Tài liệu Luận án Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc từ năm 2001 đến năm 2011, ebook Luận án Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc từ năm 2001 đến năm 2011
198 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 371 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Luận án Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc từ năm 2001 đến năm 2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CNH, HĐH
9
Học viện Chính trị
HVCT
10
Học viện Chính trị Quân sự
HVCTQS
11
Học viện Chính trị Quốc gia
HVCTQG
12
Học viện Quốc phòng
HVQP
13
Kinh tế - xã hội
KT-XH
14
Luận án
LA
15
Nhà xuất bản
Nxb
16
Quân đội Nhân dân
QĐND
17
Quốc phòng – an ninh
QP-AN
18
Trang
Tr
19
Trung ương
TW
20
Tư bản chủ nghĩa
TBCN
21
Xã hội chủ nghĩa
XHCN
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
5
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
9
Chương 1
CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO TỔ QUỐC TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005
23
1.1.
Bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc là yêu cầu khách quan, cấp thiết
23
1.2.
Chủ trương của Đảng về bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc trong những năm 2001 – 2005
41
1.3.
Đảng chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong những năm 2001 – 2005
53
Chương 2
ĐẢNG LÃNH ĐẠO TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO TỔ QUỐC TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2011
70
2.1.
Những nhân tố tác động đến nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc trong những năm 2006 - 2011
70
2.2.
Chủ trương của Đảng về tăng cường bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc trong những năm 2006 - 2011
79
2.3.
Đảng chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc trong những năm 2006 - 2011
88
Chương 3
ĐÁNH GIÁ VÀ KINH NGHIỆM
111
3.1.
Đánh giá quá trình Đảng lãnh đạo bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc trong những năm 2001 – 2011
111
3.2.
Một số kinh nghiệm
128
KẾT LUẬN
150
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
153
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
155
PHỤ LỤC
165
MỞ ĐẦU
Giới thiệu khái quát về luận án
Đề tài: “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc từ năm 2001 đến năm 2011”, được thực hiện dưới góc độ của khoa học chuyên ngành Lịch sử Đảng. Đây là đề tài tập trung nghiên cứu quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc (CQB,ĐTQ) giai đoạn 10 năm (2001- 2011). Trên cơ sở phương pháp luận sử học và bằng các phương pháp chuyên ngành cụ thể như: lịch sử, logic đồng đại, lịch đại, thống kê, tổng hợp, so sánh, chuyên gia..., đề tài luận án đã hệ thống hóa và luận giải làm rõ chủ trương, cũng như sự chỉ đạo của Đảng về nhiệm vụ bảo vệ CQB,ĐTQ; đánh giá khách quan quá trình Đảng lãnh đạo bảo vệ CQB,ĐTQ trong những năm 2001 - 2011, đồng thời rút ra những kinh nghiệm có ý nghĩa lịch sử và hiện thực.
Kết cấu của luận án gồm: phần mở đầu; tổng quan vấn đề nghiên cứu; 3 chương (8 tiết); kết luận; danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả; danh mục tài liệu tham khảo; phụ lục.
Lý do lựa chọn đề tài luận án
Việt Nam là một quốc gia ven Biển Đông, có lợi thế chiến lược đặc biệt thuận lợi về biển. Vùng biển, đảo Việt Nam với hơn 1 triệu km2 thềm lục địa, khoảng 3000 đảo lớn, nhỏ, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nằm ở giữa Biển Đông, được coi là vùng biển giàu tiềm năng, có vị trí địa kinh tế - chính trị - quân sự vô cùng quan trọng không chỉ đối với sự phát triển của Việt Nam, mà còn đối với cả khu vực và thế giới.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, nhân dân Việt Nam coi vùng biển, đảo của Tổ quốc là địa bàn trọng yếu gắn với bước đường sinh tồn, phát triển của dân tộc. Vì vậy, vấn đề khai thác kinh tế biển, đi đôi với giữ gìn, bảo vệ CQB,ĐTQ đối với dân tộc Việt Nam luôn được đặt ra như một tất yếu.
Bước vào thế kỷ XXI, trong bối cảnh nguồn tài nguyên trên lục địa ngày càng cạn kiệt, sự gia tăng dân số khiến không gian sống trở nên chật chội, các nước ven biển, kể cả những nước không có biển, đều nhất loạt hướng về biển, hiện thực hóa quá trình vươn ra biển, nhằm khẳng định ưu thế quốc gia trong tìm kiếm, tranh giành nguồn lợi ích to lớn trên biển.
Biển Đông, vốn là một vùng biển có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự giao lưu, phát triển của khu vực và thế giới, cho nên luôn được nhiều quốc gia quan tâm, chú ý. Các nước trong khu vực luôn đẩy mạnh, tăng cường quá trình tranh chấp CQBĐ. Một số nước có tiềm lực khoa học - công nghệ, tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh, như: Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản vì các tham vọng kinh tế, chính trị riêng đã và đang tìm mọi cách can thiệp sâu vào địa bàn chiến lược này, khiến cho tình hình Biển Đông vốn phức tạp, càng trở nên phức tạp hơn. An ninh chủ quyền biển đảo của khu vực bị đe dọa nghiêm trọng...
Tất cả các yếu tố nêu trên đã và đang tác động mạnh mẽ tới an ninh quốc gia, cũng như tới chiến lược bảo vệ CQBĐ của Việt Nam. Nhiệm vụ bảo vệ CQB,ĐTQ trong giai đoạn hiện nay càng ngày càng khó khăn và nhiều thách thức.
Thực tiễn quá trình bảo vệ CQB,ĐTQ dưới sự lãnh đạo của Đảng trong hơn 20 năm đổi mới đất nước, nhất là giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2011, Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định. Về cơ bản, CQBĐ của đất nước được giữ vững. Vấn đề kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố QP-AN trên biển trong điều kiện mới đã có bước tiến triển tốt so với thời gian trước đây. Năm 2007, với việc Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và trải qua gần 5 năm thực hiện chiến lược đó, sức mạnh quốc gia về biển bước đầu đã được phát huy, tạo điều kiện thuận lợi bảo vệ vững chắc CQB,ĐTQ. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế, thiếu sót cần khắc phục.
Làm rõ quá trình Đảng lãnh đạo bảo vệ CQB,ĐTQ trong thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước, nhất là trong thập niên đầu tiên đầy biến động của thế kỷ XXI, qua đó rút ra một số kinh nghiệm để vận dụng vào nhiệm vụ bảo vệ CQBĐ ở những giai đoạn tiếp theo là việc làm cần thiết, có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và mang tính thời sự sâu sắc và cấp thiết.
Với ý nghĩa đó, tác giả chọn vấn đề: “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc từ năm 2001 đến năm 2011”, làm đề tài luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
Thông qua việc hệ thống, phân tích, đánh giá chủ trương và sự chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc của Đảng trong khoảng thời gian 10 năm (2001 - 2011), làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng về bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc từ năm 2001 đến năm 2011, đồng thời rút ra một số kinh nghiệm nhằm góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
Làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ CQB,ĐTQ của Đảng trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2011.
Đánh giá khách quan hoạt động lãnh đạo bảo vệ CQB,ĐTQ của Đảng Cộng sản Việt Nam trong 10 năm (2001 - 2011).
Rút ra những bài học kinh nghiệm từ quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo bảo vệ CQB,ĐTQ trong những năm 2001 - 2011 dưới góc độ khoa học Lịch sử Đảng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu hệ thống chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện chủ trương của Đảng về bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc từ năm 2001 đến 2011.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi nghiên cứu: Sự lãnh đạo của Đảng về bảo vệ CQB,ĐTQ từ năm 20011 đến năm 2011.
- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về bảo vệ CQB,ĐTQ; đánh giá khách quan quá trình lãnh đạo của Đảng về bảo vệ CQB,ĐTQ và rút ra những kinh nghiệm.
- Về thời gian: Toàn bộ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về bảo vệ CQB,ĐTQ từ năm 2001 đến năm 2011.
- Về không gian: Toàn bộ những vấn đề liên quan có tác động đến nhiệm vụ bảo vệ CQB,ĐTQ trong những năm 2001 - 2011.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; luật pháp quốc tế về biển và các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và toàn bộ thực tiễn bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc là cơ sở lý luận, thực tiễn để tác giả thực hiện luận án.
Trên cơ sở lý luận và phương pháp luận sử học, các phương pháp: lịch sử, logic, đồng đại, lịch đại, quy nạp, so sánh, thống kê, tổng hợp và phương pháp chuyên gia... là những phương pháp được tác giả sử dụng để thực hiện đề tài.
6. Đóng góp mới của đề tài luận án
- Hệ thống hóa các tài liệu, tư liệu, bước đầu phân tích, đánh giá nội dung một số tài liệu, tư liệu liên quan đến quá trình Đảng lãnh đạo bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc từ năm 2001 đến năm 2011.
- Trình bày một cách có hệ thống và làm rõ các chủ trương cũng như sự chỉ đạo của Đảng đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc trong những năm 2001 - 2011. Thông qua đó khẳng định vai trò của Đảng trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước.
- Đánh giá ưu điểm, hạn chế hoạt động lãnh đạo của Đảng về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc trong những năm 2001 - 2011, trên cơ sở đó rút ra một số kinh nghiệm cần thiết góp phần đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Nghiên cứu về đề tài Biển Đông (bao gồm các vấn đề: kinh tế, chính trị xã hội, QP-AN) nói chung và đề tài bảo vệ CQB,ĐTQ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một vấn đề có tính lý luận, thực tiễn sâu sắc.
- Luận án góp phần vào công tác tổng kết hoạt động lãnh đạo của Đảng đối với nhiệm vụ bảo vệ CQB,ĐTQ từ năm 2001 đến năm 2011 trên nhiều vấn đề thuộc về chủ trương, đường lối chỉ đạo thực hiện.
- Luận giải và làm rõ hơn các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về bảo vệ CQB,ĐTQ trong những năm 2001 - 2011.
- Trên cơ sở đánh giá hoạt động lãnh đạo, luận án đã chỉ ra 5 kinh nghiệm. Đây là những kinh nghiệm cần thiết góp phần thực hiện nhiệm vụ bảo vệ CQB,ĐTQ thiết thực, hiệu quả hơn.
- Luận án là cơ sơ sở tư liệu dùng để tham khảo phục vụ cho công tác tuyên truyền, công tác nghiên cứu và giảng dạy một số vấn đề liên quan đến biển, đảo ở phạm vi trong và ngoài quân đội.
8. Kết cấu của luận án
Kết cấu của luận án gồm: phần mở đầu; tổng quan vấn đề nghiên cứu; 3 chương (8 tiết); kết luận; danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả; danh mục tài liệu tham khảo; phụ lục.
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Các công trình nghiên cứu nước ngoài có liên quan đến đề tài
Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài, nội dung đề cập nhiều vấn đề liên quan đến kinh tế, chính trị, QP-AN của khu vực Biển Đông nói chung và vùng biển, đảo Việt Nam nói riêng. Trong đó, chủ yếu các công trình tập trung luận giải mấy vấn đề chính sau:
Một là, về vấn đề tranh chấp CQBĐ giữa các quốc gia trong khu vực, nhất là vấn đề tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Những công trình đề cập trực tiếp đến vấn đề này, tiêu biểu có: “Cuộc tranh chấp quần đảo Trường Sa: Ai là người sở hữu đầu tiên?” của Daniel - J.Dzuck [32]; “Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” của Monique Cheminier [61]; “Phân tích về địa lý - chính trị cuộc xung đột và tranh chấp biên giới Việt - Trung liên quan đến quần đảo Paracel và Sparaly ở biển Nam Trung Hoa” của Peaun Medes Antunes [67]; “Các đảo tranh chấp ở vùng biển Nam Trung Hoa, Hoàng Sa - Trường Sa - Pratas - Bãi Maccelesfield”, công trình nghiên cứu của Viện Nghiên cứu các vấn đề châu Á tại Hamburg [2]; “Quần đảo Trường Sa: liệu có còn thích hợp khi tranh cãi về vấn đề chủ quyền”, công trình nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý (trường Đại học Tổng hợp Philippin) [3]; “Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa: Thử phân tích lập luận của Việt nam và Trung Quốc” của Từ Đặng Minh Thu [78]; “Lập trường của Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền trên hai hòn đảo Hoàng Sa, Trường Sa và luật quốc tế” của Đào Văn Thụy [81]; “Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và sự sử dụng luật quốc tế trong tranh chấp chủ quyền quần đảo Trường Sa” của Michael Bennett [57]
Điểm chung của các công trình nghiên cứu về tình hình Biển Đông, nhất là về tình hình tranh chấp chủ quyền trên biển giữa các quốc gia trong khu vực đều khẳng định: Biển Đông đang là “vùng biển nóng”, nơi hội tụ nhiều mâu thuẫn về kinh tế, chính trị của khu vực và thế giới; tranh chấp chủ quyền trên biển ở khu vực vừa là vấn đề của lịch sử vừa là vấn đề hiện tại đang diễn ra hết sức phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng tranh chấp và nhận định cơ sở pháp lý, lịch sử, có tính chứng cứ để khẳng định chủ quyền của các bên tranh chấp, một số công trình đưa ra các giải pháp giải quyết các vấn đề tranh chấp, trong đó nhấn mạnh đến giải pháp thương lượng hoà bình.
Điều đáng lưu ý là, nhiều công trình khi đề cập đến vấn đề chủ quyền quốc gia ở hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đều nhận định: mặc dù khi tranh chấp các bên đều đưa ra các chứng lý của riêng mình để khẳng định chủ quyền ở hai quần đảo này, nhưng về mặt luật pháp, nhất là về cơ sở lịch sử, những chứng cứ của Việt Nam đưa ra là có tính thuyết phục nhất. Luật gia người Mỹ Michel Bennett trong bài báo “Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và sự sử dụng luật pháp quốc tế trong tranh chấp quần đảo Trường Sa”, từng nhận xét:
Nếu các đảo hoặc không được quản lý bởi một chính phủ, hoặc không được thăm viếng bởi các nhân viên nhà nước, vấn đề đặt ra ở đây là liệu những cuộc tiếp xúc riêng rẽ bởi các ngư dân Trung Quốc có đủ thiết lập chủ quyền trên Spratlys (Trường Sa) theo luật quốc tế không. Vì vậy giá trị lập trường chính thức của Trung Quốc (đưa ra khi tranh cãi) là đáng nghi ngại [57, tr.91- 92].
Riêng nhà nghiên cứu người Pháp, giáo sư Monique Chemillier Gendrau trong công trình nghiên cứu “Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, thẳng thắn khẳng định: “Chủ quyền ở hai quần đảo (Hoàng Sa, Trường Sa) trên Biển Đông (cũng như những yêu sách về biển của Trung Quốc hiện nay) bộc lộ rõ tham vọng bá chủ khu vực, xa hơn nữa là bá chủ thế giới của Trung Quốc, đe doạ trực tiếp tới an ninh khu vực và thế giới” [61, tr.83].
Tuy nhiên, có một số nhà khoa học trong các công trình nghiên cứu, do nhiều yếu tố chủ quan (chủ yếu là xuất phát từ lập trường chính trị) và khách quan (chủ yếu xuất phát từ tính phức tạp, nhậy cảm của vấn đề, sự thay đổi trong thực tiễn luật pháp quốc tế về biển), dưới góc độ này hay góc độ khác cũng có những quan điểm khác nhau về nhiều vấn đề liên quan đến tranh chấp CQBĐ ở khu vực Biển Đông. Thực tế cho thấy, vẫn có một số nhà nghiên cứu, nhất là những nhà nghiên cứu thuộc các nước có liên quan trực tiếp đến vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, xuất phát từ lập trường dân tộc, từ lợi ích của quốc gia, trong các công trình hay cố gắng tìm mọi cách đưa ra các chứng lý mang tính chủ quan của mình nhằm khẳng định chủ quyền quốc gia của họ trên vùng biển, đảo đang có tranh chấp. Vì lý do đó, những công trình của họ thường thiếu tính khách quan khoa học.
Hai là, về chiến lược của một số nước lớn đối với Biển Đông và tác động của nó tới an ninh khu vực, an ninh CQBĐ của Việt Nam.
Những công trình đề cập trực tiếp đến vấn đề này, tiêu biểu có: một số công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu nước ngoài được Trung tâm Thông tin tư liệu Khoa học - Công nghệ và Môi trường (Bộ Quốc phòng) tập hợp lại trong tập tài liệu có tiêu đề “Chiến lược của các nước lớn ở khu vực Đông Nam Á” [22], ví dụ như: “Đặc điểm mới trong chính sách Đông Á của Mỹ” (Kim Xán Vinh, Chu Hán Vũ); “Mỹ thúc đẩy chương trình đối tác cảnh vệ” ; “Chiến lược của Ấn Độ trong việc tăng cường quan hệ với ASEAN” (Trương Đảng Nặc, Kiệt Nhân Quý); “Nga tiến vào Châu Á thông qua Inđonêxia” (Đông Phương Thuần), “Trung Quốc và Ấn Độ cạnh tranh ảnh hưởng đối với ASEAN” (Sheng Lijun); một số tham luận khoa học tại Hội thảo quốc tế về Biển Đông, được tác giả Đặng Đình Quý tập hợp trong cuốn sách “Biển Đông - Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực” [71], ví dụ như: “Biển Đông: Chẳng lẽ cứ thụ động ngồi chờ làn gió mát?” của Geoffrey Till; “Tranh chấp Biển Đông sẽ đi tới đâu?” của Mark J. Valencia; “Những diễn biến gần đây ở Biển Đông - Hệ lụy đối với hòa bình, ổn định và hợp tác khu vực” của Daniel Schaeffer; “Liệu có thể giải quyết được các tranh chấp về phân định biển và chủ quyền đối với các đảo ở Biển Đông?” của Stein Tonesson; “Thực địa chính trị của khu vực cùng tồn tại trong cái ao của Trung Quốc” của Ba Hamzah; “Những diễn biến gần đây ở Biển Đông: Hệ lụy đối với hòa bình, ổn định và hợp tác khu vực” của Carlyle A. Thayer; “Những biến chuyển gần đây trên Biển Đông: lý do để quan ngại” của Ian Storey; “Cách tiếp cận quản lý các tranh chấp biên giới của Trung quốc và Việt Nam - Bài học, liên hệ và tác động đối với tình hình Biển Đông” của Ramses Amer; hoặc những công trình nghiên cứu khác, như: “Chiến lược của Hải quân Trung Quốc và hàm ý của nó đối với khu vực Biển Đông” của Ngô Vĩnh Long [53]; “Trung Quốc tấn công trên biển Nam Trung Hoa” của Shigeo Hiramatsu [73]...
Về cơ bản các công trình nêu trên đều khẳng định: Biển Đông là vùng biển chiến lược có tác động lớn tới sự phát triển về kinh tế, QP-AN không chỉ đối với khu vực mà còn với cả thế giới, vì thế các quốc gia trong khu vực và các nước khác, nhất là những nước lớn luôn tìm cách cạnh tranh, khẳng định vị thế, tầm ảnh hưởng của mình ở địa bàn chiến lược này; tình hình Biển Đông đã và đang diễn biến vô cùng phức tạp bởi sự tranh chấp về lợi ích, chủ quyền giữa các quốc gia trong khu vực và sự can thiệp của các nước lớn vào địa bàn Biển Đông; chiến lược của các nước lớn đối với Biển Đông một mặt góp phần tạo thế cân bằng lực lượng ở khu vực nhưng mặt khác cũng khiến cho an ninh khu vực, trong đó có Việt Nam thêm phức tạp.
Đối với Trung Quốc, một quốc gia có những lợi ích chiến lược trực tiếp ở Biển Đông, đồng thời cũng là quốc gia hiện đang có nhiều tham vọng vươn lên trở thành một cường quốc mà trước hết là một cường quốc về biển, các nhà nghiên cho rằng: chiến lược biển của Trung Quốc, nhất là chiến lược đối với Biển Đông, có tác động rất lớn đến an ninh chủ quyền biển, đảo của các nước trong khu vực. Trong bài “Chiến lược của Hải quân Trung Quốc và hàm ý của nó đối với khu vực Biển Đông”[53], nhà nghiên cứu Ngô Vĩnh Long trên cơ sở phân tích những động thái mới của Trung Quốc trong những năm gần đây, đặc biệt là việc Trung Quốc tăng cường xây dựng một lực lượng hải quân hùng mạnh, đã chỉ rõ ý đồ của Trung Quốc là muốn thao túng khu vực Biển Đông, đồng thời dùng Biển Đông như lá bài để mặc cả với các nước khác trong toan tính về kinh tế, chính trị của mình, cũng như coi Biển Đông là bàn đạp để vươn ra biển xa khẳng định vị thế nước lớn đối với khu vực và thế giới. Shigeo Hiramatsu, nhà nghiên cứu Nhật Bản với bài “Trung Quốc tấn công trên biển Nam Trung Hoa”[73], trên cơ sở đặt ra giả thiết: nếu Trung Quốc tấn công trên biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông) thì ảnh hưởng của nó tới tình hình an ninh khu vực và thế giới như thế nào? Các nước sẽ có đối sách ra sao để giữ gìn sự ổn định, hoà bình ở vùng biển chiến lược này? – Shigeo Hiramatsu cho rằng: Trung Quốc có những động thái gây xung đột với các nước trong cuộc tranh giành CQBĐ vừa coi đó như một đòn răn đe, vừa tạo lợi thế thực hiện âm mưu về kinh tế, chính trị của mình trên trường quốc tế nhưng ít có khả năng mở cuộc chiến tranh lớn trên Biển Đông . Bởi vì làm như thế, Trung Quốc sẽ tự cô lập mình, vì phải đối đầu không chỉ với các nước Đông Nam Á, nhất là các nước nằm ở Biển Đông mà còn với cả các nước lớn như Mỹ, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ. Tuy nhiên, thế giới cần phải cảnh giác với nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh trên Biển Đông mà Trung Quốc là người châm ngòi, an ninh Đông Nam Á phụ thuộc rất lớn vào chính sách về biển của Trung Quốc.
Đối với Mỹ, hầu hết giới quan sát và các nhà nghiên cứu đều cho rằng: vị thế, tầm ảnh hưởng, sự chi phối của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á nói chung và Biển Đông nói riêng là rất lớn, không chỉ bởi Mỹ luôn coi địa bàn này là một trong những địa bàn hết sức quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ, là nơi Mỹ có nhiều đồng minh cần được bảo vệ, mà còn bởi Biển Đông gắn với những lợi ích sát sườn của Mỹ (cả về kinh tế và chính trị). Trong bài “Đặc điểm mới trong chính sách Đông Á của Mỹ” [22], của Kim Hán Vinh - Chu Hán Vũ, hay bài “Mỹ thúc đẩy chương trình đối tác cảnh vệ” [22] của Robert J. Coy, đã khẳng định rằng Mỹ đã và đang điều chỉnh chiến lược của mình ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Đông Nam Á, đồng thời tăng cường sự có mặt ở khu vực bằng nhiều cách thức khác nhau; an ninh khu vực, an ninh Biển Đông cũng sẽ phụ thuộc rất lớn vào Mỹ.
Đối với Ấn Độ, trong các bài: “Chiến lược của Ấn Độ trong việc tăng cường quan hệ với ASEAN”[22], của hai tác giả Trương Đảng Nặc - Kiệt Quý Nhân; “Trung Quốc và Ấn Độ cạnh tranh ảnh hưởng đối với ASEAN”[22] của tác giả Sheng Lijun, hay bài “Ấn Độ tăng cường ảnh hưởng tại Đông Nam Á” [22] của Viện Nghiên cứu và phân tích quốc phòng Ấn Độ, đã làm rõ quyền lợi của Ấn Độ ở Đông Nam Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Các công trình trên cũng chỉ rõ, hiện nay Ấn Độ đang tìm cách tăng cường sự có mặt của mình và cạnh tranh với các cường quốc khác về lợi ích kinh tế, chính trị ở khu vực này.
Với nước Nga, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, nước Nga hiện nay cũng đang mở cuộc chạy đua với các cường quốc khác vào khu vực Đông Nam Á và Biển Đông vì lợi ích của Nga ở khu vực này là rất quan trọng. Công trình nghiên cứu “Đông Nam Á nằm trong lợi ích của Nga” [22], của Viện nghiên cứu và phân tích quốc phòng Ấn Độ, hay bài “Nga tiến vào châu Á thông qua Inđônêxia” [22], của nhà nghiên cứu Đông Phương Thuần, phân tích lợi ích của Nga ở khu vực, đồng thời chỉ rõ nỗ lực cũng như sự điều chỉnh chiến lược trong quá trình khẳng định ảnh hưởng của Nga ở Đông Nam Á và trên địa bàn Biển Đông.
Đối với Nhật Bản, cuốn “Chính sách ngoại giao của Nhật Bản đối với ASEAN trong thế kỷ mới” do nhà xuất bản Nhân dân (Trung Quốc), trên cơ sở phân tích tổng quan chính sách ngoại giao của Nhật Bản với các nước ASEAN, cuốn sách nhận định: một trong những ý đồ chiến lược trong chính sách ngoại giao của Nhật Bản đối với ASEAN, bao gồm cả chính sách với Biển Đông chính là cạnh tranh với các nước khác, đặc biệt là với Mỹ và Trung Quốc tạo cơ sở khẳng định vị thế nước lớn về chính trị ở khu vực; việc can thiệp vào Biển Đông không chỉ thuần tuý về mặt kinh tế bởi một lượng lớn hàng hoá của Nhật Bản được vận chuyển qua Biển Đông, khai thác các nguồn lợi kinh tế ở Biển Đông mà còn kiềm chế các cường quốc tạo lợi thế cạnh tranh về mọi mặt của Nhật Bản trên trường quốc tế.
2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam có liên quan đến đề tài
Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam chủ yếu luận giải những vấn đề chính cốt sau:
Một là, vị trí, vai trò của biển, đảo Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hầu hết các công trình nghiên cứu khi đề cập đến vấn đề này đều thống nhất khẳng định rằng: Việt Nam là quốc gia có vị trí chiến lược đặc biệt thuận lợi về biển; với một vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng, bao gồm hơn 1 triệu km2 thềm lục địa, hơn 3000 hòn đảo, nhiều vịnh biển có giá trị kinh tế, QP-AN, vùng biển, đảo Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình xây dựng, bảo vệ đất nước và sự trường tồn của dân tộc; cần nâng cao ý thức của dân tộc về vị trí, vai trò to lớn của biển, đảo, triệt để phát huy mọi tiềm năng, lợi thế của biển, đảo để phát triển và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Trong công trình “Việt Nam đất, biển, trời” của tác giả Lưu Văn Lợi[54], trên cơ sở phân tích vị trí, vai trò của biển, đảo nước ta, nhà nghiên cứu Lưu Văn Lợi nhấn mạnh:
Biển đối với quốc gia là an ninh và phát triển, đối với hàng chục triệu con người thuộc hơn nửa các tỉnh, thành, đặc khu (của Việt Nam) là đời sống và phồn vinh, biển không thể tiếp tục bị coi nhẹ như hiện nay và chỉ hiểu là biển ven bờ. Biển hiểu theo ý nghĩa đầy đủ của nó phải là một trong hai vế của chiến lược bảo vệ và xây dựng đất nước để đưa dân tộc thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu.[54, tr.185].
Trong công trình “Biển và hải đảo Việt Nam” do Ban Tuyên giáo Trung ương ấn hành [6], các tác giả khẳng định:
Việt Nam là một quốc gia ven biển có những ưu thế và vị trí chiến lược đặc biệt đối với khu vực và trên thế giới. Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, biển luôn gắn liền với quá trình dựng xây và phát triển của đất nước và con người Việt Nam. Việc xây dựng, quản lý, phát triển và bảo vệ quyền lợi biển là vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với việc giữ gìn toàn vẹn chủ quyền quốc gia, giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế- xã hội của đất nước trong thời kỳ mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế [6, tr3].
Hai là, chủ quyền của Việt Nam trên biển, đặc biệt là chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Chủ quyền của Việt Nam trên biển, đặc biệt là đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, là vấn đề lớn được rất nhiều nhà khoa học cũng như các nhà hoạt động chính trị quan tâm. Đã có nhiều công trình đề cập trực tiếp đến vấn đề này dưới nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau, trong đó có những công trình tập trung đi sâu luận giải về chủ quyền của Việt Nam trên biển, như các công trình: “Vùng biển và quyền làm chủ” của Vũ Phi [66]; “Việt Nam đất, biển, trời” của Lưu Văn Lợi [54]; “Biển và hải đảo Việt Nam” [6]; “Chiến lược bảo vệ chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển Việt Nam đến năm 2020”, đề tài nghiên cứu cấp nhà nước của Viện Nghiên cứu và Phát triển [17]; “Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”[64], luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Nhã.
Đây là những công trình có giá trị khoa học và thực tiễn, luận giải về chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Những công trình này đã đưa ra bằng chứng và những lập luận xác đáng về chủ quyền của Việt Nam trên biển, đồng thời khẳng định chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Một số công trình đã có những đề xuất và đưa ra những giải pháp nhằm góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền của đất nước trên biển. Trong công trình “Việt Nam đất, biển, trời”[54], nhà nghiên cứu Lưu Văn Lợi tập trung luận giải các vấn đề rất quan trọng về tiềm năng, lợi thế của biển, đảo Việt Nam; về lịch sử tranh chấp chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa giữa hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc, đưa ra những luận chứng xác đáng, khẳng định chủ quyền của nước ta đối với hai quần đảo này, đồng thời cũng đặt ra các yêu cầu để Việt Nam tiếp tục cuộc đấu tranh bảo vệ, giành và giữ chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa; liên quan đến vấn đề về bảo vệ CQBĐ của đất nước, tác giả cũng đã đề cập đến kinh nghiệm quản lý biển, kinh nghiệm tiến hành cuộc đấu tranh đòi CQBĐ của một số quốc gia trong lịch sử và kiến nghị cần phải vận dụng những kinh nghiệm đó vào thực tiễn đấu tranh giành và giữ chủ quyền quốc gia trên biển. Đặc biệt, với công trình Chiến lược bảo vệ chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo Việt Nam đến năm 2020[17], trên cơ sở khảo cứu và luận giải nhiều vấn đề có tính chất cấp bách đối với việc quản lý, khai thác và bảo vệ CQBĐ của Tổ quốc, công trình đã nhấn mạnh đến các vấn đề như: thực tiễn tranh chấp chủ quyền trên biển giữa Việt Nam và các quốc gia khác ở Biển Đông, đưa ra các dự báo và hướng giải quyết cho vấn đề này, nhất là đối với việc đấu tranh khẳng định, giành chủ quyền của nước ta trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; đánh giá thực trạng quản lý biển của Việt Nam, những hạn chế bất cập của hệ thống luật pháp, các văn bản pháp luật của Nhà nước liên quan đến biển, đồng thời tham mưu cho Đảng, Nhà nước biện pháp giải quyết, tạo điều kiện nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước về biển, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế biển và tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia bảo vệ CQB,ĐTQ. Những số liệu thống kê, các luận cứ mà công trình đưa ra, là hết sức cần thiết, góp phần để Đảng, Nhà nước nhận thức rõ hơn về nhiều vấn đề liên quan đến công tác phát triển kinh tế biển gắn với tăng cường củng cố QP-AN bảo vệ vững chắc CQBĐ TQ.
Đối với công trình: Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của tác giả Nguyễn Nhã [64]. Công trình này chủ yếu tập trung luận giải vấn đề cơ bản: trình bày có hệ thống các vấn đề về lịch sử chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, trên cơ sở đó chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phản bác các luận chứng thiếu căn cứ mà một số nhà nghiên cứu, cũng như chính quyền một số nước, nhất là chính quyền Trung Quốc đưa ra để tranh giành chủ quyền hai quần đảo này với Việt Nam.
Ba là, phát triển kinh tế biển và tăng cường QP-AN bảo vệ CQB,ĐTQ.
Vấn đề phát triển kinh tế biển và tăng cường QP-AN bảo về CQB,ĐTQ đã được một số công trình nghiên cứu đề cập đến ở nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau. Khi đề cập đến vấn đề này, hầu hết các công trình nghiên cứu thống nhất cho rằng: vùng biển, đảo Việt Nam có một vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển đất nước, vì thế đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, đi đôi với tăng cường QP-AN bảo vệ vững chắc CQB,ĐTQ là vấn đề cấp thiết mang tính chiến lược đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; Việt Nam có tiềm năng, lợi thế lớn về biển nhưng chưa phát huy thực sự có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế đó; ở cả tầm chiến lược và sách lược, quản lý Nhà nước về biển còn nhiều bất cập khiến cho trong một thời gian dài nền kinh tế biển phát triển còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có của đất nước; công tác QP-AN bảo vệ CQBĐ còn có những hạn chế nhất định khiến cho việc bảo vệ chủ quyền, an ninh biển, đảo chưa thực sự vững chắc; gắn với xu thế phát triển của thời đại, yêu cầu thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong điều kiện tình hình tranh chấp chủ quyền giữa các quốc gia ở khu vực Biển Đông diễn ra căng thẳng với tính chất ngày càng phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường, Việt Nam cần phải tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế biển đi đôi với tăng cường QP-AN bảo vệ CQB,ĐTQ.
Trong công trình “Chiến lược bảo vệ chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo Việt Nam đến năm 2020”[17], trên cơ sở khẳng định: “Việt Nam cần xây dựng cho riêng mình một chiến lược phát triển bền vững không chỉ v...một cường quốc hàng đầu của thế giới, nằm bên bờ hai Đại dương lớn là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, Mỹ khẳng định, họ trước hết phải là “Một cường quốc đại dương”. Biển Đông là khu vực mà Mỹ có nhiều đồng minh chính trị và lợi ích kinh tế. Vì thế, Mỹ đã sớm có mặt và luôn tìm mọi cách tăng cường duy trì tầm ảnh hưởng ở đây, nhằm vừa bảo đảm an toàn cho con đường huyết mạch trên biển giữa Mỹ với các nước Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Trung Cận Đông, vừa khống chế khu vực, thực hiện mưu đồ làm bá chủ thế giới. Chính sách Biển Đông của Mỹ luôn có những thay đổi nhất định qua mỗi thời kỳ, chủ yếu phụ thuộc vào lợi ích và thế bố trí chiến lược toàn cầu của Mỹ.
Về cơ bản, trong chiến lược toàn cầu của Mỹ, Biển Đông luôn được coi là địa bàn có vị trí quan trọng. Sau khi các nước XHCN ở Đông Âu sụp đổ và Cộng hòa Liên bang Xô Viết tan rã vào năm 1991, Mỹ tuy có giảm bớt sự quan tâm đối với khu vực này, nhưng vẫn duy trì một lực lượng nhất định tại đây.
Trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2005, trước cục diện an ninh khu vực, thế giới có những biến đổi lớn, nhất là sự trỗi dậy của một số nước nằm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khiến cho quyền lực của Mỹ bị đe dọa, Mỹ đã gia tăng sự có mặt về quân sự, chuẩn bị cơ sở để tăng cường khả năng can thiệp quân sự vào khu vực này. Đặc biệt, sau sự kiện 11- 9 - 2001, lấy cớ chống khủng bố, Mỹ đã vận động được một số nước Đông Nam Á đồng ý cho Mỹ sử dụng các căn cứ quân sự trên lãnh thổ của họ khi cần thiết.
Đặt trước thực trạng các mâu thuẫn, mối quan hệ quốc tế ở Biển Đông đan xen chồng chéo; tranh chấp tầm ảnh hưởng, tranh chấp chủ quyền biển, đảo diễn ra quyết liệt; một số thế lực đang lợi dụng sức mạnh vượt trội thâu tóm Biển Đông..., việc xuất hiện, can thiệp ngày càng sâu của Mỹ vào khu vực một mặt khiến cho tình hình thêm phức tạp, diễn biến khó lường, nhưng mặt khác, do chính sách kìm chân nhau của các nước lớn nên dù trực tiếp hay gián tiếp cũng góp phần nhất định cân bằng thế lực làm giảm thiểu sự lấn lướt, chèn ép của một nước này đối với một nước khác trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Đối với Nhật Bản: Là một quốc gia đảo, có diện tích không lớn (372.000km2), nhưng dân số đã vượt quá 120 triệu người từ giữa thập kỷ 80 của thế kỷ XX, đất nước rất nghèo tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy, Nhật Bản coi hướng phát triển về biển là yếu tố quan trọng để phát triển đất nước.
Nhật Bản muốn tăng cường vị thế chính trị ngang tầm với vị thế kinh tế của mình trên thế giới bằng cách can dự nhiều hơn vào các sự kiện của thế giới và khu vực. Với Biển Đông, Nhật Bản muốn tăng cường ảnh hưởng của mình, ngăn chặn, hạn chế tham vọng của Trung Quốc ở khu vực này, muốn tham gia nhiều hơn vào việc giải quyết các vấn đề của Biển Đông, trong đó có Trường Sa. Nhật Bản cũng muốn thăm dò, khai thác tài nguyên, nhất là nguồn dầu khí ở Biển Đông. Vì lý do như vậy, Nhật Bản đã tuyên bố đòi hỏi bảo đảm các con đường biển cách Nhật 1000 hải lý (1852 km), bao gồm toàn bộ đường hàng hải trên Biển Đông. Về quân sự, tuy chỉ có lực lượng phòng vệ, song hải quân Nhật Bản được đánh giá là lực lượng hải quân mạnh ở khu vực Đông Á. Nhật Bản hiện có hơn 60 tàu hộ vệ và tàu khu trục, 16 tàu ngầm, 200 máy bay chống tàu ngầm, 4 hạm đội “Bát Đát” và 10 quần thể tàu bảo vệ. Bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ XX, Nhật Bản trang bị tàu khu trục tên lửa cấp 2200 tấn, tàu ngầm cấp 2400 tấn, tàu tên lửa và ngư lôi cấp 1000 tấn, 100 máy bay tuần tra chống tàu ngầm loại P-3C. Chính sách phòng vệ biển của Nhật Bản cơ bản luôn tỏ rõ thái độ cứng rắn. Nhật Bản công khai tuyên bố chủ trương: sẵn sàng dùng lực lượng hải quân mạnh để “dìm kẻ thù trên biển”[90, tr.4-7]. Hiện nay, Nhật Bản vẫn tiếp tục duy trì, tăng cường hợp tác với Mỹ trong việc phòng thủ chung ở Đông Á nhằm tạo hậu thuẫn cho nhau, tăng cường thế lực khống chế lợi ích ở khu vực này.
Đối với Trung Quốc: là một quốc gia lục địa khổng lồ (diện tích lục địa 9.600.000 km2), đồng thời là quốc gia ven biển lớn (có 18.000km bờ biển). Nhưng trong lịch sử, suốt một thời gian dài Trung Quốc chỉ quan tâm đến lục địa mà ít quan tâm đến hướng phát triển về biển. Theo người Trung Quốc, chính sự “quay lưng lại với biển” của dân tộc là một trong những lý do khiến cho Trung Quốc chưa thể phát triển hưng thịnh như tiềm năng vốn có. Cho đến đầu thế kỷ XX, Trung Quốc mới chú ý đến biển, và bắt đầu có những hoạt động tranh giành biển, đảo với các nước khác, nhất là đối với khu vực Biển Đông.
Từ thập niên 70 của thế kỷ XX, chính sách mở rộng lãnh thổ về phía biển, gắn với tư duy “Biển là lối thoát của dân tộc Trung Hoa để sinh tồn và phát triển” được chính quyền Trung Quốc khẳng định như một tất yếu. Nhằm cụ thể hóa chính sách này, một mặt Trung Quốc tìm mọi cách từng bước khẳng định vị thế quốc gia trên biển với mục tiêu biến Trung Quốc thành một cường quốc biển trong khu vực, tiến tới thành một cường quốc biển hàng đầu trên thế giới. Mặt khác, đẩy mạnh tranh chấp chủ quyền biển, đảo với các nước láng giềng. Ở vùng biển Đông Bắc, Trung Quốc đẩy mạnh tranh chấp chủ quyền biển, đảo với Nhật, nhất là đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Ở vùng biển phía Nam, Trung Quốc thực thi kế hoạch mở rộng lãnh thổ về phía Biển Đông, tranh chấp quyết liệt chủ quyền biển, đảo với các nước Đông Nam Á. Năm 1974, lợi dụng tình hình chiến tranh ở Việt Nam đang diễn ra hết sức căng thẳng, quyết liệt, Trung Quốc đã mở cuộc tấn công đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam (lúc bấy giờ đang được quân đội Việt Nam Cộng hòa canh giữ). Ngày 14 tháng 3 năm 1988, Trung Quốc một lần nữa bất ngờ xử dụng lực lượng vũ trang tấn công đánh chiếm các đảo và bãi đá ngầm Chữ Thập, Gạc Ma thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Năm năm 1996, Trung Quốc đã công khai Chiến lược Biển quốc gia. Trong chiến lược này, Trung Quốc đã thể hiện rõ sự chuyển hướng trong chiến lược phát triển đất nước thông qua việc khẳng định vấn đề then chốt: coi trọng phát triển đất nước về hướng biển, khẳng định biển thực sự là vấn đề sống còn không chỉ để dân tộc Trung Hoa tồn tại, phát triển trong kỷ nguyên mới mà còn là nhân tố cực kỳ quan trọng để Trung Quốc trỗi dậy, vươn lên thành một cường quốc mà trước hết là một cường quốc về biển. Điểm đáng lưu ý trong chiến lược biển của Trung Quốc là Trung Quốc đặc biệt coi trọng hướng phát triển về vùng biển phía Nam, coi Biển Đông là nơi thử nghiệm, bước đệm để Trung Quốc thực hiện sự trỗi dậy của mình. Với tham vọng lớn đó, một mặt Trung Quốc đẩy mạnh tranh chấp trên biển, nhất là tranh chấp chủ quyền ở các khu vực biển, đảo đang được coi là “điểm nóng”, ví dụ như khu vực biển Đông Bắc Á (tranh chấp với Nhật Bản), khu vực Biển Đông (tranh chấp với Việt Nam và một số quốc gia Đông Nam Á). Mặt khác, Trung Quốc dốc sức tăng cường đầu tư phát triển hải quân, dùng sức mạnh hải quân là con bài chiến lược gây sức ép giải quyết các vấn đề tranh chấp, đồng thời khẳng định tư thế nước lớn của mình. Tính đến thời điểm năm 2005, sau thời gian đầu tư mạnh cho phát triển hải quân, lực lượng hải quân Trung Quốc được đánh giá là lực lượng hải quân lớn nhất, mạnh nhất khu vực, mạnh hơn hải quân của tất cả các nước khác quanh Biển Đông cộng lại, đứng thứ hai thế giới về quân số và số lượng máy bay của hải quân, thứ hai thế giới về số lượng tàu chiến đấu lớn và tàu ngầm. Hạm đội Nam Hải trước đây là hạm đội yếu nhất, nay trở thành hạm đội mạnh nhất trong ba hạm đội của Hải quân Trung Quốc. Luật lãnh hải và vùng tiếp giáp của Trung Quốc dành cho Hải quân Trung Quốc quyền giáng trả bằng vũ lực với bất kỳ sự xâm phạm nào của nước ngoài vào các đảo và vùng biển mà Trung Quốc coi là thuộc chủ quyền của mình [101, tr.81 - 88].
Chính sách về biển của Trung Quốc, trong đó có chính sách về Biển Đông khiến cho các nước đang có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông với Trung Quốc lo lắng, đồng thời gây quan ngại cho cả một số nước ngoài khu vực, nhất là những nước lớn, có lợi ích liên quan đến Biển Đông, cũng như đang cạnh tranh vị thế với Trung Quốc, như: Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga. Thực sự, chính sách về biển của Trung Quốc là một trong những nhân tố có tác động rất lớn tới an ninh quốc tế, đặc biệt là an ninh khu vực. Chính sách đó làm cho tình hình Biển Đông trở nên phức tạp hơn, đe doạ trực tiếp đến lợi ích và chủ quyền lãnh thổ của các nước khác trong khu vực.
Đối với các nước Đông Nam Á: Trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông diễn ra căng thẳng, quyết liệt; trước thực trạng “Người khổng lồ” Trung Quốc đang thể hiện rõ ý đồ thâu tóm Biển Đông, cũng như việc một số nước lớn ngoài khu vực ngày càng can thiệp sâu hơn vào tranh chấp khu vực, các nước có lợi ích chủ quyền gắn chặt với Biển Đông, đặc biệt là những nước đang có vùng biển tranh chấp như Philippin, Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan, Campuchia..., đều cố gắng kiếm tìm giải pháp nhằm giữ gìn ổn định, bảo vệ CQBĐ quốc gia. Một mặt, những nước này tìm cách liên kết với nhau tạo thành mặt trận chung để đối phó với các lực lượng bên ngoài, bảo đảm lợi ích khu vực, đồng thời vẫn có xu hướng vừa ngấm ngầm, vừa công khai tranh thủ sự hậu thuẫn từ bên ngoài, nhất là sự hậu thuẫn từ các nước lớn để tạo lợi thế riêng trong tranh chấp. Mặt khác, cố gắng tăng cường sức mạnh quân sự, nhất là sức mạnh lực lượng hải quân, nhằm bảo vệ CQBĐ của mình, sẵn sàng đối phó với mọi bất trắc xảy ra. Trong khoảng 5 năm (2001 - 2005), ngân sách dành cho quốc phòng, đặc biệt là ngân sách đầu tư cho lực lượng hải quân của các nước khu vực luôn tăng đột biến và ở mức bình quân cao so với thu nhập quốc dân. Sự tăng cường ngân sách cho hải quân của các nước ở Biển Đông là cần thiết và có sự phù hợp nhất định với xu thế phát triển khu vực và thế giới. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, trong khoảng thời gian qua, đã và đang có dấu hiệu của một cuộc chạy đua vũ trang trên biển giữa các nước trong khu vực, khiến tình hình khu vực đã “nóng”, càng “nóng” hơn. Mặc dù vào năm 2002, ASEAN và Trung Quốc đã ký Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (gọi tắt là DOC), trong đó cam kết “giải quyết các tranh chấp lãnh thổ thông qua biện pháp hòa bình, không đe dọa vũ lực hoặc sử dụng vũ lực” và “hạn chế các hành vi có thể gây phức tạp thêm tình hình, leo thang tranh chấp, ảnh hưởng xấu đến hòa bình và ổn định”. Tuy nhiên trên thực tế, với những gì đang diễn ra, cho thấy: tính chất phức tạp, căng thẳng trong tranh chấp Biển Đông không những không suy giảm mà đang ngày càng quyết liệt hơn, với những diễn biến khó lường. Nhiều nhà bình luận cho rằng, Biển Đông đang đặt trước một “thùng thuốc súng”, sẵn sàng bùng nổ bất cứ lúc nào, bởi mâu thuẫn vốn chưa được giải quyết, lại xuất hiện thêm nhiều dấu hiệu mới bất lợi từ cuộc chạy đua vũ trang ở chính khu vực này.
Như vậy có thể thấy, trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2005, chính sách về Biển Đông của các nước liên quan có nhiều sự thay đổi lớn so với trước. Những thay đổi đó có ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến sự nghiệp phát triển kinh tế và bảo đảm QP-AN trên biển của Việt Nam. Trong điều kiện Việt Nam đang tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, đói nghèo, lạc hậu, vấn đề phát triển kinh tế biển, khai thác lợi thế vùng biển đi đôi với tăng cường QP-AN, bảo vệ vững chắc CQBĐ, được coi là một vấn đề mang tính cấp thiết, khách quan đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1.1.2.2. Tình hình trong nước và những tác động đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc
Sau 15 năm tiến hành đổi mới (1986 - 2001), Việt Nam đã thu được nhiều thành công và có những đổi thay tích cực. Đất nước từng bước thoát ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Tiềm lực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của đất nước được nâng lên rõ rệt. Trong xu thế phát triển chung của nhân loại, Việt Nam đã có được những điều kiện rất cơ bản để sẵn sàng cho bước phát triển tăng tốc ở những năm đầu của thế kỷ XXI. Thành công của công cuộc đổi mới, gắn với quá trình mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế có hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực, một mặt giúp cho Việt Nam nâng cao uy tín, khẳng định vị thế trên trường quốc tế, mặt khác mang đến cho Việt Nam thời cơ và vận hội xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa (XHCN) của mình. Riêng trên mặt trận bảo vệ CQB,ĐTQ, những thành công của đổi mới, nhất là sự đổi mới về tư duy quốc phòng, gắn với mục tiêu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho nhân dân Việt Nam thực hiện thành công nhiệm vụ bảo vệ CQB,ĐTQ. Nhận thức của các cấp, các ngành và của quần chúng nhân dân về vị trí vai trò của biển, đảo Tổ quốc nói chung và nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo (CQBĐ) nói riêng, ngày càng được nâng cao, góp phần tăng tính đồng thuận tạo điều kiện phát huy sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và của cả hệ thống chính trị trong bảo vệ CQB,ĐTQ. Thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân trên biển từng bước được củng cố. Các lực lượng làm nhiệm vụ trên biển, nhất là lực lượng Hải quân được đầu tư về mọi mặt, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống bất trắc xảy ra. Quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế đã mở ra những khả năng mới để Việt Nam có điều kiện thuận lợi phát huy sức mạnh tổng hợp, cân bằng thế - lực trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, hướng tới mục tiêu bảo vệ vững chắc CQBĐ quốc gia. Thông qua quá trình hội nhập, hợp tác quốc tế, đặc biệt là thông qua các hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước nhiệm vụ bảo vệ CQB,ĐTQ đã có nhiều chuyển biến tích cực. Trong giải quyết tranh chấp chủ quyền trên biển, Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định. Việt Nam đã ký kết được với một số nước các Hiệp định, Thỏa thuận quan trọng liên quan đển chủ quyền trên biển. Đây được coi là những thành công lớn của Việt Nam trong công tác đối ngoại hợp tác quốc tế gắn với nhiệm vụ bảo vệ CQBĐ đất nước. Thành công này không chỉ có ý nghĩa nâng cao vị thế Việt Nam với bạn bè quốc tế; tạo niềm tin tưởng với các tầng lớp quần chúng nhân dân trong và ngoài nước mà điều quan trọng hơn cả là đã tạo ra tiền lệ có tính định hướng giúp cho Việt Nam và các nước có các liên quan đến vấn đề tranh chấp ở Biển Đông có thể xây dựng giải pháp tích cực giải quyết những bất đồng tranh chấp.
Tuy nhiên, sau 15 năm tiến hành đổi mới đất nước, tình hình Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn thách thức. Bốn nguy cơ mà Đảng Cộng sản Việt Nam từng chỉ rõ: tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới; chệch hướng XHCN; nạn tham nhũng và tệ quan liêu; “diễn biến hòa bình” do các thế lực thù địch tiến hành chống phá cách mạng Việt Nam, vẫn đang hàng ngày, hàng giờ đe dọa và là những thách thức buộc Việt Nam phải vượt qua. Thực tế, Việt nam vẫn đang nằm trong tình trạng một nước kém phát triển, sức mạnh về kinh tế, quân sự còn rất nhiều hạn chế làm ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng xây dựng, bảo vệ đất nước và bảo vệ CQB,ĐTQ.
Công tác xây dựng lực lượng bảo vệ CQBĐ đã được quan tâm nhưng chưa đúng mức và chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Trong 15 năm đổi mới, mặc dù Việt Nam luôn nhận thức rõ được vấn đề cần phải đầu tư hợp lý cho quốc phòng, đặc biệt là đầu tư đúng mức cho lực lượng hải quân nhằm đảm bảo bảo vệ vững chắc CQB,ĐTQ, chủ động, sẵn sàng đối phó với những diễn biến bất trắc của tình hình đang rất nóng ở Biển Đông, nhưng do yếu tố khách quan, mà chủ yếu là do nền kinh tế quốc dân chưa đủ mạnh, nên chưa có điều kiện đầu tư cho quốc phòng đúng mức như mong muốn.
Chiến lược phòng thủ biển, đảo, nhất là ở những vùng biển nhạy cảm nằm trong khu vực tranh chấp, ví dụ như khu vực vịnh Bắc Bộ, khu vực vịnh Thái Lan hay khu vực Trường Sa, còn có những yếu kém cần phải nhanh chóng khắc phục. Vấn đề kết hợp khai thác kinh tế biển đi đôi với củng cố, tăng cường QP-AN đảm bảo giữ vững chủ quyền quốc gia trên biển, đôi khi chưa được nhận thức đúng đắn và còn bị xem nhẹ.
Năng lực quản lý Nhà nước về biển nói chung và về nhiệm vụ bảo vệ CQB,ĐTQ nói riêng, còn yếu. Việt Nam chưa xây dựng được mô hình quản lý biển hợp lý, phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại. Quản lý Nhà nước về biển còn mang tính manh mún, chồng chéo giữa các cấp, các ngành, các cơ quan đoàn thể. Là một quốc gia có vị trí chiến lược về biển nhưng trong giai đoạn này, Việt Nam vẫn chưa xây dựng được Chiến lược biển, cũng như chưa xây dựng được Luật Biển của quốc gia.
Xu thế phát triển, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào khu vực và thế giới. Quá trình mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế của Việt Nam và các nước khác luôn là quá trình vừa mang đến những điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong phát triển, vừa nảy sinh những yếu tố gây ra khó khăn, thách thức tác động trực tiếp đến nhiệm vụ bảo vệ CQBĐ quốc gia, đòi hỏi Việt Nam cần phải giải quyết thấu đáo nhiều vấn đề, mới có thể bảo đảm giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, đồng thời bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia.
1.1.3. Những yêu cầu đặt ra đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc trong những năm 2001 - 2005
Thực tiễn tình hình thế giới, khu vực và trong nước đã cho thấy, nhiệm vụ bảo vệ CQB,ĐTQ những năm đầu thế kỷ XXI, nhất là trong những năm 2001 - 2005, đang đứng trước thời cơ, thách thức lớn, đồng thời đặt ra các yêu cầu mới cần được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam nhận thức và giải quyết thấu đáo.
Thứ nhất, phải tăng cường sức mạnh bảo vệ vững chắc CQB,ĐTQ
Trong bối cảnh các nước ở khu vực đang tăng cường lực lượng, đẩy mạnh tranh chấp chủ quyền biển với Việt Nam; một số nước đang bộc lộ rõ âm mưu và có nhiều hành động vi phạm, xâm chiếm chủ quyền biển đảo của quốc gia, Việt Nam phải chú trọng tăng cường sức mạnh bảo vệ CQB,ĐTQ. Đây là yêu cầu có tính cấp thiết. Bởi lẽ, yêu cầu đó gắn với nhiệm vụ chính trị đặc biệt: khẳng định và giữ vững quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của một dân tộc, đó là độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền. Đồng thời việc giữ vững được chủ quyền trên biển là điều kiện cơ sở để Việt Nam phát huy mọi tiềm năng, lợi thế của biển, đảo, phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước đáp ứng yêu cầu phát triển của Việt Nam trong trong những năm đầu thế kỷ XXI.
Thứ hai, tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc nói chung và bảo vệ CQB,ĐTQ nói riêng trong tình hình mới.
Hội nhập quốc tế gắn với xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng sâu rộng là yêu cầu tất yếu khách quan đối với Việt Nam. Bước vào những năm đầu thế kỷ XXI, để đưa đất nước phát triển đi lên, Việt Nam đang đẩy mạnh hội nhập, tăng cường hợp tác quốc tế trên mọi lĩnh vực, kể cả lĩnh vực QP-AN bảo vệ CQB,ĐTQ. Việc tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế nhằm tăng cường khả năng bảo vệ CQB,ĐTQ là vô cùng cần thiết. Bởi lẽ, quá trình hội nhập, hợp tác quốc tế, nhất là hợp tác quốc tế về biển, vừa tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam khai thác hiệu quả các tiềm năng kinh tế biển, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đất nước, vừa tạo cơ hội để Việt Nam có thể thực hiện tốt sách lược cân bằng thế - lực trên biển bảo vệ vững chắc CQB,ĐTQ.
Thứ ba, luôn luôn quán triệt quan điểm: khai thác kinh tế biển gắn liền với củng cố, tăng cường QP-AN bảo vệ vững chắc CQB,ĐTQ.
Kết hợp kinh tế với QP-AN là vấn đề có tính nguyên tắc trong phát triển đất nước. Xu thế phát triển của thời đại cho thấy, bất kỳ một quốc gia nào trong quá trình phát triển cũng lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, coi phát triển kinh tế là tiền đề, cơ sở, nhân tố quyết định góp phần làm nên sức mạnh bảo vệ đất nước. Suốt chặng đường 15 năm đổi mới đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam cũng quán triệt quan điểm này và luôn coi đó như một chủ trương lớn đưa đất nước phát triển đi lên. Tuy nhiên, để có thể bảo vệ vững chắc CQB,ĐTQ trong điều kiện thế giới đang có những thay đổi nhanh chóng: quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực; diễn biến tình hình khu vực, tình hình Biển Đông là hết sức khó lường, tranh chấp CQBĐ đi đôi với tranh chấp về các nguồn lợi kinh tế biển đang ngày càng căng thẳng, quyết liệt giữa các quốc gia ở khu vực Biển Đông và một số các nước lớn khác. Đòi hỏi, Đảng cần phải có một tư duy lãnh đạo khéo léo và hết sức linh hoạt để giải quyết biện chứng khách quan một số vấn đè then chốt có tính chiến lược, như: mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữa phát triển kinh tế với củng cố, tăng cường QP-AN. Tùy theo từng lĩnh vực, gắn với từng giai đoạn, từng địa bàn chiến lược cụ thể để xem xét lấy kinh tế hay QP-AN làm trọng tâm phát triển. Ở những vùng biển, đảo nhạy cảm của quốc gia liên quan mật thiết tới quốc phòng, có tác động trực tiếp đến an ninh CQBĐ của đất nước, ví dụ như một số khu vực biển, đảo nằm trong vịnh Bắc bộ thuộc các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng; khu vực vịnh Cam Ranh, quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh hòa; khu vực Côn đảo thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; khu vực đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang..., càng cần phải tính toán kỹ lưỡng để có chiến lược phát triển hợp lý.
Thứ tư, bảo vệ CQB,ĐTQ phải gắn chặt với trách nhiệm và nghĩa vụ của Việt Nam trước cộng đồng khu vực và quốc tế.
Với vị trí địa chiến lược vô cùng quan trọng của vùng biển, đảo Việt Nam, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nằm giữa Biển Đông, an ninh của vùng biển, đảo Việt Nam cũng chính là an ninh của khu vực Biển Đông, an ninh của tuyến giao thông quốc tế huyết mạch trên biển. Việt Nam là thành viên của rất nhiều tổ chức ở khu vực và thế giới, cần phải đảm nhận trách nhiệm trước cộng đồng quốc tế trong việc giữ gìn an ninh chung của cả khu vực và thế giới. Để duy trì hòa bình, bảo đảm ổn định, phát triển thịnh vượng chung của khu vực và thế giới, Việt Nam cần cùng với cộng đồng quốc tế chung tay giải quyết tốt những vấn đề “nóng” đã và đang phát sinh ở Biển Đông mà trước hết là giữ gìn an ninh CQBĐ của quốc gia, thông qua đó góp phần xây dựng vùng biển hòa bình, bảo đảm sự thông suốt cho tuyến giao thông quốc tế đi qua Biển Đông.
1.2. Chủ trương của Đảng về bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc trong những năm 2001 - 2005
Những năm đầu tiên của thế kỷ XXI (2001 - 2005), trên cơ sở bám sát thực tiễn, nắm bắt xu thế vận động của thời đại; quán triệt sâu sắc quan điểm: vùng biển, đảo Tổ quốc là bộ phận gắn bó hữu cơ không thể tách rời của lãnh thổ quốc gia, bảo vệ CQBĐ là nhiệm vụ thiêng liêng có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam trong thời kỳ tăng cường hội nhập, đẩy mạnh CNH, HĐH, đưa đất nước đi lên một tầm cao mới; trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, tình hình khu vực Biển Đông diễn ra vô cùng phức tạp, khó lường, nhiều thế lực âm mưu độc chiếm Biển Đông, có ý đồ, hành động xâm lấn các vùng biển, đảo của Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục đề ra chủ trương nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển.
Trong kỳ Đại hội IX (4 -2001), Đảng đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001- 2010 và Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch 2001 - 2005. Đồng thời cụ thể hóa các chiến lược này bằng Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 BCHTW Đảng (khóa IX). Đây chính là nền tảng, tiền đề cho bước đi vững chắc của cách mạng Việt Nam trong những năm đầu tiên của thế kỷ XXI, đồng thời là cơ sở để Đảng xây dựng quan điểm, hoạch định đường lối bảo vệ CQB,ĐTQ.
Mặc dù các quan điểm, chủ trương, đường lối về bảo vệ CQBĐ chưa được Đảng thể hiện một cách cụ thể trong các văn kiện chính thức, tuy nhiên trên cơ sở quán triệt tư tưởng đường lối xây dựng, bảo vệ đất nước mà Nghị quyết Đại hội IX và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, BCHTW Đảng (khóa IX) đã vạch ra, có thể khái quát nội dung đường lối bảo vệ CQB,ĐTQ trong những năm 2001 - 2005, trên mấy vấn đề cơ bản sau:
Về mục tiêu bảo vệ CQB,ĐTQ: theo tinh thần của Đảng, mục tiêu bảo vệ CQB,ĐTQ trong giai đoạn này là: Bảo vệ vững chắc quyền toàn vẹn lãnh thổ quốc gia trên biển; bảo vệ các lợi ích quốc gia gắn với chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo mà Việt Nam được thừa hưởng đúng với tinh thần Hiến chương Liên hợp quốc, phù hợp với quy định chung của luật pháp quốc tế về biển trên cơ sở giữ gìn an ninh, trật tự an toàn, hòa bình và ổn định trên vùng biển quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập, hợp tác quốc tế, thực hiện thắng lợi CNH, HĐH, tiếp tục đưa đất nước phát triển đi lên, góp phần quan trọng vào việc gìn giữ hòa bình ở khu vực và thế giới.
Quan điểm về mục tiêu bảo vệ CQB,ĐTQ của Đảng có mối quan hệ biện chứng, gắn bó chặt chẽ với quan điểm về mục tiêu chiến lược phát triển đất nước, đồng thời phù hợp với quan điểm về mục tiêu bảo vệ Tổ quốc mà Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng khẳng định.
Trong Chiến lược phát triển KT - XH do Đại hội IX thông qua, Đảng chỉ rõ:
Đưa nước ta khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học - công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao [39, tr.696].
Thực chất, quan điểm trên vẫn tiếp tục tinh thần mà Đảng đã quán triệt trong suốt thời kỳ lãnh đạo đổi mới toàn diện đất nước đó là lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, mọi vấn đề về QP-AN và công tác đối ngoại phải luôn xoay quanh, phục vụ nhiệm vụ trọng tâm đó. Thấu suốt và quán triệt một cách sâu sắc hơn quan điểm này vào quá trình lãnh đạo xây dựng đất nước ở thời kỳ lịch sử mới, Đảng đã luôn ý thức rằng, trong xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ hiện nay, việc bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia nói chung và bảo vệ CQB,ĐTQ nói riêng có những thuận lợi cơ bản, nhưng cũng có rất nhiều khó khăn thách thức. Bởi lẽ, quá trình vận động của thực tiễn thế giới đang ngày càng cho thấy rõ, trong một thế giới mở dưới tác động của toàn cầu hóa, an ninh chủ quyền dân tộc không chỉ thuần túy bị ảnh hưởng từ sự tấn công trực tiếp về mặt quân sự của một nước này đối với một nước khác, mà yếu tố thường trực, đe dọa thường xuyên và nguy hiểm hơn cả chính là sự tụt hậu về kinh tế, nghèo đói và kém khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế. Ngày nay, nước nào có nền kinh tế phát triển bền vững, làm chủ khoa học - công nghệ, có năng lực cạnh tranh quốc tế cao, hội nhập tốt với nền kinh tế thế giới, khu vực thì nước đó chắc chắn sẽ có được những lợi thế cơ bản, tạo được khả năng tự bảo vệ tốt nhất an ninh chủ quyền của mình. Trong điều kiện, Việt Nam là nước đang phát triển, tiếp tục lựa chọn con đường đi lên CNXH và vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức, đặc biệt là sự chống phá của các thế lực phản động, thù địch; hai trong bốn nguy cơ lớn mà Đảng từng chỉ ra là nguy cơ tụt hậu ngày càng xa về kinh tế so với các nước và nguy cơ xuất phát từ chiến lược “diễn biến hòa bình” vẫn là những nguy cơ thường trực đe dọa đến nền độc lập, chủ quyền của Việt Nam. Ở vào thời kỳ lịch sử mới, việc xác định “đưa nước ta khỏi tình trạng nước kém phát triển”, đồng thời “tăng cường tiềm lực kinh tế quốc phòng, an ninh” trên cơ sở lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm là một chủ trương đúng đắn, thể hiện sự nhạy bén, sáng suốt của Đảng trong nắm bắt xu thế vận động của dân tộc, thời đại để hoạch định chính xác đường lối chiến lược phát triển đất nước.
Vận dụng chủ trương đó vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, trên cơ sở nhận thức đầy đủ, sâu sắc vị trí, vai trò của vùng biển, đảo quốc gia đối với sự phát triển của đất nước, khu vực và thế giới, theo tình thần của Đảng, mục tiêu bảo vệ CQB,ĐTQ đã thấu suốt được những vấn đề then chốt: bảo vệ CQB,ĐTQ không chỉ thuần túy là bảo vệ các quyền lợi chính đáng của Việt Nam trên biển, trong đó có quyền tối thượng bất khả xâm phạm về lãnh thổ, mà còn là bảo vệ địa bàn chiến lược giàu tiềm năng tạo lợi thế để Việt Nam có điều kiện thuận lợi hội nhập, cạnh tranh hiệu quả vào nền kinh tế thế giới, thực hiện thành công công cuộc đổi mới, CNH, HĐH đất nước, đưa đất nước đi lên nhanh, mạnh, bền vững, đồng thời giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định cho sự phát triển của Việt Nam và thế giới.
Tư duy về mục tiêu bảo vệ CQB,ĐTQ của Đảng ở thời kỳ này đã có những chuyển biến so với trước, nhất là đã có sự thay đổi lớn khác xa so với tư duy truyền thống. Nếu như trước đây, theo tư duy truyền thống, vấn đề bảo vệ CQB,ĐTQ cơ bản chỉ xoay quanh, tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia trên biển gắn với các vùng nước chủ quyền đặc trưng là vùng nội thủy và vùng lãnh hải 12 hải lý theo quy định cũ của quốc tế, cũng như chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ở giữa Biển Đông, thì ngày nay cùng với sự thay đổi của luật pháp quốc tế về biển, theo tư duy mới của Đảng, nội hàm mục tiêu bảo vệ CQB,ĐTQ đã được mở rộng hơn rất nhiều. Với tư duy đó, Việt Nam không chỉ ý thức được mục tiêu cần phải bảo vệ là các quyền và lợi ích của dân tộc liên quan đến chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo Tổ quốc, bao gồm: vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa trải rộng trên 1 triệu km2, mà còn ý thức và thể hiện được trách nhiệm của mình trước cộng đồng quốc tế trong việc thực hiện mục tiêu giữ gìn hòa bình, ổn định ở khu vực Biển Đông.
Về sức mạnh bảo vệ CQB,ĐTQ: từ tổng kết thực tiễn bảo vệ CQB,ĐTQ, nhất là thực tiễn quá trình bảo vệ CQBĐ trong 15 năm tiến hành đổi mới đất nước (1986 - 2001), đặc biệt trên cơ sở quán triệt quan điểm về sức mạnh bảo vệ Tổ quốc đã được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội IX và Nghị quyết Hội nghị lần 8, BCHTW Đảng (khóa IX), cho thấy, tư duy mới về sức mạnh bảo vệ CQB,ĐTQ ở thời kỳ này được thể hiện trên hai vấn đề cơ bản:
Thứ nhất, sức mạnh bảo vệ CQB,ĐTQ là sức mạnh tổng hợp được xây dựng trên cơ sở phát huy khối đại đoàn kết toàn dân và của cả hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, kết hợp sứ...iên hợp quốc về luật biển năm 1982.
2. Bằng việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, nước Cộng hoà XHCN Việt Nam biểu thị quyết tâm cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý công bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển.
3. Quốc hội khẳng định chủ quyền của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam đối với các vùng nội thuỷ, lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam trên cơ sở các quy định của Công ước và các nguyên tắc của pháp luật quốc tế, yêu cầu các nước khác tôn trọng các quyền nói trên của Việt Nam.
4. Quốc hội một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và chủ trương giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ cũng như các bất đồng khác liên quan đến Biển Đông thông qua thương lượng hoà bình trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; trong khi nỗ lực thúc đẩy đàm phán để tìm giải pháp cơ bản và lâu dài, các bên liên quan cần duy trì ổn định trên cơ sở giữ nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực.
Quốc hội nhấn mạnh: cần phân biệt vấn đề giải quyết tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa với vấn đề bảo vệ các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam căn cứ vào những nguyên tắc và những tiêu chuẩn của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
5. Quốc hội giao cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ nghiên cứu để có những sửa đổi, bổ sung cần thiết đối với các quy định liên quan của pháp luật quốc gia cho phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, bảo đảm lợi ích của Việt Nam.
Quốc hội giao cho Chính phủ thi hành những biện pháp có hiệu quả nhằm tăng cường bảo vệ và quản lý các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam.
Nghị quyết này để được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam khoá IX kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 1994.
Chủ tịch quốc hội
(Đã ký)
Nông Đức Mạnh
[Nguồn: Văn phòng Hội đồng Nhà nước]
Phụ lục 5
Hiệp định về vùng nước lịch sử của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Campuchia
Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Campuchia, với lòng mong muốn không ngừng củng cố và phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Campuchia, theo tinh thần Hiệp ước hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Camphuchia ký ngày 18 - 2 - 1979, căn cứ thực tế là vùng biển nằm giữa bờ biển tỉnh Kiên Giang, đảo Phú Quốc đến quần đảo Thổ Chu của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và bờ biển tỉnh Kampot đến nhóm đảo Poulo Wai của Cộng hoà nhân dân Campuchia, gồm những vùng biển từ lâu thuộc nước Việt Nam và nước Camphuchia do những điều kiện địa lý đặc biệt của nó và ý nghĩa quan trọng của nó đối với quốc phòng và kinh tế của mỗi nước, đã thoả thuận những điều sau đây:
Điều 1
vùng nước nằm giữa bờ biển tỉnh Kiên Giang, đảo Phú Quốc đến quần đảo Thổ Chu của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và bờ biển tỉnh Kampot đến nhóm đảo Poulo Wai của nước Cộng hoà nhân dân Campuchia là vùng nước lịch sử của hai nước theo chế độ nội thuỷ, được giới hạn (theo kinh tuyến Greenwich Đông) :
Về phía tây bắc bởi đường thẳng nối liền các toạ độ 90541.2 Bắc - 102o55(.2 Đông và 9o541.5 Bắc - 102o571.0 Đông ở đảo Poulo Wai (Campuchia) đến toạ độ l0o241.l Bắc - l03o481.0 Đông và l0o25'.6 Bắc - l03o491.2 Đông Ở đảo Koh Sès (Campuchia) đến toạ độ l0o301.O Bắc - l03o471.4 Đông Ở đảo Koh Thmei (Campuchia) kẻo đến toạ độ l0o321.4 Bắc - 103o481.2 Đông trên bờ biển tỉnh Kainpot (Campuchia).
Về phía bắc bởi đường bờ biển tỉnh Kampot từ toạ độ l0o321.4 Bắc - l03o481.2 Đông đến điểm mút trên bờ biển của đường biên giới đất liền giữa Việt Nam và Campuchia.
Về phía đông nam bởi đường nối liền từ điểm mút trên bờ biển của đường biên giới đất liền giữa Việt Nam và Campuchia đến toạ độ l0o041.2 Bắc - l04o02'.3 Đông Ở mũi An Yên đảo Phú Quốc (Việt Nam) vòng theo bờ Bắc đảo đến mũi Đất Đỏ ở toạ độ l0o02'.8 Bắc - l03o59’.l Đông kẻo qua toạ độ 9o181.l Bắc - l03o261.4 Đông ở đảo Thổ Chu (Việt Nam) đến toạ độ 9o151.0 Bắc - l03o271.0 Đông ở đảo Hòn Nhạn thuộc quần đảo Thổ Chu (Việt Nam).
Về phía tây nam bởi đường thẳng kẻo từ toạ độ 9o55t.0 Bắc - l02o531.5 Đông ở đảo Poulo Wai đến toạ độ 9o55.0 Bắc - l03o271.0 Đông ở đảo Hòn Nhạn thuộc quần đảo Thổ Chu (Việt Nam).
Điều 2
Hai bên sẽ thương lượng vào thời gian thích hợp trên tinh thần bình đẳng, hữu nghị, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau để hoạch định đường biên giới trên biển giữa hai nước trong vùng nước lịch sử nói ở Điều 1.
Điều 3
Trong khi chờ đợi giải quyết đường biên giới trên biển giữa hai nước trong vùng nước lịch sử nói ở Điều 1 :
Điểm tiếp giáp 0 của hai đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của mỗi nước nằm giữa biển trên đường thẳng nối liền quần đảo Thổ Chu và đảo Poulo Wai và sẽ do hai bên thoả thuận xác định sau.
- Hai bên vẫn lấy đường gọi là đường Brévié được vạch ra năm 1939 làm đường phân chia đảo trong khu vực này.
- Việc tuần tiễu, kiểm soát trong vùng nước lịch sử này do cả hai bên cùng tiến hành.
- Việc đánh bắt hải sản của nhân dân địa phương trong vùng này vẫn tiếp tục theo tập quán làm ăn từ trước tới nay. Đối với việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên trong khu vực đó, hai bên sẽ cùng nhau thoả thuận.
Hiệp định này làm tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 7 tháng 7 năm 1982, thành hai bản bằng tiếng Việt Nam và tiếng Khơ me, cả hai văn bản đều có giá trị ngang nhau.
THAY MẶT CHÍNH PHỦ THAY MẶT CHÍNH PHỦ
NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NHÂN DÂN CAMPUCHIA
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
NGUYÊN CƠ THẠCH HUN XEN
[Nguồn: Ban Biên giới - Bộ Ngoại giao]
Phụ lục 6
Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ vương quốc Thái Lan về phân định ranh giới giữa hai nước trong vịnh Thái Lan
Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Thái Lan, dưới đây gọi là "Các Bên ký kết".
Xuất phát từ mong muốn củng cố quan hệ hữu nghị sẵn có giữa hai nước;
Nhằm thiết lập đường ranh giới trên biển giữa hai nước trong vịnh Thái Lan tại khu vực chồng lấn tạo bởi yêu sách thềm lục địa của hai nước;
Đã thoả thuận như sau:
Điêu I
1. Đường ranh giới trên biển giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Thái Lan tại khu vực chồng lấn tạo bởi yêu sách thềm lục địa của hai nước là đường thẳng nối điểm C và điểm K được xác định theo vĩ độ và kinh độ dưới đây:
Điểm C: Vĩ độ 07049'00".0000 Bắc
Kinh độ l03002'30".0000 Đông
Điểm K: Vĩ độ 08046'54".7754 Bắc
Kinh độ l02012'll".5342 Đông
2. Điểm C là điểm cực Bắc của Vùng Phát triển chung được xác lập theo Thoả thuận giữa Vương quốc Thái Lan và Malaysia về việc thành lập Cơ quan Quyền lực chung khai thác tài nguyên đáy biển trong khu vực thềm lục địa chồng lấn giữa hai nước trong vịnh Thái Lan, ký tại Chiềng Mai ngày 21 tháng 2 năm 1979, và đồng thời trùng với Điểm 43 của đường yêu sách thềm lục địa do Malaysia công bố năm 1979.
3. Điểm K là một điểm nằm trên đường ranh giới trên biển giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia, tức là một đường thẳng cách đều giữa đảo Thổ Chu và đảo Vai vẽ từ điểm O (vĩ độ 09035'.00".4159 Bắc và kinh độ 103010'15".9808 Đông).
4. Toạ độ của các điểm xác định tại các khoản nói trên là toạ độ địa lý tính toán trên Hải đồ của Anh số 2414 được đính kèm theo như một Phụ lục của Hiệp định này. Hệ toạ độ sử dụng để đo đạc và tính toán được xác lập trên Ellipsoid Everest - 1830 - Indian Da tum.
5. Đường biên giới trên biển nêu tại khoản 1 nói trên sẽ là đường ranh giới giữa thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thềm lục địa của Vương quốc Thái Lan, và cũng sẽ là đường ranh giới giữa vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hoà xã hội chủn nghĩa Việt Nam và vùng đặc quyền kinh tế của Vương quốc Thái Lan.
6. Khi có yêu cầu của một trong hai Chính phủ, vị trí thực tế trên biển của các điểm C và K nói trên và của đường thẳng nối các điểm này sẽ được xác định theo phương pháp thoả thuận giữa các chuyên gia đồ bản do hai Chính phủ chỉ định.
Điều II
Các Bên ký kết sẽ đàm phán với Chính phủ Malaysia để giải quyết khu vực thềm lục địa chồng lấn giữa ba nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Vương quốc Thái Lan và Malaysia, khu vực này nằm trong Vùng Phát triển chung được xác lập theo thoả thuận giữa Vương quốc Thái Lan và Malaysia về việc thành lập Cơ quan Quyền lực chung khai thác tài nguyên đáy biển trong khu vực thềm lục địa chồng lấn giữa hai nước trong vịnh Thái Lan, ký tại Chiềng Mai ngày 21 tháng 2 năm 1979.
Điều III
Các Bên ký kết công nhận và thừa nhận quyền tài phán và quyền chủ quyền của mỗi nước đối với vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế theo đường ranh giới trên biển được xác lập bởi Hiệp định này.
Điều IV
Trong trường hợp có một cấu tạo mỏ dầu hoặc khí tự nhiên, hoặc các mỏ khoáng sản khác nằm vắt ngang đường ranh giới nêu tại khoản 1 Điều 1, Các Bên sẽ thông báo cho nhau mọi thông tin liên quan và thoả thuận về cách thức khai thác hữu hiệu nhất các cấu tạo hoặc mỏ nói trên, lợi nhuận hu được từ việc khai thác sẽ được phân chia công bằng.
Điều V
Mọi tranh chấp giữa Các Bên ký kết liên quan đến việc giải thích và áp dụng Hiệp định này sẽ được giải quyết một cách hoà bình thông qua đàm phán hoặc thương lượng.
Điều VI
Hiệp định này sẽ có hiệu lực vào ngày trao đổi Văn kiện phê chuẩn hoặc phê duyệt, phù hợp với thủ tục luật pháp của mỗi nước.
Để làm bằng, các đại diện được uỷ quyền hợp thức của hai Chính phủ đã ký Hiệp định này.
Hiệp định này làm tại Băng-cốc ngày 9 tháng 8 năm 1997 thành hai bản bằng tiếng Việt, tiếng Thái và tiếng Anh. Trong trường hợp có sự khác biệt giữa các văn bản, bản tiếng Anh sẽ được dùng làm căn cứ.
THAY MẶT CHÍNH PHỦ THAY MẶT CHÍNH PHỦ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VƯƠNG QUỐC
VIỆT NAM THÁI LAN
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
NGUYỄN MẠNH CẦM PRACHUAB CHAIYASAN
[Nguồn: Ban Biên giới - Bộ Ngoại giao] Phụ lục 7
Hiệp Định giưa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong vịnh Bắc bộ
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (dưới đây gọi là "hai Bên ký kết").
Nhằm củng cố và phát triển mối quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống giữa hai nước và nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc, giữ gìn và thúc đẩy sự ổn định và phát triển của vịnh Bắc Bộ.
Trên cơ sở các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, cùng tồn tại hòa bình.
Trên tinh thần thông cảm, nhân nhượng lẫn nhau, hiệp thương hữu nghị và giải quyết một cách công bằng, hợp lý vấn đề phân định vịnh Bắc Bộ;
Đã thỏa thuận như sau:
Điều I
1. Hai Bên ký kết căn cứ vào Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, các nguyên tắc luật pháp và thực tiễn quốc tế được công nhận, trên cơ sở suy xét đầy đủ mọi hoàn cảnh hữu quan trong vịnh Bắc Bộ, theo nguyên tắc công bằng, qua thương lượng hữu nghị đã phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong vịnh Bắc Bộ.
2. Trong Hiệp định này, vịnh Bắc Bộ là vịnh nửa kín được bao bọc ở phía bắc bởi bờ biển lãnh thổ đất liền của hai nước Việt Nam và Trung Quốc, phía đông bởi bờ biển bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam của Trung Quốc, phía tây bởi bờ biển đất liền Việt Nam và giới hạn phía nam bởi đoạn thẳng nối liền từ điểm nhô ra nhất của mép ngoài cùng của mũi Oanh Ca - đảo Hải Nam của Trung Quốc có tọa độ địa lý là vĩ tuyến 18o30'19" Bắc, kinh tuyến l08o41'17" Đông, qua đảo Cồn Cỏ của Việt Nam đến một điểm trên bờ biển của Việt Nam có tọa độ địa lý là vĩ tuyến 16o57140" Bắc và kinh tuyến l07o08'42'l Đông. Hai Bên ký kết xác định khu vực nói trên là phạm vi phân định của Hiệp định này.
Điều II
Hai Bên ký kết đồng ý đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong vịnh Bắc Bộ được xác định bằng 21 điểm nối tuần tự với nhau bằng các đoạn thẳng, tọa độ địa lý của 21 điểm này như sau:
Điểm số l: Vĩ độ 2o28'12".5 Bắc
Kinh độ l08o06'04".3 Đông
Điểm số 2: Vĩ độ 21o28'01".7 Bắc
Kinh độ l08o06'01".6 Đông
Điểm số 3: Vĩ độ 21o27'50".l Bắc
Kinh độ l08005'57".7 Đông
Điểm số 4: Vĩ độ 21o27'39".5 Bắc
Kinh độ l08o05'51".5 Đông
Điểm số 5 : Vĩ độ 21o27'28".2 Bắc
Kinh độ l08o05'39".9 Đông
Điểm số 6: Vĩ độ 21o27'23".l Bắc
Kinh độ l08o05'38".8 Đông
Điểm số 7: Vĩ độ 21o27'08".2 Bắc
Kinh độ l08o05'43".7 Đông
Điểm số 8: Vĩ độ 21o16'32" Bắc
Kinh độ l08o08'05" Đông
Điểm số 9: Vĩ độ 21o12'35" Bắc
Kinh độ l08o12'31" Đông
Điểm số 10 : Vĩ độ 20o24'05" Bắc
Kinh độ l08o22'45" Đông
Điểm số 11: Vĩ độ 19o57'33" Bắc
Kinh độ l07o55'47" Đông
Điểm số 12: Vĩ độ 19o39'33" Bắc
Kinh độ l07o31'40" Đông
Điểm số 13: Vĩ độ 19o25'26" Bắc
Kinh độ l07o21'00" Đông
Điểm số 14: Vĩ độ 19o25'26'l BẮC
Kinh độ l07o12'43" Đông
Điểm số 15: Vĩ độ 19o16'04" Bắc'
Kinh độ l07oll'23" Đông
Điểm số 16: Vĩ độ 19o12'55" Bắc
Kinh độ l07o09'34" Đông
Điểm số 17: Vĩ độ 18o421'52" Bắc
Kinh độ l07o09'34" Đông
Điểm số 18: Vĩ độ 18o13'49" Bắc
Kinh độ l07o34'00" Đông
Điểm số 19: Vĩ độ 18o07'08" Bắc
Kinh độ l07o37'34'' Đông
Điểm số20: Vĩ độ 18o04'13" Bắc
Kinh độ l07o39'09" Đông
Điểm số21: Vĩ độ 17o47'00" Bắc
Kinh độ l07o58'00" Đông
Điều III
1. Đường phân định từ điểm số 1 đến điểm số 9 quy định tại Điều II của Hiệp định này là biên giới lãnh hải của hai nước trong vịnh Bắc Bộ.
2. Mặt thẳng đứng đi theo đường biên giới lãnh hải của hai nước quy định tại khoản 1 Điều này phân định vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải hai nước.
3. Mọi sự thay đổi địa hình đều không làm thay đổi đường biên giới lãnh hải hai nước từ điểm số 1 đến điểm số 7 quy định tại khoản 1 Điều này, trừ khi hai Bên ký kết có thỏa thuận khác.
Điều IV
Đường phân định từ điểm số 9 đến điểm số 21 quy định tại Điều II của Hiệp định này là ranh giới giữa vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong vịnh Bắc Bộ.
Điều V
Đường phân định lãnh hải của hai nước quy định tại Điều II từ điểm số 1 đến điểm số 7 được thể hiện bằng đường màu đen trên bản đồ chuyên đề cửa sông Bắc Luân tỷ lệ lao 000 do hai Bên ký kết cùng nhau thành lập năm 2000. Đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tếvà thềm lục địa của hai nước từ điểm số 7 đến điểm số 21 được thể hiện bằng đường màu đen trên Tổng đồ toàn diện vịnh Bắc Bộ tỷ lệ l:500.000 do hai Bên ký kết cùng nhau thành lập năm 2000. Các đường phân định này đều là đường trắc địa.
Bản đồ chuyên đề cửa sông Bắc Luân và Tổng đồ toàn diện vịnh Bắc Bộ nói trên là bản đồ đính kèm Hiệp định. Các bản đồ trên sử dụng hệ toạ độ ITRF-96. Các tọa độ địa lý của các điểm quy định tại Điều II Hiệp định này' đều được xác định trên các bản đồ nói trên. Đường phân định quy định trong Hiệp định này được thể hiện trên các bản đồ kèm theo Hiệp định chỉ nhằm mục đích minh hoạ.
Điều VI
Hai Bên ký kết phải tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mỗi Bên đối với lãnh hải vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong vịnh Bắc Bộ được xác định theo Hiệp định này.
Điều VII
Trong trường hợp có các cấu tạo mỏ dầu, khí tự nhiên đơn nhất hoặc mỏ khoáng sản khác nằm vắt ngang đường phân định quy định tại Điều II của Hiệp định này, hai Bên ký kết phải thông qua hiệp thương hữu nghị để đạt được thỏa thuận về việc khai thác hữu hiệu nhất các cấu tạo hoặc mỏ khoáng sản nói trên cũng như việc phân chia công bằng lợi ích thu được từ việc khai thác.
Điều VIII
Hai Bên ký kết đồng ý tiến hành hiệp thương về việc sử đụng hợp lý và phát triển bền vững tài nguyên sinh vật ở vịnh Bắc Bộ cũng như các công việc hợp tác có liên quan đến bảo tồn, quản lý và sử dụng tài nguyên sinh vật ở vùng đặc quyền kinh tế hai nước trong vịnh Bắc Bộ.
Điều IX
Việc phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hai nước trong vịnh Bắc Bộ theo Hiệp định này không gây bất kỳ ảnh hưởng hoặc phương hại nào đến lập trường của mỗi Bên ký kết đối với các quy phạm luật pháp quốc tế về Luật Biển.
Điều X
Mọi tranh chấp giữa hai Bên ký kết liên quan đến việc giải thích hoặc thực hiện Hiệp định này phải được giải quyết thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị.
Điều XI
Hiệp định này phải được hai Bên ký kết phê chuẩn và có hiệu lực kể từ ngày trao đổi các văn kiện phê chuẩn. Các văn kiện phê chuẩn được trao đổi tại Hà Nội.
Hiệp định này được ký tại Bắc Kinh, ngày 25 tháng 12 năm 2000 thành hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt và tiếng Trung, cả hai văn bản đều có giá trị như nhau.
ĐẠI DIỆN TOÀN QUYỀN NƯỚC ĐẠI DIỆN TOÀN QUYỀN NƯỚC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỘNG HÒA NHÂN DÂN
VIỆT NAM TRUNG HOA
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
NGUYỄN DY NIÊN ĐƯỜNG GIA TRIỀN
[Nguồn: Ban Biên giới - Bộ Ngoại giao] Phụ lục 8
Tọa độ các điểm chuẩn đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam
Điểm
Vị trí địa lý
Tọa độ N
Kinh độ E
0
Nằm trên ranh giới phía Tây Nam của vùng nước lịch sử của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam và Cộng hoà Nhân dân Campuchia
A1
Tại Hòn Nhạn, quần đảo Thổ Chu, Tỉnh Kiên Giang
9015¢0
103027¢0
A2
Tại Hòn Đá Lẻ ở Đông Nam Hòn Khoai, tỉnh Minh Hải
9022¢8
103027¢0
A3
Tại Hòn Tài Lớn, Côn Đảo, Đặc Khu Vũng Tàu – Côn Đảo
8037¢8
104052¢4
A4
Tại Hòn Bông Lang, Côn Đảo
8037¢9
106037¢5
A5
Tại Hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo
8037¢7
106040¢3
A6
Tại Hòn Hải (nhôm đảo Phú Quý) tỉnh Thuận Hải
9058¢0
106042¢1
A7
Tại Hòn Đôi, tỉnh Thuận Hải
12039¢0
109005¢0
A8
Tại mũi Đại Lãnh tỉnh Phú Khánh
12053¢8
109027¢2
A9
Tại Hòn Ông Căn, tỉnh Phú Khánh
13054¢0
109021¢0
A/O
Tại đảo Lý Sơn, tỉnh Nghĩa Bình
15023¢1
109090¢0
An
Tại đảo Cồn Cỏ, tỉnh Bình Trị Thiên
17010¢0
107020¢6
[Nguồn: Ban Biên giới, Bộ Ngoại giao]
Phụ lục 9
Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật chính
liên quan đến quản lý và bảo vệ các vùng biển Việt Nam
(Tài liệu tổng hợp phục vụ công tác soạn thảo Dự án luật các vùng biển Việt Nam).
STT
Năm ban hành
Tên văn bản
Ghi chú
I. Văn bản của quốc hội
1992
Hiến pháp
Luật
1
30-6-1990
Bộ luật Hàng hải Việt Nam
2
06-7-1993
Luật dầu khí
3
20-5-1998
Luật tài nguyên nước
4
27-12-1993
Luật bảo vệ môi trường
5
17-6-2003
Luật biên giới quốc gia
6
23-6-1994
Nghị quyết của Quốc hội phê chuẩn Công ước biển 1982
7
26-11-2003
Luật Thuỷ sản
II. Pháp lệnh của uỷ ban thường vụ quốc hội
8
25-4-1989
Pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
9
21-12-1990
Pháp lệnh hải quan
10
06-7-1995
Pháp lệnh về xử phạt vi phạm hành chính
11
28-3-1997
Pháp lệnh bộ đội biên phòng
12
28-7-1998
Pháp lệnh về tài nguyên khoáng sản
13
28-3-1998
Pháp lệnh lực lượng cảnh sát biển Việt Nam
III. Văn bản của chính phủ (từ năm 1980-1992 là Hội đồng bộ trưởng)
1. Tuyên bố
14
12-5-1977
Tuyên bố của Chính phủ về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
15
12-11-1982
Tuyên bố của Chính phủ về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam
2. Nghị định
16
29-1-1980
Nghị định số 30/CP về quy chế cho tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên các vùng biển của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam
17
05-8-1991
Nghị định số 242/HĐBT ban hành quy định về việc các bên nước ngoài và phương tiện nước ngoài vào nghiên cứu khoa học ở các vùng biển nước Cộng hoà XHCN Việt Nam
18
25-2-1994
Nghị định số 13/CP ban hành Quy chế quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển và các khu vực hàng hải ở Việt Nam
19
26-4-1996
Nghị định số 26/CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
20
17-6-2003
Nghị định số 70/CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
Thay cho NĐ 48/CP ngày 12-8-1996
21
01-10-1996
Nghị định số 55/CP hoạt động của tàu quân sự nước ngoài vào thăm nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.
22
23-4-1997
Nghị định số 35/CP về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về khai thác khoáng sản
23
10-6-1998
Nghị định số 39/1998/NĐ-CP về xử lý tài sản chìm đắm ở biển
24
13-7-1998
Nghị định số 49/NĐ-CP về quản lý hoạt động nghề cá của người và phương tiện nước ngoài trong các vùng biển Việt Nam
Thay thế NĐ 437/HĐBT
25
21-7-1998
Nghị định số 53/1998/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam
26
21-7-1998
Nghị định số 54/1998/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 16/CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
27
15-9-1999
Nghị định số 72/1998/NĐ-CP về đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển
28
04-09-1999
Nghị định số 92/1999/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải
29
09-06-1999
Nghị định số 36/1999/NĐ-CP về thẩm quyền xử phạt hành chính trên vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa nước Cộng hoà XHCN Việt Nam
30
30-5-2001
Nghị định số 23/2001/NĐ-CP ngày 30-5-2001. Về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế đăng ký tàu biển và thuyền viên ban hành kèm theo Nghị định số 91/1998/CP ngày 23 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ
31
30-5-2001
Nghị định số 24/2001/NĐ-CP ngày 30-5-2001. Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển và các khu vực hàng hải ở Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định số 13/CP ngày 25 tháng 02 năm 1994 của Chính phủ
32
24-7-2001
Nghị định số 41/2001/NĐ-CP ngày 24-7-2001. Ban hành Quy chế phối hợp thực hiện quản lý Nhà nước về hoạt động của lực lượng cảnh sát biển và việc phối hợp hoạt động giữa các lực lượng trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.
33
24-8-2001
Nghị định 57/2001/NĐ-CP ngày 24-8-2001 Về điều kiện kinh doanh vận tải biển
34
Dự thảo Nghị định về Quy chế khu vực biên giới biển
3. Quyết định của Chính phủ
35
11-12-1986
Quyết định số 13/HĐBT về tăng cường bảo vệ chủ quyền và an ninh các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam
36
28-12-1992
Quyết định số 203/TTg về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động đăng kiểm tàu biển Việt Nam
37
28-12-1992
Quyết định số 204/TTg về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động thanh tra an toàn hàng hải Việt Nam
38
23-10-1996
Quyết định số 780/TTg thành lập Uỷ ban quốc gia về tìm kiếm, cứu nạn trên không và trên biển
39
9-10-2002
Quyết định 133/2002/QĐ-TTg ngày 9-10-2002. Ban hành quy chế phối hợp giữa lực lượng Công an, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan trong đấu tranh phòng, chống các tội phạm về ma tuý tại địa bàn biên giới, cửa khẩu và trên biển.
40
21-7-2003
Quyết định 149/2003/QĐ-TTg ngày 30-5-2001. Về một số chính sách và cơ chế khuyến khích phát triển đội tàu biển Việt Nam
4. Chỉ thị của Chủ tịch HĐBT (Thủ tướng Chính phủ)
41
29-3-1980
Chị thị số 85/chính trị về việc xử lý tàu nước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam
42
25-2-1993
Chỉ thị số 73/TTg về một số công tác cần làm ngay để bảo vệ môi trường
43
09-8-1995
Chỉ thị số 445/TTg về việc tổ chức triển khai thi hành pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính
44
28-10-1995
Chỉ thị số 701/TTg về đấu tranh chống buôn lậu trên biển
45
18-1-1997
Chỉ thị số 39/TTg về việc đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề hoạt động trên biển
5. Thông tư
46
19-12-1980
Thông tư số 60/TTg hướng dẫn việc tổ chức thực hiện Bản quy chế cho tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên các vùng biển của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam
47
21-10-2002
Thông tư liên tịch 156/2002/TTLT-BQP-BGTVT ngày 21-10-2002. Hướng dẫn việc phối hợp thực hiện quản lý Nhà nước giữa Bộ quốc phòng và Bộ giao thông vận tải về hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển và việc phối hợp giữa lực lượng cảnh sát biển với các lực lượng có liên quan thuộc Bộ Giao thông vận tải trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.
6. Văn bản của một số Bộ, ngành có liên quan
48
06-8-1991
Quyết định số 1533/QĐ-VT về ban hành quy tắc phòng ngừa va chạm tàu thuyền trên biển
Bộ GTVT
49
08-9-1994
Quyết định số 1438/QĐ-PC về cơ quan, trình tự và thủ tục xác nhận việc trình “kháng nghị hàng hải” ở Việt Nam
Bộ GTVT
50
17-5-1995
Quyết định số 2788/QĐ/PC quy định về tàu biển nước ngoài vận chuyển hàng hoá, hành khách và hành lý giữa các cảng biển Việt Nam
Bộ GTVT
51
02-10-1996
Quyết định số 2628/QĐ-TCCB về việc thành lập “Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam”
Bộ GTVT
52
02-7-1982
Thông tư số 99/PC về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 330/CP ngày 9-7-1981
Bộ GTVT
53
08-03-1987
Chỉ thị số 04/CT/VP của Bộ trưởng Bộ thuỷ sản về công tác phòng chống bão lụt, lũ. Giảm nhẹ thiên tai và đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển
Bộ thuỷ sản
54
12-11-1996
Công văn số 2592/MTG của Bộ KHCN và MT về việc kiểm soát ô nhiễm biển từ các phương tiện giao thông thuỷ
Bộ KHCN&MT
55
05-9-1990
Quyết định số 333/CNNG-KHKT về việc ban hành Quy chế bảo vệ môi trường và trong các hoạt động dầu khí biển
Bộ KHCN&MT
7. Hiệp định hàng hải giữa Việt Nam và nước ngoài
1
22-11-1979
1999
Việt Nam – Thái Lan
Sửa đổi, bổ sung
2
03-01-1983
Việt Nam – Cu ba
3
12-11-1983
Việt Nam – Hunggary
4
25-10-1991
Việt Nam – Inđônêxia
5
27-1-1992
Việt Nam – Philipphin
6
31-3-1992
Việt Nam – Malaixia
7
16-4-1992
Việt Nam – Xingapo
8
20-7-1992
Việt Nam – Ucraina
9
8-3-1992
Việt Nam – Trung Quốc
10
27-5-1993
Việt Nam – Liên Bang Nga
11
29-6-1993
Việt Nam – CHLB Đức
12
01-09-1994
Việt Nam – Rumani
13
6-12-1995
Việt Nam – Ba Lan
14
12-4-1995
Việt Nam – Hàn Quốc
IV. Các công ước quốc tế, thoả thuận, hiệp định liên quan đến hoạt động hàng hải Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia
Ngày ký
Tên công ước
1
18-12-1990
Công ước về gia nhập Tổ chức Hàng hải thế giới (IMO – Convention 48)
2
18-12-1990
Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển năm 1974 (SOLAS 74)
3
18-12-1990
Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên năm 1978 và Nghị định Thư bổ sung năm 1985 (STCW 78/95)
4
18-12-1990
Công ước quốc tế về phòng ngừa ô nhiễm dầu từ tàu biển năm 1973 và Nghị định thư bổ sung năm 1978 (MARPOL 73/78)
5
18-12-1990
Công ước quốc tế về phòng ngừa va chạm trên biển năm 1972 (COLRREG 72)
6
18-12-1990
Công ước quốc tế về nạn khô năm 1966 (LL66)
7
18-12-1990
Công ước quốc tế đo dung tích tàu biển năm 1969 (TONNAGE 69)
8
12-10-1992
Nghị định thư bổ sung năm 1978 của SOLAS 74
9
1999
Công ước quốc tế về thông tin toàn cầu (INMAST)
10
1975
Biên bản ghi nhớ về kiểm tra của quốc gia có cảng biển trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương (TOKYO-MOU)
11
1998
Hiệp định ASEAN về tìm kiếm cứu nạn trên biển
12
Hiệp định khung ASEAN về tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hoá quá cảnh
13
Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ 1995 và hai nghị định thư thực hiện Hiệp định 1997 và 1998
[Nguån: Ban Biªn giíi, Bé Ngo¹i giao]
Phụ lục 10
Một số bản đồ của Trung Quốc và Việt Nam liên quan đế chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên Biển Đông
10.1:Bản đồ Trung Quốc do J,H. Colton vẽ vào năm 1855
(bản đồ này không thể hiện quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc)
[Nguồn: Trích bản theo sách “Hoàng Sa, Trường Sa - Luận cứ và sự kiện của tác giả Đinh Kim Phúc do Nxb Thời đại, xuất bản vào tháng 12 năm 2011]
Bản đồ 10.2: Bản đồ Trung Quốc vẽ năm 1910
[Nguồn: Trích bản theo sách “Hoàng Sa, Trường Sa - Luận cứ và sự kiện của tác giả Đinh Kim Phúc do Nxb Thời đại, xuất bản vào tháng 12 năm 2011]
10.3: Bản đồ của Trung Hoa Dân Quốc vẽ vào năm 1936 Nxb Sheng Bao xuất bản năm 1936
(bản đồ này thể hiện cực nam Trung Quốc chỉ tới đảo Hải Nam)
[Nguồn: Trích bản theo sách “Hoàng Sa, Trường Sa - Luận cứ và sự kiện của tác giả Đinh Kim Phúc do Nxb Thời đại, xuất bản vào tháng 12 năm 2011]
10.4: Bản đồ Trung Quốc vẽ năm 1925
(bản đồ có ghi rõ bằng tiếng Hoa và khẳng định rằng đảo Tri Tôn hay là Trung Kiến đảo như cách gọi hiện nay, là đảo cực nam của Trung Quốc)
[Nguồn: Trích bản theo sách “Hoàng Sa, Trường Sa - Luận cứ và sự kiện của tác giả Đinh Kim Phúc do Nxb Thời đại, xuất bản vào tháng 12 năm 2011]
10.5: Bản đồ Trung Quốc năm 1947
[Nguồn: Trích bản theo sách “Hoàng Sa, Trường Sa - Luận cứ và sự kiện của tác giả Đinh Kim Phúc do Nxb Thời đại, xuất bản vào tháng 12 năm 2011]
10.6: Bản đồ Trung Quốc ghi chú Biển Đông là Nam Hải
(bản đồ do Phòng Nghiên cứu khoa học bản đồ Trung Quốc biên soạn và Nxb Bản đồ Trung Quốc xuất bản vào tháng 5 năm 2004)
[Nguồn: Trích bản theo sách “Hoàng Sa, Trường Sa – Luận cứ và sự kiện của tác giả Đinh Kim Phúc do Nxb Thời đại, xuất bản vào tháng 12 năm 2011]
10.7: An Nam Đại quốc họa đồ do Jean Loui Tabert vẽ năm 1838
(trong họa đồ này có ghi chú Paracels seu Cát Vàng - nghĩa là Hoàng Sa theo cách gọi nôm là Bãi Cát Vàng của người Việt Nam; Từ seu theo tiếng La Tinh = “có nghĩa là”)
[Nguồn: Trích bản theo sách “Hoàng Sa, Trường Sa – Luận cứ và sự kiện của tác giả Đinh Kim Phúc do Nxb Thời đại, xuất bản vào tháng 12 năm 2011]
10.8: Đại Nam nhất thống toàn đồ do Phan Huy Chú vẽ năm 1938
(bản đồ này được chính triều đình Nhà Nguyễn xuống lệnh cho Phan Huy Chú một nhân viên của Bộ Công, khảo sát và vẽ. Trong bản đồ đã thể hiện và phân chia rõ Bãi Cát Vàng thành hai quần đảo riêng biệt là: Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa - tên gọi Trường Sa ngày nay)
[Nguồn: Trích bản theo sách “Hoàng Sa, Trường Sa - Luận cứ và sự kiện của tác giả Đinh Kim Phúc do Nxb Thời đại, xuất bản vào tháng 12 năm 2011
10.9: Bản đồ hai quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands) và Trường Sa (Spratly Islands) thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông
[Nguồn: Trích bản theo sách “Hoàng Sa, Trường Sa - Luận cứ và sự kiện của tác giả Đinh Kim Phúc do Nxb Thời đại, xuất bản vào tháng 12 năm 2011]