Luận án Đảng bộ tỉnh Đắk lắk lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2005 đến năm 2015

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ TĨNH ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HÀ NỘI - 2018 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ TĨNH ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Mã số: 62 22 03 15 NGƯỜI HƯỚ

pdf191 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 423 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Đảng bộ tỉnh Đắk lắk lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2005 đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. NGUYỄN VIẾT THẢO 2. PGS.TS. HOÀNG THỊ KIM THANH HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Nguyễn Thị Tĩnh MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 8 1.1. Các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án 8 1.2. Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học liên quan và nội dung luận án tập trung nghiên cứu 30 Chương 2: CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2010 34 2.1. Những yếu tố tác động đến xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk 34 2.2. Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số (2005-2010) 47 Chương 3: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2015 74 3.1. Yêu cầu mới và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk về xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số 74 3.2. Quá trình Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số 95 Chương 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 112 4.1. Một số nhận xét 112 4.2. Một số kinh nghiệm 127 KẾT LUẬN 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 169 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số tham gia cấp ủy Đảng 119 Biểu đồ 3.2: Cán bộ dân tộc thiểu số là đại biểu Hội đồng nhân dân 120 Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số đang công tác tại các cơ quan 125 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, Nhà nước và toàn xã hội bằng Cương lĩnh và đường lối chính trị; bằng đội ngũ cán bộ đảng viên; bằng thuyết phục, nêu gương; bằng kiểm tra, giám sát. Trong những yếu tố đó, yếu tố quyết định nhất là phải có đội ngũ cán bộ vừa hồng vừa chuyên, đủ năng lực hoạch định, kiến tạo đường lối chính trị của Đảng và trực tiếp tổ chức, thực hiện đường lối đó. Vì thế, ở bất cứ thời kỳ nào, Đảng luôn xác định: công tác cán bộ là vấn đề trọng yếu, khâu đột phá, then chốt để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng; đồng thời, là nhân tố quyết định sự tồn vong của chế độ, sự thành bại của cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: cán bộ là gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Đội ngũ cán bộ là nhân tố quan trọng nhất trong bộ máy tổ chức Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân. Thực tiễn lịch sử cách mạng đã chứng minh vai trò của cán bộ quyết định sự phát triển của một ngành, một lĩnh vực, một địa phương và của đất nước. Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, có sự phát triển không đồng đều giữa các dân tộc, các vùng miền. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách thúc đẩy sự phát triển các vùng dân tộc thiểu số, trong đó có việc xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số. Đặc biệt, trong thời kỳ đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm đến sự phát triển của ba vùng chiến lược: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Các vùng đó, có vị trí chiến lược về an ninh - quốc phòng của quốc gia, nơi có nhiều đồng bào các dân tộc sinh sống nên tầm quan trọng cũng như tính chất phức tạp được hội tụ tại các vùng chiến lược này. Để phát huy tiềm năng, lợi thế vùng và xử lý kịp thời những vấn đề nóng phát sinh; tạo môi trường an toàn, ổn định trong sự phát triển chung của đất nước; cần thực hiện 2 tốt Chiến lược công tác dân tộc với nhiệm vụ trọng tâm là: tiếp tục củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và triển khai thực hiện Đề án phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trong thời kỳ phát triển mới. Phát triển vùng Tây Nguyên là vấn đề thiết yếu và căn cơ trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và phòng thủ đất nước. Đắk Lắk là tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, đất rộng, người đông, có nhiều tôn giáo và 47 dân tộc cùng sinh sống; là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội của Tây Nguyên và cả nước. Chính vì vậy, Đắk Lắk luôn là trọng điểm chống phá của các thế lực thù địch, chúng triệt để lợi dụng các vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “tôn giáo” và nhất là vấn đề “dân tộc” để chống phá. Trong những năm gần đây, chúng lập nên cái gọi là “Tin Lành Đêga”, “Nhà nước Đêga” để quy tụ, tập hợp lực lượng. Đặc biệt, trong những năm: 2001, 2004 và 2008, chúng liên tiếp tổ chức gây rối, biểu tình, bạo loạn chính trị nhằm gây mất ổn định an ninh chính trị tại địa phương. Để phòng chống có hiệu quả âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, vấn đề quan trọng hiện nay là xây dựng được đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của tỉnh Đắk Lắk nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung. Để thực hiện mục tiêu chiến lược đến năm 2020, thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên và trực thuộc Trung ương, tỉnh Đắk Lắk trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Tây Nguyên, đòi hỏi Đắk Lắk phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ dân tộc thiểu số nói riêng cần đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, có khả năng hoàn thành những nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới. Đối với tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số cùng sinh sống như tỉnh Đắk Lắk, đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số giữ vị trí quan trọng trong bộ máy hệ thống chính trị. Họ có những đặc điểm chung của người dân tộc thiểu số là gắn bó với quê hương, hiểu được tập quán, tâm tư, nguyện vọng của đồng bào mình; đồng thời, họ là những cán bộ chủ chốt của địa phương nên có khả năng quy tụ được 3 sức mạnh của dân tộc mình. Họ còn là cầu nối của Đảng với các dân tộc và cũng là cột trụ để giữ vững ổn định chính trị, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn chiến lược và khối đại đoàn kết dân tộc của cả nước. Nhận thức sâu sắc, vị trí, tầm quan trọng của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk đã có những chủ trương về tạo nguồn cán bộ bằng việc tạo nguồn cán bộ xa từ các bậc học và tạo nguồn gần bằng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; về sử dụng cán bộ thông qua các khâu như bố trí, phân công, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm; về đánh giá cán bộ, khen thưởng, kỷ luật cán bộ; về chế độ chính sách dành cho cán bộ nhằm xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ dân tộc thiểu số nói riêng, trong đó, đặc biệt chú trọng cán bộ dân tộc thiểu số thuộc diện Tỉnh ủy quản lý trong hệ thống chính trị. Nhờ vậy, đã tạo được những kết quả quan trọng trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, quá trình lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số vẫn còn tồn tại không ít những mâu thuẫn: giữa tăng số lượng và đảm bảo chất lượng, giữa nhu cầu đòi hỏi cao và khả năng đầu tư có giới hạn, giữa sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ và thu hút cán bộ từ nơi khác đến, giữa đào tạo và sử dụng, giữa yêu cầu và khả năng luân chuyển đội ngũ cán bộ tại địa phương Nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số một cách khoa học, có hệ thống và toàn diện nghĩa là đồng hành cùng việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc. Qua đó, giải quyết được những mâu thuẫn cơ bản của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số hiện nay của tỉnh Đắk Lắk. Đó cũng chính là yếu tố quyết định đến việc thực hiện và đạt được những mục tiêu phát triển chiến lược của thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk và vùng Tây Nguyên, vấn đề có ý nghĩa chiến lược, liên quan trực tiếp đến sự ổn định, phát triển toàn diện của Tây Nguyên cả về chính trị, xã hội lẫn kinh tế, quân sự, an ninh, quốc phòng. Với mục đích nâng cao sự hiểu biết về một vấn đề trong lịch sử Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk và rút ra các kinh nghiệm, góp phần phục vụ công tác xây dựng 4 đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, nghiên cứu sinh chọn đề tài Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2005 đến năm 2015 làm luận án Tiến sĩ lịch sử chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu làm rõ quá trình lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk từ năm 2005 đến năm 2015; từ đó, rút ra một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quan trọng này trong giai đoạn tiếp theo. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Luận án trình bày các yếu tố tác động đến công tác lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk. - Luận án làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk vận dụng quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số để lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tại tỉnh Đắk Lắk từ năm 2005 đến năm 2015. - Luận án đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong quá trình Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; từ đó phân tích nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế trong lãnh đạo và chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk. - Luận án đúc rút một số kinh nghiệm qua thực tiễn quá trình Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2005 đến năm 2015. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số và quá trình Đảng bộ tỉnh Đắk 5 Lắk lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số từ năm 2005 đến năm 2015. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu có thời gian từ năm 2005 đến năm 2015. Năm 2005, Tỉnh ủy Đắk Lắk đã ban hành Nghị quyết số 05, ngày 14/1/2005 về lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số. Sau đó, thực hiện Kết luận số 05-KL/TU, ngày 5/1/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết 05- NQ/TU của Tỉnh ủy Đắk Lắk. - Về không gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, bao gồm 15 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện; số liệu khảo sát chủ yếu là cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý và hỏi ý kiến một số cán bộ ở các cơ quan, đơn vị trong tỉnh. - Về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu về xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số có nội dung rất rộng, thể hiện trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh,... Tuy nhiên, luận án chỉ tập trung nghiên cứu ở bốn khâu chủ yếu trong công tác cán bộ: Quy hoạch cán bộ dân tộc thiểu số; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số; sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số; chính sách cán bộ dân tộc thiểu số. 4. Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về dân tộc và chính sách dân tộc; về công tác cán bộ và cán bộ dân tộc thiểu số. 4.2. Nguồn tư liệu Nguồn tư liệu luận án sử dụng là: Các văn kiện của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, các văn bản pháp luật của Quốc hội, các văn 6 bản điều hành của Chính phủ, các báo cáo của Ủy ban Dân tộc; các báo cáo của các ban, ngành của tỉnh; những văn kiện của Đảng bộ, Chính quyền tỉnh Đắk Lắk về công tác cán bộ nói chung và xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số nói riêng. Bên cạnh đó, luận án tham khảo, tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đến đề tài luận án đã được công bố. Đồng thời, luận án dựa vào số liệu khảo sát ở một số địa phương, đơn vị thuộc tỉnh Đắk Lắk. 4.3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp lịch sử, được sử dụng để thu thập và phản ánh nội dung nghiên cứu của các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài luận án, nhằm dựng lại chân thực quá trình Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số. - Phương pháp lôgíc, được sử dụng trên cơ sở phương pháp lịch sử để phân tích, đánh giá, khái quát, tổng hợp, thể hiện quan điểm, đánh giá của tác giả luận án. - Phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng trong thu thập các thông tin định lượng về thực trạng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số. - Phương pháp chuyên gia được sử dụng nhằm thu thập các thông tin, ý kiến đánh giá của các lãnh đạo, chuyên viên về công tác lãnh đạo, quản lý để xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số và những ý kiến đánh giá, những thông tin về đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk. - Phương pháp thống kê được dùng trong xử lý các kết quả của báo cáo, điều tra, khảo sát. Kỹ thuật được sử dụng ở đây là nhờ sự hỗ trợ tối đa của phần mềm chuyên dụng máy vi tính. 5. Đóng góp mới của luận án 5.1. Đóng góp về khoa học - Luận án hệ thống hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk về xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc 7 thiểu số. Qua đó góp phần làm rõ nội dung, phương thức và quá trình Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo và chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2005 đến năm 2015. - Luận án cung cấp nguồn tư liệu về công tác lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tại địa phương, góp phần làm phong phú Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. 5.2. Đóng góp về thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của luận án giúp cho các cấp ủy Đảng và chính quyền trong tỉnh tham khảo, vận dụng vào thực tiễn lãnh đạo, tổ chức xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số đảm bảo về số lượng và chất lượng. - Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và học tập tại các cơ sở đào tạo ở khu vực Tây Nguyên. 6. Kết cấu của luận án Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (8 tiết) nội dung cơ bản, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Những công trình khoa học nghiên cứu về xây dựng đội ngũ cán bộ Đề cập đến quan điểm của Hồ Chí Minh đối với vấn đề cán bộ, có chuyên khảo “Hồ Chí Minh đào tạo cán bộ và trọng dụng nhân tài” của Đức Vượng [166] đã khẳng định cán bộ là một trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong mọi thời kỳ cách mạng, đặc biệt là đối với công tác xây dựng Đảng; cán bộ là “gốc của mọi công việc”. Bất cứ chính sách, công tác gì “nếu có cán bộ tốt thì thành công”. Quá trình Chủ tịch Hồ Chí Minh đào tạo, rèn luyện và sử dụng cán bộ, sử dụng nhân tài qua các giai đoạn cách mạng để giành độc lập, kháng chiến và kiến quốc. Hồ Chí Minh. Vì vậy, phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một người có ích cho công việc chung, phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà. Trở lại với nền tảng lý luận, công trình “Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác tổ chức, cán bộ xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức trong thời kỳ đổi mới” của tác giả Đình Toán [131] đã hệ thống hóa những quan điểm của Hồ Chí Minh đối với công tác tổ chức cán bộ như quan niệm về người cán bộ cách mạng; vị trí, vai trò của cán bộ; đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ, công chức; bố trí, sử dụng cán bộ; tiêu chuẩn người cán bộ. Không chỉ dừng ở việc trích dẫn, phân tích nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về tổ chức cán bộ, cuốn sách đã trình bày sự vận dụng về lý luận công tác tổ chức cán bộ theo quan điểm Hồ Chí Minh như quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về quy hoạch cán bộ qua các thời kỳ lịch sử; quan điểm, chủ trương và giải pháp trong các nghị quyết chuyên đề và hướng dẫn của Đảng 9 về công tác quy hoạch cán bộ. Qua đó, cuốn sách đã phản ánh tình hình thực hiện công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay thông qua kết quả thực hiện và nguyên nhân của kết quả về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý. Từ đó, nêu rõ hệ thống quan điểm, nguyên tắc và giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm về quy hoạch nhân sự của ông cha ta trong lịch sử và lý luận và kinh nghiệm về quy hoạch cán bộ của một số nước cũng được đề cập trong nội dung cuốn sách. Tác giả Nguyễn Thị Thanh Dung luận bàn về phong cách tư duy Hồ Chí Minh với việc xây dựng đội ngũ cán bộ thông qua cuốn sách “Phong cách tư duy Hồ Chí Minh với việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay” [39]. Cuốn sách làm rõ những nội dung cơ bản về cơ sở hình thành, bản chất và những đặc trưng của phong cách, tư duy Hồ Chí Minh. Thực trạng về phong cách, tư duy của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay. Một số giải pháp nhằm góp phần xây dựng phong cách tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay. Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục được Nguyễn Khánh Bật, Trần Thị Huyền đề cập đến trong công trình “xây dựng đội ngũ trí thức thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh” [21]. Cuốn sách đã nêu lên quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đặc điểm, vị trí, vai trò của trí thức Việt Nam trong tiến trình cách mạng và những yêu cầu đặt ra cho trí thức. Đặc biệt, theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cần phải chăm lo xây dựng đội ngũ trí thức vừa hồng, vừa chuyên với hệ thống các biện pháp cụ thể. Phương pháp tìm kiếm, trọng dụng trí thức, nhân tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng được nêu lên rất cụ thể và đã được thực hiện thành công trong lịch sử; đồng thời, nêu rõ sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng và Nhà nước trong công tác xây dựng đội ngũ trí thức thời kỳ 10 đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa với những biện pháp về đào tạo và sử dụng trí thức, nhân tài trong giai đoạn hiện nay; thực trạng đội ngũ trí thức trên các lĩnh vực cơ bản. Những bài phát biểu và trả lời phỏng vấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ sau Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng, khóa XI về xây dựng Đảng đã được tuyển chọn trong sách “Xây dựng chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt để phát triển đất nước” [147]. Cuốn sách chỉ rõ, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là công việc khó, rất phức tạp vì nó liên quan đến xây dựng con người, là công tác con người, dễ đụng chạm đến danh dự, lợi ích, quan hệ của con người. Đây là tài liệu thiết thực, góp phần định hướng cho cán bộ, đảng viên tiếp tục rèn luyện bản lĩnh, trí tuệ, phẩm chất đạo đức và năng lực phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu cách mạng. Ở một bình diện khác, trong sách “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ công chức” của Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương [79] đã nêu lên nhiều luận cứ khoa học của việc xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành ở nước ta. Nhiều vấn đề được nghiên cứu đề cập trong cuốn sách như: Về vị trí, vai trò nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng của cán bộ và công tác cán bộ; về yêu cầu đức - tài, phẩm chất - năng lực của tiêu chuẩn cán bộ đặt trong trong quan hệ với nhiệm vụ chính trị, với xu thế của thời đại; về trách nhiệm của các cấp chủ thể, nhất là cấp ủy và người đứng đầu cấp ủy, hệ thống chính trị; về quan điểm, mục tiêu, phương hướng, giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Qua thực tế khảo sát, điều tra một số tỉnh ở vùng đồng bằng sông Hồng bằng 3 phụ lục và nội dung tiếp cận thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở vùng đồng bằng sông Hồng, cuốn sách “Vai trò cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã trong việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn nước ta hiện nay” của Mai Đức Ngọc [77] đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về 11 ổn định, mất ổn định chính trị - xã hội; những nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định chính trị xã hội; vai trò của cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong việc giữ vững ổn định chính trị xã hội nói chung, đóng góp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng chiến lược cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã trong thời kỳ mới nói riêng. Trong chuyên khảo “Đảng lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước” của Trần Đình Thắng [140] đã làm rõ sự lãnh đạo của Đảng trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ và thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tác giả đã tổng kết những kinh nghiệm chủ yếu và nêu lên giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong giai đoạn hiện nay; bước đầu nêu ra những kinh nghiệm cải cách công vụ, công chức; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của một số nước trên thế giới như Vương quốc Anh, Cộng hòa Liên bang Đức, Cộng hòa Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Singgapo, Hàn Quốc. Cuốn sách đã tổng kết chuyên sâu về quá trình Đảng lãnh đạo cải cách công vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước từ khi thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến nay. Chủ trương, chỉ thị, nghị quyết, thông tư, hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được đề cập trong Báo cáo khoa học “Đảng lãnh đạo thực hiện Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước từ năm 1998 đến năm 2008” của Nguyễn Thị Thanh [134]. Công trình khoa học trên đã nêu rõ yêu cầu khách quan đổi mới công tác cán bộ và quá trình Đảng tổ chức chỉ đạo thực hiện chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nêu rõ kết quả và kinh nghiệm thực hiện chiến lược cán bộ. 12 Tác giả Bùi Thị Hồng Tiến với luận án “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp cơ sở từ 1975 đến 1993” [89] đã nêu rõ quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp cơ sở từ những năm 1975 đến năm 1986; đổi mới đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp cơ sở từ năm 1987 đến năm 1993 và một số kinh nghiệm. Kết quả nghiên cứu đề tài KX03.02, do Vũ Văn Hiền làm chủ nhiệm, thuộc Chương trình khoa học cấp Nhà nước KX.03 xây dựng Đảng trong điều kiện mới được xuất bản trong cuốn sách “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [56] đã đề cập đến các vấn đề như: Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; thực trạng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý trong giai đoạn hiện nay; xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong thời kỳ đổi mới; những giải pháp chủ yếu để xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trên cơ sở các khâu của quy trình công tác cán bộ, công trình khoa học “Tiếp tục đổi mới đồng bộ công tác cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Nguyễn Minh Tuấn [130], tác giả khẳng định: Đổi mới công tác cán bộ là nhiệm vụ trước mắt và lâu dài; việc đổi mới công tác cán bộ phải đặt trong tổng thể của công tác xây dựng Đảng và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ từng khâu trong công tác cán bộ và nghiên cứu khoa học, xây dựng tổ chức và con người làm công tác tổ chức cán bộ. Trong bài viết “Đột phá về công tác cán bộ” của Litthi Sisouvong [84], tác giả đã khẳng định những công việc và quy trình công tác cán bộ: đánh giá cán bộ; xây dựng quy hoạch cán bộ tổng thể; bố trí, luân chuyển cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; kế thừa, thay thế cán bộ; chế độ, chính sách đối với 13 cán bộ. Theo tác giả, phải khách quan, công tâm khi đánh giá cán bộ. Ngăn chặn và từng bước khắc phục tình trạng lựa chọn, sử dụng cán bộ theo dòng họ, địa phương, bè phái. Trước khi đưa cán bộ vào quy hoạch, phải tiến hành tham vấn, đặc biệt là tham vấn rộng rãi, sâu sắc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Nghiên cứu và thực hiện chính sách bố trí sinh viên đã tốt nghiệp đại học và trường dạy nghề về công tác ở cơ sở nhằm bổ sung lực lượng lao động ở cơ sở và tạo nguồn nhân lực trẻ trưởng thành từ thực tế. Đặc biệt, coi đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên là giải pháp chủ yếu tạo bước đột phá về phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn cán bộ có trình độ đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn phát triển mới của nước Lào. Nhìn nhận riêng về mặt tích cực của đội ngũ cán bộ, Nguyễn Văn Tài đã tập trung làm rõ một số khía cạnh: Xác lập hệ thống các khái niệm cơ bản; phân tích nội dung và những động lực cơ bản phát huy tính tích cực xã hội của đội ngũ cán bộ; khẳng định vai trò của đội ngũ cán bộ thông qua khảo sát một số nét khái quát về những thành công và những mặt còn bất cập trong thực tiễn; đề xuất một số vấn đề cơ bản nhằm phát huy tính tích cực nhân tố con người của đội ngũ cán bộ trong tình hình hiện nay trong công trình “Phát huy tính tích cực xã hội của đội ngũ cán bộ nước ta hiện nay” [87]. Nghiên cứu về công tác cán bộ ở Thủ đô Hà Nội, cuốn sách: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa Thủ đô” của Cao Khoa Bảng [20] đã nêu rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nâng cao chất lượng cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quản lý trong giai đoạn hiện nay. Việc quán triệt và tổ chức thực hiện tốt các Nghị quyết của Đảng về công tác cán bộ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Những kinh nghiệm của Thành ủy Hà Nội và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính trị các cấp theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. 14 Đi sâu vào các vấn đề cấp bách, cơ bản của công tác cán bộ, Trần Xuân Sầm trong chuyên khảo “Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị đổi mới” [83] đã khẳng định, việc xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị phải căn cứ vào hệ thống lý luận đã được tổng kết và tình hình thực tiễn. Có như vậy, cơ cấu và tiêu chuẩn mới đảm bảo được tính đúng và tính đặc thù. Thông qua những đánh giá khái quát về thực trạng cơ cấu và việc thực hiện các tiêu chuẩn đối với cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị để xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong những năm tới của hệ thống chính trị. Qua đó kịp thời đề ra những định hướng và giải pháp lớn nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt theo cơ cấu, tiêu chuẩn đổi mới trong những năm tới của hệ thống chính trị. Với gần 8000 phiếu điều tra được thực hiện trong các cuộc khảo sát và hội thảo khoa học, lý luận và thực tiễn ở nhiều địa phương đã phán ánh khá rõ thực trạng cơ cấu và việc thực hiện các tiêu chuẩn đối với cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị. Một số khâu trong quy trình công tác cán bộ được Trần Đình Hoan đề cập đến trong cuốn sách “Đánh giá quy hoạch luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [63]. Cụ thể là, những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác tổ chức cán bộ nói chung, công tác đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ nói riêng. Những giải pháp của công tác cán bộ trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Phần phụ lục của cuốn sách làm rõ những nội dung quan trọng như: vấn đề đánh giá, luân chuyển quan lại trong các triều đại phong kiến Việt Nam; kinh nghiệm đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ ở Trung Quốc; kinh nghiệm đánh giá, luân chuyển cán bộ ở Nhật Bản và một số nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Cũng bàn về vấn đề quy hoạch cán bộ, trong cuốn sách “Công tác quy hoạch cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền Núi 15 phía Bắc giai đoạn hiện nay” [81], tác giả Thân Minh Quế đã làm rõ những vấn đề liên quan đến công tác quy hoạch cán bộ; đánh giá thực trạng công tác quy hoạch cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn hiện nay; đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu để thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền núi phía Bắc đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Từ thực tiễn công tác, trong cuốn sách “Xử lý tình huống công tác cán bộ của Đảng” của Cao Thanh Vân, Đinh Ngọc Giang [164] đã trình bày một số vấn đề lý luận về công tác cán bộ, tình huống trong công tác cán bộ của Đảng, quan niệm và nguyên tắc xử lý tình huống trong công tác cán bộ của Đảng. Nêu rõ một số tình huống và gợi ý xử lý tình huống trong công tác cán bộ như: về lựa chọn, sử dụng, bầu cử cán bộ; về quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ; về khen thưởng, kỷ luật cán bộ; miễn nhiệm, bãi miễn cán bộ và giải quyết mất đoàn kết nội bộ; về thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ. Trong cuốn sách “Kinh nghiệm công tác nhân sự của một số nước” của Lê Minh Thông, Nguyễn Danh Châu [141] đã khảo cứu các mô hình công vụ, công chức của một số nước trên thế giới về bộ máy quản lý công chức; tuyển chọn công chức; chế độ công trạng, luân chuyển công chức; đào tạo bồi dưỡng công chức; chế độ kiểm tra, đánh giá công chức; chế độ c...người đồng bào dân tộc thiểu số cho giai đoạn tiếp theo. Từ những kinh nghiệm thực tiễn trong xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số thời kỳ 1986 - 2000, luận văn “Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị cấp cơ sở thời kỳ đổi mới (1986-2000)” của tác giả Lê Nhị Hòa [58] đã đề xuất những kiến nghị về đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Tiếp cận ở một góc độ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cấp xã, luận văn “Đào tạo cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” của Đỗ Quang Trà [145] đã hướng đến giải quyết ba nội dung: cơ sở lý luận về đào tạo cán bộ công chức cấp xã người dân tộc thiểu số; thực trạng đào tạo cán bộ công chức cấp xã người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; đề xuất các giải pháp đào tạo cán bộ công chức cấp xã người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới. Những công trình khoa học nghiên cứu về công tác dân tộc và xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc ở tỉnh Đắk Lắk đã nêu rõ những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ dân tộc thiểu số nói riêng; đề cập đến thực trạng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; đề ra phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác này trong thời gian tiếp theo. 1.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN VÀ NỘI DUNG LUẬN ÁN TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU 1.2.1. Kết quả các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án Các công trình khoa học nghiên cứu chung về cán bộ và đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tập trung vào 5 vấn đề sau: 31 Một là, quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng về cán bộ và cán bộ dân tộc thiểu số được quán triệt và triển khai thực hiện nhất quán qua các thời kỳ lịch sử. Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, nội dung về cán bộ và cán bộ dân tộc thiểu số luôn được bổ sung, hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu thực tiễn cách mạng và sự phát triển của xã hội. Đó là cơ sở lý luận và là định hướng để triển khai thực hiện các nội dung của luận án. Hai là, chủ trương xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của các địa phương với phạm vi là các vùng, các tỉnh qua các giai đoạn phát triển. Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng về cán bộ và cán bộ dân tộc thiểu số nên có tính thống nhất trong chủ trương và quá trình tổ chức thực hiện xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở các địa phương trên phạm vi cả nước. Tuy vậy, do đặc điểm khác nhau của các vùng, miền và các tỉnh nên chủ trương và quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số có sự đa dạng, phong phú, đồng thời cũng có tính đặc thù riêng biệt ở mỗi địa phương. Từ đó, giúp tác giả tìm ra được điểm riêng của tỉnh Đắk Lắk trong cái chung của các địa phương khác. Ba là, thực trạng của đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở các địa phương giai đoạn sau so với giai đoạn trước tuy có tăng về số lượng nhưng vẫn chưa đảm bảo được về số lượng theo yêu cầu. Vấn đề chất lượng, năng lực thực tiễn trong quá trình công tác của đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của công việc. Sự thiếu đồng bộ về cơ cấu ngành nghề cũng được đề cập đến nhiều trong các công trình khoa học. Bốn là, nguyên nhân chủ quan và khách quan của thực trạng công tác lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số hiện nay ở các địa phương; hệ thống những giải pháp thực hiện; những kinh nghiệm lãnh đạo; những kiến nghị, đề xuất đã gợi mở cho tác giả đưa ra những nhận xét, đánh giá trong luận án. Năm là, hệ thống bảng, biểu, phiếu điều tra và phương thức điều tra, giúp cho tác giả phương pháp và nội dung xây dựng các mẫu phiếu, bảng, biểu và định hướng cho quá trình triển khai thực hiện luận án. 32 1.2.2. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu Khảo cứu các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, tác giả nhận thấy, vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số vẫn còn “khoảng trống” cần được tiếp tục nghiên cứu. Các công trình khoa học nghiên cứu ở các góc độ chuyên ngành khác nhau, dưới các hình thức khác nhau, ở những địa bàn khác nhau. Mặc dù, đã có một số công trình nghiên cứu về xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số và đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số lãnh đạo, quản lý nhưng chủ yếu đều nghiên cứu ở các tỉnh phía Bắc, hoặc một số công trình nghiên cứu ở khu vực Tây Nguyên. Các công trình nghiên cứu ở tỉnh Đắk Lắk rất ít, đặc biệt chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu, hệ thống, toàn diện về quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số dưới góc độ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Kế thừa những công trình khoa học trước đó, tiếp tục giải quyết những vấn đề đặt ra, luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề sau đây: Thứ nhất: Tiếp tục nghiên cứu những vấn đề lý luận về xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số. Thứ hai: Chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số và quá trình phát triển về nhận thức và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk về xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2005 đến năm 2015. Thứ ba: Quá trình Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trên các mặt: Quy hoạch đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số; sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số; chính sách cán bộ dân tộc thiểu số. Thứ tư: Từ thực tiễn quá trình Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, luận án đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan, khoa học về ưu điểm, hạn chế và bước đầu đúc kết một số kinh nghiệm về xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk để vận dụng vào thực tiễn trong giai đoạn mới. 33 Tiểu kết chương 1 Các công trình khoa học được nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án đã được nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau với các chuyên ngành khác nhau, dưới dạng sách chuyên khảo, tạp chí, luận án, luận văn, báo cáo của các đề tài khoa học, kỷ yếu hội thảo khoa học. Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ được nghiên cứu nhiều hơn so với những nghiên cứu về cán bộ dân tộc thiểu số và nghiên cứu về cán bộ dân tộc thiểu số cũng được nghiên cứu nhiều hơn so với cán bộ dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk. Các công trình khoa học đề cập đến nhiều vấn đề, từ lý luận chung đến sự vận dụng vào thực tiễn thông qua quá trình lãnh đạo và chỉ đạo của các địa phương. Những công trình khoa học trên đã tập trung phân tích làm rõ những vấn đề lý luận chung về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, bao gồm: nội hàm công tác cán bộ; quy trình công tác cán bộ; hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng đội ngũ cán bộ. Trên cơ sở khảo sát thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ trên phạm vi cả nước cũng như ở từng vùng, miền và những địa phương cụ thể, các công trình khoa học đã nêu rõ thực trạng vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ. Đồng thời, nêu lên những bất cập trong quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số. Qua đó, đưa ra những đánh giá về ưu điểm và hạn chế trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ qua các thời kỳ lịch sử, đặc biệt là thời kỳ đổi mới. Từ đó, đề ra những giải pháp hoặc tổng kết một số kinh nghiệm trong quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác này trong thời kỳ mới. Vấn đề xây dựng xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số rất phong phú, đa dạng, nhạy cảm thậm chí rất khó nghiên cứu. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu trong các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án được trình bày trong chương Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án đã cung cấp tư liệu và định hướng trong quá trình triển khai thực hiện luận án về nội dung và phương pháp nghiên cứu. 34 Chương 2 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2010 2.1. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH ĐẮK LẮK 2.1.1. Vị trí, vai trò của cán bộ, cán bộ dân tộc thiểu số * Khái niệm về cán bộ, dân tộc thiểu số, cán bộ dân tộc thiểu số: Luật cán bộ, công chức Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, ngày 13/11/2008, nêu khái niệm cán bộ cấp tỉnh và cấp huyện (tại Điều 4 khoản 1) như sau: Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước [82]. Theo Luật cán bộ, công chức (tại Điều 4 khoản 3) cán bộ cấp xã là: Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước [82]. Nghị định về công tác dân tộc số 05/2011/NĐ-CP, ngày 14/1/2011 của Chính phủ nêu rõ: “dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 35 “Dân tộc đa số” là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước, theo điều tra dân số quốc gia [32]. Như vậy, khái niệm cán bộ dân tộc thiểu số là một khái niệm kép, một tập hợp của hai khái niệm “cán bộ” và “dân tộc thiểu số”. Từ những phân tích như trên, có thể đi đến một quan niệm chung về cán bộ dân tộc thiểu số, như sau: “cán bộ dân tộc thiểu số” là những cán bộ được quy định tại Luật cán bộ, công chức đang công tác trong một tổ chức xác định của hệ thống chính trị, có thành phần xuất thân từ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Trong một số văn kiện của Đảng và Nhà nước, cụm từ "cán bộ dân tộc thiểu số" được thay thế bằng cụm từ "cán bộ là người dân tộc thiểu số". Xét về ngữ nghĩa, đây là hai cụm từ đồng nghĩa. Xét về nội hàm khái niệm, đây là hai khái niệm có cùng một nội hàm, có thể thay thế cho nhau. * Vị trí, vai trò của cán bộ và cán bộ dân tộc thiểu số C.Mác và Ph.Ăngghen là những người đặt nền móng cho vấn đề cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ của giai cấp vô sản. Theo C.Mác và Ph.Ăngghen đó là muốn thực hiện tư tưởng cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn. Con người sử dụng lực lượng thực tiễn được hiểu là những người định hướng, dẫn dắt hành động của quần chúng vô sản. Đó là những đại biểu ưu tú nhất, lãnh tụ của phong trào công nhân đã được giác ngộ lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học và là những người cộng sản đầu tiên của giai cấp vô sản. Lực lượng thực tiễn là toàn bộ quần chúng vô sản và các tầng lớp nhân dân lao động bị áp bức, bóc lột đang hành động với những hình thức khác nhau trong cuộc đấu tranh với giai cấp tư sản và các giai cấp bóc lột khác. Kế thừa tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin cho rằng, mỗi giai cấp muốn giành được quyền thống trị thì trong hàng ngũ của mình phải có những nhà lãnh đạo có khả năng dẫn dắt phong trào và khi đã có đường lối đúng thì cán bộ là khâu quyết định để biến đường lối đó thành hiện thực cách mạng. Do đó, trên lĩnh vực công tác của cán bộ nhà nước, đặc biệt là những chức vụ chủ chốt, V.I.Lênin nhấn mạnh quyền quyết định của Đảng. Theo 36 Lênin, chừng nào một đảng cầm quyền còn quản lý, chừng nào đảng ấy còn phải giải quyết tất cả mọi vấn đề về những sự bổ nhiệm khác nhau, thì không thể để có tình trạng là việc bổ nhiệm các chức vụ quan trọng nhất trong nhà nước lại do một đảng không lãnh đạo tiến hành. Trên cương vị lãnh tụ của Đảng Cộng sản Bônsêvích Nga, khi nghiên cứu thực trạng các dân tộc dưới chế độ Nga Sa Hoàng, V.I.Lênin đã nêu lên các nguyên tắc cơ bản của chính sách dân tộc trong Cương lĩnh nổi tiếng về vấn đề dân tộc. Bình đẳng dân tộc là một nguyên tắc quan trọng trong Cương lĩnh về vấn đề dân tộc của V.I.Lênin. Đây là một sự bình đẳng hoàn toàn, một sự bình đẳng toàn diện giữa các dân tộc trên mọi lĩnh vực. Các dân tộc có quyền sử dụng tiếng mẹ đẻ trong trường học và do nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa đòi hỏi các dân tộc trong một quốc gia phải học tiếng của dân tộc đa số. Người nào không thừa nhận và không bảo vệ quyền bình đẳng giữa các dân tộc người đó không phải là người Mácxít. Muốn thực hiện được bình đẳng dân tộc nhất thiết phải có đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, những người tiên phong hiện thực hóa sự bình đẳng đó. Vận dụng học thuyết Mác-Lênin vào thực tiễn Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ. Người coi cán bộ như là “cái gốc” của mọi công việc, là “dây chuyền” của bộ máy; nếu dây chuyền không tốt, không chạy, thì động cơ dù tốt, dù chạy thì toàn bộ máy cũng bị tê liệt. Người chủ trương phát triển đội ngũ cán bộ thông qua quy chế tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện, quản lý sử dụng có hệ thống, bài bản, toàn diện và chuyên sâu; đề ra nhiều chính sách cụ thể để quy tụ nhân tài, lôi kéo người tâm đức Để làm được như vậy, cán bộ lãnh đạo, quản lý ngoài tiêu chuẩn khung như thạo về chính trị, giỏi về chuyên môn còn phải biết dùng người. Việt Nam là một quốc gia thống nhất đa dân tộc. 54 dân tộc ở Việt Nam hợp quần, liên kết chặt chẽ với nhau thành một cộng đồng chung - cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt niềm tin sâu sắc vào bản chất tốt đẹp và tiềm năng trong đồng bào và cán bộ dân tộc thiểu số. Để phát triển 37 kinh tế, văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, theo Người: cần xây dựng và phát huy hiệu quả nguồn lực con người - nguồn lực nội sinh rất quan trọng ở miền núi, mà trước hết là đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, cần phải nhận rõ trách nhiệm của mình đối với vùng có đồng bào dân tộc thiểu số và chú trọng hơn nữa đến vấn đề cán bộ và cán bộ dân tộc thiểu số, phải chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, cất nhắc cán bộ miền núi. Người chỉ rõ, con người miền núi sẽ làm chủ sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa miền núi. Để tổ chức thực hiện được điều đó, người cán bộ dân tộc thiểu số cần phấn đấu đạt được những phẩm chất, tiêu chuẩn của cán bộ. Trong vấn đề này, Hồ Chí Minh cũng đề cập đến việc kết hợp cán bộ tại chỗ với cán bộ do cấp trên điều về. Người cho rằng, chỉ có cán bộ phái đến và cán bộ địa phương đoàn kết chặt chẽ và chỉ có cán bộ địa phương ngày càng nhiều, thì nền tảng của Đảng mới phát triển vững vàng. Bởi lẽ, cán bộ phái đến, trình độ thường cao hơn, kinh nghiệm nhiều hơn. Nhưng cán bộ địa phương lại biết rõ nhân dân, quen thuộc công việc hơn. Do vậy, hai cán bộ đó phải giúp đỡ nhau, bồi đắp nhau, thì mới hoàn thành tốt các công việc được. Tuy nhiên, khi kết hợp cán bộ tại chỗ với cán bộ do cấp trên điều về cần ưu tiên cán bộ tại chỗ để đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, sử dụng. Khi không có hoặc thiếu thì mới điều động cán bộ ở nơi khác về. Đây chính là thực hiện quan điểm coi Đảng ta là một cơ thể sống, đội ngũ cán bộ là một đội ngũ thống nhất, cán bộ có thể và cần phải được bố trí công tác ở bất cứ địa bàn nào miễn là người cán bộ đó có đủ đức và tài và có tính đến đặc điểm, yêu cầu của từng vùng, từng lĩnh vực. 2.1.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Đắk Lắk * Về đặc điểm tự nhiên và kinh tế Tỉnh Đắk Lắk được chính thức thành lập vào xứ An Nam theo Nghị định toàn quyền Đông Dương ngày 22/11/1904; đến ngày 25/9/1975, tỉnh Đắk Lắk 38 được thành lập từ hai tỉnh Đắk Lắk và Quảng Đức. Ngày 26/11/2003, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11 về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, trong đó, chia tỉnh Đắk Lắk thành tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông. Tỉnh lỵ đặt tại thành phố Buôn Ma Thuột. Tỉnh Đắk Lắk sau khi tách tỉnh có diện tích tự nhiên 1.306.201 ha, nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, phía Tây giáp với Campuchia, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông, phía Bắc giáp với tỉnh Gia Lai. Quốc lộ chiến lược số 14 nối Đắk Lắk với các tỉnh phía Bắc và phía Nam, nối với thành phố Ðà Nẵng qua các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, thành phố Hồ Chí Minh; Quốc lộ số 26 nối liền đến thành phố và cảng biển Nha Trang; Quốc lộ số 27 nối liền đến thành phố Đà Lạt và Phan Rang. Địa hình của tỉnh Đắk Lắk đa dạng như địa hình núi cao; địa hình núi thấp và trung bình, địa hình cao nguyên tương đối bằng phẳng, địa hình bán bình nguyên, địa hình trũng thấp. Sự khác biệt về khí hậu, mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, chia thành hai tiểu vùng. Phía Tây Bắc có khí hậu nắng nóng, khô hanh về mùa khô; Phía Đông và phía Nam có khí hậu mát mẻ, ôn hoà. Một trong những tài nguyên lớn được thiên nhiên ưu đãi cho Đắk Lắk là tài nguyên đất, trong đó, chủ yếu là nhóm đất đỏ bazan. Đắk Lắk có 3 hệ thống sông chính: Hệ thống sông Ba đổ ra biển Ðông, hệ thống sông Sêrêpốk theo hướng Tây Bắc đổ vào sông Mê Công và hệ thống sông Ðồng Nai ở phía Tây Nam và có nhiều sông suối, phân bố đều trên địa bàn tỉnh. Sự đa dạng về địa hình, sự khác biệt về khí hậu và thổ nhưỡng, hệ thống sông suối phân bố đều trên địa bàn tỉnh đã tạo cho Đắk Lắk có nhiều vùng sinh thái khác nhau, là điều kiện để phát triển đa dạng trong sản xuất nông nghiệp. Đặc điểm đó, rất phù hợp để phát triển nông nghiệp, nhất là các loại cây lâu năm, các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế như cà phê, cao su, chè, hồ tiêu... và nhiều loại cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày khác. Đây 39 cũng là một lợi thế rất quan trọng để phát triển nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, chế độ mưa theo mùa cũng là một hạn chế đối với phát triển sản xuất nông sản hàng hoá. Cùng với những ưu thế về phát triển nông nghiệp, rừng và đất lâm nghiệp ở Đắk Lắk có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Rừng được phân bố đều khắp ở các huyện trong tỉnh, đặc biệt là hành lang biên giới của tỉnh giáp nước Campuchia. Rừng phong phú và đa dạng, thường có kết cấu 3 tầng, cây gỗ, có tác dụng phòng hộ cao; có nhiều loại cây đặc sản vừa có giá trị kinh tế, vừa có giá trị khoa học; phân bố trong điều kiện lập địa thuận lợi, nên rừng tái sinh có mật độ khá lớn. Rừng có vai trò quan trọng trong phòng chống xói mòn đất, điều tiết nguồn nước và hạn chế thiên tai. Ngoài ra, rừng còn có nhiều loại động vật quý hiếm phân bổ chủ yếu ở vườn Quốc gia Yok Đôn và các khu bảo tồn Nam Kar, Chư Yangsin... nơi có nhiều loại động vật quý hiếm ghi trong sách đỏ nước ta và có loại được ghi trong sách đỏ thế giới. Không những được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên đất, rừng mà Đắk Lắk còn rất phong phú và đa dạng về các loại hình khoáng sản. Trên địa bàn tỉnh có nhiều mỏ khoáng sản với trữ lượng khác nhau, nhiều loại quý hiếm, như sét cao lanh, sét gạch ngói, vàng, chì, phốt pho, than bùn, đá quý, đá ốp lát, đá xây dựng, cát xây dựng... được phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh. Là địa phương có nhiều thắng cảnh đẹp, thuận lợi cho phát triển du lịch, Đắk Lắk được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước biết đến như một điểm du lịch hấp dẫn với nhiều địa danh, cho phép khai thác theo hướng kết hợp cảnh quan, sinh thái, môi trường và truyền thống văn hoá của nhiều dân tộc trong tỉnh. Du khách đến Ðắk Lắk có thể tham quan các khu rừng nguyên sinh trong vườn quốc gia Gióc Ðôn, khu lâm viên Ea Kao, vùng Buôn Ðôn nơi đã nổi tiếng với nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng, thăm các hồ tự nhiên và nhân tạo. Trong các chương trình du lịch, du khách có thể đến các buôn làng dự các đêm sinh hoạt lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Ê Ðê, M'Nông, 40 Gia Rai... thăm các di tích lịch sử như tháp Chàm thế kỷ XIII, "Biệt Ðiện" của cựu hoàng đế Bảo Ðại, nhà đày Buôn Ma Thuột. Cùng với đặc điểm về tự nhiên, Đắk Lắk có đặc điểm về kinh tế, với vị trí nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, tỉnh Đắk Lắk có nhiều thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá. Do đó, cần có các hệ thống Siêu thị, Trung tâm Thương mại và chợ trên địa bàn tỉnh nhằm đáp ứng đủ nhu cầu mua sắm cho các du khách đến tham quan và đầu tư tại tỉnh Đắk Lắk. Hiện tại, tỉnh Đắk Lắk định hướng ưu tiên đầu tư và phát triển công nghiệp đối với ngành kinh tế mũi nhọn là trồng và khai thác các loại nông sản, cây công nghiệp; chế biến và xuất khẩu nông sản như mì, bắp sản phẩm cây công nghiệp như cà phê, cao su, ca cao Nguồn thu từ ngành kinh tế nói trên mang lại cho tỉnh ĐắkLắk nguồn ngân sách rất lớn. Các ngành kinh tế như điện lực, xây dựng và ngành nghề khác như y tế, giáo dục đã góp phần phát triển toàn diện hoạt động kinh tế của tỉnh. Hoạt động xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Hàng hoá do các doanh nghiệp trên địa bàn sản xuất ra đã được xuất khẩu sang nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ với số lượng và chủng loại các mặt hàng phong phú được xuất khẩu hàng năm. Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh là: Cà phê, Cao su, Hồ tiêu, Ca cao, Sắn, Mật ong. Bên cạnh các sản phẩm xuất khẩu chủ lực, Đắk Lắk còn có thế mạnh trong các lĩnh vực sản phẩm nội thất; hàng thủ công mỹ nghệ, thổ cẩm. * Về đặc điểm xã hội Tỉnh Đắk Lắk sau khi chia tách tỉnh có 13 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: Thành phố Buôn Ma Thuột, huyện Krông Búk, huyện Ea Kar, huyện huyện Krông Ana, huyện Ea Súp, huyện Buôn Đôn, huyện Lắk, huyện M'Đrắk, huyện Krông Pắk, huyện Ea H'Leo, huyện Krông Bông, huyện Cư M'Gar, huyện Krông Năng (sau đó chia tách thêm 2 đơn vị: huyện Cư Kuin thành lập theo Nghị định 137/2007/NĐ-CP và Thị xã Buôn Hồ thành lập theo 41 Nghị định 07/2008/NĐ-CP của Chính phủ), với 165 đơn vị hành chính cấp xã, 2.129 thôn, buôn, tổ dân phố. Đắk Lắk là tỉnh có đường biên giới dài 193 km với 10 xã của 6 huyện tiếp giáp với tỉnh Munđunkiri (Campuchia). Với vị trí chiến lược đó, tỉnh Đắk Lắk luôn là một trong những địa bàn mà các lực lượng thù địch chống phá. Các thế lực phản động quốc tế đã và đang lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để đẩy mạnh việc thực hiện diễn biến hòa bình, kết hợp với âm mưu bạo loạn lật đổ bằng nhiều thủ đoạn chống phá. Bạo loạn mang tính chất chính trị diễn ra vào năm 2001 và 2004 nhằm mục đích công khai cái gọi là “Nhà nước Đêgar độc lập”. Việc phát triển tổ chức “Tin lành Đêgar”, lôi kéo kích động lừa phỉnh đồng bào vượt biên trái phép sang Campuchia, phát tán tờ rơi, viết khẩu hiệu chống chính quyền, chống Đảng đều nằm trong âm mưu nói trên. Do vậy, sự ổn định và phát triển của Đắk Lắk gắn liền với sự ổn định và phát triển của cả khu vực Tây Nguyên cũng như của cả nước. Với 44 dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, người Êđê, M’nông và J’rai là các dân tộc thiểu số tại chỗ, còn các dân tộc thiểu số khác di cư đến, như người Tày, Nùng, Mường, Vân Kiều, Dao, Thái, Hoa, Mông, Mạ... Phần lớn các dân tộc thiểu số còn giữ lại di sản văn hoá riêng, tạo thành một mảng màu đặc sắc trong toàn bộ đời sống văn hoá Tây Nguyên. Các dân tộc tại chỗ tuy không cư trú thành những vùng riêng biệt, song đồng bào thường sống tập trung tại một địa bàn nhất định. Người Êđê có dân số đông nhất trong các dân tộc thiểu số sinh sống ở tỉnh Đắk Lắk, thường cư trú tại các vùng trung tâm, một số huyện ở phía Bắc và Đông Bắc của tỉnh, chủ yếu tại thành phố Buôn Ma Thuột, các huyện như: Krông Pắc, Krông Búk, Ea Súp, M’Đrắk. Người Mnông cư trú chủ yếu tại huyện Lắk của tỉnh Đắk Lắk. Người Gia Rai cư trú tại một số huyện phía Bắc, giáp giới với tỉnh Gia Lai như Ea Súp, Ea H’Leo. Người Kinh sống ở hầu hết các vùng trong tỉnh, nhất là ở thành phố Buôn Ma Thuột, các thị trấn, huyện lỵ, thị xã, những nơi gần đường giao thông. Sự 42 có mặt đông đảo của người Kinh trên địa bàn tỉnh đã góp phần tạo nên đời sống văn hóa mới trong những nét văn hóa truyền thống của khu vực này. Các tộc người cư trú tập trung trên những địa bàn khác nhau, đời sống xã hội trong các dân tộc phân thành nhiều đơn vị cơ sở là buôn. Hợp thành buôn là những đại gia đình theo chế độ mẫu hệ. Những đại gia đình cùng chung sống trong một ngôi nhà dài, người phụ nữ có vai trò chính yếu trong gia đình. Các gia đình trong buôn đều có quan hệ với nhau về thân tộc, hoặc về thích tộc ở mức độ khác nhau, làm cho quan hệ cộng đồng buôn được duy trì khá bền vững. Tuy người phụ nữ có vị thế quan trọng trong gia đình nhưng trong quan hệ xã hội thì người đàn ông vẫn giữ vị trí quan trọng. Vì thế, nam giới dễ thoát ly, nữ giới dễ bị cột chặt vào công việc gia đình, dòng họ. Chính vì vậy, việc xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số là nữ gặp những khó khăn nhất định. Ý thức cộng đồng bao giờ cũng là tính trội so với ý thức sống và làm việc theo pháp luật. Trong mọi hoạt động xã hội, phong tục, nghi lễ mang tính cộng đồng đều phải tuân theo những luật lệ chung do một bộ máy tổ chức mang tính tự quản mà người đứng đầu là già làng. Hệ thống lễ hội của người dân tộc thiểu số phong phú vừa chứa đựng những quan niệm mê tín dị đoan cần được xóa bỏ nhưng cũng bao hàm chứa đựng ý nghĩa nhân văn, giáo dục đạo đức và ý thức cộng đồng của các thành viên buôn làng, cần được tiếp tục nghiên cứu và cải biến cho phù hợp với nhu cầu đời sống văn hóa mới. Đó là những thuận lợi, đồng thời cũng là khó khăn mà trong quá trình lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số mà Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk phải chú ý đến. 2.1.3. Thực trạng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk từ năm 1999 đến năm 2004 Trên cơ sở quán triệt quan điểm, mục tiêu, tiêu chuẩn cán bộ, những nhiệm vụ và giải pháp lớn trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ và công tác cán 43 bộ theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ bảy đề ra chương trình số 45- CTr/TU, ngày 6/1/1998, thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; căn cứ vào đặc điểm của tỉnh và quán triệt thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk khóa XII đã ban hành Chỉ thị số 19-CT/TU, ngày 26/7/1999 về đào tạo và bố trí sử dụng cán bộ dân tộc nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số đảm bảo số lượng theo yêu cầu và chất lượng để đáp ứng được nhiệm vụ chính trị trước mắt và lâu dài. Ngay sau khi Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 19-CT/TU, hầu hết các huyện, thành ủy, đảng ủy trực thuộc tỉnh đã xây dựng chương trình, nghị quyết để triển khai thực hiện Chỉ thị. Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã hướng dẫn cho các huyện ủy, thành ủy tiến hành khảo sát tình hình đào tạo và bố trí công tác đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tốt nghiệp cấp III, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học. Kết quả khảo sát ở một số trường như: Trường Công nhân kỹ thuật Cơ điện Đắk Lắk đào tạo 615 học sinh dân tộc thiểu số, trong đó có 219 học sinh ra trường được bố trí việc làm trong các doanh nghiệp của tỉnh; Trường Trung học Y tế đào tạo khoảng hơn 300 học sinh, hầu hết đã được bố trí về công tác tại các trung tâm y tế huyện và các trạm y tế xã, phường, thị trấn sau khi tốt nghiệp; Trường dạy nghề và các trung tâm xúc tiến việc làm, hàng năm đã đào tạo, bồi dưỡng và giới thiệu việc làm cho gần 200 học viên tốt nghiệp các khoá đào tạo. Tuy vậy, một số trường đào tạo còn tình trạng học sinh học tập sa sút và dẫn tới bỏ học như Trường công nhân kỹ thuật cơ điện có tỷ lệ học sinh bỏ học là 9,7%, một số trung tâm dạy nghề tỷ lệ bỏ học là khá cao chiếm tỷ lệ 19,6% [99]. Thực hiện chỉ đạo công tác tạo nguồn cho các Trường Đại học và Cao đẳng, Sở Giáo dục đào tạo Đắk Lắk phối hợp với Sở Nội vụ Đắk Lắk thành lập 44 hội đồng tuyển sinh xét hệ cử tuyển đối với học sinh dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp trung học phổ thông. Kết quả đạt được là: Năm 1999, chỉ tiêu được giao là 25 học sinh nhưng chỉ xét được 7 học sinh, chiếm tỷ lệ 22,6%; năm 2000, chỉ tiêu được giao là 21 học sinh, kết quả xét được 21 học sinh đạt tỷ lệ 100%; năm 2001, chỉ tiêu được giao là 31 học sinh, kết quả xét được 31 học sinh đạt tỷ lệ 100%; năm 2002, chỉ tiêu được giao là 98 học sinh, kết quả xét được 85 học sinh chiếm tỷ lệ 87%; năm 2003, chỉ tiêu được giao là 193 học sinh, kết quả xét được 178 học sinh đạt tỷ lệ 92%; năm 2004, chỉ tiêu được giao là 127 học sinh, kết quả xét được 120 học sinh đạt tỷ lệ 94% [99]. Cùng với việc tạo nguồn cán bộ xa thông qua công tác tạo nguồn đối với hệ cử tuyển cho các trường đại học và cao đẳng, việc tạo nguồn cán bộ gần thông qua đào tạo về lý luận chính trị, quản lý hành chính và các lớp đoàn thể nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số và đảm bảo tiêu chuẩn chức danh cán bộ theo quy định cũng được Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk quan tâm đúng mức. Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã phối hợp với các trường, lập kế hoạch đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số. Số cán bộ dân tộc thiểu số được đào tạo hệ trung cấp về lý luận, thanh vận, phụ vận, hành chính trong tỉnh được chú trọng: Năm 1999, có 127 học viên, trong đó: lớp Trung cấp lý luận chính trị có 88 học viên, lớp Trung cấp hành chính có 12 học viên, lớp trung cấp phụ vận có 17 học viên, lớp Trung cấp thanh vận có 10 học viên; năm 2000, có 95 học viên học lớp Trung cấp lý luận chính trị; năm 2001, có 50 học viên học lớp Trung cấp lý luận...k (2015), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI nhiệm kỳ 2015-2020, Đắk Lắk. 123. Tỉnh ủy Đắk Lắk (2016), Báo cáo số 101-BC/TU, ngày 29/9/2016 về Kết quả công tác quy hoạch, bổ nhiệm và luân chuyển các chức danh cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, Đắk Lắk. 164 124. Tỉnh ủy Đắk Lắk (2016), Báo cáo số 51-BC/BTCTU, ngày 26/8/2016 về tình hình đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và cán bộ thôn, buôn, tổ dân phố, Đắk Lắk. 125. Tỉnh ủy Đắk Lắk (2016), Báo cáo số 89-BC/TU, ngày 27/6/2016 về tổng kết 5 năm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ (2011-2015) và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ (2016-2020). Đắk Lắk. 126. Tỉnh ủy Đắk Lắk (2017), Các Nghị quyết, Chương trình, Chỉ thị và Kế hoạch của Tỉnh ủy Đắk Lắk khóa XV nhiệm kỳ 2010-2015 Tập III (2014-2015), Đắk Lắk. 127. Tỉnh ủy Đắk Lắk (2017), Báo cáo Tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII), về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đắk Lắk. 128. Tỉnh ủy Đắk Lắk (2017), Báo cáo số 161-BC/TU, ngày 15/2/2017 về tình hình thực hiện Quy định về phân cấp quản lý cán bộ và Quy chế bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử. Đắk Lắk. 129. Tỉnh ủy Gia Lai (2016), “70 năm ngày Bác Hồ gửi thư Đại hội các dân tộc thiểu số ở miền Nam tại Pleiku (19/4/1946-19/4/2016)”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Pleiku. 130. Nguyễn Minh Tuấn (2012), Tiếp tục đổi mới đồng bộ công tác cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. 131. Đình Toán (2010), Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác tổ chức, cán bộ xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức trong thời kỳ đổi mới”, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. 132. Lô Quốc Toản (2010), Phát triển nguồn cán bộ dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 133. Nguyễn Thị Tứ (1993), Mấy vấn đề chủ yếu của chính sách giáo dục và đào tạo đối với đồng bào các dân tộc thiểu số nước ta hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 165 134. Nguyễn Thị Thanh (2010), Đảng lãnh đạo thực hiện Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước từ năm 1998 đến năm 2008, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội. 135. Nguyễn Đăng Thành chủ biên (2010), Đặc điểm nguồn nhân lực dân tộc thiểu số Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 136. Nguyễn Đăng Thành (2012), Phát triển nguồn nhân lực ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 137. Lê Phương Thảo, Nguyễn Cúc và Doãn Hùng (2005), Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Luận cứ và giải pháp, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội. 138. Nghiệm Ngạn Thân (2015), Phát hiện và sử dụng nhân tài, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 139. Lê Ngọc Thắng (2010), Sự phát triển vùng dân tộc thiểu số Việt Nam sau hội nhập, NXB Công thương, Hà Nội. 140. Trần Đình Thắng (2013), Đảng lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 141. Lê Minh Thông, Nguyễn Danh Châu (2009), Kinh nghiệm công tác nhân sự của một số nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 142. Cao Văn Thống, Đỗ Xuân Tuất (2015), Chiến lược phát triển nhân tài của Việt Nam hiện nay, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội. 143. Nguyễn Thanh Thủy (2001), Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đồng bào Khmer ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, Luận án Tiến sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 166 144. Hoàng Thu Thủy (2014), Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở một số tỉnh miền Núi Đông Bắc Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2010, Luận án Tiến sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 145. Đỗ Quang Trà (2015), Đào tạo cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Đại học Đà Nẵng, Đắk Lắk. 146. Nguyễn Tuấn Triết (2003), Tây Nguyên cuối thế kỷ XX vấn đề dân cư và nguồn nhân lực, NXB khoa học xã hội, Hà Nội. 147. Nguyễn Phú Trọng (2017), Xây dựng chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt để phát triển đất nước, NXB Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội. 148. Đặng Văn Trọng (2012), Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của Đảng bộ Bộ đội biên phòng từ năm 1996 đến năm 2006, Luận án Tiến sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 149. Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đề tài TN3/X15 (2014), “Đô thị hóa và quản lý quá trình đô thị hóa trong phát triển bền vững vùng Tây Nguyên - Thực trạng và giải pháp”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Buôn Ma Thuột. 150. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2008), Quyết định số 05/2008/QĐ- UBND ngày 31/1/2008 về việc ban hành chính sách cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện của tỉnh, giai đoạn 2008-2010, Đắk Lắk. 151. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2008), Chương trình số 2463/CTr- UBND, ngày 27/6/2008 Phát triển kinh tế - xã hội thôn, buôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ (theo Nghị quyết số 04/NQ-TU 17/11/2004), Đắk Lắk. 152. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2009), Báo cáo, ngày 2/10/2009 về Kết quả thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng, quản lý sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số giai đoạn 2005-2008 (Tài liệu làm việc với Đoàn Giám sát của Hội đồng dân tộc Quốc hội ngày 9/4/2009), Đắk Lắk. 167 153. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2010), Chỉ thị số 07/CT-UBND, ngày 31/12/2010 về Tăng cường công tác dân tộc thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đắk Lắk. 154. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2011), Báo cáo số 51-BC/UBND, ngày 21/3/2011 về Kết quả thực hiện công tác dân tộc năm 2011 và Phương hướng, nhiệm vụ năm 2012. Đắk Lắk. 155. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2012), Chương trình số 655/CTr- UBND, ngày 16/2/2012 Phát triển kinh tế - xã hội thôn, buôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ của tỉnh đến năm 2015, Đắk Lắk. 156. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2012), Quyết định số 1053/QĐ-UBND, ngày 14/5/2012 Ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình số 10- Chương trình/TU của Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 12-KL/TW tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về phát triển vùng Tây Nguyên giai đoạn 2011-2020, Đắk Lắk. 157. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2014), Báo cáo số 88/BC-UBND, ngày 3/6/2014 Rà soát đánh giá việc tổ chức thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh sau hơn 25 năm đổi mới, Đắk Lắk. 158. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2014), Quyết định số 22/QĐ-UBND, ngày 14/7/2014 Ban hành quy định về tiêu chuẩn cụ thể đối với công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Đắk Lắk. 159. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2014), Báo cáo số 213/BC-UBND, ngày 17/10/2014 về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong đào tạo và sử dụng đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tính đến ngày 31/12/2013, Đắk Lắk. 160. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2014), Báo cáo số 215/BC-UBND, ngày 10/12/2014 Về công tác cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số, Đắk Lắk. 161. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2014), Kế hoạch số 5479/KH-UBND, ngày 4/8/2014 về triển khai Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh, Đắk Lắk. 168 162. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2015), Báo cáo số 250/BC-UBND, ngày 28/10/2015 Tổng kết chính sách dân tộc giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Đắk Lắk. 163. Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân Đắk Lắk (1990), Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 164. Cao Thanh Vân, Đinh Ngọc Giang (2011), Xử lý tình huống công tác cán bộ của Đảng, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 165. Nguyễn An Vinh và các cộng sự (2002), “Một số vấn đề về đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học cấp huyện, xã và lao động kỹ thuật người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk”, Báo cáo khoa học, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk. 166. Đức Vượng (2010), Hồ Chí Minh đào tạo cán bộ và trọng dụng nhân tài, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 167. Viện khoa học xã hội vùng Tây Nguyên (2016), “Phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội vùng Tây Nguyên: Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Kỷ yếu hội thảo, Đắk Lắk. 168. Trương Thị Hải Yến (2014), Tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 169 PHỤ LỤC Phụ lục 1 BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH ĐẮK LẮK NĂM 2017 Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk 170 Phụ lục 2 DANH SÁCH HỎI Ý KIẾN 1. Ông Hồ Quang Tám, Nguyên Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk, Nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk 2. Ông Lê Năng Hảo, Phó ban tổ chức Tỉnh ủy Đắk Lắk 3. Ông Vũ Hồng Nhật, Chánh Văn phòng, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Đắk Lắk 4. Ông Nguyễn Hải Đông, Trưởng phòng tổng hợp Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk 5. Bà H’Nan, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Đắk Lắk 6. Ông Bùi Hồng Quý, Chánh Văn phòng, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk 7. Ông Nguyễn Tấn Bích, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk 8. Y Wơn Bkrông, Phó Trưởng ban dân tộc tỉnh Đắk Lắk 9. Ông Y Sáo Bye, Phó Giám đốc sở xây dựng tỉnh Đắk Lắk 10. Bà H Mai Knul, Phó Chánh văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk 11. Ông Y Kanin H Đớk, Phó Giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường 12. Ông RaLan Vonga, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề thanh niên dân tộc Tây Nguyên 13. Ông Y Khoa Niê Kđăm, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề thanh niên dân tộc Tây Nguyên 14. Ông Đặng Ngọc Hiền, Trưởng Ban Tổ chức huyện ủy Eakar 15. Bà H’Ha Niê, Phó Bí thư đoàn xã Cư Huê, huyện Eakar 16. Ông Y Wem H Wing, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Cư’Mgar 17. Bà H’Hoa Ayun, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc huyện Cư’Mgar 18. Ông Y Phong Ayun, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Cuor Đăng, huyện Cư’Mgar 19. Ông Y Rung Niê, Phó chủ tịch xã Ea Mdrob, huyện Cư’Mgar 20. Ông Y Kuối RCăm, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Ea Kueh, huyện Cư’Mgar 21. Ông Y Cin Ayun, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Ea Đring, huyện Cư’Mgar 22. Ông Y Ni Mlô, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Krông buk 171 23. Ông Y Tim Niê, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận xã Ra Đrông, thị xã Buôn Hồ 24. H’Nguyên MLô, Trưởng Ban dân vận huyện ủy Krông Năng 25. H’Dung Du, Trưởng Ban dân vận huyện ủy Lắk 26. Bà Nay Y Phú, Phó Bí thư huyện ủy Lắk 27. Ông Y Rin H’long, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Bông Krang, huyện Lắk 28. Bà H’Khun Siu, Trưởng ban dân vận huyện Ea Súp 29. Ông Y Thăm Byă, Ủy ban nhân dân xã Cư Pui, thành phố Buôn Ma Thuột 30. Ông Y Xếp Niê, Đảng ủy viên xã Eatul, thành phố Buôn Ma Thuột 31. Ông Y Đhuăn MLô, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự xã Eatul, thành phố Buôn Ma Thuột 32. Bà H’Won Niê, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ xã Eatul, thành phố Buôn Ma Thuột 33. Ông Y Nguyên Byă, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Yong Nhao, huyện Krông Bông 34. Ông V Xam Mlô, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Krông Jing, huyện Ma’Đrắk 35. Ông Y Ran Niê, Ban dân vận huyện ủy Ma’Đrắk huyện Ma’Đrắk 36. Ông Y Ku Niê, Trưởng Ban Tuyên giáo huyện ủy Ma’Đrắk 37. Bà H’Điệp Byă, Phó chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ xã Ea Nuôl, huyện Buôn Đôn 38. Bà H’Duyên Khơi, Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã Eana, huyện Buôn Đôn 39. Ông Y KRôn Byă, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Buôn Đôn 40. Bà Nay H’Úy, Phó chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ xã Eana, huyện Buôn Đôn 41. Bà H’Kắt Kbuor, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Buôn Đôn 42. Bà Kpắ H’Dương, Hội phụ nữ huyện Ea H’leo 43. Ông Nông Ngọc Thiết, Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã Eauy, huyện Ea H’leo 44. Bà H’Huệ Niê Kđăm, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana 45. Ông Y Hương Niê, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Krông Ana 172 Phụ lục 3 PHIẾU HỎI Ý KIẾN Tôi đang thực hiện luận án Tiến sĩ với đề tài: "Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2005 đến năm 2015", rất mong nhận được sự giúp đỡ của các đồng chí với việc hỏi ý kiến một số vấn đề dưới đây: TT NGƯỜI CUNG CẤP THÔNG TIN 1. Họ và tên: 2. Năm sinh: 3. Giới tính: 4. Dân tộc 5. Ngày vào đảng chính thức: 6. Trình độ văn hóa (Giáo dục phổ thông): 7. Trình độ chuyên môn: 8. Chuyên ngành được đào tạo: 9. Loại hình đào tạo: 10. Trình độ lý luận chính trị: 11. Trình độ ngoại ngữ: 12. Trình độ tin học: 13. Cơ quan công tác 14. Chức vụ Đảng: 15. Chức vụ chính quyền: 16. Chức vụ đoàn thể: TT CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ 17. Căn cứ vào Nghị quyết số 05, ngày 14/01/2005 của tỉnh ủy Đắk Lắk về lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, tổ chức cơ sở đảng nơi đồng chí đang sinh hoạt có xây dựng nghị quyết riêng để lãnh đạo không? 18. Theo đồng chí, trong công tác tuyển chọn cán bộ dân tộc thiểu số có gặp khó khăn không? Khó khăn lớn nhất là gì? 19. Theo đồng chí, trong công tác quy hoạch cán bộ dân tộc thiểu số có gặp khó khăn không? Khó khăn lớn nhất là gì? 20. Theo đồng chí, trong công tác bố trí cán bộ dân tộc thiểu số có gặp khó khăn không? Khó khăn lớn nhất là gì? 173 21. Theo đồng chí, trong công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số có gặp khó khăn không? Khó khăn lớn nhất là gì? 22. Theo đồng chí, thực hiện chế độ, chính sách dành cho cán bộ dân tộc thiểu số có gặp khó khăn không? Khó khăn lớn nhất là gì? 23. Theo đồng chí, cần đổi mới nội dung gì trong công tác cán bộ dân tộc thiểu số hiện nay? 24. Theo đồng chí, cần đặc biệt lưu ý điều gì trong công tác cán bộ dân tộc thiểu số hiện nay? 25. Theo đồng chí, trong công tác cán bộ dân tộc thiểu số có thể vận dụng khác quy định không? 26. Theo đồng chí, có nên quy định một số ngành nghề không thực hiện ưu tiên cán bộ dân tộc thiểu số không? 27. Theo đồng chí, có nên tạo nguồn cán bộ dân tộc thiểu số ngay ở các cấp học không? 28. Theo đồng chí, ưu điểm lớn nhất của cán bộ dân tộc thiểu số ở cơ quan đồng chí là gì? 29. Theo đồng chí, hạn chế lớn nhất của cán bộ dân tộc thiểu số ở cơ quan đồng chí là gì? 30. Theo đồng chí, có hay không có sự ỷ nại của cán bộ dân tộc thiểu số khi được ưu tiên? 31. Theo đồng chí, có hay không có việc ngại công tác xa nhà của cán bộ dân tộc thiểu số? 32. Theo đồng chí, có nên tổ chức các lớp học tiếng việt cho cán bộ dân tộc thiểu số không? 33. Theo đồng chí, tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số trong cơ quan đồng chí đã đạt được theo quy định chưa? 34. Theo đồng chí, mức sống gia đình của cán bộ dân tộc thiểu số ở cơ quan đồng chí hiện nay ở mức nào? 35. Tỉnh ủy Đắk Lắk có đang triển khai góp ý các quy định về công tác cán bộ và chính sách cán bộ không? 36. Tỉnh ủy Đắk Lắk có đang triển khai góp ý các quy định về công tác cán bộ và chính sách cán bộ không? 37. Đánh giá chung về công tác lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở cơ quan đồng chí? 174 Phụ lục 4 BIỂU THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ Tổng số cán bộ hiện có Nữ Dân tộc thiểu số TT Tên Tổng số biên chế được giao Tổng số Cấp tỉnh Cấp huyện Cấp xã Tổng số Cấp tỉnh Cấp huyện Cấp xã Tổng số Cấp tỉnh Cấp huyện Cấp xã 1 Sở LĐTBXH 224 213 213 1 1 47 47 2 Sở Văn hóa TTDL 386 362 362 21 21 9 9 3 Sở Công thương 182 182 182 2 2 8 8 4 Sở Tài nguyên MT 121 100 100 1 1 4 4 5 Sở Nội vụ 97 93 93 3 3 9 9 6 Sở Ngoại vụ 32 32 32 1 1 7 Sở Tài chính 79 79 79 2 2 8 8 8 Sở Xây dựng 124 117 117 21 21 9 Sở Nông nghiệp & PTNT 791 791 791 18 18 72 72 10 Sở Kế hoạch và ĐT 71 71 71 4 4 11 Sở Khoa học và CN 71 71 71 2 2 878 878 12 Sở Y tế 5,820 5,610 5,610 491 491 345 345 13 Sở Giáo dục và ĐT 4,982 4,982 4,982 217 217 13 13 14 Sở Tư pháp 115 110 110 4 4 1 1 15 Sở Giao thông VT 94 94 94 8 8 16 Sở Thông tin TT 67 61 61 17 Thanh tra tỉnh 50 50 50 3 3 6 6 18 Ban Dân tộc 27 27 27 5 5 16 16 19 BQL các KCN tỉnh 42 42 42 2 2 3 3 20 VP UBND tỉnh 95 95 95 5 5 9 9 21 VP Đoàn ĐBQH & HĐND 42 39 39 4 4 22 22 22 Đài Phát thanh và TH 119 114 114 9 9 6 6 175 Tổng số cán bộ hiện có Nữ Dân tộc thiểu số TT Tên Tổng số biên chế được giao Tổng số Cấp tỉnh Cấp huyện Cấp xã Tổng số Cấp tỉnh Cấp huyện Cấp xã Tổng số Cấp tỉnh Cấp huyện Cấp xã 23 Trường CĐSP 179 140 140 3 3 31 31 24 Trường CĐ nghề TNDTTN 253 253 253 14 14 9 9 25 Trường CĐ Văn hóa NT 134 129 129 5 5 8 8 26 Trường CĐ Nghề ĐL 167 151 151 1 1 1 1 27 Trung tâm Phát triển QĐ 31 31 31 1 1 156 156 28 TX Buôn Hồ 2,201 2,040 1,593 447 129 117 12 268 178 90 29 Huyện M'Đrắk 1,709 1,673 1,377 296 134 124 10 295 234 61 30 Huyện Cư Kuin 2,308 2,302 2,108 194 176 172 4 348 325 23 31 Huyện Ea H'Leo 2,520 2,502 2,216 286 168 158 10 326 250 76 32 Huyện Krông Năng 2,462 2,462 2,178 284 151 125 26 225 177 48 33 Huyện Krông Bông 2,063 2,063 1,729 334 35 22 13 350 286 64 34 Huyện Krông Pắc 4,138 4,138 3,746 392 175 170 5 188 155 33 35 Huyện Ea Kar 2,571 2,571 2,183 388 122 108 14 218 164 54 36 Huyện Krông Ana 1,823 1,769 1,575 194 138 132 6 246 228 18 37 Huyện Buôn Đôn 1,554 1,554 1,383 171 190 176 14 404 360 44 38 Huyện Lắk 1,474 1,242 977 265 184 157 27 328 194 134 39 Huyện Ea Súp 1,860 1,860 1,624 236 122 109 13 126 80 46 40 Huyện Krông Búk 1,297 1,266 1,102 164 65 56 9 466 427 39 41 Huyện Cư M'Gar 2,979 3,080 2,670 410 262 235 27 484 363 121 42 TP Buôn Ma Thuột 4,262 4,262 3,785 477 307 290 17 4,764 1,359 3,363 42 Tổng 49,616 48,823 14,039 30,246 4,538 3,173 815 2,151 207 10,730 2,897 6,940 893 Tỷ lệ % 98.40 28.75 61.95 9.29 6.50 25.69 67.79 6.52 21.98 27.00 64.68 8.32 Nguồn: Thống kê cán bộ dân tộc thiểu số của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk 176 Phụ lục 5 BIỂU THỐNG KÊ CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ LÀ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ Cấp tỉnh Cấp Sở, huyện Cấp Phòng TT Tên Tổng số Dân tộc thiểu số Tổng số Nữ Tổng số Nữ Tổng số Nữ CẤP TỈNH: 1 1 Sở Tài nguyên MT 29 3 1 2 2 Sở Văn hóa TTDL 58 10 1 9 2 3 Sở Công thương 66 2 2 4 Sở Xây dựng 23 3 1 2 5 Sở Nội vụ 25 4 2 1 2 6 Sở NN và PTNT 61 3 3 1 7 Sở Kế hoạch và ĐT 30 1 1 8 Sở Y tế 145 14 2 12 1 9 Sở Giáo dục và ĐT 271 21 1 1 20 10 10 Sở Tư pháp 34 1 1 1 11 Sở Khoa học và CN 33 3 3 1 12 Sở Tài chính 30 1 1 13 Sở Giao thông VT 23 3 1 2 14 Sở LĐTBXH 24 1 1 15 Thanh tra tỉnh 24 3 1 2 1 16 VP UBND tỉnh 34 4 2 1 1 1 17 VP Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh 19 3 1 2 2 18 Ban Dân tộc 12 5 2 3 1 19 BQL các KCN tỉnh 9 2 2 1 20 Trường CĐ nghề TNDTTN 35 7 1 6 2 21 Trường CĐ Văn hóa NT 21 4 4 1 177 Cấp tỉnh Cấp Sở, huyện Cấp Phòng TT Tên Tổng số Dân tộc thiểu số Tổng số Nữ Tổng số Nữ Tổng số Nữ 22 Trường CĐ Nghề ĐL 33 2 2 23 Trường CĐSP ĐL 17 1 1 24 Đài Phát thanh và TH 25 2 1 1 1 Tổng 1,081 103 3 1 19 4 82 22 Tỷ lệ % 10 0 0 2 0 8 2 TT CẤP HUYỆN: 2 1 Huyện Krông Búk 50 12 2 10 1 2 Huyện M'Đrắk 152 9 2 7 4 3 Huyện Cư Kuin 47 8 3 2 5 2 4 Huyện Krông Năng 13 5 2 3 1 5 Huyện Ea H'Leo 42 5 2 3 6 Huyện Krông Bông 167 11 2 2 9 4 7 Huyện Krông Pắc 52 6 1 5 1 8 Huyện Krông Ana 37 5 2 3 2 9 Huyện Ea Kar 54 4 1 3 1 10 Huyện Lắk 127 27 1 26 6 11 Huyện Ea Súp 49 3 1 2 2 12 Huyện Buôn Đôn 53 12 4 1 8 1 13 Huyện Cư M'Gar 51 7 7 14 TP Buôn Ma Thuột 75 2 2 1 15 TX Buôn Hồ 187 24 2 1 22 9 Tổng 1,156 140 24 7 115 35 Tỷ lệ % 12 2 1 10 3 Tổng của 1+2 2,237 243 3 1 43 11 197 57 Tỷ lệ % 11 0 0 2 0 9 3 178 Cấp tỉnh Cấp Sở, huyện Cấp Phòng TT Tên Tổng số Dân tộc thiểu số Tổng số Nữ Tổng số Nữ Tổng số Nữ TT CẤP XÃ: 3 1 Huyện Krông Búk 81 21 2 Huyện M'Đrắk 149 34 3 Huyện Cư Kuin 92 15 4 Huyện Krông Năng 25 25 5 Huyện Krông Bông 157 35 6 TX Buôn Hồ 271 45 7 Huyện Krông Pắc 196 39 8 Huyện Krông Ana 33 8 9 Huyện Ea Kar 193 33 10 Huyện Ea Súp 119 26 11 Huyện Lắk 128 80 12 Huyện Ea H'Leo 144 51 13 Huyện Buôn Đôn 87 32 14 Huyện Cư M'Gar 121 113 15 TP Buôn Ma Thuột 63 9 Tổng 1,859 566 Tỷ lệ % 30 Tổng của 1+2+3 4,096 809 Tỷ lệ % 20 Nguồn: Thống kê cán bộ dân tộc thiểu số của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk 179 Phụ lục 6 BIỂU THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ngạch công chức Trình độ chuyên môn Lý luận chính trị TT Tên Tổng số CVCC hoặc tương đương CVC hoặc tương đương CV hoặc tương đương CS-NV hoặc tương đương Sau đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp Chưa đào tạo Cử nhân Cao cấp Trung cấp Sơ cấp Chưa đào tạo Đảng viên CẤP TỈNH: 1 1 Sở VHTTDL 51 1 1 5 7 2 1 4 4 2 Sở Công thương 7 7 4 3 1 2 4 2 3 Sở Tài nguyên MT 7 1 4 1 4 1 1 3 4 4 Sở LĐTBXH 3 1 2 1 1 1 1 1 1 5 Sở Nội vụ 8 1 1 5 1 8 5 3 6 6 Sở Y tế 882 5 2 4 3 5 2 7 7 Sở Giáo dục và ĐT 346 8 3 5 2 2 4 5 8 Sở KH và CN 5 3 3 1 2 1 9 Sở Tư pháp 6 1 1 1 1 10 Sở Tài chính 8 8 8 1 7 2 11 Sở Xây dựng 6 4 2 4 2 3 4 12 Sở NN và PTNT 87 2 30 40 2 29 38 3 8 4 60 37 13 Sở Kế hoạch ĐT 2 2 2 1 1 2 14 Sở Giao thông VT 8 1 4 3 6 2 2 1 5 15 Thanh tra tỉnh 6 1 4 1 6 2 4 5 16 VP UBND tỉnh 10 3 4 2 2 6 1 1 3 3 2 6 17 Đoàn ĐBQH và HĐND 6 2 4 6 4 2 6 18 BQL các KCN tỉnh 4 1 1 2 1 2 19 Ban Dân tộc 14 2 7 5 9 3 2 2 2 1 9 7 Tổng 1,466 5 18 105 54 13 114 48 5 2 4 45 21 75 28 106 Tỷ lệ % 0.34 1.23 7.16 3.68 0.89 7.78 3.27 0.34 0.14 0.27 3.07 1.43 5.12 1.91 7.23 180 Ngạch công chức Trình độ chuyên môn Lý luận chính trị TT Tên Tổng số CVCC hoặc tương đương CVC hoặc tương đương CV hoặc tương đương CS-NV hoặc tương đương Sau đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp Chưa đào tạo Cử nhân Cao cấp Trung cấp Sơ cấp Chưa đào tạo Đảng viên TT CẤP HUYỆN: 2 1 Huyện Krông Búk 89 13 6 13 5 1 6 4 2 7 15 2 Huyện M'Đrắk 170 1 8 5 9 5 5 1 8 14 3 Huyện Cư Kuin 240 13 7 16 3 1 6 7 2 5 19 4 Huyện Ea H'Leo 318 1 8 4 8 4 1 2 2 2 7 7 5 Huyện Krông Năng 261 1 14 2 15 2 5 2 3 7 15 6 Huyện Krông Bông 171 9 5 9 3 2 2 1 11 14 7 Huyện Krông Pắc 295 8 5 8 5 4 4 2 10 8 Huyện Krông Ana 159 9 1 9 1 4 2 4 7 9 Huyện Ea Kar 158 2 5 1 7 1 4 3 1 8 10 Huyện Buôn Đôn 251 1 20 12 21 8 3 1 6 8 3 16 27 11 Huyện Lắk 532 11 11 3 2 6 8 12 Huyện Ea Súp 197 1 5 4 6 1 3 2 2 4 2 7 13 Huyện Cư M'Gar 417 1 8 9 3 3 7 14 TP Buôn Ma Thuột 363 5 4 2 3 2 2 1 5 3 7 15 TX Buôn Hồ 178 1 18 5 21 3 2 6 10 4 2 24 Tổng 3,799 9 154 61 2 165 43 7 7 4 59 56 21 78 189 Tỷ lệ % 0.24 4.05 1.61 0.05 4.34 1.13 0.18 0.18 0.11 1.55 1.47 0.55 2.05 4.97 181 Ngạch công chức Trình độ chuyên môn Lý luận chính trị TT Tên Tổng số CVCC hoặc tương đương CVC hoặc tương đương CV hoặc tương đương CS-NV hoặc tương đương Sau đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp Chưa đào tạo Cử nhân Cao cấp Trung cấp Sơ cấp Chưa đào tạo Đảng viên TT CẤP XÃ: 3 1 Huyện Krông Búk 39 8 31 8 16 15 2 22 15 31 2 Huyện M'Đrắk 61 6 55 6 27 1 27 5 27 9 20 45 3 Huyện Ea H'Leo 76 15 37 15 37 3 21 6 43 11 16 65 4 Huyện Cư Kuin 23 2 18 2 15 2 4 2 14 7 21 5 Huyện Krông Năng 48 8 40 8 36 2 2 15 19 6 Huyện Krông Bông 64 6 58 6 36 2 20 5 28 8 51 7 Huyện Krông Pắc 33 11 22 11 13 9 3 25 5 27 8 Huyện Krông Ana 18 4 14 4 8 6 1 12 2 16 9 Huyện Ea Kar 53 9 24 9 17 10 17 4 36 4 9 48 10 Huyện Buôn Đôn 44 12 25 12 25 9 1 3 32 9 40 11 Huyện Ea Súp 46 3 28 3 28 29 5 37 12 Huyện Lắk 124 7 48 7 48 8 61 5 67 14 38 98 13 Huyện Cư M'Gar 121 14 55 14 55 2 60 11 88 14 TP Buôn Ma Thuột 42 11 14 11 14 1 16 6 15 6 15 32 15 TX Buôn Hồ 90 9 35 9 35 13 33 2 29 25 34 60 Tổng 882 125 504 125 410 66 217 46 454 100 163 678 Tỷ lệ % 14.17 57.14 14.17 46.49 7.48 24.60 5.22 51.47 11.34 18.48 76.87 Tổng của 1+2+3 6,147 5 27 384 619 15 404 501 78 226 8 150 531 196 269 973 Tỷ lệ % 0.08 0.44 6.25 10.07 0.24 6.57 8.15 1.27 3.68 0.13 2.44 8.64 3.19 4.38 15.83 Nguồn: Thống kê cán bộ dân tộc thiểu số của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk 182 Phụ lục 7 BIỂU THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG VIÊN CHỨC NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Hạng chức danh nghề nghiệp Trình độ chuyên môn Lý luận chính trị TT Tên Tổng số CVCC hoặc tương đương CVC hoặc tương đương CV hoặc tương đương CS-NV hoặc tương đương Sau đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp Chưa đào tạo Cử nhân Cao cấp Trung cấp Sơ cấp Chưa đào tạo Đảng viên CẤP TỈNH: 1 1 Sở LĐTBXH 2 2 2 1 1 2 Đài Phát thanh và TH 16 8 8 8 6 2 8 6 4 3 Sở Tài nguyên MT 7 1 1 1 1 1 1 4 Sở Văn hóa TTDL 51 3 12 29 1 17 22 4 1 1 42 18 5 Sở Ngoại vụ 1 1 1 1 6 Sở Y tế 882 3 274 598 3 285 482 90 15 2 4 51 302 516 197 7 Sở Giáo dục và ĐT 346 271 18 10 261 9 9 48 202 90 25 8 Sở Khoa học và CN 5 1 1 1 1 1 1 2 9 Sở Tư pháp 6 5 5 5 10 Sở NN và PTNT 87 14 1 1 13 1 2 3 10 3 11 VP UBND tỉnh 10 1 1 1 12 BQL các KCN tỉnh 4 2 2 1 1 1 13 Trường CĐ nghề TNDTTN 31 1 30 3 20 3 3 2 3 18 10 6 14 Trường CĐSP 6 6 6 6 2 15 Trường CĐ Văn hóa NT 9 1 8 4 5 3 16 Trường CĐ Nghề ĐL 8 3 5 1 3 4 1 3 4 17 Trung tâm Phát triển QĐ 1 1 1 1 1 Tổng 1,472 19 599 691 632 528 109 17 2 12 116 549 670 262 Tỷ lệ % 1.29 40.69 46.94 42.93 35.87 7.40 1.15 0.14 0.82 7.88 37.30 45.52 17.80 183 Hạng chức danh nghề nghiệp Trình độ chuyên môn Lý luận chính trị TT Tên Tổng số CVCC hoặc tương đương CVC hoặc tương đương CV hoặc tương đương CS-NV hoặc tương đương Sau đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp Chưa đào tạo Cử nhân Cao cấp Trung cấp Sơ cấp Chưa đào tạo Đảng viên TT CẤP HUYỆN: 2 1 Huyện Krông Búk 128 23 47 23 47 70 8 2 Huyện M'Đrắk 156 50 106 50 103 1 2 2 1 153 31 3 TX Buôn Hồ 178 86 68 86 68 1 85 1 53 4 Huyện Ea H'Leo 394 92 302 165 139 1 3 50 5 Huyện Krông Năng 261 108 129 108 117 2 10 32 5 120 134 6 Huyện Krông Bông 235 11 146 31 126 5 152 86 7 Huyện Krông Pắc 318 128 144 128 144 14 66 8 Huyện Krông Ana 159 1 45 103 43 100 5 1 4 9 Huyện Ea Kar 211 66 76 66 76 9 57 10 Huyện Lắk 532 244 83 244 81 2 1 119 207 254 11 Huyện Ea Súp 197 92 91 1 91 88 3 11 55 55 12 Huyện Buôn Đôn 251 110 108 111 107 1 1 2 216 116 13 Huyện Cư M'Gar 417 115 286 131 270 7 10 398 25 14 TP Buôn Ma Thuột 363 192 171 192 137 7 18 3 351 105 15 Huyện Cư Kuin 263 55 165 68 152 1 1 46 Tổng 4,063 1 1,417 2,025 1 1,537 1,755 27 33 1 213 147 1,668 1,090 Tỷ lệ % 0.02 34.88 49.84 0.02 37.83 43.19 0.66 0.81 0.02 5.24 3.62 41.05 26.83 Tổng của 1+2 5,535 20 2,016 2,716 1 2,169 2,283 136 50 2 13 329 696 2,338 1,352 Tỷ lệ % 0 36 49 0 39 41 2 1 0 0 6 13 42 24 Nguồn: Thống kê cán bộ dân tộc thiểu số của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk 184 Phụ lục 8 BIỂU THỐNG KÊ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ Trong nước Lý luận chính trị Quản lý nhà nước TT Tên Chuyên môn Cử nhân Cao cấp Trung cấp QLNN chương trình CVCC QLNN chương trình CVC QLNN chương trình CV Kỹ năng nghiệp vụ Tin học Ngoại ngữ Bồi dưỡng, tâp huấn khác Nước ngoài CẤP TỈNH: 1 1 Sở Tài nguyên MT 1 1 1 1 1 1 3 2 1 7 2 Sở Văn hóa TTDL 2 4 2 1 7 1 6 38 3 Sở Ngoại vụ 1 4 Sở Công thương 1 5 Sở Nội vụ 2 5 5 6 Sở Y tế 6 3 1 2 0 1 0 7 0 0 9 0 7 Sở Tư pháp 5 8 Sở Tài chính 1 1 4 5 2 9 Sở Giáo dục và ĐT 21 2 15 21 10 Sở Xây dựng 1 2 1 1 11 Sở Khoa học và CN 2 1 2 2 5 5 5 12 Sở NN và PTNT 13 Sở Kế hoạch và ĐT 1 2 2 1 14 Sở Giao thông VT 1 1 2 2 15 Thanh tra tỉnh 2 1 1 2 5 6 4 5 16 Ban Dân tộc 1 1 1 7 17 BQL các KCN tỉnh 2 2 1 1 4 18 VP UBND tỉnh 1 2 3 3 19 VP Đoàn ĐBQH& HĐND 1 1 3 185 Trong nước Lý luận chính trị Quản lý nhà nước TT Tên Chuyên môn Cử nhân Cao cấp Trung cấp QLNN chương trình CVCC QLNN chương trình CVC QLNN chương trình CV Kỹ năng nghiệp vụ Tin học Ngoại ngữ Bồi dưỡng, tâp huấn khác Nước ngoài 20 Đài PTTH 1 3 2 2 14 21 Trường CĐSP 3 22 Trường CĐ Văn hóa NT 1 1 9 23 Trường CĐ Nghề ĐL 6 1 1 6 4 4 6 24 Trung tâm PTQĐ 1 Tổng 41 4 19 22 5 19 12 47 24 29 141 1 TT CẤP HUYỆN: 2 1 Huyện Krông Búk 1 4 0 1 2 3 3 0 1 15 0 2 Huyện M'Đrắk 5 2 4 147 16 10 28 3 Huyện Cư Kuin 4 1 2 4 Huyện Ea H'Leo 1 15 9 5 Huyện Krông Năng 4 47 2 5 4 204 184 98 6 Huyện Krông Bông 2 1 7 Huyện Krông Pắc 1 4 7 1 8 Huyện Krông Ana 5 3 3 2 29 9 9 6 9 Huyện Ea Kar 22 2 2 22 12 22 10 Huyện Lắk 36 3 5 2 20 15 11 Huyện Ea Súp 14 3 12 1 2 11 8 12 Huyện Buôn Đôn 1 2 13 Huyện Cư M'Gar 3 3 3 3 14 TP Buôn Ma Thuột 1 1 1 2 15 TX Buôn Hồ 1 3 4 Tổng 76 1 34 76 2 15 24 225 262 224 206 1 186 Trong nước Lý luận chính trị Quản lý nhà nước TT Tên Chuyên môn Cử nhân Cao cấp Trung cấp QLNN chương trình CVCC QLNN chương trình CVC QLNN chương trình CV Kỹ năng nghiệp vụ Tin học Ngoại ngữ Bồi dưỡng, tâp huấn khác Nước ngoài TT CẤP XÃ: 3 1 TX Buôn Hồ 14 2 Huyện Cư Kuin 1 7 3 Huyện Ea H'Leo 6 43 3 25 9 3 4 Huyện Krông Năng 15 40 7 18 12 20 5 Huyện Krông Bông 20 5 28 15 7 6 Huyện Krông Pắc 3 25 28 11 12 28 7 Huyện Ea Kar 49 4 36 38 36 49 8 Huyện Krông Ana 17 9 Huyện Lắk 0 10 Huyện Ea Súp 26 22 3 3 11 Huyện M'Đrắk 2 11 8 12 Huyện Buôn Đôn 3 3 13 Huyện Cư M'Gar 2 60 14 TP Buôn Ma Thuột 1 Tổng 99 0 20 238 0 0 55 84 95 72 115 0 Tổng của 1+2+3 216 5 73 336 7 34 91 356 381 325 462 2 Nguồn: Thống kê cán bộ dân tộc thiểu số của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_dang_bo_tinh_dak_lak_lanh_dao_xay_dung_doi_ngu_can_b.pdf
  • pdfTrang thong tin Nguyen Thi Tinh.pdf
  • pdfTTLA _ Tinh _ cap HV.pdf
  • pdfTTLA _dich_ _ Tinh _ cap HV.pdf
Tài liệu liên quan