HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ HOA PHƯỢNG
ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2015
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
HÀ NỘI - 2018
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ HOA PHƯỢNG
ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2015
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Mã số: 62 22 03 15
NGƯỜI HƯỚNG
193 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 538 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Đảng bộ tỉnh Bà rịa - Vũng tàu lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 2000 đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. ĐOÀN NGỌC HẢI
2. TS. TRẦN THỊ VUI
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Hoa Phượng
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 8
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 8
1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố
liên quan đến đề tài và những nội dung luận án tập trung nghiên cứu 29
Chương 2: CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ
BIỂN CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU (2000-2010) 31
2.1. Những yếu tố tác động đến quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế biển của
Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 31
2.2. Chủ trương phát triển kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 46
2.3. Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo phát triển kinh tế biển 60
Chương 3: QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU LÃNH
ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN (2010-2015) 78
3.1. Những yếu tố mới tác động đến quá trình lãnh đạo kinh tế biển của Đảng
bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 78
3.2. Chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu 84
3.3. Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế biển 96
Chương 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 113
4.1. Nhận xét quá trình Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát triển
kinh tế biển từ năm 2000 đến năm 2015 113
4.2. Một số kinh nghiệm 135
KẾT LUẬN 148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC 173
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
ASEAN : Association of Southeast Asian Nations - Hiệp hội các nước Đông
Nam Á
BC/KT : Báo cáo/Kinh tế
BCH TW : Ban Chấp hành Trung ương
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
CT/TU : Chỉ thị/Tỉnh ủy
CT/TW : Chỉ thị/Trung ương
CT/UB : Chỉ thị/Ủy ban
CTr/TU : Chương trình/Tỉnh ủy
CTr/UBND : Chương trình/Ủy ban nhân dân
CV : Cheval Vapeur - Đơn vị đo công suất tàu biển
DWT : Dead Weight Tonnage - Đơn vị đo năng lực vận tải an toàn của tàu biển
EU : European Union - Liên minh châu Âu
GDP : Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội
HĐND : Hội đồng nhân dân
KT-XH : Kinh tế - xã hội
NQ/TU : Nghị quyết/Tỉnh ủy
NQ/TW : Nghị quyết/Trung ương
ODA : Official Development Assistance - Hỗ trợ phát triển chính thức
QĐ/HĐND : Quyết định/Hội đồng nhân dân
QĐ/UB : Quyết định/Ủy ban
TEU : Twenty foot Equivalent Unit - Đơn vị chuyển đổi tương đương
một container 20 feet
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là quốc gia biển, do đó kinh tế biển đóng vai trò hết sức quan
trọng trong tổng thể nền kinh tế. Cùng với kinh tế các vùng đồng bằng, trung
du, núi, rừng, kinh tế biển Việt Nam là một bộ phận hợp thành, góp phần phát
triển đất nước trên nhiều phương diện, có ý nghĩa to lớn đối với phát triển
quốc phòng, an ninh. Trong công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam đã từng
bước có những chủ trương đúng đắn để phát triển kinh tế biển toàn diện. Đặc
biệt, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X,
ngày 09-02-2007 về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, xác định rõ
mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam phấn đấu trở thành một quốc gia “mạnh về
biển và giàu lên từ biển”, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu
phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao
với tầm nhìn dài hạn.
Phát huy lợi thế của một quốc gia biển, trong những năm qua, Đảng
Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo phát triển kinh tế biển đạt được nhiều thành
tựu to lớn, góp phần nâng cao đời sống kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, bảo
đảm quốc phòng, an ninh trên biển và vị thế của Việt Nam trên trường quốc
tế. Trong hoạch định chủ trương, Đảng xác định, phát triển kinh tế biển là
chiến lược lâu dài của Việt Nam, vì vậy cần huy động mọi nguồn lực để kinh
tế biển thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển hiệu quả, bền
vững. Tuy nhiên, đến nay, các ngành kinh tế biển của Việt Nam như: đánh bắt
hải sản, khai thác dầu, khí, khoáng sản vẫn nặng về khai thác, làm cạn kiệt
nhanh nguồn tài nguyên của đất nước.
Trước xu thế tiến ra biển, làm giàu từ biển của các quốc gia trên thế
giới ngày càng mạnh mẽ, Đảng Cộng sản Việt Nam cần phải đầu tư nhiều
hơn cho các ngành kinh tế biển; có nhiều giải pháp khả thi hơn nữa để phát
triển kinh tế biển ngày càng hiệu quả, góp phần phát huy tiềm lực kinh tế
2
quốc gia. Đồng thời, phấn đấu thực hiện mục tiêu: “Đến năm 2020, kinh tế
biển đóng góp khoảng 53 - 55% tổng GDP, 55 - 60% kim ngạch xuất khẩu
của cả nước” [43, tr.76].
Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong 28 tỉnh, thành phố có biển của Việt
Nam; là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế biển. Trong
những năm gần đây, trong xu thế chung của cả nước quan tâm đến phát triển
kinh tế biển, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã quán triệt các chủ trương
phát triển kinh tế biển của Đảng Cộng sản Việt Nam, đưa ra những biện pháp,
giải pháp nhìn chung là kịp thời và phù hợp nhằm phát triển nhanh, mạnh
kinh tế biển của tỉnh. Phát huy thế mạnh của địa phương có biển, Đại hội
Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ V nhiệm kỳ 2010-2015, đề ra mục
tiêu phát triển kinh tế biển đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020: “Phấn
đấu xây dựng, phát triển tỉnh trở thành tỉnh công nghiệp, mạnh về kinh tế
biển, với hệ thống thương cảng quốc gia và quốc tế vào đầu thời kỳ 2010-
2015” [34, tr.29]. Với chủ trương trên, Đảng bộ tỉnh đã đặt kinh tế biển đúng
với vị thế của nó trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và trong
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Bên cạnh nhiều thành tựu to lớn trong lãnh đạo phát triển kinh tế biển,
Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn không tránh khỏi những thiếu sót, những
lúng túng nhất định. Trong bối cảnh thế giới, khu vực và các quốc gia biển
đang hướng ra biển với các chiến lược phát triển kinh tế biển quy mô, hiện đại,
thì chủ trương, mục tiêu phát triển kinh tế biển của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn
còn hạn chế về tầm nhìn; công tác dự báo, định hướng chiến lược, liên kết giữa
các địa phương, kết nối giữa các vùng, miền còn nhiều bất cập; việc giải
quyết mối quan hệ giữa phát triển du lịch, cảng biển với bảo vệ cảnh quan môi
trường còn nhiều lúng túng, khiến cho việc sử dụng và khai thác tiềm năng,
nguồn lợi từ biển chưa thật hiệu quả, thiếu bền vững Điều đó phần nào làm
giảm tính hiệu quả của phát triển kinh tế, khiến kinh tế biển của tỉnh chưa
thực sự đáp ứng được yêu cầu mà thực tiễn đang đặt ra.
3
Để phát triển kinh tế biển hiệu quả, đúng hướng ở thời kỳ tới, cần tổng
kết, phân tích, soi chiếu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đối
với lĩnh vực này; từ đó rút ra những kinh nghiệm tham khảo hữu ích. Với ý
nghĩa đó, tôi chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát
triển kinh tế biển từ năm 2000 đến năm 2015” làm luận án Tiến sĩ Lịch sử,
chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nhằm làm sáng tỏ hoạt động lãnh đạo phát triển kinh tế biển của Đảng
bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 2000 đến năm 2015; đúc rút một số kinh
nghiệm để vận dụng vào quá trình Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo
phát triển kinh tế biển trong giai đoạn hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận án có nhiệm vụ:
Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án để
khẳng định những vấn đề đã được giải quyết và xác định những vấn đề cần
tiếp tục giải quyết.
Phân tích, làm rõ những yếu tố tác động đến quá trình Đảng bộ tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 2000 đến năm 2015.
Phân tích, luận giải, làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo phát triển kinh tế
biển của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 2000 đến năm 2015.
Nhận xét những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của những ưu điểm,
hạn chế và đúc rút những kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu lãnh đạo phát triển kinh tế biển trong những năm 2000-2015.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu hoạt động lãnh đạo (chủ trương và sự chỉ đạo)
phát triển kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 2000 đến
năm 2015.
4
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu: Các ngành kinh tế biển Việt Nam hiểu
theo nghĩa rộng thì đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, căn cứ vào điều kiện cụ
thể của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, luận án tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo
của Đảng bộ tỉnh đối với các ngành kinh tế biển được coi là thế mạnh của
tỉnh như: 1. Kinh tế hàng hải, bao gồm nhiều lĩnh vực như: Cảng biển, dịch
vụ cảng biển, vận tải biển và đóng tàu biển. Tuy nhiên, xét thấy trong thời
gian luận án nghiên cứu, thế mạnh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về kinh tế hàng
hải là lĩnh vực cảng biển, nên nghiên cứu sinh chỉ tập trung vào lĩnh vực
này; 2. Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản; 3. Du lịch biển; 4. Kinh
tế hải đảo. Bên cạnh đó, luận án cũng trình bày ngắn gọn sự lãnh đạo của
Đảng bộ tỉnh đối với những vấn đề góp phần quan trọng vào thúc đẩy các
ngành kinh tế biển của tỉnh phát triển như: Công tác tuyên truyền biển, đảo;
công tác đào tạo nguồn nhân lực cho kinh tế biển; công tác bảo vệ môi
trường; công tác tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh gắn với phát
triển kinh tế biển và công tác hợp tác quốc tế và mở rộng liên kết vùng để
phát triển kinh tế biển.
Riêng ngành khai thác, chế biến dầu khí, tuy đóng trên địa bàn tỉnh, nhưng
là ngành thuộc sự đầu tư, quản lý của Trung ương không đề cập trong luận án vì
không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án.
- Về không gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu trong phạm vi tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Về thời gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu quá trình Đảng bộ
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 2000 (Đại
hội lần thứ III của Đảng bộ tỉnh) đến năm 2015 (kết thúc Đại hội lần thứ V
của Đảng bộ tỉnh). Trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận án, để đảm
bảo tính hệ thống, nghiên cứu sinh sử dụng một số tài liệu, tư liệu liên quan
trước năm 2000 và sau năm 2015.
5
4. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin;
tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt
Nam, chính sách, pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về
phát triển kinh tế nói chung và kinh tế biển nói riêng.
4.2. Nguồn tài liệu
Để thực hiện đề tài, luận án sử dụng các nguồn tài liệu:
- Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc của Ban Chấp hành Trung ương,
Bộ Chính trị, Ban Bí thư từ năm 2000 đến năm 2015; một số văn bản của
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu;
- Văn kiện Đại hội và hội nghị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bà Rịa
- Vũng Tàu, các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, đề án, báo cáo của Tỉnh ủy,
Ủy ban Nhân dân tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan đến kinh tế biển và
phát triển kinh tế biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Các công trình nghiên cứu của các cá nhân, tập thể đã được công bố
liên quan đến đề tài luận án.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu và viết luận án, nghiên cứu sinh sử dụng các phương
pháp phổ quát của khoa học lịch sử như: phương pháp lịch sử, phương pháp
logíc là chủ yếu, kết hợp với các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh,
đối chiếu, thống kê.
Phương pháp lịch sử được sử dụng chủ yếu trong chương 2 và chương
3 khi phân kỳ các giai đoạn lịch sử 2000-2010 và 2010-2015; hệ thống hóa
các quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Đảng bộ tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu theo tiến trình lịch sử trong từng chương, tiết để thấy rõ sự
hình thành và phát triển đường lối, chủ trương phát triển kinh tế biển.
6
Phương pháp logic được sử dụng trong các chương, chủ yếu ở chương 4
của luận án. Thông qua các sự kiện lịch sử, quá trình lịch sử, luận án khái quát
thành những luận điểm, quan điểm đánh giá ưu điểm, hạn chế, làm rõ
nguyên nhân và đúc kết kinh nghiệm lịch sử, làm rõ giá trị lịch sử, hiện thực
của những nhận xét, kinh nghiệm rút ra.
Đồng thời, các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê
được kết hợp sử dụng ở các chương nhằm làm rõ quá trình lãnh đạo, chỉ đạo
phát triển kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh trong từng giai đoạn lịch sử.
5. Đóng góp mới của luận án
- Luận án làm rõ được những yếu tố tác động đến việc hoạch định chủ
trương và quá trình chỉ đạo triển khai phát triển kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 2000 đến năm 2015
- Luận án khái quát được những chủ trương quan trọng và phục dựng
khá cụ thể quá trình chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trên các lĩnh
vực kinh tế biển do tỉnh đầu tư và quản lý: Hàng hải (chủ yếu là cảng biển);
khai thác nuôi trồng và chế biến thủy, hải sản; du lịch biển và kinh tế hải đảo.
- Đánh giá khách quan các ưu điểm và hạn chế, khiếm khuyết; làm rõ
được một số nguyên nhân khách quan, chủ quan của ưu điểm, hạn chế trong
quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
từ năm 2000 đến 2015. Từ đó, luận án đúc kết những kinh nghiệm, có thể
tham khảo cho quá trình bổ sung, hoàn thiện chủ trương cũng như quá trình
chỉ đạo phát triển kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho hiện
tại và tương lai.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Thứ nhất, luận án hệ thống hóa chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu về phát triển kinh tế biển từ năm 2000 đến năm 2015. Qua
đó, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về phát
7
triển kinh tế biển - nhân tố có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả
phát triển kinh tế biển của địa phương.
Thứ hai, rút ra những nhận xét về ưu điểm, hạn chế, đúc rút kinh
nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát triển kinh
tế biển, góp phần tổng kết sự lãnh đạo của Đảng thực hiện chiến lược biển
(trong đó có kinh tế biển) từ một Đảng bộ tỉnh.
Thứ ba, góp phần cung cấp những cơ sở khoa học, kinh nghiệm để
Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục lãnh đạo thực hiện phát triển kinh tế
biển trong giai đoạn mới.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho nghiên cứu, giảng
dạy lịch sử địa phương, lịch sử Đảng trong các nhà trường, Viện nghiên cứu.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình của tác giả đã công
bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án
được cấu trúc thành 4 chương, 10 tiết.
8
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Vấn đề biển và đại dương là vấn đề thời sự của nhân loại, đặc biệt trong
thế kỷ XXI. Do vậy, biển và phát triển kinh tế biển luôn là mối quan tâm hàng
đầu của nhiều quốc gia, tổ chức và cá nhân các nhà khoa học. Khảo cứu những
công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án đã được công bố, có thể chia
thành các nhóm:
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về kinh tế biển nói chung
Võ Nguyên Giáp có cuốn Kinh tế biển và khoa học kỹ thuật về biển ở
nước ta [51]. Theo tác giả, trong suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, biển đã
đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển, với công cuộc
dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Từ đó, tác giả chỉ rõ nhiệm vụ
khoa học kỹ thuật về biển là phải góp phần xây dựng và phát triển kinh tế - xã
hội vùng biển trong thời gian trước mắt và lâu dài. Ngành khoa học và kỹ thuật
về biển phải ngày càng được chú trọng nhằm góp phần nghiên cứu, ứng dụng,
thúc đẩy kinh tế biển phát triển nhanh chóng, xứng đáng với tiềm năng, lợi thế
của biển Việt Nam.
Công trình Đổi mới và phát triển kinh tế vùng ven biển của Lê Cao Đoàn
[49]. Tác giả nghiên cứu trực tiếp quá trình phát triển vùng kinh tế ven biển dưới
góc độ kinh tế học phát triển ở vùng nước lợ ven biển tỉnh Thái Bình - là nơi
trong lịch sử đã diễn ra nhiều cuộc khai hoang lấn biển nhằm mục đích nuôi
trồng và kinh doanh hải sản. Vì vậy, ngày nay cần phải tiếp tục phát triển nghiên
cứu lĩnh vực khai hoang lấn biển vùng nước lợ để mở rộng diện tích phát triển
lĩnh vực khai thác, nuôi trồng thủy, hải sản với quy mô lớn. Từ đó, tác giả đề
xuất những kiến nghị về chính sách kinh tế - xã hội nhằm biến vùng kinh tế ven
biển thành một vùng kinh doanh phát triển hiệu quả, bền vững.
9
Đào Mạnh Sơn với cuốn Nghiên cứu, thăm dò nguồn lợi hải sản và lựa
chọn công nghệ khai thác phù hợp phục vụ phát triển nghề cá xa bờ Việt Nam
[96]. Nghiên cứu trên đã đánh giá hiện trạng nguồn lợi hải sản vùng ven biển
Việt Nam, đồng thời, phân tích, đánh giá về những thành công, hạn chế của việc
khai thác và nuôi trồng nguồn lợi hải sản. Do đánh bắt quá mức, công nghệ chế
biến còn lạc hậu, chưa có quy hoạch dài hạn về nuôi trồng và áp dụng công nghệ
nuôi trồng tiên tiến đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên biển, thậm chí làm biến
mất những loại hải sản có giá trị kinh tế cao. Các nghiên cứu đã tập trung đưa ra
hệ thống giải pháp, nhằm giải quyết mối quan hệ giữa khai thác, nuôi trồng, vừa
đảm bảo hiệu quả kinh tế trước mắt, vừa đảm bảo nguồn lợi hải sản cho sự phát
triển lâu dài, bền vững.
Nguyễn Bá Diến với cuốn Chính sách, pháp luật biển của Việt Nam và
Chiến lược phát triển bền vững [26]. Trong công trình này, tác giả đã giới thiệu
khái quát hệ thống chính sách, pháp luật về biển của Việt Nam, về nguyên tắc
phát triển bền vững của kinh tế biển Việt Nam và đề ra một số kiến nghị, giải
pháp để hoàn thiện chính sách về biển của Việt Nam trong tương lai.
Công trình Một số giải pháp đột phá phát triển du lịch vùng biển và ven
biển Việt Nam của Lê Trọng Bình [13] đã tập trung phân tích tiềm năng du lịch
biển cũng như hiện trạng khai thác du lịch biển Việt Nam trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa; những bất cập trong khai thác du lịch biển và đề xuất
những giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch biển ở Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay.
Một nghiên cứu của Nguyễn Văn Đễ, Kinh tế biển Việt Nam: Tiềm năng,
cơ hội và thách thức [48] đã nghiên cứu, làm rõ tình hình quản lý và khai thác
biển ở Việt Nam. Bên cạnh việc đồng tình với Chiến lược biển Việt Nam đến
năm 2020, tác giả còn nêu ra một số nhiệm vụ và giải pháp để nâng cao nhận
thức của các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của biển đối với sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây là giải pháp rất cơ bản, quan trọng, tác động đến
10
nhận thức của các tầng lớp nhân dân, làm thay đổi quan niệm về biển và vị trí,
vai trò của kinh tế biển.
Cuốn Nền kinh tế các vùng ven biển của Việt Nam của Thế Đạt [47] đã
giới thiệu toàn cảnh môi trường của phức hệ sinh thái - kinh tế các tỉnh vùng ven
biển Việt Nam, từ các tỉnh, thành phố vùng biển phía Đông Bắc như Quảng
Ninh, Hải Phòng, Thái Bình đến các tỉnh, thành phố vùng biển Nam Bộ như
Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng
Đặc biệt, tác giả đã khái quát đặc điểm kinh tế gắn liền với biển của các tỉnh,
vùng biển Việt Nam. Tác giả đã vẽ nên một bức tranh khá đầy đủ về tiềm năng
kinh tế biển, về sự phát triển kinh tế gắn liền với phát huy lợi thế về biển của các
tỉnh, thành phố ven biển Việt Nam.
Vũ Văn Phái với công trình Biển và phát triển kinh tế biển Việt Nam: Quá
khứ, hiện tại và tương lai [76]. Cuốn sách đã phác họa hoạt động kinh tế biển
của Việt Nam từ xa xưa đến nay. Đặc biệt, tác giả nhấn mạnh, từ khi Đảng lãnh
đạo công cuộc đổi mới đất nước, hoạt động kinh tế biển đã có sự khởi sắc đáng
kể đối với các lĩnh vực như: Nghề cá, khai thác khoáng sản biển, giao thông vận
tải và du lịch giải trí trên biển. Các hoạt động kinh tế biển đã góp phần tăng tỷ
trọng của kinh tế biển từ nguồn thu của nhà nước cho đến thu nhập của người lao
động. Đồng thời, một số vấn đề xã hội cũng được giải quyết, như: tăng việc làm,
giảm lao động thất nghiệp, Tuy nhiên, quá trình này cũng bộc lộ một số vấn
đề về môi trường như: Việc sử dụng các nguồn tài nguyên biển chưa hợp lý dẫn
đến sự suy thoái môi trường tự nhiên của biển và vùng đất ven biển; sự xung đột
giữa các lĩnh vực kinh tế biển với nhau, như: nghề cá - phát triển công nghiệp -
giao thông vận tải - du lịch Vì thế, cần phải đánh giá và dự báo những biến
động về các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Từ đó, tiến hành xây
dựng quy hoạch chiến lược phát triển chung cho cả nước, các địa phương căn cứ
chiến lược chung để xây dựng quy hoạch hành động riêng cho địa phương,
ngành mình.
11
Công trình The Asian experiencein developing the maritime sector: Some
case studies and lessons for Malaysia của Nazety Khalid, Armi Suzana và
Farida Farid [186]. Các tác giả đã tập trung nghiên cứu các ngành khai thác tài
nguyên biển như: Dầu khí, đánh bắt hải sản và cho rằng đây là những ngành có
vai trò đặc biệt quan trọng của kinh tế biển và của nền kinh tế Malaysia. Nghiên
cứu khẳng định: Khi khai thác, chế biến các sản vật của biển, sẽ dẫn đến gây ô
nhiễm môi trường biển và môi trường sống. Vì vậy, nhà nước cần phải tăng
cường quản lý để phát huy tiềm năng, lợi thế của biển mà không làm tổn hại đến
môi trường.
Cuốn Hệ thống đảo ven bờ Việt Nam: Tài nguyên và phát triển của Lê
Đức An [1]. Theo tác giả, hải đảo Việt Nam luôn chứa đựng tiềm lực cho phát
triển các ngành kinh tế biển, đồng thời có giá trị cho quốc phòng, an ninh do trên
đảo thường có địa hình đa dạng, nhiều đảo nối tiếp, phân bố thành nhiều tuyến,
nhiều lớp đảo từ trong bờ ra biển khơi, tạo thế phòng thủ vững chắc cho đất liền.
Do đó, kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh quốc gia trên biển, đảo
phải được coi là vấn đề quan trọng bậc nhất và phải được nghiên cứu thấu đáo.
Phạm Ngọc Anh với bài viết: “Về chiến lược phát triển kinh tế biển Việt
Nam trong hội nhập quốc tế” [4]. Theo tác giả, với lợi thế, tiềm năng biển
phong phú, dồi dào, việc Việt Nam đề ra Chiến lược biển là rất phù hợp với bối
cảnh hội nhập quốc tế. Cùng với xu hướng tiến ra biển của loài người, Việt
Nam phải có tư duy hướng ra biển, có chiến lược biển lâu dài, định hình rõ nét
chiến lược kinh tế biển; khẳng định một cách mạnh mẽ vị thế của Việt Nam
trên biển; xây dựng thực lực, đồng thời nhìn ra thế giới, học hỏi kinh nghiệm
của các nước.
Nguyễn Thái Anh và cộng sự với công trình Bảo vệ chủ quyền biển đảo
Việt Nam [5]. Tác giả giới thiệu tổng quan về biển đảo, tiềm năng biển đảo của
Việt Nam; những tư liệu lịch sử, pháp lý về chủ quyền biển đảo Việt Nam; vai
trò của biển, đảo trong quá trình dựng nước, và trong xây dựng chủ nghĩa xã
hội hiện nay; những văn bản của quốc tế, của Việt Nam về Luật biển, quá trình
12
ký kết và nội dung các hiệp định phân định biển giữa Việt Nam với các nước
trong khu vực Đồng thời, tiếp tục cung cấp thêm những tài liệu khẳng định
chủ quyền biển đảo của Việt Nam, đồng thời cũng nêu lên quan điểm nhất quán
của Đảng, Nhà nước trước việc một số nước vi phạm chủ quyền trên biển đảo
của Việt Nam.
Công trình Quy hoạch cảng của Phạm Văn Giáp [52] đã nghiên cứu, đề
xuất quy hoạch cảng đối với các vùng biển trong cả nước, do vai trò, tầm quan
trọng của cảng biển trong phát triển kinh tế biển, vị trí địa lý và những ưu đãi tự
nhiên cho phát triển cảng biển. Từ đó, tác giả cũng nêu lên một số vấn đề cần
quan tâm trong quy hoạch, xây dựng cảng như: lượng cảng biển, tàu thủy và
lượng hàng qua các cảng hiện nay, đồng thời nêu ra các phương pháp dự báo
lượng hàng, quy hoạch bể cảng, luồng vào cảng và quy hoạch lãnh thổ cảng
Phạm Hoàng Hải với cuốn Những mô hình phát triển kinh tế hải đảo
Việt Nam [53]. Tác giả tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phát
triển bền vững kinh tế - xã hội dải ven biển, hải đảo và các khu vực trọng điểm,
đồng thời xác lập các tuyến và các mô hình thực tiễn phát triển bền vững kinh
tế - xã hội dải ven biển và hải đảo Việt Nam. Từ đó, tác giả đưa ra một số giải
pháp, định hướng phát triển vùng ven biển, đảo theo hướng bền vững, đảm bảo
vững chắc quốc phòng, an ninh và chủ quyền quốc gia. Những giải pháp này
đặc biệt có ý nghĩa đối với các đảo ven bờ Tây Nam Bộ.
Phạm Trương Hoàng với bài “Định vị du lịch biển Việt Nam” [54]. Theo
tác giả, Việt Nam là nước khai thác du lịch muộn hơn so với các nước trong khu
vực Đông Nam Á, vì vậy, điều kiện để phát triển du lịch còn nhiều hạn chế. Mặt
khác, tài nguyên du lịch biển Việt Nam rất lớn, nhưng đến nay vẫn chưa tạo lập
được một chỗ đứng, một vị thế rõ ràng đối với khách du lịch, đặc biệt là khách
du lịch quốc tế. Theo tác giả, để du lịch biển Việt Nam phát triển ngang tầm lợi
thế, tiềm năng, phải xúc tiến đồng bộ nhiều biện pháp, trong đó định vị sản phẩm
du lịch tuy chỉ là bước đầu tiên, nhưng rất quan trọng. Cần phải có chiến lược
13
quảng cáo, xúc tiến, phát triển sản phẩm Đồng thời, các doanh nghiệp du lịch
cần tích cực tham gia tạo lập thương hiệu cho du lịch biển, từ đó, định vị
thương hiệu du lịch biển Việt Nam.
Bùi Thị Thanh Hương có bài viết: “Phát triển kinh tế biển: Kinh nghiệm
quốc tế và một số vấn đề đối với Việt Nam” [60]. Trong nghiên cứu này, tác
giả đề cập đến kinh nghiệm phát triển kinh tế biển của một số nước như:
Vương quốc Anh, Singapore, Từ nghiên cứu trên, tác giả đặt ra một số vấn
đề đối với phát triển kinh tế biển của Việt Nam: chiến lược phát triển kinh tế
biển phải mang tính tổng thể, đồng bộ, hài hòa; cần chú trọng khâu tuyển
dụng và đào tạo về tay nghề, trình độ cho lao động của ngành kinh tế biển;
tăng cường đầu tư cho lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao và đáp ứng xu thế phát
triển của thương mại quốc tế (ví dụ như hệ thống cảng biển); cần có chính
sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành kinh tế biển để tận dụng
nguồn lực cho phát triển; phát triển kinh tế biển phải hài hòa giữa việc khai
thác tài nguyên biển và nghiên cứu, bảo vệ môi trường biển và phát triển các
tài nguyên quý giá của biển.
Nguyễn Thanh Minh với cuốn Tiềm năng biển Việt Nam và chính sách
hợp tác quốc tế về biển trong thập niên đầu thế kỷ XXI [67]. Trong công trình,
tác giả tập trung nêu rõ vị trí, vai trò của biển, vấn đề phân định ranh giới trên
biển giữa Việt Nam và các nước trong khu vực; nêu bật được tiềm năng của
biển và chính sách về biển của Đảng và Nhà nước. Theo tác giả, trong bối cảnh
hội nhập, đòi hỏi Việt Nam phải tận dụng được vị trí, tiềm năng của vùng biển
để khai thác nguồn tài nguyên phục vụ cho phát triển đất nước. Ngoài ra, cuốn
sách cũng cung cấp nhiều thông tin trong quá trình hợp tác quốc tế về biển và
triển vọng kinh tế biển Việt Nam thời gian tới. Tuy nhiên, tác giả chưa đề cập
đến những quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế biển và những
giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế biển Việt Nam.
14
Luận án tiến sĩ Lịch sử: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo bảo vệ chủ
quyền biển, đảo Tổ quốc từ năm 2001 đến năm 2011 của Nguyễn Đức Phương
[78]. Luận án đã trình bày và phân tích khá rõ những chủ trương của Đảng về
bảo vệ chủ quyền biển, đảo; tư duy phát triển kinh tế biển và những kinh nghiệm
được rút ra từ quá trình lãnh đạo bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Đảng từ năm
2001 đến năm 2011.
Phạm Nguyên Trường dịch cuốn sách Sức mạnh biển đối với lịch sử thời
kỳ 1660-1783 của Alfred Thayer Mahan [66]. Tác giả cho rằng, các quốc gia
muốn phát triển mạnh thì phải kiểm soát biển, phải giành lấy và giữ được quyền
kiểm soát các tuyến giao thông biển huyết mạch liên quan tới lợi ích và ngoại
thương của quốc gia mình. Muốn thế, phải có lực lượng hải quân và đội thương
thuyền mạnh cùng một mạng lưới các căn cứ địa trên biển. Mahan đã có quá
trình nghiên cứu và nghiên cứu công phu quá trình trở thành cường quốc biển
của nước Anh, Tây Ban Nha Tác giả đi đến kết luận: Các quốc gia trên sớm
trở thành cường quốc vì đã biết phát huy sức mạnh của biển, biết kiểm soát biển
từ rất sớm, nên đã sớm trở thành cường quốc biển. Sách của Mahan có thể coi là
cuốn cẩm nang cho các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách về biển ở bất cứ
châu lục nào trên thế giới.
Lại Lâm Anh với đề tài luận án Quản lý kinh tế biển: Kinh nghiệm quản
lý và vận dụng vào Việt Nam [3]. Tác giả nghiên cứu các mô hình quản lý kinh
tế biển của một số nước như: Singapore, Malaysia, từ đó, rút ra những kinh
nghiệm cho việc quản lý kinh tế biển của Việt Nam. Đối với từng lĩnh vực cụ
thể, tác giả đều có các gợi ý chính sách nhằm đưa Việt Nam trở thành quốc gia
mạnh về biển. Nội dung và những đề xuất của luận án rất có ý nghĩa đối với
Việt Nam, vì lĩnh vực quản lý kinh tế biển tuy còn mới mẻ, nhưng lại rất cần
thiết trong thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.
Nguyễn Thanh Minh với đề tài luận án Quá trình triển khai chính sách
biển của Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2010 [68]. Tác giả đã xác định rõ vị trí,
15
vai trò của biển đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam; phân tích,
luận giải cơ sở hình thành và nội dung chính sách biển Việt Nam từ năm 1986
đến năm 2010; chứng minh quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với
các vùng biển, đảo là hoàn toàn có căn cứ. Vì vậy, chính sách về biển của Việt
Nam cần phải toàn diện. Đồng thời, tác giả đúc rút một số kinh nghiệm trong
quá trình triển khai chính sách về biển của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn
vừa qua.
Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, xây dựng đề án Phát triển du lịch
biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020 [183]. Đề án khẳng định: Du
lịch biển Việt Nam có vai trò đặc thù và vị...cập
đến thực trạng kinh tế biển của đất nước, chủ trương hướng ra biển, phát triển
kinh tế biển, làm giàu từ biển và mong muốn trở thành quốc gia mạnh về
biển. Do nghiên cứu dưới góc độ kinh tế học nên các công trình khoa học nêu
trên đề cập chung đến ngành kinh tế biển ở mức độ khái quát.
Thứ ba, một số công trình nghiên cứu đề xuất phương hướng và hệ thống
các giải pháp nhằm phát triển kinh tế biển trong những năm sắp tới.
Thứ tư, một số công trình khoa học bước đầu nghiên cứu mang tính tổng
kết, đánh giá kết quả, đúc rút kinh nghiệm lịch sử về phát triển kinh tế biển để
vận dụng vào thực tiễn.
Thứ năm, có một số công trình khoa học nghiên cứu về sự lãnh đạo của
Đảng đối với phát triển kinh tế biển, nhưng ở các địa phương khác nhau, hoặc
một số ngành cụ thể của kinh tế biển.
Thứ sáu, đã có các công trình nghiên cứu liên quan đến tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu, về kinh tế biển; sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với một số ngành
cụ thể của kinh tế biển, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn
30
diện, có hệ thống về quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 2000 đến
năm 2015 của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nhất là dưới góc độ khoa học
lịch sử Đảng.
Đó là những tài liệu quý mà nghiên cứu sinh có thể tham khảo, kế thừa về
nội dung, phương pháp tiếp cận, trình bày và khai thác tư liệu trong quá trình
thực hiện luận án của mình.
1.2.2. Những nội dung luận án tập trung nghiên cứu
Qua nghiên cứu, khảo sát các công trình có liên quan đến đề tài luận án,
nghiên cứu sinh nhận thấy có một số vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, đó là:
Thứ nhất, luận án nghiên cứu, làm rõ những nhân tố tác động đến sự lãnh
đạo của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về phát triển kinh tế biển giai đoạn
2000-2015.
Thứ hai, phân tích quá trình Đảng bộ tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo phát triển
kinh tế biển. Trong đó, tập trung vào các ngành kinh tế biển do tỉnh đầu tư và
quản lý. Đưa ra những nhận xét về thành công, hạn chế và nguyên nhân của
thành công, hạn chế của Đảng bộ tỉnh qua thực tiễn lãnh đạo phát triển kinh tế
biển trên địa bàn tỉnh.
Thứ ba, bước đầu đúc rút một số kinh nghiệm chủ yếu từ thực tiễn quá
trình Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm
2000 đến năm 2015.
31
Chương 2
CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU (2000-2010)
2.1. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO PHÁT
TRIỂN KINH TẾ BIỂN CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
2.1.1. Khái niệm, vị trí, vai trò của kinh tế biển
- Khái niệm kinh tế biển
Trong quá trình khảo cứu các tài liệu viết về kinh tế biển, tác giả luận án
nhận thấy các nhà khoa học có ý kiến khác nhau về kinh tế biển, trong đó, đáng
chú ý là một số ý kiến:
Dương Kim Thâm, một chuyên gia về kinh tế biển của Trung Quốc cho
rằng: “Kinh tế biển bao gồm: hải sản, khai thác dầu và khí tự nhiên ngoài khơi,
các bãi biển, công nghiệp muối, đóng tàu biển, viễn thông và vận tải biển, du lịch
biển, giáo dục và khoa học biển, bảo vệ môi trường, dịch vụ biển” [102].
Theo tiến sĩ HamZah Ahmad, Viện trưởng Viện nghiên cứu biển
Malaysia, Ông cho rằng: Kinh tế biển là một ngành cung cấp cơ sở cho sự tăng
trưởng và phát triển của đất nước bao gồm: Ngành đánh bắt ven bờ và xa bờ,
ngư nghiệp ven biển, nuôi trồng thủy sản; ngành công nghiệp dầu khí; ngành vận
tải hàng hải; vận tải duyên hải ven biển và đại dương; ngành du lịch biển; ngành
đóng tàu và sửa chữa tàu thuyền đi biển; các dịch vụ hàng hải.
Năm 2013, Luật biển Việt Nam được Quốc hội ban hành, tại Chương IV,
Điều 43 quy định về phát triển các ngành kinh tế biển, Luật đề cập đến các
ngành kinh tế biển sau đây: 1. Tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến dầu, khí
và các loại tài nguyên, khoáng sản biển; 2. Vận tải biển, cảng biển, đóng mới và
sửa chữa tàu thuyền, phương tiện đi biển và các dịch vụ hàng hải khác; 3. Du
lịch biển và kinh tế đảo; 4. khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản; 5. Phát triển,
nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ về khai thác và phát
triển kinh tế biển; 6. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực biển.
32
Theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hội nghị lần thứ tư,
Ban Chấp hành Trung ương khóa X (2007), Nghị quyết số 09-NQ/TW chỉ rõ,
các ngành kinh tế biển ở Việt Nam được tập trung phát triển đến năm 2020
bao gồm: 1. Khai thác, chế biến dầu, khí; 2. Kinh tế hàng hải (gồm có cảng
biển, dịch vụ cảng biển, vận tải biển, đóng tàu); 3. Khai thác và chế biến
hải sản; 4. Du lịch biển và kinh tế hải đảo; 5. Xây dựng các khu kinh tế, các
khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất ven biển gắn với phát triển các khu
đô thị ven biển.
Do mỗi quốc gia có cách nhìn riêng về biển, phụ thuộc vào giá trị đóng
góp của kinh tế biển đối với nền kinh tế nói chung, nên hiện nay, trên bình diện
quốc tế và trong nước chưa có khái niệm thống nhất về kinh tế biển. Tuy nhiên,
các nhà khoa học nghiên cứu về biển cơ bản thống nhất kinh tế biển là ngành
kinh tế bao gồm các hoạt động kinh tế liên quan trực tiếp với biển và diễn ra ở
các địa bàn ven biển, trên biển và hải đảo. Theo cách tiếp cận này thì kinh tế biển
được hiểu theo hai nghĩa:
Theo nghĩa hẹp: kinh tế biển bao gồm các hoạt động kinh tế diễn ra trên
biển, chủ yếu bao gồm: kinh tế hàng hải, hải sản (khai thác và nuôi trồng); khai
thác dầu khí ngoài khơi; du lịch biển; làm muối; dịch vụ tìm kiếm cứu nạn và
kinh tế đảo
Theo nghĩa rộng: kinh tế biển bao gồm tất cả các hoạt động kinh tế liên
quan đến khai thác biển, tuy không phải diễn ra trên biển nhưng những hoạt
động kinh tế này nhờ vào yếu tố biển hoặc trực tiếp phục vụ các hoạt động kinh
tế biển ở dải đất liền ven biển, bao gồm: đóng và sửa chữa tàu biển (hoạt động
này cũng được xếp chung vào lĩnh vực kinh tế hàng hải); công nghiệp chế biến
dầu, khí; công nghiệp chế biến hải sản; cung cấp dịch vụ biển; thông tin liên lạc
biển; nghiên cứu khoa học - công nghệ biển; đào tạo nhân lực phục vụ phát triển
kinh tế biển; điều tra cơ bản về tài nguyên - môi trường biển
Qua khảo cứu các quan niệm, khái niệm kinh tế biển nêu trên, theo tác giả
luận án: “Kinh tế biển là tất cả các hoạt động kinh tế liên quan đến biển, cho dù
33
các hoạt động ấy diễn ra ở trên biển hay trên đất liền”. Nghĩa là hiểu kinh tế biển
theo nghĩa rộng.
- Vị trí, vai trò của kinh tế biển
Việt Nam là quốc gia biển, nằm trong vùng biển Đông, một biển lớn và là
một bộ phận quan trọng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, diện tích vùng
biển rộng gấp 3 lần diện tích đất liền (khoảng 1 triệu km2); nằm liền trục giao thông
đường biển quốc tế từ Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương, là tuyến hàng hải
huyết mạch của thế giới.
Trong vùng biển Việt Nam có khoảng 3000 hòn đảo lớn, nhỏ, trong đó có 66
đảo có dân ở thường xuyên. Với chiều dài 3.260km bờ biển, Việt Nam hiện có 28
tỉnh, thành phố có biển, với tổng diện tích 208.560km2, chiếm 41% diện tích cả
nước và 41,2 triệu dân [145, tr.20]. Vùng biển nước ta chứa đựng nhiều tài nguyên
sinh vật: tôm, cá, rong và khoáng sản quý dồi dào như; dầu, khí, thiếc, titan Bờ
biển chạy dọc từ Bắc đến Nam theo chiều dài của đất nước, nhiều nơi có thể xây
dựng hải cảng, khai thác và nuôi trồng hải sản, cũng như phát triển du lịch quanh
năm. Biển, đảo nước ta còn là không gian chiến lược đặc biệt quan trọng đối với
quốc phòng, an ninh.
Biển Đông của Việt Nam là vùng biển có vị trí địa kinh tế, chính trị đặc biệt
quan trọng, có lợi thế là vùng biển nằm ngay trên tuyến hàng hải chính của quốc tế,
trong đó có tuyến đi qua eo biển Malacca, là một trong những tuyến có lượng tàu
thuyền qua lại nhiều nhất thế giới, nên thuận lợi trong phát triển giao thương quốc
tế. Hiện nay, hầu hết khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và một phần giao lưu nội
địa của Việt Nam được vận chuyển bằng đường biển trên biển Đông. Trong tương
lai gần, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của các nước trong khu vực, khối lượng
hàng hóa vận chuyển qua biển Đông sẽ tăng gấp nhiều lần hiện nay. Khi đó, biển
Đông và vùng biển Việt Nam ngày càng đóng vai trò to lớn trong thương mại thế
giới. Vùng biển Việt Nam sẽ trở thành cầu nối quan trọng để phát triển thương mại
và mở rộng giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Từ vị trí quan trọng của biển Việt Nam, vai trò của kinh tế biển và phát triển
kinh tế biển cũng được xác định, đó là: Phát triển kinh tế biển góp phần thực hiện
Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; phát triển kinh tế biển đóng góp vào sự
34
tăng trưởng chung của nền kinh tế quốc dân; tạo cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho
nhân dân, đặc biệt là cư dân ven biển và ngư dân, cho doanh nghiệp mở rộng hoạt
động sản xuất và kinh doanh; bên cạnh đó, phát triển kinh tế biển còn nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh của từng địa phương, từng vùng, tạo cơ hội giao lưu, hợp
tác và đặc biệt góp phần quảng bá hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam với bạn
bè quốc tế.
Biển đảo Việt Nam là phần lãnh thổ của đất nước Việt Nam. Từ lâu, biển đã
đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người. Biển không những là nơi
để một phần lớn loài người dựa vào khai thác để sinh tồn, mà biển còn có vị trí
chiến lược hết sức to lớn, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự nghiệp bảo vệ nền độc lập
dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, vị trí, vai trò của biển càng trở nên
quan trọng trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước. Là quốc gia có biển, đó là
một lợi thế lớn, Việt Nam cần tăng cường xây dựng ý thức vươn ra biển, làm chủ
biển, đảo, phát triển mạnh kinh tế biển để làm giàu từ biển và trở thành quốc gia
mạnh lên từ biển.
2.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được thành lập theo Nghị quyết kỳ họp thứ 9,
ngày 12-8-1991 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khóa
VIII), gồm 5 đơn vị hành chính: Thành phố Vũng Tàu, huyện Côn Đảo (thuộc
Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo) và các huyện: Châu Thành, Xuyên Mộc, Long
Đất (thuộc tỉnh Đồng Nai). Ngày 02-6-1994, Thủ tướng Chính phủ ban hành
Nghị định số 45/CP, chia huyện Châu Thành thành 3 đơn vị hành chính là thị xã
Bà Rịa, huyện Tân Thành và Châu Đức. Tiếp đó, ngày 09-12-2003, Chính phủ
ban hành Nghị định số 152/2003/NĐ-CP về việc thành lập xã, phường thuộc
thành phố Vũng Tàu và huyện Tân Thành, chia huyện Long Đất thành huyện
Long Điền và huyện Đất Đỏ. Như vậy, kể từ thời điểm năm 2003 trở đi, tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu có 8 đơn vị hành chính: Thành phố Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa, các
huyện: Châu Đức, Tân Thành, Xuyên Mộc, Long Điền, Đất Đỏ và huyện đảo
Côn Đảo.
35
Về vị trí địa lý, Bà Rịa - Vũng Tàu là cửa ngõ phía Đông của miền Đông
Nam Bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là vùng chuyển tiếp
giữa cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ, tiếp giáp với tỉnh Đồng Nai ở phía Bắc, với
Thành phố Hồ Chí Minh ở phía Tây, với tỉnh Bình Thuận ở phía Đông và với
biển Đông ở phía Nam. Đây là vị trí rất đặc biệt, là cửa ngõ hướng ra biển Đông,
cho phép tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển các ngành
kinh tế biển như: Khai thác dầu khí; khai thác cảng biển và vận tải biển; khai
thác, chế biến và nuôi trồng hải sản; phát triển du lịch biển Bên cạnh đó, tỉnh
còn những lợi thế khác như: Sở hữu cảng nước sâu Vũng Tàu - Cái Mép - Thị
Vải, có các điều kiện tự nhiên hiếm có (ăn sâu vào đất liền, kín gió, hầu như
không bị bồi lắng); là “cửa ngõ quốc tế” của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
có nhu cầu vận tải biển lớn, tốc độ tăng trưởng cao; là cửa ngõ hàng hải chính
của “hành lang kinh tế Đông - Tây” phía Nam, kết nối Việt Nam - Campuchia -
Thái Lan - Myanmar, là tuyến hành lang được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh mẽ
trong tương lai gần.
Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trên trục đường xuyên Á, có hệ thống cảng biển,
sân bay và mạng lưới đường sông, đường biển thuận lợi. Hệ thống sông, rạch
phong phú với tổng chiều dài hơn 231km, trong đó có 3 con sông chính: Sông
Thị Vải dài hơn 25km, có vai trò quan trọng trong giao thông đường thủy, đặc
biệt là xây dựng cảng nước sâu, cho phép tàu có tải trọng từ 50 đến 100 nghìn
tấn có thể ra vào; sông Dinh có chiều dài 35km, nằm trọn trong địa giới tỉnh,
diện tích lưu vực sông khá rộng (350km2) nên rất thuận tiện cho việc xây dựng
cảng; sông Ray có 40km chảy qua địa bàn tỉnh, hồ Sông Ray có dung tích đến
130 triệu m3, có khả năng cung cấp 450.000 đến 600.000m3 nước/ngày đêm
[158, tr.28], vì thế cung cấp nước cho sản xuất của tỉnh khá đầy đủ. Các Quốc
lộ 51, 55, 56 cùng với hệ thống đường tỉnh lộ, huyện lộ là những mạch máu
chính gắn kết quan hệ toàn diện của Bà Rịa - Vũng Tàu với các tỉnh khác trong
toàn vùng.
Địa hình toàn tỉnh có xu hướng dốc ra biển, tập trung vào 4 loại đặc trưng:
đồng bằng hẹp, các núi, gò đồi, thềm lục địa; bờ biển dài, bằng phẳng, gồm
36
nhiều bãi cát vàng, vì thế có nhiều địa điểm thuận lợi để xây dựng khu giải trí,
bãi tắm, khu nghỉ dưỡng...
Về khí hậu, Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chịu
ảnh hưởng của đại dương. Nhiệt độ trung bình khoảng 270C; sự thay đổi nhiệt độ
của các tháng trong năm không lớn. Khí hậu Bà Rịa - Vũng Tàu nhìn chung mát
mẻ quanh năm, rất phù hợp cho phát triển du lịch.
Ngoài phần đất liền bao gồm 7 huyện, thị xã, thành phố, Bà Rịa - Vũng
Tàu còn có huyện đảo Côn Đảo. Côn Đảo là quần đảo tiền tiêu nằm ở phía Đông
Nam của Việt Nam, bao gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó Côn Đảo là hòn đảo
lớn nhất với diện tích 51,52km2. Côn Đảo cách Vũng Tàu khoảng 180km, cách
Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 239km [29, tr.5]. Năm 2010, dân số tại huyện
Côn Đảo đạt trên 7 nghìn người, hoạt động kinh tế chủ yếu phát triển du lịch,
thương mại - dịch vụ và và phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Côn
Đảo là nơi tập trung toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của cả
quần đảo; đồng thời có ý nghĩa chiến lược về quốc phòng, an ninh và chiến lược
phát triển kinh tế biển của cả nước.
Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên như trên cho thấy tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển nhanh và toàn diện các ngành
kinh tế biển như: công nghiệp khai thác dầu khí, cảng biển, vận tải biển, khai
thác và chế biến hải sản, kinh tế dịch vụ và kinh tế du lịch
- Về kinh tế - xã hội
Tình hình phát triển kinh tế: Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ IV (2005-2010), kinh tế của tỉnh duy trì tốc độ tăng
trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ; các
ngành sản xuất, kinh doanh đều phát triển mạnh. Tăng trưởng kinh tế bình quân
17,78%/năm, tổng giá trị gia tăng năm 2010 gấp 2,27 lần so với năm 2005 [34,
tr.8]. Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh năm 2010 đạt mức 5.872 USD, cao
gấp 2,28 lần so với năm 2005 và cao hơn 4 lần mức bình quân chung cả nước
[33, tr.8]. Về cơ cấu kinh tế, trong 5 năm (2005-2010), cơ cấu kinh tế của tỉnh
chuyển dịch theo hướng: công nghiệp - xây dựng chiếm 64,3% (giảm 0,26%),
37
dịch vụ chiếm 31,2% (tăng 3,48%) và nông nghiệp chiếm 4,5% (giảm 3,22%).
Trong đó các ngành kinh tế liên quan đến biển có sự phát triển khá rõ: Giá trị sản
xuất ngư nghiệp tăng bình quân 7,78%; hệ thống cảng biển được quy hoạch gồm
55 cảng, trong đó có 18 cảng tổng hợp, container, 37 cảng chuyên dùng, một số
tuyến vận tải mới đến Hoa kỳ, châu Âu được khai thông, mở ra triển vọng mới
cho kinh tế hàng hải; ngành du lịch phát triển với nhiều sản phẩm, tuyến, tua mới
và đầu tư cơ sở vật chất ngày càng hiện đại cho du lịch biển [34, tr.8].
Tình hình xã hội: Năm 2010, dân số của tỉnh đạt 1.011.310 người, trong
đó tỷ lệ người sống ở thành phố Vũng Tàu chiếm gần 1/3 dân số (300.590
người); tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đạt 1,14%; tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh từ 25,6%
năm 2006 xuống còn 1% năm 2010 theo chuẩn của tỉnh và 0,5% tính theo chuẩn
quốc gia [34, tr.10]. Về lao động, việc làm: Lực lượng lao động trong độ tuổi của
tỉnh chiếm tỷ lệ cao, khoảng 70%, đây chính là nguồn lao động quan trọng cho
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới, đồng thời cũng
là áp lực lớn cho các cấp chính quyền trong việc đào tạo nghề, giải quyết việc
làm cho lao động. Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, cơ cấu lao
động cũng chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Về
chất lượng lao động, đến năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh ước đạt
55%, số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chủ yếu tập trung ở thành
phố, thị xã và trong khu vực kinh tế trung ương [155]. Để cung cấp nguồn lao
động cho tỉnh và cho xã hội ngày càng hiệu quả, cơ sở vật chất giáo dục và đào
tạo được đầu tư theo hướng “kiên cố hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”.
Mạng lưới giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp đều tăng, tạo thành hệ thống
liên kết đại học - cao đẳng, trung cấp và cơ sở dạy nghề trong tỉnh khá đa dạng.
Về dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng: Bà Rịa - Vũng Tàu là nơi có nhiều các
tộc người cùng sinh sống từ lâu đời. Đến năm 2010, trên địa bàn tỉnh có 28 tộc
người cùng sinh sống, trong đó, người Kinh, Hoa, Chơ Ro, Khơ me chiếm số
đông. Các tộc người khác như: Tày, Nùng, Mường, Thái, Xơ Đăng, Hà Nhì, Chu
Ru, Cờ Lao dân số rất ít, sinh sống đan xen với các tộc người đa số. Ngoài ra
còn có nhiều người nước ngoài mang quốc tịch khác nhau đến sinh sống và làm
38
việc tại địa phương, trong đó nhiều nhất là người Nga, làm việc trong lĩnh vực
dầu khí. Về tôn giáo, tín ngưỡng, Bà Rịa - Vũng Tàu cũng như nhiều địa phương
khác trên cả nước, mang đậm màu sắc tín ngưỡng dân gian (nghề nông, nghề thủ
công, nghề cá) và văn hóa biển. Hằng năm, các lễ hội mang đậm tín ngưỡng, văn
hóa biển của cư dân vùng ven biển được tổ chức lớn như: Lễ hội Nghinh Ông
được tổ chức vào các ngày 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch, tại đình Thắng Tam; lễ
hội Dinh Cô được tổ chức tại Long Hải vào các ngày 10, 11, 12 tháng 2 âm
lịch để ghi nhớ công ơn đối với các linh vật, thần biển đã giúp đỡ ngư dân
trong quá trình sinh sống, làm ăn trên biển. Đồng thời Bà Rịa - Vũng Tàu cũng
là nơi hội tụ nhiều tôn giáo lớn trên thế giới với số lượng tín đồ chiếm trên 50%
dân số toàn tỉnh, gồm các tôn giáo: Phật giáo, Công giáo, Tin lành và một số tôn
giáo khác. Chính những nét riêng của lễ hội, của những công trình kiến trúc tôn
giáo độc đáo trên địa bàn đã thu hút du khách đến tham quan, du lịch Bà Rịa -
Vũng Tàu ngày càng nhiều.
Những điều kiện về tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,
đặc biệt là điều kiện tự nhiên, thiên nhiên đã ban tặng cho tỉnh vị trí rất thuận lợi
để phát triển kinh tế toàn diện, nhất là phát triển kinh tế biển. Trong quá trình
lãnh đạo xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Đảng bộ tỉnh luôn phát
huy những lợi thế, không ngừng nâng cao nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của
kinh tế biển, luôn chủ động, sáng tạo, tập trung cho phát triển các ngành kinh tế
biển. Vì thế, kinh tế biển của tỉnh luôn đạt được kết quả cao, góp phần quan
trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2.1.3. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh
tế biển
Nghị quyết đầu tiên bàn về kinh tế biển của Việt Nam là Nghị quyết số
03-NQ/TW ngày 06-5-1993 của Bộ Chính trị về Một số nhiệm vụ phát triển kinh
tế biển trong những năm trước mắt. Đây là Nghị quyết có ý nghĩa quan trọng đối
với các hoạt động kinh tế biển của đất nước. Nghị quyết khẳng định: “Tiến ra
biển trở thành một hướng phát triển của loài người” vì thế Việt Nam cần phải tập
trung vào nhiệm vụ: “Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển đi đôi với tăng cường khả
39
năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh
thái biển, phấn đấu đưa nước ta trở thành một nước mạnh về biển, đảo” [38].
Tiếp đó, Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 22-9-1997 của Bộ Chính trị về “Đẩy
mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Chỉ thị
yêu cầu toàn Đảng, toàn dân nắm vững các quan điểm trong phát triển kinh tế
biển như sau:
Một là: Vùng biển, hải đảo và ven biển là địa bàn chiến lược có vị trí
quyết định đối với sự phát triển của đất nước ta, là tiềm năng và thế
mạnh quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cần đặt
kinh tế biển trong tổng thể kinh tế cả nước, trong quan hệ tương tác với
các vùng và trong xu thế hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.
Hai là: Phát triển kinh tế biển phải nhằm tăng cường sức mạnh quốc
gia, bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc
Ba là: Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế biển hướng
mạnh vào xuất khẩu, dựa trên những tiến bộ về khoa học và công
nghệ làm động lực; vừa thúc đẩy nghiên cứu, quản lý, khai thác tiềm
năng biển có hiệu quả cao, vừa tái tạo tài nguyên biển, bảo vệ môi
trường, đào tạo nguồn nhân lực.
Bốn là: Lợi ích kinh tế biển không chỉ xuất phát từ một địa phương,
một ngành, mà cần được liên kết một cách khoa học sự phát triển các
ngành trên toàn vùng, trên từng địa bàn cụ thể, thành một chương
trình phát triển tổng hợp thống nhất. Phát triển kinh tế biển phải chú
trọng ngay từ đầu sự tiến bộ xã hội vùng biển.
Năm là: Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội vùng biển, hải đảo và ven biển phải gắn kết với yêu cầu bảo vệ
kinh tế, bảo vệ đất nước; vừa tạo điều kiện thuận lợi chủ động tham
gia phát triển kinh tế biển [40].
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) Đảng Cộng sản Việt Nam
khẳng định phải: “Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển”, “Phát huy thế
mạnh đặc thù của hơn một triệu km2 thềm lục địa. Tăng cường điều tra cơ bản
40
làm cơ sở cho các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế biển” [41, tr.182].
Những quan điểm trên của Đảng đã đặt cơ sở cho sự ra đời của Chiến lược biển
Việt Nam đến năm 2020.
Đánh dấu mốc 20 năm Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đổi mới đất
nước, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006) của Đảng tiếp tục phát triển
quan điểm của Đại hội lần thứ IX đã khẳng định: “Xây dựng và thực hiện chiến
lược phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm; sớm đưa nước ta
trở thành quốc gia mạnh về biển trong khu vực, gắn với bảo đảm quốc phòng, an
ninh và hội nhập quốc tế” [42, tr.43].
Trên cơ sở nhận thức của Đảng tại Đại hội lần thứ IX, X, Hội nghị lần
thứ tư Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) ra Nghị quyết số 09-NQ/TW, ngày
09-02-2007 về“Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” với các quan điểm
chỉ đạo:
Thứ nhất: Nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ
biển, trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện
các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ
phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài.
Thứ hai: Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, xã hội với bảo đảm
quốc phòng, an ninh, hợp tác quốc tế và bảo vệ môi trường; kết hợp
chặt chẽ giữa phát triển vùng biển, ven biển, hải đảo với phát triển
vùng nội địa theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thứ ba: Thu hút mọi nguồn lực để phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ
môi trường biển trên tinh thần chủ động, tích cực mở cửa. Phát huy
đầy đủ, có hiệu quả các nguồn lực bên trong, tranh thủ hợp tác quốc
tế; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của
đất nước [43, tr.74].
Nghị quyết đề ra mục tiêu tổng quát: Đến năm 2020, Việt Nam phải trở
thành quốc gia mạnh về biển, trên cơ sở phát triển mọi tiềm năng từ biển, phát
triển toàn diện các ngành nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ
phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn hiện đại. Đồng thời,
41
“Phấn đấu đến năm 2020 kinh tế biển và ven biển đóng góp khoảng 53% - 55%
tổng GDP, 55 - 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết tốt các vấn đề
xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống của nhân dân vùng biển và ven
biển” [43, tr.76]. Nghị quyết cũng xác định, đến năm 2020, các ngành kinh tế
biển Việt Nam được tập trung phát triển theo thứ tự ưu tiên: 1. Khai thác, chế
biến dầu khí; 2. Kinh tế hàng hải; 3. Khai thác, chế biến, nuôi trồng hải sản; 4.
Du lịch biển và kinh tế hải đảo; 5. Xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp
tập trung, khu chế xuất và khu đô thị ven biển. Nhằm hạn chế sự phụ thuộc vào
thiên nhiên, phát huy lợi thế, tiềm năng của đất nước, Nghị quyết chỉ rõ, sau năm
2020, thứ tự ưu tiên phát triển các ngành kinh tế biển ở Việt Nam sẽ có sự thay
đổi như sau: 1. Kinh tế hàng hải; 2. Khai thác, chế biến dầu khí 3. Khai thác, chế
biến, nuôi trồng hải sản; 4. Du lịch biển và kinh tế hải đảo; 5. Xây dựng các khu
kinh tế, khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất và khu đô thị ven biển.
Các quan điểm, chủ trương của Đảng có ý nghĩa quan trọng đối với quá
trình phát triển kinh tế biển Việt Nam nói chung, đồng thời tác động sâu sắc tới
sự phát triển kinh tế biển của các tỉnh, thành phố ven biển trên cả nước, trong đó
có tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; là cơ sở quan trọng để Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu đề ra chủ trương phát triển kinh tế biển, vừa gắn với quy hoạch, phát triển
chung của cả nước, vừa phát huy thế mạnh, lợi thế, đặc thù của tỉnh, nhằm góp
phần thực hiện thắng lợi Chiến lược biển Việt Nam.
2.1.4. Thực trạng kinh tế biển của tỉnh trước năm 2000
Ngày 25-9-1991, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 64-QĐ/TW về thành lập
Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tháng 4-1992, Đảng bộ tỉnh tiến hành Đại hội
lần thứ I, nhiệm kỳ 1992-1995. Đảng bộ tỉnh xác định: “với trên 100km chiều
dài bờ biển là điều kiện tự nhiên ưu đãi để tỉnh phát triển kinh tế hải sản, kinh tế
cảng và du lịch biển” [9, tr.182]. Đây cũng là cơ sở để Đảng bộ tỉnh xác định cơ
cấu kinh tế “công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp”, nhằm phát huy tiềm năng, thế
mạnh để phát triển tỉnh một cách toàn diện.
Thực hiện Nghị quyết số 03/NQ-TW của Bộ Chính trị, ngày 06-5-1993
Về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt, Ban
42
Thường vụ Tỉnh ủy ra Quyết định số 506-NQ/TV, ngày 02-4-1995 về việc thành
lập Ban Chỉ đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết số 03 của Bộ Chính trị về kinh tế
biển. Theo quyết định, Ban chỉ đạo có trách nhiệm nghiên cứu, khảo sát, đánh
giá về hiện trạng, tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng kinh tế biển và ven biển của
tỉnh từ năm 1995 đến năm 2000 và định hướng phát triển đến năm 2010, gắn
phát triển kinh tế biển với quốc phòng, an ninh, xây dựng các xã ven biển và
huyện Côn Đảo.
Đại hội lần thứ II, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (1996-2000) tiếp tục
khẳng định cơ cấu kinh tế “công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp”, hướng tới tăng
tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm
vụ trọng tâm của tỉnh. Trên cơ sở đó, Đảng bộ đề ra một số chỉ tiêu về phát triển
kinh tế biển: Quy hoạch và phát triển mạnh ngành du lịch, phát triển du lịch trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn với mức tăng trưởng cao khoảng 31,3% [31,
tr.47]; dịch vụ hàng hải cũng được xác định là ngành kinh doanh đưa lại hiệu quả
cao trong giai đoạn 1996-2000. Đồng thời, cần ra sức đào tạo, bổ sung lực lượng
lao động kỹ thuật, đầu tư thêm phương tiện cần thiết để đảm nhận các dịch vụ,
nhất là dịch vụ cảng, sửa chữa tàu
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ II, Tỉnh ủy ban hành
một số Nghị quyết chuyên đề nhằm phát triển các ngành kinh tế biển của địa
phương gồm: Nghị quyết số 01-NQ/TU, ngày 28-8-1996 đề ra phương hướng
phát triển kinh tế biển đến năm 2000 và năm 2010 với mục tiêu chiến lược: Xây
dựng Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành tỉnh mạnh về kinh tế biển, xứng đáng với vị
trí là cửa ngõ của Đông Nam Bộ và Nam Bộ, mở ra biển Đông, là tỉnh tiền
duyên Tổ quốc trên thềm lục địa, vùng biển, vùng trời và hải đảo, góp phần xứng
đáng cùng cả nước xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa. Các Nghị quyết số 12-NQ/TV ngày 02-10-1997 của Ban Thường vụ Tỉnh
ủy “Về phát triển kinh tế - xã hội huyện Côn Đảo đến năm 2000”; Nghị quyết số
17-NQ/TV ngày 05-12-1998 của Ban Thường vụ “Về phát triển du lịch tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu đến năm 2000”. Tất cả những văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy đều
43
tập trung vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Côn Đảo và phát huy lợi
thế để phát triển ngành du lịch biển.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, các ngành kinh tế
biển giai đoạn 1991-2000 đã đạt được những kết quả quan trọng:
- Ngành thủy, hải sản
Thực hiện chủ trương của Đảng bộ, phát huy thế mạnh nghề truyền thống
của tỉnh, từ năm 1991 đến năm 2000, lĩnh vực ngư nghiệp đã đạt được thành tựu
quan trọng: Sản lượng khai thác hải sản đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, giá trị
tăng thêm của ngành bình quân mỗi năm là 222 tỉ đồng (theo giá cố định năm
1994), năm 1991, doanh thu đạt 67,9 tỉ đồng, đến năm 2000 đã tăng lên 416,86
tỷ đồng. Trong đó, sản lượng khai thác và nuôi trồng đã tăng từ 52.507 tấn năm
1992 lên 140.110 tấn năm 2000, bình quân mỗi năm sản xuất được 98.295 tấn
thủy, hải sản [9, tr.237], đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu,
đồng thời giải quyết việc làm cho một bộ phận không nhỏ lao động trong tỉnh.
Để đáp ứng nhu cầu khai thác hải sản, tỉnh đã tăng cường việc đóng mới
tàu thuyền đánh cá. Tổng số thuyền cá đến cuối năm 2000 là 4.295 chiếc với
tổng công suất 306.535 CV; xây dựng cảng cá kiên cố như cảng Cát Lở (vốn đầu
tư 23 triệu USD); cảng cá Côn Đảo (vốn đầu tư 56 tỷ đồng) Đến năm 2000,
toàn tỉnh đã có 22 nhà máy chế biến hải sản với tổng công suất 110 tấn thành
phẩm/ngày và hơn 100 cơ sở chế biến nhỏ, cung cấp cho thị trường trên 6000 tấn
cá khô, 8 triệu lít nước mắm. Bên cạnh đánh bắt và chế biến, hoạt động nuôi
trồng hải sản đóng góp rất lớn vào thành tựu chung của ngành. Diện tích nuôi
trồng thủy, hải sản nói chung đã tăng từ 2.669 ha năm 1991 với sản lượng từ
1000 đến 1200 tấn lên 4.800 ha, sản lượng trên 2.000 tấn năm ...
80. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Du
lịch, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
81. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Bộ luật
Hàng hải Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
82. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Biển
Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
159
83. Đặng Đình Quý (2012), Tranh chấp biển Đông: Luật pháp, địa chính trị
và hợp tác quốc tế, NXB Thế giới, Hà Nội.
84. Sở Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu (2003), Báo cáo số 22/BC-SDL ngày 6-6-
2003, Sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần
III, lưu tại Phòng Lưu trữ - Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
85. Sở Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu (2010), Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng
thể phát triển du lịch (2000-2010), lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Bà
Rịa - Vũng Tàu.
86. Sở Giao thông vận tải Bà Rịa - Vũng Tàu (2007), Báo cáo số 901/BC-
SGT, Báo cáo Đoàn công tác Văn phòng Trung ương về tình hình
phát triển kinh tế biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, lưu tại Văn phòng
Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
87. Sở Giao thông vận tải Bà Rịa - Vũng Tàu (2014), Báo cáo số 772/SGTVT-
KHTC, ngày 07-5-2014 về Kết quả thực hiện các giải pháp nâng cao
hiệu quả khai thác hệ thống cảng Cái Mép - Thị Vải, Vũng Tàu.
88. Sở Giao thông vận tải Bà Rịa - Vũng Tàu (2015), Số 383/SGTVT-KHTC
ngày 6-3-2015, Tham luận về phát triển cảng biển và dịch vụ
logictics của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong mối quan hệ tổng thể
phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, lưu tại Văn phòng
Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
89. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bà Rịa - Vũng Tàu (2009), Báo
cáo số 234/BC-SNN-TS tình hình thực hiện phát triển kinh tế biển của
ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
(2006-2009), lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
90. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bà Rịa - Vũng Tàu (2010), Quy
hoạch tổng thể phát triển thủy sản năm 2001-2010, lưu tại Văn
phòng Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
91. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bà Rịa - Vũng Tàu (2011), Số
liệu báo cáo 20 năm ngành thủy sản của tỉnh, lưu tại Văn phòng
Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
160
92. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bà Rịa - Vũng Tàu (2014), Báo
cáo số 291/BC-SNN-TS ngày 03-9-2014 về Tình hình triển khai thực
hiện quy hoạch khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn
tỉnh, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
93. Sở Thủy sản Bà Rịa - Vũng Tàu (2005), Báo cáo số 220/BC-STS ngày
24-3-2005, Tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ 5 năm 2001-2005
và phương hướng kế hoạch 5 năm 2006-2010 của ngành thủy sản
tỉnh, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
94. Sở Thủy sản Bà Rịa - Vũng Tàu (2007), Báo cáo sơ kết tình hình thực
hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW ngày 29-8-2005 của Bộ Chính trị về
phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng
Đông Nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010
và định hướng đến năm 2020 của ngành thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
95. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu (2011), Báo cáo số
310/BC-SVHTTDL ngày 5-9-2011, Tổng kết 20 năm ngành du lịch
tỉnh, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
96. Đào Mạnh Sơn (2005), Nghiên cứu, thăm dò nguồn lợi hải sản và lựa
chọn công nghệ khai thác phù hợp phục vụ phát triển nghề cá xa bờ
Việt Nam, Tuyển tập các công trình nghiên cứu nghề cá biển, Tập 3,
NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
97. Ngô Lực Tải (2013), Kinh tế biển Việt Nam trên đường phát triển và
hội nhập, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ
Chí Minh.
98. Phạm Thị Phương Thanh (2010), Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lãnh đạo
phát triển kinh tế biển giai đoạn 2000-2008, Luận văn Thạc sĩ Lịch
sử Đảng, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí
Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
161
99. Vũ Thị Kim Thanh (sưu tầm và biên soạn, 2014), Phát triển bền vững kinh
tế - xã hội biển, đảo Việt Nam trong thế kỷ của đại dương, NXB Hồng
Đức, Hà Nội.
100. Trung Thành (2014), "Bước phát triển tích cực của kinh tế biển, đảo", tại
trang [truy cập ngày 20-2-2017].
101. Vũ Ngọc Thảo (2010), “Vai trò của hệ thống cảng biển trong chiến lược
phát triển kinh tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”, Tạp chí Kinh tế và dự báo,
(17), tr.30-31.
102. Dương Kim Thâm và cộng sự (1990), Chiến lược khai thác biển của Trung
Quốc, NXB Đại học Công nghiệp vật lý Hoa Trung, Trung Quốc.
103. Bùi Tất Thắng (2007), “Về chiến lược về phát triển kinh tế biển Việt
Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (8), tr.13-14.
104. Võ Thị Thắng (2005), “Phát triển du lịch Việt Nam trong tình hình mới”,
Tạp chí Cộng sản, (727), tr.9-13.
105. Nguyễn Thị Thơm (2015), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển
kinh tế hàng hải từ năm 1996 đến năm 2010, Luận án Tiến sĩ Lịch sử
Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
106. Thông tấn xã Việt Nam (2006), “Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với
tầm nhìn về phát triển kinh tế biển”, ngày 23-4-2006.
107. Vương Toàn Thuyên (1997), Kinh tế vận tải Biển, NXB Hải Phòng.
108. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 791/2005/QĐ-TTg ngày
12-8-2005 về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển
khu vực thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu
(nhóm cảng biển số 5) đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020, Hà Nội.
109. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 264/2005/QĐ-TTg
ngày 02-10-2005 về việc phê duyệt Đề án “Phát triển kinh tế -
xã hội huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm
2020”, Hà Nội.
162
110. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 288/2005/QĐ-TTg, ngày
08-11-2005 về việc Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch khu neo đậu
tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020, Hà Nội.
111. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 15/2007/QĐ-TTg ngày
29-1-2007 Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2006-2015, định hướng đến năm 2020,
Hà Nội.
112. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày
24-12-2009 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống
cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030,
Hà Nội.
113. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16-
9-2010 về phê duyệt Chiến lược phát triển Thủy sản Việt Nam
đến năm 2020, Hà Nội.
114. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 2782/QĐ-TTg ngày 15-
8-2013 về việc phê duyệt Đề án”Phát triển Du lịch biển, đảo và
vùng ven biển đến năm 2020, Hà Nội.
115. Phạm Ngọc Thức (2012), “Khai thác tiềm năng thế mạnh để phát triển
kinh tế biển ở Hải Phòng”, Tạp chí Quản lý Kinh tế, (46), tr.43-45.
116. Trần Nam Tiến, Phạm Ngọc Trâm (2014), "Nhận diện và phát huy
các giá trị tài nguyên biển đảo phục vụ phát triển bền vững
vùng Nam Bộ", Kỷ yếu Hội thảo khoa học, NXB Đại học quốc
gia thành phố Hồ Chí Minh.
117. Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu (1995), Quyết định số 505/QĐ/TV ngày
02-4-1995 của Thường vụ Tỉnh ủy về việc Thành lập Ban chỉ đạo
tổ chức thực hiện Nghị quyết 03 của Bộ Chính trị về phát triển
kinh tế biển, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
163
118. Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu (1995), Báo cáo số 24/BC-KT ngày 29-9-1995
Góp ý vào Báo cáo định hướng phát triển kinh tế xã hội 1996-2000,
lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
119. Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu (1996), Nghị quyết số 01-NQ/TV ngày 28-8-
1996 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về định hướng kế hoạch thực hiện
Nghị quyết 03/NQ-TW ngày 6-5-1993 của Bộ Chính trị “về một số
nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trên địa bàn tỉnh đến năm 2000-
2010”, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
120. Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu (1997), Báo cáo số 31-BC/KT ngày 8-4-
1997, Báo cáo tình hình phát triển kinh tế biển tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
121. Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu (1997), Để du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu trở
thành kinh tế mũi nhọn (Phát biểu tại Hội nghị giao ban các Ban
kinh tế miền Đông 6-1997), lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa -
Vũng Tàu.
122. Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu (1997), Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 2-10-
1997 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về một số nhiệm vụ xây dựng và
phát triển kinh tế - xã hội huyện Côn Đảo đến năm 2020, lưu tại
Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
123. Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu (1998), Quyết định số 253/QĐ-UBT ngày 05-
6-1998 về Kiện toàn Ban chỉ đạo về biển và hải đảo, lưu tại Văn
phòng Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
124. Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu (1999), Báo cáo số 105-BC/KT ngày 13-9-
1999, Báo cáo Nâng cao tính cạnh tranh của hàng thủy hải sản xuất
khẩu của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và mở rộng thị trường hàng xuất
khẩu Việt Nam, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
125. Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu (1999), Báo cáo số 112-BC/KT ngày 5-10-
1999, Báo cáo về phát triển kinh tế biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, lưu
tại Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
164
126. Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu (1999), Báo cáo số 137-BC/KT ngày 25-11-
1999, Báo cáo kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết 01-NQ/TV về phát
triển kinh tế biển, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
127. Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu (1999), Báo cáo số 141-BC/KT ngày 18-12-
1999, Báo cáo đánh giá và đề xuất giải pháp công nghiệp chế biến
hải sản trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, lưu tại Văn phòng Tỉnh
ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
128. Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu (2000), Báo cáo số 08-BC/KT ngày 18-01-
2000, Báo cáo đánh giá việc thực hiện chương trình đánh bắt thủy
sản xa bờ, nuôi trồng thủy sản của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, lưu tại
Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
129. Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu (2000), Báo cáo số 26-BC/KT ngày 4-4-
2000, Báo cáo việc kiểm tra thực hiện Nghị quyết 17-NQ/TV của
Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển du lịch của tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu đến năm 2000, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
130. Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu (2003), Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 30-9-
2003, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 12 (khóa III) kiểm
điểm giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội III của Đảng bộ tỉnh,
lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
131. Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu (2007), Chương trình hành động số 12-
CTr/TU ngày 16-11-2007, thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung
ương 4 về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, lưu tại Văn
phòng Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
132. Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu (2008), Báo cáo số 100-BC/TU ngày 22-5-
2008, Tình hình một năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương
về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, lưu tại Văn phòng Tỉnh
ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
165
133. Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu (2008), Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 27-5-
2008, Về phát triển kinh tế du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm
2010 và tầm nhìn đến năm 2015, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa
- Vũng Tàu.
134. Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu (2008), Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 23-6-
2008 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác bảo vệ môi trường
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2010, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy
Bà Rịa - Vũng Tàu.
135. Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu (2009), Kế hoạch số 68-KH/TW ngày 5-5-2009,
Giám sát việc triển khai, thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 27-
5-2008 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển kinh tế du lịch tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2015, lưu tại
Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
136. Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu (2009), Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 21-
10-2009 về Xây dựng và phát triển Côn Đảo đến năm 2015, có
tính đến năm 2020,lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
137. Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu (2009), Quyết định số 663-QĐ/TU ngày 5-5-
2009, Thành lập đoàn giám sát việc triển khai, thực hiện Nghị quyết
số 05-NQ/TW ngày 27-5-2008 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lưu tại
Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
138. Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu (2010), Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 02-8-
2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển thủy sản đến năm
2015, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
139. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2011), "Hệ thống cảng biển trong chiến lược phát
triển kinh tế biển" tại trang cpv.org.vn, [truy cập ngày 20-10-2016].
140. Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu (2012), Báo cáo số 73-BC/TU ngày 11-6-
2012, Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư
BCHTW (khóa X) và Chương trình của Tỉnh ủy về chiến lược biển
Việt Nam đến năm 2020, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa -
Vũng Tàu.
166
141. Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu (2013), Báo cáo số 138-BC/TU ngày 31-7-
2013 Về công tác bảo vệ môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến
năm 2015, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
142. Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu (2014), Báo cáo số 257-BC/TU ngày 4-12-
2014 Về công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển, đảo, phân
giới cắm mốc năm 2014 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2015, lưu
tại Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
143. Nguyễn Đức Triều (2002), “Phát triển kinh tế biển là cơ hội tạo việc làm,
nâng cao thu nhập, và từng bước ổn định đời sống cho ngư dân,
nông dân”, Tạp chí Nông thôn mới, (7), tr.23-25.
144. Trung tâm Khoa học - Công nghệ - Thủy sản (2006), Vị trí và vai trò của ngành
thủy sản trong nền kinh tế quốc dân, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
145. Trương Minh Tuấn (2014), “Việt Nam với mục tiêu phát triển kinh tế
biển, đảo bền vững trong “thế kỷ của đại dương”, Tạp chí Tuyên
giáo, (1), tr.20-25.
146. Bùi Cách Tuyến (2014), “Bảo vệ môi trường biển hướng tới sự phát triển
bền vững”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (1+2), tr.78-80.
147. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2002), Quyết định số
7573/QĐ-UB, ngày 03-9-2002 về việc phê duyệt Đề án phát triển du
lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2001-2005, lưu tại Văn phòng
Tỉnh ủy Bà Rịa -Vũng Tàu.
148. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2002), Quyết định số
9795/QĐ-UB ngày 10-12-2002 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu về việc Phê duyệt chương trình “lành mạnh môi trường
xã hội tại các điểm tham quan du lịch, các bãi tắm”, lưu tại Văn
phòng Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
149. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2003), số 1376/UB-VP ngày
28-3-2003 gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn về việc đề nghị điều chỉnh chuyển một phần đất lâm
nghiệp ven biển sang đất chuyên dùng để triển khai quy hoạch, đầu
tư các dự án du lịch, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
167
150. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2004), Báo cáo số 4948/UB-
VP ngày 10-9-2004 Về tổng kết việc triển khai thực hiện nhiệm vụ
phát triển kinh tế biển (10 năm thực hiện Nghị quyết 03 ngày 6-5-
1993 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế biển), lưu tại Văn phòng
Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
151. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2005), Báo cáo số 57BC-SDL
ngày 23-9-2005, Về kết quả thực hiện đề án phát triển du lịch tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2001-2005, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy
Bà Rịa - Vũng Tàu.
152. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2006), Bà Rịa - Vũng Tàu đổi mới
và phát triển, Xí nghiệp in Lê Quang Lộc, Thành phố Hồ Chí Minh.
153. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2008), Quyết định số
51/2008/QĐ-UBND về Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình
số 12-CTr/TU của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TW, lưu tại
Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
154. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2009), Báo cáo số 54/BC-
UBND ngày 15-6-2009 Về tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết
của Tỉnh ủy và Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh
thực hiện Nghị quyết Trung ương 4-Khóa X về Chiến lược phát triển
kinh tế biển, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
155. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2010), Báo cáo điều chỉnh
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu thời kỳ đến năm 2020, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa -
Vũng Tàu.
156. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2010), Quyết định số
50/2010/QĐ-UBND ngày 22-10-2010 Chương trình hành động thực
hiện Nghị quyết của BTV Tỉnh ủy về phát triển thủy sản tỉnh Bà Rịa
- Vũng Tàu đến năm 2015, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa -
Vũng Tàu.
168
157. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2011), Quyết định số
59/2011/QĐ-UBND ngày 27-9-2011 về việc phê duyệt quy hoạch
phát triển công nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2011-2020,
xét đến năm 2025, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
158. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2011), Bà Rịa - Vũng Tàu 20
năm phát triển và hội nhập (1991-2011), Vũng Tàu.
159. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2011), Quyết định số
34/2011/QĐ-UBND ngày 8-8-2011, Quy định chi tiết cảng và đường
thủy nội địa điều chỉnh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020, lưu tại
Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
160. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2011), Quyết định số
3013/QĐ-UBND ngày 28-12-2011, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2011-2015, lưu tại Văn phòng
Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
161. Ủy ban Nhân dân tinh Bà Rịa - Vũng Tàu (2011), Công văn số
4678/UBND-VP ngày 26-8-2011, gửi Viện Chiến lược phát triển về
việc Xây dựng danh mục chương trình dự án ưu tiên đầu tư các lĩnh
vực kết cấu hạ tầng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, lưu tại Văn phòng
Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
162. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2011), Quyết định số
2339/QĐ-UBND ngày 19-10-2011 về việc thành lập Chi cục Biển
và Hải đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Bà
Rịa - Vũng Tàu.
163. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2012), Kế hoạch số 6781/KH-
UBND ngày 18-10-2012, Thực hiện Quyết định số 373/QĐ-TTg
ngày 23-3-2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đẩy
mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền
vững biển và hải đảo Việt Nam, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa -
Vũng Tàu.
169
164. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2012), Quyết định số
2640/QĐ-UBND ngày 05-12-2012, về việc phê duyệt quy hoạch
tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020,
lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
165. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2012), Quyết định về việc phê
duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai
đoạn 2011- 2020, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
166. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Cục Hàng hải Việt Nam
(2012), “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong khai thác cảng biển
và dịch vụ logictics”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Vũng Tàu.
167. Ủy Ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Sở Giao thông vận tải (2012),
Báo cáo tóm tắt Đề án phát triển dịch vụ logictics tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu giai đoạn 2011 - 2020, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa
- Vũng Tàu.
168. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2013), Quyết định số
661/QĐ-UBND ngày 19-3-2013 Kế hoạch triển khai thực hiện
Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản giai đoạn
2013-2015 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, lưu tại Văn phòng
Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
169. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2013), Quyết định số
835/QĐ-UBND ngày 10-4-2013, về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực
hiện Kế hoạch 6781 ngày 18-10-2015, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy
Bà Rịa - Vũng Tàu.
170. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2013), Báo cáo số 180/BC-
UBND ngày 27-11-2013, Tiến độ thực hiện Đề án “Đảm bảo trật tự
trị an, an toàn cho nhân dân và các hoạt động kinh tế trên biển,
đảo” trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, lưu tại Văn phòng Tỉnh
ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
170
171. Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2014), Quyết định số 1360/QĐ-
UBND ngày 02-7-2014,“Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển
dịch vụ logictics đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, lưu tại
Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
172. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2014), Quyết định số
1382/QĐ-UBND ngày 07-7-2014 “Phê duyệt đề án phát triển hoạt
động cụm cảng trung chuyển quốc tế Cái Mép - Thị Vải, giai đoạn
2013 - 2020, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
173. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2014), Quyết định số 2040/QĐ-
UBND ngày 25-11-2014 về việc phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi
tiết khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên, huyện Tân Thành tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
174. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2014), Kế hoạch hành động
số 28/KH-UBND, Thực hiện Nghị quyết 92/NQ-CP ngày 08-12-
2014 của Chính phủ “Về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du
lịch Việt Nam trong thời kỳ mới” của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa
- Vũng Tàu, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
175. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2014), Quyết định số
2769/QĐ-UBND ngày 16-12-2014 về việc phê duyệt Quy hoạch hệ
thống đê biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Bà
Rịa - Vũng Tàu.
176. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2015), Quyết định số
1003/QĐ-UBND ngày 18-5-2015 phê duyệt Đề án xử lý môi trường
khu vực Cửa Lấp thuộc huyện Long Điền và thành phố Vũng Tàu,
lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
177. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2015), Kế hoạch hành động
số 28/KH-UBND ngày 24-4-2015 thực hiện Nghị quyết 92/NQ-CP
ngày 18-4-2014 của Chính phủ “về một số giải pháp đẩy mạnh phát
triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới”, lưu tại Văn phòng Tỉnh
ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
171
178. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2015), Báo cáo số 235/BC-
UBND ngày 30-11-2015 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5
năm 2016-2020, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
179. Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Thông tin
Chuyên đề số 69, ngày 25-5-2005, Một số vấn đề về phát triển kinh tế
biển của Việt Nam, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
180. Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Thông tin
Chuyên đề số 08, ngày 25-12-2006 về Chiến lược và mô hình quản
lý biển của một số nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
181. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2012), "Khai thác tiềm năng biển,
đảo vì sự phát triển bền vững của Quảng Ngãi và miền Trung",
Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia, NXB Từ điển Bách khoa,
Hà Nội.
182. Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững (2010), Những
vấn đề cơ bản về môi trường biển đảo Việt Nam, thực trạng và
giải pháp, Hà Nội.
183. Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (2013), Đề án Phát triển du lịch biển,
đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội.
184. Phùng Đức Vinh (2012), Nghiên cứu phát triển loại hình du lịch MICE
tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đề tài khoa học, Trường Trung học
nghiệp vụ Du lịch, Vũng Tàu.
Tài liệu tiếng Anh
185. Maritime and Port Authority of Singapore (MPA) annual report 2010.
Asian Monitor, South East Asia 2011, Vol.1.
186. Nazety Khalid, Armi Suzana và Farida Farid (2008), The Asian
experiencein developing the maritime sector: Some case studies and
lessons for Malaysia, Center for Economic Studies and Ocean
Industries.
172
187. Nguyen Tac An, Venu Ittekkot (2005), Reflection on the management of
coastal zone in Vietnam. Proceeding of the workshop on
“Finalization of the projects CS/RDE/02: Management Tools of
Coastal Environment for sustainable Development”, 5-7.
188. Organization for Economic Cooperation and Development (OECD) (2016),
The Ocean Economy in 2030, Publishing, Paris, ISBN 978-92-64-
25172.
189. Social science information (2007), Pursuing the Value of People and the
Sea (special issue).
190. Tran Trung Chinh (1994), The province of Baria-vungtau (Vietnam’s oil
industry... Sun, Sea, Sky...), Hanoi.
173
PHỤ LỤC
174
Phụ lục 1
Bản đồ hành chính tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Nguồn: Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2011), Bà Rịa -
Vũng Tàu 20 năm phát triển và hội nhập, Vũng Tàu [158].
175
Phụ lục 2
Vị trí của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong hành lang kinh tế phía Nam gồm các
nước tiểu vùng sông Mê Kông (SEC - Southern Economic Corridor)
Nguồn: Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2011), Bà Rịa -
Vũng Tàu 20 năm phát triển và hội nhập, Vũng Tàu [158].
176
Phụ lục 3
Tổ hợp cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải trong sơ đồ cảng khu vực
Nguồn: Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2011), Bà Rịa -
Vũng Tàu 20 năm phát triển và hội nhập, Vũng Tàu [158].
177
Phụ lục 4
Tuyến đường vận tải biển Cái Mép - Thị Vải - Châu Á - Thái Bình Dương
Nguồn: Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2011), Bà Rịa -
Vũng Tàu 20 năm phát triển và hội nhập, Vũng Tàu [158].
178
Phụ lục 5
Tuyến đường vận tải biển Cái Mép - Thị Vải - Châu Âu
Nguồn: Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2011), Bà Rịa -
Vũng Tàu 20 năm phát triển và hội nhập, Vũng Tàu [158].
179
Phụ lục 6
Hệ thống cảng quốc tế của Bà Rịa - Vũng Tàu
Nguồn: Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2011), Bà Rịa -
Vũng Tàu 20 năm phát triển và hội nhập, Vũng Tàu [158].
180
Phụ lục 7
Quy hoạch cảng tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu,
cụm cảng trên sông Thị Vải
Nguồn: Ảnh internet [truy cập ngày 10-8-2017]
181
Phụ lục 8
Cảng tổng hợp container của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Nguồn: Ảnh internet [truy cập ngày 6-8-2017]
182
Phụ lục 9
Quy hoạch tổng thể các khu du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020
Nguồn: Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2011), Bà Rịa -
Vũng Tàu 20 năm phát triển và hội nhập, Vũng Tàu [158].
183
Phụ lục 10
Bãi Đầm Trầu - Một trong những bãi tắm đẹp nhất Côn Đảo
Nguồn: Ảnh internet [truy cập ngày 10-6-2017]
184
Phụ lục 11
Chế biến hải sản tại Công ty cổ phần Thủy sản Hải Long
(phường 12, thành phố Vũng Tàu)
Nguồn: Ảnh Sa Huỳnh
185
Phụ lục 12
Sản lượng khai thác, nuôi trồng và chế biến xuất khẩu thủy, hải sản
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, giai đoạn 2000 - 2015
Đơ n vị tính: tấn
Năm 2000 2005 2010 2015
Sản lượng khai thác 122.000 203.981 237.983 297.000
Sản lượng nuôi 2.005 10.659 19.892 16.835
Sản lượng chế biến
xuất khẩu
13.886 71.253 86.700 110.000
Nguồn: Sở Thủy sản Bà Rịa - Vũng Tàu (2011), Báo cáo 20 năm ngành
Thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (1991-2011) [90] và Ủy ban nhân dân tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu (2015), Báo cáo số 235/BC-UBND ngày 30-11-2015 về
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020, Vũng Tàu [178].
Phụ lục 13
Số lượng tàu thuyền khai thác hải sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
từ năm 2001 đến năm 2015
Đơn vị tính: chiếc
Năm 2001 2005 2010
2015
Tổng tàu, thuyền 4.505 4.936 6.710 6.284
Tổng công suất 363. 996 CV 630.589 CV 725.417CV 1.052.463CV
Số tàu có công suất > 90CV 986 1.893 2.536 2.777
Tổng công suất 621.570CV 970.080CV
Nguồn: Sở Thủy sản Bà Rịa - Vũng Tàu (2011), Báo cáo 20 năm ngành
Thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (1991-2011) [90] và Ủy ban Nhân dân tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu (2015), Báo cáo số 235/BC-UBND ngày 30-11-2015 về
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020, Vũng Tàu [178].
186
Phụ lục 14
Ngành Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, giai đoạn 2001-2015
Năm 2001-2010 2010-2015
Khách du lịch (triệu người) 58 62
+ Nội địa 55,7 59,7
+ Quốc tế 2,3 2,3
Doanh thu (tỷ đồng) 10,4 14.380
Tốc độ tăng trưởng (%) 12,86 15,9
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu (2011), Báo
cáo số 310/BC-SVHTTDL ngày 5-9-2011, Tổng kết 20 năm ngành du lịch
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu [95]; Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
(2015), Báo cáo số 235/BC-UBND ngày 30-11-2015 về Kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 - 2020, Vũng Tàu [178].
187
Phụ lục 15
Hiện trạng cơ sở hạ tầng cảng biển tại Bà Rịa - Vũng Tàu
TT Tên cảng Phân loại cảng
Số lượng
cầu cảng
(chiếc)
Tổng chiều
dài cầu
cảng (m)
Cỡ tàu cập
(DWT)
1 Cầu cảng Trạm nghiền Xi
măng Cẩm Phả
Chuyên dụng xi măng 1 186 9,17
2 Cầu cảng dầu nhà máy điện
Phú Mỹ
Chuyên dụng xăng dầu 2 412 -
3 Cầu cảng nhà máy nghiền xi
măng Thị Vải (Hoicim)
Chuyên dụng xi măng 1 246 18,0
4 Bến cảng Phú Mỹ - Bà Rịa
Serece
Tổng hợp 2 453 23,03
5 Cầu cảng đạm và dịch vụ
dầu khí
Chuyên dụng đạm 1 384,3 27,46
6 Cầu cảng nhà máy thép Phú
Mỹ
Chuyên dụng thép 2 600 28,2
7 Bến cảng quốc tế SP -PSA container 2 600 28,2
8 Bến cảng Posco Chuyên dụng thép 2 333 27,7
9 Cầu cảng Interflour Chuyên dụng nông sản 1 300 7,57
10 Bến cảng container Tân
cảng Cái Mép
container 1 380 61,18
11 Cầu cảng LPG Cái Mép Chuyên dụng LPG,
condensate
2 250 40,0
12 Bến cảng thương mại (phân
cảng Cát Lở)
Tổng hợp, thủy sản 2 250 5,4
13 Cầu cảng dầu K2 Tổng hợp 1 162 0,12
14 Cầu cảng CTTHHH Hóa
dầu AP VN
Chuyên dụng xăng dầu 1 150 15,0
188
TT Tên cảng Phân loại cảng
Số lượng
cầu cảng
(chiếc)
Tổng chiều
dài cầu
cảng (m)
Cỡ tàu cập
(DWT)
15 Cầu cảng gỗ mảnh Viko
Wochimex
Chuyên dụng 1 180 15,0
16 Cầu cảng Phước Thái
(Vedan)
Chuyên dụng 2 340 10,0-12,0
17 Bến cảng Đồng Nai (phân
cảng Gò Dầu A)
Tổng hợp
1
170
2,0
18 Cầu cảng Super Phosphate
Long Thành
Chuyên dụng 1 50
10,0
19 Cầu cảng nhà máy Unique
Gas
Chuyên dụng 1 130 6,5
20 Bến cảng Đồng Nai (Phân
cảng Gò Dầu B)
Tổng hợp 1 180 6,5 - 12,0
21 Bến cảng khu CN Đông
Xuyên
Tổng hợp - - -
22 Cầu cảng Vina Offshore - 1 158 1,82
23 Cầu cảng xí nghiệp xăng
dầu Thắng lợi
Chuyên dụng xăng dầu 1 156 2,0
24 Cầu cảng VietsovPetro Dịch vụ dầu khí 10 1377 53,,05
25 Cầu cảng dịch vụ dầu khí
PTSC
9 820 21,8
26 Bến cảng Bến Đầm 3 186,5 2,4
Nguồn: Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2015), Lịch sử Đảng
bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tập III (1975-2010), NXB Chính trị quốc gia - Sự
thật, Hà Nội [9]; Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2011), Bà Rịa -
Vũng Tàu 20 năm phát triển và hội nhập [158]; Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu (2015), Báo cáo số 235/BC-UBND ngày 30-11-2015 về Kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020, Vũng Tàu [178].