HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN PHẤN ĐẤU
CÔNG TÁC DÂN VẬN TRONG ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC KHMER TÂY NAM BỘ HIỆN NAY
THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC
HÀ NỘI - 2019
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN PHẤN ĐẤU
CÔNG TÁC DÂN VẬN TRONG ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC KHMER TÂY NAM BỘ HIỆN NAY
THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC
Mã số: 62 31 02 04
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS, TS. Nguyễn Th
187 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Luận án Công tác dân vận trong đồng bào dân tộc Khmer tây nam bộ hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ị Kim Dung
2. TS. Lê Đình Thảo
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.
Tác giả luận án
Nguyễn Phấn Đấu
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 6
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 6
1.2. Kết quả nghiên cứu đã đạt được và những vấn đề luận án tiếp tục
nghiên cứu 24
Chương 2: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC DÂN VẬN 29
2.1. Một số khái niệm liên quan đến luận án 29
2.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận 35
2.3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận 65
Chương 3: CÔNG TÁC DÂN VẬN TRONG ĐỒNG BÀO KHMER
TÂY NAM BỘ THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH - THỰC TRẠNG
VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 73
3.1. Đặc điểm vùng đất Tây Nam bộ và đồng bào dân tộc Khmer 73
3.2. Thực trạng công tác dân vận trong đồng bào dân tộc Khmer Tây
Nam bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh 81
3.3. Một số vấn đề đặt ra trong công tác dân vận đồng bào Khmer
Tây Nam bộ 110
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC
DÂN VẬN TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER TÂY NAM BỘ
HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 119
4.1. Những nhân tố tác động đến công tác dân vận trong đồng bào dân tộc
Khmer Tây Nam bộ 119
4.2. Phương hướng công tác dân vận trong đồng bào dân tộc Khmer
Tây Nam bộ hiện nay 124
4.3. Giải pháp thực hiện công tác dân vận trong đồng bào dân tộc Khmer
Tây Nam bộ hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh 128
KẾT LUẬN 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC 164
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
CTDV : Công tác dân vận
CTVĐ : Công tác vận động
DC : Dân chủ
DV : Dân vận
ĐB : Đồng bào
ĐBDT : Đồng bào dân tộc
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
ĐĐK : Đại đoàn kết
TNB : Tây Nam bộ
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề
Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, trong đó có tư tưởng dân vận
(DV). Tư tưởng DV của Hồ Chí Minh là một tư tưởng lớn, nhất quán, xuyên suốt
trong tư duy lý luận và hoạt động thực tiễn cách mạng của Người. Trên cơ sở nắm
vững lập trường, quan điểm và phương pháp, Người đã vận dụng sáng tạo những
luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của quần chúng trong cách mạng,
về công tác vận động (CTVĐ) quần chúng tham gia vào sự nghiệp cách mạng và
sự nghiệp xây dựng xã hội mới. Đồng thời, Người đã tiếp thu những giá trị truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, những tinh hoa của nhân loại, những bài học kinh
nghiệm cách mạng các nước trên thế giới để xác lập tư tưởng của mình về DV với
những nội dung mới mẻ, khoa học, cách mạng. Tư tưởng DV của Hồ Chí Minh đã
trở thành đường lối tập hợp lực lượng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trải qua các
thời kỳ cách mạng, Đảng ta luôn quán triệt thực hiện tư tưởng DV của Hồ Chí
Minh, không ngừng tăng cường và mở rộng khối đại đoàn kết (ĐĐK) dân tộc,
củng cố mối quan hệ Đảng - Dân, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh.
Trong thời kỳ đổi mới, hội nhập, Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm đến
công tác dân vận (CTDV) và đã đạt được những thành tựu nhất định: Đời sống của
nhân dân được nâng lên, khối ĐĐK dân tộc được củng cố, mối quan hệ Đảng - Dân
được tăng cường, tạo nên thế và lực mới cho cách mạng Việt Nam. CTDV trong
đồng bào dân tộc (ĐBDT) thiểu số được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm, coi
đây là chính sách mang tầm chiến lược. Bởi đồng bào (ĐB) các dân tộc thiểu số là
đối tượng các thế lực thù địch tập trung thực hiện “âm mưu diễn biến hòa bình”.
Trong đó, Tây Nam bộ (TNB) - địa bàn có vị trí chiến lược - nơi có đông ĐBDT,
tôn giáo sinh sống; đó cũng là nơi các thế lực thù địch ra sức chống phá quyết liệt.
Đặc biệt, chúng tập trung chủ yếu vào đối tượng ĐBDT Khmer. Trong khi đó,
ĐBDT Khmer TNB vừa là đối tượng quan trọng góp phần phát triển kinh tế, văn
2
hóa, xã hội và giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn, vừa là đối tượng các thế lực
thù địch luôn tập trung vận động, kêu gọi chống phá cách mạng, gây mất đoàn kết
dưới các chiêu bài dân chủ, dân tộc, tôn giáo
Trong những năm qua CTDV nói chung, CTVĐ ĐBDT Khmer TNB nói
riêng đã làm chuyển biến tích cực trên nhiều mặt: Đời sống của ĐB từng bước
được nâng lên, luôn tin tưởng và thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước; ĐBDT Khmer TNB hăng hái chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, xây dựng nông thôn mới, văn hóa truyền thống của ĐB được bảo
tồn và phát huy; ĐB ngày càng ý thức hơn về quyền làm chủ của mình, tham gia
thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra";
luôn tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể,
giám sát cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những thành tựu đạt được, CTVĐ ĐBDT
Khmer TNB không tránh khỏi những hạn chế nhất định: Đời sống của ĐB còn
nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo trong ĐB còn cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
diễn ra còn chậm, việc áp dụng những thành tựu khoa học, công nghệ vào sản
xuất chưa hiệu quả. Trình độ giác ngộ về chính trị chưa cao: Một bộ phận không
nhỏ ĐBDT Khmer còn ít quan tâm đến đời sống chính trị của đất nước, một bộ
phận chưa thật sự tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của chính
quyền, Nhà nước, cán bộ, đảng viên; một số ít ĐB thực hiện chưa nghiêm đường
lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kể cả sư sãi,
người có chức sắc... Về văn hóa - xã hội, trình độ dân trí của ĐBDT Khmer chưa
có chuyển biến rõ nét; các tệ nạn xã hội, tiêu cực, phong tục lạc hậu, mê tín dị
đoan vẫn đang tồn tại ở nhiều nơi; việc tranh chấp đất đai, khiếu kiện đông người
vẫn còn phức tạp, có lúc diễn ra gay gắt Đặc biệt, hiện nay, toàn Đảng, toàn
dân, toàn quân tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh tạo được sức lan tỏa sâu rộng làm cho tư tưởng, đạo
đức, phong cách của Người thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của
đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
dân chủ (DC), công bằng, văn minh.
3
Xuất phát từ tính cấp thiết và ý nghĩa quan trọng của những vấn đề nêu trên,
tác giả chọn vấn đề "Công tác dân vận trong đồng bào dân tộc Khmer Tây Nam
bộ hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh" làm đề tài luận án Tiến sĩ chuyên ngành
Hồ Chí Minh học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về CTDV. Trên cơ sở đó, vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào làm rõ thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện
có hiệu quả CTDV trong ĐBDT Khmer TNB hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đề ra, luận án thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án.
- Phân tích, luận giải các khái niệm “công tác”, “dân vận”, “công tác dân
vận”, “CTDV theo tư tưởng Hồ Chí Minh”; phân tích, đánh giá nội dung tư tưởng
Hồ Chí Minh về CTDV.
- Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra
những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt
ra trong CTDV đối với ĐBDT Khmer TNB hiện nay.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện CTDV trong
ĐBDT Khmer TNB giai đoạn hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về CTDV
- Thực trạng và giải pháp thực hiện CTDV trong ĐBDT Khmer TNB theo tư
tưởng Hồ Chí Minh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Tác giả tập trung làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh
về CTDV và vận dụng vào CTVĐ ĐBDT Khmer TNB hiện nay theo tư tưởng Hồ
Chí Minh.
- Phạm vi không gian: Luận án tập trung ghiên cứu CTDV trong ĐBDT
Khmer theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở 6 tỉnh, 1 thành phố có đông ĐBDT Khmer,
4
như: Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang, Kiên Giang và Thành phố
Cần Thơ.
- Phạm vi thời gian: Tác giả khảo sát CTDV trong ĐBDT Khmer TNB hiện
nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh từ năm 2007 đến 2018. Sở dĩ, tác giả luận án chọn
năm 2007 nghiên cứu là đúng 15 năm thực hiện Chỉ thị số 68-CT/TW, của Ban Bí
thư về công tác ở vùng ĐBDT Khmer.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của của chủ nghĩa Mác - Lênin,
đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về CTDV; đặc
biệt, tập trung vào CTDV đối với ĐBDT thiểu số.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tác giả luận án sử
dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, như: Phương pháp lịch sử và logic,
phương pháp phân tích và tổng hợp, thống kê và so sánh, khảo sát thực tiễn, phỏng
vấn chuyên gia.
- Luận án sử dụng phương pháp lịch sử và logic, phân tích và tổng hợp,
thống kê và so sánh để làm rõ chương 1, 2, và 4; sử dụng phương pháp khảo sát
thực tiễn để làm rõ chương 3. Phương pháp điều tra xã hội học, tác giả sử dụng
1 bộ phiếu hỏi gồm 11 tiêu chí tập trung vào hai đối tượng: cán bộ, đảng viên
và người dân. Tác giả đã tiến hành khảo sát ở 5 tỉnh có đông đồng bào Khmer
sinh sống.
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án góp phần làm rõ hơn tư tưởng Hồ Chí Minh về CTDV. Đặc biệt,
góp phần làm rõ ý nghĩa lý luận và thực tiễn tư tưởng Hồ Chí Minh về CTDV.
- Luận án góp phần làm rõ những thành tựu, hạn chế yếu kém, nguyên nhân
và những vấn đề đang đặt ra đối với CTDV trong ĐBDT Khmer TNB theo tư tưởng
Hồ Chí Minh.
- Luận án đề xuất giải pháp thực hiện CTDV trong ĐBDT Khmer TNB hiện
nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Luận án góp phần làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về CTDV, khẳng định tính
toàn diện, sâu sắc và sức sống của tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Luận án phân tích, làm rõ những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân, đề xuất
giải pháp giúp cho các cấp ủy Đảng, chính quyền của các địa phương có đông
ĐBDT Khmer nhận rõ vai trò CTDV thời gian qua. Kết quả đó là cơ sở khoa học
cho các lãnh đạo khu vực TNB hoạch định chính sách, chương trình, kế hoạch có
liên quan đến CTDV trong ĐBDT Khmer.
- Luận án đề xuất nhiệm vụ, giải pháp thực hiện CTDV ĐBDT Khmer TNB
hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo để
nghiên cứu, học tập, giảng dạy, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về
CTDV trong hệ thống các trường chính trị tỉnh, thành phố; các trung tâm bồi dưỡng
chính trị huyện thị xã, thành phố; luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục
vụ nghiên cứu về CTDV của cơ quan Đảng, Nhà nước, vận dụng vào CTVĐ ĐBDT
Khmer ở TNB.
Đây cũng là tài liệu tham khảo, giúp cán bộ, đảng viên, các tổ chức đổi
mới CTDV nhằm nâng cao chất lượng CTDV trong ĐBDT thiểu số nói chung,
CTDV trong ĐBDT Khmer TNB nói riêng.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của tác
giả đã công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
án gồm 4 chương, 11 tiết.
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước
1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan tư tưởng dân vận Hồ Chí
Minh và sự vận dụng tư tưởng dân vận Hồ Chí Minh
* Các công trình nghiên cứu liên quan đến tư tưởng dân vận Hồ Chí Minh
Sách "Tư tưởng dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh" (nhân kỷ niệm 45 năm
bài báo “Dân vận” của chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời) [9]. Nội dung bao gồm 3 phần:
Việc DV rất quan trọng; DV để làm cho nước ta là nước dân chủ và DV khéo thì
việc gì cũng thành công, với 35 bài viết. Nội dung cuốn sách, các tác giả đã tập
trung làm rõ xuất xứ và hoàn cảnh ra đời, vai trò và tác dụng của bài báo. Ngoài ra,
các bài viết tập trung làm rõ những vấn đề lý luận về CTDV trong lịch sử, chủ nghĩa
Mác - Lênin và quan niệm của Hồ Chí Minh; một số bài viết xác định nội dung,
mục đích và phương thức CTDV. Đặc biệt, các tác giả đã dành phần quan trọng liên
hệ thực tiễn CTDV trong sự nghiệp đổi mới. Đây là tài liệu quý báu để tác giả đã
nghiên cứu, kế thừa.
Tác giả Nguyễn Thạc Hân trong quyển: "Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về
dân vận" [65], đã trình bày những vấn đề cơ bản về nội dung, phương thức DV, chỉ
ra mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước, chính quyền với quần chúng, nhân dân Tác
giả còn đề cập một số quan điểm chính sách đối với giai cấp công nhân, nông dân,
thanh niên và vấn đề ĐĐK toàn dân tộc. Đặc biệt, cuốn sách đã làm rõ sự vận dụng
tư tưởng Hồ Chí Minh về DV của Đảng, Nhà nước trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
Sách của Đàm Văn Thọ, Vũ Hùng: “Mối quan hệ giữa Đảng và Dân trong
tư tưởng Hồ Chí Minh” [134] bao gồm 5 chương: Khái niệm dân và những quan
điểm, thái độ khác nhau về dân trong lịch sử; Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh về mối quan hệ giữa Đảng và Dân - Những luận điểm chủ yếu của Hồ Chí
Minh về Dân và Đảng; Nội dung chủ yếu của mối quan hệ giữa Đảng và Dân trong
7
tư tưởng Hồ Chí Minh; Thực trạng và nguyên nhân tồn tại của mối quan hệ Đảng
và Dân hiện nay; Tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và Dân trong thời kỳ mới trên
cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh. Cuốn sách làm rõ khái niệm Dân và những quan điểm
khác nhau về Dân trong lịch sử, nguồn gốc hình thành và nội dung chủ yếu của tư
tưởng Hồ Chí Minh về Dân, về Đảng cầm quyền và mối quan hệ gắn bó máu thịt
giữa Đảng và Dân. Từ đó, nêu lên thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường mối
quan hệ giữa Đảng và Dân trong thời kỳ mới. Trong phần: Nội dung chủ yếu của
mối quan hệ giữa Đảng và Dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh, tác giả đã chỉ rõ: Tăng
cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Dân là một trong những nhân tố quan
trọng nhất tạo nên sức mạnh to lớn của Đảng; Đảng dựa vào Dân, Dân tin Đảng là
nhân tố bảo đảm sự đúng đắn của đường lối và tạo nên cao trào cách mạng; Nêu cao
vai trò lãnh đạo của Đảng để phát huy quyền làm chủ của nhân dân; Đưa đường lối
của Đảng vào cuộc sống, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân; Đảng cùng
dân kiên quyết chống tệ nạn tham ô, lãng phí, quan liêu và các tệ nạn khác trong bộ
máy của Đảng và Nhà nước. Đó là những nội dung có ý nghĩa, luận án sẽ tiếp thu
và kế thừa.
Bài viết "Tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh nhân dân và công tác dân
vận" [78], của tác giả Phạm Văn Khánh đã khẳng định vai trò, tầm quan trọng của
CTDV, nhất là tư tưởng Hồ Chí Minh về CTDV, đặc biệt khi Đảng trở thành Đảng
cầm quyền. Tác giả khẳng định tư tưởng bao trùm về DV của Hồ Chí Minh là vì lợi
ích của dân, quyền hành ở nơi dân, Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp góp
phần động viên và tổ chức lực lượng toàn dân đẩy mạnh công ngiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
Tác giả Nguyễn Thanh Tuyền trong bài viết “Phương pháp dân vận của Chủ
tịch Hồ Chí Minh qua bài báo Dân vận - Giá trị và ý nghĩa thực tiễn” [149], chủ
yếu tập trung làm rõ phương pháp DV. Theo tác giả, phương pháp DV Hồ Chí
Minh là: Óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Tác giả đi vào
luận giải, đánh giá làm nổi bật từng nội dung phương pháp DV và cho đây là vấn đề
Hồ Chí Minh đặt ra với những yêu cầu hết sức nghiêm ngặt đối với cán bộ DV.
8
Bài viết “Dân, dân chủ, dân vận trong tư tưởng Hồ Chí Minh” [115] của tác
giả Bùi Đình Phong đã khẳng định các phạm trù dân, DC và DV là 3 nội dung quan
trọng xuyên suốt tư tưởng Hồ Chí Minh; lần lượt làm rõ từng phạm trù, quan niệm
của Hồ Chí Minh về dân; việc thực hành DC và phát huy quyền làm chủ theo quan
niệm Hồ Chí Minh; đề cập đến DV, bài viết phân tích ba phương diện những vấn đề
lý luận về CTDV; quy luật của CTDV và thực hành CTDV phải đi vào thực tiễn,
phải nêu gương.
* Các công trình nghiên cứu liên quan đến sự vận dụng tư tưởng dân vận Hồ
Chí Minh
Sách "Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận trong thời kỳ đổi mới ở
nước ta hiện nay" [130] là tập tài liệu được biên soạn công phu, tập hợp những bài
viết, các văn bản: Nghị quyết, chỉ thị, quyết định về CTDV. Cuốn sách có 3 phần:
Thứ nhất, là những bài viết mang tính lý luận liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh
về DV; thứ hai, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về DV trong thời kỳ đổi mới ở
nước ta hiện nay là tập hợp những văn bản của Đảng, Nhà nước, các bài viết về
CTDV trong thời kỳ đổi mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh; thứ ba, tổng hợp những
đoạn trích, câu nói của Hồ Chí Minh về CTDV.
Tác giả Dương Xuân Ngọc trong bài viết “Quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo
tiến hành công tác dân vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh” [109], đã khẳng định
CTDV là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng đất
nước ta, là điều kiện quan trọng bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng đối với chính
quyền và toàn xã hội. Nội dung chính của bài viết tập trung vào bốn vấn đề: CTDV
vì lợi ích của quần chúng, bảo vệ lợi ích cho nhân dân; thực hành DC là phương
thức cơ bản của CTDV; DV phải hướng tới mục tiêu đoàn kết; DV và CTDV là sự
nghiệp của cả hệ thống chính trị. Ngoài ra, bài viết còn xác định những nhiệm vụ,
giải pháp chủ yếu của CTDV theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trong bài viết “Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác dân vận hiện
nay” [140], tác giả Nguyễn Tường Tiệm đã làm nổi bật bốn vấn đề: Thứ nhất, làm
CTDV phải học theo cách nói, cách viết của Hồ Chí Minh mộc mạc, dễ hiểu, gần
gũi; thứ hai, thực hành CTDV phải nói, phải giải thích cho nhân dân hiểu rõ; thứ ba,
9
cán bộ DV phải rèn luyện phong cách làm việc gần dân, sát dân, nắm “dân tâm, dân
tình, dân ý”; thứ tư, cán bộ làm CTDV phải nêu gương, làm cho “dân tin, dân phục,
dân yêu”.
Tác giả Đinh Hữu Cường trong bài viết “Học tập và làm theo tư tưởng dân
vận Hồ Chí Minh” [48] đã trình bày khái niệm, xác định mục tiêu, nội dung,
phương thức, đối tượng CTDV theo tư tưởng Hồ Chí Minh; CTDV của Đảng thời
gian qua đã tập trung thực hiện những định hướng lớn, các mục tiêu nhiệm vụ giữ
vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội,; CTDV trong tình hình mới phải
không ngừng nâng cao trình độ, năng lực công tác cho cán bộ làm CTDV.
Bài viết "65 năm thực hiện tư tưởng dân vận Hồ Chí Minh" [80], của tác
giả Hà Thị Khiết đã khẳng định giá trị lý luận của tác phẩm “Dân vận”, tác phẩm
là kim chỉ nam để Đảng ban hành nhiều nghị quyết liên quan đến CTDV. Qua đó,
tác giả đã chỉ ra những thành tựu cơ bản về CTDV của đảng hiện nay, cụ thể: Nội
dung, phương thức lãnh đạo của Đảng về CTDV được đổi mới; Mặt trận Tổ quốc,
các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng không ngừng đổi mới nội dung
phương thức hoạt động; CTDV của các cơ quan nhà nước ngày càng được tăng
cường; phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân tham gia xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc không ngừng được đẩy mạnh. Mặt khác, tác giả cũng chỉ ra những
điểm hạn chế, yếu kém của CTDV thời gian qua và đề xuất một số nội dung để
nâng cao chất lượng CTDV trong tình hình mới.
Tác giả Nguyễn Thế Trung trong bài viết: “Tác phẩm “Dân vận” của Bác
Hồ mãi soi đường cho công tác dân vận của Đảng” [147] đã khẳng định tác phẩm
“Dân vận” của Hồ Chí Minh có nội dung, ý nghĩa rất to lớn và quan trọng trong di
sản tư tưởng Hồ Chí Minh. Tác phẩm là bản “tuyên ngôn”, là “cương lĩnh”, là “kim
chỉ nam” về CTDV của Đảng trong giai đoạn hiện nay. Tác giả lần lượt đi vào làm
rõ khái niệm, nhiệm vụ CTDV, lực lượng DV, phương pháp làm DV, Đặc biệt,
tác giả khẳng định sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng qua hơn 30 năm
đổi mới đã đạt được những thành công, thắng lợi quan trọng trên các lĩnh vực kinh
tế - xã hội, quốc phòng - an ninh.
10
1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến công tác dân vận và
công tác dân vận trong đồng bào dân tộc Khmer
* Các công trình nghiên cứu liên quan đến công tác dân vận
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản cuốn sách: “Lý luận và
kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác dân vận” [110], gần 30 bài
viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo bộ, ban, ngành, các nhà
khoa học, nội dung cuốn sách đã đưa ra những phân tích hết sức sâu sắc, toàn diện,
làm nổi bật cơ sở lý luận, thực tiễn và những kinh nghiệm của CTDV trong thời
gian qua, như: Tư tưởng Hồ Chí Minh về DV; đổi mới nội dung, phương thức vận
động quần chúng; xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân; đổi mới
CTDV nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước và tăng cường khối ĐĐK dân
tộc; DV và thực hiện CTDV theo tư tưởng Hồ Chí Minh: Bắt đầu từ đạo đức, Có
thể nói, các bài viết cho thấy rõ hơn tầm quan trọng của CTDV và xem đây là công
tác rộng lớn, nhạy cảm bao trùm mọi mặt đời sống, do đó luôn phải đúc rút từ hoạt
động thực tiễn để kịp thời định ra chủ trương, chính sách hợp lòng dân, thể hiện
đúng tư tưởng “lấy dân làm gốc”, “dân là chủ và dân làm chủ”.
Sách "Công tác dân vận của các cơ quan nhà nước trong thời kỳ mới"
[133] của Nguyễn Tiến Thịnh bao gồm hai phần, viết về CTDV của chính quyền
và một số kinh nghiệm thực tiễn về CTVĐ quần chúng của các cấp, các ngành từ
trung ương đến địa phương. Trong đó, các tác giả đi vào làm rõ quan điểm Mác -
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì
dân; nhà nước DC tư tưởng Hồ Chí Minh; mối quan hệ giữa Chính phủ với nhân
dân là quan hệ gắn bó, máu thịt, Cuốn sách còn đánh giá thực trạng, đề xuất
những kiến nghị về CTDV chính quyền cơ sở và một số kinh nghiệm thực tiễn về
CTVĐ quần chúng ở trung ương, như: Công tác dân nguyện của Quốc Hội,
CTDV ở Bộ Tài nguyên và Môi trường và kinh nghiệm ở một số địa phương:
Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Đăk Lăk, Nghệ An,
Sách “Một số vấn đề về công tác dân vận trong giai đoạn hiện nay” của
Nguyễn Thế Trung [146], tập trung gần 20 bài viết của tác giả được chọn đăng
trên các tạp chí, kỷ yếu khoa học thuộc các ban, bộ, ngành trung ương. Cuốn sách
11
có giá trị cả về lý luận và thực tiễn về CTDV, như: Vận dụng tư tưởng V.I.Lênin
vào CTVĐ quần chúng ở nước ta hiện nay; Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về
CTDV để đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của
CTDV trong sự nghiệp cách mạng của Nhà nước; thực hiện CTDV là trách nhiệm
của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân; tăng cường mối quan hệ Đảng - Dân trong
giai đoạn hiện nay, Một số kinh nghiệm thực tiễn trong CTDV, như: Phát huy
vai trò của Mặt trận Tổ quốc, vai trò của Nhân dân, vai trò của Tổng cục Chính trị
trong CTDV; đẩy mạnh phong trào thi đua “DV khéo” theo tư tưởng Hồ Chí Minh
trong giai đoạn hiện nay,
Sách “Xây dựng đội ngũ cán bộ dân vận người dân tộc thiểu số trong thời kỳ
mới” của Thào Xuân Sùng [125], ngoài phần mở đầu và kết luận, quyển sách có 3
chương tập trung làm rõ một số vấn đề có tính chất lý luận cũng như thực tiễn về
công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DV người dân tộc thiểu số. Cụ thể, quyển sách
làm rõ cơ sở lý luận quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
và Đảng Cộng sản Việt Nam về CTDV và xây dựng đội ngũ cán bộ DV người dân
tộc thiểu số; đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ DV người dân tộc thiểu số qua 30
năm đổi mới - nguyên nhân và kinh nghiệm. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, quyển
sách đã đề xuất những giải pháp cơ bản xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc
thiểu số đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2030.
Bài viết của Đinh Thế Huynh: “Đảng Cộng sản Việt Nam với công tác quần
chúng - Thực tiễn và một số kinh nghiệm” [73] đã khẳng định vai trò to lớn của
CTVĐ quần chúng đối với cách mạng Việt Nam, đưa cách mạng đi từ thắng lợi này
đến thắng lợi khác. Đáng chú ý từ sau đổi mới cho đến nay, Đảng Cộng sản Việt
Nam có nhiều nghị quyết quan trọng về CTDV, đóng góp những thành tựu to lớn
cho cách mạng Việt Nam: Nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân; thắt
chặt tinh thần ĐĐK dân tộc; mối quan hệ giữa Đảng - dân gắn bó, mật thiết, Tuy
nhiên, từ những yếu tố chủ quan, khách quan tác động, cách mạng Việt Nam cũng
không tránh khỏi những hạn chế, yếu kém. Đặc biệt, điểm nhấn của bài viết đã rút
ra một số kinh nghiệm trong công tác quần chúng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
12
Cụ thể: Phải quán triệt sâu sắc trong tư tưởng và thực hiện nhất quán trong công tác
hằng ngày của Đảng và của từng cán bộ, đảng viên quan điểm mấu chốt: sự nghiệp
cách mạng là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; Không ngừng củng cố tăng
cường khối ĐĐK toàn dân tộc là một trong những phương châm, phương thức cơ
bản để đạt được những thắng lợi trong sự nghiệp cách mạng; Động lực thúc đẩy
phong trào quần chúng là đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân và kết hợp hài
hòa các lợi ích, thống nhất giữa quyền lợi và nghĩa vụ công dân; Các hình thức tập
hợp nhân dân phải đa dạng, phong phú, thiết thực và hữu ích; Công tác quần
chúng và việc không ngừng nâng cao vai trò, hiệu quả của công tác quần chúng là
trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân, của toàn bộ hệ thống
chính trị; Phát huy cao độ tính tích cực xã hội và sức sáng tạo của nhân dân trong
các thời kỳ cách mạng, đặc biệt là, trong công cuộc đổi mới, phát triển đất nước
gắn với sự kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là nét đặc sắc
của Đảng Cộng sản Việt Nam trong CTVĐ quần chúng.
Bài "Làm tốt công tác dân vận, liên hệ mật thiết với nhân dân là truyền
thống tốt đẹp và sức mạnh vô địch của Đảng" [144], là bài phát biểu của Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo Hội nghị toàn quốc triển khai Chương trình hành
động thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và các chỉ thị, kết luận của Bộ
Chính trị, Ban Bí thư về CTDV. Nội dung bài phát biểu chỉ ra những thành tựu và
hạn chế của CTDV trong thời gian qua; xác định CTDV là một trong sáu nhiệm vụ
trọng tâm của Đảng; bài phát biểu đã khẳng định quan điểm của Chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò to lớn của nhân dân và một trong những bài
học tổng kết 30 năm đổi mới là: luôn quán triệt quan điểm lấy dân làm gốc, vì lợi
ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, Đặc biệt, bài phát biểu còn đánh giá thực
trạng việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân hiện nay và đi đến
khẳng định hai nội dung cơ bản: Thật sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của
nhân dân là một chủ trương chiến lược, là vấn đề cơ bản trong đường lối của Đảng
ta. Một vấn đề hết sức quan trọng là phải kiên quyết, tích cực làm trong sạch đội
ngũ của Đảng.
13
* Các công trình nghiên cứu liên quan đến CTDV trong ĐBDT Khmer
Đề tài "Một số giải pháp nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc Khmer ở
Tây Nam bộ trong giai đoạn hiện nay" [129], do Lê Tăng (Chủ nhiệm). Đề tài đánh
giá thực trạng đời sống của ĐBDT Khmer, những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình
nâng cao đời sống cho ĐB. Đề tài đã đề ra các giải pháp góp phần nâng cao đời
sống của ĐBDT Khmer TNB. Các tác giả khẳng định: thời gian qua, đời sống
ĐBDT Khmer TNB đã có những chuyển biến tích cực, nhờ sự quan tâm tích cực
của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, các tác giả cũng chỉ ra một bộ phận không nhỏ
ĐBDT Khmer vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Từ đó, các tác giả đề xuất những giải
pháp nhằm góp phần nâng cao đời sống của ĐBDT Khmer TNB. Trong đó, đặc biệt
quan tâm những đề xuất về việc tăng cường đầu tư vốn, chuyển giao khoa học công
nghệ, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của ĐBDT Khmer, nâng cao trình độ
dân trí, phát huy DC.
Nghiên cứu về công tác xóa đói giảm nghèo vùng ĐBDT Khmer TNB, có
một số bài viết liên quan, như: Tác giả Nguyễn Xuân Châu với bài viết "Công tác
xóa đói, giảm nghèo vùng đồng bào Khmer Nam bộ - thực trạng, nguyên nhân và
giải pháp" [42], tác giả Lê Ngọc Thắng có bài viết "Quan điểm và giải pháp đối với
những nông dân Khmer không có đất và thiếu đất sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Sóc
Trăng" [131], tác giả Vũ Đình Mười viết: "Về sự nghèo đói ở người Khmer" [105],
bài viết "Bất ổn sinh kế và di cư lao động của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu
Long" [81] của tác giả Ngô Thị Phương Lan. Các tác giả đã làm rõ một số vấn đề
như: Đánh giá thực trạng, nguyên nhân đói nghèo của ĐBDT Khmer Nam bộ; quan
điểm sinh kế và di cư lao động của ĐBDT Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) là vấn đề quan trọng hiện nay; các tác giả cũng làm rõ các chính sách
phát triển kinh tế và sinh kế, việc di cư lao động nông thôn - đô thị của ĐBDT
Khmer ở TNB. Trên cơ sở phân tích rõ thực trạng, nguyên nhân, các tác giả đã đề
xuất giải pháp có tính khả thi để làm tốt hơn công tác xóa đói giảm nghèo vùng
ĐBDT Khmer nói chung.
Tác giả Sơn Song Sơn trong bài viết "Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết
các dân tộc Tây Nam bộ trong thời kỳ mới, hội nhập" [123], đã trình bày đặc điểm
14
định cư của các dân tộc TNB. Họ sống xen kẽ, gần gũi và đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau
trong đấu tranh giành tự do, độc lập dân tộc; đặc biệt là trong công cuộc xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Theo tác giả, khối ĐĐK dân tộc được củng cố, giữ
vững và phát huy nhờ vào đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước.
Theo đó, đời sống ĐB các dân tộc, trong đó có ĐBDT Khmer, không ngừng được
cải thiện. Tuy nhiên, trong thời kỳ đổi mới khu vực TNB vẫn còn tồn tại nhiều khó
khăn, thách thức. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường khối
ĐĐK dân tộc trong khu vực: Phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, quán
triệt chính sách ĐĐK; thực hiện đồng bộ giải pháp phát triển kinh tế - xã hội với
chính sách dân tộc, tôn giáo; đồng thời phải chú trọng công tác xóa đói giảm nghèo,
nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài ĐBDT thiểu số; quan tâm phát huy vai trò người
có uy tín trong ĐBDT, tôn giáo; kiên quyết đấu tranh chống mọi âm mưu, hành
động của các thế lực thù địch hòng chi...á ở chương
tiếp theo.
Thứ ba, ưu điểm và hạn chế; nguyên nhân ưu điểm và hạn chế; những vấn đề
đặt ra CTDV trong ĐBDT Khmer TNB theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Thứ tư, những nhân tố tác động đến CTDV trong ĐBDT Khmer TNB.
Thứ năm, phương hướng và những giải pháp thực hiện CTDV trong
trong ĐBDT Khmer TNB hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
28
Tiểu kết chương 1
Qua các giai đoạn khác nhau, CTDV được coi là nhiệm vụ chiến lược của
cách mạng Việt Nam. CTDV đóng vai trò quan trọng trong việc quy tụ tập hợp lực
lượng, tạo nên khối ĐĐK dân tộc mạnh mẽ; phát huy DC và mối quan hệ gắn bó
mật thiết giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân. Trong giai đoạn mới, để nâng cao
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi
mới, sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nhanh chóng đạt được
mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, đòi hỏi phải tăng
cường CTDV. Nhận thấy tầm quan trọng của CTDV, nhất là vận động ĐBDT
Khmer TNB hiện nay, tác giả đã chọn vấn đề này để nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu tổng quan cho thấy có rất nhiều công trình đã đi
vào nghiên cứu CTDV; CTDV theo tư tưởng Hồ Chí Minh; CTVĐ ĐBDT Khmer
TNB với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Song, cho đến nay, dưới góc độ Hồ Chí
Minh học vẫn chưa có công trình nghiên cứu trực tiếp CTDV trong ĐBDT Khmer
TNB theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nơi mà CTDV còn nhiều bất cập, tình hình an
ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội vùng ĐBDT từng lúc, từng nơi vẫn còn tiềm
ẩn những nhân tố mất ổn định. Tuy nhiên, những công trình trên là những tài liệu
quý, những cứ liệu quan trọng để tác giả tiếp tục nghiên cứu, tham khảo, kế thừa
góp phần vào sự hoàn chỉnh đề tài.
29
Chương 2
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC DÂN VẬN
2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
2.1.1. Khái niệm “Công tác”
“Công tác” là khái niệm được các nhà nghiên cứu, các chuyên gia ngôn ngữ
học định nghĩa khá rõ ràng trong các Từ điển, như: Theo Từ điển Tiếng Việt của
Viện Ngôn ngữ học “công tác” được hiểu là: “- Công việc của nhà nước hoặc của
đoàn thể. - Làm công tác. Tích cực công tác” [113, tr.203].
Cũng với nghĩa này Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học nghĩa
của từ “công tác” là: “- Công việc của nhà nước hoặc của đoàn thể. - Làm công việc
của nhà nước, của đoàn thể. - Làm việc tại một nơi khác, xa nơi làm việc thường
ngày, trong một thời gian nhất định” [113, tr.292].
Theo Đại Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt
Nam khái niệm “công tác” là công việc của nhà nước, của đoàn thể thì “công tác”
còn được hiểu là “- Thực hiện công việc của nhà nước, của đoàn thể; - Hoạt động,
làm việc” [160, tr.458].
Nhà nghiên cứu Nguyễn Lân khi nêu khái niệm “công tác” trong Từ điển từ
và ngữ Việt Nam có điểm khác hơn: “- Công việc mà chính phủ hoặc đoàn thể giao
cho. - Làm việc của Nhà nước hay của đoàn thể” [82, tr.421].
Theo các định nghĩa trên thì “công tác” được hiểu là thực hiện công việc của
Nhà nước hoặc đoàn thể bằng hành động và thái độ: “làm công tác”, “tích cực công
tác”, “làm việc tại một nơi khác”.
Tuy nhiên, trong “350 thuật ngữ Xây dựng Đảng”, tác giả Nguyễn Minh
Tuấn, Trần Khắc Việt (Đồng chủ biên) nêu khái niệm công tác như sau:
Công việc của tổ chức, cơ quan, đơn vị (đảng, nhà nước, đoàn thể, đơn vị
kinh tế, sự nghiệp) cùng nhau thực hiện hoặc giao cho từng thành viên
trong tổ chức, cơ quan, đơn vị đó thực hiện. Các tổ chức, cơ quan, đơn vị
có thể có những điểm giống nhau và khác nhau về các chức năng, nhiệm
vụ, quy mô tổ chức và đặc điểm nhân sự, nên nội dung, biện pháp thực
30
hiện các công tác của từng cơ quan cũng có thể có những điểm giống
nhau và khác nhau. Các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá (định kỳ, đột xuất)
về đức, tài của mỗi cán bộ, công chức hoặc thành viên của tổ chức gồm
nhiều nội dung nhưng phải lấy kết quả, chất lượng và hiệu quả công tác
của những người đó làm thước đo chủ yếu [148, tr.125-126].
Khái niệm đã nêu rõ “công tác” là công việc của tổ chức, cơ quan, đơn vị và
công việc đó có thể là công việc chung nhưng có thể là công việc cá nhân được tổ
chức, đơn vị phân công thực hiện.
Như vậy, có thể hiểu “công tác” là công việc chung hay công việc của cá
nhân phụ trách được tổ chức, cơ quan, đơn vị giao cho.
2.1.2. Dân vận
* “Dân vận” theo Từ điển Tiếng Việt
Hầu hết các Từ điển Tiếng Việt, như: Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn
ngữ, Trung tâm Từ điển học, Đại Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và
Văn hóa Việt Nam đều có định nghĩa giống nhau về “Dân vận”, là: Tuyên truyền,
vận động nhân dân. Cụ thể: Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học khái
niệm: “Dân vận” là “Tuyên truyền, vận động nhân dân” [113, tr.341].
Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Lân, khái niệm “Dân vận” là:
“Tuyên truyền tổ chức, động viên và lãnh đạo nhân dân đấu tranh” [82, tr.491]. Có
nghĩa, “dân vận” không đơn thuần là tuyên truyền, vận động mà còn là “tổ chức” và
“lãnh đạo” nhân dân.
Điều đó cho thấy CTDV không đơn thuần là việc tuyên truyền vận động mà
chủ thể làm DV phải tổ chức, động viên và lãnh đạo nhân dân. Nghĩa là, làm DV
không dừng lại mức độ tuyên truyền - chỉ cho dân biết - mà đòi hỏi phải tổ chức,
lãnh đạo nhân dân thực hiện - hướng dẫn dân làm. Từ các khái niệm đã khẳng định
rõ DV không chỉ tuyên truyền qua loa, đại khái mà cán bộ tuyên truyền phải sâu sát
thực tế, nắm chắc tình hình để tổ chức, lãnh đạo nhân dân thực hiện. Trong tổ chức,
lãnh đạo không chỉ hướng dẫn nhân dân thực hiện mà còn phải kiểm tra, giám sát,
rút kinh nghiệm.
31
* Trong cuốn sách“350 thuật ngữ Xây dựng Đảng”, tác giả Nguyễn Minh
Tuấn, Trần Khắc Việt (Đồng chủ biên) nêu khái niệm “Dân vận” như sau:
Một hoạt động có tính xã hội rộng rãi, là sự tác động của các chủ thể đối
với các tầng lớp nhân dân bằng công tác tuyên truyền, giải thích, thuyết
phục, tổ chức, hướng dẫn nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chủ trương công tác của địa
phương, cơ quan, đơn vị thông qua các phương tiện truyền thông, sinh
hoạt các tổ chức, các phong trào thi đua, các cuộc vận động nhằm đạt
được mục tiêu của chủ thể vận động [148, tr.157].
Với khái niệm này, các tác giả chủ yếu nhấn mạnh đối tượng của DV bao
gồm các tầng lớp nhân dân; mục đích của DV là: tuyên truyền, giải thích, thuyết
phục, tổ chức, hướng dẫn nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, chủ trương công tác của địa phương, cơ quan,
đơn vị. Để đạt được mục đích đòi hỏi phải áp dụng các phương thức vận động phù
hợp, như: thông qua các phương tiện truyền thông, sinh hoạt các tổ chức, các phong
trào thi đua, các cuộc vận động.
* “Dân vận” theo quan niệm của Hồ Chí Minh
Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng Hồ Chí Minh đã tiếp thu, phát
triển sáng tạo quan điểm “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” của chủ nghĩa
Mác - Lênin, kết hợp với truyền thống yêu nước, đoàn kết của dân tộc, Người đã
tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận về CTVĐ quần chúng qua tác phẩm “Dân
vận”, viết năm 1949. Trong tác phẩm này, Người nêu lên khái niệm DV “là vận
động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp
thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc
Chính phủ và Đoàn thể đã giao cho" [95, tr.232].
Khái niệm của Hồ Chí Minh đã làm rõ mấy vấn đề:
Thứ nhất, DV nhằm huy động tất cả lực lượng của mỗi người dân vào sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với cụm từ: “lực lượng của mỗi một người
dân” được tạo nên bởi nhiều nhân tố: đức và tài, phẩm chất và năng lực, tinh thần và
vật chất, sức lực và trí tuệ. Tất cả những phẩm chất ấy không phải có ở một người
32
hay một nhóm người mà có ở “lực lượng của mỗi người dân”. Có thể xem đây là
chiều sâu của CTDV. Lời dạy đã thể hiện nổi bật tư tưởng của Người về vai trò, sức
mạnh của nhân dân và sự cần thiết phải xây dựng cho cán bộ, đảng viên lối làm việc
dựa vào nhân dân. Đồng thời phải phát huy đến mức cao nhất nhân tố con người,
nguồn lực con người. Bởi con người vừa là mục tiêu đồng thời vừa là động lực của
cách mạng.
Thứ hai, DV phải tuyên truyền, vận động lực lượng của tất cả mọi người
“không để sót một người dân nào”. Có thể coi đây là bề rộng của DV theo tư tưởng
Hồ Chí Minh. Khi huy động lực lượng của tất cả mọi người dân mới có thể xây
dựng được khối ĐĐK toàn dân để đánh thắng kẻ thù, giành độc lập cho dân tộc.
Thực chất, mục tiêu của DV là để có được lực lượng to lớn, mạnh mẽ của nhân dân.
Hồ Chí Minh chỉ rõ: nếu không có dân, Đảng không có lực lượng và quần chúng
phải được giác ngộ, có tổ chức, có lãnh đạo luôn là một nhân tố quyết định mọi
thắng lợi của cách mạng.
Thứ ba, DV là vận động quần chúng nhân dân tham gia, cống hiến cho cách
mạng đem tài năng và sức lực để làm lợi cho dân. Theo Hồ Chí Minh, DV là vận
động toàn dân và mỗi người đem đức và tài, sức lực và của cải, khả năng và thực
lực để xây dựng, giữ gìn bảo vệ thôn bản, phum sóc đến kiên định mục tiêu độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người khẳng định: “Dân chúng rất khôn khéo”, biết
giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, nhanh chóng, hiệu quả đôi khi những
người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra.
Có thể nói, cho đến nay có nhiều khái niệm khác nhau về DV, nhưng chưa
có khái niệm nào xúc tích, dễ hiểu như khái niệm DV của Hồ Chí Minh. Thực chất,
khái niệm DV là của Người nhằm nhấn mạnh việc tuyên truyền, vận động, tổ chức,
đoàn kết, tập hợp nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước
nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
2.1.3. Khái niệm “Công tác dân vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh”
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm CTDV hay CTVĐ quần
chúng được Người sử dụng như nhau. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh không dùng trực
tiếp khái niệm CTDV mà thông thường Người dùng khái niệm vận động quần
33
chúng. Điều đó có thể hiểu, Hồ Chí Minh quan niệm CTDV cũng chính là CTVĐ
quần chúng.
Trong cuốn sách: “350 thuật ngữ Xây dựng Đảng”, tác giả Nguyễn Minh
Tuấn, Trần Khắc Việt (Đồng chủ biên) đưa ra khái niệm CTVĐ nhân dân (công tác
dân vân) như sau:
Toàn bộ các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân;
thu hút, tập hợp các tầng lớp nhân dân; tổ chức, động viên các phong trào
cách mạng của nhân dân trong việc thực hiện thắng lợi đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của cấp ủy và
chính quyền địa phương; là quá trình nâng cao ý thức trách nhiệm và
quyền lợi, nghĩa vụ công dân trong việc thực hiện chủ trương, đường lối
chính sách của Đảng, Nhà nước [148, tr.141].
Khái niệm đã nêu lên một số vấn đề, như: Vai trò của CTDV đoàn kết, thu
hút mọi tầng lớp nhân dân góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng, quan
trọng là ý thức giác ngộ về quyền và nghĩa vụ công dân. Đồng thời, nhân dân thực
hiện tốt mục tiêu đã đề ra, cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức, động
viên để toàn dân thực hiện.
Giáo trình Trung cấp lý luận chính trị - Hành chính, Nghiệp vụ công tác
Đảng ở cơ sở đã nêu khái niệm CTDV khá rõ ràng:
Công tác dân vận là toàn bộ hoạt động của tổ chức đảng, chính quyền và
của các tổ chức trong hệ thống chính trị nhằm tuyên truyền, vận động,
thu hút, tập hợp mọi tầng lớp nhân dân, tổ chức các phong trào nhân dân
thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước và để chăm lo đến lợi ích của nhân dân [71, tr.153].
Đây là khái niệm đã xác định rõ ràng lực lượng, đối tượng, mục tiêu, phương
pháp CTDV. Cụ thể, lực lượng tham gia CTVĐ bao gồm “toàn bộ hoạt động của tổ
chức đảng, chính quyền và của các tổ chức trong hệ thống chính trị”; phương thức:
tuyên truyền, vận động, thu hút, tập hợp; đối tượng CTDV không ai khác ngoài
“mọi tầng lớp nhân dân”, không phân biệt: dân tộc, giới tính, tôn giáo để được đạt
34
mục tiêu: “thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước và để chăm lo đến lợi ích của nhân dân”.
Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu và luận giải một số khái niệm trên, tác giả
nêu lên khái niệm: Công tác dân vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống các
quan điểm về vai trò, nội dung, phương pháp tập hợp lực lượng, nhằm thực hiện
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, tăng cường khối
đại đoàn kết dân tộc và củng cố mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân góp phần vào
sự nghiệp giải phóng dân tộc, chấn hưng đất nước.
Như vậy, CTDV theo tư tưởng Hồ Chí Minh cần phải làm rõ ba vấn đề:
Thứ nhất, CTDV theo Hồ Chí Minh có vai trò to lớn đối với cách mạng
Việt Nam. Đó là, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện thắng lợi đường lối,
chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; tăng cường khối ĐĐK
dân tộc và củng cố mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với quần chúng, nhân dân.
Do đó, xuất phát từ quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, quần
chúng là lực lượng to lớn làm nên lịch sử, Hồ Chí Minh luôn coi công tác tuyên
truyền, vận động, tập hợp quần chúng có vai trò quan trọng, coi đây là vấn đề sống
còn của cách mạng, là chiến lược bất di bất dịch. Trong suốt quá trình hoạt động
Hồ Chí Minh và Đảng ta tìm mọi cách, mọi phương pháp để tuyên truyền, vận
động, tổ chức dân chúng làm cách mạng. Khi bàn về sự thắng lợi to lớn của cách
mạng Việt Nam, Người cho rằng đó không phải là công lao riêng của cá nhân, tổ
chức nào mà đó là công lao chung của toàn thể ĐB ta trong cả nước. “Cách mạng
là sự nghiệp của quần chúng, chứ không phải là sự nghiệp của cá nhân anh hùng
nàolà ở nơi Đảng ta đã tổ chức và phát huy lực lượng cách mạng vô tận của
nhân dân” [101, tr.672].
Thứ hai, theo tư tưởng Hồ Chí Minh thực hành CTDV là làm sao cho dân
chúng hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của họ; quyền làm chủ của họ được phát huy,
được tham gia vào mọi hoạt động của đời sống xã hội; đồng thời, người dân được
quyền góp ý, phê bình, xây dựng Đảng, chính quyền và đoàn thể. Tuy nhiên, để làm
được điều đó cần xác định đúng đắn lực lượng, đối tượng của CTDV. Theo Hồ Chí
35
Minh, đối tượng CTDV không phải là một cá nhân hay một nhóm xã hội nào mà là
toàn thể nhân dân; nội dung cơ bản của CTDV là tổ chức lực lượng nhân dân, ĐĐK
toàn dân để thực hiện các nhiệm vụ cách mạng đặt ra. Vì vậy, mọi cấp chính quyền,
đoàn thể, cán bộ, đảng viên, viên chức của hệ thống chính trị đều phải phụ trách
CTDV, làm sao để quần chúng, nhân dân giác ngộ, tự nguyện đem tài dân, sức dân
để làm lợi cho dân và nhận thức được vai trò, trách nhiệm đóng góp sức người, sức
của, trí tuệ, vật chất vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thứ ba, trong quá trình thực hiện CTDV, phải luôn nêu cao tinh thần trách
nhiệm, tích cực chủ động, sáng tạo để có phương pháp vận động nhân dân cho phù
hợp, thiết thực, hiệu quả. Theo Hồ Chí Minh phải thực hiện đồng bộ những
phương pháp: Tuyên truyền, vận động, thuyết phục; tổ chức, lãnh đạo quần chúng;
kiểm tra, giám sát và nêu gương Mặc dù cách mạng là sự nghiệp của quần
chúng, nhưng quần chúng gồm nhiều giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo khác
nhau, có nghề nghiệp, trình độ, năng lực không giống nhau nên có yêu cầu,
nguyện vọng khác nhau. Trong đó, có bộ phận tiên tiến, bộ phận trung bình và bộ
phận chậm tiến, đôi khi có những hạn chế về nhận thức, chưa hiểu rõ về mục đích,
lý tưởng và trách nhiệm nên chưa đồng lòng, đồng sức, đồng chí hướng. Chính vì
vậy, để có được lực lượng to lớn, tham gia vào sự nghiệp cách mạng phải có
phương pháp vận động phù hợp.
2.2. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC DÂN VẬN
2.2.1. Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của công tác dân vận
2.2.1.1. Công tác dân vận góp phần quyết định việc thực hiện thắng lợi
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước
Muốn hoàn thành nhiệm vụ, muốn biến đường lối chủ trương của Đảng
thành phong trào quần chúng, thành sức mạnh cách mạng thì Đảng phải có đường
lối đúng đắn; cán bộ đảng viên phải thường xuyên liên lạc mật thiết với dân chúng,
xa rời dân chúng là cô độc, thất bại. Cán bộ đảng viên còn phải học hỏi dân, nếu
không học hỏi dân thì không lãnh đạo được họ, mà muốn hiểu biết, học hỏi dân thì
đòi hỏi phải chân thành và quyết tâm.
36
Trong quá trình hoạt động, các tổ chức đảng từ Trung ương đến chi bộ phải
lấy việc vận động và chăm lo lợi ích của nhân dân làm một nội dung chủ yếu trong
hoạt động của mình. Mọi cán bộ, đảng viên phải làm CTDV, tuyên truyền chủ
trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và vận động nhân dân
thực hiện theo chức trách của mình nhằm thắt chặt mối quan hệ với nhân dân; tránh
hiện tượng không muốn làm hoặc không biết làm CTDV. Thực tiễn các cuộc cách
mạng đã chứng minh ai nắm được nhân dân người đó sẽ chiến thắng. Hồ Chí Minh
đã chỉ rõ: “Khi nhân dân giúp đỡ ta nhiều thì thành công nhiều, giúp đỡ ta ít thì
thành công ít, giúp đỡ ta hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn” [96, tr.270].
Sức mạnh của cá nhân và hệ thống chính trị chỉ có thể có được từ sự ủng hộ
của nhân dân. Đảng Cộng sản Việt Nam cũng vậy, muốn có sức mạnh thật sự thì
phải thu phục, tập hợp được lực lượng to lớn của các tầng lớp nhân dân, phải được
sự tín nhiệm của cả dân tộc. Do đó, Đảng phải làm tốt CTDV, vừa bảo vệ lợi ích
của giai cấp công nhân vừa đảm bảo nhiệm vụ chính trị của Đảng. Là nhà cách
mạng chuyên nghiệp, khi nói về nguyên nhân thắng lợi của cách mạng Việt Nam do
Đảng lãnh đạo, Hồ Chí Minh cho rằng đó là công lao chung của toàn thể ĐB ta
trong cả nước chứ không phải công lao của bất kỳ cá nhân nào, Đảng chỉ làm nhiệm
vụ tuyên truyền, vận động, tổ chức và phát huy lực lượng cách mạng vô tận của
nhân dân. Điều đó đã minh chứng hết sức rõ ràng khả năng quy tụ, tập hợp, đoàn
kết lực lượng của Hồ Chí Minh.
Để thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước cán bộ, đảng viên phải làm tốt CTDV. Nghĩa là, phải sâu sát quần chúng, nắm
được tình hình, nhu cầu, nguyện vọng, điều kiện, khả năng của dân chúng. Từ đó,
Đảng có cơ sở để hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách cho đúng. Những
đường lối, chính sách đó cũng xuất phát từ mục đích phục vụ lợi ích cho nhân dân
vì Đảng không có mục đích tự thân. Và mục tiêu lý tưởng của Đảng là phụng sự
những lợi ích của giai cấp, của dân tộc.Vì: “Ngoài lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp,
của dân tộc, Đảng ta không có lợi ích nào khác” [101, tr.334].
Thực hiện CTDV là điều kiện để Đảng động viên, tập hợp mọi tầng lớp
trong nhân dân thực hiện thành công đường lối của mình; đồng thời, thể hiện vai trò
37
lãnh đạo của Đảng đối với nhân dân. Thực tiễn đã chứng minh, thực hiện tốt CTDV
sẽ mang đến lực lượng to lớn trong Đảng và sự đoàn kết, nhất trí giữa Đảng với
quần chúng nhân dân, tạo nên sức mạnh to lớn không gì phá vỡ nổi. Chính vì vậy,
Đảng cần thường xuyên vận động nhân dân tham gia xây dựng Đảng. Sự tham gia
của quần chúng, nhân dân để Đảng có thêm sức mạnh về vật chất, tinh thần và trí
tuệ, có dân là có tất cả, mất dân là mất tất cả.
2.2.1.2. Công tác dân vận góp phần tăng cường mối quan hệ mật thiết
giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân
Công tác dân vận trước hết là trách nhiệm, là nghĩa vụ chiến lược quan trọng
của Đảng. Bởi vì, toàn bộ sức mạnh của Đảng không chỉ xuất phát từ bản thân
Đảng mà nó còn bắt nguồn từ mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân. Đảng
vừa lãnh đạo cả hệ thống chính trị, toàn xã hội tiến hành CTDV, vừa là lực lượng
trực tiếp vận động, lôi cuốn, tổ chức, nhân dân. Các tổ chức đảng từ Trung ương
đến chi bộ phải lấy việc vận động và chăm lo lợi ích của nhân dân làm một nội
dung chủ yếu trong hoạt động của mình.
Hơn nữa, Đảng từ nhân dân mà ra. Nhân dân chính là cội nguồn sức mạnh
của Đảng - nguồn gốc sáng tạo nên thắng lợi của cách mạng. Do vậy, Đảng “phải
dựa vào dân, không được xa rời dân. Nếu không thế thì sẽ thất bại. Khi nhân dân
giúp đỡ ta nhiều thì thành công nhiều, giúp đỡ ta ít thì thành công ít, giúp đỡ ta hoàn
toàn thì thắng lợi hoàn toàn” [96, tr.270]. Đảng có gắn với nhân dân thì Đảng mới
có sức mạnh, mới tạo nên kỳ tích trong cách mạng. Còn nhân dân có gắn với Đảng
thì mới nhân lên sức mạnh của mình. Một trong những giải pháp hiệu quả để tạo
nên khối đoàn kết vững chắc giữa Đảng và dân là Đảng phải tăng cường CTDV. Hồ
Chí Minh khẳng định làm việc gì cũng phải có quần chúng nếu không có quần
chúng thì không thể thành công. Chính vì vậy, sau cách mạng Tháng Tám (1945),
khi Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành Đảng cầm quyền, CTDV được Hồ Chí
Minh đặc biệt quan tâm, coi đây là nhiệm vụ cấp bách. Người viết hàng loạt tác
phẩm có giá trị, ý nghĩa về CTVĐ ĐB, như: “Đời sống mới”,“Sửa đổi lối làm
việc”, đặc biệt tác phẩm “Dân vận” được viết vào ngày 15/10/1949, hàm chứa
nhiều ý nghĩa, nhiều nội dung sâu sắc tư tưởng và triết lý về DV.
38
Đảng ra đời với ý nghĩa lớn lao là lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc,
đem lại ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Chính vì vậy, Đảng cần phải duy trì
thường xuyên mối quan hệ máu thịt với dân - nguồn gốc tạo nên sức mạnh vô địch
của Đảng. Không phải ngẫu nhiên mà Hồ Chí Minh chỉ ra mối quan hệ giữa CTDV
với lực lượng to lớn, mạnh mẽ của nhân dân và thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Người đã đúc kết kinh nghiệm CTDV: Lực lượng của dân chúng rất to và việc DV
rất quan trọng, cho nên: “Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc
gì cũng thành công” [95, tr.234]. Thực tế đã chứng minh, trong cuộc đời hoạt động
cách mạng của mình, Hồ Chí Minh đã dành nhiều công sức, trí tuệ cho việc làm có
ý nghĩa lớn lao, hệ trọng là vận động, tổ chức, đoàn kết lực lượng và lãnh đạo quần
chúng đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc. Chính vì vậy, cách mạng trước hết
cần có Đảng. Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng, một trong những
nhiệm vụ hàng đầu của Đảng là vận động và tổ chức dân chúng và đoàn kết với dân
tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi.
Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, do đó liên hệ chặt chẽ với
dân thuộc về bản chất của Nhà nước. Vì vậy, Nhà nước phải làm CTDV. Để nhà
nước thực sự là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, Quốc hội, Hội đồng nhân
dân các cấp, Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp phải thể chế hóa các quan
điểm, chủ trương của Đảng thành chính sách, pháp luật; tạo môi trường thuận lợi
cho nhân dân làm ăn. Bộ máy nhà nước từ cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp
đều phải nêu cao tinh thần phục vụ và ý thức trách nhiệm trước nhân dân, gắn bó
với nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; đẩy mạnh việc cải cách hành
chính, khắc phục tệ quan liêu, cửa quyền, hách dịch... trong cán bộ, công chức khi
thực thi nhiệm vụ. Đề cập đến mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân, trong thư
“Gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng” đề ngày 17/10/1945, Hồ Chí
Minh viết: “Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng. Nếu không
có Chính phủ, thì nhân dân không ai dẫn đường. Vậy nên Chính phủ với nhân dân
phải đoàn kết thành một khối” [93, tr.64].
Xây dựng được mối quan hệ gắn bó máu thịt với nhân dân đã khó, tăng
cường, giữ vững mối quan hệ đó càng khó hơn. Bởi, có những lúc lòng tin của nhân
39
dân đối với Đảng, Nhà nước ít nhiều có giảm sút do một số cán bộ đảng viên hư
hỏng, thoái hóa, biến chất, không còn giữ vững đạo đức cách mạng; không thực
hiện đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước làm cho đời
sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn. Đó là nguyên nhân trực tiếp cản trở mối
quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Một dân tộc,
một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất
định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ
không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân” [104, tr.672].
Để mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân luôn chặt chẽ thì trước
hết mỗi cán bộ, đảng viên phải trau dồi đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá
nhân; thường xuyên gắn bó mật thiết với quần chúng, nắm bắt dân tâm, dân tình,
dân ý; xây dựng kế hoạch thật tốt để nhân dân tham gia xây dựng đảng, chính quyền
góp phần loại bỏ những phần tử thoái hóa, biến chất.
2.2.1.3. Công tác dân vận góp phần củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết
dân tộc
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin nhân dân là người làm nên lịch
sử, sự nghiệp cách mạng là của quần chúng, nhân dân - lực lượng sáng tạo ra mọi
của cải vật chất cũng như những giá trị tinh thần của xã hội. Mục tiêu của cách
mạng vô sản là giải phóng con người, giai cấp và xã hội. Lực lượng để tiến hành
cách mạng vô sản bao gồm đông đảo quần chúng, những người bị áp bức nặng nề
nhất. Sức mạnh của họ sẽ được tăng lên gấp nhiều lần mà không kẻ thù nào có thể
ngăn cản nổi mỗi khi họ được giác ngộ, tổ chức, đoàn kết lại thành đội quân cách
mạng thật sự. Đó là nhiệm vụ của Đảng Cộng sản phải đảm nhận.
Hồ Chí Minh đã khẳng định tầm quan trọng của nhân dân đối với cách mạng
và dân tộc. Nhân dân là nền tảng, là lực lượng to lớn của cách mạng. Đó là sức
mạnh không gì địch nổi: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế
giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” [99, tr.453]. Thực tiễn
cách mạng Việt Nam và các nước khác đều chứng minh tính đúng đắn của quan
niệm: Có lực lượng của quần chúng, việc to tác mấy, khó khăn đến đâu cũng làm
được, không có dân chúng thì làm việc gì cũng không xong:
40
“Dễ mười lần không dân cũng chịu
Khó trăm lần dân liệu cũng xong” [104, tr.280].
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhưng khi quần chúng không được
tuyên truyền, giác ngộ và đoàn kết thì chỉ là một đám đông không có sức mạnh. Họ
có sức mạnh vô địch khi được giác ngộ, tập hợp, đoàn kết lại dưới sự lãnh đạo đúng
đắn của Đảng Cộng sản. Hồ Chí Minh đã đúc kết: “Thành công của Đảng ta là ở
nơi Đảng ta đã tổ chức và phát huy lực lượng cách mạng vô tận của nhân dân” [101,
tr.672]. Người phân tích: Thiên thời không bằng địa lợi, địa lợi không bằng nhân
hòa. Nhân hòa là quan trọng hơn hết. Nhân dân là lực lượng to lớn, cơ bản của các
cuộc cách mạng. Nước lấy dân làm gốc là tất yếu:
“Gốc có vững cây mới bền
Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân” [94, tr.502].
Quán triệt quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của quần chúng, nhân
dân trong sự nghiệp cách mạng, ngay từ rất sớm Hồ Chí Minh đã ý thức được tầm
quan trọng của việc đoàn kết quần chúng tham gia vào sự nghiệp cách mạng. Năm
1923, trong “Thư gửi các bạn cùng hoạt động ở Pháp”, Người đã nêu lên những
vấn đề cơ bản của CTDV, khi trở về nước “đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức
họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập” [90,
tr.209]. Để có sức mạnh to lớn của toàn dân tộc, Người quan niệm nhân dân Việt
Nam là tất cả mọi người dân không phân biệt dân tộc, giai cấp, tôn giáo, tín ngưỡng,
lứa tuổi, giới tính, ngành nghề, sang hèn, giàu nghèo... Là nhà cách mạng chuyên
nghiệp, đứng trên lập trường giai cấp công nhân, Hồ Chí Minh ra sức tuyên truyền,
vận động, thuyết phục rộng rãi quần chúng, nhân dân tham gia cách mạng, không
phân biệt dân tộc, giống nòi, tôn giáo: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán,
Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con
cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ
cùng nhau, no đói giúp nhau” [93, tr.249].
Tuy nhiên, theo Người để vận động được lực lượng to lớn cho cách mạng là
việc làm hết sức khó khăn, bởi: "dân chúng không nhất luật như nhau. Trong dân
chúng, có nhiều tầng lớp khác nhau, trình độ khác nhau, ý kiến khác nhau" [94,
41
tr.336]. Do đó, để thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia cách mạng phải dựa trên
nguyên tắc “mẫu số chung”: “Năm ngón tay cũng có ngón vắn ngón dài. Nhưng
vắn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này
thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta” [93, tr.280]. Đây
là nguyên tắc tập hợp lực lượng trên tinh thần đoàn kết nhân văn cao cả; hài hòa
giữa cái chung và cái riêng, giữa cái bộ phận và cái tổng thể. Vì vậy, dưới sự lãnh
đạo của Hồ Chí Minh và Đảng ta đã đưa phong trào cách mạng Việt Nam đi từ
thắng lợi này đến thắng lợi khác.
2.2.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về nội dung của công tác dân vận
2.2.2.1. Tuyên truyền, vận động, giác ngộ quần chúng hiểu rõ về quyền lợi
và nghĩa vụ
Quan điểm của V.I.Lênin về công tác quần chúng: “một nước mạnh là nhờ ở
sự giác ngộ của quần chúng. Nước mạnh là khi nào quần chúng biết rõ tất cả mọi
cái, quần chúng có thể phán đoán được về mọi cái và đi vào hành động một cách có
ý thức” [85, tr.23]. Đó là khi dân chúng sáng tỏ mọi vấn đề thì chắc chắn mọi việc
sẽ thuận lợi và thành công. Trước khi Đảng ra đời, Hồ Chí Minh cũng xác định
cách mệnh trước hết phải làm cho dân giác ngộ. Bởi vì, dân chúng là chủ thể của
cách mạng mà “quần chúng chưa giác ngộ, chưa tự động thì không thể làm được,
làm sẽ thất bại, vì họ sẽ không hăng hái. Nhưng nếu họ được tuyên truyền giải
thích, đã giác ngộ, mình lãnh đạo cho họ làm, công việc sẽ có kết quả tốt” [95,
tr.370]. Vì vậy, yêu cầu trước hết của CTDV là phải thông tin, giải thích cho quần
chúng hiểu rõ về nghĩa vụ và quyền lợi của mình. Do đó, các tổ chức Đảng, chính
quyền, cán bộ, đảng viên phải ra sức tuyên truyền, giáo dục, vận động, giác ngộ,
nâng cao trình độ của quần chúng.
Theo Hồ Chí Minh, việc thông tin cho dân biết và giải thích cho dân hiểu rõ
quyền lợi và nhiệm vụ của họ là trách nhiệm của cán bộ, đảng viên. Đây là đòi hỏi
cơ bản nhất của quy trình CTDV. Bởi, khi quần chúng được hiểu rõ ràng, được bàn
bạc, trao đổi thì mới tổ chức thi hành và tham gia kiểm thảo, rút kinh nghiệm. Đây
là sự đòi hỏi cấp bách của dân chúng ở tất cả các vùng, các miền, các đối tượng.
Mục đích dân được giải thíc...trong giai đoạn
hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
147. Nguyễn Thế Trung (2019), “Tác phẩm “Dân vận” của Bác Hồ mãi soi đường
cho công tác dân vận của Đảng”, Tạp chí Dân vận, (1+2).
148. Nguyễn Minh Tuấn, Trần Khắc Việt (Đồng chủ biên) (2018), 350 thuật ngữ
Xây dựng Đảng, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
149. Nguyễn Thanh Tuyền (2005), “Phương pháp dân vận của Chủ tịch Hồ Chí
Minh qua bài báo Dân vận - Giá trị và ý nghĩa thực tiễn”, Tạp chí Dân vận, (10).
150. Nguyễn Thanh Tuyền (2007), "Tăng cường công tác dân vận của Đảng theo
phong cách trọng dân, gần dân, và có trách nhiệm với dân", Tạp chí Dân vận,
(9), tr.11-13.
163
151. Nguyễn Thanh Tuyền (2007), "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Dân vận
vào việc thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc", Tạp chí Dân vận, (9).
152. Nguyễn Thanh Tuyền (2009), "Bác Hồ với vấn đề tuyên truyền, vận động
đồng bào dân tộc thiểu số", Tạp chí Dân vận, (1+2).
153. Ủy ban Dân tộc, Cơ quan thường trực khu vực đồng bằng sông Cửu Long
(2007), Chiến lược phát triển bền vững kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số
khu vực đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2007-2020, Hà Nội.
154. Ủy ban Nhân dân tỉnh Sóc Trăng (2017), Báo cáo Tổng kết công tác dân tộc
năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ công tác dân tộc năm 2018, Sóc Trăng.
155. Ủy ban Nhân dân tỉnh Sóc Trăng (2015), Báo cáo Tổng kết công tác dân tộc
năm 2015, Sóc Trăng.
156. Vụ Dân tộc - Tôn giáo, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ (2012), Báo cáo tổng kết
các chương trình, chính sách dân tộc giai đoạn 2006 - 2011, Cần Thơ.
157. Vụ Địa phương III (2018), Báo cáo tóm tắt kết quả rà soát chính sách liên
quan ở vùng đồng bào dân tộc Khmer; đào tạo bồi dưỡng cán bộ dân tộc
Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ.
158. Đình Vũ (2010), "Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa ở cơ sở - động lực phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc Khmer
tỉnh Trà Vinh", Tạp chí Cộng sản, (37).
159. Hứa Khánh Vy (2016), "Đảng bộ cơ sở các tỉnh, thành khu vực Tây Nam bộ
với công tác dân vận trong đồng bào Khmer", Tạp chí Dân vận, (4).
160. Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (1998), Đại Từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa
Thông tin, Hà Nội.
164
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Lớp Nghiên cứu sinh Hồ Chí Minh K32
Đề tài: Công tác dân vận trong đồng bào dân tộc Khmer Tây Nam Bộ
hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
Kính thưa đồng chí (ông/bà)!
Nhằm góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc đổi mới công tác dân
vận trong đồng bào Khmer Tây Nam Bộ hiện nay, NCS Nguyễn Phấn Đấu đã
nghiên cứu đề tài “Công tác dân vận trong đồng bào dân tộc Khmer Tây Nam bộ
hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh”. Vì vậy, xin gửi đến các ông/bà, đồng chí
Phiếu trưng cầu ý kiến. Mục tiêu của cuộc trưng cầu ý kiến là đề nghị đồng chí
đánh giá về công tác dân vận và thực trạng thực hiện công tác này trong đồng bào
dân tộc Khmer Tây Nam Bộ, đề xuất bổ sung, hoàn thiện và xây dựng một số giải
pháp công tác dân vận trong đồng bào Khmer Tây Nam Bộ thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Để trả lời, xin hãy giúp chúng tôi đọc kỹ các câu hỏi và lưu ý cho từng
trường hợp. Thông tin do đồng chí cung cấp hoàn toàn nhằm phục vụ cho mục
đích nghiên cứu khoa học và đảm bảo tính khuyết danh.
165
Câu 1. Xin đồng chí vui lòng cho biết một số thông tin về bản thân
Giới tính Độ tuổi Dân tộc Tôn giáo Học vấn
Trình độ
LLCT
1. Nam
2. Nữ
1. Dưới 30
2. Từ 30-40
3. Từ 41-50
4. Trên 50
1. Kinh
2. Khmer
3. DT khác
1. Phật giáo
2.Thiên chúa
3. Tôn giáo khác
4. Không tôn giáo
1. Dưới THPT
2. Trung học PT
3. Trung cấp
4. Caođẳng/ ĐH
5. Sau đại học
1. Sơ cấp
2. Trung cấp
3. Cao cấp
Câu 2. Xin ông/bà cho biết việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp
luật của Đảng, Nhà nước trong đồng bào dân tộc Khmer Tây Nam bộ như
thế nào?
a)
Stt Đánh giá sự thay đổi, phát triển của kinh tế, xã hội
trong đồng bào Khmer nơi mình đang sống
Phương án chọn
1 Thay đổi nhiều
2 Chưa thay đổi nhiều
3 Không thay đổi gì
b)
Stt Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với
đồng bào Khmer Tây Nam bộ như thế nào?
Phương án chọn
1 Quá ưu tiên cho đồng bào Khmer
2 Bình đẳng nhưng còn hạn chế
3 Chưa bình đẳng
4 Bất bình đẳng với các dân tộc khác
c)
Stt Ông/bà biết chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước đối với đồng bào dân tộc Khmer Tây Nam bộ
ở mức độ nào?
Phương án chọn
1 Biết rất rõ
2 Biết, nhưng chưa hiểu rõ, chưa cụ thể
3 Hoàn toàn không biết
d)
Stt Vai trò, trách nhiệm và việc tổ chức các chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào
dân tộc Khmer Tây Nam bộ?
Phương án chọn
1 Tốt
2 Tương đối tốt
3 Chưa tốt
166
Câu 3. Theo ông/bà việc tiếp nhận chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, chương trình, kế hoạch của địa phương
liên quan đến đồng bào Khmer thông qua những kênh thông tin nào?
Stt Nội dung Phương án chọn
1 Nghe đài
2 Xem tivi
3 Đọc sách, báo
4 Internet
5 Đài phát thanh, tờ rơi
6 Các cuộc họp dân ở địa phương
7
Cán bộ, đảng viên làm công tác dân vận trực tiếp đến
nhà tuyên truyền
8
Thông qua những người xung quanh (bạn bè, hang
xóm, người thân)
Câu 4. Ông/bà hãy cho biết đồng bào Khmer Tây Nam bộ hiện nay
có biểu hiện trông chờ, ỷ lại vào chính sách, chương trình hỗ trợ của Đảng
và Nhà nước hay không?
Stt Nội dung Phương án chọn
1 Luôn luôn trông chờ, ỷ lại
2 Chỉ có một bộ phận nhỏ
3 Tùy lúc, tùy nơi
4 Không có
Câu 5. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội ở vùng đồng bào dân tộc Khmer Tây Nam bộ tại địa
phương, ông/bà đã có những hoạt động nào dưới đây?
Stt Nội dung Phương án chọn
1
Được mời dự họp nghe phổ biến đường lối chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước, chương trình kế hoạch
của địa phương.
2 Tham gia đóng góp ý kiến
3 Tham gia đóng góp sức lao động
4 Tham gia đóng góp tài sản, tiền của
5 Tham gia kiểm tra, giám sát
6 Được hưởng thụ những quyền lợi chính đáng
7 Hoàn toàn không tham gia
167
Câu 6. Theo ông/bà những nguyên nhân nào sau đây dẫn đến hạn chế
công tác dân vận trong đồng bào dân tộc Khmer Tây Nam bộ hiện nay?
Stt Nội dung Phương án chọn
1
Do cán bộ thực hiện còn yếu kém về nhận thức, năng lực
chuyên môn
2
Do cán bộ thực hiện thiếu tinh thần trách nhiệm trong công
việc
3
Do bất đồng lợi ích giữa đồng bào Khmer với các đồng bào
dân tộc khác
4
Do đồng bào Khmer Tây Nam bộ chưa có cơ hội tiếp cận
đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước;
chương trình, kế hoạch của địa phương.
5 Do cán bộ thực hiện chưa nắm rõ quy trình, phương thức
6
Do đồng bào Khmer Tây Nam bộ chưa ý thức được quyền
lợi và nghĩa vụ của mình
7
Do đồng bào Khmer Tây Nam bộ thiếu niềm tin, không
hợp tác
8
Do các cấp lãnh đạo ở Tây Nam bộ chưa quan tâm đến
điều kiện, năng lực thực hiện của đồng bào Khmer
9
Do chưa thật sự quan tâm sâu sắc đến nhu cầu, lợi ích của
đồng bào dân tộc Khmer Tây Nam bộ
10
Do bộ máy, cơ chế thực hiện các chủ trương, chính sách về
công tác vận động đồng bào Khmer Tây Nam bộ có nhiều
vướng mắc, bất cập
11
Do chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch thiếu cơ
sở khoa học
12
Những chủ trương, chính sách thiếu cụ thể, rõ ràng, có
nhiều điểm bất hợp lý
13
Do nội dung, phương thức vận động đồng bào dân tộc
Khmer Tây Nam bộ chưa phù hợp
14
Do điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương
không thuận lợi
15 Do sự nhạy cảm về các yếu tố tôn giáo, dân tộc
16
Do các thế lực thù địch chống phá nhằm chia rẽ khối đại
đoàn kết dân tộc trên địa bàn Tây Nam bộ
168
Câu 7. Để công tác dân vận trong đồng bào dân tộc Khmer Tây
Nam bộ đạt được hiệu quả theo ông/bà cần phải lựa chọn những giải pháp
nào sau đây?
Stt Nội dung Phương án chọn
1
Những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước, chương trình, kế hoạch của địa
phương phải phù hợp với nhu cầu, lợi ích của đồng bào
Khmer Tây Nam bộ
2
Nội dung, phương thức tuyên truyền, vận động phù hợp
hơn
3
Phải có kế hoạch kiểm tra, giám sát và điều chỉnh kịp thời
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
4
Tăng cường tập huấn nâng cao năng lực cho đồng bào
Khmer Tây Nam bộ
5
Phát huy vai trò cùng tham gia của đồng bào Khmer Tây
Nam bộ
6
Tạo điều kiện tốt nhất để đồng bào Khmer Tây Nam bộ
phát huy quyền làm chủ; dám nói, dám làm
7
Tạo điều kiện để đồng bào Khmer Tây Nam bộ ý thức rõ
về quyền lợi, trách nhiệm trong việc thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ chính trị
8 Nâng cao tinh thần trách nhiệm cán bộ, đảng viên
9
Kịp thời và nghiêm minh xử lý những cán bộ, đảng viên
vi phạm trong công tác
10 Nâng cao vai trò, trách nhiệm, năng lực các cấp lãnh đạo
11 Đảm bảo sự minh bạch, công khai
12
Tăng cường vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị,
cán bộ, đảng viên
13
Tuyên truyền vận động chức sắc tín đồ tôn giáo thực hiện
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đại
đoàn kết
14 Nâng cao nhận thức cho các tín đồ, chức sắc tôn giáo
169
Câu 8. Ông/bà đánh giá về mức độ năng lực công tác của cán bộ,
đảng viên làm công tác vận động quần chúng ở vùng đồng bào dân tộc
Khmer Tây Nam bộ như thế nào?
Mức độ năng lực
Cán bộ, đảng viên theo cấp
Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt
1. Cán bộ, đảng viên cấp tỉnh
2. Cán bộ, đảng viên cấp huyện,
thành phố, thị xã
3. Cán bộ, đảng viên cấp xã,
phường, thị trấn
4. Cán bộ, đảng viên cấp khóm, ấp
Câu 9. Ông/bà hãy lựa chọn những ưu điểm/hạn chế của cán bộ làm
công tác dân vận trong đồng bào dân tộc Khmer Tây Nam bộ hiện nay.
Stt Nội dung Phương án chọn
1 Thái độ luôn nhiệt tình, niềm nở
2 Bình thường
3 Thờ ơ, thiếu quan tâm
4 Quan liêu, hạch sách, gây khó cho người dân
5 Biết đặt mình vào vị trí của người dân
6 Có thái độ cầu thị, học hỏi dân chúng
7
Trau dồi đạo đức, rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ, nâng
cao trình độ
8 Biết lắng nghe, yêu thương, gắn bó, tôn trọng người dân
9
Hiểu biết sâu sắc về đặc điểm, truyền thống của đồng bào
Khmer Tây Nam bộ
10 Biết nói tiếng dân tộc
170
Câu 10. Ông/bà đánh giá mức độ, chất lượng hoạt động của các cấp
ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo
thực hiện công tác dân vận trong đồng bào dân tộc Khmer Tây Nam bộ
hiện nay như thế nào?
a) Mức độ
Mức độ đánh giá
Hệ thống chính trị
Rất quan tâm Quan tâm Chưa quan tâm Buông lỏng
Các tổ chức Đảng
Chính quyền
Mặt trận Tổ quốc
Các đoàn thể
b) Chất lượng hoạt động của các cấp ủy Đảng, chính quyền
Stt Chất lượng hoạt động của các cấp ủy Đảng, chính
quyền trong đồng bào dân tộc Khmer Tây Nam bộ?
Phương án chọn
1 Có trách nhiệm, quan tâm chăm lo đời sống nhân dân
2 Phong cách làm việc gần dân, hiểu và cảm thông với
nhân dân
3 Chưa quan tâm đến đời sống nhân dân
4 Xa dân, chưa thể hiện tinh thần trách nhiệm trong công việc
c) Chất lượng hoạt động của Mặt trận, đoàn thể
Stt Chất lượng hoạt động của Mặt trận, đoàn thể trong
đồng bào dân tộc Khmer ở Tây Nam bộ?
Phương án chọn
1 Hoạt động tốt
2 Gần dân, hiểu dân, chăm lo quyền lợi của nhân dân
3 Hoạt động chưa tốt, còn yếu
4 Không thấy hoạt động gì
171
Câu 11. Vấn đề qua lại biên giới Việt Nam - Campuchia và tình hình an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương?
a)
Stt Vấn đề đồng bào dân tộc Khmer Tây Nam bộ qua lại
Camphuchia làm ăn, sinh sống
Phương án chọn
1 Có nhiều người qua lại Camphuchia để làm ăn, sinh sống
2 Có một số người thường xuyên qua lại
3 Không có ai qua lại
b)
STT Đời sống gia đình của đồng bào dân tộc Khmer Tây Nam
bộ đi làm ăn ở Campuchia sau khi về lại địa phương?
Phương án chọn
1 Khá hơn trước
2 Không thay đổi so với trước
3 Cuộc sống nghèo hơn trước
c)
STT Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở
địa phương?
Phương án chọn
1 Đảm bảo an ninh chính trị, tiến triển hơn trước.
2 Bình thường
3 Chưa tốt
4 Còn tồn tại các tệ nạn xã hội
172
PHỤ LỤC 2
BẢNG TỔNG HỢP PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
Kết quả trưng cầu ý kiến cán bộ và nhân dân, phục vụ đề tài nghiên cứu sinh:
“Công tác dân vận trong đồng bào dân tộc Khmer Tây Nam bộ hiện nay theo tư
tưởng Hồ Chí Minh”. Mục tiêu của cuộc trưng cầu ý kiến là đánh giá về công tác dân
vận và thực trạng thực hiện công tác này trong đồng bào dân tộc Khmer Tây Nam bộ,
đề xuất bổ sung, hoàn thiện và xây dựng một số giải pháp công tác dân vận trong
đồng bào Khmer Tây Nam bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tác giả đã tiến hành khảo sát ở 5 tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer,
gồm: Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang. Cụ thể: Sóc Trăng:
300 phiếu; Trà Vinh: 280 phiếu; Bạc Liêu: 200 phiếu; An Giang: 200 phiếu; Kiên
Giang: 200 phiếu.
Số lượng phiếu điều tra thu về, hợp lệ là 1180.
Các phiếu điều tra xã hội học được xử lý trên phần mềm SPSS.
Dưới đây là thống kê các phương án trả lời trên các phiếu.
1. Một số thông tin chung
Giới tính Tuổi Dân tộc Tôn giáo
Nam Nữ <30
30-
40
41-
50
>50 Kinh Khmer Khác
Phật
giáo
TC
giáo
Không
TG
Khác
672 492 204 624 256 92 602 542 30 352 20 56 4
Trình độ học vấn Trình độ Lý luận Chính trị
Dưới
THPT
THPT
Trung
cấp
CĐ/
ĐH
Sau ĐH Sơ cấp
Trung
cấp
Cao cấp
76 268 72 624 132 212 520 12
2. Việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà
nước trong đồng bào dân tộc Khmer
Khi được hỏi ý kiến trước sự thay đổi mới và phát triển kinh tế, xã hội
trong đồng bào Khmer nơi mình đang sinh sống thì có 676 người (57.3%) đều
173
phấn khởi và có chung nhận xét là phát triển và thay đổi nhiều; có 476 người
(40.3%) cho là chưa thay đổi nhiều và chỉ có 28 người (2.4%) ý kiến cho rằng KT-
XH ở địa phương không thay đổi gì.
Nhận xét về mức độ ưu tiên trong việc triển khai, thực hiện các chủ trương
của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với đồng bào Khmer Tây Nam bộ thời
gian qua, có đến 600 người (50.8%) cho rằng quá ưu tiên cho đồng bào Khmer và
532 người (45.1%) cho là có bình đẳng với các dân tộc khác nhưng còn hạn chế.
Tuy nhiên, cũng có 36 ý kiến (3.1%) đánh giá là chưa bình đẳng.
Khi trao đổi về mức độ hiểu biết về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước đối với đồng bào Khmer Tây Nam bộ, kết quả: chỉ có 156 người (13.2%)
cho là biết rất rõ và 20 người (1.7%) là hoàn toàn không biết. Đặc biệt, có đến 992
(84.1%) cho rằng biết nhưng chưa hiểu rõ, chưa hiểu cụ thể.
Về vai trò, trách nhiệm và việc tổ chức triển khai các chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc Khmer Tây Nam bộ, có 352
người (29.8%) đánh giá mức độ tốt; còn 780 người (66.1%) đánh giá tương đối
tốt; chỉ có 36 người (3.1%) cho rằng chưa tốt.
3. Những kênh thông tin giúp đồng bào Khmer tiếp nhận chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chương trình, kế
hoạch của địa phương
Để tiếp nhận một cách đầy đủ, chính xác những nội dung có liên quan đến
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước; chương trình, kế
hoạch của địa phương chắc hẳn có nhiều kênh thông tin khác nhau. Tuy nhiên, có
đến 976 người (82.7%) cho rằng chủ yếu là xem tivi hoặc 748 người (63.4) tiết lộ
là thông qua bạn bè, hàng xóm, người thân. Trong khi đó, chỉ có 476 người
(40.3%) cho rằng thông qua cán bộ, đảng viên làm công tác dân vận trực tiếp đến
nhà tuyên truyền; còn hình thức phát tờ tờ rơi cũng là hình thức khá phổ biến, tuy
nhiên chỉ có 380 người (32.2%) đồng tình. Còn lại: 508 người (43.1%) cho là
nghe đài; 364 người (30.8%) cho là đọc sách, báo; 476 người (40.3%) cho là
thông qua Internet và 676 người (57.3%) cho rằng thông qua các cuộc họp dân ở
địa phương.
174
4. Đánh giá về tư tưởng đồng bào dân tộc Khmer trông chờ, ỷ lại vào
chính sách, chương trình hỗ trợ của Đảng, Nhà nước
Đây là một số biểu hiện tâm lý khá phổ biến ở một vài địa phương có đông
đồng bào dân tộc thiểu số. Khi được hỏi, đồng bào Khmer ở Tây Nam bộ có mang
tâm lý ỷ lại, trông chờ hay không? Kết quả:
- 152 người (12.9%) cho rằng có
- 812 người (68.8%) cho là chỉ có biểu hiện ở một bộ phận nhỏ
- 204 người (17.3%) cho là tùy lúc, tùy nơi.
Và rất ít người cho rằng không có.
5. Việc tham gia các hoạt động ở địa phương nhằm góp phần thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng đồng
bào dân tộc Khmer Tây Nam bộ
Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã
hội vùng đồng bào dân tộc Khmer Tây Nam bộ, Đảng, Nhà nước và Mặt trận,
Đoàn thể có nhiều hoạt động, phong trào nhằm thu hút, tập hợp lực lượng đồng
bào Khmer ở địa phương tham gia. Khi trao đổi về việc được mời dự họp nghe
phổ biến đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, chương trình kế
hoạch của địa phương, có 884 người (74.9%) tham gia; 640 người (54.2%) cho
rằng có tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến về các chủ trương, chính sách,
chương trình kế hoạch của địa phương, đơn vị. Ngoài việc tham gia dự họp, người
dân còn được vận động tham gia đóng góp sức người, sức của, về đóng góp sức
lao động có 300 người (25.4%) cho rằng có tham gia và 552 người (46.8%) cho là
đóng góp tài sản, tiền của vào các hoạt động ở địa phương. Tuy nhiên, cũng với
nội dung đó có 56 người (4.7%) hoàn toàn không tham gia và lượng người được
hưởng thụ những quyền lợi chính đáng cũng chưa cao, chỉ có 240 người (20.3%).
Bên cạnh đó, việc tạo điều kiện để người dân thực hiện quyền làm chủ của
mình trong kiểm tra, giám sát chưa cao, chỉ có 152 người (12.9%) có tham gia
kiểm tra, giám sát.
6. Những nguyên nhân dẫn đến hạn chế công tác dân vận trong đồng
bào dân tộc Khmer Tây Nam bộ hiện nay
Khi được hỏi về nguyên nhân dẫn đến hạn chế công tác dân vận đồng bào
Khmer Tây Nam bộ hiện nay, kết quả:
175
- 752 người (63.7%) cho là do cán bộ thực hiện còn yếu kém về nhận thức,
năng lực chuyên môn;
- 688 người (58.3%) cho là do cán bộ thực hiện thiếu tinh thần trách nhiệm
trong công việc;
- 140 người (11.9%) cho là do bất đồng lợi ích giữa đồng bào Khmer với
các đồng bào dân tộc khác;
- 656 người (55.6%) cho là do đồng bào Khmer Tây Nam bộ chưa có cơ
hội tiếp cận đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; chương trình,
kế hoạch của địa phương;
- 452 người (38.3%) cho là do cán bộ thực hiện chưa nắm rõ quy trình,
phương thức;
- 692 người (58.6%) cho là do đồng bào Khmer Tây Nam bộ chưa ý thức
được quyền lợi và nghĩa vụ của mình;
- 176 người (14.9%) cho là do đồng bào Khmer Tây Nam bộ thiếu niềm tin,
không hợp tác;
- 500 người (42.4%) cho là do các cấp lãnh đạo ở Tây Nam bộ chưa quan
tâm đến điều kiện, năng lực thực hiện của đồng bào Khmer;
- 480 người (40.7%) cho là do chưa thật sự quan tâm sâu sắc đến nhu cầu,
lợi ích của đồng bào dân tộc Khmer Tây Nam bộ;
- 560 người (47.5%) cho là do bộ máy, cơ chế thực hiện các chủ trương,
chính sách về công tác vận động đồng bào Khmer Tây Nam bộ có nhiều vướng
mắc, bất cập;
- 244 người (20.7%) cho là do chủ trương, chính sách, chương trình, kế
hoạch thiếu cơ sở khoa học;
- 440 người (37.3%) cho là do những chủ trương, chính sách thiếu cụ thể,
rõ ràng, có nhiều điểm bất hợp lý
- 540 người (45.8%) cho là do nội dung, phương thức vận động đồng bào
dân tộc Khmer Tây Nam bộ chưa phù hợp
- 360 người (30.5%) cho là do điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của địa
phương không thuận lợi
- 544 người (46.1%) cho là do sự nhạy cảm về các yếu tố tôn giáo, dân tộc
- 708 người (60.0%) cho là do các thế lực thù địch chống phá nhằm chia rẽ
khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn Tây Nam bộ
176
7. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác dân vận trong đồng
bào dân tộc Khmer Tây Nam bộ
Từ những nguyên nhân trên, khi được hỏi giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng công tác dân vận trong thời gian tới, kết quả các ý kiến như sau:
- 1008 người (85.4%) cho là phải có những chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chương trình, kế hoạch của địa phương
phải phù hợp với nhu cầu, lợi ích của đồng bào Khmer Tây Nam bộ
- 876 người (74.2%) cho là cần phải có nội dung, phương thức tuyên
truyền, vận động phù hợp hơn
- 752 người (63.7%) cho là phải có kế hoạch kiểm tra, giám sát và điều
chỉnh kịp thời đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
- 660 người (55.9%) cho là cần tăng cường tập huấn nâng cao năng lực cho
cán bộ đồng bào Khmer Tây Nam bộ
- 480 người (40.7%) cho là cần phải phát huy vai trò cùng tham gia của
đồng bào Khmer Tây Nam bộ;
- 696 người (63.7%) cho là cần tạo điều kiện tốt nhất để đồng bào Khmer
Tây Nam bộ phát huy quyền làm chủ; dám nói, dám làm;
- 752 người (63.7%) cho là cần tạo điều kiện để đồng bào Khmer Tây Nam
bộ ý thức rõ về quyền lợi, trách nhiệm trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ
chính trị;
- 767 người (65%) cho là cần nâng cao tinh thần trách nhiệm cán bộ,
đảng viên
- 648 người (54.9%) cho là cần có giải pháp kịp thời và nghiêm minh xử lý
những cán bộ, đảng viên vi phạm trong công tác;
- 600 người (50.8%) cho là phải có giải pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm,
năng lực các cấp lãnh đạo;
- 656 người (55.6%) cho rằng cần có sự đảm bảo sự minh bạch, công khai
- 612 người (51.9%) cho rằng cần phải tăng cường vai trò trách nhiệm của
cả hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên;
177
- 828 người (70.2%) cho rằng cần tuyên truyền vận động chức sắc tín
đồ tôn giáo thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đại
đoàn kết;
- 744 người (63.1%) cho rằng cần nâng cao nhận thức cho các tín đồ, chức
sắc tôn giáo;
8. Đánh giá mức độ năng lực công tác của cán bộ, đảng viên làm công
tác vận động quần chúng ở vùng đồng bào dân tộc Khmer Tây Nam bộ
Khi được hỏi năng lực năng lực công tác của cán bộ, đảng viên làm công
tác vận động quần chúng ở vùng đồng bào dân tộc Khmer cấp tỉnh có 124 người
(10.5%) cho là cán bộ, đảng viên có năng lực rất tốt; 664 người (56.3%) cho là tốt
và 336 người (28.5%) cho là bình thường.
Đánh giá cán bộ, đảng viên cấp huyện, thành phố, thị xã có 60 người
(5.1%) cho rằng cán bộ, đảng viên rất tốt; 612 người (51.9%) cho là tốt và 460
người (39.0%) cho là bình thường.
Khi được hỏi cán bộ, đảng viên cấp xã, phường, thị trấn - là cấp cơ sở liên
quan trực tiếp đến người dân - có 48 người (4.1%) ý kiến cho rằng rất tốt; 436
người (36.9%) có ý kiến là tốt; 548 người (46.4%) cho là bình thường và 124
người (10.5%) cho rằng chưa tốt.
Đối với cán bộ, đảng viên công tác ở khóm, ấp có 88 người (7.5%) đánh
giá là rất tốt; 304 người (25.8%) cho rằng tốt; 552 người (46.8%) cho là bình
thường và 216 người (18.3%) cho rằng chưa tốt.
9. Đánh giá những ưu điểm và hạn chế của cán bộ làm công tác dân
vận trong đồng bào dân tộc Khmer hiện nay
- 416 người (35.3%) cho là cán bộ có thái độ luôn nhiệt tình, niềm nở
- 464 người (39.3%) có nhận xét là bình thường
- 292 người (24.7%) cho là cán bộ còn thờ ơ, thiếu quan tâm
- 172 người (14.6%) cho là cán bộ còn quan liêu, hạch sách, gây khó cho
người dân
- 220 người (18.6%) cho là cán bộ biết đặt mình vào vị trí của người dân
- 220 người (18.6%) cho là cán bộ có thái độ cầu thị, học hỏi dân chúng
178
- 356 người (30.2%) cho là cán bộ có trau dồi đạo đức, rèn luyện chuyên
môn nghiệp vụ, nâng cao trình độ
- 288 người (24.4%) cho rằng cán bộ biết lắng nghe, yêu thương, gắn bó,
tôn trọng người dân
- 436 người (36.9%) cho rằng cán bộ có hiểu biết sâu sắc về đặc điểm,
truyền thống của đồng bào Khmer Tây Nam bộ
- 444 người (37.6%) cho là cán bộ biết nói tiếng dân tộc
10. Đánh giá mức độ, chất lượng hoạt động của các cấp ủy Đảng, chính
quyền, Mặt trận, đoàn thể quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác dân
vận trong đồng bào dân tộc Khmer Tây Nam bộ hiện nay
Đánh giá mức độ
Khi được hỏi mức độ quan tâm của các cấp ủy đảng trong việc lãnh đạo,
chỉ đạo công tác vận động đồng bào Khmer Tây Nam bộ, có 364 người (30.8%)
cho là rất quan tâm; 652 người (55.3%) cho là quan tâm và 156 người (13.2%)
cho rằng chưa quan tâm.
Khi được hỏi về sự quan tâm của các cấp chính quyền đối với công tác dân
vận trong đồng bào Khmer, có 272 người (25.1%) cho là rất quan tâm; 700 người
(59.3%) cho là quan tâm và 180 người (15.3%) cho là chưa quan tâm.
Về Mặt trận Tổ quốc, có 260 người (22.0%) cho rằng rất quan tâm; 564
người (47.8%) cho rằng quan tâm; 264 người (22.4%) cho là chưa quan tâm và có
52 ý kiến (4.4%) cho là còn buông lỏng trong tổ chức, thực hiện.
Đoàn thể là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với quần chúng nhân dân, khi
được hỏi về mức độ quan tâm của các đoàn thể, có 220 người (18.6%) cho là rất
quan tâm; 556 người (47.1%) cho là quan tâm; 304 người (25.8%) cho là chưa
quan tâm và 72 người (6.1%) cho là còn buông lỏng.
Đánh giá chất lượng hoạt động của các cấp ủy đảng, chính quyền
- 752 người (63.7%) cho rằng các cấp ủy đảng, chính quyền có trách
nhiệm, quan tâm chăm lo đời sống nhân dân;
- 464 người (39.3%) cho rằng các cấp ủy đảng, chính quyền có phong cách
làm việc gần dân, hiểu và cảm thông với nhân dân;
179
- 280 người (23.7%) cho rằng các cấp ủy đảng, chính quyền chưa quan tâm
đến đời sống nhân dân;
- 156 người (13.2%) cho rằng các cấp ủy đảng, chính quyền có biểu hiện xa
dân, chưa thể hiện tinh thần trách nhiệm trong công việc;
Đánh giá chất lượng hoạt động của Mặt trận, đoàn thể
Khi được hỏi chất lượng hoạt động của Mặt trận, đoàn thể, có 356 người
(30.2%) cho là hoạt động tốt; có 308 người (26.1%) cho là gần dân, hiểu dân,
chăm lo lợi ích của nhân dân; trong khi đó, có đến 500 người (42.4%) cho rằng
Mặt trận, đoàn thể hoạt động chưa tốt, còn yếu.
11. Đánh giá vấn đề qua lại biên giới Việt Nam - Campuchia và tình
hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương
Khi được hỏi vấn đề đồng bào dân tộc Khmer Tây Nam bộ qua lại
Campuchia làm ăn, sinh sống, có 356 người (30.2%) cho rằng có nhiều người qua
lại Campuchia để làm ăn, sinh sống; có đến 772 người (65.4%) cho rằng có một số
người Khmer Tây Nam bộ thường xuyên qua lại Campuchia; chỉ có 36 người
(3.1%) cho là không có qua lại Campuchia.
Khi được hỏi về mức độ thay đổi đời sống gia đình của đồng bào dân tộc
Khmer Tây Nam bộ đi làm ăn ở Campuchia trở về địa phương. Có 540 ý kiến
(45.8%) cho rằng đời sống đồng bào dân tộc Khmer khá hơn trước; có 588 ý kiến
(49.8%) cho rằng đời sống của đồng bào dân tộc Khmer không thay đổi nhiều so
với trước và có 24 ý kiến (2.0%) cho là cuộc sống của họ nghèo hơn so với trước.
Đánh giá về tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương,
có 548 ý kiến (46.4%) cho là đảm bảo an ninh chính trị và có tiến triển hơn so với
trước; có 284 ý kiến (24.1%) cho rằng tình hình an ninh chính trị vẫn bình thường;
có 160 ý kiến (13.6%) cho là chưa tốt và 184 ý kiến (15.6%) cho rằng còn tồn tại
các tệ nạn xã hội.
180
PHỤ LỤC 3
DÂN SỐ VÀ TỶ LỆ HỘ NGHÈO CỦA CÁC TỈNH
CÓ ĐÔNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER
STT Tỉnh
Dân số
(hộ)
Tổng hộ
nghèo
Tỷ lệ
%
Tổng số hộ
Khmer
Hộ nghèo
Khmer
Tỷ lệ
%
Gi chú
1 Trà Vinh 272.034 30.359 11,16 87.712 17.946 20,46
2 Sóc Trăng 323.096 49.501 15,32 100.403 23.042 22,95
3 Kiên Giang 423.485 35.234 8,32 63.974 8.886 13,89
4 TP.Cần Thơ 315.722 16.165 5,12 8.785 1.222 13,91
5 Vĩnh Long 277.377 13.229 4,77 8.380 2.095 25,00
6 Cà Mau 297.246 23.646 7,96 9842 3.038 31,00
7 An Giang 543.764 36.726 6.75 27.277 6.593 24,17
8 Hậu Giang 196.817 24.559 12,48 8.130 2.551 31,38
9 Bạc Liêu 198.464 30.855 15,14 19.943 5.283 26,49
Tổng cộng 2.848.005 260.274 9,14 334.446 70.656 21,13
Nguồn: Tổng hợp theo Báo cáo của các địa phương về Tổng kết 25 năm thực hiện
Chỉ thị số 68-CT/TW, ngày 18/4/1991 của Ban Bi thư Trung ương Đảng (khóa VI)
“về công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khơ-me” [5]
181
PHỤ LỤC 4
DÂN SỐ VÀ TỶ LỆ HỘ NGHÈO CỦA CÁC TỈNH/THÀNH PHỐ
CÓ ĐÔNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER
STT
Tỉnh/
Thành phố
Tổng
dân số
(người)
Dân số
người Khmer
(người)
Tỷ lệ
%
Hộ nghèo
chung của
tỉnh/thành phố
(hộ)
Hộ nghèo
dân tộc
Khmer
(hộ)
Tỷ lệ
%
1 2 3 4 5 6 7 8
1 Sóc Trăng 1.310.703 402.499 30,71 48.651 22.430 46,10
2 Trà Vinh 1.050.000 336.000 32 30.359 17.946 59,11
3 Kiên Giang 1.776.725 237.867 13,38 35.185 8.645 24,57
4 An Giang 2.159.859 90.714 4,19 36.726 4.937 13,44
5 Bạc Liêu 889.109 68.081 7,66 24.957 4.431 17,75
6 Cà Mau 1.223.191 33.439 2,73 23.646 3.038 12,84
7 TP. Cần Thơ 1.254.530 22.707 1,81 16.165 1.099 6,79
8 Hậu Giang 772.344 22.398 2,90 25.147 2.493 9,91
9 Vĩnh Long 1.041.453 21.820 2,09 13.229 1.748 13,21
10 Tiền Giang 1.712.201 744 0,04 26.858 19 0,07
11 Long An 1.470.000 1.195 0,08 14.198 21 0,14
Tổng số 14.660.115 1.237.464 8,44 295.139 66.807 22,6
Nguồn: Tổng hợp theo Báo cáo của các địa phương về Tổng kết 25 năm thực hiện
Chỉ thị số 68-CT/TW, ngày 18/4/1991 của Ban Bi thư Trung ương Đảng (khóa VI)
“về công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khơ-me” [5]
182
PHỤ LỤC 5
TỔ CHỨC ĐẢNG VÀ ĐẢNG VIÊN LÀ NGƯỜI DÂN TỘC KHMER
STT Tỉnh/Thành phố
Tổ chức
Đảng
Tổng số
đảng viên
Đảng viên người
dân tộc Khmer
Tỷ lệ
1 2 3 4 5 6
1 Sóc Trăng 630 40.142 5.718 14,24
2 Trà Vinh 639 41.847 6.627 15,83
3 Kiên Giang 858 52.808 3.165 5,99
4 An Giang 900 58.535 1.303 2,22
5 Bạc Liêu 344 24.163 710 2,93
6 Cà Mau 623 43.739 346 0,79
7 TP. Cần Thơ 683 45.900 477 1.03
8 Hậu Giang 523 31.118 348 1,11
9 Vĩnh Long 414 38.367 436 1,13
10 Tiền Giang 803 44.489 4 0,008
11 Long An 614 42.074 9 0,02
Tổng số 7.031 463.182 18.707 4,03
Nguồn: Tổng hợp theo Báo cáo của các địa phương về Tổng kết 25 năm thực hiện
Chỉ thị số 68-CT/TW, ngày 18/4/1991 của Ban Bi thư Trung ương Đảng (khóa VI)
“về công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khơ-me” [5]