BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ HẰNG NGA
CUỘC CHIẾN GIỮA LỰC LƢỢNG TÂY SƠN
VÀ NGUYỄN ÁNH GIAI ĐOẠN 1778 - 1802
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 62.22.03.13
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đào Tố Uyên
2. PGS.TS. Nguyễn Duy Bính
HÀ NỘI – 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nêu trong luận án là trung thực, đảm bảo độ chuẩn xác cao nhất. Các tài
liệu t
219 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Luận án Cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh giai đoạn 1778 - 1802, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ham khảo, trích dẫn có xuất xứ rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về công trình nghiên cứu của mình.
Tác giả
Nguyễn Thị Hằng Nga
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 2
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 4
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................. 4
5. Đóng góp của luận án .............................................................................................. 7
6. Bố cục luận án ......................................................................................................... 8
NỘI DUNG ................................................................................................................ 9
Chƣơng 1. TỔNG QUAN NGUỒN TƢ LIỆU VÀ TÌNH HÌNH
NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ .......................................................................................... 9
1.1. Tổng quan nguồn tư liệu ...................................................................................... 9
1.1.1. Nguồn tư liệu trong nước .................................................................................. 9
1.1.2. Nguồn tư liệu nước ngoài ............................................................................... 13
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề ............................................................. 14
1.2.1. Tình hình nghiên cứu vấn đề trong nước ........................................................ 14
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ................................................................... 25
1.3. Những kết quả nghiên cứu được luận án kế thừa và những vấn đề cần tiếp tục
nghiên cứu ................................................................................................................. 29
Chƣơng 2. BỐI CẢNH LỊCH SỬ CUỐI THẾ KỈ XVIII VÀ SỰ XUẤT HIỆN
CUỘC CHIẾN GIỮA LỰC LƢỢNG TÂY SƠN VÀ NGUYỄN ÁNH.............. 33
2.1. Bối cảnh lịch sử cuối thế kỉ XVIII ..................................................................... 33
2.1.1. Tình hình thế giới và bối cảnh khu vực cuối thế kỉ XVIII ............................... 33
2.1.2. Tình hình Đại Việt cuối thế kỉ XVIII ............................................................... 36
2.2. Cuộc chiến giữa Tây Sơn và chúa Nguyễn (1771 – 1778), sự hình thành vương
triều Tây Sơn và lực lượng Nguyễn Ánh .................................................................. 38
2.2.1. Tây Sơn khởi nghĩa, lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Phú Xuân, lập chính
quyền riêng ................................................................................................................ 38
2.2.2. Tây Sơn liên tiếp tấn công, đánh bại chúa Nguyễn ở Gia Định, vương triều
Tây Sơn thành lập (1776 – 1778) .............................................................................. 42
2.2.3. Nguyễn Ánh nắm quyền thống lĩnh lực lượng chúa Nguyễn (1/1778) ............... 44
Tiểu kết chương 2: .................................................................................................... 45
Chƣơng 3. CUỘC CHIẾN GIỮA LỰC LƢỢNG TÂY SƠN
VÀ NGUYỄN ÁNH (1778 – 1788) ......................................................................... 47
3.1. Tây Sơn liên tiếp tấn công vào Gia Định, lực lượng Nguyễn Ánh đại bại
(2/1778 – 1/1785) ...................................................................................................... 47
3.1.1. Tây Sơn xây dựng vương triều riêng, Nguyễn Ánh từng bước thiết lập chính
quyền ở Gia Định (2/1778 – 1/1785) ........................................................................ 47
3.1.2. Tây Sơn liên tiếp tấn công, đánh bật Nguyễn Ánh khỏi Gia Định (2/1778 – 1/1785) ... 49
3.2. Quá trình Nguyễn Ánh từ Xiêm trở về chiếm lại Gia Định, xây dựng căn cứ
chống Tây Sơn (2/1785 – 9/1788) ........................................................................... 55
3.2.1. Tây Sơn phát triển ra Bắc, nội bộ xuất hiện sự chia rẽ (2/1785 – 9/1788) .... 55
3.2.2. Nguyễn Ánh xây dựng lực lượng ở Xiêm, trở về chiếm lại Gia Định (2/1785 –
9/1788) ...................................................................................................................... 62
Tiểu kết chương 3...................................................................................................... 72
Chƣơng 4. CUỘC CHIẾN GIỮA LỰC LƢỢNG TÂY SƠN
VÀ NGUYỄN ÁNH (1788 – 1802) ......................................................................... 73
4.1. Cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh từ tháng 9/1788
đến tháng 7/1792 ....................................................................................................... 73
4.1.1. Quang Trung đánh bại quân Thanh, xây dựng vương triều riêng (9/1788 – 7/1792) ... 73
4.1.2. Nguyễn Ánh xây dựng căn cứ vững chắc ở Gia Định (9/1788 – 7/1792) ....... 77
4.1.3. Những trận chiến “gió mùa” đầu tiên của Nguyễn Ánh (4/1791 – 7/1792)... 89
4.2. Nội bộ Tây Sơn chia rẽ, Nguyễn Ánh liên tiếp tiến hành những trận chiến
“gió mùa” (7/1792 – 8/1795) .................................................................................... 92
4.2.1. Vua Quang Trung băng hà, triều Cảnh Thịnh chia rẽ (7/1792 – 8/1795) ...... 92
4.2.2. Trận chiến Quy Nhơn năm 1793, triều Thái Đức sụp đổ ............................... 94
4.3. Cảnh Thịnh củng cố triều chính, Nguyễn Ánh tăng cường sức mạnh quân sự,
chiếm thành Quy Nhơn (1795 - 1799) ...................................................................... 99
4.3.1. Cảnh Thịnh củng cố lại triều chính (8/1795 – 4/1799) .................................. 99
4.3.2. Nguyễn Ánh tăng cường sức mạnh quân sự (8/1795 – 4/1799) .................... 101
4.3.3. Nguyễn Ánh đánh chiếm Quy Nhơn (8/1795 – 4/1799) ................................ 103
4.4. Triều Cảnh Thịnh suy yếu, Nguyễn Ánh tấn công chiếm Phú Xuân,
Thăng Long (4/1799 – 12/1802) ............................................................................. 105
4.4.1. Tây Sơn bao vây Bình Định, Nguyễn Ánh hạ thành Phú Xuân ..................... 105
4.4.2. Nguyễn Ánh đánh chiếm Thăng Long (1801) .............................................. 111
Tiểu kết chương 4: .................................................................................................. 114
Chƣơng 5. KẾT CỤC, NGUYÊN NHÂN VÀ HỆ QUẢ CỦA CUỘC CHIẾN
GIỮA LỰC LƢỢNG TÂY SƠN VÀ NGUYỄN ÁNH GIAI ĐOẠN 1778 - 1802 ..... 116
5.1. Kết cục.............................................................................................................. 116
5.2. Nguyên nhân dẫn đến kết cục nhà Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Ánh khôi phục lại
cơ nghiệp chúa Nguyễn ........................................................................................... 117
5.3. Hệ quả của cuộc chiến Tây Sơn – Nguyễn Ánh đến quốc gia Đại Việt
cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX ............................................................................ 139
Tiểu kết chương 5.................................................................................................... 144
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 146
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ...................... 150
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 151
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, phong trào Tây Sơn, vương triều Tây Sơn
đã đạt được nhiều chiến công hiển hách: Lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong, lật đổ
chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, bước đầu đặt nền tảng cho sự thống nhất đất nước. Từ
một phong trào nông dân, Tây Sơn vươn lên làm nhiệm vụ dân tộc: Đánh bại quân
Xiêm, quân Thanh bảo vệ nền độc lập dân tộc. Nhiều công trình sử học đã làm sáng
rõ những bước phát triển của phong trào Tây Sơn, vương triều Tây Sơn.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đó, trong nội bộ Tây Sơn còn diễn ra một
sự chuyển biến khác: Từ một phong trào nông dân, Tây Sơn từng bước thiết lập các
vương triều phong kiến. Các vương triều đó cũng không thoát khỏi quy luật chung
của chế độ phong kiến Đại Việt cuối thế kỉ XVIII: phân quyền, khủng hoảng, suy
yếu. Nhà Tây Sơn chia rẽ, Nguyễn Ánh tranh thủ cơ hội đó phục hưng lại cơ nghiệp
chúa Nguyễn. Như vậy, trên bước đường phát triển, trong nội bộ nhà Tây Sơn dần
xuất hiện sự chia rẽ, rồi sụp đổ. Tuy nhiên, các công trình sử học chủ yếu tập trung
vào thời kì phát triển của phong trào Tây Sơn, quá trình chia rẽ, suy yếu của vương
triều này vẫn còn nhiều mảng trống chưa được nghiên cứu đầy đủ. Nghiên cứu đề
tài sẽ góp phần làm rõ quá trình khủng hoảng, sụp đổ của vương triều Tây Sơn và lí
giải nguyên nhân dẫn đến kết cục đó.
Phong trào Tây Sơn bùng nổ, chúa Nguyễn bị đánh bại, lưu vong. Công cuộc
phục hưng lại cơ nghiệp chúa Nguyễn của Nguyễn Ánh đầy gian truân. Kết cục là lực
lượng Nguyễn Ánh đã lật đổ nhà Tây Sơn, lập nên vương triều Nguyễn. Các công
trình sử học cũng đã có những nhìn nhận khách quan về vai trò của các chúa Nguyễn
trong quá trình khai hoang lập ấp và mở rộng lãnh thổ về phía Nam. Các hội thảo về
vương triều Nguyễn cũng đã đánh giá khách quan hơn những đóng góp của vương
triều Nguyễn đối với lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, khoảng giữa 2 thời kì đó, từ khi chúa
Nguyễn bị Tây Sơn đánh bật khỏi Phú Xuân, suy vong, cho đến khi Nguyễn Ánh lật
đổ vương triều Tây Sơn, hoàn thành công cuộc phục hưng, lập nên vương triều
Nguyễn vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể, một số công trình có đề cập
2
đến nhưng còn nhiều ý kiến trái chiều. Những ý kiến nhìn nhận đó cần được xem xét,
đánh giá lại một cách khoa học.
Lịch sử Đại Việt cuối thế kỉ XVIII diễn ra 2 quá trình đối lập nhau: Tây Sơn
hưng khởi thì chúa Nguyễn bại vong, Tây Sơn suy yếu thì chúa Nguyễn hưng phục.
Tính chất cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và chúa Nguyễn cũng từng bước có sự
chuyển biến: từ cuộc đấu tranh của nông dân chống lại ách thống trị của chúa Nguyễn
đã chuyển dần thành cuộc chiến tranh giữa hai thế lực phong kiến Đại Việt. Kết cục,
Tây Sơn hiển hách nhưng cuối cùng nội bộ lại chia rẽ, rồi bị Nguyễn Ánh lật đổ, còn
Nguyễn Ánh thất thế, lưu vong nhưng vẫn bám trụ ở đất Gia Định, từng bước đánh
bại Tây Sơn khôi phục lại cơ nghiệp chúa Nguyễn. Quá trình chia rẽ, khủng hoảng,
sụp đổ của nhà Tây Sơn và quá trình phục hưng của chúa Nguyễn, hệ quả của hai
quá trình đó chưa được nghiên cứu đầy đủ và còn nhiều ý kiến trái chiều.
Nghiên cứu Cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh giai đoạn
1778 – 1802, sẽ làm rõ một số vấn đề còn nhiều nhận định trái chiều hoặc còn bỏ
ngỏ như: Sự chuyển biến trong lực lượng giữa hai bên trong cuộc chiến; nguyên
nhân vì sao phong trào Tây Sơn hiển hách, vương triều Tây Sơn hùng mạnh như
vậy cuối cùng lại khủng hoảng, suy yếu, cuối cùng thất bại trước công cuộc hưng
phục của Nguyễn Ánh. Mặt khác, trong cuộc chiến với Tây Sơn, Nguyễn Ánh có
cầu viện Xiêm, nhờ sự giúp đỡ của phương Tây, vậy, mức độ cầu viện, những tác
động và hệ luỵ của mối quan hệ đó? Nghiên cứu những vấn đề ấy sẽ góp phần làm
rõ thêm sự chuyển biến của cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh,
nguyên nhân và hệ quả cuộc chiến, đặc điểm chế độ phong kiến Đại Việt cuối thế
kỉ XVIII, đồng thời góp phần đánh giá lại vai trò của Nguyễn Ánh trong lịch sử.
Vì những lí do trên mà tác giả chọn vấn đề: Cuộc chiến giữa lực lượng Tây
Sơn và Nguyễn Ánh giai đoạn 1778 – 1802 làm đề tài luận án.
2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là: Cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và
Nguyễn Ánh giai đoạn 1778 – 1802. Cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn
Ánh giai đoạn 1778 – 1802 là sự kế tiếp cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và chúa
3
Nguyễn giai đoạn 1771 – 1778. Vì vậy, đề tài có mở rộng nghiên cứu cuộc chiến giữa
Tây Sơn và chúa Nguyễn trước năm 1778 để làm rõ quá trình hình thành, phát triển của
hai lực lượng: Tây Sơn và Nguyễn Ánh và sự chuyển biến về tính chất cuộc chiến.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh giai
đoạn 1778 – 1802 được nghiên cứu trong bối cảnh chung của quốc gia Đại Việt
cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX.
Mặt khác, cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh diễn ra trong mối
liên hệ với các quốc gia Đông Nam Á (Xiêm, Chân Lạp, Vạn Tượng), Trung Quốc,
Pháp, Anh, Tây Ban Nha cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, vì vậy, tác giả khai
thác mối liên hệ giữa Đại Việt với một số quốc gia trong khu vực để nghiên cứu.
- Về thời gian: Trọng tâm nghiên cứu của luận án là cuộc chiến giữa lực lượng
Tây Sơn và Nguyễn Ánh giai đoạn 1778 - 1802. Thực tế, cuộc chiến giữa lực lượng
Tây Sơn và chúa Nguyễn bắt đầu từ năm 1771, khi Nguyễn Nhạc dấy binh khởi
nghĩa, đánh chiếm Quy Nhơn. Năm 1775, Nguyễn Nhạc dâng đất và được chúa
Trịnh phong cho làm tiên phong tướng quân đi đánh chúa Nguyễn. Trước sự tấn
công của Tây Sơn, năm 1777, Thái thượng vương bị bắt giết, Tân Chính Vương đầu
hàng, từ đây quyền thống lĩnh đã giao lại cho hậu duệ Nguyễn Ánh. Tháng 12 năm
1777, quân Nguyễn Ánh đánh chiếm Sài Gòn, thắng lợi này đã định vị được quyền
uy, vai trò thống lĩnh của Nguyễn Ánh, tháng Giêng năm 1778, các tướng tôn
Nguyễn Ánh lên làm Đại nguyên soái. Như vậy, năm 1777, thực tế Nguyễn Ánh đã
trở thành người đứng đầu lực lượng chúa Nguyễn, nhưng với sự kiện chiếm lại Sài
Gòn năm 1778 mới chính thức khẳng định được uy tín, quyền thống lĩnh tuyệt đối
của Nguyễn Ánh. Vì vậy, mốc thời gian khởi đầu cuộc chiến giữa lực lượng Tây
Sơn và Nguyễn Ánh được giới hạn trong luận án này là năm 1778.
Sau khi chiếm được Thuận Hóa, ngày 1 tháng 5 năm 1802, Nguyễn Ánh đặt
niên hiệu Gia Long. Tháng 6 năm 1802, quân Gia Long đánh ra Thăng Long, lật đổ
triều Bảo Hưng, thống nhất toàn cõi. Đến đây, cuộc chiến Tây Sơn – Nguyễn Ánh
đã kết thúc, triều Tây Sơn sụp đổ, vương triều Nguyễn được xác lập.
4
Hai lực lượng trong cuộc chiến này là Tây Sơn và Nguyễn Ánh cho nên khi
thực hiện đề tài, luận án chỉ giới hạn trong phạm vi thời gian từ năm 1778 đến năm
1802. Tuy nhiên, cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh là sự kế tiếp
cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn với chúa Nguyễn, vì vậy, luận án mở rộng phạm
vi thời gian nghiên cứu đến trước năm 1778, giai đoạn hình thành và quy tụ thành
hai lực lượng: Tây Sơn và Nguyễn Ánh.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Thực hiện đề tài, tác giả tái hiện lại cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và
Nguyễn Ánh giai đoạn 1778 – 1802, phân tích, đánh giá những chuyển biến giữa
các lực lượng và sự thay đổi cục diện cuộc chiến; làm rõ kết cục, nguyên nhân, hệ
quả của cuộc chiến. Qua đó, luận án góp phần bổ sung một số mảng khuyết, làm rõ
một số vấn đề còn nhiều ý kiến trái chiều xung quanh cuộc chiến giữa lực lượng
Tây Sơn và Nguyễn Ánh.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Luận án tập trung làm rõ những vấn đề sau:
- Sưu tầm, đánh giá các nguồn tư liệu có liên quan đến cuộc chiến giữa lực
lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh giai đoạn 1778 – 1802.
- Phân tích bối cảnh lịch sử, những yếu tố ảnh hưởng, tác động đến cuộc chiến
giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh.
- Trên cơ sở khai thác nguồn tư liệu, tái hiện lại diễn biến của cuộc chiến giữa
lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh giai đoạn 1778 – 1802, từ đó xác định rõ sự thay
đổi tính chất của cuộc chiến, nguyên nhân và hệ quả của cuộc chiến.
- Đưa ra những đánh giá, nhận định khách quan về cuộc chiến giữa lực lượng
Tây Sơn và Nguyễn Ánh giai đoạn 1778 – 1802.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
Nguồn tư liệu:
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở khai thác và xử lí các nguồn tư liệu sau:
- Các công trình sử học do các sử gia triều Lê – Trịnh biên soạn: Hoàng Lê
nhất thống chí, Lê Quý dật sử1, Lịch triều tạp kỹ
1
Một số tài liệu ghi tác giả là Bùi Dương Lịch.
5
- Các công trình do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn: Đại Nam thực lục;
Đại Nam liệt truyện tiền biên; Khâm định Việt sử thông giám cương mục; các
công trình của các sử gia nhà Nguyễn: Việt sử cương mục tiết yếu (Đặng Xuân
Bảng); Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức); Phủ biên tạp lục (Lê Quý
Đôn); Tây Sơn thuật lược; Tây Sơn thủy mạt khảo (Đào Nguyên Phổ); Hà Tiên Mạc
thị phong thổ kí
Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, Gia Long đã cho đốt hủy gần hết tư liệu liên
quan đến nhà Tây Sơn, cho nên những bộ sử này là nguồn tư liệu chính khi nghiên
cứu cuộc chiến Tây Sơn – Nguyễn Ánh. Tuy nhiên, vì đây là những bộ sử của triều
Nguyễn, các sử gia phong kiến đứng trên lập trường phê phán Tây Sơn, bảo vệ nhà
Nguyễn, cho nên, khi sử dụng nguồn tài liệu này, cần gạn lọc những cốt lõi của các
sự kiện lịch sử để tái hiện cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh.
- Sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi, tài liệu liên quan đến nhà Tây Sơn đã bị đốt
hủy, tuy nhiên một số thư từ, chiếu, chế, biểu, văn kiện bang giao... của nhà Tây
Sơn còn được lưu giữ trong các trước tác của Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích hoặc
lưu giữ ở các địa phương. Một số thư từ trao đổi giữa Tây Sơn với nhà Thanh cũng
được nhà Thanh lưu lại trong bộ sử Thanh thực lục, Khâm định An Nam kỷ lược...
Mặc dù nguồn tài liệu gốc này không nhiều nhưng đây là nguồn sử liệu quý giá để
đánh giá về Tây Sơn và cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh.
- Để tiến hành cuộc chiến tranh với Tây Sơn, thế cùng, Nguyễn Ánh cầu viện
Pháp thông qua giám mục Pigneau de Béhaine. Các thư từ trao đổi giữa Nguyễn
Ánh với Pigneau de Behaine, giữa Nguyễn Ánh với triều đình Pháp, thư của giám
mục Pigneau de Behaine gửi về gia đình, bạn bè ở Pháp có kể về những sự kiện
chứng kiến tại Nam Hà. Ngoài ra, các thư từ của những người phương Tây đến
Nam Hà, ủng hộ Nguyễn Ánh trong cuộc chiến với nhà Tây Sơn là nguồn tư liệu
quý giá để nghiên cứu đề tài. Những tư liệu này được Bộ Ngoại giao Pháp, Bộ Hải
quân và Thuộc địa Pháp lưu giữ và được công bố trong các tài liệu: Documents
relatifs à l'époque de Gia-long của L.Cadière; La geste Francaise en Indochine,
tome I, của Georges Taboulet; trên các tạp chí: Bulletin des Amis du Vieux Hue;
6
Bulletin de l'Ecole française d'Extrême-Orient; Bulletin de la Société des Etudes
Indochinoises. Ngoài ra, thời kì này các thương nhân phương Tây đến buôn bán ở
khu vực Đông Nam Á, một số thương nhân đã tiếp xúc với Tây Sơn, Nguyễn Ánh,
chứng kiến cuộc chiến Tây Sơn – Nguyễn Ánh, những ghi chép này được tập hợp
trong các cuốn hồi kí: “A voyage to Cochinchina in the years 1792 – 1793” của
John Barow, Les Espagnols dans l’Empire d’Annam của P. Lorenzo Pérez; Notes
sur le Tonkin của De la Bissachère.
Nguồn sử liệu gốc về cuộc chiến Tây Sơn - Nguyễn Ánh, đặc biệt là nguồn sử
liệu của người phương Tây đến Đại Việt thời kì này là nguồn tư liệu căn bản để tác
giả phục dựng lại cuộc chiến, đồng thời gợi mở cho tác giả những hướng nghiên
cứu tiếp về cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh.
Đây là nguồn tư liệu phong phú, từ nhiều nguồn khác nhau, theo quan điểm của
các sử gia đứng trên các lập trường khác nhau, cho nên, khi sử dụng nguồn tài liệu
này cần so sánh, đối chiếu, xác thực các sự kiện lịch sử để đảm bảo tính khoa học.
- Nguồn tài liệu sưu tầm được thông qua quá trình điền dã tại các địa phương
có liên quan đến đề tài luận án: vùng Tây Sơn, Quy Nhơn (Bình Định), Hưng
Nguyên, Trung Đô (Vinh), Nghệ An, Tiền Giang, Sài Gòn
- Các công trình nghiên cứu đã công bố có nội dung liên quan đến đề tài luận
án, bao gồm: Sách chuyên khảo, bài nghiên cứu, thông tin đăng trên các báo, tạp chí
chuyên ngành qua các thời kì của Việt Nam, Pháp, Thái Lan, Trung Quốc. Đây
là nguồn tư liệu có giá trị cung cấp thêm thông tin, trình bày các quan điểm về cuộc
chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh. Đây là nguồn tài liệu tham khảo,
giúp tác giả có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết vấn đề đặt ra, trên cơ sở nắm vững và vận dụng quan điểm chủ
nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, quan điểm sử học Macxit, tác
giả vận dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành kết hợp với phương pháp
liên ngành để thực hiện đề tài.
Trong quá trình sưu tầm và xử lí tư liệu, tác giả sử dụng phương pháp giám
7
định, phê phán tư liệu để xác định mức độ tin cậy của nguồn tư liệu nghiên cứu. Đối
với các bộ sử do các sử gia phong kiến Việt Nam biên soạn, hoặc nguồn tư liệu lưu
trữ của người Pháp, tác giả tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, quan điểm lập
trường của tác giả, đối chiếu các sự kiện, để đánh giá tính khách quan của các sự
kiện lịch sử, từ đó gạn lọc những nội dung cốt lõi trong các tư liệu đó.
Trên cơ sở nguồn tư liệu thu thập được, tác giả tổng hợp, phân tích tư liệu, sử
dụng các phương pháp lịch sử, phương pháp logic để khái quát hóa, hệ thống hoá,
quá trình tiến triển của các sự kiện lịch sử trong cuộc chiến Tây Sơn – Nguyễn Ánh
từ đó phân tích, rút ra những nhận xét, đánh giá. Những nhận định về cuộc chiến
Tây Sơn – Nguyễn Ánh được dựa trên nguồn tư liệu đã được tiếp cận, xử lí, đảm
bảo tính khách quan, khoa học.
Thực hiện đề tài, phương pháp lịch sử và phương pháp logic là hai phương
pháp chủ yếu trong nghiên cứu đề tài. Ngoài ra, tác giả sử dụng phương pháp
nghiên cứu, khảo sát, điều tra thực địa để phục dựng lại diễn tiến của các sự kiện
trong cuộc chiến.
Cho đến nay, vấn đề cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh cũng
như những vấn đề xung quanh sự sụp đổ của Tây Sơn, sự phục hưng lại cơ nghiệp
chúa Nguyễn còn tồn tại nhiều quan điểm nhận xét, đánh giá khác nhau, vì vậy, trên
cơ sở nguồn tư liệu và kết quả đã nghiên cứu của đề tài, tác giả trình bày những
phân tích, nhận định khách quan của cá nhân đối với những ý kiến còn trái chiều đó.
5. Đóng góp của luận án
Luận án Cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh giai đoạn 1778 –
1802 sẽ có những đóng góp sau:
- Qua việc phân tích những điều kiện tác động đến cuộc chiến giữa lực lượng
Tây Sơn và Nguyễn Ánh giai đoạn 1778 – 1802, tái hiện diễn biến và những bước
chuyển của cuộc chiến, luận án góp phần nhận thức sâu sắc và toàn diện hơn về
cuộc chiến giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh, quá trình khủng hoảng, sụp đổ của vương
triều Tây Sơn, cũng như quá trình suy vong và từng bước phục hưng lại cơ nghiệp
chúa Nguyễn của Nguyễn Ánh.
- Từ việc tái hiện cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh giai
8
đoạn 1778 – 1802, luận án làm rõ nguyên nhân dẫn đến kết cục Tây Sơn sụp đổ và
Nguyễn Ánh lập nên vương triều Nguyễn. Đồng thời, luận án phân tích hệ quả của
cuộc chiến đối với quốc gia Đại Việt cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX.
- Từ những nội dung trên, luận án góp phần đưa ra những cơ sở để phân tích,
nhận định về một số vấn đề còn nhiều ý kiến trái chiều cũng như một số vấn đề còn
bỏ ngỏ khi đánh giá về vương triều Tây Sơn cũng như về quá trình phục hưng của
Nguyễn Ánh, quá trình dẫn đến sự xác lập của vương triều Nguyễn. Trong cuộc chiến
Nguyễn Ánh – Tây Sơn, có sự tham gia và tác động của các lực lượng bên ngoài, luận
án làm rõ hoàn cảnh, đánh giá mức độ và tác động của mối quan hệ giữa Nguyễn Ánh
với Xiêm, với Pháp đến cuộc chiến Tây Sơn – Nguyễn Ánh, đến quốc gia Đại Việt.
- Cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX là giai đoạn chuyển tiếp trong lịch sử chế
độ phong kiến Việt Nam, vì vậy, những đóng góp của luận án sẽ góp phần nhận
thức sâu sắc, toàn diện hơn về quốc gia Đại Việt cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX.
- Nội dung luận án và hệ thống tư liệu tham khảo được sưu tầm trong quá trình
thực hiện luận án là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị phục vụ công tác giảng dạy
và nghiên cứu về phong trào Tây Sơn, về quá trình phục hưng xác lập vương triều
Nguyễn và trong nghiên cứu về lịch sử chế độ phong kiến Đại Việt cuối thế kỉ
XVIII đầu thế kỉ XIX nói riêng và lịch sử Việt Nam cổ trung đại nói chung.
6. Bố cục luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được
chia làm 5 chương, cụ thể như sau:
Chương 1. Tổng quan nguồn tư liệu và tình hình nghiên cứu vấn đề
Chương 2. Bối cảnh lịch sử cuối thế kỉ XVIII và sự xuất hiện cuộc chiến giữa
lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh
Chương 3. Cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh ( 1778 – 1788)
Chương 4. Cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh (1788 – 1802)
Chương 5. Kết cục, nguyên nhân, hệ quả của cuộc chiến giữa lực lượng Tây
Sơn và Nguyễn Ánh (1778 – 1802)
9
NỘI DUNG
Chƣơng 1
TỔNG QUAN NGUỒN TƢ LIỆU VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1. Tổng quan nguồn tƣ liệu
1.1.1. Nguồn tư liệu trong nước
Nguồn tư liệu chính khi nghiên cứu đề tài là các bộ sử của các sử gia phong
kiến viết về lịch sử Đại Việt cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX. Trong các công
trình này, các tác giả cũng đã bước đầu đánh giá về cuộc chiến giữa lực lượng Tây
Sơn và Nguyễn Ánh.
Về phía Tây Sơn, tư liệu liên quan đến Tây Sơn đã bị Gia Long đốt hủy. Một số
tư liệu tản mạn còn được lưu giữ như: những bài khải, biểu, chế mà Ngô Thì Nhậm viết
thay cho Quang Trung về các vấn đề quan trọng, được tập hợp trong tập Hàn các anh
hoa của bộ sách Ngô Gia Văn phái, đây là nguồn tài liệu quý giá của nhà Tây Sơn còn
sót lại. Gần đây, tập tài liệu bao gồm các công văn của Tổng binh Quy Hợp được phát
hiện tại Hương Khê (Hà Tĩnh) đã làm sáng rõ nhiều vấn đề về mối quan hệ giữa Tây
Sơn với Vạn Tượng. Bộ Khâm định An Nam kỷ lược là tập tài liệu đầy đủ nhất của nhà
Thanh ghi lại những diễn tiến cuộc chiến tranh giữa Tây Sơn và nhà Thanh, cũng như
thư từ thông hiếu giữa hai nước từ năm 1788 đến năm 1791. Mặc dù nguồn tài liệu
gốc về Tây Sơn không nhiều, chủ yếu là giao thiệp của Tây Sơn với nhà Thanh, với
Vạn Tượng, nhưng những tư liệu đó đã góp phần phục dựng lại nhà Tây Sơn. Ngoài
ra, tư liệu về nhà Tây Sơn còn có một số chiếu, biểu, sắc phong được nhân dân ở
các địa phương lưu giữ. Năm 1988, các nhà sử học Phan Huy Lê, Nguyễn Quang
Ngọc đã điều tra khảo sát ở địa bàn tương ứng với hai phủ Quy Nhơn, Quảng Ngãi
thế kỉ XVIII và tập hợp các tư liệu có liên quan đến Tây Sơn trong cuốn Tư liệu về
Tây Sơn - Nguyễn Huệ trên đất Nghĩa Bình (1988). Đây là những nguồn sử liệu quý
giá để đánh giá về Tây Sơn và cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh.
Tuy nguồn tư liệu về Tây Sơn còn khuyết, nhưng những bộ sử của các sử gia
triều Lê – Trịnh, triều Nguyễn là nguồn tư liệu phong phú để nghiên cứu đề tài.
Thế kỉ XVIII, các sử gia triều Lê – Trịnh biên soạn cuốn Đại Việt sử kí tục
biên (1676 – 1789). Các tác giả đề cao chúa Trịnh, còn xem Tây Sơn và chúa
10
Nguyễn đều là kẻ thù. Mặc dù đứng về phía đối lập với chúa Nguyễn và Tây Sơn
nhưng bộ sử cũng ghi lại một phần sự phát triển của nhà Tây Sơn và sự sụp đổ của
chúa Nguyễn giai đoạn trước năm 1789.
Năm 1776, Lê Quý Đôn được cử giữ chức Hiệp trấn tham tán quân cơ ở Thuận
Hóa, ông viết Phủ biên tạp lục, đây là tập bút kí viết về Đàng Trong từ thế kỉ XVIII
về trước. Lê Quý Đôn đứng trên lập trường đối địch với chúa Nguyễn để phản ánh
tình hình chế độ phong kiến Đàng Trong thế kỉ XVIII, nhất là vùng Thuận Quảng, từ
đó, tác giả bước đầu lí giải nguyên nhân dẫn đến phong trào Tây Sơn. Phủ biên tạp
lục đã góp phần tái hiện lại cuộc chiến giữa lực lượng chúa Trịnh, Tây Sơn với chúa
Nguyễn trước năm 1778 và quá trình hình thành lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh.
Thời kì này, các bộ sử của các sử gia dưới triều Lê – Trịnh cũng đã viết về tình
hình ở Đàng Ngoài khi Tây Sơn tiến ra Bắc. Cuốn Hoàng Lê nhất thống chí của
Ngô Gia văn phái phản ánh cuộc đấu tranh giữa các lực lượng phong kiến Lê –
Trịnh và phong trào Tây Sơn trong thời gian từ khi Trịnh Sâm lên ngôi chúa (1767)
đến khi Nguyễn Ánh lên ngôi vua (1802). Tác phẩm phản ánh rõ sự suy tàn của chế
độ phong kiến Đàng Ngoài, những chuyển biến ở Đàng Ngoài từ khi Tây Sơn kéo
ra Bắc. Tác phẩm cũng tái hiện được tác động của cuộc chiến Tây Sơn – Nguyễn
Ánh đối với Đàng Ngoài cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX.
Sử gia Bùi Dương Lịch sống cùng thời với những biến động lịch sử cuối thế
kỉ XVIII, là chứng nhân của những diễn tiến lịch sử giai đoạn này. Là một trung
thần của nhà Lê nhưng sau khi đánh bại quân Thanh, Quang Trung triệu ông ra
giúp, ông vào làm việc ở Sùng chính viện. Cuốn Lê quý dật sử và Nghệ An ký của
Bùi Dương Lịch đã ghi rõ chi tiết các sự kiện giai đoạn cuối Lê và thời Tây Sơn, từ
năm 1758 đến năm 1793.
Cuốn Lịch triều tạp kỷ của Ngô Cao Lãng cũng chép các sự kiện từ năm 1672
đến năm 1789. Bộ sử đã cung cấp nguồn sử liệu phong phú về tình hình chính trị,
kinh tế Đàng Ngoài, tình cảnh sưu cao, thuế nặng, nông dân phiêu tán, sự suy sụp
của chính quyền vua Lê – chúa Trịnh. Trong những diễn tiến lịch sử thời Hậu Lê,
bộ sử cũng ghi chép các sự kiện của cuộc chiến tranh giữa chúa Nguyễn và Tây Sơn
ở Đàng Trong, quá trình Tây Sơn tiến ra Bắc và sự sụp đổ của triều Lê.
11
Khi vương triều Nguyễn thiết lập, công việc biên soạn quốc sử, nhất là giai
đoạn chúa Nguyễn và sự thiết lập vương triều Nguyễn được chú trọng. Đầu thế kỉ
XIX, Đại Nam thực lục là bộ chính sử do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, ghi
chép các sự kiện lịch sử từ thời các chúa Nguyễn cho đến các đời vua Nguyễn
(1558 – 1888). Trong diễn tiến chung đó, các sự kiện diễn ra trong cuộc chiến giữa
lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh được các sử gia trình bày tỉ mỉ. Đây là nguồn tư
liệu chủ yếu để phục dựng lại cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh.
Tuy nhiên, c... Quang Trung mất sớm, nội bộ không thống
nhất, Tây Sơn không có những biện pháp kiên quyết và thích đáng để giữ Gia Định,
cho nên Nguyễn Ánh đã lợi dụng được điều kiện đó để lật đổ Tây Sơn, thống nhất
đất nước. Công trình chủ yếu tập trung nghiên cứu về Tây Sơn, bước đầu đề cập đến
quá trình xây dựng căn cứ của Nguyễn Ánh. Về mối quan hệ giữa Nguyễn Ánh và
24
người Pháp, các tác giả cho rằng: “Trong việc giúp Nguyễn Ánh xây dựng lực
lượng thời kì này, Bá Đa Lộc và các sĩ quan cùng các giáo sĩ Pháp giữ vai trò quan
trọng nhất. Tuy về quân số và vũ khí do Pháp giúp cho Nguyễn Ánh chưa nhiều,
nhưng về mặt xây dựng các binh chủng, huấn luyện binh sĩ theo phương pháp châu
Âu, chỉ huy các cuộc chiến đấu và đặc biệt là trong việc động viên, khuyến khích
thúc dục Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn thì người Pháp rất tích cực” [13; 325]
Năm 2015, cuốn Lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam (tập 2) của Bộ Quốc
phòng, viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2015) đã khái quát những tư tưởng quân sự
cơ bản của Tây Sơn và Nguyễn Ánh. Trong đó, các tác giả khẳng định: tư tưởng
dựa vào giai cấp địa chủ Gia Định làm lực lượng hậu thuẫn, thu hút một bộ phận
nhân dân ủng hộ khi triều Tây Sơn suy yếu là một trong những nguyên nhân quan
trọng giúp Nguyễn Ánh thành công. Đồng thời, tư tưởng dựa vào bên ngoài, sự giúp
đỡ của tư bản phương Tây, chủ yếu là Pháp về vũ khí, tàu chiến góp phần nâng cao
kỹ thuật quân sự và sức mạnh chiến đấu của quân đội Nguyễn Ánh.
Bên cạnh những công trình nghiên cứu về quân sự, gần đây, tác giả Nguyễn
Duy Chính có tập hợp được những nguồn tư liệu mới về Tây Sơn, tác giả bổ sung
thêm những phần khuyết trong nghiên cứu về Tây Sơn, đồng thời tác giả cũng đề
cập đến cuộc chiến Tây Sơn – Nguyễn Ánh. Trong bài: Sự đóng góp của giám mục
vào công cuộc cải cách ở Gia Định trên tạp chí Nghiên cứu và phát triển số 3 năm
2011, tác giả đã khẳng định: “Ông đã hoàn tất vai trò đầu cầu trung gian, tạo điều
kiện tốt để Nguyễn Ánh tiếp thu được văn minh Âu châu làm nền tảng cho những
cải cách. Đối chiếu với phát triển thực tế, những thay đổi mạnh mẽ về tổ chức và kỹ
thuật là những nhân tố cốt yếu giúp chúa Nguyễn thành công. Nếu không có Bá Đa
Lộc, chúa Nguyễn sẽ không thể đột phá được những bế tắc của khu vực và rất khó
tồn tại khi lực lượng của ông so với anh em Tây Sơn quả là kém thế” [24; 29].
Cùng với các công trình nghiên cứu về Tây Sơn và Nguyễn Ánh, các công
trình nghiên cứu về lịch sử phát triển của công giáo ở Việt Nam cũng đề cập đến
mối quan hệ giữa lịch sử truyền giáo với cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và
Nguyễn Ánh. Các công trình tiêu biểu như: Lịch sử phát triển Công giáo ở Việt
Nam (2008) của Trương Bá Cần; Thời kì khai phá và hình thành (từ khởi thủy cho
25
tới cuối thế kỉ XVIII) của Đỗ Quang Chính... các công trình này đã đề cập mối liên
hệ giữa giám mục Pigneau de Béhaine với Nguyễn Ánh, đề cao vai trò của người
Pháp trong quân đội Nguyễn Ánh.
Năm 2012, nhóm tác giả Phan Huy Lê, Nguyễn Thừa Hỷ, Nguyễn Quang
Ngọc (2012), trong cuốn Lịch sử Việt Nam, tập 2, Từ giữa thế kỷ XIV đến giữa thế
kỷ XIX đã nhấn mạnh: “Sự cầu cứu của Nguyễn Ánh cũng như sự viện trợ của một
số tư bản thuộc địa trước hết chứng tỏ hành động cầu ngoại viện vì mục tiêu khôi
phục quyền thống trị đã bị lật đổ của Nguyễn Ánh và ý đồ xâm lược lâu dài của tư
bản Pháp đối với nước ta. Tác dụng chủ yếu của nhân tố ngoại viện này là giúp
Nguyễn Ánh tiếp thu phương thức tổ chức và huấn luyện quân đội, một số kỹ thuật
quân sự phương Tây như xây dựng thành lũy, sử dụng vũ khí, và về phương diện
này, Nguyễn Ánh là một người có tài tổ chức và có tư tưởng cấp tiến” [75; 661], và
về kết cục cuộc chiến, các tác giả cho rằng: “Kết cục cuối cùng trong cuộc chiến
tranh giữa Nguyễn Ánh và Tây Sơn đã chuyển hóa thành cuộc đấu tranh giữa hai
thế lực phong kiến và thất bại của Tây Sơn thời Quang Toản là thất bại của một
chính quyền phong kiến đã trở nên đồi bại”[75; 665].
Như vậy, từ sau năm 1975, các nhà sử học đã có những nhận thức mới về Tây
Sơn, Nguyễn Ánh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều quan điểm trái chiều về cuộc chiến
giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
1.2.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước trước năm 1954
Từ những nguồn tư liệu được công bố, các sử gia nước ngoài đã bước đầu
nghiên cứu về cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh:
Năm 1858, trong cuốn: “Voyage dans l’Indochine 1848 – 1856”(Hành trình
sang Đông Dương 1848 – 1856), Charles Emile Bouillevaux đã khái quát những
bước phát triển của cuộc chiến Tây Sơn - Nguyễn Ánh, trong đó tác giả nhấn mạnh
vai trò của giám mục Pigneau de Béhaine: “Được giám mục Adran khuyên bảo, và
các sĩ quan người Pháp giúp việc ông ủng hộ hết sức, chẳng bao lâu nhà vua đã
thắng đối thủ của mình” [191; 80]. Cũng trên quan điểm đề cao đóng góp của giám
mục Pigneau de Béhaine đối với thắng lợi của Nguyễn Ánh, năm 1866, L'Abbé
26
Jardinier viết cuốn: “Notice sur monseigneur Pierre - Joseph - Georges pigneau de
Béhaine: Evêque d'Adran et Prince de Cochinchine” (Ghi chép về đức cha Pierre -
Joseph - Georges pigneau de Béhaine: Giám mục Adran và hoảng tử Nam Hà), tác
giả khẳng định: “Pigneau de Béhaine là một giáo sĩ, mục sư, đồng thời là một nhà
quân sự, chính trị” [207, 8].
Năm 1891, Alexis Faure, công bố cuốn: “Les Francais en Cochinchine au
XVIII e siède, Mg Pigneau de Behaine Evêque d’Adran” (Những người Pháp ở Nam
Hà thế kỉ XVIII, giám mục Mg Pigneau de Behaine), đây là cuốn sách dựa trên
những bức thư của giáo sĩ Pháp gửi về nước thế kỉ XVIII và các tài liệu được tập
hợp trong hồ sơ lưu trữ của Bộ ngoại giao Pháp, qua đó tác giả thừa nhận: Triều
đình Pháp đã từ bỏ Hiệp ước Vecxai, vì vậy, giám mục Pigneau de Béhaine đã vận
động viện trợ cho Nguyễn Ánh với tư cách cá nhân. Mặt khác, khi Pigneau de
Béhaine trở về thì Nguyễn Ánh đã chiếm được 5 tỉnh Nam Kỳ và có một lực lượng
quân đội mạnh trên bộ cũng như trên biển. Mặc dù vậy, tác giả vẫn đề cao vai trò
của giám mục: “Tất cả những vũ khí, đạn dược, phương tiện chiến tranh đó là do
Đức cha Adran làm trồi lên ở một đất nước bị chiến tranh tàn phá... giáo chủ là linh
hồn, tác giả của những nguyên tắc kỉ luật và hành chính mà theo đó người ta sẽ lãnh
đạo từ nay về sau cuộc chiến tranh” [205; 210]. Từ đó, tác giả cho rằng giám mục
Pigneau de Béhaine là nhân tố quyết định dẫn đến thắng lợi của Nguyễn Ánh. Cũng
trên quan điểm này, năm 1900, giáo sĩ Louis - Eugène Louvet viết cuốn: Mgr
d'Adran: Missionnaire et patriote (Giám Mục Adran: Truyền giáo và yêu nước), tác
giả cũng ca ngợi vai trò của giám mục Pigneau de Béhaine trong công cuộc truyền
giáo và trong chiến thắng của Nguyễn Ánh trước Tây Sơn.
Năm 1919, trên cơ sở những tài liệu đã được công bố, Charles B.Maybon viết
cuốn Histoire moderne du pays d’Annam (1592 - 1820) (Lịch sử hiện đại xứ An
Nam (1592 - 1820)). Maybon đã trình bày chi tiết về cuộc chiến giữa lực lượng Tây
Sơn và Nguyễn Ánh, đồng thời đề cao vai trò người Pháp trong quân đội Nguyễn
Ánh, ông cho rằng chính người Pháp đã làm thay đổi tương quan lực lượng trong
cuộc chiến. Maybon cũng đề cao vai trò của Nguyễn Ánh: “Chính vua đã xây dựng
vương quốc của mình. Trong 25 năm, vua đã phải thử thách qua tất cả các tai họa,
27
thất bại, phản bội, chạy cuồng loạn trước sự tấn công của kẻ thù, chịu sự sỉ nhục đủ
loại nhưng vua đã gây được lòng tận tụy của một người như Pigneau de Béhaine,
ông này đã ủng hộ nhà vua khi gặp vận rủi và khuyên răn vua khi giành thắng lợi;
được các sĩ quan dũng cảm và trung thành giúp sức đã thống nhất lại vương quốc
của mình” [216; 350]. Theo tác giả, người Pháp có vai trò quyết định đến thắng lợi
của Nguyễn Ánh: “Họ đã góp phần lớn vào chiến thắng của Nguyễn Ánh Người
ta không khỏi khâm phục công trình kiến tạo mà họ đã thực hiện trong những điều
kiện không mấy thuận lợi: họ đã xây dựng một nền hải quân theo lối Tây phương và
thành lập đội ngũ thủy binh; họ đã huấn luyện quân đội, họ đã đưa kỷ luật vào quân
đội, thành lập những cấp chỉ huy; họ đã đúc đại bác, dạy cho người An Nam cách
dùng trái phá, họ đã tạo ra đội ngũ pháo binh lưu động mà sự di chuyển đã khiến
quân Tây Sơn khiếp viá; họ đã xây dựng những thành đài" [216; 279].
Năm 1933, Marcel Gaultier công bố cuốn sách chuyên khảo đầu tiên về Gia
Long, tác giả trình bày hoạt động của Nguyễn Ánh, nhấn mạnh vai trò của giám
mục Pigneau de Béhaine trong việc tăng cường lực lượng Nguyễn Ánh trong cuộc
chiến giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh.
Năm 1934, Emile Tavernier viết: Le déclin de l’apogée du règne des Tây -
Sơn: Les batailles de Qui Nhơn (janvier - février 1801) (Sự suy yếu của Tây Sơn:
Những trận chiến ở Quy Nhơn, tháng 1, tháng 2 năm 1801), trên cơ sở khái quát
những bước phát triển của cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn – Nguyễn Ánh, tác
giả nhấn mạnh: Chiến thắng của Nguyễn Ánh đối với quân Tây Sơn ở Quy Nhơn
tháng 1 – 2 năm 1801 có vai trò quyết định trong toàn bộ công cuộc phục hưng của
Nguyễn Ánh. Với chiến thắng này, Nguyễn Ánh đã làm “sụp đổ đơn vị lục quân và
hải quân của kẻ thù tiêu diệt những lực lượng cuối cùng của Tây Sơn” [230; 21].
Năm 1940, BSEI công bố bản dịch tiếng Pháp: La révolte et la guerre des Tay
Son (Cuộc khởi hấn và chiến tranh Tây Sơn) trong Les Espagnols dans l’Empire
d’Annam (Người Tây Ban Nha trong đế chế An Nam) của P. Lorenzo Pérez, tác giả
đã trình bày diễn tiến cụ thể của cuộc chiến giữa các lực lượng Đàng Trong và Đàng
Ngoài, tác giả lên án chính sách tôn giáo của Tây Sơn, ngược lại, ca ngợi công cuộc
phục hưng của Nguyễn Ánh và những chính sách tôn giáo của Nguyễn Ánh.
28
Quan điểm chung của các học giả nước ngoài thời kì này là khẳng định vai trò
to lớn của Nguyễn Ánh trong việc đánh bại nhà Tây Sơn, phục hưng cơ nghiệp chúa
Nguyễn, xác lập vương triều Nguyễn, tuy nhiên, các công trình đề cao vai trò của
người Pháp, kĩ thuật quân sự phương Tây, xem đây là yếu tố quyết định dẫn đến
thắng lợi của Nguyễn Ánh.
Như vậy, trước năm 1954, các sử gia người Pháp đã tập hợp nhiều tư liệu
nước ngoài có liên quan đến cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh,
một số công trình đã nghiên cứu về cuộc chiến Tây Sơn – Nguyễn Ánh, tuy nhiên,
vì mối quan hệ giữa triều Nguyễn và người Pháp cho nên, nhiều bài viết của các học
giả người Pháp còn đề cao Nguyễn Ánh và sự giúp đỡ của người Pháp đối với công
cuộc phục hưng của Nguyễn Ánh.
1.2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước sau năm 1954
Sau năm 1954, cùng với các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước,
các Việt kiều ở Pháp, các học giả nước ngoài cũng nghiên cứu sâu về mối quan hệ
giữa Nguyễn Ánh và người Pháp trong cuộc chiến Tây Sơn – Nguyễn Ánh.
Năm 1982, Lê Thành Khôi xuất bản cuốn L’Histoire du Việt-Nam des origines
à 1858 (Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến 1858), qua phong trào Tây Sơn và cuộc
chiến giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh, tác giả khẳng định: Trong cuộc chiến đó “Nhà
Tây Sơn lãnh đạo phong trào nổi dậy rộng lớn của quần chúng đánh đuổi họ
Nguyễn, tiêu diệt họ Trịnh và nhà Lê dọn đường dẫn tới việc tái thống nhất đất
nước. Nhưng Nguyễn Ánh cuối cùng lại là người hoàn tất việc thống nhất” [61;
355]. Theo Lê Thành Khôi, thắng lợi của Nguyễn Ánh bắt nguồn từ phẩm chất
riêng của ông: “Một lòng can đảm và một sức kiên trì phi thường” [61; 399], mặt
khác, Nguyễn Ánh biết khai thác khuyết điểm của đối phương, nhất là khi Quang
Trung băng hà. Thắng lợi đó còn do Nguyễn Ánh nhìn nhận đúng vị trí chiến lược
của Gia Định, xây dựng Gia Định thành bàn đạp vững chắc cho cuộc chiến. Lê
Thành Khôi đánh giá tương đối khách quan về sự giúp đỡ của người Pháp: “Thực
ra, Nguyễn Ánh chỉ có được sự giúp đỡ này sau khi ông đã làm chủ được toàn bộ
đất Gia Định và bắt đầu tổ chức nền hành chính, kinh tế, quân sự tại vùng đất ông
làm chủ” [61; 395] và Nguyễn Ánh: “Muốn dựa vào chính sức lực của mình để
29
chiếm lại vương quốc của tổ tiên” [61; 395], mặc dù vậy, sự trợ giúp về kĩ thuật của
người Pháp khiến ông hơn hẳn đối phương về trọng pháo và hải quân. Ngược lại,
Tây Sơn chưa tấn công vào gốc rễ của vấn đề ruộng đất, lại hồi phục những thiết chế
kinh tế, chính trị, xã hội cũ nên mất dần sự ủng hộ của nhân dân, đó là căn nguyên
dẫn đến sự suy yếu của nhà Tây Sơn. Cuối thế kỉ XX, Lê Thành Khôi là học giả ở
ngoài nước có những nhận định khách quan về chiến cuộc Tây Sơn – Nguyễn Ánh.
Năm 2001, George Edson Dutton với luận án tiến sĩ: The Tây Sơn Uprising:
Society and Rebellion in Late Eighteenth - century Việt Nam, 1771 – 1802 (Cuộc khởi
nghĩa Tây Sơn: Xã hội và cuộc nổi dậy ở Việt Nam cuối thế kỉ XVIII), tác giả phê
phán cả quan điểm đề cao phong trào nông dân Tây Sơn, đồng thời phê phán cả quan
điểm xem Tây Sơn là “Ngụy triều”, tác giả chỉ ra những hạn chế của phong trào Tây
Sơn và cho rằng mục đích của phong trào Tây Sơn không phải là giải phóng nông
dân, vì sau cuộc khởi nghĩa, chiến tranh liên miên, lao dịch, thuế khóa nặng nề, đời
sống nhân dân hết sức khó khăn Quan điểm này của tác giả cần được xem xét lại
một cách khách quan hơn.
Như vậy, các công trình sử học ở ngoài nước đã bước đầu nghiên cứu về cuộc
chiến giữa lực lượng Tây Sơn – Nguyễn Ánh, tuy nhiên, vẫn còn nhiều quan điểm
trái chiều về cuộc chiến Tây Sơn – Nguyễn Ánh.
1.3. Những kết quả nghiên cứu đƣợc luận án kế thừa và những vấn đề cần tiếp
tục nghiên cứu
Qua khảo cứu các công trình trên, có thể rút ra một vài nhận xét sau:
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu dựa trên cơ sở nguồn tư liệu khá phong
phú về cuộc chiến Tây Sơn và Nguyễn Ánh. Song khiếm khuyết lớn nhất là nguồn
tư liệu của nhà Tây Sơn viết về cuộc chiến chưa đầy đủ. Nguồn sử liệu chủ yếu là
các bộ sử của Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, hoặc của các sử gia viết trên
lập trường của nhà Nguyễn. Cho nên, cuộc chiến Tây Sơn - Nguyễn Ánh được nhìn
nhận chủ yếu theo quan điểm nhà Nguyễn. Ngoài nguồn tư liệu của nhà Nguyễn,
còn có nguồn tư liệu của các nhà ngoại quốc đến Việt Nam thời kì đó: Những người
Pháp phục vụ Nguyễn Ánh, những thương nhân, giáo sĩ đến Đại Việt buôn bán,
truyền đạo. Đây là những nguồn tư liệu quý giá góp phần tái hiện và đánh giá về
30
cuộc chiến giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh. Nguồn sử liệu đó là cơ sở để các nhà
nghiên cứu từng bước gạn lọc, phục dựng lại cuộc chiến Tây Sơn - Nguyễn Ánh.
Thứ hai, các công trình chủ yếu tập trung nghiên cứu sự phát triển của
phong trào Tây Sơn, công lao của các chúa Nguyễn và vua Nguyễn, còn giai
đoạn khủng hoảng của vương triều Tây Sơn, quá trình Nguyễn Ánh lưu vong,
tập hợp lực lượng, tranh thủ sự suy yếu của Tây Sơn trở về phục hưng cơ nghiệp
chúa Nguyễn, chưa được nghiên cứu rõ.
Thứ ba, cuộc chiến Tây Sơn - Nguyễn Ánh đã được giới sử học nghiên cứu,
tuy nhiên cho đến nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau:
Các sử gia Quốc sử quán triều Nguyễn đứng trên lập trường bảo vệ vương
triều Nguyễn, không công nhận triều Tây Sơn, coi Tây Sơn là phản nghịch. Cuộc
chiến giữa lực lượng Tây Sơn – Nguyễn Ánh được nhìn nhận là cuộc chiến của một
vương triều chính thống trên bước đường suy vong chống lại bọn phản nghịch để
phục hưng lại cơ nghiệp, thiết lập vương triều Nguyễn. Trong cuộc chiến đó, các sử
gia ca ngợi vai trò sáng lập của vị vua đầu triều Nguyễn: Nguyễn Ánh – Gia Long.
Một số sử gia triều Nguyễn như Phan Thúc Trực, Đặng Xuân Bảng... đã bước
đầu công nhận địa vị chính thống của nhà Tây Sơn, tuy nhiên, trong cuộc chiến giữa
Tây Sơn và Nguyễn Ánh, các sử gia nghiêng về ca ngợi công lao của Nguyễn Ánh
trong việc lật đổ nhà Tây Sơn, phục hưng lại cơ nghiệp chúa Nguyễn.
Trong thời kì Pháp thuộc, các trí thức tân học như Trần Trọng Kim, Sở
Cuồng... đã công nhận Tây Sơn là một triều đại phong kiến, công nhận tài năng của
Quang Trung, khẳng định vai trò của Nguyễn Ánh trong việc lật đổ Tây Sơn, thiết
lập nhà Nguyễn, đồng thời các tác giả cũng đề cao vai trò của người Pháp trong việc
giúp đỡ Nguyễn Ánh phục hưng lại cơ nghiệp chúa Nguyễn.
Đầu thế kỉ XX, Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định những nỗ lực của Nguyễn
Ánh trong điều kiện hết sức gian nguy đã phục hưng lại cơ nghiệp chúa Nguyễn,
thống nhất đất nước, giữ gìn độc lập dân tộc, khẳng định vị thế quốc gia.
Quan điểm của các nhà sử học miền Bắc sau năm 1954 tiêu biểu như: Văn
Tân, Nguyễn Lương Bích, Minh Tranh là đề cao Tây Sơn, xem phong trào Tây
Sơn là kết quả tích tụ của phong trào nông dân thế kỉ XVIII, là đỉnh cao của phong
31
trào nông dân trong lịch sử Việt Nam, ngược lại Nguyễn Ánh là đại diện cho tầng
lớp địa chủ ở Gia Định. Cũng trên quan điểm đề cao phong trào nông dân này, tác
giả Trần Văn Giàu cho rằng, trong cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn
Ánh, sự thắng lợi của Nguyễn Ánh là sự thắng lợi của một tập đoàn phong kiến
phản động trước một vương triều tiến bộ.
Các nhà sử học miền Nam lại đề cao sự nghiệp thống nhất của Nguyễn Ánh: Tạ
Chí Đại Trường, Phạm Văn Sơn nhìn nhận cuộc chiến giữa Tây Sơn - Nguyễn Ánh là
sự tiếp nối cuộc nội chiến giữa các thế lực phong kiến trong xã hội Đại Việt thế kỉ
XVIII, là biểu hiện của sự phân quyền của xã hội Đại Việt. Kết cục cuộc phân tranh
đó là sự phản ứng lại bằng con đường phát triển về phía Nam, sức mạnh Nam Hà lấn
át sức mạnh Bắc Hà. Tác giả Nguyễn Phương xem cuộc chiến là kết quả của quá
trình Nam tiến của dân tộc Việt. Quá trình đó được khởi phát bởi các chúa Nguyễn,
tiếp tục bởi phong trào Tây Sơn và Nguyễn Ánh đã hoàn thành quá trình Nam tiến.
Các sử gia người Pháp (Maybon, Alexis Faure, Georges Taboulet,
L.Cadière) chống lại Tây Sơn, đứng về phía Nguyễn Ánh, ủng hộ công cuộc phục
hưng của Nguyễn Ánh. Đồng thời, các sử gia này lại đề cao vai trò của vũ khí, kĩ
thuật, những người Phương Tây sang giúp Nguyễn Ánh, xem các lực lượng đó là
yếu tố quyết định dẫn đến thắng lợi của công cuộc phục hưng của Nguyễn Ánh.
Sau năm 1975, các tác giả Lê Thành Khôi, Nguyễn Phan Quang, Phan Huy
Lê... cho rằng: Phong trào Tây Sơn là đỉnh cao của phong trào nông dân thế kỉ
XVIII, công nhận những đóng góp của phong trào Tây Sơn và vương triều Tây Sơn,
thừa nhận sự chia rẽ nội bộ của nhà Tây Sơn và sự khủng hoảng, suy yếu của nhà
Tây Sơn sau khi vua Quang Trung mất. Từ sự nhìn nhận khách quan hơn về phong
trào Tây Sơn, các tác giả cũng đánh giá lại cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và
Nguyễn Ánh, mức độ tham gia của người Pháp, vai trò quan trọng của Nguyễn Ánh
trong sự thiết lập vương triều Nguyễn.
Như vậy, các công trình nghiên cứu về sau đánh giá cuộc chiến Tây Sơn -
Nguyễn Ánh có phần khách quan hơn nhưng vẫn còn nhiều kiến giải khác nhau.
Cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh giai đoạn 1778 – 1802 còn có
một số vấn đề cần phải nghiên cứu rõ hơn:
32
Thứ nhất, cần làm rõ nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn
và Nguyễn Ánh, sự chuyển biến trong tương quan lực lượng hai bên qua các giai
đoạn của cuộc chiến.
Thứ hai, phong trào Tây Sơn từ một phong trào nông dân đã vươn lên làm
nhiệm vụ dân tộc, lập nên vương triều Tây Sơn. Tính chất cuộc chiến giữa lực lượng
Tây Sơn và chúa Nguyễn cũng thay đổi theo những bước phát triển đó.
Thứ ba, trong cuộc chiến, để phục hưng lại cơ nghiệp chúa Nguyễn, Nguyễn
Ánh có mối quan hệ với Xiêm, với các nước phương Tây, đặc biệt là Pháp, vậy mức
độ và tác động của mối quan hệ đó đến cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và
Nguyễn Ánh như thế nào?
Thứ tư, kết cục cuộc chiến là: Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Ánh khôi phục lại cơ
nghiệp chúa Nguyễn, vương triều Nguyễn được thiết lập. Vấn đề nguyên nhân dẫn
đến kết cục đó và hệ quả của cuộc chiến cần tiếp tục nghiên cứu thêm.
Như vậy, vấn đề: Cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh giai
đoạn 1778 – 1802 đã được giới sử học quan tâm nghiên cứu, tuy nhiên các công
trình mới chỉ đề cập đến một số khía cạnh và đứng trên các lập trường quan điểm
khác nhau, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn diện về vấn đề
đó. Mặc dù còn nhiều quan điểm trái chiều, nhiều mảng trống chưa được nghiên
cứu nhưng thành quả của các học giả đi trước là cơ sở để tác giả tiếp tục bổ sung
các mảng trống, tái hiện đầy đủ hơn và đưa ra những nhận thức mới về chiến cuộc
Tây Sơn – Nguyễn Ánh cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX.
33
Chƣơng 2
BỐI CẢNH LỊCH SỬ CUỐI THẾ KỈ XVIII VÀ SỰ XUẤT HIỆN
CUỘC CHIẾN GIỮA LỰC LƢỢNG TÂY SƠN VÀ NGUYỄN ÁNH
2.1. Bối cảnh lịch sử cuối thế kỉ XVIII
2.1.1. Tình hình thế giới và bối cảnh khu vực cuối thế kỉ XVIII
Thế kỉ XVI - XVII, chế độ phong kiến Tây Âu lâm vào khủng hoảng, mầm
mống kinh tế tư bản chủ nghĩa hình thành, phá vỡ dần rào cản của chế độ phong
kiến. Các cuộc cách mạng tư sản đầu thời kì cận đại đã lật đổ chế độ phong kiến ở
Nêđeclan, Anh, Bắc Mĩ từng bước xác lập chế độ tư bản chủ nghĩa.
Trong sự chuyển biến chung của các quốc gia phương Tây, những mầm mống
của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hình thành ở nước Pháp muộn hơn các nước khác.
Sau thời kì phát triển đến cực thịnh của chế độ quân chủ chuyên chế Pháp (Lui
XIV), từ thời kì vua Lui XV, nền quân chủ nước Pháp bước vào thời kì khủng
hoảng. Chi phí cung đình cùng những cuộc chiến tranh liên miên đã làm cho quốc
khố thiếu hụt, khủng hoảng tài chính ngày càng trầm trọng. Năm 1774, sau khi lên
ngôi, mặc dù vua Lui XVI tiến hành những cuộc cải cách nhằm cứu vãn tình thế
nhưng giới quý tộc có đặc quyền phản đối nạp thuế, tư sản – tầng lớp nắm trong tay
các xí nghiệp, các công ty thương mại thì bất mãn với chính sách tăng thuế của triều
đình, vì thế sự khủng hoảng lại càng trầm trọng hơn. Tháng 5 năm 1787, Hiệp ước
thông thương giữa triều đình Pháp với Anh có hiệu lực, hàng hóa của Anh tràn vào
làm cho thị trường Pháp rối loạn [153; 91]. Nước Pháp lâm vào khủng hoảng toàn
diện và đứng trước ngưỡng cửa của một cuộc cách mạng tư sản.
Cùng với sự xác lập của chủ nghĩa tư bản, nhu cầu nguyên liệu, thị trường của
các nước phương Tây ngày càng lớn, các nước tư bản hướng sang phương Đông tìm
kiếm thuộc địa. Các quốc gia châu Á giàu tài nguyên, có vị trí chiến lược, lại đang
tồn tại các vương triều phong kiến bị đặt trong tầm ngắm của các nước tư bản. Bằng
con đường thương mại và truyền đạo, các thương nhân châu Âu lần lượt đặt chân
đến các quốc gia châu Á. Trong các thế kỉ XVI – XVII, các nước phương Tây: Bồ
Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp đã lập căn cứ thương mại tại
34
Malácca (Malaixia), Đông Timor, Đài Loan (Trung Quốc), một số thương cảng ở
Ấn Độ Sang thế kỉ XVII, sự chuyển biến nhanh chóng của nền kinh tế tư bản chủ
nghĩa đã thúc đẩy quá trình xâm nhập mạnh mẽ của các thương nhân Hà Lan, Anh,
Pháp... vào châu Á, các công ty thương mại hình thành: Công ty Đông Ấn Hà Lan
(VOC), công ty Đông Ấn Anh (EIC), Công ty Đông Ấn Pháp (CIO)...
Trên con đường thương mại Đông – Tây, khu vực Đông Nam Á có một vị trí
chiến lược quan trọng. Năm 1763, Anh chiếm được phần lớn lãnh thổ Ấn Độ, Pháp
mất đi một cơ sở quan trọng trên con đường buôn bán Đông – Tây, vì vậy, thương
nhân Pháp hướng sự chú ý đến khu vực Đông Nam Á. Trước sự xâm nhập mạnh mẽ
của các nước phương Tây, một số nước Đông Nam Á buộc phải mở cửa nhưng dè
chừng, gián đoạn, có lúc đóng cửa. Một số vương triều phong kiến ở Đông Nam Á
thông qua các thương nhân châu Âu để đổi vũ khí, tăng cường sức mạnh quân sự,
củng cố vương quyền, mở rộng cương giới quốc gia.
Như vậy, thời kì này, sự tiếp xúc với các nước phương Tây là một trong những
yếu tố tác động đến sự biến động chính trị của các nước phong kiến Đông Nam Á.
Tùy thuộc vào đối sách của các vương triều phong kiến mà tác động của các nước
phương Tây đến các nước Đông Nam Á có mức độ khác nhau và để lại những hệ
quả khác nhau.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu, cục diện
chính trị ở khu vực châu Á cũng có nhiều chuyển biến. Sự phát triển của triều Mãn
Thanh và vương triều Xiêm ở thế kỉ XVIII đã chi phối trực tiếp đến quốc gia Đại
Việt. Trung Quốc dưới thời vua Càn Long (1736 – 1795) là một đế chế phong kiến
lớn mạnh ở phương Đông, có tham vọng bành trướng ở khu vực. Để thực hiện tham
vọng đó, nhà Thanh tiến hành 2 cuộc chiến tranh xâm lược: Chiến tranh xâm lược
Miến Điện (1770) và chiến tranh xâm lược Đại Việt (1789). Sự thất bại trong hai
cuộc chiến tranh đó đã dập tắt ý đồ bành trướng khu vực của Mãn Thanh.
Phía Bắc, Đại Việt phải đối phó với ý đồ bành trướng của đế chế Mãn Thanh
còn ở phía Nam, Đại Việt lại đứng trước nguy cơ đe dọa từ vương triều Xiêm. Thế
kỉ XVIII, Xiêm là một nước mạnh ở khu vực Đông Nam Á. Sau khi đánh thắng
35
Miến Điện (1767), dẹp yên các thế lực chống đối, thống nhất đất nước, vương triều
Taksin (1767 – 1782) thực hiện tham vọng bành trướng về phía Đông, tiến hành các
cuộc chiến tranh xâm lược Lào, Campuchia, vùng lãnh thổ của chúa Nguyễn ở đồng
bằng sông Cửu Long và vùng biển Tây Nam bộ. Năm 1769, quân Xiêm tấn công
Chân Lạp, năm 1771, Taksin đem 6 vạn quân tiến công Hà Tiên. Quân chúa
Nguyễn đuổi quân Xiêm ra khỏi Chân Lạp, thu hồi đất Hà Tiên (1772). Năm 1778,
nhân khi nền quân chủ tập quyền ở Lào phân liệt, vương triều chia rẽ, Taksin đem
quân tấn công, ba tiểu quốc của Lào: Viêng Chăn, Luang Prabang, Champasac bị
sáp nhập vào Xiêm, trở thành thuộc quốc của Xiêm (1799). Đối với Campuchia, sau
thời kì Ăng Co, Campuchia bước vào giai đoạn suy tàn với những cuộc chính biến
cung đình. Những cuộc nội chiến đẫm máu đó làm cho Campuchia suy yếu trước
những cuộc tấn công của Xiêm, vua Campuchia buộc phải cầu cứu chúa Nguyễn.
Cuộc đụng đầu giữa Xiêm và chúa Nguyễn diễn ra ngay trên đất Campuchia. Năm
1782, Xiêm xảy ra biến loạn, Taksin buộc phải từ bỏ ngai vàng, còn ở Gia Định,
Nguyễn Ánh phải tập trung lực lượng đối phó với những cuộc tấn công liên tiếp của
Tây Sơn, vì vậy tướng Chakri và Nguyễn Ánh giảng hòa ở Campuchia. Tháng
4/1782, tướng Chakri mang quân về Xiêm, lật đổ vương triều Taksin, lập nên triều
đại Chakri (Rama I). Rama I củng cố nền quân chủ trung ương tập quyền, khôi phục
và kiến thiết quốc gia, tạo nền tảng vững chắc cho sự hưng thịnh của vương quốc
Xiêm. Về đối ngoại, Rama I tiếp tục âm mưu bành trướng về phía Đông. Nhân khi
Nguyễn Ánh đang tiến hành cuộc chiến với Tây Sơn, Rama I tăng cường khống chế
buộc các tỉnh phía Tây Campuchia, sáp nhập vào Xiêm (1795), Campuchia vẫn giữ
ngôi vua nhưng trong thực tế quyền hành nằm trong tay triều đình Rama. Dưới thời
trị vì của Rama I (1782 – 1809), Xiêm phải đối phó với bảy cuộc chiến tranh xâm
lược của Miến Điện và các cuộc nổi dậy của các tiểu quốc ở bán đảo Mã Lai do sự
xúi giục của Miến Điện, vì vậy, triều đình Xiêm thực hiện chính sách thận trọng
hơn trong việc mở rộng lãnh thổ và khuếch trương quyền lực đối với các nước lân
bang đồng thời cũng điều chỉnh trong mối quan hệ với Nguyễn Ánh. Đối với
Nguyễn Ánh, trong thế suy vong, buộc phải nhờ cậy vua Xiêm, tuy nhiên, trước
36
tham vọng bành trướng của Xiêm, Nguyễn Ánh phải tranh thủ mọi cơ hội để khẳng
định quyền tự chủ, hạn chế những hệ lụy từ mối quan hệ ràng buộc đó.
Những chuyển biến của tình hình thế giới và cục diện khu vực đã tác động, chi
phối đến sự chuyển biến trong cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn – Nguyễn Ánh
cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX.
2.1.2. Tình hình Đại Việt cuối thế kỉ XVIII
Thế kỉ XVI, nhà Lê bước vào thời kì khủng hoảng. Năm 1527, Mạc Đăng
Dung lật đổ nhà Lê, lập nên nhà Mạc. Cùng với sự nghiệp kiến thiết của vương triều
Mạc thì ở Thanh Hóa, Nguyễn Kim, Trịnh Kiểm cũng thiết lập sự trung hưng của
nhà Lê. Đất nước rơi vào thời kì phân liệt: Nam triều - Bắc triều. Năm 1592, nhà
Mạc bị lật đổ, sự nghiệp “phù Lê, diệt Mạc” của các công thần nhà Lê thắng lợi.
Nhà Lê trung hưng nhưng đất nước chưa thống nhất. Cuộc chiến tranh giữa lực
lượng chúa Trịnh và chúa Nguyễn bất phân thắng bại, sông Gianh trở thành giới
tuyến phân chia: Đàng Trong – Đàng Ngoài.
Ở Đàng Ngoài, hệ quả của sự nghiệp trung hưng nhà Lê dẫn đến cơ cấu chính
quyền kép: Vua Lê – chúa Trịnh, “"Lê tồn" vì thế, "Trịnh tại" vì lực” [184; 66]. Khi
Trịnh Giang nối nghiệp chúa, thẳng tay giết vua Lê, hãm hại công thần, công quỹ
thiếu hụt, thuế khóa nặng nề, cơ nghiệp nhà chúa bắt đầu suy sụp. Những cuộc đấu
tranh của nhân dân Đàng Ngoài làm cho chính quyền chúa Trịnh lung lay tận gốc.
Để đàn áp các cuộc khởi nghĩa nhân dân và đối phó với chúa Nguyễn ở phía Nam,
chúa Trịnh ban cấp ruộng đất cho những người có quân công, nhân đó cường hào,
tham quan đua nhau kiêm tinh ruộng đất. Phủ chúa bất lực không kiểm soát được,
dân chúng Bắc Hà đói kém, loạn li. Đến cuối thời Trịnh Sâm2, phủ chúa ngày càng
lấn bức, vua Lê Hiển Tông3 thì bàng quan: “Trẫm ngồi rủ áo chắp tay nhờ nghiệp đã
sẵn” [26; 248]. Trong triều chính, cơ cấu chính quyền kép bộc lộ nhiều bất ổn, thực
chất đó là mâu thuẫn giữa “quyền danh” của vua Lê với “quyền bính” của chúa
Trịnh, song, chúa Trịnh muốn tồn tại vẫn phải dựa vào tấm áo giáp “phù Lê”. Cuối
2
Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm, là vị chúa Trịnh thứ 9 thời Lê Trung Hưng, cai trị từ năm 1767 đến 1782.
3
Vua Lê Hiển Tông, ở ngôi từ năm 1740 đến 1786, niên hiệu là Cảnh Hưng.
37
đời Trịnh Sâm, triều đình lại rối loạn: Thế tử Trịnh Tông4 bị phế, Trịnh Cán lên
ngôi, phủ chúa sinh bè cánh. Kẽ hở trong chuyện phế lập tạo cơ hội cho kiêu binh
nổi loạn. Nhân dân khắp nơi nổi lên chống lại chúa Trịnh, chính quyền chúa Trịnh
lung lay tận gốc.
Trong 3 thế kỉ, ở Đàng Ngoài, nhà Trịnh dựng nghiệp vua Lê – phủ chúa thì ở
Đàng Trong, chúa Nguyễn cũng khai hoang, mở đất, từng bước tạo dựng một chính
quyền phong kiến độc lập. Tuy nhiên, đến thế kỉ XVIII, chính quyền chúa Nguyễn
cũng lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Thời chúa Nguyễn Phúc Khoát, triều chính
đã bắt đầu sâu mọt, nạn kiêm tinh ruộng đất hoành hành, dân chúng đói khổ, mất
mùa, chế độ thuế khóa nặng nề, trưng thu phiền phức, gian lận. Năm 1751, tuần phủ
Quảng Ngãi Nguyễn Cư Trinh có thư bà... 30: Cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh
ở Trấn Ninh (1801)
PL.4
PHỤ LỤC 1
Nhà thờ họ Hồ, gia phả họ Hồ (Quỳnh Lƣu – Nghệ An)
Ảnh tác giả chụp
PL.5
PHỤ LỤC 2
Quê tổ của anh em Tây Sơn: Làng Thái Xá, xã Thái Lão, Hƣng Nguyên,
Nghệ An
Theo sách An Tĩnh cổ lục (2014) của Le Breton (NXB Văn hóa Thông tin): “Làng
Đông Thai nằm ở phía Nam của núi Đại Hải. Đó là cái nôi của dòng họ Tây Sơn”
Ảnh tác giả chụp
PL.6
PHỤ LỤC 3
Thành Quy Nhơn
(Ảnh tác giả chụp)
PL.7
PHỤ LỤC 4
Ngôi vua và Giếng Gia Long (An Thới, huyện đảo Phú Quốc)
Ngai vua (An Thới, Phú Quốc).
Giếng Tiên, hay còn gọi là "Giếng Ngự" "Giếng Gia Long"
(An Thới, huyện đảo Phú Quốc).
Ảnh tác giả chụp
Tương truyền, khi chạy ra đảo Phú Quốc, không còn nước ngọt cho quân lính,
Nguyễn Ánh đã dậm chân chỉ mũi kiếm thần vào trong lòng đất, bỗng dưng một
dòng nước ngọt trào dâng tuôn chảy đến nay vẫn còn, dấu giày xưa, nay con khắc
trên đá được người dân gọi là giếng Ngự, giếng Tiên hay giếng Gia Long.
PL.8
PHỤ LỤC 5
Giếng cổ vua Gia Long trên núi Bình Điện (Bửu Long, Biên Hòa, Đồng Nai)
Giếng cổ vua Gia Long Nguồn:
Dân gian vùng Bửu Long ngày nay vẫn còn kể cho nhau sự tích giếng cổ:
Năm 1789, Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đuổi đánh khỏi Phú Xuân (Huế) đã cùng
tùy tùng tướng tá tháo chạy xuôi về phương Nam lánh nạn. Chùa Bửu Phong là nơi
lý tưởng cho Nguyễn Ánh tạm tá túc. Lúc ấy chùa chưa có giếng nước. Nước sinh
hoạt trở thành vấn đề sinh tử của đoàn hộ giá theo Nguyễn Ánh. Nếu để quân xuống
núi lấy nước, quân Tây Sơn sẽ phát hiện và lần ra dấu vết ẩn trú. Do đó, Nguyễn
Ánh cho quân đào giếng trên núi tìm mạch nước nhưng chỉ gặp toàn đá. Vô vọng,
Nguyễn Ánh đã quỳ khấn xin chư Phật và sơn thần phò trợ rồi rút bảo kiếm cắm
mạnh xuống đất, đá thì bất ngờ có một mạch nước từ lòng đất tuôn trào lên. Nguyễn
Ánh mừng rỡ cho quân lính đào sâu thêm vài mét và dùng đá xếp xung quanh tạo
thành thành giếng vững chắc.
Sau khi khôi phục lại giang san, nghĩ lại ơn đức năm xưa tá túc ở một ngôi
chùa nhỏ, vua Gia Long xuất tiền và ra lệnh cho xây cất và trùng ngôi chùa Bửu
Long vào năm 1819. Giếng của Nguyễn Ánh ngày xưa đào được sư tổ trụ trì đời thứ
năm đại lão hòa thượng Tiên Trí đặt tên giếng là Gia Long Tĩnh (tức là giếng vua
Gia Long), để kỷ niệm bước chân vua một thời lưu dấu nơi mảnh đất phương Nam.
PL.9
PHỤ LỤC 6
Biên bản cuộc bàn định về việc cầu viện Pháp (ngày mồng 10 tháng 7
âm lịch, năm thứ 13 Niên hiệu Cảnh Hƣng (18/8/1782))
Sau khi Hội đồng (Hoàng gia) đã bàn định về tình hình hiện tại của đại sự quốc
gia, quyết định:
1. Sự giúp đỡ của một cường quốc Châu Âu đã trở thành tối cần thiết để Nhà vua
khôi phục lại mọi quyền hành của mình, sẽ yêu cầu Hoàng Thượng giao thác mọi
quyền lợi của mình vào tay Đức Vua nước Pháp, mà Hoàng Thượng đã biết rõ sức
mạnh, lòng nhân từ và đức tính công bằng, ưu tiên trước các cường quốc khác của
Châu Âu.
2. Để bắt đầu và ấn định một cuộc đàm phán quan trọng tầm cỡ ấy, đề nghị Nhà
Vua nhờ đến trung gian vị Giám mục Adran, gốc người Pháp, mà đức độ khôn
ngoan mà lòng yêu điều thiện đã được cả nước biết đến lâu nay.
3. Nhà vua trao cho Giám mục những quyền hành không giới hạn để nhân danh Nhà
Vua, xin với triều đình Pháp những viện trợ cần thiết và thỏa thuận dàn xếp với
nhau những điều hợp lý, và có thể mang lại cho cả hai bên những lợi ích thiết thực
nhất.
4. Để bảo đảm với triều đình Pháp về sự thẳng thắn của nhà Vua trong các ý định
của mình, yêu cầu Nhà vua giao phó cho vị Giám mục Pháp, Hoàng Thái tử, đứa
con duy nhất và là vị Đông cung sẽ kế vị mình ngự trị Quốc gia. Nhà vua ủy thác
vào tay Giám mục việc dạy dỗ và giáo dục một vị Hoàng tử biết bao thân thương
của Nhà vua và biết bao quý giá đối với đất nước.
5. Để tránh những điều khó khăn trong việc bảo đảm thi hành đúng nội dung những
văn bản viết bằng tiếng nước ngoài và tại một nước không có ai làm phiên dịch
được, ngoài chính đương sự, yêu cầu của Nhà vua giao cho vị Giám mục nói trên
chiếc đại ấn, mà cả nước coi như dấu hiệu thụ phong của Nhà vua, để trong mọi
trường hợp Triều đình Pháp có thể coi như dấu hiệu thụ phong của Nhà vua, để
PL.10
trong mọi trường hợp triều đình Pháp có thể tin vào quyền hành của Giám mục
Ardan và vào sự thành công của công cuộc mình sắp làm.
6. Vị Giám mục nói trên sẽ xin với triều đình Pháp, nhân danh nhà vua Nam Kỳ,
một sự viện trợ 1500 quân, số tàu bè cần thiết để chuyên chở họ và chuyên chở
trọng pháo, quân nhu cho việc chiến tranh, cùng với tất cả mọi thứ gì cần thiết và có
ích cho cuộc viễn chinh.
7. Để làm thái sư cho Thái tử Đông cung thế truyền và để đi theo cùng Giám mục
Adran, nhà vua sẽ cử hai người trong số các sĩ quan cao cấp của triều đình, cùng với
cả đoàn tháp tùng cần thiết; những sĩ quan này đều bảo đảm cho lòng chân thành
của nhà vua mong muốn điều đình với triều đình Pháp.
8. Giám mục Adran sẽ chịu trách nhiệm, thay mặt Nhà vua và hội đồng quốc gia, đề
nghị sẽ nhượng lại cho Pháp và cho vua Pháp chủ quyền toàn vẹn hòn đảo nhỏ chắn
ngang trước cảng chính miền Nam kỳ mà người Châu Âu gọi là Tourane và người
Nam kỳ gọi là Hội an – để vua Pháp có thể sử dụng xây dựng các cơ quan theo cách
thức nào và dưới hình dạng nào mà họ thấy thích hợp nhất.
9. Ngoài ra, nước Pháp được quyền sở hữu, cùng với người Nam kỳ, cảng trên, để
có thể có thể sử dụng vào việc bảo vệ sửa chữa và đóng tại chỗ tất cả những tàu bè
mà triều đình Pháp thấy cần thiết.
10. Vị Giám mục nói trên sẽ đề nghị với triều đình Pháp về chủ quyền sở hữu hòn
đảo mang tên Poulo-Condor (Côn Đảo).
11. Nhà vua sẽ cho phép nước Pháp độc quyền buôn bán với Việt Nam và gạt các
nước Châu Âu khác ra.
12. Nhà vua cam kết, nếu nước Pháp khôi phục lại được địa vị cho Vua và ủng hộ
Vua giữ gìn ngôi báu, sẽ giúp lại cho vua Pháp những tương đương về quân nhân,
thủy lực, lương thực, tàu bè, thuyền chiến, () mỗi khi và mỗi nơi cần đến.
13. Nhà vua sẽ thông báo cho vị Giám mục Adran biết trước, nếu triều đình Pháp có
yêu cầu nhà Vua chưa dự kiến trước được, thị vị Giám mục nói trên phải đồng ý
PL.11
trong chừng mực mà những yêu cầu ấy không làm thiệt hại gì cho quyền lợi của
nhân dân, mà Nhà vua vừa là người cha, vừa là người bảo vệ; vị Giám mục nói trên
là người thông hiểu phong tục tập quán người Nam kỳ, sẽ chỉ rõ cho triều đình Pháp
thấy rõ rằng hiệp định ông ta muốn ký kết với Pháp chỉ có giá trị vững bền khi
những điều kiện ký kết thật sự công bằng và có lợi cho hai nước.
14. Sau cùng, Nhà vua sẽ nói cho Giám mục Adran rằng, khi giao phó vào tay vị
Giám mục số mệnh của chính Nhà vua và của thần dân, là Nhà vua chờ đợi ở vị
Giám mục sẽ vì lòng chân tình gắn bó với bản thân Nhà vua mà mang hết tinh thần
khẩn trương do thời cuộc đòi hỏi, cũng như tất cả sự khôn ngoan chín chắn của
mình-sự khôn ngoan chín chắn này đã được Nhà vua luôn luôn thừa nhận-để tiến
hành công cuộc đàm phán; kết quả thành công trong trọng trách mà vị Giám mục đã
đảm đương một cách nhiệt tình và qua những sự hi sinh lớn lao sẽ phụ thuộc vào
công việc đàm phán đó. Sau nữa, bằng cách làm sáng ngời lòng nhân hậu của Đức
vua, mà mình là kẻ bầy tôi, sự thành công của việc đàm phán nói trên, vị Giám mục
sẽ mãi mãi xứng đáng với những lời ca ngợi và lòng biết ơn của Đức vua và của cả
đất nước Nam kỳ.
“Được” bàn bạc thảo luận tại Hội Đồng Hoàng gia ngày mồng 10 tháng 7 âm lịch,
năm thứ 13 Niên hiệu Cảnh Hưng (18/8/1782)
(Nguồn: Georges Taboulet (1955), La geste Francaise en Indochine, tome I, Paris,
trang 176 – 177); Bản dịch của Nguyễn Xuân Thọ (1994), Bước mở đầu của sự thiết
lập hệ thống thuộc địa Pháp ở Việt Nam (1858 – 1897), trang 5 – 7)
PL.12
PHỤ LỤC 7
HIỆP ƢỚC GIỮA VUA (PHÁP) VÀ VUA NAM KỲ
(Hiệp ƣớc Versalles, 23/11/1787)
Nguyễn Ánh, Quốc vương Nam kỳ, bị tước mất hết đất đai sông núi và đang
ở tình thế cần thiết phải dùng sức mạnh vũ khí để khôi phục lại, đã phái sang Pháp
ngài Pierre-Joseph-George Pigneau de Beehaine, Giám mục Adran, với ý định yêu
cầu sự giúp đỡ và viện trợ của Đức vua rất kính Chúa; và Hoàng thượng, tin tưởng
sự nghiệp của Quốc vương Nam kỳ là chính đáng và muốn tỏ ra với nhà vua một
dấu hiệu rõ ràng về tình hữu nghị cũng như tinh thần yêu công lý của mình, đã
quyết định chấp nhận một cách thuận lợi lời yêu cầu gửi tới Hoàng thượng. Do đó,
Hoàng thượng đã ủy thác cho ngài bá tước De Montmorin, thống chế các doanh trại
và quân đội, huân chương nhà vua và huân chương “Tấm lông cừu vàng”, cố vấn
toàn diện của Hoàng thượng bộ trưởng và quốc vụ khanh về các vấn đề mệnh lệnh
và tài chính, phụ trách lĩnh vực ngoại giao, thảo luận và quyết định cùng với, Giám
mục Adran, tính chất, phạm vi và những điều kiện của những khoản viện trợ sẽ
cung cấp [cho vua Nam kỳ]; và hai đại sứ toàn quyền, sau khi đã được hợp pháp
hóa, bá tước Montmorin bằng cách thông báo quyền hành, và Giám mục Adran
bằng cách xuất trình chiếc đại ấn của vương quốc Nam kỳ cùng với biên bản thảo
luận của đại hội đồng vương quốc, đã thỏa thuận với nhau về những điểm và điều
khoản sau đây:
Điều 1: Đức vua rất kính Chúa hứa hẹn và cam kết sẽ giúp đỡ bằng cách hữu
hiệu nhất những cố gắng mà Quốc vương Nam kỳ quyết tâm thực nhằm chiếm lại
và hưởng thụ những đất đai lãnh thổ của mình.
Điều 2: Nhằm mục đích ấy, Đức vua rất kính Chúa sẽ gửi ngay sang bờ biển
Nam kỳ, bằng kinh phí riêng, bốn tàu chiến với binh đội quân gồm một ngàn hai
trăm bộ binh, hai trăm pháo binh và hai trăm năm mươi người phi da đen. Các đội
quân này sẽ mang theo đầy đủ các phương tiện chiến tranh, quân trang, quân dụng,
và đích danh một đơn vị pháp binh có kinh nghiệm phục vụ chiến dịch.
PL.13
Điều 3: Quốc vương Nam kỳ, trong lúc chờ đợi cái việc quan trọng mà Đức
vua rất kính Chúa sẵn sàng giúp đỡ, nhượng cho Người và cho triều đại nước Pháp,
quyền sở hữu tuyệt đối cũng như chủ quyền toàn vẹn của hòn đảo làm thành hải
cảng chính của Nam kỳ gọi là Hội An và người Châu Âu gọi là Tourane và quyền
sở hữu cũng như chủ quyền đó sẽ vĩnh viễn thuộc về nước Pháp không bao giờ thay
đổi nữa ngay lúc quân đội Pháp chiếm đóng hòn đảo nói trên.
Điều 4: Ngoài ra, hai bên thỏa thuận rằng Đức vua rất kính Chúa sẽ cùng với
Quốc vương Nam kỳ song song sở hữu cảng Hội An nói trên, và người Pháp sẽ có
thể xây dựng trên đất liền những cơ sở mà họ thấy cần thiết cho việc giao thông
đường biển và sự thương mại của họ và cả đóng tàu mới nữa. Còn về việc cảnh sát
cửa biển, nó sẽ được giải quyết tại chỗ bằng một thỏa ước riêng biệt.
Điều 5: Đức vua rất kính Chúa cũng sẽ được quyền sở hữu và chủ quyền về
Côn Đảo.
Điều 6: Các thần dân của Đức vua rất kính Chúa cũng sẽ được quyền hoàn
toàn tự do buôn bán ở tại tất cả mọi nơi trên lãnh thổ Quốc vương Nam kỳ, loại trừ
tất cả các nước Châu Âu khác. Họ có thể vì mục đích đó đi lại và lưu trú tự do,
không bị ai ngăn trở và không bị trả bất cứ một lệ phí nào về con người của họ, tất
nhiên với điều kiện là họ có mang theo mình giấy thông hành do sĩ quan chỉ huy
đảo Hội An cấp. Họ có thể nhập cảng mọi loại hàng hóa Châu Âu và mọi nước trên
thế giới, trừ những thứ hàng hóa bị cấm, họ cũng có thể xuất khẩu lương thực và
mọi thứ hàng hóa trong nước của các nước láng giềng không loại trừ một thứ nào;
họ sẽ không phải nộp thứ thuế hàng ra hàng vào ngoài những thuế mà người nước
trả và những thứ thuế này, không được phép nâng lên trong bất kỳ trường hợp nào
và dưới bất cứ danh nghĩa nào. Ngoài ra, còn thỏa thuận rằng bất cứ một tàu thủy
nào, dù là tàu buôn hay tàu chiến, chỉ được chấp nhận vào lãnh thổ Nam kỳ nếu có
cắm cờ Pháp và có giấy thông hành của Pháp.
Điều 7: Chính phủ Nam kỳ sẽ dành cho thần dân Đức vua rất kính Chúa một
sự bảo hộ nhất cho tự do và an ninh thân thể cũng như tài sản của họ, và trong
PL.14
trường hợp gặp khó khăn hay khiếu nại, thì chính phủ Nam kỳ sẽ xét xử cho họ một
cách công bằng và nhanh chóng nhất.
Điều 8: Trong trường hợp Đức vua rất kính Chúa bị tấn công hoặc bị đe dọa
bởi bất cứ một cường nào liên quan đến quyền hưởng thụ các đảo. Hội An và Côn
Đảo và trong trường hợp Đức vua rất kính Chúa lâm chiếm với một nước Châu Âu
hoặc Châu Á nào, Quốc vương Nam kỳ cam kết viện trợ này sẽ được cung cấp
trong thời hạn 3 tháng sau khi có thư yêu cầu, nhưng nó không thể mang sử dụng xa
hơn quần đảo Moluques, Quần đảo la Sonde và eo biển Malacca. Vấn đề bảo quản
thì do Quốc vương cung cấp chịu trách nhiệm (Vua Nam kỳ - LND) .
Điều 9: Đáp lại lời cam kết nêu trên trong điều khoản trước, Đức vua rất kính
Chúa có trách nhiệm viện trợ cho Đức vua của Nam kỳ, mổi khi có sự lộn xộn trong
vấn đề sở hữu các đất đai lãnh thổ của mình, những viện trợ này sẽ tỉ lệ với nhu cầu
của hoàn cảnh; tuy nhiên không có trường hợp nào đi qua những điều nêu trên trong
điều 2 của hiệp ước hiện hành.
Điều 10: Hiệp ước này sẽ được chuẩn y bởi 2 vị, Quốc vương ký kết hiệp
ước, và sự chuẩn y sẽ được trao đổi sớm nhất là trong khoảng thời gian một năm
nếu có thể.
Để làm tin, chúng tôi đại diện đặc mệnh toàn quyền đã ký vào văn bản hiện
tại của hiệp ước và đóng dấu huy hiệu vũ khí chúng tôi.
Làm tại Versailles, ngày hai mươi tám tháng mười một năm một ngàn bảy
trăm tám bảy (28/11/1787)
De Montmorin
Giám mục Adran
PL.15
ĐIỀU KHOẢN TÁCH RIÊNG
Nhằm mục đích đề phòng trước những khó khăn và hiểu lầm liên quan đến
những cơ sở mà Đức vua rất kính Chúa được phép xây dựng trên đất liền vì lợi ích
của hàng hải và thương mại, hai bên đã thỏa thuận với Nhà vua Nam kỳ rằng:
những cơ sở ấy sẽ là tài sản và sẽ thuộc quyền sở hữu trọn vẹn của Đức vua rất kính
Chúa và việc xét xử, cảnh sát và bảo vệ và mọi hành động chính quyền khác, không
trừ một trường hợp nào, sẽ được thi hành ở đó đầu tiên là nhân danh Người.
Để ngăn chặn những chuyện lạm dụng mà những cơ sở nói trên có thể gây
ra, hai bên đã thỏa thuận trên giấy trắng mực đen rằng: ở đây người ta sẽ không tiếp
nhận bất cứ người Nam kỳ nào đang bị truy nã vì phạm pháp và tất cả những người
bị phạm pháp đã có thể len lỏi vào đây sẽ bị dẫn độ theo lời yêu cầu đầu tiên của
Chính phủ. Hai bên cũng đã thỏa thuận rằng tất cả những người Pháp phản bội [có
mặt trên lãnh thổ Nam Kỳ ngoài Hội An và Côn Đảo - LND] đều sẽ bị dẫn độ theo
yêu cầu đầu tiên của viên sĩ quan chỉ huy Hội An và viên sĩ quan chỉ huy Côn Đảo.
Điều khoản tách riêng này có hiệu lực và giá trị như một điều khoản ghi chú
đúng từng chữ từng lời nằm trong văn bản của hiệp ước này.
Để làm tin, chúng tôi, những đại diện đặc mệnh toàn quyền của hai bên, đã
ký vào điều khoản tách riêng này và đóng dấu vũ khí của chúng tôi.
Làm tại Versailles, ngày hai mươi tám tháng mười một năm một ngàn bảy
trăm tám bảy (28/11/1787)
De Montmorin
Giám mục Adran
Tuyên bố của Giám mục Adran, được Quốc vương Nam kỳ ủy quyền về việc
này, khẳng định rằng Nhà vua sẽ chịu trách nhiệm về những chi phí, xây dựng đầu
tiên mà Đức vua rất kính Chúa có thể thực hiện được tai các đảo Hội An, Côn Đảo
hoặc trên đất liền của vương quốc Nam Kỳ.
PL.16
Mặc dù trong những thỏa ước ký kết ngày hôm nay, không nói đến những
khoản chi phí xây dựng những cơ sở mà Đức vua rất kính Chúa có thể thực hiện
hoặc trên các đảo Hội An và Côn Đảo, hoặc trên đất liền của vương quốc Nam kỳ,
người ký tên dưới đây, căn cứ vào giấy ủy quyền mang theo, tuyên bố rằng: Quốc
vương Nam kỳ sẽ chịu trách nhiệm, hoặc bằng sự cung cấp hiện vật, hoặc bằng tiền
sẽ tính theo giá cả, về những chi phí đầu tiên để xây dựng những cơ sở cần thiết cho
sự an ninh và sự bảo vệ như cộng sự, doanh trại, bệnh viện, nhà kho, nhà binh lính
và nhà ở của người chỉ huy.
Để làm tin, tôi đã ký bản tuyên bố này và đóng dấu vũ khí của tôi với lời hứa
sẽ xin được sự phê chuẩn của Quốc vương Nam kỳ.
Làm tại Versailles, ngày hai mươi tám tháng mười một năm một ngàn bảy
trăm tám bảy (28/11/1787)
Nguồn: Bản dịch của: Nguyễn Xuân Thọ (1994), Bước mở đầu của sự thiết lập hệ
thống thuộc địa Pháp ở Việt Nam (1858 – 1897), Bản dịch từ bản tiếng Pháp của
Nguyễn Xuân Thọ, trang 457 - 461
PL.17
PHỤ LỤC 8
Sơ đồ trận quyết chiến chiến lƣợc Rạch Gầm - Xoài Mút
Sơ đồ trận quyết chiến chiến lược Rạch Gầm - Xoài Mút
Nguồn: Phan Huy Lê, Chu Thiên, Vương Hoàng Tuyên, Đinh Xuân Lâm (1965),
Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, tập III, NXB Giáo dục Hà Nội.
PL.18
PHỤ LỤC 9
Bản đồ Tây Sơn tấn công Phú Xuân năm 1786
(Bản đồ tác giả lập)
PL.19
PHỤ LỤC 10
Miếu Gia Long (Nước Xoáy, thuộc ấp Hưng Mỹ Tây, xã Long Hưng A,
huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Rạch Nước Xoáy (thuộc ấp Hưng Mỹ Tây, xã Long Hưng A,
huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
(Nguôn: Wikipedia)
PL.20
PHỤ LỤC 11
Bản đồ vị trí vùng Long Hưng thế kỉ XVII - XVIII
( Nguồn: “Lịch sử vùng Long Hưng thế kỉ XVII - XVIII” đề tài
khoa học do Ủy ban nhân dân huyện Lấp Vò thực hiên (2005) )
PL.21
PHỤ LỤC 12
Vùng Long Hưng cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX
( Nguồn: “Lịch sử vùng Long Hưng thế kỉ XVII - XVIII” đề tài
khoa học do Ủy ban nhân dân huyện Lấp Vò thực hiên (2005)
PL.22
PHỤ LỤC 13
Những ngƣời Pháp giúp Nguyễn Ánh trong cuộc chiến Tây Sơn và lực
lƣợng Nguyễn Ánh (1778 – 1802)
TT Ngƣời Pháp Đóng góp
1. Manuel - Đại úy người Pháp, được phong chức Khâm
Sai
- Đại úy đại đội “Trung Khương” An Hòa Hầu.
- Năm 1782, Quân Tây Sơn thuận gió căng
buồm tấn công Gia Định, quân Nguyễn Ánh cự
chiến, Manuen chống cự lâu dài các đợt tấn công,
thuyền chiến mắc cạn, bị vây chặt, đốt cháy.
Manuen hi sinh.
2. Jean Giúp việc giám mục Adran, phục chúa Nguyên
“Năm 1782, Jean dùng lựu đạn để đánh Tây Sơn,
và nhờ loại vũ khí này mà trận đánh của chúa
Nguyên đã chiếm được miền Hậu Giang. Kẻ địch
chưa hiểu biết gì về loại dụng cụ thần thoại này
và đã đâm đầu chạy trốn” (BAHV (1920), tập IV,
trang 172, NXB Thuận Hóa).
3. Etienne Malespine Giám mục Adran giao cho chỉ huy chiếc tàu
riêng “Capitaine Cook” một trong hai chiếc tàu
của giáo chủ thuê để phục vụ vua Nam Kỳ.
4. Magon De Médine Thiếu úy Hải quân Đến nam kì trên tàu Pandour
phục vụ trong quân đội Gia Long từ 1788
5. Guillaume Guillqux Tình nguyện quân hạng nhất trên tàu Vengeur đổ
bộ lên Nam Kỳ 1784, phục vụ Nguyễn Ánh
Nguyễn Ánh phong chức thiếu úy hải quân ngày
27.6.1790, trực thuộc chỉ huy của Vannier và
PL.23
Girrard de I‟Isle Sellé đang chỉ huy hai tàu Đồng
Nai và Prince de Cochinchine.
6. Jean Baptiste Guillon - Tình nguyện quân hạng nhì tàu Dryade đến
Nam kỳ năm 1788 phục vụ Nguyễn Ánh.
- Được phong chức trung úy hải quân Nam Kỳ.
7. Theosdore Le Brun - Tình nguyện quân hạng nhất
- Tháng 1.1790, tham gia vào lực lượng Nguyễn
Ánh với tư cách là kĩ sư : Đưa ra sơ đồ thành Sài
Gòn
8. Victor Joseph Cyriaque
Alexis Olivier De
Puymanel
- Tình nguyện quân hạng nhì tàu Dryade đến
Nam kỳ năm 1788 phục vụ Nguyễn Ánh.
- Được giao những chức vụ quan trọng tham mưu
trưởng của quân đội Nam Kỳ
9. Olivier - 6.1793 Olivier và trung đoàn của ông tham gia
lực lượng của Nguyễn Ánh đánh thành Quy
Nhơn.
- Tổ chức quân đội nam Kỳ và pháo binh, thiết
lập một số pháo đài theo hệ thống Vauban.
- Năm 1799, Oliver mang tàu của Hải quân Nam
kỳ đi sửa ở Malacca và ông mất ở đó (13.3.1799)
10. Jean Marie Despiau - Đến nam Kỳ, với vai trò là thầy thuốc giúp
Nguyễn Ánh và cộng sự
11. Jean Marie Dayot - Trung úy Hải quân đến Nam kỳ năm 1788,
Được Nguyễn Ánh và Adran giao cho chỉ huy
hàng hải Nam Kỳ, 27.6. năm 1790, ông được vua
Gia Long phong chức Tổng chỉ huy hải quân,
ông tham gia nhiều trận đánh trong dó có trận tấn
công quy Nhơn 1793.
- Khi đem quân theo các trận gió mùa của
PL.24
Nguyễn Ánh, ông có ghi chép nhiều hệ thống
sông ngòi và các bờ biển An Nam.
- Rời Nam kỳ năm 1795 do bất bình với phương
pháp chiến tranh (những trận gió mùa) của
Nguyễn Ánh
12. Felllix Dayot - Đến Nam kỳ năm 1789 phục vụ Nguyễn ánh,
nhưng chủ yếu là giao dịch buôn bán
13. Laurent Barisy - Là đại úy, đến trước năm 1788
- Ông điều khiển trại tuyển quân mới do đức giám
mục Adran thành lập, được gaio nhiệm vụ chỉnh
đốn binh sĩ, nhất là việc tiếp tế và chỉ huy 1 chiến
hạm.
- Ông được giao nhiệm vụ đi từ Manille sang
Malacca đến Ấn Độ để bán lúa cho nhà vua và
mua lại các vũ khí đạn dược.
- Năm 1801, thư của ông gửi cho các chủ quản
Macao ngày 6.7.1801 nói về cuộc tấn công vào
Quy Nhơn: “Vua chỉ huy lục quân và thủy quân
và tôi dưới quyền chỉ huy của ngài với chức vụ
đại úy của chiến hạm mang cờ thủy sư đô đốc do
vua ngồi” (BAHV (1920) tập IV, trang 189, NXB
Thuận Hóa).
14. De Forcanz - Đến Nam Kỳ phục vụ Nguyễn Ánh năm 1789.
- Ông chỉ huy chiếc tàu Đại Bàng trong trận đánh
Quy Nhơn tháng 1. 1800, trong trận đánh vào Phú
Xuân 4.1801
15. Philippe Vannier - Tình nguyện hải quân Đến Nam Kỳ phục vụ
Nguyễn Ánh năm 1789.
- Chỉ huy liên tục tàu Phượng Hoàng, đến năm
PL.25
1790, được phong Đại úy hải quân chỉ huy tàu
Đồng Nai. Sau cùng chỉ huy tàu Phượng Phi với
26 đại bác và 300 thủy thủ đoàn, tham gia các trận
đánh Phú Xuân, Quy Nhơn
16. Jean Baptiste
Chaigneau
- Đến phục vụ Nguyễn Ánh năm 1794
- Được Nguyễn Ánh giao chức Đại úy hải quân
và chỉ huy Long Phi với 32 đại bác và 300 thủy
thủ đoàn
- Tham gia cấc chiến dịch lớn của Nguyễn Ánh
trong đó có trận thủy chiến 1801 ở Quy Nhơn, và
trận tấn công phú Xuân (6.1801)
17. Launay - Đến Nam Kỳ năm 1789 và rời đi vào 1791
18. Reoun - Chỉ huy phó trên tàu Phụng Phi dưới quyền của
Vannier.
Tác giả tổng hợp từ các nguồn:
- Những người bạn cố đô Huế, tập VII, VII, VIII, IX, XIII, NXB Thuận Hóa.
- Cadière, Léopold (1912), “Documents relatifs à l'époque de Gia-long”,
Bulletin de l'Ecole française d'Extrême-Orient, Tome 12, 1912
PL.26
PHỤ LỤC 14
Di tích Phƣợng Hoàng Trung đô
Chiếu Nguyễn Huệ gửi Nguyễn Thiếp tháng 9 năm 1788
(Ảnh tác giả chụp ở đền thờ vua Quang Trung – Núi Quyết – Nghệ An)
Ảnh chụp Thành Phượng Hoàng trung đô của Le Briton
Nguồn: PPolyte Le Breton (2005), An Tĩnh cổ lục, NXB Nghệ An, Trung tâm văn
hóa ngôn ngữ Đông Tây, hình XCIII
PL.27
Thành Phượng Hoàng trung đô vẽ lại theo ảnh chụp của Le Briton
(Ảnh chụp tại đền thờ Quang Trung)
Từ núi Kỳ Lân nhìn sang Núi Dũng Quyết
(Cách khoảng 100m)
PL.28
Khu vực Thành Phượng Hoàng Trung Đô hiện nay
(Khối 3 phường Trung Đô)
Ảnh tác giả chụp
Núi Kỳ Lân ( thường gọi là núi Con Mèo) cách núi Quyết
khoảng 100m về phía Tây, Ảnh tác giả chụp
PL.29
Sông Quần Mộc (Cồn Mộc), song song với núi Kỳ Lân, đổ ra sông Lam.
Tiếp giáp với đường thành ngoài (Phía Tây thành Phượng Hoàng)
(Ảnh tác giả chụp)
Bia dẫn tích Phượng Hoàng Trung đô, Bia được dựng ở giữa khu vực núi Dũng Quyết và
núi Kỳ Lân, trong khu vực nội thành Trung đô. (Nay ở khối 3 phường Trung Đô,
Vinh, Nghệ An)
Ảnh tác giả chụp
PL.30
5 viên gạch dùng để xây thành Phượng Hoàng Trung Đô, hình chữ nhật, có kích
thước 28.14 cm, không trang trí hoa văn, có niên đại thời Quang Trung
BTNA 2523 (Hiện vật lưu tại Bảo tàng Nghệ An, ảnh chụp của tác giả)
Hai viên gạch xây thành Phượng Hoàng Trung Đô, hình chữ nhật 29.14.5 cm, có khắc chữ
“trung” nổi ở bên hông viên gạch, có niên đại thời Quang Trung, kí hiệu TĐ.N.99.
(Cán bộ bảo tàng Nghệ An sưu tầm tại gia đình ông Hoàng Hoa khối 3 phường Trung
Đô ngày 23.1.1999), Kí hiệu BTNA 2524 ( Hiện vật lưu tại Bảo tàng Nghệ An)
Ảnh tác giả chụp
PL.31
PHỤ LỤC 15
Thành Sài Gòn
Bản đồ Plan de la ville de Saigon 1795
Bản đồ có ký hiệu 80c 99743, được lưu trữ tại “Département des Cartes et
Plans”, Thư viện Quốc gia, Paris, Pháp. Tấm bản đồ này được in lại trong tạp chí
Bulletin des Etudes Indochinoises (tome X, No 4, 1936. Đây là bản đồ cổ nhất về
thành phố được vẽ theo kỹ thuật đồ họa Tây phương. Bản đồ này được thực hiện
theo lệnh của chúa Nguyễn Ánh và được Dayot vẽ rút gọn lại vào năm 1799
Tên nguyên của bản đồ là: Bản đồ thành phố Sài Gòn, do Đại tá Victor
Olivier xây thành. Rút nhỏ lại từ bản đồ lớn, được vẽ do lệnh của Đức vua (Nguyễn
Vương 2) vào năm 1795 do ông LeBrun, kỹ sư của Đức vua - 1799). Bản đồ này,
ngoài việc thể hiện địa hình theo cách thức lập bản đồ hiện đại, còn có phần ghi lại
nguồn gốc của bản đồ như tên tác giả, năm thực hiện.
Nguồn: Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Sở khoa học công nghệ, trung
tâm nghiên cứu đô thị và phát triển (2013), Phát triển không gian đô thị của Sài
Gòn; thành phố Hồ Chí Minh thể hiện qua các bản đồ (từ thế kỷ XVIII đến 2005).
PL.32
PHỤ LUC 16
“Lệnh chỉ đặc biệt” ghi ngày 15 tháng 5 năm Quang Trung thứ 3 (1790), về
việc hoãn, miễn tô thuế cho xã Vĩnh Hƣng, huyện Thanh Trì, phủ Thƣờng Tín.
“Lệnh chỉ cho sắc mục xã trưởng cùng toàn xã xã Vĩnh Hưng Đặng, tổng Vĩnh
Hưng Đặng, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, xứ Sơn Nam thượng được biết. Có
ruộng tất sẽ có tô, xưa nay là lẽ thường, nhưng chính sự nuôi dân trước tiên phải ở
việc khẩn cấp. Nay chỉ dụ ban xuống, chiếu theo trong xã mà phân loại kê khai
ruộng công tư các hạng mục cho rõ số. Thể theo đức ý của bề trên, xem là việc
nhân, hợp với chỉ dụ ban xuống, phàm ruộng công ruộng tư các hạng, phải căn cứ
vào sổ bộ thực canh, theo đó mà nộp thuế để cung cấp cho việc công. Những đất
ruộng đã phế canh thì tạm hoãn để thư thả cái gấp của dân. Còn như những ruộng
bỏ hoang, bị sụp lở, ngập nước đường sá đê điều thì được miễn để làm sáng sự
giáo hóa mới này. Những dân phiêu bạt nhất loạt được miễn, như chiêu tập trở về
khai canh một số ruộng hoang, ban chiếu, xá miễn ba năm tô thóc, để hết thảy lo mở
rộng đất đai cày cấy. Nếu ruộng bỏ hoang của dân phiêu bạt thì quan viên nha thự
nơi đó khai canh và theo đó xâm canh, tô thuế những ruộng ấy do người canh tác
chịu, chứ không phải chiếu theo lệ định. Các viên cai trưng cai lại phải theo sổ bộ
mà thi hành, không được vi phạm vượt lạm. Hãy tin theo. Nay ban lệnh chỉ đặc biệt
này. Ngày 15 tháng 5 năm Quang Trung thứ 3”.
Lệnh chỉ đặc biệt miễn tô thuế xã Vĩnh Hưng.
PL.33
PHỤ LUC 17
Thống kê về 369 thủy thủ (theo Faure Alexis )
"Tổng cộng những mất mát trên các chiến dịch của các tầu là: Résolution: 33
người, Vénus: 54, Dryade: 21, Méduse: 126, Subtile: 48, Astrée: 15, Duc de
Chartres: 1, Nécessaire: 16, Dromadaire: 4, Pandour: 31, Mulet: 12, Marsouin:
8. Tổng cộng: 369.
Chức vụ Số
lượng (người)
Chức vụ Số
lượng (người)
Trung úy hải quân 1 Thủy thủ coi buồm 9
Tình nguyện quân hạng nhất 2 Thủy thủ coi buồm 2
Tình nguyện quân hạng nhì 3 Thủy thủ nhóm thuyền 3
Tình nguyện quân hạng ba 1 Thủy thủ pháo binh 35
Đại úy tàu buôn 1 Thủy thủ lắp đạn 2
Phẫu thuật trưởng 1 Thủy thủ cầu tàu 195
Phẫu thuật phụ tá 2 Thợ mộc 2
Hoa tiêu 1 và hoa tiêu 2 5 Đóng thùng 1
Sĩ quan hàng hải 3 Thủy quân 27
Trưởng mộc 3 Bếp 2
Thủy thủ nhóm thuyền 2 Thợ làm mì 1
Thủy thủ buồm 1 Học việc 26
Đốc công 1 Thiếu sinh quân 9
Trưởng thủy thủ 3 Phục vụ và trưởng buồm 2
Lái tàu 11 Phiên dịch Nam kì 1
Tổng cộng: 369
Nguồn: Faure Alexis (1891), Les Français en Cochinchine au XVIIIe siècle Mgr
Pigneau de Behaine É vêque D’Adran, Pari, trang 248
PL.34
PHỤ LUC 18
Theo thống kê của Emile Tavernier về 9 ngƣời Pháp
TT Tên Vai trò trong quân đội Nguyễn Ánh
1. Jean Marie Dayot Chỉ huy trưởng hạm đội Nam Kì
2. Phillippe Vannier Chỉ huy tàu Phụng Phi Đồng Nai
3. Jullien Girard de l‟Islesellé Chỉ huy tàu Hoàng tử Nam kì
4. De Forçanz Cai đội cai cơ, chưởng cơ tàu Pandour
5. Dominique Desperles Kĩ thuật phụ trách tàu Pandour
6. The osdore Le Brun Kĩ sư
7. Olivier de Puy Manuel Phụ trách tổ chức quân đội, pháo binh, xây dựng thành Vauban
8. Jean Baptiste Chaigneau Chỉ huy tàu Long Phi
9. Manuel Thủy thủ
Nguồn: Tavernier, Emile (1934), Le déclin de l’apogée du règne des Tây - Sơn: Les
batailles de Qui Nhơn (janvier - février 1801), Extrait du Bulletin Général de
l‟Instruction Publique.
PL.35
PHỤ LỤC 19
Bán đảo Phương Mai và đầm Thị Nại ( Quy Nhơn chụp từ núi Vũng Chua )
Ảnh nguồn: https://nghiencuulichsu.com
PHỤ LỤC 20
ần công của quân Tây Sơn được tìm thấy tại căn cứ thủy binh Tây Sơn ở
cảng Thị Nại (Quy Nhơn), hiện được trưng bày trong Bảo tàng Tây Sơn (Bình Định)
Ảnh tác giả chụp
PL.36
PHỤ LỤC 21
Các hƣớng tấn công của quân Nguyễn Ánh năm 1793
Bản đồ tác giả lập
Hướng tiến của quân thủy
Hướng tiến của quân bộ
Thành của Tây Sơn
PL.37
PHỤ LỤC 22
Sơ đồ trận chiến ở Quy Nhơn năm 1799 giữa lực lƣợng
Tây Sơn và Nguyễn Ánh
Bản đồ tác giả lập
PL.38
PHỤ LỤC 23
Sơ đồ trận đánh chiếm Phú Yên của lực lƣợng Nguyễn Ánh
Bản đồ tác giả lập
PL.39
PHỤ LỤC 24
Hƣớng tấn công của Tây Sơn vào Quy Nhơn năm 1800
Bản đồ tác giả lập
PL.40
PHỤ LỤC 25
Cuộc chiến Tây Sơn – Nguyễn Ánh ở Thị Nại (1801)
Bản đồ tác giả lập
PL.41
PHỤ LỤC 26
Bản đồ trận Thị Nại (1801) (Bản vẽ của Barissy)
Nguồn: Cadière, Léopold (1912), “Documents relatifs à l'époque de Gia-long”,
Bulletin de l'Ecole française d'Extrême-Orient, Tome 12, 1912. pp. 42.
PL.42
PHỤ LỤC 27
Mộ Võ Tánh (Trong Thành Hoàng Đế - xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, Bình Định)
Ảnh chụp của tác giả
PL.43
PHỤ LỤC 28
Cuộc chiến giữa lực lƣợng Tây Sơn và Nguyễn Ánh ở Phú Xuân (1801)
Thành Phú Xuân Quân Nguyễn Ánh
Thuyền chiến Nguyễn Ánh Quân Tây Sơn
Thuyền chiến Tây Sơn Hệ thống phòng thủ của Tây Sơn
Núi Quy Sơn (Linh Thái) – Nơi
Tây Sơn đóng quân
Bản đồ tác giả lập
PL.44
PHỤ LỤC 29
Bản đồ trận Phú Xuân (1801) theo Barisy
Cadière, Léopold (1912), “Documents relatifs à l'époque de Gia-long”, Bulletin de
l'Ecole française d'Extrême-Orient, Tome 12, 1912. pp. 48.
PL.45
PHỤ LỤC 30
Cuộc chiến giữa lực lƣợng Tây Sơn và Nguyễn Ánh
ở Trấn Ninh (1801)
Chú thích:
Lũy phòng thủ
Quân Tây Sơn
Thuyền chiến
Nguyễn Ánh
Quân Nguyễn Ánh
Thuyền chiến Tây
Sơn
Bản đồ tác giả lập
PL.46
PHỤ LỤC 31
Lũy Trấn Ninh
Nguồn: ttps://vi.wikipedia.org/wiki