LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết luận trình bày trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Vũ Thị Mạc Dung
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
10
1.1
Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
10
1.2
Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học
188 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 330 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo bảo vệ tài nguyên nước từ năm 2001 đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
27
Chương 2
CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC (2001 - 2005)
32
2.1
Những yếu tố tác động đến bảo vệ tài nguyên nước
32
2.2
Chủ trương của Đảng về bảo vệ tài nguyên nước
41
2.3
Đảng chỉ đạo bảo vệ tài nguyên nước
54
Chương 3
ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC (2006 - 2010)
70
3.1
Những yếu tố mới tác động đến đẩy mạnh bảo vệ tài nguyên nước
70
3.2
Chủ trương của Đảng về đẩy mạnh bảo vệ tài nguyên nước
79
3.3
Đảng chỉ đạo đẩy mạnh bảo vệ tài nguyên nước
91
Chương 4
NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
113
4.1
Nhận xét Đảng lãnh đạo bảo vệ tài nguyên nước (2001 - 2010)
113
4.2
Một số kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo bảo vệ tài nguyên nước (2001 - 2010)
132
KẾT LUẬN
149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
152
PHỤ LỤC
169
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Số TT
Chữ viết đầy đủ
Chữ viết tắt
01
Ban Chấp hành Trung ương
BCHTW
02
Bảo vệ môi trường
BVMT
03
Bảo vệ tài nguyên nước
BVTNN
04
Biến đổi khí hậu
BĐKH
05
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNH, HĐH
06
Kinh tế - xã hội
KT - XH
07
Phát triển bền vững
PTBV
08
Tài nguyên, môi trường
TN, MT
09
Tài nguyên nước
TNN
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là yếu tố cần thiết cho sự sống của con người và muôn loài, đồng thời là tư liệu sản xuất không thể thay thế đối với nhiều ngành kinh tế quốc dân và là một thành phần cơ bản tạo nên môi trường sống. Song, nước là nguồn tài nguyên có hạn và dễ bị tổn thương.
Trên phạm vi toàn cầu, TNN đang chịu những áp lực ngày càng nặng nề do nhu cầu sử dụng nước tăng rất nhanh, cùng với việc khai thác và sử dụng quá mức TNN, lại thiếu các biện pháp phòng chống ô nhiễm nguồn nước và ứng phó với BĐKH. Bởi vậy, nhân loại đang đứng trước nguy cơ suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước. Đây là một vấn đề xuyên suốt kết nối chặt chẽ với tất cả mọi lĩnh vực ưu tiên cần hợp tác giải quyết trên cấp độ toàn cầu, nhằm bảo vệ và PTBV nguồn nước cả về số lượng và chất lượng trước những áp lực khai thác, sử dụng TNN do tăng trưởng kinh tế và BĐKH.
Ở Việt Nam, TNN cũng đang đứng trước những thách thức to lớn. Sự suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước đã và đang trở thành những vấn đề cấp bách, mang tính thời sự như: Tình trạng cạn kiệt, ô nhiễm nước mặt đang diễn ra phổ biến khắp các sông, suối, ao, hồ trên cả nước; nguồn nước ngầm bị khai thác một cách bừa bãi; ô nhiễm và xâm nhập mặn nghiêm trọng ở các vùng đồng bằng ven biển; tỷ lệ thất thoát nước trong sản xuất, phân phối và tiêu dùng ở mức cao; nguồn nước ngọt bị suy kiệt đã gây nhiều khó khăn cho cuộc sống của con người và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự PTBV của đất nước. Trước thực trạng đó, Đảng và Nhà nước đã có nhận thức và các chủ trương, chính sách ngày càng đầy đủ để giải quyết vấn đề BVTNN. Tuy nhiên, trước sức ép về phát triển KT - XH và việc tổ chức triển khai BVTNN ở các cấp, các ngành, các lĩnh vực còn nhiều hạn chế, nên những vấn đề về TNN vẫn diễn biến rất phức tạp.
Bên cạnh đó, giải quyết những vấn về TNN không chỉ dừng lại ở lĩnh vực TN, MT có mối quan hệ biện chứng với sự phát triển KT - XH của đất nước mà còn mang tính chính trị, có liên quan chặt chẽ đến vấn đề chủ quyền, an ninh quốc gia. Mặc dù, Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm giải quyết những vấn đề về quốc phòng, an ninh quốc gia. Tuy vậy, những vấn đề về TNN có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia diễn biến ngày càng phức tạp, như: Việc khai thác, sử dụng nguồn nước trên dòng sông Mê Kông của các quốc gia ở thượng nguồn; vấn đề biển đảo và việc bảo vệ chủ quyền biển đảo trong đó có bảo vệ chủ quyền TNN biển; hay các thế lực thù địch lợi dụng việc BVTNN để thực hiện âm mưu chống phá cách mạng, gây mất ổn định về chính trị, xã hội.
Thực tiễn trên đặt ra, phải có những nghiên cứu mang tính hệ thống, chuyên sâu về Đảng lãnh đạo đối với lĩnh vực TN, MT, trong đó có BVTNN. Đây là nội dung rất mới, có nhiều vấn đề đặt ra đòi hỏi cần phải được nghiên cứu một cách khách quan, khoa học như: Nhận thức và chủ trương của Đảng về BVTNN? Sự lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực TNN? Nhận xét và đúc rút những kinh nghiệm chủ yếu có thể tham khảo, vận dụng trong thực tiễn BVTNN ở Việt Nam hiện nay?... Trong giới hạn nghiên cứu và hiểu biết của nghiên cứu sinh, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và khoa học để làm rõ sự lãnh đạo của Đảng về BVTNN.
Do đó, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo bảo vệ tài nguyên nước từ năm 2001 đến năm 2010” làm luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về BVTNN từ năm 2001 đến năm 2010; trên cơ sở đó rút ra một số kinh nghiệm có thể tham khảo, vận dụng vào thực tiễn BVTNN ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án;
Luận giải những yếu tố tác động đến BVTNN ở Việt Nam trong những năm 2001 - 2010;
Phân tích làm rõ chủ trương, chính sách của Đảng về BVTNN và quá trình chỉ đạo thực hiện BVTNN từ năm 2001 đến năm 2010 qua hai giai đoạn 2001 - 2005 và 2006 - 2010;
Nhận xét, đánh giá về ưu điểm, hạn chế; làm rõ nguyên nhân hạn chế trong hoạt động lãnh đạo của Đảng đối với BVTNN từ năm 2001 đến năm 2010;
Đúc kết một số kinh nghiệm từ sự lãnh đạo của Đảng về BVTNN trong những năm 2001 - 2010 để vận dụng vào hiện thực.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với BVTNN.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu làm rõ những yếu tố tác động đến BVTNN; sự lãnh đạo của Đảng về BVTNN trên hai phương diện hoạch định chủ trương và sự chỉ đạo thực hiện; kết quả việc thực hiện chỉ đạo của Đảng; nhận xét về sự lãnh đạo của Đảng và đúc kết những kinh nghiệm lịch sử.
Tuy nhiên, BVTNN là vấn đề lớn, bao gồm tất cả các nguồn nước mặt, nước ngầm, nước mưa, nước biển thuộc lãnh thổ Việt Nam phải được bảo vệ không bị suy kiệt, phải được khai thác và sử dụng hợp lý, phải bảo vệ khả năng phát triển TNN và giảm thiểu các tác hại do nước gây ra. Luận án chủ yếu tập trung nghiên cứu về bảo vệ nguồn nước ngọt (bao gồm nước mặt và nước ngầm) phục vụ sinh hoạt và phát triển KT - XH mà chủ yếu là bảo vệ chất lượng nguồn nước và khai thác, sử dụng hợp lý TNN.
Trên phương diện hoạch định chủ trương, Đảng chưa ban hành nghị quyết chuyên đề về BVTNN, nên những quan điểm, chủ trương của Đảng về BVTNN được nghiên cứu, khai thác từ các văn kiện, nghị quyết của Đảng về bảo vệ TN, MT. Trên phương diện chỉ đạo tổ chức thực hiện, sự chỉ đạo của Đảng được thể hiện thông qua vai trò của Nhà nước, Chính phủ, các Bộ, ngành trực tiếp hoạch định chính sách, ban hành pháp luật và sự phối hợp hành động với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan chức năng và các địa phương.
Về thời gian: Giới hạn trong 10 năm (2001 - 2010). Đây là giai đoạn thể hiện rõ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đến BVTNN, TNN được nâng tầm chiến lược quốc gia. Điều đó biểu hiện: Luật Tài nguyên nước có hiệu lực; các cơ quan quan lý nhà nước về TNN được thành lập và từng bước kiện toàn; Chiến lược quốc gia về TNN được phê duyệt. Tuy nhiên, để bảo đảm tính hệ thống và đạt được mục đích nghiên cứu, luận án có đề cập đến một số vấn đề liên quan đến khoảng thời gian trước và sau 10 năm trên.
Về không gian: Ở Việt Nam.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
4.2. Cơ sở thực tiễn
Luận án được thực hiện trên cơ sở thực tiễn những hoạt động BVTNN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2010; dựa trên kết quả nghiên cứu từ các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến BVTNN ở Việt Nam và trên thế giới.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic và sự kết hợp của hai phương pháp đó; đồng thời, còn sử dụng một số phương pháp khác như: Phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh Các phương pháp được sử dụng phù hợp với yêu cầu của từng nội dung luận án.
5. Những đóng góp mới của luận án
Hệ thống hóa chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về BVTNN từ năm 2001 đến năm 2010;
Đưa ra những nhận xét, đánh giá tương đối khách quan về sự lãnh đạo của Đảng đối với BVTNN trong những năm 2001 - 2010;
Đúc kết một số kinh nghiệm từ quá trình hoạt động lãnh đạo của Đảng về BVTNN từ năm 2001 đến năm 2010.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài luận án
Luận án được nghiên cứu thành công bước đầu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về BVTNN; góp phần tổng kết sự lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực bảo vệ TN, MT nói chung và BVTNN nói riêng.
Những kinh nghiệm được đúc kết trong luận án có giá trị tham khảo, vận dụng vào thực tiễn BVTNN cũng như bảo vệ TN, MT nói chung hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và các môn học có liên quan đến lĩnh vực TN, MT trong các trường cao đẳng, đại học, học viện.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu gồm 4 chương, 10 tiết.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
Do tầm quan trọng của lĩnh vực TN, MT nói chung và BVTNN nói riêng, vấn đề TN, MT đã và đang trở thành chủ đề lớn được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, các cơ quan chức năng quan tâm nghiên cứu. Trong thời gian qua đã có nhiều công trình được công bố của các tác giả, tập thể tác giả trong nước và nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án. Từ các phương diện nghiên cứu khác nhau với các cách tiếp cận khác nhau, các công trình đề cập khá sâu sắc và toàn diện đến nhiều khía cạnh của vấn đề bảo vệ TN, MT cũng như BVTNN, có thể khái quát và phân thành các nhóm công trình nghiên cứu chủ yếu sau:
1.1.1. Các công trình của tác giả nước ngoài nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc, tổ chức tại Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992, quyết định lấy ngày 22 tháng 3 hằng năm là ngày Nước Thế giới. Kể từ đó, nhiều công trình nghiên cứu về TNN trên thế giới được triển khai và công bố. Các công trình nghiên cứu từ rất nhiều khía cạnh của TNN thế giới như: Đặc điểm TNN trên trái đất; sự phân bố và sử dụng nước trên toàn cầu; đến những dự báo về nhu cầu sử dụng nước trong tương lai; cùng những cảnh báo các yếu tố tác động đến TNN thế giới, làm suy giảm, cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước. Các nhà khoa học đã chuẩn bị những kịch bản về nước trên thế giới cho nửa đầu thế kỷ XXI, phân tích kịch bản để đưa ra một bức tranh toàn cầu về nước, qua đó rung hồi chuông báo động về tình trạng suy kiệt nguồn nước thế giới, kêu gọi các tổ chức quốc tế, chính phủ các quốc gia và toàn thể nhân loại cùng chung tay hành động BVTNN toàn cầu.
Công trình nghiên cứu của nhóm tác giả thuộc Trung tâm Nghiên cứu hệ thống môi trường, Đại học Kassel, nước Đức, World Water in 2025 - Global modelling scenarios for the World Commission on Water for the 21st Century [166] (tạm dịch: Nước thế giới năm 2025 - Các viễn cảnh mô hình toàn cầu cho Ủy ban Thế giới về Nước cho thế kỷ 21), đã chỉ ra sự tương phản lớn về tình hình TNN giữa các nước công nghiệp phát triển và đang phát triển. Ở các nước công nghiệp phát triển, nước thải công nghiệp được kiểm soát chặt chẽ nên thường được xử lý trước khi xả thải ra môi trường; ngành công nghiệp tái chế nguồn nước thải phát triển khá mạnh và hoạt động hiệu quả; đồng thời, họ thực hiện rất nghiêm ngặt các quy trình trong sử dụng TNN để không gây hậu quả tiêu cực tác động đến môi trường và TNN. Còn ở các nước đang phát triển, nước thải thường không được xử lý trước khi xả thải ra môi trường, việc tái chế nguồn nước thải không được coi trọng, cùng với việc sử dụng lãng phí nguồn nước, là nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái nhanh chóng cả về chất lượng và số lượng nước cho người sử dụng và chính quốc gia đó, đã làm gia tăng áp lực lên TNN toàn cầu.
Nhóm tác giả đã chỉ ra những xu hướng sử dụng nước bền vững và những giải pháp, nhằm cải thiện về hiệu quả sử dụng nước. Tuy nhiên, những giải pháp nhằm cải thiện về hiệu quả sử dụng nguồn nước, không đủ để tránh tiếp diễn tình trạng thiếu nước nghiêm trọng xảy ra ở nhiều lưu vực sông trên thế giới. Vậy nên, các quốc gia còn cần phải thay đổi cấu trúc cơ bản trong phát triển kinh tế, nhằm giảm nhu cầu nước cần thiết trong chăn nuôi, trồng trọt hay trong công nghiệp. Từ những kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đã đưa ra những kịch bản về tình hình nghiêm trọng của TNN đang diễn ra, những nguy cơ thiếu nước có thể xảy ra trên phạm vi toàn thế giới và thậm chí gây ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nguồn nước trên toàn cầu.
Ở một công trình khác, nhóm tác giả của bài viết “Future long-term changes in global water resources driven by socio-economic and climatic changes” [167] (tạm dịch: “Những thay đổi lâu dài trong tương lai về nguồn tài nguyên nước toàn cầu do những thay đổi về kinh tế - xã hội và khí hậu thay đổi”), đăng trên Journal of Hydrological Sciences (Tạp chí Khoa học Thủy văn), đã sử dụng một mô hình nước toàn cầu, để phân tích các tác động của thay đổi khí hậu và KT - XH đến TNN và cho thấy sự căng thẳng về nước trên toàn cầu trong tương lai. Bài viết đã chỉ ra nguyên nhân của tình trạng thiếu nước, không chỉ có tác động của sự thay đổi khí hậu và dân số, mà còn có sự ảnh hưởng của thu nhập, sản xuất điện và hiệu quả sử dụng nước. Trong đó, nguyên nhân chính của việc tăng căng thẳng về nước, là sự gia tăng của lượng nước sử dụng, do những thay đổi trong thu nhập quốc dân.
Từ những phân tích và so sánh tác động của thay đổi trong thu nhập, hiệu quả sử dụng nước, sản xuất điện và KT - XH đối với sự căng thẳng nước toàn cầu trong tương lai. Những nghiên cứu của công trình cho thấy áp lực ngày càng lớn đối với TNN trên phạm vị toàn thế giới; nguồn nước ngày càng bị suy thoái và cạn kiệt; các dòng chảy ở nhiều lưu vực sông bị hư hại và thay đổi; lưu vực sông có thể thường xuyên có dòng chảy thấp ngày càng gia tăng so với tổng diện tích lưu vực sông trên toàn cầu.
Từ một góc độ tiếp cận khác, tác giả Odeh Al Jayyousi với bài viết “Water as a Human Right: Towards Civil Society Globalization” [173] (tạm dịch: “Nước như một Quyền con người: Hướng tới Toàn cầu hoá Xã hội Dân sự”), đăng trên International Journal of Water Resources Development (Tạp chí Quốc tế Phát triển Tài nguyên nước), đã nghiên cứu nước với tư cách là một quyền con người, với cách tiếp cận này, tác giả đã mang lại cách nhìn mới về PTBV khi lập luận mở rộng khái niệm từ góc độ nhân quyền.
Tác giả luận giải nước là một quyền của con người. Trong Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs), các mục tiêu về giải quyết đói nghèo, sức khỏe, giới tính, giáo dục và tính bền vững môi trường có liên kết với nhau và môi trường bền vững là nền tảng cho các mục tiêu khác, tất cả các mục tiêu này rất quan trọng cho cách tiếp cận quyền con người đối với nước và môi trường. Qua mối liên kết đó, tác giả chứng minh một điều hiển nhiên rằng, tất cả các quyền con người không thể tách rời mối quan hệ của chúng với nhau. Thiếu nước và vệ sinh môi trường rõ ràng có ảnh hưởng đến việc thụ hưởng các quyền con người khác như: quyền được giáo dục, quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền được làm việc, Việc công nhận nước là một quyền của con người tạo ra ý thức chính trị để giải quyết các vấn đề về nước và BVMT, giảm nghèo, nâng cao sức khỏe của con người, giải quyết vấn đề việc làm bằng cách thiết lập một quan hệ đối tác giữa quyền con người và các tổ chức, cộng đồng ngành nước nói riêng và ngành TN, MT nói chung ở mỗi quốc gia và trên toàn thế giới.
Năng lượng là ưu tiên thứ hai sau nước và trong kế hoạch thực hiện toàn cầu, các nguồn năng lượng tái tạo phải được tăng lên đáng kể, để sản xuất năng lượng, nước có vai trò rất quan trọng. Trong bài “Water demands for bioenergy production” [177] (tạm dịch: “Nhu cầu nước cho sản xuất năng lượng sinh học” đăng trên Water Resources Development (Tạp chí Phát triển Tài nguyên nước), tác giả cho rằng áp lực ngày càng chuyển các nguồn năng lượng tái tạo leo thang. Trên cơ sở thực trạng TNN và những áp lực ngày càng lớn của nhu cầu phát triển năng lượng tác động đến TNN, bài viết đã tập trung đánh giá các nhu cầu nước cho sản xuất năng lượng sinh học hiện tại và tương lai nhằm cung cấp thêm những cơ sở khoa học cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách về BVTNN. Theo tác giả, thủy điện được tạo ra từ năng lượng tiềm năng của nước chảy và các hệ sinh thái cũng bị thay đổi đáng kể trong quá trình này; sản xuất năng lượng sinh học cũng ràng buộc rất nhiều với nước; sự phát triển của các nhà máy sử dụng cho sản xuất năng lượng đòi hỏi một lượng nước rất lớn. Tác giả đã đưa ra ví dụ, để sản xuất 1kg chất khô của gỗ, mía, hạt hoặc một số loại cây trồng khác cho mục đích sản xuất năng lượng sinh học đòi hỏi thường sử dụng khoảng 200kg nước. Theo đó, tác giả cho rằng, đây là chủ đề cần được nghiên cứu chi tiết, kỹ lưỡng nhằm xác định tiềm năng tăng trưởng sản xuất năng lượng sinh học của từng khu vực địa lý để quản lý, sử dụng và khai thác có hiệu quả nguồn TNN trên thế giới.
Khi bàn về lưu vực sông, bài viết “Water Resource Models in the Mekong Basin: A Review” [174] (tạm dịch: “Các mô hình tài nguyên nước ở lưu vực Mê Kông: Đánh giá”), đăng trên Water Resources Management (Tạp chí Quản lý Tài nguyên nước), đã đánh giá mô hình TNN ở lưu vực sông Mê Kông. Nhóm tác giả cho rằng, mô hình TNN đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong các cuộc tranh luận, với những nỗ lực đáng kể trong việc xây dựng nền tảng mô hình tích hợp để mô tả các tác động thủy văn, sinh thái, KT - XH đến phát triển TNN ở lưu vực sông Mê Kông. Qua đó, các quốc gia lưu vực sông Mê Kông phải có những đầu tư nghiên cứu một cách toàn diện để xác định được một hệ thống giải pháp tối ưu cho mô hình quản lý tổng hợp TNN ở lưu vực sông Mê Kông hiệu quả và bảo đảm phát triển TNN ở lưu vực sông Mê Kông bền vững.
Bài viết “Downstream Hydrological Impacts of Hydropower Development in the Upper Mekong Basin” [176] (tạm dịch: “Các tác động của việc phát triển thủy điện ở thượng lưu sông Mê Kông vào thủy văn khu vực hạ lưu”), đăng trên Water Resources Management (Tạp chí Quản lý Tài nguyên nước) được nhóm tác giả nghiên cứu, tiếp cận từ sự phát triển năng lượng. Đó là sự phát triển thủy điện của các quốc gia trên lưu vực sông Mê Kông đã có tác động và ảnh hưởng đến thủy văn hạ lưu, trong đó Việt Nam là quốc gia phải nhận ảnh hưởng nặng nề nhất. Lưu vực sông Mê Kông ở Đông Nam Á đang trải qua sự phát triển thủy điện với quy mô rộng lớn. Các đập, thác quy hoạch thủy điện ở thượng lưu đã, đang và sẽ tiếp tục được xây dựng, có tác động rất lớn đến toàn bộ lưu vực sông ở hạ lưu. Nhóm tác giả chỉ ra lo ngại về những hậu quả của sự phát triển cho các hệ sinh thái, sinh kế và an ninh lương thực trong khu vực. Trong đó, bài viết tập trung đánh giá ảnh hưởng của các đợt xả lũ về hạ lưu và những thay đổi thủy văn mùa khô do các đập thủy điện đã ảnh hưởng, tác động tới tất cả các trạm thủy văn hạ lưu và khẳng định chế độ thủy văn của sông Mê Kông đã bị thay đổi đáng kể, cần phải duy trì dòng chảy trên dòng chính của sông Mê Kông trên cơ sở các chế độ dòng chảy tự nhiên.
Những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới về TNN đã được công bố nhằm cung cấp những luận cứ khoa học quan trọng để giải quyết “bài toán” về vấn đề ô nhiễm, suy giảm, cạn kiệt nguồn TNN toàn cầu. Đồng thời, các nhà khoa học cũng đã đưa ra những cảnh báo về nguy cơ ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước trên thế giới và kêu gọi sự chung tay, hợp tác của tất cả các quốc gia trên thế giới để ngăn chặn và đẩy lùi sự suy giảm, cạn kiệt TNN toàn cầu.
1.1.2. Các công trình của tác giả trong nước nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
* Nhóm công trình nghiên cứu về bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững
Trong những năm gần đây, nhiều nhà khoa học ở Việt Nam đã có những quan tâm nghiên cứu đến lĩnh vực TN, MT và việc bảo vệ TN, MT trong quá trình phát triển KT - XH để hướng đến sự PTBV. Nhiều công trình nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng cung cấp những luận cứ khoa học về TN, MT, bảo vệ TN, MT và PTBV đã được công bố.
Cuốn sách Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững của tác giả Lưu Đức Hải và Nguyễn Ngọc Sinh [92], đã hệ thống khái quát lý thuyết PTBV và luận giải những vấn đề cơ bản về quản lý môi trường cho sự PTBV. Trên cơ sở lý thuyết chung về PTBV, nhóm tác giả đã dành nửa dung lượng còn lại (từ tr.183 - 335) của cuốn sách để trình bày những vấn đề về quản lý môi trường cho sự PTBV như: Khái niệm, mục tiêu, phương pháp, nguyên tắc, nội dung, đánh giá, quy hoạch môi trường, các công cụ pháp luật, công cụ kinh tế trong quản lý môi trường cho sự PTBV. Nhóm tác giả cũng đã đề cập đến quan điểm của Đảng về BVMT trong Chỉ thị số 36-CT/TW của Bộ Chính trị, ngày 25/6/1998 “Về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (tr.180, 181). Tuy nhiên, nhóm tác giả mới chỉ dừng lại ở chỗ nêu mục tiêu, quan điểm và các giải pháp chính của Chỉ thị số 36 để luận giải cho vấn đề nghiên cứu của công trình mà chưa đi vào phân tích, luận giải chủ trương của Đảng về BVMT.
Cuốn sách Tài nguyên Môi trường và Phát triển bền vững của tác giả Lê Huy Bá cùng nhóm cộng sự [4], đã cung cấp hệ thống kiến thức cơ bản và khoa học về tài nguyên môi trường và PTBV. Tiếp cận từ phương diện Môi trường học, các tác giả đã dành hai chương đầu để khái quát những vấn đề chung về tài nguyên môi trường và PTBV. Từ chương 3 đến chương 10, nhóm tác giả đã tập trung luận giải vấn đề tài nguyên môi trường theo phân loại và đưa ra những giải pháp nhằm sử dụng, PTBV các loại tài nguyên: Đất, nước, không khí, năng lượng, biển, rừng, đa dạng sinh học và khoáng sản. Hành vi ứng xử với môi trường, sự gia tăng dân số, chính sách kinh tế BVMT và giới hạn của tài nguyên môi trường, cùng với cách thức quản lý chúng được các tác giả trình bày trong ba chương còn lại (chương 11,12,13). Đặc biệt, trong chương 4, với dung lượng hơn bốn mươi trang sách (từ tr.115 - 155), nhóm tác giả đã trình bày khái quát những vấn đề chung về tài nguyên môi trường nước và PTBV như: Đặc tính, vai trò, sự phân bố TNN trên thế giới và Việt Nam, nhu cầu sử dụng nước và tính khan hiếm của nước, đồng thời nêu ra một số biện pháp cụ thể để BVTNN như: Bảo vệ lớp phủ thực vật; xây dựng các hồ và bể chứa nước; quản lý chặt chẽ lượng nước sử dụng; tăng cường lượng nước tái sử dụng, tránh gây ô nhiễm nguồn nước và xử lý nước thải tốt hơn; tận dụng nước ngọt; tận dụng khả năng tự làm sạch của môi trường nước.
Tác giả Phạm Ngọc Đăng với cuốn sách Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp [88], đã khẳng định, quản lý môi trường là một trong tám giải pháp quan trọng nhằm đạt được mục tiêu BVMT mà Đảng đã đề ra. Tác giả đã chỉ rõ, quản lý môi trường phải nhằm mục đích ngăn ngừa ô nhiễm, kiểm soát ô nhiễm, chữa trị ô nhiễm - phục hồi môi trường và tiến tới xây dựng các đô thị sinh thái, nền sản xuất công nghiệp sạch hơn, góp phần phát triển KT - XH bền vững, qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Tác giả đã khẳng định rằng, muốn quản lý môi trường có hiệu quả và đạt được mục đích trên thì trước tiên phải xây dựng hoàn chỉnh hệ thống tổ chức quản lý môi trường từ trung ương đến các địa phương, cơ sở sản xuất. Cơ quan quản lý môi trường phải phối hợp tốt với các cơ quan quản lý đô thị và khu công nghiệp có liên quan. Quản lý môi trường phải dựa trên nền tảng pháp luật, quy định về tiêu chuẩn môi trường quốc gia và áp dụng các phương cách quản lý tiên tiến, phù hợp. Mặc dù, tác giả khẳng định quản lý môi trường là một trong tám giải pháp quan trọng nhằm đạt được mục tiêu BVMT mà Đảng đã đề ra, song nội dung cuốn sách chưa đề cập đến chủ trương của Đảng về BVMT, BVTNN thông qua các chỉ thị, nghị quyết cũng như các văn kiện của Đảng.
Cuốn sách Quản lý tài nguyên và môi trường của tác giả Nguyễn Ngọc Dung [68], cũng đã dành chương 1 để trình bày khái quát những vấn đề chung về TN, MT và PTBV như: Các khái niệm về TN, MT, PTBV và nêu những thách thức đối với TN, MT toàn cầu cũng như ở Việt Nam. Công trình nghiên cứu của tác giả chủ yếu tập trung vào các nội dung quản lý tài nguyên và môi trường vật lý về: Nước, không khí, đất. Tác giả đã trình bày các chính sách, pháp luật của Nhà nước, hoạt động của các địa phương và công tác xã hội hóa về quản lý TN, MT nước, không khí và đất. Trong đó, tác giả đã dành một phần trong nội dung chính để trình bày về quản lý TN, MT nước, nhưng do mục đích nghiên cứu mà cuốn sách chưa đề cập đến chủ trương của Đảng về BVMT cũng như BVTNN.
Cuốn sách Hiện đại hóa xã hội và sinh thái do tác giả Lương Việt Hải và I.K.Lixiev đồng chủ biên [94] là công trình tập hợp các bài nghiên cứu của một số chuyên gia hai nước Việt Nam và Nga với nội dung phong phú. Các bài viết trong cuốn sách đã tập trung phân tích mối quan hệ biện chứng giữa hiện đại hóa xã hội và sinh thái, phân tích một số bài học kinh nghiệm của Nga và Việt Nam trong tiến trình hiện đại hóa xã hội và đề xuất một số giải pháp giải quyết các mối quan hệ giữa tiến trình hiện đại hóa xã hội và bảo vệ môi trường sống, góp phần đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa xã hội và nâng cao văn hóa sinh thái trong quá trình hiện đại hóa xã hội ở mỗi nước.
Tiếp cận theo phương thức liên ngành, tích hợp kiến thức, tác giả Trương Quang Học với cuốn sách Việt Nam: Thiên nhiên, Môi trường và Phát triển bền vững [95], đã cung cấp những kiến thức toàn diện và cơ bản nhất về thiên nhiên và môi trường trong PTBV của Việt Nam. Trong mỗi vấn đề cụ thể của mỗi chương, tác giả đã trình bày khái quát vấn đề đó trên phạm vi thế giới, sau đó phân tích riêng ở Việt Nam. Cuốn sách có một chương trình bày về TNN, trong đó tác giả dành 2 trang (124, 125) để đánh giá kết quả thực hiện lĩnh vực ưu tiên “Bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững TNN” trong Định hướng Chiến lược Phát triển bền vững ở Việt Nam và nêu định hướng bảo vệ và sử dụng hợp lý TNN.
Nhóm tác giả Ngô Thắng Lợi, Vũ Thành Hưởng của cuốn sách chuyên khảo Phát triển bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh mới của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu [112] đã cung cấp kiến thức toàn diện về cơ sở lý luận và kinh nghiệm của một số nước về PTBV. Qua đó, đề xuất quan điểm, nội hàm và tiêu chí đánh giá PTBV của Việt Nam, đó là sự phát triển phải dựa trên ba trụ cột bền vững: Kinh tế - Xã hội - Môi trường. Cùng với việc đưa ra được quan niệm về PTBV, công trình nghiên cứu của nhóm tác giả đã nghiên cứu đánh giá thực trạng PTBV của Việt Nam và những vấn đề cấp bách đặt ra. Đáng chú ý, nhóm tác giả đã dành 6 trang (từ tr.144 - 149) trong cuốn sách đề cập đến chủ trương của Đảng về BVMT cho sự PTBV. Tuy nhiên, nhóm tác giả mới chỉ dừng lại ở việc khái quát quá trình hoàn thiện quan điểm của Đảng về PTBV trong quá trình công nghiệp hóa mà chưa đi sâu phân tích, đánh giá chủ trương của Đảng về BVMT cho sự PTBV của đất nước.
Luận án tiến sĩ Phát triển năng lực giáo dục bảo vệ môi trường cho sinh viên sư phạm ngành giáo dục tiểu học của tác giả Nguyễn Như An [1], tiếp cận từ phương diện giáo dục. Luận án đã làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về phát triển năng lực giáo dục BVMT cho sinh viên sư phạm, ngành giáo dục tiểu học. Tác giả cho rằng, giáo viên tiểu học là lực lượng quan trọng góp phần nâng cao trình độ nhận thức về BVMT cho những thế hệ tương lai của đất nước, bởi vậy phát triển năng lực cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học là một giải pháp hữu hiệu nhằm thực hiện chủ trương của Đảng về nâng cao nhận thức về BVMT và xã hội hóa công tác BVMT.
Luận án tiến sĩ Vai trò của Nhà nước đối với việc bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam hiện nay của tác giả Lê Thị Thanh Hà [90], nhìn từ góc độ triết học, luận án đã làm rõ lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của Nhà nước trong BVMT. Đánh giá thực trạng vai trò của Nhà nước trong BVMT, chỉ ra nguyên nhân của thực trạng làm cơ sở để đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của Nhà nước Việt Nam đối với việc BVMT trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Luận án tiến sĩ Vai trò của Nhà nước trong việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở nước ta hiện nay của tác giả Nguyễn Thị Khương [107], đã làm rõ được những vấn đề đặt ra về nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với BVMT sinh thái ở Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH; đồng thời, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của quản lý nhà nước trong việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với BVMT sinh thái thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Tác giả Đỗ Trọng Hưng với luận án tiến sĩ Kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay [100], đã tiếp cận từ phương diện triết học để phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận về kết hợp tăng trưởng kinh tế với BVMT tự nhiên. Trên cơ sở đó, tác giả tập trung phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra trong việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với BVMT ở các tỉnh Bắc Trung Bộ và đề xuất những quan điểm, giải pháp nhằm kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với BVMT ở các tỉnh Bắc Trung Bộ. Tác giả có đề cập đến một số chỉ thị, nghị quyết của Đảng về BVMT để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của luận án, nhưng mới dừng lại ở việc khẳng định sự quan tâm chỉ đạo của Đảng về BVMT được thể hiện qua các kỳ đại hội (từ Đại hội VI đến Đại hội XI) mà chưa đi vào phân tích, luận giải chủ tr...an trọng cho sự tồn tại và phát triển của các hệ sinh thái, quyết định chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần của con người.
Nước phục vụ cho sinh hoạt, sức khoẻ và vệ sinh. Nước là thành phần thiết yếu đối với sức khoẻ con người và sự thịnh vượng. Nước là động lực cho sự phát triển bền vững của nhân loại. Việc cung cấp nước cho con người đóng vai trò hết sức quan trọng, bảo đảm duy trì và cải thiện sức khoẻ, giảm nguy cơ mắc các loại bệnh tật. Nguồn nước không bảo đảm vệ sinh chính là môi trường thuận lợi cho sự lan truyền các căn bệnh truyền nhiễm và phát triển các đại dịch. Vì vậy, bảo đảm cung cấp nước sạch đầy đủ cho nhu cầu sinh hoạt của con người có vai trò hết sức quan trọng trong công tác chăm lo sức khoẻ cộng đồng, bảo đảm cho sự phát triển xã hội bền vững.
Nước có vai trò to lớn trong BVMT. Một đặc điểm hết sức quý giá của nước là khả năng tự làm sạch do nước luôn luôn luân chuyển, đồng thời, nhờ các loại động thực vật trong nước làm phân huỷ các chất hữu cơ. Ngoài ra, nước còn có thể làm sạch cả môi trường khi nó đi qua. Tuy nhiên, khi lượng chất thải gia nhập quá lớn, vượt mức chịu tải của nguồn nước thì nước trở nên bị ô nhiễm, không còn khả năng tự làm sạch và không thể sử dụng cho các nhu cầu KT - XH.
Có thể nói, nước đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống cũng như phát triển KT - XH. Nếu thiếu nước, khí hậu sẽ thay đổi, cuộc sống của con người cũng thay đổi theo hướng khó khăn hơn. Việc quản lý, bảo vệ và sử dụng nước không hợp lý sẽ gây ra những thiệt hại to lớn về kinh tế và hủy hoại môi trường sống của con người.
* Đặc điểm tài nguyên nước Việt Nam
Mặc dù lượng nước trên trái đất rất khổng lồ, bao phủ hơn 70% bề mặt trái đất là đại dương chứa nước mặn chiếm hơn 97% tổng lượng nước, nước ngọt chiếm khoảng 2,5% tổng lượng nước, song lượng nước ngọt cho phép con người sử dụng được chỉ chiếm một phần rất nhỏ bé, có 0,6% tổng lượng nước (gồm cả nước mặt và nước ngầm).
Việt Nam là một quốc gia thiếu nước. Theo tiêu chí đánh giá của Hiệp hội Tài nguyên nước Quốc tế (IWRA), quốc gia nào có lượng nước bình quân đầu người dưới 4000m³/người/năm là quốc gia thiếu nước. Xét theo tiêu chí đó, Việt Nam tính theo đầu người, với nguồn nước nội địa, lượng nước chỉ đạt 3600m³/người/năm, thuộc quốc gia thiếu nước. Thiếu nước ngọt đã và đang xảy ra ở nhiều nơi, nhất là vùng núi cao phía Bắc và vùng đồng bằng ven biển. Nguy cơ này sẽ trở nên trầm trọng hơn theo thời gian khi nhu cầu sử dụng nước ngày càng gia tăng.
Sự phân bố TNN không đồng đều trên toàn lãnh thổ theo không gian và thời gian. Theo không gian, sự phân bố TNN không đồng đều giữa các địa phương, các vùng miền là do địa hình, khí hậu và cấu trúc địa tầng khác nhau tạo nên: Ở miền núi cao, đón gió ẩm là nơi có lượng mưa lớn, còn ở những sườn núi, thung lũng khuất gió là nơi có lượng mưa ít; sự phân bổ dòng chảy phụ thuộc vào lượng mưa lớn thì dòng chảy lớn và ngược lại; trữ lượng nước ngầm dồi dào nhất ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, khá nhiều ở Tây Nguyên và ít hơn ở vùng núi Tây Bắc, Đông Bắc và duyên hải Nam Trung Bộ. Theo thời gian, sự phân bố không đều lượng nước trong năm theo hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, tạo nên sự khác nhau về lượng nước, về thời gian xuất hiện giữa các vùng trong cả nước, mùa khô kéo dài và khắc nghiệt làm cho nhiều địa phương rơi vào tình trạng hạn hán và thiếu nước.
Tài nguyên nước ở Việt Nam ẩn chứa nhiều yếu tố không bền vững. Xét về số lượng, Việt Nam là quốc gia có nguồn nước mặt phụ thuộc chủ yếu vào các dòng sông quốc tế (hơn 60% lượng nước mặt từ ngoài lãnh thổ chảy vào), khi các quốc gia ở thượng nguồn khai thác nước sông ngày càng nhiều sẽ ảnh hưởng tới tính ổn định của nguồn nước mặt ở Việt Nam; bên cạnh đó, nguồn nước ngầm không phải là tài nguyên vô tận cũng đang bị khai thác, sử dụng không hợp lý, số giếng khoan gia tăng theo cấp số nhân trên phạm vi cả nước, thiếu sự kiểm soát. Xét về chất lượng, theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, tốc độ phát triển KT - XH không đi đôi với thực hiện tốt bảo vệ TN, MT đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới TNN ở Việt Nam. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt ngày càng tăng cả về mức độ và quy mô. Nguồn nước ngầm ở nhiều đô thị, khu công nghiệp, làng nghề, bị ô nhiễm do các chất hữu cơ khó phân hủy và hàm lượng vi khuẩn cao.
Việt Nam có nhiều thiên tai gắn liền với nước. Việt Nam có tổng diện tích là 331.000km² thì có đến 75% diện tích là đồi núi và tập trung chủ yếu ở miền Bắc, Tây Nguyên và khu vực miền Trung, còn lại là đồng bằng phù sa và châu thổ. Địa hình miền núi tạo ra tiềm năng đáng kể về thuỷ điện và dự trữ nước. Tuy nhiên, đó cũng là nguyên nhân gây lũ, lũ quét, sạt lở, xói mòn đất. Lũ, úng là hiện tượng xảy ra thường xuyên gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế quốc dân, đồng thời cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước.
2.1.2. Thực trạng bảo vệ tài nguyên nước ở Việt Nam trước năm 2001
Trước năm 1975 ở Việt Nam, TNN được coi là vô tận, việc khai thác, sử dụng các nguồn nước chủ yếu tự phát theo nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân, mà không quan tâm đến vấn đề ô nhiễm và suy kiệt nguồn nước.
Giai đoạn 1975 - 1985, cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, công cuộc xây dựng đất nước chủ yếu tập trung cho phát triển kinh tế và khắc phục hậu quả chiến tranh, vì thế chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước tập trung cho phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội. Mặc dù vậy, vấn đề TN, MT giai đoạn này cũng bắt đầu được đề cập đến, nhận thức về TNN đã khác so với trước năm 1975, nước được xem là loại tài nguyên hữu hạn, có thể bị ô nhiễm và cạn kiệt nếu không được bảo vệ. Theo đó, hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ bảo vệ TN, MT được triển khai, các nhà khoa học cũng đã dành thời gian quan tâm nghiên cứu về lĩnh vực TNN, cụ thể là nghiên cứu điều tra về TNN nhưng mới chỉ đi theo hướng kiểm kê về số lượng và bước đầu có đánh giá về chất lượng các nguồn nước. Ngoài lĩnh vực hoạt động nghiên cứu khoa học, BVTNN giai đoạn này chưa có những hoạt động cụ thể, cũng như chưa có sự vào cuộc của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Từ năm 1986, Đảng lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước, nhằm định hướng lại nền kinh tế Việt Nam. Cùng với đó, vấn đề bảo vệ TN, MT cũng được Đảng và Nhà nước quan tâm. Nhận thức và chủ trương của Đảng về bảo vệ TN, MT từng bước được hình thành, vấn đề BVTNN cũng được nhìn nhận chung trong lĩnh vực TN, MT. Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới, KT - XH đã đạt được những thành tựu đáng kể, đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng KT - XH. Ngược với đó, lĩnh vực TN, MT lại có những vấn đề nảy sinh phức tạp đòi hỏi cần có sự quan tâm đúng mức. Đảng và Nhà nước đã nhận thấy tính cấp thiết của việc BVMT, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với lĩnh vực TN, MT. Bởi vậy, tháng 6-1998, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 36-CT/TW về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Đây là nghị quyết chuyên đề đầu tiên của Đảng về bảo vệ TN, MT. Nghị quyết đã chỉ rõ tình trạng TNN của quốc gia đang phải đối mặt với sự suy giảm cả về số lượng cũng như chất lượng: “Nguồn nước mặt và nước ngầm đang ngày càng bị ô nhiễm và cạn kiệt, vùng biển đã bắt đầu bị ô nhiễm” [84, tr.224]. Để giải quyết những vấn đề đặt ra đối với TNN của quốc gia, Đảng chủ trương: “Tăng cường các biện pháp quản lý tổng hợp nguồn nước theo lưu vực sông, khẩn trương nghiên cứu các phương án đối phó với nguy cơ thiếu nước trong những năm tới” [84, 229].
Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước đã ban hành chính sách, pháp luật về BVMT, BVTNN. Tháng 6/1991, Chính phủ đã thông qua Kế hoạch Quốc gia về môi trường và phát triển bền vững 1991 - 2000. Ðây là văn bản có tính chiến lược đầu tiên đề cập đến tất cả các lĩnh vực môi trường và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Tiếp đó, các văn bản pháp luật về BVMT, BVTNN đã được ban hành như Luật Bảo vệ môi trường (1993); Luật Tài nguyên nước (1998). Đây là cơ sở pháp lý để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách nhằm thực thi hiệu quả công tác quản lý, BVTNN của quốc gia.
Mặc dù, vấn đề BVTNN đã được đề cập đến trong Nghị quyết của Đảng, Quốc hội đã ban hành Luật Tài nguyên nước (1998), nhưng trên thực tế các công việc, các hoạt động để phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, bảo đảm an toàn nguồn nước còn mờ nhạt, chưa có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội cùng những hoạt động cụ thể, tích cực để phòng, chống cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước. Chưa có hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về TNN từ trung ương đến cơ sở (xã, phường), việc quản lý về TNN còn chồng chéo giữa các Bộ, ngành nên chưa có những giải pháp mang tính đồng bộ và những hoạt động cụ thể nhằm ngăn chặn những tác động xấu đến TNN cũng như khắc phục triệt để sự cố môi trường nước; thiếu chế tài để quản lý khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm TNN cũng như bảo vệ khả năng phát triển TNN. Đó cũng là những hạn chế của việc BVTNN trước năm 2001.
Bên cạnh đó, chính sự phát triển KT - XH của đất nước trong giai đoạn này đã và đang tiếp tục đặt ra cho lĩnh vực TNN nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó nghiêm trọng nhất là vấn đề thiếu nước và ô nhiễm môi trường nước. Quá trình tích nước cho các hồ chứa ở thượng lưu để sử dụng phát điện làm cho TNN trên các lưu vực sông suy giảm nghiêm trọng về số lượng. Việc phát triển mạnh mẽ đô thị và các khu công nghiệp nhưng không có biện pháp quản lý chặt chẽ và xử lý triệt để các chất thải, nước thải theo tiêu chuẩn cũng làm ô nhiễm nguồn nước mặt ngày càng tăng cả về mức độ và quy mô. Nạn khai thác, đốt rừng bừa bãi gây sói mòn, làm cho nguồn nước dần cạn kiệt.
Xét từ một phương diện khác, các nước công nghiệp phát triển có xu hướng chuyển công nghệ lạc hậu, ô nhiễm vào các nước kém phát triển và đang phát triển và chuyển các lĩnh vực sản xuất gây ô nhiễm môi trường, tiêu tốn nguồn nước như sản xuất bột ngọt, sản xuất mía đường, sản xuất xi măng... Việt Nam không phải là quốc gia ngoại lệ. Cùng với đó là lợi ích quốc gia, cục bộ, trên các dòng sông lớn, các quốc gia ở thượng nguồn đã đắp đập trữ nước, làm thủy điện, khai thác cát... gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển KT - XH, an ninh, quốc phòng của các quốc gia thuộc hạ lưu. Điển hình như, Trung Quốc đã khai thác cát phục vụ công nghiệp, xây hàng loạt hồ trữ nước, xây dựng nhiều nhà máy thủy điện trên dòng sông Mê Kông gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh nguồn nước ở hạ lưu.
Thực trạng trên đặt ra những thách thức to lớn về nguy cơ cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước dẫn đến khan hiếm nước ở Việt Nam. Tài nguyên nước không phải là vô tận. Bảo vệ và sử dụng hợp lý TNN sẽ góp phần thực hiện các mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế, xã hội và BVMT cho sự PTBV. Bởi vậy, Việt Nam cần có nhận thức đúng và toàn diện các vấn đề có liên quan đến TNN, từ đó có những chủ trương, chính sách, quyết định đúng đắn, kịp thời và khôn khéo nhằm bảo vệ và PTBV nguồn TNN của quốc gia.
2.2. Chủ trương của Đảng về bảo vệ tài nguyên nước
Bước sang thế kỷ XXI, sự phát triển nhảy vọt của khoa học - công nghệ, cùng với xu thế toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế có tác động sâu sắc đến sự phát triển của các quốc gia trên thế giới, tạo nên những cơ hội lớn cho các nước đang phát triển, vươn lên để cải thiện vị thế của mình, trong đó có Việt Nam. Song, những vấn đề về BĐKH, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên sẽ tiếp tục là những thách thức nghiêm trọng nhất mà nhân loại phải đối mặt. Cùng với các nước trên thế giới, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động lớn của BĐKH, cũng đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về TN, MT.
Thực tiễn quá trình phát triển KT - XH của đất nước, đặc biệt trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đã khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa chiến lược của việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái, đặc biệt là BVTNN. Đảng Cộng sản Việt Nam từng bước có nhận thức đúng về vấn đề TN, MT, sự cần thiết phải bảo vệ TN, MT và dần đưa vấn đề bảo vệ TN, MT về đúng vị trí quan trọng trong mối quan hệ với phát triển KT - XH để phát triển đất nước theo hướng bền vững. Điều này được thể hiện ngày càng rõ trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng; thể hiện trong các chiến lược, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Những chủ trương, định hướng, chiến lược của Đảng và Nhà nước ngày càng rõ ràng hơn về bảo vệ TN, MT, cũng như bảo vệ nguồn TNN của quốc gia, nhằm phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, bảo đảm an ninh an toàn nguồn nước và bảo vệ khả năng phát triển TNN.
Trên cở sở kết quả thực hiện BVMT theo tinh thần Chỉ thị số 36 của Đảng và hiện trạng môi trường Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, cùng những vấn đề đặt ra đối với lĩnh vực TN, MT, sự lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực TN, MT từng bước được thể hiện rõ hơn qua các nghị quyết trong nhiệm kỳ Đại hội lần thứ IX của Đảng. Những vấn đề bức xúc về môi trường đã được Đảng nhìn nhận và đánh giá khách quan trong Đại hội. Báo cáo về tình hình KT - XH qua 5 năm thực hiện nghị quyết Đại hội VIII nêu rõ: “Môi trường đô thị, khu công nghiệp tập trung và một số vùng nông thôn bị ô nhiễm ngày càng nặng. Cơ chế chính sách về môi trường còn thiếu đồng bộ, nhận thức về bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư còn nhiều hạn chế” [74, tr.257].
Nhận thức đúng đắn về những vấn đề nghiêm trọng đặt ra và để tiếp tục lãnh đạo phát triển KT - XH của đất nước trong thế kỷ mới theo hướng bền vững, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4/2001) đã đặt vấn đề bảo vệ TN, MT trong quá trình phát triển KT - XH. Muốn phát triển KT - XH theo hướng bền vững phải gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ bảo vệ TN, MT; mục tiêu phát triển KT - XH phải được xác định trong mối quan hệ chặt chẽ với mục tiêu bảo vệ TN, MT. Đó cũng là xu thế chung mà các quốc gia trên thế giới đã lựa chọn và thực hiện. Đại hội đã xác định rõ mục tiêu BVMT trong mục tiêu cụ thể của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 là môi trường tự nhiên phải được bảo vệ và cải thiện.
Trên cơ sở mục tiêu đã được xác định, Đại hội khẳng định quan điểm phát triển trong Chiến lược là “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” [74, tr.162]. Quan điểm của Đảng về phát triển đã chỉ rõ rằng, phát triển KT - XH phải gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường tự nhiên, bảo đảm sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo với môi trường tự nhiên, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học. Bảo vệ và cải thiện môi trường tự nhiên là phải chủ động phòng tránh, hạn chế tác động xấu của thiên tai và BĐKH, đồng thời, tiếp tục giải quyết hậu quả chiến tranh còn lại đối với môi trường. Bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên là phải bảo đảm cho việc khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên phục vụ cho phát triển KT - XH; đồng thời, phải bảo đảm khả năng phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Chính vì vậy, để phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững phải thực sự coi trọng cả ba lĩnh vực: Kinh tế - Xã hội - Môi trường. Trong đó, vấn đề BVMT, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên không chỉ thuộc về chức trách của các cơ quan chức năng mà là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội. Do đó, tăng cường quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ TN, MT phải đi đôi với nâng cao ý thức, trách nhiệm của mọi tổ chức, mọi doanh nghiệp và mỗi người dân về bảo vệ TN, MT; chủ động gắn kết yêu cầu bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trường trong mỗi quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển KT - XH, coi yêu cầu về môi trường là một tiêu chí quan trọng đánh giá các giải pháp phát triển.
Theo đó, với vai trò là “cốt lõi” của sự PTBV, vấn đề BVTNN phải được đặc biệt coi trọng. Mọi hoạt động sản xuất phát triển kinh tế đều có mối quan hệ biện chứng với TNN. Các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải thủy, dịch vụ... đều cần nguồn nước để thực hiện các hoạt động sản xuất. Nhưng cũng chính quá trình hoạt động sản xuất ấy lại có những tác động tiêu cực trở lại TNN, gây ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước. Bởi vậy, trong mỗi quy hoạch, dự án phát triển kinh tế vùng, phát triển các ngành kinh tế, phát triển các khu đô thị đều phải đặc biệt chú trọng việc bảo vệ và phát triển TNN. Đây phải được coi là một tiêu chí quan trọng đặc biệt khi phê duyệt các kế hoạch, dự án phát triển KT - XH cho sự PTBV.
Trên cơ sở quan điểm phát triển, Đại hội đã định hướng cho sự phát triển các ngành kinh tế và các vùng gắn với những nhiệm vụ cụ thể về bảo vệ TN, MT, BVTNN. Đối với phát triển ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và kinh tế nông thôn là “Quy hoạch hợp lý và nâng cao hiệu quả việc sử dụng quỹ đất, nguồn nước, vốn rừng gắn với bảo vệ môi trường” [74, tr.169]. Đây là chủ trương thể hiện sự phát triển trong nhận thức của Đảng về bảo vệ TN, MT trong quá trình phát triển KT - XH.
Đối với các ngành nông nghiệp, phát triển các ngành kinh tế nông nghiệp phải gắn liền với việc bảo vệ và phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trong đó, TNN cần phải được quy hoạch hợp lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn nước và bảo vệ môi trường nước bảo đảm cho các hoạt động sản xuất trong nông nghiệp cũng như đời sống của nông dân. Đại hội nhấn mạnh “Giữ gìn môi trường biển và sông, nước, bảo đảm cho sự tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản” [74, tr.170]. Để bảo đảm cho phát triển sản xuất nông nghiệp, Đại hội chủ trương: “Tiếp tục phát triển và hoàn thiện về cơ bản hệ thống thủy lợi ngăn mặn, giữ ngọt, kiểm soát lũ, bảo đảm tưới, tiêu an toàn, chủ động cho sản xuất nông nghiệp (kể cả cây công nghiệp, nuôi, trồng thủy sản) và đời sống nông dân” [74, tr.172].
Trong xây dựng kết cấu hạ tầng, những vấn đề về nước cũng được Đại hội rất quan tâm. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 định hướng: “Cung cấp đủ nước sạch cho đô thị, khu công nghiệp và cho trên 90% dân cư nông thôn. Giải quyết cơ bản vấn đề thoát nước và xử lý chất thải ở các đô thị” [74, tr.177]. Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và việc thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ, nhiều vấn đề đặt ra đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải có những quyết sách đúng đắn để giải quyết. Trong đó có những vấn đề liên quan đến TNN như: Tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở các khu đô thị, nhất là hai thành phố lớn là Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; tình trạng dân cư nông thôn thiếu nước sinh hoạt, chưa được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh diễn ra ở nhiều địa phương, tình trạng ngập úng ở các khu đô thị; vấn đề nước thải, chất thải ở các khu đô thị, khu công nghiệp và cả ở nông thôn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước... Định hướng của Đảng đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra, là căn cứ để Nhà nước thực hiện giải quyết bài toán về xử lý thoát nước và chất thải ở đô thị và bảo đảm nguồn nước sạch để cung cấp đủ cho các khu đô thị, khu công nghiệp và nông thôn.
Để bảo đảm và nâng cao đời sống nhân dân, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005 xác định: “Thực hiện tốt chương trình quốc gia về nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn, đến năm 2005 có 60% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh” [74, tr.279].
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005 định hướng cho việc bảo vệ và cải thiện môi trường là: “Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ và cải thiện môi trường theo hướng phát triển bền vững; tiến tới bảo đảm cho mọi người dân đều được sống trong môi trường có chất lượng tốt về không khí, đất, nước, cảnh quan và các nhân tố môi trường tự nhiên khác đạt chuẩn mực tối thiểu do Nhà nước quy định” [74, tr.301-302]. Để giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa phát triển KT - XH với BVMT, công tác kiểm tra, đánh giá, giám sát trong các dự án, kế hoạch phát triển cũng được Đảng nhấn mạnh và nêu rõ trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005: “Tăng cường kiểm tra và giám sát môi trường trong từng dự án đầu tư và từng quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành, các vùng lãnh thổ. Áp dụng các công nghệ và quy trình sản xuất ít chất thải, ít gây ô nhiễm môi trường” [74, tr.302].
Cùng với việc BVMT, vấn đề bảo vệ tài nguyên cũng được Đại hội định hướng rõ: “Đảm bảo sử dụng hợp lý tài nguyên, phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tiết kiệm và tiết chế sử dụng tài nguyên không tái tạo được” [74, tr.302]. Theo đó, vấn đề BVTNN cũng được xác định cụ thể trong định hướng bảo vệ và cải thiện môi trường là “Kiểm soát ô nhiễm và ứng cứu sự cố môi trường do thiên tai lũ lụt gây ra; có kế hoạch cải tạo, khắc phục sự cố ô nhiễm môi trường trên các dòng sông, hồ ao, kênh mương...” [74, tr.302].
Để thực hiện hiệu quả những chủ trương về bảo vệ TN, MT trong thời gian tiếp theo, Đại hội đã đề ra các giải pháp chủ yếu như tăng cường công tác quản lý môi trường, tiếp tục đổi mới chính sách BVMT, xây dựng hệ thống thể chế, chính sách, pháp luật nghiêm minh, chặt chẽ và hiệu quả. Văn kiện Đại hội nêu rõ:
Tăng cường công tác quản lý môi trường ở các vùng kinh tế trọng điểm, vùng dân cư tập trung. Lồng ghép kế hoạch bảo vệ môi trường vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, gắn mục tiêu bảo vệ môi trường với mục tiêu nâng cao mức sống của cộng đồng dân cư. Tăng cường đầu tư để ngăn ngừa sự cố môi trường và xử lý ô nhiễm môi trường; trước hết xử lý nước thải, chất thải rắn, tập trung ở các bệnh viện lớn; nghiên cứu tái sử dụng chất thải, áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn. Tăng khả năng dự báo các sự cố thiên nhiên, thời tiết, bão lụt, động đất, giảm thiểu các thiệt hại do thiên tai gây ra.
Hình thành khung pháp luật, chính sách về bảo vệ và cải thiện môi trường theo hướng gắn chính sách kinh tế với chính sách bảo vệ môi trường; huy động sự tham gia và đóng góp của mọi tầng lớp dân cư, của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội vào lĩnh vực bảo vệ môi trường; tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về môi trường, các chính sách môi trường thích hợp, nhất là chính sách thuế, phí môi trường, các loại quỹ môi trường,... [74, tr.336 - 337].
Trong các giải pháp về bảo vệ TN, MT đã bao hàm những giải pháp về BVTNN như: Tăng cường đầu tư ngăn ngừa sự cố môi trường, xử lý nước thải; tăng cường khả năng dự báo sự cố thiên nhiên, thời tiết, bão lụt... giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra; hình thành khung pháp luật BVTNN và huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc BVTNN.
Những định hướng của Đảng về bảo vệ TN, MT ở Đại hội IX thể hiện rõ sự phát triển trong nhận thức của Đảng đối với lĩnh vực TN, MT ở một tầm cao mới. Định hướng gắn chính sách BVMT với chính sách phát triển KT - XH là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới, hướng đến sự phát triển đất nước bền vững. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, Đảng đã khắc phục được hạn chế trong nhận thức là coi trọng phát triển kinh tế không chú trọng BVMT của thời kỳ trước. Vấn đề BVTNN được Đảng đề cập đến trong chủ trương chung về BVMT và bước đầu có những định hướng riêng cho việc BVTNN.
Cụ thể hóa chủ trương về BVMT, trong đó có BVTNN của Đại hội IX, Hội nghị lần thứ năm BCHTW Đảng khóa IX (3/2002) đã ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 18/3/2002 về “Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010”. Quan điểm của Đảng về đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn phải bảo đảm theo hướng bền vững, nghĩa là, phát triển nông nghiệp, nông thôn phải gắn với công tác BVMT. Nghị quyết nêu rõ: “bảo vệ môi trường, phòng chống, hạn chế và giảm nhẹ thiên tai, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững” [75, tr.94].
Nước là yếu tố quan trọng hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp, “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Bởi vậy, vấn đề BVTNN được xác định trong Nghị quyết của Đại hội với chủ trương ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi theo hướng sử dụng tổng hợp TNN để cấp nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nước sinh hoạt và cải thiện môi trường, phòng chống, hạn chế và giảm nhẹ thiên tai. Nghị quyết nêu rõ:
Ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống thuỷ lợi theo hướng sử dụng tổng hợp tài nguyên nước để cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nước sinh hoạt và cải thiện môi trường, phòng chống, hạn chế và giảm nhẹ thiên tai. Áp dụng các công nghệ tiên tiến, công nghệ tưới - tiêu tiết kiệm nước trong việc xây dựng và quản lý công trình thuỷ lợi. Phát triển các tổ chức hợp tác dùng nước và quản lý thuỷ nông của nông dân [75, tr.102-103].
Đối với một đất nước nông nghiệp, trong quá trình đẩy nhanh CNH, HĐH như Việt Nam, việc ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi theo hướng sử dụng tổng hợp TNN là hướng đến sự PTBV của quốc gia. Sử dụng tổng hợp TNN theo tinh thần của Nghị quyết được nhìn nhận với ý nghĩa là một quá trình để sử dụng các nguồn nước ngày một hiệu quả hơn vì mục tiêu PTBV. Trong đó, một mặt bảo đảm cho sự phát triển các ngành kinh tế của đất nước như: Nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, công nghiệp, thuỷ điện, giao thông vận tải thuỷ, du lịch, giải trí; mặt khác, bảo đảm cho sinh hoạt, sức khoẻ và vệ sinh của con người; đồng thời, phục vụ thiết thực trong việc BVMT như cải thiện môi trường tự nhiên (đất, nước, không khí), phòng chống, hạn chế và giảm nhẹ thiên tai.
Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác BVMT đối với quá trình phát triển KT - XH, đặc biệt trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, chủ trương của Đảng về BVMT ở Đại hội IX tiếp tục được nâng lên ở một tầm cao mới được thể hiện trong nghị quyết chuyên đề về BVMT thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
Ngày 15/11/2004, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW về “Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Nghị quyết đã đánh giá tình hình BVMT, phân tích sâu sắc những yếu kém, khuyết điểm, trên cơ sở đó xác định mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để BVMT thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
Trên cơ sở kế thừa và phát triển quan điểm chỉ đạo của Chỉ thị số 36, Nghị quyết số 41 xác định rõ 5 quan điểm cơ bản về BVMT:
1. Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố bảo đảm sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.
2. Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và từng địa phương. Khắc phục tư tưởng chỉ chú trọng phát triển kinh tế - xã hội mà coi nhẹ bảo vệ môi trường. Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững.
3. Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và của mỗi người, là biểu hiện của nếp sống văn hoá, đạo đức, là tiêu chí quan trọng của xã hội văn minh và là sự nối tiếp truyền thống yêu thiên nhiên, sống hài hoà với tự nhiên của cha ông ta.
4. Bảo vệ môi trường phải theo phương châm lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường là chính kết hợp với xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên; kết hợp giữa sự đầu tư của Nhà nước với đẩy mạnh huy động nguồn lực trong xã hội và mở rộng hợp tác quốc tế; kết hợp giữa công nghệ hiện đại với các phương pháp truyền thống.
5. Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ vừa phức tạp, vừa cấp bách, có tính đa ngành và liên vùng rất cao, vì vậy cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp uỷ đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân [86, tr.688 - 689].
Từ những quan điểm cơ bản đó, Nghị quyết số 41 đã xác định rõ các mục tiêu về BVMT:
1. Ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường do hoạt động của con người và tác động của tự nhiên gây ra. Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học.
2. Khắc phục ô nhiễm môi trường, trước hết ở những nơi đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, phục hồi các hệ sinh thái đã bị suy thoái, từng bước nâng cao chất lượng môi trường.
3. Xây dựng nước ta trở thành một nước có môi trường tốt, có sự hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; mọi người đều có ý thức bảo vệ môi trường, sống thân thiện với thiên nhiên [86, tr.689 - 690].
Để thực hiện mục tiêu đề ra, Nghị quyết số 41 đã xác định các nhiệm vụ chung và từng nhiệm vụ cụ thể đối với công tác BVMT. Trong đó, nhiệm vụ chung về BVMT được xác định với 5 nhiệm vụ:
1) Phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu đối với môi trường;
2) Khắc phục các khu vực môi trường đã bị ô nhiễm, suy thoái;
3) Điều tra nắm chắc các nguồn tài nguyên thiên nhiên và có kế hoạch bảo vệ, khai thác hợp lý, bảo vệ đa dạng sinh học;
4) Giữ gìn vệ sinh, bảo vệ và tôn tạo cảnh quan môi trường;
5) Đáp ứng yêu cầu về môi trường trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu nhiệm vụ trên, Nghị quyết số 41 đã đưa ra 7 giải pháp chủ yếu và yêu cầu thực hiện tốt các giải pháp đó.
Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường;
Hai là, tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường;
Ba là, đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động bảo vệ môi trường;
Bốn là, áp dụng các biện pháp kinh tế trong bảo vệ môi trường;
Năm là, tạo sự chuyển biến cơ bản trong đầu tư bảo vệ môi trường;
Sáu là, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực về môi trường;
Bảy là, mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về môi trường.
Nghị quyết số 41 là sự phát triển tư duy của Đảng về BVMT trong điều kiện mới, thể hiện rõ trong xác định mục tiêu, quan điểm và những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để BVMT thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Chủ trương của Đảng về BVMT thể hiện trong Nghị quyết số 41 đã bao hàm cả vấn đề BVTNN. Những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cho công tác BVMT nói chung cũng là quan điểm, mục tiêu, giải pháp cho công tác BVTNN. Trong đó, nhận thức của Đảng về tầm quan trọng trong BVTNN được nâng cao hơn, cụ thể hơn, bức thiết hơn. Nghị quyết đã chỉ ra thực trạng: “ chất lượng các nguồn nước suy...Châu Á với sự đồng tài trợ của Chính phủ Hà Lan, Úc và Đan Mạch) phối hợp thực hiện.
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (2011), Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
Trần Thanh Xuân (2007), Đặc điểm thủy văn và nguồn nước sông Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
Trần Thanh Xuân, Trần Thục, Hoàng Minh Tuyền (2011), Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước Việt Nam, Nxb Xây dựng, Hà Nội
Trần Thanh Xuân (2012), Tài nguyên nước các hệ thống sông chính Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
Trần Thanh Xuân (2016), Mạng lưới và tài nguyên nước sông Việt Nam - Những biến đổi và thách thức, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
Tiếng Anh
Alcamo, J., Thomas Henrichs, Thomas Rösch (2000), World Water in 2025 - Global modelling scenarios for the World Commission on Water for the 21st Century, Center for Environmental Systems Research, University of Kassel, Germany.
Alcamo, J., M. Florke and M. Marker (2007), “Future long-term changes in global water resources driven by socio-economic and climatic changes”, Journal of Hydrological Sciences, Vol. 52, No. 2, April, pp. 247-275.
Bruce P. Hooper (2005), Integrated River Basin Governance - Learning from International Experience, IWA Publishing, London.
Edsel E. Sajor and Nguyen Minh Thu (2009), “Institutional and Development Issues in Integrated Water Resource Management of Saigon River”, The Journal of Environment and Development, 18:3, pp. 268-290.
Liao, Y., M. Giordano and C. de Fraiture (2007), “An empirical analysis of the impacts of irrigation pricing reforms in China”, Water Policy, Vol. 9, Supplement No. 1, pp. 45-60.
Molle, F., Wester, P., & Hirsch, P. (2007), “River basin development and mangement”. In e. D. Molden, Water or food, water for life: Comprehensive assessment of water management in agriculture (pp. 585-625). London: Earthscan.
Moran, D. and S. Dann (2008), “The economic value of water use: Implications for implementing the Water Framework Directive in Scotland”, Journal of Environmental Management, Vol. 87, pp. 484-496.
Odeh Al Jayyousi (2007), “Water as a Human Right: Towards Civil Society Globalization”, International Journal of Water Resources Development, 23:2, 329-339.
Robyn Johnston, Matti Kummu (2012), “Water Resource Models in the Mekong Basin: A Review”, Water Resources Management, Vol.26, Issue 2, PP. 429-455.
The World Bank. (2008). Implementation Completion and Results Report. Vietnam - Mekong Delta Water Resources Project. Sustainable Development Department East Asia and Pacific Region.
Timo A Räsänen, Jorma Koponen, Hannu Lauri, Matti Kummu (2012), “Downstream Hydrological Impacts of Hydropower Development in the Upper Mekong Basin”, Water Resources Management, Vol 26, Issue 12, pp 3495-3513.
Varis, O. (2007), “Water demands for bioenergy production”, Water Resources Development, Vol. 23, No, 3, PP. 519-535.
Phụ lục 2
CÁC NGHỊ QUYẾT, CHIẾN LƯỢC CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC (2001 - 2010)
Văn bản pháp lý
Nội dung
Nghị quyết của Bộ Chính trị số 41-NQ/TW, ngày 15/11/2004 về Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Quan điểm:
- Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại;
- Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững;
- Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và của mỗi người;
- Bảo vệ môi trường phải theo phương châm lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường là chính;
- Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ vừa phức tạp, vừa cấp bách, có tính đa ngành và liên vùng rất cao.
Mục tiêu:
- Ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường.
- Khắc phục ô nhiễm môi trường, từng bước nâng cao chất lượng môi trường.
- Xây dựng nước ta trở thành một nước có môi trường tốt, mọi người đều có ý thức BVMT.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 256/2003/QĐ-TTg, ngày 01/12/2003 phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
Quan điểm:
- Chiến lược Bảo vệ môi trường là bộ phận cấu thành không thể tách rời của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững đất nước.
- Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ chức, cộng đồng và của mọi người dân.
- Bảo vệ môi trường phải trên cơ sở tăng cường quản lý nhà nước,
- Bảo vệ môi trường là việc làm thường xuyên, lâu dài.
- Bảo vệ môi trường mang tính quốc gia, khu vực và toàn cầu.
Mục tiêu và chỉ tiêu:
- 80% cơ sở sản xuất, kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Chứng chỉ ISO 14001.
- 100% đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường.
- 100% dân số đô thị và 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch.
- Nâng tỷ lệ đất có rừng che phủ đạt 48% tổng diện tích tự nhiên của cả nước.
- 100% sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu và 50% hàng hoá tiêu dùng trong nội địa được ghi nhãn môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14021.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 153/2004/QĐ-TTg, ngày 17/8/2004 ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam)
Mục tiêu:
Đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên; phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa được ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.
Hoạt động cần ưu tiên trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường:
- Chống thoái hóa, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất.
- Bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước.
- Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản.
- Bảo vệ môi trường biển, ven biển, hải đảo và phát triển tài nguyên biển.
- Bảo vệ và phát triển rừng.
- Giảm ô nhiễm không khí ở các đô thị và khu công nghiệp.
- Quản lý có hiệu quả chất thải rắn và chất thải nguy hại.
- Bảo tồn đa dạng sinh học.
- Giảm nhẹ biến đổi khí hậu và hạn chế những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu góp phần phòng, chống thiên tai.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 81/2006/QĐ-TTg, ngày 14/4/2006 phê duyệt Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020
Quan điểm:
1. Tài nguyên nước là thành phần chủ yếu của môi trường sống, là yếu tố đặc biệt quan trọng bảo đảm thực hiện thành công các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia.
2. Tài nguyên nước thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Mọi tổ chức, cá nhân có quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho nhu cầu đời sống và sản xuất, đồng thời có trách nhiệm bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra theo quy định của pháp luật.
3. Quản lý tài nguyên nước phải được thực hiện theo phương thức tổng hợp và thống nhất trên cơ sở lưu vực sông. Cơ cấu sử dụng nước phải phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
4. Tài nguyên nước phải được phát triển bền vững; khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tổng hợp và đa mục tiêu. Phải coi sản phẩm nước là hàng hoá; sớm xóa bỏ cơ chế bao cấp, thực hiện xã hội hoá các hoạt động bảo vệ, phát triển nguồn nước và cung ứng dịch vụ nước.
5. Hợp tác, chia sẻ lợi ích, bảo đảm công bằng, hợp lý trong khai thác, sử dụng, bảo vệ, phát triển tài nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra ở các sông, lưu vực sông quốc tế trên nguyên tắc bảo đảm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia.
Nguyên tắc chỉ đạo:
1. Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước phải được thực hiện đồng bộ, từng bước và có trọng điểm. Việc thực hiện Chiến lược vừa mang tính cấp bách vừa có tính lâu dài, góp phần quan trọng vào việc thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước từ nay đến năm 2020 và các năm tiếp theo.
2. Việc quản lý, bảo vệ, phát triển tài nguyên nước phải bảo đảm tính hệ thống của lưu vực sông, không chia cắt theo địa giới hành chính, đồng thời bảo đảm diễn thế tự nhiên của các hệ sinh thuỷ, các thuỷ vực và hệ sinh thái, đặc biệt là các loài thuỷ sản quý, hiếm, có giá trị khoa học, kinh tế; bảo tồn và phát triển tính đa dạng, độc đáo của hệ sinh thái thuỷ sinh Việt Nam.
3. Tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên nước; nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
4. Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với khả năng nguồn nước, với việc bảo vệ và phát triển tài nguyên nước. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải mang tính tổng hợp, đa mục tiêu, kết hợp hài hoà lợi ích của từng ngành, từng địa phương và cộng đồng trong mối quan hệ tổng thể giữa thượng lưu và hạ lưu, giữa các vùng, khu vực, bảo đảm tính cân đối, có trọng điểm nhằm đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao và bảo vệ môi trường.
5. Đầu tư cho bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên nước là đầu tư cho phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cả trước mắt và lâu dài. Nhà nước bảo đảm các nguồn lực đầu tư cần thiết, đồng thời có chính sách huy động sự đóng góp của doanh nghiệp, cộng đồng và mở rộng hợp tác quốc tế để tăng cường đầu tư cho công tác quản lý, bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra.
Mục tiêu tổng quát:
Bảo vệ, khai thác hiệu quả, phát triển bền vững tài nguyên nước quốc gia trên cơ sở quản lý tổng hợp, thống nhất tài nguyên nước nhằm đáp ứng nhu cầu nước cho dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; chủ động phòng, chống, hạn chế đến mức thấp nhất tác hại do nước gây ra; từng bước hình thành ngành kinh tế nước nhiều thành phần phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nâng cao hiệu quả hợp tác, bảo đảm hài hoà lợi ích giữa các nước có chung nguồn nước với Việt Nam.
Phụ lục 3
DANH MỤC CÁC VĂN BẢN VỀ THÀNH LẬP CƠ QUAN QUẢN LÝ TNN VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO LĨNH VỰC TNN
(2000 - 2010)
Số kí hiệu
Ngày ban hành
Tên văn bản
1583/QĐ-TTg
23/8/2010
Quyết định Thành lập Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
89/2010/NĐ-CP
16/8/2010
Nghị định Sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường
1404/2009/QĐ-TTg
31/8/2009
Quyết định Thành lập Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy
157/2008/QĐ-TTg
01/12/2008
Quyết định Thành lập Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai
03/2008/TTLT-BTNMT-BNV
15/7/2008
Thông tư Liên tịch Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân các cấp
1035/QĐ-BTNMT
19/5/2008
Quyết định Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý tài nguyên nước
25/2008/NĐ-CP
04/3/2008
Nghị định Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường
171/2007/QĐ-TTg
14/11/2007
Quyết định Thành lập Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu
05/2005/QĐ-BTNMT
24/8/2005
Quyết định Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
2798/QĐ-BGD&ĐT
01/6/2005
Quyết định Thành lập trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội trên cơ sở hợp nhất Trường Cao đẳng Khí tượng thủy văn và Trường Trung học Địa chính Trung ương I
172/2004/QĐ-TTg
29/9/2004
Quyết định Phê duyệt phương án sắp xếp và định hướng phát triển các trường thuộc Bộ tài nguyên và Môi trường
567/QĐ-TTg
25/5/2003
Quyết định về việc cử Ủy viên thường trực Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước
600/2003/QĐ-BTNMT
08/5/2003
Quyết định Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý tài nguyên nước
91/2002/NĐ-CP
11/11/2002
Nghị định Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường
02/2002/QH11
05/8/2002
Quyết định Quy định danh sách các bộ và cơ quan ngang bộ của Chính phủ
99/2001/QĐ-TTg
28/6/2001
Quyết định về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước
67/2000/QĐ-TTg
15/06/2000
Quyết định Thành lập Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước
Phụ lục 4
DANH MỤC VĂN BẢN TỔ CHỨC THỰC HIỆN BVTNN
(2001 - 2010)
Số kí hiệu
Ngày ban hành
Tên văn bản
Các văn bản do Chính phủ ban hành
120/2008/NĐ-CP
01/12/2008
Nghị định về quản lý lưu vực sông
112/2008/NĐ-CP
20/10/2008
Nghị định về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên nước và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi
88/2007/NĐ-CP
28/5/2007
Nghị định về thoát nước đô thị và khu công nghiệp
174/2006/QĐ-TTg
28/7/2006
Quyết định Phê duyệt đề án Tổng thể bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái, cảnh quan lưu vực sông Cầu
34/2005/NĐ-CP
17/3/2005
Nghị định Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước
149/2004/NĐ-CP
27/7/2004
Nghị định Quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước
162/2003/NĐ-CP
19/12/2003
Nghị định về việc ban hành Quy chế thu thập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước
67/2003/NĐ-CP
13/6/2003
Nghị định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
91/2002/NĐ-CP
11/11/2002
Nghị định Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường
1363/QĐ - TTg
17/10/2001
Quyết định về việc phê duyệt đề án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”
Các văn bản do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
10/2010/TT-BTNMT
01/7/2010
Thông tư Quy định về Định mức kinh tế - kỹ thuật khảo sát, đo đạc tài nguyên nước
26/2009/TT-BTNMT
05/11/2009
Thông tư Quy định về Định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên nước
21/2009/TT-BTNMT
05/11/2009
Thông tư Quy định về Định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, đánh giá hiện trạng xả nước thải, khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước
20/2009/TT-BTNMT
05/11/2009
Thông tư Quy định về Định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước
15/2009/TT-BTNMT
05/10/2009
Thông tư Quy định về Định mức kinh tế - kỹ thuật quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước
02/2009/TT-BTNMT
19/3/2009
Thông tư Quy định đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước
15/2008/QĐ-BTNMT
31/12/2008
Quyết định Quy định Bảo vệ tài nguyên nước dưới đất
13/2007/QĐ-BTNMT
04/9/2007
Quyết định Ban hành Quy định việc điều tra, đánh giá nước dưới đất
17/2006/QĐ-BTNMT
12/10/2006
Quyết định Quy định về việc cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất
05/2005/TT-BTNMT
22/7/2005
Thông tư Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, ngày 17/3/2005 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước
02/2005/TT-BTNMT
24/6/2005
Thông tư Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ Quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;
02/2004/CT-BTNMT
02/6/2004
Chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý nước dưới đất
Phụ lục 5
MỘT SỐ SỰ KIỆN, HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC (2001 - 2010)
Năm 2001:
- Năm đầu tiên tăng cường một cách hệ thống các hoạt động BVMT ở các Bộ, ngành bằng kinh phí sự nghiệp nghiên cứu khoa học theo tinh thần Luật Khoa học và công nghệ.
- Tổng kết đánh giá và tăng cường các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực môi trường (5 năm hợp tác ASEAN, Năm môi trường ASEAN 2000 và việc xây dựng vườn cây ASEAN, ký các biên bản hợp tác song phương với các nước)
- Lần đầu tiên họp Bộ trưởng Môi trường 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia về hợp tác trong lĩnh vực môi trường.
Năm 2002:
- Tổng kết đánh giá các kết quả đạt được sau 4 năm thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác BVMT trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; 10 năm thực hiện Luật BVMT và xây dựng Dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về BVMT.
- Thông qua Chiến lược BVMT giai đoạn 2001 - 2010 và Kế hoạch hành động 2001 - 2005.
- Thông qua việc thành lập Quỹ BVMT quốc gia.
- Xây dựng và triển khai các dự án quản lý tổng hợp các lưu vực sông lớn (sông Cầu, Sài Gòn - Đồng Nai).
- Nhóm hỗ trợ quốc tế về môi trường chính thức đi vào hoạt động
- Hội nghị Bộ trưởng Môi trường 3 nước Đông Dương lần thứ nhất.
Năm 2003:
- Phê duyệt Chiến lược BVMT quốc gia năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
- Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- Hệ thống quản lý nhà nước về Tài nguyên và Môi trường ổn định và đi vào hoạt động.
- Ban hành Nghị định về phí BVMT đối với nước thải.
- Hội nghị BVMT lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy.
- Thành lập Quỹ BVMT Việt Nam.
- Việt Nam tham gia, hưởng ứng Năm môi trường ASEAN 2003.
Năm 2004:
- Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 41/NQ-TW về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Chính phủ ban hành Nghị quyết số 121/2004/NQ-TTg ngày 12/5/2004 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT.
- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ký Quyết định số 04/2004/QĐ-BTNMT ngày 5/4/2004 phê duyệt Kế hoạch hành động về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước giai đoạn 2004 - 2010.
- Xây dựng Dự thảo Luật BVMT (sửa đổi), trình Quốc hội thông qua năm 2005.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường ký kết Nghị quyết liên tịch về việc phối hợp hành động BVMT phục vụ phát triển bền vững với các tổ chức chính trị - xã hội.
Năm 2005:
- Quốc hội thông qua Luật BVMT sửa đổi năm 2005
- Thủ tướng Chính phủ ban hành 3 văn bản quan trọng về BVMT: Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ-TW; Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010.
- Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ 2.
- Công khai báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia.
- Hội nghị cấp cao về BVMT lưu vực sông Sài Gòn
- Ký các Nghị quyết liên tịch về BVMT.
Năm 2006:
- Luật BVMT năm 2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006
- Sơ kết 3 năm thực hiện Chiến lược BVMT quốc gia và Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg.
- Chính phủ phê duyệt Đề án Bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái cảnh quan lưu vực sông Cầu.
- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020
Năm 2007:
- Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên môi trường quốc gia
- Thành lập các Ủy ban Bảo vệ lưu vực sông.
- Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành văn bản pháp luật về TNN.
Năm 2008:
- Chính phủ ban hành Nghị định số 25/2008/NĐ-CP về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ TN&MT
- Đoàn kiểm tra liên ngành BTNMT phối hợp với Cục Cảnh sát môi trường điều tra hành vi xả trộm nước thải ra sông Thị Vải của Công ty TNHH Vedan Việt Nam.
- Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành văn bản pháp luật về TNN.
Năm 2009:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 21/1/2009 về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị.
- Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành văn bản pháp luật về TNN.
- Chính phủ ban hành Nghị quyết số 27/NQ-CP về một số giải pháp cấp bách trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.
- Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 15 (COP 15).
Năm 2010:
- Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ 3 và các sự kiện liên quan.
- Sơ kết việc thực hiện Quyết định số 64/QĐ-TTg.
- Tổng kết 5 năm thực hiện xây dựng Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia.
- Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1583/QĐ-TTg ngày 23/8/2010 về việc thành lập các trường Đại học Tài nguyên và Môi trường.
Phụ lục 6
CHỦ ĐỀ CỦA NGÀY NƯỚC THẾ GIỚI QUA CÁC NĂM
Năm
Chủ đề
2018
Nước và Thiên nhiên
2017
Nước thải
2016
Nước và Việc làm
2015
Nước và Phát triển bền vững
2014
Nước và Năng lượng
2013
Hợp tác vì nước
2012
Nước và an ninh lương thực
2011
Nước cho phát triển đô thị
2010
Nước sạch cho một thế giới khỏe mạnh
2009
Chia sẻ nguồn nước, Chia sẻ cơ hội
2008
Năm Quốc tế về Vệ sinh
2007
Đối phó với tình trạnh khan hiếm nước
2006
Nước và Văn hóa
2005
Nước cho cuộc sống 2005 - 2015
2004
Nước và thiên tai
2003
Nước cho tương lai
2002
Nước để phát triển
2001
Nước và sức khỏe
2000
Nước cho thế kỷ 21
1999
Mọi người đều ở “hạ lưu”
1998
Nước ngầm - nguồn tài nguyên vô hình
1997
Nước trên thế giới liệu có đủ?
1996
Nước cho các thành phố đang khát
1995
Nước và Phụ nữ
1994
Chăm sóc tài nguyên nước là trách nhiệm của mọi người
Phụ lục 7
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG CỦA ỦY BAN LƯU VỰC SÔNG
(Điều 38, Nghị định 120/2008/NĐ-CP)
1. Tổ chức thẩm định đối với nhiệm vụ, đồ án các quy hoạch lưu vực sông và quy hoạch của các tiểu lưu vực trong lưu vực sông; kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường nước và phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm trên lưu vực sông; kế hoạch điều hòa, phân bổ tài nguyên nước; mức yêu cầu duy trì dòng chảy tối thiểu trong sông; các dự án chuyển nước giữa các vùng, các tiểu lưu vực trong lưu vực, các dự án chuyển nước hay tiếp nhận nước của lưu vực với các lưu vực sông khác.
2. Điều hoà, phối hợp hoạt động của các Bộ, ngành, địa phương, các tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, dự án về tài nguyên nước trong lưu vực sông.
3. Đề xuất mức thuế sử dụng tài nguyên nước, mức thu phí, lệ phí và các khoản đóng góp của nhân dân trong lưu vực theo quy định của pháp luật trong việc bảo vệ môi trường nước, khai thác sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông.
4. Giám sát việc thực hiện quy hoạch lưu vực sông; kiến nghị với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong lưu vực và Bộ Tài nguyên và Môi trường các biện pháp quản lý, bảo vệ, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra, khắc phục sự cố môi trường trong lưu vực, việc sửa đổi, điều chỉnh quy hoạch lưu vực sông khi thấy cần thiết.
5. Tổ chức xây dựng Cơ sở dữ liệu và Danh bạ dữ liệu môi trường, tài nguyên nước lưu vực sông.
6. Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nước, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trong lưu vực sông, phát triển bền vững lưu vực sông.
7. Kiến nghị phương án giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước trong lưu vực sông với cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.
8. Định kỳ báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về tình hình thực hiện quy hoạch lưu vực sông, tình hình thực hiện các kế hoạch quy định tại Nghị định này.
Phụ lục 8
NƯỚC THẢI Y TẾ GÂY Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC
Nước thải từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam và Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Quảng Nam thải ra tương đối lớn (khoảng 235 m3/ ngày), trong khi nước thải đổ trực tiếp ra hồ có nhiều chỉ tiêu chưa đảm bảo. Nước thải từ Bệnh viện Y học cổ truyền chưa được xử lý (bệnh viện này chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung) trước khi đổ ra hồ.
Các dòng sông cũng trở thành “bể chứa” rác thải y tế độc hại. Sông Bàn Thạch trước đây là nơi đa dạng nguồn lợi thủy sản nhưng môi trường đang bị đe dọa. Con sông này ngoài tiếp nhận nước mưa, nước thải sinh hoạt từ cống thoát nước trên đường Nguyễn Văn Trỗi, còn phải hứng nước thải khoảng 40 m3/ngày đêm từ hai Bệnh viện Tâm thần và Bệnh viện Lao phổi Phạm Ngọc Thạch (đóng tại phường An Phú, Tp. Tam Kỳ). Đáng báo động nhất là sông Bến Ván, ngoài nước thải từ Khu công nghiệp Tam Hiệp, Khu công nghiệp hậu cần cảng Tam Hiệp đổ ra còn tiếp nhận nước thải khoảng 115 m3/ngày từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam. Sông Bến Ván nằm gần cửa biển An Hòa, người dân tận dụng nguồn nước để nuôi trồng thủy sản nên chất lượng nguồn nước sẽ ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của người dân trong khu vực. Theo ngành chức năng, hiện toàn tỉnh có 7 bệnh viện, cơ cở y tế đổ nước thải có nguồn tiếp nhận cuối cùng là sông. Nguy hiểm là một số cơ sở nước thải đã xử lý nhưng không đảm bảo, hoặc lén lút xả thẳng ra sông, gây ô nhiễm nặng nguồn nước.
(Nguồn: Tổng cục Môi trường tổng hợp, 2011)
Phụ lục 9
THIỆT HẠI DO CÁC CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN
TRÊN LƯU VỰC SÔNG MÊ KÔNG
Lưu vực sông Mê Kông có 12 nhà máy thủy điện đã và đang triển khai. Trong đó, có 11 đập thủy điện lớn được dự kiến xây dựng xây dựng chặn dòng chảy chính. Bởi những đập này có nguy cơ gây tổn hại không thể phục hồi sinh thái sông Mê Kông, đồng thời đặt sinh kế và an ninh nguồn nước, lương thực của hàng chục triệu dân cư sống phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên của dòng sông vào tình trạng đe dọa. Theo các nhà khoa học hiện có khoảng 1.200 loài cá nhưng với việc ngăn đập để xây dựng thủy điện bằng mọi giá sẽ dẫn đến nguy cơ hủy diệt khi môi trường sống của các cá thể này khi bị thay đổi. Đối với những loài cá có thể chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt để tồn tại cũng dần biến mất do không thể sinh sản mà không có dòng chảy. Cụ thể tổn thất tài nguyên cá sẽ khoảng 550.000 - 880.000 tấn mỗi năm, không chỉ người dân bị ảnh hưởng mà các công ty sản xuất, cảng cá... cũng bị ảnh hưởng.
Lượng tổn thất về thủy sản ước đạt gần 500 triệu USD mỗi năm; 54% đất trồng trọt ven sông Mê Kông sẽ bị mất, cộng với tổn thất đất nông nghiệp do các hồ chứa dòng chính và các đường dẫn điện ước khoảng 25,1 triệu USD/năm. Việc giảm dinh dưỡng đòi hỏi phải bù tương đương 24 triệu USD/năm để duy trì năng suất nông nghiệp của đồng bằng ngập lụt.
(Nguồn: Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam và Mạng lưới sông ngòi Việt Nam, 2012)
Phụ lục 10
THIỆT HẠI VỀ THỦY SẢN DO Ô NHIỄM TRÊN SÔNG NHUỆ
Trong 3 ngày từ 13-17/3/2009, hàng chục tấn cá (chủ yếu là cá rô và cá dọn bể - loài có khả năng chịu đựng tốt trong vùng bị ô nhiễm) đã chết nổi trắng trên sông Nhuệ, đoạn từ khu vực Mễ Trì (huyện Từ Liêm) đến quận Hà Đông (Hà Nội) kéo dài khoảng 7 km. Nguyên nhân chính là do dọc sông Nhuệ có rất nhiều cửa cống thải của các làng nghề, các cụm công nghiệp. Tại khu vực cá chết nhiều nhất là nơi có các cửa xả từ làng nghề dệt lụa Vạn Phúc (Hà Đông) - một trong những nghề có mức độ ô nhiễm rất cao. Ngay cạnh đó là cụm công nghiệp nhỏ ở Từ Liêm với 36 doanh nghiệp nhưng mới đang làm thủ tục xin xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
Tháng 6/2010, nước thải của Hà Nội đổ về Hà Nam qua sông Nhuệ nhưng không được pha loãng do mực nước trên sông Nhuệ, sông Hồng đều trong tình trạng cạn nước nên dẫn đến tình trạng cá chết hàng loạt trên sông Châu Giang. Gia đình ông Ngô Văn Kha (thôn Hòa Lạc, xã Lam Hạ) bị thiệt hại 2 tấn cá giống, tương đương với 24 triệu đồng. Riêng tại thôn Quang Ấm có 11 hộ nuôi cá, với khối lượng cá bị chết khoảng 27,5 tấn. Xã Châu Sơn (Duy Tiên) tổng số cá bị chết khoảng 45 tấn, có gia đình thiệt hại đến 10 tấn cá.
Đầu tháng 11 năm 2012, tại sông Đáy đoạn từ cầu Khuất tiếp giáp giữa Ninh Bình và Hà Nam xuất hiện cá chết rải rác trên sông. Chi cục Bảo vệ Môi trường Sở Tài nguyên và Môi trường Ninh Bình đã lấy mẫu nước tại 03 điểm: cầu Khuất, cầu Non Nước và nhà máy đạm Ninh Bình, kết quả cho thấy hàm lượng chì cao gấp 20,8 - 27,4 lần, cadimi cao gấp 3,2 - 5,3 lần quy chuẩn cho phép.
(Nguồn: Tổng cục Môi trường, 2010; Sở Tài nguyên và Môi trường Ninh Bình)
Phụ lục 11
TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
ĐẾN SỨC KHOẺ CON NGƯỜI
Năm 2007 cả nước có 992.137 người dân nông thôn bị bệnh tiêu chảy, 38.529 người mắc bệnh lỵ trực khuẩn, 3.021 người mắc bệnh thương hàn do sử dụng nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh, trong đó 88% trường hợp mắc bệnh là do thiếu nước sạch
Tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến chất lượng nước mặt tại các xã ven sông thường cao hơn so với các xã không bị ảnh hưởng của nước sông
Bên cạnh các bệnh về đường tiêu hóa như: tiêu chảy, lỵ,... ô nhiễm nguồn nước còn gây bệnh thiếu máu, ung thư, bệnh về da. Nguyên nhân chủ yếu do nguồn nước bị nhiễm kim loại nặng như chì, cadimi, asen,... Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người chết do các bệnh liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư ngày càng tăng lên. Ngoài ra, tỷ lệ trẻ em tử vong tại các khu vực bị ô nhiễm nguồn nước là rất cao.
Tại các làng nghề, tỷ lệ mắc các bệnh về tiêu hóa, đau mắt, ngoài da cao hơn rất nhiều so với làng không làm nghề.
Nước bị ô nhiễm kí sinh trùng là do việc quản lý phân và chất thải không tốt, làm tăng tỉ lệ mắc bệnh trong dân cư, đặc biệt các bệnh ngoài da.
Bên cạnh việc ước tính các chi phí cho chăm sóc sức khỏe, khái niệm “gánh nặng bệnh tật” còn được sử dụng khi đánh giá tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe của con người. Gánh nặng bệnh tật được hiểu là tổng số năm sống mất đi vì mang bệnh, tai nạn thương tích và số năm mất đi vì chết sớm so với tuổi thọ kỳ vọng, tính trên 1.000 người dân sống trong khu vực điều tra. Môi trường khu vực bị ô nhiễm khiến “gánh nặng bệnh tật” của cộng đồng tại đó cũng sẽ gia tăng, điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của chính những người lao động và cả cộng đồng dân cư sống ở các khu vực lân cận
Trung tâm Y tế huyện Ba Tơ ghi nhận khoảng 240 lượt bệnh nhân viêm da lạ nhập viện, 45 người bị tái phát, 23 người tử vong. Do chưa tìm được căn nguyên của bệnh, nên nhiều người bị bệnh “lạ” đang điều trị tại các bệnh viện nản chí, và đã có 34 người trốn viện hoặc không chịu tiếp tục điều trị mặc dầu bệnh chưa dứt hẳn, trong đó có 2 trường hợp rất nặng.
(Nguồn: Báo cáo Môi trường quốc gia 2012)