Luận án Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thế TháiMỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 11 1.1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án 11 1.2. Khái quát kết qu

doc214 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 338 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uả nghiên cứu của các công trình khoa học đã được công bố và những vấn đề đặt ra luận án cần tập trung giải quyết 25 Chương 2 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH NGHỆ AN VỀ XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN (2005 - 2010) 31 2.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn (2005 - 2010) 31 2.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn (2005 - 2010) 45 2.3. Đảng bộ tỉnh Nghệ An chỉ đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn (2005 - 2010) 52 Chương 3 SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH NGHỆ AN VỀ XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN (2010 - 2015) 80 3.1. Những yếu tố mới tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn (2010 - 2015) 80 3.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn (2010 - 2015) 90 3.3. Đảng bộ tỉnh Nghệ An chỉ đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn (2010 - 2015) 98 Chương 4 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 124 4.1. Nhận xét sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn (2005 - 2015) 124 4.2. Một số kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn (2005 - 2015) 144 KẾT LUẬN 162 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 164 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 165 PHỤ LỤC 183 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1 Chủ nghĩa xã hội CNXH 2 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH 3 Hệ thống chính trị HTCT 4 Hội đồng Nhân dân HĐND 5 Kinh tế - xã hội KT-XH 6 Mặt trận Tổ quốc MTTQ 7 Tổ chức cơ sở đảng TCCSĐ 8 Trong sạch vững mạnh TSVM 9 Ủy ban Kiểm tra UBKT 10 Ủy ban Nhân dân UBND DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU TT Tên bảng Trang Biểu đồ 4.1: So sánh chất lượng cán bộ xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Nghệ An năm 2005 với năm 2015 133 Bảng 4.1: Chất lượng đảng viên mới kết nạp ở xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Nghệ An 134 Biểu đồ 4.2. Kết quả phân loại đảng viên ở xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Nghệ An 135 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Lý luận và thực tiễn đã chứng minh, dù ở giai đoạn nào của cách mạng Việt Nam do Đảng lãnh đạo, các TCCSĐ luôn là gốc rễ, là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị lãnh đạo ở cơ sở, bảo đảm cho đường lối của Đảng đi vào cuộc sống, đồng thời là cấp trực tiếp tiến hành các hoạt động xây dựng nội bộ Đảng. Vì vậy, xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là công tác xây dựng nền tảng của Đảng, xây dựng “hạt nhân chính trị”, bảo đảm sự tồn tại, phát triển và giữ vững vai trò lãnh đạo trực tiếp toàn diện của Đảng ở cơ sở. Hội nghị Trung ương 6 (khóa X) của Đảng khẳng định: “Toàn Ðảng phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; bảo đảm sự lãnh đạo của Ðảng trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội ở cơ sở, nhất là ở những địa bàn, lĩnh vực trọng yếu, có nhiều khó khăn” [67, tr.94-95]. Từ khi thành lập, Đảng bộ tỉnh Nghệ An luôn quan tâm, chăm lo xây dựng Đảng ở các cấp, nhất là TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn TSVM về chính trị, tư tưởng và tổ chức, có đủ năng lực và trí tuệ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, lãnh đạo Nhân dân trong tỉnh thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ chính trị, góp phần vào thắng lợi chung của toàn Đảng và toàn dân tộc. Tuy nhiên, bước vào những năm đầu của thời kỳ đổi mới đất nước đến trước năm 2005, với đặc điểm của một tỉnh nông nghiệp, ít giao thương, công nghiệp, thương mại chậm phát triển, nên cách nghĩ, cách làm còn nhiều hạn chế, tư tưởng bảo thủ, khép kín, ngại đổi mới, nguyên tắc, máy móc, chủ quan, duy ý chí trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Cùng với đó, tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp, khó lường đã tác động tiêu cực tới hoạt động của tổ chức đảng. Chất lượng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn nhiều nơi suy giảm, hoạt động mang tính hình thức, không giữ được vai trò hạt nhân lãnh đạo ở cơ sở; một bộ phận đảng viên có tư tưởng chán nản, thậm chí tiêu cực, bỏ sinh hoạt đảng. Tình hình đó đặt ra cho Đảng bộ tỉnh Nghệ An nhiệm vụ có tính then chốt là phải đầu tư trí tuệ, thời gian và công sức chăm lo xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trong đó xây dựng, củng cố TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn thực sự TSVM là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách. Trước yêu cầu cấp bách đó, quán triệt chủ trương, sự chỉ đạo của Trung ương giai đoạn 2005 - 2015, Đảng bộ tỉnh Nghệ An đã tập trung công sức lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nhiều chủ trương, giải pháp nhằm đổi mới, chỉnh đốn, nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động của TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy còn những hạn chế, thiếu sót, song những thành tựu đạt được của Đảng bộ trong công tác này là một trong những nhân tố giữ vai trò quyết định đưa tỉnh Nghệ An từng bước thoát nghèo đói, hướng tới một tỉnh khá trong khu vực cũng như cả nước. Hiện nay, Đảng bộ tỉnh Nghệ An cùng với toàn Đảng đang quyết liệt triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương bốn khóa XI và Nghị quyết Hội nghị Trung ương bốn khóa XII, gắn với “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, trong đó có những hạn chế, yếu kém gây bức xúc, làm suy giảm lòng tin của Nhân dân đối với Đảng. Vì vậy, nghiên cứu công tác xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn nhằm làm sáng tỏ chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An, từ đó đúc kết những kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo, góp phần bổ sung chủ trương, giải pháp nhằm xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn TSVM đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đến nay, đã có những công trình khoa học nghiên cứu công tác xây dựng TCCSĐ nói chung, TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn nói riêng trên phạm vi cả nước và ở một số đảng bộ địa phương, dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, dưới góc độ khoa học Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam thì chưa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp, hệ thống, chuyên sâu về sự lãnh đạo xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2005 - 2015. Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015” làm luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích Làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015, trên cơ sở đó đúc kết một số kinh nghiệm có giá trị tham khảo, vận dụng vào giai đoạn hiện nay. Nhiệm vụ Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án. Làm rõ những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015. Hệ thống, phân tích, luận giải làm rõ chủ trương của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015. Làm rõ quá trình chỉ đạo xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Nghệ An từ năm 2005 đến năm 2015. Nhận xét, đúc kết một số kinh nghiệm từ quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Nghiên cứu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo xây dựng TCCSĐ, trong đó Luận án chỉ tập trung nghiên cứu loại hình TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn, trên các nội dung: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng; xây dựng về tổ chức; xây dựng đội ngũ cán bộ cấp ủy, đảng viên; đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp Đảng ở cơ sở; công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng. Về không gian: Địa bàn tỉnh Nghệ An. Về thời gian: Tập trung trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2015. Nghiên cứu sinh chọn mốc thời gian 2005 và 2015 vì: Năm 2005 là năm diễn ra Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVI, năm 2015 là năm kết thúc nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XII. Chọn mốc thời gian như vậy sẽ thể hiện rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn qua hai kỳ đại hội Đảng bộ. Tuy nhiên, để vấn đề nghiên cứu có tính hệ thống, luận án có đề cập một số vấn đề liên quan đến xây dựng TCCSĐ trước và sau mốc thời gian trên. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng nói chung và xây dựng TCCSĐ nói riêng. Cơ sở thực tiễn Luận án được tiến hành trên cơ sở thực tiễn quá trình lãnh đạo xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Nghệ An từ năm 2005 đến năm 2015 (thể hiện qua các báo cáo tổng kết của Tỉnh ủy, Ban Tổ chức, Ban Tuyên giáo, UBKT Tỉnh ủy và Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An; kế thừa các đề tài, công trình khoa học có liên quan đã được công bố; kết quả khảo sát thực tế của nghiên cứu sinh trên địa bàn tỉnh Nghệ An). Phương pháp nghiên cứu Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic và sự kết hợp của hai phương pháp đó. Đồng thời, còn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp, Các phương pháp được sử dụng phù hợp với yêu cầu của từng nội dung luận án. Trong đó: Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp được sử dụng nhiều trong chương 1 khi tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án, nhận xét đánh giá kết quả của các công trình khoa học đã công bố, tìm ra khoảng trống để luận án tập trung giải quyết. Phương pháp lịch sử được sử dụng để phục dựng, tái hiện những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015. Quá trình phát triển nhận thức, đề ra chủ trương và sự chỉ đạo xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Nghệ An qua hai giai đoạn 2005 - 2010 và 2010 - 2015. Phương pháp logic được sử dụng để nghiên cứu tổng quát sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn trong những năm 2005 - 2015, đưa ra nhận xét, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế, từ đó đúc rút những kinh nghiệm giá trị tham khảo, vận dụng. 5. Những đóng góp mới của luận án Về tư liệu: Luận án cung cấp khối lượng tư liệu khá phong phú, cập nhật đáng tin cậy về chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015. Nguồn tài liệu tham khảo, phụ lục của luận án có thể đóng góp cho việc nghiên cứu một số vấn đề về xây dựng Đảng, xây dựng HTCT ở cơ sở trong thời kỳ mới. Về nội dung khoa học Góp phần hệ thống hóa, làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015. Đưa ra những nhận xét, đánh giá có cơ sở khoa học về quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015, trên cả 2 bình diện ưu điểm và hạn chế, làm rõ nguyên nhân ưu điểm, hạn chế. Đúc kết một số kinh nghiệm có giá trị tham khảo, vận dụng trong lãnh đạo xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn trong những năm tới. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần vào việc tổng kết công tác lãnh đạo của Đảng về xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn qua thực tiễn Đảng bộ tỉnh Nghệ An từ năm 2005 đến năm 2015. Luận án góp thêm luận cứ khoa học cho việc bổ sung, phát triển chủ trương xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn trong thời gian tới. Ý nghĩa thực tiễn Những kinh nghiệm được đúc rút trong luận án có giá trị tham khảo đối với công tác xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn trong những năm tiếp theo. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam ở các học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (10 tiết), kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài Đon Phay Vông (2008), “Một số vấn đề về củng cố tổ chức cơ sở đảng” [76]. Tác giả đã làm rõ vai trò của TCCSĐ, đánh giá thực trạng công tác xây dựng TCCSĐ của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Trên cơ sở đó, tác giả nêu lên các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng xây dựng TCCSĐ: Tổ chức quán triệt các nghị quyết, chỉ thị, quy định và hướng dẫn về việc củng cố cơ sở đảng, nhất là tiêu chuẩn và cách xây dựng chi bộ mạnh - biết lãnh đạo toàn diện; coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng; phải gắn với xây dựng bản và cụm bản phát triển, xóa đói, giảm nghèo. Chu Chí Hòa (2010), Đổi mới công tác xây dựng Đảng ở nông thôn [88]. Nội dung cuốn sách tập trung bàn về công tác xây dựng TCCSĐ ở nông thôn Trung Quốc, trong đó nêu lên một số nội dung cần phải tập trung đổi mới như: Cơ cấu tổ chức; công tác giáo dục, quản lý, giám sát đảng viên; công tác lựa chọn, bổ nhiệm bí thư tổ chức đảng nông thôn; phương thức lãnh đạo của TCCSĐ ở nông thôn. Theo tác giả, trong giai đoạn hiện nay cần phát huy tối đa vai trò hạt nhân lãnh đạo, là thành lũy chiến đấu của TCCSĐ ở nông thôn. Đồng thời, nâng cao tố chất tư tưởng, đạo đức, văn hóa, khoa học, thể chất và phát huy vai trò tiền phong, cốt cán đi đầu của cán bộ, đảng viên ở nông thôn; đoàn kết và lãnh đạo nông dân tích cực triển khai công tác nông thôn của Đảng, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ và hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ. Vũ Huyền (2013), “Cu-ba tăng cường vai trò các tổ chức cơ sở đảng” [93]. Tác giả đã làm rõ vai trò to lớn của TCCSĐ của Đảng Cộng sản Cu-ba. Theo tác giả, “Sự trưởng thành của hệ thống TCCSĐ và đảng viên đã tạo tiền đề quan trọng để cách mạng Cu-ba vượt qua những thách thức gay gắt bước vào giai đoạn mới: phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đất nước Cu-ba ngày càng giàu đẹp” [93, tr.62]. Với vị trí, vai trò quan trọng của TCCSĐ, Đảng Cộng sản Cu-ba đặc biệt quan tâm công tác xây dựng và củng cố hoạt động của TCCSĐ, bằng các nhiệm vụ: Thực hiện tốt công tác chính trị, tư tưởng; phòng ngừa đấu tranh với các biểu hiện vi phạm trật tự xã hội, bất hợp pháp, tham nhũng; củng cố mối quan hệ mật thiết với Nhân dân; hoàn thiện công tác tổ chức, đặc biệt chú trọng vai trò của bí thư các TCCSĐ. Đon Phay Vông (2014), “Nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng ở Lào” [77]. Theo tác giả, bước vào thời kỳ chuyển đổi từ nền kinh tế tự nhiên, tự túc, khép kín sang nền kinh tế hàng hóa vận động theo cơ chế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của nhà nước. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào tiếp tục khẳng định: “Xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức là nhiệm vụ then chốt, trong đó nâng cao chất lượng TCCSĐ là một nhiệm vụ quan trọng” [77, tr.63]. Để tiếp tục củng cố năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ, theo tác giả cần tăng cường củng cố, xây dựng TCCSĐ vững mạnh, biết lãnh đạo toàn diện gắn với phong trào “3 xây” (xây dựng tỉnh thành đơn vị chiến lược, xây dựng huyện thành đơn vị vững mạnh toàn diện, xây dựng bản thành đơn vị phát triển toàn diện); thực hiện đúng chức năng của TCCSĐ; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; gắn xây dựng TCCSĐ với xây dựng các tổ chức khác trong HTCT. Trường Lưu (2017), “Công tác xây dựng Đảng của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay” [109]. Theo tác giả, để nâng cao chất lượng toàn diện công tác xây dựng Đảng cần thực hiện các nội dung: Phải kiên định niềm tin lý tưởng, giữ vững lý tưởng của người cộng sản. Trung thành với chủ nghĩa Mác, niềm tin đối với CNXH và chủ nghĩa cộng sản là linh hồn chính trị của người cộng sản... ; phải đổi mới công tác xây dựng Đảng ở cơ sở, tăng cường và cải tiến việc giáo dục quản lý đội ngũ đảng viên; kiên quyết chống tham nhũng, giữ gìn bản lĩnh liêm khiết trong sạch của người cộng sản; phải nghiêm minh về kỷ luật của Đảng, tự giác bảo vệ sự thống nhất tập trung của Đảng. Khăm Phủi Chăn Tha Va Đy (2018), “Xây dựng và nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng ở tỉnh Luông-Pha-Băng” [99]. Theo tác giả, thực hiện sự chỉ đạo Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Đảng bộ tỉnh Luông-Pha-Băng đã tăng cường lãnh đạo xây dựng TCCSĐ bằng nhiều chủ trương, giải pháp hợp lý và đạt được kết quả khá vững chắc, đến năm 2018, tỉ lệ chi bộ đạt vững mạnh, biết lãnh đạo toàn diện 74,9%. Tuy nhiên, tỉ lệ chi bộ đạt trung bình còn cao, chiếm 3%. Để nâng cao chất lượng xây dựng TCCSĐ trong giai đoạn tiếp theo, tác giả đề xuất: Kiện toàn các cấp ủy, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ chủ chốt; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của cấp ủy; coi trọng công tác phát triển đảng viên; phát huy vai trò của các đoàn thể chính trị; tăng cường sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của cấp trên [99, tr.66]. Mai Thu Quyên (2020), “Một số kinh nghiệm xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng Cộng sản Trung Quốc” [125]. Theo tác giả, Đảng Cộng sản Trung Quốc không ngừng hoàn thiện hệ thống quy chế, quy định về chức năng, nhiệm vụ và chế độ công tác của TCCSĐ. Với hệ thống văn bản đầy đủ, chặt chẽ, toàn diện, nên công tác xây dựng TCCSĐ đã đạt được những kết quả quan trọng, để lại một số kinh nghiệm: Thường xuyên bổ sung, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của TCCSĐ phù hợp với yêu cầu của tình hình mới; tìm tòi sáng tạo những mô hình mới về tổ chức và hoạt động; quy định rõ trách nhiệm phục vụ Nhân dân của TCCSĐ và đảng viên; xây dựng cơ chế nhằm bảo vệ đảng viên; cụ thể hóa trách nhiệm chỉ đạo xây dựng chi bộ; chăm lo xây dựng và đào tạo bí thư chi bộ; bảo đảm kinh phí cho hoạt động của TCCSĐ. 1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài Các nghiên cứu chung về xây dựng TCCSĐ trên phạm vi cả nước Hoàng Chí Bảo (2005), “Đảng bộ xã lãnh đạo việc xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn hiện nay” [51]. Tác giả đã chỉ rõ: “Cơ sở (xã, phường, thị trấn) là hình ảnh của xã hội thu nhỏ”; là nơi trực tiếp, nắm bắt, giải quyết những vấn đề nảy sinh từ thực tế. Trong HTCT cơ sở, tổ chức đảng xã, phường, thị trấn có vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi vì, tổ chức đảng vừa là một bộ phận của HTCT vừa là hạt nhân lãnh đạo và chịu trách nhiệm hiệu quả hoạt động của HTCT. Tác giả nhấn mạnh, “công tác lãnh đạo xây dựng hệ thống chính trị cơ sở của đảng bộ, chi bộ nông thôn được đặt ra như một công tác có tầm quan trong đặc biệt và lâu dài” [51, tr.33]. Dương Trung Ý (2006), “Về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở xã” [201]. Tác giả khẳng định: TCCSĐ ở xã trực tiếp lãnh đạo Nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là chủ trương, đường lối, chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn. Sự nghiệp đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trước hết là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn có trở thành hiện thực sinh động, đem lại diện mạo và bước phát triển mới cho nền nông nghiệp, nông thôn và đời sống nông dân Việt Nam hay không, phần rất lớn là do vai trò, trách nhiệm và khả năng lãnh đạo của các đảng bộ xã [201, tr.20-22]. Ngô Kim Ngân (2006), “Giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng” [118]. Theo tác giả, để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các TCCSĐ hiện nay cần tập trung vào một số giải pháp sau: Xác định đúng nhiệm vụ chính trị, chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng; đổi mới phương thức, phong cách làm việc của tổ chức đảng; cải tiến, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, chi ủy, đảng ủy, mở rộng dân chủ trong sinh hoạt Đảng; coi trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; đẩy mạnh công tác kiểm tra, kỷ luật Đảng; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy cấp trên đối với cơ sở [118, tr.17-19]. Cao Văn Thống (2009), “Một số giải pháp tăng cường công tác giám sát của chi bộ Đảng” [144]. Tác giả đã nêu rõ 4 giải pháp: Nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trò của chi bộ nói chung, của công tác giám sát nói riêng; tăng cường chỉ đạo, giúp đỡ, theo dõi, kiểm tra chi bộ thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ giám sát của các cấp ủy tỉnh, huyện, cơ sở từ điểm đến diện; tăng cường công tác giám sát của chi bộ, trước hết là chi ủy, đặc biệt là bí thư chi bộ đối với cán bộ, đảng viên; phát huy trách nhiệm của Nhân dân trong giám sát cán bộ, đảng viên. Nguyễn Đức Hà (2010), Một số vấn đề về xây dựng tổ chức cơ sở đảng hiện nay [81]. Cuốn sách bàn về những vấn đề về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ và đội ngũ cán bộ, đảng viên. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, tác giả đã nêu và phân tích các nhiệm vụ và giải pháp: Giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên; hoàn thiện mô hình tổ chức trong các loại hình TCCSĐ, chăm lo phát triển đảng viên; thực hiện mạnh mẽ chủ trương trẻ hoá, tiêu chuẩn hoá, thể chế hoá và từng bước nhất thể hoá chức danh cán bộ; nâng cao chất lượng, đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động, chất lượng sinh hoạt của TCCSĐ; tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, quản lý đảng viên, dựa vào dân để xây dựng Đảng. Đức Lượng (chủ biên, 2011), Xây dựng đội ngũ đảng viên ở nông thôn vững mạnh [108]. Cho thấy, xây dựng đội ngũ đảng viên nông thôn trong điều kiện hiện nay cần phải: Nhận thức đúng vai trò, vị trí đội ngũ đảng viên nông thôn; bảo đảm đường lối, chủ trương, chính sách đúng đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; phát huy tính chủ động tự nguyện, tự giác của đảng viên; làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ đảng viên; nâng cao chất lượng sinh hoạt của các TCCSĐ ở nông thôn. Dương Trung Ý (2013), Nâng cao chất lượng đảng bộ xã trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn [202]. Tác giả đã xây dựng các tiêu chí, đánh giá thực trạng, nguyên nhân, xác định phương hướng, nhiệm vụ giải pháp nâng cao chất lượng các đảng bộ xã. Từ thực tiễn tác giả đã rút ra những kinh nghiệm: 1- Nắm vững, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; 2- Thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng; 3- Phát huy nội lực, tinh thần chủ động, sáng tạo ở cơ sở; 4- Kết hợp chặt chẽ hoạt động xây dựng tổ chức cơ sở đảng với lãnh lạo phát triển KT-XH; 5- Coi trọng công tác cán bộ, đảng viên; 6- Xây dựng và thực hiện tốt quy chế làm việc; 7- Đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt các chi bộ; 8- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo dứt điểm từng nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm theo kế hoạch, coi trọng và thực hiện công tác kiểm tra, giám sát. Phạm Mạnh Khởi (2013), “Nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức cơ sở đảng cấp xã” [100]. Theo tác giả, TCCSĐ cấp xã là loại hình chiếm tỉ lệ cao trong hệ thống TCCSĐ, với số lượng đảng viên chiếm 61,4% đảng viên và lãnh đạo trên 80% dân số cả nước [42, tr.26]. Vì vậy, muốn nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trước hết phải chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng cấp xã. Trên cơ sở khảo sát thực tiễn chất lượng hoạt động của TCCSĐ cấp xã, tác giả rút ra những kinh nghiệm: Coi trọng công tác chính trị, tư tưởng; đổi mới phương thức lãnh đạo, phong cách công tác của cấp ủy; xây dựng và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cơ sở; tăng cường kiểm tra, giúp đỡ các chi bộ, đảng viên hạn chế, khuyết điểm [100, tr.27]. Đỗ Phương Đông (2013), “Nâng cao năng lực lãnh đạo của cơ sở đảng xã, phường, thị trấn” [78]. Tác giả đã phân tích, làm rõ vị trí đặc biệt quan trọng của TCCSĐ trong HTCT ở xã, phường, thị trấn. Từ đó, tác giả khẳng định nâng cao năng lực lãnh đạo của TCCSĐ xã, phường, thị trấn là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và cấp bách. Để nâng cao năng lực lãnh đạo của TCCSĐ xã, phường, thị trấn, theo tác giả cần: Tiếp tục quán triệt và thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về xây dựng Đảng TSVM, xây dựng quy chế làm việc của cấp ủy, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ; nâng cao chất lượng sinh hoạt, giữ nghiêm kỷ luật, tăng cường đoàn kết trong Đảng; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; dựa vào dân để xây dựng Đảng. Võ Văn Đức, Đinh Ngọc Giang (đồng chủ biên, 2014), Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên [79]. Đã rút ra những kinh nghiệm về sự chỉ đạo của cấp uỷ cấp trên đối với TCCSĐ: Một là, quán triệt kịp thời, đầy đủ các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, của tỉnh; Hai là, chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp về nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ và đảng viên; Ba là, thường xuyên quan tâm củng cố kiện toàn tổ chức cơ sở đảng cho đồng bộ, thống nhất với tổ chức của HTCT cơ sở; Bốn là, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt và cấp uỷ viên; Năm là, tăng cường kiểm tra, giám sát cơ sở [79, tr.160-164]. Phạm Thanh Tùng (2017), “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng ở xã, phường, thị trấn” [194]. Tác giả đã đề xuất một số nội dung cần tập trung thực hiện để đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng ở xã, phường, thị trấn: 1- Nâng cao chất lượng lãnh đạo bằng nghị quyết, quy chế làm việc của cấp ủy; 2- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mô hình nhất thể hóa bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn; 3- Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong công tác cán bộ; 4- Lãnh đạo thông qua kiểm tra giám sát và sự gương mẫu của đảng viên; 5- Lãnh đạo nâng cao chất lượng chi bộ - hạt nhân chính trị lãnh đạo việc thực hiện nghị quyết của Đảng ở thôn, tổ dân phố [194, tr.25-26, 32]. Các nghiên cứu về xây dựng TCCSĐ ở các vùng miền, địa phương Trần Trung Trực (2005), “Thái Bình xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh” [192]. Tác giả đã đi sâu phân tích, làm rõ thực trạng, chủ trương, sự chỉ đạo và những kết quả đạt được trong công tác xây dựng TCCSĐ từ năm 2001 đến 2005. Từ thực tiễn xây dựng TCCSĐ của các cấp ủy đảng ở Thái Bình, tác giả đã rút ra 5 kinh nghiệm: 1- Các cấp ủy đảng phải xác định rõ nội dung, tiêu chuẩn TCCSĐ TSVM, xây dựng chương trình, kế hoạch với mục tiêu và giải pháp cụ thể; 2- Phải kết hợp chặt chẽ công tác giáo dục tư tưởng, chính trị với công tác tổ chức và công tác kiểm tra đảng; 3- Phải coi xây dựng chi bộ TSVM, giữ vững vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở; 4- Mở rộng và phát huy dân chủ trong Đảng đi đôi với giữ vững kỷ cương, kỷ luật; 5- Đổi mới và tăng cường sự chỉ đạo của cấp ủy cấp trên đối với cơ sở [192, tr.14]. Phạm Quang Vịnh (2006), “Để nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở Tây Nguyên” [197]. Theo tác giả, thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về đổi mới và nâng cao chất lượng HTCT cơ sở, hoạt động của TCCSĐ xã, phường, thị trấn ở Tây Nguyên có những chuyển biến đáng kể. Nhiều TCCSĐ đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, lãnh đạo phát triển toàn diện các lĩnh vực ở địa phương. Tuy nhiên, TCCSĐ đang gặp nhiều khó khăn: Mặt bằng dân trí thấp, phong tục tập quán lạc hậu, cơ sở hạ tầng thấp kém; TCCSĐ còn lúng túng trong lãnh đạo toàn diện, chưa phát huy rõ vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở, trình độ kiến thức của đội ngũ cán bộ còn thấp, công tác phát triển đảng gặp nhiều khó khăn,... Do đó, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ xã, phường, thị trấn còn nhiều mặt bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ mới. Để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ xã, phường, thị trấn ở các tỉnh Tây Nguyên, tác giả nêu lên các giải pháp cơ bản: Đảng bộ, chi bộ thực hiện đúng chức năng là hạt nhân chính trị ở cơ sở, lãnh đạo toàn diện; thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân; quan tâm phát triển KT-XH, củng cố quốc phòng, an ninh; đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ; quan tâm xây dựng HTCT và đội ngũ cán bộ, đảng viên, cấp ủy viên vững mạnh [197, tr.14-16]. Ngô Đức Vượng (2008), “Đổi mới phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng ở Phú Thọ” [199]. Tác giả đã rút ra 4 kinh nghiệm: Một là, đổi mới phương thức lãnh đạo của TCCSĐ phải đặt trong tổng thể nhiệm vụ đổi mới chính đốn Đảng; Hai là, phải trên cơ sở kiên định các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; Ba là, phải giữ vững những nguyên tắc cơ bản của công tác xây dựng Đảng; Bốn là, phải gắn với việc đổi mới phong cách, lề lối làm việc của các cấp ủy đảng và đảng viên [199, tr.17]. Sùng Chúng (2009), “Lào Cai xây dựng tổ chức cơ sở đảng và phát triển đội ngũ đảng viên” [56]. Đã xác định 6 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu: Một là, tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; Hai là, thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức xã, bí thư, cấp ủy; Ba là, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng loại hình TCCSĐ để xây dựng quy chế làm việc rõ ràng, cụ thể; Bốn là, cải tiến nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; Năm là, tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp đánh giá chất lượng TCCSĐ, đảng viên; Sáu là, chú trọng công tác kết nạp đảng viên và phát triển tổ chức đảng [56, tr.88-90]. Trần Thị Thu Hằng (2012), Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ thành phố Hà Nội từ năm 1996 đến năm 2005 [85]. Luận án đã phân tích đặc điểm, thực trạng TCCSĐ ở Hà Nội, khái quát quan điểm của Đảng, trình bày chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ thành phố Hà Nội về xây dựng TCCSĐ những năm 1996 - 2005. Trên cơ sở đó, tác giả nhận xét ưu, khuyết điểm, đồng thời rút ra 4 kinh nghiệm: Một là, vận dụng đúng đắn, sáng tạo đường lối, quan điểm của Đảng vào điều kiện cụ thể của thành phố Hà Nội, nắm vững và phát huy thế mạnh, lợi thế, tiềm năng, khắc phục hạn chế, đề ra chủ trương, giải pháp phù hợp đẩy mạnh công tác xây dựng TCCSĐ; Hai là, đổi mới phương thức lãnh đạo, quán triệt, triển khai thự...25 phường và 435 xã). Trong đó có 116 xã, thị trấn thuộc vùng núi cao (27 xã biên giới), 128 xã, phường, thị trấn vùng núi thấp và 233 xã, phường, thị trấn thuộc vùng đồng bằng và ven biển (28 xã, phường ven biển). Với số lượng đơn vị hành chính cấp xã lớn, quy mô, chất lượng không đồng đều đã ảnh hưởng đến quá trình xác định các tiêu chí trên các mặt của công tác và xây dựng TCCSĐ phù hợp với từng vùng, từng khu vực; gây khó khăn trong việc kiểm tra, giám sát đảm bảo chất lượng, hiệu quả trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn. Điều kiện kinh tế - xã hội Trong những năm 2005 - 2010, cơ cấu kinh tế của tỉnh Nghệ An chủ yếu vẫn là kinh tế nông nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng mới đạt tỷ lệ 33,44% (năm 2010). Tỷ lệ đói nghèo còn cao, thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Nghệ An chỉ bằng 64% mức quân bình chung của cả nước. Đời sống của Nhân dân, nhất là vùng sâu, vùng xa vẫn còn rất nhiều khó khăn. Trước những biến đổi mạnh mẽ về KT-XH, do nhu cầu lao động, việc làm và thu nhập để cải thiện đời sống đã thu hút một lượng lớn lao động ở nông thôn Nghệ An rời quê hương đến các đô thị, khu công nghiệp trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài lao động, trong đó có cả đảng viên (từ năm 2007 đến năm 2015, tỉnh Nghệ An đã có hơn 1 triệu người lao động ở nước ngoài, trung bình mỗi năm có 93.000 người xuất cảnh). Lực lượng đoàn viên, thanh niên đang ở lứa tuổi đi học, phần lớn học hết phổ thông đều đi học cao đẳng, đại học, chuyên nghiệp hoặc đi làm ăn xa; số ít thanh niên ở lại địa phương do điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ nhận thức hạn chế nên ít tham gia sinh hoạt tại các tổ chức chính trị - xã hội ở thôn, xóm; chưa có ý thức phấn đấu vào Đảng. Tình hình đó đã tác động đến công tác xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Nghệ An rất nhiều khó khăn, nhất là đối với công tác bồi dưỡng kết nạp đảng viên mới trong điều kiện “cạn nguồn”, yêu cầu đảm bảo trình độ đạt chuẩn và độ tuổi của người được kết nạp Đảng; hầu hết đảng viên đi làm ăn xa, đi xuất khẩu lao động bỏ sinh hoạt Đảng. Điều kiện dân cư, lịch sử, văn hóa, truyền thống Về dân cư: Theo số liệu điều tra năm 2009, dân số tỉnh Nghệ An có 2.942.900 người, trong đó có gần 43 vạn đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm khoảng 14% dân số toàn tỉnh) cư trú trên địa bàn 10 huyện, 143 xã, 1.426 xóm, bản; khoảng 27 vạn giáo dân (chiếm khoảng 9% dân số toàn tỉnh), sinh hoạt ở 13 giáo hạt, 112 giáo xứ, cư trú ở 174 xã, phường, thị trấn thuộc 20 huyện, thị xã, thành phố, với 839 xóm giáo. Dân cư phân bố không đồng đều, sinh sống tập trung ở đồng bằng và đô thị chiếm 85% (chủ yếu là người Kinh), 15 % là các dân tộc còn lại (Thái, Mông, Khơ mú, Thổ, Ơ đu) sinh sống tập trung ở vùng miền núi rộng lớn phía Tây. Ở vùng dân tộc thiểu số và vùng giáo trình độ dân trí thấp, còn tồn tại nhiều phong tục, tập quán, lối sống lạc hậu; đời sống của đồng bào còn nhiều khó khăn; năng lực, trình độ chuyên môn, hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở vùng miền núi còn yếu; tình hình hoạt động của tôn giáo và lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng rất phức tạp, làm mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Yếu tố này đã gây ra nhiều khó khăn đối với công tác xây dựng TCCSĐ như: Việc củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ; bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng đội ngũ cán bộ, cấp ủy; tuyên truyền, vận động, tạo nguồn phát triển đảng viên tại chỗ của các TCCSĐ xã, phường, thị trấn vùng đặc thù. Về lịch sử truyền thống, văn hóa: Nghệ An là địa phương có bề dày truyền thống, văn hóa, người dân Nghệ An cần cù lao động, thuần hậu chất phác, trọng nhân cách, có ý chí, có bản lĩnh, có tính nguyên tắc cao, có truyền thống yêu nước và cách mạng, trung thành tuyệt đối với Đảng, dám xả thân hy sinh vì nghĩa lớn. Nét văn hóa của con người Nghệ An được đúc kết: Trung dũng; quyết liệt; cần kiệm; khảng khái; hiếu học; giàu chí tiến thủ; chân thành, thẳng thắn, tự trào, là mảnh đất “địa linh, nhân kiệt”, nơi có truyền thống yêu nước và cách mạng được hun đúc từ bao đời. Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, Nhân dân tỉnh Nghệ An đã cùng với cả nước viết nên những trang sử vàng chói lọi cho dân tộc. Truyền thống yêu nước và tinh thần cách mạng quật cường đó được phát huy khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Đây là nơi ghi dấu ấn đầu tiên của truyền thống đấu tranh cách mạng vô sản ở Việt Nam với cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh những năm 1930 - 1931, mở đầu cho cách mạng vô sản trong cả nước. Là quê hương của nhiều nhà yêu nước như Phan Bội Châu, Nguyễn Xuân Ôn, Đặng Thái Thân; các lãnh đạo của Đảng như Hồ Chí Minh, Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Hồng Phong,... Với mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, Đảng bộ và Nhân dân Nghệ An luôn kiên trung với sự nghiệp cách mạng của Đảng, luôn phấn đấu vươn lên xây dựng Đảng bộ TSVM, lãnh đạo Nhân dân vượt qua đói nghèo, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, xứng đáng là quê hương của lãnh tụ Hồ Chí Minh vĩ đại. Truyền thống của Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Nghệ An khắc họa dấu ấn sâu đậm trong lịch sử, là điều kiện rất thuận lợi, là nguồn cổ vũ cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, ổn định tình hình chính trị ở địa phương, tổ chức có hiệu quả các phong trào của quần chúng, tích cực tham gia xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn TSVM, cũng như thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương trong giai đoạn cách mạng mới. 2.1.3. Thực trạng xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Nghệ An trước năm 2005 Đảng bộ tỉnh Nghệ An sớm hình thành và trải qua nhiều thời kỳ đấu tranh, rèn luyện khốc liệt để trưởng thành. Từ khi tái lập tỉnh (ngày 12 tháng 8 năm 1991), đến tháng 12 năm 2005, có 17 đảng bộ huyện, 1 đảng bộ thành phố, 1 đảng bộ thị xã và 8 đảng bộ trực thuộc Tỉnh uỷ. Tổng số TCCSĐ trong toàn tỉnh là 1.546, trong đó có 436 đảng bộ xã, 37 đảng bộ phường, thị trấn, với 7.196 chi bộ trực thuộc TCCSĐ xã, phường, thị trấn [Phụ lục 2], và 115.453 đảng viên [Phụ lục 3]. Quán triệt, tổ chức thực hiện chủ trương xây dựng Đảng của Trung ương và Đảng bộ, công tác xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn trước năm 2005 ở Đảng bộ tỉnh Nghệ An đã đạt được kết quả nhất định. Ưu điểm, nguyên nhân Về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng: Các cấp ủy đảng ở xã, phường, thị trấn đã chú trọng chăm lo giáo dục, tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, truyền thống và những thành tựu mà Đảng bộ đã đạt được trong sự nghiệp cách mạng nói chung, trong công cuộc đổi mới nói riêng. Nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc thành quả của cách mạng. Công tác xây dựng tổ chức đảng có nhiều chuyển biến tích cực: Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các TCCSĐ xã, phường, thị trấn từng bước được nâng lên. Chế độ sinh hoạt cấp ủy, chi bộ được duy trì có nề nếp, phương thức lãnh đạo của TCCSĐ từng bước đổi mới; nguyên tắc tổ chức, chế độ tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng được coi trọng. Đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, củng cố kiện toàn tổ chức đảng ở các vùng đặc thù của tỉnh. Công tác đánh giá, xếp loại TCCSĐ được chỉ đạo chặt chẽ, phản ánh đúng thực chất, tỉ lệ TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn đạt TSVM năm sau cao hơn năm trước [Phụ lục 2]. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cấp ủy, xây dựng đội ngũ đảng viên ở xã, phường, thị trấn được các cấp ủy triển khai tích cực. Chất lượng đội ngũ cấp uỷ viên ở xã, phường, thị trấn từng bước được nâng lên; tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ trong cấp ủy được quan tâm; năng lực, trình độ của cán bộ cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ [Phụ lục 8]. Đội ngũ đảng viên được nâng cao cả về số lượng và chất lượng; số lượng đảng viên ở xã, phường, thị trấn ngày càng tăng, cơ cấu hợp lý theo hướng trẻ hóa và tỉ lệ nữ đạt trên 50%, công tác phát triển đảng viên ở vùng dân tộc thiểu số, vùng giáo được quan tâm. Kết quả phân loại đảng viên năm 2005: Đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ 73,36% (trong đó hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 17,7%); đủ tư cách, hoàn thành nhiệm vụ 25,9%; vi phạm tư cách 0,73% [Phụ lục 3]. Về thực hiện nhiệm vụ kiểm tra: Công tác kiểm tra đảng viên, tổ chức đảng được tăng cường; chú trọng tập trung kiểm tra những lĩnh vực, địa bàn nhạy cảm; số cuộc kiểm tra hàng năm được tiến hành đạt trên 55% so với kế hoạch. Nguyên nhân ưu điểm: Đạt được những ưu điểm trên có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là do cấp ủy các cấp đã quán triệt đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nghị quyết Đại hội, Nghị quyết Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và thường xuyên, trực tiếp là chủ trương, quan điểm, sự chỉ đạo của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đồng thời có sự sáng tạo, đổi mới trong tổ chức chỉ đạo, điều hành và bước đi, cách làm phù hợp. Hạn chế, nguyên nhân Hạn chế Một là, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trên một số mặt tiến hành chưa đồng bộ ở các TCCSĐ, xã, phường, thị trấn. Việc tuyên truyền, quán triệt, học tập chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và giáo dục đạo đức, lối sống ở một số TCCSĐ còn mang tính hình thức, chất lượng và hiệu quả thấp, phương pháp, hình thức giáo dục tuyên truyền còn hạn chế. Tỉ lệ cán bộ, đảng viên tham gia học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng chưa cao. Việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác tư tưởng của một số cấp ủy còn hạn chế; chưa thực hiện tốt việc giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. “Một bộ phận cán bộ, đảng viên ở xã, phường, thị trấn nhận thức về đường lối, quan điểm còn hạn chế, thiếu nghiêm túc trong học tập nghị quyết; suy thoái về đạo đức, lối sống, nhũng nhiễu Nhân dân, vô cảm trước những khó khăn, bức xúc của Nhân dân” [163, tr.371-372]. Một số cán bộ xã, phường, thị trấn thiếu tu dưỡng, rèn luyện, thiếu tinh thần cầu thị và ý chí vươn lên, ngại học tập lý luận chính trị và học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tư tưởng bảo thủ, trì trệ, trông chờ, ỷ lại, cục bộ, hẹp hòi chậm được khắc phục. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vẫn còn nhiều hiện tượng bất an, tệ nạn xã hội phát triển, tình trạng tham nhũng chưa được khắc phục, nhiều cán bộ, đảng viên sai phạm làm nảy sinh tư tưởng hoài nghi, gây mất lòng tin, lo lắng của cán bộ, đảng viên. Hình thức tiến hành công tác tư tưởng ở xã, phường, thị trấn còn nghèo nàn, xơ cứng, mang tình hình thức, vì vậy chưa đáp ứng nhu cầu, hiệu quả giáo dục rèn luyện và sự chuyển biến trong nhận thức cán bộ, đảng viên. Chất lượng sinh hoạt tư tưởng trong nhiều TCCSĐ chưa đổi mới, tính giáo dục, tính chiến đấu chưa cao; còn tình trạng e dè, nể nang, né tránh, không dám đấu tranh với những biểu hiện sai trái, tiêu cực trong nội bộ. Hai là, công tác xây dựng tổ chức còn nhiều bất cập, việc xây dựng tổ chức đảng ở vùng đặc thù gặp nhiều khó khăn. Số đảng bộ xã, phường, thị trấn yếu kém trong lãnh đạo, không đáp ứng đòi hỏi của tình hình và yêu cầu, nhiệm vụ còn chiếm tỉ lệ cao: Năm 2003 có 11 TCCSĐ (chiếm 2,3%); năm 2004 có 10 TCCSĐ (chiếm 2,1%); năm 2005 có 05 TCCSĐ (chiếm 1,05%) [Phụ lục 2]. Một số TCCSĐ yếu kém nhiều năm liền (2003 - 2005), không khắc phục được như: Đảng bộ xã Nga Mỹ, Đảng bộ xã Xiêng My, Đảng bộ xã Yên Na, Đảng bộ xã Thạch Giám, Đảng bộ xã Xá Lượng (huyện Tương Dương); Đảng bộ xã Mường Lống, Đảng bộ xã Chiêu Lưu (huyện Kỳ Sơn); Đảng bộ thị trấn Con Cuông (huyện Con Cuông), Đảng bộ xã Châu Hoàn, Đảng bộ xã Châu Nga (huyện Quỳ Châu), Đảng bộ xã Minh Hợp (huyện Quỳ Hợp), Yếu kém phổ biến nhất là chưa bao quát hết chức năng, nhiệm vụ, lúng túng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhất là lãnh đạo phát triển KT-XH, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, nội bộ mất đoàn kết. Ở vùng dân tộc thiểu số hạn chế chủ yếu là chất lượng đội ngũ cán bộ thấp, ở vùng đồng bào có đạo, khó khăn lớn nhất là xây dựng, phát triển chi bộ, đảng viên. “Đến năm 2005, ở một số huyện có nhiều giáo dân, số xóm chưa có chi bộ còn nhiều, trong đó huyện Hưng Nguyên 17 xóm, huyện Nghi Lộc 26 xóm, huyện Diễn Châu 16 xóm, huyện Yên Thành 32 xóm, huyện Quỳnh Lưu 39 xóm” [169, tr.14]. Ba là, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở xã, phường, thị trấn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Công tác quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch cán bộ, cấp ủy ở xã, phường, thị trấn một số nơi còn mang tính hình thức. Một số trình độ, năng lực còn hạn chế, cán bộ chuyên trách xã, phường, thị trấn năm 2005 có trình độ văn hóa tiểu học 37 người (0,8%), trung học cơ sở 1.156 (23,6%), trong số đó có bí thư đảng ủy là 105 người (9,08%) [Phụ lục 8]. Công tác kết nạp đảng viên ở những vùng, đối tượng đặc thù gặp nhiều khó khăn. Đảng viên được kết nạp là giáo dân còn thấp. “Từ năm 2001 đến năm 2005 chỉ kết nạp được 181 đảng viên” [61, tr.20]. Một bộ phận cán bộ, đảng viên tư tưởng lập trường thiếu kiên định trước hoàn cảnh khó khăn của đất nước, tính tiên phong gương mẫu của đảng viên có lúc, có nơi còn hạn chế. Công tác giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng đảng viên ở một số nơi còn lỏng lẻo. Hiện tượng phai nhạt lý tưởng cách mạng, sa sút phẩm chất đạo đức, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội, thực dụng có chiều hướng phát triển. Kết quả phân loại đảng viên năm 2005 cho thấy tỉ lệ đảng viên vi phạm tư cách 751 đảng viên chiếm 0,73% [Phụ lục 3]. Bốn là, công tác kiểm tra còn hình thức, không thực hiện đúng kế hoạch, nội dung các cuộc kiểm tra. Một số UBKT ở xã, phường, thị trấn còn yếu kém, thụ động, lúng túng không phát hiện được dấu hiệu vi phạm; khi Nhân dân tố giác, khiếu kiện thì UBKT nể nang, né tránh, ngại va chạm nên không tiến hành kiểm tra để dẫn đến sự việc trở nên nghiêm trọng. Công tác chỉ đạo, kiểm tra của các huyện ủy, thành ủy, thị ủy còn chưa sâu sát cơ sở. Một số cấp ủy xã, phường, thị trấn và đảng viên vẫn còn nặng nề, mặc cảm khi được kiểm tra dấu hiệu vi phạm. Nhiều UBKT của đảng uỷ xã, phường, thị trấn trong thời gian dài không thực hiện được nhiệm vụ kiểm tra đảng viên, tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm. Nguyên nhân Về khách quan: Công tác xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Nghệ An diễn ra trong điều kiện quốc tế có những biến động phức tạp, nhất là sự tan rã của Liên Xô năm 1991, đã tác động sâu sắc đến Việt Nam nói chung, Đảng bộ và Nhân dân Nghệ An nói riêng. Làm nảy sinh những tư tưởng dao động, hoài nghi về CNXH, về vai trò lãnh đạo của Đảng. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch ra sức chống phá cách mạng Việt Nam bằng thủ đoạn “diễn biến hòa bình” đã gây ra những khó khăn cho công tác xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Nghệ An. Đất nước đang trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh những thuận lợi còn có những khó khăn, nhất là mặt trái của cơ chế thị trường, vấn đề việc làm, thu nhập; mối quan hệ giữa lợi ích tập thể, lợi ích cá nhân đã tác động mạnh mẽ đến tâm tư, tình cảm của cán bộ, đảng viên. Mặt khác, Nghệ An là địa phương rộng lớn, có nhiều đầu mối cơ sở, có nhiều vùng sâu, vùng xa, nhiều dân tộc thiểu số, đồng bào theo đạo chiếm tỉ lệ lớn, điều kiện KT-XH còn nhiều khó khăn, tỉ lệ nghèo đói cao, đã ảnh hưởng lớn đến kết quả xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn. Về chủ quan: Công tác xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Nghệ An chưa được quan tâm đúng mức. Với đặc điểm của loại hình TCCSĐ này có số lượng đảng viên chiếm gần 80% của toàn Đảng bộ, trực tiếp lãnh đạo quần chúng Nhân dân toàn tỉnh, chất lượng xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn quyết định kết quả công tác xây dựng Đảng của toàn Đảng bộ. Trong thời gian từ sau khi tái lập tỉnh năm 1991 đến trước năm 2005, mặc dù Ban Chấp hành Đảng bộ đã ban hành được một số văn kiện về xây dựng, củng cố TCCSĐ như: Nghị quyết 17 năm 1995, bàn về củng cố cơ sở đảng, xóa yếu kém; Nghị quyết 18 năm 2004, về củng cố, xây dựng HTCT cơ sở vùng đặc thù. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện còn thiếu sự đồng bộ ở các cấp, chưa đầu tư đúng mức cho việc khảo sát, nắm tình hình; công tác kiểm tra, đánh giá thiếu sâu sát, chậm phát hiện và tập trung chỉ đạo giải quyết những khó khăn, yếu kém ở xã, phường, thị trấn. Thực trạng công tác xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Nghệ An trước năm 2005 đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế, yếu kém, phải đối mặt với những thách thức, khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực quyết tâm của toàn Đảng bộ trong công tác xây dựng Đảng nói chung, xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn nói riêng mới đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. 2.1.4. Chủ trương của Đảng về xây dựng tổ chức cơ sở đảng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (4-2006), diễn ra trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều thuận lợi song cũng còn nhiều khó khăn, thách thức. Công tác xây dựng Đảng qua 20 năm đổi mới, nhất là từ khi thực hiện cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII và Kết luận Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng lãng phí đã đạt được một số kết quả nhất định. Song nhìn chung “chưa đạt yêu cầu đề ra, chưa tạo được chuyển biến căn bản” [65, tr.268]; “Không ít tổ chức đảng yếu kém, nhất là ở cơ sở, không làm tròn vai trò hạt nhân chính trị, không đủ sức giải quyết những vấn đề phức tạp nảy sinh từ cơ sở, thậm chí có những tổ chức cơ sở đảng tê liệt, mất sức chiến đấu” [65, tr.262]. Trước thực trạng đó, Đại hội xác định phương hướng, mục tiêu: Tiếp tục tự đổi mới, tự chỉnh đốn Đảng; xây dựng Đảng thực sự TSVM về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Về xây dựng TCCSĐ, Đại hội chỉ rõ: Ðặc biệt chú trọng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ; gắn xây dựng TCCSĐ với xây dựng HTCT ở cơ sở; nâng cao chất lượng sinh hoạt Ðảng; đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát trong Ðảng, đổi mới phương thức lãnh đạo của Ðảng [65, tr.280-281]. Đồng thời, nhấn mạnh: Phải dồn sức xây dựng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ, làm cho tổ chức này thực sự TSVM [65, tr.298]. Trên cơ sở phương hướng, mục tiêu đó, Đại hội nêu các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu: 1) Làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, quản lý, giám sát đảng viên về năng lực hoàn thành nhiệm vụ và phẩm chất đạo đức, lối sống; đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực trong Ðảng. 2) Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện tốt các quy định về chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động của các loại hình TCCSĐ. 3) Thực hiện tốt nguyên tắc dựa vào Nhân dân để xây dựng Ðảng từ cơ sở. 4) Thực hiện đồng bộ các biện pháp củng cố TCCSĐ, chú trọng những địa bàn xung yếu, vùng sâu, vùng xa, ở các đảng bộ, chi bộ yếu kém; nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng; kiện toàn đội ngũ cấp ủy, bí thư chi bộ [65, tr.298-299]. Cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ về xây dựng TCCSĐ do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đề ra, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, ngày 02 tháng 02 năm 2008, đã ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW “Về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên”. Ban Chấp hành Trung ương đã xác định 3 mục tiêu cần đạt được: Một là, tập trung sức để xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ, tạo được sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng hoạt động của TCCSĐ, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Hai là, tập trung củng cố, xây dựng tổ chức đảng và kết nạp đảng viên ở những nơi chưa có tổ chức đảng, có ít hoặc chưa có đảng viên. Ba là, chăm lo xây dựng đội ngũ cấp ủy viên, trước hết là bí thư cấp ủy và cán bộ, đảng viên thật sự tiền phong gương mẫu, có phẩm chất đạo đức cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao [67, tr.95-96]. Để thực hiện các mục tiêu đó, Ban Chấp hành Trung ương nêu lên các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu: Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trí tuệ, phẩm chất đạo đức cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật, thực sự tiền phong gương mẫu, đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao; hoàn thiện mô hình tổ chức của các loại hình TCCSĐ, chăm lo kết nạp đảng viên; thực hiện mạnh mẽ chủ trương trẻ hóa, tiêu chuẩn hóa, thể chế hóa và từng bước nhất thể hóa chức danh cán bộ; nâng cao chất lượng, đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động của các loại hình TCCSĐ; tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, quản lý đảng viên; dựa vào dân để xây dựng Ðảng [67, tr.96-106]. Như vậy, cùng với chủ trương của Đại hội X, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) đã thể hiện sự quan tâm, chăm lo xây dựng “nền tảng”, “hạt nhân chính trị” của Đảng ở cơ sở. Là cơ sở thống nhất, nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, khắc phục biểu hiện xem nhẹ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của TCCSĐ. Là căn cứ để đảng bộ các tỉnh, thành trong cả nước nói chung, Đảng bộ tỉnh Nghệ An nói riêng nghiên cứu, vận dụng, đề ra chủ trương nâng cao chất lượng xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn phù hợp với thực tiễn của địa phương. Bên cạnh đó, trong nhiệm kỳ Đại hội X, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị cũng ban hành các văn bản liên quan đến xây dựng TCCSĐ như: Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X, về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Chỉ thị số 06-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 07-11-2006 về tổ chức Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,... Những văn bản đó tiếp tục định hướng cho Đảng bộ tỉnh Nghệ An trong lãnh đạo xây dựng Đảng nói chung và công tác xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn nói riêng. Những năm 2005 - 2010, công tác xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Nghệ An diễn ra trong điều kiện quốc tế và trong nước có nhiều thuận lợi; tiến hành trên quê hương có bề dày truyền thống yêu nước và cách mạng; Đảng bộ tỉnh ra đời sớm, được tôi luyện trưởng thành, có đội ngũ đảng viên đông, tuyết đối trung thành với Đảng; KT-XH cơ bản ổn định, từng bước phát triển đi lên; Đảng bộ luôn coi trọng công tác xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn và đạt được những kết quả quan trọng; Trung ương Đảng đã ban hành nhiều chủ trương về xây dựng chỉnh đốn Đảng, là cơ sở, điều kiện tác động thuận lợi đến công tác xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, những vấn đề xã hội nảy sinh do mặt trái của cơ chế thị trường, tác động tiêu cực đến tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên. Nghệ An là tỉnh có diện tích rộng lớn, có nhiều cơ sở, nhiều vùng sâu, vùng xa, có nhiều dân tộc thiểu số, số lượng giáo dân lớn, hoạt động phức tạp; kinh tế phát triển chậm, tỉ lệ hộ nghèo cao, đời sống Nhân dân còn nhiều khó khăn; tình hình an ninh biên giới, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, Đã gây ra nhiều khó khăn cho công tác lãnh đạo xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn. Tình hình đó đặt ra yêu cầu cho Đảng bộ tỉnh Nghệ An cần phải có những chủ trương đúng đắn, phù hợp, tập trung xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. 2.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn (2005 - 2010) 2.2.1. Phương hướng mục tiêu Phương hướng mục tiêu chung Từ ngày 08 đến ngày 11 tháng 12 năm 2005, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2006 - 2010, được tiến hành tại Thành phố Vinh. Bên cạnh xác định chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH, Đại hội đã đề ra chủ trương về công tác xây dựng Đảng trong những năm tới, trong đó nhấn mạnh: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng. Xây dựng Đảng bộ, Chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể Nhân dân ngày càng vững mạnh” [61, tr.32-33]. Sau Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, trong những năm 2005 - 2010, Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An đã ban hành các nghị quyết, chương trình, đề án, kết luận bàn về công tác xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn trên một số nội dung như: Công tác tư tưởng, lý luận; công tác kiểm tra, giám sát; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở; củng cố, xây dựng HTCT ở vùng dân tộc, vùng giáo. Đặc biệt là Nghị quyết 17-NQ/TU, ngày 9-5-2008 về “Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên”. Qua đó bổ sung, hoàn chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn trên các nội dung. Quán triệt chủ trương của Đảng, xuất phát từ thực tiễn địa phương, phương hướng mục tiêu xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn những năm 2005 - 2010, được xác định: Tập trung xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu của TCCSĐ; xây dựng cấp ủy, tổ chức đảng TSVM, đội ngũ cán bộ, đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực trí tuệ, thực sự tiên phong, gương mẫu về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH ở cơ sở [61, tr.72-73]. Mục tiêu cụ thể Về chính trị, tư tưởng: Củng cố, tăng cường sự thống nhất về tư tưởng, chính trị trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội và trong mọi tầng lớp Nhân dân; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn ngày càng TSVM. Đổi mới phương pháp học tập chính trị, quán triệt nghị quyết của Đảng cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân [163, tr.376]. Về công tác tổ chức: Phấn đấu đến năm 2010: 100% khối, xóm, thôn, bản, trường học có chi bộ đảng và đảng viên; 80% số TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn đạt danh hiệu TSVM. Không còn yếu kém [61, tr.72]. Về công tác cán bộ, đảng viên: Tất cả cán bộ chủ trì xã, phường, thị trấn phải có trình độ trung cấp chuyên môn và trung cấp chính trị trở lên (trong các xã, phường, thị trấn vùng đồng bằng, núi thấp phải có từ 4-5 cán bộ có trình độ đại học; các xã vùng núi cao phải có ít nhất 1 đến 2 cán bộ có trình độ đại học); cán bộ nữ trong HTCT tối thiểu cấp xã đạt 20%, cán bộ là người dân tộc thiểu số ở các xã miền núi đạt 22% [161, tr.817-818]. Phấn đấu trong nhiệm kỳ toàn tỉnh kết nạp 6.500 - 7.000 đảng viên [61, tr.36]. Về công tác kiểm tra, giám sát: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của TCCSĐ, tạo sự đoàn kết thống nhất và dân chủ trong Đảng bộ, giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng; phòng ngừa, ngăn chặn sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên [163, tr.358]. 2.2.2. Nhiệm vụ và giải pháp Một là, tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên ở xã, phường, thị trấn Đây là nội dung quan trọng hàng đầu, là khâu đột phá góp phần xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn TSVM. Đồng thời, là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An. Thông qua công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giác ngộ lý tưởng cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị, thống nhất về ý chí và hành động của cán bộ, đảng viên nhằm thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Nội dung giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên rất phong phú, song cần tập trung: Giáo dục, tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước; “giáo dục tuyền thống quê hương, đất nước, động viên ý chí tiến công, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, khắc phục tư tưởng hẹp hòi, bảo thủ, trì trệ trong cán bộ, đảng viên” [61, tr.70-71]; thường xuyên giáo dục nâng cao nhận thức về mục tiêu, lý tưởng, lòng trung thành; rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống; nâng cao ý thức xây dựng đảng bộ, chi bộ TSVM; bồi dưỡng trình độ trí tuệ và tác phong, phương pháp công tác của cán bộ, đảng viên. Thực hiện đa dạng hình thức, phương pháp, trong đó cần: “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước sao cho ngắn gọn, hấp dẫn, hiệu quả, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ làm, thiết thực đưa nội dung chỉ thị, nghị quyết vào cuộc sống” [61, tr.70-71]. Thường xuyên quan tâm chăm lo đội ngũ báo cáo viên cấp ủy, đẩy mạnh công tác tuyên truyền miệng, kịp thời thông tin cho cán bộ, đảng viên về tình hình KT-XH, quốc phòng, an ninh, góp phần định hướng tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Chăm lo xây dựng sự đoàn kết, thống nhất trong cấp uỷ; thường xuyên nắm chắc tình hình cán bộ, đảng viên, phát hiện kịp thời những người vi phạm về đạo đức lối sống. “Khắc phục những biểu hiện phai nhạt lý tưởng, chủ nghĩa cơ hội, thực dụng, vụ lợi, cá nhân, trung bình chủ nghĩa. Đưa nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào sinh hoạt chi bộ định kỳ hàng tháng” [168, tr.623]. Hai là, hoàn thiện mô hình TCCSĐ; củng cố tổ chức đảng yếu kém, chăm lo kết nạp đảng viên, nhất là ở những nơi chưa có tổ chức đảng, đảng viên Kiện toàn, sắp xếp tổ chức của các TCCSĐ cho đồng bộ, thống nhất với các tổ chức của HTCT ở xã, phường, thị trấn; xây dựng mô hình tổ chức phù hợp với những nơi có tính đặc thù, vừa tạo sự thống nhất chung, vừa phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng địa phương. Nhằm bảo đảm vai trò lãnh đạo của TCCSĐ trong thực hiện nhiệm vụ chính trị và lãnh đạo các tổ chức quần chúng. Theo đó, Đảng bộ tỉnh Nghệ An xác định: Sắp xếp mô hình tổ chức của đảng bộ xã, phường, thị trấn theo hướng: “Dưới đảng bộ xã là chi bộ xóm, bản; dưới đảng bộ phường, thị trấn là chi bộ khối; những khối, xóm, bản có đông đảng viên thì thành lập đảng bộ bộ phận, có các chi bộ trực thuộc” [168, tr.624]. Quán triệt đầy đủ các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác xây dựng TCCSĐ ở những nơi chưa có tổ chức đảng và đảng viên, tạo sự thống nhất tr...7 (99,84%) 1.341 (17,26%) 3.917 (50,43%) 2.038 (26,23%) 466 (6,00%) 5 (0,06%) 2013 7.800 7.765 (99,55%) 1.270 (16,35%) 4.001 (51,52%) 2.062 (26,55%) 446 (5,74%) 19 (0,24%) 2014 7.231 7.222 (99,87%) 1.073 (14,86%) 4.447 (46,71%) 2.473 (34,24%) 300 (4,15%) 2 (0,03%) 2015 7.747 7.747 (100%) 1.057 (13,64 %) 3.954 (37,39%) 3.272 (42,23%) 510 (6,58%) 11 (0,14%) QB (Tỷ lệ) 99,85% 15,47% 48,86% 30,36% 5,27% 0,10% Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nghệ An. Phụ lục 8 Tổng hợp số lượng, chất lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn của tỉnh Nghệ An năm 2005 TT Chức danh Tổng Dân tộc Theo đạo Giới tính Độ tuổi Văn hóa Chuyên môn Lý luận chính trị Quản lý nhà nước Nam Nữ Dưới 35 Từ 35-45 Từ 46-55 Trên 55 Tiểu học THCS THPT Chưa đào tạo Sơ cấp Trung cấp, CĐ ĐH, trên ĐH Sơ cấp Trung cấp Cao cấp Đã bồi dưỡng Sơ cấp T.cấp - Cử nhân I Cán bộ C.trách 4900 1012 23 4279 621 636 2235 1766 271 37 1156 3715 2942 507 729 722 858 2471 131 1919 709 264 Tỷ lệ % 20,7 0,47 87,3 12,7 13 45,6 36 5,5 0,8 23,6 75,8 60 10,3 14,9 14,7 17,5 50,4 2,7 33 14,5 5,4 1 Bí thư Đảng ủy 464 99 1 457 7 11 191 230 32 1 105 358 237 59 55 113 32 371 40 184 110 36 2 Phó Bí thư 263 24 1 253 10 9 169 73 12 0 22 241 116 37 51 59 34 192 12 88 58 16 3 Trực đảng 187 71 1 176 11 15 89 88 3 2 51 142 132 12 26 17 31 156 2 88 29 10 4 Chủ tịch HĐND 53 2 0 52 1 2 26 24 1 0 6 47 21 3 19 10 5 40 9 13 15 11 5 Phó CT HĐND 458 104 3 419 39 44 253 159 2 0 89 369 269 52 66 71 93 234 9 193 81 26 6 Chủ tich UBND 468 95 1 462 6 25 299 139 5 2 50 416 189 40 70 169 48 320 29 206 107 39 7 Phó CT UBND 677 137 3 655 22 85 474 118 0 5 104 568 312 81 116 168 125 337 12 233 101 41 8 CT UB MTTQ 467 102 7 442 25 5 170 260 32 5 153 309 310 68 54 35 93 230 2 163 35 18 9 Bí thư Đoàn 468 96 2 454 14 393 73 2 0 0 65 403 354 22 57 35 112 107 2 111 31 18 10 CT Hội Phụ nữ 468 91 1 0 468 36 222 192 18 9 174 285 368 52 42 6 104 143 0 107 42 18 11 CT Hội N.dân 458 94 2 440 18 10 211 208 29 6 163 289 329 41 70 18 100 149 2 137 31 8 12 CT Hội CCB 469 97 1 469 0 1 58 273 137 7 174 288 305 40 103 21 81 192 12 96 69 23 II Công chức 3756 654 16 3221 535 1185 1932 621 18 9 700 3047 1433 322 1637 364 480 783 38 907 281 142 Tỷ lệ % 17,4 0,43 85,8 14,2 31,5 51,4 16,5 0,5 0,24 18,6 81,1 38,2 8,6 43,6 9,7 12,8 20,8 1,0 24,1 7,5 3,8 1 Trưởng Công An 464 96 1 464 0 66 301 97 0 3 95 366 304 68 49 43 89 151 7 120 41 24 2 C.huy trưởng QS 469 93 1 469 0 66 219 179 5 2 135 332 303 67 78 21 74 187 4 108 33 24 3 V.phòng - T.kê 558 100 1 397 161 239 266 49 4 0 83 475 164 47 265 82 68 111 1 116 52 20 4 Tài chính-K.toán 713 86 4 483 230 303 334 75 1 0 97 616 111 18 512 72 64 76 0 172 46 18 5 Địa chính - X.dựng 618 123 4 560 58 196 300 118 4 2 103 513 132 30 409 47 92 77 0 149 37 21 6 Tư pháp-Hộ tịch 451 73 4 427 24 132 254 64 1 1 99 351 208 61 131 51 52 88 11 136 38 18 7 Văn hóa-Xã hội 483 83 1 421 62 183 258 39 3 1 88 394 211 31 193 48 41 93 15 106 34 18 Cộng (I+II) 8656 1666 39 7500 1156 1821 4167 2387 289 46 1856 6762 4375 829 2366 1086 1338 3254 169 2526 990 407 Tỷ lệ % 19,2 0,45 86,6 13,4 21 48,1 27,6 3,3 0,5 21,4 78,1 50,5 9,6 27,3 12,5 15,5 37,6 2,0 29,2 11,4 4,7 Nguồn: Sở Nội vụ Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An - 2005 Phụ lục 9 Tổng hợp số lượng, chất lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn của tỉnh Nghệ An năm 2010 TT Chức danh Tổng Dân tộc Tôn giáo Giới tính Độ tuổi Văn hóa Chuyên môn Lý luận chính trị Quản lý nhà nước Nam Nữ Dưới 35 Từ 35-45 Từ 46-55 Trên 55 Tiểu học THCS THPT Chưa đào tạo Sơ cấp Trung cấp, CĐ ĐH, trên ĐH Sơ cấp Trung cấp Cao cấp Đã bồi dưỡng Sơ cấp T.cấp - Cử nhân I Cán bộ C.trách 4990 1056 26 4224 766 564 1610 2228 588 38 675 4277 1503 500 1779 1208 1102 3199 95 1829 271 111 Tỷ lệ % 21,2 0,52 84,6 15,4 11,3 32,3 44,7 11,8 0,8 13,5 85,7 30,1 10,0 35,7 24,2 22,1 64,1 1,9 36,7 5,4 2,2 1 Bí thư Đảng ủy 472 102 3 456 16 4 96 312 60 1 50 421 134 40 122 176 37 375 43 280 49 45 2 Phó Bí thư 281 49 2 250 31 33 119 117 12 0 13 268 45 23 105 108 37 229 9 135 21 6 3 Trực đảng 195 54 2 182 13 19 84 79 13 3 28 164 50 10 78 57 24 149 1 61 13 3 4 Chủ tịch HĐND 24 8 0 22 2 0 6 12 6 0 3 21 10 0 8 6 3 17 1 5 2 4 5 Phó CT HĐND 471 103 2 428 43 17 147 256 51 2 62 407 151 49 162 109 87 348 2 206 23 8 6 Chủ tich UBND 469 90 2 461 8 11 156 277 25 2 29 438 77 31 120 241 38 372 15 286 44 18 7 Phó CT UBND 696 149 6 669 27 48 293 335 20 4 61 631 131 36 278 251 129 490 10 271 40 8 8 CT UB MTTQ 478 105 4 426 52 6 104 253 115 5 103 370 196 74 152 56 105 309 6 141 18 6 9 Bí thư Đoàn 476 101 1 415 61 319 156 1 0 1 23 452 137 36 209 94 191 192 0 104 17 6 10 CT Hội Phụ nữ 479 95 2 0 479 78 209 179 13 7 76 396 171 59 227 22 160 243 1 107 13 3 11 CT Hội N.dân 468 100 1 435 33 26 190 216 36 1 85 382 160 48 203 57 150 241 3 130 14 4 12 CT Hội CCB 481 100 1 480 1 3 50 191 237 12 142 327 241 94 115 31 141 234 4 103 17 0 II Công chức 4194 718 21 3178 1016 1745 1361 979 109 24 195 3975 292 105 3088 709 1327 1182 6 1069 92 42 Tỷ lệ % 17,1 0,5 75,8 24,2 41,6 32,4 23,3 2,6 0,6 4,6 94,8 7,0 2,5 73,6 16,9 31,6 28,2 0,1 25,5 2,2 1,0 1 Trưởng Công An 444 99 1 444 0 44 187 195 18 2 55 387 105 39 282 18 148 207 1 146 15 4 2 C.huy trưởng QS 473 101 3 473 0 111 175 164 23 0 50 423 90 29 337 17 124 242 1 138 20 2 3 V.phòng - T.kê 701 102 6 375 326 409 176 107 9 0 15 686 12 6 500 183 216 159 0 166 14 13 4 Tài chính-K.toán 824 103 2 477 347 413 222 170 19 19 24 781 25 8 671 120 284 133 0 198 19 1 5 Địa chính - X.dựng 684 120 5 607 77 277 226 159 22 2 13 669 13 3 524 144 233 130 0 149 10 1 6 Tư pháp-Hộ tịch 490 85 1 409 81 191 164 122 13 0 23 467 24 8 353 105 149 161 0 142 8 1 7 Văn hóa-Xã hội 578 108 3 393 185 300 211 62 5 1 15 562 23 12 421 122 173 150 4 130 6 20 Cộng (I+II) 9184 1774 47 7402 1782 2309 2971 3207 697 62 870 8252 1795 605 4867 1917 2429 4381 101 2898 363 153 Tỷ lệ % 19,3 0,51 80,6 19,4 25,1 32,4 34,9 7,6 0,7 9,5 89,9 19,5 6,6 53,0 20,9 26,4 47,7 1,1 31,6 4,0 1,7 Nguồn: Sở Nội vụ Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An - 2010 Phụ lục 10 Tổng hợp số lượng, chất lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn của tỉnh Nghệ An năm 2015 TT Chức danh Tổng Dân tộc Tôn giáo Giới tính Độ tuổi Văn hóa Chuyên môn Lý luận chính trị Quản lý nhà nước Nam Nữ Dưới 30 Từ 30- dưới 45 Từ 46- dưới 55 Trên 55 Tiểu học THCS THPT Chưa đào tạo Sơ cấp Trung cấp, CĐ ĐH, trên ĐH Sơ cấp Trung cấp Cao cấp Đã bồi dương Chưa bồi dưỡng I Cán bộ C.trách 4880 949 53 3817 1063 213 1989 1639 1039 3 137 4741 372 90 1773 2635 571 4007 117 2822 2025 Tỷ lệ % 19,4 1,1 78,2 21,8 4,4 40,8 34,6 21,3 0,06 2,8 97,1 7,6 1,8 36,3 54,0 11,7 82,1 2,4 57,8 42,2 1 Bí thư Đảng ủy 478 94 3 457 21 0 89 250 139 0 5 473 12 1 125 340 4 443 31 380 98 2 Phó Bí thư 492 103 1 407 85 1 224 203 64 0 4 488 10 0 194 288 16 467 8 350 142 3 Chủ tịch UBND 475 65 2 463 12 1 170 236 68 0 3 472 2 0 78 395 10 411 52 345 130 4 Phó CT UBND 586 127 4 536 50 32 299 203 52 0 2 584 3 0 147 436 58 516 3 371 215 5 Chủ tịch HĐND 2 0 0 2 0 0 0 2 0 0 0 2 0 0 1 1 0 2 0 2 0 6 Phó CT HĐND 478 101 4 375 103 9 215 170 84 0 6 473 19 3 194 262 40 418 2 285 193 7 CT UB MTTQ 480 106 6 394 86 2 124 159 195 0 15 465 51 8 222 199 30 435 8 281 199 8 Bí thư Đoàn 470 80 4 333 137 138 331 1 0 0 1 469 30 2 158 280 120 308 1 190 280 9 CT Hội N.dân 646 106 4 392 72 7 194 187 76 0 17 447 41 8 224 191 98 340 2 212 252 10 CT Hội Phụ nữ 477 74 24 4 473 22 287 147 21 0 4 473 27 4 255 191 66 385 0 217 260 11 CT Hội CCB 478 93 1 454 24 1 56 81 340 3 80 395 177 64 175 62 129 282 10 189 256 II Công chức 5646 1003 34 3315 2333 945 3440 859 403 0 50 5597 11 19 2197 3419 2090 2282 8 2522 2985 Tỷ lệ % 17,8 0,6 58,7 41,3 16,7 60,9 15,2 7,1 0 0,9 99,1 0,2 0,3 38,9 60,5 37,0 40,4 0,1 44,7 52,8 1 Trưởng Công An 427 91 2 426 1 20 263 110 34 0 8 419 7 8 272 140 62 353 0 212 202 2 C.huy trưởng QS 458 100 3 458 1 26 332 84 16 0 3 455 3 3 356 96 35 416 0 232 216 3 V.phòng - T.kê 931 158 8 364 567 169 598 108 56 0 5 926 0 1 322 608 401 322 1 426 506 4 Tài chính-K.toán 946 132 5 390 556 150 588 145 63 0 5 941 0 2 268 676 422 265 0 454 490 5 Địa chính - X.dựng 1130 206 5 770 361 212 676 158 85 0 17 1114 0 1 374 755 495 295 3 461 628 6 Tư pháp-Hộ tịch 806 167 5 512 294 143 417 151 95 0 7 799 1 1 277 527 257 370 1 352 419 7 Văn hóa-Xã hội 948 149 6 395 553 225 566 103 54 0 5 943 0 3 328 617 418 261 3 385 524 Cộng (I+II) 10526 1952 87 7132 3396 1158 5429 2498 1442 3 187 10338 383 109 3970 6054 2661 6289 125 5344 5010 Tỷ lệ % 18,5 0,82 67,7 32,3 11,0 51,6 23,7 13,7 0,03 1,8 98,2 3,6 1,0 37,7 57,5 25,3 59,7 1,2 50,8 47,6 Nguồn: Sở Nội vụ Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An - 2015 Phụ lục 11 Tổng hợp phân tích chất lượng đảng viên mới kết nạp trong loại hình xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Nghệ An (2006 - 2010) Năm Tổng số KN Trong đó Tuổi đời Học vấn Chuyên môn Nữ Dân tộc Tôn giáo ĐVTN 18-30 31-40 41-50 TH THCS THPT CNKT TH CN CĐ ĐH Th.S 2006 3.460 1.636 976 25 2.564 2.467 830 163 0 354 3.106 161 735 632 613 0 2007 3.316 1.558 963 22 2.453 2.297 743 276 0 306 3.075 241 766 524 669 3 2008 3.425 1.573 982 21 2.544 2.513 654 258 0 373 3.052 215 712 587 611 2 2009 3.262 1.518 964 11 2.413 2.462 701 99 0 327 2.935 165 809 478 696 3 2010 2.919 1.533 730 10 2.122 2.109 649 161 1 275 2.643 167 689 457 629 1 Cộng 16.382 7.818 4.615 89 12.096 11.848 3.577 957 1 1.635 14.811 949 3.711 2.678 3.218 9 Tỷ lệ % 48,10 28,17 0,54 73,83 72,32 21,83 5,84 0 9,6 90,4 5,79 22,65 16,34 19,64 0,05 Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nghệ An Phụ lục 12 Tổng hợp phân tích chất lượng đảng viên mới kết nạp trong loại hình xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Nghệ An (2011 - 2015) Năm Tổng số KN Trong đó Tuổi đời Học vấn Chuyên môn Nữ Dân tộc Tôn giáo ĐVTN 18-30 31-40 41-50 TH THCS THPT CNKT THCN CĐ ĐH Th.S 2011 3.149 1.671 907 12 2.341 2.269 725 155 2 264 2.881 161 735 502 646 4 2012 3.184 1.674 828 11 2.282 2.288 720 176 3 271 2.910 118 640 506 754 8 2013 3.395 1.751 939 6 2.602 2.505 745 135 0 343 3.052 105 607 579 918 3 2014 3.406 1.796 1.164 19 2.654 2.574 761 71 0 299 3.107 95 645 587 1.031 7 2015 3.297 1.687 788 12 2.446 2.409 803 107 0 237 3.060 17 517 537 1.364 6 Tổng 16.431 8.579 4.626 60 12.325 12.045 3.754 644 5 1.414 15.010 496 3.144 2.711 4.713 28 Tỷ lệ % 52,12 28,15 0,36 75,01 73,30 22,84 3,19 0,03 8,62 91,35 3,01 19,13 16,50 28,68 0,17 Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nghệ An Phụ lục 13 Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực của đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn tỉnh Nghệ An (năm 2015) TT NỘI DUNG Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt Kém SL % SL % SL % SL % SL % 1 Phẩm chất chính trị 128 15.5 533 64.7 117 14.2 5 0.6 41 5.0 2 Phẩm chất đạo đức 117 14.2 527 64.0 126 15.3 15 1.8 2 0.2 3 Trình độ, năng lực làm việc 79 9.6 433 52.5 249 30.2 18 2.2 3 0.4 4 Khả năng hoàn thành nhiệm vụ 78 9.5 444 53.9 222 26.9 26 3.2 5 0.6 Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nghệ An, khảo sát tháng 9 năm 2015 Phụ lục 14 Kết quả đánh giá chất lượng đảng viên thuộc tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Nghệ An (2006 - 2010) Năm Tổng số đảng viên Số đảng viên được đánh giá Số lượng (Tỷ lệ) Kết quả phân loại đảng viên Đủ tư cách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Số lượng (Tỷ lệ) Đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ Số lượng (Tỷ lệ) Đủ tư cách hoàn thành nhiệm vụ Số lượng (Tỷ lệ) Vi phạm tư cách, không hoàn thành nhiệm vụ Số lượng (Tỷ lệ) 2006 120.092 107.270 (89,32%) 2.1797 (20,32%) 5.4161 (50,49%) 3.0243 (28,19%) 1.069 (1,00%) 2007 123.185 110.177 (89,44%) 2.0255 (18,38%) 6.0792 (55,18%) 2.8364 (25,74%) 766 (0,69%) 2008 125.772 111.980 (89,03%) 1.5024 (13,60%) 7.8334 (69,95%) 1.7930 (16,01%) 692 (0,62%) 2009 128.883 115.268 (89,43%) 1.5589 (13,52%) 8.2289 (71,39%) 1.6721 (14,50%) 669 (0,58%) 2010 131.199 117.220 (89,43%) 1.6932 (14,44%) 8.5843 (73,23%) 1.3839 (11,80%) 606 (0,51%) Bình quân (Tỷ lệ %) 89,33% 16,05% 64,05% 17,25% 0,68% Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nghệ An Phụ lục 15 Kết quả đánh giá chất lượng đảng viên thuộc tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Nghệ An (2011 - 2015) Năm Tổng số đảng viên Số đảng viên được đánh giá Số lượng (Tỷ lệ) Kết quả phân loại đảng viên Đủ tư cách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Số lượng (Tỷ lệ) Đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ Số lượng (Tỷ lệ) Đủ tư cách hoàn thành nhiệm vụ Số lượng (Tỷ lệ) Vi phạm tư cách, không hoàn thành nhiệm vụ Số lượng (Tỷ lệ) 2011 133.203 119.082 (89,40%) 15.241 (12,80%) 86.316 (72,48%) 16.999 (14,27%) 588 (0,49%) 2012 135.918 121.263 (89,22%) 14.905 (12,29%) 88.433 (72,92%) 17.143 (14,13%) 782 (0,64%) 2013 138.037 121.089 (87,72%) 14.367 (11,86%) 86.654 (71,56%) 19.057 (15,73%) 1.011 (0,83%) 2014 140.890 122.857 (89,32%) 15.368 (12,21%) 88.844 (70,59%) 17.810 (14,15%) 936 (0,74%) 2015 143.780 125.929 (87,58%) 13.674 (10,86%) 86.990 (69,08%) 24.507 (19,46%) 758 (0,60%) Bình quân (Tỷ lệ %) 88,65% 12,00% 71,33% 15,55% 0,66% Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nghệ An Phụ lục 16 So sánh kết quả đánh giá chất lượng đảng viên thuộc tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Nghệ An với các Đảng bộ ở kkhu vực Bắc miền Trung năm 2015 Địa phương Tổng số Đảng viên Số Đảng viên được đánh giá Số lượng (Tỷ lệ) Kết quả đánh giá Đảng viên Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Số lượng (Tỷ lệ) Hoàn thành tốt nhiệm vụ Số lượng (Tỷ lệ) Hoàn thành nhiệm vụ Số lượng (Tỷ lệ) Không hoàn thành nhiệm vụ Số lượng (Tỷ lệ) Nghệ An 143.780 125.929 (87,58%) 13.674 (10,86%) 86.990 (69,08%) 24.507 (19,46%) 758 (0,60%) Hà Tĩnh 73.382 61.294 (83,53%) 7.962 (12,99%) 43.330 (70,69%) 9.497 (15,49%) 505 (0,82%) Thanh Hóa 156.844 134.480 (85,74%) 14.577 (10,84%) 92.752 (68,97%) 26.164 (19,45%) 987 (0,73%) Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nghệ An - 2015 Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Tĩnh - 2015 Ban Tổ chức Tỉnh ủy Thanh Hóa - 2015 Phụ lục 17 Tổng hợp đảng viên ra khỏi Đảng ở các đảng bộ xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Nghệ An (2006 - 2015) CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Cộng Tổng số đảng viên ra khỏi Đảng 531 513 438 322 270 284 332 476 349 381 3.896 Trong đó: Khai trừ ra khỏi Đảng 216 195 84 91 60 71 103 283 156 178 1.473 Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ 27 32 31 38 11 21 19 87 53 66 385 Vi phạm về phát ngôn 2 8 2 5 4 8 22 43 27 31 152 Vi phạm về khiếu nại, tố cáo 9 6 4 7 5 13 27 72 44 52 239 Vi phạm các quy định về dân số, kế hoạch hóa gia đình 130 100 37 41 31 12 6 15 9 4 385 Vi phạm về quản lý, cấp phát, sử dụng văn bằng 3 2 3 2 1 9 21 15 7 63 Vi phạm khác 45 47 7 7 16 20 45 8 18 213 Xóa tên trong danh sách đảng viên 269 289 320 176 176 163 213 146 157 169 2.078 Đảng viên bỏ sinh hoạt chi bộ 3 tháng trong năm 103 98 142 69 102 76 87 53 91 76 897 Đảng viên không đóng đảng phí 3 tháng trong năm 73 75 83 43 21 26 43 28 32 21 445 Giảm sút ý chí phấn đấu, không làm nhiệm vụ đảng viên 55 52 47 41 18 13 25 22 24 43 340 Đảng viên dự bị không đủ tư cách đảng viên 38 64 48 23 35 48 58 43 10 29 396 Đảng viên xin ra khỏi Đảng 46 29 34 55 34 50 16 47 36 34 381 Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nghệ An Phụ lục 18 Thống kê khối xóm chưa có đảng viên, chưa có chi bộ, chi bộ sinh hoạt ghép của Đảng bộ tỉnh Nghệ An (Tính đến 31/12/2015) T T Đơn vị Khối, xóm chưa có đảng viên tại chỗ Khối, xóm có đảng viên tại chỗ nhưng chưa đủ điều kiện thành lập chi bộ Tổng số Chưa thành lập chi bộ Thành lập chi bộ bằng cách tăng cường ĐV về Tổng số Đã thành lập chi bộ riêng do tăng cường thêm ĐVviên từ nơi khác đến Ghép các khối, xóm lại với nhau để thành lập chi bộ riêng Sinh hoạt ghép với khối, xóm khác đã có chi bộ Số lượng Số lượng ĐV tăng cường Số lượng ĐV tại chỗ ĐV tăng cường Số lượng Số ĐV SH ghép Số lượng Số ĐV SH ghép 1 Nghĩa Đàn 3 3 5 5 8 12 2 TX Hoàng Mai 2 1 1 5 3 3 4 12 3 Quỳnh Lưu 19 8 11 68 14 10 13 41 4 8 4 Diễn Châu 9 6 3 26 5 5 9 22 5 Yên Thành 15 15 61 16 16 25 48 6 Nghi Lộc 22 9 13 56 23 19 31 64 4 4 7 TP Vinh 2 2 2 2 2 8 Hưng Nguyên 17 17 58 7 7 8 18 9 Nam Đàn 5 2 2 5 3 7 10 Đô Lương 2 2 10 11 Tân Kỳ 3 3 4 6 12 TX Cửa Lò 1 1 2 8 13 Thanh Chương 1 1 2 2 Tổng 91 29 62 284 85 72 108 238 11 19 2 2 I. Phân tích số liệu: Tổng số khối, xóm chưa đủ điều kiện thành lập chi bộ 176; trong đó: 91 khối, xóm "trắng" đảng viên; 85 khối, xóm có đảng viên tại chỗ: + Có 134 khối, xóm đã thành lập được chi bộ do tăng cường đảng viên (62 khối, xóm tăng cường 100% đảng viên); + Có 11 xóm ghép lại với nhau để thành lập chi bộ; + Có 02 khối, xóm đảng viên phải sinh hoạt ghép với khối, xóm khác đã có chi bộ; + Hiện có 29 khối, xóm đang "trắng" chi bộ; II. Địa chỉ các khối, xóm 1 Yên Thành: Xóm 13 (Xã Bảo Thành); Xóm Đồng Rào, Sơn Long, Tân Long, Ngọc Thượng (Xã Công Thành); Xóm Tân Thành (Xã Hùng Thành); Xóm Đông Ngô, Yên Xuân (Xã Hồng Thành); Xóm 9A (Xã Lăng Thành); Xóm Chùa Sơn (Xã Mã Thành); Xóm Trung Nam A, Trung Nam B (Xã Phúc Thành); Tân Lộc (Xã Tân Thành); Tân Thành, Đồn Kén; Hậu Thành 1, Hậu Thành 2, Lê Lai (Xã Tây Thành); Bắc Tiến (Xã Tiến Thành); Phúc Trường (Xã Đức Thành); Vĩnh Hòa (Xã Hợp Thành); Khánh Hòa, Quan Trồng (Xã Khánh Thành); Xóm Đông Sơn, Phan Thanh, Bắc sơn, Nam Sơn (Xã Long Thành); Lâm Thành (Xã Nam Thành); Trung Nam (Xã Quang Thành); Đồn Dừa (Xã Thọ Thành); Long Chu (Xã Văn Thành). 2 Nghi Lộc: Xóm 11+12, 14, 15, 16, 24 (Xã Nghi Văn); Xóm 1B, 4, Xóm 14A (Xã Nghi Kiều); Xóm 6, 7, 11, 12, 13, 14, 15 (Xã Nghi Phương); Xóm 9, 11, 13 (Xã Nghi Diên); Xóm Đồng, xóm Làng, Tân Sơn, Kỳ Là, Tân Sơn (Xã Nghi Vạn); Xóm Hậu Hòa, Trung Thành, Ngọc Đường, Đức Thành (Xã Nghi Hoa); Xóm 2, 3, 4, 7, 8, 9, 10 (Xã Nghi Thuận); Xóm 20, xóm 21 (Xã Nghi Trung); Xóm 11 (Xã Nghi Xá); Xóm Tân Lập 1; Tân Lập 2 (Xã Nghi Quang); Xóm Xuân Cảnh (Xã Nghi Xuân); Xóm Phong Cảnh (Xã Nghi Phong); Xóm 1, 2, 3, 4 (Xã Nghi Yên). 3 Quỳnh Lưu: Xóm 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23 (Xã Quỳnh Lâm); Xóm 5, 6, 7, 8, 9 (Xã Quỳnh Yên); Xóm Mai Giang 1, Mai Giang 2 (Xã Quỳnh Bảng); Xóm Sơn Hải (Xã Tiến Thủy); Xóm 12 (Xã Quỳnh Ngọc); Xóm 9 (Xã Sơn Hải); Xóm Tân An (Xã An Hòa); Xóm 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 12, 14 (Xã Quỳnh Thanh); Xóm 12 (Xã Quỳnh Hưng); Xóm 12 (xã Quỳnh Giang). 4 Diễn Châu: Xóm 11A, 11B (Xã Diễn Thịnh); Xóm 3 (Xã Diễn Trung); Xóm 6, 7, 8 (Xã Diễn Tân); Xóm 4, 5 (Xã Diễn Quảng); Xóm Tân Cao (Xã Diễn Nguyên); Xóm 3, 12, 13 (Xã Diễn Đoài); Xóm Đông Hà (Xã Diễn Vạn); xóm 8 (Xã Diễn Hải). 5 Hưng Nguyên: Xóm 9, 10 (Xã Hưng Châu); Xóm Kẻ Gai 1, Hưng Thịnh 1, Hưng Thịnh 2 (Xã Hưng Tây); Xóm 1, 2, 3, 4, 7 (Xã Hưng Trung); Xóm Xuân Tân (Xã Hưng Thịnh); Xóm 4, 5, 6A, 6B, 7A, 7B, 8A, 8B, 9 (Xã Hưng Yên Nam); Xóm 5, 6A, 7A, 7B (Xã Hưng Yên Bắc). 6 Nghĩa Đàn: Xóm Tân lập, Hùng Lập, Trại, Tân Xuân, Cồn Cả (Xã Nghĩa Lộc); Xóm 10A, 10B (Xã Nghĩa An); Xóm Nung (xã Nghĩa Đức). 7 TX Hoàng Mai: Khối 7 (Quỳnh Xuân); Xóm 4 (Quỳnh Vinh); Xóm 12, 13 (Quỳnh Trang); Xóm 3B (Quỳnh Lộc). 8 Nam Đàn: Xóm Quy Chính 1, Quy Chính 2, Đông Tiến (xã Vân Diên); Xóm 2, xóm 4 (xã Nam Lộc). 9 TP Vinh: Khối Yên Cư (Phường Vinh Tân); Xóm Xuân Bình 14 (Xã Nghi Đức); Xóm 4, Xóm 6 (Xã Nghi Phú). 10 Đô Lương: Xóm 6, xóm 7 (Xã Đặng sơn). 11 Tân Kỳ: Xóm Tân Sơn (Xã Kỳ Tân); Xóm 11, 12 (Xã Tân Hương). 12 TX Cửa Lò: Khối 3 (Phường Nghi Tân). 13 Thanh Chương: Xóm Lai Nhã (Xã Thanh Khê). Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nghệ An - 2015 Phụ lục 19 Tổng hợp các đảng bộ xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Nghệ An được tặng cờ vì có thành tích 5 năm liền đạt trong sạch, vững mạnh STT Tên TCCS Đảng Đơn vị Tóm tắt thành tích 1. Xã Phúc Thành H. Yên Thành 5 năm 2004 - 2008 đạt TSVM tiêu biểu. 2. Xã Tam Hợp H. Quỳ Hợp - 3. Xã Đông Hiếu TX Thái Hòa - 4. Xã Đồng Văn H. Thanh Chương - 5. Xã Quỳnh Tam H. Quỳnh Lưu - 6. TT Cầu Giát - - 7. Xã Hưng Xá H. Hưng Nguyên - 8. Xã Hùng Sơn H. Anh Sơn 5 năm 2004 - 2008 đạt TSVM tiêu biểu 9. X. Thanh Giang H. Thanh Chương 5 năm 2005 - 2009 đạt TSVM tiêu biểu 10. Xã Thanh Khê - - 11. Xã Thanh Ngọc - - 12. Xã Thạch Giám H. Tương Dương - 13. Xã Nghĩa Lộc H. Nghĩa Đàn - 14. Xã Nghi Tiến H. Nghi Lộc - 15. Xã Nghi Khánh H. Nghi Lộc 5 năm 2007 - 2011 đạt TSVM tiêu biểu 16. Xã Lăng Thành H. Yên Thành - 17. Xã Sơn Thành - - 18. P. Quang Tiến TX Thái Hòa - 19. Xã Nghĩa Sơn H. Nghĩa Đàn - 20. Xã Hợp Thành H. Yên Thành 5 năm 2008 - 2012 đạt TSVM tiêu biểu 21. X. Quỳnh Lương H. Quỳnh Lưu - 22. Xã Nghĩa Bình H. Nghĩa Đàn - 23. Phường Lê Mao TP Vinh 5 năm 2010 - 2014 đạt TSVM tiêu biểu 24. Xã Tây Thành H. Yên Thành - Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nghệ An Phụ lục 20 Tổng hợp các đảng bộ xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Nghệ An được tặng bằng khen vì có thành tích 3 năm liền đạt trong sạch, vững mạnh STT Tên TCCS Đảng Đơn vị Tóm tắt thành tích 1. Xã Tam Thái H. Tương Dương 3 năm (2006 - 2008 ) đạt TSVM tiêu biểu 2. Xã Thanh Ngọc H. Thanh Chương - 3. Xã Diễn Hồng H. Diễn Châu - 4. Xã Quỳnh Thạch H. Quỳnh Lưu - 5. Xã Quỳnh Thuận - - 6. Xã Nghi Lâm H. Nghi Lộc - 7. Xã Hòa Sơn H. Đô Lương 3 năm (2007 - 2009 ) đạt TSVM tiêu biểu 8. Xã Tân Sơn - - 9. P. Hưng Phúc TP Vinh - 10. Xã Lăng Thành H. Yên Thành - 11. P. Quang Tiến TX Thái Hòa - 12. Xã Nghĩa Sơn H. Nghĩa Đàn - 13. TT Quỳ Châu H. Quỳ Châu - 14. Xã Lĩnh Sơn H. Anh Sơn 3 năm (2008 - 2010) đạt TSVM tiêu biểu 15. Xã Sơn Thành H. Yên Thành - 16. Xã Bắc Thành - - 17. Xã Nghĩa Bình H. Nghĩa Đàn - 18. Xã Diễn Phong H. Diễn Châu - 19. Xã Diễn Kỷ - - 20. Xã Quỳnh Lương H. Quỳnh Lưu - 21. P. Hà Huy Tập TP Vinh 3 năm (2009 - 2011) đạt TSVM tiêu biểu 22. Phường Lê Lợi - - 23. P. Nghi Hương TX Cửa Lò - 24. Xã Nghi Phong H. Nghi Lộc - 25. Xã Phúc Thọ - - 26. Xã Diễn Mỹ H. Diễn Châu - 27. Xã Diễn Thọ - - 28. Xã Hợp Thành H. Yên Thành - 29. Xã Phúc Thành - - 30. Xã Hưng Xá H. Hưng Nguyên - 31. Xã Nam Thái H. Nam Đàn - 32. Xã Kỳ Sơn H. Tân Kỳ - 33. Xã Thanh Liên H. Thanh Chương - 34. Xã Đông Hiếu TX Thái Hòa - 35. Xã Nghĩa Long H. Nghĩa Đàn - 36. Phường Lê Mao TP Vinh 3 năm (2010 - 2012) đạt TSVM tiêu biểu 37. Xã Nghi Vạn H. Nghi Lộc - 38. Xã Hoa Thành H. Yên Thành - 39. Xã Tây Thành - - 40. Xã Nam Cát H. Nam Đàn - 41. Xã Thanh Ngọc H. Thanh Chương - 42. TT Quỳ Hợp H. Quỳ Hợp - 43. P. Hưng Bình TP Vinh 3 năm (2012 - 2014) đạt TSVM tiêu biểu 44. Xã Hưng Hòa - - 45. Xã Tri Lễ H. Quế Phong - 46. Xã Nghĩa Hồng H. Nghĩa Đàn - 47. TT Hòa Bình H. Tương Dương - 48. Xã Hậu Thành H. Yên Thành - 49. Xã Hồng Thành - - 50. Xã Sơn Thành - - Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nghệ An Phụ lục 21 Tổng hợp khen thưởng chi bộ và đảng viên ở xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Nghệ An hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 5 năm liền Thời gian Chi bộ Đảng viên Tổng số Chi bộ thuộc xã, phường, thị trấn Tổng số Đảng viên thuộc xã, phường, thị trấn 2005 - 2009 52 33 156 56 2006 - 2010 60 32 171 64 2007 - 2011 79 52 183 75 2008 - 2012 78 51 177 73 2009 - 2013 83 55 194 78 2010 - 2014 100 61 217 95 Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nghệ An. Phụ lục 22 Tổng hợp danh sách công nhận và tặng bằng khen Bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn giỏi cấp tỉnh của Đảng bộ tỉnh Nghệ An từ năm 2009 đến năm 2015 TT Họ và tên Đơn vị công tác Năm 1 Nguyễn Hữu Tư Xã Thanh Ngọc, huyện Thanh Chương 2009 2 Trương Quang Lập Xã Tam Hợp, huyện Quỳ Hợp - 3 Nguyễn Đình Sửu Xã Nghi Khánh, huyện Nghi Lộc - 4 Trịnh Xuân Bình Xã Diễn Hồng, huyện Diễn Châu - 5 Nguyễn Thị Hoa Xã Đông Hiếu, thị xã Thái Hoà - 6 Nguyễn Trọng Kiệt Xã Phúc Thành, huyện Yên Thành - 7 Lê Xuân Quế Xã Hưng Xá, huyện Hưng Nguyên - 8 Nguyễn Thành Niên Xã Thanh Khê, huyện Thanh Chương 2010 9 Nguyễn Thanh Vân Xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc. - 10 Nguyễn Hữu Vân Thị trấn Đô Lương, huyện Đô Lương - 11 Ngô Sỹ Hoàng Xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu - 12 Hồ Hữu Cư Xã Quỳnh Tam, huyện Quỳnh Lưu - 13 Hoàng Danh Thọ Xã Lăng Thành, huyện Yên Thành - 14 Lộc Thị Bình Xã Thạch Giám, huyện Tương Dương - 15 Trần Công Oanh Xã Nghi Tiến, huyện Nghi Lộc 2011 16 Cao Xuân Ba Xã Nghĩa Lộc, huyện Nghĩa Đàn - 17 Vang Văn Hùng Xã Tam Thái, huyện Tương Dương - 18 Nguyễn Văn Hải Xã Nam Thái, huyện Nam Đàn 2012 19 Hồ Chí Tùng Xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu - 20 Hoàng Ngọc Xã Diễn Mỹ, huyện Diễn Châu - 21 Bùi Văn Lan Phường Quang Tiến, TX Thái Hòa 2013 22 Mai Xuân Lộc Xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc 2014 23 Phạm Văn Luyến Xã Hậu Thành, huyện Yên Thành 2015 24 Nguyễn Văn Tích Xã Hồng Thành, huyện Yên Thành - 25 Hoàng Đăng Ánh Xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên - Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nghệ AnPhụ lục 23 Tổng hợp số lượt kiểm tra, giám sát của cấp ủy các cấp đối với tổ chức đảng, đảng viên ở xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Nghệ An (2006 - 2015) Năm Kiểm tra, giám sát của cấp ủy cấp trên cơ sở Kiểm tra, giám sát của cấp ủy cấp cơ sở Kiểm tra Giám sát Kiểm tra Giám sát TCĐ ĐV TCĐ ĐV TCĐ ĐV TCĐ ĐV Từ năm 2006 - 2010. 2006 176 679 0 0 2.120 8.076 0 0 2007 189 742 108 489 1.976 7.260 708 1.987 2008 193 795 113 497 2.348 6.232 1.354 3.980 2009 193 681 118 489 2.276 5.556 1.804 5.988 2010 196 679 102 432 1.580 5.327 1.475 6.814 Cộng 947 3.576 441 1.907 10.300 32.451 5.341 18.769 Từ năm 2011 - 2015. 2011 297 657 126 788 1.344 5.646 1.327 4.534 2012 264 755 143 634 1.473 4.123 1.154 4.785 2013 247 674 127 646 1.645 5.348 1.287 5.213 2014 278 566 139 612 1.434 5.579 1.212 5.111 2015 231 573 132 578 1.278 5.345 1.181 5.023 Cộng 1.317 3.225 667 3.258 7.174 26.041 6.161 24.666 Tổng (a+b) 2.264 6.801 1.108 5.165 17.474 58.492 11.502 43.435 Nguồn: Tỉnh ủy Nghệ An Phụ lục 24 Tổng hợp tình hình xử lý kỷ luật tổ chức đảng ở xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Nghệ An (2006 - 2015) Năm Tổng số TCCSĐ Trong đó Vi phạm Xử lý kỷ luật Số lượng (Tỷ lệ %) Số lượng (Tỷ lệ %) Giai đoạn 2006 - 2010 2006 473 17 3,59% 8 1,69% 2007 475 19 4,0% 11 2,31% 2008 477 7 1,46% 3 0,63% 2009 479 6 1,25% 3 0,62% 2010 479 1 0,21% 1 0,21% Bình quân 10 2,1% 5,2 1,09% Giai đoạn 2011 - 2015 2011 479 5 1,04% 2 0,41% 2012 480 5 1,04% 5 1,04% 2013 480 19 3,95% 13 2,70% 2014 480 0 0 0 0 2015 480 0 0 0 0 Bình quân 5,8 1,2% 4 0,83% Tổng (I+II) 79 1,65% 46 0,96% Nguồn: Tỉnh ủy Nghệ An Phụ lục 25 Tổng hợp tình hình xử lý kỷ luật đảng viên ở xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Nghệ An (2006 - 2015) Năm Tổng số đảng viên Tổng số đảng viên bị xử lý kỷ luật Khiển trách Cảnh cáo Khai trừ Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Giai đoạn 2006 - 2010 2006 151.222 712 0,47 392 0,26 268 0,18 71 0,04 2007 155.016 469 0,30 241 0,15 184 0,11 103 0,06 2008 158.160 485 0,30 167 0,10 260 0,16 283 0,17 2009 161.712 626 0,39 309 0,19 278 0,17 156 0,09 2010 164.735 379 0,23 214 0,13 125 0,07 178 0,10 Cộng 3.229 1.323 1.115 646 Giai đoạn 2011 - 2015 2011 168.063 339 0,20 190 0,11 126 0,07 216 0,13 2012 171.944 193 0,11 98 0,05 89 0,05 195 0,11 2013 173.943 383 0,22 229 0,13 143 8,08 84 0,05 2014 177.882 511 0,29 326 0,18 178 0,10 91 0,05 2015 182.112 479 0,26 337 0,18 119 0,06 60 0,03 Cộng 2.481 1.180 655 791 Tổng (I+II) 5.710 2.503 1.770 1.437 Nguồn: Tỉnh ủy Nghệ An

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_dang_bo_tinh_nghe_an_lanh_dao_xay_dung_to_chuc_co_so.doc
  • doc1 BÌA LUẬN ÁN - The Thai LSD.doc
  • doc2 BÌA TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - The Thai LSD.doc
  • doc2 TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - The Thai LSD.doc
  • doc3 BÌA TÓM TẮT TIẾNG ANH - The Thai LSD.doc
  • doc3 TÓM TẮT TIẾNG ANH - The Thai LSD.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG ANH - The Thai LSD.doc
  • doc4 THONG TIN MẠNG TIENG VIET - The Thai LSD.doc
Tài liệu liên quan