LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng nghiên cứu sinh. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố.
Tác giả luận án
Hoàng Văn Vân
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
12
1.1.
Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
210 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Luận án Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng từ năm 1996 đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n
12
1.2.
Khái quát kết quả các công trình khoa học đã được công bố và những vấn đề đặt ra luận án tập trung giải quyết
28
Chương 2
CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH NGHỆ AN VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG (1996 - 2005)
32
2.1.
Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng
32
2.2.
Chủ trương Đảng bộ tỉnh Nghệ An về bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng (1996 - 2005)
49
2.3.
Đảng bộ tỉnh Nghệ An chỉ đạo bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng (1996 - 2005)
58
Chương 3
ĐẢNG BỘ TỈNH NGHỆ AN LÃNH ĐẠO BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG (2006 - 2015)
73
3.1.
Những yếu tố mới tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng
73
3.2.
Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng (2006 - 2015)
82
3.3.
Đảng bộ tỉnh Nghệ An chỉ đạo bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng (2006 - 2015)
90
Chương 4
NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
115
4.1.
Nhận xét sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng (1996 - 2015)
115
4.2.
Kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng (1996 - 2015)
139
KẾT LUẬN
159
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
162
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
163
PHỤ LỤC
180
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT
Chữ viết đầy đủ
Chữ viết tắt
1
Ban Chấp hành Trung ương
BCHTW
2
Ban Thường vụ
BTV
3
Chủ nghĩa xã hội
CNXH
4
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNH, HĐH
5
Di tích lịch sử
DTLS
6
Di tích lịch sử văn hóa
DTLSVH
7
Di tích lịch sử cách mạng
DTLSCM
8
Di sản văn hóa
DSVH
9
Đảng Cộng sản Việt Nam
ĐCSVN
10
Kinh tế - xã hội
KT - XH
11
Ủy ban nhân dân
UBND
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận án
Di tích lịch sử cách mạng là một bộ phận cấu thành hệ thống các DSVH, nơi lưu dấu ấn những giá trị truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, của đất nước và con người Việt Nam; thể hiện một cách sinh động về các sự kiện cách mạng, nhân cách và vai trò của các anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nước; góp phần tô điểm, làm sáng lên truyền thống yêu nước, dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. DTLSCM là minh chứng sinh động và sâu sắc về lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN.
Bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM có vai trò quan trọng trong xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm BCHTW Đảng khóa VIII xác định: “phải hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể” [9, tr.60]. Bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM góp phần tuyên truyền, giáo dục về truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, truyền thống yêu nước, dựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc. Hệ thống DTLSCM là nguồn lực cho phát triển KT - XH; nếu được khai thác, sử dụng hiệu quả, hợp lý sẽ góp phần không nhỏ cho phát triển kinh tế đất nước. Đây là yêu cầu cấp thiết khi đất nước cần phát huy tối đa nội lực để phát triển.
Nghệ An là một trong những tỉnh in đậm dấu ấn văn hoá - lịch sử của đất nước trong suốt cả quá trình dựng nước và giữ nước. Trên địa bàn tỉnh Nghệ An có nhiều loại hình di tích như: DTLSVH, DTLSCM, di tích kiến trúc nghệ thuật. Đây là những chứng cứ thể hiện cội nguồn, truyền thống và bản sắc văn hoá xứ Nghệ. Trước năm 1996, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 28 DTLSCM cấp quốc gia. Các DTLSCM đã được Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nghệ An bước đầu quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị. Hoạt động trùng tu, tôn tạo di tích diễn ra nhiều nơi, do nhiều lực lượng tiến hành. Một số DTLSCM đã được đầu tư chống xuống cấp, phục hồi, tôn tạo ở các mức độ và trình độ khác nhau. Tiêu biểu có các di tích Tràng Kè, di tích nghĩa trang liệt sỹ 12/9/1930... Hoạt động tri ân, tưởng niệm, giáo dục truyền thống, nghiên cứu, học tập, tham quan ngoại khóa... được tổ chức có nề nếp. Các DTLSCM đã và đang trở thành nguồn lực để phát triển; là nhân tố quan trọng trong giáo dục truyền thống cách mạng, hình thành và hoàn thiện nhân cách con người, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Nghệ An.
Tuy nhiên, nhiều DTLSCM đã và đang xuống cấp nghiêm trọng do tác động của thời tiết, khí hậu, các biến cố lịch sử và sự xâm hại của con người; hay trong quá trình tu bổ, tôn tạo lại xảy ra hư hỏng, thất lạc, mất mát và sai lệch so với di tích gốc. Việc phát huy giá trị gặp nhiều khó khăn, hiệu quả thấp, một số di tích vắng khách tham quan, thiếu người chăm sóc. Mức độ xâm hại, lấn chiếm di tích ngày càng nghiêm trọng. Sự phát triển mạnh của kinh tế thị trường, bên cạnh những mặt thuận lợi mang lại, vẫn còn có những tác động tiêu cực đến việc bảo tồn DTLSCM như: mâu thuẫn giữa nhu cầu khai thác nguyên vật liệu, xây dựng các công trình kinh tế, công trình dân dụng, nhà ở với yêu cầu bảo tồn nguyên vẹn di tích gốc.
Giá trị quan trọng của các DTLSCM trên địa bàn cả nước nói chung và Nghệ An nói riêng còn là chứng tích, là vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng lý luận hiện nay đối với các thế lực chống phá cách mạng Việt Nam. Các thế lực phản cách mạng vẫn tìm mọi cách xuyên tạc, bóp méo lịch sử; cố tình biện minh cho quá trình xâm lược phi nghĩa của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đối với nước ta. Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng cũng như công lao và sự hy sinh lớn lao của các thế hệ cách mạng Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất nước nhà. Làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, hướng thế hệ trẻ thờ ơ với giá trị truyền thống oanh liệt của dân tộc, giá trị của độc lập tự do mà các thế hệ cách mạng Việt Nam đã phải hy sinh xương máu mới giành lại được. Do vậy, DTLSCM không chỉ có giá trị về lịch sử truyền thống mà còn góp phần quan trọng trong cuộc đấu tranh trên mặt trận văn hóa, tư tưởng. Trước những vấn đề đặt ra, đòi hỏi phải tăng cường bảo tồn và phát huy DTLSCM của tỉnh với những chính sách và giải pháp phù hợp.
Qua quá trình tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài cho thấy, hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị DTLSVH nói chung và DTLSCM nói riêng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ chuyên trách. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương theo chuyên ngành khoa học Lịch sử ĐCSVN. Đây vẫn là một “khoảng trống” cần được nghiên cứu.
Từ những lý do trên, Tác giả chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng từ năm 1996 đến năm 2015” làm luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử ĐCSVN.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
Làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM từ năm 1996 đến năm 2015; đúc rút kinh nghiệm để tham khảo, vận dụng vào hiện tại.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Trình bày, luận giải những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM (1996 - 2015).
- Hệ thống hóa và phân tích làm rõ chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM từ năm 1996 đến năm 2015.
- Nhận xét, đúc rút những kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị DTLSCM giai đoạn 1996 - 2015.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM.
* Phạm vi nghiên cứu:
Di tích lịch sử cách mạng là những di tích thuộc loại hình di tích lịch sử hoặc di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật, nhưng giá trị nổi bật của chúng được xác định bởi (các di tích đó) hoặc là: Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu của quốc gia và của địa phương dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, hoặc là công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của quốc gia hoặc địa phương trong các thời kỳ lịch sử cách mạng, kháng chiến.
Di tích lịch sử cách mạng được chia thành 3 loại: di tích quốc gia đặc biệt; di tích quốc gia; di tích cấp tỉnh, thành phố. Bảo tồn DTLSCM bao gồm các hoạt động: bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích. Phát huy giá trị các DTLSCM là hoạt động khai thác và sử dụng giá trị DTLSCM phục vụ cho lợi ích của toàn xã hội; hướng vào việc khai thác các giá trị văn hóa yêu nước, truyền thống chống giặc ngoại xâm vào xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Nội dung: luận án nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM cấp Quốc gia từ năm 1996 đến năm 2015, không nghiên cứu đối với các di tích quốc gia đặc biệt. Khảo sát, nghiên cứu đối với một số di tích quốc gia trọng điểm của tỉnh Nghệ An như: Khu lưu niệm Phan Bội Châu, di tích Xô viết Nghệ Tĩnh; Khu lưu niệm Lê Hồng Phong, Mộ và nhà thờ Hồ Tùng Mậu, Khu lưu niệm Phùng Chí Kiên, Nhà lưu niệm Phan Đăng Lưu, di tích Truông Bồn, di tích Tràng Kè, đình Võ Liệt...
Không gian: Địa bàn tỉnh Nghệ An.
Thời gian: Từ 1996 đến năm 2015, có mở rộng nghiên cứu trước năm 1996 và sau năm 2015.
Tác giả đặt trọng tâm nghiên cứu trong giai đoạn từ 1996 đến năm 2015 vì đây là khoảng thời gian Đảng bộ tỉnh Nghệ An có sự quan tâm, chăm lo nhiều hơn cho nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị DLSCM. Năm 1991, tỉnh Nghệ An được tái lập, giai đoạn 1991 - 1995, UBND tỉnh Nghệ An tập trung kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước, khắc phục những khó khăn trong phát triển KT - XH, nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM chưa được coi trọng đúng mức, nhiều di tích bị xuống cấp nghiêm trọng.
1, Mốc mở đầu để nghiên cứu là năm 1996, năm Đảng bộ tỉnh Nghệ An tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIV (nhiệm kỳ 1996 - 2000), Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIV đánh dấu sự quan tâm nhiều hơn của Đảng bộ đến nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSVH nói chung và DTLSCM nói riêng.
2, Phân kỳ lịch sử 2 giai đoạn nghiên cứu là 1996 - 2005 và 2006 - 2015; vì đến thời điểm 2005, Đảng bộ tỉnh Nghệ An đã có chủ trương và sự chỉ đạo khắc phục sự xuống cấp của một số DTLSCM quan trọng, quan tâm đầu tư bảo tồn và phát huy giá trị một số DTLSCM trọng điểm phục vụ cho năm du lịch Nghệ An 2005. Từ năm 2006, Đảng bộ tỉnh Nghệ An có sự điều chỉnh về chủ trương và chỉ đạo về bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM gắn liền với Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVI (Năm 2006).
3, Mốc thời gian kết thúc để nghiên cứu luận án là năm 2015; Đây là thời điểm kết thúc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVII (năm 2015), Theo đánh giá của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVIII, nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM cấp quốc gia trọng điểm trên địa bàn tỉnh đạt được nhiều thành tựu quan trọng, các di tích tiêu biểu được đầu tư bảo tồn, tôn tạo bằng việc thành lập và thực hiện dự án. Hoạt động phát huy giá trị DTLSCM trong giáo dục truyền thống cách mạng, phát triển văn hóa, gắn bảo tồn di tích với phát triển du lịch đạt được những kết quả nhất định.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận:
Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương của ĐCSVN về bảo tồn và phát huy giá trị DSVH; bảo tồn và phát huy giá trị DTLSVH và DTLSCM.
* Cơ sở thực tiễn:
Luận án nghiên cứu trên cơ sở thực tiễn hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM. Khai thác, sử dụng các tài liệu phản ánh sự lãnh đạo của Đảng, Đảng bộ tỉnh Nghệ An; các văn kiện của Tỉnh ủy, BTV Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An về bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM được lưu trữ tại phòng Lưu trữ Tỉnh ủy, kho Văn thư - lưu trữ của UBND tỉnh; các báo cáo tổng kết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Quản lý di tích và danh thắng Nghệ An về bảo tồn và phát huy giá trị di tích và danh thắng trên địa bàn tỉnh.
* Phương pháp nghiên cứu:
Tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp chuyên ngành và liên ngành, trong đó sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp như: phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp phân kỳ, phương pháp so sánh, phương pháp khảo sát thực tiễn và phương pháp chuyên gia.
5. Những đóng góp mới của luận án
Luận án đã tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Hệ thống, khái quát hóa, phân tích làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM từ năm 1996 đến năm 2015.
Đưa ra nhận xét về quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM (1996 - 2015) trên hai bình diện ưu điểm và hạn chế; làm rõ nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế đó.
Đúc rút những kinh nghiệm có thể tham khảo, vận dụng vào lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
* Ý nghĩa lý luận:
Luận án góp phần tổng kết lý luận, thực tiễn quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
* Ý nghĩa thực tiễn:
- Những kinh nghiệm rút ra trong luận án có giá trị tham khảo, vận dụng trong lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM của đảng bộ địa phương.
- Luận án góp phần bổ sung vào lịch sử Đảng bộ tỉnh Nghệ An trên lĩnh vực văn hóa; là nguồn tư liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử ĐCSVN và Lịch sử đảng bộ địa phương.
7. Kết cấu của luận án
Luận án bao gồm: Mở đầu, 4 chương (10 tiết), Kết luận, Danh mục các công trình của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa
Các tác giả Nguyễn Đăng Duy, Trịnh Minh Đức (1993), Bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá [26]. Công trình này đi sâu trình bày về vị trí, tầm quan trọng của các DTLSVH. Các di tích được coi là tài sản quý của quốc gia, là bộ phận di sản vật thể có vai trò quan trọng trong bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng nền văn hóa mới. Nêu lên thực trạng bảo tồn và khai thác các DTLSVH; trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị một số DTLSVH tiêu biểu như: Văn miếu Quốc Tử Giám, Phủ Chủ tịch... theo hướng bảo tồn để phát triển.
Tác giả Đặng Việt Thủy (Chủ biên), (1996), Di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng ở Việt Nam [124]. Tác giả Dương Văn Sáu (2000) Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh Việt Nam [96]. Các tác giả trình bày khái niệm và phân loại các DTLSVH, danh thắng của Việt Nam. Giới thiệu về lịch sử hình thành và những nét cơ bản về công trình kiến trúc của một số DTLSVH, danh thắng tiêu biểu như: Khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám, Nghĩa trang Trường Sơn, đền Ngọc Sơn - Hoàn Kiếm, tháp Po Klong Garai... Ở địa phương nào cũng có những di tích biểu tượng cho tinh thần yêu nước, bản lĩnh kiên cường của người Việt Nam, nền văn hóa giàu bản sắc của các dân tộc. Các tác giả đã giới thiệu về cụm di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nghệ An và Khu lưu niệm Phan Bội Châu ở thị trấn Nam Đàn - Nghệ An. Tuy nhiên, mới chỉ giới thiệu sơ bộ về địa điểm và hiện trạng một số công trình chính của các di tích.
Tác giả Hoàng Thanh Hải (1999), Sử dụng di tích lịch sử trong dạy học lịch sử dân tộc ở các trường trung học cơ sở [57]. Trong công trình này tác giả tập trung luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc sử dụng các DTLS trong dạy học lịch sử dân tộc ở các trường trung học cơ sở; mối quan hệ giữa các DTLS với nội dung, chương trình lịch sử dân tộc ở các trường trung học cơ sở. Đề xuất những hình thức và phương pháp sử dụng các DTLS trong dạy học lịch sử dân tộc ở các trường trung học cơ sở.
Tác giả Từ Mạnh Lương (2003), nghiên cứu về Một số chính sách và giải pháp kinh tế - xã hội chủ yếu nhằm bảo tồn, tôn tạo và nâng cao hiệu quả khai thác di tích lịch sử văn hóa của dân tộc giai đoạn phát triển mới của đất nước [87]. Tác giả trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn về các chính sách, giải pháp KT - XH trong bảo tồn, tôn tạo và nâng cao hiệu quả khai thác các DTLSVH. Nêu lên thực trạng về một số chính sách và giải pháp KT - XH chủ yếu để bảo tồn, tôn tạo, nâng cao hiệu quả khai thác các DTLSVH ở Việt Nam. Đưa ra một số chính sách và giải pháp KT - XH chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn, tôn tạo và khai thác DTLSVH trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Tác giả Đinh Trung Kiên (2003), “Di tích lịch sử và tư liệu lịch sử với việc phát triển du lịch Việt Nam” [79]. Tác giả chỉ rõ: DTLS và tư liệu lịch sử là nguồn tài nguyên du lịch sẵn có và hấp dẫn trong phát triển du lịch. Đưa ra một số biện pháp khai thác hiệu quả DTLS và tư liệu lịch sử cho phát triển kinh tế du lịch Việt Nam. Cùng nghiên cứu về vai trò của di tích trong phát triển du lịch, tác giả Nguyễn Văn Đức (2013) với đề tài: Tổ chức các hoạt động du lịch tại một số di tích lịch sử văn hóa quốc gia của Hà Nội theo hướng phát triển bền vững [53]. Công trình đã làm rõ cơ sở khoa học tổ chức các hoạt động du lịch tại các khu DTLSVH; trình bày thực trạng tổ chức các hoạt động du lịch tại một số DTLSVH quốc gia của Hà Nội; đi sâu khảo sát tại: đền Ngọc Sơn, Văn miếu Quốc tử giám, thành Cổ Loa. Tác giả nêu lên bốn quan điểm vừa bảo tồn vừa khai thác bền vững các di tích: Bảo tồn và phát huy giá trị của DTLS phải bảo đảm tính trung thực lịch sử hình thành di tích, không được làm sai lệch các giá trị và đặc điểm vốn có của di tích, phải giữ nguyên tính nguyên gốc của di tích; khai thác các DTLSVH phải nhằm phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đối với phát triển KT - XH của địa phương, của các ngành kinh tế; tạo lập sự hài hòa giữa phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa với bảo vệ các di tích, ngăn chặn tình trạng xâm chiếm đất đai và xây dựng các công trình không phù hợp trong khu vực bảo vệ di tích; nâng cao vai trò quản lý nhà nước, thực hiện xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị các di tích. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức các hoạt động du lịch tại một số điểm DTLS tiêu biểu trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tác giả Khoa Thị Khánh Chi (2010), nghiên cứu về Vi phạm di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh - thực trạng và giải pháp [21]. Công trình này đã trình bày khái quát chung về DTLSVH và danh lam thắng cảnh; nêu lên thực trạng những vi phạm di tích, danh thắng trên địa bàn cả nước nói chung và một số di tích tiêu biểu tại một số địa phương như: chùa Phước Điền (chùa Hang) - An Giang; đền Độc Cước - Thanh Hóa; Mộ và đền thờ Trần Quý Khoáng - Nghệ An; núi Tam Thanh và núi Nàng Tô Thị - Lạng Sơn... Chỉ rõ nguyên nhân của những vi phạm trên. Qua đó, tác giả đưa ra 12 giải pháp nhằm hạn chế tối đa tình trạng vi phạm các di tích, danh thắng; nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ DTLSVH, danh lam thắng cảnh ở nước ta trong thời gian tới. Các tác giả Quốc Hiệp, Thu Hằng (2013) nghiên cứu “Về tình hình vi phạm và xử lý vi phạm trong hoạt động quản lý, tu bổ, tôn tạo di tích thời gian qua” [61]. Các tác giả chỉ rõ: “Việc quản lý hoạt động bảo tồn di tích tại một số địa phương chưa chặt chẽ, một số nơi để xảy ra hiện tượng tự ý tu bổ hoặc sơn thếp di tích, di vật; không tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng và tu bổ di tích; đưa đồ thờ tự không phù hợp vào di tích, làm ảnh hưởng đến việc giữ gìn yếu tố gốc và tính chất văn hóa tâm linh của di tích” [61, tr.42]. Công trình đã làm rõ một số vi phạm thường xảy ra trong bảo tồn di tích như: xâm phạm khu vực khoanh vùng bảo vệ và giải tỏa trong khu vực di tích; sai phạm trong tu bổ, quản lý các hoạt động văn hoá, lễ hội tại các di tích. Chỉ ra nguyên nhân của những vi phạm trên. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu khắc phục và xử lý vi phạm trong hoạt động quản lý, tu bổ, tôn tạo di tích.
Tác giả Nguyễn Thịnh (2012), Di sản văn hóa Việt Nam, bản sắc và những vấn đề về quản lý, bảo tồn [116]. Nguyễn Đình Thanh, Lê Thị Minh Lý (2008), Di sản văn hóa bảo tồn và phát triển [111]. Các tác giả tập trung luận giải khái niệm về DSVH và bản sắc riêng có của nó; nêu lên chức năng và phân loại các DSVH. Có sự tham khảo một số kinh nghiệm bảo tồn DSVH ở nước ngoài và đề xuất phương hướng, giải pháp trong quản lý và bảo tồn các DSVH ở Việt Nam.
Nghiên cứu của Ngô Thị Ngà (2013), về “Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy di tích lịch sử văn hóa từ năm 2001 đến năm 2010” [89]. Tác giả nêu lên thực trạng công tác bảo tồn, tôn tạo DTLSVH ở tỉnh Thái Nguyên trước năm 2001. Hệ thống hóa chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSVH (2001 - 2010). Nhận xét, rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu trong lãnh đạo, chỉ đạo và đề xuất một số kiến nghị về công tác bảo tồn và phát huy DTLSVH trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới. Tuy nhiên, Thái Nguyên là tỉnh có số lượng di tích khá lớn với hơn 700 DTLSVH, trong nghiên cứu tác giả có đề cập đến một số DTLSCM tiêu biểu trên địa bàn tỉnh nhưng chưa đi sâu nghiên cứu về bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM.
Nghiên cứu về bảo tồn di tích bằng hình thức bảo tàng, tác giả Nguyễn Thu Trang (2013) trong bài “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa bằng hình thức bảo tàng hóa di sản văn hóa” [152]; tác giả Nguyễn Thịnh (2014), Bảo tàng hóa di tích [117]. Các tác giả luận giải về hình thức bảo tàng hóa trong bảo tồn và phát huy giá trị DSVH. Theo tác giả Nguyễn Thu Trang:
Bảo tàng hóa DSVH theo nghĩa rộng là phương pháp tối ưu và hiện đại nhằm bảo tồn và phát huy DSVH trực tiếp tại điểm di sản tồn tại, ngay trong môi trường sinh thái nhân văn nơi di sản được sáng tạo ra, hiện đang tồn tại và gắn bó mật thiết với đời sống thường nhật của cộng đồng cư dân địa phương, các chủ thể sáng tạo văn hoá. Môi trường bảo tàng được tạo dựng sau di sản (về thời gian) và xung quanh di sản (về không gian), còn di sản lại trở thành hiện vật trưng bày chính của bảo tàng vừa được ra đời [152, tr.97-98].
Tác giả nêu lên những kinh nghiệm thực hiện Bảo tàng hóa các DSVH của: Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Pháp, Ý, Ba Lan... Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần bảo tồn và phát huy giá trị các di tích: đẩy mạnh hoạt động nghiệp vụ của các di tích; vận dụng lý thuyết cơ bản của Bảo tàng học vào hoạt động chuyên môn tại các di tích hoạt động như một bảo tàng.
Tác giả Trần Bá Đồng (2015), “Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa từ năm 1998 đến năm 2013” [50]. Công trình đã nêu rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSVH từ năm 1998 đến năm 2013; nhận xét và rút ra một số kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSVH (1998 - 2013). Tác giả đã trình bày khá rõ nét về bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSVH của Hà Tĩnh - địa phương có hơn 300 di tích. Những kinh nghiệm rút ra là cơ sở, tiền đề có thể vận dụng trong thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị DTLSVH ở các địa phương trong thời gian tới.
Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Hùng (2015) “Vai trò của cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa” [72]. Tác giả chỉ rõ trong mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã sáng tạo và giữ gìn được một kho tàng DSVH nhiều về số lượng, phong phú về loại hình và đa dạng trong cách biểu đạt. Khối lượng DSVH đó được các thế hệ người Việt sáng tạo, bảo tồn và trao truyền cho đến ngày nay. Có được thành quả đó là nhờ cha ông ta đã phát huy được vai trò của cả cộng đồng trong tham gia bảo tồn và phát huy giá trị các DSVH. Tác giả đưa ra một số biện pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò của cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị của các DSVH ở nước ta hiện nay.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng
1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu về bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng của cả nước
Tác giả Trần Tiến Dũng (chủ biên), (1976), Di tích cách mạng Việt Nam (1930 - 1945) [25]. Phạm Hồng Châu (2013), Di tích lịch sử cách mạng Việt Nam [19]. Các tác giả đã giới thiệu về DTLSCM trên địa bàn cả nước, trong đó đề cập một số DTLSCM tiêu biểu ở Nghệ An: các di tích cơ bản nằm trong khu di tích Kim Liên gắn với thân thế và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh [25, tr.11-19]; các di tích gắn với lịch sử đấu tranh giành chính quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng như: Tràng Kè, đình Võ Liệt (Thanh Chương), đền Thuận Đức (Hưng Nguyên) [25, tr.37-43]. Qua đó khẳng định: các DTLSCM là những “địa chỉ đỏ” trong giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Tuy nhiên, các tác giả mới chỉ đề cập sơ bộ về địa danh và lịch sử hình thành di tích, chưa đi sâu làm rõ quá trình bảo tồn và phát huy giá trị các di tích này tại các địa phương cũng như trên địa bàn cả nước.
Tác giả Đỗ Hồng Thái (1996) nghiên cứu về Sử dụng di tích lịch sử cách mạng trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông: “Đổi mới dạy học lấy người học làm trung tâm” [110]. Công trình đã giới thiệu về khu di tích Tân Trào và ý nghĩa của việc sử dụng khu di tích này đối với việc giảng dạy lịch sử cho học sinh. Tác giả khẳng định: “giáo viên có thể sử dụng một cách linh hoạt và rộng rãi nguồn thông tin, tư liệu và giá trị của di tích Tân Trào ở nhiều bài học lịch sử, ở nhiều hình thức tổ chức dạy học với mục đích nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở các trường phổ thông” [110, tr.239]. Nghiên cứu của tác giả Hoàng Thanh Hải (1999), về Sử dụng di tích lịch sử trong dạy học lịch sử dân tộc ở các trường trung học cơ sở [57]. Công trình đi sâu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về sử dụng DTLS trong dạy học lịch sử; ý nghĩa và vai trò của DTLS đối với dạy học lịch sử ở các trường trung học cơ sở. Theo tác giả, DTLSCM có 10 loại hình sau: 1 - Các di tích về phong trào yêu nước từ trước khi có Đảng, các di tích về Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học; 2 - Các di tích về sự ra đời các tổ chức tiền thân của Đảng; 3 - Các di tích về thân thế và sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh; 4 - Di tích phản ánh về sự kiện, biến cố lịch sử: Xô viết Nghệ Tĩnh, giai đoạn đấu tranh 1936 - 1939, 1939 - 1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng; 5 - Các di tích tiêu biểu của 2 cuộc kháng chiến; 6 - Hệ thống di tích về căn cứ địa cách mạng: Việt Bắc, Tân Trào, Lộc Ninh, chiến khu D, Đồng Tháp Mười; 7 - Di tích ghi dấu ấn tội ác của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ như: Côn Đảo, Hỏa Lò, Lao Bảo, Sơn Mỹ; 8 - Hệ thống di tích tưởng niệm, ghi ơn các lãnh tụ; 9 - Đường giao thông, bến cảng, bến sông như: đường Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh trên biển, sông Bến Hải; 10 - Các di tích phản ánh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tác giả luận giải mối quan hệ giữa DTLS với nội dung, chương trình dạy học môn lịch sử dân tộc ở các trường trung học cơ sở, nêu lên những nguyên tắc sử dụng DTLS trong dạy học Lịch sử ở các trường trung học cơ sở; trên cơ sở đó, đề xuất một số hình thức và phương pháp sử dụng các DTLS trong dạy học lịch sử ở các trường trung học cơ sở.
Tác giả Nguyễn Thanh Minh (2004), “Di tích về Hồ Chí Minh ở Thái Nguyên” [88]. Thái Nguyên là một tỉnh nằm trong An toàn khu (ATK) Việt Bắc, nơi hiện đang lưu giữ nhiều dấu tích quan trọng của Trung ương Đảng, Chính Phủ và Bác Hồ trong thời kỳ tiền khởi nghĩa và trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đặc biệt, ATK Định Hóa được coi là Thủ đô của kháng chiến. Bài viết đã cung cấp thông tin và giới thiệu sơ bộ về 47 di tích và điểm di tích gắn bó với hoạt động của Bác Hồ ở tỉnh Thái Nguyên.
Đỗ Đức Hinh (2004), “Cần có cách nhìn lịch sử trong bảo tồn, tôn tạo khu di tích Điện Biên Phủ” [62]. Theo tác giả, Khu di tích Điện Biên Phủ gồm nhiều di tích, vấn đề bảo tồn cần thống nhất quan điểm trong quy hoạch và quy hoạch theo từng khu di tích để tạo ra một tập hợp khu di tích liên hoàn. Qua đó, nêu lên những nội dung cần nắm vững trong bảo tồn tôn tạo khu di tích này: Một là, cần đặt di tích đúng với ý nghĩa và tầm vóc của nó; Hai là, cần đặt nó dưới góc độ một cuộc đụng đầu lịch sử, một trận quyết chiến chiến lược, nơi minh chứng cho nghệ thuật quân sự và sức mạnh của chiến tranh nhân dân Việt Nam; Ba là, cần đặt di tích trong sự phát triển bền vững của môi trường sinh thái, môi trường văn hóa nói chung và môi trường văn hóa tây Bắc nói riêng.
Tác giả Đỗ Hữu Hà (chủ biên) (2006), Di tích lịch sử cách mạng Thừa Thiên Huế [55]. Cuốn sách đã khái quát và phân thành các nhóm về di tích và điểm di tích theo các thời kỳ cụ thể là: di tích và điểm di tích thời kỳ trước và trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945; di tích và điểm di tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược; di tích và điểm di tích trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Trong đó, đi sâu giới thiệu về địa điểm và sự hình thành của 53 DTLSCM trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Các DTLSCM trên địa bàn tỉnh thể hiện sự đóng góp của Đảng bộ và nhân dân Thừa Thiên Huế trong lịch sử đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tuy nhiên, công trình mới chỉ giới thiệu sơ bộ về địa điểm cũng như sự kiện lịch sử cách mạng gắn với việc hình thành di tích, chưa đi sâu luận giải đến hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị DTLSCM.
Trần Đức Nguyên (2010) “Phát huy giá trị của các di tích lịch sử cách mạng - kháng chiến trên địa bàn thủ đô Hà Nội” [91]. Theo tác giả: Di tích cách mạng - kháng chiến là một bộ phận cấu thành hệ thống các DTLSVH, tuy nhiên, nó có những điểm khác với các di tích tôn giáo tín ngưỡng như đình, đền, chùa, miếu ở chỗ: đó là những địa điểm cụ thể, công trình kiến trúc có sẵn (nhà ở, đường phố), những công trình được con người tạo nên phù hợp với mục đích sử dụng (địa đạo, hầm bí mật) gắn với những sự ... các danh nhân có công với nước. Nghệ An cũng là cái nôi của nhiều anh hùng dân tộc như: Phan Bội Châu, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu, Phùng Chí Kiên, Phan Đăng Lưu Đặc biệt, phong trào cách mạng mà đỉnh cao là Xô Viết - Nghệ Tĩnh (1930 - 1931) như một dấu son chói lọi trong truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN. Truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm của người dân xứ Nghệ còn được minh chứng qua các DTLSCM như: Cụm di tích Làng Đỏ, Tràng Kè, Khu tưởng niệm Xô viết Nghệ Tĩnh 12/9, đình Võ Liệt; các di tích lưu niệm danh nhân: Phan Bội Châu, Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu...
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Nghệ An là quê hương của phong trào: “Lương không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Xe chưa qua, nhà không tiếc” để góp sức mình cùng với quân và dân cả nước giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Hàng vạn người con của Nghệ An nối tiếp nhau lên đường chiến đấu, phục vụ chiến đấu. Nếu như trên trận tuyến đánh giặc, người Nghệ An thể hiện chí khí anh hùng cùng quân và dân cả nước đánh bại kè thù thì ngay trên quê hương, các thế hệ dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong đã vượt qua “mưa bom, bão đạn”, mở đường, tải đạn, tiếp sức cho tiền tuyến đánh giặc. Gắn với những chiến công và sự hy sinh của nhân dân Nghệ An trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước có Khu di tích Truông Bồn, di tích Hang hỏa tiễn, Cột mốc số 0 đường Hồ Chí Minh
Từ lịch sử truyền thống hào hùng đó, Nghệ An là mảnh đất lưu giữ nhiều di tích không chỉ ghi đậm dấu ấn lịch sử văn hóa của địa phương mà của cả dân tộc. Trải qua những biến cố lịch sử, xã hội, chiến tranh và sự tàn phá của thiên tai nhưng: “Nghệ An vẫn còn một số lượng di tích lịch sử khá lớn (tính đến năm 2000, có 545 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh). Đây là những giá trị văn hóa truyền thống quý báu cần được bảo tồn và khai thác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội” [150, tr.740]. DTLSCM trên địa bàn tỉnh Nghệ An là nguồn DSVH quý giá của địa phương. Đây là tiền đề, cơ sở để Đảng bộ tỉnh Nghệ An có những chủ trương, biện pháp sát đúng nhằm bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM; khai thác hiệu quả giá trị của DTLSCM trong phát triển kinh tế, văn hóa xã hội; góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, bồi dưỡng lòng yêu nước, ý chí tự tôn dân tộc cho nhân dân, nhất là thế hệ trẻ.
2.1.2. Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh trước năm 1996
2.1.2.1. Ưu điểm
Về bảo tồn các DTLSCM:
Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh đã bước đầu quan tâm bảo vệ loại hình di tích này. Hoạt động trùng tu, tôn tạo di tích diễn ra nhiều nơi, bằng nhiều nguồn vốn và do nhiều lực lượng tiến hành. Một số DTLSCM được đầu tư chống xuống cấp, tôn tạo ở các mức độ và trình độ khác nhau. Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh được Sở Văn hóa Thông tin giao trách nhiệm tiến hành kiểm kê và lập hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích. Hồ sơ khoa học di tích là cơ sở để UBND tỉnh đề nghị Bộ Văn hóa Thông tin ra quyết định xếp hạng di tích.
Hoạt động kiểm kê, lập hồ sơ xếp hạng DTLSCM cấp quốc gia trước năm 1995 được thể hiện như sau: Năm 1988, có 05 di tích và được Bộ Văn hóa Thông tin ra quyết định xếp hạng di tích cấp quốc gia bao gồm: Đình Võ Liệt, Nhà thờ họ Nguyễn Duy, Ngã ba Bến Thủy, Hiệu Yên Xuân và di tích Nghĩa trang 12/9 (Nghĩa trang Thái Lão) - Hưng Nguyên. Các DTLSCM này được xếp hạng cấp quốc gia theo quyết định số 1288 QĐ-VH, ngày 16 tháng 1 năm 1988 của Bộ Văn hoá Thông tin [Phụ lục 4].
Từ năm 1990 đến năm 1995, hoạt động lập hồ sơ khoa học di tích được chú trọng, số lượng DTLSCM được công nhận cấp quốc gia ngày càng tăng. Năm 1990, Bộ Văn hóa Thông tin ra các Quyết định công nhận di tích quốc gia đối với: Cụm di tích Làng Đỏ - Hưng Dũng, di tích Nhà lưu niệm đồng chí Phan Đăng Lưu, di tích lưu niệm Lê Hồng Phong, di tích Tràng Kè, di tích Mộ các liệt sỹ hy sinh ngày 07/11/1930 tại Diễn Châu và đình Lương Sơn, Địa điểm Mốc số 0 đường Hồ Chí Minh. Năm 1991, Bộ Văn hóa Thông tin ký Quyết định số 1348/QĐ - VH (30/8/1991) công nhận di tích quốc gia đối với Đình làng Quỳnh Đôi; Quyết định số 457/QĐ - VH (25/3/1991) công nhận di tích quốc gia đối với di tích Nhà ông Hoàng Viện ở Hưng Nguyên. Năm 1992, Bộ Văn hóa Thông tin ký Quyết định 97/QĐ - VH, ngày 21/01/1992 công nhận di tích quốc gia đối với di tích nhà cụ Phan Bội Châu; Quyết định số 559/QĐ - VH (11/3/1992) công nhận di tích quốc gia đối với 03 di tích: Đình Long Ân ở Diễn Châu và Đình Tám Mái ở Quỳnh Lưu và Nhà thờ Họ Uông ở thành phố Vinh.
Năm 1993, Bộ Văn hóa thông tin xếp hạng di tích quốc gia đối với di tích Nhà thờ họ Hoàng Văn (Cửa Lò) theo Quyết định 1207/QĐ/BT, ngày 11/9/1993. Năm 1994, Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích quốc gia đối với Đình Liên Trì (Yên Thành); di tích Nhà thờ họ Phạm tại Hưng Nguyên; Đình Phú Nhuận và Nhà thờ họ Hoàng Trần tại Đô Lương; đền Bạch Mã (Võ Liệt, Thanh Chương); di tích Nhà cụ Vi Văn Khang tại Môn Sơn, Con Cuông. Năm 1995, di tích Nhà thờ họ Hoàng và Đền Trìa (thành phố Vinh) được xếp hạng di tích cấp quốc gia. Tính đến trước năm 1996, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 28 DTLSCM cấp quốc gia [Phụ lục 9]. Trong đó, di tích địa điểm lịch sử cách mạng: 10; di tích đền: 02; di tích đình làng: 07; di tích nhà thờ dòng họ: 06; di tích lưu niệm danh nhân: 03.
Về phân cấp quản lý đối với các DTLSCM cụ thể như sau: Sở Văn hóa Thông tin quản lý Khu lưu niệm Phan Bội Châu (thị trấn Nam Đàn). Có 06 di tích do Sở Văn hóa Thông tin và UBND các huyện, thành phố, thị xã đồng quản lý: di tích Lê Hồng Phong, Ngã ba Bến Thủy, đình Võ Liệt, Nghĩa trang liệt sỹ 12/9, cụm di tích Làng Đỏ và đền Bạch Mã. Các di tích giao cho UBND các huyện, thành, thị quản lý cụ thể như sau. Thành phố Vinh quản lý các di tích: nhà thờ họ Hoàng và Đền Trìa. Di tích đình làng Quỳnh Đôi, đình Tám Mái do huyện Quỳnh Lưu quản lý. Huyện Diễn Châu quản lý di tích địa điểm lịch sử và mộ các liệt sỹ hy sinh ngày 07/11/1930 tại Diễn Ngọc. Huyện Yên Thành quản lý di tích Tràng Kè, đình Liên Trì, nhà thờ họ Phan Mạc và nhà lưu niệm đồng chí Phan Đăng Lưu. Huyện Hưng Nguyên quản lý di tích nhà ông Hoàng Viện và nhà thờ họ Phạm. Các di tích đình Lương Sơn, đình Phú Nhuận, Nhà thờ họ Hoàng Trần và Truông Bồn do huyện Đô Lương quản lý. Huyện Thanh Chương quản lý di tích nhà thờ Nguyễn Duy. Di tích Mốc số 0 đường Hồ Chí Minh do huyện Tân Kỳ quản lý. Di tích Hiệu Yên Xuân do huyện Anh Sơn quản lý. Di tích nhà cụ Vi Văn Khang do huyện Con Cuông quản lý [Phụ lục 4].
Sự phân cấp quản lý di tích bước đầu phát huy được trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân trong bảo vệ DTLSCM. Các di tích được khoanh vùng bảo vệ. Tuy nhiên, hoạt động bảo tồn các DTLSCM trước năm 1996 mới chỉ dừng lại ở cấp độ bảo vệ, giữ nguyên trạng di tích. Một số di tích như Tràng Kè, Nghĩa trang liệt sỹ hy sinh ngày 12/9/1930... được đầu tư bảo tồn bằng nguồn kinh phí chống xuống cấp nhưng nguồn vốn này không nhiều so với nhu cầu thực tế, chỉ đảm bảo cho việc cắm mốc, khoanh vùng bảo vệ, chống mối, mọt, dột tại các di tích.
Về phát huy giá trị các DTLSCM:
Tính đến trước năm 1996, trên địa bàn tỉnh có 28 DTLSCM cấp quốc gia, hệ thống di tích này góp một phần quan trọng trong xây dựng và phát triển văn hóa, bảo tồn bản sắc văn hóa xứ Nghệ; là nguồn tài nguyên du lịch sẵn có của địa phương. Đây là cơ sở, nguồn lực để ngành du lịch tổ chức các tuyến, tuor du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh; là điểm nhấn trong thu hút người dân đến thăm quan, học tập, nghiên cứu.
Hoạt động phát huy giá trị các DTLSCM trong giáo dục truyền thống cách mạng được quan tâm. Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh đã chỉ đạo hướng dẫn các địa phương trong tỉnh làm tốt nghi thức đón bằng công nhận di tích cấp quốc gia đối với DTLSCM. Ngày đón bằng di tích lịch sử văn hóa đã trở thành ngày hội cuả nhân dân địa phương, là dịp khơi dậy niềm tự hào và trách nhiệm của người dân đối với quá khứ oanh liệt của quê hương, dòng họ. Các hoạt động kỷ niệm, dâng hương, giáo dục truyền thống tại các DTLSCM nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc và địa phương được các chính quyền và nhân dân địa phương tiến hành có nề nếp. Sở Văn hóa Thông tin và Sở Giáo dục đã phối kết hợp tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử địa phương và các danh nhân; tổ chức tham quan, ngoại khóa tại các DTSLCM cho học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh.
Các hoạt động văn hóa thường niên tại các di tích nhân các ngày lễ lớn của dân tộc, của Đảng, địa phương, ngày sinh nhật, ngày mất của các danh nhân được tổ chức chặt chẽ. DTLSCM trở thành địa điểm thăm viếng, gặp gỡ, giao lưu và trường học lớn về rèn luyện, giáo dục truyền thống cách mạng, góp phần nâng cao nhận thức, tinh thần tự tôn dân tộc, ý thức, lý tưởng và bản lĩnh cách mạng của các tầng lớp nhân dân; là nguồn tư liệu lịch sử quý giá, là minh chứng sinh động trong giáo dục lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương Những kết quả đạt được thông qua thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM góp phần tích cực trong xây dựng nền văn hóa, phát triển KT - XH của tỉnh.
2.1.2.2. Hạn chế
Tuy mật độ DTLSCM trên địa bàn tỉnh khá dày nhưng việc bảo tồn và phát huy giá trị còn nhiều hạn chế: mức độ bảo tồn, tôn tạo mới chỉ dừng lại ở giữ nguyên trạng, cắm mốc, lập hàng rào bảo vệ. Một số di tích, di vật đã và đang xuống cấp nghiêm trọng do tác động của thời tiết, chiến tranh và các biến cố lịch sử, sự xâm hại của con người, hay trong quá trình tu bổ, tôn tạo lại xảy ra hư hỏng, thất lạc, mất mát và sai lệch so với di tích gốc. Có 3/7 di tích đình làng bị xuống cấp nghiêm trọng như: đình Tám Mái (Quỳnh Lưu), đình Võ Liệt (Thanh Chương), đình Long Ân (Diễn Châu). Nhiều DTLSCM vắng khách tham quan, thiếu người chăm sóc. Mức độ xâm hại, lấn chiếm đối với di tích đình làng ngày một nghiêm trọng. Việc phát huy giá trị các DTLSCM còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân do các di tích này có hiện vật sơ sài, thiếu tính hấp dẫn; chưa có bia dẫn tích, thiếu sự quan tâm, bảo quản thường xuyên.
Công tác quản lý đối với một số DTLSCM trên địa bàn tỉnh vẫn còn biểu hiện chồng chéo. Trên cùng một khu vực, một số DTLSCM có giai đoạn do Sở Văn hóa Thông tin quản lý, có giai đoạn lại giao cho UBND huyện quản lý, có giai đoạn đồng quản lý. Mỗi đơn vị chủ quản lại có quan niệm khác nhau dẫn đến việc đầu tư bảo tồn và phát huy giá trị di tích được tiến hành với cách thức, biện pháp khác nhau. Thiếu sự phối hợp, thống nhất giữa chính quyền địa phương với các cơ quan chuyên trách, đơn vị quản lý, sử dụng và khai thác di tích. Tiêu biểu như: di tích Ngã ba Bến Thủy, đình Võ Liệt, Nghĩa trang liệt sỹ 12/9, đền Bạch Mã... do Sở văn hóa thông tin và UBND các huyện đồng quản lý.
Trong giai đoạn này, Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh là đơn vị được Sở Văn hóa Thông tin giao trách nhiệm trực tiếp kiểm kê, phân loại, lập hồ sơ, thực hiện các hoạt động tu bổ, tôn tạo DTLSCM trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, nhiệm vụ chính của Bảo tàng là trưng bày, tuyên truyền, sưu tầm, bảo quản tài liệu, hiện vật, cổ vật... Do kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, đội ngũ cán bộ còn thiếu, có sự khác biệt về chuyên môn nghiệp vụ, nguồn vốn đầu tư, chính sách đãi ngộ còn nhiều bất cập... điều này gây khó khăn lớn trong thực hiện bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các DTSLCM.
Việc triển khai khoanh vùng bảo vệ tại một số DTLSCM còn gặp khó khăn. Hiện tượng phát triển canh tác, lấn chiếm đất, sử dụng khuôn viên di tích sai mục đích của nhân dân địa phương tại một số DTLSCM chưa được khắc phục triệt để. Một số DTLSCM, nhất là các đình làng như đình Võ Liệt (Thanh Chương), đình Chợ Xâm (Nghi Lộc)... không nhận được quan tâm (kể cả chính quyền và người dân) nên có nơi đã trở thành điểm họp chợ, phơi thóc lúa, chăn thả gia súc của nhân dân trong vùng. Tình trạng thiếu quy hoạch, kinh phí bảo vệ, bảo tồn làm cho di tích bị xuống cấp nhanh chóng. Nguồn kinh phí đầu tư tu bổ, tôn tạo các DTLSCM chưa được triển khai theo quy chế chặt chẽ và toàn diện, chưa tính tới yếu tố phát huy giá trị di tích. Kinh phí chống xuống cấp di tích của địa phương còn hạn hẹp, chỉ phẩn bổ cho một số di tích xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều DTLSCM bị xuống cấp cần tu sửa, tôn tạo nhưng lại bị bỏ ngỏ vì thiếu kinh phí đầu tư (đình Lương Sơn, đình Võ Liệt...).
Nhận thức của cộng đồng về giá trị của DTLSCM còn đơn giản và bị coi nhẹ. Tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng ảnh hưởng trực tiếp tới bảo tồn và phát huy các DTLSCM. Sự phát triển kinh tế, xã hội; vấn đề rác thải sinh hoạt đã và đang tác động mạnh mẽ đến môi trường tự nhiên, sinh thái và giá trị di tích. Sự phát triển của nền kinh tế địa phương, bên cạnh những mặt thuận lợi mang lại, vẫn còn những tác động tiêu cực đến việc bảo tồn DTLSCM như: mâu thuẫn giữa nhu cầu khai thác nguyên vật liệu, xây dựng các công trình kinh tế, dân dụng, lấn chiếm đất đai với yêu cầu bảo tồn nguyên vẹn di tích.
Nghệ An là tỉnh có khí hậu khá khắc nghiệt; vào mùa hè, gió tây nam (gió Lào) với nhiệt độ cao và khô, sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa ngày với đêm, sự mất cân bằng trong phân phối nguồn nước và độ ẩm không khí gây ra rạn nứt do hiện tượng co giãn vì nhiệt, làm xuống cấp, hư hỏng các công trình, hiện vật tại di tích. Sự tăng giảm bất thường của lượng mưa gây ra khô hạn, làm cháy, co ngót công trình hay lũ lụt từ sông, biển làm tăng nguy cơ cuốn trôi, sạt lở, xói mòn, ngập úng đối với các DTLSCM. Những yếu tố thời tiết cực đoan như bão, lốc xoáy, sấm sét gia tăng về tần suất cũng như cường độ, làm cho các di tích nhanh chóng xuống cấp. Thiên tai và biến đổi khí hậu còn tạo ra tình trạng ô nhiễm không khí và nguồn nước, gia tăng sự phát triển nấm mốc, côn trùng gây hại cho công trình tại các DTLSCM.
Những hạn chế trên đây gây khó khăn cho hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị các DLSCM trên địa bàn tỉnh. Đây là căn cứ để Đảng bộ tỉnh Nghệ An có chủ trương phù hợp, sát với thực tiễn trong bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM; góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa xứ Nghệ, phát huy nguồn lực từ các DTLSCM trong phát triển KT - XH địa phương.
2.1.3. Chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng (1996 - 2005)
2.1.3.1. Chủ trương của Đảng về bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng
Quan điểm bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM
Một là, bảo tồn và phát huy giá trị DTLSCM là bảo vệ tài sản quý của quốc gia, bộ phận cốt lõi của bản sắc văn hóa dân tộc.
Nghị quyết 05 - NQ/TW của Bộ Chính trị, ngày 28/11/1987 “Về đổi mới, nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lý văn học, nghệ thuật và văn hóa, phát huy khả năng sáng tạo, đưa văn học, nghệ thuật phát triển lên một bước mới” chỉ rõ: “Phải coi các di tích lịch sử, các tác phẩm, công trình văn hóa, nghệ thuật, các tài năng và danh nhân là tài sản quý của quốc gia” [36, tr.485-486]. Đây là quan điểm cơ bản khẳng định vị trí, tầm quan trọng của di tích nói chung và DTLSCM nói riêng với tư cách là tài sản quý của quốc gia. Tiếp đó, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm BCHTW khóa VIII (1998) khẳng định: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá..., là cốt lõi của bản sắc dân tộc” [30, tr.63]. DTLSCM là những bằng chứng vật chất có ý nghĩa quan trọng, minh chứng về lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng; giúp cho chúng ta nhận thức được cội nguồn của dân tộc, về truyền thống lịch sử, đặc trưng văn hoá của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng; góp phần tác động tới việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam. Chính vì vậy, Đảng ta luôn coi trọng việc giữ gìn DSVH nói chung, DTLSCM nói riêng là giữ gìn tài sản quý của quốc gia, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
Hai là, bảo tồn và phát huy giá trị DTLSCM nhằm gắn kết cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Di sản văn hóa nói chung và DTLSCM nói riêng được hình thành trong quá trình sáng tạo văn hóa, là biểu hiện khách quan của truyền thống lịch sử dựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc Việt Nam. Đây là những kết tinh giá trị được trao truyền, kế thừa và tái tạo từ nhiều thế hệ cho tới ngày nay. DTLSCM là bằng chứng vật chất sinh động trong kho tàng DSVH cách mạng, có vai trò quan trọng trong xây dựng khối đoàn kết cộng đồng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm BCHTW khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” chỉ rõ: “Di sản văn hóa dân tộc được xem là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc” [30, tr.63]. DSVH nói chung trong đó có các DTLSCM có vai trò quan trọng trong “gắn kết cộng đồng” dân tộc. Một cộng đồng dân tộc gắn kết bởi nhiều yếu tố, nhưng yếu tố văn hóa là quan trọng quyết định, nó là động lực tạo nên những thắng lợi của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Ba là, bảo tồn và phát huy giá trị DTLSCM góp phần sáng tạo những giá trị văn hóa mới và giao lưu văn hóa. DTLSCM là một bộ phận của DSVH, là nền tảng quan trọng trong nâng cao kiến thức, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, đáp ứng nhu cầu về thẩm mỹ và văn hoá của nhân dân; là cơ sở để xây dựng và sáng tạo nên những giá trị văn hoá mới và xây dựng con người mới XHCN. Bảo tồn và phát huy giá trị DTLSCM góp phần làm giàu thêm kho tàng DSVH dân tộc. Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII khẳng định: “Di sản văn hóa là cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa” [30, tr.63]. DTLSCM là bằng chứng sinh động không chỉ tố cáo tội ác, chiến tranh xâm lược phi nghĩa của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, phản ánh chủ nghĩa yêu nước, khí phách quật cường của toàn thể dân tộc Việt Nam trong đấu tranh cách mạng; mà còn là động lực thôi thúc các thế hệ sáng tạo nên những giá trị văn hóa mới, tiến bộ, vươn lên hoàn thành những nhiệm vụ trọng đại của dân tộc trong thời kỳ mới.
Nhiệm vụ giải pháp bảo tồn các DTLSCM
Một là, chăm lo bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM.
Trong thời kỳ đổi mới đất nước, Đảng ta luôn chăm lo xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Về nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng khẳng định: “Nhà nước cùng với nhân dân xây dựng những cơ sở vật chất - kỹ thuật cần thiết cho văn hóa, nghệ thuật, giữ gìn và tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa” [27, tr.72].
Tiếp đó, Nghị quyết 05 - NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 28 tháng 11 năm 1987 “Về đổi mới, nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lý văn học, nghệ thuật và văn hóa, phát huy khả năng sáng tạo, đưa văn học, nghệ thuật phát triển lên một bước mới” chỉ rõ: “có những chủ trương và biện pháp có hiệu lực bảo tồn lâu dài các di tích lịch sử và các giá trị văn hóa” [36, tr.485-486]. Bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan chuyên trách, mà còn là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của toàn xã hội. Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, chăm lo công tác bảo tồn bảo tàng; tu bổ, tôn tạo, bảo vệ và phát huy tác dụng các DTLSCM, các DTLSVH, các công trình nghệ thuật, các danh lam thắng cảnh. Nghiêm cấm các hành động xâm phạm đến các di tích. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư BCHTW Đảng khóa VII (1 - 1993) nêu lên nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM cụ thể là: “Nhà nước có kế hoạch xây dựng các bảo tàng, bảo vệ và tôn tạo các di tích văn hóa lịch sử, xây dựng các tượng đài về các anh hùng dân tộc và các danh nhân văn hóa ở Thủ đô và các thành phố lớn” [37, tr.413]. Nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM không chỉ giữ gìn, trùng tu, tôn tạo các di tích gốc, mà còn kết hợp với xây dựng các công trình kiến trúc như tượng đài, bức tranh hoành tráng, sân hành lễ, nhà tưởng niệm... để các di tích xứng đáng với vai trò, tầm quan trọng cũng như những đóng góp to lớn của cả dân tộc Việt Nam trong tiến trình cách mạng của Đảng. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII tiếp tục đề cập đến nhiệm vụ: “Bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh của đất nước” [27, tr.359].
Hai là, bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM gắn với nâng cao chất lượng giáo dục truyền thống cho nhân dân.
Nghị quyết 05 - NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 28 tháng 11 năm 1987 “Về đổi mới, nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lý văn học, nghệ thuật và văn hóa, phát huy khả năng sáng tạo, đưa văn học, nghệ thuật phát triển lên một bước mới” khẳng định: bảo tồn và phát huy giá trị DSVH góp phần “giáo dục nhân dân về lòng yêu nước và tự hào dân tộc, về truyền thống lịch sử và văn hóa, tạo điều kiện cho nhiều thế hệ có thể thưởng thức, tiếp thu, nghiên cứu các giá trị văn hóa cổ truyền, tiếp tục sáng tạo ra những giá trị văn hóa mới thể hiện được tầm cao của thời đại và chiều sâu của truyền thống” [36, tr.485-486]. Bảo tồn và phát huy giá trị DTLSCM nhằm khái thác các giá trị lịch sử, văn hóa cách mạng phục vụ cho giáo dục truyền thống yêu nước, dựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc, “kế thừa truyền thống cách mạng của dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước, ý thức tự lực, tự cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc” [27, tr.480].
Tiếp đó, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (1996) nêu rõ: “Kế thừa và phát huy các giá trị tinh thần, đạo đức và thẩm mỹ, các di sản văn hóa dân tộc. Bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh của đất nước... Phải đặc biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc” [27, tr.359]. Nội dung này tiếp tục được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) của Đảng nhấn mạnh: “Bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá dân tộc... tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh; khai thác các kho tàng văn hoá cổ truyền [31, tr.115] nhằm phục vụ cho nâng cao hiệu quả giáo dục truyền thống, giá trị văn hóa lịch sử dân tộc. Không chỉ giúp thế hệ ngày nay hiểu biết về lịch sử, mà còn góp phần bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào dân tộc, cảm phục và biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ ông cha đi trước đã anh dũng chiến đấu, hy sinh để giữ gìn nền độc lập dân tộc; tiếp tục phát huy truyền thống đạo lý tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn”. Do đó, giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng qua hệ thống các DTLSCM có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong xây dựng con người mới XHCN.
Ba là, gắn bảo tồn và phát huy giá trị DTLSCM với phát triển du lịch.
Nhận thức được vai trò to lớn của DSVH nói chung và DTLSCM nói riêng trong phát triển đất nước, nhất là phát triển du lịch. Nhằm khai thác hiệu quả giá trị từ DTLSCM cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII nêu lên nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế du lịch, chú trọng: “Xây dựng các chương trình, các điểm du lịch hấp dẫn về văn hóa, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh” [27, tr.413]. Nhấn mạnh nội dung khai thác DSVH cho phát triển du lịch, Nghị quyết Đại hội đại biểu lần toàn quốc thứ IX của Đảng chỉ rõ định hướng phát triển các ngành dịch vụ là: “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế” [31, tr.178]. Đây là chủ trương của Đảng khẳng định vai trò của DSVH dân tộc, DTLSCM, là nguồn lực quan trong cho phát triển du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch về nguồn, tìm hiểu lịch sử truyền thống cách mạng, du lịch tâm linh.
Di tích lịch sử cách mạng là tài sản quý của quốc gia, kết tinh sự sáng tạo lâu dài trong suốt qua trình lịch sử dưới sự lãnh đạo của Đảng. Bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM là động lực nâng cao tính cố kết cộng đồng, nền tảng để sáng tạo các giá trị văn hóa mới, là tiền đề để mở rộng giao lưu văn hóa. Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các DTLSCM không chỉ thoả mãn nhu cầu tinh thần của nhân dân, mà góp phần xây dựng lòng tự hào, tự tôn dân tộc, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, và là nguồn lực quan trọng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
2.1.3.2. Chính sách của Nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng
Ngày 31/3/1984, Hội đồng Nhà nước ban hành “Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh”. Pháp lệnh gồm 5 chương, 27 điều quy định chi tiết nội dung bảo vệ và sử dụng các DTLSVH trong đó có các DTLSCM. Về nhiệm vụ bảo vệ và sử dụng các DTLSVH và danh lam thắng cảnh, điều 12, chương 3 nêu rõ: “Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị hành chính tương đương có trách nhiệm quản lý các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh tại địa phương” [66, tr.5], đồng thời quyết định quy hoạch tu bổ, tôn tạo DTLSVH và danh lam thắng cảnh do mình quản lý. Các đề án tu bổ di tích phải được Bộ trưởng Bộ Văn hóa duyệt.
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi ngày 15/4/1992 đề cập đến vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị của các DTLSCM tại điều 34 chương III. Hiến pháp nêu rõ: “Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển các di sản văn hoá dân tộc; chăm lo công tác bảo tồn, bảo tàng, tu bổ, tôn tạo, bảo vệ và phát huy tác dụng của các di tích lịch sử, cách mạng, các di sản văn hóa, các công trình nghệ thuật và danh lam thắng cảnh” [60, tr.148]. Bảo tồn DTLSCM được Hiến pháp quy định trước tiên là thuộc trách nhiệm của Nhà nước, “Nghiên cấm các hành động xâm phạm đến các di tích lịch sử, cách mạng, các công trình nghệ thuật và danh lam, thắng cảnh” [60, tr.148]. Đây là cơ sở pháp lý cao nhất xác định trách nhiệm của Nhà nước; tiền đề cho xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích.
Đất nước chuyển sang giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH, một số nội dung quy định của Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng hiệu quả các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh do Hội đồng Nhà nước ban hành năm 1984 không còn phù hợp, chưa giải quyết triệt để các vấn đề trong quản lý DSVH. Nhất là vấn đề vi phạm DTLSVH từ các hoạt động kinh tế, xây dựng, dân sinh trở nên phổ biến; phân cấp về thẩm quyền và trách nhiệm giữa cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (về di tích) và chính quyền các cấp chưa cụ thể. Chính sách xã hội hóa các hoạt động văn hóa được quy định trong Hiến pháp năm 1992 chưa được thể chế hóa thành những chế định pháp luật.
Khắc phục những vấn đề trên, ngày 25/12/2001, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Nghị quyết số 51/2001/QH Về việc bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992. Điều 30 của Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Nhà nước và xã hội bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, kế thừa và phát huy những giá trị của nền văn hiến các dân tộc Việt Nam... Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp văn hóa” [60, tr.202]. Luật Di sản văn hóa năm 2001 thể hiện chi tiết tiêu chí xác định DTLSCM: “a) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước; b) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của các anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nước; c) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến...” [86, tr.19]. Đồng thời chỉ rõ cách phân loại, thẩm quyền, thủ tục xếp hạng di tích. Nội dung bảo tồn, tôn tạo các di tích được quy định tại Điều 34, Luật Di sản văn hóa năm 2001: “Việc bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích phải được xây dựng thành các dự án trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải bảo đảm giữ gìn tối đa những yếu tố nguyên gốc của di tích” [86, tr.23]. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc trong thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị DTLSCM.
Ngày 11/11/2002, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Nghị định số 92/2002/NĐ-CP, Nghị định của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều Luật Di sản văn hóa. Theo đó, Nhà nước bảo vệ và phát huy giá trị DSVH thông qua các chính sách: Xây dựng và thực hiện chương trình mục tiêu bảo tồn các di tích tiêu biểu; Khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích; Nghiên cứu áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào các hoạt động sau đây: thăm dò, khai quật khảo cổ, bảo quản, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích; Sưu tầm, lưu giữ và phổ biến giá trị DSVH phi vật thể; Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị DSVH; Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài đóng góp về tinh thần và vật chất hoặc trực tiếp tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DSVH; Mở rộng các hình thức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị DSVH... Nghị định chỉ rõ những nội dung bảo tồn và phát huy giá trị di tích: phân loại và xếp hạng di tích; nguyên tắc xác định phạm vi các khu vực bảo vệ di tích; quy định về việc lập hồ sơ xếp hạng di tích; thẩm quyền phê duyệt dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích; thẩm quyền thẩm định dự án cải tạo, xây dựng công trình có khả năng ảnh hưởng xấu đến di tích...
Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, Nhà nước cũng quan tâm tổ chức bộ máy quản lý các DTLSCM. Công tác quản lý DSVH luôn luôn đặt dưới sự điều hành của Chính phủ; cơ quan trực tiếp quản lý là Bộ Văn hóa Thông tin (Nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Trong cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa Thông tin, từ ngày 1/3/1995, Chính phủ quyết định thành lập Cục Bảo tồn - Bảo tàng (Quyết định số 123/QĐ - TTg). Đến ngày 16/7/2003, Cục Bảo tồn - Bảo tàng đổi tên thành Cục Di sản văn hóa theo Quyết định số 24/2003/QĐ - BVHTT. Cục Di sản văn hóa là đơn vị sự nghiệp có chức năng quản lý nhà nước về bảo tồn, bảo tàng trong phạm vi cả nước. Ở các địa phương, Sở Văn hóa Thông tin, các Bảo tàng, ban Quản lý di tích và danh thắng là những đơn vị có chức năng quản lý Nhà nước về DSVH.
Về chế độ ngân sách đối với bảo tồn và phát huy giá trị DTLSCM. Ngày 3/2/1994, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 62/TTg giao cho Bộ Văn hóa Thông tin quản lý điều hành chương trình mục tiêu cấp Nhà nước về “Chống xuống cấp và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá ở Việt Nam”. Chương trình này được triển khai thực hiện trong thời gian từ năm 1994 đến năm 2000, với ngân sách Nhà nư... văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Kho văn thư - lưu trữ UBND tỉnh Nghệ An.
UBND tỉnh Nghệ An (1998), Quy định tạm thời về việc đặt hòm công đức, quản lý sử dụng tiền công đức ở các khu di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Kho văn thư - lưu trữ UBND tỉnh Nghệ An.
UBND tỉnh Nghệ An (1998), Quyết định về việc cho phép lập dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai, Kho văn thư - lưu trữ UBND tỉnh Nghệ An.
UBND tỉnh Nghệ An (1999), Quyết định của UBND tỉnh Nghệ An về một số chế độ chính sách và đầu tư phát triển công tác văn hóa thông tin, Kho văn thư - lưu trữ UBND tỉnh Nghệ An.
UBND tỉnh Nghệ An (2002), Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 12 của BTV Tỉnh ủy về phát triển du lịch Nghệ An thời kỳ 2002 - 2010, Kho văn thư - lưu trữ UBND tỉnh Nghệ An.
UBND tỉnh Nghệ An (2002), Đề án phát triển du lịch Nghệ An thời kỳ 2002 - 2010, Kho văn thư - lưu trữ UBND tỉnh Nghệ An.
UBND tỉnh Nghệ An (2003), Quy chế quản lý, bảo vệ sử dụng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Kho văn thư - lưu trữ UBND tỉnh Nghệ An.
UBND tỉnh Nghệ An (2003), Quyết định số 89/2003/QĐ-UB Về việc Phê duyệt Đồ án Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo Di tích lịch sử văn hóa Kim Liên gắn với phát triển du lịch, Kho văn thư - lưu trữ UBND tỉnh Nghệ An.
UBND tỉnh Nghệ An (2003), Quyết định số 4660/QĐ-UB-CN Về việc Phê duyệt Đồ án Quy hoạch chung phát triển du lịch huyện Nam Đàn, Kho văn thư - lưu trữ UBND tỉnh Nghệ An.
UBND tỉnh Nghệ An (2005), Báo cáo tổng hợp về các hoạt động chuẩn bị cho Lễ công bố Năm Du lịch - 2005 và kỷ niệm 975 danh xưng Nghệ An, Kho văn thư - lưu trữ UBND tỉnh Nghệ An.
UBND tỉnh Nghệ An (2005), Đề án tiếp tục triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 12 NQ/TU ngày 30/7/2002 của BTV Tỉnh ủy Về phát tiển du lịch Nghệ An thời kỳ 2002 -2010, Kho văn thư - lưu trữ UBND tỉnh Nghệ An.
UBND tỉnh Nghệ An (2006), Chương trình phát triển du lịch Nghệ An giai đoạn 2006 - 2010, Kho văn thư - lưu trữ UBND tỉnh Nghệ An.
UBND tỉnh Nghệ An (2006), Báo cáo tổng kết Năm Du lịch quốc gia tại Nghệ An 2005, Kho văn thư - lưu trữ UBND tỉnh Nghệ An.
UBND tỉnh Nghệ An (2008), Quyết định 1940/QĐ.UBND-CN ngày 26/05/2008, về việc: “Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình tu bổ, tôn tạo và xây mới di tích lịch sử văn hóa Đình Võ Liệt, huyện Thanh Chương”. Kho văn thư - lưu trữ UBND tỉnh Nghệ An.
UBND tỉnh Nghệ An (2009), Quyết định về việc ban hành Quy chế, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An. Số:09/2009/QĐ-UBND, ngày 14/1/2009. Kho văn thư - lưu trữ UBND tỉnh Nghệ An.
UBND tỉnh Nghệ An (2009), Quyết định số 5345/QĐ.UBND-CNXD về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình:“Bảo tồn và phát huy giá trị di tích Xô Viết - Nghệ Tĩnh”, Kho văn thư - lưu trữ UBND tỉnh Nghệ An.
UBND tỉnh Nghệ An (2010), Quyết định số 1591/QĐ.UBND-CNXD phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình: Bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lịch sử Truông Bồn, Kho văn thư - lưu trữ UBND tỉnh Nghệ An.
UBND tỉnh Nghệ An (2010), Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển Văn hóa, Thể thao tỉnh Nghệ An đến năm 2020, Kho văn thư - lưu trữ UBND tỉnh Nghệ An.
UBND tỉnh Nghệ An (2011), Quyết định số 195/QĐ.UBND.VX, ngày 24/1/2011 Ban hành Quy định tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn công đức ở các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn Nghệ An, Kho văn thư - lưu trữ UBND tỉnh Nghệ An.
UBND tỉnh Nghệ An (2011), Quyết định số 1017/QĐ.UBND.VX “Quyết định phân cấp quản lý các di tích, danh thắng trên địa bàn tỉnh Nghệ An”, Kho văn thư - lưu trữ UBND tỉnh Nghệ An.
UBND Tỉnh Nghệ An (2014), Quyết định số 27/2014/QĐ-UBND, ngày 3 tháng 4 năm 2014, Ban hành “Quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An”, Kho văn thư - lưu trữ UBND tỉnh Nghệ An.
UBND tỉnh Nghệ An (2014), Quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Kho văn thư - lưu trữ UBND tỉnh Nghệ An.
UBND tỉnh Nghệ An (2014), Quyết định số 4399/QĐ.UBND, Về việc phê duyệt danh mục các di tích được đầu tư, tu tổ, tôn tạo cấp thiết năm 2015, Kho văn thư - lưu trữ UBND tỉnh Nghệ An.
UBND tỉnh Nghệ An (2014), Quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Kho văn thư - lưu trữ UBND tỉnh Nghệ An.
Hoàng Vinh (1997), Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển Di sản văn hóa dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
Bản đồ hành chính tỉnh Nghệ An năm 1996
Phụ lục 2
Bản đồ phân bố DTLSCM cấp quốc gia ở Nghệ An năm 2015
Di tích lich sử cách mạng:
Phụ lục 3
SỞ VH – TTDL NGHỆ AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BAN QUẢN LÝ DT - DT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Ngày 18 tháng 02 năm 2012
TỔNG HỢP SỐ LIỆU VỀ DI TÍCH - DANH THẮNG
TỈNH NGHỆ AN TÍNH ĐẾN HẾT NĂM 2011
Tổng số di tich: 1395 di tích
Trong đó:
Di tích kiến trúc nghệ thuật: 30
Di tích danh thắng: 67
Di tích Khảo cổ học: 15
Di tích lịch sử: 1283
Di tích đã được xếp hạng:
1. Thành phố Vinh: 13 (11 di tích cấp quốc gia, 02 di tích cấp tỉnh).
2. Thị xã Cửa Lò: 09 (02 di tích cấp quốc gia, 07 di tích cấp tỉnh).
3. Thị xã Thái Hoà: 02 (01 di tích cấp quốc gia, 01 di tích cấp tỉnh).
4. Huyện Quỳnh Lưu: 26 (17 di tích cấp quốc gia, 09 di tích cấp tỉnh).
5. Huyện Diễn Châu: 29 (14 di tích cấp quốc gia, 15 di tích cấp tỉnh).
6. Huyện Yên Thành: 34 (17 di tích cấp quốc gia, 17 di tích cấp tỉnh).
7. Huyện Nghi Lộc: 12 (08 di tích cấp quốc gia, 04 di tích cấp tỉnh).
8. Huyện Hưng Nguyên: 23 (12 di tích cấp quốc gia, 11 di tích cấp tỉnh).
9. Huyện Nam Đàn: 30 (20 di tích cấp quốc gia, 10 di tích cấp tỉnh). Trong đó có 09 di tích cấp quốc gia thuộc Khu di tích Kim Liên quản lý.
10. Huyện Thanh Chương: 26 (09 di tích cấp quốc gia, 17 di tích cấp tỉnh).
11. Huyện Đô Lương: 18 (08 di tích cấp quốc gia, 10 di tích cấp tỉnh).
12. Huyện Tân Kỳ: 02 (01 di tích cấp quốc gia, 01 di tích cấp tỉnh).
13. Huyện Anh Sơn: 03 (01 di tích cấp quốc gia, 02 di tích cấp tỉnh).
14. Huyện Con Cuông: 02 di tích cấp quốc gia.
15. Huyện Quỳ Châu: 02 di tích cấp quốc gia.
16. Huyện Tương Dương: 01 di tích cấp tỉnh.
17. Huyện Quế Phong: 01 di tích cấp tỉnh.
18. Huyện Kỳ Sơn: 01 di tích cấp tỉnh.
Tổng cộng số di tích đã được xếp hạng: 234 di tích. Trong đó: 125 di tích cấp quốc gia, 109 di tích cấp tỉnh.
Công tác tu bổ, tôn tạo di tích:
Nguồn tu bổ cấp thiết hàng năm:
Năm 2005 đến năm 2008 mỗi năm 300 triệu đồng.
Năm 2008 đến năm 2011 mỗi năm 500 triệu đồng.
Triển khai tu sửa trung bình mỗi năm 10 - 15 di tích.
Tu bổ chương trình mục tiêu Quốc gia:
Từ năm 2005 đến năm 2008 mỗi năm được cấp 700 triệu đồng.
Từ năm 2008 đến năm 2011 mỗi năm cấp trên 1 tỷ đồng.
Triển khai tu sử trung bình mỗi năm 3 - 5 di tích.
Chương trình đầu tư phát triển:
Dự án tu bổ, tôn tạo Khu di tích Kim Liên gắn với du lịch do Ban quản lý dự án Kim Liên làm chủ đầu tư: 1
Các dự án do Sở Văn hóa, thể thao và du lịch làm chủ đầu tư: 6
Các dự án do Ban quản lý Di tích làm chủ đầu tư: 6
Các dự án do thành phố Vinh làm chủ đầu tư: 3
Các dự án do huyện Yên Thành làm chủ đầu tư: 8
Các dự án do huyện Thanh Chương làm chủ đầu tư: 2
Các dự án do huyện Đô Lương làm chủ đầu tư: 1
Các dự án do huyện Hưng Nguyên làm chủ đầu tư: 2
Các dự án do huyện Quỳnh Lưu làm chủ đầu tư: 1
Các dự án do huyện Con Cuông làm chủ đầu tư: 1
Các dự án do Thị xã Thái Hòa làm chủ đầu tư: 1
Kinh phí xã hội hóa hàng năm, nguồn thu từ tiếp nhận công đức tại các di tích trên địa bàn toàn tỉnh:
Từ năm 2005 đến năm 2008 mỗi năm thu khoảng 3 tỷ đồng.
Từ năm 2008 đến năm 2011 mỗi năm thu khoảng 6 tỷ đồng.
Các công trình tu bổ di tích bằng nguồn xã hội hóa đầu tư trực tiếp mỗi năm khoảng 3 - 4 tỷ đồng.
Nguồn xã hội hóa do con cháu các dòng họ quyên góp để tu bổ mỗi năm khoảng 10 tỷ đồng.
Trên đây là tổng hợp số liệu về di tích, danh thắng, Ban kính báo để Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch biết.
Trëng ban
NguyÔn V¨n Thanh
Nguồn: Ban Quản lý di tích và danh thắng Nghệ An (năm 2012)
Phụ lục 4
Bảng thống kê các Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Nghệ An tính đến năm 2015
STT
Tên di tích
Nội dung
Số quyết định công nhận di tích
Ngày tháng xếp hạng di tích
Địa điểm phân bố
Đình làng Quỳnh Đôi
Trụ sở chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh
1348/QĐ-BVHTT
30/8/1991
Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu
Đền Thượng
Địa điểm hoạt động của Đảng năm 1930 - 1931
1460/QĐ-BVHTT
28/6/1996
Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Lưu
Đình Tám Mái
Địa điểm nhân dân Quỳnh Lưu tập trung đấu tranh năm 1930 - 1931
599/QĐ-BVHTT
11/3/1992
Quỳnh Thuận, Quỳnh Lưu
Nhà thờ và Mộ Hồ Tùng Mậu
Địa điểm làm việc của Đảng năm 1930 - 1931, nơi thờ Hồ Tùng Mậu
03/QĐ/BVHTT
01/02/2000
Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu
Nghĩa trang liệt sỹ hy sinh ngày 7/11/1930
Địa điểm biểu tình ủng hộ cách mạng tháng Mười Nga của nhân dân Diễn Châu
34/QĐ-BVHTT
9/1/1990
Diễn Ngọc, Diễn Châu
Nhà thờ họ Nguyễn
Cơ sở hoạt động của Đảng thời kỳ Xô viết Nghệ Tĩnh 1930 - 1931
04/2001/QĐ/BVHTT
19/1/2001
Diễn Liên, Diễn Châu
Nhà thờ họ Nguyễn
Cơ sở hoạt động của Đảng thời kỳ Xô viết Nghệ Tĩnh 1930 - 1931
04/2001/QĐ/BVHTT
19/1/2001
Diễn Đồng, Diễn Châu
Đình Long Ân
Nơi phát hiệu lệnh tập trung đấu tranh của nhân dân bắc Diễn Châu 1930 - 1931
599/QĐ-BVHTT
11/3/1992
Diễn Trường, Diễn Châu
Đền Pháp Độ
Cơ sở hoạt động của Đảng năm 1930 - 1931 và thời kỳ 1934 - 1936
985/QĐ-BVHTT
7/5/1997
Diễn Thắng, Diễn Châu
Khu lưu niệm Phùng Chí Kiên
Nhà ở và Nhà thờ đồng chí Phùng Chí Kiên
2601/QĐ/BVHTTDL
23/8/2011
Diễn Yên, Diễn Châu
Đền Phượng Cương
Cơ sở hoạt động của Xứ ủy Trung kỳ và huyện ủy Nghi lộc năm 1930 - 1931
1460/QĐ-BVHTT
28/6/1996
Nghi Phong, Nghi Lộc
Đình Chợ Xâm
Địa điểm tập trung đấu tranh, nơi Pháp xử bắn 19 chiến sỹ cách mạng 1930 - 1931
95/QĐ-BVHTT
24/1/1998
Nghi Hoa, Nghi Lộc
Đền Chính Vị
Địa điểm trị huyện Nghi Lộc bị giết, nơi Pháp xử bắn 22 chiến sỹ Xô Viết năm 1931
95/QĐ-BVHTT
24/1/1998
Nghi Xuân, Nghi Lộc
Nhà ông Hoàng Viện
Cơ sở hoạt động của Xứ ủy Trung kỳ năm 1930 - 1931
457/QĐ-BVHTT
25/3/1991
Hưng Châu, Hưng Nguyên
Nhà thờ họ Phạm
Thờ liệt sỹ Phạm Hồng Thái, cơ sở hoạt động của Đảng năm 1930 - 1931
2754/QĐ/BT
15/10/1994
Hưng Nhận, Hưng Nguyên
Khu tưởng niệm Xô viết Nghệ Tĩnh 12/9
Thực dân Pháp tàn sát 217 người, 215 người bị thương
1288/QĐ/VH
16/11/1988
Hưng Thái, Hưng Nguyên
Khu lưu niệm đồng chí Lê Hồng Phong
Nhà ở của đồng chí Lê Hồng Phong
218/QĐ/VH
13/3/1990
Hưng Thông, Hưng Nguyên
Nhà thờ họ Hoàng Văn
Trụ sở làm việc của huyện ủy Nghi Lộc 1930 - 1931
1207/QĐ/BT
11/9/1993
Nghi Tân, TX Cửa Lò
Đình Võ Liệt
Trụ sở chính quyền Xô Viết 1930 - 1931
1288/QĐ/VH
16/11/1988
Võ Liệt, Thanh Chương
Nhà thờ họ Nguyễn Duy
Trụ sở của Tỉnh ủy Nghệ An năm 1930 - 1931
1288/QĐ/VH
16/11/1988
Thanh Phong, Thanh Chương
Nhà thờ họ Nguyễn Sỹ
Địa điểm hoạt động cơ sở Đảng năm 1930 - 1931
985/QĐ/VH
7/5/1997
Thanh Lương, Thanh Chương
Nhà thờ Nguyễn Sỹ Sách
Địa điểm hoạt động cơ sở Đảng năm 1930 - 1931, nơi thờ Nguyễn Sỹ Sách
722/QĐ/VH
5/4/1998
Thành Lương, Thanh Chương
Đền Bạch Mã
Địa điểm gắn liền với nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân Thanh Chương năm 1930 - 1931; nơi đấu tranh đòi ruộng đất năm 1945.
226/QĐ-BT
05/02/1994
Võ Liệt, Thanh Chương
Đình Bích Thị
Địa điểm tập hợp nhân dân đấu tranh trong cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931) và phong trào Cách mạng tháng 8 năm 1945
223/QĐ/-BVHTTDL
28/1/2015
Thanh Giang, Thanh Chương
Mộ và nhà thờ Nguyễn Cảnh Huy
Nơi tổ chức các cuộc họp bí mật của chi bộ Đảng trong cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930 - 1931)
3823/QĐ-BVHTTDL
31/10/2013
Thanh Ngọc và Thanh Hưng, Thanh Chương
Đình Phú Nhuận
Trụ sở chính quyền Xô Viết năm 1930 - 1931
2379/QĐ/BT
5/9/1994
Đặng Sơn, Đô Lương
Nhà thờ họ Hoàng Trần
Cơ sở của các cấp bộ Đảng năm 1930 - 1931
2379/QĐ/BT
5/9/1994
Đặng Sơn, Đô Lương
Nhà thờ họ Thái Đắc
Cơ sở hoạt động của Đảng năm 1930 - 1931
98/1998/QĐ-BVHTT
24/01/1998
Bài Sơn, Đô Lương
Đình Lương Sơn
Địa điểm hoạt động của Đảng, trụ sở chính quyền Xô Viết 1930 - 1931
34/QĐ/VH
9/01/1990
Bắc Sơn, Đô Lương
Di tích Truông Bồn
Mộ các liệt sỹ thanh niên xung phong hy sinh ngày 31/10/1968
51/QĐ-BT
12/01/1996
Mỹ Sơn, Đô Lương
Hiệu Yên Xuân
Cơ sở của Đảng 1929 - 1930
1288/QĐ-VH
16/11/1988
Lĩnh Sơn, Anh Sơn
Nhà cụ Vi Văn Khang
Cơ sở hoạt động của Đảng năm 1931
152/QĐ-BT
25/1/1994
Môn Sơn, Con Cuông
Địa điểm Mốc số 0 đường Hồ Chí Minh
Km số 0 đường Trường Sơn
84/QĐ-VH
27/4/1990
Thị trấn Lạt, Tân Kỳ
Địa điểm lịch sử Tràng Kè
Địa điểm thực dân Pháp xử bắn 72 chiến sỹ cách mạng năm 1931 - 2932
34/QĐ-VH
9/1/1990
Mỹ Thành, Yên Thành
Đình Liên Trì
Trụ sở chính quyền Xô Viết 1930 - 1931, cơ sở của Xứ ủy Trung kỳ và Tỉnh ủy Nghệ An năm 1941
2754/QĐ-BT
15/10/1994
Liên Thành, Yên Thành
Nhà thờ họ Phan Mạc
Cơ sở hoạt động của các tổ chức yêu nước của Đảng từ năm 1928 - 1931
423/QĐ-VH
20/2/1997
Hoa Thành, Yên Thành
Nhà lưu niệm Phan Đăng Lưu
Nhà ở của đồng chí Phan Đăng Lưu
309/QĐ-VH
08/06/1990
Hoa Thành, Yên Thành
Trường cấp I Vĩnh Thành
Nơi Bác Hồ nói chuyện với nhân dân và cán bộ xã Vĩnh Thành, ngày 10/12/1961
2233/QĐ-VH
26/6/1995
Vĩnh Thành, Yên Thành
Đình Sừng
Địa điểm hội họp bí mật của chi bộ Quỳ Lăng năm 1930 - 1931 và tập hợp nhân dân đấu tranh trong Cách mạng tháng Tám năm 1945
59/QĐ-VH
2003
Lăng Thành, Yên Thành
Đình Trụ Pháp
Địa điểm tập hợp lực lượng trong cao trào cách mạng 1930-1931, nơi hoạt động bí mật của Đảng, tập hợp lực lượng trong Cách mạng tháng Tám năm 1945
508/QĐ-BVHTTDL
13/2/2015
Mỹ Thành, Yên Thành
Đền Cả
Đây là cơ sở cách mạng của Đảng trước Cách mạng tháng Tám và là địa điểm cất giấu vũ khí, lương thực của quân ta trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
2629/QĐ-BVHTTDL
18/7/2012
Hoa Thành, Yên Thành
Địa điểm Cồn Mô
Địa điểm hoạt động của Đảng 1930 - 1931
413/QĐ/VH
20/2/1997
Bến Thủy, Vinh
Nhà thờ họ Hoàng
Cơ sở hoạt động của xứ ủy Trung kỳ, Tỉnh ủy Vinh Bến Thủy năm 1930 - 1931
2233/QĐ/VH
26/6/1995
Hưng Lộc, Vinh
Đền Trìa
Địa điểm tập trung biểu tình và truy điệu các liệt sỹ năm 1930 - 1931
2233/QĐ/VH
26/6/1995
Hưng Lộc, Vinh
Nhà thờ họ Uông
Cơ sở hoạt động của xứ ủy Trung kỳ, Tỉnh ủy Vinh Bến Thủy năm 1930 - 1931
599/QĐ/VH
11/3/1992
Hưng Lộc, Vinh
Ngã ba Bến Thủy
Địa điểm đấu tranh của Công - Nông Vinh - Bến Thủy 1/5/1930
1288/QĐ/VH
16/11/1988
Bến Thủy, Vinh
Di tích Làng Đỏ Hưng Dũng
1, Dăm Mụ Nuôi; 2, Cây sanh chùa Nia; 3, Nhà ông Nguyễn Hữu Diên; 4, Nhà ông Nguyễn Sỹ Huyến; 5, Đình Trung; 6, Nhà ông Lê Mai
84/QĐ/VH
27/4/1990
Hưng Dũng, Vinh
Địa điểm Nhà máy Điện Vinh
Địa điểm chiến đấu chống lại sự đánh phá của đế quốc Mỹ
16/2007/QĐ/BVHTTDL
13/6/2007
Phường Trung Đô, Vinh
Di tích mộ Lê Hồng Sơn
Nơi chôn cất thi hài đồng chí Lê Hồng Sơn
1423/QĐ/BVHTT
23/7/1998
Xuân Hòa, Nam Đàn
Đền Tán Sơn
Cơ sở hoạt động của Đảng năm 1930 - 1931
1423/QĐ/BVHTT
23/7/1998
Xuân Hòa, Nam Đàn
Nhà thờ họ Từ
Cơ sở hoạt động của Đảng thời kỳ Xô viết Nghệ Tĩnh năm 1930 - 1931,
04/QĐ/BVHTT
01/02/2001
Nam Cường, Nam Đàn
Khu Lưu niệm Phan Bội Châu
Nhà lưu niệm, nhà tưởng niệm, nhà trưng bày, tượng đài cụ Phan Bội Châu
97/QĐ/VH
21/1/1992
Thị trấn Nam Đàn, Nam Đàn
Nhà lưu niệm Nguyễn Tiềm
Nhà ở của đồng chí Nguyễn Tiềm - Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An năm 1930
4062/QĐ/
BVHTTDL
24/10/2012
Nam Trung, Nam Đàn
Hang Hỏa tiễn và Nghĩa trang liệt sỹ đường sắt
Địa điểm lưu niệm các thanh niên xung phong C271 hy sinh ngày 28/4/1966
1410/QĐ-BVHTTDL
27/4/2011
Thị xã Hoàng Mai
Nguồn: Ban quản lý di tích và anh thắng Nghệ An 2015
Phụ lục 5
Bảng thống kê kinh phí đầu tư cho các dự án bảo tồn DTLSCM
Cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Nghệ An
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
STT
Tên di tích
Kinh phí/năm
Kinh phí/năm
Nguồn kinh phí xã hội hóa
1
Khu lưu niệm Lê Hồng Phong
0,45/2004
250/2009
2
Mốc Km số 0 đường
Hồ Chí Minh
6/2004
3
Khu lưu niệm Phan Bội Châu
0,62/2005
3,54/2011
1,7/2015
4
Di tích đình Võ Liệt
9,5/2008
5
Khu tưởng niệm Xô viết
Nghệ Tĩnh 12/9
328/2009
6
Di tích Truông Bồn
175/2010
190/2010
7
Nhà lưu niệm Phan Đăng Lưu
100/2013
8
Khu lưu niệm Phùng Chí Kiên
21,4/2013
3,6/2015
9
Mộ và nhà thờ Hồ Tùng Mậu
39,8/2015
10
Di tích Tràng Kè
4,5/2010
11
Di tích đền Trìa
6,4/2010
12
Tổng
945,21
195,3
1.140,51
Nguồn: Ban quản lý di tích và danh thắng Nghệ An năm 2015.
Phụ lục 6
Nguồn kinh phí tu bổ tôn tạo di tích theo chương trình mục tiêu quốc gia
Năm
Kinh phí (triệu đồng)
Số di tích
2003
2004
2005 - 2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
200
580
5.100
1.150
500
1.000
1.000
1.400
3.300
2.200.
450
400
5 (phục vụ năm du lịch)
6
3
4
5
8
13
8
4
2
Nguồn: Ban quản lý di tích và danh thắng Nghệ An (năm 2015)
Phụ lục 7
Kinh phí chống xuống cấp thường xuyên từ ngân sách
tỉnh Nghệ An
Năm
Kinh phí (triệu đồng)
Số di tích
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2014
2015
180
315
250
310
300
280
300
300
500
500
450
2.808
10
9
13
15
16
11
8
10
14
10
9
15
Nguồn: Ban Quản lý di tích và danh thắng Nghệ An (năm 2015)
Phụ lục 8
Kinh phí chống xuống cấp di tích bằng nguồn xã hội hóa
tỉnh Nghệ An tính đến năm 2011
STT
Các huyện
Kinh phí (đồng)
Ghi chú
1
2
3
4
5
6
7
8
Quỳnh Lưu
Diễn Châu
Yên Thành
Đô Lương
Cửa Lò
Hưng Nguyên
Thanh Chương
Nam Đàn
5.849.535.000
7.562.000.000
2.261.000.000
10.018.000.000
6.237.600.000
14.800.000.000
8.929.000.000
2.950.000.000
Nguồn: Ban quản lý di tích và danh thắng Nghệ An (năm 2012).
Phụ lục 9
Bảng thống kê di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia
trên địa bàn Nghệ An
STT
Địa điểm
Năm 1995
Năm 2005
Năm 2015
1
Thành phố Vinh
5
6
7
2
Thị xã Cửa Lò
1
1
1
3
Huyện Quỳnh Lưu
2
4
4
4
Huyện Diễn Châu
2
5
6
5
Huyện Yên Thành
4
6
8
6
Huyện Hưng Nguyên
4
4
4
7
Huyện Nam Đàn
1
4
5
8
Huyện Thanh Chương
3
5
7
9
Huyện Đô Lương
3
5
5
10
Huyện Tân Kỳ
1
1
1
11
Huyện Anh Sơn
1
1
1
12
Huyện Con Cuông
1
1
1
13
Thị xã Hoàng Mai
1
14
Nghi Lộc
3
3
15
Tổng số
28
46
54
Nguồn: Ban quản lý di tích và danh thắng Nghệ An, tổng hợp số liệu về di tích - danh thắng tỉnh Nghệ An tính đến hết năm 2015
Phụ lục 10
Bảng thống kê cán bộ, nhân viên quản lý bảo vệ di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Nghệ An
TT
Tên di tích
Ban/Tổ quản lý bảo vệ
(Số lượng người)
Trình độ
(Đại học, cao đẳng)
Ngày tháng xếp hạng di tích
Địa điểm phân bố
Đình làng Quỳnh Đôi
7
2
30/8/1991
Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu
Đền Thượng
6
2
28/6/1996
Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Lưu
Đình Tám Mái
7
2
11/3/1992
Quỳnh Thuận, Quỳnh Lưu
Nhà thờ và Mộ Hồ Tùng Mậu
7
3
01/02/2000
Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu
Nghĩa trang liệt sỹ hy sinh ngày 7/11/1930
5
2
9/1/1990
Diễn Ngọc, Diễn Châu
Nhà thờ họ Nguyễn
6
2
19/1/2001
Diễn Liên, Diễn Châu
Nhà thờ họ Nguyễn
7
2
19/1/2001
Diễn Đồng, Diễn Châu
Đình Long Ân
7
2
11/3/1992
Diễn Trường, Diễn Châu
Đền Pháp Độ
6
1
7/5/1997
Diễn Thắng, Diễn Châu
Khu lưu niệm Phùng Chí Kiên
6
2
23/8/2011
Diễn Yên, Diễn Châu
Đền Phượng Cương
7
2
28/6/1996
Nghi Phong, Nghi Lộc
Đình Chợ Xâm
5
1
24/1/1998
Nghi Hoa, Nghi Lộc
Đền Chính Vị
7
2
24/1/1998
Nghi Xuân, Nghi Lộc
Nhà ông Hoàng Viện
5
2
25/3/1991
Hưng Châu, Hưng Nguyên
Nhà thờ họ Phạm
6
2
15/10/1994
Hưng Nhận, Hưng Nguyên
Khu tưởng niệm Xô viết Nghệ Tĩnh 12/9
7
2
16/11/1988
Hưng Thái, Hưng Nguyên
Khu lưu niệm đồng chí Lê Hồng Phong
5
3
13/3/1990
Hưng Thông, Hưng Nguyên
Nhà thờ họ Hoàng Văn
5
2
11/9/1993
Nghi Tân, TX Cửa Lò
Đình Võ Liệt
6
3
16/11/1988
Võ Liệt, Thanh Chương
Nhà thờ họ Nguyễn Duy
5
2
16/11/1988
Thanh Phong, Thanh Chương
Nhà thờ họ Nguyễn Sỹ
6
2
7/5/1997
Thanh Lương, Thanh Chương
Nhà thờ Nguyễn Sỹ Sách
6
2
5/4/1998
Thanh Lương, Thanh Chương
Đền Bạch Mã
7
2
05/02/1994
Võ Liệt, Thanh Chương
Đình Bích Thị
6
2
28/1/2015
Thanh Giang, Thanh Chương
Mộ và nhà thờ Nguyễn Cảnh Huy
7
2
31/10/2013
Thanh Ngọc và Thanh Hưng, Thanh Chương
Đình Phú Nhuận
6
2
5/9/1994
Đặng Sơn, Đô Lương
Nhà thờ họ Hoàng Trần
5
2
5/9/1994
Đặng Sơn, Đô Lương
Nhà thờ họ Thái Đắc
5
2
24/01/1998
Bài Sơn, Đô Lương
Đình Lương Sơn
6
2
9/01/1990
Bắc Sơn, Đô Lương
Di tích Truông Bồn
11
8
12/01/1996
Mỹ Sơn, Đô Lương
Hiệu Yên Xuân
6
1
16/11/1988
Lĩnh Sơn, Anh Sơn
Nhà cụ Vi Văn Khang
5
1
25/1/1994
Môn Sơn, Con Cuông
Địa điểm Mốc số 0 đường Hồ Chí Minh
7
2
27/4/1990
Thị trấn Lạt, Tân Kỳ
Địa điểm lịch sử Tràng Kè
7
2
9/1/1990
Mỹ Thành, Yên Thành
Đình Liên Trì
5
2
15/10/1994
Liên Thành, Yên Thành
Nhà thờ họ Phan Mạc
6
2
20/2/1997
Hoa Thành, Yên Thành
Nhà lưu niệm Phan Đăng Lưu
7
3
08/06/1990
Hoa Thành, Yên Thành
Trường cấp I Vĩnh Thành
5
3
26/6/1995
Vĩnh Thành, Yên Thành
Đình Sừng
6
2
2003
Lăng Thành, Yên Thành
Đình Trụ Pháp
5
2
13/2/2015
Mỹ Thành, Yên Thành
Đền Cả
7
2
18/7/2012
Hoa Thành, Yên Thành
Địa điểm Cồn Mô
6
3
20/2/1997
Bến Thủy, Vinh
Nhà thờ họ Hoàng
6
2
26/6/1995
Hưng Lộc, Vinh
Đền Trìa
7
2
26/6/1995
Hưng Lộc, Vinh
Nhà thờ họ Uông
5
2
11/3/1992
Hưng Lộc, Vinh
Ngã ba Bến Thủy
7
3
16/11/1988
Bến Thủy, Vinh
Di tích Làng Đỏ Hưng Dũng
7
2
27/4/1990
Hưng Dũng, Vinh
Địa điểm Nhà máy Điện Vinh
6
2
13/6/2007
Phường Trung Đô, Vinh
Di tích mộ Lê Hồng Sơn
7
2
23/7/1998
Xuân Hòa, Nam Đàn
Đền Tán Sơn
7
3
23/7/1998
Xuân Hòa, Nam Đàn
Nhà thờ họ Từ
6
2
01/02/2001
Nam Cường, Nam Đàn
Khu Lưu niệm Phan Bội Châu
5
4
21/1/1992
Thị trấn Nam Đàn, Nam Đàn
Nhà lưu niệm Nguyễn Tiềm
5
2
24/10/2012
Nam Trung, Nam Đàn
Hang Hỏa tiễn và Nghĩa trang liệt sỹ đường sắt
7
3
27/4/2011
Thị xã Hoàng Mai
Tổng
335
122
Nguồn: Ban quản lý di tích và đanh thắng Nghệ An năm 2015
Phụ lục 11
Bảng thống kê khảo sát số, chất lượng cán bộ - nhân viên quản lý bảo vệ tại một số
di tích lịch sử cách mạng tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Nghệ An
STT
Tên di tích
Ban/Tổ quản lý bảo vệ
(Số lượng người)
Trình độ
(Đại học, cao đẳng)
Chuyên ngành khoa học xã hội nhân văn
Độ tuổi
Địa điểm phân bố
Từ 20 đến 30 tuổi
Từ 30 đến 40 tuổi
Từ 40 đến 50 tuổi
Trên 50 tuổi
1
Nhà thờ và Mộ Hồ Tùng Mậu
7
3
1
1
1
3
2
Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu
2
Nghĩa trang liệt sỹ hy sinh
ngày 7/11/1930
5
2
1
1
1
2
1
Diễn Ngọc, Diễn Châu
3
Đền Chính Vị
7
2
2
1
4
Nghi Xuân, Nghi Lộc
4
Nhà ông Hoàng Viện
5
2
1
1
3
Hưng Châu, Hưng Nguyên
5
Khu tưởng niệm Xô viết Nghệ Tĩnh 12/9
7
2
1
1
2
3
1
Hưng Thái, Hưng Nguyên
6
Khu lưu niệm đồng chí
Lê Hồng Phong
5
3
2
2
2
1
Hưng Thông, Hưng Nguyên
7
Nhà thờ họ Hoàng Văn
5
2
2
1
2
Nghi Tân, TX Cửa Lò
8
Đình Võ Liệt
6
3
1
1
2
3
Võ Liệt, Thanh Chương
9
Di tích Truông Bồn
11
8
5
3
3
3
2
Mỹ Sơn, Đô Lương
10
Địa điểm Mốc số 0 đường Hồ Chí Minh
7
2
1
1
1
3
2
Thị trấn Lạt, Tân Kỳ
11
Địa điểm lịch sử Tràng Kè
7
2
1
3
3
Mỹ Thành, Yên Thành
12
Nhà lưu niệm Phan Đăng Lưu
7
3
1
3
2
2
Hoa Thành, Yên Thành
13
Ngã ba Bến Thủy
7
3
1
3
2
1
Bến Thủy, Vinh
14
Khu Lưu niệm Phan Bội Châu
5
4
2
1
1
3
Thị trấn Nam Đàn,
Nam Đàn
15
Hang Hỏa tiễn và Nghĩa trang liệt sỹ đường sắt
7
3
1
2
2
3
Thị xã Hoàng Mai
16
Tổng số
98
44
16
13
26
33
26
17
Tính %
100%
45%
16,2%
13,3%
26,5%
33,7%
26,5%
Nguồn: Khảo sát của NCS Hoàng Văn Vân, năm 2015
Phụ lục 12
Bảng thống kê số lượng khách tham quan một số DTLSCM
tiêu biểu ở tỉnh Nghệ An (người/năm)
STT
Tên di tích
Lượt người/năm 2005
Lượt người/năm 2010
Lượt người/năm 2015
1
Khu lưu niệm
Lê Hồng Phong
1.100
6.000
12.000
2
Mốc Km số 0
đường Hồ Chí Minh
1.000
2.600
4.300
3
Khu lưu niệm
Phan Bội Châu
1.500
12.000
21.000
4
Di tích đình Võ Liệt
2.000
3.500
5.000
5
Khu tưởng niệm Xô viết Nghệ Tĩnh 12/9
1.500
4.000
17.800
6
Di tích Truông Bồn
2.300
10.800
100.000
7
Nhà lưu niệm
Phan Đăng Lưu
1.000
2,500
3.900
8
Mộ và nhà thờ Hồ Tùng Mậu
1.200
2.300
3.400
9
Khu lưu niệm
Phùng Chí Kiên
1.300
2.700
4.600
Nguồn: Ban quản lý di tích và danh thắng Nghệ An năm 2015.
Phụ lục 13
Thống kê lượng giáo viên, học sinh tham quan, học tập
tại các DTLSCM ở tỉnh Nghệ An (lượt người)
STT
Tên trường học
Địa điểm DTLSCM
Năm học
2014 - 2015
Năm học 2016 - 2017
Ghi chú
1
Trường THPT
Lê Hồng Phong
Hưng Nguyên
700
985
2
Trường THPT
Nguyễn Xuân Ôn
Diễn Châu
815
882
3
Trường THCS
Diễn Trường
Diễn Châu
519
587
4
Trường THCS
Môn Sơn
Con Cuông
653
761
5
Trường THPT
Huỳnh Thúc Kháng
TP Vinh
839
874
6
Trường THPT
Phan Bội Châu
TP Vinh
824
855
7
Trường THPT
Đô Lương I
Đô Lương
872
905
8
Trường THPT
Thái Lão
Hưng Nguyên
795
839
9
Trường THPT
Quỳnh Lưu I
Quỳnh Lưu
620
736
10
Trường THPT
Nam Đàn I
Nam Đàn
769
845
Nguồn: Khảo sát của NCS Hoàng Văn Vân, Năm 2017.
Phụ lục 14
SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO & DU LỊCH
BAN QUẢN LÝ DT- DT NGHỆ AN
Số: /BC - QLDT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Nghệ An, ngày 28 tháng 11 năm 2015
BÁO CÁO
Công tác tổ chức bộ máy, biên chế và hợp đồng lao động của
Ban quản lý Di tích- Danh thắng Nghệ An
I. Công tác quản lý tổ chức bộ máy:
1. Thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao:
Ban quản lý Di tích- danh thắng Nghệ An là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Nghệ An, có chức năng và nhiệm vụ:
- Tham mưu cho Sở VHTTDL trong việc kiểm kê, phân loại, lập hồ sơ xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh thuộc tỉnh.
- Xây dựng đề án, kế hoạch và triển khai thực hiện việc trùng tu, tôn tạo để chống xuống cấp các di tích trên địa bàn tỉnh.
- Hướng dẫn, tổ chức các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, lễ hội truyền thống, tín ngưỡng gắn với di tích, nhân vật lịch sử trên địa bàn tỉnh.
- Tâp trung nghiên cứu khoa học nhằm khai thác giá trị các di tích danh thắng.
- Tuyên truyền, giới thiệu giá trị các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh cho nhân dân trong và ngoài tỉnh đến tham quan nghiên cứu.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch giao.
2. Thực hiện cơ cấu tổ chức bộ máy theo quy định.
Tổ chức bộ máy gồm:
Lãnh đạo ban: Trưởng ban và các Phó Trưởng ban.
Các phòng: + Phòng tuyên truyền và phát huy giá trị di tích.
+ Phòng Tu bổ, tôn tạo di tích.
+ Phòng Hành chính Tổ chức.
II. Công tác quản lý, sử dụng biên chế và hợp đồng lao động.
1. Biên chế được giao: 20 người.
2. Công chức, viên chức hiện có: 20 người trong đó:
- Biên chế công chức: 2 người
- Biên chế viên chức: 18 người
- Hợp đồng 68/CP: không
- Hợp đồng làm việc 12 tháng trở lên: 7 người
- Hợp đồng thuê khoán công việc dưới 12 tháng: 4 người
(Bảo vệ cơ quan và bảo vệ di tích Phan Bội Châu).
3. Thực hiện các quy định của pháp luật về định mức cơ cấu biên chế.
- Biên chế được UBND tỉnh và Sở VHTTDL giao theo kế hoạch hàng năm. Ngoài ra đơn vị còn hợp đồng 1 số cán bộ chuyên môn theo yêu cầu nhiệm vụ.
4. Thực hiện phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế theo quyết định 63/2008/QĐ-UBND ngày 2-10-2008 của UBND tỉnh: Thực hiện đúng theo phân cấp.
III. Công tác công chức, viên chức:
1. Tuyển dụng, tiếp nhận: việc tuyển dụng, tiếp nhận bố trí, sử dụng cán bộ công chức, viên chức đều căn cứ vào chức danh, tiêu chuẩn ngạch công chức, viên chức phù hợp với quy định của pháp luật trên nguyên tắc hiệu quả, tiết kiệm.
Trong 2 năm 2011-2012 đơn vị không tuyển dụng cán bộ.
2. Hợp đồng lao động:
Trong 2 năm 2011-2012 Ban trực tiếp hợp đồng 1 cán bộ thuyết minh tại di tích Phan Bội Châu. Trường hợp này thay thế cán bộ thuyết minh chuyển qua huyện ủy Nam Đàn.
3. Kinh phí thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và hợp đồng lao động:
- Chính sách chế độ tiền lương, công tác phí, văn phòng phẩm đối với cán bộ viên chức theo quy định của Nhà nước.
- Lương của hợp đồng lao động: đối với hợp đồng bảo vệ cơ quan và bảo vệ di tích Phan Bội Châu - theo mặt bằng chung trong ngành và tình hình ngân sách tại đơn vị.
- Đối với hợp đồng cán bộ chuyên môn: lương hưởng theo hệ số tối thiểu đối với bậc đại học (2,34) và căn cứ vào tình hình ngân sách tại đơn vị để chi trả.
IV. Đánh giá, nhận xét và đề xuất kiến nghị:
Công tác quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ công chức viên chức tại Ban quản lý Di tích- Danh thắng Nghệ An thực hiện theo đúng chức năng nhiệm vụ, đúng theo sự phân cấp quản lý của UBND tỉnh.
* Kiến nghị: đề nghị Sở VHTTDL, Sở Nội vụ, UBND tỉnh Nghệ An quan tâm tăng biên chế cho Ban quản lý Di tích- Danh thắng để bổ sung đội ngũ cán bộ chuyên môn đáp ứng yêu cầu ngày càng lớn của công tác quản lý DT-DT.
Đề nghị cho thực hiện và bổ sung kinh phí cho các hợp đồng theo diện 68/CP.
N¬i nhËn:
- Së VHTTDL
- Lu VT;
Trëng ban
NguyÔn V¨n Thanh
Nguồn: Ban Quản lý di tích và danh thắng Nghệ An (năm 2015)
Hình ảnh một số DTLSCM tiêu biểu ở Nghệ An
Nhà lưu niệm cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong - huyện Hưng Nguyên
Triển lãm ảnh Tổng Bí thư Lê Hồng Phong với quê hương Nghệ An
(Năm 2012)
Tượng đài di tích Truông Bồn
Nhà tưởng niệm Truông Bồn
Mộ các liệt sỹ Xô viết Nghệ Tĩnh (Hưng Nguyên).
Đài tượng niệm các liệt sỹ Xô viết Nghệ Tĩnh (Hưng Nguyên).
Trưng bày ảnh chuyên đề “Xô viết Nghệ Tĩnh năm 1930 - 1931” tại khuôn viên Khu tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ Thái Lão (Hưng Nguyên).
Cán bộ, giáo viên, học sinh trường trung học cơ sở Diễn Ngọc chăm sóc di tích Đài tưởng niệm liệt sỹ 1930 - 1931 tại xã Diễn Ngọc, Diễn Châu .
(Năm 2017)
Cán bộ, giáo viên, học sinh trường Trung học phổ thông Diễn Châu 4
chăm sóc di tích Khu lưu niệm Phùng Chí Kiên tại xã Diễn Yên, Diễn Châu
(Năm 2017)
Hàng lan can đá hư hỏng tại Đài tưởng niệm thuộc di tích Xô Viết Nghễ Tĩnh (Năm 2017)
Sự xuống cấp của di tích đình Võ Liệt - Thanh Chương (Năm 2016)