Luận án Đảng bộ tỉnh Quảng bình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương từ năm 1964 đến năm 1975

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN NHƯ HIỀN đảng bộ tỉnh quảng bình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương từ năm 1964 đến năm 1975 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYấN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HÀ NỘI - 2016 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN NHƯ HIỀN đảng bộ tỉnh quảng bình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương từ năm 1964 đến năm 1975 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYấN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Mó số: 62 22 03 15 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PG

pdf177 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 405 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Đảng bộ tỉnh Quảng bình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương từ năm 1964 đến năm 1975, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S.TS. HỒ KHANG 2. PGS.TS. TRỊNH THỊ HỒNG HẠNH HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu nêu trong luận án là có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Trần Như Hiền MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 5 1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước 5 1.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài 15 1.3. Những vấn đề luận án đi sâu nghiên cứu 17 Chương 2: CHỦ TRƯƠNG VÀ QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HẬU PHƯƠNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 1964 - 1968 18 2.1. Những căn cứ để Đảng bộ tỉnh Quảng Bình xác định chủ trương và chủ trương của Đảng bộ tỉnh 18 2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương của Đảng bộ tỉnh 36 Chương 3: QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG BÌNH ĐỐI VỚI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HẬU PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 1969 - 1975 70 3.1. Những căn cứ mới để Đảng bộ tỉnh Quảng Bình xác định chủ trương và chủ trương của Đảng bộ tỉnh 70 3.2. Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương của Đảng bộ tỉnh 79 Chương 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 117 4.1. Nhận xét 117 4.2. Một số kinh nghiệm 138 KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 172 DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT BCH Ban Chấp hành CNXH Chủ nghĩa xã hội CTPH Chiến tranh phá hoại DQTV Dân quân tự vệ ĐCSVN Đảng Cộng sản Việt Nam GTVT Giao thông vận tải HTX Hợp tác xã KCCMCN Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước LLVT Lực lượng vũ trang LSQS Lịch sử quân sự QK4 Quân khu 4 TNXP Thanh niên xung phong UBHC Ủy ban hành chính VNDCCH Việt Nam dân chủ cộng hoà XHCN Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tiếp thu lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về chiến tranh cách mạng và xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng vai trò của hậu phương trong chiến tranh, quan tâm xây dựng và thực hiện nhiệm vụ hậu phương. Hậu phương trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (KCCMCN) (1954 - 1975) được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển những kinh nghiệm của thời kỳ trước theo một đường lối thống nhất, bằng những biện pháp hiệu quả. Từ sau tháng 7 - 1954, miền Bắc bắt đầu quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) và trở thành hậu phương lớn cho tuyền tuyến lớn miền Nam, thực hiện nhiệm vụ hậu thuẫn cho miền Nam trong công cuộc thống nhất đất nước. Với vị trí địa - chính trị đặc biệt, tiếp giáp với tỉnh Quảng Trị, tỉnh Quảng Bình là địa bàn đầu cầu, điểm trung chuyển, tiếp nối giữa hậu phương miền Bắc và tiền tuyến miền Nam. Trong suốt 21 năm KCCMCN, quân và dân Quảng Bình đã đương đầu và góp phần quan trọng làm thất bại hai cuộc chiến tranh phá hoại (CTPH) của đế quốc Mỹ, xây dựng, bảo vệ vững chắc hậu phương. Quảng Bình cùng với đặc khu Vĩnh Linh, làm tròn sứ mệnh của địa bàn chiến lược - hậu phương trực tiếp của cách mạng miền Nam. Đặc biệt, trong giai đoạn 1964 - 1975, Quảng Bình “đất lửa” đã phát huy truyền thống quê hương “hai giỏi”: vừa chiến đấu, vừa sản xuất, hoàn thành vai trò cầu nối giữa hai tuyến. Chiến tranh ngày càng lan rộng, sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ, cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, Quảng Bình phải đối diện với những thử thách, hi sinh ác liệt. Trong mưa bom, bão đạn, một Quảng Bình ý chí, nghị lực được tôi rèn, anh dũng chiến đấu, kiên cường bám trụ, xây dựng, bảo vệ hậu phương, hết lòng chi viện ngày càng lớn cho tiền tuyến. Cuộc KCCMCN đã lùi xa 40 năm, một khoảng thời gian đủ dài để nhận thức, đánh giá một cách khách quan nhiều vấn đề liên quan hoặc thuộc về chính nó. Nghiên cứu vấn đề Quảng Bình thực hiện nhiệm vụ hậu phương trong KCCMCN, vì thế là việc làm có ý nghĩa lớn và hết sức cần thiết phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. 2 Về ý nghĩa khoa học, luận án góp phần làm rõ thêm đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo của Đảng; đồng thời cũng làm sáng tỏ một giai đoạn đấu tranh kiên cường, dũng cảm, khẳng định những đóng góp to lớn của Đảng bộ và nhân dân Quảng Bình trong cuộc KCCMCN với tư cách là tiền tuyến lớn của hậu phương lớn miền Bắc, hậu phương trực tiếp của tiền tuyến lớn miền Nam và của chiến trường Trung Lào, Nam Lào. Về ý nghĩa thực tiễn, luận án sẽ góp phần bổ sung vào việc nghiên cứu sự chỉ đạo và lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ nói chung và hậu phương Quảng Bình nói riêng, rút ra những kinh nghiệm cụ thể vận dụng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Tiếp cận từ góc độ nêu trên, chúng tôi chọn vấn đề: “Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương từ năm 1964 đến năm 1975" làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ vai trò của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương từ năm 1964 đến năm 1975; nêu lên một số kinh nghiệm có thể tham khảo, góp phần phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, luận án có nhiệm vụ: - Phân tích và làm rõ quan điểm, chủ trương của Đảng về thực hiện nhiệm vụ hậu phương giai đoạn 1964 - 1975; sự vận dụng của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình vào điều kiện địa phương. - Trình bày và làm rõ sự chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình. - Phân tích những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đối với việc thực hiện nhiệm vụ hậu phương; trên cơ sở đó, đúc kết một số kinh nghiệm. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đối với xây dựng, bảo vệ hậu phương, chi viện tiền tuyến miền Nam và làm nghĩa vụ quốc tế đối với cách mạng Lào giai đoạn 1964 - 1975. 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung khoa học: Luận án tập trung nghiên cứu chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình về thực hiện nhiệm vụ hậu phương từ năm 1964 đến năm 1975, bao gồm: xây dựng tiềm lực hậu phương, bảo vệ hậu phương, đảm bảo giao thông vận tải, chi viện miền Nam và chiến trường Lào. - Về thời gian: Luận án lấy năm 1964 làm mốc bắt đầu nghiên cứu bởi vì tháng 8-1964, sau sự kiện “Vịnh Bắc Bộ”, đế quốc Mỹ sử dụng lực lượng hải quân, không quân đánh phá hậu phương chiến lược của miền Nam nói chung và Quảng Bình nói riêng. Bắt đầu từ thời điểm đó, Quảng Bình bước vào giai đoạn tích cực thực hiện xây dựng, bảo vệ và chi viện cho tuyền tuyến từ vị trí hết sức đặc thù của mình. Luận án lấy năm 1975 làm mốc kết thúc bởi đó là năm kết thúc thắng lợi cuộc KCCMCN, Quảng Bình kết thúc một giai đoạn lịch sử, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ hậu phương. - Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình kéo dài từ Đèo Ngang đến tiếp giáp đặc khu Vĩnh Linh và đề cập đến một số khu vực địa lý có liên quan (những nơi mà các lực lượng chi viện của Quảng Bình đã tham gia). 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của ĐCSVN về vai trò của hậu phương, về mối quan hệ giữa hậu phương và tiền tuyến trong chiến tranh. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sinh chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp phương pháp logic nhằm tái hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình trong thực hiện nhiệm vụ hậu phương. Ngoài ra, luận án còn sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, đối chiếu nhằm làm rõ những thành tựu, hạn chế; lý giải nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế cũng như rút ra những kinh nghiệm lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình. 5. Nguồn tư liệu - Các Nghị quyết, Chỉ thị, điện văn, báo cáo của Trung ương Đảng, Chính phủ, Quân khu IV, Đảng bộ tỉnh Quảng Bình từ 1954 đến năm 1975 (chủ yếu là từ năm 1964 đến năm 1975) đã được xuất bản hoặc lưu trữ tại các cơ quan Trung ương và địa phương; 4 - Các công trình nghiên cứu về cuộc KCCMCN của các cơ quan nghiên cứu ở Trung ương và địa phương đã được công bố. - Các công trình nghiên cứu về hậu phương miền Bắc, trong đó có hậu phương Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ. - Các bài nói, viết, hồi ký của một số tướng lĩnh, các nhà lãnh đạo, lão thành cách mạng, nhân chứng lịch sử về cuộc kháng chiến chống Mỹ, về Quảng Bình những năm 1964-1975; - Sách, báo, phim, ảnh tư liệu nước ngoài, chủ yếu là của các tác giả, người Mỹ về cuộc chiến tranh Việt Nam. 6. Đóng góp của luận án Luận án phục dựng lại quá trình lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ hậu phương của Đảng bộ Quảng Bình; khẳng định những đóng góp to lớn của Đảng bộ, quân và dân Quảng Bình đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ miền Bắc, dốc sức chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam những năm 1964 - 1975. Bổ sung hệ thống tư liệu (tư liệu thành văn và tư liệu thực địa) về quá trình thực hiện nhiệm vụ hậu phương của Quảng Bình từ năm 1964 đến năm 1975 dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh. Rút ra một số kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy những vấn đề có liên quan. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương, 9 tiết. 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Hậu phương trong chiến tranh cách mạng nói chung, trong cuộc KCCMCN nói riêng là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, đặc biệt là sử học. Chủ đề này được các nhà nghiên cứu lịch sử, đặc biệt là lịch sử quân sự rất quan tâm. Nhiều công trình khoa học của các tác giả đề cập dưới những góc độ khác nhau đã được công bố. Có thể chia thành các nhóm công trình sau đây: 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về hậu phương và hậu phương miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Công trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập II (1954 - 1975) [244] là công trình có giá trị lớn nhằm nêu lên những nội dung cơ bản của đường lối và phương pháp, chiến lược và sách lược cách mạng mà Đảng ta đã đề ra và vận dụng trong quá trình lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Liên quan đến vấn đề nghiên cứu, công trình đã trình bày về công tác xây dựng hậu phương miền Bắc trong điều kiện có chiến tranh. Khẩu hiệu "tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược" trở thành quyết tâm, hành động của mỗi người dân, mỗi gia đình, mỗi địa phương khắp nơi trên miền Bắc. Từ năm 1995 đến năm 2012, Viện Lịch sử quân sự (LSQS) Việt Nam xuất bản bộ Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước [233]. Đây là bộ sách lớn có giá trị, trình bày chân thực về 21 năm KCCMCN đầy hi sinh, gian khổ nhưng cũng rất hào hùng của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ở các tập 5, 6, 7, công trình đề cập đến vấn đề xây dựng, bảo vệ và phát huy vai trò của hậu phương miền Bắc đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam tương đối toàn diện trên các mặt: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế. Mỗi tập sách đều trình bày chủ trương, đường lối và quá trình chỉ đạo của Đảng để xây dựng, phát huy sức mạnh hậu phương miền Bắc trên nhiều lĩnh vực, tuy nhiên vẫn còn mang tính khái lược. Tập 9 của công trình: Nguyên nhân thắng lợi và bài học lịch sử, xuất bản năm 2013, đi sâu phân tích và khái quát một số bài học kinh nghiệm về xây dựng hậu phương trong kháng chiến, một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm nên thắng lợi vĩ đại của cuộc KCCMCN. 6 Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự, tập 11 với tiêu đề: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954 - 1975 [241], đề cập vấn đề hậu phương chiến tranh nhân dân ở những mức độ, phạm vi khác nhau trong quá trình tổ chức, tiến hành xây dựng bảo vệ, phát huy vai trò của hậu phương lớn miền Bắc và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến. Công trình của Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị, "Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Thắng lợi và bài học [83]. Những vấn đề về hậu phương là một trong những nội dung được tổng kết, là một trong những nguyên nhân thắng lợi của cuộc KCCMCN. Vai trò của hậu phương miền Bắc, của các quân khu, các tỉnh thuộc hậu phương miền Bắc đã góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp đánh thắng hai cuộc CTPH do đế quốc Mỹ gây ra. Công trình "Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1954 - 1975. Thắng lợi và bài học" [84] đã tổng kết sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong 30 năm chiến tranh cách mạng, trong đó vấn đề xây dựng hậu phương được xem là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến. ĐCSVN và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo đẩy mạnh xây dựng CNXH ở miền Bắc, làm tốt nhiệm vụ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn miền Nam. Công trình Lịch sử Việt Nam (1965 - 1975) của Viện Sử học [245], đã dựng lại một bức tranh toàn cảnh chân thực, có hệ thống về quá trình phát triển lịch sử Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1975, thể hiện trên tất cả các mặt : kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá với những thành tựu to lớn. Liên quan đến đề tài, công trình phục dựng lại một phần về vai trò, vị trí của hậu phương miền Bắc, trong đó có tỉnh Quảng Bình. Công trình “Lịch sử Chính phủ Việt Nam” [82] cũng đã trình bày khối lượng công việc đồ sộ từ việc chỉ đạo và tổ chức xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa, giáo dục, chăm lo đời sống nhân dân; xây dựng lực lượng vũ trang, củng cố quốc phòng; chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam, đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại để tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ quốc tế. Trong đó, chương III: “Chính phủ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và chiến đấu bảo vệ miền Bắc, chi viện tiền tuyến lớn miền Nam (1964 - 1971) đã dành ra một phần trình bày quá trình Chính phủ chỉ đạo công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - văn hóa miền Bắc trong điều kiện cả 7 nước có chiến tranh trên các mặt công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải (GTVT), thương nghiệp tài chính, phát triển văn hóa giáo dục. Cuốn “Đại thắng mùa Xuân 1975 kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam” của Phạm Huy Dương, Phạm Bá Toàn [121] trình bày các yếu tố quan trọng đưa đến đại thắng mùa Xuân năm 1975. Phần hai của công trình : Hậu phương miền Bắc dốc lòng vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, đã nêu lên vai trò của miền Bắc trong việc xây dựng căn cứ địa hậu phương trên các chiến trường, trong đó có tỉnh Quảng Bình, nhằm tạo nguồn bảo đảm hậu cần tại chỗ ngày một vững chắc và rút ra các bài học về xây dựng hậu phương quốc gia và hậu phương tại chỗ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công trình "Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam (1954 - 1975)" của Viện LSQS [234] là chuyên khảo nghiên cứu vai trò của hậu phương trong suốt 30 năm chiến tranh giải phóng ở nhiều góc độ, khía cạnh: căn cứ địa, hậu phương chiến lược, hậu phương tại chỗ, hậu phương quốc tế trong hai cuộc kháng chiến. Công trình đã trình bày công tác xây dựng, bảo vệ và phát huy sức mạnh hậu phương miền Bắc đối với tiền tuyến miền Nam. Liên quan đến đề tài nghiên cứu, công trình đã đề cập đến hậu phương Quảng Bình với vị trí chiến lược quan trọng, là hậu phương trực tiếp, là địa bàn trung chuyển hàng hóa và con người ra mặt trận có ý nghĩa quyết định. "Hậu phương miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)" của Nguyễn Xuân Tú [217] đề cập đến những vấn đề lý luận chung của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò quyết định của hậu phương trong chiến tranh; sự cần thiết phải xây dựng hậu phương miền Bắc và chủ trương của Đảng về xây dựng hậu phương miền Bắc trong cuộc KCCMCN. Đặc biệt, trong hai giai đoạn gắn với hai cuộc CTPH, tác giả phác họa được những chủ trương lớn của Đảng trong việc tiếp tục xây dựng hậu phương miền Bắc khi chiến tranh lan rộng; kết quả miền Bắc đạt được trên một số lĩnh vực như kinh tế, chính trị, giáo dục, y tế, quân sự; thắng lợi của cuộc CTPH và phong toả của đế quốc Mỹ. Cuốn "Hậu phương lớn, tiền tuyến lớn" của Phan Ngọc Liên [162] tập hợp những bài viết của nhiều tác giả đề cập đến quá trình xây dựng hậu phương lớn miền Bắc, thực hiện nghĩa vụ đối với tiền tuyến lớn. Cuốn sách là công trình biên soạn dầy dặn, khá công phu, bao gồm những đoạn trích văn kiện Đảng, những bài nói, thư gửi, lời kêu gọi, lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh; những bài viết tiêu biểu của 8 các nhà nghiên cứu đã được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành như Lịch sử quân sự, Lịch sử Đảng; những phần trích từ những công trình của Viện Lịch sử quân sự như “Hậu phương chiến tranh nhân dân”, “Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945 - 1975. Thắng lợi và bài học”; “Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Thắng lợi và bài học”; những bài phát biểu, hồi ức của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; bài viết của tập thể các nhà nghiên cứu về cuộc KCCMCN, về sự nghiệp chiến đấu, xây dựng và bảo vệ xã hội chủ nghĩa (XHCN) miền Bắc, về vai trò hậu phương chiến lược của miền Bắc trong 21 năm (1954 - 1975). Liên quan đến hậu phương Quảng Bình, cuốn sách có bài viết của Phạm Đức Kiên: Quảng Bình chiến đấu chống hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Cũng đề cập đến hậu phương của chiến tranh cách mạng Việt Nam, cuốn “Chuyên đề môn Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam” có chuyên đề “Đảng lãnh đạo xây dựng và bảo vệ hậu phương, chi viện tiền tuyến thời kỳ 1945 - 1975” của Ngô Đăng Tri [214]. Chuyên đề có ba nội dung chính: Vai trò của hậu phương đối với tiền tuyến trong chiến tranh hiện đại; Đảng lãnh đạo xây dựng và bảo vệ hậu phương, chi viện tiền tuyến thời kỳ 1954 - 1975 và nêu lên những nhận xét chung cũng như những kinh nghiệm chủ yếu về quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng và bảo vệ hậu phương. Trong đó, giai đoạn 1965 - 1975, tác giả trình bày khái quát đường lối xây dựng hậu phương miền Bắc của Đảng và tập trung trình bày sự chi viện về vật chất của hậu phương miền Bắc cho chiến trường miền Nam. “Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - những mốc son lịch sử” tuyển chọn một số công trình, bài viết của các tướng lĩnh, sĩ quan, các nhà khoa học về những sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong cuộc KCCMCN. Một số bài viết liên quan đến hậu phương miền Bắc: “Hậu phương miền Bắc trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước” của Hồ Khang; “Miền Bắc đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ những năm 1965 - 1972” đề cập khái quát hậu phương miền Bắc trong hai cuộc đấu tranh chống CTPH, cũng như trong toàn bộ cuộc KCCMCN [171]. Công trình "Lịch sử quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975)" Bộ Quốc Phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam [105] trình bày về mối quan hệ và tình đoàn kết của nhân dân hai 9 nước Việt - Lào trong KCCMCN. Trải qua những năm tháng, tình đoàn kết của nhân dân hai nước đã trở thành một quy luật tất yếu. Quân tình nguyện Việt Nam đã có mặt hầu hết ở các chiến trường Lào, cùng nhân dân nơi đây chiến đấu chống Mỹ, cứu nước. Ngoài lực lượng quân tình nguyện, Việt Nam còn tăng cường cho Lào chuyên gia quân sự, bố trí từ quân khu đến cấp tỉnh. Lực lượng chuyên gia chủ yếu là các thành phần cán bộ quân sự, chính trị, hậu cần. Cuốn “Trường Sơn - có một thời như thế” [173] đã ghi lại những ngày tháng hào hùng trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại, đảm bảo các tuyến đường giao thông luôn thông suốt cũng như bảo vệ con người và vật chất trên tuyến đường vận tải chiến lược vào Nam. Đây là những ký ức không thể nào quên được, tuy gian khổ, và nhiều hi sinh nhưng họ đã vượt lên mất mát, lớp lớp thanh niên đã tạo nên những kỳ tích, làm nên những chiến công vĩ đại trước mưa bom, bão đạn của Mỹ. Cuốn “Trường Sơn con đường huyền thoại” [174], khẳng định ý chí của toàn dân tộc, làm nên một thiên hùng ca “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước. Mà lòng phơi phới dậy tương lai” của dân tộc Việt Nam. Liên quan đến Quảng Bình, cuốn sách đã đề cập đến GTVT Quảng Bình như là cầu nối chiến lược giữa hậu phương miền Bắc và tiền tuyến miền Nam. Quảng Bình là cửa ngõ của đường Hồ Chí Minh, là “đại bản doanh” của Đoàn 559, nơi đây chính là nơi tập kết quân đội, hàng hóa, vũ khí, thuốc men vận tải vào Nam và chi viện cho chiến trường Lào. Cuốn “Đường Hồ Chí Minh - khát vọng độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc” [175], tập hợp 90 bài viết phản ánh sự chỉ đạo, hoạt động mở đường chi viện, phối hợp chiến đấu, bảo vệ đường Hồ Chí Minh - huyết mạch nối liền hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam. Liên quan đến tỉnh Quảng Bình, Lương Ngọc Bính có bài viết “Quảng Bình - nơi đọ sức quyết liệt đảm bảo chân hàng cho tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn”. Trong thành tích chung của nhân dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng đã tham gia mở đường Hồ Chí Minh chi viện cho chiến trường miền Nam, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Bình được xem là tuyến lửa đã hết lòng, hết sức đảm bảo chân hàng cho tuyến GTVT chiến trường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh, góp phần quan trọng vào Đại thắng mùa Xuân năm 1975 của dân tộc. 10 Cuốn sách “Lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển” của Cục Chính trị Quân chủng Hải quân [117] tiếp tục làm rõ và khẳng định những giá trị, ý nghĩa lịch sử sâu sắc của tuyến chi viện chiến lược trên biển cùng những thành tích, chiến công của các lực lượng làm nhiệm vụ chi viện chiến trường miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Công trình phản ánh chân thực, sinh động chủ trương chiến lược sáng suốt của Bộ Chính trị, sự chỉ đạo sát sao của Trung ương Đảng cũng như sự lãnh đạo, tổ chức thực hiện kịp thời của các địa phương trong xây dựng lực lượng, phương tiện vận tải, nghệ thuật tổ chức vận chuyển hàng hoá bằng đường biển vào chiến trường miền Nam. Cùng đề tài về GTVT trong KCCMCN, Đặng Phong có cuốn “5 đường mòn Hồ Chí Minh” [176]. Bằng nguồn tư liệu phong phú, có độ xác thực cao, tác giả đã mô tả sinh động năm con đường giao thông mà miền Bắc XHCN sử dụng vận chuyển của cải, vật chất, nhiên liệu, tiền bạc, lực lượng cho tiền tuyến miền Nam, góp phần đưa cuộc KCCMCN đi đến thắng lợi cuối cùng. Luận án Đảng lãnh đạo xây dựng, phát huy sức mạnh hậu phương miền Bắc (1965 - 1972) [213], đã mô tả, phục dựng tương đối đầy đủ, khách quan về sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng, bảo vệ, phát huy sức mạnh của hậu phương miền Bắc từ năm 1965 đến năm 1972, góp phần làm sáng tỏ thành công, hạn chế trong thực hiện chủ trương, đường lối của ĐCSVN về xây dựng, bảo vệ, phát huy sức mạnh của hậu phương miền Bắc đối với tiền tuyến miền Nam. Luận án cung cấp những tư liệu liên quan đến xây dựng, phát huy vai trò hậu phương lớn đối với miền Nam trong 21 năm KCCMCN. Một số bài báo về hậu phương miền Bắc trong KCCMCN: Vai trò của hậu phương chiến lược, hậu phương tại chỗ trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc” [156]; “Hậu phương - hậu cần trong tiến công chiến lược năm 1972” [154]; “Bàn về xây dựng căn cứ hậu phương và hậu phương chiến lược trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc” [158]; “Giải quyết vấn đề hậu phương quân đội trong chiến tranh” [157]; “Vài nét về đường Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước” của Hồ Khang [159] Cuốn Kỷ yếu Hội thảo “Đại thắng mùa xuân 1975 sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc thời đại Hồ Chí Minh” do Bộ Quốc phòng - Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh 11 xuất bản năm 2011 có một số bài viết đề cập trực tiếp đến hậu phương miền Bắc: “Xây dựng và phát huy vai trò hậu phương miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước” của Trần Văn Quang [178]; “Lực lượng thanh niên xung phong miền Bắc phát huy tinh thần đoàn kết, hiệp đồng, sáng tạo, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975” của Trương Mai Hương [153]; “Huy động nhân tài, vật lực to lớn của quân dân các dân tộc Việt Bắc chi viện cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975” của Nguyễn Văn Đạo [138]; “Động viên sức người, sức của cho trận quyết chiến chiến lược Xuân 1975 - bài học thực tiễn về phát huy sức mạnh Đại đoàn kết dân tộc ở vùng đồng bằng sông Hồng” của Nguyễn Văn Lân [161]; “Nguồn lực tổng hợp của hậu phương chiến lược Quân khu 4 chi viện cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975” của Nguyễn Hữu Cường [118]. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên đã làm rõ thành tựu của quân và dân miền Bắc trong xây dựng đất nước trên một số mặt quan trọng như: kinh tế, chính trị, văn hoá, y tế, giáo dục, GTVT và thắng lợi của quân dân miền Bắc đánh bại hai cuộc CTPH của đế quốc Mỹ (1965 - 1972); những kết quả chi viện của cải, vật chất, lực lượng của hậu phương miền Bắc cho cách mạng miền Nam. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về hậu phương Quảng Bình, về sự lãnh đạo của Đảng bộ Quảng Bình đối với việc thực hiện nhiệm vụ hậu phương trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Vai trò của hậu phương Quân khu 4 trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, của Nguyễn Văn Quang [177] đã nêu lên những đặc điểm, tính chất, ý nghĩa, vị trí và vai trò quan trọng của địa bàn Quân khu 4 (QK4) trong cuộc KCCMCN. Cuốn sách đã rút ra những bài học kinh nghiệm về nghệ thuật tổ chức, xây dựng, chiến đấu bảo vệ và phát huy vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của hậu phương QK4 trong KCCMCN, cung cấp nhiều tư liệu liên quan đến địa bàn tỉnh Quảng Bình, cùng với QK4, xây dựng nên một hậu phương vững mạnh trong cuộc kháng chiến. Cuốn Mặt trận giao thông vận tải trên địa bàn Quân khu 4 trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Bộ Tư lệnh QK4 và Viện Lịch sử quân sự Việt Nam [105], gồm nhiều bài viết của các tướng lĩnh, cán bộ chỉ huy đã trực tiếp chiến đấu, các nhà nghiên cứu trong nước đề cập đến mặt trận GTVT - phương thức vận chuyển từ hậu phương đến tiền tuyến trên một địa bàn đặc biệt nhất miền Bắc, đó là QK4. Trong cuốn 12 sách, hậu phương Quảng Bình được đề cập đến như một hậu phương trực tiếp để trung chuyển hàng hóa ra chiến trường. Sự can trường, anh dũng hy sinh cũng như những sáng tạo của quân dân nơi đây trong việc đảm bảo thông suốt con đường chi viện sức người, sức của từ miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam và cho chiến trường quốc tế Lào, Campuchia là hình ảnh sống động, tiêu biểu cho sức sống, sức mạnh bất diệt của hậu phương miền Bắc những năm KCCMCN. Cuốn Lịch sử Đảng bộ Quân khu 4 trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) của Đảng ủy QK4 [136] đề cập đến quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, diễn biến của nhân dân vùng QK4 chiến đấu chống Mỹ, bảo vệ hậu phương và thực hiện công tác hậu phương đối với tiền tuyến, trong đó có hậu phương Quảng Bình. Cuốn Quân khu 4 - Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) [202], trình bày lịch sử đấu tranh chống Mỹ, cứu nước của các lực lượng vũ trang, quân dân QK4, trong đó có quân và dân tỉnh Quảng Bình. Tập hồi kí của Đồng Sĩ Nguyên: Đường xuyên Trường Sơn [170] tái hiện quá trình hơn 10 năm hoạt động trong bom đạn khốc liệt nhưng rất anh dũng của quân và dân Việt Nam trên tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh. Tập hồi kí được thể hiện qua sự chắt lọc những mảng lớn ký ức, quá trình công tác của chính tác giả và một số nhân chứng đã từng chiến đấu trên chiến trường trong cuộc KCCMCN. QK4 trong hồi ức của tác giả đã thể hiện được sức mạnh của mình và trong đó "Quảng Bình là chiến trường trong chiến trường lớn - trọng yếu - Trường Sơn", con đường huyền thoại đã góp phần làm nên thắng lợi của cuộc KCCMCN. Hậu phương Quảng Bình trong cuộc KCCMCN đề cập cụ thể trong một số công trình: Cuốn "Lịch sử Đảng bộ Quảng Bình", tập II (1954 - 1975), Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh Quảng Bình [79] đã tái hiện lại bức tranh sinh động của một thời kỳ đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất đỗi anh hùng của quân và dân Quảng Bình dưới sự lãnh đạo của Đảng. Những chủ trương của Đảng bộ đã đoàn kết nhân dân cả tỉnh, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn của bom đạn, giặc thù để hoàn thành nhiệm vụ. Bằng những minh chứng khá cụ thể, bằng những con số thống kê, cuốn sách đã phản ánh khách quan, trung thực những ưu điểm, thành công cũng như những hạn chế về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Quảng Bình qua các giai đoạn lịch sử. 13 Đảng bộ Quân sự tỉnh Quảng Bình: "Lịch sử Quảng Bình chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)" [203]. Cuốn sách gồm có 4 chương được chia theo từng giai đoạn lịch sử của KCCMCN. Những nội dung về xây dựng hậu phương, chiến đấu bảo vệ hậu phương, chi viện cho tiền tuyến hoàn thành cuộc KCCMCN được tập khá đầy đủ. Tuy nhiên, những số liệu cần thiết trong xây dựng hậu phương và chi viện cho chiến trường miền Nam còn sơ lược. Năm 2014, nhân dịp kỉ niệm 410 năm thành lập tỉnh Quảng Bình, Sở Khoa học và công nghệ Quảng Bình xuất bản cuốn sách: "Lịch sử Quảng Bình" [189]. Đây là một công trình thông sử, gồm 15 chương trình bày các thời kỳ trong tiến trình lịch sử Quảng Bình, từ thời kỳ tiền sử đến cuối thế kỉ XX; trong đó, chương 14 trình bày Quảng Bình trong công cuộc xây dựng CNXH và kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975). Cuốn sách "Tuyến lửa những năm sôi động" của Lại Văn Ly [164], đã tái hiện một thời nhân dân Quảng Bình cùng nhân dân cả nước xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước. "Quảng Bình được ví là nơi yết hầu, cổ họng nối cơ thể Bắc - Nam, là đòn gánh hai đầu đất nước". Con đường huyền thoại này trở thành con đường nối liền cho tuyến vận chuyển hàng hoá của hậu phương miền Bắ...m trường học, trạm xá, đình chùa, nhà thờ đạo Thiên chúa đều bị bắn phá hư hỏng. Hàng ngàn ha ruộng đất bị bom đạn cày nát, làm thiệt hại trên 1 vạn con trâu bò; đặc biệt 7.000 người dân bị giết và 12.000 người bị thương [33]. Nhưng bom đạn của Mỹ đã không uy hiếp nổi tinh thần của quân và dân Quảng Bình, không ngăn cản được việc thực hiện nghĩa vụ của hậu phương trực tiếp đối với đồng bào miền Nam và trực tiếp là Trị - Thiên. Sự tàn bạo của Mỹ càng tăng thêm lòng căm thù và nung nấu ý chí quyết tâm chống lại những hành động phá hoại của Mỹ, bảo vệ vững chắc hậu phương, làm tròn nhiệm vụ lớn lao đối với tiền tuyến. 2.1.1.4. Chủ trương của Trung ương Đảng và Quân khu uỷ Quân khu IV Trước âm mưu tăng cường và mở rộng chiến tranh xâm lược của Mỹ, Trung ương Đảng và Bộ Chính trị luôn tỉnh táo, kiên định, đề ra những chủ trương kịp thời để lãnh đạo nhân dân xây dựng và thực hiện nhiệm vụ hậu phương trên tất cả các lĩnh vực. 27 Ngày 27-3-1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập Hội nghị chính trị đặc biệt. Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch rõ âm mưu mở rộng chiến tranh của Mỹ, xác định rõ nhiệm vụ của miền Bắc, với vị trí là căn cứ địa - hậu phương cách mạng của cả nước - dành nhiều sức người, sức của cho cách mạng miền Nam. Người cũng khẳng định: “Nếu chúng liều lĩnh động đến miền Bắc thì nhất định chúng sẽ thất bại thảm hại” [168, tr.228], đồng thời, Người kêu gọi nhân dân miền Bắc, mỗi người “phải làm việc bằng hai để đền đáp lại cho đồng bào miền Nam ruột thịt” [168, tr.229]. Hội nghị Chính trị đặc biệt do Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập có ý nghĩa như Hội nghị Diên Hồng trong thời đại mới, “vừa kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc mỗi khi Tổ quốc bị ngoại xâm đe doạ, vừa vận dụng sáng tạo nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, đưa đường lối của Đảng vào quần chúng để biến thành sức mạnh vật chất to lớn” [244, tr.206]. Quyết tâm thực hiện lời kêu gọi của Hồ Chí Minh, tháng 4-1964, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị phát động phong trào thi đua “mỗi người làm việc bằng hai, ra sức xây dựng và bảo vệ miền Bắc, tích cực ủng hộ cách mạng giải phóng miền Nam” [125, tr.117]. Trước những vận động, biến chuyển nhanh chóng của tình hình, vào tháng 6- 1964, Trung ương Đảng chỉ thị “tăng cường sẵn sàng chiến đấu, phá tan âm mưu khiêu khích, đánh phá miền Bắc của không quân địch” [125, tr.561] và dự kiến khả năng Mỹ liều lĩnh ném bom miền Bắc để uy hiếp tinh thần nhân dân Việt Nam. Vì vậy, Bộ Chính trị đề ra nhiệm vụ phải tăng cường công tác phòng không một cách khẩn trương, chu đáo, toàn diện và đồng thời nêu rõ phương châm đối phó cơ bản là “kết hợp mọi biện pháp đánh địch và biện pháp phòng tránh; lấy bộ đội phòng không làm nòng cốt, kết hợp với việc phát động một phong trào rộng rãi bắn máy bay địch bằng mọi thứ súng của bộ binh và các lực lượng dân quân tự vệ” [234, tr.151]. Sau sự kiện “Vịnh Bắc Bộ”, tháng 8-1964, Bộ Chính trị ra Chỉ thị về việc tăng cường sẵn sàng chiến đấu chống mọi âm mưu của Mỹ khiêu khích và phá hoại miền Bắc. Tháng 1-1965, Hội đồng Quốc phòng họp dưới sự chủ toạ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đề ra nhiệm vụ và phương hướng công tác quốc phòng trước mắt của miền Bắc là tăng cường công tác phòng thủ, trị an, sẵn sàng chiến đấu; ra sức xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; tích cực xây dựng và củng cố miền Bắc về mọi mặt. 28 Cuối năm 1964 đầu năm 1965, dưới sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ, miền Bắc được chuẩn bị một bước căn bản, đã ở trong tư thế sẵn sàng đối phó với cuộc CTPH của không quân và hải quân Mỹ. Đặc biệt, tháng 3-1965, Hội nghị của BCHTƯ Đảng lần thứ 11 đã họp và trên cơ sở phân tích âm mưu và hành động của Mỹ, Hội nghị dự kiến Mỹ có thể “dốc toàn lực lượng mở rộng chiến tranh xâm lược Việt Nam bằng quân chính quy Mỹ và chư hầu, đồng thời đánh phá miền Bắc thường xuyên, trên phạm vi rộng hơn, gây cho ta nhiều tổn thất lớn hơn. Tình hình đó sẽ làm cho tính chất ác liệt của cuộc chiến tranh tăng lên gấp bội” [244, tr.295]. Hội nghị khẳng định, dù Mỹ có tăng cường chiến tranh như thế nào đi nữa vẫn sẽ không đảo ngược được tình thế chiến lược hiện nay ở miền Nam. Bởi vì Mỹ đang ở thế thua, thế bị động về chiến lược và thất bại về chính trị, bị cô lập cao độ cả trong nước và trên thế giới, trong khi đó, quân, dân Việt Nam đang trên đà chiến thắng, ở thế chủ động và được nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hoà bình trên thế giới đồng tình ủng hộ. Với niềm tin vào thắng lợi của cuộc chiến tranh, Hội nghị đề ra nhiệm vụ cho cách mạng hai miền Nam, Bắc: Tích cực kiềm chế và thắng địch trong cuộc “chiến tranh đặc biệt” ở mức cao nhất ở miền Nam, ra sức tranh thủ thời cơ, tập trung lực lượng của cả nước giành thắng lợi quyết định ở miền Nam trong thời gian tương đối ngắn...; tiếp tục xây dựng miền Bắc, đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại và phong toả bằng không quân và hải quân của địch, chuẩn bị sẵn sàng để đánh bại địch trong trường hợp chúng đưa cuộc chiến tranh phá hoại ra hiện nay đến một trình độ ác liệt gấp bội, hoặc chuyển nó thành một cuộc “chiến tranh cục bộ” cả ở miền Nam lẫn miền Bắc, ra sức động viên lực lượng của miền Bắc chi viện cho miền Nam; ra sức giúp đỡ cách mạng Lào [126, tr.56]. Đối với miền Bắc, Hội nghị xác định: Phải tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội, hết sức coi trọng nhiệm vụ phòng thủ trị an, bảo vệ miền Bắc theo phương hướng: vừa chiến đấu tích cực, vừa phòng thủ chủ động để chống lại có hiệu quả những cuộc ném bom bắn phá của địch đang ngày càng tăng và có thể đạt đến mức độ ác liệt hơn nhiều, và tích cực chi viện cho miền Nam và giúp đỡ cách mạng Lào; đồng thời tích cực chuẩn bị sẵn sàng đối phó với tình hình địch có thể gây chiến tranh cục bộ [126, tr.57]. 29 Như vậy, Hội nghị BCHTƯ Đảng lần thứ 11 đã quyết định chuyển toàn bộ hoạt động của miền Bắc từ thời bình sang thời chiến nhằm đảm bảo cho miền Bắc tiếp tục sự nghiệp xây dựng CNXH trong điều kiện có chiến tranh, đảm bảo cho miền Bắc có đủ sức mạnh đánh bại cuộc CTPH của không quân, hải quân Mỹ và làm tròn vai trò, nhiệm vụ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn. BCHTƯ Đảng quyết định: Phải kịp thời chuyển hướng tư tưởng và tổ chức, chuyển hướng xây dựng kinh tế và tăng cường lực lượng quốc phòng để cho miền Bắc có đủ sức mạnh nhằm kịp thời đáp ứng yêu cầu bảo vệ miền Bắc, chống lại các cuộc ném bom bắn phá và phong tỏa của địch; nhằm sẵn sàng đối phó với khả năng địch mở rộng chiến tranh ở bất cứ mức độ nào ở miền Nam, miền Bắc cũng như Lào; nhằm đáp ứng yêu cầu chi viện to lớn cho cách mạng miền Nam trong tình hình mới, đồng thời vẫn đáp ứng yêu cầu tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội [126, tr.110]. Là hậu phương lớn của tiền tuyến lớn, sự tồn tại và phát triển vững mạnh của miền Bắc ngày càng có ý nghĩa sống còn và lớn lao đối với tiền tuyến miền Nam, cũng như đối với sự nghiệp cách mạng của cả nước. Tháng 12-1965, vào lúc Mỹ đang đưa quân ồ ạt vào miền Nam và mở rộng CTPH miền Bắc, Hội nghị lần thứ 12 BCHTƯ Đảng nêu lên quyết tâm của nhân dân Việt Nam và đề ra nhiệm vụ cụ thể đối với miền Bắc: Tiếp tục thực hiện nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 của Trung ương: vừa sản xuất, vừa chiến đấu để bảo vệ miền Bắc, đánh bại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, động viên sức người, sức của, tăng cường chi viện miền Nam, ra sức giúp đỡ cách mạng Lào, đồng thời tích cực chuẩn bị đánh thắng địch nếu chúng mở rộng “chiến tranh cục bộ” ra cả nước. Muốn làm tròn nhiệm vụ nói trên, miền Bắc cần phải được củng cố vững mạnh về mọi mặt chính trị, quân sự và kinh tế [123, tr.26]. Những chủ trương nêu trên của Trung ương Đảng là nhằm phát huy toàn bộ sức mạnh của hậu phương miền Bắc và quyết tâm làm trọn sứ mệnh hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn miền Nam. Đó là cơ sở quan trọng để từ đó Đảng bộ Quảng Bình triển khai công tác xây dựng và thực hiện nhiệm vụ hậu phương trên toàn tỉnh. Trong suốt quá trình Mỹ tiến hành CTPH miền Bắc, xuất phát từ vị trí chiến lược, QK4 vừa là tiền tuyến của miền Bắc XHCN, vừa là hậu phương trực tiếp của cách mạng miền Nam và Lào, Mỹ tập trung đánh phá ác liệt nhất địa bàn này. 30 Nhận thức rõ điều đó, trong hai ngày 7 và 8-5-1965, Hội nghị Quân uỷ QK4 mở rộng được tiến hành nhằm phân tích, đánh giá âm mưu, thủ đoạn của Mỹ và đề ra nhiệm vụ thích ứng với những thay đổi của tình hình. Để đánh thắng CTPH của Mỹ, Hội nghị khẳng định: 1. Nhiệm vụ sắp tới của Quân khu là rất nặng nề, gian khổ. Chiến tranh phá hoại của địch sẽ vô cùng ác liệt, song dù phải hy sinh đổ máu đến đâu cũng phải đánh bại bằng được chiến tranh phá hoại của địch; 2. Sẵn sàng làm tốt các nhiệm vụ là: bảo vệ an toàn các mục tiêu quân sự, dân sự trên địa bàn, làm tốt công tác phòng không nhân dân, quyết tâm bắn rơi, bắn cháy nhiều máy bay Mỹ. Bảo đảm tốt giao thông vận tải và mạch máu thông tin liên lạc. Làm tốt nhiệm vụ bảo vệ sản xuất, bảo vệ nhân dân, chi viện hết lòng cho chiến trường miền Nam và chiến trường Lào; 3. Chuyển hướng mọi hoạt động sản xuất, sinh hoạt của Nhà nước, của nhân dân phù hợp với thời chiến phụ vụ quốc phòng, phục vụ dân sinh [107, tr.130]. Nghị quyết của Hội nghị Quân khu uỷ đã đặt nền tảng cho cơ chế và nền nếp hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh, xây dựng và bảo vệ hậu phương trong cuộc KCCMCN. Ngày 22-5-1965, Quân khu uỷ QK4 họp và đưa ra Nghị quyết của Quân khu uỷ về “Tình hình và nhiệm vụ của Quân khu uỷ để đảm bảo chuyển các lực lượng vũ trang sang thời chiến”. Hội nghị đề ra nhiệm vụ của các lực lượng vũ trang quân khu lúc này là: Ra sức động viên phát động nhân dân và các lực lượng vũ trang quân khu chấp hành triệt để và đầy đủ quyết tâm của Trung ương: Quyết đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam. Quyết tâm lấy chiến tranh của nhân dân đánh bại chiến tranh phá hoại, bất luận loại chiến tranh đó quyết liệt đến mức nào. Quyết tâm lấy chiến tranh nhân dân đánh bại chiến tranh cục bộ nếu địch gây ra trong Quân khu. Sẵn sàng nhận và làm tốt nhiệm vụ chi viện và đi chiến đấu ở B. Tích cực liên tục làm nhiệm vụ ở C [180]. Để thực hiện quyết tâm đó, Hội nghị nêu những nhiệm vụ cụ thể: Bảo vệ sản xuất, bảo vệ an ninh, đập tan mọi hành động tập kích, biệt kích, làm tốt công tác phòng không nhân dân. Chuyển hướng mọi hoạt động sản 31 xuất, sinh hoạt thích hợp với thời chiến, vừa phục vụ quốc phòng, vừa phục vụ đời sống nhân dân, làm cho công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa vẫn được tiếp tục phát triển trong quân khu ngay trong chiến đấu, càng chiến đấu các mặt kinh tế, chính trị, quân sự càng phát triển càng lớn mạnh [180]. Để hoàn thành nhiệm vụ trên, Quân uỷ Quân khu đề ra nhiệm vụ trước mắt: - Phòng tránh tích cực, phòng tránh trên cơ sở dựa vào dân, tổ chức nhân dân phòng tránh liên tục, rộng rãi, kịp thời. - Sẵn sàng đánh thắng Mỹ trong chiến tranh cục bộ nếu Mỹ gây ra chiến tranh ra Quân khu. - Đối với B, phải lấy việc sẵn sàng nhận nhiệm vụ chiến đấu ở B là cao hơn hết, cấp thiết nhất. - Đối với C, tiếp tục chi viện, phối hợp với các lực lượng vũ trang của bạn để chiến đấu chống kẻ thù chung - đế quốc Mỹ [180]. Bộ Chính trị, BCHTƯ Đảng và Ban Bí thư Trung ương, QK4 thường xuyên bám sát thực tiễn, phân tích tình hình, nhận định đúng âm mưu và thủ đoạn của Mỹ. Trên cơ sở sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng toàn diện trên các lĩnh vực sản xuất, chiến đấu, GTVT, chi viện chiến trường đối với hậu phương miền Bắc, Đảng bộ Quảng Bình đã kịp thời lãnh đạo chiến đấu bảo vệ hậu phương tại chỗ và làm nghĩa vụ hậu phương đối với tiền tuyến lớn miền Nam. 2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình Để thực hiện nhiệm vụ vừa là tiền tuyến của miền Bắc, vừa là hậu phương trực tiếp của cách mạng miền Nam, dưới sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình, nhân dân Quảng Bình đoàn kết vừa đẩy mạnh sản xuất, xây dựng hậu phương, vừa tăng cường lực lượng sẵn sàng chiến đấu. Sau chiến thắng ngày 5-8-1964, thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị, Tỉnh uỷ Quảng Bình đã họp và tổng kết kinh nghiệm và đề ra nhiệm vụ: “tăng cường công tác phòng thủ, phòng không nhân dân. Trong công tác phòng không phải chú ý cả hai mặt: tổ chức lực lượng đánh địch và phòng tránh” [63]. Tháng 10-1964, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 81 chỉ rõ nhiệm vụ của Quảng Bình, Vĩnh Linh là “khẩn trương chuẩn bị đối phó với chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mỹ. Địch sẽ mở rộng đánh phá miền Bắc và Quảng Bình, Vĩnh Linh là nơi chúng sẽ đánh phá trước hết” [40]. Quán triệt Nghị quyết số 81, Tỉnh uỷ 32 Quảng Bình đề ra phương châm: chuyển hướng xây dựng và phát triển kinh tế sang thời chiến nhằm phục vụ đời sống và phòng không chiến đấu. Trung ương Đảng cũng khẳng định: Nếu Mỹ đánh ra miền Bắc, Quảng Bình sẽ là nơi “đầu sóng ngọn gió”, chiến tranh diễn ra ác liệt, kéo dài, nhân dân Quảng Bình sẽ tiếp nhận cuộc chiến đấu mới với tinh thần chịu đựng và quyết tâm ra sao? Với sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Quân uỷ Trung ương, Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Bình đã triệu tập Hội nghị cán bộ toàn tỉnh (2-1965), tổ chức mít tinh lấy ý kiến nhân dân rồi báo cáo lên Trung ương Đảng và Chính phủ với lời hứa quyết tâm: Dù phải trải qua hy sinh gian khổ, ác liệt mấy đi nữa, quân và dân Quảng Bình quyết giữ vững tinh thần, phát huy truyền thống anh hùng, bất khuất của Bình Trị Thiên khói lửa, sẵn sàng trước mọi thử thách, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, làm tròn nhiệm vụ chi viện cho miền Nam ruột thịt [164, tr.32]. Từ ngày 18 đến 20-6-1965, Hội nghị cán bộ toàn tỉnh được triêụ tập. Xuất phát từ vị trí đặc biệt của Quảng Bình, Hội nghị nhận định: Chúng ta ở vào vị trí đầu cầu của miền Bắc, là hậu phương trực tiếp của miền Nam và giáp với vùng giải phóng Lào, mọi hoạt động phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ đều lấy tỉnh ta làm nơi thí nghiệm đầu tiên; nếu cuộc chiến tranh đặc biệt ở miền Nam chuyển thành chiến tranh cục bộ, thì tỉnh ta cũng là nơi trực tiếp bị uy hiếp và phải đối phó với chiến tranh phá hoại và phong toả với mức độ ác liệt gấp bội và nếu chúng liều lĩnh mở rộng chiến tranh cục bộ ra cả hai miền Nam Bắc nước ta thì Quảng Bình cũng là nơi chạm trán đầu tiên của đế quốc Mỹ và tay sai [14]. Căn cứ đặc điểm, tình hình của tỉnh, Hội nghị đề ra nhiệm vụ chung cho Quảng Bình như sau: - Chuyển hướng xây dựng nền kinh tế tự túc kết hợp với việc tăng cường củng cố quốc phòng phù hợp với yêu cầu của tình hình mới. - Ra sức tăng cường công tác phòng thủ trị an, bảo vệ Quảng Bình, bảo vệ miền Bắc, kiên quyết đánh bại kế hoạch ném bom bắn phá bằng không quân và hải quân của địch. - Quản lý chặt chẽ việc cung cấp phân phối, bồi dưỡng sức dân, đề cao tinh thần tiết kiệm tiêu dùng, dốc toàn lực xây dựng nền kinh tế tự túc để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. 33 - Kiên quyết bảo đảm cho được vấn đề giao thông vận tải là vấn đề sống còn hiện nay của tỉnh và của cả nước. - Sẵn sàng gánh vác nhiệm vụ chi viện cho miền Nam, trước hết cho Trị - Thiên và làm tròn nghĩa vụ quốc tế của mình đối với cách mạng Lào [14]. Cùng với nhiệm vụ chuyển hướng xây dựng kinh tế và tăng cường công tác an ninh, quốc phòng, Đảng bộ tỉnh còn đặt ra nhiệm vụ cần chuyển hướng công tác tư tưởng, tổ chức và tác phong làm việc trong quần chúng nhân dân để góp phần đáp ứng yêu cầu tình hình mới của tỉnh. Đặc biệt, tỉnh Quảng Bình lại ở vào đầu cầu của giới tuyến, vì vậy trách nhiệm càng khó khăn hơn. Công tác lãnh đạo tư tưởng và nâng cao nhận thức cho cán bộ đảng viên, lực lượng vũ trang và nhân dân chính là tinh thần quyết tâm đánh thắng Mỹ đến cùng. Báo cáo “Kiểm điểm một năm chống chiến tranh phá hoại của tỉnh Quảng Bình” do ông Nguyễn Tư Thoan, Bí thư Tỉnh uỷ trình bày tại Hội nghị tổng kết hoạt động trong một năm và những hạn chế cần khắc phục (ngày 2 đến ngày 3-9-1965). Hội nghị đề ra những nhiệm vụ trước mắt: - Phát động toàn dân tiếp tục đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại đang phát triển đến mức cao của Mỹ ở miền Bắc cũng như ở tỉnh Quảng Bình. - Cố gắng đảm bảo chi viện cho miền Nam, trước hết là Trị Thiên và tích cực giúp đỡ cách mạng Lào. - Đẩy mạnh sản xuất, xây dựng nền kinh tế tự túc trong toàn tỉnh, đảm bảo đời sống nhân dân và phục vụ cho cuộc chiến tranh có thể kéo dài. - Tăng cường lực lượng lãnh đạo của Đảng đối với công tác quốc phòng trị an [24]. Để thực hiện nhiệm vụ hậu phương và phương châm quyết chiến, quyết thắng, về việc sẵn sàng chiến đấu, Hội nghị Thường vụ Đảng bộ tỉnh Quảng Bình ngày 6-8- 1966 tiếp tục khẳng định: phải xây dựng quyết tâm cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân tinh thần sẵn sàng chờ Mỹ đến để tiêu diệt; phải xây dựng lập trường cách mạng kiên định. Về tổ chức lực lượng chiến đấu, Đảng bộ tỉnh khẳng định sức mạnh để đánh thắng Mỹ là sức mạnh của đường lối chiến tranh nhân dân, của quan điểm dựa vào sức mình là chính. Vì vậy, nhiệm vụ cấp bách lúc này là: 34 Phát triển đội ngũ dân quân du kích, coi đây là lực lượng chiến đấu trong toàn tỉnh. Trong lúc phát triển lực lượng dân quân du kích rộng khắp, phải chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ cốt cán có lập trường kiên định, có trình độ kỹ thuật, chiến thuật. Về lực lượng vũ trang (LLVT), phải chú trọng xây dựng lực lượng cơ động của tỉnh mạnh mẽ, bao gồm các binh chủng bộ binh, pháo binh, cao xạ, công binh, thông tin... Nhưng đặc biệt chú trọng xây dựng các đơn vị bộ binh thành lực lượng cơ động trong phạm vi nhất định để sẵn sàng vận động tiêu diệt địch [21]. Về xây dựng căn cứ địa hậu phương, làm tốt nhiệm vụ hậu cần, Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh bổ sung thêm những vấn đề cụ thể, quan trọng nhất là về sản xuất nông nghiệp, đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm cho nhân dân và bộ đội. Về công nghiệp và thủ công nghiệp, Đảng bộ tỉnh chủ trương cần tập trung vào việc phục vụ nông nghiệp, GTVT và cung cấp hàng tiêu dùng cho cho nhân dân. Trước tình hình chiến tranh ngày càng ác liệt, Đảng bộ chuyển hướng chỉ đạo một cách khẩn trương với định hướng: - Tổ chức cơ quan chỉ đạo trong tỉnh thật mạnh mẽ (cơ quan Thường vụ, Uỷ ban, Tỉnh đội và Công an), đảm bảo đủ phương tiện và yêu cầu cần thiết (thông tin liên lạc, phương tiện giao thông, trụ sở đảm bảo an toàn) để chỉ đạo tốt chiến đấu. - Tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng. Tiếp tục phát huy cuộc vận động xây dựng chi bộ 4 tốt. - Tăng cường hệ thống liên lạc thông suốt [21]. Qua hai năm đối phó với cuộc chiến tranh ác liệt của Mỹ, lực lượng của tỉnh Quảng Bình ngày càng được tăng cường về mọi mặt. Các tổ chức của Đảng, của nhân dân, các lực lượng vũ trang lớn mạnh lên nhiều. Trên cơ sở những thắng lợi đạt được trong hai năm 1965 - 1966, Đảng bộ tỉnh tiếp tục phát huy những thành tích đạt được và thực hiện tốt Nghị quyết lần thứ 12 của Trung ương Đảng đề ra. Nghị quyết của BCH Đảng bộ tỉnh Quảng Bình vào ngày 19-4-1967 đề ra nhiệm vụ chung: Vừa chiến đấu, vừa chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu, vừa ra sức đẩy mạnh sản xuất, vừa tích cực bảo vệ sản xuất. Kết hợp phát triển kinh tế và tăng cường củng cố quốc phòng, ra sức xây dựng tiềm lực kinh tế tỉnh ta ngày càng vững mạnh, đảm bảo yêu cầu chiến đấu, sản xuất và đời sống của nhân dân tỉnh ta trong mọi tình thế. Cố gắng hết sức mình để chi viện cho cách mạng miền Nam và ủng hộ cách mạng Lào [28]. 35 Mục tiêu bắn phá chính của Mỹ trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các tuyến giao thông, nhằm cắt đứt con đường vận chuyển vào miền Nam. Trong hai năm 1965 - 1966, Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo nhân dân thực hiện nhiệm vụ bảo đảm giao thông thông suốt. Nhân dân không tiếc xương máu, hi sinh tài sản riêng của mình để thông đường, đảm bảo con đường vận chuyển không bị ngưng trễ. Năm 1967, Đảng bộ tỉnh ban hành một Nghị quyết riêng về đảm bảo GTVT, nhằm đáp ứng ngày càng cao cho cuộc chiến tranh. Nghị quyết khẳng định: “Bằng bất cứ giá nào và dù trong tình thế nào chúng ta cũng phải dốc lòng, dốc sức đảm bảo cho kì được mạch máu giao thông vận tải được thông suốt, đảm bảo nhiệm vụ chi viện cao nhất cho miền Nam đánh to thắng lớn” [31]. Các biện pháp để thực hiện nhiệm vụ là: - Củng cố và phát triển lực lượng vận tải, thực hiện triệt để đường lối quần chúng trong khâu tổ chức vận tải. - Quyết tâm bảo vệ cầu, đường, giữ vững mạch máu giao thông, tích cực đẩy mạnh phát triển giao thông nông thôn nhằm bảo đảm giao thông vận tải thông suốt. - Tăng cường công tác bảo vệ đối với giao thông vận tải [31]. Nghị quyết về đảm bảo GTVT của Đảng bộ tỉnh đã đáp ứng kịp thời cho cuộc chiến tranh đang bước vào giai đoạn ác liệt, đòi hỏi phải có sự dũng cảm, khéo léo và tổ chức kịp thời của Đảng bộ, quân và dân tỉnh Quảng Bình. Giữa sau năm 1967, BCH Đảng bộ tỉnh Quảng Bình tiếp tục họp và đề ra Nghị quyết về Những chuyển biến mới của tình hình trong 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trước mắt của tỉnh ta ra vào tháng 7-1967. Một lần nữa, Nghị quyết khẳng định những nhiệm vụ của tỉnh với tư cách là một hậu phương và trực tiếp đấu tranh chống CTPH của Mỹ. Vì vậy, nhiệm vụ cao nhất lúc này mà tỉnh Quảng Bình cần tập trung thực hiện là chi viện cho chiến trường miền Nam, bởi đây là: Trách nhiệm và là vinh dự chung của cả miền Bắc, hậu phương lớn của tiền tuyến lớn. Nhưng riêng với tỉnh ta, ở vào vị trí tiếp giáp với chiến trường miền Nam, là địa bàn chuyển tiếp mọi sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam, cho nên tỉnh ta có nhiệm vụ không những phải trực tiếp góp phần chi viện mà còn có trách nhiệm to lớn là phải đảm bảo mọi chi viện của cả miền Bắc vận chuyển vào miền Nam được thông suốt, nhanh chóng, an toàn [29]. 36 Năm 1968, quân và dân Việt Nam đã đánh bại một bước quan trọng cuộc chiến tranh cục bộ của Mỹ ở miền Nam và căn bản đánh bại cuộc CTPH ở miền Bắc. Đó là những điều kiện thuận lợi để nhân dân ta tiến tới giành thắng lợi quyết định trên chiến trường. Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đã họp và ra Nghị quyết Thắng lợi to lớn trong 3 năm chống Mỹ, cứu nước và nhiệm vụ trước mắt của tỉnh ta. Nghị quyết đề ra ba nhiệm vụ quan trọng, chủ chốt phục vụ mục tiêu đánh bại hoàn toàn cuộc CTPH của Mỹ: 1- Tập trung mọi khả năng lực lượng đảm bảo chi viện và phục vụ tiền tuyến lớn một cách tốt nhất, kiên quyết đánh bại mọi cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ chủ yếu bằng không quân và hải quân đến mức cao nhất và sẵn sàng đánh bại mọi cuộc tập kích và tấn công băng bộ binh của chúng; 2- Ra sức đẩy mạnh sản xuất và bảo vệ sản xuất, kết hợp phát triển kinh tế và tăng cường củng cố quốc phòng, xây dựng tiềm lực kinh tế tỉnh ta ngày càng vững mạnh, đảm bảo cho yêu cầu chiến đấu, sản xuất và đời sống của nhân dân trong mọi tình thế; 3- Hết sức cố gắng giúp đỡ cuộc kháng chiến của nhân dân Lào [33]. Từ chủ trương chung, Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo triển khai nhanh chóng thực hiện nhiệm vụ hậu phương trên các lĩnh vực cụ thể. 2.2. QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HẬU PHƯƠNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH 2.2.1. Xây dựng tiềm lực hậu phương 2.2.1.1. Công tác chính trị - tư tưởng Nhận thức được tầm quan trọng của công tác chính trị - tư tưởng, khi miền Bắc bước sang thời chiến, tại Hội nghị BCHTƯ Đảng lần thứ 11 (3-1965) và Hội nghị BCHTƯ Đảng lần thứ 12 (12-1965), Đảng xác định: công tác tư tưởng có nhiệm vụ làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận rõ âm mưu, hành động mới của Mỹ; tương quan so sánh lực lượng giữa cách mạng Việt Nam và Mỹ; chỗ mạnh, chỗ yếu; thuận lợi, khó khăn của hai phía; ra sức xây dựng tư tưởng phấn khởi, tin tưởng, quyết chiến, quyết thắng; sẵn sàng chiến đấu và công tác bất cứ nơi nào; sẵn sàng đánh bại bất cứ loại chiến tranh nào của Mỹ. Công tác tư tưởng cũng phải làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận rõ giải phóng miền Nam là trách nhiệm chung của nhân dân cả nước; miền Bắc dù bị ném bom, bắn phá đến đâu cũng phải vì giải phóng miền Nam mà không chút 37 nao núng, quyết tâm thắng Mỹ; xây dựng tác phong tích cực, khẩn trương của thời chiến. Tháng 4-1965, Ban Bí thư ra Nghị quyết “Về công tác tư tưởng trong tình hình mới”, chỉ đạo cụ thể việc chuyển hướng công tác này. Để thực hiện được những nội dung của công tác tư tưởng, Đảng chủ trương “phải kết hợp chặt chẽ ba mặt: tuyên truyền giáo dục về tình hình, nhiệm vụ, đường lối, chủ trương của Đảng trong tình hình mới; nâng cao trình độ hiểu biết về quản lý kinh tế và kỹ thuật, về chiến tranh nhân dân và quốc phòng toàn dân; bồi dưỡng phẩm chất và đạo đức cách mạng của giai cấp vô sản” [126, tr.128]. Điều quan trọng trước tiên là nâng cao hiểu biết cho nhân dân. Đáp ứng yêu cầu của Trung ương Đảng, Đảng bộ Quảng Bình thường xuyên chú trọng giáo dục chính trị cho nhân dân, toàn thể cán bộ, đảng viên nhận thức sâu sắc hơn về đường lối cách mạng XHCN ở miền Bắc, đường lối cách mạng miền Nam và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, qua đó nâng cao ý thức chính trị, củng cố sự đoàn kết nhất trí trong mọi tầng lớp nhân dân, giữ vững ý chí, quyết tâm kháng chiến chống Mỹ, bảo vệ và thực hiện nhiệm vụ hậu phương. Năm 1964, Tỉnh uỷ Quảng Bình đã tổ chức học tập trong toàn tỉnh với chủ đề: “10 năm Quảng Bình giải phóng”, nêu cao quyết tâm sẵn sàng bảo vệ thành quả cách mạng. Trải qua chặng đường 10 năm, Đảng bộ và nhân dân Quảng Bình đã vượt qua mọi khó khăn, khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế, văn hoá xã hội, ổn định đời sống nhân dân; thực hiện thành công cuộc vận động cải tạo XHCN; thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, bước đầu xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH; thống nhất tư tưởng, chính trị, tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh, sẵn sàng chiến đấu chống CTPH của Mỹ và chi viện miền Nam. Hội nghị đã đánh giá: Trải qua 10 năm xây dựng hậu phương, nhân dân Quảng Bình đã tôi luyện cho mình sự nhất trí về chính trị và tinh thần, củng cố lòng yêu nước và yêu CNXH, ý thức căm thù kẻ xâm lược được thể hiện bằng hành động cách mạng cụ thể, bằng khí thế chiến đấu, phục vụ chiến đấu và đẩy mạnh sản xuất [17]. Như vậy, qua 10 năm lãnh đạo, Đảng bộ Quảng Bình có những bước trưởng thành về mặt tư tưởng, chính trị và tổ chức. Đó là cơ sở quan trọng để Đảng bộ và nhân dân Quảng Bình tiến lên vừa sản xuất, vừa chiến đấu, phục vụ chiến đấu, xây dựng 38 CNXH trong điều kiện có chiến tranh, sẵn sàng chi viện cách mạng miền Nam và làm nhiệm vụ quốc tế. Trước tình hình Mỹ ngày càng leo thang đánh phá ác liệt, Tỉnh uỷ tổ chức Hội nghị cán bộ toàn tỉnh từ ngày 18 đến ngày 20-6-1965 để đánh giá và đề ra nhiệm vụ trước mắt. Đối với công tác chính trị tư tưởng, hội nghị nêu rõ quyết tấm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược trong mọi tình huống và dù có khó khăn đến đâu cũng nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, “dù phải ăn rau tàu bay cũng quyết đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” [14]. Trong toàn tỉnh dấy lên phong trào “Chống Mỹ, cứu nước”, quyết tâm giành nhiều thắng lợi trên mặt trận quân sự và kinh tế. Ngày 14-7-1965, quân và dân Quảng Bình bắn rơi máy bay thứ 100. Ngày 17- 7-1965, Hồ Chí Minh gửi thư “ khen ngợi đồng bào, bộ đội và cán bộ Quảng Bình đã bắn rơi 100 máy bay giặc Mỹ” [201]; đồng thời, “thu hoạch vụ chiêm rất tốt. Như vậy là tỉnh nhà chiến đấu giỏi, sản xuất cũng giỏi” [201]. Hồ Chí Minh động viên bộ đội, cán bộ và đồng bào tỉnh Quảng Bình “phát huy thắng lợi, nêu cao truyền thống anh hùng của quân và dân ta, đoàn kết chặt chẽ, luôn luôn cảnh giác, quyết giành nhiều thành tích to lớn hơn nữa cùng đồng bào cả nước quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược cho đến thắng lợi hoàn toàn” [201]. Nhằm phát huy, động viên tinh thần chiến đấu của quân dân Quảng Bình, Đảng bộ tỉnh tổ chức nhân dân học tập thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh; qua đó, nâng cao ý chí chiến đấu, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và thống nhất tư tưởng để vượt qua mọi khó khăn. Năm 1966, Đảng bộ tỉnh phát động phong trào thi đua hai giỏi: “chiến đấu giỏi, sản xuất giỏi”. Từ đó, “chiến đấu giỏi”, “sản xuất giỏi” trở thành phong trào cách mạng của quần chúng, mang ý nghĩa chính trị sâu sắc, trở thành thước đo tinh thần, ý chí và trách nhiệm của mỗi người dân Quảng Bình. Xuất phát từ phong trào “hai giỏi”, các ban, ngành đã cụ thể hoá nội dung thi đua của ngành mình, cơ quan mình cho phù hợp với môi trường hoạt động. Đối với phụ nữ có phong trào “ba đảm đang, đối với thanh niên có phong trào “ba sẵn sàng”, đối với công nhân có phong trào “ba cải tiến”, trong giáo dục có phong trào “hai tốt” Năm 1967, Tỉnh uỷ tổ chức cuộc vận động “ơn Đảng nặng, thù giặc sâu” tăng cường đoàn kết nhất trí trong nội bộ với khẩu hiệu: “Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn”. Qua sinh hoạt chính trị đã góp phần phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng 39 của địa phương, nâng cao giác ngộ dân tộc, giác ngộ giai cấp, nung nấu thêm lòng căm thù giặc, xây dựng tinh thần tự lực cánh sinh, nâng cao trình độ hiểu biết về đường lối, chính sách của Đảng; làm cho đảng viên và quần chúng càng thêm tin tưởng ở Đảng, tin tưởng ở sức mạnh của bản thân; xác định được lý tưởng phấn đấu của mình và không ngừng cố gắng làm tròn nhiệm vụ trong mọi hoàn cảnh khó khăn. Năm 1968, Đảng bộ Quảng Bình cho cán bộ đảng viên tổ chức đợt học tập với nội dung: “Vinh dự to lớn, trách nhiệm nặng nề, sẵn sàng đi trước về sau cho đến thắng lợi cuối cùng”, chuẩn bị cho Đảng bộ và quân dân trong tỉnh bước vào thời kỳ đấu tranh mới, thời kỳ thử thách cao hơn. Nhờ luôn luôn bồi dưỡng tinh thần cách mạng tiến công liên tục nên Đảng bộ, quân và dân Quảng Bình đã quán triệt sâu sắc và nghiêm chỉnh chấp hành đường lối của Đảng. Khí thế thi đua đã góp phần động viên, cổ vũ quân và dân, cán bộ đảng viên làm tròn trách nhiệm của mình trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước. 2.2.1.2. Lĩnh vực kinh tế Nếu nói về tiềm lực hậu phương, thì kinh tế luôn là một nhân tố quan trọng để đảm bảo cho một cuộc chiến tranh lâu dài và ...iá tình hình năm 1969 và phương hướng nhiệm vụ năm 1970, Phòng Lưu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 54. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (1970), Thông báo số 09 TB/QB ngày 17-4-1970 về tình hình quý I năm 1970, Phòng Lưu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 55. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (1970), Chỉ thị số 05-CT/QB ngày 25-4- 1970 về tăng cường lãnh đạo thực hiện chính sách ổn định nghĩa vụ lương thực trong 5 năm (1970 - 1974) và chính sách phân phối lương thực của Nhà nước trong sản xuất nông nghiệp, Phòng Lưu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 56. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (1970), Dự thảo Nghị quyết số 01 CT/QB ngày 15-6-1970 về đánh giá tình hình năm 1969 và phương hướng nhiệm vụ 1970, Phòng Lưu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 57. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (1970), Nghị quyết Tỉnh ủy số 05-NQ/QB ngày 21-7-1970 về tình hình 6 tháng qua và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 1970, Phòng Lưu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 58. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (1970), Chỉ thị số 07-CT/ QB ngày 8-8- 1970 về việc mở đợt vận động gửi tiền tiết kiệm dài hạn chống Mỹ, cứu nước và xây dựng quê hương, Phòng Lưu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 59. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (1970), Nghị quyết về xây dựng phát triển công nghiệp trong thời gian qua và phương hướng trong những năm sắp đến (7-1970), Phòng Lưu trữ Tỉnh ủy Quảg Bình. 157 60. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (1970), Chỉ thị số 14-CT/QB ngày 08-12- 1970 về việc tiến hành báo công, lập công, bình bầu hai giỏi cuả năm 1970, Phòng Lưu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 61. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (1971), Nghị quyết số 10-NQ/TU của Ban Chấp hành Tỉnh Đảng bộ về tình hình nhiệm vụ năm 1971 và nhiệm vụ năm 1972, Phòng Lưu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 62. Ban Chấp hành tỉnh Đảng bộ Quảng Bình (1971), Thông báo số 19/VP ngày 08-8- 1971 về tình hình tháng 7-1971, Phòng Lưu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 63. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (1972), Báo cáo tổng kết 8 năm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1965 - 1972), Phòng Lưu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 64. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (1972), Chỉ thị số 32/VP-TU ngày 02-4- 1972 về việc tổ chức đón tiếp chu đáo đồng bào Quảng Trị, Phòng Lưu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 65. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (1972), Nghị quyết số 12-NQ/TU về việc tập trung lực lượng tăng cường lãnh đạo và chỉ đạo. quyết tâm bảo vệ và đảm bảo GTVT trong tình hình mới (6-1972), Phòng Lưu trữ Tỉnh uỷ Quảng Bình. 66. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (1972), Thông báo số 41, Phòng Lưu trữ Tỉnh uỷ Quảng Bình. 67. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (1972), Chỉ thị số 51-CT/QB ngày 29-9- 1972 về việc phát động đợt thi đua bắn rơi tại chỗ chiếc máy bay Mỹ thứ 700 trên đất Quảng Bình, Phòng Lưu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 68. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (1973), Nghị quyết số 15-NQ/QB ngày 20-3-1973 về tình hình năm 1972 và phương hướng nhiệm vụ năm 1973, Phòng Lưu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 69. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (1973), Nghị quyết số 18-NQ/QB ngày 30-6-1973 về công tác cán bộ trong giai đoạn mới, Phòng Lưu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 70. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (1973), Nghị quyết số 19-NQ/QB ngày 27-7-1973 về phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp và thủ công nghiệp trong tình hình mới, Phòng Lưu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 158 71. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (1973), Nghị quyết số 20-NQ/QB ngày 11-8-1973 về nhiệm vụ đối với công tác C, Phòng Lưu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 72. Ban Chấp hành tỉnh Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (1974), Báo cáo chính trị của trình bày trước Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ lần thứ 6, Lưu tại Tiểu Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Tỉnh ủy Quảng Bình. 73. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (1974), Tài liệu Tỉnh uỷ năm 1974, Phòng Lưu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 74. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (1974), Nghị quyết của Thường vụ Tỉnh ủy số 02 NQ/QB ngày 05-12-1974 về công tác quân sự địa phương trong giai đoạn mới, Phòng Lưu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 75. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (1975), Báo cáo tình hình 3 năm khôi phục và phát triển kinh tế (1973-1975), Phòng Lưu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 76. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (1975), Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 04-4-1975 về Hội nghị Ban Chấp hành tỉnh Đảng bộ lần thứ 4 tổng kết tình hình năm 1974 và phương hướng nhiệm vụ năm 1975, Phòng Lưu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 77. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (1975), Nghị quyết số 05/NQ-QB ngày 08-4-1975 về Hội nghị lần thứ 4 của Ban Chấp hành tỉnh Đảng bộ về phương hướng nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng năm 1975, Phòng Lưu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 78. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (1995), Lịch sử Đảng bộ Quảng Bình, tập 1 (1930 - 1954), Xí nghiệp in Quảng Bình. 79. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (2000), Lịch sử Đảng bộ Quảng Bình, tập 2 (1954 - 1975), Xí nghiệp in Quảng Bình. 80. Ban Chấp hành Quân sự tỉnh Quảng Bình (1972), Hội thảo nhân chứng lịch sử chiến dịch Hòn La năm 1972, Nhật ký trực ban tác chiến của Ban Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Bình, Quảng Bình. 81. Ban Chấp hành Quân sự tỉnh Quảng Bình (1993), Hội thảo nhân chứng lịch sử Quảng Bình chống Mỹ cứu nước tháng 2 năm 1993, Quảng Bình. 82. Ban Chỉ đạo biên soạn lịch sử Chính phủ Việt Nam (2008), Lịch sử Chính phủ Việt Nam (1955 - 1976), tập 2, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 159 83. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1996), Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi và bài học, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 84. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (2000), Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1954 - 1975: Thắng lợi và Bài học, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 85. Ban Chỉ huy C10-N715 - Binh trạm 17 (1997), Bản báo cáo thành tích đơn vị, Ban TNXP tỉnh Quảng Bình. 86. Ban Chỉ huy Đoàn 04 (1997), Báo cáo thành tích Đoàn 104, Ban TNXP tỉnh Quảng Bình. 87. Ban đảm bảo GTVT Quảng Bình (1969), Báo cáo tổng kế kế hoạch VT5, Phòng Lưu trữ Tỉnh uỷ Quảng Bình 88. Ban đảm bảo GTVT Quảng Bình (1969), Phát huy thắng lợi giòn giã của chiến dịch VT5 tiến lên giành thắng lợi to lớn hơn nữa trên mặt trận GTVT trong giai đoạn mới, Phòng Lưu trữ tỉnh uỷ Quảng Bình. 89. Ban đảm bảo GTVT Quảng Bình (1969), Kế hoạch tiếp nhận và tiếp chuyển tháng 1-1969 tỉnh Quảng Bình, Phòng Lưu trữ Tỉnh uỷ Quảng Bình. 90. Ban đảm bảo GTVT Quảng Bình (1969), Báo cáo kết quả vận chuyển từ ngày 1-1 đến ngày 30-1-1969, Phòng Lưu trữ Tỉnh uỷ Quảng Bình. 91. Ban đảm bảo GTVT Quảng Bình (1969), Kế hoạch vận chuyển tháng 2-1969, Phòng Lưu trữ Tỉnh uỷ Quảng Bình. 92. Ban đảm bảo GTVT Quảng Bình (1969), Báo cáo kết quả vận chuyển từ ngày 1-2 đến ngày 25-2-1969, Phòng Lưu trữ Tỉnh uỷ Quảng Bình. 93. Ban đảm bảo GTVT Quảng Bình (1969), Kế hoạch vận chuyển tháng 3-1969, Phòng Lưu trữ Tỉnh uỷ Quảng Bình. 94. Ban đảm bảo GTVT Quảng Bình (1969), Báo cáo kết quả vận chuyển từ ngày 1-4 đến ngày 30-4-1969, Phòng Lưu trữ Tỉnh uỷ Quảng Bình. 95. Ban đảm bảo GTVT Quảng Bình (1969), Báo cáo kết quả vận chuyển từ ngày 1-5 đến ngày 25-5-1969, Phòng Lưu trữ Tỉnh uỷ Quảng Bình. 96. Ban đảm bảo GTVT Quảng Bình (1969), Báo cáo kết quả vận chuyển từ ngày 1-1- 1967 đến ngày 20-5-1969, Phòng Lưu trữ Tỉnh uỷ Quảng Bình. 160 97. Ban đảm bảo GTVT Quảng Bình (1969), Báo cáo kết quả vận chuyển từ ngày 1-1- 1968 đến ngày 31-1-1969, Phòng Lưu trữ Tỉnh uỷ Quảng Bình. 98. Ban đảm bảo GTVT Quảng Bình (1969), Báo cáo kết quả vận chuyển từ ngày 1-1- 1968 đến ngày 20-5-1969 (xuất B), Phòng Lưu trữ Tỉnh uỷ Quảng Bình. 99. Ban đảm bảo GTVT Quảng Bình (1969), Kế hoạch tiếp nhận, tiếp chuyển hang hoá của Quảng Bình tháng 6-1969, Phòng Lưu trữ Tỉnh uỷ Quảng Bình. 100. Ban đảm bảo GTVT Quảng Bình (1969), Báo cáo Tổng kết kế hoạch VT5, Phòng Lưu trữ Tỉnh uỷ Quảng Bình 101. Ban đảm bảo GTVT Quảng Bình (1969), Phát huy thắng lợi giòn giã của chiến dịch VT5 tiến lên giành thắng lợi to lớn hơn nữa trên mặt trận GTVT trong giai đoạn mới, Phòng Lưu trữ Tỉnh uỷ Quảng Bình. 102. Ban Tổng kết - Lịch sử - Bộ Tổng tham mưu (1975), Thống kê số liệu chiến tranh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Tài liệu lưu trữ tại Bộ Tổng tham mưu. 103. Báo Quảng Bình ngày 16-2-1973, số 884, Phòng Lưu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 104. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Bình (2004), Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Quảng Bình, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 105. Bộ Quốc Phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2005), Lịch sử quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 106. Bộ Tư lệnh Quân khu 4, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2001), Mặt trận giao thông vận tải trên địa bàn Quân khu 4 trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 107. Bộ Tư lệnh Quân khu 4 (2004), Lịch sử công tác đảng, công tác chính trị trong lực lượng vũ trang Quân khu 4, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 108. Chi cục Thống kê Quảng Bình (1967), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch vận chuyển hàng hoá quý I/1967, Phòng Lưu trữ Tỉnh uỷ Quảng Bình. 109. Chi cục Thống kê Quảng Bình (1967), Báo cáo ước tính tình hình thực hiện kế hoạch khối lượng vận chuyển các loại hàng hoá chủ yếu năm 1967, Phòng Lưu trữ Tỉnh uỷ Quảng Bình. 110. Chi cục Thống kê Quảng Bình (1968), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 1968 tỉnh Quảng Bình, Phòng Lưu trữ tỉnh uỷ Quảng Bình. 161 111. Chi cục Thống kê Quảng Bình (1968), Tổng hợp kế hoạch vận tải năm 1968, Phòng Lưu trữ Tỉnh uỷ Quảng Bình. 112. Chi cục Thống kê Quảng Bình (1970), Báo cáo chính thức tổng hợp vận chuyển hàng hoá chủ yếu năm 1970, Phòng Lưu trữ Tỉnh uỷ Quảng Bình. 113. Chi cục Thống kê Quảng Bình (1970), Báo cáo chính thức vận chuyển hàng hoá chủ yếu đường sông năm 1970, Phòng Lưu trữ Tỉnh uỷ Quảng Bình 114. Chi cục Thống kê Quảng Bình (1970), Báo cáo chính thức vận chuyển hàng hoá chủ yếu đường biển năm 1970, Phòng Lưu trữ Tỉnh uỷ Quảng Bình. 115. Chi cục Thống kê Quảng Bình (1971), Báo cáo chính thức vận chuyển hàng hoá chủ yếu đường sông 6 tháng đầu năm 1971, Phòng Lưu trữ Tỉnh uỷ Quảng Bình. 116. Chi cục Thống kê Quảng Bình (1971), Báo cáo chính thức vận chuyển hàng hoá chủ yếu đường biển 6 tháng đầu năm 1971, Phòng Lưu trữ Tỉnh uỷ Quảng Bình. 117. Cục Chính trị Quân chủng Hải quân (2011), Lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 118. Nguyễn Hữu Cường (2011), “Nguồn lực tổng hợp của hậu phương chiến lược Quân khu 4 chi viện cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975”, Kỷ yếu Hội thảo “Đại thắng mùa xuân 1975 sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc thời đại Hồ Chí Minh”, Bộ Quốc phòng - Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. 119. Lê Duẩn (1997), Chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 120. Văn Tiến Dũng (1996), Về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 121. Phạm Huy Dương, Phạm Bá Toàn (chủ biên) (2005), Đại thắng mùa Xuân 1975 kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 122. Đảng Cộng sản Việt Nam (1979), Văn kiện Đảng, tập 3 (1954 - 1975), NXB Sách giáo khoa Mác - Lênin, Hà Nội. 123. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Một số Văn kiện Đảng về chống Mỹ, cứu nước (1965 - 1970), tập 2, NXB Sự thật, Hà Nội. 162 124. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 18 (1957), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 125. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 25 (1964), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 126. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 26 (1965), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 127. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 27 (1966), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 128. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 28 (1967), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 129. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 29 (1968), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 130. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 30 (1969), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 131. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 31 (1970), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 132. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 32 (1971), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 133. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 33 (1972), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 134. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 34 (1973), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 135. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 36 (1975), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 136. Đảng uỷ Quân sự Quân khu 4 (2009), Lịch sử Đảng bộ Quân khu 4 trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 137. Đảng uỷ Quân sự tỉnh Quảng Bình (2010), Lịch sử Đảng bộ quân sự tỉnh Quảng Bình, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 138. Nguyễn Văn Đạo (2011), “Huy động nhân tài, vật lực to lớn của quân dân các dân tộc Việt Bắc chi viện cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975”, Kỷ yếu Hội thảo “Đại thắng mùa xuân 1975 sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc thời đại Hồ Chí Minh”, Bộ Quốc phòng - Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. 163 139. Nguyễn Văn Đệ (1995), Thanh niên xung phong phục vụ giao thông vận tải thời chống Mỹ, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội. 140. Gabriel Kolko (2003), Giải phẫu một cuộc chiến tranh, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 141. George Herring (1998), Cuộc chiến tranh dài ngày nhất của nước Mỹ, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 142. Phan Thị Trà Giang (2010), Phong trào hai giỏi ở Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ (1965 - 1973), Luận văn thạc sĩ Sử học, Đại học Sư phạm Huế. 143. Võ Nguyên Giáp (1973), Đường lối quân sự của Đảng là ngọn cờ trăm trận trăm thắng của chiến tranh nhân dân ở nước ta, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 144. Võ Nguyên Giáp (1973), Vị trí chiến lược của chiến tranh nhân dân địa phương, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 145. Võ Nguyên Giáp (1975), Chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước, Tập 2, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 146. Võ Nguyên Giáp (1979), Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, NXB Sự thật, Hà Nội. 147. Đặng Đông Hà (2008), Hậu phương Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1969 - 1975), Luận văn thạc sĩ Sử học, Đại học Khoa học Huế. 148. Như Hải (1965), “Đảng bộ Đại Phong lãnh đạo sản xuất và chiến đấu”, Tạp chí Học tập, (21), tr.20. 149. Hoàng Chí Hiếu (2014), "Quảng Bình với Vĩnh Linh trong kháng chiến chống Mỹ", Hội thảo quốc gia Quảng Bình 410 năm hình thành và phát triển, Quảng Bình. 150. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Lịch sử Đảng (2000), Mấy vấn đề lịch sử trong kháng chiến chống thực dân Pháp ở Liên khu IV (1945 - 1954), Đề tài cấp Nhà nước, Lưu tại Viện Thông Tin - Hành chính Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 151. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh Quảng Bình (1995), Lịch sử phong trào đấu tranh cách mạng phụ nữ Quảng Bình (1930 - 1975), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 164 152. Trịnh Vương Hồng (2014), "Quảng Bình với công tác đảm bảo huyết mạch giao thông trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước", Hội thảo quốc gia Quảng Bình 410 năm hình thành và phát triển, Quảng Bình. 153. Trương Mai Hương (2011), “Lực lượng thanh niên xung phong miền Bắc phát huy tinh thần đoàn kết, hiệp đồng, sáng tạo, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975", Kỷ yếu Hội thảo “Đại thắng mùa xuân 1975 sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc thời đại Hồ Chí Minh”, Bộ Quốc phòng - Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. 154. Hồ Khang (1992), “Hậu phương - hậu cần trong tiến công chiến lược năm 1972”, Tạp chí Lịch sử quân sự, (5). 155. Hồ Khang (1998), “Hậu phương miền Bắc chuyển nhanh từ thời bình sang thời chiến - một thành công trong chỉ đạo chiến lược của Đảng thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (10), tr.8-13. 156. Hồ Khang (2004), “Vai trò của hậu phương chiến lược, hậu phương tại chỗ trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc”, Tạp chí Nghệ thuật quân sự Việt Nam, (3). 157. Hồ Khang (2004), “Giải quyết vấn đề hậu phương quân đội trong chiến tranh”, Tạp chí Lý luận chính trị, (12). 158. Hồ Khang (2008), “Bàn về xây dựng căn cứ hậu phương và hậu phương chiến lược trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc”, Tạp chí Hậu cần Quân đội, (3). 159. Hồ Khang (2009), “Vài nét về đường Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, 5(397). 160. Hồ Sĩ Khoách, Hà Minh Hồng và Võ Văn Sen (1996), Lịch sử Việt Nam 1945 - 1975, Tủ sách Đại học Sư phạm Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 161. Nguyễn Văn Lân (2011), “Động viên sức người, sức của cho trận quyết chiến chiến lược Xuân 1975 - bài học thực tiễn về phát huy sức mạnh Đại đoàn kết dân tộc ở vùng đồng bằng sông Hồng”, Kỷ yếu Hội thảo Đại thắng mùa xuân 1975 sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc thời đại Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng - Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. 162. Phan Ngọc Liên (cb) (2005), Hậu phương lớn - tiền tuyến lớn trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975), NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 165 163. Thái Thị Lợi (2007), Lực lượng thanh niên xung phong tỉnh Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1965 - 1975, Luận văn thạc sĩ Sử học, Đại học Sư phạm Huế. 164. Lại Văn Ly (1993), Tuyến lửa những năm sôi động, Sở Giao thông vận tải Quảng Bình. 165. Lại Văn Ly, Ngành giao thông vận tải Quảng Bình trong phong trào sản xuất và chiến đấu chống Mỹ cứu nước, Phòng lưu trữ Tỉnh uỷ tỉnh Quảng Bình. 166. Hồ Chí Minh (1970), Vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, NXB Sự thật, Hà Nội. 167. Hồ Chí Minh (1986), Về chiến tranh nhân dân Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 168. Hồ Chí Minh (2009), Toàn tập, tập 11, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 169. Hồ Chí Minh (2009), Toàn tập, tập 12, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 170. Đồng Sĩ Nguyên (1999), Đường xuyên Trường Sơn, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 171. Nhiều tác giả (2010), Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - những mốc son lịch sử, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 172. Nhiều tác giả (1988), Lịch sử phong trào công nhân và công đoàn tỉnh Quảng Bình (1885 - 1975), NXB Lao động, Hà Nội. 173. Nhiều tác giả (2009), Trường Sơn - có một thời như thế, NXB Trẻ. 174. Nhiều tác giả (2009), Trường Sơn con đường huyền thoại, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh 175. Nhiều tác giả (2010), Đường Hồ Chí Minh - khát vọng độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc, NXB NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 176. Đặng Phong (2008), 5 đường mòn Hồ Chí Minh, NXB Tri thức, Hà Nội. 177. Nguyễn Văn Quang (2014), Vai trò của hậu phương Quân khu 4 trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 178. Trần Văn Quang (2011), “Xây dựng và phát huy vai trò hậu phương miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”, Kỷ yếu Hội thảo Đại thắng mùa xuân 1975 sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc thời đại Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng - Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. 166 179. Quân khu IV, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Bình (2005), Những trận đánh tiêu biểu của lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Quảng Bình (1954 - 1975), tập 1, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 180. Quân khu IV (1965), Nghị quyết của Quân khu uỷ về tình hình và nhiệm vụ của quân khu để đảm bảo chuyển các lực lượng vũ trang sang thời chiến (22-5- 1965), Phòng lưu trữ Tỉnh uỷ Quảng Bình. 181. Quân khu IV, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình (2004), Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Quảng Bình (1945 - 1975), NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 182. Quân khu IV, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình (2005), Những trận đánh tiêu biểu của lực lượng vũ tranh nhân dân tỉnh Quảng Bình (1954 - 1975), tập 1, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 183. Quân uỷ Trung ương (1965), Tình hình quân sự 6 tháng qua và chủ trương trong thời gian tới (Bản số ngày 30/7/1965), Trung tâm lưu trữ Quốc gia III. 184. Robert S.McNamara (1995), Nhìn lại quá khứ, Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 185. Shingo Shibata (1976), Những bài học của chiến tranh Việt Nam, những suy nghĩ triết học về cách mạng Việt Nam, NXB Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội. 186. Sở Công nghiệp Quảng Bình (2001), Lịch sử công nghiệp, thủ công nghiệp Quảng Bình (1959 - 2000), Xí nghiệp in Quảng Bình. 187. Sở Giao thông vận tải Quảng Bình (1999), Lịch sử giao thông vận tải tỉnh Quảng Bình (1885 - 1999), NXB Giao thông vận tải, Hà Nội. 188. Sở Giáo dục - Đào tạo Quảng Bình (1998), Lịch sử Giáo dục - Đào tạo Quảng Bình 1945 - 1995, Xí nghiệp in Quảng Bình. 189. Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình (2014), Lịch sử Quảng Bình, Xí nghiệp in Quảng Bình. 190. Sở Văn hoá - Thông tin, Quảng Bình (1996), Lịch sử văn hóa - thông tin Quảng Bình (1945 - 2000), Xí nghiệp in Quảng Bình. 191. Sở Y tế (1996), Lịch sử Y tế Quảng Bình 1945 - 1995, Xí nghiệp in Quảng Bình. 192. Trần Sự (1966), “Mấy kinh nghiệm về chiến đấu và xây dựng của bộ đội địa phương và dân quân tự vệ tỉnh Quảng Bình”, Tạp chí học tập, (12). 167 193. Văn Tạo (1985), “Miền Bắc xã hội chủ nghĩa - hậu phương lớn của miền Nam thắng Mỹ”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử quân sự, (15), tr.6-10. 194. Cổ Kim Thành (1973), “Quảng Bình tiến lên giành thắng lợi mới, to lớn hơn”, Tạp chí Học tập, (4). 195. Ngô Vi Thiện (1985), “Vấn đề hậu phương - căn cứ địa và về tuyến hậu cần chiến lược trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”, Tạp chí Lịch sử quân sự, tr.52-55. 196. Nguyễn Tư Thoan (1965), Mấy kinh nghiệm lãnh đạo vừa sản xuất vừa chiến đấu của Quảng Bình, NXB Sự thật, Hà Nội. 197. Nguyễn Tư Thoan (1965), “Quảng Bình vừa sản xuất, vừa chiến đấu”, Tạp chí Học tập, (7). 198. Nguyễn Tư Thoan (1965), “Những bài học kinh nghiệm của Quảng Bình qua một năm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ”, Tạp chí Học tập, (12). 199. Nguyễn Tư Thoan (1966), “Quảng Bình lớn mạnh qua thử thách”, Tạp chí Học tập, (9). 200. Hà Huy Thông (2008), Tư tưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 201. Thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào, bộ đội và cán bộ Quảng Bình bắn rơi 100 máy bay Mỹ, ngày 17-7-1965, Phòng lưu trữ Tỉnh uỷ Quảng Bình. 202. Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 (1994), Quân khu 4 - Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975), NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 203. Thường vụ Tỉnh uỷ, Đảng uỷ, Ban Chấp hành Quân sự tỉnh Quảng Bình (1994), Lịch sử Quảng Bình chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Quảng Bình. 204. Thường vụ Tỉnh uỷ, Đảng uỷ, Ban Giám đốc công an tỉnh Quảng Bình (1995), Lịch sử công an nhân dân Quảng Bình 1945 - 1975, Quảng Bình. 205. Thường vụ Thị ủy, Đảng ủy, Bộ chỉ huy Quân sự thị xã Đồng Hới (1996), Lực lượng vũ trang nhân dân thị xã Đồng Hới 50 năm xây dựng - chiến đấu - trưởng thành 1945 - 1995, Sở Văn hóa thông tin Quảng Bình. 206. Thường vụ Đảng uỷ và Chỉ huy Cục Hậu cần (2000), Lịch sử hậu cần chiến dịch trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954 - 1975, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 168 207. Tỉnh đội Quảng Bình (1976), Báo cáo Đại hội thi đua hai giỏi tỉnh Quảng Bình (1965 - 1975), Lưu tại Tiểu Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Tỉnh ủy Quảng Bình. 208. Xuân Toàn (1960), “Tỉnh ủy Quảng Bình lãnh đạo hoàn thành hợp tác nghề cá”, Tạp chí Học tập, (2). 209. Mai Xuân Toàn (2008), Đường Hồ Chí Minh trên đất Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1959-1975), Đại học Khoa học Huế. 210. Mai Xuân Toàn (2014), "Thế trận chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước", Hội thảo quốc gia Quảng Bình 410 năm hình thành và phát triển, Quảng Bình. 211. Tổng cục Hậu cần (1992), Lịch sử vận tải quân đội nhân dân Việt Nam (1945 - 1975), NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 212. Tổng cục Hậu cần - Bộ Quốc phòng (1994), Lịch sử bộ đội Trường Sơn đường Hồ Chí Minh, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 213. Đặng Thị Thanh Trâm (2015), Đảng lãnh đạo xây dựng, phát huy sức mạnh hậu phương miền Bắc (1965 - 1972), Luận án tiến sĩ, ĐHSP Hà Nội. 214. Ngô Đăng Tri (2007), "Đảng lãnh đạo xây dựng và bảo vệ hậu phương, chi viện tiền tuyến thời kỳ 1945 - 1975", trong Chuyên đề Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập I, NXB Giáo dục & Đào tạo, Hà Nội. 215. Trường Chinh (1966), Bàn về chiến tranh nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 216. Thế Trường (1984), "Sức mạnh của hậu phương và sự tác động của nó đến tinh thần quyết chiến, quyết thắng của Quân đội ta", Tạp chí Lịch sử quân sự (9), tr.15-19. 217. Nguyễn Xuân Tú (2009), Hậu phương miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 218. Ty thông tin Quảng Bình (1968), Vinh dự to lớn trách nhiệm nặng nề (Báo cáo của đồng chí Nguyễn Tư Thoan, Bí thư Tỉnh uỷ trong Đại hội mừng công ngày 2-9-1968, Phòng lưu trữ Tỉnh uỷ Quảng Bình. 169 219. Uỷ ban hành chính tỉnh Quảng Bình (1966), Báo cáo của đồng Trần Bội - Chủ tịch UBHC tỉnh Quảng Bình tại Đại hội tổng kết phong trào thi đua năm 1965 và liên hoan anh hùng, chiến sĩ thi đua Công - Nông - Binh toàn tỉnh, Phòng lưu trữ Tỉnh uỷ Quảng Bình. 220. Uỷ ban hành chính tỉnh Quảng Bình (1966), Báo cáo tình hình tháng 5-1966 và nhiệm vụ tháng 6-1966, Trung tâm lưu trữ Quốc gia III, Hà Nội. 221. Uỷ ban hành chính tỉnh Quảng Bình (1966), Báo cáo 6 tháng đầu năm 1966, Trung tâm lưu trữ Quốc gia III, Hà Nội. 222. Uỷ ban hành chính tỉnh Quảng Bình (1968), Báo cáo Đại hội thi đua Hai giỏi 1965 - 1968, Trung tâm lưu trữ Quốc gia III, Hà Nội. 223. Uỷ ban hành chính tỉnh Quảng Bình (1968), Báo cáo tình hình thực hiện 6 tháng đầu năm 1968 và chương trình công tác tháng 7-1968, Trung tâm lưu trữ Quốc gia III, Hà Nội. 224. Uỷ ban hành chính tỉnh Quảng Bình (1969), Báo cáo kết quả thực hiện những chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước 1968, Trung tâm lưu trữ Quốc gia III, Hà Nội. 225. Uỷ ban hành chính tỉnh Quảng Bình (1969), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 1968, Trung tâm lưu trữ Quốc gia III, Hà Nội. 226. Uỷ ban hành chính tỉnh Quảng Bình (1969), Báo cáo tình hình hình và phương hướng nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế và văn hoá năm 1969, Trung tâm lưu trữ Quốc gia III, Hà Nội. 227. Uỷ ban hành chính tỉnh Quảng Bình (1969), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tháng 4 năm 1969, Trung tâm lưu trữ Quốc gia III, Hà Nội. 228. Ủy ban hành chính tỉnh Quảng Bình (1971), Báo cáo tình hình sản xuất vụ đông xuân 1969 - 1970, Trung tâm lưu trữ Quốc gia III, Hà Nội. 229. Uỷ ban hành chính tỉnh Quảng Bình (1974), Báo cáo tổng kết tình hình sản xuất vụ Đông Xuân 1972 - 1973 và phương hướng nhiệm vụ sản xuất đông xuân 1973 - 1974, Trung tâm lưu trữ Quốc gia III, Hà Nội. 230. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1983), Chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, tập 2, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 231. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1991), Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ ở Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 170 232. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1996), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975), tập 2, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 233. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1996), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 234. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1997), Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam (1954 - 1975), NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 235. Viện lịch sử Quân sự Việt Nam (1997), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975), tập 4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 236. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1998), Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, tập 2, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 237. Viện lịch sử Quân sự Việt Nam (1999), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975), tập 3, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 238. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2000), Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội 239. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2001), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), tập 5, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 240. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2003), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), tập 6, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 241. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2005), Lịch sử quân sự Việt Nam, tập 11, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 242. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2007), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954 - 1975, tập 7, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 243. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2011), Lịch sử quân sự Việt Nam, tập 12, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 244. Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh (1995), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập II (1954 - 1975), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 245. Viện Sử học (2002), Lịch sử Việt Nam (1965-1975), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 246. Đinh Phan Thuỷ Yến (2006), Quảng Bình kháng chiến chống Mỹ trên mặt trận giao thông vận tải (1965 - 1968), Luận văn thạc sĩ Sử học, Đại học Sư phạm Huế. 171 * Tài liệu tiếng Anh 247. Eva - Maria Stolberg (2003), American, the Vietnam War and the World, Publisher by Cambridge, Ld. 248. George C. Herring (2001), America's Longest War: The United States and Vietnam, 1950 - 1975, New York 249. Jon M.Van Dyke (1972), North Viet Nam’ strategy for survival. 250. Michael Maclear (1981), The ten thousand day war VietNam: 1945 - 1975, St Martinיִs Press, NewYork. 251. Phillip B.Davidson, Lieutenant General USA (1988), Vietnam at War, The History 1946 - 1975,Novato, CA: Presidio Press. 252. Stanley Karnow (1991), Viet Nam a History, Publisher by Penguin Group, New York. 172 PHỤ LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_dang_bo_tinh_quang_binh_lanh_dao_thuc_hien_nhiem_vu.pdf
  • docTrang thong tin (Viet - Viet).doc
  • docTT_ Tran Nhu Hien.doc
Tài liệu liên quan