Luận án Đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của trường mầm non tư thục thành phố Hà Nội

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ BÍCH THẢO ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ CỦA TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỆ AN - 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ BÍCH THẢO ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ CỦA TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lí giáo dục Mã số: 9140114 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS

pdf204 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 350 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của trường mầm non tư thục thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S. NGUYỄN NHƯ AN GS.TS. THÁI VĂN THÀNH NGHỆ AN - 2021 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Thị Bích Thảo ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành nghiên cứu luận án “Đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của trường mầm non tư thục thành phố Hà Nội”, nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo trường Đại học Vinh; các thầy giáo, cô giáo, cán bộ phòng Đào tạo Sau đại học và khoa Giáo dục đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành các nhiệm vụ học tập, nghiên cứu. Nghiên cứu sinh xin bày tỏ sự tri ân đến lãnh đạo Vụ Giáo dục Mầm non, Bộ Giáo dục và đào tạo; tập thể Lãnh đạo và chuyên viên phòng Giáo dục Mầm non, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội; cán bộ quản lý và giáo viên các trường mầm non tư thục của các quận/ huyện Hoàng Mai, Thanh Xuân, Long Biên và Đông Anh, thành phố Hà Nội đã luôn sẵn lòng hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án. Xin gửi lời yêu thương đến những tình cảm sẻ chia, động viên của gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp Đặc biệt, nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Nguyễn Như An và GS.TS Thái Văn Thành - những người đã trực tiếp dìu dắt và hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận án. Dù đã rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu, song Luận án không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, quý thầy cô và quý vị. Kính chúc toàn thể quý vị sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt! Tác giả luận án Nguyễn Thị Bích Thảo iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ viii DANH MỤC HÌNH VÀ BIỀU ĐỒ ............................................................. x MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ....................................................... 2 4. Giả thuyết khoa học ............................................................................... 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 3 6. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 3 7. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ................................ 3 8. Những luận điểm cần bảo vệ ................................................................... 6 9. Những đóng góp của luận án .................................................................. 7 10. Cấu trúc luận án .................................................................................... 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ CỦA TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC ............ 8 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .............................................................. 8 1.1.1. Nghiên cứu về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non ...... 8 1.1.2. Nghiên cứu về đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non ....................................................................................................... 12 1.1.3. Những vấn đề đã được quan tâm nghiên cứu ............................. 17 1.1.4. Những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết ....... 18 1.2. Các khái niệm cơ bản ........................................................................... 18 1.2.1. Chất lượng, chất lượng giáo dục mầm non và chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non .................................................................... 18 1.2.2. Đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non ............. 23 1.3. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của trường mầm non tư thục ........ 28 1.3.1. Một số đặc điểm cơ bản của trường mầm non tư thục ............... 28 1.3.2. Các thành tố cơ bản của chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của trường mầm non tư thục ....................................................................... 31 1.3.3. Đánh giá chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non tư thục ................................................................................................... 42 iv 1.4. Đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non tư thục 43 1.4.1. Sự cần thiết phải đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của trường mầm non tư thục ....................................................................... 43 1.4.2. Nội dung đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của trường mầm non tư thục ................................................................................... 46 1.4.3. Chủ thể đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của trường mầm non tư thục ................................................................................... 51 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của trường mầm non tư thục .................................................. 52 1.5.1. Các yếu tố khách quan ................................................................ 52 1.5.2. Các yếu tố chủ quan.................................................................... 54 Kết luận Chương 1 ...................................................................................... 56 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ CỦA TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC THÀNH PHỐ HÀ NỘI .......................................................................................................... 58 2.1. Khái quát về tình hình phát triển hệ thống trường mầm non tư thục của thành phố Hà Nội ........................................................................................ 58 2.2.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và giáo dục của thành phố Hà Nội .................................................................... 58 2.2.2. Tình hình phát triển hệ thống giáo dục mầm non tư thục thành phố Hà Nội ........................................................................................... 59 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng ................................................................ 60 2.2.1. Mục tiêu khảo sát thực trạng ...................................................... 60 2.2.2. Nội dung khảo sát thực trạng ..................................................... 60 2.2.3. Đối tượng, địa bàn và thời gian khảo sát ................................... 60 2.2.4. Phương pháp khảo sát ................................................................ 61 2.2.5. Cách thức xử lý số liệu và thang đánh giá ................................. 62 2.3. Thực trạng chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của trường mầm non tư thục ............................................................................................................. 63 2.3.1. Thực trạng trình độ chuyên môn, thời gian công tác của cán bộ quản lý và giáo viên mầm non của trường mầm non tư thục ............... 63 2.3.2. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về khái niệm chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ .............................................. 64 2.3.3. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về khái niệm đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ................................ 66 2.3.4. Thực trạng chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của trường mầm non tư thục ............................................................................................ 68 2.4. Thực trạng đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của trường mầm non tư thục .................................................................................................. 94 2.4.1. Thực trạng xác lập chuẩn chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ .... 94 v 2.4.2. Thực trạng xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ........................................................................................... 97 2.4.3. Thực trạng xây dựng quy trình đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ........................................................................................... 99 2.4.4. Thực trạng điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ ...................................... 101 2.4.5. Thực trạng thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục của trường mầm non tư thục ................................................................................... 104 2.4.6. Thực trạng việc xây dựng văn hóa chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ .......................................................................................................... 106 2.4.7. Thực trạng thực hiện các hoạt động cải tiến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ........................................................................................... 107 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của trường mầm non tư thục .................................. 110 2.6. Đánh giá chung về thực trạng ............................................................ 113 2.6.1. Điểm mạnh ................................................................................. 113 2.6.2. Hạn chế ...................................................................................... 114 Kết luận Chương 2 ...................................................................................... 116 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ CỦA TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........................................................................................................... 117 3.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp ............................................................... 117 3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu ............................................................... 117 3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn .............................................................. 117 3.1.3. Bảo đảm tính hiệu quả ................................................................ 117 3.1.4. Bảo đảm tính khả thi .................................................................. 117 3.2. Các giải pháp đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của trường mầm non tư thục thành phố Hà Nội ........................................................... 118 3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non về đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ............................ 118 3.2.2. Xây dựng kế hoạch chiến lược chất lượng phù hợp với điều kiện thực tiễn nhà trường ............................................................................. 122 3.2.3. Xây dựng chuẩn chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của trường mầm non tư thục ................................................................................... 129 3.2.4. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực về đảm bảo chất lượng cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non của trường mầm non tư thục .. 131 3.2.5. Tăng cường các điều kiện thực hiện đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ .................................................................................... 136 3.3. Khảo sát sự cần thiết và khả thi của các giải pháp đã đề xuất ............. 140 3.3.1. Mục đích khảo sát ...................................................................... 140 3.3.2. Nội dung và phương pháp khảo sát ............................................ 140 vi 3.3.3. Đối tượng khảo sát ..................................................................... 141 3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu .......................................................... 141 3.3.5. Các giải pháp được lựa chọn để khảo sát ................................... 141 3.3.6. Kết quả khảo sát sự cần thiết và khả thi các giải pháp đã đề xuất 142 3.4. Thử nghiệm giải pháp .......................................................................... 145 3.4.1. Tổ chức thử nghiệm ................................................................... 145 3.4.2. Phân tích kết quả thử nghiệm ..................................................... 147 Kết luận Chương 3 ...................................................................................... 158 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 159 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 163 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 164 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 171 vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Nghĩa đầy đủ CBQL Cán bộ quản lý CL Chất lượng CLGD Chất lượng giáo dục CSGD Cơ sở giáo dục CSVC Cơ sở vật chất ĐBCL Đảm bảo chất lượng ĐC Đối chứng GDĐT Giáo dục và Đào tạo GDMN Giáo dục mầm non GV Giáo viên GVMN Giáo viên mầm non KN Kỹ năng MN Mầm non MNTT Mầm non tư thục QL Quản lý QLCL Quản lý chất lượng TN Thử nghiệm viii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Trình độ chuyên môn của CBQL và GVMN của các trường MNTT .......................................................................................... 63 Bảng 2.2: Thời gian công tác của CBQL và GVMN của trường MNTT .... 64 Bảng 2.3: Thực trạng nhận thức của CBQL, GVMN về khái niệm chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ....................................................... 65 Bảng 2.4: Thực trạng nhận thức của CBQL và GVMN về khái niệm ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ ................................................................. 66 Bảng 2.5: Kết quả đánh giá thực hiện chương trình giáo dục mầm non ..... 68 Bảng 2.6: Kết quả đánh giá về CL tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ..................................................................................................... 72 Bảng 2.7: Kết quả đánh giá chất lượng CBQL và GVMN của trường MNTT ..................................................................................................... 77 Bảng 2.8: Kết quả đánh giá về chất lượng trẻ em mầm non ........................ 80 Bảng 2.9: Kết quả đánh giá về chất lượng tổ chức và quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ của trường mầm non tư thục .................. 83 Bảng 2.10: Kết quả đánh giá về chất lượng ở sở vật chất và trang thiết bị hỗ trợ chăm sóc, giáo dục trẻ............................................................ 86 Bảng 2.11: Kết quả đánh giá về chất lượng xây dựng mối quan hệ giữa trường mầm non, gia đình và xã hội ........................................... 89 Bảng 2.12: Kết quả đánh giá về chất lượng nghiên cứu ứng dụng khoa học giáo dục và hợp tác quốc tế ......................................................... 92 Bảng 2.13: Kết quả đánh giá về việc xác lập chuẩn chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ .................................................................................. 95 Bảng 2.14: Kết quả đánh giá về việc xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ................................................................. 97 Bảng 2.15: Kết quả đánh giá về việc xây dựng quy trình đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ................................................................. 99 Bảng 2.16: Đánh giá thực trạng về kinh phí, CSVC, trang thiết bị cho hoạt động ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ ............................................ 101 Bảng 2.17: Kết quả đánh giá thực trạng về công tác xã hội hóa giáo dục của trường mầm non tư thục .............................................................. 104 Bảng 2.18: Kết quả đánh giá thực trạng việc xây dựng văn hóa chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ................................................................. 106 Bảng 2.19: Kết quả đánh giá thực trạng thực hiện các hoạt động cải tiến CL chăm sóc, giáo dục trẻ ................................................................. 108 Bảng 2.20: Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ của trường MNTT .................................................................. 110 ix Bảng 2.21: Kết quả xếp hạng các yếu tố ảnh hưởng đến ĐBCL chăm sóc, giáo dục dục trẻ của trường MNTT ............................................. 112 Bảng 3.1: Đánh giá sự cần thiết của các giải pháp đã đề xuất ..................... 142 Bảng 3.2: Đánh giá về tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất ................ 143 Bảng 3.3: Kết quả khảo sát đầu vào về kiến thức của nhóm TN và ĐC ..... 147 Bảng 3.4: Kết quả khảo sát đầu vào về kỹ năng của nhóm TN ................... 148 Bảng 3.5: Kết quả khảo sát đầu vào về KN của nhóm ĐC .......................... 149 Bảng 3.6: Kết quả TN về kiến thức của nhóm TN và ĐC ........................... 151 Bảng 3.7: Kết quả trước và sau TN về kiến thức của nhóm TN và ĐC ...... 152 Bảng 3.8: Kết quả thử nghiệm về kỹ năng của nhóm TN ........................... 153 Bảng 3.9: Kết quả thử nghiệm về kỹ năng của nhóm ĐC ........................... 154 Bảng 3.10: Kết quả trước và sau TN về kỹ năng của nhóm TN và ĐC ........ 154 Bảng 3.11: Tỷ lệ chênh lệch về nhận thức giữa các nhóm trước .................. 155 x DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Trang Hình 1.1: Các cấp độ quản lý chất lượng ...................................................... 24 Hình 1.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức trường MNTT ............................................ 30 Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ chênh lệch ở mức đánh giá của các nhóm trước và sau TN 156 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chất lượng giáo dục luôn là vấn đề quan tâm của toàn xã hội vì tầm quan trọng của nó đối với sự nghiệp phát triển đất nước, quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Đất nước thịnh hay suy, yếu hay mạnh, giá trị của mỗi cá nhân, cộng đồng phụ thuộc phần lớn vào sản phẩm của giáo dục. Theo đó, vấn đề đảm bảo chất lượng GDMN là mục tiêu hàng đầu, nhiệm vụ quan trọng đối với các trường MN nói chung và trường MNTT nói riêng. “Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam, thực hiện việc chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi. GDMN nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một” [44]. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với GDMN là làm thế nào để việc chăm sóc, giáo dục trẻ ĐBCL, phấn đấu đáp ứng tiêu chuẩn theo và hướng đến xu thế hội nhập khu vực và quốc tế. Trong những năm qua, thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước, công tác này được đẩy mạnh và đạt được một số kết quả nhất định, đặc biệt việc huy động tiềm năng trong nhân dân để xây dựng trường MNTT. Hiện nay, hệ thống trường MNTT phát triển nhanh ở các đô thị như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Đồng Nai.... Hệ thống này có vai trò quan trọng đối với GDMN, đáp ứng nhu cầu xã hội về chăm sóc, giáo dục trẻ, tăng tỉ lệ huy động trẻ đến trường; góp phần giảm áp lực đối với ngân sách Nhà nước và đáp ứng nhu cầu GDMN của Thủ đô. Tuy nhiên, các cơ sở giáo dục MNTT còn nhiều khó khăn và bất cập, trong đó vấn đề ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ, điều kiện tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục có sự chênh lệch giữa các trường tư thục. Bên cạnh một số trường đạt CL cao so với mặt bằng chung còn tồn tại một số hạn chế như: tình trạng số trẻ vượt quá quy định; điều kiện CSVC chưa đảm bảo theo quy định, số lượng và CL của đội ngũ CBQL, GV; CL chăm sóc, giáo dục trẻ còn nhiều 2 bất cập; năng lực công tác QL, kiểm tra, giám sát của CBQL còn yếu; nhận thức và ý thức chấp hành quy định pháp luật của người đứng đầu còn hạn chế; chưa phát huy sự phối hợp gia đình, nhà trường và cộng đồng trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ [57]. Phần lớn các vụ việc liên quan đến việc không đảm bảo an toàn cho trẻ, bạo hành trẻ, chưa chú trọng đúng mức đến CL chăm sóc, giáo dục trẻ hầu như ở các trường NMTT. Ngoài ra, một số lý do các trường MNTT cần thiết ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, mang lại sự hài lòng cho trẻ em, cha mẹ trẻ và xã hội; sự tín nhiệm của cộng đồng. Đồng thời, nâng cao tinh thần, động lực cho đội ngũ CBQL, GV và nhân viên trong trường, song song với duy trì và nâng cao CL chăm sóc, giáo dục trẻ. Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của trường mầm non tư thục thành phố Hà Nội”. 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng luận cứ, luận chứng khoa học về ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ của trường MNTT, trên cơ sở đó, đánh giá đúng thực trạng và đề xuất được các giải pháp ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ; góp phần nâng cao chất lượng GDMN và đáp ứng yêu cầu đổi mới GDĐT hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ của trường MNTT. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của trường MNTT thành phố Hà Nội. 4. Giả thuyết khoa học Đảm bảo chất lượng là một cấp độ của QLCL phù hợp với trường MNTT. Nếu đánh giá đúng thực trạng và triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp theo hệ thống ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp với đặc điểm, điều kiện 3 cụ thể thì sẽ duy trì, từng bước cải tiến và nâng cao CL chăm sóc, giáo dục trẻ của các trường MNTT. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ của trường MNTT. 5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ của trường MNTT thành phố Hà Nội. 5.3. Đề xuất các giải pháp ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ của trường MNTT thành phố Hà Nội. Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất; Thử nghiệm một giải pháp. 6. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ; Các giải pháp ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ của trường MNTT thành phố Hà Nội. - Đối tượng điều tra, khảo sát: Khảo sát, thu thập số liệu đối với CBQL và GVMN của các trường MNTT thành phố Hà Nội (04 quận/huyện: Hoàng Mai, Thanh Xuân, Long Biên và Đông Anh). - Địa bàn nghiên cứu: Tổ chức khảo sát tại các trường MNTT thành phố Hà Nội (04 quận/huyện: Hoàng Mai, Thanh Xuân, Long Biên và Đông Anh). - Thử nghiệm: Trường MNTT thành phố Hà Nội (04 quận/huyện: Hoàng Mai, Thanh Xuân, Long Biên và Đông Anh). 7. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Quan điểm tiếp cận 7.1.1. Tiếp cận hệ thống Đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ là hoạt động cơ bản của trường MN nói chung và trường MNTT nói riêng có quan hệ mật thiết, biện chứng với các hoạt động khác như: hệ thống ĐBCL bên trong nhà trường, hệ thống ĐBCL bên ngoài và hệ thống các hoạt động khác. Do đó, muốn nâng cao 4 hiệu quả về ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ cần tiến hành thực hiện đồng bộ, phối hợp và hỗ trợ nhau trong nhà trường. 7.1.2. Tiếp cận hoạt động Đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ là hoạt động cần thiết đối với trường MNTT. Muốn thực hiện tốt hoạt động này cần dựa vào sự tự giác, sáng tạo của CBQL, GVMN và nhân viên nhà trường. Chủ thể QL cần chủ động nắm bản chất, cách thức thực hiện ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ. Từ đó, đề xuất giải pháp thay đổi nhận thức, cách làm trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và đánh giá kết quả thực hiện hoạt động. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ CBQL, GVMN và tạo điều kiện hỗ trợ cho việc triển khai hiệu quả hoạt động này. 7.1.3. Tiếp cận thực tiễn Đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của trường MNTT cần đảm bảo tính thực tiễn, phù hợp với đặc trưng của địa phương, vùng miền. Để các giải pháp ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ đạt hiệu quả cần thiết nghiên cứu thực trạng CL chăm sóc, giáo dục trẻ của các trường MNTT thành phố Hà Nội; phát hiện các yếu tố rào cản, nguyên nhân. Từ đó, đề xuất giải pháp khắc phục và nâng cao CL chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp với thực tiễn GDMN Thủ đô và GDMN trong bối cảnh đổi mới giáo dục. 7.1.4. Tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể Quản lý chất lượng tổng thể là mô hình QLCL được khuyến khích sử dụng trong QLCL giáo dục giai đoạn hiện nay. Mô hình này hướng tới người học, đòi hỏi mọi thành viên của nhà trường cùng tham gia QLCL theo phần việc được giao. Hoạt động ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ của trường MNTT cần được xem xét theo tiếp cận QLCL tổng thể. 7.1.5. Tiếp cận thị trường Tiếp cận thị trường (cung - cầu) xem xét hoạt động ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ của trường MNTT trong mối quan hệ tác động qua lại giữa nhà trường (cung nhân lực) và thị trường (cầu nhân lực ). Các yếu tố tác động của thị trường về chi phí và CL chăm sóc, giáo dục trẻ; năng lực cạnh tranh, đáp 5 ứng nhu cầu của cha mẹ trẻ, nhu cầu xã hội Theo quan điểm cận tiếp này, quá trình thực hiện cần bám sát nhu cầu, thị hiếu của khách hàng (cha mẹ trẻ, xã hội); nắm bắt xu hướng thay đổi nhu cầu của khách hàng. Nhà trường có thể cung ứng thêm những dịch vụ giáo dục khác theo nhu cầu của khách hàng trong khuôn khổ quy định của Nhà nước. Với quy luật cạnh tranh thị trường, các trường MNTT không ngừng nâng cao CL và đề xuất giải pháp đảm bảo tính khả thi. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết 7.2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu Sử dụng phương pháp này để phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa các tài liệu liên quan đến CL và ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ; xác định và sắp xếp thành cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. 7.2.1.2. Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập Phương pháp này được sử dụng để rút ra những luận điểm có tính khái quát về các vấn đề nghiên cứu, quan điểm và quan niệm độc lập. 7.2.1.3. Phương pháp mô hình hóa Đây là phương pháp sử dụng để xây dựng mô hình (lý luận và thực tiễn) về đối tượng nghiên cứu, từ đó tìm ra bản chất của vấn đề nghiên cứu cần đạt. 7.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi Xây dựng phiếu hỏi thu thập ý kiến của các đối tượng khảo sát (CBQL, GVMN) của một số trường MNTT thành phố Hà Nội về các nội dung sau: - Thực trạng CL chăm sóc, giáo dục trẻ; - Thực trạng ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ; - Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ của trường MNTT. 7.2.2.2. Phương pháp trao đổi, phỏng vấn theo chủ đề 6 Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu sâu các vấn đề về thực trạng CL và ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ của trường MNTT thành phố Hà Nội thông qua việc trao đổi trực tiếp với các đối tượng khảo sát/chuyên gia. 7.2.2.3. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm giáo dục Phương pháp này được sử dụng để thu thập các thông tin thực tế, có ý nghĩa đối với đề tài nghiên cứu. 7.2.2.4. Phương pháp thử nghiệm Sử dụng đánh giá tính hiệu quả, khả thi của các giải pháp ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ của trường MNTT thành phố Hà Nội đã đề xuất. 7.2.3. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng một số công thức toán học áp dụng trong nghiên cứu giáo dục với mục đích xử lý kết quả khảo sát, phân tích kết quả nghiên cứu; đánh giá mức độ tin cậy của phương pháp điều tra và phương pháp thử nghiệm. Sử dụng phần mềm SPSS xử lý số liệu. 8. Những luận điểm cần bảo vệ - Đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ là một cấp độ của QLCL. Vì vậy, nội dung, cách thức, quy trình ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ của các trường MNTT cần tuân theo nội dung, cách thức, quy trình QLCL nói chung và phù hợp với đặc trưng CL của trường MNTT thành phố Hà Nội nói riêng. - CL chăm sóc, giáo dục trẻ của trường MNTT hiện nay chưa đáp ứng nhu cầu xã hội do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân bất cập về ĐBCL. Để trường MNTT từng bước nâng tầm và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về CL chăm sóc, giáo dục trẻ, các trường cần có giải pháp nâng cao CL chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp với đặc điểm của loại hình trường và bối cảnh đổi mới giáo dục. - Xây dựng kế hoạch chiến lược CL phù hợp với điều kiện thực tiễn; Thiết lập hệ thống ĐBCL bên trong, nội dung CL chăm sóc, giáo dục trẻ; Tạo dựng môi trường văn hóa CL. Tăng cường các điều kiện ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực về ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ 7 cho CBQL và GVMN. Các giải pháp nhằm đảm bảo và nâng cao CL chăm sóc, giáo dục trẻ của trường MNTT. 9. Những đóng góp của luận án - Nghiên cứu góp phần bổ sung, hệ thống hóa cơ sở lý luận về ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ của trường MN nói chung và trường MNTT nói riêng. - Phân tích và đánh giá khách quan về thực trạng ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ của các trường MNTT thành phố Hà Nội với điểm mạnh, yếu; chỉ rõ tồn tại, khó khăn và nguyên nhân làm cho hoạt động ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ của trường MNTT còn hạn chế. - Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, nghiên cứu đề xuất 05 giải pháp ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ của trường MNTT. Tính thực tiễn và tính khả thi của các giải pháp được khẳng định thông qua việc lấy ý kiến của CBQL, GVMN các trường MNTT và việc tiến hành thử nghiệm 01 giải pháp. Kết quả thử nghiệm giải pháp 4 đã đem lại kết quả đối với việc nâng cao năng lực về ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ cho... Hùng (2005) trong “Báo cáo tổng quan tình hình chăm sóc và giáo dục trẻ thơ” cho rằng, Bảo đảm về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em được hiểu là Nhà nước có chính sách trợ cấp, trợ giúp, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo độ tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia trợ giúp, chăm sóc trẻ em, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; hỗ trợ về đất đai, thuế, tín dụng cho tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định của pháp luật [34]. Theo tác giả Tạ Thị Ngọc Thanh (2004), CL chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường MN là toàn bộ các nhân tố, quan hệ về CSVC, chế độ dinh dưỡng, thể 23 chất, phối hợp cha mẹ trẻ có liên quan đến trẻ, góp phần tạo ra những thay đổi cơ bản nhất trong sự phát triển toàn diện của trẻ và nhà trường [60]. Theo tác giả Trần Thị Bích Trà trong nghiên cứu “Nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mẫu giáo ngoài công lập” cho rằng [66]: CL chăm sóc, giáo dục trẻ bao hàm các nội dung cơ bản sau đây: - Chất lượng chăm sóc: i) CL chăm sóc về mặt thể lực, ii) vấn đề tiêm chủng, phòng bệnh và theo dõi sức khoẻ bằng biểu đồ phát triển; iii) vệ sinh, nước sạch; iv) đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. - Chất lượng giáo dục: Trên cơ sở tổ chức việc học tập cho trẻ theo nguyên tắc “học mà chơi, chơi mà học thông qua vui chơi - hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo”, trẻ cần được tạo điều kiện phát triển khả năng quan sát, trí nhớ, tư duy, tiếp tục phát triển ngôn ngữ. - Chăm sóc, giáo dục: Trong nghiên cứu chúng tôi sử dụng thuật ngữ chăm sóc, giáo dục trẻ em MN bởi vì đây là hai hoạt động cơ bản, cần thiết thực theo Chương trình GDMN. Thực hiện các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ trong một ngày ở trường hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu tâm sinh lý của trẻ, hình thành và phát triển các lĩnh vực, thái độ, nền nếp, thói quen và một số kỹ năng sống tích cực cho trẻ. Tóm lại, chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non là sự phù hợp với mục tiêu của giáo dục mầm non, đáp ứng yêu cầu sự phát triển toàn diện các lĩnh vực của trẻ về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, kỹ năng tình cảm xã hội và thẩm mỹ; đáp ứng nhu cầu của phụ huynh và xã hội. 1.2.2. Đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non 1.2.2.1. Đảm bảo chất lượng Theo nghiên cứu của nhà khoa học Sallis Edward, các cấp độ cơ bản của QLCL bao gồm: (1) Kiểm soát chất lượng; (2) Cấp độ đảm bảo chất lượng; (3) Cấp độ quản lí chất lượng tổng thể [75]. 24 Hình 1.1: Các cấp độ quản lý chất lượng (Edward Sallis,1993) Trong lí thuyết về QLCL các nhà nghiên cứu đã phân định các tầng của hoạt động QLCL từ thấp đến cao như sau: kiểm soát CL, ĐBCL và QLCL tổng thể (TMQ). Theo tiến trình của QLCL theo các cấp độ kế thừa từ thấp lên cao hơn, cấp độ sau chứa đựng yếu tố của cấp độ trước nó. Giai đoạn cải tiến liên tục CL còn được gọi là TMQ và được coi là mức độ phát triển cao nhất của QLCL. Như vậy, ĐBCL là một cấp độ trong QLCL. a. Kiểm soát chất lượng Kiểm soát CL là phương thức QLCL lấy việc kiểm soát tất cả các khâu của quá trình sản xuất - dịch vụ chứ không chỉ là kiểm tra ở khâu cuối cùng. Hoạt động kiểm soát CL là một quá trình mà trong đó một sản phẩm cần có sự đánh giá, cân đo, đong đếm nhằm so sánh với các yêu cầu về mức độ cần đạt của sản phẩm trước khi đưa ra thị trường. Từ đó, phát hiện sản phẩm lỗi hoặc không đạt yêu cầu quy chuẩn quy định. Đây là bước tiến của khoa học QLCL, chuẩn bị cho sự xuất hiện của phương thức kiểm soát CL ở trình độ cao hơn. b. Bảo đảm chất lượng 25 Đảm bảo chất lượng là bước phát triển tiếp theo của QLCL, được sử dụng như một công cụ nhằm duy trì các chuẩn mực để không ngừng cải thiện CL; chú trọng việc tiêu chuẩn hóa CL và quy trình hóa quá trình sản xuất; việc QL được thực hiện bằng qui trình đặt trong một hệ thống ĐBCL. Hệ thống này cho phép kiểm soát toàn diện quá trình, chỉ rõ quá trình sản xuất, dịch vụ phải được tiến hành như thế nào, với những chuẩn mực CL nào. Trách nhiệm bảo đảm và kiểm soát CL được giao cho mỗi người làm việc trong quá trình chứ không chỉ là việc của thanh tra ở tuyến trên hoặc từ bên ngoài. Hệ tiêu chuẩn ISO 9000 là sản phẩm khoa học QLCL tiêu biểu của chiến lược này nhằm đảm bảo với khách hàng và xã hội về hệ thống QLCL đã được thiết lập theo hướng chuẩn hóa. Do đó, có thể cam kết đảm bảo những tiêu chuẩn CL sản phẩm theo chính sách CL đã được công bố. c. Quản lý chất lượng tổng thể Quản lý chất lượng tổng thể là chiến lược QLCL tổng hợp, dựa trên thành tựu tiêu chuẩn hóa, quy trình hóa quá trình QL, dựa trên thành tựu của các thuyết QL nhân văn nhằm phát huy yếu tố con người và sự sáng tạo trong quá trình lao động. Đây là mức độ cao nhất của QLCL, được thừa kế những kinh nghiệm và tính ưu việt của kiểm soát CL và ĐBCL. QLCL tổng thể được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, được nhiều nước trên thế giới áp dụng. QLCL tổng thể tập trung vào tạo ra CL, dựa vào sự tham gia của tất cả các thành viên nhằm thoả mãn yêu cầu của khách hàng về sản phẩm đó. Chính vì vậy, không ngừng cải tiến CL bằng cách áp dụng khoa học kỹ thuật trong quá trình sản xuất để phù hợp với khách hàng ở mức tối đa nhất có thể. Trong QLCL thì mọi người đều là tác nhân của CL, nó là yêu cầu của công việc, là trách nhiệm của mỗi một cá nhân trong công việc đó. Chính vì vậy, cần cố gắng loại bỏ sai sót, khiếm khuyết trong quá trình làm việc và phòng ngừa sai sót thì ở mỗi khâu, mỗi cá nhân, mỗi một mắt xích trong dây chuyền đó cần làm đúng ngay từ đầu. Mọi người, mọi khâu, mọi bộ phận trong tổ chức đó đều phải tự chịu trách nhiệm về CL đối với nhiệm vụ mình phụ trách. 26 Theo Tiêu chuẩn hóa ISO 8402:1994 của Việt Nam có định nghĩa: “QLCL tổng thể là cách QL một tổ chức, dựa vào sự tham gia của các thành viên trong một tổ chức đó, để đạt được sự thành công lâu dài nhờ sự thành công lâu dài nhờ thỏa mãn khách hàng vào đem lại lợi ích cho các thành viên của tổ chức đó và cho xã hội” [52]. Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5814, “ĐBCL là toàn bộ hoạt động có kế hoạch và hệ thống được tiến hành trong hệ CL và được chứng minh là đủ mức cần thiết, tạo sự tin tưởng thỏa đáng rằng thực thể (đối tượng) sẽ thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu về CL” [22]. Các tác giả Nguyễn Đức Trí và Phan Chính Thức (2010), ĐBCL là những quan điểm, chủ trương, chính sách, mục tiêu, hành động; công cụ, qui trình, thủ tục, thông qua việc sử dụng chúng có thể đảm bảo rằng sứ mạng và mục tiêu được thực hiện, các chuẩn mực được duy trì và nâng cao [68]. Tác giả Ngô Phan Anh Tuấn, “ĐBCL là hoạt động nhằm minh chứng cho khách hàng về CL của sản phẩm nhằm mục đích tạo niềm tin cho khách hàng bằng sự đảm bảo rằng các yêu cầu về CL sẽ được thực hiện. ĐBCL là phòng ngừa sự xuất hiện sai sót của các bộ phận hay bán thành phẩm hoặc những thành phẩm không đủ tiêu chuẩn, đảm bảo rằng các thành phẩm không có lỗi, đạt tiêu chuẩn CL đề ra theo các qui trình và cơ chế nhất định" [73]. Tác giả Phạm Lê Cường, ĐBCL là quá trình xảy ra trước và trong khi thực hiện. CL của sản phẩm được thiết kế ngay trong quá trình sản xuất ra nó, từ khâu đầu đến khâu cuối theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt, đảm bảo không sai phạm bất kỳ khâu nào. ĐBCL thực hiện chức năng QL thông qua các thủ tục, qui trình; phòng ngừa sai sót bằng hệ thống phát hiện và sửa lỗi; đảm bảo sự phối hợp giữa người QL và người thừa hành, giữa cấp trên và cấp dưới [20]. Trong nghiên cứu của tác giả Mai Thị Khuyên, ĐBCL là một quá trình phối hợp chặt chẽ, có hệ thống, có kế hoạch giữa người QL và người thừa hành, giữa cấp trên và cấp dưới, giữa bộ phận này với bộ phận khác, gắn với quy trình, thủ tục nhằm thực hiện một cách tốt nhất hoạt động của tổ chức hướng tới sự thỏa mãn của khách hàng [38]. 27 Như vậy, đảm bảo chất lượng là quá trình thực hiện hoạt động một cách có kế hoạch và hệ thống, tiến hành trong hệ CL có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các bộ phận thông qua các thủ tục, quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo không có sai sót; phòng ngừa sai sót bằng hệ thống phát hiện và sửa lỗi. ĐBCL là sự chứng minh về CL sản phẩm với mục đích hướng tới sự thỏa mãn và tạo niềm tin đối với khách hàng. 1.2.2.2. Đảm bảo chất lượng giáo dục Trong giáo dục, ĐBCL có thể coi là một “hệ thống các biện pháp, hoạt động có kế hoạch, được tiến hành trong và ngoài nhà trường được chứng minh đủ mức cần thiết tạo ra sự thỏa đáng về các hoạt động và sản phẩm đào tạo, thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu về CL đào tạo theo mục tiêu dự kiến” [25]. Tác giả Ngô Phan Anh Tuấn, ĐBCL giáo dục là hoạt động QL tác nghiệp trong phạm vi nội bộ và các hoạt động phối hợp với các đối tác bên ngoài nhằm định hướng và kiểm soát hệ thống ĐBCL giáo dục, tạo được sự tin tưởng rằng người học có đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ theo mục tiêu đặt ra và đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động [73]. Tác giả Phạm Minh Mục, ĐBCL giáo dục là một hệ thống các biện pháp, các hoạt động có kế hoạch được tiến hành trong và ngoài nhà trường được chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo ra sự tin tưởng thoả đáng rằng các hoạt động và sản phẩm (học sinh) sẽ thoả mãn đầy đủ các yêu của về CLGD theo chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục [45]. Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2005), “Mô hình quản lý chất lượng đào tạo tại Khoa Sư phạm” cho rằng: ĐBCL giáo dục là quá trình thực hiện các hoạt động giám sát, đối sánh, hỗ trợ nhằm nhận diện, đánh giá, cải tiến CL hay các mặt hoạt động của nhà trường theo tiêu chuẩn CL đã được thiết lập (cấp quốc gia hoặc quốc tế), gồm hai quy trình: (1) ĐBCL bên ngoài (EQA), trong đó có hoạt động kiểm định, do một tổ chức độc lập thực hiện nhằm giúp nhà trường nhận diện những điểm mạnh, điểm cần khắc phục; đồng thời, đưa ra các khuyến cáo để nhà trường cải tiến CL; (2) ĐBCL bên trong (IQA) là thực thi 28 nhiều giải pháp ĐBCL giáo dục, thực hiện được sứ mệnh cũng như các mục tiêu phát triển của mình [44]. Như vậy có thể nói, đảm bảo chất lượng giáo dục là hoạt động quản lý trong phạm vi nội bộ và các hoạt động phối hợp bên ngoài, thực hiện theo quy trình nhằm định hướng và kiểm soát hệ thống ĐBCL giáo dục với mục đích tạo sự tin tưởng về sản phẩm giáo dục đảm bảo kiến thức, kỹ năng, thái độ và các chuẩn mực học thuật đáp ứng mục tiêu, thỏa mãn đầy đủ yêu cầu CL và đáp ứng yêu cầu thị trường. 1.2.2.3. Đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, “bảo đảm” là “làm cho có được điều gì; có đủ, trọn vẹn các điều quy định, chắc chắn đạt tiêu chuẩn cần thiết” [71]. Đảo đảm có nghĩa chung nhất là đáp ứng điều kiện cần thiết, chịu trách nhiệm cho một việc nào đó được thực hiện hoặc đáp ứng điều kiện cần thiết để sự việc được bảo đảm một cách đầy đủ, phù hợp và trọn vẹn nhất. Đảm bảo chất lượng GDMN là tổng hòa những tính năng và đặc điểm của các nhân tố mà khi triển khai chúng trong quá trình chăm sóc, giáo dục có tác động thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ, bảo vệ sức khỏe và chuyển tiếp trẻ một cách thành công sang giai đoạn tuổi tiếp theo [67]. Tóm lại, đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em là quá trình thực hiện hoạt động có kế hoạch và hệ thống theo quy trình đảm bảo mục tiêu. Duy trì, cải tiến và nâng cao CL chăm sóc, giáo dục trẻ hướng tới sự thỏa mãn, tạo niềm tin đối với cha mẹ trẻ và cộng đồng nhằmhực hiện sứ mạng của nhà trường trong bối cảnh giáo dục có nhiều đổi mới. 1.3. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của trường mầm non tư thục 1.3.1. Một số đặc điểm cơ bản của trường mầm non tư thục - Về sở hữu và loại hình: Trường MNTT không thuộc sở hữu Nhà nước, do các tổ chức tư nhân thành lập và đầu tư (nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài) đảm bảo điều kiện hoạt động, được cơ quan Nhà nước có thẩm 29 quyền cấp phép (Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện cho phép thành lập); có tư cách pháp nhân, con dấu và được mở tài khoản riêng. - Phân cấp QL Nhà nước đối với trường MNTT do Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập, Uỷ ban nhân dân cấp huyện QL. Phòng GDĐT giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng QL Nhà nước về chăm sóc, giáo dục đối với trường MN [12]. - Trường MNTT bao gồm: Trường MNTT hoạt động vì lợi nhuận và trường MNTT hoạt động không vì lợi nhuận. Trường MNTT hoạt động không vì lợi nhuận là trường mà nhà đầu tư cam kết và thực hiện cam kết hoạt động không vì lợi nhuận; được ghi trong quyết định thành lập hoặc quyết định chuyển đổi loại hình trường. Nếu hoạt động không vì lợi nhuận thì phần lợi nhuận tích lũy hằng năm là tài sản chung không chia sử dụng để tái đầu tư phát triển cơ sở MNTT. Các cổ đông hoặc các thành viên góp vốn không vì lợi nhuận, không rút vốn, hưởng lợi tức hoặc hưởng lợi tức hằng năm không vượt quá lãi suất trái phiếu Chính phủ. - Trường MNTT là cơ sở GDMN thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhận trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi. Đảm bảo các yêu cầu về cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều lệ trường MN và phù hợp với điều kiện, quy mô của trường. Quy chế tổ chức và hoạt động của trường MNTT thực hiện theo qui định, cơ cấu nhà trường MNTT như sau [7]: + Hội đồng trường MNTT là tổ chức quản trị nhà trường, thực hiện quyền đại diện cho nhà đầu tư và các bên có lợi ích liên quan, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định của nhà đầu tư về phương hướng hoạt động, quy hoạch, kế hoạch phát triển, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục, phù hợp với quy định của pháp luật. + Thành phần của hội đồng gồm: Đại diện nhà đầu tư, thành viên trong và ngoài trường. Hội đồng trường có chủ tịch, thư ký và các thành viên khác, số lượng thành viên của hội đồng trường là số lẻ và ít nhất là 03 người. Nhiệm kỳ của hội đồng trường là 05 năm. Hội đồng trường do hội nghị nhà đầu tư bầu, 30 quyết định theo tỷ lệ vốn góp và được chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định công nhận. + Ban kiểm soát (do Hội đồng trường thành lập, có số lượng từ 03 đến 05 thành viên. Có đại diện thành viên góp vốn, GV, đại diện cha mẹ trẻ. Trong Ban kiểm soát phải có thành viên có chuyên môn về kế toán. Trưởng Ban kiểm soát do Hội đồng quản trị bầu trực tiếp); + Hiệu trưởng và các phó Hiệu trưởng; + Tổ chuyên môn (Tổ trưởng, tổ phó và các thành viên); + Tổ văn phòng (Văn thư, kế toán, nhân viên khác); + Tổ chức đoàn thể (Chi bộ Đảng, Tổ chức công đoàn; Ban Thanh tra nhân dân và Ban đại diện cha mẹ trẻ); + Các nhóm, lớp. Hình 1.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức trường MNTT - Trường MNTT hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, tự cân đối thu chi, thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, kiểm toán. 31 Theo đó, thu nhập từ nhà trường được dùng để chi cho các hoạt động cần thiết của nhà trường, thực hiện nghĩa vụ ngân sách nhà nước, thiết lập quỹ đầu tư phát triển của nhà trường. Thu nhập còn lại được phân chia cho các thành viên góp vốn theo tỷ lệ góp vốn. Về vấn đề này được tác giả Trần Thị Ngọc Trâm khẳng định trong nghiên cứu “Đổi mới quản lý cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trong quá trình hội nhập quốc tế”, trường MNTT tự chủ và tự chịu trách nhiệm về quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường, tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, huy động, sử dụng và QL các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáo dục [67]. - Ngoài ra, trường MNTT chịu trách nhiệm việc tuyển sinh trẻ em vào học ở trường. Áp lực và trách nhiệm về huy động vốn, đất đai; hoạt động theo lợi nhuận, đảm bảo lợi ích cho các cổ đông; nguồn cân đối để thanh khoản chủ yếu là dựa vào nguồn học phí. Vì vậy, luôn có sự mâu thuẫn giữa lợi nhuận tối đa và chi phí bỏ ra, giữa thu lợi nhuận trước mắt và tiếp tục đầu tư để có lợi nhuận lâu dài. Từ các đặc điểm trên, nhà trường cần đổi mới gắn liền lợi ích với bản chất tự chủ, tự chịu trách nhiệm; nhạy bén trước sự thay đổi của môi trường văn hóa, kinh tế, xã hội và thực tiễn. Mặt khác, hướng đến việc làm hài lòng trẻ em và cha mẹ trẻ, nhà QL, nhà sử dụng lao động và đội ngũ GV... phát huy tiếp cận hệ thống “định hướng khách hàng” nhằm đạt mục tiêu phát triển nhà trường. Xây dựng thương hiệu, uy tín, thực hiện yếu tố cam kết CL chăm sóc, giáo dục trẻ khẳng định với cộng đồng; là các yếu tố quan trọng và là điều kiện “sống còn” của các trường MNTT trong bối cảnh hiện nay. 1.3.2. Các thành tố cơ bản của chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non tư thục 1.3.2.1. Chương trình Giáo dục mầm non Chương trình GDMN là một trong những yếu tố cơ bản, quan trọng nhằm xác định mục đích giáo dục; quy định hệ thống kiến thức, kỹ năng, hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động. Chương trình GDMN bao gồm: Chương trình nhà trẻ và chương trình mẫu giáo. 32 Chương trình GDMN thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi nhằm đạt được mục tiêu: “giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời”. Trong đó, đối với trẻ nhà trẻ “giúp trẻ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - xã hội và thẩm mĩ”; đối với trẻ mẫu giáo nhằm “giúp trẻ em từ 36 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mĩ, chuẩn bị cho trẻ vào học ở tiểu học” [5]. Việc thực hiện chương trình giáo dục và xây dựng kế hoạch giáo dục theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 52/2020/TT -BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Điều lệ trường MN; nội dung chương trình và việc phát triển chương trình nhà trường, bao gồm: - Thực hiện việc chăm sóc, giáo dục theo chương trình GDMN do Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành; - Đảm bảo đủ thời lượng theo yêu cầu của Chương trình GDMN; - Thực hiện việc phát triển chương trình nhà trường (chương trình trải nghiệm, tổ chức các lớp năng khiếu, tiếp cận phương pháp giáo dục Montessori,); gắn với thực tiễn, đáp ứng nhu cầu đổi mới GDMN; - Chương trình phát triển nhà trường đảm bảo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ; hướng đến sự phát triển trẻ em và thực hiện đánh giá kết quả phát triển trẻ em; - Tiếp cận chương trình của các nước tiên tiến trong khu vực, thế giới. Trên cơ sở đó, thời lượng chương trình được thiết kế phù hợp, hoạt động khám phá, trải nghiệm, hoạt động năng khiếu và các phương pháp giáo dục tiên tiến được các trường MNTT ưu tiên, quan tâm thực hiện. Các trường MNTT 33 căn cứ chương trình khung để xây dựng kế hoạch giáo dục có tính mở, linh hoạt, tạo điều kiện cho GV chủ động, sáng tạo phát triển chương trình phù hợp với đặc điểm địa phương và trẻ em. Chương trình GDMN là một trong những thành tố của CL chăm sóc, giáo dục trẻ. 1.3.2.2. Tổ chức hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ em mầm non Tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ là hoạt động diễn ra trong ngày ở trường MN. Đây là hoạt động trọng tâm, cốt lõi nhằm đạt mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách trẻ, đáp ứng yêu cầu theo chương trình GDMN. Việc tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ bao gồm các nội dung sau: - Thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng đảm bảo dinh dưỡng, khẩu phần ăn phù hợp với độ tuổi, cụ thể: Tổ chức bữa ăn cho trẻ, tổ chức giấc ngủ; chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn; vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường. Tổ chức chăm sóc cho trẻ ăn, uống, vệ sinh và vận động thân thể khoa học, hợp lý đảm bảo sự phát triển thể chất bình thường và giúp trẻ có kỹ năng văn hóa trong ăn uống và biết giữ gìn sức khỏe. - Xây dựng kế hoạch chăm sóc, giáo dục hằng ngày thực hiện theo chế độ sinh hoạt cho từng độ tuổi phù hợp với sự phát triển của trẻ; - Phát triển các lĩnh vực (thể chất, nhận thức; tình cảm, kỹ năng xã hội; ngôn ngữ và thẩm mỹ); sẵn sàng với hoạt động học theo độ tuổi, cụ thể: Phát triển thể chất: Phát triển vận động và giáo dục dinh dưỡng sức khỏe; cơ thể trẻ khỏe mạnh, phát triển cân đối, cân nặng và chiều cao. Có một số thói quen, kỹ năng trong ăn uống, hiểu biết về thực phẩm và ích lợi của việc ăn uống đối với sức khỏe. Trẻ thực hiện các vận động cơ bản phù hợp theo độ tuổi và đảm bảo sự an toàn cho bản thân. Phát triển nhận thức: Hình thành và phát triển cho trẻ tính ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi các sự vật, hiện tượng xung quanh; có khả năng quan sát, phân loại, phán đoán, chú ý, ghi nhớ có chủ định. Phát huy khả năng phát hiện và giải quyết một số vấn đề đơn giản; khả năng diễn đạt sự hiểu biết của bản thân (thông qua hình ảnh, hành động, lời nói). Có một số hiểu biết ban 34 đầu về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm sơ đẳng về biểu tượng toán Phát triển ngôn ngữ: Có khả năng lắng nghe, hiểu lời nói trong giao tiếp và biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau (lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ); diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hàng ngày. Hình thành khả năng lắng nghe và kể lại sự việc, kể lại truyện. Trẻ biết cảm nhận vần điệu, nhịp điệu các tác phẩm phù hợp với độ tuổi. Hình thành kỹ năng ban đầu về đọc và viết Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội: Có ý thức về bản thân, khả năng nhận biết và thể hiện tình cảm với con người, sự vật hiện tượng xung quanh. Hình thành và phát triển phẩm chất cá nhân, tôn trọng, hợp tác, thân thiện, quan tâm chia sẻ. Thực hiện một số quy tắc quy định trong sinh hoạt gia đình, trường lớp và cộng đồng gần gũi xung quanh. - Hình thức tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ (theo mục đích, nội dung giáo dục; theo vị trí không gian, theo số lượng trẻ) - Đánh giá sự phát triển của trẻ (thời điểm và căn cứ đánh giá như cuối độ tuổi dựa vào kết quả mong đợi; sử dụng chỉ số về cân nặng, chiều cao cuối độ tuổi). Tóm lại, tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ cần tích cực hoá thông qua hoạt động chủ đạo. Phương pháp giáo dục có sự kết hợp “tổ chức chơi để học” và “học mà chơi”; gắn quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường với thực tế sinh động của cuộc sống. Tạo môi trường thuận lợi hình thành kỹ năng tối thiểu và phát triển thể lực, tố chất riêng của bản thân trẻ... Kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ cần đánh giá một cách khách quan, chú trọng năng lực khám phá, trải nghiệm. Đây là một trong các thành tố quyết định duy trì và nâng cao CL chăm sóc, giáo dục trẻ. 1.3.2.3. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên Nhà giáo chiếm vai trò quyết định trong việc ĐBCL giáo dục, có vị thế trong xã hội, được xã hội tôn vinh; quan tâm xây dựng đội ngũ CBQL đủ sức, đủ tài cùng đội ngũ nhà giáo và toàn xã hội chấn hưng nền giáo dục nước nhà 35 là vô cùng quan trọng. Vấn đề đội ngũ CBQL, GVMN và nhân viên của trường MNTT, bao gồm các yếu tố cơ bản sau: - Nhà trường cần đủ số lượng đội ngũ theo quy định, hợp lý về cơ cấu đảm bảo thực hiện theo chương trình GDMN của Bộ GDĐT. Về nội dung này, các tác giả Trần Kiều, Phạm Minh Hạc, Bùi Minh Hiền và cộng sự (2009) cho rằng, xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL giáo dục cần quy tụ vào 03 thành tố cơ bản, đó là: số lượng, CL và cơ cấu đội ngũ [29] [31]. Theo đó, muốn nâng cao CL giáo dục trước hết là CLGV cần đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và tay nghề ngày được nâng cao [40]. Theo các tác giả, đây là điều kiện cần cho sự phát triển, chú ý tính đồng thuận của đội ngũ, tạo điều kiện phát triển bền vững; chức năng QL như việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đảm bảo các vấn đề về số lượng, CL và cơ cấu [31]. - Cán bộ quản lý, GVMN có trình độ chuyên môn đạt chuẩn theo quy định (Luật Giáo dục, Thông tư quy định chuẩn Hiệu trưởng MN và chuẩn GVMN). Theo đó, đối với CBQL tại các cơ sở GDMN đáp ứng chuẩn Hiệu trưởng cần đạt 05 tiêu chuẩn: (1) phẩm chất nghề nghiệp, (2) quản trị nhà trường; (3) xây dựng môi trường giáo dục; (4) phát triển mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội; (5) sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc), công nghệ thông tin và 18 tiêu chí cụ thể [10]. Đối với GVMN trình độ đạt chuẩn, bao gồm 05 tiêu chuẩn: (1) phẩm chất nhà giáo; (2) phát triển chuyên môn, nghiệp vụ; (3) xây dựng môi trường GD; (4) phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, cộng đồng; (5) sử dụng ngoại ngữ/tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin; khả năng nghệ thuật trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ và 15 tiêu chí [11]. Ngoài ra, đội ngũ nhân viên, bảo mẫu có vai trò hỗ trợ tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường MNTT. Đội ngũ này cần đảm bảo bằng cấp hoặc chứng chỉ nghề cần thiết, phù hợp với nhiệm vụ chuyên môn và nghiệp vụ theo quy định. Đảm bảo sức khỏe theo yêu cầu, tác phong sư phạm, ân cần trong đối xử với trẻ em, phụ huynh và có văn hóa chuẩn mực trong trường học. 36 - Yêu cầu về phẩm chất nghề nghiệp của đội ngũ (phong cách làm việc, tư tưởng đổi mới ); kỹ năng kiểm soát áp lực nghề nghiệp; đạo đức nhà giáo đảm bảo theo quy định. Có thể nói, phẩm chất nghề nghiệp quyết định sự thành công trong giáo dục. Đối với GVMN cần thực hiện nghiêm túc quy định đạo đức nhà giáo, bao gồm 04 điều sau: (1) phẩm chất chính trị, (2) đạo đức nghề nghiệp; (3) lối sống, tác phong; (4) giữ gìn và bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo [2]. - Bên cạnh đó, công tác đào tạo và bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ là yêu cầu cần thực hiện và đảm bảo theo quy định. Về vấn đề này, tác giả Trần Bá Hoành (2001) đề xuất cách tiếp cận CL đội ngũ GV từ góc độ đặc điểm lao động của GV, sự thay đổi chức năng người GV trước yêu cầu đổi mới giáo dục, mục tiêu sử dụng đội ngũ, CL của từng GV và CL chung của đội ngũ nhà giáo. Theo tác giả, tựu chung các nhân tố ảnh hưởng đến CLGV là quá trình đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng GV; hoàn cảnh, điều kiện lao động sư phạm; ý chí, thói quen và năng lực tự học của GV. Từ đó, đề xuất giải pháp cho vấn đề này là đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng và đổi mới việc sử dụng đội ngũ nhà giáo [32]. Nhóm các tác giả Nguyễn Ngọc Hợi, Phạm Minh Hùng, Thái Văn Thành cho rằng, muốn nâng cao CLGD trước hết phải nâng cao CL đội ngũ GV, bởi vì yếu tố tạo thành CLGD bao gồm: Đội ngũ GV, chương trình; phương pháp dạy học; CSVC, thiết bị dạy học... trong đó, đội ngũ GV là yếu tố có vai trò quyết định hàng đầu đến CLGD [33]. Tóm lại, đội ngũ CBQL, GV và nhân viên là một trong những thành tố quan trọng ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ. Chính vì vậy, nâng cao CL, vị thế, vai trò của đội ngũ nhà giáo, CBQL, nhân viên là nhiệm vụ quan trọng, thực hiện thường xuyên; đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu tổ chức đáp ứng các yêu cầu theo quy định. CL chăm sóc, giáo dục trẻ chỉ thực sự phát triển khi đội ngũ GV tâm huyết, chủ động và sáng tạo với sự nghiệp trồng người; yếu tố quyết định CL chăm sóc, giáo dục trẻ và đáp ứng yêu cầu đổi mới GDĐT trong giai đoạn hiện nay. 1.3.2.4. Tổ chức và quản lý 37 Tổ chức và QL nhà trường là hoạt động quyết định sự phát triển của nhà trường. Nhà trường xét về bản chất là tổ chức hành chính với môi trường sư phạm chuẩn mực, quy tắc hoạt động, hệ giá trị do con người cụ thể tạo lập. Các tổ chức nhà trường được hình thành theo quy định, giúp lãnh đạo nhà trường QL chuyên môn nghiệp vụ, bao gồm các vấn đề sau: - Hội đồng trường thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định; - Tổ chức nhóm trẻ và lớp mẫu giáo theo quy định của Điều lệ trường MN của Bộ GDĐT; - Quản lý các hoạt động, kế hoạch giáo dục theo quy định, phù hợp điều kiện nhà trường; - Thực hiện quy chế dân chủ, công khai CL và có cam kết với phụ huynh, xã hội; - Tổ chức, QL hoạt động ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ và kiểm định CLGD đảm bảo an toàn. Nhà trường thực hiện công tác QL chuyên môn theo quy định của Bộ GDĐT. Thực hiện việc QL tài chính, tài sản theo quy định của Nhà nước và pháp luật. Đồng thời, chú trọng công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn tuyệt đối và chăm sóc sức khoẻ cho trẻ. Tổ chức và QL hoạt động ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ của trường MNTT đạt hiệu quả khi đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau: i) Tính hệ thống của tổ chức nhà trường, bao gồm các đơn vị QL của nhà trường, số lớp học, số trẻ em/lớp; ii) Xây dựng các tiêu chí và phương thức đánh giá GV, CBQL; thực hiện cơ chế cha mẹ trẻ tham gia đánh giá hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; GV và nhân viên tham gia đánh giá CBQL. Các hoạt động này thể hiện khách quan, công bằng và công khai CL chăm sóc, giáo dục trẻ trong trường MNTT; iii) Tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự kiểm soát bên trong của nhà được phát huy; iv) QL tài chính của nhà trường; vi) Các điều kiện ĐBCL và QL quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ được chuẩn hóa; CL đầu ra được chú trọng; v) CBQL (Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn), GVMN cốt cán được bồi dưỡng, tập huấn và không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 38 1.3.2.5. Trẻ em mầm non Đối với GDMN, trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ luôn được tôn trọng, khẳng định bản thân; được khuyến khích và hỗ trợ phát triển nhằm đạt các mục tiêu phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ, tạo cơ sở ban đầu cho sự phát triển ở các giai đoạn tiếp theo. Trẻ em MN cần được chăm sóc, giáo dục đảm bảo các yếu tố cơ bản sau: - Trẻ luôn được tôn trọng, khẳng định bản thân; được khuyến khích và hỗ trợ tham gia, hợp tác trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; - Trẻ được chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn sức; - Trẻ được phát triển toàn diện các lĩnh vực the...8(1), pp. 9-34. 82. Joseph Hotz, V., & Xiao, M. (2011). The Impact of Regulations on the Supply and Quality of Care in Child Care Markets. The American economic review, 101(5), 1775–1805. https://doi.org/10.1257/aer.101.5.1775 83. Lloyd Megan Millenkfy (2010), The key role of staff in providing quality pre - school education. 84. Mintzberg H (2009), Nghề quản lý - những tư tưởng hàng đầu về quản lý, Nxb Thế giới, Hà Nội. 85. Moss, P. và A. Pence (eds.) (1994), Determining the value of quality in early childhood services: a new approach to Identify quality, New York: Teachers College Press. 86. Paul Watson (2002), European Foundation for Quality Management (EFQM) Excellence Model, E-mail: p.a.watson@shu.ac.uk. 170 87. Petros Kefalas, Symeon Retalis, Demosthenes Stamatis, Kargidis Theodoros (2003), Quality assurance procedures and E-odl, Technological Educational Institute of Thessaloniki, Greece. 88. Robert M. Kroneand Ben A. Maguad 2012 “Managing for qualityin higher education: A Systems Perspective An Introductional Textfor Teaching the Quality Sciences” Ebook, bookboon.com. 89. Southeast Asian Ministers of Education Organization (2003), Framework For Regional Quality Assurance, Cooperation in Higher Education. 90. Trewin, D. (2003), The importance of a quality culture, Quality Control and Applied Statistics, 48 (6). 91. U.S. Department of Education (2015), A Matter of Equity: Preschool in America 92. Van Vught F. A & Westerheijden D.F. (1993), Quality Management and Quality Assurance in European Higher Education, CHEPS. 93. Yoshikawa H, et al. (2013). Investing in our future: The evidence base on preschool education. New York, NY: Foundation for Child Development. 171 PHỤ LỤC Phụ lục 1: PHIẾU KHẢO SÁT (Dùng cho CBQL và GVMN trường MNTT Thành phố Hà Nội) Để tìm hiểu các vấn đề liên quan đến chất lượng (CL) và đảm bảo chất lượng (ĐBCL) chăm sóc, giáo dục trẻ của trường mầm non tư thục (MNTT) thành phố Hà Nội, Thầy/Côvui lòng trả lời những câu hỏi sau đây, bằng cách đánh dấu (X) vào ô trống mà Thầy/Cô cho là phù hợp. Thông tin cá nhân: 1. Họ và tên: (có thể ghi hoặc không ghi) 2. Đang công tác tại trường ..; quận 3. Giới tính:  Nam;  Nữ 4. Trình độ chuyên môn:  Sau đại học;  Đại học;  Cao đẳng;  Trung cấp 5. Thời gian công tác:  >20 năm;  10-20 năm;  5-10 năm;  < 5 năm Phần I: Thực trạng về CL chăm sóc, giáo dục trẻ của trường MNTT Câu 1: Thầy/Cô cho biết ý kiến về khái niệm CL chăm sóc, giáo dục trẻ TT CL chăm sóc, giáo dục trẻ Ý kiến Đúng – Đầy đủ Đúng – Chưa đầy đủ Chưa đúng 1 Sự phù hợp mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ 2 Đáp ứng yêu cầu sự phát triển toàn diện của trẻ 3 Đáp ứng các nhu cầu của phụ huynh và xã hội 4 Đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn CL 5 Là CL của việc chăm sóc dinh dưỡng, ngủ; vệ sinh; sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ 172 Câu 2: Thầy/Cô cho biết ý kiến về khái niệm ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ TT ĐBCL chăm sóc, giáo dục là: Ý kiến Đúng – Đầy đủ Đúng – Chưa đầy đủ Chưa đúng 1 Một hệ thống các giải pháp, các hoạt động có kế hoạch được tiến hành trong và ngoài nhà trường được đảm bảo 2 Đáp ứng các điều kiện cần thiết về CL 3 Hoạt động nhằm duy trì, cải tiến và nâng cao CL chăm sóc, giáo dục trẻ 4 Giúp các cơ sở GDMN thực hiện sứ mạng, tầm nhìn trong bối cảnh đổi mới. 5 Diễn ra trước và trong quá trình thực hiện, tập trung phòng ngừa sự xuất hiện sản phẩm không đáp ứng chuẩn CL 6 Phương tiện giúp trường MN đạt chuẩn CL 7 Hoạt động duy trì, cải tiến và nâng cao CL chăm sóc, giáo dục trẻ 8 Khác: Ghi cụ thể Câu 3: Thầy/Cô cho biết ý kiến đánh giá về CL thực hiện chương trình Giáo dục mầm non TT Nội dung Ý kiến đánh giá Rất tốt Tốt Khá TB Yếu 1. Thực hiện theo chương trình GDMN của Bộ GDĐT; Kế hoạch GD thực hiện đầy đủ; có rà soát, đánh giá và điều chỉnh kịp thời 2. Đảm bảo đủ thời lượng theo yêu cầu của Chương trình GDMN 3. Thực hiện việc phát triển chương trình nhà trường (trải nghiệm, tổ chức các lớp năng khiếu, phương pháp Montessori ); gắn với thực tiễn, đáp ứng nhu cầu đổi mới GDMN 173 4. Chương trình phát triển nhà trường đảm bảo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý; hướng đến sự phát triển trẻ em; đánh giá kết quả phát triển trẻ em 5. Tiếp cận chương trình GDMN của các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới 6. Khác: Ghi cụ thể Câu 4: Thầy/Cô cho biết ý kiến đánh giá về CL tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ TT Nội dung Ý kiến đánh giá Rất tốt Tốt Khá TB Yếu 1. Thực hiện việc nuôi dưỡng đảm bảo về dinh dưỡng, khẩu phần ăn phù hợp với độ tuổi 2. Kế hoạch chăm sóc, giáo dục thực hiện theo chế độ sinh hoạt cho từng độ tuổi, phù hợp với sự phát triển của trẻ 3. Phát triển các lĩnh vực (thể chất, nhận thức; tình cảm, kỹ năng xã hội; ngôn ngữ và thẩm mỹ); sẵn sàng với hoạt động học theo độ tuổi 4. Hình thức tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ (theo mục đích, nội dung giáo dục; vị trí không gian, theo số lượng trẻ) 5. Đánh giá sự phát triển của trẻ (thời điểm, căn cứ: cuối độ tuổi dựa vào kết quả mong đợi; chỉ số cân nặng, chiều cao cuối độ tuổi) 6. Khác: Ghi cụ thể Câu 5: Thầy/Cô cho biết ý kiến đánh giá về CL đội ngũ CBQL và GVMN TT Nội dung Ý kiến đánh giá Rất tốt Tốt Khá TB Yếu 1. Có đủ số lượng theo quy định; hợp lý về cơ cấu đảm bảo thực hiện Chương trình GDMN 174 2. Có trình độ chuyên môn đạt chuẩn theo quy định (Luật GD; Thông tư chuẩn Hiệu trưởng MN và chuẩn GVMN) 3. Có đầy đủ phẩm chất nghề nghiệp (phong cách làm việc; tư tưởng đổi mới), KN kiểm soát áp lực nghề nghiệp; đạo đức nhà giáo. 4. Được đào tạo và bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định 5. Khác: Ghi cụ thể Câu 6 : Thầy/Cô cho biết ý kiến đánh giá về CL trẻ em mầm non TT Nội dung Ý kiến đánh giá Rất tốt Tốt Khá TB Yếu 1. Trẻ luôn được tôn trọng, khẳng định bản thân; được khuyến khích và hỗ trợ tham gia, hợp tác 2. Trẻ được nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn 3. Trẻ được phát triển toàn diện các lĩnh vực theo độ tuổi (thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội, ngôn ngữ và giao tiếp) 4. Chuẩn bị kỹ năng sống, kỹ năng xã hội; mức độ tâm thế sẵn sàng đi học của trẻ 5 tuổi. 5. Khác: Ghi cụ thể Câu 7: Thầy/Cô cho biết ý kiến đánh giá về CL tổ chức và quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ TT Nội dung Ý kiến đánh giá Rất tốt Tốt Khá TB Yếu 1. Có Hội đồng trường thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định 2. Có tổ chức nhóm trẻ và lớp mẫu giáo theo quy định tại Điều lệ trường MN 3. QL các hoạt động, kế hoạch GD phù hợp với quy định hiện hành và thực tiễn 4. Thực hiện quy chế dân chủ, công khai CL và có cam kết với phụ huynh và xã hội. 175 5. Tổ chức, QL việc ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ và kiểm định CLGD 6. Khác: Ghi cụ thể Câu 8: Thầy/Cô cho biết ý kiến đánh giá về CL cơ sở vật chất và trang thiết bị hỗ trợ chăm sóc, giáo dục trẻ TT Nội dung Ý kiến đánh giá Rất tốt Tốt Khá TB Yếu 1. Diện tích, khuôn viên và sân vườn đảm bảo theo quy định; quy hoạch; ưu tiên yếu tố “xanh – sạch – đẹp” 2. Diện tích dành cho các hoạt động đảm bảo đủ số phòng tương ứng với nhóm lớp 3. Có các phòng đảm bảo qui định; sắp xếp, trang trí hợp lý, thẩm mĩ và thân thiện 4. Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu đáp ứng yêu cầu tối thiểu; được sắp xếp hấp dẫn, hợp lý và đảm bảo an toàn 5. Có nội quy, quy trình, hướng dẫn sử dụng CSVC, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học 6. Khác: Ghi cụ thể Câu 9: Thầy/Cô cho biết ý kiến đánh giá về CL việc xây dựng mối quan hệ giữa trường mầm non, gia đình và xã hội TT Nội dung Ý kiến đánh giá Rất tốt Tốt Khá TB Yếu 1. Có thành lập Ban đại diện cha mẹ trẻ và hoạt động theo quy định 2. Chào đón, tạo điều kiện cha mẹ trẻ tham gia hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; trao đổi thông tin hai chiều 176 3. Xây dựng lòng tin giữa cha mẹ trẻ với với GV và tập thể nhà trường 4. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong việc huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường 5. Khác: Ghi cụ thể Câu 10: Thầy/Cô cho biết ý kiến đánh giá về CL nghiên cứu ứng dụng khoa học giáo dục và hợp tác quốc tế TT Nội dung Ý kiến đánh giá Rất tốt Tốt Khá TB Yếu 1. Số GV và CBQL được mời tham dự, báo cáo tại hội thảo khoa học trong và ngoài nước 2. Số CBQL, GV có sáng kiến kinh nghiệm/tham gia đề tài nghiên cứu khoa học các cấp 3. Có ban hành các quy định về QL hợp tác quốc tế (đối với trường có yếu tố nước ngoài) 4. Trao đổi về công tác chăm sóc, giáo dục trẻ với các trường MN khác 5. Khác: Ghi cụ thể Phần II. Thực trạng ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ của MNTT Câu 1: Thầy/Cô cho biết ý kiến đánh giá về việc xác lập chuẩn CL chăm sóc, giáo dục trẻ TT Nội dung Ý kiến đánh giá Rất tốt Tốt Khá TB Yếu 1. Công bố sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của trường MNTT 2. Mục tiêu việc xác lập chuẩn 3. Xây dựng kế hoạch, chính sách 177 4. Thực hiện đánh giá theo chuẩn 5. Khác: Ghi cụ thể Câu 2: Thầy/Cô cho biết ý kiến đánh giá về việc xây dựng hệ thống ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ TT Nội dung Ý kiến đánh giá Rất tốt Tốt Khá TB Yếu 1. Sử dụng thông tin thu thập điều chỉnh mục tiêu, kế hoạch 2. Cải tiến quy trình ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ 3. Kiểm tra, giám sát của các cấp QL đánh giá CL chăm sóc, giáo dục trẻ 4. Sự giám sát của cha mẹ trẻ và xã hội. 5. Khác: Ghi cụ thể Câu 3: Thầy/Cô cho biết ý kiến đánh giá về việc xây dựng quy trình ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ TT Nội dung Ý kiến đánh giá Rất tốt Tốt Khá TB Yếu 1. Quy trình ĐBCL đầu vào (trẻ em, chương trình GDMN; CBQL, GVMN, CSVC, tài chính); 2. ĐBCL quá trình (bộ máy QL nhà trường, hoạt động QL; hoạt động giáo dục; hoạt động khai thác và sử dụng các nguồn lực); 3. ĐBCL đầu ra (kết quả về sự phát triển của trẻ em, trường tiểu học; lợi ích xã hội)... 4. Khác: Ghi cụ thể Câu 4: Thầy/Cô cho biết ý kiến đánh giá về điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ TT Nội dung Ý kiến đánh giá Rất tốt Tốt Khá TB Yếu 1. Điều kiện về CSVC 178 2. Điều kiện về cơ chế tài chính 3. Điều kiện về công tác quản lý 4. Khác: Ghi cụ thể Câu 5: Thầy/Cô cho biết ý kiến đánh giá về tổ chức công tác xã hội hóa giáo dục của trường MNTT TT Nội dung Ý kiến đánh giá Rất tốt Tốt Khá TB Yếu 1. Xây dựng kế hoạch thực hiện xã hội hoá 2. Xác định đối tượng xã hội hoá 3. Tổ chức thực hiện công tác xã hội hoá 4. Khác: Ghi cụ thể Câu 6: Thầy/Cô cho biết ý kiến đánh giá về việc xây dựng văn hóa CL chăm sóc, giáo dục trẻ TT Nội dung Ý kiến đánh giá Rất tốt Tốt Khá TB Yếu 1. Xây dựng văn hoá CL chăm sóc, giáo dục trẻ 2. Nâng cao vai trò các giá trị văn hóa CL 3. Triển khai thực hiện văn hoá CL nhà trường 4. Khác: Ghi cụ thể Câu 7: Thầy/Cô cho biết ý kiến đánh giá về các hoạt động cải tiến CL chăm sóc, giáo dục trẻ TT Nội dung Ý kiến đánh giá Rất tốt Tốt Khá TB Yếu 1. Xây dựng kế hoạch hoạt động cải tiến CL chăm sóc, giáo dục trẻ 2. Tổ chức thực hiện việc cải tiến CL 3. Kiểm tra, đánh giá hoạt động cải tiến 4. Khác: Ghi cụ thể 179 Phần III. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ của trường MNTT Thầy/Cô cho biết ý kiến đánh giá về mức độ ảnh hưởng các yếu tố đến hoạt động ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ của trường MNTT TT Nội dung hoạt động Mức độ ảnh hưởng Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng 1. Sự quan tâm của Đảng, nhà nước; toàn XH và ngành Giáo dục 2. Sự xuất hiện ngày càng nhiều mô hình CL chăm sóc, giáo dục trẻ 3. Xu thế hội nhập quốc tế 4. Điều kiện KT - XH của địa phương 5. Yếu tố văn hóa, truyền thống 6. Nhận thức các thành viên nhà trường 7. Môi trường VHCL 8. Hoạt động hợp tác quốc tế 9. Khác: Ghi cụ thể 180 Phụ lục 2: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN VỀ TÍNH CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐBCL CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ CỦA TRƯỜNG MNTT THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Dùng cho CBQL và GVMN các trường mầm non tư thục thành phố Hà Nội) Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ của trường MNTT thành phố Hà Nội, chúng tôi đề xuất các giải pháp ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ của trường MNTT nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN. Xin Thầy/Cô vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã được đề xuất: I. Thông tin về bản thân: - Họ và tên (phần này có thể không điền): - Tuổi (phần này có thể không điền): - Nơi công tác (phần này có thể không điền): - Chức vụ: - Trình độ chuyên môn: II. Thông tin về phiếu khảo sát: 1. Thầy/Cô cho biết ý kiến đánh giá về tính cấp thiết của giải pháp đề xuất (Mỗi dòng chỉ đánh dấu X vào một mức độ thích hợp) TT Các giải pháp Mức độ cấp thiết Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết 1 Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV các trường MNTT về ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ 2 Xây dựng kế hoạch chiến lược CL phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường 3 Xây dựng chuẩn CL chăm sóc, giáo dục trẻ 4 Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực về ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ cho CBQL, GVMN của trường MNTT 5 Tăng cường các điều kiện ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ 2. Thầy/Cô cho biết ý kiến đánh giá tính khả thi các giải pháp đề xuất 181 STT Các giải pháp Mức độ khả thi Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi 1 Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV các trường MNTT về ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ 2 Xây dựng kế hoạch chiến lược CL phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường 3 Xây dựng chuẩn CL chăm sóc, giáo dục trẻ 4 Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực về ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ cho CBQL, GVMN của trường MNTT 5 Tăng cường các điều kiện ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ 3. Thầy/Cô, cho biết, giải pháp nào là quan trọng nhất để ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ (xếp theo thứ tự 1,2,3,4,5)? (giải pháp quan trọng nhất xếp số 1) TT Các giải pháp đề xuất Thứ tự 1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV các trường MNTT về ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ 2. Xây dựng kế hoạch chiến lược CL phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường 3. Xây dựng chuẩn CL chăm sóc, giáo dục trẻ 4. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực về ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ cho CBQL, GVMN của trường MNTT 5. Tăng cường các điều kiện ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ 4. Thầy/Cô đề xuất thêm các giải pháp ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ của các trường MNTT thành phố Hà Nội. .. ... 5. Ý kiến khác của Thầy/Cô ): 182 Phụ lục 3: CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC VỀ ĐBCL CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ CHO CBQL VÀ GVMN CỦA TRƯỜNG MNTT (Dành cho CBQL và GVMN của trường MNTT thành phố Hà Nội) 1. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung - Nhằm nâng cao nhận thức về CL chăm sóc, giáo dục trẻ và ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ cho CBQL và GVMN của trường MNTT, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non. - Nâng cao kỹ năng về việc xây dựng kế hoạch ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ, kỹ năng hỗ trợ, tiếp cận và vận dụng QLCL chăm sóc, giáo dục trẻ. 2. Mục tiêu cụ thể 2.1. Về kiến thức - Hiểu một số kiến thức cơ sở lý luận, cụ thể: + Khái niệm về CL, CL giáo dục. CL giáo dục mầm non, CL chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non. + Khái niệm về ĐBCL; ĐBCL giáo dục; ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ. - Các kiến thức về ĐBCL, kiểm định CL; QLCL, các mô hình QLCL. - Yêu cầu về phẩm chất và năng lực về ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ cho CBQL và GVMN trường MNTT. 2.2. Về kỹ năng - Kỹ năng xây dựng kế hoạch BĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ; - Kỹ năng thiết kế mẫu phiếu khảo sát CL chăm sóc, giáo dục trẻ; - Kỹ năng hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện các điều kiện ĐBCL ở các khối/lớp trong trường; - Kỹ năng hoàn thiện tiêu chuẩn kiểm định CL và tổ chức thực hiện đánh giá; - Kỹ năng đề xuất kế hoạch cải tiến CL sau tự đánh giá; - Kỹ năng tổ chức các chương trình bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ chuyên môn về ĐBCL chăm sóc, giáo dục cho CBQL và GVMN trường MNTT ; 183 - Kỹ năng hỗ trợ đồng nghiệp trong các hoạt động ĐBCL; - Kỹ năng lấy ý kiến phản hồi của cha mẹ trẻ về CL chăm sóc, giáo dục trẻ; - Kỹ năng tiếp cận các mô hình ĐBCL tiên tiến; - Kỹ năng vận dụng mô hình QLCL tổng thể vào hoạt động ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường MNTT. - Kỹ thuật thiết kế và sử dụng phiếu khảo sát ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ; 2.3. Về thái độ - Nâng cao ý thức nghề nghiệp, đạo đức và tác phong sư phạm mẫu mực cho CBQL và GVMN trường MNTT ; - Nâng cao ý thức ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ cho CBQL và GVMN, nâhn viên và các thành viên khác của trường MNTT. - Thể hiện thái độ khách quan, khoa học về ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ. II. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG - Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn của trường MNTT; - Giáo viên trường MNTT. III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG 1. Tổng khối lượng kiến thức tối thiểu: 45 tiết. Trong đó bao gồm: - Lý thuyết: 15 tiết; - Thực hành, thực hành: 15 tiết. - Tự nghiên cứu: 10 tiết 2. Phân phối chương trình bồi dưỡng STT Nội dung bồi dưỡng Số tiết Lý thuyết Thảo luận, thực hành Tự nghiên cứu 1 Một số khái niệm về CL chăm sóc, giáo dục trẻ 5 3 2 0 2 Một số kiến thức cơ bản về ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ 10 5 3 2 3 Quy trình ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non 10 5 3 2 4 Yêu cầu về phẩm chất, năng lực của CBQL và GVMN về ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ. 20 5 10 5 Tổng cộng 45 20 15 10 184 IV. MÔ TẢ NỘI DUNG PHẦN KIẾN THỨC BẮT BUỘC TỐI THIỂU 1. Các khái niệm về đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ - Chất lượng với các cách tiếp cận khác nhau; - Chuẩn mực và tiêu chí; - Chỉ số thực hiện - Quản lý chất lượng, quản lý chất lượng tổng thể 2. Các kiến thức cơ bản về chất lượng và đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ - Các thành tố của CL chăm sóc, giáo dục trẻ; - Các nội dung của ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ; - Kỹ thuật thiết kế, sử dụng bộ phiếu khảo sát CL chăm sóc, giáo dục trẻ. 3. Quy trình đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của trường mầm non - Mục đích, ý nghĩa - Quy trình ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ của trường MNTT. 4. Yêu cầu về phẩm chất và năng lực đối với cán bộ quản lý và giáo viên mầm non - Yêu cầu về phẩm chất (trung thực, khách quan, khoa học...). - Yêu cầu về năng lực (xây dựng kế hoạch; tổ chức thực hiện; phổ biến tri thức, kỹ năng ĐBCL cho đồng nghiệp; viết báo cáo...). V. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực về ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ cho CBQL và GVMN của trường MNTT. 2. Căn cứ vào chương trình này, Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu trưởng các trường MNTT chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng cho CBQL và GVMN của nhà trường đảm bảo chất lượng và hiệu quả. 3. Phương pháp bồi dưỡng cần tinh giản về lý thuyết, dành thời gian hợp lý cho người học tự nghiên cứu, thảo luận và thực hành ứng dụng. 4. Hình thức tổ chức bồi dưỡng linh hoạt, phù hợp với các đối tượng. 5. Sau mỗi phần nội dung, người học cần được đánh giá nghiêm túc, khách quan thông qua các bài thi hoặc viết thu hoạch/tiểu luận. 185 Phụ lục 4: PHIẾU ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG CỦA CBQL VÀ GVMN VỀ ĐBCL CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ (Dùng cho CBQL và GVMN của trường MNTT thành phố Hà Nội) Bảng câu hỏi này được thiết kế để CBQL và GVMN tự đánh giá về kiến thức và kỹ năng (KN) về ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ của trường MNTT. I. Thông tin về bản thân: - Họ và tên (phần này có thể không điền): - Tuổi(phần này có thể không điền): - Nơi công tác(phần này có thể không điền): - Chức vụ: - Trình độ chuyên môn: II. Phần kiến thức của CBQL và GVMN về ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ (Thầy/Cô chọn 01 phương án) Câu 1. Thầy/Cô hiểu thế nào về khái niệm CL chăm sóc, giáo dục trẻ? a) Sự phù hợp với mục tiêu giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện của trẻ; b) Sự phù hợp với mục tiêu GDMN, đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện của trẻ và phụ huynh; c) Đáp ứng nhu cầu của cấp học phổ thông. Câu 2. Thầy/Cô hiểu thế nào về khái niệm ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ? a) Các hoạt động của nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu của cha mẹ trẻ; b) Là công cụ để trường quản lý; c) Các hoạt động nhằm duy trì, cải tiến và nâng cao CL chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhà trường; phương tiện giúp trường MNTT đạt chuẩn chất lượng. Câu 3. Thầy/Cô cho biết nội dung đảm bảo tính cốt lõi, áp dụng với mọi trẻ em; tạo cơ hội được tiếp cận các nội dung giáo dục; không có định kiến xã hội thuộc thành tố nào sau đây? a) Tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; b) Tổ chức và QL hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; c) Chất lượng chương trình GDMN. 186 Câu 4: Thầy/Cô cho biết nội dung tạo điều kiện cho trẻ tích cực hoạt động, vui chơi, đáp ứng nhu cầu, hứng thú thuộc thành tố nào sau đây? a) Trẻ em mầm non; b) Chất lượng tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; c) Xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Câu 5: Thầy/Cô cho biết chất lượng CBQL và GVMN của trường MNTT gồm những nội dung nào? a) Có trình độ chuyên môn đạt chuẩn theo quy định; Có đầy đủ phẩm chất nghề nghiệp; b) Đáp ứng được đầy đủ các quy định về đạo đức nhà giáo; kỹ năng thích ứng với thời đại; c) Cả câu a và b đều đúng. Câu 6: Thầy/Cô cho biết nội dung “trẻ luôn được tôn trọng, khẳng định bản thân; khuyến khích và hỗ trợ phát triển” thuộc thành tố nào? a) Chất lượng chương trình giáo dục mầm non; b) Chất lượng trẻ mầm non; c) Chất lượng trường mầm non. Câu 7: Thầy/Cô cho biết CL tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ có những nội dung nào dưới đây? a) Chú trọng hoạt động trải nghiệm hơn hoạt động trong nhà trường; b) Phương pháp, biện pháp và các điều kiện hỗ trợ phù hợp với nội dung chương trình giáo dục phổ thông; c) Tạo điều kiện cho trẻ được tích cực hoạt động, vui chơi, đáp ứng nhu cầu, hứng thú. Câu 8: Thầy/Cô cho biết CSVC, trang thiết bị hỗ trợ chăm sóc, giáo dục trẻ cần đảm bảo yếu tố nào dưới đây? a) Diện tích, khuôn viên và sân vườn đảm bảo theo quy định; Diện tích đảm bảo đủ số phòng tương ứng với số lớp và khối phòng phục vụ; b) Diện tích đảm bảo đủ số phòng tương ứng với số lớp và khối phòng phục vụ; Diện tích, khuôn viên và sân vườn đảm bảo theo quy định; bể bơi; sân bóng đá; c) Diện tích, khuôn viên và sân vườn đảm bảo theo quy định; Diện tích đảm bảo đủ số phòng tương ứng với số lớp và khối phòng phục vụ; Có thiết bị, đồ dùng, 187 đồ chơi, nguyên vật liệu đáp ứng yêu cầu tối thiểu; được sắp xếp hấp dẫn, hợp lí và đảm bảo an toàn. Câu 9: Theo Thầy/Cô, CL xây dựng mối quan hệ giữa trường mầm non, gia đình và xã hội phụ thuộc vào những yếu tố nào? a) Xây dựng lòng tin giữa cha mẹ trẻ với với GV và tập thể nhà trường; b) Thông tin một chiều trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ; c) Tạo mức độ hài lòng cho trẻ. III. Phần kỹ năng của CBQL, GVMN về ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ (Thầy/cô đánh dấu X vào 01 mức độ đạt được của 01 đáp án duy nhất) Câu 1: Thầy/cô đạt mức nào đối với KN xây dựng kế hoạch ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ? Nội dung kỹ năng Mức độ đạt được Rất tốt Tốt Khá Trung bình Yếu a. Xác định được các bước xây dựng kế hoạch ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ. b. Triển khai thực hiện các bước xây dựng kế hoạch bài bản. c. Xác định được các bước xây dựng kế hoạch nhưng chưa đầy đủ; triển khai thực hiện kế hoạch chưa bài bản d. Không xác định được các bước xây dựng kế hoạch. Khó khăn, lúng túng trong việc triển khai các bước Câu 2: Thầy/cô cho biết bản thân đạt được mức nào đối với KN thiết kế mẫu phiếu khảo sát ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ ? Nội dung kỹ năng Mức độ đạt được Rất tốt Tốt Khá Trung bình Yếu a. Xác định rõ các bước thiết kế mẫu phiếu b. Triển khai thực hiện các bước thiết kế mẫu phiếu khảo sát một cách bài bản 188 c. Xác định được các bước thiết kế mẫu phiếu khảo sát nhưng chưa đầy đủ. Triển khai các bước thiết kế mẫu phiếu chưa bài bản d. Không xác định được các bước thiết kế mẫu phiếu khảo sát. Khó khăn, lúng túng trong việc triển khai các bước Câu 3: Thầy/cô cho biết bản thân đạt được mức nào đối với KN thực hiện các điều kiện ĐBCL ở các khối/lớp? Nội dung kỹ năng Mức độ đạt được Rất tốt Tốt Khá Trung bình Yếu a. Xác định rõ các bước của quy trình hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện các điều kiện ĐBCL ở các khối/lớp trong trường b. Triển khai thực hiện các bước/công việc hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện các điều kiện ĐBCL ở các khối/lớp trong trường một cách bài bản c. Xác định được các bước của quy trình hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra nhưng chưa đầy đủ. Triển khai các bước/công việc hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra chưa bài bản d. Không xác định được các bước của quy trình hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện. Khó khăn, lúng túng trong việc triển khai các bước/công việc theo quy trình 189 Câu 4: Thầy/cô đạt mức độ nào đối vớ KN hoàn thiện tiêu chuẩn kiểm định CL và tổ chức thực hiện đánh giá CL chăm sóc, giáo dục trẻ? Nội dung kỹ năng Mức độ đạt được Rất tốt Tốt Khá Trung bình Yếu a. Xác định rõ cách thức hoàn thiện tiêu chuẩn kiểm định CL và tổ chức thực hiện đánh giá. b. Triển khai thực hiện các bước kiểm định CL và tổ chức thực hiện đánh giá bài bản. c. Xác định được các bước kiểm định CL và tổ chức thực hiện đánh giá nhưng chưa đầy đủ. Triển khai các bước kiểm định CL và tổ chức thực hiện đánh giá chưa bài bản. d. Không xác định được các bước kiểm định CL, không xác định đầy đủ thực hiện đánh giá. Khó khăn, lúng túng trong việc triển khai các bước/công việc theo quy trình. Câu 5: Thầy/cô cho biết bản thân đạt được mức độ nào đối với KN đề xuất kế hoạch cải tiến CL? Nội dung kỹ năng Mức độ đạt được Rất tốt Tốt Khá Trung bình Yếu a. Xác định rõ cách thức đề xuất kế hoạch cải tiến CL sau tự đánh giá. b. Triển khai thực hiện các bước đề xuất kế hoạch bài bản. c. Xác định được các bước đề xuất kế hoạch nhưng chưa đầy đủ. Triển khai các bước đề xuất kế hoạch chưa bài bản. d. Không xác định được các bước đề xuất kế hoạch. Khó khăn, lúng túng trong việc triển khai các bước đề xuất. 190 Câu 6: Thầy/cô cho biết bản thân đạt được mức nào đối với KN tổ chức chương trình bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ chuyên môn về ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ? Nội dung kỹ năng Mức độ đạt được Rất tốt Tốt Khá Trung bình Yếu a. Xác định rõ mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức chương trình bồi dưỡng và tập huấn nghiệp vụ chuyên môn; b. Biết triển khai tổ chức chương trình bồi dưỡng và tập huấn nghiệp vụ chuyên môn; c. Xác định được mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức nhưng chưa đầy đủ. Triển khai các nội dung, hình thức bồi dưỡng và tập huấn chưa bài bản. d. Không xác định được mục tiêu, nội dung, hình thức bồi dưỡng và tập huấn nghiệp vụ chuyên môn. Khó khăn, lúng túng trong việc triển khai nội dung, hình thức bồi dưỡng và tập huấn nghiệp vụ. Câu 7: Thầy/cô cho biết bản thân đạt được mức nào dối với KN hỗ trợ đồng nghiệp trong các hoạt động ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ? Nội dung kỹ năng Mức độ đạt được Rất tốt Tốt Khá Trung bình Yếu a. Xác định rõ nội dung, hình thức, phương pháp hỗ trợ về các hoạt động ĐBCL. b. Triển khai thực hiện các bước hỗ trợ về các hoạt động ĐBCL. c. Xác định được nội dung, hình thức, phương pháp hỗ trợ nhưng chưa đầy đủ. Triển khai các nội dung, cách thức, hình thức hỗ trợ nhưng chưa bài bản. d. Không xác định được nội dung, hình thức, phương pháp hỗ trợ. Khó khăn, lúng túng trong việc triển khai các bước hỗ trợ. 191 Câu 8: Thầy/cô cho biết bản thân đạt mức nào đối với KN lấy ý kiến phản hồi của cha mẹ trẻ về CL chăm sóc, giáo dục trẻ ? Nội dung kỹ năng Mức độ đạt được Rất tốt Tốt Khá Trung bình Yếu a. Xác định rõ mục đích, nội dung và hình thức lấy ý kiến b. Triển khai thực hiện các bước lấy ý kiến c. Xác định được mục đích, nội dung và hình thức lấy ý kiến; Triển khai các nội dung, hình thức lấy ý kiến nhưng chưa bài bản. d. Không xác định được mục đích, nội dung và hình thức lấy ý kiến; Khó khăn, lúng túng trong việc triển khai các bước lấy ý kiến. Câu 9. Thầy/cô cho biết bản thân đạt mức nào đối với KN tiếp cận các mô hình ĐBCL tiên tiến? Nội dung kỹ năng Mức độ đạt được Rất tốt Tốt Khá Trung bình Yếu a. Xác định rõ mục đích, nội dung, cách thức tiếp cận các mô hình ĐBCL. b. Triển khai thực hiện các bước tiếp cận các mô hình ĐBCL. c. Xác định được mục đích, nội dung, cách thức tiếp cận nhưng chưa đầy đủ. Triển khai các nội dung, cách thức, hình thức tiếp cận các mô hình chưa bài bản. d. Không xác định được mục đích, nội dung, cách thức, tiếp cận. Khó khăn, lúng túng trong việc triển khai các bước tiếp cận. 192 Câu 10. Thầy/cô đạt mức nào đối với KN vận dụng mô hình QLCL tổng thể vào hoạt động QLCL chăm sóc, giáo dục trẻ? Nội dung kỹ năng Mức độ đạt được Rất tốt Tốt Khá Trung bình Yếu a. Xây dựng được quy trình vận dụng mô hình hoạt động ĐBCL chăm sóc, giáo dục trẻ khoa học, bài bản. b. Tổ chức triển khai các bước theo quy trình. c) Xây dựng được quy trình vận dụng mô hình nhưng chưa khoa học. Tổ chức triển khai các bước theo quy trình nhưng chưa bài bản. d) Chưa xác định được quy trình vận dụng mô hình. Lúng túng trong việc triển khai.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_dam_bao_chat_luong_cham_soc_giao_duc_tre_cua_truong.pdf
  • pdf2a. Tóm tắt Luận án Tiếng Việt.pdf
  • pdf2b. Tóm tắt Luận án Tiếng Anh.pdf
  • pdf3a. Trích yếu Luận án (Tiếng Việt) (1).pdf
  • pdf3b. Trích yếu Luận án (Tiếng Anh).pdf
  • doc4a. Thông tin điểm mới của Luận án (Tiếng Việt).doc
  • pdf4a. Thông tin điểm mới của Luận án (Tiếng Việt).pdf
  • pdf4b. Thông tin điểm mới của Luận án (Tiếng Anh).pdf
Tài liệu liên quan