MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng gần gũi trên bán đảo Đông Dương, núi sông liền một dải; nhân dân hai nước cùng có truyền thống cần cù sáng tạo, đã có mối liên hệ qua lại thân thiết từ lâu đời. Trải qua quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ, hai dân tộc đã luôn luôn đoàn kết, kề vai sát cánh bên nhau trong đấu tranh giành độc lập, tự do, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở mỗi nước. Hơn 80 năm qua, kể từ ngày có Đảng lãnh đạo, mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai n
169 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 317 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh Bô ly khăm xay và Khăm muộn (Nước CHDCND Lào) từ năm 1991 đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản cùng các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp không ngừng đơm hoa kết trái. Mối quan hệ thủy chung, trong sáng hiếm có này đã đi suốt chặng đường lịch sử vẻ vang, trở thành tài sản vô giá của hai dân tộc và nhân dân hai nước; là biểu hiện sinh động của sự kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản, là mẫu mực về chính sách láng giềng hữu nghị giữa hai nước. Tổng Bí thư Lê Duẩn đã đánh giá: "Mối quan hệ đặc biệt Việt - Lào đời đời là niềm tự hào của hai dân tộc chúng ta. Đó là quan hệ mẫu mực hiếm có, vô cùng trong sáng, rất mực thủy chung, gian khổ không đổi thay, đạn bom không lay chuyển" [49, tr.120].
Trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và quân dân Việt Nam thực hiện nghĩa vụ quốc tế đối với cách mạng Lào theo quan điểm: giúp nhân dân nước bạn là tự giúp mình của Chủ tịch Hồ Chí Minh “như một chân lý vĩnh hằng, thể hiện bản chất cách mạng trong sáng, cao quý của quan hệ dân tộc - quốc tế trong thời đại mới” [82, tr.16].
Mối quan hệ ấy càng thể hiện rõ nét, sinh động giữa các tỉnh có chung đường biên giới, từng chung lưng đấu cật nhằm chống lại âm mưu của các thế lực ngoại xâm, để cùng tồn tại và phát triển, trong đó, có tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn.
Tỉnh Hà Tĩnh gần gũi với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn về địa lý, cùng dựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ và có những điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa truyền thống, điều kiện kinh tế - xã hội. Đây là cơ sở khách quan, bền vững của mối quan hệ hữu nghị đoàn kết gắn bó keo sơn giữa nhân dân ba tỉnh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tình cảm đó được thể hiện sinh động trong lịch sử gần một thế kỷ đấu tranh cho độc lập tự do của nhân dân hai nước chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược và cùng tiến hành quá độ đi lên CNXH. Mối quan hệ hữu nghị truyền thống hiếm có ấy càng có ý nghĩa đặc biệt đối với nhân dân hai nước nói chung và Đảng bộ nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn nói riêng trong sự nghiệp đổi mới, trước nhiều vận hội nhưng cũng gặp không ít thách thức trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Trong tổng thể mối quan hệ hợp tác giữa hai Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào, mối quan hệ giữa tỉnh Hà Tĩnh và Bôlykhămxay, Khămmuộn là một bộ phận cấu thành rất quan trọng, là sự biểu hiện sinh động, cụ thể của quan hệ đối ngoại giữa hai nước. Trên cơ sở mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước, mối quan hệ hữu nghị hợp tác toàn diện giữa tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn ngày càng được củng cố và không ngừng phát triển.
Sau năm 1975, quan hệ hai nước Việt Nam - Lào nói chung, tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn nói riêng có những chuyển biến mới. Từ quan hệ chủ yếu về chính trị, quân sự, đối ngoại chuyển sang quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. Đặc biệt, từ năm 1991, khi tỉnh Hà Tĩnh được tái lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, quan hệ hữu nghị và hợp tác với hai tỉnh bạn có những bước phát triển mới, đạt được những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực.
Hiện nay, trong bối cảnh hai nước Việt Nam và Lào tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hợp tác và phát triển, đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ đối ngoại; tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; đặc biệt là việc thực hiện Hiệp ước hữu nghị và hợp tác, các nội dung hợp tác mang tính chiến lược Việt Nam - Lào đang đi vào chiều sâu, nhiệm vụ xây dựng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn càng được tích cực đẩy mạnh và tăng cường.
Do đó, việc nghiên cứu quá trình lãnh đạo xây dựng mối quan hệ hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh từ ngày tái lập tỉnh đến năm 2010, nhằm tổng kết, đánh giá những thành tựu đạt được, chỉ rõ những hạn chế, khiếm khuyết, qua đó đúc rút những kinh nghiệm trong quá trình hoạch định chủ trương cũng như trong tổ chức triển khai thực hiện, nhằm góp phần thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ với hai tỉnh bạn là việc làm cần thiết.
Đồng thời, nghiên cứu quá trình lãnh đạo xây dựng mối quan hệ hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh trong chặng đường gần 20 năm đổi mới góp phần tổng kết thực tiễn quá trình thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở của Đảng trên một địa phương cụ thể, có nhiều đặc thù cả về điều kiện tự nhiên và lịch sử. Trên cơ sở đó, luận án không chỉ làm phong phú thêm lịch sử hoạt động đối ngoại của Đảng, mà còn góp phần nghiên cứu toàn diện hơn về lịch sử Đảng bộ địa phương, cung cấp cơ sở lịch sử để giáo dục và phát huy truyền thống đoàn kết, gắn bó giữa nhân dân tỉnh Hà Tĩnh với nhân dân tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn, góp phần tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác lâu dài, toàn diện, bền vững giữa hai nước Việt Nam - Lào trong điều kiện lịch sử mới.
Xuất phát từ ý nghĩa nêu trên, tác giả chọn đề tài: "Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn (Nước CHDCND Lào) từ năm 1991 đến năm 2010" làm đề tài luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích
Nghiên cứu, tái hiện lại một cách chân thực, khách quan, khoa học và có hệ thống toàn bộ quá trình lãnh đạo xây dựng mối quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2010; góp phần tổng kết thực tiễn một chủ trương quan trọng trong chính sách đối ngoại của Đảng trên một địa bàn nhất định; đánh giá những thành tựu đạt được và những bất cập, hạn chế; đúc rút một số kinh nghiệm chủ yếu trong quá trình lãnh đạo tổ chức thực hiện, từ đó đóng góp cơ sở lịch sử cho quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ tăng cường mối quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn trong thời gian tới có hiệu quả hơn.
2.2. Nhiệm vụ
- Phân tích, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành mối quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn; những nhân tố cơ bản tác động, ảnh hưởng tới mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn từ năm 1991 đến năm 2010;
- Hệ thống hoá chủ trương của và quá trình chỉ đạo thực hiện xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh từ năm 1991 đến năm 2010;
- Đánh giá những thành tựu nổi bật, những khó khăn, hạn chế, bất cập trong quá trình hoạch định chủ trương và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ tăng cường tình hữu nghị và hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh từ năm 1991 đến năm 2010;
- Làm rõ những đặc điểm của mối quan hệ giữa tỉnh Hà Tĩnh với hai tỉnh nước bạn Lào cùng chung biên giới;
- Đúc kết các kinh nghiệm từ quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển mối quan hệ quan hệ hữu nghị hợp tác toàn diện với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh từ năm 1991 đến năm 2010.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu quá trình hoạch định chủ trương và lãnh đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác toàn diện với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 1991 - 2010.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu quá trình lãnh đạo xây dựng mối quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh từ năm 1991 đến năm 2010, trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục đào tạo, y tế, khoa học công nghệ, an ninh quốc phòng, công tác biên giới, hoạt động tình nghĩa, giao lưu hữu nghị nhân dân.
Về không gian: các hoạt động quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện trên địa bàn ba tỉnh: tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh Bôlykhămxay và tỉnh Khămmuộn
Về thời gian: Luận án nghiên cứu quá trình lãnh đạo xây dựng quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2010.
4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng về quan hệ đối ngoại nói chung, quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện với nước Cộng hòa DCND Lào nói riêng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của Luận án là phương pháp lịch sử và phương pháp logic, đồng thời kết hợp các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành, trong đó đặc biệt chú trọng phương pháp khảo sát thực tế, thống kê.
4.3. Nguồn tài liệu
- Các văn kiện liên quan đến quan hệ đối ngoại hai Đảng, Nhà nước và Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh: văn kiện của ĐCS Việt Nam và Đảng NDCM Lào; văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh và các NQ chuyên đề của BCH, BTV Tỉnh ủy Hà Tĩnh các khóa XIII, XIV, XV, XVI, XVII; các NQ, Chương trình hành động, Đề án, Quy hoạch, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của HĐND, UBND tỉnh.
- Nguồn tài liệu về mối quan hệ ba tỉnh như: Báo cáo tổng kết, sơ kết đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ hợp tác giữa ba tỉnh trên các lĩnh vực từ 1991 - 2010; Văn bản hội đàm giữa lãnh đạo cấp cao tỉnh Hà Tĩnh với hai tỉnh bạn qua các chuyến thăm và làm việc chính thức; Văn bản ghi nhớ của các đoàn công tác các ngành, đoàn thể, các tổ chức kinh tế xã hội, các địa phương, đơn vị; các công văn, quyết định, công thư, các văn bản lưu tại TTLT tỉnh, Phòng Lưu trữ - Văn phòng Tỉnh ủy và các sở, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh Nghệ An và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn.
- Những công trình nghiên cứu gồm sách, báo, tạp chí, luận án viết về quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Lào nói chung, tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn nói riêng, có liên quan đến đề tài. Các bài báo, phim tài liệu, bản đồ có liên quan đến đề tài...
- Kết quả khảo sát thực tế và phỏng vấn một số nhân chứng lịch sử tại tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn.
5. Đóng góp của luận án
- Qua sưu tầm tài liệu, nghiên cứu, khảo sát thực tế về ba tỉnh, Luận án làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành mối quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn trong thời gian từ năm 1991 đến năm 2010.
- Đánh giá một cách khách quan thực trạng, những kết quả đạt được, những khó khăn, hạn chế, bất cập trong quá trình hoạch định chủ trương và lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ tăng cường tình hữu nghị và hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh. Từ đó, luận án góp phần giúp cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, các tập thể, cá nhân lên quan có thêm căn cứ khoa học và tư liệu thực tiễn để tham khảo, vận dụng trong quá trình tham mưu, xây dựng chủ trương cũng như việc tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn trong thời gian tới.
- Luận án góp phần cung cấp thêm nguồn thông tin, tư liệu để có cái nhìn toàn cảnh, có hệ thống về quan hệ hữu nghị hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn giai đoạn 1991 - 2010, từ đó góp phần giáo dục truyền thống, làm phong phú thêm lịch sử Đảng bộ và lịch sử địa phương tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn.
6. Bố cục luận án
Ngoài phần mở đầu, Tổng quan tình hình nghiên cứu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm có 03 chương nội dung, 6 tiết
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án
Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam đi vào lịch sử thế giới như một biểu tượng sáng ngời về tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản, một tấm gương mẫu mực và hiếm có về sự thuỷ chung, trong sáng trong lịch sử quan hệ quốc tế. Vì vậy, quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam là một chủ đề được giới nghiên cứu đặc biệt quan tâm. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về chủ đề này, nổi bật là những công trình nghiên cứu trên các nhóm vấn đề sau:
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến quan hệ Việt Nam - Lào
Các công trình nghiên cứu tình hình thế giới, khu vực, quan điểm, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta qua các thời kỳ, trong đó đã đề cập đến mối quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, đáng chú ý là: "Hội nhập quốc tế và giữ vững bản sắc" của Bộ Ngoại giao [29]; "Ngoại giao Việt Nam 1945 - 2000" của Bộ Ngoại giao [30]; “Những vấn đề lớn của thế giới và quá trình hội nhập, phát triển của nước ta” của Ban Tư tưởng văn hóa trung ương [17]
Các bài nói, bài viết của các nhà nghiên cứu liên quan đến vấn đề này như: "Thế giới năm qua và nhiệm vụ đối ngoại của Đảng ta trong năm 2001", của Nguyễn Dy Niên [83]; "Tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào" của Trịnh Nhu [82]... Bên cạnh đó còn có một số hội thảo khoa học về quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào. Các công trình này đã tiếp cận được nhiều tư liệu quan trọng ở cả hai quốc gia và tập trung theo các chủ đề chung nhằm dựng lại lịch sử mối quan hệ giữa hai nước, trong đó đi sâu vào từng lĩnh vực cụ thể như: Chính trị, Ngoại giao, An ninh, Quân sự, Văn hoá - giáo dục, Kinh tế.
Đặc biệt, từ sau Đại hội X của ĐCS Việt Nam, chủ trương nhằm tăng cường hơn nữa gìn giữ những giá trị truyền thống lịch sử, đúc kết những vấn đề lý luận, thực tiễn, rút ra những bài học kinh nghiệm, tiếp tục vun đắp và nâng cao hiệu quả mối quan hệ, hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai nước, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa X) và Bộ Chính trị Đảng Nhân dân cách mạng Lào (khóa VIII) đã quyết định tổ chức hợp tác cùng biên soạn công trình “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào; Lào - Việt Nam (1930-2007)”[68]. Công trình gồm có 6 sản phẩm: “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào; Lào - Việt Nam 1930 -2007”; Văn kiện Đảng và Nhà nước; Biên niên sự kiện; Hồi ký; tập Sách ảnh tư liệu và bộ phim “Bản anh hùng ca quan hệ Việt - Lào”.
Ðây là công trình có quy mô lớn nhất từ trước tới nay về mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước, được Bộ Chính trị và Ban Bí thư của hai Ðảng trực tiếp chỉ đạo. Công trình được nghiên cứu, biên soạn công phu, mang tầm vóc lớn lao của mối quan hệ đặc biệt giữa hai Ðảng, hai Nhà nước, hai dân tộc và nhân dân hai nước, đúng với quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị Ðảng Cộng sản Việt Nam và Ðảng Nhân dân Cách mạng Lào. Công trình đã tái hiện sinh động lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam; làm sáng tỏ quy luật tất yếu, khách quan hai dân tộc phải đoàn kết, nương tựa vào nhau, chống lại kẻ thù chung trong chiến tranh giải phóng dân tộc trước đây và cùng nhau “chia ngọt sẻ bùi” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Công trình đã góp phần tổng kết, phân tích, đánh giá những đặc điểm của mối “quan hệ đặc biệt” và đúc kết những bài học kinh nghiệm, đồng thời gợi mở những vấn đề vận dụng vào hiện tại và tương lai. Bộ sách thuộc công trình đã được Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2011, 2012. Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về Đảng Cộng sản cầm quyền và xây dựng đảng cầm quyền trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam và kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường định hướng XHCN ở Lào, phân tích những tương đồng và khác biệt của công tác xây dựng đảng cầm quyền ở Việt Nam và Lào, cuốn sách đề ra một số giải pháp nhằm xây dựng đảng cầm quyền ở Việt Nam và Lào, làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng đảng cầm quyền ở hai nước.
Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu về Lào và một số nước trong khu vực cũng ít nhiều đề cập đến mối quan hệ với Việt Nam như: "Góp phần nhận thức thế giới đương đại" của Nguyễn Đức Bình (Chủ biên) [27]. Các tác giả đã đề cập đến tình hình thế giới, khu vực, phân tích những thời cơ, thách thức đối và những vấn đề đặt ra đối với các nước trong khu vực Đông Nam Á trong việc hoạch định đường lối chính sách đối ngoại.
Một số luận án tiến sỹ của nghiên cứu sinh Lào bảo vệ thành công ở Việt Nam có đề cập đến quan hệ Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam, trong đó tập trung đi sâu vào những vấn đề đặt ra của sự phát triển trong thời kỳ đổi mới, đó là những vấn đề đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, đổi mới tác động của nhà nước nhằm khuyến khích phát triển hàng hoá trong nông nghiệp có trình bày những tác động của yếu tố khu vực, trong đó có Việt Nam.
1.2. Các công trình khoa học đề cập đến quan hệ Việt Nam - Lào trên một số lĩnh vực, vùng miền hoặc địa phương cụ thể
Trên góc độ nghiên cứu này, có các công trình, các luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ nghiên cứu về quan hệ hữu nghị hợp tác đặc biệt Việt Nam - Lào nói chung và quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các tỉnh vùng Bắc Trung bộ của Việt Nam với các tỉnh cùng chung biên giới vùng Trung Lào.
Các tác giả đã có nhiều đóng góp trong việc sưu tầm những tư liệu gốc có giá trị, đáng tin cậy, phong phú, có cả tài liệu điền dã thực tế phục vụ nghiên cứu. Các công trình này đã trình bày khá chi tiết những vấn đề về điều kiện địa lý, truyền thống lịch sử, văn hóa và mối quan hệ giữa các tỉnh vùng Bắc Trung bộ của Việt Nam với các tỉnh cùng chung biên giới vùng Trung Lào trên một số lĩnh vực, chủ yếu là về kinh tế nông nghiệp và quốc phòng, an ninh; khái quát mối quan hệ về vấn đề này trên những nội dung lớn là giải quyết vấn đề biên giới, bảo về chủ quyền anh ninh biên giới Việt Nam - Lào. Trên cơ sở các nghiên cứu khoa học, luận án rút ra một số nhận xét về thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm, phương thức, đặc điểm; đưa ra quan điểm quan hệ hợp tác, kiến nghị về cơ chế, chính sách để thực hiện tốt việc mở rộng hợp tác phù hợp với thực tiễn trong những năm tiếp theo.
Kết quả nghiên cứu của các công trình này đã cung cấp cho tác giả những cơ sở quan trọng trong quá trình phân tích, đánh giá và bước đầu tổng kết những nét đặc thù trong quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khăm muộn.
1.3. Các công trình khoa học liên quan trực tiếp đến quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khăm muộn
Các công trình nghiên cứu đề cập đến các khía cạnh khác nhau về quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với các tỉnh vùng Trung Lào, trong đó có tỉnh Bôlykhămxay, Khăm muộn, như : "Hà Tĩnh kháng chiến chống Mỹ, cứu nước", "Hà Tĩnh 30 năm kháng chiến", của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh, Hà Tĩnh [31, 32]; "Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh", tập 1, Đặng Duy Báu (Chủ biên) [25]; "Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh", tập 2, Đặng Duy Báu (Chủ biên) [26]; "Lịch sử Hà Tĩnh", tập 1, Đặng Duy Báu (Chủ biên) [23]; "Lịch sử Hà Tĩnh", tập 2, Đặng Duy Báu (Chủ biên) [24]; Lê Văn Chất, "Mở rộng liên kết giao lưu quốc tế” [41].
Một số luận văn thạc sỹ và luận án tiến sỹ nghiên cứu quan hệ hữu nghị hợp tác giữa một số tỉnh vùng Bắc Trung bộ của Việt Nam với một số tỉnh vùng Trung Lào, trong đó có tỉnh Hà Tĩnh. Có thể thấy rằng, dưới góc độ lịch sử (thông sử), đây là những công trình nghiên cứu có hệ thống về mối quan hệ giữa một số tỉnh vùng Trung Lào như Hủaphăn, Xiêngkhoảng, Bôlykhămxay, Khămmuộn với một số tỉnh vùng Bắc Trung bộ của Việt Nam như Hà Tĩnh, Nghệ An. Trong đó đi sâu phân tích các lĩnh vực quan hệ hợp tác về chính trị, quốc phòng - an ninh, biên giới, kinh tế, văn hóa và các lĩnh vực khác, đồng thời đưa ra những nhận xét về đặc điểm, thành tựu, khó khăn, triển vọng, bài học kinh nghiệm trong quan hệ hợp tác giữa các tỉnh.
Luận án của chúng tôi sẽ kế thừa có chọn lọc một số kết quả để phục vụ cho việc mở rộng và nghiên cứu vấn đề này dưới góc độ khoa học lịch sử Đảng, đặc biệt là quá trình xây dựng chủ trương, lãnh đạo tổ chức triển khai thực hiện, những kết quả đạt được, những khó khăn, hạn chế, những vấn đề đặt ra trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ hợp tác trên các lĩnh vực giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay và Khăm Muộn.
2. Những nội dung có liên quan đến đề tài luận án các công trình nghiên cứu đã đề cập đến
Qua các công trình nghiên cứu đã được công bố, chúng tôi nhận thấy:
Về quan hệ hai nước Việt - Lào:
Nhiều công trình nghiên cứu đã thể hiện khá toàn diện và sâu sắc về lịch sử, truyền thống, những thành tựu trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và dựng xây đất nước qua các thời kỳ, những nét khái quát về quan hệ đối ngoại của nước CHDCND Lào với các nước trong khu vực và trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu, như: tình hình thế giới, khu vực, những thời cơ, thách thức đối với Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế, đường lối chính sách đối ngoại của các nước trên thế giới, các nước trong khu vực Đông Nam Á, những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong việc hoạch định và việc tổ chức thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại trong thời kỳ đổi mới, nhất là đối với các nước bạn bè truyền thống, trong đó, đặc biệt là nhiệm vụ tăng cường tình hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện đối với nước bạn Lào anh em.
Nhiều công trình nghiên cứu đã phản ánh khá toàn diện và sâu sắc mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Lào trong lịch sử. Đặc biệt, nhiều công trình nghiên cứu đã phản ánh khá toàn diện và sâu sắc tình đoàn kết chiến đấu cùng những thắng lợi vẻ vang của quân và dân hai nước trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược; quá trình hoạch định, thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách ngoại giao, những thành tựu đã đạt được trong quan hệ hợp tác giữa hai Đảng, hai Chính phủ và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào anh em trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong đó, một số công trình nghiên cứu đã đề cập khá sâu sắc những thành tựu, hạn chế, bài học kinh nghiệm trong quan hệ hợp tác giữa các ngành, các lĩnh vực của hai nước trong sự nghiệp đổi mới.
Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu, các nguồn tài liệu chúng tôi tiếp cận được, quan hệ hợp tác giữa các địa phương, nhất là các tỉnh có chung đường biên giới hai nước chưa được đề cập, hoặc chỉ dừng lại ở việc nêu ví dụ điển hình, một số sự kiện, những vấn đề có tính chất sự vụ, thiếu tính tính toàn diện, hệ thống. Cho đến nay, chưa có những công trình chuyên khảo, luận án nghiên cứu một cách hệ thống quá trình lãnh đạo của Đảng trong quá trình xây dựng quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các địa phương hai nước, nhất là các tỉnh cùng chung biên giới.
Về quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn:
Các bài viết được đăng trên các báo, tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học ở Trung ương và địa phương đã khai thác, đề cập đến một số nội dung về quan hệ hợp tác giữa các tỉnh trên các lĩnh vực, nhất là quan hệ hữu nghị hợp tác, liên minh chiến đấu của quân dân các tỉnh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, hợp tác về chính trị, an ninh, quốc phòng, đối ngoại... trong thời kỳ đổi mới.
Phần lớn nội dung các bài viết đề cập đến những kết quả đạt được, những khó khăn, hạn chế, những vấn đề đặt ra hiện nay trong quá trình hợp tác giữa các tỉnh. Vấn đề Đảng lãnh đạo quá trình xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa các tỉnh, chưa được đề cập, hoặc chỉ được nêu ra hết sức khái quát, chưa tương xứng với vị trí, vai trò và những đóng góp to lớn của Đảng bộ tỉnh trong quá trình hoạch định chủ trương, chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ tăng cường tình hữu nghị và hợp tác giữa các tỉnh trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ trước đây cũng như trong sự nghiệp đổi mới ngày nay. Vấn đề này cần được tiếp tục nghiên cứu, tổng kết một cách nghiêm túc, toàn diện và sâu sắc hơn.
Năm 2009, tác giả đã hoàn thành luận văn Thạc sỹ, chuyên ngành Lịch sử Đảng với đề tài: "Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo xây dựng mối quan hệ hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay từ năm 1991 - 2007"[122]. Trong khuôn khổ của luận văn thạc sỹ, luận văn chỉ mới nghiên cứu quá trình hoạch định chủ trương, đường lối và việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay từ năm 1991 đến năm 2007.
Như vậy, từ tổng quan tình hình nghiên cứu có thể thấy rằng, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến quan hệ Việt Nam - Lào, quan hệ hợp tác giữa các tỉnh, vùng miền của Việt nam với các tỉnh có chung đường biên giới của Lào. Đặc biệt đã có những công trình nghiên cứu đề cập đến quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với một số tỉnh của Lào. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu vấn đề này dưới góc độ tiếp cận của khoa học Lịch sử Đảng để phục đựng một cách đầy đủ, toàn diện quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo xây dựng phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn (CHDCND Lào) từ năm 1991 đến năm 2010.
3. Những nội dung luận án tập trung nghiên cứu:
Những nội dung liên quan đến đề tài luận án của các công trình đã công bố là những tư liệu quý tác giả kế thừa để giải quyết những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Với mục đích và nhiệm vụ đặt ra, luận án tập trung nghiên cứu, làm sáng tỏ những nội dung sau:
- Cơ sở lịch sử hình thành mối quan hệ quan hệ hợp tác của tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn (điều kiện tự nhiên, lịch sử, truyền thống, văn hóa... của ba tỉnh).
- Cơ sở lý luận (đặt trong bối cảnh chung của cả nước và đường lối đối ngoại của Trung ương Đảng) và thực tiễn hình thành chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh xây dựng, phát triển quan hệ hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn giai đoạn 1991 - 2010.
- Làm rõ những yếu tố tác động đến quá trình lãnh đạo xây dựng và phát triển mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa tỉnh Hà Tĩnh với hai tỉnh bạn theo tiến trình lịch sử, được phân chia thành hai giai đoạn căn cứ theo phân kỳ các nhiệm kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh; Đồng thời, khắc họa quá trình phát triển nhận thức của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh trong quá trình lãnh đạo thực hiện qua hai giai đoạn (1991-2000 và 2001-2010).
- Phục dựng bức tranh chân thực về quá trình quán triệt đường lối đối ngoại của Đảng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có nhiều điểm đặc thù, với những khó khăn và thuận lợi nhất định, trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, an ninh - quốc phòng... qua hai giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2000 và từ năm 2001 đến năm 2010.
- Từ những tư liệu khai thác được qua khảo sát thực tiễn, tổng kết, nhận định một cách khách quan những thành công, những hạn chế, khiếm khuyết trong quá trình hoạch định chủ trương cũng như trong quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về lãnh đạo thực hiện xây dựng, phát triển quan hệ hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn trong gần 20 năm đổi mới (1991-2010).
Từ những thành công, hạn chế khiếm khuyết trong lãnh đạo thực hiện xây dựng, phát triển quan hệ hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh trong gần 20 năm (1991-2010), qua các nhiệm kỳ Đại hội, luận án làm sáng tỏ những đặc điểm trong mối quan hệ giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn trong điều kiện lịch sử, văn hóa, truyền thống có những đặc thù; đồng thời đúc rút một số kinh nghiệm chủ yếu cả trên phương diện quán triệt chủ trương của Trung ương Đảng vận dụng vào địa phương, cả trên phương diện tổ chức chỉ đạo thực hiện chủ trương đó trên địa bàn cụ thể.
Chương 1
QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG QUAN HỆ HỮU NGHỊ, HỢP TÁC VỚI TỈNH BÔLYKHĂMXAY VÀ KHĂMMUỘN CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TĨNH TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000
1.1. QUAN HỆ HỮU NGHỊ, HỢP TÁC GIỮA NHÂN DÂN HÀ TĨNH VỚI TỈNH BÔLYKHĂMXAY VÀ KHĂMMUỘN TRƯỚC NĂM 1991
1.1.1. Những nhân tố tác động đến quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn
Điều kiện tự nhiên:
Tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn là ba tỉnh liền kề về địa lý, núi liền núi, sông liền sông, có chung 145 km đường biên giới thuộc hai nước Việt Nam - Lào. Những điểm tương đồng về địa lý, kinh tế, chính trị, văn hóa, truyền thống là điều kiện thuận lợi để tỉnh Hà Tĩnh mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác với hai tỉnh bạn Lào trên nhiều lĩnh vực.
Tỉnh Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Bắc Trung bộ, phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An với chiều dài 88 km, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình với chiều dài 130 km, phía Đông giáp biển Đông với chiều dài 137 km, phía Tây giáp tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn - nước CHDCND Lào. Trên tuyến biên giới giữa tỉnh Hà Tĩnh và Bôlykhămxay, Khămmuộn có 12 cột mốc quốc giới. Nội biên có 9 xã biên giới thuộc 3 huyện là Hương Sơn, Hương Khê và Vũ Quang; có 5 Đồn biên phòng (575, 571, 567, 565, 563). Ngoại biên đối diện có 35 bản thuộc hai huyện Căm Cợt (Bôlykhămxay) và Na Kai (Khămmuộn); lực lượng vũ trang đóng trên biên giới của bạn có 2 đơn vị (Đồn 505 - Nậm Phào và Đồn 515 - Ma Ca).
Tỉnh Hà Tĩnh có diện tích tự nhiên 6.055,6 km2. Năm 2010, dân số Hà Tĩnh khoảng 1,3 triệu người; Đảng bộ tỉnh có gần 8,5 vạn đảng viên, sinh hoạt tại 771 tổ chức cơ sở đảng, thuộc 12 Đảng bộ huyện, thành phố, thị xã và 7 Đảng bộ trực thuộc [93]; có 127 km đường Quốc lộ 1A, 87 km đường Hồ Chí Minh và 70 km đường sắt chạy dọc theo hướng Bắc - Nam; có Quốc lộ 8A và Đường 12 đi sang Lào và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, có cảng biển nước sâu Vũng Áng, cảng Xuân Hải [134]. Tỉnh Hà Tĩnh có 12 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 10 huyện, với 261 xã, phường, thị trấn. Trong đó, có 3 huyện biên giới là: Hương Sơn (47 km biên giới) gồm 2 xã biên giới Sơn Kim và Sơn Hồng; Vũ Quang (45 km biên giới); Hương Khê (53 km biên giới) với 5 xã biên giới là Hoà Hải, Hương Vịnh, Phú Gia, Hương Lâm, Hương Liên.
Tỉnh Bôlykhămxay là một trong 7 tỉnh thuộc vùng Trung Lào, là tỉnh lớn thứ 10 trong tổng số 17 tỉnh của nước CHDCND Lào, với diện tích 1.599.770 ha, dân số 422.300 người [71,tr.26]. Tỉnh Bôlykhămxay tiếp giáp với Việt Nam ở phía Đông với đường biên giới dài 165 km; tiếp giáp với Thái Lan ở phía Tây dọc theo sông Mê Kông với đường biên giới dài 195 km. Trong tổng số diện tích của tỉnh, 64 % thuộc địa bàn vùng sâu, vùng xa. Địa hình nghiêng dần từ dãy Phu Luông xuống khu vực sông Mê Kông, với nhiều dãy núi đá lớn có độ cao từ 300 đến 700m. Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới Bắc bán cầu, tỉnh Bôlykhămxay có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm là chủ yếu, phân thành hai mùa: mùa khô và mùa mưa. Mùa khô kéo dài 6 - 7 tháng, nhiều nơi thiếu nước nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến s...ghiệm về tổ chức mạng lưới y tế từ tỉnh xuống huyện và cơ sở, công tác vệ sinh phòng bệnh nhất là chống sốt rét, sốt xuất huyết, phòng bệnh lao... Mặc dù điều kiện trong tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, tỉnh Nghệ Tĩnh đã quan tâm giúp đỡ viện trợ tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn trang thiết bị dạy học, cử nhiều đoàn cán bộ giáo viên sang giúp các tỉnh bạn chia sẻ kinh nghiệm, trực tiếp giảng dạy và làm công tác xoá mù chữ. Nhiều học sinh tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn được tiếp nhận và đào tạo các chuyên ngành y tế, nông nghiệp, tài chính, thống kê... [128].
Mặc dù còn bộ lộ nhiều hạn chế do những nguyên nhân khác nhau, nhất là điều kiện kinh tế trong tỉnh còn nhiều khó khăn nhưng những kết quả đạt được trong hợp tác văn hoá và giáo dục với các tỉnh bạn trong giai đoạn này đã góp phần quan trọng tăng cường tình hữu nghị và hợp tác giữa Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nghệ Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn.
Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và công tác biên giới, tỉnh Nghệ Tĩnh đã tăng cường giúp bạn đào tạo cán bộ, sĩ quan chuyên nghiệp. Hàng năm, tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đã cử nhiều cán bộ, sĩ quan, đặc biệt là sĩ quan chính trị sang học tập, tập huấn tại tỉnh Nghệ Tĩnh. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, Quân khu IV và yêu cầu tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn, nhiều chuyên gia quân sự tỉnh Nghệ Tĩnh được cử sang giúp bạn xây dựng chiến lược quốc phòng dài hạn, lập kế hoạch phòng thủ từng thời kỳ và ở từng địa bàn, phù hợp với tình hình thực tế. Tỉnh Nghệ Tĩnh đã tăng cường phối hợp với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh biên giới, ngăn chặn các hoạt động tội phạm, vượt biên trái phép, buôn lậu qua biên giới, nhất là buôn lậu ma túy; tiêu diệt tận gốc các ổ phỉ, các băng nhóm chống đối có vũ trang.
Trong giai đoạn 1986 - 1990, quan hệ hữu nghị hợp tác giữa tỉnh Nghệ Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn diễn ra trong bối cảnh hai nước và các địa phương đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong điều kiện kinh tế tỉnh còn nghèo, chưa thoát khỏi cơ chế quan liêu bao cấp, lại vừa phải đối phó với âm mưu chống phá thâm độc của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. Tình hình đó đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng, hiệu quả của các chương trình, nội dung hợp tác, nhất là trong lĩnh vực kinh tế - xã hội. Tuy vậy, nhờ sự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nghệ Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn, với truyền thống đoàn kết gắn bó lâu đời và những ưu đãi đặc biệt giành cho nhau, nhìn chung, quan hệ hữu nghị hợp tác giữa tỉnh Nghệ Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn tiếp tục được tăng cường và thu được những kết quả đáng phấn khởi, nhất là hợp tác về chính trị và an ninh quốc phòng [184]. Việc triển khai thực hiện nhiệm vụ hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội bước đầu được quan tâm và thu được những kết quả nhất định[161]. Đặc biệt, sự quan tâm, giúp đỡ về chuyên gia, cung ứng cơ sở vật chất, trang thiết bị thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống đã giúp tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn giải quyết kịp thời những khó khăn trước mắt. Hoạt động ngoại thương giữa tỉnh Nghệ Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn chủ yếu diễn ra dưới hình thức hữu nghị và ưu đãi đặc biệt, được bao cấp bằng ngân sách nhà nước [162], [163]. Trong thời kỳ khó khăn, hàng hoá của Việt Nam và của tỉnh Nghệ Tĩnh đến với các bản làng của tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn, nhất là địa bàn vùng sâu, vùng xa đã khắc phục được một phần thực trạng hết sức khan hiếm hàng hoá của các tỉnh bạn, góp phần ổn định tình hình, nâng cao đời sống cho nhân dân [126], [127]..
Tuy nhiên, trong giai đoạn này, những kết quả đạt được trong quá trình triển khai thực hiện các thỏa thuận hợp tác đã được các bên thống nhất còn thấp so với yêu cầu, mong muốn và tiềm năng của tỉnh Nghệ Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn [19]. Nhiều nội dung hợp tác đã được đề ra nhưng thực hiện thiếu kịp thời, có nơi, có lúc thiếu tính khả thi [174]. Tại một số thời điểm, trong lĩnh vực hợp tác nông nghiệp "Chưa hoạt động và thực hiện được những vấn đề đã ký"; trong lĩnh vực y tế, "Tất cả đã ký ở văn bản nhưng chưa thực hiện được" [20]. Quan hệ hợp tác chủ yếu đang diễn ra ở khu vực kinh tế Nhà nước, trong đó, lĩnh vực được chú trọng nhất là nông - lâm nghiệp. Do đó, nhìn chung việc hợp tác giữa tỉnh Nghệ Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đem lại hiệu quả chưa cao, cả chiều rộng lẫn chiều sâu, nặng tính chất bao cấp, phiến diện; chưa khơi dậy, phát huy được tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Nghệ Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn. Trong quá trình hợp tác, có những thời điểm, "Bôlykhămxay thì chưa biết làm, Nghệ Tĩnh thì nể, cả hai bên đều phải rút kinh nghiệm" [164]. Tuy nhiên, kết quả và những kinh nghiệm bước đầu trong quá trình hợp tác giữa tỉnh Nghệ Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới đã tạo cơ sở, tiền đề quan trọng giúp Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nghệ Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn tiếp tục tăng cường hợp tác trong những năm sau này đạt hiệu quả cao hơn.
1.2. CHỦ TRƯƠNG VÀ QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG QUAN HỆ HỮU NGHỊ, HỢP TÁC VỚI TỈNH BÔLYKHĂMXAY VÀ KHĂMMUỘN CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TĨNH TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000
1.2.1. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn từ năm 1991 đến năm 1995
1.2.1.1. Tình hình thế giới và hai nước Việt Nam, Lào
Trong những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, hệ thống XHCN ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, phong trào cách mạng thế giới lâm vào thoái trào. Trên thế giới, cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đang diễn ra như vũ bão, những thành tựu to lớn của nó đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của lực lượng sản xuất, làm thay đổi tương quan lực lượng giữa các nước. Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra và tác động mạnh mẽ đến tình hình các quốc gia, khu vực trên toàn thế giới. Để đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng, đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế xã hội, Đảng và Chính phủ hai nước Việt Nam - Lào đã tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới nhằm khơi dậy, phát huy sức mạnh nội lực, thực hiện chính sách mở rộng quan hệ đối ngoại để nhanh chóng hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế.
Đối với Việt Nam, căn cứ mục tiêu chặng đường đầu của thời kỳ quá độ lên CNXH, Đại hội lần thứ VII của Đảng (6/1991) đã xác định mục tiêu của chính sách đối ngoại đổi mới là "giữ vững hòa bình, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội" [63, tr.88]. Đại hội đã đề ra nội dung cơ bản của chính sách đối ngoại đổi mới "Thực hiện một chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ rộng mở, đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ đối ngoại với tinh thần Việt Nam muốn làm bạn của tất cả các nước trong cộng đồng, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển" [63, tr.147].
Từ quan điểm ủng hộ chính sách cùng tồn tại hòa bình giữa các nước có chế độ chính trị xã hội khác nhau, Đại hội VII đã phát triển chủ trương "thêm bạn, bớt thù" của Đại hội VI thành phương châm "Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển". So với Đại hội VI, đây là bước phát triển mới về nhận thức của Đảng trong đường lối đối ngoại trước những biến chuyển của tình hình thế giới và khu vực.
Hội nghị lần thứ ba BCH Trung ương ĐCS Việt Nam khóa VII (6/1992) xác định bốn phương châm trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam, trong đó nổi bật phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại; tích cực tham gia hợp tác khu vực, đồng thời mở rộng quan hệ với tất cả các nước. Từ đây Việt Nam đã xác lập vị thế mới trong hệ thống quan hệ quốc tế, một bước chuẩn bị căn bản để gia nhập ASEAN.
Ngày 19/2/1992, Việt Nam và Lào đã ký “Hiệp ước Bali”, chính thức trở thành quan sát viên của ASEAN và lần lượt Việt Nam (1995) và Lào (1997) trở thành thành viên chính thức của ASEAN, đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của hai nước; mở ra cơ hội lớn để Việt Nam - Lào tiếp tục đẩy nhanh quá trình hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật trên cơ sở các thỏa thuận đã được ký kết [30, tr.331].
Năm 1992 là năm có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động đối ngoại giữa hai nước. Tổng Bí thư ĐCS Việt Nam Đỗ Mười đã có chuyến thăm chính thức CHDCND Lào từ ngày 12 đến ngày 16/8/1992. Hai bên ra Tuyên bố chung nhấn mạnh "quyết tâm phấn đấu không mệt mỏi nhằm củng cố và tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị và đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào; tiếp tục đổi mới phương thức hợp tác nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả thiết thực, phù hợp với khả năng mỗi nước theo nguyên tắc giữ vững nền độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi, chân thành giúp đỡ lẫn nhau trên tình đồng chí, anh em" [121, tr.3].
Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng (Tháng 1/1994) tiếp tục quán triệt sâu sắc yêu cầu vận dụng đúng đắn các phương châm xử lý các quan hệ quốc tế. Hội nghị khẳng định kết quả hoạt động đối ngoại là một trong ba thành tựu quan trọng trong công cuộc đổi mới, đồng thời xác định rõ nhiệm vụ đối ngoại là "tiếp tục thi hành đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại... phát huy các điểm đồng về lợi ích và thu hẹp các bất đồng, tăng thêm bạn và phát triển sự hợp tác quốc tế" [64, tr.55].
Việc thực hiện đường lối chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ quốc tế của Đảng và nhà nước cùng với những thành tựu về kinh tế - xã hội trong 10 năm đổi mới, đã tạo nên thế và lực mới cho đất nước. Trong đó, "với đổi mới trong tư duy đối ngoại cũng như trong đường lối chiến lược đối ngoại, ta đã từng bước đẩy lùi được tình thế cực kỳ nguy hiểm về chính trị cũng như về kinh tế, cải thiện được môi trường quốc tế, tạo điều kiện cho sự nghiệp hòa bình phát triển đất nước” [77, tr.11]; đồng thời "đánh dấu sự hoàn tất của việc đặt nền móng cho mối quan hệ mới giữa Việt Nam và các nước" [36, tr.213] trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới.
Về mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Lào, trong bài phát biểu tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng Nhân dân cách mạng Lào (18/3/1996), đồng chí Đỗ Mười khẳng định:
ĐCS Việt Nam và Đảng NDCM Lào cùng chung cội nguồn, chung một lý tưởng, gắn bó keo sơn bởi tình hữu nghị đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác anh em toàn diện. Quan hệ Việt - Lào do Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và Chủ tịch Cay Xỏn Phômvihản kính mến cùng hai Đảng chúng ta dày công xây dựng, vun đắp, trải qua thời gian và thử thách ngày càng trở nên bền vững [81, tr.124].
Bước phát triển mới trong quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam - Lào trong giai đoạn này là việc hai nước quyết định ký kết Thỏa thuận về chiến lược hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giai đoạn 1996 - 2000. Lần đầu tiên, các nội dung hợp tác mang tính chiến lược tạo tiền đề cho việc triển khai hợp tác những năm sau này đã được đặt ra. Nhiều chương trình, dự án hợp tác của giai đoạn 1985 - 1990 đã tạm ngưng, nay lại được tiếp tục thực hiện [50].
Đối với nước bạn Lào, giai đoạn 1986 - 1991, Lào tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới mà Đại hội Đảng lần thứ IV (1986) và lần thứ V (1991) đã đề ra. Mục tiêu của giai đoạn này là củng cố cơ sở hạ tầng, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân các bộ tộc, thu nhập GDP bình quân 350 USD/người, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt là 6%; mở rộng quan hệ quốc tế và thu hút vốn đầu tư [51].
Trên cơ sở nghị quyết Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ V, căn cứ vào bối cảnh quốc tế và tình hình đất nước, Hội nghị Trung ương Đảng NDCM Lào lần thứ 6 (khóa V) tháng 2/1993 đã đề ra kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 với mục tiêu chiến lược: giải quyết nhu cầu cấp bách về đời sống nhân dân các bộ tộc; nâng cao mức sống vật chất và tinh thần cho toàn dân; đảm bảo ổn định chính trị - xã hội trong cả nước bằng việc kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã, an ninh và hội với quốc phòng đối ngoại.
Trong bài phát biểu tại Đại hội ĐCS Việt Nam lần thứ VII, trên cương vị Chủ tịch Đảng NDCM Lào, đồng chí Cayxỏn Phômvihản nhấn mạnh:
ĐCS Việt Nam và Đảng NDCM Lào cùng sinh ra từ một cội nguồn, cùng chung mục tiêu, lý tưởng. Tuy mỗi Đảng có phương pháp và bước đi khác nhau do đặc điểm của mỗi nước, nhưng giữa hai Đảng chúng ta luôn luôn có sự phối hợp hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau rất chặt chẽ, hài hòa, luôn trao đổi, bổ sung kinh nghiệm, giúp cho hai Đảng chúng ta ngày càng trưởng thành, vững mạnh và không ngừng nâng cao khả năng lãnh đạo của mỗi Đảng ngang tầm với các giai đoạn cách mạng [49, tr.5].
Đường lối và chính sách đổi mới mở cửa đã tạo hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi cho quan hệ giữa hai nước Việt - Lào, đồng thời là nhân tố thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống giữa các ngành, các địa phương hai nước nói chung và tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn nói riêng.
1.2.1.2. Tỉnh Hà Tĩnh được tái lập và chủ trương của Đảng bộ tỉnh về quan hệ hữu nghị, hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn
Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VIII (tháng 8/1991) đã thông qua Nghị quyết chia tỉnh Nghệ Tĩnh thành hai tỉnh, Hà Tĩnh và Nghệ An. Sau khi được tái lập, tỉnh Hà Tĩnh có diện tích tự nhiên 6.055,6 km2, dân số 1.173.000 người, 10 đơn vị hành chính, gồm 8 huyện và 2 thị xã. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh sau khi tái lập có 60.712 đảng viên, chiếm 5% dân số của tỉnh, có 760 tổ chức cơ sở đảng, trong đó 90% là tổ chức cơ sở đảng vững mạnh và khá [98].
Ngay sau khi có Quyết định thành lập Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh của Bộ Chính trị, Tỉnh ủy Hà Tĩnh nhanh chóng ổn định tổ chức và tích cực chuẩn bị Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII (vòng 2). Ngày 20/1/1992, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII chính thức khai mạc. Trên cơ sở đánh giá thực trạng tình hình kinh tế xã hội sau khi tái lập tỉnh, Đại hội đề ra phương hướng chung là: “Phát triển kinh tế hàng hóa, trước hết đẩy mạnh sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp toàn diện, trọng tâm là lương thực, thực phẩm... Đoàn kết và hợp tác nhiều mặt với các tỉnh bạn... để hình thành các vùng kinh tế hàng hóa lớn" [53, tr.17,18].
Về công tác đối ngoại và hợp tác với các tỉnh bạn Lào, Đại hội chủ trương tiếp tục tăng cường mối quan hệ hữu nghị hợp tác với hai tỉnh nước bạn Lào có chung đường biên giới là tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn, xúc tiến các cuộc gặp gỡ, hội đàm cấp cao giữa tỉnh Hà Tĩnh và các tỉnh bạn, ký kết các thỏa thuận tạo cơ sở cho sự hợp tác giữa các ngành, các địa phương.
Sau Đại hội Đảng bộ tỉnh, chủ trương tăng cường mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay được tiếp tục khẳng định trong cuộc Hội đàm cấp cao trong chuyến thăm và làm việc tại Bôlykhămxay của Đoàn đại biểu tỉnh Hà Tĩnh, tháng 11/1992. Hai bên khẳng định tiếp tục “Vun đắp mối quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện được đơm hoa kết trái, không ngừng phát triển”; “Tiếp tục tăng cường hợp tác giữa hai tỉnh nhằm làm cho nền kinh tế của cả hai bên không ngừng được phát triển mạnh mẽ” [150]. Theo đó, hai bên “Tăng cường lưu thông các loại hàng hóa mà mỗi bên có khả năng và nhu cầu tiêu thụ trên thị trường hai tỉnh, hai nước hay xuất khẩu đi nước thứ ba trên cơ sở tuân thủ luật pháp của mỗi nước đã định” [150]. Hai bên thống nhất “tăng cường xây dựng tuyến biên giới quốc gia giữa hai tỉnh trở thành tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị và hợp tác bền vững và ổn định lâu dài” [150].
Nghị quyết số 13 NQ/TU, ngày 18/10/1995 của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội năm 1995 tiếp tục khẳng định: “Tăng cường phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với các tỉnh bạn và quốc tế” [99]; đẩy mạnh phát triển kinh tế đối ngoại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước, nhất là đối với các nước trong khu vực, các tỉnh bạn Lào. Đặc biệt, NQ Đại hội Đảng bộ tỉnh và các NQ chuyên đề đã thống nhất từng bước đầu tư, hình thành các khu kinh tế trọng điểm, trong đó, vùng kinh tế Đường 8 gắn với đầu tư nâng cấp Cửa khẩu Cầu Treo, chợ đường biên, cảng Xuân Hải, cảng Vũng Áng, các khu công nghiệp mới, khu kinh tế hàng hóa lớn...[100], tạo cơ sở quan trọng trong việc thực hiện các nội dung hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn.
Như vậy, ngay sau khi tái lập tỉnh, NQ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, và các NQ chuyên đề của BTV, BCH Tỉnh ủy, các văn bản thỏa thuận tại các cuộc Hội đàm cấp cao giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn đã khẳng định quyết tâm tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, toàn diện và có hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa -xã hội, an ninh, quốc phòng, giao lưu hữu nghị nhân dân... với Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn; không ngừng “Vun đắp mối quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện được đơm hoa kết trái, không ngừng phát triển” [150]; “Trong quan hệ với bạn, bảo đảm sự gắn bó thủy chung giữa nhân dân và lực lượng vũ trang ba tỉnh, đặc biệt giữa tỉnh ta với các tỉnh bạn Bôlykhămxay và Khămmuộn nhằm xây dựng tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị và hợp tác phát triển, không để các thế lực thù địch lợi dụng chia rẽ và tạo cớ phá hoại” [101]; coi đây là tài sản vô giá, là điều kiện đảm bảo cho cho sự ổn định chính trị và an ninh và việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn.
Chủ trương tăng cường hợp tác với các tỉnh bạn Lào của Đảng bộ tỉnh được tiếp tục khẳng định tại Đại hội lần đầu tiên sau ngày tái lập tỉnh và ngay sau đó, chủ trương này được tiếp tục khẳng định trong chuyến thăm các tỉnh bạn của lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã thể hiện lập trường, quan điểm trước sau như một của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh luôn coi trọng và không ngừng nỗ lực vun đắp tình hữu nghị và hợp tác toàn diện với các tỉnh bạn Lào cùng chung biên giới. Những chủ trương đó vừa thể hiện sự kế thừa, tiếp nối những thành quả đã đạt được của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nghệ Tĩnh trước đây, vừa thể hiện quan điểm, quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục vun đắp mối quan hệ hữu nghị bền chặt thủy chung với Đảng bộ và nhân dân các bộ tộc Lào anh em, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới.
1.2.1.3. Quá trình tổ chức thực hiện
Nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả công tác đối ngoại, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã kịp thời thành lập các cơ quan đơn vị chuyên trách và các cơ quan tham mưu về công tác đối ngoại. Trong những năm 1991 - 1995, Ban Kinh tế đối ngoại đã được thành lập và đi vào hoạt động. Ban Kinh tế đối ngoại là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, tham mưu giúp Tỉnh ủy, UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tham mưu trong lĩnh vực kinh tế và hoạt động đối ngoại nói chung và quan hệ hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn nói riêng. Đồng chí Nguyễn Văn Cầm được bổ nhiệm làm Trưởng ban. Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, mặc dầu còn gặp muôn vàn khó khăn trong những ngày đầu mới thành lập, Ban Kinh tế đối ngoại đã tích cực tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành nhiều chủ trương, chính sách và chỉ đạo các ngành, các địa phương triển khai thực hiện nhiệm vụ liên doanh, liên kết với các tỉnh bạn Lào phát triển kinh tế, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách trong công tác biên giới, Ban Biên giới tỉnh đã được thành lập và nhanh chóng ổn định tổ chức, bộ máy và đi vào hoạt động. Ban Biên giới là cơ quan không chuyên trách, do đồng chí Nguyễn Hoàng Trạch - Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban và đồng chí Nguyễn Bá Giai - Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh làm Phó ban Thường trực, cùng các thành viên là đại diện các ngành liên quan, được giao nhiệm vụ tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, trực tiếp chỉ đạo các vấn đề về biên giới.
Thực hiện chủ trương của Đảng bộ tỉnh, Văn phòng cấp ủy và UBND các cấp được giao là cơ quan tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp về công tác đối ngoại. Các ngành liên quan, đặc biệt là Đối ngoại, Kế hoạch và Đầu tư, Công an, Quân sự, Biên phòng và các huyện biên giới đã được kịp thời bố trí đội ngũ cán bộ có phẩm chất và năng lực phụ trách công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền về công tác đối ngoại.
Chủ trương tăng cường hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn của Đảng bộ tỉnh được khẳng định tại Đại hội lần đầu tiên sau ngày tái lập tỉnh và tại chuyến thăm các tỉnh bạn của lãnh đạo tỉnh đã được Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tiếp tục cụ thể hóa thành các nội dung thông tin thời sự định hướng và chỉ đạo Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Hà Tĩnh, các phương tiện thông tin đại chúng, các ngành, đoàn thể, các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân cổ vũ động viên toàn Đảng, toàn quân và toàn dân tiếp tục vun đắp mối quan hệ hữu nghị bền chặt thủy chung với Đảng bộ và nhân dân các bộ tộc Lào anh em, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới.
Ngoài đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò, nhiệm vụ công tác đối ngoại nói chung, quan hệ hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn nói riêng, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở đã kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt và tổ chức thực hiện các chương trình, nội dung hợp tác trên các lĩnh vực.
Trong lĩnh vực chính trị: Điểm nổi bật trong quan hệ hợp tác trong lĩnh vực chính trị giữa giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn là việc duy trì các chuyến thăm lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao ba tỉnh.
Từ ngày 01 đến ngày 6/11/1992, Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Hà Tĩnh đã sang thăm chính thức tỉnh Bôlykhămxay. Đây là chuyến thăm Bôlykhămxay đầu tiên của lãnh đạo cấp cao tỉnh Hà Tĩnh kể từ ngày tái lập tỉnh. Ngày 3/11/1992, Đoàn đại biểu hai tỉnh đã tiến hành hội đàm và thống nhất ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác trên các lĩnh vực.
Hai bên thống nhất tiếp tục hợp tác chế biến và tiêu thụ sản phẩm gỗ, hợp tác chăn nuôi; tiến hành nghiên cứu hợp tác trồng chè, quế; hợp tác tổ chức các vùng ươm các loại cây ăn quả có giá trị xuất khẩu. Hai bên thống nhất tăng cường củng cố, xây dựng biên giới quốc gia giữa hai tỉnh thành tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác bền vững; phối hợp tiến hành cấp giấy chứng minh nhân dân riêng cho nhân dân các xã, bản dọc hai bên biên giới; định kỳ 6 tháng và 1 năm tiến hành giao ban giữa Ban biên giới hai tỉnh [150].
Nhằm tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Khămmuộn, năm 1993, Đoàn Đại biểu cấp cao tỉnh Khămmuộn đã sang thăm Hà Tĩnh và ký kết thỏa thuận hợp tác. Đồng thời, trong thời gian này, mỗi tỉnh đã cử 5 Đoàn công tác gồm chuyên viên các ngành công nghiệp, thủy lợi, nông nghiệp, thương mại, công an, biên phòng sang bàn chương trình hợp tác cụ thể [11].
Nhằm tăng cường các cuộc gặp gỡ, trao đổi giữa lãnh đạo hai tỉnh, Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Bôlykhămxay đã sang thăm tỉnh Hà Tĩnh, từ ngày 2/3 đến ngày 5/3/1994. Hai bên đánh giá tình hình kết quả thực hiện các thỏa thuận đã ký kết và thống nhất khẳng định: Việc thực hiện các nội dung hợp tác đã “bước đầu triển khai có kết quả một số nhiệm vụ quan trọng thể hiện trên các lĩnh vực. Tuy vậy vẫn còn một số việc chưa thực hiện được, những vấn đề này hai bên sẽ tự soát xét để tiếp tục đưa vào chương trình thực hiện trong thời gian tới ” [151].
Hai bên khẳng định tiếp tục thực hiện các nội dung thỏa thuận đã ký; thống nhất đề nghị Chính phủ hai nước đầu tư nâng cấp cửa khẩu Cầu Treo thành cửa khẩu Quốc tế; nhất trí hằng năm, mỗi bên cử một đoàn gồm 10 cán bộ chuyên môn sang học tập kinh nghiệm lẫn nhau; ngoài ra, tỉnh Hà Tĩnh giúp tỉnh bạn vật liệu để xây dựng nhà khách trị giá 100 triệu đồng [151].
Tiếp đó, nhận lời mời của các tỉnh bạn, Đoàn đại biểu tỉnh Hà Tĩnh đã có các chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bôlykhămxay và tỉnh Khămmuộn [111], [153]. Trong các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao, tại mỗi tỉnh, sau khi đánh giá tình hình triển khai thực hiện các nội dung thỏa thuận đã ký kết, các bên cùng trao đổi bàn bạc và thống nhất các biện pháp cụ thể nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả hơn nhiệm vụ tăng cường hợp tác giữa Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh với hai tỉnh bạn; đẩy nhanh việc thực hiện các nội dung hợp tác đã ký [154].
Ngoài việc duy trì các chuyến thăm hữu nghị chính thức và tiến hành các cuộc hội đàm cấp cao, tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn đã cử nhiều đoàn công tác của các ngành, các địa phương sang thăm và làm việc nhằm nắm bắt tình hình, trao đổi kinh nghiệm và ký kết các thỏa thuận các nội dung hợp tác.
Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và công tác biên giới: Ngay sau các cuộc gặp cấp cao, Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã chỉ đạo UBND tỉnh và các ngành liên quan kịp thời triển khai thực hiện các thỏa thuận đã ký. Trong những năm đầu thập kỷ 90, tình hình trên tuyến biên giới tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn có những diễn biến khá phức tạp. Đặc biệt, “lợi dụng tình hình sơ hở, các phần tử xấu người Lào đã móc nối với những phần tử xấu người Việt Nam, tổ chức trấn lột, chém giết lẫn nhau và nghiêm trọng hơn là nạn buôn bán vũ khí” [7].
Nhằm kịp thời nắm bắt và xử lý kịp thời những vấn đề mới phát sinh, đảm bảo an ninh biên giới, cuối năm 1992, Đoàn đại biểu UBND tỉnh đã tiến hành chuyến khảo sát tuyến biên giới và chỉ đạo các ngành liên quan kịp thời phối hợp giải quyết những vấn đề bức xúc đang đặt ra về an ninh trật tự tại các địa bàn khu vực biên giới [97]. Nhằm phối hợp thực hiện có hiệu quả vấn đề biên giới, tỉnh Bôlykhămxay đã cử Đoàn địa biểu do đồng chí Un Lả - Ủy viên Trung ương Đảng NDCM Lào, Tỉnh trưởng, sang thăm và làm việc tại tỉnh Hà Tĩnh [7].
Tiếp đó, Đoàn đại biểu Ban biên giới tỉnh Bôlykhămxay đã sang thăm và làm việc với Ban Biên giới tỉnh Hà Tĩnh. Hai bên đã trao đổi thông báo cho nhau tình hình kinh tế xã hội, nhất là tình hình biên giới mỗi bên; thống nhất một số nhiệm vụ giải pháp xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh trong công tác biên giới [129].
UBND tỉnh Hà Tĩnh đã kịp thời chỉ đạo các ngành chức năng kịp thời rà soát, thống nhất quản lý các đối tượng xâm nhập và làm ăn trái phép trên từng địa bàn; tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý thích đáng những cá nhân, tập thể có hành vi phạm; tiếp tục tăng cường tuyên truyền sâu rộng cho nhân dân ở các vùng thuộc địa bàn hai huyện Hương Sơn, Hương khê, đặc biệt là nhân dân các xã dọc biên giới, hiểu rõ các chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, nhất là Quy chế Biên giới; thường xuyên duy trì công tác giao ban định kỳ, thông báo cho nhau tình hình và kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh trên tuyến biên giới. Ngoài việc ban hành các văn bản chỉ đạo, UBND tỉnh tiếp tục cử các đoàn công tác kịp thời đến các địa bàn phức tạp, phối hợp giải quyết những vấn đề phát sinh nhằm thực hiện tốt quy chế biên giới và các thỏa thuận hợp tác đã ký kết [8].
Tháng 7/1995, Đoàn lãnh đạo Công an tỉnh Hà Tĩnh và lãnh đạo Công an hai huyện Hương Sơn, Hương Khê đã sang thăm tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn để thống nhất kế hoạch nhằm bảo vệ an ninh biên giới trước sự xâm nhập và hoạt động chống phá của bọn phản động lưu vong [43]. Tiếp đó, tỉnh Hà Tĩnh đã cử đoàn công tác của Ban Kinh tế Đối ngoại sang thăm và làm việc với các cơ quan chức năng tỉnh bạn nhằm đôn đốc việc thực hiện các nội dung hợp tác đã ký với các tỉnh bạn [6].
Bên cạnh đó, Ban Biên giới tỉnh phối hợp với các cơ quan liên quan, các huyện biên giới, các đồn, trạm biên phòng, các xã biên giới tổ chức quán triệt nội dung liên quan đến công tác biên giới, truyền giáo dục nhân dân thực hiện tốt các quy định của Quy chế biên giới; quản lý chặt chẽ hoạt động của người nước ngoài vào khu vực biên giới... Nhờ vậy, tình hình vi phạm trật tự trị an, vượt biên, vi phạm quy chế biên giới giảm đáng kể so với trước đây [1].
Trong lĩnh vực kinh tế, thương mại: Triển khai thực hiện nội dung các thỏa thuận hợp tác đã ký, các bên tiếp tục cử các Đoàn công tác của tỉnh, của các ngành sang thăm và làm việc để bàn và thống nhất các phương án cụ thể về hợp tác, trao đổi thương mại, kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ gia đình, giúp bạn về kỹ thuật nông nghiệp, trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, khai thác, chế biến lâm sản...
Tháng 5/1994, tỉnh Hà Tĩnh đã cử Đoàn cán bộ các sở, ngành cấp tỉnh sang thăm và phối hợp khảo sát và hợp tác trong lĩnh vực giao thông, lâm nghiệp tại tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn [130].
Tại tỉnh Khămmuộn, hai bên bàn bạc cử cán bộ, chuyên gia trong lĩnh vực quy hoạch, nông nghiệp, xây dựng cơ bản; xúc tiến mở tuyến đường biên giới Hương Khê - Bản Giàng; giới thiệu xuất khẩu những mặt hàng mà tỉnh Khămmuộn có nhu cầu; bàn kế hoạch khai thác, chế biến các loại sản phẩm tại tỉnh bạn như gỗ, đá vôi, thạch cao, phốt pho...
Tại tỉnh Bôlykhămxay, hai bên bàn bạc trao đổi các nội dung hợp tác mà hai bên đã ký, nhất là đôn đốc các ngành liên quan hai tỉnh phối hợp tiến hành điều tra quy hoạch, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, giúp tỉnh bạn giống mới, xây dựng các mô hình trong sản xuất nông nghiệp; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, doanh nhân sang địa bàn hai tỉnh tìm kiếm cơ hội, thị trường hợp tác sản xuất kinh doanh...
Tháng 6/1995, Đoàn công tác của UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành liên quan đã sang thăm và khảo sát xây dựng Cửa khẩu Cầu Treo, xúc tiến làm đường điện, khai thác vận chuyển gỗ [131]. Nhân dịp này, tỉnh Hà Tĩnh đã giúp bạn 2000 gốc cam, bưởi, hồng, quýt, 10 kg cá giống và mời 2 đoàn (65 người) sang tham quan trao đổi kinh nghiệm về kinh tế vườn đồi và kinh tế hộ gia đình; hỗ trợ huyện Căm Cợt 30 tấn gạo trong kỳ giáp hạt [1]. Cũng trong dịp này tỉnh Hà Tĩnh đã giúp tỉnh huyện Căm Cợt các loại vất tư để xây dựng nhà khách của huyện [94].
Thực hiện chủ trương của Đảng bộ tỉnh, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai quy hoạch các vùng dân cư gắn với việc xây dựng vùng kinh tế mới và chủ trương xóa đói giảm nghèo, nhằm từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, nhất là ở các xã biên giới [1]. Nhằm đẩy mạnh các hoạt động thương mại, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã tăng cường chỉ đạo các ngành, các địa phương, nhất là các huyện biên giới ban hành các chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia buôn bán, trao đổi hàng hóa với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn; từng bướ...i. Nội san Nghiên cứu- Trao đổi- Thông tin, Trường Chính trị Trần Phú Hà Tĩnh, Số 22.
Nguyễn Trọng Tứ (2013), Hợp tác trong lĩnh vực an ninh quốc phòng và công tác biên giới giữa tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn (CHDCND Lào) từ năm 1991- 2011. Nội san Nghiên cứu- Trao đổi- Thông tin, Trường Chính trị Trần Phú Hà Tĩnh, Số 24.
Nguyễn Trọng Tứ (2013), Hợp tác về chính trị ngoại giao và giao lưu hữu nghị nhân dân giữa tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn (CHDCND Lào) từ năm 1991- 2011. Nội san Nghiên cứu- Trao đổi- Thông tin, Trường Chính trị Trần Phú Hà Tĩnh, Số 25.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT:
1. Ban Biên giới Hà Tĩnh (1996), Báo cáo sơ kết một năm thực hiện Hiệp định quy chế biên giới và Biên bản cuộc họp lần thứ năm giữa hai Đoàn đại biểu biên giới Việt Nam - Lào, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh.
2. Ban Biên giới Hà Tĩnh (1996), Báo cáo sơ kết thực hiện Quy chế biên giới, ngày 8 tháng 6 năm 1996, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh.
3. Ban Biên giới Hà Tĩnh (1999), Báo cáo việc thực hiện công tác biên giới chín tháng đầu năm 1999, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh.
4. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1995), Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Ban Đối ngoại Hà Tĩnh (1997), Báo cáo kết quả chuyến đi công tác của Đoàn cán bộ Hà Tĩnh tại nước CHDCND Lào (Kèm theo biên bản làm việc).
6. Ban Kinh tế Đối ngoại (1995), Báo cáo kết quả làm việc tại các tỉnh thuộc nước CHDCND Lào theo quyết định số 229-QĐ/UB, ngày 16/2/1995. Ngày 14/3/1995. Tài liệu lưu tại Phòng lưu trử - VP Tỉnh ủy Hà Tĩnh.
7. Ban Kinh tế Đối ngoại Hà Tĩnh (1992), Báo cáo tình hình biên giới quốc gia giữa Hà Tĩnh với hai tỉnh bạn Lào, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh.
8. Ban Kinh tế Đối ngoại Hà Tĩnh (1994), Báo cáo tình hình biên giới, ngày 1 tháng 4 năm 1994, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh.
9. Ban Đối ngoại tỉnh Hà Tĩnh (1996), Báo cáo kết quả việc tổ chức thực hiện văn bản ghi nhớ về mối quan hệ hợp tác giữa Đoàn đại biểu cấp cao Hà Tĩnh và tỉnh Khămmuộn ký ngày 6/5/1995, ngày 9/7/1996. Lưu tại Trung tâm lưu trử Hà Tĩnh.
10. Ban Đối ngoại tỉnh Hà Tĩnh (1997), Báo cáo tình hình quan hệ hệ hợp tác giữa Hà Tĩnh với hai tỉnh Bôlykhămxay-Khăm muộn và tập đoàn HPKD, ngày 22/6/1997. Tài liệu lưu tại Phòng lưu trử - VP Tỉnh ủy Hà Tĩnh
11. Ban Kinh tế Đối ngoại Hà Tĩnh (1993), Báo cáo tình hình về mối quan hệ hợp tác giữa Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, tỉnh Khămmuộn và Chương trình phát triển kinh tế miền núi Bộ Quốc phòng Lào, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh.
12. Ban Kinh tế Đối ngoại (1995), Báo cáo kết quả việc tổ chức thực hiện văn bản ghi nhớ về quan hệ hợp tác giữa Hà Tĩnh với Khămmuộn, ngày 9/7/1996. Tài liệu lưu tại Phòng lưu trử - VP Tỉnh ủy Hà Tĩnh.
13. Ban Kinh tế Đối ngoại Hà Tĩnh (1996), Báo cáo kết quả làm việc với hai tỉnh bạn Lào, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh.
14. Ban Kinh tế Đối ngoại Hà Tĩnh (1996), Báo cáo về tình hình mối quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh Hà Tĩnh - Bôlykhămxay và Công ty Phát triển kinh tế miền núi Lào, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh.
15. Ban Kinh tế Đối ngoại Hà Tĩnh (1996), Báo cáo tình hình quan hệ hợp tác hai tỉnh Hà Tĩnh và Bôlykhămxay, ngày 16 tháng 11 năm 1996, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh.
16. Ban Kinh tế Đối ngoại Hà Tĩnh (1998), Báo cáo công tác đối ngoại năm 1998, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh.
17. Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương (2004), Những vấn đề lớn của thế giới và quá trình hội nhập, phát triển của nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh (1993), Tài liệu biên soạn lịch sử Đảng bộ Hà Tĩnh.
19. Ban Hợp tác kinh tế văn hóa với Lào, tỉnh Nghệ Tĩnh (1987), Báo cáo về hợp tác kinh tế văn hóa giữa tỉnh Nghệ Tĩnh với tỉnh Xiêng khoảng và tỉnh Bôlykhămxay 6 tháng đầu năm 1987 và đề nghị bổ sung kế hoạch 6 tháng cuối năm 1987, ngày 16/6/1987. Tài liệu lưu tại Trung tâm lưu trử tỉnh Nghệ An.
20. Ban hợp tác kinh tế văn hóa với nước ngoài tỉnh Bôlykhămxay (1987), Biên bản họp công việc hợp tác với tỉnh Nghệ Tĩnh năm 1987 và kế hoạch 1988, Số 01/KH.TC, ngày 29 tháng 8 năm 1987. Tài liệu lưu tại Văn phòng tỉnh Nghệ An.
21. Báo Nhân Dân (2009), số ra ngày 24 tháng 4 năm 2009.
22. Báo Nhân Dân (1991), ngày 25/6/1991.
23. Đặng Duy Báu (Chủ biên), (2000), Lịch sử Hà Tĩnh, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Đặng Duy Báu (Chủ biên), (2001), Lịch sử Hà Tĩnh, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. Đặng Duy Báu (Chủ biên), (1997), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26. Đặng Duy Báu (Chủ biên), (1997), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Nguyễn Đức Bình (Chủ biên), (2003), Góp phần nhận thức thế giới đương đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương (11-2001), Nghị quyết số 07 Về hội nhập kinh tế quốc tế, Tài liệu lưu tại Viện Lịch sử Đảng.
29. Bộ Ngoại giao (1995), Hội nhập quốc tế và giữ vững bản sắc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Bộ Ngoại giao (2003), Ngoại giao Việt Nam (1945 - 2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh (1998), Hà Tĩnh 30 năm kháng chiến. Hà Tĩnh.
32. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh (1994), Hà Tĩnh kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hà Tĩnh.
33. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh (2001), Báo cáo tình hình, kết quả hoạt động bảo vệ biên giới từ tháng 8 năm 2000 đến tháng 5 năm 2001, Lưu tại Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh.
34. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh (2003), Báo cáo tình hình công tác biên giới năm 2003, Lưu tại Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh.
35. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh (1997), Báo cáo kết quả thực hiện Hiệp định quy chế biên giới Việt Nam - Lào và biên bản giữa hai đoàn đại biểu biên giới lần thứ 6 giữa hai nước, Lưu tại Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Hà Tĩnh.
36. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh (1997), Báo cáo tình hình thực trạng đường biên mốc giới và công tác bảo vệ của Bộ đội Biên phòng, Lưu tại Trung tâm Lưu trữ tỉnh Hà Tĩnh.
37. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh (2001), Báo cáo tình hình và kết quả hoạt động bảo vệ biên giới từ tháng 8 năm 2000 đến tháng 5 năm 2001, Lưu tại Trung tâm Lưu trữ tỉnh Hà Tĩnh.
38. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh (1985), Tài liệu biên soạn lịch sử Hà Tĩnh 30 năm kháng chiến, Hà Tĩnh.
49. Cay xỏn Phôm vi hản (1980), Xây dựng một nước Lào hoà bình, độc lập và CNXH, Nxb Sự thật, Hà Nội.
40. Cục Hàng hải Việt Nam (2007), Biên bản Hội nghị lần thứ 5 của Tổ công tác phối hợp Việt - Lào nghiên cứu về quản lý và khai thác cảng Vũng Áng, ngày 3/12/1997. Tài liệu lưu tại Phòng Tổ chức - Hành Chính, Cảng vụ Hà Tĩnh.
41. Lê Văn Chất (2007), Mở rộng liên kết giao lưu quốc tế”, Đặc san “Việt Nam - Lào 45 năm hợp tác hữu nghị, Báo Thế giới và Việt Nam.
42. Chính phủ nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (1973), Tuyên bố của Chính phủ Lào ngày 22 tháng 2 năm 1973, Tài liệu lưu tại Phòng Lưu trữ, Văn phòng Tỉnh uỷ Hà Tĩnh.
43. Công an tỉnh Hà Tĩnh (1995), Báo cáo kết quả chuyến đi công tác tại nước CHDCND Lào, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh.
44. Công an tỉnh Hà Tĩnh (1996), Báo cáo một số tình hình có liên quan đến công tác an ninh thời gian qua tại hai tỉnh Khămmuộn và Bôlykhămxay (Lào), Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh.
45. Công an tỉnh Hà Tĩnh (2000), Báo cáo kết quả công tác bảo vệ an ninh biên giới năm 2000, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh. Lưu tại Phòng Lưu trữ, Văn phòng Tỉnh uỷ Hà Tĩnh.
46. Công an tỉnh Hà Tĩnh (2002), Báo cáo tình hình, kết quả công tác biên giới, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh.
47. Công an tỉnh Hà Tĩnh (1996), Báo cáo kết quả làm việc (kèm theo bản ghi nhớ) với Đoàn đại biểu tỉnh Bôlykhămxay), Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh.
48. Đặng Ích Chính (2006), “Tổng kết 43 năm lực lượng vũ trang quân khu 4 làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào 1945 - 1988”, Nxb Quân đội nhân dân.
49. Lê Duẩn (1981), Tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của Đảng ta, Nxb Sự thật, Hà Nội.
50. Nguyễn Tấn Dũng (2009), Đặc san báo Thế giới và Việt Nam.
51. Đại hội IV Đảng Nhân dân cách mạng Lào (1987), Nxb Sự thật, Hà Nội, 1987.
52. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh (1948), NQ Hội nghị tháng 6 năm 1948.
53. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh (1992), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XIII.
54. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XIV.
55. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XV.
56. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (1987), Chỉ thị Ban Bí thư Trung ương Đảng NDCM Lào số 24/BBT, ngày 20/5/1987 về việc triển khai kết quả cuộc hội đàm giữa Bộ Chính trị Đảng NDCM Lào với Bộ Chính trị ĐCS Việt Nam, Tài liệu lưu tại Kho lưu trữ Trung ương ĐCS Việt Nam.
57. Đảng bộ tỉnh Bôlykhămxay (1998), Tài liệu Đại hội Đảng bộ tỉnh Bôlykhămxay lần thứ III, Bôlykhămxay.
58. Đảng bộ tỉnh Bôlykhămxay (2005), Tài liệu Đại hội Đảng bộ tỉnh Bôlykhămxay lần thứ IV, Bôlykhămxay.
59. Đảng bộ tỉnh Bôlykhămxay (2010), Tài liệu Đại hội Đảng bộ tỉnh Bôlykhămxay lần thứ V, Bôlykhămxay.
60. Đảng bộ tỉnh Khămmuộn (2010), Tài liệu Đại hội Đảng bộ tỉnh Khămmuộn lần thứ VIII, Khămmuộn.
61. Đảng Cộng sản Việt Nam (1976), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb Sự thật, Hà Nội.
62. Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, tập III, Nxb Sự thật, Hà Nội.
63. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
64. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ, Khóa VII, (Tài liệu lưu hành nội bộ).
65. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
66. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
67. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
68. Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2011), Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 1930 - 2007, Nxb CTQG - Sự thật, Hà Nội.
69. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Chỉ thị Ban Bí thư Trung ương ĐCS Việt Nam số 09-CT/TW, ngày 03/7/1987 về việc quan hệ Đảng ta với Đảng Lào và Đảng Cămpuchia,, Tài liệu lưu tại Kho lưu trữ Trung ương ĐCS Việt Nam.
70. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011.
71. Nguyễn Trọng Điều (1987), Lào - Đất nước con người, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
72. Hồ Chí Minh (1986), Toàn tập, tập 6, Nxb Sự thật, Hà Nội.
73. Hồ Chí Minh, (1986), Toàn tập, tập 5, Nxb Sự thật, Hà Nội.
74. Hội đồng lý luận Trung ương (2013), Một số vấn đề lý luận - thực tiễn chủ yếu trong quá trình đẩy mạnh công cuộc đổi mới ở Việt Nam và Lào. Nxb CTQG, HN. 2013.
75. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hà Tĩnh (2007), Báo cáo công tác Hội năm 2007, phương hướng nhiệm vụ năm 2008, Lưu tại Văn phòng Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hà Tĩnh .
76. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hà Tĩnh (2008), Báo cáo công tác Hội năm 2008, phương hướng nhiệm vụ năm 2009, Lưu tại Văn phòng Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hà Tĩnh.
77. Học viện Quan hệ Quốc tế (1995), Kỷ yếu Hội thảo khoa học “50 năm ngoại giao Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”.
78. HĐND tỉnh Hà Tĩnh (1997), Thư công tác ngày 30 tháng 5 năm 1997 của Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh. Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh.
79. Huyện Đoàn Hương Sơn (2007), Báo cáo tình hình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2007. Lưu tại Văn phòng Huyện Đoàn Hương Sơn.
80. Đinh Xuân Lý (Chủ biên), (2005), Tìm hiểu vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
81. Đỗ Mười (1996), Việt Nam muốn là bạn của các nước trong cộng đồng thế giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
82. Trịnh Nhu (2009), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào", Tạp chí Lịch sử Đảng, (số 6), tr 16.
83. Nguyễn Di Niên (2001), "Thế giới năm qua và nhiệm vụ đối ngoại của Đảng ta trong năm 2001", Tạp chí Cộng sản, (số 2), tr 8.
84. Sở Văn hoá Thông tin Hà Tĩnh (2005), Báo cáo tình hình hợp tác giữa Ngành văn hoá thể thao Hà Tĩnh và Bôlykhămxay từ năm 2000 đến năm 2005, Lưu tại Phòng Hành chính - Tổng hợp.
85. Sở Khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh (2008), Báo cáo tổng kết hoạt động khoa học công nghệ năm 2008, Lưu tại Phòng Hành chính - Tổng hợp.
86. Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh (2008), Báo cáo tổng kết hoạt động của Ngành văn hoá thể thao và Du lịch năm 2007, Lưu tại Phòng Hành chính - Tổng hợp.
87. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh (2010), Báo cáo đánh giá tình hình hợp tác với Lào trong năm 2010, ngày15/10/2010. Tài liệu lưu tại Văn phòng Sở Văn hóa TT - DL tỉnh Hà Tĩnh.
88. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh (2010), Báo cáo đánh giá tình hình hợp tác với Lào và Căm pu chia 2010, ngày 15/12/2010. Tài liệu lưu tại Văn phòng Sở Văn hóa TT - DL tỉnh Hà Tĩnh.
89. Sở Y tế Hà Tĩnh (1997), Bản ghi nhớ hợp tác y tế hai tỉnh Hà Tĩnh và Bôlykhămxay về chăm sóc sức khoẻ cán bộ và nhân dân hai tỉnh, Lưu tại Phòng Hành chính.
90. Sở Ngoại vụ Hà Tĩnh (2007), Báo cáo tổng kết tình hình hợp tác của Hà Tĩnh với CHDCND Lào, Lưu tại Văn phòng Sở Ngoại vụ Hà Tĩnh.
91. Sở Ngoại vụ Hà Tĩnh (2010), Báo cáo kết quả thực hiện các nội dung đã ký giữa tỉnh Hà Tĩnh với các tỉnh bạn Lào và phương hướng nhiệm vụ thời gian tới, Lưu tại Văn phòng Sở Ngoại vụ Hà Tĩnh.
92. Sở Ngoại vụ Hà Tĩnh (2012), Báo cáo tình hình hợp tác với các tỉnh của nước CHDCND Lào, ngày 15/4/2012. Tài liệu lưu tại Văn phòng Sở Ngoại vụ Hà Tĩnh.
93. Tỉnh uỷ Hà Tĩnh (2010), Báo cáo kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng năm 2010; nhiệm vụ giải pháp năm 2011, Lưu tại Phòng Lưu trữ, Văn phòng Tỉnh uỷ Hà Tĩnh.
94. Tỉnh uỷ Hà Tĩnh (2010), Báo cáo Sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 14/2005/CT-TTg, ngày 14/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về hợp tác xây dựng tuyến biên giới Việt Nam - Lào ổn định và phát triển. Lưu tại Phòng Lưu trữ, Văn phòng Tỉnh uỷ Hà Tĩnh.
95. Tỉnh uỷ Hà Tĩnh (4 - 2009), Báo cáo tổng kết 05 năm thực hiện NQ Hội nghị Trung ương lần thứ Bảy, khoá IX, Lưu tại Phòng Lưu trữ, Văn phòng Tỉnh uỷ Hà Tĩnh.
96. Tỉnh Bôlykhămxay (1994), Thông báo tiếp nhận vật tư xây dựng Nhà khách. Số 621/TB, ngày 13 tháng 4 năm 1994. Lưu tại Văn phòng tỉnh Bôlykhămxay.
97. Tỉnh uỷ Hà Tĩnh (1954), Báo cáo tình hình, tháng 1 năm 1954, Lưu tại Phòng Lưu trữ, Văn phòng Tỉnh uỷ Hà Tĩnh.
98. Tỉnh uỷ Hà Tĩnh (1993), Báo cáo công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngày 1 tháng 3 năm 1993, Lưu tại Phòng Lưu trữ, Văn phòng Tỉnh uỷ Hà Tĩnh.
99. Tỉnh uỷ Hà Tĩnh (1994), Nghị quyết của BCH Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về tình hình kinh tế - xã hội năm 1993 và nhiệm vụ chính trị năm 1994, Lưu tại Phòng Lưu trữ, Văn phòng Tỉnh uỷ Hà Tĩnh.
100. Tỉnh uỷ Hà Tĩnh (1995), NQ số 13 của BCH Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về phát triển kinh tế - xã hội năm 1996, Lưu tại Phòng Lưu trữ, Văn phòng Tỉnh uỷ Hà Tĩnh.
101. Tỉnh uỷ Hà Tĩnh (2001), NQ số 04 của BCH Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về tiếp tục tăng cường lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh trong tình hình mới, Lưu tại Phòng Lưu trữ, Văn phòng Tỉnh uỷ Hà Tĩnh.
102. Tỉnh uỷ Hà Tĩnh (2003), Báo cáo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2005 và tầm nhìn đến năm 2010, Lưu tại Phòng Lưu trữ, Văn phòng Tỉnh uỷ Hà Tĩnh.
103. Tỉnh uỷ Hà Tĩnh (2004), Báo cáo sơ kết thực hiện NQ Trung ương Tám của Bộ Chính trị và NQ 04 của BCH Trung ương về quốc phòng và an ninh, Lưu tại Phòng Lưu trữ, Văn phòng Tỉnh uỷ Hà Tĩnh.
104. Tỉnh uỷ Hà Tĩnh (2001), NQ số 04 của BCH Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về tiếp tục tăng cường lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh trong tình hình mới, Lưu tại Phòng Lưu trữ, Văn phòng Tỉnh uỷ Hà Tĩnh.
105. Tỉnh uỷ Hà Tĩnh (2005), NQ của BCH Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về triển khai thực hiện NQ số 39 - NQTW của Bộ Chính trị, Lưu tại Phòng Lưu trữ, Văn phòng Tỉnh uỷ Hà Tĩnh.
106. Tỉnh uỷ Hà Tĩnh (1992), Quyết định cử Đoàn cán bộ tỉnh Hà Tĩnh đi thăm và làm việc tại tỉnh Bôlykhămxay (Lào), Lưu tại Phòng Lưu trữ, Văn phòng Tỉnh uỷ Hà Tĩnh.
107. Tỉnh uỷ Hà Tĩnh (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI.
108. Tỉnh ủy Hà Tĩnh (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVII ( nhiệm kỳ 2010 - 2015), Hà Tĩnh, tháng 10 - năm 2010.
109. Tỉnh uỷ Hà Tĩnh (2006), Biên bản Hội đàm ngày 26 tháng 6 năm 2006, Lưu tại Phòng Lưu trữ, Văn phòng Tỉnh uỷ Hà Tĩnh.
110. Tỉnh uỷ Hà Tĩnh (2001), Biên bản Hội đàm giữa Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Hà Tĩnh và Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Bôlykhămxay, Lưu tại Phòng Lưu trữ, Văn phòng Tỉnh uỷ Hà Tĩnh.
111. Tỉnh ủy Hà Tĩnh (2011), Báo cáo kết quả hợp tác với Lào và Căm puchia năm 2011; phương hướng hợp tác năm 2012, ngày 14/11/2011. Lưu tại Phòng lưu trử - Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh.
112. Tỉnh ủy Hà Tĩnh (2010), Báo cáo tình hình, kết quả quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với hai tỉnh Bô ly khăm xay và Khăm muộn nước CHDCND Lào năm 2010, ngày 25/10/2010. Tài liệu lưu tại Phòng lưu trử - Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh.
113. Tỉnh ủy Hà Tĩnh (2010), Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 14/2005/CT-TTg, ngày 14/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về hợp tác xây dựng tuyến biên giới Việt Nam - Lào ổn định và phát triển toàn diện, ngày 10/12/2010. Tài liệu lưu tại Phòng lưu trử - Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh.
114. Tỉnh uỷ Nghệ Tĩnh (1985), Văn bản ký kết hợp tác giữa tỉnh Nghệ Tĩnh và Bôlykhămxay, ngày 14 tháng 3 năm 1985, Lưu tại TTLT tỉnh Nghệ An.
115. Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh (1987), Biên bản cuộc họp giữa Đoàn đại biểu tỉnh Nghệ Tĩnh và Đoàn đại biểu tỉnh Bôlykhămxay, ngày 20/6/1987. Tài liệu lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Nghệ An.
116. Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh (1987), Báo cáo tình hình hợp tác kinh tế văn hóa với các tỉnh kết nghĩa Lào 10 năm qua và hướng hợp tác trong thời gian tới, ngày 15/7/1987. Tài liệu lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Nghệ An.
117. Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh (1989), Biên bản ký kết hợp tác giữa tỉnh Bô ly khăm xay và tỉnh Nghệ Tĩnh, ngày 11/3/1989. Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Nghệ An.
118. Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh (1990), Biên bản ký kết hợp tác giữa tỉnh Bô ly khăm xay và Nghệ Tĩnh năm 1990 - 1991, ngày 20/5/1990. Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Nghệ An.
119. Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh (1989), Biên bản ký kết hợp tác giữa tỉnh Bô ly khăm xay và tỉnh Nghệ Tĩnh, ngày 11/3/1989. Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Nghệ An.
120. Tổ Công tác triển khai hợp tác với Lào và Thái Lan (2012), Báo cáo kết quả thực hiện các nội dung đã ký giữa tỉnh Hà Tĩnh với các tỉnh bạn Lào Thái Lan và phương hướng nhiệm vụ thời gian tới, Lưu tại Văn phòng Sở Ngoại vụ Hà Tĩnh.
121. Tuyên bố chung Việt Nam - Lào ngày 16/8/1992, báo Nhân dân, ngày 17/8/1992.
122. Nguyễn Trọng Tứ (2009), Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo xây dựng mối quan hệ hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay từ năm 1991 - 2007, Luận văn Thạc sỹ, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
123. Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh (2007), Báo cáo tình hình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ năm 2008, Lưu tại Văn phòng Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh.
124. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, (2003), Toàn cầu hoá và tác động đối với sự hội nhập của Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội.
125. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (1993), Quan hệ Việt - Lào, Lào - Việt, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
126. Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ Tĩnh (1987), Báo cáo tình hình hợp tác với Bôlykhămxay năm 1986, Lưu tại TTLT tỉnh Nghệ An.
127. Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ Tĩnh (1987), Báo cáo tình hình hợp tác với tỉnh Khămmuộn và Bôlykhămxay năm 1986 và các năm từ 1987 đến 1990, Lưu tại TTLT tỉnh Nghệ An.
128. Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ Tĩnh (1986), Báo cáo tình hình hợp tác với tỉnh Khămmuộn và Bôlykhămxay năm 1986, Lưu tại TTLT tỉnh Nghệ An.
129. UBND tỉnh Hà Tĩnh (1993), Biên bản làm việc giữa Đoàn đại biểu Biên giới tỉnh Hà Tĩnh và Đoàn đại biểu Ban Biên giới tỉnh Bôlykhămxay, ngày 27 tháng 9 năm 1993. Tài liệu lưu tại Trung tâm lưu trử tỉnh Hà Tĩnh.
130. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (1994), Quyết định về việc cử đoàn đi công tác tại nước CHDCND Lào, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh.
131. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (1994), Báo cáo kết quả chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Khămmuộn và Bôlykhămxay, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh.
132. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (1998), Báo cáo một số tình hình cửa khẩu Việt Nam - Lào (trên tuyến biên giới Hà Tĩnh với các tỉnh Bô ly khăm xay, Khăm muộn), ngày 14/3/1998. Lưu tại Trung tâm lưu trử Hà Tĩnh.
133. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (1996), Công văn số 1294 của UBND tỉnh Về việc Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đi công tác ở Lào, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh.
134. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (1999), Báo cáo việc thực hiện công tác biên giới 9 tháng đầu tnăm 1999, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh.
135. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2000), Báo cáo tình hình thực hiện công tác biên giới từ kỳ họp lần thứ X giữa hai Đoàn đại biểu biên giới Việt Nam - Lào đến nay, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh.
136. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2001), Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện công tác biên giới từ kỳ họp lần thứ X giữa hai Đoàn đại biểu biên giới Việt - Lào đến nay, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh.
137. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2004), Báo cáo kết quả hợp tác giữa hai tỉnh Hà Tĩnh - Bôlykhămxay và định hướng công tác trong thời gian tới, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh.
138. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (1996), Báo cáo sơ kết thực hiện Quy chế biên giới, ngày 8 tháng 6 năm 1996, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh.
139. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (1998), Báo cáo tình hình công tác biên giới, ngày 14 tháng 01 năm 1998, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh.
140. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (1998), Báo cáo tình hình công tác biên giới, ngày 14 tháng 01 năm 1998, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh.
141. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2001), Báo cáo tình hình, kết quả công tác biên giới năm 2000 và một số nhiệm vụ chính năm 2001, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh.
142. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (1998), Công văn số 1474 CV/UB - NC ngày 18 tháng 11 năm 1998 Về việc báo cáo người di cư Việt - Lào, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh.
143. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (1996), Báo cáo sơ kết 01 năm thực hiện Hiệp định quy chế biên giới, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh.
144. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2007), Báo cáo tình hình hợp tác với nước CHDCND Lào, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh.
145. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (1994), Quyết định của UBND tỉnh Hà Tĩnh Về việc giúp đỡ nhân dân huyện Cămcớt, tỉnh Bôlykhămxay bị thiên tai, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh.
146. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2007), Báo cáo của UBND tỉnh tại buổi làm việc với Phó Thủ tướng Thường trực Lào, Lưu tại Văn phòng UBND tỉnh Hà Tĩnh.
147. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2007), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và hợp tác với nước CHDCND Lào, ngày 15 tháng 8 năm 2007. Lưu tại Văn phòng UBND tỉnh Hà Tĩnh.
148. UBND tỉnh Hà Tĩnh (2009), Báo cáo tóm tắt tình hình KTXH tỉnh HT, kết quả thực hiện văn bản thỏa thuận hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay từ năm 2008 đến nay, ngày 10/8/2009. Tài liệu Lưu tại Văn phòng UBND tỉnh Hà Tĩnh.
149. Ủy ban Nhân dân huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (1999), Báo cáo 10 năm thực hiện Hiệp định Quy chế biên giới quốc gia, ngày 19 tháng 12 năm 1999. Lưu tại Văn phòng UBND huyện Hương Sơn.
150. Văn phòng tỉnh uỷ Hà Tĩnh (1992), Biên bản Hội đàm giữa tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay ngày 6 tháng 11 năm 1992, Lưu tại Phòng Lưu trữ.
151. Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh (1994), Các Văn bản về chuyến đi Lào của đồng chí Trần Quốc Thại và đồng chí Nguyễn Hoàng Trạch. Tài liệu lưu tại Phòng lưu trử - Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh.
152. Văn phòng tỉnh uỷ Hà Tĩnh (1994), Biên bản Hội đàm giữa tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay ngày 5 tháng 3 năm 1994. Lưu tại Phòng Lưu trữ.
153. Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh (1995), Biên bản Hội đàm giữa hai Đoàn đại biểu tỉnh Bôlykhămxay - Hà Tĩnh, ngày 4 tháng 5 năm 1995. Tài liệu lưu tại Phòng lưu trử - Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh.
154. Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh (1995), Biên bản Hội đàm giữa hai Đoàn đại biểu tỉnh Bôlykhămxay - Hà Tĩnh, ngày 4 tháng 5 năm 1995. Tài liệu lưu tại Phòng lưu trử - Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh.
155. Văn phòng tỉnh uỷ Hà Tĩnh (1996), Biên bản Hội đàm giữa tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay ngày 28 tháng 5 năm 1996, Lưu tại Phòng Lưu trữ.
156. Văn phòng tỉnh uỷ Hà Tĩnh (1997), Biên bản Hội đàm giữa tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay ngày 24 tháng 4 năm 1997, Lưu tại Phòng Lưu trữ.
157. Văn phòng tỉnh uỷ Hà Tĩnh (1998), Biên bản Hội đàm giữa tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay ngày 16 tháng 11 năm 1998, Lưu tại Phòng Lưu trữ.
158. Văn phòng tỉnh uỷ Hà Tĩnh (2003), Biên bản Hội đàm giữa tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay ngày 9 tháng 7 năm 2003, Lưu tại Phòng Lưu trữ.
159. Văn phòng tỉnh uỷ Hà Tĩnh (2006), Biên bản Hội nghị cấp cao giữa Đoàn đại biểu Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay ngày 26 tháng 6 năm 2006, Lưu tại Phòng Lưu trữ.
160. Văn phòng tỉnh uỷ Hà Tĩnh (2004), Biên bản Hội đàm giữa Đoàn đại biểu Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay ngày 2 tháng 8 năm 2004, Lưu tại Phòng Lưu trữ.
161. Văn phòng Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh (1988), Biên bản ghi kết quả làm việc giữa Đoàn chuyên viên cấp cao tỉnh Nghệ Tĩnh với Đoàn chuyên viên cấp cao tỉnh Bôlykhămxay, ngày 6/4/1988. Tài liệu lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Nghệ An.
162. Văn phòng Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh (1988), Báo cáo kết quả về hợp tác kinh tế văn hóa giữa tỉnh Nghệ Tĩnh với tỉnh Xiêng khoảng và tỉnh Bôlykhămxay 6 tháng đầu năm 1987, ngày 13/7/1987. Tài liệu lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Nghệ An.
163. Văn phòng Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh (1988), Biên bản ghi kết quả làm việc giữa Đoàn chuyên viên cấp cao tỉnh Nghệ Tĩnh với Đoàn chuyên viên cấp cao tỉnh Bôlykhămxay, ngày 6/4/1988. Tài liệu lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Nghệ An.
164. Văn phòng Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh (1988), Lược ghi ý kiến của đồng chí Xi xăm phon Lò văn xay, Ủy viên Bộ chính trị Trung ương Đảng NDCM Lào, ngày 10/4/1988. Lưu tại Phòng Lưu trử Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh.
165. Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh (1996), Văn bản ghi nhớ Cuộc Hội đàm giữa Đoàn Đại biểu Đảng chính quyền tỉnh Hà Tĩnh và Đoàn Đại biểu Đảng chính quyền tỉnh Khămmuộn ngày 12 tháng 7 năm 1996. Tài liệu lưu tại Trung tâm lưu trử - Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh.
166. Văn phòng tỉnh uỷ Hà Tĩnh (1997), Thông báo kết quả chuyến thăm và làm việc tại nước CHDCND Lào của Đoàn Đại biểu tỉnh ta do đồng chí Đặng Duy Báu, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dẫn đầu từ ngày 21 đến 27 - 4- 1997, ngày 7 tháng 5 năm 1997, Lưu tại Phòng Lưu trữ - Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh.
167. Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh (2003), Văn bản Hội đàm giữa Đoàn Đại biểu cấp cao tỉnh Hà Tĩnh và Đoàn Đại biểu cấp cao tỉnh Khăm muộn, ngày 6 tháng 8 năm 2003. Tài liệu lưu tại Trung tâm lưu trử - Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh.
168. Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh (2008), Văn bản Thỏa thuận hợp tác giữa tỉnh Bôlykhămxay và tỉnh Hà Tĩnh, ngày 23/4/ 2008. Lưu tại Trung tâm lưu trử - VP Tỉnh ủy Hà Tĩnh.
169. Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh (2009), Văn bản Thỏa thuận hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, ngày 12 tháng 8 năm 2009. Tài liệu lưu tại Trung tâm lưu trử - Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh.
170. Văn phòng Tỉnh uỷ Hà Tĩnh (2010), Thông báo kết quả chuyến thăm và làm việc tại nước CHDCND Lào của Đoàn Đại biểu tỉnh ta do đồng chí Lê Văn Chất, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dẫn đầu, tháng 7/2010, Lưu tại Phòng Lưu trử - VP Tỉnh ủy Hà Tĩnh.
171. Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh (2010), Văn bản Thỏa thuận hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Khămmuộn, ngày 22/10/2/ 2010. Lưu tại Trung tâm lưu trử - VP Tỉnh ủy Hà Tĩnh.
172. Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh (2011), Văn bản Thỏa thuận hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, ngày 2 tháng 4 năm 2011. Tài liệu lưu tại Trung tâm lưu trử - Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh.
TÀI LIỆU TIẾNG LÀO: (ເອກະສານພາສາລາວ)
173. ກອງປະຊຸມໃຫຍ່ພັກປະຊາຊົນປະຕິວັດລາວຄັ້ງທີ່ IV (1987), ຮັກສາສຳເນົາທີ່ ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງບໍລິຄຳໄຊ.
174. ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງບໍລິຄຳໄຊ (1998), ລາຍງານຕໍ່ກອງປະຊຸມໃຫຍ່ ຄະນະພັກແຂວງບໍລິຄຳໄຊຄັ້ງທີ່ III, ບໍລິຄຳໄຊ.
175. ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງບໍລິຄຳໄຊ (2005), ລາຍງານຕໍ່ກອງປະຊຸມໃຫຍ່ ຄະນະພັກແຂວງບໍລິຄຳໄຊຄັ້ງທີ່ IV , ບໍລິຄຳໄຊ.
176. ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງບໍລິຄຳໄຊ (2010), ລາຍງານຕໍ່ກອງປະຊຸມໃຫຍ່ ຄະນະພັກແຂວງບໍລິຄຳໄຊຄັ້ງທີ່ V , ບໍລິຄຳໄຊ.
177. ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງຄຳມ່ວນ (2010), ລາຍງານຕໍ່ກອງປະຊຸມໃຫຍ່ ຄະນະພັກແຂວງຄຳມ່ວນຄັ້ງທີ່ VIII , ຄຳມ່ວນ.
178. ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງຄຳມ່ວນ (2010), ລາຍງານສະພາບການຮ່ວມມືກັບ ແຂວງຮ່າຕີ້ງຕໍ່ການກອງປະຊຸມພົບປະຄັ້ງວັນທີ 6/6/2010. ຮັກສາສຳເນົາທີ່ ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງຄຳມ່ວນ.
179. ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງຄຳມ່ວນ(1999), ລາຍງານສະພາບການຮ່ວມມືກັບບັນດາ ແຂວງແຮກສ່ຽວປີ 1999. ຮັກສາສຳເນົາທີ່ ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງຄຳມ່ວນ.
180. ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງຄຳມ່ວນ (2001), ລາຍງານສະພາບການຮ່ວມມືກັບ ແຂວງຮ່າຕີ້ງ. ຮັກສາສຳເນົາທີ່ ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງຄຳມ່ວນ.
181. ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງບໍລິຄຳໄຊ (1997), ລາຍງານຕໍ່ກອງປະຊຸມພົບປະລະຫວ່າງແຂວງຮ່າຕີ້ງ ແລະ ບໍລິຄຳໄຊ, ວັນທີ 24/4/1997. ຮັກສາສຳເນົາທີ່ ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງບລິຄຳໄຊ.
182. ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງບໍລິຄຳໄຊ (2003), ລາຍງານຕໍ່ກອງປະຊຸມພົບປະລະຫວ່າງແຂວງຮ່າຕີ້ງ ແລະ ບໍລິຄຳໄຊ, ວັນທີ 9/7/2003. ຮັກສາສຳເນົາທີ່ ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງບລິຄຳໄຊ.
183. ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງບໍລິຄຳໄຊ (2006), ລາຍງານຕໍ່ກອງປະຊຸມຂັ້ນສູງລະຫວ່າງແຂວງຮ່າຕີ້ງ ແລະ ບໍລິຄຳໄຊ, ວັນທີ 26/6/2006. ຮັກສາສຳເນົາທີ່ ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງບລິຄຳໄຊ.
184. ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງບໍລິຄຳໄຊ (1988), ລາຍງານການຮ່ວມມືກັບແຂວງເງ໋ ຕີ້ງ, ວັນທີ 06/4/1988. ຮັກສາສຳເນົາທີ່ ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງບລິຄຳໄຊ.
185. ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງຄຳມ່ວນ (1996), ລາຍງານຕໍ່ກອງປະຊຸມພົບປະຄະນະຜູ້ແທນຄະນະພັກ, ອຳນາດການປົກຄອງແຂວງຄຳມ່ວນ ແລະ ຄະນະຜູ້ແທນແຂວງຮ່າຕີ້ງ., ວັນທີ 12/7/1996. ເອກະສານຮັກສາສຳເນົາທີ່ ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງຄຳມ່ວນ
186. ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງຄຳມ່ວນ (1997), ລາຍງານຕໍ່ກອງປະຊຸມ ກັບການນຳຂັ້ນສູງແຂວງຮ່າຕີ້ງ, ວັນທີ 26/4/1997. ຮັກສາສຳເນົາທີ່ ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງຄຳມ່ວນ
187. ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງຄຳມ່ວນ (2003), ລາຍງານຕໍ່ກອງປະຊຸມ ພົບປະກັບຄະນະຜູ້ແທນຂັ້ນສູງແຂວງຮ່າຕີ້ງ, ວັນທີ 6/8/2003. ຮັກສາສຳເນົາທີ່ ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງຄຳມ່ວນ
188. ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງບໍລິຄຳໄຊ (2009), ລາຍງານການຜົນງານການຮ່ວມມືລະຫວ່າງແຂວງໄຊກັບແຂວງຮ່າຕີ້ງ, ເດືອນ 8/2009. ຮັກສາສຳເນົາທີ່ ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງບລິຄຳໄຊ.
189. ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງຄຳມ່ວນ (2006), ລາຍງານຜົນງານການຮ່ວມມືຕໍ່ກອງປະຊຸມຂັ້ນສູງ ລະຫວ່າງແຂວງຮ່າຕີ້ງ ແລະ ຄຳມ່ວນ, ວັນທີ 22/10/2010. ຮັກສາສຳເນົາທີ່ ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງຄຳມ່ວນ.