biệt
khó khăn, Kon Tum.
100. Tỉnh ủy Kon Tum, Ban Tổ chức Tỉnh ủy (2011), Báo cáo số 81-BC/BTCTU
Sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
về đẩy mạnh công tác phân công đảng viên phụ trách hộ, nhóm hộ, ngày
05-10-2011, Kon Tum.
101. Tỉnh ủy Lâm Đồng (2001), Nghị quyết số 02-NQ/TU, ngày 20-11-2001 Về tiếp tục
đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thời kỳ 2001-2005, Lâm Đồng.
102. Tỉnh ủy Lâm Đồng (2006), Nghị quyết số 09-NQ/TU Về tập trung nguồn lực tiếp
tục đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng
dân tộc thiểu số giai đoạn 2006-2010, ngày 31-10-2006, Lâm Đồng.
103. Nguyễn Văn Toàn (2002), "Khả năng sử dụng giáo viên tuyến cơ sở vào hoạt
động chính trị ở các xã vùng sâu, vùng xa Tây Nguyên", Tạp chí Sinh
hoạt lý luận (2), tr.63-64.
104. Tổng cục Chính trị, Cục dân vận và tuyên truyền đặc biệt (2005), Vì một Tây
Nguyên giàu đẹp, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
160
105. Tổng cục Thống kê, Vụ Thống kê Dân số và Lao động (2010), Kết quả điều
tra dân số và nhà ở 1.4.2009, Hà Nội.
106. Đỗ Quang Tuấn (2003), "Củng cố cơ sở, thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo,
Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ ở Tây nguyên", trong Tô Huy Rứa,
Nguyễn Cúc và Trần Khắc Việt, đồng chủ biên, Giải pháp đổi mới hoạt
động của hệ thống chính trị ở các tỉnh miền núi nước ta hiện nay, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.540-559.
107. Đỗ Quang Tuấn (2006), Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong thời kỳ đổi mới, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
108. Đặng Công Tuấn (2007), "Đặc điểm tình hình và một số giải pháp ổn định
chính trị trên địa bàn xã Hà Bầu, huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai thời gian
qua", trong Phạm Hảo, chủ biên, Một số giải pháp góp phần ổn định và
phát triển ở Tây Nguyên hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
tr.580-586.
109. Trương Minh Tuấn (2011), Đổi mới công tác tư tưởng của Đảng ở Tây
Nguyên trong giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ Chính trị học, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
110. Nguyễn Thanh Tuyền (2007), Báo cáo tổng quan đề tài "Các giải pháp đổi
mới hoạt động của hệ thống dân vận các tỉnh Tây Nguyên ở nước ta hiện
nay", Mã số KHBĐ (2005)-33, Hà Nội.
111. Nguyễn Thế Tư (2014), Xây dựng lực lượng nòng cốt làm công tác dân vận
trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
112. Thủ tướng Chính phủ (2005), Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg Về một số công tác
đối với đạo Tin lành, ngày 04-2-2005, Hà Nội.
113. Thủ tướng Chính phủ (2008), Chỉ thị số 06/2008/CT-TTg Về phát huy vai trò
người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, ngày 01-2-2008, Hà Nội.
161
114. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 25/2008/QĐ-TTg Về việc ban
hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với
các tỉnh vùng Tây Nguyên đến năm 2010, ngày 05-02-2008, Hà Nội.
115. Đặng Trí Thủ (2012), Công tác vận động đồng bào Khmer của các Đảng bộ
xã, phường, thị trấn ở Tây Nam Bộ trong giai đoạn hiện nay, Luận án
Tiến sĩ Khoa học Chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội.
116. Thường vụ Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu V (1999), Tổng kết công tác
binh vận chiến trường khu V trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước (1954-1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
117. Trung ương Hội người cao tuổi Việt Nam (2009), Kỷ yếu Hội nghị biểu
dương già làng tiêu biểu khu vực Tây Nguyên, Hà Nội.
118. Đặng Mạnh Trung (2011), Công tác vận động đồng bào Công giáo của
Đảng bộ một số tỉnh ở miền Đông Nam Bộ từ năm 1986 đến năm 2006,
Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội.
119. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu giảm
nghèo (2006), Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 57/2006/NQ-
HĐND ngày 14-12-2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chương trình
mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2006-2010, Đắk Lắk.
120. Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum (2005), Báo cáo kết quả khảo sát xác định
hộ nghèo theo chuẩn mới áp dụng giai đoạn 2006-2010 trên địa bàn tỉnh
Kon Tum, tháng 8-2005, Kon Tum.
121. Văn phòng cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (2005), Tư liệu về
tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội và một số vấn đề liên quan đến vùng
đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên.
122. Văn phòng Chính phủ (2002), Thông báo số 178/TB-VPCP Kết luận của Phó
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên tại Hội
nghị sơ kết một năm thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị và Quyết
định 168 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội, bảo
đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên, ngày 14-11-2002, Hà Nội.
162
123. Văn phòng Chính phủ (2004), Thông báo số 78a/TB-VPCP Ý kiến chỉ đạo
của Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về xử lý tình hình phức tạp ở Tây
Nguyên, ngày 23-4-2004, Hà Nội.
124. Văn phòng Chính phủ (2008), Thông báo số 11/TB-VPCP Kết luận của đồng
chí Lê Hồng Anh tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2007, bàn phương
hướng, nhiệm vụ công tác năm 2008 của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, ngày
22-01-2008, Hà Nội.
125. Văn phòng Chính phủ (2008), Thông báo số 270/TB-VPCP Kết luận của
đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an,
Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nguyên tại Hội nghị Ban Chỉ đạo Tây Nguyên,
ngày 24-9-2008, Hà Nội.
126. Dario ViVas (2015), "Vận động quần chúng: bối cảnh dẫn đến sự trỗi dậy
của phong trào xã hội cách mạng, động lực, bản chất và tầm quan trọng",
Tạp chí Lý luận chính trị, (4), tr.99-103.
127. Viện Nghiên cứu tôn giáo, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Ban Chỉ
đạo Tây Nguyên (2013), Kỷ yếu Hội thảo khoa học Biến đổi tôn giáo ở
Tây Nguyên: Thực trạng, chính sách và giải pháp, Buôn Ma Thuột.
128. Viện Tư vấn phát triển (2010), Khai thác bauxite và phát triển bền vững Tây
Nguyên, Nxb Tri thức, Hà Nội.
129. Trương Thị Bạch Yến (2015), Tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân
tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
163
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH VÙNG TÂY NGUYÊN
Nguồn:
164
Phụ lục 2
CƠ CẤU DÂN SỐ CÁC TỘC NGƢỜI Ở TÂY NGUYÊN
TT
Tộc người
Năm 1989 Năm 1999 Năm 2009
Số lượng
(người)
Tỉ lệ
(%)
Số lượng
(người)
Tỉ lệ
(%)
Số lượng
(người)
Tỉ lệ
(%)
Tổng dân số 2.486.060 100 4.059.883 100 5.107.437 100
I Kinh (Việt) 1.607.555 64,66 2.710.621 66,77 3.302.588 64,70
II Các dân tộc tại chỗ 792.884 31,89 1.061.643 26,15 1.359.134 26,57
1 Gia rai 240.264 9,66 314.908 7,76 379.589 7,56
2 Ê đê 179.279 7,21 249.543 6,15 305.045 6,07
3 Ba na 120.820 4,86 155.397 3,38 185.657 3,70
4 Xơ đăng 66.664 2,68 85.012 2,09 103.251 2,06
5 Cơ ho 83.072 3,34 113.027 2,78 129.759 2,58
6 M' nông 50.332 2,02 71.060 1,75 89.980 1,79
7 Raglei 992 0,04 1.090 0,03 1.210 0,02
8 Giẻ-Triêng 20.807 0,84 25.589 0,63 32.024 0,64
9 Mạ 19.792 0,80 30.773 0,76 36.119 0,72
10 Chu ru 10.407 0,42 14.608 0,36 16.863 0,34
11 Brâu 215 0,01 298 0,01 347 0,01
12 Rơ măm 222 0,01 338 0,01 357 0,01
III
các dân tộc nơi
khác đến
85.138 3,42 286.294 7,04 445.713 8,71
1 Tày 19.657 0,79 80.489 1,98 98.348 1,96
2 Thái 7.829 0,31 25.604 0,63 28.514 0,57
3 Hoa 14.853 0,60 21.165 0,52 22.972 0,46
4 Khơ me 706 0,03 1.056 0,03 1.073 0,02
5 Mường 5.822 0,23 20.216 0,50 23.589 0,47
6 Nùng 29.146 1,17 93.441 2,30 114.962 2,29
7 H'mông 219 1,01 12.392 0,31 41.713 0,83
8 Dao 1.677 0,07 18.543 0,46 26.304 0,52
9 Sán Chay 652 0,03 3.636 0,09 4.289 0,09
10 Chăm 222 0,01 543 0,01 593 0,01
165
11 Sán Dìu 57 0,00 1.079 0,03 1.401 0,03
12 Hrê 1.244 0,05 2.268 0,06 2.899 0,06
13 Xtiêng 136 0,01 285 0,01 326 0,01
14 Bru-Vân Kiều 1.701 0,07 2.810 0,07 3.435 0,07
15 Thổ 804 0,03 1.262 0,03 1.787 0,04
16 Giáy 100 0,00 97 0,00 103 -
17 Cơ tu 14 0,00 43 0,00 456 0,01
18 Khơ mú 3 0,00 10 0,00 28
19 Co 67 0,00 107 0,00 219
20 Tà ôi 38 0,00 18 0,00 48
21 Chơ ro 10 0,00 75 0,00 73
22 Kháng 1 0,00 0 - 0 -
23 Lào 176 0,01 250 0,01 287 0,01
24 La Chí 1 0,00 0 - 330 0,01
25 La Hú 3 0,00 6 0,00 6
26 Ngái 0 - 216 0,01 181
27 Hà Nhì 0 - 4 0,00 19
28 Lự 0 - 433 0,01 449 0,01
29 Lô Lô 0 - 1 0,00 0 -
30 Chứt 0 - 170 0,00 230
31 Mảng 0 - 15 0,00 30
32 Pà Thẻn 0 - 18 0,00 125
33 Phù Lá 0 - 22 0,00 11
34 Cống 0 - 1 0,00 1
35 Si La 0 - 17 0,00 22
36 Pu Péo 0 - 2 0,00 2
IV Chưa xác định 483 0,02 1.325 0,03 2.871 0,06
Nguồn: Ban Chỉ đạo Tây Nguyên [24].
166
Phụ lục 3
TÌNH HÌNH CƢ TRÚ CỦA CÁC DÂN TỘC Ở CẤP XÃ
Tỉnh
Tổng số
xã
Xã 1
dân tộc
Xã 2
dân tộc
Xã 3
dân tộc
Xã 4
dân tộc
Xã 5
dân tộc
Xã chỉ có dân
tộc tại chỗ
Xã không
có dân tộc
tại chỗ
Toàn vùng 586 9 104 74 74 325 0 52
Kon Tum 78 0 24 10 10 34 0 1
Gia Lai 169 0 54 35 23 57 0 1
Đắk Lắk 204 5 10 15 20 154 0 25
Lâm Đồng 135 4 16 14 21 80 0 25
Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 1999 [69, tr.227].
167
Phụ lục 4
DANH SÁCH CÁC HUYỆN, XÃ TRỌNG ĐIỂM VÙNG TÂY NGUYÊN
Tỉnh Huyện trọng điểm Xã, thị trấn trọng điểm Ghi chú
Kon Tum
Công văn số 6925-
CV/VPTW ngày 07-4-
2004 của Văn phòng
Trung ương thông báo ý
kiến của Ban Bí thư về
việc bổ sung phó bí thư
cấp ủy chuyên trách xây
dựng HTCT cơ sở đối
với các huyện và xã
trọng điểm vùng Tây
Nguyên
Thông báo số 1053-
TB/TCTW ngày 09-4-
2005 của Ban Tổ chức
Trung ương về việc bố
ung phó bí thư cấp ủy
chuyên trách xây dựng
HTCT ở cơ sở đối với
các huyện và xã trọng
điểm của tỉnh Kon Tum.
4 33
1. Đắk Glei Huyện Đắk Glei:
1. Đắk Long
2. Đắk Nhoong
3. Ngọc Linh
4. Đắk Blô
5. Xốp
6. Mường Hoong
Huyện Ngọc Hồi:
1. Sa Loong
2. Đắk Ang
Huyện Đắk Tô:
1. Ngọc Lây
2. Văn Xuôi
3. Tu Mơ Rông
4. Tê Xăng
5. Măng Ri
6. Đắk Na
7. Ngọc Yêu
Huyện Đắc Hà:
1. Đắk Pờ Xi
2. Ngọc Réo
2. Kon Plong Huyện Kon Plong:
1. Măng Bút
2. Ngọc Tem
3. Đắk Tăng
4. Đắk Nên
5. Đắk Ring
6. Măng Cành
Huyện Kon Rẫy:
1. Đắk Pne
2. Đắk Kôi
3. Sa Thầy Huyện Sa Thầy:
1. Mô Rai
2. Rờ Kơi
3. Ya Xier
4. Sa Bình
5. Yătng
6. Ya Ly
4. Thị xã Kon Tum Thị xã Kon Tum:
1. Ya Chim
2. Ngọc Bay
168
Tỉnh Huyện trọng điểm Xã, thị trấn trọng điểm Ghi chú
Gia Lai
Thông báo số 1053-
TB/TCTW ngày 09-4-
2005 của Ban Tổ chức
Trung ương về việc bố
ung phó bí thư cấp ủy
chuyên trách xây dựng
HTCT ở cơ sở đối với
các huyện và xã trọng
điểm của tỉnh Kon Tum.
9 57
1. Đắk Đoa Huyện Đắk Đoa:
1. KrDang
2. Glair
3. Đắk Sơ Mei
4. Đắk Krong
5. Kon Gang
6. Hà Bầu
7. Ia Băng
8. ADơk
9. Ia Pết
2. Krông Pa Huyện Krông Pa:
1. Phú Cần
2. Ia Srai
3. Krông Năng
4. Chư R'Căm
5. Ia Rmok
6. Chư Đrăng
7. Ia Siơm
8. Đất Bằng
3. Đức Cơ Huyện Đức Cơ
1. Ia Pnôn
2. Ia Lang
3. Ia Nan
4. Ia Dom
5. Ia Kla
4. Ia Pa Huyện Ia Pa:
1. Ama Rơn
2. Ia Trôk
3. Ia Broăi
4. Chư Mố
Huyện Chư Pah:
1. Ia Khươl
2. Ia Mơ Nông
3. Ia Ka
4. Chư Đang Ya
5. Ayun Pa Huyện Ayun Pa:
1. Ia Hiao
2. Ia Ke
3. Ia Piar
4. Chư A Thai
5. Ia Rbol
6. Ia Grai Huyện Ia Grai:
1. Ia O
2. Ia Chia
3. Ia Tô
4. Ia Grăng
169
Tỉnh Huyện trọng điểm Xã, thị trấn trọng điểm Ghi chú
5. Ia Der
7. Chƣ S Huyện Chư Sê:
1. Ia Le
2. Ia Ko
3. Ia Hla
4. H'Bông
5. Ia Phang
6. Ia Tiêm
7. Chư Pơng
9. Dun
9. Nhơn Hòa
10. Bờ Ngoong
11. Bar Măih
12. Al Bá
13. Ia H'rú
14. A Yun
8. Chƣ Prông Huyện Chư Prông:
1. Ia Mơ
2. Ia Púch
3. Ia Piơr
9. Thành phố PLeiku
Đắk Lắk
Thông báo số 1051-
TB/TCTW ngày 09-4-
2005 của Ban Tổ chức
Trung ương về việc bổ
sung phó bí thư cấp ủy
chuyên trách xây dựng
HTCT ở cơ sở đối với
cac huyện và xã trọng
điểm của tỉnh Đắk Lắk
6 46
1. TP Buôn Ma Thuột TP Buôn Ma Thuột:
1. Chư Ebua
2. Ea Kao
2. Ea H'leo Huyện Ea H'leo:
1. Ea H'leo
2. Ea Soil
3. Ea Hiao
4. Đlê Yang
3. Ea Soup Huyện Ea Soup:
1. Ea Rốk
Huyện Krông Năng:
1. Đliê Ya
2. Ea Hồ
Huyện Krông Buk:
1. Chư Né
2. Ea Drông
3. Chư Bao
4. Pơ Drang
4. Buôn Đôn Huyện Buôn Đôn:
1. Krông Na
2. Ea Bar
3. Ea Nhuôl
4. Ea Wer
Huyện Ea Kar:
1. Chư Huê
170
Tỉnh Huyện trọng điểm Xã, thị trấn trọng điểm Ghi chú
2. Ea Sô
3. Thị trấn Ea Kar
5. Chƣ M'gar Huyện Chư M'gar:
1. Ea Kiết
2. H'Đinh
3. Ea Tul
4. Chư Suê
5. Thị trấn Ea Pốk
Huyện M'Drăk:
1. Krông Jing
2. Ea Trang
3. Chư Prao
4. Chư M'ta
Huyện Krông Pach:
1. Ea Kênh
2. Ea K'Nuêch
3. Hòa Đông
4. Ea Yông
5. Krông Búk
Huyện Krông Bông:
1. Yang Reh
2. Ea Trul
3. Chư Pui
4. Chư Drăm
Huyện Lăk:
1. Yang Tao
2. Bông Krang
3. Ea R'Bin
Đắk Nông
Thông báo số 1052-
TB/TCTW ngày 09-4-
2005 của Ban Tổ chức
Trung ương về việc bổ
sung phó bí thư cấp ủy
chuyên trách xây dựng
HTCT ở cơ sở đối với
cac huyện và xã trọng
điểm của tỉnh Đắk
Nông.
4 23
1. Đắk Mil Huyện Đắk Mil:
1. Thuận An
2. Đắk Lao
3. Đắk Gằn
4. Đắk R'la
2. Đắk R'lấp Huyện Đắk R'lấp:
1. Quảng Trực
2. Đắk Buk So
3. Đắk R'Tih
4. Quảng Tân
5. Quảng Tín
6. Đắk Ru
Nay thuộc
huyện Tuy
Đức
3. Đắk Song Huyện Đăk Song:
1. Đắk Mol
2. Trường Xuân
3. Đắk Rung
Nay chia
thành 2 xã
Đắk
N'Djung và
Nâm N'Jang
4. Chƣ Jút Huyện Chư Jut:
171
Tỉnh Huyện trọng điểm Xã, thị trấn trọng điểm Ghi chú
1. Tâm Thắng
2. Đắk Drông
3. Đắk Wil
Huyện Krông Nô:
1. Đắk Rồ
2. Nâm Nung
3. Buôn Choal
Huyện Đắk Glong:
1. Quảng Sơn
2. Đắk P'lao
3. Đắk R'Măng
4. Đắk Som
Lâm Đồng
Thông báo số 1054-
TB/TCTW ngày 09-4-
2005 của Ban Tổ chức
Trung ương về việc bổ
sung phó bí thư cấp ủy
chuyên trách xây dựng
HTCT ở cơ sở đối với
cac huyện và xã trọng
điểm của tỉnh Lâm Đồng
5 40
1. Đam Rông Huyện Đam Rông:
1. Đạ M'Rong
2. Đạ Tông
3. Đạ Long
4. Đạ Rsal
5. Liêng Srônh
6. Phi Liêng
7. Đạ K'Nàng
2. Lạc Dƣơng Huyện Lạc Dương:
1. Đưng K'Nớ
2. Đạ Nhim
3. Đạ Sar
4. Huyện Đạ Huoai:
1. Đạ Ploa
2. Đoàn Kết
3. Di Linh Huyện Di Linh:
1. Tân Thượng
2. Đinh Trang Hòa
3. Sơn Điền
4. Bảo Thuận
5 Đinh Lạc
6. Gia Bắc
Huyện Cát Tiên:
1. Phước Cát 2
2. Đồng Nai Thượng
4. Đơn Dƣơng Huyện Đơn Dương:
1. Đạ Ròn
2. Ka Đơn
3. Tu Tra
4. Pró
5. Lạc Xuân
5. Bảo Lâm Huyện Bảo Lâm:
1. Lộc Bắc
2. Lộc Bảo
172
Tỉnh Huyện trọng điểm Xã, thị trấn trọng điểm Ghi chú
3. Lộc Lâm
4. Lộc Phú
5. Lộc Nam
6. Lộc Tân
7. Blá
Huyện Lâm Hà:
1. Liên Hà
2. Đạ Đờn
3. Phi Tô
Huyện Đức Trọng:
1. Tà Năng
2. Tà Hine
3. Phú Hội
4. N' Thôn Hạ
Huyện Đạ Tẻh:
1. Đạ Pal
Nguồn: Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Tập văn bản về phát
triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên, tập I, tr.418-424.
173
Phụ lục 5
GIÁ TRỊ VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƢỞNG
GDP VÙNG TÂY NGUYÊN THỜI KỲ 2001-2010
(Theo giá so sánh 1994)
Năm
Tổng sản phẩm
(GDP)
Trong đó
Giá trị
(Tỉ đồng)
Mức
tăng
(%)
Khu vực nông-
lâm-thủy sản
Khu vực công
nghiệp - xây dựng
Khu vực dịch vụ
Giá trị
(Tỉ đồng)
Mức
tăng
(%)
Giá trị
(Tỉ đồng)
Mức
tăng
(%)
Giá trị
(Tỉ đồng)
Mức
tăng
(%)
2001 13.547 6,79 9.673 5,32 1.466 8,56 2.407 10,24
2002 13.937 9,21 9.574 15,55 1.636 2,45 2.727 -5,38
2003 15.804 13,27 10.716 11,58 1.947 17,70 3.138 16,50
2004 17.830 12,52 11.738 9,53 2.399 20,71 3.693 17,51
2005 20.051 13,33 12.306 4,73 3.425 47,20 4.320 18,67
GĐ 2001-
2005
81.139 10,05 54.007 7,04 10.873 20,91 16.259 14,72
2006 22.838 13,31 13.011 5,95 4.510 29,34 5.317 21,74
2007 26.437 15,31 14.438 10.86 5.587 22,30 6.412 20,18
2008 29.887 13,05 15.644 7,47 6.778 21,95 7.465 18,03
2009 33.875 13,36 16.587 4,60 8.532 22,50 8.756 18,00
2010 38.194 13,24 17.888 7,84 9.782 19,73 10.533 18,33
GĐ 2006-
2010
151.231 13,70 77.568 7,34 35.189 23,16 38.483 19,25
TK 2001-
2010
232.370 11,87 131.575 7,19 46.062 22,03 54.742 16,98
Nguồn: Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, ngành thống kê và báo cáo của các tỉnh [24].
174
Phụ lục 6
CƠ CẤU GDP CỦA VÙNG TÂY NGUYÊN 2001-2005-2010
(Theo giá so sánh 1994)
Đơn vị tính: %
Kon
Tum
Gia
Lai
Đắk
Lắk
Đắk
Nông
Lâm
Đồng
Tây
Nguyên
Năm 2001
Nông-lâm-thủy sản 51.83 59.28 77.32 83.51 70.47 71.4
Công nghiệp xây dựng 16.96 15.52 7.48 4.82 13.26 10.82
Dịch vụ 31.21 25.2 15.2 11.67 16.27 17.78
Năm 2005
Nông-lâm-thủy sản 49.36 50.44 65.94 71.27 61.47 61.37
Công nghiệp xây dựng 18.34 22.83 12.96 11.98 20.13 17.08
Dịch vụ 32.3 26.73 21.1 16.75 18.4 21.55
Năm 2010
Nông-lâm-thủy sản 34.77 36.89 49.93 50.82 50.28 46.81
Công nghiệp-xây dựng 28.83 34.71 17.38 31.15 26.68 25.61
Dịch vụ 36.4 28.4 32.69 18.24 22.04 27.58
Nguồn: Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, ngành thống kê và báo cáo của các tỉnh [24].
175
Phụ lục 7
KẾT QUẢ GIẢM NGHÈO VÙNG TÂY NGUYÊN 2001-2006-2010
Kon
Tum
Gia Lai
Đắk
Lắk
Đắk
Nông
Lâm
Đồng
Toàn vùng
Năm 2001
Tổng số hộ 66.989 192.506 309.896 79.856 187.779 837.035
- Trong đó: Hộ DTTS 34.682 78.535 76.531 27.639 36.841 254.228
Tổng số hộ nghèo (tiêu chí cũ) 18.933 42.544 78.217 18.881 24.167 182.742
- Trong đó: Hộ DTTS 16.326 33.251 34.408 13.361 10.551 107.857
Tỉ lệ hộ nghèo chung (%) 28,26 22,11 25,24 23,61 11,63 21,83
Tỉ lệ hộ nghèo DTTS (%) 47,07 42,34 44,96 48,52 28,53 42,25
Năm 2006
Tổng số hộ 88.339 263.492 340.927 86.625 222.169 1.001.552
- Trong đó: Hộ DTTS 45.735 99.830 91.316 23.871 47.391 308.143
Tổng số hộ nghèo (tiêu chí mới) 25.520 60.337 79.716 23.676 40.701 228.950
- Trong đó: Hộ DTTS 22.738 50.210 42.569 10.538 20.260 146.315
Tỉ lệ hộ nghèo chung (%) 31,38 27,22 23,28 27,33 18,32 22,85
Tỉ lệ hộ nghèo DTTS (%) 53,97 57,79 49,82 44,14 42,75 47,48
Năm 2010
Tổng số hộ 102.954 289.631 386.726 114.275 274.988 1.168.574
- Trong đó: Hộ DTTS 51.468 130.772 118.820 32.906 34.954 368.92
Tổng số hộ nghèo (tiêu chí mới) 16.967 31.430 38.827 17.214 15.054 119.492
- Trong đó: Hộ DTTS 15.190 30.460 20.698 8.146 5.523 80.017
Tỉ lệ hộ nghèo chung (%) 16,48 10,82 10,04 13,39 5,08 10,23
Tỉ lệ hộ nghèo DTTS (%) 29,34 23,33 17,42 24,89 15,81 21,69
Tốc độ giảm nghèo 2006-2010 (%) 15,36 16,40 13,24 13,94 13,24 12,67
Giảm bình quân mỗi năm (%) 3,84 4,1 3,31 3,48 3,31 3,16
Nguồn: Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, ngành thống kê và báo cáo của các tỉnh [24].
176
Phụ lục 8
DANH SÁCH 62 HUYỆN NGHÈO NHẤT TRÊN CẢ NƢỚC
THEO NGHỊ QUYẾT 30a 2008/NQ-CP
Tỉnh
Số huyện
nghèo
Tên huyện
Hà Giang 6 Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Hoàng Su Phì, Xín Mần
Cao Bằng 5 Bảo Lâm, Bảo Lạc, Thông Nông, Hà Quảng, Hạ Lang
Lào Cai 3 Si Ma Cai, Mường Khương, Bắc Hà
Yên Bái 2 Mù Cang Chải, Trạm Tấu
Bắc Kạn 2 Ba Bể, Pác Nặm
Bắc Giang 1 Sơn Đông
Phú Thọ 1 Tân Sơn
Sơn La 5 Sốp Cộp, Phù Yên, Bắc Yên, Mường La, Quỳnh Nhai
Lai Châu 5 Mường Tè, Phong Thổ, Sìn Hồ, Tân Yêu, Than Uyên
Điện Biên 4 Điện Biên Đông, Mường Nhé, Tủa Chùa, Mường Ảng
Thanh Hóa 7 Lang Chánh, Thường Xuân, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát,
Như Xuân, Bá Thước
Nghệ An 3 Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong
Quảng Bình 1 Minh Hóa
Quảng Trị 1 Đa Krông
Quảng Ngãi 6 Sơn Hà, Trà Bồng, Sơn Tây, Minh Long, Tây Trà, Ba Tơ
Quảng Nam 3 Nam Trà My, Tây Giang, Phước Sơn
Bình Định 3 An Lão, Vĩnh Thanh, Vân Canh
Ninh Thuận 1 Bác Ái
Kon Tum 2 Tu Mơ Nông, Kon Plông
Lâm Đồng 1 Đam Rông
Nguồn: Uỷ ban Dân tộc [trực tuyến]. Địa chỉ:
php?name=Doc&op=detaildoc&pid=1181#ixzz2mTD7RaMW.
177
Phụ lục 9
DANH SÁCH CÁC XÃ BỔ SUNG VÀO DIỆN ĐẦU TƢ
CỦA CHƢƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 69/2008/QĐ-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2008
của Thủ tướng Chính phủ)
TT
Tỉnh/ Huyện
Tên xã
Phân loại ngân sách
Ghi chú Trung ương hỗ
trợ đầu tư
Địa
phương
Tổng số 152 135 17
21 Kon Tum 3 3 0
1. Sa Thầy Hơ Moong x
2. Đắk Tô Đắk Rơ Nga x
Đắk Trăm x
22 Gia Lai 6 6 0
1. K'Bang Đak Smar x
2. Mang Yang Lơ Pang x
3. Đắk Đoa Hnol x
4. Ia Grai Ia Krăi x
5. Kông Ch'ro Đắk Pơ Pho x
Đắk Kơ Ninh x
23 Đắk Lắk 5 5 0
1. Krông Păc Vụ Bổn x
2. Krông Bông Ea Trul x
3. Krông Năng Cư Klông x
Ea Tam x
4. Ma D'răk Ea Trang x
24 Đắk Nông 6 6 0
1. Đắk Mil Đắk N'Drót x
Long Sơn x
2. Đắk Song Đắk Hòa x
178
Trường Xuân x
3. Đắk R'lấp Đạo Nghĩa x
4. Tuy Đức Quảng Tâm x
25 Lâm Đồng 7 7 0
1. Bảo Lộc B'lá x
Tân Lạc x
2. Đạ Tẻh Quảng Trị x
Quốc Oai x
Đạ Pal x
3. Di Linh Gia Bắc x
4. Lạc Dương Đạ Nhim x
Nguồn: Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Tập văn bản về phát
triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên, tập II, tr.170-171.
179
Phụ lục 10
KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT ĐẤT Ở, ĐẤT SẢN XUẤT, NHÀ Ở THEO CÁC
QUYẾT ĐỊNH: 132 VÀ 134 CỦA THỦ TƢỚNG CHÍNH PHỦ
Địa
phƣơng
Đất ở Đất sản xuất Nhà ở
Diện tích Số hộ Diện tích Số hộ
Căn
Tỉ lệ so
với kế
hoạch
Đã giải
quyết
(ha)
Tỉ lệ
(%)
Đã giải
quyết
(hộ)
Tỉ lệ
(%)
Đã giải
quyết
(ha)
Tỉ lệ
(%)
Đã giải
quyết
(hộ)
Tỉ lệ
(%)
Kon Tum 137 53,95 3.272 48,7 6.429 61,2 14.672 58,7 7.632 97,0
Gia Lai 62 100 1.278 100 4.966 74,1 14.408 75,4 19.342 99,29
Đắk Lắk 353 89,74 8.545 95,58 7.130 89,0 14.857 85,2 15.429 99,06
Đắk Nông 87 100 2.382 100 2.162 100 2.981 100 5.235 99,64
Lâm Đồng 8.516 86,3 9.530 80,2 10.620 100
Toàn vùng 639 80,66 15.477 82,29 29.204 78,0 56.448 75,3 58.249 99,08
Nguồn: Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và Bộ Kế hoạch - Đầu tư [24].
180
Phụ lục 11
TÌNH HÌNH TỔ CHỨC ĐẢNG VÀ ĐẢNG VIÊN (đến tháng 6 2010)
Nội dung
Tỉnh
Kon
Tum
Gia Lai
Đắk
Lắk
Đắk
Nông
Lâm
Đồng
Toàn
vùng
1. Tổ chức đảng
a) Tổng số tổ chức cơ sở đảng 631 916 919 442 805 3.713
Trong đó: - Đảng bộ cơ sở 153 324 334 126 252 1.189
- Chi bộ cơ sở 478 592 585 316 553 2.524
b) Tổ chức cơ sở đảng xã,
phƣờng, thị trấn
97 222 184 71 148 722
Trong đó: - Xã 81 186 152 61 118 598
- Phường 10 24 20 5 18 77
- Thị trấn 6 12 12 5 12 47
c) Tình hình thôn, buôn
- Tổng số thôn buôn 831 2.132 2.417 740 1.271 7.391
- Thôn buôn có chi bộ 740 1.710 2.066 740 1.110 6.366
- Thôn buôn chưa có chi bộ 91 422 351 0 161 1.025
Tỉ lệ (%) 10,95 19,79 14,52 0 12,67 13,87
- Thôn buôn chưa có đảng viên 21 42 26 0 4 93
Tỉ lệ (%) 2,53 1,97 1,08 0 0,31 1,26
2. Đảng vi n
a) Tổng số đảng vi n toàn vùng 17.004 33.458 46.321 14.809 28.694 140.286
Trong đó: - Nữ 4.855 9.086 13.691 3.926 8.436 40.024
- Dân tộc thiểu số 5.180 7.930 6.433 2.128 2.678 24.349
- Người có đạo 425 226 272 305 2.173 3.401
b) Đảng vi n có đạo
- Công giáo 295 80 167 196 687 1.425
- Tin lành 10 65 18 51 246 390
- Phật giáo 117 81 84 58 1.181 1.521
- Cao Đài 2 0 3 0 45 50
- Tôn giáo khác 1 0 0 0 14 15
c) ĐV sinh hoạt ở xã phƣờng 9.624 20.636 29.531 8.018 17.103 84.912
Nguồn: Ban Chỉ đạo Tây Nguyên [24].
181
Phụ lục 12
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỦ TRƢƠNG
ĐỐI VỚI ĐẠO TIN LÀNH (ĐẾN 2010)
Kon
Tum
Gia
Lai
Đắk
Lắk
Đắk
Nông
Lâm
Đồng
Toàn
vùng
Tổng số tín đồ 14.304 96.896 147.672 42.789 80.244 381.905
Phân ra: - Kinh 945 1.633 2.102 1.486 4.652 10.818
- Dân tộc thiểu số 13.359 95.263 145.570 41.303 75.592 371.087
Tổng số chức sắc chức việc 22 101 86 29 89 327
Phân ra: - Mục sư, mục sư nhiệm chức 2 28 41 19 55 145
- Truyền đạo 20 73 45 10 34 182
Số chi hội đã công nhận 3 52 31 18 66 170
Phân ra: - Tin lành Việt Nam (miền Nam) 3 51 31 18 63 166
- Hệ phái khác 0 1 0 0 3 4
Tổng số điểm nhóm 89 238 407 135 305 1.174
Đã đăng ký 82 194 243 135 261 915
Phân ra: - Tin lành Việt Nam (miền Nam) 6 183 235 83 118 625
- Hệ phái khác 76 11 8 52 143 290
Chưa đăng ký 7 44 164 0 44 259
Phân ra: - Tin lành Việt Nam (miền Nam) 0 18 52 0 0 70
- Hệ phái khác 7 26 112 0 44 189
Địa điểm sinh hoạt 92 273 434 148 368 1.315
- Nhà thờ, nhà nguyện 1 20 7 6 18 52
- Nhà riêng tín đồ 91 253 427 142 350 1.263
Nguồn: Ban Chỉ đạo Tây Nguyên [24].