Luận án Đặc điểm giai thoại Việt Nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN THƯƠNG ĐẶC ĐIỂM GIAI THOẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN THƯƠNG ĐẶC ĐIỂM GIAI THOẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 62 22 01 21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. HỒ QUỐC HÙNG 2. TS. TRẦN MINH HƯƠNG Thành ph

doc485 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 444 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Đặc điểm giai thoại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố Hồ Chí Minh – Năm 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Các tài liệu, số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm Người nghiên cứu Nguyễn Văn Thương MỤC LỤC Trang phụ bìa PHỤ LỤC QUY ƯỚC VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Trong luận án này, chúng tôi dùng quy ước viết tắt đối với một số từ ngữ dùng nhiều lần như sau: Nhân vật chính: NVC Nhân vật đối thủ: NVĐT Trang: tr. Giáo sư: GS Phó giáo sư: PGS DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. So sánh truyện cười và truyện trạng của Trần Thanh Mại 28 Bảng 1.2. So sánh giai thoại lịch sử và truyền thuyết lịch sử 29 Bảng 1.3. Tình hình giới thiệu và nghiên cứu giai thoại Viêt Nam 52 Bảng 2.1. Đề tài trong giai thoại Việt Nam 59 Bảng 2.2. Kết quả thống kê các hoạt động chủ yếu trong giai thoại Việt Nam 60 Bảng 2.3. Kết quả khảo sát cảm hứng trong giai thoại Việt Nam 68 Bảng 2.4. Tính chất sự việc trong giai thoại Việt Nam 75 Sơ đồ 2.5. Khuynh hướng lịch sử hóa trong sáng tạo giai thoại Việt Nam 83 Sơ đồ 2.6. Khuynh hướng địa phương hóa trong sáng tạo giai thoại Việt Nam 83 Bảng 3.1. Khung kết cấu của giai thoại Việt Nam 101 Bảng 3.2. Mô hình kết cấu của giai thoại thách đố văn chương 102 Bảng 3.3. Cấu tạo của motif thách đố văn chương 102 Bảng 3.4. Mô hình kết cấu của nhóm giai thoại ứng tác văn chương 109 Bảng 3.5. Cấu tạo của motif ứng tác văn chương 110 Bảng 3.6. Hệ thống truyện và nhân vật của giai thoại văn hóa dân gian 115 Bảng 3.7. Mô hình kết cấu của nhóm giai thoại văn nghệ dân gian 115 Bảng 3.8. Cấu tạo của motif thách đố về hò hát của nhóm giai thoại văn nghệ dân gian 116 Bảng 3.9. Thống kê các kiểu nhân vật trong giai thoại Việt Nam 125 Bảng 4.1. Công thức sinh thức sinh nở thẩn kỳ trong tự sự dân gian 153 Bảng 4.2. Nhân vật chuyển hóa từ giai thoại sang truyền thuyết 158 Bảng 4.3. So sánh giữa giai thoại và truyện cười 163 Bảng 4.4. So sánh tư duy phản ánh nhân vật trong giai thoại và sử quan phương 175 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Phân loại giai thoại Việt Nam của tác giả Kiều Thu Hoạch 33 Sơ đồ 1.2. Giai thoại Việt Nam phân loại theo tiêu chí thuộc văn học và không thuộc văn học 35 Sơ đồ 1.3. Giai thoại Việt Nam phân loại theo tiêu chí đề tài 37 Sơ đồ 2.1. Giai thoại Việt Nam phân loại theo tiêu chí đề tài (ở hai cấp độ) 72 Sơ đồ 2.2. Sự trùng lặp của giai thoại văn học khi phân loại theo tiêu chí nhân vật 72 Sơ đồ 2.3. Giai thoại văn học Việt Nam phân loại theo tiêu chí nhân vật 74 Sở đồ 2.4. Khuynh hướng dân tộc hóa trong sáng tạo giai thoại Việt Nam 82 Sơ đồ 3.1. Mô hình tình huống đối đáp liên hoàn 117 Sơ đồ 4.1. Motif sinh nở thần kỳ trong truyền thuyết anh hùng chiến trận 152 Sơ đồ 4.2. Motif sinh nở thần kỳ trong truyền thuyết anh hùng văn hóa 152 Sơ đồ 4.3. Motif sinh nở thần kỳ trong giai thoại 152 Sơ đồ 4.4. Sự chuyển hóa hình thức câu đố từ cổ tích sang giai thoại 171 Sơ đồ 4.5. Quy luật chuyển hóa thể loại từ cổ tích sang giai thoại 172 Sơ đồ 4.6. Sự tác động của sử quan phương lên giai thoại 179 Sơ đồ 4.7. Sự tác động của giai thoại lên sử quan phương 180 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghiên cứu văn học dân gian dưới góc độ thể loại từ lâu là nhiệm vụ quan trọng của folklore học. Điều này không chỉ có nghĩa trong việc xác định bản chất, đặc trưng của từng thể loại mà còn cung cấp cho chúng ta một cái nhìn toàn diện trong sự đối sánh mang tính quy luật vận động với các thể loại tương cận trong cùng một loại hình, hệ thống. Khuynh hướng tiếp cận theo hướng thể loại đã giúp các nhà nghiên cứu bóc tách, chỉ ra được những cấu trúc đặc trưng cơ bản của các thể loại trong tự sự dân gian ở Việt Nam như truyền thuyết, cổ tích, sử thi, truyện cười, ngụ ngôn,... Những thành tựu nghiên cứu lý thuyết thể loại vì thế giữ một vai trò quan trọng hình thành khung tham chiếu hữu ích không chỉ gói gọn phạm vi folklore mà còn có những tác động nhất định đến những ngành nghiên cứu tương cận với nó trong mối quan hệ liên ngành. Theo nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Khánh, ở Việt Nam, việc sưu tầm, giới thiệu và nghiên cứu về giai thoại đã trải qua hơn một thế kỷ. Tuy nhiên, thực tế vẫn tồn tại một sự thật khách quan là các công trình tuyển chọn, giới thiệu về giai thoại Việt Nam ngày càng đa dạng, phong phú bao nhiêu, thì lý thuyết nghiên cứu về thể loại này vẫn còn đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết cho các nhà nghiên cứu. Và vì vậy, những nhận xét, đánh giá về thể loại này mang tính gợi mở cho các công trình nghiên cứu chuyên sâu về sau; chẳng hạn như: giai thoại là thể loại thuộc văn học dân gian hay văn học viết; quan hệ giữa chúng thế nào; đặc điểm và bản chất thể loại của giai thoại là gì,... vẫn luôn là vấn đề đáng quan tâm. Khoảng trống lý luận đó làm nảy sinh nhiều câu hỏi lý thú về thể loại giai thoại, đòi hỏi những người nghiên cứu tiếp tục tìm hiểu nhằm xác định sự hiện tồn của giai thoại trong hệ thống tự sự dân gian Việt Nam với tư cách là một thể loại. Điều này mở ra những gợi ý cho quá trình nghiên cứu giai thoại ở đề tài chúng tôi thực hiện. Mặt khác, việc nghiên cứu giai thoại có thể giúp ích cho sự tham khảo, học tập cho sinh viên Đại học và Sau đại học thuộc chuyên ngành Ngữ văn. Đó là ý nghĩa thực tiễn thiết thực của đề tài. Xuất phát từ những yêu cầu thiết yếu về mặt lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài Đặc điểm giai thoại Việt Nam làm đề tài nghiên cứu của luận án. Từ góc nhìn thực tế giai thoại này có thể xem lại những tương đồng, dị biệt của các hướng tiếp cận thể loại trong và ngoài nước để hiểu sâu hơn lý thuyết thể loại. Đấy là định hướng khoa học của đề tài. 2. Mục đích nghiên cứu Như vậy, những vẫn đề mà luận án cần thực hiện là: - Xây dựng cơ sở khoa học để xác định thể loại giai thoại; - Đưa ra một khái niệm giai thoại bao hàm các đặc trưng hình thức, nội dung cũng như các tiểu loại của giai thoại (hiện có trong kho tàng giai thoại Việt Nam); - Định vị giai thoại trong hệ thống tự sự dân gian; - Đi sâu nghiên cứu thêm hai kiểu nhân vật của giai thoại Việt Nam mà các nhà nghiên cứu chưa đề cập là: nhân vật nghệ nhân dân gian và nhân vật nhà nho tài tử; - Khảo sát kết cấu của giai thoại theo hướng nghiên cứu motif, điều mà các nhà nghiên cứu đi trước thể hiện chưa rõ. 3. Đối tượng nghiên cứu Từ mục đích trên, có thể xác định khách thể nghiên cứu chính là hệ thống giai thoại người Việt qua các thời đại. Nhưng đối tượng chính của nhiệm vụ nghiên cứu là tập trung vào đặc trưng và bản chất thể loại giai thoại. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Trong luận án này, chúng tôi cố gắng đạt được những nhiệm vụ nghiên cứu chính sau đây: - Dựa vào thành quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước, luận án hướng tới phân loại giai thoại; - Xây dựng hệ thống tiêu chí nhằm xác định thể loại giai thoại: giai thoại là một thể loại nằm trong tự sự dân gian; - Chỉ ra các đặc trưng thể loại của giai thoại; - Phân tích mô hình kết cấu, các tình tiết chính tạo nên cốt truyện và hệ thống nhân vật của các tiểu loại cơ bản của giai thoại. 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Đề tài tập trung vào tìm hiểu hệ thống các tác phẩm tự sự dân gian được xem là giai thoại người Việt trên cơ sở nguồn tư liệu bằng văn bản từ trước đến nay. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung chủ yếu vào 3 tiểu loại của giai thoại là: giai thoại văn học, giai thoại văn hóa dân gian và giai thoại lịch sử đã được các nhà nghiên cứu trước đây khảo cứu. Theo đó, đề tài sẽ đi sâu nghiên cứu một số vấn đề sau đây: Đưa ra bộ tiêu chí xác định thể loại giai thoại; đặc trưng và bản chất thể loại giai thoại; chỉ ra được đặc trưng về kết cấu và các kiểu loại nhân vật chính yếu của giai thoại. Các công trình giai thoại chủ yếu mà luận án khảo sát gồm: + Giai thoại văn học Việt Nam [65] của nhóm Trần Thanh Mại, Hoàng Ngọc Phách, Kiều Thu Hoạch; + Giai thoại văn học Việt Nam (Tổng tập Văn học dân gian Việt Nam, Tập 11) [67] của Kiều Thu Hoạch; + Kho tàng giai thoại Việt Nam (2 tập) [89] và Giai thoại folklore Việt Nam [91] của Vũ Ngọc Khánh; + Giai thoại văn hoá dân gian người Việt [114] của Triều Nguyên; + Giai thoại làng Nho [34] của Lãng Nhân Phùng Tất Đắc; + Giai thoại Nguyễn Công Trứ [58] của Phan Thư Hiền. 6. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết những vấn đề có liên quan đến luận án, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: 6.1. Phương pháp loại hình lịch sử Nghiên cứu sự vận động của loại hình trong tiến trình của lịch sử. Nó thay đổi như thế nào trong quá trình ấy. Phương pháp này giúp cho việc lý giải một số đặc trưng về nội dung và hình thức có tính hỗn dung của giai thoại. 6.2. Phương pháp thống kê, mô tả Căn cứ vào số liệu thống kê để xác lập sự tồn tại của các tình tiết tiêu biểu trong hệ thống giai thoại cũng như từng tiểu loại của nó, luận án sẽ mô tả kết cấu, đặc điểm nội dung của từng tiểu loại cũng như từng mảng, nhóm truyện tiêu biểu của giai thoại. 6.3. Phương pháp nghiên cứu liên ngành Đây là phương pháp nghiên cứu rất quan trọng, giúp luận án tiếp cận, lý giải một số vấn đề còn nhập nhằng về ranh giới thể loại và cơ sở hình thành kiểu nhân vật giai thoại. Chẳng hạn, việc hình thành các kiểu nhân vật tiêu biểu của giai thoại (nhân vật trí thức khoa bảng, nhân vật ngông, nhân vật nghệ nhân dân gian, nhân vật đạo đức,). Theo đó, các bộ môn liên ngành mà chúng tôi vận dụng để giải quyết các vấn đề đặt ra trong luận án là: lịch sử, văn hóa học, triết học, 7. Đóng góp mới của đề tài Đề tài sẽ có những đóng góp cụ thể như sau: - Xây dựng khung tiêu chí nhằm xác định thể loại giai thoại; - Hệ thống hóa và phân loại giai thoại; - Xác định đặc trưng và bản chất thể loại giai thoại; - Chỉ ra mối quan hệ của giai thoại với tự sự dân gian cũng như với văn học và lịch sử. 8. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu giai thoại và tư liệu giai thoại Việt Nam. Chương 2: Định vị thể loại giai thoại Việt Nam Chương 3: Một số phương diện đặc trưng thi pháp thể loại của giai thoại Việt Nam. Chương 4: Mối quan hệ giữa giai thoại Việt Nam với các thể loại trong tự sự dân gian, lịch sử và văn học. Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU GIAI THOẠI VÀ TƯ LIỆU GIAI THOẠI VIỆT NAM Trong giới nghiên cứu folklore thế giới, giai thoại từ lâu đã được quan tâm nghiên cứu. Ở những nước có nền folklore phát triển như Phần Lan, Nga, Pháp, Đức, Hoa Kỳ,... giai thoại đều được khảo sát sâu và đạt được nhiều thành tựu đáng tham khảo. Ở nước ta, giai thoại là một thể loại được thừa nhận khá muộn màng trong giới nghiên cứu folklore. Mặc dù đã có nhiều công trình tuyển chọn, nghiên cứu nhưng đến nay vẫn chưa có sự nhất trí cao từ phía các nhà nghiên cứu ở một số đặc điểm cơ bản của thể loại. Như vậy, trên thực tế, các vấn đề về lý thuyết thể loại ở phương Tây mặt nào đó có thể chưa hẳn phù hợp với thực tế giai thoại ở Việt Nam. Bởi vậy, việc khảo sát lại toàn bộ vấn đề trên phải bắt đầu từ các quan niệm và đánh giá như: định nghĩa, phân loại, các bình diện thi pháp,... Ở đây, chúng tôi bước đầu điểm qua một số ý kiến quan trọng từ các công trình đó. Những đánh giá dưới đây của chúng tôi về mặt thể loại được xem như tiền giả định, nhằm sàng lọc đối tượng khảo sát hơn là định danh thể loại cho các tư liệu. 1.1. Tình hình nghiên cứu giai thoại 1.1.1. Giai thoại - thuật ngữ và quan niệm Trước khi đi vào vấn đề quan niệm, xin điểm qua vài nét về nguồn gốc thuật ngữ giai thoại ở châu Âu cũng như tình hình sưu tầm, giới thiệu giai thoại đã diễn ra như thế nào (qua một số quốc gia tiêu biểu). Ở phương Tây, về nguồn gốc thuật ngữ “Anecdote”, trong tiếng Anh có nguồn gốc từ tiếng “Anekdotos”, gốc Hy Lạp và tiếng “Anecdota” (có cách viết khác là “Anekdota”), gốc La tinh, có nghĩa gốc là không/ chưa công bố. Theo tác giả Tamarchenko (người Nga) trong bài viết Giai thoại là gì?, thuật ngữ giai thoại “có gốc gác từ cuốn “Mật sử” của Procopius Caesarensis (một tác phẩm còn đang có nhiều tranh cãi, được viết vào những năm 550)” [132]. Tác giả Lionel Gossman – nhà nghiên cứu người Mỹ (gốc Scotland) trong bài viết Giai thoại và lịch sử (Anecdote and history) [179] nói rõ hơn thời điểm xuất hiện của thuật ngữ giai thoại ở Châu Âu. Theo đó, thuật ngữ “Anecdota” (với ý nghĩa cốt lõi là “chưa được xuất bản”) thực ra đã xuất hiện từ thời cổ đại qua các tác phẩm của Ciero, Diodorus Siculus – những sử gia người Hy Lạp. Tuy xuất hiện sớm như vậy nhưng phải đến năm 1623, thuật ngữ này mới chính thức được sử dụng trong một văn bản của bộ Suda, một bách khoa toàn thư của nhà thờ Vatican, nước Ý. Trong những năm từ 1697 đến 1713, Ludovico Mutatori – một học giả Khai sáng người Ý đã xuất bản 2 cuốn sách có tiêu đề giai thoại. Đó là Anecdota Latina (Giai thoại Latina) và Anecdota Graeca (Giai thoại Graeca). Ở Pháp, thuật ngữ giai thoại được sử dụng chính thức vào năm 1650. Kèm theo đó, các sách dưới nhan đề giai thoại (chủ yếu là giai thoại lịch sử) liên tiếp được xuất bản. Có thể dẫn ra như: Anecdotes des Républiques (Giai thoại của các nước Cộng hòa) (1771), Anecdotes Arabes et Musulmanes (Giai thoại người Ả Rập và người Hồi giáo) (1772), Anecdotes Espagnoles et Portugaises depuis l’origine de la nation jusqu’à nos jours (Giai thoại Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha từ thời lập quốc cho đến ngày nay) (1773), Anecdotes Américaines (Giai thoại Hoa Kỳ) (1776),... Cũng theo Gossman, ở Hoa Kỳ, trong khoảng thời gian từ 1750 đến 1830, danh mục của thư viện Firestone, Đại học Princeton liệt kê hơn 200 đầu sách được xuất bản với các tiêu đề có liên quan đến giai thoại. Ví dụ, Anecdotes Africaines (Giai thoại Châu Phi), Anecdotes Américaines (Giai thoại Hoa Kỳ),... Còn ở nước Anh, thuật ngữ này xuất hiện muộn hơn. Một trong những cuốn sách giới thiệu giai thoại đầu tiên được xuất bản là quyển Biographical and literary anecdotes of William Bowyer (Tiểu sử và giai thoại văn học của William Bowyer) [183] của John Nichols, xuất bản lần đầu vào năm 1782, cả thảy có 6 tập. Đến năm 1812 trở đi, sách này được tái bản lại với các ấn bản khác nhau (7 tập, 9 tập) với tên gọi khác là Literary anecdotes of the eighteenth century (Giai thoại văn học của thế kỷ XVIII) [184]. Vào năm 1821, một quyển sách khác với tiêu đề giai thoại cũng đã được xuất bản, đó là cuốn The Percy anecdotes: Original and select (Giai thoại Percy: Nguyên bản và chọn lọc) [185] (các ấn bản tiếp theo xuất bản vào các năm 1830, 1868, 1869). Các tập sách được phát hành thành 44 phần hằng tháng, do Sholto và Reuben Percy sưu tầm, tập hợp những giai thoại đã được đăng tải trên thờ báo The Star trong nhiều năm. Quyển sách trên cũng được phát hành ở Mỹ với những ấn bản khác. Ví dụ, The Percy anecdotes, revised edition: To which is added, a valuable collection of American anecdotes, original and select (Giai thoại Percy, ấn bản sửa đổi: Có bổ sung, một bộ sưu tập có giá trị của các giai thoại Hoa Kỳ, nguyên bản và chọn lọc) (New York: Harper & Brothers, 1838) [186]; The Percy anecdotes: To which is added a valuable collection of American anecdotes, original and select (Giai thoại Percy: Có bổ sung thêm một bộ sưu tập có giá trị về các giai thoại Hoa Kỳ, nguyên bản và chọn lọc) (New York: Harper & Brothers, 1845);...) [187]. Ở trên, chúng tôi vừa điểm qua nguồn gốc của thuật ngữ giai thoại cũng như vấn đề giới thiệu tác phẩm giai thoại ở một số nước châu Âu, Hoa Kỳ. Đến đây, luận án sẽ điểm qua vài nét về quan niệm giai thoại trong một số từ điển cũng như một số nhà nghiên cứu trên thế giới. Nhìn chung, hầu hết các tác giả đều ít nhiều nhấn mạnh đến ý nghĩa gốc của giai thoại – tính chất “chưa được công bố” của nó. Theo Tamarchenko, Từ điển tiếng Anh (1775) của Samuel Johnson từng giải thích: “Giai thoại là câu chuyện chưa được công bố”, có nghĩa, đó là chuyện riêng tư của nhân vật quan phương” [132]. Còn Từ điển Oxford cũng định nghĩa giai thoại là: “Những câu chuyện hoặc chi tiết lịch sử bí mật, riêng tư hoặc cho đến nay chưa được công bố cũng như câu chuyện về một sự việc tách rời, hoặc về một sự kiện đơn lẻ, được xem là thú vị hoặc nổi bật” (Dẫn theo Gossman, “Giai thoại và lịch sử”, [179, tr.148]). Tác giả Nicolaisen – một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian người Đức trong bài viết Giai thoại (Anecdote) ngoài việc nhấn mạnh đến nét nghĩa “chưa công bố”, “không được nói ra”, còn chỉ ra tính chất “sự cố có tính đại diện cho cá nhân hoặc cộng đồng” của giai thoại. Tác giả viết: “Giai thoại là những truyện kể tập trung vào các sự cố có tính đại diện cho cá nhân hoặc cộng đồng được nêu đích danh”. Do từ nguyên của thuật ngữ này đã ám chỉ nghĩa “những chuyện chưa được công bố” (tiếng La tinh Anecdota) và cũng có nghĩa “không được nói ra” (mượn từ khái niệm Anekdotos của Hy Lạp) nên giai thoại có mối quan hệ gần với truyền thống truyền miệng” [107]. Còn tác giả Lionel Gossman trong bài viết Giai thoại và lịch sử (Anecdote and history), ở mục IV. Thời điểm được sử dụng của giai thoại, đã chỉ ra hai nét nghĩa quan trọng của giai loại là: 1. Bất kỳ tác phẩm nào, thuộc thể loại nào chưa được xuất bản và 2. Giai thoại là “lịch sử bí mật” (hay mật sử) [179]. Như vậy, quan niệm về giai thoại của các nhà nghiên cứu ở Châu Âu nổi lên hai điểm đáng chú ý: 1. Giai thoại là những câu chuyện chưa được công bố; 2. Giai thoại là lịch sử bí mật. Dù xuất hiện từ khá sớm trong văn hóa châu Âu, nhưng không phải ngay từ lúc đầu, giai thoại đã được các nhà nghiên cứu quan tâm đúng mức. Bởi lẽ, giai thoại có thực sự là một thể loại hay không vẫn còn là một câu hỏi lớn vào thời điểm xuất hiện của nó. Ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII, giai thoại chủ yếu được nhìn nhận ở khía cạnh văn học và lịch sử. Một trong những luận án đầu tiên ở châu Âu trực tiếp bàn về giai thoại là công trình A dissertation on Anecdotes (Luận văn về giai thoại, 1793) [172] của Isaac D’Israeli – một tác giả người Anh (gốc Do Thái). “Trong đó, ông thể hiện sự quan tâm của mình đối với lịch sử giai thoại. Ông viết về nguồn gốc và bản chất của giai thoại và cho rằng chúng không chỉ là một phần thú vị của văn học mà còn cung cấp một số sự thật nhất định về con người và thời đại của họ. “Những giai thoại – ông ấy viết – là những phần dễ hiểu nhất của lịch sử” (Dẫn lại từ bài giới thiệu “Isaac D’Israeli's Literary Works” (Tác phẩm văn học của Isaac D’Israeli), The Victorian Web, [171]). Như vậy, từ cuối thế kỷ XVIII, giai thoại đã được chú ý ở góc độ văn học và lịch sử. Và chính những gợi ý của tác giả trong công trình này đã có ít nhiều tác động đến hướng nghiên cứu giai thoại ở các giai đoạn về sau. Khuynh hướng thứ hai xác lập sự tồn tại của thể loại giai thoại ở châu Âu là sự quan tâm của các nhà nghiên cứu folklore. Ở khuynh hướng này, giai thoại được xem là một thể loại của tự sự dân gian (hoặc là một tiểu loại của cổ tích) qua quan niệm của các nhà nghiên cứu nổi tiếng như Aarne (The types of the folklore: A classitification and bibliography, Các loại truyện dân gian: Phân loại và thư mục, 1910) [169]; V. Propp (Folklore và thực tại – 1963) [44]; Guxev (Mỹ học folkore, 1967) [51];... Khuynh hướng thứ ba trong nghiên cứu về giai thoại là khuynh hướng nghiên cứu mối quan hệ giữa giai thoại và lịch sử của trường phái Chủ nghĩa Lịch sử Mới. Trường phái này xuất phát từ nước Pháp, sau đó lan tỏa sang các nước châu Âu cũng như Hoa Kỳ. Theo Lionel Gossman (“Giai thoại và lịch sử” [179]), ở Đức, từ giữa thế kỷ XIX, đã có hàng loạt những công trình bàn về mối quan hệ giữa giai thoại và lịch sử. Tiêu biểu có thể kể ra là: Lý thuyết giai thoại Đức (in trong Câu chuyện ngắn, hình thức và sự phát triển của chúng, Klaus Doderer, 1953); Giai thoại – phản giai thoại: Về sự thay đổi của một hình thức văn học hiện nay (Water Ernst Schäfer, 1977); Giai thoại: Lý thuyết, phân tích, biện chứng (Rudolf Schäfer, 1982); Giai thoại (Heinz Grothe, 1984); Giai thoại – câu chuyện khác (Volker Weber, 1993); Kể chuyện giai thoại trong thời đại Khai sáng: Về sự thay đổi cấu trúc và chức năng thể loại trong sử học, báo chí và văn học thế kỷ XVIII (Sonja Hilzinger, 1997),... Đến những năm 80 thế kỷ trước, trường phái này có những tác động đến giới nghiên cứu Hoa Kỳ, trong đó có thể kể ra một số tác giả tiêu biểu như Stephen Greenblatt, Joel Fineman, April London, Jane Gallop,... Một trong những bài viết tiêu biểu và quan trọng nhất, góp phần đặt nền móng cho lý thuyết về giai thoại của Chủ nghĩa Lịch sử Mới là bài viết The history of the Anecdote: Fiction and fiction (Lịch sử của giai thoại: Hư cấu và hư cấu, in trong The New Historicism, 1989) [176] của tác giả Joel Fineman. Quan điểm cốt lõi của trường phái Chủ nghĩa Lịch sử Mới là các tác giả thừa nhận và tập trung sự chú ý vào yếu tố lịch sử của giai thoại (sự kiện, nhân vật, thời đại,...). Theo đó, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh vào tính chất ngẫu nhiên của tình huống: “Các giai thoại sau đó là một trong những sản phẩm chính của công nghệ đại diện cho một nền văn hóa, trung gian giữa sự liên tiếp không phân biệt của các khoảnh khắc địa phương và một chiến lược lớn hơn mà họ chỉ có thể thực hiện. Chúng (tức các giai thoại – chúng tôi nhấn mạnh) bị cuốn theo vòng xoáy của kinh nghiệm và được tạo ra một số hình dạng, một hình dạng mà tạm thời vẫn đánh giá đó là ngẫu nhiên – nếu không, chúng tôi sẽ đặt cho chúng một cái tên lớn hơn, hay hơn của lịch sử – nhưng cũng chỉ để chúng có thể được kể lại mà thôi” (Những điều kỳ diệu, Stephen Greenblatt, 1991, tr.3). (Dẫn theo Paul Fleming, “The perfect story: Anecdote and exemplarity in Linnaeus and Blumenberg”, Câu chuyện hoàn hảo: Giai thoại và sự mẫu mực ở Linnaeus và Blumenberg, [177]). Ngoài hai hướng nghiên cứu giai thoại trong mối quan hệ với văn học dân gian và lịch sử nói trên thì cũng có hướng nghiên cứu khác. Đó là đặt giai thoại trong mối quan hệ với văn học viết và văn hóa học. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu mối quan hệ giữa giai thoại và văn học viết là tác giả Richard Coe (Úc) với bài viết The anecdote and the novel: A brief inquiry into the origins of Stendhal’s narrative technique (Giai thoại và tiểu thuyết: Một nghiên cứu ngắn gọn về nguồn gốc nghệ thuật tự sự của Stendhal, 1985) [170]. Các nhà nghiên cứu phương Tây quan niệm giai thoại như là chất liệu để các nhà văn có thể dựa vào đó mà sáng tác nên những tác phẩm văn học như tiểu thuyết, truyện ngắn, tự truyện,... Tiêu biểu cho khuynh hướng này là cuốn Lý thuyết giai thoại (Anecdotal theory, Duke University Press, 2002) [178] của Jane Gallop. Đây là một tác phẩm độc đáo, được viết theo lối tự truyện, trong đó Gallop (một nhà nghiên cứu theo trường phái nữ quyền của Hoa Kỳ) kể lại các câu chuyện của đời mình. Bà soi chiếu những câu chuyện đó bằng lý thuyết phân tâm học của Freud, Lacan và từ đó khái quát nên lý thuyết về giai thoại. Gần đây, cũng xuất hiện một hướng nghiên cứu hoàn toàn mới mẻ, mang tính chất liên ngành về giai thoại. Đó là công trình The use of the anecdote in the critical study of aboriginal literature (2009) [182] (Vấn đề sử dụng giai thoại trong nghiên cứu phê bình văn học thổ dân) của tác giả Robyn Moore. Trong công trình này, tác giả đề xuất áp dụng một số lý thuyết như bối cảnh, văn hóa học,... để có thể tiếp cận và lý giải văn học thổ dân thông qua thể loại giai thoại được lưu truyền trong cộng đồng của người bản địa. Trên đây, chúng tôi vừa điểm qua quan niệm, tư liệu và một số hướng nghiên cứu tiêu biểu về giai thoại ở một số nước trên thế giới. Sau đây, luận án xin điểm qua vài nét sơ lược về quan niệm giai thoại cũng như tình hình nghiên cứu giai thoại ở một số nước phương Đông, tiêu biểu là Trung Quốc và Việt Nam. Ở Trung Quốc, thuật ngữ giai thoại thường được hiểu theo nghĩa chiết tự. Giai có nghĩa là đẹp, thoại là câu chuyện. Như vậy, giai thoại hiểu theo nghĩa chung nhất là những câu chuyện đẹp, thú vị. Thuật ngữ giai thoại đã được sử dụng khá lâu. Theo tư liệu của PGS Vũ Ngọc Khánh, từ thời Đường – Tống, thuật ngữ này đã được sử dụng để đặt tên cho những quyển sách tập hợp những câu chuyện xoay quanh các văn nhân, thi sĩ dưới các tiêu đề văn thoại, thi thoại, nhưng chưa thấy nêu vấn đề lý thuyết thể loại. Ở Việt Nam, từ thời phong kiến, thuật ngữ giai thoại mặc dù chưa được sử dụng một cách chính thức nhưng nếu căn cứ vào tính chất bên lề, phi chính thống, tính chất chuyện vặt của nó, thì có thể xem một số truyện trong các sách như: Công dư tiệp ký (Vũ Phương Đề), Kiến văn tiểu lục (Lê Quý Đôn), Lan Trì kiến văn lục (Vũ Trinh), Tang thương ngẫu lục (Nguyễn Án, Phạm Đình Hổ),... cũng đã mang dáng dấp của những câu chuyện giai thoại. Các sách Truyện đời xưa (1866), Chuyện khôi hài (1882) của học giả Trương Vĩnh Ký đã ghi một số văn bản kể có tính chất giai thoại (văn học) như: Răng cắn lưỡi, Học trò sửa liễn cửa ngõ phủ ông hoàng, Câu đối có chí khí,... Theo tư liệu của PGS Vũ Ngọc Khánh (nêu trong phần Tiểu luận Kho tàng giai thoại Việt Nam và Giai thoại folklore Việt Nam), thì trong 45 năm đầu của thế kỷ trước, tình hình sưu tầm, giới thiệu giai thoại chỉ phát triển khi chữ quốc ngữ thịnh hành, vào thập niên ba mươi trở đi. Tác giả viết: “Rải rác trên những cuốn hợp tuyển văn học, đặc biệt là cuốn Văn đàn bảo giám của Trần Trung Viên, in và tái bản những năm đầu của thập niên ba mươi, ghi chép được nhiều chuyện thú vị trong đối đáp văn chương nhưng cũng không dùng tiêu đề giai thoại (...). Vào khoảng từ 1940 trở đi, chính thức được mang tên là giai thoại là cuốn Việt sử giai thoại, gồm những tiểu luận (có cả phần tường thuật và khảo cứu) và một số hiện tượng (hay sự kiện) lịch sử đặc biệt của nước nhà hồi đầu thế kỷ XIX. Cùng lúc đó, có những cuốn sách thuật lại những mẩu chuyện cũ, có tính cách giai thoại như tập san viết riêng để tưởng nhớ Tản Đà, hoặc như tập Người xưa (Việt Thường), song vẫn không thấy quyển nào mang tên là giai thoại” [91, tr.13 – 14]. Qua ý kiến trên của PGS Vũ Ngọc Khánh, có thể thấy các vấn đề sau: 1. Thuật ngữ giai thoại được dùng rất hạn chế ở nửa đầu thế kỷ trước, mặc dù, về tính chất, những quyển sách giới thiệu có thể đã tập hợp những mẩu chuyện là giai thoại; 2. Chỉ có công trình Việt sử giai thoại của Đào Trinh Nhất là sử dụng giai thoại với tư cách một thuật ngữ chính thức. Tuy nhiên, trong phần tựa quyển sách này, tác giả Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố (người giới thiệu quyển sách) cũng không bàn về thể loại mà chỉ nêu một cách vắn tắt ý nghĩa của thuật ngữ giai thoại như sau: “Người ta gọi giai thoại là việc tốt, chuyện hay thường truyền tụng ở dân gian. Sách làm ngày xưa cũng có một quyển đề là “Tùy Đường thi thoại”, chép những chuyện hay trong đời Tùy Đường. Theo nghĩa chữ Pháp thì giai thoại (anecdotes) là chuyện vặt, chuyện dật sử, có cái không đáng tin” (Lời giới thiệu Việt sử giai thoại). Còn về sách giới thiệu giai thoại như một thể loại độc lập, từ thập niên 60 thế kỷ trước, ở nước ta có hai công trình chính thức dùng thuật ngữ giai thoại để định danh đối tượng. Đó là công trình Giai thoại văn học Việt Nam của Hoàng Ngọc Phách, Kiều Thu Hoạch (với lời giới thiệu của Trần Thanh Mại, hoàn thành năm 1963, xuất bản năm 1965) và công trình Giai thoại làng Nho của Lãng Nhân Phùng Tất Đắc (xuất bản lần đầu vào năm 1963, với lời tựa của Đoàn Thêm). Trên lĩnh vực báo chí, thuật ngữ giai thoại được chính thức sử dụng với hình thức ghi thành tiểu mục hoặc thành lời chú thích dưới các đề tài trên các báo Quốc ngữ thì phải đến giai đoạn 1865 – 1965 như: Khuyến học, Nước Nam, Tiếng dân, Tri Tân, Ở các phần trên, chúng tôi chủ yếu xem quan điểm của các nhà nghiên cứu giai thoại trong và ngoài nước như một tiền giả định khoa học mà chưa đi sâu khảo sát nội hàm khái niệm thể loại để định vị nó trong hệ thống tự sự dân gian. Sau đây, xin đi sâu vào vấn đề này. Thực ra, việc viện dẫn lý thuyết thể loại của các nhà nghiên cứu giai thoại ở Việt Nam đều ít nhiều dựa vào hệ lý thuyết của thế giới. Để đi đến một khái niệm về thể loại, xin đi vào một số cách tiếp cận giai thoại qua sự phân hóa thành 4 khuynh hướng cơ bản: - Xem giai thoại như một thể loại tự sự dân gian; - Xem giai thoại như một thể loại trung gian giữa văn học dân gian và văn học viết; - Xem giai thoại là một thể loại của văn học viết; - Xem giai thoại là một thể loại tổng hợp. 1.1.1.1. Khuynh hướng xem giai thoại là thể loại thuộc văn học dân gian Khuynh hướng xem giai thoại là thể loại thuộc văn học dân gian phân hóa thành các nhánh: xem giai thoại như một bộ phận của cổ tích và xem giai thoại là một thể loại độc lập, có vị trí tương đương với các thể loại khác trong tự sự dân gian. a. Khuynh hướng xem giai thoại là một bộ phận của cổ tích Khuynh hướng này chủ yếu xuất hiện ở Nga. Một số nhà nghiên cứu Nga xem giai thoại tương đương với truyện cười và xếp nó vào tiểu loại cổ tích sinh hoạt. Trong đó, tiêu biểu nhất là quan niệm của V. Ja Propp. Ở công trình Folklore và thực tại, trong phần Cơ cấu thành phần thể loại, khi bàn về cổ tích sinh hoạt, học giả người Nga xem giai thoại như một bộ phận của cổ tích sinh hoạt. Theo ông: “Nói về cổ tích sinh hoạt hay truyện cổ tích hiện thực, cần phải đề cập tới vấn đề giai thoại (). Theo ý chúng tôi, nó không phải là một loại hình riêng của sáng tác dân gian, khác biệt với loại truyện cổ tích đoản thiên về con người (). Nghiên cứu kĩ càng hơn nữa những truyện cổ tích sinh hoạt về con người, thì có thể khẳng định được rằng trong folklore không có ranh giới giữa truyện cổ tích sinh hoạt về con người và truyện giai thoại. Có chăng thì cũng chỉ có thể xếp giai thoại thành một tiểu loại riêng trong truyện cổ tích sinh hoạt” [44, tr.325]. b. Khuynh hướng xem giai thoại là thể loại độc lập Khuynh hướng xem giai thoại là thể loại độc lập thuộc văn học dân gian lại chia thành 2 nhánh: 1. Đặt giai thoại trong truyện hài hước (truyện cười) và 2. Tách giai thoại ra khỏi truyện hài hước. Quan điểm đặt giai thoại bên cạnh truyện hài hước có thể tìm thấy ở trường phái Phần Lan và một số nhà folklore học hiện đại của Mỹ. Còn nhánh thứ hai chủ yếu xuất hiện ở các nhà nghiên cứu người Nga. Khuynh hướng đặt giai thoại trong truyện hài hước (truyện cười) Ở trường phái Phần Lan, trong công trình The types of the folklore: A classitification and bibliography (Các loại truyện dân gian: Phân loại và... tiểu diễn ngôn (tức giai thoại) đối lập và thách thức các đại diễn ngôn (tức dòng quan điểm chính thống) đã được hình thành như thế nào và góp phần định hình quan điểm về các vấn đề liên quan theo thời gian ra sao? Chung quy, về đặc điểm thể loại của giai thoại, các nhà nghiên cứu Việt Nam và thế giới đã chỉ ra một số đặc điểm là: tính lý thú, tính hư cấu và sai lệch, tính dân gian và bác học, tính phản biện. Đấy là những đúc kết khoa học giá trị mà luận án sẽ tiếp thu và phát triển thêm. 1.1.3. Một số khía cạnh thi pháp thể loại của giai thoại 1.1.3.1. Kết cấu của giai thoại Việt Nam Kết cấu của truyện là phương diện quan trọng về hình thức nghệ thuật. Sự ổn định về kết cấu tạo ra các mô thức cho từng thể loại chính là yếu tố thi pháp của giai thoại. Ở đây, xin điểm qua một số quan niệm về kết cấu của giai thoại mà các nhà nghiên cứu đi trước ở Việt Nam đã chỉ ra. Trong công trình Giai thoại văn học Việt Nam (1965), Trần Thanh Mại quan niệm kết cấu của giai thoại văn học gồm 3 phần: mở đầu, diễn biến và kết thúc với các chức năng cụ thể là: – Mở đầu: Giới thiệu rất tóm tắt về tiểu sử NVC – Diễn biến: Tình huống đối đáp văn chương – Kết thúc: Sự khâm phục đối với nhân vật Trên thực tế, một giai thoại có thể không có phần giới thiệu đặc điểm của NVC, đặc biệt là đối với nhóm giai thoại văn học kết chuỗi. Ở đấy, các giai thoại nương vào nhau. Do vậy, đặc điểm, tính tình, sở học,... của NVC đơn giản chỉ được giới thiệu ở truyện mở đầu, các giai thoại tiếp theo không cần lặp lại điều đó. Trong kho tàng giai thoại văn học Việt Nam, ta có thể thấy rõ điều này qua các chùm giai thoại có liên quan đến: Mạc Đĩnh Chi, Lê Quý Đôn, Trạng Quỳnh, Đoàn Thị Điểm, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Phan Văn Trị,... Tuy nhiên, phần lớn các giai thoại đều mang tính độc lập. Trong phần Khái luận công trình Giai thoại văn học Việt Nam (Tổng tập Văn học dân gian người Việt, tập 11), Kiều Thu Hoạch tuy không trực tiếp nêu lên quan niệm về kết cấu của giai thoại văn học nhưng qua sự phân tích dẫn chứng (giai thoại Hóa ra dưa – Tú Xương), ông đã gián tiếp bộc lộ quan điểm. Ông cho rằng giai thoại văn học gồm hai phần: phần giai và phần thoại. Trong đó, phần giai là phần thơ văn, câu đối, còn phần thoại là lời đối đáp của các nhân vật. Đây cũng chính là tiêu chí để tác giả chọn lọc, sắp xếp một văn bản tự sự vào giai thoại. Sau khi trích dẫn văn bản trên, tác giả nhận xét: “Phải nói rằng bài thơ rất lý thú, rất dí dỏm. Nhưng mấy lời kể ở trên chỉ có thể xem như một tiểu dẫn về hoàn cảnh sáng tác bài thơ của Tú Xương, chứ chưa phải là một mẩu chuyện có tình tiết mang kịch tính để trở thành giai thoại. Hơn nữa, thông thường đã gọi là giai thoại, là phải có đối thoại, đối đáp (dialogue) giữa hai nhân vật. Ở đây, mới chỉ có Tú Xương làm thơ đùa chơi, còn phía cô gái hàng xóm đáp lại thế nào thì không có lời kể chuyện. Do đó, chỉ có giai mà chưa có thoại. Cũng như thế, truyện “Hóa ra dưa” hay “Muốn hóa dưa hồng” đều chưa thành giai thoại, như đúng nghĩa của thuật ngữ” [67, tr.32 – 33]. Quan niệm một giai thoại văn học phải có 2 phần hẳn hoi (gồm giai và thoại) như trên của Kiều Thu Hoạch tỏ ra chưa sát với thực tiễn giai thoại văn học Việt Nam, đặc biệt là đối với nhóm giai thoại ứng tác văn chương. Nếu nhóm giai thoại thách đố văn chương tất yếu có phần đối đáp bằng hình thức thách đố và giải đố (bằng thơ văn) của các nhân vật, thì trong nhóm giai thoại ứng tác văn chương, sự thách đố này không có mặt. Thay vào đó là NVC đứng trước một tình huống thực tế và cảm hứng làm thơ mà thôi. Vấn đề nằm ở chỗ đó. Trong nhiều trường hợp, NVC không cần đối đáp mà vẫn sáng tác ra bài thơ hay, để lại một câu chuyện thú vị. (Xin xem cụ thể phần văn bản giai thoại ở nhóm ứng tác văn chương trong Phụ lục của luận án). Gần đây, trong công trình Luận về giai thoại (2016), Triều Nguyên cũng đưa ra một quan niệm khá mới mẻ về kết cấu của giai thoại so với các nhà nghiên cứu đi trước. Tác giả cho rằng kết cấu của giai thoại nói chung, trong đó có giai thoại văn học gồm một sự việc mang tính cốt lõi và những sự việc phụ trợ xoay quanh sự việc cốt lõi này. Về khái niệm sự việc then chốt, tác giả diễn giải như sau: “Sự việc then chốt của phần lớn văn bản giai thoại là sự việc tiêu biểu, cốt lõi, thể hiện điều thường được gọi là có vấn đề của một mẩu truyện kể, và vì nó mà văn bản giai thoại được dựng nên” [115, tr.138]. Với quan niệm như vậy, Triều Nguyên đã chia kết cấu của giai thoại nói chung (gồm cả 3 tiểu loại của giai thoại) gồm các loại sau: “1. Kiểu kết cấu thông dụng, phổ biến: văn bản giai thoại gồm một sự việc then chốt và một số sự việc phụ trợ; và 2. Kiểu kết cấu đặc biệt, ít gặp, gồm 3 dạng: kết cấu “chung cuộc một đời người”; kết cấu lưỡng diện và kết cấu đa diện” [115, tr.142]. Chúng tôi tóm lược lại từng kiểu kết cấu theo quan niệm của tác giả như sau: – Kết cấu chung cuộc một đời người là dạng kết cấu mà trong đó giai thoại kể tường tận về nhân vật từ lúc sinh thành, tạo lập công danh, sự nghiệp cho đến khi mất (thường thấy ở giai thoại lịch sử). – Kết cấu lưỡng diện là dạng kết cấu đề cập đến hai hành động, ứng xử khác nhau của một nhân vật (đáng khen hay đáng trách) trong cùng một giai thoại. – Kết cấu đa diện nghĩa là trong truyện có kể đến nhiều hành động khác nhau của cùng một nhân vật. Để chứng minh cho “Kiểu kết cấu thông dụng, phổ biến: văn bản giai thoại gồm một sự việc then chốt và một số sự việc phụ trợ”, Triều Nguyên đã dẫn ra văn bản Khóc mướn kiếm ăn (Cao Bá Quát) để minh chứng (Xin xem Phụ lục). Nếu xâu chuỗi lại những nhận xét của Triều Nguyên, ta có sơ đồ kết cấu của văn bản trên như sau: Nguyên nhân dẫn đến sự việc (Cao Bá Quát đi thăm bạn) → điều kiện, cơ hội của sự việc (Bạn không có ở nhà, đi ngang qua đám tang) → sự việc (câu đối của Cao Bá Quát) → hệ quả của sự việc (được ca tụng, ngưỡng mộ). Cách khái quát kết cấu của giai thoại (gồm các dạng kết cấu: các sự việc phụ trợ xoay quanh một sự việc then chốt; kết cấu chung cuộc một đời người; kết cấu lưỡng diện và đa diện) nêu trên của Triều Nguyên có ưu điểm khá rõ là tác giả đã bước đầu khái quát nên kết cấu dựa trên cơ sở tình tiết sự việc cấu tạo tác phẩm. Tuy nhiên, chúng tôi có đôi điều băn khoăn về kiểu kết cấu thông dụng nhất trong giai thoại (theo quan điểm của Triều Nguyên là “sự việc cốt lõi xoay quanh một số sự việc phụ trợ”) của tác giả ở mấy điểm sau: – Cách định danh “sự việc then chốt” này chưa có chức năng phân nhóm giai thoại văn học (cụ thể là nhóm thách đố và ứng tác văn chương); – Chưa định danh được các tên tình tiết cốt yếu cấu tạo nên giai thoại văn học là gì; – Chưa chỉ ra được sự liên kết bên trong giữa các tình tiết để tạo thành cốt truyện. Chung quy lại, vấn đề kết cấu của giai thoại đã được các nhà nghiên cứu đi trước bàn đến ở 2 mức độ: các phần tạo nên giai thoại (dựa vào nội dung chính của truyện) và các mô hình kết cấu dựa vào hành động của NVC. Và như đã nêu ở phần Mở đầu, trong luận án này, chúng tôi đề xuất đưa ra hướng tiếp cận mới trong nghiên cứu kết cấu của giai thoại. Đó là tìm hiểu kết cấu theo hướng tình tiết, motif. 1.1.3.2. Nhân vật của giai thoại Vấn đề các kiểu nhân vật đặc trưng trong giai thoại từng được bàn đến trong hầu hết những tuyển tập giới thiệu giai thoại ở nước ta. Tùy theo tính chất, phạm vi tiểu loại được đề cập, giới thiệu đến trong các tuyển tập mà sự bàn luận, lý giải của các tác giả cũng có những mức độ đậm nhạt khác nhau. Vì chỉ giới hạn phạm vi tiểu loại là giai thoại văn học nên trong các công trình Giai thoại văn học Việt Nam (1965) và Giai thoại văn học Việt Nam (2004), Trần Thanh Mại và Kiều Thu Hoạch tập trung sự chú ý vào kiểu nhân vật trí thức, tức là những nhà nho, nhà khoa bảng nổi tiếng (và có phần nào nhắc đến vai trò của các nhà nho ẩn dật ở nhóm giai thoại khuyết danh). Các tác giả cũng đã bước đầu chỉ ra được những căn rễ lịch sử, xã hội góp phần hình thành nên kiểu nhân vật này. Cụ thể, đó là tư duy sùng bái chữ nghĩa (trọng Nho) trong tâm thức Việt thời phong kiến. Cũng bàn về các kiểu nhân vật tiêu biểu của giai thoại nhưng tác giả Vũ Ngọc Khánh có sự khái quát hóa và phân tích cặn kẽ hơn. Qua hai công trình Kho tàng giai thoại Việt Nam (2 tập, 1994) và Giai thoại folklore Việt Nam (1996), ông đã đưa ra những kiểu loại nhân vật (tác giả gọi là “motif nhân vật”) như sau: nhân vật trí thức, mưu trí; nhân vật ngông; nhân vật dị nhân; nhân vật đạo đức, nhân vật nghệ nhân dân gian. Tác giả đã bóc tách các khía cạnh sau: - Khuynh hướng xây dựng nhân vật (tuyệt đối hóa tài năng, trí tuệ; giải thiêng, hạ bệ,...); - Cơ sở lịch sử, xã hội hình thành nên một số kiểu nhân vật (trí thức, ngông, dị nhân, nghệ nhận dân gian). Như vậy, khía cạnh nhân vật của giai thoại đã được chú ý, tìm hiểu ở hầu hết những kiểu loại của nó. Trong đó, có các kiểu nhân vật chưa thực sự được quan tâm, bàn luận đúng mức là kiểu nhân vật nhà nho tài tử, nhà nho ẩn dật và nghệ nhân dân gian. 1.1.3.2. Cảm hứng của giai thoại Bên cạnh các đặc điểm về kết cấu, nhân vật, các nhà nghiên cứu đi trước đều ít nhiều bàn đến khía cạnh cảm hứng của giai thoại. Ở Việt Nam, Trần Thanh Mại là nhà nghiên cứu đầu tiên bàn về vấn đề này. Và nhìn chung, các nhà nghiên cứu giai thoại về sau (như Vũ Ngọc Khánh, Kiều Thu Hoạch,...) đều đồng thuận với quan niệm của ông. Trong phần Tiểu luận công trình Giai thoại văn học Việt Nam (1965), Trần Thanh Mại cho rằng trong giai thoại, “sự đả kích bao giờ cũng gắn liền với đề cao (đả kích Minh Mạng, Tự Đức đồng thời cũng đề cao Cao Bá Quát; đả kích sư mô, quan lại, đồng thời đề cao Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Quý Tân, Hoàng Phan Thái,...)” [65, tr.16]. Như vậy, cảm hứng trong giai thoại là cảm hứng mang tính lưỡng diện, vừa đề cao vừa đả kích, phê phán nhân vật quan phương. Hai dạng cảm hứng trên, xét về mặt lịch đại, theo Trần Thanh Mại, có thể chia thành hai thời kỳ khá tách bạch: thời kỳ đầu, khi mà giai cấp thống trị phong kiến còn giữ được vai trò lãnh đạo (với những vua hiền, tôi trung) thì giai thoại có xu hướng đề cao những ông vua, những ông quan tài giỏi, thanh liêm, yêu nước; và thứ hai, khi mà giai cấp thống trị bắt đầu bộc lộ những mặt tệ đoan, xấu xa thì sự đề cao không còn nữa, thay vào đó là xu hướng phê phán, hạ bệ. Chúng tôi cho rằng cách đánh giá trên của Trần Thanh Mại là hoàn toàn xác đáng. Như đã đề cập ở tính phản biện của giai thoại, xu hướng phê phán, hạ bệ nhân vật quan phương chắc hẳn xuất phát từ những căn rễ lịch sử, xã hội cụ thể, hướng đến những mục đích cụ thể. Các vấn đề cần làm rõ thêm ở đây là: – Tư duy phản biện đó có xuất hiện trong truyền thống truyền miệng hay không, nếu có thì đâu là điểm tương đồng và dị biệt; – Trong hai biểu hiện của cảm hứng (đề cao, ca ngợi và phản biện) thì dạng cảm hứng nào đóng vai trò chủ đạo. – Ý nghĩa của sự phản biện đặt trong bối cảnh của thời đại cũng như lý giải những căn rễ lịch sử, văn hóa góp phần làm sinh tư duy phản biện của giai thoại. 1.1.4. Phân định ranh giới và vấn đề chuyển hóa thể loại giữa giai thoại và các thể loại của tự sự dân gian 1.1.4.1. Phân định ranh giới và vấn đề chuyển hóa thể loại giữa giai thoại và truyện cười Về vấn đề phân định ranh giới giữa giai thoại và truyện cười, các nhà nghiên cứu đi trước cũng đã đề cập, bóc tách ở những khía cạnh, mức độ khác nhau. Sau đây, chúng tôi sẽ điểm qua những điều cơ bản mà các tác giả đã giải quyết trong các công trình đó. Trong công trình Giai thoại văn học Việt Nam [65, tr.14 – 18], Trần Thanh Mại đã so sánh giai thoại văn học và truyện cười trên một số phương diện. Có thể tóm lược bằng bảng tóm tắt dưới đây: Bảng 1.1. So sánh truyện cười và truyện trạng của Trần Thanh Mại Tiêu chí so sánh Truyện cười Giai thoại (văn học) Lĩnh vực Văn học dân gian Văn học viết Cảm hứng Đả kích vương quyền và những thói hư, tật xấu trong xã hội Đả kích (vương quyền) gắn liền với cảm hứng đề cao NVC người nổi tiếng Yếu tố thơ văn, câu đối Phần lớn truyện cười không sử dụng Phải có thơ văn, câu đối Mục đích thể loại Phải tạo được tiếng cười Không nhất thiết phải có tiếng cười, gây cười Mâu thuẫn, kịch tính Là bản chất thể loại Không nhất thiết phải có kịch tính Khác với Trần Thanh Mại, Vũ Ngọc Khánh tập trung vào mức độ của tiếng cười trong hai thể loại để phân biệt. Ông viết: “Ở truyện cười, tiếu lâm, người ta cần cái cười, thậm chí là cười ào ạt, cái cười đập phá; ở giai thoại chỉ cần cái cười vui. Ở truyện cười, người ta cần cái cười nghịch, giai thoại chỉ cần sự cười đùa, tiếu lâm cự tuyệt cái cười buồn vui lẫn lộn” [91, tr.24]. Hai ý kiến tiêu biểu trên bước đầu cho thấy những mặt tương đồng và dị biệt về hình thức và nội dung của hai thể loại. Tuy nhiên, cần suy nghĩ thêm về một số khía cạnh như sau: – Khó có thể lượng hóa được mức độ của tiếng cười và nhất là ý nghĩa của nó một cách khách quan. Điều này có phần cảm tính, do đó khó có thể là tiêu chí để phân định thể loại; – Giai thoại và truyện cười còn có những điểm tương đồng, dị biệt trên các khía cạnh khác như: ngôn ngữ nhân vật, kiểu nhân vật, chức năng thể loại, Các tác giả chưa đặt ra cũng như tìm hiểu vấn đề thâm nhập và chuyển hóa thể loại giữa giai thoại và truyện cười (ở hai tiểu loại của nó là truyện cười không kết chuỗi và truyện cười kết chuỗi – mà có một số nhà nghiên cứu gọi là truyện trạng). Đây cũng là một trong những nội dung mà luận án sẽ triển khai, làm rõ trong các phần sau. 1.1.4.2. Phân định ranh giới và vấn đề chuyển hóa thể loại giữa giai thoại và truyền thuyết Đây là một trong những vấn đề mang tính chất lý luận quan trọng, không chỉ có ý nghĩa trong việc xác lập thể loại của giai thoại mà còn mang tính định hướng cho việc phân biệt giai thoại và truyền thuyết. Qua đó, giúp tránh tình trạng nhầm lẫn về mặt thể loại trong các tuyển tập giai thoại và truyền thuyết. Trong các công trình giới thiệu về giai thoại, các tác giả Trần Thanh Mại, Kiều Thu Hoạch và Vũ Ngọc Khánh đều ít nhiều bàn đến sự hiện diện của yếu tố kỳ ảo trong giai thoại, tức là thừa nhận sự tác động của truyền thuyết đến giai thoại, chưa thấy bàn về sự phân định ranh giới của hai thể loại này. Mặt khác, ý kiến của các tác giả trên chỉ dừng lại ở mức độ những nhận xét ban đầu và chưa được luận giải một cách cặn kẽ, cụ thể bằng tác phẩm. Trong một chừng mực nào đó, những ý kiến trên sẽ mang tính chất gợi mở cho việc đào sâu, bóc tách thêm cho các tác giả nghiên cứu ở giai đoạn sau. Một trong những bài viết có giá trị, góp phần phân biệt giai thoại và truyền thuyết là bài viết Bước đầu phân biệt truyền thuyết và giai thoại [23] của tác giả Võ Phúc Châu. Bài viết với các tiêu chí so sánh cụ thể (ở hai tiểu loại là truyền thuyết lịch sử và giai thoại lịch sử) như: quy mô tác phẩm, hình thức thể hiện, ngôn ngữ kể, giọng kể, nhân vật, cách miêu tả, chức năng, thái độ tiếp nhận, Chúng tôi xin trích dẫn ra đây bảng so sánh của tác giả Võ Phúc Châu: Bảng 1.2. So sánh giai thoại lịch sử và truyền thuyết lịch sử TIÊU CHÍ SO SÁNH GIAI THOẠI LỊCH SỬ TRUYỀN THUYẾT LỊCH SỬ ĐIỂM GIỐNG NHAU Dạng thức Tự sự dân gian Cách lưu truyền Chủ yếu truyền miệng và ghi chép thành văn bản Nội dung Liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử, có liên hệ chặt chẽ đến tiến trình tồn vong của đất nước. Phương pháp phản ánh Nhân vật gần với đời thực, ít yếu tố siêu nhiên, thần kỳ; có thể còn yếu tố hư cấu, tưởng tượng ĐIỂM KHÁC NHAU Quy mô tác phẩm Luôn ngắn, rất ngắn Có ngắn lẫn dài Hình thức thể hiện Luôn có đối thoại giữa các nhân vật Ít hoặc không có đối thoại giữa các nhân vật Ngôn ngữ kể Giàu tính trí tuệ Giàu tính biểu cảm Giọng kể Đôi khi dí dỏm, hài hước, phê phán Luôn trang trọng, thành kính Đặc điểm của sự kiện, tình tiết Luôn gắn với không gian, thời gian sinh hoạt đời thường, hàng ngày Luôn gắn với không gian thiêng, thời gian thiêng, liên quan đến vận mệnh nhân vật và dân tộc Vị trí, vai trò của sự kiện lịch sử - Không phải nội dung chính của tác phẩm - Phác họa chân dung, cách đối nhân xử thế của nhân vật lịch sử - Là nội dung chính của tác phẩm - Nhằm phản ánh, đánh giá lịch sử Đặc điểm nhân vật Phải là người nổi tiếng Có thể chỉ là người xuất thân bình thường hoặc vô danh Cách miêu tả nhân vật Cuộc đời đi từ chỗ bí ẩn trở về gần gũi với mọi người à xu hướng kéo nhân vật xuống đời thường Cuộc đời từ chỗ bình thường hóa thành bất tử, thiêng liêng à xu hướng nâng nhân vật lên ngưỡng tôn thờ Chức năng tác phẩm - Tạo cảm giác lý thú - Rút ra bài học triết lý nhân sinh - Đánh giá lịch sử -Biết ơn, tôn thờ, ngưỡng mộ người có công đức Thái độ người tiếp nhận Có thể tin hoặc không tin - Luôn có niềm tin - Có nhu cầu gắn tác phẩm với một chứng tích văn hóa nào đó Qua các tiêu chí phân biệt khá cụ thể, bao quát như trên, có thể thấy bài viết tác giả Võ Phúc Châu đã có những mặt khả thủ trong việc kiến giải, phân tích, bước đầu chỉ ra sự tương đồng và dị biệt giữa truyền thuyết lịch sử và giai thoại lịch sử. Đó là những gợi ý quý báu mà luận án sẽ kế thừa và phát triển thêm. Tuy nhiên, về mặt lý luận còn một số vấn đề cần làm rõ thêm, đó là: – Sự giao thoa, tương tác giữa truyền thuyết và giai thoại không chỉ xảy ra ở cấp độ tiểu loại mà còn ở cấp độ thể loại; – Về mặt cảm hứng, cùng một đối tượng người nổi tiếng, giai thoại không chỉ kéo nhân vật về cuộc sống đời thường mà còn cảm hứng khác là đề cao nhân vật, thiêng hóa nhân vật (Đây chính là điểm giao thoa về mặt cảm hứng với truyền thuyết và giả thuyết đặt ra là: phải chăng giai thoại cũng tiếp biến một số motif để xây dựng hình tượng nhân vật trung tâm theo hướng thiêng hóa từ truyền thuyết?); – Cần làm rõ thêm sự chuyển hóa về mặt thể loại giữa giai thoại và truyền thuyết cũng như lý giải căn nguyên của sự chuyển hóa đó là gì. 1.1.4.3. Phân định ranh giới và vấn đề chuyển hóa thể loại giữa giai thoại và cổ tích Các nhà nghiên cứu đi trước như Vũ Ngọc Khánh, Kiều Thu Hoạch đã từng lưu ý đến vấn đề giao thoa và chuyển hóa thể loại giữa cổ tích và giai thoại. Trong phần Khái luận công trình Giai thoại văn học Việt Nam, Kiều Thu Hoạch viết: “Ngoài mối quan hệ gần gũi với truyện cười, thể loại giai thoại cũng còn có mối tương quan với một số thể loại khác trong loại hình tự sự dân gian, như truyền thuyết, cổ tích, song số lượng những giai thoại loại này không nhiều (). Chùm giai thoại văn học về Trạng Quỳnh, có thể thấy thấp thoáng motif anh chàng khôn ngoan, cơ trí của truyện cổ tích. Qua một vài ví dụ vừa nêu, cũng cho thấy ở giai thoại văn học, rõ ràng là có vấn đề giao thoa, thâm nhập và chuyển hóa thể loại” [67, tr.51]. Nhận xét trên của Kiều Thu Hoạch đã lưu ý đến điểm giao nhau giữa giai thoại (văn học) và cổ tích ở kiểu nhân vật cơ trí. Đây là một ý kiến hoàn toàn xác đáng. Dưới góc độ nhân vật của mỗi thể loại mà nói, thì khó có thể dẫn đến sự nhập nhằng, thâm nhập thể loại giữa giai thoại và cổ tích. Bởi lẽ, nhân vật của giai thoại phần lớn là những con người nổi tiếng. Con người nổi tiếng ấy có tên tuổi, hành trạng, địa vị hẳn hoi. Nó hoàn toàn khác với kiểu con người chung chung – con người mang tính biểu trưng, đại diện cho giai tầng nào đó trong xã hội như trong cổ tích. Nhưng tại sao có sự nhập nhằng về thể loại giữa cổ tích và giai thoại? Vấn đề này nhất định cần được bàn bạc nhiều hơn. Tóm lại, khi nghiên cứu về giai thoại, các nhà nghiên cứu đi trước cũng đã bước đầu đặt ra vấn đề chuyển hóa thể loại giữa giai thoại với một số thể loại trong tự sự dân gian nhưng chủ yếu là ở thể loại cổ tích. Các tác giả Vũ Ngọc Khánh, Kiều Thu Hoạch từng lưu ý sự thâm nhập, chuyển hóa thể loại từ cổ tích (sinh hoạt) sang giai thoại văn học ở kiểu truyện về nhân vật cơ trí (mà tiêu biểu nhất là kiểu truyện Em bé thông minh). Tuy nhiên, các tác giả mới chỉ dừng lại ở mức độ nêu luận điểm gợi ý chứ chưa đi vào phân tích, lý giải cụ thể. Vả chăng, còn một số kiểu truyện khác cũng cho thấy sự thâm nhập, chuyển hóa thể loại giữa giai thoại và cổ tích như: kiểu truyện Kén rể, kiểu truyện Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng, kiểu truyện Người học trò và ba con quỷ,... cần phải phân tích, đào sâu thêm. Như vậy, về vấn đề phân định ranh giới và sự chuyển hóa thể loại giữa giai thoại và các thể loại tự sự dân gian đã được đặt ra nhưng còn một số khía cạnh cần phải làm rõ hơn là: – Cụ thể hóa sự phân định ranh giới giữa giai thoại và các thể loại tự sự dân gian qua các tiêu chí cụ thể; – Chỉ ra biểu hiện của sự thâm nhập, chuyển hóa thể loại và lý giải quy luật của sự xâm nhập, chuyển hóa đó; – Tập trung nhiều hơn vào motif sinh nở thần kỳ, bởi lẽ đó chính là motif chịu ảnh hưởng nhiều nhất, đậm nét nhất của tự sự dân gian đến giai thoại. 1.1.5. Phân loại giai thoại Những quan niệm về giai thoại đã dẫn ra ở trên cho thấy tính phức tạp của vấn đề quan niệm về giai thoại và đương nhiên tác động đến cách phân loại thể loại này. Trong công trình Mỹ học folklore, chính Guxev cũng đã thừa nhận: “Các tiểu loại giai thoại chưa phân hóa rõ rệt” [51, tr.284]. Còn ở Việt Nam, khi nghiên cứu về giai thoại, các tác giả cũng đã đưa ra sự phân loại. Tuy tiêu chí và cách phân loại có khác nhau nhưng cũng đã cho thấy việc phân hóa giai thoại Việt Nam có những mặt khả thủ. Ở đây, chúng tôi chỉ xin điểm qua những ý kiến tiêu biểu nhất. Trong công trình Giai thoại văn học Việt Nam (1965), do đối tượng giới thiệu là giai thoại văn học nên Trần Thanh Mại chỉ phân loại tiểu loại này gồm: giai thoại văn học về các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng và giai thoại văn học khuyết danh. Như vậy, tiêu chí để phân loại giai thoại (văn học) Việt Nam của Trần Thanh Mại là xuất phát từ nhân vật (có tính danh cụ thể và khuyết danh). Trong các công trình biên soạn về giai thoại (gồm Kho tàng giai thoại Việt Nam (2 tập, 1994) và Giai thoại folklore Việt Nam (1996)), Vũ Ngọc Khánh chia giai thoại thành 3 tiểu loại là giai thoại văn học, giai thoại lịch sử và giai thoại folklore. Tiêu chí phân loại của tác giả là dựa vào lĩnh vực phản ánh của giai thoại. Cách phân loại này hợp lý ở chỗ nó đã bước đầu chỉ ra được những lĩnh vực phản ánh quan trọng, tiêu biểu của giai thoại Việt Nam, qua đó định hình nên các tiểu loại chính yếu. Vũ Ngọc Khánh cũng là tác giả đầu tiên đi sâu vào sự phân chia nhóm của từng tiểu loại giai thoại Việt Nam. Sự phân chia này xuất phát từ tình hình thực tiễn của tư liệu về giai thoại hiện có trong kho tàng. Về tiểu loại giai thoại văn học, trong công trình Kho tàng giai thoại Việt Nam (1994), Vũ Ngọc Khánh chia thành các nhóm: “1. Những sáng tác thơ ca, câu đối; 2. Những giai thoại chung quanh các tác giả” [89, tr.32]. Ở tiểu loại giai thoại lịch sử, nhà nghiên cứu phân thành các nhóm sau: “1. Những sự kiện lịch sử (bao gồm: những câu danh ngôn, những chiến công, những hành động hoặc những ý kiến đánh giá về người và việc; 2. Những trang tình sử; 3. Những nhân vật lịch sử” [89, tr.534]. Về tiểu loại giai thoại folklore, tác giả chia thành các nhóm: “1. Những giai thoại chung quanh các sinh hoạt văn nghệ dân gian (folklore); 2. Giai thoại về những nhân vật trong cuộc sống folklore: những ông trạng, những nghệ nhân, những nhân vật hài hước, láu lỉnh” [89, tr.906]. Về cách phân nhóm này, dễ thấy tác giả chủ yếu dựa vào tiêu chí đề tài, nội dung của các giai thoại. Trong công trình Giai thoại folklore Việt Nam (1996), ở phần Biên tập đại ý, Vũ Ngọc Khánh chủ định không phân nhóm (ông dành phần này cho người đọc), nhưng thông qua sự sắp xếp văn bản ở phần mục lục, chúng ta cũng có thể hiểu được ý định của tác giả. Căn cứ vào mục lục công trình này, chúng tôi khái quát lên các nhóm của giai thoại folklore theo quan niệm của Vũ Ngọc Khánh như sau: 1. Giai thoại folklore về các ngành nghề (thợ thêu, thợ nhuộm, thầy thuốc, thợ đồng hồ, thợ điêu khắc, hội họa,...); 2. Giai thoại folklore về nói khoác ở một số vùng miền; 3. Giai thoại folklore về sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian của các vùng miền (hát phường vải, hát ả đào, hát ví giặm, hò khoan, hát bả trạo,...); 4. Giai thoại folklore về sân khấu, tuồng, chèo; 5. Giai thoại folklore giải thích ý nghĩa, nguồn gốc của những câu phương ngôn, ca dao, tục ngữ, thành ngữ; 6. Giai thoại folklore về tập Kiều, đố Kiều, lẩy Kiều; 7. Giai thoại folklore về các ông trạng. Như vậy, qua công trình này, Vũ Ngọc Khánh đã có sự phân chia giai thoại folklore thành các nhóm dựa vào lĩnh vực hoạt động xã hội, so với công trình trước đó của ông có phần cụ thể hơn. Cũng căn cứ vào lĩnh vực phản ánh của giai thoại, Kiều Thu Hoạch đề nghị nhận dạng giai thoại qua 2 tiểu loại chính là: giai thoại văn học và giai thoại lịch sử. Trong từng tiểu loại, tác giả phân thành các nhóm sau: “Như giai thoại văn học có thể có nhóm giai thoại về các tác gia văn học, và có nhóm giai thoại về các sáng tác văn học khuyết danh, vô danh. Còn giai thoại lịch sử, thì có thể có nhóm giai thoại về danh nhân lịch sử, danh nhân văn hóa và nhóm giai thoại đi sứ” [67, tr.53]. Chúng tôi khái quát quan niệm phân loại của Kiều Thu Hoạch qua sơ đồ sau: Giai thoại (GT) GT văn học GT lịch sử GT về tác gia văn học GT đi sứ GT danh nhân văn hoá GT danh nhân lịch sử GT văn học khuyết danh Sơ đồ 1.1. Phân loại giai thoại Việt Nam của tác giả Kiều Thu Hoạch Qua sơ đồ phân loại trên, chúng tôi đưa ra một số đánh giá ban đầu như sau: Ở cấp độ tiểu loại: Tiêu chí phân loại của Kiều Thu Hoạch là dựa vào tiêu chí lĩnh vực phản ánh (như cách phân loại của Vũ Ngọc Khánh trước đó). Tuy nhiên, sự phân loại của Kiều Thu Hoạch rõ ràng đã bỏ qua tiểu loại giai thoại văn hóa dân gian (hay folklore); Ở cấp độ nhóm của từng tiểu loại: Tiêu chí phân loại có sự thay đổi, chuyển từ lĩnh vực phản ánh sang nhân vật của từng nhóm. Như vậy, là đã có sự không thống nhất về mặt tiêu chí trong cách phân loại giữa tiểu loại và nhóm của từng tiểu loại. Sự thiếu thống nhất về mặt tiêu chí phân loại nêu trên còn lặp lại ở các tác giả về sau. Trong bài viết “Giai thoại – một thể loại văn học dân gian”, tác giả Nguyễn Thị Bích Hà nêu ý kiến chia giai thoại thành 3 tiểu loại: giai thoại văn học, giai thoại danh nhân và giai thoại cười [45]. Tác giả cũng không đưa vào tiểu loại giai thoại lịch sử và có quan niệm đồng nhất một bộ phận của giai thoại với truyện cười kết chuỗi (còn được quan niệm là truyện trạng). Căn cứ vào cách phân loại của tác giả, ta thấy có sự không đồng nhất ở tiêu chí phân loại: giai thoại văn học là căn cứ vào lĩnh vực được phản ánh, giai thoại danh nhân là căn cứ vào tiêu chí nhân vật (tức là những con người nổi tiếng, được nhiều người biết đến), giai thoại cười (hay hài hước) là căn cứ vào tiêu chí tình huống của giai thoại. Rõ ràng tiêu chí phân loại không thống nhất nên sẽ dễ dẫn đến tình trạng nhập nhằng, khó phân định về mặt tiểu loại. Cụ thể, với một giai thoại có thơ văn (văn học) mà nhân vật của nó là người nổi tiếng (danh nhân), lại có tình huống hài hước (hài) thì nên xếp vào tiểu loại nào cho đúng? Thử lấy một ví dụ tiêu biểu như giai thoại Ghẹo sư (số 34 trong Phụ lục). Nội dung giai thoại này nói về cuộc đối chọi thơ văn giữa nhà nho Hoàng Phan Thái với sư hổ mang (thích ăn thịt chó). Vế đối của sư: “Dầu vương cả đế”, với ngụ ý chơi chữ qua chữ vương và đế, thể hiện “khẩu khí đế vương”. Thái đáp lại: “Ỉa vãi vào sư”. Thế rồi, thay vì khẩu chiến thơ văn, sư động thủ, rượt đánh Thái. “Nhưng Thái tinh nghịch, đã vừa chạy vừa kêu: “Ối, làng nước ới! Ối, làng nước ơi!”. Người xung quanh nghe kêu đổ xô ra hỏi duyên cớ. Thái bèn mượn câu chuyện tiếu lâm quen thuộc ở vùng đó, trả lời: “Đậu phụ chùa cắn tôi!””. Giai thoại trên có nhân vật nổi tiếng là Hoàng Phan Thái, có tình huống thơ văn đối đáp và có cả tính hài (cách nói tục và tình tiết đậu phụ chùa mà chúng ta vẫn bắt gặp trong truyện cười dân gian). Như vậy, giai thoại này xếp vào tiểu loại nào cho đúng? Tác giả Triều Nguyên trong công trình Luận về giai thoại, sau khi phân tích, điểm qua cách phân loại của các nhà nghiên cứu đi trước, đã đề nghị chia giai thoại thành hai phương án (tương ứng với hai sơ đồ). Phương án thứ nhất được tác giả đưa ra là chia giai thoại thành hai hệ thống: thuộc lĩnh vực văn học và không thuộc lĩnh vực văn học: Hệ thống giai thoại (GT) GT không thuộc lĩnh vực văn học GT thuộc lĩnh vực văn học GT lịch sử GT không thuộc lịch sử GT nhân vật tên tuổi GT Văn học dân gian GT Văn học viết GT nghệ nhân, nhà văn Sơ đồ 1.2. Giai thoại Việt Nam phân loại theo tiêu chí thuộc văn học và không thuộc văn học Tác giả diễn giải lý do của cách phân loại này như sau: “Người phân loại muốn nó (tức sơ đồ trên) giúp việc nhận ra một cách rõ ràng, điều cho tổng thể giai thoại thuộc văn học dân gian là không hợp lẽ” [115, tr.346]. Tiêu chí phân loại của Triều Nguyên ở sơ đồ này (gồm hai hệ thống: giai thoại thuộc lĩnh vực văn học và giai thoại không thuộc lĩnh vực văn học) là dựa theo phương pháp loại suy trong Logic học (dùng cái A và cái không A để loại trừ nhau). Nhìn tổng thể có vẻ ổn nhưng thực ra lại chất chứa những mâu thuẫn nội tại. Cấp độ thứ nhất: tiểu loại của giai thoại Nhìn vào sơ đồ trên, có thể thấy tiêu chí cốt lõi để phân loại của tác giả là tiêu chí văn chương (cái A), còn lại hiển nhiên là các lĩnh vực khác ngoài văn chương. Các lĩnh vực khác ấy được ngầm hiểu là lĩnh vực lịch sử và văn hóa dân gian. Ba lĩnh vực văn chương – lịch sử – văn hóa dân gian tồn tại một cách đồng đẳng, ngang hàng với nhau, cho nên, có thể khẳng định: nhánh giai thoại không thuộc lĩnh vực văn học đã bao gồm hai tiểu loại là giai thoại lịch sử và giai thoại văn hóa dân gian. Và như vậy thì cách chia này đã vi phạm nguyên tắc đồng đẳng – tức là đem xếp giai thoại văn hóa dân gian và giai thoại lịch sử ở cấp độ thấp hơn giai thoại văn học (chỉ ngang hàng với các nhóm của giai thoại văn học). Cấp độ thứ hai: các nhóm cụ thể của từng tiểu loại Ta thấy, tiêu chí để phân nhóm ở đây tiếp tục có vấn đề, cụ thể nhánh giai thoại không thuộc lĩnh vực văn học gồm giai thoại lịch sử và giai thoại không thuộc lịch sử là căn cứ vào tiêu chí lĩnh vực phản ánh, trong khi nhóm giai thoại nhân vật tên tuổi lại căn cứ vào tiêu chí nhân vật. Nhân vật tên tuổi ở đây tức là nhân vật danh nhân (hay người nổi tiếng). Như vậy, nhánh này vi phạm nguyên tắc phân loại cơ bản là: cùng một cấp nhưng có đến hai tiêu chí khác nhau. Và lẽ dĩ nhiên, sẽ có những giai thoại nhập nhằng...iên quan đến tình tiết thơ văn như trong giai thoại: “Đinh Dậu, năm thứ 5 (1537). (Mạc, năm Đại Chính thứ 8 - Minh, năm Gia Tĩnh thứ 16). Tháng 2, mùa xuân. Minh dùng Cừu Loan làm tổng đốc, Mao Bá Ôn làm tán lý quân vụ, đi đánh Mạc Đăng Dung. Vua Minh đã biết rõ tội trạng tiếm nghịch của Đăng Dung Tuần phủ Vân Nam là U ông Văn Thịnh lại tâu nói Đăng Dung ngầm sai bọn tri châu Nguyễn Cảnh đi sang rình dò hư thực, đến núi Nạp Canh bị thổ xá là Lý Mạnh Quang bắt được luôn với một bài Đại cáo do ngụy Mạc soạn ra, rồi đem trình nộp. Vua Minh cả giận, bèn phong Hàm Ninh hầu Cừu Loan làm tổng đốc, thượng thư Mao Bá Ôn làm tán lý quân vụ, đem quân đi đánh U Ông Văn Thịnh truyền hịch mọi nơi, đem họa phúc dụ bảo. Lời cẩn án: Sử cũ, trong năm Nguyên Hòa thứ 1 (1533), chép vua Lê sai Trịnh Duy Liểu sang Minh xin quân [đánh Mạc]; đến năm thứ 2 (1534), chép vua Minh sai tướng sang đánh Đăng Dung. Nay tra trong Minh sử: tháng 2, mùa xuân, năm Gia Tĩnh thứ 16 (Đinh Dậu, 1537 ) chép vua Minh sai tướng sang đánh Đăng Dung thì chính đúng vào năm Nguyên Hòa thứ 5. Này, Duy Liểu sang Minh hàng hai năm mới đến được quốc đô [Trung Quốc]; kịp khi được U Ông Văn Thịnh tâu trình lên thì (triều đình nhà Minh ) mới bàn đến việc ra quân. Vậy xét theo sự thực thì Minh sử đúng” (Quyển XVII, tr.632) Sự thật là Mạc Đăng Doanh xin cầu hòa và dùng lời lẽ dối trá để qua mặt thiên triều nhà Minh: “Mạc Đăng Doanh sai bầy tôi là bọn Nguyễn Văn Thái sang nhà Minh, xin hàng. Đăng Doanh được tin quân Minh sang đánh, cả sợ, liền sai đồ đảng là bọn Nguyễn Văn Thái đem tờ biểu đầu hàng sang Minh nói dối trá rằng: "Tương Dực đế bị nghịch tặc Trần Cao giết hại, Đăng Dung cùng người trong nước tôn lập vua Chiêu Tông. Không bao lâu, Chiêu Tông lại bị gian thần là bọn Đỗ Ôn Nhuận và Trịnh Tuy dụ dỗ dời vào Thanh Hoa, Đăng Dung lại tôn lập Cung đế làm vua. Liền đó Đăng Dung lại đón Chiêu Tông từ Thanh Hoa về. Rồi Chiêu Tông và Cung đế đều bị bệnh chết. Họ Lê không người kế tự. Cung đế, khi bệnh kịch, có bàn với quần thần, cho rằng cha con Đăng Dung có công với nước, bèn vời vào, trao cho ấn chương để nối coi việc nước. Đăng Dung bèn được người nước suy tôn. Còn lý do chưa được dâng biểu và sai sứ sang cống, là trước vì Trần Cung chiến giữ Lạng Sơn làm nghẽn đường, sau vì quan giữ biên cương đóng cửa ải không tiếp nhận. Đến như người nhận là dòng dõi họ Lê bây giờ chỉ là con của kẻ khác, chứ không phải là con của Chiêu Tông". Vua Minh biết rõ những lời trong bài biểu đều là lừa dối bưng bịt. Vả lại, tuy xin hàng, nhưng lời lẽ vẫn không thành khẩn khuất phục, Đăng Dung lại không tự trói nộp mình để đợi tội. Vua Minh bèn quyết đánh, mới sai bọn Cừu Loan và Mao Bá Ôn mau đến Quảng Tây chiêu tập binh lính để tiến đánh nhà Mạc. Tháng 11, mùa đông. Mao Bá Ôn nhà Minh đóng quân ở ngoài cửa ải. Mạc Đăng Dung đến cửa quân tướng Minh, xin hàng, và đem đất năm động hối lộ nhà Minh”. (Quyển XVII, tr. 633). - Về nhân vật Nguyễn Hữu Cầu, sử chép rất chi tiết về cuộc nổi dậy của ông và địch thủ không đội trời chung – Phạm Đình Trọng. Tuy nhiên, không có phần thơ văn đối chọi nào giữa hai nhân vật. Ở đây, xin dẫn ra một đoạn làm minh chứng: “Từ đấy, thanh thế Hữu Cầu ngày càng lừng lẫy, tự xưng là Đông Đạo tổng quốc bảo dân đại tướng quân, chiếm cứ ven biển Đồ Sơn và Vân Đồn làm nơi kiên cố. Trịnh Doanh sai Hoàng Công Kỳ thống lãnh đạo bộ binh ở Hải Dương, Trần Cảnh thống lãnh đạo thủy binh, lúc ra đi, Trịnh Doanh thân hành trao cho mưu kế phương pháp. Sau đó, sai Công Kỳ thống suất số quân thuộc dưới quyền Trần Cảnh và các đạo quân của đốc lãnh Vũ Tá Liễn, gồm binh thuyền của 29 cơ, nghiêm hạn nhật kỳ tiến quân càn quét. Công Kỳ dâng tờ khải nói: "Giặc nương vào núi, dựa vào biển làm nơi kiên cố; vả lại nước biển khi lên khi xuống không nhất định, muốn phá Đồ Sơn, không tranh chiếm địa lợi trước là không được, mà muốn tranh chiếm địa lợi, cần phải dùng thủy binh. Vậy xin giữ quân thủy của đội Tứ Trạch lại để phòng bị việc điều khiển". Trịnh Doanh y cho. Công Kỳ cùng tướng thủy đạo là Nguyễn Công Hiển, góp sức nhau cùng càn quét, Hữu Cầu đánh nhau, bị bại trận, chạy trốn ra bãi biển, nhưng bọn Công Kỳ không lập tức đuổi bắt, Đăng Hiển lại tự dẫn đại binh về kinh sư. Hữu Cầu biết Yên Quảng sơ hở yếu ớt, lại trở về chiếm cứ Đồ Sơn, thường ra cướp phá vùng đông nam, thế lực mạnh dần, không ai có thể chống cự được. Đến nay đem quân cướp huyện Thanh Hà. Công Kỳ bị vây đã hàng tuần, bèn sai người vượt ra ngoài vòng vây, về triều cáo cấp. Quân cứu viện chưa kịp đến, thì Hoàng Ngũ Phúc, đốc lãnh lính kỳ đạo thúc quân đến cứu. Khi quân của Ngũ Phúc đến huyện Vĩnh Lại, bị giặc chẹn lại, không tiến lên được. Về phía Công Kỳ thì tán lý Vũ Khâm Lân bày mưu rằng: "Quân ở kinh sư chưa thể đến ngay, nếu cứ ngồi để đợi viện binh, thì làm thể nào có thể kịp được? Nay giặc đánh nhau với binh lính kỳ đạo, chúng tất dồn quân về mặt trước, nếu ta tranh cướp lấy mặt sau mà đem quân ra, hai đạo quân hợp sức lại để đánh, thì thế nào cũng phá được quân địch". Công Kỳ nghe theo kế ấy, bèn nhân đêm kéo ra cửa sông Ngư Đại, gặp quân giặc có ít, đánh thắng được, rồi hợp sức phá nhổ kè, tiến ra sông Ngư Đại, kéo về đóng ở sông Tranh, hội hợp với Hoàng Ngũ Phúc tiến đánh, phá tan được địch” (Quyển XXXIX, tr. 859 – 860). Đoạn kết về Nguyễn Hữu Cầu được mô tả như sau: “Hữu Cầu bị bọn Ngũ Phúc đánh bại, nhân đêm chạy trốn, sai đồ đảng là tên Thông (sót họ) đem hạng thuyền nhanh nhẹ chở các đồ quý trọng, thuận theo dòng nước để về vùng đông. Quan quân lại đón đánh, bắt được rất nhiều. Tên Thông bỏ thuyền chạy. Hữu Cầu lại ra Yên Quảng, chiếm cứ Hạc Động, nhờ vào biển để làm kiên cố, thường dùng hạng thuyền nhanh nhẹ cướp bóc vùng đông nam. Đình Trọng cùng Ngũ Phúc đem các tướng đi đánh, chém được bọn tên Thông hơn 10 người, quân nhu và ngựa chiến hết thảy đều bị quan quân bắt được. Thông là người nhanh nhẹn, mạnh khỏe, có trí mưu, Hũu Cầu dựa vào Thông là người ruột thịt, nay Thông bị chết, thế lực Hữu Cầu thành ra cô đơn, chạy trốn lẫn lút, chỗ ở không nhất định, những người phục tòng cũng tan tác dần, sau cùng đều bị bắt. Như thế là phần nhiều nhờ ở công của Đình Trọng và Ngũ Phúc” (Quyển XL, tr.869) “Hữu Cầu bị Đình Trọng đánh dồn, vì thua luôn, nên thế lực mòn mỏi. Nhân sai đồ đảng tên là Hựu đem nhiều bạc đút lót cho người quyền thần là Đỗ Thế Giai và nội giám Nguyễn Phương Đĩnh, để xin đầu hàng. Trịnh Doanh y cho, hạ lệnh cho Hữu Cầu cùng đảng giặc là bọn Hoàng Phùng Cơ đều được phép rửa hết tội trước, ban cho hiệu là Ninh Đông tướng quân và phong tước Hương Nghĩa hầu, còn tướng hiệu của Cầu đều được thăng làm quan, lại ban thưởng rất hậu, rồi hạ lệnh triệu về kinh sư. Nhưng thực ra Hữu Cầu không có ý đầu hàng, hắn thường lấy cớ bị Đình Trọng ngăn đón để tố cáo về triều. Trịnh Doanh sai thiêm tri Nguyễn Phi Sảng đem lệnh chỉ đến phủ dụ và triệu về, mặt khác dụ bảo Đình Trọng hoãn lại đừng đánh Hữu Cầu vội. Trước kia, Hữu Cầu nhiều lần bị Đình Trọng đánh bại, bèn đào mã mẹ Đình Trọng quẳng xuống sông, Đình Trọng khóc lóc tố cáo với Trịnh Doanh, thề quyết chí giết Hữu Cầu, Doanh rất khen chí khí Đình Trọng. Nay Phi Sảng đem dụ chỉ đến, Đình Trọng nói: "Người làm tướng ở ngoài chiến trường, có khi không chịu nhận mệnh lệnh của vua. Tôi với Hữu Cầu không cùng đội trời chung, tôi đã từng nói ở trước chúa thượng. Nay ông tự nhận mệnh lệnh đi chiêu hàng, tôi tự nhận mệnh lệnh đi giết giặc, nếu gặp thế có thể đánh được giặc, thì tôi cũng không vì cớ ông đến chiêu hàng mà ngần ngại". Phi Sảng cùng bạn bè nghe câu nói ấy đều sợ thất sắc, nhân từ giả ra đi. Phi Sảng đến quân doanh Hữu Cầu, bày tỏ dụ chỉ của chúa Trịnh, lại đem câu nói của Đình Trọng bảo cho Hữu Cầu biết. Câu chuyện chưa nói dứt lời thì Đình Trọng ập đến đánh úp. Hữu Cầu sai người dẫn Phi Sảng theo đường tắt trở về, rồi ra đánh nhau, Đình Trọng đánh cho Hữu Cầu đại bại, Cầu phải bỏ trốn. Trước kia, Đình Trọng nhận mệnh lệnh đi đánh giặc, chiêu mộ các người mạnh khỏe ở Thanh Hà, Tứ Kỳ, Vĩnh Lại và Thượng Hồng làm nghĩa binh, đặt hiệu riêng là bốn cơ Thanh, Kỳ, Hồng, Vĩnh, mà dùng hai người thủ hạ để quản lãnh. Đến nay, Thế Giai gièm pha nói: "Đình Trọng cầm quân ở ngoài, đặt bộ ngũ riêng, chẳng khỏi không có ý khác", Trịnh Doanh biết Đình Trọng là người tự nguyện một lòng trung thành, nên bỏ lời Thế Giai đi, không hỏi, lại đặc chỉ ban cho bài thơ để yên ủi Đình Trọng” (Quyển XL, tr. 870) “Nguyễn Hữu Cầu xâm phạm sông Bồ Đề. Phạm Đình Trọng đuổi đánh, Hữu Cầu thua chạy. Hữu Cầu bị Đình Trọng đánh bại ở Cẩm Giàng, nhân đấy, hắn bàn với đồ đảng rằng: "Ta mới bị thua, tin thắng trận đưa về, tất nhiên ở kinh sư không phòng bị, ta đem quân đánh úp thế nào cũng thắng được". Hắn bèn nhân ban đêm đi gấp đường, hẹn trống canh năm đến bến Bồ Đề, lẻn cho quân sang sông, nhưng khi đến bến, thì trời đã sáng rồi. Trịnh Doanh tự làm tướng, chống cự ở bến sông phía Nam. Đình Trọng được tin, đem hết quân lính đuổi theo, lại đánh thắng được, Hữu Cầu bỏ trốn. Trước kia, năm Canh Thân và Tân Dậu (1740-1741) liền hai năm mất mùa, kém đói, vùng Hải Dương lại kém đói hơn cả. Hữu Cầu cướp thuyền buôn lấy được thóc gạo, bèn đem chia cho dân; nhờ đấy nhiều người được cứu sống. Hữu Cầu lại đưa đẩy bằng mưu mô xảo quyệt, sai khiến bằng uy quyền võ lực, nhân dân người bị uy hiếp, người bị dụ dỗ, thành ra lâu ngày tự nhiên tín phục, cho nên Hữu Cầu tuy thường bị thua đau, chỉ một thân thoát nạn, những hễ giơ tay hô một tiếng, thì chốc lát lại sum hợp như mây, vì thế mà có thể tung hoành ở mặt đông bắc, làm tên giặc kiệt hiệt trong một đời” (Quyển XL, tr. 874). Nguyễn Hữu Cầu bị bắt: “Tân Mùi, năm thứ 12 (1751). (Thanh, năm Càn Long thứ 16). Tháng giêng, mùa xuân. Phạm Đình Trọng bắt được Nguyễn Hữu Cầu ở Nghệ An. “Hữu Cầu lúc còn nhỏ là hạng đầu trộm, sau theo Nguyễn Cừ, tướng giặc Ninh Xá, Cừ gã con gái cho. Khi Cừ bị bại, Hữu Cầu lại hô hào tụ họp đồ đảng cướp bóc. Lúc ấy, Nguyễn Danh Phương chiếm cứ Sơn Tây, Nguyễn Diên chiếm cứ Nghệ An, Hoàng Công Chất chiếm cứ Khoái Châu, Lê Duy Mật chiếm cứNgọc Lâu, người nào cũng nắm trong tay vài ba vạn quân, riêng Hữu Cầu là kiệt hiệt hơn cả. Hữu Cầu lại là người mạnh khỏe, nhanh nhẹn, chiến đấu hăng, trí mưu quỷ quyệt trăm đường, nhiều lần bị mấy vòng vây, chỉ một mình một ngựa vượt vây xông ra, rồi vài hôm sau lại có quân chúng hàng vạn. Khi ra trận, một mình cưỡi ngựa, cầm siêu đao, đi lại như bay, quân sĩ không ai là không sợ hãi chạy giạt, đến các tướng cũng phải tránh uy phong của hắn, chỉ một mình Đình Trọng thề quyết chí giết cho bằng được, nên triều đình vững lòng dựa vào Đình Trọng. Đình Trọng cầm quân có kỷ luật, hễ trận nào Hữu Cầu gặp Đình Trọng liền bị thua. Các tướng lúc bấy giờ, Hữu Cầu chỉ sợ có Đình Trọng mà thôi. Từ khi bị thua trận Bồ Đề, Hữu Cầu hợp lực với Hoàng Công Chất, đánh phá cướp bóc các huyện Thần Khê, Thanh Quan. Đình Trọng cùng Ngũ Phúc đốc suất binh sĩ đi đánh, sang đò Hoàng Giang qua huyện Nam Xang, đến huyện Bình Lục, đánh nhau với Hữu Cầu ở các sông Mã Não và Hương Nhi, quân giặc bị thua. Lại đuổi đến xã Quang Dực và Lộng Khê, đánh luôn mấy trận đều phá tan được, đảng giặc bị tan tác. Công Chất chạy vào Thanh Hoa, Hữu Cầu cũng trốn vào Nghệ An nương nhờ Nguyễn Diên. Diên giúp cho binh lính, lương thực, Hữu Cầu nương thân ở Nguyên Lãm. Ít lâu sau, Đình Trọng đem đại binh đuổi theo đến nơi, quân của Hữu Cầu bèn tan vỡ. Hữu Cầu bị khốn quẫn bức bách, liền vượt ra biển, toan quayvề vùng đống. Vì gặp gió bão thình lình nổi lên, Hữu Cầu bèn cùng mấy chục thủ hạ lên bộ, tranh cướp lấy đường mà chạy, ẩn trốn trong núi Hoàng Mai, bị Phạm Đình Sĩ, thuộc tướng của Đình Trọng, bắt được, liền đóng cũi đưa về quân thứ Trịnh Doanh” (Quyển XLI, tr. 880) Về nhân vật Lê Quý Đôn, sách trên phê phán nhân vật này rất nặng nề (khác hẳn với cảm hứng đề cao trong giai thoại). Xin dẫn ra đây một số đoạn làm minh chứng: “Ất Dậu, năm thứ 26 (1765). (Thanh, năm Càn Long thứ 30). Tháng 6, mùa hạ. Lê Quý Đôn, tham chính Hải Dương bị bãi. Từ khi sang sứ nhà Thanh trở về nước, rồi bổ làm tham chính Hải Dương, Quý Đôn tự giải bày chín tội, nhưng thực ra là tự kể công lao của mình. Trong lời giải bày lại nói: "Tôi đem cái thân sống sót ở muôn dặm trở về nước, mà nay xiêu giạt nơi giang hồ, xin cho tôi được về quê quán". Trịnh Doanh không bằng lòng, nhưng vẫn y cho. Quý Đôn nổi tiếng về văn học, vì phải bổ ra làm quan ở ngoài, nên bất đắc chí, lời nói có giọng oán hờn, đại để cũng như tờ biểu tự trách mình của Bộc Cố Hoài Ân, nên người có kiến thức lấy làm chê cười. Lời phê: Học rộng thì có làm gì, chỉ đủ để giúp cho lòng tư của mình, như hạng Vương An Thạch. Sở dĩ đến như thế, cũng do kiến thức lệch lạc mà ra. Lời chua: Quý Đôn tự giãi bày chín tội: Như nói, tôi không đoái thương đến mẹ già , đem thên theo tiên vương ở nơi hành tại để mộ quân đánh giặc. Đấy là tôi phạm một tội không trung với nước. Dấn mình vào nơi hàng trận, là vì trong chí muốn cho nước nhà được yên. Đấy là tôi phạm hai tội không trung với nước. Còn ra không khảo cứu được. Bài biểu tự trách mình của Bộc Cố Hoài Ân: Đời vua Đại Tông nhà Đường, Hoài Ân tự nghĩ mình có công to, mà bị người ta gây sự hãm hại, có ý bực tức oán hờn, bèn dâng tờ biểu tự trách mình có sáu tội: 1. Trước kia, bộ lạc Đồng La làm phản loạn, tôi vì tiên đế mà quét sạch giặc giã ở Hà Khúc; 2. Con trai tôi là Phân sa vào tay giặc, khi trốn ra trở về, tôi bắt đem chém, để hiệu lệnh quân sĩ; 3. Con gái tôi vì trong nước hòa thân với Hồi Hột mà đem gả ở nơi xa; 4. Tô cùng con trai là Dương dốc hết tính mạng vào việc nước; 5. Đất Hà Bắc mới quy thuận triều đình, tôi vỗ về yên ủi để cho người giáo giở được yên lòng; 6. Tôi dụ dỗ Hồi Hột, để chúng đem quân đến cứu nạn nước. Tôi chịu sáu tội kể trên, thật đáng muôn vàn tội trạng” (Quyển XLII, tr. 805). Việc Lê Quý Đôn được phục chức không phải do giúp triều đình giải được câu đố của sứ thần nhà Thanh như trong giai thoại Thư mượn áo cầu mà là được chúa Trịnh ân xá. Xin dẫn ra đây làm minh chứng: “Tháng 7, mùa thu. Không mưa. Tháng này, mấy tuần không có mưa, Trịnh Sâm thân hành cầu đảo ở lầu Kính Thiên, hạ lệnh các quan trong kinh ngoài trấn dâng tờ khải niêm phong trình bày công việc. Nguyễn Bá Lân dâng tờ khải nói: "Chính sự vua chúa, thông cảm với trời. Nay vương thượng mới cầm quyền, nên chuộng đều khoan hậu, vậy xin: Lục dụng Lê Quý Đôn và Phan Cẩn để nâng đỡ người bị oan ức lâu ngày; rộng gia ơn về việc, chuộc tội, cứu vớt dân xiêu lưu, để dân khỏi đau khổ. Như thế, may ra có thể thu phục được lòng người, và báo đáp được tội lỗi mà trời quở trách". Trịnh Sâm cho là phải, bèn khởi phục Lê Quý Đôn giữ chức Thị thư (Chánh lục phẩm, Phan Cẩn giữ chức Cấp sự trung (Tòng bát phẩm). Sau lại hạ lệnh: Viên trưng phủ ở các phủ đều tâu bày tình trạng nghèo đói phiêu tán và đau khổ của dân trong hạt; viên quan trong Ty Hiến sát sứ đi khám xét ruộng bỏ hoang không cày cấy ở dân gian và dò hỏi sự tệ hại uất ức của dân sở tại, rồi tâu bày để triều đình biết. Một mặt liệu lượng tha thuế tô cho những nơi bị thiệt hại từ bốn phần trở lên. Lúc ấy, về chính tô và gia tô được tha tiền hơn một vạn bốn ngàn quan, thóc hơn ba ngàn sọt. Những thuế bỏ thiếu từ năm Kỷ Mão (1759) trở về trước, đều được tha cả (Quyển XLII, tr.911). Chính sử phê phán Lê Quý Đôn rất nặng nề về tội trạng ăn hối lộ và lo lót để được thăng quan tiến chức: “Tân Mão, năm thứ 32 (1771). (Thanh, năm Càn Long thứ 36). Bổ dụng. Lê Quý Đông làm tả thị lang bộ Công, quyền giữ chức đô ngự sử. Trước kia, Quý Đôn làm phó đô ngự sử, thường dùng số bạc đút lót trong khi xét kiện để dâng chúa Trịnh, bèn được thăng chức Hữu thị lang bộ Hộ. Đến nay, nhân khi khám xét hạt Thanh Hoa trở về, lại dâng hơn một ngàn lạng bạc đã ăn của đút, nên do chức Hữu thị lang bộ Hộ thăng lên chức này. Quý Đôn lại trình bày bốn việc: 1. Cống sĩ thi hội trúng được kỳ đệ tam phần nhiều xin lạm sắc nội hoàng gia ơn, nhảy qua tư cách trao chức vượt bậc. Xin xét thực, bắt trở về bậc cũ; 2. Hiến sát phó sứ và tham nghị là người có chuyên trách ở một địa phương, thế mà ít lâu nay những bọn cầu may để làm quan phần nhiều không do các quan trong triều đường bảo cử, chỉ lén lút cầu cạnh để được dự vào sự bổ dụng. Xin thu hồi lệnh trước, mà cho các quan trong triều đường bảo cử theo như lệ cũ; 3. Đất bãi ở các lộ xin phái các quan chia nhau đi khám lại; 4. Những dân xã ở các lộ, trước đây phụng mệnh được miễn trừ, gần đây vì chép lại sổ sách, rồi sinh ra sự thay đổi thêm bớt gian trá. Xin sai tín thần xét thực để chỉnh đốn lại cho được đúng". Trịnh Sâm cho là phải lẽ cả, lập tức hạ lệnh thi hành. Lời phê: Chỉ có tiếng mà không có thực, thì trước kia tự trình bày tội lỗi của mình, chẳng qua cũng chỉ vì nóng ruột muốn nhảy lên quan to mà thôi” (Quyển XLIII, tr. 923). Còn việc Lê Quý Đôn bị giáng chức vì gian lận trong thi cử và táng trộm mồ mả tổ tiên vào đất quý cũng bị phê phán nặng nề như sau: “Ất Mùi, năm thứ 36 (1775). (Thanh, năm Càn Long thứ 40). Tháng 10, mùa đông. Mở khoa thi hội các cống sĩ. Cho bọn Ngô Thế Trị và Phan Huy Ích 18 người đỗ đồng tiến sĩ xuất thân; xử tội Đinh [Thì] Trung đày đi Viễn Châu; giam Lê Quý Kiệt vào ngục. Quý Kiệt con Quý Đôn. Kỳ đệ tứ khoa thi này, Quý Kiệt cùng Đinh [Thì] Trung đổi quyển cho nhau để làm bài. Việc bị lộ, Đinh [Thì] Trung phải tội lưu đi Yên Quảng, Quý Kiệt phải trở về làm dân. Đinh [Thì] Trung nhân phát giác bức thư riêng của Quý Kiệt và cáo tố là do Quý Đôn chủ sự. Trịnh Sâm lấy cớ Quý Đôn là bậc đại thần, bỏ đi không xét, mà luận thêm tội Quý Kiệt, bắt giam cấm ở ngục ở cửa Đông. Lời phê: Hai người cùng một tội mà xử phạt khác nhau, sao gọi là công bằng thỏa đáng được? Xét hành trạng của Quý Đôn, không có một điều gì đáng khen” (Quyển XLIV, tr. 937). Năm 1776, Lê Quý Đôn cũng bị luận tội mặc dù Trịnh Sâm không chuẩn y tờ sớ này: “Tháng 4, mùa hạ. Hạn hán. Hạ chiếu cầu người trình bày lời trung thực. Lúc ấy, luôn mấy năm hạn hán, kém đói, Trịnh Sâm hạ lệnh cho bầy tôi và sĩ thứ nói thẳng những điều thiếu sót, sai lầm. Lê Thế Toại, tham nghị cũ ở xứ Thanh Hoa dâng tờ khải, đại lược nói: "Dĩnh Thành hầu Lê Quý Đôn dụng tâm quanh co, bỉ ổi, mong muốn càn rỡ những điều quá hạn định của mình: nào lập mưu cho con ăn cắp bài văn thi ở trong trường, nào vụng trộm chiếm nơi cấm địa. Ông Mạnh Tử nói: "Quan sát con ngươi của từng người, thì người gian người ngay, không thể nào giấu giếm được". Con người của Lê Quý Đôn lúc nào cũng đưa đẩy lia lịa, nếu dùng người này giữ chức cao cả tất nhiên làm tai hại cho nhân dân. Kiều Nhạc Hầu Nguyễn Lệ từ khi được dự vào chính phủ đến nay, chưa nghe mở mang được điều gì có lợi, trừ bỏ được việc gì có hại, chỉ chuyên dùng mánh khoé khéo léo để mê hoặc lòng vua chúa; vừa mới bổ ra giữ chức tham đốc xứ Nghệ, mà quá nửa số nhân dân bị phiêu lưu. Vậy xin: Nghiêm ngặt trị tội Quý Đôn và Nguyễn Lệ, để tạ tội với mọi người trong nước, thì tự nhiên được trời mưa". Tờ khảo này không được Trịnh Sâm trả lời. Lời chua: Lập mưu cho con ăn ắp văn thi ở trong trường: Kỳ đệ tứ khoa thi Hội năm Ất Mùi (1775), Quý Đôn nhờ Đinh [Thì] Trung làm bài cho con mình là Quý Kiệt. Vụng trộm chiếm nơi cấm địa: Quý Đôn táng trộm mả tổ ở cấm địa tại sơn phận Tả” (Quyển XLV, tr. 945). Về nhân vật Đặng Thị Huệ, sử chép như sau: “Khải, là con Dương thị, một phi tần trong phủ chúa. Theo thể lệ cũ, con chúa cứ đến 7 tuổi, cho ra ở nhà riêng để học, nếu là con trưởng thì đến 13 tuổi cho mở phủ đệ và được phong làm thế tử. Nhưng Sâm cho rằng Khải (tên cũ là Tông) không phải do vợ cả sinh ra, nên không yêu quý, dùng Nguyễn Phương Đĩnh, hoạn quan, làm bảo phó của Khải. Lúc Khải đã 9 tuổi mới cho đi học, dùng Nguyễn Lệ và Lý Trần Thản làm tả tư giảng và hữu tư giảng. Chưa được bao lâu, Trần Thản mất, Nguyễn Lệ cũng ra trấn thủ Sơn Tây, chỉ sai Khải đến ở nhà riêng Nguyễn Phương Đĩnh, theo thời tiết vào phủ đường triều yết mà thôi. Viên quan trong Ngự sử là Nguyễn Thưởng và Vũ Huy Đĩnh trước sau nhiều lần xin với Sâm về việc lập thế tử, đều bị giáng chức. Sau vì Đặng Thị Huệ, một thị nữ được yêu nuông, sinh con là Cán, Sâm rất yếu quý, sách phong Đặng Thị là Tuyên Phi. Đặng Thị tự gây dựng lấy bè đảng cho vây cách được dầy dặn, bên ngoài nương nhờ Hoàng Đình Bảo làm viện trợ, ngầm có ý cướp ngôi thế tử cho Cán. Khải không được yên tâm. Lúc Sâm có bệnh, nhiều lần Khải đến cửa tẩm thất để vào chầu thăm hỏi, thường bị quân giữ cửa ngăn cản, không được vào. Ngoài phủ đường có lời phao đồn là Sâm bị bệnh nặng. Khải bàn mưu với gia thần là Đàm Xuân Thụ và bọn đầy tớ nhỏ là Thế và Thẩm (hai người đều sót họ) rằng: "Vương thượng mắc mệnh mà ta không được vào chầu, nếu xảy ra biến cố như việc tên Cao, tên Tư đã làm ngày trước1, thì toan tính thế nào?". Bọn Xuân Thụ xin bí mật chứa sẵn binh khí, chiêu mộ dũng sĩ, nếu một ngày kia trong phủ đường có sự không lành, thì đóng cửa thành lại, giết Đình Bảo, bắt giam Đặng Thị, rồi phi báo cho quan hai trấn, đem quân vào hộ vệ, thì ngôi chúa có thể vững vàng được. Khải cho lời bàn ấy là đúng, bèn vay ngầm của nội thị Chu Xuân Hán 1.000 lạng bạc, để nuôi dũng sĩ và sắm khí giới. Nguyễn Lệ trấn thủ Sơn Tây, từng giữ chức tư giảng cho Khải, Nguyễn Khắc Tuân trấn thủ Kinh Bắc, là con nuôi Nguyễn Phương Đĩnh, cùng Khải vốn có tình thân mật, nay đều cho mật báo, để họ sẵn sàng dự bị. Ngô [Thì] Nhậm, đốc đồng Kinh Bắc, trước kia, giữ việc hàng ngày giảng nghĩa sách cho Khải, rất được Khải thân yêu kính trọng. Hà Như Sơn, một tên đầy tớ nhỏ, là học trò [Thì] Nhậm, hiện làm người giữ sách cho Khải. Như Sơn biết được việc này, đem nói với Nhậm, Nguyễn Huy Bá, cấp sự trung là người giảo hoạt thâm hiểm, vì tội tham tang, bị bãi chức. Bá cho con dâu vào làm thị tỳ hầu hạ Đặng Thị, lại sai người thân tín cầu cạnh làm hầu hạ Nguyễn Khắc Tuân, nên dò biết việc này, bèn vào phủ tố cáo với Đặng Thị. [Thì] Nhậm định tự mình phụ hoạ với Đặng Thị, bèn cùng Huy Bá hợp mưu cáo tố là Khải lén lút cấu kết với hai viên trấn thủ, mưu toan làm việc trái phép. Sâm giận lắm, cho triệu Đình Bảo vào phủ bảo về việc này, ý Sâm muốn phê phó giao xuống để trị tội ngay. Đình Bảo can rằng: "Khải dám làm việc to lớn này, chính do viên quan hai trấn ở Tây và Bắc chủ mưu, nay họ đều cầm quân ở ngoài nếu trị tội một cách vội vàng, e sẽ xảy ra biến cố khác. Vậy chi bằng trước hết triệu hai viên trấn thủ ấy về triều, rồi sau sẽ dần dà phát giác sự trạng để trị tội". Sâm nhận là phải, bèn hạ lệnh triệu Nguyễn Lệ trấn thủ Sơn Tây. Khi Lệ về đến nơi, Sâm yên ủi có phần hơn trước. Cách mấy hôm sau, mật bắt được bè đảng của Lệ; nhân đấy lại cho triệu Nguyễn Khắc Tuân, trấn thủ Kinh Bắc. Khi Tuân đã về, bắt giam lại cùng với Nguyễn Lệ và Nguyễn Phương Đĩnh, rồi sai Ngô [Thì] Nhậm cùng với hoạn quan là Phạm Huy Thức tham dự việc tra hỏi. Gặp lúc ấy, [Thì] Nhậm vì cha mất, từ chức về, nên đổi sai Lê Quý Đôn tra hỏi lại, bọn Xuân Thụ, Thế và Thẩm nhận hết tội lỗi. Sâm bèn truất Khải xuống làm con út (quý tử), giam ở nội phủ. Bọn Xuân Thụ đều bị giết. Nguyễn Lệ và Nguyễn Khắc Tuân bị giam vào ngục. Phương Đĩnh vì nuôi dưỡng Trịnh Khải không thành công trạng gì, nên bị lột hết chức tước đuổi về làng. Khắc Tuân và Chu Xuân Hán đều uống thuốc độc chết. Trịnh Khải đã bị phế, ở ngôi nhà ba gian, ăn uống ra vào không được tự do, người ta đều lo ngại cho Khải, nhưng không người nào dám nói. Lúc ấy có viên tri châu cũ là Lê Vĩ, dâng thư biện bạch cho Khải là bị tội oan, nhưng không được Trịnh Sâm xét đến. Trước kia, Ngô [Thì] Nhậm sắp phát giác tội của Khải, đem việc ấy bàn với cha Ngô [Thì] Sĩ, Sĩ cố sức can ngăn, đến nổi phải đem cái chết để thề bồi với con, nhưng chung quy Nhậm vẫn không theo. Kịp khi nghe tin Nhậm đã phát giác việc ấy, Sĩ buồn bực, bèn uống thuốc độc tự tử. Về phần Nhậm, vì có công phát giác, được thăng hữu thị lang bộ Công. Lúc ấy người ta có công rằng: "Sát tứ phụ nhi nhị lang", nghĩa là giết 4 người cha để mà làm thị lang. Câu ấy là có ý khinh bỉ Thì Nhậm đó. Lời chua: Ngô [Thì] Nhậm: người làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, là con Ngô [Thì] Sĩ, đỗ tiến sĩ khoa Ất Mùi (1775) năm Cảnh Hưng. Sau thờ nhà Tây Sơn, làm quan thượng thư bộ Binh; đến năm Gia Long thứ nhất, bị đánh bằng trượng cho đến chết”. (Quyển XLV, tr.591). Trong chính sử không thấy chép chuyện thông gian của Đặng Thị Huệ và Quận Huy như trong giai thoại, chỉ ghi vắn tắt như sau: “Cán tuy được lập làm chúa, nhưng lòng người không ủng hộ, lại vì Đình Bảo bè đảng phụ họa với Đặng Thị, nên ai cũng ghét. Họ quần tụ ở đầu đường xó chợ bàn tán: có người nói Đình Bảo mưu toan làm việc trái phép; có người nói tân vương bị bệnh nặng, Đình Bảo tư thông với Đặng Thị, lập mưu để giết quý tử. Lời ngoa truyền phao đi khắp nọi nơi, không sao ngăn cấm được. Dự Vũ, bầy tôi của Khải, lẻn vào chỗ các quân sĩ uống rượu, nói vụng với quân sĩ rằng: "Thế tử của tiên vương không tội trạng gì, chỉ vì Đặng Thị là người đàn bà ác nghiệt, làm mê hoặc tiên vương để cướp ngôi cho con; Đình Bảo vốn có chí làm phản, hắn lợi dụng tân vương còn thơ ấu để áp chế, nên phụ hoạ với Đặng Thị để thành cái kế cướp ngôi. Nay tân vương bị bệnh nguy kịch, tất nhiên xảy ra họa loạn. Các quân sĩ đều là người cũ ở nơi thang mộc, làm nanh vuốt của nước, vốn giữ lòng trung nghĩa, nếu một bụng tôn phò, yên định được nhà chúa, thì tên tuổi sẽ chép trong thư đỏ, khoán sắt8, công ấycòn gì lớn hơn?". Quân sĩ đều tức bực cảm khích, họ ước hẹn nhau hội hợp riêng ở chùa Khán Sơn, bí mật mưu tính thi hành công việc, nhưng chỉ ngại về uy quyền thế lực của Đình Bảo, bàn tính chưa nghĩ ra mưu mẹo gì. Lúc ấy, trong chỗ các quân ngồi, có Nguyễn Bằng, quân lại trong đội Tiệp Bảo, một mình mạnh dạn nói: "Các quân sĩ nếu định một lòng làm việc này, thì chẳng qua cứ đợi xong lễ tế điện buổi sáng, trong phủ đường nổi hiệu ba hồi trống, chúng mình sấn đến lôi nó ra quật cho ngã xuống, thế là xong việc, có gì là khó khăn?". Mọi người đều mừng, bèn cử Nguyễn Bằng làm người đứng đầu, cùng nhau uống máu ăn thề, bàn tính không dự định nhật kỳ, chỉ hẹn nhau hễ nghe tiếng trống trong phủ đường, thì nhất tề khời sự. Mưu mô bí mật đã định xong. Lúc ấy có viên ngoại lang Bùi Bật Trực biết chuyện, bèn đem việc này bảo cho Nguyễn Trọng Chiểu, là con Nguyễn Trọng Viêm biết, để Trọng Chiểu dự vào cuộc hợp, mà hắn tự đứng giới thiệu, để mong lập công. Nhân đấy, Bật Trực bảo các quân sĩ rằng: "Việc này quan hệ rất to, cần phải nhờ quốc cữu (tức Nguyễn Trọng Viêm, em Trịnh Thái Phi) tâu lên thái phi rõ. Vạn Nhất mà Đình Bảo biết chuyện, thì cứ nói là có mệnh lệnh bí mật của thái phi, rồi cử sự một cách minh bạch, như thế là hơn". Quân sĩ theo lời, bọ bèn sai Bật Trực đem việc này đến nói kính với Trọng Viêm, Trọng Viêm lại đem nói với Nguyễn Hoàn. Hoàn muốn theo như việc cũ của Trịnh Doanh, xin hạ lệnh cho Khải tạm giữ chính quyền, để yên lòng quân sĩ. Trọng Viêm vào tâu thái phi Nguyễn Thị, thái phi sai người nói với Đình Bảo. Đình Bảo nói: "Tiên vương có hai người con, nếu tân vương vì bệnh không khỏi, thì ngôi báu tự nhiên thuộc quyền quý tử. Còn như việc cho quý tử tạm giữ chính quyền tức là đi dần đến chỗ cướp ngôi đấy. Tôi vâng nhận lời phó thác của tiên vương trối lại, việc ấy tôi không dám vâng theo mệnh lệnh". Trọng Viêm e rằng việc này mà tiết lộ, mình sẽ bị vạ lây, bàn mưu với Nguyễn Hoàn. Nguyễn Hoàn nói: "Việc đã như thế, để mặc các quân sĩ muốn làm thế nào thì làm". Trong kinh thành huyên truyền ầm lên rằng: "Tất nhiên quân sĩ gây ra sự biến loạn". Duy Đình Bảo vẫn yên nhiên, không biết gì cả. Sáng ngày 24 tháng ấy, Nguyễn Bằng đi tắt lên trên lầu phủ đường, đánh trống, các quân sĩ họp tập đông đủ, tuốt trần mủi gươm, ồ ạt xông tràn vào. Đình Bảo tay cầm kiếm, ngồi trên lưng voi, ngăn giữ cửa phủ để đánh chặn lại, quân sĩ tranh nhau dùng gạch đá ném chết, em Đình Bảo là Vũ Khanh hầu Hoàn Lương cũng bị loạn quân giết. Quân sĩ bèn đem nhau đến sở giam, phò Trịnh Khải ra ngồi phủ đường, rồi lấy chỉ dụ của Nguyễn Thái Phi tâu xin mệnh lệnh nhà vua lập Khải làm nguyên soái Đoan Nam Vương, truất Cán làm Cung quốc công. Sau đó, Cán bị bệnh chết. Quân sĩ hoành hành cướp bóc, phàm tộc thuộc hai nhà họ Đặng, họ Hoàng và những nhà trước kia phát giác việc Trịnh Khải, họ cướp phá hầu hết. Kinh thành rối loạn, mấy hôm sau mới được yên ổn. Quân sĩ cậy công cứ đòi ban thưởng mãi, bèn bàn định phong Nguyễn Bằng làm suy trung dực vận công thần phong cho tước hầu; 30 người nhóm cuộc hội bàn đầu tiên là bọn quân lại Nguyễn Trù được đặc biệt thăng thưởng; còn các quân thủy, quân bộ trong kinh ngoài trấn đều được thăng chức một bậc, và đều được ban thưởng tiền bạc có người nhiều người ít khác nhau. Lại rộng cấp cho mỗi người một đạo "không đầu sắc", cho phép họ được nhường cho thân thuộc, để tỏ ra việc đền công một cách phi thường. Từ đấy, kiêu binh ngày càng càn rỡ, viên quan cai quản không thể nào thống trị khống chế được, chỉ ràng buộc lỏng lẻo mà thôi. Lời phê: Cuối đời Lê Trịnh, cái tệ kiêu binh lại hơn đời Ngũ Đại, sở dĩ đến như thế đều là do danh nghĩa chức phận không rõ ràng. Thế mới biết xây dựng một nước mà không dùng lễ nghĩa” (Quyển XLV, tr.955). Cái chết của Huệ cũng không giống như trong giai thoại (chết trước bàn thờ chồng là Trịnh Sâm trong ngày giỗ) mà được mô tả như sau: “Tháng 12. Quận công Trịnh Kiều, tham tụng Phan Lê Phiên và tri Lại phiên Nhữ Công Điền đều bị bãi chức. Trước kia, Trịnh Sâm bị bệnh nặng, cho con là Cán nối ngôi, sai bọn Phan Lê Phiên viết thư cố mệnh của Trịnh Sâm và chế sách về Tuyên Phi Đặng Thị. Khi thư cố mệnh đã viết xong, Sâm không thể phê chữ ["Cán"] vào thư được nữa, sai Trịnh Kiều viết thay. Đến nay, Trịnh Khải đưa thư cố mệnh ấy ra, trong thư có chữ thái phi Nguyễn Thị phê rằng: "Không phải chữ chính tay tiên vương viết, không lấy gì làm bằng cứ, giao xuống cho chính phủ bàn luận". Thiêm sai Phạm Nguyễn Du làm lời luận "quốc thị" đại lược nói: "Việc lập Điện đô vương và hạ lệnh cho Tuyên Phi cùng xét đoán việc nước, đều là lời trối trăn lầm lẫn trong lúc Thịnh vương sắp mất, không thể coi là chính đáng được. Nay thái phi lấy địa vị người mẹ thay đỗi việc làm của con, rất hợp sự lý đúng đắn. Xin truy xét tội bầy tôi phụ họa, làm sáng tỏ nghiêm chỉnh điển hình trong nước". Vì thế, bọn Trịnh Kiều đều can tội thiên tiện ra mệnh lệnh, bị bãi chức. Lại truất Đặng Thị làm thứ nhân, sau Đặng Thị uống thuốc chết” (Quyển XLVI, tr.957).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_dac_diem_giai_thoai_viet_nam.doc
  • pdfLUẬN ÁN GIAI THOẠI chỉnh sửa ngày 18 tháng 4 năm 2021.pdf
  • docTOM TAT LUAN AN tiếng Việt.doc
  • pdfTOM TAT LUAN AN tiếng Việt.pdf
  • docxtóm tắt tiếng Anh.docx
  • pdftóm tắt tiếng Anh.pdf
  • docTRANG THONG TIN NHUNG DONG GOP MOI CUA LUAN AN.doc