Tài liệu Luận án Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010, ebook Luận án Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010
196 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gốc rõ ràng và được trích
dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả luận án
Phạm Thị Kim Lan
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7
1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 7
1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã
công bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết 18
Chương 2: CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH
THÁI BÌNH VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO
NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005 21
2.1. Những yếu tố tác động đến công tác đào tạo nguồn nhân lực cho
nông nghiệp tỉnh Thái Bình 21
2.2. Quan điểm của Trung ương Đảng và chủ trương của Đảng bộ tỉnh
Thái Bình về đào tạo nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực
cho nông nghiệp nói riêng 37
2.3. Đảng bộ tỉnh Thái Bình chỉ đạo thực hiện đào tạo nguồn nhân
lực cho nông nghiệp (2001 – 2005) 51
Chương 3: ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH LÃNH ĐẠO ĐÀO TẠO
NGUỒN NHÂN LỰC CHO NÔNG NGHIỆP GÓP PHẦN
ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN (2006 -2010) 62
3.1. Yêu cầu mới và quan điểm của Đảng về đào tạo nguồn nhân lực
từ năm 2006 đến năm 2010 62
3.2. Đảng bộ tỉnh Thái Bình vận dụng chủ trương của Trung ương
Đảng về đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp 73
Chương 4: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 109
4.1. Một số nhận xét 109
4.2. Kinh nghiệm 127
KẾT LUẬN 142
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN 146
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 147
PHỤ LỤC 162
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng
GD - ĐT : Giáo dục - đào tạo
KHCN : Khoa học công nghệ
KT - XH : Kinh tế - xã hội
NNL : Nguồn nhân lực
NTM : Nông thôn mới
UBND : Ủy ban nhân dân
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Số lượng máy móc trong sản xuất nông nghiệp 30
Bảng 2.2: Tỷ lệ lao động chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật
năm 2000 35
Bảng 3.1: Số lao động khu vực nông thôn chia theo trình độ
chuyên môn của Thái Bình và các tỉnh đồng bằng sông
Hồng năm 2010 103
Bảng 3.2: Số lượng và cơ cấu hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản giai
đoạn 2006-2010 của Thái Bình và một số tỉnh lân cận 105
Bảng 3.3: Số lượng trang trại của Thái Bình năm 2010 106
Bảng 3.4: Đóng góp của các ngành kinh tế vào tốc độ tăng trưởng
của Thái Bình so sánh qua 2 giai đoạn 2001-2005 và
2006-2010 107
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong các nguồn lực tập trung cho sự phát triển, như: tài nguyên thiên
nhiên, vốn, khoa học công nghệ (KHCN), con người thì nguồn lực con
người là quan trọng nhất và có tính quyết định cho mỗi quốc gia. Nếu có tài
nguyên thiên nhiên phong phú, máy móc kỹ thuật hiện đại mà không có con
người có trình độ, năng lực, phẩm chất và sức khỏe để làm chủ trong sử dụng
nguồn tài nguyên đó thì khó có khả năng đạt được sự phát triển như mong
muốn. Con người, vì vậy là nguồn lực trực tiếp và là trung tâm của sự phát
triển. Theo Ph.Ăngghen họ phải là những người “có khả năng nắm vững
nhanh chóng toàn bộ hệ thống sản xuất trong thực tiễn..., họ có thể lần lượt
chuyển từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất nọ tuỳ theo nhu cầu của xã
hội hoặc tuỳ theo sở thích của bản thân họ" [25, tr.475]. Trong tác phẩm "Bàn
về chế độ hợp tác xã”, V.I Lênin lý giải khoa học, cặn kẽ vì sao con người lại
là lực lượng sản xuất hàng đầu. Con người xã hội chủ nghĩa (XHCN) không
thể chỉ biết chữ, mà còn là sản phẩm của nền giáo dục hiện đại. Nếu trước kia
chỉ cần giáo dục cho giai cấp công nhân và những người lao động ý thức
chính trị, nhiệt tình cách mạng, thì giờ đây, phải đào tạo họ thành những
người lao động có cả tri thức và tay nghề [174, tr.421].
Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế nông nghiệp truyền thống. Chủ tịch
Hồ Chí Minh khẳng định trong Thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam ngày 11-
4-1946: “Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy
canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông
mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta
giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh” [81, tr.215].
Trong sự phát triển của kinh tế nông nghiệp, Người đặc biệt coi trọng vai trò
của nông dân: “Nông dân ta đông người nhất, kinh tế nông nghiệp quan trọng
nhất; nông dân ta đã anh hùng trong cách mạng, trong kháng chiến, trong cải
cách ruộng đất, thì trong cuộc cách mạng biến đổi nông nghiệp từ thấp lên cao
2
này nông dân ta cũng phải là anh hùng” [82, tr.184]. Người cho rằng trong
thời đại cách mạng mới, người nông dân không chỉ cần cơm no, áo ấm, mà
còn cần được nâng cao dân trí, để đóng góp được nhiều hơn cho đất nước.
Vấn đề kinh tế nông nghiệp, nông thôn được Đảng tiếp tục quan tâm
ngay từ khi bắt đầu tiến hành sự nghiệp đổi mới. Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991) xác định một trong
những phương hướng cơ bản trong quá trình xây dựng XHCN: Phát triển lực
lượng sản xuất, công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát
triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây
dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội (CNXH), không ngừng nâng
cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân [54, tr.135].
Trong Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000,
Đảng xác định: xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để
ổn định tình hình kinh tế - xã hội (KT - XH). KT - XH phát triển gắn với xây
dựng nông thôn mới (NTM). Đảng chủ trương phát triển mạnh các ngành nghề,
đặc biệt là công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, đưa nhanh kỹ thuật nông nghiệp
và công nghệ mới đến từng hộ nông dân, giảm bớt việc làm và thay đổi cơ cấu
lao động, giảm bớt số lao động sản xuất nông nghiệp [54, tr.163].
Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH),
Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X (2008) khẳng
định: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp
CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc..., CNH, HĐH nông nghiệp, nông
dân, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình CNH, HĐH
đất nước. Đồng thời, trong mối quan hệ nông nghiệp, nông thôn, nông dân, Đảng
luôn coi nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, do đó đào tạo nguồn nhân
lực phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ
được Đảng quan tâm hàng đầu.
Để đưa Nghị quyết vào cuộc sống, ngày 27/11/2009, Đề án Đào tạo
nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê
3
duyệt, nhằm tăng cường đầu tư đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nâng
cao chất lượng lao động nông thôn. Mục tiêu đề án đặt ra là mỗi năm đào tạo
1 triệu lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu
kinh tế phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn [115].
Thái Bình là một tỉnh nằm trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ, có vị trí
địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế nông nghiệp toàn
diện. Trong lịch sử, Thái Bình là tỉnh đầu tiên của miền Bắc đạt năng suất lúa
5 tấn/ha, góp phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống người nông dân,
ổn định nông thôn, xây dựng miền Bắc lớn mạnh, đồng thời hoàn thành xuất sắc
vai trò hậu phương lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc.
Trong thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và đặc biệt là giai đoạn đẩy
mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, bộ mặt nông thôn Thái Bình đã có
nhiều thay đổi, đời sống của nhân dân từng bước được nâng lên.
Tuy nhiên, đến năm 2000 kinh tế Thái Bình chủ yếu vẫn là nông nghiệp,
kinh tế nông nghiệp cơ bản vẫn là độc canh cây lúa bằng hình thức tự sản, tự
tiêu. Tâm lý sản xuất nhỏ của người nông dân đã hạn chế quá trình phát triển
của nền kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trong thời kỳ hội
nhập. Với đặc điểm trên 90% dân số sống ở vùng nông thôn và là lao động
nông nghiệp, phần lớn lao động nông thôn chưa được đào tạo, dạy nghề cơ
bản, mà lao động bằng kinh nghiệm là chủ yếu nên năng suất lao động xã hội
thấp, chất lượng sản phẩm hạn chế, khả năng cạnh tranh không cao. Nhiều sản
phẩm trước đây là thế mạnh của tỉnh thì nay trước sự cạnh tranh gay gắt của
thị trường nên bị mai một. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động
diễn ra chậm. Mặt khác, nghề và làng nghề truyền thống vốn có của tỉnh,
trước điều kiện mới của sự phát triển KT - XH và hội nhập, có xu hướng
chững lại, không phát triển nên thời gian lao động nông nhàn lớn, đời sống
nông dân gặp nhiều khó khăn, gây ra nhiều tác động xấu đến tình hình KT -
XH của tỉnh. Sự phân hóa giàu nghèo đang diễn ra mạnh mẽ, là vấn đề xã hội
bức xúc cần được quan tâm giải quyết.
4
Để thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, đạt mục tiêu đến
năm 2020 cả nước nói chung và Thái Bình nói riêng cơ bản là tỉnh công
nghiệp theo hướng hiện đại và lao động nông nghiệp chỉ còn khoảng 30%
phải có khoảng 70% lao động được qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật và
chuyển đổi nghề nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp hoặc tiếp tục làm nông
nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa. Do đó, đào tạo nguồn nhân
lực (NNL) cho nông nghiệp là vấn đề cấp bách và cần thiết đối với sự nghiệp
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của tỉnh. Việc tổng kết thực tiễn, đánh
giá quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo đào tạo NNL cho nông nghiệp
trong 10 năm đầu của thế kỷ XXI, đúc rút những kinh nghiệm chủ yếu là một
trong những nội dung quan trọng, cần thiết đối với quá trình lãnh đạo phát
triển KT - XH của tỉnh trong những giai đoạn tiếp theo.
Với những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Thái
Bình lãnh đạo đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp từ năm 2001 đến năm
2010” làm đề tài luận án tiến sỹ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo đào tạo NNL cho
nông nghiệp trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn từ năm 2001
đến năm 2010 nhằm tổng kết thực tiễn và đúc kết những kinh nghiệm có giá
trị; góp phần cung cấp một số luận cứ khoa học, có cơ sở lịch sử cho việc
hoạch định chủ trương phát triển NNL cho nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới của tỉnh Thái Bình.
2.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ những yếu tố tác động đến đào tạo NNL cho nông nghiệp tỉnh
Thái Bình khi bước vào thế kỷ XXI;
- Hệ thống khái quát các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng
Cộng sản Việt Nam và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về đào tạo
NNL cho nông nghiệp trong 10 năm (2001-2010);
5
- Làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh chỉ đạo thực hiện đào tạo NNL cho
nông nghiệp từ 2001 đến năm 2010;
- Nhận xét những thành tựu, hạn chế và đúc kết kinh nghiệm từ sự lãnh đạo
của Đảng bộ tỉnh Thái Bình trong đào tạo NNL cho nông nghiệp (2001-2010).
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là chủ trương và quá trình chỉ đạo thực
hiện đào tạo NNL cho nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Thái Bình từ năm 2001
đến năm 2010.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: NNL cho nông nghiệp là khái niệm rộng bao gồm nhiều
đối tượng như: nông dân, cán bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp, cán bộ quản
lý nông nghiệp Tuy nhiên, luận án tập trung nghiên cứu, làm rõ chủ trương
và chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về đào tạo NNL cho nông
nghiệp chủ yếu ở đối tượng nông dân.
- Về thời gian: Từ năm 2001 đến năm 2010.
- Về không gian: Trên địa bàn nông thôn tỉnh Thái Bình.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở các quan điểm của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam về NNL nói chung,
NNL cho nông nghiệp nói riêng; đặc biệt là những quan điểm của Đảng trong
công cuộc đổi mới.
Dựa vào cơ sở lý luận trên, luận án khai thác các nguồn tư liệu: văn kiện
của Đảng và Nhà nước, văn kiện của Đảng bộ tỉnh Thái Bình, UBND tỉnh
Thái Bình và các nguồn tư liệu của các cơ quan, ban, ngành có liên quan.
Luận án còn kế thừa tư liệu từ kết quả nghiên cứu của các công trình
khoa học đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn đào tạo NNL nói
chung và đào tạo NNL cho nông nghiệp nói riêng.
6
Đồng thời, luận án bổ sung thêm các tư liệu do cá nhân tự sưu tầm.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic là chủ yếu.
Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp tổng hợp, phân
tích, so sánh, thống kê, khảo sát thực tiễn, phỏng vấn nhân chứng lịch sử có liên
quan tới công tác đào tạo NNL cho nông nghiệp để minh chứng và luận giải quá
trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo đào tạo NNL cho nông nghiệp từ năm
2001 đến năm 2010.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
- Luận án góp phần làm rõ hơn vai trò của lực lượng sản xuất trong quá
trình phát triển KT - XH trong đó vai trò cốt yếu là NNL.
- Từ thực tiễn đào tạo NNL cho nông nghiệp tỉnh Thái Bình, luận án khắc
họa rõ nét về quá trình phát triển trong nhận thức cũng như trong thực tiễn về
đào tạo NNL cho nông nghiệp qua 2 giai đoạn 2001-2005 và 2006-2010.
- Từ thành công và hạn chế trong quá trình lãnh đạo đào tạo NNL cho
nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Thái Bình, luận án đúc kết một số kinh nghiệm
chủ yếu có giá trị lý luận và thực tiễn.
- Luận án có thể làm tư liệu tham khảo cho các cấp, các ngành của tỉnh
Thái Bình trong đào tạo NNL cho nông nghiệp nói riêng và NNL nói chung.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận án gồm 4 chương, 9 tiết.
7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Vấn đề đào tạo NNL đáp ứng yêu cầu thời đại, yêu cầu phát triển KT -
XH đất nước đã có nhiều công trình, đề tài đề cập dưới nhiều góc độ khác
nhau. Trong quá trình nghiên cứu, có thể chia thành 3 nhóm công trình nghiên
cứu như sau:
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực, đào tạo
nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực cho nông nghiệp nói riêng
Có thể kể đến những công trình sau:
Cuốn sách “Phát triển nguồn nhân lực kinh nghiệm thế giới và thực tiễn
nước ta”, tác giả Trần Văn Tùng và Lê Ái Lâm [143] đã làm rõ vai trò quyết
định của NNL đối với sự thành công của sự nghiệp đổi mới, tổng kết kinh
nghiệm phát triển NNL của thế giới; từ đó, đưa ra những giải pháp giáo dục –
đào tạo (GD - ĐT) nhằm góp phần phát triển NNL Việt Nam thời kỳ đổi mới.
Bộ sách “Trên đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa” do Trung ương
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chủ biên [137] chuyên bàn về NNL
trẻ. Các tác giả bắt đầu từ tiêu chuẩn 5M của kinh tế thế giới, từ đó bàn về vai
trò của GD - ĐT với phát triển NNL trẻ của đất nước; đặt ra những vấn đề
hiện tại đối với NNL trẻ nước nhà như: đây là lực lượng đông đảo, có tinh
thần hăng say, sáng tạo trong việc tiếp thu tri thức mới, tuy nhiên họ đang
đứng trước nhiều vấn đề: cần kiến thức chuyên môn, kiến thức xã hội, đang
loay hoay lựa chọn nghề nghiệp cho phù hợp với mình. Tác giả Đỗ Minh
Cương khẳng định đào tạo nghề phải gắn với các chiến lược phát triển KT -
XH, GD - ĐT phải đặt vấn đề đào tạo nghề ngang tầm với đào tạo đội ngũ trí
thức. Tác giả Phan Chính Thức đưa ra các giải pháp phát triển giáo dục
chuyên nghiệp và đào tạo công nhân lành nghề cho các khu công nghiệp.
8
Công trình “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” của tác giả Mai Quốc Chánh [26] đặc biệt
coi trọng NNL tri thức, coi đây là tài sản quý giá của tất cả các quốc gia, trong
đó không loại trừ Việt Nam. Tác giả khẳng định công cuộc đổi mới muốn thành
công thì đào tạo NNL tri thức là công việc cấp bách. Tác giả chỉ rõ thực trạng số
lượng và chất lượng NNL tri thức hiện nay, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp
xây dựng và phát triển NNL này.
Công trình “Nền kinh tế tri thức và yêu cầu đổi mới giáo dục Việt
Nam” của tác giả Trần Văn Tùng [144] bàn về vai trò của tri thức với kinh tế
thế giới, khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung và sự nghiệp đổi mới
ở Việt Nam nói riêng. Từ đó tác giả nêu lên những yêu cầu đối với sự nghiệp
GD - ĐT nhằm đáp ứng sự nghiệp xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng NNL cho
quốc gia, trong đó có NNL cho nông nghiệp.
Công trình “Phong trào thanh niên với việc đào tạo nguồn nhân lực trẻ”
của tác giả Trần Văn Miều [80] đề cập đến NNL Việt Nam tức là có lao động
đang làm trong các cơ quan, đơn vị; có lực lượng đang học tập và có lực
lượng chưa được huy động, chưa có việc làm. Vì vậy, ở nước ta hiện nay cần
3 phương án đào tạo NNL là đào tạo mới từ đầu, đào tạo lại và đào tạo thêm.
Bài toán phải giải trong những năm tới là đối với NNL dồi dào như ở nước ta
vấn đề là phát huy NNL đó như thế nào để đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH,
HĐH đất nước.
Cuốn sách “ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam - Lý luận và thực
tiễn” của tập thể tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Thế Nghĩa và Đặng Hữu
Toàn [27] đã đề cập đến nhiều vấn đề con người, những bất cập, đòi hỏi về nguồn
lực con người trước sự nghiệp CNH, HĐH, những vấn đề quan tâm, bồi dưỡng,
nâng cao chất lượng nguồn lực con người dưới các khía cạnh khác nhau.
Công trình “Nhân lực Việt Nam trong chiến lược kinh tế 2001-2010” của
nhóm tác giả Nguyễn Văn Đễ, Bùi Xuân Trường và Nguyễn Kim Liệu [58] đã
tập hợp các bài viết về vai trò của NNL Việt Nam trong chiến lược phát triển
9
kinh tế 2001 - 2010. Cuốn sách chia làm 4 phần: Kinh tế tri thức; Chiến lược
phát triển NNL Việt Nam trong chiến lược KT - XH giai đoạn 2001-2010;
Hướng tới nền kinh tế tri thức - cả nước với chương trình phát triển NNL giai
đoạn 2001- 2010; Những thông tin về GD - ĐT.
Công trình “Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước” của Đoàn Văn Khái [75] đã phân tích vai trò của nguồn lực
con người trong quá trình CNH, HĐH nước ta, lý giải hợp lý nguồn lực con
người là yếu tố quyết định của sự nghiệp CNH, HĐH. Tác giả đã làm rõ: cơ
sở lý luận cho việc đề ra chiến lược phát triển NNL; một số thực trạng, giải
pháp cho lao động đào tạo nghề; yêu cầu đặt ra đối với NNL trong quá trình
đổi mới ở Việt Nam.
Tác giả Vũ Bá Thể trong cuốn sách “Phát huy nguồn lực con người để
công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [113] đề cập đến vấn đề NNL sau khi được
đào tạo được sử dụng có hiệu quả trong sự nghiệp CNH, HĐH của đất nước
hiện nay.
Về vai trò của các tổ chức xã hội với đào tạo NNL, tác giả Lê Thanh Hà
trong cuốn sách “Phát triển nguồn nhân lực công nghiệp Việt Nam trong quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và vai trò của công đoàn” [66]
đã làm rõ những thực trạng sử dụng NNL ở Việt Nam, từ đó đưa ra các giải
pháp nhằm đào tạo thành công và sử dụng có hiệu quả NNL, trong đó đặc biệt
nhấn mạnh vai trò của tổ chức công đoàn.
Vấn đề NNL cho nông nghiệp cũng thu hút được sự quan tâm của rất
nhiều tác giả. Công trình “Đào tạo nghề giữ vai trò trọng tâm trong chính
sách phát triển” của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ lao động Thương binh
và xã hội [17] đã đánh giá sâu sắc về những khía cạnh của đào tạo nhân lực
cho nông nghiệp. Công trình đưa ra quan điểm phải coi nông nghiệp là một
nghề thì đào tạo nhân lực cho nông nghiệp mới được coi trọng. Còn hiện nay
có một thực tế là nông nghiệp vẫn được xem là một hoạt động tiếp nối từ cha
mẹ, có tính chất cha truyền con nối.
10
Cuốn sách “Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn Việt Nam” của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn [18] đã tập hợp nhiều bài viết của nhiều tác
giả, trong đó hầu hết các tác giả đều khẳng định muốn CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn thành công thì quan trọng hàng đầu là NNL. Từ đó các tác
giả làm rõ thực trạng nguồn NNL cho nông nghiệp, hướng đi, biện pháp đào
tạo NNL này.
Cuốn sách “Cơ sở khoa học để xây dựng tiêu chí, bước đi, cơ chế,
chính sách trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn” do GS, TS Vũ Năng Dũng chủ biên [43] nêu ra nhiều cơ sở cho việc
xây dựng cơ chế, chính sách CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Với một
quốc gia phát triển nông nghiệp lâu đời như Việt Nam thì đào tạo NNL phục
vụ nông nghiệp, nông thôn trong bối cảnh toàn cầu, hội nhập là tất yếu lịch
sử. Tác giả khẳng định nguồn lực con người đạt chuẩn cả về số lượng và chất
lượng là cơ sở quan trọng nhất trong bất kỳ chính sách nào.
Trong cuốn sách “Con đường và bước đi công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam” do Nguyễn Kế Tuấn chủ biên [140]
làm rõ yêu cầu xây dựng và phát triển NNL ở nông thôn trong công cuộc đổi
mới; thực trạng của quá trình đào tạo và sử dụng NNL ở nông thôn Việt Nam
hiện nay; những cơ sở lý luận để xây dựng tiêu chí, cơ chế, chính sách về đào
tạo NNL ở nông thôn đáp ứng yêu cầu mới.
Cuốn “Tác động của hội nhập kinh tế đối với phát triển nông nghiệp
Việt Nam” do tác giả Nguyễn Từ chủ biên [146] đã phản ánh những thay đổi
của nông nghiệp, nông thôn hiện nay theo sự tác động của hội nhập kinh tế
quốc tế. Để theo kịp sự thay đổi ấy, NNL nông nghiệp cũng phải được đào
tạo, phát triển để không bị tụt hậu.
Cuốn sách “Nông dân, nông thôn và nông nghiệp, những vấn đề đang
đặt ra” của các tác giả Phạm Hữu Nghĩa, Nguyên Ngọc, Đặng Kim Sơn, Cao
Tự Thanh và Đào Thế Tuấn [85] viết về đề tài nông nghiệp, nông dân, nông
thôn. Các tác giả tuy xuất phát từ góc độ khác nhau để nêu và giải quyết vấn
11
đề nhưng đều chung nhau ở cách nhìn về thực trạng, hướng đi của nông thôn,
nông dân và nông nghiệp Việt Nam hiện nay là muốn CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn thành công thì điều cốt yếu là phải đào tạo những người
nông dân đủ năng lực làm giàu trên chính mảnh đất của mình.
Cuốn sách: “Cơ chế, chính sách hỗ trợ nông dân yếu thế trong quá
trình chuyển sang nền kinh tế thị trường”, của tác giả Vũ Dũng [44] bàn về
đối tượng nông dân yếu thế. Theo tác giả, nông dân yếu thế thuộc nhóm
người: nông dân nghèo, thiếu tư liệu sản xuất, một phần khá lớn là nông dân
vùng dân tộc thiểu sổ, kém phát triển, nông dân bị mất đất sản xuất do đô thị
hóa, hoặc những nông dân gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Họ hạn chế
trong việc chậm đổi mới tư duy, khả năng tính toán đầu vào, đầu ra của sản
phẩm kém, chưa thực sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo. Vì vậy Đảng và Nhà
nước cần có những chính sách và biện pháp phù hợp hỗ trợ họ trong quá trình
chuyển sang nền kinh tế thị trường.
Cuốn sách “Đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng Cộng
sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (1986-2011)” của tác giả Nguyễn Ngọc
Hà [65] xuất phát từ thành tựu đạt được trong phong trào xây dựng NTM, từ đó
khẳng định những thành tựu đó bắt nguồn trước hết từ đường lối, chủ trương của
Đảng về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Tác giả đã hệ thống đường lối
phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng trong thời kỳ đổi mới, qua đó làm rõ
quá trình phát triển nhận thức của Đảng về kinh tế nông nghiệp trong chiến lược
phát triển KT - XH của đất nước.
Sau khi Nghị quyết số 26-NQ/TW của Đảng về nông nghiệp, nông dân,
nông thôn đi vào cuộc sống, trở thành phong trào rộng khắp, tác giả Vũ Văn
Phúc đã nghiên cứu và biên soạn cuốn sách “Xây dựng nông thôn mới - những
vấn đề lý luận và thực tiễn”[88] tổng kết những vấn đề lý luận chung và kinh
nghiệm quốc tế về xây dựng NTM; và thực tiễn xây dựng NTM ở Việt Nam.
Bên cạnh các công trình chuyên khảo, trên các tạp chí khoa học có
một số bài viết về đào tạo nguồn nhân lực như: Phát triển bền vững nông
12
nghiệp và nông thôn của Trần An Phong [86]; Phát triển lao động kỹ thuật ở
Việt Nam trên bước đường toàn cầu hóa của Mạc Văn Tiến [117]; Đào tạo
nghề theo nhu cầu sử dụng của xã hội của Dương Đức Lân [76]; Đa dạng hóa
cơ cấu để phát triển số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, của Nguyễn
Thanh Tuấn [141]; Giáo dục đào tạo với sự phát triển nguồn nhân lực của
Trần Thanh Đức [62]; Về công tác đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ đổi
mới của Nguyễn Thắng Lợi [77]; Nâng cao chất lượng lao động đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của Hồ Văn Vĩnh
[173]; Liên kết 4 nhà tạo đường băng để nông dân cất cánh của Mai Văn
Quyền [92]; Xây dựng nông thôn mới và vấn đề đặt ra của Phạm Tất Thắng
[112]; Đất và nghề: Nhu cầu bức thiết của nông dân của Trần Văn Đông [59];
Đào tạo nguồn nhân lực: còn nhiều việc phải làm, của Phạm Vĩnh Thái
[110]... Các bài báo của các tác giả đều bắt nguồn từ chủ trương đẩy mạnh
CNH, HĐH nông nghiệp của Đảng, đồng thời nhất quán chủ trương coi đào
tạo nhân lực chất lượng cao là một trong ba khâu đột phá để thực hiện thành
công sự nghiệp CNH, HĐH. Trên cơ sở đó các tác giả nêu rõ thực trạng về
đào tạo và sử dụng NNL ở nước ta hiện nay đông về số lượng nhưng chất
lượng lại chưa đáp ứng được yêu cầu KT - XH đặt ra; thực trạng của nông
nghiệp, nông dân, nông thôn hiện nay: ruộng đất bị chia nhỏ manh mún không
phù hợp với sản xuất hàng hóa, tiến độ áp dụng khoa học kỹ thuật chậm dẫn
đến năng suất lao động thấp, làng nghề thiếu công nghệ, sức cạnh tranh kém....
Các tác giả chỉ rõ: bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, đòi hỏi NNL làm sao
có thể chuyển mình kịp với nhu cầu của đất nước, thời đại. Vì vậy đào tạo NNL
đáp ứng thời kỳ mới của đất nước là công việc chung của cả xã hội.
Cùng với các công trình, bài viết trên, còn có các đề tài, chương trình
nghiên cứu về vấn đề này như: Chương trình khoa học - công nghệ cấp Nhà
nước: “ Con người Việt Nam. Mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế -
xã hội” mã số KX - 07 (1991 - 1995) do Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm [67]
đã nghiên cứu con người Việt Nam truyền thống và hiện đại, thực trạng và
13
vấn đề đào tạo lại đội ngũ nhân lực... Đặc biệt, công trình đã đưa ra cái nhìn
tổng thể mang tầm chiến lược về vấn đề con người trong sự nghiệp CNH,
HĐH. Đề tài khoa học cấp Bộ: “Xây dựng cơ sở lý luận cho chiến lược phát
triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ” của Bộ Khoa học - Công nghệ -
Môi trường [22]; “Lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2020” của Ban Nguồn nhân lực - Viện
Nghiên cứu chiến lược - Bộ Kế hoạch và Đầu tư [21]. Công trình nghiên
cứu của Đỗ Minh Cương “Lao động kỹ thuật ở Việt Nam - Lý luận và thực
tiễn” [39] đã phân tích lực lượng lao động nói chung trong đó đề cập sâu
đến hệ thống đào tạo nghề hiện nay, sản phẩm, kết quả của quá trình đào
tạo. Đề tài KX - 05 - 10 “Thực trạng và giải pháp đào tạo lao động kỹ
thuật đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động trong điều kiện kinh tế
thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế” do tác giả Nguyễn Minh
Đường [60] làm chủ nhiệm đã nghiên cứu thực trạng, năng lực đào tạo
nghề của các cơ sở đào tạo, các chính sách đào tạo lao động kỹ thuật và
những vấn đề kỹ thuật của hoạt động đào tạo. Đề tài nghiên cứu khoa học
cấp Bộ “Thực trạng và giải pháp giải quyết việc làm nông nghiệp, nông
thôn Việt Nam” của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, do Vũ Thị
Kim Mão làm chủ nhiệm [79] đã tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng
lao động nông thôn, đề xuất các giải pháp giải quyết việc làm cho lao động
nông thôn.
Hội thảo quốc gia “ Đào tạo nghề theo nhu cầu xã hội” [20] đã đưa ra 7
nhóm giải pháp nhằm thực hiện đào tạo nghề theo nhu cầu xã hội. Bao gồm:
1. Thành lập các cơ quan dự án theo nhu cầu xã hội; 2. Xây dựng cơ chế năng
động; 3. Tăng cường hợp tác giữa nhà trường với nhà tuyển dụng; 4. Phát
triển đội ngũ cán bộ giảng dạy và cán bộ quản lý; 5. Xây dựng danh mục nghề
và các tiêu chuẩn nghề nghiệp; 6. Kiểm định và đánh giá năng lực nghề
nghiệp; 7. Tư vấn hướng nghiệp.
14
Hội thảo quốc gia “Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ hội nhập quốc
tế”[71] khẳng định trình độ của người lao động là điểm tựa của hệ thống đòn
bẩy để thực hiện các chương trình KT - XH. Muốn tăng cường hợp tác với
nước ngoài Việt Nam không thể chậm trễ trong việc nâng cao tính cạnh tranh
của NNL. Do đó, đào tạo NNL là nhiệm vụ trọng yếu.
Hội thảo quốc gia “Chân dung người nông dân Việt Nam trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập” [169] đã khẳng định vai trò của
người nông dân với nông nghiệp, nông thôn, khẳng định tầm quan trọng của
đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng, Nhà nước. Từ đó Hội thảo
đề ra những gợi mở có tính định hướng nhằm giải quyết những vấn đề lý luận
và thực tiễn của nông dân, nông thôn Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.
Một số luận án tiến sỹ: “Các giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” của
Phan Thanh Tâm [108] đã làm rõ vai trò của NNL với sự phát triển KT - XH,
xây dựng hệ thống giải pháp nâng cao chất lượng NNL đáp ứng nhu cầu CNH,
HĐH đất nước.
“Những giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu
nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Phan Chính Thức
[116] đề cập đến hệ thống đào tạo nghề ở góc độ hệ thống cung ứng nhân lực
lao động qua đào tạo nghề cho nền kinh tế và đi sâu vào nghiên cứu thực
trạng và các vấn đề của hệ thống đào tạo nghề của Việt Nam.
“ Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông thôn Việt Nam” của tác giả Trần Thanh Bình [19] đã đi sâu vào cơ
sở lý luận và thực tiễn về đào tạo NNL phục vụ quá trình CNH, HĐH nông
nghiệp và nông thôn. Luận án nêu thực trạng đào tạo NNL cho nông nghiệp và
các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo này.
“Nghiên cứu việc làm của lao động qua đào tạo nghề ở Việt Nam” của
Bùi Tôn Hiến [69] đề cập đ... 63,93%, dịch vụ chiếm 23,27%, công nghiệp
và xây dựng chiếm 12,8%. Sau thời gian 5 năm, tỷ trọng GDP nông, lâm,
thủy sản tuy giảm nhưng vẫn chiếm chủ yếu là 58,73%, dịch vụ 27,89%, công
nghiệp và xây dựng là 13,38% [28, tr.20]. Kết quả đó chứng tỏ kinh tế của
tỉnh vẫn chủ yếu là nông nghiệp, dân cư chủ yếu vẫn là nông dân.
30
Về đầu tư phát triển: Trong các năm 1997, 1998, Thái Bình mặc dù phải
tập trung giải quyết các vấn đề xã hội phức tạp nhằm ổn định tình hình, nhưng
không vì thế mà đầu tư xây dựng cơ bản cho nông nghiệp bị xem nhẹ. Nếu
năm 1995, kinh phí chi xây dựng cơ bản cho nông nghiệp là 210 triệu đồng/
39.280 triệu đồng thì năm 1999 con số này đã tăng lên 53.083 triệu
đồng/187.348 triệu đồng [28, tr.30]. Do đó, giá trị tài sản cố định của ngành
nông nghiệp cũng tăng theo. Năm 1995, tổng giá trị tài sản cố định nông
nghiệp là 14.787 triệu đồng/ 201.957 triệu đồng; thì năm 1999 là 33.390 triệu
đồng/135.693 triệu đồng [139, tr.54].
Các loại phương tiện, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp được đầu
tư ngày càng nhiều. Theo số liệu thống kê của tỉnh năm 2000, máy móc các
loại phục vụ cho nông nghiệp ngày càng được tăng cường.
Bảng 2.1: Số lượng máy móc trong sản xuất nông nghiệp
Tên máy
Đơn
vị
tính
1995 1996 1997 1998 1999 2000
Máy kéo Cái 1310 1770 2114 2386 3099 3662
Máy bơm nước Cái 2356 2657 2643 2649 2683 2683
Máy tuốt lúa Cái 1659 2389 2650 2732 3273 3834
Máy nghiền thức ăn
gia súc
Cái 75 75 469 441 617 616
Nguồn: Nông nghiệp, nông thôn Thái Bình, thực trạng và giải pháp
[139, tr.56].
Cùng với kết quả sản xuất nông nghiệp của tỉnh trong thập niên 90, có
thể khẳng định: sản xuất nông nghiệp là mối quan tâm hàng đầu của tỉnh.
Nhưng việc đầu tư không dàn trải mà tập trung vào những công việc chính để
nâng cao năng suất nông nghiệp như: đầu tư máy móc, ứng dụng khoa học kỹ
thuật. Tuy nhiên, ở thời điểm này, vấn đề đào tạo NNL so với những vấn đề
trên chưa được coi trọng. Việc đào tạo chủ yếu thực hiện qua các chương
trình khuyến nông, khuyến ngư ngắn ngày, theo mùa vụ, chưa tập trung đào
tạo để người nông dân tiếp cận với sản xuất hiện đại, sản xuất hàng hóa. Điều
31
này dẫn đến chất lượng NNL trong nông nghiệp của Thái Bình những năm
trước năm 2000 còn thấp, tiếp thu KHCN kém.
Như vậy, từ đặc điểm tự nhiên, KT - XH, có thể nhận thấy những thuận
lợi cơ bản trong công tác đào tạo NNL cho nông nghiệp tỉnh Thái Bình là:
- Đất Thái Bình được bồi đắp phù sa từ những con sông lớn nên kinh tế
nông nghiệp trồng lúa nước phát triển thuận lợi;
- Đến nay, vị trí ốc đảo của Thái Bình được phá vỡ do hệ thống những cây
cầu kiên cố bắc qua những con sông nối liền cả tỉnh Thái Bình và Thái Bình với
các tỉnh bạn như: cầu Tân Đệ bắc qua sông Hồng nối Thái Bình với các tỉnh
Nam Định, Ninh Bình, thành phố Hà Nội; cầu Thái Bình qua sông Trà nối thành
phố với các huyện trong tỉnh; cầu Triều Dương qua sông Luộc nối Thái Bình với
những tỉnh khác như Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh;
- Hệ thống sông ngòi làm nên giao thông thủy kết hợp với giao thông
đường bộ giúp Thái Bình mở rộng giao lưu KT - XH với các địa phương
trong cả nước và quốc tế. Đây là điều kiện để khai thác triệt để các nguồn lực
để đào tạo NNL cho nông nghiệp trong các ngành kinh tế như: phát triển kinh
tế biển, phát triển sản xuất nông nghiệp, phát triển các cơ sở sản xuất công
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn nông thôn của tỉnh;
- NNL đông là nhân tố rất quan trọng để phát triển KT - XH; Nhân dân
Thái Bình luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Người dân Thái Bình cần
cù, chịu khó, luôn sáng tạo trong lao động, sản xuất, ham học hỏi. Đây là những
điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước trong đó có chính sách về đào tạo nghề, phát triển NNL của tỉnh;
- Để phát huy thế mạnh kinh tế nông nghiệp của tỉnh, Tỉnh ủy luôn ưu
tiên hàng đầu trong việc đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp, trong đó có
vấn đề đào tạo NNL cho nông nghiệp.
Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên, KT - XH cũng làm cho công tác đào tạo
NNL cho nông nghiệp của tỉnh Thái Bình những khó khăn:
32
- Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thường xuyên bị bão,
lũ, ngập lụt, vỡ đê gây thiệt hại mùa màng, nhà cửa, thậm chí cướp đi sinh
mạng con người;
- Tỉnh Thái Bình có 50 km bờ biển luôn tiềm ẩn những hiểm họa tự
nhiên như: bão, thủy triều dâng cao, lốc xoáy, nước mặn xâm nhập, đe dọa
tính mạng và tài sản dân cư. Do đó, công tác đào tạo NNL cho nông nghiệp
của tỉnh phải đặc biệt chú trọng đến khả năng phòng, chống thiên tai, nhất là
cho nông dân;
- NNL đông là một thuận lợi nhưng hiện nay, lực lượng lao động này
vẫn chưa được khai thác triệt để. Thừa sức lao động, thiếu việc làm vẫn là vấn
đề lớn cần giải quyết [133, tr.106];
- Mật độ lao động nông nghiệp đông, làm cho năng suất bình quân đầu
người thấp, thu nhập bình quân đầu người không cao, đời sống kinh tế của lao
động nông thôn còn nhiều khó khăn [133, tr.105].
Ngoài ra, theo ông Đặng Khiêu, nguyên Giám đốc Sở Lao động
Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình, thì công tác đào tạo NNL
cho nông nghiệp của tỉnh giai đoạn này còn những khó khăn là: Thái
Bình là một tỉnh nông nghiệp, kinh tế còn chậm phát triển, thu ngân
sách hàng năm không cao, chưa cân đối được ngân sách vẫn phụ
thuộc vào nguồn kinh phí Trung ương cấp do đó ảnh hưởng đến việc
đầu tư nguồn lực cho công tác đào tạo NNL nói chung và đào tạo
NNL cho nông nghiệp nói riêng [Phụ lục 26].
2.1.3. Thực trạng nguồn nhân lực nông nghiệp Thái Bình trước
năm 2001
Về số lượng NNL: Kết quả thống kê năm 2000 của tỉnh cho thấy NNL
nông nghiệp Thái Bình về số lượng là đông đảo. Nguồn lao động trong độ
tuổi là 1,73 triệu người, lao động trong khu vực nông nghiệp chiếm 74,3%,
công nghiệp và xây dựng 17%, thương mại 8,7% [28, tr.14]. Với 94,2% dân
33
số tập trung ở nông thôn, số hộ sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh là 419.410 hộ,
tổng số nhân khẩu nông nghiệp là 1.549.575 người, tổng số lao động nông
nghiệp là 698.617 người, tỷ lệ sử dụng quỹ thời gian vào sản xuất trong năm là
73,8%. So với năm 1994, số hộ trong nông nghiệp tăng 13,2%, số nhân khẩu chỉ
tăng 5,7%. Quy mô hộ 3,6 khẩu/hộ (cả nước là 4,5 hộ/ khẩu, ĐBSH 4,0 khẩu/hộ)
[28, tr.15]. Cơ cấu hộ ở nông thôn, nông nghiệp chuyển mạnh theo hướng: tăng
tỷ lệ hộ làm thương mại, công nghiệp và dịch vụ. Số hộ làm nông nghiệp giảm
từ 96,5% năm 1994 xuống còn 80,8% năm 2000 [28, tr.15]. Đó là kết quả của
việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nhiều năm từ khi bắt đầu bước vào thời kỳ
đẩy mạnh CNH, HĐH. Tuy nhiên so với cả nước và khu vực, số hộ làm trong
lĩnh vực nông nghiệp Thái Bình còn cao (tỷ lệ số hộ làm nông nghiệp bình quân
cả nước 77,1%; ĐBSH 78,3%) [28, tr.15].
Lực lượng lao động tốt nghiệp cấp II (trung học cơ sở) trở lên chiếm
81,1% cao hơn bình quân chung cả nước và các tỉnh trong khu vực ĐBSH (Cả
nước 45,8%, ĐBSH 73,2%). Tuy nhiên, lao động từ 15 tuổi trở lên có trình độ
chuyên môn kỹ thuật chỉ đạt 7,07%, thấp hơn so với các tỉnh khác trong vùng
ĐBSH (7,55%). Tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên không có việc làm thường
xuyên trong khu vực nông thôn chiếm khoảng 4,4% tổng số người lao động
kinh tế (cả nước 6,8%, ĐBSH 7,8%). Trong đó, lực lượng lao động nữ không
có việc làm thường xuyên chiếm khoảng trên 17 ngàn người [28, tr.15-16].
Đây là vấn đề lớn đặt ra đối với nông nghiệp và nông thôn Thái Bình khi
bước vào giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
Sự phân bố dân cư ở Thái Bình không đồng đều, chủ yếu tập trung ở
khu vực nông thôn. Điều này, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố NNL. Ngay
ở nông thôn, cơ cấu lao động cũng không cân bằng, 90% vẫn là lao động thuần
nông, chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi nhỏ lẻ. Mặt khác, quỹ thời gian sử dụng
sản xuất nông nghiệp chưa được sử dụng triệt để, tỷ lệ thiếu việc làm và thời
gian nông nhàn trong nông nghiệp còn cao. Trong khi đó, yêu cầu chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn là ai giỏi nghề gì làm nghề đó, ruộng đất
34
tập trung dần cho những hộ làm ruộng giỏi, hình thành các hộ kinh doanh tổng
hợp. Từ đó đặt ra yêu cầu bức thiết là phải đào tạo nghề cho họ, để tạo ra những
thanh niên nông dân có kiến thức vững vàng về khoa học nông nghiệp mà
thay thế các “lão nông tri điền” chủ yếu lao động bằng kinh nghiệm sản xuất.
Bên cạnh đó, trước năm 2000, tình hình nông dân, nông thôn Thái Bình
diễn biến phức tạp. Từ năm 1994, tình hình mâu thuẫn, khiếu tố của nhân dân
gia tăng và lan ra diện rộng, có nơi rất nghiêm trọng. Nhân dân tố cáo cán bộ
xã tham nhũng tiêu cực, vi phạm quyền dân chủ; về quản lý tài chính, kinh tế;
việc cấp đất, bán đất; quản lý sử dụng tiền đất và các khoản thu của dân; về
thanh toán các công trình xây dựng cơ bản; về tác phong làm việc quan liêu,
cửa quyền, hống hách đối với dân và về việc thực hiện các chính sách xã hội;
nhân dân đề nghị thanh tra kinh tế. Một số phần tử xấu đã lợi dụng lôi kéo bà
con nông dân đi khiếu kiện đông người và tại trụ sở của chính quyền các cấp,
ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của các cơ quan Đảng, chính quyền. Từ
tháng 11/1997 đến tháng 6/1998 toàn tỉnh đã có 242/285 xã, phường, thị trấn
có đơn thư khiếu nại tố cáo với 43.000 lượt người đi khiếu kiện các cấp [47,
tr.33]. Nghị quyết 06-NQ/TU ngày 12/1/1998 nhận định những nội dung nhân
dân khiếu kiện cơ bản là đúng và chính đáng. Tuy nhiên, tổ chức đảng các cấp
chưa chủ động giải quyết tình hình để một số người lợi dụng đấu tranh chống
tham nhũng kích động, lôi kéo, đe dọa, ép buộc nhân dân đi khiếu kiện đông
người lên xã, huyện, tỉnh, trung ương [47, tr.346-347]. Tình hình trên đặt ra thêm
nhiều khó khăn cho công tác đào tạo NNL cho nông nghiệp ở Thái Bỉnh. Một
mặt, Đảng bộ tỉnh vừa phải ổn định tình hình KT - XH, vừa phải có chính sách
đào tạo, phát triển NNL đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH của tỉnh và cả
nước. Với một tỉnh kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, xã hội chủ yếu là nông thôn,
dân cư chủ yếu là nông dân như Thái Bình thì mọi chủ trương, chính sách và
biện pháp phát triển KT - XH phải phù hợp với nguyện vọng chính đáng, hợp
pháp của nông dân, thực hiện dân chủ và công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo
kết hợp với nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
35
Về chất lượng NNL và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng NNL.
Trước hết, thu nhập bình quân đầu người trong khu vực sản xuất nông nghiệp
còn thấp nhất so với những khu vực khác, chỉ đạt 457.000đ/người, bằng một
nửa so với khu vực có thu nhập cao nhất [28, tr.17]. Từ sự chênh lệch này dẫn
đến mất cân bằng trong việc hưởng các thành tựu giáo dục, y tế, KHCN
,ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng NNL.
Về chuyên môn kỹ thuật. Lao động nông nghiệp Thái Bình cần cù, chịu
khó, có trình độ thâm canh cao được tích lũy qua nhiều thế hệ, và có khả năng
tiếp cận KHCN. Tuy nhiên, lực lượng lao động Thái Bình có trình độ văn hóa
khá cao nhưng trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp, được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.2: Tỷ lệ lao động chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 2000
Đơn vị: %
Trình độ Cả nước ĐBSH Thái Bình
Không có chuyên môn kỹ thuật 84,54 79,15 86,12
Từ sơ cấp học nghề trở lên
Trong đó: từ CNKT có bằng trở lên
15,46
11,68
20,85
15,94
13,88
9,24
Nguồn: Địa chí Thái Bình [133, tr.110]
Qua số liệu trên có thể thấy, trong khi tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ
thuật của vùng ĐBSH cao hơn cả nước thì tỷ lệ này ở Thái Bình lại thấp hơn
trung bình của vùng và cả nước. Đây là một trong những khó khăn cho sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Đến năm 2000, kinh tế Thái Bình vẫn
chủ yếu là nông nghiệp, trong khi phần lớn lao động có chuyên môn kỹ thuật
tập trung chủ yếu ở các ngành GD - ĐT, y tế, dịch vụ. Sự thiếu vắng lao động
có trình độ chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp là một trở ngại
lớn trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Thái Bình. Đại hội
Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVI (tháng 3-2001) thấy rõ sự chênh lệch giữa
trình độ văn hóa với trình độ chuyên môn kỹ thuật của NNL. Trong khi sự
nghiệp GD - ĐT phát triển cả về quy mô và chất lượng: Số lượng học sinh đỗ
vào đại học, trung học chuyên nghiệp ngày càng tăng; đào tạo tại chức gấp 3
36
lần, trung cấp chuyên nghiệp gấp 2 lần, đào tạo nghề gấp 10 lần so với năm
1995 [46, tr.17]; thì công tác đào tạo NNL còn những hạn chế: Ứng dụng các
thành tựu KHCN mới còn chậm; phát huy thế mạnh của địa phương để đào
tạo NNL cho nông nghiệp còn nhiều hạn chế; năng suất lao động trong nông
nghiệp còn thấp, tình trạng thiếu việc làm và không có việc làm vẫn là vấn đề
bức xúc; lao động thiếu việc làm chiếm 19,5%, số người thất nghiệp 2,3%;
chất lượng đào tạo nghề còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu; mạng lưới các
trường chuyên nghiệp, dạy nghề chưa cân đối [46, tr.30].
Là một trong những người trực tiếp tham gia chỉ đạo công tác đào
tạo NNL giai đoạn này, ông Đặng Khiêu cho biết: một trong những
khó khăn là hệ thống cơ sở dạy nghề được hình thành nhưng cơ sở
vật chất còn hạn chế, các cơ sở đào tạo theo năng lực sẵn có chứ
chưa đào tạo theo nhu cầu xã hội; đội ngũ giáo viên thiếu và yếu,
cán bộ quản lý con thiếu kinh nghiệm và chưa được bố trí đủ số
lượng [Phụ lục 26].
Một thực tế nữa là, kinh tế nông nghiệp chiếm chủ yếu đã ảnh hưởng
đến tác phong lao động. Người lao động còn thiếu tác phong công nghiệp, đội
ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao còn ít và mỏng
[133, tr.110]. Vì vậy, vấn đề đặt ra là nếu không nâng cao trình độ chuyên
môn kỹ thuật cho NNL thì KT - XH của tỉnh không tránh khỏi tụt hậu.
Hạn chế này ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình KT - XH: Tốc độ phát
triển kinh tế còn chậm, thấp hơn bình quân chung cả nước và chưa đạt mục
tiêu đề ra (GDP bình quân của tỉnh 1996 - 2000 đạt 4,5%/năm, bình quân cả
nước 6,7%/năm). Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch chậm. Sản xuất
nông nghiệp chủ yếu là độc canh cây lúa, mang nặng tính tự cấp, tự túc;
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa chậm,
chưa tạo được khối lượng sản phẩm lớn và tập trung. Phương thức chăn nuôi
gia súc, gia cầm còn lạc hậu [46, tr.29];
37
Bà Phạm Thị Hạnh, người làm nông nghiệp lâu năm khẳng định
thực tế này. Ở thôn và xã bà, hầu hết các gia đình vẫn chỉ làm ruộng
mà không có nghề phụ. Trong khi đó, sản xuất nông nghiệp lại vất
vả vì thời tiết khó khăn, thiếu máy móc, mà thu nhập cũng chỉ đủ ăn
[Phụ lục 26].
Ở các hợp tác xã nông nghiệp, sau thời gian thực hiện Luật Hợp tác xã,
đến năm 2001, đội ngũ cán bộ hợp tác xã nông nghiệp trình độ vẫn còn thấp và
không đồng đều, số đông chưa được đào tạo, bồi dưỡng; năng lực và kinh
nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sản xuất kinh doanh còn hạn chế [123, tr.2].
Đây là yêu cầu cấp thiết đặt cần phải, tỉnh phải có chính sách, giải pháp
thu hút NNL chất lượng cao vào lĩnh vực nông nghiệp đồng thời phải có giải
pháp đào tạo NNL cho nông nghiệp tại chỗ để đáp ứng yêu cầu chuyển dịch sản
xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất hàng hóa lớn, tập trung, ứng
dụng tiến bộ KHCN.
Như vậy, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn có thực hiện được hay
không là phụ thuộc vào chất lượng nguồn lực lao động ở tỉnh, trong đó, dạy
nghề cho người nông dân giải quyết việc làm lúc nông nhàn, đào tạo những
người nông dân có nghề để chuyển đổi nghề và đào tạo nâng cao trình độ của
người lao động đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nông nghiệp là đòi hỏi cấp thiết
trong quá trình thực CNH, HĐH ở tỉnh.
2.2. QUAN ĐIỂM CỦA TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA
ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NÓI CHUNG
VÀ NGUỒN NHÂN LỰC CHO NÔNG NGHIỆP NÓI RIÊNG
2.2.1. Quan điểm của Đảng về đào tạo nguồn nhân lực
Đại hội Đảng lần thứ IX năm 2001, trên cơ sở dự báo những biến đổi
của thế giới, xác định rõ những thuận lợi và thách thức của đất nước, Đại hội
Đảng lần thứ IX đề ra đường lối phát triển KT - XH 2001-2010 với 3 điểm
nổi bật ở mục tiêu chiến lược trên: Một là, đưa đất nước ra khỏi tình trạng
kém phát triển; Hai là, tạo nền tảng đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công
38
nghiệp theo hướng hiện đại; Ba là, vị thế của nước ta trên trường quốc tế được
nâng cao [50, tr.89-90].
Để đạt mục tiêu đó, Đảng xác định một trong những nhiệm vụ trọng
tâm trong 10 năm đầu thế kỷ XXI là: Phát triển mạnh nguồn lực con người
Việt Nam với yêu cầu ngày càng cao; 3 khâu đột phá nhằm chuyển biến tình
hình KT - XH đó là: Xây dựng đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng
XHCN mà trọng tâm là đổi mới cơ chế, chính sách nhằm giải phóng triệt để
lực lượng sản xuất, mở rộng thị trường trong và ngoài nước; Tạo bước chuyển
mạnh về phát triển NNL, trọng tâm là GD - ĐT, KHCN; Đổi mới tổ chức bộ
máy và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, trọng tâm là cải cách
hành chính, xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh.
Điểm nổi bật trong đường lối của Đảng tại Đại hội IX là, Đảng luôn
gắn chất lượng NNL trong tổng thể chiến lược phát triển KT - XH của đất
nước. Giải pháp mang ý nghĩa chiến lược Đảng đề ra là tiếp tục coi GD - ĐT,
KHCN là quốc sách hàng đầu. GD - ĐT, KHCN trở thành yếu tố quyết định
nhất làm tăng năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả sản xuất, đẩy nhanh
tiến độ CNH, HĐH.
Đại hội chủ trương thực hiện xã hội hóa giáo dục nhằm huy động và tổ
chức lực lượng của toàn xã hội cùng tham gia vào quá trình giáo dục, đa dạng
hóa các loại hình GD - ĐT để mọi người dân đều được tham gia học tập, tạo
ra phong trào học tập suốt đời.
Đại hội chỉ ra yêu cầu cụ thể với từng bậc học, đặc biệt chú trọng đến
nhiệm vụ phát triển đa dạng các loại hình trường trung học chuyên nghiệp và
dạy nghề: "Hiện đại hóa một số trường dạy nghề, tăng nhanh tỷ lệ lao động
được đào tạo trong toàn bộ lao động xã hội" [50, tr.110]. Chủ trương khuyến
khích phát triển hệ thống trường lớp dạy nghề dân lập và tư thục, trang bị cho
thanh niên những kiến thức sản xuất, kỹ năng lao động và năng lực tiếp thu
công nghệ mới để tự tạo việc làm, chủ động tìm kiếm cơ hội lập nghiệp. Nội
dung tập trung thực hiện trong những năm tới là "đẩy mạnh phong trào học
39
tập trong nhân dân" [50, tr.109], "phát triển đa dạng các hình thức đào tạo,
đẩy mạnh xây dựng các quỹ khuyến khích tài năng, các tổ chức khuyến học,
bảo trợ giáo dục" [50, tr.111], "tạo thị trường cho KHCN " [50, tr.113] trên cơ
sở "có quy hoạch và chính sách tuyển chọn người giỏi", trong đó "đặc biệt
chú ý con em công nhân và nông dân" [50, tr.111].
So với những nhiệm kỳ Đại hội Đảng trước đây, ở nhiệm kỳ Đại hội
Đảng IX, vấn đề đào tạo nghề được nhắc tới nhiều hơn, có quan điểm cụ thể
hơn, và công tác đào tạo nghề luôn được đặt trong tổng thể sự nghiệp GD -
ĐT của cả nước. Những điểm phát triển này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
với sự phát triển KT - XH của đất nước, khi nguồn tài chính và nguồn lực vật
chất còn hạn hẹp, thì việc nuôi dưỡng, đào tạo và sử dụng hợp lý NNL là vô
cùng cần thiết. Chiến lược phát triển NNL càng có ý nghĩa trong giai đoạn
này khi nguồn gốc sự giàu có của mỗi quốc gia không chỉ là tài nguyên, vốn,
kỹ thuật mà yếu tố chính là ở sự phát triển con người, tiềm năng và năng lực
sáng tạo của con người.
Đối với nông nghiệp, nông thôn, Đảng chủ trương tiếp tục đẩy mạnh
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, coi đây là một trọng điểm quan trọng có
ý nghĩa quyết định đến sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Đại hội chỉ rõ: "Đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn theo hướng
hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu của thị trường
và điều kiện sinh thái từng vùng, chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu lao
động" [50, tr.168]. Những nội dung cơ bản của CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn được xác định là:
- Tiếp tục phát triển, đưa nông, lâm, ngư nghiệp lên một trình độ mới
bằng việc ứng dụng tiến bộ KHCN, nhất là công nghệ sinh học;
- Quy hoạch, sử dụng đất hợp lý;
- Đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu được trên đơn vị
diện tích;
- Đẩy mạnh thủy lợi hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa;
40
- Giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ nông sản hàng hóa;
- Đầu tư nhiều hơn cho phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH nông thôn;
- Phát triển công nghiệp, dịch vụ, các ngành nghề đa dạng, chú trọng
công nghiệp chế biến, cơ khí phục vụ nông nghiệp, các làng nghề;
- Chuyển một bộ phận quan trọng lao động nông nghiệp sang khu vực
công nghiệp và dịch vụ, tạo nhiều việc làm mới, nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực, cải thiện đời sống nhân dân và dân cư ở nông thôn.
Như vậy, có thể thấy quan điểm của Đảng gắn liền chất lượng NNL
nông nghiệp với sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Cụ thể hóa quan điểm Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Hội nghị lần
thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng, khóa IX (tháng 2/2002) bàn về
đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Hội nghị thông qua Nghị
quyết số 15-NQ/TW ngày 18/3/2002 Về đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp
nông thôn thời kỳ 2001-2010. Nghị quyết đánh giá: Ngành nông nghiệp đã đạt
những thành tựu to lớn, góp phần quan trọng tạo tiền đề cho sự nghiệp CNH,
HĐH đất nước. Tuy nhiên, do chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn nên quá trình này còn nhiều thiếu sót, khuyết
điểm như: sản xuất nông nghiệp nhiều nơi còn phân tán, manh mún, ứng dụng
tiến bộ KHCN vào sản xuất chậm, trình độ KHCN của sản xuất nhiều mặt còn
lạc hậu nên năng suất, chất lượng chưa cao, lao động còn phổ biến là thủ
công, tỷ lệ qua đào tạo thấp, thiếu việc làm nghiêm trọng
Từ đó Hội nghị làm rõ 2 nội hàm của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn. Theo đó: công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp là quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn chặt công
nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ giới hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa,
ứng dụng các thành tựu KHCN, nhất là công nghệ sinh học, đưa thiết bị kỹ thuật
và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp, nhằm nâng cao năng
suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa; và công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
41
thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành
công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp,
xây dựng kết cấu hạ tầng KT - XH; quy hoạch phát triển nông thôn. Tổ chức lại
sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; xây dựng nông thôn công bằng,
dân chủ, văn minh; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của
nhân dân ở nông thôn [51, tr.79]. Vì vậy, nếu không đào tạo NNL cho nông
nghiệp thì không thể thực hiện được cả hai quá trình trên.
Trên cơ sở khẳng định CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một
trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của CNH, HĐH đất nước, do đó,
phải tập trung mọi nguồn lực thực hiện sự nghiệp này. Đó là:
Công nghiệp, dịch vụ phải gắn bó chặt chẽ, hỗ trợ đắc lực và phục vụ
có hiệu quả cho CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn.
Ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, chú trọng phát huy nguồn lực con
người, ứng dụng rộng rãi thành tựu KHCN, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng phát huy lợi thế của từng vùng gắn với thị trường để sản xuất
hàng hóa quy mô lớn với chất lượng và hiệu quả cao.
Kết hợp chặt chẽ các vấn đề kinh tế và xã hội trong quá trình CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn, nhằm giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo,
ổn định xã hội và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của
người dân nông thôn [51, tr.94-95].
Mục tiêu tổng quát và lâu dài của sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn là xây dựng nền sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, hiệu quả và bền
vững; có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng các
thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến [51, tr.95-96].
Để thực hiện mục tiêu trên, Nghị quyết đề ra một hệ thống 3 nhóm giải
pháp: về công tác quy hoạch; về KHCN; các chính sách về đất đai, về tài
chính, tín dụng, về lao động việc làm, về thương mại và hội nhập kinh tế.
Trong đó Đảng khẳng định: "Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao
KHCN cho sản xuất, coi đây là khâu đột phá quan trọng nhất để thúc đẩy phát
42
triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn" [51, tr.105]. Trong thời gian trước
mắt, một trong những hướng tập trung là nâng cao năng lực, đào tạo cán bộ
khoa học, nghiên cứu và tiếp thu KHCN tiên tiến, đáp ứng yêu cầu phát triển
bền vững của nông nghiệp và nông thôn theo hướng CNH, HĐH.
Như vậy, đến Đại hội Đảng lần thứ IX và Hội nghị Ban Chấp hành
Trung ương 5, khóa IX, quan điểm về CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn của
Đảng đã phát triển rõ ràng. Đảng khẳng định CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn giữ vị trí chiến lược, có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của thành công
của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Quá trình tiến hành đẩy mạnh CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn không chỉ đơn thuần thực hiện ở lĩnh vực kinh
tế, mà được thực hiện toàn diện trên tất cả các lĩnh vực KT - XH. Đảng chủ
trương khai thác, tận dụng triệt để các yếu tố nội lực kết hợp với thành tựu
KHCN, kinh tế tri thức, hội nhập kinh tế quốc tế trong quá trình đẩy mạnh
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Với chủ trương đó, thì đào tạo NNL cho
nông nghiệp là một yêu cầu khách quan, cấp thiết.
Tuy nhiên, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã bộc lộ
rõ: một bộ phận người nông dân giỏi, nhạy bén nhanh chóng thích ứng với cơ
chế thị trường, làm chủ được kinh tế gia đình; nhưng bộ phận còn lại chưa kịp
thích nghi, làm ăn kinh tế gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, tháng 1-2004, Hội nghị
lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX tiếp tục cụ thể hướng
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn:
Tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa tập trung chuyên canh, thâm
canh, có năng suất, chất lượng cao, áp dụng tiến bộ và công nghệ
mới, nhất là công nghệ sinh học, gắn với chế biến, tiêu thụ; phát
triển mạnh các doanh nghiệp và dịch vụ nhỏ và vừa, sử dụng nhiều
lao động ở nông thôn để thúc đẩy việc chuyển lao động nông nghiệp
sang các ngành nghề khác. Tạo điều kiện cho những người sản xuất
giỏi ở nông thôn mở rộng quy mô sản xuất, mở mang ngành nghề để
thu hút nhiều lao động [52, tr.40].
43
Thực hiện quan điểm của Đảng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp nông thôn, ngày 9-6-2004, Chính phủ ban hành Nghị định
134/2004/NĐ-CP Về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, thực
hiện hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh
tế đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn.
Về dạy nghề, tạo việc làm cho nông dân, Thủ tướng chính phủ ban
hành quyết định số 81/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 Về chính sách hỗ trợ
dạy nghề cho lao động nông thôn. Trong đó, đối tượng được ưu tiên là: lao
động bị mất đất sản xuất do Nhà nước thu hồi, lao động thuộc diện chính
sách, dân tộc thiểu số, lao động nữ và lao động chưa có việc làm.
Có thể thấy điểm nổi bật trong quan điểm của Đảng ở Đại hội IX là coi
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ chiến lược; và quan điểm
nhất quán của Đảng từ khi thực hiện sự nghiệp đổi mới là luôn đặt sự phát
triển NNL trong tổng thể chiến lược phát triển KT - XH. Vấn đề đào tạo nghề,
giải quyết việc làm cho người nông dân gắn liền với quá trình đẩy mạnh
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Hệ thống quan điểm của Đảng sẽ là cơ
sở để các Đảng bộ địa phương quán triệt, vận dụng đưa ra chủ trương, chính
sách về phát triển, đào tạo NNL phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương
tạo ra NNL chất lượng cao trong tổng thể cả nước.
2.2.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về đào tạo nguồn
nhân lực cho nông nghiệp những năm đầu thế kỷ XXI
Thái Bình là một tỉnh thuộc vùng ĐBSH, có truyền thống cách mạng,
luôn đi đầu trong các phong trào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sau 15 năm
thực hiện đường lối đổi mới, đặc biệt là thực hiện Chiến lược ổn định và phát
triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, Đảng bộ và nhân dân Thái Bình đã phấn
đấu thực hiện có hiệu quả công cuộc đổi mới, bước đầu thu được những thành
tựu quan trọng. Tuy nhiên, bước vào thế kỷ XXI - thế kỷ của nền kinh tế tri
thức, đặt Thái Bình trước những cơ hội và thách thức lớn cần giải quyết. Đặc
biệt là vấn đề nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho NNL, ứng dụng
44
KHCN vào sản xuất để tạo ra năng suất cao và bền vững, thay đổi phương thức
sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, đưa nền nông nghiệp Thái
Bình từ sản xuất theo lối truyền thống, nhỏ lẻ sang sản xuất lớn, sản xuất hàng
hóa. Thực tiễn đặt ra yêu cầu lớn đối với NNL trong nông nghiệp Thái Bình.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVI (tháng 03 năm
2001) trên cơ sở vận dụng sáng tạo những chủ trương của Đảng về NNL và
phát triển NNL đề ra phương hướng phát triển KT - XH và đào tạo NNL cho
nông nghiệp của tỉnh nhằm từng bước đưa nông nghiệp Thái Bình theo hướng
hiện đại. Mục tiêu cụ thể với kinh tế nông nghiệp được Đại hội xác định là:
Phát triển toàn diện kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH.
Chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa và phục vụ xuất khẩu. Tích cực chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Phát huy lợi thế của tỉnh và
truyền thống thâm canh, tiếp tục làm chuyển biến nhận thức và đầu tư chiều
sâu để chuyển nhanh sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa, ưu tiên
phục vụ xuất khẩu. Chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông
thôn; đưa một phần lao động nông nghiệp sang làm nghề phi nông nghiệp,
giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp lúc nông nhàn [46, tr.44].
Để thực hiện mục tiêu kinh tế nông nghiệp nói trên, Đại hội xác định mục
tiêu cụ thể về NNL cho nông nghiệp là: Phát triển các làng nghề tiểu thủ công
nghiệp để phát huy thế mạnh của địa phương, giải quyết việc làm, tăng thu nhập
và tạo điều kiện phân bố lại lao động...và bán hàng có
kỹ thuật
3.35 0.54 3.65 0.03 0.94 1.28 90.20 100
6. LĐ có kỹ thuật trong nông
nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
100.0 100
7. Thợ thủ công có kỹ thuật và các
thợ kỹ thuật khác có liên quan
17.11 0.65 0.92 0.07 0.83 0.02 80.40 100
8. Thợ có kỹ thuật lắp ráp và vận
hành máy móc, thiết bị
52.10 3.32 1.94 0.17 1.33 41.14 100
9. Lao động giản đơn 0.26 0.39 0.89 0.27 0.20 97.98 100
10. Lực lượng quân đội 59.32 40.68 100
Nguồn: Cục Thống kê Thái Bình (2011), Niên giám thống kê Thái Bình năm 2010
[38, tr. 12].
172
Phụ lục 15
Việc làm của LLLĐ theo ngành kinh tế và trình độ CMKT
Đơn vị tính: %
Ngành kinh tế
Sơ
cấp
nghề
Trung
cấp
nghề
Trung
cấp
chuyên
nghiệp
Cao
đẳng
nghề
Cao
đẳng
Đại học
trở lên Khác Tổng
A. Nông nghiệp, lâm nghiệp
và thủy sản 0.36 0.38 0.98 0.01 0.32 0.18 97.77 100
B. Khai khoáng 7.70 4.52 87.78 100
C. Công nghiệp chế biến, chế
tạo 17.04 1.23 2.63 0.24 1.34 0.79 76.74 100
D. SX và phân phối điện,khí
đốt, nước nóng, hơi nước và
điều hòa không khí
36.52 16.62 0.00 9.29 37.57 100
E. Cung cấp nước; hoạt động
quản lý và xử lý rác thải,
nước thải
5.25 24.20 2.33 29.40 38.82 100
F. Xây dựng 19.81 0.21 0.99 0.40 0.11 78.47 100
G. Bán buôn và bán lẻ; sửa
chữa ôtô, mô tô, xe máy và
các xe có động cơ khác
3.49 0.74 3.47 0.71 0.91 90.68 100
H. Vận tải kho bãi 50.28 6.67 4.60 0.51 0.31 4.33 33.29 100
I. Dịch vụ lưu trú và ăn uống 3.59 0.26 1.04 0.20 0.79 4.29 89.83 100
J. Thông tin và truyền thong 14.40 3.08 3.08 52.89 26.55 100
K. Hoạt động tài chính, ngân
hàng và bảo hiểm 2.85 29.27 53.44 14.44 100
N. Hoạt động hành chính và
dịch vụ hỗ trợ 2.51 2.23 30.25 65.01 100
P. Giáo dục và đào tạo 1.57 1.84 22.02 0.14 41.23 31.04 2.15 100
Q. Y tế và hoạt động trợ giúp
xã hội 12.83 8.41 4.34 45.95 28.48 100
R. Nghệ thuật vui chơi và
giải trí 11.25 2.49 7.56 78.70 100
S. Hoạt động dịch vụ khác 13.70 9.61 1.70 0.35 1.10 0.66 72.89 100
T. Hoạt động làm thuê các
công việc trong các hộ GĐ,
SX SP vật chất và DV tự tiêu
dùng của hộ GĐ
100.00 100
Ngành khác 0.25 2.85 11.19 0.01 7.89 33.66 44.15 100
Nguồn: Cục Thống kê Thái Bình (2011), Niên giám thống kê Thái Bình năm 2010
[38, tr. 12].
173
Phụ lục 16
Số giờ làm việc của LLLĐ theo trình độ CMKT
Đơn vị tính: %
0.082.91
59.41
34.15
3.45
5.34
10.31
80.44
3.910.00
0.003.15
85.69
10.61
0.55
0.00
6.65
74.36
19.00
0.00
8.63
10.27
80.74
0.3700
0.004.14
91.76
3.950.15
1.21
8.90
80.37
9.50
0.02
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Sơ cấp nghề Trung cấp
nghề
Trung cấp
chuyên
nghiệp
Cao đẳng
nghề
Cao đẳng Đại học trở
lên
Khác
Dưới 20 giờ Từ 20 giờ đến dưới 35 giờ Từ 35 giờ đến dưới 60 giờ Trên 60 giờ KXĐ
Nguồn: Cục Thống kê Thái Bình (2011), Niên giám thống kê Thái Bình năm 2010
[38, tr. 13].
Phụ lục 17
Thu nhập bình quân/tháng của LLLĐ theo trình độ CMKT
Đơn vị tính: Triệu đồng
2.64
2.90
2.65 2.72
2.91
3.73
0.00
0.50
1.00
1.50
2.00
2.50
3.00
3.50
4.00
Sơ cấp nghề Trung cấp
nghề
Trung cấp
chuyên nghiệp
Cao đẳng
nghề
Cao đẳng Đại học trở
lên
174
Nguồn: Cục Thống kê Thái Bình (2011), Niên giám thống kê Thái Bình năm 2010
[38, tr. 15].
Phụ lục 18
Thu nhập bình quân 1 tháng của LLLĐ theo ngành kinh tế
Đơn vị tính: Triệu đồng
Ngành kinh tế TNBQ
Tổng số 2.57
A. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 2.09
B. Khai khoáng 3.48
C. Công nghiệp chế biến, chế tạo 2.40
D. SX và phân phối điện,khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí 3.05
E. Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 2.30
F. Xây dựng 2.38
G. Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tto, mô tô, xe máy và các xe có động cơ khác 3.01
H. Vận tải kho bãi 3.52
I. Dịch vụ lưu trú và ăn uống 2.39
J. Thông tin và truyền thông 4.23
K. Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 3.49
M. Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 3.72
N. Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 2.00
O. Hoạt động của ĐCS, tổ chức chính trị-xã hội, QLNN, ANQP, BĐXH bắt buộc 2.84
P. Giáo dục và đào tạo 2.83
Q. Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 3.85
R. Nghệ thuật vui chơi và giải trí 2.36
S. Hoạt động dịch vụ khác 2.34
T. Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ GĐ, SX SP vật chất và DV tự tiêu
dùng của hộ GĐ
2.23
175
Nguồn: Cục Thống kê Thái Bình (2011), Niên giám thống kê Thái Bình năm 2010
[38, tr. 15].
Phụ lục 19
Tình trạng thất nghiệp của LLLĐ theo độ tuổi
Đơn vị tính: %
Từ 15-19 tuổi,
26.11
Từ 20-24 tuổi,
20.35
Từ 25- 29 tuổi,
25.49
Từ 30-34 tuổi,
7.18
Từ 40-44 tuổi,
1.06
Từ 59-59 tuổi,
6.42
Từ 50-54 tuổi,
5.07ừ 45-49 tuổi,
4.07
Từ 35-39 tuổi,
4.24
Nguồn: Quy hoạch hệ thống các cơ sở dạy nghề tỉnh Thái Bình giai đoạn 2010-
2020 [168, tr. 46]
Phụ lục 20
Tình trạng tìm kiếm việc làm của lao động thất nghiệp
Đơn vị tính: %
Có chủ động tìm kiếm việc làm
chia theo các hình thức tìm kiếm việc
làm
Trình độ CMKT Tổng số
Không chủ
động tìm
kiếm việc
làm trong
30 ngày
qua
Nộp
đơn xin
việc
Liên hệ/
tư vấn
cơ sở
dịch vụ
việc làm
Nhờ
bạn
bè/
người
thân
Xem
thông
báo
tuyển
người
KXĐ
Tổng số 100 53.57 18.23 8.25 19.31 0.44 0.21
Sơ cấp nghề 100 26.45 68.30 5.25
Trung cấp nghề 100 54.00 43.29 2.71
Trung cấp chuyên nghiệp 100 83.14 5.77 11.09
Cao đẳng nghề 100 100.00
176
Cao đẳng 100 13.25 36.07 43.55 7.13
Đại học trở lên 100 11.98 86.16 1.86
Khác 100 63.12 5.69 4.37 26.52 0.30
Nguồn: Quy hoạch hệ thống các cơ sở dạy nghề tỉnh Thái Bình giai đoạn 2010-
2020 [168, tr. 46]
Phụ lục 21
Kinh nghiệm làm việc của lao động thất nghiệp
Đơn vị tính: %
Chưa bao
giờ làm việc,
43.97
Đã từng làm
việc, 55.81
KXD, 0.22
Nguồn: Quy hoạch hệ thống các cơ sở dạy nghề tỉnh Thái Bình giai đoạn 2010-
2020 [168, tr. 47]
Phụ lục 22
Lý do rời bỏ công việc gần đây nhất của lao động thất nghiệp
Đơn vị tính: %
177
Hết hợp đồng,
1.97
Giải thể/sắp xếp
lại DN, 9.70
Giảm nhân
công, 21.42
Khác, 54.05
Xin thôi việc/
thu nhập thấp,
12.86
Nguồn: Quy hoạch hệ thống các cơ sở dạy nghề tỉnh Thái Bình giai đoạn 2010-
2020 [168, tr. 47]
Phụ lục 23
Cơ sở dạy nghề công lập (TCN, TTDN) tính đến cuối năm 2010
phân theo huyện/TP
TT Tên TP/huyện Dân số (người)
Diện tích (km2) Cơ sở dạy nghề (cơ sở)
1 TP. Thái Bình 183.430 67.69 16
2 H. Đông Hưng 233.844 191.763 1
3 H. Hưng Hà 247.222 200.2 1
4 H. Kiến Xương 212.420 199.21 3
5 H. Quỳnh Phụ 232.509 208.96 1
6 H. Thái Thụy 247.657 249.52 1
7 H. Tiền Hải 208.444 286.980 2
8 H. Vũ Thư 218.978 195.1618 1
Nguồn: Quy hoạch hệ thống các cơ sở dạy nghề tỉnh Thái Bình giai đoạn 2010-
2020 [168, tr. 50]
178
Phụ lục 24
Giáo viên và cán bộ quản lý
Đơn vị tính: Người
Phân theo trình độ đào tạo
TT Cơ sở dạy nghề Tổng ĐH và trên
ĐH
Cao
đẳng
Trung
cấp
Trình
độ
khác
Đã được
bồi
dưỡng
NVSP
I Về giáo viên, người dạy nghề 282 179 65 23 15 169
1 Nhóm các trường Trung cấp nghề 185 126 40 14 5 130
2 Nhóm các trung tâm dạy nghề 72 45 15 6 6 36
3 Nhóm các cơ sở tham gia dạy nghề 25 8 10 3 4 4
II Về cán bộ quản lý 167 130 18 16 3 0
1 Nhóm các trường Trung cấp nghề 92 74 10 8 0
2 Nhóm các trung tâm dạy nghề 51 38 7 5 1
3 Nhóm các cơ sở tham gia dạy nghề 24 18 1 3 2
Cộng tổng 449 309 83 39 18 169
Nguồn: Nguồn: Quy hoạch hệ thống các cơ sở dạy nghề tỉnh Thái Bình giai đoạn
2010-2020 [168, tr. 50]
Phụ lục 25
Quy mô và cơ cấu dạy nghề
Thực hiện qua từng năm TT Chỉ tiêu ĐVT Tổng số 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
1
Số lao động được
tuyển sinh DN người 168,900 18,300 20,900 21,650 22,650 26,000 28,200 31,200
- Cao đẳng nghề người 3,400 300 1,500 1,600
- Trung cấp nghề người 21,000 1,800 2,200 2,400 2,550 3,350 4,300 4,400
- Sơ cấp nghề và
dạy nghề dưới 3
tháng người 144,500 16,500 18,700 19,250 20,100 22,350 22,400 25,200
Trong đó: dạy nghề
theo CTMTQG người 36,343 2,459 5,411 7,010 7,331 3,498 5,422 5,212
2
Tỷ lệ tốt nghiệp
bình quân năm % 93.1 92.2 91.5 90.4 93.7 95.2 96.6
3
Tỷ lệ LĐ có việc
làm sau đào tạo bình
quân năm % 79 78 81 80.5 80 81.5 82
Nguồn: Nguồn: Quy hoạch hệ thống các cơ sở dạy nghề tỉnh Thái Bình giai đoạn
2010-2020 [168, tr. 51]
179
Phụ lục 26
Danh sách cá nhân điều tra, phỏng vấn
STT Họ và tên
Chức vụ,
nghề nghiệp
Địa chỉ
1 Đặng Khiêu Giám đốc Sở lao động Thương binh và Xã hội Thái Bình (2001-2013)
2 Nguyễn Minh Thảo Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Thái Bình (2001-2010)
3 Phạm Thị Hạnh Nông dân Thôn Xuân Phố, xã Thái Phúc, huyện Thái Thụy, Thái Bình
4 Bùi Thị Hiền Nông dân Xã Vũ Tây, huyện Kiến Xương, Thái Bình
5 Trương Thị Hằng Nông dân Phường Hoàng Diệu, Thành phố Thái Bình
6 Trần Thị Tú Nông dân
Xã Nguyên Xá, huyện Vũ Thư,
Thái Bình
1. Phỏng vấn Ông Đặng Khiêu - nguyên Giám đốc Sở Lao động
Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình từ năm 2001 đến năm 2012
NCS: Theo ông, giai đoạn 2001-2005 và 2006-2010 đào tạo nguồn
nhân lực cho nông nghiệp tỉnh Thái Bình có những thuận lợi, khó khăn gì?
Trả lời:
- Về thuận lợi:
Thứ nhất, Thái Bình là tỉnh có truyền thống cách mạng, là "quê hương
năm tấn" thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Nhân dân Thái Bình luôn tin tưởng vào
sự lãnh đạo của Đảng. Người dân Thái Bình cần cù, chịu khó, luôn sáng tạo
trong lao động, sản xuất, ham học hỏi. Đây là những điều kiện thuận lợi để
triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong
đó có chính sách về đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.
Thứ hai, Thái Bình luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của
Trung ương Đảng trong các vấn đề về phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã
180
hội. Đảng bộ và nhân dân Thái Bình luôn đoàn kết, quyết tâm thực hiện các
chủ trương, đường lối của Đảng nhằm phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng đời
sống ấm no, hạnh phúc.
Thứ ba, Thái Bình có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự
phát triển kinh tế, xã hội, nhất là phát triển kinh tế nông nghiệp. Đây được coi
là thế mạnh của tỉnh, đồng thời trong những năm đầu thế kỷ XXI, với sự phát
triển của kinh tế, xã hội, khoa học công nghệ dẫn đến nhu cầu của người dân
về việc đào tạo, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất ngày một lớn.
Nhu cầu học nghề của người dân, đặc biệt là lao động nông thôn hàng năm
đều tăng. Đây là thuận lợi cơ bản để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
trong nông nghiệp của tỉnh.
Thứ tư, Thái Bình có hệ thống các cơ sở đào tạo nghề tương đối đồng
bộ, các huyện của Thái Bình đều có trung tâm dạy nghề nhằm đáp ứng nhu
cầu đào tạo nghề của người lao động. Ngoài ra, các trung tâm, các doanh
nghiệp cũng tích cực tham gia vào công tác đào tạo nghề. Bên cạnh đó hệ
thống các trạm, trung tâm khuyến nông của tỉnh giai đoạn này cũng được
thành lập ở các huyện góp phần vào việc đào tạo, bồi dưỡng, chuyển giao
khoa học kỹ thuật cho người lao động.
Thứ năm, có sự vào cuộc của các cấp, các ngành trong công tác đào tạo
nghề đặc biệt là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn trong việc tham mưu và chỉ đạo thực hiện công tác đào
tạo nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người nông dân.
Về những khó khăn:
- Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp, kinh tế còn chậm phát triển, thu
ngân sách hàng năm không cao, chưa cân đối được ngân sách vẫn phụ thuộc
vào nguồn kinh phí Trung ương cấp do đó ảnh hưởng đến việc đầu tư nguồn
lực cho công tác đào tạo nguồn nhân lực nói chung và đào tạo nguồn nhân lực
cho nông nghiệp nói riêng.
- Hệ thống các cơ sở dạy nghề được hình thành nhưng cơ sở vật chất
còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu học nghề đa dạng của người lao
động. Các cơ sở mới thực hiện đào tạo theo năng lực sẵn có chứ chưa đào tạo
181
được theo nhu cầu của người lao động, của doanh nghiệp và xã hội do đó ảnh
hưởng đến chất lượng của công tác đào tạo.
- Đội ngũ giáo viên của các cơ sở dạy nghề còn thiếu và yếu, cán bộ
quản lý về dạy nghề các cấp còn thiếu kinh nghiệm và chưa được bố trí đủ về
số lượng.
- Nhận thức của người dân và xã hội về việc học nghề còn hạn chế.
Người lao động nông thôn chưa thực sự thiết tha với việc tham gia học nghề
do ảnh hưởng tâm lý bằng cấp.
NCS: Theo ông, đào tạo nghề cho nông nghiệp với những ngành như
công nghiệp, dịch vụ có gì khác biệt không?
Trả lời: Khác biệt lớn nhất là các ngành nghề đào tạo để phục vụ sản
xuất nông nghiệp chủ yếu là các nghề ở trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 03
tháng như các nghề về chăn nuôi, trồng trọt, hoặc các nghề phục vụ phát triển
làng nghề. Việc đào tạo chủ yếu được thực hiện ngay tại nơi sản xuất, trên
đồng ruộng, trang trại gắn trực tiếp với sản xuất, theo chu trình phát triển của
cây trồng, vật nuôi.
Thứ hai, các nghề đào tạo rất đa dạng phong phú và thay đổi nhanh theo
yêu cầu ngày càng cao của sản xuất hàng hóa và làm nông nghiệp hiện đại.
NCS: Trong quá trình thức hiện, công tác đào tạo nguồn nhân lực ở
Thái Bình có khác gì so với các tỉnh lân cận không, thưa ông?
Trả lời: So với các tỉnh lân cận như Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định,
Hà Nam công tác này của Thái Bình có những điểm giống và khác nhau như:
- Giống nhau: Công tác dạy nghề đều phục vụ phát triển nhân lực của
tỉnh, nâng cao trình độ canh tác, giảm chi phí, nâng cao năng suất thu nhập
cho người lao động nông thôn. Từ năm 2008 trở đi là phục vụ cho việc xây
dựng nông thôn mới theo Nghị quyết của Trung ương Đảng về nông nghiệp,
nông dân, nông thôn.
- Khác nhau là Thái Bình là một tỉnh thuần nông, công nghiệp, dịch vụ
chưa phát triển, giai đoạn này tỉnh mới có 1 khu công nghiệp nên công tác dạy
nghề của Thái Bình phục vụ chủ yếu cho phát triển kinh tế nông nghiệp nhằm
nâng cao năng suất lao động trên cùng một diện tích canh tác, giảm chi phí,
182
tăng thu nhập cho người dân. Bên cạnh đó, công tác đào tạo cũng nhằm phục
vụ chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp như chuyển dịch cơ cấu
cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành các vùng
chuyên cây, chuyên con.
NCS: Ông có đúc kết được những kinh nghiệm gì trong đào tạo nguồn
nhân lực cho nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010 không?
Trả lời: Theo tôi, chủ yếu là những kinh nghiệm sau:
- Mọi chủ trương của Đảng bộ tỉnh trong đó có chủ trương về đào tạo
nguồn nhân lực muốn đi vào cuộc sống, được người dân hưởng ứng, tham gia
đều phải xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của người dân, phục
vụ lợi ích của nhân dân;
- Các ngành nghề đào tạo phải sát với nhu cầu sản xuất, nhu cầu sử
dụng lao động trên địa bàn và đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương;
- Công tác tuyên truyền, tư vấn về học nghề và giải quyết việc làm phải
được thực hiện thường xuyên, có chiều sâu và phong phú về hình thức; hàng
năm phải rà soát nhu cầu đào tạo, nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp
và nhu cầu học nghề của người dân;
- Sự chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự vào cuộc của
các tổ chức đoàn thể và mọi người dân là yếu tố quyết định đến kết quả, hiệu
quả của công tác đào tạo nhân lực nói chung và nhân lực cho nông nghiệp nói
riêng của tỉnh.
- Bản thân ngành LĐTBXH luôn chủ động tham mưu, đề xuất kíp thời
giúp cấp ủy, UBND tỉnh được nhiều giải pháp phù hợp với đặc thù riêng của
tỉnh nhằm đáp ứng kíp thời cho việc đào tạo NNL cho nông nghiệp của tỉnh
Thái Bình phát triển.
183
2. Phỏng vấn ông Nguyễn Minh Thảo, nguyên Hiệu trưởng trường
Trung cấp nghề Thái Bình từ năm 2001 đến năm 2013 (Từ năm 2012,
trường phát triển thành trường Cao đẳng nghề Thái Bình)
NCS. Xin ông cho biết công tác đào tạo nghề của tỉnh Thái Bình giai
đoạn này có những thuận lợi, khó khăn gì?
Trả lời.
+ Thuận lợi:
- Công tác đào tạo nghề, tạo nguồn lao động có nghề đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn này được Đảng, nhà nước đặc biệt quan
tâm. Có thể nói chưa bao giờ Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành, các địa
phương lại quan tâm đến công tác đào tạo nghề như giai đoạn từ năm 2000
đến nay.
- Sự quan tâm đầu tư, lãnh đạo, chỉ đạo về công tác đào tạo nghề được
quan tâm như trên là phù hợp với đường lối, chủ trương phát triển kinh tế - xã
hội của Đảng và Chính phủ. Đồng thời, là một tất yếu trong quá trình thực
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Công tác đào tạo nghề đã được Chính phủ quan tâm đầu tư để phát
triển, nâng cao năng lực công tác đào tạo nghề, từ cơ quan quản lý đào tạo
nghề ở Trung ương là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trực tiếp là
Tổng cục Dạy nghề, ở địa phương là Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương về cơ sở vật chất, về đội ngũ giáo viên dạy nghề, về đội ngũ
quản lý các cơ sở dạy nghề, về chương trình, giáo trình đào tạo và về cơ chế
chính sách của công tác đào tạo nghề (đặc biệt cụ thể là Quyết định số
1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đề án đào tạo nghề cho lao động
nông thôn đến năm 2020).
- Nhận thức của dân dân và người học nghề cũng dần đã đúng mức,
thiết thực: Học để tạo lập cuộc sống, để có việc làm không nhất thiết phải học
đại học, cao đẳng.
- Thị trường lao động phát triển với tốc độ cao, hội nhập kinh tế của
Việt Nam ngày càng sâu rộng, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã đầu tư
184
phát triển các cơ sở sản xuất lớn, đòi hỏi nguồn nhân lực có nghề ngày càng
tăng cao, tạo áp lực cho các cơ sở đào tạo nghề phải tăng tốc, phải phát triển.
- Đội ngũ những người làm công tác đào tạo nghề (gồm quản lý và
giảng dạy) dần thích ứng với yêu cầu công tác đào tạo nghề.
- Công tác đào tạo nghề được toàn xã hội thừa nhận là lĩnh vực rất quan
trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
+ Khó khăn
- Nhận thức về công tác đào tạo nghề chưa chuẩn mực, chưa chính xác,
thậm chí một số nơi còn lệch lạc. Phần đông người dân và học sinh, sinh viên
vẫn coi sau khi học phổ thông thì vào trườn cao đẳng, đại học. Học sau đó
xong chạy vào các cơ quan nhà nước, thì việc làm thu nhập ổn đinh, có cơ hội
thăng tiến hơn; còn học nghề thì học xong sẽ vào các doanh nghiệp làm việc,
lao động chân tay vất vả hơn, cơ hội thăng quan tiến chức ít, việc làm thu
nhập không bền vững, xã hội xem thường.
Nhận thức này không phải ở những người nông dân ở các địa phương
mà còn ở cả những cán bộ, đảng viên có địa vị trong xã hội.
Tôi cho đây là khó khăn lớn nhất, trực tiếp ảnh hưởng đến công tác
tuyển sinh học nghề ở các cơ sở đào tạo nghề trong phạm vi cả nước
- Về cơ sở vật chất, tuy nhà nước đã quan tâm đầu tư, nhưng hiện tượng
dàn trải, mỗi cơ sở một ít vẫn là cơ chế phổ biến, do vậy nhìn chung số đông
cơ sở đào tạo vẫn còn hạn chế khâu này.
- Về lực lượng giáo viên, cũng đã được quan tâm cả về số lượng, chất
lượng nhưng hiện tại vẫn còn bất cập, chủ yếu tốt nghiệp từ các trường đào
tạo chuyên nghiệp, nặng lý thuyết, kém kỹ năng thực hành (nhiều kỹ sư tốt
nghiệp loại khá nhưng kỹ năng thua xa thợ bậc 4, bậc 5), nói hay, làm dở.
- Chương trình, giáo trình thỉ chủ yếu cũng là chương trình, giáo trình
của các trường đào tạo chuyên nghiệp, tính cầm tay chỉ việc còn hạn chế. Tiến
trình đổi mới chương trình, giáo trình từ trung ương đến các cơ sở chậm.
NCS: Những kết quả điển hình trong đào tạo nghề của nhà trường
trong thời gian này?
Trả lời:
185
- Trường Trung cấp nghề Thái Bình thuộc Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội tỉnh Thái Bình là một trường trung cấp nghề được thành lập đầu
tiên trong phạm vi cả nước khi có Luật Dạy nghề (Ngày 21/4/2006). Trong
những năm qua trường đã được Tổng cục Dạy nghề và Ủy ban nhân dân tỉnh
Thái Bình, trực tiếp là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quan tâm, lãnh
đạo, chỉ đạo toàn diện, sâu sắc và cụ thể gồm các nội dung:
- Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề;
- Phê duyệt dự án xây dựng trường trên khuôn viên 3ha với tổng mức
đầu tư được phê duyệt trên 70 tỷ đồng;
- Bộ cấp vốn thông qua chương trình mục tiêu bình quân mỗi năm 1,5
tỷ đồng;
- Ổn định tổ chức bộ máy, tuyển dụng giáo viên dạy nghề;
- Giao chỉ tiêu đào tạo hàng năm phù hợp;
- có kế hoạch và thường xuyên kiểm tra giám sát mọi hoạt động của
trường theo Luật Dạy nghề.
* Về kết quả đào tạo cụ thể:
+ Về số lượng: từ năm 2007-2010 mỗi năm tuyển sinh đào tạo 200 học
sinh trung cấp nghề chính quy với 03 nghề Điện công nghiệp, may công
nghiệp, cơ khí hàn. Đào tạo sơ cấp nghề mỗi năm 350 học sinh với 05 nghề:
điện công nghiệp, may công nghiệp, cơ khí hàn, sửa chữa máy may, tin học.
Trong số này, dạy nghề cho lao động nông thôn bình quân 150 học sinh/năm.
- Từ năm 2011 đến nay, mỗi năm tuyển sinh đào tạo 350 học sinh trung
cấp nghề chính quy và trên 400 học sinh học sơ cấp nghề.
- Ngoài công tác đào tạo nghề, trường được tỉnh ủy giao thêm nhiệm vụ
kiên kết đào tạo lại cán bộ công chức cấp xã, phường, thị trấn; bình quân mỗi
năm 150 sinh viên với các ngành học: công tác xã hội, quản trị nhân lực, kế toán.
+ Về chất lượng:
- Số học sinh ra trường so với số học sinh tuyển sinh 96%;
- Số học sinh đạt yêu cầu tốt nghiệp đạt 97%;
- Số học sinh ra trường có việc làm đạt 100%;
186
- Số học sinh được tỉnh giao liên kết đào tạo tốt nghiệp 100%, trong đó
90% khá, giỏi;
- Trường chấp hành nghiêm túc các quy định về đào tạo nghề theo
Luật Dạy nghề và các quy định khác của Chính phủ của Bộ LĐTBXH và của
Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Hầu hết các năm trường được Bộ LDDTBXH, UBND tỉnh tặng bằng khen.
NCS: So sánh việc đào tạo nghề cho nông nghiệp và các ngành khác
có gì khác biệt (các ngành công nghiệp, dịch vụ)
Trả lời:
Trường tập đào tạo các nghề công nghiệp để phục vụ việc chuyển đổi
cơ cấu kinh tế của tỉnh và cơ cấu lao động từ lao động nông nghiệp sang lao
động công nghiệp phù hợp với thị trường lao động của tỉnh, đào tạo nghề dịch
vụ không phải là trọng tâm của trường. Song qua việc tiếp cận và khảo sát
trong khu vực, tôi cho rằng đào tạo nghề có những điểm chung đó là trong
thực hành, yêu cầu kỹ năng nhiều hơn, phải có cơ sở vật chất tốt, nguyên
nhiên vật liệu nhiều, giáo viên phải biết cầm tay chỉ việc
Song khác biệt giữa đào tạo nghề công nghiệp, dịch vụ với nghề nông
nghiệp thì nghề nông nghiệp đòi hỏi phải kiên trì, theo chu trình sinh trưởng
phát triển của cây, con và phải gắn trực tiếp với sản xuất của bà con nông dân.
NCS: So với các cơ sở dạy nghề ở một số tỉnh lân cận có những điểm
giống, khác nhau gì?
Trả lời:
+ Giống nhau: Đều thực hiện theo Luật Dạy nghề, phải chấp hành đầy
đủ các quy định về đào tạo nghề của các cơ quan quản lý nhà nước; Vẫn phải
quan tâm đến phát triển cơ sở vật chất, thiết bị, lực lượng giáo viên, chương
trình, giáo trình để phát triển cơ sở.
Song khác nhau: Theo tôi ở cách làm của các trường, cơ sở và khả năng
tài chính của từng tỉnh và điều kiện của người học nghề, tốc độ phát triển và
chuyển đổi cơ cấu kinh tế của từng tỉnh.
Ví dụ: Hải Phòng, Nam Định, Hà Nam tốc độ phát triển các khu công nghiệp
lớn hơn Thái Bình, yêu cầu lao động có nghề nhiều hơn Thái Bình
187
- Các trường đào tạo nghề của các tỉnh tôi được tiếp xúc ở các tỉnh lân
cận được đầu tư nhiều hơn; kinh phí đầu tư cho một tiết học nghề của 1 năm
nhiều hơn của Thái Bình.
NCS: Những kinh nghiệm đúc kết được trong thời gian lãnh đạo nhà
trường?
Trả lời:
Theo tôi: ngoài những vấn đề chung cần giáo dục về chính trị, tư tưởng,
đạo đức, tác phong nghề nghiệp.
Trường tập trung vào công tác tuyên truyền tuyển sinh, đầu tư cho
công tác tuyển sinh để tuyển sinh đạt chỉ tiêu;
Có kế hoạch và biện pháp thật cụ thể để nâng cao chất lượng đội ngũ
giáo viên, giáo viên dạy nghề phải vừa là thầy, vừa là thợ.
Nên tổ chức nhiều hoạt động bổ trợ, ví dụ: tổ chức sản xuất, tổ chức các
phong trào thi đua
Tranh thủ sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, các nhà doanh nghiệp
Gắn chặt chẽ giữa đào tạo và thực tiễn sản xuất.
NCS: Xin cảm ơn ông!
188
3. Phỏng vấn bà Phạm Thị Hạnh Tuổi: 60
Địa chỉ: Thôn Xuân Phố, xã Thái Phúc, huyện Thái Thụy, Thái Bình
NCS: Thưa cô, trong những năm 2001 - 2010, kinh tế gia đình cô chủ
yếu là gì?
Trả lời: Chủ yếu là kinh tế nông nghiệp, cấy ruộng, trồng trọt, chăn
nuôi, nhưng từ năm 2006 cô trả ruộng vì còn phải chăm ông bà.
NCS: Thế từ đó, nguồn thu nhập chính của gia đình từ đâu?
Trả lời: Thì cô chăm ông bà rồi thì các anh em phụ vào, chủ yếu là anh
trai cô nuôi, với lại cô tăng gia trồng trọt, chăn nuôi.
NCS: Cô có nghề phụ gì không ạ?
Trả lời: Không cháu ạ. Cô cả đời chỉ làm ruộng, thôn cô, xã cô chỉ làm
ruộng.
NCS: Thế thu nhập như thế có cao không ạ?
Trả lời: Không, vất vả lắm nhưng chỉ đủ ăn thôi
NCS: Những năm 2001-2005, các cô có được tham gia các lớp tập
huấn hay đào tạo nghề để phục vụ sản xuất nông nghiêp không?
Trả lời: Không có các lớp đó. Nếu có thì họ chỉ gọi những nhà có nhiều
ruộng, còn nhà nào ít ruộng thì thôi.
NCS: Thế nếu có những kiến thức mới thì cô học như thế nào?
Trả lời: Cô học lỏm.
NCS: Theo cô, những lớp tập huấn về khoa học kỹ thuật hay đào tạo
nghề cho nông dân có cần thiết không?
Trả lời: Cô không cần, vì cô làm ruộng giỏi rồi.
NCS: Cô có nhớ là những năm 2001-2005, khó khăn nhất trong sản
xuất nông nghiệp của cô là gì không?
Trả lời: Vất vả lắm. Hạn hạn, không có máy móc như bây giờ. Một
mình cô tự gặt, gánh về rồi đập lúa, kéo đá.
NCS: Cháu cảm ơn cô.
189
4. Phỏng vấn cô Trương Thị Hằng Tuổi 33
Địa chỉ: Phường Hoàng Diệu, Thành phố Thái Bình
NCS: Tốt nghiệp phổ thông xong chị làm gì?
Trả lời: Em ở nhà, lấy chồng, sinh con, làm ruộng.
NCS: Chị làm ruộng từ năm 2001 có được nhà nước hỗ trợ gì về chính
sách, máy móc, kiến thức khoa học kỹ thuật không?
Trả lời: Không có gì hết. Làm đơn nhiều lần cũng không được vay vốn,
muốn có lớp học kỹ thuật cũng không có.
NCS: Thế chị có muốn theo học những lớp đấy không?
Trả lời: Có, em rất muốn. Từ năm 2007, em chuyển qua chăn nuôi lợn
nên càng muốn tham gia những lớp ấy, nhưng em vẫn chưa thấy có, kiến thức
tự tìm hiểu trên mạng.
NCS: Liệu có phải chị đã không để ý đến những thông tin về lớp học
không?
Trả lời: Không có đâu, em biết mà. Em nghĩ xã vừa mới được lên
phường thuộc thành phố nên chính sách chưa quan tâm tới nông dân chúng
em.
NCS: Hiện giờ, thu nhập bình quân của nhà chị từ chăn nuôi là bao
nhiêu, chị có thể nói không?
Trả lời: Khoảng 100 triệu đồng/năm. Nhưng vất vả lắm, chủ yếu là lấy
công làm lãi.
NCS: Theo chị, khó khăn nhất hiện nay là gì?
Trả lời: Là vốn, tôi muốn vay để mở rộng chăn nuôi nhưng không
được, là kiến thức khoa học hỗ trợ chăn nuôi.
NCS: Vâng, cảm ơn chị!
190
5. Phỏng vấn chị Bùi Thị Hiền Tuổi: 37
Địa chỉ: Xã Vũ Tây, huyện Kiến Xương
NCS: Gia đình chị chủ yếu làm ruộng trong thời gian 2001-2010 phải
không?
Trả lời: Vâng. Nhưng hiệu quả thấp lắm, không ăn thua nên vẫn phải đi
cấy thuê và nấu cỗ thuê.
NCS: Sao chị không tham gia các lớp học nghề và làng nghề. Huyện
chị có rất nhiều lớp và làng nghề mà?
Trả lời: Ngày trước có đâu. Mãi sau này mới có nghề mây, tre, đan
nhưng không ăn thua. Bây giờ người ta đi làm công ty hết rồi, mình có con
nhỏ phải ở nhà thì cấy ruộng của người ta.
NCS: Chị có được hỗ trợ gì để làm nông nghiệp không?
Trả lời: Chẳng được gì. Muốn vay vốn những không được vay. Còn
làm ruộng thì cứ thế làm, không cần học.
NCS: Hội Phụ Nữ và Hội nông dân vẫn có chương trình hỗ trợ vốn,
sao chị không vay từ đó?
Trả lời: Thì tôi có tham gia Hội Phụ Nữ, nhưng cán bộ hội chỉ cho
những người quen thân với họ vay thôi, tôi không được.
NCS: Chị có được nghe về những lớp tập huấn chuyển giao khao học
kỹ thuật không?
Trả lời: Có, chính quyền có tổ chức những buổi hội thảo về nông
nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, phân bón, nhưng ít thôi.
NCS: Chị có tham gia không?
Trả lời: Không. Làm ruộng quen rồi, không cần nghe. Với lại cũng bận
đi làm thuê không có thời gian nữa.
NCS: Cảm ơn chị!
191
6. Phỏng vấn bác Trần Thị Tú Tuổi: 53
Địa chỉ: Xã Nguyên Xá, huyện Vũ Thư, Thái Bình
NCS: Bác có làm nông nghiệp không ạ?
Trả lời: Có chứ, tôi cấy nhiều là đằng khác, không cấy lấy gì ăn.
NCS: Thế bác làm ruộng thì dựa vào kinh nghiệm hay kiến thức khoa
học ạ?
Trả lời: Có chứ, ở xã này mọi người làm theo kiến thức khoa học hết rồi.
NCS: Kiến thức khoa học bác học ở đâu ạ?
Trả lời: Bà con được đi học đấy. Trên tỉnh mở lớp học rồi cử cán bộ
khuyến nông về dạy, hay lắm, bà con thích lắm.
NCS: Những lớp học này có hay được tổ chức không ạ, nội dung chính
là về gì ạ?
Trả lời: Thường xuyên, vì là xã điểm nên được quan tâm lắm. Cán bộ
khuyến nông về mở lớp ở hội trường cạnh chùa đấy, mỗi xóm được 10 người
đi học. Những người đi học được 20.000-30.000 một lần học. Có đợt thì được
cán bộ khuyến nông tặng vật phẩm. Ai đi học thì nghe trực tiếp, ai không đi
học thì nghe qua loa của xóm, nghe người ta giảng hay lắm.
NCS: Như thế chắc người dân thích đi học lắm ạ?
Trả lời: Họ rất thích. Vừa được ngồi mát, vừa được tiền, vừa được kiến thức.
NCS: Học xong bà con có áp dụng được không ạ?
Trả lời: Được chứ, áp dụng vào trồng lúa, trồng hoa màu, chăn nuôi.
Bây giờ nhà cửa thôn xóm rất sạch sẽ không có cọng rơm vì xử lý hết ngoài
đồng, rơm phơi luôn trên rạ, còn nhân dân ở đây đun bằng ga hết, không có
nhà nào đun rơm cả.
NCS: Thế còn làm nghề phụ thì sao ạ? Là xã điểm thì làng nghề có
phát triển không ạ?
Trả lời: Không, bây giờ họ đi làm công ty hết rồi. Chỉ bao giờ hết tuổi
công ty, hay phải trông con nhỏ thì họ mới ở nhà làm nghề chẻ rễ, làm chổi,
thêu ren, mỗi ngày được 50.000-100.000đ.
NCS: Theo bác, khó khăn lớn nhất với bà con khi làm nông nghiệp là gì ạ?
Trả lời: Tôi không thấy khó khăn gì cả, vì dân ở đây họ sướng lắm,
không vất vả như ngày xưa.
NCS: Cảm ơn bác!