Luận án Đảng bộ tỉnh Hưng yên lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NGUYỆT ÁNH ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HÀ NỘI - 2018 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NGUYỆT ÁNH ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Mã số: 62 22 03 15 NGƯỜI HƯỚNG D

pdf176 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Đảng bộ tỉnh Hưng yên lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 2. TS. NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Nguyễn Thị Nguyệt Ánh MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 6 1.2. Khái quát những vấn đề mà luận án kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã được công bố và những vấn đề đặt ra luận án cần phải giải quyết 25 Chương 2: ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ 1997 ĐẾN NĂM 2000 28 2.1. Những yếu tố tác động tới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên trong phát triển kinh tế nông nghiệp 28 2.2. Chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên 42 2.3. Đảng bộ tỉnh Hưng Yên chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp 49 Chương 3: ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010 76 3.1. Chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên 76 3.2. Chỉ đạo thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp 92 Chương 4: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM 113 4.1. Một số nhận xét 113 4.2. Một số kinh nghiệm 129 KẾT LUẬN 145 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 147 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 148 PHỤ LỤC 165 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa HĐND : Hội đồng nhân dân HTX : Hợp tác xã KHKT : Khoa học kỹ thuật KTNN : Kinh tế nông nghiệp KT-XH : Kinh tế - xã hội NTM : Nông thôn mới UBND : Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Diện tích các loại cây trồng 70 Bảng 2.2: Sản lượng lương thực có hạt 71 Bảng 2.3: Sản lượng chăn nuôi gia súc, gia cầm 71 Bảng 2.4: Giá trị sản xuất ngành thủy sản 72 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong tiến trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định tầm quan trọng của vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Từ Đại hội V của Đảng (1982), nông nghiệp được xác định là mặt trận kinh tế hàng đầu, một lĩnh vực có ý nghĩa chiến lược đối với sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Cùng với quan điểm đổi mới mạnh mẽ nền kinh tế, Đảng đã có những chính sách phát triển đúng đắn, phù hợp, tạo đà thúc đẩy kinh tế nông nghiệp (KTNN) Việt Nam phát triển với những bước tiến mạnh mẽ, điển hình là Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 5-4-1988 của Bộ Chính trị (khóa VI) về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp; Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5-8- 2008 về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng khẳng định phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn phải gắn với xây dựng nông thôn mới, trong đó nhấn mạnh “đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao, hàng hóa lớn, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, bảo đảm phát triển bền vững” [57, tr.67]. Từ những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển KTNN, khơi dậy những tiềm năng to lớn và đạt được những thành tựu rất quan trọng. Việt Nam từ một nước thiếu lương thực trong cuối những năm thập niên 70-80 (thế kỷ XX) đã đảm bảo lương thực cho quốc gia, vươn lên trở thành nước xuất khẩu nông sản hàng đầu trên thế giới. Vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã chỉ đạo tích cực, triển khai cụ thể hoá thành những chương trình, mục tiêu phù hợp với thực tế địa phương, từng bước tháo gỡ những khó khăn trong KTNN và bước đầu đạt được kết quả rõ rệt: Sản xuất nông 2 nghiệp tăng trưởng với nhịp độ khá và ổn định qua nhiều năm; cơ cấu KTNN có sự chuyển dịch tích cực, phát huy lợi thế của các vùng sản xuất, các huyện trong tỉnh, bước đầu hình thành những vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung, vùng chuyên canh nông nghiệp; dịch vụ nông nghiệp ngày càng đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất, góp phần tăng năng suất, thu nhập, cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống nông dân. Mặc dù đạt được kết quả quan trọng, song KTNN của Hưng Yên còn bộc lộ nhiều hạn chế: Cơ cấu KTNN chuyển dịch chậm; quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên; nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch chưa phát triển mạnh; sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chiếm tỷ lệ chưa cao, chưa xây dựng được nhiều thương hiệu nông sản mạnh. Do vậy, sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa ở Hưng Yên còn thấp, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp không cao, không làm chủ được thị trường tiêu thụ hàng hoá... Hiện nay, yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đang đặt ra cho Đảng bộ tỉnh Hưng Yên những nhiệm vụ quan trọng để lãnh đạo kinh tế nông nghiệp phát triển bảo đảm nhanh và bền vững. Vì vậy nghiên cứu, đánh giá vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh về phát triển KTNN giai đoạn 1997-2010 càng có ý nghĩa sâu sắc, góp phần dựng lại bức tranh toàn cảnh KTNN của tỉnh Hưng Yên từ khi tái lập tỉnh đến năm 2010. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu sẽ tổng kết, đánh giá một cách đầy đủ nhất, toàn diện nhất, rút ra những kinh nghiệm lãnh đạo lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh trong quá trình vận dụng, cụ thể hóa chủ trương của Đảng về phát triển KTNN. Đồng thời, cung cấp thêm những luận cứ khoa học để Đảng bộ tỉnh xây dựng một số giải pháp mang tính đột phá, đưa KTNN Hưng Yên phát triển một cách toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững. Với lý do đó, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề “Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010” 3 làm nội dung nghiên cứu luận án tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ sự chủ động, sáng tạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên trong quá trình vận dụng chủ trương của Đảng về phát triển KTNN vào thực tiễn địa phương. Góp phần phục dựng bức tranh chung về tình hình phát triển kinh tế nói chung, kinh tế nông nghiệp nói riêng của tỉnh Hưng Yên dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên. Cung cấp thêm luận cứ khoa học để Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đưa ra những đánh giá toàn diện, khách quan về KTNN và bước đầu rút ra một số kinh nghiệm có giá trị thực tiễn, có thể áp dụng trong thời gian tiếp theo. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án giải quyết một số nhiệm vụ cơ bản sau: Làm rõ những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên trong phát triển KTNN từ năm 1997 đến năm 2010. Phân tích một cách có hệ thống những chủ trương và các biện pháp chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên về phát triển KTNN từ năm 1997 đến năm 2010, qua hai giai đoạn 1997-2005 và 2006-2010. Đánh giá ưu, khuyết điểm, làm rõ nguyên nhân và đúc rút những kinh nghiệm chủ yếu từ quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển KTNN những năm 1997-2010. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên trong quá trình đề ra chủ trương và tổ chức, chỉ đạo thực hiện phát triển KTNN từ năm 1997 đến năm 2010. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu Nội dung nghiên cứu: Kinh tế nông nghiệp là một ngành kinh tế quốc dân, một trong những bộ phận sản xuất chủ yếu của sản xuất vật chất, sản xuất thực phẩm cho người dân và nguyên liệu cho công nghiệp. Trong nông nghiệp, việc sản xuất sản phẩm không những gắn liền với quá trình kinh tế mà còn gắn liền với quá trình tự nhiên của tái sản xuất. Do nội hàm của KTNN khá rộng, luận án tập trung làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển KTNN từ năm 1997-2010, trong đó tập trung những vấn đề KTNN theo nghĩa hẹp, bao gồm: Trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Đồng thời luận án đi sâu phân tích tính hiệu quả trong quá trình phát triển nông nghiệp. Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu về sự lãnh đạo phát triển KTNN của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên trên phạm vi 9 huyện, 1 thành phố. Phạm vi thời gian nghiên cứu: Luận án lấy mốc thời gian từ năm 1997 - năm tái lập tỉnh Hưng Yên đến năm 2010, năm kết thúc nhiệm kỳ Đại hội khóa XVI (2005-2010) của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Dựa vào cơ sở lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về kinh tế và phát triển KTNN trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, kết hợp với một số phương pháp khác như phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu... Ngoài ra tác giả luận án sử dụng phương pháp điền dã, thâm nhập thực tế ở một số huyện điển hình trên địa bàn tỉnh Hưng Yên để khảo sát và đưa ra những phân tích, đánh giá được khách quan, chân thực. 5 5. Nguồn tư liệu Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả sử dụng nguồn tư liệu sau: Các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, thông tư của Đảng, Chính phủ, của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ban, ngành có liên quan, báo cáo kết quả phát triển KTNN của các huyện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên từ 1997 đến 2010. Một số luận văn, luận án, các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của tập thể, cá nhân các nhà khoa học. Nguồn tài liệu khảo sát thực tế ở địa phương, quan sát thực địa. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án 6.1. Ý nghĩa khoa học Luận án góp phần hệ thống hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và làm rõ quá trình quán triệt cụ thể hóa trên một địa bàn cấp tỉnh ở đây là Đảng bộ tỉnh Hưng Yên về phát triển KTNN từ năm 1997 đến năm 2010. Làm rõ sự sinh động, sáng tạo của một Đảng bộ cấp tỉnh (tỉnh Hưng Yên) trong quá trình chỉ đạo thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển KTNN. Bước đầu nêu một số nhận xét và đúc rút một số kinh nghiệm chủ yếu của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển KTNN từ năm 1997 đến năm 2010 trên địa bàn tỉnh. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Góp phần tổng kết thực tiễn, gợi mở những bài học kinh nghiệm để vận dụng trong lãnh đạo phát triển KTNN trên địa bàn tỉnh hiện nay. Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng, lịch sử địa phương thời kỳ đổi mới. 7. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 04 chương, 9 tiết. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Nông nghiệp là ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nhất là ở một đất nước giàu truyền thống sản xuất nông nghiệp như ở Việt Nam. Phát triển KTNN luôn được Đảng xác định là một ngành quan trọng của sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước. Do vậy, việc nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng nói chung, của các đảng bộ địa phương nói riêng trong phát triển KTNN là một trong những vấn đề được nhiều nhà khoa học, các cơ quan quan tâm nghiên cứu. Nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này đã được công bố trên các góc độ lịch sử, lịch sử Đảng, kinh tế học, lãnh đạo học, xã hội học..., có thể khái quát và phân thành các nhóm công trình khoa học sau: 1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu chung về nông nghiệp và kinh tế nông nghiệp Nhóm công trình này khá phong phú, tiếp cận cả ở góc độ lịch sử, kinh tế, xã hội học, văn hóa... Đáng chú ý là những công trình sau: Nguyễn Sinh Cúc với cuốn Nông nghiệp, nông thôn thời kỳ đổi mới 1986- 2002 [18]. Tác giả đã nhìn nhận một cách khá toàn diện lịch sử phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, khắc họa toàn cảnh bức tranh về nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Từ phân tích thực trạng, tác giả đưa ra những định hướng và kiến nghị, giải pháp nhằm đưa nông nghiệp, nông thôn phát triển. Ban Biên tập Lịch sử nông nghiệp Việt Nam với cuốn Lịch sử nông nghiệp Việt Nam [4]. Tác giả tập trung vào những vấn đề: Những chặng đường phát triển lịch sử nông nghiệp của Việt Nam đã đi qua kể từ thời 7 tiền sử cho đến ngày nay; lịch sử phát triển các loại tài nguyên nông nghiệp; lịch sử các bộ phận hợp thành nền nông nghiệp Việt Nam; lịch sử phát triển các biện pháp kỹ thuật, phương thức canh tác trong nông nghiệp; lịch sử tổ chức, quản lý nông nghiệp qua các thời kỳ; những bài học rút ra được từ lịch sử phát triển KTNN Việt Nam và có những dự báo cho nông nghiệp Việt Nam trong thời gian tới. Nguyễn Văn Bích với cuốn Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau hai mươi năm đổi mới - Quá khứ và hiện tại [12]. Tác giả đã tổng kết toàn diện sự phát triển của nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong thế kỷ XX, nhất là trong 20 năm đổi mới. Đồng thời, làm sáng tỏ nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn; về quan hệ sản xuất, cơ chế quản lý trong quá trình chuyển dịch cơ cấu KTNN hướng tới sản xuất hàng hóa, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường định hướng XHCN. Lê Nghiêm, Nguyễn Đình Nam với cuốn Kinh tế nông thôn [87]. Với 9 chương (tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) nông thôn; KTNN; xây dựng công nghiệp nông thôn; kinh tế dịch vụ nông thôn; phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn; chính sách kinh tế - xã hội ở nông thôn; đời sống của cư dân nông nghiệp; môi trường sinh thái trong phát triển kinh tế nông thôn; hệ thống tổ chức quản lý cơ sở ở nông thôn) đã cung cấp những kiến thức cơ bản, có hệ thống về kinh tế nông thôn và gợi mở những vấn đề thực tiễn mà nông thôn Việt Nam đang đặt ra. Nguyễn Đình Hợi với cuốn Kinh tế nông nghiệp [61]. Nội dung chính của cuốn sách tập trung vào tìm hiểu những vấn đề: Nông nghiệp nông thôn trong hệ thống kinh tế quốc dân; các hình thức tổ chức kinh tế trong nông nghiệp; quản lý và sử dụng các nguồn lực để phát triển KTNN nông thôn; cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn; vai trò của nhà nước với sự phát triển KTNN - nông thôn. 8 Bên cạnh những công trình nói trên, tác giả cũng đã cố gắng khảo cứu công trình của các tác giả nước ngoài viết về nông nghiệp Việt Nam, trong đó có cuốn sách “Economic refrom in Vietnam” (Cải cách kinh tế ở Việt Nam) của tác giả Keith Griffin. Nội dung của cuốn sách bao gồm 7 chương được viết bởi các tác giả và được lựa chọn từ các nhà nghiên cứu khác. Trong 5 chương:“Vietnam’s Rural Economy: Performance and Prospects” (KTNN Việt Nam: thực trạng và triển vọng), tác giả Azizur RalmngalKhan đã cung cấp những kiến thức cơ bản và những số liệu cụ thể của nông nghiệp và nông thôn Việt Nam trong những năm 1990, bao gồm: Sự đóng góp của KTNN vào GDP; vai trò trung tâm của kinh tế nông thôn trong qua trình phát triển của Việt Nam; thực trạng nền KTNN Việt Nam thời kỳ đổi mới; tình trạng nghèo đói ở nông thôn; chính sách phát triển xóa đói giảm nghèo ở nông thôn... Viện Thông tin khoa học Xã hội, Nông thôn trong bước quá độ sang kinh tế thị trường (tập 1) [167]. Công trình tập trung nghiên cứu về đặc điểm biến đổi của xã hội nông thôn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, nêu lên những đánh giá về thành tựu của công cuộc đổi mới, thực chất các vấn đề mới nảy sinh và chiến lược phát triển nông thôn Việt Nam. Bên cạnh đó, công trình còn đề cập kinh nghiệm cải cách nông nghiệp, nông thôn ở một số nước: Trung Quốc, Cu Ba. Đây là công trình có giá trị để các nhà nghiên cứu có những đối sánh về chính sách phát triển KTNN giữa các nước xã hội chủ nghĩa, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý cho Việt Nam. Lê Quốc Sử, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xu hướng phát triển kinh tế nông nghiệp Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ thế kỷ XX đến thế kỷ XXI của thời đại kinh tế tri thức [133]. Cuốn sách đã nêu ra những lý luận cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng 9 CNH, HĐH trong thời đại kinh tế tri thức; những mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp xưa và nay trên thế giới, đặc biệt là chủ trương của Đảng đối với kinh tế nông nghiệp từ năm 1975 đến năm 2001. Đây là cơ sở quan trọng để tác giả phân tích, đánh giá chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên và những kết quả đạt được trên địa bàn tỉnh. Về vai trò của kinh tế trang trại trong nông nghiệp, nông thôn có công trình của Nguyễn Đình Hương: Thực trạng, giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa [70]. Công trình đã nêu lên những khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế trang trại như: vấn đề tích tụ ruộng đất, đầu ra của nông sản. Do đó, để phát triển nền nông nghiệp bền vững, các tác giả nêu ra các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam [15]. Cuốn sách đã phân tích sâu sắc, cụ thể con đường Việt Nam sẽ đi trong quá trình thực hiện mục tiêu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Đi theo con đường đó, Việt Nam sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn và thử thách nhưng với quyết tâm của toàn dân tộc, Việt Nam nhất định sẽ hoàn thành những mục tiêu đã đề ra. Đồng thời, tác giả cũng giải thích một cách thuyết phục lý do Việt Nam phải đi theo con đường đó mà không đi theo con đường mà các nước tư bản đã đi qua. Nguyễn Ngọc Hà với cuốn Đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (1986-2011) [58]. Tác giả đã trình bày có hệ thống quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp. Trong đó, cuốn sách tập trung vào nội dung trung tâm là vấn đề lãnh đạo thực hiện đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, giải phóng sức lao động, phát huy sự năng động, sáng tạo của người nông dân. Qua 10 đó, tác giả luận án thấy rõ hơn quá trình hình thành, phát triển chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp. Nguyễn Xuân Thảo, Góp phần phát triển bền vững nông thôn Việt Nam [136]. Cuốn sách đề cập đến nhiều vấn đề cơ bản, bức xúc của nông nghiệp, nông thôn như vấn đề sử dụng đất đai, an ninh lương thực, quy hoạch các vùng kinh tế, vấn đề việc làm ở nông thôn, lợi ích cho người lao động. Tác giả đi sâu phân tích và đóng góp ý kiến cho phương hướng phát triển của những lĩnh vực, chuyên ngành lớn của nông nghiệp như vấn đề phát triển cây công nghiệp, vùng nguyên liệu, nuôi trồng thủy sản. Nguyễn Kế Tuấn, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam con đường và bước đi [162]. Tác giả đã đưa ra những giải pháp tiếp tục quá trình đổi mới, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam, trong đó cần tập trung vào khâu như: Nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, năng lực cạnh tranh của hàng hóa nông sản. Nguyễn Văn Bích, Nông nghiệp nông thôn Việt Nam sau 20 năm đổi mới quá khứ và hiện tại [13]. Cuốn sách đã trình bày hệ thống, khoa học những chuyển biến của KTNN nông thôn Việt Nam sau 20 năm đổi mới. Bằng những số liệu cụ thể, tác giả đã đưa ra sự so sánh và đánh giá khách quan về kinh tế nông nghiệp Việt Nam trước và sau khi đổi mới, qua đó thấy được chủ trương đổi mới của Đảng trong lĩnh vực nông nghiệp là hoàn toàn đúng đắn. KTNN chuyển biến tích cực đã làm cho bộ mặt nông thôn Việt Nam có những thay đổi căn bản, đời sống của nông dân được cải thiện đáng kể. Nguyễn Hữu Khải, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Việt Nam và chương trình đẩy mạnh xuất khẩu nông sản [75]. Cuốn sách đã hệ thống hóa các lý luận cơ bản về nông nghiệp, nông thôn và các quan điểm của Đảng và Nhà nước về CNH, HĐH và đẩy mạnh xuất khẩu; 11 tìm hiểu mô hình CNH, HĐH đặc biệt là công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn của một số nước. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn của Việt Nam; làm rõ mối quan hệ giữa CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn với xuất khẩu nông sản; phân tích và đánh giá về thực trạng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của Việt Nam và thực trạng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản. Từ đó chỉ ra những thuận lợi và khó khăn đối với Việt Nam những năm tới nhằm đưa ra những quan điểm định hướng và mục tiêu thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, cùng với những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản để thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XXI. Nghiên cứu về hội nhập kinh tế và kinh nghiệm quốc tế trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, tiêu biểu như cuốn: Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn - Kinh nghiệm Việt Nam và Trung Quốc do Hội đồng Lý luận Trung ương [62]; Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp và nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đặng Kim Sơn [132]. Các công trình trên đều đề cập đến tầm quan trọng, vai trò của KTNN và phân tích quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn ở một số nước trên thế giới và có liên hệ với thực tiễn Việt Nam, trong đó có những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc như: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, vấn đề đất đai, thị trường nông sản, thu nhập của nông dân... Đây là những vấn đề nông nghiệp Việt Nam đang trải qua và cần học tập kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước trong quá trình hội nhập quốc tế. Nguyễn Thị Tố Quyên đã viết cuốn Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong mô hình tăng trưởng kinh tế mới giai đoạn 2011-2020 [104]. Cuốn sách này đã chỉ ra những vấn đề tồn tại cũng như xu hướng phát triển 12 của nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong mô hình tăng trưởng kinh tế mới giai đoạn 2011-2020, đồng thời đề xuất một số chính sách nhằm giải quyết những vấn đề tồn tại đang đặt ra trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đường Hồng Dật với cuốn sách Phát triển nông nghiệp bền vững [34]. Tác giả đã khẳng định: Trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế nước ta, xây dựng nền nông nghiệp bền vững là bước phát triển mới của sản xuất nông nghiệp hiện đại, có nhiều ý nghĩa và thực sự cần thiết. Theo tác giả, một nền nông nghiệp bền vững phải hướng tới đảm bảo 5 mục tiêu cơ bản: Năng suất cao, chất lượng tốt, sản lượng nhiều; sản phẩm nông nghiệp ngon, lành, sạch; tài nguyên thiên nhiên,tài nguyên nông nghiệp không ngừng phát triển; môi trường trong lành, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường; thu nhập và đời sống của nông dân tăng lên. Tác giả đã đưa ra những biện pháp để xây dựng nền nông nghiệp bền vững ở Việt Nam. Với cách hiểu mới mẻ, đây là những tổng kết đầy sáng tạo của tác giả liên quan đến sinh học, sinh thái học, nhằm đưa nông nghiệp bước vào nền kinh tế tri thức, đảm bảo cho con người phát triển ổn định, bền vững, sống hòa hợp và hài hòa với tự nhiên. Trương Thị Tiến với cuốn sách Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam [145]. Tác giả đã tái hiện những bước thăng trầm của nền nông nghiệp Việt Nam qua các giai đoạn, đặc biệt là quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong 10 năm đầu thực hiện đường lối đổi của Đảng (1986-1997). Cuốn sách giúp cho tác giả luận án những kiến thức về chủ chương phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH được thể hiện rõ từ Hội nghị Trung ương 5 khóa VII (1993), đồng thời giúp cho tác giả luận án có thêm cơ sở để phân tích sự 13 vận dụng sáng tạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên về phát triển kinh tế nông nghiệp vào địa phương. Những công trình trên đã cung cấp cho tác giả một bức tranh khái quát về KTNN, những mô hình, xu hướng, những vấn đề đặt ra đối với nông nghiệp Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. 1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp, sự lãnh đạo của Đảng với kinh tế nông nghiệp ở một số tỉnh, thành phố Phạm Thị Khanh với bài Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, giải pháp cơ bản phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa [76]. Đã bàn về thực trạng nông nghiệp Việt Nam là sản xuất hàng hóa chưa phát triển, lạc hậu năng suất thấp... thực trạng này quy định sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, coi đó là giải pháp cơ bản phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam theo hướng CNH, HĐH. Lâm Quang Huyên, Nông nghiệp, nông thôn Nam Bộ hướng tới thế kỷ XXI [73]. Trong công trình này, tác giả giới thiệu về những thành tựu trong sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, quan hệ sản xuất mới, nông thôn mới ở Nam Bộ. Ngoài ra, tác giả còn phân tích những thuận lợi, khó khăn và những xu hướng chung và riêng trong nông nghiệp khi bước vào thế kỷ XXI, đồng thời làm rõ vai trò và nhiệm vụ của nông nghiệp, nông thôn Nam Bộ trong quá trình CNH, HĐH đất nước. Phạm Hùng, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở miền Đông Nam Bộ hiện nay [69]. Công trình đã làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nông thôn theo hướng CNH, HĐH; khái quát thực trạng phát triển kinh tế nông thôn Việt Nam, nông thôn miền Đông Nam Bộ. Đồng thời, tác giả trình bày những đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội có ảnh hưởng đến phát triển kinh 14 tế nông thôn miền Đông Nam Bộ từ sau đổi mới; những khó khăn trở ngại có ảnh hưởng đến kinh tế nông thôn miền Đông Nam Bộ cần nghiên cứu, giải quyết như thị trường cho nông sản, giá cả vật tư, nông sản, vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh. Từ thực trạng trên, tác giả đưa ra phương hướng và những giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế nông thôn miền Đông Nam Bộ theo hướng CNH, HĐH. Đặng Văn Thắng, Phạm Ngọc Dũng, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng - thực trạng và triển vọng [138]. Công trình nghiên cứu những mặt cụ thể trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở vùng đồng bằng sông Hồng và phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn cũng như những thành tựu, hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ cấu lao động, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng. Mai Thị Thanh Xuân, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Trung Bộ (qua khảo sát các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh) [175]. Công trình đã nêu lên những thuận lợi và khó khăn, những thành tựu và hạn chế trong quá trình tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Qua đó, tác giả đúc rút những kinh nghiệm và đưa ra những gợi mở về các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp ở vùng Bắc Trung Bộ trong thời kỳ CNH, HĐH. Luận án tiến sĩ lịch sử của Lê Quang Phi, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ 1991 đến 2000 [91]. Luận án đã nghiên cứu thực trạng nông nghiệp Việt Nam trước năm 1991, phân tích đường lối CNH, HĐH của Đảng cũng như quá trình tổ chức, chỉ đạo thực hiện và thành tựu đạt được của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong những năm 1991-2000. Qua đó, tác giả đánh giá những thành công và hạn chế về sự lãnh đạo của Đảng, 15 rút ra những bài học kinh nghiệm, tạo cơ sở khoa học để Đảng, Nhà nước hoạch định các chủ trương, chính sách về nông nghiệp, nông thôn trong những giai đoạn sau. Cũng về KTNN, nhưng đi sâu về quá trình lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu ngành, có Luận án tiến sĩ lịch sử của Đặng Kim Oanh về Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2006 [90]. Luận án đã trình bày có hệ thống những quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sảnViệt Nam về chuyển dịch cơ cấu KTNN trong những năm 1986-2006. Kết quả nghiên cứu của tác giả Đặng Kim Oanh góp phần làm rõ sự phát triển trong nhận thức của Đảng về chuyển dịch cơ cấu KTNN và tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Qua đó, tác giả đánh giá những ưu điểm, hạn chế và rút ra một số kinh nghiệm trong quá trình Đảng lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu KTNN thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Luận án tiến sĩ lịch sử của Vũ Quang Ánh về Thực hiện đường lối của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp ở một số tỉnh, thành đồng bằng sông Hồng từ năm 1997 đến năm 2010 [1]. Tác giả làm rõ quá trình đảng bộ và nhân dân một số địa phương đồng bằng Sông Hồng (các tỉnh, thành Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Hải Phòng) thực hiện đường lối của Đảng về phát triển KTNN từ năm 1997 đến năm 2010. Luận án cũng đưa ra những hạn chế, thiếu sót cần khắc phục và bước đầu rút ra một số kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng bộ về phát triển KTNN trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Luận án tiến sĩ kinh tế của Lê Anh Vũ về Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Tây Bắc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa [174]. Đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và vận dụng để nghiên cứu một vùng cụ thể. Tác giả phân tích đánh 16 giá khách quan tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Tây Bắc; trên cơ sở đó làm rõ những thành công, hạn chế và các khuynh hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn vùng Tây Bắc; đề xuất một số quan điểm mang tính chỉ đạo, định hướng cơ bản và giải pháp nhằm tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn vùng Tây Bắc. Luận án tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Đăng Bằng về Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Bắc Trung Bộ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa [11]. Đã hệ thống hóa lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH; phân tích những nhân tố ảnh hưởng và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn vùng Bắc Trung Bộ. Luận án đi sâu phân tích thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh ...t được một số kết quả quan trọng trong nghiều lĩnh vực như: Năm 1981, năm đầu tiên tỉnh Hải Hưng đạt năng suất trên 6 tấn/ha. Riêng địa bàn Hưng Yên, diện 33 tích gieo trồng cả năm đạt 129.900 ha, trong đó cây lương thực là 110.400 ha; sản lượng lương thực quy thóc đạt 324.490 tấn, sản lượng thóc đạt 258.740 tấn, màu quy thóc đạt 65.750 tấn; sản lượng các loại cây công nghiệp: Đay 13.596 tấn, lạc 184 tấn, đỗ tương 3.157 tấn. Trong chăn nuôi: Đàn lợn có 188.500 con, đàn trâu có 21.460 con, đàn bò 6.030 con [36, tr.30]. Toàn tỉnh đã thực hiện cơ chế khoán sản phẩm đã tạo nên phong trào thâm canh, tận dụng đất đai, đầu tư phân bón, cải tiến kỹ thuật, tận dụng mùa màng... Nông dân chú trọng hơn trong vận dụng khoa học kỹ thuật, chọn giống, bón phân đúng cách, thâm canh tăng vụ, phòng trừ sâu bệnh, bảo quản sản phẩm sau khi thu hoạch, phát triển phong phú các loại cây lương thực, rau màu, đất đai hoang hóa được khai thác tốt hơn. Tính đến trước thời điểm tái lập tỉnh, nông nghiệp Hưng Yên đã có bước phát triển quan trọng, thể hiện trên các mặt cụ thể sau: Về trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng năm 1996 đạt 23.433 ha, chiếm 42,1% diện tích canh tác, 1 ha gieo trồng hàng năm thu khoảng 28 triệu đồng. Năng suất lúa trên 9 tấn/ha, sản lượng lương thực qui thóc đạt 50,7 vạn tấn, bình quân lương thực đầu người 460kg; trong đó diện tích cây thực phẩm là 8,8 ngàn ha trồng rau, màu [148, tr.17]; diện tích cây công nghiệp là 9,7 ngàn ha. Tỉnh đã từng bước thay đổi giống lúa dài ngày, năng suất thấp bằng các giống lúa cho năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt hơn, một số giống lúa đặc sản có chất lượng cao bước đầu được khôi phục như nếp cái hoa vàng, dự, tám thơm... Thay giống ngô gié địa phương bằng các giống ngô lai ngắn ngày, năng suất cao. Tập đoàn cây vụ đông phong phú với giống được chọn lọc. Năm 1996, lúa cao sản và siêu cao sản đã chiếm 35%, lúa đặc sản 8%, diện tích cây vụ đông đạt 41% diện tích canh tác. Tổng diện tích vườn 6.720 ha, chiếm trên 11% diện tích đất nông nghiệp và 18% giá trị thu nhập. Một số vùng chuyển đất bãi cao thành vườn và vùng trũng cấy một vụ bấp bênh thành ao và vườn [148, tr.64]. 34 Tuy nhiên, cùng với việc chuyển dịch cơ cấu dần hợp lý, việc khảo nghiệm đánh giá các loại cây trồng cho từng vùng, từng vụ chưa tốt, có nơi đưa giống chưa qua khảo nghiệm, chưa gắn với quy trình kỹ thuật đã hạn chế đến kết quả sản xuất. Phong trào chuyển vườn tạp còn chậm, chưa đều, một số vùng chuyển ruộng thành vườn chưa tính toán kỹ các biện pháp kỹ thuật và khả năng đầu tư nên hiệu quả thấp. Về chăn nuôi: Bước đầu cải tạo và thay đổi giống lợn, phát triển đàn bò lai, thử nghiệm nuôi bò sữa, tăng nhanh đàn gia cầm, gà, vịt “Siêu thịt”, “Siêu trứng” Chăn nuôi công nghiệp tăng khá. Tính đến tháng 10/1996 tổng đàn lợn đạt 312.019 con, tốc độ tăng bình quân 5 năm 9,1%/năm. Tổng đàn bò 33.998 con, tăng bình quân 5 năm 13,8% [148, tr.65]. Diện tích ao hồ trước đây bỏ hoang hoặc nuôi cá quảng canh, nay được các hộ tập trung đầu tư nuôi thả cá thâm canh, nuôi ba ba, lươn, ếch, trê lai Tuy nhiên quá trình cải tạo đàn gia súc còn chậm, toàn tỉnh mới chỉ có 220 con lợn nái ngoại, 1.000 con lợn thịt trên 75% máu ngoại, 3 bò đực ngoại thuần, 18 bò đực lai, 902 bò lai sind, đạt tỷ lệ 3% [148, tr.66]. Về các khâu sản xuất: Trong những năm cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80, Hưng Yên đưa cơ giới vào nông nghiệp thuộc diện cao nhất toàn quốc. Đồng ruộng được cải tạo qua nhiều năm, 80% diện tích cấy lúa đã được cải tạo thành các lô, thuận lợi cho máy kéo lớn hoạt động, khi giao ruộng đất đến hộ nông dân thì ruộng đất bị chia nhỏ manh mún, gieo trồng xen canh đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của máy kéo lớn. Toàn tỉnh còn 153 máy kéo lớn chiếm 0,45% so với cả nước, có 796 máy kéo nhỏ của các hộ [148, tr.67] 100% máy kéo đã quá thời hạn sử dụng, máy kéo nhỏ hỏng nhiều. Trong khâu phòng trừ sâu bệnh: Đảng bộ tỉnh chỉ đạo áp dụng sử dụng lượng thuốc hóa chất trừ sâu, cỏ dại nhằm kích thích sinh trưởng cây trồng từ đó nâng cao năng suất bình quân đạt 120 tấn/năm. Đồng thời đã 35 triển khai Chương trình IPM, đảm bảo chất lượng các sản phẩm nông nghiệp sử dụng công nghệ sạch để từng bước hạn chế độc tố trong nông sản. Trong khâu thuỷ lợi hóa: Hệ thống kênh mương tương đối đều khắp với 274 trạm bơm gồm 825 máy bơm các loại với tổng công suất 1,3 triệu m3/h. Tuy nhiên, năng lực tưới tiêu đã bao trùm gần hết diện tích canh tác, qua nhiều năm sử dụng, hệ thống kênh mương đã xuống cấp, thiết bị các trạm bơm cũ, lạc hậu, chi phí nhiều năng lượng, giá thành cao. Vì vậy, Tỉnh ủy chủ trương đổi mới thiết bị các trạm bơm và kiên cố hóa một số đoạn kênh mương, tiết kiệm đất, điện và nước [148, tr.69].. Trong đầu tư trang thiết bị máy móc: Phương tiện vận tải nông thôn tăng nhanh và rất đa dạng như: Máy kéo nhỏ 942 chiếc, trong đó 146 chiếc chuyên dùng cho vận tải, xe ô tô tải 219 chiếc, tàu thuyền có động cơ 234 chiếc, chiếm 0,59% so với cả nước. Tỷ lệ cơ giới hóa khâu vận tải ở nông thôn 45%, bán cơ giới 35% và thủ công 20% [148, tr.69]. Trong khâu thu hoạch và chế biến: Toàn tỉnh có 842 máy đập lúa liên hoàn, cơ giới hóa đập lúa xấp xỉ 90%; máy xay xát gạo các loại có 2.296 chiếm 2,2% so với toàn quốc, đã cơ giới hóa 100% khâu này [148, tr.69]. Trong chế biến nông sản đã thực hiện theo đơn vị hộ như: Làm bún, bánh đa, bánh đa nem xuất khẩu, giò chả phát triển. Trong sơ chế các sản phẩm mang đi xuất khẩu đạt chất lượng tốt như: Muối ớt, dưa chuột, củ quả sấy... Công nghiệp chế biến có qui mô khá như xí nghiệp mỳ ăn liền kinh doanh có hiệu quả. Tuy nhiên một số xí nghiệp do nhà nước đầu tư xây dựng từ lâu như Nhà máy hoa quả xuất khẩu, xay xát đánh bóng gạo Yên Mỹ gặp khó khăn. Phát triển tiểu thủ công nghiệp: Tính đến năm 1996 toàn tỉnh có 14.392 hộ làm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, thu hút khoảng 2,1 vạn lao động. Tỉnh ủy đã chủ trương và khôi phục được các làng nghề với các nghề truyền thống, phát triển thêm nhiều nghề mới. Cơ cấu thu nhập của nông dân đã có nhiều đổi thay. Giá trị tiểu thủ công nghiệp năm 1996 đạt 36 226 tỷ đồng, tăng bình quân 12,7/năm. Trong tỉnh có nhiều hộ chuyên sản xuất và kinh doanh cây con giống, cung ứng máy móc, công cụ, phân bón, thu gom nông sản thực phẩm, các hộ và tổ hợp mua máy làm thuê và cung ứng hàng tiêu dùng cho cụm dân cư và có trên 40 cửa hàng buôn bán máy nông nghiệp và phụ tùng cơ điện cho nông thôn. Tuy nhiên tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn còn rất nhiều khó khăn về vốn, thiết bị công nghệ, khả năng cạnh tranh và tìm kiếm thị trường [148, tr.69]. Xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp và nông thôn: Thực hiện chủ trương bê tông hóa đường nông thôn đến năm 1996 trong toàn tỉnh đã có 58,4% đường tỉnh quản lý và 36% đường huyện quản lý được rải nhựa, 30,7% đường liên thôn liên xã được lát gạch, rải nhựa và bê tông. Xây dựng thêm các trạm bơm lớn và vừa, nạo vét kênh mương, tu sửa đê kè, bước đầu đổi mới thiết bị các trạm bơm và kiên cố hóa kênh mương nội đồng 100% xã đã có điện lưới quốc gia, máy điện thoại, thiết bị truyền thanh, truyền hình từng bước hiện đại hóa, hệ thống truyền thanh 4 cấp đã hoàn thành. Cơ sở vật chất cho văn hóa, giáo dục, y tế và các lĩnh vực xã hội khác được cải thiện, năm 1996 có 21,54% dân số nông thôn dùng nước sạch sinh hoạt. Điện đã về hầu hết các thôn xã phục vụ sản xuất nông công nghiệp, dịch vụ và 95% số hộ nông dân đã sử dụng điện cho sinh hoạt. Bình quân lượng điện sử dụng là 102 KWh/người/năm. Nhu cầu điện tiêu thụ tăng nhanh, năm 1996 tiêu thụ khoảng 110,3 triệu KWh. Tồn tại lớn là nguồn điện thiếu do nhu cầu tăng nhanh. Mạng dẫn điện đã cũ, chưa sử dụng hợp lý an toàn và tổn hao lớn, quản lý và sử dụng chưa tốt, giá thu điện ở một số vùng còn quá cao [148, tr.70]. Xây dựng quan hệ sản xuất mới ở nông thôn: Các thành phần kinh tế ở nông thôn bước đầu phát triển, vai trò tự chủ của kinh tế hộ được khẳng định và trở thành động lực phát triển, một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần đã ra đời, xí nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế nông trại hình thành. Tuy nhiên các doanh nghiệp quốc doanh nông nghiệp gồm cơ điện 37 nông nghiệp, các công ty Thủy nông, Vật tư nông nghiệp, Bảo về thực vật, Thú y, trung tâm giống gia súc, các trại giống cây con. hoạt động gặp nhiều khó khăn và kém hiệu quả. Thành lập và hoạt động các HTX: Năm 1996 địa bàn có 160 hợp tác xã nông nghiệp, trong đó 122 hợp tác xã đã thành lập lại theo dạng cổ phần, 28 hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, 3 hợp tác xã vận tải và 44 quỹ tín dụng nhân dân. Dưới sự đầu tư và khuyến khích hoạt động của tỉnh phần lớn các hợp tác xã hoạt động có hiệu quả, nhưng nhìn chung còn lúng túng về chức năng nhiệm vụ, phương thức hoạt động, hạch toán kinh doanh và sử dụng vốn cổ phần còn có những hạn chế nhất định [148, tr.74]. Trước năm 1996 mặc dù KTNN đã có bước phát triển và đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhất là sau khi thực hiện Chỉ thị 100CT-TW (ngày 13.1.1981) về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp. Tuy nhiên KTNN trên địa bàn Hưng Yên vẫn bộc lộ nhiều yếu kém, lạc hậu. Địa bàn tỉnh có nhiều lợi thế, tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển nông nghiệp nói riêng, song chưa được phát huy tốt. Kinh tế nông nghiệp phát triển chậm, không ổn định, xét cả về năng suất, sản lượng, giá trị; sản xuất quy mô nhỏ, qui mô hộ là chủ yếu. Giá trị sản xuất hàng hóa còn thấp, không đều, chưa có sản phẩm chủ lực và sản lượng ổn định: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn mất cân đối, qui hoạch vùng sản xuất nông nghiệp chưa thật rõ, kinh tế hợp tác xã gặp nhiều khó khăn. Đứng trước thực tiễn đặt ra đối với Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên ngay khi tái lập tỉnh là tiếp tục đầu tư tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn; nhanh chóng tìm ra và phát huy đúng những thế mạnh, lợi thế so sánh của tỉnh trong sản xuất nông nghiệp; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cả về cơ cấu ngành, cơ cấu vùng và cơ cấu thành phần kinh tế, theo hướng CNH, HĐH. 38 2.1.3. Chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp Sau 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, đến năm 1996, Việt Nam cơ bản đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, dù một số mặt còn chưa vững chắc. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) của Đảng quyết định chuyển đất nước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Nội dung cơ bản của CNH, HĐH trong những năm còn lại của thế kỷ XX được Đảng xác định là: Phải đặc biệt coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống và các ngành nghề mới bao gồm tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, xuất khẩu, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, từng bước hình thành nông thôn mới văn minh - hiện đại. Đại hội đã nêu ra giải pháp tháo gỡ những khó khăn đang cản trở con đường CNH, HĐH nông nghiệp, đó là hình thành các vùng tập trung chuyên canh để thúc đẩy quá trình tập trung ruộng đất theo quy mô lớn; chế biến nông- lâm- thủy sản được coi là ngành mũi nhọn thay vì chỉ là lĩnh vực hỗ trợ nông nghiệp như trước đây; phát triển nhiều thành phần kinh tế, trong đó sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi, chấn chỉnh HTX nông nghiệp và phát triển các hình thức kinh tế hợp tác trong nông thôn; trợ giúp người nông dân xây dựng kết cấu hạ tầng, chuyển giao công nghệ, giải quyết khó khăn về vốn, giá cả vật tư nông sản, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội VIII, Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) đã ban hành Nghị quyết số 02- NQ/HNTW, ngày 24-12-1996 xác định nhiệm vụ của khoa học- công nghệ đến năm 2000 là: đẩy mạnh nghiên cứu tuyển chọn các giống cây, con có năng suất và chất lượng cao; làm chủ được các công nghệ sản xuất các 39 giống ưu thế lai về lúa, ngô và rau quả; áp dụng các biện pháp sinh học hiện đại và công nghệ sinh học, sử dụng hợp lý hóa chất, sản xuất các loại nông sản sạch; phát triển chăn nuôi; nâng cao trình độ chế biến và bảo quản lương thực, thực phẩm, đánh bắt và chế biến thủy sản; đẩy nhanh cơ giới hóa; sử dụng phương pháp tưới tiêu tiên tiến; đưa diện tích rừng che phủ lên 40%, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả diện tích đất trồng trọt cũng như khai thác hợp lý các vùng đất mới; áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật để phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; hình thành các cụm dân cư, các thị tứ, xây dựng các mô hình làng sinh thái, giải quyết nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn. Luật HTX có hiệu lực ngày 01/7/1997, trong đó có nội dung quan trọng là chuyển đổi các HTX sản xuất nông nghiệp trước đây sang làm chức năng dịch vụ theo mô hình HTX kiểu mới, làm dịch vụ cho kinh tế hộ. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (12/1997) nhấn mạnh những việc cần tập trung thực hiện: Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với phân công lao động ở nông thôn, khuyến khích và giúp đỡ các hộ nông dân đổi đất cho nhau, dồn thửa nhỏ thành ô thửa lớn để khắc phục tình trạng ruộng đất quá phân tán và manh mún; hỗ trợ đẩy mạnh sản xuất và sử dụng cơ khí nông nghiệp; giải quyết thị trường nông sản; đẩy mạnh những việc cần tập trung thực hiện. Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ ban hành nhiều chính sách mới về nông nghiệp và nông thôn, tiêu biểu là chính sách đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn theo hướng tăng 50% vốn ngân sách trong năm 1999. Chính sách cho vay vốn đến hộ nông dân 10 triệu đồng không phải thế chấp. Nhiều chương trình, dự án lớn của Chính phủ đầu tư vào nông thôn, nông nghiệp được thực hiện với nguồn ngân sách vay vốn, vốn viện trợ quốc tế. Nội dung phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH tiếp tục được cụ thể hóa sâu sắc hơn trong Nghị quyết 06-NQ/TW của Bộ 40 Chính trị ngày 10/11/1998 về Một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn. Nghị quyết xác định rõ quan điểm: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến, ngành nghề sản xuất với thị trường để hình thành sự liên kết nông- công nghiệp - dịch vụ và thị trường; gắn công nghiệp hóa với thực hiện dân chủ hóa và nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực ở nông thôn; tạo ra sự phân công lao động mới, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống giữa thành thị và nông thôn. Phát huy lợi thế của từng vùng và cả nước, áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển nông nghiệp hàng hóa đa dạng, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu nông sản thực phẩm và nguyên liệu công nghiệp, hướng mạnh ra xuất khẩu. Phát triển nền nông nghiệp với nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế HTX dần trở thành nền tảng, hợp tác và hướng dẫn kinh tế tư nhân phát triển. Tiếp tục phát triển nhiều hình thức kinh tế hợp tác, các loại hình HTX dịch vụ cho kinh tế hộ nông dân. Tạo điều kiện và khuyến khích mạnh mẽ hộ nông dân và những người có khả năng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Nghị quyết đã nêu ra mục tiêu lớn của nông nghiệp, nông thôn là: Bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng nhanh khối lượng sản phẩm hàng hóa, nhất là hàng nông, lâm, thủy sản qua chế biến; giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn, xóa hộ đói (vào năm 2000), giảm tỷ lệ nghèo; phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội nông thôn, chú trọng phát triển hệ thống thủy lợi, bảo đảm đường giao thông thông suốt đến trung tâm xã, có đủ trường học, trạm y tế và nước sạch cho sinh hoạt; bảo vệ môi trường sinh thái; phấn đấu để sớm đứng vào hàng ngũ những quốc gia có sản lượng thủy, hải sản lớn của thế giới. 41 Ngày 15-06-2000, Chính phủ ban hành Nghị quyết 09 Về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đây là lần đầu tiên Chính phủ cho phép chuyển diện tích đất lúa ven biển chua mặn, thiếu nước ngọt, năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản; chuyển dịch một phần diện tích lúa năng suất thấp sang trồng màu, cây công nghiệp, cây ăn quả, thực hiện đa dạng hóa cây trồng để tăng thu nhập trên một diện tích đất nông nghiệp. Đó là sự đổi mới tư duy theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, lấy hiệu quả làm mục tiêu, khác hẳn với tư duy tự túc lương thực bằng mọi giá, kể cả cấm chuyển đất lúa sang trồng cây khác, khác với tư duy chạy theo năng suất cao, sản lượng nhiều mà không quan tâm đến chất lượng, giá cả nông sản và sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Nhìn chung, trong những năm đầu của sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH (1996-2000), Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức rõ hơn về yêu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn, xem đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng CNH, HĐH là một biện pháp để thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Để đưa nền kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng CNH, HĐH, Đảng đã đưa các giải pháp như: Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và thị trường trong, ngoài nước; thực hiện thủy lợi hóa, điện khí hóa, cơ giới hóa, sinh học hóa; thừa nhận kinh tế trang trại như một hình thức phát triển kinh tế hộ quy mô lớn, trình độ cao; phát triển kinh tế hộ, đổi mới kinh tế HTX, tăng cường đầu tư cho nông nghiệp; mở rộng quyền sử dụng đất, thừa nhận đất đai có giá trị, thực hiện đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi để tăng thêm thu nhập trên một diện tích đất. Chủ trương, quan điểm của Đảng về vấn đề CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên đây là cơ sở để các địa phương trong cả nước, trong đó có tỉnh Hưng Yên vận dụng phù hợp với điều kiện của từng địa phương. 42 2.2. CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng về phát triển KTNN, ngay sau khi tái lập tỉnh, Đảng bộ Hưng Yên đã ban hành các nghị quyết, thông báo, chỉ thị quan trọng về phát triển kinh tế xã hội nói chung, về phát triển kinh tế nông nghiệp Qua các văn bản có thể thấy rõ những chỉ trương lớn của Đảng bộ tỉnh về phát triển KTNN trong thời gian đầu tái lập tỉnh, gồm: 2.2.1. Phát triển kinh tế nông nghiệp một cách toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Ngày 26-4-1997 Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh Hưng Yên ra Nghị quyết số 03 NQ/TU Về Chương trình công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn tỉnh Hưng Yên, Nghị quyết nêu rõ: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn là một nội dung, đồng thời cũng là bước đi, biện pháp quan trọng thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở một tỉnh nông nghiệp như Hưng Yên. Những nội dung cụ thể của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn được Tỉnh uỷ xác định: Coi phát triển công nghệ sinh học, thực hiện cách mạng giống là khâu mũi nhọn; tiếp tục chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp; đẩy mạnh cơ giới hoá, thuỷ lợi, điện khí hoá và chế biến nông sản [130, tr.63]. Nghị quyết nêu mục tiêu đến năm 2000 trong toàn tỉnh đạt tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất trên 60%, phòng trừ sâu bệnh 100%, vận chuyển nông thôn trên 60%, tuốt đập lúa 100%, xay xát gạo 100%. Nâng cấp hệ thống giao thông thủy bộ. Tăng cường hệ thống thủy lợi gồm: Đê điều, đổi mới thiết bị các trạm bơm, xây dựng thêm một số trạm bơm chống úng, tưới bãi, cải tạo đồng ruộng và kiên cố hóa kênh mương nội đồng. Xây dựng thêm các trạm biến áp nguồn, cải tạo và nâng cấp mạng lưới điện. Mở rộng và hiện đại hóa thông tin liên lạc [148, tr.75]. 43 Qua Nghị quyết 30-NQ/TU, chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ Hưng Yên đã được thể hiện khá toàn diện, với lộ trình cụ thể: Trước hết tập trung phát triển lực lượng sản xuất nhằm thực hiện điện khí hoá, cơ giới hoá, hệ thống thuỷ lợi đồng bộ và “cứng” hoá; cải tạo, đổi mới về giống, cây trồng vật nuôi gắn với công nghệ sinh học và các biện pháp khoa học kỹ thuật để tạo đột phá về năng suất, sản lượng, hạ giá thành sản phẩm đồng thời có khối lượng nông sản hàng hóa lớn, đồng nhất; tiếp đến là chuyển dịch mạnh về cơ cấu, tăng nhanh tỷ trọng của chăn nuôi, thủy sản, cây ăn quả, tăng nhanh các dòng sản phẩm nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, có giá trị kinh tế cao; gắn phát triển sản xuất với chế biến, nâng cao giá trị và mở rộng thị trường. 2.2.2. Nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp bằng việc quan tâm toàn diện và đồng bộ đến các khâu trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Thay vì hướng đến mục tiêu nâng cao năng suất, sản lượng nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm trên địa bàn như trước đây, Đảng bộ Hưng Yên chủ trương hướng đến mục tiêu cuối cùng là hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp. Đây là tư duy mới, gắn sản xuất nông nghiệp với cơ chế thị trường. Trong Nghị quyết 03-NQ/TU xác định rõ mục tiêu đến năm 2000 đạt 10% diện tích có giá trị trên 100 triệu đồng/ha/năm, 35% diện tích đất nông nghiệp cho giá trị thu nhập trên 50 triệu đồng/ha/năm. Cơ sở để đạt được mục tiêu trên là tăng cường đến tất cả các khâu của quy trình sản xuất và chế biến, tiêu thụ sản phẩm như: Về giống: Tỉnh ủy chủ trương tới các sở ban ngành có liên quan phối hợp tiến hành khảo sát, đánh giá, chọn lựa các loại giống nhằm tiếp thu nhanh công nghệ sinh học tiên tiến, coi cách mạng giống là khâu mũi nhọn để tiếp tục chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, chuyển nhanh sang sản xuất hàng hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Chú trọng cả giống cây trồng, vật nuôi; giống đặc sản truyền thống và giống mới. Trong trồng trọt, 44 quan tâm cả giống cây lương thực, đặc biệt là cây lúa, ngô, cả giống rau mầu và giống cây ăn quả. Trong chăn nuôi, quan tâm đổi mới cả giống gia súc, gia cầm; lai giống và nhập giống mới [148, tr.77]. Với giống cây trồng: Nghị quyết 03-NQ/TU chủ trương nâng tỷ lệ lúa cao sản và siêu cao sản, giống nhập ngoại lên 50 đến 60% diện tích; lúa đặc sản 10 đến 12% với các giống nếp Hoa vàng, Dự, Tám thơm, Hương chiêm, Bắc thơm Phát triển nhanh cây ăn quả đặc sản [148, tr.75]. Với giống vật nuôi: Phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, từng bước hình thành các vùng chăn nuôi tập trung để tạo nguyên liệu cho chế biến, tập trung phát triển mạnh “Nạc hóa” đàn lợn, “Sind hóa” đàn bò, phát triển bò sữa, gia cầm và thủy sản [148, tr.75]. Tăng nhanh tốc độ chăn nuôi theo hướng công nghiệp, thâm canh nuôi trồng thủy sản, quan tâm phát triển các con đặc sản. Chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi theo hướng vào tạo nguồn thức ăn dồi dào và xúc tiến đầu tư chế biến thức ăn gia súc kiểu công nghiệp, lai tạo giống và nâng cao chất lượng mạng lưới thú y. Mở rộng chăn nuôi hình thành các gia trại, trang trại nuôi gà vịt “siêu thịt”, “siêu trứng” [148, tr.80]. Về Thuỷ lợi: Chủ động tưới tiêu, chống úng. Cải tạo và nâng cấp hệ thống giao thông thủy bộ, tăng cường hệ thống thủy lợi bao gồm đê điều, đổi mới thiết bị các trạm bơm, xây dựng thêm một số trạm bơm chống úng, tưới bãi, cải tạo đồng ruộng và kiên cố hóa kênh mương nội đồng. Xây dựng thêm các trạm biến áp nguồn, cải tạo và nâng cấp mạng lưới điện đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất và đời sống, mở rộng và hiện đại hóa thông tin liên lạc. Về làm đất: Mở rộng diện tích làm đất bằng máy, tăng tỷ trọng cơ giới hóa trong chăm bón, thu hoạch. Phấn đấu năm 2000 đạt tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất trên 60%, phòng trừ sâu bệnh 100%, vận chuyển nông thôn trên 60% tuốt đập lúa 100%, xay xát gạo 100%, cơ giới hóa các khâu nặng nhọc trong sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ [148, tr.80]. 45 Về khâu thu hoạch: Kết hợp các loại phương tiện cơ giới hoá khâu thu hoạch và vận chuyển nhằm hạn chế thất thoát, giảm ngày công lao động, bảo đảm tiến độ mùa vụ, qua đó tăng hiệu quả sản xuất. Về chế biến nông sản: Tỉnh ủy chủ trương tiếp tục đầu tư chiều sâu, khai thác hiệu quả các cơ sở chế biến hoa quả xuất khẩu ở thị xã Hưng Yên, xí nghiệp mỳ ăn liền ở Mỹ Văn. Bước đầu thực hiện các dự án chế biến cà chua và nước hoa quả, bánh kẹo chất lượng cao, chế biến thức ăn gia súc, Các hộ gia đình tích cực đầu tư máy xay xát, đáp ứng tốt nhu cầu chế biến. Nâng cao chất lượng sơ chế xuất khẩu như muối, sấy rau củ quả. Về tìm kiếm và mở rộng thị trường, tỉnh xác định: Kết hợp chặt chẽ thị trường tại chỗ với thị trường trong và ngoài nước. Trong đó thị trường trong tỉnh với quy mô khoảng 1,2 triệu dân vào năm 2000, đây là thị trường rộng lớn tiêu thụ nông sản. Tạo cơ chế để xây dựng chính sách bảo hiểm giá một số nông sản hàng hóa, đặc biệt là nông sản xuất khẩu. Coi trọng dự báo nhu cầu thị trường, tăng cường công nghệ sinh học và cơ giới hóa máy móc thiết bị tương đối hiện đại, nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành nông sản và hợp thị hiếu, tăng sức cạnh tranh của nông sản Hưng Yên trên thị trường trong nước và quốc tế [148, tr.96]. Quan tâm kiếm tìm và mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp như gạo, ngô, thịt lợn, nhãn, đay, lạc, tơ tằm, các loại rau, dưa chuột, cà chua, tỏi, ớt nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chế biến nông sản có giá trị hàng hóa cao [148, tr.96]. Về công tác khuyến nông: Tổ chức tốt, tăng cường công tác khuyến nông, tạo ra sự liên kết thông qua hiệu quả kinh tế giữa hộ nông dân, HTX và các đơn vị kinh tế Nhà nước. Tỉnh ủy cấp vốn khảo nghiệm chọn lựa giống và máy móc nông nghiệp phù hợp với địa bàn Hưng Yên, vốn tập huấn và thông tin. Trợ giá giống cho các hộ nuôi bò đực Sind và nái ngoại. Trợ cấp “vốn mồi” khoảng 5% để xây dựng đường liên thôn, liên xã có cơ 46 chế khuyến khích xây dựng các trục chính ra các cánh đồng phục vụ sản xuất [148, tr.95]. Trong chủ trương của Tỉnh ủy Hưng Yên, tất cả các khâu sản xuất và kinh doanh nông nghiệp đều được tiến hành đồng bộ, gắn kết chặt chẽ với nhau, trong đó khâu giống mới gắn với qui trình kỹ thuật phù hợp là khâu đột phá, tập trung thực hiện đi trước một bước. 2.2.3. Huy động nguồn lực, phát huy vai trò của các thành phần kinh tế trong phát triển kinh tế nông nghiệp Từ xuất phát điểm rất thấp lại gặp nhiều khó khăn khi tách tỉnh, trong khi nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng bậc nhất, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên xác định rõ ngay từ đầu chủ trương huy động các nguồn lực, tập trung ngân sách đầu tư phát triển nông nghiệp. Về vốn, Tỉnh uỷ chủ trương tập trung nguồn ngân sách cho thuỷ lợi, các xí nghiệp cơ khí nông nghiệp và khuyến nông. Trong đó tập trung dành nguồn vốn cho hệ thống quốc doanh đến năm 2000 khoảng 5 tỷ đồng, ưu tiên nguồn vốn cho các doanh nghiệp cơ khí nông nghiệp. Các ngân hàng xây dựng phương án để thực hiện kế hoạch 4 năm cho phát triển nông nghiệp. Ngân hàng Nông nghiệp tăng mức dư nợ vay trung hạn, hỗ trợ nhân dân mua máy móc nông nghiệp, hỗ trợ nông dân vay 35 tỷ để đầu tư 2.200 máy kéo cỡ nhỏ [148, tr.93]. Tranh thủ tối đa nguồn vốn Đảng bộ đã chỉ đạo vận động nhân dân cần kiệm, tăng tích lũy để đầu tư vốn cho nông nghiệp nông thôn. Tranh thủ vốn đầu tư của Trung ương thông qua các chương trình dự án, tạo môi trường thuận lợi để nước ngoài đầu tư mạnh vào chế biến nông sản, sản xuất máy móc nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông thôn. Tạo môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào chế biến lương thực, thực phẩm, rau quả, cây dược liệu và cây công nghiệp [148, tr.84]. Nhằm quán triệt chủ trương của Đảng về phát triển các thành phần kinh tế và vận dụng sát với tình hình kinh tế nông nghiệp của tỉnh, Đảng bộ 47 tỉnh thể hiện nhất quán quan điểm khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vốn và công sức vào nông nghiệp, nông thôn [148, tr.90], đồng thời đưa ra chủ trương cụ thể đối với từng thành phần kinh tế: Với các đơn vị kinh tế nhà nước: Tiếp tục đầu tư một cách chọn lọc, gắn với xác định nhiệm vụ cụ thể với các đơn vị kinh tế nhà nước khác. Xác định, kinh tế nhà nước phải cung cấp giống tốt, dịch vụ tốt về điện, thủy nông, phân bón, phòng trừ sâu bệnh; hướng dẫn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, bảo vệ cây trồng, vật nuôi nhất là cây con đặc sản. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, tiếp tục sắp xếp và đổi mới quản lý toàn bộ hệ thống quốc doanh nông nghiệp: Nâng cao chất lượng hoạt động trại giống lúa Trương Xá, trung tâm thủy sản Bình Trì, thành lập Công ty Vật tư giống cây trồng để chọn lựa, giới thiệu cung ứng các loại giống cây trồng phù hợp. Củng cố mạng lưới phòng trừ sâu bệnh, các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp [148, tr.89]. Tăng cường đầu tư cho Trung tâm giống gia súc Dân Tiến huyện Khoái Châu để phục vụ các dự án “Nạc hóa” đàn lợn, “Sin hóa” đàn bò và phát triển đàn bò sữa, các trại cá để sản xuất và cung cấp cá giống. Củng cố mạng lưới thú y và hệ thống khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở [148, tr.84]. Thành lập Công ty Cơ điện nông nghiệp và nông thôn, giao thêm chức năng khảo nghiệm chọn lựa và giới thiệu các loại máy móc nông nghiệp phù hợp với mỗi vùng, tập huấn nông dân sử dụng máy, cung ứng thiết bị phụ tùng, bảo hành và sửa chữa máy móc. Củng cố các trạm cơ khí nông nghiệp trực thuộc công ty đang hoạt động theo từng vùng, bố trí lại các đội máy kéo một cách hợp lý, tổ chức cửa hàng tại các thị trấn, thị tứ để giới thiệu và cung ứng thiết bị phụ tùng, bảo hành và hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ sử dụng máy. Với kinh tế hợp tác: Trong hoạt động HTX hoàn thành tốt nhiệm vụ đổi mới quản lý nông nghiệp và thi hành Luật HTX. Căn cứ vào điều kiện thực tế của tỉnh để hoạt động có hiệu quả và đạt năng suất chất lượng cao 48 thì ...N QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thị Nguyệt Ánh (2014), “Tìm hiểu quan điểm của Hồ Chí Minh về nông nghiệp, nông dân”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (5), tr.75-79. 2. Nguyễn Thị Nguyệt Ánh, Trần Thị Mỹ Hường (2014), “Mấy suy nghĩ về phương pháp dạy học chương trình thạc sỹ theo học chế tín chỉ chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (10), tr.74-77. 3. Phạm Đức Kiên, Nguyễn Thị Nguyệt Ánh (2015), Xây dựng nông thôn mới ở Hưng Yên một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Nguyễn Thị Nguyệt Ánh, Trần Lệ Phương (2016), “Một số kinh nghiệm và giải pháp của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên trong lãnh đạo xây dựng nông thôn mới (2010 - 2015)”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (8), tr.94 -98. 5. Nguyễn Thị Nguyệt Ánh, Hoàng Bình Nhưỡng (2016), “Tỉnh Lai Châu thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng phát triển bền vững (2011-2015)”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (12), tr.98-102. 148 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Quang Ánh (2012), Thực hiện đường lối của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp ở một số tỉnh, thành đồng bằng sông Hồng từ năm 1997 đến năm 2010, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 2. Ban Bí thư Trung ương (1981), Chỉ thị 100-CT/TW về cải tiến công tác khoán và khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp, Nxb Sự thật, Hà Nội. 3. Ban Bí thư Trung ương (1984), Chỉ thị 35-CT/TW ngày 18/1/1984 về khuyến khích và hướng dẫn phát triển kinh tế hộ, Nxb Sự thật, Hà Nội. 4. Ban Biên tập Lịch sử nông nghiệp Việt Nam (2004), Lịch sử nông nghiệp Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Ban Chấp hành Trung ương (2002), Giải trình của Bộ Chính trị số 63/TLHN tiếp thu ý kiến Trung ương về đề án đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001- 2010. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hưng Yên (1998), Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Hưng Yên. 7. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hưng Yên (2001), Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV (12-2001), Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Hưng Yên. 8. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hưng Yên (2005), Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (12-2005), Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Hưng Yên. 9. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hưng Yên (2010), Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII (12-2010), Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Hưng Yên. 149 10. Ban Tư tưởng văn hoá Trung ương (2002), Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hà Nội. 11. Nguyễn Đăng Bằng (2002), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Bắc Trung Bộ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Luận án tiến sĩ kinh tế, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 12. Nguyễn Văn Bích (2000), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau hai mươi năm đổi mới - Quá khứ và hiện tại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 13. Nguyễn Văn Bích (2007), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau 20 năm đổi mới - Quá khứ và hiện tại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. Bộ Chính trị (1998), Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 10/11/1998 về một số vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn, Hà Nội. 15. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2002), Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 16. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2017), Một số văn bản pháp luật hiện hành về phát triển nông nghiệp, nông thôn, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội. 17. Cổng thông tin điện tử Hưng Yên (2017), “Phát triển kinh tế - xã hội”, tại trang [truy cập ngày 11/5/2017]. 18. Nguyễn Sinh Cúc (2002), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986- 2002), Nxb Thống kê, Hà Nội. 19. Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên (1999), Niên giám thống kê năm 1998, Nxb Thống kê, Hà Nội. 20. Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên (2000), Niên giám thống kê năm 1999, Nxb Thống kê, Hà Nội. 21. Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên (2001), Niên giám thống kê năm 2000, Nxb Thống kê, Hà Nội. 150 22. Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên (2003), Niên giám thống kê năm 2002, Nxb Thống kê, Hà Nội. 23. Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên (2004), Niên giám thống kê năm 2003, Nxb Thống kê, Hà Nội. 24. Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên (2005), Niên giám thống kê năm 2004, Nxb Thống kê, Hà Nội. 25. Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên (2006), Niên giám thống kê năm 2005, Nxb Thống kê, Hà Nội. 26. Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên (2007), Niên giám thống kê năm 2006, Nxb Thống kê, Hà Nội. 27. Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên (2008), Niên giám thống kê năm 2007, Nxb Thống kê, Hà Nội. 28. Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên (2009), Niên giám thống kê năm 2008, Nxb Thống kê, Hà Nội. 29. Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên (2010), Niên giám thống kê năm 2009, Nxb Thống kê, Hà Nội. 30. Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên (2011), Niên giám thống kê năm 2010, Nxb Thống kê, Hà Nội. 31. Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên (2011), Thực trạng Kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên sau 20 năm tái lập (1997-2016), Nxb Thống kê, Hà Nội 32. Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên (2012), Niên giám thống kê năm 2011, Nxb Thống kê, Hà Nội. 33. Bùi Thế Cử (2016), Tác động của phát triển các khu công nghiệp đến nông thôn qua nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Hưng Yên, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 34. Đường Hồng Dật (2012), Phát triển nông nghiệp bền vững, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 35. Nguyễn Xuân Dũng (2002), Một số định hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa ở Việt Nam giai đoạn 2001- 2010, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 151 36. Đảng bộ tỉnh Hưng Yên (1998), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XIV, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Hưng Yên. 37. Đảng bộ tỉnh Hưng Yên (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XV, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Hưng Yên. 38. Đảng bộ tỉnh Hưng Yên (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XVI, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Hưng Yên. 39. Đảng bộ tỉnh Hưng Yên (2005), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hưng Yên (1975- 2005), tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 40. Đảng bộ tỉnh Hưng Yên (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XVII, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Hưng Yên. 41. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội. 42. Đảng Cộng sản Việt Nam (1988), Nghị quyết số 10 của Bộ chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, Nxb Sự thật, Hà Nội. 43. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội. 44. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Một số văn kiện của Đảng về phát triển nông nghiệp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 45. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 46. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 47. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Chỉ thị về một số công việc cấp bách ở nông thôn hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 48. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết 06/NQ- TW của Bộ Chính trị về một số vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 152 49. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Các Nghị quyết Trung ương Đảng 1996-1999, Nxb Chính trị quốc gia, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 50. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Chị thị của Bộ Chính trị về đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 51. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 52. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 53. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 15 NQ-TW, Hội nghị lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001- 2010, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 54. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986- 2006), Tài liệu lưu hành nội bộ, NXb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 55. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 56. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 57. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới và hội nhập, (Đại hội VI, VII, VIII, IX, X, XI), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 58. Nguyễn Ngọc Hà (2012), Đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (1986-2011), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 153 59. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2014), Nghiên cứu tác động của quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đến phát triển nông nghiệp nông thôn ở huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội. 60. Lê Thu Hoa (2007), Kinh tế vùng ở Việt Nam từ lý luận đến thực tiễn, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. 61. Nguyễn Đình Hợi (1997), Kinh tế nông nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội. 62. Hội đồng Lý luận Trung ương (2009), Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn - Kinh nghiệm Việt Nam và Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 63. Đào Thị Bích Hồng (2011), Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 1997 đến năm 2006, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 64. Lê Thị Hồng (2015), Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng, Hà Nội. 65. Nguyễn Thị Hồng (1997), Vấn đề xoá đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 66. Tô Duy Hợp (2003), Định hướng phát triển làng - xã đồng bằng sông Hồng ngày nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 67. Hà Hùng (2002), "Tiếp tục thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn theo tinh thần Nghị quyết Đại hội IX", Tạp chí Lịch sử Đảng, (11), tr.32- 35. 68. Vũ Trọng Hùng (2017), Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 69. Phạm Hùng (2002), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở miền Đông Nam Bộ hiện nay, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 154 70. Nguyễn Đình Hương (2002), Thực trạng, giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 71. Ngô Thị Lan Hương (2017), Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh đạo phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững từ năm 2001 đến năm 2017. Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 72. Lâm Quang Huyên (2000), Vấn đề ruộng đất ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 73. Lâm Quang Huyên (2002), Nông nghiệp, nông thôn Nam Bộ hướng tới thế kỷ XXI, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 74. Nguyễn Thị Thu Huyền (2017), Nghiên cứu rủi ro trong chăn nuôi lợi của nông dân tỉnh Hưng Yên, Luận án Tiến sĩ Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội. 75. Nguyễn Hữu Khải (2003), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam và chương trình đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, Nxb Thống kê, Hà Nội. 76. Phạm Thị Khanh (1998), "Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, giải pháp cơ bản phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa", Tạp chí Phát triển kinh tế, (95) tr.2. 77. Nguyễn Văn Khánh (2001), Biến đổi cơ cấu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Hồng trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 78. Trần Xuân Kiên (2003), Các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ XXI, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 79. Phạm Đức Kiên, Nguyễn Thị Nguyệt Ánh (2015), Xây dựng nông thôn mới ở Hưng Yên một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 155 80. Vũ Ngọc Kỳ (2005), Một số vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân, hội nông dân ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 81. Chử Văn Lâm (2006), Sở hữu tập thể và kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 82. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 83. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 84. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 85. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 86. Ngô Anh Ngà (2003), "Cần có chính sách đồng bộ của Nhà nước cho phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn", Tạp chí Nông thôn mới, (90), tr.5-6. 87. Lê Nghiêm, Nguyễn Đình Nam (1995), Kinh tế nông thôn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 88. Trần Thị Minh Ngọc (2010), Việc làm của nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 89. Phạm Công Nhất (2007), Phát huy nhân tố con người trong phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 90. Đặng Kim Oanh (2013), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2006, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. 91. Lê Quang Phi (2004), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ 1991- 2000, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 92. Đặng Phong (2008), Tư duy kinh tế Việt Nam - Chặng đường gian nan và ngoạn mục 1975- 1989, Nxb Tri thức, Hà Nội. 156 93. Đặng Phong (2009), “Phá rào” trong kinh tế vào đêm trước Đổi mới, Nxb Tri thức, Hà Nội. 94. Lê Duy Phong (1999), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 95. Nguyễn Văn Phúc (2004), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thực trạng và giải pháp phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 96. Trần Lệ Phương, Nguyễn Thị Nguyệt Ánh (2015), "Một số kinh nghiệm và giải pháp của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên trong lãnh đạo xây dựng nông thôn mới (2010-2015)", Tạp chí Lịch sử Đảng, (8), tr.94-98. 97. Chu Tiến Quang (2005), Huy động và sử dụng và nguồn lực trong phát triển kinh tế nông thôn - Thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 98. Đào Duy Quát (2002), Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 99. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1993), Luật Đất đai, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 100. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1996), Luật Hợp tác xã, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 101. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1998), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai),Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 102. Chu Hữu Quý (1996) Phát triển toàn diện kinh tế, xã hội nông thôn, nông nghiệp Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 103. Chu Hữu Quý, Nguyễn Kế Tuấn (2001), Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 104. Nguyễn Thị Tố Quyên (2012), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong mô hình tăng trưởng kinh tế mới giai đoạn 2011-2020, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 157 105. Sở Khoa học công nghệ tỉnh Hưng Yên (1998), Tổng kết các loại hình hợp tác xã dịch vụ và sản xuất nông nghiệp, đề xuất các biện pháp triển khai ra diện rộng trên địa bàn tỉnh, Hưng Yên. 106. Sở Khoa học công nghệ tỉnh Hưng Yên (2009), Chuyển giao công nghệ và áp dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng vùng sản xuất hoa chất lượng cao, Hưng Yên. 107. Sở Khoa học công nghệ tỉnh Hưng Yên (2011), Xây dựng mô hình khoa học công nghệ, phát triển chăn nuôi gia cầm, trồng cây ăn quả vào hộ nông dân tại hai xã Tân Dân và Phan Sào Nam tỉnh Hưng Yên, Hưng Yên. 108. Sở Khoa học công nghệ tỉnh Hưng Yên (2011), Xây dựng mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng trũng ở một số xã vùng sâu, xa hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo môi trường sinh thái ở huyện Ân Thi, Hưng Yên. 109. Sở Khoa học công nghệ tỉnh Hưng Yên (2012), Xây dựng mô hình vùng sản xuất rau an toàn, Hưng Yên. 110. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên (1998), Báo cáo tổng kết công tác năm 1997 - Phương hướng nhiệm vụ năm 1998, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Hưng Yên. 111. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên (1999), Báo cáo tình hình và kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn năm 1998, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Hưng Yên. 112. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên (2000), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 1999 - Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện năm 2000, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Hưng Yên. 113. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên (2002), Báo cáo tổng kết công tác năm 2001 - Phương hướng nhiệm vụ năm 2002, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Hưng Yên. 158 114. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên (2003), Báo cáo tổng kết công tác năm 2002 - Phương hướng nhiệm vụ năm 2003, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Hưng Yên. 115. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên (2004), Báo cáo tổng kết công tác năm 2003 - Phương hướng nhiệm vụ năm 2004, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Hưng Yên. 116. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên (2005), Báo cáo tổng kết sản xuất nông nghiệp năm 2004 - Phương hướng, nhiệm vụ năm 2005, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Hưng Yên. 117. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên (2006), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2006 - Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện năm 2007, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Hưng Yên. 118. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên (2007), Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện nghị quyết Trung ương 5 (Khóa IX) về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn (2002 - 2006), Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Hưng Yên. 119. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên (2007), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2007 - Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện năm 2008, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Hưng Yên. 120. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên (2008), Báo cáo tình hình phát triển nông nghiệp - nông thôn, giai đoạn 2002-2007, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Hưng Yên. 121. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên (2008), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2007 - Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện năm 2008, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Hưng Yên. 159 122. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên (2008), Kết quả triển khai và thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-TU của Tỉnh ủy Hưng Yên về Chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2006 - 2010, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Hưng Yên. 123. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên (2009), Báo cáo kết quả một năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về nông nghiệp, nông thôn, nông dân, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Hưng Yên. 124. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên (2009), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2008 - Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện năm 2009, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Hưng Yên. 125. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên (2010), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2009 - Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện năm 2010, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Hưng Yên. 126. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên (2011), Báo cáo tình hình phát triển nông nghiệp- nông thôn, giai đoạn 2006-2010, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Hưng Yên. 127. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên (2011), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2010 - Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện năm 2011, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Hưng Yên. 128. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên (2012), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2011 - Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện năm 2012, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Hưng Yên. 160 129. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên (2013), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2012 - Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện năm 2013, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Hưng Yên. 130. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên (2014), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2013 - Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện năm 2014, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Hưng Yên. 131. Đặng Kim Sơn (2002), Một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn, Nxb Thống kê, Hà Nội. 132. Đặng Kim Sơn, (2008), Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp và nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 133. Lê Quốc Sử (2001), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xu hướng phát triển kinh tế nông nghiệp Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ thế kỷ XX đến thế kỷ XXI của thời đại kinh tế tri thức, Nxb Thống kê, Hà Nội. 134. Tạ Thuyết Thái (2016), Nghiên cứu của ảnh hưởng đất nông nghiệp sang đất công nghiệp đến sử dụng đất và kinh tế nông hộ ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội. 135. Trần Thị Thái (2016), Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ năm 1997 đến năm 2005, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Trường Đại học Khoc học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. 136. Nguyễn Xuân Thảo (2014), Góp phần phát triển bền vững nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 137. Lê Đình Thắng (2000), Chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 161 138. Đặng Văn Thắng, Phạm Ngọc Dũng (2003), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng - thực trạng và triển vọng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 139. Nguyễn Văn Thông (2010), Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2010, Luận án tiến sĩ Lịch sử, Trường Đại học Khoc học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. 140. Nguyễn Văn Thông (2011), Quá trình lãnh đạo thực hiện từng bước đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ thành phố Hải Phòng”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (10). 141. Lê Huy Thực (2008), "Tìm hiểu quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về phát triển kinh tế nông nghiệp", Tạp chí Lý luận Chính trị, (561), tr.18-21. 142. Trần Thị Thanh Thuỷ (2017), Hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hưng Yên, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 143. Nguyễn Văn Tiêm (1993), Giàu nghèo trong nông thôn hiện nay, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 144. Nguyễn Văn Tiêm (2005), Gắn bó cùng nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong đổi mới, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 145. Trương Thị Tiến (1999), Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 146. Đào Công Tiến (2003), Nông nghiệp và nông thôn - những cảm nhận và đề xuất, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 147. Nguyễn Tiệp (2008), Giàu nghèo trong nông thôn hiện nay, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 148. Tỉnh ủy Hưng Yên (1997), Các văn bản chủ yếu của Tỉnh ủy Hưng Yên ban hành trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XIV, tập 1, Hưng Yên. 162 149. Tỉnh ủy Hưng Yên (1997), Các văn bản chủ yếu của Tỉnh ủy Hưng Yên ban hành trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XIV, tập 2, Hưng Yên. 150. Tỉnh ủy Hưng Yên (1998), Các văn bản chủ yếu của Tỉnh ủy Hưng Yên ban hành trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XV, tập 3, Hưng Yên. 151. Tỉnh ủy Hưng Yên (1998), Các văn bản chủ yếu của Tỉnh ủy Hưng Yên ban hành trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XV, tập 4, Hưng Yên. 152. Tỉnh ủy Hưng Yên (1999), Các văn bản chủ yếu của Tỉnh ủy Hưng Yên ban hành trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XV, tập 5, Hưng Yên. 153. Tỉnh ủy Hưng Yên (2001), Các văn bản chủ yếu của Tỉnh ủy Hưng Yên ban hành trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XV, tập 7, Hưng Yên. 154. Tỉnh ủy Hưng Yên (2002), Các văn bản chủ yếu của Tỉnh ủy Hưng Yên ban hành trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XV, tập 8, Hưng Yên. 155. Tỉnh ủy Hưng Yên (2003), Quyết định số 2623/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nông nghiệp- nông thôn tỉnh Hưng Yên đến năm 2010, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Hưng Yên. 156. Tỉnh ủy Hưng Yên (2004), Các văn bản chủ yếu của Tỉnh ủy Hưng Yên ban hành trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XV, tập 6, lưu tại Văn phòng tỉnh ủy Hưng Yên. 157. Tỉnh ủy Hưng Yên (2007), Các văn bản chủ yếu của Tỉnh ủy Hưng Yên ban hành trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XVI, tập 9, Hưng Yên. 163 158. Tỉnh ủy Hưng Yên (2009), Các văn bản chủ yếu của Tỉnh ủy Hưng Yên ban hành trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XVI, tập 10, Hưng Yên. 159. Tỉnh ủy Hưng Yên (2010), Các văn bản chủ yếu của Tỉnh ủy Hưng Yên ban hành trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XVI, tập 11, Hưng Yên. 160. Tỉnh ủy Hưng Yên (2011), Các văn bản chủ yếu của Tỉnh ủy Hưng Yên ban hành trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XVI, tập 12, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Hưng Yên. 161. Đoàn Văn Trường (2015), Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ năm 2001 đến năm 2013, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Trường Đại học Khoc học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. 162. Nguyễn Kế Tuấn (2001), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam con đường và bước đi, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 163. Đào Thế Tuấn (2007), "Về vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nước ta trong thời kỳ mới", Tạp chí Lịch sử Đảng, (1), tr.25-28. 164. Nguyễn Thị Tố Uyên (2012), Các Tỉnh ủy vùng Đồng bằng sông Hồng lãnh đạo đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 165. Phạm Văn Vang (2005), "Đổi mới và phát triển bền vững nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn mới", Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (329), tr.27-29. 166. Đào Thị Vân (2004), Đảng bộ Hưng Yên lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ 1997-2003. Luận văn thạc sĩ Lịch sử, Trường Đại học Khoc học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. 164 167. Viện Thông tin khoa học Xã hội (1999), Nông thôn trong bước quá độ sang kinh tế thị trường, tập 1, Nxb Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội. 168. Vũ Quang Việt, Đặng Thọ Xương (1997), Nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 169. Hà Vinh (1997), Nông nghiệp Việt Nam trong bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 170. Nguyễn Văn Vinh (2010), Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1986 đến năm 2005, Luận án Tiến sĩ Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 171. Hồ Văn Vĩnh (1997), "Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong tình hình mới", Tạp chí Cộng sản, (786), tr.22-23. 172. Đặng Hùng Võ (2007), "Tập trung ruộng đất trong mô hình kinh tế trang trại cho mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững", Tạp chí nông thôn mới, (213), tr.46-47. 173. Chu Văn Vũ (1995), Kinh tế hộ trong nông thôn Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 174. Lê Anh Vũ (2001), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Tây Bắc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Viện Kinh tế học, Hà Nội. 175. Mai Thị Thanh Xuân (2004), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Trung Bộ (qua khảo sát các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 165 PHỤ LỤC Phụ lục 1 Bản đồ hành chính tỉnh Hưng Yên 166 Phụ lục 2: Giá trị sản xuất nông nghiệp 1997 - 2000 (theo giá so sánh năm 1994) Nguồn: [32] Phụ lục 3: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá trị thực tế Nguồn: [32] Năm 1997 Năm 1998 Năm 2000 Năm 1999 1 2 Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ 3 167 Phụ lục 4: Giá trị sản xuất nông nghiệp 2001- 2005 (theo giá so sánh năm 1994) Nguồn: [32] Phụ lục 5: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp 2001-2005 (theo giá trị thực tế) 69.36% 70.77% 28.62% 27.83% 1.42% 1.40% 2001 2002 69.45% 63.74% 29.14% 34.83% 1.42% 1.43% 2003 2004 58.99% 39.48% 2005 Nguồn: [32] Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ 3 1 2 168 Phụ lục 6: Giá trị sản xuất nông nghiệp 2006-2010 (theo giá so sánh năm 1994) Nguồn: [32] Phụ lục 7: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp 2006 - 2010 (theo giá trị thực tế) 64.57% 62.31% 32.98% 35.56% 2.45% 2.13% 2006 2007 58.46% 52.97% 40.09% 45.48% 1.56% 1.56% 2008 2009 54.82% 43.37% 1.80% 2010 Nguồn: [32] Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ 3 1 2 169 Phụ lục 8: Mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên Ảnh: Vườn Bưởi diễn sạch ở Khoái Châu Nguồn: [17] Ảnh: Cam Canh đường Văn Giang Nguồn: [17] 170 Ảnh: Mô hình sản xuất tương Nguồn: [17] Ảnh: Nhãn Lồng nhận Thương hiệu vàng Việt Nam Nguồn: [17]

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_dang_bo_tinh_hung_yen_lanh_dao_phat_trien_kinh_te_no.pdf
  • pdfTrang thong tin Nguyen Thi Nguyet Anh.pdf
  • pdfTT (T.Viet)_ Nguyet Anh.pdf
  • pdfTT _English_ _ Nguyet Anh.pdf
Tài liệu liên quan