Luận án Đảng bộ tỉnh Bình dương lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN LINH ĐảNG Bộ TỉNH BìNH DƯƠNG LãNH ĐạO PHáT TRIểN CÔNG NGHIệP Từ NĂM 1997 ĐếN NĂM 2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYấN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HÀ NỘI - 2018 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN LINH ĐảNG Bộ TỉNH BìNH DƯƠNG LãNH ĐạO PHáT TRIểN CÔNG NGHIệP Từ NĂM 1997 ĐếN NĂM 2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYấN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Mó số: 62 22 03 15 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. HỒ T

pdf184 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Đảng bộ tỉnh Bình dương lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỊ TỐ LƯƠNG 2. TS. PHẠM ĐỨC KIÊN HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Nguyễn Văn Linh MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6 1.1. Các công trình khoa học có liên quan đến đề tài luận án 6 1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan đến đề tài và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu 18 Chương 2: CHỦ TRƯƠNG VÀ QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH DƯƠNG VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005 22 2.1. Những yếu tố tác động đến phát triển công nghiệp ở Bình Dương 22 2.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bình Dương về phát triển công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2005 34 2.3. Đảng bộ tỉnh Bình Dương chỉ đạo phát triển công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2005 43 Chương 3: ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH DƯƠNG LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2015 69 3.1. Yêu cầu đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở Bình Dương trong giai đoạn mới 69 3.2. Chủ trương về đẩy mạnh phát triển công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Bình Dương từ năm 2006 đến năm 2015 73 3.3. Đảng bộ tỉnh Bình Dương chỉ đạo đẩy mạnh phát triển công nghiệp từ năm 2006 đến năm 2015 81 Chương 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 111 4.1. Nhận xét quá trình Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015 111 4.2. Một số kinh nghiệm 133 KẾT LUẬN 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 169 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CCN Cụm công nghiệp CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH Chủ nghĩa xã hội HĐND Hội đồng nhân dân KCN Khu công nghiệp KT-XH Kinh tế - xã hội TTHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công nghiệp là ngành giữ vai trò quan trọng của nền kinh tế quốc dân, là khâu đột phá trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam, nhằm xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội (CNXH), thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước. Nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò của công nghiệp, trong quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra những chủ trương mới về phát triển kinh tế công nghiệp, tiến hành sự nghiệp CNH gắn với HĐH đất nước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (6/1996) xác định mục tiêu “xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao... Từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp” [28, tr.80]. Đại hội XI của Đảng (1/2011), tiếp tục khẳng định: “Đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” [38, tr.148]. Đó cũng là mục tiêu phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, đồng thời, mở ra hướng đi mới cho các địa phương tiến hành chuyển đổi cơ cấu kinh tế, trong đó trọng tâm là phát triển công nghiệp. Thực hiện chủ trương đẩy mạnh CNH, HĐH, trong đó, tập trung vào nhiệm vụ phát triển công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu của khu vực công nghiệp được thực hiện gắn liền với sự phát triển các ngành theo hướng da dạng hóa, từng bước hình thành một số ngành trọng điểm và mũi nhọn, có tốc độ phát triển cao, thuận lợi về thị trường, có khả năng xuất khẩu. Từng bước phát triển các ngành khai thác các nguồn lực của nền kinh tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài để sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu và một số hàng công nghiệp nặng cần thiết. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được trong việc thực hiện đường lối phát triển công nghiệp vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như: Khả năng cạnh tranh của khu vực công nghiệp còn yếu ngay cả với các nước trong khu vực. Nhiều doanh nghiệp công nghiệp có quy mô nhỏ, chưa chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, chủng loại sản phẩm chưa phong phú, hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng lực quản 2 lý, trình độ khoa học công nghệ... yếu kém. Đây cũng là những vấn đề mới đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết. Bình Dương là tỉnh giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí địa lý thuận lợi cho đầu tư, phát triển công nghiệp, nông nghiệp, cũng như các ngành dịch vụ khác. Ngoài vị trí địa lý thuận lợi và được thiên nhiên ưu đãi, Bình Dương còn nằm trên các trục giao thông quan trọng của quốc gia. Nhằm khai thác những tiềm năng sẵn có của tỉnh, bước vào công cuộc đổi mới đất nước, Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã nhận thức sâu sắc vị trí, tầm quan trọng của quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế của địa phương theo hướng CNH, HĐH, với mục tiêu trở thành một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về phát triển KT-XH. Thực hiện chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển công nghiệp, Đảng bộ tỉnh Bình Dương phát huy truyền thống năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của nhân dân trong tỉnh; đồng thời, đẩy mạnh khai thác tiềm năng sẵn có của địa phương để phát triển các ngành kinh tế. Với chính sách “trải chiếu hoa” đón mời nhà đầu tư, cùng với sự nhạy bén của Đảng bộ tỉnh trong việc lãnh đạo và thực hiện đường lối CNH, HĐH, kinh tế Bình Dương đã có sự phát triển tương đối toàn diện. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên. Những thành tựu đạt được trong những năm đổi mới đã tạo tiền đề vững chắc để Bình Dương tiếp tục phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, góp phần cùng cả nước thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Tuy nhiên, thực tiễn phát triển công nghiệp ở Bình Dương vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế: Công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhưng chưa thực sự đồng đều giữa các giai đoạn và còn thiếu tính bền vững, chuyển dịch cơ cấu trên các mặt còn chậm; công nghiệp mới chủ yếu phát triển trên bề rộng, quy mô các doanh nghiệp còn nhỏ bé, trình độ công nghệ lạc hậu, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm còn thấp; tình trạng ô nhiễm môi trường, vấn đề phát triển nguồn nhân lực, các vấn đề an sinh xã hội đang đặt ra yêu cầu cấp thiết phải tập trung giải quyết. Do đó, nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015, nhằm đánh giá một cách khách quan những thành tựu đạt 3 được, chỉ ra những hạn chế và bước đầu đúc kết một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng và hiệu quả phát triển công nghiệp của tỉnh trong thời gian tới là việc làm cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Với những lý do đó, nghiên cứu sinh chọn vấn đề: “Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015”, làm đề tài luận án Tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án góp phần phục dựng lại quá trình Đảng bộ tỉnh Bình Dương vận dụng chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước trong lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015, từ đó, luận án đưa ra những nhận xét về ưu điểm, hạn chế và đúc kết một số kinh nghiệm có giá trị tham khảo, góp phần thực hiện thành công đường lối CNH, HĐH của Đảng trong thời kỳ đổi mới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích làm rõ những nhân tố tác động đến sự lãnh đạo phát triển công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Bình Dương từ năm 1997 đến năm 2015. - Làm rõ các quan điểm, chủ trương và giải pháp lớn của Đảng, Nhà nước, sự vận dụng của Đảng bộ tỉnh Bình Dương trong lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015. - Nhận xét ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế trong quá trình lãnh đạo phát triển công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Bình Dương từ năm 1997 đến năm 2015. - Đúc kết một số kinh nghiệm có giá trị lý luận và thực tiễn đối với sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bình Dương về phát triển công nghiệp. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu chủ trương và quá trình Đảng bộ tỉnh Bình Dương chỉ đạo phát triển công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Phát triển công nghiệp là một lĩnh vực có nội hàm rất rộng, phong phú, đa dạng, nhiều chiều. Trong phạm vi tiếp cận ở địa phương, luận án tập 4 trung nghiên cứu chủ trương và quá trình chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bình Dương về phát công nghiệp như: cải cách thủ tục hành chính; xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng - kỹ thuật công nghiệp; quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN); công tác đào tạo, thu hút và phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp; phát triển các ngành công nghiệp; công tác bảo vệ môi trường trong phát triển công nghiệp. - Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Bình Dương. - Về thời gian: Luận án nghiên cứu quá trình lãnh đạo thực hiện phát triển công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Bình Dương từ năm 1997 (năm tái lập tỉnh) đến năm 2015 (năm kết thúc nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX). 4. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển công nghiệp. 4.2. Nguồn tài liệu - Các văn kiện của Đảng và Nhà nước về phát triển công nghiệp nói riêng và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói chung. - Các văn kiện (nghị quyết, báo cáo, chương trình hành động) của Đảng bộ; nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, Sở Công - Thương và các sở ban ngành của tỉnh Bình Dương; số liệu thống kê của Chi cục Thống kê tỉnh. - Các sách, các đề tài, đề án, bài báo, tạp chí, luận văn, luận án có liên quan đến đề tài. 4.3. Phương pháp nghiên cứu - Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành, trong đó, chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic. Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, thống kê, điều tra thực tế... để làm nổi bật thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo phát triển công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Bình Dương từ năm 1997 đến năm 2015. 5 5. Đóng góp khoa học của luận án - Trên cơ sở phân tích những nhân tố tác động đến quá trình phát triển công nghiệp, luận án làm rõ tính chủ động, sáng tạo của Đảng bộ tỉnh Bình Dương trong quá trình vận dụng chủ trương của Đảng về CNH, HĐH vào thực tiễn địa phương. - Hệ thống hóa chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bình Dương về phát triển công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015. - Đánh giá một cách khách quan những ưu điểm, hạn chế; lý giải nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế; đúc kết kinh nghiệm quá trình Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án - Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thiện chủ trương phát triển công nghiệp ở địa phương trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. - Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các cấp, các ngành của tỉnh Bình Dương và các tỉnh, thành Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong việc thực hiện phát triển công nghiệp. Ở một mức độ nhất định, luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy lịch sử Đảng bộ địa phương, cũng như Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương, 10 tiết. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Công nghiệp là ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế quốc dân bao gồm tất cả các ngành công nghiệp chuyên môn hóa, các xí nghiệp công nghiệp thực hiện chức năng khai thác, chế biến và sửa chữa. Do đó, vấn đề phát triển công nghiệp ở Việt Nam luôn nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, nghiên cứu chuyên sâu, giải quyết cả về lý luận và thực tiễn việc phát triển công nghiệp. Các công trình nghiên cứu này thể hiện dưới hình thức sách chuyên khảo, bài đăng tạp chí, luận văn, luận án của các tác giả. Trong phạm vi nghiên cứu của Luận án, tác giả đã tiến hành khảo sát, phân loại các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài thành các nhóm như sau: 1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về phát triển công nghiệp Cuốn sách Chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam trong quá trình đổi mới Võ Đại Lược [71]. Theo tác giả, điều kiện chủ yếu cho sự phát triển tự chủ của nền kinh tế Việt Nam là quá trình đổi mới KT-XH, thực hiện chính sách mở cửa và hòa nhập với cộng đồng thế giới, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo lập nền kinh tế thị trường ngày càng hoàn thiện và hiện đại trên cơ sở đó đẩy mạnh quá trình CNH, tạo dựng một nền công nghiệp phát triển hiện đại là những nội dung cơ bản của quá trình phát triển kinh tế tự chủ của Việt Nam, làm cho nền kinh tế được đảm bảo phát triển vững chắc và lâu bền, có vị trí ngày càng cải thiện trên trường quốc tế và khu vực. Cuốn sách Quá trình phát triển công nghiệp ở Việt Nam, triển vọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Phạm Xuân Nam [76] trên cơ sở nhìn lại quá trình phát triển công nghiệp và vấn đề công nghiệp hóa ở Việt Nam, đã đánh giá những thành tựu đạt được, những vấn đề tồn đọng từ lâu hoặc mới nảy sinh, nêu lên những bài học thành công và không thành công, đề xuất một số khuyến 7 nghị cho việc định hướng xây dựng mô hình CNH gắn với HĐH trên cơ sở khoa học và công nghệ ở nước ta trong thập kỷ 90 và những năm tiếp theo. Cuốn sách Quá trình hình thành, phát triển công nghiệp Việt Nam của Viện Dự báo chiến lược Khoa học và Công nghệ [180] đã khái quát quá trình hình thành, phát triển của công nghiệp Việt Nam từ trước năm 1945 đến năm 1996, trong đó, công trình phân chia quá trình phát triển công nghiệp làm ba giai đoạn phát triển cơ bản: giai đoạn trước năm 1945, công nghiệp Việt Nam chủ yếu dựa vào công nghiệp chính quốc Pháp; từ năm 1945 đến năm 1985, công nghiệp Việt Nam được hình thành chủ yếu dựa vào sự giúp đỡ của các nước XHCN, và bị chi phối bới cơ chế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp kéo dài nên nền công nghiệp nước ta hầu như không phát triển; giai đoan 1986 - 1996, với sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, công nghiệp Việt Nam bước đầu phát triển. Trên cơ sở làm rõ các giai đoạn phát triển của công nghiệp Việt Nam, công trình đã đề xuất các giải pháp để tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH. Cuốn sách Dự báo tình hình phát triển công nghiệp Việt Nam: Lý thuyết, triển vọng và giải pháp do Nguyễn Công Nhự chủ biên [79] đưa ra nhận định: Công nghiệp Việt Nam kỹ thuật công nghệ thấp, tỷ trọng làm gia công lắp ráp còn cao, chưa chủ động được một số chủng loại vật tư, linh kiện, phụ tùng gia công lắp ráp. Cộng với kinh nghiệm quản lý và hội nhập quốc tế trong nền kinh tế thị trường của các chủ doanh nghiệp và các cơ quan Nhà nước có liên quan còn bị hạn chế, đã tác động không nhỏ đến năng lực cạnh tranh của công nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, theo tác giả, công nghiệp Việt Nam trong thế kỷ XXI có rất nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển, vấn đề quan trọng là chúng ta phải biết nắm bắt, tận dụng tốt nhất các thời cơ, thế mạnh có được và phải có chiến lược phát triển đúng đắn. Cuốn sách Phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất trong quá trình công nghiệp hóa do Nguyễn Chơn Trung, Trương Gia Long đồng chủ biên [124] đã khẳng định phát triển các KCN, khu chế xuất trở thành một trong những 8 phương thức huy động vốn và khai thác có hiệu quả nguồn vốn, khoa học công nghệ, trình độ tổ chức quản lý của các nhà đầu tư quốc tế vào quá trình phát triển KT-XH ở Việt Nam. Đầu tư nước ngoài đã tạo ra bước ngoặt của sự phát triển công nghiệp Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH, đồng thời từng bước góp phần thực hiện thắng lợi những mục tiêu chiến lược của thời kỳ đổi mới. Trong cuốn sách Việt Nam 20 năm đổi mới, tác giả Hoàng Trung Hải có bài viết “Ngành công nghiệp Việt Nam 20 năm đổi mới” [64] đánh giá những thành tựu nổi bật của công nghiệp Việt Nam như đổi mới về CNH xã hội chủ nghĩa (XHCN) và chính sách cơ cấu; đổi mới trong cải tạo xây dựng, củng cố quan hệ sản xuất XHCN, thực hiện chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, giải phóng mọi năng lực sản xuất; đổi mới cơ chế quản lý công nghiệp. Bên cạnh việc khẳng định những thành tựu, tác giả cũng đánh giá những hạn chế, thiếu sót “Phát triển công nghiệp tuy đạt tốc độ cao nhưng chưa thật vững hắc, biểu hiện ở chỗ giá trị gia tăng chưa đạt yêu cầu, tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp bình quân 1986 - 2005 chỉ đạt khoảng 9,3%/năm” [64, tr.252]. Trên cơ sở đánh giá những thành tựu và hạn chế, tác giả đề xuất phương hướng, mục tiêu phát triển công nghiệp giai đoạn 2006 - 2010. Cuốn sách Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam do Hoàng Văn Châu chủ biên [10] khẳng định công nghiệp hỗ trợ phát triển sẽ giúp các ngành sản xuất chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào, chủ động lựa chọn được nhà cung cấp, cắt giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành, tăng năng lực cạnh tranh. Công nghiệp hỗ trợ phát triển sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn được chiến lược phát triển phù hợp với chuỗi giá trị gia tăng của ngành trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế. Các tác giả khẳng định: Công nghiệp hỗ trợ có vai trò quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, đặc biệt là các nước đến sau và phát triển công nghiệp dựa trên nguồn vốn và công nghiệp bên ngoài thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chính vì vậy, đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, việc xây dựng công nghiệp hỗ trợ là yêu cầu bắt buộc để có thể thực hiện công nghiệp hóa nhanh chóng và bền vững [10, tr.60]. 9 Cuốn sách Toàn cảnh công nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập [65] giới thiệu tổng quan về những chủ trương, chính sách phát triển công nghiệp của Đảng và Nhà nước; định hướng quy hoạch phát triển của toàn ngành công nghiệp Việt Nam và một số ngành mũi nhọn; giới thiệu năng lực sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp. Cuốn sách Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Đánh giá thực trạng và hệ quả do Trần Đình Thiên chủ biên [94] khẳng định việc phát triển công nghiệp hỗ trợ được xem là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, tuy nhiên, thực trạng ngành còn yếu và cần những chính sách phù hợp, những định hướng rõ ràng về chiến lược để phát triển. Vì vậy, cuốn sách đã tập trung phân tích thực trạng, đồng thời, đề xuất một số định hướng và giải pháp đồng bộ để có thể phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp, góp phần đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước. Công trình Phát triển đất nước thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Phan Kế Tuấn [127] đã làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về nước công nghiệp theo hướng hiện đại và nước công nghiệp hiện đại theo định hướng XHCN. Đánh giá về quá trình phát triển công nghiệp Việt Nam, tác giả cho rằng: “trong những năm đổi mới vừa qua, phát huy những lợi thế so sánh của đất nước, công nghiệp nước ta đã có bước phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng đạt mức cao hơn mức bình quân chung của nền kinh tế, quy mô ngày càng mở rộng, trình độ công nghệ dần dần được nâng cao” [127, tr.181-182]. Luận án Tiến sĩ Công nghiệp hỗ trợ trong một số ngành công nghiệp ở Việt Nam của Hà Thị Hương Lan [66] đã đánh giá thực trạng của công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đang từng bước phát triển, góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển, luồng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tăng lên, cải cách doanh nghiệp nhà nước đang được tiến hành nhanh chóng. Việt Nam có trên 60.000 doanh nghiệp với các quy mô khác nhau đang phát triển và hình thành các cơ sở sản xuất nguyên liệu, phụ tùng, linh kiện, vật tư hỗ trợ... phục vụ nhu cầu lắp ráp các mặt 10 hàng công nghiệp trong nước và xuất khẩu. Trong đó, chiếm tỷ trọng lớn là các cơ sở sản xuất phục vụ cho nhu cầu lắp ráp các sản phẩm tiêu thụ nội địa. Với những ưu đãi thu hút vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nhiều doanh nghiệp FDI đã trực tiếp đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất hỗ trợ tại Việt Nam. Trên cơ sở đánh giá thực trạng công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, tác giả luận án đã mạnh dạn ra quan đểm và các nhóm giải pháp nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo. Bài viết Chính sách quy hoạch phát triển khu công nghiệp Việt Nam: nhìn từ góc độ phát triển bền vững của tác giả Nguyễn Thị Thơm [97] đã khẳng định xây dựng và phát triển các KCN phục vụ cho quá trình CNH, HĐH, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. “Đến nay nước ta đã có 154 KCN, phân bố ở 55 tỉnh thành trong cả nước, với khoảng 2.600 dự án, tổng vố đầu tư 25,3 tỷ USD, đóng góp quan trọng vào giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu, tạo việc làm cho lao động” [97, tr.53]. Tuy nhiên, phát triển các KCN thời gian qua cũng đang đặt ra nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề phát triển bền vững mà nếu không có giải pháp hữu hiệu sẽ tác động xấu không chỉ đối với các KCN, mà với cả nền kinh tế. Bên cạnh đánh giá về thành tựu và hạn chế, tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát triển bề vững các KCN Việt Nam trong thời gian tới như hoàn thiện và nâng cao chất lương quy hoạch, tiếp tục rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển, giám sát thực hiện quy hoạch phát triển. Bài viết Chính sách công nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu hóa của tác giả Vũ Thị Tuyết Mai [74] cho rằng Việt Nam cần thay đổi mạnh mẽ chính sách công nghiệp trong thời kỳ nền kinh tế toàn cầu. Chính sách và cách tiếp cận công nghiệp hóa kiểu cũ không còn phù hợp và tương thích với thời kỳ mới, mà đang kìm hãm năng lực cạnh tranh và cản trở sự phát triển của ngành công nghiệp. Tác giả còn đề xuất thay đổi mô hình phát triển công nghiệp dựa vào các tập đoàn kinh tế nhà nước, từ bỏ quan điểm chọn trước một khu vực nào đó là “xương sống” hay “chủ đạo”, khuyến khích thích đáng các hoạt động công nghiệp 11 thuận theo lợi thế so sánh, tăng cường hiệu quả thông tin và hiệu lực điều phối trong việc hoạch định và thực thi chính sách công nghiệp. Bài viết Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững: khung khổ lý luận và thực tiễn Việt Nam của nhóm tác giả Phan Huy Đường, Tô Hiến Thà [48] cho rằng trong gần ba thập niên tiến hành đổi mới đất nước, công nghiệp Việt Nam bên cạnh những thành tựu quan trọng đạt được, cũng bộc lộ nhiều hạn chế xét theo quan điểm phát triển bền vững. Bài viết chỉ ra những thành tựu và hạn chế trong phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, từ đó, đề ra một số khuyến nghị giải pháp nhằm phát triển công nghiệp Việt Nam theo hướng bền vững trong những năm tới. Bài viết Định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020 của nhóm tác giả Nguyễn Trọng Hoài, Huỳnh Thanh Điền [53] đã phân tích các rào cản và hạn chế của chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ. Đồng thời, các tác giả đã kết hợp học hỏi có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trên thế giới và các bằng chứng từ dữ liệu thứ cấp cũng như dữ liệu nghiên cứu định tính để đưa ra các định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu xác định 5 lĩnh vực cần tập trung phát triển bao gồm: Linh kiện, phụ tùng từ ngành cơ khí, nhựa - cao su, thiết bị điện - điện tử, công nghiệp hỗ trợ dệt may, giày da. Để phát triển công nghiệp hỗ trợ đúng hướng, nghiên cứu đề xuất các giải pháp; trong đó, trọng tâm nhất là kiện toàn tổ chức thực hiện phát triển công nghiệp hỗ trợ, hỗ trợ mặt bằng, hỗ trợ tiếp cận thị trường, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam. 1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển công nghiệp ở các địa phương, cơ sở Phát triển công nghiệp đang được đẩy mạnh ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước. Ở các địa phương, công nghiệp đã mang lại hiệu quả KT-XH to lớn, thúc đẩy tăng trưởng GDP, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Trên phạm vi cả nước, có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều hội 12 thảo, nhiều đề tài, đề án cấp nhà nước của các cơ quan lãnh đạo, quản lý hay các nhà khoa học trong nước bàn về công nghiệp nói chung và đề cập một số khía cạnh về phát triển công nghiệp nói riêng. Liên quan đến đề tài có nhiều công trình nghiên cứu đề cập dưới các dạng khác nhau, trong đó có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau: Cuốn sách 100 năm phát triển công nghiệp Sài Gòn - Thành phồ Hồ Chí Minh của nhóm tác giả Nguyễn Thái An, Nguyễn Văn Kích [1] đã nghiên cứu công phu về công nghiệp Sài Gòn - Thành phồ Hồ Chí Minh trong một thời gian dài, cung cấp rất nhiều số liệu, những nhận định, đánh giá có giá trị tham khảo. Tuy nhiên, còn một số vấn đề liên quan đến sự phát triển công nghiệp như: Tác động sự phát triển công nghiệp đến KT-XH, vấn đề ô nhiễm môi trường, thu hút đầu tư, đời sống công nhân, các loại hình doanh nghiệp chưa được đề cập đến. Trong cuốn sách Hướng tới một nền kinh tế phát triển bề vững, tác giả Đinh Kim Hà có bài viết “Phát triển bền vững công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” [93] khẳng định vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là trung tâm công nghiệp của đất nước, đóng vai trò hàng đầu trong lĩnh vực công nghiệp với giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 45% tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước. Bên cạnh đánh giá vai trò của công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tác giả còn làm rõ những hạn chế: “kết quả công nghiệp chưa tương xứng với khả năng và nguồn lực của vùng, chưa hiệu quả, chưa bền vững, môi trường ngày càng ô nhiễm, các vấn đề xã hội bức xúc vẫn còn” [93, tr.398]. Luận án Tiến sĩ kinh tế Công nghiệp thành phố Đà Nẵng, thực trạng và giải pháp phát triển của tác giả Lê Hữu Đốc [47] đã làm rõ những kinh nghiệm phát triển công nghiệp trong quá trình CNH, HĐH nền kinh tế của các mô hình phát triển; phân tích đặc điểm tự nhiên và điều kiện phát triển công nghiệp ở Đà Nẵng, thực trạng và và những thành tựu đạt được; đề xuất những phương hướng, giải pháp phát triển công nghiệp thành phố Đà Nẵng đến năm 2010. Luận án Tiến sĩ lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo xây dựng khu công nghiệp trong những năm đổi mới từ 1986 đến 2005 của tác giả Nguyễn Khắc 13 Thanh [92] đã làm rõ quá trình lãnh đạo phát triển các KCN từ 1986 đến 2005 của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai và chỉ ra những kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo xây dựng và phát triển các KCN. Tuy nhiên, với đối tượng nghiên cứu là quá trình lãnh đạo xây dựng KCN của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai nên luận án chỉ tập trung vào một khía cạnh của phát triển công nghiệp và trên địa bàn của một tỉnh, về mặt thời gian cũng chỉ dừng lại ở mốc năm 2005. Luận án Tiến sĩ kinh tế Phát triển công nghiệp thành phố Cần Thơ đến năm 2020 của Trần Thanh Mẫn [75] đã làm rõ đường lối, mục tiêu phát triển công nghiệp của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đổi mới, phân tích các yêu cầu phát triển công nghiệp từng thời kỳ; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phát triển công nghiệp ở Cần Thơ; các yếu tố thuận lợi về quản lý nhà nước, các yếu tố đầu vào cho sản xuất công nghiệp, cũng như các yếu tố đầu ra, quy mô thị trường, cơ cấu sản phẩm, cơ cấu chuyên ngành công nghiệp, phân bố sản xuất công nghiệp và bảo vệ môi trường. Trên cơ sở nghiên cứu, tác giả đã đề xuất năm giải pháp cho phát triển công nghiệp Cần Thơ trong thời gian tới. Luận án Tiến sĩ kinh tế Nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên của tác giả Nguyễn Hải Bắc [2] đã xây dựng hệ thống các tiêu chí để đánh giá phát triển bền vững công nghiệp trên vùng lãnh thổ, nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm quốc tế để áp dụng vào thực tế Việt Nam. Luận án đánh giá thực trạng công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2001 - 2008, từ đó đề xuất các giải pháp về chính sách phát triển bền vững công nghiệp đến năm 2020 và có tính đến năm 2050. Luận án Tiến sĩ lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010 của tác giả Bùi Đình Tiệp [103] đã hệ thống hóa, làm rõ chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về phát triển công nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010 trên các nội dung chủ yếu như: Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và hệ thống các giải pháp; đồng thời, trình bày có hệ thống quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo phát triển công nghiệp (2001 - 2010) trên các mặt: Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh; tập trung 14 cải tạo, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp; xây dựng, phát triển nhanh các KCN, CCN tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp; chăm lo đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và chỉ đạo phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Nghiên cứu các giải pháp phát triển ngành công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam theo hướng bền vững của tác giả Nguyễn Văn Quang [83] tập trung làm rõ cơ sở lý luận về phát triển công nghiệp theo hướng bền vữn...ai đoạn (1986-1996) Sau 10 năm, kể từ khi đất nước hoàn toàn thống nhất, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta đi lên CNXH và giành được nhiều thành tựu rất quan trọng, nhưng nhìn chung tình hình đất nước vẫn nằm trong hoàn cành vô cùng khó khăn, các thế lực thù địch trong và ngoài nước vẫn luôn tìm đủ mọi cách để chống phá cách mạng Việt Nam. Sau khi tổng kết những thành tựu, hạn chế của 10 năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986) đã đề ra đường lối đổi mới đất nước, chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội chủ trương: “Tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong những chặng đường tiếp theo, trước mắt những năm 1986-1990 cần tập trung sức người sức của thực hiện ba chương trình mục tiêu; Lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu” [23, tr.153]. “Không bố trí xây dựng công nghiêp nặng vượt quá điều kiện và khả năng thực tế, ngay cả phục vụ nông nghiệp và công nghiệp nhẹ” [23, tr.51- 64]. Trong phương hướng, kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 1986-1990, Đại hội chủ trương chỉ đầu tư những cơ sở vật chất tối thiểu của chặng đường đầu tiên 29 đó là năng lượng, một số cơ sở cơ khí và nguyên vật liệu, giao thông vận tải và thông tin bưu điện, hướng vào phục vụ ba chương trình kinh tế lớn. Quan điểm của Đại hội VI tiếp tục được khẳng định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6/1991): “Phát triển một số ngành công nghiệp nặng trước hết phục vụ cho sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, đồng thời tạo cơ sở cho bước phát triển tiếp theo; coi trọng khai thác tài nguyên, góp phần tạo nguồn tích lũy ban đầu” [24, tr.64]. Những đổi mới trong nhận thức của Đảng về phát triển công nghiệp tại Đại hội VI và Đại hội VII là cơ sở quan trọng để các Đảng bộ địa phương đề ra chủ trương, chính sách phù hợp thúc đẩy phát triển công nghiệp trong thời kỳ đổi mới. Đối với tỉnh Sông Bé, nền kinh tế vẫn còn nhiều yếu kém, mất cân đối, đời sống của đại bộ phận nhân dân, nhất là vùng sâu vùng xa còn gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, Đại hội Đảng bộ tỉnh Sông Bé lần thứ IV (10/1986) chủ trương: Kiên quyết điều chỉnh, bố trí cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư theo hướng thực sự lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, gắn sản xuất với chế biến nhằm giải quyết một cách hợp lý yêu cầu lương thực, thực phẩm tại chỗ, tăng nhanh nguồn hàng xuất khẩu, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng phù hợp với nguồn nguyên liệu của địa phương, phấn đấu ổn định và cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân. Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng và Nghị quyết Đại hội IV của Đảng bộ tỉnh, về cơ bản các chỉ tiêu Nghị quyết đề ra đều hoàn thành, làm cơ sở vững chắc cho sự phát triển của tỉnh trong những năm tiếp theo. Nền kinh tế của tỉnh vượt qua khó khăn, thử thách trên nhiều lĩnh vực để dần ổn định và phát triển đúng hướng, đã hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước. Cơ sở vật chất được tăng cường, hàng nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống được khôi phục và tăng đáng kể. Hoạt động xuất nhập khẩu có tiến bộ, bước đầu thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài. 30 Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sông Bé lần thứ V vòng 1 (4/1991) và vòng 2 (12/1991), chủ trương đẩy mạnh công cuộc đổi mới, xây dựng cơ sở cho CNH. Đại hội đề ra quan điểm chỉ dạo: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách chủ động theo hướng tăng dần tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ. Nắm bắt những điều kiện, thời cơ thuận lợi nhằm tranh thủ mọi nguồn vốn, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống; đầu tư phát triển có trọng tâm, trọng điểm. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ V được triển khai thực hiện đường lối trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế biến động nhanh chóng và phức tạp. Tuy nhiên, toàn Đảng bộ đã chủ động khắc phục khó khăn, tận dụng những thuận lợi và ưu thế sẵn có của tỉnh, từng bước đưa Nghị quyết Đại hội thành hiện thực trên nhiều lĩnh vực. Trong 5 năm (1991-1995), tốc độ tăng trưởng kinh tế của Tỉnh bình quân mỗi năm tăng 13,4%; tổng sản phẩm quốc nội tăng bình quân hàng năm 15%, tăng gần gấp đôi so với kế hoạch là 7,8%. Đến cuối năm 1995, thu nhập bình quân đầu người đạt 420 USD/năm, tăng gấp đôi so với năm 1990. Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng dần, nông nghiệp giảm dần. Đối với công nghiệp, nếu năm 1990, tỷ trong công nghiệp của tỉnh chỉ chiếm 10,35% (nông, lâm nghiệp 63,48%, dịch vụ 23,81%), đến năm 1995 tỷ trọng công nghiệp tăng lên 25,5%, nông lâm nghiệp còn 49%, dịch vụ 25,5%. Trong sản xuất kinh doanh, có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tận dụng và phát huy các thế mạnh, tiềm năng của ngành, vùng sản xuất. Giai đoạn 1991-1995, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh tiếp tục phát triển và đạt hiệu quả cao hơn so với thời kỳ 1986-1990, bình quân mỗi năm tăng 37,3%. Các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp bước đầu áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất bằng công nghệ cao. Trong những năm đầu thời kỳ đổi mới, sản phẩm công nghiệp của Sông Bé chủ yếu gắn với việc chế biến nông - lâm - khoáng sản như: dầu phộng, đậu xuất 31 khẩu, dầu cao su, đường, hạt điều, thuốc lá, rượu trái cây, nước giải khát, bánh mứt, kẹo, gạch, ngói, gốm sứ, chế biến mủ cao su và hóa chất, dép xốp, tấm lợp cao su, săm lốp các loại, mực in, nông cụ cải tiến, công cụ chế biến màu lương thực, thực phẩm, sửa chữa nhỏ, vừa và lớn các loại ôtô, máy kéo, Đến năm 1996, cơ cấu sản phẩm công nghiệp đã có sự thay đổi đa dạng hơn. Ngoài những sản phẩm truyền thống, bắt đầu xuất hiện những sản phẩm công nghiệp mới như; thịt hộp, mì ăn liền, bia, quần áo, giầy dép, xà phòng các loại, thuốc chữa bệnh, kem đánh răng, thức ăn gia súc, ống nhựa, hạt nhựa,. Trong năm 1996, tính riêng trên địa bàn tỉnh Bình Dương, giá trị sản xuất công nghiệp là 2.688,52 tỷ đồng (giá cố định năm 1994). Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng rất cao, 150,8%. Các đơn vị do Trung ương quản lý thực hiện được 267,275 tỷ đồng, tăng 16,3% so với năm 1995. Công nghiệp địa phương thực hiện 341,349 tỷ đồng. Khu vực ngoài quốc doanh thực hiện được 1.066,413 tỷ đồng [161, tr.156]. Năm 1996, toàn tỉnh có 384 doanh nghiệp được cấp phép hoạt động với tổng số vốn đầu tư 455,947 tỷ đồng. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã giải quyết công ăn việc làm cho trên 50.000 lao động. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng đã đạt mức 45,8%. Các KCN của tỉnh đã đi vào hoạt động là nhân tố quan trọng góp phần tăng tỷ trọng công nghiệp. Ngành công nghiệp từng bước phát triển theo hướng CNH, HĐH. Quy mô đầu tư đầu tư của các doanh nghiệp ngày càng lớn, máy móc thiết bị hiện đại, quy trình công nghệ tiến tiến. Các ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao là chế biến thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt, may, Quan hệ hợp tác, liên doanh và xuất nhập khẩu của tỉnh ngày càng được mở rộng, tạo tiền đề cho CNH, HĐH và phát huy được thế mạnh của tỉnh. Giai đoạn 1986-1996 là thời kỳ đánh dấu một bước phát triển mới, quan trọng của ngành công nghiệp tỉnh Sông Bé. Đó là thành quả của quá trình chuyển tiếp từ nền sản xuất tập trung quan liêu bao cấp sang sản xuất hàng hóa nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng 32 XHCN, khẳng định sự đúng đắn của những chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng bộ tỉnh. Bên cạnh những kết quả đạt được, trong giai đoạn này, kinh tế công nghiệp của Sông Bé vẫn còn tồn tại, yếu kém: Giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng mạnh trong toàn thời kỳ nhưng tốc độ tăng trưởng không đều. Đến năm 1995, công nghiệp Sông Bé mới chỉ đóng góp 25,5% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, thực chất cơ cấu kinh tế của tỉnh vẫn còn là nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ [50, tr.10]. Toàn tỉnh có 7 KCN được cấp phép xây dựng nhưng chỉ có 3 KCN đã đi vào hoạt động, trong đó có KCN vừa đi vào hoạt động năm 1996. Vì vậy, giá trị sản xuất công nghiệp do các KCN sản xuất ra còn hạn chế, các KCN ở Sông Bé thời gian này chưa trở thành đầu tàu dẫn dắt ngành công nghiệp của tỉnh phát triển. Số lượng các dự án và vốn FDI vào Sông Bé tăng nhanh theo từng năm, nhưng trong 10 năm chỉ mới 112 dự án. Trong đó, chủ yếu là các dự án có quy mô nhỏ và trung bình, lại tập trung ở những địa bàn có lợi thế như Thuận An và Thị xã Thủ Dầu Một, các địa bàn còn lại số dự án rất ít. Điều này khiến cho công nghiệp của tỉnh phát triển không cân đối giữa các huyện, thị. Công nghiệp của tỉnh tuy có mức tăng trưởng cao nhưng chưa đảm bảo tính bền vững. Hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp nên chưa có khả năng tích lũy vốn để tái sản xuất mở rộng, đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ. Những tồn tại của thời kỳ trước mới chỉ khắc phục được một phần. Về cơ bản, công nghiệp của tỉnh vẫn còn lạc hậu, cơ sở vật chất nghèo nàn, trình độ lao động tay nghề thấp, mức độ cơ giới hóa, tự động hóa chưa cao. Sản phẩm công nghiệp ngày càng tăng và đa dạng về chủng loại nhưng vẫn là những sản phẩm truyền thống, có xuất hiện những sản phẩm mới, những sản phẩm mang hàm lượng chất xám cao, có giá trị cạnh tranh và đem lại lợi nhuận cao như cơ khí, điện, điện tử, tin họcvẫn chưa xuất hiện. Tóm lại, công nghiệp Sông Bé giai đoạn 1986-1996, có những bước phát triển mạnh, năm sau cao hơn năm trước, nhưng vẫn chưa phải là ngành kinh tế 33 mũi nhọn, đóng vai trò dẫn dắt nền kinh tế của tỉnh. Tuy vậy, những thành tựu mà công nghiệp đạt được trong giai đoạn này sẽ là nền tảng để công nghiệp Bình Dương cất cánh trong giai đoạn tiếp theo. 2.1.3.2. Yêu cầu đặt ra đối với Bình Dương trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Bước vào thời kỳ CNH, HĐH đất nước, tình hình thế giới và khu vực có những biến đổi rất sâu sắc. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt, công nghệ thông tin và công nghệ sinh học tiếp tục có những bước nhảy vọt, ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế tri thức, làm chuyển nhanh cơ cấu kinh tế và biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống KT-XH. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, lôi cuốn nhiều nước tham gia, bao trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa gia tăng sức ép cạnh tranh và tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Mô hình tăng trưởng kiểu cũ, nặng về phát triển “chiều rộng”, dựa vào vốn, lao động tay nghề thấp và khai thác triệt để nguồn tài nguyên không còn phù hợp. Sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu kém và chậm được cải thiện. Nhiều nước trong khối ASEAN láng giềng của Việt Nam đã thoát khỏi đói nghèo và đang trên đà tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, nhờ thực hiện chính sách đúng đắn, phát huy được những điểm mạnh của nền kinh tế trong nước, kết hợp với những thuận lợi do bối cảnh thế giới đem lại. Tình hình đó đòi hỏi Việt Nam phải tiến hành những cải cách sâu sắc, toàn diện về kinh tế - chính trị để thích ứng với những biến đổi và nhập cuộc tích cực, bình đẳng vào cuộc sống kinh tế quốc tế. Bối cảnh kinh tế thế giới và tình hình trong nước là cơ hội và những tác động tích cực để phát triển công nghiệp là lớn, song những thách thức, thậm chí tác động tiêu cực là không nhỏ. Nhưng điều cần khẳng định là những thách thức này đều có thể dự đoán được và sự tồn tại của chúng là tạm thời, bởi lẽ, chúng có thể được khắc phục nếu một nước có đủ năng lực phát triển, có đủ sức mạnh 34 cạnh tranh và nền kinh tế đã trở nên linh hoạt trong hệ thống kinh tế thị trường thế giới. Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, không chỉ đem lại cho Bình Dương những cơ hội mà còn đặt nền kinh tế của tỉnh đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Tỷ trọng công nghiệp còn thấp trong cơ cấu kinh tế; cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu; chất lượng các sản phẩm sau chế biến giá trị gia tăng không cao. Trong khi đó, các doanh nghiệp trong tỉnh chưa nhận thức đầy đủ thời cơ, thách thức to lớn trong quá trình hội nhập kinh tế hiện nay. Bình Dương là địa phương có điểm xuất phát thấp, việc nhận diện những thời cơ, thách thức để có chiến lược cụ thể phát triển các sản phẩm công nghiệp có lợi thế, tích cực chủ động cùng với cả nước tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là một vấn đề hết sức cần thiết. Để nền kinh tế nói chung và công nghiệp Bình Dương nói riêng phát triển nhanh, vững chắc, đúng hướng, Đảng bộ tỉnh cần phát huy vai trò lãnh đạo, đưa ra những chủ trương đúng đắn trong việc xác định mục tiêu và lựa chọn bước đi phù hợp. 2.2. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH DƯƠNG VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005 2.2.1. Chủ trương phát triển công nghiệp của Đảng Trên cơ sở đánh giá thành tựu và hạn chế trong 10 năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (6/1996) khẳng định: “Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội,... Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hoá đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” [26, tr.67-68]. Đại hội chủ trương: “Phát triển các ngành công nghiệp, chú trọng trước hết công nghiệp chế biến, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng về dầu khí, than, xi măng, cơ khí, điện tử, thép, phân bón, hoá chất. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm 14 - 15%” [26, tr.170]. 35 Để thực hiện được chủ trương và mục tiêu đã đề ra, Đại hội đề ra chính sách phát triển công nghiệp trong 5 năm 1996-2000: Đổi mới công nghệ của phần lớn doanh nghiệp; Phát triển nhanh một số ngành có lợi thế, hình thành một số ngành mũi nhọn trong các lĩnh vực chế biến lương thực - thực phẩm, khai thác và chế biến dầu khí, công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu; Hình thành các khu công nghiệp tập trung, tạo địa bàn thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở công nghiệp mới; Phát triển mạnh công nghiệp nông thôn và ven đô thị, nâng cấp, cải tạo các cơ sở công nghiệp hiện có, đưa các cơ sở không có khả năng xử lý ô nhiễm ra ngoài thành phố, hạn chế việc xây dựng cơ sở công nghiệp mới xen lẫn với khu dân cư [26, tr.179]. Chính sách phát triển các KCN tập trung đã mở ra hướng đi mới cho nhiều địa phương vốn không có nhiều lợi thế phát triển công nghiệp, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Đại hội cũng đề ra chủ trương khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế tham gia vào phát triển công nghiệp: Thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Lấy việc giải phóng sức sản xuất, động viên tối đa mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội, cải thiện đời sống của nhân dân làm mục tiêu hàng đầu trong việc khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế và hình thức tổ chức kinh doanh [26, tr.91]. Đại hội VIII của Đảng khẳng định năm thành phần kinh tế, bao gồm kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế cá thể tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân; đồng thời, đưa ra những chủ trương, chính sách đối với từng thành phần kinh tế. Trong đó, nhấn mạnh kinh tế nhà nước đóng vai trò “làm đòn bẩy đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và giải quyết những vấn đề xã hội; mở đường, hướng dẫn, hỗ trợ các thành phần khác cùng phát triển” [26, tr.93]. 36 Căn cứ vào mục tiêu chung phát triển KT-XH trong công cuộc đổi mới, Đảng chủ trương khai thác thế mạnh về nguồn tài nguyên, tranh thủ thời cơ, huy động vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, phát triển nhanh nền công nghiệp, điều chỉnh và quy hoạch lại cơ cấu sản xuất theo lãnh thổ, hình thành 3 trung tâm công nghiệp lớn ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam, tạo bộ mặt phát triển mới theo vùng lãnh thổ. Trong quá trình hình thành và phát triển, các vùng kinh tế trọng điểm đang phát huy lợi thế, tạo nên thế mạnh của mình theo cơ cấu kinh tế mở, gắn với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, và không chỉ tạo ra động lực thúc đẩy sự chuyển dịch nhanh cơ cấu nền kinh tế quốc dân theo chiều hướng tích cực mà còn góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô, đặc biệt là hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển KT-XH của các tỉnh lân cận trong vùng. Nhà nước tiếp tục thúc đẩy các vùng kinh tế trọng điểm phát huy vai trò đầu tàu tăng trưởng nhanh, đồng thời tạo điều kiện và đầu tư thích đáng hơn cho vùng nhiều khó khăn. Trên cơ sở phương hướng đã được xác định, Đảng, Nhà nước tiến hành quy hoạch lãnh thổ, hình thành các vùng phát triển kinh tế trọng điểm ở các miền. Nhận thức được yêu cầu đó, nhằm thúc đẩy sự hình thành các cực tăng trưởng, tạo sức lan tỏa phát triển mạnh ra cả nước, ngày 23/2/1998, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 44/1998/QĐ-TTg, Phê duyệt Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giai đoạn 1999-2010. Theo Quyết định này, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm 4 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu phát triển chủ yếu của Vùng kinh tế trong điểm phía Nam được xác định trở thành một trong những trung tâm công nghiệp, vùng kinh tế phát triển nhanh, có tốc độ phát triển kinh tế cao hơn so với các vùng khác trong cả nước. Bước vào thế kỷ XXI, khoa học và công nghệ tiếp tục có những bước tiến nhảy vọt, kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất, cùng với xu thế toàn cầu hóa kinh tế đã đặt ra những yêu cầu ngày càng cao cho quá trình phát triển công nghiệp ở Việt Nam. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4/2001), thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001- 37 2010. Đây được coi là “Chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp” [30, tr.148], phấn đấu đến năm 2010, đưa tỷ trọng công nghiệp lên 40 - 41% GDP. Trên cơ sở những nhận định về tình hình trong nước và quốc tế giai đoạn 2001-2005, nhằm cụ thể hóa Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm đầu của thế kỷ XXI, Đảng đã đề ra mục tiêu tổng quát và nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2001-2005, là: “Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Mở rộng kinh tế đối ngoại” [30, tr.261]. Phấn đấu trong 5 năm 2001-2005, công nghiệp tăng 10,8% Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng 13%/năm. Đến năm 2005, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP đạt từ khoảng 38 - 39%. Đại hội xác định phương hướng phát triển công nghiệp giai đoạn 2001-2005 là: “Phát triển với nhịp độ cao, có hiệu quả, coi trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ tiên tiến và tiến tới hiện đại hóa từng phần các ngành công nghiệp” [30, tr.279]. Trên cơ sở mục tiêu tổng quát và quan điểm phát triển, Chiến lược đã đề ra những giải pháp định hướng phát triển các ngành, các vùng kinh tế như: “phát triển mạnh các ngành công nghiệp công nghệ cao”, tạo tiền đề để đưa công nghiệp Việt Nam từng bước đạt trình độ chung của khu vực và thế giới, nâng cao giá trị các sản phẩm công nghiệp; “Hoàn chỉnh và nâng cấp các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Mở mang công nghiệp ở các tỉnh, không tập trung quá mức vào các đô thị lớn” [30, tr.183]. Phát triển mạnh các ngành công nghiệp công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử, tự động hoá. Chú trọng phát triển công nghiệp sản xuất phần mềm tin học thành ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng vượt trội. Phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, chú trọng công nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu; các ngành công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Xây dựng có lựa chọn, có điều kiện về 38 vốn, công nghệ, thị trường và hiệu quả một số cơ sở công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất. Với chủ trương khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp, Đại hội IX của Đảng tiếp tục khẳng định: “phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu” [30, tr.189]; đồng thời, xác định ở nước ta lúc này cần phát triển sáu thành phần kinh tế, tức là ngoài năm thành phần kinh tế được xác định từ Đại hội VIII của Đảng, có thêm thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và nhấn mạnh: các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Đây là quan điểm và cách nhìn nhận mới để Đảng có cơ sở lãnh đạo thu hút FDI vào phát triển công nghiệp. Quán triệt chủ trương phát triển công nghiệp của Đảng theo tinh thần Đại hội IX, ngày 3/2/2004, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương ra Nghị quyết số 34/NQ-TW, Về một số chủ trương, chính sách, giải pháp lớn nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội IX của Đảng. Nghị quyết tiếp tục nhấn mạnh phương hướng phát triển công nghiệp là: Có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện đột phá, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, hướng doanh nghiệp vào sản xuất những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, tiếp thu công nghệ hiện đại, công nghệ nguồn, đào tạo và nâng cao năng lực quản lý điều hành của giám đốc doanh nghiệp và tay nghề của công nhân. Tiếp tục tháo gỡ những vướng mắc và có chính sách hỗ trợ về mặt bằng sản xuất kinh doanh, tiếp cận nguồn vốn tín dụng, chuyển giao công nghệ mới, tiếp cận và mở rộng thị trường, đào tạo nguồn nhân lực... để phát triển mạnh và có hiệu quả hơn nữa kinh tế tư nhân, kể cả doanh nghiệp tư nhân có quy mô lớn; chú trọng trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tạo chuyển biến cơ bản trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, nhất là của các tập đoàn xuyên quốc gia, hướng mạnh hơn vào những ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, đặc biệt là các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn. Mở rộng các lĩnh vực đầu tư và đa dạng hóa các hình thức đầu tư nước ngoài phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. 39 Chủ trương phát triển công nghiệp của Đảng là cơ sở quan trọng để Đảng bộ tỉnh Bình Dương vận dụng vào điều kiện, hoàn cảnh địa phương, phát triển công nghiệp theo định hướng chung của Đảng, đề ra chủ trương, chính sách phù hợp thúc đẩy công nghiệp phát triển trong thời kỳ mới. 2.2.2. Chủ trương phát triển công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Bình Dương Công nghiệp là lĩnh vực quan trọng hàng đầu trong tiến trình CNH, HĐH, là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn cho xã hội, có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Ngay từ khi mới tái lập tỉnh, Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã nhận thức được rằng, muốn phát triển KT-XH, muốn giữ vững và tăng tốc độ phát triển, thực hiện thành công tiến trình CNH, HĐH, con đường duy nhất và nhanh nhất đó là phát triển ngành công nghiệp tiên tiến. Bên cạnh đó, phải có ngành dịch vụ phụ trợ, đáp ứng các yêu cầu phát triển công nghiệp. Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VI (12/1997) xác định “công nghiệp là khâu trung tâm, có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh và của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” [42, tr.38]. Đại hội chủ trương “phát triển công nghiệp với tốc độ cao và công nghệ tiên tiến, sản phẩm có mức cạnh tranh cao” [42, tr.38]. Đại hội lần thứ VI Đảng bộ tỉnh chủ trương cần phải quy hoạch và có chính sách khuyến kích đầu tư của các thành phần kinh tế, đa dạng hóa các hình thức hợp tác liên doanh giữa kinh tế nhà nước với tư nhân và các đối tác nước ngoài nhằm động viên tiềm năng to lớn về vốn, công nghệ, kinh nghiệm tổ chức, quản lý để phát triển sản xuất kinh doanh. Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, chuyển dần các ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, vật liệu xây dựng, gia công may mặc, giày da sang địa bàn nông thôn nhằm gắn với nguồn lao động và nguồn nguyên liệu; góp phần tăng giá trị nông sản hàng hóa, tăng thu nhập và cải thiện mức sống cho người dân, đảm bảo phát triển hài hòa giữa các vùng trong tỉnh. Cụ thể hóa chủ trương phát triển công nghiệp theo quan điểm của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VI và nhằm tạo đà cho sự phát triển công nghiệp theo lợi thế 40 của tỉnh, ngày 21/01/1998, Tỉnh ủy Bình Dương ra Nghị quyết số 03-NQ/TU, Về đánh giá tình hình năm 1997 và phương hướng nhiệm vụ năm 1998, nhấn mạnh nhiệm vụ kinh tế quan trọng là phải tạo được bước tiến rõ rệt trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh với nội dung chính là phát triển nhanh các ngành công nghiệp chế biến có khả năng cạnh tranh cao, đặc biệt là các mặt hàng chế biến xuất khẩu quan trọng như cao su, hạt điều, gốm sứ, vật liệu xây dựng, đồ gỗ; đồng thời, thúc đẩy các ngành sản xuất nguyên liệu: về nông sản, khoáng sản và các ngành dịch vụ phát triển theo. Chú ý việc sản xuất những mặt hàng xuất khẩu có hiệu quả và đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước, nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Giảm tỷ lệ xuất khẩu nguyên liệu và sản phẩm thô, tăng nhanh tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu đã qua chế biến. Thực hiện đa dạng hóa sản xuất công nghiệp; hình thành nhiều ngành công nghiệp trên cơ sở sử dụng nguyên liệu trong và ngoài tỉnh, vừa tập trung phát triển công nghiệp chế biến như cao su, hạt điều, cây ăn trái, vật liệu xây dựng, vừa phát triển mạnh công nghệ kỹ thuật cao như cơ khí chế tạo, kỹ thuật điện, điện tử, công nghiệp phụ trợ cung cấp nguyên liệu thay thế nhập khẩu phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu; phát huy cao khả năng các nguồn lực, kể cả nước ngoài đầu tư phát triển công nghiệp. Bên cạnh việc phát triển công nghiệp dựa vào lợi thế và tiềm năng của tỉnh cũng như của vùng, Đảng bộ tỉnh Bình Dương còn chủ trương phát triển các ngành công nghiệp có công nghệ tiên tiến, sản phẩm có sức cạnh tranh cao. Đây là một chủ trương đúng đắn thể hiện tầm nhìn xa của Đảng bộ tỉnh trong quá trình phát triển kinh tế công nghiệp. Bởi vì, chỉ có ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao hàm lượng chất xám trong các sản phẩm công nghiệp mới có khả năng cạnh tranh trong môi trường khốc liệt hiện nay. Bình Dương không có bề dày về lịch sử phát triển công nghiệp như các tỉnh thành khác, nên ngay từ đầu những năm 90 cuả thế kỳ XX, Đảng bộ tỉnh đã chọn con đường phát triển công nghiệp là hình thành các KCN để thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước. Chủ trương và hướng đi đúng đắn này được quán triệt trong những năm tiếp theo. Đảng bộ tỉnh chỉ đạo: 41 Thực hiện quy hoạch các khu công nghiệp của tỉnh (6.000 - 6.200 ha), tiếp tục đầu tư các khu công nhiệp đã được cấp phép, phấn đấu sử dụng thêm 260 ha trong các khu công nghiệp, đồng thời xây dựng thêm các khu công nghiệp mới khi có yêu cầu; đảm bảo các điều kiện kết cấu hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp gắn liền với hình thành các khu đô thị mới, khu nhà ở công nhân để thu hút đầu tư [42, tr.38]. Nhằm cụ thể hóa chủ trương này, Nghị quyết số 03-NQ/TU, Về đánh giá tình hình năm 1997 và phương hướng nhiệm vụ năm 1998 nêu rõ: Việc thu hút đầu tư nước ngoài cũng như trong nước cần hướng mạnh vào phát triển các ngành công nghiệp chế biến có trình độ công nghệ tiên tiến của khu vực, có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường trong nước và quốc tế. Đẩy mạnh việc xây dựng kết cấu hạ tầng ở các KCN. Phấn đấu lấp kín thêm 100 ha diện tích trong các KCN. Triển khai tạo mặt bằng có kết cấu hạ tầng ở giai đoạn 2 của KCN Việt Nam- Singapore. “Tỉnh có chính sách ưu đãi trong đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu, nhất là ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi cho những dự án đầu tư vào các vùng phía Bắc của tỉnh ở Tân Uyên và Bến Cát” [108, tr.4- 5]. Nghị quyết số 24-NQ/TU ngày 21/01/1999 Về đánh giá tình hình năm 1998 và phương hướng, nhiệm vụ năm 1999 chủ trương: Tiếp tục thực hiện đồng bộ và nhất quán chủ trương ưu đãi, cơ chế thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi nhằm hỗ trợ sản xuất kinh doanh và thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư trên lĩnh vực công nghiệp. Đặc biệt ưu tiên cho những dự án đầu tư vào các vùng phía Bắc của tỉnh (Tân Uyên, Bến Cát), nhất là các dự án công nghiệp chế biến với các loại hình công nghiệp vừa và nhỏ, đầu tư ít vốn, sử dụng nhiều lao động. Kế thừa những thành quả đạt được trong giai đoạn (1997 - 2000), Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VII (1/2001) chủ trương: “Đẩy mạnh công nghiệp theo hướng đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ tiên tiến, hiện đại, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm; tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu GDP” [43, tr.40]. Chủ trương này nhằm tạo định hướng cho quá trình phát triển công nghiệp nhanh và bền vững, cũng như việc đẩy nhanh phát triển nền 42 kinh tế tri thức, sử dụng hàm lượng chất xám cao và công nghệ hiện đại trong công nghiệp. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển công nghiệp. Có biện pháp ưu đãi cho các doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Hỗ trợ, duy trì và phát triển các làng nghề, ngành nghề truyền thống của địa phương. Tiếp tục tạo mọi điều kiện, môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp. Nhằm phát huy tối đa các nguồn lực cho phát triển công nghiệp, khắc phục sự phát triển không đồng đều giữa các vùng trong tỉnh, Đại hội chủ trương tập trung phát triển kinh tế công nghiệp cho cả hai vùng phía Bắc và phía Nam của tỉnh, trong đó phát triển các KCN ở phía Nam là độ...15), Thu hút FDI nhìn từ câu chuyện Bình Dương, tại trang [truy cập ngày 8/5/2017]. 64. Không rõ tên (2006), Việt Nam 20 năm đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 157 65. Không rõ tên (2011), Toàn cảnh công nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập, Nxb Công thương, Hà Nội. 66. Hà Thị Hương Lan (2014), Công nghiệp hỗ trợ trong một số ngành công nghiệp ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 67. Hồng Lâm, Trịnh Bình (2016), Phát triển khu công nghiệp, cách làm của Bình Dương, tại trang [truy cập ngày 12/4/2017]. 68. Phương Lê (2016), Dấu ấn công nghiệp hỗ trợ, tại trang [truy cập ngày 10/4/2017]. 69. Cù Chí Lợi (Chủ biên) (2012), Mạng sản xuất toàn cầu và sự tham gia của các ngành công nghiệp Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 70. Chu Viết Luân (2003), Bình Dương - Thế và lực mới trong thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 71. Võ Đại Lược (1994), Chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam trong quá trình đổi mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 72. Võ Đại Lược (Chủ biên) (1998), Chính sách thương mại, đầu tư và phát triển một số ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 73. Bạch Mai (2016), Kinh tế - xã hội Đồng Nai: Kết quả năm 2015 và triển vọng năm 2016, Tại trang [truy cập ngày 24/3/2017]. 74. Vũ Thị Tuyết Mai (2012) “Chính sách công nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu hóa” Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (175), tr.24-29. 75. Trần Thanh Mẫn (2009), Phát triển công nghiệp thành phố Cần Thơ đến năm 2020, Luận án tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. 76. Phạm Xuân Nam (1994), Quá trình phát triển công nghiệp ở Việt Nam triển vọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 158 77. Nguyễn Thị Nga (2005), Sự phát triển của công nghiệp tỉnh Bình Dương trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 2003, Luận văn thạc sỹ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, thành phố Hồ Chí Minh. 78. Hoài Nhân (2004), “Cải cách hành chính ở Bình Dương - bước đột phá để phát triển”, Tạp chí Tổ Chức Nhà Nước, (9), tr.20-22. 79. Nguyễn Công Nhự (Chủ biên) (2004), Dự thảo tình hình phát triển công nghiệp Việt Nam: Lý thuyết, triển vọng và giải pháp, Nxb Thống kê, Hà Nội. 80. Nguyễn Đình Phan (2006), “Chuyển dịch cơ cấu ngành của công nghiệp trong thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, (114). 81. Đinh Thế Phong (2011), “Công nghiệp con đường duy nhất để công nghiệp hóa”, Tạp chí Quản lý kinh tế, (11 + 12). 82. Hồ Minh Phương (2004), “Bình Dương khai thác tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, (9), tr.34-38. 83. Nguyễn Văn Quang (2008), Nghiên cứu các giải pháp phát triển ngành công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam theo hướng bền vững, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. 84. Nguyễn Sinh (2005), “Công nghiệp Việt Nam 20 năm đổi mới: thành tựu và vấn đề đặt ra”, Tạp chí Lý luận chính trị, 12, tr.9-15. 85. Sở Công nghiệp Bình Dương (2000), Quy hoạch phát triển công nghiệp Bình Dương đến năm 2010, Bình Dương. 86. Sở Công nghiệp Bình Dương (2000), Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biêu tỉnh Đảng bộ lần thứ VI và phương hướng đến năm 2005 của ngành công nghiệp Bình Dương, Số 153/BC-CN, Bình Dương. 87. Sở Công nghiệp Bình Dương (2004), Ý kiến thẩm tra đề án Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Dương giai đoạn 2005 - 2010(có xem xét đến 2015), Số 605/SCN-QLĐ, Bình Dương. 88. Sở Công nghiệp Bình Dương (2004), Báo cáo quy hoạch điều chỉnh, bổ sung các khu, cụm công nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020, Số 460/BC-SCN, Bình Dương. 159 89. Sở Công Thương tỉnh Bình Dương (2015), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch 5 năm 2011 - 2015, xây dựng kế hoạch phát triển ngành công nghiệp và thương mại 5 năm 2016 - 2020, Bình Dương. 90. Sở Kế hoạch và Đầu tư (2003), Dự thảo: Báo cáo tổng hợp “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương thời kỳ 2001 - 2010, Bình Dương. 91. Lê Văn Tâm, Nguyễn Trường Sơn (1997), Vấn đề phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 92. Nguyễn Khắc Thanh (2007), Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo xây dựng khu công nghiệp trong những năm đổi mới từ 1986 đến 2005, Luận án tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị quân sự. 93. Bùi Tất Thắng, Lưu Đức Hải, Trần Hồng Quang (Đồng chủ biên) (2014), Hướng tới một nền kinh tế phát triển bền vững, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 94. Trần Đình Thiên (Chủ biên) (2012), Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Đánh giá thực trạng và hệ quả, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. 95. Huỳnh Đức Thiện (2005), Qúa trình hình thành và phát triển của các khu công nghiệp ở tỉnh Bình Dương (1993 - 2003), Luận văn thạc sỹ lịch sử chuyên ngành lịch sử Việt Nam, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, thành phố Hồ Chí Minh. 96. Phạm Thị Xuân Thọ, Nguyễn Trí (2015), “Thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn 2001 - 2011”, Tạp chí khoa học Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 4 (69), tr.137 - 143. 97. Nguyễn Thị Thơm (2008), “Chính sách quy hoạch phát triển khu công nghiệp Việt Nam: nhìn từ góc độ phát triển bền vững”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, 365, tr.45-53. 98. Thủ tướng Chính phủ (1996), Quyết định đầu tư dự án xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Sóng Thần 2 và giao cho Công ty cổ phần Đại Nam làm chủ đầu tư, số 796/QĐ-TTg, Hà Nội. 160 99. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo các vùng lãnh thổ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020, Số 73/2006/QĐ-TTg, Hà Nội. 100. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020, Số 81/2007/QĐ- TTg, Hà Nội. 101. Thủ tướng chính phủ (2013), Quyết định phê duyệt chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, Số 879/QĐ- TTg, Hà Nội. 102. Nguyễn Văn Thủy (2015), Nghề gốm sứ Bình Dương từ cuối thế kỷ XIX đến năm 2010, Luận án tiến sĩ lịch sử, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội. 103. Bùi Đình Tiệp (2015), Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010, Luận án tiến sĩ lịch sử, Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng, Hà Nội. 104. Tỉnh ủy Sông Bé (1994), Nghị quyết kỳ họp lần thứ XVII Ban chấp hành tỉnh Đảng bộ về phát triển công nghiệp, công nghệ đến năm 2000, theo hương công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn mới, Số 11-NQ/TU, Sông Bé. 105. Tỉnh ủy Sông Bé (1995), Báo cáo một số nét về phát triển các khu công nghiệp và xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật tỉnh Sông Bé giai đoạn 1996 - 2000 và 2010, Số 29-BC/BKT, Sông Bé. 106. Tỉnh ủy Sông Bé (1995), Báo cáo định hướng phát triển các khu công nghiệp và xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật tỉnh Sông Bé giai đoạn 1996 - 2000 và 2020, Số 37/BC-KT, Sông Bé. 107. Tỉnh ủy Bình Dương (1997), Nghị quyết về phương hướng nhiệm vụ năm 1997, Số 05/NQ-TU, Bình Dương. 108. Tỉnh ủy Bình Dương (1998), Nghị quyết về đánh giá tình hình năm 1997 và phương hướng nhiệm vụ năm 1998, Số 03-NQ/TU, Bình Dương. 161 109. Tỉnh ủy Bình Dương (1999), Nghị quyết về đánh giá tình hình năm 1998 và phương hướng nhiệm vụ năm 1999, Số 24-NQ/TU, Bình Dương. 110. Tỉnh ủy Bình Dương (2002), Nghị quyết về đánh giá tình hình năm 2001 và phương hướng nhiệm vụ năm 2002, Số 45-NQ/TU, Bình Dương. 111. Tỉnh ủy Bình Dương (2004), Thông qua Báo cáo điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020, Số 415-TB/TU, Bình Dương. 112. Tỉnh ủy Bình Dương (2006), Trích biên bản Họp Ban Thường vụ Tỉnh ủy thông qua nội dung về Quy hoạch phát triển Công nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006 - 2020, Số 05-BB/TU, Bình Dương. 113. Tỉnh ủy Bình Dương (2007), Chương trình phát triển công nghiệp nhanh và bền vững giai đoạn 2006 - 2010, Số 35-CTr/TU, Bình Dương. 114. Tỉnh ủy Bình Dương (2007), Chương trình bảo vệ môi trường giai đoạn 2007 - 2010, Số 42-CTr/TU, Bình Dương. 115. Tỉnh ủy Bình Dương (2007), Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 17-NQ/TW của hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước, Số 49-CTHĐ/TU, Bình Dương. 116. Tỉnh ủy Bình Dương (2007), Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ VIII về “Đào tạo, thu hút và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bình dương giai đoạn 2006 - 2010”, Số 38- CTrHĐ/TU, Bình Dương. 117. Tỉnh ủy Bình Dương (2009), Báo cáo Sơ kết 2 năm thực hiện Chương trình Phát triển công nghiệp nhanh và bền vững, Số 223-BC/TU, Bình Dương. 118. Tỉnh ủy Bình Dương (2011), Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020, Số 19-CTr/TU, Bình Dương. 119. Tỉnh ủy Bình Dương (2011), Chương trình hành động về “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 - 2015”, Số 20- CTHĐ/TU, Bình Dương. 162 120. Tỉnh ủy Bình Dương (2011), Chương trình phát triển dịch vụ chất lượng cao giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020 của tỉnh Bình Dương, Số 21-CTr/TU, Bình Dương. 121. Tỉnh ủy Bình Dương (2011), Chương trình bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương giai đoạn 20011 - 2015, Số 23-CTr/TU, Bình Dương. 122. Tỉnh ủy Bình Dương (2011), Báo cáo tổng kết Chương trình phát triển công nghiệp nhanh và bền vững giai đoạn 2006-2010, Số 75-BC/TU, Bình Dương. 123. Tỉnh ủy Bình Dương (2015), Báo cáo Tổng kết Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 - 2015, Số 376- BC/TU, Bình Dương. 124. Nguyễn Chơn Trung, Trương Gia Long (Chủ biên) (2004), Phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất trong quá trình công nghiệp hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 125. Trung tâm Nghiên cứu đô thị và phát triển, Trường Đại học Thủ Dầu Một, Viện Quy hoạch và phát triển đô thị Bình Dương (2016), 20 năm đô thị hóa Bình Dương những vấn đề thực tiễn, Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp quốc gia. 126. Tường Tú (2016), Bình Dương: Kiện toàn hệ thống quản lý chất thải rắn, tại trang [truy cập ngày 20/3/2017]. 127. Phan Kế Tuấn (2015), Phát triển đất nước thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 128. Nguyễn Minh Tuấn (2012), Phát triển công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. 129. Đỗ Minh Tứ (2009), Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo phát triển công nghiệp giai đoạn (1997 - 2007), Luận văn thạc sĩ Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 163 130. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (1997), Quyết định về chính sách đào tạo, tu nghiệp cán bộ công chức và thu hút nhân tài tỉnh Bình Dương, Số 115/1998/QĐ-UB, Bình Dương. 131. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (1997), Quyết định về việc thành lập Trung tâm đào tạo Kỹ thuật Việt Nam - Singapore, Số 2003/QĐ-UB, Bình Dương. 132. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (1997), Quyết định về chỉ định đầu mối “một cửa” giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh giải quyết các văn bản hành chính, Số 2640/QĐ-UB, Bình Dương. 133. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (1997), Quyết định ban hành quy định, thủ tục, trình tự xét duyệt các dự án đầu tư trong nước và các dự án đầu tư nước ngoài tại tỉnh Bình Dương, Số 2707/QĐ-UB, Bình Dương. 134. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (1999), Quyết định phê quyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Bình Dương giai đoạn 1998 - 2010, Số 106/1999/QĐ-CT, Bình Dương. 135. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2000), Thông báo nội dung cuộc họp thông qua quy hoạch ngành công nghiệp, Số 56/TB-UB, Bình Dương. 136. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2000), Quyết định thành lập trung tâm dịch vụ việc làm Khu công nghiệp Bình Dương, Số 123/2000/QĐ-UB, Bình Dương. 137. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2001), Quyết định phê duyệt mạng lưới dạy nghề tỉnh Bình Dương thời kỳ 2001 - 2010, Số 89/2001/QĐ-UB, Bình Dương. 138. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2001), Quyết định ban hành quy định thủ tục trình tự và thời gian xét duyệt cấp giấy phép dự án đầu tư nước ngoài trong và ngoài khu công nghiệp tại tỉnh Bình Dương; thời gian giải quyết các thủ tục để triển khai các dự án, số 92/2001/QĐ-UB, Bình Dương. 139. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2001), Quyết định phê duyệt chương trình hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và quản lý môi trường, Số 2000/2001/QĐ-UB, Bình Dương. 164 140. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2002), Quyết định ban hành bản quy định về chính sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương, Số 06/2002/QĐ-UB, Bình Dương. 141. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2002), Quyết định thành lập trường Kỹ nghệ Bình Dương, Số 45/2002/QĐ-UB, Bình Dương. 142. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2002), Quyết định ban hành Quy định trình tự, thủ tục, thời gian đăng ký kinh doanh; thời gian giải quyết các thủ tục hành chính và trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể áp dụng đối với đầu tư trong nước tại tỉnh Bình Dương, Số 97/2002/QĐ-UB, Bình Dương. 143. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2002), Quyết định phê duyệt chương trình bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương giai đoạn 2001 - 2010, Số 146/2002/QĐ-UB, Bình Dương. 144. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2003), Báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch KCN đến năm 2002 - Dự kiến phương hướng phát triển đến năm 2010, Số 19/BC-UB, Bình Dương. 145. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2003), Báo cáo thực trạng và một số vấn đề cần quan tâm nhằm tăng cường mối quan hệ giữa tỉnh Bình Dương với Vùng kinh tế trọng điểm trong quá trình phát triển, Số 23/BC-UB, Bình Dương. 146. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2003), Quyết định ban hành quy định trình tự, thủ tục bảo lãnh vốn vay cho các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng trong khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - đô thị tỉnh Bình Dương, Số 183/2005/QĐ-UBND, Bình Dương. 147. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2003), Quyết định ban hành quy định chi tiết áp dụng các Tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng nước thải công nghiệp khi thải vào từng thủy vực cụ thể trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Số 218/2003/QĐ-UB, Bình Dương. 165 148. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2003), Quyết định phê duyệt dự toán điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Bình Dương đến năm 2020, Số 3216/QĐ-CT, Bình Dương. 149. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2003), Báo cáo tổng hợp điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương thời kỳ 2001 - 2010, Bình Dương. 150. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2004), Quyết định điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Bình Dương đến năm 2020, Số 177/2004/QĐ-UB, Bình Dương. 151. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2005), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, Quốc phòng - an ninh năm 2005, phương hướng nhiệm vụ năm 2006, Số 71/BC-UBND, Bình Dương. 152. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2006), Quyết định thành lập và ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Trường đào tạo kỹ thuật tỉnh Bình Dương, Số 62/2006/QĐ-UBND, Bình Dương. 153. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2006), Quyết định phê duyệt chương trình quản lý ô nhiễm công nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006 - 2010, Số 108/2006/QĐ-UBND, Bình Dương. 154. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2006), Quyết định phê duyệt Kế hoạch tổng thể cải cách hành chính tỉnh Bình Dương giai đoạn II (2006 - 2010), Số 190/2006/QĐ-UBND, Bình Dương. 155. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2006), Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006 - 2020, Số 215/2006/QĐ-UBND, Bình Dương. 156. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2007), Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2010, Số 2571/QĐ-UBND, Bình Dương. 157. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2008), Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Khu Đô Thị mới thuộc Khu Liên Hợp Công Nghiệp - Dịch Vụ - Đô Thị Bình Dương, Số 310/QĐ-UBND, Bình Dương. 166 158. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2008), Định hướng phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2008 - 2020 và một số chính sách khuyến kích phát triển, Số 3357/QĐ-UBND, Bình Dương. 159. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2010), Quyết định Ban hành quy định chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nằm trong các khu dân cư, đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Số 17/2010/QĐ-UBND, Bình Dương. 160. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2010), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, Quốc phòng - an ninh năm 2010, phương hướng nhiệm vụ năm 2011, Số 176/BC-UBND, Bình Dương. 161. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2010), Địa chí Bình Dương, Tập 3- Kinh tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 162. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, Học viện Chính trị - Hành chính khu vực II, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (2011), Phát triển bền vững vùng Đông Nam bộ trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp quốc gia. 163. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2011), Quyết định về quy định chính sách thu hút, chế độ hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương, Số 74/2011/QĐ-UBND, Bình Dương. 164. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2011), Quyết định phê duyệt định hướng Phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Số 2751/QĐ-UBND, Bình Dương. 165. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2011), Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bình dương giai đoạn 2011 - 2015, Số 3348/KH-UBND, Bình Dương. 166. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2012), Quyết định ban hành Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 - 2015, Số 1129/QĐ-UBND, Bình Dương. 167 167. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2012), Quy định chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012 - 2015, Số 1392/QĐ-UBND, Bình Dương. 168. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2012), Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Số 1701/QĐ-UBND, Bình Dương. 169. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2013), Quyết định phê duyệt Đề án tổ chức bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, Số 1036/QĐ- UBND, Bình Dương. 170. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2013), Quyết định phê duyệt Đề án tổ chức bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông cấp tỉnh tại Trung tâm hành chính tập trung, Số 2239/QĐ-UBND, Bình Dương. 171. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2013), Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể giao thông vận tải tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, số 3247/QĐ-UBND, Bình Dương. 172. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2013), Quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025, Số 3281/QĐ-UBND, Bình Dương. 173. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2012), Báo cáo tình hình hoạt động các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh và chính sách ưu đãi thuế, tài chính đối với doanh nghiệp trong Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp, Số 55/BC-UBND, Bình Dương. 174. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2016), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2015. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương 5 năm 2016 - 2020, Số 101/BC-UBND, Bình Dương. 168 175. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2016), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, Quốc phòng - an ninh năm 2015, phương hướng nhiệm vụ năm 2016, Số 175/BC-UBND, Bình Dương. 176. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2016), Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương, tại trang https://www.binhduong.gov.vn, [truy cập ngày 18/4/2016]. 177. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2016), Bản đồ phân bố các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương, tại trang https://www.binhduong.gov.vn, [truy cập ngày 20/10/2016]. 178. Mai Xuân (2016), Bình Dương 20 năm phát triển: Kỳ 1- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, đô thị hóa, tại trang [truy cập ngày 15/3/2017]. 179. Viện Ngôn ngữ học (1997), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 180. Viện dự báo chiến lược Khoa học và Công nghệ (1997), Quá trình hình thành, phát triển công nghiệp Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội. 169 PHỤ LỤC Phụ lục 01 Nguồn: [176] 170 Phụ lục 02 Nguồn: [177] 171 Phụ lục 03 GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG THEO GIÁ THỰC TẾ TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015 Đơn vị tính: Tỷ đồng Theo khu vực kinh tế Năm Tổng số Nhà nước Ngoài nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 1997 5.456,0 978,7 2.081,7 2.395,6 1998 6.512,1 885,5 2.493,0 3.187,6 1999 9.832,9 1.457,2 3.557,4 4818,3 2000 14.557,4 1.823,5 5.023,7 4.818,3 2001 20.225,4 1.933,8 6.405,9 11.885,7 2002 31.122,1 2.229,7 9421,8 19.470,6 2003 44.918,7 3.208,3 12837,8 28.872,6 2004 65.109,0 3.799,4 18.212,4 43.097,2 2005 89.248,9 4.276,2 23.657,4 61.297,3 2006 106.436,2 3.790,4 33.450,6 69.195,2 2007 140.184,6 3.953,3 46.843,7 89.387,6 2008 190.587,0 4.672,1 65.897,7 120.017,2 2009 219.813,8 4.749,7 74.173,1 140.891,0 2010 271.325,0 5.438,3 92.721,0 173.164,7 2011 334.468,0 4.303,0 109.083,0 231.082,0 2012 412.146,0 4.487,0 125.830,0 281.829,0 2013 491.697,0 5.164,0 155.051,0 331.482 2014 588.043,0 5.639,0 187.546,0 394.858,0 2015 708.244,0 6.061,0 226.264,0 475.919,0 Nguồn: [13]; [18]; [20]; [21] 172 Phụ lục 04 CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG THEO KHU VỰC KINH TẾ TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015 Đơn vị tính: % Theo khu vực kinh tế Năm Tổng số Nhà nước Ngoài nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 1997 100,0 17,94 38,15 43,91 1998 100,0 13,60 37,45 48,95 1999 100,0 14,82 36,18 49,00 2000 100,0 12,53 34,51 52,96 2001 100,0 9,56 31,67 58,77 2002 100,0 7,16 30,27 62,56 2003 100,0 7,14 28,58 64,28 2004 100,0 5,84 27,97 66,19 2005 100,0 4,79 26,53 68,68 2006 100,0 3,56 31,43 65,01 2007 100,0 2,82 33,42 63,76 2008 100,0 2,45 34,58 62,97 2009 100,0 2,16 33,74 64,10 2010 100,0 2,01 34,17 63,82 2011 100,0 1,25 31,67 67,08 2012 100,0 1,09 30,53 68,38 2013 100,0 1,05 31,53 67,42 2014 100,0 0,96 31,89 67,15 2015 100,0 0,86 31,95 67,20 Nguồn: [13]; [18]; [20]; [21] 173 Phụ lục 05 CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG THEO GIÁ SO SÁNH (1994) TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015 Đơn vị tính: Năm trước = 100% Theo khu vực kinh tế Năm Tổng số Nhà nước Ngoài nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 1997 148,0 115,1 130,6 186,0 1998 117,2 93,2 113,7 128,8 1999 139,6 155,7 141,1 134,4 2000 142,5 126,1 142,5 147,6 2001 133,0 108,8 123,2 146,0 2002 140,2 103,8 144,5 145,0 2003 138,1 118,4 123,9 148,7 2004 134,0 106,9 124,0 141,6 2005 133,0 111,1 120,9 139,8 2006 123,9 87,4 127,6 125,1 2007 125,0 103,2 131,5 123,5 2008 120,9 119,7 118,6 118,2 2009 110,3 96,1 99,9 109,2 2010 120,3 110,6 114,8 118,9 2011 117,8 101,0 113,7 117,3 2012 114,4 66,7 105,3 116,1 2013 115,1 132,1 105,2 116,0 2014 115,6 75,7 111,4 116,3 2015 115,8 103,8 106,3 116,3 Nguồn: [13]; [18]; [20]; [21] 174 Phụ lục 06 TỔNG SẢN PHẨM VÀ LAO ĐỘNG TRONG CÁC NGÀNH KINH TẾ TỈNH BÌNH DƯƠNG QUA CÁC NĂM (GIÁ THỰC TẾ) Năm Các lĩnh vực Đơn vị tính 1997 2000 2005 2010 2015 I. Tổng sản phẩm xã hội Tỷ đồng 3.919,2 5.941.6 15.916,6 48.761,3 141.581 1. Nông, lâm nghiệp và thủy sản Tỷ đồng 894,1 1.004,3 1.278,0 2.166,5 3.810 2. Công nghiệp và xây dựng Tỷ đồng 1.974,9 3.445,0 10.148,7 30.719,2 84.940 3. Dịch vụ Tỷ đồng 1.050,2 1.492,2 4.489,9 15.875,6 52.831 II. Cơ cấu kinh tế % 100 100 100 100 100 1. Nông, lâm nghiệp và thủy sản % 22,8 16,9 8,0 4,4 2,7 2. Công nghiệp và xây dựng % 50,4 58,0 63,8 63,0 60,0 3. Dịch vụ % 26,8 25,1 28,2 32,6 37,3 III. Lao động đang làm việc trong các ngành Người 315.356 368.867 659.022 1.039.621 1.272.810 1. Nông, lâm nghiệp và thủy sản Người 182.715 167.673 138.521 121.865 110.893 2. Công nghiệp và xây dựng Người 81.917 127.151 398.558 670.604 842.462 3. Dịch vụ Người 50.724 74.043 121.943 247.152 319.455 IV. Cơ cấu lao động trong các ngành % 100 100 100 100 100 1. Nông, lâm nghiệp và thủy sản % 57,9 45,5 21,0 11,7 8,7 2. Công nghiệp và xây dựng % 26,0 34,5 60,5 64,5 66,2 3. Dịch vụ % 16,1 20,0 18,5 23,8 25,1 Nguồn: [13]; [18]; [20]; [21] 175 Phụ lục 07 SỐ DỰ ÁN VÀ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015 Đơn vị tính: Triệu đô la Mỹ Năm Số dự án Vốn đăng ký Vốn pháp định 1997 50 763,56 487,87 1998 41 351,63 140,08 1999 67 711,71 247,40 2000 116 877,21 350,56 2001 116 545,74 262,46 2002 155 737,17 338,24 2003 150 990,09 375,28 2004 152 844,26 333,55 2005 188 1.418,62 500,67 2006 219 1.749,35 830,48 2007 340 2.838,15 951,39 2008 218 2.182,87 789,41 2009 101 410,63 147,34 2010 107 513,99 212,25 2011 80 600,02 309,57 2012 109 1.767,48 638,05 2013 118 612,46 180,61 2014 167 1.009,95 414,28 2015 209 2.363,21 767,75 Tổng số 2.703 21.288,09 8.277,2 Nguồn: [21] 176 Phụ lục 08 GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VÙNG TỨ GIÁC KINH TẾ PHÍA NAM TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015 (GIÁ SO SÁNH 1994) Đơn vị tính: Tỷ đồng Phân theo địa phương Năm Vùng tứ giác kinh tế TP. Hồ Chí Minh Bình Dương Đồng Nai Bà Rịa - Vũng Tàu 1997 72.150,0 39.410,2 3.977,9 11.566,6 17.195,3 1998 83.616,0 44.327,5 4.663,8 13.394,3 21.230,4 1999 96.889,1 48.866,5 6.154,3 15.363,2 26.505,1 2000 113.462,3 57.600,0 8.267,0 17.977,8 29.617,5 2001 132.315,5 66.929,0 12.347,5 20.664,0 32.375,0 2002 153.187,5 77.021,0 17.309,3 24.027,0 34.830,2 2003 180.826,9 88.674 23.896,2 28.725,1 39.531,6 2004 214.026,5 102.063 32.011,3 34.128,3 45.823,9 2005 250.902,1 116.463 42.536,3 42.532 49.370,8 2006 287.020,2 132.095 52.762,0 51.905 50.258,2 2007 326.909,0 150.065 65.878 63.539 47.427 2008 376.918 169.319 79.651 76.882 51.066 2009 412.108 183.058 87.838 87.098 54.114 2010 477.077 209.508 104.622 102.723 60.224 2011 529.360 226.441 123.201 115.179 64.539 2012 579.888 243.568 140.932 128.797 66.591 2013 686.242,2 292.206,1 162.213 172.135,7 59.687,4 2014 757.823,1 311.273,5 187.531 195.502,6 63.516,0 2015 842.140,8 333.685,2 217.211 223.013,0 68.231,6 Nguồn: [13]; [18]; [20]; [21] 177 Phụ lục 09 CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÙNG TỨ GIÁC KINH TẾ PHÍA NAM TỪ NĂM 1998 ĐẾN NĂM 2015 (GIÁ SO SÁNH 1994) Đơn vị tính: Năm trước = 100% Phân theo địa phương Năm Vùng tứ giác kinh tế TP. Hồ Chí Minh Bình Dương Đồng Nai Bà Rịa - Vũng Tàu 1998 115,9 112,5 117,2 115,8 123,5 1999 115,9 110,2 139,6 114,7 124,8 2000 117,1 117,9 142,5 117,0 111,7 2001 116,6 116,2 133,0 114,9 93,0 2002 115,8 115,1 140,2 116,4 76,0 2003 118,0 115,1 138,1 119,6 113,5 2004 118,4 115,1 134,0 118,8 115,9 2005 117,2 114,1 133,0 124,6 107,7 2006 114,4 113,4 123,9 122,0 101,8 2007 114,6 113,6 125,0 122,4 98,5 2008 115,3 112,8 120,9 121,0 107,7 2009 109,3 108,1 110,3 113,3 106,0 2010 115,8 114,4 120,3 117,9 113,3 2011 111,0 108,1 117,8 112,1 107,2 2012 109,5 107,6 114,4 111,8 103,2 2013 118,3 120,0 115,1 133,6 89,6 2014 110,4 106,5 115,6 113,6 106,4 2015 111,1 107,2 115,8 114,1 107,4 Nguồn: [13]; [18]; [20]; [21] 178 Phụ lục 10 SO SÁNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÙNG TỨ GIÁC KINH TẾ PHÍA NAM QUA CÁC NĂM Đơn vị tính: % Năm Địa phương 1997 2000 2005 2010 2015 1. TP. Hồ Chí Minh 100 100 100 100 100 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 2,4 2,2 1,2 1,1 0,99 Công nghiệp và xây dựng 41,4 44,6 48,2 45,3 39,57 Dịch vụ 56,2 53,2 50,6 53,6 59,44 2. Bình Dương 100 100 100 100 100 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 22,8 16,9 8,37 4,44 2,7 Công nghiệp và xây dựng 50,4 58,0 63,54 63,0 60,0 Dịch vụ 26,8 25,1 28,08 32,56 37,3 3. Đồng Nai 100 100 100 100 100 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 27,4 22,8 15,0 8,60 5,6 Công nghiệp và xây dựng 45,9 52,3 57,0 57,2 56,7 Dịch vụ 26,7 24,9 28,0 34,2 37,7 4. Bà Rịa - Vũng Tàu 100 100 100 100 100 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 6,1 2,8 3,8 6,29 2,67 Công nghiệp và xây dựng 77,8 86,9 82,57 83,47 74,51 Dịch vụ 16,1 10,3 13,64 10,25 22,82 Nguồn: [13]; [18]; [20]; [21] 179 Phụ lục 11 KIM NGẠCH XUẤT KHẨU VÙNG TỨ GIÁC KINH TẾ PHÍA NAM TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015 Đơn vị tính: Triệu USD Phân theo địa phương Năm Vùng tứ giác kinh tế TP. Hồ Chí Minh Bình Dương Đồng Nai Bà Rịa - Vũng Tàu 1997 6.3530,6 3.829,8 362,7 792,3 1.545,8 1998 6.347,5 3.722,3 363,5 923,0 1.338,7 1999 8.414,3 4.599,4 430,2 1.245,1 2.139,6 2000 12.023,9 6.399 530 1.480,7 3.614,1 2001 12.331 6.814 684 1.587 3.245 2002 13.354 7.264 1.037 1.712 3.341 2003 15.577 8.346 1.455 1.896 3.880 2004 21.709 11.150 2.156 2.486 5.917 2005 27.238 13.308 3.046 3.186 7.699 2006 32.629 15.527 4.028 4.275 8.799 2007 38.363 18.342 5.347 5.475 9.199 2008 47.156 22.334 6.610 6.849 11.363 2009 39.320 18.306 6.994 7.260 6.760 2010 44.603 22.560 8.295 7.546 6.202 2011 57.335 28.181 10.453 9.535 9.166 2012 61.391 28.272 12.478 9.952 10.689 2013 62.010 26.975 15.114 10.915 9.006 2014 70.289 29.162 17.796 13.224 10.107 2015 70.150 27.172 21.606 14.534 6.838 Nguồn: [13]; [18]; [20]; [21]

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_dang_bo_tinh_binh_duong_lanh_dao_phat_trien_cong_ngh.pdf
  • pdfTrang thong tin Nguyen Van Linh.pdf
  • pdfTTLA _ _nop QD cap HV.pdf
  • pdfTTLA _English _nop QD cap HV.pdf