Luận án Đảng bộ tỉnh tuyên quang lãnh đạo thực hiện đại đoàn kết dân tộc từ năm 1996 đến năm 2015

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HOÀNG THỊ TRANG ĐẢNG BỘ TỈNH TUYÊN QUANG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HÀ NỘI - 2020 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HOÀNG THỊ TRANG ĐẢNG BỘ TỈNH TUYÊN QUANG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Mã số: 9 22 90 15 NGƯỜI HƯỚNG DẪN

pdf201 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 437 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Đảng bộ tỉnh tuyên quang lãnh đạo thực hiện đại đoàn kết dân tộc từ năm 1996 đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N KHOA HỌC: 1. PGS, TS. NGUYỄN TRỌNG PHÚC 2. TS. PHẠM VĂN HỒ HÀ NỘI - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Hoàng Thị Trang MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 6 1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 25 Chương 2: ĐẢNG BỘ TỈNH TUYÊN QUANG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC (1996-2005) 28 2.1. Các yếu tố tác động đến quá trình Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo thực hiện đại đoàn kết dân tộc 28 2.2. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang về thực hiện đại đoàn kết dân tộc (1996-2005) 45 Chương 3: ĐẢNG BỘ TỈNH TUYÊN QUANG LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC (2005-2015) 71 3.1. Những yếu tố mới tác động đến quá trình Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo và chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về đại đoàn kết toàn dân tộc 71 3.2. Chủ trương và chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang về đẩy mạnh thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc (2005-2015) 82 Chương 4: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM 111 4.1. Một số nhận xét 111 4.2. Một số kinh nghiệm 133 KẾT LUẬN 150 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 153 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 154 PHỤ LỤC 172 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN CCB Cựu chiến binh CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CSDT Chính sách dân tộc DTTS Dân tộc thiểu số ĐĐKDT Đại đoàn kết dân tộc ĐĐKTDT Đại đoàn kết toàn dân tộc HĐND Hội đồng nhân dân HTCT Hệ thống chính trị MTTQ Mặt trận Tổ quốc QCDC Quy chế dân chủ UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Đại đoàn kết dân tộc (ĐĐKDT) là vấn đề chiến lược, chủ trương nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn giương cao ngọn cờ đại đoàn kết dân tộc, chú trọng xây dựng, củng cố khối ĐĐKDT thông qua Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và dựa trên nền tảng là khối liên minh công nông vững chắc. Trong thời kỳ đổi mới đất nước, Đảng đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, nghị quyết chuyên đề về đại đoàn kết toàn dân tộc (ĐĐKTDT); đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (2003) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; các nghị quyết về xây dựng giai cấp công nhân, nông dân, trí thức, dân tộc, tôn giáo, thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh (CCB), các chính sách dân tộc, tôn giáo, chính sách với người Việt Nam ở nước ngoài... Những chủ trương, chính sách nêu trên là cơ sở quan trọng để thực hiện ĐĐKTDT trong cả nước. Tuy nhiên “Chủ trương, quan điểm của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc, về quyền và lợi ích của các giai cấp, tầng lớp nhân dân chưa được thể chế đầy đủ thành pháp luật; hoặc đã thể chế hóa nhưng chưa được thực hiện nghiêm túc; công tác kiểm tra, đôn đốc chưa thường xuyên; giữa chủ trương và tổ chức thực hiện còn cách biệt” [74, tr.171]. Tuyên Quang là tỉnh có nhiều dân tộc cùng sinh sống. Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã có những đóng góp to lớn trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ mới. Trong thời kỳ đổi mới, quán triệt quan điểm và cụ thể hóa chủ trương của Đảng về ĐĐKDT, các cấp ủy đảng đã chỉ đạo chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân tổ chức triển khai các Nghị quyết của Trung ương, Nghị quyết Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; chương trình hành động thực hiện nghị quyết của huyện, thị ủy, đảng ủy trực thuộc, chi, đảng bộ cơ sở đến cán bộ, đoàn viên, hội viên và nhân dân. Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang đã có nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo thực hiện phù hợp với tình hình địa phương. Quá trình tổ chức thực hiện ĐĐKDT ở 2 Tuyên Quang giai đoạn (1996-2015) đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân phù hợp với từng đối tượng; cán bộ, đảng viên và nhân dân đã nhận thức rõ về vị trí, vai trò của ĐĐKDT; thực hiện chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội đã phát huy vai trò nòng cốt trong tập hợp, đoàn kết nhân dân; bám sát nhiệm vụ chính trị, các chương trình trọng tâm của tỉnh; đẩy mạnh các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước. Qua đó, phát huy sức mạnh đoàn kết, sự đồng thuận của nhân dân trong phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng đời sống văn hoá mới; xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền vững mạnh; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, quá trình thực hiện ĐĐKDT ở Tuyên Quang vẫn còn những bất cập, hạn chế. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối chủ trương chính sách của Đảng chưa sâu, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số; việc tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước chưa kiên quyết và đồng bộ. Một số cấp ủy Đảng, chính quyền chưa thật sự coi trọng công tác dân vận, công tác mặt trận và đoàn thể, chính sách dân tộc, tôn giáo vì vậy, chưa phát huy được hết sức mạnh ĐĐKDT trong quá trình đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) ở tỉnh. Vì vậy, đã hơn 30 năm đổi mới nhưng “Tuyên Quang vẫn là một tỉnh nghèo, còn nhiều khó khăn, thách thức. Quy mô kinh tế nhỏ, phát triển chưa bền vững, nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với cả nước còn cao; hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp... Đời sống một bộ phận đồng bào vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn. Trật tự, an toàn xã hội, an ninh dân tộc, tôn giáo ở một số địa bàn vẫn tiềm ẩn phức tạp, dễ gây mất ổn định [12, tr.31]. Đánh giá một cách khách quan những kết quả đạt được, cũng như nhận rõ những hạn chế, rút ra những kinh nghiệm thực hiện ĐĐKDT, nghiên cứu sinh chọn vấn đề: “Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo thực hiện đại đoàn kết dân tộc từ năm 1996 đến năm 2015” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 3 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo thực hiện ĐĐKDT từ năm 1996 đến năm 2015, trên cơ sở đó luận án đúc kết một số kinh nghiệm để thực hiện tốt chiến lược ĐĐKDT ở Tuyên Quang trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án - Luận giải những yếu tố tác động đến quá trình Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo thực hiện ĐĐKDT từ năm 1996 đến năm 2015. - Hệ thống quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về chiến lược ĐĐKDT. - Làm rõ chủ trương, sự vận dụng và chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang về thực hiện ĐĐKDT từ năm 1996 đến năm 2015. - Đánh giá những ưu điểm, hạn chế từ quá trình lãnh đạo thực hiện chiến lược ĐĐKDT; từ đó, đúc kết một số kinh nghiệm để góp phần thực hiện tốt ĐĐKDT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (chủ trương và sự chỉ đạo) về thực hiện ĐĐKDT từ năm 1996 đến năm 2015. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: ĐĐKDT có nội dung rất rộng, trong giới hạn nghiên cứu, Luận án tập trung nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo phát huy sức mạnh ĐĐKDT. Cụ thể ở các nội dung: phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh, xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể quần chúng. - Về không gian: nghiên cứu quá trình thực hiện ĐĐKDT trong toàn tỉnh, bao gồm 1 thành phố và 6 huyện. - Về thời gian: Luận án nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo thực hiện ĐĐKDT từ năm 1996 đến năm 2015. Năm 1996, là năm diễn 4 ra Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XII, đến năm 2015 là năm kết thúc nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XV. Để đảm bảo tính hệ thống và có cái nhìn toàn diện, đầy đủ hơn, nghiên cứu sinh sử dụng một số tài liệu, tư liệu liên quan trước năm 1996 và sau năm 2015. 4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vấn đề ĐĐKDT. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận án sử dụng hai phương pháp lịch sử và logic là chủ yếu. Trong đó phương pháp lịch sử để thu thập và phản ánh nội dung nghiên cứu của các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài luận án, các dữ liệu lịch sử. Sử dụng phương pháp lôgíc để khái quát, tổng hợp quan điểm, đánh giá; làm rõ nội hàm các khái niệm và kinh nghiệm lãnh đạo. Đồng thời, sử dụng các phương pháp khác như: phân tích, so sánh, thống kê... để làm nổi bật thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện ĐĐKDT của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (1996-2015). 4.3. Nguồn tài liệu Luận án sử dụng các nguồn tài liệu: - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư từ năm 1996 đến năm 2015; một số văn bản của Nhà nước, MTTQ Việt Nam có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, các văn bản lãnh đạo, các báo cáo, nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; Ủy ban nhân dân (UBND); Hội đồng nhân dân (HĐND); số liệu thống kê của cơ quan Đảng, chính quyền, MTTQ, đoàn thể và các cơ quan chức năng có liên quan, khảo sát thực tế trên địa bàn tỉnh. 5 - Các công trình nghiên cứu của các cá nhân, tập thể đã được công bố liên quan đến đề tài luận án. 5. Những đóng góp mới của luận án - Cung cấp thêm nguồn tư liệu, nhất là tư liệu của địa phương về công tác lãnh đạo thực hiện ĐĐKDT của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang. - Góp phần làm sáng tỏ tính đúng đắn, sáng tạo trong đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát huy sức mạnh ĐĐKDT trong sự nghiệp đổi mới qua thực tế địa bàn tỉnh Tuyên Quang. - Đánh giá quá trình lãnh đạo thực hiện ĐĐKDT của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, cung cấp thêm cơ sở thực tiễn giúp Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách ĐĐKDT. - Những kết quả nghiên cứu của luận án, nhất là những kinh nghiệm từ quá trình lãnh đạo thực hiện ĐĐKDT của Tuyên Quang, có thể tham khảo vận dụng ở các địa phương miền núi, nhất là khu vực miền núi phía Bắc. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án bao gồm 4 chương, 8 tiết. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề ĐĐKDT trong tiến trình cách mạng Việt Nam, ĐĐKDT đã được các nhà lãnh đạo, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu với nhiều cách tiếp cận khác nhau viết về ĐĐKDT nói chung và địa phương nói riêng. Có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến ĐĐKDT công bố dưới các hình thức như: sách, bài viết trên tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học, đề tài cấp bộ, luận án tiến sỹ, Có thể chia các công trình nghiên cứu thành các nhóm chủ yếu: 1.1.1. Các công trình nghiên cứu chung về đại đoàn kết dân tộc Cuốn sách Đại đoàn kết dân tộc phát huy nội lực nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của tác giả Vũ Oanh (1998) [120] đã khái quát truyền thống ĐĐKDT, đoàn kết các tầng lớp nhân dân trên cơ sở khối liên minh công-nông-trí dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng cuộc sống xã hội có văn hóa, đạo đức, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Đề cập đến Tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐĐKDT và vai trò của mặt trận trong ĐĐKDT, cuốn sách Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết và mặt trận đoàn kết dân tộc của Nguyễn Bích Hạnh và Nguyễn Văn Khoan (1999) [103] gồm hai phần. Phần thứ nhất, các tác giả làm rõ quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết và chỉ rõ đoàn kết, đại đoàn kết theo tư tưởng Hồ Chí Minh là đoàn kết trên nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin và qua thực tiễn của Việt Nam; tư tưởng đại đoàn kết rộng rãi giữa các dân tộc, các tôn giáo, các giai cấp Phần thứ hai, các tác giả đi sâu nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về Mặt trận đoàn kết dân tộc và hoạt động xây dựng mặt trận đoàn kết dân tộc của chủ tịch Hồ Chí Minh từ khi Người ra đi tìm đường cứu nước đến năm 1969. 7 Luận án Quá trình thực hiện chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam trong những năm 1976-1994 của Hoàng Thị Điều (1999) [78] đã trình bày một cách có hệ thống, khách quan tương đối toàn diện việc thực hiện chiến lược ĐĐKDT của Đảng ở thời kỳ cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH). Luận án làm rõ mối quan hệ giữa chủ trương, đường lối của Đảng và quá trình thực hiện chiến lược ĐĐKDT. Luận án chỉ ra những thành công và hạn chế rút ra những kinh nghiệm của Đảng trong quá trình thực hiện chiến lược ĐĐKDT của Đảng từ năm 1976 đến năm 1994. Cuốn sách Một số kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới của Nguyễn Trọng Phúc (2000) [122] đã đề cập đến kinh nghiệm về “tăng cường đại đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh của toàn dân trong sự nghiệp đổi mới”. Tác giả đã làm rõ chiến lược ĐĐKDT của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và ĐĐKDT-kết quả và sức mạnh thực hiện CNH, HĐH đất nước. Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐĐKDT trong thời kỳ mới, cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết với vấn đề phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong thời kỳ mới của tập thể tác giả (2004) [88] đã tập trung phân tích cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐĐKDT; quá trình hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐĐKDT. Đặc biệt là sự vận dụng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Trên cơ sở đó, các tác giả khẳng định những chủ trương lớn của Đảng qua các kỳ đại hội và hội nghị trung ương nhằm không ngừng củng cố khối ĐĐKDT trong thời kỳ đổi mới; khái quát những chính sách của Nhà nước đối với các giai tầng xã hội nhằm phát huy sức mạnh toàn dân để tranh thủ ngoại lực. Cuốn sách cũng đưa ra giải pháp nhằm phát huy sức mạnh ĐĐKDT trong thời kỳ mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Đề tài cấp bộ Kế thừa và phát triển truyền thống đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam trong công cuộc đổi mới hiện nay của Nguyễn Quốc Bảo (2004) [34], đề tài làm rõ 3 nội dung lớn: cơ sở hình thành truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam; Sức mạnh của truyền thống đại đoàn kết trong lịch sử dân tộc Việt Nam; 8 Phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc trong công cuộc đổi mới hiện nay. Đề tài gồm 11 chuyên đề, các chuyền đề đều đề cập đến vai trò của đại đoàn kết và sự vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH; chủ trương của Đảng về xây dựng khối ĐĐKDT Cuốn sách Hồ Chí Minh với vấn đề đoàn kết các dân tộc của Lê Ngọc Thắng (2005) [140] đã nêu một cách đầy đủ, khái quát cơ sở hình thành cũng như những nội dung cơ bản của vấn đề đoàn kết đồng bào dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh, từ đó làm sáng tỏ tư tưởng đoàn kết nói chung và đoàn kết các dân tộc nói riêng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, tác giả làm rõ quá trình vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về thực hiện đoàn kết các dân tộc trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Nghiên cứu chủ trương của Đảng về ĐĐKDT, cuốn sách Về đại đoàn kết dân tộc (2005) [62] đã trình bày rõ những quan điểm, chủ trương của Đảng ĐĐKTDT trong các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX của Đảng; Nghị quyết số 07/NQ-TW ngày 17/11/1993 và Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (2003). Đây là tài liệu quan trọng giúp các nhà nghiên cứu có thêm tư liệu để nghiên cứu về đường lối và chính sách ĐĐKTDT của Đảng và Nhà nước, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới. Cuốn sách Những tìm tòi và đổi mới trên con đường lên Chủ nghĩa xã hội (1986-2006) của Doãn Hùng, Nguyễn Ngọc Hà, Đoàn Minh Huấn (2007) [94] đã khái quát sự hình thành và phát triển tư duy lý luận của Đảng trên những lĩnh vực trọng yếu từ 1986 đến 2006, mỗi chuyên đề đã thể hiện rõ sự chuyển biến tư duy lý luận của Đảng trên từng lĩnh vực trong đó có chuyên đề: “Đường lối của Đảng về tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh nhân dân trong thời kỳ đổi mới”. Cuốn sách Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nước của tập thể tác giả (2008) [89] bao gồm những chuyên luận, bài viết đã được công bố trên Tạp chí Lịch sử Đảng. Trong đó có bài viết “Củng cố khối liên minh công-nông-trí theo tư tưởng Hồ Chí Minh-một điều kiện đảm bảo 9 cho độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” của tác giả Mạch Quang Thắng, tác giả khẳng định: Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và vai trò quản lý của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân có nghĩa là để xây dựng thắng lợi khối liên minh công-nông- trí, điều đó có ý nghĩa cốt tử để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Bài viết “Thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm phát triển toàn diện, bền vững vùng dân tộc thiểu số” của K’sor Phước (2009) [128], tác giả đã chỉ ra từ khi ra đời, Đảng đã đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng khối ĐĐKDT, quan tâm phát triển toàn diện và bền vững vùng dân tộc thiểu số (DTTS). Đường lối đoàn kết dân tộc với nhiều chính sách cụ thể, phù hợp với các giai đoạn mà đất nước đã đạt được những thành tựu lớn. Bài viết đưa ra những giải pháp lớn để vùng đồng bào các DTTS phát triển bền vững, hội nhập với cả nước. Đề cập đến các chính sách dân tộc (CSDT) của Đảng và Nhà nước tác phẩm Nhận thức, thái độ, hành vi của của cộng đồng các dân tộc thiểu số đối với chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước trong giai đoạn hiện nay - Thực trạng và giải pháp của Nguyễn Đình Tấn, Trần Thị Bích Hằng (2010) [84], đi sâu vào nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về dân tộc và bình đẳng dân tộc; các chính sách dân tộc như: 134, 135, Làm rõ thực trạng, sự cần thiết phải nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi của cộng đồng DTTS đối với CSDT của Đảng và Nhà nước. Khái quát các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ của cộng đồng các DTTS, nhằm thực hiện tốt hơn các CSDT của Đảng và Nhà nước. Bài viết “Phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc - một phương thức thực hành dân chủ tạo sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc” của Phạm Xuân Hằng (2010) [84], bài viết chỉ rõ ĐĐKTDT là nhân tố có ý nghĩa quan trọng trong chiều dài lịch sử đấu tranh, giữ nước và dựng nước; việc tập hợp sức mạnh ĐĐKTDT là của MTTQ Việt Nam; giám sát và phản biện xã hội của MTTQ phản ánh được nguyện vọng, ý chí, lợi ích và quyền làm chủ của đông đảo nhân dân; theo tác giả bài viết thông qua phản biện xã hội của MTTQ góp phần phát huy quyền làm 10 chủ của nhân dân tham gia xây dựng chính quyền, nâng cao chất lượng các quyết sách của Đảng và chính quyền nhân dân. Công trình Đảng Cộng sản Việt Nam trách nhiệm trước dân tộc và lịch sử của Hội đồng Lý luận Trung ương (2011) [91], đã tập trung nhiều bài viết của nhiều nhà khoa học trong đó có bài viết của tác giả Đức Lượng “Đoàn kết, thống nhất, sức mạnh vô địch của Đảng ta”. Bài viết khái quát truyền thống đoàn kết, thống nhất của Đảng và một số biểu hiện mất đoàn kết. Bài viết đưa ra một số giải pháp bước đầu nhằm tăng cường đoàn kết, thống nhất trong Đảng. Tác giả khẳng định: Xây dựng tổ chức đảng trong sạch, hiệu lực, hiệu quả và xây dựng các tổ chức quần chúng rộng khắp hoạt động năng động, có hiệu quả là một biện pháp cơ bản để củng cố, tăng cường sự đoàn kết, thống nhất của Đảng. Cuốn sách Tư Tưởng Hồ Chí Minh về một số vấn đề cơ bản trong quốc phòng, quân sự và đại đoàn kết của Hà Huy Thông (2011) [145], gồm có 2 phần, phần thứ nhất, tác giả nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng và quân sự; phần thứ hai, tác giả đi sâu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về một số vấn đề cơ bản trong xây dựng quân đội và đại đoàn kết; sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐĐKDT vào xây dựng, phát huy sức mạnh khối ĐĐKTDT trong thời kỳ mới. Liên quan đến vai trò của MTTQ trong thời kỳ đổi mới đất nước, cuốn sách Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xây dựng sự đồng thuận xã hội trong công cuộc đổi mới đất nước của Nguyễn Thị Lan (2012) [107], cuốn sách xác định xây dựng sự đồng thuận xã hội là yêu cầu khách quan trong công cuộc đổi mới đất nước. Từ đó xác định những vấn đề đặt ra và các giải pháp tiếp tục phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam trong xây dựng sự đồng thuận xã hội. Khẳng định MTTQ Việt Nam không chỉ là biểu tượng của khối ĐĐKDT mà còn là tổ chức tập hợp đông đảo, rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân, mọi dân tộc, tôn giáo Bài viết “Xây dựng, củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam trong tình hình hiện nay” của tác giả Hoàng Xuân Lương (2012) [109] đã khẳng định Đảng và Nhà nước ta luôn thực hiện nhất quán CSDT bình đẳng, 11 đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách quan trọng nhằm phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS, miền núi như: nhóm chính sách đầu tư kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế vùng; nhóm chính sách phát triển kinh tế - xã hội theo ngành, lĩnh vực; chính sách đặc thù đối với một số DTTS rất ít người. Tác giả đã khẳng định nhờ những chính sách đúng đắn đó, vùng DTTS, miền núi đã từng bước phát triển khá toàn diện trên các lĩnh vực. Từ đó tác giả đưa ra chỉ ra một số hạn chế và đưa ra các giải pháp xây dựng, củng cố vững chắc khối ĐĐKTDT Việt Nam. Tác phẩm Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc của Giàng Seo Phử (2013) [127] đã đi sâu nghiên cứu tập hợp các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam và các bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc. Phần thứ nhất, tập hợp các văn kiện của Đảng về vấn đề dân tộc. Từ khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đến thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa tiến hành CNH, HĐH đất nước. Trong mối quan hệ dân tộc và đại đoàn kết, Đảng luôn xác định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng trong cách mạng nước ta. Phần thứ hai, tập hợp những bài nói và viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh được sắp xếp theo thứ tự thời gian, về cơ bản là giữ nguyên toàn văn như đã xuất bản trong bộ sách Hồ Chí Minh Toàn tập. Đề cập đến vai trò của ĐĐKTDT thực hiện thắng lợi các phong trào thi đua yêu nước, bài viết “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trong tình hình mới” của Huỳnh Đảm (2013) [52] đã chỉ rõ trong thời kỳ đổi mới, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện nhiều phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực đạt được thành tựu quan trọng, bên cạnh đó bài viết cũng chỉ ra những hạn chế trong phong trào thi đua yêu nước cần khắc phục. Để tiếp tục củng cố, tăng cường và phát huy sức mạnh khối ĐĐKTDT, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước đòi hỏi các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể và tầng lớp nhân dân cần thực hiện tốt các nội dung đề ra. 12 Cuốn sách Xây dựng liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức Việt Nam trong điều kiện mới của Nguyễn Thế Thắng chủ biên (2015) [141] đã làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn của tăng cường liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức Việt Nam trong thời kỳ mới; tổng kết, đánh giá liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức Việt Nam qua 30 năm đổi mới; điều kiện mới, quan điểm của Đảng và những giải pháp tăng cường liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức Việt Nam. Cuốn sách làm rõ vấn đề để tập hợp lực lượng rộng rãi quần chúng nhân dân trong khối ĐĐKTDT phải lấy liên minh công-nông-trí làm nòng cốt. Khi đề cập đến quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về đoàn kết dân tộc bài viết “Quan điểm của Ph.Ăngghen về đoàn kết giai cấp, đoàn kết dân tộc” của Vũ Thị Xuân Mai (2015) [111] đã làm rõ quan điểm của C.Mác và Ph. Ăngghen về mối quan hệ giữa lợi ích của giai cấp công nhân, lợi ích của các tầng lớp nhân dân lao động; lợi ích dân tộc; mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa vấn đề giai cấp và dân tộc; khẳng định đoàn kết giai cấp, đoàn kết dân tộc phải dựa trên sự thống nhất lợi ích chính đáng, sự bình đẳng giữa các dân tộc. Bài viết cũng làm rõ quá trình Đảng vận dụng sáng tạo quan điểm đoàn kết giai cấp, đoàn kết dân tộc của C.Mác và Ph.Ăngghen trong thời kỳ đổi mới đất nước. Nghiên cứu sâu về đại đoàn kết và vai trò của quân đội nhân dân Việt Nam trong phát huy khối ĐĐKTDT, cuốn sách Đoàn kết dân tộc ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Đình Minh (2016) [118] đã luận giải những giá trị truyền thống của đoàn kết dân tộc; cơ sở lý luận, thực tiễn của đường lối, chính sách đoàn kết dân tộc và những thành tựu, bài học kinh nghiệm về xây dựng khối ĐĐKTDT của Đảng Cộng sản Việt Nam; quan điểm, phương hướng, giải pháp xây dựng khối ĐĐKTDT hiện nay; vạch rõ âm mưu, thủ đoạn phá hoại khối ĐĐKTDT và định hướng giải pháp đấu tranh làm thất bại âm mưu thủ đoạn phá hoại khối ĐĐKTDT Việt Nam của các thế lực thù địch; đồng thời làm rõ vai trò và xác 13 định các giải pháp phát huy vai trò của Quân đội nhân dân trong tăng cường khối ĐĐKTDT Việt Nam hiện nay. Béatrice Boufoy-Bastick (2012), Preserving National Unity: Culturometric Rapid Appraisals of Ethnic Inequalities (Giữ gìn đoàn kết dân tộc: Đánh giá nhanh về sự bất bình đẳng dân tộc) của các tác giả: Beatrice Boufoy-Bastick (Đại học Tây Ấn, Khoa Nghiên cứu Tự do) [199], cuốn sách gồm 3 phần, 9 chương. Một số chương đi sâu nghiên cứu làm rõ vai trò của đoàn kết dân tộc và bình đẳng dân tộc trong xây dựng nền quốc gia dân chủ; đánh giá nhanh về đoàn kết dân tộc và bình đẳng dân tộc; đánh giá đoàn kết dân tộc và bình đẳng dân tộc. Cuốn sách cho rằng các quốc gia đang phát triển đa văn hóa đã khẳng định vị thế của họ là nền dân chủ tiến bộ, đã ban hành các chính sách về sự gắn kết công dân nhằm củng cố công bằng dân tộc trong một khối thống nhất quốc gia. Tuy nhiên, cuốn sách cho rằng những gì được ban hành thông qua các tuyên bố sứ mệnh của chính phủ, các bài phát biểu công khai có thể không phù hợp với thực tế, sự quan tâm của công dân. Cuốn sách giới thiệu một ứng dụng để đánh giá những tuyên bố trên để chế độ dân chủ trong các nước phát triển đa văn hóa tiến bộ hơn. Một số cuốn sách nước ngoài đề cập đến ĐĐKDT như: Garth Stevenson (2009), Unfulfilled Union, 5th Edition: Canadian Federalism and National Unity (Liên minh chưa hoàn thành, Phiên bản thứ 5: Chủ nghĩa liên bang và đoàn kết quốc gia Canada); Francis Mading Deng (2010), Self-determination and National Unity: A Challenge for Africa (Quyền tự quyết và đoàn kết dân tộc: Thách thức cho châu Phi) Các công trình, đề tài và bài viết của các các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các nhà nghiên cứu khoa học nghiên cứu và chủ trì, ở phạm vi, góc độ khác nhau đều trình bày những quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh về ĐĐKTDT, thời cơ, vận hội và những thách thức của đất nước khi bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH; nhu cầu bức thiết phải phát huy sức mạnh ĐĐKTDT. Các tác giả đều nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của 14 Đảng, tầm quan trọng của Mặt trận với khối ĐĐKTDT, các công trình cũng xác định tầm quan trọng của các cấp ủy Đảng trong lãnh đạo thực hiện. Làm rõ cơ sở khối liên minh công nông và trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng, định hướng giải pháp đấu tranh làm thất bại âm mưu thủ đoạn phá hoại khối ĐĐKTDT góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN). 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về đại đoàn kết dân tộc ở các vùng miền trong cả nước Tác giả Chamaléa Điêu với bài viết “Ninh thuận với việc thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc” của (2002) [77], tác giả cho rằng, để thực hiện tốt chính sách ĐĐKDT, tỉnh Ninh Thuận đã quan tâm quán triệt, triển khai thực hiện sơ kết-tổng kết các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước và đạt được những thành quả trong việc thực hiện chính sách ĐĐKDT: tỉnh đã đầu tư cơ sở hạ tầng, quan tâm thường xuyên đến công tác khuyến nông, khuyến lâm đối với đồng bào miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; chăm lo sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số, sự nghiệp giáo dục - đào tạo, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; giữ vững quốc phòng an ninh, hệ thống tổ chức của mặt trận và các đoàn thể luôn được củng cố; vận động nhân dân thường xuyên cảnh giác trước âm mưu của kẻ địch trong việc chống phá cách mạng. Đề tài cấp bộ Một số đặc điểm tâm lý chủ yếu của tộc người H’Mông ở một số tỉnh miền núi phía Bắc và sự ảnh hưởng của chúng đến việc xây dựng khối đoàn kết dân tộc hiện nay của Lê Hữu Xanh (2005) [196], đề tài đã khái quát cơ sở xây dựng khối ĐĐKDT, lịch sử hình thành và đặc điểm tâm lý chủ yếu của người Mông ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam; làm rõ ảnh hưởng của tâm lý người Mông trong đời sống chính trị-xã hội hiện nay ở một số tỉnh miền núi phía Bắc và đưa ra các kiến nghị, giải pháp phát huy mặt tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của đặc điểm tâm lý dân tộc Mông để tăng cường khối ĐĐKDT t... toàn dân tộc là hệ thống các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách, phương pháp, chương trình hành động của Đảng nhằm đoàn kết, tập hợp mọi lực lượng dân tộc với độ liên kết bền chặt, tính thống nhất cao, phạm vi rộng rãi, đối tượng đa dạng vì mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh [104, tr.31]. Từ thực tiễn của công cuộc đổi mới đất nước, tư duy ĐĐKTDT của Đảng được phát triển, cụm từ “Đại đoàn kết toàn dân” được bổ sung, hoàn chỉnh “đại đoàn kết toàn dân tộc” với ý nghĩa mở rộng đại đoàn kết. “Toàn dân tộc” so với cụm từ “toàn dân” bao hàm cả nhân dân ở trong nước và đồng bào Việt Nam ở nước ngoài. Có thể hiểu ĐĐKTDT là đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, thành phần kinh tế, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng của đất nước, người trong Đảng và người ngoài Đảng, người đang công tác và người đã nghỉ hưu, mọi thành viên trong đại gia đình dân tộc Việt Nam dù sống trong nước hay định cư ở nước ngoài. Đại đoàn kết dân tộc ở Tuyên Quang là sự liên hệ chặt chẽ giữa các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, không phân biệt nguồn gốc xuất thân, sống trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang và người Tuyên Quang sinh sống ở trong nước và nước ngoài; đoàn kết vì mục tiêu và lợi ích chung của địa phương, đất nước. Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang về đại đoàn kết dân tộc là khi các Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, các Nghị quyết, Chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ chính trị, Ban Bí thư; chính sách, pháp luật của Nhà nước về ĐĐKDT ban hành, triển khai; căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương Đảng bộ tỉnh quán triệt, chấp hành đề ra chủ trương; lãnh đạo chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị-xã hội và nhân dân trong tỉnh thực hiện ĐĐKDT có hiệu quả. 31 Thực hiện đại đoàn kết dân tộc ở Tuyên Quang là quá trình Đảng bộ lãnh đạo, chỉ đạo, chính quyền tổ chức thực hiện, Mặt trận, đoàn thể làm công tác tham mưu, tập hợp, vận động nhân dân, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế-xã hội; thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát và phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh 2.1.1.2. Chủ trương của Đảng về đại đoàn kết dân tộc (1996-2005) Đại hội VI của Đảng xác định: “Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động” [65, tr.710]. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991) đã xác định những bài học lớn từ thực tiễn cách mạng trong đó có bài học “không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế” [66, tr.134]. Ngày 27/3/1990, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) ban hành Nghị quyết số 08B-NQ/HNTW về đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân. Trong đó đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và tổ chức quần chúng vì Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giữ vai trò to lớn trong việc củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Phát triển tư tưởng đại đoàn kết dân tộc, ngày 17/11/1993, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 07 NQ-TW về “Đại đoàn kết dân tộc và tăng cường Mặt trận dân tộc thống nhất”. Nghị quyết khẳng định: “Đất nước ta đang đứng trước những thời cơ mới và những thách thức mới. Để tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách, làm thất bại âm mưu và hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch, chúng ta phải ra sức củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, củng cố, mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất” [67, tr.73]. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (6/1996), tổng kết 10 năm đổi mới, Đại hội làm rõ 6 bài học trong đó có bài học “mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của cả dân tộc”. Đại hội đề ra phương hướng: “cần thực hiện tốt hơn nữa việc mở rộng, tăng cường khối đại đoàn kết 32 toàn dân, cả ở trong nước và nước ngoài, phát huy dân chủ, động viên tối đa sức mạnh của toàn thể dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. Đại hội nhấn mạnh: Mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng. Đoàn kết các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, tôn giáo, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi người trong đại gia đình dân tộc Việt Nam dù sống trong nước hay định cư ở nước ngoài, phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, truyền thống yêu nước và lòng tự hào dân tộc vì mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất, tiến lên dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, lấy mục tiêu đó làm điểm tương đồng, đồng thời chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích của dân tộc, cùng nhau xóa bỏ định kiến, mặc cảm, hướng tới tương lai, xây dựng tinh thần đại đoàn kết cởi mở, tin cậy lẫn nhau [55, tr.122]. Ngày 18/6/1997 Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/HNTW về phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh. Ngày 18/2/1998, Bộ Chính trị ra chỉ thị số 30-CT/TW về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở. Thông qua việc tham gia thực hiện QCDC cơ sở, các cấp, ngành sẽ khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong việc xây dựng khối ĐĐKTDT. Dân chủ thực chất là điều kiện bảo đảm đoàn kết bền vững. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) khẳng định: “Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Trong báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII tại Đại hội IX đã chỉ rõ: “Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh của lực lượng và thế trận quốc phòng toàn dân với sức mạnh của lực lượng và thế trận an ninh nhân dân” [57, tr.117]. 33 Đại hội IX tổng kết 15 năm đổi mới, xác định: “Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội” [57, tr.86). Từ tinh thần đó, Đại hội chủ trương: “Thực hiện đại đoàn kết dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, các thành phần kinh tế, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng của đất nước, người trong Đảng và ngoài Đảng, người đang công tác và người nghỉ hưu, mọi thành viên trong đại gia đình dân tộc Việt Nam dù sống trong nước hay ở nước ngoài” [57, tr.123]. Đại hội nhấn mạnh: Phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, truyền thống yêu nước, ý chí tự lực tự cường và lòng tự hào dân tộc, lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng, tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc, xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, giai cấp, thành phần, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, hướng tới tương lai. Khối đại đoàn kết toàn dân trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam luôn được củng cố và phát triển sâu rộng trên cơ sở liên minh vững chắc giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức [57, tr.123-124]. Đề cập đến vai trò của Nhà nước, Đại hội chỉ rõ: Chính sách và pháp luật của Nhà nước là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện đại đoàn kết toàn dân và sinh hoạt dân chủ trong xã hội. Xây dựng đồng bộ các chính sách kinh tế-xã hội đúng đắn, phát huy mọi khả năng sáng tạo của nhân dân. Đổi mới và hoàn thiện các chính sách cụ thể đối với các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, các tôn giáo, đặc biệt là các chính sách phát triển kinh tế-xã hội [57, tr.124]. Đối với các dân tộc thiểu số, Đại hội nhấn mạnh: Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc luôn luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng. Thực hiện tốt chính sách các dân tộc bình 34 đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, phát triển sản xuất hàng hóa, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xóa đói, giảm nghèo, mở mang dân trí, giữ gìn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; thực hiện công bằng xã hội giữa các dân tộc [57, tr.127]. Đối với vai trò của Mặt trận và các tổ chức, Đại hội nhấn mạnh: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Đảng và Nhà nước xây dựng và hoàn chỉnh các quy chế để Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân phát huy quyền làm chủ của nhân dân tham gia phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, qua đó tăng cường đoàn kết toàn dân, củng cố sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong xã hội [57, tr.129-130]. Cụ thể hóa những nội dung cơ bản của Đại hội IX về chiến lược ĐĐKDT từ ngày 13 đến ngày 21/01/2003, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã tiến hành Hội nghị lần thứ bảy và ban hành Nghị quyết về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đây là Nghị quyết chuyên đề đầu tiên của Đảng về phát huy sức mạnh ĐĐKTDT trong thời kỳ đổi mới. Nghị quyết khẳng định: “Đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam”. Hội nghị nêu 4 quan điểm chỉ đạo: - Đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [60, tr.119]. - Đại đoàn kết toàn dân tộc lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ quốc, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng, xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần, 35 giai cấp, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai [60, tr.119-120]. - Bảo đảm công bằng và bình đẳng xã hội, chăm lo lợi ích thiết thực, chính đáng, hợp pháp của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân; kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích toàn xã hội; thực hiện dân chủ gắn liền với giữ gìn kỷ cương, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; xem đó là những yếu tố quan trọng để củng cố và phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc [60, tr.120]. - Đại đoàn kết là sự nghiệp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị mà hạt nhân lãnh đạo là các tổ chức đảng, được thực hiện bằng nhiều biện pháp, hình thức, trong đó các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng hàng đầu [60, tr.120]. Nghị quyết đã xác định các chủ trương và giải pháp chủ yếu để tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc: 1. Xây dựng những định hướng chính sách nhằm tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. 2. Phát huy mạnh mẽ vai trò của chính quyền Nhà nước trong việc thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc. 3. Mở rộng và đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân, nâng cao vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân trong việc thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc. 4. Tăng cường công tác chính trị, tư tưởng, nâng cao trách nhiệm công dân, xây dựng sự đồng thuận xã hội, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước. 5. Xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng để Đảng thật sự là hạt nhân lãnh đạo khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Những quan điểm trong Nghị quyết đã thể hiện tầm nhìn chiến lược và tư duy đổi mới của Đảng trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. Đảng xác định vấn đề dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam ở nước ngoài... có vị trí chiến lược quan trọng trong cách mạng nước ta, là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam. Ngày 12/3/2003, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành 36 Trung ương Đảng (khoá IX) đã ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW về công tác dân tộc; Nghị quyết số 25-NQ/TW về công tác tôn giáo. Ngày 26/03/2004, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Cụ thể hóa chủ trương của Đảng, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết, Nghị định, Quyết định quan trọng: ngày 26/6/1999, Luật MTTQ Việt Nam được ban hành, trong đó khẳng định: MTTQ Việt Nam là bộ phận của HTCT nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; Quyết định số 135/1998/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/7/1998 về phê duyệt chương trình phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa; Quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn. Trong thời kỳ đổi mới, quan điểm, chủ trương của Đảng về ĐĐKDT là chủ trương nhất quán. Qua các kỳ đại hội, Đảng ngày càng nhận thức rõ hơn, bổ sung, phát triển quan điểm ĐĐKDT phù hợp với thực tiễn đất nước. Chủ trương đúng đắn của Đảng có ý nghĩa quan trọng đối với các tỉnh thành trong cả nước nói chung và tỉnh Tuyên Quang nói riêng, là cơ sở để Đảng bộ tỉnh vận dụng sáng tạo, đề ra chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo phù hợp với thực tiễn của địa phương. 2.1.2. Các yếu tố tác động đến quá trình thực hiện đại đoàn kết dân tộc và thực trạng xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở Tuyên Quang trước năm 1996 2.1.2.1. Thuận lợi trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở tỉnh Tuyên Quang * Điều kiện địa lý tự nhiên Tuyên Quang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc bộ Việt Nam, diện tích 5.867,9 km2, dân số 760.289 người (năm 2015), có 7 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố trực thuộc Tỉnh và 6 huyện (Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên, 37 Chiêm Hóa, Na Hang và Lâm Bình). Phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang; phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc; phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên; phía Tây giáp tỉnh Yên Bái. Địa hình Tuyên Quang: với trên 70% diện tích là đồi núi, Tuyên Quang được coi là mái nhà xanh của đồng bằng Bắc Bộ. Nhiều đồi núi thấp, có nhiều điều kiện để trồng rừng: keo, lát, xoan, bồ đề, mỡ... phục vụ cho phát triển công nghiệp chế biến lâm sản và nguyên liệu giấy, chế biến sản phẩm gỗ. Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng như: vàng, chì, kẽm, quặng thiếc, sắt, parít, ăngtimoan, vonfram, đá, cát, sỏi, gạch,... là nguyên liệu chủ yếu cho phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng. Nhiều thung lũng chạy dọc theo các con sông, bãi soi rộng có tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến, trồng trọt, chăn nuôi. Lượng mưa trung bình của tỉnh hàng năm lớn, có độ ẩm không khí cao thuận lợi trong phát triển kinh tế lâm nghiệp. Đất đai phù hợp với sản xuất nông nghiệp, sản phẩm nông nghiệp đa dạng, phong phú, khí hậu phù hợp phát triển kinh tế rừng; trồng cây công nghiệp và cây dược liệu (chè, mía, quế, sa nhân, sả) cùng các loại cây ăn quả (cam, vải, nhãn, hồng); nhiều bãi soi rộng kết hợp với nguồn lương thực phong phú như: ngô, khoai, sắn, đỗ... rất thích hợp cho phát triển chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò, ngựa, dê), có giá trị kinh tế cao để phát triển hàng hóa. Vị thế và điều kiện tự nhiên của Tuyên Quang không mấy thuận lợi cho phát triển kinh tế, nhưng lại tạo ra những ưu thế riêng về quân sự, có đầy đủ các yếu tố cần thiết của một căn cứ chiến lược, cơ động, vững chắc cả trong chiến tranh giải phóng lẫn chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Từ xa xưa đến nay nhân dân Tuyên Quang vượt qua muôn ngàn khó khăn thử thách chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt đấu tranh quyết liệt với các thế lực ngoại xâm để tồn tại và phát triển. Kết cấu hạ tầng (giao thông, chợ, đường, điện) là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội. Tỉnh đã xây dựng nhiều đường liên xã, liên thôn, đường dân sinh, đường lâm nghiệp nối các điểm dân cư, các vùng kinh tế. Các tuyến đường trên địa bàn tỉnh đã được nâng cấp, cải tạo hoặc đầu tư xây dựng mới tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá và giao lưu đi lại của nhân dân. 38 * Đặc điểm văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo Tuyên Quang có 22 dân tộc cùng sinh sống. Tỷ lệ người DTTS chiếm gần 52% dân số của tỉnh [phụ lục 3]. Các dân tộc vẫn duy trì các phong tục tập quán mang nét chung, những làn điệu dân ca như: hát Then của dân tộc Tày; hát Soọng cô của dân tộc Sán Dìu; hát Páo dung; hát Sình ca của dân tộc Cao Lan Các lễ hội truyền thống như: Lễ hội Lồng Tông, Lễ hội rước Mẫu, Lễ hội Trung thu Cũng như các dân tộc ở miền núi phía Bắc, đồng bào các dân tộc Tuyên Quang đều theo tín ngưỡng dân gian thờ cúng tổ tiên, tôn thờ thần sông, thần núi, thần mưa, thần gió, thần rừng tín ngưỡng mang đậm sắc thái văn hoá của cư dân nông nghiệp. Đối với một số DTTS trong tỉnh, có hình thái tín ngưỡng riêng của mình. Đồng bào dưới xuôi lên mang theo nền văn hóa châu thổ đã bồi đắp, hòa với văn hóa các dân tộc địa phương tạo thành đời sống văn hóa phong phú đa dạng. Mỗi dân tộc có những phong tục, tập quán riêng nhưng trong quá trình giao lưu kinh tế, văn hóa khiến cho các sinh hoạt lễ hội có xu hướng pha trộn và xích lại gần nhau hơn. Tạo ra thế mạnh về phát triển sản phẩm du lịch lễ hội, trải nghiệm gắn với văn hóa đặc sắc của cộng đồng các DTTS, Nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang có truyền thống yêu nước nồng nàn, chí căm thù giặc sâu sắc, đoàn kết một lòng theo cách mạng. Tuyên Quang vinh dự được Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn là trung tâm lãnh đạo, nơi để bàn định những quyết sách quan trọng, các vấn đề chiến lược trong cách mạng Tháng Tám, lãnh đạo, chỉ đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Nhân dân đã đoàn kết góp sức người, sức của để vận chuyển, bảo quản tài liệu, máy móc, hàng hóa và xây dựng kho tàng, nhà ở cho các cơ quan Trung ương, nhường nhà cho cán bộ kháng chiến ở. Những chiến thắng ở Tuyên Quang đã góp phần bảo vệ vững chắc căn cứ địa Việt Bắc, trung tâm đầu não kháng chiến của cả nước. Là tỉnh có nhiều di tích lịch sử cách mạng nhất cả nước. Việc gắn kết chặt chẽ phát triển du lịch với bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của các di tích lịch sử, giá trị văn hóa truyền thống và danh lam thắng cảnh; tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. 39 Trong vùng đồng bào DTTS sinh sống, những người uy tín có vai trò quan trọng trong công tác vận động đồng bào xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội, là những tấm gương đi đầu thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua của địa phương, là điểm tựa tinh thần vững chắc của đồng bào DTTS, là nòng cốt, là cầu nối giữa dân với Đảng, với chính quyền, MTTQ; các đoàn thể giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc mình. Tuyên Quang có 43.733 tín đồ tôn giáo, thuộc 3 tôn giáo được Nhà nước chấp thuận hoạt động; Phật giáo có 11.135 tín đồ, Công giáo có 25.480 tín đồ, Tin lành có 7.118 tín đồ [phụ lục 5.1]. Các đồng bào tôn giáo về cơ bản luôn phát huy truyền thống đoàn kết tôn giáo; giữ vững khối ĐĐKTDT, hoạt động theo đúng đường hướng hành đạo, hiến chương, điều lệ đã được Nhà nước công nhận. 2.1.2.2. Khó khăn trong việc thực hiện đại đoàn kết dân tộc ở Tuyên Quang Vị trí địa lý không thuận lợi để phát triển nên kinh tế của tỉnh phát triển còn chậm, đời sống của một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn, thu nhập còn thấp và chưa ổn định. Điều kiện tự nhiên có những yếu tố không thuận lợi như: lũ lụt, sạt lở, khí hậu khô hạn, sương muối, rét hại vào mùa đông gây ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của nhân dân; việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên ở tỉnh chưa hợp lý, chưa đi đôi với bảo vệ môi trường; vấn đề chặt, phá rừng; ô nhiễm không khí, nguồn nước; khai thác trộm khoáng sản, cát ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái và không gian sinh sống của nhân dân. Do địa hình trải rộng, bị chia cắt bởi các dãy núi cao có độ dốc lớn, đường giao thông đi lại khó khăn ở một số xã, huyện ảnh hưởng không nhỏ đến việc đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Mật độ dân số trung bình của tỉnh Tuyên Quang thấp hơn mật độ dân số trung bình của cả nước. Năm 2015, dân số toàn tỉnh là 760.289 người, có 657.602 người sống ở nông thôn và 102.687 người sống ở thành thị [43, tr.45]. Sự chênh lệch về mật độ dân số lớn giữa thành thị và nông thôn gây nên nhiều khó khăn cho việc phân công, sắp xếp lao động, ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội đặc biệt là tác động tới đời sống của dân cư và việc thực hiện ĐĐKTDT. Các 40 DTTS sống phân tán nhưng tập trung theo dòng tộc, theo bản làng, định cư, xen kẽ với các dân tộc khác sinh sống trên cùng địa bàn; sinh sống ở vùng sâu, vùng xa; ở khu vực thị trấn và thành phố. Quy mô kinh tế của tỉnh còn nhỏ, có xuất phát điểm thấp; khó khăn để thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển kinh tế, chỉ số năng lực cạnh tranh của Tuyên Quang thấp, năm 2015, Tuyên Quang được công bố đứng vị trí thứ 48 trong bảng xếp hạng, so với 14 tỉnh khu vực miền núi phía Bắc, Tuyên Quang đứng ở vị trí 7 nằm trong nhóm trung bình của cả nước [126]; hệ thống kết cấu hạ tầng còn thiếu, chưa đồng bộ, đặc biệt là hệ thống giao thông kết nối với các trung tâm kinh tế; thế mạnh của tỉnh là phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp nhưng cơ chế sản xuất nông lâm nghiệp với quy mô nhỏ; tình trạng một số sản phẩm nông nghiệp chưa có đầu ra đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập và đời sống của người dân. Tuyên Quang là tỉnh có thu nhập bình quân/đầu người còn ở mức trung bình. Thu nhập bình quân đầu người ở thành phố cao hơn nông thôn. Sự chênh lệch thu nhập giữa người sống ở thành thị và nông thôn, giữa nhóm người giàu và nhóm người nghèo, ảnh hưởng của phân hóa giàu nghèo. Một số ít công nhân và người lao động, nhất là ở thị xã và thị trấn thiếu việc làm và việc làm không ổn định; thu nhập của nông dân còn thấp; thanh niên còn chưa có việc làm; phụ nữ còn nhiều vất vả nhất là gánh nặng gia đình ở vùng nông thôn... cũng ảnh hưởng đến tâm lý người dân. Đời sống một số xã vùng sâu, vùng xa, đời sống của nhân dân vẫn còn khó khăn. Các huyện trên địa bàn tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao là Lâm Bình; Na Hang, điều kiện nhà ở của đồng bào đa số là nhà tạm, nước sinh hoạt còn thiếu, chủ yếu sử dụng nước tự chảy, giao thông đi lại khó khăn, thường sống biệt lập trên triền núi cao, thiếu điện thắp sáng, phương tiện nghe nhìn, điều kiện học tập, khám chữa bệnh gặp khó khăn, phong tục tập quán còn lạc hậu Về mặt nhận thức, trình độ dân trí giữa các DTTS chưa đồng đều. Do địa bàn cư trú của đồng bào phần lớn sống phân tán, xen ghép tại các thôn bản, rải rác ở các chân núi đã gây ra những khó khăn trong công tác quản lý. Ở những nơi 41 vùng sâu, vùng xa, đội ngũ cán bộ cơ sở còn thiếu, phân bổ cán bộ công chức từ nơi khác đến, không ít cán bộ không chịu được gian khổ đã xin chuyển công tác hoặc thôi việc chuyển sang làm công tác khác. Hệ thống trường học, trạm y tế, đường giao thông, điện lưới quốc gia đã được đầu tư nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Tỷ lệ người biết sử dụng và thành thạo tiếng phổ thông thấp, từ không hiểu được hết tiếng phổ thông dẫn đến việc lắng nghe và hiểu các chính sách được tuyên truyền của Đảng trên các phương tiện truyền thông đại chúng rất hạn chế. Các yếu tố tâm lý dân tộc cũng ảnh hưởng đến nhận thức của đồng bào, một số đồng bào dân tộc ở Tuyên Quang sống ở môi trường rừng núi, đất rộng, người thưa, trình độ sản xuất chưa cao nên họ có niềm tin vào thế giới thần linh, mọi vật đều có linh hồn, vì vậy muốn công việc được thuận lợi cuộc sống được yên ổn, họ đã thường xuyên thực hiện các nghi lễ cầu xin, cúng tế nên một số nơi vẫn còn tồn tại một số hủ tục gây cản trở lớn đến việc tiếp thu những yếu tố văn hóa mới. Ở Tuyên Quang có đồng bào Kinh ở vùng đồng bằng lên sinh sống và xây dựng đời sống mới. Có một số dân tộc cho rằng dân tộc mình kém hơn các dân tộc khác đã tạo ra khoảng cách giữa các dân tộc, điều này ảnh hưởng đến xây dựng khối ĐĐKDT. Các đối tượng phản động đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền kích động đồng bào Mông tư tưởng ly khai, hướng về “Vua Mông” Năm 2000, Dương Văn Mình người dân tộc Mông thường trú tại thôn Ngòi Sen, xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang đã lôi kéo, dụ dỗ một số đồng bào người dân tộc Mông, kích động đồng bào khiếu kiện với chính quyền đòi công nhận sự tồn tại của "Tín ngưỡng Dương Văn Mình", thực chất mục đích là chống lại Đảng và Nhà nước Việt Nam. Ảnh hưởng của tổ chức bất hợp pháp Dương văn Mình đã gây nhiều tâm lý hoang mang cho nhân dân nhất là đồng bào dân tộc Mông, gây mất ổn định chính trị, xã hội ở một số xã, ảnh hưởng đến khối ĐĐKDT trong tỉnh. Những đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế-văn hóa ở tỉnh Tuyên Quang có những yếu tố thuận lợi đan xen với khó khăn, tác động trực tiếp đến quá trình thực hiện ĐĐKTDT ở Tuyên Quang. 42 2.1.2.3. Kết quả xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở Tuyên Quang trước năm 1996 Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), Đại hội VII (1991) và đặc biệt là nghị quyết 07/NQ-TW ngày 17/11/1993 của Bộ Chính về đại đoàn kết dân tộc và tăng cường Mặt trận dân tộc thống nhất và Chỉ thị số 30/CT- TW của Ban Bí thư về yêu cầu các cấp ủy Đảng, Đảng đoàn, Ban cán sự Đảng tổ chức thực hiện Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị, Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang đã triển khai đồng bộ, tích cực. Ngày 14/1/1994, Ban thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang đã ra Thông tri số 09/TT-TU về chỉ đạo tổ chức quán triệt thực hiện Nghị quyết 07/NQ-TW của Bộ chính trị. Ban Thường vụ tỉnh ủy yêu cầu các Huyện ủy, Thị ủy, các đảng ủy, Đảng đoàn, Ban cán sự Đảng trực thuộc tỉnh “căn cứ Chỉ thị 30 của Ban Bí Thư, các cấp ủy Đảng và Đảng đoàn các đoàn thể, Ban cán sự tổ chức quán triệt sâu rộng nghị quyết từ trong Đảng đến toàn dân xong trong quý I/1994” [13, tr.278]. Ngày 20/8/1994, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang ra Chương trình hành động số 03/Ctr-TU về thực hiện Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị về đại đoàn kết dân tộc và tăng cường Mặt trận dân tộc thống nhất. Thực hiện chủ trương của Đảng bộ tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh ủy, huyện ủy đã phối hợp với MTTQ tỉnh biên soạn chương trình, tài liệu, tuyên truyền phổ biến nội dung, giải thích các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về ĐĐKDT đến cán bộ, đảng viên và nhân dân. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đã chú ý gắn công tác vận động quần chúng với nhiệm vụ kinh tế-xã hội của tỉnh bằng những hình thức, biện pháp phong phú như các phong trào: thanh niên lập nghiệp, làm kinh tế, áp dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật; phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình, phát triển hộ gia đình làm kinh tế giỏi ở nông thôn; đoàn viên công đoàn thi đua lao động giỏi, phong trào phát huy truyền thống “Anh bộ đội Cụ Hồ” trong hội viên CCB; động viên đông đảo người có đạo tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tăng cường đoàn kết giữa lương giáo, hạn chế mặc cảm, giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất và đời sống. 43 Ủy ban MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên đã phối hợp với các ngành chức năng, tổ chức vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt nếp sống văn hóa, tích cực tham gia phòng chống các tệ nạn xã hội, làm tốt các chính sách xã hội trên địa bàn toàn tỉnh. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh đã phối hợp với Sở Lao động thương binh xã hội xây dựng kế hoạch liên ngành để hướng dẫn các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” đối với các gia đình, người có công với nước, gia đình chính sách, vận động xây dựng quỹ tình nghĩa. Mặt trận các cấp cùng chính quyền các cấp không ngừng tuyên truyền vận động nhân dân nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng, xây dựng nền an ninh nhân dân và quốc phòng toàn dân, tố giác tội phạm hình sự và các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, nghiện hút, mại dâm, số đề Nông dân đã phát huy tinh thần tự lực tự cường, khắc phục khó khăn, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để tăng năng suất, sản lượng cây trồng và vật nuôi. Mô hình kinh tế hộ gia đình được phát triển, nhiều người đã làm giàu lên từ kinh tế vườn, đồi, rừng và chăn nuôi gia súcĐội ngũ trí thức của tỉnh đã chủ động vươn lên để nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất và đời sống, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, y tế và các ngành khoa học khác góp phần đáng kể vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài để phục vụ sản xuất và đời sống văn hóa của nhân dân. Đại bộ phận thanh niên Tuyên Quang đã có ý thức phấn đấu vươn lên, nhanh nhạy tiếp thu cái mới, một số chịu khó làm ăn, có chí hướng làm giàu, muốn khẳng định mình trong cuộc sống. Trong lao động sản xuất đã xuất hiện nhiều tài năng trẻ nữ, phong trào giúp nhau làm kinh tế, nuôi con khỏe dạy con ngoan, hạn chế trẻ em suy dinh dưỡng đã đạt những kết quả tốt. Lực lượng CCB trong tỉnh đã phát huy bản chất và truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, đấu tranh chống tiêu cực xã hội đạt kết quả tốt, các cụ phụ lão và người hưu trí ở tỉnh đã có những hành động thiết thực và cụ thể đóng góp công sức, trí tuệ cho xã hội, góp phần tích cực ... 106. Kỷ yếu hội thảo khoa học-thực tiễn (1996), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và Mặt trận dân tộc thống nhất, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 107. Nguyễn Thị Lan (2012), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xây dựng sự đồng thuận xã hội trong công cuộc đổi mới đất nước, NXB Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội. 108. Ly Lê (2016), “Mặt trận Tổ quốc các cấp ở Tuyên Quang tham gia tuyên truyền, vận động đồng bào các tôn giáo”, tại trang [truy cập ngày 15/3/2017]. 109. Hoàng Xuân Lương (2012), "Xây dựng, củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam trong tình hình hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, (831), tr.56-59. 110. Phùng Thị Lương (2014), Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng khối đoàn kết dân tộc từ năm 1996 đến năm 2012, Luận văn thạc sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội. 163 111. Vũ Thị Xuân Mai (2015), "Quan điểm của Ph.Ănghen về đoàn kết giai cấp, đoàn kết dân tộc", Tạp chí Lịch sử Đảng, (11), tr.18-22. 112. Dương Văn Mạnh (2017), Vận dụng xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc ở Tây Bắc hiện nay theo Tư tưởng Hồ Chí Minh (qua thực tế ở Sơn La), Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội. 113. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 114. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 7, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 115. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 9, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 116. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 13, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 117. Nông Đức Mạnh (2003), "Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, giải quyết hiệu quả những vấn đề cấp bách, đưa công cuộc đổi mới tiếp tục tiến lên", Tạp chí Cộng sản, (8), tr.10-13. 118. Nguyễn Đình Minh (2016), Đoàn kết dân tộc ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 119. Phù Ninh (2013), Tuyên Quang Thủ đô Kháng chiến, NXB Trẻ, Hà Nội. 120. Vũ Oanh (1998), Đại đoàn kết dân tộc phát huy nội lực nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 121. Nguyễn Trọng Phúc (2000), Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 122. Nguyễn Trọng Phúc (chủ biên) (2000), Một số kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 123. Nguyễn Trọng Phúc (2009), Đổi mới ở Việt Nam - từ nhận thức đến thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 124. Nguyễn Trọng Phúc (2006), "Bài học lịch sử vô giá - phát huy sức mạnh của nhân dân trong công cuộc đổi mới, nhìn từ Cách mạng Tháng Tám", Tạp chí Cộng sản, (17). 164 125. Nguyễn Trọng Phúc (2006), Các Đại hội đại biểu toàn quốc và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2006), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 126. Thanh Phúc (2015), “Công bố kết quả PCI năm 2015: Tuyên Quang xếp thứ 4”, tại trang https://baotuyenquang.com.vn, ngày truy cập 10/12/2019. 127. Giàng Seo Phử (2013), Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 128. K’sor Phước (2009), "Thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm phát triển toàn diện, bền vững vùng dân tộc thiểu số”, Tạp chí Cộng sản, (797), tr.29-32. 129. Trần Đại Quang (2016), "Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam trước yêu cầu mới", Tạp chí Cộng sản, (887), tr.10-13. 130. Phan Xuân Sơn, Lưu Huy Quảng (chủ biên) (2010), Những vấn đề cơ bản về chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội. 131. Hoàng Bình Quân (2007), "Tuyên Quang đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng”, Tạp chí Cộng sản, (782), tr.60-64. 132. Sở tư pháp Tuyên Quang (2004), Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật tỉnh Tuyên Quang năm 2003, NXB Tư pháp, Hà Nội. 133. Sở tư pháp Tuyên Quang (2005), Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật tỉnh Tuyên Quang năm 2004, Tuyên Quang. 134. Sở tư pháp Tuyên Quang (2006), Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật tỉnh Tuyên Quang năm 2005, Tuyên Quang. 135. Sở tư pháp Tuyên Quang (2007), Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật tỉnh Tuyên Quang năm 2006, Tuyên Quang. 136. Sở tư pháp Tuyên Quang (2008), Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật tỉnh Tuyên Quang năm 2007, Tuyên Quang. 137. Sở tư pháp Tuyên Quang (2009), Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật tỉnh Tuyên Quang năm 2008, Sở Tư pháp Tuyên Quang. 165 138. Sở tư pháp Tuyên Quang (2011), Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật tỉnh Tuyên Quang năm 2010, Sở Tư pháp Tuyên Quang. 139. Lưu Văn Sùng (1998), Quá trình thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh Tây Bắc, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 140. Lê Ngọc Thắng (2005), Hồ Chí Minh với vấn đề đoàn kết các dân tộc, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 141. Nguyễn Thế Thắng (2015), Xây dựng liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức Việt Nam trong điều kiện mới, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội. 142. Phương Thảo (2006), "Hội phụ nữ Tuyên Quang với chương trình xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc", Tạp chí Dân vận, (3), tr.27-28. 143. Nguyễn Viết Thảo (2014), Nghiên cứu tổng kết làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về thực hiện đại đoàn kết dân tộc trong công cuộc đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Đề tài cấp Bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 144. Bùi Hữu Thêm (2012), Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2001 đến năm 2010, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 145. Trần Thọ (2015), "Đà Nẵng phát huy sức mạnh đoàn kết và đồng thuận xã hội, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển”, Tạp chí Cộng sản, (867), tr.86-89. 146. Hà Huy Thông (2011), Tư tưởng Hồ Chí Minh về một số vấn đề cơ bản trong quốc phòng, quân sự và đại đoàn kết, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 147. Lý Thị Thu (2016), Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 1991 đến năm 2010, Luận án tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 166 148. Phạm Xuân Thu (2015), "Một số kết quả xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc tỉnh Sơn La (1986-2000)", Tạp chí Lịch sử Đảng, (11), tr.99-103. 149. Phạm Xuân Thu (2018), Đảng bộ tỉnh Sơn La lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc (1991-2010), Luận án tiến sĩ Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. 150. Hán Thị Hạnh Thúy (2010), Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Tuyên Quang, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 151. Hoàng Thu Thủy (2014), Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở một số tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2010, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia, Hà Nội. 152. Tỉnh ủy Tuyên Quang (1994), Chương trình hành động số 03/Ctr-TU về thực hiện Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị về “Đại đoàn kết dân tộc và tăng cường Mặt trận dân tộc thống nhất”, ngày 20/8/1994, Tuyên Quang. 153. Tỉnh ủy Tuyên Quang (2002), Báo cáo số 17-BC/TU ngày 29/7/2002 tổng kết thực hiện nghị quyết Trung ương 8B (khóa VI) về “Đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân” và các nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị về công tác dân vận, mặt trận, đoàn thể, dân tộc và tôn giáo trong thời kỳ đổi mới, Tuyên Quang. 154. Tỉnh ủy Tuyên Quang (2005), Báo cáo số 100-BC/TU ngày 12/9/2005 kết quả kiểm tra hai năm triển khai và tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; về công tác dân tộc; về công tác tôn giáo, Tuyên Quang. 155. Tỉnh ủy Tuyên Quang (2007), Nghị quyết, Chỉ thị của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XIV, Tuyên Quang. 156. Tỉnh ủy Tuyên Quang (2007), Các văn bản của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XIV, Tuyên Quang. 167 157. Tỉnh ủy Tuyên Quang (2009), Các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XIV (từ tháng 01/2006 đến tháng 4/2009), Tuyên Quang. 158. Tỉnh ủy Tuyên Quang (2012), Các văn bản chỉ đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XV (từ tháng 10/2010 đến tháng 12/2012), Tuyên Quang. 159. Tỉnh ủy Tuyên Quang (2008), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị định số 03-NQ/HNTW ngày 18/6/1997 Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. 160. Tỉnh ủy Tuyên Quang (2009), Các báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XIV (từ tháng 01/2007 đến tháng 02/2009), Tuyên Quang. 161. Tỉnh ủy Tuyên Quang (2010), Các báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XIV (từ tháng 02/2009 đến tháng 10/2010), Tuyên Quang. 162. Tỉnh ủy Tuyên Quang (2010), Chương trình hành động số 23-CTr/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) ngày 15/4/2010 thực hiện Kết luận số 57-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; về công tác dân tộc; về công tác tôn giáo, Tuyên Quang. 163. Tỉnh ủy Tuyên Quang (2012), Các báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XV (từ tháng 10/2010 đến tháng 12/2012), tháng 8 năm 2012, Tuyên Quang. 164. Tỉnh ủy Tuyên Quang (2012), Báo cáo số 100-BC/TU ngày 05/12/2012 tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) về đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan đảng, định hướng về đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội; Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn, Tuyên Quang. 168 165. Tỉnh ủy Tuyên Quang (2013), Báo cáo số 166-BC/TU về kết quả thực hiện Chương trình hành động số 23-CTr/TU ngày 15/4/2010 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) thực hiện Kết luận số 57-KL/TW ngày 03/11/2009 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; về công tác dân tộc; công tác tôn giáo, ngày 28/10/2013, Tuyên Quang. 166. Tỉnh ủy Tuyên Quang (2013), Báo cáo số 118-BC/TU về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, ngày 12 tháng 4 năm 2013, Tuyên Quang. 167. Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2014), Địa chí Tuyên Quang, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 168. Tỉnh ủy Tuyên Quang (2015), Tuyên Quang Thủ đô Khu giải phóng trong cách mạng Tháng Tám và cách mạng Tháng Tám với công cuộc đổi mới đất nước, Kỷ yếu hội thảo, NXB Chính trị Quốc gia-Sự thật, Hà Nội. 169. Tỉnh ủy Tuyên Quang (2011), Báo cáo số 04-BC/TU về công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, xây dựng Đảng năm 2010; phương hướng, nhiệm vụ năm 2015, ngày 25 tháng 01 năm 2011, Tuyên Quang. 170. Tỉnh ủy Tuyên Quang (2016), Báo cáo số 13-BC/TU về công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị năm 2015; phương hướng, nhiệm vụ năm 2016, ngày 08 tháng 01 năm 2016, Tuyên Quang. 171. Tỉnh ủy Tuyên Quang (2017), Báo cáo số 141-BC/TU về tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác tôn giáo, ngày 19 tháng 4 năm 2017, Tuyên Quang. 172. Nguyễn Thế Trung (2014), Tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân trong thời kỳ mới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 169 173. Lê Hải Triều (2007), Phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và công cuộc đổi mới, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội. 174. Lê Bá Trình (2012), Quan điểm của Hồ Chí Minh về tôn giáo và sự vận dụng quan điểm đó vào việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Viện Khoa học xã hội, Hà Nội. 175. Bùi Xuân Trường (chủ nhiệm) (1997), Tác động của luật tục đối với việc quản lý xã hội ở các dân tộc Thái, H’Mông thuộc Tây Bắc Việt Nam, Đề tài khoa học cấp bộ, Hà Nội. 176. Nguyễn Thanh Tuấn (1998), Một số vấn đề về trí thức Việt Nam, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội. 177. Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc tôn giáo và đại đoàn kết trong cách mạng Việt Nam (2003), NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 178. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tuyên Quang (1995), Báo cáo tổng kết hoạt động Mặt trận tỉnh (1991-1995) và phương hướng nhiệm kỳ IX (1995-1999), ngày 19 tháng 5 năm 1995, Tuyên Quang. 179. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tuyên Quang (2002), Báo cáo kết quả thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư”; Biểu dương KDC tiêu biểu và hộ làm kinh tế giỏi toàn tỉnh (1995-2001), ngày 3 tháng 10 năm 2002, Tuyên Quang. 180. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tuyên Quang (2004), Báo cáo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tuyên Quang khóa X trình tại đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tuyên Quang lần thứ XI, nhiệm kỳ 2004-2009, ngày 27 tháng 8 năm 2004, Tuyên Quang. 181. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2004), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 182. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Tuyên Quang (2008), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tuyên Quang hình ảnh lịch sử, Tuyên Quang. 170 183. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tuyên Quang (2009), Báo cáo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tuyên Quang khóa XI tại Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tuyên Quang lần thứ XII, nhiệm kỳ 2009-2014, Tuyên Quang. 184. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tuyên Quang (2014), Báo cáo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tuyên Quang khóa XII tại Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tuyên Quang lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2014-2019, Tuyên Quang. 185. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tuyên Quang (2014), Kỷ yếu Đại hội Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Tuyên Quang lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2014 -2019”, tháng 7 năm 2014, Tuyên Quang. 186. Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2015), Quyết định số 398/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang, ngày 18 tháng 12 năm 2015, Tuyên Quang. 187. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tuyên Quang (2016), Báo cáo tổng kết công tác Mặt trận Tổ quốc năm 2015, tháng 1 năm 2016, Tuyên Quang. 188. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang (2016), Kế hoạch số 196/KH-UBND về phát triển kinh tế-xã hội 5 năm giai đoạn 2016-2020, ngày 11 tháng 8 năm 2016, Hà Giang. 189. Nguyễn Sáng Vang (2000), Phương hướng và giải pháp về quản lý nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang theo hướng sản xuất hàng hóa, Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 190. Nguyễn Sáng Vang (2011), “Phát huy truyền thống tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, xây dựng Tuyên Quang trở thành tỉnh phát triển khá ở khu vực miền núi phía Bắc vào năm 2020”, Tạp chí Cộng sản, (828), tr.61-64. 191. Nguyễn Sáng Vang (2014), “Phát huy nội lực của nhân dân-nhân tố thành công trong phát triển kinh tế - xã hội ở Tuyên Quang”, Tạp chí Cộng sản, (857), tr.76-79. 171 192. Viện Hồ chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (2004), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết với vấn đề phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ mới, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 193. Trần Thị Vui (2017), Chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong thời kỳ đổi mới, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội. 194. Ngô Đức Vượng (2008), “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, xây dựng Phú Thọ thành tỉnh giàu mạnh, xứng đáng là quê hương đất tổ”, Tạp chí Dân vận, tr.7-9. 195. Phan Đăng Vinh (2003), “Xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh trên địa bàn miền núi, dân tộc tỉnh Tuyên Quang”, Tạp chí Quốc phòng Toàn dân, (4), tr.46-48. 196. Lê Hữu Xanh (2005), Một số đặc điểm tâm lý chủ yếu của tộc người H’Mông ở một số tỉnh miền núi phía Bắc và sự ảnh hưởng của chúng đến việc xây dựng khối đoàn kết dân tộc hiện nay, Đề tài cấp Bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 197. Thanh Xuân (2009), “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng ở Tuyên Quang”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (5), tr.22-23, 29. 198. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (2001), Từ điển tiếng Việt thông dụng, NXB Giáo dục, Hà Nội. * Tài liệu tiếng Anh 199. Béatrice Boufoy-Bastick (2012), Preserving National Unity: Culturometric Rapid Appraisals of Ethnic Inequalities, Writing house Hauppauge, N.Y.: Nova Science Publisher's. 200. Garth Stevenson (2009), Unfulfilled Union, 5th Edition: Canadian Federalism and National Unity, Writing house McGill-Queen’s Press- MQUP. 201. Francis Mading Deng (2010), Self-determination and National Unity: A Challenge for Africa, Writing house Africa World Press, Africa. 172 PHỤ LỤC Phụ lục 1 Nguồn: 173 Phụ lục 2 2.1. Bảng đơn vị hành chính của tỉnh Tuyên Quang năm 2015 STT Huyện, Thành phố Phường Thị trấn xã 1 Thành phố Tuyên Quang 7 6 2 Huyện Na Hang 1 11 3 Huyện Chiêm Hoá 1 25 4 Huyện Hàm Yên 1 17 5 Huyện Yên Sơn 1 30 6 Huyện Sơn Dương 1 32 7 Huyện Lâm Bình 8 Tổng 7 5 129 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang 2.2. Diện tích, dân số, mật độ dân số tỉnh Tuyên Quang năm 2015 Dân số Đơn vị Diện tích Mật độ dân số trung bình Thành phố Tuyên Quang 119,06 94.855 797 Huyện Na Hang 863,53 43.964 51 Huyện Chiêm Hoá 1278,83 129.836 102 Huyện Hàm Yên 900,55 115.026 128 Huyện Yên Sơn 1.133,01 165.908 146 Huyện Sơn Dương 787,95 179.499 228 Huyện Lâm Bình 784,97 31.201 40 Tổng 5867,90 760.289 130 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang 174 Phụ lục 3 CÁC DÂN TỘC TỈNH TUYÊN QUANG Năm 2015 Tỉnh Tuyên Quang có 22 DTTS sinh sống, dân tộc Kinh chiếm 48%, các dân tộc khác chiếm 52%. Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang 175 Phụ lục 4 SỐ LIỆU VỀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TỈNH Tổng số đảng viên 45.199 (số đảng viên là DTTS 18.636; tỷ lệ 41,23%). Số lượng cấp ủy viên 2.466 (số cấp ủy viên là DTTS 1.300, tỷ lệ 52,7%). Số chi bộ thôn, bản, tổ nhân dân 2.095. Số đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2011-2016: 4.020 người, trong đó: cấp xã 3.706 người; huyện 256 người; tỉnh 58 người (đại biểu người DTTS 2.346 người, tỷ lệ 58,35%, trong đó: cấp xã 58,47%; huyện 57,81%; tỉnh 53,45%). Tổng số thanh niên trong độ tuổi từ 16-30 là: 169.854 (Số thanh niên DTTS 84.225; tỷ lệ 49,5%). Tập hợp vào tổ chức Đoàn, Hội 125.450, chiếm 73,8%. (Đoàn viên 58.234; Hội LHTN 67.216), Ủy viên BCH 1.845 (Ủy viên BCH là DTTS 1.378, tỷ lệ 74,6%). Tổng số phụ nữ độ tuổi từ 18-55 tuổi là 125.354 (là người DTTS 65.752; tỷ lệ 52%). Hội viên Hội liên hiệp phụ nữ 104.462 (Hội viên là DTTS 53.512; tỷ lệ 52,5%); Ủy viên BCH 2.310 (Ủy viên BCH là DTTS 1.215, tỷ lệ 52,6%). Tổng số nông dân từ 18 tuổi trở lên là 334.700 (là người DTTS 195.900; tỷ lệ 58,5%). Hội viên Hội nông dân 101.917 (Hội viên là DTTS 53.512; tỷ lệ 52,5%); Ủy viên BCH 1.925 (Ủy viên BCH là DTTS 1.099, tỷ lệ 54,9%). Tổng số CCB 35.510 (CCB là người DTTS 13.557, tỷ lệ 38,10%). Hội viên CCB 35.210 (Hội viên là DTTS 13.557; tỷ lệ 38,5%); ủy viên BCH 1.991 (Ủy viên BCH là DTTS 859, tỷ lệ 43,4%). Tổng số người cao tuổi 70.580, đã vào tổ chức Hội người cao tuổi 62.622 người, tỷ lệ 88,7%. Tổng số cán bộ, công chức, viên chức người DTTS: 7.403 người. Nguồn: [165] 176 Phụ lục 5 CÁC TÔN GIÁO TỈNH TUYÊN QUANG Đơn vị tính: người 5.1. Các tôn giáo của tỉnh Số chức STT Các tôn giáo Tổng số tín đồ Số chức sắc việc 1 Phật giáo 11.135 9 182 2 Công giáo 25.480 7 298 3 Tin Lành 7.118 233 Tổng 43.733 16 713 Nguồn: [165] 5.2. Đảng viên, đoàn viên, hội viên là người có đạo Ủy viên Đoàn viên Đảng Nông STT Các tôn giáo UB Phụ nữ thanh CCB viên dân MTTQ niên 1 Phật giáo 95 14 2 Công giáo 376 129 2.530 2.189 1.051 527 3 Tin lành 53 13 443 717 244 5 Tổng 524 156 2.973 2.906 1.295 532 Nguồn: [165] 177 Phụ lục 6 CÁC VĂN BẢN CỦA TỈNH ỦY TUYÊN QUANG VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC (1996-2015) 6.1. Văn bản của Tỉnh ủy Tuyên Quang về đại đoàn kết dân tộc và liên quan đến đại đoàn kết dân tộc (1996-2005) Thể loại Thời gian TT Trích yếu nội dung văn bản ban hành 1 Thông tri số 15/4/1996 Của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về triển khai 10-TT/TU quán triệt Chỉ thị số 66-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về công tác thanh niên trong thời kỳ mới” 2 Chỉ thị số 31/7/1996 Của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về lãnh đạo 01/CT-TU Đại hội MTTQ và đoàn thể nhân dân các cấp 3 Nghị quyết 09/4/1998 Của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh, về kế số17- hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết hội NQ/TU nghị lần thứ 4 BCH Trung ương Đảng (khóa VIII) “Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, cần kiệm để công nghiệp hóa- hiện đại hóa, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu kinh tế-xã hội đến năm 2000” 4 Nghị quyết 17/3/1998 Của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện số 40b- Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị “về NQ/TU xây dựng và thực hiện QCDC cơ sở” 5 Nghị quyết 30/6/2001 Của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh, Nghị số 02- quyết Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4 NQ/TU (khóa XIII) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên 178 6 Nghị quyết 06/5/2002 Của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh, thực số 10- hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) NQ/TU về đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn thời kỳ 2001-2010 7 Chỉ thị số 19/8/2002 Của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về lãnh đạo, 05-CT/TU chỉ đạo cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” 8 Nghị quyết 22/4/2003 Của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực 16-NQ/TU hiện nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX) về phát huy sức mạnh ĐĐKTDT vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh 9 Nghị quyết 22/4/2003 Của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực số 17- hiện nghị quyết Trung ương 7 (Khóa IX) NQ/TU về công tác dân tộc 10 Nghị quyết 22/4/2003 Của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực 18-NQ/TU hiện nghị quyết Trung ương 7 (Khóa IX) về công tác tôn giáo 11 Thông báo 20/10/2005 Của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực số 27- hiện Nghị quyết lần thứ tư Ban Chấp hành TB/TU Trung ương Đảng (Khóa VII) về “công tác thanh niên trong thời kỳ mới” 179 6.2. Văn bản của Tỉnh ủy Tuyên Quang về thực hiện đại đoàn kết dân tộc (2005 -2015) Thể loại Thời gian TT Trích yếu nội dung văn bản ban hành 1 Chỉ thị số 29/4/2006 Của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường 01-CT/TU công tác di dân, tái định cư thủy điện Tuyên Quang 2 Chỉ thị số 18/6/2006 Của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường 02-CT/TU công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo 3 Nghị quyết 12/6/2006 Của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (Khóa số 02- XIV) về đẩy mạnh phát triển công nghiệp NQ/TU giai đoạn 2006-2010 4 Nghị quyết 12/6/2006 Của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (Khóa số 03- XIV) về đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh NQ/TU Tuyên Quang giai đoạn 2006-2010 5 Nghị quyết 30/11/2006 Của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (Khóa số 06- XIV) về đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm NQ/TU nghiệp giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020 6 Chương 28/8/2006 Của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đổi mới trình số 03- nội dung và phương thức hoạt động của CTr/TU MTTQ và các đoàn thể nhân dân giai đoạn 2006-2010 7 Chương 24/3/2008 Của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực trình số 13- hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ CTr/TU Chính trị (khóa X) “Về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước” 180 8 Chương 20/5/2008 Của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực trình số 14- hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW Hội nghị CTr/TU lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước 9 Chương 27/10/2008 Của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực trình số 17- hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW Hội nghị CTr/TU lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. 10 Chương 27/10/2008 Của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực trình số 18- hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị CTr/TU lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn 11 Chương 27/10/2008 Của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực trình số 19- hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW Hội nghị CTr/TU lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước 12 Nghị quyết 17/6/2009 Của Ban Kết luận số 13-KL/TU Thường vụ số 56- Tỉnh ủy về đẩy mạnh công tác phát triển NQ/TU đảng viên ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người 181 13 Kế hoạch số 20/10/2009 Của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện 102-KH/TU Chỉ thị số 34-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường cuộc đấu tranh chống âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa 14 Kết luận số 19/11/2009 Của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục 13-KL/TU thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 08/01/2002 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác CCB Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới 15 Chương 15/4/2010 Của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa trình hành XIV) thực hiện Kết luận số 57-KL/TW của động số 23- Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện nghị Ctr/TU quyết Trung ương 7 (khóa IX) về phát huy sức mạnh ĐĐKTDT vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh 16 Kế hoạch số 11/8/2010 Của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Kết 109-KH/TU luận số 65-KL/TW của Ban Bí thư TW (Khóa X) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở `17 Nghị quyết 23/11/2011 Của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa số 27- XV) về xây dựng nông thôn mới giai đoạn NQ/TU 2011-2015, định hướng đến năm 2020 18 Kết luận số 10/5/2011 Của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về nhiệm 06-KL/TU vụ và giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp giai đoạn 2011-2015 182 19 Kết luận số 02/8/2011 Của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về nhiệm 30-KL/TU vụ và giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp giai đoạn 2011- 2015, định hướng đến năm 2020 20 Kết luận số 25/8/2011 Của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về nhiệm 34-KL/TU vụ, giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch giai đoạn 2011-2015 21 Kết luận số 29/8/2011 Của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện 36-KL/TU Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng-an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010 22 Chương 10/9/2013 Của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực trình số 30- hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày CTr/TU 03/6/2013 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới 23 Kế hoạch số 08/8/2014 Của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Kết 110-KH/TU luận số 97-KL/TW ngày 15/5/2014 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 183 Phụ lục 7 Nghị quyết số 16-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 Phụ lục 8 Một số hình ảnh đóng góp của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tỉnh Tuyên Quang trong sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc Ông Trần Văn Đăng, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, trao tặng bức trướng cho Đại hội MTTQ tỉnh Tuyên Quang lần thứ IX (1995) Nguồn: Lưu trữ tại Ủy ban MTTQ tỉnh Tuyên Quang Nhà tình nghĩa do cán bộ công nhân viên Sở Điện lực Tuyên Quang xây tặng Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Kỷ, xã Ỷ La, thị xã Tuyên Quang (1996) Nguồn: Lưu trữ tại Ủy ban MTTQ tỉnh Tuyên Quang 194 Kênh mương trên đồng ruộng-kết quả của chủ trương kiên cố hóa kênh mương theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm Nguồn: Lưu trữ tại Ủy ban MTTQ tỉnh Tuyên Quang Nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang hưởng ứng phong trào mua công trái xây dựng Tổ quốc (6-1999) Nguồn: Lưu trữ tại Ủy ban MTTQ tỉnh Tuyên Quang 195 Lễ phát động ủng hộ “Quỹ vị người nghèo” tại thị xã Tuyên Quang (2004) Nguồn: Lưu trữ tại Ủy ban MTTQ tỉnh Tuyên Quang Hội nghị sơ kết cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và tổng kết chương trình xây dựng “Nhà đại đoàn kết” cho hộ nghèo toàn tỉnh (2004) Nguồn: Lưu trữ tại Ủy ban MTTQ tỉnh Tuyên Quang 196 Đại diện Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang tặng Ủy ban MTTQ Thành phố Tuyên Quang nhân ngày kỷ niệm 80 năm thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất năm 2010 Nguồn: Báo Tuyên Quang Ðoàn viên, thanh niên tham gia làm đường bê-tông nông thôn tại xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương (năm 2012) Nguồn: Báo Tuyên Quang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_dang_bo_tinh_tuyen_quang_lanh_dao_thuc_hien_dai_doan.pdf
  • pdfHOÀNG THỊ TRANG-TTLA.pdf
  • pdfTT _T.Viet_ Hoang Thi Trang.pdf
Tài liệu liên quan