HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ XUÂN
CÔNG TáC XÂY DựNG ĐảNG CủA ĐảNG Bộ LIÊN KHU III
Từ NĂM 1948 ĐếN NĂM 1954
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
HÀ NỘI - 2015
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ XUÂN
CÔNG TáC XÂY DựNG ĐảNG CủA ĐảNG Bộ LIÊN KHU III
Từ NĂM 1948 ĐếN NĂM 1954
Chuyờn ngành : Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mó số : 62 22 03 15
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS NGUYỄN MẠNH HÀ
2. TS NGUYỄN BèNH
HÀ NỘI - 2015
199 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 328 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Công tác xây dựng đảng của đảng bộ liên khu III từ năm 1948 đến năm 1954, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
riêng của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là
trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa
từng được công bố trong bất cứ công trình nào.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Thị Xuân
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6
Chương 1: XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG, TỔ CHỨC,
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU LÃNH ĐẠO KHÁNG CHIẾN TRONG TÌNH HÌNH MỚI
(2/1948 - 5/1952) 18
1.1. Tình hình xây dựng Đảng trên địa bàn Liên khu III trước tháng 2-1948
và chủ trương của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh về
xây dựng Đảng 18
1.2. Công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ tháng 2-1948
đến tháng 5-1952 36
Chương 2: XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ VỮNG MẠNH, ĐẢM BẢO LÃNH
ĐẠO CUỘC KHÁNG CHIẾN ĐẾN THẮNG LỢI (5/1952 - 7/1954) 69
2.1. Chủ trương mới của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh
về xây dựng Đảng 69
2.2. Đảng bộ Liên khu III tăng cường xây dựng Đảng về chính trị, tư
tưởng, tổ chức (5/1952 - 7/1954) 74
Chương 3: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM 103
3.1. Nhận xét 103
3.2. Một số kinh nghiệm 128
KẾT LUẬN 141
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 145
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 146
PHỤ LỤC 165
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tàì
Công tác xây dựng Đảng có vai trò quan trọng, quyết định năng lực và
sức chiến đấu của Đảng. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng luôn
coi trọng và thường xuyên tiến hành công tác xây dựng Đảng. Do đó, Đảng
không ngừng trường thành và lãnh đạo cách mạng thành công.
Đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ trên con đường đổi mới, hội
nhập, muốn giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, tiếp tục đưa sự nghiệp đổi
mới tiến lên, xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức trở
thành nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách. Nghiên cứu, đúc rút và vận dụng kinh
nghiệm về công tác xây dựng Đảng trong lịch sử góp phần đáp ứng yêu cầu
của nhiệm vụ cấp bách đó.
Công tác xây dựng Đảng trong những năm kháng chiến chống thực
dân Pháp để lại nhiều bài học, kinh nghiệm quý báu, cả thành công và
những hạn chế. Việc nghiên cứu, tổng kết, đánh giá công tác xây dựng
Đảng thời kỳ này là một yêu cầu khách quan nhằm làm sáng rõ lịch sử của
Đảng, có ý nghĩa thiết thực phục vụ công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng
hiện nay.
Thực tiễn phong phú của quá trình Đảng lãnh đạo cách mạng nói
chung và xây dựng Đảng nói riêng đã được các nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu. Tuy nhiên, đến nay, còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục luận
giải và làm sáng tỏ thêm. Công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu
III từ năm 1948 đến năm 1954 là một trong những vấn đề đó.
Là địa bàn chiến lược quan trọng, Liên khu III không chỉ trực tiếp
chiến đấu, xây dựng, bảo vệ quê hương mà còn có nhiệm vụ chi viện sức
người, sức của cho chiến trường cả nước. Do đó, công tác xây dựng Đảng
2
của Đảng bộ Liên khu thời kỳ này cũng hết sức khó khăn, phức tạp. Ở đó,
Đảng bộ Liên khu đã có những sáng tạo, những quyết định đúng đắn trong
việc đề chủ trương và tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng Đảng về
chính trị, tư tưởng và tổ chức. Thực tiễn phong phú về quá trình Đảng bộ
Liên khu tiến hành công tác xây dựng Đảng trong cuộc kháng chiến, đến
nay, chưa được quan tâm nghiên cứu toàn diện, hệ thống và thấu đáo.
Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài "Công tác
xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đến năm 1954"
làm đề tài luận án tiến sĩ nhằm tái hiện quá trình hình thành, phát triển của
Đảng bộ Liên khu III trong cuộc kháng chiến; khẳng định tính đúng đắn,
sáng tạo; những đóng góp của Đảng bộ, của quân và dân Liên khu III trong
công tác xây dựng Đảng; đúc kết những kinh nghiệm có thể vận dụng trong
công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận
án còn góp phần làm phong phú thêm kho tàng lịch sử công tác xây dựng
Đảng của Đảng.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Nghiên cứu, phục dựng, làm sáng tỏ quá trình xây dựng Đảng của
Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đến năm 1954; tổng kết, đúc rút những
kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu nhằm
phục vụ công tác xây dựng Đảng hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
- Sưu tầm, hệ thống hóa tư liệu về công tác xây dựng Đảng của Đảng
bộ Liên khu III từ năm 1948 đến năm 1954.
- Phân tích làm rõ chủ trương của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ
Chí Minh về xây dựng Đảng nói chung và đối với công tác xây dựng Đảng
ở Liên khu III nói riêng từ năm 1948 đến năm 1954.
3
- Tái hiện quá trình Đảng bộ Liên khu III lãnh đạo, thực hiện công
tác xây dựng Đảng trên các mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức từ năm 1948
đến năm 1954.
- Nêu bật những kết quả đạt được; chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm
và nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm; đúc kết những kinh
nghiệm có ý nghĩa lý luận, thực tiễn qua thực tiễn công tác xây dựng Đảng
của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đến năm 1954.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu hoạt động xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên
khu III: chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ Liên khu đối với nhiệm vụ xây
dựng Đảng và những kết quả đạt được.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án nghiên cứu chủ trương xây dựng Đảng của
Trung ương Đảng và quá trình Đảng bộ Liên khu III triển khai thực hiện
công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức từ tháng 2-1948
đến 7-1954 trên địa bàn Liên khu III.
- Về không gian:
+ Từ tháng 2-1948 đến tháng 5-1952, gồm địa bàn 11 tỉnh, thành
phố: Hải Kiến, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Hà
Đông, Sơn Tây, Ninh Bình, Hòa Bình và Hà Nội. (Tháng 12-1948, tỉnh Hải
Kiến tách thành thành phố Hải Phòng và tỉnh Kiến An. Ngày 11-5-1949,
Hà Nội tách khỏi Liên khu III thành Đặc khu, do Trung ương Đảng trực
tiếp chỉ đạo).
+ Từ tháng 5-1952 đến tháng 7-1954, gồm địa bàn 6 tỉnh, thành phố:
Nam Định, Hà Nam, Hà Đông, Sơn Tây, Ninh Bình và Hòa Bình
- Về thời gian: Từ khi thành lập Liên khu III (tháng 2-1948) đến khi
Hiệp định Genève (Giơ-ne-vơ) được ký kết tháng 7-1954.
4
4. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Tác giả luận án vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử và phép biện
chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan
điểm của Đảng về xây dựng Đảng làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu.
4.2. Nguồn tài liệu
Luận án sử dụng các nguồn tài liệu sau:
- Các Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc; các nghị quyết, chỉ thị
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ban Thường vụ Trung ương (sau
Đại hội II là Bộ Chính trị), Ban Bí thư, Liên khu uỷ III, các tỉnh uỷ, thành
uỷ trên địa bàn Liên khu III về công tác xây dựng Đảng từ năm 1948 đến
năm 1954 đã được công bố trong Văn kiện Đảng toàn tập hoặc hiện lưu tại
Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng; Phòng Tư liệu Viện Lịch sử
Đảng và các cơ quan lưu trữ khác.
- Báo cáo tổng kết của Trung ương, Liên khu uỷ III, các tỉnh ủy,
thành uỷ, các cơ quan chính quyền các địa phương trên địa bàn về quá trình
lãnh đạo, thực hiện nhiệm vụ cách mạng nói chung và công tác xây dựng
Đảng nói riêng
- Sách lịch sử Đảng bộ các địa phương thuộc địa bàn Liên khu III đã
xuất bản; hồi ký của các nhân chứng lịch sử có liên quan đến đề tài luận án.
- Các bài nói, bài viết của một số đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính
phủ, lãnh đạo Liên khu III về công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên
khu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Luận án cũng kế thừa những kết quả khoa học từ các công trình, đề
tài đã công bố về xây dựng Đảng, lịch sử Đảng, lịch sử dân tộc, lịch sử
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và một số sách, báo, tạp chí có liên
quan đến công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III trong những
năm kháng chiến chống thực dân Pháp.
5
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc là chủ yếu,
trong đó, chương 1 và chương 2 sử dụng phương pháp lịch sử, chương 3 sử
dung phương pháp logic; đồng thời, sử dụng các phương pháp phân tích,
thống kê, so sánh, chú trọng phương pháp phê phán sử liệu và phương pháp
nghiên cứu đặc thù của khoa học lịch sử Đảng là lấy tài liệu gốc của Đảng
làm cơ sở đối chiếu với sự kiện, nhân vật lịch sử trong thực tiễn để tái hiện
lại quá trình Đảng bộ Liên khu III lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác xây
dựng Đảng từ năm 1948 đến năm 1954.
Luận án cũng được xây dựng trên cơ sở khảo sát thực tế tại một số
địa phương thuộc địa bàn Liên khu III trước đây.
5. Đóng góp của luận án
5.1. Về tư liệu
Sưu tầm, tập hợp, thẩm định khối tư liệu, tài liệu, nhất là tư liệu gốc
về công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đến năm
1954, trong đó có nhiều sử liệu mới
5.2. Về nội dung
Kết quả nghiên cứu của luận án giúp cho người đọc thấy rõ quá trình
Đảng bộ Liên khu III lãnh đạo, thực hiện công tác xây dựng Đảng từ năm
1948 đến năm 1954; vai trò của công tác xây dựng Đảng đối với sự nghiệp
lãnh đạo kháng chiến, kiến quốc của Đảng bộ Liên khu; góp phần làm
phong phú, toàn diện và sâu sắc hơn công tác nghiên cứu, giảng dạy lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam; cung cấp thêm những luận cứ khoa học phục vụ
công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình của tác giả đã công
bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án
gồm 3 chương, 6 tiết.
6
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Cho đến nay, công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ
năm 1948 đến năm 1954 được đề cập ở những mức độ, phạm vi, góc độ
khác nhau trong một số công trình nghiên cứu về lịch sử Đảng, lịch sử dân
tộc, lịch sử quân sự, lịch sử các ban, ngành, đoàn thể Trung ương và lịch sử
Đảng bộ; các ban, ngành, đoàn thể địa phương.
1.1. Những công trình nghiên cứu chung về Lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam và công tác xây dựng Đảng
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, sơ thảo, tập 1 (1920-1954) [147],
là công trình lịch sử chính thức của Đảng về thời kỳ Đảng thành lập, lãnh đạo
nhân dân đấu tranh giành chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược. Công trình đã tái hiện một cách sinh động cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, trình bày một số
nét cơ bản về công tác xây dựng Đảng nói chung về các mặt chính trị, tư
tưởng, tổ chức. Khi trình bày những vấn đề lịch sử chung của Đảng, cuốn
sách đã đề cập đến một vài khía cạnh liên quan đến công tác xây dựng Đảng
của Đảng bộ Liên khu III.
Cuốn Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, tập III: Đảng lãnh
đạo kháng chiến và kiến quốc (1945-1954) [129], viết theo thể loại biên
niên, phản ánh phong phú hoạt động của Đảng trong kháng chiến chống
thực dân Pháp, trong đó có công tác xây dựng Đảng của toàn Đảng. Trong
các hoạt động chung, công trình cung cấp một vài sự kiện, số liệu, chủ
trương có liên qua đến công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu.
Ba cuốn: Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
1945-1954, tập I [187]; Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
7
xâm lược 1945-1954, tập II [186]; 50 năm Quân đội nhân dân Việt Nam
[188], ở mức độ nhất định, đề cập một số hoạt động liên quan đến công tác
xây dựng Đảng nói chung trong cuộc kháng chiến; trong đó phản ánh một
vài khía cạnh về giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên trong
quân đội.
Lịch sử công tác đảng công tác chính trị chiến dịch trong kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ 1945-1975 [189], phản ánh công tác giáo
dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và chiến sĩ trong quân đội
trong các chiến dịch.
Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - Thắng lợi và bài
học [105] của Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị đã
tổng kết những thắng lợi của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân qua các giai
đoạn của cuộc kháng chiến, rút ra một số bài học, kinh nghiệm về xây dựng
Đảng có liên quan đến công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III.
Cuốn Sơ thảo lược sử công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt
Nam 1930-2000 [106], Lịch sử biên niên công tác tư tưởng của Đảng Cộng
sản Việt Nam (1925-1954) [107] phản ánh công tác lãnh đạo tư tưởng của
Đảng từ năm 1925 đến năm 2000, trong đó đề cập đến một số sự kiện liên
quan trực tiếp tới công tác lãnh đạo tư tưởng của Đảng bộ Liên khu III, của
một số tỉnh uỷ, thành uỷ thuộc Liên khu trong thời kỳ kháng chiến chống
thực dân Pháp.
Công trình Lịch sử công tác tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam
(1930-2000) [184] nghiên cứu chủ trương, đường lối của Đảng về công tác
tổ chức và quá trình hình thành, phát triển hệ thống tổ chức của Đảng từ
năm 1930 đến năm 2000. Khi đề cập đến công tác tổ chức của Đảng bộ
Liên khu III trong kháng chiến chống thực dân Pháp, công trình đã đưa ra
8
một vài số liệu về phát triển đảng viên, xây dựng cơ sở, mở lớp huấn luyện
của một vài tỉnh trên địa bàn Liên khu.
Công trình Đảng Cộng sản Việt Nam, những vấn đề cơ bản về xây
dựng Đảng của GS, TS Mạch Quang Thắng [178] trình bày một cách hệ
thống, sâu sắc các vấn đề xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ
chức, gợi mở định hướng nghiên cứu chung cho đề tài luận án.
Cuốn Lịch sử công tác xây dựng Đảng (1930-2011) của PGS,TS
Nguyễn Trọng Phúc [174], trình bày quá trình xây dựng Đảng của Đảng
Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời đến năm 2011. Công trình phản ánh rõ
quan điểm, chủ trương, nội dung xây dựng Đảng của Đảng và chủ tịch Hồ
Chí Minh trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
Công trình Lịch sử phong trào nông dân và Hội Nông dân Việt Nam
(1930-1995) [167], do PGS, TS Trịnh Nhu chủ biên, phản ánh phong trào
nông dân trong cả nước nói chung, ở các tỉnh Liên khu III nói riêng, trong
đó đề cập đến một vài khía cạnh liên quan đến công tác xây dựng Đảng của
một số địa phương trên địa bàn Liên khu.
Trên Tạp chí Lịch sử Đảng đăng tải một số bài nghiên cứu đề cập
đến vấn đề xây dựng Đảng nói chung và xây dựng Đảng của một số Đảng
bộ Liên khu nói riêng. Điển hình là bài viết của GS Đậu Thế Biểu “Những
kinh nghiệm về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam qua 70 năm hoạt động
của Đảng” [109]; bài viết của TS Nguyễn Quý “Bài học về xây dựng Đảng
trong thời kỳ Cách mạng Tháng Tám (1945) soi sáng công tác xây dựng
Đảng trong thời kỳ đổi mới” [112]; bài viết của Nguyễn Danh Lợi “Công
tác xây dựng Đảng và củng cố tổ chức Đảng ở Liên khu IV thời kỳ 1945-
1950” [157]; bài viết của Nguyễn Thị Kim Thanh “Về công tác phát triển
đảng vùng có đồng bào Công giáo (thời kỳ 1945-1975)” [177]; bài viết của
Nguyễn Quang Hòa “Một số vấn đề về công tác xây dựng Đảng của Đảng
9
bộ Liên khu V (1949-1951)” [127]; bài viết của Nguyễn Ngọc Mão “Một số
kinh nghiệm từ công tác xây dựng Đảng ở Tây Bắc trong thời kỳ kháng chiến
chống thực dân Pháp” [160] v.v..
Đề tài khoa học cấp Nhà nước Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập
I (1930-1954) [170] do GS, TS Trịnh Nhu làm Chủ nhiệm. Trong khi phản
ánh sự ra đời của Đảng và quá trình Đảng lãnh đạo nhân dân đấu tranh
giành chính quyền, kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đề tài đề
cập đến công tác xây dựng Đảng của toàn Đảng, trong đó đề cập một vài
khía cạnh, số liệu về phát triển đảng viên của Đảng bộ Liên khu III trong
kháng chiến. Những nhận định, đánh giá về công tác lãnh đạo của Đảng,
công tác xây dựng Đảng thể hiện trong đề tài phần nào có ý nghĩa cho việc
đối chiếu, tổng kết, rút ra những nét riêng trong công tác xây dựng Đảng
của Đảng bộ Liên khu.
Đề tài khoa học cấp bộ Đảng lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức
Đảng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 -1954) [110] do
TS Nguyễn Bình làm Chủ nhiệm nghiên cứu về công tác xây dựng hệ thống
tổ chức của Đảng trong cuộc kháng chiến. Đề tài tập trung trình bày quá
trình Đảng lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức Đảng từ Trung ương đến địa
phương; trong đó điểm một vài nét về công tác xây dựng tổ chức của một số
Liên khu, tỉnh, thành phố điển hình. Công tác xây dựng tổ chức của Đảng bộ
Liên khu III, ở một vài thời điểm, đề tài đưa ra một vài số liệu về số lượng
chi bộ, đảng viên của Liên khu. Căn cứ vào những số liệu về tổ chức Đảng
mà đề tài đưa ra, tác giả luận án có điều kiện lựa chọn những những số liệu
đáng tin cậy; và cũng là một cơ sở góp phần giúp tác giả so sánh, rút ra một
vài điểm giống, khác nhau về công tác xây dựng tổ chức giữa Liên khu III
với các Liên khu khác.
10
Các bài nghiên cứu trên đều phản ánh những khía cạnh công tác xây
dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức nói chung; công tác xây dựng
Đảng của các Liên khu nói riêng; nêu lên một số kinh nghiệm trong công
tác xây dựng Đảng của toàn Đảng cũng như kinh nghiệm xây dựng Đảng
của một số đảng bộ địa phương. Điều đó giúp tác giả luận án nghiên cứu
trên nhiều khía cạnh liên quan đến chủ đề của luận án.
1.2. Những công trình nghiên cứu chung về Liên khu III
Trong một số sách viết về Liên khu III, ở những mức độ khác nhau,
công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu trong kháng chiến chống
thực dân Pháp đã được đề cập đến. Phải kể đến các công trình như:
Cuốn Quân khu Ba - Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp
[112]; cuốn Lịch sử kháng chiến chống Pháp Khu Tả ngạn sông Hồng
1945-1955 [130]; cuốn Mấy vấn đề lớn ở Khu Tả ngạn sông Hồng trong
kháng chiến chống Pháp 1945-1955 [131]; cuốn Lịch sử kháng chiến
chống thực dân Pháp của quân và dân Liên khu III (1945-1955) [111].
Bốn công trình lịch sử quan trọng đó đã dựng lại một cách chân thực, khá
toàn diện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng bộ, của quân
và dân Liên khu III; trong đó trình bày tương đối phong phú về tình hình
Liên khu qua các giai đoạn lịch sử; chủ trương kháng chiến, kiến quốc của
Liên khu ủy III, của cấp ủy các tỉnh, thành; phong trào đấu tranh trên các
mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa và những kết quả đạt được;
chỉ ra một số hạn chế, khuyết điểm trong công tác chỉ đạo kháng chiến,
kiến quốc; đưa ra một vài số liệu về công tác phát triển đảng viên, đào tạo
cán bộ của Đảng bộ Liên khu. Đây là một trong những cơ sở quan trọng
để tác giả luận án tham khảo, phân tích, đánh giá những thành tựu, hạn
chế và những kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ
Liên khu thời kỳ này.
11
Cuốn Đảng lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích ở đồng bằng Bắc Bộ
(1946-1954) [125] do PGS, TS Vũ Quang Hiển chủ biên. Cuốn sách nghiên
cứu sâu về chủ trương, quá trình tổ chức thực hiện, những kết quả đạt được
của quân và dân đồng bằng Bắc Bộ trên mặt trận chiến tranh du kích trong
cuộc kháng chiến. Trong những năm tháng nóng bỏng trên chiến trường
Liên khu III, công tác lãnh đạo và phong trào chiến tranh du kích vùng sau
lưng địch được phản ánh đậm nét. Những thành công, chưa thành công
trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phong trào chiến tranh du kích của các
Đảng bộ trên địa bàn sẽ là một cơ sở để tác giả luận án đánh giá phần nào
những thành công, hạn chế trong xác định nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ
Liên khu. Phần nhận xét, đánh giá của công trình đề cập một vài khái cạnh
liên quan đến công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu, có thể tham
khảo phục vụ việc tổng kết, đánh giá công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ
Liên khu. Những kết quả của phong trào chiến tranh du kích mà công trình
thể hiện còn giúp cho tác giả luận án nhận thức rõ hơn vai trò quan trọng
của công tác xây dựng Đảng đối với sự nghiệp kháng chiến trên địa bàn;
hiểu rõ sự chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cấp bộ Đảng ở Bắc
Bộ, trong đó có Đảng bộ Liên khu III.
Đề tài khoa học cấp bộ Vai trò của Liên khu uỷ III trong kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược và trong những năm đầu xây dựng, củng cố
miền Bắc [175] do TS Nguyễn Quý làm Chủ nhiệm đã trình bày sự lãnh
đạo của Liên khu ủy III đối với công cuộc kháng chiến, kiến quốc của quân
và dân Liên khu từ tháng 2-1948 đến tháng 7-1954. Đề tài khái quát một số
nét cơ bản về sự ra đời của Liên khu ủy III; dựng lại quá trình Liên khu ủy
III lãnh đạo quân và dân trên địa bàn kháng chiến chống địch đánh chiếm
đồng bằng; xây dựng lực lượng; phát triển phong trào chiến tranh du kích,
phối hợp với các chiến trường; các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của
12
Liên khu v.v. Ở đó, những chủ trương, chính sách của Liên khu ủy về đẩy
mạnh kháng chiến, xây dựng lực lượng, phối hợp đấu tranh, củng cố hậu
phương kháng chiến; những trận chiến đấu giằng co, cam go của quân và
dân địa phương chống địch càn quét được phản ánh sinh động với nhiều
số liệu rõ ràng. Tuy nhiên, vì là đề tài nghiên cứu về vai trò của Liên khu
uỷ đối với sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc trên địa bàn nên vấn đề xây
dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu chỉ được đề cập ở mức độ nhất định với
việc đưa ra một vài khía cạnh, một vài số liệu nhằm minh họa cho công
tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu thời kỳ này. Những kết quả đạt
được trên các mặt công tác, cùng với những khía cạnh, số liệu về công tác
xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu, tuy còn khái lược nhưng là cơ sở
quan trọng để tác giả luận án tham khảo phục vụ việc nhận xét, đánh giá
vai trò của công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu trong những
năm 1948-1954; thấy được phần nào mặt thành công, chưa thành công
hay những hạn chế, khuyết điểm trong công tác lãnh đạo, tổ chức thực
hiện các nhiệm vụ chính trị của cấp ủy Liên khu, của cán bộ đảng viên các
địa phương trên địa bàn.
1.3. Các công trình lịch sử Đảng bộ và lịch sử các ban, ngành,
đoàn thể của các tỉnh, thành thuộc Liên khu III
Các công trình lịch sử Đảng bộ các tỉnh, thành phố trên địa bàn Liên
khu, tuy chưa đầy đủ nhưng cũng đề cập đến một số nét về công tác xây
dựng Đảng của địa phương mình. Các công trình đó bao gồm:
Cuốn Lịch sử Đảng bộ Hải Phòng, tập I (1925-1955) [75]; Lịch sử
Đảng bộ tỉnh Nam Định 1930-1975 [79]; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tây, tập
II 1945-1954 [182]; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hoà Bình, tập I, 1929-1954
[183]; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hải Dương, tập I, 1930-1954 [122]; Lịch sử
Đảng bộ tỉnh Ninh Bình [123]; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hải Hưng, tập
13
1(1927-1954) [78]; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1927-1954) [76]; Lịch
sử Đảng bộ thành phố Hà Nội, (1930-2000) [121] và Lịch sử Đảng bộ tỉnh
Hà Nam, tập I (1927-1975) [77].
Các công trình lịch sử Đảng bộ nêu trên trình bày sự ra đời, phát
triển và quá trình Đảng bộ các địa phương lãnh đạo nhân dân thực hiện
nhiệm vụ kháng chiến, kiến quốc từ năm 1945 đến năm 1954. Ở đó, các
chủ trương kháng chiến, kiến quốc của các cấp ủy Đảng; các phong trào
chiến tranh du kích, đấu tranh chính trị, kinh tế, văn hóa... và kết quả đạt
được trên các mặt công tác được phản ánh sinh động. Hòa trong phong trào
kháng chiến, các công trình cũng thể hiện những hoạt động xây dựng Đảng
của các cấp bộ Đảng địa phương, tuy chỉ mới dừng ở mức khái lược, chủ
yếu đưa ra một vài số liệu minh họa về xây dựng tổ chức như: số lượng
đảng viên, một số chi bộ, các lớp bồi dưỡng, chỉnh huấn. Công tác lãnh đạo
tư tưởng có được phản ánh nhưng còn mờ nhạt. Trong một vài thời đoạn
của cuộc kháng chiến, ở nhiều địa phương, công tác xây dựng Đảng không
được đề cập đến. Hầu hết các công trình chưa có nhận xét, đánh giá về
công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ mình. Mặc dù vậy, các công trình
lịch sử Đảng bộ địa phương không chỉ đơn thuần cung cấp một số sự kiện,
số liệu về công tác xây dựng Đảng, mà thực tiễn kháng chiến sôi động của
Đảng bộ, của quân và dân các tỉnh, thành là nguồn tài liệu không thể thiếu
để nghiên cứu sinh tham khảo phục vụ việc xây dựng nội dung nghiên cứu;
phân tích, đánh giá, nhận xét một cách thấu đáo những thành tựu, hạn chế,
cũng như rút ra những kinh nghiệm có ý nghĩa lý luận, thực tiễn về công
tác xây dựng Đảng của các địa phương trên địa bàn Liên khu.
Các ban, ngành, đoàn thể một số tỉnh, thành trên địa bàn cũng đã
nghiên cứu, biên soạn lịch sử tổ chức và hoạt động của mình trong thời kỳ
kháng chiến chống thực dân Pháp. Tuy không đề cập trực tiếp đến công tác
14
xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu nhưng những kết quả đạt được cũng
như những khuyết điểm, hạn chế trong công tác của từng ban, ngành, đoàn
thể, ở chừng mực nhất định, có ý nghĩa cho việc nhìn nhận, đánh giá sự
lãnh đạo, chỉ đạo và công tác giáo dục tư tưởng, đào tạo cán bộ của Đảng
bộ Liên khu cũng như ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên của Liên
khu trong cuộc kháng chiến.
Mỗi công trình có một giá trị riêng, song, tựu chung, đó là nguồn tài
liệu tham khảo phong phú, góp phần giúp nghiên cứu sinh hoàn thành tốt
luận án của mình.
2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
Qua các công trình đã công bố, vấn đề xây dựng Đảng của Đảng bộ
Liên khu III từ năm 1948 đến năm 1954 đã được quan tâm nghiên cứu,
được đề cập ở nhiều mức độ và khía cạnh khác nhau.
- Hầu hết các công trình đã phác họa bối cảnh lịch sử, những thuận
lợi, khó khăn của Liên khu III cũng như phong trào kháng chiến của quân
và dân trên địa bàn từ năm 1945-1954; trình bày những nét cơ bản về vị trí
địa lý, những thay đổi địa giới hành chính, tổ chức, nhân sự của cơ quan
lãnh đạo Đảng ở Liên khu III và một số tỉnh, thành phố trên địa bàn; đề cập
khái quát quan điểm và chỉ đạo của Liên khu uỷ III và của một số tỉnh uỷ,
thành uỷ thuộc Liên khu, chủ yếu là chủ trương về kháng chiến, chiến tranh
du kích, xây dựng kinh tế kháng chiến; nêu lên một số chi bộ điển hình về
lãnh đạo, tổ chức nhân dân phát triển sản xuất, tiến hành chiến tranh du
kích và ủng hộ kháng chiến v.v
Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện,
hệ thống công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948
đến năm 1954. Trong hầu hết các công trình đã công bố, nội dung liên
15
quan đến đề tài của luận án chỉ được phản ánh một cách đơn lẻ, tản mạn,
mang tính minh họa trong diễn biến chung của cuộc kháng chiến. Các
công trình đó chú trọng trình bày về các hoạt động quân sự, diễn biến, kết
quả, ý nghĩa các chiến dịch, các trận chống càn, các hoạt động chiến tranh
du kích, tổng kết các vấn đề về kháng chiến, về chiến tranh du kích trên
địa bàn.
Công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III được thực hiện
trên cơ sở sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, quan điểm, sự lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể của Trung ương Đảng và
Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên
khu III hầu như chưa được đề cập đến.
Công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đến
năm 1954 được tiến hành trên nhiều mặt, trong đó tập trung vào 3 mặt
chính trị, tư tưởng và tổ chức. Các công trình trên chủ yếu phản ánh về lịch
sử kháng chiến, tập trung vào lĩnh vực quân sự, chiến tranh du kích, chiến
tranh nhân dân trên địa bàn dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Liên khu. Chỉ có
một số ít công trình điểm qua một vài nội dung trong công tác xây dựng
Đảng của Đảng bộ Liên khu nhưng còn hết sức chung chung và mờ nhạt.
- Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác xây dựng Đảng của
Đảng bộ Liên khu III cũng còn nhiều khuyết điểm, hạn chế. Một số công
trình đã đưa ra một vài khuyết điểm, hạn chế trong công tác xây dựng
Đảng của Đảng bộ Liên khu như: phát triển Đảng “ẩu”; củng cố không
theo kịp đà phát triển; thiếu cán bộ, bộ máy Đảng còn thiếu tính ổn định.
- Công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ tháng
2-1948 đến tháng 7-1954 để lại nhiều kinh nghiệm quý. Các công trình
đã xuất bản chưa đề cập đến những kinh nghiệm trong công tác xây
16
dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu có ý nghĩa cho công tác xây dựng
Đảng nói chung.
Xuất phát từ ý nghĩa của đề tài và tình hình nghiên cứu, có thể nói,
công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đến năm
1954 vẫn có thể xem là có khoảng trống, rất cần được nghiên cứu thấu đáo,
hệ thống, toàn diện và khoa học, góp phần bổ sung vào lịch sử Đảng, lịch
sử Đảng bộ Liên khu cũng như lịch sử đảng bộ các tỉnh, thành trên địa bàn
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
3. NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT
Qua nghiên cứu các công trình đã công bố cho thấy mảng đề tài
xây dựng Đảng trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp nói
chung và của Đảng bộ Liên khu III nói riêng đã được nhiều nhà khoa học
quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, do xuất phát từ đặc điểm là những cuốn
lịch sử chung; lịch sử các ban, ngành, đoàn thể và lịch sử đảng bộ các
địa phương nên công tác xây dựng Đảng được phản ánh ở đó còn mờ
nhạt. Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ
thống, khoa học, toàn diện về công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên
khu III từ năm 1948 đến năm 1954. Vì vậy, để nghiên cứu sâu sắc, hệ
thống toàn diện mảng đề tài này, luận án cần tập trung nghiên cứu, giải
quyết các vấn đề sau:
- Phân tích các yếu tố tác động đến công tác xây dựng Đảng của
Đảng bộ Liên khu III từ năm1948 đến năm 1954.
- Trình bày một cách có hệ thống những quan điểm, chủ trương
và sự chỉ đạo cụ thể của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh
đối với công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948
đến năm 1954.
17
- Tái hiện quá trình lãnh đạo, tổ chức thực hiện công tác xây dựng
Đảng của Đảng bộ Liên khu III trên ba mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức từ
năm 1948 năm 1954.
- Đánh giá một cách khách quan những thành tựu, hạn chế cũng như
nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế trong công tác xây dựng của
Đảng bộ Liên khu III.
- Đúc kết một số kinh nghiệm có ý nghĩa lý luận, thực tiễn từ lịch
sử công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đến
năm 1954.
18
Chương 1
XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG,
TỔ CHỨC, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU LÃNH ĐẠO KHÁNG CHIẾN
TRONG TÌNH H...n đồng chí Trường Chinh thôi giữ chức Tổng Bí
thư, Chủ tịch Đảng Hồ Chí Minh kiêm Tổng Bí thư).
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng quyết định Đảng ra
công khai hoạt động, lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam. Đại hội đánh dấu
35
bước trưởng thành quan trọng của Đảng. Cùng với nhiều quyết sách quan
trọng, Đại hội quyết định xây dựng Đảng theo quan điểm đảng của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động. Những chủ trương, đường lối, nhiệm vụ
chính trị mà Đại hội đề ra là kim chỉ nam cho công tác xây dựng Đảng của
Đảng bộ Liên khu III trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến.
Ngày 29-12-1951, Ban Bí thư ra Chỉ thị Về cuộc vận động chấn
chỉnh Đảng. Ban Bí thư yêu cầu cấp uỷ các cấp, trong đó có Liên khu uỷ
III tiến hành cuộc vận động chấn chỉnh Đảng nhằm nâng cao trình độ tư
tưởng, ý thức công tác cho cán bộ, đảng viên; chỉnh đốn chi bộ nông thôn,
nhằm hai công tác chính:
- Đối với cán bộ, tiến hành cuộc chỉnh huấn ngắn kỳ, làm cho cán bộ
nhận rõ tình hình, nhiệm vụ, nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần phấn
đấu trường kỳ gian khổ, quyết tâm khắc phục khó khăn; chấp hành nghiêm
chỉnh mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ, tích cực phê
bình, tự phê bình, đoàn kết thống nhất nội bộ; quan hệ mật thiết, quan tâm
đến quyền lợi thiết thực của nhân dân; sửa chữa các “căn bệnh” cố hữu
trong Đảng.
- Đối với đảng viên các chi bộ nông thôn, vừa chỉnh huấn ngắn kỳ,
vừa chỉnh đốn tổ chức nhằm giáo dục cho đảng viên nhận rõ và làm đúng
nhiệm vụ của người đảng viên như Điều lệ mới đã quy định. Chỉnh đốn tổ
chức là cải thiện thành phần tổ chức của chi bộ, chi uỷ; thực hiện biên chế,
sắp xếp lại bộ máy và lề lối làm việc của chi bộ, chia lại chi bộ đông đảng
viên theo Điều lệ mới.
Hai công tác trên có quan hệ mật thiết với nhau nhưng công tác chỉnh
huấn cán bộ là công tác chính đầu tiên [117, tr.627-628].
Tháng 1-1952, Ban Tổ chức Trung ương gửi công điện cho Liên khu
uỷ III chỉ đạo công tác chỉnh huấn trên địa bàn. Bức công điện nêu rõ mục
36
đích của chỉnh huấn, phương pháp học tập, kế hoạch chỉnh huấn và hướng
dẫn công tác chỉnh đốn chi bộ.
Về mục đích chỉnh huấn, công điện nêu rõ: làm cho cán bộ các cấp
huyện, tỉnh, khu nhận thức rõ tình hình, nhiệm vụ; nâng cao ý thức phấn
đấu trường kỳ, gian khổ, tinh thần trách nhiệm đối với Đảng và nhân dân.
Phương pháp học tập phải học tập tài liệu kết hợp với phê bình, tự
phê bình. Tổ chức lớp học ngắn ngày, theo trình tự khu, tỉnh, huyện.
Sau khi chỉnh huấn cán bộ xong, tiến hành chỉnh đốn chi bộ nông
thôn, tập trung chỉnh đốn về tư tưởng và tổ chức. Chú trọng giáo dục cho
đảng viên nắm rõ và thực hiện đúng nhiệm vụ được giao; cải thiện thành
phần tổ chức của chi bộ; sắp xếp lại bộ máy, cải tiến lề lối làm việc; thực
hiện biên chế xã.
Bức công điện nêu rõ các bước chỉnh đốn và nhấn mạnh chỉnh đốn chi
bộ là một công tác phức tạp, do đó phải đào tạo cán bộ làm công tác này
nhằm đảm bảo lập trường, tác phong đúng đắn. Đồng thời, tùy hoàn cảnh
từng địa phương và khả năng của từng chi bộ mà thực hiện các bước cho
thích hợp. Ở vùng tạm bị địch chiếm và một số chi bộ vùng du kích, không
tổ chức học tập, kiểm thảo được thì có thể chỉ chấn chỉnh về tổ chức. Vùng
tự do cũng không nhất thiết phải chia lại chi bộ.
1.2. CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG CỦA ĐẢNG BỘ LIÊN KHU III TỪ
THÁNG 2-1948 ĐẾN THÁNG 5-1952
1.2.1. Đảng bộ Liên khu III xác định nhiệm vụ chính trị, cùng cả
nước đánh bại âm mưu bình định của thực dân Pháp
Ngay sau khi thành lập (tháng 2-1948), quán triệt chủ trương của
Trung ương Đảng, Đảng bộ Liên khu III đã triệu tập Hội nghị đại biểu
Liên khu, ra bản Đề cương “Chính sách và chủ trương trong Liên khu năm
37
1948”. Bản Đề cương, sau đó, được Hội nghị cán bộ Liên khu lần thứ nhất
(từ ngày 3 đến ngày 7-4-1948) thông qua. Bản Đề cương nêu rõ phương
hướng, nhiệm vụ, phương châm công tác của Liên khu trong năm 1948 với
tinh thần cơ bản là tự lập, tự túc, thực hiện chiến tranh nhân dân trên các
mặt quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, với phương châm “vừa
kháng chiến, vừa kiến quốc”.
Đối với vùng địch hậu, nhiệm vụ trọng tâm là tiến hành chiến tranh
du kích phá tề, trừ gian, nắm hội tề, lôi kéo thân binh, phá những nơi địch
chiếm đóng; kết hợp hoạt động quân sự với đấu tranh chính trị, “làm cho
Pháp thất bại trong việc dùng người Việt trị người Việt”; “tổ chức chính
quyền bí mật trong vùng địch kiểm soát”, “phát triển Hội trong vùng địch”
“phá hoại kinh tế địch” [8].
Đối với vùng tự do, nhiệm vụ trọng tâm là phát triển sản xuất, cải
tạo, kiến thiết nông thôn; xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang; thực
hiện tự do dân chủ, cải thiện đời sống nhân dân Đồng thời, tích cực rèn
luyện, phát triển du kích, chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu chống lại những
cuộc tấn công đánh vào vùng tự do của địch.
Công tác xây dựng Đảng tập trung phát triển đảng viên, đào tạo cán
bộ, củng cố Đảng, gây dựng cơ sở, đặc biệt trong vùng địch kiểm soát.
Nhiệm vụ chính trị mà bản Đề cương nêu ra là những định hướng cơ
bản để Đảng bộ Liên khu triển khai trong từng giai đoạn cụ thể của cuộc
kháng chiến.
Đến giữa năm 1948, cuộc kháng chiến có những chuyển biến quan
trọng. Chiến tranh du kích ngày càng phát triển mạnh mẽ, bước đầu làm
thất bại kế hoạch bình định của địch. Nhằm đẩy mạnh sự nghiệp kháng
chiến trên địa bàn, từ ngày 18 đến ngày 26-7-1948, Liên khu ủy triệu tập
38
Hội nghị đại biểu Liên khu lần thứ nhất, đề ra nhiệm vụ kháng chiến, kiến
quốc trên các mặt:
Về chính trị, tăng cường khối đoàn kết toàn dân; củng cố chính
quyền và các đoàn thể, nhất là cấp xã; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục
nhân dân tinh thần cảnh giác, đề phòng sự phá hoại của địch; củng cố mối
quan hệ Đảng - dân nhằm bảo vệ Đảng và phát huy cao độ sức mạnh của
các tầng lớp nhân dân đối với cuộc kháng chiến.
Về quân sự, đẩy mạnh các hoạt động quân sự, chú trọng xây dựng
làng kháng chiến, phát triển phong trào du kích chiến tranh tiêu diệt, tiêu
hao sinh lực địch; quấy rối, làm suy yếu tinh thần địch.
Về kinh tế, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp; phát triển công nghiệp,
nội thương, triệt để bao vây kinh tế địch.
Về văn hóa, tập trung chống nạn mù chữ thông qua việc chấn chỉnh
ngành tiểu học; gây phong trào đời sống mới trong nhân dân.
Hội nghị chủ trương đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, chú ý phát
triển vào vùng Công giáo, vùng dân tộc thiểu số, vùng địch kiểm soát, nhất
là các thành phố, thị xã.
Hội nghị bầu Ban Chấp hành Liên khu mới gồm 15 đồng chí, trong
đó có 3 đồng chí là Ủy viên dự khuyết [6].
Từ ngày 16 đến 24-7-1949, Hội nghị đại biểu Liên khu lần thứ hai
xác định nhiệm vụ của Liên khu trong Thu - Đông năm 1949, trong đó chú
trọng công tác vùng sau lưng địch với các nhiệm vụ: Đẩy mạnh các hoạt
động quân sự, hướng vào liên tiếp mở chiến dịch để phối hợp với chiến
trường Đông Bắc, Tây Bắc, giữ vững thế chủ động trên các mặt trận, giành
thắng lợi căn bản, đẩy mạnh chuẩn bị cho tổng phản công. Vùng địch tạm
chiếm tập trung triệt để bao vây, phá kinh tế địch; gây cơ sở, phát triển
phong trào chiến tranh du kích và đấu tranh chính trị.
39
Công tác xây dựng Đảng hướng trọng tâm vào nâng cao trình độ
chính trị, lý luận cho cán bộ, đảng viên; kiện toàn tổ chức, giữ vững kỷ
luật; đề cao phê bình và tự phê bình, trau dồi đạo đức cách mạng, sửa đổi
lề lối làm việc; đẩy mạnh đào tạo cán bộ dự trữ chuẩn bị cho tổng phản
công. Chú trọng công tác xây dựng Đảng trong vùng địch tạm chiếm,
hướng vào giữ vững, phát triển cơ sở Đảng, huấn luyện và giáo dục đảng
viên [12].
Hội nghị Cán bộ Liên khu uỷ III (từ ngày 21 đến ngày 30-3-1950)
ra Nghị quyết về nhiệm vụ của Liên khu năm 1950, xác định nhiệm vụ bao
trùm là phá kế hoạch chiếm đóng đồng bằng của địch, giành và giữ cho
được kho nhân lực, vật lực của Liên khu; hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bị
chuyển mạnh sang tổng phản công. Nhiệm vụ trước mắt là xây dựng chủ
lực, phát triển chiến tranh nhân dân lên trình độ cao; tổng động viên nhân
tài, vật lực để chuẩn bị chiến trường; phá âm mưu chia rẽ lương, giáo, tăng
cường khối đại đoàn kết; cải thiện dân sinh, chú trọng thi hành chính sách
ruộng đất; giữ vững và phát triển cơ sở, rèn luyện cán bộ, giáo dục đảng
viên. Nhiệm vụ trọng tâm là chỉ đạo cuộc đấu tranh ở mặt trận sau lưng
địch; quyết định hướng hoạt động chính của Liên khu là địa bàn Tả ngạn,
trọng tâm là đường số 5 và cửa bể Hải Phòng [26].
Chiến tranh ngày càng khốc liệt, liên lạc giữa Liên khu ủy với các
tỉnh Tả ngạn sông Hồng hết sức khó khăn. Tháng 8-1950, theo chủ trương
của Trung ương, Hội nghị bất thường Liên khu ủy III quyết định thành lập
Phân khu ủy Tả ngạn, do đồng chí Lê Thanh Nghị, Phó Bí thư Liên khu ủy
III trực tiếp phụ trách. Phân khu ủy Tả ngạn có nhiệm vụ thay mặt Liên khu
ủy “giải quyết những vấn đề cần thiết chung cho các tỉnh Tả ngạn, trực tiếp
liên lạc với Trung ương và nhận mọi sự giúp đỡ của Trung ương” [27].
40
Cuối năm 1950, với chiến thắng Biên Giới Thu-Đông, quân và dân
ta đã giành được thế chủ động chiến lược; cả nước tích cực đẩy mạnh
chuẩn bị mọi mặt để chuyến sang giai đoạn tổng phản công. Đại hội đại
biểu lần thứ hai của Đảng (2-1951) xác định: “Nhiệm vụ kháng chiến của
dân tộc từ đây đến thắng lợi cuối cùng là hoàn thành việc chuẩn bị tổng
phản công và tổng phản công thắng lợi” [117, tr.112]. Muốn vậy, phải đẩy
mạnh cuộc chiến tranh nhân dân, đẩy mạnh đấu tranh trong vùng tạm bị
địch chiếm để phối hợp với cuộc kháng chiến chung của toàn quốc; “đề
cao công tác vùng địch ngang với công tác vùng tự do” [117, tr.144], thực
hiện tốt phương châm công tác vùng địch, đấu tranh chống những tư tưởng
sai lầm, những nhận thức chưa đúng trong cán bộ, đảng viên và trong một
số cấp ủy về quan điểm lãnh đạo chiến tranh nhân dân, về phương châm
của chiến tranh nhân dân và tư tưởng chủ quan, khinh địch, bi quan, sợ
Mỹ, ỷ lại, đoản kỳ kháng chiến.
Thực hiện chủ trương của Đại hội đại biểu lần thứ hai của Đảng,
ngày 20-3-1951, Hội nghị cán bộ Liên khu III lần thứ ba ra Nghị quyết xác
định 10 nhiệm vụ của Liên khu, trong đó tiếp tục nhấn mạnh nhiệm vụ xây
dựng, kiện toàn các lực lượng vũ trang; đẩy mạnh chiến tranh du kích kết
hợp với đấu tranh kinh tế, chính trị trong vùng địch chiếm đóng; tích cực
mở khu du kích trong lòng địch; phá ngụy quân, ngụy quyền; chuẩn bị liên
tục tác chiến, thường xuyên chuẩn bị chiến trường; củng cố, phát triển cơ
sở ở thành phố, thị xã, vùng Công giáo, đường 5, ven sông Hồng. Hội nghị
chủ trương tăng cường Đảng lãnh đạo quân sự; chuẩn bị cho Đảng bộ ra
công khai [31].
Tháng 4-1951, trước những sai lầm trong chủ trương đấu tranh của
Thành uỷ Hải Phòng, Thường vụ Liên khu ủy tổ chức cuộc họp với đại
biểu Thành ủy Hải Phòng, ra Nghị quyết chuyển hướng chỉ đạo công tác ở
41
Hải Phòng cho phù hợp với tình hình hiện tại. Nhiệm vụ chính của Hải
Phòng thời gian trước mắt được xác định là: tranh thủ nhân dân; gây cơ sở
trong các ngành quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa của địch; tích cực đào
tạo cán bộ hợp với công tác vùng bị chiếm đóng; thực hiện phương châm
“nuôi dưỡng và phát triển lực lượng” [181, tr.4].
Từ sau tháng 9-1951, thực hiện chủ trương Hội nghị Ban Chấp hành
Trung ương Đảng lần hai, căn cứ vào tình hình cụ thể trên địa bàn, Liên
khu ủy quyết định chỉ đạo kháng chiến theo hai phương thức ở hai vùng
(vùng tạm bị chiếm và vùng du kích).
Tháng 10-1951, Đảng bộ Liên khu III ra công khai. Đại diện Đảng
bộ ra mắt nhân dân gồm đồng chí Lê Thanh Nghị, Bí thư Liên khu ủy,
kiêm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến - Hành chính Liên khu; đồng chí Văn
Tiến Dũng, Đại đoàn trưởng Đại đoàn 320; đồng chí Vũ Thơ, Khu ủy
viên, phụ trách nông dân và đồng chí Dần. Trong buổi ra mắt, Đảng bộ
Liên khu đã trình bày trước nhân dân về tình hình, nhiệm vụ của địa
phương; những chủ trương của Đảng bộ đối với việc lãnh đạo kháng
chiến, kiến quốc. Đảng bộ Liên khu ra công khai đã gây được ảnh hưởng
mạnh mẽ trong nhân dân. Vai trò, uy tín của Đảng bộ Liên khu được củng
cố, đề cao, tạo điều kiện thuận lợi cho Đảng bộ Liên khu lãnh đạo quân và
dân trên địa bàn kháng chiến.
Hội nghị Liên khu ủy III, lần hai từ ngày 31-10 đến ngày 3-11-1951,
nhận định:
Trong thời gian tới, trên chiến trường Liên khu III địch sẽ đẩy
mạnh chiến tranh mọi mặt lên cao độ. Ta sẽ gặp nhiều khó khăn,
khu du kích có thể co hẹp lại. Nhân dân, cán bộ sẽ hoang mang. Cơ
sở Đảng có thể bị hao mòn, đảo lộn. Tư tưởng cầu an, thỏa hiệp có
thể nảy nở trong một số cán bộ, đảng viên và quần chúng [33, tr.5].
42
Từ nhận định trên, Hội nghị chủ trương: tranh thủ nhân dân, củng cố
cơ sở quần chúng trong vùng địch hậu; xây dựng lực lượng; củng cố khu
du kích, căn cứ du kích; chú trọng xây dựng du kích xã, du kích thôn, xóm
trong khu du kích và căn cứ du kích; đẩy mạnh hơn nữa chiến tranh du
kích, vận động ngụy quân, đấu tranh kinh tế với địch. Hội nghị nhấn mạnh
nhiệm vụ quan trọng lúc này là tích cực tuyên truyền, giáo dục cán bộ,
đảng viên, quần chúng về tình hình, nhiệm vụ.
Về nhiệm vụ xây dựng Đảng, Hội nghị yêu cầu phải củng cố cơ sở
Đảng; giáo dục cán bộ, đảng viên; lấy công tác chiến đấu, sản xuất, thuế
nông nghiệp để chỉnh đốn tư tưởng. Thực hiện kết nạp đảng viên, đặc
biệt ở những nơi chưa có cơ sở Đảng hoặc có nhưng còn yếu; xây dựng
tác phong làm việc, đẩy mạnh phê bình và tự phê bình; chú trọng công
tác bảo vệ cán bộ vùng địch chiếm đóng; chỉnh huấn cán bộ căn cứ khu.
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng vai trò lãnh đạo và chính
sách của Đảng.
Trong các nhiệm vụ trên, nhiệm vụ tranh thủ nhân dân, củng cố phát triển
cơ sở là nhiệm vụ chính nhằm giải quyết tốt các công tác khác [33, tr.19].
Đáp ứng yêu cầu lãnh đạo kháng chiến ở các tỉnh Tả ngạn sông
Hồng trong tình hình chiến tranh ngày càng khốc liệt, ngày 7-11-1951,
Liên khu ủy ra quyết định thành lập Ban Cán sự Tả ngạn gồm: đồng chí
Đỗ Mười, Ủy viên Thường vụ Liên khu ủy là Bí thư và các đồng chí
Hoàng Bá Sơn, Đặng Tính, Nguyễn Khai, Nguyễn Năng Hách, Trần Trọng
Hà (Lê Xuân Thinh) và Lê Tự là ủy viên.
Như vậy, đến tháng 11-1951, sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc của
Liên khu III do Liên khu ủy III lãnh đạo các tỉnh Hữu ngạn; Ban Cán sự
Tả ngạn, thay mặt Liên khu ủy III lãnh đạo các tỉnh Tả ngạn.
43
Sau chiến dịch Hòa Bình Đông - Xuân 1951-1952, thực dân Pháp
tập trung lực lượng mở những cuộc càn quét lớn hòng chiếm lại những vị
trí đã mất ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ, giành lại quyền chủ động chiến
lược. Trước tình hình đó, Đảng bộ Liên khu xác định nhiệm vụ của địa
phương năm 1952 là đẩy mạnh chiến tranh du kích, chống chính sách bắt
lính mở rộng quân đội và chính sách vơ vét, bóc lột kinh tế của địch; bồi
dưỡng lực lượng kháng chiến. Các công tác chính là: sản xuất, tiết kiệm;
đẩy mạnh công tác vùng sau lưng địch; chỉnh quân, chỉnh Đảng.
Tháng 2-1952, Liên khu ủy tổ chức Hội nghị chuyên đề xây dựng,
củng cố khu du kích, căn cứ du kích ở vùng sau lưng địch. Hội nghị chủ
trương kiện toàn cấp ủy các cấp, chính quyền ở các huyện, xã mới được
giải phóng, phát triển dân quân du kích; xác định nhiệm vụ chính của Liên
khu là tranh thủ nhân dân, trong đó, vận động đồng bào có đạo, chống
chính sách chia rẽ lương - giáo của địch là vấn đề trọng yếu.
Với việc xác định rõ nhiệm vụ chính trị, từ năm 1948 đến tháng 4-
1952, Đảng bộ Liên khu đã lãnh đạo quân và dân trên địa bàn thực hiện có
hiệu quả những mục tiêu và nhiệm vụ chính trị đề ra.
Trên mặt trận kinh tế, Liên khu ủy đã lãnh đạo nhân dân các vùng tự
do, vùng căn cứ du kích, khu du kích thi đua sản xuất. Tổng sản lượng lúa
năm 1949 đạt 221.050 tấn, các hoa màu khác bội thu, cây công nghiệp
cũng tăng nhiều về diện tích và năng suất. Năm 1948, vùng tự do, du kích
tỉnh Thái Bình cung cấp 5.816 tấn thóc cho Trung ương và các tỉnh bạn.
Các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên cũng cung cấp hàng nghìn tấn [131,
tr.159]. Cuối năm 1950, Liên khu thu được trên 17.465 tấn, 68.244.916
đồng Việt Nam và 80.000 đồng Đông Dương; giảm tô được 75%; giảm tức
thực hiện theo đúng thể lệ của chính quyền; tạm cấp 1.071 mẫu đất cho
44
844 gia đình gồm 2.331 nhân khẩu [116, tr.689-690]. Uy tín của chính
quyền kháng chiến trong vùng địch kiểm soát tăng lên, nhân dân tin tưởng
vào Đảng, Chính phủ. Nhờ sản xuất và thu thuế đạt kết quả, Liên khu đáp
ứng cơ bản nhu cầu về lương thực cho nhân dân, cung cấp cho bộ đội và
dân quân, du kích kháng chiến.
Cùng với sản xuất, công tác đấu tranh kinh tế với địch của quân và
dân Liên khu cũng mang lại nhiều kết quả quan trọng, góp phần làm suy
yếu kinh tế địch. Riêng năm 1951, quân dân Liên khu đã làm địch thiệt hại
ước chừng 2 triệu đồng Đông Dương [185].
Trên mặt trận quân sự, lực lượng vũ trang được chú trọng xây dựng.
Năm 1950, mỗi tỉnh xây dựng được một tiểu đoàn, mỗi huyện được một
đại đội, mỗi xã một trung đội. Chiến tranh du kích phát triển mạnh, cùng
với bộ đội chủ lực đập tan nhiều cuộc tấn công, càn quét của địch; phá
từng mảng lớn ngụy quân, ngụy quyền và hàng nghìn đồn bốt, tháp canh,
góp phần làm phá sản những kế hoạch chiến tranh lớn của địch, mở rộng
vùng giải phóng. Riêng trong chiến dịch Hòa Bình, quân dân Liên khu đã
tiêu diệt 15.000 tên địch; bức hàng, bức rút hơn 1.000 đồn bốt, tháp canh;
giải phóng 2 triệu dân [111, tr.312]. Đến tháng 4-1952, nhiều vùng giải
phóng được mở rộng Các căn cứ du kích của Liên khu đã tạo thành thế
liên hoàn từ các tỉnh Kiến An, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh
Bình, Hà Nam, Hà Đông, Hưng Yên nối với Bắc Ninh, Bắc Giang. Cố
gắng bình định đồng bằng Bắc Bộ của địch trong năm 1951 bị phá vỡ.
Những hoạt động quân sự của quân và dân Liên khu từ năm 1948 đến
tháng 4-1952 góp phần bước đầu làm thất bại âm mưu bình định đồng
bằng Bắc Bộ và chính sách “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”, “dùng
người Việt đánh người Việt” của thực dân Pháp, đưa cuộc kháng chiến
chuyển sang thế sẵn sàng phản công và tiến công.
45
1.2.2. Đảng bộ Liên khu III đẩy mạnh giáo dục tư tưởng
Để nâng cao sức chiến đấu, lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị,
từ tháng 2-1948 đến tháng 5-1952, Đảng bộ Liên khu tổ chức nhiều lớp bồi
dưỡng, giáo dục lập trường giai cấp; quan điểm, đường lối kháng chiến;
tình hình và chủ trương của Trung ương Đảng, chủ trương của Liên khu ủy
cho cán bộ, đảng viên. Tài liệu học tập cơ bản là: tác phẩm “Kháng chiến
nhất định thắng lợi” của Tổng bí thư Trường Chinh viết năm 1947, “Thư
gửi các đồng chí Bắc Bộ” (tháng 3-1947), “Sửa đổi lối làm việc” (tháng
10-1947) của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các chỉ thị, nghị quyết của Trung
ương Đảng, của Liên khu ủy III. Năm 1948, Liên khu ủy còn chỉ đạo các
địa phương thực hiện chủ trương “sáu tháng thi đua học tập”, “ba tháng
đấu tranh nội bộ”. Năm 1949, toàn Đảng bộ thực hiện kế hoạch: 2 tháng
“kiểm điểm hàng ngũ, giáo dục đảng viên” với các nhiệm vụ cụ thể như tổ
chức kiểm thảo công tác phát triển Đảng năm 1948; mở lớp rèn luyện, giáo
dục tư cách đạo đức, nhiệm vụ người đảng viên, học tập Điều lệ Đảng; tổ
chức những cuộc phê bình, tự phê bình. Phong trào học tập, rèn luyện, bồi
dưỡng tư tưởng cán bộ, đảng viên diễn ra sôi động ở vùng tự do. Trong
vùng tạm bị địch chiếm, mặc dù hoàn cảnh khó khăn nhưng các cấp bộ
Đảng vẫn tìm cách khắc phục, bí mật tổ chức bồi dưỡng, giáo dục tư tưởng
cho cán bộ, đảng viên. Chỉ tính riêng 5 tháng đầu năm 1948, toàn Liên khu
mở được 674 lớp cho 19.653 đảng viên mới; 105 lớp cho 2.785 chi ủy viên
và 32 lớp cho 1.067 huyện ủy viên [6]. Trong 6 tháng đầu năm 1949, trên 8
vạn đảng viên cũ và mới từ chi ủy viên đến tỉnh ủy viên của Liên khu được
tham gia các lớp bồi dưỡng [21, tr.4].
Qua các đợt học tập, phê bình, kiểm điểm, cán bộ, đảng viên nâng
cao nhận thức về Đảng, củng cố vững chắc lập trường giai cấp, quán triệt
sâu sắc quan điểm kháng chiến trường kỳ, tự lực cánh sinh; tin tưởng vào
46
sự nghiệp kháng chiến; nêu cao tinh thần trách nhiệm của người cán bộ,
đảng viên.
Ngoài việc mở lớp học tập, bồi dưỡng, giáo dục, Liên khu ủy còn chỉ
đạo các cấp bộ Đảng thường xuyên tổ chức nghiên cứu, đọc sách báo Đảng.
Ngày 2-12-1950, trong Chỉ thị Về việc học nội san và báo Đảng, Liên khu
uỷ yêu cầu các cấp uỷ Đảng, cán bộ, đảng viên phải nhận thức đúng về vai
trò, giá trị của nội san và báo Đảng; phải hiểu rõ đó là cơ quan để phổ biến
đường lối, chính sách của Đảng; là phương tiện để phổ biến kịp thời những
kinh nghiệm, uốn nắn những sai lệch trong lãnh đạo công tác và trong tư
tưởng của Đảng, có tác dụng tuyên truyền, giáo dục và tổ chức đấu tranh
rất lớn. Do đó, các cấp uỷ Đảng, cán bộ, đảng viên phải coi nội san và báo
Đảng như “cẩm nang hướng dẫn hành động và là tài liệu học tập chính
trong Đảng”; cần gắn chặt việc đọc, học tập nội san và báo Đảng với các
công tác khác, với việc học tập chương trình của Trung ương. Chỉ thị chỉ rõ
đối tượng, cách tổ chức học tập, trong đó, cán bộ từ Thường vụ Huyện ủy
trở lên phải học tập, tổ chức sinh hoạt nội bộ tài liệu Tạp chí Cộng sản, học
san; tất cả các cán bộ huyện, chi ủy viên đọc báo Sự thật; các đồng chí cán
bộ, đảng viên nói chung phải học tập Nội san Tinh thần mới. Báo công khai
(báo Sự thật) phải đem đọc và giải thích cho quần chúng. Nội san thì lấy
những điểm cần thiết đem thảo luận với đồng chí hoặc giải thích cho quần
chúng như bài Chống âm mưu của Mỹ trong Tinh thần mới”.
Bên cạnh những nhiệm vụ thường xuyên, Đảng bộ Liên khu luôn
bám sát tình hình cuộc kháng chiến, tình hình tư tưởng cán bộ, đảng viên
trong từng thời điểm để kịp thời uốn nắn, động viên. Thời gian từ Thu -
Đông năm 1949 đến nửa đầu năm 1950, trước tổn thất nặng nề của Đảng
bộ, cán bộ, đảng viên ở nhiều nơi hoang mang, cầu an, sợ gian khổ, hy
47
sinh, trốn tránh nhiệm vụ; Liên khu uỷ đã chỉ đạo cấp uỷ các địa phương
đẩy mạnh công tác chấn chỉnh tư tưởng, đội ngũ.
Hội nghị cán bộ Liên khu ủy III tháng 3-1950 chủ trương: bám sát
dân, nắm chắc quần chúng, tiến sâu vào vùng địch hậu; coi “bám dân, bám
đất” là tư tưởng chỉ đạo, là nguyên tắc hành động của Đảng trong vùng
địch tạm chiếm. Liên khu ủy yêu cầu cấp ủy các cấp phải đẩy mạnh giáo
dục cán bộ, đảng viên, nâng cao nhận thức tình hình, nhiệm vụ; chỉnh đốn
tư tưởng, nêu cao ý thức, trách nhiệm đối với cuộc kháng chiến; quán triệt
sâu rộng quan điểm kháng chiến của Đảng; chống tư tưởng cầu an, dao
động, sợ khó, sợ khổ, sợ hy sinh [26].
Thực hiện chủ trương của Liên khu ủy, các tỉnh đã tiến hành các hội
nghị cán bộ hoặc hội nghị tỉnh ủy để kiểm điểm công tác, phê phán những
tư tưởng sai lầm của cán bộ, đảng viên; vạch rõ nguyên nhân dẫn đến mất
cơ sở, mất đất, mất dân, phong trào bị đánh phá và đề ra các biện pháp
khắc phục.
Tháng 4-1950, Hội nghị cán bộ tỉnh Hưng Yên họp ở Quyển Sơn (Hà
Nam) nhận định “tư tưởng cầu an đang như màn đen bao trùm, đè nặng lên
Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên”. Từ nhận định đó, Hội nghị quyết định mở
cuộc vận động 2 tháng “đả phá tư tưởng cầu an” (từ tháng 4 đến tháng 6-
1950), tập hợp những cán bộ, đảng viên “nằm im” để chấn chỉnh tư tưởng,
giao nhiệm vụ, hướng trọng tâm công tác về vùng địch chiếm đóng với
phương châm “bám đất, bám dân” kháng chiến [78, tr.257].
Cùng thời gian này, Hội nghị Tỉnh ủy Thái Bình cũng chỉ ra những
điểm cần khắc phục trong tư tưởng của cán bộ, đảng viên và quyết định
chuyển hướng hoạt động với khẩu hiệu “tất cả cho cơ sở”.
Hội nghị Tỉnh ủy Hải Dương mở rộng ngày 1-5-1950 ở đèo Voi
(Quảng Yên) phê phán tư tưởng cầu an, ngại gian khổ, nóng vội. Hội nghị
48
cũng chỉ rõ nguyên nhân của sự tổn thất, nguyên nhân nảy sinh tư tưởng
sai lầm trong cán bộ, đảng viên (do đánh giá âm mưu địch chưa đúng, dẫn
đến chủ quan, ảo tưởng, thiếu kế hoạch đối phó; chưa thấm nhuần quan
điểm “kháng chiến trường kỳ”, hiểu chưa đầy đủ hoặc không đúng tinh
thần “tích cực chuẩn bị tổng phản công”) và đưa ra các biện pháp khắc
phục. Hội nghị chủ trương đẩy mạnh công tác giáo dục tư tưởng, tiếp tục
quán triệt quan điểm kháng chiến của Đảng, quyết tâm đưa cán bộ, đảng
viên trở về gây dựng cơ sở, xây dựng lực lượng, lãnh đạo nhân dân kháng
chiến [111, tr.395].
Tháng 5-1950, Hội nghị cán bộ tỉnh Nam Định nghiêm khắc phê
phán tư tưởng hữu khuynh: sợ địch, không dám trở về vùng địch, không
dám phá tề, ra trình diện. Hội nghị yêu cầu tăng cường giáo dục nâng cao ý
thức Đảng, ý thức giai cấp, quan điểm quần chúng; đẩy mạnh đấu tranh tư
tưởng, đề cao chế độ tập trung dân chủ đi đôi với thực hiện nghiêm kỷ luật
Đảng; chú trọng động viên lòng quả cảm, quyết tâm kháng chiến cho cán
bộ, đảng viên.
Cũng trong tháng 5, tại đèo Voi (Quảng Yên), Hội nghị cán bộ tỉnh
Kiến An chỉ ra những sai lầm trong nhận thức, tư tưởng của cán bộ, đảng
viên; nhấn mạnh sự cần thiết phải trở về địa phương, lãnh đạo nhân dân
chống càn quét; khôi phục và củng cố cơ sở.
Tiếp đó, tháng 8-1950, Hội nghị Tỉnh ủy Hải Dương mở rộng họp ở
Dồi Son (Thanh Hà) phê phán tư tưởng “đoản kỳ kháng chiến”, tư tưởng
cầu an, ngại khổ, không tin vào dân; ngại “bám” địa bàn.
Sau chiến thắng Biên Giới Thu - Đông năm 1950, cũng như các địa
phương trong cả nước, ở Liên khu III, một số cán bộ, đảng viên có biểu
hiện lệch lạc trong tư tưởng, nhận thức về tình hình, nhiệm vụ. Đảng bộ
Liên khu yêu cầu cấp uỷ các địa phương phải tổ chức học tập, nghiên cứu
49
hai bài báo của Tổng Bí thư Trường Chinh đăng trên Tạp chí Cộng sản: số
1, tháng 7-1950 với tiêu đề Hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bị, chuyển mạnh
sang tổng phản công; số 2, tháng 8-1950 với tiêu đề Chúng ta đã làm gì và
còn phải làm gì để chuyển sang giai đoạn mới (Hai bài báo này, theo
Thông tri số 317-TT/TƯ ngày 24-8-1950 được coi là những chỉ thị của
Trung ương Đảng) [116, tr.648-674].
Qua nghiên cứu, học tập, cán bộ, đảng viên của Đảng bộ Liên khu
nhận thức sâu sắc hơn về quan điểm, đường lối kháng chiến, tình hình,
nhiệm vụ; nêu cao ý thức hoàn thành nhiệm vụ. Tư tưởng bi quan, “lạc
quan tếu”, chủ quan, khinh địch, ỷ lại, nóng vội, “đoản kỳ” kháng chiến
được khắc phục.
Trong thời gian địch đẩy mạnh “chiến tranh tổng lực” lên mức độ
cao, các cấp bộ Đảng tập trung động viên cán bộ, đảng viên nâng cao tinh
thần chịu đựng gian khổ, không sợ hy sinh; quán triệt tư tưởng trường kỳ
kháng chiến. Hội nghị cán bộ Thành ủy Hải Phòng tháng 5-1951 phê phán
tư tưởng nóng vội, “lạc quan tếu”, hoạt động “tả” khuynh, phô trương lực
lượng của các cấp ủy địa phương và cán bộ, đảng viên; chỉ rõ đó là nguyên
nhân dẫn đến tổn thất nặng của Đảng bộ thành phố trong năm 1950, đầu
năm 1951. Hội nghị đề ra các biện pháp khắc phục, nhấn mạnh nhiệm vụ
giáo dục tư tưởng, ý thức cho cán bộ, đảng viên.
Hội nghị cán bộ lần thứ ba của Đảng bộ Kiến An, tháng 7-1951, chủ
trương tăng cường giáo dục tinh thần kháng chiến trường kỳ, tự lực cánh
sinh; tích cực, chủ động, quyết tâm kháng chiến và tin tưởng tuyệt đối vào
sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Năm 1951, các địa phương tiến hành công tác kiểm tra Đảng, giáo
dục, uốn nắn tư tưởng, làm cho cán bộ, đảng viên gương mẫu trong mọi
50
hoạt động; nắm vững đường lối kháng chiến; hiểu đúng quan điểm “tích
cực cầm cự, chuẩn bị để chuyển mạnh sang tổng phản công”.
Ngày 19-2-1952, Liên khu ủy ra Chỉ thị Về thực hiện Nghị quyết
chỉnh Đảng của Trung ương, quyết định phát động cuộc chỉnh huấn cán bộ
cấp Liên khu vào tháng 3-1952, chỉnh huấn cán bộ cấp tỉnh từ tháng 4-
1952 và việc chỉnh huấn cán bộ sẽ tiến hành hết năm 1952. Sau khi chỉnh
huấn cán bộ sẽ tiến hành chỉnh đốn chi bộ nông thôn.
Đầu năm 1952, Liên khu khai mạc lớp chỉnh huấn cán bộ khóa 1.
Trong buổi khai mạc, đồng chí Lê Thanh Nghị - Bí thư Liên khu ủy lưu ý
cán bộ, đảng viên “cần nhận rõ và tự xác định một thái độ tích cực, tự
nguyện, thái độ học tập đúng. Thái độ học tập chỉnh Đảng phải nghiêm
chỉnh, triệt để, thành khẩn, thẳng thắn, thực sự cầu thị, tích cực phê bình và
tự phê bình theo tinh thần xây dựng”. Đồng chí nhấn mạnh: phải tích cực,
tự giác chỉnh huấn bởi vì “mọi khuyết điểm của chúng ta đều ảnh hưởng
đến cuộc đấu tranh của nhân dân chống địch. Mọi sai lầm của chúng ta đều
thiệt hại đến tính mạng và tài sản của nhân dân”, đều “hại đến Đảng, đến
bản thân mỗi đồng chí” [35, tr.1].
Sau lớp chỉnh huấn cán bộ khóa 1 của Liên khu, cán bộ nâng cao
nhận thức, củng cố tư tưởng, lập trường, quan điểm giai cấp, quan điểm
quần chúng; nhận thức sâu sắc quan điểm, đường lối kháng chiến của
Đảng; hiểu rõ tình hình, nhiệm vụ cách mạng; phân biệt rõ bạn, thù, từ
đó, xác định rõ ý thức, trách nhiệm đối với cuộc kháng chiến.
Trong các đơn vị bộ đội đóng trên địa bàn Liên khu, công tác lãnh
đạo tư tưởng cũng được đặc biệt chú ý. Sau Đại hội đại biểu lần thứ hai của
Đảng, các chi bộ trong lực lượng vũ trang đã mở các lớp học tập Điều lệ
Đảng, 6 tiêu chuẩn của đảng viên; Tuyên ngôn, Chính cương của Đảng Lao
động Việt Nam, chính sách của Đảng. Các buổi sinh hoạt phê bình, tự phê
51
bình được tổ chức thường xuyên, đặc biệt trong các chi bộ của bộ đội chủ
lực. Nhờ đó, cán bộ, đảng viên nâng cao lập trường giai cấp, xác định rõ tư
tưởng và hành động; nhận thức rõ vai trò lãnh đạo của Đảng, nhiệm vụ của
người đảng viên, thấm nhuần sâu sắc chủ trương, chính sách của Đảng và
Chính phủ. Trong công tác, cán bộ, đảng viên tích cực, gương mẫu, có ý
thức tuyên truyền, thuyết phục, lãnh đạo chiến sĩ thực hiện tốt nhiệm vụ;
góp ý kiến xây dựng chi bộ. Tình trạng đảng viên không biết nhiệm vụ và
những quan niệm sai lầm cho rằng “đảng viên chỉ là để xung phong, gương
mẫu” trong chiến đấu, không có trách nhiệm xây dựng chi bộ được khắc
phục. Sinh hoạt chi ủy, chi bộ thực hiện nề nếp, hiệu quả hơn. Tinh thần
đoàn kết nội bộ được củng cố, góp phần nâng cao sức chiến đấu cho lực
lượng vũ trang.
Từ sau tháng 4-1952, Liên khu III tiến hành chỉnh quân. Mục đích
của đợ...Nam Định cũng áp dụng hình thức như Thái Bình. Ninh Bình đã đào tạo được 400 cán
bộ từ Bí thư chi bộ trở lên.
Năm 1949, cấp ủy các cấp còn bổ túc văn hóa cho cán bộ các cấp: Liên khu bổ túc
cho các đồng chí cũ và cán bộ cấp ủy tỉnh; các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Ninh Bình, Hà
Nam và một số huyện bổ túc văn hóa cho cán bộ của tỉnh và huyện và cán bộ xã.
Trường hành chính đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên môn, chính quyền. Nhiều
tỉnh huấn luyện được hầu hết cán bộ Ủy ban xã, hội viên Hội đồng nhân dân xã.
Trong bộ đội, Trường Nguyễn Huệ đào tạo các bộ quân sự trung, đại đội. Trường
Lê Lợi đào tạo cán bộ chính trị.
Các ngành dọc quần chúng mở hàng trăm lớp đào tạo cán bộ Thanh niên, Phụ nữ,
Nông dân. Công đoàn mở lớp đào tạo cán bộ vùng địch.
Liên khu mở lớp học tập kinh nghiệm Thu-Đông năm 1948 để thực hiện kế hoạch
Thu-Đông năm 1949. Thái Bình, Hà Nam phát động phong trào “hai tháng học tập”.
Liên khu ủy và cấp ủy các tỉnh, huyện đã chú trọng đào tạo cán bộ xã, cán bộ
vùng địch:
Năm 1949, hầu hết chi ủy viên được huấn luyện. Phương thức đào tạo lúc đầu là:
đào tạo ở ngoài rồi đưa vào; dần dần đào tạo ngay cán bộ địa phương bằng cách chọn
người đưa ra ngoài huấn luyện rồi đưa vào địa phương. Hưng Yên tổ chức trại hè bên bờ
đê. Hải Phòng đưa cán bộ bên ngoài vào hoạt động ở ngoại thành, sau đó huấn luyện công
183
tác bí mật, phương pháp hoạt động trong nội thành, đường lối đi lại trong nội thành, mưu
mô phá hoại của địch. Sau đó cho vào nội thành hoạt động.
Sơn Tây ít mở được lớp (trong 9 tháng chỉ có 3 lớp) do địch khủng bố gắt gao, cán
bộ phải đối phó và ốm yếu nhiều. Hòa Bình, tài chính khó khăn, cấp ủy ít chú ý đào tạo cán
bộ địa phương, cán bộ văn hóa kém, hiểu biết chậm nên đào tạo khó khăn.
B. Kết quả đào tạo, rèn luyện, điều chỉnh cán bộ năm 1949: Cán bộ các cấp tăng
nhiều. Các tỉnh đã cung cấp nhiều cán bộ cho Liên khu và Trung ương
Năm 1949, Liên khu đã đào tạo được 600 Huyện ủy viên.
Năm 1948, toàn Liên khu chỉ có 170 Tỉnh ủy viên, năm 1949 có 213 đồng chí
(chưa kể các đồng chí giúp việc bên Chính ủy Liên khu, các đồng chí Bí thư hay Thường
vụ huyện ủy đã chuyển lên Khu, năng lực tương đương Tỉnh ủy viên và 32 Tỉnh ủy viên
cung cấp lên Trung ương và Đảng bộ Hà Nội)
Thái Bình năm 1949 đào tạo thêm 21 Tỉnh ủy viên, 92 Huyện ủy viên, 118 cán bộ
giúp việc tỉnh, 306 cán bộ huyện.
Liên khu đã cung cấp cho Hà Nội và Trung ương là 32 Tỉnh ủy viên, 154 cán bộ
các loại (chưa kể các tỉnh giúp thẳng cho Hà Nội 100 đồng chí).
C. Khuyết điểm của công tác đào tạo cán bộ, rèn luyện, điều chuyển cán bộ
Chưa bồi dưỡng hết Tỉnh ủy viên, Huyện ủy viên và cán bộ chuyên môn Khu, Tỉnh:
trong 155 Tỉnh ủy viên chỉ có 20 đồng chí được dự lớp của Khu. Nguyên nhân: Khu mở
lớp, các tỉnh lấy cớ thiếu cán bộ nên không cho đi hoặc cử người không đúng điều kiện.
Việc bồi dưỡng huyện ủy viên nhiều tỉnh hết sức khắt khe, Thái Bình có 164 Huyện
ủy viên nhưng chỉ có 41 đồng chí được dự lớp.
Đào tạo cán bộ chuyên môn chỉ chú trọng ngành quân sự, chính quyền, dân vận,
tuyên huấn. Các ngành khác ít chú ý đào tạo nên thiếu cán bộ hoặc cán bộ trình độ chuyên
môn kém.
Kế hoạch đào tạo cán bộ nghèo nàn, chủ yếu là mở lớp, ít chú ý các hình thức khác
(lấy cán bộ lên tập sự ở văn phòng cấp ủy, ở các ban chuyên môn; cất nhắc cán bộ).
Giá sinh hoạt đắt đỏ, cán bộ nghèo, nhiều lớp mở ra không thành công.
Chính sách điều động cán bộ:
* Ưu điểm: Năm 1949 là năm điều động cán bộ nhiều nhất. Một số cán bộ vùng tự
do được điều động vào địch tạm chiếm; các tỉnh điều động nhiều cán bộ lên giúp Trung
ương và Liên khu ủy. Các tỉnh điều chỉnh, phân phối lại cán bộ tại địa phương, chuyển cán
bộ từ địa phương nhiều sang địa phương ít.
Kết quả việc điều chuyển cán bộ: thành phần các cấp ủy tương đối điều hòa mới cũ,
phong trào giữa các địa phương tương đối điều hòa, không quá chênh lệch như trước; thay
đổi môi trường công tác làm cho các đồng chí hăng hái, phấn khởi công tác; giúp cán bộ mở
rộng tầm nhìn, thay đổi tư duy, bớt dần tư tưởng bản vị, địa phương chủ nghĩa.
184
* Khuyết điểm:
Các cấp, các ngành chưa có chính sách điều động cán bộ rõ ràng, hợp lý; chỉ chú ý
điều động cán bộ lên bổ sung cho ban, ngành mình, không chú ý để lại cán bộ cốt cán cho
cấp dưới, làm cho bộ máy cấp dưới xộc xệch, một số tỉnh, huyện, chi bộ sút kém.
Nhiều cấp bộ khi điều động cán bộ không chú ý tới xu hướng, nguyện vọng, hoàn
cảnh cũng như tinh thần của cán bộ nên đã có một số đồng chí phải đi miền ngược hay phải
vào vùng địch đã trốn nhiệm vụ bỏ về.
Các cấp bộ không nhất quán, không kiên quyết nên nhiều cán bộ không thi hành
nghiêm chính sách điều động.
Nguyên nhân: bộ máy chưa ổn định, thay đổi liên tục nên phải điều động liên tục
(nửa năm có tới 3,4 lần điều động). Hoàn cảnh kháng chiến sinh ra nhiều công tác phức
tạp, thiếu cán bộ dự trữ, vá víu. Phải cung cấp nhiều cán bộ cho cấp trên, cho bộ đội
Tình trạng “Tân quan tân chính sách” thường xảy ra.
Cần chấm dứt tình trạng trên để cán bộ đi sâu chuyên môn và yên tâm công tác.
D. Tình hình cán bộ trong Khu tính đến tháng 11-1949:
Năm 1949, Liên khu có: 17 Khu ủy viên, 155 Tỉnh ủy viên, 58 Tỉnh ủy viên và
tương đương Tỉnh ủy viên, 1.100 Huyện ủy viên, 2.240 cán bộ công tác nội bộ Đảng tới
Huyện, 2.275 cán bộ dân vận tới Huyện, 1.718 cán bộ chính quyền tới Huyện, 992 cán bộ
quân sự tới huyện.
Năm 1948, toàn Liên khu có 4.000 cán bộ. So với năm 1948, số lượng cán bộ năm
1949 tăng trên 4.000 đồng chí. (chưa kể cán bộ trong bộ đội, cán bộ cung cấp cho Trung
ương, Hà Nội). Tuy nhiều nhưng vẫn chưa đủ cung cấp cho nhu cầu thực tiễn, vẫn thiếu
nhiều cán bộ, nhất là cán bộ cốt cán.
- Cán bộ chỉ đạo: các Tỉnh ủy, Thành ủy đều có từ 11 đến 19 ủy viên, đủ về số
lượng nhưng cán bộ có đủ năng lực thì thiếu, thường chỉ có một số trong Ban Thường vụ.
Các ban Huyện ủy cũng trong tình trạng như vậy.
- Cán bộ các ngành kinh tế, văn hóa, dân quân, công an thiếu. Vùng địch kiểm soát
ở Hòa Bình, Hải Phòng thiếu cán bộ. Hòa Bình thiếu cán bộ cấp xã.
- Đa số cán bộ văn hóa kém nên hạn chế đến năng lực nhận thức, trình độ tổ chức và
chuyên môn.(phần lớn chỉ có trình độ sơ học vỡ lòng). Kém nhất là cán bộ cũ, cán bộ nữ.
- Một số cán bộ có nhận thức sai lầm, cho rằng: từ cấp nọ lên cấp kia mới là tiến
bộ, còn cán bộ các ngành chuyên môn thì không phải là tiến bộ. Nguyên nhân, do cấp ủy ít
chú ý đến cán bộ chuyên môn.
- Đời sống cán bộ thiếu thốn, nhiều cán bộ ốm đau: chỉ có một số cán bộ chính
quyền, cán bộ xung quanh Khu và Tỉnh ủy ăn lương Chính phủ; còn lại cán bộ cấp huyện,
xã thì chật vật, thiếu thốn. Cán bộ Sơn Tây, Hòa Bình, Hà Nam đói, chạy ăn từng bữa vào
tháng 3, 4, 5, 6. Cán bộ tiền tuyến tinh thần căng thẳng nên nhiều đồng chí mắc bệnh (Sơn
Tây có thời kỳ 8/10 cán bộ mắc bệnh). Liên khu ủy đã chỉ đạo chú ý cấp dưỡng cho cán bộ
nhưng tài chính eo hẹp nên chỉ làm được cơ bản.
185
“Cán bộ xã từ trước tới nay chưa được chú ý. Nhiều đồng chí hoạt động chuyên
nghiệp mà ăn uống, thuốc men, quần áo phải trông chờ vào gia đình nên tình trạng khá
quẫn bách, nhất là những đồng chí bần, cố nông. Vì thế một số đồng chí không dám vào
cấp ủy”. “một số cán bộ phụ nữ cả nam xin về làm ăn buôn bán, đi học hoặc về xã hoạt
động để tìm cách an thân”.
Tuy vậy đa số cán bộ vẫn hăng hái công tác, dũng cảm, tích cực học tập, cầu tiến
bộ. Nhiều đồng chí xung phong vào vùng địch đi Miên-Lào.
Một số khuyết điểm chung của cán bộ:
+ Bệnh chủ quan, khinh địch, nhất là cán bộ vùng địch còn nặng. Nguyên nhân một
phần do có lệnh chuẩn bị tổng phản công nên cán bộ sinh ra chủ quan: vụ Hòa Phong (Hưng
Yên), Liên Bắc (Hà Đông), Hải Phòng (8-1949) đã làm thiệt hại nhiều cán bộ, đảng viên.
+ Một số đồng chí không thích làm cán bộ các ngành chuyên môn. Cán bộ quân sự
ăn chơi xa xỉ. Một số cán bộ không muốn vào vùng địch, đi miền núi, thường cố ở lại hoặc
bỏ trốn.
Nguyên nhân cơ bản: các cấp chưa chú ý giáo dục Đảng tính, giai cấp, vận động tự
chỉ trích, kiểm thảo, theo dõi, kiểm tra.
KẾT LUẬN
Đã chú ý đào tạo cán bộ, số lượng nhiều nhưng chưa đủ cung cấp cho phong trào,
thiếu cán bộ cốt cán.
Đào tạo, bổ túc được nhiều cán bộ xã nhưng chưa bổ túc hết cho Tỉnh ủy viên,
huyện ủy viên và cán bộ chuyên môn giúp việc ở Khu, tỉnh.
Phương pháp đào tạo nghèo nàn.
Chính sách điều động cán bộ chưa rõ ràng, hợp lý, còn tình trạng giật gấu, vá vai,
thủng đâu bít đấy. Cấp dưỡng còn nhiều thiếu sót.
Chưa động viên được hết khả năng của cán bộ.
Phương hướng năm 1950: bổ túc cho cán bộ cũ (Tỉnh ủy viên, huyện ủy viên);
tích cực đào tạo cán bộ mới, đặc biệt là cán bộ chuyên môn như: kinh tế, dân vận, quân sự;
tăng cường giáo dục cán bộ Đảng tính, giai cấp; đưa vấn đề học tập, đào tạo cán bộ vào nề
nếp, các cấp phải mở trường dài hạn, chú ý nâng cao trình độ văn hóa, cán bộ huyện, tỉnh
tối thiểu phải có trình độ Sơ học bổ túc trở lên; động viên cán bộ thi đua công tác, xung
phong chịu đựng gian khổ.
Liên khu ủy III, ngày 20-11-1949
Nguồn: Ban Chấp hành Đảng bộ Liên khu III (1949), Kiểm thảo chủ trương, chính sách
xây dựng Đảng năm 1949, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng [21].
186
Phụ lục 11
NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ LIÊN KHU III
LẦN THỨ TƯ VỀ NHIỆM VỤ CÔNG TÁC LIÊN KHU NĂM 1953
(Trích)
Từ ngày 1 đến ngày 6-4-1953, Ban Chấp hành Đảng bộ Liên khu III họp Hội nghị
lần thứ tư.
Tình hình trong nước:
Những thắng lợi đã giành được về các mặt chính trị, quân sự, chỉnh Đảng, chỉnh
huấn đã tăng cường sức chiến đấu cho cán bộ, đảng viên. Vì vậy, ta đã liên tiếp giành được
thắng lợi trong các trận chống càn, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch; củng cố và mở rộng
các khu căn cứ du kích, tạo nên thế bao vây, uy hiếp ngày càng mạnh đối với địch, đẩy
chúng vào thế bị động phải đối phó.
Một số khuyết điểm: chưa lãnh đạo thường xuyên, liên tục công tác sản xuất và tiết
kiệm, chưa chú trọng đúng mức đối với việc bảo vệ thanh niên, bảo vệ sản xuất; chưa đẩy
mạnh phong trào đấu tranh kinh tế, chính trị của nhân dân vùng tạm bị chiếm, chống phá
tuyển mộ, chống áp bức bó lột.
Nhiệm vụ công tác của Liên khu trong năm 1953:
Vùng tự do: phát động quần chúng giảm tô, thực hiện giảm tức; chính đốn và củng
cố chi bộ, nông hội; chuẩn bị mọi điều kiện để phát động quần chúng ở miền núi; chống
các tư tưởng sai lầm: ngại khó, ngại khổ, coi thường giai cấp địa chủ ở Việt Nam; tích cực
vận động sản xuất, tiết kiệm, phòng đói, chống đói; tăng cường công tác thu thuế nông
nghiệp, tiếp tục kế hoạch chỉnh Đảng, chỉnh quân, đẩy mạnh phong trào tòng quân.
Vùng du kích và căn cứ du kích: chống phá các cuộc càn quét của địch, phát triển
chiến tranh du kích; phát động quần chúng triệt để giảm tô, thực hiện giảm tức; phát triển
các tổ chức quần chúng; phục hồi và phát triển sản xuất; đẩy mạnh công tác bảo mật,
phòng gian; tích cực đấu tranh kinh tế với địch; phát triển bình dân học vụ; chỉnh đốn chi
bộ; thực hiện chỉnh huấn cơ quan.
Vùng tạm bị chiếm: đẩy mạnh phong trào quần chúng đấu tranh đòi quyền lợi thiết
thực, chống áp bức bóc lột, chống bắt phu, bắt lính, chống vây sục, khủng bố, phá cơ sở,
chống dồn làng, lập trại; đẩy mạnh công tác binh, địch vận; đấu tranh hợp pháp kết hợp với
bất hợp pháp; đẩy mạnh công tác phục vụ và củng cố cơ sở; tăng cường công tác tuyên
truyền, tranh thủ nhân dân; chống do thám, chỉ điểm
Hai nhiệm vụ chính:
- Phát động quần chúng triệt để giảm tô, thực hiện giảm tức
- Phát động chiến tranh du kích chống càn quét
Mọi công tác đều phải kết hợp với hai công tác chính ấy.
Ban Chấp hành Đảng bộ Liên khu III
Ngày 6-4-1953
Nguồn: Ban Chấp hành Đảng bộ Liên khu III (6-4-1953), Nghị quyết Hội nghị
Ban Chấp hành Đảng bộ Liên khu lần thứ tư Về nhiệm vụ công tác năm 1953,
Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng [57].
187
Phụ lục 12
BÁO CÁO TÌNH HÌNH LIÊN KHU III NĂM 1950
(Trích)
I. TÌNH HÌNH QUÂN SỰ
A. Hoạt động của địch
Hoạt động của địch ở Liên khu III năm 1950 chí làm 2 thời kỳ: từ 16-10-1949 đến
hết tháng 5-1950 tiến công chiếm động toàn khu đồng bằng. Từ tháng 6-1950 trở đi càn
quét để bình định khu vực đã chiếm.
Đặc điểm hoạt động của địch: Phối hợp chặt chẽ quân sự với chính trị, kinh tế; lợi
dụng Công giáo; bắn phá dữ dội ra vùng tự do; đốt phá, vơ vét thóc lúa, của cải; ra sức
tuyển mộ ngụy binh, tích cực xây dựng lực lượng vũ trang phản động địa phương, nhất là
phản động Công giáo.
B. Hoạt động của ta
Để chống âm mưu chiếm đóng đồng bằng của địch, ta chủ trương phát triển chiến
tranh nhân dân. Lúc đầu vì sự phán đoàn chủ quan không kịp thời nên việc đối phó của ta
chậm chạp, lúng túng. Kết quả, địch thực hiện được kết quả tương đối dễ dàng. Sau đó, ta
đã phân tán bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương để dìu dắt dân quân du kích, phát triển du
kích chiến. Nhờ đó, phong trào được khôi phục dần. Hầu hết các cuộc càn quét của địch
đều gặp sự chống cự của bộ đội và du kích.
II. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ
A. Hoạt động của địch
Ngoài những mưu mô, thủ đoạn cũ, hoạt động chính trị địch chú trọng nhất việc lôi
kép lực lượng công giáo hòng phá khối đoàn kết của ta.
Dựa vào thế lực của giặc và được chúng giúp đỡ, sau khi Pháp đánh Phát Diệm,
Bùi Chu, bọn cha cố phản động đã thay đổi thái độ: cấu kết với giặc ra mặt chống lại ta;
chúng tuyên truyền gây ảnh hưởng cho Mỹ, liên lạc với Mỹ, thành lập các tổ chức quần
chúng phản động, lập ngụy quân, ngụy quyền, tàn sát, bắt bớ cán bộ và các người hoạt
động cho kháng chiến, áp bức bóc lột giáo dân, lưu manh hóa giáo dân, lôi kéo giáo dân
sang các làng lương càn quét, cướp bóc, gây thành những cuộc xung đột lương, giáo.
B. Hoạt động của ta
Nhận rõ âm mưu địch, ta đã đặc biệt chú trọng chuyển hướng phương châm vận
động. Ta đã giáo dục chủ trương, chính sách đối với Công giáo cho cán bộ, đảng viên và
nhân dân, tăng cường việc vận động giáo dân, mở chiến dịch lương, giáo đoàn kết giết
giặc, tổ chức Hội nghị những người Công giáo kháng chiến
Nhìn chung việc vận động Công giáo của ta năm qua có tiến bộ hơn nhưng kết quả
so với tầm quan trọng của vấn đề còn nghèo nàn: chưa làm cho cho phong trào tranh đấu
của giáo dân, phong trào lương, giáo đoàn kết thành một phong trào quần chúng. Nguyên
nhân vì trong tư tưởng cũng như trong công tác còn nhiều khuyết điểm: chưa tích cực
tuyên truyền, giáo dục giáo dân, chưa tích cực vận động giáo dân đấu tranh, còn thiên về
188
hoạt động quân sự và đối phó vặt với cha cố, chưa biết cách đi sát các làng Công giáo toàn
tòng, việc vận động lương, giáo đoàn kết còn ít thực tế
III. TÌNH HÌNH KINH TẾ
IV. TÌNH HÌNH ĐẢNG
Đầu năm địch đánh ồ ạt, cơ sở của ta ở các nơi nói chung đều bị tan rã, nơi thì chạy
tản mát ra vùng tự do, nơi thì nằm im không hoạt động. Bệnh cầu an nảy nở khá nặng.
Hưng Yên 60%, Thái Bình 50% đồng chí cầu an, có nơi gần hết chi bộ ra đầu thú với giặc
(huyện Thường Tín, Hà Đông có ba chi bộ gồm 170 đồng chí ra đầu thú).
Nhưng sau một thời gian, nhờ sự đi sát, giáo dục và do hoàn cảnh bị địch chiếm
đóng gần hết bắt buộc các đồng chí phải trở về nội địa, đồng thời với tình hình đã tương
đối ổn định, bệnh cầu an đã giảm đi rất nhiều, tinh thần các đồng chí dần dần trở lại, cơ sở
cũng dần dần phục hồi ở hầu hết các nơi, cả ở những nơi Công giáo toàn tòng, những nơi
có vị trí địch hoặc ven đường giao thông quan trọng (Đường số 5, số 1, sông Hồng) tuy
rằng ở những nơi này còn yếu.
Về việc lãnh đạo thì lúc đầu địch mới đánh, giao thông liên lạc bị đứt làm cho các
cấp bị lúng túng một thời gian, nhưng sau đó giao thông liên lạc được củng cố, tình hình đã
trở lại như cũ. So với trước, các cấp đã tiến bộ nhiều, nhất là việc lãnh đạo chiến tranh,
nhưng còn nhiều nhược điểm như:
- Chủ quan (trong việc phán đoán âm mưu địch, đối phó với Công giáo phản động).
- Kém kiểm tra, đôn đốc, theo dõi; trên, dưới không thông suốt nên không sát tình
hình và do đó phương châm hướng dẫn cho cấp dưới kém cụ thể.
- Chưa tổng kết được kinh nghiệm mấy vấn đề lớn như vấn đề vận động Công giáo,
phát triển nhân dân chiến tranh
- Về việc đào tạo cán bộ trong Liên khu và các tỉnh đã hết sức được chú ý tới, luôn
luôn mở các lớp đào tạo cán bộ mặc dầu hoàn cảnh hết sức khó khăn, nhưng vẫn không kịp vì
một số cán bộ hy sinh trong năm vừa qua lên khá nhiều (toàn Liên khu, tính từ cán bộ xã trở
lên đã có tới 2.000 cán bộ hy sinh trong năm vừa qua), nhu cầu lại mỗi ngày một tăng. Cũng
do việc đào tạo cán bộ không kịp nên việc điều động cán bộ còn chưa được hợp lý: điều động
luôn làm ảnh hưởng tới phong trào địa phương, việc đề bạt đôi khi có tính gượng ép.
KẾT LUẬN
Năm tới, địch sẽ tiếp tục càn quét mạnh hơn nữa để bình định vùng đã chiếm cố
bám lấy khu III.
Để làm tròn nhiệm vụ, các vấn đề quan trọng như: công tác ngụy vận, vấn đề công
giáo, vấn đề kinh tế phải được đặc biệt chú trọng.
Nguồn: Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 11,
Nxb chính trị quốc gia [116, tr.684- 692].
189
Phụ lục 13
BẢNG SO SÁNH SỐ LƯỢNG ĐẢNG VIÊN GIỮA MỘT SỐ LIÊN KHU
TỪ NĂM 1948 ĐẾN NĂM 1954
TT Liên khu III Liên khu IV Liên khu Việt Bắc
12-1948 84.504 đảng viên [10]
41.001 đảng viên [73]
Nửa cuối
năm 1949
15 vạn đồng [25]
56.357 đảng viên [108] 81.895 đảng viên [74]
6-1950 155.360 đảng viên [84] Đầu 1950, 140.000 [128] 103.219 đảng viên [84]
Cuối 1954 25.578 đảng viên [85] 107.205 đảng viên (từ
Quảng Bình trở ra) [85]
54.280 đảng viên [85]
190
Phụ lục 14
NGHỊ QUYẾT VỀ TÌNH HÌNH, NHIỆM VỤ VÀ CÔNG TÁC
CỦA LIÊN KHU III NĂM 1954
(Trích)
Tình hình Liên khu trong năm 1953:
- Lực lượng vũ trang và bán vũ trang còn phát triển trong phạm vi hẹp, cơ sở du
kích còn mỏng, một số nơi bỏ sót khả năng chiến đấu của nhân dân, vì vậy hạn chế sự phát
triển của chiến tranh du kích.
- Đầu năm 1954, nguy cơ đói vẫn đe dọa. Vì vậy cần đẩy mạnh sản xuất và bảo vệ
sản xuất, phòng chống thiên tai.
- Phải xây dựng Đảng bộ thành Đảng bộ mạnh, liên hệ chặt chẽ với quần chúng,
phát huy sức mạnh to lớn của quần chúng.
Nhiệm vụ của Liên khu trong năm 1954:
Hai nhiệm vụ trung tâm:
1. Phát triển chiến tranh du kích, tiêu diệt sinh lực địch; củng cố và mở rộng vùng
du kích và căn cứ du kích, đẩy mạnh đấu tranh vùng tạm chiếm, phá âm mưu bình định
địch hậu. Đây là nhiệm vụ trung tâm số
2. Phát động quần chúng triệt để giảm tô, cải cách ruộng đất ở những nơi Trung
ương quy định, tích cực thực hiện chính sách ruộng đất.
Ba công tác lớn:
1. Xây dựng lực lượng vũ trang các cấp, tăng cường tổ chức, nâng cao trình độ
chính trị và kỹ thuật của bộ đội và du kích.
2. Phát triển sản xuất và bảo vệ sản xuất.
3. Rèn luyện, đào tạo cán bộ, chính đốn và phát triển cơ sở Đảng.
Tiếp tục rèn luyện, nâng cao tư tưởng cán bộ; bảo vệ, đào tạo, đề bạt cán bộ; kiện
toàn bộ máy các cấp. các ngành; chú trọng cán bộ xã, cán bộ công nông, phụ nữ, miền núi,
vùng tạm bị chiếm. Sơ bộ chỉnh đốn chi bộ nông thôn; phát triển cơ sở ở những nơi đã
chỉnh đốn.
Việc rèn luyện, nâng cao tư tưởng, đào tạo, đề bạt, bảo vệ cán bộ là khâu chính, có
tính chất quyết định để đẩy mạnh các công tác khác.
Cần chú ý mấy công tác yếu nhất sau:
1. Đẩy mạnh công tác chống bắt lính và ngụy vận.
Ra sức giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhân dân tích cực đấu tranh chống bắt
lính, đòi chồng con (chú ý vùng tạm bị chiếm và vùng Công giáo).
Giáo dục chính sách đối với ngụy binh và phát động nhân dân (nhất là gia đình
ngụy binh) làm công tác ngụy vận, chủ yếu phá khối khinh quân và địa phương quân.
Kết hợp chặt chẽ công tác ngụy vận, chống bắt lính với tác chiến, với công tác vận
động đồng bào Công giáo. Kết hợp chặt chẽ công tác vận động ngụy binh với vận động
tòng quân và xây dựng du kích.
191
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, kiện toàn tổ chức địch vận, huy động khả năng
của các đoàn thể, của bộ đội vào công tác chống bắt lính và ngụy vận.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân
3. Tăng cường chống gián điệp, trấn áp bọn phản động, tiêu trừ biệt kích.
4. Đẩy mạnh vận động đồng bào Công giáo.
Giáo dục chính sách tôn giáo của Đảng và Chính phủ, thực sự tôn trọng tự do tín
ngưỡng; thiết thực giải quyết thành kiến, tăng cường đoàn kết lương - giáo, chống mọi âm
mưu chia rẽ, đập tan luận điệu phản động; chấp hành đúng chính sách của Đảng, thiết thực
mang lại quyền lợi cho nhân dân Công giáo. Dựa vào quần chúng cơ bản, tranh thủ các
tầng lớp trung gian và lạc hậu, cô lập bọn phản động, trấn áp bọn đầu sỏ, ác ôn. Tich cực
xây dựng, củng cố cơ sở, đào tạo cán bộ vùng Công giáo.
5. Đẩy mạnh vận động đồng bào dân tộc thiểu số
6. Chỉnh đốn tổ chức, chính quyền, đoàn thể, nhất là cấp xã.
Nhiệm vụ của từng vùng:
1. Vùng tự do:
- Nhiệm vụ trung tâm:
+ Tăng cường củng cố hậu phương, phá âm mưu địch đánh ra vùng tự do, trấn áp
bọn biệt kích, gián điệp, phản động.
+ Phát động quần chúng triệt để giảm tô, cải cách ruộng đất; thi hành chính sách
ruộng đất của Trung ương và của Liên khu ủy về miền núi.
- Công tác chính:
+ Rèn luyện, đào tạo cán bộ, sơ bộ chỉnh đốn chi bộ.
+ Thi đua sản xuất, bảo vệ sản xuất.
+ Xây dựng lực lượng bộ đội, du kích và công an xã.
+ Tích cực cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
2. Vùng căn cứ du kích và du kích
- Nhiệm vụ trung tâm:
+ Phát triển chiến tranh du kích, chống càn; củng cố, mở rộng khu du kích, căn cứ
du kích; phá âm mưu bình định của địch, thu hẹp vùng tạm bị chiếm.
+ Thi hành chính sách ruộng đất theo thường lệ.
- Công tác chính:
+ Xây dựng lực lượng vũ trang và nửa vũ trang.
+ Rèn luyện, đào tạo cán bộ, sơ bộ chỉnh đốn chi bộ.
+ Thi đua bảo vệ sản xuất và phát triển sản xuất.
+ Đẩy mạnh công tác địch, ngụy vận, chống bắt lính.
+ Chống gián điệp, trấn áp bọn phản động.
192
3. Vùng tạm bị chiếm
- Nhiệm vụ trung tâm:
Đẩy mạnh đấu tranh kinh tế, chính trị, chống bắt lính, chống dồn làng, chống áp
bức bóc lột, giàn quyền lợi hàng ngày cho nhân dân.
- Công tác chính:
+ Rèn luyện, đào tạo, bảo vệ cán bộ; sơ bộ chỉnh đốn chi bộ.
+ Củng cố cơ sở quần chúng, du kích bí mật.
+ Tuyên truyền, vạch mặt địch và tranh thủ nhân dân.
+ Đẩy mạnh địch, ngụy vận, đòi chồng con.
Phương châm: coi công tác vùng tạm bị chiếm ngang với công tác vung du kích và
căn cứ du kích.
Sửa đổi lề lối làm việc:
- Chống lề lối làm việc quan liêu, mệnh lệnh, không sát. Trước mắt chống bệnh:
khai Hội nhiều, chỉ thị nhiều, đòi báo cáo nhiều (3 nhiều); ít điều tra nghiên cứu, kiểm tra,
theo dõi, ít học tập chính sách, ít rút kinh nghiệm và tổng kết kinh nghiệm (3 ít). ()
Ngày 1-2-1954
Ban Thường vụ Liên khu ủy III
Phó Bí thư
Nguồn: Ban Thường vụ Liên khu ủy (1-2-1954), Nghị quyết, tình hình, nhiệm vụ công tác
năm 1954, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng [97].
193
Phụ lục 15
THƯ GỬI CÁC ĐỒNG CHÍ BẮC BỘ
Cùng các đồng chí Bắc Bộ,
Tôi không có thì giờ gặp các đồng chí để phê bình, kiểm thảo và bàn bạc công việc
chung. Tiếc vì hoàn cảnh không tiện. Vậy tôi có mấy lời dạn các đồng chí như sau, mong
các đồng chí chú ý:
1. Trong lúc dân tộc đang ở ngã tư đường, chết hay sống, mất hay còn, mỗi đồng
chí và cả đoàn thể phải đem cả tinh thần và lực lượng ra để đưa toàn dân quay về một
hướng, nhằm vào một mục đích đánh đuổi thực dân Pháp làm cho nước thống nhất và độc
lập. Vì vậy, mỗi một đồng chí và toàn cả đoàn thể phải: sáng suốt, khôn khéo, cẩn thận,
kiên quyết, siêng năng, nhất trí.
2. Cuộc trường kỳ kháng chiến này tức là dân tộc cách mệnh đến trình độ tối cao.
Trong lúc này tư tưởng và hành động của mỗi đồng chí rất có quan hệ đến toàn quốc. Nếu
một người sơ suất, một việc sơ suất là có thể hỏng việc to; sai một ly đi một dặm.
Vì vậy chúng ta phải kiên quyết tẩy sạch những khuyết điểm sau đây:
a. Địa phương chủ nghĩa
Chỉ chăm chú lợi ích của địa phương mình mà không nhìn đến lợi ích của toàn bộ.
Làm việc ở bộ phận nào chỉ biết bênh vực, vun đắp cho bộ phận ấy. Do khuyết điểm đó mà
sinh ra những việc, xem qua thì xem như không có quan hệ gì, kỳ thực rất có hại đến kế
hoạch chung. Thí dụ: muốn lấy tất cả cán bộ và vật liệu cho địa phương mình, không bằng
lòng đế cấp trên điều động cán bộ và vật liệu đến những nơi cần thiết.
b. Óc bè phái
Ai hẩu với mình thì dù nói không đúng cũng nghe, tài không có cũng dùng. Ai
không hẩu với mình thì dù có tài cũng dìm họ xuống, họ phải mấy cũng không nghe.
Đó là khuyết điểm rất có hại. Nó làm cho đoàn thể mất cán bộ, kém nhất trí, thường
hỏng việc. Đó là một chứng bệnh rất nguy hiểm.
c. Óc quân phiệt, quan liêu
Khi phụ trách ở một vùng nào thì như một ông “vua con” ở đấy, tha hồ mà hách
dịch, hoạnh họe. Đối với cấp trên thì xem thường, đối với cấp dưới cậy quyền lấn áp. Đối
với quần chúng ra vẻ quan cách làm cho quần chúng sợ hãi. Cái đầu óc “ông tướng, bà
tướng” ấy đã gây ra bao ác cảm, bao chia rẽ, làm cho cấp trên xa cấp dưới, đoàn thể xa
nhân dân.
d. Óc hẹp hòi
Chúng ta phải nhớ rằng: người đời ai cũng có chỗ hay, chỗ dở. Ta phải dùng chỗ
hay của người và giúp người chữa chỗ dở. Dùng người cũng như dùng gỗ. Người thợ khéo
thì gỗ to, nhỏ, thẳng, cong, đều tùy chỗ mà dùng được.
Tư tưởng hẹp hòi, thì hành động cũng hẹp hòi, thì nhiều thù, ít bạn. người mà hẹp
hòi thì ít kẻ giúp. Đoàn thể mà hẹp hòi thì không thể phát triển.
194
e. Ham chuộng hình thức
Việc gì cũng không xét đến kết quả thiết thực, cần kíp, chỉ nhằm về hình thức bên
ngoài, chỉ muốn phô trương cho oai. Thí dụ: ngày nay tập quân sự, cốt là biết bắn súng,
dùng dao, ném lựu đạn, dùng địa thế, khéo mò đêm, khéo trinh thám, nói tóm lại, cốt tập
cho mọi người biết đánh du kích. Thế mà nhiều nơi chỉ để thì giờ “một hai, một hai”. Thế
thì khác gì tập lễ nhạc để đi chữa cháy.
Nhiều nơi, những hình thức tuyên truyền cổ động chỉ biết kẻ khẩu hiệu, trưng cờ
biển và trang hoàng nhà thông tin tuyên truyền cho đẹp, lập chòi, diễn thuyết chỉ làm vì,
còn hàng ngày không chịu gần gũi quần chúng để giải thích cho họ hiểu chu đáo những
chủ trương cả đoàn thể.
f. Làm việc lối bàn giấy
Thích làm việc bằng giấy tờ thật nhiều. ngồi một nơi chỉ tay năm ngón không chị
xuống địa phương kiểm ta công tác và để chỉ vạch những kế hoạch thi hành chỉ thị, nghị
quyết của đoàn thể cho chu đáo. Những chỉ thị, nghị quyết cấp trên gửi xuống các địa
phương có thực hiện được hay không, các đồng chí cũng không biết đến. cái lối làm việc
như vậy rất có hại. Nó làm cho chúng ta không đi sát phong trào, không hiểu rõ được tình
hình bên dưới, cho nên phần nhiều chủ trương của chúng ta không thi hành được đến nơi
đến chốn.
g. Vô kỷ luật, kỷ luật không nghiêm
Trong những vùng chiến tranh lan đến, một số đồng chí đã tự tiện bỏ địa phương
mình chạy sang vùng khác làm việc mà không hề có sự quyết định của đoàn thể, của cấp
trên. Như vậy các đồng chí không những đã biểu lộ tinh thần kém cỏi, việc nào dễ hay ưa
thích thì làm, việc nào khó khăn không ưa thích thì bỏ, mà các đồng chí còn tỏ ra khinh
thường kỷ luật của đoàn thể, làm rối loạn hàng ngũ của đoàn thể.
Nhiều nơi các đồng chí phạm lỗi, nhưng không bị trừng phạt xứng đáng, có đồng
chí bị hạ tầng công tác nơi này, đi nơi khác lại ở nguyên cấp cũ hay chỉ bị hạ tầng công tác
theo hình thức, nhưng vẫn ở cấp bộ cũ làm việc.
Có đồng chí đáng bị trừng phạt, nhưng vì cảm tình nể nang chỉ phê bình, cảnh cáo
qua loa cho xong chuyện.Thậm chí còn có nơi che đậy cho nhau, tha thứ lẫn nhau, lừa dối
cấp trên, giấu giếm đoàn thể. Thi hành kỷ luật như vậy làm cho các đồng chí không những
không biết sửa lỗi cho mình mà còn khinh thường kỷ luật. Tai hại hơn nữa nếu kỷ luật của
đoàn thể lỏng lẻo, những phần tử phản động sẽ có cơ hội chui vào hàng ngũ ta để phá hoại
đoàn thể ta.
h. Ích kỷ, hủ hóa
Có đồng chí còn giữ óc địa vị, cố tranh cho được uỷ viên này chủ tịch kia. Có
những đồng chí chỉ lo ăn ngon mặc đẹp, lo chiếm của công làm của tư, lợi dụng địa vị và
công tác của mình mà buôn bán phát tài, lo việc riêng hơn việc công. Đạo đức cách mạng
thế nào, dư luận chê bai thế nào cũng mặc.
195
Có những đồng chí hay có tính kiêu ngạo, tự mãn, cho mình là giỏi hơn ai hết, ai
cũng không bằng mình...
Mỗi một đồng chí ta phải có thái độ khiêm tốn, càng cựu, càng giỏi, càng phải khiêm
tốn, phải có lòng cầu tiến bộ. Tự mãn, tự túc là co mình lại, không cho mình tiến bộ thêm.
Có những đồng chí còn giữ thói quen “một người làm quan cả họ được nhờ”, đem
bà con, bạn hữu đặt vào chức này, việc kia, làm được hay không,mặc kệ. Hỏng việc đoàn
thể chịu cốt bà con, bạn hữu có địa vị là được
3. Các đồng chí cốt làm sao cho được những điều này:
a. Đoàn thể phải quân sự hóa, tư tưởng và hành động phải tuyệt đối nhất trí. Đoàn
thể là đạo quân tiên phong. Nếu lúc xung phong mà người nói thế này, kẻ nói thế kia, kèn
thổi ngược, trống đánh xuôi thì còn mong gì thắng trận. Chẳng những đoàn thể ta phải nhất
trí mà quân, dân, chính cũng phải nhất trí.
b. Trong các cơ quan chỉ huy chọn người phải đích đáng, quyền hạn phải phân
minh, phải liên lạc mật thiết, hợp tác chặt chẽ, phải tuyệt đối tránh cái tệ lạm quyền, bao
biện, xung đột, phù diện, suy tị, không phụ trách.
Lúc này cơ quan chỉ huy rất quan trọng. Cử người vào đó phải cẩn thận, nhưng
khi đã cử rồi, thì phải tuyệt đối phục tùng, cấp dưới phải nghe cấp trên, có thế công việc
mới chạy.
c. Phải giữ vững giao thông, liên lạc với các tỉnh, các khu và giữa Trung Bộ với
Nam Bộ và Bắc Bộ.
Mong các đồng chí đem toàn bộ tinh thần cách mạng mà khắc phục các khuyết
điểm, phát triển các ưu điểm, đồng tâm, hiệp lực, đoàn kết nội bộ, mở rộng hàng ngũ, chấn
chỉnh công tác để lãnh đạo toàn dân hăng hái kháng chiến để đi đến thắng lợi vẻ vang.
Chào thân ái và quyết thắng
Ngày 1 tháng 3 năm 1947
Hồ Chí Minh
Nguồn: Hồ Chí Minh Toàn tập (2011), Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [162, tr.87].