BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
Ngô Bá Công
ĐẶC TRƢNG NGÔN NGỮ TẠO HÌNH
TRONG TRANH THIẾU NHI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009 - 2017
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT
Hà Nội - 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
Ngô Bá Công
ĐẶC TRƢNG NGÔN NGỮ TẠO HÌNH
TRONG TRANH THIẾU NHI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009 - 2017
Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật
Mã số: 921
208 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 753 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Luận án Đặc trưng ngôn ngữ tạo hình trong tranh thiếu nhi Việt Nam giai đoạn 2009 - 2017, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
2. TS. Phạm Văn Tuyến
3. PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Hƣơng
Hà Nội - 2020
1. PGS.TS. Lê Bá Dũng
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ Đặc trưng ngôn ngữ tạo hình trong
tranh thiếu nhi Việt Nam giai đoạn 2009 - 2017 là công trình nghiên cứu độc
lập của cá nhân. Các trích dẫn, số liệu và kết quả trong luận án trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật.
Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2020
Tác giả luận án
Ngô Bá Công
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
MỤC LỤC.ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮTiv
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chƣơng 1 ........................................................................................................... 9
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TRANH THIẾU
NHI..9
1.1. Cơ sở lý luận để nghiên cứu tranh thiếu nhi ............................................... 9
1.1.1. Một số khái niệm sử dụng trong luận án ........................................... 9
1.1.2. Những điểm căn bản của lý thuyết mỹ thuật học và lý thuyết tâm lý
học và nghệ thuật ....................................................................................... 11
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu tranh thiếu nhi ..................................... 20
1.2.2. Tình hình nghiên cứu tranh vẽ thiếu nhi ở nƣớc ngoài ................... 33
1.2.3. Một vài nhận định rút ra từ tổng quan nghiên cứu .......................... 44
1.3. Khái quát về đối tƣợng nghiên cứu .................................................... 45
Tiểu kết ............................................................................................................ 49
Chƣơng 2 ......................................................................................................... 51
NGÔN NGỮ TẠO HÌNH TRONG TRANH THIẾU NHI ............................ 51
2.1. Nét trong tranh thiếu nhi .............................................................................. 51
2.1.1. Nét trong tranh thiếu nhi nhóm 4 - 5 tuổi ........................................ 51
2.1.2. Nét trong tranh thiếu nhi nhóm 6 - 8 tuổi ........................................ 54
2.1.3. Nét trong tranh thiếu nhi nhóm 9 - 11 tuổi ...................................... 57
2.1.4. Nét trong tranh thiếu nhi nhóm 12 - 15 tuổi .................................... 61
2.2. Hình trong tranh thiếu nhi ........................................................................... 64
2.2.1. Hình trong tranh thiếu nhi nhóm 4 - 5 tuổi ..................................... 64
2.2.2. Hình trong tranh thiếu nhi nhóm 6 - 8 tuổi ..................................... 68
2.2.3. Hình trong tranh thiếu nhi nhóm 9 - 11 tuổi ................................... 72
2.2.4. Hình trong tranh thiếu nhi nhóm 12 - 15 tuổi ................................. 75
2.3. Màu trong tranh thiếu nhi ........................................................................... 79
2.3.1. Màu trong tranh thiếu nhi nhóm 4 - 5 tuổi ...................................... 79
2.3.2. Màu trong tranh thiếu nhi nhóm 6 - 8 tuổi ...................................... 82
2.3.3. Màu trong tranh thiếu nhi nhóm 9 - 11 tuổi .................................... 86
2.3.4. Màu trong tranh thiếu nhi nhóm 12 - 15 tuổi .................................. 89
iii
2.4. Bố cục trong tranh thiếu nhi ........................................................................ 92
2.4.1. Bố cục trong tranh thiếu nhi nhóm 4 - 5 tuổi .................................. 92
2.4.2. Bố cục trong tranh thiếu nhi nhóm 6 - 8 tuổi .................................. 94
2.4.3. Bố cục trong tranh thiếu nhi nhóm 9 - 11 tuổi ................................ 96
2.4.4. Bố cục trong tranh thiếu nhi nhóm 12 - 15 tuổi .............................. 99
Tiểu kết .......................................................................................................... 102
Chƣơng 3 ....................................................................................................... 103
LUẬN BÀN VỀ KẾT QỦA NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN ................... 103
3.1. Sự chuyển biến của ngôn ngữ tạo hình trong tranh thiếu nhi theo nhóm
tuổi ......................................................................................................................... 103
3.1.1. Sự chuyển biến của yếu tố nét ....................................................... 103
3.1.2. Sự chuyển biến của yếu tố hình ..................................................... 104
3.1.3. Sự chuyển biến của yếu tố màu ..................................................... 105
3.1.4. Sự chuyển biến của yếu tố bố cục ................................................. 106
3.2. Đặc trưng biểu hiện của các yếu tố tạo hình trong tranh thiếu nhi..... 107
3.2.2. Đặc trƣng biểu hiện của yếu tố hình trong tranh thiếu nhi ............ 111
3.2.3. Đặc trƣng biểu hiện của yếu tố màu trong tranh thiếu nhi ............ 115
3.2.4. Đặc trƣng biểu hiện của yếu tố bố cục trong tranh thiếu nhi ........ 119
3.3.1. Đặc trƣng tranh thiếu nhi nội dung chủ đề .................................... 122
3.3.2. Đặc trưng tranh thiếu nhi qua những dạng biểu hiện nghệ thuật
................................................................................................................. 134
3.4. Tiến trình và biểu hiện nghệ thuật của thiếu nhi qua tranh vẽ............ 138
3.4.1. Ngôn ngữ tạo hình bộc lộ năng khiếu ngay từ khi còn nhỏ .......... 138
3.4.2. Tính hồn nhiên và biểu cảm trong tranh thiếu nhi giảm dần theo
nhóm tuổi ................................................................................................. 140
3.4.3. Tính khoa học trong tranh thiếu nhi tăng dần theo nhóm tuổi ...... 142
3.5. Ý nghĩa thực tiễn và xu hướng phát triển tranh thiếu nhi .................... 144
3.5.1. Ý nghĩa của tranh thiếu nhi ........................................................... 144
3.5.2. Thực tiễn triển lãm tranh mỹ thuật thiếu nhi toàn quốc ................ 147
3.5.3. Xu hƣớng phát triển của tranh thiếu nhi ........................................ 149
Tiểu kết .......................................................................................................... 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 157
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 166
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BTC Ban tổ chức
GD Giáo dục
GDDT Giáo dục đào tạo
HĐ Hội đồng
HĐNT Hội đồng nghệ thuật
PL Phụ lục
NCS Nghiên cứu sinh
Nxb Nhà xuất bản
TG Tác giả
TK XX Thế kỷ 20
Tp Thành phố
TpHCM Thành phố Hồ Chí Minh
Tr Trang
VHTT Văn hóa thể thao
VN Việt Nam
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thiếu nhi vẽ tranh là một nhu cầu tự nhiên vì đặc điểm của đối tƣợng
này là tính duy kỷ khiến các em đến với tranh vẽ một cách dễ dàng. Vẽ
tranh cũng là một cách để giúp các em nhận thức cuộc sống xung quanh
mình, bày tỏ ƣớc mơ hay bộc lộ khả năng tƣ duy và cảm xúc của mình vào
trong đó. Chính vì vậy tranh vẽ của thiếu nhi rất trong trẻo, hồn nhiên, sống
động và đầy cảm xúc. Thêm nữa, một đặc điểm khá đặc biệt ở thiếu nhi là
tính không chủ định, điều này khiến các em không bị khó khăn trong việc
miêu tả, nên sự sáng tạo trong mỗi bức tranh của các em thƣờng khá táo
bạo, ấn tƣợng và giàu cảm xúc.
Ở VN trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2017, Cục Mỹ thuật,
Nhiếp ảnh và Triển lãm, phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức 5
cuộc triển lãm mỹ thuật thiếu nhi toàn quốc. Những cuộc triển lãm này có
chất lƣợng chuyên môn khá cao, đã để lại dƣ âm tốt đẹp đối với những ngƣời
làm mỹ thuật nói chung cũng nhƣ giáo dục mỹ thuật nói riêng. Tuy nhiên, xét
về mặt lý luận và phê bình mỹ thuật, đã có các công trình nhƣ bài báo và sách
giáo trình nghiên cứu tới tranh vẽ của thiếu nhi. Nhƣng những công trình này
chƣa đƣợc xem xét, lý giải ở nhiều góc độ nên số lƣợng bài viết chuyên đề
cho mục tranh thiếu nhi hay công trình nghiên cứu chuyên sâu về tranh vẽ
thiếu nhi còn khá khiêm tốn, thậm chí đang còn là vấn đề bị bỏ ngỏ.
Trƣớc yêu cầu của thực tiễn đặt ra hiện nay vấn đề tranh vẽ của thiếu
nhi cần đƣợc hiểu một cách thấu đáo và sáng tỏ về khả năng tạo hình của đối
tƣợng này nói chung và đặc trƣng ngôn ngữ tạo hình trong tranh nói riêng.
Xét về góc độ mỹ thuật học, tâm lý học và nghệ thuật, có thể xem xét
các yếu tố nghệ thuật trong tranh vẽ thiếu nhi. Tuy nhiên cũng có những ý
kiến cho rằng rất khó có thể đánh giá các yếu tố nghệ thuật trong tranh vẽ
2
thiếu nhi. Theo NCS có cơ sở rõ ràng để đánh giá tranh vẽ thiếu nhi qua các
yếu tố ngôn ngữ tạo hình nét, hình, màu, bố cục để từ đó chỉ ra những đặc
trƣng ngôn ngữ tạo hình trong tranh thiếu nhi; góp phần khai mở cho một vấn
đề còn nhiều tranh luận này. Với hƣớng nghiên cứu nhƣ trên, NCS thiết nghĩ
vấn đề của lận án sẽ giải quyết đƣợc và sẽ làm sáng rõ đƣợc một số vấn đề
còn bị bỏ ngỏ về tranh thiếu nhi hiện nay.
Quan điểm tiếp cận hƣớng nghiên cứu thông qua mỹ thuật học, tâm lý
học và nghệ thuật của NCS sẽ đƣợc thể hiện rõ ràng qua việc nghiên cứu Đặc
trưng ngôn ngữ tạo hình trong tranh thiếu nhi Việt Nam giai đoạn 2009 - 2017.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Mục đích tổng quát
Luận án nghiên cứu để làm rõ:
Đặc trƣng ngôn ngữ tạo hình trong tranh vẽ của thiếu nhi (lứa tuổi từ 4
đến 15) từ các triển lãm mỹ thuật thiếu nhi toàn quốc giai đoạn 2009 - 2017 ở
VN, bao gồm việc chỉ ra những yếu tố ngôn ngữ tạo hình có tác động đến sự
chuyển biến qua các nhóm tuổi khác nhau. Trên cơ sở đó luận án sẽ luận bàn
về sự chuyển biến của ngôn ngữ tạo hình này và từ đây rút ra những đặc trƣng
ngôn ngữ tạo hình trong tranh thiếu nhi VN.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng luận cứ khoa học về mặt lý luận cũng nhƣ thực tiễn đối với
lĩnh vực tranh vẽ của thiếu nhi VN. Qua đó, hệ thống hóa các tài liệu có liên
quan đến đặc trƣng ngôn ngữ tạo hình trong tranh vẽ của thiếu nhi.
- Phân tích, đánh giá những yếu tố ngôn ngữ tạo hình trong tranh thiếu
nhi thông qua tranh trong các triển lãm mỹ thuật thiếu nhi toàn quốc giai đoạn
2009 - 2017.
- Những kết quả nghiên cứu của luận án chỉ ra đƣợc đặc trƣng ngôn
ngữ tạo hình thông qua những bức tranh trong triển lãm mỹ thuật thiếu nhi
3
toàn quốc giai đoạn 2009 - 2017 ở VN.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là: Đặc trƣng ngôn ngữ tạo hình
trong tranh thiếu nhi VN. Cụ thể luận án nghiên cứu khả năng tạo hình và
biểu hiện tạo hình trong tranh thiếu nhi qua các yếu tố ngôn ngữ tạo hình nhƣ:
nét, hình, màu, bố cục và khả năng nghệ thuật của nó.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Tranh vẽ từ các triển lãm mỹ thuật thiếu nhi
toàn quốc. Giới hạn này để đảm bảo chất lƣợng là tranh đã đƣợc BTC chọn
lựa từ rất nhiều địa phƣơng, tỉnh thành khác nhau.
Phạm vi về chất liệu: Tranh của thiếu nhi đƣợc các em thể hiện ra bằng
rất nhiều cách trên các chất liệu khác nhau, nhƣng luận án xác định rõ là loại
tranh vẽ trên giấy.
Phạm vi về thời gian: Luận án tập trung chủ yếu vào khoảng thời gian
từ năm 2009 đến năm 2017, đây là thời kỳ các cuộc triển lãm tranh thiếu nhi
toàn quốc đã đƣợc diễn ra đều đặn, ổn định.
Thời gian từ năm 2009 đến năm 2017, xã hội của VN về mọi lĩnh
vực nhƣ chính trị, văn hóa, kinh tế rất ổn định, trong đó lĩnh vực văn hóa
nghệ thuật đang trên đà phát triển mạnh và có tính hội nhập quốc tế. Điều
đó đã tạo ra một môi trƣờng cho việc hoạt động nghệ thuật của thiếu nhi ở
nhiều tỉnh thành trên cả nƣớc phát triển rầm rộ, chính bởi những điều
thuận lợi này đã là nguồn tranh có chất lƣợng cho các cuộc triển lãm mỹ
thuật thiếu nhi toàn quốc của VN.
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
Tranh vẽ của thiếu nhi đƣợc vẽ và thể hiện còn khá đơn giản so với
4
tranh vẽ của ngƣời lớn, tuy nhiên để hiểu và phân tích các bức tranh này khá
phức tạp. Tranh vẽ của ngƣời lớn có thể diễn ra trong một khoảng thời gian
rất dài, từ khi ngƣời vẽ 18 tuổi đến khi về già, chỉ sử dụng một số tiêu chí
nhất định để phân tích và đánh giá giá trị nghệ thuật. Còn tranh vẽ của thiếu
nhi không tiếp cận nhƣ cách tiếp cận tranh của ngƣời lớn đƣợc vì đặc điểm
của đối tƣợng này là liên tục thay đổi về tƣ duy cũng nhƣ khả năng tạo hình.
Vậy câu hỏi nghiên cứu sẽ đƣợc đặt ra là:
Có thể đánh giá giá trị nghệ thuật của tranh thiếu nhi dựa trên cơ sở lý
luận nào?
Yếu tố ngôn ngữ tạo hình trong tranh thiếu nhi VN là gì và đƣợc biểu
hiện ra sao?
Đặc trƣng ngôn ngữ tạo hình trong tranh thiếu nhi đƣợc phản ánh thông
qua quá trình nào?
Đặc trƣng ngôn ngữ tạo hình trong tranh thiếu nhi đƣợc bộc lộ bởi
những nội hàm nghệ thuật nào?
4.2. Giả thuyết khoa học
Có thể đánh giá giá trị nghệ thuật của tranh vẽ thiếu nhi dựa trên lý
thuyết mỹ thuật học và tâm lý học và nghệ thuật.
Yếu tố ngôn ngữ tạo hình trong tranh thiếu nhi là nét, hình, màu, bố cục
và sự biểu hiện này sẽ khác hẳn tranh vẽ của ngƣời lớn.
Đặc trƣng ngôn ngữ tạo hình trong tranh thiếu nhi đƣợc phản ánh thông
qua những sự chuyển biến, tiến trình và biểu hiện nghệ thuật.
Đặc trƣng ngôn ngữ tạo hình trong tranh thiếu nhi bộc lộ bởi nội dung
chủ đề và phong cách biểu hiện nghệ thuật.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thu thập thông tin, tƣ liệu, khảo cứu tranh trong triển lãm mỹ thuật
thiếu nhi toàn quốc gồm các vựng tập gốc, các sách, các bài báo trong các thƣ
5
viện trọng điểm, trong Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, tủ sách tƣ
nhân, trên mạng xã hội Trên cơ sở đó NCS tiến hành xây dựng chi tiết và
viết luận án theo những nhiệm vụ chính sau:
Nghiên cứu những vấn đề lý thuyết, lý luận áp dụng cho việc phân tích,
đánh giá tranh vẽ của thiếu nhi.
Xác định phƣơng thức phân loại tranh vẽ từ các triển lãm mỹ thuật
thiếu nhi toàn quốc giai đoạn 2009 - 2017.
Xác định đặc điểm ngôn ngữ tạo hình trong tranh vẽ đƣợc thể hiện
bằng khả năng tạo hình cùng với đặc điểm tƣ duy, tƣởng tƣợng và sáng tạo
của các nhóm tuổi thiếu nhi khác nhau.
Chỉ ra đƣợc đặc trƣng ngôn ngữ tạo hình của tranh vẽ thiếu nhi VN.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa khoa học
Luận án kết hợp giữa các lĩnh vực khoa học là mỹ thuật học và tâm lý
học và nghệ thuật nhằm chứng minh một số mệnh đề liên quan đến tranh
thiếu nhi về những yếu tố của ngôn ngữ tạo hình. Trên cơ sở đó sẽ luận bàn
về kết quả nghiên cứu của luận án để xác định đƣợc đặc trƣng ngôn ngữ tạo
hình trong tranh vẽ thiếu nhi VN. Cũng từ đây luận án sẽ xác định một số hiệu
quả nghệ thuật trong tranh của thiếu nhi bằng lý luận hội họa.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án là nguồn thông tin tƣ liệu dùng để cho NCS và sinh viên mỹ
thuật, những vấn đề có liên quan đến tranh vẽ của thiếu nhi. Thông qua đó
luận án có thể đƣợc sử dụng trong việc phát hiện và bồi dƣỡng năng khiếu mỹ
thuật của thiếu nhi trong nhà trƣờng hay các trung tâm dạy vẽ cho thiếu nhi.
Cùng với đó luận án có giá trị trong việc sử dụng tham chiếu các khung đánh
giá và có đóng góp trong việc đƣa ra các tiêu chí đánh giá tranh thiếu nhi.
6
7. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Cách tiếp cận
- Mỹ thuật học
Sử dụng hệ thống lý luận mỹ thuật để đối chiếu, phân tích, so sánh
nhằm tìm ra các biểu hiện tạo hình trong những bức tranh. Phân tích khả năng
tạo hình, giá trị nghệ thuật và thông điệp của bức tranh.
- Tâm lý học và nghệ thuật
Xuất phát từ đối tƣợng nghiên cứu là đặc trƣng ngôn ngữ tạo hình trong
tranh vẽ thiếu nhi, luận án lựa chọn phƣơng pháp tiếp cận tâm lý học và nghệ
thuật. Phƣơng pháp này giúp luận án tiếp cận đúng đối tƣợng nhằm phân tích,
diễn giải và đánh giá đƣợc đặc trƣng ngôn ngữ tạo hình trong tranh vẽ từ các
triển lãm mỹ thuật thiếu nhi toàn quốc giai đoạn 2009 - 2017.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Nghiên cứu, sƣu tầm, tra cứu, hệ thống hóa các tài liệu theo nhóm vấn
đề nhƣ: Những chuyên luận có liên quan tới tranh vẽ của thiếu nhi, những bài
viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành thuộc lĩnh vực mỹ thuật.
Nguồn tài liệu đƣợc chúng tôi tìm hiểu, sƣu tập từ các địa chỉ nhƣ: Viện
nghiên cứu Mỹ thuật; Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm; Tạp chí Mỹ
thuật; Thƣ viện Quốc gia; Thƣ viện Khoa học xã hội, Thƣ viện trƣờng Đại
học Mỹ thuật Việt Nam; Thƣ viện trƣờng Đại học Mỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh.
Cùng với nguồn tài liệu gián tiếp từ những ngƣời đồng nghiệp nhƣ sách, bài
báo, các chuyên luận, đã đƣợc công bố trong và ngoài nƣớc liên quan đến đề
tài luận án. Trên cơ sở đó NCS phân loại, đánh giá các tài liệu với các mức độ
phù hợp của luận án.
- Phương pháp phân loại, thống kê, tổng hợp
Phƣơng pháp này áp dụng nhằm để dùng cho các tranh của thiếu nhi ở
7
các độ tuổi khác nhau, tỉnh thành khác nhau và phong cách biểu hiện nghệ
thuật khác nhau.
Để liên kết các dữ liệu từ các ngành khoa học khác nhau nhƣ: mỹ thuật
học, tâm lý học nghệ thuật và các ngành khoa học khác có liên quan.
Để phân tích các tác phẩm tranh vẽ trong triển lãm mỹ thuật thiếu nhi
toàn quốc giai đoạn 2009 - 2017.
Để làm sáng tỏ các vấn đề có tính liên ngành phục vụ cho lý luận mỹ
thuật diễn giải về tranh vẽ của thiếu nhi.
- Phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá
Luận án sử dụng một số luận điểm đáng tin cậy, có sức thuyết phục của
những nhà nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực tranh vẽ của thiếu nhi làm điểm
tựa để phân tích và so sánh những bức tranh của thiếu nhi từ các triển lãm mỹ
thuật thiếu nhi toàn quốc giai đoạn 2009 - 2017. Từ đó làm nổi bật đặc trƣng
ngôn ngữ tạo hình trong tranh vẽ thiếu nhi, thông qua biểu hiện khả năng tạo
hình và tƣ duy, tƣởng tƣợng, sáng tạo của thiếu nhi ở các nhóm tuổi.
8. Những kết quả nghiên cứu mới của luận án
Luận án đã chỉ ra:
Tranh vẽ của thiếu nhi có thể coi nhƣ thuộc về hội họa, bởi thiếu nhi là
một đối tƣợng độc lập, cũng sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ tạo hình nhƣ:
nét, hình, màu, bố cục.
Tranh vẽ của thiếu nhi khác với tranh vẽ của ngƣời lớn, bởi những nét
đặc trƣng riêng biệt và sự biểu hiện nghệ thuật khá độc đáo của lứa tuổi này.
Đặc điểm nội dung và hình thức trong tranh thiếu nhi khác nhau ở các
nhóm tuổi khác nhau.
Ở mỗi nhóm tuổi, tranh thiếu nhi có sự hoàn chỉnh riêng. Điều đó biểu
hiện ở sự chuyển biến về yếu tố tạo hình cũng nhƣ tiến triển về ngôn ngữ tạo
hình của tranh vẽ thiếu nhi. Tất cả những điều trên sẽ tạo nên nét đặc trƣng
8
ngôn ngữ tạo hình trong tranh từ các triển lãm mỹ thuật thiếu nhi toàn quốc ở
VN giai đoạn 2009 - 2017.
9. Cấu trúc của luận án
Luận án ngoài các phần mở đầu (8 trang), kết luận (3 trang), tài liệu
tham khảo (8 trang), phụ lục (38 trang), nội dung đƣợc kết cấu 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu về tranh thiếu nhi
(43 trang)
Chƣơng 2: Ngôn ngữ tạo hình trong tranh thiếu nhi (53 trang)
Chƣơng 3: Luận bàn về kết quả nghiên cứu của luận án (54 trang)
9
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
VỀ TRANH THIẾU NHI
1.1. Cơ sở lý luận để nghiên cứu tranh thiếu nhi
1.1.1. Một số khái niệm sử dụng trong luận án
Vẽ tranh của thiếu nhi là một nhu cầu tự thân, là hoạt động sáng tạo,
hoạt động này đƣợc hiểu là một hoạt động tạo hình không bị chi phối bởi các
quy luật hay khoa học tạo hình mà hoàn toàn dựa vào cảm quan nhận thức về
đối tƣợng và không gian.
1.1.1.1. Khái niệm đặc trưng ngôn ngữ tạo hình (A. language of fine
arts; P. langages plastiques).
Theo Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học, Nxb. Đà Nẵng
(2016): “Đặc trƣng là nét riêng biệt và tiêu biểu, đƣợc xem là dấu hiệu để
phân biệt với những sự vật khác” [80, Tr. 223].
Luận án sử dụng khái niệm “đặc trƣng” nhằm nhấn mạnh nét riêng biệt,
tiêu biểu, không trùng lặp của đối tƣợng nghiên cứu.
- Theo Từ điển bách khoa Việt Nam (tập 3, Nxb Từ điển bách khoa
2003):
Ngôn ngữ tạo hình biểu thị và truyền đạt những cảm xúc thẩm mĩ
trƣớc hiện thực thông qua ngôn ngữ riêng. Các yếu tố của ngôn ngữ
tạo hình là đƣờng, hƣớng, hình họa, màu sắc, ánh sáng - bóng tối,
hình thể, khối, trang sức, mảng đặc, mảng trống, mức độ, bố cục,
vv. Có 2 khuynh hƣớng trong nghiên cứu và tác động đối với ngôn
ngữ tạo hình: 1) Coi ngôn ngữ tạo hình là trên hết; 2) Ngôn ngữ tạo
hình chú trọng nội dung, ý nghĩa của bức tranh [19, Tr.139].
- Từ điển Mỹ thuật phổ thông của tác giả Đặng Thị Bích Ngân, Nxb Mỹ
thuật (2012):
10
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt gồm những dấu hiệu và
kí hiệu đƣợc sử dụng với mục đích trao đổi hoặc truyền đạt thông
tin. Trong nghệ thuật, mỗi chuyên ngành đều có ngôn ngữ riêng để
biểu đạt loại hình nghệ thuật của mình. Đối với nghệ thuật tạo hình,
tất cả những gì tạo nên tác phẩm và biểu đạt nên vẻ đẹp hay xấu
trong tác phẩm hội họa, điêu khắc, đồ họa, trang trí.., đƣợc gọi là
ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình; ví dụ nhƣ chủ đề tác phẩm, luật bố
cục, những điểm chính về tổ chức không gian, đƣờng nét, hình
khối, màu sắc[36, tr.109].
Theo hai cuốn từ điển trên, ngôn ngữ của mỗi loại hình nghệ thuật có
những biểu hiện riêng. Ngôn ngữ hội họa đƣợc biểu hiện qua đƣờng nét, hình,
màu sắc, bố cục Họa sĩ (dù là ngƣời lớn hay thiếu nhi) đều phải sử dụng
những yếu tố ngôn ngữ này để tạo ra bức tranh của mình.
1.1.1.2. Khái niệm thiếu nhi
Theo Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học, Nxb. Đà Nẵng
(2016): “Thiếu nhi là trẻ em thuộc các lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng; Thiếu
niên là trẻ em thuộc lứa tuổi từ mƣời tuổi đến khoảng mƣời lăm tuổi; Nhi
đồng là trẻ em ở độ tuổi từ bốn, năm đến tám, chín tuổi” [80, Tr. 585].
Nhƣ vậy thuật ngữ “thiếu nhi” sử dụng trong luận án là từ 4 tuổi đến 15 tuổi.
1.1.1.3. Tranh thiếu nhi
Để phục vụ cho việc triển khai nghiên cứu, NCS quan niệm rằng: tranh
vẽ của thiếu nhi là hoạt động sáng tạo dùng nét, hình, màu, bố cục để diễn đạt,
mô hình hóa hiểu biết và cảm xúc của thiếu nhi trƣớc con ngƣời, thiên nhiên,
xã hội, trong đó:
Nét: Là hành động vẽ đầu tiên trên bức tranh, là mục đích chủ yếu để
vẽ hình, vẽ chi tiết và thƣờng là dạng nét mộc, nét tự nhiên, ít có sự tính toán.
Hình: Chỉ mang lại theo đặc điểm, theo ý niệm, không đạt tới mức độ
11
đúng và giống và vẽ theo tự nhiên, phát triển theo từng giai đoạn, lứa tuổi
khác nhau.
Màu: Dùng theo cảm tính, tự nhiên, thói quen và chủ yếu là đùng màu
cơ bản, nguyên chất.
Bố cục: Thƣờng đặt hình kín tranh, dàn trải trên bề mặt nền, không
thực sự tính toán.
Nhƣ vậy, chúng ta có thể đƣa ra nhận định về tranh thiếu nhi ở một
mức độ tƣơng đối nhƣ. Tranh vẽ của thiếu nhi là những bức tranh đƣợc vẽ
bằng ngôn ngữ tạo hình nhƣ nét, hình, màu, bố cục.., để diễn đạt, mô hình hóa
hiểu biết và cảm xúc của thiếu nhi trƣớc con ngƣời, thiên nhiên, xã hội. Cùng
với đó nhằm giải thích và biểu đạt những hiểu biết về đối tƣợng theo quy luật
nhận thức và khả năng biểu hiện nghệ thuật của lứa tuổi thiếu nhi, mang
những nét đặc trƣng riêng.
1.1.2. Những điểm căn bản của lý thuyết mỹ thuật học và lý thuyết
tâm lý học và nghệ thuật
1.1.2.1. Lý thuyết mỹ thuật học
Lý thuyết Mỹ thuật học trong Giáo trình mỹ thuật học [27] cho rằng:
“một tác phẩm hội họa phải có đặc điểm ngôn ngữ về tạo hình nhƣ: đƣờng
nét, hình, màu sắc, bố cục” [27. Tr. 151]. Liệu hội họa hay tranh vẽ của thiếu
nhi có ngôn ngữ tạo hình không? Số đông các nhà nghiên cứu có nói tới ngôn
ngữ tạo hình trong tranh vẽ thiếu nhi. Theo họ, điểm bắt đầu của sáng tạo
nghệ thuật ở ngƣời lớn và thiếu nhi là nhƣ nhau, chỉ khác nhau về mức độ
biểu hiện tạo hình. Để xây dựng và hoàn thiện một bức tranh ngƣời lớn phải
trải qua một quá trình dài vận dụng ngôn ngữ tạo hình và các nguyên tắc của
tạo hình. Cách tạo hình lâu hay nhanh là do họa sĩ lựa chọn và còn phụ thuộc
vào chất liệu thể hiện chúng (nhanh nhất có thể một giờ, một buổi hay một
ngày; nhiều hơn có thể một tuần, một tháng hoặc nhiều tháng; thậm chí hàng
12
năm, lâu hơn nữa là nhiều năm Đối với thiếu nhi, do đặc điểm về tâm sinh
lý lứa tuổi đang trên đà phát triển để trở thành ngƣời lớn (18 tuổi), các em
phải trải qua rất nhiều giai đoạn, đồng nghĩa với việc tranh vẽ cũng phải trải
qua nhiều giai đoạn, nhƣ những nhà nghiên cứu về tranh vẽ của thiếu nhi
nhiều nƣớc trên thế giới đã chỉ ra. Do đặc điểm trên nên thời gian để vẽ bức
tranh thƣờng là rất ngắn so với ngƣời lớn (nhanh nhất có thể là 15 - 20 phút
hay 30 phút, nhiều hơn một chút 45 phút hay một giờ; nhiều hơn nữa có thể
vài giờ hoặc có thể vài ngày). Thử giả định cho thiếu nhi vẽ nhƣ ngƣời lớn
và thời gian cũng nhƣ ngƣời lớn các em cũng không làm đƣợc vì đơn giản các
em còn nhỏ, lƣợng kiến thức và sự hiểu biết còn hạn hẹp, sự bền bỉ và sức
chịu đựng còn rất hạn chế. Cho nên có thể tạm kết luận ngôn ngữ tạo hình của
thiếu nhi phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, có điểm tƣơng đồng với
ngôn ngữ tạo hình của ngƣời lớn nhƣng rất khác nhau về mức độ biểu hiện và
quá trình thể hiện tác phẩm.
Lý thuyết Mỹ thuật học cho rằng: “việc sáng tạo một tác phẩm hội họa
đã khó, nhƣng việc tìm hiểu tác phẩm đó càng khó hơn” [27, Tr. 152]. Đánh
giá tác phẩm hội họa chính là việc tìm hiểu, phân tích nội dung và hình thức
nghệ thuật của tác phẩm đó. Phân tích tác phẩm đồng nghĩa với việc nghiên
cứu, tìm hiểu tất cả các yếu tố đó, bằng cảm thụ, đánh giá đúng mức độ các
giá trị của tác phẩm, tác giả. Nội dung liên quan tới đối tƣợng hiện thực nào
đƣợc tác giả quan tâm khắc họa trong tác phẩm? Tác phẩm đề cập tới vấn đề
nội dung tƣ tƣởng nhƣ thế nào? Quan điểm tiếp cận hiện thực của tác giả ra
sao? Tƣ tƣởng và quan điểm nghệ thuật của tác giả là gì? Còn hình thức của
tác phẩm đƣợc biểu hiện qua nhiều yếu tố nhƣ: chất liệu, ngôn ngữ tạo hình
gồm các yếu tố màu sắc, đƣờng nét, hình, đƣợc sắp xếp, bố cục nhƣ thế nào
để biểu hiện đề tài, ý tƣởng sáng tác? Các yếu tố đó vận động ra sao để tạo
nên nhịp điệu cho tác phẩm? Nội dung và hình thức là hai mặt thống nhất biện
13
chứng của một tác phẩm.
Và điều quan trọng là ngƣời nghiên cứu phải đứng ở góc độ khách
quan để nhìn nhận phân tích tác phẩm, tránh áp đặt tƣ tƣởng và cảm nhận chủ
quan của mình cho tác giả và tác phẩm. Tuy nhiên, tranh vẽ của thiếu nhi là
do các em vẽ nhƣng lại do ngƣời lớn phân tích và đánh giá. Ngƣời lớn đứng
ra tổ chức hoạt động vẽ tranh cho các em và cũng chính ngƣời lớn phân loại,
chọn lọc những tranh đẹp để gửi trƣng bày triển lãm hay dùng để làm giáo cụ
trực quan phân tích tranh cho các em trong giờ tạo hình. Thiếu nhi luôn ở thế
bị động và phụ thuộc gần nhƣ hoàn toàn vào ngƣời lớn. Vì vậy việc có một
cái nhìn khách quan khi đánh giá tranh thiếu nhi là một việc khó.
Vì muốn hiểu giá trị nghệ thuật tạo hình của thiếu nhi thì phải hiểu
đƣợc tâm lý sáng tạo nghệ thuật của thiếu nhi, có nghĩa là phải có kiến thức lý
luận cho vấn đề. Không thể sử dụng các tiêu chí đánh giá tranh ngƣời lớn cho
tranh thiếu nhi. Vì vậy, việc xây dựng một bộ tiêu chí để đánh giá tranh thiếu
nhi còn bị bỏ ngỏ. Mà sự chọn lựa những bức tranh đẹp của thiếu nhi là phụ
thuộc vào sự cảm nhận, chủ quan từ phía ngƣời lớn đánh giá một bức tranh
qua ý tƣởng, nội dung, hình thức từ tiêu chí đánh giá tranh của ngƣời lớn áp
sang cho thiếu nhi, nên những tranh đƣợc giải thƣởng thƣờng rất già dặn về
thủ pháp về bố cục hay không gian v.v.., điều này có đúng cho các em hay
không, xin thƣa rằng chƣa chắc. Chính vì sự không chắc chắn nên rất cần có
một bộ tiêu chí hay nét đặc trƣng ngôn ngữ tạo hình về tranh thiếu nhi để làm
rõ đƣợc điểm yếu này. Đây có lẽ là một điều bỏ ngỏ không dễ một chút nào
dành cho những nhà nghiên cứu tới tranh vẽ của thiếu nhi biên soạn ra trong
tƣơng lai.
Tóm lại, lý thuyết mỹ thuật học đã chỉ ra các đặc điểm của ngôn ngữ
tạo hình trong một tác phẩm hội họa: nét, hình, màu, bố cục. Để đánh giá
tranh vẽ thiếu nhi một cách khách quan, luận án sẽ sử dụng những đặc điểm
14
ngôn ngữ tạo hình trên. Bởi trong sách đã giải nghĩa về ngôn ngữ tạo hình,
cách tiếp cận để phân tích cũng nhƣ đánh giá tác phẩm thì tranh vẽ của ngƣời
lớn và tranh vẽ của thiếu nhi đều theo một mẫu số chung. Nhƣng cụ thể sẽ
khác nhau ở đặc trƣng nghệ thuật, thông qua tâm lý lứa tuổi để phân định mức
độ chênh lệch này hay biên độ biểu hiện nội hàm của nghệ thuật. Xét về mặt
khách quan, NCS sẽ áp dụng cách tiếp cận lý thuyết mỹ thuật học để xác định
đặc trƣng ngôn ngữ tạo hình trong tranh thiếu nhi. Bằng bốn ngôn ngữ tạo
hình cụ thể là: nét, hình, màu, bố cục và phân tích trên cơ sở của những bức
tranh từ các triển lãm mỹ thuật thiếu nhi toàn quốc ở bốn nhóm tuổi khác
nhau để tìm ra những điểm đặc trƣng về loại hình nghệ thuật này. Cùng với
cách tiếp cận lý thuyết tâm lý học và nghệ thuật để phân tích, giải nghĩa và
đánh giá mức độ biểu hiện nghệ thuật trong tranh vẽ của thiếu nhi qua các giai
đoạn nhóm tuổi khác nhau.
1.1.2.2. Lý thuyết tâm lý học và nghệ thuật
Ba lý thuyết nghiên cứu tranh vẽ thiếu nhi đã đƣợc Donna Darling
Kally (2004) tổng hợp trong cuốn sách Uncovering the History of Children's
Drawing and Art (Khám phá lịch sử vẽ và nghệ thuật của trẻ em). Đó là “Lý
thuyết cửa sổ Thẩm mỹ” (Aesthetic Window paradigm); “Lý thuyết gƣơng
tâm lý” (Psychological Mirror model); “Lý thuyết tâm lý học và nghệ thuật”
(Psychological and artistic model).
Trong 3 lý thuyết trên NCS lấy lý thuyết thứ ba để áp dụng vào nghiên
cứu của luận án. Lý thuyết này là sự tổng hợp của hai lý thuyết đơn lẻ trƣớc
đó. Và phần đông các nhà nghiên cứu cho rằng đây là lý thuyết có cơ sở nhất
để có thể phân tích, lí giải tranh vẽ của thiếu nhi một cách thấu đáo. Rudolf
Arnheim, ngƣời...g tƣợng và sáng tạo, v.v, những
điểm này sẽ chi phối khả năng tạo hình của thiếu nhi.
Có cùng một số quan điểm về đánh giá tranh của thiếu nhi, tác giả
Nguyễn Tiến Dũng trong bài viết “Hoạt động giáo dục mỹ thuật cho thiếu nhi
hiện nay”. Tác giả cho rằng hoạt động vẽ tranh của thiếu nhi hiện nay mới chỉ
đƣợc quan tâm chú trọng ở những trung tâm lớn của các tỉnh và các thành phố
lớn. Còn đối với thiếu nhi vùng nông thôn, miền núi thì hoạt động vẽ tranh
còn yếu kém, thậm chí có nơi các em còn không đƣợc học vẽ vì nhiều lí do.
Nguyên nhân thứ nhất: Nội dung chƣơng trình dạy mỹ thuật trong hệ
thống Cung, Nhà thiếu nhi chủ yếu là tự biên soạn, chƣa có sự đánh giá, tổng
kết và rút kinh nghiệm. Tuy nhiên, số lƣợng các em tham gia sinh hoạt ở khu
vực này không lớn. Do vậy đáng kể nhất là chƣơng trình giáo dục mỹ thuật
trong nhà trƣờng phổ thông. Đây là nội dung có tác động đến toàn bộ thiếu
nhi nƣớc ta. Mặc dù chƣơng trình đã đƣợc cải cách và tiến bộ hơn trƣớc
nhƣng vẫn tồn tại khá nhiều hạn chế ở mục đích, phƣơng pháp và nội dung
thể hiện. “Vì nhìn ở góc độ tổng thể chúng ta thấy vẫn còn nặng về dạy kỹ
thuật vẽ. Nội dung chƣơng trình còn nhiều chỗ không hợp lý, còn gò ép, áp
đặt, chƣa phù hợp với lứa tuổi học sinh. Các em phải học vẽ trang trí sớm và
quá nhiều, nhiều nội dung trùng lặp dễ gây nhàm chán” [11, Tr. 11].
Nguyên nhân thứ hai: Đó là sự hạn chế về chuyên môn của đội ngũ
giáo viên dạy mỹ thuật. “Nhiều thầy cô dạy vẽ quá yếu về nghề, sau khi tốt
nghiệp lại chẳng bao giờ cầm bút vẽ nữa, cảm xúc thẩm mỹ nghèo dần đi”
[11, Tr. 12] nên khả năng truyền thụ, khuyến khích và dẫn dắt các em chƣa
đƣợc tốt.
Chính vì còn tồn tại hai nguyên nhân cơ bản trên, tác giả đã đƣa ra 8
kiến nghị liên quan tới một sự đổi mới của ngành giáo dục: Chú trọng bồi
31
dƣỡng nâng cao cho đội ngũ giáo viên; Tăng cƣờng về cơ sở vật chất để đảm
bảo môi trƣờng hoạt động mỹ thuật; Đề nghị đài truyền hình, truyền tải nhiều
hơn những kiến thức mỹ thuật đến với các em; Hội mỹ thuật phối hợp với
Cục mỹ thuật tổ chức các cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi định kỳ hàng năm ở cấp
tỉnh, thành phố và quốc gia nhiều hơn nữa; Phối hợp với các tổ chức xã hội,
các doanh nghiệp để tìm nguồn tài trợ, khích lệ cho hoạt động mỹ thuật của
thiếu nhi; Nhà xuất bản Mỹ thuật nên phát hành một tạp chí. “Mỹ thuật thiếu
nhi” để in các bức tranh đẹp và các bài viết của những nhà nghiên cứu tới
tranh vẽ của thiếu nhi; Chính phủ nghiên cứu chuyển hệ thống Cung - Nhà
thiếu nhi sang ngành văn hóa hoặc giáo dục quản lý để phát huy tốt hơn về
chuyên môn và cơ sở vật chất.
Tác giả còn chỉ ra những bất cập của các cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi.
Một là, hạn chế về hiệu quả từ các cuộc thi, tác giả thấy rằng “sau khi
kết thúc mỗi cuộc thi, kết thúc triển lãm, phần nhiều những bức tranh này
đƣợc cất đi và đi vào quên lãng, hay nói đúng hơn là chúng ta chƣa phát huy
đƣợc kết quả từ những cuộc thi” [11, Tr. 15]. Vì chỉ có ít cuộc thi mới đƣợc in
sách và trao tặng những em đƣợc giải thƣởng mà thôi, còn số lƣợng các em
không đƣợc xem tranh, không đƣợc biết đến điều này là số rất nhiều.
Hai là, “chênh lệch về giáo dục mỹ thuật giữa các vùng miền, giữa các
đô thị với vùng nông thôn, chƣa kể tới vùng sâu vùng xa, vùng miền núi thì
sự chênh lệch này còn tăng gấp bội” [11, Tr.16]. Vì vùng xa các em không có
điều kiện mua họa phẩm, không có thầy cô dạy mĩ thuật có chuyên môn tốt và
ít có tài liệu tranh ảnh tham khảo và vô vàn lí do khác.
Ba là, hạn chế về nạn đạo tranh, chế tranh, theo nhận định của tác giả,
“hiện nay việc chép tranh ngƣời khác để đi dự thi không phải là hiếm vì
không lọt vào thì cũng không sao, hay việc chế tranh của thiếu nhi nƣớc
ngoài, mà không cóp nguyên xi” [11, Tr. 17]. Ban giám khảo có khi không
biết, nên trao giải cho những tranh chế này.
32
Bốn là, “sự giống nhau ở một lớp, một lò, vì điều này cũng thật dễ hiểu
là các em ở cùng một đơn vị có cách vẽ giống nhau, chịu ảnh hƣởng lẫn
nhau” [11, Tr. 17], vì mỗi lần có bức tranh đẹp thầy cô thƣờng nêu gƣơng bức
tranh của em đó, từ đây hình thành tâm lý bắt chƣớc trong các em, và đặc biệt
là chịu ảnh hƣởng của chính ngƣời thầy dạy các em. Đây là một lỗi hay hạn
chế của thầy cô hƣớng dẫn, vì đã làm mất đi cá tính của chính các em.
Tuy bài viết chƣa đề cập đến sự biểu hiện nghệ thuật trong tranh nhƣng
tác giả cũng đƣa ra một bức tranh tổng thể về hoạt động vẽ tranh và triển lãm
cũng mang tính chất nhƣ đánh giá chung về tranh vẽ của thiếu nhi. Điều này
đã giúp luận án có một cái nhìn toàn diện khi xem xét lựa chọn các bức tranh
trong vựng tập làm tƣ liệu cho luận án.
Cũng về vấn đề này tác giả Dƣơng Thanh Ngọc trong bài viết “Nội
dung và đề tài đặc trƣng tranh thiếu nhi qua hội thi nét vẽ xanh”, trong quyển
kỷ yếu, Hội thi nét vẽ xanh, tọa đàm mỹ thuật nâng cao khả năng sáng tạo của
thiếu nhi, nhân kỷ niệm 20 năm nét vẽ xanh (1998 - 2017), do Sở Văn hóa,
Thể thao, Sở Giáo dục và Đào tạo, Thƣ viện Khoa học tổng hợp Tp Hồ Chí
Minh đứng ra tổ chức. Theo tác giả phân loại có 9 nội dung chủ đề mà các em
thiếu nhi thể hiện qua tranh vẽ của mình:
Chủ đề về tình yêu quê hƣơng đất nƣớc, em yêu thích Tp Hồ chí
Minh; Bác Hồ và thiếu nhi; Gia đình yêu thƣơng; Ngôi trƣờng của
em và tình cảm với các thầy cô giáo; Môi trƣờng và bảo vệ môi
trƣờng; Biển đảo Việt Nam, tình quân dân, Ƣớc mơ hòa bình, tình
hữu nghị giữa các dân tộc; Lễ hội và làng nghề truyền thống Việt
Nam; Ƣớc mơ nghề nghiệp; Sân chơi thiếu nhi [38, Tr. 26].
Những đề tài này đƣợc thể hiện trên bốn loại hình thức: Vẽ bằng màu
sáp, màu bột trên giấy A3; Vẽ bằng màu trên áo dài; Vẽ màu trên kỹ thuật vi
tính; Vẽ màu trên bình gốm; Cùng với vẽ tranh theo cá nhân và vẽ tranh theo
tập thể, thƣờng các bức vẽ tập thể thì kích thƣớc to hơn trên khổ A2, với tổng
33
số 406 bức tranh và sản phẩm đƣợc trƣng bày ở triển lãm.
Nhƣ vậy, với con số tác giả đã thống kê, có thể thấy thiếu nhi từ 5 tuổi
đến 15 tuổi đã lấy ý tƣởng và xây dựng nội dung chủ đề khá đầy đủ ở các lĩnh
vực của đời sống xã hội xung quanh cuộc sống tƣơi đẹp của các em. Triển
lãm nhƣ một bức tranh tổng thể về cuộc sống con ngƣời nơi đây, thanh bình
cũng có, tƣơi vui, nhộn nhịp cũng có, nói lên bản sắc vùng văn hóa mang tính
đặc thù của thành phố Hồ Chí Minh. Về đặc trƣng tạo hình của thiếu nhi, tác
giả đánh giá “mỗi bức tranh của các em mang một đặc trƣng tạo hình của
từng địa phƣơng nói riêng, nhƣng vẫn mang một truyền thống chung của vẻ
đẹp văn hóa đất nƣớc Việt Nam mình” [38, Tr. 29].
Tranh của các em đẹp một cách hồn nhiên, mộc mạc, giản dị, nhƣng
trong sáng vô cùng. Tác giả bƣớc đầu kết luận, kết quả của cuộc thi là những
nhận định khả năng sáng tạo của các em từ kiến thức cơ bản về thẩm mỹ,
hƣớng tới cái đẹp, hiểu đƣợc giá trị về tạo hình, văn hóa dân tộc và từng bƣớc
tiếp cận với văn hóa thế giới và mong rằng ban tổ chức chọn những bức tranh
đẹp trong hội thi nét vẽ xanh là của các em giao lƣu triển lãm cùng thiếu nhi
Quốc tế, nhằm giới thiệu đất nƣớc con ngƣời thành phố Hồ Chí Minh.
Luận án đã sử dụng đƣợc một số luận điểm chính của bài viết này: nhƣ
sự phân loại tranh vẽ thiếu nhi theo 9 chủ đề. Tuy nhiên, khái niệm “đặc trƣng
tạo hình” đƣợc sử dụng nhiều lần trong bài viết hƣớng vào nội dung chủ đề là
chính, còn ngôn ngữ tạo hình tác giả chƣa đề cập tới.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu tranh vẽ thiếu nhi ở nước ngoài
Những cuốn sách của nƣớc ngoài có nghiên cứu hay bàn luận tới lĩnh
vực tranh vẽ của thiếu nhi thì khá nhiều, nhƣng những cuốn sách có nội dung
hàm nghĩa phân tích đƣợc tranh vẽ của thiếu nhi hay nói về tranh vẽ thiếu nhi
thì không có nhiều. Tiêu biểu cho lĩnh vực này có một số lý thuyết cơ bản về
tranh vẽ thiếu nhi.
34
1.2.2.1. Lý thuyết cửa sổ thẩm mỹ (Aesthetic Window paradigm)
Tác giả Donna Darling Kally trong cuốn sách Uncovering the History
of Children's Drawing and Art (Khám phá Lịch sử vẽ và nghệ thuật của Trẻ
em). Nêu ra “lý thuyết cửa sổ thẩm mỹ’, đƣợc vận dụng bởi các học giả có
lĩnh vực nghiên cứu gần nhau nhƣ: sử gia nghệ thuật, lý luận và phê bình
nghệ thuật, các nhà giáo dục nghệ thuật. Các học giả thuộc lý thuyết này cho
rằng “Tranh vẽ thiếu nhi giống nhƣ cánh cửa sổ nhìn ra thế giới, nó hoạt động
nhƣ một ô cửa sổ đƣợc mở ra, một phần của thế giới lại hiển hiện trƣớc mắt.
Đó là một sự tái tạo của thực tế khách quan mang ý nghĩa bên trong của hình
ảnh” [92, Tr. 10].
Ngƣời đầu tiên vận dụng lý thuyết này để phân tích tranh vẽ của thiếu
nhi là tác giả ngƣời Pháp, Jean Jacques Rousseau (1712 - 1778), tác giả đƣợc
coi là ngƣời đầu tiên quan tâm đến nhu cầu của các em và tranh vẽ của thiếu
nhi. Tác giả viết “Chúng tôi không biết gì về thiếu nhi vẽ, đó là những ngƣời
khôn ngoan nhất” [92, Tr. 12], hàm ý là hãy để các em tự vẽ tự nhiên không
cần sự tác động nhiều của ngƣời lớn. Tác giả nhận xét rằng “Thiếu nhi có một
cách thức nhận thức, suy nghĩ và cảm giác đặc biệt của chính nó” [92, Tr. 13].
Do đó, nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến sự phát triển của cảm giác và tri
giác của thiếu nhi. Tác giả còn giới thiệu một bài học vẽ cho con của mình,
bằng cách nhìn của đôi mắt và sự khéo léo của đôi bàn tay khi em 12 tuổi.
Theo quan niệm của tác giả thì thiên nhiên nên là giáo viên duy nhất của
ngƣời học vẽ. Đây là một tiên đoán sơ bộ của thẩm mỹ để chấp nhận và đánh
giá cao vẻ đẹp các bức tranh của thiếu nhi. Rousseau đã sống trong thời gian
chuyển đổi giữa thế kỷ XVIII về thể chế chính trị, kinh tế, xã hội và cuộc cách
mạng công nghiệp mang lại những thay đổi ở khắp Châu Âu, trong đó có ở
Pháp. Tác giả đƣợc coi là ngƣời tiên phong dự đoán một số thay đổi này, trong
đó có cả các quan niệm rằng “thiếu nhi cần đƣợc tôn trọng và tôn trọng tách
biệt so với ngƣời lớn và cần đƣợc bảo vệ khỏi các tệ nạn xã hội” [92, Tr. 15].
35
Nhà nghiên cứu đã đƣa ra các phân tích về các giai đoạn phát triển của
thiếu nhi, trong đó có đề cập đến vấn đề tranh thiếu nhi vẽ. Tác giả cho rằng
“ở mỗi độ tuổi tranh thiếu nhi vẽ đều có sự hoàn chỉnh riêng của nó và giai
đoạn sau chỉ hoàn thiện thông qua sự hoàn thiện của nó trƣớc đó” [92, Tr. 15].
Ngƣời tiếp theo vận dụng lý thuyết này là tác giả ngƣời Anh, Thomas
Robert Ablett (1848 - 1945). Tác giả cho rằng “Hầu hết thiếu nhi không chỉ
thích vẽ mà còn cảm thấy phải thể hiện mình bằng tranh” [92, Tr. 59]. Theo
quan điểm của nhà nghiên cứu thì không nên để thiếu nhi phát triển kỹ năng
vẽ tranh theo kiểu tự nhiên, nhận xét của tác giả đặc biệt quan trọng vì sau
này tác giả trở thành một ngƣời có ảnh hƣởng cực kỳ lớn trong nền giáo dục
nghệ thuật cho thiếu nhi ở Anh. Tiếp sau nhà nghiên cứu còn lý giải “Học vẽ
hay vẽ tranh nên để thiếu nhi phát triển khả năng quan sát thiên nhiên một
cách cẩn thận thông qua những bài học” [92, Tr. 60]. Một đại diện thứ ba là
Ebenezr Cooke (1885), cũng là một nhà nghiên cứu ngƣời Anh. Tác giả cho
rằng “Thiếu nhi thích sử dụng tranh vẽ nhƣ một phƣơng tiện biểu hiện, vui
thích để vẽ từ bộ nhớ hoặc trí tƣởng tƣợng” [92, Tr. 61].
Nhà nghiên cứu còn khẳng định thêm rằng “Thiếu nhi không vẽ những
gì nó nhìn thấy mà là những gì nó biết và hiểu” [92, Tr. 62]. Theo tác giả,
tranh vẽ thiếu nhi nhƣ một lý thuyết theo các giai đoạn phát triển: “- Giai
đoạn đầu (từ 2 đến 4 tuổi) - Giai đoạn thứ hai (từ 5 đến 6 tuổi) - Giai đoạn thứ
ba (từ 7 đến 8 tuổi) - Giai đoạn thứ tƣ (từ 9 đến 10 tuổi)” [92, Tr. 63]. Trong
nghiên cứu của mình Cooke đã mô tả chi tiết những gì Rousseau đã đề cập
nhiều năm trƣớc đó, nghĩa là thiếu nhi học cách vẽ theo thứ tự, với từng giai
đoạn dần dần trực tiếp đến gián tiếp. “Đây là một khái niệm mang tính cách
mạng” [92, Tr. 63].
Hai nhà nghiên cứu có công đóng góp khá lớn cho tranh vẽ thiếu nhi nhƣ
đã nêu là Ablett và Cooke, họ phải mất 30 năm nghiên cứu thiết lập nên “lý
thuyết cửa sổ thẩm mỹ” ở thế kỷ XIX, nhƣng những nghiên cứu họ không đƣợc
36
hƣởng ứng. Cùng với những quan điểm trên có Franz Cizek (1865 - 1946),
ngƣời Áo, tác giả học tại Học viện Mỹ thuật năm 1885, tác giả đƣợc coi là nhà
nghiên cứu giải mã đƣợc nhiều thứ nhất trong tranh vẽ thiếu nhi thời đó. Tác
giả cho rằng “Tranh vẽ thiếu nhi chúng là một hệ thống ngôn ngữ phát triển và
mang tính tƣợng trƣng trong tự nhiên” [92, Tr. 83]. Tác giả còn đƣa ra khá
nhiều quan điểm của mình về tranh vẽ thiếu nhi nhƣ: “Tranh vẽ thiếu nhi giống
nhƣ một cửa sổ trên thế giới, nó hoạt động nhƣ một cửa sổ để làm cho một
phần của thế giới có thể nhìn thấy đƣợc”. Hay tác giả chỉ ra “Tranh vẽ thiếu nhi
khác biệt và rất khác so với tranh vẽ của ngƣời lớn. Thiếu nhi sáng tạo và vẽ
tranh nhiều hơn đa số ngƣời lớn” [92, Tr. 84]. Và một nhận xét nữa là “Phải có
một sự hiểu biết rằng thiếu nhi có các qui tắc hoặc luật tự nhiên của riêng mình
và rằng các em đó gần gũi với thiên nhiên hơn ngƣời lớn”. Thêm một quan
điểm rất hay nữa là “Nghệ thuật của thiếu nhi không phải đạt đƣợc bằng kỹ
năng tạo hình mà bằng một quá trình sáng tạo” [92, Tr. 86].
Cuối cùng tác giả có một câu hỏi mà cho tới bây giờ chúng ta cũng
chƣa chắc giải thích đúng đƣợc “Trong tranh vẽ thiếu nhi có chứa đựng vô
thức không?” [92, Tr. 88]. Sự kiên định của Cizek là đƣa ra mục đích cho
thiếu nhi tự dạy chính mình, để tin vào một sự sáng tạo bẩm sinh, tác giả thúc
giục các em hãy vẽ những gì các em thích vẽ. Và tác giả nhấn mạnh thêm
rằng “Thiếu nhi nên đƣợc cho phép để vẽ nhƣ chúng muốn, mà không phải
theo cách nghĩ của ngƣời khác” [92, Tr. 90]. Tác giả đi đến một số kết luận:
Trẻ em 2 - 3 tuổi “giai đoạn đầu tiên, giai đoạn chữ viết nguệch ngoạc và
nhòe nhoẹt, có tầm quan trọng vô cùng và nhiều điều không đúng lắm đã gây
ra một cách vô thức”. Đây là thời đại của nghệ thuật thuần khiết nhất, gần nhƣ
là “Erbgut” (di sản) của trẻ em trong giai đoạn này. Các nhà nghiên cứu đã
nhận định rằng phải nhờ đến Cizek chúng ta mới có thể biết nhiều, đọc đƣợc
nhiều thứ và hiểu đƣợc nhiều thứ từ tranh vẽ thiếu nhi.
37
1.2.2.2. Lý thuyết gương tâm lý (Psychological Mirror model)
Sang thế kỷ tiếp theo thế kỷ XIX, khi cơ chế tâm lý thiếu nhi đƣợc coi
nhƣ một lĩnh vực nghiên cứu, “lý thuyết gƣơng tâm lý” ra đời có sự nhấn
mạnh đến giai đoạn phát triển nghệ thuật của thiếu nhi nhƣ một cách để đánh
giá sự trƣởng thành về cuộc sống nội tâm của các em. Đại diện cho mô hình
nghiên cứu này là James Sully (1884 - 1923), ngƣời Anh, chịu trách nhiệm
đƣa nghệ thuật của thiếu nhi vào Tâm lý học. Tác giả đƣa ra “Quan điểm đầu
tiên của thiếu nhi về nghệ thuật là phụ thuộc vào sự phát triển” [92, Tr. 76].
Sự phát triển dựa trên sự hiểu biết về sự biểu hiện của thị giác hoặc tƣởng
tƣợng của thiếu nhi thông qua sự vật.
Tác giả giải thích về lý thuyết gƣơng tâm lý bằng luận điểm nhƣ sau:
“Thiếu nhi bắt đầu thực hiện theo thực tế, nhƣng không phải thực tế hữu hình.
Gƣơng soi là phƣơng tiện tốt nhất để làm sáng tỏ chức năng đại diện của hình
ảnh. Thiếu nhi có thể nhận ra sự phản chiếu của chúng trong gƣơng nhƣ là đại
diện của chính mình. Chúng bắt đầu tạo ra những đại diện riêng của chính
mình và các đối tƣợng trên giấy, đó chính là tranh vẽ” [92, Tr. 76]. Đây chính
là nguồn gốc của lý thuyết gƣơng tâm lý. Tác giả cho rằng “thiếu nhi vẽ
những gì chúng biết về chủ đề, chứ không phải những gì chúng thực sự thấy
trƣớc mắt” [92, Tr. 76]. Nhà nghiên cứu quả quyết thêm rằng “khi thiếu nhi
vẽ, chúng không quan tâm đến tính chính xác” [92, Tr. 77]. Tác giả còn tổng
kết sự phát triển tranh vẽ của thiếu nhi qua 3 giai đoạn: Giai đoạn “vẽ bắt
chƣớc (2 - 3 tuổi), giai đoạn vẽ giản đồ theo kiểu tƣợng trƣng (4 - 5 tuổi), giai
đoạn chuyển động mang tính chủ nghĩa tự nhiên (5 - 6 tuổi)”.
Sau nghiên cứu về tranh thiếu nhi vẽ mà Sully đƣa ra năm 1896, cùng
nhiều nhà nghiên cứu đã tiếp tục theo hƣớng đó trong hơn 100 năm. Một quan
điểm nữa theo “lý thuyết gƣơng tâm lý”, nhƣng lại có sự xuất phát điểm từ “lý
thuyết cửa sổ thẩm mỹ”, ta có thể gọi là “sự khởi đầu giao thoa”. Ngƣời đó là
Viktor lowenfeld (1903 - 1960), ngƣời Áo. Tác giả là những nhà nghiên cứu
38
theo “lý thuyết cửa sổ thẩm mỹ”, nhƣng ông đã bác bỏ truyền thống ban đầu
này để ủng hộ chủ nghĩa biểu hiện mới trong nghệ thuật đã tiếp cận lý thuyết
về nghệ thuật của thiếu nhi từ một quan điểm tâm lý.
Mặc dù là một nhà thực hành từ “lý thuyết cửa sổ thẩm mỹ”, tác giả bị
ảnh hƣởng lớn bởi lợi ích của các nhà thực hành “lý thuyết gƣơng tâm lý”. Có
nghĩa, tác giả đã quan tâm đến cảm giác thúc đẩy nghệ thuật của thiếu nhi.
Lowenfeld, giống nhƣ những ngƣời thực hành “lý thuyết gƣơng tâm lý” khác,
đã quan tâm đến lý thuyết các giai đoạn phát triển tranh vẽ thiếu nhi. Tác giả
vạch ra các giai đoạn phát triển tranh thiếu nhi vẽ nhƣ sau: “- Viết nguệch
ngoạc (từ 2 đến 4 tuổi) - Phác họa sơ bộ (từ 4 đến 7 tuổi) - Phác họa (từ 7 đến
9 tuổi) - Chủ nghĩa hiện thực sơ khai trong độ tuổi (từ 9 đến 11 tuổi) - Giai
đoạn tự nhiên - giả tạo (từ 12 đến 14 tuổi) - Thời gian quyết định (từ 14 đến
17 tuổi)” [93, Tr. 115]. Trong mỗi giai đoạn này, Lowenfeld đã cố gắng đƣa
ra những lý thuyết cá nhân về nhân cách và động lực để tìm ra những gì là
“đằng sau” các bức tranh vẽ thiếu nhi.
1.2.2.3. Lý thuyết tâm lý học và nghệ thuật (Psychological and artistic
model)
Nhà nghiên cứu Rudolf Arnheim đã ghép lại từ hai lý thuyết đơn lẻ. Lý
thuyết này có nhiều ƣu điểm phân tích tranh vẽ thiếu nhi một cách rõ ràng
nhất nên NCS vận dụng để nghiên cứu tranh vẽ thiếu nhi trong luận án của
mình và đã dẫn ở phần cơ sở lý luận.
Tiếp nối “lý thuyết tâm lý học và nghệ thuật” có rất nhiều nhà nghiên
cứu cùng quan tâm theo hƣớng này, tiêu biểu có nhà nghiên cứu Vƣgôxki
(1896 - 1934), ngƣời Nga. Tác giả đƣợc coi là nhà tâm lý học và nghệ thuật
kiệt xuất nhất của thế kỷ XIX, tác giả để lại rất nhiều nghiên cứu quý báu,
mang tính đa ngành, liên quan đến tâm lý học, giáo dục học.., và nghệ thuật
nói chung, trong đó có phần nghiên cứu đến “Trí tƣởng tƣợng và sáng tạo
môn họa ở lứa tuổi thiếu nhi”. Trong đó, tác giả diễn giải tranh vẽ thiếu nhi
39
đƣợc phát triển theo từng giai đoạn, cũng giống nhƣ những nhà nghiên cứu
tiền bối đi trƣớc, nhƣng những nghiên cứu của tác giả sâu sắc và cụ thể hơn
rất nhiều. Tác phẩm này đã đƣợc dịch sang tiếng Việt và xuất bản hai lần vào
năm 1985 và năm 1995.
Trong cuốn sách [84] có hai phần liên quan đến tranh vẽ của thiếu nhi:
Phần 1. Sáng tạo cùng với trí tƣởng tƣợng của nhi đồng và thiếu nhi; Phần 2.
Môn họa ở lứa tuổi thiếu nhi.
Về môn họa ở lứa tuổi thiếu nhi, đại diện có 2 nhà nghiên cứu chứng
minh cho sự tiến triển nghệ thuật trong tranh vẽ thiếu nhi: Lukenxơ khi
nghiên cứu những bức tranh của thiếu nhi nhận thấy sự hững hờ với môn vẽ
diễn ra vào lứa tuổi từ 10 - 15 tuổi. Sau thời kỳ hững hờ ấy, theo ý tác giả,
“hứng thú với môn vẽ trở lại với lứa tuổi từ 15 - 20, nhƣng đó chỉ là những
em có năng khiếu về lĩnh vực tạo hình mới có hƣng phấn của sáng tác tạo
hình” [84, Tr. 101]. Còn Barnhêx đã nghiên cứu trên 15.000 bức tranh và xác
định rằng “bƣớc ngoặt đó diễn ra vào khoảng 13 - 14 tuổi, tác giả cho rằng đó
là lứa tuổi dậy thì các em thay đổi lý tƣởng của mình nên hững hờ với môn
vẽ” [84, Tr. 101]. Và đến giai đoạn sau môn họa đƣợc đẩy lên ở một tầm cao
hơn thì chỉ có những em nhà có điều kiện hay có năng khiếu đặc biệt về loại
hình này thì vẫn tiếp tục phát triển tạo hình, còn số đông là bỏ vẽ.
Có nhiều nhà nghiên cứu cũng cho rằng tranh vẽ thiếu nhi có thể chia
làm bốn giai đoạn, tiêu biểu là nhà nghiên cứu Kersenschâynhêrơ: Gạt bỏ qua
giai đoạn vẽ nguệch ngoạc, vạch ngang vạch dọc và vẽ từng bộ phận không
thành hình thù gì (khoảng 2 - 3 tuổi), và chỉ khi xuất hiện bức tranh theo đúng
nghĩa của nó, bốn giai đoạn đó là:
Giai đoạn 1 (4 - 5 tuổi). Giai đoạn đầu tiên, giai đoạn sơ đồ, ở giai đoạn
này thiếu nhi vẽ những hình sơ đồ về sự vật, rất xa với sự giống thật và đúng
thật với sự vật đó. Trong hình ngƣời thƣờng đƣợc vẽ đầu, chân, có khi có cả
tay và thân mình, tất cả chỉ có thế thôi gọi là ngƣời đầu. “Đặc điểm căn bản
40
nhất của giai đoạn này là thiếu nhi vẽ theo trí nhớ chứ không phải vẽ theo
mẫu thực” [84, Tr. 103]. Điều này đƣợc các nhà nghiên cứu thống nhất rằng ở
giai đoạn này thiếu nhi vẽ nhƣ một sự liệt kê, hay đúng hơn là một sự kể lại
bằng đồ họa và có nhiều bức tranh xuất hiện X quang (nhìn xuyên thấu) vào
cuối lứa tuổi này.
Giai đoạn 2 (6 - 8 tuổi): Gọi là giai đoạn nảy sinh ý thức về hình thức
và đƣờng nét, đến đây thiếu nhi tiến thêm một bƣớc, không chỉ liệt kê, hình
vẽ kiểu X quang xuất hiện càng nhiều, mà đã biết diễn tả những tƣơng quan
hình thức giữa các bộ phận, có nghĩa là kết hợp của kiểu vẽ sơ đồ với miêu
tả giống hiện thực (còn gọi là giai đoạn vẽ hỗn hợp). “Đặc trƣng ở giai
đoạn này là số lƣợng chi tiết của đối tƣợng đƣợc diễn tả kỹ hơn và bởi sự
sắp đặt giống thật hơn trƣớc” [84, Tr. 105], bức tranh đã tiếp cận với hình
vẽ thực của đối tƣợng.
Giai đoạn 3 (9 - 11 tuổi). Miêu tả giống thật, trong đó hình sơ đồ đã
hoàn toàn biến khỏi bức tranh của thiếu nhi, các hình vẽ dẹt theo đƣờng viền
xuất hiện là chính. Và những bức tranh có dạng hình bóng bắt đầu xuất hiện,
“thiếu nhi lúc này còn chƣa diễn tả đƣợc phép phối cảnh, tính tạo hình của sự
vật còn đƣợc vạch ra trên bề mặt, nhƣng nhìn chung đã có tính thực tế, miêu
tả giống thật” [84, Tr. 106]. Từ 11 tuổi trở đi một số em biểu thi năng khiếu,
có khả năng mô tả sự vật trong không gian.
Giai đoạn 4 (12 - 15 tuổi). Phép phối cảnh xuất hiện, khả năng tạo hình
của thiếu nhi đƣợc đẩy lên một bậc khác hẳn trƣớc đây đã biết diễn tả hình
thái của tạo hình, đó là sự phân bố ánh sáng và bóng tối đƣợc diễn tả trên các
đối tƣợng riêng lẻ và “phép phối cảnh xuất hiện sự xa gần, sự vận động và ấn
tƣợng tạo hình của một bức tranh đạt đƣợc tƣơng đối đầy đủ, hoàn thiện hơn
rất nhiều so với trƣớc đây” [84, Tr. 106].
Chúng ta thấy bốn giai đoạn phát triển tranh vẽ của thiếu nhi là sự tiến
triển về tạo hình của bản thân mỗi thiếu nhi đều phải trải qua, chúng chỉ khác
41
nhau ở mức độ, những thiếu nhi nào có năng khiếu với môn họa này thì sẽ trội
hơn, chứ quá trình diễn biến phát triển tâm lý của chúng là giống nhau.Và qua
bốn giai đoạn phát triển trên, chúng ta thấy một nghịch lý là ở ngƣời lớn thì
vẽ theo quan sát dễ hơn là vẽ theo trí nhớ, còn ở thiếu nhi vẽ theo quan sát, vẽ
đúng thật về sự vật, lại là giai đoạn cao nhất và cuối cùng trong sự phát triển
hội họa của thiếu nhi. Nhà nghiên cứu Bakusinxki, cũng làm nhiều thực
nghiệm đến tranh vẽ của thiếu nhi và đƣa ra nhận định khá xác đáng cho vấn
đề này, tác giả nói, “thiếu nhi sáng tạo ra hành động trong thực tế, vì vậy nó
quan tâm đến quá trình vẽ bức tranh nhƣ thế nào chứ không phải chúng quan
tâm đến kết quả của bức tranh nhƣ ở ngƣời lớn” [84, Tr. 109].
Cùng với nhiều nhà nghiên cứu khác họ đƣa đến kết luận sơ bộ là cần
phải tuân thủ nguyên tắc tự do, nó vốn là điều kiện tất yếu nói chung của mọi
sáng tạo trong hoạt động vẽ tranh của thiếu nhi. Do vậy, không thể vẽ tranh là
do bắt buộc hoặc cƣỡng ép, mà chỉ có thể nảy sinh từ sự hứng thú của chính
các em. Và để giúp các em có điều kiện hoạt động tạo hình tốt nhất là cần trau
dồi phát triển trí tƣởng tƣợng sáng tạo, cùng với đó là bồi dƣỡng kỹ năng
nghề nghiệp và thói quen vẽ tranh cho các em.
Tác giả Heghen trong sách tập 1 [15], có một số điểm liên quan đến hội
họa và tới tranh vẽ của thiếu nhi. Trong đó có đoạn viết, “tài nghệ bậc thầy
biểu hiện không phải ở chỗ vẽ lên cái vẻ đẹp cảm quan của hình dáng, mà ở
cách biểu hiện cuộc sống sâu sa, tinh thần và chính điều này làm cho bức
tranh tuyệt mỹ” [14, Tr. 733]. Đúng là trong hội họa của ngƣời lớn sự biểu
hiện cảm xúc chiếm một tỷ lệ thành công cho bức tranh là rất lớn, chứ không
phải dừng ở vẻ đẹp của hình dáng đối tƣợng miêu tả. Còn trong tranh vẽ của
thiếu nhi sự biểu hiện cảm xúc này còn tăng gấp bội, vì thiếu nhi đến với hội
họa bằng “tính duy kỷ” giúp cho thiếu nhi thể hiện tranh vẽ một cách dễ dàng
và “tính không chủ định” làm cho thiếu nhi say mê với hội họa một cách đầy
sáng tạo và ngẫu hứng, thỏa sức bộc lộ khả năng của mình, đƣợc gọi chung đó
42
là sự biểu hiện cảm xúc qua tranh vẽ.
Hội họa hƣớng về tâm hồn, cái tâm hồn chỉ biểu lộ trong sự vật bên
ngoài bằng một sắc thái mơ hồ tạo nên xung quanh sự vật một bầu không khí
chung cho nên hội họa chủ yếu khác kiến trúc và điêu khắc và thiên nhiều hơn
về âm nhạc. Có nhà nghiên cứu đã từng nói “hội họa là thƣớc đo tâm hồn của
ngƣời nghệ sĩ” [14, Tr. 738], ngƣời lớn có tâm hồn, vậy thiếu nhi có tâm hồn
không? Có chứ, thậm chí nhiều hơn ngƣời lớn là đằng khác. Bởi ngƣời lớn
khi sáng tác tranh phải tính toán, cân đong đo đếm, dùng khá nhiều đến lý trí
mới hoàn thành tác phẩm của mình, phần hồn theo tâm lý học hiện đại, hay
hội họa hiện đại rất cần sự vô thức, đó chính là sáng tạo cần có sự vô thức
thâm nhập vào làm cho tác phẩm đỡ cứng nhắc và bớt lý trí, hay xóa nhòa lý
trí đi để đọng lại phần hồn cho bức tranh là nhiều hơn. Còn thiếu nhi khi vẽ
tranh thƣờng là vẽ theo cảm tính, cảm xúc vì thế cũng rất dễ bỏ cuộc nếu bức
vẽ đó quá lâu mà chƣa xong. Có nghĩa là ở thiếu nhi thời gian vẽ một bức
tranh nhanh hơn ngƣời lớn, càng nhanh thì cảm xúc càng nhiều, cảm xúc
nhiều thì phần hồn trong tranh càng bay bổng phong phú.
1.2.2.4. Biểu hiện ngôn ngữ tạo hình của tranh thiếu nhi
Tác giả Elise Freinet trong cuốn sách [93] đƣa ra một số so sánh giữa
hai nhóm tuổi chính 4 tuổi đến 8 tuổi và 9 tuổi đến 14 tuổi về hình vẽ và tranh
vẽ. Tác giả bàn luận tới một số vần đề liên quan tới việc vẽ hình và vẽ tranh,
nhƣng những thông tin từ cuốn sách này là sách phƣơng pháp để hiểu thiếu
nhi và dạy vẽ cho thiếu nhi. Tuy nhiên cũng có một số phần liên quan đến các
yếu tố của ngôn ngữ tạo hình nhƣ: hình, màu, chủ đề, bố cục đƣợc thiếu nhi
thể hiện trong bức tranh.
Về hình vẽ, tác giả cho rằng “các hình vẽ luôn chiếm ƣu thế nhất với
thiếu nhi, đơn giản bởi các em có sở thích vẽ, các em có thể vẽ bất cứ đâu, về
cái gì chứ không phải chỉ dừng lại ở khuôn mẫu theo các bức tranh mà ngƣời
lớn đƣa ra” [93, Tr. 8]. Ở một góc độ và cách nhìn khác, tác giả có nói tới nhu
43
cầu của thiếu nhi đối với việc vẽ, tác giả nhận định “thiếu nhi vẽ để thỏa mãn
niềm vui, niềm hạnh phúc và cảm thấy hứng thú với việc vẽ của mình bằng
các cây bút chì màu hay sáp màu” [93, Tr. 9]. Tác giả còn nhận thấy, phần
hình vẽ trong bức tranh của thiếu nhi có một sự khác thƣờng, thì những bức
tranh đó có thể ví nhƣ “di sản” của nghệ thuật.
Về màu, tác giả chia ra theo hai chiều hƣớng: những thiếu nhi có bảng
màu và những thiếu nhi không có bảng màu. Ở trƣờng hợp thiếu nhi có bảng
màu thì “từ rất sớm, một số em đã có sự nhạy bén về bảng màu, nghĩa là, sự lựa
chọn màu sắc đã có sự tinh tế hơn, việc sử dụng màu thông thƣờng, mang tính
cơ bản. Điều này là do chính các em nghĩ ra sự pha trộn, phối hợp màu, rất
sáng tạo để tạo ra một bức tranh có màu sắc thống nhất” [93, Tr. 13]. Những
trƣờng hợp thiếu nhi có thể làm đƣợc nhƣ vậy, theo tác giả không nên dạy gì
cho các em, vì các em làm đƣợc nhƣ vậy là quá tốt. Vì thế hãy để các em tự vẽ
và chính các em sẽ biết làm thế nào để bức tranh đạt đƣợc hiệu quả nhất.
Còn ở trƣờng hợp thiếu nhi không có bảng màu, “đơn giản bởi những
em này không biết làm thế nào để tô màu và nhƣ vậy chúng sẽ có xu hƣớng
đánh giá thấp về màu sắc” [93, Tr. 14]. Những trƣờng hợp nhƣ vậy, tác giả ví
nhƣ đó là những thiếu nhi có tính nổi loạn, tính vẽ kiểu biếm họa thì rất khó
định hƣớng và cảm thụ màu, cũng nhƣ cảm thụ trong tranh vẽ.
Về chủ đề, tác giả đƣa ra nhận định, “nội dung của bức tranh chỉ tính
đến các yếu tố cấu thành nó, còn chủ đề không phải là yếu tố chính của nội
dung hay sao? Rõ ràng là không. Nhƣ đối với tất cả các biểu hiện của con
ngƣời, chủ đề chỉ có giá trị ngôn ngữ mà nó biểu thị” [93, Tr. 21]. Nhƣ vậy,
chủ đề ở đây theo tác giả, đó không phải là cái xác định giá trị của tác phẩm
và không nhất thiết phải là phụ, nhƣng hiệu quả của bức tranh lại đƣợc nổi bật
bởi chủ đề.
Về bố cục, theo tác giả đánh giá “bố cục một bức tranh trở nên đẹp thì
nó phải cho ta cảm xúc về cả những yếu tố biểu đạt mang tính hỗn độn” [93,
44
Tr. 29]. Để giải thích thêm cho điều này, tác giả phân tích, “những hình tƣợng
lớn nhất trong bức tranh có tầm quan trọng phải nổi bật, những hình tƣợng
khác thì phải nhỏ hơn, tất cả phải đƣợc phân cấp trong một bức tranh, nhìn về
tổng thể chúng phải đƣợc lấp đầy cả các khoảng trống” [93, Tr. 29].
Về sự so sánh giữa hai nhóm tuổi, tác giả nhận thấy rằng “thiếu nhi từ 4
tuổi đến 8 tuổi, chúng không có chút e ngại trƣớc tờ giấy trắng, mà có thể cầm
bút vẽ luôn đƣợc ngay. Còn ở nhóm thiếu nhi từ 9 đến 14 tuổi, các em bị chi
phối bởi sự thất bại làm cho chúng khi vẽ tranh thƣờng khá rụt dè và có phần
cẩn trọng hay cảm thấy lo ngại” [93, Tr. 38]. Chính vì thế, tác giả đã đƣa ra
lời khuyên rằng thiếu nhi dƣới 8 tuổi thì không cần bất cứ lời khuyên nào từ
phía giáo viên dạy vẽ, không cần sự can thiệp và đừng sửa chữa gì cả. Còn
đối với thiếu nhi trên 8 tuổi thì những đối tƣợng này cần học sự quan sát bằng
hình ảnh để giúp các em tìm hiểu về thế giới xung quanh đƣợc tốt hơn.
1.2.3. Một vài nhận định rút ra từ tổng quan nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu về tranh vẽ thiếu nhi của các tác giả VN khá
đa dạng, phản ánh những cách nhìn khác nhau về nội dung, hình thức khai
thác tranh vẽ thiếu nhi. Trong đó có bàn luận và nghiên cứu tới các vấn đề
nhƣ: đặc điểm tranh vẽ của thiếu nhi, khả năng vẽ tranh của thiếu nhi, quá
trình hình thành và phát triển tranh vẽ thiếu nhi, ảnh hƣởng của văn hóa và
môi trƣờng tác động tới tranh vẽ thiếu nhi, đánh giá tranh vẽ thiếu nhi. Nhƣng
nhìn chung chúng chỉ là những khía cạnh nhỏ liên quan và bao quát tổng thể
về tranh vẽ thiếu nhi, chứ ...hán đoán, Bùi Văn Nam
Sơn dịch, Nxb Tri thức, Hà Nội.
24. Jênuê Barotray (2004), Hình thể và không gian, Nguyễn Đức Lam
Trình dịch, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
25. Đỗ Văn Khang (Lƣỡng quốc Tiến sĩ Khoa học) (2011), Nghệ thuật
học, Nxb Thông tin và truyền thông, Hà Nội.
26. Lƣơng Quỳnh Khuê (1995), Văn hóa thẩm mĩ và nhân cách, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Trần Tiểu Lâm - Phạm Thị Chỉnh (2013), Giáo trình Mỹ thuật học,
Nxb Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.
28. Nguyễn Thị Kim Loan (2005), “Triển lãm tranh thiếu nhi vòng tay
yêu thƣơng”, Tạp chí Mỹ thuật, số 134 (80), tr.45.
29. A.A. Liublinxkala (1978), Tâm lý học trẻ em, Trƣơng Anh Tuấn,
Trần Trọng Thủy dịch, Nxb Giáo dục - Sở giáo dục TP Hồ Chí
Minh, TP Hồ Chí Minh.
30. Lê Thành Lộc (1998), Từ điển mỹ thuật, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
31. Phan Hoa Lý (2004), “Mỹ thuật trong nhà trƣờng thực trạng và một
vài ý kiến đề xuất”, Tạp chí Mỹ thuật, số 106 (66), tr.8 - 9.
32. Nguyễn Thị Nhƣ Mai (1986), Thử áp dụng phương pháp dùng tranh
vẽ để tìm hiểu sự phát triển trí tuệ của trẻ em tuổi mẫu giáo, Luận
văn thạc sĩ, Thƣ viện trƣờng Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.
33. Bùi Thị Thanh Mai (2013), “Giáo dục mỹ thuật với vai trò phát triển
các năng lực cá nhân toàn diện”, Nghiên cứu Mỹ thuật, số tháng 6,
tr.70-75
34. Đặng Thị Bích Ngân (2009), “ Nét vẽ trẻ thơ”, Tạp chí Mỹ thuật,
số tháng 6, tr.10-11.
160
35. Đặng Thị Bích Ngân (2007), Mỹ thuật cho thiếu nhi, Nxb Văn hóa
thông tin, Hà Nội.
36. Đặng Thị Bích Ngân (Chủ biên) (2012), Từ điển mỹ thuật phổ thông,
Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.
37. Phạm Thành Nghị (2013), Tâm lý học sáng tạo, Nxb Đại học quốc
gia, TP Hồ Chí Minh.
38. Dƣơng Thanh Ngọc (2017), “Nội dung và đề tài đặc trƣng trong tranh
thiếu nhi qua hội thi nét vẽ xanh 2017”, Tài liệu lƣu hành nội bộ, Sở
Văn hóa và Thể thao - Sở Giáo dục và đào tạo TP. Hồ Chí Minh -
Thƣ viện Khoa học tổng hợp, TP. Hồ Chí Minh.
39. Lệ Nguyên (1986), Từ ước mơ đến tài năng sáng tạo, Nxb TP Hồ Chí
Minh, TP Hồ Chí Minh.
40. Nguyễn Tri Nguyên (2000), Văn hóa - tiếp cận từ vấn đề và hiện
tượng, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
41. Nhiều tác giả (2007), Văn hóa học, những phương pháp nghiên cứu,
Nxb Thông tin tuyên truyền, Hà Nội.
42. Vũ Thị Nho (1999), Tâm lý học phát triển, Nxb Đại học quốc gia, Hà
Nội.
43. Trần Thị Quỳnh Nhƣ (2003), “Cảm nhận trẻ thơ qua những trang nhật
ký vẽ”, Tạp chí Mỹ thuật, số 82 (54), tr.17-19.
44. Trần Thị Quỳnh Nhƣ (2011), Tài liệu tham khảo này là một bài báo,
“Con mèo qua tranh vẽ thiếu nhi”, Tạp chí Mỹ thuật, số 217, tr. 15-16.
45. Ocvirk (2006), Những nền tảng của mỹ thuật, Lê Thành dịch, Nxb Mỹ
thuật, Hà Nội.
46. P,M. Ia - Kôp – Xôn (1962), Giáo dục thẩm mĩ cho con em trong gia
đình, Ngọc Quế dịch, Nxb Văn hóa - Nghệ thuật, Hà Nội.
47. Trƣơng Qua (2005), “Tranh vẽ của trẻ em nhiều câu hỏi cần có đáp
số”, Tạp chí Mỹ thuật, số 53, tr.14-15.
161
48. Nguyễn Quân (2006), Ngôn ngữ của hình và màu sắc, Nxb Văn hóa
thông tin, Hà Nội.
49. Nguyễn Quân (2010), Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ 20, Nxb Tri thức, Hà Nội.
50. Nguyễn Quân, Phan Cẩm Thƣợng (1989), Mỹ thuật của người Việt,
Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.
51. Tuệ Tâm (2003), “Hội họa và trẻ em”, Tạp chí Mỹ thuật, số 72, tr.50-53.
52. Nguyễn Thạc (2003), Lý thuyết và phương pháp nghiên cứu sự phát
triển của trẻ em, Nxb Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.
53. Bùi Quang Thắng (Chủ biên) (2008), 30 thuật ngữ nghiên cứu văn
hóa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
54. Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb TP
Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.
55. Lê Thanh Thủy (1992), Ảnh hưởng của tri giác tới tưởng tượng sáng
tạo trong hoạt động vẽ của trẻ 5-6 tuổi, Luận án Tiến sĩ, Thƣ viện
Trƣờng Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.
56. Lê Thanh Thủy, (2005), Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho
trẻ em mầm non, Nxb Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.
57. Trần Thức (8/2012), “Thế hệ trẻ và ý thức mới trong nghệ thuật”, Tạp chí
Mỹ thuật, số 236, tr.6.
58. Chu Quang Tiềm (1991), Tâm lý văn nghệ, Khổng Đức - Đinh Tấn
Dung dịch, Nxb TP. Hồ Chí Minh.
59. Hoàng Đức Toàn (2004), “Hội thảo hoạt động mỹ thuật của thiếu nhi
trong và ngoài nhà trƣờng”, Tạp chí Mỹ thuật, số 106 (66), tr.5-7.
60. Nguễn Quốc Toản (1973). Tài liệu tham khảo này là các bản viết
tay, “Tài liệu cá nhân của Họa sỹ”, Nhà nghiên cứu giáo dục
mỹ thuật trẻ em.
61. Nguyễn Quốc Toản (Chủ biên) - Hoàng Kim Tiến (2010), Giáo trình
phƣơng pháp dạy - học mỹ thuật, Nxb Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.
162
62. Nguyễn Quốc Toản (2014) Giáo trình mỹ thuật và phương pháp dạy
học mỹ thuật, Nxb Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.
63. Đào Mai Trang (2014), Nghệ thuật và tài năng, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
64. Nguyễn Trân (2005), Các thể loại và loại hình mỹ thuật, Nxb Mỹ
thuật, Hà Nội.
65. Đặng Ngọc Trân (9/2003), “Phân tâm học và nghệ thuật”, Tạp chí Mỹ
thuật, số 88, tr.23.
66. Trung tâm Từ Điển Học (2016), Từ điển tiếng việt thông dụng,
Nxb Đà Nẵng.
67. Chu Quang Trứ - Phạm Thị Chỉnh - Nguyễn Thái Lai (1998), Lược sử
mỹ thuật và mỹ thuật học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
68. Chu Quang Trứ (2000), Văn hóa Việt Nam nhìn từ mỹ thuật (2 tập),
Viện mỹ thuật, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.
69. Trƣờng đại học mỹ thuật Việt Nam - Viện mỹ thuật (2008), Nghệ
thuật Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, Kỷ yếu hội thảo khoa
học, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.
70. Nguyễn Thu Tuấn (2011), “Cách nhìn nhận và đánh giá sự sáng tạo
trong tranh vẽ của trẻ em”, Tạp chí Mỹ thuật, số 223, tr.43-46.
71. Phạm Văn Tuyến (2019), Những nguồn cảm hứng trong sáng tác hội
họa, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
72. Phạm Văn Tuyến (2019), Mĩ thuật truyền thống và hiện đại Việt Nam,
Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
73. Nguyễn Ánh Tuyết (Chủ biên) (2001), Phương pháp nghiên cứu trẻ
em, Nxb Đại học quốc gia. TP Hồ Chí Minh.
74. Đức Uy (1999), Tâm lý học sáng tạo, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
75. Thái Bá Vân (1998), Tiếp xúc với nghệ thuật, Viện Mỹ thuật Việt
Nam, Hà Nội.
163
76. Nguyễn Bích Vân (2004), “Quản lý giáo dục mỹ thuật cho trẻ em hiện
nay”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 6, tr. 110-112.
77. Trần Vân (2003), “Tranh vẽ của thiếu nhi”, Tạp chí Mỹ thuật, số 98
(62), tr. 37
78. Nguyễn Khắc Viện (1987), Tìm hiểu trẻ em, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
79. Nguyễn Khắc Viện, biên soạn và dịch (2002), Tâm lý trẻ em hiểu theo
phân tâm học, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
80. Viện mỹ thuật (1968-1993), Một số cuộc triển lãm tranh vẽ của thiếu
nhi, Tài liệu lƣu giữ của viện, Trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam.
81. Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam (2011), Nghiên cứu văn hóa - lý
thuyết và thực hành, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
82. Trần Quốc Vƣợng (Chủ biên) (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
83. L.X. Vƣgốtxki (1995), Tâm lý học nghệ thuật, Duy Lập dịch, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
84. L.X. Vƣgốtxki (1885), Trí tưởng tượng và sáng tạo ở lứa tuổi thiếu
nhi, Duy Lập dịch, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
85. Wendy Beckett (1996), Lịch sử hội họa, Lê Thanh Lộc dịch, Nxb Văn
hóa thông tin, Hà Nội.
86. L.X. Xô - Lô - vây - trích (1975), Từ hứng thú đến tài năng, Lê Khánh
Trƣờng dịch, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
Tiếng Anh
87. Allan, J. (1988). Inscapes of the child’s world (Cái nhìn nghệ thuật
của thế giới trẻ nhỏ). Dallas: Spring.
88. Arnheim, R. (1986). New essays on the psychology of art (Những
thực nghiệm mới về thế giới nghệ thuật). Berkeley: University
of California. Press.
164
89. Arnheim, R. (1974a). Art and visual perception (Nhận thức nghệ thuật
và trực quan): A psychology of the creative
90. Cooke, E, (1886, January). Art teaching and child nature (Giảng dạy
nghệ thuật và bản chất trẻ nhỏ). Journal of Education, 12-15.
91. Cooke, E, (1885, December). Art teaching and child nature (Giảng dạy
nghệ thuật và bản chất trẻ nhỏ). Journal of Education, 462-465.
92. Donna Darling Kally (2004) Uncovering the History of Children's
Drawing and Art (Khám phá Lịch sử vẽ và nghệ thuật của Trẻ em).
Praege publishing house, London.
93. Elise Freinet (1962), dessins et peintures d’enfants (Hình vẽ và tranh
vẽ của trẻ em), Nxb Marsseille.
94. Gaitskell, C, D, Hurwitz, A,& Day, M. (1982). Children and their art
(Trẻ em và nghệ thuật của trẻ) (4th ed). New York: Harcourt Brace
jovanovich.
95. Inhelder, B, & Piaget, J. (1958). The growth of logical thingking from
childhood to adolescence (Sự phát triển của tư duy logic từ tuổi thơ
ấu đến tuổi vị thành niên) (F.J.Langdon, & J.L. Lunzer, Trans).
New York: Basic Books.
96. Kellog, R (1970). Analyzing children’s art (Phân tích nghệ thuật của
trẻ em). Palo, CA: National.
97. Kellog, R, (1967). The psychology of children’s art (Tâm lý học về
nghệ thuật của trẻ em). New York: CRM - Random House.
98. Rouma, G, (1913). Le langage graphique de l’enfant (Ngôn ngữ hình
tượng của trẻ em) [The graphic language of the child] (2nded). Brussels:
Misch et Thron.
165
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
.
ĐẶC TRƢNG NGÔN NGỮ TẠO HÌNH
TRONG TRANH THIẾU NHI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009 - 2017
PHỤ LỤC LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT
Hà Nội - 2020
166
PHỤ LỤC
Trang
Phụ lục 1: Sơ đồ phát triển tƣ duy theo nhóm tuổi.167
Phụ lục 2: Bảng thống kê 1.2. Độ tuổi tham gia triển lãm 3 năm: 2011,
2013, 2017168
Phụ lục 3: Biểu đồ 1.3. Độ tuổi thiếu nhi tham gia triển lãm tranh của 3
năm: 2011, 2013, 2017..169
Phụ lục 4: Sơ đồ phát triển tạo hình của thiếu nhi theo các nhóm
tuổi.....170
Phụ lục 5: Bảng thống kê 3.5. Chủ đề tham gia triển lãm của 3 năm:
2011, 2013, 2017...171
Phụ lục 6: Biểu đồ 3.6. Chủ đề triển lãm của 3 năm: ....172
Phụ lục 7: Bảng thống kê 3.7. Đặc trƣng về những dạng biểu hiện nghệ
thuật trong tranh vẽ thiếu nhi của các năm172
Phụ lục 8: Bảng thống kê 3.8. Đặc trƣng về những dạng biểu hiện nghệ
thuật trong tranh vẽ thiếu nhi tổng hợp cả 3 năm..174
Phụ lục 9: Biểu đồ 3.9. Đặc trƣng về những dạng biểu hiện nghệ thuật
tranh trƣng bày chung của 3 năm: 2011, 2013, 2017175
Phụ lục 10: Danh sách tên tác giả, tác phẩm tranh trong triển lãm mỹ
thuật thiếu nhi toàn quốc của năm 2011, đã sử dụng trong luận án..175
Phụ lục 11: Danh sách tên tác giả, tác phẩm tranh trong triển lãm mỹ
thuật thiếu nhi toàn quốc của năm 2013, đã sử dụng trong luận án..177
Phụ lục 12: Danh sách tên tác giả, tác phẩm tranh trong triển lãm mỹ
thuật thiếu nhi toàn quốc của năm 2017, đã sử dụng trong luận án..180
Phụ lục 13: Tranh thiếu nhi năm 2011 sử dụng trong luận án...182
Phụ lục 14: Tranh thiếu nhi năm 2013 sử dụng trong luận án...187
Phụ lục 15: Tranh thiếu nhi năm 2017 sử dụng trong luận án ..196
167
Phụ lục 1: Sơ đồ phát triển tƣ duy theo nhóm tuổi
4 – 5
TUỔI
Tƣ duy trực
quan hành
động cụ thể
trục quan hình
tƣợng
6- 8
TUỔI
9 -11
TUỔI
12-15
TUỔI
Tƣ duy: suy
luận, ngôn
ngữ, khái niệm
Tƣ duy
phân tích
Tƣ duy lý
luận và tƣ
duy hình
thức
168
Phụ lục 2 : Bảng thống kê 1.2. Độ tuổi tham gia triển lãm 3 năm: 2011,
2013, 2017 [5,6,8]
TT
Độ tuổi tham
gia triển lãm
tranh
2011 2013 2017 Số lƣợng Tính %
1 Mƣời tuổi (10
T)
34 59 52 145 Chiếm
14,21%
2 Tám tuổi (8T) 46 33 59 138 13,52%
3 Sáu tuổi (6 T) 37 61 30 128 12,54%
4 Mƣời một tuổi
(11 T)
31 44 47 122 11,96%
5 Chín tuổi (9 T) 37 48 32 117 11,47%
6 Bảy tuổi (7 T) 22 33 17 72 7,05%
7 Mƣời ba tuổi
(13 T)
20 30 13 63 6,17%
8 Năm tuổi (5 T) 5 37 120 62 6,07%
9 Mƣời hai tuổi
(12 T)
26 24 7 57 5,58%
10 Mƣời lăm tuổi
(15 T)
13 13 6 32 3,13%
11 Mƣời bốn tuổi
(14 T)
15 3 13 31 3,03%
12 Bốn tuổi (4 T) 1 12 1 14 1,37%
Tổng số 297 417 306 1020
169
Phụ lục 3: Biểu đồ 1.3. Độ tuổi thiếu nhi tham gia triển lãm tranh của 3
năm: 2011, 2013, 2017
Nguồn: NCS xây dựng
1.37%
3.03%
3.13%
5.58%
6.07%
6.17%
7.05%
11.47%
11.96%
12.54%
13.52%
14.22%
0 2 4 6 8 10 12 14 16
4 tuổi
14 tuổi
15 tuổi
12 tuổi
5 tuổi
13 tuổi
7 tuổi
9 tuổi
11 tuổi
6 tuổi
8 tuổi
10 tuổi
170
Phụ lục 4: Sơ đồ phát triển tạo hình của thiếu nhi theo các nhóm tuổi
Màu: theo ý thích, có
pha trộn, bắt chƣớc
ngƣời lớn, có sắc độ,
bắt đầu dùng theo
tông và hòa sắc
Màu: theo ý thích, có
pha trộn, bắt chƣớc
ngƣời lớn, có sắc độ,
bắt đầu dùng theo
tông và hòa sắc
Màu: theo ý thích, có
pha trộn, bắt chƣớc
ngƣời lớn, có sắc độ,
bắt đầu dùng theo
tông và hòa sắc
Màu: theo ý thích, có
pha trộn, bắt chƣớc
ngƣời lớn, có sắc độ,
bắt đầu dùng theo
tông và hòa sắc
Màu: theo ý
thích, có pha
trộn, bắt chƣớc
ngƣời lớn, có
sắc độ, bắt đầu
dùng theo tông
và hòa sắc
Bố cục: dải đều
trên mặt tranh,
theo dạng tự
nhiên, chƣa có sự
tính toán
Bố cục: dải đều,
theo hàng, theo
trục đối xứng
Bố cục: theo
hàng, trục đối
xứng, bắt đầu
có nhịp điệu,
dạng đa chiều
Bố cục: bắt đầu
có nhịp điệu, bắt
chƣớc ngƣời
lớn, bắt đầu có
chính phụ - to
nhỏ
4 – 5
TUỔI
Nét: mộc, tự
nhiên, đơn điệu,
không chủ định,
cảm tính
6- 8
TUỔI
9 -11
TUỔI
12-15
TUỔI
Nét: mộc, tự
nhiên, liền
mạch, uyển
chuyển, khỏe,
bớt cảm tính
hơn
Nét: đều, khỏe,
dứt khoát,
mạch lạc, chủ
định hơn và bắt
đầu mang tính
chất lý tính cv
Nét: khỏe, dứt
khoát, biểu
hiện, bắt chƣớc
ngƣời lớn,
mang tính chất
lý tính
Màu: nguyên
chất, tƣơi sáng, ít
màu, cảm tính,
đặt theo mảng
nhỏ
Hình: tƣợng
trƣng, tự nhiên,
ý niệm, dạng
mảng phẳng đơn
giản
Màu: nguyên
chất, tƣơi, theo ý
thích, đặt màu
cảm tính, nhiều
màu, màu theo
tông bắt đầu
xuất hiện
Hình: tƣợng
trƣng, tự nhiên,
khái quát, tính
trí tuệ (không
hiện thực), có
dạng phẳng
Màu: theo ý
thích, có pha
trộn, thêm màu
đậm, bắt đầu
theo tông màu
Hình: tự nhiên,
có đặc điểm
hiện thực, dạng
phẳng, bắt đầu
có đặc tính
biểu hiện đậm
nhạt
Hình: có đặc
điểm của hiện
thực, bắt chƣớc
tạo hình ngƣời
lớn, bắt đầu có
diện (cấu trúc
khối)
171
Phụ lục 5: Bảng thống kê 3.5. Chủ đề tham gia triển lãm của 3 năm:
2011, 2013, 2017 [5,6,8]
TT Chủ đề 2011 2013 2017
Số
lƣợng
Tính %
1 Phong cảnh, Môi
trƣờng, Giao thông
107 148 72 327
Chiếm
32,05%
2 Sinh hoạt chung 74 75 65 214 20,98%
3 Con vật 32 32 42 106 10,39%
4 Trò chơi, Lễ hội 30 50 25 105 10,29%
5 Biển đảo 13 37 40 90 8,82%
6 Chân Dung 10 25 20 55 5,39%
7 Bác Hồ, Chú bộ đội 16 13 18 47 4,60%
8 Gia đình 3 14 16 33 3,23%
9 Tết và Mùa xuân 9 7 3 19 1,86%
10 Bác sỹ 2 12 2 16 1,56%
11 Ƣớc mơ và thế giới
của em
4 4 6 14 1,37%
12 Tĩnh vật 2 6 4 12 1,17%
13 Xiếc và Ảo thuật 4 2 2 8 0,78%
Tổng số 297 417 306 1020
172
Phụ lục 6: Biểu đồ 3.6. Chủ đề triển lãm 3 năm: 2011, 2013, 2017
Nguồn: NCS xây dựng
Phụ lục 7: Bảng thống kê 3.7. Đặc trƣng về phong cách biểu hiện nghệ
thuật trong tranh vẽ thiếu nhi của các năm
Nguồn: NCS lập bảng
Năm 2011
TT Đặc trƣng về biểu hiện nghệ thuật Số lƣợng Phần trăm
1 Biểu hiện nghệ thuật theo dạng tranh
có gợi không gian xa gần.
169/297 56,90%
2 Biện nghệ thuật theo dạng trong tranh
thiên về mảng phẳng.
86/297 28,95%
3 Biểu hiện nghệ thuật theo dạng tranh 35/297 11,78%
0.78%
1.17%
1.37%
1.86%
3.23%
4.6%
5.39%
8.82%
10.29%
10.39%
20.98%
32.05%
0 5 10 15 20 25 30 35
xiếc ảo thuật
Tĩnh vật
Ƣớc mơ vào thế giới của em
Tết và mùa xuân
Gia đình
Bác Hồ, chú bộ đội
Chân dung
Biển đảo
Trò chơi, lễ hội
Con vật
Sinh hoạt chung
Phong cảnh, môi trƣờng, giao thông
173
có bút pháp khoáng đạt.
4 Biểu hiện nghệ thuật theo dạng trong
tranh có gợi về khối.
7/297 2,35%
Năm 2013
TT Đặc trƣng về biểu hiện nghệ thuật Số lƣợng Phần trăm
1 Biểu hiện nghệ thuật theo dạng tranh
có gợi không gian xa gần.
174/417 41,72%%
2 Biểu hiện nghệ thuật theo dạng trong
tranh thiên về mảng phẳng.
140/417 33,57%
3 Biểu hiện nghệ thuật theo dạng tranh
có bút pháp khoáng đạt.
96/417 23,02%
4 Biểu hiện nghệ thuật theo dạng trong
tranh có gợi về khối.
7/417 1,67%
Năm 2017
TT Đặc trƣng về biểu hiện nghệ thuật Số lƣợng Phần trăm
1 Biểu hiện nghệ thuật theo dạng tranh có
gợi không gian xa gần.
126/306 41,17%
2 Biểu hiện nghệ thuật theo dạng trong
tranh thiên về mảng phẳng.
92/306 30,06%
3 Biểu hiện nghệ thuật theo dạng tranh có
bút pháp khoáng đạt.
82/306 26,79%
174
4 Biểu hiện nghệ thuật theo dạng trong
tranh có gợi về khối.
6/306 1,96%
Phụ lục 8: Bảng thống kê 3.8. Đặc trƣng về biểu hiện nghệ thuật trong
tranh vẽ thiếu nhi tổng hợp cả 3 năm
Nguồn: NCS lập bảng
TT
Đặc trƣng về
biểu hiện nghệ thuật
2011 2013 2017
Số lƣợng
tranh
Phần
trăm
1 Biểu hiện nghệ thuật theo
dạng trong tranh có gợi
không gian xa gần.
169 174 126 469/1020 45,98%
2 Biểu hiện nghệ thuật theo
dạng trong tranh thiên về
mảng phẳng.
86 140 92 318/1020 31,17%
3 Biểu hiện nghệ thuật theo
dạng trong tranh có bút pháp
khoáng đạt.
35 96 82 213/1020 20,88%
4 Biểu hiện nghệ thuật theo
dạng trong tranh có gợi về
khối.
7 7 6 20/1020 1,96%
175
Phụ lục 9: Biểu đồ 3.9. Đặc trƣng về biểu hiện nghệ thuật tranh trƣng
bày chung trong triển lãm mỹ thuật thiếu nhi toàn quốc của 3 năm: 2011,
2013, 2017
Nguồn: NCS xây dựng
Phụ lục 10: Danh sách tên tác giả, tác phẩm tranh trong triển lãm mỹ
thuật thiếu nhi toàn quốc của năm 2011, đã sử dụng trong luận án [5]
STT Tác phẩm Tác giả Tuổi Tỉnh
thành
Giải Trang
1 Đêm pháo hoa Đinh Thu An 8 T Hà Nội 20
2 Em mơ gặp
Bác Hồ
Lê Thị Hồng Anh 8 T Hà Nội 89
3 Lễ chùa Phạm Ngọc Anh 12 T Nghệ An 87
45.98%
31.17%
20,88%
1.96%
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
Tranh biểu hiện theo dạng gợi không gian xa gần
Tranh biểu hiện theo dạng mảng phẳng
Tranh biểu hiện theo dạng bút pháp khoáng
đạt
Tranh biểu hiện theo dạng có gợi về khối
176
4 Viếng Lăng Bác Lê Vân Anh 6 T Hải Phòng A 11
5 Đón bố Trần Đức Chính 9 T Khánh hòa 63
6 Gia đình đi
chơi Tết
Nguyễn Phúc Đạt 5 T Hà Nội 15
7 Vƣờn bách thú
vui vẻ
Triệu Thu Hà 15 T Hà Nội 143
8 Ông ngoại Nguyễn Hạnh Linh 6 T Hà Nội 14
9 Đipicnic Huỳnh Khánh Linh 8 T Hà Nội 113
10 Ngày chủ nhật Trần Mỹ Linh 12 T Hà Nội 113
11 Em vẽ đất nƣớc
Việt Nam để
nhớ ơn Bác
Hà My 11 T Bến Tre 120
12 Ƣớc mơ hòa bình Sùng Thị Nú 12 T Tuyên
Quang
129
13 Bắt Cua Nguyễn Quế
Phƣơng
14 T Bến Tre 131
14 Lớp em đi thăm
hàng cây xanh
Đỗ Anh Tuấn 8 T Hà Nội 149
15 Đàn và hát Nguyễn Hoàng
Qúy Thi
13 T Huế 138
16 Mùa xuân trên
quê hƣơng em
Nguyễn Thái
Bảo Trân
8 T Vĩnh Long 51
17 Chung tay bảo vệ
nguồn nƣớc
Nguyễn Huỳnh
Hải Triều
13 T Long An C 52
18 Pháo hoa Dƣơng Hoàn
Khánh Uyên
11 T Hà Nội 151
177
Phụ lục 11: Danh sách tên tác giả, tác phẩm tranh trong triển lãm mỹ
thuật thiếu nhi toàn quốc của năm 2013, đã sử dụng trong luận án [6]
ST
T
Tác phẩm Tác giả Tuổi Tỉnh
thành
Giải Tran
g
1 Tan trƣờng Nguyễn Thụy
Xuân An
13 T Huế 13
2 Đàn mèo nhà em Phạm Châu Anh 4 T Hà Nội 72
3 Chọi Trâu Nguyễn Hà Anh 6 T Hải
Phòng
68
4 Vui chơi Đặng Phƣơng Anh 7 T Hà Nội 67
5 Hai chị em Quỳnh Anh 9 T Hà Nội 19
6 Đàn gà của chú
Hải quân
Trần Gia Bảo 4 T Tp Hồ
Chí
Minh
46
7 Tĩnh vật
Phan Bảo Châu 8 T Hà Nội 80
8 Trung thu nhớ Bác Hoàng Thị Lệ Chi 15 T Nghệ
An
81
9 Sinh nhật của bé Lê Quỳnh Chi 6 T Hải
Phòng
45
10 Đua ngựa Hà Trần Yến Chi 10 T Hà Nội 21
11 Bé đi cáp treo Lƣơng Thị
Bạch Diệp
4 T Hải
Phòng
C 29
12 Hai chị em Đỗ Thái
Huyền Diệu
4 T Tp Hồ
Chí
Minh
85
178
13 Chúng em học tại
vƣờn bách thú
Nguyễn Thanh Hà 8 T Tp Hồ
Chí
Minh
92
14 Chân dung bạn em Lê Trƣơng Bảo Hân 5 T Hà Nội 93
15 Hoa nhà em Trần Mạnh Hoàng 4 T Tp Hồ
Chí
Minh
97
16 Đánh răng Nguyễn Dƣơng
Minh Hƣơng
5 T Hà Nội 30
17 Chợ quê em Võ Nguyễn
Hồng Huy
15 T Khánh
Hòa
99
18 Các chú Hải quân Vũ Minh Khang 4 T Tp Hồ
Chí
Minh
103
20 Tƣợng Tiên Nguyễn Minh Khuê 5 T Hà Nội 107
21 Ông nội Lê Tuấn Kiệt 5 T Hà Nội 32
22 Qùa của Biển Lý Ngọc Lam 13 T Hà Nội 110
23 Mèo và cá Yến Loan 5 T Nghệ
An
118
24 Chơi ô ăn quan Hoàng Bảo Khánh 7 T Tp Hồ
Chí
Minh
105
25 Quê em Nguyễn Bảo Minh 5 T Hải
Phòng
122
26 Em chăm đàn gà Trần Lê
Thảo Nguyên
5 T Nghệ
An
131
179
27 Bà cháu Lê Anh Phƣơng 10 T Nghệ
An
139
28 Nhà em Nguyễn Minh
Phƣơng
5 T Tp Hồ
Chí
Minh
119
29 Tiếng trống
Paranƣng
Nguyễn Tăng
Trƣờng Sơn
7 T Quảng
Trị
37
30 Cộng đồng Phạm Thị Sƣơng 13 T Nghệ
An
145
31 Chúng em thả diều Lê Nguyễn
Minh Thƣ
6 T Tp Hồ
Chí
Minh
40
32 Quê Hƣơng Quàng Văn Thúy 15 T Điện
Biên
60
33 Dọn dẹp nhà cửa Trần Hoàng
Thanh Trúc
9 T Tp Hồ
Chí
Minh
C 41
34 Nối đắt liền với
biển đảo
Trần Ngọc Tuyền 16 T Đồng
Tháp
163
35 Đêm hội Tây
Nguyên
Nguyễn Thị
Ánh Tuyết
15 T Lâm
Đồng
163
180
Phụ lục 12: Danh sách tên tác giả, tác phẩm tranh trong triển lãm mỹ
thuật thiếu nhi toàn quốc của năm 2017, đã sử dụng trong luận án [8]
STT Tác phẩm Tác giả Tuổi Tỉnh
thành
Giải Trang
1 Tết trồng cây Nguyễn Minh An 5 T Hà Nội 60
2 Cắt tóc Trần Diệu Anh 13 T Hà Nội C 27
3 Đua ngựa Nguyễn Ngọc
Mỹ Anh
39 T Hà Nội KK 39
4 Xanh Bình Yên Nguyễn Trang Anh 13 T Hà Nội A 9
5 Chân dung tự họa Nguyễn Văn Anh 15 T Hà Nội 29
6 Tam bạc Phố Đào Trọng Gia Bảo 5 T Hải
Phòng
69
7 Làng cổ
Lan Chi 9 T Hà Nội 71
8 Thế giới của em Nguyễn Thị
Xuân Diệp
13 T Hà Nội 73
9 Cùng nhau đi học Lê Trung Dũng 9 T Thanh
Hóa
75
10 Chăn trâu Nguyễn Viết
Thái Dƣơng
10 T Vĩnh
Phúc
75
11 Vui xuân đón Tết Nguyễn Thị
Hồng Gấm
11 T Vĩnh
Long
77
12 Cầu Thê Húc Khánh Hà 7 T Hà Nội 45
13 Chợ cá Lâm Gia Huy 5 T Hải
Phòng
85
14 Vịnh Hạ Long Nguyễn Lê 14 T Hà Nội 87
181
Cẩm Khánh
15 Hạ Long trong em Phạm Gia Linh 12 T Quảng
Ninh
98
16 Đƣờng về nhà Phạm Khánh Linh 11 T Hà Nội 96
17 Mẹ yêu con Lã Tuấn Minh 10 T Hà Nội 48
18 Mẹ và em đang
chờ sữa bố pha -
măm măm
Lƣu Đức Nam 8 T Hà Nội 104
19 Gia Đình Hổ Trần Lê Nguyên 5 T Hải
Phòng
108
20 Chú chim non Lê Bảo Phƣơng 5 T Hà Nội 114
21 Biển cả Nguyễn Thái Sơn 7 T Hà Nội 118
22 Vớt rác thải Dƣơng Bảo Trâm 8 T Hà Nội 56
23 Mùa đông lạnh Nguyễn Minh Trang 9 T Hà Nội 125
24 Bình Yên Nguyễn Thùy Trang 15T Phú Thọ 126
25 Dƣới vòm cây Nguyễn Minh Thu 9 T Hà Nội 121
26 Món ăn yêu thích
của em
Nguyễn Thị
Thu Uyên
5 T Hải
Phòng
127
27 Biển đảo quê em Vũ Mạnh Tƣờng 15 T Bắc
Ninh
127
28 Vƣờn hoa Lƣu Thu Vân 8 T Hà Nội 129
182
Phụ lục 13: Tranh thiếu nhi năm 2011 sử dụng trong luận án
Hình 1. Đêm pháo hoa, Đinh Thu An, Hình 2. Em mơ gặp Bác Hồ,
8 tuổi, Hà Nội, Trang 20, Thị Hồng Anh, 8 tuổi, Hà Nội,
Năm 2011 [5] Trang 89, Năm 2011 [5]
Hình 3. Lễ chùa, Phạm Ngọc Anh, Hình 4. Viếng Lăng Bác, Lê Vân Anh,
11 tuổi, Nghệ An, Trang 87, 6 tuổi, Hải Phòng, Giải A,
Năm 2011 [5] Trang 11, Năm 2011 [5]
183
Hình 5. Đón bố, Trần Đức Chính, Hình 6. Gia đình đi chơi Tết,
9 tuổi, Khánh Hòa, Trang 63, Nguyễn Phúc Đạt, 5 tuổi, Hà Nội,
Năm 2011 [5] Trang 15, Năm 2011 [5]
Hình 7. Vƣờn bách thú vui vẻ, Hình 8. Ông ngoại, Nguyễn Hạnh Linh,
Triệu Thu Hà, 15 tuổi, Hà Nội, 6 tuổi, Hà Nội, Trang 14,
Trang 143, Năm 2011 [5 ] Năm 2011 [5]
184
Hình 9. Đi picnic, Huỳnh Khánh Linh, Hình 10. Ngày chủ nhật, Trần Mỹ Linh,
8 tuổi, Hà Nội, Trang 14, 12 tuổi, Hà Nội, Trang 113,
Năm 2011 [5] Năm 2011 [5]
Hình 11. Em vẽ đất nƣớc Việt Nam Hình 12. Ƣớc mơ hòa bình,
để nhớ ơn Bác Hồ Chí Minh, Hà My, Sùng Thị Nú, 12 tuổi, Tuyên Quang,
11 tuổi, Bến Tre, Trang 120, Trang 129, Năm 2011 [5]
Năm 2011 [5]
185
Hình 13. Bắt cua, Nguyễn Quế Phƣơng, Hình 14. Lớp em đi thăm hàng cây xanh,
14 tuổi, Bến Tre, Trang 131, Đỗ Anh Tuấn, 8 tuổi, Hà Nội,
Năm 2011 [5] Trang 149, Năm 2011 [5]
Hình 15. Đàn và hát, Nguyễn Hoàng Qúi Thi, Hình 16. Mùa xuân trên quê hƣơng em,
13 tuổi, Huế, Trang 138, Nguyễn Thái Bảo Trân, 8 tuổi, Vĩnh Long,
Năm 2011 [5] Trang 51, Năm 2011 [5]
186
Hình 17. Chung tay bảo vệ nguồn nƣớc, Nguyễn Huỳnh Hải Triều,
13 tuổi, Long An, Giải C, Trang 52, Năm 2011 [5]
Hình 18. Pháo hoa, Dƣơng Hoàn Khánh Uyên,
11 tuổi, Hà Nội, Trang 151, Năm 2011 [5]
187
Phụ lục 14: Tranh thiếu nhi năm 2013 sử dụng trong luận án
Hình 1. Tan trƣờng, Hình 2. Đàn mèo nhà em,
Nguyễn Thụy Xuân An, 13 tuổi, Huế, Phạm Châu Anh, 4 tuổi, Hà Nội,
Trang 13, Năm 2013 [6] Trang 72, Năm 2013 [6]
Hình 3. Chọi Trâu, Nguyễn Hà Anh, Hình 4. Vui chơi, Đặng Phƣơng Anh,
6 tuổi, Hải Phòng, Trang 68, 7 tuổi, Hà Nội, Trang 67,
Năm 2013 [6] Năm 2013 [6]
188
Hình 5. Hai chị em, Quỳnh Anh, Hình 6. Đàn gà của chú Hải quân,
9 tuổi, Hà Nội, Trang 19, Trần Gia Bảo,14 tuổi,
Năm 2013 [6] Tp Hồ Chí Minh, Trang 46,
Năm 2013 [6]
Hình 7. Tĩnh vật, Phan Bảo Châu, Hình 8. Trung thu nhớ Bác,
8 tuổi, Hà Nội, Trang 80, Hoàng Thị Lệ Chi, 15 tuổi,
Năm 2013 [6] Nghệ An, Trang 81, Năm 2013 [6]
189
Hình 9. Sinh nhật của bé, Hình 10. Đua ngựa, Trần Hải Yến Chi,
Lê Quỳnh Chi, 6 tuổi,, 10 tuổi, Hà Nội, Trang 21,
Hải Phòng, Trang 45, Năm 2013 [6] Năm 2011 [6]
Hình 11. Bé đi cáp treo, Hình 12 . Hai chị em,
Lƣơng Thị Bạch Diệp, 4 tuổi, Hải Phòng, Đỗ Thái Huyền Diệu, 4 tuổi,
Giải C, Trang 29, Năm 2013 [6] Tp Hồ Chí Minh, Trang 85, Năm 2013 [6]
190
Hình 13. Chúng em học tại vƣờn bách thú, Hình 14. Chân dung bạn em,
Nguyễn Thanh Hà, 8 tuổi, Lê Trƣơng Bảo Hân, 5 tuổi,
Tp Hồ Chí Minh, Trang 92, Hà Nội, Trang 93,
Năm 2013 [6] Năm 2013 [6]
Hình 15. Hoa nhà em, Trần Mạnh Hoàng, Hình 16. Đánh răng,
4 tuổi, Tp Hồ Chí Minh,, Nguyễn Dƣơng Minh Hƣơng. 5 tuổi,
Trang 97, Năm 2013 [6] Hà Nội, Trang 30, Năm 2013 [6]
191
Hình 17. Chợ quê em, Hình 18. Các chú Hải quân,
Võ Nguyễn Hồng Huy, 15 tuổi, Khánh Hòa, Vũ Minh Khang, 4 Tuổi,
Trang 99, Năm 2013 [6] Tp Hồ Chí Minh, Trang 103,
Năm 2013 [6]
Hình 19. Tƣợng Tiên, Nguyễn Minh Khuê, Hình 20. Ông nội, Lê Tuấn Kiệt,
5 tuổi, Hà Nội, Trang 107, 5 tuổi, Hà Nội, Trang 32,
Năm 2013 [6] Năm 2013 [6]
192
Hình 21. Qùa của biển, Hình 22. Mèo và cá, Yến Loan,
Lý Ngọc Lam, 13 tuổi, Hà Nội, 5 tuổi, Nghệ An, Trang 118,,
Trang 110, Năm 2013 [6] Năm 2013 [6]
Hình 23. Chơi ô ăn quan, Hình 24. Quê em, Nguyễn Bảo Ninh,
Hoàng Bảo Khánh, 7 tuổi, 5 tuổi, Hải Phòng, Trang 122,
Tp Hồ Chí Minh, Trang 105, Năm 2013 [6] Năm 2013 [6]
193
Hình 25. Em chăm đàn gà, Hình 26. Bà Cháu, Lê Anh Phƣơng,
Trần Lê Thảo Nguyên, 5 tuổi, Nghệ An, 5 tuổi, Nghệ An, Trang 131,
Trang 13, Năm 2013 [6] Năm 2013 [6]
Hình 27. Nhà em, Nguyễn Minh Phƣơng, Hình 28. Tiếng trống Paranƣng,
5 tuổi, Tp Hồ Chí Minh, Nguyễn Tăng Tƣờng Sơn, 7 tuổi,
Trang 119, Năm 2013 [6] Quãng Trị, Năm 2013 [6]
194
Hình 29. Cộng đồng, Phạm Thị Sƣơng, Hình 30. Chúng em thả diều,
!3 tuổi, Nghệ An, Trang 145, Lê Nguyễn Minh Thƣ, 6 tuổi,
Năm 2013 [6] Tp Hồ Chí Minh, Năm 2013 [6]
Hình 31. Quê hƣơng, Quàng Văn Thúy, Hình 32. Dọn dẹp nhà cửa,
15 tuổi, Điện Biên, Trang 60, Trần Hoàng Thanh Trúc, 9 tuổi,
Năm 2013 [6] Tp, Hồ Chí Minh, Giải C,
Trang 41, Năm 2013 [6]
195
Hình 33. Nối đất liền với biển đảo, Trần Ngọc Tuyền,
15 tuổi, Đồng Tháp, Trang 163, Năm 2013 [6]
Hình 34. Phong cảnh Tây Nguyên, Nguyễn Thị Ánh Tuyết,
15 tuổi, Lâm Đồng, Trang 163, Năm 2013 [6]
196
Phụ lục 15: Tranh thiếu nhi năm 2017 sử dụng trong luận án
Hình 1. Tết trồng cây, Nguyễn Minh An, Hình 2. Cắt tóc, Trần Diệu Anh,
5 tuổi, Hà Nội, Trang 60, 13 tuổi, Hà Nội, Giải C, Trang 27,
Năm 2017 [8] Năm 2017 [8]
Hình 3. Đua ngựa, Nguyễn Ngọc, Hình 4. Xanh bình yên,
9 tuổi, Hà Nội, Giải KK, Nguyễn Trang Anh, 13 tuổi, Hà Nội,
Trang 39, Năm 2017 [8] Giải A, Trang 9, Năm 2017 [8]
197
Hình 5. Chân dung tự họa, Hình 6. Tam bạc phố, Dào Trọng Gia Bảo,
Nguyễn Văn Anh, 15 tuổi, Hà Nội, 15 tuổi, Hải Phòng, Trang 69,
Trang 29, Năm 2017 [8] Năm 2017 [8]
Hình 7. Làng cổ, Lan Chi Hình 8. Thế giới của em,
9 tuổi, Hà Nội, Trang 71, Nguyễn Thị Xuân Diệp, 13 tuổi,
Năm 2017 [8] Hà Nội, Trang 73, Năm 2017 [8]
198
Hình 9. Cùng nhau đi học, Hình 10. Chăn trâu, Nguyễn Viết Thái Sơn,
Lê Trung Dũng, 9 tuổi, Thanh Hóa, 10 tuổi, Vĩnh Phúc, Trang 75,
Trang 75, Năm 2017 [8] Năm 2017 [8]
Hình 11. Vui xuân đón Tết Hình 12. Cầu thê húc, Khánh Hà,
Nguyễn Thị Hồng Gấm, 11 tuổi, 7 tuổi, Hà Nội, Trang 45,
Vĩnh Long, Trang 77, Năm 2017 [8] Năm 2017 [8]
199
Hình 13. Chợ cá, Lâm Gia Huy, Hình 14. Vịnh Hạ Long,
5 tuổi, Hải Phòng, Trang 85, Nguyễn Lê Cẩm Khánh, 14 tuổi, Hà Nội,
Năm 2017 [8] Trang 87, Năm 2017 [ 8]
Hình 15. Hạ Long trong em, Hình 16. Đƣờng về nhà, Phạm Khánh Linh,
Phạm Gia Linh, 12 tuổi, Quảng Ninh, 11 tuổi, Hà Nội, Trang 96,
Trang 98, Năm 2017 [7] Năm 2017 [8]
200
Hình 17. Mẹ yêu con, Lã Tuấn Minh, Hình 18. Mẹ và em đang chờ bố pha sữa,
10 tuổi, Hà Nội, Trang 48, Lƣu Đức Nam, 8 tuổi, Hà Nội,
Năm 2017 [8] Trang 104, Năm 2017 [8]
Hình 19. Gia đình hổ, Trần Lê Nguyên, Hình 20. Chú chim non,
5 tuổi, Hải Phòng, Trang 108, Lê Bảo Phƣơng, 5 tuổi, Hà Nội,
Năm 2017 [8] Trang 114, Năm 2017 [8]
201
Hình 21. Biển cả, Nguyễn Thái Sơn, Hình 22. Vớt rác thải, Dƣơng Bảo Trâm,
7 tuổi, Hà Nội, Trang 118, 8 tuổi, Hà Nội, Trang 56,
Năm 2017 [8] Năm 2017 [8]
Hình 23. Mùa đông lạnh, Nguyễn Minh Trang, Hình 24. Bình yên, Nguyễn Thùy Trang,
9 tuổi, Hà Nội, Trang 125, 15 tuổi, Phú Thọ, Trang 126,
Năm 2017 [8] Năm 2017 [8]
202
Hình 25. Dƣới vòm cây, Nguyễn Minh Thu, Hình 26. Món ăn yêu thích của em,
9 tuổi, Hà Nội, Trang 121, Nguyễn Thị Thu Uyên, 5 tuổi, Hải Phòng
Năm 2017 [8] Trang 127, Năm 2017 [8]
Hình 27. Biển đảo quê em Hình 28. Vƣờn hoa, Lƣu Thu Vân,
Vũ Mạnh Tƣờng, 15 tuổi, Bắc Ninh, 8 tuổi, Hà Nội, Trang 129 \
127, Năm 2017 [8] Năm 2017 [8]