HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
VŨ TRỌNG HÙNG
ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
HÀ NỘI - 2017
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
VŨ TRỌNG HÙNG
ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Mã số: 62 22 03 15
201 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 312 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Đảng bộ tỉnh Vĩnh phúc lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS, TS TRƯƠNG THỊ THÔNG
2. TS ĐẶNG KIM OANH
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ
theo quy định.
Tác giả luận án
Vũ Trọng Hùng
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 8
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 8
1.2. Những vấn đề luận án kế thừa và những vấn đề đặt ra luận án cần
tập trung nghiên cứu 22
Chương 2: CHỦ TRƯƠNG VÀ QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG
BỘ TỈNH VĨNH PHÚC VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005 24
2.1. Những yếu tố tác động đến chủ trương của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc
về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 25
2.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc 41
2.3. Quá trình chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc 49
Chương 3: QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO
ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ
NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010 67
3.1. Những yếu tố mới tác động đến quá trình hoạch định chủ trương
của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc 67
3.2. Chủ trương mới của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc 76
3.3. Quá trình chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 82
Chương 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 104
4.1. Một số nhận xét 104
4.2. Kinh nghiệm chủ yếu 127
KẾT LUẬN 147
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 153
PHỤ LỤC 176
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CCKT Cơ cấu kinh tế
CDCCKT Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
HĐND Hội đồng nhân dân
HTX Hợp tác xã
UBND Ủy ban nhân dân
XHCN Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế ngành tỉnh Vĩnh Phúc (1990-1996) 30
Bảng 2.2: Diện tích và sản lượng một số cây công nghiệp (2001-2005) 58
Bảng 2.3: Số lượng gia súc, gia cầm (1997-2005) 62
Bảng 3.1: Cơ cấu dân số tỉnh Vĩnh Phúc (2006-2010) 70
Bảng 3.2: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt tỉnh Vĩnh Phúc (2006-2010) 91
Bảng 3.3: Diện tích và sản lượng cây công nghiệp (2006-2010) 94
Bảng 3.4: Số lượng gia súc, gia cầm (2006-2010) 96
Bảng 3.5: Giá trị sản xuất lâm nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc (2006-2010) 97
Bảng 3.6: Giá trị sản xuất thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc (2006-2010) 99
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1: So sánh cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp và
thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc (1997-2005) 55
Biểu đồ 2.2: So sánh cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
(1997-2005) 56
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh
Vĩnh Phúc (2006-2010) 88
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc (2006-2010) 90
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Trong lịch sử Việt Nam, nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn giữ vị
trí, vai trò quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Sản phẩm
của nông nghiệp không những đáp ứng yêu cầu sinh hoạt của đời sống xã hội,
mà còn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu và đóng góp
một phần quan trọng vào tổng thu nhập kinh tế quốc dân, thúc đẩy kinh tế - xã
hội phát triển. Trong “Thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam”, Hồ Chí Minh
khẳng định: “Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta
lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông
mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta
giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh” [90, tr.215].
Nhận thức rõ vai trò, vị trí quan trọng của kinh tế nông nghiệp, nên
trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là khi tiến hành sự nghiệp
đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay, Đảng luôn quan tâm và đưa ra những
chủ trương về phát triển kinh tế nông nghiệp, trong đó đặc biệt nhấn mạnh
đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT) nông nghiệp theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), nhằm phát triển một nền kinh tế nông
nghiệp hiện đại, bền vững với cơ cấu kinh tế (CCKT) nông nghiệp hợp lý,
góp phần thúc đẩy tăng trưởng các ngành kinh tế, điều hòa hợp lý nguồn nhân
lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, phát huy lợi thế của mỗi vùng,
miền Đây là một trong những nội dung quan trọng về đường lối phát triển
kinh tế nông nghiệp và CDCCKT nông nghiệp của Đảng nhằm từng bước xây
dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, kinh tế nông nghiệp và CCKT nông nghiệp
Việt Nam chuyển dịch mạnh mẽ, tạo ra bước phát triển có tính đột phá trên lĩnh
vực sản xuất hàng hóa, tác động sâu sắc đến các ngành công nghiệp, dịch vụ...
2
CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế -
xã hội phát triển và tạo tiền đề, cơ sở cho sự ổn định trong đời sống chính trị,
xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước. Những thành tựu đạt được trong
những năm đổi mới đã chứng minh chủ trương CDCCKT nông nghiệp của
Đảng là đúng đắn, phù hợp với quy luật phát triển kinh tế khách quan, đáp ứng
nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân.
Nhưng bên cạnh những thành tựu đạt được, kinh tế nông nghiệp nước
ta còn một số hạn chế: tốc độ tăng trưởng kinh tế nông nghiệp có xu hướng
giảm dần, sức cạnh tranh thấp, CCKT nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch
chậm; trong nông nghiệp phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, phát triển thiếu bền
vững, đời sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn còn thấp, chênh
lệch giàu, nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng ngày càng cao
Trước tình hình đó, Đảng cần tiếp tục bổ sung và phát triển chủ trương phát
triển kinh tế nông nghiệp, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến việc CDCCKT
nông nghiệp, tái cấu trúc nền kinh tế nông nghiệp theo hướng văn minh, hiện
đại, phát triển bền vững.
Vĩnh Phúc là tỉnh được thiên nhiên ưu đãi, có vị trí phát triển kinh tế
thuận lợi - tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, nên có nhiều lợi thế trong việc phát
triển kinh tế - xã hội, trong đó có kinh tế nông nghiệp. Trong thời kỳ cùng
nhân dân cả nước thực hiện cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại,
trên cơ sở đánh giá thực tiễn quản lý và củng cố hợp tác xã (HTX); từ thực
trạng nông nghiệp, nông thôn của tỉnh, ngày 10-9-1966, Ban Thường vụ Tỉnh
ủy Vĩnh Phúc đã ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TU “Về một số vấn đề quản
lý lao động trong HTX nông nghiệp hiện nay” (gọi tắt là Khoán hộ). Với Nghị
quyết số 68-NQ/TU, Vĩnh Phúc trở thành một trong những địa phương tiên
phong thực hiện khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động ngay từ những
năm 1966-1968 và đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế
nông nghiệp trong cả nước.
3
Phát huy truyền thống quê hương “Khoán hộ”, bước vào thời kỳ đẩy
mạnh sự nghiệp đổi mới của Đảng theo hướng CNH, HĐH, từ khi tái lập tỉnh
năm 1997 đến năm 2010, nhận thức sâu sắc về vai trò, vị trí, tầm quan trọng
của kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là vấn đề CDCCKT nông nghiệp đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động quán
triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng và kịp thời hoạch định những
chủ trương về CDCCKT nông nghiệp sát hợp với tình hình thực tiễn của địa
phương và từng bước tổ chức thực hiện có hiệu quả trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện chủ trương, đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp và
CDCCKT nông nghiệp của Đảng, trong những năm 1997-2010, dưới sự
lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc, kinh tế nông nghiệp và CCKT nông
nghiệp Vĩnh Phúc đạt được nhiều thành tựu khá to lớn: Kinh tế nông
nghiệp tăng trưởng khá nhanh, CCKT nông nghiệp có nhiều chuyển biến
tích cực theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt và lâm nghiệp, tăng tỷ
trọng ngành chăn nuôi, thủy sản; cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, mùa vụ
chuyển trong nội ngành nông nghiệp chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tích
cực, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp; đời
sống người nông dân từng bước được cải thiện và ngày càng nâng cao.
Những thành tựu đạt được trong kinh tế nông nghiệp cũng góp phần tạo ra
những chuyển biến tích cực về mặt xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội ổn định; đồng thời khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng
bộ tỉnh Vĩnh Phúc được củng cố, tăng cường, đáp ứng nhu cầu phát triển cả
bề rộng lẫn chiều sâu.
Tuy nhiên, do còn nhiều khó khăn, nhất là những khó khăn của một nền
kinh tế thuần nông, điểm xuất phát thấp, nên trong quá trình Đảng bộ tỉnh
Vĩnh Phúc lãnh đạo CDCCKT nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH, còn bộc
lộ một số hạn chế. Tốc độ CDCCKT nông nghiệp chưa mạnh, sự chuyển dịch
chưa đều và bền vững, dẫn đến hiệu quả kinh tế nông nghiệp chưa cao, chưa
4
tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Tình hình đó đặt ra yêu cầu cấp thiết cho
Đảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc phải tiếp tục đẩy mạnh CDCCKT nông
nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, gắn liền với bảo vệ môi trường sinh
thái và có sức cạnh tranh cao trên thị trường, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu
cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước.
Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá khách quan quá trình Đảng bộ tỉnh
Vĩnh Phúc lãnh đạo thực hiện chủ trương của Đảng về CDCCKT nông nghiệp
theo hướng CNH, HĐH, góp phần cung cấp thêm cơ sở lý luận và thực tiễn
để Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc có những chỉ đạo đúng đắn, hiệu quả trong lãnh
đạo CDCCKT nông nghiệp, góp phần đưa kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển
theo hướng CNH, HĐH; đồng thời đúc rút kinh nghiệm cho việc giải quyết
những vấn đề về nhận thức lý luận và chỉ đạo hoạt động thực tiễn đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay, là việc làm cần thiết,
có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
Với ý nghĩa đó, Nghiên cứu sinh chọn đề tài "Đảng bộ tỉnh Vĩnh
Phúc lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến
năm 2010" làm Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo, chỉ đạo CDCCKT
nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010. Trên cơ sở đó, đánh giá những kết
quả đạt được, những ưu điểm, hạn chế của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc trong
quá trình lãnh đạo CDCCKT nông nghiệp và bước đầu đúc rút một số
kinh nghiệm.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích những yếu tố tác động đến CDCCKT nông nghiệp ở tỉnh
Vĩnh Phúc trong những năm 1997-2010.
5
- Hệ thống hóa, làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng tỉnh Vĩnh
Phúc về CDCCKT nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010, qua hai giai đoạn
1997-2005 và 2006-2010.
- Đánh giá ưu, khuyết điểm, làm rõ nguyên nhân và đúc rút những kinh
nghiệm chủ yếu từ quá trình Đảng bộ Vĩnh Phúc lãnh đạo CDCCKT nông
nghiệp trong những năm 1997-2010.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về
CDCCKT ngành nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung khoa học: Luận án nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo
của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về CDCCKT nông nghiệp. Trong đó, luận án chủ
yếu tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về sự
chuyển dịch giữa các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và chuyển
dịch cơ cấu nội ngành.
- Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu từ năm 1997 (năm tái lập tỉnh) đến
năm 2010 (năm kết thúc nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, là mốc
đánh dấu hoàn thành các Chương trình kinh tế trọng điểm đề ra đầu nhiệm kỳ
Đại hội XV của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc).
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng về nông
nghiệp và CDCCKT nông nghiệp.
6
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là kết hợp phương pháp lịch sử và
phương pháp logic. Ngoài ra, luận án còn sử dụng một số phương pháp khác
như thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp... để làm rõ quá trình Đảng bộ
tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo CDCCKT nông nghiệp.
5. Nguồn tư liệu
- Các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết, quyết định, thông tư của
Đảng, Chính phủ, Nhà nước và của Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường
vụ, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Phúc và các sở, ban, ngành chuyên
môn của tỉnh có liên quan về phát triển kinh tế nông nghiệp và
CDCCKT nông nghiệp.
- Kế thừa kết quả nghiên cứu của một số luận văn, luận án, các công
trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án của tập thể, cá nhân các nhà
khoa học.
- Tài liệu điền dã: Chủ yếu là nguồn tài liệu nghiên cứu sinh khảo sát
thực tế ở địa phương về CDCCKT nông nghiệp.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án
6.1. Ý nghĩa khoa học
- Luận án góp phần hệ thống các quan điểm, chủ trương của Đảng và
Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về phát triển kinh tế nông nghiệp và CDCCKT nông
nghiệp tế từ năm 1997 đến năm 2010.
- Bước đầu nêu một số nhận xét về ưu điểm, hạn chế và đúc rút một số
kinh nghiệm chủ yếu của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc trong quá trình lãnh đạo
CDCCKT nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010 trên địa bàn tỉnh, góp
phần tổng kết lý luận và thực tiễn của Đảng trong chiến lược phát triển kinh tế
nông nghiệp, nông dân, nông thôn thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.
7
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Góp phần tổng kết thực tiễn, gợi mở những bài học kinh nghiệm để
vận dụng trong lãnh đạo CDCCKT nông nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay.
- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng
dạy Lịch sử Đảng, lịch sử địa phương thời kỳ đổi mới.
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình đã công bố của tác
giả có liên quan đến đề tài luận án, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,
nội dung luận án gồm 4 chương, 10 tiết.
8
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Trong lịch sử Việt Nam, nông nghiệp luôn giữ vai trò quan trọng.
Nhận thức rõ vị trí, vai trò quan trọng của kinh tế nông nghiệp, nên trong
quá trình tiến hành sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước luôn
quan tâm đến việc CDCCKT nông nghiệp theo hướng văn minh, hiện đại.
Bước vào thời kỳ đổi mới, đặc biệt là từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII của Đảng (1996), vấn đề CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
được Đảng xác định là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu trong quá trình đẩy
mạnh CNH, HĐH đất nước. Việc nghiên cứu chủ trương, đường lối về
CDCCKT nông nghiệp, tổng kết, đánh giá những thành công và hạn chế
trong quá trình thực hiện đường lối đó của Đảng và Đảng bộ tỉnh Vĩnh
Phúc, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu và
các nhà quản lý, được thể hiện trong nhiều tác phẩm, nhiều công trình
nghiên cứu khoa học. Đến nay, trên những cấp độ khác nhau, đã có nhiều
công trình khoa học nghiên cứu về CDCCKT nông nghiệp, có thể khái quát
và phân loại thành một số nhóm công trình sau:
1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu chung về kinh tế nông nghiệp và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
- Nhóm đề tài khoa học nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn
Đề tài “Luận cứ khoa học và kiến nghị những giải pháp đồng bộ thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, vùng, thành phần trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Ngô Đình Giao [68]. Đề tài nhấn mạnh đến
việc đẩy mạnh xuất khẩu và coi đó là phương hướng cơ bản đối với việc
CDCCKT trong quá trình CNH, HĐH, trên cơ sở đó xây dựng các tiêu chí lựa
chọn các ngành kinh tế mũi nhọn, trọng điểm trong giai đoạn 1994-2000. Đặc
9
biệt, đề tài đã kiến nghị những giải pháp đồng bộ nhằm thúc đẩy CDCCKT
ngành, vùng, thành phần trong quá trình CNH, HĐH. Như vậy, đề tài cung
cấp cho tác giả luận án những luận cứ khoa học quan trọng để đánh giá chủ
trương của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc trong việc đề xuất các giải pháp nhằm
CDCCKT nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH.
Đề tài “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn” của Ban
Kinh tế Trung ương [5]. Đề tài đánh giá thực trạng CCKT nông nghiệp,
nông thôn Việt Nam từ năm 1986 đến năm 1994, trên cơ sở đó đề xuất một
số biện pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh CDCCKT nông nghiệp, nông thôn
theo hướng CNH, HĐH. Đặc biệt, đề tài đã rút ra một số vấn đề quan trọng
về lý luận và thực tiễn, như các khái niệm cơ bản về cơ cấu, CCKT và
CDCCKT nông nghiệp, nên đã cung cấp cho tác giả luận án những cơ sở
khoa học trong việc xác định CCKT, CDCCKT nông nghiệp trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc.
Đề án “Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn [15], đã nêu rõ phương thức CDCCKT giữa các ngành nông
nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong toàn quốc. Trên cơ sở đánh giá, phân
tích thực trạng chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy
sản, đề án đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình CDCCKT nông
nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn đến
năm 2020 Đề án đã cung cấp cho tác giả luận án cái nhìn bao quát về
CDCCKT nông nghiệp theo nghĩa rộng trong cả nước, là cơ sở quan trọng
để phân tích, đánh giá quá trình CDCCKT nông nghiệp trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc.
Nhìn chung, những công trình khoac học trên đã nghiên cứu một cách
tương đối toàn diện, sâu sắc lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nhất là
những nội dung có liên quan về vấn đề CDCCKT nông nghiệp. Các công
trình tổng kết lý luận và thực tiễn sự phát triển kinh tế nông nghiệp và
10
CDCCKT nông nghiệp trong toàn quốc, nhờ đó đã tái hiện lại bức tranh toàn
cảnh của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới; khảo sát thực
tiễn ở một số tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ trong quá trình thực hiện CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt, một số đề tài nêu rõ khái niệm về
CCKT, CCKT nông nghiệp và CDCCKT nông nghiệp, nông thôn; đồng thời
làm rõ phương hướng, mục tiêu, giải pháp chủ yếu để thực hiện thành công
CDCCKT nông nghiệp thời kỳ đổi mới, nhất là trong giai đoạn đẩy mạnh
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn những năm 1997-2010. Tuy nhiên,
nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc, có hệ thống về vấn đề Đảng lãnh đạo
CDCCKT nông nghiệp ở Vĩnh Phúc giai đoạn 1997-2010 thì chưa có công
trình nào.
- Nhóm các công trình, các sách chuyên ngành về kinh tế nông nghiệp
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nền kinh tế quốc dân” của Ngô Đình Giao [69]. Cuốn sách đã cung cấp cho
tác giả luận án những căn cứ khoa học để hiểu rõ hơn những khái niệm cơ bản
về CCKT, CDCCKT. Trên cơ sở đó, tác giả luận án hiểu rõ hơn chủ trương,
quan điểm, sự chỉ đạo CDCCKT nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH của
Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc.
“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các ngành trọng điểm,
mũi nhọn ở Việt Nam” của Đỗ Hoài Nam [94], đã tổng kết và phân tích một
cách sâu sắc một số lý thuyết về CDCCKT ngành, trong đó có kinh tế nông
nghiệp. Công trình đã chỉ ra các tiêu chí có tính chủ đạo để xác định ngành
kinh tế mũi nhọn trong quá trình phát triển kinh tế nói chung, kinh tế nông
nghiệp nói riêng, nhất là quá trình CDCCKT ngành để tập trung phát triển các
ngành kinh tế trọng điểm, mũi nhọn. Công trình đã cung cấp cho tác giả luận
án cái nhìn bao quát về các ngành kinh tế trọng điểm và sự CDCCKT ngành
nói chung, CDCCKT ngành nông nghiệp nói riêng. Đây là cơ sở quan trọng
11
để xác định các ngành kinh tế nông nghiệp trọng điểm và quá trình CDCCKT
nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
“Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong
thời kỳ công nghiệp hóa ở Việt Nam” của Bùi Tất Thắng [141]. Nhóm tác giả
đã phân tích sâu sắc các nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế nông nghiệp trong quá trình CNH, HĐH đất nước; các lợi thế so sánh
và tác động của các nguồn lực đối với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế,
trong đó có kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam theo hướng hiện đại. Công trình
nghiên cứu cung cấp cho tác giả luận án những cơ sở lý luận để phân tích,
đánh giá những nhân tố có ảnh hưởng, tác động sâu sắc đến quá trình lãnh đạo
CDCCKT nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc
trên điều kiện thực tiễn của địa phương.
“Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam” của Trương
Thị Tiến [151]. Với cách diễn đạt ngắn gọn, súc tích, tác giả đã tái hiện những
bước thăng trầm của nền nông nghiệp Việt Nam qua các giai đoạn, đặc biệt là
quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
trong 10 năm đầu thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (1986-1997). Cuốn
sách giúp cho tác giả luận án những kiến thức bổ ích về chủ trương CDCCKT
nông nghiệp của Đảng theo hướng CNH, HĐH được thể hiện rõ từ Hội nghị
Trung ương 5 khóa VII (1993), đồng thời giúp cho tác giả luận án có thêm cơ
sở để phân tích sự vận dụng sáng tạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về
CDCCKT nông nghiệp vào thực tiễn ở địa phương.
“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xu hướng phát triển kinh tế nông
nghiệp Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ thế kỷ XX đến
thế kỷ XXI của thời đại kinh tế tri thức” của Lê Quốc Sử [130]. Cuốn sách đã
nêu rõ những lý luận cơ bản về CDCCKT nông nghiệp theo hướng CNH,
HĐH trong thời đại kinh tế tri thức; những mô hình về phát triển kinh tế nông
nghiệp xưa và nay trên thế giới; đặc biệt là những chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng đối với kinh tế nông nghiệp từ năm 1975 đến năm 2001.
12
Cuốn sách giới thiệu một cách khá toàn diện về vấn đề CDCCKT nông
nghiệp theo hướng CNH, HĐH, lý luận, đường lối, chủ trương và thực tiễn
trong nước; khảo sát thực tiễn điều tra nghiên cứu nông nghiệp, nông thôn
ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là cơ sở quan trọng để tác giả
luận án phân tích, đánh giá chủ trương CDCCKT nông nghiệp của Đảng bộ
tỉnh Vĩnh Phúc và những kết quả đạt được trên địa bàn tỉnh.
“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI”,
của Nguyễn Thị Quế [111], đã đi sâu phân tích và đánh giá một cách tổng
quát sự CDCCKT Việt Nam trong những năm 1990-2002, qua đó rút ra
những ưu điểm và hạn chế, cũng như xu hướng chuyển dịch, các giải pháp
thúc đẩy CDCCKT nhanh hơn. Nghiên cứu đã sử dụng những số liệu phong
phú có nguồn gốc từ Tổng cục Thống kê, các báo, tạp chí, cơ quan trong
nước, kết hợp với sự luận giải khoa học, cung cấp một bức tranh tổng quát về
CDCCKT của Việt Nam những năm 1990-2002, trong đó có CDCCKT nông
nghiệp. Công trình giúp cho tác giả luận án những căn cứ khoa học để so sánh
sự CDCCKT nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc với các tỉnh, thành phố trên cả
nước; đánh giá kết quả chuyển dịch, trên cơ sở đó đánh giá khách quan quá
trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về CDCCKT nông nghiệp
trên địa bàn tỉnh.
“Phát triển kinh tế vùng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa” của Nguyễn Xuân Thu, Nguyễn Văn Phú [148]. Các tác giả dựa trên
kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học “Phát triển kinh tế vùng trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (thuộc Chương trình nghiên cứu khoa
học cấp Nhà nước KX.02 “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng
xã hội chủ nghĩa: Con đường và bước đi”) đã tập trung phân tích, đánh giá
tổng hợp các lợi thế so sánh của các kiểu loại vùng và đề xuất các giải pháp
thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế trong quá trình thực hiện rút ngắn tiến
trình CNH, HĐH đất nước. Thành công chính của cuốn sách là bước đầu
phân tích và luận giải về sự phát triển kinh tế vùng trong CCKT chung của
13
đất nước, trong đó có kinh tế nông nghiệp. Cuốn sách giúp cho tác giả luận
án có thêm cơ sở khoa học phục dựng lại quá trình lãnh đạo CDCCKT
nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc, nhất là với những kết quả đạt
được trong CDCCKT ngành nông nghiệp đã tạo ra cơ sơ quan trọng để
hình thành các vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm với những ngành kinh
tế mũi nhọn, có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Trên cơ
sở đánh giá những mặt thành công và hạn chế, tác giả luận án có thể tham
khảo để đúc rút một số kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc trong quá
trình lãnh đạo CDCCKT nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010.
“Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam” của Bùi Tất Thắng
[142], được biên soạn dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học cấp
Nhà nước KX02-05 “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (thuộc Chương trình nghiên cứu khoa học
cấp Nhà nước KX-02 “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã
hội chủ nghĩa: Con đường và bước đi”). Với cách phân tích cụ thể, tập
trung khảo cứu một chủ đề độc lập, toàn diện và tổng hợp về chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam, cuốn sách đã trình bày tổng quan một số
vấn đề có tính lý luận về CDCCKT ngành, trong đó có CDCCKT ngành
nông nghiệp trong thời kỳ CNH, HĐH, những tiêu chí đánh giá sự
CDCCKT, những kinh nghiệm và bài học rút ra từ CDCCKT trong một số
mô hình công nghiệp hóa và quá trình thay đổi nhận thức trong cách tiếp
cận về CNH, HĐH và CDCCKT ngành thể hiện trong các văn kiện của
Đảng qua các thời kỳ. Qua đánh giá quá trình CDCCKT ngành ở Việt Nam
trong thời kỳ thực hiện sự nghiệp đổi mới đất nước, các tác giả đã so sánh
với các nhóm NIEs trong khu vực Đông Nam Á, đồng thời phân tích và
đánh giá những tác động ảnh hưởng của những nhân tố mới trên thế giới và
các nước đối với CDCCKT Việt Nam. Cuốn sách đã cung cấp cho tác giả
luận án cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
nông nghiệp.
14
“Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp từ năm 1985 đến năm 2005” của Lê Quang Phi [107], đã trình
bày chủ trương và quá trình lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về
CDCCKT nông nghiệp từ năm 1985 đến năm 2005, nhất là trong thời kỳ đẩy
mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn (1996-2005). Qua đó, tác giả luận
án hiểu rõ hơn về quá trình phát triển nhận thức của Đảng trong lãnh đạo, chỉ
đạo CDCCKT nông nghiệp, từ đó có sự phân tích, đánh giá sự phát triển nhận
thức của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về CDCCKT nông nghiệp.
“Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp từ năm 1996 đến năm 2006” của Đặng Kim Oanh [104], đã trình bày
có hệ thống quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về CDCCKT nông
nghiệp theo hướng CNH, HĐH trong những năm 1996-2006. Tác giả đã phân
tích góp phần làm rõ sự phát triển nhận thức của Đảng về CDCCKT nông
nghiệp tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh
CNH, HĐH; đồng thời phân tích, đánh giá những ưu điểm, hạn chế của Đảng,
bước đầu đúc rút một số kinh nghiệm trong quá trình Đảng lãnh đạo
CDCCKT nông nghiệp trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Nhờ đó, tác giả
luận án thấy rõ hơn sự phát triển tư duy của Đảng trong lãnh đạo CDCCKT
nông nghiệp
“Đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng Cộng sản Việt
Nam trong thời kỳ đổi mới (1986-2011)” của Nguyễn Ngọc Hà [70], đã
trình bày có hệ thống quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế nông
nghiệp. Trong đó, cuốn sách tập trung vào nội dung trung tâm là vấn đề
Đảng lãnh đạo thực hiện đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, giải
phóng sức lao động, phát huy sự năng động, sáng tạo của người nông dân.
Qua đó, tác giả luận án thấy rõ hơn quá trình hình thành, phát triển chủ
trương, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp, trong đó có
vấn đề CDCCKT nông nghiệp.
15
Ngoài ra, nghiên cứu sinh còn có một số bài viết nghiên cứu về quá
trình phát triển của kinh tế nông nghiệp và sự CDCCKT nông nghiệp dưới
sự lãnh đạo của Đảng được đăng tải trên các tạp chí, website bản tin và các
phương tiện thông tin đại chúng khác. Trong đó, đáng chú ý là một số bài
viết của các tác giả: Lê Doãn Diên, “Nông nghiệp và vấn đề phát triển nông
nghiệp nông thôn ở Việt Nam” [59]; Trần Ngọc Hiên, “Nhìn lại và đổi mới
trong sự phát triển nông nghiệp nước ta” [72]; Vũ Văn Châu, “Tìm hiểu quá
trình đổi mới chính sách ruộng đất của Đảng” [19]; Trương Thị Tiến,
“Đường lối đổi mới của Đảng đối với vấn đề ruộng đất trong nông nghiệp”
[150]; Vũ Văn Phúc, “Một số vấn đề: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn” [109]; Đinh Thế Định, “Quá trình lãnh đạo phát triển
nông nghiệp, nông thôn của Đảng” [66]; Bạch Đình Ninh, “Đẩy mạnh công
nghiệp chế biến nông sản - khâu quan trọng trong quá trình tiến hành công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn” [101]; Phan Diễn, “Tạo
bước chuyển biến hơn nửa tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn” [60]; Nguyễn Tấn Dũng, “Để nông nghiệp, nông thôn
phát triển bền vững người dân giàu lên” [63]; Nguyễn Hoàng Xanh, “Mấy
giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông
thôn” [219]; Hà Hùng, “Tiếp tục thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội IX”
[80]; Dương Ngọc, “Cơ cấu kinh tế nông thôn, nông, lâm nghiệp và thủy sản
- sự chuyển dịch và hạn chế, bất cập” [98]; Đặng Kim Oanh, “Chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”
[105]; Nguyễn Sinh Cúc, “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong 20 năm đổi
mới” [26]; Phan Văn Búa, “Tìm hiểu chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ đổi mới” [17]; Phạm Văn
Thắng, “Giải pháp nào cho sự phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn
hiện nay” [144]; Vũ Thị Thoa, “Một số quan điểm của Đảng về công nghiệp
16
hóa và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn” [146]; Đặng Kim Oanh,
“Thành tựu phát triển nông nghiệp, nông thôn qua 25 năm thực hiện đườ...uả và các loại cây có giá trị kinh tế
cao không đáng kể.
Về cơ cấu mùa vụ, Vĩnh Phúc vẫn chủ yếu tập trung sản xuất hai vụ lúa
là chính; việc trồng thêm các loại cây trồng khác như ngô, đậu tương trong
vụ Đông xuân chưa được chú ý.
Trên lĩnh vực chăn nuôi, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc chủ trương phát
triển theo hướng đa dạng hóa sản xuất, nhưng trong thực tiễn đã không khai
thác hết tiềm năng. Trước năm 1997, hoạt động chăn nuôi chủ yếu là chăn
nuôi lợn với quy mô gia đình theo kiểu khép kín, tự sản xuất giống, sử dụng
thức ăn tự nhiên, chăn nuôi từ khi gia súc, gia cầm còn nhỏ tới khi xuất
chuồng, nên năng suất thấp. Việc ứng dụng những tiến bộ khoa học - kỹ
thuật vào sản xuất, nhất là đưa các giống vật nuôi mới có giá trị kinh tế cao
trong chăn nuôi còn ít và chưa đạt nhiều kết quả. Song, trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc cũng bắt đầu hình thành một số HTX chăn nuôi lợn giống; một số
trạm giống quốc doanh tổ chức chăn nuôi tập trung được đầu tư xây dựng và
đi vào sản xuất, như nông trường quốc doanh Tam Đảo (chủ yếu chăn nuôi
trâu bò để lấy sức kéo, phục vụ trồng trọt và vận chuyển ở nông thôn). Ngành
nuôi trồng thủy sản chưa được chú ý, chưa coi là ngành kinh tế quan trọng
trong CCKT nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc.
Trước năm 1997, trong CCKT nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, tỷ trọng
ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ lệ cao, tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản
chiếm tỷ lệ thấp. Điều này là thách thức lớn đối với Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc
32
trong quá trình lãnh đạo CDCCKT nông nghiệp sau khi tỉnh được tái lập theo
hướng CNH, HĐH.
Những hạn chế trên có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, như: tỉnh
bị chia tách, thay đổi địa giới hành chính nhiều lần; ruộng đất canh tác ít,
manh mún; thường xuyên bị thiên tai đe dọa, đặc biệt là thiếu chủ trương, giải
pháp đồng bộ, đúng đắn nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng
CNH, HĐH, nhất là chưa xây dựng được mô hình CCKT nông nghiệp phù
hợp với tiềm năng của địa phương. Trước thực tế đó, yêu cầu đặt ra đối với
Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc là phải đưa ra được chủ trương đúng đắn, phù hợp
với thực tiễn địa phương để xây dựng và phát triển sản xuất nông nghiệp toàn
diện, hiện đại với CCKT hợp lý theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi,
thủy sản, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt.
2.1.3. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam
Từ khi thành lập đến nay, Đảng luôn khẳng định vai trò quan trọng của
sản xuất nông nghiệp và xác định nhiệm vụ trọng tâm của quá trình CNH,
HĐH đất nước trước hết là phải tiến hành CDCCKT nông nghiệp theo hướng
sản xuất hàng hoá lớn.
Bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, quan điểm của Đảng
về vị trí, vai trò của nông nghiệp ngày càng sâu sắc hơn. Tại Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ VIII (6-1996), Đảng nhấn mạnh:
Đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và
nông thôn; phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công
nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản. Phát triển toàn diện nông, lâm,
ngư nghiệp, hình thành các vùng tập trung chuyên canh, có cơ cấu
hợp lý về cây trồng, vật nuôi, có sản phẩm hàng hóa nhiều về số
lượng, tốt về chất lượng, bảo đảm an toàn về lương thực trong xã
hội, đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp chế biến và của thị
trường trong, ngoài nước. Thực hiện thủy lợi hóa, điện khí hóa, cơ
giới hóa, sinh học hóa Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm,
33
thủy sản với công nghệ ngày càng cao, gắn với nguồn nguyên liệu
và liên kết với công nghiệp ở đô thị [43, tr.86-87].
Để đẩy mạnh CDCCKT nông nghiệp, nông thôn, Đảng nêu rõ:
Phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống và các ngành
nghề mới, bao gồm tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp sản xuất
hàng tiêu dùng, xuất khẩu, công nghiệp khai thác và chế biến các
nguồn nguyên liệu phi công nghiệp, các loại hình dịch vụ sản xuất
và đời sống nông dân. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
nông thôn, từng bước hình thành nông thôn mới văn minh, hiện đại.
Hoàn thành cơ bản việc giao đất, khoán rừng cho hộ nông dân, điều
chỉnh việc phân bổ vốn và huy động thêm nhiều nguồn vốn cho
phát triển nông, lâm, ngư nghiệp và kinh tế nông thôn. Có chính
sách khuyến khích và trợ giúp nông dân trong xây dựng kết cấu hạ
tầng, chuyển giao công nghệ, giải quyết các khó khăn về vốn, về giá
cả vật tư nông nghiệp và hàng nông sản, về thị trường tiêu thụ sản
phẩm [43, tr.87].
Như vậy, nội dung CNH, HĐH đất nước do Đại hội VIII đề ra có bước
phát triển mới so với những năm 1991-1995. Trong đó, CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn được đặt lên vị trí hàng đầu; CDCCKT nông nghiệp được
coi như một giải pháp quan trọng thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn
phát triển trong bước tiếp theo của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Cụ thể hóa hơn nữa chủ trương CDCCKT nông nghiệp, nông thôn, tháng
4-1998, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 10-NQ/TW “Về vấn đề chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
Nghị quyết nêu rõ: CDCCKT nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH nghĩa là từ
chỗ nặng về trồng trọt (chủ yếu là cây lương thực) sang sản xuất các cây trồng,
vật nuôi có giá trị hàng hóa cao. Trong đó, giải quyết tốt các mối quan hệ cơ
bản giữa trồng trọt và chăn nuôi, giữa nông nghiệp và lâm nghiệp, giữa nông,
lâm nghiệp với công nghiệp và dịch vụ [46].
34
Tiếp đó, ngày 10-11-1998, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 06-NQ/TW
“Về một số vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn”. Nghị quyết yêu cầu:
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, gắn phát triển
nông nghiệp với công nghiệp chế biến, với thị trường để hình thành
sự liên kết nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ ngay trên địa bàn
nông thôn; gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới;
đẩy mạnh việc áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học, công nghệ để
phát triển sản xuất nông nghiệp; phát triển nền nông nghiệp với sự
tham gia của nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ
vai trò chủ đạo; phát triển nhiều loại hình kinh tế hợp tác và hợp tác
xã dịch vụ phục vụ cho kinh tế hộ [45, tr.6-8].
Bộ Chính trị còn cụ thể hoá nội dung CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn:
Một là, đẩy mạnh thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, trọng
tâm là: đẩy mạnh thâm canh lúa; từng bước hình thành các vùng sản xuất tập
trung lúa, cây công nghiệp, rau, hoa quả; sử dụng các giống cây, con có chất
lượng cao; đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp.
Tập trung bảo vệ có hiệu quả vốn rừng hiện có và làm giàu rừng. Đầu tư đồng
bộ cho đánh bắt thủy sản gắn với chế biến hiện đại [45, tr.9-10].
Hai là, đẩy mạnh CDCCKT nông nghiệp theo hướng tăng nhanh khối
lượng sản phẩm hàng hóa, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế
biến và thị trường để hình thành sự liên kết nông nghiệp - công nghiệp - dịch
vụ; gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới; gắn công nghiệp
hoá với thực hiện dân chủ hoá và nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực ở nông
thôn; tạo ra sự phân công lao động mới, giải quyết việc làm, nâng cao đời
sống, xoá đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa thành thị và
nông thôn [45, tr.10-15].
Ba là, đầu tư đúng mức cho việc phát triển khoa học, công nghệ trong
lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu và áp dụng
các giống cây, con mới nhằm tạo khâu đột phá về năng suất, chất lượng và
35
khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường khu vực và thế
giới [45, tr.23-24].
Bốn là, từng bước tăng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn; mở rộng tín
dụng, tăng cường vốn vay, đáp ứng yêu cầu vốn cho CNH, HĐH nông
nghiệp; phát triển thị trường tiêu thụ nông, lâm, thủy sản trong nước, mở rộng
thị trường xuất khẩu [45, tr.24].
Năm là, tạo điều kiện và khuyến khích mạnh mẽ hộ nông dân và những
người có khả năng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp, công
nghiệp, dịch vụ ở nông thôn [45, tr.6-8]; thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngay từ kinh tế hộ để tạo ra lượng sản phẩm hàng hóa đa dạng, có chất lượng,
cung cấp cho đô thị, công nghiệp và xuất khẩu [45, tr.11].
Sáu là, tập trung thực hiện tốt các chính sách, chương trình quốc gia về
xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn, giảm chênh lệch giữa khu vực nông thôn và
thành thị [45, tr.26].
Đánh giá một cách tổng quát trong nhiệm kỳ Đại hội VIII, quan điểm
của Đảng về CDCCKT nông nghiệp đã có những đổi mới căn bản. Đặc biệt,
với Nghị quyết 06, Đảng bước đầu hoàn thiện đường lối CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn, góp phần đẩy nhanh quá trình CDCCKT nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hóa lớn. Đây là bước phát triển quan trọng trong nhận
thức của Đảng về vị trí, vai trò của nông nghiệp đối với sự nghiệp CNH, HĐH
đất nước [45].
Bước sang thế kỷ XXI, trước yêu cầu phải rút ngắn thời gian tiến hành
CNH, HĐH đất nước, để kinh tế nông nghiệp phát triển bền vững, hiện đại,
phù hợp với xu thế của thời đại đòi hỏi cần tiếp tục có sự điều chỉnh tích cực
hơn nữa về cơ cấu. Đáp ứng yêu cầu đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
(4-2001), Đảng thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010.
Về định hướng phát triển nông, lâm, ngư nghiệp. Đại hội nhấn mạnh:
Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông
thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn phù
36
hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái từng vùng;
chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu
hút nhiều lao động ở nông thôn. Đưa nhanh tiến bộ khoa học và
công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, đạt mức tiên tiến trong khu
vực về trình độ công nghệ và về thu nhập trên một đơn vị diện
tích; tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh
tranh của sản phẩm. Mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong và
ngoài nước, tăng đáng kể thị phần của các nông sản chủ lực trên
thị trường thế giới [47, tr.168-169].
Xây dựng hợp lý cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Điều chỉnh quy hoạch
sản xuất lương thực phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu thụ, tăng
năng suất đi đôi với nâng cấp chất lượng. Xây dựng các vùng sản
xuất tập trung lúa hàng hóa và ngô làm thức ăn chăn nuôi; tận dụng
điều kiện thích hợp của các địa bàn khác để sản xuất lương thực có
hiệu quả [47, tr.169-170].
Phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả chăn nuôi gia súc, gia
cầm; mở rộng phương pháp nuôi công nghiệp gắn với chế biến sản
phẩm; tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp. Phát huy lợi
thế về thủy sản, tạo thành một ngành kinh tế mũi nhọn, vươn lên
hàng đầu trong khu vực. Tăng cường năng lực và nâng cao hiệu quả
khai thác hải sản xa bờ; chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, ổn định khai
thác gần bờ; nâng cao năng lực bảo quản, chế biến sản phẩm đáp ứng
yêu câu thị trường quốc tế và trong nước [47, tr.170].
Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, nâng độ che phủ của rừng lên
43%. Hoàn thành việc giao đất, giao rừng ổn định và lâu dài theo
hướng xã hội hóa lâm nghiệp, có chính sách bảo đảm cho người làm
rừng sống được bằng nghề rừng. Kết hợp lâm nghiệp với nông
nghiệp và có chính sách hỗ trợ để định canh, định cư, ổn định và cải
thiện đời sống nhân dân miền núi [47, tr.171].
37
Để thực hiện thành công mục tiêu đề ra, Đại hội đưa ra một số giải pháp
sau: Chú trọng điện khí hoá ở nông thôn, phát triển mạnh công nghiệp chế
biến gắn với vùng nguyên liệu, cơ khí phục vụ nông nghiệp, công nghiệp gia
công và dịch vụ; liên kết nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ trên từng địa
bàn và trong cả nước [47, tr.169].
Điều chỉnh quy hoạch sản xuất lương thực phù hợp với yêu cầu và
khả năng tiêu thụ, tăng năng suất đi đôi với nâng cao chất lượng.
Bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống. Xây
dựng các vùng sản xuất tập trung lúa hàng hóa và ngô làm thức ăn
chăn nuôi; tận dụng điều kiện thích hợp của các địa bàn khác nhau
để sản xuất lương thực có hiệu quả. Mở rộng phương pháp nuôi
công nghiệp gắn với chế biến; tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi; phát
triển mạnh nuôi trồng thủy sản [47, tr.169-170].
Tiếp đó, để xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại bền vững, từ ngày
18-2 đến ngày 2-3-2002, Hội nghị lần thứ Năm Ban Chấp hành Trung ương
Đảng (khoá IX) ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW “Về đẩy nhanh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010”. Đảng
đưa ra khái niệm về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp là quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn,
gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hóa,
điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học công
nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật và công
nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao
năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng
hóa trên thị trường [48, tr.93].
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn là quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản
phẩm vào lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ
38
trọng sản phẩm vào lao động nông nghiệp; xây dựng kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môi
trường sinh thái; tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất
phù hợp; xây dựng nông thôn dân chủ, công bằng, văn minh, không
ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ở nông
thôn [48, tr.93-94].
Điểm mới của Nghị quyết là chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp,
nông thôn một cách toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội
nhằm xây dựng nông nghiệp, nông thôn hiện đại, văn minh; đồng thời, khẳng
định CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là “một trong những nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [48, tr.94].
Để đẩy mạnh CDCCKT nông nghiệp, nông thôn, Nghị quyết nêu rõ
những chủ trương, giải pháp lớn.
Về nông nghiệp: Bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, nâng
cao hiệu quả sản xuất lúa gạo trên cơ sở hình thành các vùng sản xuất lúa chất
lượng cao, giá thành hạ, gắn với chế biến và tiêu thụ. Phát triển sản xuất và
chế biến các loại nông sản hàng hóa xuất khẩu có lợi thế của từng vùng, với
quy mô hợp lý; tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh
tranh các sản phẩm nông nghiệp trên thị trường [48, tr.96-97].
Đối với cây lương thực:
Sử dụng các giống mới có năng suất cao, chất lượng phù hợp với
yêu cầu thị trường, áp dụng các biện pháp đồng bộ để hạ giá thành;
phát triển công nghệ bảo quản, công nghệ chế biến. Đối với một số
địa phương miền núi dân cư phân tán, sản xuất hàng hóa chưa phát
triển, kết cấu hạ tầng yếu kém, điều kiện vận chuyển, cung ứng
lương thực gặp nhiều khó khăn, nhưng có điều kiện sản xuất lương
thực thì nhà nước ưu tiên đầu tư thủy lợi nhỏ, xây dựng ruộng bậc
thang và hỗ trợ giống tốt để đồng bào sản xuất [48, tr.97].
39
Đối với cây công nghiệp, rau quả:
Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn, tạo và nhân giống, kết
hợp với nhập khẩu giống và công nghệ để sản xuất giống cây trồng
có năng suất, chất lượng cao; thực hiện cơ giới hóa các khâu sản
xuất, thu hoạch, bảo quản, trước hết là các khâu nặng nhọc, độc hại,
thời vụ khẩn trương; phát triển công nghệ chế biến gắn với vùng
nguyên liệu [48, tr.97-98].
Đối với chăn nuôi:
Khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, chủ
yếu theo hình thức trang trại với quy mô phù hợp, hình thành các
vùng sản xuất hàng hóa tập trung, an toàn dịch bệnh, nâng cấp và
đầu tư xây dựng mới các cơ sở giết mổ, chế biến các sản phẩm chăn
nuôi có trang bị hiện đại đạt yêu cầu chất lượng và vệ sinh an toàn
thực phẩm, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Nhà nước ưu tiên đầu tư và có chính sách khuyến khích áp dụng
công nghệ hiện đại trong sản xuất giống, thức ăn công nghiệp, thú y
và kiểm tra chất lượng sản phẩm [48, tr.98].
Đối với lâm nghiệp:
Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô và cung ứng đủ giống có chất
lượng cho trồng rừng. Có chính sách để người trồng, chăm sóc rừng
đảm bảo được cuộc sống và làm giàu từ nghề rừng; khuyến khích
các hộ nông dân, các lâm trường mua máy móc, thiết bị, thực hiện
cơ giới hóa các khâu trồng, khai thác vận chuyển và chế biến gỗ,
lâm sản, phát triển các cơ sở sản xuất giấy, bột giấy, ván nhân tạo,
đồ gia dụng và thủ công mỹ nghệ bằng gỗ [48, tr.98-99].
Đối với thủy sản: “Đầu tư đồng bộ cho chương trình nuôi trồng và đánh
bắt thủy sản gắn với chế biến hiện đại, bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn
thực phẩm” [48, tr.99].
40
Là nghị quyết chuyên đề về nông nghiệp, nông thôn, Đảng đã đi sâu
phân tích, đánh giá từng khu vực, từng vùng nông thôn, trên cơ sở đó xác định
những chủ trương, giải pháp lớn thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển, đặc
biệt là đẩy mạnh CDCCKT nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH [48]. Với
việc hoàn chỉnh nội dung CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong tình hình
mới, Nghị quyết số 15-NQ/TW của Đảng đã đáp ứng được yêu cầu mới của
sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, góp phần giải quyết
những vướng mắc của nhiều cấp ủy Đảng và cán bộ, đảng viên ở cơ sở trong
quá trình triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về
phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn.
Để thúc đẩy quá trình CDCCKT nông nghiệp theo hướng hiện đại,
ngày 12-3-2003, Hội nghị lần thứ Bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
IX ra Nghị quyết số 26-NQ/TW “Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về
đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Nghị
quyết khẳng định:
Đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở
hữu và thống nhất quản lý; đất đai là tài nguyên quốc gia và là tư liệu
sản xuất đặc biệt; khai thác, sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm và
có hiệu quả, phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực về đất; đổi mới
chính sách, pháp luật đất đai phải phù hợp với đường lối phát triển
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa [50, tr.61-62].
Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng bền vững tài nguyên đất đai, tài
nguyên rừng, hình thành các vùng sản xuất nông, lâm sản hàng hóa tập
trung gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ, nâng cao hiệu quả sản xuất và
sức cạnh tranh, tăng thêm thu nhập cho người lao động... góp phần thực
hiện tốt các chủ trương đề ra trong Nghị quyết Đại hội IX và Nghị quyết số
15-NQ/TW “Về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”,
ngày 16-6-2003, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW “Về tiếp
tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh”. Trên cơ
41
sở đánh giá tổng quát thực trạng nông, lâm trường quốc doanh, Nghị quyết
nêu ra phương hướng, nhiệm vụ và một số giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới,
phát triển nông, lâm trường quốc doanh, trong đó nhấn mạnh chuyển đổi
hình thức tổ chức và hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh, thực hiện giải thể hoặc chuyển đổi loại hình sở hữu đối với những
nông, lâm trường làm ăn thua lỗ. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý của nông,
lâm trường theo hướng đổi mới và phát triển các hình thức khoán sản phẩm
cuối cùng, ổn định lâu dài cho cán bộ, công nhân viên, hộ gia đình công
nhân, nông dân và thực hiện tiêu thụ nông, lâm sản thông qua hợp đồng với
người nhận khoán.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ Chín Ban Chấp hành Trung ương (khóa
IX) năm 2004, tiếp tục khẳng định: Đẩy mạnh thực hiện CDCCKT nông
nghiệp, nông thôn theo hướng tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh,
thâm canh có năng suất, chất lượng cao, áp dụng tiến bộ khoa học và công
nghệ mới, nhất là công nghệ sinh học gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm
[51, tr.198]. Chú trọng xây dựng các khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ phục
vụ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn gắn với bảo vệ môi trường.
Chủ trương của Đảng về CDCCKT nông nghiệp không ngừng được bổ
sung, phát triển và có tác động sâu sắc đến các tỉnh, thành phố trên toàn quốc,
trong đó có Vĩnh Phúc, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp chuyển dịch
theo hướng hiện đại, phát huy được thế mạnh của các địa phương.
2.2. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC
2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mùa vụ theo hướng sản xuất
hàng hóa
Quán triệt Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng về phát triển nông, lâm,
ngư nghiệp, ngay sau khi tái lập, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai thực
hiện chính sách ruộng đất phù hợp với sự phát triển nông nghiệp hàng hóa và
CDCCKT nông nghiệp, tạo việc làm và thu nhập cho nông dân nghèo. Ngày
26-7-1997, Tỉnh ủy ra Thông báo số 42-TB/TU “Kết luận của Thường vụ
42
Tỉnh ủy về thực hiện chuyển đổi dồn ghép ruộng đất hoàn thiện việc thực hiện
Nghị định 64 của Chính phủ” với mục đích chuyển đổi, dồn ghép ruộng để
giải phóng năng lực sản xuất, tạo điều kiện cho nông dân trong quá trình canh
tác, từng bước đưa cơ giới vào sản xuất nông nghiệp. Tỉnh ủy đưa ra các giải
pháp thực hiện chuyển đổi, dồn ghép theo hai hướng: Chuyển đổi, dồn ghép
triệt để trên cơ sở tiến hành đồng thời với quy hoạch lại giao thông, thủy lợi
nội đồng ở những nơi đồng ruộng quá manh mún, chủ yếu ở đồng bằng. Điều
chỉnh đối với những nơi ruộng đất đỡ manh mún, chủ yếu ở miền núi và một
phần trung du, song kết quả đạt được còn hạn chế.
Đến Đại hội đại biểu lần thứ XII (12-1997), Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc
đặc biệt quan tâm đến CDCCKT nông nghiệp khi xác định:
Chuyển mạnh cơ cấu nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa gắn liền
với thị trường, phục vụ công nghiệp, thị trường trong và ngoài
vùng. Phấn đấu đạt giá trị thu nhập bình quân toàn tỉnh từ 18-20
triệu đồng/ha canh tác trở lên. Phát triển mạnh cây ăn quả vùng đồi
đến năm 2000 đạt từ 1.500-2.000 ha. Vừa tích cực trồng rừng tập
trung và phân tán, vừa tăng cường khoanh nuôi, bảo vệ, nhất là đối
với khu vườn quốc gia Tam Đảo và rừng đầu nguồn. Tăng nhanh
tốc độ chăn nuôi theo hướng ổn định đàn trâu, tăng nhanh đàn bò ở
những nơi có điều kiện, phát triển đàn lợn, đàn gia cầm, nuôi cá và
các con đặc sản. Chú trọng nâng cao chất lượng và giá trị của sản
phẩm chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp từ 22,07% (1966) lên 30-
35% (2000) [153, tr.31].
Để thực hiện thành công mục tiêu trên, Đại hội đề ra một số giải pháp
cơ bản sau: Xác định rõ cơ cấu cây trồng vật nuôi cho từng vùng, từng huyện
sản xuất; đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là công nghệ sinh học vào
sản xuất nông nghiệp. Từng bước đưa các giống cây màu, rau đậu, cây ăn quả
tốt thay các giống cây năng suất thấp. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, thâm
43
canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa giống mới vào sản xuất, góp
phần làm chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nông thôn.
Bố trí cơ cấu mùa vụ, cây trồng phù hợp; coi trọng công tác thủy lợi;
đưa diện tích tưới nước chủ động lên 70-75% diện tích canh tác, tiêu úng
chắc chắn cho vụ chiêm xuân, nghiên cứu phương án tiêu úng chắc chắn
cho vụ mùa; khoanh vùng kết hợp mô hình 1 cá, 1 lúa ở những nơi cấy vụ
mà hay bị ngập úng nặng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Tập trung cải
tạo các công trình thủy nông hiện có, kết hợp xây dựng các công trình mới,
từng bước kiên cố hoá hệ thống kênh mương nội đồng cấp II, cấp III. Củng
cố hệ thống đê điều, giữ an toàn tuyệt đối đê Trung ương, đảm bảo an toàn
đê địa phương [153].
Tiếp tục vận động và chỉ đạo nông dân chuyển đổi, dồn ghép ruộng
đất nhằm khắc phục tình trạng manh mún hiện tại gây trở ngại cho quá
trình sản xuất; từng bước cơ giới hóa nông nghiệp, trước hết ở các khâu
vận chuyển, làm đất, tưới cây, chế biến nông sản phù hợp với quy mô hộ và
nhóm hộ nhằm nâng cao năng suất và giảm nhẹ cường độ lao động, chuyển
dần lao động nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp và ngành nghề dịch
vụ khác.
Phát triển mạnh chăn nuôi theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp,
trước hết là đẩy nhanh tốc độ sind hoá đàn bò, nạc hoá đàn lợn gắn với triển
khai các dự án đầu tư nước ngoài ở các huyện, thị xã. Phát triển đàn bò, đàn
lợn, gà công nghiệp gắn với các cơ sở chế biến đang hình thành, sử dụng
nguyên liệu tại chỗ, xây dựng mạng lưới thương mại vùng nông thôn, thu mua
trao đổi hàng hoá giúp người nông dân tiêu thụ sản phẩm thuận lợi, phát triển
đa dạng theo mô hình lớn và vừa gắn với kinh tế hộ.
Phát động phong trào trồng cây gây rừng và thực hiện chính sách giao
đất, giao rừng hợp sinh thái, hợp lòng người cho các hộ nông dân quản lý có
sự giám sát của nhà nước. Thực hiện tốt việc quản lý, bảo vệ rừng và trồng
44
rừng; ngăn chặn phá rừng và phòng chống cháy rừng, bảo vệ môi trường và
tạo cảnh quan du lịch [153].
Đầu tư vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, hình thành các tổ
hợp công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ ở những địa bàn cho phép để chế
biến lương thực, thực phẩm, sản xuất công cụ lao động nông nghiệp, phát
triển các loại dịch vụ như khoa học - kỹ thuật, cung cấp vật tư, giống cây
trồng, vật nuôi và tiêu thụ sản phẩm cho nông, lâm nghiệp [153].
Phát triển nông nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến, phục vụ sản
xuất, đáp ứng nhu cầu chế biến nguyên liệu tại chỗ, giải quyết việc làm, kích
thích tăng trưởng kinh tế - xã hội nông thôn. Khuyến khích các hộ nông dân,
tư nhân đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; tiếp tục tăng cường đầu tư xây dựng
kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông thôn, trước hết là làm thủy lợi, đường giao
thông, điện, nước, thông tin liên lạc, trường học, trạm y tế... [153].
Như vậy, tại Đại hội lần thứ XII, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã xác định
rõ tầm quan trọng của việc CDCCKT nông nghiệp. Song, kinh tế nông nghiệp
vẫn còn nhiều hạn chế, CCKT nông nghiệp chuyển dịch chưa nhiều.
Để khắc phục tình trạng trên, cần phải tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo
của các cấp ủy Đảng đối với sản xuất nông nghiệp. Do đó, ngày 1-11-1998,
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra Chỉ thị số 14-CT/TU “Về việc tăng
cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với sản xuất vụ Đông - Xuân
1998-1999”. Chỉ thị nêu rõ một trong những nguyên nhân làm cho năng suất
cây trồng thấp là do cơ cấu cây giống chưa hợp lý và yêu cầu: Các cấp ủy
Đảng, chính quyền, các ngành tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất nông
nghiệp, như mở rộng diện tích, đẩy mạnh đầu tư thâm canh cây trồng, ứng
dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để đạt kết quả cao trên cả 3
mặt: diện tích, năng suất, sản lượng [155, tr.1].
Tiếp đó, ngày 9-3-1999, Thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra Thông báo
“Về tình hình sản xuất nông nghiệp vụ chiêm Xuân và những chủ trương về
sử dụng nguồn thuế nông nghiệp đầu tư hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông
45
thôn”. Thông báo chỉ rõ: Diện tích vùng cao chuyển sang trồng các loại cây
màu có giá trị kinh tế cao; diện tích vùng thấp mưa bị ngập tiếp tục gieo trồng
lúa ngắn ngày bằng phương pháp gieo sạ khô hoặc chuyển sang gieo cấy vụ
Xuân hè khi có mưa, không để đất hoang hóa. Ngành nông nghiệp hướng dẫn
quy trình sản xuất, kỹ thuật thâm canh, phòng trừ sâu bệnh ở các chân ruộng
cấy muộn; phổ biến kinh nghiệm diệt cỏ, diệt chuột trên các phương tiện
thông tin đại chúng [157].
Tỉnh ủy Vĩnh Phúc cũng chỉ đạo thu thuế sử dụng đất nông nghiệp
theo quy định của Thủ tướng Chính phủ để đầu tư phục vụ nông nghiệp,
nông thôn, trọng tâm là công tác thủy lợi, khuyến nông, chuyển đổi giống
cây, con với kinh phí được để lại là 12 tỷ đồng; chỉ đạo đầu tư cho công tác
chống hạn ở những huyện, xã hay bị hạn nặng, xây dựng công trình thủy lợi,
kiên cố hóa kênh mương, trước mắt củng cố hai trạm bơm ở hai huyện Lập
Thạch và Tam Dương [157].
Đối với công tác phòng chống lụt, ngày 15-5-1999, Ban Thường vụ
Tỉnh ủy có kết luận “Về phòng chống bão lụt năm 1999”, nhấn mạnh: bằng
mọi biện pháp phải bảo vệ tuyệt đối an toàn tuyến đê Trung ương. Các huyện
chủ động bảo vệ đê địa phương, trọng điểm là đê Vĩnh Tường (kể cả đê sông
Hồng và đê sông Đáy).
2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng ưu tiên
phát triển chăn nuôi, thủy sản
Để CDCCKT nông nghiệp tiếp tục đạt được kết quả cao hơn, Đại hội
đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIII (3-2001) chủ trương: “Sản xuất
nông, lâm nghiệp trên cơ sở đảm bảo an ninh về lương thực, chuyển mạnh
sang sản xuất hàng hóa, xây dựng cơ cấu cây trồng vật nuôi hợp lý, đạt hiệu
quả kinh tế cao. Phấn đấu đưa giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng
bình quân 4,5-5%/năm” [160, tr.54].
Về trồng trọt, tập trung khai thác tiềm năng đất đai, lao động, lợi thế về
điều kiện tự nhiên, tận dụng mọi nguồn lực, phát triển nông, lâm nghiệp toàn
46
diện theo hướng đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, tạo ra các sản phẩm
nông nghiệp hàng hoá có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Chuyển giao và ứng dụng rộng rãi tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất,
nhất là công nghệ sinh học, để tạo ra những sản phẩm nông nghiệp sạch.
Khuyến khích phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm ở những nơi có điều kiện,
chuyển diện tích vùng bãi sông Hồng và những nơi có điều kiện sang trồng từ
2.000 đến 3.000 ha dâu nuôi tằm, ươm tơ tiến tới dệt lụa xuất khẩu. Gắn nông
nghiệp với công nghiệp chế biến, sản xuất với thị trường. Nâng cao giá trị thu
nhập đến năm 2005 đạt 26 triệu đồng trở lên/ha (giá hiện hành), năng suất lúa
đạt trên 50 tạ/ha/vụ [160, tr.56].
Trong chăn nuôi, tiếp tục thực hiện chương trình sind hoá đàn bò, nạc
hoá đàn lợn, phát triển mạnh đàn gia cầm. Phấn đấu “đàn bò lai chiếm 32%
tổng đàn, đàn lợn lai chiếm 97% tổng đàn, đàn gia cầm đạt 6,5 triệu con”
[160, tr.56]; quy hoạch vật nuôi cho từng vùng, từng địa phương, từng cơ sở
sản xuất, chế biến thực phẩm. Tăng tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi, phấn đấu
đạt 30% giá trị sản xuất nông nghiệp.
Về lâm nghiệp, gắn chương trình trồng rừng với giao đất, giao rừng cho
nông dân nhằm tăng cường việc quản lý, bảo vệ, chăm sóc rừng và hỗ trợ việc
làm cho lao độn... (2007), Báo cáo xây
dựng quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng sản
xuất tập trung, quy mô lớn, gắn với chế biến, tiêu thụ giai đoạn
2006-2010, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
122. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Phúc (2011), Báo cáo tổng
kết công tác năm 2010, phương hướng nhiệm vụ năm 2011, Lưu tại
Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
123. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Phúc (2011), Báo cáo tình
hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội sau 15 năm tái lập
tỉnh, số 84/BC-NN&PTNT, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
124. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Phúc (2012), Báo cáo việc
thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp,
nông dân, nông thôn, số 32/BC-NN&PTNT, Lưu tại Văn phòng Tỉnh
ủy Vĩnh Phúc.
125. Đặng Kim Sơn (2001), Công nghiệp hóa từ nông nghiệp - lý luận, thực
tiễn và triển vọng áp dụng ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
126. Đặng Kim Sơn, Hoàng Thu Hòa (2002), Một số vấn đề phát triển nông
nghiệp và nông thôn, Nxb Thống kê, Hà Nội.
127. Đặng Kim Sơn (2006), Nông nghiệp nông thôn Việt Nam sau 20 năm đổi
mới và phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
128. Đặng Kim Sơn (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam -
Hôm nay và mai sau, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
129. Đặng Kim Sơn (2012), Tái cơ cấu nền nông nghiệp Việt Nam theo
hướng giá trị gia tăng cao, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
165
130. Lê Quốc Sử (2001), Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển của kinh
tế nông nghiệp Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
từ thế kỷ XX đến thế kỷ XXI trong thời đại kinh tế trí thức, Nxb
Thống kê, Hà Nội.
131. Lưu Văn Sùng (2004), Một số kinh nghiệm điển hình về phát triển nông
nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
132. Trần Văn Tàu (2015), “Đảng bộ tỉnh Phú Yên lãnh đạo chuyển dịch cơ
cấu kinh tế - một số thành tựu cơ bản (2000-2012)”, Tạp chí Lịch sử
Đảng, (12).
133. Nguyễn Thị Thanh Tâm (2011), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
tỉnh Nam Định trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận
án Tiến sĩ Lịch sử Đảng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
134. Trần Thị Thái (2013), Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ năm 1997
đến năm 2005”, Luận án Tiến sĩ Lịch sử Đảng, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
135. Trần Thị Thái (2014), “Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Nam Định về lãnh
đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế “, Tạp chí Lịch sử Đảng, (12).
136. Nguyễn Ngọc Thanh (2004), Đảng bộ huyện Gia Lâm (Hà Nội) lãnh đạo
thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế (1991-2000), Luận văn Thạc sỹ
Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
137. Nguyễn Thị Hồng Thanh (2011), Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo thực
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ năm
2001 đến năm 2010, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị -
Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
166
138. Nguyễn Văn Thanh (2015), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Tam
Dương, tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Trường Đại học
Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
139. Nguyễn Tuấn Thành (2009), Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo phát
triển nông nghiệp, nông thôn những năm 1997-2006, Luận văn Thạc
sĩ Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
140. Lê Đình Thắng (2000), Chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn
sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
141. Bùi Tất Thắng (Chủ biên) (1997), Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển
dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa ở Việt Nam,
Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
142. Bùi Tất Thắng (Chủ biên) (2006), Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở
Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
143. Phạm Văn Thắng, Phạm Ngọc Dũng (2003), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
công - nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng - thực trạng và triển
vọng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
144. Phạm Văn Thắng (2008), "Giải pháp nào cho sự phát triển nông nghiệp,
nông dân, nông thôn hiện nay", Tạp chí Cộng sản, (790).
145. Đặng Văn Thắng, Phạm Ngọc Dương (2003), Chuyển dịch cơ cấu kinh
tế công - nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng - Thực trạng và giải
pháp, Đặng Văn Thắng, Phạm Ngọc Dương, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
146. Vũ Thị Thoa (2010), “Một số quan điểm của Đảng về công nghiệp hóa và
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (11).
147. Nguyễn Thị Thu (2014), Đảng bộ huyện Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc)
lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2010,
Luận văn thạc sĩ Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
167
148. Nguyễn Xuân Thu, Nguyễn Văn Phú (Đồng chủ biên) (2006), Phát triển
kinh tế vùng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
149. Bùi Thị Thủy (2014), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
hướng hợp lý trên địa bàn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc, Luận
văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh,
Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.
150. Trương Thị Tiến (1995), “Đường lối đổi mới của Đảng đối với vấn đề
ruộng đất trong nông nghiệp”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (1).
151. Trương Thị Tiến (1999), Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở
Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
152. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (1997), Báo cáo tổng kết năm 1997 và phương hướng
nhiệm vụ năm 1998, số 07/BC-TU, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
153. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (1997), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần
thứ XII, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
154. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (1998), Báo cáo tình hình thực hiện Chỉ thị số 21-
CT/TW về một số vấn đề cấp bách ở nông thôn hiện nay, số 22/BC-
TU, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
155. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (1998), Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của các
cấp ủy Đảng đối với sản xuất vụ đông xuân 1998-1999, số 14/CT-
TU, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
156. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (1998), Nghị quyết số 05/NQ-TU của Tỉnh ủy về
chương trình phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn đến năm
2000, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
157. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (1999), Thông báo của Thường trực Tỉnh ủy Về tình
hình sản xuất nông nghiệp vụ chiêm Xuân và những chủ trương về sử
dụng nguồn thuế nông nghiệp đầu tư hỗ trợ phát triển nông nghiệp,
nông thôn, số 101/TB-TU, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
168
158. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (1999), Báo cáo tổng kết năm 1998 và phương hướng
nhiệm vụ năm 1999, số 40/BC-TU, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
159. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2000), Báo cáo tổng kết năm 1999 và phương hướng
nhiệm vụ năm 2000, số 85/BC-TU, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
160. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2001), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần
thứ XIII, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
161. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2001), Báo cáo tổng kết năm 2000 và phương hướng
nhiệm vụ năm 2001, số 123/BC-TU, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy
Vĩnh Phúc.
162. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2001), Chương trình hành động thực hiện Nghị
quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và Đại hội Đảng bộ tỉnh
lần thứ XIII, số 02/CTr-TU, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
163. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2001), Chương trình hành động số 4 của Ban Chấp
hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc Về phát triển kinh tế nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hóa, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
164. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2001), Chương trình hành động số 21 của Ban chấp
hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc Về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
165. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2002), Báo cáo tổng kết năm 2001 và phương hướng
nhiệm vụ năm 2002, số 25/BC-TU, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
166. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2002), Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh
Vĩnh Phúc về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thời kỳ 2001-
2005, số 10/NQ-TU, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
167. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2003), Báo cáo tổng kết năm 2002 và phương hướng
nhiệm vụ năm 2003, số 62/BC-TU, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
168. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2003), Báo cáo tổng kết năm 2003 và phương hướng
nhiệm vụ năm 2004, số 94/BC-TU, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
169
169. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2005), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần
thứ XIV, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
170. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2005), Báo cáo tổng kết năm 2004 và phương hướng
nhiệm vụ năm 2005, số 143/BC-TU, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy
Vĩnh Phúc.
171. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2005), Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về điều
chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020, số 31/KL-TU, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy
Vĩnh Phúc.
172. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2006), Báo cáo tổng kết năm 2005 và phương hướng
nhiệm vụ năm 2006, số 08/BC-TU, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
173. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2006), Báo cáo tổng kết năm 2006 và phương hướng
nhiệm vụ năm 2007, số 50/BC-TU, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
174. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2006), Nghị quyết về phát triển nông nghiệp, nông
thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006-2010, định hướng
đến năm 2020, số 03/NQ-TU, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
175. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2007), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết
Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) về
tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, Lưu
tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
176. Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc
(2007), Vĩnh Phúc 10 năm một chặng đường phát triển (1997-
2007), Vĩnh Phúc.
177. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2008), Báo cáo tổng kết năm 2007 và phương hướng
nhiệm vụ năm 2008, số 106/BC-TU, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy
Vĩnh Phúc.
178. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2008), Chương trình hành động của Ban Chấp hành
Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày
5/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, số 44/CTr-TU, Lưu tại
Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
170
179. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2009), Báo cáo tổng kết năm 2008 và phương hướng
nhiệm vụ năm 2009, số 167/BC-TU, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy
Vĩnh Phúc.
180. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2009), Báo cáo tổng kết năm 2009 và phương hướng
nhiệm vụ năm 2010, số 213/BC-TU, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy
Vĩnh Phúc.
181. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2010), Báo cáo tổng kết năm 2010 và phương hướng
nhiệm vụ năm 2011, số 75/BC-TU, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
182. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2010), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần
thứ XV, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
183. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2012), Kết luận tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết
số 03/NQ-TU của Tỉnh ủy khóa XIV về phát triển nông nghiệp, nông
thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006-2010, định hướng
đến năm 2020, số 12/KL-TU, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
184. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2014), Báo cáo tổng kết về đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Vĩnh Phúc sau 30 năm đổi mới, số 18/BC-
TU, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
185. Nguyễn Kế Tuấn (2006), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn ở Việt Nam con đường và bước đi, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
186. Nguyễn Thanh Tùng (1998), Quá trình nhận thức của Đảng Cộng sản
Việt Nam về công nghiệp hóa đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội (1960-1990), Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
187. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (1998), Quyết định của Ủy ban nhân
dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010, số 3312/QĐ-UB,
Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
171
188. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2001), Báo cáo tóm tắt Kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội 5 năm (2001-2005) tỉnh Vĩnh Phúc, số 21/KH-
UB, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
189. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2002), Quyết định về ưu đãi đầu tư
của tỉnh Vĩnh Phúc, số 2475/QĐ-UB, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy
Vĩnh Phúc.
190. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2002), Đề án chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2001-2005, số 2013/ĐA-UB,
Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
191. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2002), Đề án phát triển khoa học công
nghệ và môi trường tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010, số 2097/ĐA-UB,
Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
192. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2003), Đề án phát triển giao thông
nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2003-2010, Lưu tại Văn phòng
Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
193. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2004), Báo cáo sơ kết 2 năm thực hiện
Nghị quyết số 10-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc
về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thời kỳ 2001-2005, số
99/BC-UB, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
194. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2004), Vĩnh Phúc thế và lực mới trong
thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
195. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2005), Đề án tiếp tục chuyển đổi dồn
ghép ruộng đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, số 1819/ĐA-UBND,
Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
196. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2005), Đề án cơ khí hóa nông nghiệp
tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010, số 1823/ĐA-
UBND, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
172
197. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2005), Báo cáo kết quả thực hiện Dự án
trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 1998-2004 và phương hướng,
nhiệm vụ, giải pháp thực hiện giai đoạn 2005-2010 tỉnh Vĩnh Phúc, số
62/BC-UB, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
198. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2006), Báo cáo tình hình thực hiện kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2006 và định hướng phát triển
kinh tế - xã hội năm 2007, số 78/BC-UBND, Lưu tại Văn phòng Tỉnh
ủy Vĩnh Phúc.
199. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2006), Đề án xây dựng vùng sản xuất
hàng hóa tập trung tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2007-2010, số 134/ĐA-
UBND, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
200. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2006), Quy hoạch phát triển nông, lâm
nghiệp, thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010 và định hướng cơ bản
đến năm 2020, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
201. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2007), Đề án miễn thủy lợi phí cho sản
xuất trồng trọt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, số 34/ĐA-UBND, Lưu
tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
202. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2007), Đề án bồi dưỡng, nâng cao kiến
thức, huấn luyện nghề ngắn hạn và cung cấp thông tin cho nông dân
tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2007-2010, định hướng 2020, số 36/ĐA-
UBND, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
203. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2007), Đề án xây dựng vùng trồng trọt sản
xuất hàng hoá trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2007-2010, số
37/ĐA-UBND, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
204. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2007), Chương trình giống cây trồng, vật
nuôi tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2007-2010, định hướng đến năm 2015, số
35/CTr-UBND, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
173
205. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2007), Chương trình kiên cố hoá kênh
mương giai đoạn 2007-2010 và đến năm 2012, số 38/CTr-UBND,
Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc..
206. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2007), Báo cáo tình hình thực hiện kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2007 và định hướng phát triển
kinh tế - xã hội năm 2008, số 135/BC-UBND, Lưu tại Văn phòng
Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
207. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2009), Báo cáo thực hiện một số chính
sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc từ năm 2006 đến nay, số 33/BC-UBND, Lưu tại Văn
phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
208. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2009), Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện
Nghị quyết số 03-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát
triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân, số 146/BC-
UBND, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
209. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2010), Đề án Quy hoạch phát triển
nông - lâm - thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến
năm 2030, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
210. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện
Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 27-12-2006 của Ban Chấp hành Đảng bộ
tỉnh (khoá XIV) về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống
nông dân; sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5-8-
2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về nông nghiệp,
nông dân, nông thôn, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
211. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2015), Đề án tái cơ cấu ngành nông
nghiệp gắn liền với chuyển đổi lao động nông thôn Vĩnh Phúc đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030, số 3216/ĐA-UBND, Lưu tại
Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
174
212. Văn phòng Trung ương Đảng (2000), "Một số vấn đề về công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn nước ta", Thông tin
chuyên đề, (2).
213. Đào Thị Vân (2004), Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn
1997-2003, Luận văn Thạc sỹ Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
214. Khuất Thị Thu Vân (2013), Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đối
với kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010, Luận văn Thạc
sĩ Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
215. Nguyễn Thành Vinh (2007), “Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp (1996-2003), Tạp chí Lịch sử Đảng, (5).
216. Nguyễn Thành Vinh (2009), “Kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa
về lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp những năm đầu
đổi mới”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (8).
217. Nguyễn Văn Vinh (2010), Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1986 đến 2005, Luận án Tiến
sĩ Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội.
218. Lê Anh Vũ (2001), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Tây Bắc trong
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án Tiến sĩ Kinh tế,
Viện Kinh tế học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
219. Nguyễn Hoàng Xanh (2002), “Mấy giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn”, Tạp chí Cộng sản, (28).
220. Phan Thị Hải Yến (2014), Đảng bộ huyện Yên Lạc (tỉnh Vĩnh Phúc) lãnh
đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1995 đến năm 2010, Luận văn Thạc
sĩ Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
175
* Tài liệu tiếng Anh
221. FAO (2000), Master Plan for Agricultural Research in Viet Nam.
222. IFPRI (2000), Viet Nam - Publec Expenditure Review, Input On The
Agricultural And Rural Sectors.
223. Pardey, Roseboom & Fan (1998), Viet Nam Public Expenditure Review, ISNAR
224. Phillippe Auffret (2003), Trade reform in Viet Nam, Working Paper,
World Bank.
225. UNDP (2003b), Viet Nam Development Report 2002.
226. World Bank (2000), Viet Nam Managing Public Resources Better,
Public Expenditure Review.
176
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH VĨNH PHÚC
Nguồn: Vĩnh Phúc 10 năm một chặng đường phát triển (1997-2007) [176, tr.9].
177
PHỤ LỤC 2
BIỂU ĐỒ SO SÁNH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP,
LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 1997 VỚI NĂM 2010
Năm 1997 Năm 2010
5.40%
4.06% 3.06% 0.90%
92.88% 93.50%
Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2005 [35]
PHỤ LỤC 3
BIỂU ĐỒ SO SÁNH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 1997 VỚI NĂM 2010
Năm 1997 Năm 2010
2.52% 4.70%
24.84%
39.20%
72.64% 56.10%
Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010 [40]
178
PHỤ LỤC 4
CƠ CẤU KINH TẾ VĨNH PHÚC (2000-2010)
TT Ngành kinh tế 2000 2005 2010
GDP giá thực tế (tỷ đồng)
Tổng số 3.592 8.872 33.903
1 Nông, lâm nghiệp, thủy sản 1.040 1.726 5.054
Công nghiệp - xây dựng 1.461 4.675 19.041
Dịch vụ 1.091 2.472 9.808
Cơ cấu GDP, giá thực tế (%)
Tổng số 100,00 100,00 100,00
2 Nông, lâm nghiệp, thủy sản 28,94 19,45 14,9
Công nghiệp - xây dựng 40,68 52,69 56,2
Dịch vụ 30,38 27,86 28,9
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010 [40]
PHỤ LỤC 5
CƠ CẤU KINH TẾ TỈNH VĨNH PHÚC
SO VỚI MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHỐ LÂN CẬN
Đơn vị Vĩnh Phú Tuyên Thái
Chỉ tiêu
tính Phúc Thọ Quang Nguyên
NĂM 2005
% 100,00 100,00 100,00 100,00
- Nông, lâm nghiệp và thủy sản % 21,20 28,62 35,13 26,54
- Công nghiệp và xây dựng % 52,25 37,66 29,95 38,64
- Dịch vụ % 26,55 33,72 34,92 34,82
NĂM 2010
% 100,00 100,00 100,00 100,00
- Nông, lâm nghiệp và thủy sản % 14,91 26,65 37,12 21,73
- Công nghiệp và xây dựng % 56,16 38,57 25,07 41,56
- Dịch vụ % 28,93 35,78 37,80 36,72
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2005, 2010 [35], [40]
PHỤ LỤC 6
CƠ CẤU KINH TẾ TỈNH VĨNH PHÚC SO VỚI MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHỐ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG NĂM 2005
Chỉ tiêu Đơn vị tính Vĩnh Phúc Hà Nội Hải Phòng Bắc Ninh Thái Bình Nam Định
1. Cơ cấu kinh tế % 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
- Nông, lâm nghiệp và thủy sản % 21,20 1,73 12,98 25,74 42,27 31,92
- Công nghiệp và xây dựng % 52,25 40,84 36,58 47,12 22,86 31,52
- Dịch vụ % 26,55 57,43 50,44 27,14 34,87 36,56
2. Giá trị tăng thêm trên địa bàn (Giá 1994) tỷ đồng 6.241,7 34.073,0 14.071,9 4.785,2 6 455,4 6.395,4
- Nông, lâm nghiệp và thủy sản tỷ đồng 1.367,3 858,0 1.622,9 1.199,9 3.137,7 2.039,8
- Công nghiệp và xây dựng tỷ đồng 3.253,9 13.403,0 5.746,7 2.215,4 1.343,2 1.914,8
- Dịch vụ tỷ đồng 1.620,5 19.812,0 6.702,3 1.369,8 1.974,5 2.440,8
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2005 [35]
PHỤ LỤC 7
CƠ CẤU KINH TẾ TỈNH VĨNH PHÚC SO VỚI MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHỐ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG NĂM 2010
Chỉ tiêu Đơn vị tính Vĩnh Phúc Hà Nội Hải Phòng Hà Nam Nam Định Hải Dương Hưng Yên Bắc Ninh Thái Bình
1. Cơ cấu kinh tế % 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
- Nông, lâm nghiệp và thủy sản % 14,91 5,93 10,01 21,16 29,50 23,00 25,00 10,45 33,82
- Công nghiệp và xây dựng % 56,16 41,60 36,97 48,19 36,40 45,28 44,00 66,11 32,52
- Dịch vụ % 28,93 52,47 53,02 30,65 34,10 31,72 31,00 23,44 33,66
2. Giá trị tăng thêm trên địa
Triệu đồng 12.837.328 73.478.000 24.003.533 5.386.827 10.459.056 13.436.000 9.259.783 9.697.280 11.420.000
bàn (Giá 1994)
- Nông, lâm nghiệp và thủy sản Triệu đồng 1.559.403 4.568.000 2.006.732 1.096.211 2.602.066 2.187.000 2.013.600 1.263.526 3.949.000
- Công nghiệp và xây dựng Triệu đồng 7.410.330 31.694.000 9.676.031 3.018.442 4.144.546 7.199.000 4.236.100 5.271.956 3.903.000
- Dịch vụ Triệu đồng 3.887.594 37.216.000 12.320.770 1.272.174 3.712.444 4.050.000 3.010.100 3.161.798 3.569.000
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010 [40]
179
180
PHỤ LỤC 8
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN TỈNH VĨNH PHÚC
THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO NGÀNH HOẠT ĐỘNG (1997-2010)
Đơn vị tính: triệu đồng
Chia ra
Năm Tổng số Nông nghiệp
Lâm Thủy
nghiệp sản
Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ
1997 1.509.192 1.401.708 986.760 363.626 51.322 61.326 46.158
1998 1.760.272 1.655.145 1.206.176 386.400 62.569 56.627 48.500
1999 1.873.846 1.781.160 1.331.437 389.597 60.126 50.327 42.359
2000 1.874.425 1.773.285 1.264.713 447.520 61.052 52.934 48.206
2001 2.051.417 1.948.200 1.320.798 548.792 78.610 51.429 51.788
2002 2.336.096 2.220.596 1.482.183 642.380 96.033 51.904 63.596
2003 2.561.380 2.439.978 1.545.628 794.581 99.769 46.543 74.859
2004 2.943.746 2.749.725 1.682.366 959.654 107.705 45.036 148.985
2005 3.230.911 3.016.046 1.701.291 1.178.595 136.160 45.011 169.854
2006 3.162.512 2.959.617 1.541.158 1.273.335 145.124 43.664 159.231
2007 3.628.184 3.391.955 1.665.849 1.571.367 154.739 43.822 192.407
2008 6.438.427 6.088.084 2.930.620 2.908.708 248.756 64.371 285.972
2009 6.101.513 5.703.478 2.377.334 3.064.537 261.607 57.940 340.095
2010 8.262.819 7.796.518 3.540.757 3.973.010 282.751 65.689 400.612
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2005, 2010 [35], [40]
181
PHỤ LỤC 9
CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG, LÂM NGHIỆP
VÀ THUỶ SẢN TỈNH VĨNH PHÚC (1997-2010)
Đơn vị tính: %
Chia ra
Nông nghiệp
Lâm Thủy
Năm Tổng số Trồng Chăn
Tổng số Dịch vụ nghiệp sản
trọt nuôi
1997 100,00 92,88 70,40 25,94 3,66 4,06 3,06
1998 100,00 94,03 72,88 23,34 3,78 3,21 2,76
1999 100,00 95,05 74,75 21,87 3,38 2,69 2,26
2000 100,00 94,60 71,32 25,23 3,45 2,82 2,58
2001 100,00 94,97 67,80 28,16 4,04 2,50 2,52
2002 100,00 95,06 66,75 28,93 4,32 2,22 2.72
2003 100,00 95,26 63,34 32,56 4,10 1,82 2,92
2004 100,00 93,41 61,18 34,89 3,93 1,53 5,06
2005 100,00 93,35 56,41 39,08 4,51 1,39 5,26
2006 100,00 93,58 52,08 43,02 4,90 1,38 5,03
2007 100,00 93,49 49,12 46,32 4,56 1,21 5,30
2008 100,00 94,56 48,13 47,78 4,09 1,0 4,44
2009 100,00 93,48 41,68 53,73 4,59 0,95 5,57
2010 100,00 94,36 45,41 50,96 3,63 0,79 4,85
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 1997-2010 [27 - 40]
182
PHỤ LỤC 10
GIÁ TRỊ VÀ CƠ CẤU SẢN XUẤT NGÀNH TRỒNG TRỌT
Đơn vị tính: giá trị tỷ đồng, cơ cấu %
2005 2006 2007 2008
Hạng mục
Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu
Tổng cộng 1382,03 100 1541,16 100 1665,85 100 2930,62 100
- Cây lương thực 861,08 62,31 944,72 61,30 1072,81 64,40 1953,41 66,66
- Rau đậu, hoa 133,41 9,65 158,90 10,31 162,61 9,76 244,53 8,34
cây cảnh
- Cây CNLN 131,30 9,50 102,32 6,64 103,98 6,24 242,07 8,26
- Cây ăn quả 149,99 10,85 171,00 11,10 189,58 11,38 302,68 10,33
- Cây khác 104,91 7,59 162,92 10,57 135,40 8,13 186,35 6,36
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2008 [38]
PHỤ LỤC 11
CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH LÂM NGHIỆP
Đơn vị tính: giá trị tỷ đồng, cơ cấu %
2001 2005 2006 2009
Hạng mục
Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu
Tổng cộng 40,99 100 43,19 100 43,66 100 57,93 100
- Trồng và nuôi rừng 6,31 15,39 4,99 11,55 4,96 11,36 6,13 10,59
- Khai thác lâm sản 33,97 82,87 35,49 82,17 35,39 81,06 46,12 79,61
- Dịch vụ lâm nghiệp 0,71 1,73 2,71 6,27 3,31 7,58 5,68 9,8
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009 [39]
PHỤ LỤC 12
GIÁ TRỊ VÀ CƠ CẤU SẢN XUẤT NGÀNH THỦY SẢN
Đơn vị tính: giá trị: tỷ đồng (theo giá cố định năm 1994), cơ cấu %
2001 2005 2006 2009
Hạng mục Giá Cơ Cơ Cơ Cơ
Giá trị Giá trị Giá trị
trị cấu cấu cấu cấu
Tổng cộng 51,79 100 161,68 100 159,23 100 340,09 100
- Khai thác 9,34 18,03 10,98 6,79 11,21 7,04 24,65 7,25
- Nuôi rừng 39,57 76,40 137,69 85,16 132,27 83,07 276,18 81,21
- Dịch vụ thủy sản 2,88 5,56 13,01 8,05 15,75 9,89 39,26 11,54
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009 [39]
183
PHỤ LỤC 13
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC
Cánh đồng giống lúa mới Nghi Hương 2308 (Vĩnh Tường)
Nguồn: [176, tr.68]
Vĩnh Phúc đẩy mạnh đưa cơ giới hóa vào khâu thu hoạch lúa
Nguồn: [24]
184
Nông dân xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo chăm sóc ngô Đông
Nguồn: [176, tr.69]
Mô hình trồng lạc ở huyện Yên Lạc
Nguồn: [176, tr.73]
185
Mô hình trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn Vietgap tại xã Thanh Vân, huyện Tam Dương
Nguồn: [24]
Mô hình trồng su su lấy ngọn của nông dân thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo
Nguồn: [24]
186
Thu hoạch bí đỏ Vĩnh Tường
Nguồn: [24]
Thu hoạch dưa lưới ở Công ty VĐ (xã Kinh Long, huyện Tam Dương,
sản phẩm từng lô hàng sẽ được kiểm nghiệm, đảm bảo an toàn trước khi bán ra thị trường.
Nguồn: [24]
187
Vùng trồng dưa chuột xã An Hòa, huyện Tam Đảo
Nguồn: [24]
Mô hình trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGAP ở huyện Lập Thạch
Nguồn: [24]
188
Sản phẩm rau sạch ở huyện Tam Dương
Nguồn: [176, tr.72]
Thu hoạch trái cây ở trang trại phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên
Nguồn: [176, tr.74]
189
Mô hình trồng hoa ly của gia đình chị Nguyễn Thị Duyên (thị trấn Vũ Di, huyện Vĩnh Tường)
Nguồn: [24]
Mô hình trồng cỏ voi nuôi bò sữa ở huyện Vĩnh Tường
Nguồn: [24]
190
Đàn bò Sind hóa ở xã Cao Đại, huyện Vĩnh Tường
Nguồn: [176, tr.79]
Phát triển chăn nuôi bò sữa ở huyện Vĩnh Tường
Nguồn: [24]
191
Chăn nuôi lợn theo mô hình công nghiệp ở huyện Tam Đảo
Nguồn: [24]
Mô hình trang trại nuôi lợn rừng của gia đình anh Phạm Ngọc Tú,
thôn Thanh Tú, xã Đồng Quế, huyện Sông Lô, cho thu lãi từ 250-350 triệu đồng/năm
Nguồn: [24]
192
Chăn nuôi thỏ - nghề mới nhiều triển vọng ở huyện Lập Thạch
Nguồn: [24]
CCB Phan Văn Phong, thôn Hà Trì, xã Bình Dương (Vĩnh Tường) gương mẫu đi đầu
phát triển kinh tế, xây dựng mô hình trang trại tổng hợp, thu nhập 100-200 triệu đồng/năm.
Nguồn: [24]
193
Trang trại gia cầm của ông Lưu Văn Chinh (thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên)
Nguồn: [24]
Chăn nuôi gà theo hướng VietGAP đem lại doanh thu 3 tỷ đồng cho HTX
Nguồn: [24]
194
Mô hình nuôi đà điểu của gia đình anh Phạm Văn Phú (thôn Đông Phú, xã Tân Cương,
huyện Vĩnh Tường) bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao
Nguồn: [24]
Mô hình vườn đồi xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo
Nguồn: [176, tr.74]
195
Mô hình nuôi cá chim trắng ở huyện Yên Lạc
Nguồn: [176, tr.79]
Mô hình nuôi cá rô phi nghiệp đường
Nguồn: [24]
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_dang_bo_tinh_vinh_phuc_lanh_dao_chuyen_dich_co_cau_k.pdf