Luận án Đảng bộ tỉnh Hưng yên lãnh đạo hoạt động của hội liên hiệp phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HÀ NỘI - 2018 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Mã số: 62 22 03 15

pdf203 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 448 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Đảng bộ tỉnh Hưng yên lãnh đạo hoạt động của hội liên hiệp phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. NGUYỄN DANH TIÊN 2. PGS.TS. PHẠM HỒNG CHƯƠNG HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Nguyễn Thị Thu Hương MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 8 1.1. Những công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án 8 1.2. Nội dung những công trình khoa học liên quan đến luận án đã giải quyết và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 23 Chương 2: QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005 26 2.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đối với hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh 26 2.2. Chủ trương và quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên chỉ đạo hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh 41 Chương 3: ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015 61 3.1. Chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Hưng Yên về công tác phụ nữ và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ 61 3.2. Đảng bộ tỉnh Hưng Yên chỉ đạo hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh 81 Chương 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 110 4.1. Một số nhận xét 110 4.2. Một số kinh nghiệm 134 KẾT LUẬN 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 171 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCH : Ban Chấp hành CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH : Chủ nghĩa xã hội LHPN : Liên hiệp Phụ nữ XHCN : Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kể từ khi ra đời đến nay, Đảng đã lớn mạnh không ngừng về chính trị, tư tưởng và tổ chức để có thể đảm đương xuất sắc sứ mệnh lãnh đạo cách mạng và lãnh đạo các tổ chức, đoàn thể quần chúng trong hệ thống chính trị của đất nước. Bước vào thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và hội nhập quốc tế, việc nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức chính trị xã hội nói chung, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) nói riêng, trở thành vấn đề quan trọng, là một trong những trọng tâm của công tác lãnh đạo của Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hội LHPN Việt Nam đã trưởng thành và lớn mạnh, tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ Việt Nam, đại diện, bảo vệ quyền bình đẳng, dân chủ, hợp pháp, chính đáng của phụ nữ; tham gia quản lý nhà nước, xây dựng Đảng; đoàn kết, vận động, tổ chức, hướng dẫn phụ nữ thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hội LHPN Việt Nam thực sự trở thành cầu nối giữa Đảng với các tầng lớp phụ nữ, góp phần đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân, tích cực tham gia các hoạt động của phụ nữ quốc tế và tranh thủ sự ủng hộ to lớn của phụ nữ Quốc tế đối với phụ nữ Việt Nam... Hưng Yên là một tỉnh ở vị trí trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, là tỉnh giàu truyền thống văn hiến cách mạng, trên mảnh đất ‘‘địa linh nhân kiệt’’ này, đã sản sinh ra nhiều danh nhân nổi tiếng. Chính nơi đây là quê hương của phong trào ‘‘Nữ du kích Hoàng Ngân’’ trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Năm 1997, sau ngày tái lập tỉnh, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, cùng sự nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và toàn thể nhân dân trong tỉnh, 2 Hưng Yên đã phát huy tối đa mọi nguồn lực để tạo thành sức mạnh tổng hợp vượt qua mọi khó khăn, giành được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn vốn đầu tư trong nước, nước ngoài và hoạt động sản xuất công nghiệp tăng vượt bậc. Kinh tế nông nghiệp từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa và xuất khẩu; đời sống nhân dân không ngừng được nâng lên. Hoạt động thương mại, dịch vụ ngày càng khởi sắc, tiềm năng du lịch được chú trọng đầu tư và khai thác có hiệu quả... Góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh, không thể không nói đến vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hưng Yên và các tầng lớp phụ nữ trong Tỉnh. Từ sau ngày tái lập Tỉnh, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên luôn coi trọng quán triệt, vận dụng sáng tạo đường lối của Đảng, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các đoàn thể quần chúng, trong đó có Hội LHPN Tỉnh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Tỉnh và Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, hoạt động của Hội LHPN tỉnh Hưng Yên luôn được chú trọng và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của Hội LHPN tỉnh vẫn còn một số hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng và truyền thống của Tỉnh. Những tồn tại, hạn chế, cần được nghiên cứu, tổng kết để rút kinh nghiệm cho hoạt động của Hội trong thời gian tiếp theo. Nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hội LHPN tỉnh từ năm 1997 (là năm tái lập tỉnh) đến năm 2015 (năm kết thúc nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII), nhằm làm rõ vai trò to lớn của các tầng lớp phụ nữ trong xây dựng quê hương xứ nhãn, góp phần giúp Đảng bộ Tỉnh tổng kết công tác vận động quần chúng trong tình hình mới; từng bước đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng bộ đối với hệ thống chính trị trong Tỉnh nói chung, các đoàn thể chính trị xã hội và Hội LHPN nói riêng. Qua đó, góp phần đánh giá thực trạng tổ chức, bộ máy Hội LHPN và hoạt động của phụ nữ tỉnh Hưng Yên dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Tỉnh từ sau khi tái lập Tỉnh (1997), trải qua các kỳ Đại hội (Đại hội 3 XIV, nhiệm kỳ 1997 - 2000; Đại hội XV, nhiệm kỳ 2000 - 2005; Đại hội XVI, nhiệm kỳ 2005 - 2010; Đại hội XVII, nhiệm kỳ 2010 - 2015); đúc kết một số kinh nghiệm, góp phần đưa phong trào phụ nữ tỉnh Hưng Yên phát triển vững mạnh, ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Với ý nghĩa đó, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề: “Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015” làm đề tài Luận án Tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hội LHPN tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015. Trên cơ sở đó, đúc kết một số kinh nghiệm từ thực tiễn quá trình lãnh đạo Hội LHPN tỉnh của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội LHPN tỉnh trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để hoàn thành mục đích đề ra, Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề: - Làm rõ những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đối với hoạt động của Hội LHPN tỉnh. - Trình bày có hệ thống các quan điểm của Đảng và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên về công tác phụ nữ và hoạt động của Hội LHPN tỉnh. - Phân tích, làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên, chỉ đạo hoạt động của Hội LHPN tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015. - Đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan về ưu điểm, hạn chế và bước đầu đúc kết một số kinh nghiệm qua thực tiễn quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hội LHPN tỉnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. 4 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu chủ trương và quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hội LHPN tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận án nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hội LHPN trên các phương diện: - Phân tích quan điểm của Đảng và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên về công tác phụ nữ và hoạt động của Hội LHPN. - Quá trình Đảng bộ Hưng Yên chỉ đạo hoạt động của Hội LHPN tỉnh trên các mặt: + Nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với Hội LHPN. + Xây dựng, phát triển tổ chức Hội: Xây dựng bộ máy, đội ngũ cán bộ Hội và phát triển hội viên. + Chỉ đạo Hội LHPN tỉnh, trực tiếp là hội viên phụ nữ tham gia phát triển kinh tế - xã hội. + Nâng cao chất lượng tuyên truyền, kiểm tra, giám sát và sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ Tỉnh về xây dựng tổ chức Hội. + Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước Về thời gian: Luận án nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động Hội LHPN tỉnh từ năm 1997 (là năm tái lập tỉnh) đến năm 2015 (năm kết thúc nhiệm kỳ XVII). Tuy nhiên, để đảm bảo tính logic, khoa học, luận án mở rộng thời gian nghiên cứu trước năm 1997 và sau năm 2015. Về không gian: Luận án nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Hưng Yên, gồm thành phố Hưng Yên và các huyện: Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ, Khoái Châu, Văn Giang, Phù Cừ, Tiên Lữ, Ân Thi, Kim Động. 5 4. Cơ sở lí luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng về vai trò của phụ nữ và công tác vận động phụ nữ. 4.2. Nguồn tài liệu Nguồn tài liệu chủ yếu sử dụng cho Luận án gồm: Các văn kiện của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về phụ nữ và công tác phụ nữ; những văn kiện của Trung ương Hội LHPN Việt Nam; nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên; nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, báo cáo của Hội LHPN tỉnh Hưng Yên. Các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic là chủ yếu. Bên cạnh đó là các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê; so sánh; điều tra, phỏng vấn các nhân chứng lịch sử để hoàn thành mục tiêu mà luận án đề ra. + Phương pháp lịch sử được sử dụng chủ yếu trong chương 2 và chương 3 để phân kỳ thời gian; làm rõ hoàn cảnh lịch sử; trình bày có hệ thống chủ trương, quan điểm của Đảng và Đảng bộ tỉnh cũng như quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên chỉ hoạt động của Hội LHPN tỉnh. + Phương pháp logic được sử dụng trong chương 2 và chương 3 để xâu chuỗi các sự kiện lịch sử, liên kết các nội dung đó để làm rõ sự phát triển về nhận thức và quá trình hoàn thiện chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Hưng Yên về hoạt động của Hội LHPN tỉnh. Trong chương 4, phương pháp logic được sử dụng chủ yếu để khái quát những ưu điểm, hạn chế và rút ra những kinh nghiệm qua thực tiễn quá trình Đảng bộ lãnh đạo Hội LHPN tỉnh từ 1997 đến 2015. 6 + Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này dùng để phân tích, tổng hợp những quan điểm, chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Hưng Yên về công tác phụ nữ; đồng thời phân tích, tổng hợp những hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh đối với những hoạt động của Hội LHPN tỉnh. + Phương pháp thống kê được dùng để thống kê những số liệu về các hoạt động cụ thể của Hội LHPN tỉnh. + Phương pháp đối chiếu để làm rõ sự phát triển về chủ trương cũng như sự phát triển trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đối với các hoạt động của Hội LHPN tỉnh. + Phương pháp điều tra phỏng vấn được dùng để đánh giá tác động của hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh đối với hoạt động của Hội LHPN và phong trào phụ nữ Tỉnh trong giai đoạn 1997 - 2015. 5. Đóng góp mới của Luận án Một là, tổng quan những nội dung cơ bản của những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, trên cơ sở đó, khái quát những kết quả đạt được, chỉ rõ những vấn đề mà luận án tiếp tục nghiên cứu. Hai là, làm rõ những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đối với hoạt động của Hội LHPN tỉnh trong những năm 1997-2015 trên các khía cạnh: quan điểm, chủ trương của Đảng; điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng hoạt động Hội LHPN tỉnh trước năm 1997. Ba là, phân tích những quan điểm, chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Hưng Yên về công tác vận động phụ nữ và hoạt động của Hội LHPN. Bốn là, góp phần làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên chỉ đạo Hội LHPN tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015 qua 2 giai đoạn 1997-2005 và 2005-2015 trên phương diện: Xây dựng tổ chức, bộ máy cán bộ và hoạt động của Hội LHPN tỉnh. 7 Năm là, luận án đưa ra một số nhận xét về những ưu điểm, hạn chế và phân tích nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế; đúc kết một số kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đối với hoạt động của Hội LHPN tỉnh. Sáu là, luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình đã công bố của tác giả liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương, 8 tiết. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Phụ nữ và công tác phụ nữ là một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề phụ nữ được công bố dưới các hình thức như: sách, bài viết trên tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học, luận án tiến sỹ Có thể khái quát thành những nhóm công trình chủ yếu: 1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu chung về phụ nữ và vai trò của phụ nữ Công trình khoa học: Tiếp tục tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong đời sống chính trị của đất nước của Nguyễn Thị Thanh Hòa [56]; Phát huy hơn nữa vai trò của phụ nữ trong tham gia quản lý Nhà nước của Nguyễn Thị Bình [26]; Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội, tham gia quản lý Nhà nước và định hướng phát triển đến năm 2000 của Trương Mỹ Hoa [49]; Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng Phụ nữ và xây dựng đội ngũ cán bộ nữ của Nguyễn Thị Mão [126]... Những công trình trên đã khẳng định vị trí của phụ nữ Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, đặc biệt là vị trí, vai trò, tầm quan trọng của phụ nữ trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cuốn sách Hai mươi năm một chặng đường phát triển của phụ nữ Việt Nam 1975 - 1995 của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam [58]. Cuốn sách nêu bật hoạt động của Hội LHPN Việt Nam từ sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, đến những năm tiến hành sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Qua đó, khẳng định những đóng góp của phụ nữ Việt Nam trong tiến trình phát triển của đất nước, dự báo những bước đi tiếp theo để phụ nữ Việt Nam hòa nhập, tiến vào thế kỷ XXI. Cuốn Những chặng đường đã qua của Lê Chân Phương [146]. Tác phẩm tái hiện lại những kỷ niệm sâu sắc nhất về những chặng đường hoạt động cách 9 mạng gắn bó với đồng chí, đồng bào trong những năm kháng chiến gian khổ với mong muốn góp phần nhỏ bé vào kho tàng đấu tranh cách mạng của phụ nữ và nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, gắn với sự nghiệp giải phóng phụ nữ, thực hiện quyền bình đẳng nam nữ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Bác Hồ kính yêu. Công trình: Phụ nữ Việt Nam bước vào thế kỷ XXI của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam [60]. Thông qua việc nghiên cứu có hệ thống và toàn diện vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong tiến trình lịch sử phát triển đất nước, từ khi có Đảng đến những năm đầu thế kỷ XXI, công trình đã đánh giá đầy đủ, sâu sắc hơn vai trò của phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là trong 15 năm đổi mới (1986-2001). Khẳng định bước trưởng thành của phụ nữ Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, gia đình, xã hội, góp phần nâng cao vị trí, vai trò của phụ nữ Việt Nam trong thiên niên kỷ mới. Gắn liền vấn đề phụ nữ với nghiên cứu về giới, cuốn sách: Phụ nữ, giới và phát triển của Trần Thị Vân Anh, Lê Ngọc Hùng [1] đã cung cấp hệ thống những quan điểm, phạm trù, khái niệm, phương pháp và các vấn đề cơ bản dưới góc độ phụ nữ học. Đồng thời, các tác giả cũng phân tích các chính sách xã hội đối với phụ nữ, làm luận cứ khoa học cho việc thực hiện nguyên tắc công bằng xã hội và bình đẳng giới, trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng XHCN ở Việt Nam. Cuốn sách Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về bình đẳng giới của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam [69]. Cuốn sách đã trang bị những kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ công tác hội cho cán bộ Hội các cấp sử dụng, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về bình đẳng giới. Cuốn sách: Sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước của Dương Thị Xuân [185], đã trình bày quan điểm của Đảng và Nhà nước vì sự tiến bộ của phụ nữ; đồng thời, nêu lên những kết quả hoạt động của 10 phụ nữ trên nhiều lĩnh vực, chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội. Tác giả khẳng định, phụ nữ Việt Nam không chỉ có vị trí, vai trò trong nước, mà còn có vị thế quan trọng trên trường quốc tế. Bài viết: Công tác tuyên truyền của Đảng nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế tri thức của Lê Lục [125], đã phân tích vai trò đặc biệt quan trọng của phụ nữ trong nền kinh tế tri thức. Tác giả nhấn mạnh việc nâng cao nhận thức và vai trò của các cấp ủy Đảng, chính quyền về vai trò của phụ nữ trong xã hội là một trong những giải pháp then chốt để thực hiện mục tiêu bình đẳng giới trong thời kỳ đổi mới đất nước. Cuốn sách Gia đình, phụ nữ Việt Nam với dân số, văn hóa và sự phát triển bền vững của Lê Thi [151], tác giả đưa ra những chuẩn mực người phụ nữ Việt Nam thời hiện đại và nêu ra những suy nghĩ về công, dung, ngôn, hạnh từ xưa đến nay. Những phẩm chất đó được coi như cẩm nang để phụ nữ thời kỳ mới dựa trên tiêu trí đó để phấn đấu, rèn luyện. Cuốn sách Gia đình Việt Nam và vai trò của phụ nữ trong giai đoạn hiện nay của Dương Thị Minh [131], đã phân tích, làm rõ những nhân tố cơ bản tác động đến sự biến đổi của gia đình; đặc điểm cơ bản của gia đình Việt Nam và xu hướng biến đổi vai trò của phụ nữ; đồng thời, đưa ra các giải pháp để xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc nhằm phát huy vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Ban Tổ chức Trung ương, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài: Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ trong hệ thống chính trị [21]. Kết quả nghiên cứu đề tài đã góp phần làm sáng tỏ những luận cứ khoa học về việc nâng cao vị trí, vai trò, năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ; đồng thời, đề xuất giải pháp tăng cường sự tham gia lãnh đạo, quản lý của phụ nữ trong hệ thống bộ máy Đảng, Nhà nước và các tổ chức đoàn thể nhân dân trong tình hình mới. Cuốn sách Phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam [66], làm rõ vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong tiến trình lịch sử cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam gần 80 năm (1930-2007). Đồng thời, nêu bật 11 những quan điểm thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với phụ nữ và phong trào phụ nữ; đề cao và khẳng định vai trò, vị trí và sức mạnh to lớn của phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng. Qua việc nghiên cứu những đóng góp của phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và 20 năm đổi mới đất nước, công trình khẳng định sự đúng đắn trong chủ trương và quá trình lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ nữ; đồng thời, nêu bật sự nỗ lực, những đóng góp to lớn của các tầng lớp phụ nữ, phong trào phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Phan Thanh Khôi, Đỗ Thị Thạch, Những vấn đề giới từ lịch sử đến hiện đại [121], đã nghiên cứu vấn đề giới từ nhiều cách tiếp cận, trong các tác phẩm kinh điển của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Hồ Chí Minh đến vấn đề giới trong đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; vấn đề giới trong một số thông tin phương tiện đại chúng và trong sách giáo khoa. Đây là một công trình nghiên cứu tương đối đầy đủ đến vấn đề giới. Đó cũng chính là căn cứ lý luận và thực tiễn về thực trạng về giới ở nước ta hiện nay. Bài viết: Hoạt động và đóng góp của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Nguyễn Thị Thanh Hòa [51]. Bài viết đã nêu bật vai trò của phụ nữ trong thời kỳ đổi mới, gắn mọi hoạt động của phụ nữ với thi đua yêu nước, không ngừng phát huy sức mạnh, sự chủ động, sáng tạo trên mọi lĩnh vực. Công trình nghiên cứu: Nghiên cứu gia đình, thế giới thời kỳ đổi mới của Nguyễn Hữu Minh, Trần Thị Vân Anh [132], tập trung nghiên cứu về gia đình trong bối cảnh mới, đặc biệt đề cập đến vấn đề phụ nữ Việt Nam và việc tham gia vào công tác chính trị, việc làm và lao động nữ thời kỳ đổi mới. Bài viết của Nguyễn Thị Thanh Hòa, Nâng cao vị thế của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa [52]. Xuất phát từ quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về vai trò của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, tác giả khẳng định vai trò của phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và trách nhiệm của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Tác giả đề nghị Bộ chính trị và Ban Bí thư tiếp tục quan 12 tâm chỉ đạo hoạt động của Hội LHPN các cấp, các ngành các đoàn thể, tạo cơ hội cho phụ nữ phát huy khả năng của mình trong hệ thống chính trị. Bài viết: Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay của Phạm Hạnh Sâm [149]. Tác giả khẳng định được tham gia lãnh đạo, quản lý, được trao quyền, cùng với việc trau dồi về phẩm chất, năng lực thực sự, người phụ nữ sẽ thực hiện tốt vai trò đại diện cho ý trí, nguyện vọng của chính bản thân phụ nữ. Đồng thời, phụ nữ có điều kiện thuận lợi để phát triển tiềm năng, sức lực và trí tuệ, đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp đổi mới đất nước và cho sự nghiệp bình đẳng giới. Cuốn sách: Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế của Hoàng Thị Ái Nhiên [144]. Tác giả đề cập đến quan điểm của Đảng và nhà nước về vai trò của phụ nữ; đưa ra con số thống kê cụ thể về việc phụ nữ tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội; khẳng định vai trò của phụ nữ trong thời kỳ đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế. Bài viết: Phụ nữ Việt Nam đoàn kết, sáng tạo, bình đẳng và phát triển, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh của Nguyễn Thị Thanh Hòa [54]. Bài viết khẳng định, với trên 48% lực lượng lao động xã hội, có mặt trong các ngành nghề, lĩnh vực, các tầng lớp phụ nữ Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển chung của đất nước. Xây dựng tổ chức hội vững mạnh, phát huy đầy đủ vai trò nòng cốt trong công tác phụ nữ và thực hiện bình đẳng giới là mục tiêu, chương trình hành động của Hội LHPN. Bài viết: Năm năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Nguyễn Thị Thu Hồng [120]. Bài viết đã hệ thống kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội. Ngoài ra, dưới những góc độ nghiên cứu khác nhau của nhiều chuyên ngành khoa học như: Triết học, Xã hội học, Hồ Chí Minh học..., các công trình khoa học trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh, cả trên phương diện lý luận và 13 thực tiễn về vai trò to lớn của người phụ nữ Việt Nam xưa và nay trong quá trình đấu tranh bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Những công trình khoa học nghiên cứu chung về phụ nữ và vai trò của phụ nữ Việt Nam đã khẳng định vị trí, vai trò của phụ nữ đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc; làm rõ về chủ trương, đường lối công tác phụ nữ nói chung, lãnh đạo tổ chức Hội LHPN và phong trào phụ nữ nói riêng của Đảng; nêu rõ thực trạng hoạt động của Hội LHPN Việt Nam trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng XHCN, đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng và hoạt động của Hội phụ nữ các cấp. 1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về tổ chức Hội phụ nữ và phong trào phụ nữ Việt Nam Hội LHPN Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội, một thành viên của hệ thống chính trị Việt Nam, đại diện cho các tầng lớp phụ nữ Việt Nam (chiếm trên 50% dân số và lực lượng lao động xã hội). Trong công cuộc đổi mới đất nước, việc đổi mới hệ thống chính trị nói chung, đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị nói riêng là một yêu cầu mang tính khách quan. Đây là lĩnh vực nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Trong nhóm công trình nghiên cứu về tổ chức Hội phụ nữ và phong trào phụ nữ Việt Nam, có các công trình nghiên cứu về đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị nói chung. Tiêu biểu là: Các công trình nghiên cứu về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân gồm: Đổi mới mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân cấp phường trong điều kiện kinh tế thị trường của Dương Xuân Ngọc [133]; Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội của Nguyễn Khánh Ngọc, Phạm Ngọc Quang [134]; Về giám sát và phản biện của Mặt trận Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay của Đặng Đình Tân [150]; Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể nhân dân hiện nay của Ngô Huy Tiếp [157]. 14 Các công trình nêu trên cung cấp những tri thức tổng thể, toàn diện về đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị nói chung, của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân nói riêng. Đây là những kiến thức quý, làm cơ sở để tác giả có thể nghiên cứu sâu hơn về sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, trong đó có Hội LHPN. Bên cạnh các công trình nghiên cứu về tổ chức Hội phụ nữ và phong trào phụ nữ Việt Nam, còn có các công trình nghiên cứu về công tác vận động phụ nữ, đáng chú ý là: Lịch sử Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam (1930-1976), tập I [72]; Lịch sử Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam (1930-1976) (1976-1912), tập II của Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam [73]. Cuốn sách đã tổng kết, đánh giá một cách hệ thống quá trình ra đời, trưởng thành và phát triển về tổ chức, hoạt động của Hội LHPN Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; nêu rõ vai trò chỉ đạo tích cực, chủ động, sự sáng tạo trong vận dụng, cụ thể hóa đường lối chủ trương của Đảng vào nhiệm vụ công tác Hội; đoàn kết, tập hợp và vận động hội viên, phụ nữ thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của Hội trong các giai đoạn cách mạng. Đồng thời, góp phần tôn vinh những cán bộ, hội viên, phụ nữ có nhiều đóng góp cho đất nước, cho sự phát triển của Hội LHPN Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cuốn sách Biên niên lịch sử Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam của Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam [74], tập hợp các sự kiện cơ bản được chọn lọc, đối chiếu, xác minh và hệ thống hóa nhằm qua đó thể hiện một cách toàn diện quá trình hình thành tổ chức và hoạt động của Hội LHPN Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; hệ thống các quan điểm, đường lối, cảu Đảng với công tác phụ vận trong đó có Hội LHPN Việt Nam; giới thiệu một cách sinh động hoạt động của Hội LHPN Việt Nam trong các giai đoạn cách mạng. 15 Bài viết: Làm tốt công tác vận động, quy tụ sức mạnh của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam của Nguyễn Thị Thanh Hòa [55]. Tác giả nêu bật những kết quả của công tác Hội và phong trào phụ nữ Việt Nam những năm 2007 - 2012, góp phần to lớn vào thành tựu chung, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của đất nước. Đồng thời, qua thực tiễn phong trào phụ nữ và nhu cầu của hội viên, bài viết nêu rõ những dự báo về thuận lợi, khó khăn, thách thức đối với công tác vận động phụ nữ trong giai đoạn mới, đồng thời đề ra những định hướng lớn và giải pháp có tính đột phá của Hội, nhằm phát huy hơn nữa vai trò của Hội LHPN Việt Nam trong công tác vận động nhằm quy tụ sức mạnh của các tầng lớp phụ nữ, góp phần vào sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Những công trình nghiên cứu trên, từng bước làm rõ sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ vận; khẳng định vị trí, vai trò to lớn của phụ nữ trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; đề cập đến thực trạng và những vấn đề cấp bách đặt ra trong công tác vận động phụ nữ thời kỳ đổi mới; đồng thời, đề ra một số giải pháp, định hướng chỉ đạo để thực hiện tốt hơn công tác phụ vận của Đảng trong tình hình mới. Nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của Hội LHPN Việt Nam với tư cách là một tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị của đất nước, đóng vai trò nòng cốt trong thực hiện công tác phụ nữ của Đảng đã và đang thu hút được sự quan tâm của một số nhà nghiên cứu, trước hết là của chính tổ chức Hội LHPN Việt Nam, có thể kể đến một số công trình: Bài viết: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam với việc xây dựng các mô hình hoạt động của Trương Thị Khuê [122]. Bài viết đề cập đến mô hình tuyên truyền, giáo dục, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, nhằm nâng cao kiến thức và năng lực của phụ nữ. Cuốn sách: Các quy định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam [61], đã dày công tra cứu, sưu tầm những quy định từ Hiến pháp và pháp luật hiện hành về 16 nhiệm vụ, quyền hạn của Hội LHPN Việt Nam, coi đó là những căn cứ pháp lý để Hội LHPN tổ chức, hoạt động trong giai đoạn hiện nay. Đề tài khoa học: Cơ cấu cán bộ và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong hệ thống chính trị đổi mới của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam [63], và công trình khoa học: Vị trí, vai trò, chức năng và mô hình tổ chức của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong hệ thống chính trị của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam [65], đã làm rõ những cơ sở khoa học và thực tiễn của những vấn đề xoay quanh công tác tổ chức, cán bộ của Hội LHPN trong hệ thống chính trị. Trên cơ sở nghiên cứu những quan điểm, c...h hưởng sâu sắc của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, nhiều nắng và có mùa Đông lạnh, hàng năm có hai mùa rõ rệt. Hưng Yên cũng là tỉnh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, với ba hệ thống sông lớn chảy qua: Sông Đuống, sông Hồng, sông Luộc - những đường sông chính của Hưng Yên. Ngoài ra, còn có hệ thống sông nội địa như: sông Cửu An, sông Kẻ Sặt, sông Hoan Ái, sông Nghĩa Trụ, sông Điện Biên, sông Kim Sơn... thuận lợi không chỉ cho sản xuất nông nghiệp mà còn cho sự phát triển công nghiệp, sinh hoạt và giao thông đường thuỷ. Những yếu tố tự nhiên thuận lợi của tỉnh Hưng Yên, là tiềm năng quan trọng để phát huy vai trò của Hội LHPN tỉnh trong việc phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân trong tỉnh, trong đó có các tầng lớp phụ nữ. * Điều kiện kinh tế - xã hội Để đáp ứng với tình hình và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới, thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Quốc hội, tháng 1 năm 1997, tỉnh Hưng Yên chính thức được tái lập sau 29 năm hợp 32 nhất với tỉnh Hải Dương. Khi tái lập tỉnh, Hưng Yên vẫn là tỉnh thuần nông, công nghiệp hầu như không có gì đáng kể, kết cấu hạ tầng yếu kém, thiết bị công nghệ lạc hậu, nhận thức của người dân về phát triển kinh tế còn hạn chế. Năm 1997, nguồn nhân lực của tỉnh Hưng Yên khá dồi dào “dân số 1.075.517 người” [69, tr.296], trong đó, số người trong độ tuổi lao động chiếm hơn 50%. Tỷ lệ lao động có trình độ của Hưng Yên thấp, bởi sau khi tái lập tỉnh, đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ ở lại tỉnh công tác ít. Hiện nay, số lao động chưa có việc làm còn nhiều đã trở thành sức ép lớn đối với Hưng Yên trong vấn đề giải quyết việc làm. Ngoài nghề chính là trồng trọt, người dân còn nuôi trồng thuỷ sản trồng dâu, nuôi tằm, làm các nghề thủ công và nghề truyền thống khác. Về thành phần dân tộc, ở Hưng Yên hầu hết là người Kinh, số đông theo đạo Phật, một số ít theo đạo Thiên Chúa, phân bố rải rác không tập trung. Sau khi tái lập, Hưng Yên cùng cả nước tập trung xây dựng phát triển kinh tế. Với sự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh cùng với chính sách cởi mở thông thoáng, tranh thủ sự hỗ trợ đầu tư nước ngoài, tình hình kinh tế - xã hội Hưng Yên sau những năm đầu tái lập đã có nhiều khởi sắc, đổi thay từng ngày, được đánh giá là một trong những tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế tương đối nhanh. Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Nông nghiệp nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ trọng giữa chăn nuôi và trồng trọt ngày càng cân đối. Người nông dân bước đầu quan tâm đến sản xuất hàng hoá, đảm bảo an ninh lương thực. Công nghiệp dịch vụ có bước phát triển khá. Công nghiệp địa phương tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng vẫn đạt được những thành tích đáng khích lệ. Một số ngành hàng tiếp tục được củng cố phát triển, lựa chọn mặt hàng ưu tiên và có lợi thế để đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ tạo ra những sản phẩm chất lượng cao. Khối công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, do số dự án đi vào hoạt động tăng lên, sản phẩm được thị trường chấp nhận và có xu thế phát triển tốt. Từ điểm xuất phát 33 thấp với nhiều khó khăn, thử thách khi mới tái lập, Hưng Yên đã nỗ lực vươn lên, hoàn thành tương đối toàn diện những nhiệm vụ mục tiêu chủ yếu đề ra. Về kinh tế: Năm đầu tái lập tỉnh (1997), một số chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. “Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng 14,4% so với năm 1996 (kế hoạch đề ra trên 10%). Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ: 52% - 20% - 28%, thu nhập bình quân đầu người 205USD” [159, tr.4]. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh và tinh thần quyết tâm của nhân dân trong tỉnh, đến năm 2005, “nền kinh tế tiếp tục phát triển nhanh, khá toàn diện và vững trắc, GDP năm sau cao hơn năm trước, bình quân tăng 12,28%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, đến năm 2005: Nông nghiệp 30,5%; Công nghiệp, xây dựng 38%; Dịch vụ 31,5%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 550 USD” [4, tr.373]. Về văn hóa - xã hội: Năm 1997, cơ sở vật chất của ngành giáo dục vẫn còn nghèo nàn, mạng lưới giáo dục đào tạo không đồng bộ, đội ngũ giáo viên còn thiếu, mất cân đối, chưa đồng bộ. Phần lớn các bệnh viện xây dựng từ những năm trước tuy được sửa chữa, nâng cấp, xây dựng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao tuy được đẩy mạnh dưới nhiều hình thức song cơ sở vật chất còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân trong tỉnh. Đến năm 2005, công tác giáo dục - đào tạo, xây dựng nền tảng cho mọi công dân phát triển toàn diện nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho sự nghiệp CNH, HĐH. Coi trọng cả quy mô, chất lượng và hiệu quả ở mọi cấp học, ngành học. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thu hút đầu tư của cả cộng đồng, các chương trình quốc gia, ngoài nước cho giáo dục đào tạo. Cơ sở y tế các tuyến được đầu tư cải tạo và tăng cường trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề và y đức của đội ngũ thầy thuốc. 34 Những điều kiện kinh tế - xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đời sống của nhân dân trong tỉnh, đồng thời cũng là nhân tố quan trọng tác động đến hoạt động của Hội LHPN tỉnh. * Truyền thống lịch sử, văn hóa Hưng Yên mảnh đất có truyền thống văn hiến, nhất là về cử nghiệp và thi thư, đã sản sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt, các nhà văn hoá lớn. Trong 845 năm nho học, “Hưng Yên có 214 vị đỗ đại khoa còn lưu danh ở bia Văn Miếu (thôn Xích Đằng, phường Nam Sơn thị xã Hưng Yên). Hưng Yên là tỉnh đứng thứ 4 trong cả nước về cử nghiệp” [164, tr.58]. Trong suốt quá trình đấu tranh lâu dài dựng nước và giữ nước, vùng đất Hưng Yên thời nào, lĩnh vực nào cũng có những nhân tài mà sử sách còn ghi như. Từ thủa bình minh lịch sử của dân tộc, bước phát triển của thời đại Hùng Vương từ Chử Đồng Tử - Tiên Dung - Một thiên tình sử đẹp nhất trong kho tàng văn học Việt Nam, nói lên tiếng nói tự do yêu đương và bình đẳng nam nữ. Trong lịch sử đấu tranh lâu dài dựng nước và giữ nước, đất Hưng Yên đã sản sinh ra những nhân vật tài ba, lỗi lạc trên các lĩnh vực mà sử sách còn ghi, dân ta ca tụng: Tài năng về Quân sự có Triệu Quang Phục, Phạm Ngũ Lão, Hoàng Hoa Thám Văn tài lỗi lạc có Nguyễn Trung Ngạn, Đoàn Thị Điểm Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng Về Y học có danh Y Lê Hữu Trác. Khoa học có Nguyễn Công Tiễu, Phạm Huy Thông Sân khấu Chèo có Nguyễn Đình Nghị, Hoa Tâm Mỹ thuật có Tô Ngọc Vân, Dương Bích Liên, Âm nhạc có Mai Văm Chung Thế kỷ XX, trên lĩnh vực hoạt động chính trị chống đế quốc, phong kiến, giành độc lập dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hưng Yên cũng là quê hương của nhiều cán bộ cách mạng tiền bối, nhiều nhà chính trị có tên tuổi như Tô Hiệu, Nguyễn Bìnhcùng bao tấm gương chiến đấu hi sinh khác đã góp phần tô đẹp cho truyền thống quê hương, làm rạng danh Tổ quốc. Đặc biệt, người con ưu tú của quê hương - đồng chí Nguyễn Văn Linh, một trong những người góp phần kiến tạo đường lối đổi mới; Tổng Bí thư nhiệm kỳ đầu của thời kỳ đổi mới đất nước (1986-1991). 35 Là quê hương có nhiều di tích lịch sử, đặc biệt là đền chùa, đồng thời, Hưng Yên cũng là một trong những địa danh lưu giữ, bảo tồn một số di tích, di vật được đánh giá là quý hiếm, với vẻ đẹp của thời gian và giá trị nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc...Tất cả cho chúng ta cái nhìn tinh tế trước vẻ đẹp của sự kết hợp kiến trúc truyền thống và hiện đại. “Là tỉnh có mật độ di tích dầy đặc của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng với 1.210 di tích văn hoá, lịch sử, tín ngưỡng. Trong đó 172 di tích được nhà nước xếp hạng và 32.574 cổ vật trong các di tích. Đặc biệt là di tích Phố Hiến - trung tâm thương mại, đối ngoại sầm uất phồn hoa bậc nhất vào thế kỷ XVI, XVII” [164, tr.49]. Trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, có nhiều đền, chùa nổi tiếng như đền thờ Đức Tống Trân, đền thờ Đức Ngô Vương, đền Phạm Bạch Hổ, đền Đinh Điền, đền Trần, đền Phạm Ngũ Lão, đền Chử Đồng Tử Mỗi đền, chùa là một kho tàng mỹ thuật sống động, với rất nhiều cổ vật quý hiếm. Đó là những không gian văn hoá truyền thống, hiện hữu nét đẹp văn hoá vật thể, phi vật thể hấp dẫn du khách bởi sự hài hoà cảnh trí thiên nhiên và hình khối kiến trúc, nghệ thuật chạm khắc tinh vi. Những điều kiện lịnh sử, văn hóa của Tỉnh đã làm giàu cho đời sống tinh thần của nhân dân, trong đó có phụ nữ Hưng Yên. Là một Tỉnh thuần nông, đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Phụ nữ vốn là người lao động. Trải qua bao thế hệ, chị em cùng với chồng con “Một nắng hai sương”, ý thức lao động, sự kiên trì, phẩm chất của người phụ nữ trở thành lẽ sống của họ, vì chồng, vì con, vì gia đình, đất nước. Thế kỷ thứ nhất có các nữ tướng Nguyệt Thai, Nguyệt Độ...; thế kỷ XI có Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan (1044 - 1117) quê ở Như Quỳnh - Văn Lâm hiện nay, Bà đã hai lần thay thay chồng là Lý Thánh Tông nhiếp chính. Bà cùng Lý Thường Kiệt, Lý Đạo Thành lãnh đạo nhân dân ta chiến thắng quân Tống xâm lược, bà là tấm gương tiêu biểu của truyền thống “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Thời Lê Lợi chống giặc Minh thế kỷ XV, Hưng Yên có bà Đào Thị Huệ quê Đào Đặng - Tiên Nữ học thông, biết rộng, hát hay múa giỏi, dung nhan, tài hoa, có công giết giặc. 36 Dưới chế độ cũ, phụ nữ Hưng Yên khổ cực trăm bề, luôn phải đối phó với thiên tai, địch họa... quanh năm lao động vất vả mà vẫn đói rách. Chế độ phong kiến thống trị lâu đời, lễ giáo khắc nghiệt, cùng sự đàn áp, bóc lột, của bọn đế quốc xâm lược đã trói buộc họ trong tăm tối, dốt nát. Chính vì lẽ đó, khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo, giải phóng dân tộc, giải phóng phụ nữ thoát khỏi cuộc đời nô lệ, lầm than. Chị em đã quyết tâm đi theo Đảng, cùng chồng con tham gia đấu tranh đánh đổ đế quốc, phong kiến, giành độc lập, tự do cho tổ quốc, hạnh phúc cho nhân dân. Sau năm 1997, với điều kiện mới của Tỉnh đã tác động trực tiếp đến đời sống phụ nữ Hưng Yên. Phát huy truyền thống, cần cù, bước vào thời kỳ mới, các tầng lớp phụ nữ trong Tỉnh đảm đang làm kinh tế gia đình, tích cực học tập nâng cao hiểu biết, áp dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất, tích cực tham gia công tác xã hội, nuôi con khỏe, dạy con ngoan, xây dựng gia đình hạnh phúc. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và truyền thống lịch sử - văn hóa đem lại một số thuận lợi, đồng thời cũng hàm chứa những khó khăn, thách thức, ảnh hưởng đến phong trào phụ nữ và hoạt động của Hội LHPN tỉnh Hưng Yên. * Về thuận lợi Một là: Là tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng châu thổ sông Hồng, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, có hệ thống giao thông thuận lợi đến các trung tâm lớn của đất nước là Hà Nội, Hải Phòng, tỉnh Hưng Yên có điều kiện mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa - xã hội, đặc biệt là phát triển các ngành thương mại, dịch vụ và tiếp thu các thành tựu khoa học - kỹ thuật, nét văn hóa của các thành phố lớn... Những điều kiện đó, tạo điều kiện cho nhân dân trong Tỉnh, trong đó có tầng lớp phụ nữ, mở mang phát triển các ngành kinh tế nhất là các nông sản hàng hóa và các sản phẩm của nghề thủ công nghiệp để cung cấp cho thị trường rộng lớn. Hai là: Là địa phương có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi, với diện tích đất nông nghiệp dồi dào, hệ thống sông ngòi phong phú, tạo kiều kiện để 37 tăng gia sản xuất, đặc biệt là trồng lúa, các cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Với đất đai trù phú, thổ nhưỡng tương đối thuận lợi, cho phép các tầng lớp nhân dân tăng cường thâm canh, tăng năng xuất cây trồng, vật nuôi, đảm bảo phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần đảm bảo đời sống vật chất cho các tầng lớp nhân dân, trong đó có phụ nữ. Ba là: Với truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời, đặc biệt là tinh thần yêu quê hương, đất nước và truyền thống cần cù trong lao động sản xuất. Bước vào thời kỳ đổi mới, với đường lối và chủ trương đúng đúng đắn của Trung ương Đảng và Đảng bộ Tỉnh, các tầng lớp nhân dân, nhất là phụ nữ, hăng hái sản xuất, tiếp thu các thành tựu khoa học - kỹ thuật, để phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ để từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh. * Khó khăn Thứ nhất, là tỉnh có diện tích đất nông nghiệp tương đối rộng, song nhiều vùng thuộc vùng chiêm trũng, chua, phèn, gây ảnh hưởng đến canh tác nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa. Vì thế, so với nhiều địa phương thuộc vùng châu thổ sông Hồng năng suất lúa và cây trồng ở Hưng Yên chưa cao. Bên cạnh đó, nhiều địa phương, kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, nhất là hệ thống đường giao thông còn lạc hậu, gây khó khăn cho các ngành công nghiệp, đặc biệt là hình thành các khu công nghiệp tập trung. Vì thế, gây cản trở cho việc chuyển đổi nghề nghiệp của nhân dân, trong đó có các tầng lớp phụ nữ. Thứ hai, do điều kiện kinh tế - xã hội còn hạn chế, nên đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đặc biệt là các tầng lớp phụ nữ nông thôn còn khó khăn, vì thế họ phải tập trung lao động, sản xuất để từng bước nâng cao đời sống vật chất cho gia đình, ít có điều kiện tham gia các hoạt động xã hội. Điều đó ảnh hưởng đến công tác vận động các tầng lớp phụ nữ tham gia công tác Hội và các phong trào phụ nữ. 38 Thứ ba, đại đa số phụ nữ Hưng Yên là nông dân sống ở các vùng nông thôn, trình độ dân trí còn thấp nên khả năng tiếp thu khoa học - kỹ thuật, công nghệ còn hạn chế. Điều đó ảnh hưởng đến việc nâng cao năng suất lao động, tiền lương và thu nhập cho phụ nữ. Bên cạnh đó, việc dạy nghề, đối với những ngành nghề đòi hỏi kỹ năng, chuyên môn cao đối với phụ nữ còn hạn chế nên phụ nữ ít có cơ hội tiếp cận với các công việc có thu nhập cao. Vì thế, đại bộ phận phụ nữ ở Hưng Yên có thu nhập thấp, do vậy, họ phải thường xuyên bươn trải để kiếm sống. Đó là cản trở lớn trong việc tập hợp cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia các phong trào phụ nữ và các hoạt động của Hội LHPN tỉnh. Thứ tư, với đặc thù của một tỉnh mới tái lập, công tác Hội LPHN của tỉnh cũng còn nhiều bất cập như: số Hội viên chưa ổn định “245.870 hội viên năm 1997” [77, tr.11], so với dân số Hưng Yên năm 1997 là 1.075.517 người, thì số hội viên chưa đông đảo. Xã hội chuyển từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường làm nhiều chị em mải làm kinh tế không quan tâm nhiều đến tổ chức Hội. Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ Hội vẫn còn nhiều hạn chế (nhất là ở cấp cơ sở), chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công tác Hội “Cán bộ tỉnh Hội, huyện Hội thường xuyên xuống cơ sở để trực tiếp làm công tác vận động phụ nữ, đặc biệt quan tâm giúp đỡ những cơ sở khó khăn” [87, tr.298]; việc tham mưu, chỉ đạo, điều hành tổ chức hoạt động của Hội còn nhiều lúng túng. Hoạt động của Hội chưa đáp ứng kịp thời những vấn đề đặt ra với một số đối tượng phụ nữ như lao động nữ trong khu công nghiệp, khu chế xuất; nữ thanh niên; phụ nữ cao tuổi; nữ doanh nhân. Việc giám sát thực hiện luật pháp chính sách, công tác phản biện xã hội ở nhiều địa phương còn chưa hiệu quả... Thực tế đó, đòi hỏi Đảng bộ tỉnh phải đề ra những chủ trương, giải pháp cụ thể, phù hợp, khoa học trong lãnh đạo công tác phụ nữ của Tỉnh nói chung và lãnh đạo xây dựng, phát triển tổ chức hội và phong trào thi đua của Hội 39 LHPN tỉnh nói riêng đạt hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của tỉnh trong điều kiện mới, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH. 2.1.3. Hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hưng Yên trước năm 1997 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), đề ra đường lối đổi mới toàn diện, trước hết là đổi mới về kinh tế, nhằm phát huy tinh thần tự lực tự cường, đưa đất nước thoát khỏi khó khăn, đi lên CNXH. Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, nhiệm vụ chung của phong trào phụ nữ được Trung ương Hội LHPN Việt Nam chỉ rõ: “Đoàn kết, tập hợp các tầng lớp phụ nữ, giáo dục, động viên chị em tích cực tham gia phong trào người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ tổ quốc” [87, tr.266]. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy Hải Hưng (Hải Dương sáp nhập cùng tỉnh Hưng Yên thành tỉnh Hải Hưng từ năm 1968) và sự chỉ đạo của Trung ương Hội LHPN Việt Nam, trước năm 1997, phong trào phụ nữ và công tác Hội Phụ nữ trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã có nhiều khởi sắc. Thực hiện cuộc vận động “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình”, Hội vận động chị em có điều kiện giúp chị em khó khăn về giống vốn, công lao động, kinh nghiệm sản xuất, hướng dẫn chị em nâng cao nhận thức về làm kinh tế gia đình, sử dụng vốn có hiệu quả. Kết quả của phong trào, tăng thêm một khối lượng đáng kể về lương thực, thực phẩm, góp phần vào thắng lợi các chương trình, mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh, “năm 1989 sản lượng lương thực đạt 98,5 vạn tấn, chăn nuôi tăng 15,7%, đời sống nhân dân nói chung và phụ nữ nói riêng được cải thiện và ổn định hơn, trình độ dân trí và đời sống tinh thần được nâng lên” [87, tr.274]. Cuộc vận động “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình”, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp phụ nữ, nhất là phụ nữ nghèo. Từ việc tương trợ giúp nhau làm kinh tế gia đình, đã nêu cao truyền thống “lá lành đùm lá rách”, tăng thêm tình đoàn kết, thương yêu đùm bọc, sống với nhau trong “nghĩa xóm tình làng”, trên cơ sở đó tổ chức Hội được củng cố. Qua việc thực 40 hiện đổi mới nội dung, phương thức hoạt động đem lại hiệu quả thiết thực, đã động viên thu hút được đông đảo chị em tham gia, góp phần xây dựng phong trào phụ nữ ngày càng vững mạnh. Cuộc vận động “Nuôi dạy con tốt, góp phần hạn chế trẻ em suy dinh dưỡng, trẻ em bỏ học”. Các cấp Hội đã nhận thức sâu sắc ý nghĩa tầm quan trọng của 2 cuộc vận động liên quan, gắn bó mật thiết với nhau, đáp ứng nguyện vọng của phụ nữ, trẻ em, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội và thực hiện chiến lược “con người” của Đảng và Nhà nước. Nhờ hoạt động tích cực của các cấp Hội, “toàn tỉnh có 21.990 trẻ em bị suy dinh dưỡng, đã có 2.374 cháu trở lại sức khỏe bình thường. Vận động giúp đỡ vật chất được 2.419 cháu trở lại trường học trong tổng số 8.081 cháu học sinh cấp I bỏ học” [87, tr.278]. Thực hiện công tác hậu phương quân đội, và các hoạt động văn hóa - xã hội, hội vận động chị em tích cực tham gia thực hiện công tác hậu phương quân đội, vận động phụ nữ chăm sóc bố mẹ liệt sĩ không nơi lương tựa, đỡ đầu con liệt sĩ, nuôi dưỡng thương binh nặngVận động chị em có đủ điều kiện tham gia dân quân tự vệ, động viên chồng, con thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự. Để thực hiện bảo vệ quyền lợi cho cho phụ nữ bằng pháp luật, Hội phụ nữ tích cực can thiệp, đề xuất với các ngành tư pháp, tuyên truyền luật pháp giúp chị em thực hiện tốt Trong điều kiện chuyển đổi cơ chế, tình hình xã hội có nhiều biến động, phong trào phụ nữ và hoạt động của Hội phụ nữ trên địa bàn Hưng Yên còn những khó khăn và hạn chế nhiều mặt, chưa theo kịp với yêu cầu của thời kỳ mới. Một số cấp Hội tuy có chuyển biến về nhận thức nhưng hoạt động còn lúng túng, dàn trải. Năng lực, trình độ của cán bộ Hội còn chưa đáp ứng được yêu cầu, một bộ phận cán bộ Hội nhận thức chưa đầy đủ về yêu cầu công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới, thiếu kiến thức, kỹ năng và tư duy đổi mới, làm việc theo lối hành chính, chưa thực sự nhiệt tình, tâm huyết với công tác Hội, sự nghiệp bình đẳng giới; nội dung sinh hoạt chưa phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của quần chúng phụ nữ. 41 Điều đó thể hiện qua một số điểm hạn chế trong kết quả hoạt động của Hội Phụ nữ thuộc địa bàn Hưng Yên từ 1992 - 1996: Tỷ lệ tập hợp thu hút hội viên tham gia sinh hoạt mới đạt 65.08%, chưa tập hợp được đông đảo đối tượng nữ thanh niên, phụ nữ cao tuổi, phụ nữ làm việc trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nữ doanh nhân, phụ nữ tiểu thương. Trong chỉ đạo chưa quan tâm đúng mức đến tổng kết, kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm. Một số cơ sở Hội chậm đổi mới, thiếu chủ động, nội dung hoạt động chưa thiết thực, chưa đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng của đông đảo phụ nữ. Đội ngũ cán bộ nữ chủ chốt các cấp giảm, trình độ năng lực đội ngũ cán bộ Hội, cán bộ nữ công cơ sở nhìn chung thấp so với yêu cầu trong thời kỳ CNH, HĐH. Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chính trị, xã hội của phụ nữ còn thấp so với nam giới; diện lao động nông nghiệp hầu như không được đào tạo. Điều kiện làm việc, đời sống sức khoẻ của lao động nữ chưa được cải thiện, thu nhập không ổn định. Trong công tác phối hợp liên ngành, mặc dù Hội có nhiều cố gắng, song ở một số việc, một số cơ sở sự phối hợp chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao. Còn một bộ phận phụ nữ tự ti, thụ động, thiếu nghị lực và ý chí phấn đấu vươn lên. 2.2. CHỦ TRƯƠNG VÀ QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH 2.2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên Sau khi tái lập Tỉnh (1997), Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị nhanh chóng bắt tay vào sắp xếp, kiện toàn lại tổ chức, ổn định tình hình tư tưởng, đẩy mạnh mọi hoạt động, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới. Việc Đảng bộ Tỉnh quan tâm thích đáng đến công tác kiện toàn tổ chức, cán bộ của các cơ quan, đoàn thể trong tỉnh nói chung, Hội LHPN tỉnh nói riêng là một điều kiện cần thiết và quan trọng, tạo đà cho quá trình ổn định và từng bước phát triển của tổ chức Hội và phong trào phụ nữ của một tỉnh mới được tái lập. 42 Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XIV (11-1997), trên cơ sở xác định rõ những hạn chế của tỉnh mới tái lập và những yếu kém trong hoạt động của hệ thống chính trị nói chung và Mặt trận Tổ quốc cùng các đoàn thể nói riêng, Đại hội chỉ rõ: “Hiệu lực quản lý Nhà nước của chính quyền các cấp có nơi, có lúc còn bộc lộ nhiều yếu kém. Thủ tục hành chính rườm rà, một bộ phận công chức còn sách nhiễu, phiền hà dân, bệnh quan liêu cửa quyền...” [158, tr.14], “ Sự lãnh đạo của cấp ủy, hoạt động của các đoàn thể chưa ngang tầm với sự tin cậy và đòi hỏi của cán bộ đảng viên và nhân dân của tỉnh giàu truyền thống vừa được tái lập, một số cấp ủy viên chưa sát dân và hiểu cơ sở” [158, tr.15], Trên cơ sở phân tích sâu sắc thực trạng hoạt động của hệ thống chính trị của tỉnh, Đại hội xác định: Tiếp tục đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Các đoàn thể cần tập hợp rộng rãi đối tượng hội viên dưới nhiều hình thức tổ chức đa dạng, thực hiện tốt chức năng giáo dục, vận động quần chúng thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ cụ thể, chăm lo lợi ích thiết thực cho hội viên. Mỗi đoàn thể cần có phong trào đặc trưng phù hợp, đại diện cho tầng lớp mình tham gia công việc của Nhà nước. Hướng mạnh về cơ sở để phát triển tổ chức, củng cố sinh hoạt, đào tạo cán bộ, khắc phục bệnh quan liêu hành chính trong hoạt động của các đoàn thể [158, tr.33]. Để thực hiện Nghị quyết Đại hội, ngay trong năm 1997, Tỉnh ủy Hưng Yên ban hành Chương trình hành động, trong đó nêu rõ “Đổi mới phương thức hoạt động của các đoàn thể quần chúng để gắn hoạt động thực tiễn cơ sở” [159, tr.4]. Nhằm cụ thể hóa những quan điểm trên, tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 8B (khóa VI) năm 1990, Nghị quyết 04-NQ/TW (1993) và Chỉ thị số 37-CT/TW (khóa VII) năm 1994, Đảng bộ Tỉnh ban hành một số văn bản chỉ đạo công tác vận động phụ nữ. Sau khi Ban vì sự tiến bộ của Phụ nữ tỉnh Hưng Yên được kiện toàn (1998), Tỉnh ủy Hưng Yên tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng triển khai thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW (1998) của Bộ 43 Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của các hội quần chúng”. Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến chỉ đạo hoạt động của các hội quần chúng, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ XV (2000), nêu rõ giải pháp nhằm phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội, tiếp tục phát triển tổ chức, kết nạp thêm hội viên, đoàn viên, không ngừng đổi mới nội dung phương thức hoạt động, công tác hướng về cơ sở, gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và lợi ích thiết thực của hội viên, đoàn viên, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước nước: “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư”; “Thanh niên lập nghiệp, tuổi trẻ giữ nước”; “Giữ gìn phát huy bản chất tryền thống bộ đội cụ Hồ”; “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, cần kiệm xây dựng đất nước”; “Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo”; “công nhân viên chức lao động thực hiện chương trình phục vụ nông nghiệp, lao động sáng tạo, thi đua 2 giỏi”... Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các thành viên đã tích cực tham gia vào hoạt động chính trị xã hội. Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa X, bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, xây dựng thực hiện quy chế dân chủ, giải quyết những vấn đề nổi cộm ở cơ sở, cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng, xây dựng củng cố chính quyền [160, tr.19]. Nghị quyết Đại hội chỉ rõ, phải quan tâm đến phụ nữ nghèo, cổ động phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, để đời sống chị em được đảm bảo. Để thực hiện được chủ trương đó, Hội LHPN tỉnh đã giải quyết tốt nguồn vốn vay và xây dựng các mô hình phát triển kinh tế ở các địa phương. Đồng thời, “ Tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, khắc phục tình trạng hành chính hóa, quan liêu; hướng về cơ sở, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác vận động quần chúng...” [160, tr.51-52]. 44 Như vậy, trong 2 nhiệm kỳ, Đảng bộ Tỉnh đã quan tâm chỉ đạo sát sao Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị, trong đó có Hội LHPN tỉnh. Quan điểm đó tiếp tục được Tỉnh ủy khẳng định trong Báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 8B (khóa VI) năm 1990; Về đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân và các nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị về công tác dân vận, mặt trận, dân tộc và tôn giáo trong thời kỳ đổi mới. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, tổ chức xã hội cần tiếp tục nắm chắc vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ của mình để xây dựng nội dung chương trình công tác nhằm phục vụ đắc lực nhiệm vụ chính trị của tỉnh, của từng địa phương, đơn vị. Thông qua hoạt động thực tiễn củng cố tổ chức, xây dựng con người mới, coi trọng chất lượng hiệu quả, khắc phục tệ phô trương, hình thức, không ngừng phát triển nâng cao chất lượng đoàn viên, hội viên và tổ chức cơ sở của đoàn của hội [161, tr.22]. Thực hiện Chỉ thị thị số 42-CT/TW (1998) của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của các hội quần chúng”, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (2005) nhấn mạnh: ... Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong việc tổ chức, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước... tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể theo phương châm hướng về cơ sở, vì cơ sở, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, chống quan liêu hình thức. Từng đoàn thể cần phát động và duy trì tốt các phong trào quần chúng mang sắc thái riêng của mình vừa thiết thực với đoàn viên, hội viên, có tác dụng xây dựng tổ chức đoàn thể vững mạnh phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ... [162, tr.52]. Quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) Về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động 45 của hệ thống chính trị, Tỉnh ủy Hưng Yên ban hành Kế hoạch số 43 và Kế hoạch số 51 KH/TU, chỉ rõ: “Ban Thường vụ cấp ủy cho ý kiến định hướng công tác lớn trong từng thời gian về chương trình, nội dung hoạt động hàng năm của Mặt trận Tổ quốc và cá đoàn thể chính trị - xã hội, phát huy tính chủ động, sáng tạo, các hình thức tổ chức hoạt động, sự gắn bó với nhân dân, tăng cường công tác dân vận khắc phục tình trạng hành chính hóa hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội” [167, tr.3]. Từ thực tiễn thực hiện chủ trương của Đảng bộ Tỉnh, Về tiếp tục đổi mới phương thứclãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị, “...Các cấp ủy chính quyền, đoàn thể cán bộ, đảng viên đã nắm được mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, nhiệm vụ và giải pháp, để nâng cao chất lượng hoạt động của Hội phụ nữ các cấp” [168, tr.3]. Tỉnh ủy chủ trương: “...Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy đối với hệ thống chính trị của địa phương, nhằm giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của chính quyền, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội” [168, tr.3] Trên cơ sở đó, Báo cáo Kiểm điểm sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, khóa XV và kết quả thực hiện cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng trình Đại hội XVI (2005), Đảng bộ tỉnh nhấn mạnh: “... Tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác cựu chiến binh, phụ nữ, thanh niên...” [162, tr.76]. Như vậy, trong những những năm (1997-2005), Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã đề ra những chủ trương về công tác phụ nữ và lãnh đạo hoạt động của Hội LHPN, được thể hiện tập trung ở một số nội dung cơ bản sau: Một là, khắc phục những hạn chế của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với việc lãnh đạo hoạt động của Hội LHPN và phong trào phụ nữ, trên cơ sở đó tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đối với tổ chức hội các cấp. Hai là, từng bước đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các cấp Hội nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội phụ nữ các cấp và phong trào phụ nữ trong toàn tỉnh, góp phần huy động năng lực, trí lực của các tầng lớp phụ nữ vào sự nghiệp đổi mới. 46 Ba là, chú trọng xâ...Yên. 183. Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên (2014), Kế hoạch số 118 KH-BCĐ, ngày 14/1/2014 về việc thực hiện Đề án Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi, dạy con tốt năm 2014, Hưng Yên. 184. Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên (2015), Chương trình hành động số 01- CTr/TU ngày 15/12/2015, về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020, Hưng Yên. 170 185. Văn phòng Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hưng Yên (1997), Ảnh tư liệu của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hưng Yên. 186. Văn phòng Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hưng Yên (2001), Ảnh tư liệu của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hưng Yên. 187. Văn phòng Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hưng Yên (2006), Ảnh tư liệu của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hưng Yên. 188. Văn phòng Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hưng Yên (2015), Ảnh tư liệu của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hưng Yên. 189. Dương Thị Xuân (2002), Sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội. 171 PHỤ LỤC Phụ lục 1 BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH HƯNG YÊN Phụ lục 3 MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC HỘI VÀ PHONG TRÀO PHỤ NỮ TỈNH HƯNG YÊN TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015 3.1. So sánh kết quả thực hiện phong trào thi đua”Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” qua 3 kỳ Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh Hưng Yên lần thứ XII;XIII, XIV. TT Nội dung 2001 - 2006 2006 - 2011 2011-2016 1 - Hội viên, phụ nữ đăng ký - Tỷ lệ/Tổng số hội viên, phụ nữ(%) 292.786 99.8% 165.547 82.0% 233.627 96.9% 2 - Hội viên phụ nữ đạt 3 tiêu chuẩn của phong trào - Tỷ lệ/Tổng số hội viên, phụ nữ(%) 206.323 71.3% 126.643 76.5% 202.395 86.6% Nguồn: [83]; [94]; [107] 3.2. So sánh kết quả phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế của Hội LHPN tỉnh Hưng Yên qua 3 kỳ Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh Hưng Yên lần thứ XIII, XIV, XV (1997 - 2016) TT Nội dung 1997- 2001 2001 - 2006 2006- 2011 2011-2016 1 Số phụ nữ giúp (giúp vốn, cây trồng, con giống, vật tư, ngày công) 66.817 64.824 47.491 54.95 2 Số lượt phụ nữ được giúp 136.797 113.249 93.755 61.061 3 Tổng giá trị giúp quy đổi bằng tiền (triệu đồng) 8.739.815.000 70.151.748 86.226.3700 136.591.000.000 Nguồn: [77]; [83]; [94]; [107] 3.3. So sánh kết quả hoạt động tín chấp cho Hội viên; phụ nữ vay vốn của Hội LHPN tỉnh Hưng Yên qua 3 kỳ Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh Hưng Yên lần thứ: XII, XIII, XIV, XV (1997 - 2016) TT Nội dung 1997-2001 2001-2006 2006-2011 2011-2016 1 Tổng số vốn huy động (triệu đồng) 79.877.648 757.484.000 662.981.000 938.865.000 2 Số lượt hộ phụ nữ vay vốn 8248.95 303.148 43.515 42.437 Nguồn: [77]; [83]; [94]; [107] Phục lục 4 BỘ MÁY TỔ CHỨC CÁN BỘ CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH HƯNG YÊN TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2016 4.1. So sánh trình độ đội ngũ cán bộ của Hội LHPN các cấp tỉnh Hưng Yên qua các năm 1997, 2006, 2011, 2016 4.1.1. Trình độ đội ngũ cán bộ Hội LHPN cấp tỉnh TT Nội dung 1997 2006 2011 2016 Tổng số cán bộ Hội chuyên trách 6 16 23 24 NCS 0 0 1 0 Th.S 0 0 5 6 ĐH 4 10 18 14 CĐ 3 3 3 2 TC 2 3 1 2 1 Chuyên môn SC 3 0 0 0 CC, CN 1 2 6 8 TC 3 2 2 2 2 Lý luận chính trị SC 2 12 15 16 Nguồn: [77]; [83]; [94]; [107] 4.1.2. Trình độ đội ngũ cán bộ Hội LHPN cấp huyện TT Nội dung 1997 2006 2011 2016 Tổng số cán bộ Hội chuyên trách 27 46 46 47 NCS 0 0 0 0 Th.S 0 1 5 11 ĐH 7 38 41 36 CĐ 4 3 0 0 TC 6 5 0 0 1 Chuyên môn SC 6 3 0 0 CC, CN 0 4 7 13 TC 12 17 26 25 2 Lý luận chính trị SC 5 25 13 9 Nguồn: [77]; [83]; [94]; [107] 4.1.3. Trình độ đội ngũ cán bộ Hội LHPN cấp cơ sở TT Nội dung 1997 2006 2011 2016 Tổng số cán bộ Hội chuyên trách 160 104 161 161 NCS 0 0 0 0 TS 0 0 0 0 ĐH 0 15 22 61 CĐ 2 23 1 7 TC 56 77 94 87 1 Chuyên môn SC 67 19 5 0 CC, CN 0 0 0 3 TC 0 33 118 123 2 Lý luận chính trị SC 109 96 42 34 Nguồn: [77]; [83]; [94]; [107] 4.2. So sánh tỷ lệ thu hút tập hợp hội viên của Hội LHPN tỉnh Hưng Yên qua các nhiệm kỳ: 1997 - 2001, 2001 - 2006, 2006 - 2011,2011-2016. TT Nội dung 1997-2001 2001- 2006 2006-2011 2011-2016 1 Tổng số phụ nữ từ 18 tuổi trở lên 241.846 266.788 294.500 317.870 2 Tổng số phụ nữ tham gia tổ chức Hội (hội viên) 172.561 201.758 245.627 259.816 3 Tỷ lệ 71,3% 75,6% 83,4% 81,74% Nguồn: [77]; [83]; [94]; [107] 4.3. So sánh kết quả bình xét, xếp loại tổ chức Hội cấp cơ sở qua các năm 1997, 2006, 2011, 2016. Năm Tổng số cơ sở Số cơ sở vững mạnh Số cơ sở khá Số cơ sở trung bình 1997 160 68/41,8% 76/47,5% 17/10,6% 2006 161 134/83,2% 27/16,8% 0 2011 161 136/84,5% 23/143% 2/1,3% 2016 161 146/90,7% 15/9,3% 0 Nguồn: [77]; [83]; [94]; [107] Phụ lục 5 PHỤ LỤC VỀ NHỮNG BÀI PHỎNG VẤN CÁC ĐỒNG CHÍ NGUYÊN CHỦ TỊCH HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH HƯNG YÊN QUA CÁC NHIỆM KỲ XI, XII, XIII, XIV GIAI ĐOẠN (1997-2015) MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH HƯNG YÊN DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH GIAI ĐOẠN (1997-2006) Doãn Thị Thanh Hoa Nguyên Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Hưng Yên giai đoạn (1997-2006) Năm 1997 tỉnh Hưng Yên được tái lập, Hội LHPN tỉnh Hưng Yên là tổ chức chính trị đầu tiên của tỉnh tiến hành đại hội. Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh khóa XI (1997-2001), khóa XII (2001-2006), đã bám sát sự chỉ đạo của Bộ Chính trị BCH Trung ương Đảng, tham mưu với Ban Thường vụ Tỉnh ủy và đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam, thể hiện ở các nghị quyết, chỉ thị quan trọng của Trung ương, của Tỉnh ủy, đảng đoàn, đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam trên lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, trước tình hình thế giới, khu vực, nhất là những thời cơ, thách thức ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta, trong đó có Hưng Yên. Trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, nhất là sau 20 năm đổi mới, tuy những năm đầu tái lập tỉnh còn có những khó khăn về đội ngũ cán bộ Hội nhất là cấp tỉnh chỉ có 6 đồng chí, cơ sở vật chất phục vụ công tác còn thiếu thốn. Song với tinh thần yêu quê hương, gắn bó với tổ chức Hội, BCH Hội LHPN tỉnh Hưng Yên, đoàn kết, thống nhất khắc phục mọi khó khăn, tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, vận động, hội viên và các tầng lớp phụ nữ trong tỉnh thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đa dạng hóa các loại hình tập hợp các hội viên vào tổ chức Hội; đồng thời tập trung chỉ đạo những nội dung liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ của Hội LHPN; chăm lo quyền, nghiã vụ, lợi ích hợp pháp của hội viên. Từ đó, tính thiết thực và hiệu quả của công tác phụ nữ nhiệm kỳ XI, XII ngày càng rõ nét. Hội còn làm tốt chức năng phản biện xã hội, giám sát việc thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước đến quyền lợi người dân trong đó có phụ nữ. Kết quả công tác Hội và phong trào phụ nữ Hưng Yên giai đoạn (1997- 2006), được đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam và BTV Tỉnh ủy đánh giá cao, được nhận cờ, bằng khen và nhiều phần thưởng cao quý khác. Với những thành quả trên Hội LHPN tỉnh Hưng Yên, đã góp phần tích cực cùng Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh tham gia phát triển kinh tế - xã hội, tham gia giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền làm chủ của nhân dân. Trong hai nhiệm kỳ Đại hội Phụ nữ tỉnh (1997-2001), (2001-2006), với cương vị là chủ tịch Hội, tôi rất tâm đắc với một số hoạt động của Hội LHPN Hưng Yên dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, với đặc điểm riêng của địa phương đã có những kết quả đáng khích lệ. Một là, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ chính trị, Ban Thường vụ Trung ương Đảng về công tác cán bộ nữ trong tình hình mới (Chỉ thị 14, Chỉ thị 37, Nghị quyết 04); Đảng đoàn, BTV Hội LHPN tỉnh tham mưu với BTV tỉnh ủy và đoàn chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Đề án số 01- ĐA/DĐ ngày 15- 9-2003 Về “Đào tạo bồi dưỡng cán bộ Hội LHPN các cấp từ nay đến 2006”, BTV Tỉnh ủy nhất trí, ra thông báo số 405-TB/TU ngày 30-9-2003 về ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy về việc thực hiện Đề án 01“Đào tạo bồi dưỡng cán bộ Hội LHPN các cấp từ nay đến 2006”; Căn cứ vào thực trạng cán bộ Hội phụ nữ các cấp hầu hết là chắp vá, không được bồi dưỡng kiến thức lý luận chính trị và chuyên môn phụ vận, hầu hết cán bộ cơ sở không có quy hoạch cán bộ Hội dẫn đến mỗi lần Đại hội thiếu cán bộ, ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức Hội và phong trào phụ nữ. Đảng đoàn Hội LHPN tỉnh đã phối hợp với BTV Tỉnh ủy thực hiện Đề án 01 trong vòng 18 tháng; giảng viên Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh và Học viện Phụ nữ trực tiếp truyền đạt, khóa đào tạo được 90 học viên tốt nghiệp ra trường có 2 bằng, trung cấp Chính trị và trung cấp Phụ vận, giúp cấp ủy cơ sở có căn cứ xấp sếp bố trí đội ngũ cán bộ Hội đáp ứng yêu cầu công tác. Hai là, tổng kết 40 năm phong trào 3 đảm đang chống Mỹ cứu nước, khẳng định vai trò của phụ nữ ngoài việc chăm lo cuộc sống gia đình, nếu được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức họ sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ xã hội giao. BTV Hội LHPN tỉnh đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam, thực hiện các chương trình, đề án do các tổ chức quốc tế tài trợ, với mục tiêu nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội như dự an Opal của Newzeland; những điều cần cho sự sống của Unicef; dự án tín dụng Việt - Bỉ; dự án cây thuốc nam Việt Nam - Úc; dự án kế hoạch hóa gia đình Việt Nam - Trung Quốc Thông qua các dự án các tổ chức quốc tế đầu tư cho ta vốn vay, tập huấn cách quản lý vốn vay, biết cách chi tiêu hoạt hoạt động tín dụng, biết hoạch toán vươn lên thoát nghèo. Có thời điểm Hội LHPN tỉnh quản lý hàng trăm tỷ đồng, nhưng thất thoát ít nhất và rủi ro không đáng kể. Hội viên phụ nữ được vay là phụ nữ nghèo có hoàn cảnh khó khăn, thiếu vốn sản xuất, từ đó có nhiều bộ phận phụ nữ trưởng thành từ hội viên thoát nghèo thành cán bộ Hội cấp cơ sở. Từ việc phụ nữ làm chủ được kinh tế, và biết cách làm giàu, sẽ giữ được hạnh phúc gia đình trong cơ chế thị trường, nghệ thuật làm vợ, làm mẹ được trao đổi, giúp gia đình ngày càng ấm no, hạnh phúc. Hưng Yên, ngày 5 tháng 6 năm 2017 Doãn Thị Thanh Hoa MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH GIAI ĐOẠN (2006-2010) Nguyễn Thi Thảnh Nguyên Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Hưng Yên giai đoạn (2006-2010) Với vai trò là Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Hưng Yên giai đoạn (2006-2010) tôi có một số nhận xét như sau: Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hưng Yên là một tổ chức chính trị đại diện cho quyền lợi của phụ nữ tỉnh, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên và Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam giai đoạn (2006-2010), Hội LHPN tỉnh đã có những nội dung hoạt động cơ bản sau: -Trên cơ sở những chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy đã ban hành những chỉ thị, nghị quyết để lãnh đạo Hội LHPN tỉnh và công tác nữ: BCH Trung ương Hội LHPN Việt Nam đã bám sát các nhiệm vụ đề ra trong Nghị quyết Đại hội X, để chỉ đạo các tỉnh. Nhằm đáp ứng yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới, ngày 27-4-2007 Bộ Chính trị (khóa X) ra Nghị quyết số 11- NQ/TW về Công tác Phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đây là văn kiện thể hiện đầy đủ những quan điểm sâu sắc, đúng đắn của Đảng đối với công tác phụ nữ trong thời kỳ mới; xác định những nhiệm vụ, giải pháp, yêu cầu cụ thể, bức thiết đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và cả xã hội trong thực hiện công tác phụ nữ. Đối với tổ chức Hội LHPN, sự quan tâm sâu sắc của Đảng được để thể hiện thông qua những yêu cầu, nhiệm vụ được Nghị quyết đề cập riêng... Đó là động lực và định hướng quan trọng, giúp các cấp Hội Phụ nữ cả nước thực hiện tốt hơn nữa vai trò nòng cốt trong công tác phụ nữ. Quán triệt Nghị quyết số 11-NQ/TW (2007) của Bộ Chính trị, và quan điểm của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (2005), Tỉnh ủy ra Kế hoạch số 44-KH/TU về Nghiên cứu, quán triệt thực Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị Về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tiếp đó, Tỉnh ủy Hưng Yên ban hành Chương trình hành động số 11- CTr/TU (2007): Về thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đánh giá về công tác phụ nữ và phong trào phụ nữ tỉnh Hưng Yên những năm đầu thế kỷ XX, Chương trình khẳng định:Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, phát huy truyền thống phụ nữ Hưng Yên, công tác phụ nữ và phong trào phụ nữ tỉnh có tiến bộ, đạt được nhiều thành tích trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng tiến bộ, hạnh phúc, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của tỉnh. Nhận thức xã hội về bình đẳng giới được nâng lên, phụ nữ được tôn trọng và bình đẳng hơn, địa vị của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội được khẳng định các cấp hội phụ nữ có nhiều sáng tạo trong đổi mới nội dumg, phương thức hoạt động, góp phần thực hiện có hiệu quả chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác phụ nữ. Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ chính trị (khóa X) Về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Tỉnh ủy đã tổng kết 5 năm thục hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW đánh giá một cách khách quan nhất kết quả hoạt động của Hội LHPN tỉnh Hưng Yên trong quá trình thực hiện Nghị quyết sô 11, và Chương trình hành động của Tỉnh Ủy. -Thành tích nổi bật trong hoạt động của Hội LHPN tỉnh: Sau khi tái lập tỉnh, Hội LHPN tỉnh là đoàn thể chính trị - xã hội đầu tiên hoàn thành đại hội nhiệm kỳ, với nhiều khó khăn nhất là về con người. Dưới sự lãnh đạo sát sao của tỉnh ủy, sự cố gắng của lãnh đạo Hội, mỗi năm, mỗi đại hội, phong trào phụ nữ và hoạt động của Hội LHPN tỉnh có bước phát triển rõ nét: Công tác tổ chức cấn bộ từng bước vững trắc, tổ chức Hội được kiện toàn đến chi, tổ phụ nữ, hội viên tiếp tục phát triển, hoạt động ở cơ sở nề nếp thuận lợi. Cán bộ Hội các cấp đạt chuẩn trở lên về chuyên môn và trình độ chính trị. Cơ quan tỉnh Hội 90% cán bộ có trình độ đại học, trong đó có 4 thạc sĩ. Phong trào thi đua “ phụ nữ tích cực hộc tâp, lao động sáng tạo xây dựng gia đình hạnh phúc” lan tỏa, gắn kết với các phong trào thi đua yêu nước trên mọi lĩnh vực, phụ nữ đã phấn đấu vươn lênđóng góp xứng đáng vào sự phat triển của ngành, nghề và sự phát triển của kinh tế - xã hội từng địa phương và của tỉnh. Các hoạt động của hội phụ nữ đã tham gia có hiệu quả trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị của tỉnh như: dồn điền đổi ruộng, thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển công nghiệp đồng thời các hoạt động Hội ngày càng sâu sát, thiết thực đáp ứng nhu cầu tiến bộ, phát triển của phụ nữ. Hỗ trwoj phụ nũ tham gia phát triển kinh tế và xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, đã nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội tạo nên sự gắn bó cộng đồng ớ cơ sở. -Những hoạt động của Hội LHPN tỉnh mà tôi tâm đắc nhất trong nhiệm kỳ là chủ tịch Hội: “ phụ nữ tích cực hộc tâp, lao động sáng tạo xây dựng gia đình hạnh phúc”, là mục tiêu phấn đấu và cũng chỉ ra những nhiệm vụ của các cấp Hội trong tỉnh và mỗi phụ nữ Hưng Yên. Nghị quyết Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ X đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm trong công tác Hội. Chỉ đạo ở địa phương Hưng Yên tôi tâm đắc nhất 2 nhiệm vụ: hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc làm tăng thu nhập và hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, tuy hai mà một đồng hành, thúc đẩy nhau như kinh tế và xã hội. Hỗ chợ phụ nữ phát triển kinh tế, trước hết bằng cung cấp cho chị em kiến thức phù hợp, khoa học - kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt, kinh doanh. Những năm ấy phụ nữ đã tiếp cận kiến thức khởi sự doanh nghiệp: cách đầu tư, quản lý doanh nghiệp, tín chấp với ngân hàng tạo điều kiện vay vốn, có những chương trình tín dụng vi mô có hiệu quả - Đề án tín dụng Việt _Bỉ, quỹ tình thương. Đi đến xã nào cũng có những tâm gương phụ nữ làm kinh tế giỏi. Phụ nữ biết làm kinh tế, làm kinh tế giỏi là điều kiện cần để xây dựng gai đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Phần nhiều phụ nữ còn thiếu kiến thức xã hội, gia đình, kỹ năng sống. Nghị quyết Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ X đã đề cập vấn đề “ Kỹ năng sông cho phụ nữ và trẻ em gái” tôi thấy rất kịp thời. Nhiệm vụ này rất quan trọng, nội dung phong phú, thiết thực. -Những hạn chế về sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên trong việc lãnh đạo hoạt động của Hội LHPN tỉnh là chưa có văn bản riêng lãnh đạo Hội LHPN tỉnh, mà chỉ có văn bản triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương Đảng, chính phủ. Hưng Yên, ngày 6 tháng 8 năm 2017 Nguyễn Thị Thảnh MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHỤ NỮ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH GIAI ĐOẠN (2010-2015) Hoàng Thị Minh Nga Nguyên Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Hưng Yên giai đoạn (2010-2015) Trong quá trình lãnh đạo Hội LHPN tỉnh Hưng Yên giai đoạn (2010- 2015), tôi có một số nhận xét như sau: Thứ nhất, Về những văn bản của Trung ương lãnh đạo công tác phụ nữ. - Quyết định 290-QĐ/TW ngày 25/02/2010 của Bộ Chính trị (khóa X), Về việc ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị, trong đó quy định trách nhiệm lãnh đạo của Đảng, các cơ qun, tổ chức Đảng - Điều 7; trách nhiệm của chính quyền các cấp (điều 16) đối với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân trong đó có Hội LHPN. - Kết luận số 80 - KL/TW ngày 29/7/2010 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 07-CT/TW ngày 23/11/1996 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về “ Tăng cường công tác xây dựng Đảng, các đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần tư nhân” - Kết luận số 153-KL/BDVTW ngày 11/4/2012 của Ban Dân vận Trung Ương v/v Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 22/12/2010 về lãnh đạo Đại hội đại biểu phụ nữ các cấp. - Kết luận số 55-KL/TW ngày 18/01/2013 của ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị ban hành “ Quy chế giám sát phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam & các đoàn thể chính trị - xã hội” - Quy định số 218 - QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị, ban hành Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. - Thông báo số 196- TB/TW ngày 16/3/2015 vế kết luận của Ban bí thư về Đề án “ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bình đẳng giới& vì sự tiến bộ của phụ nữ trong tình hình mới”. - Quyết định 228- QĐ/TW ngày 01/01/2015 của Ban Bí thư quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế của các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội cấp tỉnh, cấp huyện. - Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 9/9/2015 của Ban Bí thư về lãnh đạo Đại hội đại biểu phụ nữ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII. Thứ hai, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo công tác phụ nữ & hoạt động của Hội LHPN tỉnh. Căn cứ các văn bản của Trung ương và tham mưu của hội LHPN tỉnh; căn cứ tình hình kinh tế - xã hội và công tác Hội, phong trào phụ nữ tỉnh Hưng Yên. Ban Thường vụ tỉnh ủy đã ban hành các văn bản lãnh đạo công tác phụ nữ & hoạt động của Hội LHPN tỉnh. -Quyết định số 1115-QĐ/TU của Ban Thường vụ tỉnh ủy về ban hành quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị tỉnh Hưng Yên. - Chỉ thị số 06-CT/TU ngày 25 tháng 02 năm 2011 của Ban Thường vụ tỉnh ủy V/v lãnh đạo, tổ chức Đại hội đại biểu phụ nữ các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2015. - Kế hoạch tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Ban Thường vụ tỉnh ủy. - Đề án về tăng cường xây dựng Đảng và đoàn thể trong doanh nghiệp (thực hiện Kết luận số 80 ngày 29/7/2010 của Ban Bí thư Trung ương) - Kế hoạch số 88 KH/TU ngày 21/4/2014 của Ban Thường vụ tỉnh ủy về tổ chức, quán triệt, triển khai, thực hiện quyết định số 217, số 218 ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị. - Thông báo ý kiến số 1043 ngày 24/01/2013 của Ban Thường vụ tỉnh ủy về “Thực hiện đề án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ Hội LHPN cơ sở giai đoạn 2013-2017” - Ủy ban nhân tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện đề án kiểm tra thực hiện Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ (năm 2008, 2012, 2014). Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận 55 của Ban Thường vụ. - Chỉ thị số 01 ngày 11/12/2015 của Ban Thường vụ tỉnh ủy về lãnh đạo Đại hội phụ nữ các cấp tỉnh Hưng Yên nhiệm kỳ 2016- 2021. - Thông báo của Ban Thường vụ tỉnh ủy phê duyệt Đề án kiện toàn tổ chức bộ máy cán bộ của cơ quan Hội phụ nữ tỉnh. Ủy ban nhân tỉnh ra quy chế phối hợp giữa UBND tỉnh & Hội LHPN tỉnh. Thứ ba, Những hoạt động của Hội LHPN tỉnh HƯng Yên giai đoạn (2010-2015) mà tôi tâm đắc nhất: Một là, Hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ phụ nữ nâng cao trình độ nhận thức. - Công tác tuyên truyền giáo dục, hỗ trợ phụ nữ nâng cao trình đọ, nhận thức luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh, địa phương, hướng vào những vấn đề phụ nữ quan tâm như truyền thống lịch sử, kiến thức pháp luật, nhất là những vấn đề liên quan đến phụ nữ trẻ em, đất đai, hôn nhân gia đình, kiến thức về gia đình (nuôi dạy con, chăm sóc sức khỏe, phòng chống tệ nạn xã hội); những phẩm chất đạo đức người phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước. - Hình thức tuyên truyền giáo dục ngày càng đổi mới, đa dạng (tuyên truyền miệng, sân khấu hóa, hội thi hội diễn, sáng tác, tọa đàm, sinh hoạt câu lạc bộ) thu hút sự tham gia của các đối tượng phụ nữ, khi triển khi đề an 343 “Tuyên truyền giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ” - Giúp phụ nữ thêm tự tin, năng động, khẳng định vai trò, vị thế của mình trước xã hội, trong gia đình, biết xử lý tình huống một cách chủ động. Hai là, Hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, gia đình hạnh phúc. - Giúp phụ nữ thêm kiến thức về phát triển kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập để có điều kiện cải thiện, nâng cao chất lượng của các thành viên trong gia đình; chăm lo việc học hành của con cái; thiết thực tham gia chương trình kinh tế - xã hội của địa phương. - Giúp phụ nữ nghèo, thoát nghèo, tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. - Hỗ trợ phụ nữ kiến thức, kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống tệ nạn xã hội. (Các hoạt động trên được thực hiện: hàng năm các cấp Hội phối hợp các ngành chuyên môn (Khoa học công nghệ, Nông nghiệp phát triển nông thôn), tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ thông qua đề án “ Chuyển giao khoa học công nghệ cho phụ nữ” và các chương trình phối hợp giữa Hội phụ nữ, sở Khoa học công nghệ, sở Nông nghiệp -Phát động các đợt thi đua “Hướng về phụ nữ và trẻ em nghèo”; làm theo bác thực hành tiết kiệm, giúp nhau giảm nghèo bền vững (Phụ nữ toàn tỉnh góp được gần 3 tỷ đồng, hỗ trợ xây mới, sửa chữa 87 gian nhà “mái ấm tình thương”; tăng 110 con bê sinh sản cho phụ nữ hoàn cảnh khó khăn, 130 suất học bổng cho trẻ em nghèo vượt khó; bảo hộ hàng tháng từ 50.000đ - 2000.000 một tháng cho 254 phụ nữ và trẻ em nghèo) - Thực hiện đề án “giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt”, tổ chức 33 lớp tập huấn cho 2592 báo cáo viên, tuyên truyền viên của Hội để tuyên truyền, hướng dẫn hội viên phụ nữ, cung cấp tờ rơi, đĩa CD kiến thức nuôi dạy con, giáo dục trẻ vị thành viên (trên 20 ngàn ông bố,57 ngàn bà mẹ con dưới 16 tuổi, gần 40 ngàn trẻ vị thành niên) - Thực hiện đề án “Hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc” cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không 3 sạch”; tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề, các cuộc tọa đàm, hội thi “ngày hội gia đình hạnh phúc” - Khai thác các nguồn vốn cho hội viên vay đẻ phát triển kinh tế (Tổng dư nợ các cấp Hội tham gia quản lý 1546 tỷ đồng; trên 50.000 hộ vay; vận động phụ nữ giúp nhau vốn, giống, cây con, ngày công lao động, phương tiện sản xuất giá trị 100 tỷ động, giúp hơn 12 ngàn hộ phụ nữ thoát nghèo) - Hỗ trợ phụ nữ sản xuất, kinh doanh, khởi nghiệp (các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm, gặp mặt nữ chủ doanh nghiệp, thành lập Câu lạc bộ nữ chủ doanh nghiệp ở các địa phương) - Xây dựng 98 mô hình tọa việc làm cho phụ nữ sau đào tạo nghề (Hội LHPN tỉnh & các huyện thành phố), 4 mô hình kinh doanh tập thể (1 hợp tác, 3 tổ hợp tác). - Ba là, Hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội LHPN cơ sở. Đội ngũ cán bộ Hội LHPN cơ sở (xã, phường, thị trấn, chi, tổ, Hội), là những người trực tiếp triển khai, để tổ chức thực hiện các nghị quyết, chương trình, kế hoạch hoạt động của hội cấp trên; là nhân tố quyết định chất lượng tổ chức cơ sở Hội, hiệu quả các hoạt động Hội. (Được thực hiện qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm do Hội LHPN tỉnh, huyện, thành phố tổ chức các lớp bồi dưỡng do Hội LPHN tỉnh phối hợp với trường Chính trị Nguyễn Văn Linh tổ chức hàng năm) Thực hiện đề án “Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ Hội viên cơ sở” Cử cán bộ Hội tỉnh, huyện trực tiếp hướng dẫn cán bộ cơ sở theo phương thức “cầm tay chỉ việc”, nội dung theo yêu cầu cần giúp; xây dựng mô hình “chi hội phụ nữ tiêu biểu” (133 chi hội); giới thiệu, đề xuất với cấp ủy cử cán bộ Hội đi học các lớp nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị.. Thứ tư, đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong quá trình công tác phụ nữ & hoạt động của Hội LHPN tỉnh Hưng Yên giai đoạn (2010-2015) của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên. * Ưu điểm: - Đã có sự quan tâm lãnh đạo công tác đoàn thể trong đó có Hội LHPN, cụ thể: + Định kỳ 6 tháng yêu cầu Hội LHPN tỉnh đăng ký nội dung cần báo cáo, xin ý kiến lãnh đạo của Thường trực, Ban Thường vụ tỉnh ủy để bố trí nghe và có ý kiến lãnh đạo bằng văn bản gửi Đảng bộ các huyện, thành phố, đảnh bộ khối Doanh nghiệp để tổ chức thực hiện. + Các chủ trương, văn bản chỉ đạo của Trung ương về công tác phụ nữ & hoạt động của Hội LHPN đã được Ban Thường vụ tỉnh ủy cụ thể hóa bằng các chỉ thị, chương trình hành động, các kế hoạch triển khai, tổ chức thực hiện và chỉ đạo Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với Hội LHPN tỉnh triển khai thực hiện, tạo điều kiện để Hội LHPN tỉnh hoạt động, ban hành văn bản quy định rõ kinh phí tổ chức đại hội phụ nữ các cấp, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở (phó chủ tịch Hội LHPN xã, phường, thị trấn, chi hội trưởng phụ nữ), và các mức kinh phí cho hoạt động của các đoàn thể thôn + Giao cho Ban Dân vận Tỉnh ủy giúp Ban Thường vụ tỉnh ủy theo dõi nắm tình hình thực tế các chỉ thị, nghị quyết của Đảng liên quan đến công tác phụ nữ và tình hình hoạt động của Hội LHPN tỉnh để đánh giá trong các kỳ họp giao ban giữa Thường trực tỉnh ủy với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể (6 tháng/kỳ) để Ban Thường vụ cho ý kiến lãnh đạo. + Đã từng bước quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ nữ vào các chức danh lãnh đạo đảng, chính quyền. Mặc dù tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy nhiệm kỳ 2010-2015 chưa đạt so với yêu cầu của Nghị quyết 17 (cấp Trung ương và hầu hết các tỉnh, thành phố chưa đạt), song cũng đã tăng so với nhiệm kỳ 2005-2010. Nữ cấp ủy: Cấp tỉnh: 7/55=12,7% tăng 0,5%; Cấp huyện, Tp: 7/444=16% tăng 0,6% Cấp cơ sở: 793/4450=17,8% tăng 17,8% Nữ đại biể quốc hôi khóa XIII: 3/7=42,86 tăng 14,26% Nữ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp: Cấp tỉnh: 12/53=22,64% giảm 2,36% Cấp huyện, Tp: 99/332=29,82& tăng 2,92% Cấp cơ sở: 1072/4112=26,07% tăng 0,52% Có 3/10 huyện, tp chủ tịch UBND huyện là nữ Cấp tỉnh trong nhiệm kỳ luân chuyển công tác đối với 2 đ/c nữ ủy viên và BCH Đảng bộ tỉnh, sau luân chuyển nay 2 đ/c là ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy. + Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức các hội nghị triển khai, quán triệt tổ chức sơ kết, tổng kết các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác phụ nữ, về công tác dân vận trong đó có nội dung liên quan đến công tác phụ nữ, hoạt động của Hội LHPN. + Tỉnh ủy đã tiến hành một số cuộc kiểm tra cấp ủy, địa phương, sở, ngành trong thực hiện Nghị quyết số 11 của bộ Chính trị về công tác phụ nữ, và một số chỉ thị, nghị quyết khác. + Hội đồng nhân dân tỉnh đã có nhiều cuộc giám sát việc thực hiện chính sách liên quan đến lao động nữ, kinh phí hoạt động của các đoàn thể cơ sở trong đó có hội HLPN tỉnh, cán bộ Hội. + Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Ban Vì sự tiến bộ cảu phụ nữ ban hành Chương trình hành động Vì sự tiến bộ của phụ nữ hưng Yên. * Hạn chế: - Công tác kiểm tra đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết số 11 của Bộ chính trị chưa thường xuyên, nên ở một số địa phương, cơ sở, ngành, hàng năm chưa cụ thể hóa (thể chế hóa chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy về công tác phụ nữ thành mục tiêu nhiệm vụ để thực hiện). - Chưa chú trọng công tác luân chuyển lãnh đạo nữ từ khối Đảng, đoàn thể sang khối chính quyền, và ngược lại. - Công tác phát triển đảng viên nữ ở nông thôn và khu vực doanh nghiệp còn hạn chế. Hưng Yên, ngày 8 tháng 5 năm 2018 Hoàng Thị Minh Nga Phục lục 6 CÁC PHẦN THƯỞNG CAO QUÝ CỦA NHÀ NƯỚC KHEN THƯỞNG HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH HƯNG YÊN TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015 TT Danh hiệu Năm khen 1 Huân chương độc lập hạng Ba 2006 2 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ 2011 3 Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ 2014 Nguồn: [119] Phục lục 7 MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH HƯNG YÊN TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015 Nguồn: [185] Nguồn: [186] Nguồn: [187] Nguồn: [188]

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_dang_bo_tinh_hung_yen_lanh_dao_hoat_dong_cua_hoi_lie.pdf
  • pdfTT _T.Viet_ _ Huong.pdf
  • pdfTT-Nguyen thi thu hương.pdf
Tài liệu liên quan