Luận án Đảng bộ tỉnh Đồng tháp lãnh đạo cải cách hành chính từ năm 1995 đến năm 2015

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ THANH DŨNG ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG THÁP LÃNH ĐẠO CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TỪ NĂM 1995 ĐẾN NĂM 2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HÀ NỘI - 2020 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ THANH DŨNG ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG THÁP LÃNH ĐẠO CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TỪ NĂM 1995 ĐẾN NĂM 2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM MÃ SỐ: 9 22 90 15 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐỖ XUÂN TUẤT TS.

pdf228 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Đảng bộ tỉnh Đồng tháp lãnh đạo cải cách hành chính từ năm 1995 đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYỄN DANH LỢI HÀ NỘI - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn góc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Lê Thanh Dũng MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................................................... 7 1.1. Những công trình liên quan đến đề tài luận án ....................................... 7 1.2. Kết quả của các công trình khoa học liên quan và những nội dung luận án tập trung nghiên cứu ........................................................................ 26 Chƣơng 2. CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG THÁP VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TỪ NĂM 1995 ĐẾN NĂM 2005 ..... 29 2.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của đảng bộ tỉnh về cải cách hành chính ............................................................................................ 29 2.2. Quá trình đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lãnh đạo triển khai thực hiện cải cách hành chính từ năm 1995 đến năm 2005 ........................................ 50 Chƣơng 3. ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG THÁP LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2015 ............................. 88 3.1. Hoàn cảnh lịch sử và những yêu cầu mới về cải cách hành chính .... 88 3.2. Chủ trương và chỉ đạo thực hiện của đảng bộ tỉnh Đồng Tháp đẩy mạnh cải cách hành chính đáp ứng yêu cầu mới ...................................................... 103 Chƣơng 4. NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM ...................................... 136 4.1. Một số nhận xét ................................................................................... 136 4.2. Một số kinh nghiệm............................................................................. 153 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 169 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................. 173 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 174 PHỤ LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BCHTW : Ban Chấp hành Trung ương CCHC : Cải cách hành chính CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH : Chủ nghĩa xã hội HĐND : Hội đồng nhân dân TTHC : Thủ tục hành chính UBND : Ủy ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa VBQPPL : Văn bản quy phạm pháp luật KT - XH : Kinh tế - xã hội 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Cải cách hành chính (CCHC) là vấn đề mang tính toàn cầu, thu hút sự quan tâm của tất cả các quốc gia trên thế giới. Các quốc gia luôn xem CCHC là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển các mặt đời sống xã hội, CCHC cũng là một nội dung cốt yếu để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước. Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng xác định CCHC là một khâu quan trọng xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN), Đảng đã đề ra quan điểm, chủ trương và ban hành một số Nghị quyết chuyên đề về (CCHC), đồng thời tập trung lãnh đạo và tổ chức thực hiện. Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (1995) đã ra Nghị quyết về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính nhà nước, đã xác định mục tiêu của CCHC là xây dựng một nền hành chính trong sạch, có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực và từng bước hiện đại hoá để quản lý có hiệu lực và hiệu qủa công việc của Nhà nước, thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh, đúng hướng, phục vụ đắc lực đời sống nhân dân, xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong xã hội [2]. Từ mục tiêu, Đảng đề ra chủ trương cải cách một bước nền hành chính nhà nước đồng bộ trên các nội dung cơ bản, đảm bảo xây dựng một nền hành chính đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Kế thừa và phát triển quan điểm, chủ trương tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác CCHC qua các kỳ Đại hội và thực tiễn sau 20 năm đổi mới, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa X (2007) tiếp tục ban hành Nghị quyết về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lí của bộ máy nhà nước, nhằm tiếp tục xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại, đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất và năng lực; hệ thống các cơ quan nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu 2 quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước [6]. Quán triệt chủ trương của Đảng, Chính phủ đã tổ chức triển khai thực hiện chương trình CCHC theo từng giai đoạn, với việc bám sát mục tiêu của Đảng đề ra nhằm tiến hành CCHC toàn diện, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng. Qua quá trình thực hiện CCHC từ năm 1995 đến năm 2015, nền hành chính nhà nước đã có sự chuyển biến tích cực và đạt nhiều thành tựu to lớn, góp phần ồn định chính trị và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) của đất nước. Đề đạt được thành tựu đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2001-2010 theo Quyết định Số 136/2001/QĐ-TTG ngày 17-9-2001 và Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 08-11-2011, thể hiện khâu đột phá, then chốt trong thực hiện chủ trương đẩy mạnh CCHC của Đảng, để tạo tiền đề làm chuyển động toàn bộ tình hình KT - XH và đưa đất nước hội nhập sâu rộng trên các mặt của đời sống, để tiến vào kỷ nguyên mới. Đường lối, chủ trương của Đảng về CCHC được các cấp ủy địa phương quan tâm, chỉ đạo, trong đó có Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp. Chương trình hành động số 09 ngày 19-7-1995 của Ban Chấp hành Bảng bộ tỉnh khoá V đã cụ thể hóa chủ trương CCHC trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, xác định CCHC là nhiệm vụ trọng tâm của việc xây dựng và tiến tới hoàn thiện nhà nước, do đó trong tổ chức thực hiện cần tập trung các biện pháp đồng bộ và tiến hành thận trọng từng bước. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ VI (1996) xác định cải cách thủ tục hành chính, tổ chức sắp xếp lại bộ máy hành chính các cấp, bố trí lại đội ngũ công chức hành chính và cán bộ trực tiếp quản lý doanh nghiệp là nội dung trọng tâm của quá trình đổi mới. Đến Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp VII (2001) và các kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh tiếp theo, tiếp tục xem CCHC là nội dung trọng tâm việc hoàn thiện nền hành chính nhà nước, phát huy dân chủ gắn liền với xây dựng và chỉnh đốn Đảng. 3 Quá trình chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp thực hiện CCHC, đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới và phát triển KT - XH của địa phương. Tổ chức bộ máy hành chính từ tỉnh xuống đến huyện và xã căn bản được cải thiện theo hướng tinh gọn, hiệu quả và hiện đại, các sở, ban ngành và cơ quan chuyên môn của tỉnh được sắp xếp, điều chỉnh tinh giản hơn trước, phát huy tác dụng, hiệu quả tốt hơn và việc quản lý sử dụng cán bộ công chức được đổi mới một bước từ khâu tuyển chọn, đánh giá, thi nâng ngạch, khen thưởng, kỷ luật đến đào tạo và bồi dưỡng. Tuy nhiên, CCHC của tỉnh Đồng Tháp vẫn còn tồn tại hạn chế và bất cập, hiệu lực, hiệu quả quản lý chưa cao, yêu cầu phục vụ nhân dân chưa đáp ứng được trong điều kiện, bối cảnh mới. Quản lý bộ máy với sự phân công, phân cấp giữa các cấp, các ngành chưa thực sự rành mạch, thủ tục hành chính một số lĩnh vực vẫn còn rườm rà, phức tạp, trật tự và kỷ cương trong nền hành chính chưa nghiêm. Công tác điều hành tổ chức bộ máy vẫn còn cồng kềnh, nhiều cấp, đội ngũ cán bộ công chức còn nhiều điểm yếu về tinh thần trách nhiệm, năng lực chuyên môn, kỹ năng hành chính cũng như phong cách làm việc trong quá trình CCHC của tỉnh. Việc nghiên cứu quá trình lãnh đạo CCHC của Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp nhằm làm sáng tỏ tính đúng đắn, sáng tạo và những thành công trong việc vận dụng chủ trương của Đảng về CCHC, qua đó chỉ ra những hạn chế để góp phần tổng kết thực tiễn, đúc kết kinh nghiệm có giá trị về lãnh đạo CCHC của Đảng bộ trong những năm tiếp theo là một việc làm cần thiết. Xuất phát từ lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lãnh đạo cải cách hành chính từ năm 1995 đến năm 2015” làm luận án tiến sĩ Lịch sử, ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lãnh đạo CCHC từ năm 1995 đến năm 2015, đúc kết một số kinh nghiệm có giá trị tham khảo góp phần nâng cao hiệu quả lãnh đạo CCHC của Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay. 4 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khái quát những nghiên cứu liên quan, chỉ ra những vấn đề đã được giải quyết, những nội dung luận án tập trung nghiên cứu. - Làm rõ các yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp về CCHC. - Phân tích chủ trương và chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp về CCHC từ năm 1995 đến năm 2015. - Đánh giá ưu điểm, hạn chế và đúc kết một số kinh nghiệm có giá trị tham khảo trong quá trình Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lãnh đạo CCHC. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng Hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp về cải cách hành chính từ năm 1995 đến năm 2015. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu từ năm 1995 đến năm 2015. Luận án lấy mốc thời gian từ năm 1995 là năm Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp khoá V ban hành Chương trình hành động số 09/CTr/TU thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính nhà nước, kết thúc năm 2015 là năm tổng kết giai đoạn I của Kế hoạch CCHC tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011 - 2020 và năm kết thúc nhiệm kỳ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ IX. Về không gian: Luận án nghiên cứu CCHC trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Về nội dung: Luận án nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp về CCHC từ năm 1995 đến năm 2015, trên các lĩnh vực cụ thể sau: thể chế hành chính; thủ tục hành chính; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; tổ chức bộ máy hành chính; tài chính công, hiện đại hoá nền hành chính và công tác thông tin, tuyên truyền CCHC. 5 4. Cơ sở lý luận, nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước pháp quyền XHCN và những vấn đề liên quan tới hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước. 4.2. Nguồn tư liệu Tư liệu được sử dụng chủ yếu dựa vào các Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước; Văn kiện của Đảng bộ, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, Hội đồng nhân dân (HĐND); các sở, ban, ngành về công tác CCHC của tỉnh Đồng Tháp. Kế thừa kết quả nghiên cứu các công trình khoa học có liên quan đến chủ đề nghiên cứu. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp liên ngành khác như: phương pháp phân tích, tổng hợp, đồng đại, lịch đại, so sánh và thống kê. Phương pháp lịch sử được sử dụng thông qua khảo cứu tổng quan các nguồn tư liệu để phục dựng đầy đủ các sự kiện kiện lịch sử phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, đồng thời đặt quá trình phát triển đó trong mối quan hệ tác động qua lại với các nhân tố liên quan khác trong suốt quá trình vận động của chúng, từ đó có thể dựng lại bức tranh chân thực quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp về CCHC theo tiến trình lịch sử. Phương pháp lôgíc được dùng để làm rõ mối liên hệ giữa các quan điểm, chủ trương với quá trình chỉ đạo thực hiện, những kết quả đạt được. Từ đó, khái quát những ưu điểm, hạn chế và rút ra một số kinh nghiệm trong quá trình Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lãnh đạo CCHC từ năm 1995 đến năm 2015. Các phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, thông kế, so sánh, đồng đại và lịch đại nhằm làm sáng tỏ hơn những vấn đề mà luận án đặt ra. 6 5. Những đóng góp mới của luận án 5.1. Đóng góp về khoa học Luận án hệ thống hóa các chủ trương, quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp về CCHC, góp phần làm rõ và phong phú thêm những vấn đề lý luận về CCHC ở Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhấp quốc tế. Luận án cung cấp nguồn tư liệu về lãnh đạo CCHC ở địa phương, góp phần làm phong phú lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp. Luận án cung cấp những luận cứ khoa học, một số kinh nghiệm có thể vận dụng vào thực tiễn CCHC ở tỉnh Đồng Tháp cũng như một số tỉnh có điều kiện tương đồng trong giai đoạn tiếp theo. 5.2. Đóng góp về thực tiễn Luận án góp phần tổng kết hoạt động lãnh đạo của Đảng về CCHC thông qua một Đảng bộ ở địa phương là Đồng Tháp. Luận án có thể dùng làm tài liệu phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và học tập tại các cơ sở đào tạo ở tỉnh Đồng Tháp và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. 6. Bố cục luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương, 8 tiết. 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Quá trình khảo cứu các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án, có thể chia các công trình liên quan đến nền hành chính nhà nước, công tác CCHC nói chung và vấn đề CCHC ở tỉnh Đồng Tháp như sau: 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nƣớc, về xây dựng và hoàn thiện Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Từ khi ra đời, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được lịch sử cách mạng và xã hội thừa nhận như một tất yếu lịch sử. Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, trong quá trình lãnh đạo Đảng luôn luôn đổi mới tư duy và phương thức lãnh đạo đối với việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN. Vì vậy, đây là vấn đề luôn được các nhà lãnh đạo của Đảng, quản lý nhà nước và các nhà khoa học tổng kết, đúc rút kinh nghiệm và tìm tòi nghiên cứu để cho ra đời rất nhiều công trình khoa học, sách chuyên khảo phục vụ cho chuyên môn và là nguồn tư liệu quý giá cho thế hệ sau: Cuốn sách Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân [114] của Trần Hậu Thành (2005), tác giả đã làm rõ thêm về cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam và trên cơ sở khảo sát một số mô hình thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền trên thế giới, đề xuất một số phương hướng, nội dung cơ bản xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Trong nội dung cuốn sách tác giả cũng phân tích về sự đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội, trong đó tác giả đã đề cập khá mới về phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Chính phủ và đối với UBND cấc cấp, bên cạnh đó cuốn sách đề cập khá sâu sắc về vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ công chức và đánh giá khá toàn diện về cán bộ công chức là 8 một mấu chốt để phục vụ cho xây dựng chính quyền thông suốt từ trung ương tới địa phương. Có thể nói cuốn sách đã cung cấp được những chỉ dẫn về mặt lý luận về mặt lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và đánh giá được vai trò của đội ngũ cán bộ công chức, tuy cuốn sách không đề cập tới vấn đề cải cách hành chính, nhưng những chỉ dẫn về mặt chính quyền là một nguồn tư liệu tốt và đáng tin cậy. Tác giả Lê Duy Truy (2006) với cuốn sách Chủ tịch Hồ Chí Minh với xây dựng nhà nước và công tác cán bộ [93], là nguồn tư liệu được tổng hợp trên cơ sở những quan điểm tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền, về công tác cán bộ... Trong đó, những bài viết, những quyết định của Người về quá trình lãnh đạo xây dựng nhà nước pháp quyền có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn cho tới ngày hôm nay. Vấn đề nổi bật được tác giả chọn lọc là vấn đề chính quyền địa phương, với việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành những sắc lệnh, những chỉ thị trong xây dựng một nền hành chính ở địa phương thông suốt với Trung ương. Có thể thấy rằng cuốn sách đã là nguồn tư liệu có giá trị tư tưởng lý luận chỉ đạo sâu sắc của Hồ Chí Minh về công tác xây dựng nhà nước pháp quyền nói chung và quản lý nền hành chính địa phương nói riêng. Tác giả Nguyễn Văn Thảo (2006), Xây dựng nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng [91], cuốn sách là tập hợp đầy đủ và rõ nét về quá trình lãnh đạo của Đảng về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, cuốn sách tập trung khai thác từ lịch sử xây dựng nhà nước pháp quyền từ năm 1945 tời 2005, trong đó chú trọng trình bày quan điểm của Đảng lãnh đạo trong công cuộc đổi mới Nhà nước pháp quyền, trọng tâm là lãnh đạo đổi mới bộ máy lập pháp, hành pháp và tư pháp. Về lãnh đạo CCHC thì tập trung đi sâu vào các vấn đề cải cách và xây dựng thể chế hành chính là hạt nhân của xây dựng nhà nước pháp quyền, tập trung phân tích vấn đề phân cấp, phân quyền, phi tập trung hóa nền hành chính nước ta, xác định phân cấp cho chính quyền địa phương trong điều kiện mới. Cuốn sách đã có phân tích khá sâu về dịch vụ công và vai trò quản lý của nhà nước, khai thác những thành tựu của quá trình lãnh đạo công tác cải cách thủ tục hành chính, vấn đề đánh giá, đào tạo kỹ năng 9 cho công chức hành chính, tổng kết và đề ra được một số giải pháp trong công tác CCHC. Phạm Ngọc Quang - Ngô Kim Ngân (2007) với cuốn sách Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân do dân vì dân [83], đã trình bày rõ quá trình đổi mới nhận thức của Đảng về vai trò lãnh đạo và ý thức lãnh đạo trong thời kỳ mới. Trong đó, đã nêu bật tính cấp thiết đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng phải được tiến hành khẩn trương, kiên quyết, không cứng nhắc, máy móc trong sự phân định giữa sự lãnh đạo của Đảng với sự quản lý của Nhà nước, song phải phân định rõ chức năng lãnh đạo chính trị, phương thức lãnh đạo chính trị của Đảng với chức năng quản lý của Nhà nước pháp quyền. Cuốn sách Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công cuộc đổi mới [42] của Bùi Kim Đỉnh (2009), tác giả đã làm rõ thêm quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công cuộc đổi mới trên các lĩnh vực cơ bản của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội từ năm 1986 tới năm 2008, với những bước phát triển, những thành tựu, hạn chế và kinh nghiệm. Đồng thời cuốn sách đã hệ thống những thành quả nghiên cứu đã được công bố về những yếu tố tác động và quá trình hình thành đường lối đổi mới ở Việt Nam, sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, tự đổi mới, tự chỉnh đốn - nhìn từ góc độ lịch sử, đổi mới nhận thức con đường đi lên chủ nghĩa xã hôi ở Việt Nam và đổi mới hệ thống chính trị, bảo đảm tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN. Trong đó cuốn sách đã hệ thống lại quá trình lãnh đạo của Đảng về công tác CCHC của Chính phủ đã đạt được những thành tựu cũng như nêu lên được hạn chế yếu kém và rút ra một số bài học kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo công tác cải cách hành chính. Đoàn Minh Huấn (2010) với cuốn sách Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng củng cố nhà nước (1986-1996)[65], tác giả đã hệ thống quá trình đổi mới tư duy nhận thức của Đảng về Nhà nước, từ phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước ta, từ nguyên lý tổ chức và hoạt động, cơ chế vận hành, xây dựng các cơ sở KT-XH của Nhà nước, cũng như quá trình tổ chức chỉ đạo thực 10 tiễn với tính phong phú, sinh động của nó. Đặc biệt, qua nghiên cứu lịch sử, cuốn sách bước đầu đã tổng kết những thành tựu, hạn chế và rút ra một số kinh nghiệm cần thiết cho hiện tại để góp phần phục vụ cho công tác cải cách bộ máy nhà nước nói chung và cải cách nền hành chính nói riêng. Nhà nước cách mạng Việt Nam (1945 – 2010) [77] của Nguyễn Trọng Phúc (2010), cuốn sách được bổ sung trên cơ sở cuốn sách Nhà nước cách mạng kiểu mới Việt Nam (1945-2005). Nội dung trình bày về con đường dẫn đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thiết lập Nhà nước cách mạng kiểu mới ở Việt Nam và các thời kỳ xây dựng và phát triển Nhà nước gắn liền với tiến trình cách mạng của Đảng và dân tộc, một số chuyên đề của cuốn sách bước đầu góp phần làm rõ một số vấn đề về xây dựng và bảo vệ Nhà nước trong tiến trình cách mạng. Cuốn sách là tài liệu tham khảo bổ ích cho việc nghiên cứu lịch sử cách mạng Việt Nam nói chung, lịch sử Nhà nước cách mạng và những vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay. Ngoài những công trình cụ thể nêu trên, còn rất nhiều công trình nghiên cứu của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các nhà khoa học về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, như: Đổi mới để tiến lên của Nguyễn Văn Linh (1988) [69]; Mấy vấn đề về nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Trường Chinh, (1991) [15]; Đỗ Mười (1991) với cuốn sách Xây dựng nhà nước của nhân dân - thành tựu, kinh nghiệm và đổi mới [70]; Trần Ngọc Đường (1999), Bộ máy Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam [44]; Nguyễn Trọng Phúc và Hồ Xuân Quang (1998), Một số quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nhà nước XHCN của dân, do dân, vì dân từ 1986 đến nay [78]; Nguyễn Đặng Dung (2004), Thể chế tư pháp trong nhà nước pháp quyền [19]; Bùi Xuân Đức (2007), Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiện nay [41]; Phạm Thái Việt (2008), Vấn đề điều chỉnh chức năng và thể chế của nhà nước dưới tác động của toàn cầu hóa [171]; Tào Thị Quyên (2012), Cơ chế bảo vệ Hiến pháp trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam [85]. Các công trình trên, đã làm nổi bật quá 11 trình hình thành và phát triển quan điểm của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, những đổi mới trong phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, kết quả từ sự lãnh đạo của Đảng đã được tổng kết, bước đầu rút ra một số kinh nghiệm và bài học lịch sử. Trong một chừng mực nhất định, đã tổng kết quá trình hình thành và phát triển của nền hành chính nhà nước Việt Nam mà mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng, tuy không nghiên cứu riêng về nền hành chính nhưng những quan điểm cơ bản được trình bày trong các tác phẩm này có giá trị, trở thành định hướng để mở rộng nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng đối với từng cơ quan bộ máy nhà nước, mà ở đó nền hành chính bao giờ cũng chiếm vị trí nổi bật. Tuy không nghiên cứu trực diện về đổi mới lãnh đạo nền hành chính ở địa phương, nhưng các luận cứ khoa học về chủ trương của Đảng, chính sách nhà nước được vận dụng linh hoạt góp phần thành công cho công tác lãnh đạo nền hành chính địa phương. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về nền hành chính, sự lãnh đạo của Đảng đối với nền hành chính nhà nƣớc và cải cách hành chính Nền hành chính nhà nước là bộ phận rất quan trọng trong cơ cấu nhà nước, là hệ thống bao gồm những yếu tố về thể chế, tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực và các phương tiện vật chất, kỹ thuật cần thiết để đảm nhận chức năng thực thi quyền hành pháp. Việc nghiên cứu lý luận, thực tiễn và tổng kết đánh giá kết quả lĩnh vực hành chính nhà nước, nhất là tổng kết kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng trong công cuộc cải cách tổng thể nền hành chính của Việt Nam đã và đang thực hiện là một yêu cầu tất yếu của lịch sử. Vì vậy, có rất nhiều công trình khoa học, sách, tạp chí của các nhà quản lý, nhà nghiên cứu cho ra đời các tác phẩm để góp phần làm sáng tỏ thêm về vấn đề này. Tác giả Nguyễn Ngọc Hiến (2001) với cuốn sách Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt Nam [59], đã tổng hợp và phân tích một cách khách quan tiến trình CCHC của nước ta sau 20 năm đổi mới, từ đó nêu ra những thành tựu, những mặt hạn chế và thiếu sót và nguyên nhân cản trở đối với tiến trình nay, đồng thời đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy quá trình tiến 12 hành CCHC. Trong đo, cuốn sách đã dành một chương để bàn về đẩy mạnh CCHC ở địa phương và cơ sở, nêu lên những vấn đề bức xúc trong CCHC ở địa phương và đề ra các giải pháp đẩy mạnh CCHC ở địa phương và cơ sở hiện nay. Từ Điển (2001) với cuốn sách Cải cách hành chính và cải cách kinh tế [43], nội dung cuốn sách đánh giá khá chân thực mối quan hệ giữa CCHC và cải cách kinh tế là một quá trình lâu dài với nhiều vấn đề mới và phức tạp, là sự tác động một cách biện chứng với nhau. Tác giả cũng tập trung trình bày về vị trí, vai trò của CCHC và cải cách kinh tế trong giai đoạn hiện nay cũng như chiến lược và những vấn đề thực thi của CCHC trong những năm trước mắt. Nhìn nhận vấn đề khách quan thông qua nội dung cuốn sách, chúng ta có thể có cách nhìn cụ thể của công tác CCHC ở Đồng Tháp trong xu thế đổi mới kinh tế của Tỉnh. Trung tâm nghiên cứu khoa học tổ chức quản lý (2004), Cải cách hành chính vấn đề cấp thiết để đổi mới bộ máy nhà nước [105], cuốn sách là tập hợp những bài viết, ý kiến là lãnh đạo của các cơ quan Trung ương, những nhà nghiên cứu về đổi mới và cải cách về nền hành chính nhà nước. Nội dung cuốn sách đã hệ thống quan điểm, lý luận và thực tiễn về công tác CCHC của Đảng và Nhà nước ta từ sau đổi mới đến nay, với việc tập trung nghiên cứu các chủ trương, đường lối của Đảng về CCHC; những phân tích về thực trạng, giải pháp và những vấn đề về văn bản pháp luật liên quan đến quá trình tiến hành CCHC. Nguyễn Anh Tuấn (2004), Ứng dụng logíc hình thức trong quản lý hành chính nhà nước [88], cuốn sách là công trình nghiên cứu liên ngành khoa học, sự kết hợp giao thoa giữa các khoa học, các miền trí thức còn hạn chế và chỉ có thể được khai phá trên sự liên minh các cơ sở khoa học với nhau, cuốn sách chính là sự biểu hiện của sự hợp tác giữa logic học, hành chính học, luật học trong việc nghiên cứu hỗ trợ CCHC. Sự đề cập một cách khoa học để nâng cao hiệu quả hiệu lực của quản lý hành chính nhà nước đòi hỏi phải cải cách sâu rộng toàn bộ hệ thống hành chính nói chung và từng khâu của tiến trình quản lý hành chính nói riêng. Nghiên cứu những điều kiện đảm bảo cho một tư duy logic đúng đắn, khoa học chỉ đạo có hiệu quả hoạt động thực tiễn quản lý nhà nước không chỉ có tư duy hình thức mà còn có cả tư duy biện chứng là một nhu cầu thiết thực. 13 Cuốn sách Dịch vụ công và xã hội hóa dịch vụ công - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn [115] của Chu Văn Thành (2004), là tập hợp một số chuyên luận, những bài nghiên cứu được công bố về vấn đề dịch vụ công và xã hội hóa dịch vụ công trong quá trình nghiên cứu về quá trình lãnh đạo tiến hành cải cách nền hành chính nhà nước của Đảng và Chính phủ Việt Nam. Cuốn sách đã đề cập một góc nhìn mới về khái niệm “hành chính công” cung như bàn về chức năng dịch vụ công của bộ máy quản lý hành chính nhà nước và đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công là một xu hướng của nền hành chính hiện đại, phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới của đất nước. Bên cạnh đó, cuốn sách đã cung cấp những mãng lý luận và thực tiễn về dịch vụ công, một số vấn đề xã hội hóa dịch vụ công ở Việt Nam, qua đó cuốn sách cũng đã đề cập đến một số vấn đề thực tiễn và kinh nghiệm của một số địa phương ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới trong việc cung ứng dịch vụ công. Học viện Hành chính quốc gia (2006) với cuốn sách Hành chính công [53], đề cập đến những vấn đề cơ bản của khoa học hành chính công, nội dung bắt đầu từ những kiến thức cơ bản về hành chính công dưới góc độ khoa học và thực tiễn và tiếp nối bằng những nội dung cơ bản nhất như thuật ngữ, khái niệm cho đến chức năng hành chính, thể chế hành chính, tài chính công và kết thúc ở nội dung CCHC - một nội dung thời sự hiện nay trong khoa học hành chính công ở nước ta. Tiếp cận cuốn sách đã cung cấp một cách khá đầy đủ những quy luật vận hành khách quan trong hoạt động quản lý của bộ máy hành chính nhà nước, trong đó nội dung CCHC được đề cập dưới góc độ tổng kết và đánh giá thực trạng và đề ra một số giải pháp cho công tác CCHC nhà nước Việt Nam hiện nay. Đào Trọng Truyến (2006) với cuốn sách Cải cách hành chính và công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam [90], tác giả tổng hợp, bàn luận về nhà nước pháp quyền, về nền hành chính trên cơ sở học thuyết Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đánh giá sâu sắc về nền hành chính từ thời kỳ phong kiến Việt Nam. Có cách nhìn độc lập về nền hành chính nước ta, thẳng thắn đánh giá thực trạng của nó ở thời điểm, đồng thời đề xuất mô hình một nền hành 14 chính tương lai. Cuốn sách đã hệ thống hóa lý luận về xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền, về những mục tiêu và nội dung của CCHC quốc gia, nêu nổi bật quan điểm, nguyên tắc và phương hướng của CCHC, xem đây là trọng tâm của công cuộc xây dựng và hoàn thiện nhà nước. Một phần quan trọng tác giả đề cập đến đó là vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước của các cấp chính quyền địa phương, hướng cơ bản của công cuộc CCHC nhà nước ở địa phương, xem trong mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương trong công tác CCHC. Nguyễn Hữu Tri, Nguyễn Lan Phương (2006) với cuốn sách Hành Chính Công [92] tác giả đã tiếp cận một cách khoa học về hành chính công, trên cơ sở hai tác giả đã đề cập đến các khái luận về hàn... không gian chung của cả nước. Luận án phân tích quá trình Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo thực hiện CCHC từ năm 1995 đến năm 2015, trong đó tập trung ở các vấn đề như: tổ chức chỉ đạo, điều hành; công tác thông tin, tuyên truyền; cải cách thể chế hành chính; cải cách TTHC; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tổ chức bộ máy hành chính; cải cách tài chính công và hiện đại hoá nền hành chính. 28 Luận án nhận xét khái quát những ưu điểm và hạn chế, đồng thời đúc kết một số kinh nghiệm về thực tiễn quá trình Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lãnh đạo CCHC từ năm 1995 đến năm 2015, đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện bộ máy hành chính, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp đối với CCHC trong thời gian tiếp theo. Tiểu kết chƣơng 1 Qua khảo cứu các công trình khoa học đã được công bố dưới nhiều thể loại cho thấy CCHC là vấn đề quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước, các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu trên nhiều góc độ về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền, cùng với những nghiên cứu lý luận và thực tiễn về nền hành chính, sự lãnh đạo của Đảng đối với nền hành chính nhà nước và CCHC nhà nước. Tuy nhiên, số lượng các công trình nghiên cứu về CCHC các địa phương đến nay vẫn còn hạn chế. Vì vậy, nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ các địa phương về CCHC sẽ cung cấp những cơ sở khoa học để Đảng Cộng sản Việt Nam tổng kết lý luận, đưa ra những chủ trương và giải pháp CCHC ngày càng hoàn thiện hơn. Các công trình nghiên cứu về CCHC đa số tập trung ở lĩnh vực hành chính công, một số công trình nghiên cứu về chủ trương, phương hướng và giải pháp nhằm cải cách nền hành chính nhà nước. Chuyên ngành lịch sử Đảng tuy đã được quan tâm nhưng số lượng nghiên cứu chưa nhiều, các nghiên cứu về các Đảng bộ địa phương lãnh đạo CCHC thuộc chuyên ngành lịch sử Đảng đến nay mới chỉ là bước đầu, còn những khoảng trống nghiên cứu về Đảng lãnh đạo CCHC, mà cụ thể là Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lãnh đạo CCHC từ năm 1995 đến năm 2015. Song, những công trình nghiên cứu phần tổng quan là cơ sở quan trọng để nghiên cứu sinh có được hướng tiếp cận đúng đắn về mặt tư liệu, phương pháp nghiên cứu để hoàn thành luận án của mình. 29 Chƣơng 2 CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG THÁP VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TỪ NĂM 1995 ĐẾN NĂM 2005 2.1. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp 2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên Vị trí địa lý: Đồng Tháp có vị trí trải từ 100 07’14’’ đến 100 58’18’’ vĩ độ Bắc và từ 1050 11’38’’ đến 1050 56’42’’ kinh độ Đông; phía Bắc giáp Campuchia và tỉnh Long An; phía Đông giáp tỉnh Tiền Giang và Long An; phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và Cần Thơ; phía Tây giáp Tỉnh An Giang và Cần Thơ. Một trong 13 tỉnh, thành phố thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nơi đầu nguồn sông Tiền chảy qua biên giới vào Việt Nam, địa giới của tỉnh được phân chia 2 phần rõ rệt là tiểu vùng Đồng Tháp Mười (phía Bắc sông Tiền gồm các huyện: Tân Hồng, Hồng Ngự, Thị xã Hồng Ngự, Thanh Bình, Tam Nông, Tháp Mười, Cao Lãnh và Thành phố Cao Lãnh) và vùng đệm giữa sông Tiền - sông Hậu (phía nam sông Tiền có các huyên Châu Thành, Lấp Vò, Lai Vung và Thành phố Sa Đéc), có diện tích tự nhiên là 3.376,95 km2, chiếm 8,17% diện tích vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đến năm 2015 toàn tỉnh được chia thành 12 đơn vị hành chính, trong đó có 2 thành phố và 9 huyện; các đơn vị đến cấp cơ sở bao gồm 17 phường, 9 thị trấn và 119 xã [18, tr. 21]. Địa hình toàn tỉnh tương đối bằng phẳng, nhưng bị cắt xén nhiều bởi hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Giao thông đi lại tương đối khó khăn giữa trung tâm hành chính tỉnh tới các trung tâm hành chính huyện và cơ sở. [ Phụ lục 1 ] Về khí hậu: Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu chung của vùng đồng bằng sông Cửu Long với các đặc điểm chung là nền nhiệt dồi dào, biên độ nhiệt ngày đêm và giữa các mùa nhỏ; các chỉ tiêu khí hậu (số giờ nắng, lượng mưa, gió, bốc hơi, ẩm độ không khí,) thuộc loại trung bình ở đồng bằng sông Cửu Long. Lượng mưa trung bình năm ở Đồng Tháp là 1.682-2.005mm. Mùa mưa từ tháng 30 5 đến tháng 11, chiếm đến 90-92% lượng mưa năm và tập trung vào các tháng 9- 10 (30-40%), trong mùa mưa thường có thời gian khô hạn (hạn Bà Chằn) vào khoảng cuối tháng 7 đến đầu tháng 8 hàng năm. Vị trí nằm ở thượng nguồn sông Mêkông nên vừa chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông, vừa chịu chế độ “bán nhật triều” của Vịnh Thái Lan, nên hàng năm Đồng Tháp có từ 3 đến 4 tháng bị lũ lụt, theo chu kỳ khoảng 3 đến 5 năm lại có lũ lớn. Trong mùa lũ, vùng đất bị ngập nước chiếm gần 2/3 toàn tỉnh, tạo ra sự chia cắt giữa các khu vực, các trung tâm hành chính, vì vậy ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, đời sống sinh hoạt của người dân, đặc biệt trong vấn đề quản lý giữa chính quyền tỉnh với chính quyền cấp cơ sở bị trở ngại bởi giao thông và cở sở hạ tầng. Đặc điểm điều kiện tự nhiên tạo những điều kiện thuận lợi tương đối cho phát triển kinh tế, nhất là kinh tế nông nghiệp toàn diện, du lịch sinh thái và có điều kiện giao thương kết nối với các tỉnh trong khu vực và quốc tế. Vì thế, Đồng Tháp đã rất chú trọng xây dựng tinh thần hợp tác trong nông dân giữa địa phương, kết nối tri thức, chia sẽ thông tin với doanh nghiệp qua mô hình hội quán, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế địa phương, đổi mới sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới. Đó chính là những mặt tích cực góp phần tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng bộ và chính quyền địa phương đến với mọi tầng lớp nhân dân được thuận lợi, trong công tác quản lý hành chính cũng được thông suốt hơn. Mặt khác, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, phần lớn nền đất chịu lực kém, địa giới bị chia cắt gây khó khăn trong phát triển hạ tầng giao thông, tốn kém trong việc đầu tư hệ thống thủy lợi và xây dựng các kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội; phần lớn địa bàn chịu ảnh hưởng của nước ngập với chế độ ngày càng phức tạp, có ảnh hưởng sâu sắc đến hệ thống hạ tầng giao thông, bảo vệ kết cấu hạ tầng, canh tác, dân cư và đời sống dân sinh. Vì vậy, tạo cho Đồng Tháp không ít khó khăn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế mà còn tác động đến sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân, tác động đến các công tác điều hành, quản lý hành chính của chính quyền địa phương. 31 2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Về kinh tế: Đồng Tháp nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long “Cần Thơ - An Giang - Cà Mau - Kiên Giang”, chịu sự tác động về hai phía của 2 trung tâm lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Cần Thơ, phía Tấy có cửa khẩu thông thương với Campuchia. Mặc dù mức độ giao lưu kinh tế và thu hút đầu tư vào lãnh vực công thương nghiệp của tỉnh Đồng Tháp còn hạn chế, nhưng nhờ vào đặc điểm tự nhiên và sự năng động trong cơ chế chính sách, nhất là trong khâu tạo cơ chế về TTHC, Đồng Tháp dần đã thu hút được nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, ngoài thế mạnh sẵn có là cung ứng nguyên liệu nông nghiệp (lúa, cá, trái cây, hoa kiểng), là Tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông sản và phát triển dịch vụ, thương mại và trở thành cầu nối giao thương với một số tỉnh trong khu vực. Đồng Tháp có cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong 20 năm, từ năm 1995 đến năm 2015 luôn có xu hương tăng và biến đổi giữa Nông lâm Thủy sản - Công nghiệp - Dịch vụ, duy chỉ giai đoạn 1995 - 2000 là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế khu vục và thiện tai liên tiếp, đặc biệt là trận lũ lịch sử năm 2000 đã để lại hậu quả nặng nề cho sự phát triển KT - XH. Vì vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1996 - 2000 thấp hơn giai đoạn 1991 -1995, tổng sản phẩm nội tỉnh (GDP) của Tỉnh chỉ đạt 5,02%, dẫn đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn này đạt tốc độ bình quân 6,86%/năm, nên giá trị GDP năm 2000 chỉ bằng 1,39 lần so với năm 1995 và bằng 2,23 lần năm 1990 [37, tr.18]. Cơ cấu chuyển dịch kinh tế không đạt chỉ tiêu đề ra, hiệu quả sản xuất thấp, thị trường tiêu thụ không ổn định, sản xuất công nghiệp lúng túng và thiếu định hướng phát triển. Hoạt động dịch vụ mới chỉ phát triển theo chiều rộng, còn một số lĩnh vực chủ yếu như cung cấp thông tin thị trường, dịch vu khoa học và công nghệ phát triển chậm. Bức tranh kinh tế của tỉnh Đồng Tháp đã có sự khởi sắc, bởi sự nỗ lực của Đảng bộ và chính quyền nhân dân trong tỉnh cùng phấn đấu vượt qua khó khăn và thách thức. Trong giai đoạn 2001 - 2005 kinh tế tỉnh Đồng Tháp đã vượt qua thời kỳ suy giảm về tốc độ tăng trưởng, liên tục phát triển với nhịp độ khá cao, tốc độ 32 tăng trưởng bình quân đạt 9,93%/ năm, cao hơn 3,07% so với giai đoạn 1996 - 2000 [38, tr.22]. Những năm cuối thập niên đầu của thế kỷ XXI, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã vượt qua khó khăn như thiên tai, ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới cuối năm 2007, kinh tế của tỉnh phát triển khá toàn diện, đến năm 2015 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân ước đạt 9,5%/năm, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đầu người ước đạt 13,4 triệu đồng; cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch tích cực, tỷ trọng Nông lâm Thủy sản - Công nghiệp - Dịch vụ thay đổi từ 64,1% - 11,3% - 24,5% năm 2001 sang 37,9% - 28,5% - 33,6% năm 2015 (theo giá 1994); chuyển đổi cơ cấu chủ yếu nhờ tăng trưởng của ngành công nghiệp - xây dựng ở mức bình quân 19,4%/năm [40, tr.33]. Kết quả đó, chính là nhờ vào sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp, các cấp ủy và chính quyền nhân dân mạnh dạn đổi mới, sáng tạo, kiên trì thực hiện, đã tạo động lực thúc đẩy phát triển KT - XH của tỉnh [phụ lục 2]. Về dân số: Quy mô và tốc độ dân số Đồng Tháp tăng chậm, từ khoảng 1,47 triệu người năm 1995 lên 1,63 triệu người năm 2005 và tới 2015 là 1,68 triệu người, tỷ lệ tăng bình quân khoảng 0,5% trong giai đoạn từ 1995 đến 2015. Mật độ dân số khoảng 495 người/km2, trong đó ở thành thị là 193,2 nghìn người và ở nông thôn là 1,285 triệu người vào năm 1995, tỷ lệ thay đổi đến năm 2015 là 299,2 nghìn người ở thành thị và 1,385 triệu người ở nông thôn chiếm 82,24% [18, tr.22], Như vậy, về mặt quy mô và phân bố dân số của Đồng Tháp ở mức trung bình của vùng đồng bằng sông Cưu Long, cơ bản đa số người dân hoạt động trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp ở nông thôn là chủ yếu. Dân số tỉnh phân bố không đồng đều do đặc điểm địa hình lãnh thổ nằm trong vùng đất trũng, có nhiều kênh rạch chằng chịt, dân cư chủ yếu sống dọc hai bờ sông Tiền, sông Hậu, các kênh rạch và các tuyến lộ tạo thành tuyến dân cư, tập trung đông dân cư ở thành phố Sa Đéc và thành phố Cao Lãnh. Về thành phần dân tộc và tôn giáo: Về cơ cấu thành phần dân tộc hiện nay ở Đồng Tháp khá đơn giản, chủ yếu là dân tộc Kinh, chiếm 99,3% dân số; dân tộc Hoa sinh sống, chiếm 0,7% dân số, dân tộc khác và Khơ me chiếm không 33 đáng kể, chủ yếu sống ở vùng ven khu vực biên giới. Mỗi dân tộc có tập quán, tín ngưỡng khá riêng, đặc thù góp tạo nên sự phong phú, đa dạng của văn hóa Đồng Tháp. Về tôn giáo, trong lịch sử phát triển đến nay Đồng Tháp có 17 tổ chức tôn giáo hợp pháp đang hoạt động, bao gồm: Phật giáo, Phật giáo Hòa Hảo, 5 hệ phái Cao Đài, Công giáo, 5 hệ phái Tin Lành, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam, Tứ Ân hiếu nghĩa Ngô Lợi, 2 hệ phái Bửu Sơn Kỳ Hương, Phật đường Nam Tông Minh sư đạo. Tổng số tín đồ là 364.990, chiếm 21,88% dân số; có 997 chức sắc, 3.362 chức việc và 450 cơ sở thờ tự [72, tr.67]. Các tôn giáo ở Đồng Tháp phần lớn đều chấp hành đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sống theo tôn chỉ, mục đích của đạo. Về chăm sóc y tế: Hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân mở rộng, mạng lưới khám chữa bệnh và hệ thống y tế được đầu tư nâng cấp, hoạt động có hiệu quả, chất lượng phục vụ người bệnh tăng. Y tế cơ sở đã phủ kín tất cả các xã, phường trong toàn tỉnh và từng bước hoàn thiện mạng lưới nhân viên sức khỏe cộng đồng. Hệ thống dược trong tỉnh đã từng bước hiện đại hóa, mạng lưới phân phối thuốc đáp ứng yêu cầu về các loại thuốc thiết yếu cho nhân dân trong tỉnh. Đến năm 2015, trên toàn tỉnh có 15 bệnh viện, 8 phòng khám đa khoa khu vực, 1 viện điều dưỡng và 144 trạm y tế phường xã; có 6,1 bác sĩ và 24 giường bệnh/1 vạn dân, tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm còn 14,4%, có 95% trẻ em dưới 01 tuổi được tiêm chủng miễn dịch đầy đủ; có 60% dân số tham gia bảo hiểm y tế [17, tr.38]. Về cơ bản, chăm sóc y tế của tỉnh tuy còn một số mặt khó khăn, nhưng cơ bản đã đáp ứng nhu cầu chăm sóc y tế của nhân dân. Về giáo dục- đào tạo: Sự nghiệp giáo dục - đào tạo có sự phát triển đáng kể, thu hẹp dần khoảng cách giữa các địa bàn trong và ngoài tỉnh, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các ngành học, cấp học từng bước đáp ứng theo yêu cầu đổi mới giáo dục. Công tác dạy nghề bước đầu được gắn kết với nhu cầu thực tế của địa phương, doanh nghiệp, hệ thống cơ sở dạy nghề cấp huyện, thị xã được bố trí hợp lý hơn, đã thực hiện sáp nhập cơ sở dạy nghề với cơ sở giáo dục thường xuyên. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học được đầu 34 tư theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hóa; nhà công vụ giáo viên, ký túc xá sinh viên được đầu tư, góp phần phục vụ tốt công tác dạy và học. Đến năm 2015, toàn Tỉnh có 138/683 trường học đạt chuẩn quốc gia, 02 trường Trung học phổ thông chuyên (Nguyễn Quang Diêu và Nguyễn Đình Chiểu), 02 khu Ký túc xá sinh viên, có 01 trường đại học, 03 trường cao đẳng, 04 trường trung cấp nghề, hàng năm có trên 23.000 sinh viên, học viên theo học; tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 55,5%, trong đó qua đào tạo nghề 40%; tỷ lệ sinh viên trên một vạn dân của tỉnh ước đạt 185 sinh viên [17, tr.48]. Mạng lưới các cơ sở đào tạo được nâng cấp, xây dựng theo quy hoạch, tạo thuận lợi cho công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh. Về việc làm: Công tác giải quyết việc làm, giảm nghèo được quan tâm thực hiện, thông qua giải pháp lồng ghép các chương trình, dự án phát triển, gắn với chương trình quốc gia giải quyết việc làm, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân... đã tạo thêm điều kiện thuận lợi cho các đối tượng chính sách xã hội, hộ nghèo, đối tượng gia đình chính sách, người có công vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống. Đến năm 2015, tạo việc làm cho 166.100 lao động, giảm tỷ lệ hộ nghèo 2,13%/năm, hỗ trợ 11.144 căn nhà cho hộ nghèo, xây dựng 4.155 căn nhà tình nghĩa, huy động Quỹ đền ơn đáp nghĩa 38,9 tỷ đồng, có 123.824 lượt đối tượng bảo trợ xã hội được trợ cấp tại cộng đồng, có trên 43.000 đối tượng đang hưởng trợ cấp thường xuyên [170, tr. 34]. Như vậy, mặc dù trong điều kiện, tình hình KT - XH còn nhiều khó khăn và thách thức, nhưng với sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Đồng Tháp đã đạt được những kết quả đáng kể, hoàn thành cơ bản các mục tiêu, kế hoạch kinh tế đề ra từ năm 1995 đến năm 2015. Sản xuất nông nghiệp đạt kết quả khả quan, hướng theo nguyên tắc hợp tác - liên kết - thị trường, nâng cao chất lượng, hiệu quả và tăng thu nhập cho nông dân, các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ phát huy hiệu quả. Sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì phát triển, nâng cao chất lượng, hiệu quả, khôi phục dần tăng trưởng. Hoạt động thương mại - dịch vụ, du lịch có nhiều chuyển biến tích cực, mở rộng thị phần trong và ngoài nước. Lĩnh vực văn hóa - xã hội được thực hiện tốt; công tác an sinh xã hội, chăm lo cho các đối tượng chính 35 sách, hộ nghèo được quan tâm thực hiện. Hình ảnh địa phương được cải thiện đáng kể, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) luôn duy trì ở tốp đầu so với cả nước. Quan hệ đối ngoại có bước phát triển mới, quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, góp phần thực hiện hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu kế hoạch, đảm bảo cho KT - XH ổn định và phát triển [ phụ lục 11] Phân tích những đặc điểm chủ yếu về điều kiện tự nhiên và KT - XH cho thấy những lợi thế tạo ra cho sự phát triển của tỉnh. Tuy nhiên, Đồng Tháp vẫn còn một số hạn chế và đứng trước những thách thức, kinh tế phát triển chậm và chưa vững chắc, nhiều nguồn lực quan trọng như nhân lực, giáo dục - đào tạo, vị trí địa lý, văn hóa và những yếu tố thuận lợi, thế mạnh của tỉnh chưa được khai thác và sử dụng hiệu quả; quản lý hành chính nhà nước các cấp còn nhiều bất cập, bộ máy quản lý hành chính từ tỉnh xuống tới cơ sở, các sở, ban ngành trong tỉnh còn rườm rà, nặng về thủ tục và qua nhiều cấp; quản lý về kinh tế còn tồn tại sơ hở, bất cập nhất là khâu thủ tục hành chính; Một số bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức, lối sống, quan liêu trong công tác đã làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng, chính quyền trong công tác lãnh đạo điều hành. Điều kiện tự nhiên có sự biến đổi phức tạp, kinh tế còn tồn tại khó khăn, chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp là chính. Để phát triển KT - XH, nhiều năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Tháp đã xác định và tập trung chỉ đạo thực hiện các chương trình lớn mang tính đột phá, các Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới và trọng tâm là định vị lại sản xuất theo thị trường; Đề án Phát triển du lịch; Đề án vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức hành chính của tỉnh Đồng Tháp. Đặc biệt, lãnh đạo tỉnh nhận thấy để phát triển KT - XH, thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh cần phải đẩy mạnh CCHC, xây dựng chính quyền thân thiện với người dân, doanh nghiệp, xem công tác này vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời, có thể bù đắp cho những bất lợi của tỉnh về tài nguyên thiên nhiên. Từ đặc điểm tình hình, Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp đã quan tâm đẩy mạnh CCHC, cụ thể hóa và ban hành nhiều văn bản thuộc thẩm quyền nhằm tạo điều 36 kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, cá nhân, tổ chức trong quan hệ hành chính để đẩy nhanh quá trình đổi mới. 2.1.2. Tình hình cải cách hành chính tỉnh Đồng Tháp trƣớc năm 1995 Cải cách hành chính nhà nước là nhiệm vụ phức tạp, khó khăn, phải tiến hành từng bước, liên tục trong nhiều năm, thống nhất từ Trung ương xuống địa phương và đồng bộ ở các ngành, các cấp. Mục tiêu cải cách nền hành chính ở Đồng Tháp là xây dựng một nền hành chính từ tỉnh đến cơ sở trong sạch, vững mạnh và sử dụng đúng năng lực và từng bước hiện đại hóa để quản lý có hiệu quả mọi mặt của đời sống xã hội, thực hiện tốt đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Từ chủ trương của Đảng về cải cách một bước nền hành chính nhà nước, xuất phát yêu cầu và khả năng thực tế của Tỉnh, Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp quán triệt chỉ đạo, lựa chọn một số lĩnh vực trọng điểm, cấp bách và thiết thực cần phải thực hiện để tạo bước chuyển biến nhằm thúc đẩy tiến trình đổi mới và phát triển kinh tế, tạo tiền đề cho các bước cải cách tiếp theo. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trọng tâm là đổi mới kinh tế, nhằm tháo gỡ những khó khăn về đời sống KT - XH. Đối với Nhà nước và nền hành chính nhà nước, Đảng chỉ rõ: Để thiết lập cơ chế quản lý hành chính phù hợp với thực tiễn cần thực hiện một cuộc cải cách lớn về tổ chức bộ máy của các cơ quan nhà nước theo hướng xây dựng và thực hiện một cơ chế quản lý nhà nước thể hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động ở tất cả các cấp, tăng cường bộ máy quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương và cơ sở thành một hệ thống thống nhất, đồng thời nhấn mạnh việc cải cách bộ máy hành chính theo hướng phân định rành mạch nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm từng cấp theo nguyên tắc tập trung dân chủ [26, tr.452]. Để chủ trương của Đảng được hiện thực hóa trong thời kỳ tiến hành đổi mới đất nước, Đảng chỉ rõ những nhiệm vụ chủ yếu của Nhà nước và nền hành chính nhà nước như: Thể chế hóa đường lối, chủ trương đổi mới của Đảng thành pháp luật và các chính sách cụ thể; xây dựng và thể chế hóa chiến lược phát triển KT - XH thành những kế hoạch phát triển KT - XH; quản lý hành chính - xã hội và hành chính - kinh tế trong toàn 37 xã hội theo kế hoạch, pháp luật; giữ vững trật tự kỷ cương xã hội, quốc phòng an ninh; kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của Nhà nước; xây dựng tổ chức, bộ máy gọn nhẹ có chất lượng cao, với đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất chính trị, năng lực quản lý nhà nước, quản lý KT - XH [116, tr.39]. Đối với việc xây dựng nguồn nhân lực của bộ máy hành chính, Đảng xác định: “Muốn nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, quản lý KT - XH, phải có một đội ngũ cán bộ giỏi, có năng lực, có kinh nghiệm, có phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng” [26, tr.456]. Cán bộ quản lý các cấp từ trung ương đến cơ sở phải có kiến thức về quản lý hành chính, hiểu biết về nguyên tắc và chế độ quản lý hành chính, hiểu biết về pháp luật, đồng thời có thời có biện pháp giáo dục và làm tư vấn pháp luật cho nhân dân. Những năm cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, tình hình thế giới có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp, chế dộ XHCN ở Đồng Âu và Liên Xô lâm vào khủng hoảng toàn diện, trầm trọng và dẫn đến sụp đổ. Đây là tổn thất nặng nề của chủ nghĩa xã hội (CNXH) và phong trào cách mạng thế giới. Tình hình đó tác động trực tiếp đến công cuộc đổi mới và xây dựng CNXH ở Việt Nam. Tuy nhiên, Đảng tiếp tục kiên định con đường đổi mới toàn diện và đã giành được những kết quả bước đầu, tạo những thuận lợi cho quá trình cải cách bộ máy nhà nước nói chung, cải cách nền hành chính nhà nước nói riêng. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (1991) đã đề ra chủ trương tiếp tục cải cách bộ máy hành chính nhà nước theo phương hướng Nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân. Điểm nổi bật của Nghị quyết Đại hội là đặt nhiệm vụ cải cách bộ máy nhà nước trong một chỉnh thể thống nhất với đổi mới hệ thống chính trị, gắn cải cách bộ máy nhà nước với đổi mới chỉnh đốn Đảng, trên cơ sở lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm. Nghị quyết Đại hội khẳng định rõ vị trí, vai trò, mục tiêu CCHC trong cải cách bộ máy nhà nước, “trọng tâm cải cách nhằm vào hệ thống hành chính với nội dung chính là xây dựng một hệ thống hành pháp và quản lý hành chính nhà nước thông suốt từ trung ương xuống cơ sở, có đủ quyền lực, năng lực và hiệu lực” [25, tr. 43]. Đây là lần đầu tiên Đảng xác định CCHC nhà nước là nhiệm vụ trọng tâm 38 và được đặt trong tổng thể của cải cách bộ máy nhà nước và đổi mới hệ thống chính trị. Bên cạnh đó, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH do Đại hội VII thông qua đã khẳng định bước tiến về lý luận, nhận thức về nền hành chính nhà nước. Cương lĩnh đã nêu rõ: Nhà nước phải có đủ quyền lực và có đủ khả năng định ra luật pháp về tổ chức, quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật. Sửa đổi hệ thống tổ chức nhà nước, cải cách bộ máy hành chính, kiện toàn các cơ quan lập pháp để thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý của Nhà nước [24]. Nghị quyết Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng (1-1994) chủ trương tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam và nhấn mạnh xúc tiến CCHC. Đảng xác định chủ trương có tính chất định hướng về cải cách tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước, đổi mới và tăng cường hệ thống hành pháp cả về tổ chức, cán bộ, cơ chế hoạt động, xác định vai trò và trách nhiệm của chính quyền địa phương trên cơ sở pháp luật thống nhất và sự điều hành tập trung của Chính phủ. Chủ trương của Đảng về cải cách nền hành chính nhà nước trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1994 chủ yếu tập trung vào ba nội dung cơ bản để chỉ đạo thực hiện là: (1) Xây dựng, cải cách một bước thể chế hành chính nhà nước; (2) Điều chỉnh, sắp xếp, kiện toàn một bước tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; (3) Bước đầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính đáp ứng yêu cầu mới. Thông qua nội dung CCHC làm cơ sở để Đảng tiến hành chỉ đạo thực hiện thống nhất từ trung ương đến cơ sở. Đánh giá thực trạng nền hành chính của tỉnh Đồng Tháp trước đổi mới, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IV (10-1986) đã chỉ ra: Công tác điều hành của cơ quan hành chính các cấp thường chậm thể chế hóa các chủ trương của Đảng thành kế hoạch và biện pháp cụ thể; chưa tạo được những bước tiến mới trong việc xử lý hành chính, còn nhiều biểu hiện tùy tiện, khi biết sai vẫn không sửa, sợ “mất uy tín” làm cho pháp quyền nhà nước kém hiệu lực [36, tr.16]. Chính vì thế, sau Đại hội Đảng bộ tỉnh cần phải có chủ trương để giải quyết những tồn tại, bất cập nền hành chính của Tỉnh để tạo tiền đề cho quá trình đổi mới thành công, 39 góp phần đưa địa phương thoát khỏi tình trạng khủng hoảng KT - XH. Cải cách nền hành chính nhà nước đã là chủ trương của Đảng trong những năm đầu đổi mới, nhưng trong thực tế quá trình chỉ đạo thực hiện chưa thực sự trở thành một chương trình sâu rộng để triển khai tới chính quyền địa phương trong cả nước. Đối với tỉnh Đồng Tháp, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ IV (10-1986) đã có chủ trương là tăng cường năng lực điều hành và hiệu lực quản lý của các cơ quan chính quyền các cấp nhằm đảm bảo thực hiện có kết quả chỉ thị, nghị quyết của Đảng, với mục tiêu nhằm củng cố và xây dựng chính quyền gắn với công tác xây dựng Đảng [36, tr.39]. Thực hiện chủ trương của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ khóa IV về cải cách một bước nền hành chính, Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp quán triệt nội dung chỉ đạo các cơ quan nhà nước trong tỉnh, chủ yếu là UBND tỉnh kịp thời thể chế hóa các chủ trương của Đảng một cách cụ thể và phù hợp với tình hình địa phương, khi thực hiện các nhiệm vụ KT - XH phải có sự phối hợp với các cấp, các ngành liên quan và các đoàn thể quần chúng, có sự phân công giao việc rõ ràng và có người chỉ huy điều khiển thống nhất trong công tác. Mạnh dạn dẹp bỏ những thủ tục rườm rà, gây phiền hà cho cán bộ và nhân dân, đồng thời chống bệnh giấy tờ trong các cơ quan nhà nước; phát huy vai trò của HĐND là cơ quan quyền lực tại địa phương, nhưng phải làm đúng chức năng của mình theo luật định, UBND các cấp phải có quy chế làm việc, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, các nhân làm tốt công việc. Việc củng cố tổ chức chính quyền phải gắn liền với việc bố trí lực lượng cán bộ đủ năng lực, tăng cương công tác đào tao và bồi dưỡng cán bộ, rà soát để giảm bớt các chức phó ở các cơ sở, các phòng ban của huyện, bên cạnh đó thường xuyên giáo dục giúp đỡ đi đôi với kiểm tra chặt chẽ để tránh tiêu cực hoặc gây phiền hà cho nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp công tác cải cách một bước nền hành chính của tỉnh Đồng Tháp trên một số lĩnh vực trong thời gian đầu tiến hành đổi mới đã đạt đước một số kết quả bước đầu là sự công khai, dân chủ và việc chọn người có năng lực, phẩm chất đi đôi với từng bước cải tiến lề lối làm việc, sắp xếp tổ chức bộ máy, nên hiệu quả điều hành công việc được nâng lên, 40 tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện quyền làm chủ; HĐND và UBND các cấp cơ sở bước đầu hoạt động đi vào nề nếp, đúng luật định. Tuy nhiên, hoạt động của HĐND chưa thể hiện đầy đủ vai trò là cơ quan đại biểu của nhân dân ở địa phương; cán bộ chính quyền các cấp, trong đó có cán bộ chủ chốt phần lớn chưa được bồi dưỡng tập huấn, nên trình độ quản lý hành chính nhà nước còn non yếu, nhất là quản lý nền kinh tế nhiều thành phần trong điều kiện xã hội còn nhiều bất cập là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng cửa quyền, quan liêu, hống hách vi phạm quyền làm chủ nhân dân, hiệu lực quản lý của chính quyền các cấp bị hạn chế [36, tr. 58]. Những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Đồng Tháp đoàn kết, thống nhất đã vượt qua khó khăn và thách thức để đạt được những kết quả đáng kể, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, trong đó kinh tế nông nghiệp đóng vai trò quan trọng. Ngoài việc chú trọng thúc đẩy tăng trưởng KT - XH nhằm đưa Đồng Tháp thoát khỏi khủng hoảng và trì trệ, Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp xem cải cách một bước bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương là khâu quan trọng nhằm lập lại trật tự kỷ cương trong mọi hoạt động của xã hội, trước hết là trong công tác quản lý KT - XH, đưa hoạt động bộ máy chính quyền và tổ chức đoàn thể đi vào quy chế, đúng pháp luật. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ V (01-1992) nêu rõ: Không ngừng nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời nêu cao trách nhiệm của HĐND các cấp, bảo đảm HĐND có quyền quyết định và giám sát theo hiến pháp và pháp luật. Yếu tố quyết định hiệu quả điều hành của UBND và hoạt động của HĐND là quy chế hoạt động được tôn trọng và từng thành viên phải thật sự là người đại diện ý chí và nguyện vọng của nhân dân, có năng lực, kiến thức về mợi mặt, nhất là giám sát việc chấp hành Hiến pháp, pháp luật và đấu tranh làm trong sạch bộ máy chính quyền các cấp [36, tr.74]. Quán triệt chủ trương đổi mới toàn diện của Đảng, Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp 41 đã kịp thời chỉ đạo đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền các cấp, làm cho hiệu quả quản lý nhà nước có bước nâng lên, việc cải tiến quản lý nhà nước các cấp được chú trọng, hệ thống văn bản pháp qui từng bước được bổ sung, sửa đổi và xây dựng phù hợp với yêu cầu giai đoạn mới. Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp đề ra một số nhiệm vụ nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh, tiến hành cải cách một số khâu then chốt trong thủ tục hành chính, tổ chức sắp xếp lại bộ máy hành chính các cấp, bố trí lại đội ngũ công chức hành chính và cán bộ trực tiếp quản lý các doanh nghiêp nhà nước. Đảng bộ tỉn... tỉnh 11 UBND tỉnh 08/05/2006 phân cấp và ủy quyền tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công UBND Trương Ngọc Hân trình trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp Công văn về việc triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị của Chủ tịch Chủ tịch UBND tỉnh 12 Thủ tướng Chính phủ về việc giảm văn bản, giấy tờ hành 15/5/2006 Số 01/UBND-CCHC UBND tỉnh Trương Ngọc Hân chính trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước 199 Công văn về việc kiểm tra thực hiện cải cách hành chính 6 Phó Giám đốc Nguyễn 13 Sở Nội vụ 22/6/2006 Số 297/SNV-CCHC tháng đầu năm 2006 Thành Giang Công văn về việc báo cáo nhanh hàng tháng kết quả thực Phó Giám đốc Nguyễn 14 Sở Nội vụ 18/8/2006 Số 394/SNV-CCHC hiện cải cách hành chính Thành Giang Quyết định về việc Quy định chế độ, chính sách đào tạo, bồi Số 41/2006/QĐ- Chủ tịch UBND tỉnh 15 UBND tỉnh 22/08/2006 dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức UBND Trương Ngọc Hân Quyết định về việc ban hành Đề án nâng cao chất lượng Số 1276/QĐ- Chủ tịch UBND tỉnh 16 UBND tỉnh 28/8/2006 nguồn nhân lực tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2006 - 2010 UBND.HC Trương Ngọc Hân Quyết định về việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân Số 50/2006/QĐ- Chủ tịch UBND tỉnh 17 UBND tỉnh 01/9/2006 sách huyện, thị và xã, phường, thị trấn từ năm 2007-2010 UBND Trương Ngọc Hân Quyết định về việc phân cấp nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng cơ bản giữa ngân sách cấp Tỉnh và ngân sách cấp huyện, Số 51/2006/QĐ- Chủ tịch UBND tỉnh 18 UBND tỉnh 01/9/2006 thị, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp từ năm UBND Trương Ngọc Hân 2007 Công văn về việc khắc phục những tồn tại, hạn chế để thực Chủ tịch Chủ tịch UBND tỉnh 19 21/9/2006 Số 02/UBND-CCHC hiện tốt nhiệm vụ CCHC năm 2006 UBND tỉnh Trương Ngọc Hân Quyết định về việc ủy quyền quyết định giao quyền tự chủ, Chủ tịch UBND tỉnh 20 UBND tỉnh 02/10/2006 Số 1460/QĐ-UBND tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp công lập Trương Ngọc Hân Quyết định ban hành quy định chế độ họp trong hoạt động Số 60/2006/QĐ- Chủ tịch UBND tỉnh 21 của UBND và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp UBND tỉnh 05/10/2006 UBND Trương Ngọc Hân ở tỉnh Đồng Tháp 200 Quyết định về việc ban hành Đề án đào tạo nguồn nhân lực Số 1531/QĐ.UBND- Chủ tịch UBND tỉnh 22 của tỉnh Đồng Tháp trình độ sau đại học ở nước ngoài giai UBND tỉnh 13/10/2006 HC Trương Ngọc Hân đoạn 2006 - 2015 Quyết định về việc phê duyệt danh sách các cơ quan hành Số 1550/QĐ- Phó Chủ tịch UBND 23 chính xây dựng và áp dụng ISO 9001:2000 giai đoạn 2006- UBND tỉnh 19/10/2006 UBND.HC tỉnh Võ Trọng Nghĩa 2010 Công văn về việc chuyển địa điểm tiếp nhận hồ sơ hộ khẩu Giám đốc Sở Nguyễn 24 Sở Nội vụ 18/12/2006 Số 588/SNV-CCHC về trụ sở Công an thị xã Sa Đéc Việt Thắng Năm 2007 Công văn về việc báo cáo kết quả thực hiện giao quyền tự Phó Giám đốc Nguyễn 1 Sở Nội vụ 26/01/2007 Số 34/SNV-CCHC chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP Thành Giang Quyết định về việc ban hành Kế hoạch Cải cách hành chính Chủ tịch Số 140/QĐ-UBND- Chủ tịch UBND tỉnh 2 29/01/2007 năm 2007 UBND tỉnh HC Trương Ngọc Hân Quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh danh sách các cơ Số 244/QĐ- Phó Chủ tịch UBND 3 quan hành chính xây dựng và áp dụng ISO 9001:2000 tỉnh UBND tỉnh 14/02/2007 UBND.HC tỉnh Lê Minh Hoan Đồng Tháp đến năm 2009 Công văn về việc đánh giá xếp loại tiêu chuẩn thi đua về Phó Giám đốc Phan 4 Sở Nội vụ 26/02/2007 Số 77/SNV-VP công tác cải cách hành chính và quy chế dân chủ năm 2006 Văn Tiếu Công văn về việc triển khai thực hiện Đề án Đơn giản hóa Chủ tịch UBND tỉnh 5 thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai UBND tỉnh 21/03/2007 Số 02/UBND-CCHC Trương Ngọc Hân đoạn 2007 - 2010 Kế hoạch rà soát chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy, Chủ tịch UBND tỉnh 6 UBND tỉnh 03/4/2007 Số 22/KH-UBND biên chế quản lý hành chính Trương Ngọc Hân Quyết định về việc chấp thuận cho UBND huyện Hồng Ngự Chủ tịch Số 538/QĐ-UBND- Chủ tịch UBND tỉnh 7 20/4/2007 thực hiện thí điểm mô hình dịch vụ trong lĩnh vực đất đai UBND tỉnh HC Trương Ngọc Hân 201 Quyết định về việc chấp thuận cho UBND huyện Lai Vung Chủ tịch Số 745/QĐ-UBND- Phó Chủ tịch UBND 8 06/6/2007 thực hiện thí điểm mô hình dịch vụ trong lĩnh vực đất đai UBND tỉnh HC tỉnh Võ Trọng Nghĩa Công văn về việc chấn chỉnh sai sót trong việc thực hiện Phó Chủ tịch UBND 9 UBND tỉnh 28/6/2007 Số 52/UBND-NC nhiệm vụ công tác cải cách hành chính tỉnh Võ Trọng Nghĩa Quyết định về việc chấp thuận cho UBND thành phố Cao Chủ tịch Số 906/QĐ-UBND- Phó Chủ tịch UBND 10 Lãnh thực hiện thí điểm mô hình dịch vụ trong lĩnh vực đất 04/7/2007 UBND tỉnh HC tỉnh Võ Trọng Nghĩa đai Chỉ thị về việc nâng cao văn hóa công sở và văn hóa giao Chủ tịch UBND tỉnh 11 UBND tỉnh 09/8/2007 Số 25/2007/CT-UBND tiếp của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Trương Ngọc Hân Quyết định về việc ban hành Quy định phân công, phân cấp Số 47/2007/QĐ- Chủ tịch UBND tỉnh 12 và ủy quyền tổ chức quản lý dự án đầu tư và xây dựng công UBND tỉnh 22/08/2007 UBND Trương Ngọc Hân trình trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp Văn bản về việc thông báo cụ thể việc tiếp nhận, giải quyết Chủ tịch Phó Chủ tịch UBND 13 24/8/2007 Số 03/UBND-CCHC thủ tục hành chính vào ngày thứ bảy hàng tuần UBND tỉnh tỉnh Võ Trọng Nghĩa Văn bản về việc hỗ trợ kinh phí mua phần mềm ứng dụng Phó Giám đốc Nguyễn 14 giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế “một cửa” của Sở Nội vụ 24/8/2007 Số 371/SNV-CCHC Thành Giang UBND thành phố Cao Lãnh Công văn về việc chấn chỉnh, khắc phục sai sót trong thực Chủ tịch UBND tỉnh 15 UBND tỉnh 12/09/2007 Số 74/UBND-NC hiện nhiệm vụ cải cách hành chính Trương Ngọc Hân Quyết định về việc chấm dứt hoạt động của Ban chỉ đạo cải Chủ tịch Số 1594 /QĐ-UBND- Chủ tịch UBND tỉnh 16 cách hành chính các cấp và giao nhiệm vụ tham mưu đề xuất 15/10/2007 UBND tỉnh HC Trương Ngọc Hân về cải cách hành chính đối với các ngành tỉnh 202 Quyết định về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông Chủ tịch Số 1602/QĐ-UBND- Chủ tịch UBND tỉnh 17 16/10/2007 tại các cơ quan hành chính nhà nước thuộc tỉnh Đồng Tháp UBND tỉnh HC Trương Ngọc Hân Quyết định về việc ban hành Kế hoạch Cải cách hành chính Chủ tịch Số 1795/QĐ-UBND- Chủ tịch UBND tỉnh 18 16/11/2007 năm 2008 UBND tỉnh HC Trương Ngọc Hân Công văn kiến nghị giải quyết một số khó khăn khi thực hiện Chủ tịch Chủ tịch UBND tỉnh 19 16/11/2007 Số 04/UBND-CCHC làm việc vào ngày thứ bảy hàng tuần UBND tỉnh Trương Ngọc Hân Chương trình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Tỉnh ủy Đồng Bí thư Tỉnh ủy Huỳnh 20 23/11/2007 Số 143-CTr/TU thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa X Tháp Minh Đoàn Kế hoạch về việc kiểm tra công tác cải cách hành chính năm Chủ tịch Chủ tịch UBND tỉnh 21 12/11/2007 Số 59/KH-UBND 2008 UBND tỉnh Trương Ngọc Hân Công văn về việc chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra đối Chủ tịch Chủ tịch UBND tỉnh 22 14/12/2007 Số 108/UBND-NC với doanh nghiệp UBND tỉnh Trương Ngọc Hân Công văn về báo cáo tình hình và kết quả thực hiện làm việc Phó Chủ tịch UBND 23 UBND tỉnh 25/12/2007 Số 05/UBND-CCHC vào ngày thứ bảy hàng tuần tỉnh Võ Trọng Nghĩa Công văn về việc báo cáo hàng tháng kết quả làm việc ngày Phó Giám đốc Nguyễn 24 Sở Nội vụ 31/12/2007 Số 593/SNV-CCHC thứ bảy hàng tuần Thành Giang Năm 2008 Quyết định ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng Số 03/2008/QĐ- Chủ tịch UBND tỉnh 1 UBND tỉnh 07/1/2008 (khóa X) về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu UBND Trương Ngọc Hân lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước Quyết định về việc phê duyệt Đề án mở rộng mô hình dịch Chủ tịch Chủ tịch UBND tỉnh 2 vụ trong việc cấp giấy phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận 23/01/2008 Số 81/QĐ-UBND.HC UBND tỉnh Trương Ngọc Hân quyền sở hữu nhà ở của Ủy ban nhân dân huyện Lấp Vò Công văn về việc tăng cường công tác tuyên truyền làm việc Chủ tịch Chủ tịch UBND tỉnh 3 01/02/2008 Số 01/UBND-CCHC ngày thứ bảy hàng tuần UBND tỉnh Trương Ngọc Hân 203 Chỉ thị về việc nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc Chủ tịch UBND tỉnh 4 UBND tỉnh 12/03/2008 Số 05/2008/CT-UBND của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trên địa bàn tỉnh Trương Ngọc Hân Công văn về việc cho phép các cơ quan, địa phương làm việc Chủ tịch Chủ tịch UBND tỉnh 5 17/3/2008 Số 03/UBND-CCHC vào buổi sáng thứ bảy hàng tuần UBND tỉnh Trương Ngọc Hân Quyết định về việc ban hành Quy chế tuyển chọn, đào tạo Chủ tịch Số 499/QĐ-UBND- Phó CT UBND tỉnh 6 16/05/2008 thạc sỹ, tiến sỹ ở nước ngoài của tỉnh Đồng Tháp UBND tỉnh HC Lê Vĩnh Tân Quyết định về việc chấp thuận cho Ủy ban nhân dân huyện Chủ tịch Số 557/QĐ-UBND- Chủ tịch UBND tỉnh 7 Tam Nông thực hiện thí điểm mô hình dịch vụ trong lĩnh vực 03/6/2008 UBND tỉnh HC Trương Ngọc Hân đất đai Chủ tịch Chủ tịch UBND tỉnh 8 Quyết định thành lập Tổ công tác thực hiện Đề án 30 23/6/2008 Số 94/QĐ-UBND.TL UBND tỉnh Trương Ngọc Hân Quyết định về việc phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ Số 678/QĐ- Phó Chủ tịch UBND 9 thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Đồng UBND tỉnh 04/7/2008 UBND.HC tỉnh Lê Vĩnh Tân Tháp giai đoạn 2009 - 2010 Công văn về việc khắc phục những tồn tại, hạn chế để thực Chủ tịch Chủ tịch UBND tỉnh 10 23/7/2008 Số 05/UBND-CCHC hiện tốt nhiệm vụ CCHC năm 2008 UBND tỉnh Trương Ngọc Hân Quyết định về chế độ trợ cấp thôi việc đối với cán bộ, công Số 31/2008/QĐ- Chủ tịch UBND tỉnh 11 UBND tỉnh 22/08/2008 chức xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh Đồng Tháp UBND Trương Ngọc Hân Quyết định về việc quy định mức chi chế độ phụ cấp đối với Số 37/2008/QĐ- Chủ tịch UBND tỉnh 12 cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp nhận và trả kết quả theo UBND tỉnh 24/9/2008 UBND Trương Ngọc Hân cơ chế một cửa, một cửa liên thông ở các ngành các cấp Quyết định về việc ban hành Quy định về trình tự, thủ tục Số 41/2008/QĐ- Chủ tịch UBND tỉnh 13 xây dựng, ban hành, rà soát hệ thống hóa và kiểm tra, xử lý UBND tỉnh 30/09/2008 UBND Trương Ngọc Hân văn bản quy phạm pháp luật 204 Quyết định về việc chấp thuận cho Ủy ban nhân dân huyện Chủ tịch Số 1104/QĐ-UBND- Chủ tịch UBND tỉnh 14 Cao Lãnh thực hiện thí điểm mô hình dịch vụ trong lĩnh vực 09/10/2008 UBND tỉnh HC Trương Ngọc Hân đất đai Quyết định về việc ban hành Bảng tiêu chí đánh giá kết quả Chủ tịch Số 1105/QĐ-UBND- Chủ tịch UBND tỉnh 15 09/10/2008 thực hiện cải cách hành chính của các ngành, các cấp UBND tỉnh HC Trương Ngọc Hân Công văn về việc phổ biến sử dụng các mẫu thủ tục hành Giám đốc Nguyễn Việt 16 Sở Nội vụ 15/10/2008 Số 1133/SNV-CCHC chính trên cổng thông tin điện tử tỉnh Thắng Quyết định về việc ban hành Kế hoạch Cải cách hành chính Chủ tịch Số 1288/QĐ-UBND- Chủ tịch UBND tỉnh 17 14/11/2008 năm 2009 UBND tỉnh HC Trương Ngọc Hân Kế hoạch về việc kiểm tra công tác cải cách hành chính năm Chủ tịch Chủ tịch UBND tỉnh 18 25/11/2008 Số 55/KH-UBND 2009 UBND tỉnh Trương Ngọc Hân Công văn về việc đề nghị kiểm tra, chấn chỉnh việc thực hiện Phó Giám đốc Nguyễn 19 thủ tục miễn lệ phí trước bạ về đất đai ở một số huyện, thị xã, Sở Nội vụ 08/12/2008 Số 21/SNV-CCHC Thành Giang thành phố Năm 2009 Công văn về việc tăng cường công tác tiếp xúc doanh nghiệp Phó Chủ tịch UBND 1 UBND tỉnh 09/02/2009 Số 49/UBND-PPLT để tháo gỡ khó khăn đẩy mạnh sản xuất kinh doanh tỉnh Võ Trọng Nghĩa Quyết định về việc chấp thuận cho Ủy ban nhân dân thành Chủ tịch Số 256/QĐ- Chủ tịch UBND tỉnh 2 phố Cao Lãnh thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông 11/03/2009 UBND tỉnh UBND.HC Trương Ngọc Hân đối với một số lĩnh vực, công việc Quyết định ban hành Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Số 02/2009/QĐ- Chủ tịch UBND tỉnh 3 Đồng Tháp giai đoạn 2006 - 2010 (thay thế Kế hoạch ban UBND tỉnh 11/03/2009 UBND Trương Ngọc Hân hành kèm theo Quyết định số 82/2005/QĐ-UBND) Quyết định ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị Số 03/2009/QĐ- Chủ tịch UBND tỉnh 4 UBND tỉnh 11/03/2009 quyết Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng UBND Trương Ngọc Hân 205 (khóa X) về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước (thay thế Chương trình ban hành kèm theo Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND) Thông báo về việc đánh giá kết quả thực hiện cải cách hành Chủ tịch Chủ tịch UBND tỉnh 5 07/4/2009 Số 07/TB-UBND chính của các ngành, các cấp năm 2008 UBND tỉnh Trương Ngọc Hân Công văn về việc kiện toàn tổ chức bộ máy và xây dựng quy Chủ tịch Chủ tịch UBND tỉnh 6 08/4/2009 Số 20/UBND-NC trình làm việc theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông UBND tỉnh Trương Ngọc Hân Quyết định về việc chấp thuận cho Ủy ban nhân dân thành Chủ tịch Số 523/QĐ- Chủ tịch UBND tỉnh 7 phố Cao Lãnh chấm dứt thực hiện mô hình dịch vụ trong lĩnh 12/05/2009 UBND tỉnh UBND.HC Trương Ngọc Hân vực đất đai Quyết định về việc ban hành Quy định chế độ, chính sách Số 10/2009/QĐ- Phó Chủ tịch UBND 8 đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức UBND tỉnh 18/05/2009 UBND tỉnh Võ Trọng Nghĩa thuộc tỉnh Đồng Tháp Quyết định thành lập Tổ kiểm tra thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X Ban Thường vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy 9 17/8/2009 Số 579-QĐ/TU về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu Tỉnh ủy Trương Ngọc Hân quả quản lý của bộ máy nhà nước Kế hoạch kiểm tra thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm BCH Trung ương Đảng khóa X về đẩy mạnh cải cách Tỉnh ủy Đồng Phó Bí Thư Tỉnh ủy 10 17/8/2009 Số 47-KH/TU hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Tháp Võ Quốc Trung nhà nước Công văn yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh, Chủ tịch Chủ tịch Chủ tịch UBND tỉnh 11 UBND các đơn vị cấp huyện, cấp xã thí điểm tập trung chỉ 14/10/2009 Số 66/UBND-NC UBND tỉnh Trương Ngọc Hân đạo triển khai thực hiện giai đoạn 2 của Đề án 30 Quyết định về việc ban hành Kế hoạch Cải cách hành chính Chủ tịch Số 1588/QĐ- Chủ tịch UBND tỉnh 12 25/11/2009 tỉnh Đồng Tháp năm 2010 UBND tỉnh UBND.HC Trương Ngọc Hân 206 Kế hoạch về việc kiểm tra công tác cải cách hành chính năm Chủ tịch Chủ tịch UBND tỉnh 13 15/12/2009 Số 75/KH-UBND 2010 UBND tỉnh Trương Ngọc Hân Công văn về việc tiếp tục thực hiện đăng ký kinh doanh theo Chủ tịch Chủ tịch UBND tỉnh 14 15/12/2009 Số 02/UBND-CCHC cơ chế một cửa, một cửa liên thông UBND tỉnh Trương Ngọc Hân Năm 2010 Thông báo về việc đánh giá kết quả thực hiện cải cách hành Chủ tịch Chủ tịch UBND tỉnh 1 26/01/2010 Số 01/TB-UBND chính của các ngành, các cấp năm 2009 UBND tỉnh Trương Ngọc Hân Kế hoạch tổng kết thực hiện Chương trình tổng thể cải cách Chủ tịch Chủ tịch UBND tỉnh 2 hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 và xây dựng Kế 03/3/2010 Số 14/KH-UBND UBND tỉnh Trương Ngọc Hân hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 Chánh Văn phòng Kế hoạch làm việc với đoàn luật sư và các sở, ngành trong công Tổ công tác đề 3 11/03/2010 Số 106/KH_TCT30 UBND tỉnh tác rà soát lại các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính án 30 Nguyễn Văn Hải Quyết định về thủ tục hành chính và cơ quan, đơn vị, địa Chủ tịch Số 203/QĐ-UBND- Chủ tịch UBND tỉnh 4 18/3/2010 phương làm việc vào ngày thứ bảy hàng tuần UBND tỉnh HC Trương Ngọc Hân Quyết định về việc ban hành Quy định về số lượng, chức danh, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở Chủ tịch Số 16/2010/QĐ- Chủ tịch UBND tỉnh 5 18/06/2010 xã, phường thị trấn và những người hoạt động không chuyên UBND tỉnh UBND Lê Vĩnh Tân trách ở cấp xã, ở ấp, khóm thuộc tỉnh Đồng Tháp Chủ tịch UBND tỉnh 6 Về việc triển khai thực hiện giai đoạn 3, Đề án 30 UBND tỉnh 25/06/2010 Số 44/UBND-NC Lê Vĩnh Tân Nguồn [166, 165, 167, 157 ] 207 Phụ lục 4 Bảng thống kê số liệu về cải cách thể chế hành chính tỉnh Đồng Tháp (2001 – 2010) Thống kê theo: Số lượng văn bản QPPL Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng hợp Ghi chú Nội dung 1. Số lượng văn bản QPPL đã ban hành 49 56 89 124 121 101 92 71 29 16 748 2. Số lượng văn bản QPPL đã được rà soát 49 56 89 124 121 101 92 71 29 732 - Tự bãi bỏ 30 27 34 41 23 10 9 10 2 186 - Tự sửa đổi, bổ sung 8 8 2 7 25 - Còn hiệu lực 19 29 55 83 98 83 75 59 20 521 3. Số lượng TTHC qua rà soát 22 20 1.319 1.361 - Tự sửa đổi 8 6 14 - Số TTHC kiến nghị Trung ương sửa đổi 14 14 991 1.019 hoặc bãi bỏ Nguồn [166, 165, 161] 208 Phụ lục 5 Bảng thống kê kết quả giải quyết công việc theo cơ chế một cửa cấp tỉnh Đồng Tháp (2001 – 2010) Thông kê theo: Lượt công việc Kết quả giải quyết Tổng số Trong đó, Lĩnh vực, công việc thực hiện hồ sơ nhận ngày cơ chế một cửa Trả trƣớc Trả đúng Trả trễ Số nhận thứ bảy thời gian thời gian thời gian Ghi TT chú 2 3 3a 5 6 7 1 Đất đai 2.532 3 2.105 362 65 2 Tài nguyên khác, Môi trường,... 983 616 284 83 3 Nhà ở 1.195 1.175 4 16 4 Xây dựng 3.296 2.589 462 245 5 Đăng ký kinh doanh, ưu đãi đầu tư 6.406 74 6.110 278 18 6 Thẩm định dự án, đấu thầu, 1.921 2 1.634 282 5 7 Hộ tịch 5.549 165 384 5.029 136 8 Hoạt động Thông tin và Truyền Thông 1.478 248 1.230 0 9 Văn hóa, Thể thao - Du lịch 2.599 361 2.227 11 10 Hoạt động Tôn giáo 741 564 170 7 11 Hoạt động Nội vụ 423 380 39 4 12 Cấp phép hành nghề y, dược tư nhân 3.582 1.939 1.589 54 13 Lao động - Thương binh và Xã hội 1.382 565 795 22 14 Công Thương 349 4 345 0 15 Giáo dục và Đào tạo 3.707 5 3.681 21 16 Giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai 112 0 112 0 209 17 Ban Quản lý khu kinh tế 250 120 126 4 18 Khoa học và Công nghệ 1.996 1.277 719 0 19 Nông nghiệp 2.448 28 2.420 0 20 Giao thông Vận tải 65.831 674 2.295 62.938 598 21 Lĩnh vực tài chính 3.051 179 2.872 0 Tổng cộng 109.831 918 22.578 85.964 1.289 Ghi chú: Tổng hợp từ số liệu báo cáo hàng tháng của các sở, ngành tỉnh. Nguồn [166, 165, 167, 161] 210 Phụ lục 6 Bảng thống kê kết quả giải quyết công việc theo cơ chế một cửa cấp huyện (2001 – 2010) Thông kê theo: Lượt công việc Số Lĩnh vực, công việc thực hiện Tổng số Trong đó, Kết quả giải quyết cơ chế một cửa hồ sơ nhận ngày Ghi TT nhận thứ bảy Trả trước Trả đúng Trả trễ chú thời gian thời gian thời gian 1 2 3 3a 5 6 7 1 Đất đai 367.869 6.508 51.827 289.809 26.233 2 Môi trường 2.711 34 312 2.292 107 3 Xây dựng 17.432 152 6.954 9.479 999 4 Nhà ở 15.104 136 5.321 8.487 1.296 5 Đăng ký kinh doanh 42.490 588 11.935 28.239 2.316 6 Hộ tịch 20.800 324 2.316 17.746 738 7 Chứng thực 560.095 495 12.382 547.711 2 8 Giải quyết chính sách xã hội 6.840 0 443 6.116 281 9 Hộ khẩu 80.308 1.363 26.485 50.253 3.570 10 Cấp phép HN có điều kiện 18.542 0 4.829 9.651 4.062 11 Giáo dục và đào tạo 2.382 0 593 1.339 450 12 Đầu tư 1 0 0 1 0 Tổng cộng 1.134.574 9.600 123.397 971.123 40.054 Ghi chú: Tổng hợp từ số liệu báo cáo hàng tháng của huyện, thị xã, thành phố. Nguồn [ 166, 165, 157, 161] 211 Phụ lục 7 Bảng thống kê kết quả giải quyết công việc theo cơ chế một cửa cấp xã (2001 – 2010) Thông kê theo: Lượt công việc Kết quả giải quyết Tổng số Trong đó, Số Lĩnh vực, công việc thực hiện hồ sơ nhận ngày Trả trƣớc Trả đúng Trả trễ Ghi TT cơ chế một cửa nhận thứ bảy thời gian thời gian thời gian chú 2 3 3a 5 6 7 1 Đất đai 155.388 5.773 22.443 120.343 12.602 2 Xây dựng 5.720 253 1.116 4.539 65 3 Nhà ở 13.133 416 2.476 10.607 50 4 Hộ tịch 242.192 9.567 22.412 218.066 1.714 5 Chứng thực 1.199.137 64.429 101.725 1.097.284 128 6 Hộ khẩu 174.827 7.697 13.479 161.222 126 7 Giải quyết chính sách xã hội 52.516 1.891 2.212 50.292 12 8 Lĩnh vực khác (việc làm, xác nhận khác,...) 395.324 12.540 33.462 361.704 158 Tổng cộng 2.238.237 102.566 199.325 2.024.057 14.855 Ghi chú: Tổng hợp từ số liệu báo cáo hàng tháng của huyện, thị xã, thành phố Nguồn [166, 165, 167, 161] 212 Phụ lục 8 Bảng thống kê số liệu về tinh giản biên chế (2001 – 2010) Đơn vị tính: Số người/ năm Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Ghi chú Đối tƣợng I. CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH 44 80 12 13 85 0 0 40 17 26 1. Nghỉ hưu trước tuổi 10 11 2 1 38 25 11 22 2. Chuyển sang tổ chức không hưởng lương từ NSNN 3. Hưởng chính sách thôi việc ngay 34 69 10 12 47 15 6 4 4. Hưởng chính sách thôi việc sau khi học nghề II. VIÊN CHỨC SỰ NGHIỆP 150 131 1 354 416 0 0 132 35 52 1. Nghỉ hưu trước tuổi 2 31 171 228 91 25 38 2. Chuyển sang tổ chức không hưởng lương từ NSNN 134 54 3. Hưởng chính sách thôi việc ngay 13 46 1 183 188 41 10 14 4. Hưởng chính sách thôi việc sau khi học nghề 1 Tổng cộng 194 211 13 367 501 0 0 172 52 78 Nguồn [166, 165, 167, 161, 157] 213 Phụ lục 9 Bảng thống kê số liệu về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức (2001 – 2010) (bao gồm đào tạo chính quy, tại chức, dài hạn, ngắn hạn, bồi dƣỡng, tập huấn) Đơn vị tính: Số người/ năm Năm Tổng Ghi 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 3/2010 Đối tƣợng cộng chú 1. Công chức hành 944 997 1.050 1.101 1.155 1.568 1.681 1.790 1.869 464 12.619 6 T/sĩ; chính 63 th/sĩ 2. Viên chức sự 4.703 4.965 5.226 5.487 5.752 6.249 6.533 6.817 7.101 1.707 54.540 6 T/sĩ; nghiệp 539 th/sĩ 3. Cán bộ, công chức 703 742 781 820 860 1.891 1.977 2.063 2.192 474 12.503 cấp xã 4. Cán bộ không 388 410 431 454 476 1.536 1.606 1.676 1.780 385 9.142 chuyên trách cấp xã Tổng cộng 6.738 7.114 7.488 7.862 8.243 11.244 11.797 12.346 12.942 3.030 88.804 Ghi chú: - Các cột từ 2001 đến 3/2010: chỉ ghi số cán bộ, công chức, viên chức được cử đi học mới trong năm, số được cử đi học trước đó nhưng thời gian học kéo dài qua các năm sau thì chỉ ghi một lần ở năm cử đi học đầu tiên - Cột ghi chú: ghi rõ số đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ (nếu có) trong tổng số được cử đi học Nguồn [ 166, 165, 167, 159, 157] 214 Phụ lục 10 Bảng thống kế kết quả cải cách hành chính tỉnh Đồng Tháp giai đoạn I (2011-2015) Thống kê theo nội dung công việc triển khai Năm Năm Năm Năm Năm Ghi Stt Nhiệm vụ/ Tiêu chí 2011 2012 2013 2014 2015 chú Số văn bản chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính của Tỉnh (Quyết định, 1 20 24 26 25 28 Chỉ thị, công văn hướng dẫn,) 2 Số lượng cơ quan, đơn vị được kiểm tra cải cách hành chính của Tỉnh 31 24 32 22 19 3 Số lượng các hình thức tuyên truyền CCHC tại tỉnh 03 06 06 06 06 4 Số mô hình, sáng kiến cải cách hành chính được triển khai áp dụng 01 02 07 03 03 5 Số văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh ban hành hàng năm 92 69 92 61 30 Số văn bản QPPL thuộc phạm vi quản lý nhà nước của tỉnh được rà soát, 6 92 69 92 61 0 hệ thống hóa 7 Số văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế 03 02 0 0 0 8 Số văn bản đề nghị bãi bỏ, hủy bỏ 0 0 0 0 0 Số TTHC trong Bộ thủ tục hành chính của tỉnh (cấp tỉnh/cấp huyện/cấp 9 1.227 1.380 1.391 1.067 1.071 xã) Số lượng TTHC được công khai đầy đủ, đúng quy định trên Cổng thông 10 1.227 1.380 1.391 1.067 1.071 tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử của Tỉnh Số lượng TTHC thực hiện ở địa phương được giải quyết theo cơ chế một 11 1.001 1.100 1.291 1.067 1.071 cửa 215 12 Số lượng TTHC giải quyết theo cơ chế một cửa liên thông 96 96 96 96 96 Số cơ quan hành chính cấp tỉnh (cơ quan chuyên môn cấp tỉnh theo Nghị 13 19 19 19 19 19 định số 24/2014/NĐ-CP) 14 Số đơn vị hành chính cấp huyện 12 12 12 12 12 15 Số đơn vị hành chính cấp xã 144 144 144 144 144 Số đơn vị sự nghiệp công lập (đơn vị sự nghiệp dịch vụ công) trực thuộc 16 875 878 918 940 940 (thống kê tổng số cả cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) 17 Số tổ chức khoa học và công nghệ công lập (cấp tỉnh, cấp huyện) 01 02 02 02 02 18 Tổng số biên chế của tỉnh 2.636 2.655 2.679 2.679 2.634 19 Số lượng công chức cấp xã 1.575 1.592 1.555 1.571 1.621 20 Số lượng cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn theo quy định 2.510 2.650 2.710 2.847 3.003 Số lượng cán bộ, công chức cấp xã được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp 21 4.882 4.621 4.226 1.317 1.330 vụ trong năm 22 Số lượng các lớp đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh 55 62 71 75 80 23 Số cán bộ, công chức được bồi dưỡng, tập huấn hàng năm 33.285 22.618 17.426 24.568 27.387 Số cơ quan hành chính (tỉnh, huyện, xã) thực hiện cơ chế khoán biên chế 24 368 371 371 370 370 và kinh phí hành chính Số đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện cơ chế tự chủ tự chịu 25 800 812 911 904 904 trách nhiệm 26 Tỷ lệ số văn bản chính thức được trao đổi dưới dạng điện tử 40% 60% 64% 80% 90% 27 Tỷ lệ công chức được cấp hộp thư điện tử 90% 92% 97% 100% 100% 216 Số cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và đơn vị hành chính cấp huyện triển 28 32 32 32 36 36 khai ứng dụng phần mềm quản lý văn bản Số cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và đơn vị hành chính cấp huyện sử dụng 29 32 31 31 33 33 mạng nội bộ (mạng LAN) để trao đổi công việc Số cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và đơn vị hành chính cấp huyện có Cổng 30 30 33 33 33 33 (hoặc Trang) thông tin điện tử Số cơ quan chuyên môn cấp Tỉnh và đơn vị hành chính cấp huyện có bản 31 29 35 45 51 60 công bố ISO Số cơ quan chuyên môn cấp Tỉnh có giải quyết công việc liên quan trực 32 tiếp tới người dân, doanh nghiệp triển khai cơ chế một cửa, cơ chế một 17 18 19 19 19 cửa liên thông Số đơn vị hành chính cấp huyện triển khai cơ chế một cửa, cơ chế một 33 12 12 12 12 12 cửa, cơ chế một cửa liên thông Số đơn vị hành chính cấp xã triển khai cơ chế một cửa, cơ chế một cửa 34 144 144 144 144 144 liên thông Số cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và đơn vị hành chính cấp huyện đạt yêu 35 16 20 22 27 27 cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định Số huyện thực hiện mô hình một cửa có Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết 36 06 06 06 12 12 quả hiện đại Nguồn [167 ] 217 Phụ lục 11 Bảng so sánh chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Đồng Tháp với Thành phố Đà Nãng Từ năm 2006 đến năm 2015 Điểm số tính: 100/100 điểm Chi Gia Tiếp Chi Cạnh Đào Thể Tính phí Tính Hỗ trợ nhập cận phí tranh tạo chế Xếp Nhóm Năm Địa phương minh không năng doanh PCI thị đất thời bình lao pháp hạng xếp hạng bạch chính động nghiệp trường đai gian đẳng động lý thức 2006 Đồng Tháp 7.92 6.38 5.81 3.87 7.44 0.00 5.74 6.30 6.14 3.20 57.65 11 Tốt 2007 Đồng Tháp 8.09 7.06 7.12 6.49 6.64 0.00 5.99 6.39 6.40 5.07 64.90 9 Tốt 2008 Đồng Tháp 7.96 8.05 7.21 5.48 7.33 0.00 7.52 7.85 6.78 6.39 66.64 5 Rất tốt 2009 Đồng Tháp 8.77 6.58 7.30 8.38 7.60 0.00 6.76 4.49 4.59 7.04 68.54 4 Rất tốt 2010 Đồng Tháp 7.09 7.37 6.26 8.08 7.57 0.00 7.38 6.03 5.13 7.17 67.22 3 Rất tốt 2011 Đồng Tháp 9.27 7.04 6.61 6.77 7.79 0.00 8.14 3.16 5.11 6.32 67.06 4 Rất tốt 2012 Đồng Tháp 8.84 8.50 6.61 6.02 7.79 0.00 7.17 2.95 4.91 4.41 63.79 1 Tốt 2013 Đồng Tháp 7.02 7.75 6.76 6.76 7.55 6.45 6.34 5.92 5.22 5.68 63.35 5 Rất tốt 2014 Đồng Tháp 9.37 7.08 6.87 8.45 6.69 6.64 6.62 5.61 5.30 7.91 65.28 2 Rất tốt 2015 Đồng Tháp 8.70 6.81 7.08 8.54 6.31 6.69 7.04 5.94 5.71 7.44 66.39 2 Rất tốt 2006 Đà Nẵng 9.17 4.70 7.68 5.83 6.18 0.00 6.67 9.62 9.60 6.38 75.82 2 Rất tốt 2007 Đà Nẵng 9.17 5.84 7.19 7.61 6.84 0.00 6.26 8.39 8.34 5.49 72.96 2 Rất tốt 2008 Đà Nẵng 9.36 5.52 7.92 5.93 6.58 0.00 7.40 7.90 8.40 6.55 72.18 1 Rất tốt 218 2009 Đà Nẵng 9.52 6.61 7.29 8.60 6.64 0.00 7.70 6.58 7.69 5.31 75.96 1 Rất tốt 2010 Đà Nẵng 7.65 5.07 6.86 7.43 6.11 0.00 7.42 6.60 7.43 6.27 69.77 1 Rất tốt 2011 Đà Nẵng 9.16 6.11 7.18 6.68 6.51 0.00 7.20 3.72 5.69 6.35 66.98 5 Rất tốt 2012 Đà Nẵng 9.13 5.67 6.58 6.03 6.77 0.00 5.71 4.78 5.57 3.05 61.71 12 Tốt 2013 Đà Nẵng 8.40 7.98 6.49 7.86 7.50 5.82 7.72 5.36 6.53 6.60 66.45 1 Rất tốt 2014 Đà Nẵng 9.03 6.42 6.59 7.47 6.35 4.81 5.91 6.16 7.53 6.30 66.87 1 Rất tốt 2015 Đà Nẵng 9.19 6.35 7.33 7.50 6.11 4.77 6.17 6.06 7.62 6.46 68.34 1 Rất tốt Nguồn [ 185 ] 219 Phụ lục 12 Bảng so sánh Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) của Đồng Tháp với Thành phố Đà Nãng (2012-2015) Thống kê tính theo xếp hạng/ tổng điểm Chỉ số cải cách hành chính Đánh giá Điểm Bộ Nội vụ đánh giá Điểm điều tra xã hội học Xếp hạng PAR INDEX Năm Đồng Tháp Tp. Đà Nãng Đồng Tháp Tp. Đà Nãng Đồng Tháp Tp. Đà Nãng Đồng Tháp Tp. Đà Nãng 2012 52.50 53.25 30.91 33.87 83.41 87.12 4 1 2013 51.28 53.25 30.91 33.87 83.41 87.12 13 1 2014 51.28 56.60 30.89 35.94 85.49 92.54 10 1 2015 57.50 56.60 31.58 36.31 88.79 93.31 8 1 Nguồn [ 186 ] Phụ lục 13 Bảng chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) cấp tỉnh của Đồng Tháp (2011-2015) Điểm số tính: 10/10 điểm Tham gia của Trách nhiệm giải Kiểm soát tham Công khai, Thủ tục hành Cung ứng Năm ngƣời dân ở cấp trình với ngƣời nhũng trong khu Ghi chú minh bạch chính công dịch vụ công cơ sở dân vực công 2011 5.18 5.48 5.94 6.76 7.19 6.67 2012 4.34 5.31 5.62 6.17 7.07 6.67 2013 4.64 5.03 5.49 6.03 6.73 6.59 2014 0 0 0 0 0 0 Không đánh giá 2015 5.16 5.73 6.24 6.68 7.04 7.06 Nguồn [ 186 ] 220 Biểu đồ Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) cấp tỉnh của Đồng Tháp (2012-2015) Nguồn [ 187 ] 221 Phụ lục 14 Trung tâm Hành chính công của tỉnh Đồng Tháp Lễ công bố thành lập và hoạt động của Trung tâm Hoạt động thủ tục “Một cửa” của ngƣời dân tại Trung tâm Nguồn [ 188 ] 222 Phụ lục 15 Cà phê doanh nghiệp do chủ tịch tỉnh Đồng Tháp lập ra Chủ tịch tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương Chủ tịch và Bí thƣ tỉnh Đồng Tháp tiếp doanh nghiệp Nguồn [183 ] 223 Phụ lục 16 Hội thi tìm hiểu tuyên truyển cải cách hành chính của tỉnh Đồng Tháp Nguồn [ 188 ]

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_dang_bo_tinh_dong_thap_lanh_dao_cai_cach_hanh_chinh.pdf
  • pdfBản tóm tắt tiếng Việt.pdf
  • pdfLÊ THANH DŨNG-TTLA.pdf
Tài liệu liên quan