Luận án Đảng bộ tỉnh Đắk lắk lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc từ năm 2003 đến năm 2015

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM NGỌC ĐẠI ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TỪ NĂM 2003 ĐẾN NĂM 2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HÀ NỘI - 2017 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM NGỌC ĐẠI ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TỪ NĂM 2003 ĐẾN NĂM 2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Mã số: 62 22 03 15 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.T

pdf195 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Đảng bộ tỉnh Đắk lắk lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc từ năm 2003 đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TS. TRẦN THỊ THU HƯƠNG 2. TS. NGUYỄN THẮNG LỢI HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Phạm Ngọc Đại MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 7 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 7 1.2. Kết quả nghiên cứu của các công trình liên quan và những nội dung luận án tập trung nghiên cứu 20 Chương 2: CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK TỪ NĂM 2003 ĐẾN NĂM 2010 22 2.1. Những yếu tố tác động đến quá trình thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Đắk Lắk 22 2.2. Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc trong điều kiện lịch sử mới (2003-2010) 38 Chương 3: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2015 76 3.1. Yêu cầu mới và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk về thực hiện chính sách dân tộc 76 3.2. Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo thực hiện chính sách dân tộc trên các lĩnh vực cụ thể 88 Chương 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 112 4.1. Một số nhận xét 112 4.2. Một số kinh nghiệm 134 KẾT LUẬN 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 171 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BCH Ban Chấp hành CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH Chủ nghĩa xã hội CSDT Chính sách dân tộc DCTD Di cư tự do DTTS Dân tộc thiểu số HĐND Hội đồng Nhân dân HTCT Hệ thống chính trị MTTQ Mặt trận Tổ quốc THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông UBND Ủy ban Nhân dân XĐGN Xóa đói, giảm nghèo XHCN Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ các nhóm dân cư tỉnh Đắk Lắk năm 2005 25 Biểu số 3.1: Tốc độ gia tăng dân số tỉnh Đắk Lắk 79 Biểu số 3.2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Đắk Lắk 81 Biểu số 4.1: Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk 122 Biểu số 4.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân tỉnh Đắk Lắk 127 Biểu số 4.3: Tỷ lệ hộ nghèo người dân tộc thiểu số tại chỗ so với tỷ lệ hộ nghèo chung tỉnh Đắk Lắk 129 Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất và nhà ở tỉnh Đắk Lắk 130 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Việt Nam là quốc gia đa dân tộc (tộc người). Dân tộc Kinh là dân tộc đa số, các dân tộc thiểu số (DTTS) còn lại cư trú trên diện tích rộng lớn tới ¾ lãnh thổ, thường ở khu vực miền núi, biên giới. Trong lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các dân tộc đã luôn đoàn kết, sát cánh bên nhau với truyền thống: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Thấy rõ đặc điểm ấy, ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định vấn đề dân tộc có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân. Quán triệt những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng và không ngừng phát triển, hoàn thiện chính sách dân tộc (CSDT). Chính sách dân tộc là bộ phận cấu thành chính sách chung của Đảng và Nhà nước, vạch ra những nguyên tắc, biện pháp đối xử và giải quyết vấn đề dân tộc. CSDT thể hiện quan điểm chính trị của Đảng trong việc giải quyết mối quan hệ dân tộc, bao gồm những chính sách tác động trực tiếp đến các dân tộc và quan hệ giữa các dân tộc, nhằm mục đích phát triển các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng ở các vùng dân tộc thiểu số; xây dựng khối đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc. Chính sách dân tộc của Đảng luôn được quán triệt và triển khai thực hiện nhất quán trong mọi thời kỳ. Qua các giai đoạn lịch sử cụ thể, CSDT của Đảng luôn được bổ sung, hoàn thiện đáp ứng yêu cầu thực tiễn và sự phát triển của đất nước. Khi bước vào thời kỳ đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện, CSDT của Đảng được triển khai ngày càng hiệu quả ở các vùng sâu, vùng xa, vùng nhiều đồng bào các dân tộc sinh sống. Trong đó tỉnh Đắk Lắk là một trong những vùng có tính đặc thù. Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, quốc phòng - an ninh và môi trường sinh thái của vùng Tây Nguyên và cả nước. Ngay sau ngày giải phóng (3-1975), xác định công tác dân tộc là nhiệm vụ chiến lược, lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk đã chú trọng và quan tâm đến CSDT: Vấn đề kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên luôn gắn chặt với vấn đề dân tộc, nếu không 2 nói là vấn đề dân tộc có tính chất quyết định đối với các nội dung kinh tế - xã hội trên địa bàn này... Có thể trong xu thế phát triển chung, tỉ lệ đồng bào dân tộc thiểu số giảm đi trong tổng số dân, nhưng tầm vóc của việc thực hiện CSDT không hề giảm nhẹ, ngược lại ngày càng phải được đề cao [146, tr.50-51]. Để thực hiện mục tiêu “Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp nhau cùng phát triển" giữa các dân tộc, Đảng và Nhà nước đã đề ra các chủ trương, CSDT, đặc biệt là được thể hiện tập trung toàn diện tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành (BCH) Trung ương Đảng (khóa IX, năm 2003) về công tác dân tộc. Triển khai nghị quyết, nhiều chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Trung ương và của tỉnh Đắk Lắk đã được thực hiện nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các dân tộc, giữa các khu vực dân cư. Thực hiện hệ thống CSDT khá toàn diện, với nguồn lực thực hiện lớn, đã tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội; cơ sở hạ tầng từng bước tăng cường; giảm tỉ lệ hộ nghèo; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên. Diện mạo vùng DTTS, vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đã có những thay đổi căn bản. Tuy nhiên, cho đến năm 2015, vùng DTTS tỉnh Đắk Lắk vẫn là một trong những nơi khó khăn nhất. Nhiều vấn đề quan hệ dân tộc bức xúc ở Đắk Lắk chưa được giải quyết tốt, như mức sống, trình độ phát triển giữa vùng đồng bào DTTS so với vùng đồng bào Kinh ngày càng cách xa; tác động tiêu cực của di cư tự do (DCTD) và mâu thuẫn về quyền sở hữu - sử dụng đất, rừng diễn biến phức tạp; lĩnh vực an ninh chính trị luôn tiềm ẩn những yếu tố bạo loạn; hệ thống chính trị (HTCT) ở cơ sở hiệu quả hoạt động còn thấp. Các chính sách được ban hành nhiều, nhưng hiệu lực, hiệu quả chưa cao, nhiều đầu mối quản lý. Phương thức hỗ trợ của một số chính sách còn chưa phù hợp. Nguồn lực đầu tư chính sách chưa bảo đảm thực hiện các mục tiêu; cơ chế phối hợp tổ chức thực hiện chính sách có mặt chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá quá trình lãnh đạo thực hiện CSDT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng (khóa IX) và cũng là hơn 10 năm đầu chia tách tỉnh (2003-2015) là việc làm cần thiết, để từ đó rút ra những kinh nghiệm thành công và chưa thành công, góp phần thực hiện tốt hơn CSDT của Đảng. 3 Với những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn vấn đề Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc từ năm 2003 đến năm 2015 làm đề tài luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu làm rõ quá trình lãnh đạo thực hiện CSDT của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2015, từ đó rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu để thực hiện CSDT ở tỉnh nói riêng, cả nước nói chung, trong thời gian tới đạt hiệu quả cao hơn. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Luận án hệ thống hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk về chính sách dân tộc từ năm 2003 đến năm 2015. - Luận án đánh giá những ưu điểm, khuyết điểm của quá trình chỉ đạo thực hiện các chính sách dân tộc, từ đó chỉ ra nguyên nhân của sự lãnh đạo và kết quả lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh. - Luận án rút ra 5 kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk thực hiện chính sách dân tộc sau hơn 10 năm chia tách tỉnh (2003 - 2015). 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu quan điểm, chủ trương của Đảng về CSDT và quá trình Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo thực hiện CSDT từ năm 2003 đến năm 2015. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: Lấy mốc thời gian nghiên cứu từ năm 2003 đến năm 2015 với hai lý do: Một là, nhằm tổng kết Chương trình số 18/TU, ngày 14 tháng 05 năm 2003 của Tỉnh ủy Đắk Lắk, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của BCH Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc. Hai là, ngày 26-11-2003, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam đã thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11 về việc chia tách tỉnh Đắk Lắk thành hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. Thực hiện Nghị quyết trên, ngày 01-01-2004, tỉnh Đắk Lắk (mới) được chính thức thành lập. 4 Không gian nghiên cứu: Đề tài luận án chủ yếu khảo sát tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk sau khi chia tách tỉnh (năm 2004 có 13 đơn vị hành chính cấp huyện, năm 2015 có 15 đơn vị hành chính cấp huyện). Nội dung nghiên cứu: - Chính sách là cách thức tác động có chủ đích của một nhóm, tập đoàn xã hội này vào những nhóm, tập đoàn xã hội khác thông qua các thiết chế khác nhau của HTCT nhằm thực hiện các mục tiêu đã được xác định trước. - Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam là tổng hợp các quan điểm, nguyên tắc, chủ trương, giải pháp tác động đến các dân tộc, vùng dân tộc, nhằm phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa các dân tộc theo hướng bảo đảm khối đại đoàn kết thống nhất giữa các dân tộc và phát triển cộng đồng dân tộc Việt Nam [14, tr.8]. CSDT là toàn bộ những chủ trương, biện pháp của Đảng và Nhà nước tác động vào tất cả các lĩnh vực đời sống của các DTTS, các vùng dân tộc và có thể đối với từng dân tộc riêng biệt, nhằm thay đổi tình trạng lạc hậu, biệt lập, phân biệt, bất bình đẳng giữa các dân tộc, hướng tới sự đoàn kết, bình đẳng và tương trợ lẫn nhau cùng phát triển [90, tr.52-53]. Biểu hiện của CSDT là ở nhiều cấp độ khác nhau, trong nhiều loại hình văn bản khác nhau: Như các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị do Đảng Cộng sản ban hành ban hành; Hiến pháp, pháp luật, pháp lệnh, các loại văn bản quy phạm pháp luật khác do Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước các cấp ban hành theo thẩm quyền. - Chính sách dân tộc có nội dung rất rộng, thể hiện trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh,... Tuy nhiên, luận án giới hạn ở năm nhóm chính sách chủ yếu: Phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS; Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các DTTS; Xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS và nâng cao chất lượng HTCT cơ sở; Chính sách quốc phòng - an ninh và một số chính sách đặc thù khác. - Thực hiện CSDT là quá trình đưa chủ trương, chính sách của Đảng vào cuộc sống, đến với người dân. Các ý tưởng của Đảng, mong muốn của người dân đã được thể hiện trong các văn bản tài liệu, nghị quyết sẽ phải cụ thể hóa thành lợi ích vật chất xã hội. Công tác tổ chức thực hiện chính sách không chỉ có tác dụng một chiều là đưa 5 chính sách vào cuộc sống mà còn thông qua thực tiễn cuộc sống để điều chỉnh và hoàn thiện chính sách. Tổ chức thực hiện CSDT của Đảng ở tỉnh Đắk Lắk có sự tham gia của nhiều lực lượng, cấp quản lý gồm cả cấp trung ương, địa phương (tỉnh, huyện, xã), cộng đồng (buôn/làng), doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân. 4. Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về dân tộc và CSDT, đặc biệt là chủ trương của Đảng về CSDT trong thời kỳ đổi mới. 4.2. Nguồn tư liệu Nguồn tư liệu của luận án chủ yếu dựa vào số liệu khảo sát ở một số địa phương thuộc tỉnh Đắk Lắk, đồng thời luận án tham khảo, tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan đã được công bố; các văn kiện của BCH Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, các văn bản pháp luật của Quốc hội, các văn bản điều hành của Chính phủ, các báo cáo của Uỷ ban Dân tộc, Ban chỉ đạo Tây Nguyên; những văn kiện của tỉnh Đắk Lắk. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp logic. Ngoài ra, tác giả đã vận dụng một số phương pháp khác như: phương pháp tiếp cận liên ngành trong khoa học xã hội và nhân văn; phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu, phương pháp chuyên gia, phương pháp khảo sát thực tế, phỏng vấn các đối tượng như nhà quản lý, cán bộ thực hiện CSDT, phỏng vấn người dân - đối tượng thụ hưởng chính sách. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Trên cơ sở phân tích đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa tín ngưỡng; luận án làm sáng rõ tính đặc thù, sự khó khăn phức tạp của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, dân cư, tộc người, các nhân tố bên ngoài tác động đến quá trình thực hiện CSDT ở tỉnh Đắk Lắk. - Hệ thống hóa chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk về CSDT từ năm 2003 đến năm 2015. 6 - Đánh giá một cách khách quan những thành tựu, hạn chế; lý giải nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế; rút ra một số nhận xét về ưu, khuyết điểm, những kinh nghiệm chủ yếu về thực hiện CSDT của Đảng ở tỉnh Đắk Lắk từ năm 2003 đến năm 2015. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc tiếp tục đổi mới, hoàn thiện CSDT và thực hiện CSDT của Đảng ở Đắk Lắk, các tỉnh Tây Nguyên và cả nước. - Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cấp, các ngành của tỉnh Đắk Lắk và các tỉnh khu vực Tây Nguyên trong việc thực hiện CSDT. Ở một mức độ nhất định, kết quả đạt được trong luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy về vấn đề có liên quan đến CSDT và thực hiện CSDT của Đảng và Nhà nước. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình đã công bố của tác giả liên quan đến luận án, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm 4 chương, 8 tiết. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Trong quá trình khảo sát tư liệu, tác giả luận án nhận thấy vấn đề “Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc từ năm 2003 đến năm 2015” được đề cập đến nhiều trong các công trình, bài viết, có thể chia theo 3 nhóm như sau: 1.1.1. Những công trình nghiên cứu chung về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc ở Việt Nam Cuốn sách 50 năm các dân tộc thiểu số Việt Nam (1945-1995) của Bế Viết Đẳng [38] đã tập trung nghiên cứu khá đầy đủ về các DTTS Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc cũng như trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới trên các lĩnh vực: xây dựng và phát triển kinh tế; thực hiện định canh, định cư; xây dựng quan hệ xã hội mới; xây dựng văn hóa và phát triển y tế. Cuốn sách cung cấp những luận cứ thực tiễn nhằm đổi mới CSDT phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ mới của cách mạng, nhất là khi bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Cuốn sách Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi của Bế Viết Đẳng [39] đã đánh giá vấn đề dân tộc và việc thực hiện CSDT ở Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng kinh tế - xã hội và những vấn đề cấp bách đối với CSDT, tác giả đã đưa ra những nhận định và nêu một số nhận xét về CSDT trong thời kỳ mới. Trong đó khẳng định: Phát triển kinh tế - xã hội là cơ sở để thực hiện CSDT. Công trình Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay của Phan Hữu Dật [23] và Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam của Đặng Nghiêm Vạn [192] đã đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn về quan hệ tộc người ở Việt Nam, trong đó dành một phần đáng kể đề cập đến quan hệ tộc người ở Tây Nguyên. Viện nghiên cứu Chính sách Dân tộc và Miền núi có báo cáo Vấn đề dân tộc và định hướng xây dựng chính sách dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá [193]. Công trình nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn về CSDT của Đảng và những 8 định hướng cơ bản trong quy hoạch dân cư, đẩy mạnh nhịp độ phát triển kinh tế hàng hoá phù hợp với đặc điểm từng vùng nhằm đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Kiến nghị những giải pháp nhằm sớm ổn định và cải thiện đời sống đồng bào dân tộc. Cuốn Miền núi Việt Nam thành tựu và phát triển những năm đổi mới của Trần Văn Thuật và các cộng sự [100], trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát về sự đa dạng của điều kiện tự nhiên - môi trường, văn hóa và kinh tế miền núi Việt Nam, các tác giả đã nêu định hướng và nguyên tắc phát triển miền núi và vùng DTTS của Đảng. Đánh giá thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội và đặt ra những vấn đề về phát triển miền núi trong giai đoạn mới. Nhóm tác giả đã dành một chương bàn về xóa đói, giảm nghèo (XĐGN), đề ra những giải pháp thực hiện mục tiêu XĐGN. Về vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc, vấn đề môi trường tự nhiên - quá trình khai thác, bảo vệ và biến đổi cũng được nghiên cứu khá đầy đủ. Cuốn Những vấn đề cơ bản về chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay của Phan Xuân Sơn, Lưu Văn Quảng [90] đã nêu rõ những vấn đề cơ bản về dân tộc và CSDT của Đảng qua các thời kỳ cách mạng; phân tích những vấn đề đang đặt ra trong việc thực hiện CSDT và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt CSDT ở Việt Nam hiện nay. Cuốn sách trình bày những nhận thức cơ bản về dân tộc và CSDT của Đảng và Nhà nước qua các thời kỳ từ 1930 đến 2006. Cuốn sách có những đánh giá tổng kết và phân tích sâu sắc đối với những vấn đề đang đặt ra cho việc thực hiện CSDT ở Việt Nam, như sự tranh chấp nguồn lợi và sự xung đột dân tộc, vấn đề nghèo đói, hoạt động của các thế lực thù địch. Đồng thời tác giả bước đầu đưa ra những quan điểm, giải pháp góp phần thực hiện tốt CSDT hiện nay ở Việt Nam. Cuốn sách Bảo đảm bình đẳng và tăng cường hợp tác giữa các dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay của Hoàng Chí Bảo [12] đã đánh giá thực trạng công bằng bình đẳng và hợp tác giữa các dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội tại vùng đa dân tộc, cũng như quá trình thực hiện CSDT hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Tác giả đã đưa ra 4 giải pháp chủ yếu nhằm bảo đảm công bằng, bình đẳng trong phát triển kinh tế, xã hội giữa các dân tộc ở miền núi. Cùng 9 với đổi mới nhận thức về dân tộc, xây dựng HTCT và đào tạo nguồn nhân lực thì thực hiện tốt CSDT trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội được xem là giải pháp cơ bản để thực hiện công bằng, bình đẳng trong phát triển vùng đa tộc người ở Việt Nam hiện nay. Cuốn sách Vấn đề dân tộc và công tác dân tộc sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX của Ủy ban Dân tộc - Viện Dân tộc [140] đã cung cấp những thông tin đa chiều nhằm làm rõ kết quả, hạn chế, yếu kém, đề xuất các giải pháp, góp phần đổi mới và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (khóa IX) về công tác dân tộc của Đảng. Cuốn sách Một số vấn đề về đổi mới xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc của Hoàng Hữu Bình, Phan Văn Hùng [14] đã tổng kết, đánh giá về công tác dân tộc và xây dựng, thực hiện CSDT, nhất là vấn đề đổi mới xây dựng và thực hiện CSDT. Cuốn sách Một số vấn đề mới trong quan hệ dân tộc và chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay của Phan Văn Hùng [75] đã làm rõ những vấn đề về CSDT ở Việt Nam hiện nay trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài "Những vấn đề mới trong quan hệ dân tộc và định hướng hoàn thiện chính sách dân tộc ở nước ta", mã số KX 04.18/2011-2015 do Ủy ban Dân tộc chủ trì. Đó là những vấn đề cơ bản về quan hệ dân tộc, các yếu tố chủ yếu tác động đến quan hệ dân tộc, nguồn gốc bất bình đẳng và xung đột dân tộc; chủ trương, CSDT của Đảng và Nhà nước Việt Nam và một số định hướng CSDT trong thời gian tới; vấn đề nghèo, khoảng cách giàu nghèo giữa các dân tộc, các vùng dân tộc; vấn đề thiếu đất sản xuất, đất ở và tranh chấp đất đai trong vùng đồng bào DTTS. Cuốn sách có những đánh giá, luận chứng có giá trị tham khảo tốt cho đề tài luận án. Bên cạnh đó, còn có những công trình nghiên cứu về thực hiện CSDT ở các địa phương trong cả nước: Cuốn sách Một số điểm nóng chính trị - xã hội điển hình tại các vùng đa dân tộc ở các tỉnh miền núi trong những năm gần đây. Hiện trạng, vấn đề các bài học kinh nghiệm trong xử lý tình huống của Lưu Văn Sùng [91] đã khảo sát đánh giá về điểm nóng chính trị - xã hội và xử lý điểm nóng trên địa bàn Tây Bắc, Tây 10 Nguyên, Tây Nam Bộ từ đó đề ra một số giải pháp và bài học kinh nghiệm trong xử lý điểm nóng nhằm giải quyết quan hệ dân tộc trong một quốc gia đa tộc người. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc ở một số tỉnh Tây Bắc từ năm 1996 đến năm 2006 của Trần Thị Mỹ Hường [77] đã đánh giá thành tựu và hạn chế của quá trình đổi mới, lãnh đạo của Đảng thực hiện CSDT ở Tây Bắc từ năm 1996 đến 2006, đúc kết 4 kinh nghiệm lãnh đạo của các đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc: Một là, phát triển toàn diện, đồng bộ về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng; Hai là, lựa chọn đầu tư có trọng điểm. Đồng thời, phát huy nội lực, tiềm năng, thế mạnh cũng như tính chủ động sáng tạo của địa phương; Ba là, thực hiện tốt định canh, định cư, bảo đảm ổn định đời sống Nhân dân; Bốn là, chú trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ người DTTS. Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở một số tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2010 của Hoàng Thu Thủy [101] đã làm sáng tỏ nhận thức khoa học về chính sách dân tộc của Đảng và quá trình tổ chức thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở một số tỉnh vùng Đông Bắc của Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2010; đánh giá những thành tựu, hạn chế của quá trình tổ chức thực hiện CSDT của Đảng ở một số tỉnh vùng Đông Bắc Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2010; tổng kết 5 kinh nghiệm chủ yếu về tổ chức thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở một số tỉnh vùng Đông Bắc từ năm 1996 đến năm 2010: Một là, bám sát đặc điểm cấu trúc xã hội tộc người ở vùng miền núi Đông Bắc để cụ thể hoá, vận dụng chủ trương, chính sách của Đảng cho phù hợp với thực tiễn; Hai là, xác định đúng trọng tâm, trọng điểm để đầu tư các nguồn lực, tạo ra các bước phát triển đột phá; Ba là, gắn phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng đồng bào DTTS là chủ trương nhất quán, xuyên suốt trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện CSDT; Bốn là, coi trọng nâng cao vai trò của HTCT địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện CSDT; Năm là, phải tạo mọi điều kiện để thu hút sự tham gia của đồng bào DTTS tại chỗ trong quá trình hoạch định và thực thi CSDT. Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đồng bào Khơ-me ở đồng bằng sông Cửu Long của Nguyễn Thanh Thủy [103], đã 11 tập trung nghiên cứu CSDT của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đồng bào Khơ- me cũng như quá trình thực hiện chính sách. Từ những kết quả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đạt được trong quá trình thực hiện CSDT, tác giả đã mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị và giải pháp để thực hiện có hiệu quả CSDT vùng đồng bào dân tộc Khơ-me... 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về khu vực Tây Nguyên 1.1.2.1. Công trình của các tác giả nước ngoài Do vị trí và tầm quan trọng về địa lý - dân tộc học nên Tây Nguyên đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu khoa học xã hội trong và ngoài nước. Đầu thế kỷ XX, H. Bernard với công trình Les populations Moi du Darlac (Những cư dân Mọi ở Đắk Lắk) [13] đã mang đến cho người đọc một cái nhìn tổng thể về cư dân các DTTS ở Đắk Lắk nói chung và tộc người Ê-đê nói riêng. Henri Maitre, Les jung les Moi - Rừng người Mọi [80] đã phân chia vùng đất Tây Nguyên và Nam Trường Sơn theo địa lý vùng, chia cư dân thành những nhóm theo ngôn ngữ - dân tộc một cách khoa học. Đây là công trình lịch sử tộc người đầu tiên viết về cao nguyên nằm giữa Việt Nam, Campuchia và Lào. Công trình Monographie de province du Darlac, Extrême-Orient (Chuyên khảo về tỉnh Đắk Lắk, vùng Viễn Đông) của Mus P. [81]; “Bài ca Đam San” do Sabatier L. sưu tầm, công bố năm 1934; công trình “L’habitation Rhade” (Nhà ở của người Ra- đê) của M. Ner [82] nghiên cứu về nhà ở, kiến trúc của người Ê-đê. Jacques Dournes là một trong những nhà Tây Nguyên học say mê nhất. Ông sống ở Tây Nguyên gần ba mươi năm, am hiểu sâu sắc các DTTS ở đây, nói thành thạo ngôn ngữ của họ và đã viết hàng chục công trình có thể coi là những nghiên cứu cơ bản nhất về Tây Nguyên. Dam Bo (Jacques Dournes), Miền đất huyền ảo (Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương) [22], đã mô tả một hệ thống thần linh khá giàu có, người dân tộc Tây Nguyên được hít thở trong một môi trường tâm linh phong phú, định hướng cho những gì tốt đẹp trong tâm hồn. Những giá trị tâm hồn ấy toả sáng, nhưng mong manh và đang đương đầu với những thử thách trước cái văn minh và hiện đại đầy thực dụng đang tràn vào. 12 Tác giả đã phác thảo các cộng đồng với những chuyện kể thú vị: người Ra-glai ở Đông - Nam Tây Nguyên sống hiếu khách và thuận hoà, thích giao lưu; người Srê ở cao nguyên Kon Tum hướng ngoại và dễ bị nền văn minh tác động, người Cil ở cao nguyên Lang Biang nghèo đói cam phận, người Ê-đê ở vùng Ðồng Nai Thượng và cao nguyên Đắk Lắk thì đầy ý chí học hỏi, v.v. Nó như những đoạn phim tài liệu quý đầy tính gợi tả trên nền khảo cứu khoa học tinh tế, nhạy cảm được khảo sát trên các bình diện nhân chủng, văn hoá, đời sống Dam Bo viết: Nếu phải hiểu để mà có thể yêu, thì lại phải yêu để mà có thể hiểu. Bài toán về sự phát triển của các dân tộc Tây Nguyên không hề là một bài toán đơn giản, dễ dàng. Cần phải yêu, một tình yêu đầy kính trọng và cả ưu tư như Dam Bo đã yêu đối với đất nước và con người Tây Nguyên để có thể hiểu nó một cách thấu đáo, từ đó có thể xử lý những câu hỏi không hề dễ dàng đặt ra vừa bức bách vừa lâu dài, cơ bản. Georges Condominas, Chúng tôi ăn rừng [20] đã khắc họa lại một bức tranh chân thực về cuộc sống của người Mnông Gar. Cuộc sống của người Mnông Gar luôn tuân thủ chặt chẽ theo vô số nghi lễ từ nhỏ đến lớn: lễ kết nghĩa, hội cúng đất, lễ buộc thóc, v.v.. Cuốn sách trình bày những tư liệu thu thập được trong diễn biến của một chu kỳ nông nghiệp trọn vẹn trong một năm, là cơ sở thực tiễn đề xuất các giải pháp phát triển, trên nhiều lĩnh vực đối với đồng bào Mnông Gar cũng như các nhóm dân tộc thiểu số tại chỗ khác ở Đắk Lắk. Anne de Hautecloque Howe, Người Ê Đê, một xã hội mẫu quyền [1] đi sâu nghiên cứu và giới thiệu về cơ cấu tổ chức, các quan hệ xã hội của dân tộc Ê-đê, đặc biệt xã hội Ê-đê là xã hội mẫu quyền điển hình nhất ở Tây Nguyên. Những hiểu biết sâu sắc về dân tộc Ê-đê giúp cho các nhà nghiên cứu dân tộc học, xã hội học, văn hóa học, là tài liệu tham khảo tốt cho những người làm công tác thực tiễn và quản lý địa phương hiện nay. Tác giả đã gợi mở những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu: đó là vị trí của người đàn ông trong xã hội Ê-đê; vấn đề đất đai và tái định cư người Việt tác động đến mọi mặt cấu trúc xã hội truyền thống, đặc biệt là phạm trù sở hữu mới. Công trình của G. Hickey, Tự do trong rừng thẳm (Lịch sử các sắc tộc vùng Tây Nguyên Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1976) [79], cuốn sách phản ánh chính sách 13 đồng hóa người Tây Nguyên của Ngô Đình Diệm, như: bãi bỏ chế độ Hoàng triều cương thổ, di cư người Việt từ các tỉnh ven biển lên Tây Nguyên, thành lập Bộ Sắc tộc, xây dựng lại nền hành chính, thực hiện chính sách cải cách ruộng đất tại cao nguyên miền Nam gây ra làn sóng bất mãn, dẫn đến sự ra đời của tổ chức bí mật Mặt trận giải phóng Tây Nguyên (Le Front pour la Libération des Montagnards) năm 1955 và sau đó đổi tên thành Bajaraka năm 1958 Nhìn chung, tuy mỗi công trình không giống nhau về chính kiến và mục đích nghiên cứu cũng như cách tiếp cận, nhưng đây là những công trình đi sâu nghiên cứu tộc người, đóng góp những giá trị khoa học nhất định khi tìm hiểu tất cả các vấn đề văn hóa, kinh tế, xã hội của các tộc người ở Tây Nguyên. Đặc biệt, nhiều vấn đề có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị ở Tây Nguyên vẫn còn mang tính thời sự nóng hổi. 1.1.2.2. Công trình của các tác giả trong nước Thời kỳ thuộc Pháp, có công trình Mọi Kon Tum của Nguyễn Kinh Chi, Nguyễn Đổng Chi [17]. Cuốn sách Mọi Kontum đã cho người đọc những hiểu biết tương đối cụ thể về Kon Tum nói riêng, Bắc Tây Nguyên nói chung. Cuốn sách đã bước đầu nghiên cứu đặc điểm dân tộc, đời sống vật chất và văn hoá của các DTTS ở Kon Tum. Trong thời kỳ từ năm 1954 đến năm 1975, ở miền Nam có một số công trình nghiên cứu về các tộc người Tây Nguyên. Đáng chú ý là cuốn sách Đường lên xứ Thượng của Bùi Đình [59]; các công trình: Tìm hiểu phong trào tranh đấu FULRO (1958-1969) của Bộ Phát triển sắc tộc [15]; Đồng bào các sắc tộc thiểu số ở Việt Nam, nguồn gốc và phong tục của Nguyễn Trắc Dĩ [24]; Cao nguyên miền Thượng của Cửu Long Giang, Toan Ánh [61]. Các công trình này chủ yếu đi sâu khảo sát và mô tả địa bàn cư trú, nguồn gốc, nếp sống cá nhân, đời sống xã hội, tinh thần của các tộc người ở Tây Nguyên nói riêng và miền Nam nói chung. Ở miền Bắc có một số công trình của Y Điêng, Ngọc Anh, Lê Bá Thảo... giới thiệu về vùng đất, văn hóa và con người Tây Nguyên, trong đó có các tộc người ở Đắk Lắk. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, việc nghiên cứu về Tây Nguyên nhằm đưa ra những luận cứ khoa học để khai thác tiềm năng thế mạnh về điều kiện 14 tự nhiên, những đặc điểm về văn hóa - xã hội của quá trình xây dựng cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc cho đồng bào...tích đất nông nghiệp toàn tỉnh, bình quân đất sản xuất một khẩu là 0,22 ha. Thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 2 triệu đồng; tỉ lệ hộ đói nghèo chiếm 30% so với tổng số hộ DTTS tại chỗ. Hệ thống thủy lợi mới chỉ đáp ứng 40% diện tích cây trồng được tưới nước; giao thông đi lại khó khăn; có 365 buôn thuộc 72 xã chưa có điện; tỉ lệ hộ dùng nước sạch hợp vệ sinh mới đạt 70%. Số hộ thiếu đất ở, đất sản xuất là 24.161 hộ (chiếm 55,3% số hộ DTTS tại 28 chỗ); có 17% hộ chưa có nhà ở. Tỉ lệ hộ dùng điện mới đạt 48%; mạng lưới y tế thôn, buôn còn nhiều khó khăn [121, tr.1]. Theo tiêu chí nghèo mới năm 2005 (Hộ nghèo nông thôn có mức thu nhập từ 200.000 VND/tháng trở xuống (theo Chuẩn nghèo giai đoạn 2005-2010), toàn tỉnh có 90.247 hộ nghèo, chiếm 27,5% tổng số hộ, trong đó, hộ nghèo DTTS 47.300 hộ, chiếm 53% tổng số hộ nghèo và 56% tổng số hộ DTTS tại chỗ. Các huyện có tỉ lệ hộ nghèo cao là Ea Súp 50%, Lắk 49,5%, Buôn Đôn 47%. Năm 2005, toàn tỉnh có 51.500 hộ thiếu lượng thực, chủ yếu là hộ đồng bào DTTS tại chỗ. Tuy tốc độ phát triển kinh tế và kết quả giảm nghèo nhanh, nhưng Đắk Lắk vẫn là tỉnh nghèo. Nghèo đói tập trung chủ yếu ở các hộ DTTS, nhất là DTTS tại chỗ, trong mọi thời điểm, tỉ lệ hộ nghèo DTTS đều cao gấp hơn hai lần so với tỉ lệ hộ nghèo chung toàn vùng và cao hơn 3 lần so với tỉ lệ hộ nghèo chung cả nước [69, tr.50]. Những số liệu thống kê của tỉnh Đắk Lắk cho thấy tình hình đói nghèo vẫn ở mức cao, tốc độ giảm không có sự đồng đều giữa các huyện trên địa bàn. Câu hỏi đặt ra ở đây: Ai là người nghèo của tỉnh Đắk Lắk? Nghiên cứu của Nguyễn Đình Hòa, Đặng Hoàng Giang (2013) tính toán từ các số liệu Điều tra mức sống dân cư năm 2010 cho thấy thu nhập của nhóm dân tộc Kinh là 1324,98 nghìn đồng/tháng; nhóm dân tộc mới đến là 794,17 nghìn đồng. Thu nhập trung bình của nhóm dân tộc mới đến và nhóm dân tộc tại chỗ chỉ bằng 73% và 48% so với dân tộc Kinh. Do thu nhập thấp và có sự chênh lệch giữa các nhóm dân tộc nên dẫn đến sự chênh lệch trong mức chi tiêu. Chi tiêu của nhóm dân tộc Kinh đạt 1.193,4 nghìn đồng/người/tháng, cao hơn 1,6 lần so với nhóm dân tộc mới đến (721,9 nghìn đồng) và gần 3 lần so với nhóm dân tộc tại chỗ (425,5 nghìn đồng). Như vậy, dựa trên tiêu chí thu nhập cho thấy, nhóm DTTS, nhất là nhóm dân tộc tại chỗ, dường như là những đối tượng nghèo của Đắk Lắk nói riêng, vùng Tây Nguyên nói chung. Theo Bùi Quang Tuấn (2015), tỉ lệ hộ nghèo của dân tộc Kinh, nhóm các dân tộc mới đến, nhóm các dân tộc tại chỗ lần lượt là 7,51%; 24,58% và 37,02%; theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015, tỉ lệ nghèo của các nhóm tương ứng như sau: 11,5%; 32,44% và 52,08%. Độ sâu nghèo đói biểu thị tổng thể các nguồn lực cần thiết để nâng các hộ nghèo lên mức chuẩn nghèo; nhóm dân tộc tại chỗ có độ sâu nghèo đói (theo chuẩn nghèo năm 2010) với 0,078; tiếp theo là nhóm dân tộc mới đến (0,06) và thấp nhất là dân tộc Kinh (0,015). 29 Rõ ràng, đói nghèo đã và đang là một trong những thách thức đối với quá trình phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Tây Nguyên. Để giải quyết đói nghèo cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ và sự tham gia của nhiều chủ thể, tuy nhiên, vấn đề này vẫn còn nhiều hạn chế. Vấn đề đất đai Việc chưa thận thức đầy đủ khác biệt giữa sở hữu, quản lý đất đai toàn dân với sở hữu, quản lý đất đai tập thể của buôn làng dân tộc tại chỗ đã dẫn đến một số bất cập, mâu thuẫn về quản lý, sở hữu đất đai ở Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng. Thứ nhất, phổ biến tình trạng nông - lâm trường dựa vào quyền sở hữu toàn dân, trưng dụng đất sản xuất hưu canh thuộc quyền quản lý của các DTTS tại chỗ. Chính sách di dân và phát triển nông - lâm trường với tốc độ nhanh và trên quy mô lớn, một mặt thúc đẩy kinh tế Đắk Lắk phát triển, nhưng mặt khác nảy sinh mâu thuẫn với truyền thống sở hữu, quản lý và sử dụng của các DTTS tại chỗ, làm phát sinh tình trạng mất đất, mất rừng, mất không gian sinh tồn, mất không gian xã hội buôn làng, thiếu đất sản xuất nảy sinh tình trạng mua bán, tranh chấp, khiếu kiện đất đai, đoàn kết Kinh - Thượng rạn nứt, niềm tin với chế độ suy giảm, là nguyên nhân chính yếu làm cho các mối quan hệ dân tộc ở Đắk Lắk phức tạp và xấu đi. Thứ hai, quá trình công nhân hóa, rồi lại đưa đồng bào ra khỏi nông lâm trường, cũng như quá trình hợp tác hóa nông nghiệp rồi lại giải thể hợp tác xã nông nghiệp (người vào - đất vào, người ra - đất ở lại) đã dẫn đến người dân mất đi phần đất rẫy hưu canh hoặc đất ruộng nước quan trọng vốn có của mình; Thứ ba, trong khi người DTTS tại chỗ thiếu đất sản xuất, các nông trường lại giao đất cho hộ công nhân người Kinh trồng cây công nghiệp lâu năm để thu sản phẩm nông nghiệp khiến người dân tại chỗ bất bình; Thứ tư, do thiếu hiểu biết về phương cách sử dụng đất rừng truyền thống, lại do lợi dụng tính cách chân thật và chưa biết tính toán của người dân Đắk Lắk, một bộ phận người Kinh đã tìm cách mua rẻ, hoặc lừa gạt lấn chiếm đất đai của người dân tộc tại chỗ; tình trạng cán bộ người Kinh lợi dụng chức quyền, mượn danh luật đất đai, mượn danh dự án để hợp thức hóa cho mình quyền sử dụng đất canh tác của người DTTS tại chỗ; Thứ năm, sự phát triển của hàng chục dự án thủy điện, dự án nông - lâm nghiệp trên khắp Đắk Lắk (Đến tháng 4-2012, tỉnh Đắk Lắk đã thu hồi 28 dự án, với gần 30 20.000 ha đất rừng) do quy hoạch không hợp lý, mượn danh nhà nước, mượn danh luật đất đai khiến hàng nghìn hộ dân tộc tại chỗ mất đất, mất sinh kế và mai một nền văn hóa. Đầu năm 2004, tổng số hộ người DTTS ở tỉnh Đắk Lắk thiếu đất ở và đất sản xuất là 28.523, với nhu cầu là 13.770,89 ha [Phụ lục 5]. Tất cả những mâu thuẫn, bất cập nói trên đã dẫn đến tình trạng tranh chấp và khiếu kiện đất đai ngày càng nhiều và kéo dài, lên đến hàng nghìn vụ giữa các cộng đồng tại chỗ với nông - lâm trường, với chính quyền địa phương, giữa cá nhân người DTTS với cá nhân người dân tộc Kinh. Sự mai một, đứt gãy và khủng hoảng văn hóa truyền thống Văn hóa các tộc người thiểu số ở Đắk Lắk và văn hóa của người Kinh có sự giao thoa mạnh mẽ trên nhiều bình diện: ngôn ngữ, trang phục, kiến trúc, lối sống Đồng thời, đó cũng là quá trình các tộc người Tây Nguyên và người Kinh có sự hiểu biết lẫn nhau ngày càng sâu sắc hơn. Tuy nhiên hiện nay, vấn đề bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc ở Đắk Lắk trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần được nghiên cứu. Sự tiếp xúc với văn hóa của người Kinh và văn hóa quốc tế thông qua người Kinh hoặc trực tiếp, trong nhiều thập kỷ qua đã làm cho nhiều giá trị văn hóa cổ truyền của các DTTS tại chỗ ở Đắk Lắk đứng trước những thách thức lớn, bị mai một và có nguy cơ mất đi bản sắc của mình. Nhà dài truyền thống bị mất dần, thay vào đó là những ngôi nhà xây kiên cố; lễ hội truyền thống không được tổ chức như trước, do phương thức canh tác thay đổi (từ làm lúa nương rẫy luân khoảnh, hưu canh chuyển sang trồng cây công nghiệp tập trung). Không gian buôn làng bị thu hẹp dần làm ảnh hưởng đến không gian lễ hội và không gian văn hóa cồng chiêng. Nhiều hộ đã bán đi những bộ chiêng quý, ché cổ, kpan để mua công cụ sản xuất và phương tiện sinh hoạt; lớp trẻ lớn lên chưa thực sự yêu thích nền văn hóa truyền thống của ông cha, đua đòi chạy theo văn hóa của nước ngoài mới du nhập; nghệ nhân - trí thức dân gian ngày càng ít trong khi chưa kịp truyền dạy vốn văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ. Một số nghề thủ công truyền thống như dệt thổ cẩm, đan lát, gốm, tạc tượng không còn phù hợp với xã hội hiện đại, và ít được quan tâm đầu tư để bảo tồn. Văn hóa kể (sử thi, truyện kể dân gian, dân vũ) ngày càng thưa vắng trong các buôn làng. Bến nước cộng đồng bị bỏ quên; vai trò già làng, chủ bến nước, luật tục bị phai mờ trong đời sống văn hóa buôn làng ở Đắk Lắk. 31 Mất rừng, mất nương rẫy, cơ cấu dân cư bị đảo lộn do DCTD làm cho người DTTS "ngơ ngác" giữa quê hương mình, và hệ quả tất yếu là văn hóa “đứt gãy” và đổ vỡ. Hiện nay, văn hóa truyền thống đích thực Tây Nguyên hầu như không còn tồn tại. Văn hóa cũ mất đi, nhưng văn hóa mới chưa phù hợp hoặc chưa đủ mạnh để thay thế, dẫn đến hai hệ quả đáng báo động: Một là, hình thành trong thanh thiếu niên những biểu hiện văn hóa lai căng phản cảm; Hai là, sự du nhập và phát triển ngày càng mạnh mẽ, phổ biến của các tôn giáo mới, đặc biệt là đạo Tin lành, trong đó có "Tin lành Đề Ga". Lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá cách mạng Tác động của hội nhập và toàn cầu hóa làm cho mối quan hệ dân tộc trong những quốc gia đa dân tộc tiếp tục phức tạp và căng thẳng. Hiện tượng “hồi sinh ý thức tộc người” xuất hiện từ những thập niên cuối thế kỷ XX tiếp tục gia tăng mà khẩu hiệu là đòi quyền tự quyết dân tộc, quyền tự do tôn giáo và quyền làm chủ với lãnh thổ cư trú. Xung đột dân tộc và tôn giáo tiếp tục diễn ra mạnh mẽ ở các quốc gia đa dân tộc trên thế giới và trong khu vực, điển hình là ở Cộng hòa Liên bang Nga, Nam Tư, Ấn Độ, Pakistan, Myanma, Anbani, Inđônêxia, Philippin, Thái Lan [69]. Tỉnh Đắk Lắk có 4 tôn giáo là Công giáo, Phật giáo, Tin lành và Cao đài; với 273 cơ sở thờ tự, 567 chức sắc, 332 tu sỹ phục vụ khoảng 530.000 tín đồ (Công giáo: 210.628; Phật giáo: 155.000; Tin lành: 159.000; Cao đài: 5.200), chiếm 26% dân số toàn tỉnh. Riêng tín đồ là đồng bào DTTS có khoảng 217.500 người [149, tr.3]. Hoạt động lợi dụng tôn giáo của thế lực thù địch đã ảnh hưởng tiêu cực đến ổn định và phát triển của tỉnh Đắk Lắk - Tây Nguyên nói riêng và của cả nước nói chung, làm suy giảm lòng tin và niềm tin của người dân tại chỗ với Đảng và Nhà nước, gây tâm lý bất an, thụ động trong xây dựng cuộc sống mới của người dân. Tại Đắk Lắk - Tây Nguyên, lực lượng FULRO Thượng là tổ chức chính trị phản động đã bị xóa bỏ, nhưng trong thực tế, tàn dư và ảnh hưởng của tổ chức này vẫn còn. Từ sau năm 1990, một số tàn quân FULRO tiếp tục sống lưu vong trên đất Campuchia và Mỹ. Được sự cổ vũ của phong trào đòi ly khai dân tộc đang diễn ra trên thế giới, lực lượng FULRO lưu vong ráo riết hoạt động tích cực trở lại. Đặc biệt từ năm 2000, một số tàn quân FULRO tại Mỹ là người DTTS tại chỗ Tây Nguyên đã thành lập cái gọi là "Nhà nước Đề Ga" và hệ phái "Tin lành Đề Ga", tiếp tục giương 32 chiêu bài "Tây Nguyên độc lập" và "Tây Nguyên tự trị" để thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình, chống phá cách mạng Việt Nam, chia rẽ Kinh - Thượng. Hoạt động của thiết chế tổ chức Tin lành cùng các sinh hoạt của các giáo đoàn thanh niên, phụ nữ, người già và thiếu niên đã tác động đến hoạt động của các đoàn thể chính trị tương ứng, vô hình chung dẫn đến tình trạng "hai chính quyền" ở các buôn làng có đạo. Có tình trạng các giáo đoàn ngấm ngầm tranh giành ảnh hưởng với các đoàn thể chính trị - xã hội. Sinh hoạt của các giáo đoàn thu hút Nhân dân hơn so với sinh hoạt của các đoàn thể chính trị - xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của HTCT tại địa phương. Nếu không có những biện pháp phù hợp kịp thời, dù tự giác hay tự phát, tổ chức và sinh hoạt của đạo Tin lành sẽ cản trở hoạt động của các đoàn thể chính trị - xã hội, là môi trường thuận lợi để "Tin lành Đề Ga" được củng cố, tiếp tục chia rẽ đoàn kết dân tộc. Trong những năm 2001-2005, trên địa bàn Tây Nguyên nói chung, tỉnh Đắk Lắk nói tiêng, tình hình an ninh chính trị diễn biến phức tạp. Các thế lực thù địch và bọn phản động đẩy mạnh các hoạt động chống phá trên nhiều lĩnh vực. Ngay từ cuối năm 2000, được các thế lực phản động, thù địch bên ngoài trợ giúp, hậu thuẫn, các phần tử cầm đầu FULRO lưu vong tăng cường hoạt động móc nối, lôi kéo, tập hợp lực lượng, phục hồi tổ chức FULRO với ý đồ thành lập “Nhà nước Đề Ga tự trị” ở Tây Nguyên do Ksor Kơk cầm đầu. Chúng liên tục kích động Nhân dân, tổ chức lôi kéo quần chúng theo Tin lành Đề Ga, chúng đã mua chuộc, dụ dỗ, đe dọa và kích động một số đồng bào DTTS gây ra cuộc bạo loạn chính trị vào đầu tháng 2-2001 và tháng 4-2004 tại thành phố Buôn Ma Thuột. Khai thác những mâu thuẫn trong quan hệ dân tộc, tổ chức phản động FULRO trong và ngoài nước có sự hỗ trợ từ bên ngoài đã lợi dụng vấn đề tôn giáo và dân tộc, vấn đề nhân quyền, ra sức tuyên truyền lôi kéo quần chúng các DTTS tại chỗ đòi ly khai khỏi Việt Nam, đòi thành lập cái gọi là "Nhà nước Đề Ga" của người Tây Nguyên", làm cho an ninh chính trị ở Đắk Lắk - Tây Nguyên diễn biến phức tạp. Hệ thống chính trị cơ sở còn nhiều hạn chế, yếu kém Hệ thống chính trị nhiều nơi ở cơ sở còn yếu, không làm tròn chức năng nhiệm vụ, không nắm được tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân, không quản lý và xử lý được các hoạt động trái luật, nhất là hoạt động tôn giáo trái phép ở các buôn. Việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến đồng bào DTTS ở một số ngành, một số địa phương chưa sâu sắc, do đó trong phương pháp giải quyết có vấn đề chưa thỏa đáng, nhất là các vụ tranh 33 chấp, khiếu kiện có liên quan đến đồng bào DTTS, gây nên tâm lý không tốt trong đồng bào, đó cũng là kẽ hở để các phần tử phản động lợi dụng kích động [4, tr.341]. Công tác dân vận trong một thời gian dài chưa được quan tâm đúng mức, tác phong làm việc và cả trong lối sống của một bộ phận cán bộ còn quan liêu, xa dân, không nắm được tâm tư nguyện vọng chính đáng của Nhân dân. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong Nhân dân còn yếu, ít được quan tâm, nhất là vận động xây dựng khối đoàn kết dân tộc, tương trợ cùng phát triển kinh tế gia đình và xã hội; nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với dân, người dân thiếu kiến thức, lại thiếu thông tin, thiếu sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý, hướng dẫn của chính quyền Việc kiểm tra, giám sát, chưa thường xuyên, thiếu liên tục nên hiệu quả chính sách không cao. việc lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận và đoàn thể Nhân dân các cấp từ Trung ương đến cơ sở đã có một thời gian dài chủ quan, mất cảnh giác, quan liêu, xa dân; chưa thấy hết những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở vùng này, nhất là những vấn đề liên quan đến đất đai; chưa quan tâm giải quyết kịp thời chính sách đối với đồng bào các dân tộc thiểu số [44, tr.2]. 2.1.2. Thực trạng tỉnh Đắk Lắk thực hiện chính sách dân tộc trước khi tách tỉnh 2.1.2.1. Chủ trương và quá trình thực hiện chính sách dân tộc ở Đắk Lắk từ năm 1986 đến năm 2003 Phát huy truyền thống đoàn kết của Nhân dân các DTTS qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đặc biệt là từ khi thực hiện đường lối đổi mới, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986) đề ra đường lối chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, theo định hướng XHCN. Đảng xác định, CSDT luôn là một bộ phận trọng yếu trong chính sách xã hội của Đảng và chỉ rõ con đường phát triển các dân tộc cùng với mối quan hệ giữa các dân tộc. Việc thực hiện CSDT phải gắn với sự phát triển tổng thể nền kinh tế - xã hội của đất nước, với kế hoạch 5 năm cũng như kế hoạch hàng năm là một cách nhìn nhận mới, 34 một tư duy mới của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đại hội VI của Đảng chỉ rõ, việc phát triển kinh tế, xã hội ở những nơi có đông đồng bào các DTTS, cần thể hiện đầy đủ CSDT, phát triển mối quan hệ tốt đẹp gắn bó giữa các dân tộc trên tinh thần đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ nhau, cùng làm chủ tập thể. Về chính sách, phải "kết hợp phát triển kinh tế và phát triển xã hội, đẩy mạnh sản xuất và chăm lo đời sống con người, kể cả những người từ nơi khác đến và người dân tại chỗ" và "Thực hành những hình thức, biện pháp thích hợp thu hút đồng bào các dân tộc tại chỗ tham gia vào quá trình phát triển kinh tế với tư cách là người làm chủ thực sự bình đẳng" [40, tr.97-98]. Đại hội VI đã mở ra bước ngoặt lịch sử phát triển đất nước nói chung, vùng DTTS nói riêng. Trong đó, việc đổi mới và thực hiện CSDT đáp ứng với tình hình lúc bấy giờ là vô cùng cấp bách đối với vùng DTTS, trong đó có đồng bào các dân tộc tại tỉnh Đắk Lắk. Nghị quyết số 10/NQ-TW, ngày 05-04-1988 của Trung ương Đảng đã thừa nhận kinh tế hộ gia đình và chính sách khoán trong sản xuất nông nghiệp. Nghị quyết 10 đã thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển năng động, chuyển đổi dần cơ cấu sản xuất, cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng dần chất lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi phương thức hoạt động của hợp tác xã, tập đoàn sản xuất lại vấp phải những khó khăn, cản trở do cơ chế kinh tế chưa đồng bộ. Do đó, phần lớn hợp tác xã tan rã và ở tình trạng yếu kém, để lại nhiều vấn đề về kinh tế - xã hội, trong đó tranh chấp đất đai ngày càng phức tạp, là vấn đề nổi cộm của CSDT. Việc định canh, định cư được tiến hành bằng phương thức đưa đồng bào tại chỗ tham gia vào lao động sản xuất trong các nông lâm trường. Năm 1988, tại Đắk Lắk đã có 43 buôn được chuyển vào tham gia lao động sản xuất trong các nông - lâm trường quốc doanh. Trên cơ sở phân tích tình hình kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi với những kết quả và hạn chế, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 22-NQ/TW, ngày 27-11- 1989, Về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Đắk Lắk cho đến trước khi chia tỉnh (2003) là một tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam, thuộc khu vực miền núi Tây Nam vùng Tây Nguyên với diện tích 19.599 km2. Khi bước sang thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương và chính sách nhằm nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên nói chung, Đắk 35 Lắk nói riêng, đặc biệt các chính sách, chương trình Mục tiêu Quốc gia về xoá đói giảm nghèo. Thực hiện tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị, Đắk Lắk lấy việc phát triển kinh tế vườn làm cơ sở cho công cuộc định canh, định cư ở vùng dân tộc. Nhằm phát huy những kinh nghiệm sản xuất truyền thống nương rẫy, tỉnh đã chủ trương giúp đỡ về mọi mặt cho các dân tộc tại chỗ phát triển kinh tế vườn, khuyến khích và hướng dẫn trồng các cây công nghiệp như cao su, rừng, cà phê, hồ tiêu, cây thực phẩm và cây dược liệu quý. Nhiều chính sách tập trung giải quyết các vấn đề xác định quyền làm chủ đất đai gắn liền với môi trường sống của người DTTS thông qua giao đất giao rừng, khắc phục tranh chấp đất đai, định canh, định cư, từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy trao đổi hàng hoá giữa các vùng Đặc biệt, từ năm 1996, với hàng loạt các chính sách quan tâm của Đảng và Nhà nước, vùng DTTS ở Đắk Lắk đã có những bước chuyển mạnh mẽ và toàn diện. Từ năm 1999, UBND tỉnh Đắk Lắk đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo Chương trình 135. Các dự án cụ thể thuộc Chương trình này như: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, Dự án xây dựng trung tâm cụm xã, Dự án quy hoạch dân cư ở những nơi cần thiết, Dự án phát triển nông, lâm nghiệp, Dự án đào tạo cán bộ xã, thôn/buôn, Dự án hỗ trợ DTTS đặc biệt khó khăn, Dự án tăng cường cán bộ về cơ sở... Với tổng số 38 xã thuộc 12 huyện được đầu tư nguồn vốn của các dự án thuộc chương trình 135 của tỉnh (Đắk Lắk cũ) đã thực sự tác động lớn đến đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào DTTS tại chỗ. Quyết định 168/QĐ-TTg, ngày 30-10-2001, về định hướng dài hạn, kế hoạch 5 năm 2001-2005 và những giải pháp cơ bản phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên. Trong đó thực hiện các chính sách đối với đồng bào DTTS như: cấp sách vở miễn phí cho học sinh, hỗ trợ học bổng, cấp thuốc chữa bệnh và miễn tiền viện phí, cấp muối và dầu hoả, kéo điện thắp sáng, Quyết định 132/2002/QĐ-TTg, ngày 08-10-2002, về việc giải quyết đất sản xuất và đất ở cho đồng bào DTTS tại chỗ khó khăn ở Tây Nguyên; Quyết định 139/QĐ-TTg, ngày 15-10-2002, về việc khám chữa bệnh cho người nghèo và đồng bào DTTS, nâng cao hệ thống y tế cơ sở. Quyết định 1637/QĐ-TTg, ngày 31-12- 36 2001, về việc cấp miễn phí các loại báo, tạp chí cho vùng dân tộc và miền núi, đáp ứng nhu cầu thông tin báo chí đến vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, nhiều dự án, chương trình của địa phương trong gần 10 năm (1996-2003) nhằm phát triển kinh tế - xã hội và hỗ trợ trực tiếp xoá đói giảm nghèo tại các cộng đồng nghèo, cộng đồng DTTS đã được triển khai, như: Dự án khuyến lâm, khuyến nông; Dự án phát triển các ngành nghề; Dự án tín dụng cho hộ nghèo vay; Dự án định canh, định cư ở các xã nghèo; Dự án đào tạo cán bộ cơ sở; Chương trình phát triển kinh tế - xã hội thôn/buôn, 2.1.2.2. Kết quả thực hiện chính sách dân tộc Sau hơn 15 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (1986-2003), nhất là từ khi có Nghị quyết 22/NQ-TW, ngày 27-11-1989 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi và Quyết định số 72- HĐBT, ngày 13-3-1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về một số chủ trương, chính sách cụ thể phát triển kinh tế - xã hội miền núi; Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh Đắk Lắk đã phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết các dân tộc, tập trung giải quyết những vấn đề trọng tâm, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, cố gắng vươn lên giành nhiều thắng lợi trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, an ninh - quốc phòng, xây dựng HTCT, đã tạo ra bước chuyển biến quan trọng về nhận thức và hành động trong vấn đề xây dựng khối đại đoàn kết giữa các dân tộc. Sự bình đẳng cơ bản giữa các dân tộc được thể hiện và phát huy trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, các dân tộc trong tỉnh đoàn kết gắn bó xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no hạnh phúc. Nền kinh tế nhiều thành phần từng bước hình thành và phát triển đã xoá bỏ dần cung cách làm ăn tự cung, tự cấp, chuyển dần sang sản xuất hàng hoá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá phục vụ cho xuất khẩu và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, quy mô sản xuất ngày càng lớn, các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, hạ tầng thiết yếu được quan tâm đầu tư xây dựng nhiều hơn trong vùng DTTS đã làm cho đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc được cải thiện và nâng cao hơn trước. Công tác xoá đói giảm nghèo và thực hiện, chính sách đối với DTTS tại chỗ được quan tâm thường xuyên. Số con em đồng bào các dân tộc đi học ngày càng nhiều, mặt bằng dân trí, chất lượng giáo dục - đào tạo trong đồng bào các dân tộc được nâng lên. Điều kiện, chất lượng khám chữa bệnh có nhiều tiến bộ, các xã vùng 37 sâu, vùng xa đã có bác sĩ và bảo đảm số thuốc để chữa các bệnh thông thường, các loại dịch bệnh được đẩy lùi. Đời sống văn hoá được cải thiện đáng kể, các phương tiện thông tin đại chúng, sóng phát thanh, truyền hình đã phủ sóng hầu hết vùng sâu, vùng xa, vùng lõm. Hệ thống chính trị ở cơ sở từng bước được củng cố và tăng cường, năng lực cán bộ, đảng viên được nâng cao, phát huy được vai trò đảng viên, cựu chiến binh, già làng, trưởng buôn, người có uy tín ở vùng dân tộc. Tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định, quốc phòng an ninh được giữ vững [120, tr.5]. Bên cạnh đó còn tồn tại những hạn chế, yếu kém chưa được khắc phục: Nền kinh tế của tỉnh vẫn còn trong tình trạng chậm phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, còn phụ thuộc vào nông nghiệp; tập quán canh tác của đồng bào vùng sâu, vùng xa còn lạc hậu, gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong việc chọn cây trồng, vật nuôi; chậm triển khai việc giao đất, giao rừng cho đồng bào các dân tộc. Dân DCTD đến tỉnh ngày càng tăng dẫn đến tình trạng một bộ phận DTTS tại chỗ thiếu đất ở và đất sản xuất. Tỉ lệ nghèo đói lên tới 23,49% so với tổng số dân của tỉnh, trong đó đồng bào các DTTS tại chỗ chiếm tới 56% so với tổng số hộ đói nghèo toàn tỉnh. Sự phân hoá giàu nghèo và chênh lệch về mức sống giữa các vùng và tầng lớp dân cư ngày càng rộng; giáo dục đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm cho đồng bào DTTS chưa được quan tâm đúng mức; công tác chăm sóc sức khoẻ chưa thật chu đáo, tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cao, cuối năm 2002 chiếm 39,5%; mức hưởng thụ văn hoá của đồng bào ở vùng sâu, vùng xa còn thấp. Hoạt động của HTCT ở cơ sở còn yếu, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ ở cơ sở còn hạn chế, công tác phát triển đảng viên chậm; cấp uỷ, chính quyền và các đoàn thể Nhân dân ở một số nơi hoạt động chưa hiệu quả, không sát cơ sở, không tập hợp được quần chúng. Những hạn chế đó có nguyên nhân cơ bản là: Về khách quan, do địa bàn sinh sống của các DTTS phân bố trên diện rộng, phần lớn ở vùng sâu, vùng xa, rừng núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn; khó khăn trong tiếp cận với các dịch vụ thông tin, y tế, giáo dục, tiến bộ khoa học kỹ thuật... Điểm xuất phát kinh tế - văn hoá - xã hội rất thấp, kết cấu hạ tầng còn yếu kém, kinh tế chưa phát triển, còn mang nặng tính chất tự cung, tự cấp. Các thế lực thù địch luôn tìm cách lợi dụng những khó khăn về đời sống, dân trí thấp và những thiếu sót 38 trong thực hiện CSDT để kích động, lôi kéo, chia rẽ phá hoại sự đoàn kết dân tộc, gây mất ổn định về an ninh chính trị [120, tr.7]. Về chủ quan, nhận thức của nhiều cấp uỷ, chính quyền về vai trò, vị trí của công tác dân tộc, về vấn đề dân tộc chưa đầy đủ và hạn chế; Việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với vùng DTTS còn nhiều hạn chế; Việc cụ thể hoá và tổ chức thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị và Quyết định 72-HĐBT chưa tốt; kết quả còn hạn chế. Một số chương trình, dự án hiệu quả chưa cao, chưa thật sự đáp ứng nguyện vọng của đồng bào. Một bộ phận cán bộ, đảng viên và Nhân dân còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào cấp trên và Nhà nước; một số địa phương chưa phát huy được ý chí tự lực, tự cường, tự vươn lên của đồng bào, chưa khơi dậy, huy động tối đa mọi nguồn lực hiện có để đầu tư cho phát triển. Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ, trong đó có cán bộ làm công tác dân tộc còn nhiều hạn chế, chưa được đào tạo và bồi dưỡng kịp thời; công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực người DTTS chưa nhiều; giải quyết việc làm cho con em DTTS có trình độ còn chậm; bộ máy Đảng, chính quyền, đoàn thể một số nơi còn quan liêu chưa sâu sát, chưa nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của dân, có nơi vi phạm CSDT của Đảng, Nhà nước làm giảm lòng tin của Nhân dân các dân tộc. Cơ quan làm công tác tham mưu và thực hiện CSDT từ tỉnh đến huyện chưa thật sự ngang tầm nhiệm vụ. 2.2. ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TRONG ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ MỚI (2003-2010) 2.2.1. Chính sách dân tộc trong thời kỳ đẩy mạnh đổi mới và hội nhập quốc tế Đại hội IX của Đảng (2001) tiếp tục khẳng định sự nhất quán trong CSDT; chỉ ra phương hướng, mục tiêu, động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào các DTTS. Đảng chỉ rõ vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc luôn luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng. Đại hội IX xác định nhiệm vụ "Thực hiện tốt chính sách các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển” [43, tr.128]. Sau sự kiện bạo loạn chính trị tháng 02 năm 2001, để khắc phục những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhất là những vấn đề liên quan đến đất đai, chính sách với đồng bào DTTS, ngày 18-1-2002, Bộ Chính trị ban 39 hành Nghị quyết số 10/NQ-TƯ về Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010. Nghị quyết đã nêu quan điểm phát triển: Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh ở Tây Nguyên trong 10 năm tới cũng như lâu dài phải quán triệt sâu sắc CSDT của Đảng và Nhà nước; kết hợp đồng bộ cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và xây dựng hệ thống chính trị. Nghị quyết số 10 xác định các nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2010. Trong đó, về phát triển kinh tế: thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành và lĩnh vực gắn với chuyên môn hóa sản xuất, từng bước đưa nông thôn Tây Nguyên ra khỏi tình trạng lạc hậu, đi dần vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội các vùng sâu, vùng xa; Về phát triển văn hóa - xã hội: Tạo bước chuyển căn bản về các mặt văn hóa - xã hội: xóa xong đói, cơ bản xóa nghèo, bảo đảm đất sản xuất và việc làm ổn định cho đồng bào, cơ bản đồng bào đều có nhà ở chắc chắn; phần lớn được sử dụng nước sạch; nâng cao chất lượng dạy học vùng DTTS; học sinh DTTS được học tiếng phổ thông và tiếng của dân tộc mình Cụ thể hóa công tác dân tộc của Đại hội IX, Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương khóa IX (2003) ra Nghị quyết về công tác dân tộc, đề ra các chủ trương, CSDT với những nội dung cơ bản là: Bình đẳng, đoàn kết, tượng trợ giúp nhau cùng phát triển [45, tr.29-30]. Hội nghị Trung ương 7 đã chỉ rõ những thành tựu và hạn chế, nguyên nhân của yếu kém, tồn tại trong việc thực hiện CSDT. Trên cơ sở đó đề ra những quan điểm cơ bản, xác định những nhiệm vụ chủ yếu và những giải pháp về công tác dân tộc trong tình hình mới. Phát triển những quan điểm về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc, Đại hội X của Đảng (2006) khẳng định: "Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ" [47, tr.121]. Một số quan điểm chỉ đạo công tác dân tộc theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng (khóa IX) là: Thứ nhất, vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam. 40 Thứ hai, các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, thương yêu, tôn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ, cùng nhau phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, côn...n Văn Hà, Phó Giám đốc, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk. - Ông Phạm Quốc Toản, Chánh Thanh tra, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk. - Ông Thái Văn Tài, Phó Giám đốc, sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk. - Bà Lê Thị Ngọc Thơm, Phó Ban nghiên cứu học sinh dân tộc, sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk. - Bà Lương Thanh Sơn, nguyên Giám đốc Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk. - Bà H'Ngăm Niê K'Dăm, Phó Trưởng Ban, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên. - Ông Trịnh Dũng, Vụ trưởng Vụ Văn hóa - Xã hội, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên. - Ông Trương Văn Tỵ, Vụ trưởng Vụ Dân tộc - Tôn giáo, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên. - Ông Điểu Mưu, Phó Vụ trưởng Vụ Dân tộc - Tôn giáo, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên. - Ông Nguyễn Xuân Đức, Vụ trưởng Vụ Địa phương II, Ủy ban Dân tộc. - Ông Y Der Ajun, Trưởng phòng Địa bàn, Vụ Địa phương II, Ủy ban Dân tộc. - Ông Y Khúc HWing, chuyên viên phòng Tổng hợp, Vụ Địa phương II, Ủy ban Dân tộc. 171 PHỤ LỤC Phụ lục 1 BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH ĐẮKLẮK NĂM 2004 Nguồn: Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk 172 Phụ lục 2 HỆ THỐNG CÁC CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK TT Loại văn bản Số hiệu văn bản Thời gian ban hành Cơ quan ban hành Nội dung văn bản Hiệu lực thi hành I Các chương trình, chính sách của Đảng và Nhà nước dành riêng cho vùng Tây Nguyên 1 Nghị định 20/NĐ-CP 31-3-1998 Chính phủ Về phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc. Hết hiệu lực 2 Quyết định 135/QĐ-TTg 31-7-1998 Chính phủ Về việc phê duyệt phát triển kinh tế- xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng núi và vùng sâu, vùng xa. Hết hiệu lực 3 Quyết định 168/QĐ-TTg 30-10-2001 Chính phủ Về việc định hướng dài hạn, kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 và những giải pháp cơ bản phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên Hết hiệu lực 4 Nghị định 02/NĐ-CP 03-01-2002 Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/1998/NĐ-CP,ngày 31 tháng 3 năm 1998 của Chính phủ về phát triển thương mại miền núi,hải đảo và vùng đồng bào dân tộc Hết hiệu lực 5 Nghị quyết 10-NQ/TW 18-01-2002 Bộ Chính trị Về phát triển vùng Tây Nguyên giai đoạn 2001-2010. Còn hiệu lực 6 Quyết định 154/QĐ-TTg 11-12-2002 Chính phủ Về chính sách cho các hộ đồng bào DTTS tại chỗ và hộ dân thuộc diện chính sách ở các tỉnh Tây Nguyên mua trả chậm nhà ở Hết hiệu lực 7 Quyết định 798/QĐ-NHNN 29-7-2002 Ngân hàng Nhà nước Về việc giảm 30% lãi suất cho vay của Ngân hàng thương mại nhà nước đối với khách hàng vay thuộc phạm vi Chương trình các xã đặc biệt khó khăn ở các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng. Hết hiệu lực 173 TT Loại văn bản Số hiệu văn bản Thời gian ban hành Cơ quan ban hành Nội dung văn bản Hiệu lực thi hành 8 Quyết định 132/QĐ-TTg 8-10-2002 Chính phủ Về việc giải quyết đất sản xuất và đất ở cho đồng bào DTTS tại chỗ ở Tây Nguyên Hết hiệu lực 9 Quyết định 131/QĐ-TTg 07-01-2003 Chính phủ Về việc điều chỉnh khoản 3 điều 4 Quyết định số 168/2001/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2001 về định hướng dài hạn, kế hoạch 5 năm 2001-2005 và những giải pháp cơ bản phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên Còn hiệu lực 10 Quyết định 226/QĐ-TTg 11-06-2003 Chính phủ Về việc thay hình thức hỗ trợ hộ nghèo, đói, già làng trưởng bản có khó khăn, hộ gia đình có công với nước ở Tây Nguyên quy định tại khoản 3 Điều 4 Quyết định số 168/2001/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2001 Còn hiệu lực 11 Quyết định 253/QĐ-TTg 05-3-2003 Chính phủ Về việc phê duyệt Đề án "Một số giải pháp củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên" giai đoạn 2002-2010. Hết hiệu lực 12 Quyết định 245/QĐ-TTg 18-11-2003 Chính phủ Về việc ghi nợ lệ phí trước bạ nhà ở, đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân ở các xã thuộc Chương trình 135 và hộ gia đình, cá nhân đồng bào DTTS ở Tây Nguyên Hết hiệu lực 13 Quyết định 174/QĐ-TTg 10-01-2004 Chính phủ Về việc hỗ trợ đầu tư trong kế hoạch năm 2005 cho một số huyện miền núi thuộc các tỉnh giáp Tây Nguyên, phía Tây Khu 4 cũ và miền núi phía Bắc Còn hiệu lực 14 Quyết định 134/QĐ-TTg 20-7-2004 Chính phủ Về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn. Hết hiệu lực 174 TT Loại văn bản Số hiệu văn bản Thời gian ban hành Cơ quan ban hành Nội dung văn bản Hiệu lực thi hành 15 Quyết định 25/QĐ-TTg 27-2-2004 Chính phủ Về việc phê duyệt Đề án "Phát triển hoạt động văn hóa - thông tin vùng Tây Nguyên đến năm 2010" Còn hiệu lực 16 Quyết định 231/QĐ-TTg 22-9-2005 Chính phủ Về việc hỗ trợ doanh nghiệp nông lâm nghiệp nhà nước, Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ sử dụng lao động là người đồng bào DTTS cư trú hợp pháp tại các tỉnh Tây Nguyên. Hết hiệu lực 17 Quyết định 304/QĐ-TTg 23-11-2005 Chính phủ Về thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn, làng là đồng bào DTTS tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên. Còn hiệu lực 18 Quyết định 25/QĐ-TTg 02-05-2008 Chính phủ Về việc ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với các tỉnh vùng Tây Nguyên đến năm 2010. Hết hiệu lực 19 Quyết định 813/QĐ-TTg 07-06-2006 Chính phủ Về việc phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên. Còn hiệu lực 20 Quyết định 164/QĐ-TTg 11-07-2006 Chính phủ Về việc phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010. Hết hiệu lực 21 Quyết định 193/QĐ-TTg 24-08-2006 Chính phủ Về việc phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng: thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2015. Hết hiệu lực 175 TT Loại văn bản Số hiệu văn bản Thời gian ban hành Cơ quan ban hành Nội dung văn bản Hiệu lực thi hành 22 Quyết định 33/QĐ-TTg 03-05-2007 Chính phủ Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào DTTS giai đoạn 2007-2010. Còn hiệu lực 23 Quyết định 166/QĐ-TTg 30-10-2007 Chính phủ Về việc ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư và hưởng lợi đối với hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn và các tổ chức tham gia dự án “Phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên. Còn hiệu lực 24 Quyết định 1544/QĐ-TTg 02-05-2008 Chính phủ Về việc ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với các tỉnh vùng Tây Nguyên đến năm 2010. Hết hiệu lực 25 Quyết định 78/QĐ-TTg 07-10-2008 Chính phủ Về một số chính sách thực hiện Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg, ngày 24/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Hết hiệu lực 26 Quyết định 167/QĐ-TTg 12-12-2008 Chính phủ Về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở. Còn hiệu lực 27 Quyết định 102/QĐ-TTg 07-08-2009 Chính phủ Về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn. Còn hiệu lực 28 Quyết định 1592/QĐ-TTg 12-10-2009 Chính phủ Về việc tiếp tục thực hiện một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt đến năm 2010 cho hộ đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn. Hết hiệu lực 29 Kết luận 57-KL/TW 3-11-2009 Bộ Chính trị Về công tác dân tộc Còn hiệu lực 30 Nghị định 49-NĐ-CP 14-05-2010 Chính phủ Quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014-2015. Còn hiệu lực 176 TT Loại văn bản Số hiệu văn bản Thời gian ban hành Cơ quan ban hành Nội dung văn bản Hiệu lực thi hành 31 Quyết định 1504-QĐ-TTg 18-08-2010 Chính phủ Về việc sửa đổi một số nội dung tại Điều 3 Quyết định số 166-2007-QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư và hưởng lợi đối với hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn và các tổ chức tham gia Dự án Phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên. Còn hiệu lực 32 Quyết định 67-QĐ-TTg 29-10-2010 Chính phủ Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 167-2008-QĐ-TTg ngày 12-12-2008 của Thủ tướng Chính phủ, Về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở. Còn hiệu lực 33 Quyết định 85-QĐ-TTg 21-12-2010 Chính phủ Ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú. Còn hiệu lực 34 Quyết định 75-QĐ-TTg 29-11-2010 Chính phủ Về việc hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số cư trú hợp pháp tại các tỉnh Tây Nguyên. Hết hiệu lực 35 Quyết định 45-QĐ-TTg 07-01-2011 Chính phủ Về việc phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng Vùng Tây Nguyên đến năm 2030. Còn hiệu lực 36 Quyết định 1270-QĐ-TTg 27-07-2011 Chính phủ Phê duyệt đề án "Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020" Còn hiệu lực 37 Kết luận 12-KL-TW 24-10-2011 Bộ Chính trị Về tiếp tục thực hiện nghị quyết số 10-NQ-TW của Bộ chính trị (khóa IX) về phát triển vùng Tây Nguyên giai đoạn 2011-2020. Còn hiệu lực 38 Quyết định 1951-QĐ-TTg 02-11-2011 Chính phủ Về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề các tỉnh Tây Nguyên và các huyện miền núi của các tỉnh giáp Tây Nguyên giai đoạn 2011-2015. Còn hiệu lực 177 TT Loại văn bản Số hiệu văn bản Thời gian ban hành Cơ quan ban hành Nội dung văn bản Hiệu lực thi hành 39 Quyết định 1640-QĐ-TTg 21-9-2011 Chính phủ Về phê duyệt Đề án “Củng cố và phát triển hệ thống trường PTDTNT giai đoạn 2011-2015”. Còn hiệu lực 40 Quyết định 936-QĐ-TTg 18-07-2012 Chính phủ Về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020. Còn hiệu lực 41 Quyết định 54-QĐ-TTg 04-12-2012 Chính phủ Chính sách vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012-2015. Còn hiệu lực 42 Quyết định 1776-QĐ-TTg 21-11-2012 Chính phủ Về việc phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng: thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu đặc dụng giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020 Còn hiệu lực 43 Quyết định 449-QĐ-TTg 12-03-2013 Chính phủ Phê duyệt chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020. Còn hiệu lực 44 Quyết định 755-QĐ-TTg 20-05-2013 Chính phủ Về phê duyệt chương trình hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn bản đặc biệt khó khăn. Còn hiệu lực 45 Quyết định 33-QĐ-TTg 04-06-2013 Chính phủ Về việc tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số đến năm 2015. Còn hiệu lực 46 Quyết định 36-QĐ-TTg 18-06-2013 Chính phủ Về chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh các trường ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Còn hiệu lực 47 Nghị định 74-NĐ-CP 15-07-2013 Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49- 2010-NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015. Còn hiệu lực 178 TT Loại văn bản Số hiệu văn bản Thời gian ban hành Cơ quan ban hành Nội dung văn bản Hiệu lực thi hành 48 Quyết định 2356-QĐ-TTg 04-12-2013 Chính phủ Ban hành chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020. Còn hiệu lực 49 Nghị định 210-NĐ-CP 19-12-2013 Chính phủ Về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Còn hiệu lực 50 Nghị định 134-NĐ-CP 14-11-2006 Chính phủ Quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân” và Thông tư liên tịch số 13-2008-TTLT-BGDĐT- BLĐTBXH-BTC-BNV-UBDT ngày 7-4-2008, Về việc hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định 134. Còn hiệu lực 51 Nghi định 36-QĐ-TTg 18-6-2013 Chính phủ Chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh tại các trường ở khu vực có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Còn hiệu lực 52 Nghi định 74-NĐ-CP 15-7-2013 Chính phủ Quy định về Sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 49-2010-NĐ-CP ngày 14-05-2010 của Chính phủ, “Quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015”. Còn hiệu lực 53 Quyết định 12-QĐ-TTg 24-01-2013 Chính phủ Quy định chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thông ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Còn hiệu lực 179 TT Loại văn bản Số hiệu văn bản Thời gian ban hành Cơ quan ban hành Nội dung văn bản Hiệu lực thi hành II Các chương trình, chính sách do tỉnh Đắk Lắk ban hành và thực hiện 1 Chương trình 07-CTr-TU 05-02-2002 Tỉnh uỷ Về việc thực hiện Nghị quyết 10-NQ-TW của Bộ Chính trị và Quyết định số 168-2001-QĐ-TTg. Hết hiệu lực 2 Nghị quyết 04-NQ-TU 17-11-2004 Tỉnh uỷ Về Phát triển kinh tế- xã hội buôn, thôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ đến năm 2010. Hết hiệu lực 3 Nghị quyết 05-NQ-TU 14-01-2005 Tỉnh uỷ Nghị quyết về lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ nay đến năm 2010. Còn hiệu lực 4 Công văn 75-CV-TU 22-03-2004 Tỉnh uỷ Về việc phân công các cơ quan, đơn vị kết nghĩa với các buôn đồng bào dân tộc thiểu số. Còn hiệu lực 5 Quyết định 15-QĐ-UBND 04-02-2008 UBND tỉnh Ban hành quy định về việc thực hiện chính sách kéo điện vào nhà cho các hộ đồng bào DTTS tại chỗ theo Quyết định số 168-2001-QĐ-TTg. Hết hiệu lực 6 Chương trình 2463-CT-UBND 27-06-2008 UBND tỉnh Phát triển kinh tế - xã hội buôn, thôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ của tỉnh đến năm 2015. Còn hiệu lực 7 Quyết định 1803-QĐ-UBND 21-7-2010 UBND tỉnh Về việc triển khai nghị quyết Hội đồng Nhân dân tỉnh Về việc dạy tiếng Êđê trong trường Tiểu học và Trung học cơ sở, giai đoạn 2010-2015. Còn hiệu lực 8 Nghị quyết 03-NQ-HĐND 07-09-2010 HĐND tỉnh Về việc dạy tiếng Ê-đê trong trường Tiểu học và Trung học cơ sở, giai đoạn 2010-2015. Hết hiệu lực 9 Chỉ thị 07-CT-UBND 31-12-2010 UBND tỉnh Về tăng cường công tác dân tộc thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Còn hiệu lực 10 Kế hoạch 16-KH-TU 29-9-2011 Tỉnh ủy Công tác phát động quần chúng vùng đồng bào dân tộc Mông. Còn hiệu lực 180 TT Loại văn bản Số hiệu văn bản Thời gian ban hành Cơ quan ban hành Nội dung văn bản Hiệu lực thi hành 11 Chỉ thị 10-CT-TU 24-10-2011 Tỉnh ủy Về việc tiếp tục tăng cường công tác đối với người Hoa trong tình hình mới. Còn hiệu lực 12 Chương trình 10-CTr-TU 11-01-2012 Tỉnh ủy Về việc thực hiện Kết luận số 12-KL-TW tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ-TW của Bộ Chính trị về phát triển vùng Tây Nguyên giai đoạn 2011-2020. Còn hiệu lực 13 Chương trình 655-CTr-UBND 16-02-2012 UBND tỉnh Về Phát triển kinh tế- xã hội buôn, thôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ đến năm 2015. Còn hiệu lực 14 Quyết định 1053-QĐ-UBND 14-5-2012 UBND tỉnh Về việc ban hành chương trình hành động thực hiện Chương trình số 10-CTr-TU. Còn hiệu lực 15 Quyết định 1355-QĐ-UBND 26-06-2012 UBND tỉnh Về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Củng cố và phát triển hệ thống trường PTDTNT tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2011-2015". Còn hiệu lực 16 Kế hoạch 77-KH-TU 26-11-2013 Tỉnh ủy Thực hiện Kết luận số 68-KL-TW, ngày 10-9-2013 của Ban Bí thư về xây dựng lực lượng cốt cán và phát huy vai trò người có uy tín trong cộng đồng người Hoa. Còn hiệu lực Nguồn: Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk [170] 181 Phụ lục 3 TỔNG HỢP CÁC NGUỒN VỐN THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH Vốn thực hiện các chính sách TT Ngành-Lĩnh vực Tổng cộng NSTW NSDDP Vay NH Huy động Tổng số 4.040.299 1.827.959 2.007.467 105.720 99.153 1 Hỗ trợ nhà hộ nghèo 167 345.040 90.636 56.897 105.720 91.787 2 Đầu tư theo Quyết định 168 506.725 506.725 3 Quyết định số 25-2008-QĐ-TTg ngày 05-02-2008; số 60- 2010-QĐ-TTg ngày 30-9-2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với các tỉnh vùng Tây Nguyên: 632.280 166.480 465.800 4 Chương trình 134 190.521 132.900 53.897 3.724 5 Chương trình 135 656.497 652.855 3.642 6 Quyết định số 33-2007-QĐ-TTg hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào DTTS 24.033 23.360 673 7 Chương trình 193 224.203 224.003 200 8 Quyết định số 1592 31.000 31.000 9 Nghị quyết số 04-NQ-TU, ngày 17-11-2004 của Tỉnh ủy 1.400.000 1.400.000 10 Chương trình 655-CTr-UBND, ngày 16-02-2012 của UBND tỉnh 30.000 30.000 Nguồn: Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk [170] 182 Phụ lục 4 TỔNG HỢP CÔNG TÁC XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO TỈNH ĐẮK LẮK (2003-2015) 2003 2004 2005 2007 2010 2013 2015 Năm Nội dung Số hộ Tỉ lệ % Số hộ Tỉ lệ % Số hộ Tỉ lệ % Số hộ Tỉ lệ % Số hộ Tỉ lệ % Số hộ Tỉ lệ % Số hộ Tỉ lệ % Hộ nghèo chung - tổng số hộ 53.798 14,6 36.213 11,07 90.247 27,55 79.716 23,28 28.922 7,45 50.334 12,26 41.593 10,02 Hộ nghèo DTTS - hộ nghèo chung 30.181 56,1 19.499 53,84 47.243 52,35 42.569 53,40 17.905 61,90 30.716 61,02 26.155 62,88 Hộ cận nghèo 33.449 8,59 32.168 7,83 31.724 7,64 Hộ cận nghèo DTTS 3.823 11,43 13.742 42,72 3.550 11,19 Nguồn: Tổng hợp từ [116; 148; 160; 188] 183 Phụ lục 5 SỐ HỘ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ THIẾU ĐẤT Ở, ĐẤT SẢN XUẤT 2004 2010 2015 Năm Nhu cầu Số hộ Diện tích (ha) Số hộ Diện tích (ha) Kinh phí (triệu đồng) Số hộ Diện tích (ha) Kinh phí (triệu đồng) Đất ở 15.450 521,14 5.531 144,51 4.979 291 81.873,3 Đất sản xuất 28.523 13.770,89 7.737 407.206 15.896 6.072 403.184 Nhà ở 16.516 15.535 20.637 Nước sinh hoạt 15.283 16.059 222.069,44 26894 Nguồn: Tổng hợp từ [116; 148; 160; 188] Phụ lục 6 THỐNG KÊ SỐ DÂN DI CƯ TỚI ĐẮK LẮK 1976-2004 2005-2015 Kinh DTTS Kinh DTTS Tổng số hộ Tổng số khẩu Số hộ Số khẩu Số hộ Số khẩu Tổng số hộ Tổng số khẩu Số hộ Số khẩu Số hộ Số khẩu 57.995 282.230 40.667 190.481 17.328 91.749 1.529 7.685 66 201 1.463 7.484 Nguồn: Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk [60] 184 Phụ lục 7 DÂN SỐ CHIA THEO DÂN TỘC, GIỚI TÍNH TỈNH ĐẮK LẮK Tính đến ngày 01-4-2009 Đơn vị tính: Người Tổng số Thành thị Nông thôn TT Dân tộc Tổng số Nam Nữ Tổng số Nam Nữ Tổng số Nam Nữ (A) (B) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) Tổng số 1.733.624 875.226 858.398 415.881 206.657 209.224 1.317.743 668.569 649.174 1 Kinh 1.161.532 590.553 570.979 365.405 182.330 183.075 796.127 408.223 387.904 2 Tày 51.285 25.845 25.440 2.825 1.281 1.544 48.460 24.564 23.896 3 Thái 17.135 8.578 8.557 693 288 405 16.442 8.290 8.152 4 Mường 15.510 7.893 7.617 2.178 1.085 1.093 13.332 6.808 6.524 5 Khơ-me 543 300 243 242 132 110 301 168 133 6 Hoa (Hán) 3.476 1.977 1.499 2.238 1.211 1.027 1.238 766 472 7 Nùng 71.461 36.153 35.308 2.274 1.080 1.194 69.187 35.073 34.114 8 Hmông 22.760 11.403 11.357 34 14 20 22.726 11.389 11.337 9 Dao 15.303 7.851 7.452 233 117 116 15.070 7.734 7.336 10 Gia-rai 16.129 8.053 8.076 3.713 1.871 1.842 12.416 6.182 6.234 11 Ê-đê 298.534 146.993 151.541 33.275 15.900 17.375 265.259 131.093 134.166 12 Ba Na 301 171 130 70 49 21 231 122 109 13 Sán Chay 5.220 2.681 2.539 102 49 53 5.118 2.632 2.486 14 Chăm 271 169 102 114 68 46 157 101 56 15 Cơ-ho 151 89 62 84 42 42 67 47 20 16 Xơ Đăng 8.041 4.015 4.026 158 72 86 7.883 3.943 3.940 17 Sán Dìu 236 118 118 55 27 28 181 91 90 18 Hrê 341 228 113 104 63 41 237 165 72 19 Ra-Glai 98 54 44 42 19 23 56 35 21 20 Mnông 40.344 19.523 20.821 1.709 793 916 38.635 18.730 19.905 21 Thổ 541 290 251 120 68 52 421 222 199 22 Xtiêng 15 8 7 2 1 1 13 7 6 185 Tổng số Thành thị Nông thôn TT Dân tộc Tổng số Nam Nữ Tổng số Nam Nữ Tổng số Nam Nữ 23 Khơ-mú 3 3 - - - - 3 3 - 24 Bru Vân Kiều 3.348 1.739 1.609 43 23 20 3.305 1.716 1.589 25 Cơ Tu 17 11 6 11 6 5 6 5 1 26 Giáy 11 5 6 5 4 1 6 1 5 27 Tà Ôi 5 4 1 5 4 1 - - - 28 Mạ 31 17 14 19 9 10 12 8 4 29 Gié Triêng 78 32 46 22 7 15 56 25 31 30 Co 19 11 8 7 4 3 12 7 5 31 Chơ Ro 25 15 10 1 1 - 24 14 10 32 Xinh Mun 1 - 1 - - - 1 - 1 33 Hà Nhì 4 2 2 4 2 2 - - - 34 Chu-ru 11 5 6 7 2 5 4 3 1 35 Lào 275 138 137 15 5 10 260 133 127 36 La Chí 22 14 8 1 - 1 21 14 7 37 Kháng 2 1 1 - - - 2 1 1 38 La Hủ 1 1 - 1 1 - - - - 39 La Ha 1 - 1 1 - 1 - - - 40 Pà Thẻn 4 1 3 - - - 4 1 3 41 Ngái 37 26 11 - - - 37 26 11 42 Chứt 435 224 211 38 17 21 397 207 190 43 Lô Lô 13 6 7 4 2 2 9 4 5 44 Mảng 15 7 8 5 1 4 10 6 4 45 Cơ Lao 14 8 6 4 3 1 10 5 5 46 Cống 1 - 1 1 - 1 - - - 47 Si La 1 - 1 1 - 1 - - - 48 Người nước ngoài 22 11 11 16 6 10 6 5 1 49 56. KXĐ 1 - 1 - - - 1 - 1 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk [133]. 186 Phụ lục 8 THỐNG KÊ CHÍNH SÁCH DO CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN BAN HÀNH VÀ THỰC HIỆN 1. Kon Tum 1.1. Quyết định số 1469-QĐ-UBND, ngày 18-12-2006 phê duyệt kế hoạch hỗ trợ đầu tư, phát triển cửa hàng thương mại xã khu vực III từ năm 2007-2010 (hết hiệu lực); 1.2. Nghị quyết 02-NQ-TU, ngày 20-4-2007 của Tỉnh ủy về phát triển Ba Vùng kinh tế động lực (còn hiệu lực); 1.3. Quyết định số 906-QĐ-UBND, ngày 10-08-2009 của UBND tỉnh về Đề án Phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum giai đoạn 2009-2020 (còn hiệu lực); 1.4. Quyết định số 907-QĐ-UBND, ngày 10-08-2009 của UBND tỉnh về Đề án Phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum giai đoạn 2009-2020 (còn hiệu lực); 1.5. Nghị quyết số 38-2011-NQ-HĐND, ngày 5-12-2011 của HĐND tỉnh; Quyết định số 01-2012-QĐ-UBND, ngày 6-01-2012 của UBND tỉnh về chính sách đặc thù xã trọng điểm đặc biệt khó khăn; 1.6. Quyết định số 376-QĐ-UBND, ngày 14-8-2012 của UBND tỉnh về Đề án nâng cao chất lượng và đẩy nhanh công tác giảm nghèo tỉnh Kon Tum đến năm 2015 (còn hiệu lực); 1.7. Quyết định số 07-2012-QĐ-UBND, ngày 01-02-2012 của UBND tỉnh Kon Tum về Chính sách hỗ trợ phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh Kon Tum (còn hiệu lực); 1.8. Quyết định 136-QĐ-UBND, ngày 6-3-2013 của UBND tỉnh Kon Tum về Chương trình hành động vì trẻ em tỉnh Kon Tum (còn hiệu lực). 2. Gia Lai 2.1. Chỉ thị số 47-CT-TU, ngày 04-6-1998 của Tỉnh ủy Gia Lai về việc cơ cấu cán bộ, công chức người dân tộc Bahnar, Jrai trong các cơ quan đợn vị thuộc tỉnh. 2.2. Nghị quyết số 08-NQ-TU, ngày 08-03-2007 của Tỉnh ủy Gia Lai về việc tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động xóa đói giảm nghèo, định canh định cư giai đoạn 2007-2010 và định hướng đến năm 2020. 2.3. Quyết định số 805-QĐ-UBND, ngày 04-7-2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc thành lập Hội đồng tuyển sinh theo chế độ cử tuyển vào học viện Quân y thuộc Dự án đào tạo Bác sĩ cho khu vực Tây nguyên, năm 2008. 187 2.4. Quyết định số 96-QĐ-UBND, ngày 31-12-2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc phê duyệt Đề án nâng cao đời sống của vùng căn cứ cách mạng Kbang, Kông Chro, Krông Pa giai đoạn 2009-2011. 2.5. Đề án 03-ĐA-TU, ngày 12-6-2009 của Tỉnh ủy Gia Lai Đề án tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp đại học bố trí về cơ sở công tác. 2.6. Quyết định số 25-2010-QĐ-UBND, ngày 5-11-2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc bổ sung đối tượng chính sách hỗ trợ đào tạo sau đại học và thu hút người có trình độ cao theo Quyết định số 93-2005-QĐ-UB ngày 4-8-2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh. 2.7. Quyết định số 837-QĐ-UBND, ngày 16-12-2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2015 2.8. Quyết định số 79-QĐ-UBND, ngày 14-02-2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc Phê duyệt phương án trợ cước trợ giá và cấp không các mặt hàng chính sách năm 2007. 3. Đăk Nông 4.1. Chỉ thị số 04-CT-TU, ngày 7-5-2004 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ về kết nghĩa giữa các cơ quan Đảng, Chính quyền, Đoàn thể, các tổ chức kinh tế, lực lượng vũ trang đối với buôn, bon đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ; 4.2. Nghị Quyết số 155-2004-NQ-HĐND, ngày 12-8-2004 của HĐND tỉnh Đăk Nông về việc phát triển bền vững 12 bon-buôn đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn, ngày 24-8-2004; 4.3. Nghị Quyết số 152-2004-NQ-HĐND, ngày 12-8-2004 của HĐND tỉnh Đắk Nông, UBND tỉnh Đắk Nông về việc hỗ trợ kinh phí cho học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số tại chỗ từ năm 2004-2009; 4.4. Quyết định số 484-QĐ-UB, ngày 24-5-2004, về việc tổ chức kết nghĩa với các bon, buôn đồng bào DTTS tại chỗ và Quyết định số: 67-2004-QĐ-UB, ngày 7-9-2004 của UBND tỉnh, về việc ban hành quy chế kết nghĩa bon, buôn đồng bào DTTS; 4.5. Nghị quyết số 07-NQ-TU, ngày 27-4-2006 về công tác cán bộ dân tộc thiểu số giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020; 4.6. Nghị Quyết số 16-2009-NQ-HĐND, ngày 25-12-2009 của HĐND tỉnh Đắk Nông về chính sách hỗ trợ kinh phí cho học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông từ 2010-2015; 4.7. Thông báo số 1463-TB-TU, ngày 22-01-2010 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Đắk Nông về việc xây dựng, phát triển bon, buôn, thôn đồng bào dân tộc thiểu số; 188 4.8. Quyết định số 526-QĐ-UBND, ngày 27-4-2010 về việc ban hành kế hoạch tiếp tục xây dựng, phát triển bon, buôn, bản và thôn có đông đồng bào dân tộc thiểu số; 4.9. Chỉ thị số 26-CT-UBND, ngày 13-12-2010 của Chủ tịch UBND tỉnh về tuyển dụng, bố trí sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số và nâng cao hiệu quả sử dụng biên chế; 4.10. Quyết định 168-QĐ-UBND, ngày 08-02-2011 và Quyết định 1141- QĐ-UBND ngày 24-7-2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông về chính sách hỗ trợ kinh phí cho học sinh, sinh viên từ năm học 2011-2012 đến năm học 2015- 2016; 4.11. Quyết định số 943-QĐ-UBND, ngày 08-7-2011 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc ban hành Kế hoạch tăng cường công tác dân tộc giai đoạn 2011-2016; 4.12. Chỉ thị số 08-CT-TU, ngày 17-12-2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc đẩy mạng phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh vùng dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh; 4.13. Chương trình hành động số 04-CT-TU, ngày 18-4-2011 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Đắk Nông về công tác dân tộc giai đoạn 2011-2016. 4.14. Nghị quyết số 37-2011-NQ-HĐND, ngày 09-12-2011 của HĐND tỉnh Đắk Nông về chính sách hỗ trợ lãi xuất vay vốn sản xuất, kinh doanh đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ giai đoạn 2012-2013; 4.15. Nghị quyết số 38-2011-NQ-HĐND, ngày 09-12-2011 của HĐND tỉnh Đắk Nông về chính sách hỗ trợ kinh phí cho học sinh dân tộc thiểu số từ năm học 2011-2012 đến năm học 2015-2016; 4.16. Nghị quyết 41-2012-NQ-HĐND ngày 20-12-2012 của HĐND tỉnh Đắk Nông về việc thông qua Đề án nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông từ năm học 2012-2013 đến năm học 2015-2016; 4.17. Quyết định số 10-2012-QĐ-UBND, ngày 01-6-2012 của UBND tỉnh Đăk Nông về quy định chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn sản xuất, kinh doanh đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ giai đoạn 2012-2013. 4. Lâm Đồng 5.1. Chỉ thị số 25-CT-TU, ngày 5-9-1994 của Tỉnh uỷ, Về tiếp tục đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc; 5.2. Nghị quyết số 02-NQ-TU, ngày 20-11-2001 của Tỉnh uỷ, Hội nghị tỉnh ủy lần V (khóa VII) về tiếp tục đầu tư phát triển vùng ĐBDT thời kỳ 2001 - 2005; 5.3. Kế hoạch số 552-KH-UB, ngày 5-3-2002 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết 10 ngày 18-01-2002 của Bộ chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và 189 bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Tây nguyên thời kỳ 2001-2010 và Nghị quyết số 02-NQ-TU, ngày 20-11-2001 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về tiếp tục đầu tư phát triển vùng ĐBDT thời kỳ 2001-2005; 5.4. Quyết định số 163-2002-QĐ-UBND, ngày 29-11-2003 của UBND tỉnh về việc phê duyệt phương án giải quyết đất đai cho ĐBDTTS tại chỗ ở tỉnh Lâm Đồng; 5.5. Quyết định số 180-2004-QĐ-UBND, ngày 4-10-2004 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề án hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ ĐBDTTS nghèo, đời sống khó khăn; 5.6. Quyết định số 179-2004-QĐ-UBND, ngày 4-10-2004 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề án giải quyết nước sinh hoạt cho hộ ĐBDTTS nghèo, đời sống khó khăn tỉnh Lâm Đồng giai đọan 2005-2006; 5.7. Quyết định số 178-2004-QĐ-UBND, ngày 4-10-2004 của UBND tỉnh về Giải quyết đất sản xuất, đất ở cho hộ ĐBDTTS nghèo, đời sống khó khăn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; 5.8. Quyết định số 184-2005-QĐ-UBND, ngày 12-10-2005 của UBND tỉnh Quy định mức trợ cấp xã hội cho học sinh, sinh viên của tỉnh Lâm Đồng đang học tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp (THCN) và dạy nghề; 5.9. Nghị quyết 09-NQ-TU, ngày 31-10-2006 của Tỉnh ủy Tập trung nguồn lực tiếp tục đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo quốc phòng an ninh vùng dân tộc thiểu số giai đọan 2006-2010; 5.10. Quyết định số 510-QĐ-UBND, ngày 30-01-2007 của UBND tỉnh Ban hành Chương trình thực hiện Nghị quyết 09-NQ-TU, ngày 31-10-2006 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về việc tập trung nguồn lực tiếp tục đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo quốc phòng an ninh vùng dân tộc thiểu số giai đọan 2006 - 2010; 5.11. Quyết định số 1066-QĐ-UBND, ngày 5-4-2007 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề án xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng thôn buôn vùng đông bào DTTS tỉnh Lâm Đồng 2007-2010; 5.12. Quyết định số 70-2001-QĐ-UB, ngày 4-8-2011 của UBND tỉnh về việc hỗ trợ kinh phí làm nhà cho đồng bào DTTS tại chỗ thuộc khu vực đặc biệt khó khăn; 5.13. Quyết định 62-2012-QĐ-UBND, ngày 27-12-2012 UBND tỉnh Về trợ cấp xã hội cho học sinh, sinh viên dân tộc đang học tại các trường cao đẳng, đại học, THCN và dạy nghề. Nguồn: Ủy ban Dân tộc [141]

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_dang_bo_tinh_dak_lak_lanh_dao_thuc_hien_chinh_sach_d.pdf
  • pdfDai - TTLA _T.Anh_ _nop QD.pdf
  • pdfDai - TTLA _T.Viet_ _nop QD.pdf
  • pdfTrang thong tin Pham Ngoc Dai.pdf
Tài liệu liên quan